Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 65 tỷ lệ 1:1000 xã Đắk Sắk- Huyện Đắk Mil- tỉnh Đắk Nông

pdf 86 trang thiennha21 5280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 65 tỷ lệ 1:1000 xã Đắk Sắk- Huyện Đắk Mil- tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_may_toan_dac_dien_tu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 65 tỷ lệ 1:1000 xã Đắk Sắk- Huyện Đắk Mil- tỉnh Đắk Nông

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN VĂN GIANG Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 65 TỶ LỆ 1:1000 XÃ ĐẮK SẮK- HUYỆN ĐẮK MIl-TỈNH ĐẮK NÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính- Môi Trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN VĂN GIANG Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 65 TỶ LỆ 1:1000 XÃ ĐẮK SẮK, HUYỆN ĐẮK MIl, TỈNH ĐẮK NÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Quang Thi Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và Ban giám đốc công ty cổ phần Khảo Sát -Đo Đạc và Môi Trường Nam Việt em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 65 tỷ lệ 1:1000 xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông”. Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và cán bộ, kỹ thuật viên nơi em thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên và đặc biệt là thầy giáo TS. Nguyễn Quang Thi người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn Ban Giám đốc, cán bộ và kỹ thuật viên Công ty cổ phần Khảo Sát Đo Đạc và Môi Trường Nam Việt đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng xong khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 18 tháng 02 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Văn Giang
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ. 13 Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính 14 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ 16 Bảng 4.1 Số liệu điểm gốc địa chính 39 Bảng 4.2: Tọa độ các điểm lưới đo vẽ 39 Bảng 4.4: Kết quả đo một số điểm chi tiết 42 Bảng 4.5: Kết quả tổng hợp diện tích thay đổi của tờ bản đồ số 65 55
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.4: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử Total Station 18 Hình 2.5: Trình tự đo 20 Hình 2.6: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Famis 27 Hình 4.1: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử 43 Hình 4.2 Phần mềm đổi định dạng file số liệu về File .asc 44 Hình 4.3: File số liệu sau khi đổi về File .tcm 44 Hình 4.4: Phần mềm đổi định dạng file số liệu 44 Hình 4.5: File số liệu sau khi đổi 45 Hình 4.6: Nhập số liệu bằng FAMIS 45 Hình 4.7: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ 46 Hình 4.8: Tạo mô tả trị đo 47 Hình 4.9: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa 47 Hình 4.10: :Bản đồ sau khi tạo topology 48 Hình 4.11: Màn hình hiển thị lỗi của thửa đất 49 Hình 4.12: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 50 Hình 4.13 :Thao tác để đánh số thửa 51 Hình 4.14: Vẽ nhãn thửa 52 Hình 4.15: Tạo khung bản đồ 53 Hình 4.16: Tờ bản đồ khi biên tập 53 Hình 4.17: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 54
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CSDL Cơ sở dữ liệu TNMT Tài nguyên & Môi trường TT Thông tư QĐ Quyết định TCĐC Tổng cục Địa chính CP Chính Phủ QL Quốc lộ UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 BĐĐC Bản đồ địa chính
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.3 Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính 4 2.1.2. Tính chất, vai trò của BĐĐC 4 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính 4 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 5 2.1.5.Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 8 2.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính 10 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 13 2.2.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính 13 2.2.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc 14 2.3. Thành lập lưới khống chế trắc địa 15 2.3.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính 15 2.3.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ 15 2.3.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ 17 2.4. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 17
  8. vi 2.4.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu 17 2.4.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 18 2.5. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 21 2.5.1. Phần mềm MicroStation, Mapping Office 21 2.5.2. Phần mềm famis 23 2.6. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài 28 2.6.1. Phần mềm địa chính gCaDas 28 2.6.2. Phần mềm thành lập bản đồ địa chính VietMap XM 30 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 31 3.3. Nội dung 31 3.4.2 Phương pháp đo vẽ chi tiết ngoài thực địa 32 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 34 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Đắk Sắk 34 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 34 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35 4.1.3. Điều kiện xã hội: 36 4.2. Khái quát thông tin về dự án 37 4.2.1. Khái quát dự án 37 4.2.2. Một số tài liệu hiện có của xã 38 4.3 Đo vẽ chi tiết tờ bản đồ số 65 và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation, Famis 41 4.3.1. Đo vẽ chi tiết 41 4.3.2 Ứng dụng phần mềm FAMIS và Microstation thành lập bản đồ địa chính tờ số 65 xã Đắk Sắk 42
  9. vii 4.4. Thuận lợi, khó khăn và các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình đo đạc bản đồ địa chính 55 4.4.1. Thuận lợi 55 4.4.2. Khó khăn 56 4.4.3. Đề xuất giải pháp 56 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 5.1. Kết luận. 58 5.2. Kiến nghị. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
  10. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Đất đai là yếu tố duy nhất của sự sống, nếu không có đất sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Cho nên việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong cuộc sống đất đai đóng vai trò là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày với các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và cả sinh hoạt của mình, con người đã tác động trực tiếp vào đất đai, làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên và đôi khi làm giảm dần tính bền vững của đất đai. Ngoài ra hiện tượng xói mòn đất, thoái hoá đất và sa mạc hoá ngày càng diễn ra nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngoài ra đất đai còn là thành quả cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Cho nên, vì thế thế hệ hôm nay và cả các thế hệ mai sau chúng ta phải đoàn kết để sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai cũng như bảo vệ chúng khỏi nguy cơ thoái hoá đang ngày một rõ rệt như hiện nay. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2013. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong các nhu cầu cấp bách của ngành Địa chính trong cả nước nói chung và của tỉnh Đắk Nông nói riêng. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  11. 2 Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là một phần của dự án nêu trên. Để bảo vệ quỹ đất đai của địa phương cũng như để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính là một trong những tài liệu hết sức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính mang tính pháp lý cao. Với tính chất hết sức quan trọng của hệ thống bản đồ địa chính. Để phục vụ mục đích trên, được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông, Phòng quản lý các dự án đo đạc và bản đồ - công ty cổ phần Khảo Sát- Đo Đạc và Môi Trường Nam Việt đã tổ chức khảo sát, thu thập tài liệu lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán: Đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất xã Đắk Sắk huyện Đắk Mil tỉnh Đắk Nông, đã tiến hành xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho các xã trên địa bàn tỉnh trong đó có xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho toàn khu vực xã Đắk Sắk, với sự phân công, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, công ty cổ phần Khảo Sát Đo Đạc và Môi Trường Nam Việt với sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Quang Thi em tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 65 tỷ lệ 1:1000 xã Đắk Sắk- huyện Đắk Mil- tỉnh Đắk Nông”.
  12. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Cung cấp các tài liệu đảm bảo độ chính xác cho các nhà quản lý làm cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất đai như: thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến đất đai. - Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính tờ số 65 tỷ lệ 1:1000 tại xã Đắk Sắk, huyện Đắc Mil, tỉnh Đắk Nông. - Xác định được thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục trong khi đo vẽ chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính và đề xuất giải pháp. 1.3 Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc - Trong thực tiễn. + Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn, đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính Theo mục 4 điều 3 luật đất đai 2013: Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận[4]. 2.1.2. Tính chất, vai trò của BĐĐC Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao, phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: - Làm cơ sở thực hiện đăng kí đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Làm cơ sở để Thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến động từng thửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại,tố cáo tranh chấp đất đai[6]. 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính được lưu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là bản đồ truyền thống, các thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú được thể hiện trên giấy. Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, xong các thông tin này được số hóa , mã hóa và lưu trữ dưới dạng số trong máy tính. Trong đó các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. - Cơ bản bản đồ địa chính có 2 loại:
  14. 5 + Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ được đo vẽ thể hiện hiện trạng sử dụng đất, là tài liệu cơ sở cho biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị cấp xã. + Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất, xác định ranh giới, diện tích, loại đất của mỗi thửa đất theo thống kê của từng chủ sử dụng và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính[6]. 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 2.1.4.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Một số yếu tố cơ bản và các yếu tố phụ khác có liên quan của bản đồ địa chính mà chúng ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất. Yếu tố điểm: Điểm chỉ một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng của địa vật, chúng ta cần chú ý quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng hay những đường cong. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối. Đối với đường gấp khúc và các đường cong cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó và đưa về dạng hình học cơ bản để có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Thửa đất: Là một mảnh đất tồn tại ở thực địa được giới hạn bởi một đường bao khép kín, có diện tích xác định, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các khu được sử dụng vào các mục đích khác nhau, mức tính thuế khác nhau. Loại thửa này gọi là thửa đất phụ hay đơn vị tính thuế. Lô đất: Là vùng đất gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo điều kiện tương đồng nhất định (độ cao, độ dốc, mục đích sử dụng).
  15. 6 Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu. Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư , cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự kết hợp mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản, tổ dân phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện trong phạm vi lãnh thổ của mình[6]. 2.1.4.2. Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính. Vì vậy, trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đất đai. Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố sau: - Điểm khống chế tọa độ và độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế các cấp, lưới tọa độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ở thực địa để sử dụng lâu dài. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ. - Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, các mốc địa giới hành chính , các điểm ngoặt của đường địa giới. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì ưu tiên biểu thị đường địa giới cấp cao hơn. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu thông trong các cơ quan nhà nước. - Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong. Để xác định vị trí thủa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa, điểm ngoặt, điểm cong của đường biên. Đối với mỗi thửa đất, trên bản đồ còn phải
  16. 7 thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng. - Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 5 loại đất chính là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Trên bản đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết. - Công trình xây đựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là ở khu vực đô thị thì trên từng thửa đất còn phải thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc, Các công trình được xây dựng theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như gạch nhà, nhà bê tông, nhà nhiều tầng. - Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ cần thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại quân đội, - Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường trong làng, đường ngoài đồng, đường phố, ngõ phố, Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cầu cống trên đường và tính chất cong đường. Giới hạn thể hiện hệ thông giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5 mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng. - Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thông sông ngòi, kênh mương, ao hồ, Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì trên bản đồ vẽ một nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong khu vực dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy.
  17. 8 - Địa vật quan trọng: Trên bản đồ cần thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng. - Mốc giới quy hoạch: Thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều. - Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao[6]. 2.1.5.Cơ sở toán học của bản đồ địa chính Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ. Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM. Sơ đồ múi chiếu và đặc điểm biến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM [6]. 2.1.5.1. Lưới chiếu Gauss – Kruger Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger
  18. 9 Lưới này được thiết lập theo các điều kiện sau: * Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với: - Bán trục lớn a=6378245 m - Bán trục nhỏ b=6356863.01877 m - Độ dẹt =1/298.3 * Hằng số lưới chiếu k=1.000 tức là tỷ số chiều dài trên kinh tuyến giữa không thay đổi (m=1). * Bề mặt của elipxoid quả đất được chia ra các múi có kinh độ bằng nhau: 60 múi mỗi múi 60 (hoặc 120 múi mỗi múi 30). Mỗi múi được ký hiệu bằng chữ số Ả rập đến 60. Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của hai múi chiếu và gần xích đạo[1]. 2.1.5.2: Phép chiếu UTM Hình 2.2: Phép chiếu UTM Lợi thế cơ bản của lưới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ và 0 tương đối đồng nhất. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 6 là m0 = 0,9996, trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50 so với kinh tuyến m=1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu m>1. Ngày nay nhiều nước phương
  19. 10 Tây và trong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84. Ngoài ưu điểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận lợi hơn trong công việc sử dụng một số công nghệ của phương Tây và tiện liên hệ toạ độ Nhà nước Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế. Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng phép chiếu Gauss. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN-2000. Tham số chính của hệ VN-2000 gồm có: - Bán trục lớn a=6378137,0m - Độ dẹt =1/298,25723563 - Tốc độ quay quanh trục w=7292115,0x10-11rad/s - Hằng số trọng trường trái đất GM=3986005.108m3s. Điểm gốc toạ độ quốc gia N00 đặt tại Viện Công Nghệ Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh hoặc thành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km, trong quy phạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt. Hiện nay cả nước có 63 tỉnh và thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một kinh tuyến, vì vậy mỗi tỉnh được chỉ định chọn một trong 10 kinh tuyến trục từ 1030 đến 1090[1]. 2.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính Hiện nay nước ta đang sử dụng phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính theo ô vuông tọa độ thẳng góc. Mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau: Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa
  20. 11 chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ở thực địa[6]. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính[6]. -Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính[6]. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông[6]. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa
  21. 12 chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông [6]. - Bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn [6]. - Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông [6].
  22. 13 Bảng 2.1 Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ. Tỷ lệ Cơ sở Kích thước Kích thước Diên tích Ký hiệu Ví dụ bản đồ để chia mảnh bản vẽ (cm) thực tế (m) đo vẽ (ha) thêm vào 1:25000 Khu đo 48*48 12000*12000 14400 25-340 493 1:10000 1:25000 60*60 6000*6000 3600 10-334 499 1:5000 1:10000 60*60 3000*3000 900 331.502 1:2000 1:5000 50*50 100*100 100 149 331.502-9 1:1000 1:2000 50*50 500*500 25 A,b,c,d 311.502-9-d 1:500 1:2000 50*50 250*250 6,25 (1) (16) 331.502-9-(16) 1:200 1:2000 50*50 100*100 1,0 14100 331 502-9-100 ( Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 2013) 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 2.2.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính Hiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trong các phương pháp sau: - Phương pháp toàn đạc (đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa). - Phương pháp ảnh hàng không. - Biên tập, biên vẽ từ bản đồ có sẵn. Quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước. Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc (bản đồ địa chính cơ sở). Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp xã (gọi tắt là bản đồ địa chính) [1].
  23. 14 2.2.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc Xác định khu vực thành lập bản đồ, xác định ranh giới hành chính cấp xã Xây dựng lưới khống chế đo vẽ Đo đạc chi tiết ranh giới thửa, địa hình, địa vật kết hợp điều tra thửa đất Nhập và xử lí số liệu đo trên máy tính, nối các điểm chi tiết. In thử bản vẽ, kiểm tra thực địa, đo bù kết hợp quy chủ sử dụng đất Tự đồng tìm và sửa lỗi; Tạo vùng; Tính diện tích; Đánh số thửa Biên tập bản đồ địa chính cơ sở, Bản đồ địa chính ở dạng giấy và dạng số - In bản đồ giấy - Ghi bản số trên đĩa CD Lập hồ sơ, giao nộp sản phẩm Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính
  24. 15 2.3. Thành lập lưới khống chế trắc địa 2.3.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000; 1: 2000; 1: 1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1: 500; 1: 200 ở các vùng đô thị. Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước, dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước. Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng , đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vì mất mát và hư hỏng nhiều. Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp. Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử[10]. 2.3.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo bảng sau:
  25. 16 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ Chỉ tiêu kỹ STT Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính thuật 1 Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai ≤ 5 cm 2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤ 1:50000 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400 m 3 ≤ 1,2 cm sau bình sai Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai: 4 - Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m ≤ 5 giây - Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m ≤ 10 giây Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai: 5 - Vùng đồng bằng ≤ 10 cm - Vùng núi ≤ 12 cm (Nguồn:TT25-2014 ngày 19.05.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường) Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút với các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên. Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không nhỏ hơn 20m. Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000. Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05m. Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng: f =2m√‾n Trong đó : - m là sai số trung phương đo góc. - n là số góc đường chuyền.
  26. 17 Góc trong lưới khống chế đo vẽ dùng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác từ 3"÷ 5" thì đo một lần đo, chênh lệch giữa hai lần đo và chênh lệch hướng qui “0” phải nhỏ hơn hoặc băng 20". Cạnh lưới đường chuyền kinh vĩ đo hai lần riêng biệt, chênh lệch giữa các lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy đo). Chênh cao đo hai lần cùng với đo cạnh ngang chênh lệch giữa đo đi và đo về phải nhỏ hơn ± 100√‾L mm (L là chiều dài tính theo km) [3]. 2.3.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới là lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2. Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên. Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên [3]. 2.4. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 2.4.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất [3]. 2.4.1.1. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết: Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết (điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được
  27. 18 định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’. Ta đo kiểm tra lại chiều dài từ đểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài. Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử. 2.4.1.2. Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết: Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau: XP = XA1 + XA1-P YP = YA1 + YA1-P Trong đó XA1-P = Cos A1 - P * S YA1-P = Sin A1 - P * S 2.4.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 2.4.2.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử trong đo vẽ chi tiết: Máy toàn đạc điện tử (Total Station) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp Em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính. Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU. (Central Processing Unit- Micropocessor). Hình 2.4: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử Total Station Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ (điểm chi tiết), còn đối với kinh vĩ số DT là các định trị số hướng ngang (hay góc bằng  ) và góc đứng v (hay thiên đỉnh z). Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng số máy
  28. 19 (K), số liệu khí tượng môi trường đo (nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao (X,Y,H) của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy ( im), chiều cao gương (lg). Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trong CPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong bộ nhớ trong (RAM Random Access - Memory) hoặc bộ nhớ ngoài (gọi là field book- sổ tay điện tử) và sau đó được đưa ra máy tính. Việc biên tập bản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tin địa lý (GIS) cài đặt trong máy tính [3]. 2.4.2.2. Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy toàn đạc điện tử a. Công tác chuẩn bị máy móc Tại một trạm đo cần có một máy toàn đạc điện tử, một bộ nhiệt kế và áp kế (có một số máy tự cảm ứng mà không cần đo nhiệt độ, áp xuất), một thước thép 2m để đo chiều cao máy và gương phản xạ. Tại điểm định hướng, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân gắn bảng ngắm hoặc gương phản xạ với bộ cân bằng dọi tâm quang học. Tại các điểm chi tiết có thể dùng gương sào. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh chính xác [3]. b. Trình tự đo Tại điểm định hướng B, tiến hành cân bằng và dọi tâm chính xác bảng ngắm hoặc gương. Tại trạm đo A: - Tiến hành cân bằng và định tâm máy (đưa máy trùng với tâm mốc). Lắp ắc quy, mở máy và khởi động máy, kiểm tra chế độ cân bằng điện tử. Đặt chế độ đo và đơn vị đo. - Đưa ống kính ngắm chính xác điểm định hướng B. Bằng các phím chức năng nhập các số liệu như hằng số ( K), nhiệt độ (t0), áp xuất ( P), toạ độ
  29. 20 và độ cao điểm trạm đo A (XA,YA,HA), toạ độ điểm định hướng B (XB,YB), 0 chiều cao máy im, chiều cao gương (lg). Đưa trị số hướng mở đầu về 0 00'00". - Quay ống kính về ngắn tâm gương sào tại điểm chi tiết 1. Lúc này máy sẽ tự động đo và nhập dữ liệu vào CPU các trị số khoảng cách nghiêng DA1, góc bằng  1 (kẹp giữa hướng mở đầu AB và hướng A1) và góc đứng v1( hoặc góc thiên đỉnh z1)[3]. Hình 2.5: Trình tự đo c. Nguyên tắc xử lý Số liệu trong CPU Với các lệnh được thực hiện trên bàn phím của máy, bộ xử lý CPU bằng các phần mềm tiện ích lần lượt thực hiện các bài toán sau: Tính số gia toạ độ giữa điểm trạm máy A và điểm định hướng B: XAB= XB - XA YAB= YB - YA Tính góc định hướng của cạnh mở đầu: YAB SAB= artg AB Tính góc định hướng của cạnh SA1. SA1= SAB+ 1
  30. 21 (Vì trị số hướng mở đầu BC đã đạt 0000'00"). - Chuyển cạnh nghiêng DA1 về trị số cạnh ngang SA1: SA1 = DA1cosv1 hoặc SA1= DA1sinz1 - Tính số gia toạ độ giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: XA1= SA1cos SA1 YA1= SA1sin SA1 Tính toạ độ mặt phẳng của điểm chi tiết 1: X1= XA+ XA1 Y1= YA+ XA1 - Tính chênh cao giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: HA1= SA1tgv+v1+ im- lg Hoặc HA1= SA1cotgZ1+ im- lg - Tính độ cao điểm chi tiết 1: H1= HA+hA1 Như vậy số liệu toạ độ không gian ba chiều (x,y,H) của điểm chi tiết 1 được CPU tự động tính toán. Số liệu này có thể được biểu thị trên màn hình tinh thể hoặc lưu giữ trong bộ nhớ trong hoặc bộ nhớ ngoài (Field book) [3]. 2.5. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 2.5.1. Phần mềm MicroStation, Mapping Office Mapping office là một phần mềm mới nhất của tập đoàn Intergraph bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý thuộc một trong hai dạng dữ liệu đồ họa và phi đồ họa sử dụng trong hệ thống thông tin địa lý GIS và bản đồ chạy trên hệ điều hành DOS/WINDOW [11]. Mapping office gồm 5 phần mềm ứng dụng được tích hợp trong một môi trường đồ họa thống nhất, phục vụ cho việc thu thập và duy trì dữ liệu, các phần mềm thành phần đó là.
  31. 22 - MicroStation là môi trường đồ hoạ làm nền để chạy các modul phần mềm ứng dụng khác như: GEOVEC, IRASB, IRASC, MSFC, MRFClean, MRFFlag, FAMIS Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation có một giao diện đồ hoạ bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ hoạ đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng [11]. - MGE sử dụng cho việc thu thập duy trì dữ liệu, tạo các bản đồ chuyên đề, hỏi đáp, phân tích vùng và phân tích không gian. Cơ sở dữ liệu được xây dựng trên nền ngôn ngữ hỏi đáp SQL. Mge-pc có thể chạy cùng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ dụng khác như D – base, Foxpro, hoặc các hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL thông dụng khác trên thị trường [11]. - I/rasc: Cung cấp đầy đủ các chức năng phục vụ cho việc hiển thị và sử lý ảnh hàng không, ảnh viễn thám thông qua máy quét ảnh hoặc trực tiếp nếu là ảnh số. I/rasc cho phép người sử dụng cùng một lúc có thể kết hợp điều khiển và thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector. Khả năng này rất tốt khi người sử dụng tiến hành số hóa trên màn hình [11]. - I/rasb: Là hệ phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster (ảnh đen trắng Black and White Image). Các công cụ trong I/RasB sử dụng để làm sạch các ảnh được quét vào từ các tài liệu cũ, cập nhật các bản vẽ cũ bằng các thông tin mới, phục vụ cho phần mềm vector hóa bán tự động, I/Geovec. Chuyển đổi dữ liệu dạng raster sang vector. I/RasB cũng cho phép người sử dụng đồng thời thao tác với cả hai dạng dữ liệu raster và vector trong cùng một môi trường. - I/Geovec: là phần mềm chuyên thực hiện việc chuyển đổi bán tự động dữ liệu raster (dạng Binary) sang vecter sang các đối tượng. Với công nghệ dượt đường bán tự động cao cấp, I/geovec giảm được rất nhiều thời gian cho quá trình xử lý chuyển đổi tài liệu cũ sang dạng số. I/geovec thiết kế với giao
  32. 23 diện ngưới dùng rất thuận tiện [11]. 2.5.2. Phần mềm famis 2.5.2.1.Giới thiệu chung "Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software - FAMIS)" là một phần mềm nằm trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính. FAMIS có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất. Phần mềm tuân theo các qui định của Luật Đất đai 2003 hiện hành, phiên bản mới nhất hiện nay là FAMIS được phát hành trong năm 2011 [9]. 2.5.2.2. Các chức năng của phần mềm FAMIS Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm lớn: - Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất. - Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính [9]. 2.5.2.3. Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất a. Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu trong 1 hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn [9]. b. Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay: - Từ các sổ đo điện tử (Electronic Field Book) của SOKKIA, TOPCON. - Từ thẻ nhớ.
  33. 24 - Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo. - Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM. c. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo: FAMIS cung cấp hai phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo. - Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình. - Phương pháp 2: qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương ứng với một bản ghi trong bảng này [9]. d. Công cụ tích toán: FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán: giao hội (thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt cạnh thửa Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác. Các công cụ tính toán rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt Nam [9]. e. Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau: máy in, máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR [9]. g. Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua: tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí các điểm đo. FAMIS cung cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này [9]. 2.5.2.4. Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính a. Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau: - Từ cơ sở dữ liệu trị đo: Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào bản đồ địa chính. - Từ các hệ thống GIS khác: FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua các file dữ liệu. FAMIS nhập những file sau: ARC của phần mềm ARC/INFO (ESRI - USA), MIF của phần mềm MAPINFO (MAPINFO-
  34. 25 USA). DXF, DWG của phần mềm AutoCAD (AutoDesk-USA), DGN của phần mềm GIS OFFICE (INTERGRAPH-USA). - Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số: FAMIS giao tiếp trực tiếp với một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Bộ Tài nguyên và Môi trường như: ảnh số (IMAGE STATION), ảnh đơn (IRASC, MGE-PC), vector hóa bản đồ (GEOVEC MGE-PC) [9]. b. Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: FAMIS cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường [9]. c. Tạo vùng, tự động tính diện tích: Tự động sửa lỗi, tự động phát hiện các lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa. Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo đúng mô hình topology cho bản đồ số vector [9]. d. Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ: Các chức năng này thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả [9]. e. Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ): Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui chủ tạm thời. Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa [9]. f. Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính. Đánh số thửa tự động [9]. g. Tạo hồ sơ thửa đất: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao gồm: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, trích lục, giấy chứng nhận Dữ liệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính [9].
  35. 26 h. Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất trên bản đồ. - Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống tọa độ khác theo các phương pháp nắn affine, porjective [9]. - Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân bậc số liệu. Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng biểu diễn (tô màu) của MicroStation, chức năng này cung cấp cho người dùng một công cụ rất hiệu quả làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau [9]. - Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các số liệu thuộc tính gán với các đối tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa. Đây là một chức năng thuận tiện cho trình bày và phân tích bản đồ [9]. i. Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính: Nhóm chức năng thực hiện việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ quản trị hồ sơ địa chính. Các chức năng này đảm bảo cho 2 phần mềm FAMIS và CADDB tạo thành một hệ thống thống nhất. Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữa 2 cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, giữa 2 hệ thống phần mềm FAMIS và CADDB [9]. 2.5.2.5. Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis Chúng ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ thành lập BĐĐC trên phần mềm famis như sau:
  36. 27 Vào cơ sở dữ liệu trị đo Nhập số liệu - file TXT - file ACS Hiển thị, sửa chữa trị đo Xử lý mã, tạo bản đồ tự động Sửa chữa đối tượng bản đồ Lưu trữ bản đồ file DGN Vào cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính Nạp file bản đồ DGN Sửa chữa lỗi ( MRFClean, MRFFlang ) tạo vùng Tạo bản đồ địa chính - Đánh số thửa - Vẽ nhãn thửa - Tạo khung bản đồ Lưu trữ, in bản đồ Hình 2.6: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Famis
  37. 28 2.6. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.6.1. Phần mềm địa chính gCaDas Theo trang web diachinh.vn [ ] phần mềm địa chính gCaDas một sản phẩm của công ty cổ phần công nghệ thông tin địa lý eK. Phần mềm gCaDas là phần mềm địa chính trên MicroStation V8i được sử dụng cho nhu cầu thành lập bản đồ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Liên tục nâng cấp, bổ sung các tính năng mới và cập nhật theo các quy trình mới nhất của bộ tài nguyên và môi trường [9]. - Số 75/2015/TT-BTNMT-: Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai. - Số 07/2015/TT-BTNMT : Xác định , cắm mốc ranh giới sử dụng đất, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất của các công ty nông - lâm nghiệp. - Số 29/2014/TT-BTNMT : Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất. - Số 25/2014/TT-BTNMT : Quy định thành lập bản đồ địa chính. - Số 24/2014/TT-BTNMT : Quy định về hồ sơ địa chính. - Số 23/2014/TT-BTNMT : In giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Số 28/2014/TT-BTNMT : Thống kê, kiểm kê đất đai. - Số 04/2013/TT-BTNMT : Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Ngoài các tính năng thường có ở các phần mềm chuyên dụng khác, thì phần mềm gCaDas còn có một số tính năng nổi bật như sau: - Chế độ đồng bộ, chỉnh sửa nhãn địa chính theo 3 level - 3 màu. - Vẽ tự động nhãn địa chính theo hình dạng thửa đất. - Vẽ nhãn sử dụng trong dự án VLAP. - Tạo bản đồ chủ đề. - Chuyển đổi dữ liệu Mapinfo sang .DGN
  38. 29 - Chuẩn hóa ranh giới thửa biến động - ranh giới thửa theo bảng phân lớp. - Áp dụng trong đo đạc chỉnh lý thửa đất. - Xem, kiểm tra đối soát BDDC trên Google Map. - Nhập hồ sơ quét tự động vào ViLIS 2.0 Phần mềm địa chính gCadas đang là một trong những phần mềm được người dùng tin tưởng và sử dụng phổ biến vì: - Hỗ trợ thống kê, kiểm kê đất đai theo các quy định mới nhất. - Tuân thủ theo các quy định mới nhất của bộ TN&MT trong lĩnh vực - quản lý đất đai. - Phần mềm duy nhất trên MicroStation V8i cho nhu cầu thành lập bản đồ địa chính, đăng ký cấp GCNQSDĐ và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. - Không cần cài đặt, chỉ “copy - paste” phần mềm là có thể sử dụng phần mềm. - Nhiều công cụ tự động hoá giúp tăng năng suất lao động, giảm thời gian nội nghiệp. - Hỗ trợ lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo các quy định mới nhất. - Có đầy đủ các tính năng vượt trội của các phần mềm cùng loại. - gCadas là phiên bản 2015 của bộ phần mềm eMap, eCadas (TMV.Map, TMV.Cadas). - Liên tục nâng cấp, bổ sung các tính năng mới và cập nhật theo các quy định mới nhất của bộ TN&MT. - Thống kê số liệu đất đai hàng năm - kết xuất mẫu biểu kiểm kê các cấp. - Hỗ trợ lập bản đồ điều tra khoanh vẽ từ BDDC. - Hỗ trợ lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Hỗ trợ lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Hỗ trợ lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất.
  39. 30 - Hệ thống biểu trong quy hoạch, kế hoạch SDD và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất và đo đạc, lập BDDC đối với các công ty Nông - Lâm trường. - Cập nhật liên tục các mẫu GCN của các tỉnh thành trong cả nước [9]. 2.6.2. Phần mềm thành lập bản đồ địa chính VietMap XM Theo trang web tracdiatoanviet.vn[ ] cho thấy VIETMAP XM là phần mềm thành lập bản đồ địa chính chuyên nghiệp chạy trên nền phần mềm MicroStation V8 XM hoặc MicroStation V8i, bản quyền thuộc về Công ty TNHH Trắc địa và Công nghệ Toàn Việt. Phần mềm được lập ra với mục đích thành lập nhanh bản đồ địa chính, giúp cho người dùng không mất nhiều thời gian trong việc thành lập bản đồ. Phần mềm đã được nhiều đơn vị áp dụng trong thành lập bản đồ địa chính thuộc dự án VLAP và đem lại kết quả tốt. Ưu điểm của phần mềm VIETMAP XM trong thành lập bản đồ địa chính: - Tốc độ xử lý nhanh, không mất nhiều thời gian chờ đợi trong khi phần mềm chạy. - Hầu như các tính năng đều để mở. Điều này cho phép người dùng có thể tự sửa chữa theo ý muốn (VD: Thiết kế hồ sơ thửa đất). - Có nhiều tính năng kiểm tra tính chính xác của dữ liệu, tính năng kiểm tra bản đồ, các tính năng đồng bộ giữa dữ liệu và các đối tượng trên bản vẽ. - Các tiện ích của phần mềm giúp biên tập nhanh bản đồ địa chính với các tùy chọn chạy tự động. - Tính diện tích chính xác với số đỉnh thửa lớn, không cần phải ngắt thửa. - Khả năng kết nối, lấy dữ liệu từ các phần mềm địa chính khác như Famis, TMV.Map. Các tính năng tính diện tích giải tỏa, xuất biểu - hồ sơ giải tỏa chuyên nghiệp.
  40. 31 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: Các thửa đất đo vẽ chi tiết tờ bản đồ địa chính tờ số 65. - Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học thành lập bản đồ địa chính tờ số 65 trên địa bàn xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần Khảo Sát Đo Đạc và Môi Trường Nam Việt. -Địa điểm nghiên cứu: xã Đắk Sắk, huyện Đắc Mil, tỉnh Đắk Nông. - Thời gian tiến hành: Từ 29/05/201 đến ngày 11/09/2019. 3.3. Nội dung * Nội dung 1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Đắc Sắk + Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý - Địa hình, địa chất công trình - Khí hậu + Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân số - Đánh giá tiềm năng của xã *Nội dung 2. Khái quát thông tin dự án - Khái quát về dự án - Một số tài liệu bản đồ hiện có của xã *Nội dung 3. Đo vẽ, chỉnh lý, xây dựng bản đồ địa chính tờ số 65
  41. 32 - Thuận lợi - Khó khăn - Giải pháp *Nội dung 4. Thuận lợi và khó khăn, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng - Thuận lợi - Khó khăn - Giải pháp 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp - Tài liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội được lấy từ đề án xây dựng nông thôn mới của Ủy ban nhân dân xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. - Số liệu lưới khống chế trắc địa. - Số liệu về bản đồ địa chính của xã. 3.4.2 Phương pháp đo vẽ chi tiết ngoài thực địa Chuẩn bị máy móc: Máy toàn đạc điện tử hãng TOPCON GTS 236 do Trung Quốc sản xuất, 2 gương phục vụ cho công tác đo. Nhân lực: Nhóm đo gồm 3 người - 1 người đứng máy - 2 người đi gương Dụng cụ: sổ ghi chép, bút, cọc, sơn, để đánh dấu điểm trạm phụ.
  42. 33 Phương pháp làm ngoài thực địa: Rọi tâm, cân bằng máy tại trạm đo Đặt tên Job(ngày đo), đặt điểm trạm máy, đặt điểm định hướng Quay máy đến điểm định hướng đưa góc bằng về 0 rồi đo các điểm chi tiết 3.4.3 Phương pháp xây dựng bản đồ bằng phần mềm Microstation và phần mềm Famis Đưa số liệu từ máy toàn đạc vào máy tính Xử lý số liệu Triển điểm chi tiết bằng Famis trong phần mềm Microstation Nối điểm, đối soát lại khu đo, kiểm tra độ chính xác Chỉnh sửa, chuẩn hóa các đối tượng trên bản đồ Bản đồ hoàn chỉnh
  43. 34 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Đắk Sắk 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Đắk Sắk là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Đắk Mil cách trung tâm Huyện 6,7 km. Xã Đắk Sắk giáp vs các xã Đức Mạnh, Đăk Rla, Đắc Sôr, Đắk Rồ, Đắk Môn, Đức Minh. - Đây là xã giáp với nhiều xã khác trong huyện nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương [2]. 4.1.1.2.Địa hình Địa hình: Xã Đắk Sắk có địa hình tương đối cao, thấp dần từ Nam xuống Bắc. Địa hình có xen kẽ giữa các núi cao với các con suối nhỏ tạo thành các thung lũng thấp,trũng. Xã có đập nhân tạo . Giao thông: Xã Đắk Sắk cách trung tâm Thị Trấn Đắk Mil khoảng 6,7km và cách thành Phố Buôn Mê Thuột khoảng 53km đường giao thông đi lại thuận tiện, rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. Các tuyến đường giao thông nội bộ trong xã Đắk Sắk còn một phần chưa được rải nhựa hoặc bê tông hoá nên chất lượng còn kém, lầy lội về mùa mưa và bụi bặm về mùa hè, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. 4.1.1.3. Khí hậu Xã Đắk Sắk là một khu vực chuyển tiếp giữa 2 tiểu vùng khí hậu Đắk Lắk và Đăk Nông ,chế độ khí hậu của khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mổi năm có 2 mùa rỏ rệt : mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 10 tập trung trên 90%
  44. 35 lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Trong khi đó lượng mưa ở vùng trung tâm huyện Đắk Mil kéo dài lên phía Bắc ( địa phận huyện Cư Jút ) lượng mưa bình quân năm giao động từ 1550 đến 1750mm. Xã Đắk Sắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. 4.1.1.4. Thủy văn - Mùa lũ khu vực bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, các tháng xuất hiện lũ lớn là tháng 9, 10, 11. Mùa cạn từ tháng 2 đến tháng 4, tháng kiệt nhất là tháng 3 và tháng 4. Các đặc trưng dòng chảy đạt cao nhất thường gấp hơn 30 lần nhỏ nhất, chứng tỏ khả năng tập trung cũng như tiêu hao nước rất nhanh của khu vực này. Xã Đắk Sắk có mạng lưới sông suối nhỏ: ao, hồ tương đối dày đặc có đập nước nhân tạo nhiều nước rất thuận lợi cho tưới tiêu. 4.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế - Với vị thế của khu đo xã Đắk Sắk nằm trên trục Quốc lộ 14 nên các mặt kinh tế xã hội có tiềm năng phát triển mạnh. Công tác quản lý đất đai từng bước đi vào nề nếp, thực hiện đúng chính sách đất đai của Nhà nước. Việc giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 64/CP và nghị định 02/CP đã được triển khai ở các xã. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai rất phức tạp đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên sâu để đáp ứng với tình hình hiện tại của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung. Xã Đắk Sắk là một xã tương đối phát triển của huyện Đắk Mil,mức sống của người dân tương đối ổn định. Cơ cấu cây trồng của xã tập trung vào những
  45. 36 cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mắc ca, ca cao và 1 số loại cây ăn quả có giá trị cao như: Sầu riêng, chôm chôm, bơ, mãng cầu, chanh dây Hiện tại xã Đắk Sắk đang dần chuyển chuyển mình xây dựng cơ sở hạ tầng, đi đôi với việc dân trong xã, phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người Xã Đắk Sắk là xã vùng sâu của huyện Đắk Mil, độ cao trung bình so với mực nước biển là 300m. Địa hình chủ yếu là đồi núi phức tạp và chia làm 4 khu vực: Khu vực Trung tâm xã có địa hình tương đối bằng phẳng đây là khu vực có mật độ dân số cao nhất xã. Khu vực phía Đông chạy quanh xuống phía Nam, đến phía Tây của xã đất đai là đồi núi bao quanh các cánh đồng. Đây là những khu vực có địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, đặc biệt là đường giao thông, do vậy việc đi lại chủ yếu là đường đất nên việc phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Khu vực phía Tây chạy lên phía Bắc có địa hình là những dải đồi núi xen những cánh đồng nhỏ địa hình của khu vực này cao hơn các khu vực khác. Đây cũng là nơi cơ sở hạ tầng thấp kém nên việc phát triển kinh kinh tế xã hội cũng còn gặp nhiều khó khăn [2]. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội: 4.1.2.2.1. Dân số - Tổng số hộ: 3.035 hộ - Tổng số nhân khẩu: 13,868 người. -.Đánh giá sơ bộ về đặc điểm lao động, thuận lợi, khó khăn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã trong tương lai:
  46. 37 Dân số xã Đắk Sắk chủ yếu làm nông nghiệp. Năm 2016, dân số làm nông nghiệp chiếm tới 90,23%. Qua 2 năm tỷ lệ này tuy có giảm nhưng còn rất chậm [2]. 4.1.2.2.2. Đánh giá tiềm năng của xã (phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ). - Có thế mạnh là nhiều đồi, rừng núi. Có điều kiện phát triển kinh tế đồn điền - Có lực lượng lao động trẻ trình độ văn hoá được phổ cập. - Nhân dân sinh sống trên địa bàn cần cù lao động, có truyền thống văn hoá lâu đời - Tình hình An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ổn định, tệ nạn xã hội ít, tôn giáo trên địa bàn chiếm đến 90% tổng dân số [2]. 4.2. Khái quát thông tin về dự án 4.2.1. Khái quát dự án * Dự án được ký kết vào ngày 28/12/2016. Tên dự án: “Hợp đồng đặt hàng số 95/2016/HĐĐH về việc đo đạc bổ sung, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Đắk Sắk huyện Đắk Mil”. - Đối tượng hợp đồng - Đo đạc bổ sung bản đồ địa chính. - Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính. - Lập hồ sơ đăng ký,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Tiến độ thi công Ngay sau khi hợp đồng được ký kết - Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau: 1. Văn bản hợp đồng (kèm theo các Phụ lục khác). 2. Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. 3. Quyết định số 3129/QĐ-UBND ngày 23/11/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt Thiết kế kỹ Thuật – Dự Toán Đo đạc bổ sung,
  47. 38 chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính các xã. 4. Căn cứ Quyết định số 3605/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt phương thức và đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thực hiện thi công và giám sát kiểm tra nghiệm thu đối với Thiết kế kỹ thuật – Dự toán đo đạc bổ sung, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính các xã, thị trấn, huyện Đắk Mil. - Chất lượng sản phẩm công trình Sản phẩm đo đạc bổ sung, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính: Chất lượng đảm bảo theo Thiết kế kỹ thuật dự toán đã được phê duyệt, quyđịnh tại Tông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/02/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính và các văn bản liên quan khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp trong văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có hướng dẫn cụ thể thì thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh Đắk Nông (nếu có). 4.2.2. Một số tài liệu hiện có của xã *Tài liệu bản đồ + Bản đồ địa chính xã Đắk Nông thành lập năm 2007, 2008. + Bản đồ, hồ sơ địa giới hành chính của xã Đắk Sắk đã được UBND xã Đắk Sắk và các xã liền kề hiệp thương thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện và đang được hoàn thiện. + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập qua các kỳ kiểm kê đất đai. + Bản trích lục, trích đo địa chính quỹ đất của các tổ chức theo chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ. + Bản đồ trích đo các dự án quy hoạch khu dân cư. *Số liệu lưới khống chế trắc địa
  48. 39 Bảng 4.1 Số liệu điểm gốc địa chính Tọa độ STT Tên điểm X(m) Y(m) 1 DM-173 1375654.174 408631.524 2 DM-306 1370941.916 412688.537 3 DM-259 1374327.29 407467.487 4 DM-278 1375939.061 412591.526 5 DM-280 1375817.52 410981.893 6 DM-284 1375120.977 409783.264 7 DM-291 1373745.623 409525.728 8 DM-298 1373070.907 412123.874 9 DM-299 1373021.961 414647.816 10 DM-302 1371679.614 409954.437 Nhận xét: Tình trạng mốc địa chính tốt Bảng 4.2: Tọa độ các điểm lưới đo vẽ STT Tên điểm B(° ' ") L(° ' ") H(m) 1 D173 12° 43' 79.75210" 107° 66' 13.80440" 721.482 2 D206 12° 39' 54.91650" 107° 69' 88.25490" 717.895 3 D259 12° 42' 59.47970" 107° 65' 07.13910" 695.915 4 D278 12° 44' 06.60870" 107° 69' 77.95020" 695.373 5 D280 12° 43' 95.17760" 107° 68' 29.93470" 688.827 6 D284 12° 43' 31.88020" 107° 67' 19.89480" 685.678 7 D291 12° 42' 07.48450" 107° 66' 96.60210" 677.444 8 D298 12° 41' 47.21260" 107° 69' 35.73980" 640.862 9 D299 12° 41' 43.46920" 107° 71' 67.87400" 674.900 10 D302 12° 40' 20.84930" 107° 67' 36.61550" 698.817 11 G100 12° 41' 83.86700" 107° 68' 60.08730" 651.944 12 G101 12° 41' 94.38410" 107° 67' 36.43360" 665.915 13 G102 12° 41' 81.08080" 107° 68' 47.08810" 652.763 14 G103 12° 41' 87.96330" 107° 66' 26.88920" 676.395 15 G104 12° 41' 82.63120" 107° 66' 47.11810" 675.748 16 G105 12° 41' 75.38380" 107° 69' 74.56660" 628.478 17 G106 12° 41' 72.43040" 107° 69' 36.60140" 639.360 18 G107 12° 41' 66.77640" 107° 68' 81.61360" 647.678 19 G108 12° 41' 65.44500" 107° 68' 67.61090" 651.273 20 G109 12° 41' 64.78800" 107° 69' 26.99300" 643.205 (Nguồn: Công ty Khảo Sát Đo Đạc và Môi Trường Nam Việt)
  49. 40 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC 1 . Sai số trung phương trọng số đơn vị. mo = ± 1.000 2 . Sai số vị trí điểm: Lớn nhất : (G109). mp = 0.021(m). Nhỏ nhất : (GP52). mp = 0.004(m). 3 . Sai số trung phương tương đối chiều dài cạnh : Lớn nhất : (G106 G109). mS/S = 1/ 16950 Nhỏ nhất : (GP52 D259). mS/S = 1/ 329751 4 . Sai số trung phương phương vị cạnh : Lớn nhất : (G106 G109). m = 32.59" Nhỏ nhất : (G142 D299). m = 0.60" 5 . Sai số trung phương chênh cao : Lớn nhất : (G154 G153). mh= 0.237(m). Nhỏ nhất : (GP24 D173). mh= 0.049(m). 6 . Chiều dài cạnh : Lớn nhất : (GP98 G142). Smax = 2546.13m Nhỏ nhất : (D284 GP26). Smin = 78.85m Trung bình : Stb = 631.45m Ngày 24 tháng 10 năm 2017 (Nguồn: Công ty cổ phần Khảo Sát Đo Đạc và Môi Trường Nam Việt) Tổng số điểm địa chính, điểm lưới kinh vĩ của toàn bộ khu đo: Tổng số điểm địa chính:10 điểm Tổng số điểm lưới kinh vĩ : 51 điểm Lưới có dạng là lưới tam giác dày đặc
  50. 41 4.3 Đo vẽ chi tiết tờ bản đồ số 65 và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation, Famis 4.3.1. Đo vẽ chi tiết Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. - Đánh mốc sơn xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo vẽ được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. - Từ các mốc địa chính, điểm lưới kinh vĩ vừa xây dựng được, tiến hành đặt máy đo các điểm chi tiết. - Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được vào sổ đo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong quá trình biên tập bản đồ. Sau khi xác định ranh giới hành chính, các ranh giới các thửa đất ta tiến hành dùng máy TOPCON GTS 236 để đo chi tiết ranh giới các thửa đất, các công trình xây dựng trên đất. + Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất như nhà ở. + Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng mép đường. + Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn. Đo thể hiện lòng mương, mép nước, ghi chú hướng dòng chảy của hệ thống. + Đo vẽ thể hiện hệ thống đường điện: các cột điện, hướng đường dây. + Đo vẽ các vật cố định: cầu, cống + Kết hợp với quá trình đo vẽ, ta kết hợp lấy thông tin của thửa đất, tên địa danh, tên riêng của địa vật và được ghi trực tiếp lên bản sơ họa.
  51. 42 Bảng 4.4: Kết quả đo một số điểm chi tiết Điểm đứng máy: Z1 Người đo: Nguyễn Văn Giang Điểm định hướng: Z2 Chiều cao máy: 1.424 m ĐIỂM Góc Bằng Khoảng cách (m) Chiều cao gương (m) 4158 139.3853 17.566 1.350 4159 167.0345 11.943 1.350 4160 183.4443 24.953 1.350 4161 182.1603 21.631 1.350 4162 222.2947 12.573 1.350 4163 204.1349 23.020 1.350 4164 201.4918 24.062 1.350 4165 195.2046 59.100 1.350 4166 194.2601 33.294 1.350 4167 243.1243 15.578 1.350 4168 6.39200 41.615 1.350 4169 42.13450 17.320 1.350 4170 48.29400 19.862 1.350 . 4.3.2 Ứng dụng phần mềm FAMIS và Microstation thành lập bản đồ địa chính tờ số 65 xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông Sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp,tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địa chính. Quá trình được tiến hành như sau: - Quá trình trút số liệu từ máy đo toàn đạc điện tử vào máy tính:
  52. 43 Máy toàn đạc được kết nối với máy tính thông qua cổng trút USB. Khởi động phần mềm T-COM. Chọn kiểu trút “Recevied and convert FC5 data to ASC format” Nhập tên file (tên file là ngày đo) Nhập tốc độ trút (2400-4800-9600 ) Nhập độ dài ký tự rồi tiến hành xử lý số liệu. - Xử lý số liệu Cấu trúc File dữ liệu từ máy toàn đạc điện tử: Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 236. Sau đây là cấu trúc của file dữ liệu. Cấu trúc của file có dạng như sau: Hình 4.1: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử
  53. 44 Sau khi số liệu được trút từ máy toàn đạc điện tử sang máy vi tính file số liệu có tên (4-7.asc) như ví dụ trên là file số liệu có tên là 4-7 (có nghĩa là số liệu đo vào ngày 4 tháng 7) Sau khi có file như hình trên ta phải sử dụng phần mềm để chuyển đổi định dạng file sang “.asc” thay vì “.tcm”. Hình 4.2: Phần mềm đổi định dạng file số liệu về File .asc Hình 4.3: File số liệu sau khi đổi về File .tcm Hình 4.4: Phần mềm đổi định dạng file số liệu
  54. 45 Hình 4.5: File số liệu sau khi đổi Sau khi có file như trên tiến hành đổi đuôi định dạng sang “.txt” để tiến hành đưa điểm đo chi tiết lên bản vẽ bằng phần mềm FAMIS. -Nhập số liệu đo Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi “.txt” tiến hành chuyển điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation, tạo file bản vẽ mới chọn (Select) file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt, ứng dụng Famis. - Làm việc với Cơ sở dữ liệu trị đo Nhập số liệu Import Tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ: Hình 4.6: Nhập số liệu bằng FAMIS
  55. 46 Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi “.txt” được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000. Hình 4.7: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ - Hiển thị số liệu đo Từ menu Cơ sở dữ liệu trị đo Hiển thị Tạo mô tả trị đo chọn các thông số hiển thị. DX = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0) DY = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0) Chọn kích thước chữ = 2 hoặc lớn hơn tuỳ theo để thụân tiện cho việc nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tự điểm. Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền Microstation, ví dụ như trên màu nền của Microstation là màu đen nên chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiết là màu trắng chọn xong ấn chấp nhận.
  56. 47 Hình 4.8: Tạo mô tả trị đo Vậy được một bản vẽ có hiển thị các điểm đo chi tiết. - Thành lập bản vẽ Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết. Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm sơ đồ của tờ bản đồ khu vực xã Đắk Sắk, thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh hoạ dưới đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo. Hình 4.9: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa
  57. 48 - Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ Từ menu chọn cơ sở dữ liệu bản đồ / quản lý bản đồ / kết nối với cơ sở dữ liệu. Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ như đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo được tâm thửa (topology). Hình 4.10: :Bản đồ sau khi tạo topology - Sửa lỗi Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diên tích,
  58. 49 là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa. * Sửa lỗi cho tờ bản đồ vừa tạo Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm 2 công cụ MRFClean và MRF Flag Editor. Từ menu chính của phần mềm trước tiên vào Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Tự động tìm sửa lỗi (CLEAN). Hình 4.11: Màn hình hiển thị lỗi của thửa đất Vào Parameters đặt thông số cần thiết cho chức năng MRFClean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như : Bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag Editor để sửa. Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay
  59. 50 sử dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng như vươn dài đối tượng, cắt đối tượng, . . . - Chia tờ bản đồ Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ: Ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí tờ và phương pháp chia tờ sau đó bản đồ sẽ được chia tờ. *Thực hiện trên 1tờ bản đồ được tiến hành như sau : - Tạo vùng Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất. Hình 4.12: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa Một góc các thửa đất của tờ bản đồ gốc sau khi được tạo tâm thửa - Đánh số thửa Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
  60. 51 Hình 4.13 :Thao tác để đánh số thửa - Gán dữ liệu từ nhãn Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chính, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc tành lập các loại hồ sơ địa chính. Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gán nằm trong các thửa. Các lớp thông tin của thửa đất được gán bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn xẽ tiên hành gán nhãn bằng lớp đó. Trong bước gán nhãn thửa ta gán (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất) bằng lớp 33 do vậy ta gán thông tin từ nhãn lớp 33 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất ), và gán địa chỉ chủ sử dụng đất bằng lớp 48, vvv gán xong các lớp thông tin ta phải kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ. - Vẽ, sửa bảng nhãn thửa + Vẽ nhãn thửa Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu.
  61. 52 Hình 4.14: Vẽ nhãn thửa Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số thửa đã đánh. + Sửa bảng nhãn thửa Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhãn thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Có những trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh giới thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thông tin vào bản nhãn. Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin như (tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo.TXT) để thông tin được cập nhật đầy đủ. - Tạo khung bản đồ địa chính Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong phạm vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN - MT ban hành.
  62. 53 Hình 4.15: Tạo khung bản đồ Hình 4.16: Tờ bản đồ khi biên tập
  63. 54 Hình 4.17: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh Khi ta ấn vào nút “Chọn bản đồ” và chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc khung của bản đồ sẽ hiện lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Famis, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết. - Kiểm tra kết quả đo Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử , tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật.
  64. 55 Bảng 4.5: Kết quả tổng hợp diện tích thay đổi của tờ bản đồ số 65 STT Nhóm đất thay đổi Ký hiệu Diện tích ( ha ) 1 Đất ở + Cây lâu năm ONT + CLN 17.9 2 Đất ở ONT 0.3 3 Cây lâu năm CLN 0.6 4 Đất giao thông DGT 1.2 5 Đất thủy lợi DTL 1.6 6 Đất chuyên lúa LUC 0.9 Tổng 22.5 Nhận xét: Diện tích đất ở + Cây lâu năm chiếm đa số diện tích đất trong xã, qua đó cho thấy đất ở chiếm một phần nhỏ trên đất canh tác cây lâu năm. Do đặc thù của định hình khí hậu nên ở đây chủ yếu là đất cây lâu năm 4.4. Thuận lợi, khó khăn và các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình đo đạc bản đồ địa chính xã Đắk Sắk Sau khoảng thời gian được thực tập làm việc cùng với đội ngũ kỹ thuật viên của Công ty cổ phần Khảo Sát Đo Đạc và Môi Trường Nam Việt trên địa bàn xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông em đã hoàn thành công việc của mình là thành lập bản đồ địa chính tờ số 65 tỷ lệ 1:1000 xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông với kết quả chính xác tuân thủ đúng quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính. Tuy nhiên trong quá trình làm việc em thấy công việc vẫn còn một số thuận lợi, các khó khăn gặp phải và một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công việc như sau: 4.4.1. Thuận lợi - Việc quản lý và sử dụng đất đai đã đi vào nề nếp, công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào mọi khâu công việc, từ đo vẽ xây dựng bản đồ đến thành lập bộ hồ sơ địa chính trên địa bàn cấp xã.
  65. 56 - Phương pháp toàn đạc đã được cải tiến tự động hóa ở mức cao, các máy toàn đạc điện tử có khả năng bắt điểm chính xác, tự động ghi các kết quả đo vào các thiết bị nhớ có sẵn trong máy hoặc nối với máy thuận lợi cho công tác nội nghiệp về sau. - Có thể đo được các thửa đất có diện tích nhỏ và có nhiều địa vật che khuất. - Độ chính xác đo vẽ cao, sai số ít. 4.4.2. Khó khăn - Thời gian đo đạc hoàn toàn ngoài thực địa nên gặp nhiều khó khăn về thời tiết và điều kiện làm việc. - Tuy đã tự động hóa đo đạc nhưng năng suất vẫn không thể bằng các phương pháp khác, tốn nhiều thời gian. - Do địa hình chủ yếu là vùng núi nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. - Máy móc, trang thiết bị dễ hỏng hóc. - Khó khăn nữa là nguồn nhân lực. Hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất - đơn vị thực hiện nhiệm vụ quan trọng là đăng ký, cập nhật biến động dù đã được thành lập đầy đủ ở hầu hết các địa phương song thiếu cán bộ chuyên môn, nhất là cán bộ kỹ thuật về công nghệ thông tin. Cán bộ địa chính cấp xã thực hiện rất nhiều công việc song thường các xã chỉ có một cán bộ, nhiều địa phương không được duy trì ổn định do thay đổi cán bộ hoặc luân chuyển giữa các xã 4.4.3. Đề xuất giải pháp - Nên tổ chức đo đạc vào mùa khô để tránh việc ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đến công tác đo đạc. - Cần bảo quản và sử dụng máy móc và các trang thiết bị hợp lý. - Trước khi tiến hành đo đạc nên đi khảo sát thực địa, xem bản đồ và các tài liệu có liên quan để giảm thiểu thời gian đo đạc. - Đứng trước những khó khăn thách thức đó, ta cần phải áp dụng những biện pháp khắc phục đồng bộ, có hệ thống và đem lại hiệu quả lâu dài.
  66. 57 -Tăng cường công tác vận động, phổ biến pháp luật cho người dân để tình trạng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng giảm tới mức tối thiểu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo đạc. -Cần liên tục update các phần mềm chuyên nghành như, Microstation, Famis, ., để thuận tiện cho việc biên tập bản đồ có hiệu quả hơn.
  67. 58 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận. -Ứng dụng phần mềm Famis để thành lập tờ bản đồ Địa chính tờ số 65 xã Đắk Sắk - huyện Đắk Mil - tỉnh Đắk Nông tổng số thửa: 250 thửa bao gồm các loại đất sau: ONT tổng diện tích là 0.3ha, ONT+CLN tổng diện tích là 17.9ha, tổng diện tích DTL là 1.6ha, tổng diện tích DGT 1.2ha, tổng diện tích CLN là 0.6 ha, trong đó chủ yếu là đất ONT+CLN. Độ chính xác của bản đồ đáp ứng đầy đủ những chỉ tiêu kỹ thuật quy định trong quy phạm hiện hành của Bộ TN&MT. - Thu thập được số liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đắk Sắk. 5.2. Kiến nghị. . - Để nâng cao hiệu quả kinh tế và tính hoàn thiện của công nghệ khi thành lập bản đồ cần phải nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ và cải tiến trang thiết bị. - Tạo điều kiện cho công tác quản lý tài nguyên đất đai của nhà nước mang tính hệ thống, thống nhất trong ngành. - Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất các cơ quan cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề đầu tư trang bị đầy đủ và đồng bộ hệ thống máy đo, máy tính và phần mềm, nâng cao trình độ của các kỹ thuật viên để khai thác hết những tính năng ưu việt của công nghệ - Tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng công nghệ khoa học vào công tác thành lập bản đồ nhằm tăng năng suất lao động, tự động hóa quá trình thành lập bản đồ giảm bớt thời gian, chi phí, công sức. - Kết quả của đề tài cần được đưa vào thực tiễn sản xuất để phục vụ tốt hơn trong công tác đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính.
  68. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài nguyên và Môi trường (2013), Quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 2. Luật đất đai, 2013, 45/2013/QH13 : 29/11/2013 Quốc hội ban hành luật đất đai 2013. 3. Quy phạm thành lập Bản đồ địa chính năm 2008. Bộ TN & MT. 4. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 5. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 6. Thông tư 25-2014 ngày 30/12/2013 quy định về thành lập BĐĐC của Bộ TN&MT. 7. Tổng cục Quản lý Đất đai, 2015, công văn số 1734/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 23/11/2015 hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong việc xác định mật độ thửa đất trung bình của BĐĐC. 8. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2006, Hướng dẫn sử dụng phần mềm Famis. 9. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2013, Thông tư 55/2013/TT-BTNMT Quy định về thành lập bản đồ địa chính. 10. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2014,Thông tư số: 25/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính. 11. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2016, Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28/12/2016 quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai.
  69. PHỤ LỤC Kết quả tổng hợp diện tích thay đổi của tờ bản đồ số 65 Diện Họ và tên Vị trí tích STT (Người sử dụng Địa chỉ Loại đất (m2) đất) Tờ bản Thửa đồ 1 Lê Danh Cường thôn Xuân Tình 1 65 206 788.7 ONT+CLN 2 Lê Danh Tuân thôn Xuân Tình 1 65 200 562.4 ONT+CLN 3 Trần Sỹ Tuấn thôn Xuân Tình 1 65 187 1143.5 ONT+CLN 4 UBND xã 65 179 40.2 DTL 5 Đoàn Xuân Đức thôn Xuân Tình 1 65 169 877.2 ONT+CLN 6 Đoàn Thế Tiến thôn Xuân Tình 1 65 163 435.7 ONT+CLN 7 Nguyễn Hữu Hạnh thôn Xuân Tình 1 65 158 420.2 ONT+CLN 8 UBND xã 65 148 795.1 ONT+CLN 9 Lê Ngọc Anh thôn Xuân Tình 1 65 145 1393.7 ONT+CLN 10 UBND xã 65 74 2113.3 DGT 11 UBND xã 65 164 669 DGT 12 Lê Tiến Diện thôn Xuân Tình 1 65 137 501.2 ONT+CLN 13 Nguyễn Đình Tuấn thôn Xuân Tình 1 65 134 1501.8 ONT+CLN 14 Lê Tiến Diện thôn Xuân Tình 1 65 128 1189.8 ONT+CLN 15 Nguyễn Quốc thôn Xuân Tình 1 65 115 787.7 ONT+CLN 16 UBND xã 65 110 801.9 ONT+CLN 17 Nguyễn Truyền thôn Xuân Tình 1 65 106 904.6 ONT+CLN 18 Đoàn Văn Phượng thôn Xuân Tình 1 65 98 1306.8 ONT+CLN 19 Nguyễn Thị Lan thôn Xuân Tình 1 65 75 1000.5 ONT+CLN 20 Phan Văn Phước thôn Xuân Tình 1 65 72 422.4 ONT+CLN 21 Nguyễn Văn Hoa thôn Xuân Tình 1 65 63 3385.1 ONT+CLN 22 Nguyễn Văn Tuyến thôn Xuân Tình 1 65 45 453.5 ONT+CLN 23 UBND xã 65 37 222.9 CLN 24 UBND xã 65 32 274.8 CLN 25 Nguyễn Ngọc Liêm thôn Tân Bình 65 10 198.8 ONT+CLN 26 UBND xã 65 16 281.4 DTL 27 Trần Quốc Hiếu thôn Tân Bình 65 9 209 ONT+CLN 28 Lê Văn Chương thôn Xuân Tình 1 65 154 726 ONT+CLN 29 UBND xã 65 6 230.7 ONT+CLN 30 Hồ Công Bình thôn Xuân Lộc 2 65 262 800.7 ONT+CLN 31 Ngô Anh Cao thôn Xuân Tình 1 65 175 227 ONT+CLN
  70. 32 Ngô Anh Thạch thôn Xuân Tình 1 65 182 521 ONT+CLN 33 UBND xã 65 196 8580.9 DGT 34 Nguyễn Đình Khang thôn Tân Bình 65 8 262.4 ONT+CLN Trần Hữu Quốc 35 Hoàn thôn Tân Bình 65 12 472.1 ONT+CLN 36 Ngô Đình Thuận thôn Xuân Tình 1 65 188 507 ONT+CLN 37 Võ Tá Thuận thôn Tân Bình 65 26 622.5 ONT+CLN 38 UBND xã 65 123 207.7 DTL 39 Lê Trọng Lương thôn Xuân Lộc 2 65 264 1580.2 ONT+CLN 40 Ngô Đình Thuận thôn Xuân Tình 1 65 189 620.8 ONT+CLN 41 Võ Thị Khuyên thôn Tân Bình 65 27 883.2 ONT+CLN 42 Phạm Văn Thực thôn Xuân Lộc 2 65 256 2244 ONT+CLN 43 UBND xã 65 149 954.6 CLN 44 UBND xã 65 119 597 NTS 45 Hoàng Thị Ninh thôn Xuân Tình 1 65 191 562.5 ONT+CLN 46 Võ Tá Khanh thôn Tân Bình 65 30 715.5 ONT+CLN 47 Phan Văn Đôn thôn Xuân Lộc 2 65 245 2226.1 ONT+CLN 48 Lê Xuân Hoa thôn Xuân Lộc 2 65 274 418.8 ONT+CLN 49 Lê Văn Quý thôn Tân Bình 65 31 891.1 ONT+CLN 50 UBND xã 65 121 149.8 BCS 51 Nguyễn Duy Phi thôn Xuân Lộc 2 65 232 287.4 ONT+CLN 52 Nguyễn Minh Thế thôn Xuân Lộc 2 65 217 3020.5 ONT+CLN 53 UBND xã 65 130 60 BCS 54 UBND xã 65 192 24.8 DTL 55 Nguyễn Thị Biện thôn Xuân Tình 1 65 193 1730.8 ONT+CLN 56 Lê Thị Đình thôn Xuân Lộc 2 65 272 609.9 ONT+CLN 57 UBND xã 65 95 162.2 LUC 58 UBND xã 65 77 377.9 LUC 59 Cao Văn Huân thôn Xuân Lộc 2 65 151 777.8 ONT+CLN 60 Đoàn Văn Phượng thôn Xuân Tình 1 65 117 1287.4 LUC 61 Phan Văn Lộc thôn Xuân Lộc 2 65 250 499.9 ONT+CLN 62 Nguyễn Ngọc Kim thôn Tân Bình 65 53 2368.3 ONT+CLN 63 Bân thôn Tân Bình 65 14 359.7 ONT+CLN 64 Trần Ngọc Ký thôn Tân Bình 65 33 1062.3 ONT+CLN 65 UBND xã 65 96 149 LUC 66 UBND xã 65 90 93.7 LUC 67 Phan Hữu Hóa thôn Xuân Lộc 2 65 270 399.3 ONT+CLN 68 Hoàng Văn Đồng thôn Xuân Lộc 2 65 234 307.8 ONT+CLN
  71. 69 UBND xã 65 76 301.9 LUC 70 Cao Văn Thuần thôn Xuân Lộc 2 65 156 1715.7 ONT+CLN 71 Diêm Đăng Thành thôn Tân Bình 65 5 155.8 ONT+CLN 72 UBND xã 65 116 682.2 LUC 73 UBND xã 65 125 2577.5 LUC 74 Lê Thị Phượng thôn Tân Bình 65 40 864.3 ONT+CLN 75 UBND xã 65 83 1027.9 LUC 76 Đặng Danh Lam thôn Xuân Lộc 2 65 268 1612.5 ONT+CLN 77 Nguyễn Đình Cổn thôn Xuân Lộc 2 65 238 1832.2 ONT+CLN 78 UBND xã 65 111 257.7 DGT 79 Tỉnh Lộ 65 51 3830 DGT 80 Trần Thanh Bính thôn Tân Bình 65 19 213.8 ONT+CLN 81 Lê Văn Tòng thôn Tân Bình 65 22 170 ONT+CLN 82 Nguyễn Đình Thu thôn Xuân Lộc 2 65 259 865.7 ONT+CLN 83 Võ Tá Anh thôn Xuân Lộc 2 65 162 691.3 ONT+CLN 84 Phạm HồngThái thôn Xuân Lộc 2 65 195 1526.6 ONT+CLN 85 Lâm thôn Tân Bình 65 35 574.6 ONT+CLN 86 UBND xã 65 1 54.4 DTL 87 Hướng thôn Xuân Lộc 2 65 211 812.8 ONT+CLN 88 Nguyễn Kim thôn Tân Bình 65 89 400.7 LUC 89 Nguyễn Cường thôn Tân Bình 65 23 227.4 ONT+CLN 90 UBND xã 65 109 787.1 LUC 91 Nguyễn Văn Nhật thôn Xuân Lộc 2 65 224 463.6 ONT+CLN 92 Hoàng Văn Bình thôn Xuân Lộc 2 65 184 307.8 ONT+CLN Thạch Hà-Hà 93 Nguyễn Thị Cảnh Tĩnh 65 253 262.7 ONT+CLN 94 Nguyễn Văn Tần thôn Xuân Lộc 2 65 176 794.6 ONT+CLN 95 Phạm Vĩnh Thụy thôn Tân Bình 65 56 1856.2 ONT+CLN 96 Nguyễn Hữu Điệp thôn Tân Bình 65 38 228.7 ONT+CLN 97 Lê Thị Thanh Tâm thôn Xuân Lộc 2 65 165 1036.3 ONT+CLN 98 Lê Văn Lành thôn Xuân Lộc 2 65 99 203.4 LUC 99 Nguyễn Đình thông thôn Xuân Lộc 2 65 258 1488.5 ONT+CLN 100 Lê Văn Lành thôn Xuân Lộc 2 65 88 375.5 LUC 101 Nguyễn Văn Đức thôn Xuân Lộc 2 65 226 838.5 ONT+CLN 102 Nguyễn Văn Cần thôn Tân Bình 65 44 241.6 ONT+CLN Nguyễn Đình 103 Cường thôn Xuân Lộc 2 65 247 2760.5 ONT+CLN 104 Phan Duy Hân thôn Xuân Lộc 2 65 142 1745.8 ONT+CLN 105 Nguyễn Văn Anh thôn Xuân Lộc 2 65 225 1044.7 ONT+CLN
  72. 106 Lê Văn Lành thôn Xuân Lộc 2 65 71 1206.5 ONT+CLN 107 Lê Văn Lành thôn Xuân Lộc 2 65 103 239 LUC 108 Lê Văn Lành thôn Xuân Lộc 2 65 91 342 LUC 109 Phạm HồngThái thôn Xuân Lộc 2 65 219 515.3 ONT+CLN 110 UBND xã 65 263 767.5 ONT+CLN 111 UBND xã 65 214 440.5 ONT+CLN 112 Nguyễn Văn Tạo thôn Tân Bình 65 54 1112.1 ONT+CLN 113 Lê Văn Phượng thôn Xuân Lộc 2 65 212 440.8 ONT+CLN 114 Đức thôn Xuân Lộc 2 65 208 435.4 ONT+CLN 115 Trung thôn Xuân Lộc 2 65 120 903.6 ONT 116 Lê Văn Loan thôn Xuân Lộc 2 65 204 206.5 ONT+CLN 117 Đặng Danh Thế thôn Xuân Lộc 2 65 107 271.3 ONT 118 Lê Văn Trung thôn Xuân Lộc 2 65 202 376.3 ONT+CLN 119 Thái Đăng Lâu thôn Xuân Lộc 2 65 92 1164.3 ONT+CLN 120 Nguyễn Văn Hải thôn Tân Bình 65 58 597.3 ONT+CLN 121 Nguyễn Mạnh Kiểm thôn Đắk Xô 65 271 1069.3 ONT+CLN 122 UBND xã 65 220 269.7 DTL 123 Nguyễn Mạnh Kiểm thôn Đắk Xô 65 255 1037.7 CLN 124 Trần Văn Thiện thôn Xuân Lộc 2 65 241 2166.9 ONT+CLN 125 UBND xã 65 273 622.4 ONT+CLN 126 Lê Văn Nhuần thôn Xuân Lộc 2 65 181 1126.1 ONT+CLN 127 Lê Thị Chiến thôn Xuân Lộc 2 65 150 158.3 ONT+CLN 128 Lê Văn Tuân thôn Xuân Lộc 2 65 228 2514.2 ONT+CLN 129 Võ Thị Thanh thôn Xuân Lộc 2 65 147 766.3 ONT+CLN 130 Võ Duy Linh thôn Tân Bình 65 47 355.6 ONT+CLN 131 Lê Văn Hải thôn Xuân Lộc 2 65 133 1409.9 ONT+CLN 132 Hoàng Văn Minh thôn Đức Long 65 55 272.4 ONT+CLN 133 Võ Duy Hiếu thôn Xuân Lộc 65 4 174.7 ONT+CLN 134 Bùi Văn Hưởng thôn Đắk Xô 65 269 560.5 ONT+CLN 135 Trần Văn Quốc thôn Xuân Lộc 2 65 199 2079.5 ONT+CLN 136 UBND xã thôn Xuân Lộc 2 65 108 566.6 ONT thôn 3E29 xã Đăk 137 Hoàng Văn Sỹ Mol 65 59 324.2 ONT+CLN 138 Nguyễn Xuân Hiếu thôn Xuân Lộc 2 65 85 762.3 ONT 139 Nguyễn Văn Nhật thôn Xuân Lộc 65 24 85.6 ONT+CLN 140 Hoàng Văn Toản thôn Đắk Xô 65 261 530 ONT+CLN 141 UBND xã 65 100 218.5 DTL 142 UBND xã 65 64 634.4 ONT+CLN
  73. 143 Hồ Văn Hiệp thôn Xuân Lộc 65 3 477.9 ONT+CLN 144 Hồ Văn Hiệp thôn Xuân Lộc 65 25 106.2 ONT+CLN 145 Phan Duy Tài thôn Xuân Lộc 2 65 172 746.3 ONT+CLN 146 Bùi Văn Hải thôn Đắk Xô 65 260 376.1 ONT+CLN 147 Võ Duy Hưng thôn Xuân Lộc 2 65 112 584.1 ONT+CLN 148 Nguyễn Mạnh Kiểm thôn Đắk Xô 65 257 992.3 CLN 149 Nguyễn Đình Ngợi thôn Xuân Lộc 2 65 222 1079.8 ONT+CLN 150 Võ Tá Thịnh thôn Xuân Lộc 2 65 101 538.1 ONT+CLN 151 Lê Hồng Hà thôn Xuân Lộc 65 21 499.8 ONT+CLN 152 UBND xã 65 48 141.1 ONT+CLN 153 Lê Thị Lài thôn Xuân Lộc 2 65 140 403.3 ONT+CLN 154 Mậu 65 65 887.2 ONT+CLN 155 Trần VănLan thôn Xuân Lộc 2 65 239 401.9 ONT+CLN 156 Lê Văn Tuân thôn Xuân Lộc 2 65 215 1228.4 ONT+CLN 157 Lê Văn Hiên thôn Xuân Lộc 2 65 143 671.9 ONT+CLN 158 UBND xã 65 267 3308.3 ONT+CLN 159 UBND xã 65 266 383.2 DTL 160 Trần Đình Danh thôn Xuân Lộc 2 65 251 834.3 ONT+CLN 161 Nguyễn Văn Tôn thôn Xuân Lộc 2 65 80 1086.7 ONT+CLN 162 Nguyễn Tiến Hoa thôn Xuân Lộc 2 65 127 1055.6 ONT+CLN 163 UBND xã 65 50 99.4 ONT+CLN 164 Lê Văn Nga thôn Xuân Lộc 65 7 425.9 ONT+CLN 165 Trần Văn Quốc thôn Xuân Lộc 2 65 170 296 ONT+CLN 166 Nguyễn Hữu Tý thôn Xuân Lộc 2 65 209 1078.5 ONT+CLN 167 Phan Duy Tân thôn Xuân Lộc 2 65 248 340.2 ONT+CLN Nguyễn Đình 168 Phương thôn Xuân Lộc 2 65 174 332.3 ONT+CLN Nguyễn Hoàng 169 Khang 65 11 500.8 ONT+CLN 170 Cao Văn Thủy thôn Xuân Lộc 2 65 203 1151.1 ONT+CLN 171 Nguyễn Văn Khân thôn Xuân Lộc 2 65 144 615.1 ONT+CLN 172 UBND xã 65 84 552.1 DGT 173 UBND xã 65 2 314.5 DGT 174 Trần Đình Hoàng thôn Xuân Lộc 2 65 244 288.8 ONT+CLN 175 Nguyễn Tiến Trung thôn Xuân Lộc 2 65 87 1995.8 ONT Nguyễn Đình 176 Phương thôn Xuân Lộc 2 65 173 288.5 ONT+CLN 177 UBND xã 65 29 349.9 DTL 178 Hoàng Đình Ảnh thôn Xuân Lộc 65 39 106 ONT+CLN
  74. 179 Nguyễn Văn Tạo thôn Thổ Hoàng 2 65 66 402.3 ONT 180 Trần Đình Hưng thôn Xuân Lộc 65 20 487.2 ONT+CLN 181 Nguyễn Đình Cần thôn Xuân Lộc 2 65 243 283.8 ONT+CLN 182 Nguyễn Thị Thanh thôn Xuân Lộc 2 65 252 5311.3 ONT+CLN 183 Võ Tá Duy Anh thôn Xuân Lộc 65 43 121.9 ONT+CLN 184 Nguyễn Đức Quý thôn Xuân Lộc 2 65 180 267.4 ONT+CLN 185 Nguyễn Văn Liên thôn Xuân Lộc 2 65 67 244.9 ONT 186 Nguyễn Văn Cương thôn Xuân Lộc 2 65 126 863.4 ONT+CLN 187 Nguyễn Văn Tiệp Đức Minh 65 155 197.4 ONT+CLN 188 UBND xã 65 236 290.5 CLN 189 UBND xã 65 70 148.6 DTL 190 Nguyễn Ngọc Đồng thôn Xuân Lộc 2 65 68 278 ONT 191 UBND xã 65 34 221.3 ONT+CLN 192 Lê Tử Phú thôn Xuân Lộc 2 65 183 305.3 ONT+CLN 193 Phan Duy Hằng thôn Xuân Lộc 2 65 235 307.3 ONT+CLN 194 Phan Thị Anh thôn Xuân Lộc 2 65 157 744.9 ONT+CLN 195 Hoàng Văn Thanh thôn Xuân Lộc 2 65 160 529.2 ONT+CLN 196 Nguyễn Ngọc Đồng thôn Xuân Lộc 2 65 73 283.3 ONT 197 UBND xã 65 17 360.3 DGT 198 UBND xã 65 13 111.1 CLN 199 Lê Đại Hành thôn Xuân Lộc 1 65 41 969.2 ONT+CLN 200 Lê Văn Hinh thôn Xuân Lộc 2 65 233 343.7 ONT+CLN 201 Lê Trọng Trung thôn Xuân Lộc 2 65 186 173.3 ONT+CLN 202 Nguyễn Văn Nam thôn Xuân Lộc 2 65 81 89.1 ONT 203 Trần Ngọc Ký thôn Xuân Lộc 2 65 135 1399.9 ONT+CLN 204 Lê Văn Ngân thôn Xuân Lộc 2 65 231 217.7 ONT+CLN 205 Nguyễn Văn Nam thôn Xuân Lộc 2 65 69 245.6 ONT 206 Lê Văn Hường thôn Xuân Lộc 2 65 198 278.8 ONT+CLN 207 Trần Ngọc Nghĩa thôn Xuân Lộc 2 65 230 574.2 ONT+CLN 208 Lê Mến thôn Xuân Lộc 2 65 190 577.7 ONT+CLN 209 Trần Ngọc Ký thôn Xuân Lộc 2 65 102 3417.3 ONT+CLN 210 Lê Trọng Hoạt thôn Xuân Lộc 2 65 223 594.9 ONT+CLN 211 Trịnh văn Huy thôn Xuân Lộc 2 65 79 307.6 ONT 212 Nguyễn Văn Việt thôn Xuân Lộc 1 65 42 1857.7 ONT+CLN 213 Hoàng Văn Thanh thôn Xuân Lộc 2 65 168 279.9 ONT+CLN 214 Phan Hữu Sơn thôn Xuân Lộc 2 65 221 652.9 ONT+CLN 215 UBND xã 65 18 284.6 CLN 216 Trương Ngọc Việt thôn Xuân Lộc 2 65 237 411.4 ONT+CLN
  75. 217 Nguyễn Thế Hùng thôn Xuân Lộc 2 65 78 299 ONT 218 Võ Minh Biên thôn Xuân Lộc 2 65 218 382.4 ONT+CLN 219 Lê Ngọc Thường thôn Xuân Lộc 2 65 171 160.4 ONT 220 Lê Văn Hạ thôn Xuân Lộc 2 65 139 408.4 ONT+CLN 221 Nguyễn Đình Thắng thôn Xuân Lộc 2 65 167 155.4 ONT 222 Nguyễn Duy Hà thôn Xuân Lộc 2 65 82 412.4 ONT 223 Lê Thế Anh thôn Xuân Lộc 2 65 213 897 ONT+CLN 224 Lê Trọng Khởi thôn Xuân Lộc 2 65 161 359.1 ONT+CLN 225 Lê Trọng Hưng thôn Xuân Lộc 2 65 153 529.5 ONT+CLN 226 Lê Trọng Sanh thôn Xuân Lộc 2 65 265 6189.2 ONT+CLN 227 Nguyễn Văn Ngọc thôn Xuân Lộc 1 65 15 835.4 ONT+CLN 228 UBND xã 65 210 374.7 CLN 229 Võ Văn Quyết thôn Xuân Lộc 2 65 246 520.1 ONT+CLN 230 Trần Ngọc Minh thôn Xuân Lộc 2 65 207 425.3 ONT+CLN 231 Lê Trọng Hoạt thôn Xuân Lộc 2 65 141 528.3 ONT+CLN 232 UBND xã thôn Xuân Lộc 1 65 36 2153.8 ONT+CLN 233 UBND xã 65 242 1358.4 CLN 234 Lê Tử Phú thôn Xuân Lộc 2 65 201 672.1 ONT+CLN 235 Nguyễn Văn Quang thôn Xuân Lộc 2 65 136 304.2 ONT+CLN 236 Cao Văn Trang thôn Xuân Lộc 2 65 229 433.5 ONT+CLN 237 Nguyễn Văn Huân thôn Xuân Lộc 2 65 132 243.6 ONT+CLN 238 Lê Tử Nhân thôn Xuân Lộc 2 65 197 802 ONT+CLN 239 Lê Việt thôn Xuân Lộc 2 65 185 400.9 ONT+CLN 240 Võ Tá Anh thôn Xuân Lộc 2 65 104 692.8 ONT 241 Lê Nam thôn Xuân Lộc 2 65 177 387.8 ONT+CLN 242 Trần Minh Thảo thôn Xuân Lộc 2 65 93 184.1 ONT 243 UBND xã 65 94 251.9 ONT+CLN 244 Trần Mạnh Linh thôn Xuân Lộc 1 65 60 154.8 ONT+CLN 245 UBND xã 65 129 317.4 ONT+CLN 246 Lê Công ý thôn Xuân Lộc 2 65 240 2939.8 ONT+CLN 247 Lê Văn Hạ thôn Xuân Lộc 2 65 166 717.4 ONT+CLN 248 Trần Đình Sỹ thôn Xuân Lộc 1 65 52 594.2 ONT+CLN 249 Hòa thôn Xuân Lộc 2 65 216 438.5 ONT+CLN 250 Lê Văn Hà thôn Xuân Lộc 2 65 122 268.7 ONT+CLN (Nguồn: công ty cổ phần Khảo Sát Đo Đạc và Môi Trường Nam Việt)
  76. BẢNG 1: BẢNG TRỊ ĐO GIA SỐ TỌA ĐỘ VÀ CÁC CHỈ TIÊU SAI SỐ HỆ TỌA ĐỘ VUÔNG GÓC KHÔNG GIAN ELLIPSOID QUI CHIẾU: WGS-84 Số Tên đỉnh cạnh DX DY DZ RMS RATIO TT Điểm đầu Điểm cuối (m) (m) (m) (m) 1 GPS-I-52 GPS-I-63 150.316 113.170 -283.293 0.017 12.560 2 GPS-I-52 GPS-I-40 -52.399 -80.538 270.571 0.016 13.120 3 GPS-I-63 ĐM-259 449.456 110.208 154.435 0.015 11.760 4 GPS-I-52 ĐM-259 599.775 223.362 -128.859 0.018 13.690 5 GPS-I-40 ĐM-259 652.173 303.907 -399.429 0.013 65.990 6 GPS-I-93 GPS-I-75 -446.679 -184.483 161.484 0.007 7.640 7 GPS-I-63 GPS-I-62 300.893 94.689 13.140 0.011 40.520 8 GPS-I-52 GPS-I-62 451.205 207.840 -270.170 0.014 7.410 9 GPS-I-40 GPS-I-62 503.611 288.386 -540.724 0.010 99.900 10 GPS-I-63 GPS-I-64 -663.367 -214.703 -5.111 0.011 18.610 11 GPS-I-93 GPS-I-64 -169.083 -105.818 260.580 0.022 73.630 12 GPS-I-64 GPS-I-75 -277.625 -78.656 -99.093 0.018 35.440 13 GPS-I-63 GPS-I-60 -361.235 -135.950 56.730 0.014 12.020 14 GPS-I-63 GPS-I-60 -361.229 -135.956 56.708 0.014 20.820 15 GPS-I-52 GPS-I-60 -210.919 -22.778 -226.563 0.016 11.320 16 GPS-I-60 GPS-I-40 158.514 -57.727 497.142 0.008 9.730 17 GPS-I-60 ĐM-259 810.684 246.157 97.713 0.012 13.450 18 GPS-I-60 GPS-I-93 -133.057 27.110 -322.396 0.017 8.160 19 GPS-I-60 GPS-I-64 -302.137 -78.737 -61.803 0.018 9.320 20 GPS-I-77 GPS-I-63 310.367 64.198 166.533 0.013 11.400 21 GPS-I-77 GPS-I-93 -183.921 -44.639 -99.153 0.017 8.110 22 GPS-I-77 GPS-I-75 -630.593 -229.167 62.337 0.009 23.020 23 GPS-I-77 GPS-I-64 -352.987 -150.524 161.419 0.018 4.060 24 GPS-I-77 GPS-I-60 -50.861 -71.760 223.241 0.011 15.550 25 GPS-I-82 GPS-I-63 -224.695 -144.346 252.139 0.009 13.370 26 GPS-I-82 GPS-I-40 -427.398 -338.052 806.008 0.006 22.300 27 GPS-I-82 ĐM-259 224.767 -34.142 406.578 0.013 25.170 28 GPS-I-82 GPS-I-62 76.205 -49.649 265.279 0.006 26.570 29 GPS-I-82 GPS-I-60 -585.917 -280.329 308.865 0.009 6.690 30 ĐM-306 GPS-I-151 206.250 195.486 -593.205 0.009 60.790
  77. 31 GPS-I-127 GPS-I-133 1003.411 384.210 -394.875 0.016 11.050 32 GPS-I-137 GPS-I-151 -1180.767 -87.650 -943.257 0.016 45.180 33 GPS-I-142 GPS-I-139 1265.027 285.087 405.501 0.015 10.280 34 GPS-I-125 GPS-I-124 -73.205 -75.982 198.229 0.016 27.010 35 ĐM-302 GPS-I-124 -405.678 -354.922 780.222 0.014 99.900 36 GPS-I-128 GPS-I-133 1021.880 364.149 -308.643 0.013 10.680 37 GPS-I-139 GPS-I-128 76.500 -193.055 694.124 0.016 3.220 38 GPS-I-142 GPS-I-128 1341.532 92.000 1099.626 0.012 6.200 39 GPS-I-134 GPS-I-137 428.149 187.140 -235.580 0.010 99.900 40 ĐM-302 GPS-I-135 -510.871 -188.913 -104.116 0.020 18.610 41 GPS-I-154 GPS-I-151 706.558 112.891 293.856 0.010 57.300 42 GPS-I-139 GPS-I-119 -461.957 -381.913 1029.574 0.011 8.110 43 GPS-I-128 GPS-I-119 -538.473 -188.838 335.470 0.008 29.910 44 GPS-I-125 GPS-I-130 -914.900 -257.905 -251.559 0.017 15.330 45 GPS-I-124 GPS-I-130 -841.699 -181.944 -449.789 0.013 6.330 46 GPS-I-130 GPS-I-133 -192.464 -17.456 -192.435 0.005 99.990 47 GPS-I-127 GPS-I-130 1195.878 401.664 -202.438 0.015 15.630 48 GPS-I-128 GPS-I-130 1214.337 381.601 -116.218 0.019 99.990 49 GPS-I-146 GPS-I-136 -77.174 -117.245 444.468 0.015 21.930 50 ĐM-302 GPS-I-136 -469.792 -140.439 -233.876 0.009 7.700 51 GPS-I-135 GPS-I-136 41.072 48.485 -129.769 0.007 12.160 52 GPS-I-151 GPS-I-143 363.206 -36.338 740.949 0.018 12.380 53 GPS-I-137 GPS-I-143 -817.551 -123.998 -202.307 0.013 30.110 54 GPS-I-134 GPS-I-143 -389.412 63.140 -437.899 0.019 9.880 55 GPS-I-151 GPS-I-153 -582.128 -109.284 -131.513 0.005 23.450 56 ĐM-306 GPS-I-153 -375.889 86.235 -724.700 0.009 7.840 57 GPS-I-154 GPS-I-153 124.433 3.606 162.348 0.008 18.870 58 GPS-I-123 GPS-I-133 141.212 155.212 -513.784 0.014 4.680 59 GPS-I-127 GPS-I-123 862.199 229.003 118.914 0.020 3.520 60 GPS-I-128 GPS-I-123 880.706 208.907 205.115 0.033 15.090 61 GPS-I-123 GPS-I-130 333.672 172.675 -321.347 0.014 4.060 62 GPS-I-125 GPS-I-132 -318.370 -10.626 -390.271 0.017 6.780 63 ĐM-302 GPS-I-132 -650.839 -289.581 191.718 0.014 16.330 64 GPS-I-124 GPS-I-132 -245.168 65.326 -588.508 0.015 5.500 65 GPS-I-132 GPS-I-130 -596.534 -247.271 138.721 0.012 12.100
  78. 66 GPS-I-151 GPS-I-148 1390.071 256.530 495.557 0.015 12.230 67 GPS-I-137 GPS-I-148 209.304 168.825 -447.714 0.012 6.710 68 GPS-I-143 GPS-I-148 1026.863 292.858 -245.385 0.014 7.160 69 GPS-I-146 GPS-I-148 -671.591 -189.207 -127.648 0.017 17.280 70 GPS-I-135 GPS-I-148 -553.351 -23.515 -701.880 0.008 45.430 71 GPS-I-148 GPS-I-136 594.419 71.994 572.113 0.009 7.590 72 GPS-I-151 GPS-I-149 -1113.594 -353.909 187.679 0.005 14.110 73 ĐM-306 GPS-I-149 -907.365 -158.396 -405.520 0.020 30.500 74 GPS-I-154 GPS-I-149 -407.030 -241.036 481.536 0.009 8.700 75 GPS-I-142 GPS-I-149 235.337 187.785 -460.873 0.007 10.070 76 GPS-I-128 GPS-I-149 -1106.198 95.778 -1560.488 0.009 15.500 77 GPS-I-149 GPS-I-119 567.724 -284.615 1895.957 0.006 26.650 78 GPS-I-125 GPS-I-126 100.871 89.419 -214.342 0.016 22.440 79 ĐM-302 GPS-I-126 -231.609 -189.529 367.657 0.008 99.990 80 GPS-I-126 GPS-I-132 -419.238 -100.051 -175.931 0.013 21.610 81 GPS-I-129 GPS-I-133 -131.981 46.874 -416.912 0.011 7.620 82 GPS-I-129 GPS-I-127 -1135.401 -337.324 -22.030 0.015 13.030 83 GPS-I-129 GPS-I-128 -1153.906 -317.262 -108.256 0.016 3.370 84 GPS-I-129 GPS-I-130 60.484 64.328 -224.477 0.011 7.230 85 GPS-I-129 GPS-I-123 -273.187 -108.361 96.875 0.016 7.820 86 GPS-I-142 GPS-I-140 1122.338 240.146 297.551 0.017 5.920 87 GPS-I-140 GPS-I-128 219.192 -148.116 802.071 0.018 7.080 88 GPS-I-140 GPS-I-119 -319.270 -336.950 1137.522 0.012 25.130
  79. BẢNG 2: BẢNG SAI SỐ KHÉP HÌNH HỆ TỌA ĐỘ VUÔNG GÓC KHÔNG GIAN ELLIPSOID QUI CHIẾU: WGS-84 Số Tên đỉnh tam giác dX dY dZ fS [S] fS/[S] TT Đỉnh 1 Đỉnh 2 Đỉnh 3 (m) (m) (m) (m) (m) 1 ĐM-259 GPS-I-63 GPS-I-52 -0.002 0.008 0.000 0.009 1480.8 1/171411 2 GPS-I-62 GPS-I-63 GPS-I-52 0.002 0.010 0.009 0.013 1221.3 1/92212 3 GPS-I-60 GPS-I-63 GPS-I-52 0.000 -0.001 0.000 0.001 1040.6 1/1253873 4 ĐM-259 GPS-I-40 GPS-I-52 -0.001 0.003 0.000 0.004 1762.9 1/481962 5 GPS-I-62 GPS-I-40 GPS-I-52 0.003 0.004 0.009 0.010 1645.8 1/161206 6 GPS-I-60 GPS-I-40 GPS-I-52 0.003 -0.016 -0.004 0.017 1122.5 1/65585 7 GPS-I-60 ĐM-259 GPS-I-63 0.004 0.001 -0.004 0.005 1730.8 1/325656 8 GPS-I-82 ĐM-259 GPS-I-63 -0.003 0.002 -0.002 0.004 1321.0 1/329854 9 GPS-I-60 ĐM-259 GPS-I-52 0.005 -0.008 -0.004 0.011 1816.1 1/169914 10 GPS-I-60 ĐM-259 GPS-I-40 0.001 0.011 0.000 0.011 2200.8 1/191844 11 GPS-I-82 ĐM-259 GPS-I-40 0.004 -0.001 0.001 0.004 2261.7 1/542542 12 GPS-I-64 GPS-I-75 GPS-I-93 0.014 -0.005 -0.001 0.015 1142.8 1/75004 13 GPS-I-77 GPS-I-75 GPS-I-93 -0.003 0.022 -0.003 0.023 1397.1 1/61866 14 GPS-I-82 GPS-I-62 GPS-I-63 -0.003 -0.004 0.000 0.005 963.4 1/190508 15 GPS-I-82 GPS-I-62 GPS-I-40 0.004 -0.008 0.002 0.009 2046.6 1/215642 16 GPS-I-60 GPS-I-64 GPS-I-63 -0.001 -0.005 -0.008 0.009 1405.7 1/149717 17 GPS-I-77 GPS-I-64 GPS-I-63 -0.007 0.010 0.001 0.012 1471.6 1/122503 18 GPS-I-60 GPS-I-64 GPS-I-93 -0.001 0.015 -0.006 0.016 996.3 1/61924 19 GPS-I-77 GPS-I-64 GPS-I-93 -0.008 0.034 0.004 0.035 958.1 1/27420 20 GPS-I-77 GPS-I-75 GPS-I-64 -0.009 -0.007 -0.006 0.013 1395.2 1/110051 21 GPS-I-77 GPS-I-60 GPS-I-63 -0.001 0.001 0.000 0.001 988.1 1/863794 22 GPS-I-82 GPS-I-60 GPS-I-63 -0.006 0.016 0.002 0.018 1476.6 1/84101 23 GPS-I-82 GPS-I-40 GPS-I-60 -0.003 -0.002 -0.001 0.003 2217.1 1/647604 24 GPS-I-82 ĐM-259 GPS-I-60 0.000 -0.015 0.000 0.015 2037.9 1/137429 25 GPS-I-77 GPS-I-93 GPS-I-60 0.001 -0.005 -0.001 0.005 803.5 1/147993 26 GPS-I-77 GPS-I-64 GPS-I-60 -0.006 0.014 0.009 0.018 974.5 1/55376 27 GPS-I-153 GPS-I-151 ĐM-306 0.006 -0.017 -0.009 0.020 2085.4 1/103576 28 GPS-I-149 GPS-I-151 ĐM-306 0.010 -0.013 -0.003 0.017 2847.6 1/166391 29 GPS-I-152 GPS-I-151 ĐM-306 0.000 0.002 0.001 0.002 1631.2 1/815746 30 GPS-I-150 GPS-I-151 ĐM-306 0.003 0.004 -0.003 0.006 2663.7 1/417224 31 GPS-I-130 GPS-I-133 GPS-I-127 -0.001 0.001 -0.001 0.002 2695.1 1/1283385 32 GPS-I-123 GPS-I-133 GPS-I-127 0.000 -0.003 -0.002 0.004 2599.7 1/697359 33 GPS-I-129 GPS-I-133 GPS-I-127 -0.005 0.006 0.003 0.008 2769.2 1/336916 34 GPS-I-122 GPS-I-133 GPS-I-127 0.002 -0.008 -0.003 0.009 2601.5 1/302132 35 GPS-I-143 GPS-I-151 GPS-I-137 -0.005 0.005 -0.001 0.007 3191.1 1/461587 36 GPS-I-148 GPS-I-151 GPS-I-137 0.000 0.027 0.007 0.028 3534.0 1/124863 37 GPS-I-144 GPS-I-151 GPS-I-137 -0.001 0.017 0.002 0.018 3126.1 1/177714 38 GPS-I-138 GPS-I-151 GPS-I-137 0.004 0.019 0.012 0.023 3088.0 1/134514 39 GPS-I-128 GPS-I-139 GPS-I-142 -0.002 0.016 0.000 0.016 3820.2 1/235124 40 GPS-I-130 GPS-I-124 GPS-I-125 -0.002 -0.010 -0.001 0.010 2179.4 1/210674