Khóa luận Xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho TP. Hưng Yên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho TP. Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_xay_dung_chuong_trinh_du_lich_dac_thu_cho_tp_hung.pdf
Nội dung text: Khóa luận Xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho TP. Hưng Yên
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT Phạm Thị Vân Anh XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐẶC THÙ CHO TP. HƢNG YÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-X HÀ NỘI, 2016
- LỜI CẢM ƠN Với mỗi sinh viên đƣợc làm khóa luận là một niềm vinh dự, một khát khao trong bốn năm học đại học. Giờ đây niềm vinh dự ấy đã đến với tôi, khóa luận đƣợc hoàn thành là một kỳ tích đầu tiên trong đời sinh viên. Để có đƣợc điều đó lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Việt Nam học và tiếng Việt đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ chúng tôi trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô PGS. TS Nguyễn Thị Nguyệt – ngƣời đã trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian làm đề tài khóa luận vừa qua. Để có đƣợc số liệu đảm bảo tính chính xác và đầy đủ trong đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn Phòng văn hóa thể thao và du lịch TP. Hƣng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ cung cấp các thông tin để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và do kiến thức còn hạn chế. Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong đƣợc sự chỉ bảo, góp ý, thông cảm của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Phạm Thị Vân Anh 1
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Xây dựng chƣơng trình du lịch đặc thù cho TP. Hƣng Yên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị Nguyệt. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016 2
- BẢNG KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ cái viết tắt/ kí hiệu Cụm từ đầy đủ 1 AL Âm lịch 2 DT LS CM Di tích lịch sử cách mạng 3 DT LS VH Di tích lịch sử văn hóa 4 P Phƣờng 5 Phòng VHTT&DL Phòng văn hóa thể thao và du lịch 6 TP. Hƣng Yên Thành phố Hƣng Yên 7 UBND Ủy ban nhân dân 3
- DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Các di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và Bảng 1.1 cấp tỉnh của TP. Hƣng Yên tính đến tháng 77 10/2014 Các di tích lịch sử văn hóa của TP. Hƣng Bảng 1.2 94 Yên tính đến tháng 10/2014. Danh sách các lễ hội đƣợc xếp hạng trên địa Bảng 1.3 28 bàn TP. Hƣng Yên Mục tiêu tốc độ tăng trƣởng của khách du Bảng 2.1 37 lịch giai đoạn 2016 - 2020. Định hƣớng phát triển du lịch của TP. Hƣng Bảng 2.2 38 Yên đến năm 2025 Bảng 2.3 Tổng lƣợt khách du lịch đến TP. Hƣng Yên 41 Danh sách các cơ sở lƣu trú đƣợc xếp hạng Bảng 2.4 42 trên địa bàn TP. Hƣng Yên Tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch – Bảng 2.5 dịch vụ của TP. Hƣng Yên giai đoạn 2009 – 44 2014 Bảng doanh thu du lịch của TP. Hƣng Yên Bảng 2.6 46 trong giai đoạn 2010 – 2015 Một số dự án đang thu hút đầu tƣ của TP. Bảng 2.7 47 Hƣng Yên về du lịch 4
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI CAM ĐOAN 2 BẢNG KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC BẢNG 4 MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8 3. Mục đích nghiên cứu 10 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 10 5. Phạm vi nghiên cứu 11 6. Cấu trúc đề tài 11 NỘI DUNG 12 Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài 12 1.1. Khái niệm du lịch và chƣơng trình du lịch 12 1.2. Khái quát về tiểu vùng du lịch TP. Hƣng Yên 16 1.3. Tài nguyên du lịch TP. Hƣng Yên 20 Chƣơng 2: Điều tra, đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch TP. Hƣng Yên37 2.1. Đƣờng lối chính sách và công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch TP. Hƣng Yên của tỉnh Hƣng Yên 37 2.2. Điều tra, đánh giá thị trƣờng du lịch 41 2.3. Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch 42 2.4. Đội ngũ lao động trong ngành du lịch 43 2.5. Việc giới thiệu, quảng bá du lịch 45 2.6. Hiệu quả kinh tế ngành du lịch 46 2.7. Tổng số dự án, vốn đầu tƣ cho du lịch 46 2.8. Các tuyến du lịch đã đƣợc khai thác 47 Chƣơng 3: Hoạch định các chƣơng trình du lịch đặc thù cho TP. Hƣng Yên49 5
- 3.1. Du lịch MICE kết hợp du lịch tâm linh 50 3.2. Du lịch homestay 52 3.3. Du lịch làng nghề 55 3.4. Du lịch tham quan vƣờn sinh thái cây trái 57 3.5. Du lịch sông Hồng kết nối với các vùng phụ cận 58 3.6. Các chƣơng trình khác 59 3.7. Những khuyến nghị về quy hoạch du lịch TP. Hƣng Yên 60 KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC 67 6
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay du lịch đƣợc coi là “ngành công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng vàng” của mỗi quốc gia. Vì vậy việc phát triển ngành du lịch đƣợc các quốc gia đặc biệt lƣu tâm.Tất cả các loại di sản thiên nhiên, di sản văn hóa ở mỗi vùng miền, địa phƣơng đều hàm chứa giá trị du lịch, nhƣng vấn đề quan trọng là chúng ta phải biết nghiên cứu, khai thác,bảo tồn những giá trị đó một cách hợp lí, tích cực, xây dựng những chƣơng trình du lịch phù hợp trên thế mạnh tài nguyên du lịch của địa phƣơng để phát triển du lịch bền vững thì mới góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Hƣng Yên là một tỉnh thuộc trung tâm đồng bằng sông Hồng có TP. Hƣng Yên là thủ phủ. Mặc dù TP. Hƣng Yên không đƣợc thiên nhiên ƣu ái ban tặng cho dãy núi trùng điệp, hang động tuyệt bích, bờ biển kéo dài hay các danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣng nơi đây lại có tài nguyên du lịch khá phong phú, đa dạng, tiêu biểu phải kể đến Phố Hiến. Phố Hiến là một địa danh lịch sử ở TP. Hƣng Yên. Vào các thế kỷ XVII -XVIII, nơi đây là một thƣơng cảng nổi tiếng của Việt Nam. Dân gian có câu: "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". TP. Hƣng Yên còn có một kho tàng di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn một thuở hoàng hoa của dân tộc. Trong công cuộc xây dựng phát triển đất nƣớc hiện nay, TP. Hƣng Yên vẫn luôn lƣu giữ đƣợc những nét đẹp văn hóa xƣa. Tuy nhiên việc sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch ở TP. Hƣng Yên lại chƣa tƣơng xứng với tiềm năng mà nơi đây vốn có. Việc tìm hiểu tài nguyên du lịch nơi đây không chỉ có ý nghĩa khoa học giúp hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống yêu quê hƣơng đất nƣớc của ngƣời dân Hƣng Yên mà còn từ đó có thể đƣa ra một số chƣơng trình du lịch góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch nơi đây. Là một ngƣời con của TP. Hƣng Yên, tôi luôn quan tâm đến việc bảo tồn, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, 7
- quan tâm đến cuộc sống hiện tại của ngƣời dân tại địa phƣơng và sự phát triển của quê hƣơng mình trong tƣơng lai. Tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình cho quê hƣơng để tỏ lòng yêu mến, trân trọng mảnh đất đã nuôi dƣỡng tôi. Đó chính là những động lực thôi thúc tôi chọn đề tài: “Xây dựng chƣơng trình du lịch đặc thù cho TP. Hƣng Yên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu TP. Hƣng Yên là một thành phố trẻ, năng động và là một thị trƣờng tiềm năng. Việc nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch của TP là vấn đề không mới. Xƣa nay nghiên cứu về Phố Hiến đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm. Trƣớc hết là từ thế kỷ thứ XVII Phố Hiến đã đƣợc nhiều quốc gia biết tới khi nó trở thành một thƣơng cảng quan trọng, dƣới quyền kiểm soát của chúa Trịnh. Từ đó đến nay, Phố Hiến trở thành mục tiêu khảo sát và nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các giáo sƣ, thƣơng nhân, các nhà sử học, khảo cổ học trong và ngoài nƣớc. Một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu về TP. Hƣng Yên có thể kể đến: Nguyễn Phúc Lai (chủ biên), (2001), Hưng Yên – 170 năm và (2009), Hưng Yên phù sa văn hóađã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về Hƣng Yên từ xƣa đến nay, một TP. Hƣng Yên lƣu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Bùi Việt Bắc (chủ biên), (2005), Những di tích thắng cảnh tiêu biểu Phố Hiến Hưng Yên đã giới thiệu khái quát nội dung, đặc điểm của một số di tích, thắng cảnh nổi tiếng ở Phố Hiến Hƣng Yên nhƣ Văn Miếu Xích Đằng, Chùa Chuông, Đền Mẫu, đền thờ Thiên Hậu, chùa Phố, đình An Vũ Năm 2005, nhà xuất bản Văn hóa - thông tin đã xuất bản cuốn “Những di tích danh thắng tiêu biểu Phố Hiến Hưng Yên”. Cuốn sách ghi lại một cách 8
- rất đầy đủ, cụ thể về các di tích của Phố Hiến xƣa nhƣng không nghiên cứu việc phát triển du lịch. Nguyễn Đình Nhã (chủ biên), (2006), Phố Hiến, kỉ yếu hội thảo khoa học, đã tập hợp nhiều bài báo khoa học của nhiều học giả trong nƣớc và quốc tế nghiên cứu dƣới nhiều góc độ và về nhiều khía cạnh của Phố Hiến: lịch sử, văn hóa, tín ngƣỡng tôn giáo, kinh tế xã hội Lê Minh Phụng, (2012), Phố Hiến hưng thịnh, suy tàn và suy nghĩ về phát huy nguồn lực con người, đã khái quát về lịch sử hình thành, phát triển và suy tàn của Phố Hiến và vấn đề giữ gìn, phát huy những giá trị của Phố Hiến. Năm 2012 sinh viên Đỗ Thị Thu Hằng – Trƣờng Đại học Dân Lập hải Phòng đã làm khóa luận với đề tài “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên”. Tuy nhiên đề tài mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá chung chứ chƣa đƣa ra các biện pháp cụ thể, các chƣơng trình đặc thù cho TP. Hƣng Yên. TS. Nguyễn Khắc Hào, TS Nguyễn Đình Nhã, (2012) xuất bản cuốn sách: Phố Hiến, giới thiệu khái quát về Phố Hiến, những giá trị văn hóa truyền thống của Phố Hiến và những thay đổi của Phố Hiến trên con đƣờng phát triển. Nguyễn Thị Loan, (2013), đã thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp với chủ đề: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hưng Yên cho giai đoạn 2009- 2015. Đề tài đã khảo sát, đánh giá cụ thể tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên và đƣa ra một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa của tỉnh. Ngoài ra còn một số bài báo đăng trên các trang web và báo điện tử Hƣng Yên đã đề cập đến một số loại hình du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, thực trạng du lịch ở Hƣng Yên: Du lịch cộng đồng ở vùng quê văn hiến Hưng Yên, (2012);Khách sạn ở Hưng Yên, (2015); Mai Nhung, (2013), Lễ hội văn hóa vùng Phố Hiến: Khơi dậy niềm tự hào đất Nhãn; Ngô 9
- Vấn, (2009), Đền Mẫu linh thiêng và hấp dẫn du khách; Phƣơng Huyền, Bún thang thế kỷ - đậm đà hương vị quê hương; Thúy Hằng, (2012), Độc đáo Đảo cò ở HưngYên Tuy nhiên việc xây dựng các chƣơng trình du lịch đặc thù ở TP. Hƣng Yên lại chƣa có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này hoặc nếu có thì chỉ nói một cách chung chung, chƣa cụ thể.Vì vậy có thể nói đây là vấn đề không mới mẻ nhƣng cũng không cũ đối với các nhà nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này trƣớc tiên là giới thiệu một cách tổng quát về TP. Hƣng Yên, từ vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội. Thứ hai giới thiệu, mô tả vị trí, lịch sử, kiến trúc của Phố Hiến, các di tích lịch sử, các lễ hội văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống Thứ ba, từ việc giới thiệu mô tả trên cho chúng ta thấy đƣợc thực trạng khai thác sử dụng nguồn tài nguyên du lịch đồng thời nhìn thấy tiềm năng phát triển du lịch nơi đây từ đó xây dựng các chƣơng trình du lịch đặc thù nhằm phát triển tiềm năng du lịch ở TP. Hƣng Yên.Vì vậy, bài nghiên cứu của tôi hy vọng có thể đóng góp vào sự phát triển du lịch, qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế của TP để thay đổi bộ mặt của TP trẻ trong thời đại kinh tế tri thức. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tôi sử dụng phƣơng pháp lịch đại trong quá trình nghiên cứu các tài liệu văn bản. Sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp các thông tin nguồn tài liệu từ đó tổng kết, đánh giá và vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu điền dã để có những tƣ liệu thực tế tại địa phƣơng về kiến trúc, các loại hình văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống Ngoài ra để xây dựng chƣơng trình du lịch đặc thù nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nơi đây tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu. Trên cơ sở so sánh hiện trạng phát triển du lịch của TP. Hƣng Yên trong các giai đoạn trƣớc từ đó đƣa ra các chƣơng trình hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của vùng. 10
- 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Nghiên cứu tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch từ đó đƣa ra chƣơng trình du lịch đặc thù để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này. Không gian: TP. Hƣng Yên. Thời gian: giai đoạn 2015- 2018. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài Chƣơng 2: Điều tra, đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch TP. Hƣng Yên Chƣơng 3: Hoạch định các chƣơng trình du lịch đặc thù ở TP. Hƣng Yên 11
- NỘI DUNG Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài 1.1. Khái niệm du lịch và chƣơng trình du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về du lịch, tuỳ vào góc độ nghiên cứu khác nhau mà mỗi ngƣời có một cách hiểu về du lịch khác nhau: UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới): “Du lịch là khái niệm chỉ hoạt động của con ngƣời đi đến và ở những nơi không phải là nơi cƣ trú thƣờng xuyên trong khoảng thời gian lớn hơn một ngày và nhỏ hơn một năm với mục đích giải trí, công vụ và các mục đích khác mà không liên quan đến việc trả thù lao tại điểm đến thăm”. Luật du lịch Việt Nam (2005) quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Nhƣ vậy, du lịch thông thƣờng để chỉ một hoạt động rời khỏi nơi ở của con ngƣời trong một không gian và thời gian nhất định nhằm thƣởng thức, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ và khác lạ về tự nhiên và văn hóa để làm phong phú hơn đời sống tâm hồn của mình, làm thỏa mãn trí tò mò của con ngƣời. Chƣơng trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chƣơng trình đƣợc định trƣớc cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.1 Nhƣ vậy, chƣơng trình du lịch có thể hiểu là lịch trình đƣợc định trƣớc của chuyến đi do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định đƣợc thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, các dịch vụ lƣu trú, vận chuyển các dịch vụ khác và có giá bán của chƣơng trình. 1.1.2. Các yếu tố tạo thành một chƣơng trình du lịch 1Điều 4 – luật du lịch 12
- Chƣơng trình du lịch đóng vai trò quan trọng đối với các địa điểm du lịch và du khách. Đối với địa điểm du lịch, chƣơng trình du lịch tạo những cơ hội việc làm cho lao động chuyên và không chuyên ngành, tức là lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, khuyến khích việc bảo tồn di sản và truyền thống văn hóa, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nƣớc và địa phƣơng. Đối với du khách, chƣơng trình du lịch mang đến cho du khách những sự lựa chọn thông qua sự kết hợp chính xác của các tour du lịch địa phƣơng và tour du lịch trọn gói, tạo cơ hội tiếp xúc, học hỏi về văn hóa, di sản, lịch sử, các di tích, thắng cảnh Để tạo thành một chƣơng trình du lịch phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu nhƣ tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng, đáp ứng những mục tiêu của công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chƣơng trình du lịch. Để đạt đƣợc những yêu cầu đó, các chƣơng trình du lịch đƣợc xây dựng theo công đoạn chặt chẽ với các bƣớc cơ bản sau đây: Nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng (thị trƣờng khách du lịch, đặc điểm tâm lý khách du lịch, thị trƣờng sản phẩm ) Nghiên cứu khả năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên du lịch, các nhà cung cấp du lịch, mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng Xác định khả năng và vị trí của công ty, doanh nghiệp lữ hành. Xây dựng mục đích, ý tƣởng của chƣơng trình du lịch. Xác định mức độ giới hạn cũng nhƣ quĩ thời gian và mức giá của chƣơng trình du lịch. Xây dựng lộ trình tuyến tham quan với những điểm du lịch chủ yếu và bắt buộc của chƣơng trình. Lên kế hoạch về phƣơng tiện vận chuyển phù hợp với từng lộ trình tham quan cũng nhƣ phƣơng án lƣu trú, ăn uống. Chi tiết hóa chƣơng trình với những nội dung, hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm trên toàn tuyến, hành trình. 13
- Xác định giá thành và giá bán của chƣơng trình du lịch. Xây dựng những qui định bắt buộc và cần có của chƣơng trình. Nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành khi xây dựng một chƣơng trình du lịch trọn gói có thể bỏ qua một số bƣớc trong số những bƣớc nêu trên. Tuy nhiên, khi xây dựng tour, các nhà làm tour chuyên nghiệp thƣờng thu thập đầy đủ những thông tin cơ bản về cung – cầu du lịch, am hiểu về nhu cầu, thị hiếu, sở thích của từng nhóm thị trƣờng khách, bên cạnh đó có khả năng phát hiện ra những liên kết mới để tạo ra những chƣơng trình du lịch độc đáo trên cơ sở những hiểu biết về tài nguyên du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch. Một chƣơng trình du lịch trọn gói có giá trị phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện về tài nguyên du lịch và khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách du lịch tại điểm đến đó. Ý tƣởng của một chƣơng trình du lịch là sự kết hợp cao nhất giữa nhu cầu của khách du lịch và tài nguyên du lịch. Một ý tƣởng hay không chỉ tạo ra một chƣơng trình lôi cuốn mà còn góp phần tạo nên một tên gọi dễ nhớ và gắn bó với chƣơng trình đồng thời chính là phƣơng hƣớng để có đƣợc những hình thức du lịch mới, độc đáo. 1.1.3. Phân loại chƣơng trình du lịch Ngƣời ta có thể phân loại chƣơng trình du lịch theo một số tiêu chí sau đây: 1.1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh - Các chƣơng trình du lịch chủ động: Doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu thị trƣờng để xây dựng chƣơng trình ấn định ngày thực hiện, tổ chức quảng cáo và bán – thực hiện. Khách gặp chƣơng trình qua quảng cáo và mua chƣơng trình. - Các chƣơng trình du lịch bị động: Doanh nghiệp lữ hành tiếp nhận yêu cầu của khách – xây dựng chƣơng trình du lịch – khách thỏa thuận lại và chƣơng trình đƣợc thực hiện. 14
- - Chƣơng trình du lịch kết hợp: doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu thị trƣờng xây dựng chƣơng trình nhƣng không ấn định ngày thực hiện – khách đến thỏa thuận và chƣơng trình đƣợc thực hiện. 1.1.3.2. Căn cứ vào mức giá - Chƣơng trình du lịch trọn gói: đƣợc chào bán với mức giá gộp, tổng hợp toàn bộ dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong chuyến đi – là loại chƣơng trình du lịch chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành. - Chƣơng trình du lịch với các mức giá cơ bản: Có giá của một số dịch vụ cơ bản: giá vận chuyển, lƣƣ trú - Chƣơng trình du lịch với mức giá tự chọn: dành cho khách lựa chọn các dịch vụ với các cấp độ chất lƣợng phục vụ khác nhau ở các mức giá khác nhau . 1.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi không gian lãnh thổ - Chƣơng trình du lịch nội địa (DIT) với đối tƣợng là khách nội địa, khách quốc tế do hãng lữ hành gửi đến, ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. - Chƣơng trình du lịch quốc tế (FIT) - Chƣơng trình du lịch quốc tế gửi khách (out bound tour) - Chƣơng trình du lịch quốc tế dành cho khách đi theo đoàn 1.1.3.4. Căn cứ vào mục đích chuyến đi - Chƣơng trình du lịch nghỉ dƣỡng, giải trí, tham quan - Chƣơng trình du lịch theo chuyên đề: văn hoá, lịch sử . . . - Chƣơng trình du lịch tôn giáo, tín ngƣỡng - Chƣơng trình du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm 1.1.3.5. Căn cứ vào một số tiêu thức khác Ngoài những loại hình kể trên thì chƣơng trình du lịch còn đƣợc chia thành những tiêu thức và thể loại nhƣ: - Chƣơng trình du lịch cá nhân và chƣơng trình du lịch theo đoàn. - Chƣơng trình du lịch dài ngày và chƣơng trình du lịch ngắn ngày. 15
- - Chƣơng trình du lịch theo phƣơng tiện giao thông. Nhƣ vậy, có rất nhiều cách phân loại chƣơng trình du lịch tuy nhiên các cách phân loại kể trên chỉ mang tính chất tƣơng đối và thƣờng có sự kết hợp giữa các thể loại của các chƣơng trình du lịch bởi trong một chƣơng trình du lịch vốn dĩ đã bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Việc phân loại các chƣơng trình du lịch giúp các doanh nghiệp lữ hành có thể quản lý, sắp xếp, thiết kế tour phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. 1.1.4. Chƣơng trình du lịch đặc thù Sản phẩm du lịch đặc thù đƣợc phát triển dựa trên tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo đƣợc ấn tƣợng bởi tính độc đáo và sáng tạo. Nhƣ vậy, chƣơng trình du lịch đặc thù đƣợc xây dựng dựa trên sự độc đáo, mới lạ, hấp dẫn của từng vùng miền để có thể tạo ra sự khác biệt cho địa phƣơng đó đồng thời hấp dẫn du khách. Tính khác biệt của sản phẩm du lịch ấy đƣợc quy định bởi đặc điểm tự nhiên hoặc văn hóa bản địa của địa phƣơng nơi sản phẩm du lịch đƣợc phát triển, còn tính độc đáo và đặc sắc chính là cách thức xây dựng và khả năng khai thác sản phẩm du lịch đặc trƣng để phục vụ du khách, phát triển du lịch ở địa phƣơng. 1.2. Khái quát về tiểu vùng du lịch TP. Hƣng Yên 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên TP. Hƣng Yên là tỉnh lỵ của tỉnh Hƣng Yên. Thành phố nằm ở phía Nam của tỉnh, bên bờ trái (bờ Bắc) sông Hồng. TP. Hƣng Yên có 7.342,07 ha diện tích tự nhiên và 147.275 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phƣờng: An Tảo, Hiến Nam, Lam Sơn, Minh Khai, Lê Lợi, Quang Trung, Hồng Châu và 10 xã: Bảo Khê, Trung Nghĩa, Liên Phƣơng, Hồng 16
- Nam, Quảng Châu, Phú Cƣờng, Hùng Cƣờng, Phƣơng Chiểu, Hoàng Hanh, Tân Hƣng. 2 TP. Hƣng Yên giáp với huyện Kim Động ở phía Bắc, Tiên Lữ ở phía Đông. Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên giữa TP. Hƣng Yên với các huyện Lý Nhân và Duy Tiên của tỉnh Hà Nam ở bờ Nam sông Hồng. Quốc lộ 38 với cầu Yên Lệnh nối TP. Hƣng Yên với quốc lộ 1. TP. Hƣng Yên đƣợc kết nối với các tỉnh thành khác qua các quốc lộ: Quốc lộ 38A: TP.Bắc Ninh - Hải Dƣơng (H.Cẩm Giàng) - TP.Hƣng Yên - Hà Nam (Kim Bảng). Quốc lộ 38B: TP.Hải Dƣơng - TP.Hƣng Yên - Ninh Bình. Quốc lộ 39A: TP.Hƣng Yên - Phố Nối (Quốc lộ 5A). Quốc lộ 39B: TP.Hƣng Yên - Thái Bình (H.Thái Thụy). 1.2.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội Khu vực Phố Hiến nay thuộc TP. Hƣng Yên, vào thế kỷ XVI-XVII là lỵ sở của trấn Sơn Nam thời nhà Hậu Lê. Sơn Nam lúc bấy giờ bao gồm phần lớn các tỉnh: Hƣng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tây (cũ). Tháng 10 năm 1831 - niên hiệu Minh Mạng, triều đình Huế thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có việc xóa bỏ các đơn vị tổng, trấn và chia cả nƣớc lại thành 30 tỉnh. Tỉnh Hƣng Yên theo đó đƣợc thành lập, lỵ sở của tỉnh đƣợc đóng ở khu vực Xích Đằng (phƣờng Lam Sơn – TP. Hƣng Yên ngày nay).3 Sau Cách mạng Tháng Tám - 1945, thị xã Hƣng Yên tiếp tục đƣợc chính quyền cách mạng chọn làm lỵ sở của tỉnh Hƣng Yên. Ngày 26 tháng 1 năm 1968, hai tỉnh Hƣng Yên và Hải Dƣơng hợp nhất thành tỉnh Hải Hƣng, lỵ sở của tỉnh mới đƣợc đặt tại thị xã Hải Dƣơng (nay là thành phố Hải Dƣơng), còn thị xã Hƣng Yên tạm thời mất đi vị thế trung tâm của cả tỉnh. Cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn của cả nƣớc trong thời gian đó và điều 2Nghị quyết số 95 ngày 6/8/2013 của Chính phủ. 3Sở Văn hóa thông tin Hƣng Yên. Hƣng Yên 170 năm. Hƣng Yên, 2001. 17
- kiện giao thông không thuận lợi, thị xã Hƣng Yên mất đi khá nhiều cơ hội để phát triển. Năm 1996, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hƣng lại thành hai tỉnh Hải Dƣơng và Hƣng Yên nhƣ trƣớc. Cùng với sự "lột xác" của tỉnh Hƣng Yên, thị xã Hƣng Yên cũng ngày càng lớn mạnh. Ngày 17 tháng 7 năm 2007, thị xã Hƣng Yên đƣợc Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo quyết định 1012/QĐ-BXD. Ngày 19 tháng 1 năm 2009, thủ tƣớng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Nghị định 04/NĐ - CP nâng cấp thị xã Hƣng Yên lên thành TP. Hƣng Yên, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho TP. Hƣng Yên. Đồng thời TP. Hƣng Yên cũng đƣợc phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân". Những cƣ dân đầu tiên đến vùng đất TP. Hƣng Yên ngày nay (Phố Hiến xƣa) chủ yếu là ngƣời Việt di cƣ từ vùng cao châu thổ Bắc Bộ, họ tiến dần về phía nam hƣớng tới ven biển châu thổ và Phố Hiến là một trong những điểm định cƣ đầu tiên của những ngƣời Việt cổ trong quá trình nam tiến, khai hoang các vùng đất mới cho nhu cầu sinh sống của họ. Đến thế kỷ thứ XIII vùng đất này có thêm ngƣời Hoa sang lánh nạn bởi sự xâm lƣợc của quân Mông Cổ đối với Trung Quốc (Bấy giờ là nhà Tống) và lập nên làng Hoa Dƣơng (Mậu Dƣơng sau này). Vào thế kỷ XVII tình hình chính trị ở Trung Quốc không ổn định, nhà Thanh đã thay thế nhà Minh. Những ngƣời không thuần phục nhà Thanh đã phiêu bạt xuống phƣơng nam để lánh nạn, thời kỳ này ngƣời Hoa đến Phố Hiến rất đông để lập nghiệp, sinh sống. Trong thời kỳ phồn thịnh của Phố Hiến (thế kỷ XVII - XVIII) nơi đây còn có thêm ngƣời Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đến với mục đích buôn bán, trao đổi hàng hoá và truyền đạo. Họ đã đƣợc triều đình cho phép lập thƣơng điếm và ở tại Phố Hiến để thực hiện công việc của mình. Sang nửa đầu thế kỷ XVIII những ngƣời ngoại quốc đã lần lƣợt dời khỏi Phố Hiến bởi nhiều nguyên do khác nhau, nhƣng những ngƣời Trung 18
- Quốc thì còn ở lại. Những ngƣời Trung Quốc ở đây đƣợc đồng hoá với ngƣời Việt, nhiều ngƣời sợ sự truy lùng, trả thù của nhà Thanh nên thậm chí đã đổi sang họ của ngƣời Việt để dễ dàng sinh sống. Về sau này, do điều kiện làm ăn ở đây không còn mấy thuận lợi ngƣời Trung Quốc đã di chuyển đi các vùng khác trong cả nƣớc để sinh sống nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Sài Gòn tuy nhiên hiện nay ở Phố Hiến – TP. Hƣng Yên vẫn còn có dòng họ ngƣời Trung Quốc đang sinh sống, họ đã hoàn toàn đồng hoá với ngƣời Việt và cùng với những ngƣời dân bản xứ sống chung hàng bao đời nay không hề có sự phân biệt. Đến nay, dân số TP. Hƣng Yên khoảng 150 nghìn ngƣời. Nền kinh tế TP . Hƣng Yên đang đổi thay tƣ̀ ng ngày . Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dic̣ h theo hƣớ ng công nghiêp̣ hoá , hiêṇ đaị hoá . Nông nghiêp̣ , nông thôn có nhiều chuyển biến tích cƣc̣ , tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng troṭ đƣơc̣ cân đối. 1.2.3. Đặc điểm văn hóa TP. Hƣng Yên có sự hỗn dung tôn giáo. Từ thời Lê Sơ, Nho giáo đƣợc triều đình đề cao với những hệ thống nguyên tắc chính trị - xã hội và các tín điều đạo đức đã ảnh hƣởng sâu sắc tới toàn xã hội. Ngƣời dân Phố Hiến theo nề nếp nho phong, tôn sƣ trọng đạo, đề cao ông tổ Nho giáo là Khổng Tử và xây dựng Văn miếu Xích Đằng ngợi ca tài năng, trí tuệ của ngƣời Hƣng Yên. Cùng với đó Đạo giáo cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt, tâm lý của ngƣời Việt trong đó có ngƣời dân Phố Hiến xƣa. Một số ngôi chùa ở Phố Hiến nhƣ chùa Hiến, chùa Chuông, chùa Nễ Châu là sự thể hiện xu hƣớng dân gian hóa là dẫn tới sự tổng hòa một số tôn giáo tín ngƣỡng. Bên cạnh các vị Phật và Bồ Tát đƣợc thờ trong chùa còn có các vị thần linh của Đạo giáo, Nho giáo nhƣ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu Thiên Chúa giáo du nhập vào Phố Hiến theo các thuyền buôn phƣơng Tây vào thế kỉ XVII nhƣng đây lại là nơi tôn giáo phát triển chậm và không trở thành xứ 19
- đạo lớn. Hiện nay TP. Hƣng Yên còn lại một nhà thờ Thiên Chúa tọa lạc tại trung tâm là phƣờng Lê Lợi. Theo điều tra khảo cổ, phần lớn các di tích, công trình văn hóa đều thể hiện tín ngƣỡng của dân hơn 50 vùng quê rải rác khắp miền Bắc và cƣ dân nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp Các vị thần đƣợc thờ tại các di tích thƣờng có nguồn gốc là thần biển, có công với dân tộc, đất nƣớc, nhân vật tiêu biểu cho quan niệm đạo đức trung, tín, nghĩa, dũng của ngƣời Hoa hay đó là thần bảo trợ cho gia đình và thờ tổ tiên. Điều đặc biệt là các di tích phân bố ở khắp các phƣờng, xã . tạo thành một quần thể di tích với nền kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Những kiến trúc cổ đó đã tạo cho TP. Hƣng Yên một bản sắc văn hoa sâu đậm, vừa mang tính dân tộc cộng đồng vừa mang đặc trƣng riêng của địa phƣơng Tất cả những điều đó là minh chứng về vai trò, vị thế của thành phố trong quá trình phát triển kinh tế, văn hoá của tỉnh Hƣng Yên và của cả nƣớc. Nhƣ vậy, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, sự giao lƣu văn hóa và hợp tác giữa các vùng miền của TP. Hƣng Yên. Do đặc điểm Hƣng Yên không có rừng và biển nên ngành du lịch phát triển còn hạn chế. Tuy nhiên hiện nay tỉnh đang đầu tƣ cơ sở hạ tầng cùng với lợi thế địa lý cách Thủ đô Hà Nội không xa nên có khả năng gắn kết với các tuyến du lịch Hà Nội – Hƣng Yên – Hải Dƣơng – Hải Phòng – Quảng Ninh. Từ đó góp phần nâng cao vị thế là thủ phủ của tỉnh Hƣng Yên. 1.3. Tài nguyên du lịch TP. Hƣng Yên Tại điều 10 của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch đƣợc hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”. 20
- Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” (Khoản 4, điều 4, chƣơng 1). Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Theo khoản 1 (điều 13, chƣơng II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “ Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang đƣợc khai thác hoặc có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Các thành phần của tự nhiên với tƣ cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nƣớc và thực - động vật. Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tƣợng, hiện tƣợng do con ngƣời sáng tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn vật thể (các di sản văn hoá thế giới và các di tích lịch sử - văn hoá) và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể (các lễ hội, nghề và làng nghề truyền thống, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hoá các tộc ngƣời)4. 1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên khí hậu: TP. Hƣng Yên nằm trong vùng trung châu thổ Bắc Bộ thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa lƣợng nhiệt ẩm dồi dào. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt: Mùa lạnh khô và ấm từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa nóng mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ tháng nóng nhất vào mùa hè là 39 - 40°C. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông 5,5°C. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 22 - 23°C. Đặc biệt, trong tháng 8 và tháng 9 thƣờng có mƣa to gió lớn, đây cũng là tháng thƣờng hay có bão tuy nhiên bão không đổ bộ trực tiếp vào thành phố do vậy ảnh hƣởng của bão không lớn bằng các 4PGS. TS. Nguyễn Thị Nguyệt (2010), Di tích và thắng cảnh Việt Nam, Trƣờng ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), tr 12, 13. 21
- vùng ven biển. Lƣợng mƣa trung bình năm ở đây từ 1500 - 1600mm. Số ngày mƣa trung bình trong năm khoảng 147 ngày. Lƣợng mƣa nhỏ nhất vào tháng 1 và tăng dần đến tháng 4. Tháng 8 có nhiều ngày mƣa và lƣợng mƣa nhiều nhất, hàng năm còn có mƣa phùn từ tháng 11 đến tháng 4. Tháng 2 và tháng 3 là tháng mƣa phùn nhiều nhất. Vì vậy khí hậu ở TP. Hƣng Yên nói chung là khá ẩm ƣớt. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86%. Độ ẩm trung bình trong các tháng đều trên 80%. Độ ẩm không khí và độ ẩm khô hạn ở đây cao hơn các vùng cùng trong khu vực châu thổ Bắc Bộ. Tài nguyên nước: Nằm trong khu vực trung châu thổ Bắc Bộ, toàn bộ tỉnh Hƣng Yên đƣợc bao bọc xung quanh bởi một mạng lƣới sông ngòi gồm: Hệ thống sông lớn sông Hồng, sông Luộc và hệ thống sông con là những nhánh sông của các con sông lớn: sông Cửu An, sông Hoan Ái, sông Kim Ngƣu, sông Nghĩa Trụ, sông Kẻ Sặt, sông Điện Biên. Phố Hiến xƣa – TP. Hƣng Yên ngày nay đƣợc hình thành và phát triển là phần lớn chịu sự ảnh hƣởng của hai con sông lớn: sông Hồng và sông Luộc. Chảy qua TP. Hƣng Yên ngày nay còn có sông Hồng và sông Điện Biên. Sông Hồng là con sông khởi nguồn từ Trung Quốc, có tổng chiều dài là 1.183km. Phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là 493km, nơi rộng nhất là 1.300m, hẹp nhất là 400m. Sông Hồng chảy qua Hƣng Yên khoảng 67km, tạo thành giới hạn tự nhiên về phía tây của tỉnh. Sông Hồng chảy đến phía bắc của tỉnh gọi là sông Thiên Mạc, đến Kim Động và TP. Hƣng Yên gọi là Đằng Giang. Từ khi Pháp xâm lƣợc nƣớc ta thì gọi chung là sông Hồng Hà, sông Hồng. Sông Hồng chảy xuống vùng trung châu Bắc Bộ có đặc điểm là uốn khúc quanh co, cộng thêm là dòng chảy mạnh nên đã tạo ra sự sạt lở cũng nhƣ bồi tụ hai bên bờ ở những chỗ khúc uốn của dòng sông. TP. Hƣng Yên ngày nay còn thấy sự bồi lấp của sông Hồng đã đẩy dòng chảy của sông cách xa bờ đê bao của thành phố khoảng 2km về phía tây và phía nam. Sông Điện Biên là dòng sông đào, chảy từ sông Hoan Ái (từ Lực Điền – Yên Mỹ) theo chiều dọc của tỉnh qua Đồng Tiến, Hồng Tiến (Khoái Châu) 22
- sang địa phận huyện Kim Động, nối vào sông Cửu An, sau đó chảy xuống cửa Càn (TP. Hƣng Yên). Toàn bộ sông dài trên 20 km. Tài nguyên đất đai, sinh vật: Bên cạnh đó TP. Hƣng Yên có diêṇ tích đất nông nghiêp̣ phong phú , nhƣng đất xây dƣṇ g công nghiêp̣ và đô thi ̣còn hạn chế. Đất đai trong đƣợc hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Có thể chia làm ba loại: đất phù sa sông Hồng đƣợc bồi, đất phù sa sông Hồng không đƣợc bồi lắng, đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ. Một điểm sáng có thể khai thác để thu hút khách du lịch đó là Đảo Cò. Nằm ngay trung tâm TP Hƣng Yên hơn 20 năm qua tồn tại một “đảo” cò tự nhiên với hàng nghìn con. Đảo nằm giữa hồ An Vũ 1 (thuộc Công viên Nam Hòa, phƣờng Lê Lợi, TP Hƣng Yên). Ngƣời dân địa phƣơng cho hay, từ đầu những năm 90 (thế kỷ XX) đã thấy cò kéo về đầm Lò Lồi (tên cổ của hồ An Vũ) - khi đó chỉ là một bãi sình lầy. Năm 2003, TP Hƣng Yên cải tạo đầm Lò Lồi thành Công viên Nam Hòa và đề xuất với UBND tỉnh Hƣng Yên phƣơng án bảo tồn đàn cò.Công viên Nam Hòa hoàn thành năm 2005. Cùng năm, đảo cò đƣợc tôn cao và trồng cây xanh (chủ yếu là tre bát độ) với diện tích 3.883 m2, lòng hồ rộng 12,78 ha đƣợc làm sạch lấy nguồn thức ăn dồi dào cho cò. Từ đó tới nay, cò rủ nhau về đảo làm tổ, sinh sản ngày càng đông.Theo ông Doãn Quốc Hoàn, Giám đốc công ty TNHH MTV Môi trƣờng & Công trình đô thị Hƣng Yên (đơn vị trực tiếp quản lý đảo cò), ƣớc tính trên đảo hiện có khoảng trên 400.000 con với đủ các giống: cò đen, cò trắng, cò mỏ vàng, mỏ trắng Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của TP. Hƣng Yên còn hạn chế do địa hình bằng phẳng, với thời tiết mƣa thuận gió hòa nên vùng đất này chủ yếu làm nông nghiệp. Tuy nhiên không thể phủ nhận môt vài điểm nhấn về tự nhiên nơi đây nhƣ dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa cùng Đảo Cò nằm tại công viên Nam Hòa với vẻ đẹp tự nhiên, hấp dẫn mà thơ mộng. 1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 23
- 1.3.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể - Các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và địa phương: Toàn TP. Hƣng Yên hiện có khoảng trên 130 di tích, trong đó có 20 di tích đựơc xếp hạng cấp quốc gia, 22 di tích xếp hạng cấp tỉnh, gần 100 bia ký, trên 11.200 hiện vật trong đó có 6.022 hiện vật có giá trị về lịch sử. Trong đó khu di tích Phố Hiến là di tích cấp quốc gia đặc biệt. (chi tiết xem ở phụ lục) - Một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu: Đền Mẫu Đền Mẫu là một trong những địa danh nổi tiếng, đƣợc coi là ngôi đền có cảnh quan thiên nhiên đẹp cổ kính nhất Hƣng Yên hiện nay. Đền Mẫu có tên gọi khác là Hoa Dƣơng linh từ hay đền Mậu Dƣơng, tọa lạc ở phƣờng Quang Trung, TP. Hƣng Yên. Đền thờ Dƣơng Quý Phi - vợ vua Tống (Trung Quốc thế kỷ XIII), bà là ngƣời phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Để giữ trọn khí tiết, lòng thuỷ chung với vua và trung thành với đất nƣớc bà đã nhảy xuống biển tự vẫn khi bị giặc Nguyên Mông truy đuổi. Xác của bà trôi dạt vào vùng Phố Hiến, đƣợc nhân dân ở đây chôn cất. Sau này có một vị quan thái giám nhà Tống lƣu lạc đến vùng này biết chuyện đã cùng nhân dân xây dựng ngôi đền và lập làng Hoa Dƣơng, với ý nghĩa biểu dƣơng tấm lòng tiết liệt, trung trinh của bà. Từ đó, đền có tên là Hoa Dƣơng linh từ. Năm 1294, vua Trần Anh Tông chinh phạt Chiêm Thành, một đêm qua đây, nằm mộng thấy có thần nữ đến phù trợ giết giặc. Sau khi thắng trận trở về, nhớ tới công lao đó của thần nữ, nhà vua cho tôn tạo lại đền, và miễn thuế thuyền buôn ở Phố Hiến. Qua thời gian ngôi đền không ngừng đƣợc trùng tu và xây dựng thêm. Vào năm Thành Thái thứ 8 (1896) đền Mẫu đƣợc trùng tu lớn và có quy mô nhƣ ngày nay. Đền Mẫu toạ lạc trên một vùng đất rộng gần 3000m2, quay về hƣớng Tây Nam, phía trƣớc là hồ Bán Nguyệt, xa hơn một chút là con đê sông Hồng. Tƣơng truyền, hồ nƣớc phía trƣớc đền xƣa kia chính là một đoạn của con sông Hồng, do nƣớc chảy đổi dòng mà thành. Đây cũng là nơi thi hài bà quý phi nhà Tống dạt vào. Đền đƣợc xây dựng theo bốcục tiền nhất, hậu đinh 24
- gồm các hạng mục chính nhƣ: Nghi môn, đại bái, trung từ, hậu cung, phủ Đông, phủ Tây, nhà Oản (nhà sắp lễ). Toàn bộ công trình đƣợc bài trí hài hòa và đƣợc xây dựng bằng nguyên liệu bền vững nhƣ: gỗ lim, vôi mật, xi măng tạo nên một khu di tích khang trang, thoáng đãng. Nghi môn đƣợc xây dựng rất bề thế với chiều dài là 16,9m, kiến trúc chồng diên 2 tầng 8 mái. Cửa đền (tam quan) đƣợc xây dựng theo kiểu vòm cuốn gồm 1 cửa chính và hai cửa phụ, cửa chính cao 7m đắp hình ngói ống. Trên vòm cuốn có bức đại tự ghi: “Dƣơng thiên hậu Tống triều”. Tầng trên đắp bức đại tự “Mẫu nghi thiên hạ” đƣợc ghép bằng các mảnh gốm lam (đây là nét trang trí điển hình của kiến trúc thời Nguyễn). Qua nghi môn là sân đền, giữa sân có cây cổ thụ gần 700 năm tuổi - sự hội ngộ của 3 cây đa - sanh - si quấn quýt lấy nhau tạo thế chân kiềng vững chắc bao trùm toàn bộ ngôi đền tăng thêm vẻ thâm nghiêm, cổ kính cho di tích. Theo mọi ngƣời kể lại, rằng ngày xƣa, giữa sân có một cây bàng cổ thụ, chim chóc kéo về quần tụ, làm rơi vãi những hạt đa, si, sanh trên ngọn cây bàng. Những hạt ấy mọc thành cây buông rễ xuống ôm trọn cây bàng. Các rễ khác đâm ngang, toả theo thế một cây đa 3 gốc nhƣ hiện nay. Theo các nhà sử học thì đây là cây đa cổ nhất vùng châu thổ Bắc Bộ. Đi qua sân đền là đến toà đại bái với 3 gian, kiến trúc 2 tầng 8 mái; mái uốn cong mềm mại kiểu rồng chầu, lợp ngói vẩy rồng, chính diện đắp lƣỡng long chầu nguyệt. Hai bên đại bái là điện Lƣu Ly và cung Quảng Hàn. Bên trong đại bái là cung đệ tam với 5 gian, gian giữa nổi bật với 4 đôi câu đối ngợi ca Thánh Mẫu. Gian phía trong treo bài văn của Chu Mạnh Trinh, soạn năm 1896, ghi lại công trạng của bà. Trong hậu cung an trí tƣợng Thánh Mẫu cùng với khám thờ, tràng kỷ. Tất cả đều đƣợc sơn son thếp vàng. Ai đến đây vào buổi tối, dƣới ánh sáng mờ ảo của điện nến, trong làn khói hƣơng lan toả, cũng đều cảm nhận một không khí tĩnh lặng và linh thiêng của chốn thâm cung. Ngoài cảnh quan đẹp và kiến trúc cổ kính ra trong đền còn lƣu giữ nhiều di vật quý nhƣ: Kiệu võng, long đình, long sàng, long đại có niên đại thế kỷ XVIII – XIX và 15 đạo sắc phong từ triều Lê đến triều Nguyễn, cùng 25
- nhiều bức hoành phi, câu đối, đại tự ca ngợi sự trinh tiết và trung thành của Dƣơng Quý phi. Năm 1992, Đền Mẫu đã đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL) công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật. Hằng năm đền Mẫu thu hút nhiều lƣợt khách tới tham quan không chỉ vì yếu tố tâm linh mà còn bởi cảnh sắc trù phú nơi đây. Văn miếu Xích Đằng Đây là nơi hội tụ yếu tố tinh hoa, trí tuệ, tài năng của ngƣời Hƣng Yên. Văn Miếu Hƣng Yên mang tên Xích Đằng bởi xƣa kia đƣợc dựng trên nền ngôi chùa cổ Nguyệt Đƣờng tại thôn Xích Đằng, phƣờng Lam Sơn, TP. Hƣng Yên. Văn Miếu Xích Đằng là nơi tôn thờ Đức Thánh Khổng Tử - ngƣời sáng lập ra đạo Nho, cùng các học trò giỏi của Ngài: Mạnh Tử, Tăng Tử, Tử Tƣ, Nhan Tử. Phối thờ trong gian chính là tƣợng thầy giáo Chu Văn An, nhà sƣ phạm tài năng đức độ thời Trần, đƣợc lịch sử tôn vinh là "ông tổ đạo Nho của nƣớc Nam ta". Theo bài văn khắc trên chuông thì từ năm 1804 Hƣng Yên đã có Văn Miếu, nhƣng phải đến năm Minh Mạng thứ 20 (1839) Văn Miếu Xích Đằng mới đƣợc xây dựng lại với quy mô to đẹp, bề thế nhƣ ngày nay. Từ ngoài đi vào là tam quan có gác lên lầu bao quát đƣợc phong cảnh một vùng của thành phố, tiếp đến là khoảng sân rộng có đƣờng thập đạo, nơi thị sát các sỹ tử thi hƣơng. Hai dãy nhà tả vu, hữu vu - trƣớc đây là nơi để kiệu, mũ áo của các quan mỗi kỳ tế lễ, nay là phòng trƣng bày những hình ảnh về nền giáo dục Hƣng Yên xƣa và nay. Khu thờ tự chính đƣợc xây dựng mang dáng dấp, phong cách cung đình thời Nguyễn bao gồm: Đại bái, Trung từ, Hậu cung. Tên tuổi của các nhà khoa bảng đƣợc lƣu danh trên 9 tấm bia đá dựng hai bên gian thờ chính nhƣ Trạng nguyên Dƣơng Phúc Tƣ (ngƣời Lạc Đạo - Văn Lâm); Trạng Nguyên Tống Trân (ngƣời An Cầu - Phù Cừ) là những ngƣời có học vị cao nhất. Chức vụ cao nhất đƣợc lƣu danh là tiến sỹ Lê Nhƣ Hổ (Tiên Lữ - đỗ 1541), giữ chức vụ quận công trong triều đình nhà Mạc; Nguyễn Trung Ngạn giữ chức tể tƣởng thời Trần và đó cũng là những hiện vật vô cùng quý giá mà Văn Miếu Xích Đằng còn giữ đƣợc. Văn Miếu Xích 26
- Đằng đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin (Nay là Bộ VHTT&DL) công nhận là "Di tích lịch sử văn hóa" cấp quốc gia vào năm 1992. Văn Miếu đã trở thành biểu tƣợng và cũng là nơi vinh danh tinh hoa trí tuệ của ngƣời dân xứ nhãn. 1.3.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể Lễ hội Lễ hội là một khái niệm để chỉ một lĩnh vực của đời sống văn hóa con ngƣời. Lễ hội là điểm tích tụ văn hóa, là hoạt động văn hóa quan trọng, thƣờng niên, định kì của con ngƣời. Lễ hội gồm hai yếu tố lễ và hội. Hằng năm, hầu hết các di tích tại các địa phƣơng đều tổ chức lễ hội. Phần lớn các lễ hội diễn ra vào mùa xuân, thu hút đông đảo sự tham gia của du khách thập phƣơng. Cấp quản lý Loại hình Cấp Tên lễ hội Thời gian lễ hội Cấp Cấp lễ hội quốc Bộ tỉnh gia Lễ hội đền 10 đến 12/3, chính Dân gian X Mẫu hội 10 Lễ hội đền Dân gian 23/3 và 9/9 AL X Thiên Hậu Võ Miếu Dân gian 13/3 và 24/6 AL X Đền Bảo Châu DTLS CM 13/3 Al X Đình Hiến Dân gian 10/3 AL X Đông Đô Dân gian 23/3 và 09/9 AL X Quảng Hội Đền Tân La DTLS CM 17/3 AL X Đền Mây Dân gian 10/01 và 16/1AL X Đền Kim Dân gian 17/11 AL X Đằng Đền Đào Dân gian 02/2 AL X 27
- Nƣơng Đình, đền, chùa Đào Dân gian 03/ AL X Đặng Đình Bồng 9,10 tháng giêng; DT LSVH X Châu ngày 10/11 và 10/3. Bà Chúa Kho Dân gian 1/3 X Đình Nễ Châu DT LSCM X Đình Cả Dân gian 24/6; 16/11 X Đình Đông Dân gian 10/3 và 10/11AL X Đền Cửu Thiên Huyền Dân gian 9/9AL; 3/3; 20/8. X Nữ Đình Tiền Dân gian 10/3 AL X Thắng Đền Tính Linh DTLS VH 20/8 AL X 2/3; 5/5; 8/8; 20/11 để Đình, chùa Kệ Dân gian kỷ niệm ngày hóa của X Châu các vị thần Đình Đoài Dân gian 10/3 và 10/11 AL X Đền, chùa 15/01; 08/4 và 15/7 Dân gian X Đặng Cầu AL Đền Chạ Dân gian 10/3 AL X Đình, đền, lăng mộ Lê DT LSVH 26/1 X Nhƣ Hổ Bảng 1.3: Danh sách các lễ hội đƣợc xếp hạng trên địa bàn TP. Hƣng Yên Trong số các lễ hội ấy phải kể tới một vài lễ hội nổi tiếng nhƣ: Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến, hội đền Mẫu, hội Đào Nƣơng Lễ hội truyền 28
- thống đền Mẫu tổ chức từ ngày 10 đến 13 tháng 3 âm lịch. Mở đầu là buổi tế long trọng do các quan viên làng Mậu Dƣơng thực hiện. Hôm sau tổ chức rƣớc nƣớc từ sông Hồng về làm lễ mục dục. Buổi rƣớc sôi động nhất là rƣớc liềm và rƣớc du. Rƣớc liềm tổ chức vào ngày 12/3, đám rƣớc xuống đình Hiến và trở về đền chính. Đi đầu là cờ, trống chiêng, long đình, bát bửu, lộ bộ, có đội múa lân, múa rồng. Đám rƣớc đi một đoạn thì dừng lại để biểu diễn múa cờ. Bốn thanh niên cầm 4 cờ, múa theo nhịp trống, lúc nhanh, lúc chậm. Sau mỗi tiếng trống, ngƣời múa cờ “hứ” một tiếng to và dài (nên đƣợc gọi là trò “tùng hứ”). Đám rƣớc du đƣợc tổ chức vào ngày hôm sau. Đám rƣớc đi quanh phố. Đi trong đám rƣớc cũng nhƣ hôm rƣớc liềm. Trong đám rƣớc, rồng vàng uốn lƣợn từ đầu đến cuối đám rƣớc, có múa “Con đi đánh bồng”. Đám rƣớc đi đến đâu hai bên đƣờng các gia đình đốt pháo nổ không dứt. Trong ngày hội, sân đền tổ chức thi đấu cờ, quân cờ là nam thanh nữ tú. Tổ chức thi đấu tổ tôm điếm, chọi gà, buổi tối hát chầu văn. Lễ hội đền Mẫu đƣợc tổ chức hằng năm dƣới sự chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng cùng nhân dân đã và đang trở thành điểm nhấn về du lịch lễ hội tại TP. Hƣng Yên. Từ năm 2007 đến nay, TP. Hƣng Yên đều tổ chức Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến hàng năm nhằm quảng bá hình ảnh Phố Hiến xƣa – TP. Hƣng Yên hôm nay đến nhân dân và du khách thập phƣơng. Đến với lễ hội, du khách không chỉ đƣợc hòa mình vào không gian lễ hội mà còn là dịp để du khách thƣởng ngoạn, tìm hiểu về các di tích lịch sử - văn hóa vốn đƣợc xem là điểm nhấn về du lịch Phố Hiến. Mở đầu chuỗi các sự kiện diễn ra trong lễ hội sẽ là phần tế lễ, nhƣ lễ dâng hƣơng, lễ cầu an, lễ rƣớc kiệu của các di tích. Đây là các nghi thức nhằm khôi phục, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống và các hoạt động văn hóa tín ngƣỡng ở các đình, đền, chùa, miếu Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc nhƣ văn hóa ẩm thực, thi cầu kiều, kéo co, chọi gà, cờ tƣớng, bơi chải, đàn và hát dân ca, hội thi thả diều sáo, trƣng bày, giới thiệu đặc sản vùng Phố Hiến, trƣng bày, giới thiệu cổ vật Đến với lễ hội, du khách không chỉ đƣợc thƣởng 29
- thức các món ăn dân gian đặc sản ở Hƣng Yên nhƣ bún thang, chè sen long nhãn mà còn trực tiếp đƣợc xem cách chế biến các món ăn này qua bàn tay dịu dàng, cần mẫn của các chị em phụ nữ đất nhãn. Ngoài đƣợc thƣởng ngoạn các di tích lịch sử văn hóa, du khách còn đƣợc hòa mình vào không khí lễ hội mang đặc trƣng riêng chỉ có ở Hƣng Yên. Và đặc biệt là chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật “Phố Hiến, ánh sáng trong trầm tích phù sa sông Hồng” trong đêm khai mạc lễ hội với những trích đoạn sử thi kèm theo các tiết mục nghệ thuật đặc sắc gợi lại hình ảnh Phố Hiến xƣa, khắc họa chân dung những con ngƣời đất nhãn, ca ngợi quê hƣơng Hƣng Yên văn hiến và cách mạng Tuy nhiên hiện nay các lễ hội của TP. Hƣng Yên nói riêng cũng nhƣ cả nƣớc nói chung vẫn còn xảy ra tình trạng cờ bạc, trộm cắp, chặt chém du khách thập phƣơng, xả rác bừa bãi phá hỏng hình ảnh điểm đến thân thiện trong lòng du khách. Vì vậy cần có những giải pháp cụ thể để khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch lễ hội. Dù vậy lễ hội vẫn là điểm nhấn văn hóa của một vùng, một địa phƣơng. Đắm mình trong không khí lễ hội, du khách đƣợc tìm hiểu sâu thêm về truyền thống, khơi dậy lòng tự hào dân tộc; đƣợc khám phá những nét độc đáo riêng về ẩm thực, âm nhạc và các trò chơi dân gian độc đáo của vùng đất “Tiểu Tràng An” xƣa. Đây cũng là dịp để TP. Hƣng Yên quảng bá tiềm năng, đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ gắn với các di tích lịch sử, lễ hội nhằm không ngừng góp phần bảo tồn và phát huy một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Làng nghề thủ công truyền thống Toàn tỉnh hiện có 85 làng nghề hoạt động ở các mức độ khác nhau. Dù tập trung chủ yếu ở huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ nhƣng TP. Hƣng Yên cũng có khoảng 6 làng nghề chiếm 7% số lƣợng làng nghề của tỉnh. Đó là nghề chế biến long nhãn và các sản phẩm từ nhãn, nghề chế biến hạt sen, 30
- nghề làm hƣơng xạ, nghề làm mứt táo, làng làm bún, nghề trồng dâu, nuôi tằm. Trong số đó có nghề làm Hƣơng xạ Cao Thôn. Làng Cao Thôn thuộc xã Bảo Khê, TP. Hƣng Yên ven đƣờng 39, sát đê sông Hồng. Nghề làm hƣơng ở Cao Thôn đã có hàng trăm năm nay, hầu hết các gia đình đều làm hƣơng. Tƣơng truyền vào cuối thế kỉ XIX, có ngƣời con gái họ Đào tên Khƣơng đã truyền nghề làm hƣơng cho dân làng. Bà lúc bé đƣợc theo gia đình đi đây đi đó. Năm 15, 16 tuổi bà ra Hà Nội làm thuê cho một cửa hiệu ngƣời Hoa buôn hƣơng từ Trung Quốc sang và lấy chồng Hoa và theo chồng về Trung Quốc. Nhớ quê, khi tuổi đã cao bà trở về thăm quê nhà và đã truyền lại nghề làm hƣơng cho dân làng Cao Thôn. Cao Thôn chủ yếu làm hƣơng vòng, hƣơng nén và hƣơng sào. Hƣơng đƣợc làm theo mùa, mùa đông hƣơng đốt có mùi thơm trầm ấm, mùa xuân, mùa thu mùa thơm dịu, mùa hạ mùi thơm thanh mát. Hƣơng liệu làm hƣơng gồm nhiều loại. Hƣơng liệu chính của hƣơng xạ là xạ hƣơng và trầm ngoài ra còn có đinh hƣơng, nhựa trám, thảo quả, địa liền, mộc hƣơng, ba kích Hầu hết các công đoạn đều đƣơc làm một cách thủ công. Cả làng có 120/190 hộ làm hƣơng. Hiện nay ở Cao Thôn có khoảng 300 lao động làm hƣơng, sản lƣợng hƣơng xạ đạt xấp xỉ 10 triệu nén/năm với doanh thu từ 2,5 - 3 tỷ đồng. Thời vụ làm hƣơng đông nhất là hai tháng giáp Tết Nguyên Đán. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hƣng Yên đã về nghiên cứu, xây dựng logo riêng cho làng nghề nhằm từng bƣớc quảng bá, xây dựng thƣơng hiệu. Làng nghề hƣơng xạ Cao Thôn vẫn có triển vọng giữ đƣợc nghề và ổn định phát triển. Bên cạnh hƣơng xạ thì TP. Hƣng Yên còn nổi tiếng với làng nghề chế biến long nhãn. Xã Phƣơng Chiểu (TP. Hƣng Yên) đƣợc xem là “cái nôi” của nghề chế biến long nhãn. Nghề làm long nhãn đã xuất hiện và duy trì đƣợc gần 50 năm nay ở TP. Hƣng Yên, chủ yếu tập trung ở xã Phƣơng Chiểu, Hồng Nam, Liên Phƣơng, Tân Hƣng. Nhãn quả tƣơi sau khi thu hoạch, nhặt bỏ quả hƣ hỏng sẽ đƣợc dùng dụng cụ để “xoáy” loại bỏ hạt và vỏ. Những 31
- múi long tƣơi đƣợc xếp vào phên hoặc sàng và đƣa vào lò sấy khô bằng nhiệt. Khi múi long có màu vàng cánh gián đặc trƣng sẽ đƣợc xuất lò.Hiện trên địa bàn TP có trên 500 hộ làm long nhãn tạo việc làm cho khoảng 5000 lao động. Tuy nhiên nghề chế biến long nhãn có tính thời vụ, diện tích đất trồng nhãn bị thu hẹp đồng thời các hộ chủ yếu sản xuất theo phƣơng thức tự phát nên tìm đầu ra cho sản phẩm rất bấp bênh. 5 Trong điều kiện đất nông nghiệp bị thu hẹp, các làng nghề chính là nơi tạo công ăn việc làm ổn định cho ngƣời nông dân, không những thế còn đóng góp lớn vào sự phát triển của địa phƣơng. Tuy nhiên, làng nghề tại Hƣng Yên cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tìm con đƣờng phát triển. Vƣớng mắc đầu tiên là bài toán vốn và “đầu ra” cho sản phẩm. Vì vậy việc phát triển các làng nghề theo hƣớng phục vụ du lịch là điều cần thiết. Loại hình văn hóa nghệ thuật TP. Hƣng Yên có khá nhiều loại hình nghệ thuật nổi tiếng phát triển nhƣ: hát Ả Đào, Chèo, hát Trống Quân. Hát Ả Đảo (Ca Trù) là nghệ thuật hát thơ, hát nói. Ngƣời hát là nữ giới nên gọi là Đào. Bộ nhạc khí dùng cho hát Ả Đào gồm phách, đàn và trống. Cô Đào vừa hát vừa tự đệm bằng phách và sênh, ngƣời kép hát gảy đàn đáy, quan viên đánh trống cầm chầu. Từ thời Lý trở về trƣớc, những ngƣời hát bị gọi là “con hát”. Từ thế kỉ XV danh từ này đã đổi thành Ả Đào thể hiện sự quý trọng, kính mến, tôn kính hoàn toàn thay thế danh từ “con hát”. Sách “Công dƣ tiệp kí” mục Ca nữ, có viết: Đào Nƣơng tên thật là Đào Thị Huệ ở làng Đào Đặng xã Trung Nghĩa xinh đẹp, múa giỏi, hát hay, dùng sắc đẹp và tiếng hát để quyến rũ giặc Minh làm cho chúng si mê, bà chuốc rƣợu cho chúng say mềm rồi thắt miệng túi vải mà chúng dùng để tránh muỗi sau đó bà cùng nhân dân ném chúng xuống sông nhằm tiêu hao lực lƣợng của địch. Khi Đào Thị Huệ mất nhân dân địa phƣơng lập đền thờ và gọi tên là Ả Đào (Theo sử liệu thì Ca Trù có tên gốc là Ả Đào). Sự xuất hiện của ca 5Trích Báo, tạp chí phản ánh về Hƣng Yên năm 2014, Sở VHTT & DL Hƣng Yên 32
- nƣơng nổi tiếng ở thế kỉ XV là khẳng định chắc chắn rằng nghệ thuật ca trù trên đất Phố Hiến đã tồn tại và có sức cuốn hút. Đền Đào Nƣơng ở thôn Đào Đặng xã Trung Nghĩa chính là có nguồn gốc từ tên gọi của Ca Trù. Đến nay theo số liệu điều tra năm 2011 TP. Hƣng Yên có 22 ngƣời biết hát Ca Trù, tất cả đều sinh hoạt tại câu lạc bộ Ca Trù làng Đào Đặng. Các Đào kép của TP. Hƣng Yên hát đƣợc các thể nhƣ hát nói, hát ru, hát mƣỡu, ả phiền 36 giọng. 6 Thơ ca trù cũng xuất hiện ngày càng nhiều và chủ yếu là ca ngợi công ơn của đức thánh, thần. Tuy vậy hát Ả Đảo đang đứng trƣớc nguy cơ biến mất tại TP. Hƣng Yên. Làn điệu Ả Đào chỉ đƣợc lƣu truyền tại làng Đào và đƣợc cất lên qua giọng hát của các già làng Bên cạnh Ả Đào thì Chèo cũng là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam mà trọng tâm là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và đƣợc coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Hƣng Yên là đất chèo gốc, là cái nôi của các làn điệu chèo cổ. Ðất Sơn Nam hạ xƣa đã sản sinh ra những nghệ sĩ nổi tiếng nhƣ Phạm Thị Trân, Ðào Văn Só, Sái Ất, Ðào Thị Huệ và sau này là Phạm Ðình Nghị. Năm 1997, khi tái lập tỉnh Hƣng Yên thì Ðoàn chèo Hƣng Yên cũng đƣợc thành lập từ nguồn diễn viên, nhạc công của Ðoàn chèo Hải Hƣng cũ. Khi đầu chỉ có 12 cán bộ, diễn viên nhƣng chỉ sau hơn mƣời năm, Ðoàn chèo Hƣng Yên đã trở thành một đơn vị nghệ thuật có vị trí xứng đáng trong làng sân khấu chuyên nghiệp của Việt Nam. Một loại hình nghệ thuật nữa là Hát trống quân. Đây là sự thể hiện của lối hát giao duyên ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, thƣờng đƣợc tổ chức vào ban đêm, dƣới ánh trăng mùa thu, ngày tháng nông nhàn hoặc 6TS Nguyễn Khắc Hào, TS Nguyễn Đình Nhã, (2012), Phố Hiến, NXB Khoa học xã hội, tr 417. 33
- trong dịp hội hè. Đêm hát trống quân là dịp để ngƣời dân các làng có cơ hội giao lƣu, phố diễn tài nghệ đối đáp, trao đổi tâm tình trai gái. Lời hát mang đậm tính dân gian dễ đi vào lòng ngƣời, chủ yếu là ca dao, hát ví, hát đố, hoặc sử dụng các tích trò chơi truyền thống. Tuy TP. Hƣng Yên không phải trung tâm sự phát triển của hát Trống Quân song hát Trống Quân cũng góp phần không nhỏ vào sự hình thành văn hóa nơi đây. Văn hóa ẩm thực TP. Hƣng Yên Ngƣời dân Hƣng Yên luôn tự hào với câu ca: “Dù ai buôn Bắc bán Đông Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên”. (Ca dao) Hƣng Yên là mảnh đất trù phú đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ban tặng nhiều sản vật quý nhƣ Cam đƣờng canh, gà Đông Cảo, sen hồng và đặc biệt nhất là nhãn và các sản vật từ nhãn. TP. Hƣng Yên là nơi trồng nhiều nhãn nhất với các loại nhãn nhƣ nhãn đƣờng phèn, nhãn hƣơng chi, nhãn lồng Ngay từ thời phong kiến, nhãn Hƣng Yên đã đƣợc chọn để tiến vua. Nhãn lồng Hƣng Yên là quả nhãn có dáng hơi thon nhƣ quả vải, bóc ra màu trắng đục, không ƣớt nƣớc, giòn cùi, thơm dịu. Đây là quà tặng hiếm hoi của đất trời dành tặng cho xứ này. Nhãn tập trung chủ yếu ở xã Hồng Nam, Liên Phƣơng, An Tảo. Từ đó TP. Hƣng Yên phát triển các nghề chế biến các sản vật từ nhãn nhƣ long nhãn, mật ong tạo việc làm cho dân Hƣng Yên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Đến với TP. Hƣng Yên du khách còn đƣợc thƣởng thức món bánh tẻ (bánh Răng Bừa) nổi tiếng từ làng Đào Đặng xã Trung Nghĩa. Bánh đƣợc làm từ gạo tẻ nên đƣợc ngƣời dân địa phƣơng gọi là bánh tẻ - thứ bánh đƣợc gói bằng lá dong bên trong cuộn nhân thịt, hành, mộc nhĩ. Nếu nhƣ ngƣời Việt ăn Tết không thể thiếu bánh chƣng thì ngƣời dân làng Đào lại không thể thiếu bánh tẻ. Đi dọc mảnh đất Hƣng Yên, men theo đƣờng 5 du khách có thể dừng lại thƣởng thức món bánh răng bừa tại huyện Văn Giang tuy nhiên 34
- khi đến với TP. Hƣng Yên du khách lại một lần nữa đƣợc trải nghiệm món ăn giàu truyền thống văn hóa địa phƣơng này. Một trong những đặc sắc ẩm thực của TP. Hƣng Yên là món Bún thang Thế Kỷ. Bún thang xuất hiện ở nhiều nơi nhƣng không phải ở đâu bún cũng ngon và đậm đà đƣợc nhƣ bún thang Thế Kỷ. Bún thang không nhƣ các loại bún khác, cần có rất nhiều nguyên liệu. Ngƣời ta ƣớc tính cần phải có 20 nguyên liệu mới đủ để làm bún thang. Thiếu một thứ là mất đi một vị, một màu. Để làm đƣợc bát bún thang ngon đòi hỏi công phu hơn: phải chọn lƣơn tƣơi, ngon, thui qua lƣơn rồi mới mổ nên lƣơn không bị mất máu thịt ngọt và ngon hơn. Một bát bún thang Thế Kỷ đƣợc hoàn thành trông giống nhƣ một tác phẩm nghệ thuật với nhiều màu sắc: Có màu trắng của bún Viên Tiêu làm nền, màu vàng của lƣơn, gà, trứng tráng nổi lên trên nền rau răm, hành lá xanh rờn. Thêm chút mắm tôm và nƣớc dùng nóng hổi, hƣơng vị bát bún sẽ thật đậm đà, khó quên. Mặc dù các di tích ở trong tình trạng bảo quản không hoàn chỉnh nhƣng các di tích lịch sử và văn hóa hiện có ở TP. Hƣng Yên vẫn bảo lƣu đƣợc những giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Thứ nhất, các di tích lịch sử văn hóa đó có khả năng cung cấp cho chúng ta những thông tin quý hiếm về các giai đoạn phát triển của Phố Hiến. Thứ hai, phần lớn các di tích lịch sử văn hóa đều là các thiết chế tôn giáo, tín ngƣỡng của hơn 50 vùng quê rải rác hầu khắp miền Bắc đất nƣớc tụ cƣ về đây và của cƣ dân nƣớc ngoài nhƣ Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp . Hiện nay TP. Hƣng Yên đã chú trọng đầu tƣ, khôi phục và bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa cũng nhƣ các lễ hội dân gian để phục dựng lại đô thị Phố Hiến một thời vàng son. Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng TP. Hƣng Yên có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú, đa dạng. Đây là một lợi thế phục vụ sự phát triển du lịch của TP cũng nhƣ tỉnh Hƣng Yên. Tuy nhiên du lịch là một ngành kinh tế còn non trẻ tại Hƣng Yên nên cần nghiên cứu, phân tích và 35
- đƣa ra các chƣơng trình du lịch đặc thù nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này, từ đó nâng cao vị thế của bộ mặt TP cũng nhƣ du lịch Hƣng Yên. Hiện nay TP. Hƣng Yên đã chú trọng đầu tƣ, khôi phục và bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa cũng nhƣ các lễ hội dân gian để phục dựng lại đô thị Phố Hiến một thời vàng son. Đồng thời thông qua việc tìm hiểu đƣờng lối chính sách và công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch TP. Hƣng Yên của tỉnh Hƣng Yên ta có thể thấy thành phố đang ngày càng quan tâm đầu tƣ phát triển du lịch nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dù vậy, bên cạnh những điểm mạnh đã đạt đƣợc thì du lịch TP. Hƣng Yên còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập điều này thể hiện ở thực trạng kinh doanh du lịch của vùng. 36
- Chƣơng 2: Điều tra, đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch TP. Hƣng Yên 2.1. Đƣờng lối chính sách và công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch TP. Hƣng Yên của tỉnh Hƣng Yên 2.1.1. Về đƣờng lối chính sách Ngày 5/2/2016 UBND TP. Hƣng Yên đã xây dựng dự thảo đề án phát triển du lịch TP. Hƣng Yên đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2025 với mục tiêu chung là phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Khai thác, sử dụng hiệu quả các tiềm năng du lịch hiện có gắn với bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống trên địa bàn thành phố. Đầu tƣ, xây dựng các điểm du lịch, trong đó tập trung đầu tƣ xây dựng Khu di tích quốc gia đặc biệt thành điểm du lịch mới hấp dẫn. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế du lịch của thành phố, đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Phấn đấu xây dựng TP. Hƣng Yên trở thành đô thị du lịch về văn hóa, tâm linh, nghỉ dƣỡng, ẩm thực, làng nghề vào năm 2020 và trở thành thành phố trọng điểm du lịch, trung tâm lễ hội của tỉnh Hƣng Yên vào năm 2025. ĐVT: Lƣợt T Lƣợt Năm Năm Năm Năm Năm Năm T khách 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Khách 1 quốc 3.500 4.000 4.500 5.000 6.000 7.000 tế Khách 2 nội 98.000 100.000 120.000 150.000 170.000 198.000 địa Tổng 101.500 104.000 124.500 155.000 176.000 205.000 Bảng 2.1: Mục tiêu tốc độ tăng trƣởng của khách du lịch giai đoạn 2016 - 2020. 37
- TT Nội dung Định hƣớng đến năm 2025 1 Doanh thu du lịch 400 tỷ 2 Khách du lịch 300.000 lƣợt trong đó khách nội địa trên 250.000, khách quốc tế khoảng 50.000 lƣợt. 3 Cơ sở lƣu trú du lịch 200 cơ sở với 2.500 phòng đạt chuẩn trong đó có: - 15 khách sạn 3 sao - 5 khách sạn 4, 5 sao 4 Số lao động trong lĩnh 1200 lao động vực du lịch Bảng 2.2: Định hƣớng phát triển du lịch của TP. Hƣng Yên đến năm 2025.7 2.1.1.1. Định hướng không gian phát triển du lịch Du lịch tập trung chủ yếu vào 3 vùng trọng điểm của thành phố gắn với lịch sử, văn hóa, hạ tầng kỹ thuật và phát triển của các địa phƣơng nhƣ sau: - Vùng 1: Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến: du lịch tâm linh – tín ngƣỡng, lễ hội. - Vùng 2: Hồng Nam, Quảng Châu Khu du lịch nghỉ dƣỡng, sinh thái, công vụ, cuối tuần. - Vùng 3: Du lịch làng nghề, tham quan các mô hình trang trại. 2.1.1.2. Định hướng phát triển sản phầm du lịch Xây dựng và khai thác các loại hình sản phẩm bao gồm: - Du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng cuối tuần - Du lịch lễ hội, tín ngƣỡng - Du lịch hội nghị - hội thảo - Du lịch trải nghiệm 7Phòng VHTT&DL TP. Hƣng Yên 38
- Trong đó sản phẩm mũi nhọn cần tập trung phát triển là du lịch tâm linh – tín ngƣỡng, du lịch sinh thái tham quan vƣờn nhãn và các làng nghề truyền thống. 2.1.1.3. Định hướng phát triển thị trường Thị trƣờng khách quốc tế: tập trung thu hút khách Đông Nam Á, trong đó chủ yếu là khách Trung Quốc, Đông Bắc Á (Nhật Bản), Tây Âu 2.1.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển 2.1.2.1. Công tác quy hoạch Quy hoạch phát triển du lịch của thành phố phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, của các huyện lân cận và các tỉnh trong khu vực, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển thành phố đến năm 2025. Tập trung quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển du lịch trên địa bàn, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tƣ các dự án cho từng thời kỳ. Trƣớc mắt tập trung xây dựng, quy hoạch các khu di tích trọng điểm nhƣ: Khu Phố Hiến, khu phía nam thành phố (gồm các xã Hồng Nam, Hồng Châu, Quảng Châu, Hoàng Hanh, Phƣơng Chiểu), khu Bảo Khê. Quy hoạch khu du lịch Phố Hiến thành điểm du lịch quốc gia theo nhiệm vụ đã đƣợc phân công tại kế hoạch hoạt động số 91/NQ – CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. Quy hoạch hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa nhƣ khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến trở thành điểm du lịch quốc gia. Quy hoạch khu vui chơi giải trí, khu vực dịch vụ và bán hàng lƣu niệm phục vụ khách du lịch. Quá trình quy hoạch phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý, tránh hiện tƣợng chồng chéo, trùng lặp giữa các điểm du lịch. 2.1.2.2. Kế hoạch phát triển 39
- - Về hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng: Hoàn thành nâng cấp, rải nhựa, cứng hóa toàn bộ các tuyến đƣờng trong thành phố, đƣờng liên xã và giao thông nông thôn vào năm 2020. Ƣu tiên đầu tƣ xây dựng Bến cảng đón khách du lịch Phố Hiến trên sông Hồng. Xây dựng bãi đỗ xe thuộc khu di tích Phố Hiến. Xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, đầu tƣ xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch (Đền Trần, đền Mẫu, Quảng trƣờng Nguyễn Văn Linh ). Xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn du lịch tại các tuyến điểm du lịch trên địa bàn. - Về cơ sở lƣu trú, nhà hàng ăn uống, hệ thống chợ: Quy hoạch mặt bằng không gian các hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, chợ, các khu vui chơi giải trí nhƣ công viên, vƣờn hoa, bể bơi, khu vực trung tâm thành phố. Nâng cao chất lƣợng các món ăn Âu, Á phục vụ khách du lịch. Thu hút đầu tƣ xây dựng hệ thống trung tâm thƣơng mại trên địa bàn thành phố. Cải tạo nâng cấp các chợ tại Quảng Châu, Hồng Nam. - Về bƣu chính viễn thông: Lắp đặt hệ thống máy tính và nối mạng trong nội bộ thành phố. Nâng cấp đƣờng truyền mạng cáp quang, cung cấp hệ thống wifi ở trung tâm các điểm du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn. - Về bảo vệ môi trƣờng: Xây dựng khu xử lý rác thải. Xây dựng hệ thống các công trình công cộng ở các khu, điểm du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng. - Đào tạo nhân lực: Dự kiến đến năm 2025 tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch là 1200 ngƣời, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt khoảng 80%. Thành lập trung tâm xúc tiến du lịch thành phố, trực thuộc quản lý phòng Văn hóa – Thông tin. Tuyển hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch (ƣu tiên tốt nghiệp Đại học chuyên ngành du lịch, văn hóa). - Xúc tiến quảng bá du lịch: Tăng cƣờng tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá hình ảnh đặc trƣng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: Báo, Đài phát thanh truyền hình, wedsite, hội chợ, triển lãm. Tập trung giới thiệu các sản phẩm đã có nhƣ: du lịch lễ hội, tâm linh tín ngƣỡng. 40
- - Nhu cầu vốn đầu tƣ để thực hiện đề án: ở giai đoạn 2016 – 2020 là 29 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc là 9.5 tỷ và kinh phí từ xã hội hóa là 19.5 tỷ đồng. Giai đoạn 2020 – 2025 là 538 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc là 11.5 tỷ. 2.2. Điều tra, đánh giá thị trƣờng du lịch Việc kinh doanh khai thác du lịch của thành phố chủ yếu qua các loại hình nhƣ: du lịch tâm linh, tín ngƣỡng, tập trung tại khu di tích Phố Hiến thu hút khách chủ yếu là vào mùa lễ hội 3 tháng đầu năm âm lịch. Du lịch sinh thái, tập trung khai thác tại các điểm vƣờn nhãn (xã Hồng Nam). Trong những năm qua, lƣợng khách du lịch đến thành phố không ngừng tăng, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của thành phố, trong đó khách du lịch nội địa chiếm đa số, nguồn khách chủ yếu đến từ thủ đô Hà Nội và từ các địa phƣơng thuộc vùng Bắc Bộ. Lƣợt Năm Năm Năm Năm Năm Năm TT khách 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Khách 1 quốc 1.100 1.750 2.400 3.000 4.000 5.500 tế Khách 2 31.000 34.000 38.000 42.500 50.000 60.000 nội địa Tổng 32.100 35.750 40.400 45.500 54.000 65.500 Bảng 2.3: Tổng lƣợt khách du lịch đến TP. Hƣng Yên8 (ĐVT: Lƣợt) Số khách du lịch lƣu trú trên địa bàn và mức chi tiêu trong những ngày nghỉ tại thành phố đƣợc tăng lên. Dự kiến trong những năm tới, khi các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lƣợng đƣợc nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch cũng dần đƣợc tăng lên. 8 Phòng VHTT&DL TP. Hƣng Yên 41
- 2.3. Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch 2.3.1. Cơ sở lƣu trú Đến năm 2015, thành phố có 54 cơ sở lƣu trú (trong đó có 3 khách sạn 2 sao, 5 khách sạn 1 sao) với tổng số 690 phòng nghỉ, tập trung ở các phƣờng Lê Lợi, Quang Trung, Minh Khai Nhìn chung các cơ sở lƣu trú đáp ứng đƣợc nhu cầu nghỉ dƣỡng, lƣu trú của khách thời gian qua. Loại hạng đã TT Tên cơ sở Địa chỉ công nhận Khách sạn Hƣng 72 Trƣng Trắc – Quang 1 2 sao Thái Trung Khách sạn Sơn Nam Đƣờng Phạm Ngũ Lão – 2 2 sao Plaza Hồng Châu Khách sạn Hoàng Đƣờng Triệu Quang 3 2 sao Hiệp Phục – Hiến Nam Khách sạn Ngân Đƣờng Chu Mạnh Trinh – 4 1 sao Giang Hiến Nam Đƣờng Triệu Quang 5 Khách sạn Á Đông I 1 sao Phục – Hiến Nam Khách sạn Á Đông Đƣờng Chùa Chuông – 6 1 sao II Hiến Nam Khách sạn Thái Đƣờng Phạm Bạch Hổ - 7 1 sao Bình Lam Sơn 58 Phạm Ngũ Lão – 8 Khách sạn Phố Hiến 1 sao Quang Trung Bảng 2.4: Danh sách các cơ sở lƣu trú đƣợc xếp hạng trên địa bàn TP. Hƣng Yên9 9 Phòng VHTT&DL TP. Hƣng Yên 42
- 2.3.2. Hệ thống giao thông Hệ thống giao thông của TP. Hƣng Yên rất thuận lợi cả về đƣờng bộ và đƣờng thủy phục vụ phát triển du lịch. Về đƣờng bộ: Quốc lộ 38 là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Hà Nam – Hƣng Yên – Hải Dƣơng – Bắc Ninh đã cải tạo xong đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp III. Cầu Yên Lệnh qua sông Hồng dài gần 2km nối với quốc lộ 1A tại thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Nam với TP. Hƣng Yên. Quốc lộ 39 từ đô thị Phố Nối qua TP. Hƣng Yên đi Thái Bình đã đƣợc nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp III. Trên địa bàn thành phố còn có bến xe khách Hƣng Yên hàng ngày chạy các tuyến đƣờng dài, liên tỉnh từ TP. Hƣng Yên đi và đến các tỉnh, chủ yếu là Hà Nội. Có 4 hãng taxi đang hoạt động (Taxi Mai Linh, Suối Nguồn, Hƣng Yên, Thái Đăng Long) với hàng trăm đầu xe đã giúp cho việc giao lƣu kinh tế, nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng và khách du lịch khá thuận lợi. Về đƣờng thủy: Nằm trên ngã ba sông Hồng – sông Luộc giao thông đƣờng thủy của TP. Hƣng Yên có lịch sử lâu đời (tại Phố Hiến xƣa đã có cảng Vạn Lai Triều). Sông Hồng chạy qua phía Tây và Nam của TP. Hƣng Yên có chiều dài khoảng 13,3 km và có nhiều cồn cát, rất thuận lợi cho phát triển tuyến du lịch đƣờng sông Phố Hiến – Đa Hòa Dạ Trạch – Hà Nội, sông Luộc chạy dọc theo phía Nam tỉnh với chiều dài 28km rất thuận lợi cho phát triển giao thông đƣờng thủy. 2.3.3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch Trên địa bàn thành phố có khoảng 200 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống gồm khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn bình dân. Có 03 trung tâm mua sắm, phục vụ khách du lịch là Siêu thị Phố Hiến, chợ Phố hiến, Media Mart. 2.4. Đội ngũ lao động trong ngành du lịch Năm 2009 có khoảng 534 lao động hoạt động thƣờng xuyên trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ tại TP. Hƣng Yên. Năm 2015 là 923 lao động. 43
- Cơ cấu đào 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 tạo Trên đại học 4 6 8 10 10 11 15 Đại học và 200 217 225 241 252 289 310 cao đẳng Trung cấp 150 195 201 236 246 278 284 Sơ cấp 120 132 148 167 185 199 199 Lao động 60 72 81 90 99 105 115 khác Tổng 534 612 663 744 792 882 923 Bảng 2.5: Tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ của TP. Hƣng Yên giai đoạn 2009 - 201510 Về chất lƣợng nguồn nhân lực: Nhìn chung, trong những năm qua chất lƣợng lao động trong lĩnh vực du lịch đã từng bƣớc đƣợc củng cố, các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn đƣợc tổ chức hằng năm nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng phần nào nhu cầu quản lý và phục vụ khách tại địa phƣơng. Lực lƣợng lao động trên chủ yếu là ngƣời địa phƣơng, có sức khỏe, nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên, chất lƣợng lao động có nghiệp vụ ở một số lĩnh vực vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc hiện nay cũng nhƣ đối với yêu cầu phát triển du lịch của thành phố trong tƣơng lai đặc biệt là các nhân lực thuộc lĩnh vực Lễ tân, buồng, bàn, hƣớng dẫn viên có ngoại ngữ Vì vậy, chất lƣợng dịch vụ du lịch chƣa cao, chƣa mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế. 10 Phòng VHTT&DL TP. Hƣng Yên 44
- 2.5. Việc giới thiệu, quảng bá du lịch Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác, TP. Hƣng yên rất coi trọng việc quảng bá hình ảnh du lịch thành phố. UBND TP. Hƣng Yên đã đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch theo chiều sâu trong những năm gần đây. Ngoài các kênh quảng cáo truyền thống nhƣ: Báo Hƣng Yên, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, wedsite tỉnh (www.hungyen.gov.vn, www.baohungyen.org.vn) phòng Văn hóa thông tin còn chủ trƣơng quảng cáo về dịch TP. Hƣng Yên trên các wedsite của Tổng cục du lịch Việt Nam, các công ty lữ hành nhƣ: Vietnamtourism.gov.vn, saigontourist.net, dulichsonghong.com Năm 2012, thành phố phối hợp với trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh xây dựng bản đồ du lịch Hƣng Yên nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch thành phố phát triển. Hằng năm, với trên 30 lễ hội lớn nhỏ diễn ra trên địa bàn đã thu hút đông đảo khách thập phƣơng về tham quan, chiêm bái thông qua đó đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch của vùng. Năm 2013, việc tổ chức thành công các Lễ hội văn hóa Vùng Phố Hiến hƣởng ứng năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng đã đƣa các giá trị văn hóa vùng Phố Hiến đến đƣợc đông đảo du khách trong nƣớc và quốc tế. Hẳng năm UBND TP. Hƣng Yên chỉ đạo Trung tâm VHTT&DL thành phố tăng cƣờng công tác tuyên truyền, quảng bá với hàng ngàn ấn phẩm bằng song ngữ với những nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, giới thiệu về tiềm năng du lịch, vùng đất, con ngƣời Phố Hiến đến với du khách nhƣ: xuất bản các cuốn bản tin du lịch, tập gấp, bản đồ du lịch, đã có rất nhiều bài viết cùng những hình ảnh, phóng sự tuyên truyền, giới thiệu về tiềm năng du lịch, vùng đất, con ngƣời Phố Hiến. 45
- 2.6. Hiệu quả kinh tế ngành du lịch Trong những năm qua, lƣợng khách du lịch đến thành phố không ngừng tăng, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của thành phố, trong đó khách du lịch nội địa chiếm đa số, nguồn khách chủ yếu từ thủ đô Hà Nội và từ các địa phƣơng vùng Bắc Bộ. Năm 2010 TP. Hƣng Yên đón 32.100 lƣợt khách, doanh thu đạt 48 tỷ đồng, đến năm 2015 đón 65.500 lƣợt khách, doanh thu đạt 83 tỷ đồng, tăng 172,9% so với năm 2010. Năm Năm Năm Năm Năm Năm TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh 1 thu du Tỷ 48 53 60 68 78 83 lịch Bảng 2.6: Bảng doanh thu du lịch của TP. Hƣng Yên trong giai đoạn 2010 – 201511. Số khách du lịch lƣu trú trên địa bàn và mức chi tiêu trong những ngày nghỉ tại thành phố đƣợc tăng lên. Dự kiến trong những năm tới, khi các sản phẩm du lịch phong phú, chất lƣợng đƣợc nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch cũng dần đƣợc tăng lên. 2.7. Tổng số dự án, vốn đầu tƣ cho du lịch Giai đoạn 2011 – 2015, thành phố đã thu hút đƣợc 30 dự án đầu tƣ và phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh – dịch vụ với số vốn lên tới hàng trăm tỷ đồng. Phần lớn các dự án đầu tƣ là của tƣ nhân. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch của thành phố. Đến nay, thành phố đang xây dựng “Đề án phát triển du lịch đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2025” với tổng kinh phí dự kiến lên tới 878 tỷ đồng trong đó 48,5 tỷ đồng thuộc ngân sách nhà nƣớc và 829,5 tỷ đồng là xã hội hóa. 11 Phòng VHTT&DL TP. Hƣng Yên 46
- 1 Xây dựng hạ tầng các khu đô thị tại TP. Hƣng Yên 2 Xây dựng trung tâm thƣơng mại và siêu thị tại TP. Hƣng Yên Xây dựng chợ đầu mối, chợ thƣơng mại tại các huyện và TP. Hƣng 3 Yên, các xã, phƣờng, thị trấn 4 Xây dựng khu du lịch tuyến sông Hồng 5 Cảng sông Hồng tại TP. Hƣng Yên 6 Xây dựng bến xe loại II tại TP. Hƣng Yên Cải tạo, nâng cấp và xây mới các cơ sở thể dục thể thao và vui chơi 7 giải trí tại TP. Hƣng Yên Bảng 2.7:Một số dự án đang thu hút đầu tƣ của TP. Hƣng Yên về du lịch 2.8. Các tuyến du lịch đã đƣợc khai thác TP. Hƣng Yên đã đƣa vào khai thác một số tuyến du lịch nhƣ: TP Hưng Yên – Phố Nối – Phù Ủng với các điểm tham quan chính là: Các di tích văn hóa tại TP. Hƣng Yên, di tích Hải Thƣợng Lãn Ông, khu tƣởng niệm cố Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh, nghề làm tƣơng bần, đến Phù Ủng. Thời gian tham quan từ 1 – 2 ngày tùy thuộc vào các điểm tham quan. TP. Hưng Yên – đền Đa Hòa – đầm Dạ Trạch với các điểm tham quan chính nhƣ: các di tích văn hóa tại TP. Hƣng Yên, đền Đa Hòa, lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (10 – 12/2 âm lịch), đầm Dạ Trạch. Tuyến du lịch sinh thái đê sông Hồng: từ TP. Hƣng Yên đến Đa Hòa và Dạ Trạch. TP. Hưng Yên – Phố Nối – Hải Dương – Hạ Long TP. Hưng Yên – Hà Nam – Ninh Bình TP. Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định Từ năm 2008, một số công ty du lịch của Hà Nội nhƣ: Ami tour, Du lịch Hà Nội, Welcom Vietnam tour đã kết hợp với Sở văn hóa – Thể 47
- thao – Du lịch đặc biệt là phòng Văn hóa TP. Hƣng Yên để tổ chức một số tour du lịch trên sông Hồng, kết hợp thăm những di tích lịch sử ở Hƣng Yên. Ami tour (www.amitour.com.vn) Hà Nội – Văn miếu - Đền Mẫu – Đền Thiên Hậu – chùa Chuông – Hà Nội (450.000đ/khách, áp dụng cho đoàn 30 khách trở lên). Tour khởi hành từ bến Chƣơng Dƣơng du khách sẽ ăn trƣa trên tàu và cập bến Yên Lệnh, buổi chiều khách sẽ lên ô tô đi thăm Văn miếu Xích Đằng, đền Mẫu, đền Thiên Hậu, chùa Chuông (TP. Hƣng Yên). Chiều tàu sẽ đƣa quý khách trở về Hà Nội. Welcom Vietnam tour (www.dulichchaovietnam.com) Đền Mẫu – Chùa Chuông (750đ/khách). Tour khởi hành tại điểm hẹn đón khách tại Hà Nội đến thăm đền Mẫu, đền Thiên Hậu và vãn cảnh tại bờ hồ, sau đó du khách sẽ ăn trƣa tại nhà hàng. Buổi chiều khách sẽ thăm quan chùa Chuông và kết thusch hành trình trở về Hà Nội. Công ty du lịch nối vòng tay lớn (www.banduongdulich.com) Tour du lịch lễ hội TP. Hưng Yên (450đ/khách, áp dụng cho đoàn 40 khách trở lên). 07h30: Xe và hƣớng dẫn viên đón tại điểm hẹn của khách, xe xuất phát từ Hà Nội khởi hành đi Đền Mẫu Hƣng Yên sau đó dâng hƣơng tại đền Thiên Hậu, dâng hƣơng lễ tại Đền Trần – Hƣng Yên và vãn cảnh Hồ Bán Nguyệt, tham quan và chụp ảnh tại Phố Hiến. Buổi trƣa khách thƣởng thức bữa ăn tại nhà hàng. Buổi chiều khách làm lễ dâng hƣơng tại chùa Chuông, thăm Văn Miếu Hƣng Yên. 16h30: Xe đƣa Quý khách về điểm hẹn ban đầu. Các tour du lịch đƣợc xây dựng chủ yếu đón khách vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là khách Hà Nội vì vậy thời gian lƣu trú của khách thƣờng không dài, giá tour rẻ chỉ từ 500đ/ngƣời/ngày. Nhìn chung, hoạt động du lịch của TP. Hƣng Yên ngày càng phát triển, điều này thể hiện ở số lƣợng khách và doanh thu du lịch tăng lên theo từng năm. Thành phố cũng đã quan tâm nhiều hơn tới việc đầu tƣ phát triển du 48
- lịch, đƣa du lịch cùng thƣơng mại, dịch vụ trở ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Tuy nhiên du lịch TP. Hƣng Yên còn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ: Hiện nay, trên địa bàn thành phố chỉ khai thác 2 loại hình du lịch chính: du lịch tâm linh và du lịch sinh thái. Các loại hình còn lại chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả nhƣ: du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch công vụ, du lịch trải nghiệm hƣớng dẫn viên còn thiếu sự chuyên nghiệp, các tour đơn điệu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách. Doanh thu từ du lịch chủ yếu là từ kinh doanh dịch vụ lƣu trú, ăn uống. Các cơ sơ lƣu trú trên địa bàn còn mang nặng tính gia đình, chƣa chú trọng tới nâng cao chất lƣợng toàn diện. Cùng với đó, nhận thức của một bộ phận không nhỏ ngƣời dân về du lịch chƣa đầy đủ dẫn đến kinh doanh, phục vụ chƣa tốt. Mặt khác sự đầu tƣ cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nƣớc còn hạn chế, dàn trải, nhiều bấp cập. Công tác xã hội hóa về du lịch chƣa đƣợc quan tâm. Công tác quy hoạch về du lịch của thành phố còn thiếu quy hoạch tổng thể và chi tiết. Đồng thời lao động phục vụ trong ngành du lịch dù có tăng nhƣng vẫn thiếu hụt về kinh nghiệm, chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ. Cùng với đó, công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch còn ít và hiệu quả chƣa cao. Việc kết nối tour, tuyến, các điểm tham quan cho khách du lịch đƣờng sông còn gặp nhiều bất cập. Chính vì còn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ trên nên cần đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của TP. Hƣng Yên. Một trong những biện pháp cần thực hiện kịp thời đó là xây dựng các tour du lịch đặc thù cho TP. Hƣng Yên. Chƣơng 3: Hoạch địnhcác chƣơng trình du lịch đặc thù cho TP. Hƣng Yên Nhận thức đƣợc vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, liên hệ với những kết quả mà ngành du lịch TP. Hƣng 49
- Yên đã đạt đƣợc trong những năm vừa qua, tôi mạnh dạn đƣa ra những định hƣớng phát triển du lịch của thành phố trong những năm tiếp theo. Đề tài của tôi xin đƣa ra các chƣơng trình du lịch đặc thù cho TP. Hƣng Yên (chủ yếu là chƣơng trình 1 ngày hoặc 2 ngày) nhằm phát triển ngành du lịch cũng nhƣ khai thác tiềm năng của TP. Chƣơng trình 1 ngày giúp khách có thể đi về trong ngày, không mất chi phí lƣu trú, tiết kiệm nhiều chi phí phát sinh khác. Tuy nhiên ở chƣơng trình này đôi khi khách không đủ thời gian để tỉm hiểu một cách đầy đủ về văn hóa địa phƣơng. Còn với chƣơng trình 2 ngày hoặc dài hơn du khách sẽ phải trả chi phí lƣu trú, ăn uống, đi lại và nhiều dịch vụ khác kèm theo nhƣng họ sẽ đƣợc trải nghiệm nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn và khám phá điều mới lạ lớn hơn. 3.1. Du lịch MICE kết hợp du lịch tâm linh Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp của du khách giữa mục đích đi dự hội nghị, hội thảo, triển lãm, tham gia các sự kiện là chính với việc sử dụng các dịch vụ du lịch và tham quan du lịch. Thuật ngữ MICE: meeting (hội họp, gặp gỡ), Convention (hội nghị, hội thảo), exhibition (triển lãm), incentive (khen thƣởng, ƣu đãi, khuyến thƣởng). Du lịch MICE là loại hình du lịch tổng hợp, đa số các chƣơng trình du lịch của nó là chƣơng trình du lịch trọn gói, ngƣời tham gia vào loại hình du lịch này thƣờng không phải trả tiền hoặc chỉ trả rất ít cho một số dịch vụ bổ sung phát sinh ngoài chƣơng trình, ngƣời trả tiền thƣờng là các công ty nhƣ khen thƣởng nhân viên hoặc tổ chức nào đó. Du lịch tâm linh (du lịch tôn giáo) đƣợc hiểu là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo của tín đồ hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của ngƣời dị giáo. Điểm đến của các luồng du khách này là chùa chiền, nhà thờ, thánh địa 12 12 PGS. TS Trần Đức Thanh, (2008), Nhập môn khoa học du lịch, Trƣờng ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), tr 73. 50
- Hiện nay, Việt Nam nói chung và Hƣng Yên nói riêng loại hình du lịch MICE còn mới nên việc áp dụng du lịch MICE còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên TP. Hƣng Yên là nơi có tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú phục vụ đắc lực cho việc phát triển du lịch tâm linh. Du lịch tâm linh ở TP. Hƣng Yên chỉ phát triển vào mùa lễ hội và hoạt động du lịch của du khách chỉ diễn ra trong ngày vì vậy việc áp dụng du lịch MICE kết hợp với du lịch tâm linh sẽ kéo dài tính thời vụ trong du lịch bằng việc tạo ra các sự kiện để khai thác tốt thị trƣờng du lịch MICE, TP và doanh nghiệp phải chủ động tạo ra nhiều sự kiện: hội chợ thƣơng mại, các cuộc thi nhƣ: Miss Phố Hiến, hội thi câu cá, thả diều, trọi trâu, hội thao đặc biệt hiện nay lễ hội dân gian Phố Hiến mới đƣợc tổ chức, đây là lễ hội lớn, tiêu biểu cho cả TP. Hƣng Yên. Nếu kết hợp việc đi hội nghị, hội thảo hoặc thƣởng cho nhân viên đầu năm thì lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến hoàn toàn đáp ứng điều kiện đó. Xây dựng chƣơng trình Hà Nội – Hội chợ thương mại du lịch TP. Hưng Yên – Chùa Chuông – Đền Mẫu Hội chợ thƣơng mại du lịch TP. Hƣng Yên là nơi hội tụ đầy đủ các sản vật, sản phẩm làng nghề của TP. Hƣng Yên nói riêng và tỉnh Hƣng Yên nói chung. Đây là sự kiện lớn sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều đơn vị doanh nghiệp, cá nhân tham gia. Đây cũng là nơi diễn ra các buổi biểu diễn nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa Hƣng Yên (Chèo, trống quân, ca trù, nhạc hiện đại ) Khi du khách thích thú với việc tham gia hội chợ lớn nhất tại Hƣng Yên thì có thể kết hợp chuyến du lịch tâm linh với ngôi đền Mẫu linh thiêng và ngôi chùa cổ kính với hàng trăm tƣợng phật tại đây. Hà Nội – Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến – Chùa Chuông – Đền Trần – Đền Mẫu Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến là một sự kiện nổi bật nhất trong năm đối với ngành du lịch TP. Hƣng Yên vì vậy nó chắc chắn sẽ thu hút số lƣợng 51
- khách không nhỏ đến với Hƣng Yên trong khoảng thời gian này. Khi tham gia lễ hội, du khách cũng sẽ tiếp tục đƣợc khám phá hành trình du lịch tâm linh trên mảnh đất văn hiến. Ngoài ra có thể xây dựng các chƣơng trình tƣơng tự với các sự kiện nhƣ lễ hội thả diều, cuộc thi Miss Phố Hiến. Tuy nhiên, mùa lễ hội tại TP. Hƣng Yên lại thƣờng kéo dài trong 3 tháng đầu năm, các sự kiện cũng chỉ kéo dài trong vài ngày vì vậy để khắc phục tính mùa vụ của du lịch ta cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau từ đó xây dựng hình ảnh Phố Hiến thân thiện, thu hút bạn bè trong nƣớc và quốc tế. 3.2. Du lịch homestay Homestay là một loại hình “du lịch xanh” lý tƣởng đối với các bạn trẻ quốc tế yêu thích khám phá văn hóa tại các nƣớc bản địa. Loại hình này cũng phát triển nhanh chóng và đƣợc hƣởng ứng ở Việt Nam. Khi đi du lịch Home Stay, thay vì ở khách sạn hoặc các nhà nghỉ các bạn sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phƣơng hay ở những ngôi nhà thân thiện dành cho khách liền kề với nhà ở của gia chủ để có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của nƣớc chủ nhà hay của ngƣời dân địa phƣơng. Khách đƣợc xem nhƣ một thành viên của gia đình và tham gia vào các sinh hoạt đời thƣờng nhƣ ăn cơm chung mâm và trò chuyện trao đổi với các thành viên, tham gia các hoạt động văn hóa, du lịch ở địa phƣơng. Khách cũng đƣợc yêu cầu phải “nhập gia tùy tục” và biết cách tôn trọng các quy tắc và sự riêng tƣ nhất định của gia chủ bằng cách tham gia sống, ăn ở và sinh hoạt nhƣ thành viên trong gia đình bản địa không những là một trải nghiệm thú vị, mà còn tạo cơ hội để khách quốc tế cũng nhƣ khách nội địa kết bạn với ngƣời dân địa phƣơng. Loại hình du lịch Homestay phát triển mạnh tại Sa Pa, Mộc Châu, Mai Châu còn tại Hƣng Yên loại hình này còn rất mới và vẫn đang trong thời gian xây dựng, thiết kế chƣơng trình. TP. Hƣng Yên đến nay chỉ có khoảng 12 homestay và theo điều tra, khảo sát năm 2015 chỉ có 1005 lƣợt khách sử 52
- dụng dịch vụ này, chủ yếu phục vụ nhu cầu tìm hiểu các giá trị, di tích lịch sử - văn hóa, phong tục, tập quán của ngƣời dân bản địa và các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, khi tham gia loại hình du lịch này du khách phải chấp nhận sử dụng dịch vụ của chính ngƣời dân địa phƣơng nên nhiều khi cơ sở vật chất còn hạn chế. Loại hình này gặp nhiều khó khăn tại TP. Hƣng Yên bởi để thuyết phục ngƣời dân làm “homestay” không phải dễ vì ai cũng muốn riêng tƣ, hơn nữa là làm thế nào để ngƣời chủ nhà nhận thức sâu sắc về dịch vụ mà mình đang cung cấp, lợi ích mà nó mang lại cho bản thân và giá trị đối với xã hội, điều này cũng có nghĩa là mỗi chủ Homestay là một đại sứ văn hóa. Mặt khác việc quản lý các homestay còn chƣa chặt chẽ nên đôi khi xảy ra tình trạng chặt chém khách, chất lƣợng dich vụ không tốt. Chính vì những khó khăn kể trên nên hoạt động du lịch homestay tại TP. Hƣng Yên còn ảm đạm và kém hiệu quả nên cần đƣợc quan tâm đầu tƣ hơn nữa để có thể thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch. Đối với cơ quan quản lý: Cần thống kê chi tiết các homestay tại TP. Hƣng Yên, quy định về mức giá chung để tránh tình trạng chặt chém khách, quy hoạnh các làng nghề, tăng cƣờng công tác quảng bá hình ảnh du lịch. Đối với các doanh nghiệp lữ hành: Cần thiết kế điểm đến phù hợp, lựa chọn các homestay, trang bị kiến thức du lịch cho ngƣời dân địa phƣơng. Đối với ngƣời dân địa phƣơng: Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của loại hình du lịch mới này đối với sự phát triển kinh tế trong tƣơng lai từ đó tự trang bị kiến thức chuyên môn để góp phần xây dựng điểm đến thân thiện trong lòng du khách. Thiết kế chƣơng trình – tuyến, điểm du lịch Chương trình 1: Hà Nội – TP. Hưng Yên (Xã Hồng Nam. Trung Nghĩa, Liên Phương). Xe đón khách tại điểm đã hẹn, đƣa du khách về TP. Hƣng Yên, khách nghỉ trƣa và dùng bữa tại chính nhà của ngƣời dân với các món đặc trƣng vùng miền nhƣ gà Đông Tảo, bánh tẻ, bún thang sau đó bắt đầu hành trình trải nghiệm cuộc sống của ngƣời dân xứ nhãn. Tour kéo dài 2 53
- ngày 1 đêm với mức giá dự kiến là 1,3 triệu (đoàn trên 30 ngƣời) bao gồm 6 bữa ăn, xe đƣa đón, tiền thuê trọ tại nhà dân, bảo hiểm, hƣớng dẫn viên. Một chuyến du hành về vùng đất TP. Hƣng Yên vào tháng 3 khi mùa hoa nhãn nở, để biết đƣợc quy trình sản xuất mật ong hoa nhãn, tìm hiểu những công việc hàng ngày về việc ghép mắt cây nhãn giống, biết đƣợc nhiều giống nhãn ngon, nhãn quý. Vào dịp tháng 7, tháng 8 âm lịch, tham quan những vƣờn nhãn trĩu quả, với loại quả to, cùi rất dày, vị ngọt thanh, các múi đƣợc xếp lồng vào nhau.Du khách có thể đƣợc giải đáp sự tò mò về quy trình làm ra đặc sản long nhãn của mảnh đất Phố Hiến xƣa, tự tay gói cho mình chiếc bánh tẻ, và nếu du khách muốn trải nghiệm một ngày làm việc vất vả trên ruộng lúa thẳng cánh cò bay thì TP. Hƣng Yên cũng là một địa điểm lý tƣởng để thỏa mãn ý muốn đó. Hay trong cái nóng nực của mùa hè thƣởng thức bát chè sen long nhãn đƣợc nấu bởi bàn tay khéo léo của ngƣời dân xứ nhãn, cái tinh túy trong ẩm thực khi kết hợp cùi nhãn lồng thanh mát với vị bùi thơm của hạt sen đầu mùa. Trong đêm hè mát mẻ, đƣợc thƣởng thức làn điệu mƣợt mà, nhẹ nhàng của nàng Ả Đào với nghệ thuật hát Ả Đào của vùng đất Đào Đặng sau một ngày làm việc vất vả. Chương trình 2: Hà Nội – TP. Hưng Yên (xã Bảo Khê) Xe đón khách tại điểm đã hẹn, đƣa du khách về TP. Hƣng Yên, khách nghỉ trƣa và dùng bữa tại chính nhà của ngƣời dân với các món đặc trƣng vùng miền sau đó bắt đầu hành trình trải nghiệm cuộc sống của ngƣời dân làng nghề. Tour kéo dài 2 ngày 1 đêm với mức giá dự kiến là 1,3 triệu (đoàn trên 30 ngƣời) bao gồm 6 bữa ăn, xe đƣa đón, tiền thuê trọ tại nhà dân, bảo hiểm, hƣớng dẫn viên. Ở hành trình này du khách đƣợc tìm hiểu về ngôi làng nghề truyền thống Hƣơng xạ Cao Thôn. Đến với ngôi làng nghề truyền thống, du khách không chỉ đƣợc chiêm ngƣỡng những sản phẩm do bàn tay cần cù, khéo léo và sáng tạo của ngƣời dân nơi đây mà còn đƣợc trực tiếp tham gia vào công đoạn làm hƣơng với ngƣời dân, trực tiếp tham gia vào cuộc sống sinh hoạt 54
- cùng chủ nhà. Không chỉ vậy, du khách còn đƣợc thăm thú đầm sen thơm ngát trong ngày hè chói chang. Điều đặc biệt là du khách đều đƣợc tham gia vào một công đoạn nào đó của quá trình sản xuất với ngƣời dân. Tất cả sẽ đem đến sự trải nghiệm đầy mới mẻ khi du khách tham gia tour homestay ở TP. Hƣng Yên. 3.3. Du lịch làng nghề Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hóa mà qua đókhách du lịch đƣợc thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó. Từ đó giúp cho du khách thẩm nhận các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc ở tại các địa phƣơng. Thông qua loại hình du lịch này, các sản phẩm thủ công sản xuất tại làng nghề sẽ đƣợc xuất khẩu tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng và nâng cao mức sống của cƣ dân. Du lịch làng nghề chủ yếu là tham quan, mua sắm, tìm hiểu, giao lƣu, kí kết các hợp đồng kinh tế mà ít có các loại hình lƣu trú và nghỉ dƣỡng khác. Loại hình du lịch này ra đời cùng với sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Hƣng Yên. Đây không phải là loại hình du lịch mới nhƣng vẫn đang thu hút số lƣợng khách lớn đến với TP. Hƣng Yên. Hằng năm, TP đón khoảng 25000 lƣợt khách đến du lịch làng nghề và hiện này con số đó vẫn đang tăng dần. Khách lựa chọn các làng nghề truyền thống tại TP. Hƣng Yên nhƣ làng nghề chế biến hạt sen, long nhãn tại xã Phƣơng Chiểu, Hồng Nam, làng nghề Hƣơng xạ Cao Thôn tại xã Bảo Khê. Các chƣơng trình của làng nghề phục vụ khách tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm, trực tiếp thƣởng thức sản phẩm tại làng nghề và có thể mua sản phẩm với giá phải chăng ngay tại điểm đến. Tuy nhiên, du lịch làng nghề của TP. Hƣng Yên còn gặp một số hạn chế nhƣ: Nhiều hộ sản xuất không hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan du lịch vì sợ ảnh hƣởng tới công việc sản xuất, các điểm đến còn ít lựa 55
- chọn nên cần xây dựng thêm điểm đến để du khách có thêm nhiều sự lựa chọn, kích thích sự tò mò của khách. Xây dựng chƣơng trình Tour Hà Nội - Làng nghề sản xuất đường mật Kệ Châu Đây là một làng nghề truyền thống có từ rất lâu ở xã Phú Cƣờng. Xã Phú Cƣờng nằm gần con sông Hồng có phù sa màu mỡ với sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là mía, đây là nguyên liệu chính để làm ra đƣờng mật. Từ thời kỳ bao cấp về trƣớc, nghề đƣờng trắng công nghiệp khan hiếm nên nghề làm đƣờng mật làm ăn rất thuận lợi. Mỗi năm lúc đó có thể thu hút hơn 500 lao động tham gia và sản xuất tới hơn 1000 tấn đƣờng mật. Hiện nay nghề làm đƣờng mật Kệ Châu vẫn còn đƣợc duy trì nhƣng đã kém hơn so với trƣớc rất nhiều.Điều này đòi hỏi sự đầu tƣ của chính quyền địa phƣơng cùng các ban ngành liên quan để giữ gìn đƣợc làng nghề từ đó thúc đẩy sự phát triển du lịch tại TP. Hƣng Yên. Tour Hà Nội – Làng nghề sản xuất Bánh Tẻ Đào Đặng Đi dọc mảnh đất Hƣng Yên, men theo đƣờng 5 du khách có thể dừng lại thƣởng thức món bánh Răng Bừa (tên gọi khác của bánh Tẻ) tại huyện Văn Giang tuy nhiên khi đến với TP. Hƣng Yên du khách lại một lần nữa đƣợc trải nghiệm món ăn giàu truyền thống văn hóa địa phƣơng này tại làng Đào Đặng – xã Trung Nghĩa. Dù đây là món ăn khá nổi tiếng tại một số tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ nhƣng mỗi vùng miền lại có cách chế biến khác nhau. Ngay tại Hƣng Yên, món bánh này cũng không giống nhau, hình thức, mùi vị Khi chọn tour này, du khách sẽ đƣợc cùng tham gia vào các công đoạn làm bánh, thƣởng thức mùi vị của bánh và mua những sản phẩm ấy về làm quà tặng ngƣời thân. Hà Nội – Làng nghề làm mứt táo Phương Chiểu Từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc, một số ngƣời dân xã Phƣơng Chiểu di chuyển vào miền Nam bán hoa, cây cảnh để kiếm sống và họ học đƣợc nghề làm mứt táo. Ban đầu, họ chỉ làm thuê cho các cơ sở chế biến mứt táo 56
- tại Thành phố Hồ Chí Minh nhƣng thấy nghề này dễ làm mà địa phƣơng mình lại sẵn có nguồn nguyên liệu nên sau thời gian học hỏi tích lũy kinh nghiệm, họ về quê, đầu tƣ làm “lò” chế biến mứt táo. Mứt táo đƣợc chế biến theo mùa vụ, thông thƣờng bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến Tết Nguyên đán, không khí làng nghề ngày càng nhộn nhịp. Nếu chọn tour này, du khách cần tới Hƣng Yên vào khoảng 3 tháng cuối năm để tham gia vào quy trình sản xuất mứt táo tại làng nghề Phƣơng Chiểu. Để có thể xây dựng đƣợc các tour này, đòi hỏi sự quy hoạch của chính quyền địa phƣơng cùng các ban ngành liên quan kết hợp với doanh nghiệp lữ hành, từ đó góp phần làm phong phú hình ảnh du lịch TP. Hƣng Yên 3.4. Du lịch tham quan vƣờn sinh thái cây trái Tham quan là hành vi quan trọng của con ngƣời để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tƣợng tham quan có thể là một tài nguyên tự nhiên nhƣ phong cảnh kì thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn nhƣ một di tích, một công trình đƣơng đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất 13 Nhƣ vậy, du lịch tham quan có thể hiểu là việc con ngƣời đến tìm hiểu, nghiên cứu, ngắm nhìn, thƣởng thức một tài nguyên du lịch nào đó. TP. Hƣng Yên là vùng đất nổi tiếng với “đặc sản tiến Vua” – Nhãn Lồng, hằng nằm, nhãn đƣợc xuất khẩu khắp nơi trên đất nƣớc và cả nƣớc ngoài. Mùa nhãn, hoa nở rộ, trĩu quả đem lại sự thích thú cho ngƣời ngắm nhìn. Bên cạnh nhãn, TP. Hƣng Yên còn có những vƣờn táo xanh đầy hấp dẫn, những ao sen thơm mát và một Đảo Cò rộng lớn với hàng ngàn chú cò bay lƣợn bên hồ. Đây chính là điều kiện để khai thác tour du lịch tham quan vƣờn sinh thái cây trái tại TP. Hƣng Yên. Xây dựng chƣơng trình Hà Nội – Vườn Nhãn Nễ Châu 13PGS. TS Trần Đức Thanh, (2008), Nhập môn khoa học du lịch, Trƣờng ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), tr 69 57
- Vƣờn Nhãn Nễ Châu nằm tại thôn Nễ Châu - xã Hồng Nam - TP. Hƣng Yên. Hiện nay đã có một số vƣờn Nhãn đƣợc quy hoạch để phục vụ sự phát triển du lịch tại đây. Tuy nhiên để có thể tham gia tour này du khách phải đến Hƣng Yên vào đúng mùa nhãn lồng (tháng 6 âm lịch) để có thể tham quan các vƣờn nhãn trĩu quả, tận tay trẩy những trùm nhãn căng mọng và thƣởng thức vị ngọt, thơm, thanh mát của nhãn lồng - sản vật nổi tiếng, đặc trƣng của tỉnh Hƣng Yên, niềm tự hào của đất và ngƣời nơi đây. Hà Nội – Vườn táo Phương Chiểu – Đảo Cò Ở tour này du khách sẽ đƣợc tham quan vƣờn táo xanh trĩu quả hằng năm sản xuất mứt táo tại xã Phƣơng Chiểu. Sau đó tiếp tục hành trình, du khách sẽ đến tham quan Đảo Cò với đàn cò trắng bày lƣợn rợp trời nằm tại Công viên An Vũ – trung tâm của TP. Hƣng Yên sau đó du khách sẽ đƣợc đi tản bộ ở đê sông Hồng, thƣởng thức không khí trong lành miền quê yên tĩnh. Các tour du lịch tham quan làng nghề thƣờng chỉ kéo dài trong ngày, tuy ngành lƣu trú không thu đƣợc nhiều nguồn lợi từ tour này nhƣng ngƣời dân có thể xuất khẩu sản phẩm tại chỗ, tạo thêm thu nhập và góp phần xây dựng hình ảnh du lịch TP. Hƣng Yên. 3.5. Du lịch sông Hồng kết nối với các vùng phụ cận Sông Hồng là con sông chạy qua Hƣng Yên và các tỉnh khác, dọc theo hai bờ sông là khá nhiều các di tích lịch sử, công trình kiến trúc của các tỉnh thành. Khi du lịch trên sông Hồng, du khách sẽ đƣợc thƣởng ngoạn không khí trong lành của các miền quê sông nƣớc hữu tình, đƣợc dự lễ hội tƣng bừng của các ngôi đền, chùa cổ kính ven sông. Những làn điệu dân ca sẽ đƣa du khách đến với vùng quê Kinh Bắc. Về Hƣng Yên khách sẽ đƣợc nhớ lại một thời vàng son của Phố Hiến xƣa, ghé thăm đền thờ Chử Đổng Tử bên sông. Hiện nay tổng công ty du lịch Hà Nội đã và đang khai thác tuyến du lịch này. Hà Nội – Đền Mẫu – Đền Trần – Chùa Chuông – Đền Lảnh Giang – Hà Nội: Khách lên tàu xuôi dòng sông Hồng về tới Phố Hiến, dừng chân tại 58
- phà Yên Lệnh về ăn trƣa sau đó ghé thăm quần thể di tích Phố Hiến, trên đƣờng về Hà Nội ghé thăm đền Lảnh Giang tại Hà Nam. Tour đi trong ngày với giá vé là 600.000VNĐ/khách (Giá vé bao gồm: Phƣơng tiện, hƣớng dẫn viên, Bảo hiểm, ăn trƣa, vé thắng cảnh, VAT, gửi xe tại đầu bến) Thiết kế chƣơng trình – tuyến, điểm du lịch Hà Nội – Đền Chử Đồng Tử - Văn Miếu Xích Đằng – Chùa Chuông – Đền Mẫu – Hà Nội: Vẫn là tour đi trong ngày với giá vé không đổi nhƣng để tăng thêm sự lựa chọn cho khách thì ta có thể thiết kế một vài chƣơng trình khác nhau. Tuy nhiên để có thể thu hút khách du lịch thì du lịch Hƣng Yên cần phải kết nối với các vùng phụ cận hơn nữa để xây dựng hình ảnh điểm đến hấp dẫn, khác lạ trong mắt du khách. Đặc biệt là với tour du lịch Hà Nội – Phố Hiến đòi hỏi sự quan tâm đầu tƣ hơn nữa của TP. Hƣng Yên trong việc quảng bá hình ảnh, các sản phẩm đặc thù, trong việc giữ gìn và tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống cũng nhƣ ý thức của cƣ dân địa phƣơng cùng với đó là việc xây dựng các sự kiện song song với việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Đồng thời TP nên đầu tƣ xây dựng các khu vui chơi giải trí, trung tâm thƣơng mại để kéo dài thời gian lƣu trú của du khách. 3.6. Các chƣơng trình khác 3.6.1. Xây dựng các tour nội thành Đền Tân La – Làng nghề sản xuất hƣơng xạ Cao Thôn – Văn miếu Xích Đằng – Chùa Chuông – Đền Bà Chúa Kho Đền Bà Đào Nƣơng – Văn miếu Xích Đằng– Võ Miếu – Đền Bà Chúa Kho –Khu Nhà Cổ - Đền Thiên Hậu – Đình, chùa Hiến, cây nhãn tổ Đình, chùa Hiến – Cây nhãn tổ - Đông Đô Quảng Hội – Phủ Vị - Chùa Thông – Cây đa năm chân Chùa Chuông – Đảo Cò – Khu tƣợng đài Nguyễn Văn Linh – Nhà lƣu niệm Bác Hồ - Đông Đô Quảng Hội – cây nhãn tổ - khu chế biến hạt sen long nhãn Hồng Nam 59
- Đền Quan Lớn – Hồ Sen – Đảo Cò – chùa Phố - Võ Miếu – Nhà Cổ - Đền Bà Chúa Kho 3.6.2. Tour liên huyện, liên tỉnh Phố Hiến – Cụm di tích Hải Thƣợng Lãn Ông – Phố Nối (Nhà tƣởng niệm cố Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh, di tích Hải Thƣợng Lãn Ông, làng nghề dƣợc liệu Nghĩa Trai) Phố Hiến – Cụm di tích Phù Ủng (Huyện Ân Thi) Phố Hiến – Đền Đậu An (huyện Tiên Lữ) – Cụm di tích Tống Trân Cúc Hoa (huyện Phù Cừ) Phố Hiến – Nhà thờ bà Hoàng Thị Loan – Nhà tƣởng niệm Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh – Khu di tích Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hà Nội) Phố Hiến – Cụm di tích lịch sử văn hóa làng cổ Đại Đồng – Hà Nội Phố Hiến – Cụm di tích Đa Hòa Dạ Trạch – Hà Nội (Theo tuyến đƣờng sông và đƣờng bộ dọc đê sông Hồng) Để có thể khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của TP. Hƣng Yên cần kết hợp các tour du lịch đặc thù nhƣng có lẽ để thực hiện hiệu quả các chƣơng trình du lịch đó cần nhất là sự quan tâm đầu tƣ phát triển ngành du lịch của TP. Nó chỉ có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn khi có sự vào cuộc của chính quyền địa phƣơng qua đó phát triển kinh tế của vùng cũng nhƣ thay đổi diện mạo, phục dựng lại tiếng vang của một thời đã đi qua. 3.7. Những khuyến nghị về quy hoạch du lịch TP. Hƣng Yên 3.7.1. Những khuyến nghị chung - Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch Các cấp, các ngành ở TP. Hƣng Yên cần nâng cao nh ận thức về v ị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Thành phố cần có những chính sách, nghị quyết phổ biến rộng rãi xuống các phƣờng, xã nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia 60
- giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng, tăng cƣờng thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật, xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch. - Tăng cƣờng quản lý của các cơ quan nhà nƣớc Tăng cƣờng hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch và quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung quản lí nhà nƣớc theo quy định của Luật Du lịch. Việc tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và chất lƣợng các dịch vụ du lịch cần có cơ chế hợp lý, nghiêm túc, đảm bảo cho các doanh nghiệp du lịch hiểu đúng, đủ và điều hành hoạt động kinh doanh theo đúng luật, hạn chế những hoạt động tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh đồng thời tạo lập một “sân chơi” bình đẳng, một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp du lịch có đủ điều kiện, đảm bảo về chất lƣợng và môi trƣờng thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá phát triển du lịch. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch cùng với việc nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch, tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, sở thích của du khách đối với từng loại hình sản phẩm du lịch, qua đó xây dựng và hoàn thiện sản phẩm đặc trƣng đối với từng vùng trên địa bàn tỉnh, nâng cao sức cạnh tranh góp phần vào việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch dịch vụ của Hƣng Yên. - Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. Ngoài việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cấp chất lƣợng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về trình độ ngoại ngữ, trình độ giao tiếp, ứng xử, cần có các dự án đào tạo ngoại ngữ, nâng cao kiến thức làm rõ nguồn lợi cho cộng đồng, cho dân cƣ địa phƣơng. 61