Luận án Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay

doc 230 trang Bích Hải 08/04/2025 450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_an_boi_duong_nang_luc_cong_tac_cua_doi_ngu_can_bo_o_ban.doc
  • doc1 BIA LUẬN ÁN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc

Nội dung text: Luận án Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN HỒNG CHINH Båi d­ìng n¨ng lùc c«ng t¸c cña ®éi ngò c¸n bé ë ban tuyªn huÊn thuéc phßng chÝnh trÞ s­ ®oµn bé binh trong Qu©n ®éi hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2024
  2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN HỒNG CHINH Båi d­ìng n¨ng lùc c«ng t¸c cña ®éi ngò c¸n bé ë ban tuyªn huÊn thuéc phßng chÝnh trÞ s­ ®oµn bé binh trong Qu©n ®éi hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 931 02 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Nguyễn Tiến Hải 2. PGS, TS Đinh Ngọc Giang HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Hồng Chinh
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Các công trình khoa học ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 17 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 26 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở BAN TUYÊN HUẤN THUỘC PHÒNG CHÍNH TRỊ SƯ ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI 31 2.1. Đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội 31 2.2. Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội 62 Chương 3 THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở BAN TUYÊN HUẤN THUỘC PHÒNG CHÍNH TRỊ SƯ ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI 80 3.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội 80 3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội 107
  5. Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở BAN TUYÊN HUẤN THUỘC PHÒNG CHÍNH TRỊ SƯ ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 122 4.1. Tình hình nhiệm vụ tác động và yêu cầu tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay 122 4.2. Những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay 131 KẾT LUẬN 168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171 PHỤ LỤC 187
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Chủ nghĩa xã hội CNXH 2. Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ,CTCT 3. Công tác tư tưởng CTTT 4. Đội ngũ cán bộ ĐNCB 5. Năng lực công tác NLCT 6. Quân đội nhân dân QĐND 7. Sư đoàn bộ binh SĐBB 8. Tổng cục Chính trị TCCT
  7. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Các sư đoàn bộ binh (SĐBB) là lực lượng chủ lực, thường trực sẵn sàng chiến đấu của các quân khu, quân đoàn trong Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Sự vững mạnh của các SĐBB là một yếu tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định tạo nên chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Do vậy, tiến hành tốt hoạt động công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ,CTCT) nói chung và công tác tư tưởng (CTTT) nói riêng ở các SĐBB là một yêu cầu cấp thiết, đồng thời cũng là một trong những giải pháp căn bản góp phần xây dựng các SĐBB ngày càng vững mạnh. Đội ngũ cán bộ (ĐNCB) ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBB là một bộ phận của ĐNCB chính trị trong QĐND Việt Nam, có vai trò quan trọng trong tham mưu, đề xuất với cấp ủy, cán bộ chủ trì và cơ quan chức năng các cấp những chủ trương, biện pháp xây dựng SĐBB vững mạnh về chính trị, tư tưởng; hướng dẫn, chỉ đạo các cấp ủy, cán bộ chính trị cấp dưới về nghiệp vụ công tác tuyên huấn. Vì vậy, ĐNCB ở ban tuyên huấn có vai trò rất quan trọng, là lực lượng trực tiếp chỉ đạo và tiến hành hoạt động CTTT ở các cấp trong SĐBB. Năng lực công tác (NLCT) là một bộ phận cơ bản trong trình độ, năng lực của mỗi cá nhân và là yếu tố quan trọng để tạo nên nhân cách, uy tín của người cán bộ. NLCT mang tính đặc trưng của cá nhân, được biểu hiện thông qua nội dung, phương pháp làm việc và chất lượng hiệu quả công tác được giao; là yếu tố cốt lõi để ĐNCB nói chung và ĐNCB ở ban tuyên huấn nói riêng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; tác động trực tiếp đến kết quả và chất lượng hoạt động của ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBB. Do vậy, để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB. Vì vậy, bồi dưỡng, nâng cao NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBB là yêu cầu khách quan, thường xuyên và có mục đích, có tổ chức của cấp ủy, cán bộ chủ trì và cơ quan chức năng các cấp trong và ngoài SĐBB nhằm nâng cao trình độ, kiến thức mọi mặt để ĐNCB ở ban tuyên huấn thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
  8. 6 Trong những năm qua, nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng về NLCT và bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBB, cấp ủy, cán bộ chủ trì và cơ quan chức năng các cấp đã quan tâm bồi dưỡng, nâng cao NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn. Nội dung, hình thức biện pháp bồi dưỡng từng bước được đổi mới, đem lại kết quả ngày càng thiết thực. Tuy nhiên, hoạt động bồi dưỡng NLCT và NLCT trên thực tế của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBB vẫn còn bộc lộ những hạn chế và bất cập. Nổi lên là, nhận thức, trách nhiệm của một số tổ chức, lực lượng trong bồi dưỡng còn hạn chế, chưa có sự quan tâm đúng mức, còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, chưa kịp thời đề ra những biện pháp lãnh đạo khắc phục khâu yếu, mặt yếu; nội dung bồi dưỡng chưa thật toàn diện và phù hợp với thực tiễn chức trách, nhiệm vụ của cán bộ tuyên huấn; hình thức biện pháp bồi dưỡng chưa thật phong phú, đa dạng, linh hoạt và hiệu quả, còn biểu hiện cứng nhắc, dập khuôn, hiệu quả bồi dưỡng chưa cao; NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn còn một khoảng cách khá xa so với yêu cầu của thực tế, một số đồng chí chưa nắm chắc chức trách, nhiệm vụ trong tiến hành CTTT, kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ chưa cao Những hạn chế, khuyết điểm đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động CTTT của Đảng nói chung và chất lượng công tác tuyên huấn ở các SĐBB trong QĐND Việt Nam nói riêng. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang tác động trực tiếp vào tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nói chung và ở các SĐBB nói riêng. Yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, yêu cầu xây dựng Quân đội và các SĐBB tinh, gọn, mạnh đang đặt ra nhiều thách thức mới, đòi hỏi phải nâng cao sức mạnh tổng hợp của Quân đội, trong đó có bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBB.
  9. 7 Với những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay” làm đề tài luận án Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về bồi dưỡng NLCT và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, khái quát giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và xác định những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu. Khái quát và làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về NLCT và bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội. Đánh giá đúng thực trạng bồi dưỡng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội. Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn hoạt động bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB đủ quân trong QĐND Việt Nam. Phạm vi tập trung khảo sát, đánh giá về NLCT và bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị ở 11 SĐBB đủ quân ở
  10. 8 các quân khu, quân đoàn gồm: SĐBB 3; SĐBB 316; SĐBB 395; SĐBB 324; SĐBB 2; SĐBB 5; SĐBB 330; SĐBB 312; SĐBB 325; SĐBB 10; SĐBB 9. Các tư liệu, số liệu phục vụ điều tra, khảo sát để thực hiện luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2015 đến nay; các giải pháp có giá trị vận dụng đến năm 2030 và định hướng vận dụng đến năm 2035. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, CTTT, lý luận; CTĐ,CTCT trong Quân đội, trực tiếp là về CTTT, công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB làm CTTT trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Cơ sở thực tiễn Là hiện thực NLCT và hoạt động bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội. Các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, TCCT về CTTT và công tác tuyên huấn; các nghị quyết, báo cáo chính trị tại đại hội nhiệm kỳ và hàng năm; báo cáo tổng kết CTĐ,CTCT; báo cáo tổng kết công tác tuyên huấn của các cấp ủy, cơ quan chính trị và ban tuyên huấn các SĐBB. Kết quả điều tra, khảo sát thực tế do tác giả tiến hành. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học ngành và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: kết hợp logic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; thống kê và so sánh; khảo sát, điều tra thực tế; tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Khái quát và làm rõ quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội. Từ thực trạng rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB.
  11. 9 Đề xuất một số nội dung, biện pháp thiết thực, khả thi trong những giải pháp tăng cường bồi dưỡng NLCT của ĐNCB bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận, thực tiễn bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội. Cung cấp thêm những luận cứ khoa học góp phần giúp các cấp ủy, cán bộ chủ trì và cơ quan chức năng các cấp trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong tập huấn, bồi dưỡng cán bộ ở các đơn vị, trong nghiên cứu, giảng dạy các môn học có liên quan ở các học viện, nhà trường trong Quân đội. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án gồm: Mở đầu, 04 chương (09 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
  12. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng trong hệ thống chính trị Hoàng Văn Hổ (2014), Cầm quyền khoa học [ 81]. Tác giả cuốn sách nhấn mạnh, ĐNCB là nhân tố quan trọng bảo đảm của việc cầm quyền khoa học. Tác giả rút ra kinh nghiệm: “Đảng cầm quyền muốn trước sau kiên trì cầm quyền khoa học thì điều then chốt là phải xây dựng được một ĐNCB có tố chất cao, đảm đương được trách nhiệm nặng nề, vượt qua được thử thách sóng gió theo yêu cầu cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa và chuyên nghiệp hóa” [81, tr.573]. Về vấn đề tuyển chọn, nâng cao phẩm chất, năng lực và bổ nhiệm cán bộ tác giả có nhiều luận giải khoa học và đưa ra những kinh nghiệm, giải pháp cụ thể có tính khả thi cao đó là: cố gắng thực hiện được bốn kiên trì và bốn không được. “Phải coi Bốn kiên trì, Bốn không được là mỗi tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mỗi cán bộ có đạt tiêu chuẩn hay không về mặt chính trị, tác phong” [81, tr.581]. Hồ Thành Quốc (2016), Đạo làm quan [125]. Nội dung chương 2 của cuốn sách bàn về tu dưỡng đạo đức làm quan. Tác giả cho rằng, việc tăng cường xây dựng đạo đức làm quan của ĐNCB hiện nay phải dốc sức thực hiện được “mười điều thận trọng” cụ thể là: “Thận trọng ngay từ đầu, thận trọng từ việc nhỏ, thận trọng khi ăn nói, thận trọng với thị hiếu, thận trọng với ham muốn, thận trọng với quyền lực, thận trọng khi bình yên, thận trọng khi chỉ có một mình, thận trọng với bạn bè và thận trọng với giây phút cuối cùng” [125, tr.118-142]. Theo tác giả, đạo đức cán bộ là những gì rất cụ thể, nó được biểu hiện ra hàng ngày, không phải những gì khó thấy hoặc viễn tưởng, mà nó hiện hữu trong cuộc sống, trong mọi mối quan hệ xã hội của người cán bộ.
  13. 11 Đảng Cộng sản Trung Quốc (2019), Tổng tập văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc 44].[ Nội dung cuốn sách trình bày những văn kiện liên quan đến Đại hội lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong nghị quyết của đại hội ở mục “Kiên định quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện, không ngừng nâng cao năng lực cầm quyền và trình độ lãnh đạo của Đảng” Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh, muốn Đảng nâng cao năng lực cầm quyền và trình độ lãnh đạo thì Đảng phải coi xây dựng chính trị của Đảng làm vấn đề hàng đầu, lấy kiên định niềm tin, lý tưởng, tôn chỉ làm nền tảng... Đặc biệt, Đảng phải trang bị cho toàn Đảng bằng tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới cụ thể: “Xây dựng tư tưởng chính là xây dựng nền tảng của Đảng. Lý tưởng cách mạng cao hơn tất cả” 44,[ tr.96]. Sử Hiểu Đông (2020), “Đứng trên đỉnh cao lịch sử mới đi sâu cải cách công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ”, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng Đảng trong giai đoạn mới kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc [67]. Trong bài viết tác giả khẳng định coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là kinh nghiệm lịch sử quan trọng giúp sự nghiệp Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành công. Bài viết đã khái quát lịch sử công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đặc điểm chủ yếu của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh kinh nghiệm: Chú trọng liên hệ thực tế, học để sử dụng, nâng cao hiệu quả đào tạo. Tác giả cho rằng, tác phong học tập tốt là phải liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, thông qua giao lưu, trao đổi học thuật, phát hiện vấn đề, phân tích nguyên nhân, tìm ra đối sách, tác giả khẳng định: “Kết hợp một cách thông suốt giữa giáo dục đào tạo với công tác thực tế, thực sự áp dụng được những gì đã học vào thực tiễn, cũng như lấy thực tiễn để thúc đẩy học tập, thu được hiệu quả khá tốt” [67, tr.410]. Manivong bongsouvanh (2021), Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh savanakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [9]. Luận án đã đánh giá một cách khách quan, toàn diện về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB
  14. 12 công tác ở tỉnh savanakhet nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Qua so sánh kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, tác giả luận án rút ra bốn bài học kinh nghiệm cho tỉnh Savanakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trong đó ở bài học kinh nghiệm thứ 2, tác giả luận án nhấn mạnh: “Có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất đối với hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức từ Trung ương đến địa phương, đồng thời có sự phân công rõ ràng, hợp lý về thẩm quyền, trách nhiệm đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức” [9, tr.65-66]. Viện nghiên cứu Xây dựng Đảng Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2022), Quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện thành tựu và kinh nghiệm trong công tác tổ chức và xây dựng Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII [172]. Ở Chương IV của cuốn sách nói về kiên định niềm tin lý tưởng, củng cố nền tảng tư tưởng. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đúc rút được bốn kinh nghiệm quý báu trong xây dựng tư tưởng của Đảng và đặc biệt là xây dựng ĐNCB làm CTTT đó là: “Phải kiên trì kết hợp chặt chẽ xây dựng tư tưởng của Đảng với giải quyết những vấn đề thực tế. Phải kiên trì phương thức, phương pháp đổi mới. Phải kiên trì lấy việc học để thúc đẩy tri thức, lấy tri thức để thúc đẩy hành động, tri thức và hành động thống nhất với nhau” [172, tr.260-262]. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng trong lực lượng vũ trang A. M. Ioblép (1979), “Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Quân đội” [96]. Tác giả bài viết khẳng định, Đảng Cộng sản Liên Xô đã luôn coi trọng công tác bồi dưỡng, tạo nguồn, xây dựng ĐNCB Quân đội mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng. Tác giả nhấn mạnh: muốn xây dựng một Quân đội mạnh phải xây dựng được ĐNCB mạnh và muốn có ĐNCB mạnh cần làm tốt công tác cán bộ, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB. Theo tác giả: bồi dưỡng NLCT cho ĐNCB bao gồm nhiều hình thức, biện pháp, nhiều khâu,
  15. 13 nhiều bước, thông qua vai trò của nhiều tổ chức và lực lượng. Bồi dưỡng toàn diện, nhưng trong đó trọng tâm là bồi dưỡng về chất lượng chính trị, lòng trung thành, quyết tâm, tinh thần chiến đấu, đức hy sinh, trình độ tác chiến... I. Rôdiônốp (1993), “Một số vấn đề tuyển chọn, đào tạo cán bộ, sĩ quan cấp cao” [127]. Bài báo đã luận giải và đưa ra những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực của người sĩ quan cao cấp trong Quân đội, theo đó, người sĩ quan phải: “Có tầm nhìn chính trị rộng, có tri thức quân sự, kỹ thuật quân sự, kinh tế quân sự sâu sắc, biết tư duy sáng tạo, có khả năng tham gia tích cực vào quá trình soạn thảo chính sách quân sự, học thuyết quân sự, các chương trình quân sự” [127, tr.12]. Tác giả chỉ ra phương pháp luận: cán bộ Quân đội phải là người có NLCT toàn diện, giỏi cả về chính trị và quân sự, phải có trình độ tư duy tốt, kiến thức toàn diện. Có như vậy mới đảm đương được vai trò, chức trách và nhiệm vụ được giao. Chương Tư Nghị (2006), Giáo trình công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc [109]. Tác giả cuốn sách cho rằng, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới cán bộ chính trị Quân đội cần phải có những năng lực cốt lõi sau đây: “Có lập trường chính trị vững vàng; có tinh thần trách nhiệm và niềm tin mạnh mẽ vào sự nghiệp cách mạng; có tư tưởng đạo đức cao thượng; có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ...” [109, tr.358-366]. Để đạt được những yêu cầu đó, cuốn sách chỉ rõ: Quân ủy Trung ương và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc rất quan tâm, coi trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn có tính cấp thiết, là một trong những nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Tác giả còn nhấn mạnh: Học viện, nhà trường là nơi quan trọng nhất để bồi dưỡng cán bộ. Song, phải kết hợp chặt chẽ với việc: “Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ trong thực tiễn công tác” [109, tr.340-342]. Bun Lon Sa Luôi Sắc (2014), “Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Lào ngày càng vững mạnh và có chất lượng cao” [27]. Tác giả bài báo đã khẳng định: ĐNCB trong Quân đội Lào là lực lượng nòng cốt trong tổ chức thực hiện đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng; có vai trò quyết định trong tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng
  16. 14 chính quy, rèn luyện kỷ luật và trong thực hiện các nhiệm vụ khác của Quân đội. Vì vậy, Đảng, Nhà nước nhân dân cách mạng Lào luôn coi trọng lãnh đạo công tác cán bộ, đặc biệt là đào tạo và bồi dưỡng năng lực cho ĐNCB này. Neang Phat (2016) Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay [ 106]. Luận án cho rằng, từ khi ra đời cho đến nay, Hoàng gia và Chính phủ Campuchia đặc biệt quan tâm, chăm lo xây dựng và bồi dưỡng NLCT cho ĐNCB Quân đội, bảo đảm cho Quân đội được quản lý và chỉ huy thông suốt. Tác giả đã đề xuất sáu giải pháp tăng cường xây dựng ĐNCB Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay. Trong đó, ở giải pháp thứ ba tác giả cho rằng, thực hiện đúng phương châm “động”, “mở” và “mềm” trong quy hoạch, bồi dưỡng ĐNCB các cấp, đảm bảo cho công tác quy hoạch, bồi dưỡng không bị hạn chế số người định sẵn, có nhiều nguồn để lựa chọn và bồi dưỡng, không khép kín trong từng cơ quan, đơn vị. Erik Gronqvist và Erik Lindqvist (2016), “The making of a manager: evidence from military officer training” (Tạo nên một quản lý cấp cao từ việc đào tạo sĩ quan) [ 175]. Bài báo trên Tạp chí của Viện đánh giá chính sách giáo dục và thị trường lao động Thụy Điển cho rằng, việc đào tạo ra một sĩ quan trong thời gian tại ngũ ở Quân đội Thụy Điển có tác động tích cực và đó chính là yếu tố quyết định để tạo thành một nhà quản lý, lãnh đạo tốt. Bài viết luận giải một cách rất chặt chẽ đó là: “Việc đào tạo ra một sĩ quan Quân đội cần phải trải qua nhiều giai đoạn và thử thách khốc liệt, quá trình đào tạo đó đồng thời trang bị cho người sĩ quan Quân đội nhiều kiến thức và kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực ” [ 175]. Từ những kiến thức đó sẽ giúp hình thành những kỹ năng lãnh đạo, chỉ huy kiệt xuất. Do đó, tác giả khẳng định: kết thúc quá trình đào tạo ra một sĩ quan đồng thời cũng tạo nên một nhà quản lý giỏi và kiệt xuất. Phay Thun Kẹo Vông Phết (2022), Bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào [110]. Tác giả luận án đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về lý luận,
  17. 15 thực tiễn; nêu lên thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm trong bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh QĐND Lào. Trong 5 giải pháp của luận án, tác giả đặc biệt nhấn mạnh ở giải pháp thứ 2 là: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, phát huy vai trò của thủ trưởng chính trị, quân sự đối với bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong QĐND Lào hiện nay, tác giả nhấn mạnh: “Thường xuyên nắm vững các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới, nắm chắc các nghị quyết, thực trạng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội; đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp” [110 , tr.132] 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị và cán bộ tuyên huấn A. A. Ê-pi-sép (1980), Công tác tư tưởng trong các lực lượng vũ trang xô viết [69]. Tác giả cuốn sách khẳng định: “Không có con người xây dựng Xã hội Cộng sản có năng lực phát triển toàn diện, có ý thức giác ngộ cao thì không thể xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật của Chủ nghĩa Cộng sản, không thể hình thành được các quan hệ xã hội Cộng sản” [69, tr.3]. Đồng thời, cuốn sách còn khẳng định, có hai loại nhân tố quyết định đến nâng cao vai trò CTTT của Đảng đó là các yếu tố “bên trong” và “bên ngoài”. Trong hai yếu tố đó, tác giả nhấn mạnh đến yếu tố bên trong đó chính là việc bồi dưỡng con người mới. M. M. Rakhomacunốp (1983), Tuyên truyền miệng [126]. Tác giả cuốn sách đã làm rõ một số vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng công tác tuyên huấn và ĐNCB tuyên huấn; trong đó việc tổ chức, nội dung và hiệu lực của công tác cổ động chính trị miệng phụ thuộc trực tiếp vào trình độ lãnh đạo của Đảng đối với các bộ phận đó của CTTT. Thứ nhất, phụ thuộc vào chất lượng của ĐNCB cổ động, vào việc lựa chọn những người có kinh nghiệm già dặn về chính trị, có đủ trình độ văn hóa và khả năng thuyết phục để đưa vào các đội cổ động, vào các nhóm thông tin chính trị và báo cáo viên (đây chính là phụ thuộc vào trình độ của ĐNCB làm CTTT). Thứ hai, phụ thuộc vào
  18. 16 việc tổ chức chỉ đạo học tập lý luận và bồi dưỡng nghiệp vụ (đây chính là việc bồi dưỡng NLCT cho ĐNCB này). Tác giả khẳng định: “Cán bộ cổ động phải biết giải thích chính sách và những hiện tượng mới trong đời sống xã hội, những vấn đề mà mọi người quan tâm Cán bộ cổ động phải bóc trần một cách có luận cứ sự xuyên tạc ác ý của tuyên truyền tư sản” [126, tr.86]. Đây chính là yêu cầu cao về NLCT của ĐNCB làm CTTT trong Quân đội. M. Delenkốv (2001), “Rèn luyện tinh thần - tâm lý cho bộ đội trong Quân đội nước ngoài” [ 37]. Tác giả bài báo đã chỉ ra: “Có một đội ngũ đông đảo các chuyên gia có trình độ cao về công tác nắm thông tin ở mọi cấp; bảo đảm nắm chắc thông tin, chỉ ra phương pháp luận cho hoạt động của cán bộ chỉ huy một cách toàn diện về quân nhân” [ 37, tr.5]. Nghiên cứu về cán bộ, nhân viên làm công tác tuyên huấn trong Quân đội tác giả chỉ ra: một chương trình truyền hình ngắn có tác động đến nhận thức của binh sĩ một cách hiệu quả hơn nhiều so với những bài viết hoặc những bài phát biểu dài. Do vậy, trong các lực lượng vũ trang một số nước, người ta đã thành lập các phân đội chuyên trách để chuẩn bị các chương trình phát thanh và truyền hình. Ngoài ra, Quân đội nước ngoài coi việc mời các văn nghệ sĩ, các đội văn công đến biểu diễn cho quân nhân và gia đình quân nhân xem có ý nghĩa to lớn với việc nâng cao trạng thái tinh thần - tâm lý của quân nhân. Ngọc Khanh, Thanh Hà (Biên dịch, 2011), Quân đội Mỹ những bí mật bạn chưa biết [ 97]. Trong bài viết “Công tác chính trị tư tưởng của Quân đội Mỹ được tiến hành như thế nào?”, tác giả đã khái quát và đưa ra một cách nhìn toàn diện về việc tiến hành công tác chính trị tư tưởng trong Quân đội Mỹ. Tác giả khẳng định: “Sự thật là, công tác chính trị tư tưởng của Quân đội Mỹ không những có mà còn được tiến hành một cách rất bài bản” [97, tr.167]. Để thực hiện nội dung này, Quân đội Mỹ đã xây dựng một nội dung chương trình giáo dục đồng bộ và toàn diện, tận dụng tối đa các phương tiện công cụ hiện đại và đa dạng hóa các phương thức để tiến hành tuyên truyền cho được nội dung cốt lõi đó là: “Quốc gia, vinh dự, trách nhiệm” [97, tr.167]. Để công
  19. 17 tác này tiến hành đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất Quân đội Mỹ đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo và bồi dưỡng ĐNCB làm công tác chính trị tư tưởng. Hai lực lượng chính được lựa chọn đào tạo và bồi dưỡng để thực hiện nhiệm vụ này đó là Hạ sĩ quan và Cha tuyên úy. Sẳm Lan Phăn Kha Vông (2013), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua - khen thưởng cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [128]. Tác giả bài báo đã khẳng định, đây là một lĩnh vực hoạt động quan trọng của CTTT trong QĐND Lào mà ĐNCB tuyên huấn phải đảm nhiệm. Trên cơ sở nghiên cứu về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua - khen thưởng, tác giả luận giải một số quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước nhân dân cách mạng Lào, đưa ra một số giải pháp chính để nâng cao chất lượng công tác thi đua hiện nay, trong đó đặc biệt chú ý đến giải pháp nâng cao chất lượng của ĐNCB làm công tác này, đó là ĐNCB làm công tác tuyên huấn trong Quân đội nhân dân Lào. Lê Thế Mẫu (Biên dịch, 2018), Nước Nga và thế giới trong kỷ nguyên Putin [105]. Tác giả cuốn sách cho rằng, điểm đặc biệt trong điều chỉnh Học thuyết quân sự mới là: “Học thuyết cũng xác định rõ, thắng lợi trong chiến tranh hiện đại không còn phụ thuộc nhiều vào số lượng binh sĩ, xe tăng hay máy bay, tên lửa... mà đặc biệt là phụ thuộc vào ý chí của người lính trên chiến trường” [105, tr.191-192]. Như vậy, dù là chiến tranh hiện đại đến đâu, Quân đội Nga cũng xác định, yếu tố chính trị tinh thần có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố quyết định đến thắng lợi cuối cùng, do đó phải luôn chú trọng xây dựng cho được ĐNCB làm CTTT trong Quân đội đủ đức, đủ tài đáp ứng tốt yêu cầu cách mạng trong tình hình mới. 1.2. Các công trình khoa học ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; nâng cao phẩm chất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị Trần Thị Anh Đào (2008), Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng [65]. Tác giả cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu nhiều nội dung trong đó chỉ ra một số vấn đề đào tạo cán bộ làm CTTT. Chỉ ra yêu cầu
  20. 18 về phẩm chất và năng lực đối với cán bộ làm CTTT. Tác giả khẳng định: “Đảng cần mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng... Mặt khác, bản thân mỗi cán bộ làm công tác tư tưởng cần thường xuyên trau dồi phẩm chất chính trị và không ngừng nâng cao năng lực công tác” [65, tr.172-173]. Tác giả còn chỉ rõ: “Công tác tư tưởng có đối tượng tác động là tư tưởng và tình cảm của con người, đòi hỏi chủ thể của công tác tư tưởng phải là những tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng và là người thực sự tâm huyết với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành chất lượng công tác được giao” [65, tr.179]. Do đó, cán bộ làm CTTT cần có phẩm chất và năng lực của nhà sư phạm, giàu sức truyền cảm, biết lựa chọn nội dung đúng định hướng của Đảng, giàu thông tin. Học viện báo chí và tuyên truyền (2017), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo trong giai đoạn hiện nay [76]. Cuốn sách khẳng định, cán bộ tuyên giáo có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội, là lực lượng trực tiếp củng cố sự thống nhất tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận của xã hội... Tuy nhiên, hiện nay ĐNCB tuyên giáo nước ta còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập như: “Số lượng cán bộ được đào tạo chuyên sâu về nghề nghiệp tuyên giáo còn chiếm tỷ lệ thấp, năng lực chuyên môn, năng lực tham mưu, hoạch định còn nhiều bất cập. Năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn ” [76, tr.5]. Chính vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB làm công tác tuyên giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt , trình độ chuyên môn tinh thông là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Trần Ngọc Hồi (2019), “Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trong công tác cán bộ hiện nay” [79]. Tác giả bài viết nhấn mạnh đến vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy đảng đối với công tác cán bộ hiện nay. Tác giả đã chỉ rõ cách thức và tiêu chí để lựa chọn một cán bộ tốt đó là: khi tuyển chọn cán bộ đảm nhiệm những cương vị chức trách quan trọng, cấp ủy, tổ chức đảng phải có cơ chế rà xét, tuyển chọn thật kỹ càng, thông qua nhiều khâu, nhiều bước, nhiều kênh thông tin và đánh giá công tâm, chính