Khóa luận Tình hình chăn nuôi trâu và đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn nghé, giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sinh ra từ trâu bố mẹ được chọn lọc nuôi tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tình hình chăn nuôi trâu và đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn nghé, giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sinh ra từ trâu bố mẹ được chọn lọc nuôi tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tinh_hinh_chan_nuoi_trau_va_danh_gia_kha_nang_sinh.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tình hình chăn nuôi trâu và đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn nghé, giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sinh ra từ trâu bố mẹ được chọn lọc nuôi tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM NGỌC HẬU Tên đề tài: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA ĐÀN NGHÉ, GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 6 THÁNG TUỔI, SINH RA TỪ TRÂU BỐ MẸ ĐƯỢC CHỌN LỌC NUÔI TẠI HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM NGỌC HẬU Tên đề tài: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA ĐÀN NGHÉ, GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 6 THÁNG TUỔI, SINH RA TỪ TRÂU BỐ MẸ ĐƯỢC CHỌN LỌC NUÔI TẠI HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - Thú y - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Huê Viên Thái Nguyên - 2019
- i LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường, tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Trần Huê Viên là người thầy hướng dẫn, đã giúp đỡ em tận tình để em hoàn thiện bài khóa luận này. Qua đây em xin cảm ơn Ủy ban nhân dân các xã Yên Nguyên, Hòa Phú, Vinh Quang là các cơ quan quản lí nhà nước trên địa bàn triển khai thực hiện đề tài, đã tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện điều tra thông tin và lấy số liệu. Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ thú y các xã và các hộ dân tham gia đề tài để em hoàn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ, cổ vũ tinh thần cho em trong suốt quá trình học tập và thực tập hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Phạm Ngọc Hậu
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Cơ cấu đàn trâu tại 3 xã thuộc huyện Chiêm Hóa năm 2019 26 Bảng 4.2: Số lượng trâu có trong 10 thôn 27 Bảng 4.3: Cơ cấu đàn trâu theo tuổi của 3 thôn ở xã Vinh quang 29 Bảng 4.4: Cơ cấu đàn trâu theo tuổi ở 4 thôn của xã Hòa Phú 30 Bảng 4.5: Cơ cấu đàn trâu theo tuổi ở 3 thôn của xã Yên Nguyên 31 Bảng 4.6: Tiêm phòng các loại vắc - xin 33 Bảng 4.7: Tẩy ký sinh trùng cho trâu 34 Bảng 4.8. Khối lượng lượng của nghé (kg) 35 Bảng 4.9. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của nghé ở các giai đoạn 36 Bảng 4.10. Kích thước một số chiều đo của nghé (cm) 37 Bảng 4.11. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của nghé Chiêm Hóa 38
- iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự CSDT : Chỉ số dài thân CSDT : Chỉ số khối lượng CSTM : Chỉ số tròn mình CSTX : Chỉ số to xương CV : Cao vây DTC : Dài thân chéo LMLM : Lở mồm long móng NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn THT : Tụ huyết trùng UBND : Ủy ban nhân dân VN : Vòng ngực VO : Vòng ống
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chiêm Hóa3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp 5 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 8 2.2.1. Cơ sở di truyền của các tính trạng năng suất ở vật nuôi 8 2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của trâu 11 2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu 15 2.2.4. Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá sức sinh trưởng của trâu 17 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 18 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 18 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 21 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 23 3.2. Nội dung nghiên cứu 23 3.3. Phương pháp nghiên cứu 23 3.3.1. Phương pháp điều tra tình hình chăn nuôi trâu 23
- v 3.3.2. Đàn trâu thí nghiệm 23 3.3.3. Quản lý trâu thí nghiệm 24 3.3.4. Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của đàn nghé sinh ra 24 3.4. Xử lí số liệu 25 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Tình hình chăn nuôi trâu tại 3 xã Vinh Quang, Hòa Phú, Yên Nguyên của huyện Chiêm Hóa 26 4.1.1. Cơ cấu đàn trâu tại 3 xã 26 4.1.2. Áp dụng biện pháp thú y trên đàn trâu 32 4.2. Khả năng sinh trưởng của nghé tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang 35 4.2.1. Khối lượng của nghé ở các tháng tuổi 35 4.2.2. Kích thước một số chiều đo của nghé 37 4.2.3. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của nghé Chiêm Hóa 38 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 5.1. Kết luận 40 5.2. Đề nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta là nước nông nghiệp với 70% dân số làm nông nghiệp. Từ xa xưa hình ảnh con trâu đã gắn liền với nền nông nghiệp Việt Nam, vì thế mà ông cha ta có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với khả năng lao tác cày kéo tốt, sức kéo trung bình đạt từ 700 - 800N (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007), trâu làm việc dai sức,cung cấp một nguồn sức kéo quan trọng giúp người nông dân tham gia canh tác, sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn được sử dụng để kéo xe và vận chuyển hàng hóa. Phân trâu là loại phân hữu cơ tốt, ước tính một con trâu trưởng thành trung bình 1 ngày thải ra từ 15 - 20kg/ngày, cung cấp một lượng lớn nhu cầu phân hữu cơ cho nông nghiệp. Thịt trâu được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Tỉ lệ thịt xẻ ở trâu cái là 42%, đực thiến là 45%. Về năng lượng thịt trâu béo cung cấp 2558kcal/kg, loại trung bình cung cấp 2080kcal/kg (Nguyễn Văn Bình và Trần Văn Tường, 2007). Trâu là con vật dễ nuôi, có khả năng chịu kham khổ tốt, dễ thích nghi với ngoại cảnh và chống đỡ với bệnh tật cao. Cấu tạo bộ máy tiêu hóa là hệ vi sinh vật dạ cỏ phong phú nên trâu có thể sử dụng tối đa nguồn thức ăn tự nhiên và nguồn phụ phẩm nông nghiệp. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, số lượng đàn trâu trong cả nước năm 2014 là 2.559.213 con, năm 2015 là 2.548.976 con và năm 2016 là 2.519.015 con, đang có xu hướng giảm sút về cả số lượng và chất lượng qua các năm (năm 2016 đàn trâu giảm khoảng 1,6% so với năm 2014). Do tập quán chăn nuôi thả rông thành đàn, tự do giao phối, vấn đề cận huyết kéo dài do không luân chuyển đực giống, do nhu cầu kinh tế nên người dân họ thường bán đi những con trâu có vóc dáng to để được nhiều tiền, giữ
- 2 lại trâu bé, dẫn đến khối lượng cơ thể bị giảm dần. Về công tác quản lý chưa có sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn để hình thành hệ thống chọn lọc, quản lý giao phối và nhân giống nhằm gìn giữ những đặc tính ưu việt của phẩm giống và phát huy tiềm năng di truyền của chúng. Vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen trâu có tầm vóc lớnlà hết sức cần thiết, trong đó chọn lọc những trâu đực và trâu cái có tầm vóc to làm giống để nâng cao sức sản xuất của đàn con sinh ra nhằm khai thác và phát triển nguồn gen một cách có hiệu quả, góp phần phát triển chăn nuôi trâu đạt năng suất, chất lượng cao, có tính bền vững, đem lại hiệu quả chăn nuôi và kinh tế cho nông dân. Xuất phát từ yếu tố trọn lọc trên, đã tiến hành đề tài: “Tình hình chăn nuôi trâu và đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn nghé, giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sinh ra từ trâu bố mẹ được chọn lọc nuôi tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá được hiện trạng chăn nuôi trâu địa phương. Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn nghé, giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, từ đàn bố mẹ được chọn lọc 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng trâu bố mẹ có tầm vóc lớn trong phối giống tới khối lượng đàn con sinh ra, làm cơ sở thuyết phục người dân áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật quản lý giống. Về mặt thực tiễn: Đánh giá được khả năng sinh trưởng của đàn nghé sinh ra từ đàn bố mẹ được chọn lọc, giúp các cơ quan chuyên môn xây dựng các chính sách, giải pháp chỉ đạo quản lý công tác giống trên địa bàn nhằm bảo tồn, phát triển và khai thác nguồn gen cho các mục tiêu kinh tế xã hội địa phương, thiết thực nâng cao đời sống người dân.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chiêm Hóa Chiêm Hoá là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, nơi có hơn 80% là dân tộc thiểu số. Qua nhiều lần thay đổi, tới nay Chiêm Hoá có 25 xã và 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách trung tâm tỉnh Tuyên Quang 67 km. Diện tích cả huyện là 127.882,3ha, trong đó có 14.965,19 ha đất sản xuất nông nghiệp và 105.126,2 ha đất lâm nghiệp. Toàn huyện có 378 thôn, tổ nhân dân, dân số trên 132.000 người với 18 dân tộc cùng chung sống, mật độ dân số trung bình là 102 người/km2. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên mang lại cho Chiêm Hoá nhiều lợi thế, sự giàu có về tài nguyên, khoáng sản cũng như thế mạnh về sản xuất nông, lâm nghiệp. Rừng Chiêm Hoá có nhiều lâm thổ sản: đinh, lim, nghiến, lát, sa nhân và muông thú quý, hiếm: gấu, nhím, tê tê, tắc kè, voọc mũi hếch (một loài thú có nguy cơ bị tuyệt chủng ở mức nguy cấp, được ghi tên trong sách đỏ của thế giới và sách đỏ Việt Nam) Dưới lòng đất các khoáng sản đã được khai thác có ăng - ty - moan, măng - gan, vàng sa khoáng Đất đai có độ phong hoá cao, lượng mưa và độ ẩm thích hợp, nhiều thung lũng cỏ Chiêm Hoá có đầy đủ các điều kiện để trồng cây lương thực (lúa, ngô), cây công nghiệp (lạc, mía, chè, các cây họ đậu), chăn nuôi gia súc gia cầm và phát triển nghề rừng cũng như các ngành công nghiệp khai thác, chế biến. Kinh tế của huyện tập trung phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản là thế mạnh; bên cạnh đó sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển du lịch trong những năm gần đây được huyện phát huy lợi thế để đẩy mạnh phát triển. Dự kiến đến hết năm 2018, thu nhập bình quân toàn huyện đạt 27,05 triệu đồng/người.
- 4 Đời sống văn hoá của nhân dân các dân tộc khá phong phú, tứ xa xưa đã sớm biết tạo nên những đường nét hoa văn tinh xảo, thể hiện trình độ nghệ thuật cao trên trang phục và các đồ trang sức. Vào các ngày lễ, tết, đồng bào thường tụ họp theo làng, bản cùng nhau ném còn, hát then, hát cọi Những điệu hát chứa đựng nhiều nội dung phong phú, trong sáng và đầy sức thuyết phục của một nền nghệ thuật văn hoá dân tộc giầu sức sống. Ngày nay, cứ vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội Lồng Tồng lại được tổ chức tại trung tâm huyện với nhiều loại hình văn hoá, thể thao đã thực sự trở thành ngày hội văn hoá của nhân dân các dân tộc trong huyện. 2.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Chiêm Hoá nằm ở phía Bắc tỉnh Tuyên Quang nằm trong toạ độ địa lý từ 21o 58’21” đến 22o 30’56” vĩ độ Bắc và từ 104o 58’21” đến 105o 31’33” kinh độ Đông, có vị trí địa lý như sau: Phía Đông, Đông - Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) và huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang); phía Tây - Bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang); phía Tây - Nam giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang); phía Nam giáp huyện Yên Sơn, phía Bắc giáp huyện Lâm Bình. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 146.061,82 ha, chiếm 24,88% diện tích tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang. Huyện Chiêm Hoá có 25 xã và 1 thị trấn, phân bố trên địa bàn khá rộng, xã xa nhất cách trung tâm huyện trên 45 km. 2.1.1.2. Địa hình Địa hình của Chiêm Hoá bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống sông ngòi và nhiều dãy núi lớn. Nét chung của địa hình là sự xen kẽ không đều giữa các núi đá vôi và núi đất, giữa các dải núi cao và vùng đồi đất có độ cao trung bình hoặc thấp. Giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện tích không lớn song đất đai mầu mỡ, thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cư, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao. Phía Đông
- 5 có đỉnh cao nhất là núi Khau Bươn (thuộc địa phận xã Kiên Đài, có độ cao 957m), phía Tây có đỉnh cao nhất là núi Cham Chu có độ cao 1.587 m (thuộc địa phận xã Tân An, Hà Lang, Trung Hà) là ranh giới giữa huyện Chiêm Hóa, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang). 2.1.1.3. Khí hậu thủy văn Chiêm Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp, được phân chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, thường có nhiều mưa và mưa rào tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, mùa này thường hay xẩy ra lũ lụt; mùa đông kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc, sương mù và sương muối. 2.1.14. Điều kiện giao thông, thủy lợi Đường giao thông huyện Chiêm Hóa chủ yếu là đường bộ có nhiều đèo, dốc khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa. Hệ thống đường bộ đã đến tận các trung tâm xã. Các tuyến đường liên thôn chủ yếu là đường dân sinh đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là mùa mưa. Sông, suối của Chiêm Hoá có độ dốc cao, hướng chảy khá tập trung, các con suối, ngòi đều đổ dồn về sông Gâm và sông Lô. Con sông lớn nhất là sông Gâm, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, huyện Na Hang, chảy qua Chiêm Hoá với độ dài 40 km và là đường thuỷ duy nhất nối huyện với tỉnh lỵ Tuyên Quang và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Cùng với các con suối lớn, nhiều khe nhỏ tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân và là con đường giao thông, vận tải khá quan trọng. 2.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp 2.1.2.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ lực của huyện trình độ dân trí hạn chế, tập quán canh tác mang tính truyền thống, ít đổi mới, phụ thuộc
- 6 nhiều vào tự nhiên nên việc sản xuất ngành trồng trọt của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn. Diện tích đất nông nghiệp lớn canh tác cây lương thực lúa nước là chủ yếu, ngoài ra còn các loại cây trồng khác như: ngô, đậu tương, lạc. Có những dự án phát triển giống cây trồng được huyện quan tâm đưa vào trồng thử nghiệm nhiều loại giống lương thực phù hợp với điều khí hậu tại địa phương. Canh tác cây trồng nhiều vụ nhằm phát triển kinh tế, tăng năng suất cho bà con nông dân. Ngoài cây nông nghiệp huyện Chiêm Hóa còn đẩy mạnh mở rộng diện tích cây công nghiệp là cây mía đường trên địa bàn huyện. Cung cấp tỉ trọng lớn nguyên liệu cho sản xuất đường của nhà máy đường Tuyên Quang. Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt, diện tích rừng sản xuất được trồng mới và khai thác hợp lý, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao giá trị sản xuất. Diện tích trồng rừng của huyện cũng đang được quan tâm, nâng cao diện tích che phủ rừng. Rừng nguyên sinh được bảo tồn tốt, tỉ lệ rừng nguyên sinh còn nhiều. Cây keo được trồng nhiều trên các mảnh đồi của các hộ dân, tăng diện tích che phủ rừng, cung cấp nguyên liệu cho chế biến lâm sản tại địa phương. Ngoài ra huyện còn hình thành được một số vùng trồng các loại cây ăn quả như: cây cam, bưởi 2.1.2.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Ngành chăn nuôi của huyện Chiêm Hóa chủ yếu phát triển theo quy mô nhỏ ở các hộ gia đình, vật nuôi chính là trâu, bò, lợn và gia cầm. Chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm đang được các cơ quan chính quyền và nhân dân trú trọng đầu tư phát triển. Do có diện tích rừng nhiều nên huyện Chiêm Hóa rất phù hợp với việc phát triển chăn nuôi trâu bò. Hơn nữa người dân đã mạnh
- 7 dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi nhằm mục đích cung cấp thực phẩm cho con người, cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt. Theo thống kê đến hết năm 2016 thì đàn gia súc gia cầm của huyện Chiêm Hóa có trên 29.500 con trâu, 1.145 con bò, trên 124.800 con lợn và hơn 1 triệu con gia cầm. - Tình hình chăn nuôi trâu, bò: Đàn đại gia súc của huyện tương đối lớn, chủ yếu chăn nuôi trâu do nguồn gốc bản địa thích nghi phù hợp với điều kiện tự nhiên tại vùng địa phương. - Tình hình chăn nuôi lợn: Đàn lợn của huyện là các giống lợn đã được lai tạo và một số giống lợn của Việt Nam như lợn móng cái, lợn đen. Chăn nuôi lợn chủ yếu nhỏ lẻ quy mô nông hộ, tận dụng các loại thức ăn sẵn có, phụ phẩm của nông nghiệp, sử dụng cám tự nấu, một số hộ còn chăn thả tự do,chuồng trại, vệ sinh thú y chưa được quan tâm. Do nhận thức của nhân dân và điều kiện của địa bàn chưa phát triển nên chăn nuôi lợn đa số chỉ mang tính chất hộ gia đình. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có những trang trại chăn nuôi lợn được đầu tư chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn trên 100 con. - Tình hình chăn nuôi gia cầm, thủy cầm: Gia cầm là loài vật dễ nuôi, đầu tư ban đầu không cao, hiệu quả thu được từ việc chăn nuôi gia cầm giúp cho hộ gia đình cải thiện đời sống hàng ngày, việc trao đổi giữa các hộ thuận tiện. Do còn nhiều hạn chế nên việc chăn nuôi gia cầm chưa thể phát triển chăn nuôi số lượng lớn, quy mô tập trung mà chỉ phát triển ở quy mô hộ gia đình. Các giống gia cầm, thủy cầm được nuôi chủ yếu là các giống địa phương chưa được người dân quan tâm chăm sóc vì vậy chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Ngoài các lĩnh vực chăn nuôi nói trên, huyện Chiêm Hóa còn một số mô hình chăn nuôi khác như chăn nuôi ong, nuôi thỏ, chim bồ câu Nhưng
- 8 vẫn ở quy mô nhỏ mang tính tự phát. 2.1.2.3. Công tác thú y Chiêm Hóa là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nắng mưa thất thường, thời tiết biến đổi phức tạp nên thường xuyên xảy ra dịch bệnh làm ảnh hưởng đến đàn gia súc, gia cầm trong huyện. Đội ngũ cán bộ thú y của huyện tương đối đông đảo và nhiệt tình trong công việc, mỗi thôn, xóm đều có 1 cán bộ thú y thôn bản. Hàng năm, huyện vẫn tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm như tiêm vắc xin Lở mồn Long móng, Tụ huyết trùng trình độ nhận thức của nhân dân đã được nâng cao nhưng còn một số người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh nên hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh không cao. Hàng năm vẫn còn sẩy ra một số dịch bệnh như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, .Đặc biệt là dịch Lở mồm Long móng đã gây ra nhiều thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là trâu bò cày kéo gây ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất của đồng bào nhân dân trong huyện. Công tác kiểm dịch, vệ sinh gia súc chưa được thực hiện đầy đủ. Hiện tượng gia súc bị ốm chết vẫn được mổ thịt rồi đem bán ra thị trường vẫn còn xẩy ra. Quy trình vệ sinh chuồng trại cũng chưa được phổ biến rộng rãi và chưa thực hiện đầy đủ. Do những tồn tại kể trên, hàng năm dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra trên địa bàn huyện gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi của huyện làm ảnh hưởng đến đời sống người dân. 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Cơ sở di truyền của các tính trạng năng suất ở vật nuôi 2.2.1.1. Tính trạng số lượng Tính trạng số lượng được gọi là tính trạng đo lường. Tuy nhiên, có một số tính trạng mà giá trị của nó thu được bằng cách đếm: Số con đẻ ra trong
- 9 một lứa, số trứng đẻ ra trong một chu kỳ vẫn được coi là tính trạng số lượng. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là tính trạng số lượng, hầu như các thay đổi trong quá trình tiến hóa của sinh vật là sự thay đổi của tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng có các đặc trưng sau: Tính trạng số lượng biến thiên liên tục; Phân bố tần suất giá trị của tính trạng số lượng là phân bố chuẩn; Là tính trạng do nhiều gen điều khiển, mỗi gen có một tác động nhỏ; Chịu tác động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh. 2.2.1.2. Sự di truyền của tính trạng số lượng Di truyền học số lượng vẫn lấy các quy luật di truyền của Mendel làm cơ sở, nhưng do đặc điểm riêng của tính trạng số lượng so với tính trạng chất lượng nên phương pháp nghiên cứu của di truyền học số lượng khác với phương pháp nghiên cứu của di truyền học Mendel (Trần Đình Miên và cs, 1994). Ở các đời lai, tính trạng số lượng không phân ly theo một tỷ lệ nhất định, kết quả đó hầu như đối lập với quy luật di truyền Mendel. Do vậy nhiều nhà nghiên cứu di truyền trước đây cho rằng sự di truyền tính trạng số lượng không tuân theo quy luật di truyền Mendel. Đến năm 1908 các công trình nghiên cứu của Nilsson - Ehle mới xác định được tính trạng số lượng biến thiên liên tục và di truyền theo đúng quy luật của tính trạng chất lượng có biến dị gián đoạn. tức là các định luật cơ bản về di truyền của Meldel (Trần Đình Miên và cs, 1994). Bộ phận di truyền liên quan tới các tính trạng số lượng được gọi là di truyền học số lượng hoặc di truyền sinh trắc hay di truyền thống kê. Do đặc trưng của tính trạng số lượng nên phương pháp nghiên cứu di truyền số lượng khác với phương pháp nghiên cứu di truyền chất lượng. Đối tượng nghiên cứu không dừng lại ở mức độ cá thể mà phải mở rộng ở mức độ quần thể bao gồm các nhóm cá thể.
- 10 Sự sai khác giữa các cá thể không thể chỉ là sự phân loại và phải có sự đo lường từng cá thể. Cơ sở di truyền tính trạng số lượng được thiết lập bởi các công trình nghiên cứu của Fisher (1918); Wright 1926, Haldane 1932 (trích theo Nguyễn Văn Thiện, 1995). Để giải thích sự di truyền tính trạng số lượng Nilsson - Ehle (1908) (trích theo Nguyễn Văn Thiện, 1995), đã đưa ra thuyết đa gen với nội dung sau: Tính trạng số lượng chịu tác động của nhiều cặp gen, phương thức di truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của di truyền như: Sự phân ly, tổ hợp và liên kết Mỗi gen thường có tác dụng nhỏ đối với các tính trạng kiểu hình, nhưng nhiều gen có giá trị cộng gộp lớn hơn. Tác dụng của các gen khác nhau trên cùng một tính trạng có thể cộng gộp hoặc không cộng gộp. Ngoài ra còn có thể có các kiểu tác động ức chế khác nhau giữa các gen nằm ở các locus khác nhau. Trong thực tế nếu biết được chính xác số lượng gen quyết định tính trạng số lượng có thể đề ra các phương pháp trực tiếp nghiên cứu các tính trạng số lượng đó. Theo Morgan (1911), Wright (1933), (trích theo Phan Cự Nhân, 1977), quá trình hình thành tính trạng của gia súc không những chịu sự chi phối của các gen mà còn chịu sự chi phối rất lớn của điều kiện môi trường. Giá trị của một tính trạng (giá trị kiểu hình) biểu thị thông qua giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường: P = G + E Trong đó: P: Giá trị kiểu hình G: Giá trị kiểu gen E: Sai lệch môi trường. Sai lệch môi trường của một quần thể bằng không, do đó giá trị trung bình kiểu hình bằng giá trị trung bình kiểu gen. Giá trị kiểu gen của tính trạng
- 11 số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ cấu tạo thành, các gen có hiệu ứng riêng biệt rất nhỏ, nhưng khi tập hợp nhiều gen sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu. Phân tích giá trị tính trạng số lượng cho thấy: Muốn cải tiến năng suất của vật nuôi cần phải tác động cải tiến di truyền (G) bằng cách tác động vào hiệu ứng cộng gộp thông qua các biện pháp chọn lọc. Tác động vào các hiệu ứng trội và át chế bằng các biện pháp tạp giao. Tác động về mặt môi trường bằng các cải tiến điều kiện chăn nuôi, nâng cao chất lượng thức ăn, cải tiến chuồng trại và các điều kiện môi trường, tăng cường biện pháp thú y. Theo Holroyd (1988), tính trạng số lượng thể hiện bằng các giá trị đo lường và được xác định bằng các tham số thống kê riêng. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), khi nghiên cứu di truyền các tính trạng số lượng người ta thường dùng các tham số thống kê mô tả cũng như xác định các mối tương quan phụ thuộc tuyến tính. 2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của trâu 2.2.2.1. Khái niệm sinh trưởng Theo Rouse (1982), Driesch (1990), thì sinh trưởng là sự tăng khối lượng của cơ thể do các xoang và các tế bào trong cơ thể đều tăng (trích theo Trần Đình Miên và cs, 1992). Theo Lee (1988) sự sinh trưởng bao giờ cũng phải có các quá trình: tế bào phân chia, tăng thể tích và các chất giữa tế bào, trong đó hai quá trình đầu là quan trọng nhất. Gatner (1992) cho rằng quá trình sinh trưởng trước hết là kết quả của phân chia tế bào, tăng thể tích của các tế bào tạo nên sự sống. Như vậy, sự sinh trưởng của sinh vật phải thông qua ba quá trình: Phân chia tế bào để tăng số lượng tế bào; tăng thể tích tế bào; tăng thể tích giữa các tế bào (trích theo Trần Đình Miên và cs, 1992). Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể đó là sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới, sự hoàn thiện tính chất và chức năng
- 12 của các bộ phận trong cơ thể, đó là sự phát triển toàn diện của cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ sở tính di truyền. Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn bộ cơ thể con vật (Đặng Vũ Bình, 2007). Như vậy, có thể định nghĩa: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước” (Nguyễn Đức Hưng và cs, 2008). 2.2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của trâu Quy luật sinh trưởng: Sinh trưởng của vật nuôi được đặc trưng bởi tốc độ sinh trưởng, độ dài sinh trưởng và được đánh giá bằng khối lượng và kích thước các chiều đo cơ thể. Sinh trưởng là tính trạng số lượng chịu tác động của hai yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Cũng như các gia súc khác, đặc điểm cơ bản của sinh trưởng trâu là quy luật phát triển theo giai đoạn. Sinh trưởng theo giai đoạn không chỉ là đặc trưng của cơ thể nói chung mà còn là của từng bộ phận, từng hệ thống. Tính giai đoạn còn thể hiện trong hoạt động của các tuyến nội tiết và do nhiều yếu tố tác động như trao đổi chất, dinh dưỡng, môi trường. . . Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nghé non phát triển mạnh nhất ở thời kỳ mới sinh, sau đó tăng trọng giảm dần. Sinh trưởng của trâu có thể chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn bào thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn sau bào thai (ngoài cơ thể mẹ). Giai đoạn sau bào thai lại chia làm hai thời kỳ: thời kỳ bú sữa và thời kỳ sau cai sữa. Sự tăng trưởng ở giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng nhiều của mẹ, còn ở giai đoạn sau bào thai thì chịu ảnh hưởng của tính di truyền nhiều hơn trong mối tương tác với điều kiện ngoại cảnh, vì cơ thể và môi trường là một khối lượng nhất.
- 13 Nhìn chung sinh trưởng theo giai đoạn có liên quan mật thiết với sự phát triển của các bộ phận cơ thể: giai đoạn đầu, xương phát triển mạnh nhất, sau đó đến thịt và mỡ, giai đoạn tiếp theo, thịt phát triển mạnh sau đó đến xương và mỡ, còn giai đoạn sau thì mỡ phát triển mạnh nhất sau đó đến thịt và xương. Sinh trưởng ở giai đoạn sau bào thai của trâu có thể được chia ra bốn pha về mặt kích thước: năm thứ nhất chiều cao, năm thứ hai chiều dài và rộng, năm thứ 3 chiều rộng, năm thứ 4 chiều sâu và rộng. Sinh trưởng của trâu chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, mức độ dinh dưỡng, quản lý chăm sóc, tính biệt, thời tiết, mùa vụ v.v Hiểu biết được đặc điếm, quy luật phát triển theo giai đoạn và các yếu tô ảnh hưởng đến sinh trưởng có ý nghĩa quan trọng đôi với ngươi chăn nuôi trong sản xuất để có biện pháp tác động tốt nhất vào các yếu tố trong từng giai đoạn phát triển của trâu, nhằm thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiện tượng sinh trưởng bù Trong quá trình phát triển của động vật, có những thời điểm tình trạng sức sinh trưởng của con vật bị kìm hãm do hạn chế thức ăn thì đến giai đoạn sau, nếu nhận được dinh dưỡng tốt, cường độ sinh trưởng của nó sẽ lớn hơn ở con vật không bị ức chế và cuối cùng vẫn đạt khối lượng cùng lúc với các con vật khác. Đó là hiện tượng sinh trưởng bù. Điều đó cho thấy là sự ức chế dinh dưỡng lúc nào cũng đi đôi với làm giảm hiệu quả chuyển hoá thức ăn thể hiện ở cả giai đoạn sinh trưởng bù. Do vậy trong chăn nuôi, làm rút ngắn (hay không để xảy ra) giai đoạn ức chế này là tốt nhất, đặc biệt đối với thời điểm cung cấp cho thị trường sản phẩm. Khối lượng và kích thước cơ thể Về nông nghiệp, nước ta được chia thành nhiều vùng kinh tế sinh thái sản xuất nông nghiệp. Do điêu kiện sinh thái và tập quán chăn nuôi khác nhau mà số lượng trâu phân bố và tầm vóc trâu giữa các vùng cũng khác nhau, thể
- 14 hiện qua khối lượng và kích thước các chiều đo cơ thể trâu trưởng thành ở ba miền Băc, Trung, Nam. 2.2.2.3. Đặc điểm phát triển từng bộ phận Đặc điểm sinh trưởng hệ xương Xương có tác dụng chống đỡ, tạo hình của vật nuôi. Đồng thời hệ xương có liên quan chặt chẽ đến năng suất thịt, sữa và lao tác. Khi sơ sinh trọng lượng xương chiếm 22,78% trọng lượng cơ thể; 1,5 năm chiếm 11,7%; 5 năm đạt 9,9%. Tỷ lệ xương so với trọng lượng thịt xẻ đạt tương ứng là 16,12; 8,93; và 7,8% (Nguyễn Trọng Tiến và cs, 2001). Đặc điểm sinh trưởng cơ bắp Cơ bắp là thành phần chủ yếu của thịt xẻ, sự sinh trưởng phát dục của cơ bắp có quan hệ rất lớn đến sinh trưởng và phát dục chung của bê. Cơ bắp sinh trưởng mạnh nhất là từ khi sơ sinh đến 14 tháng, sau 18 tháng tốc độ tích luỹ chậm. Sự sinh trưởng của cơ quan nội tạng và da Tốc độ sinh trưởng nhanh nhất của ruột vào lúc 1- 3 tháng tuổi và da là 1 - 6 tháng, sau đó tốc độ chậm lại. Các cơ quan khác như tim, gan, lách sau 6 tháng bắt đầu tăng chậm. Đặc điểm tích luỹ mỡ Sự tích luỹ mỡ trong cơ thể phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, tuổi, cấu trúc khẩu phần ăn, tính biệt và điều kiện môi trường. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể biến động rất lớn từ 4-30%. Mỡ nội tạng khi sơ sinh chiếm khoảng 0,2- 0,4kg, khi trưởng thành 5-100kg. Trong cơ thể con vật, mỡ tích luỹ nhiều ở những cơ quan như phân bố dưới da bao phủ bề mặt cơ thể; xen giữa cơ bắp, bao quanh mạch máu hệ thần kinh, lâm ba và tổ chức xốp; mỡ ở trong các tổ chức cơ; mỡ ở trong nội tạng (Nguyễn Trọng Tiến và cs, 2001).
- 15 2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trâu 2.2.3.1. Ảnh hưởng của di truyền Sinh trưởng của trâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó di truyền là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến mức độ sinh trưởng của chúng. Theo Tạ Văn Cần và cs. (2008), năng suất đời con khi lai trâu đực Murrah với con cái tại nông hộ sẽ cho khối lượng lớn hơn. Trâu lai F1 có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện chăn nuôi nông thôn. Khối lượng trâu lai lúc sơ sinh đạt 28,5 kg ở con đực, 27,6 kg ở con cái. Cao hơn so với trâu địa phương 31,94% và 41,53% (con đực đạt 21,6 kg, con cái đạt 19,5 kg). Lúc 36 tháng tuổi, trâu lai đạt 367,8 kg ở con đực, 353,1 kg ở con cái. Trong khi đó, trâu địa phương là 286,1 kg ở trâu đực và 267,1 kg ở trâu cái. Chênh lệch giữa trâu lai với trâu địa phương là 28,56% và 32,14%. Sinh trưởng tuyệt đối ở giai đoạn từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi ở trâu lai F1 đạt là 314,2g/ngày ở con đực, 301,4g/ngày ở con cái; sinh trưởng tuyệt đối trâu địa phương đạt 244,9g/ngày ở con đực, 229,3g/ngày ở con cái. Yếu tố giống đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao thể vóc và năng suất thịt của các con lai. 2.2.3.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng và mức độ nuôi dưỡng Quá trình phát triển của con vật sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức độ dinh dưỡng. Nếu mức dinh dưỡng cao, con vật sẽ sinh trưởng nhanh và đạt khối lượng tối đa trong thời gian ngắn. Nếu mức dinh dưỡng thấp, con vật sẽ sinh trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài. Không chỉ có vậy, mức dinh dưỡng trong khẩu phần còn ảnh hưởng đến sự tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể con vật từ đó mà ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm thịt trâu. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh chi phối khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của bò. Chế độ dinh dưỡng cao sẽ rút ngắn quá trình nuôi dưỡng và làm thay đổi phẩm chất thịt. Hai loại dinh dưỡng quan trọng cần cho vật nuôi là năng lượng và protein. Năng lượng cần
- 16 cho việc duy trì sự tồn tại của tổ chức cơ thể, hoạt động của cơ, hệ tiêu hóa và hình thành tổ chức mới. Nhu cầu năng lượng chịu ảnh hưởng bởi khối lượng của con vật và khối lượng tăng lên của các tổ chức trong cơ thể. 2.2.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường Các điều kiện tự nhiên như: Độ ẩm, nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, lượng mưa Đều có những ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể con vật. Ngay cả các điều kiện về dịch bệnh, thổ nhưỡng, chất đất của cây thức ăn sử dụng thiếu hay đủ đều có ảnh hưởng nhất định đến trao đổi chất của con vật, từ đó tác động tới sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Khi điều kiện môi trường khắc nghiệt thì nuôi các giống địa phương có lợi hơn nhập nội vì các giống này đòi hỏi điều kiện ngoại cảnh thuận lợi mới thể hiện được tiềm năng di truyền ưu việt. 2.2.3.4. Ảnh hưởng của tuổi bố mẹ Tuổi hoạt động sinh sản của bố mẹ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức sống và khả năng sinh trưởng của đời con. Tuổi bố mẹ thể hiện sự thành thục di truyển về chức năng sinh sản. Bố mẹ có tuổi còn non thì cơ thể chưa phát triển đầy đủ, chức năng sinh sản mới được khởi động chưa đạt tới sự chín muồi sinh dục để có chất lượng đời con tốt nhất, vì thế đời con sinh ra có khối lượng sơ sinh bị hạn chế, sức sống đời con thấp, tỷ lệ nuôi sống và sức sinh trưởng không cao. Bố mẹ có tuổi hoạt động sinh sản cao thì chất lượng tế bào sinh dục giảm sút ảnh hưởng xấu tới khả năng thụ thai cũng như dễ gây ra tình trạng đột biến di truyền tạo khuyết tật ở đời con. Vì những ảnh hưởng trên mà người ta chỉ xác định tuổi sinh sản tốt nhất cho vật nuôi tùy theo từng loài, giống. 2.2.3.5. Những ảnh hưởng khác Sức sinh trưởng và tầm vóc cơ thể con vật khi trưởng thành còn phụ thuộc vào tầm vóc khối lượng bố mẹ, của kỹ thuật ghép đôi giao phối .
- 17 Tầm vóc cơ thể con bố là tính trạng di truyền trội để gây ra biểu hiện kiểu hình theo hướng trội ở đời con vì thế tầm vóc con bố có tương quan thuận với tầm vóc của đời con. Theo nguyên tắc: “tốt đực thì tốt cả đàn” người ta thường chon những con đực tốt nhất trong đàn để làm giống vì nó có cơ hội phổ quát nguồn gen tốt nhanh chóng trong quần thể. Tầm vóc con mẹ ảnh hưởng đế tầm vóc của con thông qua việc tạo môi trường tử cung cho sự phát triển bào thai. Con mẹ có tầm vóc to thì sinh con to và ngược lại. Hơn nữa, con non có khối lượng sơ sinh lớn sẽ có tốc độ sinh trưởng nhanh. Vì lý do này người ta không cho con mẹ sinh sản khi còn non sinh đẻ cũng như không chọn những con nái còi cọc nhỏ bé làm nái giống. Kỹ thuật chọn phối cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới sinh trưởng và sức sống đời sau. Cần chọn phối theo nguyên tắc con tốt phối giống với con tốt sinh sản ra con tốt hơn hoặc con tốt phối giống với con trung bình sinh sản ra con tốt. 2.2.4. Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá sức sinh trưởng của trâu 2.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng gồm - Sinh trưởng tích lũy: là tăng lên của khối lượng, kích thước các chiều cơ thể được tích lũy theo thời gian nuôi. Đường cong lý thuyết của sinh trưởng tích lũy có dạng chữ S, tuyến tính khi gia súc còn nhỏ, dốc dựng khi trâu ở giai đoạn sinh trưởng nhanh và sau đó đường cong có xu hướng nằm ngang khi trâu đạt tuổi trưởng thành, con vật thành thục về thể vóc. - Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng khối lượng, kích thước các chiều cơ thể bình quân đạt được trong một khoảng thời gian xác định. Đường cong biểu diễn sinh trưởng tuyệt đối có dạng hình chuông úp tăng dần đạt giá trị cực đại và sau đó giảm dần. Nuôi trâu thịt thường kết thúc ở thời kỳ cuối cùng của giai đoạn vỗ béo, khi đường cong bắt đầu đi xuống. Sinh trưởng tuyệt đối đạt được cao hay thấp phụ thuộc vào tiềm năng di truyền của phẩm giống.
- 18 - Sinh trưởng tương đối: Là mức tăng trưởng đạt được tính theo tỷ lệ % tăng lên của lần khảo sát sinh trưởng sau so với lần trước đó, đường cong sinh trưởng tương đối là đường hyperbol. Trâu càng lớn tuổi sinh trưởngtương đối càng giảm đi. 2.2.4.2. Phương pháp đánh giá sinh trưởng Khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo và các chỉ số cấu tạo thể hình là sự biểu hiện cụ thể của quá trình sinh trưởng, phát triển của gia súc. Kích thước các chiều đo là tính trạng chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố dòng, giống, tình trạng mang thai, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trong và ngoài thai. Hệ số di truyền của các tính trạng này khá cao. Nguyễn Văn Thiện (1995) cho biết: Hệ số di truyền cao vây h2 = 0,63, vòng ngực h2 = 0,28. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo Tổng cục thống kê năm 2016, tổng đàn trâu cả nước ước tính khoảng 2.519.411 con. Nhìn tổng thể, trong những năm gần đây, tổng đàn trâu có xu hướng giảm. Số liệu thống kế cho thấy, đàn trâu của nước ta năm 2011 là 2.712.025 con, năm 2012 là 2.627.813con (giảm3,1% so với năm 2001), năm 2013 là 2.559.539 con (giảm 2,6% so với năm 2012), năm 2014 là 2.511.909 con (giảm 1,86% so với năm 2013), năm 2015 là 2.523.660 con (tăng 0,47% so với năm 2014) và năm 2016 là 2.519.411 con (giảm 0,19% so với năm 2015). Số lượng đàn trâu phân bố không đều: vùng trung du miền núi phía Bắc ước tính khoảng 1,415 triệu con, chiếm 56,14% tổng đàn, tiếp đến là vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 32,15%, còn lại các vùng khác đều chiếm tỷ lệ thấp: Đồng bằng sông Hồng 5,39%, Tây nguyên 3,63%, Đông Nam bộ 2,07% và Đồng bằng sông Cửu long 1,52% tổng đàn (thống kê, 2016). Đặc điểm chung của trâu nội ở các địa phương nước ta là tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm và thành thục muộn. Khối lượng trưởng thành của trâu nội
- 19 thấp: trâu đực 400-450 kg/con; trâu cái 330-350 kg/con. Do chăn nuôi trâu không được đầu tư đúng mức và công tác giống chưa được quan tâm đúng mức, nên tầm vóc trâu có xu hướng giảm: Từ năm 1985 đến năm 2000, tầm vóc của trâu đực đã giảm 11,3% (từ 476 kg/con xuống còn 422,3 kg/con) và trâu cái giảm 14,6% (từ 406 kg/con xuống còn 346,5 kg/con) (Cục Chăn nuôi, 2010). Đây là vấn đề rất đáng báo động về tình trạng suy thoái giống trâu Việt Nam. Chăn nuôi trâu hiện nay chủ yếu vẫn theo phương thức truyền thống, quảng canh, tận dụng sản phụ trong nông nghiệp để lấy sức kéo và phân bón. Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ, sử dụng thức ăn tận dụng (cỏ tự nhiên trên bờ đê, bờ ruộng, rơm rạ và một số vùng có sử dụng thức ăn ủ xanh, ủ urê ) và lao động phụ trong gia đình (chiếm 90% ở vùng đồng bằng). Chăn nuôi trang trại với quy mô trên 10 trâu sinh sản chỉ tập trung ở một số tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang), Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Thanh Hóa) và phía Nam (Bình Phước, Long An, Tây Ninh). Công tác điều tra đánh giá thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi trâu đã được nhiều tác giả thực hiện. Vũ Duy Giảng và cs (1999) đã điều tra về khối lượng trâu đực, cái ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và Phổ Yên (Thái Nguyên). Mai Văn Sánh (2008) điều tra hiện trạng đàn trâu ở một số địa phương đại diện cho các vùng trong cả nước. Một số tác giả khác cho biết: Trâu Việt Nam có tuổi đẻ lứa đầu dưới 4 năm tuổi là 10,8%, trên 6 năm tuổi là 21,5% (Lê Viết Ly và cs, 1994), trung bình 49 tháng (Mai Văn Sánh, 1996) và trâu đẻ lứa đầu tập trung vào 4 -5 tuổi. Mai Thị Thơm (2003) cho biết, trâu ở thị xã Sông Công (Thái Nguyên) có tuổi đẻ lứa đầu của trâu chủ yếu là 3 - 4 năm tuổi, chiếm 46,72% và 4 - 5 tuổi chiếm 29,51%. Nguyễn Đức Thạc (1983) cho biết, đàn trâu của trại thí nghiệm trâu Ngọc Thanh có khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ 12 - 15 tháng là 21,51%; 16 - 18 tháng là 37,13%, và trâu có khoảng cách giữa hai lứa đẻ trên
- 20 19 tháng là 39,54%. Nguyễn Quang Tuyên và cs (2006) cho biết, đàn trâu ở các huyện Định Hóa, Đại Từ, Võ Nhai (Thái Nguyên) có khối lượng giảm so với trước đây; trâu cái có khoảng cách giữa 2 lứa đẻ khá thưa: 23,54% trâu cái có khoảng cách lứa đẻ 12 - 15 tháng, 31,27% trâu có khoảng cách lứa đẻ 16- 18 tháng; 25,96% trâu có khoảng cách lứa đẻ 19 - 24 tháng và 19,23% trâu có khoảng cách lứa đẻ trên 24 tháng. Trâu đầm lầy có kết cấu ngoại hình với mục đích kéo cày là chủ yếu. Màu đặc trưng màu tro sẫm, lông thưa, da dày khô. Đại bộ phận có vạch loang cắt ngang qua phía dưới cổ họng và một hình chữ V thấp hơn chạy ngang qua phía trên ngực. Ít khi có trâu màu trắng. Đầu to ngắn, sừng dài, đen, nhọn và cong về phía sau; mắt sâu, lông mi dài; taito, rộng, bên trong có nhiều lông; cổ dài thẳng, có nhiều nếp nhăn; vai vạm vỡ khỏe mạnh; ngực lép; bụng to tròn; lưng dốc về phía sau. Mông thường phát triển tốt; đuôi ngắn; vú nhỏ và lùi về phía sau. Trâu Ngố: Có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như vùng Lục Yên thuộc Yên Bái, vùng Hàm Yên thuộc Tuyên Quang và huyện vùng cao Chiêm Hóa, Tuyên Quang vốn nổi tiếng có giống trâu ngố vóc dáng to, khỏe. Giống trâu ngố Lục Yên là giống trâu tốt, có tầm vóc to, khỏe Trâu cái có khả năng giao phối lúc khoảng từ 30 - 36 tháng tuổi, tuổi đẻ lứa đầu khoảng 4 năm tuổi. Chu kỳ động dục của trâu 22 - 25 ngày. Thời gian mang thai 320 - 325 ngày. Thời gian động dục lại sau đẻ khoảng sáu tháng, nhịp đẻ thường 3 năm 2 nghé hoặc 2 năm 1 nghé. Mùa sinh sản của trâu tập trung chủ yếu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. * Khả năng sinh sản của trâu đực: Trâu đực có khả năng giao phối lúc 3 năm tuổi, thời gian sử dụng tốt nhất là 4 - 6 năm tuổi, càng về sau tuy trâu vẫn còn khả năng giao phối nhưng tính hăng và kết quả phối giống sẽ giảm dần. Mỗi lần phóng tinh trâu đực xuất 3 - 4ml tinh dịch, hoạt lực 70 - 80%, nồng độ 0,8 - 1 tỷ/ml. Khả năng phối giống của trâu đực phụ thuộc vào cá thể,
- 21 mùa vụ, điều kiện nuôi dưỡng và sử dụng. Cho phối giống khi trâu đực giống đạt ≥ 36 tháng tuổi, thời gian sử dụng không quá 6 năm, với phương thức chăn thả sau 3 năm phải chu chuyển khỏi vùng. Bố trí mỗi trâu đực giống phụ trách 40 - 50 trâu cái sinh sản, phối giống đạt 20 trâu cái có chửa/năm. Số lần phối giống tốt là 2 - 3 lần trong một tuần, nếu nhiều hơn thì phẩm chất tinh sẽ kém và tỷ lệ thụ thai thấp hơn. * Khả năng sản xuất của trâu cái: Trâu cái có tuổi động dục lần đầu lúc 3 tuổi, lúc đó khối lượng cơ thế mới đạt 70 - 75% khối lượng lúc trưởng thành. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu là khoảng 4 tuổi, khối lượng cơ thể đạt 80-85% khối lượng lúc trưởng thành. Chu kỳ động dục của trâu dao động khá lớn, từ 15 - 35 ngày, thời gian kéo dài động dục là 15 - 20 giờ và phần lớn trâu cái biểu hiện động dục không rõ ràng (động dục ngầm). Thời gian mang thai của trâu nội là 320 - 325 ngày. Thời gian động dục lại sau khi đẻ 6 tháng, dẫn đến nhịp đẻ thường 3 năm 2 nghé hoặc 2 năm 1 nghé. Trâu là động vật đơn thai, rất ít trường hợp sinh đôi (dưới 1%). Sự sinh sản của trâu mang tính mùa vụ khá rõ rệt, trâu động dục tập trung vào mùa thu đông (từ tháng 8 đến tháng 2 dương lịch năm sau), còn mùa hè nóng nực thì tỷ lệ động dục rất thấp. * Khả năng sinh trưởng: Nguyễn Công Định (2012) cho biết, kết quả điều tra đàn trâu địa phương ở 3 tỉnh thành Hà Nội, Hưng Yên và Nghệ An cho thấy, trâu đực ở 24 tháng tuổi có khối lượng trung bình đạt 234,79kg, ở 36 tháng tuổi có khối lượng trung bình đạt 301,43kg và trâu đực trưởng thành có khối lượng trung bình đạt 385,52kg. Tác giả sử dụng trâu đực khối lượng lớn phối với trâu cái tơ đã được cải tạo qua 2 thế hệ, kết quả cho thấy trâu đực thế hệ 2 có khối lượng trung bình đạt 271,68kg ở 24 tháng tuổi và 346,79kg ở 36 tháng tuổi. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Chăn nuôi trâu trên thế giới ngày càng được phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Tốc độ tăng đàn bình quân của đàn trâu trên thế giới tính từ năm 2004 đến năm 2011 là 1,05%. Số lượng trâu thế giới
- 22 năm 2004 là 174 triệu con, năm 2009 là 190 triệu con, năm 2010 là 193 triệu con và năm 2011 là 195 triệu con (FAO, 2013). Số lượng trâu này được phân bố ở 50 quốc gia, tập trung chủ yếu ở châu Á (97,07%), ở châu Phi (gần 2,12%), ở châu Âu (khoảng 0,18 %) và ở châu Mỹ (khoảng 0,62%). Năm 2011, quốc gia có số lượng trâu lớn nhất là Ấn Độ (57,82% tương ứng với 112,91 triệu con), sau đó đến Pakixtan (16,25% tương ứng 31,73 triệu con) và Trung Quốc (11,97% tương ứng với 23,38 triệu con), sau đó là các nước Nê Pan, Ai Cập, Philippin, Indonexia, Myanma và Việt Nam, trong đó số lượng trâu của Việt Nam chiếm 1,39% tương ứng 2,71 triệu con và đứng thứ 8 trên thế giới (FAO, 2013). Trâu đầm lầy thường có tầm vóc nhỏ hơn và khả năng sản xuất kém hơn khi so sánh với trâu sông và được nuôi chủ yếu tại các nước Đông Nam Á (Presicce, 2007). Ở đây, chúng được sử dụng chủ yếu để cung cấp sứckéo và nguồn thịt cho nhu cầu địa phương, và chúng có khả năng thích nghi tốt với việc sử dụng thức ăn thô xanh và được nuôi tại các khu vực miền núi xa xôi. Ở Pakistan con trâu đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp. Trâu cũng là một nguồn thịt quan trọng (Suhail và cs., 2009). Ở Pakistan, đánh giá khối lượng cơ thể trâu cũng rất cấn thiết để tính toán nhu cầu thức ăn, theo dõi tăng trưởng, xác định tuổi sinh sản. Khối lượng cơ thể phụ thuộc vào di truyền khác nhau và nhân tố môi trường; kích thước cơ thể và các đặc điểm hình thái khác cũng có liên quan với năng suất (Shankar và Mandal, 2010). Các phép đo hình thái rất đơn giản và dễ dàng tiến hành và cho phép ước tính động vật BW với độ chính xác hợp lý. Tuy nhiên, những cách xác định dễ bị lỗi trong các điểm tham chiếu và có thể bị sai lệch do biến dạng giải phẫu của động vật (Sowande và Sobola, 2008).
- 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghé được sinh ra từ đàn bố mẹ được trọn lọc nuôi trong nông hộ tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 20/11/2018 đến tháng 20/5/2019. - Địa điểm nghiên cứu: Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Tình hình chăn nuôi trâu tại 3 xã Vinh Quang, Hòa Phú, Yên Nguyên của huyện Chiêm Hóa. - Cơ cấu đàn trâu tại 10 thôn tại 3 xã Vinh Quang, Hòa Phú, Yên Nguyên - Theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn nghé sinh ra từ đàn bố mẹ đã được chọn lọc. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp điều tra tình hình chăn nuôi trâu Thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi trâu từ số liệu thông kê của UBND các xã Vinh Quang, Hòa Phú, Yên Nguyên, thu thập số liệu thống kê hàng năm về đàn trâu ở phòng NN&PTNT, Trạm thú y, thông tin từ các báo cáo. Điều tra với các thông tin về sinh trưởng, sinh sản, phương thức nuôi dưỡng, sử dụng thức ăn, sử dụng đàn trâu, tình hình bệnh tật trên đàn trâu và lấy thông tin điều tra qua phỏng vấn từ các hộ dân, điều tra qua các trưởng thôn và thú y các xã. Trực tiếp đi cân đo khối lượng nghé sinh ra của đàn chọn lọc và đối chứng với đàn nghé sinh ra từ đàn bố mẹ đại trà. 3.3.2. Đàn trâu thí nghiệm Đàn trâu thí nghiệm đã được bình tuyển theo đề tài đang nghiên cứu của PGS.TS. Trần Huê Viên và cs. Tuyển chọn đàn trâu Chiêm Hóa sinh sản
- 24 với quy mô 50 trâu cái và 10 trâu đực: Khối lượng lúc 24 tháng tuổi: trâu đực đạt ≥ 270 kg/con, trâu cái đạt ≥ 250 kg/con; Khối lượng lúc trưởng thành (60 tháng tuổi): trâu đực ≥ 650 kg/con, trâu cái ≥ 450 kg/con; Tuổi đẻ lần đầu ≤ 44 tháng tuổi, khoảng cách lứa đẻ ≤ 18 tháng. Được nuôi trong nông hộ tại 10 thôn của 3 xã trong huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. 3.3.3. Quản lý trâu thí nghiệm - Khi trâu cái động dục được phối giống và giữ tại nhà đến khi hết động dục. - Trâu thí nghiệm được nuôi dưỡng theo điều kiện của dân chủ yếu là nuôi nhốt, thức ăn được cung cấp tại chuồng và bán chăn thả. - Trâu và nghé được tiêm phòng định kỳ, tẩy giun theo quy trình của thú y. - Nghé sinh ra được theo mẹ tự do bú đến khi tự cai sữa. 3.3.4. Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của đàn nghé sinh ra - Cân khối lượng nghé sơ sinh bằng cân bàn, cân đồng hồ. - Đo kích thước một số chiều đo cơ thể bằng thước dây và thước gậy. - Cân đo gia súc vào buổi sáng trước khi nghé ăn hay đi chăn thả. Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể tích lũy được trong một thời gian. Sinh trưởng tuyệt đối: Biểu hiện sự tăng khối lượng, kích thước cơ thể trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức: W2 -W1 A = t2 - t1 Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày) W1, W2: Khối lượng ban đầu và kết thúc (kg) t1 , t 2: Thời gian ban đầu và thời gian kết thúc
- 25 Sinh trưởng tương đối: Tính bằng phần trăm biểu thị sự tăng khối lượng cơ thể so với khối lượng ban đầu, theo công thức: W2 - W1 R(%) = x 100 (W2 + W1)/2 Trong đó: R: Là sinh trưởng tương đối (%) W1: là khối lượng cân kỳ đầu (kg) W2: là khối lượng cân cuối kỳ (kg) - Xác định khối lượng nghé bằng cách cân trực tiếp. Phương pháp xác định kích thước các chiều đo: - Dài thân chéo (DTC): Khoảng cách từ chỗ lồi phía trước của xương bả vai đến phía sau của xương u ngồi (dùng thước dây, thước gậy). - Vòng ngực (VN): Chu vi quanh ngực tiếp giáp với phía sau xương bả vai, sát nách chân trước (dùng thước dây). - Cao vây (CV): Khoảng cách từ mặt đất đến u vai (dùng thước gậy). - Cao khum (CK): Khoảng cách từ mặt đất đến điểm cao nhất của xương khum (dùng thước gậy). - Vòng ống (VO): Đo chu vi 1/3 phía trên của xương bàn chân trước bên trái chỗ nhỏ nhất (cm), (dùng thước dây). 3.4. Xử lí số liệu Số liệu thu thập được xử lý trên máy tính theo chương trình excel và chương trình thống kê Minitab 14.0 để tìm các tham số.
- 26 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi trâu tại 3 xã Vinh Quang, Hòa Phú, Yên Nguyên của huyện Chiêm Hóa 4.1.1. Cơ cấu đàn trâu tại 3 xã Để thấy được tình hình chăn nuôi trâu của 3 xã mà Dự án triển khai. Chúng tôi đã tiến hành điều tra tổng đàn trâu tại 3 xã, để đánh giá quy mô và phân bố đàn trâu tại các xã là Yên Nguyên, Hòa Phú, Vinh Quang thuộc huyện Chiêm Hóa. Kết quả được trình bày tại bảng 4.1. Bảng 4.1: Cơ cấu đàn trâu tại 3 xã thuộc huyện Chiêm Hóa năm 2019 Trâu đực Trâu cái Tổng trâu Xã Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (con) (con) (%) (con) (%) Vinh Quang 742 211 28,44 531 71,56 Hòa Phú 968 362 37,40 606 62,60 Yên Nguyên 712 159 22,33 553 77,67 Tính chung 2422 732 30,22 1690 69,78 Kết quả bảng 4.1 cho thấy, tại thời điểm năm 2019 tổng đàn trâu của 3 xã tương đối lớn, trong đó lớn nhất là Hóa Phú có 968 con, rồi đến Vinh Quang là 742 con và thấp nhất là Yên Nguyên là 712 con. Như vậy, đàn trâu tại huyện Chiêm Hóa có sự phân bố không đồng đều trong ba xã. Sự phân bố không đều này còn được thể hiện rõ hơn về tính biệt. Nhìn chung đàn trâu của cả 3 xã đều có ti lệ trâu cái nhiều hơn trâu đực, do tập quán canh tác vừa sử dụng trâu sinh sản kết hợp cày kéo, lao tác trong sản xuất. Theo tính biệt thì trâu đực tại xã Hòa Phú được nuôi chiếm tỉ lệ cao nhất là 37,40%, sau đó là xã
- 27 Vinh Quang 28,44% và thấp nhất là xã Yên Nguyên 22,33%. Ngược lại đối với trâu cái thì xã Yên Nguyên có tỉ lệ cao nhất, số trâu cái chiếm đến 77,67% số trâu trong 3 xã. Hai xã còn lại có tỉ lệ thấp hơn nhưng vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong toàn đàn của xã, các tỉ lệ lần lượt là xã Vinh Quang 71,56% và thấp nhất là xã Hòa Phú 62,60%. Tỉ lệ chênh lệch giữa trâu đực và trâu cái có tỉ lệ cao, cao nhất là xã Yên Nguyên chiếm đến 55,34%, thấp nhất là xã Hòa Phú chỉ chiếm 25,20% là xã nuôi trâu đực nhiều phục vụ cho công tác sản xuất, lễ hội và nuôi lấy thịt. 4.1.1.1. Cơ cấu đàn trâu của 10 thôn tại 3 xã triển khai dự án Trên cơ sở điều tra tại ba xã, chúng tôi đã tiến hành điều tra cơ cấu đàn trâu của 10 thôn có trâu được bố trí thí nghiệm nuôi trong nông hộ. Kết quả điều tra được trình bày tại bảng 4.2. Bảng 4.2: Số lượng trâu có trong 10 thôn Tổng Trâu đực Trâu cái STT Xã Thôn trâu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (con) (con) (%) (con) (%) 1 Vĩnh Bảo 77 16 20,78 61 79,22 Vinh 2 Tiên Quang 2 49 24 48,98 25 51,02 Quang 3 Phố Chinh 27 3 11,11 24 88,89 4 Đèo Chắp 124 73 58,87 51 41,13 5 Hòa Lăng Khán 57 6 10,53 51 89,47 6 Phú Lăng Cuồng 68 20 29,41 48 70,58 7 Đồng Mo 106 32 30,19 74 69,81 8 Loong Coong 53 11 20,75 42 79,25 Yên 9 Làng Tói 26 6 23,07 20 76,92 Nguyên 10 An Bình 28 7 25,00 21 75,00 Cộng 615 198 32,19 417 67,81
- 28 Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Tổng số trâu là 615 con, số trâu cái 417 con, trâu đực là 198 con; được nuôi trong 10 thôn,số trâu nuôi tại các thôn trong xã chênh lệch tương đối lớn. Tại xã Vinh Quang ở thôn Vĩnh Bảo có số lượng trâu lớn nhất là 77 con, thôn Phố Chinh có số lượng trâu thấp nhất chỉ có 27 con. Tỉ lệ giữa trâu cái và trâu đực trong các thôn của xã cũng có sự chênh lệch lớn, ở thôn Vĩnh Bảo có 61 trâu cái chiếm 79,22% số trâu của cả thôn, thôn Phố Chinh có sự trênh lệch tính biệt rất lớn số trâu cái chiếm tỉ lệ 88,89% khi trâu đực chỉ có 11,11%, tính biệt có sự cân bằng ở thôn Tiên Quang 2 số trâu cái có 25 con và trâu đực là 24 con. Xã Hòa Phú các thôn đều có số lượng trâu lớn, thôn Đèo Chắp có số lượng lớn nhất trong 4 thôn với 124 con, sau đó đến thôn Đồng Mo là 106 con, rồi đến thôn Lăng Cuồng là 68 con và thấp nhất là thôn Lăng Khán chỉ có 57 con. Thôn Đèo Chắp có tỉ lệ trâu đực lớn hơn trâu cái với 73 con trâu đực chiếm tỉ lệ 58,87% số trâu của cả thôn, trâu cái chỉ chiếm 41,13%, các thôn khác đều có tỉ lệ trâu cái lớn hơn lần lượt là Lăng Khán 89,47%, Lăng Cuồng 70,58%, Đồng Mo 69,81%. Xã Yên Nguyên số trâu trong 3 thôn có sự chênh lệch lớn, thôn Loong Coong có số trâu nhiều nhất là 53 con, sau đó đến thôn An Bình là 28 con và thấp nhất là 26 con ở thôn Làn Tói, tỉ lệ trâu cái ở cả 3 thôn đều lớn, tỉ lệ con cái ở 3 thôn lần lượt là Loong Coong 79,25%, Làng Tói 76,92%, An Bình 75%. Nhìn chung, trong 10 thôn thì tỉ lệ trâu cái lớn chiếm 67,81% tổng số trâu của 10 thôn, tỷ lệ trâu cái ở các thôn biến động từ 41 - 89%, trong đó trâu cái thấp nhất ở thôn Đèo Chắm và Tiên Quang 2 thấp nhất từ 41 đến 51% còn lại các thôn đều có số trâu cái lớn hơn 65%.Trâu đực chỉ chiếm 11 - 58,87%. Trong đó, chỉ có duy nhất Thôn Đèo Chắp có 124 con trâu là thôn con có số trâu nhiều nhất trong 10 thôn và cũng là thôn duy nhất có số trâu đực nhiều hơn trâu cái, có tỉ lệ trâu đực là 58,87%, sau đó đến thôn Tiên Quang 2 là 48,98%, còn các thôn còn lại số lượng trâu đực chỉ dao động từ 11 đến 30%.
- 29 4.1.1.2. Cơ cấu đàn trâu theo tuổi Để thấy được sự phân bố đàn trâu theo các lứa tuổi khác nhau, chúng tôi đã tiến hành điều tra cơ cấu đàn trâu của 10 thôn trong 3 xã theo lứa tuổi. Kết quả điều tra số liệu số trâu theo độ tuổi được trình bày tại bảng 4.3, 4.4, 4.5. Cơ cấu đàn trâu theo tuổi của 3 thôn ở xã Vinh Quang Bảng 4.3: Cơ cấu đàn trâu theo tuổi của 3 thôn ở xã Vinh quang Số trâu khảo sát Trâu đực Trâu cái Tháng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ tuổi (con) (%) (con) (%) (con) (%) SS - 6 13 8,50 5 3,27 8 5,23 6 - 12 16 10,45 7 4,57 9 7,19 12 - 24 8 5,23 4 2,61 4 2,61 24 - 36 17 11,11 4 2,61 13 8,50 36 - 48 16 10,46 7 4,57 9 5,88 48 - 60 26 16,99 6 3,92 20 13,07 >60 57 37,25 10 6,53 47 30,72 Cộng 153 100 43 28,10 110 71,89 Kết quả bảng 4.3 cho thấy nghé được sinh ra tỉ lệ khá cao và ổn định nhưng số trâu trên 60 tháng chiếm tỉ lệ lớn, đàn trâu đang bị già hóa. Trong khi đó ở khoảng từ 12 - 24 tháng tuổi thì lại không có do trao đổi buôn bán làm giống, làm thịt, chất lượng thịt ở giai đoạn này đạt chất lượng tốt. Điều kiện quản lí giống không tốt sẽ dẫn đến giảm khả năng tăng đàn. Cụ thể là: nghé từ sơ sinh đến 6 tháng có 5 con đực chiếm 3,27%, 8 con cái chiếm 5,23%, tổng số nghé đực và cái giai đoạn này có 13 con, chiếm 8,50%. Nghé từ 6 - 12 tháng có 16 con, chiếm 10,45 % (trong đó có 7 nghé đực, 9 nghé cái, chiếm 4,57 % và 7,19%). Giai đoạn từ 12 - 24 tổng đàn có 8 con, chiếm tỷ lệ
- 30 5,23% (trong đó có 4 nghé đực, 4 nghé cái, cùng chiếm 2,61%). Trâu từ 24 - 36 tháng có 17 con chiếm 11,11% (có 4 nghé đực, 13 nghé cái, chiếm 2,61 % và 8,50%). Số trâu ở 3 giai đoạn tuổi: 36 - 48 tháng, 48 - 60 tháng và trên 60 tháng có số lượng là 16, 26 và 57 con, tương ứng với tỷ lệ là 10,46; 16,99 và 37,25%. Tương ứng ở 3 giai đoạn trên, số trâu đực có số lượng là 7, 6 và 10 con, tương ứng với tỷ lệ là 4,57; 3,92 và 6,53%; số trâu cái có số lượng là 9, 20 và 47 con, tương ứng với tỷ lệ là 5,88; 13,07 và 30,72%. Kết quả này cũng cho thấy, số trâu đực trưởng thành và trâu cái trong độ tuổi sinh sản chiếm tỉ lệ lớn, số trâu này vẫn đang sinh sản ổn định, hỗ trợ trong sản xuất, những con cái không có khả năng sinh sản nữa đều được người dân loại thải. Cơ cấu đàn trâu theo tuổi ở 4 thôn của xã Hòa Phú Bảng 4.4: Cơ cấu đàn trâu theo tuổi ở 4 thôn của xã Hòa Phú Số trâu khảo sát Trâu đực Trâu cái Tháng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ tuổi (con) (%) (con) (%) (con) (%) SS - 6 25 7,04 12 3,38 13 3,66 6 - 12 24 6,76 10 2,82 14 3,94 12 - 24 44 12,40 22 6,20 22 6,20 24 - 36 55 15,49 18 5,07 37 10,42 36 - 48 22 6,19 17 4,79 5 1,41 48 - 60 86 24,22 32 9,01 54 15,21 >60 99 27,89 20 5,64 79 22,15 Cộng 355 100 131 36,90 224 63,10 Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Nghé từ sơ sinh đến 6 tháng có 25 con chiếm 7,04% (có 12 nghé đực chiếm 3,38%, 13 nghé cái chiếm 3,66%). Nghé từ 6 - 12 tháng tuổi có 24 con, chiếm 6,76%; trong đó có 10 nghé đực (chiếm
- 31 2,82%), 14 nghé cái (chiếm 3,94%). Giai đoạn từ 12 - 24 tháng tuổi tổng đàn có 44 con, chiếm tỷ lệ 13,13% (trong đó có 22 nghé đực, 22 nghé cái, cùng chiếm tỷ lệ 6,20%). Trâu từ 24 - 36 tháng có 55 con chiếm 15,49% (có 18 nghé đực, 37 nghé cái, chiếm 5,07 % và 10,42%). Số trâu ở 3 giai đoạn tuổi: 36 - 48 tháng, 48 - 60 tháng và trên 60 tháng có số lượng là 22, 86 và 99 con, tương ứng với tỷ lệ là 6,19; 24,22 và 27,89%. Tương ứng ở 3 giai đoạn trên, số trâu đực có số lượng là 17, 32 và 20 con, tương ứng với tỷ lệ là 4,79; 9,01 và 5,64%; số trâu cái có số lượng là 5, 54 và 79 con, tương ứng với tỷ lệ là 1,41; 15,21 và 22,15%. Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy, số trâu đực trưởng thành và trâu cái trong độ tuổi sinh sản - đặc biết ở gia đoạn trên 4 năm tuổi có số lượng lớn, chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng đàn. Cơ cấu đàn trâu theo tuổi ở 3 thôn của xã Yên Nguyên Bảng 4.5: Cơ cấu đàn trâu theo tuổi ở 3 thôn của xã Yên Nguyên Số trâu khảo sát Trâu đực Trâu cái Tháng tuổi Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ (con) (%) (con) (%) (con) (%) 1 - 6 11 10,28 3 2,80 8 7,48 6 - 12 8 7,47 4 3,74 4 3,74 12 - 24 11 10,28 3 2,80 8 7,48 24 - 36 20 18,69 6 5,60 14 13,08 36 - 48 22 20,56 3 2,80 19 17,76 48 - 60 8 7,47 0 0 8 7,48 >60 27 25,23 5 4,67 22 20,56 Cộng 107 100 24 22,43 83 77,57
- 32 Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Nghé từ sơ sinh đến 6 tháng có 11 con chiếm 10,28% (có 3 nghé đực, chiếm 2,80%; 8 nghé cái, chiếm 7,48%). Nghé từ 6 - 12 tháng tuổi có 8 con, chiếm 7,47%; trong đó có 4 nghé đực, 4 nghé cái (cùng chiếm tỷ lệ 3,74%). Giai đoạn từ 12 - 24 tháng tuổi, tổng đàn có 11 con, chiếm tỷ lệ 10,28% (trong đó có 3 nghé đực, chiếm 2,80%, 8 nghé cái, chiếm tỷ lệ 7,48%). Trâu từ 24 - 36 tháng có 20 con chiếm 18,69% (có 6 nghé đực, 14 nghé cái, chiếm 5,60 % và 13,08%). Số trâu ở 3 giai đoạn tuổi: 36 - 48 tháng, 48 - 60 tháng và trên 60 tháng có số lượng là 22, 8 và 27 con, tương ứng với tỷ lệ là 20,56; 7,47 và 25,23%. Tương ứng ở 3 giai đoạn trên, số trâu đực có 3, 0 và 5 con, tương ứng với tỷ lệ là 2,28; 0 và 4,67%; số trâu cái có số lượng là 19, 8 và 22 con, tương ứng với tỷ lệ là 17,76; 7,48 và 20,56%. 4.1.2. Áp dụng biện pháp thú y trên đàn trâu 4.1.2.1. Tiêm phòng bằng các loại vác xin Trong chăn nuôi biện pháp phòng bệnh là vô cùng cần thiết để tăng sức đề kháng cho con vật trước một số bệnh. Giảm thiểu rủi do mắc bệnh dẫn đến thiệt hại về kinh tế, bùng nổ và lây lan dịch bệnh. Hằng năm nhà nước thường có chỉ đạo tiêm phòng chống dịch hai lần trên năm là vụ xuân - hè và vụ thu - đông, nhằm hỗ trợ cho bà con nông dân phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Kiểm soát khống chế và nâng cao hiệu quả phòng dịch trên cả nước, đảm bảo hiệu quả về kinh tế trong chăn nuôi. Qua điều tra tỉ lệ tiêm phòng các bệnh cho đàn trâu ở các thôn được trình bầy ở bảng 4.6.
- 33 Bảng 4.6: Tiêm phòng các loại vắc - xin Tên vắc - xin Tổng số Lở mồm long móng Tụ huyết trùng Xã Thôn trâu Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ (con) (con) (%) (con) (%) Tiên Quang 2 49 45 91,84 45 91,84 1. Vinh Phố Chinh 27 21 77,78 21 77,78 Quang Vĩnh Bảo 77 55 71,43 55 71,43 Cộng 1 153 121 79,08 121 79,08 Đèo Chắp 124 94 75,80 94 75,80 2. Hòa Lăng Khán 57 44 77,19 44 77,20 Phú Lăng Cuồng 68 57 83,82 57 83,80 Đồng Mo 106 86 81,13 86 81,10 Cộng 2 355 281 79,15 281 79,15 Loong Coong 53 50 94,34 30 56,60 3. Yên Làng Tói 26 22 84,61 18 69,20 Nguyên An Bình 28 22 78,57 22 78,57 Cộng 3 107 94 87,85 70 65,42 Tổng số 615 496 80,65 472 76,77 Kết quả bảng 4.6 cho thấy tiêm phòng ở các thôn chủ yếu tiêm 2 loại vắc - xin là lở mồm long móng và tụ huyết trùng. Như vậy, tỉ lệ tiêm phòng vắc - xin đạt chỉ tiêu tương đối cao. Tỉ lệ tiêm phòng ở xã Vinh Quang có tỉ lệ tiêm phòng cả 2 loại vắc - xin đều nhau với tỉ lệ trung bình là 79,08%, trong đó thôn Tiên Quang 2 có tỉ lệ tiêm phòng cao nhất đạt 91,84% số trâu trong thôn, thôn Vĩnh Bảo có tỉ lệ tiêm thấp nhất trong 3 thôn cũng đạt 71,43%. Xã Hòa Phú có tỉ lệ tiêm phòng cả 2 loại vắc - xin đều nhau với tỉ lệ trung bình là 79,15%, trong đó thôn Lăng Cuồng có tỉ lệ tiêm phòng cao nhất đạt 82,83% số trâu trong thôn, thôn Đèo Chắp thôn có số trâu nhiều nhất tỉ lệ tiêm đạt 75,8% thấp nhất so với 4 thôn. Xã Yên Nguyên có tỉ lệ tiêm phòng cả 2 loại vắc - xin chênh lệch nhau, tỉ lệ tiêm phòng trung bình của vắc-xin lở mồm long móng
- 34 (LMLM) là 87,85% còn của tụ huyết trùng (THT) chỉ đạt 65,42%, thôn Loong Coong có tỉ lệ tiêm phòng LMLM cao nhất đạt 94,34% số trâu trong thôn nhưng tỉ lệ tiêm THT lại thấp nhất trong 3 thôn chỉ đạt 56,6% số trâu của thôn, thôn Làng Tói tỉ lệ tiêm phòng LMLM đạt 84,61%, THT chỉ đạt 69,2%, thôn An Bình có tỉ lệ tiêm 2 loại vắc - xin bằng nhau đều đạt 78,57%. 4.1.2.2. Tẩy ký sinh trùng các loại Do tập quán chăn thả của bà con nông dân nên khả năng mắc một số bệnh về ký sinh trùng đối với gia súc là không tránh khỏi. Việc tẩy ký sinh trùng là cần thiết cho đàn gia súc, giảm thiểu tác nhân gây hại của ký sinh trùng đối với đàn gia súc, giúp cho đàn gia súc tăng trưởng và tăng trọng tốt. Kết quả điều tra tẩy ký sinh trùng ở các thôn được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7: Tẩy ký sinh trùng cho trâu Tẩy các loại ký sinh trùng Tổng KST máu, số Giun, sán Ve, gẻ Xã Thôn tiên mao trùng trâu Số Số Số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ (con) lượng lượng lượng (%) (%) (%) (con) (con) (con) Tiên Quang 2 49 11 22,40 0 0,00 0 0,00 1. Vinh Phố Chinh 27 5 18,50 0 0,00 0 0,00 Quang Vĩnh Bảo 77 20 25,90 0 0,00 0 0,00 Cộng 1 153 36 23,53 0 0,00 0 0,00 Đèo Chắp 124 37 29,80 0 0,00 2 1,60 2. Hòa Lăng Khán 57 16 28,00 0 0,00 0 0,00 Phú Lăng Cuồng 68 19 27,90 0 0,00 0 0,00 Đồng Mo 106 28 26,50 0 0,00 0 0,00 Cộng 2 355 90 25,35 0 0 2 0,56 Loong Coong 53 40 75,40 25 47,10 10 18,8 3. Yên Làng Tói 26 18 69,20 12 46,10 5 19,20 Nguyên An Bình 28 22 78,50 14 50,00 6 21,40 Cộng 3 107 80 74,76 51 47,66 21 19,62 Tổng số 615 206 33,49 51 8,29 23 3,74
- 35 Kết quả bảng 4.7 cho thấy tỉ lệ tẩy ký sinh trùng không cao, chỉ tẩy một vài loại kí sinh trùng. Giun sán là loại kí sinh trùng được tẩy chủ yếu, tất cả các thôn đều tẩy giun sán. Xă Vinh Quang có tỉ lệ tẩy giun san trung b́nh là 23,53%, tẩy các loại kí sinh trùng khác không có, tỉ lệ tẩy giun sán cao nhất trong 3 thôn của xă là thôn Vĩnh Bảo có tỉ lệ là 25,9% tiếp đến là thôn Tiên Quang 2 xong đến thôn Phố Chinh có tỉ lệ tẩy giun sán thấp nhất. Xã Hòa Phú có tỉ lệ tẩy giun là 25,35%, tẩy tiên mao trùng và kí sinh trùng máu chỉ có thôn Đèo Chắp có 2 con có tỉ lệ trong thôn là 1,6% và tỉ lệ trong 4 thôn là 0,56%, tẩy giun ở thôn Đèo Chắp có tỉ lệ cao nhất là 29,8%, thấp nhất trong 4 thôn là thôn Đồng Mo có 26,5%. Xã Yên Nguyên tẩy nhiều loại kí sinh trùng, tỉ lệ tẩy giun, sán trung bình là 74,76%, tẩy ve, ghẻ là 47,66%, tẩy kí sinh trùng máu, tiên mao trùng là 19,62%. Tỉ lệ tẩy giun sán ở xã Yên Nguyên là cao nhất trong 3 xã.Ngoài ra chỉ có một vài thôn trị các loại kí sinh trùng khác, hầu như đều có biểu hiện bệnh mới chữa trị. 4.2. Khả năng sinh trưởng của nghé tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang 4.2.1. Khối lượng của nghé ở các tháng tuổi 4.2.1.1. Khối lượng của nghé Bảng 4.8. Khối lượng lượng của nghé (kg) Nghé đực Nghé cái Tuổi KS So sánh So sánh Thí nghiệm Đại trà (*) Thí nghiệm Đại trà (*) (tháng) TN/ĐT TN/ĐT X m x (%) (%) Sơ sinh 38,62±1,38 22,40±0,67 172,41 36,74±1,26 21,27±0,76 172,73 3 76,66±2,84 55,93±2,00 137,06 72,40±2,65 50,29±1,63 143,96 6 110,67±3,33 89,95±4,15 123,03 105,83±2,67 82,07±2,40 128,95 * Nguồn: Phạm Thùy Linh, Luận văn thạc sĩ KHNN, K25 trường ĐHNL Kết quả bảng 4.8 cho thấy, trong cùng một giai đoạn tuổi thì khối lượng nghé đực luôn lớn hơn cái. Cụ thể là lúc sơ sinh nghé đực có khối lượng là
- 36 38,5 kg, còn nghé cái có khối lượng là 36,74 kg, còn đến 6 tháng tuổi thì nghé đực có khối lượng là 110,67 kg còn nghé cái có khối lượng là 105.83 kg. Qua bảng 4.8 còn cho thấy, trong cùng giai đoạn tuổi khối lượng của các nghé từ các trâu bố mẹ được tuyển chọn (thí nghiệm) luôn cao hơn so với khối lượng của các nghé ở đàn đại trà. Qua các giai đoạn sơ sinh, 3 tháng và 6 tháng tỉ lệ khối lượng của nghé thí nghiệm trên nghé đại trà lần lượt là 172,41; 137,06 và 123,03% đối với nghé đực và 172,73; 143,96; 128,95% đối với nghé cái. Trong suốt 6 tháng tuổi khối lượng nghé thí nghiệm luôn cao hơn nghé đại trà. 4.2.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của của nghé ở các giai đoạn tuổi Tốc độ sinh trưởng thể hiện qua tăng khối lượng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Bảng 4.9. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của nghé ở các giai đoạn Tuyệt đối Tương đối Giai đoạn N(con) (g/con/ngày) (%) KS Đực Cái Đực Cái Sơ sinh - 3 5 422 396 65,99 65,34 3 - 6 5 377 371 36,31 37,51 Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy: Tốc độ trưởng tuyệt đối của nghé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi là 422 đối với nghé đực và 396 đối với nghé cái, từ 3 - 6 tháng tuổi là 377 đối với nghé đực và 371 đối với nghé cái. Tăng khối lượng của nghé cao nhất là từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi và có xu hướng giảm dần theo giai đoạn sinh trưởng. Ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi có sự sinh trưởng rất nhanh, sinh trưởng tương đối ở giai đoạn này đạt trên 65% đối với cả con đực và con cái. Sinh trưởng tương đối giảm đi nhanh chóng ở các giai đoạn tuổi tiếp theo. Ở
- 37 giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi sinh trưởng tương đối là 36,31% với con đực và 37,51% với con cái. 4.2.2. Kích thước một số chiều đo của nghé Bảng 4.10. Kích thước một số chiều đo của nghé (cm) Tuổi Vòng ống Tính Cao vây Vòng ngực DTC KS N biệt X m (tháng) x Đực 5 62,12 ± 1,62 78,12 ± 1,38 53,62 ± 1,12 16,24 ± 0,24 Sơ sinh Cái 5 61,33 ± 1,83 76,67 ± 1,83 52,42 ± 1,41 15,64 ± 0,26 Đực 5 73,54 ± 1,54 122,53 ± 2,53 73,65 ± 1,35 17,67 ± 0,23 3 Cái 5 72,73 ± 1,23 115,10 ± 1,90 71,27 ± 1,73 16,82 ± 0,32 Đực 5 83,17 ± 1,83 145,84 ± 2,34 86,83 ± 1,67 18,33 ± 0,22 6 Cái 5 82,34 ± 1,66 141,83 ± 3,32 84,67 ± 1,34 17,84 ± 0,34 Cao vây: Cao vây thể hiện chiều cao của con vật, qua bảng 4.10 cho thấy trong tất cả các giai đoạn tuổi, chiều đo cao vây của nghé đực nhỉnh hơn cao vây của nghé cái một chút, chiều đo cao vây của nghé tăng dần từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi theo chiều tăng lên của khối lượng. Chiều đo cao vây của nghé ở lúc sơ sinh là 62,12 cm nghé đực, 61,33 cm nghé cái, chiều cao vây lúc 6 tháng tuổi của nghé đực là 83,17 cm và nghé cái là 82,34 cm. Vòng ngực: Vòng ngực của nghé có sự tăng dần theo tháng tuổi, tuân theo quy luật sinh trưởng phát triển theo giai đoạn. Kết quả ở bảng 4.10 cho thấy: Vòng ngực của nghé đực luôn cao hơn cái trong tất cả các giai đoạn phát triển. Ở lúc sơ sinh, nghé đực có vòng ngực là 78,12 cm, nghé cái là 76,67 cm. Tuy nhiên từ 3 tháng tuổi trở đi, sự khác nhau về vòng ngực giữa nghé đực và cái lại có sự khác nhau nhiều.
- 38 Dài thân chéo: Dài thân chéo tương quan thuận với khối lượng của nghé, vì vậy người ta sử dụng chiều đo dài thân chéo của trâu để tính toán khối lượng của gia súc. Kích thước dài thân chéo tăng dần theo tháng tuổi từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, chiều dài thân tăng theo quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn của gia súc. Trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, dài thân chéo của nghé đực và cái biến đổi từ 53,62 cm đến 86,83 cm và 52,42 đến 84,67 cm. Vòng ống:Kết quả khảo sát vòng ống của trâu ở các giai đoạn sơ sinh, 3 tháng, 6 tháng ở nghé đực lần lượt là: 16,24; 17,67; 18,33 cm tương tự ở trâu cái là: 15,64; 16,82; 17,84 cm. Trong quá trình phát triển, vòng ngực tăng cao nhất rồi đến dài thân chéo và cuối cùng là cao vây. Nhìn chung sự biến đổi kích thước của một số chiều đo cơ thể cũng tương tự như biến đổi trọng lượng cơ thể, ở giai đoạn mới sinh tốc độ tăng là lớn nhất và giảm dần theo giai đoạn sinh trưởng, điều đó cũng phù hợp với quy luật sinh trưởng chung. 4.2.3. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của nghé Chiêm Hóa Dựa vào kích thước một số chiều đo của nghé tính toán được một số chỉ số được trình bầy trong bảng 4.11. Bảng 4.11. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của nghé Chiêm Hóa Tuổi KS CSDT CSKL CSTX Tính biệt (tháng) X m CSTM x Đực (n=5) 86,03 ± 3,07 125,75 ± 5,91 145,69 ± 5,13 26,14 ± 1,18 Sơ sinh Cái (n=5) 85,47 ± 4,78 125,01 ± 7,54 146,26 ± 6,23 25,50 ± 0,96 Đực (n=5) 100,14 ± 4,04 166,61 ± 8,43 166,36 ± 6,63 24,02 ± 0,93 3 Cái (n=5) 97,99 ± 5,03 158,25 ± 6,96 161,49 ± 6,99 23,12 ± 1,12 Đực (n=5) 104,40 ± 4,26 175,35 ± 6,20 167,96 ± 6,21 22,03 ± 1,15 6 Cái (n=5) 102,82 ± 5,72 172,24 ± 8,97 167,05 ± 8,54 21,66 ± 1,04
- 39 Kết qủa bảng 4.11 cho thấy: Tại thời điểm sơ sinh CSDT của nghé đực trung bình 86,03%, nghé cái là 85,47%; tháng tuổi thứ 3 CSDT của nghé đực là 100,14%, nghé cái là 97,99%. Tháng tuổi thứ 6 CSDT của nghé đực là 104,40%, nghé cái là 102,82%. Tại thời điểm sơ sinh CSKL của nghé đực trung bình 125,75%, nghé cái là 125,01%; tháng tuổi thứ 3 CSKL của nghé đực là 166,61%, nghé cái là 158,25%. Tháng tuổi thứ 6 CSKL của nghé đực là 175,35%, nghé cái là 172,24%. Tại thời điểm sơ sinh CSTM của nghé đực trung bình 145,69%, nghé cái là 146,26%; tháng tuổi thứ 3 CSTM của nghé đực là 166,36%, nghé cái là 161,49%. Tháng tuổi thứ 6 CSTM của nghé đực là 167,96%, nghé cái là 167,50%. Tại thời điểm sơ sinh CSTX của nghé đực trung bình 26,14%, nghé cái là 25,50 %; tháng tuổi thứ 3 CSTX của nghé đực là 24,02%, nghé cái là 23,12%. Tháng tuổi thứ 6 CSTX của nghé đực là 22,03%, nghé cái là 21,66%.
- 40 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Tại thời điểm tháng 1 năm 2019, đàn trâu tại 3 xã khảo sát có 2422 con, trong đó trâu đực có 732 con (chiếm tỷ lệ 30,22%), trâu cái có 1690 con (chiếm tỷ lệ 69,78%). Tại 10 thôn triển khai thí nghiệm nghiên cứu, số trâu dưới 36 tháng tuổi chiếm dưới 46%, trong đó trâu dưới 12 tháng tuổi chiếm dưới 20%. Còn lại là trâu trên 36 tháng tuổi, trong đó số trâu trên 60 tháng tuổi chiếm từ 25 - 37%. 2. Trâu ở 3 xã thuộc huyện Chiêm Hóa được tiêm phòng 2 loại vắc xin là LMLM và Tụ huyết trùng, trong đó LMLM tiêm đạt từ 79 - 87% còn tiêm phòng tụ huyết trùng chỉ đạt từ 65 - 79 %. Tại địa phương, trâu được tẩy giun sán chỉ đạt 25 - 74 %; tẩy ve, ghẻ đạt cao nhất đạt 47% và ký sinh trùng đường máu cao nhất đạt 19%. 3. Đàn nghé thí nghiệm sinh ra từ các trâu bố mẹ được tuyển chọn luôn có khối lượng lớn hơn đàn nghé đại trà, cụ thể ở các giai đoạn sơ sinh, 3 và 6 tháng tuổi nghé đực thí nghiệm có khối lượng tương ứng đạt bằng 172,41; 137,06 và 123,03% khối lượng của nghé đực đại trà; nghé cái thí nghiệm có khối lượng tương ứng đạt bằng 172,73; 143,96; 128,95% khối lượng nghé cái đại trà. 5.2. Đề nghị 1. Tiếp tục cho sinh viên các khóa sau nghiên cứu sinh trưởng của nghé thí nghiệm ở các giai đoạn tiếp theo. 2. Địa phương và các nhà khoa học iếp tục các giải pháp kỹ thuật: công tác giống (tuyển chọn đàn trâu bố mẹ, áp dụng truyền giống nhân tạo), thức ăn, vệ sinh thú y (tiêm phòng, tẩy ký sinh trùng, ) để nâng cao hiệu quả chăn nuôi trâu tại địa phương lọc.
- 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Đặng Vũ Bình (2007), Giáo trình giống vật nuôi. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường (2007), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Tạ Văn Cần, Nguyễn Hữu Trà, Vũ Văn Tý, Nguyễn Đức Chuyên (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi miền Núi), Mai Văn Sánh (Bộ môn Sinh sản và thụ tinh nhân tạo - Viện Chăn nuôi), Nghiên cứu lai tạo giữa trâu đực Murrah với trâu cái địa phương và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai F1 nuôi trong nông hộ, 2006, NXB Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 4. Nguyễn Công Định (2012), “Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi với mức dinh dưỡng cao đến sinh trưởng và năng xuất thịt của trâu”, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Minh Hoàn, Lê Đình Phùng, (2008), Giáo trình chọn giống và nhân giống vật nuôi, Nhà xuất bản Đại học Huế. 6. Phạm Thùy Linh (2019), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của trâu Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 7. Lê Viết Ly, Lê Tư, Đào Lan Nhi (1994), “Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi trâu trong nông hộ ở một số xã miền núi tỉnh Tuyên Quang”, công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật chăn nuôi 1994-1995, NXB nông nghiệp Hà Nội 1995. 8. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, Nguyễn Tiến Vởn, (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 90-126. 9. Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân, Nguyễn Văn Thiện và Trịnh Đình Đạt
- 42 (1994), Di truyền và chọn giống Động vật, Giáo trình cao học Nông Nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Phan Cự Nhân (1977), Cơ sở di truyền và chọn giống Động vật, NXB KHKT, Hà Nội. 11. Mai Văn Sánh (1996), “Khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa, thịt của trâu Murrah nuôi tại Sông Bé và kết quả lai tạo với trâu nội”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2001), Giáo trình chăn nuôi trâu, bò, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 13. Nguyễn Đức Thạc (1983), “Một số đặc điểm về sinh trưởng, cho thịt sữa của loại hình trâu to miền Bắc và khả năng cải tạo nó với trâu Murrah”, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội. 14. Nguyễn Đức Thạc, Con Trâu Việt Nam, NXB Lao Động Xã Hội 2006 15. Nguyễn Thức Thi, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2015), nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. 16. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Nguyễn Xuân Trạch (2007), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. II. Tài liệu nước ngoài 18. Fisher R. A (1918), “The correlation between relatives on the supposition of Mendelian inheritance”, Trans Soc Edinb. 19. Holroyd (1988), “Reproductive performance of 50% Bos indicus cattle grazing the Mitchell grasslands of north Queensland 1973 - 80”,
- 43 Proc. Aust, Rangle, Soc. 20. Lau, C. H., R. D. Drinkwater, K. Yusoff, S. G. Tan, D. J. S. Hetzel and J. S. F. Barker (1998), “Genetic diversity of Asian water buffalo (Bubalus bubalis): mitochondrial DNA D-loop and cytochrome b sequence variation”, Anim. Genet. 21. Topanurak, S.; J. Intaramongkol, P. Ratanapunna, S. Intaramongkol, S. Tumwasorn and C. Chatalakhana (1991). Factors affecting growth performance in Thai swamp buffalo. Annual report 1991. The national buffalo research and development project, Bangkok, Thailand. 22. Williamson. G., W. J. A. Payner, (1978), An introduction to animal husbandry in the tropics. Third edition, London and New York. III. Tài liệu điện tử 23. Giới thiệu chung về huyện Chiêm Hóa, 24. Viet-Nam.html (13-12-2016)
- 44 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Nghé sơ sinh Nghé 3 tháng tuổi Nghé 6 tháng