Khóa luận Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson tại tỉnh Hà Giang

pdf 49 trang thiennha21 19/04/2022 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson tại tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_xay_dung_va_danh_gia_sinh_truong_vuon_giong_goc_ca.pdf

Nội dung text: Khóa luận Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson tại tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA HỒNG XUYỀN XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY ĐẲNG SÂM NAM (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson) TẠI TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA HỒNG XUYẾN XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY ĐẲNG SÂM NAM (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson) TẠI TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : 47 QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Thị Thu Hà THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Thái Nguyên,ngày tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! PGS.TS Trần Thị Thu Hà Ma Hồng Xuyến XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Mục tiêu của Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên là đào tạo được những kỹ sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo thực hành. Bởi vậy, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên có thể vận dụng được những gì mình đã học và làm quen với thực tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy những kinh nghiệm cần thiết sau này. Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson) tại tỉnh Hà Giang” Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm Nghiệp, Công ty Cổ phần phát triển nông lâm nghiệp và môi trường, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: PGS.TS TRẦN THỊ THU HÀ đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực tập và trình bày khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý và nhận xét chân thành của quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực tập Ma Hồng Xuyến
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Đẳng sâm nam đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc 20 Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ sống của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc 22 Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc 24 Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc 25 Bảng 4.5. Các loại sâu hại chính đối với giống cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc 26
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Cây Đẳng sâm nam 4 Hình 2.2. Cây mô Đẳng sâm nam 9 Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang 10 Hình 3.1. Sơ đồ ô theo dõi 16 Hình 4.1. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Đẳng sâm nam tại Vị Xuyên, Hà Giang21 Hình 4.2. Một số hình ảnh theo dõi sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc 23 Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Đẳng sâm nam 26 Hình 4.4.Hình ảnh một số cây Đẳng sâm nam bị bệnh 29
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KT – XH : Kinh tế – Xã hội QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Giới thiệu chung cây Đẳng sâm nam 4 2.2. Tình hình nghiên cứu cây Đẳng sâm nam trên thế giới và trong nước 6 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cây Đẳng sâm nam trên thế giới 6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu cây Đẳng sâm nam tại Việt Nam 7 2.3. Tổng quan về khực vực nghiên cứu 9 Phần 3ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 14 3.3. Nội dung nghiên cứu 14 3.3. Phương pháp nghiên cứu 14 3.3.1. Phương pháp triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam 14
  9. vii 3.3.2. Phương pháp theo dõi tình hình sinh trưởng cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc 15 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 18 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20 4.1. Kết quả triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam 20 4.1.1. Kết quả lựa chọn vật liệu giống để xây dựng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam 20 4.1.2. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam 20 4.2. Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng cây Đẳng sâm nam trong vườn giống gốc 21 4.2.1. Đánh giá tỷ lệ sống của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc 22 4.2.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc 23 4.3. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Đẳng sâm nam trong vườn giống gốc 26 4.4. Một số giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc 30 4.4.1. Một số kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Đẳng sâm nam 30 4.4.2. Giải pháp cụ thể 30 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33 5.1. Kết luận 33 5.2. Kiến nghị 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHỤ LỤC 37
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi có một hệ sinh thái phong phú đa dạng trong đó không thể không nói đến nguồn lâm sản ngoài gỗ, lâm sản ngoài gỗ từ xưa đến nay giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân từ trung du đến vùng núi. Hiện nay nguồn lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao đó là nguồn sống của một số hộ gia đình sống ở rừng và phụ thuộc chủ yếu vào rừng, ở các nước nghèo, nước đang phát triển cũng phụ thuộc vào nguồn lâm sản ngoài gỗ này để tiêu dùng và là nguồn thu nhập của người dân. Và trong nhóm lâm sản ngoài gỗ thì nhóm cây dược liệu cũng đang được người dân đặc biệt quan tâm. Hiện nay nhu cầu sử dụng cây dược liệu để sản xuất thuốc trong nước và thế giới ngày càng tăng dần dẫn đến việc khai thác nguồn dược liệu này càng lớn, nhiều loại cây thuốc đang đứng trước nguy cơ cạn diệt như : Ba kích , Bình vôi, Thanh khiên quỳ, Hoàng tinh trắng , Hoàng đằng , Thất diệp nhất chi hoa, Đẳng sâm nam, Ðẳng sâm nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson) hay có các tên gọi là Sâm leo, Phòng Đẳng sâm, Đùi gà, Mằn rày cáy (Tày), Cang hô (H’Mông), Ðảng sâm mọc ở trong các chỗ trống, thường ở ven các rừng thứ sinh, rú bụi, có khi trong các trảng savan có ở độ cao 900-2.200m, thuộc các tỉnh từ Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình vào các tỉnh Tây Nguyên. Kontum, Lâm Ðồng (vùng Ðà Lạt). Các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng thần kỳ cả cây Đẳng sâm nam đối với sức khỏe của con người và nó đã trở thành cây thuốc quý có giá trị cao. Theo Chen et al., (2013) [12], củ Đẳng sâm có các chất như polysaccharides, phenylpropanoids, alkaloids and triterpenoids. Củ Đẳng sâm
  11. 2 được sử dụng để cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng miễn dịch, tăng lực, cân bằng áp huyết. Theo báo cáo của hầu hết của các tỉnh ở vùng núi phía Bắc, việc bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu tại địa phương còn nhiều hạn chế từ giống cho đến trồng và thu hoạch. Giống sử dụng không rõ nguồn gốc, giống tạp, chất lượng chưa cao, nhân giống bằng phương pháp truyền thống nên giống không được đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Trên thế giới, ứng dụng nhân giống bằng công nghệ sinh học trong nhân giống đảm bảo cây giống tạo ra chất lượng cao, sạch bệnh, đồng nhất thích hợp để sản xuất đại trà, quy mô công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Ở nước ta, công nghệ sinh học cũng được ứng dụng để nhân giống thành công nhiều loài cây dược liệu tại các cơ sở nghiên cứu viện, trường, trung tâm như đề cập trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên. Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình vườn giống gốc cho cây Đẳng sâm nam là cần thiết nhằm cung cấp nguồn vật liệu nhân giống cho cây Đẳng sâm nam tốt nhất cả về sinh trưởng, phát triển và hàm lượng dược liệu. Từ đó chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson tại tỉnh Hà Giang” làm cơ sở cho công tác bảo tồn, phát triển và nhân giống loài cây Đẳng sâm nam Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson của tỉnh Hà Giang. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng được vườn giống gốc Đẳng sâm nam nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu nhân giống đã qua tuyển chọn, chất lượng dược liệu tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh, khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt. - Xây dựng được vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam diện tích 2.000 m2
  12. 3 - Đánh giá được tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại cây mẹ Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu cho các sinh viên, nhà khoa học trên đối tượng cây Đẳng sâm nam, góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển loài này tại tỉnh Hà Giang và các tỉnh khác. - Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học và bổ sung vào kiến thức lý thuyết được học thông qua hoạt động thực tiễn. - Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm thực tế cũng như tác phong làm việc, nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Nhu cầu sử dụng các loại dược liệu để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe hiện nay ngày càng tăng. Quỹ đất trồng và nguồn lao động miền núi rất lớn, đây là cơ hội để người dân miền núi gây trồng sản xuất cây Đẳng sâm nam làm cơ sở cho việc hình thành vùng sản xuất, góp phần phát triển rừng, phát triển vùng cây dược liệu theo hướng hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình. - Từ kết quả nghiên cứu của đề tài nhận biết được loài Đẳng sâm nam. Đồng thời bước đầu xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống thích hợp, góp phần nhân nhanh Đẳng Sâm, đáp ứng nhu cầu về dược liệu mà thực tiễn đặt ra. - Đề tài góp phần bổ sung nguồn tư liệu về đa dạng sinh học thực vật, nguồn gen cây Đẳng Sâm ở nước ta.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu chung cây Đẳng sâm nam Tên Khoa học: Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson, thuộc họ Hoa Chuông (Campanulaceae). Giới Thực vật (Plantae) Phân giới Thực vật xanh (Viridaeplantae) Ngành Hạt kín (Magnoliophyta) Lớp Thực vật hai lá mầm (Magnoliopsida) Bộ Cúc (Asterales) Họ Hoa Chuông (Campanulaceae) Chi Đẳng sâm (Codonopsis) Loài C. Javanica Hình 2.1. Cây Đẳng sâm nam Đặc điểm thực vật: Cây thảo sống nhiều năm, thân leo, phân nhánh nhiều, rễ phình thành củ hình trụ dài, phía dưới phân nhánh, màu vàng nhạt. Thân và củ có mủ trắng. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục, mềm, mỏng, màu xanh lá mạ, mặt dưới có lông nhung trắng, mép lá có răng cưa tù; cuống lá dài 3,5-7,0cm. Hoa hình chuông mọc đơn độc ở nách lá, đài có 5 thuỳ, gốc hơi dính, tràng hoa màu xanh lá mạ, đỉnh có 5 thuỳ. Quả nang có 5 cạnh, khi chín
  14. 5 màu tím mang đài hoa tồn tại. Hạt tròn nhỏ, màu nâu. Mùa hoa quả tháng 12- 1 (Đỗ Tất Lợi, 2001)[9]. Đặc điểm sinh thái: Ở nước ta, Ðẳng sâm nam mọc ở trong các chỗ trống, thường ở ven các rừng thứ sinh, rú bụi, có khi trong các trảng savan có ở độ cao 600-2.200m, thuộc các tỉnh từ Sơn La, Lai Châu, Điện Biện, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Kontum, Lâm Ðồng, Quảng Nam. Cây trồng sau 3 năm cho thu hoạch (Sách đỏ Việt Nam (2007)[1]. Loài này thường sống ở đất màu mỡ nhiều mùn, cao ráo, thoát nước. Nhiệt độ thích hợp là 18-25oC, có thể chịu được nhiệt độ trên 30oC nhưng không kéo dài. Về mùa đông nhiệt độ thấp cây vẫn sống được. Lượng mưa trung bình 1.200- 1.500 mm (Nguyễn Văn Lan, 1965; Phạm Thanh Huyền, 2016)[7;5]. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý: Thành phần hóa học của Đẳng sâm nam có chứa saponin 3.12%, hàm lượng đường khử 14.6% đối với các mẫu sống và 29.5% đối với các mẫu đã qua chế biến. Ðẳng sâm nam có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, sinh tân dịch, giải khát. Lá Ðẳng sâm nam non chứa nước 77,5%, protid 4,2%, glucid 13,1%, xơ 3,3%, caroten 3,6mg%, vitamin C 85,5mg%. Sơ bộ thấy trong rễ cây có đường, chất béo; không có saponin. Còn có tinh dầu, glucosid sentellarin và vết alcaloid. Quả Ðẳng sâm nam ăn được, rễ củ có thể ăn sống. Ngọn và lá non có thể dùng xào hay nấu canh ăn. Củ thường được dùng làm thuốc như Ðẳng sâm nam Trung Quốc để chữa cơ thể suy nhược, mỏi mệt ăn không ngon, đại tiện lỏng, phế hư, phiền khát, thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu (Hoàng Minh Chung và cs, 2002) [2]. Tình hình thị trường: Cây Đẳng sâm nam đang được trồng với quy mô lớn tại Lâm Đồng, Kon Tum, nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp. Cây Đẳng
  15. 6 sâm nam cây sau gần 3 tuổi cho năng suất khoảng 2,5 tạ/ha với giá trên thị trường tùy từng loại mà có giá từ 300.000 - 1.000.000 đồng/kg. Năm 2008, Đẳng sâm nam là một trong trong 5 vị thuốc trong y học cổ truyền được sử dụng nhiều nhất khoảng 912 kg; năm 2009 khối lượng Đẳng sâm nam được sử dụng là khoảng 1.031 kg; năm 2010 sử dụng Đẳng sâm nam là 1080 kg; năm 2011 sử dụng Đẳng sâm nam là 1.109 kg (Phạm Thanh Huyền, 2016) [5]. 2.2. Tình hình nghiên cứu cây Đẳng sâm nam trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu câyĐẳng sâm nam trên thế giới Các nghiên cứu ngoài nước chủ yếu được thực hiện trên các loài họ hàng của cây Đẳng sâm Việt Nam. Do điều kiện khoa học tiến bộ nên các khía cạnh nghiên cứu cũng rất đa dạng. Slupki và đtg (2011) [15] đã công bố về quá trình vi nhân giống cây Codonopsis pilosula. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra môi trường tối ưu cho sự phát sinh chồi từ chồi nách là 0,1 mg/l BAP kết hợp với 0,1 mg/l NAA số lượng chồi có thể thu được lên tới 69 chồi/ nách. Tỉ lệ cây tạo rễ invitro là 98% trong môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l IAA. Peng Jin Huan và đtg (2013) [13] đã công bố qui trình tạo mô sẹo từ lá là tốt nhất trong các nguồn nguyên liệu đoạn thân, hạt ở Codonopsis lanceolata. Slupski et al., (2011) [15] đã thiết lập được quy trình vi nhân giống Đảng sâm Nam bằng nhân chồi bên. Môi trường MS chứa 1 hoặc 4 μM BA và 1μM NAA cho hiệu quả nhân chồi cao nhất từ đoạn nuôi cấy ban đầu. Chồi ra rễ đạt cao nhất >98% trong môi trường có MS chứa sucrose (60 g/L) và 5 μM IAA, tỷ lệ cây sống sau khi chuyển ra nhà ươm đạt 90%. Zhang et al., (2011) [16] đã nhân giống nuôi cấy mô Đảng sâm Nam bằng tạo cụm chồi và tái sinh cây. Môi trường MS bổ sung BAP (1.0 mg/l), NAA (0.5 mg/l), Tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%.
  16. 7 BI Hong-yan et al., (2012) [11] đã khảo sát hàm lượng polysaccharid từ các tỉnh khác nhau tại Trung Quốc, dao động từ 19.27% đến 40.92%. Họ đã chọn lọc được nguồn gen Đẳng sâm Nam cho hàm lượng polysaccharide cao, phục vụ chọn giống mới. Yuwu et al., (2012) [12] đã nghiên cứu cơ sở trồng Đảng sâm Nam theo tiêu chí GAP và đánh giá chất lượng dược liệu bằng hàm lượng Lobetyolin. Hàm lượng lobetyolin dao động trong 10 lô thí nghiệm là 0.07% to 0.18%. He et al., (2015) [14] đã nghiên cứu phương pháp tiêu chuẩn kiểm tra nảy mầm hạt Đẳng sâm. Hạt nảy mầm tốt nhất trong đĩa petri ở giấy ẩm trên cát, ở 25oC sau 8 ngày, trong sáng. Bên cạnh đó còn rất nhiều nghiên cứu về xác định thành phần hóa học và công dụng của chúng, các phương pháp chiết xuất hợp chất trong các loài Codonopsis javanica ứng dụng trong lĩnh vực y dược. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu câyĐẳng sâm nam tại Việt Nam Trong nước, các nghiên cứu trên cây Đẳng sâm chủ yếu là về phân tích thành phần hóa học và các tác dụng dược lý của vị thuốc quý này. Năm 2002, công trình “Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của vị thuốc đảng sâm Việt Nam” của Hoàng Minh Chung, Phạm Xuân Sinh và Nguyễn Mạnh Tuyển; được đăng trên tạp chí dược liệu, tập 7 số 1/2002. Đây là nghiên cứu lần đầu tiên công bố các thành phần hóa học của cây Đẳng sâm Việt Nam. Bằng một số phương pháp định tính và định lượng trên các mẫu củ sâm sống và cao sâm, nhóm tác giả đã nhận thấy đặc điểm thực vật của cây Đẳng sâm mọc ở Sapa; các thành phần có trong rễ Đẳng sâm khô và tươi: đường khử, acid amin, chất béo và saponin; thành phần và hàm lượng của các loại acid amin có trong rễ Đẳng sâm [2]. Cũng chính hai tác giả Hoàng Minh Chung và Phạm Xuân Sinh cũng đã công bố kết quả những nghiên cứu về hợp chất saponin có trong Đẳng sâm.
  17. 8 Loại saponin chủ yếu là saponin tritecpenoid, hàm lượng saponin vào khoảng 3.12 ± 0.08 %. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đã công bố về hàm lượng đường khử khoảng 14.6 ± 11.2 % đối với các mẫu cây sống, và 29.5 ± 0.9 % đối với các mẫu đã qua chế biến [2]. Nhân giống: Đẳng sâm nam được nhân giống bằng hạt, vô tính bằng giâm hom mầm củ và bằng nuôi cấy mô tế bào. Nguyễn Hoàng Uyển Dung (2012) [3] đã nhân giống chồi cây Đẳng sâm nam bằng nuôi cấy mô trên môi trường chứa BAP 0,5 mg/l cho hệ số nhân chồi là 3,7 lần. Đoàn Trọng Đức và cs (2015) [4] đã nhân nhanh cây Đẳng sâm nam bằng nuôi cấy mô ở môi trường nuôi cấy MS + 2,4D 2 mg/l + TDZ 0,1 mg/l thích hợp cho sự tạo mô sẹo trên bề mắt cắt của đốt thân sau 30 ngày nuôi cấy. Mô sẹo được nuôi cấy tăng sinh trên môi trường ½ MS + 2 mg/l 2,4D + 0,1 mg/l TDZ. Bùi Văn Thắng và cs (2016) [8], nhân giống in vitro cây Đẳng sâm nam trên môi trường nhân nhanh MS + Kinetin 0,5 mg/l + NAA 0,2mg/l + sucrose 30 g/l + agar 7 g/l cho hệ số nhân chồi 16,55 lần, chu kì nhân (3 tuần), tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt 91,09 %. Môi trường nuôi cấy kích thích chồi ra rễ bằng MS + IBA 0,3 mg/l + sucrose 20g/l + agar 7 g/l cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100% sau 4 tuần nuôi. Huỳnh Thị Kim và cs (2017) [6] nghiên cứu quy trình nhân giống cây Đảng sâm tạo ra nguồn cây giống chất lượng cao đồng thời bảo tồn nguồn gen. Vật liệu được dùng là thân cây một năm tuổi, tỷ lệ mẫu phát sinh chồi là 82% sau 10 ngày nuôi cấy. Khả năng tái sinh chồi đạt cao nhất là 20,78 chồi/mẫu trên môi trường ½ MS + BA 1,5 mg/l + NAA 0,2 mg/l. Sự tăng trưởng của chồi Đảng sâm tăng trưởng tốt nhất trên môi trường SH với chiều cao cây đạt 5,53 cm, số lá mới 3- 4 cặp lá, tỉ lệ mẫu tạo rễ đạt 100%. Sự ra rễ tạo cây đảng sâm in vitro hoàn chỉnh đạt tối ưu trên môi trường SH + IBA 0,3 mg/l, số rễ đạt được 32,67 rễ/ mẫu, chiều dài rễ 4,67 cm sau 4 tuần nuôi cấy.
  18. 9 Hình 2.2. Cây mô Đẳng sâm nam 2.3. Tổng quan về khực vực nghiên cứu * Vị trí địa lý - Vị trí địa lí và lãnh thổ: Huyện Vị Xuyên là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng 22o29’30’’B đến 23o02’30’’B và 104o23’30’’Đ đến 105o09’30’’Đ. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thị xã Hà Giang, huyện Bắc Mê và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Về mặt hành chính, huyện Vị Xuyên gồm 02 thị trấn, 22 xã; với diện tích 1500,7 km2, dân số 96168 người (chiếm 18,9 % diện tích và 13,6 % dân số của tỉnh năm 2008). Trung tâm huyện lỵ là TT Vị Xuyên, nằm cách thị xã Hà Giang 20 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 265 km về phía Bắc. Huyện Vị Xuyên nằm gần như ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng lớn gần như ôm gọn thị xã Hà Giang và quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu Thanh Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km, có đường biên giới quốc gia với Trung Quốc chiều dài 32,6 km.
  19. 10 Với vị trí địa lý như vậy cho phép huyện Vị Xuyên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong tỉnh, trong cả nước và với Trung Quốc. Đồng thời còn có vị trí chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Hà Giang và khu vực biên giới phía bắc Tổ quốc. Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang * Địa hình - thổ nhưỡng
  20. 11 Địa hình phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng. Độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển. Phía tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2419m, phía bắc có núi Pu Tha Ca 2274m. Sông suối có độ dốc lớn tạo ra những tiểu vùng mang những đặc điểm riêng khác nhau. Tổng diện tích đất tự nhiên 150,1 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp là 106,1 nghìn ha, chiếm 70,7%; diện tích đất chuyên dùng và đất ở chỉ có 3985,27 ha, chiếm 2,7%; đất chưa sử dụng 39975,89 ha, chiếm 26,6% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ và trung tính, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất đỏ vàng, ngoài ra còn có đất phù sa ven các sông, suối, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao có diện tích không đáng kể. Nhìn chung, đất có dinh dưỡng tốt thích hợp với cây ăn quả, hoa màu và cây công nghiệp. * Khí hậu - thủy văn Vị Xuyên nằm trong phạm vi của đới khí hậu gió mùa ẩm, có hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh kéo dài, khô hạn. Nhiệt độ trung bình năm 23oC, biên độ dao động nhiệt độ trong năm là 12oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất từ giữa tháng 12 đến tháng 1; tổng lượng nhiệt trong năm từ 8300 – 8500oC, số giờ nắng trung bình năm trên 1200 giờ. Lượng mưa trung bình khá lớn 3000 - 4000 mm/năm. Độ ẩm trung bình 84%, độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm, lớn nhất vào tháng 7, tháng 8 (trên 87%) và thấp nhất vào tháng 3 (80%). Tuy nhiên, cũng có một số bất lợi như sương muối trong mùa đông, mùa hè mưa nhiều nên thường xảy ra lụt lội, lũ quétả nh hưởng không nhỏ đến phát triển KTXH của huyện. Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của Sông Lô trên lãnh thổ Việt Nam, sông bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chảy vào địa phận Hà Giang tại xã Thanh Thủy (Vị Xuyên), sông chảy theo hướng Bắc - Nam, đoạn sông
  21. 12 chảy qua địa bàn huyện dài 70 km; diện tích lưu vực khoảng 8700km2, có chế độ thủy chế phức tạp và khác biệt lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Huyện Vị Xuyên còn là nơi bắt nguồn của sông Chảy, Sông Miện chảy qua Thuận Hòa và sông Nậm Điêng chảy qua Minh Tân. Hệ thống suối, ao hồ khá phát triển đã đáp ứng nhu cầu xây dựng thủy điện nhỏ, sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, vào mùa khô nhiều nơi bị thiếu nước nghiêm trọng, nhất là các xã vùng cao. * Tài nguyên sinh vật: Huyện Vị Xuyên có diện tích rừng khá lớn, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng 85196,36 ha, chiếm 56,8% diện tích đất tự nhiên trong đó diện tích rừng sản xuất có 14283,22 ha; diện tích rừng phòng hộ 41684,39 ha, diện tích rừng đặc dụng 29228,75 ha. Độ che phủ rừng luôn đạt trên 50% (năm 2009 là 59%). Diện tích rừng trồng tập trung 15942,24 ha; trong đó trồng mới 2231,10 ha. Các loài gỗ quý: pơ mu, ngọc am, lát, nghiến, thông đá, trò chỉ, ; các loài thực vật đặc hữu: cây Vù Hương, Bồ an, Bồ đề lá bời bời; các loài cây dược liệu quý: sa nhân, thảo quả, quế, đỗ trọng huyện còn có thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày (chè, cam), cây ăn quả và cây đặc sản. Trên địa bàn huyện còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh II. Rừng có vai trò rất lớn bảo vệ môi trường, cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp, xây dựng, y tế và là những điểm du lịch sinh thái. Tài nguyên động vật tương đối phong phú, có nhiều loài quý hiếm: gấu ngựa, gà lôi, đại bàng Tuy nhiên, do diện tích rừng bị suy giảm trong những thập niên qua, cùng với tập quán săn bắn bừa bãi nên hầu hết các loài thú quý hiếm đã bị suy giảm về cả số loài và cá thể. - Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng 85196,4 ha, chiếm 56,8% diện tích đất tự nhiên toàn huyện; trong đó diện tích rừng trồng tập trung là 13711,14 ha; trồng rừng kinh tế tập trung ở các xã Việt
  22. 13 Lâm, Đạc Đức, Trung Thành, Linh Hồ. Năm 2009 trồng mới được 2331 ha; độ che phủ rừng đạt 59%, cao hơn mức trung bình của Hà Giang và của cả nước tương ứng 52,6% và 38,6%. Thực hiện giao đất giao rừng cho người dân, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng tập trung, tích cực trồng mới; phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp.
  23. 14 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là cây Đẳng sâm nam - Phạm vi nghiên cứu là theo dõi tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - Thời gian nghiên cứu: Tháng 1/2019 – tháng 6/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam - Theo dõi tình hình sinh trưởng cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc - Theo dõi tình hình sâu bệnh hại của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc - Một số giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam 3.3.1.1. Phương pháp lựa chọn vật liệu giống Kế thừa những kết quả nghiên cứu từ trước của Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp chúng tôi lựa chọn được 3 xuất xứ cây Đẳng sâm nam (xuất xứ Bắc Kạn, xuất xứ Hà Giang và xuất xứ Yên Bái) để làm vật liệu giống xây dựng vườn giống gốc tại Hà Giang. Chúng tôi lựa chọn những củ phát triển tốt không bị sâu bệnh hại, đường kính, chiều cao củ >15% so với các cây khác. 3.3.1.2. Phương pháp bố trí vườn giống gốc - Diện tích: 2.000 m2
  24. 15 - Thời vụ trồng: Thời vụ trồng thích hợp vào vụ xuân (tháng 2-3 âm lịch) - Yêu cầu về đất: Đất trồng phải cao ráo, tơi xốp, thoát nước, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng. Đất sau khi được chọn xới sâu 30 cm, dọn sạch cỏ dại. Lên luống cao 30 cm, rộng 60 - 70 cm, chiều dài tùy địa hình. - Khoảng cách, mật độ: khoảng cách trồng 40x40cm - Phân bón: Lượng phân bón cho 1 gốc: 3 kg phân chuồng hoai. Các năm tiếp theo bón thúc 0,2kg phân vi sinh/gốc. Năm bón 2 lần. - Chăm sóc: Khi cây sinh trưởng đạt chiều cao 15 - 20 cm bắt đầu cần làm giàn leo, dùng cây sặt, hoặc tre làm giàn cắm chéo hình chữ A để 2 hàng Đẳng sâm nam leo chung. Tưới nước thường xuyên theo dõi độ ẩm để có thể cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây (chú ý tránh ngập úng). Thường xuyên làm cỏ, tránh để hình thành hạt cỏ dẫn đến khó diệt trừ. Mỗi năm 3 lần; lần 1 vào tháng 3 – 4, lần 2 vào tháng 7 – 8, lần 3 vào tháng 11 -12. Mỗi lần tiến hành phát thực bì, vun xới quanh gốc, bón thúc 0,2- 0,3kg phân vi sinh/hố; riêng lần chăm sóc vào tháng 7 – 8 phát dọn thực bì không xới xáo vun gốc; trồng dặm nếu cây chết để đảm bảo tỷ lệ sống >95%. 3.3.2. Phương pháp theo dõi tình hình sinh trưởng cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc Thiết kế Đất trồng Đẳng sâm nam cần tầng đất dày trên 30cm có nhiều mùn. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi Dụng cụ: Thước đo chiều dài (20cm,1m), thước panme đo đường kính, máy ảnh, sổ và bút ghi. Phương pháp: Trên diện tổng diện tích trồng, chọn 5 điểm theo đường chéo góc như sơ đồ.
  25. 16 Hình 3.1. Sơ đồ ô theo dõi Mỗi điểm có kích thước 45m2 (5mx9m) (Lưu ý đối với từng loại cây diện tích ô có thể lớn hơn, sao cho tổng số cây theo dõi trên ô tối thiểu đạt 30 cây đủ để xử lý thống kê). Tiến hành đo đếm và quan sát. Chỉ tiêu theo dõi vườn giống gốc: + Các chỉ tiêu về sinh trưởng: Chiều dài lá (đo 15 ngày/lần), chiều rộng lá (đếm 15 ngày/lần), diễn biến số thân/khóm/gốc + Khả năng về chống chịu: Theo dõi tình hình sâu bệnh hại: 7 ngày/lần, chỉ tiêu: Thời gian xuất hiện, tỉ lệ cây bị bệnh, vị trí xuất hiện trên cây, mô tả vị trí bị hại. Theo dõi khả năng chịu rét, nóng, hạn, ngập úng. + Tính đồng nhất về hình thái: Theo dõi tỉ lệ số cây khác dạng
  26. 17 Bảng đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng Ngày Chỉ tiêu Ngày theo dõi trồng theo dõi Ngày bật chồi (ngày) Số thân (thân) Chiều dài lá ban đầu (cm) Chiều dài lá sau 90 ngày (cm) Chiều dài lá tăng thêm sau 90 ngày (cm) Chiều rộng lá ban đầu (cm) Chiều rộng lá sau 90 ngày (cm) Chiều rộng lá tăng thêm sau 90 ngày (cm) Tình hình sâu bệnh hại
  27. 18 - Đặc điểm hình thái: + Kiểu sinh trưởng + Màu sắc thân lá + Hình dạng thân lá, kiểu cuống lá + Hoa: Màu sắc, hình dạng + Quả: Màu sắc, hình dạng + Hạt: Màu sắc, hình dạng - Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển + Số thân/gốc: Đếm tổng số thân/cây + Chiều dài lá (cm): Đo khoảng cách giữa chân lá đến ngọn lá + Chiều rộng lá (cm): Đo khoảng cách chiều rộng giữa 2 mép lá - Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại Theo dõi mức độ sâu, bệnh hại theo Quy chuẩn QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học trên các phần mềm IRRISTAT 5.0, Excel, Các bước chạy số liệu trên phần mềm IRRISTAT 5.0 - Bước 1 : Thiết lập bảng số liệu với 03 xuất xứ và 03 lần nhắc lại. - Bước 2 : Mở phần mềm IRRISTAT - Bước 3 : Chọn widow data Edior - Bước 4 : Chọn create Empty data nhập số liệu Excel và lưu lại - Bước 5: Chọn analysis sau đó chọn balanced anova và tìm file vừa lưu và nhấn open. - Bước 6: Trong bản có data file variable bôi đen phần cần phân tích add vào analysis tiếp bôi đen phần xuất xứ là các lần lặp lại add vào factors và nhấn ok
  28. 19 - Bước 7: Khi hiện thị số liệu kiểm tra kết quả CV, LSD nhằm kiểm tra độ chính xác và độ sai số của thí nghiệm.
  29. 20 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam 4.1.1. Kết quả lựa chọn vật liệu giống để xây dựng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước của Viện nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, chúng tôi tiến hành trồng 3 xuất xứ của cây Đẳng sâm nam là Bắc Kạn, Hà Giang, Yên Bái. Kết quả lựa chọn được các cây Đẳng sâm nam có các tiêu chí sau làm vật liệu giống trồng vườn giống gốc: Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Đẳng sâm nam đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc Mức yêu TT Chỉ tiêu ĐVT Ghi chú cầu Củ to khỏe, không sâu bệnh. Đo 1 Chiều dài củ Cm > 12 hết chiều dài củ Đo đường kính phần rộng nhất 2 Đường kính củ Cm > 1,6 của củ 3 Số lá thật Lá > 5 Phát triển đầy đủ 4 Sâu bệnh hại Củ giống không bị nhiễm sâu bệnh, dị hình Những cây được lựa chọn để làm nguồn vật liệu trồng vườn giống gốc đảm bảo các tiêu chí sau: Chiều dài củ > 12cm; Đường kính củ > 1,6cm; cây có ít nhất 5 lá thật, và các cây lựa chọn đều không bị nhiễm bệnh hay dị hình. 4.1.2. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam * Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Tổ 17, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Hình 4.1)
  30. 21 Hình 4.1. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Đẳng sâm nam tại Vị Xuyên, Hà Giang 4.2. Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng cây Đẳng sâm nam trong vườn giống gốc
  31. 22 4.2.1. Đánh giá tỷ lệ sống của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về tỷ lệ sống của các cây Đẳng sâm nam thời điểm sau trồng 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày, và 90 ngày. Ta được kết quả ở bảng dưới đây: Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ sống của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc Số cây Tỷ lệ cây Tỷ lệ cây Tỷ lệ cây Tỷ lệ cây Kí ban sống sau sống sau sống sau sống sau Xuất xứ hiệu đầu 15 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày (cây) (%) (%) (%) (%) Bắc Kạn 1 300 87,33 84,67 82,67 80,67 Hà Giang 2 300 99,00 97,67 95,33 94,67 Yên Bái 3 300 91,33 90,33 89,33 88,00 LSD0,05 0,75 0,75 1,51 2,00 CV 0,4 0,4 0,7 1,0 Nhìn vào bảng 4.2, ta thấy sau khi trồng vườn giống gốc cây Đẳng sâm nam, với xuất xứ Bắc Kạn sau 15 ngày trồng đạt tỷ lệ 87,33%; sau 30 ngày trồng đạt 84,67%; sau 60 ngày trồng đạt 82,67%; và sau 90 ngày trồng đạt 80,67%. Với xuất xứ Hà Giang tỷ lệ sống sau 15 ngày trồng đạt 99,00%; sau 30 ngày trồng đạt 97,67%; sau 60 ngày trồng đạt 95,33%; và sau 90 ngày trồng đạt 94,67%. Với xuất xứ Yên Bái tỷ lệ sống sau 15 ngày trồng đạt 91,33%; sau 30 ngày trồng đạt 90,33%; sau 60 ngày trồng đạt 89,33%; và sau 90 ngày trồng đạt 88,00%. Nhìn vào bảng ta thấy sau 90 ngày trồng tỷ lệ sống của cây Đẳng sâm nam có xuất xứ Hà Giang là cao nhất đạt 94,67%; xuất xứ ở Bắc Kạn là thấp nhất đạt 80,67%. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0,05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ sống khác nhau là có ý nghĩa.
  32. 23 Cây Đẳng sâm nam khi chuẩn bị trồng Cây Đẳng sâm sau trồng 15 ngày Cây Đẳng sâm nam sau 30 ngày trồng Cây Đẳng sâm nam sau 90 ngày trồng Hình 4.2. Một số hình ảnh theo dõi sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc 4.2.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc Sau thời gian trồng 90 ngày tiến hành theo dõi các chỉ tiêu biến động về kích thước đường kính thân, chiều dài lá, chiều rộng lá và chất lượng của cây ta được kết quả ở bảng sau:
  33. 24 Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc Tổng Tỷ lệ bật Thời gian Ký Xuất xứ số cây chồi mới bật chồi Chất lượng chồi hiệu (cây) (%) (ngày) Bắc Kạn 1 90 78,89 8,14 Chồi nhỏ Chồi xanh, thân Hà Giang 2 90 91,11 6,67 mập, khoẻ Chồi xanh, thân Yên Bái 3 90 85,56 7,21 mập, khoẻ LSD0,05 3,98 0,31 CV 2,1 1,9 Nhìn vào bảng kết quả 4.3 ta thấy: Tỷ lệ bật chồi mới sau 90 ngày trồng với các xuất xứ lần lượt là: xuất xứ Bắc Kạn đạt tỷ lệ 78,89%; xuất xứ Hà Giang đạt 91,11%; xuất xứ Yên Bái đạt 85,56%. Thời gian bật chồi của các xuất xứ lần lượt là: xuất xứ Bắc Kạn trung bình là 8,14 ngày; xuất xứ Hà Giang trung bình là 6,67 ngày; xuất xứ Yên Bái trung bình là 7,21ngày. Chất lượng của chồi sau 90 ngày trồng như sau: Với xuất xứ Bắc Kạn chồi mới thường nhỏ, màu xanh vàng; xuất xứ Hà Giang chồi mới màu xanh thân mập và khỏe, xuất xứ Yên Bái chồi mới màu xanh thân mập và khỏe. Nhìn vào bảng ta thấy xuất xứ có tỷ lệ bật chồi cao nhất là Hà Giang đạt 91,11%; xuất xứ có thời gian bật chồi trung bình ngắn nhất ở Hà Giang là 6,67 ngày. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0,05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi khác nhau là có ý nghĩa.
  34. 25 Theo dõi sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc sau 90 ngày trồng ta có kết quả ở bảng 4.4 dưới đây: Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc Số thân TB Chiều dài lá Chiều rộng lá Ký Tổng Xuất xứ trên 1 gốc tăng thêm tăng thêm hiệu số cây (thân) (cm) (cm) Bắc Kạn 1 90 4,06 2,16 2,16 Hà Giang 2 90 6,06 3,86 3,04 Yên Bái 3 90 3,10 1,55 1,34 LSD0,05 0,27 0,22 0,48 CV 2,7 3,9 1,0 Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy: Sau 90 ngày trồng số thân trung bình/ gốc với các xuất xứ lần lượt như sau: xuất xứ Bắc Kạn trung bình là 4,06 thân/gốc, xuất xứ Hà Giang trung bình là 6,06 thân/gốc, xuất xứ Yên Bái trung bình là 3,10 thân/gốc. Sau 90 ngày trồng chiều dài lá tăng thêm trung bình lần lượt là: Bắc Kạn là 2,16cm; Hà Giang là 3.86cm, Yên Bái là 1,55cm. Sau 90 ngày trồng chiều rộng lá tăng thêm trung bình lần lượt là Bắc Kạn là 2,16cm, Hà Giang 3,04cm, Yên Bái là 1,34cm Nhìn vào bảng ta thấy xuất xứ có số thân trung bình trên 1 gốc cao nhất là Hà Giang 6,06 thân/gốc, xuất xứ có số thân trung bình trên 1 gốc ít nhất là Yên Bái 3,10 thân/gốc. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0,05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi khác nhau là có ý nghĩa.
  35. 26 Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Đẳng sâm nam 4.3. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Đẳng sâm nam trong vườn giống gốc Qua quá trình theo dõi sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc, ta thấy các loại sâu chính đối với cây Đẳng sâm nam thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây: Bảng 4.5. Các loại sâu hại chính đối với giống cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc Đối tượng gây hại Giống cây Bộ phận bị hại Tên Việt Nam Tên khoa học Sâu xám Agrotis ipsilon Lá non, thân Bắc Kạn Rệp mềm Aphis gossipii Lá Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonic sp Thân, rễ Hà Giang Sâu xám Agrotis ipsilon Lá non, thân
  36. 27 Đối tượng gây hại Giống cây Bộ phận bị hại Tên Việt Nam Tên khoa học Rệp mềm Aphis gossipii Lá Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonic sp Thân, rễ Sâu xám Agrotis ipsilon Lá non, thân Yên Bái Rệp mềm Aphis gossipii Lá Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonic sp Thân, rễ Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy cây Đẳng sâm nam với 3 xuất xứ Bắc Kạn, Hà Giang và Yên Bái đều xuất hiện cả 3 loại sâu bệnh chính đó là sâu xám, rệp mềm, và bệnh lở cổ rễ. - Sâu xám (Agrotis ipsilon): thường gây hại ở thời kỳ cây con. Loài sâu này thường gây hại vào ban đêm, ăn lá non hoặc cắn đứt ngang các thân và cành non. Sâu non màu xám đen hoặc màu nâu xám dọc theo hai bên thân có những chấm đen mờ. Biện pháp phòng trừ: - Cày, phơi ải đất trước khi trồng 2 tuần để tiêu diệt trứng và nhộng. Làm đất kỹ, sạch cỏ trước khi trồng, làm sạch cỏ quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu. - Đối với những vườn có diện tích nhỏ có thể bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất xung quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu. - Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm. Cách làm bẫy: Cho 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước vào trong bình đậy kín, sau 3 – 4 ngày khi thấy mùi chua ngọt thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay buifnhuig rơm rạ vào đầu gậy nhúng vào bả cắm trên bờ. Sau 2 – 3 ngày nhúng lại 1 lần. Bướm trưởng thành sẽ bay vào ăn bả chua ngọt và chết.
  37. 28 - Vườn bị sâu hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Thiamethoxam (ví dụ Actara 25 WG, 350FS), Abamectin (ví dụ Shertin 3,6 EC, 5,0 EC). Hòa thuốc với nước theo tỷ lệ khuyến cáo ở bao bì, phun vào chiều tối. Nếu mật độ sâu cao nên phun kép 2 lần cách nhau 5 ngày. - Rệp mềm (Aphis gossipii): Ban đầu rệp chỉ tập trung gây hại ở những búp non, lá non. Về sau do tích lũy nhiều, mật độ tăng nhanh, chúng xuất hiện trên cả những lá già và thường tập trung ở mặt dưới của lá. Rệp chích hút nhựa cây làm búp non, lá non bị quăn queo, biến dạng, lá chuyển sang màu vàng, cây còi cọc, sinh trưởng kém. Rệp mềm có kích thước nhỏ, có hình quả lê và thân mềm. Chúng thường tập trung thành từng đám, đặc biệt ở dọc các thân lá. Biện pháp phòng trừ: - Kiểm tra vườn thường xuyên và diệt bỏ ngay lập tức những lá bị rệp nặng. Nhổ cỏ dại mọc xung quanh cây vì nhiều loại cỏ dại vốn là đối tượng gây hại của dệp. Rệp có thể bị gió thổi bay do đó tránh trồng Đẳng sâm nam ở cuối hướng gió của những vườn đã bị nhiễm rệp. - Sau mỗi vụ thu hoạch cần thu gom sạch sẽ những tàn dư của cây (thân, lá) ở vụ trước đem ra khỏi vườn tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt những con rệp còn sống sót trên đó, hạn chế rệp lây lan sang cho vụ sau. - Hạn chế sử dụng hóa chất vì chúng có thể tiêu diệt cả những thiên địch. Nếu thấy mật độ rệp cao và liên tục gia tăng thì phải dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ rệp. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Dầu khoáng (ví dụ Citrole 96.3EC, DK-Annong Super 909EC, Vicol 80 EC); Abamectin (ví dụ Aremec 18EC, 36EC, 45EC); Chlorpyrifos Ethyl + Permethrin (ví dụ Tasodant 6G, 12G, 600EC, 600WP). Cần xem kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc về liều lượng và cách sử dụng.
  38. 29 - Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonic sp): Bệnh lở cổ rễ thường xuất hiện ở giai đoạn cây con, đặt biệt trong giai đoạn vườn ươm. Triệu chứng bắt đầu với vết đốm màu nâu nhỏ ở gốc, thân và lan rộng đến rễ. Vùng rễ nhiễm bệnh bị thối, cây con héo rễ và chết. Biện pháp phòng trừ: - Thường xuyên kiểm tra vườn ươm, loại bỏ và tiêu hủy những cây con bị nhiễm bệnh để giảm thiểu sự lây lan của bệnh. - Nếu bệnh gây hại nặng có thể dùng một số loại thuốc trừ nấm như: Pencycuron (ví dụ Monceren 250SC, Vicuron 25WP, 250SC); Validamyxin + Polyoxin B (ví dụ Ukino 60SC, 95WP); Validamycin (ví dụ Validacin 3L, 5L, 5SP; Tung vali 3SL, 5SL, 5WP, 10WP). Tưới hoặc phun trực tiếp dung dịch thuốc trừ nấm vào gốc cây Hình .44 .Hình ảnh một số cây Đẳng sâm nam bị bệnh
  39. 30 4.4. Một số giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc 4.4.1. Một số kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Đẳng sâm nam Qua quá trình trồng, chăm sóc và theo dõi sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc, có thể đưa ra những giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc như sau: - Khi trồng cần tiến hành trồng vào nhưng ngày giâm mát, mưa nhỏ. Trồng xong phải tưới nước ngay cho đất ẩm. - Phải làm giàn che để tránh ánh nắng trực tiếp và mưa to làm cây bị thối. - Trong quá trình chăm sóc thường xuyên làm cỏ, xới đất nhẹ trên bề mặt cho đất tơi xốp. Kết hợp diệt sâu bọ cho cây và bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển. - Đẳng sâm nam là cây ưa ẩm, nhưng không chịu được úng cho nên phải thường xuyên theo dõi độ ẩm của vườn giống gốc để kịp thời cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây. Nguồn nước tưới cho cây phải là nguồn nước sạch. 4.4.2. Giải pháp cụ thể - Nguồn giống ban đầu để trồng vườn giống gốc phải qua các quá trình khảo nghiệm và kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu. - Cần áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây Đẳng sâm nam trong vườn giống gốc. Tóm tắt các kỹ thuật trồng cây Đẳng sâm nam - Chọn vùng trồng: Cây Đẳng sâm nam chủ yếu sinh trưởng tốt ở vùng trung du và miền núi, có độ cao từ 600m trở lên so với mặt nước biển. Chọn đất nơi cao ráo, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước, có nhiều chất dinh dưỡng. Các triền đồi thoải, ruộng bậc thang hay chấn ruộng cao là thích hợp nhất. Các loại đất khác có thể trồng được nhưng năng suất thấp, pH thích hợp 5,5 - 6,5.
  40. 31 - Kỹ thuật làm đất: Đất được chọn cày sâu 30cm, phơi ải, bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại. Lên luống cao 30cm, rộng 60 – 70cm, rãnh rộng khoảng 25- 30cm. Đất ở vùng đồi có độ dốc vừa phải thì có thể trồng theo từng vạt nhỏ, đất có độ dốc lớn cần trồng theo đường đồng mức. - Phân bón: + Bón lót: ½ lượng phân hữu cơ + ½ lượng phân lân + ½ lượng phân kali, trộn đều bón theo hốc, sau đó lấp đất lại. + Sau khi thu hạt năm thứ nhất, cây bắt đầu lụi. Vào tháng 1 năm sau bón phân năm thứ 2 gồm ½ lượng phân chuồng + ½ lượng phân lân + ½ lượng phân kali. + Phân đạm chia đều cho 2 năm, định kỳ mỗi năm bón 3 – 4 lần vào các tháng thứ nhất, 3, 6 và tháng 9, kết hợp với các lần làm cỏ xới đất, mỗi lần 50 – 60 kg/ha. Tháng thứ 7, 8 năm thứ 2 tiếp tục bón lượng phân kali. - Kỹ thuật trồng: Khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh cây trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Đặt rễ cây thẳng đứng, lấy tay lấp đất và ấn chặt gốc. Trồng xong cần tưới ngay. Nên trồng vào chiều mát, sau 5 – 7 cây bắt đầu bén rễ hồi xanh. - Chăm sóc: + Năm thứ nhất: Định kỳ 30 ngày chăm sóc 1 lần, làm sạch cỏ, kết hợp với bón đạm, lượng đạm mỗi năm 200 - 250 kg và được chia làm 3 lần bón thúc, mỗi lần cách nhau 3 tháng. Tháng 7, 8 khi cây chuẩn bị ra hoa, bón bổ sung ¼ lượng kali (100kg KCl) /ha. Cuối mùa đông cây lụi, cắt bỏ phần thân leo, vệ sinh đồng ruộng. + Năm thứ hai: Sang mùa xuân năm thứ 2 khi cây bắt đầu mọc trở lại bón lót 10 tấn phân chuồng + ½ lượng phân lân và ¼ lượng kali. Trộn đều vùi quanh gốc kết hợp vớí làm cỏ vun gốc. Lượng đạm còn lại chia làm 3 lần bón thúc, mỗi lần cách nhau 3 tháng kết hợp với làm cỏ. Tháng 7,8 năm thứ 2 tiếp tục bón ¼ lượng kali còn lại.
  41. 32 + Kỹ thuật tưới tiêu nước: Cây Đẳng sâm thường trồng ở trung du và miền núi, cần đảm bảo nước tưới khi ở vườn ươm và lúc mới trồng đến bén rễ hồi xanh. Còn trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây chủ yếu là nhờ nước tự nhiên. Ở những nơi chủ động tưới tiêu có thể tưới khi cây gặp khô hạn. + Làm giàn cho cây leo: Cây Đẳng sâm dài 15 - 20 cm bắt đầu cần làm giàn leo, dùng cây sặt, hoặc tre làm giàn cắm chéo hình chữ A để 2 hàng đảng sâm leo chung. - Phòng trừ sâu bệnh hại: Đẳng sâm nam thường bị sâu xám hại cây con, sâu xanh, rệp hại lá cây, bệnh lở cổ rễ, khô thân lá. Chính vì vậy cần theo dõi thường xuyên và phun phòng trừ. Khi cây con đã bị bệnh nặng nên nhổ bỏ để tránh lây lan. Các loại thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng cần đặc biệt lưu ý nên dùng các thuốc có nguồn gốc thảo mộc, các thuốc hoá học không bị cấm, dùng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
  42. 33 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Vườn giống gốc cây cây Đẳng sâm nam tại thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang với diện tích 2000m2, kích thước trồng là 20cm x 20cm. Trồng 3 xuất xứ cây Đẳng sâm nam ở vườn giống gốc, -Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc: tỷ lệ cây sống sau 90 ngày trồng đạt từ 80% trở lên; tỷ lệ bật chồi từ 78,89% trở lên; có thời gian bật chồi trung bình từ 6,67 ngày – 8,14 ngày. - Sau 90 ngày trồng số thân trung bình /gốc cây Đẳng sâm nam đạt 3,10 – 6,06 thân/gốc; chiều dài lá tăng thêm từ 1,55 – 3,86cm; chiều rộng lá tăng thêm từ 1,34 – 3,04cm. Cây Đẳng sâm nam trồng tại vườn giống gốc chủ yếu xuất hiện 3 loại sâu chính đó là: sâu xám, rệp mềm và bệnh lở cổ rễ. - Kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Đẳng sâm nam: Thường xuyên kiểm tra, tưới nước đủ ẩm, làm giàn che cho cây, làm cỏ, xới đất, theo dõi tình hình sâu bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thời. - Việc duy trì vườn giống gốc có ý nghĩa lớn đối với bảo tồn nguồn gen cây Đẳng sâm nam, và cung cấp nguồn vật liệu nhân giống, bảo tồn và phát triển loài này. - Một số giải pháp để duy trì vườn giống gốc: phải khảo nghiệm và kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu của cây tại vườn giống gốc; áp dụng đúng và đồng bộ các quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc. 5.2. Kiến nghị Tiếp tục chăm sóc và theo dõi sinh trưởng phát triển các xuất xứ cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc, từ đó đánh giá tuyển chọn cây mẹ ở vườn giống gốc. Đưa ra được tiêu chuẩn cây mẹ ở vườn giống gốc.
  43. 34 Đảm bảo cung cấp nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho nhân giống, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Đẳng sâm nam.
  44. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt 1. Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội 2. Hoàng Minh Chung, Phạm Xuân Sinh, Nguyễn Mạnh Tuyển - Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của vị thuốc đảng sâm Việt Nam. Tạp chí dược liệu, tập 7 số 1; 2002 3. Nguyễn Hoàng Uyến Dung (2012). Nhân giống Đảng sâm Codonnopsis javanica Blume, Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Lạt. 4. Đoàn Trọng Đức, Trần Văn Minh (2015). “Cloning of Vietnam Dang sam (Codonopsis javanica (Blume) Hool.f.et Thoms.) in vitro”, Tạp chí dược liệu, tập 20, số 01/2015 5. Phạm Thanh Huyền và cs (2016), Báo cáo tổng hợp kết quả KH&CN Nhiệm vụ “Khai thác và phát triển nguồn gen Hà thủ ô đỏ và Đảng sâm Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất thuốc”, NVQG-2011/10, Bộ Khoa học và Công nghệ 6. Huỳnh Thị Kim, Nguyễn Thị Điệp, Vương Thị Hồng Loan, Kha Nữ Tú Uyên, Trần Thị An (2017), Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro cây Đảng sâm (Codonopsis javanica Blume), TTNC&PTNN Công nghệ cao, 7. Nguyễn Văn Lan, Đỗ Tất Lợi (1965), Kỹ thuật nuôi, trồng và chế biến Dược liệu. NXB Nông nghiệp. Trang 116-130. 8. Bùi Văn Thắng, Cao Thị Việt Nga, Vùi Văn Kiên, Nguyễn Văn Việt (2016). Nhân giống cây Đẳng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. F. et Thomson) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 4-2016. 9. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học 10. Đỗ Tất Lợi (2009), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học
  45. 36 II. Tiếng anh 11. BI Hong-yan et al., (2012). Difference in the Polysaccharide Content in Codonopsis pilosula(Franch.) Nannf. among Different Germplasm Resources. Journal of Anhui Agricultural Sciences, 2012-02. 12. Chen Yuwu, He Xuefeng and Lei Chunming (2012). Select GAP Planting Base of Codonopsis Pilosula by Using the Content of Lobetyolin as Observation Indexes (Chinese Pharmaceutical Affairs), 2012-07 13. Chen K-N, Peng W-H, Hou C-W, Chen C-Y, Chen H-H, Kuo C-H, Korivi M (2013), Codonopsis javanica root extracts attenuate hyperinsulinemia and lipid peroxidation in fructose-fed insulin resistant rats, J. Food Drug Anal. 21:347-355. 14. He JY, Ma N, Zhu S, Komatsu K, Li ZY, Fu WM (2015). The genus Codonopsis (Campanulaceae): A review of phytochemistry, bioactivity and quality control. J. Nat. Med. 69:1-21. 15. Słupski W., Tubek B., and Matkowski A., Micropropagation of Codonopsispilosula (Franch.) Nannf by axillary shoot multiplication. Acta Biologica Cracoviensia Series Botanica, 2011, 53/2, pp 87–93, DOI: 10.2478/v10182-011-0031-2. 16. Zhu S., Liu T., Fang Z., Xia K., Zeng S., Silva J. A. T., Zhang M., (2011). Micropropagation and pharmacological analysis of a medicinal Herb Sarcandraglabra. Medicinal and Aromatic Plant Science and Biotechnology, 5(1): 16-19
  46. 37 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tỷ lệ cây sống sau các lần theo dõi BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S15N FILE DS1 24/ 5/19 16:33 :PAGE 1 VARIATE V003 %S15N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 210.889 105.444 948.96 0.000 3 2 LL 2 2.88889 1.44444 13.00 0.020 3 * RESIDUAL 4 .444461 .111115 * TOTAL (CORRECTED) 8 214.222 26.7778 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S30N FILE DS1 24/ 5/19 16:33 :PAGE 2 VARIATE V004 %S30N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 254.889 127.444 0.000 3 2 LL 2 1.55556 .777778 7.00 0.051 3 * RESIDUAL 4 .444476 .111119 * TOTAL (CORRECTED) 8 256.889 32.1111 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S60N FILE DS1 24/ 5/19 16:33 :PAGE 3 VARIATE V005 %S60N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 240.889 120.444 271.00 0.000 3 2 LL 2 .222222 .111111 0.25 0.791 3 * RESIDUAL 4 1.77780 .444449 * TOTAL (CORRECTED) 8 242.889 30.3611 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S90N FILE DS1 24/ 5/19 16:33 :PAGE 4 VARIATE V006 %S90N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 294.222 147.111 189.14 0.001 3 2 LL 2 .222222 .111111 0.14 0.871 3 * RESIDUAL 4 3.11115 .777787 * TOTAL (CORRECTED) 8 297.556 37.1944 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DS1 24/ 5/19 16:33 :PAGE 5 MEANS FOR EFFECT XX XX NOS %S15N %S30N %S60N %S90N 1 3 87.3333 84.6667 82.6667 80.6667 2 3 99.0000 97.6667 95.3333 94.6667 3 3 91.3333 90.3333 89.3333 88.0000 SE(N= 3) 0.192454 0.192457 0.384902 0.509178 5%LSD 4DF 0.754377 0.754389 1.50873 1.99587 MEANS FOR EFFECT LL
  47. 38 LL NOS %S15N %S30N %S60N %S90N 1 3 93.3333 91.0000 89.3333 87.6667 2 3 92.0000 91.3333 89.0000 87.6667 3 3 92.3333 90.3333 89.0000 88.0000 SE(N= 3) 0.192454 0.192457 0.384902 0.509178 5%LSD 4DF 0.754377 0.754389 1.50873 1.99587 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DS1 24/ 5/19 16:33 :PAGE 6 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL | (N= 9) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | %S15N 9 92.556 5.1747 0.33334 0.4 0.0002 0.0197 %S30N 9 90.889 5.6667 0.33334 0.4 0.0002 0.0508 %S60N 9 89.111 5.5101 0.66667 0.7 0.0004 0.7907 %S90N 9 87.778 6.0987 0.88192 1.0 0.0006 0.8705 Phụ lục 2: kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE %BC FILE DS2 24/ 5/19 17:14 :PAGE 1 VARIATE V003 %BC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 224.612 112.306 36.37 0.004 3 2 LL 2 9.87162 4.93581 1.60 0.309 3 * RESIDUAL 4 12.3506 3.08766 * TOTAL (CORRECTED) 8 246.835 30.8543 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGBC FILE DS2 24/ 5/19 17:14 :PAGE 2 VARIATE V004 TGBC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 3.32269 1.66134 88.87 0.001 3 2 LL 2 .221556E-01 .110778E-01 0.59 0.597 3 * RESIDUAL 4 .747784E-01 .186946E-01 * TOTAL (CORRECTED) 8 3.41962 .427453 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DS2 24/ 5/19 17:14 :PAGE 3 MEANS FOR EFFECT XX XX NOS %BC TGBC 1 3 78.8900 8.14667 2 3 91.1100 6.67667 3 3 85.5567 7.21000 SE(N= 3) 1.01450 0.789401E-01 5%LSD 4DF 3.97664 0.309428
  48. 39 MEANS FOR EFFECT LL LL NOS %BC TGBC 1 3 86.6667 7.33333 2 3 84.4467 7.29000 3 3 84.4433 7.41000 SE(N= 3) 1.01450 0.789401E-01 5%LSD 4DF 3.97664 0.309428 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DS2 24/ 5/19 17:14 :PAGE 4 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL | (N= 9) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | %BC 9 85.186 5.5547 1.7572 2.1 0.0042 0.3092 TGBC 9 7.3444 0.65380 0.13673 1.9 0.0013 0.5974 Phụ lục 3: Kết quả theo dõi sinh trưởng cây Đẳng sâm nam tại vườn giống gốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE ST FILE DS3 25/ 5/19 8:25 :PAGE 1 VARIATE V003 ST LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 13.6571 6.82854 485.05 0.000 3 2 LL 2 .362221E-02 .181111E-02 0.13 0.882 3 * RESIDUAL 4 .563125E-01 .140781E-01 * TOTAL (CORRECTED) 8 13.7170 1.71463 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDL FILE DS3 25/ 5/19 8:25 :PAGE 2 VARIATE V004 CDL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 8.57876 4.28938 434.98 0.000 3 2 LL 2 .120222E-01 .601111E-02 0.61 0.590 3 * RESIDUAL 4 .394447E-01 .986118E-02 * TOTAL (CORRECTED) 8 8.63022 1.07878 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRL FILE DS3 25/ 5/19 8:25 :PAGE 3 VARIATE V005 CRL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 4.37129 2.18564 0.000 3 2 LL 2 .560223E-01 .280111E-01 63.02 0.002 3 * RESIDUAL 4 .177797E-02 .444493E-03 * TOTAL (CORRECTED) 8 4.42909 .553636 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DS3 25/ 5/19 8:25 :PAGE 4
  49. 40 MEANS FOR EFFECT XX XX NOS ST CDL CRL 1 3 4.05667 2.16000 2.15667 2 3 6.05667 3.86000 3.04333 3 3 3.10000 1.55333 1.33667 SE(N= 3) 0.685033E-01 0.573329E-01 0.121723E-01 5%LSD 4DF 0.268518 0.224733 0.477127E-01 MEANS FOR EFFECT LL LL NOS ST CDL CRL 1 3 4.42333 2.54333 2.28667 2 3 4.41333 2.47333 2.15000 3 3 4.37667 2.55667 2.10000 SE(N= 3) 0.685033E-01 0.573329E-01 0.121723E-01 5%LSD 4DF 0.268518 0.224733 0.477127E-01 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DS3 25/ 5/19 8:25 :PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL | (N= 9) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | ST 9 4.4044 1.3094 0.11865 2.7 0.0003 0.8821 CDL 9 2.5244 1.0386 0.99303E-01 3.9 0.0003 0.5897 CRL 9 2.1789 0.74407 0.21083E-01 1.0 0.0001 0.0020