Khóa luận Tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường phổ thông thuộc huyện Thanh Hà - Hải Dương

pdf 97 trang thiennha21 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường phổ thông thuộc huyện Thanh Hà - Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_to_chuc_va_hoat_dong_cua_mot_so_thu_vien_truong_ph.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường phổ thông thuộc huyện Thanh Hà - Hải Dương

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN  BÙI THỊ PHƢƠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ – HẢI DƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN KHÓA: QH–2007–X HÀ NỘI, 2011
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN  BÙI THỊ PHƢƠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ – HẢI DƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN KHÓA: QH–2007–X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: Th.S Nguyễn Thị Đào HÀ NỘI, 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp của em với đề tài: “Tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường trung học phổ thông thuộc huyện Thanh Hà – Hải Dương” dưới sự hướng dẫn của giảng viên – Th.S Nguyễn Thị Đào là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp, các số liệu hoàn toàn trung thực. Nếu sai, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Người cam đoan Sinh viên Bùi Thị Phương K52 Thông tin – Thư viện
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ từ phía gia đình, thầy cô và bạn bè. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S Nguyễn Thị Đào, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong và ngoài khoa Thông tin – Thư viện, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình dạy dỗ chúng em trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường. Em rất cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện của Ban Giám hiệu các trường trung học phổ thông thuộc huyện Thanh Hà: trường THPT Thanh Hà, trường THPT Hà Bắc, trường THPT Thanh Bình, Trung tâm Giáo dục thường xuyên thuộc huyện Thanh Hà – Hải Dương để em hoàn thành khóa luận này. Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè – những người luôn bên em, động viên và giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận và có được kết quả như ngày hôm nay. Mặc dù đã rất cố gắng, song do thời gian và trình độ còn hạn chế nên Khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý quý báu từ các thầy, cô và bạn bè để Khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Bùi Thị Phương
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 2.1 Mục đích nghiên cứu 2 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Lịch sử nghiên cứu 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 4.1 Đối tượng 3 4.2 Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của khóa luận 4 7. Bố cục khóa luận 4 NỘI DUNG 5 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG 5 1.1 Các trƣờng THPT thuộc huyện Thanh Hà và thƣ viện trƣờng 5 1.1.1 Trường THPT Hà Bắc và thư viện của trường 5 1.1.2 Trường THPT Thanh Hà và thư viện của trường 7 1.1.3 Trường THPT Thanh Bình và thư viện của trường 8 1.1.4 Trung tâm GDTX huyện Thanh Hà và thư viện của trung tâm 9 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các thƣ viện trƣờng phổ thông thuộc huyện Thanh Hà 9 1.2.1 Chức năng 9 1.2.2 Nhiệm vụ 10
  6. Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ 12 2.1 Tổ chức của các thƣ viện trƣờng: THPT Hà Bắc, THPT Thanh Hà, THPT Thanh Bình, trung tâm GDTX huyện Thanh Hà 12 2.1.1 Vốn tài liệu 12 2.1.1.1 Sách 12 2.1.1.2 Báo, tạp chí 21 2.1.1.3 Bản đồ, tranh ảnh giáo dục và băng đĩa giáo khoa 22 2.1.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật 23 2.1.2.1 Phòng thư viện 23 2.1.2.2 Trang thiết bị 25 2.1.3 Đội ngũ cán bộ 28 2.1.4 Người dùng tin 29 2.2 Hoạt động của các thƣ viện trƣờng THPT của huyện Thanh Hà 30 2.2.1 Công tác bổ sung phát triển vốn tài liệu 30 2.2.1.1 Công tác bổ sung 30 2.2.1.2 Thanh lý tài liệu 32 2.2.1.3 Kiểm kê tài liệu 33 2.2.2. Hoạt động xử lý tài liệu 33 2.2.2.1 Xử lý kỹ thuật 34 2.2.2.2 Xử lý hình thức và xử lý nội dung tài liệu 35 2.2.3 Công tác tổ chức kho và bảo quản vốn tài liệu 35 2.2.3.1 Công tác tổ chức sắp xếp kho 35 2.2.3.2 Bảo quản tài liệu 37 2.2.4 Công tác phục vụ người dùng tin 39 2.2.4.1 Tầm quan trọng của công tác phục vụ người dùng tin 39
  7. 2.2.4.2 Bộ máy tra cứu của thư viện 39 2.2.4.3 Phương thức phục vụ 41 2.2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin của thư viện 44 2.2.6 Quan hệ đối ngoại 47 Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ 48 3.1 Nhận xét 48 3.1.1 Thành tựu 48 3.1.1.1 Cơ cấu tổ chức 48 3.1.1.2 Công tác phục vụ 50 3.1.1.3 Hiệu quả sử dụng thư viện 50 3.1.1.4 Hoạt động tuyên truyền giới thiệu tài liệu 51 3.1.2 Một số tồn tại 51 3.1.2.1 Vốn tài liệu 52 3.1.2.2 Phòng thư viện và trang thiết bị 52 3.1.2.3 Tổ chức, sắp xếp tài liệu 53 3.1.2.4 Bảo quản tài liệu 54 3.1.2.5 Hoạt động phục vụ bạn đọc 54 3.1.2.6 Công tác tuyên truyền giới thiệu tài liệu 56 3.1.2.7 Quan hệ đối ngoại 56 3.2 Đề xuất giải pháp 56 3.2.1 Cần đầu tư kinh phí để hiện đại hóa cơ sở vật chất cho các thư viện trường học 57 3.2.2 Phát triển và sử dụng hiệu quả vốn tài liệu 58 3.2.3 Nâng cao hiệu quả tổ chức, sắp xếp tài liệu 59
  8. 3.2.4 Tăng cường phục vụ bạn đọc và nâng cao văn hóa đọc cho người dùng tin 59 3.2.5 Quan tâm hơn nữa tới công tác tuyên truyền giới thiệu kho sách của thư viện 61 3.2.6 Giao lưu, hợp tác với các thư viện khác 61 KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 65
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 ĐKCB Đăng ký cá biệt 2 ĐKTQ Đăng ký tổng quát 3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 4 GDTX Giáo dục thường xuyên 5 THPT Trung học phổ thông
  10. Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống trường phổ thông nằm trong sự điều hành và quản lý của bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Hệ thống đó luôn được sự quan tâm, đầu tư, chỉ đạo của Bộ về tất cả cả các lĩnh vực như cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ, chương trình giảng dạy Trong đó, thư viện là lĩnh vực rất được quan tâm. Bởi lẽ, thư viện là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng đào tạo của trường, để xét trường chuẩn quốc gia. Thư viện thể hiện rõ tinh thần học tập, trình độ nhận thức, trau dồi kiến thức của cán bộ giáo viên và học sinh trong trường. Thư viện càng phát triển với số lượng sách lớn, nhiều chủng loại và số vòng quay của sách càng nhiều thì càng chứng tỏ được tầm quan trọng của thư viện, tinh thần hiếu học, ham hiểu biết của giáo viên và học sinh trường đó. Trường trung học phổ thông (THPT) Hà Bắc, THPT Thanh Hà, THPT Thanh Bình, thư viện trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Thanh Hà là 4 trường phổ thông của huyện Thanh Hà. Đội ngũ giáo viên đều đã tốt nghiệp sư phạm chính quy và một số người đã có bằng thạc sỹ. Hằng năm, số lượng học sinh của huyện đỗ vào các trường đại học là rất lớn. Huyện có được thành công đó là nhờ các trường có đội ngũ cán bộ dạy giỏi, cơ sở vật chất và trang thiết bị tốt, đặc biệt là có sự giúp đỡ của thư viện. Mỗi trường trên đều đã có một cán bộ chuyên trách quản lý thư viện. Tổ chức và hoạt động của thư viện các trường có sự khác biệt khá lớn. Nhưng hầu hết các thư viện đã làm tốt vai trò của mình – là trường học thứ hai của học sinh. Trước khi trở thành sinh viên khoa Thông tin – Thư viện của trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, tôi đã sinh ra, lớn lên và học tập trên mảnh đất Thanh Hà, đặc biệt là học tập tại trường THPT Hà Bắc, là một người gắn bó thân thiết với thư viện của trường. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé của 1 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  11. Khóa luận tốt nghiệp mình vào hoạt động của các thư viện trường phổ thông của huyện Thanh Hà, giúp các thư viện hoạt động tốt hơn. Hơn nữa, thư viện trường phổ thông là vô cùng quan trọng với học sinh để các em có thêm hành trang vững chắc, kiến thức để thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng, trung cấp – nghề và bước vào đời. Thư viện trung học phổ thông ra đời là vô cùng cần thiết. Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường trung học phổ thông thuộc huyện Thanh Hà - Hải Dương” làm đề tài Khóa luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài tìm hiểu thực tế về tổ chức và hoạt động của 4 thư viện trường trung học phổ thông của huyện Thanh Hà: thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Hà Bắc, thư viện trường THPT Thanh Bình, thư viện của trung tâm GDTX huyện Thanh Hà. Trên cơ sở đó, Khóa luận đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thư viện này, giúp các thư viện trung học phổ thông của huyện Thanh Hà phát triển tốt hơn. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết tốt mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển; chức năng và nhiệm vụ của các thư viện trường trung học phổ thông thuộc huyện Thanh Hà. - Khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của các thư viện này. Công tác tổ chức với 4 yếu tố cấu thành thư viện: vốn tài liệu, cơ sở vật chất, cán bộ thư viện và người dùng tin. Hoạt động của thư viện bao gồm: công tác bổ sung, xử lý tài liệu, tổ chức kho và bảo quản vốn tài liệu, phục vụ bạn đọc, ứng dụng công nghệ thông tin, và quan hệ đối ngoại. 2 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  12. Khóa luận tốt nghiệp - Nhận xét và đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày một tốt hơn cho người dùng tin trong trường. 3. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề “Tổ chức và hoạt động của thư viện trường học” đã được nhiều sinh viên, nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu song chưa có ai nghiên cứu về thư viện các trường phổ thông của huyện Thanh Hà. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường phổ thông thuộc huyện Thanh Hà” làm đề tài nghiên cứu của mình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu: tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường trung học phổ thông của huyện Thanh Hà. 4.2 Phạm vi nghiên cứu 4.2.1 Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu trong phạm vi: 4 thư viện trung học phổ thông của huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. 4.2.2 Phạm vi thời gian Khóa luận được giới hạn về mặt thời gian là hoạt động của thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Hà Bắc, thư viện trường THPT Thanh Bình, thư viện trung tâm GDTX huyện Thanh Hà giai đoạn hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận được nghiên cứu dựa trên một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp điều tra khảo sát. - Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin. 3 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  13. Khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu. 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của khóa luận - Về mặt lý luận: khẳng định tầm quan trọng của công tác tổ chức và hoạt động của các thư viện trường THPT thuộc địa bàn huyện Thanh Hà trong quá trình phục vụ công tác học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh của trường. - Về mặt thực tiễn: trên cơ sở tìm hiểu thực trạng tổ chức và hoạt động của một số thư viện trường phổ thông huyện Thanh Hà, phân tích những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thư viện. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về các trường trung học phổ thông thuộc huyện Thanh Hà và chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường. Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của các thư viện trường trung học phổ thông của huyện Thanh Hà. Chương 3: Nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thư viện trường trung học phổ thông thuộc địa bàn huyện Thanh Hà. 4 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  14. Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG 1.1 Các trƣờng THPT thuộc huyện Thanh Hà và thƣ viện trƣờng 1.1.1 Trường THPT Hà Bắc và thư viện của trường 1.1.1.1 Trường THPT Hà Bắc Trường THPT Hà Bắc là trường cấp 3 công lập, được thành lập vào năm 1979 và nằm trong sự điều hành và quản lý của Bộ GD&ĐT. Trường được xây dựng do sự quyên góp của nhân dân và được đặt tại xã Cẩm Chế - huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương. Đây là địa điểm thuận lợi cho việc đi lại và học tập của học sinh. Trường được xây dựng ở một vùng thuần nông, người dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và trồng cây ăn quả. Kể từ khi thành lập tới nay, với hơn 30 năm xây dựng và phát triển, trường đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau: - Giai đoạn 1979-1993, trường có tên gọi là trường THPT Hà Bắc, đào tạo, giảng dạy cho học sinh 7 xã phía Bắc của huyện Thanh Hà, đó là các xã: Thanh An, Thanh Lang, Liên Mạc, Tân Việt, Cẩm Chế, Việt Hồng, Hồng Lạc. Khi mới thành lập, trường đào tạo rất ít: mỗi khối chỉ có 2 lớp với 50 học sinh/ lớp. - Giai đoạn 1993-1997, do số lớp quá ít nên trường quyết định sát nhập với trường cấp 2 Cẩm Chế, tạo thành trường cấp 2, 3. - Giai đoạn 1997 - nay, khi cơ sở vật chất tốt hơn, số lượng học sinh tăng lên, trường lại tách ra và lấy lại tên gọi cũ là trường THPT Hà Bắc. Giai đoạn này, số lượng và chất lượng đào tạo tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, trường đã xây mới, mở rộng diện tích với 2 khu nhà 3 tầng, 2 khu nhà 2 tầng khang trang, rộng rãi, cơ sở vật chất được trang bị tốt. Số lớp học tăng lên từ 5 lớp ban đầu với 250 học sinh và 11 giáo viên nhưng đến nay đã lên 5 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  15. Khóa luận tốt nghiệp tới 21 lớp với 43 giáo viên và 968 học sinh, diện tích của trường được mở rộng từ 13000 m2 lên 17000 m2. Hiện nay, diện tích và lớp học của trường đã đáp ứng đầy đủ cho việc học chính và học thêm của học sinh trong trường. Quyết tâm của trường trong năm tới sẽ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và thư viện đạt tiên tiến xuất sắc. Chất lượng giảng dạy của trường ngày càng tốt hơn, với nhiều giáo viên dạy giỏi, điểm đầu vào ngày càng cao, đặc biệt là số học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng từ con số hơn chục người ban đầu, giờ đã tính đến con số hàng trăm. Nói tóm lại, trường THPT Hà Bắc mặc dù chỉ là một trường khu vực nhưng đã và đang khẳng định rõ vị trí và vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp trồng người. 1.1.1.2 Thư viện trường THPT Hà Bắc Trường THPT Hà Bắc được thành lập năm 1979 nhưng thư viện không thành lập cùng với thời gian đó mà đến tận năm 2000, thư viện của trường mới được thành lập. Trước thời gian này, trường không có thư viện, chỉ có một tủ sách phục vụ cán bộ trong trường. Thời gian đầu thành lập, vốn tài liệu của thư viện rất ít, chỉ có 753 bản, với tổng số tiền đầu tư là 3.618.400 đồng. Càng ngày, thư viện càng được quan tâm đầu tư. Năm 2005 - 2006, vốn tài liệu đã lên tới 4661 bản, với số tiền đầu tư cho năm học đó là 69.194.600 đồng, bao gồm sách phát không là 158 bản, với số tiền là 3.420.000 đồng và sách mua trị giá 65.774.600 đồng, bao gồm 3 loại sách là sách tham khảo, sách nghiệp vụ và sách giáo khoa. Thời gian gần đây nhất - năm 2010, số sách của thư viện đã lên tới 17.571 bản, tổng số tiền đầu tư cho thư viện năm 2009 - 2010 là 71.112.000 đồng, chủ yếu là dành mua sách tham khảo. Ngoài ra, thư viện còn bổ sung báo, tạp chí phục vụ cho giáo viên và học sinh đọc giải trí sau những giờ làm việc và học tập. 6 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  16. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2 Trường THPT Thanh Hà và thư viện của trường 1.1.2.1 Trường THPT Thanh Hà Trường THPT Thanh Hà được thành lập từ rất sớm, từ năm 1965. Đây là trường chuyên cấp 3 của huyện nên thu hút học sinh của tất cả các xã đến học. Hiện nay, trường có 1522 học sinh với 33 lớp học, 66 giáo viên có trình độ đại học và 10 giáo viên có trình độ thạc sỹ. Diện tích của trường được mở rộng từ 11000 m2 khi mới thành lập lên 14320 m2 vào thời gian hiện nay. Trường được xây dựng ở một nơi rộng rãi, thoáng mát, thuận tiện đường giao thông, đối diện thư viện huyện, là nơi tập trung các cơ quan đầu não của huyện. Từ khi thành lập đến nay, số lượng giáo viên, học sinh của trường luôn đạt chất lượng tốt nhất của huyện. Trường có nhiều cán bộ dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh; nhiều học sinh đỗ đại học vào các trường danh giá. Năm vừa qua, trường đã có 50% học sinh đỗ đại học và 20% học sinh đỗ vào các trường cao đẳng. Trường mới đưa vào sử dụng khu nhà 3 tầng rộng rãi, khang trang để phục vụ cho việc học tập của học sinh, phòng cho giáo viên và phòng thư viện. Ngoài khu nhà 3 tầng, trường có 1 khu nhà 2 tầng làm phòng hiệu bộ. Hiện nay, trường đang xây dựng khu nhà 3 tầng với 9 phòng, tu bổ cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, nâng cao trình độ của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, đầu tư phát triển thư viện để trong thời gian sớm nhất trường sẽ đạt trường chuẩn quốc gia. 1.1.2.2 Thư viện trường THPT Thanh Hà Trước năm 2005, thư viện chỉ là một phòng rất nhỏ do một giáo viên kiêm nhiệm phụ trách. Thời gian này, việc phục vụ sách cho giáo viên và học sinh là rất hạn chế. Thư viện được quan tâm tu bổ, phát triển mạnh bắt đầu từ năm 2005. Bắt đầu từ thời gian này, thư viện đã có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm. Thư viện được chuyển lên tầng 3 của khu nhà mới xây dựng. Từ thời gian này, thư viện có 7 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  17. Khóa luận tốt nghiệp diện tích lớn hơn rất nhiều so với trước đây, với 3 phòng rộng rãi: phòng kho, phòng đọc của học sinh, phòng đọc của giáo viên. Tổng diện tích của thư viện là 184 m2. Thư viện đã đạt chuẩn năm học 2007 – 2008. Hiện nay, thư viện có 10898 bản sách với 2000 tên sách tham khảo. Với số lượng sách khá lớn, thời gian phục vụ dài nên thư viện đã thu hút đông đảo học sinh lên đọc và mượn sách. Quyết tâm của thư viện là trong thời gian tới là sẽ trở thành thư viện tiến tiến. 1.1.3 Trường THPT Thanh Bình và thư viện của trường 1.1.3.1 Trường THPT Thanh Bình Trường THPT Thanh Bình được thành lập vào tháng 8/2000, đây là trường bán công của huyện nên học sinh của trường rất đông. Khi mới thành lập, trường chỉ có 5 lớp với 260 học sinh và giáo viên hoàn toàn thuê từ bên ngoài nhưng hiện nay, trường đã có 33 lớp với 1614 học sinh, 74 giáo viên có trình độ đại học và 2 giáo viên có trình độ thạc sỹ. Trải qua 11 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã có một lần đổi tên. Từ khi thành lập đến năm 2007, trường mang tên là “Trường trung học phổ thông bán công Thanh Hà”. Năm 2008, trường đã đổi tên thành “Trường trung học phổ thông Thanh Bình. Thời gian gần đây, chất lượng đào tạo của trường khá tốt với nhiều học sinh đỗ đại học, cao đẳng. Năm vừa qua, trường đã có 150 em đỗ đại học (36%), so với thời gian đầu là 5 em (2%), gấp 30 lần trong 8 năm. Trong thời gian tới, trường sẽ tiếp tục đầu tư kinh phí để mua sắm trang thiết bị, nâng cao trình độ giáo viên để thực hiện tốt vai trò “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 1.1.3.2 Thư viện trường THPT Thanh Bình Thư viện trường THPT Thanh Bình được thành lập sau khi trường thành lập một năm, tức năm 2001. Khi mới thành lập, thư viện chỉ có một phòng nhỏ do giáo viên kiêm nhiệm quản lý. Sách của thư viện chủ yếu là sách cấp phát từ Sở Giáo dục, còn việc bổ sung sách rất ít do kinh phí của trường thời gian đầu 8 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  18. Khóa luận tốt nghiệp còn hạn hẹp và việc xuất bản sách chưa phong phú. Năm 2006, thư viện của trường đã có giáo viên chuyên trách quản lý. Lúc này, thư viện được mở rộng hơn với 3 phòng và thư viện bắt đầu đưa tài liệu ra phục vụ học sinh. Đầu tháng 5 vừa qua, thư viện của trường đã được công nhận là thư viện chuẩn. Đây là một thành công rất lớn của trường trong năm học 2010 – 2011. 1.1.4 Trung tâm GDTX huyện Thanh Hà và thư viện của trung tâm 1.1.4.1 Trung tâm GDTX huyện Thanh Hà Trung tâm GDTX huyện Thanh Hà được thành lập năm 1998, đây là trường bổ túc văn hóa của huyện. Khi mới thành lập, trường chỉ có 6 lớp với 300 học sinh và 15 giáo viên. Hiện nay, trường đã có 1119 học sinh với 26 lớp học và 25 giáo viên. Học sinh vào trường phải đạt trình độ bổ túc trung học phổ thông. Trường được xây dựng ở nơi rất thuận tiện đường giao thông, gần trung tâm của huyện và nằm liền kề 2 trường trung học nên rất thuận tiện cho việc học tập và đi lại của cán biij giáo viên và học sinh trong trường. Trường đang xây dựng khu nhà 3 tầng với 6 phòng học để phục vụ tốt hơn cho việc học tập của học sinh. 1.1.4.2 Thư viện của trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Hà. Thư viện được thành lập sau trường 2 năm, tức năm 2000. Khi mới thành lập, thư viện chỉ có 650 bản sách, số tiền đầu tư cho thư viện là từ 200.000 - 300.000 đồng. Hiện nay, trường đã quan tâm hơn đến việc phát triển thư viện: số tiền đầu tư cho thư viện đã lên đến 20.000.000 đồng với vốn tài liệu là 1600 đầu sách. Thời gian tới, thư viện sẽ có những chính sách phát triển hơn nữa mọi mặt của thư viện. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các thƣ viện trƣờng phổ thông thuộc huyện Thanh Hà 1.2.1 Chức năng Thư viện trường học nói chung và các thư viện THPT thuộc huyện Thanh Hà nói riêng đều có những chức năng như sau: 9 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  19. Khóa luận tốt nghiệp - Thư viện trường phổ thông là cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. - Thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống cho các thành viên của nhà trường. - Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. - Thư viện trường phổ thông thuộc thư viện khoa học chuyên ngành giáo dục và đào tạo, nằm trong hệ thống thư viện chung và thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản quy phạm pháp luật về công tác thư viện của nhà nước. 1.2.2 Nhiệm vụ Các thư viện trường trung học phổ thông có những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đó là: - Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu và các sách báo cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh. - Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, nhà nước và của ngành GD&ĐT phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu, khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học, tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu, tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách, nhất là các sách nghiệp vụ và sách tham khảo. 10 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  20. Khóa luận tốt nghiệp - Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, thường xuyên thanh lọc sách, báo cũ, rách nát, lạc hậu; kịp thời bổ sung các loại sách mới. Thư viện trường phổ thông cần sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được theo đúng mục đích, có kế hoạch chủ động đón đầu tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thư viện điện tử, từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện phục vụ bạn đọc. - Thư viện trường phổ thông thực hiện các hoạt động xử lý kỹ thuật nghiệp vụ như phân loại, mô tả ấn phẩm, làm thư mục, xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp. - Các thư viện tổ chức cho học sinh và giáo viên đọc sách tại chỗ và mượn về nhà, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh trong trường. - Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành (thư viện các viện nghiên cứu giáo dục, thị trấn, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các thư viện địa phương (thư viện tỉnh, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã.) Với những nhiệm vụ trên, thư viện các trường phổ thông thuộc huyện Thanh Hà đã làm rất tốt công việc, khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống thư viện trường phổ thông. 11 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  21. Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ 2.1 Tổ chức của các thƣ viện trƣờng: THPT Hà Bắc, THPT Thanh Hà, THPT Thanh Bình, trung tâm GDTX huyện Thanh Hà Thư viện các trường đều chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám hiệu nhà trường. Ban Giám hiệu sẽ chỉ đạo thư viện trường triển khai mọi hoạt động, thực hiện đầy đủ theo đúng quyết định đã hướng dẫn của Bộ GD & ĐT về tổ chức và hoạt động của thư viện phổ thông. Bộ phận nghiệp vụ và phục vụ người dùng tin do cán bộ thư viện đảm nhiệm. Tổ chức của thư viện bao gồm 4 yếu tố cấu thành thư viện: vốn tài liệu, cơ sở vật chất – kỹ thuật, cán bộ thư viện và người dùng tin. Để nắm rõ về tổ chức của các thư viện,ta sẽ tìm hiểu các yếu tố cấu thành thư viện. 2.1.1 Vốn tài liệu Vốn tài liệu là yếu tố vô cùng quan trọng vì mục đích bạn đọc đến thư viện là muốn được sử dụng vốn tài liệu đó để phục vụ cho nhu cầu của mình. Vốn tài liệu của 4 thư viện là không đồng đều, sự không đồng đều đó được thể hiện cụ thể ở từng loại tài liệu có trong thư viện. 2.1.1.1 Sách Sách là loại tài liệu chủ yếu trong các thư viện, đặc biệt là các thư viện trường phổ thông và chúng được đầu tư phần lớn kinh phí. Sách của các thư viện trường THPT được chia làm 3 loại: sách tham khảo, sách nghiệp vụ và sách giáo khoa. 12 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  22. Khóa luận tốt nghiệp a. Vốn sách của thư viện trường THPT Hà Bắc Thư viện đã có được 3 loại sách phải có trong mỗi thư viện trường học. Theo số liệu thống kê của cán bộ thư viện năm 2011, thì số lượng sách của thư viện hiện nay là 17.571 bản, cụ thể của từng loại như sau: Loại sách Số bản(quyển) % tổng sách Sách nghiệp vụ 1254 7 Sách giáo khoa 2339 13 Sách tham khảo 13978 80 Tổng 17571 100 7% 13% sách nghiệp vụ sách giáo khoa sách tham khảo 80% Biểu đồ thống kê số lƣợng sách của thƣ viện năm 2011 Qua bảng trên, ta nhận thấy tài liệu chủ yếu của thư viện là sách tham khảo, loại sách này chiếm 4/5 kho sách của thư viện. 13 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  23. Khóa luận tốt nghiệp Sách tham khảo Như vậy, tài liệu chủ yếu của thư viện là sách tham khảo. Loại sách này rất phong phú ở tất cả môn học và được chia làm nhiều loại với số lượng khác nhau, đó là: - Sách tham khảo của các môn học; sách mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ của các môn học. Hai loại sách này chiếm số lượng lớn nhất, khoảng 13000 bản. - Sách công cụ, tra cứu: từ điển, tác phẩm kinh điển: 493 bản sách. - Sách đạo đức; sách pháp luật để giáo dục nhân cách, ý thức, lối sống cho học sinh. Hai loại sách này, thư viện có khoảng 300 bản. Điểm nổi bật của sách tham khảo của thư viện là nhiều tên sách và nhiều bản. Sách tham khảo của các môn học đã vượt chỉ tiêu đề ra là 05 bản, những sách được mua trong thời gian gần đây có những tên sách lên tới 50 bản/ tên sách. Bình quân số sách tham khảo là 15 bản sách/ học sinh. Sách nghiệp vụ - Sách nghiệp vụ của giáo viên gồm có 1254 bản, bình quân là 26,1 bản/giáo viên, đã vượt chỉ tiêu đề ra. Sách nghiệp vụ đã đảm bảo được cả về số lượng cũng như chất lượng, bao gồm các sách: - Sách về các văn bản, Nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, ngành, liên Bộ, liên ngành, các tài liệu hướng dẫn của ngành phù hợp với cấp học, bậc học và nghiệp vụ quản lý giáo dục phổ thông. - Sách bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. - Sách nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và các tài liệu bồi dưỡng theo chu kỳ. Sách nghiệp vụ đã đáp ứng được yêu cầu: mỗi giáo viên bộ môn có 1 bản và 3 bản lưu trữ tại thư viện. 14 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  24. Khóa luận tốt nghiệp Sách giáo khoa Sách giáo khoa cũng được quan tâm và bổ sung với số lượng ngày càng nhiều: từ 467 bản (năm 2000) lên 2266 bản (năm 2010) và đầu năm 2011 là 2339 tăng 5 lần. Đặc biệt, thư viện trường THPT Hà Bắc đã đảm bảo cho mỗi học sinh có một bộ sách giáo khoa bằng các hình thức: mua, mượn. Thư viện đã làm tốt công tác đảm bảo cho 100% học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách xã hội được mượn sách giáo khoa. Với học sinh thuộc diện chính sách, mỗi năm thư viện sẽ tặng một bộ sách giáo khoa, còn học sinh nghèo được mượn sách của thư viện. b. Vốn sách của thư viện trường THPT Thanh Hà Cũng như thư viện trường THPT Hà Bắc, thư viện trường THPT Thanh Hà đã có 3 loại tài liệu cần phải có trong thư viện: sách tham khảo, sách nghiệp vụ và sách giáo khoa. Hiện nay, tổng số bản sách của thư viện là 10898 bản, cụ thể của từng loại sách như sau: Loại sách Số bản(quyển) % tổng sách Sách nghiệp vụ 1992 18 Sách giáo khoa 1893 17 Sách tham khảo 7013 65 Tổng 10898 100 Ta có thể mô hình hóa các loại tài liệu trên bằng biểu đồ sau: 15 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  25. Khóa luận tốt nghiệp 18% sách nghiệp vụ sách giáo khoa 17% sách tham khảo 65% Biểu đồ thống kê số lƣợng sách của thƣ viện năm 2010 Sách tham khảo Theo số liệu thống kê năm học 2006 – 2007 thư viện có khoảng 6001 bản với 1465 tên sách, bình quân là 3,6 bản/ học sinh. Sách tham khảo của thư viện được chia làm 4 loại: - Sách công cụ tra cứu: 15 tên sách với số lượng là 26 bản. - Sách tham khảo các môn học: 1201 tên sách; số lượng 5713 bản - Sách giáo dục pháp luật: 12 tên sách; số lượng 85 bản. - Sách giáo dục đạo đức: 43 tên sách; số lượng 81 bản. Hiện nay, thư viện cũng gồm 4 loại sách trên nhưng số lượng tăng lên với 10898 bản sách. Sách nghiệp vụ Trước khi thư viện đạt chuẩn, năm học 2006 – 2007, sách nghiệp vụ của thư viện là 147 tên sách với số lượng là 755 bản, bao gồm các loại sách: - Các văn bản, nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, tài liệu hướng dẫn của ngành: 16 bản. - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên: 8 tên sách với 75 bản. 16 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  26. Khóa luận tốt nghiệp - Sách bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. - Sách nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và các tài liệu bồi dưỡng theo chu kỳ. Hiện nay, thư viện đã có thêm sách bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, sách nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ. Tổng số sách nghiệp vụ hiện nay của thư viện là 1992 bản. Sách giáo khoa Thư viện đã đảm bảo cho mỗi học sinh có một bộ sách giáo khoa. Năm 2006 – 2007, thư viện có một tủ sách giáo khoa dùng chung với khoảng 300 cuốn sách. Trong đó, sách giáo khoa lớp 10 là 14 bộ, lớp 11 là 4 bộ, lớp 12 là 5 bộ. Hiện nay, số sách giáo khoa của thư viện tăng lên rất nhiều. Thư viện đang có 1893 quyển sách giáo khoa, đầy đủ ở tất cả các khối, môn học. c. Vốn sách của thư viện trường THPT Thanh Bình Sách của thư viện cũng được chia làm 3 loại như các thư viện phổ thông khác là sách tham khảo, sách giáo khoa và sách nghiệp vụ. Tính đến thời điểm hiện tại, thư viện có 9073 bản sách, trong đó: Loại sách Số bản(quyển) % tổng sách Sách nghiệp vụ 1393 15 Sách giáo khoa 980 11 Sách tham khảo 6700 74 Tổng 9073 100 Ta có thể thể hiện số lượng sách của thư viện theo biểu đồ sau: 17 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  27. Khóa luận tốt nghiệp 15% 11% sách nghiệp vụ sách giáo khoa sách tham khảo 74% Biểu đồ thống kê số lƣợng sách của thƣ viện năm 2011 Sách tham khảo Hiện tại, thư viện có 6700 bản sách tham khảo, bình quân 4,2 bản/học sinh, được chia làm các loại: + Sách công cụ, sách tra cứu: 50 bản + Tủ sách Giáo dục đạo đức: 62 bản + Tủ sách Pháp luật: 56 bản + Còn lại 6532 bản là sách tham khảo các môn học. Sách nghiệp vụ: Tính đến thời điểm hiện tại, thư viện có 1393 bản, bình quân là 25,3 bản/ giáo viên. Sách nghiệp vụ của thư viện đã có đủ các loại phải có trong thư viện để phục vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên trong trường. Sách giáo khoa Hiện nay, thư viện đã có 980 bản sách giáo khoa, đảm bảo đầy đủ các bộ sách giáo khoa ở tất cả các môn học và ở các khối lớp. 18 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  28. Khóa luận tốt nghiệp d. Vốn sách của thư viện trung tâm GDTX Thư viện đã có đầy đủ các loại tài liệu như thư viện trường Thanh Hà nhưng số lượng tài liệu của từng loại rất ít. Vốn sách của thư viện được thể hiện như sau: Loại sách Số bản(quyển) % tổng sách Sách nghiệp vụ 600 38 Sách giáo khoa 500 31 Sách tham khảo 500 31 Tổng 1600 100 31% 38% sách nghiệp vụ sách giáo khoa sách tham khảo 31% Biểu đồ thống kê số lƣợng sách của thƣ viện năm 2011 Qua biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy các loại sách này của thư viện rất đồng đều. Ở các thư viện phổ thông khác, sách tham khảo chiếm số lượng lớn nhất nhưng thư viện trung tâm GDTX thì sách nghiệp vụ lại có số lượng nhiều nhất. Bởi lẽ, đối tượng mà thu viện phục vụ chỉ có cán bộ quản lý và giáo viên trong trường. 19 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  29. Khóa luận tốt nghiệp Sách tham khảo Thư viện chỉ có 500 cuốn tham khảo để trên kho giá, chứ không sắp xếp theo hình thức nào. Vốn tài liệu tham khảo như vậy là vô cùng nghèo nàn so với các thư viện phổ thông khác trong huyện. Các thư viện phổ thông khác, sách tham khảo chiếm số lượng lớn nhất với vài nghìn đến hơn chục nghìn bản nhưng thư viện của trung tâm thì sách tham khảo chỉ đứng hàng thứ 2 với 500 bản sách, Sách tham khảo là tài liệu vô cùng quan trọng để nâng cao trình độ cho giáo viên, học sinh thì nhà trường cần phải đầu tư bổ sung nhưng thư viện của trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện lại không quan tâm đến phát triển loại tài liệu này. Sách tham khảo của trung tâm chưa đáp ứng được những yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT về số lượng sách tham khảo phải có trong thư viện. Sách nghiệp vụ Đây là loại tài liệu có số lượng lớn nhất của thư viện với 600 cuốn sách vì hiện tại, thư viện vẫn chỉ phục vụ cán bộ quản lý và giáo viên trong trường nên nguồn tài liệu này vô cùng quan trọng với họ. Sách giáo khoa Sách này có số lượng bằng sách tham khảo là 500 cuốn. Đây là điều rất bất hợp lý. Trong khi thư viện trường THPT Hà Bắc có số học sinh ít hơn chỉ có 943 em nhưng sách tham khảo lên đến 13978 cuốn sách, gấp 6 lần sách giáo khoa nhưng thư viện của trung tâm Giáo dục thường xuyên, sách tham khảo lại có số lượng bằng sách giáo khoa. Mà loại tài liệu này, nhu cầu của cán bộ quản lý cũng như giáo viên không nhiều. Điều đó chứng tỏ việc bổ sung sách của thư viện tiến hành chưa tốt. Qua số liệu đã thống kê của 4 thư viện THPT đã được khảo sát thì thấy các thư viện cũng đã có đầy đủ các loại sách nhưng số lượng các loại không giống nhau. Hầu hết các thư viện đều có số lượng sách tham khảo chiếm phần lớn trong tổng số vốn tài liệu. Tên sách và số lượng của từng tên sách trong từng 20 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  30. Khóa luận tốt nghiệp loại hầu hết các thư viện đã đạt chỉ tiêu đề ra, chỉ có thư viện trung tâm GDTX là chưa thực hiện tốt yêu cầu này. 2.1.1.2 Báo, tạp chí Báo, tạp chí là nguồn tài liệu bổ ích, giúp cán bộ giáo viên và học sinh mở rộng hiểu biết, thư giãn, giải trí sau những giảng dạy và học tập. Nhiều loại báo, tạp chí còn phục vụ rất tốt cho việc học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên. - Hiện nay, thư viện trường THPT Hà Bắc có 4 loại báo là báo: Nhân dân; Hải Dương; Giáo dục và thời đại; Khoa học và đời sống. Và 10 loại tạp chí: Văn học tuổi trẻ; Toán học tuổi trẻ; Vật lý tuổi trẻ; Tài hoa trẻ; Thế giới mới; Khoa học đời sống; Giáo dục; Môi trường; Giáo dục đào tạo Hải Dương; Côn Sơn. + Báo, tạp chí đã của thư viện phù hợp với cấp học, ngành học và có các tạp chí, báo chung của Đảng, Nhà nước, địa phương và các đoàn thể quần chúng. + Báo, tạp chí của thư viện đã đảm bảo tính phù hợp với lứa tuổi và bậc học của nhà trường. - Báo, tạp chí là loại hình tài liệu mà thư viện trường THPT Thanh Hà đã đưa ra phục vụ theo hình thức mở, bạn đọc được lựa chọn báo, tạp chí để đọc. Hiện nay, thư viện đã có 7 loại báo: Nhân dân; Hải Dương; Giáo dục và thời đại; Lao động; Văn nghệ; Phụ nữ Việt Nam; Tiền phong. Và 10 loại tạp chí: Thế giới mới; Văn học và Tuổi trẻ; Giáo dục và Đào tạo Hải Dương; Văn nghệ Hải Dương; Khoa học và môi trường; Giáo dục; Khoa học giáo dục; Thiết bị giáo dục; Thế giới trong ta. - Hiện tại. thư viện trường THPT Thanh Bình đang có 5 loại báo và 9 loại tạp chí. Cụ thể các loại như sau: + Báo: Nhân dân, Hải Dương, Giáo dục thời đại, Phụ nữ Việt Nam, Tiền phong. 21 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  31. Khóa luận tốt nghiệp + Tạp chí: Văn học tuổi trẻ, Toán học tuổi trẻ, Vật lý tuổi trẻ, Tài hoa trẻ, Thế giới mới, Khoa học đời sống, Giáo dục, Môi trường, Giáo dục đào tạo Hải Dương. - Thư viện trung tâm GDTX đang có những loại báo, tạp chí sau: + Báo: Nhân dân, Giáo dục và Đào tạo, Hải Dương. + Tạp chí: Giáo dục và Thời đại, Vật lý và tuổi trẻ, Khoa học, Công nghệ và môi trường, Toán học và tuổi trẻ, Văn nghệ Hải Dương, Giáo dục, Văn nghệ, Tài hoa trẻ, Khoa học Giáo dục, Thế giới mới. Thư viện THPT Hà Bắc, thư viện THPT Thanh Hà, thư viện THPT Thanh Bình báo đều được lấy theo ngày, còn tạp chí được lấy theo kỳ. Riêng báo của trung tâm GDTX được lấy theo tuần, còn tạp chí được lấy 6 tháng/lần. Báo, tạp chí của thư viện THPT Hà Bắc, thư viện THPT Thanh Hà, thư viện THPT Thanh Bình bổ sung như vậy đã đáp ứng được yêu cầu, chỉ có thư viện trung tâm GDTX là chưa tốt vì tính thời sự không cao, tin tức không được cập nhật thường xuyên nên khi báo, tạp chí lấy về nhiều tin tức đã bị lỗi thời. Để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của học sinh, các thư viện nên bổ sung thêm các loại báo như Hoa học trò, Thanh niên, Thế giới số và 1 số loại tạp chí như Tri thức trẻ, Xã hội thông tin, Tuổi trẻ, Sức khỏe và an toàn thực phẩm để học sinh nắm bắt thông tin và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. 2.1.1.3 Bản đồ, tranh ảnh giáo dục và băng đĩa giáo khoa Thư viện trường THPT Hà Bắc có đầy đủ các loại tranh ảnh giáo dục và băng đĩa giáo khoa. Nhưng tranh ảnh giáo dục đã được chuyển sang phòng thiết bị, đồ dùng để quản lý. Hiện tại, thư viện chỉ quản lý băng đĩa giáo khoa. Trong thư viện có khoảng 150 bộ băng đĩa giáo khoa. Tài liệu này, thư viện trường THPT Thanh Hà cũng có tất cả các loại tài liệu này nhưng chịu sự quản lý của phòng thiết bị đồ dùng. Đây là đặc điểm chung của 3 thư viện trung học phổ thông đạt chuẩn của huyện Thanh Hà. 22 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  32. Khóa luận tốt nghiệp Riêng thư viện của trung tâm GDTX thì tranh ảnh giáo dục chiếm 2/3 diện tích của thư viện. Thư viện có đầy đủ các bản đồ địa lý phục vụ học sinh cả 3 khối. Số bản đồ hiện có trong thư viện là 115 bản đồ. Còn băng đĩa giáo khoa, thư viện bổ sung rất ít. Hiện tại, thư viện chỉ có 5 bộ đĩa giáo khoa về văn học. Còn các môn học khác vẫn chưa có. Qua những số liệu đã thống kê ở trên, chúng ta có thể thấy rằng bản đồ, tranh ảnh giáo dục và băng đĩa giáo khoa, các thư viện đều có, nhưng có thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Thanh Bình đã chuyển hoàn toàn bộ phận này sang phòng thiết bị đồ dùng; thư viện trường THPT Hà Bắc chỉ quản lý băng đĩa giáo khoa; thư viện trung tâm GDTX do vốn tài liệu ít, kinh phí chưa nhiều nên phòng thiết bị đồ dùng và phòng thư viện là một phòng. 2.1.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật Cơ sở vật chất trang bị cho các thư viện là khá tốt. Cơ sở vật chất có một vai trò hết sức quan trọng. Nó là nơi để chứa đựng, tàng trữ và bảo quản vốn tài liệu. Là nơi để người dùng tin học tập, lĩnh hội tri thức, trao đổi với bạn bè Cơ sở vật chất kỹ thuật là những công cụ phục vụ cho việc mượn và đọc tài liệu của học sinh một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả. Cơ sở vật chất bao gồm phòng thư viện và trang thiết bị kỹ thuật. 2.1.2.1 Phòng thư viện Phòng thư viện là nơi đặt thư viện. Vị trí đặt thư viện cũng là vô cùng quan trọng để thu hút người dùng tin đến sử dụng và người cán bộ chuyên tâm làm việc. Nhìn chung, cả 4 thư viện THPT của huyện Thanh Hà đều có các phòng thư viện nhưng diện tích các phòng có sự khác nhau. Phòng thư viện của trường THPT Hà Bắc Thư viện của trường THPT Hà Bắc nằm ở tầng 3 của khu nhà 3 tầng. Khu nhà mới xây dựng này chuyên để phục vụ việc học tin học, phòng thí nghiệm, để trang thiết bị phục vụ học tập cho học sinh và phòng thư viện. 23 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  33. Khóa luận tốt nghiệp Thư viện bao gồm 4 phòng: kho để sách, phòng đọc của giáo viên, phòng đọc của học sinh và phòng làm việc của cán bộ thư viện với tổng diện tích là 192m2, diện tích cụ thể của các phòng như sau: - Phòng kho chứa tài liệu: 64m2 - Phòng đọc của học sinh: 64m2 - Phòng đọc của giáo viên: 32m2 - Phòng làm việc của cán bộ thư viện: 32m2 Cách đây gần 1 năm, thư viện nằm ở tầng 2 của khu nhà 2 tầng gần khu nhà hiệu bộ. Lúc ấy, thư viện có diện tích nhỏ hơn với 156m2 , vốn tài liệu ít hơn và chỉ có 3 phòng. Sau khi khu nhà 3 tầng được xây xong, thư viện được chuyển lên tầng 3. Ở vị trí này, thư viện thoáng mát và bạn đọc lên thư viện mượn sách thuận tiện hơn vì khu nhà này có hành lang thông sang khu nhà mà học sinh học tập. Kho sách có diện tích là 64 m2. Đây là một trong 2 phòng có diện tích lớn nhất của thư viện. Phòng gồm 15 giá để xếp sách và báo, tạp chí. Phòng được trang bị hệ thống quạt, điện để thắp sáng kho giá và hệ thống rèm cửa để tránh ánh sáng trực tiếp vào kho sách. Phòng thư viện trường THPT Thanh Hà Thư viện được đặt ở tầng 3 của khu nhà mới xây. Thư viện gồm 3 phòng với tổng diện tích là 184 m2, diện tích cụ thể của các phòng như sau: - Phòng kho và nơi làm việc của cán bộ thư viện: 35 m2 - Phòng đọc giáo viên: 92 m2 - Phòng đọc học sinh: 57 m2 Như vậy so với thư viện của trường THPT Hà Bắc thì thư viện Thanh Hà có diện tích nhỏ hơn mặc dù số người dùng tin đông gấp 2 lần (2100 người dùng tin). Diện tích các phòng xây dựng chưa hợp lý, đặc biệt là phòng kho của thư viện. Phòng kho là phòng chứa tài liệu phải là phòng có diện tích lớn nhất, 24 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  34. Khóa luận tốt nghiệp nhưng phòng này lại vô cùng nhỏ, hẹp, chỉ có 35 m2 chỉ = 3/5 diện tích phòng đọc của học sinh và = 2/5 diện tích phòng đọc của giáo viên, vì vậy mà việc sắp xếp kho giá và lấy tài liệu là vô cùng khó khăn. Giáo viên chỉ có 82 người, việc đọc và mượn sách của thư viện cũng ít hơn rất nhiều so với học sinh nhưng lại có diện tích lớn nhất. Trong thời gian tới, hi vọng thư viện sẽ điều chỉnh các phòng cho phù hợp. Phòng thư viện trường THPT Thanh Bình Thư viện được chia làm 3 phòng: phòng kho, phòng đọc của học sinh, phòng đọc của giáo viên. Các phòng có diện tích khá giống so với thư viện trường THPT Thanh Hà, cụ thể như sau: - Phòng kho + phòng làm việc của thủ thư: 32 m2 - Phòng đọc của học sinh: 62 m2 - Phòng đọc của giáo viên: 78 m2 Các phòng đều được trang bị hệ thống điện, quạt cẩn thận. Phòng thư viện trung tâm GDTX huyện Thanh Hà Đây là thư viện có cơ sở vật chất nghèo nàn nhất. Thư viện chỉ có 1 phòng với diện tích là 60 m2 đảm nhiệm 3 chức năng: làm phòng kho, phòng thiết bị đồ dùng, phục vụ việc mượn và trả tài liệu của giáo viên. Thư viện hiện tại vẫn chỉ phục vụ cán bộ giáo viên mà chưa phục vụ học sinh. 2.1.2.2 Trang thiết bị Để thư viện hoạt động tốt, đáp ứng được mong muốn của người dùng tin thì trang thiết bị cần phải rất hiện đại. Hiện nay, thư viện được đánh giá là hoạt động tốt là những thư viện có trang thiết bị hiện đại. Trang thiết bị thư viện trường THPT Hà Bắc Trang thiết bị của thư viện khá hiện đại, đáp ứng khá tốt nhu cầu mượn tài liệu của người dùng tin. Thư viện có các thiết bị như sau: - Bàn ghế phòng đọc của giáo viên: 10 bộ = 40 chỗ ngồi 25 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  35. Khóa luận tốt nghiệp - Bàn ghế phòng đọc của học sinh: 10 bộ = 40 chỗ ngồi - Bàn ghế làm việc của cán bộ phụ trách thư viện: 2 bộ - Tủ giá xếp sách báo: 15 cái - Tủ giá trưng bày: 2 cái - Tủ đựng sổ sách: 2 cái - Tủ mục lục: 1 cái với số phích được mô tả là hơn 5000 cái - Bảng giới thiệu sách: 1 cái - Máy vi tính: 2 bộ - Máy in: 2 cái - Quạt: 10 cái - Điện thắp sáng: 15 cái - Bảng nội quy thư viện: 4 cái - Khẩu hiệu thư viện: 5 cái - Biểu đồ phát triển vốn tài liệu của thư viện: 1 cái Qua hệ thống trang thiết bị của thư viện, ta có thể đánh giá thư viện được trang bị hiện đại, khá đầy đủ. Với trang thiết bị như vậy, thư viện đã phục vụ tốt nhu cầu đọc và mượn sách của người dùng tin. Qua khảo sát thì các em học sinh đều rất thích lên thư viện vì ở đó thoáng và mát. Trang thiết bị thư viện trường THPT Thanh Hà Thư viện được trang bị các thiết bị sau: - Phòng đọc giáo viên: 32 chỗ ngồi - Phòng đọc học sinh: 48 chỗ ngồi - Bàn ghế làm việc của cán bộ thư viện: 2 bộ - Tủ, hộp mục lục: 2 cái - Bảng giới thiệu sách: 1 cái - Quạt: 11 cái - Tủ đựng sách, báo, tạp chí: 10 cái 26 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  36. Khóa luận tốt nghiệp - Bảng nội quy: 1 cái - Khẩu hiệu: 6 cái - Máy tính: 4 bộ - Biểu đồ phát triển vốn tài liệu của thư viện: 1 cái Thư viện vừa đầu tư mua thêm 3 bộ máy tính, cán bộ thư viện đang cố gắng hoàn tất cơ sở dữ liệu để năm sau có thể cho học sinh tra tìm sách trong cơ sở dữ liệu, thông qua máy tính. Trang thiết bị thư viện trường THPT Thanh Bình Thư viện trang bị khá đầy đủ, bao gồm các trang thiết bị sau: - Bàn ghế phòng đọc của giáo viên: 20 bộ = 40 chỗ ngồi - Bàn ghế phòng đọc của học sinh: 4 bộ = 32 chỗ ngồi - Bàn ghế làm việc của cán bộ phụ trách thư viện: 2 bộ - Tủ giá xếp sách: 11 cái - Tủ giá trưng bày giới thiệu sách: 4 cái - Hướng dẫn sử dụng mục lục thư viện: 1 cái - Biểu đồ phát triển sách: 1 cái - Khẩu hiệu trang trí phòng đọc của giáo viên và học sinh: 8 cái - Nội quy thư viện: 1 cái - Bảng giới thiệu sách mới: 1 cái - Lịch hoạt động của thư viện: 1 cái - Tủ đựng báo, tạp chí: 1 cái - Tủ sách đạo đức: 1 cái - Tủ sách pháp luật: 1 cái - Tủ sách giáo khoa dùng chung: 1 cái - Bàn để sổ sách thư viện: 1 cái - Tủ mục lục: 1 cái với số phích với số phích được mô tả là 1230 cái - Máy vi tính: 3 bộ 27 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  37. Khóa luận tốt nghiệp - Máy in: 2 cái - Máy ép ảnh: 1 cái - Máy scan ảnh: 1 cái Qua những số liệu đã thống kê ở trên, ta có thể thấy rằng Ban Giám hiệu trường THPT Thanh Bình đã có sự quan tâm, đầu tư nhiều cho thư viện. Trang thiết bị thư viện của trung tâm GDTX Trang thiết bị của thư viện rất nghèo nàn, chỉ bao gồm có: - Tủ đựng sách báo: 3 cái - Bàn làm việc của cán bộ thư viện: 1 cái - Điện: 8 bóng - Quạt: 2 cái Trong thời gian tới, thư viện sẽ được cấp kinh phí để mua sắm thêm một số trang thiết bị, lúc đó thư viện sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn. 2.1.3 Đội ngũ cán bộ Để thư viện hoạt động tốt thì cán bộ thư viện giữ vai trò vô cùng quan trọng. Họ chính là linh hồn của thư viện, là cầu nối thư viện với người dùng tin, đưa bạn đọc tiếp cận với nguồn tri thức một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. 4 thư viện trung học phổ thông của huyện Thanh Hà, trình độ của cán bộ có sự khác nhau, nhưng họ đều đã làm tốt vai trò của mình: là cầu nối giữa bạn đọc với vốn tài liệu. - Hiện nay, thư viện trường THPT Hà Bắc có một cán bộ trực tiếp phụ trách thư viện. Trình độ chuyên môn của cán bộ: tốt nghiệp trung học sư phạm và đại học ngành thông tin – thư viện. Số năm công tác tại thư viện là 11 năm. Số lần được bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường học: 7 lần. Cán bộ thư viện là một người rất yêu nghề, nhiệt tình với công việc, ham học hỏi, giúp đỡ mọi người. Năm 2007, cô đã đạt giải nhất trong cuộc thi “cán bộ thư viện giỏi” toàn quốc. Cô là một cán bộ giàu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn trong công tác 28 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  38. Khóa luận tốt nghiệp thư viện trường học. Ngoài cán bộ phụ trách chính, thư viện còn có một số giáo viên được phân công giúp thư viện vào một số buổi nhất định. Cán bộ thư viện thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện, tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và giao tiếp với người dùng tin. Vì vậy mà công tác phục vụ bạn đọc ngày càng trở nên tốt hơn. - Thư viện trường THPT Thanh Hà cũng đã có một cán bộ chuyên trách quản lý thư viện. Cô đã công tác tại thư viện được 5 năm. Trình độ của cán bộ: tốt nghiệp đại học tại chức ngành Thông tin – Thư viện của trường Đại học Văn hóa. Cô là một người rất tận tụy với nghề. Tuy thời gian công tác chưa lâu nhưng trình độ chuyên môn của cô rất vững vàng, rất thân thiện, nhiệt tình với người dùng tin. - Thư viện trường THPT Thanh Bình đã có một cán bộ phụ trách thư viện từ năm 2006. Cô đã tốt nghiệp đại học sư phạm và đang học tại chức đại học Thông tin – Thư viện. - Thư viện trung tâm GDTX đã có một cán bộ kiêm nhiệm phụ trách thư viện. Cô đã phụ trách thư viện được 3 năm, bắt đầu từ năm 2008. Bên cạnh việc phụ trách thư viện, cô còn quản lý phòng thiết bị đồ dùng và phòng kế toán. Nói tóm lại, mỗi thư viện của trường THPT thuộc huyện Thanh Hà đều đã có một cán bộ quản lý thư viện. Cán bộ quản lý thư viện đã có bằng cấp, hoặc đã được đào tạo về thư viện nên quản lý khá tốt thư viện. 2.1.4 Người dùng tin Người dùng tin là yếu tố quyết định sự tồn tại của thư viện. Bởi vì, thư viện được xây dựng là để phục vụ nhu cầu của người dùng tin. Người dùng tin của các thư viện phổ thông thuộc huyện Thanh Hà cũng như các thư viện trường phổ thông khác, bao gồm tất cả mọi thành viên trong nhà trường: giáo viên, học sinh, cán bộ nhân viên và có thể phục vụ cán bộ địa phương nơi nhà trường làm việc (khi họ có nhu cầu). 29 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  39. Khóa luận tốt nghiệp Cán bộ quản lý và giáo viên đến thư viện mượn sách tham khảo, sách nghiệp vụ để phục vụ cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của mình; nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cũng như hiểu biết kiến thức chung về xã hội, khoa học, và mượn báo, tạp chí để thư giãn, cập nhật thông tin. Học sinh đến thư viện mượn sách tham khảo phục vụ cho việc học tập các môn trên lớp, tích lũy kiến thức thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp và đặc biệt là kỳ thi quyết định – thi đại học, cao đẳng. Ngoài ra, khi đến thư viện, học sinh tìm được môi trường học tập tốt với nhiều bạn ham học, nhiệt tình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Ở thư viện trường THPT Thanh Hà, bạn đọc đến thư viện còn để mượn báo, tạp chí nhằm mục đích cập nhật thông tin, nắm bắt những tin tức thời sự trong nước và trên thế giới, hiểu biết về thế giới xung quanh. Thư viện trường THPT Hà Bắc, thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Thanh Bình đã trở thành người bạn thân thiết, không thể thiếu được để các bạn học sinh bước nhanh đến thành công. Thư viện thực sự trở thành trường học thứ 2 của các bạn. 2.2 Hoạt động của các thƣ viện trƣờng THPT của huyện Thanh Hà 2.2.1 Công tác bổ sung phát triển vốn tài liệu 2.2.1.1 Công tác bổ sung Bố sung phát triển vốn tài liệu là công tác quan trọng có tính chất quyết định ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của thư viện. Đây là quá trình thường xuyên đổi mới vốn tài liệu bằng những tài liệu có giá trị phù hợp, đồng thời thanh lý những tài liệu không còn giá trị làm cho vốn tài liệu trong thư viện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường và nhu cầu tin của người dùng tin. Đây là một hoạt động rất khó khăn để thực hiện tốt, chiếm phần lớn kinh phí của thư viện. Để làm tốt được hoạt động này, thì người bổ sung cần phải nắm rất rõ nhu cầu tin của thư viện để bổ sung tài liệu cho phù hợp, đáp ứng được yêu 30 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  40. Khóa luận tốt nghiệp cầu; tiếp đó, cán bộ thư viện phải chọn được những nơi uy tín để mua được những sách đảm bảo chất lượng. - Công tác bổ sung phát triển vốn tài liệu của thư viện trường THPT Hà Bắc rất được Ban Giám hiệu quan tâm. Năm học 2005 - 2006, thư viện đã đầu tư 64.137.600 đồng để hoạt động, trong đó bổ sung vốn tài liệu là 45.287.600 đồng. Cụ thể bổ sung như sau: + Sách nghiệp vụ: 236 bản. Trị giá: 2.137.400 đồng + Sách tham khảo: 983 bản. Trị giá: 40.600.200 đồng + Báo, tạp chí: 2.550.000 đồng Năm học 2006 - 2007, thư viện đã đầu tư 54.254.200 đồng để bổ sung vốn tài liệu, trong đó tiền để mua sách tham khảo lên tới 50.573.200 đồng. Năm 2007 – 2008 đã đầu tư mua đầy đủ cả 3 loại sách, trong đó sách tham khảo vẫn chiếm phần lớn kinh phí. + Sách giáo khoa: 344 bản. Trị giá: 3.157.800 đồng + Sách nghiệp vụ: 151 bản. Trị giá: 2.138.000 đồng + Sách tham khảo: 1889 bản. Trị giá: 57.267.500 đồng Số tiền bổ sung sách, đặc biệt năm học 2009 – 2010, tổng số tiền đầu tư cho thư viện theo thông tư 30 là 71.112.000, trong đó: + Tiền đầu tư mua sách giáo khoa là 56 bản. Trị giá: 587.000 đồng + Tiền đầu tư mua sách nghiệp vụ là 236 bản. Trị giá: 2.138.000 đồng + Tiền đầu tư mua sách tham khảo là 2191 bản. Trị giá: 70.525.000 đồng. Thông qua số liệu đã thống kê ở trên, ta nhận thấy tài liệu được bổ sung phần lớn là sách tham khảo, với số lượng sách lớn cho 4 môn là Toán, Lý, Hóa, Sinh, đáp ứng nhu cầu đào tạo của trường (chuyên sâu về khối A, B). - Thư viện trường THPT Thanh Hà cũng rất chú trọng đến công tác bổ sung. Năm 2006 – 2007, tổng số đầu tư cho thư viện là: 83.302.400 đồng. Hiện nay, số tiền đầu tư cho thư viện là 90 triệu đồng. 31 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  41. Khóa luận tốt nghiệp - Thư viện trường THPT Thanh Bình đang tập trung đầu tư kinh phí để bổ sung sách. Khi thư viện mới thành lập, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đầu tư 200.000 – 300.000 để bổ sung tài liệu. Năm học 2010 – 2011, tính đến thời điểm hiện tại, thư viện đã được đầu tư 85.000.000. Vì là trường bán công nên nguồn ngân sách cấp cho thư viện chủ yếu do giáo viên và học sinh ủng hộ, cụ thể là 79.742.000 đồng, còn lại là tiền đầu tư theo Thông tư 30. Thư viện trung tâm GDTX huyện Thanh Hà không được Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm đầu tư, Nhà trường đầu tư nhiều kinh phí để mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ các môn học. Vì vậy, mỗi năm thư viện chỉ được đầu tư 20.000.000 để bổ sung vốn tài liệu. Kinh phí này là quá ít so với các thư viện trung học phổ thông khác của huyện. Nguồn bổ sung tài liệu chủ yếu cho các thư viện là nguồn bố sung phải trả tiền, bao gồm: sách, báo, tạp chí. Nguồn bổ sung kinh phí cho các thư viện phổ thông trên đều giống nhau là từ ngân sách của nhà nước theo thông tư 30 và từ quỹ học phí. Các nơi mà thư viện mua tài liệu để bổ sung cho thư viện là công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục; công ty phát hành sách. Còn nguồn bổ sung không phải trả tiền như nguồn biếu tặng, trao đổi ngày càng ít, chiếm số lượng không đáng kể. Tài liệu biếu, tặng của các thư viện đều là từ trên Sở Giáo dục thông qua các ngày lễ, ngày kỷ niệm như ngày thành lập trường, ngày đón thư viện đạt chuẩn 2.2.1.2 Thanh lý tài liệu Hoạt động thanh lý tài liệu là một quá trình tất yếu để thư viện tồn tại và phát triển. Thanh lý là việc loại bỏ hoặc chuyển lưu kho những tài liệu cũ nát, những tài liệu có thông tin đã lỗi thời, không còn giá trị sử dụng Thư viện thanh lý các tài liệu sau: - Tài liệu đã lỗi thời, không còn giá trị sử dụng. Đó là những tài liệu cũ đã được cải cách mà người dùng tin không mượn nữa. 32 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  42. Khóa luận tốt nghiệp - Tài liệu cũ, hỏng nát, mất trang. - Những quà tặng có nội dung không mong muốn. Thư viện thường tiến hành thanh lý tài liệu khoảng 5 năm/lần. 2.2.1.3 Kiểm kê tài liệu Kiểm kê vốn tài liệu là hoạt động thường niên của các thư viện. Các thư viện phổ thông sẽ tiến hành kiểm kê vốn tài liệu vào tháng 6 hoặc tháng 7 vì đây là thời gian mà học sinh nghỉ hè và thư viện không phục vụ. Đây là quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các thư viện phổ thông. Kiểm kê vốn tài liệu có thể thực hiện thủ công hoặc nhờ sự hỗ trợ của phần mềm và máy tính. Hiện nay, hầu hết các thư viện phổ thông của huyện đều vẫn đang tiến hành kiểm kê thủ công: kiểm tra từ sổ đăng ký cá biệt và số đăng ký cá biệt xếp trên giá. Riêng thư viện trường THPT Hà Bắc đã tiến hành kiểm kê có sự giúp đỡ của phần mềm “LIBRARY SCHOOL”. Phần mềm này sẽ cho cán bộ thư viện biết tên 1 loại tài liệu gồm có bao nhiêu bản, cán bộ thư viện sẽ kiểm tra trên giá số bản tài liệu đó theo số đăng ký cá biệt. Nếu số đăng ký cá biệt nào thiếu, cán bộ sẽ kiểm tra số đó qua phần mềm để biết thông tin về cuốn sách đó. Vì vậy mà công tác kiểm kê tiến hành khá nhanh, gọn, chính xác, tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ thư viện. Công tác kiểm kê giúp cán bộ thư viện quản lý được tài liệu có trong kho một cách chính xác. Từ đó, có thể xác định được tài liệu nào nhiều bản, ít bản, vẫn còn đủ, đã mất, sách còn mới hay đã cũ để tiến hành bổ sung tài liệu cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của người dùng tin. 2.2.2. Hoạt động xử lý tài liệu Hoạt động xử lý tài liệu là hoạt động tiến hành mô tả các đặc tính vật lý, nội dung và hình thức của một tài liệu, giúp cho người sử dụng có thể tìm kiếm, tiếp cận một cách chính xác, nhanh chóng tới vị trí của tài liệu trong kho của thư viện. Hoạt động này đảm bảo độ tin cậy, chính xác và phản ánh đầy đủ nguồn tin 33 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  43. Khóa luận tốt nghiệp có trong kho thư viện. Xử lý vốn tài liệu là khâu quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ của thư viện. Xử lý tài liệu được phân chia thành 2 khâu chính: - Xử lý kỹ thuật - Xử lý về hình thức và nội dung 2.2.2.1 Xử lý kỹ thuật Công tác xử lý kỹ thuật được tiến hành ngay sau khi tài liệu được bổ sung về thư viện. Việc đầu tiên của công tác xử lý kỹ thuật là đăng ký tài liệu. Đăng ký tài liệu bao gồm 2 khâu là: đăng ký tổng quát (ĐKTQ) và đăng ký cá biệt (ĐKCB). Đăng ký tổng quát là đăng ký theo từng đơn mua tài liệu vào sổ tổng quát. Ví dụ như tổng số sách mua, số hóa đơn, tổng số tiền ĐKCB là khai báo thông tin về cuốn sách vào sổ đăng ký cá biệt. Thành phần thông tin sổ ĐKCB bao gồm các thông tin: - Ngày vào sổ - Số thứ tự (số ĐKCB) - Tên tác giả - Tên tài liệu - Nơi xuất bản - Năm xuất bản Mỗi một loại tài liệu sẽ có một sổ đăng ký cá biệt. Thư viện có 4 loại sổ đăng ký cá biệt cho 4 loại tài liệu: sách giáo khoa; sách tham khảo; sách nghiệp vụ; báo, tạp chí. Sau khi vào sổ ĐKCB, cán bộ thư viện tiến hành đóng dấu và ghi số đăng ký cá biệt vào trong trang tên sách và trang 17 của cuốn sách. Đây là hoạt động nghiệp vụ chung mà các thư viện phổ thông đều phải tiến hành. 34 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  44. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2.2 Xử lý hình thức và xử lý nội dung tài liệu Hiện nay , thư viện trường THPT Hà Bắc đã sử dụng phần mềm “LIBRARY SCHOOL” của công ty phần mềm Quảng ích đ ể xây dựng cơ sở dữ liệu sách và báo, tạp chí. Mọi thông tin về tài liệu, ngoài được lưu ở các sổ đăng ký cá biệt thì còn được lưu giữ trên phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu phần mềm phục vụ cho các tác nghiệp thư viện như biên mục tài liệu , thống kê tài li ệu, mươṇ trả, lưu trữ dữ liêụ , in ma ̃ vac̣ h, in phích, tra muc̣ luc̣ điêṇ tử Sau khi xử lý kỹ thuật, thông tin sơ bộ về tài liệu sẽ được nhập vào phần mềm để quản lý. Sau đó, cán bộ thư viện sẽ tiến hành biên mục chi tiết, phân loại tài liệu và cập nhật vào cơ sở dữ liệu rồi in phích. Thư viện đã mô tả thư mục theo đúng chuẩn ISBD (International Standart Bibliographic Description) và sử dụng khung phân loại 19 lớp để phân loại tài liệu Thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Thanh Bình sau khi xử lý kỹ thuật xong sẽ tiến hành mô tả tài liệu và phân loại tài liệu theo bảng 19 lớp của thư viện quốc gia Việt Nam. Sau đó, thư viện sẽ tiến hành dán nhãn ở đầu sách để cán bộ dễ xếp và lấy sách. Còn thư viện của trung tâm GDTX sau khi xử lý sơ bộ sẽ tiến hành phân loại tài liệu theo môn loại, sau đó tiến hành dán nhãn ở đầu sách và xếp lên giá. Hiện nay, 3 thư viện này đang xử lý thủ công mà chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý tài liệu. Trong năm học tới, thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Thanh Bình sẽ sử dụng phần mềm để quản lý thư viện và xây dựng cơ sở dữ liệu. 2.2.3 Công tác tổ chức kho và bảo quản vốn tài liệu 2.2.3.1 Công tác tổ chức sắp xếp kho Tổ chức kho cho phù hợp với từng thư viện và phục vụ kịp thời nhu cầu tin của bạn đọc là một vấn đề khó. Hầu hết bạn đọc đều mong muốn được vào kho xem sách và mượn cuốn sách theo đúng mong muốn của mình cả về nội 35 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  45. Khóa luận tốt nghiệp dung và hình thức. Nhưng ở tất cả các thư viện trường phổ thông của huyện chưa có thư viện nào tiến hành phục vụ theo hình thức kho mở được, bởi vì: - Học sinh vào kho xem sách chưa có ý thức cũng như không nắm chắc nguyên tắc sắp xếp kho nên sách thường xuyên bị đảo lộn, gây khó khăn cho các bạn mượn lần sau và cán bộ thư viện mất rất nhiều thời gian và công sức để sắp xếp lại kho sách. - Khi phục vụ theo kho mở, nếu cán bộ quản lý kho không tốt thì rất dễ bị mất tài liệu. - Hiện nay, học sinh phải học rất nhiều, không có nhiều thời gian lên thư viện đọc sách, tìm sách. Hơn nữa, thư viện trường THPT Hà Bắc chỉ mở cửa tất cả các buổi sáng – buổi học chính quy của các em nên các em chỉ có thời gian mượn sách vào những lúc ra chơi. Vì vậy, tra tìm theo phương pháp truyền thống, thông qua tờ mục lục và sách mục lục thì học sinh sẽ nắm được khái quát vốn tài liệu một cách nhanh chóng, tra tìm được quyển sách đó nhanh chóng hơn. Vì những lý do trên mà thư viện trường THPT Hà Bắc, thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Thanh Bình vẫn tiến hành phục vụ theo hình thức kho đóng. Thư viện phục vụ theo hình thức này có những ưu điểm sau: - Bạn đọc tra tìm sách rất nhanh chóng. Ở thư viện trường THPT Hà Bắc do cán bộ thư viện đã tiến hành in tất cả tên sách, ký hiệu xếp giá của cuốn sách đó theo môn học, trong môn học lại sắp xếp theo từng khối, rồi in lại thành một quyển mục lục và dán từng tờ mục lục đó lên trên bàn theo từng môn như Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh . Vì vậy mà học sinh tra tìm sách rất nhanh, đáp ứng được yêu cầu. 3 thư viện còn lại nên đưa cách tra cứu này vào hoạt động phục vụ vì như vậy bạn đọc sẽ có nhiều công cụ tra cứu và cách tra cứu này có rất nhiều ưu điểm. - Kho sách được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đúng vị trí. Tuy nhiên, cách sắp xếp này cũng có một số nhược điểm nhất định: 36 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  46. Khóa luận tốt nghiệp - Cán bộ mất thời gian lấy sách - Thư viện tốn nhiều phiếu yêu cầu mượn sách - Bạn đọc mất thời gian chờ lấy sách Để đỡ mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập, các bạn học sinh thường ghi phiếu yêu cầu để giờ sau hoặc hôm sau mượn tài liệu. 2.2.3.2 Bảo quản tài liệu Để sách có tuổi thọ dài hơn phục vụ bạn đọc thì công tác bảo quản vốn tài liệu cần phải làm tốt từ ý thức của con người đến yếu tố phòng kho, phòng chống hỏa hoạn và yếu tố cuối cùng là đóng và sửa chữa tài liệu. Cụ thể của từng biện pháp bảo quản được tiến hành như sau: a. Giáo dục bạn đọc Để bảo quản vốn tài liệu, giáo dục ý thức của người dùng tin là vô cùng quan trọng và là biện pháp có giá trị nhất để giữ gìn vốn tài liệu. Để giáo dục bạn đọc, thư viện tiến hành nhắc nhở học sinh giữ gìn, bảo vệ sách trước khi họ mượn về nhà. Bên cạnh đó, thư viện còn giáo dục gián tiếp thông qua các hình thức nội quy sử dụng thư viện. Học sinh nào đến thư viện cũng cần phải đọc nội quy để biết cách mượn tài liệu. Nội quy thư viện được treo ở chỗ dễ nhìn thấy. Đặc biệt, thư viện có những hình thức phạt rất nghiêm khắc đối với trường hợp làm mất mát hay hư hỏng tài liệu. Ví dụ như làm mất sách sẽ phải đền gấp đôi giá bìa của cuốn sách; làm rách sách, viết vào sách thì phải mua đền quyển sách khác cho thư viện. Thư viện của trung tâm GDTX cũng thường nhắc nhở cán bộ giáo viên giữ gìn sách cẩn thận, nếu mất sách thì phải mua đền quyển mới. b. Đóng và sửa chữa tài liệu Đây là một trong những biện pháp quan trọng để bảo toàn lâu dài kho sách thư viện. Bởi lẽ trong quá trình sử dụng, tài liệu bị lão hóa, rách nát và xuống cấp. Muốn bảo vệ tài liệu lâu dài cần phải đóng bìa và tu sửa kịp thời nhằm đưa chúng trở lại với hiện trạng gần như ban đầu. 37 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  47. Khóa luận tốt nghiệp Vì tuổi của thư viện còn trẻ, thư viện trường THPT Hà Bắc cũng như 3 thư viện còn lại đều rất trẻ, thư viện trường THPT Hà Bắc mới thành lập được 11 năm, các thư viện còn lại thời gian thành lập ít hơn, vì vậy mà những tài liệu cần phải đóng bìa, tu sửa lại ở thư viện là rất ít. Thư viện trường THPT Hà Bắc chỉ tiến hành mang đi tu sửa những tài liệu cổ, quý hiếm, các tài liệu khác nếu có hư hỏng thì thư viện sẽ tự tu sửa. Các thư viện khác đều tự tu sửa những tài liệu bị rách, hư hỏng. c. Giữ vệ sinh kho Đây là hoạt động thường xuyên nhất của thư viện để tiến hành bảo quản kho, giá tài liệu. Tài liệu của thư viện chủ yếu là tài liệu truyền thống với chất liệu giấy rất dễ bị môi trường bên ngoài tác động. Các thư viện đã có những biện pháp, điều kiện để hạn chế tối đa những nhân tố gây hại đến tài liệu như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bụi, mốc, mối mọt bằng các biện pháp như: - Các thư viện đều được bố trí ở nhà kiên cố, đảm bảo khô ráo thoáng mát. Hệ thống giá, kệ của THPT Hà Bắc, THPT Thanh Hà, THPT Thanh Bình, được bố trí ở nơi cao ráo, thoáng khí, được xếp trên kê ̣sắt sơn tiñ h điêṇ , tủ kính Giá sách được đặt cách tường và nền nhà hợp lý đã tránh được cho tài liệu khỏi bị ẩm ướt và nấm mốc. Ngăn cuối cùng của giá sách đã được đặt đúng tiêu chuẩn là đặt cách sàn 20cm. THPT Hà Bắc, THPT Thanh Bình, thư viện trung tâm GDTX huyện Thanh Hà, giá sách đã đặt giá cách tường 50cm còn thư viện trường THPT Thanh Hà do kho tài liệu rất chật hẹp nên chưa đảm bảo yêu cầu này . - Các kho được thiết kế tiếp xúc được với ánh sáng tự nhiên và có hệ thống chiếu sáng nhân tạo là các mạng đèn huỳnh quang. Các bóng đèn huỳnh quang được phân bố đều trong kho, sách luôn có đủ ánh sáng trong mọi trường hợp. Để bảo quản tốt hơn nữa vốn tài liệu, thư viện đã dùng hệ thống kính màu để hạn chế ánh sáng trắng của nắng . Thư viện trường THPT Hà Bắc còn có các rèm che bằng vải. 38 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  48. Khóa luận tốt nghiệp - Thư viện có hệ thống quạt để tránh cho kho sách khỏi ẩm ướt khi thời tiết không thuận lợi, hạn chế sự phát triển của nấm mốc. - Một điều quan trọng nữa là các thư viện thường xuyên tiến hành vệ sinh kho giá vào thứ 5 hàng tuần. d. Phòng chống hỏa hoạn Sách, báo, tạp chí là những tài liệu dễ cháy. Vì vậy mà phòng chống hỏa hoạn cho thư viện là một việc làm vô cùng quan trọng để bảo vệ kho sách của thư viện. Thư viện THPT Hà Bắc, THPT Thanh Hà, THPT Thanh Bình đã nghiêm túc thực hiện những quy định phòng hỏa như: điện lắp đặt cẩn thận; đèn huỳnh quang được lắp mới, chắc chắn; riêng thư viện trường THPT Hà Bắc còn trang bị đầy đủ các thiết bị phòng và chữa cháy, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động; trang bị các bình dập lửa CO2. 2.2.4 Công tác phục vụ người dùng tin 2.2.4.1 Tầm quan trọng của công tác phục vụ người dùng tin Phục vụ người dùng tin là công đoạn cuối cùng, là sản phẩm của thư viện được đưa ra sử dụng. Công tác này chiếm vị trí quan trọng nhất vì mục tiêu cao cả của thư viện không nằm ngoài mục đích phục vụ người dùng tin. Nếu như tài liệu đã được xử lý xong, đưa ra phục vụ mà không được độc giả quan tâm thì tài liệu đó cũng trở thành vô nghĩa và sẽ bị lãng quên theo thời gian. Khi nguồn tài liệu chất lượng tốt mà công tác phục vụ không tốt thì cũng không gây dựng được hứng thú đọc sách cho người dùng tin, làm cho độc giả không muốn đến thư viện. Công tác phục vụ là một công việc rất hay, nhưng cũng rất khó. Công việc này đỏi hỏi sự nhiệt tình, hòa đồng, vui vẻ, tận tình của người cán bộ đối với bạn đọc. 2.2.4.2 Bộ máy tra cứu của thư viện Hiện nay, người dùng tin của thư viện các trường THPT Hà Bắc, THPT Thanh Hà, THPT Thanh Bình vẫn tra cứu theo hình thức truyền thống: thư viện 39 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  49. Khóa luận tốt nghiệp 2 trường THPT Thanh Bình, THPT Thanh Hà tra cứu bằng tủ mục lục; thư viện trường THPT Hà Bắc ngoài hình thức trên còn có thêm tờ mục lục và sách mục lục. Tủ mục lục được để ở phòng đọc của học sinh vì 3 thư viện này có phòng kho, phòng làm việc của cán bộ thư viện và phòng đọc của học sinh được bố trí thông nhau, còn phòng đọc của giáo viên đều được đặt ở bên cạnh phòng kho. Tủ mục lục để như vậy là rất hợp lý vì đáp ứng nhanh cho người dùng tin chủ yếu của thư viện là học sinh. Tờ mục lục và sách mục lục đều được dán trên bàn nên bạn đọc có thể tìm được, tra cứu một cách nhanh chóng và thoải mái. Hình thức tra cứu truyền thống này rất dễ sử dụng vì cách sử dụng của nó đơn giản, dễ hiểu, chỉ cần cán bộ thư viện hướng dẫn một lần là bạn đọc có thể nhớ được và biết cách sử dụng. 3 thư viện trên, mục lục đều được chía làm 3 loại: mục lục chữ cái, mục lục phân loại và mục lục chủ đề. Hiện nay, tủ mục lục của thư viện trường THPT Hà Bắc ít được người dùng tin sử dụng vì mất nhiều thời gian tra tìm. Bạn đọc thường tra tài liệu theo tờ mục lục đã chia theo môn học và theo khối lớp dán ở mặt bàn hoặc tra sách mục lục. Mỗi cuốn sách ở trong sách mục lục hay tờ mục lục đều đã định ký hiệu phân loại, ký hiệu xếp giá. Hai hình thức tra cứu này là phổ biến tại thư viện trường học. Còn thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Thanh Bình, bạn đọc vẫn chỉ có một phương tiện tra cứu duy nhất là tủ mục lục. Vì vậy mà bạn đọc rất mất thời gian tra tìm tài liệu. Trong năm tới, thư viện trường THPT Hà Bắc và thư viện trường THPT Thanh Hà sẽ cho bạn đọc tra cứu bằng 3 hình thức chủ yếu là tờ mục lục, sách mục lục và cơ sở dữ liệu trên máy tính. Thư viện của trung tâm GDTX chưa xây dựng được mục lục vì trường không cấp kinh phí mua tủ mục lục. Tra cứu truyền thống có nhiều ưu điểm như sau: - Bạn đọc chưa được tiếp xúc với máy tính, với tin học vẫn có thể tra tìm được tài liệu mình cần. - Khi mất điện, bạn đọc vẫn có thể tra tìm được tài liệu. 40 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  50. Khóa luận tốt nghiệp Với bộ máy tra cứu truyền thống này, người dùng tin nhất thiết phải đến thư viện mới có thể tra tìm được sách. Hiện nay, toàn bộ sách trong thư viện THPT Hà Bắc đã được mô tả và lưu giữ trên máy tính. Thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Thanh Bình đang hoàn tất cơ sở dữ liệu trên máy tính. Khi thư viện có kinh phí để đầu tư mua máy tính thì bạn đọc có thể tra cứu tài liệu bằng cơ sở dữ liệu lưu giữ trên máy tính. Còn việc đưa bộ máy tra cứu lên mạng toàn cầu, bạn đọc có thể tra cứu ở mọi nơi, mọi lúc thì còn là tương lai khá xa của các thư viện. 2.2.4.3 Phương thức phục vụ Hiện tại, các thư viện phổ thông vẫn đang phục vụ theo hình thức kho đóng. Để mượn được sách, người dùng tin phải tra tủ mục lục, tờ mục lục, sách mục lục và đưa phiếu yêu cầu để cán bộ thư viện lấy tài liệu. Thư viện trường THPT Hà Bắc mở cửa phục vụ vào 5 buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Thời gian mở cửa phục vụ của thư viện là: 7h30 – 11h30. Thư viện luôn được sự ủng hộ tích cực, cũng như sự tham gia sử dụng nhiệt tình của cán bộ giáo viên và học sinh trong trường. Với thời gian phục vụ như vậy, thư viện vẫn chưa thỏa mãn được lòng mong mỏi về nhu cầu mượn sách, đọc sách của người dùng tin, đặc biệt là học sinh. Vì vậy, trong thời gian tới, thư viện trường THPT Hà Bắc nên tăng thêm số buổi phục vụ. Thư viện trường THPT Thanh Hà phục vụ vào 3 ngày/tuần: thứ 2, thứ 4, thứ 6. Thời gian phục vụ của thư viện là: -Sáng: 7h – 11h - Chiều: 13h30 – 17h30 Với số lượng người dùng tin của thư viện rất đông: 2100 bạn đọc thì thời gian phục vụ của thư viện như vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Hi vọng rằng Ban Giám hiệu nhà trường sẽ bổ sung thêm kinh phí tuyển thêm một cán bộ thư viện nữa để thời gian phục vụ đạt hiệu quả cao hơn nữa. Và theo 41 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  51. Khóa luận tốt nghiệp quyết định 61 ngày 6/11/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện trường phổ thông thì với trường có 33 lớp học như trường THPT Thanh Hà thì cần phải có 3 cán bộ thư viện. Vì vậy nguồn nhân lực của thư viện hiện nay là quá ít. Thư viện trường THPT Thanh Bình, thời gian phục vụ dài nhất. Thư viện phục vụ trong 5 ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Thời gian phục vụ của từng buổi như sau: - Sáng: 7h – 11h - Chiều: 13h30 – 17h Thời gian phục vụ của thư viện đã đáp ứng được yêu cầu của học sinh và giáo viên trong trường về việc đọc và mượn sách. Thư viện trung tâm GDTX huyện Thanh Hà do là cán bộ kiêm nhiệm, cô đảm nhiệm cả công việc của phòng kế toán, phòng thiết bị đồ dùng nên thời gian mà cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý có thể mượn sách là từ thứ 2 – thứ 6. Thời gian làm việc cụ thể của các buổi như sau: - Sáng: 7h30 – 11h30 - Chiều: 13h30 – 16h30 Các thư viện đang phục vụ theo 2 hình thức là: - Phục vụ đọc tài liệu tại chỗ - Phục vụ mượn tài liệu về nhà . Phục vụ đọc tài liệu tại chỗ Thư viện phục vụ cho cả giáo viên và học sinh dưới hình thức này. Nhưng hình thức này ít được sử dụng ở thư viện trường THPT Hà Bắc. Bởi thư viện chỉ phục vụ vào buổi học chính của học sinh nên học sinh không có thời gian lên thư viện đọc sách. Còn phòng giáo viên rất ít khi mở cửa nên giáo viên thường mượn sách đến phòng chờ giáo viên hoặc về nhà đọc. 42 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  52. Khóa luận tốt nghiệp Thư viện trường THPT Thanh Hà công tác phục vụ được tốt hơn vì số buổi phục vụ nhiều hơn nên bạn đọc có nhiều thời gian lên thư viện đọc và mượn sách. Khi người dùng tin có nhu cầu đọc sách tại chỗ thì người dùng tin viết phiếu yêu cầu, để phiếu vào hộp để phiếu. Sau đó, cán bộ thư viện sẽ vào kho lấy sách và ghi vào sổ mượn đọc tại chỗ; người dùng tin sẽ ký mượn và mang tài liệu ra bàn đọc. Mỗi lần mượn đọc, học sinh được mượn tối đa 2 cuốn. . Phục vụ mượn tài liệu về nhà Đây là hình thức phục vụ chủ yếu của 3 thư viện vì nó đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin. Khi mượn về nhà, họ có nhiều thời gian nghiên cứu hơn. - Đối với, thư viện trường THPT Hà Bắc, bạn đọc có thể mượn được nhiều cuốn sách ở thư viện: tối đa là 5 cuốn/ lần. Sách được mượn về nhà là sách tham khảo của các môn học; sách mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ của các môn học; sách phục vụ các nhu cầu về mở rộng, nâng cao kiến thức chung, tài liệu về các cuộc thi theo chủ đề, chuyên đề, các đề thi học sinh giỏi. Còn sách giáo khoa, từ điển, tác phẩm kinh điển thì người dùng tin chỉ được đọc tại chỗ. Thời gian mượn có thể kéo dài 30 ngày nên đây là hình thức phục vụ chủ yếu của thư viện. Để mượn được sách thì bạn đọc phải tra tủ mục lục, tờ mục lục dán trên bàn hoặc sách mục lục. Sau khi tìm được cuốn sách mình cần thì bạn đọc ghi tên cuốn sách đó, ký hiệu của sách, tác giả cuốn sách và điền đầy đủ các thông tin: họ tên; lớp; ngày, tháng, năm mượn cuốn sách, ký tên vào trong phiếu yêu cầu. - Còn thư viện trường THPT Thanh Hà, bạn đọc được mượn tối đa 2 cuốn/ lần. Thời gian mượn tối đa là 1 tuần. Nếu bạn đọc muốn mượn thêm thì phải gia hạn tài liệu. - Thư viện trường THPT Thanh Bình, bạn đọc phải đặt cược tiền để mượn tài liệu. Số tiền đặt cược là 50.000 đồng/cuốn. Bạn đọc được mượn tối đa 1 cuốn/ 43 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  53. Khóa luận tốt nghiệp lần. Thời gian mượn là 1 tuần. Bạn đọc muốn mượn tiếp thì phải đến thư viện để gia hạn tài liệu. Khi bạn đọc trả lại sách thì sẽ được thư viện hoàn trả tiền. Quy trình bạn đọc mượn tài liệu của 3 thư viện trên là giống nhau, chỉ khác là thư viện trường THPT Hà Bắc sẽ ghi mượn trên máy tính, còn thư viện THPT Thanh Hà, THPT Thanh Bình ghi vào sổ mượn. Trong năm tới, cả 3 thư viện sẽ tiến hành sử dụng mã vạch trong khâu mượn trả tài liệu. Thư viện của trung tâm GDTX vẫn chưa đưa thư viện ra phục vụ học sinh bằng bất kỳ hình thức nào. Hiện tại, thư viện vẫn chỉ cho cán bộ quản lý và giáo viên mượn tài liệu, mà mỗi kỳ giáo viên chỉ mượn 1 lần nên hiệu quả sử dụng của thư viện là rất kém. Do số lượng cán bộ quản lý và giáo viên ít nên thư viện phục vụ theo hình thức kho mở: bạn đọc tự vào kho tìm cuốn sách mình cần, sau đó mang ra bàn của cán bộ thư viện để cán bộ ghi cuốn sách đó vào sổ theo dõi mượn trả và bạn đọc kiểm tra xác nhận thông tin, sau đó ký tên vào cột mượn. 2.2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin của thư viện Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin – thư viện là một hoạt động vô cùng quan trọng. Khi áp dụng nó, cả hoạt động phục vụ và nghiệp vụ được tiến hành nhanh, gọn, đảm bảo chính xác, tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ. Hiện nay, 4 thư viện phổ thông của huyện Thanh Hà thì chỉ có thư viện trường THPT Hà Bắc là đã áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của thư viện. Thư viện đã sử dụng phần mềm “LIBRARY SCHOOL” của công ty phần mềm Quảng ích để quản lý mọi hoạt động của thư viện như nhập sách , mượn sách, trả sách, nhập thẻ thư viện , in mã vạch , in phích, lưu trữ d ữ liệu, tra muc̣ lục điện tử Ví dụ về giao diện của môđun lưu thông tài liệu (mượn/trả sách) của phần mềm “LIBRARY SCHOOL”: 44 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  54. Khóa luận tốt nghiệp Sách sau khi được nhập thông tin vào phầm mềm thì sẽ tiến hành in mã vạch cho từng cuốn sách. 45 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  55. Khóa luận tốt nghiệp Mỗi cuốn sách đều được dán mã vạch ở trang tên sách. Khi sử dụng phần mềm để quản lý hoạt động nghiệp vụ của thư viện thì mọi thông tin không những chỉ được lưu trên sổ mà còn được lưu trên máy tính. Điều đó giúp cho thông tin về tài liệu được quản lý tốt, khi có sự cố gì xảy ra, ta vẫn có thể nắm rõ về tài liệu đó. Khi phục vụ bạn đọc, thư viện đã quản lý việc mượn, trả sách hoàn toàn trên máy tính. Khi muốn mượn hay trả sách, bạn đọc phải đưa thẻ thư viện cho cán bộ thư viện. Cán bộ sẽ đưa mã vạch của thẻ đó đến máy đọc mã vạch, tiếp đó là đưa mã vạch của cuốn sách đó đến gần máy đọc mã vạch. Khi máy nhận mã vạch, cán bộ thư viện sẽ tiến hành in phiếu trên máy để xác nhận việc mượn hay trả của người dùng tin. Thư viện mới chỉ áp dụng mã vạch để quản lý thư viện trong 6 năm gần đây, nhưng hiệu quả mà nó đem lại vô cùng lớn, đặc biệt là trong hoạt động phục vụ. Khi có phần mềm quản lý, máy đọc mã vạch thì việc mượn sách trở nên nhanh chóng. Với việc phục vụ bạn đọc chủ yếu vào giờ ra 46 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  56. Khóa luận tốt nghiệp chơi, nếu như không áp dụng công nghệ thông tin, máy móc hiện đại thì hiệu quả phục vụ là rất thấp. Người dùng tin và cán bộ sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc ghi sổ mượn, trả, ký tên. So với các thư viện trường học khác trong huyện, thư viện trường THPT Hà Bắc là thư viện duy nhất đã áp dụng công nghệ thông tin vào phục vụ bạn đọc. Các trường khác vẫn phục vụ bằng hình thức truyền thống thông qua sổ sách. Thư viện trường THPT Thanh Hà và thư viện trường THPT Thanh Bình đang trong giai đoạn hoàn tất cơ sở dữ liệu để năm tới sẽ phục vụ bạn đọc. Thư viện của trung tâm GDTX huyện Thanh Hà vẫn chưa áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của thư viện. 2.2.6 Quan hệ đối ngoại Công tác đối ngoại là một hoạt động nhằm mở rộng quan hệ hợp tác với các trung tâm thông tin – thư viện trong và ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, tranh thủ sự giúp đỡ của các thư viện khác cho thư viện mình và ngược lại, đưa thư viện đến với nhiều người dùng tin. Từ đó, vị thế của thư viện được nâng cao hơn. Khi mở rộng quan hệ đối ngoại, các thư viện sẽ có nhiều cơ hội chia sẻ, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm hoạt động, nghiệp vụ thư viện và chia sẻ vốn tài liệu. Vì vậy, các thư viện sẽ hoạt động hiệu quả hơn và phát triển về số lượng cũng như chất lượng vốn tài liệu. Hoạt động này của các thư viện chưa được quan tâm chú trọng. Qua những đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, các cán bộ thường tiến hành trao đổi, chia sẻ những khó khăn cũng như những thành công mà họ đã đạt được để mỗi cán bộ tự hoàn thiện chính mình và tổ chức, quản lý thư viện tốt hơn. Còn việc chia sẻ vốn tài liệu, liên kết giữa các thư viện với nhau thì các thư viện trường THPT của huyện chưa tiến hành mà vẫn hoạt động độc lập. 47 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  57. Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THƢ VIỆN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN THANH HÀ 3.1 Nhận xét 3.1.1 Thành tựu Thư viện trường THPT nói chung và thư viện các trường THPT huyện Thanh Hà nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong trường vì: - Thư viện ra đời đã đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập sâu, rộng, hiện đại của giáo viên và học sinh theo hướng “trường học thân thiện, giáo viên trực tiếp chỉ đạo và học sinh chủ động, tích cực”. - Nâng cao vốn tri thức, hiểu biết cho giáo viên và học sinh. - Với số lượng sách đa dạng, nhiều tên, bản, thư viện đã giúp cho giáo viên và học sinh có thể mở rộng hiểu biết ở nhiều lĩnh vực, cũng như đào sâu, nghiên cứu ở một lĩnh vực nhất định. - Giúp học sinh và giáo viên có được nhiều sách hay và bổ ích, lại tiết kiệm được chi phí mua sách. - Thư viện ra đời đã trở thành người bạn vô cùng thân thiết với người dùng tin trong trường, giúp họ tìm hiểu, nghiên cứu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập cũng như giải trí. 3.1.1.1 Cơ cấu tổ chức Trải qua một thời gian dài hoạt động, các thư viện đã có một cơ cấu tổ chức khá tốt. Qua 11 năm xây dựng và trưởng thành, thư viện trường THPT Hà Bắc đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động của mình, đó là: - Nhiều năm liên tục, thư viện luôn giữ vững danh hiệu là “thư viện trường học tiên tiến”. 48 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  58. Khóa luận tốt nghiệp - Thư viện được đánh giá là một trong 2 thư viện trường phổ thông hoạt động tốt nhất của tỉnh Hải Dương. có được những kết quả trên là vì thư viện đã tổ chức tốt 4 yếu tố cấu thành thư viện: - Vốn tài liệu của thư viện lớn so với hệ thống thư viện trường phổ thông. Vốn tài liệu của thư viện lại vô cùng phong phú ở tất cả các môn học, đặc biệt là 3 môn Toán, Lý, Hóa. Bởi lẽ, trường Hà Bắc hiện nay hướng học sinh của trường học chính theo ban A nên việc bổ sung nhiều tên sách và bản sách Toán, Lý, Hóa mới có thể đáp ứng được nhu cầu mượn sách của người đọc, đặc biệt là học sinh. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện rất hiện đại, tạo cho người dùng tin sự thoải mái, dễ chịu, vui vẻ khi đến thư viện. - Cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn giỏi, thường xuyên trau dồi trình độ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ và kiến thức chung về mọi mặt của đời sống xã hội. - Người dùng tin thông minh, yêu sách và có ý thức kỷ luật tốt. Trường Hà Bắc là một trường công lập có điểm đầu vào cao thứ nhì của huyện. Hơn nữa, số học sinh không quá đông: 943 em với 3 khối và 21 lớp học nên học sinh của trường được quan tâm, giáo dục tốt hơn so với các trường khác trong huyện. Thư viện trường THPT Thanh Hà tuy được công nhận là trường chuẩn sau thư viện trường THPT Hà Bắc nhưng thư viện cũng đã tổ chức tốt 4 yếu tố cấu thành thư viện: - Cơ sở vật chất đã đáp ứng tốt được yêu cầu của người dùng tin ở một số mặt như điện chiếu sáng, quạt, bàn ghế. - Vốn tài liệu phong phú. 49 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  59. Khóa luận tốt nghiệp - Cán bộ thư viện trường THPT Thanh Hà có trình độ chuyên môn, luôn vui vẻ, nhiệt tình và thường xuyên được bồi dưỡng trình độ chuyên môn và tự trau dồi về nghiệp vụ, kiến thức xã hội. - Người dùng tin thông minh, nhanh nhẹn, ham học, ngoan ngoãn, lễ phép. Đây là trường phổ thông trung học của huyện nên số học sinh của trường rất đông và điểm đầu vào cao nhất trong 5 trường phổ thông của huyện. Thư viện trường THPT Thanh Bình có cơ sở vật chất kỹ thuật đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu. 3.1.1.2 Công tác phục vụ Công tác phục vụ có ý nghĩa quyết định để thu hút học sinh lên thư viện mượn tài liệu. Nhìn chung, công tác này ở các thư viện trường THPT thực hiện vẫn chưa thực tốt nhưng nó cũng đã đạt được một số ưu điểm sau: - Thư viện trường THPT Thanh Hà đã đưa báo, tạp chí phục vụ bạn đọc theo hình thức mở, vì vậy đã thu hút học sinh lên thư viện đọc báo, tạp chí kết hợp với việc mượn tài liệu. - Thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Thanh Bình sắp xếp tài liệu theo môn học, sau đó theo số đăng ký cá biệt nên việc lấy tài liệu là nhanh chóng và tổ giúp đỡ thư viện có thể dễ dàng lấy và xếp tài liệu giúp cán bộ thư viện. 3.1.1.3 Hiệu quả sử dụng thư viện Hiệu quả sử dụng của thư viện được thể hiện qua số lượt học sinh đọc sách tại thư viện và mượn về nhà. Các thư viện trường THPT của huyện Thanh Hà, số lượt học sinh đọc sách tại thư viện rất ít vì lịch học thêm của hầu hết các em rất nhiều nên các em không có nhiều thời gian lên đọc tài liệu, mà chủ yếu là mượn tài liệu về nhà. Hiệu quả sử dụng thư viện được thể hiện cụ thể như sau : 50 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  60. Khóa luận tốt nghiệp - Thư viện trường THPT Hà Bắc có hiệu quả sử dụng thư viện cao: 1 lần thư viện cho học sinh mượn tối đa 5 cuốn sách; 1 năm thư viện có 788 học sinh mượn sách = 2216 lượt mượn và 46 giáo viên mượn sách = 368 lượt mượn. - Thư viện trường THPT Thanh Hà có số lượt mượn cao nhất với 6500 lượt mượn của học sinh và 600 lượt mượn của giáo viên vì thời gian mượn của thư viện là ngắn hơn : 1 tuần/ lần và mỗi lần bạn đọc chỉ được mượn 2 cuốn tài liệu. Hơn nữa, số bạn đọc của trường rất đông với 1300 học sinh và 80 giáo viên. - Thư viện trường THPT Thanh Bình do số ngày phục vụ bạn đọc là nhiều và thời gian mượn tài liệu ngắn nên hiệu quả khá cao : 3000 lượt mượn của học sinh và 348 lượt mượn của giáo viên. 3.1.1.4 Hoạt động tuyên truyền giới thiệu tài liệu Công tác tuyên truyền vốn tài liệu đã được các thư viện trường THPT của huyện quan tâm. Thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Hà Bắc, thư viện trường THPT Thanh Bình thường xuyên giới thiệu sách mới cho học sinh qua bảng giới thiệu sách, tủ trưng bày sách và giới thiệu trực tiếp với bạn đọc. Các thư viện còn giới thiệu sách theo chuyên đề và thư mục chuyên đề như giới thiệu sách và thư mục sách về “Hồ Chí Minh” có trong thư viện. 3.1.2 Một số tồn tại Trong 4 thư viện trung học phổ thông của huyện Thanh Hà thì thư viện trường THPT Hà Bắc hoạt động khá tốt, thư viện trường THPT Thanh Hà hoạt động tương đối tốt, thư viện trường THPT Thanh Bình có nhiều triển vọng còn thư viện của trung tâm GDTX huyện Thanh Hà thì hoạt động vô cùng kém. Dù hoạt động tốt hay kém thì các thư viện cũng vẫn tồn tại những nhược điểm mà cần phải khắc phục trong thời gian tới. 51 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  61. Khóa luận tốt nghiệp 3.1.2.1 Vốn tài liệu Vốn tài liệu của các thư viện trường THPT của huyện Thanh Hà không đồng đều ở cả sách và báo, tạp chí. Vì tài liệu ít nên số lượng sách được mượn/lần chưa thỏa mãn được nhu cầu của học sinh. - Vốn tài liệu của thư viện trường THPT Thanh Bình, thư viện trung tâm GDTX chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là sách tham khảo. Thư viện trường THPT Thanh Bình mặc dù số đầu sách là 4,2 bản/học sinh nhưng mỗi lần học sinh chỉ được mượn một cuốn sách. Thư viện trung tâm GDTX, vốn tài liệu chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là về số lượng sách tham khảo, số tên sách và số bản sách còn quá ít. - Qua khảo sát thực tế, sách khoa học, sách về xã hội, văn hóa, lịch sử, truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện trinh thám, chưa đáp ứng được mong muốn của học sinh. Các em đều muốn thư viện sẽ có thêm nhiều loại sách này và được mượn về nhà để được tìm hiểu kỹ hơn. Đây là một mong muốn rất chính đáng của người dùng tin, giúp các em nâng cao hiểu biết và thư giãn. - Báo, tạp chí của thư viện còn ít, nhiều báo học sinh muốn đọc thì thư viện lại không có. 3.1.2.2 Phòng thư viện và trang thiết bị Nhìn chung, các thư viện trường THPT của huyện Thanh Hà đã được nhà trường đầu tư quan tâm. Các thư viện đều có đầy đủ số phòng theo quy định và trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động của thư viện. Thế nhưng phòng thư viện và trang thiết mỗi thư viện đều có những mặt yếu kém cần phải khắc phục trong thời gian tới, đó là: - Hệ thống điện thắp sáng kho sách của thư viện trường THPT Hà Bắc chưa thật tốt nên nhiều khi việc lấy và xếp sách gặp khó khăn do không đủ ánh sáng. 52 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  62. Khóa luận tốt nghiệp - Phòng kho của thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện của trung tâm GDTX huyện Thanh Hà quá hẹp nên việc sắp xếp vốn tài liệu là vô cùng khó khăn, kho giá rất chật không thuận lợi cho việc lấy và xếp sách. Trong thời gian tới, thư viện muốn bổ sung thêm tài liệu thì việc sắp xếp kho giá càng trở nên khó khăn hơn. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật của thư viện trung tâm GDTX quá nghèo nàn, giá để xếp vốn tài liệu chỉ có 3 cái và vẫn bằng tủ gỗ nên rất nhiều mối mọt, bàn làm việc của cán bộ chỉ có 1 cái. - Thư viện trường THPT Thanh Bình vẫn chưa trang bị hệ thống rèm cửa để tránh ánh sáng trực tiếp vào kho sách nên sách dễ bị giòn, khô dẫn đến nhanh bị hư hỏng. - Cả 4 thư viện chưa có máy tính để phục vụ học sinh tra cứu mà các thư viện vẫn chỉ tra cứu bằng tủ mục lục, tờ mục lục và sách mục lục. 3.1.2.3 Tổ chức, sắp xếp tài liệu Mặc dù cùng là thư viện trường THPT, nhưng việc sắp xếp kho giá ở các thư viện là không thống nhất, cách sắp xếp của mỗi trường đều tồn tại những nhược điểm gây khó khăn cho việc lấy tài liệu của cán bộ thư viện và việc mượn tài liệu của học sinh. Việc sắp xếp kho sách của thư viện trường THPT Hà Bắc bước đầu là khoa học vì đã sắp xếp theo từng môn học. Trong từng môn học, cán bộ thư viện đã sắp xếp theo chữ cái tên tác giả. Nhưng thư viện lại không thể hiện rõ chữ cái tên tác giả trong mỗi cuốn sách, hơn nữa việc sắp xếp tài liệu theo chữ cái tên tác giả chưa hoàn toàn chính xác nên việc lấy và cất sách rất khó khăn. Hơn nữa, mặc dù xếp tài liệu theo môn loại của khung phân loại 19 lớp của thư viện Quốc gia Việt Nam nhưng cán bộ thư viện lại không ghi rõ môn loại tài liệu ở từng giá. Việc sắp xếp như hiện nay chỉ có cán bộ thư viện là người trực tiếp sắp xếp mới 53 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  63. Khóa luận tốt nghiệp có thể dễ dàng tìm được vị trí của nó. Còn những người được phân công giúp đỡ thư viện cũng rất khó lấy sách và sắp xếp kho sách cho đúng vị trí. Còn việc sắp xếp kho theo môn loại, sau đó theo đăng ký cá biệt như ở thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Thanh Bình, thư viện của trung tâm GDTX thì cán bộ thư viện dễ dàng lấy tài liệu nhưng những cuốn sách cùng chủ đề như cùng là toán tích phân hay hóa hữu cơ sẽ không được xếp liền nhau. Vì thế, khi cuốn sách mà bạn đọc muốn mượn đã bận thì cán bộ thư viện sẽ khó giới thiệu những cuốn sách khác cùng chủ để cho bạn đọc một cách nhanh chóng. 3.1.2.4 Bảo quản tài liệu Các thư viện trường THPT của huyện Thanh Hà đã có những biện pháp để bảo quản vốn tài liệu như giáo dục bạn đọc, đóng sách, làm vệ sinh kho giá. Nhưng công tác bảo quản của các thư viện vẫn còn tồn tại những vấn đề sau: - Thư viện trường THPT Hà Bắc bảo quản băng đĩa giáo khoa chưa tốt. Băng vẫn để ở trên bàn mà chưa sử dụng bất kỳ hình thức nào bảo quản vốn tài liệu. Báo, tạp chí cũ còn để ở dưới nền nhà mà chưa cất giữ cẩn thận. - Kho sách của thư viện trường THPT Thanh Bình, thư viện trường THPT Thanh Hà do quá chật nên 1 số giá đặt chưa đúng yêu cầu. - Thư viện trường THPT Thanh Bình chưa trang bị hệ thống rèm cửa nên ánh sáng trực tiếp chiếu vào kho sách. Điều đó làm tài liệu bị khô, giòn dẫn đến nhanh bị hư hỏng. - Ngoài thư viện trường THPT Hà Bắc đã trang bị hệ thống bình cứu hỏa cho thư viện, còn các thư viện khác vẫn chưa trang bị dụng cụ này. Nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra thì thiệt hại cho thư viện là vô cùng lớn. 3.1.2.5 Hoạt động phục vụ bạn đọc Hoạt động này của các thư viện trường THPT của huyện Thanh Hà thực hiện chưa tốt ở tất cả các thư viện, mà đây lại là khâu quan trọng nhất trong hoạt 54 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  64. Khóa luận tốt nghiệp động của thư viện vì phục vụ bạn đọc chính là việc đưa tài liệu trong kho đến được với người dùng tin. - Hiện tại, thư viện trường THPT Hà Bắc thời gian phục vụ của thư viện chưa đáp ứng được yêu cầu. Thư viện chỉ phục vụ vào 5 buổi sáng – thời gian học chính quy của học sinh. Vì thế, học sinh chỉ có thể tranh thủ thời gian ra chơi với 10 phút để lên thư viện mượn sách. Như vậy, thời gian phục vụ là dài nhưng thời gian thực sự mà học sinh mượn sách là vô cùng ngắn, chỉ có 40 phút mượn sách. Thời gian phục vụ như vậy, học sinh không có thời gian để lên thư viện đọc sách. Vì vậy mà nhiều cuốn sách, học sinh không có điều kiện mượn để đọc như từ điển, tác phẩm kinh điển, tiểu thuyết, truyện khoa học mà phần lớn học sinh đều mong muốn được sử dụng loại tài liệu này. - Với thời gian phục vụ học sinh chủ yếu là trong giờ ra chơi với 10 phút nên cán bộ thư viện vô cùng vất vả để lấy sách, nhận trả và ghi mượn sách. - Thư viện trường THPT Hà Bắc, thư viện trường THPT Thanh Bình, thư viện trung tâm GDTX đã mua báo, tạp chí hàng ngày, hàng tháng cho thư viện nhưng báo, tạp chí vẫn chỉ để trong kho mà chưa đưa ra phục vụ rộng rãi cho học sinh. Vì thế, tính hiệu quả không cao. - Chưa nghiêm khắc xử lý những người dùng tin trả tài liệu không đúng hạn. Thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Thanh Bình thời gian phục vụ có dài hơn nhưng do chưa áp dụng công nghệ thông tin vào việc phục vụ bạn đọc mà hoàn toàn là truyền thống nên bạn đọc rất mất thời gian để mượn tài liệu. Cả 3 thư viện đều không phục vụ học sinh vào dịp hè, đây là một thiệt thòi rất lớn đối với học sinh. - Thư viện trung tâm GDTX chỉ phục vụ cán bộ giáo viên trong trường mà không phục vụ học sinh nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập, nâng cao kiến 55 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  65. Khóa luận tốt nghiệp thức, giải trí của học sinh. Việc tìm một người bạn tri kỷ trong học tập với học sinh của trường là vô cùng khó khăn. Mong rằng các thư viện trường THPT của huyện Thanh Hà sẽ khắc phục những hạn chế trên để công tác phục vụ đạt hiệu quả cao hơn nữa. 3.1.2.6 Công tác tuyên truyền giới thiệu tài liệu Các thư viện phổ thông của huyện không thường tổ chức các buổi giới thiệu sách, các cuộc thi kể chuyện, thi giới thiệu sách theo chủ đề. Thư viện mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sách mới và giới thiệu sách theo chuyên đề. - Cả 3 thư viện chưa tổ chức các buổi vận động quyên góp sách báo cho thư viện từ những người dùng tin của mình. - Hoạt động tư vấn, giới thiệu những cuốn sách hay cho bạn đọc, các thư viện làm vẫn chưa tốt. Thư viện chưa hướng dẫn bạn đọc cách tra cứu tài liệu. 3.1.2.7 Quan hệ đối ngoại Bốn thư viện trung học phổ thông vẫn chưa có những chính sách thu hút sự ủng hộ về kinh phí, trang thiết bị, vốn tài liệu của các cá nhân, tổ chức cho thư viện, cũng như chưa liên kết, trao đổi tài liệu với các thư viện khác để làm tăng số lượng và chất lượng vốn tài liệu, cũng như học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Các thư viện hoạt động còn mang tính chất cô lập. Trong thời gian tới, các thư viện trường THPT của huyện Thanh Hà cần có những chính sách để nâng cao hoạt động này. 3.2 Đề xuất giải pháp Trong quá trình hoạt động, hầu hết các thư viện trường THPT của huyện Thanh Hà đã làm tốt vai trò của mình là cầu nối giữa bạn đọc và người dùng tin. Trong thời gian tới, để các thư viện hoạt động tốt hơn nữa, tôi xin đề xuất các giải pháp như sau: 56 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  66. Khóa luận tốt nghiệp 3.2.1 Cần đầu tư kinh phí để hiện đại hóa cơ sở vật chất cho các thư viện trường học Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng để bảo quản tài liệu và giúp hoạt động nghiệp vụ và phục vụ tiến hành được nhanh, gọn. Ban Giám hiệu nhà trường cần đầu tư kinh phí để hiện đại hóa cơ sở vật chất cho các thư viện trường học, cụ thể như sau: - Ban Giám hiệu trường THPT Thanh Hà, trường THPT Thanh Bình, trung tâm GDTX Thanh Hà cần phải xem xét, đầu tư, mở rộng hơn nữa phòng kho của thư viện. Hiện nay, phòng kho của các thư viện này đều đang trong tình trạng quá chật. Thư viện trường THPT Thanh Hà, thư viện trường THPT Thanh Bình có thể thay đổi diện tích các phòng cho phù hợp vì phòng đọc của giáo viên có diện tích quá lớn mà nhu cầu đọc sách tại chỗ của họ rất ít còn phòng kho để chứa toàn bộ tài liệu thì lại có diện tích quá nhỏ. - Đối với thư viện trường THPT Hà Bắc, cán bộ quản lý thư viện cần phản ánh hệ thống thắp sáng cho Ban giám hiệu nhà trường biết để trường kiểm tra và có biện pháp khắc phục. Ban giám hiệu trường THPT Hà Bắc cũng như Ban giám hiệu của các trường phổ thông cần quan tâm đến thư viện hơn, thường xuyên kiểm tra, xem xét để có những biện pháp khắc phục hay bổ sung cho phù hợp. - Thư viện trung tâm GDTX huyện Thanh Hà là thư viện có cơ sở vật chất, trang thiết bị vô cùng nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Ban Giám hiệu nhà trường, cũng như Sở GD&ĐT Hải Dương cần quan tâm, đầu tư để thư viện hoạt động tốt hơn, đưa thư viện đạt chuẩn trong thời gian sớm nhất, sánh vai với các thư viện trung học phổ thông khác ở trong huyện. - Các thư viện cần đầu tư kinh phí mua máy tính phục vụ cho việc tra cứu của người dùng tin. Nếu kinh phí chưa nhiều thì có thể mua khoảng 2 bộ. Vì theo tôi, việc học sinh tra sách truyền thống bằng sách mục lục (trong sách đã phân 57 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  67. Khóa luận tốt nghiệp chia môn học, sau đó đến khối lớp) thì việc tìm sách đã rất nhanh chóng, nhưng có bộ máy tra cứu hiện đại thì học sinh được tiếp xúc với máy tính nhiều hơn, thao tác máy tính nhanh nhẹn hơn và học sinh sẽ có nhiều công cụ tra cứu → việc tra cứu trở nên nhanh chóng hơn. Các thư viện còn lại, việc đầu tư mua máy tính, mua phần mềm để quản lý và phục vụ bạn đọc là vô cùng cần thiết và cần phải được thực hiện ngay để hoạt động của thư viện trở nên hiệu quả hơn. Hiện nay, 3 thư viện còn lại vẫn chưa có thư viện nào áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phục vụ nên việc ghi mượn và trả tài liệu cho người dùng tin mất rất nhiều thời gian. 3.2.2 Phát triển và sử dụng hiệu quả vốn tài liệu Sử dụng hiệu quả vốn tài liệu là mục đích cuối cùng mà thư viện và người dùng tin hướng đến. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài liệu, các thư viện cần phải: - Thư viện THPT Hà Bắc, THPT Thanh Bình, thư viện trung tâm GDTX huyện Thanh Hà cần đưa báo, tạp chí phục vụ học sinh theo hình thức mở để học sinh được tự chọn báo, tạp chí theo mong muốn của mình. Khi đưa báo, tạp chí ra phục vụ, thư viện cần mua thêm một số báo, tạp chí phù hợp với lứa tuổi của giáo viên và học sinh như báo: Sức khỏe và Đời sống, Phụ nữ Việt Nam, Hạnh phúc gia đình, Hoa học trò, Giáo dục và thời đại, Thanh niên, Thế giới số - Các thư viện cần tổ chức các buổi quyên góp sách báo từ giáo viên và học sinh. Hoạt động này giúp người dùng tin yêu quý kho sách thư viện hơn vì trong kho sách đó có sự đóng góp của mình. Hơn nữa, khi quyên góp thì ý nghĩa dùng chung trở nên gần gũi hơn. Những sách bạn đọc này dùng xong hoặc không cần thiết nữa có thể trở thành tài liệu vô cùng hữu ích cho những bạn đọc khác. Hoạt động « góp một cuốn sách để đọc một ngàn cuốn sách » này có ý nghĩa vô cùng lớn để tăng cường vốn tài liệu và giáo dục văn hóa đọc cho học sinh. 58 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện
  68. Khóa luận tốt nghiệp 3.2.3 Nâng cao hiệu quả tổ chức, sắp xếp tài liệu Đây là công việc rất khó khăn để hoạt động tốt, khi tổ chức, sắp xếp phù hợp sẽ giúp cán bộ thư viện và người dùng tin tiết kiệm thời gian và công sức. Đối với kho sách của thư viện trường THPT Hà Bắc, để kho sách khoa học và lấy sách, cũng như cất sách dễ dàng hơn cho tổ giúp đỡ cán bộ thư viện thì cán bộ thư viện cần dán ở đầu kho giá, tên môn học đó. Sau đó, dán cụ thể môn + lớp của môn đó, ví dụ như Toán 11, Hóa 12 Trong từng khối, theo tôi nghĩ thì cán bộ thư viện nên xếp sách theo chữ cái. Việc sắp xếp này khá đơn giản, dễ lấy và cất sách hơn. THPT Thanh Hà, THPT Thanh Bình sắp xếp theo đăng ký cá biệt của từng môn học thì việc cất và lấy sách khá nhanh chóng, dễ dàng nhưng chưa khoa học vì những sách có nội dung giống nhau hoặc gần giống nhau không được xếp ở cùng một vị trí nếu như chúng bổ sung khác đợt, nên cán bộ thư viện khó có thể biết được cuốn sách đó là còn hay đã hết ở trong kho. Vì vậy, theo tôi thư viện nên xếp tài liệu theo môn loại, sau đó xếp theo nội dung của tài liệu. Trong nội dung sẽ xếp tài liệu theo chữ cái tên tác giả và năm xuất bản của tài liệu. Sắp xếp tài liệu như vậy thì cán bộ thư viện cần phải thể hiện rõ cách sắp xếp trên đề mục của từng giá, trong từng giá và trên từng cuốn sách. 3.2.4 Tăng cường phục vụ bạn đọc và nâng cao văn hóa đọc cho người dùng tin Hiện nay, công tác phục vụ bạn đọc của các thư viện trường THPT của huyện Thanh Hà đã có nhiều ưu điểm. Để phục vụ bạn đọc được tốt hơn, thì các thư viện cần phải quan tâm hơn nữa đến những vấn đề sau: - Thư viện trường THPT Hà Bắc cần tăng thêm số buổi phục vụ vào buổi chiều. Khi tăng thêm số buổi phục vụ thì không nên chia đối tượng bạn đọc ra để phục vụ mà phục vụ tất cả. Có như vậy, bạn đọc mới có nhiều thời gian đọc sách, mượn sách tại thư viện. Khi làm được như vậy thì hiệu quả phục vụ của thư viện 59 Bùi Thị Phương – K52 Thông tin – Thư viện