Luận án Công tác quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

pdf 202 trang Bích Hải 08/04/2025 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Công tác quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_cong_tac_quy_hoach_can_bo_dien_ban_thuong_vu_tinh_uy.pdf
  • pdfBounlay.CV gửi Bộ đăng tải luận án.pdf
  • pdftóm tắt luận án.pdf
  • pdfTrang thông tin tiếng Anh.pdf
  • pdfTrang thông tin tiếng Việt.pdf

Nội dung text: Luận án Công tác quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BOUNLAY SOULIVANH CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2024
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BOUNLAY SOULIVANH CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 931 02 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS PHẠM TẤT THẮNG HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận án nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được đưa ra trong luận án đều trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả BOUNLAY SOULIVANH
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................................................................. 7 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến cán bộ, công tác cán bộ .. 7 1.2. Những nghiên cứu có liên quan đến công tác quy hoạch cán bộ............. 21 1.3. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu các công trình liên quan và định hướng nghiên cứu của luận án ........................................................................ 33 Chương 2. CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................................................................... 38 2.1. Các tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh ủy và cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ........ 38 2.2. Công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - quan niệm, nội dung, những vấn đề có tính nguyên tắc và vai trò .................................................... 57 Chương 3. CÁN BỘ QUY HOẠCH VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA..................................... 87 3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ..... 87 3.2. Thực trạng công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra ............................................................... 97 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030..................................................................................................... 126 4.1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn và phương hướng thực hiện công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030 .........................................126 4.2. Những giải pháp chủ yếu thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ nay đến năm 2030 ..................................................................................... 136 KẾT LUẬN...................................................................................................167 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN.............. 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 169 PHỤ LỤC...................................................................................................... 183
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ hoàn chỉnh BCH Ban Chấp hành BTC Ban Tổ chức BTVTU Ban Thường vụ Tỉnh ủy CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CT - XH Chính trị - xã hội ĐNCB Đội ngũ cán bộ HĐND Hội đồng nhân dân HTCT Hệ thống chính trị NDCM Nhân dân cách mạng KT - XH Kinh tế - xã hội QHCB Quy hoạch cán bộ UBND Ủy ban nhân dân
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tầm quan trọng, vai trò của công tác quy hoạch cán bộ (QHCB) đã được thực tiễn cách mạng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào khẳng định. Theo đó, QHCB là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Có QHCB tốt mới chủ động tạo nguồn nhân sự trẻ, tập hợp được nhiều nhân tài; làm cơ sở cho việc đào tạo, bố trí, sử dụng và phát triển ĐNCB trong hệ thống chính trị (HTCT) bảo đảm về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý và sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và xây dựng Đảng, kế thừa tư tưởng “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [16, tr.309] và “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [16, tr.313] của Hồ Chí Minh, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào luôn đặc biệt quan tâm đến ĐNCB và công tác QHCB. Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng NDCM luôn coi cán bộ và công tác cán bộ, công tác QHCB là những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đảng NDCM đã đề ra đường lối, chủ trương, nghị quyết đúng đắn và triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị cao, đạt kết quả to lớn. Đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp ở nước Lào, trong đó có ĐNCB diện Ban thường vụ Tỉnh ủy (BTVTU) quản lý được quy hoạch, xây dựng ngày càng vững mạnh, góp phần quan trọng đưa cách mạng nước Lào đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước Lào, với mục tiêu, nhiệm vụ to lớn, nặng nề và có nhiều mới mẻ, được thực hiện trong điều kiện có nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, ĐNCB nói chung, cán bộ diện BTVTU quản lý nói riêng càng có vai trò quan trọng. Nhiệm vụ, mục tiêu của công cuộc đổi
  7. 2 mới chỉ có thể được hoàn thành khi quy hoạch, xây dựng được ĐNCB, nhất là cán bộ diện BTVTU quản lý có chất lượng tốt. Bởi “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng [72, tr.66]. Do đó, QHCB nói chung, quy hoạch ĐNCB diện BTVTU quản lý nói riêng đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và được toàn Đảng, các cấp ủy đảng và cả HTCT triển khai thực hiện. Nhờ đó, chất lượng ĐNCB diện BTVTU ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch cán bộ diện BTVTU ở CHDCND Lào vẫn còn có những khuyết điểm, hạn chế như: chưa tạo ra sự đột phá trong đổi mới chất lượng công tác cán bộ; độ tuổi bình quân của nhân sự trong diện quy hoạch còn cao, chưa bảo đảm sự kế tiếp ba độ tuổi cho một chức danh quy hoạch; chưa thực sự tập hợp và sử dụng được nhiều người tài, đức vào hệ thống chính trị; tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số chưa đạt mức kế hoạch đề ra; quan điểm hẹp hòi, khép kín, cục bộ vẫn còn phổ biến ở nhiều cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương, khiến họ không cần và không muốn sử dụng người ngoài vào; công tác quy hoạch chưa gắn kết chặt chẽ với các khâu khác, nhất là đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện sau quy hoạch; các quy định, quy trình hiện có chưa nâng cao được trách nhiệm cá nhân người đứng đầu và cấp ủy có thẩm quyền duyệt quy hoạch. Miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là vùng đất có bề dày văn hóa - lịch sử, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước Lào. Trong những năm qua các tỉnh miền Trung Lào đang là động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của cả nước Lào. Để tiếp tục giữ vững, duy trì những thành quả đã đạt được, hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, ngoài những điều kiện về tự nhiên, văn hóa - lịch sử, kinh tế, khoa học - công
  8. 3 nghệ, cần thiết phải có đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và ngang tầm. Do đó, công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào những năm tới vẫn là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của công tác cán bộ. Xuất phát từ tình hình trên, nên việc nghiên cứu đề tài “Công tác quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền Trung Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ ở các tỉnh này. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác QHCB diện BTVTU quản lý; đánh giá đúng thực trạng công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào; đề xuất phương hướng, những giải pháp thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào trong những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án, khái quát các kết quả nghiên cứu và xác định những nội dung luận án sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ. - Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh Miền Trung nước CHDCND Lào; - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào từ năm 2015 đến nay; xác định nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề thực tiễn đặt ra về công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào thời gian qua.
  9. 4 - Dự báo những yếu tố tác động, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào đến năm 2030 và những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào. - Về thời gian: các số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015 đến nay, các số liệu sơ cấp từ khảo sát thu thập trong năm 2023; phương hướng, giải pháp có giá trị đến năm 2030 và những năm tiếp theo. - Về không gian: 05 tỉnh miền Trung CHDCND Lào (Viêng Chăn, Xaysổmbun, Bolikhămxay, Khămmuộn, Savănnakhết) 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Cay Xỏn Phon Vi Hản, quan điểm của Đảng NDCM Lào về cán bộ, công tác cán bộ và công tác QHCB. Ngoài ra, luận án còn tham khảo tư tưởng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác QHCB các cấp. 4.2. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn tình hình cán bộ và công tác QHCB các cấp, trong đó có QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào từ năm 2015 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành
  10. 5 cụ thể: kết hợp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, tổng kết thực tiễn, khảo sát thực tế, phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, phân tích đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân của ưu điểm và của hạn chế trong công tác quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào; phân tích, tổng hợp những yếu tố tác động đến công tác quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào. - Phương pháp kết hợp lịch sử và logic được sử dụng để nhìn nhận quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào theo các quy định, chuẩn mực hiện tại kết hợp với những kinh nghiệm trong quá khứ. - Phương pháp tổng kết thực tiễn được sử dụng để đúc kết các kinh nghiệm từ thực trạng công tác quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý ở từng tỉnh miền Trung CHDCND Lào trong những năm qua để đưa ra những nhận định, đánh giá, kết luận. - Phương pháp khảo sát thực tế chủ yếu được sử dụng trong thu thập tài liệu về thực trạng và những yếu tố tác động đến công tác quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, đánh giá thực trạng công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào. Luận án điều tra 200 cán bộ, đảng viên của HTCT ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào. 5. Đóp góp mới về khoa học của luận án - Luận án làm rõ thêm những vấn đề lý luận về công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào như: quan niệm, nội dung, chủ thể, lực lượng tiến hành và những vấn đề có tính nguyên tắc của công tác QHCB.
  11. 6 - Cung cấp bức tranh chung về thực trạng quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào hiện nay. - Luận án luận giải và đề xuất phương hướng và những giải pháp mang tính đặc thù, cụ thể và khả thi nhằm thực hiện tốt công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào. Trong đó, một số giải pháp: Cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ, coi trọng công tác tạo nguồn QHCB diện BTVTU ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào; Hoàn thiện nội dung, quy trình QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào; Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền trong định hướng, phê duyệt và bổ sung QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào; Mở rộng dân chủ, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào là đóng góp mới của luận án. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về công tác quy hoạch cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các cấp ủy, tổ chức đảng, BTV các cấp của HTCT ở CHDCND Lào dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác cán bộ nói chung, công tác QHCB nói riêng. Đồng thời luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy môn Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào và các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh ở nước CHDCND Lào. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án kết cấu thành 4 chương 9 tiết.
  12. 7 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁN BỘ, CÔNG TÁC CÁN BỘ 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Tác giả Xỉnh Khăm Phom Ma Xay (2003) trong công trình “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay” [124] đã xác định một cách đúng đắn mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với tình hình của Lào nói chung, các tỉnh miền Trung CHDCND Lào nói riêng. Từ đó, tác giả cho rằng “xây dựng tốt công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế; đẩy mạnh phong trào tự học tập nâng cao trình độ, năng lực, rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ; xây dựng và kiện toàn hệ thống giáo dục và hoàn thiện các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB lãnh đạo, quản lý kinh tế; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng có hiệu quả những người đã qua đào tạo, bồi dưỡng” [118]. Trong đó, giải pháp xây dựng tốt công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB lãnh đạo, quản lý kinh tế là gợi ý quan trọng để nghiên cứu sinh đề xuất giải pháp trong Luận án. Tác giả Bun Sợt Tham Mạ Vông (2004) trong công trình “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay" [117] đã phân tích một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng ĐNCB chủ chốt cấp huyện ở Nam Lào và thực trạng xây dựng ĐNCB chủ chốt trong thời gian qua. Tác giả làm rõ vị trí, vai trò cấp huyện và ĐNCB chủ chốt cấp huyện nước CHDCND Lào trong giai
  13. 8 đoạn hiện nay; phân tích thực trạng ĐNCB chủ chốt cấp huyện và công tác xây dựng ĐNCB chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp góp phần xây dựng ĐNCB chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay. Trong đó, giải pháp “thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ về cơ sở, địa phương công tác” là gợi ý để nghiên cứu sinh đề xuất giải pháp trong Luận án. Tác giả Đệt Tạ Kon Phi La Phan Đệt (2004) trong Luận án “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay” [75] đã phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của ĐNCB lãnh đạo chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn. Tác giả phân tích đánh giá thực trạng ĐNCB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở Thành phố Viêng Chăn và thực trạng kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng ĐNCB cấp cao. Trên cơ sở phân tích tác giả luận chứng cơ sở khoa học về vai trò, vị trí đặc trưng và yêu cầu mới của ĐNCB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn. Qua khảo sát thực trạng ĐNCB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng chăn, luận án phân tích, rút ra những bài học, kinh nghiệm về công tác cán bộ và xác định cụ thể hóa tiêu chuẩn, cơ cấu của ĐNCB này. Tác giả kiến nghị một số giải pháp có tính khả thi để xây dựng ĐNCB lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Tác giả Khăm Phăn Phôm Mạ Thắt (2005) trong Luận án “Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới” [97] đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB lãnh đạo quản lý chủ chốt, đặc biệt là với đối tượng thuộc diện quản lý của Trung ương trong thời kỳ đổi mới ở Lào. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá tác giả trình bày tương đối có hệ thống những luận cứ khoa học của
  14. 9 công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và đối với những người lãnh đạo chủ chốt thuộc diện quản lý của Trung ương nói riêng. Qua đó góp phần bổ sung, phát triển lý luận, quan điểm đúng đắn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới. Tác giả đề xuất các giải pháp cần thiết trong công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới. Tác giả Khăm Phăn Mi La Vông (2005) trong Luận án tiến sĩ “Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [118] đã phân tích quan niệm về ủy ban kiểm tra, ĐNCB kiểm tra của đảng (cấp tỉnh) ở nước CHDCND Lào. Tác giả đã khẳng định về đội ngũ cán bộ kiểm tra cấp tỉnh là một bộ phận trong ĐNCB của Đảng và Nhà nước Lào, nhưng họ là cán bộ được bố trí vào trong biên chế cơ quan ủy ban kiểm tra cấp tỉnh, là người thi hành chức năng kiểm tra của ủy ban kiểm tra cấp tỉnh; đã trình bày vai trò của ĐNCB kiểm tra (cấp tỉnh) đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra của ủy ban kiểm tra cấp tỉnh; đã tập trung đánh giá thực trạng ĐNCB kiểm tra và công tác xây dựng ĐNCB kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) ở nước CHDCND Lào từ năm 1996 đến năm 2004; đồng thời tác giả đã nêu ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu để xây dựng ĐNCB kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) ở nước CHDCND Lào. Nhà xuất bản Thanh niên Lào (2008) đã tập hợp những tư tưởng của Cay Xỏn Phon Vi Hản thành công trình “Nâng cao trách nhiệm chính trị và sửa đổi lề lối làm việc” [79]. Công trình đã bàn thảo nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng ĐNCB của nước CHDCND Lào trong bối cảnh hiện nay dựa trên việc kế thừa, vận dụng những tư tưởng của Chủ tịch Cay Xỏn Phon Vi Hản. Trong đó nội dung trách nhiệm chính trị, lề lối làm việc của ĐNCB, đảng viên đã được các tác giả bàn thảo khá kỹ lưỡng để xây dựng
  15. 10 những luận cứ khoa học quan trọng cho việc đề cao trách nhiệm chính trị, lề lối làm việc của ĐNCB các cấp ở CHDCND Lào những năm tới. Tác giả U Bun Ma Ha Xay (2010), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” [123] đã phân tích tình hình ĐNCB, công chức ở CHDCND Lào. Qua đó, tác giả chỉ ra những ưu điểm, hạn chế yếu kém và nhấn mạnh, những hạn chế, yếu kém về trình độ mọi mặt, năng lực tư duy, phong cách làm việc thủ công, mang nặng dấu ấn của người sản xuất tự túc, tự cấp. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, quản lý và tuyển chọn, cán bộ, công chức, nhấn mạnh những hạn chế về ngại học, không tích cực tự học, tự rèn luyện về mọi mặt, nhất là để nâng cao trình độ, năng lực công tác. Từ đó, tác giả chỉ ra những giải pháp cần tập trung thực hiện tốt, gồm: đẩy mạnh đào tạo, thi tuyển cán bộ, công chức, xác định những yêu cầu về vị trí làm việc là căn cứ của việc thi tuyển cán bộ, công chức: tăng cường hợp tác về đào tạo cán bộ công chức với các nước, nhất là Việt Nam. Tác giả Un Kẹo Si Pa Sợt (2011) trong công trình “Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [93] đã phân tích đánh giá làm rõ công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào những năm qua. Từ đó, tác giả đã chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra về công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện và phát triển lĩnh vực này, đưa ra nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá. Tác giả Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2012) trong công trình “Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [49] đã phân tích làm rõ tầm quan trọng của đào tạo ĐNCB lãnh đạo của hệ HTCT ở CHDCND Lào hiện nay. Tác giả đã phân tích chỉ rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong đào tạo ĐNCB lãnh đạo
  16. 11 của HTCT ở CHDCND Lào hiện nay. Đồng thời đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ĐNCB lãnh đạo của HTCT ở CHDCND Lào hiện nay. Đây là những kết quả nghiên cứu vừa cơ bản, vừa thực tiễn về vấn đề đào tạo ĐNCB lãnh đạo của HTCT ở CHDCND Lào hiện nay. Luận án tập trung làm rõ ba vấn đề cơ bản: Một là, khái quát những vấn đề lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, trong đó nhấn mạnh quan điểm Mác xít về công tác cán bộ; Hai là, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở nước CHDCND thuộc diện Trung ương đảng quản lý; Ba là, đưa ra phương hướng và gợi ý những nhóm giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở nước CHDCND Lào trong thời gian tới. Tác giả Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2013) trong bài “Rèn luyện đạo đức cán bộ lãnh đạo ở Lào trong điều kiện kinh tế thị trường” [50] đã khẳng định: Đạo đức cách mạng là một tiêu chuẩn của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng. Bài viết trích dẫn một số quan điểm của Chủ tịch Cay Xỏn Phôn Vi Hản về đạo đức cách mạng: Cán bộ thiếu đạo đức, thiếu năng lực và không có lý tưởng cách mạng, thì dù có năng lực bao nhiêu cũng sẽ không có ích cho xã hội và Tổ quốc. Trong điều kiện đất nước Lào đang thực hiện chính sách mở rộng quan hệ hợp tác với bạn bè quốc tế để thu hút vốn đầu tư, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhân tố quan trọng quyết định là cán bộ lãnh đạo trong HTCT các cấp, lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chính sách của Đảng mọi lĩnh vực. Cán bộ lãnh đạo phải quan tâm rèn luyện đạo đức đi đôi với việc nâng cao nhận thức, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Tác giả Nich Khăm (2013) trong công trình “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới” [82] cũng đã đề cập đến công tác xây dựng ĐNCB.
  17. 12 Luận án đã khái lược những vấn đề cơ bản về công tác cán bộ, đối tượng, tiêu chuẩn ĐNCB lãnh đạo và đánh giá vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào. Trên cơ sở đó đánh giá những thành tựu, hạn chế của Hội và đưa ra những giải pháp xây dựng ĐNCB chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ Lào trong giai đoạn tiếp theo. Tác giả Sụ Đa Von Lít Sén Vắng (2014) trong bài viết “Chú trọng đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trong điều kiện hội nhập quốc tế” [116] cho rằng, để đưa nước CHDCND Lào thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển, cần phải đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao, trong đó công tác bồi dưỡng ĐNCB là rất quan trọng. Công tác cán bộ, rong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB thời kỳ hội nhập cần phải hướng tới xây dựng ĐNCB đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng cũng như năng lực hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong điều kiện mới của Lào. Bounkhong Lah Kham Sai, Singkam Phôm Ma Say, Phengsỏn Khoun Thong Kham (2016) trong công trình “Công tác tổ chức cán bộ hệ tập trung chuyên ngành tổ chức” [90]. Công trình là tài liệu quan trọng, cụ thể hoá hệ thống các tiêu chuẩn chức danh, vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính quyền ở Lào được cơ quan tổ chức cán bộ của Đảng NDCM Lào quy định. Sengthong Phuot Tha Vong (2019) trong cuốn sách “Tư tưởng Cay Xỏn Phon Vi Hản về công tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới” [119]. Cuốn sách là sự tái hiện tập hợp hệ thống các quan điểm tiến bộ của đồng chí Cay Xỏn Phon Vi Hản về công tác cán bộ nói chung ở Lào. Tác giả đã khẳng định những tư tưởng tiến bộ đó vẫn còn nguyên giá trị và có thể vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. Các công trình “Một số bài học chủ yếu của cách mạng” [74] của Cay Xỏn Phon Vi Hản, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng xuất bản, Viêng Chăn, 1982; Kayxỏn Phôm Vi Hản Tuyển tập, tập 3 [75], Nhà in Nhà nước, Viêng
  18. 13 Chăn, 1997; Cay Xỏn Phon Vi Hản, “Nói về tiêu chuẩn cán bộ” [76] đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 10/2007. Những công trình, bài viết trên đã chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm về công tác xây dựng ĐNCB cho cách mạng ở Lào nói chung và ở các địa phương, ban ngành. Trong đó, tiêu chuẩn cán bộ được đồng chí nhấn mạnh và nhắc nhở các tổ chức chính trị cần chăm lo cho tốt. Tác giả Sinnakhone Douangbandith (2020) trong bài viết “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các Ban Tổ chức Tỉnh ủy của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [80] đã khẳng định những năm qua, chất lượng công chức các BTC Tỉnh ủy của nước CHDCND Lào đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp: Một là, hoàn thiện hệ thống chính sách đối với công chức các BTC Tỉnh ủy; Hai là, đổi mới công tác tuyển dụng công chức; Ba là, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; Bốn là, xây dựng các tiêu chí đánh giá công chức; ăm là, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc; Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các BTC Tỉnh ủy của nước CHDCND Lào [80]. Trong đó, giải pháp xây dựng các tiêu chí đánh giá công chức với các tiêu chí cụ thể về ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức; tiêu chí về năng lực và kỹ năng công tác là những gợi ý quan trọng để nghiên cứu sinh đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở miền Trung CHDCND Lào những năm tới. Các tác giả Khonesavanh Chounraphanith - Vũ Tuấn Anh - Hoàng Việt (2020) trong bài viết “Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế bộ an ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [51]. Đã chỉ rõ “mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là lực lượng điều tra viên, trinh sát viên có đủ phẩm chất, năng lực quản lý kinh tế để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; kiện toàn, bố trí đủ cán bộ cảnh sát kinh tế ở cấp huyện; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành
  19. 14 nghiêm điều lệnh, quy chế, quy trình công tác; đề cao tính gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt là đoàn kết nội bộ” [51]. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ Anh ninh Nước CHDCND Lào. Tác giả Phonesavanh Latsavong (2020) trong bài viết “Quản lý nhà nước về bồi dưỡng đội ngũ công chức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [95]. Trên cơ sở phân tích thực trạng 184.874 cán bộ, công chức của nước CHDCND Lào hiện nay dựa trên chất lượng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học và thực trạng về công tác bồi dưỡng công chức của nước CHDCND Lào. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp: rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bồi dưỡng đội ngũ công chức; điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng công chức cho phù hợp với giai đoạn mới; nâng cao năng lực, chất lượng thực thi công vụ của công chức làm công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức; hoàn thiện nội dung chương trình, thời lượng giảng dạy và quy trình tổ chức bồi dưỡng công chức theo hướng giảm lý thuyết, chú trọng thực hành; nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức ở CHDCND Lào. Tác giả Sai Phone Phet Boun My (2023) trong luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [85]. Tác giả trên cơ sở lý luận và thực trạng nâng cao năng lực thực tiễn của đôi ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo đã đưa ra yêu cầu và giải pháp nâng cao năng lực thực tiễn của đôi ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo. Trong đó giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, rèn luyện, luân chuyển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo là một trong những giải pháp quan trọng giúp nghiên cứu sinh có sự tham khảo trong đề xuất giải pháp của đề tài luận án.
  20. 15 Những công trình nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp, quan trọng giúp nghiên cứu sinh có cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc đề xuất một số giải pháp tổ chức thực hiện tốt công tác cán bộ nói chung, công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung CHDCND Lào sát thực tiễn, phù hợp với đặc điểm HTCT ở các địa phương hiện nay. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam Tác giả Bùi Đình Phong (2006) trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ” [22] đã “hệ thống hóa quá trình hình thành và những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, tác giả chỉ rõ một số nội dung cơ bản như: vai trò của cán bộ, đạo đức cách mạng của người cán bộ cách mạng, huấn luyện cán bộ là công việc “gốc” của Đảng Cộng sản Việt Nam” [22, tr.3]. Những quan điểm đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là cơ sở quan trọng giúp tác giả đề xuất, vận dụng vào xây dựng ĐNCB nói chung, công tác QHCB diện BTVTU quản lý ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào nói riêng trong thời gian tới. Tác giả Trần Ngọc Đức (2007) trong bài viết “Xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” [10, tr.9-12] đã tiến hành nghiên cứu thực tiễn ở một địa phương, tác giả cho rằng thực tiễn thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu có tình trạng quyền hạn không gắn với trách nhiệm, việc kiểm tra giám sát có lúc bị buông lỏng dẫn đến tình trạng lạm quyền của một số cán bộ giữ vị trí chủ chốt. Một số địa phương lại có những quy định quá chặt dẫn đến việc cán bộ chủ chốt sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, dám làm. Để khắc phục tình trạng này, tác giả đưa ra một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có tâm, có tầm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tác giả Vũ Văn Hiền (2007) trong cuốn “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện