Luận án Công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

doc 211 trang yendo 7152
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_an_cong_tac_dich_van_trong_cuoc_khang_chien_chong_thuc.doc

Nội dung text: Luận án Công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM LÊ VĂN CỬ CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM LÊ VĂN CỬ CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Đinh Quang Hải 2. TS Trần Văn Thức
  3. HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, công trình này là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân. Các số liệu, sự kiện, những kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực. Những đánh giá, kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ Lê Văn Cử
  4. iv LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS, TS Đinh Quang Hải và TS Trần Văn Thức, hai thầy hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình giúp đỡ, cho ý kiến và động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy và các nhà khoa học, các đồng nghiệp tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã có tạo điều kiện giúp đỡ và có nhiều nhận xét khoa học cũng như sự động viên, khích lệ để tác giả hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Thư viện quốc gia Việt Nam, Thư viện Trung ương quân đội, Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, các nhân chứng lịch sử đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi được tiếp cận các nguồn tư liệu quý phục vụ quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, xin dành lời tri ân đến gia đình, bè bạn, những người luôn bên cạnh động viên, khích lệ, sẻ chia, thông cảm và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn!
  5. v MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN 6 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 9 1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề 28 tài luận án 1.4. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết 30 Chương 2: CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU 31 KHÁNG CHIẾN (1945 - 1950) 2.1. Khái quát công tác địch vận trước cuộc kháng chiến chống 31 thực dân Pháp 2.2. Bước đầu tiến hành công tác địch vận (1945 - 1947) 40 2.3. Công tác địch vận (1948 - 1950) 53 Chương 3: CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN TRONG GIAI ĐOẠN TIẾN 73 CÔNG VÀ PHẢN CÔNG, KẾT THÚC THẮNG LỢI CUỘC KHÁNG CHIẾN (1951 - 1954) 3.1. Công tác địch vận kết hợp các hoạt động quân sự, phát triển 73 thế tiến công chiến lược (1951 - giữa 1953) 3.2. Đẩy mạnh công tác địch vận, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc 89 kháng chiến (giữa năm 1953 - 7.1954) Chương 4: ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 114 4.1. Đặc điểm 114 4.2. Ý nghĩa 126 4.3. Một số kinh nghiệm 135 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ KẾT 155 QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 PHỤ LỤC 176
  6. vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Ban Chấp hành BCH Bộ Chỉ huy quân sự BCHQS Bộ Quốc phòng BQP Chính trị quốc gia CTQG Chủ nghĩa xã hội CNXH Đảng Cộng sản Việt Nam ĐCSVN Đảng Cộng sản Đông Dương ĐCSĐD Đảng Lao động Việt Nam ĐLĐVN Lịch sử quân sự LSQS Lực lượng vũ trang LLVT Nhà xuất bản Nxb Quân đội nhân dân QĐND Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN Uỷ ban hành chính UBHC Uỷ ban kháng chiến hành chính UBKCHC Việt Nam Dân chủ Cộng hòa VNDCCH Xã hội chủ nghĩa XHCN
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang 1. Bảng 2.1: Kết quả công tác địch vận năm 1947 49 2. Bảng 2.2: Kết quả công tác địch vận từ Liên khu 5 trở ra 63 (từ năm 1945 đến tháng 6.1950) 3. Bảng 3.1: Kết quả công tác địch vận ở Bắc Bộ (từ tháng 83 2.1951 đến tháng 3.1952) 4. Bảng 3.2: Kết quả công tác địch vận ở Nam Bộ và Trung 84 Bộ (đầu năm 1951)
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), công tác địch vận là một trong những lĩnh vực hoạt động đặc biệt, có vai trò quan trọng và những đóng góp to lớn. Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước trong lịch sử lâu dài chống ngoại xâm của dân tộc, với quan điểm, lập trường cách mạng, khoa học, Đảng Cộng sản Đông Dương* xác định đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính, trong đó, công tác địch vận được đặc biệt chú trọng: “Tác chiến quan trọng như thế nào thì địch vận cũng cần như thế” [82, tr.197]. Để thực hiện có hiệu quả, phải dùng mọi hình thức, tận dụng mọi cơ hội tuyên truyền làm tan rã tinh thần binh lính đối phương, giúp binh lính thấy rằng nhân dân Việt Nam và họ có chung một kẻ thù là thực dân phản động Pháp, từ đó họ phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ và bỏ hàng ngũ địch chạy sang lực lượng kháng chiến. Theo chủ trương của Đảng, công tác địch vận được các cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các đoàn thể cùng đông đảo nhân dân trên khắp cả nước hưởng ứng, triển khai thực hiện. Lúc đầu, công tác này được tiến hành còn giản đơn, song dần dần đã trở thành nhiệm vụ mang tầm chiến lược và có tính chất quần chúng rộng rãi. Bộ máy địch vận được hình thành thống nhất từ Trung ương đến khu, liên khu, tỉnh, huyện và các đơn vị bộ đội chủ lực. Nhiều hình thức, biện pháp địch vận được tiến hành như: vận động binh lính đấu tranh, bỏ hàng ngũ sang theo lực lượng kháng chiến, tổ chức nhân mối trong quân đội Pháp, chống bắt lính, đòi chồng, đòi con; đối xử nhân đạo với tù, hàng binh, tổ chức hồi hương cho tù, hàng binh, thực hiện thả tù binh, v.v Kết quả là, công tác địch vận đã góp phần làm binh lính đối phương bị * Từ tháng 10.1930 lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 3.1951 lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, tháng 12.1976 trở lại tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
  9. 2 phân hoá sâu sắc, âm mưu thâm độc "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của thực dân Pháp bị thất bại một phần đáng kể, tinh thần chiến đấu của binh lính bị giảm sút, sức mạnh và uy tín cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ngày càng lên cao, nhiệm vụ tác chiến của bộ đội thêm nhiều thuận lợi, tạo sức mạnh tổng hợp tiến lên đánh bại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, có lúc có nơi, việc tiến hành công tác địch vận vẫn còn hạn chế, khuyết điểm, nhưng những hạn chế, khuyết điểm đó đã nhanh chóng được tổng kết rút kinh nghiệm và tổ chức uốn nắn kịp thời, làm cho công tác này luôn đi đúng hướng và đạt nhiều thành tích, để lại những bài học kinh nghiệm có giá trị. Nghiên cứu quá trình tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhằm góp phần dựng lại cuộc đấu tranh anh dũng của Quân đội và Nhân dân Việt Nam trên một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, qua đó làm rõ hơn tính chất toàn dân, toàn diện và góp phần lý giải về một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi, rút ra những đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm cho hiện nay. Mặc dù nhiều năm qua, vấn đề công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã được một số cơ quan, nhà khoa học đề cập, nghiên cứu ở một số khía cạnh, song cho đến nay vẫn chưa có công trình chuyên khảo nào có nội dung đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về vấn đề này. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Tái hiện tương đối đầy đủ, toàn diện quá trình tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trên cơ sở đó rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm có thể nghiên cứu vận dụng và phát huy trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay.
  10. 3 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Làm rõ cơ sở tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Trình bày bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn xâm lược của thực dân Pháp; chủ trương của Đảng, Chính phủ và QĐND Việt Nam về công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Trình bày có hệ thống quá trình thực hiện, các bước phát triển, kết quả và một số hạn chế của công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Nêu bật và phân tích làm rõ đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm được rút ra của công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó làm sáng rõ truyền thống nhân văn, tính chất nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác địch vận do VNDCCH tiến hành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), cụ thể là chủ trương, biện pháp, hình thức tiến hành, tổ chức bộ máy, lực lượng tham gia, quá trình triển khai thực hiện, kết quả của công tác địch vận. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu: Công tác tuyên truyền, vận động sĩ quan, binh lính trong quân đội Liên hiệp Pháp, đấu tranh chống tuyển mộ, bắt lính, đòi chồng, đòi con; công tác tù, hàng binh. - Về thời gian: Nghiên cứu công tác địch vận từ tháng 9.1945 đến tháng 7.1954, tức là từ khi Nam Bộ mở đầu kháng chiến đến khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy
  11. 4 nhiên, sau tháng 7.1954, công tác địch vận vẫn tiếp tục được tiến hành, do đó luận án có đề cập ở một mức độ nhất định để bảo đảm tính hệ thống, liên tục. - Về không gian: Quá trình tiến hành công tác địch vận trên cả nước. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu - Các văn kiện của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy (Trung ương Quân ủy, Tổng Chính ủy), các Liên khu uỷ, Khu uỷ và các cấp uỷ địa phương từ năm 1945 đến năm 1954 về công tác địch vận. - Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội viết về công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Các công trình lịch sử kháng chiến, lịch sử Đảng bộ, lịch sử lực lượng vũ trang, lịch sử các tổ chức, đoàn thể, các địa phương, đơn vị trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Các công trình khoa học, bài báo, tạp chí, luận án, luận văn có nội dung liên quan đến đề tài. - Đặc biệt chú trọng nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. - Hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng, những người từng trực tiếp tham gia công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp. - Một số tư liệu nước ngoài về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng, luận án sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, thống kê, so sánh đối chiếu, tổng hợp để thu thập, xử lý
  12. 5 và phân tích các nguồn tư liệu văn bản, các công trình nghiên cứu. Ngoài ra, để thẩm định và làm phong phú thêm nguồn tư liệu, tác giả luận án còn tiếp xúc, phỏng vấn một số nhân chứng lịch sử. 5. Đóng góp của luận án - Cung cấp những tư liệu mới và hệ thống hóa các tư liệu, phục dựng lại toàn bộ quá trình tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Làm sáng rõ các chủ trương, quan điểm của ĐCSVN, Chính phủ và QĐNDVN về công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Phân tích và rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm của công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có thể tham khảo, vận dụng và phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Công tác địch vận trong giai đoạn đầu kháng chiến (1945 - 1950). Chương 3: Công tác địch vận trong giai đoạn tiến công và phản công, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến (1951 - 1954). Chương 4: Đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm.
  13. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cùng với các hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế , công tác địch vận được sử dụng là một mũi tiến công sắc bén vào hàng ngũ kẻ thù. Tùy vào từng thời kỳ, công tác này có những tên gọi khác nhau như: tâm công, binh vận, địch vận, binh - địch vận và tuyên truyền đặc biệt. Trong Khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV, sách lược tâm công trở thành tư tưởng chiến lược, được Lê Lợi, Nguyễn Trãi vận dụng thành công. Nội dung cơ bản của sách lược tâm công, một mặt là việc vận động nhân dân cả nước đứng lên đánh giặc, giáo dục, động viên tinh thần chiến đấu của nghĩa quân; mặt khác hết sức quan trọng là tuyên truyền tư tưởng nhân nghĩa, đánh vào tinh thần quân địch, tiến công trên mặt trận chính trị, ngoại giao, kết hợp chặt chẽ với đòn tiến công quân sự, từng bước làm suy yếu, tan rã tinh thần, tiến tới đánh sập hoàn toàn ý chí xâm lược của kẻ thù [40, tr.469]. Kế thừa truyền thống tâm công trong lịch sử dân tộc, ngay từ khi mới thành lập, ĐCSVN luôn coi trọng công tác địch vận. Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, Đảng đề ra chủ trương, đường lối, hình thức, phương pháp vận động cụ thể, phù hợp với từng đối tượng để thực hiện địch vận có kết quả. Trong giai đoạn cách mạng 1930-1945, Đảng sử dụng khái niệm binh vận và xác định đó là một bộ phận công tác vận động cách mạng của Đảng đối với binh lính trong quân đội Pháp. Phương thức hoạt động là trực tiếp hoặc thông qua thân nhân binh lính để tuyên truyền, vận động nhằm giác ngộ, đưa họ vào tổ chức Binh sĩ cứu quốc trong mặt trận dân tộc thống nhất, kết nạp những người thực sự giác ngộ vào lực lượng vũ trang cách mạng sau này.
  14. 7 Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng sử dụng khái niệm địch vận và tuỳ từng đối tượng, còn có các khái niệm cụ thể khác như Âu - Phi vận, Pháp vận, nguỵ vận để có chủ trương, chính sách, khẩu hiệu tuyên truyền, vận động phù hợp với binh lính Âu - Phi, binh lính Pháp hay binh lính người Việt. Cục Địch vận và cơ quan địch vận các cấp đã xuất bản nhiều cuốn sách nêu rõ những nội dung cơ bản về công tác địch vận, trong đó, có thể kể đến một số định nghĩa tiêu biểu: - Địch vận là tuyên truyền vận động làm sao cho hàng ngũ lính địch suy yếu, tan rã mà ít phải tốn xương máu, súng đạn [120, tr.3]. - Công tác địch vận là gì? Là công tác vận động tuyên truyền lôi kéo quân lính địch, giác ngộ địch làm cho chúng hiểu rõ dã tâm của thực dân Pháp, chiến tranh phi nghĩa của Pháp ở Việt Nam, làm cho lính địch chán nản không thích chiến tranh nữa, đòi về nước, mang súng theo ta, hoặc quay súng chống lại bọn sĩ quan chủ trương xâm chiếm nước ta [57, tr.5]. - Công tác địch vận của Đảng ta là công tác vận động cách mạng của giai cấp vô sản đối với quần chúng trong hàng ngũ địch trong chiến tranh, nó là một mặt công tác chính trị của một đoàn thể cách mạng hay một đội quân cách mạng. Đó không phải chỉ là công tác của cấp chỉ huy hay của một số cán bộ phụ trách chuyên môn mà phải là công tác của toàn Đảng, của toàn thể quân đội và của toàn thể nhân dân [55, tr.5, 12]. Có thể nói, trên đây là những định nghĩa đơn giản, dễ hiểu và sát với thực tế công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ĐLĐVN sử dụng các khái niệm binh vận, địch vận hay binh - địch vận và xác định công tác này là một trong ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận). Sau kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, còn có khái niệm công tác tuyên truyền đặc biệt đã được sử dụng. Sau này còn có khái niệm với nội hàm rộng hơn, có tính chung nhất về công tác địch vận. Nếu so với công tác địch vận đã được tiến hành trong kháng chiến chống Pháp thì khái niệm sau đây có nội hàm rộng hơn rất nhiều:
  15. 8 Công tác binh vận là một bộ phận công tác vận động cách mạng của Đảng, một mũi tiến công của cách mạng, của nghệ thuật quân sự Việt Nam, một mặt của hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam. Được bắt nguồn từ đường lối và phương pháp cách mạng, có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động tướng lĩnh, binh sĩ, nhân dân nước địch, bộ máy nguỵ quân, nguỵ quyền của địch và bộ phận những người bị địch lừa gạt, khống chế. Nhằm góp phần làm sáng tỏ chính nghĩa của ta; làm cho kẻ địch bị chia rẽ, cô lập và suy yếu; làm thất bại mọi âm mưu và hành động thù địch của chúng bằng tổng thể các biện pháp chính trị, tư tưởng và tổ chức [190, tr.20]. Tuy tên gọi khác nhau và ở mỗi giai đoạn, thời kỳ cụ thể có sự bổ sung, phát triển về nội dung, phương thức hoạt động, phương châm chỉ đạo, đối tượng vận động cho phù hợp với điều kiện, tình hình, song về cơ bản, quan điểm về công tác địch vận là nhất quán và đều được coi là một chiến lược, một mũi tiến công quan trọng góp phần to lớn vào thắng lợi chung. Riêng trong kháng chiến chống Pháp, Công tác địch vận là một bộ phận công tác vận động cách mạng của Đảng, một mũi tiến công của cách mạng, của nghệ thuật quân sự Việt Nam, một mặt của hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giáo dục, giác ngộ và tổ chức sĩ quan và binh sĩ quân đội Pháp ủng hộ chính nghĩa, đứng về phía cách mạng, chống lại chiến tranh xâm lược, chiến tranh phi nghĩa, làm cho quân đội Pháp tan rã về chính trị, tư tưởng, tinh thần và tổ chức. Lực lượng tham gia công tác địch vận gồm cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, các tổ chức đoàn thể và đông đảo quần chúng nhân dân. Như vậy, có thể thấy, trong kháng chiến chống Pháp, đối tượng chính của công tác địch vận được xác định là sĩ quan và binh sĩ quân đội Pháp. Lực lượng tiến hành công tác địch vận ngoài Quân đội đóng vai trò nòng cốt còn có sự tham gia của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và đông đảo nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
  16. 9 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và công tác địch vận trong kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, nhà khoa học, các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước, được nhiều công trình khoa học tiếp cận ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Qua sưu tầm, khai thác nhiều nguồn tài liệu, có thể tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án như sau: 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có liên quan gián tiếp đến đề tài luận án Nhóm các công trình nghiên cứu ở Trung ương và các địa phương về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Các công trình nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đều ít nhiều có đề cập đến công tác địch vận. Trong số đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập 1, 2, Nxb QĐND, Hà Nội, 1994; Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập 1: Chuẩn bị kháng chiến, Nxb QĐND, Hà Nội, 2001; Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954), tập 2: Toàn quốc kháng chiến, Nxb QĐND, Hà Nội, 2005; Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập 3: Kháng chiến toàn diện, Nxb QĐND, Hà Nội, 2009; Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập 4: Bước ngoặt của cuộc kháng chiến, Nxb QĐND, Hà Nội, 2011; Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập 5: Phát triển thế chiến công chiến lược, Nxb QĐND, Hà Nội, 2014; Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 10: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954), Nxb QĐND, Hà Nội, 2014; Lịch sử Việt Nam, tập 10 (1945-1950), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007; Lịch sử Việt Nam, tập 11 (1951-1954), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, v.v Những công trình nghiên cứu trên đây do Viện LSQS Việt Nam, Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu, biên soạn,
  17. 10 với nội dung về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính của quân dân cả nước chống thực dân Pháp xâm lược, trong đó có ít nhiều đề cập đến công tác địch vận. Tuy nhiên, do đây là những công trình nghiên cứu toàn diện về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nên nội dung có liên quan đến công tác địch vận còn sơ lược và chưa có hệ thống, chủ yếu là một số ví dụ cụ thể, điển hình về một số hoạt động hay kết quả ở một địa phương hay đơn vị nào đó. Hơn nữa, công tác địch vận chỉ là một mặt hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực của toàn bộ cuộc kháng chiến nên nó không phải là chủ thể nghiên cứu mà chỉ là một mặt hoạt động kháng chiến. Nội dung chủ yếu của các công trình trên là các hoạt động quân sự và xây dựng đất nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, v.v Những vấn đề mang tính hệ thống về công tác địch vận như chủ trương, kế hoạch, nội dung, biện pháp, hình thức tiến hành, quá trình triển khai thực hiện, kết quả đạt được, v.v, chưa được đề cập. Luận án Phó Tiến sĩ khoa học quân sự: Chính sách chính trị, quân sự của Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954 và nguyên nhân thất bại của chúng của Nguyễn Mạnh Hà, Viện LSQS Việt Nam, Hà Nội, 1996. Tác giả luận án đã nghiên cứu, dựng lại và làm rõ chính sách chính trị, quân sự của Pháp và nguyên nhân thất bại của chúng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam giai đoạn 1945-1954. Qua công trình này, có thể thấy rõ một trong những âm mưu thâm độc của thực dân Pháp là thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” một cách có hệ thống và ngày càng ráo riết. Bên cạnh các công trình nghiên cứu ở Trung ương, còn có nhiều công trình của các địa phương trong cả nước nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có đề cập đến công tác địch vận. Tiêu biểu như: Công trình Lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu Tả Ngạn sông Hồng (1945-1955) và Mấy mấy đề lớn ở khu Tả ngạn sông Hồng trong kháng chiến chống Pháp 1945-1955, do Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu Tả Ngạn sông Hồng tổ chức nghiên cứu, biên soạn, Nxb
  18. 11 CTQG, Hà Nội, 2001, đã dựng lại một cách khái quát, chân thực, sinh động những sự kiện lịch sử chính yếu cuộc kháng chiến chống Pháp trên địa bàn. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, công trình đã làm sáng tỏ đường lối và những phương châm chiến lược của Đảng trong cuộc kháng chiến, sự chấp hành nghiêm chỉnh và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể địa phương của Đảng bộ khu Tả Ngạn sông Hồng, làm nổi bật cuộc đấu tranh của đông đảo nhân dân. Là địa bàn sau lưng địch, phải sống và sinh hoạt gần địch nên công tác địch vận được Khu Tả Ngạn sông Hồng đặc biệt chú trọng và tiến hành có hiệu quả, đặc biệt là đối với đối tượng là binh lính người Việt trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Công tác tuyên truyền, vận động, các phong trào đấu tranh chống địch bắt lính, đòi chồng, đòi con diễn ra sôi nổi, làm cho thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn, lúng túng, đội quân người Việt do chúng xây dựng bị lung lay về tư tưởng chính trị và có lúc tan rã từng mảng. Công trình còn có một chuyên đề về công tác binh - địch vận cung cấp nhiều số liệu quan trọng, nhất là giai đoạn từ 1951 đến 1954. Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu của một địa phương về cuộc kháng chiến nói chung, công tác địch vận chỉ là một trong những hoạt động kháng chiến, vì vậy chưa được đề cập đầy đủ và có hệ thống, chưa rút ra những vấn đề khái quát mang tính quy luật. Cùng với Khu Tả Ngạn, còn có một số công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Liên khu 3 như: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu 3 (1945-1955), Nxb CTQG, Hà Nội, 2005, do Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức nghiên cứu, biên soạn; Lịch sử Đảng bộ Quân khu 3, tập 1: Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-5.1955, Nxb QĐND, Hà Nội, 2008. Thông qua nguồn tư liệu chân thực, phong phú, các tác giả đã phác họa bức tranh toàn cảnh hết sức sinh động về cuộc đấu tranh đầy hi sinh, gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Liên khu 3 trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Là địa bàn chiến lược quan trọng cả về vị trí địa lý, dân số và tiềm năng kinh tế, Liên khu 3 trở thành địa bàn nóng bỏng, nơi giành giật quyết liệt giữa lực lượng kháng chiến và thực dân Pháp.
  19. 12 Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ Liên khu, quân và dân Liên khu 3 đã vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt và hi sinh, gian khổ, từng bước đánh bại thực dân Pháp xâm lược. Trong cuộc đấu tranh đó, công tác địch vận đã có những đóng góp quan trọng, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền đấu tranh chống địch bắt lính, đòi chồng, đòi con, vận động binh lính người Việt bỏ ngũ trở về gia đình, quê hương làm ăn, sinh sống, việc thực hiện chính sách đối với những người lầm đường, lạc lối trở về với kháng chiến. Tuy nhiên, hoạt động tác chiến vẫn là nội dung chủ yếu và xuyên suốt của công trình, còn công tác địch vận chỉ được đề cập ở một mức độ nhất định, chưa nêu bật được những nội dung, hình thức phong phú cũng như thành tích và kinh nghiệm công tác. Về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở địa bàn Nam Trung Bộ, có các công trình như: Nam Trung Bộ kháng chiến 1945-1975, Viện Lịch sử Đảng và Hội đồng biên soạn Lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến, 1992; Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 1 (1945-1954), Nxb Đà Nẵng, 1989. Với nguồn tư liệu phong phú, các cuốn sách kể trên đã trình bày có hệ thống sự phát triển và các mặt hoạt động của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ, trong đó, công tác tuyên truyền, vận động binh lính quân đội Liên hiệp Pháp có lúc được đề cập đến nhưng còn hết sức sơ sài và không có hệ thống. Nội dung chủ yếu của cuốn sách vẫn là các hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang các tỉnh Nam Trung Bộ. Đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nam Bộ, có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, tập 1 (1945-1954), Nxb CTQG-Sự Thật, Hà Nội, 2010; Những vấn đề chính yếu trong lịch sử Nam Bộ kháng chiến (1945-1975), Nxb CTQG-Sự Thật, Hà Nội, 2011, do Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến tổ chức nghiên cứu, biên soạn. Ngoài ra, còn có các cuốn như Đông Nam Bộ kháng chiến 1945-1974, tập 1, Nxb QĐND, Hà Nội, 1993; Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Nxb CTQG, Hà Nội, 2008, v.v. Đây là những nghiên cứu công phu, phản ánh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Nam Bộ trên tất cả
  20. 13 các lĩnh vực, trong đó có nội dung về công tác địch vận. Tuy nhiên, nội dung này còn hết sức sơ lược, chỉ là những ví dụ thành tích địch vận cụ thể, điển hình ở một số địa phương, những nội dung mang tính hệ thống về công tác địch vận cũng chưa được thể hiện. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, nội dung về công tác địch vận còn là khoảng trống. Công tác địch vận, nhất là công tác tuyên truyền, vận động binh lính người Việt trong quân đội Liên hiệp Pháp chỉ được đề cập đến ở giai đoạn cuối cuộc kháng chiến, chủ yếu là trong Đông Xuân 1953-1954, đặc biệt là trong hoạt động phối hợp với Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngoài các công trình nghiên cứu lịch sử kháng chiến chống Pháp của các liên khu, khu, các vùng, miền trong cả nước, còn có các công trình nghiên cứu của các tỉnh có đề cập đến công tác địch vận. Có thể kể đến một số cuốn tiêu biểu như: Hải Phòng lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Nxb QĐND, Hà Nội, 1986; Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn Hải Hưng (1945-1954), BCHQS Hải Hưng xuất bản, 1988; Cuộc kháng chiến 30 năm của quân dân Tiền Giang, BCHQS Tiền Giang xuất bản, 1988; Bình Định lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945-1975, BCHQS Bình Định xuất bản 1992; Hà Tây lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb. QĐND, Hà Nội, 1998; Thái Bình lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), BCHQS Thái Bình xuất bản, 1999; Nam Định lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 1999; Bắc Ninh lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb QĐND, Hà Nội, 2000; v.v. Đây là những công trình do các địa phương nghiên cứu, biên soạn, nội dung có đề cập các hoạt động địch vận của quân và dân tại các tỉnh, trong đó chủ yếu là phong trào chống địch bắt lính, đấu tranh đòi chồng, đòi con, vận động binh lính bỏ ngũ trở về nhà và một số ít các trận tiến công đồn địch có nội ứng, kết quả của công tác mật giao, gây nhân mối trong hàng ngũ binh lính một số đồn lẻ ở địa phương. Do là công trình về lịch sử kháng chiến chống Pháp ở các tỉnh, các
  21. 14 địa phương, nên nội dung về công tác địch vận chỉ được đề cập lẻ tẻ và mang tính cục bộ, thiếu hệ thống và toàn diện. Nhóm các công trình nghiên cứu lịch sử của các đơn vị, các ngành, các đoàn thể Tiêu biểu trong nhóm này có thể kể đến cuốn Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1, Nxb QĐND, Hà Nội, 1994, và Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1 (1944-1954), Nxb QĐND, Hà Nội, 2009, với nội dung phản ánh quá trình trưởng thành và phát triển lớn mạnh của QĐNDVN cũng như của Đảng bộ Quân đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có đề cập đến công tác địch vận. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu phản ánh các hoạt động tác chiến và sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội là chính, còn công tác địch vận, một mặt hoạt động của công tác chính trị, chỉ được đề cập sơ lược, lẻ tẻ. Cuốn Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 1945-1975, Nxb QĐND, Hà Nội, 1998, do Tổng cục Chính trị QĐNDVN tổ chức nghiên cứu, biên soạn, đã thể hiện những vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển công tác đảng, công tác chính trị qua các chiến dịch tiêu biểu, trong đó có công tác địch vận chiến dịch, sự phối hợp giữa địch vận với tác chiến chiến dịch. Tiêu biểu có thể kể đến công tác địch vận trong Chiến dịch Biên Giới (1950), Chiến dịch Tây Bắc (1952), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Tuy nhiên, công tác địch vận chỉ là một mặt hoạt động của công tác chính trị nên nội dung cũng còn sơ lược và chỉ được trình bày trong một số chiến dịch lớn. Cuốn Lịch sử Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (1925-2004), Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2005, do BCH Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức nghiên cứu, biên soạn. Những hoạt động và đóng góp của thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được phản ánh trong Phần thứ hai: Tích cực bảo vệ, xây dựng chính quyền cách mạng, anh dũng chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Tuyên truyền, vận động binh sĩ quân đội
  22. 15 Pháp, đấu tranh chống bắt lính là một trong những hoạt động sôi nổi của thanh niên, đặc biệt ở các vùng tạm chiếm, tiêu biểu là ở Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Hoạt động của thanh niên về công tác địch vận ở Nam Bộ, Liên khu 5 chưa được đề cập đến trong cuốn sách. Cuốn Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-2000), Nxb QĐND, Hà Nội, 2002, do Tổng cục Chính trị QĐNDVN tổ chức biên soạn, trình bày toàn bộ nội dung công tác đảng, công tác chính trị, trong đó có công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp. Với nhiều tư liệu phong phú, cuốn sách đã phản ánh khá đầy đủ quá trình hình thành và sự phát triển của công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Với tư cách là một nội dung của công tác chính trị, do cơ quan chính trị chỉ đạo, công tác địch vận cũng được phản ánh một phần, chủ yếu là các chủ trương địch vận cụ thể trong các chiến dịch lớn như Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, công tác địch vận chỉ là một trong những nội dung của công tác chính trị nên chỉ được đề cập hết sức sơ lược và chưa có hệ thống. Lịch sử phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1955), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2002, là công trình do Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ Liên khu 3 tổ chức biên soạn. Nội dung cuốn sách phản ánh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của quân dân đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có những đóng góp to lớn của phụ nữ Liên khu 3 trên nhiều mặt trận, tiêu biểu như phong trào phụ nữ diệt giặc dốt, thực hiện đời sống mới trong những ngày đầu sau Cách mạng Tháng Tám; phong trào phụ nữ đẩy mạnh sản xuất, đấu tranh bảo vệ sản xuất, bao vây phá hoại kinh tế địch; phụ nữ phục vụ kháng chiến, bộ đội, thương binh, đi dân công, làm công tác giao thông liên lạc; phong trào nữ du kích trong cuộc chiến tranh nhân dân. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện đó, phụ nữ Liên khu 3 đã tích cực tham gia công tác địch vận, đấu tranh đòi chồng con, chống địch bắt lính, tuyên truyền, vận động binh lính người Việt bỏ ngũ trở về nhà, góp phần to lớn vào thắng lợi chung trong cuộc đấu tranh
  23. 16 tại vùng địch hậu. Có thể nói, đây là cuốn sách có nhiều tư liệu quý về công tác địch vận ở Liên khu 3 trong kháng chiến chống Pháp. Cuốn Lịch sử Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, do Tổng cục Chính trị tổ chức nghiên cứu, biên soạn, Nxb QĐND, Hà Nội, 2004. Công tác địch vận là một bộ phận của công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của Cục Chính trị (từ 1950 là Tổng cục chính trị) đã được phản ánh trong Phần thứ nhất: Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Quá trình hình thành và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1944-1954). Tổ chức bộ máy và hoạt động của Tổng cục Chính trị (trong đó có Cục Địch vận) đã được phản ánh có hệ thống. Một số vấn đề về công tác địch vận, chủ yếu là xác định chủ trương, tầm quan trọng đã được phản ánh một cách sơ lược nhưng có hệ thống, là tài liệu tham khảo quan trọng. Cuốn Lịch sử phụ nữ Nam Bộ kháng chiến, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, trong đó có Chương III: Phong trào phụ nữ Nam Bộ giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), phản ánh những hoạt động phong phú trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và những đóng góp to lớn của phụ nữ Nam Bộ. Trong đó, công tác địch vận với phong trào đấu tranh chống bắt lính, đòi chồng, đòi con được chị em tích cực tham gia và lập nhiều thành tích. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn của một cuốn lịch sử phụ nữ nói chung, công tác địch vận chỉ là một mặt hoạt động nên được phản ánh còn sơ lược với một vài mẩu chuyện địch vận cụ thể, chưa có hệ thống về chủ trương, tổ chức hoạt động, những kinh nghiệm được rút ra, v.v. của phụ nữ Nam Bộ về công tác này. Nhóm các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Trong nhóm này, đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu như: Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương của Yves Gras, Nxb. Plon, Paris, 1979; Một đế chế cáo chung, Việt Minh địch thủ của tôi của R.Xalăng, Pari, 1970; Hai cuộc chiến tranh của Việt Nam từ Va-luy đến Oét-mo-len của G. Sáppha, Nxb Bàn tròn, Pari, 1969; Về cuộc chiến tranh chiếm lại Đông Dương của đế quốc
  24. 17 Pháp của C. Paya, Thư viện Quân đội sao lục, 1975; Bí mật đội quân lê dương Pháp (tư liệu nước ngoài), Đào Ngọc Ninh sưu tầm và tuyển chọn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; v.v. Các tác phẩm kể trên, ở đôi chỗ, đề cập tới âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, về việc lập chính quyền thân Pháp, xây dựng và phát triển “Quân đội quốc gia”, bắt thanh niên người Việt vào lính, thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. Sách cũng phản ánh cuộc đấu tranh của quân và dân Việt Nam; thất bại của âm mưu, thủ đoạn, trong đó có việc sử dụng quân đội và chính quyền thân Pháp của thực dân Pháp; cuộc đấu tranh toàn diện của VNDCCH đã đẩy cuộc chiến tranh phi nghĩa của Pháp ngày càng lâm vào thế bế tắc, không lối thoát và thất bại. Tuy quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, song các tác giả đã cung cấp một số chi tiết như về bối cảnh lịch sử, tình hình và tâm lý quân đội Pháp, một số chính sách của Pháp để đối phó với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, v.v. Có thể nói, đây là những tài liệu liên quan gián tiếp đến đề tài luận án, giúp người nghiên cứu có thêm cơ sở để nhìn nhận về cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và công tác địch vận nói riêng. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về công tác địch vận trong kháng chiến chống thực dân Pháp Nhóm các công trình nghiên cứu trong nước Ngay khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra và công tác địch vận đang được tích cực tiến hành, đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận và tổng kết về công tác địch vận được xuất bản. Đây là những tài liệu quan trọng phản ánh trực tiếp về công tác địch vận, từ đó kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm và định hướng chỉ đạo công tác lúc đó, giúp cho các cấp, các ngành, các địa phương, trực tiếp là ngành địch vận xác định rõ những vấn đề cơ bản của công tác địch vận để tiến hành có hiệu quả, đúng hướng. Cuốn Công tác địch vận của Văn Tiến Dũng, Cục Chính trị - Bộ Quốc phòng xuất bản, 1948, đã tổng kết, rút ra những ưu, khuyết điểm của công tác
  25. 18 địch vận từ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đến năm 1948. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tác giả chỉ ra “với những nhược điểm của địch và khả năng của ta thì thành tích công tác này còn ít ỏi, chưa thỏa đáng” vì công tác “còn sơ sài, non nớt, chưa có nề nếp và bao quát một kế hoạch lâu dài” [76, tr.13]. Từ đó, để khắc phục hạn chế và tiến hành công tác tốt hơn, tác giả giải đáp những nội dung căn bản như: Làm sao cho bộ đội và dân chúng có ý thức địch vận, tuyên truyền quân địch thế nào? Cách đối xử và sử dụng hàng binh, tù binh, thực hiện việc thả tù binh ra sao? Mối quan hệ giữa tác chiến và địch vận? Tuy nhiên, công trình được nghiên cứu và xuất bản ngay trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp nên nội dung còn sơ lược, mới bước đầu định hình những nội dung cơ bản của công tác địch vận. Cũng trong năm 1948, Nxb Quân du kích xuất bản cuốn Công tác địch vận của dân chúng. Từ việc xác định “địch vận là công tác vận động khéo léo thế nào cho quân địch ra trận không có tinh thần chiến đấu hoặc phản đối bọn chỉ huy không ra trận nữa hoặc có cảm tình với quân ta, cùng với quân ta đánh lại thực dân Pháp” [54, tr.5], cuốn sách giải đáp những vấn đề cơ bản như: Tại sao phải làm địch vận? Tuyên truyền binh lính người Việt và gia đình, vợ con họ như thế nào? Cách thức bí mật rải truyền đơn, lấy tin tức của địch? Thái độ của dân chúng đối với tù, hàng binh ra sao cho đúng chính sách? Đây là những nội dung cốt lõi hướng dẫn cho đông đảo nhân dân hiểu và tiến hành công tác địch vận đúng với đường lối, chính sách của Đảng. Với tinh thần vừa tiến hành công tác vừa rút kinh nghiệm, từ đó vận dụng kinh nghiệm để tiến hành công tác được tốt hơn, năm 1949, Ban Địch vận, Phòng Chính trị Liên khu 1 biên soạn và xuất bản cuốn Kinh nghiệm địch vận. Thông qua một số hoạt động địch vận những năm đầu kháng chiến, bằng các ví dụ cụ thể (trận tiến công đồn Phố Lu ngày 25.2.1949, đồn Lũng Vài đêm 13.3.1949, đồn Khuể ngày 26.9.1949, trận Đèo Khách đêm 15.3.1949), các tác giả đã chỉ ra những ưu, khuyết điểm, đồng thời đúc kết một số kinh nghiệm về cách dùng mật giao để tiêu diệt đồn lẻ của địch bằng nội ứng, việc phối hợp địch vận với tác chiến. Những ví dụ cụ thể trong cuốn sách là tư liệu
  26. 19 lịch sử quan trọng về công tác địch vận trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, khi lĩnh vực này mới được tiến hành, còn sơ khai. Cũng với tinh thần như trên, năm 1949, Ban Địch vận Liên khu 3 xuất bản cuốn Những sai lầm trong công tác địch vận hiện tại. Trên cơ sở tình hình công tác năm 1949, cuốn sách nêu lên một số một số khuyết điểm như: Quan niệm cho rằng công tác địch vận là của cơ quan chuyên trách địch vận; cho rằng cán bộ chỉ cần có văn hóa là làm được công tác địch vận, không cần biết chính trị, quân sự; bố trí cán bộ dàn trải, không tập trung vào những trọng điểm công tác; chưa lấy chính nghĩa là cơ sở chính để tuyên truyền; coi công tác địch vận như công tác tình báo, dân vận, v.v. Qua đó, tài liệu đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế trong công tác địch vận. Với những ví dụ cụ thể, cuốn sách không chỉ là tài liệu tổng kết kinh nghiệm, hướng dẫn công tác, mà còn trình bày được sơ lược quá trình tiến hành công tác địch vận ở Liên khu 3 trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, là tài liệu tham khảo có giá trị. Năm 1950, Cục Chính trị - Bộ Quốc phòng biên soạn và xuất bản cuốn Công tác địch vận của Đảng ta, trình bày những vấn đề mang tính lý luận chung nhất về công tác địch vận, như vị trí, vai trò, tính chất quân sự và đặc điểm của công tác địch vận; nêu lên ba quan niệm sai lầm căn bản về công tác địch vận là: quan niệm công tác địch vận chỉ đơn thuần phục vụ tác chiến, quan niệm công tác địch vận chỉ là công tác kỹ thuật chuyên môn và quan niệm công tác địch vận chỉ là việc vận động chính trị thuần túy. Căn cứ vào tình hình của cuộc kháng chiến, cuốn sách đề ra nhiệm vụ của công tác địch vận trong các giai đoạn chiến lược và xác định: Công tác địch vận là công tác vận động cách mạng của Đảng đối với quần chúng trong hàng ngũ binh lính địch trong chiến tranh, là một trong các mặt công tác chính trị của một đoàn thể cách mạng hay một quân đội cách mạng. Đó không phải “chỉ là công tác của cấp chỉ huy hay của một số cán bộ phụ trách chuyên môn mà phải là công tác của toàn Đảng, của toàn thể quân đội và của toàn thể nhân dân” [55, tr.12]. Trên cơ sở đó, tài liệu đề ra những nhiệm vụ cụ thể, cách thức, phương pháp
  27. 20 tiến hành công tác địch vận qua các giai đoạn của cuộc kháng chiến; trình bày rõ bộ máy, hệ thống tổ chức địch vận thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, v.v. Đây là tài liệu lý luận quan trọng và đầy đủ nhất kể từ đầu kháng chiến về công tác địch vận dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trong kháng chiến chống Pháp. Cũng trong năm 1950, nhằm hướng dẫn công tác ở địa phương, Ty Thông tin Bắc Ninh xuất bản cuốn Công tác địch vận phổ thông của Hồng Phương, trong đó, sau khi nêu rõ khái niệm về công tác địch vận, cuốn sách nêu những hình thức tuyên truyền, vận động cụ thể như tán phát truyền đơn, viết thư tay, gọi loa, biểu ngữ, mật giao, v.v vào hàng ngũ binh lính quân đội Liên hiệp Pháp. Cùng với các tài liệu về công tác địch vận nói chung, còn có các tài liệu hướng dẫn tiến hành công tác với các đối tượng vận động cụ thể. Tiêu biểu có thể kể đến cuốn Công tác Âu - Phi vận phổ thông, do Tiểu Ban Âu - Phi vận, Ban Địch vận Liên khu 3 xuất bản, 1951. Nội dung tài liệu xác định vị trí, tầm quan trọng của công tác Âu - Phi vận và tổng kết công tác Âu - Phi vận từ đầu kháng chiến đến năm 1951 trên địa bàn liên khu, qua đó đúc rút một số kinh nghiệm và đề ra những hình thức, biện pháp tiến hành sao cho có hiệu quả. Với đối tượng vận động là binh lính người Việt, có cuốn Kinh nghiệm phá tuyển mộ ngụy binh do Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam xuất bản. Nội dung tài liệu chỉ rõ âm mưu và các thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, dụ dỗ để tuyển mộ thanh niên Việt Nam vào lính của thực dân Pháp. Để đánh bại âm mưu đó, Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam xác định “phá tuyển mộ ngụy binh là nhiệm vụ chiến lược” [127, tr.5] trên cơ sở lấy các hoạt động quân sự làm áp lực. Từ đó, cuốn sách đưa ra 10 bài học kinh nghiệm trong việc chống tuyển mộ và yêu cầu Đoàn thanh niên trong quá trình thực hiện đấu tranh chống tuyển mộ cần vận dụng tốt và tiếp tục rút ra những kinh nghiệm bổ ích khác để phổ biến rộng rãi, nhằm làm cho công tác phá tuyển mộ đạt thành tích ngày càng cao.
  28. 21 Một nội dung quan trọng của công tác địch vận là phong trào đấu tranh chống địch bắt lính. Cuốn Phong trào chống địch bắt lính trong vùng tạm bị chiếm, Nxb Sự Thật, 1952, trình bày những cuộc đấu tranh chống địch bắt lính của đông đảo nhân dân từ Bắc chí Nam, sôi nổi và mạnh mẽ là từ sau chiến thắng Biên Giới Thu - Đông 1950. Trước âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp, nhân dân trong các vùng tạm bị chiếm đã đấu tranh sôi nổi chống âm mưu bắt lính của địch. Lúc đầu, phong trào có tính chất tự động nhưng sau đó có sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng và chính quyền, đoàn thể, trở thành một mặt hoạt động của công tác địch vận, thu được nhiều thắng lợi lớn. Tuy nhiên, nội dung cuốn sách chỉ là những ví dụ điển hình được dẫn lại trên các báo, chưa có hệ thống từ chủ trương, đường lối của Đảng và việc tổ chức thực hiện, huy động đông đảo nhân dân và các đoàn thể đấu tranh chống giặc bắt lính. Về thời gian, cũng chỉ là một giai đoạn ngắn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuốn Những mẩu chuyện tranh đấu của tù binh Âu - Phi được phóng thích 1951-1952, Ban Địch vận, Phòng Chính trị Liên khu Việt Bắc biên soạn và xuất bản, 1953. Từ tháng 1.1951 đến tháng 7.1952, thi hành chính sách khoan hồng của Đảng và Chính phủ, nhiều đoàn tù binh Âu - Phi và tù binh người Việt đã được phóng thích. Sau khi được tuyên truyền, giáo dục và được phóng thích, nhiều tù binh Âu - Phi đã hiểu rõ cuộc kháng chiến chính nghĩa của VNDCCH và có nhiều hoạt động tích cực tranh đấu đòi hồi hương và hòa bình ở Việt Nam. Qua cuốn sách, có thể thấy tác dụng của chính sách địch vận Việt Nam, sự chuyển biến nhận thức của tù binh Âu - Phi khi được đối xử nhân đạo, khoan hồng. Tuy nhiên, nội dung cuốn sách chỉ là một giai đoạn rất ngắn từ 1951 đến giữa 1952. Cuốn Lá thư tâm tình, Tỉnh đội Hà Đông xuất bản, 1962, là tài liệu tuyên truyền địch vận, gồm một số mẩu chuyện về công tác vận động binh lính quân đội Liên hiệp Pháp và cuộc đấu tranh của đông đảo nhân dân tỉnh Hà Đông chống địch tổng động viên, mua chuộc dụ dỗ và bắt ép thanh niên vào lính làm bia đỡ đạn cho Pháp. Thông qua các mẩu chuyện, những người biên soạn
  29. 22 rút ra một số kinh nghiệm địch vận của tỉnh Hà Đông trong kháng chiến chống Pháp. Cùng nội dung này, còn có cuốn Không đánh mà tan, Nxb QĐND, Hà Nội, 1962, gồm một số mẩu chuyện địch vận tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp, do Nxb QĐND sưu tầm và giới thiệu. Đó là những mẩu chuyện về việc gọi loa tuyên truyền trong dịp Tết, về những khẩu hiệu, những bảng tin, những cuộc mật giao, v.v, của cán bộ và nhân dân một số địa phương dọc đường số 5 ở Hải Dương, Hưng Yên, nhân dân Thái Bình, Nam Định, đồn Cẩm Lệ (Đà Nẵng), v.v. Những mẩu chuyện này tuy không phải là điển hình, cũng chưa phản ánh đầy đủ tinh thần tích cực vận động binh lính quân đội Liên hiệp Pháp của các địa phương trong cả nước, nhất là Nam Bộ và Liên khu 5, nhưng nó thể hiện một điều, khi một dân tộc có chính nghĩa, với truyền thống nhân đạo cao cả, nhất định sẽ có sức thuyết phục đối với những người lính đối phương. Chuyên đề Công tác địch vận thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thuộc đề tài KX-20 do Thượng tá Hà Xuân Nhân biên soạn, 1995, đã tổng kết công tác binh - địch vận dưới sự lãnh đạo của Đảng từ 1930 đến 1975, trong đó có phần kháng chiến chống Pháp (1945-1954), được thể hiện qua các mặt công tác: Công tác tuyên truyền; công tác tổ chức xây dựng cơ sở và lãnh đạo đấu tranh trong hàng ngũ quân đội địch; chỉ đạo địch vận kết hợp với tác chiến; chính sách đối với tù hàng binh và ngụy binh trở về. Qua thực tiễn tiến hành công tác địch vận trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chuyên đề rút ra một số bài học kinh nghiệm. Tuy nhiên, chuyên đề còn sơ lược, mang tính khái quát chung cho cả thời kỳ dài, chưa trình bày được những hoạt động cụ thể của công tác địch vận trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử: Hồ Chí Minh với công tác tuyên truyền vận động binh sĩ quân đội đối phương 1925-1954 của Lê Văn Mạnh, Học viện Chính trị quân sự, 2000, đã trình bày một cách có hệ thống về Hồ Chí Minh với công tác tuyên truyền vận động binh sĩ quân đội đối phương từ 1925-1954; làm rõ những quan điểm, tư tưởng cơ bản và một số hoạt động
  30. 23 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, đây là những vấn đề mang tính lý luận, những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những nội dung về quá trình triển khai thực hiện, những hoạt động của công tác địch vận còn mờ nhạt, chưa đầy đủ. Năm 2001, Nxb Trẻ xuất bản cuốn Đánh thắng địch là giỏi, không đánh mà thắng địch càng giỏi hơn, do Nguyễn Văn Khoan sưu tầm, tuyển chọn. Cuốn sách là tập hợp một số văn kiện của Đảng, một số bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều tác giả khác về công tác địch vận. Có thể kể đến một số bài như: Thư gửi tù binh Âu - Phi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Suy nghĩ về công tác binh vận của Lưu Văn Lợi, Mũi giáp công thứ ba của Nguyễn Chi Lăng, Tâm công Việt Nam của Nguyễn Việt Hồng, Thu phục lòng người - một kế sách giữ nước và cứu nước của Hồ Chí Minh của Nguyễn Văn Khoan, Nhớ đồng chí Dương Hữu Miên của Hoàng Minh Thảo, v.v. Mỗi bài viết, tuy còn sơ lược và đề cập đến một vấn đề cụ thể, nhưng đây là tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn Công tác Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1947-2002), Biên niên, Nxb QĐND, Hà Nội, 2003, do Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt - Tổng cục Chính trị tổ chức sưu tầm, biên soạn. Nội dung của cuốn sách bao gồm các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn và những hoạt động nổi bật của công tác dân vận và tuyên truyền đặc biệt, trong đó có công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp. Đây là một nguồn tư liệu, mặc dù chưa đầy đủ nhưng rất quan trọng trong nghiên cứu, thực hiện luận án. Cuốn Lịch sử Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt (1947-2007), Nxb QĐND, Hà Nội, 2008, do Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt - Tổng cục Chính trị tổ chức nghiên cứu, biên soạn đã trình bày một cách có hệ thống quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành cùng những thành tích đã đạt được của Cục Địch vận, Cục Dân vận, rồi Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt (nay là Cục Dân vận thuộc Tổng cục Chính trị). Qua lịch sử hình thành và phát triển của Cục Địch vận, công tác địch vận được trình bày khá cụ thể về
  31. 24 hệ thống bộ máy tổ chức, chỉ huy và những nét lớn trong quá trình thực hiện, những thành tích tiêu biểu đã đạt được trong suốt quá trình phát triển, trong đó có giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt, cuốn sách cung cấp nhiều số liệu quan trọng về thành tích công tác địch vận, làm rõ một số chủ trương, nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền, việc thực hiện chính sách tù, hàng binh, v.v. Tuy nhiên, đây là công trình về lịch sử của một tổ chức quân sự trong quân đội nên nội dung cơ bản là về sự hình thành và phát triển của tổ chức đó, những nội dung về công tác địch vận chỉ trình bày trong khuôn khổ hoạt động của Cục Địch vận, những chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác địch vận và những hoạt động địch vận của các cấp, các ngành có liên quan còn chưa được trình bày đầy đủ. Mặt khác, cuốn sách chủ yếu phản ánh công tác địch vận ở miền Bắc, tiêu biểu là ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, những hoạt động địch vận ở Liên khu 5 và Nam Bộ còn mờ nhạt. Liên quan đến sách lược “tâm công” trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, trong cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam của nhà nghiên cứu Phan Ngọc, Nxb Văn học, Hà Nội, 2010, có Chương XII: Truyền thống quân sự Việt Nam nền tảng của mọi thắng lợi quân sự. Nội dung chương sách đề cập đến việc “đánh”, “đàm phán” và sử dụng chính sách “tâm công”. Mặc dù được trình bày còn sơ lược và ngắn gọn, tác giả đã chỉ ra một trong những truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam là thực hiện chính sách “tâm công”, đề cao nhân nghĩa, đối xử nhân đạo với tù, hàng binh. Đó là một dòng chảy liên tục và xuyên suốt từ các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần, Lê cho đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Điều đó có tác động lớn vào tâm lý, tư tưởng và hành động của binh lính đối phương, làm cho ý chí xâm lược của họ bị lung lay khi nhận ra chính nghĩa, từ đó có những hành động ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Trong cuốn Dấu tích người nước ngoài trong lịch sử Việt Nam, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tác giả Trần Thái Bình có một số bài viết về những người nước ngoài trong hàng ngũ đội quân xâm lược của Pháp, Nhật đã bỏ hàng ngũ sang theo Việt Minh và tham gia kháng chiến, có nhiều đóng
  32. 25 góp to lớn. Đó là các bài: “Những quân nhân Nhật trở thành “người Việt Nam mới”; “Hai giáo sư Maurice và Yvonne Bernard, những người Pháp đầu tiên làm bạn với Việt Minh từ Tam Đảo”; “Những người đồng đội da trắng của Việt Nam”. Đây là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng, tuy chưa đầy đủ về những người “Việt Nam mới”, những “chiến sĩ quốc tế” trong hàng ngũ Việt Minh. Liên quan tới đề tài luận án, nhiều năm qua có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Trên Tạp chí Lịch sử quân sự có các bài như: Góp phần tìm hiểu lịch sử công tác binh vận của Đảng trước Cách mạng tháng 8-1945, Phát biểu của Éc-uyn Bôsê về công tác địch vận tại Hội nghị toàn quốc lần thứ Ba của Đảng Cộng sản Đông Dương (1950) của Nguyễn Thành, số 2.1992 và số 5.1993; Vận động binh lính địch trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của Nguyễn Văn Khoan, số 4.1999; Nhớ những ngày làm địch vận của Lê Thị Thu, số 6.2000, v.v. Trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử có các bài tiêu biểu như: Đường lối địch vận của Nguyễn Trãi đã đem lại những kết quả gì cho nghĩa quân Lam Sơn (số 89.1966) của Văn Tân; Về công tác binh vận trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) (số 96.1967) của Nguyễn Hoài; Sách lược “công tâm” - cống hiến chủ yếu của Nguyễn Trãi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc (số 3.1980) của Đào Duy Anh; Công tác tình báo, chiến tranh tâm lý và địch vận trong chiến tranh Lý - Tống hồi thế kỷ XI (số 6.1987) của Văn Tân; Chính sách đối xử với tù, hàng binh của Việt Nam trong 30 năm chiến tranh (1945-1975) (số 7.2004) của Hồ Khang, v.v. Trên Tạp chí Xưa và Nay có bài Chính sách địch vận Việt Nam và vấn đề hàng binh Đức (số 207, tháng 3.2004) của nhà nghiên cứu Lưu Văn Lợi, v.v Những bài nghiên cứu đăng tải ở các tạp chí nói trên là những khảo cứu chuyên sâu, trực tiếp về công tác địch vận trong suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, từ thời Lý, Trần, Lê, đến thời kỳ cách mạng do ĐCSĐD lãnh đạo, trong Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp. Là những khảo cứu chuyên sâu nên nội dung các bài báo nói trên là
  33. 26 những khía cạnh cụ thể của công tác địch vận, chưa phải là những nghiên cứu đầy đủ về công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp, chưa nêu bật rõ bối cảnh lịch sử, quá trình tiến hành tuyên truyền, vận động đối với nhiều đối tượng binh lính quân đội Pháp như Âu, Phi, Việt, v.v. Đặc biệt, những nghiên cứu đó chưa rút ra được những đặc điểm, ý nghĩa và kinh nghiệm của công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp. Mặc dù vậy, các bài viết điều khẳng định, sách lược “tâm công” trước kia cũng như công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp là sự tiếp nối truyền thống văn hóa quân sự dân tộc, là một kế sách giữ nước độc đáo và có hiệu quả của dân tộc Việt Nam. Trong những điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ, phải chịu nhiều tổn thất, hi sinh do chiến tranh xâm lược của kẻ thù mang lại, nhân dân Việt Nam vẫn đối xử nhân đạo, khoan hồng với tù, hàng binh như thực hiện thả tù binh ngay tại mặt trận, đối đãi tử tế, không ngược đãi tù binh, cứu chữa tù binh bị thương, không lấy vật dụng riêng của tù binh, v.v. Đó là truyền thống thể hiện đạo lý cao cả của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Nhóm các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Không chỉ thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả, nhà khoa học trong nước, những năm gần đây, công tác địch vận do VNDCCH tiến hành trong kháng chiến chống Pháp cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài với nhiều khảo cứu chuyên sâu. Nhiều nghiên cứu trong số đó đã được công bố rộng rãi, có thể kể đến như bài Những người lính da trắng của Hồ Chí Minh của Giắc Đo-i-ông, Tạp chí Lịch sử quân sự số 5.1993. Đặc biệt, Tạp chí Xưa và Nay cũng đăng tải nhiều bài viết có liên quan như: Quân nhân Nhật Bản theo Việt Minh trong những năm đầu kháng chiến (số 128, 129, 130, tháng 11, 12.2002), Những người ngoại quốc tình nguyện trong hàng ngũ Việt Minh (số 137-138, tháng 4.2003) của tác giả người Mỹ Christopher E. Goscha; Trí thức Đức tham gia kháng chiến Việt Nam (số 207, tháng 3.2004) của tác giả Heinz Schutte. Đây là những nghiên cứu của các học giả nước ngoài về một hiện tượng đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp - những người ngoại quốc trong quân đội Pháp bỏ hàng ngũ
  34. 27 sang theo Việt Minh, tham gia kháng chiến, nhiều người có những đóng góp quan trọng. Những nghiên cứu đó khá chi tiết, tỉ mỉ về chính sách địch vận của Việt Nam và về những con người cụ thể, những đóng góp cụ thể của nhiều người “Việt Nam mới”, đặc biệt là những người Đức, người Áo, người Nhật Bản, người Hi Lạp như: Rudy Schroder, Erwin Borchers, Ernest Frey; Kosirowai, Kotas Sarantidis, v.v. Điều đó góp phần làm sáng tỏ tính chất sáng ngời chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như truyền thống nhân văn, nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. Ngoài những khảo cứu nêu trên, đáng lưu ý còn có một số cuốn hồi ký của người nước ngoài là những chứng nhân quan trọng của công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp. Cuốn En-xtơ Phrây, một chiến sĩ quốc tế trong quân đội ta của tác giả Trần Đương, Nxb. QĐNĐ, Hà Nội, 2005. Thông qua hồi ký của En-tơ Phrây, tác giả Trần Đương cung cấp nhiều tư liệu quý về một người Áo trong quân đội viễn chinh Pháp, đã bỏ hàng ngũ sang gia nhập QĐNDVN, trở thành Đại tá Nguyễn Dân, Phó Tư lệnh Liên khu 4, đại biểu dự Đại hội II ĐCSĐD. Tham gia và có nhiều cống hiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp, trước sau, Nguyễn Dân được các nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng và giao nhiều trọng trách quan trọng. Rời Việt Nam, Nguyễn Dân đã để lại những tình cảm sâu nặng đối với những người đồng chí khác màu da từng cùng nhau công tác và chiến đấu. Cuốn Chiến sĩ quốc tế, bộ đội Cụ Hồ Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập, Nxb QĐND, Hà Nội, 2011, là tập hợp hai cuốn sách của Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập là Tại sao tôi theo Việt Minh và Ở một trại tù binh Nam Việt Nam cùng một số bài viết với nhiều câu chuyện nghĩa tình giữa cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Việt Nam với Nguyễn Văn Lập. Cuốn sách là ký ức của một người Hy Lạp trong đội quân lê dương sớm nhận ra sự thật cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, đã bỏ hàng ngũ sang theo Việt Minh từ những ngày đầu kháng chiến. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tích cực tham gia vào công tác địch vận, được tin tưởng giao phụ trách một trại tù binh ở Liên khu 5, góp phần quan trọng vào việc quản lý, tuyên truyền, giáo dục
  35. 28 tù, hàng binh Pháp, giúp họ nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược do thực dân Pháp gây ra, tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Xuyên suốt cuốn sách là sự phản ánh cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, đồng thời đấu tranh vạch trần những luận điệu sai trái, thiếu khách quan của một số người trong báo giới Pháp, Mỹ xuyên tạc đường lối và chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam đối với tù, hàng binh. Những công trình tiêu biểu nói trên của các tác giả trong và ngoài nước, mặc dù chưa đầy đủ nhưng là nguồn tư liệu có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu đề tài luận án. 1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Qua khảo cứu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan đề tài luận án đã được công bố, có thể thấy, công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã được đề cập trong nhiều công trình cả trong và ngoài nước, đặc biệt là các công trình trong nước. Tuy nhiên, do thuộc nhiều thể loại khác nhau, do nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị và các cá nhân khác nhau nghiên cứu, biên soạn tùy theo mục đích, yêu cầu của từng đề tài, nên nội dung của các công trình này vẫn còn có những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu có liên quan gián tiếp đến đề tài, trong đó nhóm những công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có tầm bao quát rộng, đề cập tương đối toàn diện các mặt, phân tích sâu những vấn đề mang tầm chiến lược của cả ta và địch, đặc biệt là âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp; chủ trương, đường lối kháng chiến của ta. Tuy nhiên, đây là các công trình nghiên cứu toàn diện về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nên những nội dung về công tác địch vận có được đề cập nhưng hết sức khái lược, rời rạc, chưa đầy đủ và thiếu tính hệ thống.
  36. 29 Các công trình nghiên cứu lịch sử của các đơn vị, các ngành, các đoàn thể có đề cập đến những hoạt động kháng chiến sôi nổi, trong đó có công tác địch vận nhưng cũng chỉ là những nội dung rời rạc mang tính chuyên biệt, đặc thù. Công tác địch vận không phải là đối tượng nghiên cứu chính của các công trình này mà chỉ là một mặt hoạt động của các đơn vị, các ngành, đoàn thể trong kháng chiến chống Pháp. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài chủ yếu nghiêng về các hoạt động của quân Pháp hoặc những quân nhân trong quân đội Pháp sang theo Việt Minh. Mặc dù cung cấp nhiều tư liệu và thông tin có giá trị nhưng các công trình này có không ít những nhận định, đáng giá thiếu khách quan, cần có sự chọn lọc khi sử dụng. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, bao gồm cả trong và ngoài nước, là những khảo cứu chuyên sâu, cung cấp nhiều tư liệu có giá trị về công tác địch vận. Tuy nhiên, các công trình này, hoặc là những khảo cứu về một nội dung cụ thể của công tác địch vận như tuyên truyền, vận động binh lính người Việt hoặc Âu - Phi, đấu tranh chống địch bắt lính, chính sách đối xử với tù, hàng binh, hoặc là những tổng kết, đánh giá trong một giai đoạn, một số năm nhất định, v.v , mà chưa phải là những nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, chưa rút ra được những thành công, hạn chế, những đặc điểm, ý nghĩa và kinh nghiệm của công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp. Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, kể cả gián tiếp và trực tiếp, công tác địch vận được phản ánh ở những mức độ và khía cạnh khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và đầy đủ về các vấn đề như: những chủ trương, quan điểm của ĐCSVN, QĐNDVN về công tác địch vận; bối cảnh tình hình trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến và tác động của nó tới công tác địch vận; quá trình tiến hành, những thành tựu, hạn chế của công tác địch vận trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là việc rút ra những đặc điểm, ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử của công tác này. Mặc dù vậy, kết quả của các
  37. 30 công trình nghiên cứu kể trên rất quan trọng, đó vừa là nguồn tư liệu quý, vừa là những gợi mở bổ ích cho nghiên cứu sinh thực hiện luận án. 1.4. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết - Làm rõ bối cảnh tình hình trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sự tác động của nó tới công tác địch vận. - Trình bày có hệ thống những chủ trương, quan điểm, chính sách của ĐCSVN, Chính phủ và QĐNDVN về công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Trình bày đầy đủ quá trình tiến hành công tác địch vận, làm rõ những thành tựu, nêu lên một số hạn chế trong nhận thức và trong quá trình tiến hành công tác địch vận trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm của công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
  38. 31 Chương 2 CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU KHÁNG CHIẾN (1945 - 1950) 2.1. Khái quát công tác địch vận trước cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Trong các cuộc chiến tranh để giành và bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự, dân tộc Việt Nam luôn phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa, coi trọng và tiến hành công tác địch vận, thực hiện sách lược “tâm công” có hiệu quả. Từ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (938) dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Tây Sơn, công tác địch vận đều được sử dụng, đặc biệt là việc tuyên tuyền nêu cao chính nghĩa của cuộc kháng chiến và đối xử khoan hồng, nhân đạo với tù, hàng binh. Trong kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (1075-1077), khi tiến công vào đất Tống, Lý Thường Kiệt cho niêm yết khắp nơi tờ “Phạt Tống lộ bố văn”, nội dung tố cáo của vua quan nhà Tống, nêu rõ hành động tự vệ chính đáng của quân và dân Đại Việt để tranh thủ sự ủng hộ của người dân Trung Quốc trên đường tiến quân. Khi quân Tống bị giam chân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt và liên tục bị quân dân Đại Việt tiêu hao, tiêu diệt, Lý Thường Kiệt cho người vào đền Trương Hát ở bờ Nam sông đọc lớn bài thơ “Nam quốc sơn hà”, làm nức lòng tướng sĩ Đại Việt, đồng thời tác động làm hoang mang tinh thần binh sĩ quân Tống. Biết quân Tống trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, Lý Thường Kiệt chủ động đề nghị “giảng hòa”, thực chất là mở cho chúng một lối thoát. Đó là chủ trương kết thúc chiến tranh mềm dẻo. Tháng 3.1077, quân Tống rút quân. Nền độc lập của Đại Việt được giữ vững. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông (1285), khi giặc tiến đến bờ sông Thương, nhà Trần đã sử dụng truyền đơn vạch rõ việc quân
  39. 32 Nguyên tiến quân sang Đại Việt là phi nghĩa. Vua Nguyên từng có chiếu chỉ không đem quân ra nước ngoài, nay Thái tử Nguyên đem quân sang Đại Việt tàn hại trăm họ là trái với tờ chiếu của Vua Nguyên, cần phải rút quân về. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Nguyên năm 1285 và năm 1288, nhà Trần đã đối xử nhân đạo, tha chết và trao trả cho đối phương hàng vạn tù binh. Đến Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), Lê Lợi, Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn đã kiên trì thực hiện “mưu phạt tâm công”; “tâm công” được phát triển đến đỉnh cao, trở thành tư tưởng chiến lược. Những bức thư địch vận của Nguyễn Trãi gửi các tướng sĩ quân Minh đều phân tích rõ tình hình, đặc biệt là những khó khăn của quân Minh, đồng thời nêu bật tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng và sức mạnh đoàn kết của quân dân Đại Việt, tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh; nêu rõ chính sách khoan hồng đối với tù, hàng binh. “Tâm công” thực sự trở thành mũi tiến công sắc bén làm suy sụp tinh thần chiến đấu của quân Minh, khi trong điều kiện nguy khốn về quân sự, chúng sẽ sang hàng phục nghĩa quân Lam Sơn. Khi quân Minh trong thành Đông Quan lâm vào tình thế nguy khốn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã chủ động mở một “hội thề”, buộc Vương Thông phải cam kết, xin thề rút hết quân về nước, từ bỏ dã tâm xâm lược Đại Việt. Khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi trên tinh thần hòa hiếu với quân Minh, mở ra một giai đoạn phát triển mới của Đại Việt dưới triều Lê Sơ. Trong kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh thời Tây Sơn, Vua Quang Trung, sau thắng lợi cũng thực hiện chính sách tù, hàng binh nhân đạo, tha chết cho binh sĩ Mãn Thanh bị bắt làm tù binh, những người bị chết trận được chôn cất và cho lập đàn tế. Cuối thế kỷ XIX, trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, công tác địch vận tiếp tục được lãnh tụ một số cuộc khởi nghĩa chú ý vận dụng, có thể kể đến như trong Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892), Hương Khê (1885-1895), Ba Đình (1886-1887), Hùng Lĩnh (1886-1892), Yên Thế (1884-1913). Tuy nhiên, đó mới chỉ là những hoạt động chiến thuật đơn lẻ, chưa thành đường lối cụ thể và kết quả thu được rất hạn chế.
  40. 33 Đầu thế kỷ XX, công tác địch vận tiếp tục được các nhà yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản coi trọng. Trong các tác phẩm như Hải ngoại huyết thư (1907), Việt Nam Quang phục quân phương lược (1912), Phan Bội Châu đã nêu chủ trương, biện pháp cụ thể để tuyên truyền, vận động lính tập “quay súng bắn vào quân Pháp”; đồng thời bước đầu đề ra chính sách binh - địch vận và chính sách tù, hàng binh. Chính vì vậy, trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Việt Nam Quang phục hội đã góp phần gây được những cuộc binh biến lớn như cuộc khởi nghĩa của Trần Cao Vân, Thái Phiên ở Huế (1916), cuộc khởi nghĩa của Lương Ngọc Quyến, Đội Cấn ở Thái Nguyên (1917) Mặc dù sự nghiệp không thành công, “nhưng tư tưởng binh vận của Phan Bội Châu thực sự đã góp phần tạo nên một truyền thống binh vận mạnh mẽ ở nước ta” [100, tr.147]. Việt Nam Quốc dân Đảng, sau khi được thành lập (1927), cũng chú ý tuyên truyền và thu phục lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp; xây dựng được nhiều cơ sở và đầu mối của Đảng trong các đơn vị quân đội Pháp ở Bắc Ninh, Phả Lại, Sơn Tây, Hải Phòng, v.v. Tuy nhiên, các phong trào yêu nước nói trên đều lần lượt thất bại do không có đường lối cứu nước đúng đắn. Mùa Xuân năm 1930, ĐCSVN được thành lập. Ngay khi mới ra đời, Đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, vận động binh lính trong quân đội Pháp. Tháng 10.1930, Hội nghị lần thứ nhất của Đảng thông qua các Án nghị quyết về giới vận, trong đó, Nghị quyết về Quân đội vận động đề ra những chủ trương, phương hướng cơ bản là: “Muốn huy động được quần chúng binh lính để kéo họ ra tranh đấu chống đế quốc chủ nghĩa. Đảng cần phải cổ động và tuyên truyền cách mạng trong quân đội cho thiệt hăng hái và chuyên cần” [78, tr.206]. Trong phong trào cách mạng 1930-1931, ĐCSĐD hết sức chú ý đến việc vận động binh lính. Để chỉ đạo chặt chẽ công tác binh vận, Trung ương thành lập Bộ quân sự với ba nhiệm vụ: Huấn luyện quân sự cho đảng viên; giúp công hội, nông hội tổ chức đội tự vệ; vận động quân đội địch. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc được phân công phụ trách công tác binh vận của Đảng.
  41. 34 Xứ ủy Bắc Kỳ phân công các đồng chí Khuất Duy Tiến và Đặng Xuân Khu phụ trách công tác tuyên truyền và binh vận. Cấp ủy các cấp đều phân công một số cấp ủy viên phụ trách công tác quân sự và binh vận. Sau phong trào cách mạng 1930-1931, ĐCSĐD và các tổ chức quần chúng của Đảng bị khủng bố trắng, nhiều đảng viên bị bắt vào tù. Tại các nhà tù, do tinh thần, đạo đức cách mạng và do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, những người tù cộng sản đã gây được một số ảnh hưởng trong binh sĩ canh gác hoặc áp giải mình từ nhà tù này đi nhà tù khác. Đến cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng dần dần hồi phục. Từ ngày 27 đến 31.3.1935, tại Ma Cao (Trung Quốc), Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nêu rõ ba nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của Đảng là: Củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc. Về công tác binh vận, Đại hội ra Nghị quyết về vận động binh lính, nêu rõ thái độ của Đảng đối với quân đội đế quốc ở Đông Dương: “ Quân đội của đế quốc Pháp ở Đông Dương là khí cụ bị lợi dụng để đàn áp công nông, nên nhiệm vụ của Đảng là phá hoại đội quân ấy, làm cho nó bị tan rã từ trong hàng ngũ ra” [79, tr.58]. Để thực hiện nhiệm vụ đó, “Đảng phải xuất bản tài liệu tuyên truyền hướng về quân sự vận động, các quân ủy phải thiết pháp xuất bản báo để vận động binh lính” [79, tr.62]. Tháng 3.1937, Trung ương ĐCSĐD cho xuất bản cuốn Chủ trương tổ chức mới của Đảng, trong đó có đề cập vấn đề tổ chức binh lính: “Từ Trung ương cho tới các tỉnh ủy và ở các cấp bộ ở những địa phương có lính đóng, cần lập ra các ủy ban đặc biệt vận động binh lính” [80, tr.244]. Mặc dù rất chú trọng việc vận động binh lính, nhưng do những điều kiện nhất định, công tác này gặp nhiều khó khăn, kết quả hạn chế. Hội nghị Trung ương (họp từ ngày 25.8 đến 4.9.1937) đã nghiêm túc kiểm điểm các cấp: “Ít chú ý đến việc vận động binh lính, nên tới nay vẫn chưa có một chút cơ sở của Đảng trong quân đội hay tổ chức một binh lính sơ sài nào, đó là một khuyết điểm không thể bỏ qua được” [80, tr.279]. Vì vậy, Hội nghị nhấn mạnh: “Đảng cần đặc biệt chú ý việc vận động quân lính” [80, tr.290] với các
  42. 35 hình thức ái hữu, lớp học thêm, hội thể thao, hội hương hữu, tương tế, v.v để lôi kéo binh lính. Tháng 9.1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Trước tình hình đó, BCH Trung ương ĐCSĐD triệu tập Hội nghị lần thứ 6 (11.1939). Hội nghị nhận định trong điều kiện lịch sử mới, vấn đề giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất của cách mạng Đông Dương. Để thực hiện nhiệm vụ trung tâm đó, hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng. Đối với công tác binh vận, Hội nghị chỉ rõ: Phải tuyên truyền sự liên hiệp giữa binh lính với quần chúng công - nông. Những khẩu hiệu đấu tranh được đề ra như Chống đem lính Đông Dương ra ngoài nước, đưa lính Đông Dương ở nước ngoài về, lính xứ nào về xứ ấy được gắn liền với các khẩu hiệu đòi dân chủ hóa chế độ đi lính, cải thiện sinh hoạt binh lính. Trước tình hình thực dân Pháp thực hiện “tổng động viên”, ngày 30.12.1939, BCH Trung ương ĐCSĐD ra Thông cáo Chủ trương của người cộng sản đối với vụ bắt lính, nêu rõ thái độ của Đảng đối với chính sách chiến tranh của đế quốc và nhấn mạnh: Phải tuyên truyền vận động thanh niên đoàn kết đấu tranh “chống bắt lính, chống “mộ lính bắt thăm” và khi đã vào lính thì chống chiến tranh đế quốc, chiến tranh phản cách mạng, biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh cách mạng, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Trung ương chỉ đạo các cấp phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cả binh lính nước ngoài, kêu gọi binh lính các nước bắt tay thân thiện với nhau, xóa bỏ thù hằn dân tộc do đế quốc gây ra, không để đế quốc lừa gạt đưa đi đàn áp cách mạng Pháp và các xứ thuộc địa khác. Thực hiện chủ trương của Đảng, công tác vận động binh lính trong quân đội Pháp đã thu được một số kết quả. Nhiều cuộc đấu tranh của binh lính đã phát triển từ thấp đến cao, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của 5.000 binh lính ở Sài Gòn chống lại sự ngược đãi của chỉ huy (12.1939); Tiểu đoàn 9 Thủ Dầu Một ký tên đòi thả tù chính trị (năm 1939); 5.000 binh lính ở Hải Phòng biểu tình không chịu sang Pháp, v.v. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn,
  43. 36 Nam Kỳ cũng vận động được một số binh lính tham gia. Một số cơ sở trong hàng ngũ địch được gây dựng, làm nòng cốt cho các cuộc đấu tranh. Tháng 6.1940, phát xít Đức chiếm thủ đô Paris (Pháp). Tháng 9.1940, phát xít Nhật tiến vào Đông Dương, Nhật, Pháp cấu kết với nhau thống trị và bóc lột nhân dân Việt Nam. Trước tình hình mới, ĐCSĐD triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (11.1940). Hội nghị chủ trương vận động cả nước hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và nhấn mạnh: Khi huy động quần chúng đấu tranh cần tuyên truyền, thuyết phục tuần phu, binh lính không bắn vào nhân dân mà quay súng lại bắn vào quân thù và chạy sang phía cách mạng. Đồng thời, Trung ương Đảng ra lời kêu gọi binh lính, kể cả cai, đội, quản hãy noi gương binh sĩ yêu nước Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Sơn, Nam Kỳ. Thường vụ Trung ương phân công đồng chí Phan Đăng Lưu đặc trách công tác binh vận; ở Bắc Kỳ, đồng chí Hoàng Văn Thụ, Bí thư Xứ ủy trực tiếp phụ trách. Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, ngày 28.1.1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập Hội nghị BCH Trung ương ĐCSĐD lần thứ 8. Hội nghị họp từ ngày 10 đến 19.5.1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng), nêu rõ ở Việt Nam lúc này mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc phát xít Pháp - Nhật. Từ đó, Hội nghị chủ trương trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp - Nhật và quyết định tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng các khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công tiến tới thực hiện “người cày có ruộng”; thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) nhằm “liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn” [81, tr.461]. Đối với công tác binh vận, nghị quyết Hội nghị chỉ rõ: “Vấn đề vận động binh lính đến nay cũng đã cấp tốc lắm rồi” [81, tr.134]. Vì vậy, “Đảng ta phải lựa chọn
  44. 37 những cán bộ thích hợp, đào tạo cho họ đủ năng lực và tinh thần chuyên môn nghiên cứu về công tác ấy” [81, tr.134]. Thực hiện chủ trương của Hội nghị Trung ương Tám, các đoàn thể cứu quốc và Mặt trận Việt Minh các địa phương lần lượt được thành lập. Đồng chí Hoàng Văn Thụ được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương, được phân công phụ trách công tác binh vận. Đến tháng 10.1944, sau khi đồng chí Hoàng Văn Thụ bị bắt và hy sinh, Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, công tác binh vận cũng được đẩy mạnh, đặc biệt là việc tuyên truyền, vận động binh sĩ người nước ngoài. Đồng chí Lưu Quyên, Trưởng ban Binh vận Xứ ủy Bắc Kỳ đã trực tiếp liên lạc với một số người cộng sản trong Trung đoàn Lê dương số 4 đóng ở Việt Trì, tổ chức được một chi bộ cộng sản đầu tiên trong binh lính lê dương gồm 3 người: Erwin Borcher, tức Chiến Sỹ (người Đức), Ernst Frey, tức Nguyễn Dân (người Áo), Gotwall, tức Hồ Chí Dậu (người Tiệp Khắc). Đây sẽ là những “chiến sĩ quốc tế” đầu tiên rời hàng ngũ quân đội Pháp sang sát cánh cùng nhân dân Việt Nam chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động binh lính trong quân đội Pháp, Trung ương ĐCSĐD ra tờ báo binh vận “Chiến đấu”, sau đổi tên là “Kèn binh lính”, phát hành hai tháng một số, mỗi số 200 bản, do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách, tham gia biên tập có đồng chí Lưu Quyên. Nội dung báo tập trung đưa về tin tức thời sự, bình luận chiến sự mặt trận Xô - Đức; kinh nghiệm khởi nghĩa vũ trang có binh lính tham gia như khởi nghĩa của Đội Cấn, khởi ngĩa Bắc Sơn, v.v. Tháng 2.1943, Ban Thường vụ Trung ương ĐCSĐD họp, quyết định thành lập mặt trận dân chủ chống Nhật ở Đông Dương, bao gồm Mặt trận Việt Minh và những người nước ngoài ở Đông Dương có chung mục đích chống phát xít. Đảng kêu gọi những người Pháp ở Đông Dương bị Nhật cướp bóc, làm nhục hãy cùng nhân dân Đông Dương chống phát xít Nhật và bọn
  45. 38 Pháp phản động. Đảng cũng cổ động binh lính Nhật phản đối những mệnh lệnh hà khắc của võ quan Nhật, hiệp lực với nhân dân Đông Dương. Tháng 5.1943, Đờ Gôn (De Gaulle), lãnh tụ phe kháng chiến Pháp lúc này đang lưu vong ở Angiêri (Algérie) kêu gọi thành lập phong trào giải phóng dân tộc Pháp chống phát xít Đức. Một số người Pháp ở Đông Dương có nhân cách và tinh thần dân tộc, đã ủng hộ Đờ Gôn và có xu hướng chống Nhật cùng bộ phận Pháp đầu hàng. Trước tình hình đó, ĐCSĐD chủ trương đẩy mạnh vận động binh lính Pháp, tranh thủ phái Đờ Gôn mở Mặt trận thống nhất chống Nhật, cử cán bộ hoạt động trong nội thành Hà Nội chuyên trách công tác binh vận như Trần Quốc Hương, Phan Hiền, v.v. Ngày 9.3.1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. Sau ngày này, binh lính trong hàng ngũ đối phương gồm chủ yếu là “Bảo an binh” do sĩ quan người Việt trước là cai, đội, quản được Pháp đào tạo, chỉ huy. Ngoài ra, còn có các lực lượng khác như “cảnh sát”, “dân vệ” và một tổ chức chặt chẽ hơn do Nhật nắm là đội “Hai Hổ”. Đêm 9.3.1945, Ban Thường vụ Trung ương ĐCSĐD tiến hành hội nghị mở rộng. Sau khi phân tích tình hình mới, hội nghị ra chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù chính cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật. Hội nghị quyết định phát động một cao trào “Kháng Nhật cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cùng với khí thế cách mạng sôi nổi trong cao trào “Kháng Nhật cứu nước”, công tác vận động binh lính đối phương cũng phát triển mạnh mẽ. Hàng ngàn binh lính ở Sài Gòn, Hải Phòng, Quảng Trị, Vĩnh Yên tuyệt thực đòi cải thiện đời sống. Binh lính ở Đà Nẵng chống lại chính sách đàn áp của Pháp - Nhật. Từ tháng 6.1945, một số Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ đã có thể công khai vào thành Chí Hòa để nói chuyện thời sự và triển vọng cách mạng với binh lính. Vì vậy, “trước ngày khởi nghĩa, đã có thể cầm chắc rằng gần hết lính khố xanh đã đứng về phía cách mạng” [101, tr.342].
  46. 39 Ngày 1.7.1945, Giải phóng quân Chiến khu Trần Hưng Đạo, với sự nội ứng của binh lính được giác ngộ, đã tổ chức tiến công đồn Uông Bí, Bí Chợ. Ở Hải Phòng, Kiến An, một chỉ huy Bảo an binh là Dương Hữu Miên đã tổ chức chuyển cho Việt Minh mấy chục khẩu súng. Ở Huế, một trung úy trong Lữ đoàn Trung Kỳ - Ai Lao của quân đội Pháp là Phan Tử Lăng, đã chuyển cho Việt Minh Huế một bản danh sách gồm toàn bộ những người chỉ huy Bảo an ở Huế. Tại các địa phương khác, nhiều chỉ huy binh lính cũng ngả về phía cách mạng như Trương Văn Giàu (Sài Gòn), Nguyễn Văn Thiện (Gia Định), Nguyễn Văn Xuyên (Chợ Lớn), Oanh (Tân An), Thế (Chí Hòa), Hiền (Mỹ Tho), Đoàn Hồng Phước (Gò Công), Lê Văn Tâm (Thủ Dầu Một). Tại Hà Nội, do được vận động từ trước, ngày 17.8.1945, Bảo an binh đã rời vị trí canh gác, đi theo “đội cờ” của Việt Minh. Ngày 19.8, hầu hết binh lính ở trại Bảo an binh đều tỏ thái độ hoan nghênh cách mạng. Một số tình nguyện được thu nạp vào hàng ngũ lực lượng vũ trang cách mạng. Ở hầu hết các địa phương, việc thuyết phục và vận động binh lính trong hàng ngũ đối phương đều có kết quả. Tuy nhiên, do nhiều lý do, chủ yếu là sự chủ quan của một số địa phương, có nơi binh lính Bảo an đã bắn vào quân khởi nghĩa như ở Hà Đông, Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Trong bối cảnh tình hình lúc đó, khi cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa đang lên cao, việc binh lính trong hàng ngũ đối phương ngả theo cách mạng, một phần do tình thế, nhưng mặt khác, điều đó thể hiện tấm lòng yêu nước của họ khi được cách mạng tuyên truyền, giác ngộ. Sự ủng hộ của họ đối với cách mạng là một điều kiện thuận lợi để Tổng khởi nghĩa Tháng Tám diễn ra và thành công nhanh chóng. Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, bên cạnh số lượng lớn vũ khí do binh lính đối phương chuyển cho cách mạng, rất nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội cũ đã tình nguyện tham gia kháng chiến và được Chính phủ VNDCCH trọng dụng. Nhiều người trong số họ tham gia huấn luyện bộ đội, biên soạn giáo trình quân sự, có đóng góp to lớn và giữ những trọng trách quan trọng trong kháng chiến chống Pháp, như
  47. 40 Dương Hữu Miên, Phó Tư lệnh Mặt trận Liên khu 3; Phan Phác, Phó Tổng tham mưu trưởng; Phan Tử Lăng, Ủy viên quân sự Trung Bộ; Hoàng Xuân Vượng, Cục phó Cục Thông tin liên lạc và rất nhiều cán bộ khác. Truyền thống “tâm công” trong lịch sử và quá trình tiến hành công tác binh - địch vận dưới sự lãnh đạo của Đảng trước cuộc kháng chiến chống Pháp có ý nghĩa, vai trò quan trọng, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về các nội dung như xác định chủ trương, đối tượng, phương châm vận động, v.v. Những bài học đó tiếp tục được vận dụng và phát huy có hiệu quả trong trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). 2.2. Bước đầu tiến hành công tác địch vận (1945 - 1947) Đêm 22 rạng sáng 23.9.1945, được quân Anh tiếp tay, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, quay trở lại xâm lược Việt Nam. Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn và toàn Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ kiên quyết đứng lên chiến đấu mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân dân cả nước sục sôi căm thù, hướng về miền Nam, ủng hộ và chi viện nhân dân miền Nam tiến hành kháng chiến. Cuối tháng 10.1945, nhờ tăng viện binh, quân Pháp phá vỡ vòng vây xung quanh Sài Gòn - Chợ Lớn, từng bước mở rộng phạm vi đánh chiếm ra các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Trong khi đó, ở miền Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc kéo vào với danh nghĩa đồng minh giải giáp quân đội Nhật. Tuy nhiên, âm mưu của đội quân này khi vào Việt Nam là nhằm thực hiện ý đồ tiêu diệt ĐCSĐD, phá tan Mặt trận Việt Minh, giúp lực lượng phản cách mạng đánh đổ chính quyền nhân dân, lập ra một chính phủ phản động chống phá cách mạng. Trước tình hình thù trong, giặc ngoài ở cả hai miền Nam, Bắc, ĐCSĐD và Chính phủ VNDCCH đã củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; thực hiện nhiều đối sách mềm dẻo, linh hoạt để đối phó với từng đối tượng, giữ vững nền độc lập, tự do, bảo vệ và phát triển chế độ mới.
  48. 41 Đối với quân đội Trung Hoa dân quốc ở miền Bắc, Đảng và Chính phủ thi hành chính sách hòa hoãn, nhân nhượng để hạn chế những hoạt động chống phá của chúng và tay sai, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Khi quân Trung Hoa dân quốc kéo vào miền Bắc, nhằm biểu dương lực lượng chính trị của quần chúng cách mạng, Chính phủ huy động hàng vạn dân chúng xuống đường diễu hành với các khẩu hiệu: “Hoa - Việt thân thiện”, “Kiên quyết ủng hộ Hồ Chí Minh”, “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược”. Đầu tháng 10.1945, khi Hà Ứng Khâm, Tham mưu trưởng Lục quân Quân đội Trung Hoa dân quốc đến Hà Nội, hàng vạn quần chúng cách mạng đã được huy động xuống đường diễu hành, hô vang các khẩu hiệu: “Ủng hộ chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, “Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh” để “đón tiếp”. Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa dân quốc và tay sai, ngày 1.1.1946, Chính phủ lâm thời tự cải tổ thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời, mở rộng thêm một số thành viên của Việt Quốc, Việt Cách. Tại phiên họp đầu tiên (2.3.1946), Quốc hội khóa I đồng ý dành 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cho Việt Quốc và Việt Cách. Đồng thời, nhân nhượng cho quân Trung Hoa dân quốc một số quyền lợi về kinh tế. Đối với thực dân Pháp, khi chúng ký với Trung Hoa dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (28.2.1946), ngày 6.3.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ VNDCCH ký với đại diện Chính phủ Pháp là Giăng Xanhtơni (Jean Sainteny) bản Hiệp định Sơ bộ. Theo Hiệp định, Chính phủ Pháp công nhận nước VNDCCH là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp. Chính phủ VNDCCH thỏa thuận để cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm; hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức ở Paris (Pháp). Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành hàng loạt các hoạt động ngoại giao, tranh thủ nhiều nhân vật đang nắm giữ những trọng
  49. 42 trách quan trọng của Pháp ở Đông Dương như Đắcgiăngliơ (Georges Thierry d'Argenlieu), Xanhtơni, Lơcléc (Leclerc), Valuy (Valluy), Ngày 31.5.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường sang thăm Pháp với tư cách là thượng khách của nước Pháp. Trong hơn ba tháng ở Pháp, Hồ Chí Minh có nhiều hoạt động không mệt mỏi, góp phần làm cho nhân dân Pháp và thế giới hiểu được thiện chí và sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, trước thái độ ngoan cố của thực dân Pháp, Hội nghị Phôngtennơblô (Fontainebleau) tan vỡ, ngày 14.9.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện của Chính phủ Pháp bản Tạm ước để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến. Ngày 18.9.1946, Hồ Chí Minh lên đường về nước. Trong Lời tuyên bố với quốc dân sau khi đi Pháp về (23.10.1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng những lời lẽ thân mật ca ngợi sự hiểu biết và sáng suốt của tướng Moóclie (Morlière), tướng Valuy và nhiều người Pháp [138, tr.468]. Khi tình hình trở nên căng thẳng vào nửa cuối tháng 11.1946, trước nguy cơ một cuộc chiến tranh khó tránh khỏi, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho tướng Moóclie, tướng Valuy và các tướng lĩnh khác kêu gọi đình chỉ xung đột giữa Pháp và Việt Nam; kêu gọi Chính phủ, Quốc hội Pháp và Liên hợp quốc hãy tìm mọi biện pháp để vãn hồi hòa bình trên đất nước Việt Nam. Đồng thời, Người khẳng định mong muốn hòa bình nhưng cũng sẽ kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Mặc dù VNDCCH đã kiên trì, mềm dẻo và cố gắng nhân nhượng để giữ gìn hòa bình, nhưng thực dân Pháp vẫn quyết tâm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chúng tạo cớ để đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, gây ra các vụ thảm sát ở phố Hàng Bún và Yên Ninh (Hà Nội), gửi tối hậu thư đòi tước khí giới của quân đội, tự vệ và công an cách mạng. Đêm 19.12.1946, trước tình thế không thể nhân nhượng thêm được nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Sáng 20.12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với lòng yêu nước nồng nàn
  50. 43 và quyết tâm sắt đá, đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến trong phạm vi cả nước chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ đó, công tác địch vận tiếp tục được chú trọng và tích cực thực hiện. Cùng với sự trưởng thành ngày càng lớn mạnh của cuộc kháng chiến, công tác địch vận cũng từng bước phát triển, đạt kết quả ngày càng lớn. Quay trở lại tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn binh lính Âu - Phi với thành phần khá phức tạp, sử dụng 13 tiếng, gồm 24 quốc tịch khác nhau như Pháp, Đức, Hi Lạp, Italy, Angiêri, Tuynidi, Marốc, Xênêgan, Mađagátxca, v.v [193, tr.70]. Trong suốt cuộc chiến tranh, lực lượng này có số lượng đông đảo và không ngừng tăng, năm 1945 trên toàn chiến trường Đông Dương, mà chủ yếu là ở chiến trường Việt Nam, có 27.000 tên, đến năm 1954 đã tăng lên 124.600 tên [4, tr.447]. Do nguồn gốc khác nhau nên binh lính Âu - Phi có những đặc điểm không giống nhau. Hầu hết binh lính người Phi ở các thuộc địa của Pháp sang Đông Dương là do bị Pháp bắt buộc hoặc mua chuộc, vì vậy, tinh thần chiến đấu của họ không cao. Đa số có trình độ nhận thức thấp, khá tàn bạo, thích được ăn uống, cướp phá, hãm hiếp phụ nữ khi ra trận. Là những thanh niên ở các xứ thuộc địa, họ cũng bị Pháp áp bức, bóc lột và coi thường, khinh rẻ nên hay gây sự đánh nhau với lính Pháp. Họ chiến đấu không có mục tiêu, lý tưởng mà chỉ vì bị Pháp bắt buộc hoặc mua chuộc, lừa phỉnh bằng những sự hưởng thụ trước mắt mà cầm súng cho Pháp. Khi thua trận, tinh thần dễ hoang mang, dao động. Đặc biệt, họ rất dễ bị kích động khi bị người khác xúc phạm tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục tập quán của họ. Binh lính người Đức chủ yếu ở trong các đơn vị Lê dương, phần lớn là tù binh bị bắt trong Chiến tranh thế giới thứ II, đăng lính cho Pháp để thoát khỏi cảnh tù đày, khổ cực. Thành phần này chiếm số lượng khá lớn, rất liều lĩnh, chiến đấu gan dạ, thích uống rượu, khi say thì đập phá, cướp bóc. Trình độ văn hóa nhìn chung cao hơn lính Phi, có cả một số thành phần trí thức.
  51. 44 Bộ phận binh lính thuộc các quốc tịch khác như Italy, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hi Lạp, Áo, v.v cũng chủ yếu ở trong các đội quân Lê dương, có nhiều lý do tham gia vào đội quân xâm lược Pháp như bị bắt buộc, vì hoàn cảnh khó khăn phải đi lính đánh thuê, hoặc vì tư tưởng phiêu lưu mà đầu quân cho Pháp. Nhìn chung, thành phần này có trình độ nhận thức cao hơn lính Phi, đa số vô kỷ luật, nhiều tật xấu, khá hung hãn khi ra trận. Đối với binh lính người Pháp, quá nửa tham gia vào đội quân xâm lược vì sinh kế, có tư tưởng tự kiêu tự đại cho rằng cuộc chiến đấu ở Việt Nam là phụng sự nước Pháp. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ có tinh thần dân chủ, hiểu biết lẽ phải, có thể tuyên truyền giác ngộ. Nhìn chung, nhiều binh lính Pháp, Đức, Phi chán ghét chiến tranh, muốn trở về quê hương làm ăn yên ổn. Đây là điểm cần khoét sâu để tuyên truyền, vận động họ đấu tranh cho hòa bình và hồi hương, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh lực lượng Âu - Phi còn có lực lượng binh lính người Việt bản xứ, từ số lượng nhỏ lúc đầu đã dần dần gia tăng thành lực lượng đông đảo, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp. Vì vậy, cùng với quá trình lớn mạnh của cuộc kháng chiến, công tác địch vận trở thành một trong những chủ trương, chính sách lớn và xuyên suốt của Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam ngay từ đầu kháng chiến. Ngay khi giặc Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ, công tác địch vận đã được tiến hành. Theo thống kê, năm 1945, tổng số binh lực Pháp có 32.000 tên, trong đó Âu - Phi chiếm 27.000, binh lính người Việt chỉ mới có 5.000 tên (chiếm 16%) [4, tr.477]. Căn cứ vào thành phần của đội quân xâm lược Pháp lúc này chủ yếu là lực lượng Âu - Phi, trong đó binh sĩ người Pháp là chính, nên trọng tâm công tác địch vận tập trung vào đối tượng này. Các khẩu hiệu tuyên truyền được đề ra là: “Toàn dân đoàn kết kháng chiến”, “Liên hiệp với các dân tộc Pháp, chống thực dân Pháp”, “Đoàn kết các dân tộc bị áp bức chống thực dân Pháp”. Trong thời kỳ đầu kháng chiến, đó là những khẩu hiệu phù hợp, có tác dụng vạch rõ cho nhân dân và quân đội cách mạng phân rõ bạn, thù, đồng thời soi sáng phương hướng công tác địch vận. Ngày
  52. 45 26.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Nam Bộ, khẳng định quyết tâm và mục tiêu kháng chiến của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam là chống thực dân Pháp xâm lược, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhấn mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa và phân biệt thực dân Pháp với nhân dân Pháp, khẳng định nhân dân Việt Nam nhất định thu được thắng lợi cuối cùng. Trong thư, Người thể hiện rất rõ quan điểm địch vận thông qua việc đối xử với những người Pháp: Đối với những người Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải canh phòng cẩn thận, nhưng phải đối đãi với họ cho khoan hồng. Phải làm cho thế giới, trước hết là làm cho nhân dân Pháp biết rằng: Chúng ta là quang minh chính đại. Chúng ta chỉ đòi độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tư thù, tư oán, làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người cướp nước [138, tr.29-30]. Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đến tháng 1.1947, tổng quân số Pháp ở Đông Dương có khoảng 90.000 tên, trong đó có 65.000 binh lính Âu - Phi và 25.000 binh lính người Việt. Đến tháng 9.1947, trước khi thực dân Pháp tiến công Việt Bắc, tổng quân số Pháp tăng lên 115.000 tên, trong đó thành phần Âu - Phi vẫn chiếm đa số [68, tờ 474]. Trước tình hình chiến sự ngày càng lan rộng, đội quân xâm lược tăng lên nhanh chóng, công tác địch vận càng trở nên cấp thiết. Tháng 4.1947, Hội nghị cán bộ Trung ương, sau khi phân tích tình hình thế giới, trong nước, đã đề ra Chủ trương và chính sách của đoàn thể trong cuộc kháng chiến. Đối với công tác địch vận, Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ: Tác chiến quan trọng thế nào thì địch vận cũng cần như thế. Công tác địch vận không phải của riêng bộ đội, mà cả đoàn thể cũng phải làm. Phải dùng mọi hình thức nắm lấy mọi cơ hội mà tuyên truyền làm tan rã tinh thần quân địch, làm cho binh lính địch nhận rõ ta với họ có chung một kẻ thù là phản động Pháp, khiến họ thỏa hiệp với ta, vác súng chạy sang hàng ngũ ta [82, tr.197].
  53. 46 Về biện pháp tuyên truyền, “không nên dùng những tiếng nặng mà chỉ trích họ hoặc mạt sát tinh thần dân tộc của họ, trái lại phải ca ngợi tinh thần ấy, nhưng đồng thời dùng những lời lẽ thống thiết và giản dị chỉ cho họ thấy hy sinh cho thực dân là hy sinh suông; giúp đỡ cách mạng Việt Nam là tự giúp mình” [82, tr.198]. Đây là một chủ trương lớn của Đảng về công tác địch vận, được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Mặc dù được chú trọng ngay từ đầu kháng chiến nhưng công tác địch vận thời kỳ này chưa có cơ quan chuyên trách lãnh đạo, chỉ đạo, chủ yếu do hai ngành Quân đội và Thông tin cùng triển khai. Trong Quân đội, công tác địch vận do một cấp ủy viên đơn vị phụ trách và chưa được chú trọng thường xuyên, nội dung, hình thức, biện pháp còn giản đơn, hiệu quả thấp. Ngành Thông tin chỉ dừng lại ở việc kẻ, vẽ các khẩu hiệu tuyên truyền, sáng tác một số hò, vè, v.v. Vì vậy, tuy đã có chủ trương, nhưng trên thực tế, việc triển khai thực hiện công tác địch vận còn chung chung, chưa sâu sát với từng đối tượng, kết quả rất hạn chế. Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo toàn dân, toàn quân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 1.5.1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 47/SL quy định tổ chức của Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia Việt Nam gồm: Bộ Tổng tham mưu, Cục Chính trị, Cục Tình báo và Văn phòng. Sắc lệnh quy định cụ thể tổ chức của Cục Chính trị gồm có: Phòng Tuyên truyền - Huấn luyện, Phòng Địch vận, Phòng Thương binh, Phòng Cán bộ, Phòng Dân quân. Từ đây, bắt đầu hình thành hệ thống cơ quan chuyên trách công tác địch vận các cấp trong toàn quân và cả nước. Do vậy, công tác địch vận dần đi vào nền nếp, có hiệu quả hơn. Sau khi cơ quan địch vận quân đội (Phòng Địch vận thuộc Cục Chính trị - Bộ Tổng Chỉ huy) được thành lập, tháng 6.1947, Nha Thông tin và Cục Chính trị thống nhất, giao hẳn công tác địch vận cho Quân đội phụ trách. Các cấp thông tin chỉ hoạt động trong việc kẻ vẽ một số khẩu hiệu tuyên truyền. Trên cơ sở đó, từ ngày 12 đến 14.8.1947, Cục Chính trị tổ chức Hội nghị địch
  54. 47 vận toàn quốc lần thứ nhất, do Cục trưởng Văn Tiến Dũng chủ trì. Trên cơ sở quyết nghị của Hội nghị, ngày 17.8.1947, Cục Chính trị ra Thông tư số 2747/CT, quy định cụ thể hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan địch vận các cấp. Theo đó, hệ thống cơ quan phụ trách địch vận các cấp được thống nhất trong toàn quân. Ở Bộ Tổng chỉ huy có Phòng Địch vận thuộc Cục Chính trị; ở các khu có Ban Địch vận; ở cấp trung đoàn có Tiểu ban địch vận; cấp tiểu đoàn có một đến hai nhân viên chuyên môn địch vận; đại đội có Tổ địch vận; trung đội có Tiểu tổ địch vận. Có thể nói, Hội nghị địch vận toàn quốc lần thứ nhất và Thông tư 2747/CT đã cụ thể hóa Nghị quyết của Hội nghị cán bộ Trung ương (4.1947), qua đó, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác địch vận đã được khẳng định, đề cao và triển khai thực hiện có hệ thống. Tiếp theo, ngày 1.9.1947, Cục Chính trị - Bộ Tổng chỉ huy ra Chỉ thị về Tuyên truyền địch vận, nêu rõ những nội dung, cách thức cần phải tiến hành để nâng cao hiệu quả tuyên truyền: “Vấn đề tuyên truyền lính địch phải linh động và kịp thời, phải nhằm cho đúng lúc đúng chỗ mà đánh mạnh dồn dập vào tinh thần quân địch thì mới mong phá được sức chiến đấu của chúng” [192, tr.46]. Chỉ thị nhấn mạnh: Ban Địch vận các khu, các đơn vị phải chú ý lợi dụng những tin tức, bài bình luận của các báo Pháp, Sài Gòn và các hãng tin nước ngoài có lợi để tuyên truyền, làm cho lính địch thích đọc và tin tưởng đó là sự thực. Tích cực cụ thể hóa những chỉ thị, nghị quyết, công tác địch vận đã được tiến hành với các hình thức như rải truyền đơn (chú trọng truyền đơn tiếng Pháp, tiếng Đức); gọi loa ở những nơi bộ đội và quân Pháp đóng gần nhau (như ở Hà Nội) hoặc cho người đến trước đồn địch gọi loa vào; kẻ, vẽ các khẩu hiệu tuyên truyền trên tường bằng tiếng Pháp, tiếng Đức. Đặc biệt, Phòng Địch vận cũng như Ban Địch vận các khu ra một số tờ báo như: Báo Frères D’armes và Waffen Brueder (Chiến hữu) của Phòng Địch vận do Trưởng Phòng Địch vận Lưu Văn Lợi và Chiến Sỹ (Erwin Borchers) phụ trách, báo Fraternité (Tình anh em) của Khu 3, báo L’Alliance (Liên minh) của Khu 12, báo L’étincelle (Các tia lửa) của Khu 2, báo Le Messager (Người
  55. 48 đưa tin) của Khu 4, v.v. Nội dung tuyên truyền của các báo tập trung vạch rõ âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, khẳng định cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi, kêu gọi binh sĩ Pháp phản chiến, đòi hồi hương, đào ngũ tập thể. Tùy theo đặc điểm của từng địa phương, cơ quan địch vận của địa phương đó xác định đối tượng và phương pháp, hình thức tuyên truyền, vận động khác nhau. Ở Nam Bộ, tập trung vào đối tượng là lính Pháp mới sang Việt Nam, lính Lê dương, lính Đức, binh lính người Việt. Ở Trung Bộ, từ vĩ tuyến 16 trở vào thì chú trọng lính Đức. Ở Bắc Bộ, từ khi địch gây chiến ở Hải Phòng, Lạng Sơn (11.1946), tập trung tuyên truyền vào lính Pháp, Đức, Lê dương. Riêng với lính Đức - thành phần quan trọng nhất của đội quân Lê dương, do có mâu thuẫn dân tộc với Pháp, chủ yếu bị Pháp bắt trong Chiến tranh thế giới lần thứ II và bị ép buộc phải gia nhập vào đội quân xâm lược, nên cần tuyên truyền khơi sâu mối thù dân tộc đối với thực dân Pháp. Những chủ trương và hoạt động tuyên truyền, vận động kể trên đã thu được kết quả nhất định, bước đầu gây được phong trào đòi hồi hương, gây được một số cơ sở trong trại lính, một số binh lính địch do ảnh hưởng tuyên truyền đã đào ngũ, có người chạy sang hàng ngũ kháng chiến, tiêu biểu như: Schulze - Nguyễn Đức Việt và Teizt - Hồ Chí Cường (quốc tịch Đức), Xtêphan Cubiắc - Hồ Chí Toán (quốc tịch Ba Lan), Kotas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập (quốc tịch Hy Lạp), v.v. Ở Nam Bộ, công tác tuyên truyền cũng thu nhiều kết quả, có lính Âu đào ngũ, nhiều nhất là lính Lê dương. Trước tình hình thực dân Pháp phát triển binh lính người Việt, lực lượng kháng chiến đã chú trọng vận động đối tượng này, tổ chức được một số nhân mối trong binh lính. Cuối năm 1947, lực lượng vũ trang Thủ Dầu Một, Chợ Lớn dùng địch vận tiêu diệt một số đồn bốt như đồn Bình Lý, Hòa Thạnh, Suối Cút, v.v. Nhiều làng ở Khu 7, Khu 8, các nhân viên trong ban hội tề đã từ chức, không chịu làm việc cho Pháp. Mặc dù mới chỉ là những hoạt động bước đầu nhưng theo thống kê, năm 1947, công tác địch vận đã đạt kết quả đáng khích lệ. Cụ thể là: