Luận án Đảng lãnh đạo khánh chiến về kinh tế trong chống thực dân Pháp

doc 240 trang Bích Hải 08/04/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đảng lãnh đạo khánh chiến về kinh tế trong chống thực dân Pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_an_dang_lanh_dao_khanh_chien_ve_kinh_te_trong_chong_thu.doc
  • dot1 BÌA LUẬN ÁN.dot
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc

Nội dung text: Luận án Đảng lãnh đạo khánh chiến về kinh tế trong chống thực dân Pháp

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ ĐỨC THUẬN §¶NG L·NH §¹O KH¸NG CHIÕN VÒ KINH TÕ TRONG CHèNG THùC D¢N PH¸P Tõ N¡M 1946 §ÕN N¡M 1954 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 922 90 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS, TS Nguyễn Văn Sự 2. TS Hoàng Văn Vân HÀ NỘI - 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của nghiên cứu sinh và không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Đức Thuận
  3. 3 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28 Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO KHÁNG CHIẾN VỀ KINH TẾ CỦA ĐẢNG (1946 - 1950) 34 2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương kháng chiến về kinh tế của Đảng 34 2.2. Đảng chỉ đạo kháng chiến về kinh tế 53 Chương 3 ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN VỀ KINH TẾ (1951 - 1954) 85 3.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương đẩy mạnh kháng chiến về kinh tế của Đảng 85 3.2. Đảng chỉ đạo đẩy mạnh kháng chiến về kinh tế 105 Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 134 4.1. Nhận xét Đảng lãnh đạo kháng chiến về kinh tế (1946 - 1954) 134 4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo kháng chiến về kinh tế (1946 - 1954) 152 KẾT LUẬN 169 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 PHỤ LỤC 192
  4. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Ban Chấp hành Trung ương BCHTW 2. Chiến tranh thế giới CTTG 3. Chủ nghĩa xã hội CNXH 4. Hội nghị Cán bộ Trung ương HNCBTW 5. Kháng chiến về kinh tế KCVKT 6. Tư bản chủ nghĩa TBCN 7. Xã hội chủ nghĩa XHCN
  5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong tất cả các nhân tố tham gia chiến tranh, nhân tố kinh tế bao giờ cũng giữ vai trò là nền tảng, quyết định. Ưu thế về kinh tế trong bảo đảm nhu cầu vật chất cần thiết cho chiến tranh sẽ tạo ra những ưu thế trong xây dựng tiềm lực tổng hợp, đồng thời làm tăng khả năng phá hoại các tiềm lực của đối phương. Bên nào có được ưu thế về kinh tế sẽ chủ động hơn trong việc chuyển hóa so sánh lực lượng nhằm thúc đẩy tiến trình chiến tranh theo hướng có lợi. Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954 cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, có một thực tế là Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong một thế trận không hề cân sức. Nền kinh tế của Việt Nam vốn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua mấy mươi năm dưới ách thống trị của thực dân đế quốc nên đã xác xơ, tiêu điều. Trong khi đó, Pháp là một nước công nghiệp phát triển, lại được Mỹ giúp sức nên có một tiềm lực kinh tế mạnh hơn Việt Nam gấp nhiều lần. Không những thế, trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến (1946-1950), mặc dù Việt Nam đã giành được độc lập, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời nhưng trên thực tế chưa có bất cứ quốc gia nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Có thể khẳng định rằng, Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, phức tạp, nhất là về kinh tế. Vấn đề đặt ra là Việt Nam đã làm gì và làm như thế nào để xây dựng và phát triển kinh tế, bảo đảm nhân tài vật lực cho kháng chiến thành công? Quán triệt sâu sắc quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa kinh nghiệm truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn 1946-1950 là Đảng Cộng sản Đông Dương, từ năm 1951 đến năm 1954 là Đảng Lao động Việt Nam) đã chủ động
  6. 6 đề ra đường lối kháng chiến với phương châm toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, kết hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa phá hoại kinh tế thực dân Pháp với đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, công cuộc KCVKT của nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn. Nền kinh tế của Việt Nam đã trưởng thành ngay trong chiến tranh, bảo đảm tốt nhu cầu cung cấp nhân tài, vật, lực cho kháng chiến, nâng cao được một phần mức sống của nhân dân, tạo được những cơ sở nền tảng cho chủ nghĩa xã hội sau này. Cùng với đó, bằng những biện pháp linh hoạt, sáng tạo của Đảng, quân và dân Việt Nam đã làm thất bại chiến lược “lấy chiến tranh, nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp, đẩy kinh tế Pháp đến chỗ khủng hoảng phải phụ thuộc vào nguồn viện trợ của Mỹ. Đã 70 năm kể từ khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này được công bố dưới các cấp độ và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, Đảng lãnh đạo KCVKT - một lĩnh vực quan trọng, một nhân tố giữ vai trò nền tảng, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến thì đến nay vẫn chưa có chuyên khảo nào được công bố dưới góc độ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó chính là khoảng trống về khoa học lịch sử Đảng cần được làm sáng tỏ. Hiện nay, xu thế hòa hình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn song “cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức phức tạp và quyết liệt hơn” [113, tr.105]. Thực tiễn các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột quân sự những năm gần đây cho thấy, kinh tế vẫn luôn là mặt trận nóng bỏng trong sự đối đầu giữa các quốc gia. Từ bối cảnh trên, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, việc nghiên cứu tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo KCVKT nói chung, trong chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954 nói
  7. 7 riêng, trên cơ sở đó rút ra những bài học cần thiết để vận dụng vào hiện tại cũng là một nhiệm vụ quan trọng của khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài Đảng lãnh đạo kháng chiến về kinh tế trong chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954 làm luận án tiến sĩ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo KCVKT trong chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954; đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu có giá trị tham khảo, vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo KCVKT từ năm 1946 đến năm 1954. Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo KCVKT của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. Nhận xét và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo KCVKT trong chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo KCVKT của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: “Cuộc kháng chiến về mặt kinh tế chống Pháp có hai phần: tiêu cực và tích cực. Tiêu cực là phá hoại kinh tế của địch. Tích cực là xây dựng kinh tế của ta” [42, tr.34]. Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương
  8. 8 và quá trình chỉ đạo KCVKT của Đảng trên 2 nội dung lớn: Phá hoại kinh tế của thực dân Pháp và xây dựng nền kinh tế kháng chiến. Phạm vi không gian: Trên địa bàn toàn quốc. Phạm vi thời gian: Từ tháng 12-1946 khi Đảng chính thức phát động cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp đến tháng 7-1954 khi Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến các thông tin liên quan trong khoảng thời gian trước và sau các mốc thời gian này. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn gốc, bản chất của chiến tranh; về vai trò của kinh tế trong chiến tranh; về xây dựng, phát triển và đấu tranh kinh tế trong chiến tranh cách mạng. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo KCVKT trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, được phản ánh trong các văn kiện của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan; các công trình nghiên cứu về công cuộc KCVKT (1946 - 1954). Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, đồng thời, còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để làm rõ các nội dung của luận án. Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong sắp xếp các công trình nghiên cứu có liên quan; phục dựng quá trình Đảng lãnh đạo KCVKT từ năm 1946 đến năm 1954.
  9. 9 Phương pháp lôgíc được sử dụng chủ yếu trong phân loại các công trình nghiên cứu; khái quát, hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo KCVKT của Đảng; rút ra ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo KCVKT từ năm 1946 đến năm 1954. Các phương pháp nghiên cứu khác như: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, được sử dụng đồng thời với phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc để làm sáng tỏ các nội dung theo mục đích, nhiệm vụ đặt ra của luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án cung cấp thêm một số tư liệu mới và hệ thống hóa tư liệu về quá trình Đảng lãnh đạo KCVKT trong chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. Góp phần tái hiện khách quan, trung thực, có hệ thống quá trình Đảng lãnh đạo KCVKT trong chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. Đưa ra những nhận xét, đánh giá về quá trình Đảng lãnh đạo KCVKT trong chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954; trên cơ sở đó đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần khẳng định và làm sáng rõ hơn vai trò của kinh tế trong chiến tranh, cũng như những quy luật của chiến tranh. Đó là quy luật mạnh được, yếu thua; quy luật về tiến trình và kết cục của chiến tranh phụ thuộc vào so sánh sức mạnh tổng hợp của các bên tham chiến; quy luật hậu phương là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh Thông qua tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo KCVKT trong chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, luận án góp phần làm rõ tính đúng đắn của đường lối kháng chiến toàn diện mà Đảng đã đề ra; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
  10. 10 Ý nghĩa thực tiễn Những kinh nghiệm đúc kết từ quá trình Đảng lãnh đạo KCVKT trong chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954 sẽ góp thêm luận cứ cho việc bổ sung, phát triển đường lối xây dựng kinh tế và đường lối chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân của Đảng trong tình hình mới. Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác tuyên truyền, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Phần mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  11. 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài Henri Navarre (1956), Đông Dương hấp hối [118]. Tác giả của cuốn sách từng là Tổng chỉ huy Quân đội Pháp tại Đông Dương. Nói về sức mạnh của Việt Nam, tướng Navarre cho rằng: Sức mạnh to lớn của Việt Minh nằm trong sức mạnh huyền thoại của dòng giống người Việt, lòng yêu nước và nhất là ý thức xã hội. Họ đã áp dụng nguyên lý của V.I. Lênin: “khi chiến tranh không thể tránh được, thì phải huy động tất cả sức mạnh của quốc gia” [118, tr.55], Chính phủ Việt Minh đã đưa cuộc chiến “vào tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội và quân sự - tạo ra một động lực hết sức mạnh mẽ” 118,[ tr.55]. Trên mặt trận kinh tế, Navarre đã đánh giá rất cao khả năng huy động các nguồn lực kinh tế của phía Việt Nam khi không chỉ huy động được các nguồn lực kinh tế trong các vùng tự do mà còn ở cả những vùng do quân đội Pháp kiểm soát: “Họ thu thuế, chiêu mộ quân lính, rút được một phần lớn gạo, muối, vải vóc mà họ cần; họ tìm mua được những chiếc xe đạp sẽ giúp họ rất nhiều trong hệ thống tiếp tế, hậu cần, các loại dược phẩm cần thiết cho công tác y tế; pin điện họ dùng để khởi động ngòi nổ mìn giết chết quân lính của chúng ta” [118, tr.55]. Trong khi đó, về phía chính phủ Pháp, Navarre lại cho rằng chính “sự bần tiện và cứng nhắc” trong chính sách kinh tế - tài chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của người Pháp. Tại phần cuối của cuốn sách, tác giả có rút ra một số bài học cho nước Pháp. Trong đó nhấn mạnh rằng, để chiến thắng trong một cuộc chiến, chỉ các hành động quân sự sẽ không đủ để mang lại kết quả, “hành động quân sự phải được kết hợp với hoạt động chính trị tức là cùng với các biện pháp trong tất cả các lĩnh vực - tâm lý, hành chính, kinh tế, xã hội” [118, tr.446]. Lucien Bodard (1963), Cuộc chiến tranh Đông Dương [ 9]. Cuốn sách nghiên cứu về cuộc chiến tranh mà người Pháp tham dự tại Đông Dương từ
  12. 12 năm 1945 đến năm 1954. Trong cuốn sách, có khá nhiều nội dung mô tả về cuộc chiến kinh tế của cả hai bên, nổi bật nhất là cuộc chiến tranh lúa gạo. Theo tác giả, đây là một cuộc chiến vô cùng quyết liệt, khi “mọi tổ chức của Việt Minh được huy động cho công việc này - quân lính, du kích, toàn Đảng, những ủy viên chính trị quan trọng nhất, các tổ chức quần chúng” [ 9, tr.639]. Mục tiêu duy nhất của Việt Minh là lúa gạo với số lượng tối đa, thông qua thuế, vay vượn, đóng góp, “kỹ thuật sử dụng là thuyết phục, làm sao cho nhân dân đóng góp tự nguyện, vui vẻ với tinh thần yêu nước” [9, tr.639]. Trong khi đó, người Pháp cũng hiểu được rằng “phương pháp duy nhất để thắng người Việt là qua lúa gạo, qua cuộc chiến tranh lúa gạo” [ 9, tr.640]. Do đó, người Pháp đã cố gắng chiếm đóng vùng đồng bằng châu thổ, kiểm soát nó bằng các đồn bốt, buộc “dân quân, cán bộ chính trị phải ẩn náu” [ 9, tr.640]. Tuy nhiên, sau cùng những kế hoạch của người Pháp vẫn thất bại. Francois Joyaux (1979), Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (Giơ-ne-vơ 1954) [127]. Nội dung cuốn sách tập trung phân tích làm rõ thái độ của Bắc Kinh trong việc giải quyết kết cục của cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1946 - 1954). Tại phần “Viện trợ quân sự của Trung Hoa nhân dân cho Việt Minh”, tác giả đã dẫn chứng rằng: Từ trước năm 1949, Cộng sản Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Minh song còn ít và không công khai. Sau ngày 18-01-1950, một hiệp định đầu tiên về viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Minh đã được ký kết. Việt Minh bắt đầu nhận được số vũ khí này kể từ mùa xuân và chính sự viện trợ này đã đem lại sức nặng đáng kể cho cuộc tiến công lớn của Việt Minh khoảng tháng 9, tháng 10- 1950. Ngày 7-4-1952, Trung Quốc và Việt Minh ký Hiệp định trao đổi hàng, “theo đó Chính phủ Bắc Kinh cam kết cung cấp cho Việt Nam dân chủ cộng hòa máy công cụ, dược phẩm, v.v... và cả thiết bị quân sự, tất cả đổi lấy gỗ và sản phẩm nông nghiệp” [127, tr.84]. Từ năm 1952, ngoài hàng viện trợ của Trung Quốc, Việt Minh còn nhận được một số lớn vũ khí từ các nước XHCN khác đưa tới. Theo tác giả, khối lượng hàng giao những năm 1951 - 1954 của Trung Quốc
  13. 13 ước lượng chừng 50.000 tấn, tuy nhiên “hãy còn kém xa mức nước Pháp nhận của Mỹ cũng trong thời gian đó” [127, tr.90]. Peter Macdonald (1991), Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương [136]. Dưới cái nhìn của một nhà phân tích chiến lược, một tướng lĩnh cấp cao trong quân đội Anh, tác giả Peter Macdonald đã khắc họa khá rõ nét về chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nói về giai đoạn khó khăn 1945 - 1946 mà Tướng Giáp và chính phủ của Ông phải trải qua, tác giả cho rằng, tướng Giáp đã vô cùng tài năng khi đã xây dựng được một đội quân khá đông trong một điều kiện tài chính tồi tệ. Để mua sắm vũ khí, tướng Giáp đã xin trích một số ít tiền quyên góp được của nhân dân trong “Tuần lễ vàng” để mua ba chục nghìn súng trường và hai nghìn súng máy của Hồng quân Trung Quốc, đồng thời cử người đến Hồng Kông và BangKok đổi vàng, gạo lấy vũ khí đưa bí mật qua các cảng nhỏ ở miền Nam. Để có thể tự túc về vũ khí, tướng Giáp và những người đồng chí của Ông đã tận dụng mọi nơi lớn nhỏ trên khắp đất nước cùng những nguyên liệu sẵn có trong dân để sản xuất. Các công binh xưởng sau đó đã xuất hiện ở nhiều nơi. Trong cuốn sách, tác giả Peter Macdonald cũng có đề cập tới sự suy yếu của nền kinh tế Pháp do những kế hoạch quân sự liên tiếp bị thất bại. Theo tác giả: “Càng lún sâu vào cuộc chiến, quân Pháp càng phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ: năm 1951, viện trợ Mỹ cho kinh phí chiến tranh là 12%, đến năm 1953 tăng lên 71%, có thời điểm năm 1953, mỗi tháng người Pháp nhận được 40 nghìn tấn thiết bị quân sự” [136, tr.118]. Pierre Quatreponit (2003), Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương [159]. Cuốn sách đã nêu lên những sai lầm của Đờ Gôn - người đứng đầu Chính phủ lâm thời Pháp ở Pari những năm 1944 - 1946 trong chủ trương tái chiếm Đông Dương. Trong những sai lầm mà Chính phủ của Đờ Gôn mắc phải, tác giả có nói đến chính sách tài chính mà nước Pháp thực hiện tại Đông Dương những năm 1945 - 1954 mà qua đó Việt Minh đã khéo léo lợi dụng nó. Theo tác giả, từ năm 1930, tỉ giá hối đoái đồng bạc Đông Dương, liên
  14. 14 quan đến đồng Phrăng của Pháp, được quy định là 10 Phrăng. Nhưng đến 25- 12-1945 một nghị định của Bộ Tài chính Pháp đưa tỉ giá đồng bạc Đông Dương lên 17 Phrăng với ý định “làm tăng thêm những hoạt động thương mại giữa Pháp và Đông Dương” [159, tr.125]. Lúc này, giá một đô la trị giá 350 Phrăng ở Pari và 50 đồng Đông Dương ở Sài Gòn. Nếu bán ở Sài Gòn 1 đôla mua ở Pari thì 50 đồng sau chuyển đổi sẽ thành 850 Phrăng. Trên thị trường tự do đã diễn ra tấp nập cảnh người ta lấy đồng bạc Đông Dương mà sức mua thấp (trị giá 6 đến 8 Phrăng hàng hóa) đem qua Pháp đổi lấy 17 Phrăng ở “mẫu quốc” rồi dùng chúng để mua đôla và vàng, đưa về Đông Dương. Hoạt động này, đã đem lại những món lời lớn cho các lực lượng trung gian trong đó có Việt Minh. Phải đợi đến năm 1953, tỉ giả hối đoái tuột xuống một tỉ suất không hấp dẫn, lúc ấy việc buôn bán mới chấm dứt. Tuy nhiên, khoảng thời gian trên đã làm giàu kho bạc của phía Việt Minh. Theo Pierre Quatreponit, “kết quả của những sự đổi tiền nhỏ nhặt đã biến thành những viên đạn, những quả lựu đạn, nó giết chết những binh lính trong vài tháng sau” [159, tr.127]. Robert B. Asprey (1975), War in the shadows: The Guerrilla in History, volume II [183]. Cuốn sách nói về chiến thuật du kích của các cuộc chiến tranh trong lịch sử, trong đó có đề cập tới chiến thuật du kích của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo tác giả Asprey, quân đội Việt Nam đã có một chiến thuật du kích vô cùng độc đáo. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các đội quân chính quy được chia ra thành các đại đội nhỏ, họ luồn sâu vào các khu vực do Pháp kiểm soát để gây dựng căn cứ và tiến hành các hoạt động phá hoại. Đội quân này luôn được sự hỗ trợ của nhân dân và một lực lượng bán vũ trang, ban ngày là những người nông dân cày cấy nhưng ban đêm lại trở thành những người lính. Các đội quân du kích xuất hiện ở khắp mọi nơi, trên các tuyến đường giao thông, trong các làng, bản và ngay cả ở các đô thị, nơi mà người Pháp tưởng rằng đã hoàn toàn kiểm soát. Chiến thuật du kích của Việt Minh đã khiến cho người Pháp dù đã rất cố gắng song không thể kiểm soát hoàn toàn được các vùng tạm chiếm của mình. Việc để cho hậu phương
  15. 15 của mình luôn bị mất an toàn đã khiến cho người Pháp không thể thực hiện được ý đồ “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” mà họ đề ra. 1.1.2. Các nghiên cứu của tác giả trong nước 1.1.2.1. Các nghiên cứu chung về kinh tế Việt Nam và mặt trận kinh tế kháng chiến trong chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước Nguyễn Ngọc Minh (1966), Kinh tế Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi 1945 - 1954 [152]. Cuốn sách là bức tranh toàn cảnh về lịch sử xây dựng, bảo vệ và phát triển nền kinh tế Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954. Trên cơ sở trình bày về chính sách kinh tế của Việt Nam trong kháng chiến, quá trình xây dựng kinh tế trên các mặt, tác giả đã nhận định rằng: Chín năm kháng chiến trường kỳ là chín năm đấu tranh vô cùng vẻ vang của dân tộc ta, là chín năm xây dựng kinh tế thắng lợi to lớn của nhân dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã giải quyết thành công những vấn đề rất cơ bản của kinh tế kháng chiến, của kinh tế dân tộc dân chủ trong điều kiện một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến [152, tr.448]. Nhận định về những nguyên nhân dẫn đến những thắng lợi quan trọng trên, tác giả chỉ ra 4 nguyên nhân chủ yếu. Một là, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Tính chất chính nghĩa đã tác động mạnh mẽ đến vai trò của hậu phương chi viện cho tiền tuyến và sự ủng hộ của nhân dân thế giới cho cuộc chiến tranh. Hai là, đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối xây dựng kinh tế dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng vạch ra là đúng đắn. Ba là, sức mạnh đoàn kết, tinh thần hy sinh, phấn đấu của toàn dân. Bốn là, sự ủng hộ quý báu của các nước XHCN anh em, của giai cấp công nhân quốc tế, của các dân tộc bị áp bức và của nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Tại phần kết luận, tác giả cũng chỉ ra những bài học kinh nghiệm lớn. Những bài học mà tác giả đưa ra đó là: phải đặt đúng và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân; vừa kháng chiến vừa kiến quốc; nắm vững phương châm: trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh.
  16. 16 Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975) [172]. Hậu phương là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi mọi cuộc chiến tranh. Nhận định về quá trình xây dựng hậu phương về kinh tế trong kháng chiến chống Pháp, các tác giả cho rằng: “Xây dựng hậu phương về kinh tế là một lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến là một quá trình đấu tranh gian khổ vừa chống chọi với thiên tai hạn hán, lũ lụt, sự phá hoại của địch, đồng thời cũng là một mặt trận đấu tranh với nghèo nàn lạc hậu” [172, tr.43]. Cuốn sách đã khái quát quá trình chuẩn bị hậu phương về kinh tế trước khi kháng chiến toàn quốc diễn ra; quá trình xây dựng hậu phương về kinh tế trong kháng chiến chống Pháp trên các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tài chính, giao thông vận tải. Bên cạnh mặt xây dựng kinh tế, cuốn sách cũng có đề cập tới công tác phá hoại kinh tế địch và công cuộc bảo vệ nền kinh tế của ta, qua đó làm nổi bật lên mối quan hệ giữa kinh tế và quân sự, quân sự và kinh tế. Các tác giả của cuốn sách cho rằng: “Mục tiêu đánh phá chủ yếu của địch vào hậu phương ta là vào nguồn cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. Vì vậy, công cuộc xây dựng quân sự ở hậu phương và chiến đấu bảo vệ hậu phương diễn ra thường xuyên và ngày càng gay go quyết liệt” [ 172, tr.72]. Ngoài việc phản ánh về kinh tế của ta, cuốn sách cũng đã chỉ rõ những tác động của cuộc chiến tranh kinh tế đối với nền kinh tế nước Pháp. Cuốn sách đã dẫn ra hàng loạt các minh chứng, từ việc mức tổn phí chiến tranh của nước Pháp tăng chóng mặt, vượt quá khả năng cung ứng của ngân sách trung ương; việc hàng loạt các địa ốc ngân hàng Pháp rút vốn, chạy khỏi Đông Dương cho đến các vụ bê bối tài chính, các mâu thuẫn trong nội bộ nước Pháp xuất phát từ vấn đề ngân sách cho cuộc chiến tại Đông Dương Kết luận vấn đề này, các tác giả nhận định rằng: “bản thân nền kinh tế Pháp - hậu phương của chiến tranh xâm lược không đủ và không thể bảo đảm cho cuộc chiến tiếp tục được nữa” [172, tr.88].
  17. 17 Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế Việt Nam, 1945 - 2000, tập 1: 1945 - 1954 [156]. Tác giả cuốn sách đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế Việt Nam từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến khi kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954. Cuốn sách gồm 4 phần lớn. Phần thứ nhất mô tả về kinh tế Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trên cơ sở trình bày và phân tích về những di sản kinh tế mà thực dân Pháp để lại ở Việt Nam, tác giả cho rằng: Nước Pháp đã đưa vào xứ sở này một loạt những nhân tố mới của sự phát triển, của kỹ thuật, của khoa học và văn hóa. Nhưng những tiến bộ đó “lại được đưa vào những con đường và những phương pháp rất xa lạ với những nguyên tắc cơ bản của tinh thần cách mạng Pháp Nó kèm theo sự cướp bóc, đàn áp, bạo lực, bất công, kỳ thị và bần cùng hóa một số rất đông dân cư. Chính vì thế họ đã bị đất nước này chối bỏ” [156, tr.18]. Phần thứ hai trình bày về kinh tế Việt Nam giai đoạn 16 tháng từ tháng 8-1945 đến tháng 12-1946. Theo tác giả, đây là một giai đoạn đặc biệt, trong đó vừa có chiến tranh trên một phần của đất nước, vừa có hòa hoãn để kiến quốc và giải quyết hàng loạt những vấn đề cấp bách của kinh tế, vừa có những biện pháp chuẩn bị cho kháng chiến trường kỳ. Trên cơ sở trình bày về quá trình Đảng và Chính phủ từng bước lãnh đạo đưa nền kinh tế đất nước thoát khỏi khó khăn, tác giả cho rằng: “Đây là giờ phút hiểm nghèo nhất của vận mệnh dân tộc mà Việt Minh đã tổ chức toàn dân giải được những bài toán sinh tử đặt ra cho quốc gia lúc đó” [156, tr.10]. Phần thứ ba và phần thứ tư của cuốn sách, tác giả tập trung phân tích về kinh tế vùng kháng chiến và kinh tế trong vùng Pháp chiếm (1947 - 1954). Theo tác giả, nếu xét về địa lý kinh tế và về tỷ trọng kinh tế, thì vùng kháng chiến không vượt trội so với vùng Pháp tạm chiếm. Nhưng xét về ý nghĩa lịch sử thì kinh tế vùng kháng chiến lại rất quan trọng, quyết định đến cục diện đương thời và số phận tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, vùng Pháp chiếm tuy là vùng tập trung công nghiệp và đô thị, có nông nghiệp trù phú, thuận tiện cho giao thông và cơ sở hạ tầng nhưng xét về xu thế phát triển
  18. 18 thì kinh tế ngày càng khó khăn, đời sống thiếu ổn định, mức đầu tư ngày càng giảm sút. Nền kinh tế đó “không đủ sức nuôi dưỡng bộ máy quân sự và hành chính của Pháp. Bộ máy quản lý bản địa do Pháp lập nên cũng không tìm được sức sống kinh tế của chính nó. Cuối cùng cả hai bộ máy này đều được nuôi dưỡng bằng cái không phải do nó tạo ra: viện trợ của Mỹ” [156, tr.11]. Trong cuốn sách, quá trình phân tích các nền kinh tế, tác giả cũng đưa ra nhiều dẫn chứng quan trọng liên quan đến những đấu pháp và hoạt động chiến tranh kinh tế của cả hai bên trong quá trình giành giật lợi thế kinh tế cho mình. Phan Ngọc Liên - Nguyễn Đình Lễ (2007), “Nguồn tài lực của Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 - 1954)” [ 134]. Trọng tâm của bài báo phân tích về việc Pháp đã khai thác, dựa vào những nguồn tài chính nào để duy trì cuộc chiến tại Đông Dương và Việt Nam. Theo những nghiên cứu mà bài báo công bố, ý đồ tái chiếm Đông Dương của Pháp đã được lên kế hoạch rất sớm khi CTTG thứ 2 chưa kết thúc song “do không có tiền, không có phương tiện nên Pháp không thể thực hiện được ý đồ này” [ 134, tr.33]. Phải đến tận tháng 9-1945, được sự giúp đỡ của Anh, quân Pháp mới có điều kiện trở lại Việt Nam, trước tiên là ở Nam Bộ. Tài chính luôn là một bài toán khó khăn đối với nước Pháp. Để có tiền cho cuộc chiến, trong khi kinh tế ở Pháp còn đang rất thiếu thốn, Pháp buộc phải thực hiện chiến lược “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Thực hiện chiến lược này, một mặt Pháp tiến hành bao vây kinh tế, làm mất giá đồng tiền Việt Minh, “làm cho vùng Việt Minh chiếm đóng phải suy yếu để giải thoát dân chúng trở về vùng Quốc gia nhằm tăng số người nộp thuế cho Pháp” [ 134, tr.35]. Mặt khác Pháp tiến hành đẩy mạnh hoạt động thu thuế, cướp bóc trong vùng Pháp kiểm soát. Tuy nhiên, chiến lược này của Pháp đã nhanh chóng thất bại trước chủ trương “sản xuất tự cấp, tự túc”, “không dùng hàng địch” của phía đối phương. Càng lao vào chiến tranh, Pháp càng gặp khó khăn. Sự thiếu hụt về chiến phí buộc Pháp phải cầu viện Mỹ. Viện trợ của Mỹ cho Pháp trong chiến tranh Việt Nam tăng dần theo thời gian. Vào cuối cuộc chiến tranh, gần như toàn bộ chiến phí chiến tranh của Pháp do Mỹ tài trợ.
  19. 19 Lê Văn Cử (2008), “Bao vây, phá hoại kinh tế địch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp” [72]. Theo tác giả, bao vây, phá hoại kinh tế địch là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), nhằm “đánh quỵ quân thù về mặt kinh tế, cũng như các mặt khác để đưa cuộc kháng chiến chóng đến thắng lợi” [72, tr.23]. Tác giả cho rằng, ngay từ đầu toàn quốc kháng chiến, Đảng đã nhất quán quan điểm phải tiến hành bao vây, phá hoại kinh tế địch, coi đây là “một vấn đề cần thiết, là một nhiệm vụ có tính cách chiến lược” [72. Tr.23]. Thực hiện chủ trương của Đảng, công tác bao vây kinh tế địch được triển khai trên khắp cả nước. Quan điểm của Đảng lúc này là “Không cho hàng địch (những thứ không cần thiết) tràn vào vùng tự do. Không cho mang vào vùng địch tạm chiếm những thực phẩm, đồ dùng có lợi cho địch” [72, tr.23]. Cùng với bao vây kinh tế địch, hoạt động phá hoại được tiến hành ở khắp các địa phương với nhiều hình thức phong phú như phá hoại đường giao thông, đốt phá xe cộ, kho tàng, giải tán các chợ trong vùng địch, đập phá máy móc, phá hủy hầm lò, mở mặt trận “cao su chiến” Kết quả “công tác bao vây, phá hoại đã làm cho kinh tế địch không thể phục hồi và phát triển như chúng mong đợi” [72, tr.25]. Mặc dù đạt được những kết quả đáng kể, tuy nhiên theo tác giả, hoạt động bao vây kinh tế địch chỉ phù hợp với giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến. Vì vậy, bước sang giai đoạn 1951 - 1954, Đảng đã chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh, từ “bao vây kinh tế địch một cách tiêu cực, chuyển sang đấu tranh kinh tế với địch một cách tích cực, quản lý việc trao đổi buôn bán theo phương châm tranh thủ trao đổi có lợi, tranh thủ xuất siêu nhằm bảo vệ sản xuất ở hậu phương” [72, tr.26]. Theo tác giả “nhờ kịp thời sửa chữa và có chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế, nên trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nền kinh tế của Việt Nam đã giảm bớt được những khó khăn tiếp tục gây khó khăn cho kẻ thù” [72, tr.26] Trần Đình Dương (2009), “Chủ trương của Đảng về xây dựng nền kinh tế kháng chiến 1947-1954” [74]. Theo tác giả, ngay khi kháng chiến toàn quốc
  20. 20 chống thực dân Pháp bùng nổ, Đảng đã “tập trung lãnh đạo xây dựng và từng bước hoàn thiện đường lối kinh tế kháng chiến, nhằm đảm bảo nguồn vật chất cho cuộc kháng chiến mau chóng đi đến thắng lợi” [74, tr.3]. Chủ trương kinh tế kháng chiến của Đảng gồm 2 mặt: “Mặt thứ nhất là tẩy chay và phá hoại kinh tế địch Mặt thứ 2 là xây dựng kinh tế của ta, vừa kháng chiến vừa kiến quốc và lập nền kinh tế tự túc” [74, tr.3]. Theo tác giả, Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) có sự thay đổi lớn trong chủ trương xây dựng nền kinh tế kháng chiến, nhằm đảm bảo kinh tế phục vụ cao nhất trong giai đoạn đẩy mạnh của cuộc kháng chiến. Tác giả cũng hệ thống hóa quá trình chỉ đạo xây dựng nền kinh tế kháng chiến, đưa ra những dẫn chứng cụ thể về thành tựu của nền kinh tế kháng chiến qua các giai đoạn và các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp, tài chính, thương nghiệp, giao thông vận tải. Trên mặt trận phá hoại kinh tế địch, tác giả cũng đưa ra nhiều dẫn chứng sinh động về các đối sách kinh tế của ta và một số kết quả nổi bật trong việc phá hoại kinh tế địch. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2014), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học [3]. Đây là công trình tổng kết quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp do Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo. Theo quan điểm của Đảng: “Xây dựng, phát triển nền kinh tế dân chủ nhân dân, kinh tế kháng chiến là một nội dung cốt lõi của công cuộc xây dựng chế độ mới” [3, tr.292]. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc xây dựng kinh tế của ta đã đạt nhiều thành tựu rất đáng tự hào, không những đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc kháng chiến mà còn giúp “cải biến mạnh mẽ cơ cấu và quan hệ giai cấp, quan hệ xã hội - trong đó những đặc trưng của nền dân chủ nhân dân đã định hình” [3, tr.191]. Công trình cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến. Trong đó liên quan đến lĩnh vực kinh tế, khuyết điểm được chỉ ra đó là: “Tổng động viên, huy động sự đóng góp của nhân dân vượt quá sức dân; chưa giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa huy động, động viên với bồi dưỡng sức dân dẫn