Khóa luận Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tim_hieu_tinh_hinh_san_xuat_kinh_doanh_cua_cong_ty.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN KHẮC THÁI Tên đề tài: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ THAN UYÊN, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI : HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN NGÀNH : PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHOA : KT & PTNT KHÓA HỌC : 2015-2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN KHẮC THÁI Tên đề tài: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ THAN UYÊN, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI : HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN NGÀNH : PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LỚP : K47 - PTNT N02 KHOA : KT & PTNT KHÓA HỌC : 2015-2019 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S LƯU THỊ THUỲ LINH Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu với đề tài: “Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu”. Khóa luận được hình thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Lưu Thị Thùy Linh, giảng viên khoa Kinh tế và PTNT, ngừời đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Đoàn Khắc Thái
- ii MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4 2.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè 6 2.1.3. những nhân tố ảnh hưởng tới cây chè 7 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 8 2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới 8 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam 12 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 14 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 14 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 14 3.3. Nội dung nghiên cứu 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu 14 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 14 3.5. Hệ thống các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu 16
- iii PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 17 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 20 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất 21 4.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên 22 4.2.1. Khái quát về lịch sử hình thành của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên 22 4.2.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty 24 4.2.3. Đặc điểm về cơ cấu lao động và tổ chức lao dộng của công ty 27 4.3. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè cho Công Ty 36 4.3.1. Thuận lợi 36 4.4. Phân tích SWOT về vẫn đề sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Trà Thanh Uyên 36 4.4.1. Điểm mạnh 36 4.4.2. Điểm yếu 37 4.4.3. Cơ hội 38 4.4.4. Thách thức 38 4.5. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên 39 PHẦN 5. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 42 5.1. Kết luận 42 5.2.Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới năm 2018 9 Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Tân Uyên năm 2018 19 Bảng 4.2. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016 - 2018 27 Bảng 4.3. Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 28 2016 – 2018 28 Bảng 4.4. Tình hình sử dụng vùng chè nguyên liệu hằng năm 2016 - 2018 29 Bảng 4.5. Chi phí sản xuất cho 1 ha chè kinh doanh của Công ty Cổ Phần Trà Than uyên 30 Bảng 4.6 Tình hình sản xuất kinh doanh chè thành phẩm của công ty qua 3 năm 2016 – 2018 31 Bảng 4.7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2016 -2018 32 Bảng 4.8 Giá bán các sản phẩm 33 Bảng 4.9 Tình hình doanh thu sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2016 – 2018 34
- v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nguyên nghĩa TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân BVTV Bảo về thực vật NN – PTNT Nông nghiệp – Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân HTX Hợp tác xã
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển. Cây chè cho năng suất sản lượng tương đối ổn định và có giá trị cao về kinh tế, tạo việc làm cũng như thu nhập cho người dân hằng năm, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi, với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thì cây chè đang được coi là cây công nghiệp có thế mạnh trong khu vực trung du và miền núi. Cây chè được trồng nhiều ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc như: Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang Ở Lai Châu cây chè đã và đang được chú trọng phát triển, đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, là cây xóa đói, giảm nghèo cho các hộ nông dân. Ở huyện Tân Uyên do có các đặc điểm về điều kiện tự nhiên thích hợp với cây chè nên trong những thập kỷ qua cây chè cũng được chú trọng đầu tư phát triển. Huyện Tân uyên đã và đang có các chủ chương, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác trồng và chăm sóc chè. Ở đây đã và đang có các doanh nghiệp và công ty cổ phần trà được thành lập và phát triển trên địa bàn, với diện tích chè lớn như vậy thì khả năng đáp ứng nhu cầu về chè nguyên liệu cho địa phương, cho thị trường xuất khẩu là không đủ. Do đó, cần phải nâng cao năng xuất sản xuất cho cây chè. Đứng trước tính cấp bách của thị trường hiện nay Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trên địa bàn huyện Tân Uyên, Tỉnh Lai Châu. Với bề dày lịch sử hình thành từ năm 1971 cho đến nay công ty cũng đã có nhiều thành tựu, trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp khi nền kinh tế nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược và cách thức kinh doanh linh hoạt để nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho mình.
- 2 Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, em tiến hành thực hiện khóa luận: “Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu”. Với mong muốn sẽ là cơ sở để góp phần đánh giá đúng tình hình sản xuất, và thấy rõ được các mặt tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của công ty. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá được đầy đủ, chính xác tình hình sản xuất và kinh doanh chè của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên. Qua đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè của Công Ty Cổ Phần Trà Thanh Uyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây chè. - Phân tích được tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty chè - Phân tích thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên. - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của Công Ty Cổ Phần Trà Thanh Uyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học - Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên vận dụng được những kiến thức mà sinh viên tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường và có vai trò rất quan trọng đối với người thực hiện đề tài. - Giúp bản thân vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế. - Nhằm nâng cao tinh thần học hỏi, tìm tòi, phát huy tính tự giác chủ động trong hoạt động nghiên cứu. - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập cho các khóa sau.
- 3 - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lí thông tin kỹ năng nghề nghiệp. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc đánh giá sát thực hơn về cách thức phát triển sản xuất chè trên địa bàn nghiên cứu. Cung cấp nguyên liệu có chất lượng cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường hiện nay. Giúp cho các nhà lãnh đạo có căn cứ để xây dựng chính sách phát triển cây chè trên địa bàn nghiên cứu. Đề ra phương hướng để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè đem lại cho Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên nói riêng và trên địa bàn nghiên cứu nói chung.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản * Sản xuất Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?.[11] * Sản phẩm Sản phẩm là kết quả đạt được từ quá trình sản xuất, nó là đầu ra chính của quá trình sản xuất. Sản phẩm là mục đích cần đạt được từ sản xuất. Là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng. * Hàng hóa Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Hai thuộc tính của hàng hóa: Giá trị sử dụng và giá trị. - Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp. - Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.[15]
- 5 * Tiêu thụ Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng. Thích ứng với mỗi cơ chế quản lí, công tác tiêu thụ sản phẩm được quản lí bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề quan trọng của sản xuất nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến việc tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoá hoặc được quyền thu tiền bán hàng.[12] * Phát triển sản xuất Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng nâng cao đời sống của con người. * Kênh phân phối Kênh phân phối là một nhóm các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ người sản xuất đến người mua cuối cùng. Tất cả những tổ chức, cá nhân tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành
- 6 viên của kênh. Những thành viên nằm giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (nếu có) được gọi là các trung gian phân phối.[13] 2.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt và trong đời sống kinh tế, văn hóa của con người. Sản phẩm chè hiện nay đang được tiêu dùng khắp các nước trên thế giới. Ngoài tác dụng giải khát, chè còn có tác dụng khác như kích thích hệ thần kinh làm cho thần kinh minh mẫn, tăng cường hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, tăng sức đề kháng cho cơ thể của con người. Ở Việt Nam sản phẩm chè không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần xây dựng đất nước, đối với người dân thì chè mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải thiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao động dư thừa ở vùng nông thôn. Nếu so sánh cây chè với các loại cây trồng khác thì cây chè có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, vì cây chè có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm liên tục. Cây chè là cây trồng thích hợp với các vùng trung du và miền núi, cây chè là cây trồng không tranh chấp đất đai với cây lương thực. Chính vì vậy, cây chè không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần cải thiện môi trường, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Trồng chè kết hợp với trồng rừng theo phương thức Nông – Lâm kết hợp sẽ tạo nên được một vành đai xanh chống được xói mòn, rửa trôi đất. Như vậy, phát triển sản xuất chè đã và đang tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho xã hội, làm tăng thu nhập cho người dân. Cải thiện mức sống cho người dân ở khu vực nông thôn. Tạo điều kiện cho việc thúc đẩy công cuộc xây dựng đất nước theo hướng Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa, làm giảm sự chênh lệch về kinh tế giữa các khu vực thành thị với nông thôn, giữa vùng đồng bằng với vùng miền núi.
- 7 2.1.3. những nhân tố ảnh hưởng tới cây chè a. Điều kiện tự nhiên - Đất đai và địa hình: + Đất đai: Là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng, đất đai là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và đến chất lượng chè nguyên liệu, đến chè thành phẩm. Yếu tố đất đai cho phép quyết định chè được phân bố trên những vùng địa hình khác nhau, muốn chè có chất lượng cao và hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở độ cao nhất định. Thường có độ cao so với mặt nước biển từ 500m – 800m. + Địa hình: Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và chất lượng chè, chè trồng ở trên núi cao có hương vi thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn chè được trồng ở vùng thấp. - Thời tiết khí hậu: + Các yếu tố như: Nhiệt độ, ẩm độ trong không khí, lượng mưa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi mùa cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng chè. b. Yếu tố về kinh tế - Thị trường và giá cả: Kinh tế học đã chỉ ra ba vấn đề cơ bản của kinh tế đó là: + Sản xuất cái gì? + Sản xuất như thế nào? + Sản xuất cho ai? Để trả lời được những câu hỏi này người sản xuất phải tìm hiểu thị trường, người sản xuất xác định nhu cầu khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hóa mà họ có thể sản xuất ra và được người tiêu dùng chấp nhận ở mức độ nào, giá cả của sản phẩm có phù hợp hay không, để từ đó hình thành nên mối quan hệ giữa cung và cầu.
- 8 - Cơ cấu sản xuất sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm là quan điểm có ý nghĩa thực tiễn cao nó vừa có tính kinh tế, cũng vừa có tính xã hội. Đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khác của thị trường và tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hóa, nhưng đồng thời cũng phát huy các sản phẩm hàng hóa truyền thống đã có kinh nghiệm sản xuất, chế biến, đã được thị trường chấp nhận từ trước. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới 1.2.1.1. Tình hình chung Hiện nay trên thế giới có 58 nước phát triển sản xuất chè ở các quy mô khác nhau tập trung nhiều nhất là ở Châu Á có 20 nước (chủ yếu là ở Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Indonexia, Nhật Bản, Việt Nam ) với diện tích chiếm khoảng 80% diện tích chè toàn thế giới. Tiếp đó là đến Châu Phi có 21 nước, Châu Mỹ có 12 nước, Châu Đại dương có 3 nước, châu Âu chỉ có Nga, Bồ Đào Nha.[21] Cũng như trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu chè, mặc dù chè có trong phạm vi tiêu thụ rộng, nhưng cũng chỉ tập trung khối lượng lớn ở khoảng 26 nước. Theo ITC (Hội đồng chè thế giới), tiêu thụ chè tập trung ở 11 nước Châu Á ( lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật; các quốc gia hồi giáo ở Trung Cận Đông); 6 nước ở Châu Phi, 5 nước ở Châu Âu ( đứng đầu là Anh và Ireland), 3 nước ở Châu Mỹ và Châu Đại Dương. Một điểm quan trọng khác là phần lớn sản lượng chè trên thế giới được tiêu dùng ngay ở các quốc gia sản xuất chè, như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ có 45% tổng sản lượng chè thế giới được bán ra ngoài. Về nhập khẩu chè, nếu năm 2000, toàn thế giới nhập 1.343 triệu kg thì đến năm 2013 đã đạt 1.675 triệu kg. Tổng giá trị nhập khẩu toàn thế giới 5 năm gần đây ước từ 3 – 5 tỷ USD/năm. Hiện tại, 5 quốc gia nhập khẩu chè đứng đầu trên thế giới bao gồm: Ai Cập (107.586 tấn), các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
- 9 UAE (109.575 tấn), Hoa Kỳ (116,746 tấn), Vương quốc Anh (157.593 tấn), Liên Bang Nga (181.859 tấn). Giá chè nhập khẩu trung bình trên thế giới 3,8 USD/kg [21]. Một đặc điểm nổi bật trong nghành chè đó là mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia trồng chè và có sản lượng chè cao nhất thế giới, nhưng phần lớn được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, phần còn lại được xuất khẩu. Hiện Kenya là quốc gia xuất khẩu đứng đầu trên thế giới (326.641 tấn), kế đến là Sri Lanka (318.329 tấn), Trung Quốc (299.789 tấn), Ấn Độ (203.207 tấn) và Việt Nam (104.700 tấn) [18]. Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới năm 2018 Diện tích Năng suất Sản lượng STT Tên nước (ha) (tạ/ha) (tấn) 1 Trung Quốc 2.240.594 10.78 2.414.802 2 Ấn Độ 585.907 21.37 1.252.174 3 Srilanka 231.628 15.08 349.308 4 Nhật Bản 44.078 18.19 80.200 5 Việt Nam 115.963 20.19 240.000 6 Kenya 218.500 21.64 473.000 Thế giới 3.436.670 107.25 4.809.484 ( Nguồn: 2018) 1.2.1.2. Một số nước sản xuất chè điển hình trên thế giới Năm nước có diện tích trồng chè lớn nhất là: Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Việt Nam và Indonesia chiếm 75% và nếu kể thêm Kenya nữa thì 6 nước này chiếm tới 80% diện tích chè thế giới. a. Sri Lanka Sri Lanka là nước sản xuất chè truyền thống, với quy mô công nghiệp rất sớm, với tiến độ phát triển nhanh. Đến nay, diện tích đạt hơn 221.969 ha,
- 10 tổng sản lượng 330.000 tấn. Năng suất sản lượng chè thấp,trong số 4 quốc gia xuất khẩu chè hàng đầu thế giới, năng suất chè của Sri Lanka đứng thứ 3, đạt 1.306kg/ha (năm 2013), thấp hơn nhiều so với Ấn Độ và Kenya. Nguyên nhân do giống chè cũ,độ tuổi của vườn chè cao. Điều này dẫn đến giá thành chè Sri Lanka cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Chè là một trong những thế mạnh về xuất khẩu và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Sri Lanka, chiếm đến 60% lợi nhuận trong các ngành xuất khẩu, 88% tổng số lao động nông nghiệp của quốc gia này. Chè mang lại hơn 1.48 tỷ USD/năm. Xét về kim ngạch xuất khẩu thì Sri Lanka vẫn là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhờ tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao (chè gói và chè hộp) trong khi xuất khẩu chè dạng rời giảm đi. Chính phủ Sri Lanka đã có rất nhiều chính sách nhằm phát triển nghành chè của đất nước này. [19] b. Kenya Kenya được coi là quốc gia phát triển nhanh về diện tích chè trên thế giới, so với các cường quốc chè như Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, mặc dù chè mới chỉ được trồng ở Kenya từ năm 1903, hơn 50 năm sau diện tích đã tăng tới 190.600 ha (2012). Chè được phát triển tại 7 vùng phía Đông và 8 vùng phía Tây thung lũng Rifl Valley. Năng suất chè rất cao, đứng đầu thế giới, bình quân 19,380 tạ khô/ha. Kenya cũng là quốc gia trồng chè lớn nhất Châu Phi, sản phẩm chè Kenya chiếm lĩnh các thị trường tiêu thụ quan trọng nhất của thế giới, trong đó Anh là 32,1%; Pakistan 30,5%; Ai Cập 17,8%. Hầu hết chè của Kenya được xuất khẩu dưới dạng chè đen CTC.Kenya là quốc gia đứng đầu về sản lượng xuất khẩu, nhưng chủ yếu xuất khẩu chè đen dạng rời, nên giá trị tăng không cao. Chè của Kenya được canh tác chủ yếu ở qui mô trang trại gia đình (chiếm 80%) và chỉ 20% được trồng trên qui mô lớn. Các vườn chè quy mô
- 11 trang trại gia đình thuộc diện quản lý của Cơ quan phát triển chè Kenya (KTDA). Những đồn điền quy mô lớn hiện thuộc sở hữu của các công ty đa quốc gia. Năng suất tại những đồn điền lớn này thường gấp 2 lần so với năng suất tại các trang trại hộ gia đình. [19] c. Trung Quốc Trung Quốc là một trong những cái nôi của cây chè, cũng là nước sản xuất chè lâu đời. Đến nay, Trung Quốc là nước có tổng diện tích chè lớn nhất thế giới (1.513 nghìn ha, năm 2012). Chè được trồng tập trung ở khu vùng lưu vực sông Dương Tử (2 tỉnh Hồ Nam và Giang Tô), các tỉnh ven biển Đông Nam (Chiết Giang, Phúc Kiến) và các tỉnh Vân Nam, Hà Nam, Sơn Tây. Với phân bố địa lý rất rộng và các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất khác nhau nên sản phẩm cũng rất đa dạng. Hiện có trên 1000 giống chè được trồng ở Trung Quốc. . Nhưng năng suất chè của Trung Quốc còn ở mức khiêm tốn với 11,33 tạ/ha, cho thấy khả năng thâm canh trong sản xuất chè còn hạn chế so với ngành sản xuất chè của thế giới nói chung và của Ấn Độ nói riêng và đặc biệt là so với Kenya. Năng suất của Kenya gấp 2,3 lần so với Trung Quốc. Trung Quốc là nước sản xuất chè xanh lớn nhất thế giới (75% thị phần chè xanh thế giới,sản lượng khoảng 500.000 tấn/ năm), đồng thời cũng Trung Quốc cũng là nước đứng đầu thế giới về sản lượng chè với hơn 1,7 triệu tấn. Để có được điều này thì Trung Quốc đã tăng một lượng lớn diện tích trồng chè lên con số hơn 1,5 triệu ha. Dù xuất khẩu chỉ chiếm gần 40%, tiêu dùng trong nước rất lớn nhưng vì dân số quá đông và chỉ có 20% dân cư thường xuyên uống chè, nên bình quân tiêu thụ đầu người cũng khá thấp 1kg chè/người/năm. Sự phát triển mạnh mẽ ngành chè Trung Quốc gắn liền với việc phát triển sản xuất các danh trà như: Long Tỉnh Tây Hồ, Long Đỉnh Khai Hóa, Kinh Sơn Trà Dư Hàng, Huệ Minh Trà, Giang Sơn, Lộc Mẫu Đơn Hơn chục năm trở lại đây, kể từ năm 2000, tổng sản lượng danh trà tăng hơn 4,3
- 12 lần (1.200 loại danh trà) và tổng giá trị danh trà tăng gần 7,7 lần. Tỷ lệ sản lượng danh trà so với tổng sản lượng sản xuất ra tăng từ 5% lên tới 21% và tỷ lệ giá trị danh trà so với tổng giá trị sản lượng tăng từ 24% lên tới 62%. Điều đáng quan tâm đó là tuy danh trà chỉ chiếm khoảng 40% tổng sản lượng chè của Trung Quốc nhưng chiếm tới trên 70% giá trị tổng sản lượng. [19] Tại khu vực Đông Nam Á, Indonnesia là nước có ngành chè phát triển mạnh. Với diện tích 122,500 ha Inđônêxia đã cho sản lượng 0,15 triệu tấn vào năm 2013 chiếm 8,7% sản lượng chè toàn thế giới. Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu chè và đã xuất khẩu sang 110 nước trên thế giới (2010) với diện tích 115,963 nghìn ha. 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên cây chè chỉ thực sự được quan tâm và đầu tư sản xuất bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XX trở lại đây. Năm 1892, nhân dân ta chủ yếu dùng chè dưới dạng chè tươi, chè nụ Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng Đông Dương cây chè bắt đầu được chú ý và khai thác. Lịch sử phát triển chè Việt Nam được chia làm các giai đoạn như sau: + Giai đoạn 1890 – 1945 Những đồn điền chè đầu tiên được thành lập ở Tĩnh Cương ( Phú Thọ) với diện tích hơn 60 ha, ở đức Phổ (Quảng Nam) là 230 ha, ở giai đoạn này hai tỉnh Quảng Nam và Quảng ngãi đã có 1.900 ha chè. Trong những năm 1925 – 1940 người Pháp đã mở thêm những đồn điền chè ở cao nguyên trung bộ với diện tích khoảng 2.750 ha. Đến năm 1938 Việt Nam đã có 13.405 ha với sản lượng 6.100 tấn chè khô. Diện tích chè được phân bố chủ yếu ở vùng Bắc Bộ và Cao Nguyên Trung Bộ, trong đó có đến 75% diện tích là do người Việt Nam quản lý.
- 13 Đến năm 1939 VIệt Nam đạt sản lượng 10.900 tấn chè khô và đứng thứ 6 trên thế giới chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc. Srilanca, Nhật Bản, Indonexia. Giang đoạn này có 3 cơ sở nghiên cứu chè được thành lập đầu tiên đó là: Trạm nghiên cứu chè Phú Hộ (Phú Thọ) thành lập năm 1918 sau đó vào năm 1972 trạm nghiên cứu chè Playcu (Gia Lai – Kon Tum) và trạm nghiên cứu chè Bảo Lộc (Lâm Đồng) năm 1931. Đặc điểm nổi bật trong thời gian này là diện tích chè bị phân tán, sản xuất mang tính tự cung tự cấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu nên giới kinh doanh chè chỉ hoạt động mang tính cầm chừng. + Giai đoạn 1945 – 1954 Do ảnh hưởng của chiến tranh, sản xuất chè bị đình trệ, diện tích, năng suất và sản lượng chè giảm nhanh. + Giai đoạn 1954 – 1990 Sau chiến tranh, sản xuất chè được phục hồi trở lại. Nhiều cơ sở sản xuất chè được thành lập. Năm 1970 chè phát triển mạnh cả ở nông trường quốc doanh, hợp tác xã chè chuyên canh và hộ gia đình. Các cơ sở nghiên cứu chè Phú Hộ, Bảo Lộc được củng cố và phát triển, một số vẫn đề như giống, kỹ thuật canh tác và chế biến được đầu tư nghiên cứu. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào sản xuất đã góp phần tăng nhanh diện tích và sản lượng chè ở Việt Nam.
- 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình sản xuất kinh doanh chè của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu và sử dụng các thông tin như sau: - Số liệu thông tin thứ cấp từ năm 2016 đến năm 2018. - Số liệu thông tin sơ cấp năm 2019. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu Đề tài được tiến hành thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hành đề tài từ ngày 20/2 đến ngày 20/5 năm 2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình sản xuất và kinh doanh chè của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên. - Phân tích thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên. - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh chè của Công Ty Cổ Ty Phần Trà Than Uyên. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- 15 Số liệu thứ cấp được thu thập qua các tài liệu, báo cáo của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên, từ các phòng ban của công ty có liên quan và các nguồn tài liệu khác như: sách báo, tạp chí 3.4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Phương pháp quan sát: Là phương pháp quan sát trực tiếp hay gian tiếp bằng các công cụ để lắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu. - Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo công ty và cán bộ kỹ thuật của công ty. - Phương pháp phân tích SWOT: Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của các nhanh tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất và tiêu thụ chè. Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. + Điểm mạnh, điểm yếu thuộc về nguyên nhân chủ quan đó là các yếu tố thuộc về con người và tự nhiên, điểm mạnh thường xuất hiện ở các thời điểm hiện tại cần được vận dụng và khai thác một cách có hiệu quả nhất. + Điểm yếu vừa có tính hiển nhiên, vừa có thể là những điều mà chúng ta chưa biết. Vì vậy, điểm mạnh và điểm yêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biết điểm mạnh để phát huy đó là một lợi thế, biết điểm yếu để khắc phục từ đó cũng sẽ trở thành điểm mạnh. + Cơ hội và thách thức là những yêu tố khách quan. Cơ hội khác với thời cơ, thời cơ là cơ hội chỉ diễn ra tại một thời điểm hay khoảng thời gian rất ngắn, nếu chúng ta không biết tân dụng thời cơ thì nó sẽ mất đi và chúng ta không thể tạo ra hay lặp lại nó. 3.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu - các số liệu thứ cấp thu thập được được sẽ được sàng lọc, lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự nội dung để tạo sự liên kết hợp lý.
- 16 - Số liệu được chọn lọc và xử lý chủ yếu bằng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft word dùng để soạn thảo văn bản, vẽ biểu bảng và tính toán. - Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu trên Excel. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lý, biểu diễn số liệu trên các bảng biểu, phân tích đánh giá tình hình thực tiễn. - Phương pháp thông kê mô tả: Các thông tin, số liệu được mô tả, liên kết rõ ràng theo các phương pháp thông kế. - Phương pháp phân tích so sánh: Số liệu phân tích được so sách qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 3.5. Hệ thống các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu - Tổng diện tích, năng suất, sản lượng chè. - Vốn của công ty - Doanh thu, lợi nhuận của công ty. - Số lao động của công ty
- 17 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Tân Uyên được thành lập năm 2009, có diện tích tự nhiên là 90.319,65 ha. Huyện Tân Uyên có vị trí địa lí như sau: - Phía Đông Giáp huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. - Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ. - Phía Nam giáp huyện Than Uyên. - Phía Bắc giáp huyện Tam Đường. Tân Uyên là huyện cửa ngõ tỉnh Lai Châu với vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hóa, lưu thông buôn bán với các vùng xung quanh, đặc biệt tại đây có quốc lộ (QL) 32 chạy qua trở thành huyết mạch giao thông quan trọng. Có vai trò lớn trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. 4.1.1.2. Địa hình Dạng địa hình đồi núi chiếm hầu hết diện tích tự nhiên của huyện Tân Uyên, với độ dốc từ 50 đến 250. Bị chia cắt bởi nhiều khe suối tạo nên nhiều đồng bằng nhỏ hẹp manh mún, gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên dạng địa hình chủ yếu là đồi núi thấp có độ dốc vừa phải, sườn thoải tại khu vực dọc quốc lộ 32 là một trong những tiềm năng có thể khai thác để phát triển cây công nghiệp dài ngày mà chủ yếu thích hợp nhất là cây chè. 4.1.1.3. Khí hậu Được tách ra từ huyện Than Uyên, huyện Tân Uyên nằm ở phía sườn Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, trong vùng đất bằng phẳng giữa lưng chừng núi nên khí hậu ở đây cũng chia thành 2 mùa, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa lượng mưa rất nhiều và kéo dài, còn mùa khô có gió Lào thổi suốt đêm ngày.
- 18 - Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 9, có lượng mưa chiếm 70% - 80% cả năm. Độ ẩm không khí cao trên 85%, nhiệt độ bình quân trong năm 280C - 300C. Vào mùa mưa thường xảy ra những đợt gió nóng, gió lốc, mưa đá và mưa lớn kéo dài dây lũ lụt. - Mùa khô: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp bình quân 210C - 230C. Độ ẩm không khí thấp dưới 70%, thời tiết khô hanh giá rét. Trong mùa khô thường xuất hiện hiện tượng sương mù, sương muối và khô hạn. 4.1.1.4. Chế độ thủy văn Huyện Tân Uyên thuộc lưu vực sông Nâm Mu ( phụ lưu cấp 1 của Sông Đà), tuy chỉ có 1 hệ thống sông nhưng bù lại ở Tân Uyên có hệ thống khe, suối khá phong phú được trải đều trên toàn huyện ( có mật độ sông suối từ 1,5 đến 1,7 km/km2) như suối Hô Bon, Hô Tra, Hô Be, Nậm Chăng, Nậm Lao, Nậm Pầu, Nậm Sỏ, Nậm Ni. Mít Luông, Mít Nọi Cùng với đó còn có mạng lưới khe, lạch nhỏ dày đặc đã và đang góp phần quan trọng cho môi trường sống, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên. Ngoài nguồn nước mặt Tân Uyên còn có hệ thống nguồn nước ngầm có độ sâu từ 3m đến 7m, nằm hầu hết trên địa bàn các xã, thị trấn như: xã Thân Thuộc, xã Trung Đồng, thị trấn Tân Uyên Với trữ lượng khá dồi dào, đây cũng là nguồn nước chính đảm bảo sinh hoạt cho người dân trong vùng đặc biệt là khu vực đông dân cư quanh khu vực thị trấn Tân Uyên. 4.1.1.5. Thổ nhưỡng Huyện Tân Uyên có diện tích tự nhiên là 90.319,65 ha trong đó gồm có các loại đất: Đất nông nghiệp 7.325,12 ha, đất lâm nghiệp 25.430,44 ha, đất phi nông nghiệp 2.185,95 ha, đât chưa sử dụng 55.379, 14 ha. Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, đá vôi vùng núi cao từ 900m đến 1300m có độ dốc từ 250 - 350 ít đá lẫn. Thành phần cơ giới nhẹ độ PH từ 4,5 – 5,5 nghèo dinh dưỡng.
- 19 Đất Feralit vàng ở độ cào từ 700m – 1000m, có độ dốc từ 200 - 250 phù hợp cho sản xuất nông nghiệp Đất Feralit đỏ vàng ở độ cào từ 500m – 700m dưới chân các dãy núi có độ dày tầng canh tác cao, thích hợp cho việc phát triển cây chè và các loại cây ăn quả khác. Đất phù xa sông suối nằm ở ven sông va các con suối được sử dụng trồng lúa, cây lương thực, cây hoa màu. 4.1.1.6. Hiện trạng sử dụng đất Huyện Tân Uyên có diện tích đất tự nhiên tương đối lớn 90.319,65 ha, tuy nhiên diện tích đất sử dụng còn chiếm tỉ lệ thấp (chiếm 38,69% tổng diện tích đất tự nhiên) trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp, diện tích trồng cây lương thực và cây công nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ. Theo số liệu Thống kê đất đai năm 2018 hiện trạng sử dụng đất dai của huyện được thể hiện qua bảng sau. Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Tân Uyên năm 2018 Diện tích Cơ cấu STT Mục đích sử dụng (ha) (%) 1 Tổng diện tích 90.319,65 100 2 Đất nông nghiệp 7.325,12 8,11 3 Đất lâm nghiệp 25.430,44 28,16 4 Đất phi nông nghiệp 2.184,95 2,42 5 Đât chưa sử dụng 55.379,14 61,31 (Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Tân Uyên Năm 2019 ) Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 61,31% so với tổng diện tích đất tự nhiên, do dạng địa hình đồi núi chiếm hầu hết diện tích tự nhiên của huyện, dân cư lại thưa thớt là nguyên nhân dẫn đến diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Tuy nhiên đó lại là điều kiện để mở rộng sản xuất, đặc biệt là địa hình đồi núi cùng với các điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp cho việc mở rộng vùng chè.
- 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Tân Uyên là một huyện nghèo của tỉnh Lai Châu với mức thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp, mức sống của dân cư còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao. - Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 30%; nông, lâm nghiệp chiếm 42%; dịch vụ chiếm 28%. - Cơ cấu lao động: Lao động nông nghiệp chiếm 86%, công nghiệp và dịch vụ chiếm 14%. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao. - Văn hóa giáo dục: Trình độ dân trí còn chưa đồng đều, phổ cập giáo dục trung học chưa hoàn thành, tỉ lệ học sinh tiếp tục đi học ở trường phổ thông (THPT), trung tâm giáo dục thường xuyên(TTGDTX) vẫn còn thấp. - Nguồn nhân lực: huyện Tân Uyên gồm có 10 xã và thị trấn, tổng dân số của huyện là 47.262 người, trong độ tuổi lao động chiếm 52% dân số. Mật độ dân số trung bình thấp với 52 người/km2, có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Nhân lực của huyện Tân Uyên chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm 85,5% trong tổng số lao động, nhưng số lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp khoảng 6%, số lao động có chuyên môn, trình độ cao rất ít. Đó cũng là nhân tố cản trở trong việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, thú đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bên vững. - Cơ sở hạ tầng: + Giao thông: Đường liên xa huyện 132 km, có 81 km đường nhựa, 46 km đường rải đá, 9 km đường đất, các tuyến đường từ xã đến các thôn bản chủ yếu là đường đất rải đá sỏi, về mùa mưa đia lại khó khăn. + Thủy lợi: Toàn huyện có 77 hạng mục công trình thủy lợi nằm rải rác trên các thôn bản của các xã, thị trấn đáp ứng 70% nhu cầu tưới tiêu của sản
- 21 xuất. Toàn huyện có 62 km kênh mương đã được kiên cố hóa, 73 km kệnh mương đất. + Điện: Hệ thống lưới điện chưa đáp ứng được nhu cầu dùng điện của nhân dân. Toàn huyện có 3/10 xã và nhiều thôn bản chưa có điện quốc gia. 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất 4.1.3.1. Thuận lợi Nguồn đất đai của huyện lớn, tương đối đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp nhất là cây công nghiệp như cây chè và cây ăn quả. Mặt khác diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn khá lớn là điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp theo kiểu vùng khí hậu, hình thành các khu chuyên canh tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh thông qua việc tiếp tục tăng cường nguồn lực đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn như chính sách trợ giá giống, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 30A đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, chương trình khuyến nông Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện. Cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư và ngày càng được cải thiện là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa. Nguồn lao động dồi dào với truyền thống cần cù sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đây là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển sản xuất của huyện. Trình độ, năng lực sản xuất của người dân đa từng bước được nâng lên, nhiều nông dân đã chú trọng thâm canh, ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăm sóc và bảo vệ các loại cây trồng. 4.1.3.2. Khó khăn Thời tiết diễn biến khắc nghiệt , rét đậm rét hại, hạn hán kéo dài, nắng mưa xen kẽ tạo một mặt giúp cây trồng sinh trưởng tốt, mặt khác cũng tạo
- 22 điều kiện cho sâu bệnh phét triển gây hại, gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Địa hình đồi núi, sản xuất manh mún nhỏ lẻ làm hạn chế việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm giảm hiệu quả đầu tư cho sản xuất. Tập quán canh tác còn lạc hậu khá phổ biến, tiềm lực kinh tế của người dân còn hạn chế trong khi giá giống cây trồng và phân bón tăng cao đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ nông dân cũng như khả năng đầu tư tái sản xuất. Công tác khuyến nông còn hạn chế, chuyên môn khuyến nông xã còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc chuyển giao khoa học cho nông dân. Cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế như: Đường giao thông, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc sản xuất, dịch vụ giống, phân bón ở các xã vùng sâu vùng xa còn chưa có. 4.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên 4.2.1. Khái quát về lịch sử hình thành của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên Trải qua nhiều năm hoạt động, công ty cổ phần Trà Than Uyên đã có một bề dày lịch sử phát triển, với tiền thân là nông trường Quân đội, được thành lập ngày 07/03/1959 theo quyết định số 14 của Bộ tổng tham mưu với nhiệm vụ ban đầu là tiễu phỉ trừ gian kết hợp với khai hoang xây dựng kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng trên vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Năm 1961, Nông trường được đổi tên thành Nông trường quốc doanh Than Uyên do Bộ Nông trường quản lý với nhiệm vụ chính là trồng cây lương thực hoa màu và chăn nuôi gia súc. Năm 1964, bên cạnh việc phát triển cây lương thực và chăn nuôi gia súc, nông trường bắt đầu đưa cà phê vào trồng đại trà với diện tích là 200 ha. Năm 1968, Ban giám đốc nông trường tiến hành trồng thử nghiệm cây chè Shan Tuyết với diện tích 5 ha.
- 23 Năm 1974, do rét hại kéo dài và sương muối, cây cà phê chết hàng loạt. Đứng trước khó khăn thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến đời sống cán bộ công nhân viên và tư tưởng của người lao động, dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông trường, nông trường đã chuyển toàn bộ diện tích cây cà phê bị chết sang trồng chè với diện tích 20 ha. Nhận thấy cây chè Shan Tuyết rất thích hợp với khí hậu, nông hoá thổ nhưỡng tại đây, nông trường đã quyết định đầu tư trồng chè tập trung tạo nên vùng nguyên liệu chè Shan Tuyết chất lượng cao. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, để đáp ứng cho phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh, Nông trường đã qua nhiều lần đổi tên, cụ thể: Năm 1985 được đổi tên thành Nông trường chè Than Uyên. Năm 1989 được đổi tên thành Xí nghiệp Nông Công Nghiệp chè Than Uyên, trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Nông công nghiệp chè Việt Nam. Năm 1991 được đổi tên là Xí nghiệp chè Than Uyên, trực thuộc UBND tỉnh Lào Cai. Năm 2004 được đổi tên là Công ty chè Than Uyên, trực thuộc UBND tỉnh Lai Châu. Tháng 10/2007 theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về việc chuyển đổi các công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, Công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần lấy tên là Công ty cổ phần trà Than Uyên và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 4/10/2007. Tháng 10/2014 Công ty tiến hành thoái 100% vốn nhà nước tại Công ty và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần 100% vốn tư nhân. Đến nay, Công ty có 429 ha chè kinh doanh sản xuất chè an toàn theo hướng nông nghiệp tốt (VietGAP), và vùng nguyên liệu thuộc các xã, thị trấn thuộc huyện Tân Uyên với tổng diện tích gần 700 ha. Công ty có một nhà máy chế biến chè xanh với công suất chế biến là 80 tấn/ngày và 01 nhà máy chế biến chè đen công suất 20 tấn/ngày được duy trì quy trình chế biến
- 24 nghiêm ngặt theo hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 22000 : 2005, sản phẩm đạt chất lượng cao, an toàn đáp ứng với yêu cầu khắt khe của thị trường trong nước và thế giới. Hàng năm công ty cung cấp cho thị trường trên 1.700 tấn chè khô các loại, được tiêu thụ ở trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan, Afganistan rất được các bạn hàng ưa chuộng. 4.2.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty 4.2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ THAN UYÊN HĐQT Ban giám đốc Ban kiểm soát Phòng kế hoạch Phòng tổ chức – lao động Phòng kế toán Đội cơ khí – chế Các đơn vị sản xuất nông biến nghiệp Tổ Tổ Tổ Tổ Đội Đội Đội Đội Đội Đội sản sản sản sản 1 3 4 5 6 7 xu ất xuất xuất xuất 1 2 3 4
- 25 4.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận - Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, toàn quyền quyết định về kinh doanh, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc đại hội cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị có trách nhiệm: Quyết định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, quyết định phương án đầu tư, giải pháp thị trường tiếp thị, công nghệ, trình báo cáo quyết toán hằng năm lên đại hội cổ đông, hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh giám đốc, phó giám đốc, quyết định cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý nội bộ Công ty. - Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu và miễn nhiệm theo đa số phiếu bằng thể thức bỏ phiếu kín gồm 3 thành viên am hiểu về mặt tài chính, nhiệm kỳ của ban kiểm soát cùng với nhiệm kỳ của hội đồng quản trị, ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý hoạt động kinh doanh trong nghi chép sổ sách kế toánvà báo cáo tài chính, tiến hành giám sát đối với các hành vi vi phạm pháp luật, điều lệ công ty của hội đồng quan trị, ban giám đốc trong quá trình thực thi nhiệm vụ. - Giám đốc công ty: Giám đốc điều hành công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm. Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng pháp luật và điều lệ của công ty. Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh do hội đồng quản trị quyết định. - Các phó giám đốc: Các phó giám đốc được phân công phụ trách từng lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước pháp luật, giám đốc, hội đồng quản trị về các mặt được phân công. - Phòng tổ chức – hành chính: Chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về nguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, xây dựng phương án trả
- 26 lương, thưởng. Đảm bảo chế độ chính sách cho lao động, chăm lo cơ sở vật chất cho đơn vị quản lý. - Phòng kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc toàn bộ kế hoạch sản xuất trong toàn công ty, lập kế hoạch sản xuất, các giải pháp công nghệ, kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất. - Phòng kế toán: Có nhiệm vụ đảm bảo an ninh tài chính cho công ty thông qua các việc: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ kế toán, lập báo cáo tài chính đúng, kịp thời, chính xác và đầy đủ, hướng dẫn kiểm kê thường xuyên, kiểm kê kết thúc năm tài chính theo đúng quy định. - Các đơn vị sản xuất nông nghiệp: Công ty có 6 đơn vị sản xuất nông nghiệp có nhiệm vụ trồng, chăm sóc và thu hái sản phẩm chè búp tuơi bán cho công ty theo giá mà công ty quy định trên cơ sở giá thị trường và tình hình cân đối tái chính của công ty với chất lượng theo tiêu chuẩn của cơ sở. - Đợn vị chế biến: Đợn vị chế biến còn được gọi là đội cơ khí chế biến có nhiệm vụ thu mua, vận chuyển, báo cáo và chế biến toàn bộ khối lượng chè thu hái tại các đợn vị sản xuất nông nghiệp (ĐVSXNN), sản xuất chè thành phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
- 27 4.2.3. Đặc điểm về cơ cấu lao động và tổ chức lao dộng của công ty Bảng 4.2. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016 - 2018 TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 TĐP Số % Số % Số % TBQ lượng lượng lượng (%) 1 Tổng số 465 100 493 100 521 100 1.12 2 Cơ cấu lao động - - - - - - Sản xuất NN 289 62,15 315 63,89 321 61,61 1.11 Sản xuất CN 148 31,83 150 30,43 170 32,63 1.15 Gián tiếp 28 6,02 28 5,68 30 5,76 1.07 3 Trình độ chuyên - - - - - - - môn ĐH, CĐ 8 1,17 10 2,03 12 2,30 1.5 Trung cấp 36 7,74 41 8,32 41 7,87 1.14 LĐ phổ thông 421 90,53 442 89,66 468 89,83 1.11 4 Giới tính - - - - - - Nam 266 57,20 276 55,98 289 55,47 1.09 Nữ 199 42,80 217 44,02 232 44,53 1.16 5 Độ tuổi - - - - - - - Từ 18 – 35 279 60 302 61,26 335 64,30 1.20 Từ 36 – 55 172 36,99 174 35,29 171 32,82 0.99 Trên 55 14 3,01 17 3,45 15 2,88 0.36 (Nguồn: Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên năm 2019) Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy, tổng số lao động hiện tại của công ty là 521 lao động, lao động trong nông nghiệp là 321 người chiếm 61,61%, trong công nghiệp là 170 người chiếm 32,63%, lao động gián tiếp là 30 người chiếm 5,76%.
- 28 Do đặc trưng sản xuất của ngành là nhiều công việc năng nhọc và độc hại nên tỷ lệ lao động nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động là nữ giới, lao động trẻ tuổi cũng chiếm tỷ trọng lớn. Nguồn lao động chủ yếu là con em cán bộ, công nhân lao động lớp trước từ miền xuôi lên xây dựng nông trường. Đa số là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, trình độ văn hóa còn thấp không đồng đều, tay nghề yếu. Do vậy, rất khó khăn trong đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực là đào tạo tại chỗ kết hợp với cho đi đào taọ tại các trường đại học và cao đẳng, dậy nghề trong nước. Chính sách hiện tại của Công ty là tập trung mọi nguồn lực để phát triển sản xuất với mục tiêu “không ngừng nâng cao thu nhập chính đáng cho người lao động”. Do đó, đã tạo động lực cho người lao động hăng hái sản xuất, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động học tập nâng cao tay nghề, ưu tiên người có trình độ chuyên môn cao, bồi dưỡng cán bộ cả về chuyên môn cũng như lý luận để làm nòng cốt trong công tác quản lý. Bảng 4.3. Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2016 – 2018 2016 2017 2018 Cơ Cơ Cơ Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị cấu cấu cấu (trđ) (trđ) (trđ) (%) (%) (%) 1. Vốn 21.436.932.532 100 23.570.650.021 100 25.839.609.959 100 SXKD Vốn lưu 9.846.279.131 45,93 10.505.493.652 44,57 10.754.952.664 41,62 động Vốn cố 11.590.707.401 54,07 13.065.156.558 55,43 15.085.300.250 58,38 định 2. nguồn hình thành 21.436.932.532 100 23.570.650.021 100 25.839.609.959 100 vốn Vốn chủ 15.499.217.010 72,30 15.314.138.322 64,97 15.499.492.171 59,98 sở hữu Nợ phải trả 5.937.715.522 27,70 8.256.511.888 35,03 10.340.117.788 40,02 (Nguồn: phòng kế hoạch công ty cổ phần trà Than Uyên)
- 29 Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy, vốn lưu động là số vốn doanh nghiệp đầu tư để dự trữ vật tư, để chi phí cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chi phí cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Ta thấy, vốn lưu động của công ty qua 3 năm tương đối tăng, năm 2016 vốn lưu động là 9.846.279.131 triệu đồng chiếm 45,93% trong tổng vốn SXKD. Đến năm 2017 vốn lưu động 10.505.493.652 triệu đồng chiếm 44,57%, đến năm 2018 vốn lưu động là 10.754.952.664 triệu đồng chiếm 41,62%. Vốn lưu động của công ty có xu hướng tương đối tăng, vì vốn lưu động là những tài sản được dùng trong một kỳ kinh doanh. 4.2.3.1. Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh chè của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên Bảng 4.4. Tình hình sử dụng vùng chè nguyên liệu hằng năm 2016 - 2018 Tiêu chuẩn Năm 2016 Năm 2017 Năm TĐPT 2018 BQ (%) Tổng diện tích chè 436 543 691 1,25 Diện tích chè kinh doanh 219 309 429 1,40 (ha) Diện tích chè chưa thu 97 114 127 1,14 hoạch (ha) Diện tích chè trồng mới 120 120 135 1,06 (ha) Năng suất bình quân (tạ/ha) 145,1 147,8 151,5 0,99 Sản lượng chè búp tươi 31.776,9 45.670,2 64.993,5 1,43 (tấn) Sản lượng chè búp khô 6.355,38 9.134,04 12.998,7 1,43 (tấn) (Nguồn: Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên)
- 30 Hiện nay Công Ty Cổ Phân Trà Than Uyên có 429 ha chè kinh doanh được trồng trên các đồi núi thấp thuộc huyện Tân Uyên từ năm 1971, đến nay nhiều diện tích chè đã được 48 năm tuổi, tuy sản lượng chè hiện nay vẫn cho năng xuất tương đối ổn định nhưng do tuổi của chè khá già nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng chè. Vì vậy, hàng năm công ty đều trồng mở rộng diện tích chè. Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy, năng suất bình quân hằng năm tương đối tăng đều, trong năm 2018 năng suất bình quân đạt 151,5 tạ/ha. Năng suất tăng lên như vậy là do người sản xuất đã biết chú trọng đầu tư sản xuất phát triển cây chè, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tổng diện tích chè năm 2016 – 2018 có TĐPTBQ là 1,25%, diện tích chè kinh doanh là 1,40%, diện tích chè chưa thu hoạch là 1,14%, diện tích chè trồng mới là 1,06%, năng suất bình quân là 0,99%, sản lượng chè búp tươi đạt 1,43%, sản lượng chè búp khô đạt 1,43%. Từ số liệu trên ta thấy TĐPTBQ qua các năm của công ty tương đối đồng đều. Bảng 4.5. Chi phí sản xuất cho 1 ha chè kinh doanh của Công ty Cổ Phần Trà Than uyên Số Đơn giá Thành tiền STT Nội dung công việc ĐVT lượng (đồng) (đồng) A Nhân công 37.335.000 1.1 Thu hoạch Kg 15.150 1.700 25.755.000 1.2 Chăm sóc Công 112 90.000 10.080.000 1.3 Thuê máy đốn Máy 1 1.500.000 1.500.000 Chi phí phân bón, B 19.025.000 vật tư 2.1 Phân bón Kg 15.650.000 2.1.1 Đạm Kg 200 11.000 2.000.000 2.1.2 NPK Kg 1750 7.800 13.650.000 2.2 Thuốc sâu 2.325.000 2.3 Tăng sản 500.000 2.4 Thuốc trừ cỏ 550.000 Tổng 56.360.000 (Nguồn: phòng kế hoạch công ty cổ phần trà Than Uyên)
- 31 Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy, chi phí sản xuất lớn như vậy là do chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật nhiều vào khâu thu hoạch vì còn phải nhờ vào sức lao động của con người nên chi phí sản xuất cho 1 ha chè là lớn. nhưng người sản xuất đã được Công Ty Cổ Phẩn Trà Than Uyên đầu tư phân bón, thuốc BVTV sau đó sẽ trừ vào sản phẩm của những tháng tới. Bảng 4.6 Tình hình sản xuất kinh doanh chè thành phẩm của công ty qua 3 năm 2016 – 2018 ĐVT: Kg Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TĐPT Giá trị Giá trị Giá trị Sản phẩm Sản Sản BQ (triệu (triệu Sản lượng (triệu lượng lượng (%) đồng) đồng) đồng) Chè xanh 510.633 10.667 530.177 11.574 560.170 12.235 1,05 duỗi Chè xanh 619.248 12.625 636.245 15.256 652.892 16.256 1,03 sao lăn Chè đen 215.364 12.523 235.671 15.246 243.458 16.956 1,06 Chè bích - - 53.263 1.256 72.156 1.624 _ lộc xuân Tổng 1.345.245 35.815 1.455.356 43.332 1.528.676 47.071 1,06 (Nguồn: phòng kế hoạch công ty cổ phần trà Than Uyên) Qua bảng số liệu 4.6 cho ta thấy, sản phẩm chè hiện nay chưa đa dang về chủng loại mẫu mã nhưng được nhiều khách hàng tin dùng và lựa chọn đã cho thấy sự chú trọng lớn về chất lượng, sản phẩm đã nhận được sự tin cậy của người tiêu dùng. Sản lượng năm 2016 là 1.345.245 kg đến năm 2018 sản lượng tăng lên 1.528.676 kg. Trong đó, sản lượng sản phẩm chè xanh duỗi năm 2018 là 510.633 kg đến năm 2019 tăng lên 560.170 kg, chè xanh sao lăn là 619.248 kg tăng lên 652.892 kg, chè đen từ 215.364 kg tăng lên 243.458 kg, chè bích lộc luân đến năm 2017 công ty đưa vào sản xuất đại trà với sản lượng ban đầu là 53.263 kg đến năm 2018 tăng lên 72.156 kg. Từ kết quả trên
- 32 cho ta thấy được công ty đã và đang chú trọng hơn về chất lượng và sản lượng chè thành phẩm hơn trong thời gian tới. Từ kết quả trên cho ta thấy đây là một công ty vừa kết hợp sản xuất nông nghiệp vừa kết hợp sản xuất công nghiệp nên hoạt động kinh doanh của công ty khá phức tạp, nhưng công ty vẫn luôn lỗ lực để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều nay cho ta thấy được giá trị của các thành tựu đã đạt được trong sản xuất kinh doanh, cũng như sự cần thiết phải nhanh chóng khắc phục những vẫn đề còn tồn tại, nhằm giúp công ty xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn. Bảng 4.7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2016 -2018 ĐVT: kg Sản lượng TĐP Nơi tiêu thụ CC (%) CC CC BQ Năm 2016 2017 2018 (%) (%) (%) Hà nội 191.700 13,85 195.361 13,40 199.727 12,77 1,02 TP.HCM 213.256 15,40 218.236 14,97 231.254 14,78 1,04 Lào Cai 145.236 10,49 157.461 10,80 175.469 11,22 1,09 Quảng Ninh – 136.245 9,84 142.536 9,77 145.463 9,30 1,03 Hải Phòng Nam Định – 134.711 9,73 135.434 9,29 136.246 8,71 1,00 Thái bình Lai Châu 135.289 9,77 140.235 9.62 143.261 9,16 1,02 Vĩnh Phúc 64.231 4,64 66.452 4,56 69.231 4,42 1,03 Thị trường 363.612 26,27 402.456 27,60 463.543 29,63 1,12 nước ngoài Tổng 1.384.280 100 1.458.171 100 1.564.194 100 1,06 (Nguồn: phòng kế hoạch công ty cổ phần trà Than Uyên) Qua bảng số liệu 4.7 ta thấy, công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên không có hàng tồn kho. Số lượng đơn đặt hàng qua các năm tương đối ổn định, lượng hàng tiêu thụ hàng năm tương đối lớn, năm 2016 là 1.384.280 tấn
- 33 đến năm 2018 là 1.564.194 tấn , năm 2018 có sản lượng tiêu thụ tương đối lớn là do ở Hà Nội và TP. HCM là hai nơi có lượng đặt hàng nhiều nhất trong nước. Ở thị trường nước ngoài thì trước đây công ty từng xuất khẩu chè dạng thô sang thị trường Trung Quốc nhưng với số lượng nhỏ, từ năm 2017 việc xuất khẩu chè sang Paskistan với sản lượng trên 200 tấn đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của công ty, lượng hàng tiêu thụ tại các đại lý trong nước cũng tăng tương đối mạnh cho thấy được sự khả quan trong thị trường tiềm năng này. Hiện nay, công ty đang xuất khẩu chè sang các nước Trung Quốc, Paskistan, Đài Loan, Afganistan với sản lượng 1564,194 kg kế hoạch kinh doanh trong những năm tiếp theo sẽ mở rộng thị trường sang Ấn Độ và tăng sản lượng xuất khẩu sang các nước là thị trường quen thuộc của công ty. Bảng 4.8 Giá bán các sản phẩm Quy cách SP Giá bán Đơn vị tính STT Sản phẩm (g) (1000đ) (đồng/kg) 1 Trà Shan Tuyết Gói (100g) 50.000 đồng/kg) 2 Trà Shan Tuyết Gói (200g) 52.000 đồng/kg) 3 Trà Shan Tuyết Gói hút chân 150.000 đồng/kg) không (100g) 4 Trà Shan Tuyết Gói hút chân 145.000 đồng/kg) không (200g) 5 Trà Shan Tuyết Hộp hút chân 100.000 đồng/kg) không (100g) 6 Trà Bích Lộc Xuân Hộp hút chân 200.000 đồng/kg) không (100g) (Nguồn: phòng kế hoạch – tài chính công ty ) Qua bảng số 4.8 cho thấy, công tác điều chỉnh giá: Giá chè phục thuộc vào từng thời vụ do đó công ty luôn chú trọng khảo sát mức giá của đối thủ
- 34 cạnh tranh, theo dõi biến động cung cầu và xu hướng tiêu dùng trên thị trường để có những điểu chỉnh giá hợp lý. Nhìn chung mức giá bán sản phẩm của công ty tương đối phù hợp với mức tiêu dùng của người dân, trong bảng báo giá công ty quy định rõ mức chiết khấu theo số lượng mua và thời vụ mua, thực hiện báo giá kịp thời tới các đại lý và người tiêu dùng, tránh được tình trạng ép giá hay giá cao hơn mức quy định. Bảng 4.9 Tình hình doanh thu sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng STT Giá trị TĐPTBQ Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 % 1 Tổng doanh thu 41.659.000 44.847.000 49.807.000 1,09 2 Tổng chi phí 26.436.000 27.839.000 28.790.000 1,04 3 Tổng lợi nhuận 15.196.000 16.057.000 21.968.000 1,20 trước thuế 4 Thuế thu nhập 3.799.000 4.014.250 5.492.000 1,20 doanh nghiệp 5 Lợi nhuận sau 11.397.000 12.042.750 16.476.000 1,20 thuế (Nguồn: phòng kế hoạch công ty cổ phần trà Than Uyên) Qua bảng số liệu 4.9 cho ta thấy, tình hình sản xuất hiện tại của công ty tương đối ổn định, doanh thu và lợi nhuận tương đối tăng lên qua các năm. Năm 2016 có tổng doanh thu là 41.659.000 triệu đồng đến năm 2018 có doanh thu là 49.807.000 triệu đồng, tổng chi phí là 26.436.000 triệu đồng năm 2018 tăng lên 28.790.000 triệu đồng, tổng lợi nhuận trước thuế từ 15.196.000 triệu đồng lên 21.968.000 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3.799.000 triệu đồng lên 5.492.000 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2016 từ 11.397.000 triệu đồng lên 16.476.000 triệu đồng năm 2018.
- 35 Tốc độ tăng doanh thu bình quân qua các năm 2018 – 2016 là 1,09% tổng doanh thu, tổng chi phí có TĐPTBQ là 1,04%, tổng lợi nhuận trước thuế 1,20%, thuế thu nhập doanh nghiệp 1,20%, lợi nhuận sau thuế có TĐPTBQ đạt 1,20%. 4.2.3.2 Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo, cán bộ công ty chè Để tìm hiểu sâu hơn và phân tích được những khó khăn thuận lợi của công ty, em tiến hành phỏng vấn sâu lãnh đạo công ty và cán bộ kỹ thuật của công ty, kết quả thu được như sau: Theo ông Vũ Ngọc Sang giám đốc Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên: Trong giai đoạn hiện nay, đứng trước thách thức lớn về vấn đề giá cả, sự canh tranh của các công ty khác trong và ngoài nước Công ty cổ phần Trà Than Uyên đang ngày càng đứng vững và phát triển. Để đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua là sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ, công nhân viên toàn công ty. Hiện nay, công ty ngày càng nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, quá trình sản xuất luôn tuân thủ theo quy trình trồng chè sạch, chè an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap, từng bước áp dụng cơ giới hóa trong quá trình sản xuất và chế biến. Để tìm hiểu về quy trình kỹ thuật, tập huấn cho các nông hộ trồng chè cho công ty, em tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách kỹ thuật của công ty. Theo ông Nguyễn Văn Đức cán bộ phụ trách kỹ thuật: Hiện nay, các vùng nguyên liệu sản xuất chè của công ty đang áp dụng theo tiêu chuẩn Vietgap, tuy nhiên một số hộ dân trồng chè cho công ty còn chưa tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình của Vietgap, điều này gây không ít khó khăn trong công ty, để khắc phục hiện tượng trên, công ty đã đưa ra chính sách phát hiện hộ dân nào không tuân thủ theo yêu cầu sẽ không thu mua chè của hộ đấy. Về tập huấn cho các hộ dân khi trồng chè thì hàng năm công ty đều mở các lớp tập huấn, tôi là người trực tiếp hướng dẫn bà con, ví dụ lớp tập huấn về Tập huấn kỹ thuật làm đất, đào hố chuẩn bị cho công tác trồng chè mới; Tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho cây chè thời kỳ kiến thiết; Tập huấn kỹ thuật sản xuất chè búp tươi theo VietGap.
- 36 4.3. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè cho Công Ty 4.3.1. Thuận lợi - Có khí hậu phù hợp để sinh trưởng và phát triển cây chè của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên. - Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên có diện tích đất đai phù hợp trồng cây chè. - Tổ chức sản xuất của công ty tương đối ổn định, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo cơ bản, đã làm quen với công việc canh tác trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây chè nhiều năm. - Luôn nhận được sự quan tâm và giám sát chặt chẽ từ các ban ngành, được sự tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt của tỉnh ủy, UBND tỉnh Lai Châu nói chung và các cấp chính quyền huyện Tân Uyên nói riêng. 4.3.2. Khó khăn - Phần lớn các hàng hóa chất lượng chưa đồng đều, sức cạnh tranh chưa cao. - Địa bàn sản xuất thuộc vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp, canh tác gặp nhiều khó khăn. - hiện nay do chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên năng suất và sản lượng chè của công ty bị suy giảm. - Một số người dân tham gia trồng chè với Công ty còn bảo thủ với lối trồng chè và chăm sóc cũ không tuân theo kỹ thuật đã được quy định. 4.4. Phân tích SWOT về vẫn đề sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Trà Thanh Uyên 4.4.1. Điểm mạnh - Về điều kiện tự nhiên: Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây chè. Tại đây, nhiệt độ
- 37 và độ ẩm không khí, lượng mưa hằng năm tương đối lớn, đặc biệt về chất đất qua khảo sát cho thấy rất phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của giống chè Shan Tuyết của công ty đã trồng và đang khai thác. - Về điều kiện kinh tế - xã hội: Tuy kinh tế nơi đây phát triển còn chậm, nhưng môi trường chính trị tương đối ổn định. Đội ngủ lãnh đạo của công ty năng động, sáng tạo, quyết tâm lãnh đạo công ty đổi mới chất lượng, xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết than uyên, nhân viên trong công ty đoàn kết, giàu sức trẻ, năng động và có trình độ, đội ngủ công nhân lành nghề, có nhiều kinh nghiệm, chăm chỉ lao động là tiền đề của công ty phát triển vững mạnh. - Có vùng nguyên liệu dồi dào, ổn định, là vùng tập trung giống chè Shan Tuyết chất lượng cao. - Có nhà máy thủy điện riêng để phục vụ sản xuất với công suất 300 kva/h. - Có công nghệ chế biến khá hiện đại, năm 2008 công ty đa mạnh dạn học hỏi và đầu tư 01 lò RFL – 100 và 2 máy vê viên để chế biến sản phẩm mới đó là: Chè xanh viên Bích Lộc Xuân thử nghiệm, qua 2 lần cải tiến sản phẩm đã đạt được yêu cầu về ngoại hình và chất lượng. - Mô hình sản xuất khép kín mang lại giá trị kinh tế cao, chất lượng sản phẩm ổn định, tiết kiệm chi phí sản xuất. - Dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, tương đối đồng đều. - Công ty luôn chú trọng trong việc xây dựng thương hiệu, cụ thể đã cho cán bộ đi học các lớp đào tạo ngắn ngày về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu. 4.4.2. Điểm yếu - Công ty ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí chưa đồng đều, làm hạn chế trong việc tiếp cận khoa học công nghệ mới, giao thông đi lại khó khăn.
- 38 - Là đơn vị sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc vào thời tiết khí hậu . Thời tiết khí hậu trong vùng tương đối khắc nghiệt, thường có rét đậm, rét hại, mưa đá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây chè. - Sản phẩm đem bán còn ở dạng sơ chế, không có nhà máy đóng gói nên lợi nhuận còn thấp - Giá thuê lao động, chi phí đầu vào cao. Trình độ sản xuất không đồng đều, tỷ lệ lao động trẻ còn thấp. - Cây chè có độ tuổi cao >40 năm nên năng suất đang có chiều hướng giảm dần. 4.4.3. Cơ hội - Giá chè ngày càng tăng cao mang lại nguồn lợi nhuận cao. - Trà là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao của cả nước và đang từng bước khẳng định chất lượng trên thị trường quốc tế. - Sự quan tâm của UBND tỉnh, huyện tạo điều kiện về cơ cấu chính sách hỗ trợ phát triển, tình hình chính trị trên địa bàn ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. Việc thành lập huyện mới là huyện Tân Uyên đã mở ra cho công ty cơ hội phát triển mới. - Dự án “chè sạch” sẽ mở ra con đường phát triển lâu dài và bền vững cho công ty. 4.4.4. Thách thức - Sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt trên thị trường trong nước và ngoài nước, môi trường kinh doanh biến đổi phức tạp. - Việc phát triển thương hiệu còn nhiều non yếu là vô cùng khó khăn. - Thị trường tiêu thụ thường xuyên biến động phức tạp, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. - Giá cả xăng dầu, than, điện, vật tư liên tục tăng cao làm cho giá sản xuất cao, làm tác động đến công tác tiết kiệm chi phí sản xuất.
- 39 - Hiện nay nhà nước chưa xây dựng được một môi trường thông thoáng nhằm kích thích khả năng phát triển của doanh nghiệp trong ngành, thủ tục đăng ký thương hiệu còn phức tạp, không thống nhất. 4.5. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên Giải pháp về khoa học kỹ thuật Về giống: Hình thành vùng chè có cơ cấu giống hợp lý, trong đó trọng tâm phát triển là chè Shan Tuyết, từng bước đưa thêm các giống có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng như: Kim Tuyên, PH8, PH9 đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng và nhân giống bằng biện pháp tiên tiến, chủ động tạo giống gốc tại chỗ và có cơ sở sản xuất, nhân giống đáp ứng nhu cầu trồng mới và tái canh theo kế hoạch hàng năm trên địa bàn tỉnh. Về biện pháp canh tác: Đưa các biện pháp canh tác tiên tiến vào chăm sóc và thâm canh chè theo hướng chè sạch, từng bước xây dựng vùng chè an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn chè VietGap, chè hữu cơ và xây dựng thương hiệu chè nhằm nâng cao giá trị, đáp ứng nhu cầu của thị trường cao cấp. Đưa cơ giới hóa vào sản xuất chè như: Máy đốn, máy hái để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của người trồng chè nhằm thay thế sức lao động của con người. Hỗ trợ đổi mới công nghệ trong chế biến: Đặc biệt là công nghệ chế biến chè xanh cao cấp, chè Ô Long cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động Marketing, quảng bá và mở rộng sang thị trường chè cao cấp. Giải pháp về quản lý và tổ chức sản xuất Về quản lý Nhà nước: Ở cấp tỉnh, giao Sở Nông nghiệp và PTNT làm đầu mối phối hợp với các sở: Kế hoạch & đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện chương trình phát triển vùng chè nguyên liệu.
- 40 Về tổ chức sản xuất: Mở rộng các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh như doanh nghiệp, HTX, gia đình, tư nhân, liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh, đầu tư nước ngoài trong đó chú trọng hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh; hộ gia đình, cá nhân có thể sử dụng giá trị quyền sử dụng đất, vườn chè để gốp vốn cổ phần, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho tổ chức, doanh nghiệp thuê đất, thuê vườn chè để kinh doanh lâu dài. Giải pháp về bảo vệ môi trường Phát triển sản xuất chè có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường, góp phần phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ đất, giữ nước và hạn chế xói mòn đất, tạo vẻ đẹp về cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc người dân vẫn sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm lâu năm chưa đảm bảo được đầy đủ liều lượng, thời gian chăm bón, phun thuốc; sử dụng các hóa chất độc hại có ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí vì vậy cần sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các loại thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định và không lạm dụng vào mục đích cá nhân làm hủy hoại môi trường. Sử dụng các sản phẩm là phân xanh và các biện pháp trừ sâu bệnh hại theo kinh nghiệm để giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Về công tác tuyên truyền Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong vùng phát triển chè, nhận thức đầy đủ về chương trình phát triển chè của tỉnh, tham gia trồng và chăm sóc chè theo đúng quy trình kỹ thuật, tham gia liên doanh, liên kết và ký hợp đồng với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể với nhân dân để tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, giúp nhân dân nhận thức rõ về hiệu quả cũng như việc thực hiện phát triển chè trên địa bàn tỉnh là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh.
- 41 Về huy động nguồn lực và chính sách hỗ trợ đầu tư Mức độ đầu tư vốn cho quá trình sản xuất chè còn thấp nên chưa đem lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất, nguyên nhân chính là hộ dân thiếu vốn để đầu tư. Vì vậy cần phải huy động nhiều nguồn lực tham gia như: Nguồn vốn của người trồng chè (vốn, lao động, đất đai), vốn của các doanh nghiệp, vốn hỗ trợ theo các chương trình đầu tư của Chính phủ, đặc biệt là gắn chương trình phát triển chè với chương trình xây dựng nông thôn mới. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của tỉnh theo chính sách như sau: Hỗ trợ 100% giống chè chất lượng cao cho cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu, có đất trồng chè nằm trong vùng quy hoạch với diện tích tối thiểu 0,1 ha, tối đa 3,0 ha để trồng mới, trồng tái canh. Hỗ trợ 100% giống cây trồng xen họ đậu từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 trong thời kỳ kiến thiết cơ bản; 100% giống cây trồng xen thử nghiệm khác như: Mắc ka, cây bơ, cây hoa hòe Hỗ trợ làm đường sản xuất: cứ 25 ha chè tập trung được hỗ trợ 01 km đường, theo quy mô đường giao thông nông thôn B (Nền đường rộng 3,5 m; mặt đường rộng 2,5m; rãnh thoát nước rộng 80x40x40 cm, rãnh đất, đối với những nơi xung yếu thì làm cống thoát nước kiên cố). Hỗ trợ làm bể chứa nước phục vụ cho công tác bảo vệ thực vật: Cứ 4 ha chè nằm trong vùng chè nguyên liệu, được hỗ trợ xây dựng một bể chứa nước 2m3, dài 2m, rộng 1m, sâu 1m, xây tường 10 cm, láng bê tông xung quanh miệng bể để lấy nước bề mặt khi mưa.
- 42 PHẦN 5 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 5.1. Kết luận Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp tại Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên em có một số kết luận như sau: + Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên hiện nay có tổng diện tích gần 700 ha chè,trong đó có diện tích chè kinh doanh là 429 ha với năng suất bình quân hằng năm đạt 151,5 tạ/ha, cùng với sản lượng là 64.993,5 tấn chè búp tươi. + Vốn: công ty có nguồn vốn tương đối tăng qua các năm, năm 2016 có số vốn SXKD là 21.436.932.532 đồng thì năm 2018 đã tăng lên 25.839.609.959 đồng. + Lao động: Công ty có nguồn lao động dồi dào tại địa phương, đã giải quyết một số vẫn đề thất nghiệp và thiếu việc làm tại địa phương, nhưng đa số là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, trình độ văn hóa chưa đồng đều. Do vậy, rất khó khăn trong đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. + Kinh doanh: Do đặc thu công ty vừa sản xuất nông nghiệp vừa sản xuất công nghiệp nên công ty có doanh thu qua các năm tương đối đồng đều năm 2016 có tổng doanh thu là 41.659.000 triệu đồng thì năm 2018 đã tăng lên 49.807.000 triệu đồng, các sản phẩm về chè có mẫu mã đa dạng, nhiều chủng loại, chất lượng tốt và đã được nhiều thị trường trong nước và ngoài nước ưu chuộng với các sản phẩm như: Chè Đen, chè Bích Lộc Xuân, chè Shan Tuyết + Về tiêu thụ: Tuy đã có tị trường trong nước và ngoài nước. Do có uy tín và có thương hiệu lâu năm nên Công Ty Cổ Phần Trà Tha Uyên có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, nhưng giá bán thấp hơn do chất lượng chè chưa đảm bảo yêu cầu của khách hàng. Thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm hiện nay của công ty ở trong nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai,
- 43 Hải Phòng, quảng Ninh Thị trường tiêu thụ ngoài nước rất ưa chuộng: Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan, Afganistan. Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên đang từng bước hội nhập và phát triển trên nền kinh tế thị trường, nhưng bên cạnh đó công ty cũng có những thuận lợi và khó khăn: - Thuận lợi: + Có khí hậu phù hợp để sinh trưởng và phát triển cây chè. + Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên có diện tích đất đai phù hợp trồng cây chè. + Tổ chức sản xuất của công ty tương đối ổn định, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo cơ bản, đã làm quen với công việc canh tác trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây chè qua nhiều năm. + Luôn nhận được sự quan tâm và giám sát chặt chẽ từ các ban ngành, được sự tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt của tỉnh ủy, UBND tỉnh Lai Châu nói chung và các cấp chính quyền huyện Tân Uyên nói riêng. - Khó khăn: + Phần lớn các hàng hóa chất lượng chưa đồng đều, sức cạnh tranh chưa cao. + Địa bàn sản xuất thuộc vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp, canh tác gặp nhiều khó khăn. + hiện nay do chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên năng suất và sản lượng chè của công ty bị suy giảm. + Một số người dân tham gia trồng chè với Công ty còn bảo thủ với lối trồng chè và chăm sóc cũ không tuân theo kỹ thuật đã được quy định. - Bên cạnh những mặt thuận lợi và khó khăn thì công ty cổ phần trà than uyên cũng có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty gồm có 6 giải pháp như sau: + Giải pháp về khoa học kỹ thuật.
- 44 + Giải pháp về quản lý và tổ chức sản xuất. + Giải pháp về bảo vệ môi trường. + Về công tác tuyên truyền. + Về huy động nguồn lực và chính sách hỗ trợ đầu tư. + Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của tỉnh theo chính sách. 5.2.Kiến nghị Trong thời gian thực hiện đề tài tại Công Ty Cổ Phần Trà Tha Uyên với tên đề tài: “Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Trà Tha Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu”. Tôi nhận thấy Công Ty Cổ Phần Trà Tha Uyên có rất nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh từ cây chè, để phát triển sản xuất kinh doanh của công ty bền vững trong tương lai tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Đối với cấp tỉnh: Cần có chính sách cụ thể hơn nữa nhằm hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất chè để đưa cây chè trở thành cây trồng kinh tế mũi nhọn của xã như: Có những chính sách hỗ trợ vốn cho những hộ khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tham gia vay vốn dễ dàng để phát triển sản xuất, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động. Có chính sách đầu tư về giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ người dân thâm canh, tái canh, cải tạo chè, mở rộng diện tích trồng. Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở, chỉ đạo phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể để tập trung phát triển sản xuất chè một cách đồng đều có hiệu quả. Xây dựng các mô hình kinh tế trang trại trong hộ nông dân với cây chè là cây trồng chính. Triển khai mô hình trồng và chế biến chè sạch an toàn phù hợp với xu hướng người tiêu dùng hiện nay, nâng cao chất lượng và khẳng định được thương hiệu chè trong lòng người tiêu dùng.
- 45 Tổ chức các hội thảo về chè trên địa bàn nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các tổ chức, ban ngành đoàn thể và đặc biệt là các hộ nông dân. Đối với huyện Tân Uyên: Nên tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông có nhiều kinh nghiệm và có chuyên môn nghiệp vụ để phổ biến, hướng dẫn các kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, nhanh chóng. Theo sát người dân để người dân yên tâm sản xuất. Cung cấp nguồn giống cây có chất lượng tốt để nâng cao giá trị sản xuất, có những chính sách hỗ trợ giống và vật tư nông nghiệp cho nông hộ. Các doanh nghiệp, công ty trong vùng cùng xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung để sản xuất chè an toàn, tạo nguồn hàng ổn định cho công ty, doanh nghiệp đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Thường xuyên xây dựng, tổ chức các hội thảo để người dân có cơ hội tiếp thu được thông tin mới và giải đáp được các thắc mắc còn tồn tại. Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân. Đối với doanh nghiệp Các cơ sở chế biến chủ động hợp tác liên doanh, liên kết với người trồng chè sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lượng khắc phục hiện tượng tranh mua, tranh bán. Các tổ chức, doanh nghiệp chế biến trên cơ sở vùng nguyên liệu được giao thực hiện liên doanh, liên kết với người trồng chè thông qua hợp đồng tư nhân, thu mua chế biến chè búp tươi cho các hộ nông dân theo các hình thức như ứng trước vốn, vật tư nông nghiệp: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống trồng dặm, không tính lãi suất; hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cho người dân và mua lại chè búp tươi cho người dân; hợp đồng đầu tư, thu mua chế biến chè búp tươi với người dân theo đúng quy định. Công ty chè có quy mô lớn nên tận dụng phân chuồng cộng với một số hóa chất để sản xuất ra loại phân chuyên dùng cho chè có chất lượng tốt, sạch, giá thành rẻ.
- 46 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu, xây dưng văn hóa trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với người dân Cần đưa ra những ý kiến của hộ nhằm mục đích xây dựng vùng chè nguyên liệu và thực hiện sản xuất có hiệu quả tốt hơn. Đề xuất các kiến nghị những vấn đề cần thiết với các cấp chính quyền, có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật. Ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay thế các phương pháp truyền thống kém hiệu quả bằng phương pháp sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ, sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cần hạn chế bớt việc sử dụng nguồn thuốc trừ sâu, vừa hạn chế chi phí vật chất, lại giảm nhẹ ô nhiễm môi trường. Đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Nên tủ gốc cho chè vào mùa khô, vừa giữ ẩm cho chè vừa hạn chế cỏ dại, tiết kiệm được công lao động làm cỏ và có tác dụng cải tạo đất tốt, là cơ sở tăng năng suất cây trồng và năng suất lao động. Mở rộng diện tích trồng mới, đưa các giống có phẩm chất tốt và thay thế các loại giống cây đã lâu năm có năng suất, chất lượng kém. Lập kế hoạch sản xuất theo từng giai đoạn, tận dụng tối đa các nguồn lực nhằm phát huy hiệu quả sản xuất.
- 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên (2005), quy trình công nghệ sản xuất chè khô. 2. Bùi Huy Đáp – Nguyễn Điền (1998), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đoàn Hùng Tiến (1998), Thị trường sản phẩm chè thế giới, tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Oanh (2005), Giáo trình cây chè Việt Nam, NXB Nông nghiệp. 5. Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Qúy (2000), Cây chè sản xuất và chế biến, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 6. Ngô Đình Giao (1997), Kinh tế học vi mô, NXB giáo dục Hà Nội. 7. Nguyễn Ngọc Nông (2004), Quy hoạch phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Oanh (1995), Phát triển cộng đồng, Đại học Mở Bán công TP.HCM. 9. Nguyễn Viết Thông (2009), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Giáo dục 10. Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam, năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển, NXB Lao động xã hội. 11. Hoàng Văn Chung, Bài giảng PowerPoint cây chè, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 12. website: www.bannhanong.vietnetnam.net 13. website: www.vinanet.com.vn 14. 15. 16. 17. 18.
- PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN (Đối tượng phỏng vấn là cán bộ lãnh đạo) Số phiếu: Phần I. Thông tin chung. 1. Họ và tên: 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Tuổi: 4. Dân tộc: 5. Trình độ học vấn: 6. Chức vụ: 7. Nơi Công tác: Phần II: Nội dung chính phỏng vấn Theo ông/bà Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên, thì tình hình sản xuất và kinh doanh chè của công ty trong giai đoạn hiện nay có một số thuận lợi và khó khăn như thế nào? Xin chân thành cảm ơn ông/bà đã trả lời các câu hỏi của chúng tôi! Người phỏng vấn Người được phỏng vấn (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
- PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN (Đối tượng phỏng vấn là cán bộ kỹ thuật) Số phiếu: Phần I. Thông tin chung. 1. Họ và tên: 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Tuổi: 4. Dân tộc: 5. Trình độ học vấn: 6. Chức vụ: 7. Nơi Công tác: Phần II: Nội dung chính phỏng vấn Theo ông/bà Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên hiện đang áp dụng các kỹ thuật như thế nào trong quá trình sản xuất, công ty có tập huấn cho người trồng chè không? Nội dung tập huấn là gì? Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất như thế nào? Xin chân thành cảm ơn ông/bà đã trả lời các câu hỏi của chúng tôi! Người phỏng vấn Người được phỏng vấn (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)