Khóa luận Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty sản xuất giấy Showa Shiko huyện Toyohama, tỉnh Kagawa, Nhật Bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty sản xuất giấy Showa Shiko huyện Toyohama, tỉnh Kagawa, Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_xay_dung_y_tuong_khoi_nghiep_tu_qua_trinh_hoc_tap.pdf
Nội dung text: Khóa luận Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty sản xuất giấy Showa Shiko huyện Toyohama, tỉnh Kagawa, Nhật Bản
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o ĐÀO THU TRÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: “XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TỪ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT GIẤY SHOWA SHIKO HUYỆN TOYOHAMA, TỈNH KAGAWA, NHẬT BẢN” Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát Triển Nông Thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên - năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o ĐÀO THU TRÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: “XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TỪ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT GIẤY SHOWA SHIKO HUYỆN TOYOHAMA, TỈNH KAGAWA, NHẬT BẢN” Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát Triển Nông Thôn Lớp : K47 – PTNT – N01 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 -2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Thắng Thái Nguyên – năm2019
- i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty sản xuất giấy Showa Shiko huyện Toyohama, tỉnh Kagawa, Nhật Bản” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn ạM nh Thắng. Các số liệu, bảng biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có. Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Xác nhận của GVHD Người cam đoan ThS. Nguyễn ạM nh Thắng Đào Thu Trà
- ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: “Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty sản xuất giấy Showa Shiko huyện Toyohama, tỉnh Kagawa, Nhật Bản”. Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Mạnh Thắng - Giảng viên Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn - giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận. Xin cảm ơn Ban Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế ITC đã tạo cơ hội và điều kiện để em đi thực tập tại Nhật Bản. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới ông Hiroshi Miyake chủ công ty Showa Shiko đã giúp đỡ em hoàn thành công việc và cung cấp thông tin, kiến thức để hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài em đã gặp không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Sinh viên Đào Thu Trà
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1.Tính cấp thiết 1 1.2.1. Cơ sở lý luận 2 1.2.2. Cơ sở thực tiễn 2 1.3.Mục tiêu chung 5 1.3.1. Mục tiêu cụ thể 5 1.3.2. Yêu cầu 5 1.4. Phương pháp thực hiện 6 1.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 6 1.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 7 1.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất 7 1.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của công ty Showa Shiko 7 1.5. Thời gian, địa điểm thực tập 8 1.5.1. Thời gian thực tập 8 1.5.2. Địa điểm 8 PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 9 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập 9 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập 10 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập 13 2.3.1.Phân tích mô hình tổ chức của Công ty 13 2.3.2. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty Showa Shiko. 21
- iv 2.3.3. Những kỹ thuật công nghệ áp dụng trong sản xuất kinh doanh của cơ sở nơi thực tập. 25 2.3.4. Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở nơi thực tập 29 2.3.5. Các kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty 31 PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP 33 3.1. Thuyết minh dự án 35 3.2. Dự kiến chi phí, doanh thu, lợi nhuận của dự án. 37 3.2.1. Chi phí. 37 3.2.2.Doanh thu của dự án 40 3.2.3. Hiệu quả kinh tế của dự án 41 3.2.4. Điểm hòa vốn của dự án 42 3.2.5. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOTanalysis): 42 3.2.6. Đối thủ cạnh tranh 43 3.2.7.Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro 44 3.2.8.Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện 44 3.3.Kế hoạch triển khai ý tưởng khởi nghiệp 45 PHẦN 4. KẾT LUẬN 47 4.1. Kết luận thực tập tại công ty Showa Shiko 47 4.2.Kết luận của ý tưởng khởi nghiệp 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập 10 Bảng 2.2: Sản lượng sản phẩm của công ty Showa Shiko năm 2018. 21 Bảng 2.3: Doanh thu của công ty Showa Shiko năm 2018 21 Bảng 2.4: Chi phí biến đổi của công ty Showa Shiko năm 2018 22 Bảng 2.5: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của công ty Showa Shiko 23 Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế của sản phẩm giấy ướt của công ty Showa Shiko năm 2018 24 Bảng 3.1: Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn 37 Bảng 3.2: Chi phí dự kiến đầu tư xây lắp cơ bản của dự án. 37 Bảng 3.3: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị của dự án. 38 Bảng 3.4: Chi phí biến đổi của dự án. 39 Bảng 3.5. Giá thành trên một sản phẩm giấy ướt (50 tờ) thành phẩm: 40 Bảng 3.6: Chi phí maketing và triết khấu siêu thị đại lý bán lẻ. 41 Bảng 3.7: Doanh thu dự kiến hàng năm của dự án 41 Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của dự án 41 Bảng 3.9. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 42 Bảng 3.10. Phân tích đối thủ cạnh tranh: Công ty sản xuất giấy ướt Thiên Phúc 43 Bảng 3.11. Kế hoạch triển khai ý tưởng khởi nghiệp 45
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức Công ty showa Shiko 13 Hình 2.2. Máy cắt giấy 25 Hình 2.3. Hệ thống băng truyền từ máy cắt giấy đến mấy dập bao bì 26 Hình 2.4. Hệ thống băng truyền từ máy dập bao bì đến khu vực kiểm tra và phân loại sản phẩm 26 Hình 2.5. Dây truyền dập bao bì 27 Hình 2.6. Bảng điều khiển máy dập bao bì 28 Hình 2.7. Máy khử trùng 29 Hình 2.8: Sơ đồ quy trình tạo ra sản phẩm của công ty Showa Shiko Thuyết minh quy trình: 29 Hình 2.9: Sơ đồ kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm của công ty Showa Shiko 32
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Thị trường giấy sinh hoạt (hay giấy tiêu dùng bao gồm khăn giấy ướt, khăn giấy khô) ở Việt Nam tăng trưởng mạnh với mức 14%/năm về giá trị trong giai đoạn 2007-2012. Đặc biệt năm 2008, thị trường này có mức tăng trưởng lên đến 19,4%, cao hơn cả mức tăng trưởng 15,6% của giấy in báo. Dự kiến giai đoạn 2013-2017, dòng sản phẩm giấy sinh hoạt tiếp tục đạt mức tăng trưởng khoảng 12%/năm theo tốc độ đô thị hóa nhanh, tăng trưởng thu nhập, đời sống người dân nâng cao và mức độ nhận thức về các vấn đề về vệ sinh được nâng lên.[1] Mặc dù trong gần 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng trên 12%/năm, nhưng thị trường giấy sinh hoạt vẫn còn nhiều khoảng trống để các doanh nghiệp gia tăng thị phần. Điều này được phản ánh qua tỷ lệ sử dụng giấy tiêu dùng bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn rất thấp, chỉ ở mức 0,8kg/người/năm, so với mức trung bình của toàn thế giới là 4,2kg/người/năm và dự kiến con số này sẽ tăng lên 5,9 kg năm 2019 và 10 kg năm 2030. Việt nam hiện nay có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất giấy sinh hoạt tại Việt Nam, trong đó 96% là các doanh nghiệp có công suất nhỏ, sử dụng các công nghệ lạc hậu, không có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Việc sản xuất giấy sinh hoạt đòi hỏi vốn đầu tư lớn cho nhà xưởng và máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh. Đó là lý do vì sao mặc dù được đánh giá là hết sức tiềm năng, nhưng thị trường giấy sinh hoạt dường như là sân chơi cho các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh. Điều này ít nhiều được chứng minh qua việc có rất ít doanh nghiệp trong ngành mở rộng được hoạt động đầu tư, sản xuất trong thời gian qua.
- 2 Do đó em đã tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty sản xuất giấy Showa Shiko huyện Toyohama, tỉnh Kagawa, Nhật Bản”. Một trong những công ty sản xuất chuyên về giấy ướt tại nhật Bản với các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao, đảm bảo độ an toàn và chất lượng. Để tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất, cách thức và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà họ áp dụng trong công nghiệp để tạo ra những sản phẩm công nghiệp chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính trên thế giới. Từ đó đề xuất ý tưởng khởi nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. 1.2.1. Cơ sở lý luận Khởi nghiệp theo tiếng Anh là startup hoặc start-up: Là một cá nhân hay một tổ chức của con người đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi là giai đoạn đầu lập nghiệp. Đặc điểm của khởi nghiệp Tính đột phá: tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông minh đo lường sức khoẻ cá nhân), một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới (như AirBnb), hoặc một loại công nghệ độc đáo, chưa hề thấy (như công nghệ in 3D). Tăng trưởng: Một công ty khởi nghiệp (Startup) sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể. Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường (như điện thoại thông minh Apple là công ty đầu tiên khai phá và luôn dẫn đầu trong mảng đó về sau). 1.2.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.2.1. Bài học kinh nghiệm sản xuất khăn ướt ở một số nước EU và Mỹ Ở Mỹ, khăn ướt được coi như một mặt hàng mỹ phẩm, do đó quy chuẩn an toàn của nó cũng được đánh giá tương tự như một sản phẩm mỹ phẩm. Tuy
- 3 nhiên, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà chúng có những cách đánh giá khác nhau. Khăn giấy thường được dán nhãn là có mùi thơm, không mùi thơm hoặc không mùi. Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không có quy định về việc sử dụng các điều khoản này. Nhưng việc dán nhãn là cần thiết phải trung thực và không gây hiểu nhầm. Thông thường, chữ "unscented" trên một nhãn hiệu có nghĩa là sản phẩm không có mùi hương đáng chú ý. Nhưng thực tế nó có thể chứa các thành phần hương liệu nhằm "che giấu" những thành phần có mùi khó chịu khác. Còn ở Châu Âu, khăn ướt cần phải an toàn cho người tiêu dùng và môi trường. Trong Liên minh Châu Âu, khăn ướt phải tuân thủ Chỉ thị an toàn sản phẩm chung, quy định các nhà sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm an toàn khi sử dụng. Ngành công nghiệp không chỉ tuân thủ khung pháp lý để đảm bảo sản phẩm an toàn, nó cũng cần được thực hiện những chương trình đánh giá an toàn riêng và các công ty tư nhân phải liên tục theo dõi sản phẩm của họ. Các sản phẩm khăn ướt cần tuân thủ các điều kiện sau: - Quy định về mỹ phẩm của EU (EC 1223/2009) được thống nhất và trực tiếp thực thi ở tất cả các nước thành viên EU. - Tất cả các thành phần được sử dụng trong việc sản xuất khăn giấy vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm và sản phẩm dành cho em bé đều tuân thủ Quy định của EU. - Một số loại thành phần, ví dụ: chất bảo quản, chỉ có thể được sử dụng khi chúng được chấp thuận và được liệt kê trong Quy chế Mỹ phẩm Châu Âu. - Khăn giấy ướt được sản xuất theo các quy trình sản xuất khắt khe tương tự cho các sản phẩm mỹ phẩm. - Trước khi đưa ra thị trường, khăn ướt phải được đánh giá cẩn thận bởi một chuyên gia đủ điều kiện theo Phụ lục I của Quy chế Mỹ phẩm của EU.
- 4 Đánh giá này dựa trên kiến thức về thành phẩm và thành phần của nó, cấu trúc hóa học, mức độ tiếp xúc và các đặc tính cụ thể của đối tượng mà nó phục vụ. - Yêu cầu phải tiến hành đánh giá an toàn cụ thể đối với sản phẩm dùng cho trẻ em dưới ba tuổi, và đối với các sản phẩm được sử dụng riêng cho vệ sinh thân thể bên ngoài. - Đánh giá an toàn là một phần của Báo cáo An toàn Sản phẩm Mỹ phẩm và được các cơ quan hữu quan ở các nước thành viên EU kiểm tra. - Mỗi giấy vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm và khăn ướt được thông báo trên Cổng Thông báo Sản phẩm Mỹ phẩm tạo điều kiện truy xuất nguồn gốc và kiểm soát trong thị trường. - Ngoài ra, giấy vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm và giấy ướt trẻ em cũng tuân thủ Chỉ thị An toàn Sản phẩm Châu Âu (2001/95 / EC). 1.2.2.2. Một số công ty sản xuất giấy ướt tại Việt Nam + Công Ty CP Dịch Vụ Thương Mại Việt Xanh: Công Ty Cổ phần dịch vụ thương mại (Vietgreen) tọa lạc tại trung tâm thành phố Hà Nội, chuyên sản xuất và cung cấp những loại khăn ướt chất lượng nhất và dịch vụ in ấn Logo thương hiệu sắc nét. Nói không với khăn ướt bẩn, khăn giặt lại, ngâm hóa chất, đóng gói thủ công. Nói không với cắt xén thành phần. Vietgreen luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, bao gồm cả chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Mang đến cho khách hàng cảm giác an toàn khi sử dụng sản phẩm, “khơi nguồn” ý tưởng và “tái tạo” năng lượng sống. - Đó chính là điều mà Vietgreen luôn cam kết. Hiện tại,Vietgreen đã trở thành thành viên của GBN Việt Nam – Thuộc viện doanh nhân APEC. Đây là điều kiện cần để có thể vận hànhVietgreen tốt nhất, đem đến những sản phẩm chất lượng nhất cho người tiêu dùng. + Công Ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển thương mại sản xuất khăn ướt Omi:
- 5 Chuyên cung cấp sản phẩm khăn ướt cho nhu cầu sử dụng trực tiếp của các doanh nghiệp vận tải, tổ chức, nhà hàng, nhà hàng tiệc cưới, Karaoke, Cafe, khách sạn và công ty tour du lịch. Khăn lạnh giá rẻ có rất nhiều kích cỡ, size cho khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó khăn ướt (khăn lạnh) được sản xuất theo quy trình khép kín hiện đại luôn đảm bảo tốt nhất chất lượng giấy. Ngoài ra có nhiều mùi hương khác nhau như hương táo, nước hoa CK, Baby, xá xị, phấn hoa, achanteur, Đem đến cho người sử dụng cảm giác dễ chịu và thoải mái cho từng ngành nghề và cho tất cả các đối tượng khách sử dụng, Sử dụng sản phẩm của Công Ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển thương mại sản xuất Omi bạn hoàn toàn yên tâm và toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc của mình vì có các chuyên gia về giấy, kiểm soát chất lượng, phòng ngừa rủi ro và lên lịch giao hàng cho bạn theo định kỳ. Sản phẩm của Công Ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển thương mại sản xuất Omi được sản xuất và bán hàng trực tiếp từ nhà máy đến khách hàng, đảm bảo giá tốt nhất, chất lượng ổn định, không xảy ra tình trạng hàng giả, hàng nhái, hương liệu và chất bảo quản là những hàng ngoại nhập đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. 1.3. Mục tiêu chung 1.3.1. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu được mô hình tổ chức, kế hoạch tổ chức kinh doanh của công ty Showa Shiko. - Mô tả được các công việc tại công ty Showa Shiko. - Đề xuất được ý tưởng khởi nghiệp. 1.3.2. Yêu cầu a) Về chuyên môn nghiệp vụ Là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn thuộc Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông
- 6 Thôn, được học những kiến thức về kinh tế xã hội và được thực tập tại công ty Showa Shiko,huyện Toyohama, tỉnh kagawa, Nhật Bản b) Về thái độ và ý thức trách nhiệm - Về thái độ + Hăng hái nhiệt tình trong công việc, không sợ vất vả + Vui vẻ, hòa đồng với mọi người + Tuân thủ các quy định của công ty Showa Shiko - Về ý thức trách nhiệm + Nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc + Hoàn thành tốt công việc được giao + Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ công việc và mọi người xung quanh + Có trách nhiệm bảo quản tài sản chung của công ty Showa Shiko 1.4. Phương pháp thực hiện 1.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng. Các thông tin thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, internet Trong đề tài sử dụng các tài liệu, số liệu đã được công bố trên các trang web, sách, báo, tạp chí Thu thập số liệu sơ cấp: Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát trực tiếp cũng là một cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời mình thu được khi phỏng vấn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng sản xuất của công ty Showa Shiko
- 7 Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 4 người: 1 quản đốc công xưởng và 3 công nhân để tìm hiểu về công tác tổ chức, hoạt động sản xuất, thuận lợi và khó khăn gặp phải của công ty. Trải nghiệm trực tiếp: Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của công ty. 1.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được biểu diễn qua các bảng biểu. - Những thông tin, số liệu thu thập được em tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết cho đề tài. 1.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất + TR (Tổng doanh thu): 푛 푅 = ∑ 푃푖푄푖 푖=1 Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ I, Qi khối lượng sản phẩm thứ i. Vậy TR là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với công ty thường người ta tính cho một năm. + FC (Chi phí cố định): là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay. + VC (Chi phí biến đổi): là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi. 1.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của công ty Showa Shiko + Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí:
- 8 Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí =Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ/Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. + Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí: Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí =Lợi nhuận trong kỳ/Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. 1.5. Thời gian, địa điểm thực tập 1.5.1. Thời gian thực tập Từ ngày 09/05/2018 đến 09/05/2019. 1.5.2. Địa điểm Công ty Showa Shikko,144 Toyohama, Kagawa, Nhật Bản.
- 9 PHẦN 2 TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập Tên cơ sở thực tập: Showa Shiko Địa chỉ: Công ty Showa Shikko,144 Toyohama, Kagawa, Nhật Bản. Điện thoại: 0875-52-5486 Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: công ty showa shiko là một doanh nghiệp sản xuất với sản phẩm chính là giấy ướt. Công ty thực hiện các hoạt động từ khâu chuẩn bị nguyên liệu: giấy, dung dịch (phần nước chứa hóa chất của giấy ướt) bao bì, phun dung dịch, đóng gói bao bì, kiểm tra lỗi, bảo quản sản phẩm và đưa đi tiêu thụ. Bộ máy tổ chức: Tổ chức bộ máy, biên chế và lao động của công ty Showa Shiko gồm: - Điều hành công ty: - Tổng giám đốc: 1 người. - Phó giám đốc:1 người. - Kế toán:2 người. - Quản đốc công xưởng: 1 người. - Lao động: Công nhân: 25 người. Sinh viên: 5 người (Trong đó gồm: 02 sinh viên Nông Lâm Thái Nguyên).
- 10 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập Bảng 2.1: Mô tả công việc tại cơ sở thực tập Nội dung và kết quả đạt được từ các Kiến thức, kỹ năng, thái độ học STT công việc đã thực hiện hỏi được thông qua trải nghiệm 1 Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào: Công - Rèn luyện khả năng quan sát, nhân tiếp nhận nguyên liệu đầu vào: kiểm tra về chất lượng của nguyên +Bột giấy và bông đã qua sơ chế ban liệu đầu vào. Đồng thời ước tính đầu được ép mỏng, cuốn thành cuộn được khối lượng nguyên liệu cần giấy to bản. thiết cho một quy trình. + Các dung dịch hóa chất cần thiết. + Vỏ bao bì của sản phẩm. + Thùng cát tông chứa sản phẩm. 2 Chế biến sản phẩm: - - Nắm được cách vận hành của quy Thực hiện dây truyền cắt, định hình về trình chế biến, thành phần các dung kích thước, khối lượng của sản phẩm và dịch cần thiết, kích thước, khối phun dung dịch sát khuẩn, tạo mùi lượng đạt tiêu chuẩn của sản phẩm. hương và giữ ẩm cho giấy 3 Đóng gói bao bì: - - Nắm được cách vận hành máy Sử dụng bao bì theo đơn đặt hàng có móc. chất liệu thân thiện với môi trường (bao bì được thiết kế thông minh có miệng khóa tự động). 4 Kiểm tra và phân loại sản phẩm: - - Tập trung cao độ, đối chiếu với các Kiểm tra soát lỗi của sản phẩm, loại bỏ tiêu chí của sản phẩm để có cơ sở những sản phẩm không đạt chất lượng. đánh giá và phân loại. 5 Phân phối và tiêu thụ sản phẩm: - - Nắm được cách tổ chức và phân Phân phối, giao hàng tới các cơ sở bán phối sản phẩm. lẻ. - - Học được cách maketing sản phẩm.
- 11 Nội dung chi tiết công việc: Công việc 1: Tiếp nhận nguyên liệu đầu vào: - Thời gian: Buổi sáng trước khi bắt đầu sản xuất - Nguyên liệu: Giấy thô đã được qua xử lý, bao bì sản phẩm, các dung dịch cần thiết. Cách làm: + Kiểm tra chất lượng của giấy (độ trắng, độ mỏng, độ mềm, độ giai, mùi) sử dụng các công cụ để đối chiếu với tiêu chuẩn của công ty: (thước đo, bảng màu, ). + Kiểm tra chất lượng bao bì của sản phẩm: kiểm tra về số lượng, kiểu dáng, màu sắc, chữ in ấn trên bao bì. + Dung dịch hóa chất (dung dịch cồn khử trùng, tinh dầu hoa hồng, quế, cam, chanh, , chất bảo quản đã được kiểm định): Kiểm tra mã vạch, thời hạn sử dụng, vỏ bọc, nguồn gốc, hóa đơn giao hàng, biên bản kiểm định chất lượng, , để đảm bảo không sử dụng các dung dịch dư thừa và các dung dich bị rò rỉ trong quá trình vận chuyển giao hàng. Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện được tính linh hoạt, khả năng quan sát tỉ mỉ, nâng cao trách nhiệm trong viêc kiểm soát đầu vào Công việc 2: Chế biến sản phẩm: + Vận chuyển cuộn giấy lắp đặt vào máy móc, tiến hành cắt giấy theo đúng kích thước quy định và tự động xếp giấy theo số lượng 50 tấm /1 tệp. + Giấy sau khi đã được cắt và định hình thành các tập sẽ được tự động phun tẩm dung dịch tạo ẩm và theo băng truyền di chuyển tới đầu dập cắt đóng gói bao bì. Bài học kinh nghiệm: Nắm được cách thức vận hành của máy móc, rèn luyện tính cẩn thận, linh hoạt trong công việc.
- 12 Công việc 3: Kiểm tra và phân loại sản phẩm – Cách làm: Khiểm tra chất lượng sản phẩm (nhìn bao quát sản phẩm và đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn của công ty) thường xuyên cân đo sản phẩm với tần suất 30 phút /lần để đảm bảo khối lượng đạt tiêu chuẩn. Sau khi đã kiểm tra và phân loại thì xếp những sản phẩm đạt tiêu chuẩn vào thùng (20 sản phẩm /thùng). Đối với những sản phẩm xấu, không đạt tiêu chuẩn thì đem dỡ bao bì rồi tái chế lại. Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện tính linh hoạt, kỹ năng quan sát toàn diện, tỉ mỉ,cẩn trọng và khả năng chịu đựng của bản thân. Công việc 4: Vận chuyển, phân phối và tiêu thụ sản phẩm - Cách làm: sản phẩm đạt tiêu chuẩn, sau khi bỏ vào thùng sẽ được đóng lại và xếp trên pallet với số lượng là 48 thùng /pallet. Sau đó được quấn một lớp bọc lilon để tránh cho thùng bị xê dịch, đổ ngã trong quá trình vận chuyển. - Sản phẩm sau khi đóng thành các pallet sẽ được các xe chuyên dụng vận chuyển đế kho tập kết và bảo quản. - Phân phối, vận chuyển giao hàng đến các cơ sở đã kí kết như trong hợp đồng (cửa hàng tiện lợi, siêu thị, bệnh viện, trung tâm thương mại, ). Bài học kinh nghiệm: học hỏi được cách sắp xếp thông minh, rèn luyện tính cẩn thận trong công việc và nâng cao trách nhiệm hoàn thành công việc được giao.
- 13 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập 2.3.1.Phân tích mô hình tổ chức của Công ty Tổng giám dốc Giám đốc Kế toán Quản đốc Công nhân Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức Công ty showa Shiko (Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2018) 2.3.1.1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: +Tổng giám đốc: - Có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch chiến lược kinh doanh phát triển công ty. - Đưa những ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện công ty. - Thay mặt công ty đàm phán và kí kết các hợp đồng thương mại - Tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kì. - Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối, tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- 14 - Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty. - Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty. - Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả. - Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty. Đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. - Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí. - Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng. + Giám đốc: - Triển khai các công việc bán hàng, chịu trách nhiệm chính về doanh thu, doanh số bán hàng. - Thiết lập mạng lưới kinh doanh, thu thập thông tin thị trường và phát triển kinh doanh trong khu vực. - Lập và duy trì các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. - Báo cáo hoạt động kinh doanh tới Ban Tổng Giám đốc. Phát triển và duy trì hệ thống kênh phân phối và thị trường thuộc khu vực quản lý. - Thu thập, tổng hợp thông tin về đối thủ và sản phẩm cạnh tranh. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh định kỳ. + Kế toán: - Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: quá trình sản xuất, theo dõi thị trường, Nhờ đó, người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt. - Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoan, từng thời kỳ. Nhờ đó người quản lý tính được
- 15 hiệu quả công việc, vạch ra hướng hoạt động cho tương lai. Triển khai và thực hiện các hệ thống quản lý thông tin để thúc đẩy việc thực thi các chiến lược, kế hoạch và ra quyết định của tổng giám đốc. - Giúp người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về hành vi thương mại. - Cơ sở đảm bảo vững chắc trong giao dịch buôn bán. - Là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ giá thành, quản lý doanh nghiệp kịp thời. - Cung cấp một kết quả tài chính rõ ràng, không thể chối cãi được. - Duy trì và phát triển các mối liên kết trong doanh nghiệp. - Quản lý các chi phí dựa trên việc lập kế hoạch và dự báo ngân sách chi tiết, hạn chế tối đa chi phí không cần thiết. - Quản lý rủi ro và thực hiện bảo hiểm cho doanh nghiệp. Quản đốc công xưởng: - Là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng của công ty, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công nghệ được giao. - Tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo hoạt động đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu chất lượng được giao; đồng thời đảm bảo công nhân thực hiện đúng quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, - Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh về máy móc, con người trong ca làm việc. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc sản xuất/Giám đốc công ty và các phòng, ban chuyên môn khác trong việc điều hành, quản lý mọi hoạt động trong xưởng, bao gồm cả lao động và máy móc thiết bị.
- 16 - Chịu trách nhiệm nhận và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, đảm bảo kế hoạch sản xuất được thực hiện hiệu quả, chất lượng, đạt yêu cầu năng suất đề ra. - Chịu trách nhiệm thực hiện và triển khai thực hiện đúng nội quy, quy trình, quy định của xưởng, nhà máy/công ty về quản lý lao động, quản lý tài sản, quản lý sản xuất, vệ sinh công nghiệp, - Hàng ngày điều hành hoạt động của xưởng thực hiện đúng theo mục tiêu, kế hoạch sản xuất chung của công ty. - Lên kế hoạch sản xuất và triển khai tổ chức sản xuất sau khi tiếp nhận kế hoạch tổng thể từ cấp trên. Chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng hóa Thực hiện hướng dẫn, giám sát cho cán bộ công nhân viên trực thuộc về quy trình, quy định sản xuất của xưởng, của công ty. Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, kho bãi, hàng hóa thuộc xưởng quản lý. +Công nhân: – Trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất dưới sự điều hành giám sát sự hướng dẫn của quản đốc công xưởng. Hoàn thành mọi công việc được giao – Vận hành các máy móc,công cụ tạo ra các sản phẩm. + Sinh viên: – Cùng với công nhân lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất của công ty. – Tham gia đầy đủ các buổi học của trường cũng như hoàn thành tốt mọi công việc của công ty. Tất cả các cá nhân đều có mối liên hệ mật thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau. Quản đốc sẽ là người giao công việc và chỉ đạo sát sao công việc, hướng dẫn kỹ thuật,công nghệ mới. Lao động và sinh viên nếu có bất cứ vấn đề nào
- 17 đều có thể báo cáo trực tiếp với quản đốc công xưởng. Trong quá trình sản xuất, quản đốc công xưởng luôn khuyến khích sinh viên đưa ra các ý tưởng ứng dụng trong công việc. Lao động và sinh viên là người trực tiếp tham gia vào sản xuất, do đó nếu phát hiện sản phẩm lỗi thì báo cáo với quản đốc công xưởng để tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục kịp thời. 2.3.1.2. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở * Nguồn lực từ bên trong (Nội lực) a, Nguồn lực đất đai: – Công ty có tổng diện tích sản xuất là 2.045 m2. – Khu đất của công ty tập chung. – Khu đất của công ty nằm tiếp giáp với trục đường chính, giao thông đi lại thuận lợi, thuận lợi cho việc vận chuyển các vật tư thiết yếu nguyên liệu, vận chuyển, phối sản phẩm. b, Nguồn lực về lao động +Tổng giám đốc -Trình độ học vấn: Ông Hiroshi Miyake. đã tốt nghiệp bằng thạc sĩ kinh tế tại trường đại học Tokyo Nhật Bản. Ông là người đã sáng lập ra công ty Showa shiko, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về kinh tế thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, ông còn là người có trách nhiệm và hết mình trong từng sản phẩm được đưa ra thị trường. -Thông minh, nhạy bén, sáng tạo: Ngoài trình độ học vấn, ông Hiroshi Miyake còn phải nhạy bén trong các quan hệ thị trường. Đưa những kĩ thuật mới, tiên tiến vào trong quá trình sản xuất. + Giám đốc: - Đã tốt nghiệp đại học.
- 18 - Thông minh, nhanh nhạy và có kinh nghiệm lâu năm + Kế toán: - Tốt nghiệp đại học - Nhạy bén, thành thạo + Quản đốc công xưởng: - Đại học - Có kinh nghiệm hơn 20 năm với kiến thức và chuyên môn cao về công nghệ và kỹ thuật. Ứng dụng thành thạo công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Lao động và sinh viên - Công ty có tổng số lao động và sinh viên là 30 người. - Nguồn lao động của công ty Showa Shiko là công nhân lao động Nhật Bản có sức khỏe tốt và kinh nghiệm nhiều năm làm trong ngành công nghiệp. - Trình độ lao động của công nhân thấp, tuy nhiên kinh nghiệm làm việc lâu và tổ được tham gia các khóa tập huấn định kỳ thành thạo mọi công việc trong công ty làm việc theo kinh nghiệm. Trình độ học vấn của sinh viên là cao đẳng, đại học. Đây là nhóm lao động có sức khỏe, kiến thức, dễ dàng học tập và tiếp thu kinh nghiệm. - Số giờ làm việc của lao động trong ngày: 10h/ngày, số ngày làm việc trong tháng: 22-24 ngày/tháng. c, Nguồn lực về tư liệu sản xuất của công ty: - Trong công xưởng có đầy đủ các trang thiết bị máy móc tiên tiến phục vụ cho sản xuất. - Công Ty có 12 xe chở chuyên dụng sử dụng cho việc vận chuyển nguyên liệu và vận chuyển phân phối sản phẩm. * Nguồn lực từ bên ngoài (Ngoại lực) - Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của chính phủ Nhật Bản
- 19 Trưởng phòng hỗ trợ kinh doanh nước ngoài, Cục Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản cho biết, Nhật Bản dành 310 triệu USD nhằm hỗ trợ tài chính cho các SME bao gồm hỗ trợ dòng vốn tín dụng chính sách và bảo lãnh tín dụng. Trong đó, Công ty Tài chính chính sách Nhật Bản với 12,000 tỷ Yên dư nợ cho vay, Quỹ tín dụng trung ương hợp tác xã Công thương 9,000 tỷ Yên dư nợ cho vay và các hiệp hội bảo lãnh tín dụng (51 hiệp hội) với 26,000 tỷ Yên dư nợ bảo lãnh. Đồng thời, Nhật Bản còn có các chính sách đào tạo hỗ trợ kinh doanh, tư vấn hướng dẫn gồm các Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp đặt tại 9 khu vực, 47 điểm tư vấn và khoảng 2,500 các địa chỉ của hiệp hội công thương, phòng thương mại và công nghiệp. Ngoài ra, tại Nhật Bản, đối với các doanh nghiệp gặp rủi ro, Chính phủ sẽ hỗ trợ kinh phí để làm lại từ đầu thông qua hình thức như cho vay với lãi suất cơ bản hoặc giảm lãi suất, đồng thời có những chính sách cam kết để SME không gặp bất lợi khi làm việc với doanh nghiệp lớn. Với các doanh nghiệp quá hạn trả nợ, hoặc khó khăn, nhưng có thể tiếp tục kinh doanh, có “ý chí phấn đấu” sau khi địa phương xem xét thông qua, sẽ được hỗ trợ về vấn đề nợ. - Chính sách chuyển giao và thương mại hóa công nghệ Nhà nước luôn có chính sách khuyến khích cho doanh nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất. Thường xuyên tổ chức những chuyến tham quan, mở các diễn đàn trao đổi trực tuyến, giới thiệu các nhà nghiên cứu, nhà khoa học với công ty, doanh nghiệp để họ có thể trao đổi và phổ biến cho nhau về kỹ thuật cũng như phản hồi những khó khăn đang gặp phải. Ở Nhật Bản, hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp lớn dựa vào nghiên cứu công theo hợp đồng và hợp tác trên nền tảng khoa học ít hơn là đổi mới trong toàn bộ loại hình doanh nghiệp. Kết quả là, các nhà nghiên cứu luân chuyển trong khu vực tư nhân nhiều hơn giữa khu vực công nghiệp và học viện. Liên minh liên kết khu vực công - tư được thành lập năm 2014 để khuyến khích sự luân chuyển liên khu vực của các nhà nghiên cứu. Thương mại
- 20 hóa nghiên cứu khoa học là một ưu tiên của chính sách Khoa học công nghệ của Nhật Bản trong những thập kỷ gần đây với một số giải pháp được áp dụng từ giữa những năm 1990. Thông qua các trung tâm đổi mới, Chính phủ hỗ trợ các dự án Nghiên cứu và phát triển có tầm nhìn xã hội trong thập kỷ tới. Nếu như chuyển giao công nghệ thông qua hợp tác giữa ngành công nghiệp và khoa học vẫn còn yếu, thì các trường đại học và viện nghiên cứu công lại tích cực trong việc đăng ký sáng chế. Năm 2012, Nhật Bản đã xây dựng chương trình thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp nghiên cứu và công nghệ tiên tiến (START) với 191 triệu USD (20 tỷ JPY). START kết hợp kinh phí của Chính phủ với khu vực tư nhân để hỗ trợ ra mắt các doanh nghiệp khởi nghiệm của trường đại học và tạo đòn bẩy cấp kinh phí bổ sung cho nghiên cứu công. - Sự đầu tư phát triển của hệ thống thông tin, công nghệ của nhà nước Chính phủ Nhật Bản đã không ngừng đầu tư mạnh để công dân tiếp cận các ứng dụng công nghệ thông tin. Cho đến nay, hầu như toàn bộ các khâu từ chế biến, sản xuất, đóng gói, bảo quản, tiêu thụ hiện nay ở Nhật Bản đều được áp dụng công nghệ thông tin. Theo đó, chỉ cần một chiếc máy tính bảng hay điện thoại thông minh có kết nối mạng, các thiết bị cảm ứng và phần mềm điều khiển tự động từ xa sẽ giúp công nhân vận hành dây chuyền sản xuất, nắm bắt ngay số lượng nguyên liệu đầu vào bao nhiêu, bao nhiêu dung dịch cho một quy trình. Căn cứ vào các dữ liệu đó, máy tính sẽ cho công nhân biết cần phải điều chỉnh các chỉ tiêu nào và mọi hoạt động đều được điều khiển thông qua các thiết bị thông minh. Ứng dụng công nghệ này đã giảm thiểu tối đa sức lao động của công nhân và giảm thiểu nhiều chi phí. Các Công ty IT Nhật có ưu điểm là rất giỏi về ứng dụng kỹ thuật, đặc biệt là thiết kế và ứng dụng các phần mềm vận hành dây chuyền cho các ngành
- 21 công nghiệp sản xuất nhằm tạo ra một môi trường sản xuất tự động, hiệu quả và nâng cao năng suất lao động. 2.3.2. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty Showa Shiko. 2.3.2.1. Sản lượng sản phẩm của công ty Showa Shiko trong năm 2018. Bảng 2.2: Sản lượng sản phẩm của công ty Showa Shiko năm 2018. Sản lượng/1 ngày Tổng sản lượng STT Loại sản phẩm (cái) (cái) Giấy ướt Sarasara body 1 96.000 27.648.000 (50 tờ /sp) (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018) Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy sản lượng của công ty Showa Shiko trong năm 2018 đạt 27.648.000 cái với số ngày sản xuất là 288 ngày/ năm. 2.3.2.2. Doanh thu của công ty trong năm 2018 Bảng 2.3: Doanh thu của công ty Showa Shiko năm 2018 ĐVT: Yên (1Yên= 214,0869 VNĐ) Tỷ giá ngày 28/6/2019. Sản Số lượng Giá bán Thành tiền Quy đổi sang tiền STT phẩm (Cái) (Yên/cái) (Yên) Việt Nam Giấy ướt 1 27.648.000 100 2.764.800.000 591.907.514.450 (50 tờ) (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018) Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy doanh thu một năm của công ty Showa Shiko là 591.907.514.450,87 đồng. 2.3.2.3.Chi phí biến đổi của công ty Showa Shiko Để công ty hoạt động cần phải chi trả một số loại chi phí như sau:
- 22 Bảng 2.4: Chi phí biến đổi của công ty Showa Shiko năm 2018 ĐVT:1000 đồng STT Loại chi phí Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Chi phí thuê lao động Người 30 300.000 9.000.000 Chi phí thuê ban quản lý, 2 người 5 420.000 2.100.000 luật sư của công ty 3 Chi phí điện nước Tháng 12 123.000 1.480.000 Chi phí nguyên liệu 4 cuộn 455.000 200.000 91.000.000 (giấy) 5 Chi phí bao bì cuộn 6.912 198.000 1.451.520 6 Dung dịch cồn (ethanon) lít 172.800 10.000 1.728.000 Xăng dầu (xe vận 7 lít 8.400 50.000 420.000 chuyển) 8 Chất Sodium benzoate lít 6.920 20.000 1.382.400 9 Tinh dầu tạo mùi lít 34.560 100.000 3.456.000 10 Collagen lít 34.560 120.000 4.147.200 11 Thùng cát tông tấm 1.382.400 3.000 4.147.200 Chi phí khác (băng 12 Cái 5.000 70.000 dính,dây, túi lilong ) 13 Tổng 120.382.320 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018) Nhìn vào bảng 2.4 cho thấy để công ty có thể hoạt động ổn định cần bỏ ra chi phí lên đến 120.382.320.000 đồng/năm. Trong đó, chi phí mua nguyên liệu là lớn nhất là 91 tỷ đồng. Công ty thuê 30 lao động với giá 300 triệu đồng/ năm, vậy 1 năm cần chi 9 tỷ đồng/năm, chi phí thuê ban quản lý và luật sư 5 người là 420 triệu đồng/năm vậy chi phí cho 1 năm là 2,1 tỷ đồng/năm.
- 23 2.3.2.4.Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của công ty Showa Shiko Bảng 2.5: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của công ty Showa Shiko ĐVT: 1000 đồng Số Đơn Thành Số năm TT Khoản mục vị Đơn giá Thành tiền tiền sau lượng khấu tính khấu hao hao Xây dựng nhà 1 Cái 1 3.000.000 3.000.000 30 100.000 xưởng (500 m2) Xây dựng nhà kho 2 Cái 1 1.600.000 1.600.000 30 53.300 (250 m2) Xây dựng hệ thống 3 đường ống điện Cái 1 1.900.000 1.900.000 15 60.000 nước ngầm 4 Máy cắt giấy Cái 4 200.000 800.000 15 53.300 Máy dập, đóng bao 5 Cái 2 150.000 300.000 15 20.000 bì sản phẩm Hệ thống băng 6 Chiếc 11 40.000 440.000 10 44.000 truyền 7 Bể chứa dung dịch Cái 6 30.000 180.000 15 12.000 Hệ thống đường ống 8 Cái 2 30.000 60.000 10 6.000 dẫn dung dịch 9 Máy khử trùng Chiếc 1 150.000 150.000 15 10.000 10 Xe tải Chiếc 6 500.000 2.000.000 20 20.000 11 Xe bốc hàng Chiếc 3 100.000 300.000 20 15.000 12 Máy kéo hàng Chiếc 3 50.000 150.000 15 10.000 Bộ dụng cụ bảo trì 13 Chiếc 2 30.000 60.000 4 15.000 máy móc 14 Tổng 10.940.000 418.600 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018) Qua bảng 2.5 ta có thể thấy tổng chi phí xây dựng cơ bản của công ty là 10.94 tỷ đồng. Trong đó chi phí cho nhà xưởng là lớn nhất là 3 tỷ đồng. Chi phí đầu tư xây dựng sau khi khấu hao tài sản cố định là 418,6 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty được xây dựng theo mô hình vừa và nhỏ với chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu của công ty không quá lớn, diện tích nhà xưởng tương đối nhỏ phù hợp với điều kiện đất đai hạn hẹp ở địa phương.
- 24 2.3.2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Hiệu quả kinh tế là rất quan trọng đối với mọi thành phần kinh tế, nó phản ánh được năng lực của công ty, khả năng đầu tư cũng như việc áp dụng khoa học vào sản xuất Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua: Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế của sản phẩm giấy ướt của công ty Showa Shiko năm 2018 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị 1 Tổng doanh thu (TR) đồng 591.907.514.450 2 Tổng chi phí (TC) đồng 120.800.920.000 2.1 Chi phí biến đổi đồng 120.382.320.000 Chi phí khấu hao tài sản cố 2.2 đồng 418.600.000 định (A) 3 Lợi nhuận (Pr) đồng 471.106.594.450 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 1 TR/TC lần 4,93 2 Pr/TC lần 3,89 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018) Từ bảng 2.6 ta có ta có thế thấy rằng công ty thu về doanh thu và lợi nhuận tương đối cao. Qua chỉ tiêu TR/TC (doanh thu trên tổng chi phí sản xuất) cho thấy cứ 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 4,93 đồng doanh thu. chỉ tiêu Pr/TC (lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất) cho thấy cứ 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 3,89 đồng lợi nhuận.
- 25 2.3.3. Những kỹ thuật công nghệ áp dụng trong sản xuất kinh doanh của cơ sở nơi thực tập. 2.3.3.1. Máy móc công nghệ cao: Mô tả: * Dây truyền tự động và khép kín, tiết kiệm nhiên liệu. a, Máy cắt giấy kết hợp phun tẩm dung dịch khử trùng, tạo ẩm và mùi hương. Hình 2.2. Máy cắt giấy Tự động, cắt giấy, xếp và định hình, phun tẩm dung dịch khử trùng, tạo độ ẩm và mùi hương. Theo những tiêu chuẩn đã cài đặt trong bảng điều hành. tự động loại bỏ tệp giấy không đủ tiêu chuẩn (không đủ số lượng tờ, không đạt hình dáng tiêu chuẩn, không đủ trọng lượng, không đạt độ ẩm tiêu chuẩn, ). b, Hệ thống băng truyền Vận chuyển các tệp giấy đã được cắt và định hình đủ tiêu chuẩn đến đầu đóng gói bao bì. Sau khi đã đóng gói bao bì hoàn chỉnh băng truyền sẽ tự động vận chuyển đến vị trí kiểm tra và phân loại sản phẩm.
- 26 Hình 2.3. Hệ thống băng truyền từ máy cắt giấy đến mấy dập bao bì Hình 2.4. Hệ thống băng truyền từ máy dập bao bì đến khu vực kiểm tra và phân loại sản phẩm
- 27 Ưu điểm: Tự động, vận chuyển các tệp giấy, nhanh và duy trì được khoảng cách giữa các tệp giấy tránh tắc nghẽn để đảm bảo được hình dáng và chất lượng của tệp giấy. Tự động đình chỉ khi sảy ra lỗi về kỹ thuật. c, Máy dập và đóng gói sản phẩm: Các tệp giấy được vận chuyển tới máy dập sẽ tự động đi vào các ô chứa bao bì như đã lập trình. Sau đó sẽ được máy dập lại hai bên đầu sản phẩm sao cho đúng với vị trí quy định. Kết thúc khâu đóng gói bao bì. Ưu điểm: Tự động, cắt dập với tốc độ nhanh (5sp/s) tự động đình chỉ khi có sự cố (cuộn bao bì rách, giấy khi đi vào các ô chứa bị gồ, tắc, ) Hình 2.5. Dây truyền dập bao bì
- 28 Hình 2.6. Bảng điều khiển máy dập bao bì d, Máy khử trùng: Khi vào trong công xưởng công nhân sẽ phải mặc quần áo bảo hộ đội mũ bảo hộ và đeo khẩu trang, sau đó đi qua buồng khử trùng, tại đây máy sẽ khử trùng và hút hết rác, bụi bẩn bám trên quần áo. Ưu điểm: Ngăn ngừa rác và bụi bẩn, đảm bảo được tính an toàn vệ sinh cho sản phẩm và công xưởng.
- 29 Hình 2.7. Máy khử trùng 2.3.4. Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở nơi thực tập Chuẩn bị nguyên liệu vận chuyển Chế biến phân phối sản phẩm sản phẩm Kiểm tra và phân Đóng gói loại sản bao bì phẩm Hình 2.8: Sơ đồ quy trình tạo ra sản phẩm của công ty Showa Shiko Thuyết minh quy trình:
- 30 Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu. Kiểm tra các nguyên liệu đầu vào như: Giấy, bao bì, dung dịch, thùng cát tông. – Về giấy kiểm tra về: độ trắng, độ mềm, độ dai, mùi, so sánh với những tiêu chuẩn của công ty đã đề ra. Sau đó ghi chép lại vào sổ theo dõi rồi vận chuyển và lắp đặt vào máy cắt với số lượng 2 cuộn /1 máy cắt. – Về bao bì kiểm tra về màu sắc, bề mặt (tránh rách, xước) kích thước, chữ in ấn, mã vạch, so sánh với các chỉ tiêu của công ty. Ghi chép lại vào sổ theo dõi sau đó vận chuyển các cuộn đạt chỉ tiêu lắp đặt vào máy dập cắt bao bì với số lượng 1 cuộn /1 máy. – Thùng cát tông: kiểm tra về ngày tháng đã in ấn, chữ in ấn, màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ, kiểm tra bề mặt thùng loại bỏ những thùng có vết rách, nhăn, bẩn trên bề mặt. Đếm số lượng thùng và ghi chép lại vào sổ theo dõi. Sau đó đóng 200 chiếc thùng để chuẩn bị cho giai đoạn sản xuất tiếp theo. – Dung dịch: kiểm tra mã vạch, hạn sử dụng, vỏ ngoài (móp méo, dò rỉ trong khi vận chuyển) biên bản bàn giao, hóa đơn. Ghi chép lại vào sổ theo dõi. Sau đó pha chế dung dịch với tỷ lệ: Nước 90%, cồn 5%, sodium benzoate 2%, colagen 1%, tinh dầu tạo mùi 2%. Nếu có nguyên liệu chất lượng kém không đạt chỉ tiêu lập tức loại bỏ và báo cáo lại với quản đốc công xưởng. Bước 2: Chế biến Sau khi lắp đặt giấy vào máy cắt (2 cuộn/1 máy), khởi động và cài đặt ở bảng điều khiển kích cỡ cắt, số lượng 50 tờ/1, hình dáng xếp theo tệp. Tiến hành cắt, dung dịch được phun trực tiếp lên giấy dưới dạng xương, 20ml/tệp. Giấy sau khi cắt và phun tẩm dung dịch sẽ tự động xếp thành các tệp và theo băng truyền di chuyển tới đầu cắt dập đóng gói bao bì.
- 31 Bước 3: Đóng gói bao bì Giấy được vận chuyển đến máy đóng bao bì nhờ hệ thống băng truyền. Ở đây máy sẽ được cài đặt để lưỡi cắt sẽ vào đúng vị trí hai đầu sản phẩm và dập lại sao dung dịch và không khí bên trong sản phẩm không bị rò rỉ. Sau đó máy sẽ tự động in ấn ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, kí hiệu tên của người sẽ kiểm tra và phân loại sản phẩm. Bước 4: Kiểm tra và phân loại sản phẩm Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ theo băng truyền đến đầu khiểm tra và phân loại. Người kiểm tra và phân loại sẽ tiến hành nhìn bao quát tất cả sản phẩm, xác nhận vị trí cắt dập hai đầu, miệng dán, bóp nhẹ sản phẩm để đảm bảo không khí và dung dịch bên trong không bị dò rỉ. 30 phút/lần mở một sản phẩm kiểm tra chất lượng giấy bên trong (kích cỡ, số tờ, cân nặng, mùi). Sau đó xếp những sản phẩm đạt tiêu chuẩn vào thùng (20c/thùng). Thùng khi đã đầy sẽ được dán niêm phong và xếp lên pallet (48 thùng/1pallet) và cố định bằng lớp bọc lilong. Bước 5: Vận chuyển và phân phối sản phẩm. Các pallet hoàn chỉnh sẽ được vận chuyển đến kho chứa. Qua một ngày sẽ được xếp lên xe tải và vận chuyển phân phối đến các cơ sở đã kí kết trong hợp đồng (Bệnh viện, trường học, siêu thị, cửa hàng tiện lợi ) 2.3.5. Các kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty Kênh tiêu thụ sản phẩm là một tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn và nhà bán lẻ thông qua đó hàng hóa và dịch vụ được thực hiện trên thị trường. Công ty có ba kênh tiêu thụ là:
- 32 Trường học, bệnh viện 6,7% Công ty Showa Người tiêu Shiko Nhà hàng, quán dùng ăn 20,9% Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi 72,4% Hình 2.9: Sơ đồ kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm của công ty Showa Shiko - Kênh tiêu thụ 1: 72,4% sản phẩm cuả công ty sẽ được tiêu thụ thông qua siêu thị, cửa hàng tiện lợi. - Kênh tiêu thụ 2: 20.9% sản phẩm sẽ phân phối qua các hệ thống nhà hàng. - Kênh tiêu thụ 3: 6,7% sản phẩm đến các trường học, bệnh viện. Điểm đặc biệt trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty: - Có sự liên kết chặt chẽ giữa công ty với siêu thị và các doanh nghiệp (công ty đảm bảo chất lượng của sản phẩm, siêu thị và các doanh nghiệp đảm bảo đầu ra ổn định thông qua các hợp đồng).
- 33 PHẦN 3 Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Nhật Bản tuy là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhiều thảm họa (động đất, sóng thần) nhưng nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất Công nghiệp, Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về công nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy việc học hỏi những kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ cao từ Nhật Bản là một xu hướng tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp Việt Nam. Hiện nay công nghệ công nghiệp hiện đại Nhật Bản được ứng dụng nhiều tại Việt Nam. Sản xuất công nghiệp công nghệ cao đem lại nhiều ưu điểm như: Năng suất cao, chất lượng tốt, Giảm giá thành sản phẩm, cạnh tranh tốt trên thị trường. Nông thôn Việt Nam hiện nay cũng đang rất cần phát triển các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần thiết cho sản xuất và đời sống ở nông thôn. Quan trọng nhất là các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả cho sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản và các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Tiếp đó là các DN kinh doanh các loại dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, vận chuyển hàng hóa Vì vậy, cần hình thành đồng bộ các loại hình doanh nghiệp. Trong nông thôn hiện nay, rất cần phát triển các loại doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề từ sản xuất đến thương mại, dịch vụ. Có đủ các quy mô trong đó nhỏ và vừa là chủ yếu, thuộc đủ mọi thành phần kinh tế. Trong các loại hình doanh nghiệp nói trên, xin được nhấn mạnh rằng trong nông thôn hiện nay,
- 34 đang rất cần phát triển thêm nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp, nhưng quan trọng hơn nữa là cần phát triển mạnh các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hiện nay đang quá ít. Song đây lại là ngành kinh doanh rất cần thiết để tăng thêm giá trị gia tăng cho sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống cư dân nông thôn. Hiện tại ở địa phương chưa có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp. Địa điểm thực hiện ý tưởng: Huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh có diện tích là 647,897 km². Là một huyện miền núi thuộc khu vực miền Đông của tỉnh có địa hình đồi núi tương đối thấp. Huyện lỵ là thị trấn Tiên Yên nằm ở điểm giữa Quốc lộ 18A, cách thành phố Hạ Long và Móng Cái đều trên 90km. Quốc lộ 4 từ Lạng Sơn xuống cũng qua đây rồi ra cảng Mũi Chùa. Từ Tiên Yên còn có đường 331 lên Bình Liêu tới cửa khẩu Hoành Mô 47km. Là một đầu mối giao thông giữa vùng Đông Bắc hiểm yếu nên Tiên Yên luôn có vị trí quan trọng về kinh tế quốc phòng. Bên cạnh đó, với điều kiện giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho nơi đây phát triên kinh tế.
- 35 3.1. Thuyết minh dự án Tên ý tưởng/dự án: Đầu tư xây dựng sản xuất Giấy ướt tại huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. 1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng/dự án Nhằm tạo ra những sản phẩm giấy ướt đáp ứng nhu cầu đời sống. Phát triển kinh tế cho vùng. Đóng góp phát triển nông thôn mới, tạo công ăn việc làm cho người dân. 2. Khách hàng Khách hàng Quan hệ Kênh phân phối mục tiêu khách hàng Khách hàng hướng tới Có nhiều kênh phân Ngày nay công nghệ thông của sản phầm là những phối sản phẩm mà tin ngày càng phát triển do người nội trợ, khách Công ty có thể lựa đó: du lịch, phụ nữ sinh chọn như: - Bước đầu thông qua các con, trẻ em, học sinh, - Kênh gián tiếp: cửa trang mạng xã hội như zalo, sinh viên, bệnh nhân, hàng tạp hóa, các siêu facebook, imastag để giới người cao tuổi, nhân thị. thiệu về mô hình và sản viên văn phòng. - Kênh trực tiếp: phẩm tới người tiêu dùng. Công ty trực tiếp - Tạo thương hiệu, đảm bảo phân phối tới các cơ chất lượng cho sản phẩm sở (trường học, bệnh - Về chăm sóc khách hàng: viện, công ty du lịch, Thường xuyên hỏi han thăm văn phòng, ) dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm để thay đổi cho phù hợp.
- 36 3.Hoạt động chính Liệt kê nguồn lực Hoạt động chính Đối tác Về đất đai: -Xây dựng công ty, sử - Về tài chính: Hợp tác - Xây dựng trên nguồn dụng nguồn lực tài chính với ngân hàng, vay vốn lực đất đai của gia tiến hành xây dựng nhà sản xuất. Hiện nay có rất đình. xưởng, xây dựng kho nhiều chính sách vay Về kinh phí: chứa, đầu tư mua trang vốn sản xuất công -Vốn tự có của gia thiết bị phục vụ sản xuất. nghiệp với lãi suất thấp. đình -Tuyển dụng lao động: Kêu gọi các nguồn vốn -Vay vốn từ ngân hàng Thông báo tuyển dụng các đầu tư -Góp vốn với người lao động trẻ đã có kiến cùng chung ý tưởng. thúc và kinh nghiệm trong -Về đối tác kinh doanh: Về lao động: Tìm. ngành công nghiệp. Quan sát trực tiếp, thăm kiếm những lao động - Tìm kiếm đầu vào: tìm dò thị trường, điều tra trẻ, có kiến thức, kinh kiếm và liên kết với các khảo sát sản phẩm giấy nghiệm làm trong công sản xuất giấy thô, ướt tại các siêu thị, cửa ngành công nghiệp. bao bì, thùng, các loại hàng. Để từ đó biết thực Về máy móc phương dung dịch hóa chất. trạng nguồn cung cấp, tiện: Sử dụng nguồn - Tìm kiếm thị trường đầu giá cả để có phương án lực tài chính đầu tư ra cho sản phẩm. Mục tiêu liên kết đầu ra ổn định mua trang thiết bị hiện chính của thị trường đầu cho sản phẩm của công đại phục vụ quá trình ra là chuỗi các siêu thị, ty. sản xuất. cửa hàng tạp hóa, trung - Về tiếp thị sản phẩm: Về chính sách: tâm thương mại, công ty Nhà báo và các cộng tác Chương trình cho vay du lịch, trường học, bệnh viên để giới thiệu sản khuyến khích phát viện. phẩm. triền doanh nghiệp vừa và nhỏ của chính phủ.
- 37 4.Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn Bảng 3.1: Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn Chi phí Doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn Tổng chi phí: 26.317.783.000 đồng Doanh thu: 77.000.000.000 đồng Bao gồm: Lợi nhuận: 46.942.217.000 đồng Chi phí xây lắp cơ bản: 3.010.000.000 Điểm hòa vốn: đồng Q* = 214.698 thùng Chi phí trang thiết bị: 2.650.000.000 đồng Chi phí biến đổi: 20.657.783.000 đồng 3.2. Dự kiến chi phí, doanh thu, lợi nhuận của dự án. 3.2.1. Chi phí. Chi phí dự kiến đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị, chi phí biến đổi của công ty. Bảng 3.2: Chi phí dự kiến đầu tư xây lắp cơ bản của dự án. ĐVT: Đồng Số Thành tiền Hạng mục xây Quy mô Giá đơn vị năm sau khấu STT Tổng giá trị dựng (m2) (đ/m2) khấu hao hao 1 Nhà xưởng 300 4.100.000 1.230.000.000 30 41.000.000 2 Nhà kho 200 3.400.000 680.000.000 25 27.200.000 3 Văn phòng 70 3.500.000 245.000.000 20 12.250.000 Nội thất nhà 4 xưởng, văn 570 1.500.000 855.000.000 10 85.500.000 phòng, nhà kho 5 Tổng (1) 3.010.000.000 165.950.000
- 38 Dự kiến công ty sẽ xây dựng với tổng chi phí dự kiến cơ bản là 3.010.000.000 đồng. Sau khi khấu hao tài sản cố định là 165.950.000 đồng/năm. Bảng 3.3: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị của dự án. ĐVT: Đồng Số Thành tiền Số Đơn vị Thành tiền năm sau khấu STT Tên thiết bị Đơn giá (đ) lượng tính (vnđ) khấu hao hao 1 Máy cắt giấy 4 Chiếc 200.000.000 800.000.000 15 53.333.333 Máy cắt dập 2 Chiếc 150.000.000 300.000.000 15 20.000.000 2 bao bì 3 Băng truyền 10 Chiếc 10.000.000 100.000.000 10 10.000.000 bể chứa dung 6 Chiếc 10.000.000 60.000.000 10 6.000.000 4 dịch Hệ thống điện 1 70.000.000 70.000.000 10 7.000.000 5 nước ngầm 6 Xe nâng hàng 2 Chiếc 60.000.000 120.000.000 15 8.000.000 7 Xe tải 2 chiếc 600.000.000 1.200.000.000 20 60.000.000 8 Tổng (2) 2.650.000.000 164.333.000 Công Ty ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, do đó Công ty sẽ phải đầu tư trang thiết bị hiện đại với chi phí dự kiến đầu tư là 2.650.000.000 đồng. Sau khấu hao tài sản cố định 164.333.000 đồng/năm. Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định là: 165.950.000 + 164.333.000 =330.283.000 (đồng/ năm)
- 39 Bảng 3.4: Chi phí biến đổi của dự án. ĐVT: Đồng Số Đơn vị STT Loại chi phí Đơn giá Thành tiền lượng tính Nhân công 20 Người 6.000.000 1.440.000.000 1 Chi phí thuê ban 4 Người 10.000.000 480.000.000 2 quản lý, luật sư 3 Chi phí giấy 19.200 Cuộn 125.000 2.400.000.000 4 Chi phí bao bì 1.800 Cuộn 100.000 180.000.000 5 Dung dịch cồn 35.200 Lít 5.000 176.000.000 6 Tiền điện, nước 12 Tháng 65.000.000 780.000.000 Chất Sodium 2.500 Lít 700.000 1.750.000.000 7 benzoate 8 Colagen 3.020 Lít 2.050.000 6.191.000.000 9 Tinh dầu 3.050 Lít 2.250.000 6.862.500.000 10 Thùng cát tông 48.000 Thùng 1.000 48.000.000 11 Chi phí xăng dầu 11.200 Lít 21.000 235.200.000 Các loại chi phí khác(băng 20.000.000 dính,dây,túi 12 nilong,mực ) Tổng (3) 20.327.500.000 13
- 40 Theo dự kiến của công ty sẽ có 20 nhân công, 1giám đốc, 1 kế toán, 1 quản đốc và thuê thêm 1 luật sư với chi phí là 10.00.000 đồng/tháng. Trong đó: 1 kế toán: 10.000.000/tháng. 1 quản đốc: 10.000.000/tháng. 1 giám đốc: 10.000.000/tháng 20 nhân công: 6.000.000 đồng/tháng. => Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án: (1) + (2) + (3) = 26.317.783.000 (đồng). Bao gồm: Chi phí cố định (Vốn xây lắp): 3.010.000.000 (đồng). Trang thiết bị kèm theo : 2.650.000.000 (đồng). + Chi phí sản xuất thường xuyên: 20.327.500.000 (đồng). 3.2.2.Doanh thu của dự án Bảng 3.5. Giá thành trên một sản phẩm giấy ướt (50 tờ) thành phẩm: ĐVT:Đồng Chi Chi phí Giá thành/sản Chi Chi Chi Chi phí maketing, phẩm phí phí phí phí Chi phí bao triết khấu (1+2+3+4+5+6 giấy dung lao vận khác bì siêu thị +7) thô dịch động chuyển (7) đại lý bán (1) (2) (3) (5) (4) lẻ (6) 300 460 450 400 250 1000 240 3.100 Với giá thành 3.100 đồng/1 sản phẩm và 20 cái/1 thùng => Giá thành của 1 thùng là: 62.000 đồng/thùng.
- 41 Bảng 3.6: Chi phí maketing và triết khấu siêu thị đại lý bán lẻ. Triết khấu siêu thị, đại Chi phí maketing Tổng lý (13%) 100.000.000 9.300.000.000 9.400.0000.000 Qua bảng 3.6 ta thấy chi phí maketing đạt 100 triệu đồng/một năm và triết khấu cho siêu thị và đại lý bán lẻ (13%) là 9 tỷ 300 triệu đồng/năm. Bảng 3.7: Doanh thu dự kiến hàng năm của dự án ĐVT: Đồng STT Đối tượng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Giấy ướt Thùng 550.000 140.000 77.000.000.000 Dự kiến sản lượng của giấy ướt là: Giấy ướt 550.000thùng/năm. Giá bán: 7000 đồng/sản phẩm. Với 20 sản phẩm/thùng và giá bán là 140.000 đồng/thùng thì sau 1 năm dự kiến doanh thu công ty là 77.000.000.000 đồng/năm. 3.2.3. Hiệu quả kinh tế của dự án Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của dự án (Cho một năm) Đơn vị STT Chỉ tiêu Giá trị tính 1 Tổng doanh thu (TR) đồng 77.000.000.000 2 Tổng chi phí (TC) đồng 30.057.783.000 2.1 Chi phí biến đổi đồng 20.327.500.000 2.2 Chi phí khấu hao tài sản cố đinh (A) đồng 330.283.000 Chi phí maketing,triết khấu siêu thị đại 9.400.0000.000 2.3 đồng lý bán lẻ 3 Lợi nhuận (Pr) đồng 46.942.217.000 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 1 TR/TC lần 2,26 2 Pr/TC lần 1,6
- 42 Qua bảng 3.8 có thể thấy hiệu quả kinh tế dự kiến trong 1 năm của dự án sau khi trừ đi các khoản chi phí đem lại lợi nhuận là 46.942.217.000 đồng/năm. Qua chỉ tiêu TR/TC (doanh thu trên tổng chi phí sản xuất) cho thấy 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 2,26 doanh thu. Chỉ tiêu Pr/TC(lợi nhuận trên tổng chi phí) cho thấy 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,6 đồng lợi nhuận. 3.2.4. Điểm hòa vốn của dự án Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Hay nói một cách khác là tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận. Để tính toán được điểm hòa vốn ta cần tính toán được một số dữ liệu, cụ thể là tổng chi phí, giá bán sản phẩm. Công thức: Điểm hòa vốn = Tổng chi phí/ Giá bán. + Điểm hòa vốn là: 214.698 thùng. 3.2.5. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOTanalysis): Bảng 3.9. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) Sản phẩm công nghiệp sử dụng Thiếu vốn đầu tư công nghệ Nhật Bản sạch và an toàn Chưa có nhiều kinh nghiệm về ngày càng được người tiêu dùng mô hình này trong kiến thức chuyên quan tâm. môn, kinh nghiệm tài chính. Sử dụng công nghệ cao đảm bảo Thiếu thông tin về nhu cầu của chất lượng sản phẩm. thị trường. Nguồn nhân lực dồi dào, rẻ, trẻ, Sản phẩm mới khó tiếp cận đến nhiệt huyết, có kiến thức và kinh người tiêu dùng. nghiệm trong ngành công nghiệp. Hệ Chi phí dành cho maketting lớn. thống giao thông hoàn thiện, thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển sản phẩm.
- 43 Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats) Nhà nước chú trọng đầu Nhiều đối thủ cạnh tranh. tư,khuyến khích phát triển ngành Thiếu thị trường đầu ra. công nghiệp Sự phát triển của hệ thống cửa hàng, siêu thị tạo thị trường đầu ra lớn cho sản phẩm. 3.2.6. Đối thủ cạnh tranh Bảng 3.10. Phân tích đối thủ cạnh tranh: Công ty sản xuất giấy ướt Thiên Phúc STT Chỉ tiêu Công ty sản xuất giấy ướt Thiên Phúc Đối thủ cạnh tranh có trụ sở Lệ chi- Gia Lâm- Hà Nội 1 hoạt động ở đâu? Tập trung phân phối tại Hà Nội và các Sản phẩm của đối thủ được 2 tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, phân phối ở những đâu? Hải Phòng, Hải Dương. Được thành lập từ 19/6/2013 3 Điểm mạnh của đối thủ là? Có kinh nghiệm trong sản suất, xây dựng thương hiệu. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Sản lượng sản phẩm còn thấp 4 Điểm yếu của đối thủ là? Sản phẩm chưa đạt chất lượng cao. Chưa có sự liên kết chặt chẽ với các nhà phân phối, đại lý, cơ sở bán lẻ. Cơ chế giá của đối thủ cạnh Giá: 19.000/sản phẩm 50 tờ 5 tranh như thế nào? Các hoạt động maketing của Quảng bá qua internet qua mạng xã 6 đối thủ cạnh tranh như thế hội. nào? Nguồn cung cấp sản phẩm Liên kết với công ty sản xuất giấy Bắc 7 hoặc đầu vào của đối thủ cạnh Ninh. tranh là ?
- 44 Từ bảng 3.10. cho ta thấy những mặt hạn chế và ưu điểm của đối thủ từ đó suy ra: Vì ta có ứng dụng công nghệ kỹ thuật sản xuất cao, sản lượng sản phẩm lớn, đạt chất lượng cao và an toàn cho người sử dụng. Giá sản phẩm của ta là 7.000/sản phẩm thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh là 2.7 lần và maketing sản phẩm qua các kênh truyền hình, các trang báo, internet, mạng xã hội. Với giá thành rẻ, chất lượng tốt và maketing sản phẩm tốt ta hoàn toàn có thể cạnh tranh được với đối thủ trên thị trường. 3.2.7. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro - Rủi ro về giá cả: Thị trường đầu ra không đảm bảo. - Rủi ro về kỹ thuật: Là máy móc công nghệ mới, do đó chưa có nhiều kinh nghiệm về các loại máy móc này. - Rủi ro trong sản xuất: nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào hạn hẹp, không đạt chất lượng cao. Biện pháp giảm thiểu rủi ro: - Tìm kiếm thị trường đầu ra, liên kết chặt chẽ với các siêu thị về tiêu thụ sản phẩm. - Tìm hiểu, học hỏi nâng cao chuyên môn về máy móc công nghệ cao. tham quan các nhà máy xí nghiệp. - Tìm kiếm các nguồn cung ứng vật liệu đầu vào dồi dào, rẻ, đảm bảo chất lượng. 3.2.8.Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện - Đây là một mô hình về sản xuất công nghiệp công nghệ cao tại địa bàn, còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm, vốn và kiến thức, mong nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư.
- 45 3.3.Kế hoạch triển khai ý tưởng khởi nghiệp Bảng 3.11. Kế hoạch triển khai ý tưởng khởi nghiệp Nội dung Thời gian Ghi STT Biện pháp thực hiện công việc Bắt đầu Kết thúc chú Trực tiếp học tập về công Học tập nghệ, quy trình sản xuất 1 19/01/2021 19/01/20202 thực tế tại các công ty nhà máy xí nghiệp. Huy động nguồn vốn từ gia đình.Tìm hiểu chính sách hỗ trợ vay vốn, tiến 2 Vay vốn 20/02/2022 20/06/2022 hành vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Kêu gọi các vốn từ các nhà đầu tư. Từ nguồn đất và nguồn Xây dựng vốn từng bước liên hệ văn phòng, 3 25/06/2022 25/02/2023 thỏa thuận, tiến hành xây công xưởng dựng văn phòng, công và nhà kho xưởng và nhà kho. lắp đặt hệ Tiến hành lắp đặt hệ 4 thống điện 27/06/2022 27/02/2023 thống dây điện và ống nước ngầm nước ngầm. Tiến hành lắp đặt các Lắp đặt các 5 25/03/2023 10/04/2023 trang thiết bị phục vụ quá trang thiết bị trình sản xuất. Tìm kiếm đầu vào cho Mua nguyên 6 15/04/2023 25/04/2023 công ty: Mua nguyên liệu liệu đầu vào với số lượng lớn sẽ hạn
- 46 chế được chi phí. Sau khi xây dựng nhà Thử nghiệm xưởng và lắp đặt trang 7 06/05/2023 10/05/2023 sản xuất thiết bị, tiến hành thử nghiệm sản xuất. Khảo sát, tìm kiếm thị . Tìm kiếm thị trường đầu ra, ký kết hợp 8 11/05/2023 30/05/2023 trường đầu ra đồng, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Tiến hành bắt đầu sản xuất sản 9 5/06/2023 Sản Xuất phẩm.
- 47 PHẦN 4 KẾT LUẬN 4.1. Kết luận thực tập tại công ty Showa Shiko Qua quá trình tìm hiểu và thực tập làm việc tại Công ty Showa Shikko, 144 Toyohama, Kagawa, Nhật Bản. Em có một số nhận định về công ty như sau: Công ty Showa Shikko là công ty chuyên sản xuất về giấy ướt có quy mô diện tích là 2.045 m2 đã và đang phát triển ổn định trong thời gian qua. 1. Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp có đội ngũ ban quản lý có trình độ cao thông minh, nhạy bén và công nhân lao động cần cù, chăm chỉ, giàu kinh nghiệm. Được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình từ chính sách của nhà nước, nên công ty ngày càng phát triển và có xu hướng mở rộng quy mô. 2. Công ty Showa Shiko có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết đáp ứng tốt yêu cầu trong sản xuất giấy ướt, cùng với chuyên gia công nghiệp kĩ thuật cao nên chất lượng giấy ướt thành phẩm luôn được đảm bảo. 3 Mỗi năm công ty Showa Shiko thu về lợi nhuận là 471.106.594.450 đồng. Tạo thu nhập ổn định cho công ty. Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động của công ty. 4.2.Kết luận của ý tưởng khởi nghiệp Việc phát triển công nghiệp sản xuất giất ướt công nghệ cao tại nông thôn có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn kiểu mới. Bảo đảm cho nông thôn phát triển nhanh, có chất lượng, bền vững và hình thành một nông thôn Việt Nam giàu mạnh về kinh tế, phong phú về văn hóa tinh thần, văn minh về lối sống và đậm đà tình nghĩa. Bên cạnh đó còn tạo ra sản phẩm nội địa đáp ứng nhu cầu sản phẩm với chất lượng tốt sạch, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, có sức cạnh tranh
- 48 với các sản phẩm trong nước và nhập ngoại. Có khả năng xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ý tưởng sản xuất giất ướt công nghệ cao cần nguồn vốn dự kiến là 26.317.783.000 đồng. Lợi nhuận dự kiến của dự án sau khi trừ hết chi phí là 46.942.217.000 đồng/năm. Ý tưởng dự kiến sẽ có tính khả thi tại Việt Nam.
- 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt 1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề đặt ra với Việt Nam. của Nguyễn Đắc Hưng, 2017. 2. Doanh nghiệp xã hội vì phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 19/06/2019). 3. Con Đường Khởi Nghiệp Sáng Tạo Cho Doanh Nhân Việt, của Starup Journey 2018 Nhà Xuất Bản Thế Giới. 4. Marketing Công Nghiệp - Thuộc sản phẩm Giáo Trình Đại Học - Cao Đẳng Ths. Hồ Thanh Lan. 5. Quảng Ninh: “Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ”(báo Quảng Ninh 20/4/2019). 6. Quốc gia khởi nghiệp, 2018 Nhà xuất bản Thế giới. 7. “Thị trường giấy sinh hoạt – Sân chơi chỉ dành cho kẻ mạnh” (báo Doanh Nhân 20/5/2017). Website 8. cham-soc-tre/ 9. sach-nhat-the-gioi-20171003005155211.chn 10. nao/c/25515825.epi