Khóa luận Tư tưởng đạo đức của N.Machiavelli trong tác phẩm Quân vương

pdf 65 trang thiennha21 15/04/2022 9981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tư tưởng đạo đức của N.Machiavelli trong tác phẩm Quân vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tu_tuong_dao_duc_cua_n_machiavelli_trong_tac_pham.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tư tưởng đạo đức của N.Machiavelli trong tác phẩm Quân vương

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC LÊ THỊ DIỆU NGỌC TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA N.MACHIAVELLI TRONG TÁC PHẨM QUÂN VƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH 2016 – X HÀ NỘI – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC LÊ THỊ DIỆU NGỌC TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA N.MACHIAVELLI TRONG TÁC PHẨM QUÂN VƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH 2016 - X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác giả trƣớc mà tôi sử dụng đều đƣợc trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Không có bất kì sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu. Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2020 Sinh viên Lê Thị Diệu Ngọc
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 9 CHƢƠNG 1. CUỘC ĐỜI CỦA N.MACHIAVELLI VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA TÁC PHẨM QUÂN VƢƠNG 9 1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị, xã hội thời kì Phục hƣng 9 1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng của Machiavelli 13 1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Nicolo Machiaveli 21 1.4. Nội dụng chính của tác phẩm “Quân vƣơng” 25 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC N. MACHIAVELLI TRONG TÁC PHẨM “QUÂN VƢƠNG” 30 2.1. Mối quan hệ chính trị và đạo đức 30 2.2. Cái nhìn của N.Machiavelli về bản tính con ngƣời 40 2.3. Bản tính ngƣời thể hiện trong phẩm chất quân vƣơng 44 2.4. Thời cơ và vận mệnh 53 KẾT LUẬN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 60
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử là một dòng chảy không ngừng từ quá khứ đến tƣơng lai. Trong dòng chảy đó thời kì Phục hƣng có vị trí vô cùng độc đáo, đặt nền móng cho một nền văn minh phát triển rực rỡ sau này. Thời kì Trung cổ con ngƣời bị kìm kẹp, thân phận con ngƣời đã quá nhỏ bé, con ngƣời phải đeo gông cùm của thần quyền và thế quyền, một xã hội luôn nhuốm màu u ám. Chủ nghĩa nhân văn thời kì Phục hƣng nhƣ những tia sáng đầu tiên trong màn đêm u tối ấy, đƣa con ngƣời dần thoát khỏi sự kìm kẹp hàng ngàn năm, mở ra một thời kì phát triển rực rỡ về mọi mặt. Ăngghen đã nhận xét thời kì Phục hƣng: “Đó là một cuộc đảo lộn tiến bộ nhất mà từ xƣa tới nay, nhân loại đã trải qua, đó là một thời đại cần có những con ngƣời khủng lồ và đã sinh ra những con ngƣời khủng lồ: khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng” [9; tr.459- 460]. Niccolò Machiavelli (1469 - 1527) cũng đƣợc xem nhƣ một ngƣời “khổng lồ” của thời kì này. N.Machiavelli là một nhà tƣ tƣởng lỗi lạc của Italia thời kì Phục hƣng, một ngƣời đƣợc coi là “ông tổ” của chính trị học hiện đại. N.Machiavelli sống trong một thời kì có nhiều biến động, một thời kì mà mọi mặt trong đời sống từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tƣ tƣởng, đều có sự thay đổi to lớn. Thời kì Trung cổ đang trên đà sụp đổ để nhƣờng chỗ cho thời kì Phục hƣng, chủ nghĩa tƣ bản xuất hiện và ngày càng lớn mạnh cùng với đó là chế độ phong kiến đang trên đà tiêu vong, các phát kiến địa lí, những phát minh khoa học, Ngƣời ta biết rất ít về tuổi trẻ của Machiavelli, nhƣng song có một điều chắc chắn là ông đƣợc nắm rất rõ về thời kì Hy Lạp - La Mã. Ông tham gia vào con đƣờng chính trị từ rất sớm, chính điều đó đã đem lại cho ông nhƣng kinh nghiệm thực tiễn quý báu, ảnh hƣởng rất lớn đến tƣ tƣởng của ông sau này. Tuy 1
  6. nhiên, những biến động ở Florence đã khiến ông phải chấm dứt sự nghiệp chính trị của mình. Cũng vì lẽ đó, Machiavelli dành thời gian để suy ngẫm, đƣa ra những lý luận của riêng mình. Trong các tác phẩm của ông thì tác phẩm Quân vƣơng là tác phẩm nổi tiếng nhất và đây cũng chính là tác phẩm gây nhiều tranh cãi nhất. Tuy nhiên đây cũng là cuốn cẩm nang quan trọng của nhiều nhà chính trị nổi tiếng. Tác phẩm Quân vƣơng không phải là một tác phẩm thuần chính trị, mà trong đó cũng có những tƣ tƣởng triết học về con ngƣời, về các phẩm chất đạo đức đƣợc Machiavelli thể hiện qua nhân cách ngƣời cầm quyền. Trong tác phẩm Quân vƣơng N.Machiavelli giành một phần để đề cập đến nhân cách của ngƣời cầm quyền, đây cũng đƣợc xem nhƣ là tƣ tƣởng đạo đức mà ông muốn thể hiện. Trong tƣ tƣởng của mình, N.Machiavelli lấy con ngƣời làm trung tâm, làm bộ phận quan trọng nhất của thế giới. Ông đƣa ra quan niệm lấy cá nhân làm chủ thể và là mục đích của mọi cải tạo lịch sử. Thông qua lăng kính “cá nhân” N.Machiavelli đã xem xét mọi vấn đề, bắt đầu từ vấn đề đạo đức xã hội và kết thúc ở vấn đề tôn giáo. Ông đƣa con ngƣời từ cuộc sống ở thiên đƣờng về với cuộc sống hiện thực ở trần thế. Trong cuộc sống hiện thực, đạo đức của con ngƣời bị nhiều thứ tác động nhƣ lợi ích vật chất, địa vị, tác động của mọi ngƣời xung quanh, Những thứ này ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển đạo đức của mỗi ngƣời. Và con ngƣời thể hiện rõ nhất bản tính của mình trong lĩnh vực chính trị. Nhãn quan chính trị Machiavelli đã lột tả đƣợc bản chất của con ngƣời là ích kỉ, tham lam. Ngày nay, đất nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực, trong đó có cả văn hóa, chính trị, đạo đức. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu tử tƣởng đạo đức của N.Machiavelli trong tác phẩm Quân vƣơng là hoàn toàn cần thiết. Qua việc nghiên cứu tác phẩm chúng ta có thể nâng cao năng lực tƣ duy chính trị, nhận diện các sự kiện chính trị, hiểu rõ hơn về bối cảnh xã hội châu Âu những năm đầu thời kì Phục hƣng, điều đó có ích trong quá trình hội nhập của nƣớc ta. Trong qua trình hội nhập với thế giới, chúng ta cũng phải đối 2
  7. mặt với không ít nguy cơ, nhƣ hiện tƣợng một số ngƣời đánh mất bản thân, chạy theo các giá trị vật chất, bội tín, ích kỉ, hay sự xuống cấp của các giá trị đạo đức truyền thống. Để khắc phục tình trạng này chúng ta cần nghiên cứu và khảo sát các tƣ tƣởng triết học về đạo đức, về con ngƣời đặc biệt là tƣ tƣởng đạo đức của N.Machiavelli để tìm ra nguyên nhân của sự tha hóa và các giải pháp khắc phục. Machiavelli còn cho chúng ta thấy rõ con ngƣời không chỉ tha hóa trong lĩnh vực kinh tế mà còn tha hóa trong lĩnh vực chính trị - lĩnh vực thể hiện rõ bản chất của con ngƣời. Một đóng góp quan trọng khác của N.Machiavelli trong quan niệm về con ngƣời là sự định hƣớng vào chủ thể chính trị. Theo đó, an nguy của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất của quân vƣơng, của thủ lĩnh chính trị. Không phải ngẫu nhiên mà Quân vƣơng đƣợc liệt vào hàng một trong những cuốn sách kinh điển hay về chính trị. Cho đến tận ngày nay tác phẩm vẫn duy trì đƣợc tính thực tế và khả năng dự báo về những gì cần có để trở thành một quân vƣơng, một ngƣời lãnh đạo. Trong quan niệm của Machiavelli, đã là một quân vƣơng thì không thể bị cản trở bởi những luân lí, những giá trị đạo đức. Rousseau đã nói về Machiavelli: “Dƣờng nhƣ đây là các bài học dành cho các vị vua chúa, nhƣng thực ra ông đang dạy những bài học vĩ đại cho nhân dân”. Xuất phát từ những lý do trên em chọn Tƣ tƣởng dạo đức của Niccolò Machiavelli trong tác phẩm “Quân vƣơng làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Niccolò Machiavelli là một trong những nhà tƣ tƣởng có cái nhìn độc đáo nhất thời kì Phục hƣng. Điều đó đƣợc ông thể hiện một phần trong tác phẩm Quân vƣơng . Tác phẩm hoàn thành năm 1513 nhƣng đến năm 1532 tác phẩm Quân vƣơng (Il Principe) của Machiavelli mới đƣợc xuất bản tại Italia. Mãi đến 3
  8. năm 1540 tác phẩm mới đƣợc dịch sang tiếng Anh, và đƣợc tái bản nhiều lần sau đó. Nhƣng trƣớc đó gần 4 thế kỷ năm 1559, tác phẩm Quân vƣơng cùng toàn bộ các tác phẩm khác của Machiavelli đã bị đƣa vào danh mục sách bị giáo hội cấm lƣu hành và tàng trữ. Những “ngƣời theo Thiên Chúa giáo và theo đạo tin lành đều đua nhau lên tiếng chống đối ông” [8; tr. 5]. Tuy nhiên sách của ông đã đƣợc lƣu truyền từ trƣớc đó, vì vậy tuy bị cấm lƣu hành nhƣng tác phẩm không mấy bị ảnh hƣởng vì nó đã đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng, tác phẩm đã sớm lan tỏa khắp châu Âu. Đặc biệt nhiều nhà độc tài và vua chúa trong mọi thời kì đã tìm đƣợc các lời khuyên hữu ích trong tác phẩm Quân vƣơng của Machiavelli: “Bằng danh sách những độc giả say mê cuốn sách gồm những nhân vật rất quan trọng: Hoàng đế Charles đệ ngũ, và bà Catherine de Medicis đã tán thƣởng tác phẩm. Oliver Cromwell đã kiếm đƣợc một bản Ông Hoàng (tức Quân vƣơng) chép tay và đã áp dụng những nguyên tắc của cuốn sách đó trong Chính phủ Cộng hòa Anh quốc. Hai ông vua Pháp Henry đệ ngũ Là Henry đệ tứ lúc bị ám sát còn cầm cuốn Ông hoàng trong tay. Cũng một cuốn sách đó đã giúp cho Fréderick Đại đế tạo ra chính sách của nƣớc Phổ thời ấy. Vua Louis thứ 14 đã coi Ông hoàng là cuốn sách gối đầu gƣờng đƣợc ƣa thích hơn hết. Ngƣời ta đã tìm thấy một cuốn Ông hoàng có ghi những chú thích trong xe ngựa của Hoàng đế Napoléon ở Waterlo. Những ý kiến về cách cai trị của Napoléon đệ tam đã chính thức bắt nguồn cũng từ cuốn Ông hoàng, và Bismark cũng đã là một đệ tử trung thành của N.Machiavelli. Gần đây hơn nữa, cứ theo nhƣ chính lời của Hitler thì Ông hoàng là nguồn cảm hứng thƣờng xuyên của ông ta lúc nghỉ ngơi. Về phần Benito Mussolini, ông đã từng tuyên bố: Tôi tin rằng cuốn Ông hoàng của N.Machiavelli phải là sách chỉ nam tuyệt tác của nhà chính khách. Học thuyết của tác giả ngày nay vẫn hợp thời vì trong vòng bốn trăm năm vẫn không có những gì thay đổi sâu xa trong trí não ngƣời ta hay là trong những hoạt động của các quốc gia” [ 2; tr. 23]. 4
  9. Có thời gian tiếng tăm của Machiavelli bị gắn với sự độc ác, xấu xa, là một chính khách đầy mƣu mô, thủ đoạn, giả đạo đức, đến thế kỉ XIX tiếng tăm của Machiavelli mới đƣợc bênh vực và biện minh phần nào. Ngày nay Machiavelli đƣợc xem nhƣ là “ông tổ” của chính trị học hiện đại, một nhà bình luận xuất sắc về tâm lí học và nghệ thuật của ngƣời lãnh đạo và tác phẩm “Quân vƣơng” chính là tác phẩm đặt nền móng. Ở Việt Nam thân thế, sự nghiệp của Niccolò Machiavelli cũng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, xuất hiện những công trình nghiên cứu về Machiavelli tuy còn nhiều hạn chế. Một số tác phẩm của Machiavelli cũng đƣợc dịch sang tiếng Việt với nhiều bản dịch khác nhau. Đặc biệt là tác phẩm Quân vƣơng đã đƣợc nhiều ngƣời dịch và tái bản nhiều lần. Các bản dịch của Vũ Mạnh Hồng, Nguyễn Hiền Chi hay bản dịch của Đặng Thƣ đã cho ta thấy đƣợc khái quát nhất về Machiavelli và toàn bộ nội dung của tác phẩm Quân vƣơng. Trong tác phẩm Quân vƣơng Machiavelli đƣa ra những tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, tƣ tƣởng về con ngƣời hết sức độc đáo, khác biệt với những tƣ tƣởng trƣớc đó. Cuốn Những luận thuyết nổi tiếng thế giới (Nxb văn hóa thông tin. Tp Hồ Chí Minh 1999) của Vũ Đình Phòng và Lê Huy Hòa đã bƣớc đầu giới thiệu khái quát về thân thế, sự nghiệp và tác phẩm Quân vƣơng của Machiavelli. Ngoài ra tác phẩm còn nói đến một số biến cố của Italia giai đoạn này. Cuốn Đại cƣơng lịch sử triết học phƣơng Tây của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn (Nxb Văn hóa thông tin. Tp Hồ Chí Minh 2006), và cuốn Lịch sử triết học phƣơng tây tập 1 của Đỗ Minh Hợp (Nxb Chính trị quốc gia 2014) đã nói đến tƣ tƣởng của N.Machiavelli trên cơ sở xâu chuỗi các vấn đề để chỉ ra đặc điểm tƣ duy của Machiavelli; chủ nghĩa hiện thực về chính trị, cái nhìn bi quan về con ngƣời, các quan điểm mới về đức hạnh của quốc vƣơng; các “nguyên tắc” nhƣ là điều kiện phục hồi và đổi mới đời sống chính trị. Nhóm tác giả đã khái quát ba quan điểm cơ bản khi nói đến mối quan hệ chính trị và đạo đức là: tính chất đạo đức của chính trị đƣợc quy định bởi mục đích của nó; 5
  10. phƣơng tiện sử dụng có ảnh hƣởng hàng đầu đến ý nghĩa đạo đức của nó; cả mục đích lẫn phƣơng tiện đều quan trọng nhƣ nhau đối với việc đem lại cho chính trị tính chất nhân đạo, mục đích lẫn phƣơng tiện cần phải tƣơng dung với nhau và với bối cảnh cụ thể. Trong ba quan điểm trên thì Machiavelli là ngƣời ủng hộ quan điểm thứ nhất, tuy nhiên sẽ là sai lầm khi coi ông là ngƣời thanh minh cho sự tách rời hoàn toàn chính trị khỏi đạo đức. Cuốn 106 nhà thông thái do P.S.Taranốp biên soạn (Đỗ Minh Hợp dịch, Nxb chính trị quốc gia 2000) đã lấy mốc từ vua Sôlômông cho đến Actua Sơpenhaoơ, chọn ra 106 gƣơng mặt tiêu biểu, trong đó đã đề cập đến Machiavelli. Tác phẩm đã trình bày khái quát, cô đọng lại những nét chính từ cuộc đời, các sự kiện làm nên số phận, tạo nên tính cách, cũng nhƣ tƣ tƣởng của Machiavelli. Theo Robert B.Downs trong cuốn Những tác phẩm biến đổi thế giới (Hoài Châu và Từ Huệ dịch, Nxb Lao động hà nội 2003), “Quân vƣơng là một trong những tác phẩm từng gây đƣợc những ảnh hƣởng sâu đậm và lâu dài ở phƣơng Tây và phƣơng Đông, có tác động lớn lao đến đời sống nhân loại, xứng đáng đƣợc gọi là „Books That Changed World‟ – những tác phẩm biến đổi thế giới” [2; tr. 5]. Cuốn sách nhắc đến tác phẩm Ông hoàng của Machiavelli ngay từ những trang đầu tiên, và nhận định tác phẩm chứa đựng những bài học cho muôn đời. Tác phẩm đã chỉ ra và phân tích khái quát nhất những tƣ tƣởng đạo đức, chính trị, mà Machiavelli nhắc đến trong tác phẩm Quân vƣơng. Nhìn chung những nghiên cứu về N.Machiavelli không nhiều, nhƣng các nghiên cứu đều có đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu tử tƣởng của Machiavelli trong đó có cả tử tƣởng về đạo đức của ông. Tuy nhiên chƣa có cuốn sách nào lấy Machiavelli cũng nhƣ những tƣ tƣởng và tác phẩm của ông làm nghiên cứu chủ đạo. Trƣớc tình hình đó, khóa luận mong muốn đem đến cái nhìn sáng tỏ tƣ tƣởng đạo đức của Machiavelli trong tác phẩm Quân vƣơng. 6
  11. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Phân tích, làm rõ tƣ tƣởng đạo đức của Machiavelli trong tác phẩm Quân vƣơng. Nhiệm vụ: - Phân tích điều kiện kinh tế, xã hội và tiền đề tƣ tƣởng – lý luận cho sự ra đời của tƣ tƣởng đạo đức của Niccolò Machiavelli và sự ra đời của tác phẩm Quân vƣơng. - Trình bày khái quát những nội dung cơ bản của tác phẩm Quân vƣơng - Phân tích, làm rõ những tƣ tƣởng đạo đức mà Machiavelli thể hiện trong tác phẩm Quân vƣơng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Tƣ tƣởng đạo đức của Niccolò Machiavelli Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu tƣ tƣởng đạo đức của N.Machiavelli thông qua tác phẩm “Quân vƣơng”. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Dựa trên các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết đạo đức Mác - Lênin. Phƣơng pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống nhất lịch sử - logíc, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa, 6. Ý nghĩa của khóa luận 7
  12. Ý nghĩa lý luận: Khóa luận đóng góp vào việc hiểu đúng và sâu hơn về một lĩnh vực quan trọng của triết học phƣơng Tây thời kì Phục hƣng nói chung, đạo đức học của Machiavelli nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Khóa luận có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai ham thú tìm hiểu về tƣ tƣởng đạo đức của Machiavelli. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chƣơng, 8 tiết. 8
  13. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CUỘC ĐỜI CỦA N.MACHIAVELLI VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA TÁC PHẨM QUÂN VƢƠNG 1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị, xã hội thời kì Phục hƣng Sau khi Hy Lạp - La Mã cổ đại sụp đổ, Tây Âu bƣớc vào thời kì Trung cổ với sự thống trị của nhà thờ. Bƣớc vào thời kì này các công trình, thành tựu thời kì Hy - La xây dựng đã dần bị lãng quên, bị vùi lấp một phần không nhỏ. Thời kì này cả Châu Âu trở nên u ám. Thời kì Trung Cổ ở châu Âu kéo dài hàng nghìn năm với sự thống trị của nhà thờ, nền kinh tế tự cung tự cấp làm cho sự giao thƣơng rất hạn chế. Tới thế kỉ XIV theo sự phát triển của kinh tế ở các thành thị, phƣơng thức sản xuất mới hình thành trong lòng phƣơng thức sản xuất phong kiến, mầm mống của quan hệ sản xuất tƣ bản dần dần đƣợc hình thành. Sự phân công lao động giữa các ngành nghề, các vùng sản xuất đã hình thành nên nền kinh tế hàng hóa, giai cấp tƣ sản bắt đầu xuất hiện. Quan hệ sản xuất tƣ bản phát triển nhanh chóng và trở nên lớn mạnh hơn, các nhà tƣ sản, các nhà tƣ tƣởng không còn chịu sự áp đặt, các giáo lí lỗi thời của nhà thờ, họ tìm cách thoát khỏi sự kìm kẹp của giáo hội và nhà thờ. Tuy nhiên do lực lƣợng còn mỏng, giai cấp tƣ sản chƣa thể lật đổ đƣợc nhà thờ, vì vậy họ tìm đến một cách khác, đó là làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa, tƣ tƣởng. Các nhà tƣ tƣởng của giai cấp tƣ sản vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hóa Tây Âu thời cổ đại. Họ nhìn thấy ở trong nền văn hóa thời cổ đại có nhiều yếu tố phù hợp với tình hình hiện nay, có thể giúp ích đƣợc họ, có thể chống lại giáo hội và nhà thờ và hơn hết có thể làm cho giáo hội và nhà thời không có lí do để buộc tội họ. Phong trào văn hóa Phục hƣng xuất hiện đầu tiên ở Italia. Ngƣời Italia gọi phong trào này là “Renascita”. Italia là trung tâm của đế quốc Roma thời cổ đại vì vậy ở đây còn giữa lại nhiều di tích của nền văn hóa Hy Lạp – Roma. Từ 9
  14. Italia phong trào nhanh chóng lan ra khắp các nƣớc ở Tây Âu nhƣ Anh, Pháp, Tây Ban Nha và lan khắp cả Châu Âu. Các nhà văn hóa phục hƣng mong muốn khôi phục lại nền văn hóa rực rỡ từ thời cổ đại Hy lạp – La Mã, với một lí do chính đáng là khôi phục lại những điều mà Chúa cho phép, điều này làm cho giáo hội và nhà thờ không thể phản đối phong trào Phục hƣng. Qua việc khôi phục nền văn hóa cổ đại các nhà văn hóa thời kì này còn muốn nhà thờ thay đổi cách nhìn về thế giới và con ngƣời. Các nhà văn hóa Phục hƣng chú ý nhiều vào việc khôi phục lại truyền thống đề cao con ngƣời của thời Hy Lạp cổ đại vốn từ thời Protago đã coi “Con ngƣời là thƣớc đo của muôn loài”. Và khôi phục sự tự do của con ngƣời so với sự chuyên chế độc tài của phong kiến và giáo hội. Trong bức tranh “Mars và Venus” của danh họa Veronese, chàng kị sĩ rời khỏi yên ngựa, rũ bỏ thanh gƣơm, cởi bỏ chiếc áo khoác, ngả đầu vào vị nữ thần sắc đẹp và tình yêu. Hai tiểu thần Amua bay tới, một tiểu thần buộc chân họ vào nhau bằng sợi dây gắn bó, tiểu thần còn lại đem thanh gƣơm trả lại ngựa xám, chú ngựa xám buồn thiu. Chiếc áo của nữ thần phủ lên một bức tƣờng đen tối tƣợng trƣng cho thời kì trung cổ đang đổ vỡ và hiện ra sau bức tƣờng là một kiến trúc nổi tiếng của thời Hy Lạp cổ đại. Hay trong bức tranh “Hằng nga tái sinh” toàn bộ bức tranh nhƣ là một lời tuyên ngôn rằng thời kì Trung Cổ đang trên đà sụp đổ và nhƣờng chỗ cho một thời kì mới. Xét về bản chất kinh tế thời kì Phục hƣng là thời kì chuyển từ phƣơng thức sản xuất phong kiến sang phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. “Đây là thời kì tích lũy tƣ bản đƣợc mở rộng, trong nông nghiệp phƣơng thức canh tác đƣợc cải tiến nhƣ luân canh, sử dụng phân bón, đầm lầy đƣợc tát cạn, rừng rậm đƣợc khai phá nên diện tích canh tác đƣợc mở rộng, sản lƣợng tăng” [7; tr. 24]. Ngƣời nông dân bị cƣớp mất ruộng đất, ngƣời lao động bị tách khỏi tƣ liệu sản xuất. Các đồng cỏ nuôi bò, nuôi cừu đƣợc mở rộng. Các chủ xƣởng thủ công nghiệp dần áp dụng phƣơng thức quản lí mới theo lối tƣ bản chủ nghĩa, họ ngày 10
  15. càng có vai trò quan trọng trong xã hội mới và nắm giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, họ trở thành một giai cấp mới trong xã hội - gia cấp tƣ sản. Ngƣời nông dân bị cƣớp đoạt ruộng đất, để có thể nuôi sống chính mình họ buộc phải rời xa quê hƣơng đến các công trƣờng thủ công nghiệp, các thành phố lớn để làm thuê. Họ chính là tiền thân của giai cấp vô sản sau này. Chế độ phong kiến ngày càng lụi tàn, phƣơng thức sản xuất nhỏ lẻ của chế độ phong kiến đã không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại. Những đạo luật hà khắc, sự bóc lột tàn ác của ngƣời địa chủ phong kiến đối với nông dân đã làm mâu thuẫn giữa ngƣời địa chủ với ngƣời nông dân trở nên gay gắt, những cuộc nổi dậy của nông dân nhằm chống lại địa chủ phong kiến diễn ra khắp Châu Âu và giai cấp tƣ sản trở thành đồng minh của họ. “Ngƣời ta không chỉ đòi xóa bỏ đặc quyền đặc lợi của giai cấp phong kiến, những chƣớng ngại trên con đƣờng phát triển theo xu hƣớng tƣ bản chủ nghĩa và còn chĩa mũi nhọn vào giáo hội La Mã, thành lũy tinh thần của chế độ phong kiến” [4; tr. 236]. Giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều trƣờng đại học nhƣ đại học Tuludo, Oxford, Cambridge, Palecmo, chúng trở thành những nơi học tập, nghiên cứu, trung tâm văn hóa, khoa học, dần thay thế cho các trƣờng học của giáo hội, làm giảm ảnh hƣởng của giáo hội đối với nhân dân. Các trƣờng học có xu thế hoạt động độc lập nhằm thoát khỏi sự kìm kẹp của giáo hội. Ở Tây Âu giai đoạn này ngƣời nông dân rời bỏ quê hƣơng đến các thành thị làm thuê rất đông đảo, vì thế hình thành rất nhiều các thành thị. Có ba loại thành thị: “Thành thị mới: thành thị của những ngƣời thủ công thoát ly khỏi nông thôn lập nên. Thành thị cổ: thành thị có từ thời cổ đại đƣợc phục hồi lại. Thành thị do lãnh chúa quý tộc phong kiến xây dựng cho thị dân thuê” [13; tr.94]. Thế kỉ XV đánh đánh dấu sự chuyển biến to lớn của xã hội châu Âu. Do kinh tế tƣ bản không những phát triển, sự đòi hỏi của thực tiễn sản xuất vật chất, 11
  16. các ngành khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển. Các thành tựu to lớn của khoa học kĩ thuật trên mọi lĩnh vực nhƣ sử dụng năng lƣợng nƣớc, các ngành dệt, luyện kim, chế tạo vũ khí, có sự phát triển vƣợt bậc. Sự phân công lao động đƣợc đẩy mạnh, các công xƣởng thủ công không ngừng đƣợc mở rộng. Quan hệ sản xuất tƣ bản đƣợc hình thành và phát trển không ngừng. Giai cấp tƣ sản không ngừng lớn mạnh và khẳng định vai trò, sức mạnh của mình trong xã hội phong kiến. Nhƣng trong giai đoạn này, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại, quan hệ sản xuất tƣ bản chƣa đƣợc củng cố vững chắc. Vì vậy giai cấp lãnh chúa phong kiến vẫn tiếp tục bóc lột nông dân, nông dân mất hết ruộng đất buộc phải trở thành những ngƣời làm thuê. Mâu thuẫn giữa nông dân và các địa chủ phong kiến ngày càng trở lên gay gắt hơn. Lợi dụng mâu thuẫn đó giai cấp tƣ sản một mặt thì cùng với nông dân chống lại các lãnh chúa phong kiến, mặt khác do giai cấp tƣ sản cần một thị trƣờng thống nhất, tiền tệ thống nhất, vì vậy giai cấp tƣ sản đã bắt tay với nhà vua chống lại các lãnh chúa để xây dựng một nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền. Tuy nhiên nhà nƣớc này không phải là biểu hiện sự hùng mạnh của chế độ phong kiến phƣơng Tây mà chỉ là sự cố gắng cuối cùng của chế độ phong kiến hòng giữ lại địa vị thống tị của mình. Nhà nƣớc phong kiến trong thời kì này nhƣ là một liên minh giữa một nhà nƣớc đang trên đà sụp đổ với sự phát triển của giai cấp tƣ sản. Các phát kiến địa lí, những hành tựu của khoa học tự nhiên, sự ra đời của nhiều loại máy móc đã làm thay đổi cả châu Âu. Với sự xuất hiện của máy móc, sự xuất hiện các nguồn năng lƣợng mới nhƣ năng lƣợng gió đã làm tăng năng suất lao động, của cái đƣợc làm ra nhiều hơn. Hiệu quả kinh tế đƣợc đặt lên hàng đầu. Những mong muốn của con ngƣời có thể đáp ứng ngay tại hiện thực mà không phải trong Kinh thánh hay ở thế giới bên kia. Mọi mặt xung quanh cuộc sống con ngƣời dần dần thay đổi, vì vậy tƣ duy con ngƣời cũng dần thay đổi. Con ngƣời thay vì bị kìm kẹp bởi những giáo điều hà khắc của Thiên chúa giáo thì giờ đây bắt đầu có cơ hội sáng tạo hơn, đƣợc tự 12
  17. do phát triển, giảm bớt những cấm đoán hơn so với lúc giáo hội còn đang thịnh trị. So với thời kì Thiên chúa giáo đang thống trị hoàn toàn mọi mặt của xã hội thì con ngƣời làm việc thiện là làm theo lời Chúa, làm điều ác là trái ý của Chúa, mọi việc con ngƣời làm đều quy về với Chúa, thì giờ đây đã xuất hiện tầng lớp tri thức phi tôn giáo, họ truyền bá những tƣ tƣởng tiến bộ, những tƣ tƣởng nằm ngoài nhà thờ, con ngƣời không còn chịu sự an bài tuyệt đối của Thiên Chúa. Các tƣ tƣởng tiến bộ không ngừng đƣợc truyền bá quyền uy, sự phổ biến của giáo hội không còn tuyệt đối nhƣ trƣớc. Ngoài những phát minh về khoa học kĩ thuật làm thay đổi phƣơng thức sản xuất còn có các khám phá khoa học làm đảo lộn mọi nhận thức trƣớc đó của con ngƣời, lung lay nền chuyên chính của nhà thờ. Các vấn đề khoa học nhƣ Galileo khẳng định trái đất hình tròn. Ông nói trái đất cũng nhƣ mọi hành tinh khác mà thôi, nó không phải là trung tâm của cả vũ trụ này, nó chỉ là trung tâm của các lực lƣợng mà nó chi phối. Các quan điểm của các nhà triết học nhƣ của Leonardo da Vinci, Bruno, Nicolo Machiavelli, Dante đã đƣa ra những quan điểm khác biệt so với các quan điểm trƣớc đó. Những quan điểm mới này đã đánh một đòn mạnh vào sự chuyên chính tinh thần của nhà thờ Trung cổ. Phục hƣng có thể xem là thời kì con ngƣời tìm lại chính mình, con ngƣời không bị lệ thuộc vào Chúa, con ngƣời trở về chính mình, trở về với chính thế giới thực tại. 1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng của Machiavelli Thời kì Phục hƣng chịu ảnh hƣởng sâu sắc của nền văn hóa Hy Lạp cổ đạị. “Từ thế kỷ XIII trở đi, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật, sự phát triển của phƣơng tiện giao thông, sự trao đổi về sách cũ, sách mới bên cạnh nền học thuật chính thức, bên cạnh kinh viện học, ngƣời ta đã thấy nảy nở một nguồn tƣ tƣởng lành mạnh, bạo dạn. Kho tàng tƣ tƣởng Hy Lạp, khoa học Ả Rập kích thích tinh thần học hỏi với ngƣời xƣa, với ngoại quốc. Đi đôi với những cuộc thám hiểm, những đạo quân viễn chinh, với sự phát triển công nghệ và thƣơng mại, là những cuộc phát kiến về văn hóa, về khoa học, về phong tục của xã hội Đông 13
  18. Âu và Tiểu Á” [8; tr.20 – 21]. Con ngƣời thời Phục hƣng có cơ hội tiếp xúc lại với nền văn minh cổ đại dƣới mọi hình thức nhƣ triết học, nghệ thuật, văn chƣơng, những điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đời sống tinh thần con ngƣời của giai đoạn Phục hƣng. Vì vậy, ngay từ thời còn trẻ N.Machiavelli đã dành nhiều quan tâm đến các tác phẩm và tác giả thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Và cũng chính tƣ tƣởng của thời kì Hy - La cổ đại đã trở thành nguồn tƣ tƣởng để Machiavelli sử dụng trong các tác phẩm sau này, đặc biệt là trong tác phẩm Quân vƣơng. Machiavelli tiếp thu nhiều tƣ tƣởng của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại nhƣ Socrates, Platon, Arixtotle, 1.2.1. Socrates Socrates (469 - 399 TCN), nhà triết học nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại. Ông cho rằng luật pháp chính là nền tảng của nhà nƣớc. Ông chủ trƣơng giao quyền điều hành nhà nƣớc vào tay những ngƣời có năng lực, có tri thức. Socrates phê phán những quan niệm sai lầm về cái thiện “Ở thời ông, một khi bàn về vấn đề giá trị, thì phải thông qua các khái niệm cái thiện, kĩ năng, cái đức hạnh và cái hạnh phúc. Các khái niệm này có thể diễn tả theo ba khuynh hƣớng. Có thể quan niệm cái thiện theo cách hiểu của chủ nghĩa vị lợi (Utilitarismus) nhƣ cái gì đó có mục đích, hữu ích, cần thiết. Hay theo cách hiểu của chủ nghĩa khoái lạc, cái thiện là cái dễ chịu, khao khát, ham muốn tƣơng ứng. Chủ nghĩa tự nhiên lại coi cái thiện là sự vƣợt trội và là sức mạnh của kẻ thống trị. Ở đây chủ nghĩa vi lợi và chủ nghĩa tự nhiên không phải là đáp số cuối cùng, vì cái hữu dụng và cái mạnh chỉ phục vụ cho một mục đích đƣợc xếp đặt nào đó” [5; tr.75 -76]. Điều này thƣờng thấy trong thời đại của Socrates. Trong tƣ tƣởng đạo đức của Socrates thì học thuyết đức hạnh là bộ phận cơ bản nhất. Ông thừa nhận ba đức hạnh cơ bản là tính kiềm chế, lòng dũng cảm và sự công bằng. Ba đức hạnh này hợp lại thành sự thông thái. “Sự thông thái là 14
  19. đức hạnh nói chung và thể hiện khả năng phân biệt cái tốt và cái xấu, cái hữu ích và cái bất dụng, trong đó tính tự chủ là cơ sở cho mọi đức hạnh khác. Thiếu nó thì ngƣời ta không thể sống và làm việc. Lòng dũng cảm là sự biết cách cần khắc phục những mối nguy hiểm một cách khéo léo và mạnh bạo nhƣ thế nào. Việc tuân thủ luật pháp thành văn – cơ sở cho sự thịnh vƣợng của nhà nƣớc – và sự công bằng là tri thức giúp con ngƣời biết tuân thủ luật pháp đó” [14; tr.50]. Socrates coi điều tốt (phúc lợi) là thỏa mãn, hài lòng, coi cái ác là đau khổ. Tất cả mọi ngƣời đều hƣớng đến điều tốt, đến hạnh phúc, tránh cái xấu. Tuy nhiên con ngƣời lại mắc sai lầm khi tìm đến hạnh phúc, và con ngƣời không biết rõ thế nào là hài lòng thực sự. Vì thế con ngƣời cần đến tri thức, cần tri thức dẫn đƣờng đến hạnh phúc. Socrates đặc biệt đề cao tri thức và coi tri thức là nền tảng của đức hạnh. Khi con ngƣời có tri thức thì họ sẽ biết hƣớng đến cái thiện và tránh điều ác. Mọi cái ác, hành vi vô đạo đức đều là do sự kém hiểu biết, do sự dốt nát. Vì vậy con đƣờng đi đến tri thức cũng là con đƣờng hoàn thiện nhân cách đạo đức của con ngƣời. Tuy nhiên con ngƣời tự tìm kiếm tri thức của riêng mình vì vậy họ có đủ sức chống lại những ý kiến của ngƣời khác. Socrates kiên quyết bảo vệ tính độc lập của mỗi cá nhân trƣớc những đánh giá của xã hội. Socrates ủng hộ ngƣời cầm quyền là những ngƣời có tri thức chứ không phải là quý tộc hay những kẻ giàu có. Ông cho rằng nhà nƣớc và luật pháp đứng trên nhất vì vậy mọi ngƣời đều phải tuân thủ luật pháp mà mỗi quốc gia đã ban hành. 1.2.2. Platon Platon (427 - 347 TCN) xuất thân từ tầng lớp quý tộc ở Athen. Ông cho rằng nhà nƣớc phát sinh từ những nhu cầu của con ngƣời. “Trong cuộc sống, con ngƣời luôn tồn tại các nhu cầu cơ bản là lƣơng thực, quần áo và chỗ ở. Không một cá nhân nào có thể tự một mình thỏa mãn đƣợc tất cả những nhu cầu 15
  20. ấy, vì vậy nhà nƣớc đầu tiên sẽ gồm nhiều cá nhân kết hợp với nhau để giúp nhau đáp ứng các nhu cầu này. Nhƣ vậy, Platon là một trong những nhà triết học đầu tiên đƣa ra quan điểm về nguồn gốc tự nhiên của nhà nƣớc. Platon phê phán gay gắt nền dân chủ Athens, và thể hiện rõ ra tƣ tƣởng duy lý hóa nhà nƣớc, cho rằng nền dân chủ Athens nó không dẹp bỏ đƣợc tình trạng vô trật tự, bởi quyền lực nhà nƣớc không dựa trên lý trí mà trên số đông ngu đần, thất học, dẫn đến tình trạng phân tán quyền lực và xé nhỏ luật pháp” [7 ;tr.33 -34]. Platon chủ trƣơng xây dựng một nhà nƣớc lý tƣởng với sự tối thƣợng của luật pháp, mọi công dân phải tuân thủ luật pháp mà nhà nƣớc lý tƣởng đã đề ra. Platon cho rằng sự thay đổi chính quyền này bằng chính quyền khác có hai nguyên nhân. “Thứ nhất là từ tình trạng chiến tranh bắt nguồn từ lòng tham của con ngƣời. Thứ hai là sự tự đào thải của chính các quốc gia khi nó trở nên bất chính” [7; tr.34]. Platon luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức, tri thức của ngƣời cai trị. Ông loại bỏ những kẻ bất tài, bịp bợm ra khỏi chính quyền và lựa chọn những ngƣời tài năng, đức độ để lãnh đạo nhà nƣớc. Platon phân chia xã hội ra làm ba đẳng cấp. Đẳng cấp thứ nhất thuộc về các nhà triết học, các nhà chính trị họ sẽ giải quyết mọi vấn đề quốc gia, họ sở hữu “nghệ thuật làm vua”, đức hạnh phù hợp với họ là sự thông thái. Đẳng cấp thứ hai là những chiến binh chịu trách nhiệm bảo vệ đất nƣớc, đức hạnh phù hợp với họ là lòng dũng cảm. Đẳng cấp thứ ba là nông dân và thợ thủ công họ chịu trách nhiệm tạo ra của cải cho xã hội và phục tùng tầng lớp trên, vì vậy họ cần đến đức hạnh ôn hòa hay kiềm chế. Đức hạnh chung giữa ba tầng lớp này là chính nghĩa. Chính nghĩa đòi hỏi họ phải sống đúng khôn khổ ngành nghề của mình và phục tùng dức hạnh phù hợp. Platon cho rằng thiện hay ác đã có sẵn trong ý niệm của con ngƣời rồi. Chỉ thông qua ý niệm về cái thiện, mọi vật mới là bản thân chúng. Thế giới ý niệm là một hệ thống có cấu trúc phân cấp, trong đó ý niệm bậc thấp hơn phục tùng ý niệm bậc cao hơn. Platon tƣớc đi sở hữu và gia đình của mỗi công dân vì 16
  21. theo ông nhà nƣớc lí tƣởng chỉ cần những ngƣời khỏe mạnh sống động. Vì vậy trẻ em yếu đuối, ngƣời đau ốm không có giá trị đều bị mang đi giết. Chính vì thế nhân từ, yếu đuối không có chỗ trong quan niệm đạo đức. 1.2.3. Aristotle Aristotle (384 - 322 TCN) là nhà triết học vĩ đại ngƣời Hy Lạp. Cũng nhƣ một số nhà triết học khác, ông chủ trƣơng cai trị nhà nƣớc bằng pháp luật. Ông cho rằng nhà nƣớc là một tạo vật của tự nhiên và trong con ngƣời luôn có bản tính chính trị. Ông cho rằng đạo đức là một biến thể của chính trị. Aistotle xem xét cái thiện trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Theo ông cái thiện tồn tại trong phong tục, kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của con ngƣời. Theo ông cái thiện đạt đƣợc vì lợi ích tự thân chứ không phải vì lợi ích của bất cứ ai. Con ngƣời có đầy đủ giàu có, danh dự xã hội, nhiều bạn, đều thúc đẩy con ngƣời ta đến thực hiện hành vi tốt, đến cái thiện. Mục đích mà con ngƣời hƣớng đến chính là hạnh phúc, con ngƣời hƣớng đến hạnh phúc theo con đƣờng và phƣơng tiện khác nhau, cho dù họ có ý thức đƣợc điều đó hay không. Hạnh phúc là một khả năng dựa trên những phẩm chất đạo đức, nó bắt đầu bằng sự lựa chọn có mục đích của con ngƣời. Hạnh phúc theo ông, là không phải đầy đủ các đức tính mà là có cuộc sống đầy đủ. Hạnh phúc có tính phổ quát, nó không giống nhau ở mỗi cá nhân, có ngƣời hạnh phúc trong khoái lạc, hƣởng thụ, có ngƣời hạnh phúc trong danh vọng, đại vị. Aistotle xây dựng nên quan điểm về sự trung bình mẫu mực trong đạo đức học. Quan điểm này của ông xuất hát từ quan niệm độ nhƣ một thứ cốt cách thẫm đẫm tinh thần Hy Lạp. Bởi thế trong các học thuyết của mình, đặc biệt trong đạo đức học và chính trị học, Arixtotle cho rằng trong một tập thể cái tốt nhất luôn là cái trung bình cộng, không thái quá mà cũng không bất cập. Ông khẳng định “Ta phải công nhận rằng sự trung dung và trung bình là điều tốt 17
  22. nhất, và nhƣ vậy. Rõ ràng có đƣợc vận may vừa phải là điều tốt nhất” [1; tr.236]. Ông cho rằng chế độ nô lệ là dĩ nhiên, vì một số ngƣời đã đƣợc định trƣớc là trở thành nô lệ. Một số ngƣời khác lại thích hợp với đời sống chính trị hơn là lao động chân tay. Mỗi ngƣời cần phải là tốt nhiệm vụ của mình. 1.2.4. Chủ nghĩa nhân văn Phục hƣng Thời đại Phục hƣng đã tái hiện lại phần nào những sinh hoạt trí tuệ của thời kì cổ đại. Và Italia chính là trung tâm của phong trào này, vì vậy ở đây hình thành rất nhiều các lĩnh vực, hoạt động mới. Các sáng tạo phục vụ con ngƣời đƣợc phổ biến rộng rãi. Nhƣ việc chế tạo máy in của Gutenberg (1440) đã giúp cho các tài liệu đƣợc lƣu truyền rộng khắp. “Ông tổ thời Phục hƣng là thi sĩ Petrarca (1374), nhà nhân bản Florence. Nhƣng phong trào Phục hƣng nở rộ từ 1453, khi Constantinople thất thủ, nhiều nhà bác học Hy Lạp nhƣ Bessarion sang Tây phƣơng tị nạn, mang theo nhiều thủ bản Hy ngữ. Ngƣời Tây phƣơng có dịp khám phá lại nền văn minh Cổ đại dƣới mọi hình thức: triết học, văn chƣơng, nghệ thuật và khoa học. Các học giả ngƣời Ý say mê nghiên cứu nền văn chƣơng cổ cho tới lúc này vẫn đang "ngủ yên" trong các tu viện” [8; tr.20 - 21]. Thuật ngữ “chủ nghĩa nhân văn” có nguồn gốc gắn liền với khái niệm “studia humanitatis”, có nghĩa đen là “phòng học các môn khoa học nhân văn” [6; tr.543]. Từ thế kỉ XIV, “ngƣời ta dùng thuật ngữ này để chỉ những bộ môn nhƣ ngữ pháp, tu từ học, thi ca, lịch sử đạo đức học. Những ngƣời dạy các môn này bắt đầu đƣợc gọi là những ngƣời theo chủ nghĩa nhân văn” [6; tr.543]. Tuy nhiên những ngƣời đi theo chủ nghĩa nhân văn Phục hƣng lại không cảm thấy đây chỉ là một số môn nghiên cứu con ngƣời, mà là phƣơng tiện phát triển và nâng cao phẩm giá con ngƣời. Chủ nghĩa nhân văn Phục hƣng trƣớc hết là một hiện tƣợng thẩm mỹ. Nhiều ngƣời vẫn luôn nhầm tƣởng Chủ nghĩa nhân văn 18
  23. Phục hƣng với định hƣớng đạo đức, luân lý, chứ không phải định hƣớng thẩm mỹ. Trong khi đó, chủ nghĩa nhân văn Phục hƣng tuy có yếu tố đạo đức nhƣng đó không phải yếu tố đắc thù và không phải là nội dung trung tâm. Đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa nhân văn là hƣớng đến thực tiễn. “Điều này không có nghĩa là các nhà nhân văn không xây dựng hay không cố gắng xây dựng các lý thuyết. Điều này có nghĩa lý luận đối với họ không phải là mục đích tự thân. Khác với triết học trung cổ, trong đó tính hoàn hảo của hệ thống lý luận là một yếu tố quan trọng tự thân nó, lý luận trong chủ nghĩa nhân văn cần phải phục vụ công khai và phục vụ ngay các lợi ích của cuộc sống thực tiễn” [6; tr.547]. Con ngƣời cần phải sống một cuộc sống hiện thực ở trần thế chứ không phải mong chờ về một cuộc sống bên kia thiên đàng. Chủ nghĩa nhân văn Phục Hƣng có ảnh hƣởng rất lớn đến các tƣ tƣởng đạo đức của Machiavelli. Chính tên gọi Phực Hƣng đã liên quan đến sự phục hồi lại các tri thức thời kì cổ đại mà vẫn còn đến giá trị của thời kì hiện nay. Mọi tri thức là ở trần thế chứ không phải là nhƣng tri thức trên thiên đàng của tôn giáo, kinh viện. “Đồng thời với việc xảy ra sự phục hồi tinh thần Thiên chúa chân chính, suy xét lại truyền thống Thiên chúa, chống đối kịch liệt sự xa hoa của giới tăng lữ và sự xuyên tạc học thuyết của Chúa Kitô bằng sự bù trừ, kêu gọi sự Phục hƣng Thiên chúa giáo tông đồ khởi thủy” [8; tr.23]. Đặc điểm căn bản của thời đại Phục hƣng là đề cao con ngƣời, lấy con ngƣời làm trung tâm của thế giới chứ không phải Chúa. Con ngƣời đƣợc đặt lên hàng đầu, sau đó mới là quan tâm các vấn đề xung quanh con ngƣời. Các quan niệm nhƣ thế giới do tự nhiên sinh ra chứ không phải do Chúa trời tạo nên, con ngƣời không phải là một bộ phận của Chúa, đƣợc truyền bá rộng rãi. “Chủ nghĩa nhân văn, thứ nhất là ý thức tự do tƣ tƣởng và chủ nghĩa cá nhân hoàn toàn thế tục đặc trƣng cho thời Phục hƣng. Thứ hai, đây không đơn giản là tự do tƣ tƣởng thế tục mà còn là các phƣơng diện chính trị - xã hội, công dân, giáo dục, sinh hoạt, đạo đức và các phƣơng diện thực tiễn khác của sự tự 19
  24. do tƣ tƣởng này. Nhƣ vậy đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa nhân văn là sự hƣớng đến thực tiễn của nó. Điều này hoàn toàn không có nghĩa là các nhà nhân văn không xây dựng hay không cố gắng xây dựng các lý thuyết. Mà có nghĩa là lý luận đối với họ không phải là mục đích tự thân. Khác với triết học Trung cổ, trong đó tính hoàn hảo của hệ thống lý luận là một yếu tố quan trọng tự thân nó, lý luận trong chủ nghĩa nhân văn cần phải phục vụ công khai và ngay các lợi ích của cuộc sống thực tiễn. Lý luận cần phải trả lời cho câu hỏi “sống nhƣ thế nào?”. Con ngƣời, cá nhân cụ thể cần phải sống một cuộc sống thế tục chứ không phải là một cuộc sống trong giáo hội. Cá nhân, cá thể đƣợc đặt vào trung tâm của những hệ thống lý luận. Tƣ tƣởng của các nhà nhân văn vận động không phải từ cái thần thánh đến cá nhân, mà ngƣợc lại từ cá nhân đến cái thần thánh” [8; tr.25]. Con ngƣời là trung tâm của mọi học thuyết. Các nhà nhân văn đã xem xét mọi vấn đề dƣới lăng kính cá nhân mình, mở ra sự sáng tạo vô hạn cho con ngƣời. Đặc biệt là sự phát triển trên linh vực thẩm mỹ - nghệ thuật. Chủ nghĩa nhân văn Phục hƣng đã tạo điều kiện cho nghệ thuật thời kì này phát triển rực rỡ. Các nhà nhân văn xem việc sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật là viêc sáng tạo ra nhân cách cá nhân của chính mình. Và xem đây cũng là cách để khẳng định mình. Với tình hình xã hội Tây Âu lúc bấy giờ chủ nghĩa nhân văn lại tạo ra những tích cực và tiêu cực của nó. Chủ nghĩa nhân văn tạo ra nhƣng con ngƣời khổng lồ, những sản phẩm văn hóa mang tính thời đại, những công trình nói lên sự phát triển phồn vinh của thời đại Phục hƣng. Nhƣng mặt khác nó cũng tạo ra những mặt trái của nó, khi bản thân con ngƣời đƣợc giải phóng thì những dục vọng, tật xấu của con ngƣời cũng vậy, “sự lộng hành của những dục vọng, của thói chuyên chế và của thói vô kỉ luật đạt tầm cỡ chƣa từng thấy ở thời Phục hƣng” [8; tr.27]. Các nhà tƣ tƣởng của chủ nghĩa nhân văn thời kì này đã nói lên những bất bình của nhân dân với giáo hội, với chế độ phong kiến. “Các nhà tƣ tƣởng này 20
  25. chống lại sự thao túng của giáo hội Thiên chúa giáo, các giáo điều tôn giáo bằng tƣ tƣởng bảo vệ các quyền và nhân cách con ngƣời. Tƣ tƣởng từ bỏ hạnh phúc trần gian của Thiên chúa giáo đối lập với niềm tin vào sức mạnh của lý trí và kinh nghiệm, vào sức mạnh của con ngƣời. Sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, sự chuyển biến đột ngột của các hoạt động chính trị đã làm rạn nứt và đổ vỡ những hệ giá trị vốn có nền tảng trong hàng ngàn năm qua” [8; tr 27 – 28]. Sự thống trị hàng ngàn năm của Giáo hội và chế độ phong kiến đang bị đe dọa. Hệ giá trị của Thiên chúa giáo đã không còn phù hợp với xã hội, nó làm dấy lên sự hoài nghi của con ngƣời, con ngƣời buộc phải suy ngẫm về mình. Thi sĩ Giovanni Boccaccio đã diễn tả trạng thái tinh thần thời đại: “Chƣa bao giờ ngƣời ta thấm thía đến thế về sự phù du và phi lý của kiếp ngƣời. Vậy chỉ còn lại hai lối thoát: hoặc phải tận hƣởng cuộc sống ngắn ngủi nơi trần thế, hoặc hiến mình cho những giá trị siêu thế gian. Nhƣ thế, bên cạnh nhu cầu tín ngƣỡng, tôn giáo hƣớng đến cái vĩnh hằng, con ngƣời đột nhiên phát hiện ra một cảm thức mới mẻ về cuộc đời, và tỏ ra nhạy cảm trƣớc nhu cầu nội tâm hƣớng đến cái đẹp. Cái đẹp – thanh cao lẫn nhục cảm – rồi sẽ đƣợc khắc ghi trong hoạt động nghệ thuật sáng tạo” [8; tr.28]. 1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Nicolo Machiaveli Niccolò Machiavelli là nhà văn, nhà sử học, nhà thơ thời đại Phục hƣng. Ông sinh ngày 03 tháng 5 năm 1469, mất ngày 21 tháng 6 năm 1527 tại thành phố Florence, Italia. Cha ông là một luật sƣ nhƣng do những món nợ không trả đƣợc nên không đƣợc phép hành nghề nên gia đình ông trở nên túng thiếu. Ông không học đại học, không biết tiếng Hy Lạp, nhƣng lại hiểu rất rõ về tiếng Latinh đến mức có thể đọc đƣợc tiếng La Mã và cũng thông qua việc hiểu rõ tiếng Latinh mà ông biết đến các tác giả Hy Lạp. Ông đọc và tìm hiểu rất kĩ các tác giả La Mã, Hy Lạp. Từ thời trẻ tuổi Machiavelli đã rất quan tâm đến sử thi của Lucretius Carus và cũng chính sử thi này ảnh hƣởng rất nhiều đến quan điểm sau này của 21
  26. Machiavelli. Ông rất quan tâm đến đời sống xã hội phức tạp ở Florence trong những năm tháng phục hồi chế độ cộng hòa ở đây và cầm quyền của Savonarolla có lối sống khắc kỉ, có tâm trạng chống đối tại tòa thánh Rome. Ngay sau khi Savonarolla bị xử tử vào năm 1498, khi mà chế độ cộng hòa vẫn còn tiếp tục tồn tại ở Florencia, ông bắt đầu làm việc tại một công sở của nền cộng hòa, sau đó làm thƣ kí văn phòng chính phủ. Ở đây ông làm nhiều công việc khác nhau – chính trị và ngoại giao. Một thời gian ngắn ông đƣợc bầu làm thƣ kí Hội đồng quân sự và ngoại giao, nhờ đó ông có cơ hội đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều chính khách cũng nhƣ nhiều sự kiện lịch sử. Ông đã tiếp kiến nữ bá tƣớc Caterina Sforza (1499), vua Louis VII của Pháp (trong các năm 1500, 1504, 1510, 1511), Cesare Borgia (1502, 1503), Giáo hoàng Giuliô II (vào các năm 1503, 1506), hoàng đế Maximilian II (từ năm 1507 đến năm 1508), Chính các sứ mệnh ngoại giao và việc gặp gỡ nhiều ngƣời lãnh đạo mà nhiều tƣ tƣởng của ông đã đƣợc hình thành, và thể hiện trong tác phẩm Quân vƣơng của mình. Đặc trƣng cho quan điểm chính trị và triết học xã hội đã chín muồi ở thời kì này của Machiavelli thể hiện ở chỗ ông tự coi mình là con ngƣời của hành động luôn đƣợc suy xét kịp thời. Ông thích nhắc lại câu châm ngôn cổ: “Đầu tiên sống, rồi sau đó mới triết lý”. Ông chủ yếu buộc phải nghiên cứu triết học và trình bày tƣ tƣởng của mình dƣới dạng văn học. Điều này có thể thấy trong tác phẩm “Quân vƣơng” của ông, tác phẩm đã phá vỡ nguyên tắc đặc thù của các tác phẩm chính trị truyền thống về cả nội dung lẫn hình thức. Trở thành bạn của Piero Soderini ( ngƣời đứng đầu chính phủ Firenze năm 1502). Machiavelli do quá chán nản trƣớc sự kém cỏi của đội quân đánh thuê mà chính phủ Florence sử dụng, ông đã thuyết phục Soderini hậu thuẫn việc xây dựng quân đội quốc gia của Firenze bất chấp những ý kiến phản đối của giới qúy tộc Firenze. Machiavelli đã đứng ra tuyển chọn, đào tạo và tập luyện cho đội quân này. Vào năm 1509, sự sáng suốt của ông đã đƣợc minh 22
  27. chứng khi quân đội Florence giành đƣợc quyền kiểm soát thành phố láng giềng Pisa sau một cuộc chiến kéo dài suốt 15 năm. Thành công này đánh dấu một bƣớc tiến trong sự nghiệp của Machiavelli. Năm 1512, chính phủ cộng hòa bị thay thế bằng nền bạo chính của nhà Medici. Sau đó Machiavelli bị bãi chức và cấm rời khỏi lãnh thổ Firenze. Vài tháng sau, hai thanh niên bất mãn với chính quyền và bị bắt cũng với danh sách những ngƣời bất mãn với nhà Medici. Trong đó có tên của Machiavelli, dù không có gì chứng tỏ nhƣng ông vẫn bị tống giam. Nhân đợt ân xá khi ngƣời chú của Giuliano là Giovanni đƣợc bầu làm Giáo hoàng Lêô X vào tháng 3 năm 1513, Machiavelli đƣợc tha và ông lui về sống tại một trang trại nhỏ ở quê nhà. Trong thời gian này, ông viết nhiều thƣ cho ngƣời bạn thân là Francesco Vettori, một nhà ngoại giao Firenze đƣợc bổ nhiệm giữ chức đại sứ tại thành Roma để nắm bắt thông tin về thế giới bên ngoài và hy vọng Vettori có thể tiến cử ông cho nhà Medici. Trong hoàn cảnh bức bách đó, Machiavelli dành nhiều thời gian để viết lên những tác phẩm của mình. Ông đã viết nhiều tác phẩm nhƣ Quân vƣơng (1513), Những suy ngẫm về 10 cuốn sách đầu tiên của Tit Livi (1516 – 1517), Con lừa (1517), Mandradora (1518), Về nghệ thuật quân sự (1519 – 1517), Andria (1519), Benphago (1520), Cuộc đời của Catruchco Katracani (1520), Lịch sử Florenxia, Đối thoại về ngôn ngữ. Tong đó tác phẩm Quân vƣơng là tác phẩm nổi tiếng nhất của của ông. Tác phẩm này chắt lọc những nhìn nhận của ông về các phẩm chất đạo đức, về bản tính con ngƣời, nghệ thuật lãnh đạo cũng nhƣ chính sách ngoại giao. Ông dâng tặng nhà Medici tác phẩm này nhằm chứng tỏ sự tận tâm của mình nhƣng không thành công. Cho tới năm 1515, nhà Medici vẫn không để mắt tới ông và sự nghiệp ngoại giao của ông đã chấm dứt. Machiavelli có thái độ đặc biệt thù địch đối với tầng lớp quý tộc phong kiến, ông cho rằng họ là những kẻ sống một cuộc sống xa hoa dựa trên thu nhập từ các điền trang của mình. Ông coi họ là kẻ thù không đội trời chung của đời 23
  28. sống dân sự ở dƣới chế độ cộng hòa và thậm chí ông không ngần ngại tuyên bố cần thiết phải thủ tiêu hoàn toàn họ. Thiện cảm của Machiavelli đƣợc dành hoàn toàn cho nhân dân mà ông trƣớc hết kể đến tầng lớp cƣ dân thị thành phong lƣu và tích cực nhất - thƣơng gia, thợ thủ công, hoạt động sản xuất đa dạng của họ đảm bảo sự phát triển thịnh vƣợng của Florencia và các thành thị khác ở Italia. Hoạt động lao động tích cực của họ phù hợp với vai trò chính trị quan trọng hàng đầu của họ trong việc điều hành công việc nhà nƣớc. Song, đại đa số cƣ dân còn lại, tầng lớp dƣới của nó, “tầng thấp nhất của cái tháp xã hội”, lại hoàn toàn không dành đƣợc thiện cảm của Machiavelli. Một yếu tố quan trọng nữa ở Machiavelli là thái độ thù địch sâu sắc của ông đối với giới tăng lữ, giới chức sắc tôn giáo nói chung [6 ; tr.563]. Thái độ thù địch nhƣ vậy của Machiavelli chủ yếu bắt nguồn từ tâm trạng và các tƣ tƣởng chính trị dân tộc của ông. Italia phải trả cái giá là sự phân tán về mặt chính trị cho sự phát triển thịnh vƣợng của Florence và các vƣơng quốc khác. Các vƣơng quốc khác nhau của nó liên tục xung đột với nhau, còn các nƣớc láng giềng hùng mạnh, đặc biệt là Pháp và Tây Ban Nha, đã bành trƣớng sang Italia, gây chiến với nhau nhờ liên minh với các vƣơng quốc Italia, chia xé chúng, làm cho chúng bị suy thoái. Tòa thánh Rome đóng một vai trò tiêu cực trong việc chia rẽ Italia. Vốn là một nhà nƣớc thần quyền và phong kiến, song lại cố gắng mở rộng biên giới của mình, nó trở thành một trong những trở ngại chính trị trên con đƣờng thống nhất Italia thành một nhà nƣớc thống nhất. Sự thống nhất nhƣ vậy cấu thành một trong những kích thích quan trọng nhất đối với tƣ tƣởng chính trị của Machiavelli. Từ đó, thái độ thù địch của ông đối với tầng lớp tăng lữ lại càng có tính chất thế giới quan và nhân sinh quan sâu sắc hơn [6; tr.564]. Các tác phẩm của ông đã thu hút đƣợc sự chú ý của Hồng y Giáo chủ Giulio de Medici, ngƣời đã nắm quyền ở Firenze một vài năm và nhờ đó, ông đã đƣợc giao nhiệm vụ viết về lịch sử của Florence. Ông viết cuốn Lịch sử thành 24
  29. Firenze từ năm 1520 tới năm 1524. Năm 1523, Giulio đƣợc bầu làm Giáo hoàng Clêmentê VII và Machiavelli đệ trình cuốn Lịch sử thành Firenze cho giáo hoàng vào năm 1525. Sự giảng hòa với nhà Medici đã giúp Machiavelli đƣợc tham gia chính sự trong một thời gian ngắn. Ông đƣợc giao trách nhiệm phụ trách các vấn đề quân sự tại Firenze cho Giáo hoàng. Tuy nhiên, Giáo hoàng Clêmentê VII mắc mƣu kẻ thù và thành Roma bị quân đội Tin lành của Đức cƣớp phá. Sự cố này đã khiến cho ngƣời dân Florence làm cuộc lật đổ nhà Medici vào năm 1527. Machiavelli, ngƣời suốt đời ủng hộ và bảo vệ nền cộng hòa Firenze, lại một lần nữa không gặp may vì bị những ngƣời cộng hòa nghi ngờ là cấu kết với nhà Medici. Tuy nhiên, ông không phải tiếp tục chứng kiến định mệnh trớ trêu của mình bởi ông qua đời sau một trận ốm vào tháng 6 năm 1527. 1.4. Nội dụng chính của tác phẩm “Quân vƣơng” Quân vƣơng là tác phẩm nổi tiếng của Machiavelli nhƣng không đƣợc xuất bản khi ông còn sống mà chỉ đƣợc lƣu truyền dƣới hình thức chép tay. Tác phẩm lần đầu tiên đƣợc xuất bản vào năm 1532, với sự cho phép của giáo hoàng Clement VII. Và đƣợc tái bản nhiều lần sau đó. Đến năm 1559, tất cả các tác phẩm của Machiavelli bị đƣa vào danh mục sách cấm của giáo hội. Tuy nhiên dù bị cấm nhƣng sự lan truyền của tác phẩm không mấy bị ảnh hƣởng vì nó sớm đã đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng, lan tỏa khắp châu Âu. Quan điểm chính trị của ông còn đƣợc nhiều nhà cai trị coi nhƣ cuốn cẩm nang để tranh giành quyền lực. Machiavelli viết tác phẩm theo những điều ông thấy thực tế ở đời sống chính trị, ông không viết tác phẩm với mong muốn tạo ra một bạo chúa. Tác phẩm ghi lại những kinh nghiệm trong chuyến công du của ông qua Romagna dƣới sự thống trị độc tài của Cesare Borgia. Ban đầu ông không coi trọng thủ đoạn chính trị của Borgia nhƣng sau này Machiavelli lại khâm phục khả năng nắm quyền của nhà độc tài này. Trong tác phẩm Quân Vƣơng Machiavelli có đề cập đến nhiều thủ đoạn chính trị, trong đó có nhiều thủ đoạn 25
  30. là của Borgia. Trong tác phẩm ông đƣa ra những quan niệm về chính trị khác hẳn với các quan niệm truyền thống. Ông cho rằng ngƣời nắm quyền lên quan tâm đến mục đích chính trị hơn là phƣơng pháp thực hiện. Kết quả biện minh cho hành động. Kết cấu của tác phẩm đƣợc chia làm 26 chƣơng với các nội dung lớn: các vƣơng quốc - cách cai trị, các loại quân lính – quân đội, những phẩm chất cần có của một quân vƣơng, vấn đề thần tử của quân vƣơng và hai phần lẻ là vai trò của số phận và lời kêu gọi giải phóng Italia. Nội dung lớn đầu tiên là các vƣơng quốc, cách cai trị chúng đƣợc đề cập trong 11 chƣơng đầu, gần một nửa tác phẩm. Qua đó ta thấy Machiavelli đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều loại hình chính trị của các quốc gia khác nhau. Qua những sự kiện lịch sử mà ông tận mắt chứng kiến hay ghi chép đƣợc, trong tác phẩm ông phân biệt các hình thức vƣơng quốc: các vƣơng quốc quân chủ thế tập, các vƣơng quốc quân chủ mới, và ông cũng nhắc đến các nƣớc cộng hòa nhƣng không đƣợc bàn tới trong tác phẩm này. Theo Machiavelli “các vƣơng quốc hoặc là do cha truyền con nối từ những dòng họ nắm quyền lâu đời, hoặc mới đƣợc thiết lập”, tuy nhiên lại có nhiều hình thức để bình định một quốc gia. Machiavelli đƣa ra các hình thức bình định một vƣơng quốc, ông đã chia các vƣơng quốc thành: các vƣơng quốc giành đƣơc do tài trí, năng lực của bản thân, các vƣơng quốc giành đƣợc bằng binh lực của ngƣời khác và vận may của bản thân, các vƣơng quốc giành đƣợc nhờ sự hung ác, tàn bạo, các vƣơng quốc dân cử và các vƣơng quốc giáo hội. Theo ông, các vƣơng quốc này thì đều đƣợc cai trị theo một trong hai cách. Cách thứ nhất là quân vƣơng cùng với bề tôi, cận thần do ông ta chỉ định, nếu theo cách cai trị này thì quân vƣơng có quyền lực rất lớn. Cách thứ hai là quân vƣơng cùng với các công hầu thế tập, số công hầu này là các lãnh chúa có lãnh địa và thần dân riêng. Machiavelli quan tâm đến cách thức cai trị một vƣơng quốc, những vùng đất bị thôn tính có sự tƣơng đồng về văn hóa, ngôn ngữ với chính quốc sẽ dễ dàng sát nhập với chính quốc, nếu 26
  31. không thì quân vƣơng cần đích thân đến cƣ ngụ tại vùng đất mới đó để dễ dàng hơn cho việc cai trị, đồng hóa. Theo ông có 3 cách thức để cai trị một vƣơng quốc. Thứ nhất là phá hủy hết, thứ hai là đích thân đến cƣ ngụ tại chỗ, thứ ba là để dân sống theo luật lệ của họ, cống nạp cho quân vƣơng. Trong tác phẩm Machiavelli còn nói lên những khó khăn mà một quân vƣơng phải đƣơng đầu, ông luôn nhấn mạnh quân vƣơng phải dựa vào năng lực của bản thân và thần dân. Ông cũng đƣa ra nhiều những thủ đoạn mà một quân vƣơng nên áp dụng. Nội dung thứ hai bàn về binh lính, quân đội đƣợc nói đến từ chƣơng thứ 12 đến chƣơng 14. Machiavelli nói lên vai trò quan trọng không thể thiếu của quân đội, quân đội nhƣ là nền móng của một quốc gia. Một quốc gia có thể có quân binh, đạo quân riêng, lính đánh thuê, quân đồng minh hoặc là hỗn hợp các loại trên. Ông cho rằng lính đánh thuê và quân đồng minh là những loại quân vô dụng và nguy hiểm. Quân vƣơng nào cũng nên có quân đội riêng của mình. Ông cũng đề cập đến việc rèn luyện cho quân đội vì theo ông chiến tranh là công việc của kẻ trị vì do đó rất cần một quân đội mạnh. Nội dung thứ ba Machiavelli đề cập đến trong tác phẩm “Quân vƣơng” là phẩm chất của một quân vƣơng, đƣợc thể hiện từ chƣơng 15 đến chƣơng 21. Trong những chƣơng này Machiavelli cho rằng một quân vƣơng nếu muốn thành công thì không cần có đủ các phẩm chất đạo đức mà chỉ cần tỏ ra là mình có tất cả những phẩm chất đạo đức tốt đó. Quân vƣơng muốn thành công thì phải học đƣợc cách gác lòng tốt sang một bên, sử dụng lòng tốt còn tùy thuộc vào thời điểm. Ông đề cập đến từng cặp phẩm chất đạo đức trái ngƣợc nhau. Quân vƣơng cần tránh sự khinh miệt và thù ghét. Một quân vƣơng cần có sự khôn ngoan và mới mục đích duy nhất là bảo vệ đƣợc vƣơng quốc và địa vị của mình, để bảo vệ đƣợc địa vị của mình thì quân vƣơng buộc phải làm điều ác. Và “quan điểm đáng chú ý của Machiavelli là quan điểm về tầm quan trọng của “lòng dân” và nguyên tắc lựa chọn chính sách trị nƣớc rất hiện đại: không có chính sách nào toàn vẹn, cần phải biết chọn lấy cái bất lợi nhỏ nhất” [8; tr.37]. 27
  32. Nội dung tiếp theo là nói về bộ máy giúp việc cho quân vƣơng. Machiavelli phân tích mối quan hệ giữa hai bên và cho rằng hai bên cần giúp đỡ nhau. Và quân vƣơng cũng cần chọn cho mình những cận thần khôn ngoan. Hai phần sau cũng ông bàn về số phận và kêu gọi giải phóng Italia. Quan điểm của ông rất thực tế và tiến bộ, khi cho rằng số phận chỉ chi phối một nửa của con ngƣời còn một nửa là do con ngƣời quyết định. Theo Machiavelli, hành động của con ngƣời có thể khác nhau nhƣng thất bại hay thành công là do hợp thời hay không hợp thời. Machiavelli đã tách chính trị ra khỏi đạo đức, tôn giáo. Ngƣời đã làm chính trị thì không nên quan tâm đến đạo đức. Chính trị là hoạt động có mục đích của con ngƣời, trong đó họ cố gắng thực hiện lợi ích và nhu cầu của mình. “Việc thông qua và thực hiện các giải pháp chính trị phụ thuộc vào các yếu tố: mục đích – phƣơng tiện – vai trò của thủ lĩnh. Mà tất cả điều này lại đƣợc xây dựng trên cơ sở là những quan niệm của ông về con ngƣời – chủ nghĩa bi quan về nhân học” [8; tr.38]. Quân vƣơng là tác phẩm gây ra nhiều tranh cãi từ khi ra đời cho đến tận ngày nay. Những luận điểm trong tác phẩm đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Khi mới xuất bản thì đƣợc tái bản nhiều lần nhƣng có thời gian lại bị liệt vào hàng sách cấm và cũng vì đó mà Machiavelli chịu nhiều sự phỉ báng. Tuy nhiên tác phẩm lại nhận đƣợc nhiều hƣởng ứng của một số chính khách, các nhà tƣ tƣởng, nhƣ Bacon nhận xét: “Chúng ta đã chịu ơn N.Machiavelli và những tác giả đã viết về những điều mà con ngƣời làm chứ không phải điều con ngƣời nên làm”, hay nhƣ Rousseau đã viết: “Dƣờng nhƣ đó có vẻ là các bài học cho các vua chúa, nhƣng thực ra, ông đã dạy những bài học vĩ đại cho nhân dân” [8; tr.38]. Tác phẩm còn nhiều giá trị cho đến ngày này một phần là do có những tƣ tƣởng triết học về con ngƣời, “những nhận xét lạnh lùng về con ngƣời và cách 28
  33. thức mà ông khuyên bậc quân vƣơng đều hữu ích cho chính khách, giới chủ hay đơn giản là trong đối nhân xử thế hàng ngày. Phát hiện về bản chất con ngƣời và phƣơng diện thể hiện rõ nhất bản chất đó – chính trị đã đồng thời dẫn ông đến con đƣờng khai sinh ra một ngày khoa học mới – khoa học chính trị” [8; tr.39]. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Nhƣ Ăngghen đã nói, thời Phục hƣng sinh ra những con ngƣời khổng lồ, và Machiavelli cũng chính là con ngƣời khủng lồ nhƣ vậy. Machiavelli đã kế thừa xuất sắc những thành tựu tƣ tƣởng của thời Hy – La cổ đại và kế thừa những tinh hoa của thời kì này để hình thành nên tƣ tƣởng của chính mình. Trong chƣơng này, khóa luận đã làm rõ những điều kiện và tiền đề cho sự ra đời của tƣ tƣởng đạo đức của Machiavelli và sự ra đời của tác phẩm Quân vƣơng. Có thể thấy rằng những tƣ tƣởng của Machiavelli đặc biệt là những tƣ tƣởng đạo đức của ông hình thành trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động. Để có đƣợc những thành tựu vƣợt bậc đó, ngoài tố chất thiên bẩm, Machiavelli cũng hòa mình vào tinh thần của thời đại để tìm ra những tƣ tƣởng đạo đức phù hợp với một quân vƣơng hay rộng ra là với con ngƣời. Bên cạnh đó, trong chƣơng này khóa luận cũng trình bày sơ lƣợc về cuộc đời, sự nghiệp của Machiavelli và những nội dung cơ bản của tác phẩm “Quân vƣơng”. 29
  34. CHƢƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC N. MACHIAVELLI TRONG TÁC PHẨM “QUÂN VƢƠNG” 2.1. Mối quan hệ chính trị và đạo đức Tƣ duy chính trị của Machiavelli khác biệt với những tƣ tƣởng chính trị trƣớc đó, ông cố gắng tách chính trị ra thành lĩnh vực độc lập, độc lập với tôn giáo, đạo đức. Machiavelli không quan tâm đến những gì cần tồn tại, ông xem xét cách quân vƣơng đối xử thế nào với thần dân và bằng hữu. Tuy đã có nhiều ngƣời viết về đề tài này và ông sợ mọi ngƣời sẽ cho ông là ngạo mạn, và ông cũng cảnh báo rằng điều ông viết ra sẽ khác nhiều ngƣời. Machiavelli viết ra thực chất vấn đề dựa vào kinh nghiệm của ông chứ không phải là sự tƣởng tƣợng qua các sự kiện hay sử sách ghi lại. Với một số ngƣời trƣớc đó, họ đã vẽ ra một đất nƣớc với nền cộng hòa và vƣơng quốc trong mơ mà chƣa ai từng biết đến, nhìn thấy nó nhƣ thế nào. Machiavelli đã đƣa ra quan điểm “Việc sống thế nào khác xa với việc sống phải thế nào”. Sự khác biệt giữa cách mà con ngƣời thực sự sống khác xa so với việc mà con ngƣời cần phải sống, do đó nếu con ngƣời làm những việc phải làm thay vì những việc cần làm thì chẳng mấy chốc con ngƣời sẽ bị tiêu vong thay vì tồn tại lâu dài. Do đó nếu chúng ta cứ mãi sống theo đạo đức, theo cái thiện giữa một xã hội đầy dẫy những kẻ dối trá, xấu xa thì ta sẽ sớm bị tiêu diệt giữa đám đông ấy. Từ đó suy ra một quốc vƣơng phải biết làm điều sai trái, nếu muốn giữ vững quyền lực của mình thì phải biết từ bỏ cái thiện khi cần thiết. Machiavelli cho rằng quốc vƣơng rất dễ bị lâm vào hoàn cảnh phải sử dụng những biện pháp dã man, không mang tính đạo đức. Ông viết: “Khi một ngƣời nào đó trở thành quốc vƣơng ở một quốc gia hay ở một thành phố nào đó, đặc biệt là khi không có chỗ dựa vững chắc ở đó, khi ngƣời ấy không có thiên hƣớng về chế độ quân chủ và chế độ cộng hòa, thì phƣơng tiện đáng tin cậy nhất của ngƣời ấy để duy trì quyền lực là cải biến tất cả theo cách mới (vì ngƣời ấy là quốc vƣơng mới): lập chính phủ mới ở các thành phố với tên gọi mới, với 30
  35. những quyền năng mới và những con ngƣời mới; biến ngƣời giàu thành kẻ nghèo, còn ngƣời nghèo thì thành ngƣời giàu, xây dựng các thành phố mới và triệt phá các thành phố cũ, di chuyển cƣ dân từ nơi này đến nơi khác, tóm lại làm đảo lộn mọi thứ ở đất nƣớc này. Những biện pháp đó là hết sức tàn ác và thù địch với mọi lối sống, không chỉ với lối sống của tín đồ Thiên Chúa giáo, mà còn với lối sống có nhân tính nói chung. Cần né tránh những biện pháp nhƣ vậy: sống riêng tƣ bình lặng còn hơn trở thành quốc vƣơng bằng cái giá hủy diệt đa số ngƣời khác. Ngƣời nào không muốn chọn con đƣờng thiện nêu trên, thì ngƣời ấy sẽ rơi vào cái ác. Những ngƣời lựa chọn con đƣờng ở giữa là họa nhất, vì họ không biết cách trở nên không hoàn toàn xấu xa hay hoàn toàn tốt đẹp” [6; tr.566 – 567]. Machiavelli có một cái nhìn bi quan về con ngƣời và theo ông con ngƣời có thiên hƣớng trở nên xấu xa, độc ác hơn là đến cái thiện. Vì vậy ngƣời chính khách luôn cần phải biết rõ thực chất ấy, ngƣời chính khách không nên dựa vào cái thiện để lãnh đạo thần dân mà phải khiến cho ngƣời dân luôn luôn sợ hãi họ. Tuy nhiên để là một quốc vƣơng lí tƣởng thì ngƣời đó không chỉ khiến cho ngƣời dân sợ hãi mình mà còn phải khiến cho ngƣời dân yêu mến mình, đó mới là một quân vƣơng giỏi. Nhƣng một quân vƣơng khó có thể để ngƣời dân vừa yêu mến vừa sợ hãi mình, thƣờng thì quân vƣơng chỉ có thể chọn một trong hai đức tính này. Và theo Machiavelli thì quân vƣơng nên để mọi ngƣời sở hãi mình hơn là yêu mến mình. Phẩm giá này đƣợc Machiavelli đề cập đến nhƣ là một đức hạnh của quốc vƣơng. Đức hạnh mà Machiavelli đề cập đến ở đây là đức hạnh trong chính trị chứ không phải là đức hạnh theo nghĩa cua Kitô giáo. “Ông sử dụng thuật ngữ này theo truyền thống Hy Lạp cổ – arete theo nghĩa tự nhiên chủ nghĩa, không có quan niệm thần linh chủ nghĩa về arete nhƣ “khôn ngoan” vốn đặc trƣng cho Platon, Aristotes, Socrates. Thực ra là nó gần gũi với thuật ngữ “arete” ở một số nhà ngụy biện. Machiavelli đã rút ra từ nó một số hệ quả cực đoan. Đức hạnh là 31
  36. sức mạnh và sức khoẻ, là sự ranh mãnh và nghị lực, là khả năng tiên đoán, lập kế hoạch, cƣỡng chế; nó là ý chí mạnh mẽ nhất. Cai trị con ngƣời là sự lãnh đạm, sự bất trung, sự hám lợi, sự điên rồ, sự trở mặt trong chủ ý; sự không biết kiềm chế, sự không biết hy sinh nhằm đạt tới mục đích; một cái vẫy tay của nhà cầm quyền cũng đủ làm cho trật tự bị phá huỷ, thần dân loại bỏ nó, quay trở mặt, phản bội. Theo truyền thống chính trị trung cổ, đa số ngƣời tội lỗi đều căm thù mọi cái thần thánh, hoàn toàn tuân thủ quyền lực thế tục, phiến loạn và quốc vƣơng tàn bạo” [6; tr.567 – 568]. Khác với các nhà triết học trƣớc đó Machiavelli có cái nhìn độc đáo về mối quan hệ giữa chính trị và đạo đức. Theo quan điểm của Platon thì các giá trị đạo đức phụ thuộc vào đặc điểm của linh hồn. Platon mô tả linh hồn có ba phần: Lí trí, cảm tính, dục vọng. Mỗi phần của linh hồn sẽ có phẩm hạnh riêng biệt. và Platon đã chia con ngƣời trong xã hội ra làm ba cấp theo từng phần của linh hồn và kèm theo nó là đức hạnh phù hợp với họ. Tầng lớp những ngƣời lao động, nông dân, thƣơng gia, thợ thủ công họ là những ngƣời cần đến đức hạnh ôn hòa hay sự kiềm chế. Tầng lớp chiến binh, họ là những ngƣời bảo vệ quốc gia vì thế đức hạnh mà họ cần đến là lòng dũng cảm. Tầng lớp cao nhất là những ngƣời sở hữu “nghệ thuật làm vua”, đức hạnh phù hợp với họ nhất đó chính là sự thông thái. Và đức hạnh chung của tất cả mọi ngƣời là chính nghĩa, duy trì công lý. Nhà nƣớc lý tƣởng có sự phân công tổ chức dựa theo tài năng và phần linh hồn nổi trội của mỗi ngƣời. Và theo ông trong nhà nƣớc lý tƣởng nếu ngƣời sở hữu phần linh hồn lí trí nào có tài năng, đức hạnh vƣợt trội hơn các thành viên khác thì đều có thể trở thành ngƣời lãnh đạo nhà nƣớc lý tƣởng. Theo đó ta có thể thấy theo Platon thì những hoạt động trị vì của một vị quân vƣơng đều dựa trên phẩm hạnh sẵn có dựa vào linh hồn của mỗi ngƣời, là khuôn mẫu sãn có trong cộng đồng, một ngƣời có thể trở thành quân vƣơng chỉ vì ngƣời đó vƣợt trội hơn mà thôi. Aistotle thấy con ngƣời vừa là sinh vật tƣ duy vừa là sinh vật chính trị. Ông cho rằng luân lí và chính trị có liên kết chặt chẽ với nhau, và một ngƣời 32
  37. sống thật sự đạo đức chỉ khi ngƣời đó tham gia vào chính trị. “Nhiệm vụ của đạo đức là tác động thuận lợi tới hạnh phúc của xã hội, còn chính trị là khoa học nghệ thuật mƣu cầu hạnh phúc cho xã hội. Theo ông, đạo đức phải phục tùng chính trị, bởi chính trị là khoa học “rƣờng mối” quyết định tính chất và mội dung của đạo đức. Đạo đức học sẽ không có nội dung nếu nó không hòa lẫn với chính trị và pháp chế. Ông lập luận cho một nhà nƣớc đƣợc cai trị dựa trên bản tính ngƣời, những nhu cầu, đặc điểm, khát vọng vốn có của con ngƣời” [7; tr.50]. Đạo đức và chính trị theo Aristotle là không thể tách rời, đạo đức và chính trị giúp con ngƣời đạt tới hạnh phúc, con ngƣời cần phải rèn luyện đạo đức ngay từ khi còn ở trong quá trình mang thai. Vì vậy ông phê phán Platon trong việc thủ tiêu gia đình và chế độ tƣ hữu vì nó làm mất đi bản tính ngƣời và điều đó không thể thực hiện đƣợc. Aistotle coi cái thiện là mục đích hành động của mỗi con ngƣời. Ông xem xét cái thiện trên nhiều phƣơng diện khác nhau và theo ông để xây dựng một đời sống tốt, sống thiện thì mỗi công dân cần có đức hạnh. Đức hạnh vừa là nếp sống, thói quen, cũng nhƣ dựa vào ý chí để xác định cái thiện và tuân thủ, làm theo nó, tránh những diều ác. Để con ngƣời có đức hạnh thì cần đến chính trị học. Chính vì vậy theo Aristotle đạo đức học và chính trị học có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Một ngƣời nữa luận giải mối liên hệ giữa đạo đức học và chính trị chính là Kant. Đạo đức học của Kant đề cao đến sự tự trị cá nhân, không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì. Con ngƣời tuân thủ luật pháp do chính bản thân mình đặt ra, mỗi ngƣời tự đặt ra luật pháp, quy tắc cho chính bản thân mình và phải chấp hành nó. “Kant cho rằng chính trị là cái răn dạy con ngƣời về phúc lợi tối cao, còn đạo đức là con đƣờng đúng đắn để đạo đức đạt tới phúc lợi ấy. Những xung khắc giữa chính trị và đạo đức trên thực tế đƣợc chế định bởi khát vọng vị kỉ về lợi ích riêng của những cá nhân riêng biệt và của các quốc gia. Nhƣng khi thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu của „mệnh lệnh tuyệt đối‟ (nguyên tắc đạo đức mang tính phổ biến và tất yếu), lý tính thực tiễn thuần túy không thể 33
  38. theo đuổi mục đích vật chất. Từ đó, có thể suy ra rằng, các quyết định chính trị hợp lý cần phải xuất phát không phải từ phúc lợi của một dân tộc nào đó, mà phải xuất phát từ việc có tính đến bổn phận pháp lý thuần túy” [7; tr.51]. Mặc dù đạo đức học và chính trị học của Kant đƣợc xem nhƣ là hai lĩnh vực độc lập với nhau nhƣng giữa chúng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, cả hai đều đề cập đến vấn đề tự do. Tuy nhiên nếu nếu đạo đức học giải thích tự do là gì, con ngƣời có tự do hay không, hƣớng con ngƣời sống có đạo đức thì triết học pháp quyền của Kant lại giải thích tự do do đâu mà có và làm thế nào để con ngƣời có thể đảm bảo quyền tự do đó. Kant cho rằng nguyên tắc tối cao của đạo đức là sự tự trị của ý chí, và sự tự trị của ý chí chính là tự do, vì vậy một hành vi xuất phát từ sự tự trị của ý chí cũng chính hành vi tự do và là cơ sở của phẩm giá con ngƣời. Phẩm giá con ngƣời - đó là một trong những nội dung cơ bản của đạo đức mà nguyên tắc của nó là: “Hãy hành động nhƣ thể anh cần nhân loại, trong bản thân anh cũng nhƣ trong mỗi một con ngƣời, mọi là mục đích, chứ không bao giờ chỉ là phƣơng tiện”. Thông qua khái niệm về sự tự trị của ý chí, tự do và phẩm giá con ngƣời, Kant muốn khẳng định rằng con ngƣời là tự do, và tự do là sự thể hiện phẩm giá con ngƣời. Nhƣng tự do có đƣợc từ đâu? Kant lập luận rằng tự do có đƣợc từ quyền bẩm sinh (das angeborene Recht) và quyền do pháp luật đem lại (das erworbene Recht)” [3; tr.20]. Qua đó ta có thể thấy rõ đạo đức học và triết học pháp quyền của Kant có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, giải thích cho nhau, khó có thể tách rời. Hay là ở Phƣơng Đông nơi mà ta có thể thấy rõ nhất mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa đạo đức và chính trị. Ở phƣơng Đông nền quân chủ đƣợc duy trì hàng nghìn năm, việc dùng đạo đức để cai trị đất nƣớc là điều luôn xảy ra trong hầu hết các triều đại. Những quốc gia phƣơng Đông coi vai trò của đạo đức trong chính trị là vô cùng to lớn. Các vị quân vƣơng đề cao tƣ tƣởng “Lấy đức trị dân”. Các tƣ tƣởng đạo đức của Nho giáo tồn tại lâu đời trong bộ máy 34
  39. chính quyền phƣơng Đông. Các hành vi đạo đức có vai trò điều chỉnh các hành vi chính trị. Mọi quân vƣơng luôn đề cao chữ “Đức”. Qua đó có thể thấy có rất nhiều các tƣ tƣởng của các triết gia khác nhau đều cho rằng chính trị và đạo đức có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy mỗi thời điểm lịch sử lại có những quan điểm khác nhau về các giá trị đạo đức nhƣng về cơ bản các phẩm chất đạo đức lại đƣợc tồn lại lâu dài nhƣ lòng yêu thƣơng con ngƣời, từ bi, dũng cảm, Tuy nhiên các giá trị đạo đức ở phƣơng diện bản thể luận khác với các giá trị đạo đức ở phƣơng diện chính trị. Các giá trị đạo đức dù ở một thời điểm nào cũng cần đƣợc xem nhƣ là một phƣơng pháp hữu dụng trong cai trị. Tuy nhiên Machiavelli có cái nhìn hoàn toàn khác biệt với các nhà tƣ tƣởng trƣớc đó và cả sau này. Theo Ông chính trị và đạo đức nên độc lập, tách biệt với nhau, không nên can thiệp vào nhau. Đạo đức là công việc của xã hội công dân, của trách nhiệm cá nhân, còn chính trị là lĩnh vực đối kháng giữa các lợi ích, các nhóm ngƣời cầm quyền. Machiavelli đã làm đƣợc điều mà các nhà tƣ tƣởng trƣớc đó chƣa làm dƣợc, đó là ông đã tách chính trị ra khỏi sự giám sát, kìm kẹp của tôn giáo và đạo đức. Ông đặt chính trị ra riêng biệt không lẫn vào với các lĩnh vực khác, trung tâm của chính trị là chính trị, các phƣơng thức, phƣơng tiện để đạt đƣợc mục đích chính trị chứ không phải là tôn giáo hay đạo đức là trung tâm của chính trị. Trong tác phẩm “Quân vƣơng”, ông khẳng định chính trị cần phải tính đến trạng thái cụ thể của đạo đức xã hội. Khi xã hội trở lên rối ren, hỗn loạn thì quân vƣơng có thể sử dụng mọi phƣơng tiện, kể cả các phƣơng tiện vô đạo đức, để giải thoát xã hội, đƣa xã hội trở lại trật tự của nó. “Nhƣ vậy, Machiavelli giữ lại đạo đức nhƣ là cái điều tiết đời sống riêng tƣ của các chính khách, cũng nhƣ mục đích tốt đẹp là cái biện minh cho những phƣơng tiện vô đạo đức để đạt tới nó. Do vậy, sẽ là sai lầm nếu coi ông là ngƣời biện minh cho sự tách rời hoàn toàn chính trị khỏi đạo đức. Mƣu toan giải phóng chính trị khỏi đạo đức, đặt nó ra ngoài cái thiện và cái ác thƣờng đƣợc 35
  40. thực hiện để biện minh cho những hành vi phản nhân văn hay ít nhất thì cũng đƣa chính trị thoát khỏi sự phê phán. Trên thực tế, chúng dẫn tới sự can thiệp của chính trị vào lĩnh vực đạo đức và tới sự phá hủy đạo đức” [6; tr.570]. Chính mối quan hệ giữa chính trị và đạo đức đã buộc Machiavelli giải quyết mối quan hệ giữa phƣơng tiện và mục đích. Sự ảnh hƣởng của mục đích và phƣơng tiện đến kết quả từ lâu đã có nhiều đánh giá khác nhau. “Có thể tách biệt ba quan điểm cơ bản về vấn đề này: 1) tính chất đạo đức của chính trị đƣợc quy định bởi mục đích của nó; 2) phƣơng tiện sử dụng có ảnh hƣởng hàng đầu đến ý nghĩa đạo đức của nó; 3) cả mục đích lẫn phƣơng tiện điều quan trọng nhƣ nhau đối với việc đem lại cho chính trị tính chất nhân đạo, chính chúng cần phải tƣơng dung với nhau và với bối cảnh cụ thể” [6; tr.570]. Machiavelli là ngƣời bảo vệ cho cách tiếp cận thứ nhất. Quan niệm nổi tiếng của Machiavelli đó là mục đích biện minh cho phƣơng tiện. Có thể sử dụng những phƣơng tiện vô đạo đức để dạt đƣợc mục đích tốt đẹp, nhƣ trong tác phẩm “Quân vƣơng” ông có ghi “vua chúa không nên ngại mang tiếng độc ác, miễn là giữ cho thần dân đoàn kết và trung thành”. Một quân vƣơng có thể sử dụng những biện pháp dã man, vô đạo đức để có thể là cho thần dân trung thành và đoàn kết lại. Theo ông một bạo quân có thể làm đất nƣớc ổn định còn nhân từ hơn là một vị vua hiền mà làm đất nƣớc rối ren. Machavelli đã lấy kì tích của tƣớng Hannibal để làm rõ hơn luận điểm của mình “trong những kì tích của Hannibal có ghi lại việc này: Chỉ huy một đạo quân đông đảo gồm nhiều sắc tộc đi chinh chiến ở những miền đất lạ, ông không hề gặp chuyện bất đồng nội bộ hay chống đối nào, bất kể thời vận may rủi. Nguyên nhân chính là do sự tàn bạo vô nhân đạo của Hannibal; điều này, với lòng can đảm phi thƣởng của ông, khiến binh sĩ nể trọng và kinh sợ, nhƣng nếu không có tính tàn độc đó thì các năng lực khác của ông không đủ sức gây tác dụng. Đám văn nhân thiển cận một mặt tán dƣơng sự nghiệp của Hannabal, nhƣng mặt khác lại lên án cái yếu tố chính đã tạo nên những thành tựu ấy” [11; tr.91]. Tƣớng Hannabal đã dùng 36
  41. chính sự tàn bạo của mình làm cho tƣớng lĩnh và nhân dân kính sợ, phục tùng ông, giúp ông lãnh đạo đƣợc đội quân chinh chiến ở nhiều vùng đất lạ. Mục đích của Hannabal là đoàn kết đƣợc đội quân của mình dù cho ông dùng cách cực đoan nhất đó là dùng sự tàn bạo của mình, làm cho mọi ngƣời sợ ông, điều này hoàn toàn có thể chấp nhận đƣợc. Có nhiều chính khách sau này dựa vào những mục đích cao cả để che lấp đi những hành vi chính trị vô đạo đức của mình. Những chính khách dựa vào những mục đích vĩ đại để gây ra chiến tranh, khủng bố, nhƣng thực chất những mục đích ấy chỉ để che lấp đi những tham vọng chính trị của kẻ tạo ra chúng. Những kẻ này luôn hứa hẹn sẽ cho dân tộc mình hạnh phúc, trở thành những ngƣời cao quý nhất, Nhƣng những mục đích vĩ đại ấy chỉ để cho nhân dân hi sinh bản thân mình để thỏa mãn tham vọng của kẻ đề ra. Ta có thể thấy Machavelli tách chính trị ra độc lập, khi làm chính trị con ngƣời ta không còn quan tâm đến đạo đức hay tôn giáo. Chính trị học của Machiavelli không ƣu tiên đƣờng lối “Đức trị” nhƣ nhiều nhà tƣ tƣởng đi trƣớc. Ông không tin vào việc dùng đạo đức có thể khiến thần dân đoàn kết lại, giữ sự ổn định và làm một quốc gia có thể phát triển. Hiện thực châu Âu cũng nhƣ ở Italia thời này đã cho thấy sự bất lực của nhà nƣớc và nhà thờ khi mãi giơ cao khẩu hiệu thực hiện, và làm theo Chúa. Tuy nhiên “Machiavelli không phải là kẻ vô đạo, càng không phải kẻ vô đạo đức, nham hiểm mà chỉ là con ngƣời với trí tuệ sắc sảo này nhận thấy sự không tƣơng xứng giữa dân chúng với mƣu cầu vô hạn vốn sẵng sàng đẩy con ngƣời tới sự tàn ác, tham lam, bạo động, vô đạo, một loại „nhân dân quỷ giữ‟ với những phƣơng tiện „hiền lành‟ nhƣ các phẩm hạnh truyền thống” [7; tr.51]. Machiavelli còn nhận thấy giáo hội lợi dụng đạo đức để củng cố quyền lực của mình. Giáo hội lúc bấy giờ không chỉ là truyền đạt lại ý của Chúa, dăn dạy con ngƣời làm theo Chúa, thờ phụng Chúa mà Giáo hội giờ đây đã tham gia cả vào việc quản lí xã hội, tham gia vào sự điều hành của nhà nƣớc, một lĩnh vực của chính trị, của quyền lực. 37
  42. Tƣ tƣởng này của Machiavelli có nét tƣơng đồng với Hàn Phi Tử một triết gia ngƣời Trung Quốc. “Trong lịch sử tƣ tƣởng Trung Quốc, các phƣơng pháp “bình thiên hạ” ban đầu dựa trên đức trị, căn cứ trên những quan điểm tâm lý học tinh tế của các nhà tƣ tƣởng. Nhƣng từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, khi chế độ quý tộc sụp đổ, chế độ tập quyền xuất hiện, quân quyền dần đƣợc xem trọng. Ngƣời dân dần dần có đƣợc tự do, quan hệ giữa con ngƣời ngày càng phức tạp và mang tính trung gian hóa. Do vậy phƣơng pháp lấy ngƣời trị ngƣời trƣớc kia trở nên ít hiệu quả, luật pháp bắt đầu đƣợc sử dụng nhƣ công cụ cai quản xã hội chủ yếu. Phái Pháp gia luận chứng cho xu hƣớng về mặt lý luận. Trong pháp gia có ba phái: trọng thế, trọng thuật và trọng pháp. Hàn Phi Tử là ngƣời tổng hợp cả ba phái này. Hàn Phi Tử rất coi trọng việc quan sát và thấu hiểu bản tính con ngƣời để có biện pháp cai trị tốt nhất. Ông cho rằng tâm lý con ngƣời vốn thích thƣởng sợ phạt, chạy theo lợi và né tránh hại, tính ngƣời là ác, có thiên hƣớng trục lợi, tính toán tƣ lợi trong quan hệ với nhau, vì vậy Hàn Phi tử chống lại quan điểm của Nho gia lấy đức để dẫn dắt dân và lấy lễ để sửa họ. Dùng pháp, thuật, thế thì đất nƣớc thịnh, và ông coi đây là nguyên tắc bắt buộc” [7; tr.57]. Tƣ tƣởng này của Hàn Phi Tử và Machiavelli đều cho rẳng con ngƣời sợ cái ác, tránh hại tìm lợi vì thế khi làm chính trị ngƣời ta có thể sử dụng bất cứ biện pháp nào dù là biện pháp tàn bạo nhất. Đạo đức mà Machiavelli đang nhắc đến là ở khía cạnh phụ thuộc vào chính trị. Ngƣời cai trị có thể sử dụng nó, hoặc bác bỏ nó tùy vào ý muốn của ngƣời cai trị. Đạo đức ở đây có thể hiểu là thuật trị nƣớc, nó phụ thuộc hoàn toàn vào chính trị, vào ngƣời sử dụng nó. Theo Machiavelli một quân vƣơng không cần có đủ tất cả những phẩm chất cần có mà chỉ cần giả vờ nhƣ mình có đủ những phẩm chất đấy. Đó đều là những biện pháp chính trị có thể sử dụng khi cai trị. Machiavelli không coi thƣờng hay bác bỏ đạo đức mà ông muốn chấm dứt tình trạng hỗn loạn đƣơng thời, khi giáo hội đã can thiệp quá nhiều vào chính trị. Vì vậy khi đề cập đến các phẩm chất nên có ở một Quân vƣơng ông đã đề cập đến “sùng đạo” và cho rằng một quân vƣơng cần phải “ra vẻ nhƣ 38
  43. có đức tính sùng đạo”, với một giọng đầy giễu cợt. Đối với Machiavelli việc quan tâm nhất của chính trị là duy trì quyền lực, mà lòng tốt không đảm bảo quyền lực và lòng tốt cũng không làm cho con ngƣời ta đƣợc nhiều quyền lực hơn. Vì vậy đạo đức không giúp cho con ngƣời ta giữ đƣợc quyền lực mà để giữ đƣợc quyền lực thì phải dựa vào ngƣời cai trị những kinh nghiệm, biện pháp của ngƣời lãnh đạo. Machiavelli cũng khẳng định chính trị phải loại bỏ những ảnh hƣởng của đạo đức, bỏ ngoài tai những đánh giá về đạo đức và thay vào đó là những biện pháp để đạt đƣợc mục đích chính trị. “Machiavelli sử dụng các khái niệm về đức hạnh để chỉ phạm vi của phẩm chất cá nhân mà các quân vƣơng sẽ thấy nó cần thiết để có đƣợc để "duy trì trạng thái của mình" và để "đạt đƣợc những điều tốt đẹp", hai dấu hiệu tiêu chuẩn của sức mạnh cho anh ta. Một điều phũ phàng là rõ ràng không thể có tƣơng đƣơng giữa các nhân đức thông thƣờng và xảo quyệt. Machiavelli hy vọng quân vƣơng, vốn đƣợc coi là ngƣời có đức hạnh cao nhất, khi tình hình đòi hỏi, có khả năng hành xử theo một cách hoàn toàn ác” [7; tr.61]. Vì theo Machiavelli con ngƣời thƣờng hay vô ơn, thay đổi, giả tạo, lừa dối, tránh né hiểm nguy, và hám lợi. Khi quân vƣơng hành động vì lợi ích của họ, họ là của ngài, họ cống hiến cho quân vƣơng máu của họ, tài sản của họ, cuộc sống của họ và con trai của họ. Nhƣng đó là khi nguy hiểm còn ở xa. Khi nguy hiểm cận kề quân vƣơng, họ sẽ trở mặt. Đó chính là lí do quân vƣơng có thể tráo trở khi cần thiết, có thể sử dụng cái ác nếu cần. Tuy nhiên Machiavelli không phủ định hoàn toàn đạo đức trong chính trị, mà ông chỉ phủ định đạo đức lúc quân vƣơng cần giữ quyền lực của mình và răn đe mọi ngƣời. Lúc không cần sử dụng cái ác thì quân vƣơng nên giữ vững phẩm chất cần có của một quân vƣơng hay nói cách khác là giả vờ nhƣ mình có đầy đủ phẩm chất của một quân vƣơng. Chính trị là thứ không thể cai trị đƣợc bằng tôn giáo, một quân vƣơng không thể dựa vào tôn giáo mà có thể trở thành một quân vƣơng giỏi. Vì vậy 39
  44. Machiavelli xây dựng những các nguyên tắc đạo đức hoàn toàn đối lập với Kitô giáo truyền thống. Trong chính trị ông phân biệt rạch ròi giữa mục tiêu thực tiễn và các phẩm chất đạo đức. Bởi theo ông hành động của con ngƣời rất khó để có thể phán xử công bằng vì vậy chỉ có kết quả mới là cái đáng để quan tâm, là cơ sở để đánh giá. 2.2. Cái nhìn của N.Machiavelli về bản tính con ngƣời Sự ảnh hƣởng của giáo hội và nhà thờ ở Tây Âu thời Trung cổ là vô cùng mạnh mẽ. Bất cứ việc gì, bất cứ hoàn cảnh nào con ngƣời cũng nhờ đến Chúa, cũng hi vọng vào Chúa. Khi con ngƣời làm nhiều điều ác họ đến trƣớc Chúa để xƣng tội với mong muốn Chúa sẽ giảm nhẹ hay xóa bỏ tội ác mà họ đã gây ra. Con ngƣời sợ sự trừng phạt của Chúa vì vậy con ngƣời cũng hạn chế mình ở nhiều mặt, sống thiện hơn với mong ƣớc sau khi chết đi mình có thể đƣợc Chúa đƣa lên thiên đàng. Con ngƣời tin rằng chỉ có khi đƣợc lên thiên đàng ngƣời ta mới đƣợc sống mãi mãi, và đó mới là cuộc sống chân thực của con ngƣời. Cuộc sống ở trần thế của con ngƣời đầy rẫy những đau khổ, tội ác, dối trá, chỉ là cuộc sống tạm bợ. Giáo hội đã truyền bá những tƣ tƣởng này vào mỗi ngƣời đân, lợi dụng đức tin của họ để tham gia vào chính trị và giữ vai trò quan trọng trong bộ máy chính trị. Những lời dạy, khuyên răn của Chúa đã bị biến chất bởi mục đích của con ngƣời. Khi có càng nhiều nghi ngờ về “nƣớc Trời” mà nhà thờ luôn tuyên truyền, có nhiều những nhà tƣ tƣởng đƣa ra những tƣ tƣởng mới xuất hiện thì đây là lúc báo hiệu thời kì Trung cổ đang lụi tàn và nhƣờng chỗ cho một thời kì mới. Thời kì Phục hƣng xuất hiện nhƣ một ánh sáng rọi xuống màn đêm u tối, ánh sáng của văn minh, ánh sáng của tri thức soi xuống “đêm trƣờng Trung cổ” và ngày càng tỏa ra mọi nơi. Bầu không khí rực rỡ mở ra một “thời đại hoàng kim” cho con ngƣời. Trƣớc đây khi tƣ duy của con ngƣời bị kìm kẹp bởi những giáo lí của giáo hội, các tƣ tƣởng, sáng tạo không phù hợp với nhà thờ đều bị cấm và khép tội. Thì giờ đây con ngƣời đƣa những sáng tạo vƣợt lên khỏi 40
  45. những ngăn cấm của nhà thờ, lồng ghép khéo léo vào văn chƣơng, hội họa, nghệ thuật. Hay trƣớc đây con ngƣời luôn hƣớng về những điều đẹp đẽ ở nƣớc trời thì giờ đây con ngƣời hƣớng về cuộc sống nơi trần thế, cuộc sống hiện thực của con ngƣời. Con ngƣời muốn khôi phục lại những giá trị đã bị lãng quên của thời cổ đại. Con ngƣời giải phóng mình ra khỏi những hạn chế của tôn giáo, không ngừng sáng tạo. Nhƣng nhiều khi con ngƣời giải phóng bản thân một cách thái quá, họ giải phóng cả tham vọng của cá nhân. Những thói hƣ tật xấu, sự đảo lộn các giá trị đạo đức làm cho xã hội trở lên rối loạn. Mọi năng lực của con ngƣời đƣợc tự do phát huy nhƣng ngƣời ta lại chƣa nghĩ đến việc kiềm chế những điều không tốt cho xã hội. Con ngƣời vì đạt đƣợc mục đích của mình đã bất chất mọi thứ, con ngƣời nhờ đến quyền lực, tiền bạc để thỏa mãn dục vọng cá nhân. Cũng chính tiền bạc, quyền lực đã chi phối xã hội, chi phối sự công bằng. Chính Sếchxpia thông qua “Timông ở Aten” cũng đã phải thốt lên: “Vàng! Vàng kim, vàng óng ánh, vàng quý giá! Chỉ bấy nhiêu đã đổi trắng thay đen, biến xấu thành đẹp, biến bất công thành công bằng, hèn hạ thành cao quý, già thành trẻ, khiếp nhƣợc thành dũng cảm. Hỡi thần linh bất tử, cái ấy là gì? Cái ấy là cái khiến cho linh mục và đệ tử của ngài làm ngơ trƣớc bàn thờ của ngài Tên nô lệ màu vàng ấy xây dựng và phá hủy tôn giáo của ngài, làm cho kẻ độc ác đƣợc hƣởng phƣớc lành, làm cho ngƣời ta tôn sùng những gì ghê tởm nhất, đặt kẻ trộm cắp lên ghế thƣợng nghị sĩ, ban chức tƣớc danh vọng cho chúng và làm cho chúng đƣợc mọi ngƣời quỵ lụy” [12; tr.288]. Machiavelli đã nhìn thấy đƣợc tình hình rối loạn lúc đó. Ông thấy đƣợc các vị linh mục dùng tôn giáo để can thiệp vào chính trị. Ông đã phê phán những vị linh mục và giáo hội “đã làm cho chúng ta thành những ngƣời không tôn giáo và xấu xa thánh hóa những ngƣời tầm thƣờng và những ngƣời trầm tƣ, đã đặt cái thiện tối cao vào sự hạ mình trong khi tôn giáo cổ đại lại đặt cái thiện tối cao đó vào sự cao thƣợng của tâm hồn” [8; tr.46 – 47]. 41
  46. Machiavelli đã đi theo chủ nghĩa hiện thực về chính trị. Ông tìm hiểu mọi việc xảy ra trong thực tế. Nói cách khác, cần xem xét quốc vƣơng xử xự nhƣ thế nào đối với thần dân và liên minh. Điều này cũng đƣợc ông đề cập đến trong tác phẩm Quân vƣơng. Ông tìm hiểu những gì có trong thực tế mà không phải những gì tƣởng tƣợng ra. Nhƣ những linh mục thì quân vƣơng là ngƣời đƣợc chúa lựa chọn, đại diện cho Chúa, họ hành động theo những nguyên tắc của giáo hội, tất cả là vận mệnh do Chúa sắp đặt. Nhƣng những gì xảy ra lại hoàn toàn trái ngƣợc, “vận mệnh chỉ làm chủ một nửa các hành động của chúng ta, nửa còn lại – hay có lẽ ít hơn một chút – là do ta định đoạt” [11; tr.122]. Vì vậy những quân vƣơng nào chỉ chú ý đến Chúa, đến những luân lí, nguyên tắc của giáo hội thì đều phải trả giá đắt, thậm chí đánh mất vƣơng quốc của mình. Và vị vua nào chỉ phụ thuộc vào vận mệnh sẽ thất bại khi vận mệnh thay đổi. Machiavelli đã nhìn thấy rõ điều đó vì vậy ông muốn nhấn mạnh rằng những gì xảy ra trong thực tế khác xa xo với những gì mà con ngƣời tƣởng tƣợng ra, nhƣ trong các “nhà nƣớc lí tƣởng” mà một số triết gia và giáo hội đƣa ra. Machavelli có cái nhìn bi quan về con ngƣời, ông nhận định trong tác phẩm quân vƣơng “con ngƣời nói chung thƣờng vô ơn, bất nhất, giảo trá, hèn nhát, tham lam” [11; tr.89]. Theo ông con ngƣời tự thân nó là không tốt, không xấu nhƣng con ngƣời lại có thiên hƣớng là trở nên xấu xa. Con ngƣời quan tâm đến tài sản của mình hơn là quan tâm đến danh dự, lƣơng tâm của mình. Do thói ích kỉ của con ngƣời nên việc thành lập nhà nƣớc là điều tất yếu, nhà nƣớc thành lập, ban hành ra luật pháp, một phần cũng là để kìm hãm thói ích kỉ đó của con ngƣời, đƣa con ngƣời về những chuẩn mực cần thiết. Machiavelli chỉ ra rằng nhà nƣớc thực chất do con ngƣời tạo ra và không có bàn tay của Chúa trong việc hình thành nó. Ông đã tách nhà nƣớc ra khỏi thần học. Machiavelli không chối bỏ những luân lí trong tôn giáo. Nhƣng ở phƣơng diện đạo đức của Kitô giáo, khi nó nằm trong những tăng lữ tham mê quyền lực thì nó không còn đóng vai trò kích thích đạo đức của quần chúng nhân dân nữa. Ông cũng cho rằng những tƣ tƣởng đạo đức đó đã lỗi thời không còn hù hợp với hiện tại nữa. 42
  47. Nó khuyên ngƣời ta sống nhẫn nhục, né tránh cuộc sống nơi trần thế, luôn hƣớng đến một cuộc sống trên thiên đàng, một cuộc sống mà chƣa ai đƣợc nhìn thấy. Con ngƣời là ích kỉ, tham lam, hám lợi, hèn nhát, vô ơn. “Chừng nào ta còn thành công thì họ hoàn toàn thuộc về ta, họ sẵn sàng dâng xƣơng máu, tài sản, tính mệnh, và con cái cho ta, nhƣ đã nói trên, khi ta không có nhu cầu cần kíp. Nhƣng đến lúc ta thực sự cần tới, họ lại quay lƣng” [11; tr.89]. Trong chính trị thì Machiavelli nhấn mạnh quân vƣơng không nên ngại mang tiếng độc ác, vì “lòng sợ hãi của họ thì lại bảo vệ đƣợc quân vƣơng vì ai ai cũng lo sẽ bị trừng phạt” [11; tr.89], và theo ông con ngƣời ta nên để ngƣời khác sợ hơn là đƣợc mọi ngƣời yêu mến, vì nó sẽ làm cho ta an toàn hơn. Vì vậy machiavelli luôn đặt quyền lực và an ninh lên hàng đầu. Ông viết: “Quân vƣơng thì chỉ có một mục đích, một quan tâm, một chuyên chú duy nhất là binh pháp và kỉ cƣơng quân ngũ; đó là thuật trị quốc và chính là năng lực không những giúp cho các quân vƣơng dòng dõi bảo vệ quyền lực, mà còn có thể giúp cho kẻ thƣờng dân lên ngôi vua chúa” [11; tr.78]. Do bản tính con ngƣời là xấu xa do vậy con ngƣời vì để đạt đƣợc mục đích của mình, các quân vƣơng không đƣợc ngại trở nên xấu xa, độc ác, hay không ngần ngại sử dụng các biến pháp cực đoan, độc ác. Miễn là quân vƣơng phải làm khéo léo, tô màu cho bản thân trở thành một ngƣời có tất cả những phẩm chất nên có của một quân vƣơng, quân vƣơng cần phải tráo trở khi cần thiết. Machiavelli nhấn mạnh: “việc sống thế nào khác xa với việc sống phải thế nào, do đó ai xao lãng những việc cần làm vì những việc phải làm thì chả mấy chốc sẽ tự tiêu vong chứ không thể vững bền trƣờng cửu. Nếu ngƣời ta cứ khăng khăng luôn luôn giữ cách cƣ xử hoàn toàn đạo đức thì chẳng mấy chốc ta sẽ bị tiêu diệt giữa đám đông mà đa số đều bất hảo.Vua chúa nào muốn giữ vững địa vị thì cần phải biết cách làm điều sai trái; và có sử dụng những phƣơng cách đó hay không là tùy theo nhu cầu” [11; tr.80]. 43
  48. Machavelli đƣa ra các quan điểm về con ngƣời trên cơ sở thực tế. Chính các dữ liệu lịch sử cùng với bối cảnh Italia lúc bấy giờ đã làm cho ông có cái nhìn bi quan về con ngƣời. Ông xuất phát từ cuộc sống hiện thực của con ngƣời, xem con ngƣời tự thân nó là không tốt, không xấu, nhƣng con ngƣời có thiên hƣớng trở nên xấu xa. Vì vậy quân vƣơng không thể dựa vào điều tốt đẹp trong con ngƣời mà phải dựa vào sự xấu xa của con ngƣời để có những hành động, biện pháp cho phù hợp. 2.3. Bản tính ngƣời thể hiện trong phẩm chất quân vƣơng Nhận thức đƣợc tình hình chính trị lúc bấy giờ Machiavelli cho rằng con ngƣời phải hội đủ sức mạnh của cả cáo và sƣ tử thì mới có thể thay đổi đƣợc xã hội, mở ra một tƣơng lai tƣơi sáng cho Italia. Ông nhìn thấy đƣợc hình mẫu ấy trong Cesare Borgia. Trong tác phẩm “Quân vƣơng” ông đã ca ngợi Cesare Borgia hết lời, lấy nhiều minh chứng và xem Cesare Borgia là tấm gƣơng mà các bậc quân vƣơng nên học tập. “Năm 1502, N.Machavelli đƣợc cử đi sứ tại triều đình của Cesare Borgia, và đúng nhƣ Nevins đã bình luận, N.Machiavelli “đã thán phục Borgia hết sức khi thấy nhà độc tài này đã khéo léo áp dụng sự thận trọng và sự táo bạo, lời nói ngọt ngào mà hành động lại đẫm máu, lạnh lùng trí trá nhƣ thế nào và giả dối ra sao, lúc khủng bố để khuất phục thiên hạ thì tàn nhẫn đến mức độ nào, cả khi áp dụng chế độ độc tài để kìm kẹp một tiểu quốc thì hiệu quả ra sao”. Nhờ sử dụng sự phản trắc, độc ác và bội tín, Cesare đã thành công rực rỡ” [8; tr.58]. Ở Cesare, Machiavelli đã thấy đƣợc một con ngƣời hội tụ đủ sức mạnh của cáo và sƣ tử. Cesare khôn ngoan nhƣ cáo và dũng mãnh nhƣ sƣ tử vì vậy ông sẽ là ngƣời thành công nhất. Một ngƣời nhƣ Cesare có thể làm cho tình hình Italia trở nên ổn định hơn. Việc đƣa Cerase Borgia trở thành hình mẫu lí tƣởng cho các bậc quân vƣơng học tập của Machiavelli khác hẳn với những hình mẫu quân vƣơng trƣớc đó. Trƣớc đây hình mẫu của một quân vƣơng luôn phải nhân từ, đức độ, chứ không phải là một vị quân vƣơng tàn bạo nhƣ Cesare Borgia. Nhƣng Machiavelli không mong muốn một chế độ quân phiệt, hay tạo ra một bạo quân 44
  49. tàn ác mà theo ông một vị quân vƣơng nhân từ không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Bản tính con ngƣời vốn là tham lam, ích kỉ vì vậy với tình hình hiện nay một vị quân vƣơng nhân từ thì khó có thể kiểm soát đƣợc họ, vì vậy cần phải có một hình mẫu quân vƣơng mới có đủ sức mạnh có thể thay đổi xã hội tiến tới giải phóng Italia. Để có thể giải phóng đƣợc Italia thì cần có một hình tƣợng quân vƣơng mới và cần xác định những chuẩn mực, luân lí mới cho hình tƣợng này. Để có thể xác định đƣợc những chuẩn mực mới, đầu tiên Machiavelli tách chính trị ra độc lập và khi nó độc lập thì nó cũng có những chuẩn mực riêng của mình. Đức hạnh mà một quốc vƣơng cần có chính là sức mạnh, ý chí kiên cƣờng vƣợt qua mọi thử thách, mọi đàm tiếu, sự tinh ranh mà nhƣ loài cáo. Quân vƣơng muốn giữ đƣợc quyền lực cần phải biết khƣớc từ cái thiện, sử dụng những kĩ năng ấy khi cần thiết. “Quân vƣơng luôn phải đấu tranh với những căng thẳng của nội tâm. Đối với đời sống công, nếu các phẩm chất công dân không phát triển trong nhân dân và tình trạng vô chính phủ gia tăng thì quân vƣơng có quyền sử dụng mọi phƣơng tiện kể cả các phƣơng tiện vô đạo đức, để giải thoát xã hội. Nhƣng trong cuộc sống riêng tƣ quân vƣơng phải có nghĩa vụ phục tùng những chuẩn tắc phổ biến. Nó chính là cái điều tiết đời sống riêng tƣ của các chính khách cũng nhƣ mục đích tốt đẹp biện minh cho những phƣơng tiện vô đạo đức để đạt tới nó” [8; tr60]. Machiavelli không tách rời hoàn toàn chính trị ra khỏi đạo đức mà ông chỉ tách chính trị ra độc lập. Các bậc quân vƣơng xƣa nay đều bị ràng buộc với các chuẩn mực đạo đức, nhƣng với tình hình xã hội hiện nay ông muốn các quân vƣơng có thể hành động mà không cần quan tâm đến các chuẩn mực ấy mà chỉ cần quan tâm đến mục tiêu cuối cùng là bảo vệ đƣợc quốc gia. Vì mục đích này nên quân vƣơng có thể sử dụng mọi phƣơng pháp để thực hiện. Machiavelli viết: “Không ai phán xử công bằng hành động của con ngƣời, nhất là của bậc quân vƣơng, nên chỉ kết quả cuối cùng mới là đáng quan tâm” [10; tr.139]. 45
  50. Machiavelli luôn cho rằng mục đích biện minh cho phƣơng tiện. Ông cho rằng để thực hiện một mục đích tốt đẹp thì dù quá trình có sử dụng bất cứ phƣơng tiện gì, kể cả các phƣơng tiện vô đạo đức thì cũng có thể, cái ta cần quan tâm chính là kết quả chứ không phải quá trình. Quân vƣơng không cần quan tâm đến những lời chỉ trích về sự tàn bạo của mình vì “chỉ cần một vài điển hình ra tay tàn bạo, bậc quân vƣơng thực chất đã nhân từ hơn những kẻ bằng những hành động quá mức khoan dung lại để cho trật tự rối loạn rồi sau đó nạn cƣớp của giết ngƣời xảy ra. Những biến cố này thƣờng gây thiệt hại cho toàn thể dân chúng, còn những cuộc hành hình theo lệnh quân vƣơng chỉ đụng chạm đến những cá nhân mà thôi” [11; tr.88]. Vì vậy theo ông dù cho quân vƣơng sử dụng bất cứ phƣơng tiện tàn ác nào thì cũng chỉ nhằm mục đích giữ ổn định cho cộng đồng mà thôi. Quân vƣơng là ngƣời ở địa vị cao vì vậy bất cứ việc làm gì của họ cũng bị mọi ngƣời chú ý và đánh giá. Vì vậy “ngƣời này nổi danh hào phóng, kẻ khác lại khét tiếng hà tiện, theo cách nói của ngƣời Tusscany (theo ngôn ngữ của chúng tôi ngƣời tham lam là ngƣời muốn sở hữu bằng cách cƣớp đoạt, còn ngƣời hà tiện là kẻ tự tƣớc đoạt quyền sử dụng tài sản của chính mình); có ngƣời rộng lƣợng, có kẻ tham tàn; rồi độc ác và nhân từ; rồi phản bội và trung thành, rồi nhu nhƣợc đớn hèn và gan lì dũng cảm; rồi nhã nhặn và kiêu căng; rồi dâm tà và thanh bạch; rồi chân thành và xảo trá; rồi khắt khe và mềm mỏng; rồi nghiêm nghị và bông lơn; rồi sùng đạo và vô thần, và những tính cách tƣơng tự” [11; tr.80]. Tuy nhiên một quân vƣơng rất khó để có đủ tất cả những đức tính tốt đẹp trên vì vậy ông chỉ cần khôn ngoan để tránh những điều làm cho nƣớc mất nhà tan là đƣợc. Còn những tật xấu chƣa chắc đã là có hại, nhiều điều xấu lại có thể làm cho quốc gia an toàn. Một quân vƣơng cũng nhƣ một ngƣời nào đó không thể có đủ tất cả những phẩm chất tốt đƣợc vì vậy chúng ta chỉ cần thể hiện rằng có đầy đủ những phẩm chất tốt là đƣợc, điều này có thể tránh những đánh giá không hay từ mọi ngƣời. 46
  51. 2.3.1. Hào phóng và hà tiện Với những phẩm chất quân vƣơng nên có mà Machiavelli đã liệt kê thì một quân vƣơng nên nổi tiếng là hà tiện hơn là hào phóng. Nếu một quân vƣơng muốn mình nổi tiếng là một ngƣời hào phóng thì quân vƣơng đó phải có cuộc sống xa hoa, những bữa tiệc linh đình, phô trƣơng sự giàu có của mình. Nhƣng nếu vậy thì tài sản một thời gian dài cũng sẽ hết, lúc đó quân vƣơng chỉ còn cách lấy từ dân chúng bằng cách sử dụng sƣu cao thuế nặng. Lâu ngày sẽ khiến dân chúng kinh ghét bất mãn, có thể dẫn đến mất nƣớc. Vì vậy một quân vƣơng hào phóng thì kẻ đƣợc hƣởng thì ít mà ngƣời thiệt hại thì nhiều. Cũng nhƣ con ngƣời nếu hào phóng, hoang phí thì dù giàu có thì cũng có lúc tiêu hết tài sản, sau đó sẽ nghĩ đến những việc trộm cắp, cƣớp đoạt để thỏa mãn thói quen của mình. Nếu một ngƣời hay một quân vƣơng khôn ngoan thì sẽ không ngại mang tiếng hà tiện. Bởi vì hà tiện thì sẽ làm cho tài sản của mình dồi dào hơn, không bóc lột ngƣời khác, lâu dần mọi ngƣời sẽ trở nên yêu quý mình. Machiavelli đã đƣa ra những minh chứng cho sự thất bại của quân vƣơng nổi tiếng là hào phóng, đó là giáo hoàng Julius II. Giáo hoàng Julius nổi danh là hào phóng, mọi điều không có quá nhiều tác hại cho đến khi ngài gây chiến với vua Pháp thì mọi chuyện lại đi theo một chiều hƣớng khác. Vì không có đủ tiền để chi trả cho chiến tranh ông đã bắt nhân dân mình phải chịu thêm nhiều loại thuế, điều đó gây bất mãn trong lòng nhân dân có thể dẫn đến việc mất nƣớc. Vì vậy hào phóng không giúp nhà vua có thể giữ đƣợc nƣớc. Là một quân vƣơng thì không nên ngại mang tiếng hà tiện, hà tiện nhƣng không bóc lột nhân dân, không lâm vào cảnh túng thiếu, có khả năng tự vệ thì đây là một tật xấu giúp vua trị nƣớc. Nhƣng cũng có vị quân vƣơng giành đƣợc quốc gia nhờ tiếng hào phóng của mình. Tuy nhiên đây chỉ là trƣờng hợp khi ngƣời đó đã là vua hoặc sắp lên ngôi vua mà thôi. Với những ngƣời đã lên ngôi vua mà vẫn muốn giữa tiếng hào phóng thì theo Machiavelli còn là nguy hiểm, vị vua nay rất có thể sẽ lâm vào cảnh túng thiếu, bóc lột nhân dân. Còn những ngƣời sắp lên ngôi vua thì cần 47
  52. phải gây tiếng tăm hào phóng nhƣng nếu sau này vẫn luôn giữa tiếng hào phóng đấy thì đây cũng sẽ là điều nguy hiểm. Cũng có trƣờng hợp quân vƣơng cần phải hào phóng. Đó là những ngƣời đi theo nghiệp binh. Một là họ sẽ sử dụng tiền của mình hoặc của những ngƣời ủng hộ mình, với trƣờng hợp này thì quân vƣơng cần phải hà tiện nếu không muốn tài sản cạn kiệt đi. Hai là tài sản có đƣợc trong quá trính chinh phạt nhờ cƣớp bóc, tịch thu tài sản của kẻ khác, trƣờng hợp này quân vƣơng cần hào phóng chia chiến lợi phẩm của mình cho cận thần thì mới đƣợc họ tin phục, hết lòng vì mình. Điều này sẽ tạo nên danh tiếng cho quân vƣơng. Là bậc quân vƣơng thì không bao giờ để mình bị khinh miệt và oán ghét, mà tính hào phóng dễ dàng đƣa ta tới sự khinh miệt và oán ghét hơn. Vì vậy là một quân vƣơng khôn ngoan thì nên giữa cho mình tính hà tiện “vậy khôn ngoan hơn hết thì cứ chịu mang tính bần tiện để bị chê bai mà không bị oán ghét, còn hơn buộc phải kiếm danh hào phóng để rồi phải mang tiếng nhục tham tàn khiến mọi ngƣời oán ghét chê bai” [11; tr.87]. 2.3.2. Độc ác và nhân từ Bất cứ vị quân vƣơng nào cũng mong đƣợc nổi danh là nhân từ. Nhƣng không lên nhân từ ở mọi thời điểm. Có trƣờng hợp bao dung là tốt nhƣng có khi bao dung lại gây ra nhiều hậu quả khôn lƣờng. Nhiều khi sự tàn bạo lại là tốt hơn vì nhờ nó mà khôi phục trật tự cho xã hội. Vì vậy quân vƣơng không nên ngại mang tiếng độc ác, chỉ cần giữ cho đất nƣớc ổn định. Bản tính con ngƣời vốn sợ kẻ ác vì vậy quân vƣơng chỉ cần một vài hành động ra tay tàn bạo là có thể giữ ổn định cho xã hội còn hơn những vị vua nổi tiếng nhân từ nhƣng lại để cho xã hội rối ren, nhân dân sống trong khổ cực, nạn cƣớp bóc, giết ngƣời xảy ra gây ảnh hƣởng cho toàn bộ dân chúng. Còn những vị vua ra tay tàn bạo thì những hình phạt đó chỉ dành cho một số ngƣời mà thôi. Nhƣng đối với những vị tân vƣơng thì nên tránh mang tiếng độc ác, vì những quốc gia mới lập luôn đầy nguy hiểm, nếu tân vƣơng mang tiếng độc ác thì các thế lực thù địch rất dễ sẽ lấy cớ đó để xâm chiếm vƣơng quốc. 48
  53. Quân vƣơng nên khiến dân yêu mến hay sợ hãi. Machiavelli cho rằng quân vƣơng nên có cả hai. Nhƣng rất khó có thể dung hòa đƣợc cả hai điều này, vì vậy quân vƣơng vẫn nên khiến mọi ngƣời sợ hãi hơn là yêu mến vì điều này sẽ an toàn cho quân vƣơng hơn. Tuy nhiên vua chúa phải biết gây sợ hãi một cách đúng mức để cho mình dù không đƣợc nhân dân yêu mến thì cũng không bị nhân dân oán ghét. Để làm đƣợc điều đó thì có hai thứ mà quân vƣơng tuyệt đối không đƣợc động đến, đó là tài sản và thế thiếp của nhân dân. Con ngƣời “có thể mau quên cái chết của cha mình chứ không quên tài sản đã mất mát” [11; tr.91]. Là quân vƣơng nếu không độc ác thì có bao nhiêu năng lực khác cũng không đủ. Đặc biệt đối với quân đội của nhà vua. Nếu quá nhân từ thì binh lính sẽ phá vỡ kỉ luật, mà đối với quân lính thì kỉ luật chính là thứ quan trọng nhất. Quân vƣơng phải độc ác mới có thể khiến mọi ngƣời sợ không phá vỡ kỉ luật, làm cho mọi thứ ổn định theo ý muốn của mình. Con ngƣời “chỉ có thể đãi ngộ hoặc trấn áp, bởi họ chỉ biết rửa hận nhỏ mà không dám báo thù lớn; cho nên một khi phải gây hại cho ai thì phải ra tay tàn bạo cho sợ không dám đáp trả” [11; tr.25]. Machiavelli cho rằng: “Con ngƣời yêu mến vua là do ý muốn của họ, còn sợ vua là do ý muốn của vua”, tuy vậy quân vƣơng chỉ cần khiến ngƣời khác e sợ mình chứ tuyệt đối không nên để ngƣời khác thù ghét mình. Để sự tàn bạo của quân vƣơng không bị nhân dân thù ghét thì ngƣời cầm quyền cũng phải có biện pháp “Sự tàn bạo mà vận dụng tốt, nếu nhƣ ta có thể nói nhƣ thế về những điều ác, là những thủ đoạn chỉ cần ra tay một lần đúng lúc cần thiết cho sự an toàn của mình chứ không tái diễn trừ phi việc này có thể mang lại lợi ích cho thần dân. Sự tàn bạo mà vận dụng kém là những thủ đoạn khi bắt đầu ra tay thì thƣa thớt nhƣng theo thời gian trở nên khốc liệt chứ không giảm bớt. Ngƣời biết vận dụng tốt sự tàn bạo có thể sẽ đƣợc nhƣ Agathocles, cải thiện phần nào uy danh trƣớc Chúa trời và thiên hạ. Còn ngƣời vận dụng kém sự tàn bạo vô phƣơng giữ đƣợc vị thế” [11; tr.58]. Cần phải thực hiện hết những biện pháp răn đe tàn bạo một lƣợt để tránh việc phải lặp lại từng ngày. “Làm nhƣ vậy mới 49
  54. không gây xáo trộn, trấn an đƣợc dân chúng, và thu phục họ theo mình bằng ân huệ ban phát. Ai làm khác đi, do e dè hay do nghe lời quân sƣ kém, thì buộc phải luôn thủ sẵn dao găm; kẻ ấy chẳng thể nào tin cậy đƣợc thần dân mà thần dân cũng không thể hết lòng phò vua vì họ phải chịu đối xử bất công triền miên. Bởi đã dùng đên các kế sách hãm hại thì phải ra tay tàn độc luôn một lần cho xong, để dân chúng phải nếm trải sự tàn bạo càng chóng vánh thì càng ít phẫn uất; còn ân huệ thì phải ban phát từng chút một để dƣ vị còn đọng lại lâu dài” [11; tr.58]. Khi bậc quân vƣơng muốn trừng phạt một ai đó để răn đe thì phải thật nhanh chóng, quyết liệt, để cho dân chúng có thể sợ mình, nhƣng cũng không nên thƣờng xuyên sử sụng kế sách tàn độc này. Vì nếu sử dụng thƣờng xuyên quân vƣơng sẽ bị mang tiếng là tàn nhẫn độc ác, sẽ bị dân chúng khinh ghét. Còn khi quân vƣơng muốn ban ân huệ cho một ai đó thì phải ban phát từng chút từng chút một để cho dân chúng có thể thƣờng xuyên nhớ đến ân huệ của mình, cảm thấy quân vƣơng là một ngƣời nhân từ, độ lƣợng. Sự tàn bạo nhƣ một con dao hai lƣỡi, nó có thể khiến cho quân vƣơng giữa đƣợc địa vị của mình nhƣng nó cũng có thể khiến quân vƣơng đánh mất địa vị mà mình đã có đƣợc. Vì vậy khi sử dụng quân vƣơng luôn phải nhất quán trong chính sách của mình và khôn ngoan khi sử dụng những chính sách này để không bị dân chúng thù ghét. 2.3.3. Chữ tín của quân vƣơng Trong những phẩm chất tốt đẹp mà một quân vƣơng nên có Machiavelli cho rằng một quân vƣơng có thể giữa chữ tín thất là tốt đẹp, đáng đƣợc ngợi ca. Tuy nhiên với những gì ông thấy đƣợc trong chính trong thời đại, chính xã hội mà ông đang sống lại cho thấy một điều hoàn toàn khác. Những ngƣời thành công, giành đƣợc thắng lợi, có đƣợc địa vị, giành đƣợc mọi thứ lại là những ngƣời không xem trọng lời hứa, đều là những ngƣời mƣu mô. Giữ chữ tín là một điều đáng khen ngợi nhƣng ông cho rằng trong chính trị việc bội tín lại là điều có thể tha thứ, “vua chúa nào khôn ngoan thì không thể mà cũng không nên giữa chữ tín khi việc làm đúng lời hứa có hại cho mình, hoặc khi lí do để hứa 50