Khóa luận Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

pdf 71 trang thiennha21 13/04/2022 5730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_nhan_thuc_cua_nguoi_dan_ve_moi_truong_tre.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM  QUÁCH VĂN LUÂN Tên đề tài: TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG TIẾN, THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM  QUÁCH VĂN LUÂN Tên đề tài: TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG TIẾN, THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Thành Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi trường và các thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành là người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các bác các cô, chú, anh, chị Cán bộ UBND xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã hết lòng tận tình, chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại xã. Cuối cùng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã khích lệ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, nhưng do kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên khóa luận chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cô và các bạn góp ý bổ sung để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2019 Sinh viên Quách Văn Luân
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trước khi xử lý (N = 49) 17 Bảng 2.2: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo giới tính (N= 49) 18 Bảng 2.3: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải sinh hoạt ( N = 49) 19 Bảng 2.4: Kiến thức, thái độ thực hành của người dân về nguồn nước sạch . 19 Bảng 2.5: Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về vệ sinh môi trường 20 Bảng 4.1: Giới tính của người tham gia phỏng vấn 26 Bảng 4.2: Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn 27 Bảng 4.3: Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn 27 Bảng 4.4: Các hình thức cung cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt tại địa phương 28 Bảng 4.5 Đánh giá chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại địa phương 28 Bảng 4.6: Kết quả điều tra về việc sử dụng loại cống thải 29 Bảng 4.7: Kết quả điều tra về hoạt động xả nước thải 30 Bảng 4.8. Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác 31 Bảng 4.9: Kiểu nhà vệ sinh trên địa bàn xã Hồng Tiến 32 Bảng 4.10: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh 33 Bảng 4.11: Nhận thức của người dân về các khái niệm liên quan đến môi trường 34 Bảng 4.12: Thành phần của chất thải rắn trong xã 35 Bảng 4.13: Ý kiến của người dân trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường 37
  5. iii Bảng 4.14 : Đánh giá của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo giới tính 38 Bảng 4.15: Đánh giá ý thức về thu gom rác theo nhóm các đối tướng trong xã 39 Bảng 4.16: Hiểu biết của người dân về luật môi trường theo các nhóm đối tượng trong xã 41 Bảng 4.17: Nguồn cung cấp thông tin về MT và bảo vệ môi trường 42
  6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tăt 1 BĐKH Biến đổi khí hậu 2 BVMT Bảo vệ Môi trường 3 CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức 4 Chương trình SEMILA Dự án hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về lĩnh vực Tài Nguyên & Môi Trường 5 DN Doanh nghiệp 6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 7 HGĐ Hộ gia đình 8 IPCC Hội đồng liên Chính Phủ về Biến đổi khí hậu 9 ISWM Hiệp hội quốc tế của trọng lượng và đo lường 10 KCN Khu công nghiệp 11 ONMT Ô nhiễm môi trường 12 SL Số lượng 13 UBND Uỷ ban nhân dân 14 UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc VSMT Vệ sinh môi trường
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1.Đặt vấn đề 1 1.2.Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu 4 2.2. Một số vấn đề MT cần quan tâm trên Thế giới và Việt Nam 5 2.2.1. Một số vấn đề về Môi trường cần quan tâm trên Thế giới 5 2.2.2. Một số vấn đề về môi trường của Việt Nam 10 2.3. Những nghiên cứu về nhận thức người dân về các vấn đề môi trường ở các địa phương của Việt Nam 15 2.3.1. Nhận thức của người dân về Luật BVMT 15 2.3.2. Nhận thức của người dân tại TPHCM về tác hại của biến đổi khí hậu 16 2.3.3. Nhận thức của người dân về việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải 17 2.3.4. Nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường 19 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 22 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22 3.3. Nội dung nghiên cứu 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu 23
  8. vi 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 23 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 23 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 23 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hồng Tiến 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Hồng Tiến 24 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hồng Tiến 24 4.2. Hiện trạng môi trường tại xã Hồng Tiến 25 4.2.1. Thông tin về đối tượng điều tra 26 4.2.2. Kết quả điều tra về sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương 28 4.2.3. Tình hình xả nước thải tại địa phương 29 4.2.4. Nhận thức về vấn đề rác thải tại địa phương 30 4.2.5. Kiểu nhà vệ sinh của người dân sử dụng trong xã 31 4.3. Kết quả điều tra về sự hiểu biết và hành động của người dân xã Hồng Tiến về môi trường 33 4.3.1. Hiểu biết của người dân về các khái niệm môi trường 34 4.3.2. Nhận thức của người dân trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường 36 4.3.3. Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 37 4.3.4. Hiểu biết của người dân về luật bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan 40 4.3.5. Những hoạt động của người dân về công tác bảo vệ môi trường sống, công tác tuyên truyền của xã Hồng Tiến 41 4.4 Đánh giá chung và đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về môi trường tại xã Hồng Tiến 44 4.4.1.Đánh giá chung 44
  9. vii 4.4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về môi trường tại xã Hồng Tiến 46 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Kiến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật trên trái đất. Môi trường là nơi cung cấp không gian sống của con người và sinh vật, cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, đồng thời cũng là nơi chứa đựng các phế thải do con người thải ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Việt Nam là một nước đang phát triển, đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá thì việc giữ gìn môi trường là vấn đề hết sức quan trọng. Ô nhiễm suy thoái môi trường đang ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Bảo vệ môi trường đòi hỏi cần có sự chung tay và góp sức của toàn xã hội. Ngoài việc đề ra các biện pháp công nghệ kỹ thuật, pháp luật để bảo vệ, phục hồi môi trường thì việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề môi trường cũng là một việc làm vô cùng quan trọng. Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế đang lên ở miền Bắc. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thái Nguyên cũng là một địa bàn chiến lược về quốc phòng, là nơi đóng trụ sở Bộ tư lệnh, cùng nhiều cơ quan khác của Quân khu 1.
  11. 2 Hồng Tiến là một xã thuộc thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã nằm tại cực bắc khu vực phía Đông của thị xã và có các tuyến đường quốc lộ 3 chạy qua ranh giới phía tây. Ngoài ra, Hồng Tiến cũng có tuyến đường liên huyện Phú Bình và thị xã Phổ Yên cùng tuyến đường nối thành phố Sông Công và quốc lộ 3 tới xã Điềm Thụy của huyện Phú Bình chạy qua. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều cũng đi qua địa bàn xã Hồng Tiến. Những năm gần đây trước những tác động mạnh của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hoá, cùng với sự gia tăng dân số đã tạo nên những áp lực làm môi trường suy giảm. Môi trường thiên nhiên như: môi trường đất, nước, không khí đã có dấu hiệu suy thoái. Môi trường sống từng ngày thay đổi, song nhận thức và hiểu biết của người dân về môi trường trên địa bàn xã còn hạn chế. Để thấy rõ được thực trạng này em tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành – Giảng viên khoa Môi trường, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Hồng Tiến, Thị xã Phổ Yên - Tìm hiểu sự nhận thức, hiểu biết của người dân về môi trường -. Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về môi trường 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
  12. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Biết được nhận thức của người dân tại xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về môi trường như tế nào để từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu - Nhận thức: + Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. + Nhận ra và biết được. + Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. - “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngươì, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và sinh vật”[11] . - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.[5] - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. - Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế
  14. 5 hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường [4]. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. - Rác thải là những chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Có nhiều loại rác thải khác nhau và có nhiều cách phân loại. - Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. - Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. - Quản lý môi trường. "Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia"[4] - Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, và các thông tin về môi trường khác. 2.2. Một số vấn đề MT cần quan tâm trên Thế giới và Việt Nam 2.2.1. Một số vấn đề về Môi trường cần quan tâm trên Thế giới Theo GS.TS Võ Quý chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, cấp bách nhất là:
  15. 6 * Rừng- “lá phổi của Trái đất” đang bị phá hủy do hoạt động của loài người: Rừng xanh trên thế giới che phủ khoảng một phần ba diện tích đất liền của Trái đất, chiếm khoảng 40 triệu km2. Tuy nhiên, các vùng rừng rậm tốt tươi đã bị suy thoái nhanh chóng trong những năm gần đây. Các hệ sinh thái rừng bao phủ khoảng 10% diện tích Trái đất, khoảng 30% diện tích đất liền. Tuy nhiên, các vùng có rừng che phủ đã bị giảm đi khoảng 40% trong vòng 300 năm qua và theo đó mà các loài động thực vật, thành phần quan trọng của các hệ sinh thái rừng, cũng bị mất mát đáng kể. Từ trước đến nay, lượng CO2 có trong khí quyển luôn ổn định nhờ sự quang hợp của cây xanh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một diên tích lớn rừng bị phá hủy, nhất là rừng rậm nhiệt đới, do đó hàng năm có khoảng 6 tỷ tấn CO2 được thải thêm vào khí quyển trên toàn thế giới, tương đương khoảng 20% lượng khí CO2 thải ra do sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (26 tỷ tấn/năm). Điều đó có nghĩa là việc giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khuyến khích bảo vệ rừng và trồng rừng để giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu là rất quan trọng[12]. * Đa dạng sinh học đang giảm sút hàng ngày Đa dạng sinh học đem lại rất nhiều lợi ích cho con người như làm sạch không khí và dòng nước, giữ cho môi trường thiên nhiên trong lành, cung cấp các loại lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đa dạng sinh học còn góp phần tạo ra lớp đất màu, tạo độ phì cho đất để phục vụ sản xuất sinh hoạt Tất cả các dịch vụ của hệ sinh thái trên thế giới đã đem lại lợi ích cho con người với giá trị ước lượng khoảng 21-72 tỷ đôla Mỹ/năm, so với tổng sản phẩm toàn cầu năm 2012 là 58 tỷ đôla Mỹ (UNEP, 2014). Sụp đổ hệ sinh thái và mất đa dạng sinh học sẽ gây nên nhiều khó khăn trong cuộc sống nhất. Vì thế, việc bảo tồn đa dạng sinh học là hết sức quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà chúng ta đang theo đuổi trong sự phát triển xã hội ở nước ta.
  16. 7 * Tài nguyên nước đang bị cạn kiệt dần Trái đất là một hành tinh xanh, có nhiều nước, nhưng 95,5% lượng nước có trên Trái đất là nước biển và đại dương. Lượng nước ngọt mà loài người có thể sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,01% lượng nước ngọt có trên Trái đất. Cuộc sống của chúng ta và nhiều loài sinh vật khác phụ thuộc vào lượng nước ít ỏi đó. Lượng nước quý giá đó đang bị suy thoái một cách nhanh chóng do các hoạt động của con người và con người đang phải vật lộn với sự thiếu hụt nước ngọt tại nhiều vùng trên thế giới. Để có thể bảo tồn nguồn tài nguyên nước hết sức ít ỏi của chúng ta, chúng ta phải nhận thức được rằng cần phải giữ được sự cân bằng nhu cầu và khả năng cung cấp bằng cách thực hiên các biện pháp thích hợp. Để có thể hồi phục được sự cân bằng mỗi khi đã bị thay đổi sẽ tốn kém rất lớn, tuy nhiên có nhiều trường hợp không thể sửa chữa được. Vì thế cho nên, nhân dân tại tất cả các vùng phải biết tiết kiệm nước, giữ cân bằng giữa nhu cầu sử dụng với nguồn nước cung cấp, có như thế mới giữ được một cách bền vững nguồn nước với chất lượng an toàn. Theo báo cáo của chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc UNEP trong tạp chí Toàn cảnh môi trường toàn cầu năm 2017 đã có 1/3 đất nông nghiệp trên toàn thế giới bị cằn cỗi. Khoảng 20% diện tích đất trồng trọt, 16% đất lâm nghiệp, 19% đồng cỏ giảm năng suất. Trên thế giới, khoảng 20%, tương đương 63 triệu hec-ta đất canh tác trồng trọt bị nhiễm mặn (tương ứng diện tích nước Pháp). * Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt Trong lúc vấn đề cạn kiệt nguồn chất đốt hóa thạch đang được mọi người quan tâm như dầu mỏ và khí đốt, thì Trung Quốc và Ấn Độ với diện tích rộng và dân số lớn, đang là nhưng nước đang phát triển nhanh tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc có nguồn than đá và khí đốt thiên nhiên dồi dào, đang tăng sức tiêu thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng. Ở Trung
  17. 8 Quốc, sức tiêu thụ loại năng lượng hàng đầu này từ 961 triệu tấn (tương đương dầu mỏ) vào năm 1997 lên 1.863 triệu tấn vào năm 2007, tăng gần gấp đôi trong khoảng 10 năm. Tất nhiên lượng CO2 thải ra cũng tăng lên gần ½ lượng thải của Mỹ năm 2000, và đến nay Trung Quốc đã trở thành nước thải lượng khí CO2 lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả Mỹ năm 2007. Con người đã đạt được bước tiến rất lớn trong quá trình phát triển, bằng cuộc Cách mạng Công nghiệp nhờ sự tiêu thụ lớn các chất đốt hóa thạch. Tuy nhiên, ước lượng nguồn dự trữ dầu mỏ trên thế giới chỉ còn sử dụng được trong vòng 40 năm nữa, dự trữ khí tự nhiên được 60 năm và than đá là khoảng 120 năm. Nếu chúng ta vẫn bị lệ thuộc vào chất đốt hóa thạch thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng cao và sẽ phải đối đầu với sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên thiên nhiên này trong thời gian không lâu. Việc sử dụng các nguồn năng lượng hồi phục được như năng lượng mặt trời, địa nhiệt, gió, thủy lực và sinh khối sẽ không làm tăng thêm CO2 vào khí quyển và có thể sử dụng được một cách lâu dài cho đến lúc nào Mặt trời còn chiếu sáng lên Trái đất. Tuy nhiên, so với chất đốt hóa thạch, năng lượng mặt trời rất khó tạo ra được nguồn năng lượng lớn, mà giá cả lại không ổn định. Làm thế nào để tạo được nguồn năng lượng ổn định từ các nguồn có thể tái tạo còn là vấn đề phải nghiên cứu, và rồi đây khoa học kỹ thuật sẽ có khả năng hạ giá thành về sử dụng năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng sạch khác. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề năng lượng chỉ bằng cách sử dụng nguồn năng lượng sạch, mà chúng ta cần phải thay đổi cách mà chúng ta hiện nay đang sử dụng nguồn năng lượng để duy trì cuộc sống của chúng ta và đồng thời phải tìm các làm giảm tác động lên môi trường. Tiết kiệm năng lượng là hướng giải quyết mà chúng ta phải theo đuổi mới mong thực hiện được sự phát triển bền vững, trước khi năng lượng mặt trời được sử dụng một cách phổ biến.
  18. 9 * Trái đất đang nóng lên: Nóng lên toàn cầu không phải chỉ có nhiệt độ tăng thêm, nó còn mang theo hàng loạt biến đổi về khí hậu, mà điều quan trọng nhất là làm giảm lượng nược mưa tại nhiều vùng trên thế giới. Một số vùng thường đã bị khô hạn, lượng mưa lại giảm bớt tạo nên hạn hán lớn và sa mạc hóa. Theo báo cáo lần thứ tư của IPCC, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,7oC so với trước kia. Do nóng lên toàn cầu, dù chỉ 0,7oC mà trong những năm qua, thiên tai như bão tố, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng bất thường, cháy rừng đã xảy ra tại nhiều vùng trên thế giới. Theo dự báo thì rồi đây, nếu không có các biện pháp hữu hiệu để giảm bớt khí thải nhà kính, nhiệt độ mặt đất sẽ tăng thêm từ 1.8oC đến 6,4oC vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở hai cực và các núi cao sẽ tan nhiều hơn, nhanh hơn, nhiệt độ nước biển ấm lên, bị giãn nở mà mức nước biển sẽ dâng lên khoảng 70-100cm hay hơn nữa và tất nhiên sẽ có nhiều biến đổi bất thường về khí hậu, thiên tai sẽ diễn ra khó lường trước được cả về tần số và mức độ. * Dân số thế giới đang tăng nhanh Sự tăng dân số một cách quá nhanh chóng của loài người cùng với sự phát triển trình độ kỹ thuật là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự suy thoái thiên nhiên. Tuy rằng dân số loài người đã tăng lên với mức độ khá cao tại nhiều vùng ở châu Á trong nhiều thế kỷ qua nhưng ngày nay, sự tăng dân số trên thế giới đã tạo nên một hiện tượng đặc biệt của thời đại của chúng ta, được biết đến là như là sự bùng nổ dân số trong thế kỷ XX. Hiện tượng này có lẽ còn đáng chú ý hơn cả phát minh về năng lượng nguyên tử hay phát minh về điều khiển học. Tình trạng quá đông dân số loài người trên trái đất đã đạt trung bình khoảng 33 người trên km2 trên đất liền (kể cả sa mạc và các vùng cực). Với dân số như vậy, loài người đang ngày càng gây sức ép mạnh lên vùng đấy có khả năng nông nghiệp để sản xuất lương thực và cả lên những hệ sinh thái tự nhiên khác.
  19. 10 2.2.2. Một số vấn đề về môi trường của Việt Nam * Độ che phủ và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng Qua quá trình phát triển, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá mức. Trước đây, toàn bộ đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ mới mấy thập kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Diện tích rừng toàn quốc đã giảm xuống từ năm 1943 chiếm khoảng 43% diện tích tự nhiên, thì đến năm 1990, chỉ còn 28,4%. Tình trạng suy thoái rừng ở nước ta là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự tàn phá của chiến tranh, nhất là chiến tranh hóa học của Mỹ. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,8% năm 1998 và đến năm 2000, độ che phủ rừng là 33,2% năm 2002 đã đạt 35,8% và đến cuối năm 2004 đễ lên đến 36,7%. Đây là một kết quả hết sức khả quan. Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại. Các số liệu chính thức gần đây đã xác định độ che phủ rừng của Việt Nam, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng là 12,3 triệu ha, chiếm hơn 37% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc. Khoảng 18% diện tích này là rừng trồng, chỉ có 7% diện tích rừng là rừng nguyên sinh và gần 70% diện tích rừng còn lại được coi là rừng thứ sinh nghèo. Trong mười năm trở lại đây, tình trạng phá rừng tại các tỉnh Tây Nguyên diễn biến rất phức tạp. Mặc dù các ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, truy quét, nhưng đến nay, các vi phạm về rừng vẫn chưa chấm dứt, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, môi trường và trật tự an toàn xã hội. Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, trong năm 2014 trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 745 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng; trong đó có 28 vụ phá rừng; 43 vụ khai thác rừng; 646 vụ mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép Có nhiều vụ việc, khi các đối tượng bị phát hiện đã không ngần ngại dùng vũ khí tấn công lực lượng thi hành công vụ. Tổng diện tích rừng bị phá,
  20. 11 lấn chiếm trái phép trên địa bàn từ năm 2009 đến 2014 là hơn 26.500 ha, trong khi đó các ngành chức năng của Ðắc Lắc mới chỉ thu hồi được gần 2.000 ha để trồng lại rừng Chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng của tỉnh đã kiểm tra, xử lý 1.207 vụ vi phạm; trong đó, 17 vụ phá rừng trái phép với diện tích 10 ha; 36 vụ khai thác rừng trái phép; 819 vụ vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến trái pháp luật gỗ, lâm sản Cơ quan chức năng đã khởi tố hình sự bảy vụ, tịch thu 1.458 phương tiện và 1.963 m3 gỗ các loại; thu phạt sau xử lý 10,9 tỷ đồng. Năm 2018 sảy ra nhiều vụ chặt phá rừng trong nhiều tỉnh trên cả nước, các vụ điển hình là tại xã An Thắng (huyện Pắc Nậm, tỉnh Bắc Cạn có 16 lô với tổng cộng gần 11 ha rừng bị phá, với lượng gỗ bị chặt hạ lên đến hơn 600 m3. Ðiều đáng nói, vụ phá rừng có quy mô lớn nhất tại địa phương này đã được phát hiện rất sớm, nhưng cấp ủy, chính quyền xã không báo cáo cấp trên, mà cố ý bao che, dung túng cho việc làm sai trái bởi có hơn 20 gia đình đã phá rừng, trong đó có cả gia đình bí thư, phó bí thư chi bộ, trưởng thôn và những người có trách nhiệm tham gia. Chỉ khi cơ quan có trách nhiệm đến xác minh hiện trường, vụ việc mới được ngăn chặn. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, các lực lượng chức năng đã phát hiện 157 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, chủ yếu là khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép. Tổng số lâm sản bị tịch thu là hơn 64 m3 gỗ các loại. Rừng đặc dụng Phong Quang có diện tích gần 10 nghìn héc-ta, nằm trên địa bàn bốn xã biên giới của huyện Vị Xuyên, vốn được coi là "vựa nghiến" của tỉnh với những cây nghiến hàng trăm năm tuổi. Nhiều năm nay, đây luôn là địa bàn nóng về tình trạng khai thác gỗ trái phép. "Lâm tặc" cắt hạ những cây nghiến lớn, cắt thành khúc dạng thớt, gùi qua biên giới, bán lấy tiền. Ở tỉnh Quảng Ninh, hàng chục héc-ta rừng phòng hộ tại xã An Sinh, huyện Ðông Triều cũng bị các hộ dân chặt phá để lấy đất trồng cây dược liệu. Mặc dù việc chặt
  21. 12 phá rừng diễn ra trong một thời gian dài, nhưng chính quyền địa phương, kiểm lâm và các lực lượng có liên quan không quan tâm giải quyết. Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2018, cả nước phát hiện 6.651 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó có 963 vụ phá 301 ha rừng và 530 vụ vi phạm khai thác rừng, với diện tích rừng bị thiệt hại là 453 ha. Trong các vụ vi phạm về rừng bị phát hiện, cơ quan chức năng đã xử lý 5.641 vụ, nhưng chủ yếu xử phạt hành chính 5.533 vụ, tịch thu 5.730 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách gần 82 tỷ đồng, còn xem xét xử lý hình sự chỉ có gần 110 vụ[3]. * Đa dạng sinh học ở Việt Nam Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Cho đến nay đã thống kê được 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch và hàng nghìn loài thực vật thấp như rêu, tảo, nấm . Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 310 loài thú, 870 loài chim, 296 loài bò sát, 263 loài ếch nhái, trên 1.000 loài cá nước ngọt, hơn 2.000 loài cá biển và thêm vào đó hàng chục ngàn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và ở nước ngọt. Ngoài ra Việt Nam còn có phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km2, trong đó có hàng nghìn hòn đảo lớn nhở và nhiều rạn san hô phong phú, là nới sinh sống của hàng ngàn động vật, thực vật có giá trị. Tuy nhiên, thay vì phải bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này ở nhiều nơi đã và đang khai thác quá mức và phí phạm, không những thế còn sử dụng các biện pháp hủy diệt như dùng các chất nổ, chất độc, kích điện để săn bắt. Nếu được quản lý tốt và biết sử dụng đúng mức, nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam có thể trở thành tài sản rất có giá trị. Nhưng rất tiếc, nguồn tài nguyên này đang bị suy thoái nhanh chóng[6].
  22. 13 * Diện tích đất trồng trọt trên đầu người ngày càng giảm Ở Việt Nam, tuy đất nông nghiệp chiếm 28,4% diện tích đất tự nhiên, song bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người rất thấp, xếp thứ 159 trong tổng số 200 nước trên thế giới và bằng 1/6 bình quân trên thế giới. Tỷ lệ này sẽ hạ thấp hơn nữa trong những năm tới do dân số còn tăng và đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế, chủ yếu thuộc các vùng đồng bằng. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị thoái hóa, ô nhiễm và chuyển đổi mục đích sử dụng, nhất là để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông, sân gôn , làm mất đi hơn 50.000 ha đất nông nghiệp trong khoảng 10 năm qua. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong mấy năm gần đây, trung bình hàng năm có khoảng 72.000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong khoảng 3 năm trở lại đây việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp diễn ra hết sức ồ ạt ở các địa phương. Tỉnh nào cũng có khu công nghiệp, khiến một phần không nhỏ đất nông nghiệp tốt bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cả nước phải giữ được ít nhất 3,9 triệu hecta đất trồng lúa, vì thế, Chính phủ phải sớm có quy hoạch tổng thể về đất nông nghiệp của cả nước để các địa phương tuân theo[3]. * Thoái hóa đất Theo Cục Lâm nghiệp, hiện Việt Nam có khoảng hơn 9 triệu ha đất bị hoang hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc, trong đó có 2 triệu ha đất đang sử dụng bị thoái hóa nặng. Ngoài những vùng đất bị hoang mạc hóa, nhiều dải cát ven biển Việt Nam còn bị hiện tượng sa mạc hóa cục bộ, tập trung từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha. Việt Nam đã xác định 4 địa bàn ưu tiên chống sa mạc hóa: Duyên hải Miền Trung, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Tây Nguyên[3].
  23. 14 Theo thống kê của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 87.800 ha là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Trong gần 40 năm qua, sự di chuyển của các đụn cát đã làm cho quá trình hoang mạc hoá càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị cát lấn, dẫn đến độ phì nhiêu của đất bị suy giảm mạnh. * Thiếu nước ngọt và nhiễm bẩn nước ngọt ngày càng trầm trọng Tình trạng ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đã trở thành vấn đề quan trọng tại nhiều thành phố, thị xã, đặc biệt là tại các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội và tại các khu công nghiệp. Ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp cũng là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều miền thôn quê, đặc biệt tại châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Hiện tượng nhiễm mặn hay chua hóa do quá trình tự nhiên và do hoạt động của con người đang là vấn đề nghiêm trọng ở vùng châu thổ sông Cửu Long. Ở một số vùng ven biển, nguồn nước ngầm đã bị nhiễm bẩn do thấm mặn hoặc thấm chua phèn trong quá trình thăm dò hoặc khai thác. Nhiễm bẩn vi sinh vật và kim loại nặng đã xẩy ra ở một số nơi, chủ yếu do nhiễm bẩn từ trên mặt đất, như các hố chôn lấp rác. Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch hiện nay là khoảng 50%, trong đó đô thị chiếm 70% và nông thôn chỉ 30%. Từ nay cho đến năm 2040, tổng nhu cầu nước ở Việt Nam có thể chưa vượt quá 50% tổng nguồn nước, song vì có sự khác biệt lớn về nguồn nước tại các vùng khác nhau, vào các mùa khác nhau và do nạn ô nhiễm gia tăng, nếu không có chính sách đúng đắn thì nhiều nơi sẽ bị thiếu nước trầm trọng. * Nạn ô nhiễm ngày càng khó giải quyết Đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nước ta phát triển khá nhanh trong hơn 10 năm qua, gây áp lực lớn đối với khai thác đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nhất là rừng và nước. Nhiều diện tích nông nghiệp đã chuyển thành đất đô thị,
  24. 15 đất công nghiệp, đất giao thông ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người nông dân và an toàn lương thực quốc gia. Đô thị hóa, công nghiệp hóa trong khi hạ tầng cơ sở kỹ thuật và xã hội yếu kém, làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường bức bách như thiếu nước sạch, thiếu dịch vụ xã hội, thiếu nhà ở, úng ngập, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ô nhiễm nước và chất thải rắn. Tỷ lệ số người bị các bệnh do ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, như các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, các bệnh dị ứng và ung thư Môi trường nông thôn bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém. Việc sử dụng không hợp lý các loại hóa chất nông nghiệp cũng đã và đang làm cho môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoái Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.450 làng nghề truyền thống, trong đó 800 làng tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, đã và đang làm chất lượng môi trường khu vực ngày càng suy giảm. Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn là vấn đề cấp bách. Điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn vẫn chưa được cải thiên đáng kểm tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh chỉ đạt 28-30% và số hộ ở nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh là 30-40% . 2.3. Những nghiên cứu về nhận thức người dân về các vấn đề môi trường ở các địa phương của Việt Nam 2.3.1. Nhận thức của người dân về Luật BVMT Kết quả điều tra của nhóm Nâng cao nhận thức cộng đồng (chương trình SEMLA - Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại 3 tỉnh Hà Giang, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy, nhìn chung cán bộ công chức của 3 tỉnh đều có hiểu biết chính sách pháp luật đất đai và môi trường. Sự hiểu biết của họ chủ yếu là do bản thân chủ động nghiên cứu và nghe trên phương tiện truyền thông đại chúng. Song sự tiếp cân cũng như hiểu về Luật Đất đai và Bảo vệ môi trường ở những mức độ khác nhau.
  25. 16 Đa số cán bộ trong cơ quan Nhà nước hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai nhiều hơn và sâu hơn, còn Luật Bảo vệ môi trường thì các cán bộ viên chức chỉ hiểu biết ở tầm khái quát chung. Song khi đi vào chi tiết nhiều người còn chưa nắm bắt được. Ví dụ như việc phỏng vấn câu hỏi trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là trách nhiệm thuộc về ai? Tại Hà Giang có tới 80% trả lời là trách nhiệm thuộc cơ quan nhà nước, Nghệ An có 54,9% và Bà Rịa -Vũng Tàu có 53,19% có cùng câu trả lời. Trong khi đó nhiệm vụ này là của chủ dự án! Nhận thức về chính sách, pháp luật đất đai và môi trường của cộng đồng dân cư đô thị của 3 tỉnh có cao hơn cộng đồng dân cư nông thôn nhưng cũng chỉ “mạnh” về đất đai, còn mảng môi trường nhiều người hoặc chưa biết, hoặc trả lời sai ở một số câu hỏi. Ví như, việc khắc phục ô nhiễm theo nhiều người thì trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà nước, song trên thực tế trách nhiệm này thuộc về người gây ô nhiễm. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường hiện vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi có tới 96,15% dân cư tại Hà Giang; 81,82% dân cư tại Nghệ An; 97,98% tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ đó ta thấy cần thiết phải tham khảo ý kiến người dân trong đánh giá tác động môi trường và việc tham khảo này nên tổ chức họp dân là phù hợp nhất. 2.3.2. Nhận thức của người dân tại TPHCM về tác hại của biến đổi khí hậu Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát, điều tra xã hội học 400 doanh nghiệp (DN) trong và ngoài KCN; 501 người dân (201 mẫu với CBCNVC, 300 mẫu ở người dân trong đó có 175 phụ nữ); 300 học sinh (tiểu học, THCS, THPT). Theo đó, một số kết quả đáng chú ý là có đến 28,9% (trong 201 mẫu khảo sát) CBCNVC cho biết đã có nghe về BĐKH nhưng chưa hiểu gì về việc này và 3,5% không quan tâm đến BĐKH vì còn nhiều việc trước mắt trong đời sống phải lo, BĐKH là việc của cơ quan Nhà nước, BĐKH còn lâu lắm mới xảy ra Trả lời câu hỏi về những hành động sẽ làm nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH có 86,2% cán bộ công nhân viên chức biết việc tiết kiệm điện, nước là có lợi (giảm chi phí, có lợi cho môi trường, duy trì sự phát triển bền
  26. 17 vững ) 93,3% ý kiến tán đồng việc khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch (điện mặt trời, biogas, biomas ); 70% ý kiến cho biết thường chọn mặc quần áo thoáng mát, tận dụng tối đa gió ngoài trời, chỉ sử dụng máy lạnh khi thật sự cần thiết (có thói quen chỉnh máy lạnh trên 26 độ C), có chậu cây xanh trang trí trong phòng làm việc TS Lê Văn Khoa cho biết nhìn chung, các đối tượng người dân đều có sự quan tâm, hiểu biết căn bản về BĐKH. Tuy nhiên, việc hiểu đúng và có hành động phù hợp để ứng phó với BĐKH vẫn còn hạn chế[7]. 2.3.3. Nhận thức của người dân về việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải Nhóm tác giả khoa Xã Hội Học Trường Đại học Bình Dương đã thưc hiện đề tài “Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phương Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”. Theo đó kết quả đạt được là: Mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình và đồng ý với việc bảo vệ môi trường bằng cách không vứt rác thải bừa bãi và có những thái độ, hành vi nhất định để ngăn chặn hay hạn chế hành vi gây mất vệ sinh môi trường của người khác. Xu hướng chung là đều cảm thấy khó chịu, có nhắc nhở hoặc tự lại nhặt và cho vào thùng rác. Người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm, hiểu biết về vấn đề môi trường càng nhiều[10]. Bảng 2.1: Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trước khi xử lý (N = 49) Số hộ phân loại rác thải TT N Tỷ lệ (%) sinh hoạt 1 Có 22 44,9 2 Không 24 49,0 3 Khó trả lời 2 4,1 4 Tổng 48 98,0 5 Số người không trả lời 1 2,0 Tổng 49 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả)
  27. 18 Việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn phường chưa đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và không triệt để. Ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại rác của nhiều người dân chưa cao.Nhiều hộ gia đình chưa thực sự quan tâm đến vấn đề phân loại rác thải sinh hoạt của gia đình mình. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho bộ phận thu gom khi phải thu gom với một lượng rác thải lớn như khó tách ra và khó sử dụng rác có thể tái chế. Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền địa phương bao gồm các giai đoạn: Phân loại, thu gom và xử lý. Bảng 2.2: Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo giới tính (N= 49) Giới tính Tổng Đánh giá việc STT Nam Nữ phân loại rác N % N % N % 1 Rất quan trọng 12 52,2 11 42,3 23 46,9 2 Quan trọng 9 39,1 13 50,0 22 44,9 3 Không quan trọng 0 0 2 7,7 2 4,1 4 Khó trả lời 2 8,7 2 4,1 Tổng 23 100,0 26 100,0 49 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả) Người dân coi việc xử lý rác là rất quan trọng mặc dù vậy họ chưa thực sự chú ý đến việc xử lý rác của địa phương, mà họ chỉ quan tâm đến việc làm cho gia đình mình hết rác còn rác sau khi đem đi bỏ được xử lý như thế nào thì ít được quan tâm đến.
  28. 19 Bảng 2.3: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải sinh hoạt ( N = 49) STT Mức độ N Tỷ lệ (%) 1 Rất quan trọng 26 53,1 2 Quan trọng 18 36,7 3 Không quan trọng 2 4,1 4 Khó trả lời 2 4,1 5 Tổng 48 98,0 6 Số người không trả lời 1 2,0 Tổng 49 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả) 2.3.4. Nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường * Theo kết quả của Hoàng Thái Sơn, trường Đại học Y dược Thái Nguyên với luận văn thạc sĩ học “Thực trạng, kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”[8]. Trong số 400 người được phỏng vấn thì có 76,6% người dân kể tên được một nguồn nước sạch. 33,2% số người kể được từ hai bệnh trở lên có nguyên nhân do sử dụng nguồn nước không sạch gây ra. Người dân có thái độ tích cực đối với việc sử dụng nước sạch, có 98% số người được hỏi cho rằng cần có nguồn nước vệ sinh. Số hộ không có nguồn nước sạch thấp (17,6%), số hộ không thực hiện các việc làm thiết thực để bảo vệ nguồn nước rất cao (54,3%). Bảng 2.4: Kiến thức, thái độ thực hành của người dân về nguồn nước sạch KAP về Tốt Trung bình Kém STT nguồn nước n % n % n % 1 Kiến thức 47 11,3 101 24,3 267 64,3 2 Thái độ 159 38,3 245 59 11 2,7 3 Thực hành 90 21,7 205 49,4 120 28,9 (Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả)
  29. 20 Qua bảng trên ta thấy kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về nguồn nước còn rất thấp, tỷ lệ số người có kiến thức tốt mới đạt 11,3%, thái độ tốt chiếm tỷ lệ khá hơn 38,3% và thực hành tốt mới chỉ chiếm 21,7%. Bảng 2.5: Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về vệ sinh môi trường KAP về vệ sinh Tốt Trung bình Kém STT môi trường n % n % n % 1 Kiến thức 14 3,4 212 51,1 189 45,5 2 Thái độ 143 34,5 259 62,4 13 3,1 3 Thực hành 52 12,5 268 64,6 95 22,9 (Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả) Kiến thức tổng hợp chung về vệ sinh môi trường của người dân còn rất thấp, mới đạt 3,4%. Kết quả về thái độ tốt và thực hành tốt về vệ sinh môi trường cũng còn rất thấp. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về vệ sinh môi trường của người dân là: Kinh tế hộ gia đình, trình độ học vấn, kiến thức, thái độ của người dân và sự quan tâm của xã hội đối với vấn đề vệ sinh môi trường. * Tại Xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác vệ sinh môi trường ở nông thôn nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với công tác vệ sinh môi trường (VSMT). Trước đây do tập quán sinh hoạt, điều kiện canh tác, chăn nuôi, người dân trong xã Thiện Thuật (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của công tác VSMT nông thôn đối với sức khỏe cộng đồng. Là xã vùng ba với 71% gia đình thuộc hộ nghèo, kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, việc nuôi nhốt gia súc trong gầm sàn trở thành tập tục không dễ thay đổi. Nhiều nơi người dân vẫn làm chuồng gia súc ngay trước
  30. 21 cửa nhà, không sử dụng công trình vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, điều đó làm ảnh hưởng lớn đến sự trong lành của môi trường sống. Để cải thiện môi trường sống của người dân, xã đã chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về công tác VSMT ở nông thôn. Theo đó, thông qua các buổi họp thôn, các ngành, đoàn thể đã lồng ghép quán triệt, phổ biến về ý thức ăn, ở hợp vệ sinh, gìn giữ môi trường xung quanh. Tại mỗi buổi sinh hoạt, tập huấn, các hộ dân được trang bị kiến thức về kỹ thuật xây dựng công trình nhà vệ sinh, hố xử lý chất thải chuồng trại gia súc và một số kiến thức về nước sạch, VSMT nông thôn liên quan đến sức khỏe cộng đồng, thu hút hàng trăm hộ dân tham gia. Bên cạnh đó, Trạm y tế xã cũng thường xuyên tổ chức truyền thông lồng ghép tại các thôn để phổ biến kiến thức về VSMT làng, xã, vệ sinh cá nhân, công tác quản lý, vận hành và xử lý các công trình cấp nước. Có thể nói, từ chỗ đẩy mạnh công tác truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân và hình thành những hành động tốt đẹp, thân thiện với môi trường sống.
  31. 22 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sự hiểu biết của người dân về môi trường. - Phạm vi nghiên cứu: Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: tại Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2018 đến tháng 10/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hồng Tiến + Điều kiện tự nhiên của xã Hồng Tiến + Điều kiện kinh tế xã hội của xã Hồng Tiến - Hiện trạng môi trường tại xã Hồng Tiến + Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt + Tình hình xả nước thải trong xã + Vấn đề về rác thải trong xã +Tình hình sử dụng nhà vệ sinh trong xã - Tìm hiểu sự hiểu biết của người dân về môi trường + Nhận thức của người dân về môi trường xung quanh. + Nhận thức của người dân về Luật Môi trường của Việt Nam và các văn bản liên quan. + Nhận thức của người dân về việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. + Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường . - Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về môi trường
  32. 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp - Việc thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng nhằm nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát. Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hướng cho kế hoạch và triển khai các mục tiêu nghiên cứu. - Thông tin thứ cấp có thể được thu thập từ: + Mạng internet, sách, báo về vấn đề môi trường + Tài liệu từ các phòng thuộc UBND thị xã Phổ Yên 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn theo bộ câu hỏi. - Lập bộ câu hỏi phỏng vấn - Đối tượng phỏng vấn: Người dân và cán bộ quản lý môi trường trên địa bàn xã - Quá trình phỏng vấn: Phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp kết hợp với khảo sát thực điạ. - Số lượng hộ câu hỏi điều tra : 70 hộ - Chọn hộ phỏng vấn: Điều tra ngẫu nhiên các hộ trong xóm của xã (Xã Hồn Tiến có 15 xóm), ở mọi lứa tuổi, công việc 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu - Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để tổng hợp lại tất cả các số liệu đã thu thập được và lập các bảng biểu, sơ đồ. - Từ các số liệu đã có tổng hợp lại và viết báo cáo
  33. 24 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hồng Tiến 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Hồng Tiến - Xã Hồng tiến có diện tích 17,65 km², dân số năm 2018 là 11314 người, mật độ dân số đạt 615 người/km². Xã Hồng Tiến nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, được chia thành 15 thôn và có dân tộc ở đây chủ yếu là người kinh. Xã Hồng Tiến cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên 20km về phía Bắc. Hồng Tiến có hình dạng địa lí đặc biệt và có hình chữ V ngược do việc thành lập thị trấn Bãi Bông. Tính theo chiều kim đồng hồ từ phía bắc, xã lần lượt giáp với xã Lương Sơn (TPTN); ba xã Thượng Đình, Điềm Thụy và Nga My (Phú Bình); xã Đồng Tiến, thị trấn Bãi Bông, thị trấn Ba Hàng, xã Đồng Tiến (lần 2), xã Đắc Sơn (Phổ Yên); ba phường Phố Cò, Cải Đan và Bách Quang (TX Sông Công)[13]. - Xã Hồng Tiến có đặc điểm địa hình đồi núi với độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 120m. Xã Hồng Tiến nằm tại cực bắc khu vực phía đông của thị xã Phổ Yên có các tuyến quốc lộ 3 chạy theo ranh giới phía tây, ngoài ra còn có tuyến đường liên huyện Phú Bình và thị xã Phổ Yên cùng tuyến đường nối thành phố Sông Công chạy qua. Tuyến đường sắt Hà Nội – Quan Triều cũng chạy qua địa bàn xã. Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mang đặc điểm chung của khí hậu toàn vùng. Mựa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trên địa bàn xã, có hệ thống kênh mương dày đặc cung cấp nước tưới tiêu, đây là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hồng Tiến Thực trạng kinh tế và xã hội xã Hồng Tiến:
  34. 25 - Cơ cấu kinh tế nông thôn; Nông nghiệp chiếm 37%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 35%, thương mai - dịch vụ 28%. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của xã 2015 là 20,2%. - Thu nhập bình quân 66,9 triệu đồng/người/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3% (tính đến 2015) Tổng số lao động trong độ tuổi là 7675 người, chiếm 68% tổng số nhân khẩu, trong đó lao động nông nghiệp là 3126 người chiếm 41%; lao động thương mại dịch vụ, CN-TTCN là 4549 người, chiếm 59%; Lao động đã qua đào tạo là 2931 lao động, chiếm 39%; lao động chưa qua đào tạo là 4744 lao động, chiếm 61%. Đại học 6%, Cao đẳng và Trung cấp 21 %, sơ cấp hoặc tập huấn 30%, còn lại lao động chưa qua đào tạo chiếm 43%. Số hộ khá, hộ giàu tăng mạnh, số nghèo giảm xuống còn 3% (tính đến 2015). - Hệ thống trường lớp không ngừng được củng cố và phát triển, nâng cao khả năng thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường, tính đến năm học 2017– 2018, trên địa bàn xã có 08 trường, gồm 4 trường mầm non, 03 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở - Hiện tại xã có 01 nhà văn hoá trung tâm và 15 điểm văn hoá tại 15/15 thôn, cơ bản nhà văn hoá thôn đã được xây dựng theo kết cấu tường xây đổ trần, trang thiết bị đã tương đối đầy đủ - Xã có một trạm y tế, xây cấp IV, số giường bệnh 12, đội ngũ cán bộ, nhân viên gồm: Y sỹ 02 người, Y tá hộ lý 02 người, dược sỹ 01 người và 10 cán bộ y tế thôn bản; trang thiết bị và dụng cụ y tế đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh ở cấp cơ sở[14]. 4.2. Hiện trạng môi trường tại xã Hồng Tiến Thông tin chung theo điều tra năm 2018 xã Hồng Tiến có tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 97%. Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình hợp vệ sinh (nhà tắm, bể nước, nhà vệ xinh) đạt chuẩn 95%. Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi
  35. 26 hợp vệ sinh 85%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97,7%; số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt 94,7%. Về xử lý chất thải: Có 15/15 thôn đã có điểm thu gom, xử lý rác thải, xã đã có nghĩa trang (19,02ha) được đầu tư xây dựng đảm bảo môi trường và có quy chế quản lý. Dưới đây là kết quả điều tra về hiện trạng môi trường của xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 4.2.1. Thông tin về đối tượng điều tra Như đã nêu ở trên, đề tài nghiên cứu về nhận thức của người dân xã Vạn Hòa về một số vấn đề môi trường. Theo phương pháp điều tra ngẫu nhiên, em tiến hành điều tra tìm hiểu nhận thức của 70 hộ gia đình tại 10 xóm gồm: Mãn Chiêm, Giếng, Yên Mễ, Ấm, Chùa, Liên Minh, Hắng, Diện, Đông Sinh, Hiệp Đồng. Bảng 4.1: Giới tính của người tham gia phỏng vấn TT Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Nam 53 75,7 2 Nữ 17 24,3 Tổng 70 100,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Số liệu trong các bảng dưới đây là đặc điểm của mẫu nghiên cứu trong đề tài mà em đã thu thập được. Theo kết quả của bảng 4.1 ta thấy rằng tỷ lệ giới tính của 70 người tham gia phỏng vấn có sự chênh lệch. Nam giới chiếm 75,7% và nữ giới chiếm 24,3%.
  36. 27 Bảng 4.2: Trình ộđ học vấn của người tham gia phỏng vấn STT Trình ộđ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Biết đọc, biết viết 15 21,4 2 Tiểu học 19 27,1 3 Trung học cơ sở 14 20 4 Trung học phổ thông 10 14,2 5 Trung cấp/ cao đẳng 8 11,6 6 Đại học/ trên đại học 4 5,7 Tổng 70 100,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Qua bảng 4.2 ta thấy rằng số lượng người dân có trình độ học vấn của người dân ở khu vực nghiên cứu còn khá thấp từ Trung học trở lên chiếm đa số (51,5%); thêm nữa số người dân được phỏng vấn đa số đều ở trong độ tuổi lao động, có đủ năng lực để gánh vác trách nhiệm trong gia đình và có trình độ hiểu biết nhất định về các lĩnh vực trong cuộc sống. Bảng 4.3: Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ % TT Nông nghiệp 30 42,8 1 Buôn bán, dịch vụ 25 35,9 2 Nghề tự do 7 10 3 Học sinh, sinh viên 1 1,4 4 Cán bộ, công viên chức nhà nước 3 4,2 5 Về hưu, già yếu, không làm việc 4 5,7 Tổng 70 100,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Qua bảng 4.3 cho thấy người dân trên địa bàn xã nói chung và người dân trong khu vực nghiên cứu có các nghề nghiệp khác nhau sao cho phù hợp
  37. 28 với hoàn cảnh của từng hộ gia đình. Nhưng hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (chiếm 48,5% ) nên các nghề buôn bán tự do, công chức nhà nước chiếm tỷ lệ thấp (Nghề buôn bán, dịch vụ chiếm 35,9 nghề cán bộ, công viên chức nhà nước chiếm 4,2%). 4.2.2. Kết quả điều tra về sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương Bảng 4.4: Các hình thức cung cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt tại địa phương STT Nguồn nước sinh hoạt Số lượng Tỉ lệ ( %) 1 Nước máy 39 55,7 2 Giếng khoan 24 34,3 3 Giếng đào 7 10 4 Nguồn khác (ao, sông, suối) 0 0,0 Tổng 70 100,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Qua bảng 4.4 cho thấy nước sinh hoạt là nước máy có 55,7 %; ở xóm Giếng chủ yếu dùng nước giếng khoan và nước giếng đào, giếng đào độ sâu từ 5 - 7m ( 47,2 %). Bảng 4.5 Đánh giá chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại địa phương Vấn đề nguồn nước sử TT Số hộ Tỷ lệ (%) dụng 1 Không có 59 84,3 2 Có mùi 6 8,6 3 Có vị 3 4,2 4 Màu sắc 2 2,9 Tổng 70 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Theo nhận xét của người dân được phỏng vấn thì chất lượng nguồn nước sinh hoạt nhìn chung là tốt. Qua phỏng vấn điều tra, số hộ gia đình trả lời về nước sinh hoạt không có mùi chiếm 84,3%, số còn lại cụ thể là 8,6%
  38. 29 nước có mùi, 4,2% có vị và màu sắc khác thường là 2,9%. Nguyên nhân do các ao, hồ tù bị ô nhiễm do sự thiếu ý thức của người dân, đổ rác không đúng nơi quy định hay xả nước thải của gia đình mình ra đó. Hầu hết nước sử dụng cho sinh hoạt của các hộ gia đình đều sử dụng máy lọc nước. 4.2.3. Tình hình xả nước thải tại địa phương Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước. Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3 ). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn ). Việc dẫn nước thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường.Thực trạng đó được thể hiện qua bảng sau. Bảng 4.6: Kết quả điều tra về việc sử dụng loại cống thải STT Loại cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ % 1 Cống thải có nắp đậy 36 51,4 2 Cống thải lộ thiên 18 25,8 3 Không có cống thải 9 12,8 4 Loại khác 7 10 Tổng 70 100,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
  39. 30 Qua bảng 4.6 cho thấy, số hộ sử dụng cống thải có nắp đậy chiếm 51,4%. Các hộ gia đình sử dụng cống thải lộ thiên chiếm 25,8%, vẫn còn một số gia đình chưa có cống thải nước. Sở dĩ có kết quả trên trong nhưng năm vừa qua, xã Hồng Tiến đã phấn đấu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới, trong đó đã hoàn thành cơ bản tiêu chí 17 về môi trường. Bảng 4.7: Kết quả điều tra về hoạt động xả nước thải TT Nguồn thải Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Cống thải chung 60 85,7 2 Thải vào ao hồ . 0 0,0 3 Bể chứa 5 7,2 4 Ngấm xuống đất 3 4,3 5 Nơi khác 2 2,8 Tổng 70 100,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Xã Hồng Tiến đã có hệ thống thu gom nước thải chung cho toàn xã, nước thải của các hộ gia đình chủ yếu thải vào kênh thoát nước chung của xã (85,7%). Số hộ gia đình sử dụng các bể chứa nước thải sinh hoạt là 7,2%. Số gia đình xả trực tiếp xuống đất cho tự ngấm chỉ còn 4,3% tổng số hộ được hỏi. 4.2.4. Nhận thức về vấn đề rác thải tại địa phương * Lượng rác thải được tạo ra ở các hộ gia đình tại xã trung bình một ngày không nhiều, chủ yếu là thức ăn thừa, rác bụi, túi nilon, tro bếp và các loại khác ước tính chỉ 0,8kg rác/ngày/người. Nếu tính trên toàn xã, với số dân 11314 người thì đây là một lượng rác khá lớn. * Khi hỏi người dân về các loại chất thải sinh hoạt của gia đình có được tái sử dụng không (ví dụ như thức ăn thừa có được đem đi ủ và làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc, gia cầm không? ), thì có đến 67/70 phiếu (chiếm
  40. 31 95,7%) người dân nói rằng chất thải của gia đình họ có được tái sử dụng, đa số là người dân sống trên địa bàn xã, là các hộ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Nên tất cả chất thải như các chất thải từ sinh hoạt như rau, thực phẩm thừa loại này được bà con tái dùng làm thức ăn chăn nuôi, chất độn chuồng hoặc từ hoạt động nông nghiệp như rơm, rạ, tro được người dân dùng làm chất đốt nấu cơm và làm phân bón, còn các loại giấy, nhựa, chai lọ thì được tái sử dụng vào việc khác hoặc bán cho người thu mua. Chỉ một số ít hộ gia đình không tái sử dụng các chất thải, số này chỉ có 3/70 phiếu (chiếm 4,2%) hộ gia đình. Các hình thức đổ rác của người dân trên địa bàn xã được mô tả qua bảng: Bảng 4.8. Tỷ lệ hộ gia đình có các hình ứth c đổ rác STT Hình thức đổ rác Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Hố rác riêng 11 15,7 2 Đổ rác ở bãi rác chung 0 0,0 3 Đổ rác tuỳ nơi 0 0 4 Được thu gom rác theo hợp đồng 59 84,3 Tổng 70 100,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Qua bảng 4.8 ta thấy: Hầu hết rác thải sinh hoạt của hộ gia đình đều được thu gom theo hợp đồng dịch vụ (84,3%) và đổ đúng nơi quy định. Xã không làm bãi tập kết rác, hố rác chung vì nếu để tập trung rác sẽ gây ảnh hưởng đến cảnh quan và ô nhiễm môi trường xung quanh. Rác phát sinh ra đến đâu được thu gom đưa đi xử lý đến đó. 4.2.5. Kiểu nhà vệ sinh của người dân sử dụng trong xã Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh dịch bệnh cũng như tác động tới sức khỏe của con người. Giữ gìn vệ sinh
  41. 32 có thể hiểu là khơi thông cống rãnh, diệt trừ loang quăng, diệt muỗi, diệt côn trùng gây bệnh hay xây dựng các công trình vệ sinh Hiện nay trên địa bàn xã tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn được thể hiện qua bảng 4.9. Bảng 4.9: Kiểu nhà vệ sinh trên địa bàn xã Hồng Tiến STT Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia đình Tỷ lệ % 1 Không có 0 0,0 2 Nhà vệ sinh hai ngăn 2 2,8 3 Nhà vệ sinh đất 0 0,0 4 Nhà vệ sinh tự hoại 68 97,2 5 Loại khác 0 0,0 Tổng 70 100,0 ((Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Qua bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh đạt 97,2%, đó là số hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh tự hoại. Tuy nhiên vẫn còn 2,8% số hộ sử dung nhà vệ sinh hai ngăn. v. Như vậy qua điều tra cho thấy công tác vệ sinh môi trường của xã Hồng Tiến được gười dân thực hiện tốt. Kết quả điều tra phỏng vấn về nguồn tiếp nhận nước thải nhà vệ sinh được thể hiện ở bảng 4.10. Bảng 4.10 thể hiện các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ta thấy tỷ lệ hộ gia đình thải nước thải vệ sinh ra sông suối, ao làng và ngấm xuống đất không có. Hầu hết nguồn thải từ nước nhà vệ sinh đều được xử lý bằng bể phốt tự hoại, sau đó xả vào cống chung của xã. Tuy nhiên khi quan sát thực tế chúng tôi thấy, nước từ cá bể tự hoại từ các gia đình vần còn màu vàng, có mùi hôi. Dạng nước này cần thu gom và xử lý tiếp mới đảm bảo vệ sinh môi trường.
  42. 33 Bảng 4.10: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh Số hộ gia STT Nguồn tiếp nhận Tỷ lệ % đình 1 Cống thải chung 3 3,8 2 Ngấm xuống đất 0 0 3 Ao làng 0 0,0 4 Bể tự hoại 67 96,2 5 Nơi khác (sông, suối) 0 0 Tổng 70 100,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) 4.3. Kết quả điều tra về sự hiểu biết và hành động của người dân xã Hồng Tiến về môi trường Điều tra việc nhận thức và thái độ của người dân trong việc bảo vệ môi trường là một việc hết sức phức tạp đòi hỏi người làm điều tra phải khách quan và có những hiểu biết căn bản về môi trường và các vấn đề của nó. Nhận thức là vấn đề khó đo lường, vì vậy rất khó đưa ra thước đo chính xác. Do đó, nghiên cứu sẽ đánh giá một cách tương đối ở từng đối tượng dựa vào các tiêu chí như: Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường qua các phương tiện truyền thông đại chúng, hiệu quả của việc tổ chức và tham gia các hoạt động về môi trường trong cuộc sống, thái độ của mọi người với các hành vi gây ô nhiễm môi trường được phân theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính, ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày, đánh giá nhận thức môi trường của những người xung quanh, đánh giá của cộng đồng về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay. Tương ứng với các tiêu chí, tôi tiến hành phân tích đánh giá mức độ nhận thức và thái độ của các đối tượng được nghiên cứu, so sánh để tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
  43. 34 4.3.1. Hiểu biết của người dân về các khái niệm môi trường Môi trường là ngành bao gồm rất nhiều khía cạnh, nhiều khái niệm liên quan. Tuy nhiên, các khái niệm chung như Môi trường là gì? Thế nào là nước sạch? Rác vô cơ, hữu cơ là gì? Ô nhiễm môi trường là gì? Là các khái niệm thường xuyên gặp trong cuộc sống, thường được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy là đơn giản nhưng tùy từng đối tượng mà có các nhận thức khác nhau và tỷ lệ biết cũng khác nhau tùy theo trình độ học vấn khác nhau. Tôi tiến hành điều tra người dân và có kết quả sau Bảng 4.11: Nhận thức của người dân về các khái niệm liên quan đến môi trường Trả lời đúng Trả lời sai Không biết STT Nội dung hỏi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ người (%) người (%) người (%) 1 Khái niệm môi 31 44,2 0 0,0 39 55,8 trường là gì? 2 Ô nhiễm môi 26 37,1 0 0,0 44 62,9 trường là gì? 3 Thế nào là rác vô 19 27,1 0 0,0 51 72,9 cơ và rác hữu cơ? (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Theo kết quả điều tra, đa số người dân tham gia đều không hiểu và không biết về khái niệm Môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2014 của nước ta. Bên cạnh đó, số người dân hiểu về môi trường cũng đưa ra các khái niệm gần đúng, một số người dân còn đưa ra các khái niệm hết sức mới và đặc biệt: “Môi trường là những cái chúng ta cần hướng đến’’ hoặc “ Môi trường trong sạch tốt cho cuộc sống của con người’’. Đối với khái niệm “Ô nhiễm môi trường là gì?’’, đây này là khái niệm đã phản ánh rõ sự phân hóa nhận thức giữa người dân có các trình độ khác nhau. Cụ thể là, Qua bảng số liệu cho thấy chỉ có chiếm 37,1% hiểu biết về ô nhiễm môi trường gần đúng và đúng về ONMT, hầu hết đều là người dân có
  44. 35 trình độ từ THCS trở lên. Trong đó có 14/31người (chiếm 45,1% ) có trình độ THCS, 12/31 người (chiếm 38,7%) có trình độ THPT, 5/31 người (chiếm 16,1%) có trình độ đại học/trên đại học.Còn lại 44/70 người (chiếm 62,8% ) chưa có nhận thức về khái niệm này. Cũng giống như khái niệm ONMT là gì, khái niệm “ Rác vô cơ, hữu cơ là gì ’ cũng đã làm rõ được nhận thức chưa đầy đủ của người dân, khi mà có đến 51/70 người (chiếm 72,9%) chưa nêu được thành phần của rác vô cơ và hữu cơ hoặc nêu chưa đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, khi được gợi ý, giải thích về khái niệm trên và nêu ra một vài loại rác thải và yêu cầu phân loại thì đa số người dân có thể phân loại đúng và gần đầy đủ.Từ đó có thể nói việc tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho người dân là hết sức quan trọng. Bảng 4.12: Thành phần của chất thải rắn trong xã TT Rác thải hữu cơ Rác thải vô cơ 1 Giấy Thủy tinh 2 Giấy catton, bìa cứng Vỏ hộp kim loại 3 Nhựa Nhôm 4 Cành cây, cỏ lá Các kim loại khác 5 Cao su Tro, các chất bẩn 6 Da Đất cát, gạch ngói vỡ 7 Gỗ 8 Thực phẩm Các khái niệm trên đều là các khái niệm về Môi trường chung nhất, cơ bản nhất. Tuy nhiên, số người dân hiểu và nhận biết được chưa đầy đủ, còn phân hóa theo trình độ học vấn rất nhiều. Người dân càng có trình độ cao thì hiểu biết càng
  45. 36 chính xác và đầy đủ. Chính quyền địa phương nên có các chương trình giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn xã. 4.3.2. Nhận thức của người dân trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường Chúng ta đã biết ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân gây nên, một nguyên nhân rất quan trọng đó là ý thức của con người. Con người tác động vào môi trường, làm biến đổi các tính chất, các quá trình của tự nhiên, do đó con người phải chịu các tác động mà ô nhiễm môi trường mang lại. Biểu hiện do ô nhiễm môi trường gây ra như: Hiện tượng mưa axit, màu sắc, mùi vị của nước sinh hoạt bị biến đổi. Ô nhiễm môi trường cũng gây cho con người các loại bệnh tật như các bệnh về hô hấp, bệnh đường ruột, bệnh về da . Tuy nhiên, trên địa bàn xã Hồng Tiến không phải ai cũng nhận thức được điều đó. Tôi đã tiến hành tìm hiểu và đưa ra kết quả dưới đây. Qua bảng 4.14 ta thấy rằng: Người dân trên địa bàn xã Hồng Tiến rất có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Số người sẵn sàng tham gia các hoạt động về bảo vệ môi trường chiếm tỷ lệ lớn 71,4%. Tuy nhiên do nhận thức của một số người dân còn thấp, không quan tâm đến các vấn đề về môi trường.Nên các cấp chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động, phong trào có liên quan đến công tác môi trường như: dọn dẹp đường làng, ngõ xóm, các chương trình phòng dịch, trồng cây xanh thì tôi tin những người dân nơi đây sẽ tham gia rất nhiệt tình, từ đó mà môi trường ngày càng được cải thiện hơn, ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường cũng sẽ được nâng cao.
  46. 37 Bảng 4.13: Ý kiến của người dân trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường Số hộ gia STT Ý kiến của người dân Tỷ lệ % đình 1 Sẵn sàng tham gia 50 71,4 2 Không tham gia 0 0,0 3 Có thời gian thì tham gia 20 30,8 Tổng 70 100,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Trong quá trình điều tra, có câu hỏi “ Môi trường bị ô nhiễm có ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ông (bà) không?” và “ông bà có cảm nhận được sự biến đổi của khí hậu trong một vài năm trở lại đây không” thì đa số người dân đều trả lời là có. Điều đó cho thấy rằng, người dân đã ý thức được sự suy thoái của môi trường, cũng hình dung ra được những hậu quả của ô nhiễm môi trường nhưng vẫn chưa có các hành động, biện pháp cụ thể để đề phòng và khắc phục. Vì vậy mà cần tới sự hướng dẫn, quan tâm của các cấp, ngành có liên quan để công tác bảo vệ môi trường được thực hiện một cách có hiệu quả. 4.3.3. Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt Với một địa phương đang trong quá trình đô thị hóa, dân cư ngày càng đông, việc phân loại chất thải sinh hoạt trong các hộ gia đình ở xã Hồng Tiến hiện nay là hết sức cần thiết. Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được. Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu
  47. 38 quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra phân loại rác tại nguồn giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống. Kết quả khảo sát về thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt của người dân cho thấy, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ quan tâm trong cộng đồng có khác nhau. Bảng 4.14 : Đánh giá của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo giới tính Giới tính Tổng Đánh giá việc Nam Nữ STT Số Tỷ lệ phân loại rác Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) 1 Rất quan trọng 28 51,3 10 62,5 38 54,2 2 Quan trọng 21 39,5 6 37,5 27 38,5 3 Không quan 2 3,7 0 0,0 2 2,9 trọng 4 Không biết 3 5,5 0 0,0 3 4,3 Tổng 54 100 16 100 70 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Qua bảng số liệu cho thấy, nam giới 90,8% cho rằng việc phân loại rác thải là rất quan trọng và quan trọng, còn lại, nam giới chiếm 9,2% cho rằng không quan trọng và không biết. Với nữ giới, số lượng cho rằng rất quan trọng và quan trọng cũng chiếm 100%, không cá nhân nào trả lời là không biết và không quan trọng So sánh mức độ quan tâm giữa nam và nữ ta thấy được, đa số cả nam và nữ đều đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt là rất quan trọng và quan trọng. Điều đó cho thấy, nam giới đang ngày càng có xu hướng quan tâm đến vấn đề môi trường nói chung và việc phân loại rác thải sinh hoạt của gia đình nói riêng. Tuy có đôi chút khác biệt trong việc đánh giá mức độ
  48. 39 quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt giữa nam và nữ nhưng nhìn chung họ đều đánh giá là rất quan trọng và quan trọng, chỉ một số ít hộ trong những hộ tham gia trả lời tỏ ra không quan tâm đến vấn đề phân loại mà thôi. Bảng 4.15: Đánh giá ý thức về thu gom rác theo nhóm các đối tướng trong xã Mức độ SL STT Nghề nghiệp Chưa Khó trả Tổng (%) Rất tốt Tốt tốt lời 1 SL 3 6 24 17 50 Nông nghiệp (%) 6,0 12,0 48,0 34,0 100 2 SL 0 1 4 3 8 Buôn bán, dịch vụ (%) 0,0 12,5 50,0 37,5 100 3 SL 0 3 0 1 4 Nghề tự do (%) 0,0 75,0 0,0 25,0 100 4 SL 0 24 0 0 0 Học sinh, sinh viên (%) 0,0 48,0 300,0 200,0 0,0 5 Cán bộ, công viên SL 0 58 6 1 1 chức nhà nước (%) 0,0 90 10,0 0 100 6 Về hưu, già yếu, SL 6 42 6 6 2 không làm việc (%) 10,0 70,0 10,0 10,0 100 Tổng SL 5 10 30 25 70 (%) 4,6 15,4 46,2 33,9 100,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Mức độ nhận thức là như vậy nhưng trên thực tế, việc phân loại rác trong cộng đồng người dân ở xã lại chưa được nhiều hộ gia đình áp dụng. Cụ thể, theo khảo sát đa số hộ dân được phỏng vấn không phân loại rác tại gia đình là 58/70 chiếm 82,8%. Số còn lại người dân đã biết phân loại thức ăn thừa để làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc, gia cầm. Nhưng tỉ lệ này không lớn, chỉ chiếm 17,2% và tập trung vào các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường với một lượng rác thải
  49. 40 lớn được thải ra mà không qua bất kỳ khâu phân loại xử lý nào,gây lãng phí nguồn rác thải có thể sử dụng để tái chế, nếu nguồn rác thải này được phân loại thì sẽ tiết kiệm được nguồn nguyên liệu để tái chế. Mặt khác khâu xử lý cũng gặp nhiều khó khăn. Việc phân loại rác thải là quan trọng, nhưng việc thu gom và xử lý rác thải cũng không kém phần quan trọng. Tôi đã tiến hành khảo sát và thu được các kết quả ở bảng 4.15. Thực tế cho thấy việc thu gom rác trên địa bàn xã chưa được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ chủ yếu rác được thu gom nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình và chưa được xử lý một cách triệt để. Một số nơi tập trung dân cư đông đúc như chợ, cổng trường học, rác thải ở đây chưa được thu gom triệt để. 4.3.4. Hiểu biết của người dân về luật bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan Việt Nam ban hành luật Bảo vệ Môi trường đầu tiên vào năm 1993. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cùng với thời gian nước ta đã có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ, vì thế luật BVMT dược điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. Ngày 23 tháng 6 năm 2014, Luật BVMT 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua, thay thế cho luật BVMT 2005 và được áp dụng cho đến hôm nay. Việt Nam cũng ban hành các nghị định quy định tội phạm môi trường, các hình thức xử phạt cho các loại tội phạm môi trường. Xã Hồng Tiến chưa có hiện tượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử phạt, nhưng tỉ lệ người dân có nhận thức về các văn bản liên quan đến lĩnh vực môi trường còn hạn chế. Qua bảng ta thấy được phần lớn người dân trên địa bàn xã Hồng Tiến có hiểu biết về Luật Môi trường của Việt Nam. Tỉ lệ người dân biết chiếm 53,9%, phần lớn là người là cán bộ, công chức nhà nước . Còn lại là 46,2% người dân không biết và không trả lời nội dung này. Điều này cho thấy Luật BVMT rất quan trọng với đời sống của người dân cả nước, số bộ phận người
  50. 41 dân chưa hiểu biết về Luật Môi Trường cũng chiếm một bộ phận lớn.Đa số người dân làm nghề sản xuất nông nghiệp, một bộ phận nhỏ học sinh, sinh viên là chưa biết về vấn đề này. Bảng 4.16: Hiểu biết của người dân về luật môi trường theo các nhóm đối tượng trong xã Số lượng Mức độ STT Nghề nghiệp Tổng (%) Biết Không biết SL 29 25 54 1 Nông nghiệp % 54,0 46,0 100,0 SL 4 4 8 2 Buôn bán, dịch vụ % 50,0 50,0 100,0 SL 2 1 3 3 Nghề tự do % 66,7 33,3 100,0 SL 0 0 0 4 Học sinh, sinh viên % 0,0 0,0 0,0 Cán bộ, công viên SL 2 0 2 5 chức nhà nước % 100,0 0,0 100,0 Về hưu, già yếu, SL 2 1 3 6 không làm việc % 66,7 33,3 100,0 SL 40 30 70 Tổng % 57,1 42,9 100,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Khi hỏi về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về BVMT của Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch UBND huyện, và trách nhiệm trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của các cơ quan chức năng, đa số người dân được hỏi đều trả lời là không biết, đó là minh chứng rõ ràng cho việc nhận thức còn hạn chế của người dân xã. 4.3.5. Những hoạt động của người dân về công tác bảo vệ môi trường sống, công tác tuyên truyền của xã Hồng Tiến Hoạt động tuyên truyền giáo dục cộng đồng trong mọi lĩnh vực luôn là việc làm hết sức quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân.Có nhiều cách thức tuyên truyền khác nhau và mỗi địa phương áp dụng các phương
  51. 42 pháp khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh của địa phương mình. Với riêng xã Hồng Tiến, là xã nằm xa trung tâm thành phố nên người dân nhận thức chưa sâu sắc về công tác quản lý môi trường, chủ yếu người dân chỉ biết công tác quản lý môi trường qua dịch vụ thu gom rác tại các hộ gia đình. Khi phỏng vấn người dân ở đây, đa số người dân nhận xét là địa phương hoặc các khu dân cư, các xóm đã có tổ chức các hoạt động VSMT như phát cỏ ven đường, phun thuốc diệt muỗi, khơi thông cống rãnh tuy nhiên không thường xuyên. Hầu hết các hộ gia đình ở xã đều nhận được thông tin về VSMT.Và đa số nguồn thông tin này người dân tiếp nhận qua bạn bè, đài, tivi. Trong đó nữ giới đa phần tiếp nhận thông tin từ bạn bè xung quanh và đài phát thanh, Tivi (chiếm 62,6%). còn đối với nam giới ngoài việc tìm hiểu qua nguồn thông tin đại chúng họ còn chiếm đa số trong việc tìm hiểu qua chính quyền địa phương. Bảng 4.17: Nguồn cung cấp thông tin về MT và bảo vệ môi trường Nguồn tìm hiểu các Giới tính Tổng chương trình bảo vệ Nam Nữ SL % môi trường SL % SL % Các phong trào tuyên 5 9,2 2 12,5 7 10 truyền cổ động Bạn bè, những người 9 16,7 5 31,3 14 20,1 xung quanh Sách, báo chí 7 13,0 2 12,5 9 12,8 Đài, tivi 19 35,1 5 31,3 24 34,2 Đài phát thanh địa 10 18,5 1 6,3 11 15,7 phương Chính quyền cơ sở 4 7,5 1 6,3 5 7,2 Tổng 54 100,0 16 100,0 70 100,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra) Điều đó cho thấy đặc trưng chung của xã hội Việt Nam mặc dù đã có sự thay đổi theo chiều hướng hiện nay là nam và nữ đều tham gia vào các công việc ngoài xã hội nên có nhiều cơ hội và nguồn để tìm hiểu thông tin về
  52. 43 môi trường. Nhưng người nam vẫn còn mang vai trò là trụ cột trong gia đình, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội và là người hay tham gia các cuộc họp dân của xã nên nguồn tiếp nhận thông tin nhiều hơn. Nữ giới hiện nay, mặc dù đã tham gia vào hoạt động kinh tế gia đình và cũng tham gia vào trong các hoạt động xã hội nhưng đó chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định, còn lại đa số là đảm nhận công việc nội trợ, chăm sóc gia đình nên nguồn thông tin chính vẫn là từ thông tin đại chúng. Đa số người dân không biết đài phát thanh, truyền hình của thành phố có chuyên mục riêng về môi trường hay không. Họ còn nhận xét rằng rất lâu xã mới tổ chức một buổi truyền thông về VSMT, với loa phát thanh. Điều này cho thấy xã đã quan tâm đến các vấn đề môi trường nhưng chưa nhiều, dẫn đến tình trạng người dân có rất ít kiến thức về môi trường nói chung và VSMT nói riêng. Hưởng ứng ngày Nước Thế giới, phòng chống dich bệnh, vệ sinh môi trường, hưởng ứng chương trình “Giờ Trái Đất” các cơ quan đơn vị của thành phố nói chung và xã Hồng Tiến nói riêng đều tham gia tích cực các hoạt động như: tuyên truyền, pháy tờ rơi cho người dân, trực tiếp phun thuốc diệt bệnh cho những hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện và xã. Những hoạt động này được tổ chức khoảng 2 lần/năm. Địa phương cũng lồng ghép các nội dung BVMT và nhắc nhở người dân có ý thức BVMT vào các cuộc họp của các khu phố, chứ chưa tổ chức được buổi tập huấn hay tuyên truyền riêng đến người dân do thiếu nguồn năng lực, thiếu các cán bộ có chuyên môn. Đánh giá các nhận xét trên, tôi thấy cơ quan quản lý có thẩm quyền chưa thực sự quan tâm và có việc làm cụ thể trong việc truyền tải thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân xã, vì vậy mà nhận thức của người dân về môi trường còn nhiều hạn chế. Môi trường luôn là đề tài nóng bỏng trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường không phải của riêng ai
  53. 44 nên càng cần phải nâng cao nhận thức cho người dân hơn nữa để họ tích cực tham gia BVMT. 4.4 Đánh giá chung và đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về môi trường tại xã Hồng Tiến 4.4.1.Đánh giá chung Nhìn chung trong vài năm gần đây nền kinh tế của xã Hồng Tiến tăng cao do địa phương có những chính sách phát triển kinh tế hợp lý, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp, người dân chăm lo sản xuất buôn bán hướng tới thị trường hàng hóa, ngành công nghiệp và nghề phụ từng bước phát triển. Địa phương chăm lo cho phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến vấn đề môi trường, nên môi trường ở đây đang từng bước bị ô nhiễm. Nguồn nước sinh hoạt mà các hộ sử dụng trên địa bàn xã Hồng Tiến chủ yếu là nước máy, một phần là nước giếng khoan và giếng đào. Về nguồn nước thải của các hộ sau quá trình sử dụng thường được thải ra mương rãnh, ao, hoặc ngấm xuống đất, hệ thống cống thải chung của toàn xã. Rác thải của xã chủ yếu là nguồn rác từ sinh hoạt, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ lượng rác trung bình thải ra của mỗi hộ không nhiều và được thu gom theo hợp đồng dịch vụ là chủ yếu. Xã không có bãi tập kết rác riêng, toàn bộ rác được thu gom đưa về bãi rác Đồng Hầm của thị xã Phổ Yên để tiến hành xử lý. Đánh giá về nhận thức của người dân trên địa bàn xã về các vấn đề môi trường, mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình, ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết. Người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm, hiểu biết về vấn đề môi trường càng nhiều. Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường và các biểu hiện của Ô nhiễm môi trường nhìn chung còn hạn chế và chưa đầy đủ. Tùy từng
  54. 45 ngành nghề khác nhau, trình độ học vấn khác nhau mà có sự nhận thức khác nhau, tuy nhiên nếu người dân có trình độ học vấn từ THPT trở lên và làm cán bộ công chức nhà nước sẽ có cái nhìn về môi trường chi tiết hơn là những đối tượng còn lại. Phần lớn các hộ tham gia trả lời đều cho biết việc tìm hiểu các thông tin về môi trường là qua phương tiện truyền thông và bạn bè. Việc tiếp nhận thông tin về môi trường có khác nhau là do chức năng, vai trò mà họ đảm nhận trong gia đình và ngoài xã hội. Nhìn chung sự đánh giá của người trả lời về việc phân loại rác là rất quan trọng và quan trọng. Cả nam và nữ đều đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt là quan trọng và rất quan trọng.Việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn xã chưa đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và không triệt để. Có một bộ phận nhỏ các hộ dân tự xử lý rác bằng cách chôn hoặc đốt rác trong các khu đất trống hoặc sau vườn của gia đình họ. Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đã có quan tâm và chú trọng đến vấn đề môi trường bằng nhiều hình thức trong đó có việc tổ chức các chương trình để vận động sự tham gia của người dân như: Tổ chức kêu gọi người dân dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, tổ chức trồng cây xanh nơi công cộng, hay tổ chức các buổi họp dân để người dân phản ánh về tình trạng môi trường tại địa bàn xã. Việc tổ chức các chương trình chỉ ở mức độ có tổ chức cho người dân biết về các thông tin môi trường thông qua việc lồng ghép vào trong các buổi họp dân, và lượng thời gian dành để bàn về vấn đề môi trường rất ít trong các cuộc họp ở dân nên người dân khó nắm bắt được hết các thông tin và có thể phản ánh được những bức xúc về tình trạng môi trường. Tình hình quản lý môi trường cũng chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức.
  55. 46 Nhận thức của người dân chưa cao, sự hiểu biết, nắm bắt về luật pháp, các thông tư, nghị định còn hạn chế. Qua công tác điều tra thực tế và phỏng vấn người dân trên địa bàn xã Hồng Tiến, nhận thấy xã Hồng Tiến đã thực hiện rất tốt và đạt tất cả nội dung trong tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới 4.4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về môi trường tại xã Hồng Tiến Từ những kết quả thu thập được và các đánh giá nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các đề xuất sau đây để nâng cao nhận thức của người dân về môi trường như sau: - Đề xuất với cơ quan cấp trên nên có hoạt động quan trắc môi trường khu vực xã để có kết luận chính xác về hiện trạng môi trường nơi đây để có các giải pháp cụ thể ngăn ngừa ONMT và các tác động của ONMT đến cuộc sống của người dân. - Xây dựng khu dân cư tự quản BVMT, trong đó có thành lập các tổ tự quản BVMT để thường xuyên kiểm tra ý thức của người dân về BVMT và thường xuyên tổ chức họp tiểu khu để lắng nghe ý kiến của người dân về các vấn đề môi trường. - Địa phương nên Đầu tư thùng rác ở những nơi tập trung đông dân cư như các khu chợ, các cơ quan nhà nước Nếu trang bị được thùng rác để phân loại rác thải vô cơ và hữu cơ thì càng tốt. - Địa phương nên tổ chức nhiều hơn các hoạt động vệ sinh môi trường của khu phố như dọn dẹp hành lang, phun thuốc diệt muỗi, phát quang cỏ ven đường .Tập hợp người dân trong xã tham gia đầy đủ và nhiệt tình. - Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền về BVMT, muốn dần dần xóa bỏ được tập quán, thói quen không hợp vệ sinh của người dân cần có thời gian, từ chỗ tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân, giáo dục cho mọi lứa tuổi từ trẻ em khi mới lớn, cho học sinh từ khi cắp sách đến trường, cung cấp
  56. 47 những kiến thức khoa học từ đó biến thành ý thức, thái độ trong nếp sống và trở thành những hành động tự giác. Trong tuyên truyền giáo dục phải đi vào những vấn đề thực tế, với nội dung thật cụ thể và dễ hiểu . - Quy hoạch và xây dựng một số điểm tập kết rác trên địa bàn xã, thực hiện thu gom rác đúng quy định. - Thành lập đội thu gom rác theo dịch vụ của từng thôn, tránh việc vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
  57. 48 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua điều tra tìm hiểu về môi trường và nhận thức vê môi trường của người dân xã Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi có một số kết luận như sau: - Nhận thức của người dân về thu gom nước thải tốt, có tới 70,8% số hộ xả nước thải của gia đình vào cống mương thoát nước chung của xã. - Ý thức vệ sinh môi trường công cộng tốt cụ thể 97 % rác thải sinh hoạt của hộ gia đình được thu gom theo hợp đồng dịch vụ để xử lý tập trung và 95% hộ gia đình của xã có nhà tiêu hợp vệ sinh có bể tự hoại; - Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường trên địa bàn xã chưa được chú trọng. Các nguồn thông tin về VSMT mà người dân tiếp nhận chủ yếu từ đài phát thanh địa phương, bạn bè xung quanh, tivi ( chiếm 70,8% 56/70 hộ. - Nhận thức và hiểu biết về môi trường và luật môi trường chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng cán bộ viên chức nhà nước và giáo viên, học sinh phổ thông trung học - Ý thức tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của người dân cao (92%). Mọi người dân đều ý thức được việc thu gom rác thải, xử lý rác thải, nước thải là quan trọng và rất quan trọng. 5.2. Kiến nghị - Xã Hồng Tiến nên xây dựng thêm các hố chứa rác, chứa nước thải tập trung và có mô hình xử lý nước thải, đầu tư thùng rác ở nơi tập trung đông dân cư. - Tăng cường triển khai thực hiện chiến dịch hành động vì môi trường, kết hợp cùng với đoàn thanh niên tại các thôn bằng cách mở các cuộc phun thuốc diệt muỗi, ruồi, bọ miễn phí cho nhân dân, vệ sinh đường làng ngõ xóm
  58. 49 - Mở các buổi sinh hoạt khu phố để tuyên truyền, giáo dục vệ sinh môi trường cho người dân. - Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí để bình xét gia đình văn hóa. - Có quy định xử phạt nghiêm những trường hợp gây tác động xấu đến môi trường và phải khắc phục, bồi thường thệt hại theo đúng quy định.
  59. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2011), Thông tư 27/2011/TT-BYT về việc ban hành QCVN 01:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nhà tiêu – điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh. 2. Bộ y tế (2006), Thông tư 27/2011/TT-BYT về việc ban hành QCVN 01:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh, NXB Lao động - xã hội - Hà Nội 3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2018), Thống kê chính thức. 4. Cục bảo vệ môi trường (2010), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010-2020. 5. Lương Văn Hinh, Dư ngọc Thành, Nguyễn Thanh Hải, Đỗ Thị Lan (2016), Giáo trình Ô nhiễm môi trường, NXB Giáo dục. 6. Lê Văn Khoa (2000), sách “Khoa học môi trường”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục. 7. Lê Văn Khoa và nhóm cộng sự ở Sở Tài Nguyên – Môi Trường TPHCM, (2011), đề tài nghiên cứu, khảo sát “Nhận thức của người dân tại TPHCM về tác hại của biến đổi khí hậu – BDKH”. 8. Hoàng Thái Sơn, trường Đại học Y dược Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ học “Thực trạng, kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”. 9. Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thúy Khanh,TS Phạm Hùng Việt, “Từ điển Tiếng Việt Phổ Thông”, Viện Ngôn ngữ học, NXB Tp.HCM, 2010. 10. Trường Đại học Bình Dương (2009), đề tài “Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phương Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”.
  60. 51 11. Quốc hội nước CHXHCNVN (2015), Luật BVMT, NXB Tư pháp. 12. Võ Quý, “Một số vấn đề về Môi trường toàn cầu”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. 13. UBND Thị xã Phổ Yên (2018), Thông tin chung về thị xã Phổ Yên 14. UBND xã Hồng Tiến (2017), “Báo cáo đánh giá chất lượng hoạt động công tác ảĐ ng năm 2017” 15. UBND xã Hồng Tiến (2018), “Báo cáo tổng kết công tác Đảng bộ năm 2017 phương hướng nhiệm vụ năm 2018”.
  61. PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA TÌM HIỂU SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG Người phỏng vấn: Quách Văn Luân Lớp 47_MT, Khoa Môi Trườn, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Thời gian phỏng vấn: Ngày tháng năm 2018 Kính thưa ông/bà, nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, hiện nay, tôi đang tiến hành tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến môi trường ở khu vực xã Hồng Tiến. Tôi kính mời ông bà tham gia vào việc nghiên cứu bằng cách trả lời các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra. Những thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và việc lựa chọn gia đình ông/bà phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên. Sự tham gia của ông/bà vào việc khảo sát sẽ giúp tôi trong việc học tập và nghiên cứu thành công ! Rất mong nhận được sự nhiệt tình hợp tác của ông/bà. Xin chân thành cảm ơn ! Xin ông/bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây (hãy trả lời hoặc đánh dấu X vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của ông/bà)
  62. Phần 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Họ và tên: Tuổi : 2. Địa chỉ: thôn, xóm , xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 3. Số điện thoại liên lạc: 4. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 5. Trình ộđ học vấn 1. Mù chữ 2. Biết đọc, biết viết 3. Tiểu học 4. Trung học cơ sở 5. Trung học phổ thông 6. Trung cấp, cao đẳng 7. Đại học hoặc trên đại học 6. Nghề nghiệp 1. Nông nghiệp 2. Buôn bán 3. Cán bộ, viên chức nhà nước 4. Học sinh, sinh viên 5. Về hưu/già yếu không làm việc 6. Nghề tự do 7. Nghề khác 7. Số nhân khẩu trong gia đình: người 8. Số người hiện đang lao động (có thu nhập): người
  63. Phần 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN 2.1. Hiện trạng môi trường tại xã Hồng Tiến (1) Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương 1. Hiện nay, nguồn nước ông/bà đang sử dụng là ? Nước máy Giếng khoan ở độ sâu m Giếng đào sâu m Nguồn nước khác (ao, hồ, suối ) 2.Nếu là giếng đào hay giếng khoan thì giếng cách nhà tiêu, chuồng trại bao nhiêu mét ? 3. Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt có được lọc qua thiết bị hay hệ thống lọc nào không? Không Có, theo phương pháp nào? 4. Nguồn nước gia đình hiện đang sử dụng cho ăn uống có vấn đề về ? Không Có Mùi Vị Màu sắc 5. Trữ lượng nước có đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của gia đình không? Có Đủ vào mùa mưa, thiếu vào mùa khô Không (2) Vấn đề nước thải tại địa phương 6. Gia đình ông/bà hiện có Cống thải có nắp đậy(ngầm) Cống thải lộ thiên Không có cống thải Loại khác 7. Nước thải sinh hoạt của gia đình được thải đi đâu( nguồn tiếp nhận nước thải) Cống thải chung Bể chứa
  64. Ngấm xuống đất Bể tự hoại Ao, suối Nơi khác (3) Vấn đề rác thải tại địa phương 8. Trong gia đình ông/bà, lượng rác thải được tạo ra trung bình 1 ngày ước tính khoảng: 20kg Trong đó: Từ sinh hoạt (rau, thực phẩm ) % Hoạt động nông nghiệp % Dịch vụ % 9. Tỷ lệ các thành phần rác thải như thế nào? - Rác hữu cơ: - Nilon: - Đất đá: - Rác thái khác: 10. Loại chất thải nào được tái sử dụng? nếu có thì lượng tái sử dụng là bao nhiêu và như thế nào ? Loại chất thải Cách tái sử dụng (ví dụ làm phân bón hay chất đốt) Không có Chất hữu cơ Giấy Nhựa nilông Chai lọ Các loại khác 11. Gia đình ông/bà hiện có: Hố rác riêng Đổ rác tuỳ nơi
  65. Đổ rác ở bãi rác chung Được thu gom rác theo hợp đồng, dich vụ Đơn vị nào thu gom: 12. Hàng tháng gia đình có phải nộp tiền thu gom rác ? Có Không Số tiền nộp: VNĐ 13. Ông/bà có tiến hành phân loại từng rác thải riêng biệt trước khi vứt bỏ ra ngoài không? Có Không 14. Ông bà thấy hệ thống quản lý và thu gom rác tại xã như hiện nay đang ở mức độ nào ? Rất tốt Tốt Chưa tốt Khó trả lời 15. Ông/bà có nhận xét gì về việc quản lý rác thải hiện nay không? (4) Vấn đề vệ sinh môi trường 16. Kiểu nhà vệ sinh ông/bà đang sử dụng là: Không có Nhà vệ sinh tự hoại Hố xí hai ngăn Hố xí đất Cầu tõm, bờ ao Khác 17. Nước thải từ nhà vệ sinh được thải vào Cống thải chung Ao làng Bể tự hoại Ngấm xuống đất Nơi khác (5) Sức khoẻ và môi trường 18. Ở địa phương đã xảy ra sự cố nào về môi trường chưa ? Chưa Có, là gì Không biết 19. Trong gia đình ông/bà, loại bệnh tật nào thường xuyên xảy ra ?bao nhiêu người trong năm ? Bệnh đường ruột Bệnh hô hấp Bệnh ngoài da Bệnh khác
  66. 20. Gia đình ông/bà có thói quen đi khám bệnh định kỳ không? Nếu có thì bao nhiêu lần trong năm? Không Có, bình quân là lần/năm 21. Ông/bà cảm thấy hiện trạng môi trường ở địa phương như thế nào ? Rất tốt Tốt Bình thường Ô nhiễm Rất ô nhiễm 22. Ông/bà có ý kiến, kiến nghị và đề xuất nào về vấn đề môi trường ở địa phương mình không? 2.2.Hiểu biết của người dân về môi trường (1) Các khái niệm cơ bản về môi trường. 23. Ông/bà hiểu thế nào là môi trường? 24. Ông/bà hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường? 25. Theo ông/bà, rác vô cơ và rác hữu cơ là gì ? (2) Hiểu biêt của người dân về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động và sức khỏe của con người. 26. Môi trường bị ô nhiễm có ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ông/bà không? Có Không
  67. 27. Theo ông/bà, giả sử xã A gây ô nhiễm môi trường ở xã mình thì có gây ảnh hưởng tới người dân ở khu vực khác hay không? Có Không 28. Vài năm trở lại đây, ông/bà có thấy nhiệt độ không khí ngày càng cao hơn ? Có Không Không để ý 29. Ông/bà có cảm nhận được sự biến đổi của khí hậu ? Có Không Không để ý 30. Gia đình ông (bà) đã từng có người bị bệnh do môi trường bị ô nhiễm (nguồn nước,thức ăn ) Có Không Không để ý 31. Việc bón phân tươi (chưa qua ủ) ra ruộng có ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe của con người không? có không không biết 32. Nước thế nào là sạch ? Không có màu, mùi, vị Không biết 33. Ông/bà có biết các thông tin về mưa axit ? Không Có Không biết (3)Nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 34. Ông/bà hãy đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải đến bảo vệ môi trường ? Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Không biết 35. Theo ông/bà có nên phân loại từng rác thải riêng biệt trước khi vứt bỏ ra ngoài không? Có Không
  68. 36. Nếu như cần phải thực hiện việc phân loại rác ngay từ hộ gia đình thì ông bà thấy có khó khăn gì ? 37. Ông/bà có biết đâu là loại chất thải khó phân huỷ và dễ bị phân huỷ ? Có Không 38. Ông/bà có biết chất thải có đặc tính nguy hại là gì ?ví dụ ? Không Có, ví dụ (4) Hiểu biết của người dân về luật bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan 39. Ở Việt Nam có luật bảo vệ môi trường không ? Có Không Không biết 40. Bộ luật hình sự của Việt Nam có quy định về tội phạm môi trường không ? Có Không 42. Theo ông/bà chủ tịch UBND xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường không ? Có Không Không biết 43. Theo ông/bà trưởng công an xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường không ? Có Không Không biết 44. Theo ông/bà ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý rác thải ? UBND xã Cán bộ phụ trách nôi trường Mỗi người dân Các hộ gia đình Các cơ sở sản xuất kinh doanh Đơn vị thu gom rác
  69. Tất cả các phương án trên Không biết 45. Khi xảy ra tranh chấp về môi trường thì ông bà gửi đơn khiếu nại tơi cơ quan nào ? PhòngTN&MT Huyện SởTN&MT UBND xã Các phương án trên 46.Theo ông/bà nên có những hình thức xử lý như thế nào khi có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường ? Phạt tiền Hình thức khác Không biết 47. Hành vi xả thải thuốc trừ sâu ra ngoài môi trường có bị coi là vi phạm pháp luật không ? Có Không Không biết 48. Theo ông bà các cơ sở sản xuất kinh doanh hộ gia đình có phải ký cam kết bảo vệ môi trường không ? Có Không Không biết 49. Theo ông/bà việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai ? Của toàn dân Của cán bộ môi trường Nhà nước UBND các cấp Cơ sở sản xuất kinh doanh Không biết (5) Những hoạt động của người dân về công tác bảo vệ môi trường sống, công tác tuyên truyền của xã 50. Gia đình ông/bà có nhận được thông tin về VSMT hay không ?(nếu có thì bao lâu 1 lần) Không Có, 51. Ông/bà nhận được thông tin VSMT từ nguồn nào ? Sách, báo chí Đài, tivi Từ bạn bè, người xung quanh Đài phát thanh địa phương Các phong trào cổ động Chính quyền địa phương 52. Địa phương có các chương trình ệv sinh môi trường công cộng không ? Không Không biết
  70. Có, ví dụ: phun thuốc diêt muỗi 53. Sự tham gia của người dân đối với các chương trình VSMT này ? Không Bình thường Tích cực 54. Ông/bà có được mời tham gia vào các buổi tuyên truyền pháp luật về BVMT không ? Thường xuyên Chưa lần nào Năm một lần Ở đâu : 55. Ông/bà được tham gia những hoạt động nào về bảo vệ môi trường chung ? Có Không Nội dung tham gia là gì ? 56. Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên có chuyên mục môi trường không ? Có Không Không biết 57. Gia đình ông (bà) có sử dụng các biện pháp bảo vệ môi trường?  Bể tự hoại  Biogas  Lò đun cải tiến  Xử lý nước thải  Xử lý chất thải chăn nuôi bằng các biện pháp sinh học
  71. 58. Ông/bà có sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường không ? Sẵn sàng Không tham gia Có thời gian thì tham gia 59. Để môi trường trong lành hơn theo ông/bà cần phải làm gì? Xin chân thành cảm ơn ! Người phỏng vấn Người được phỏng vấn Quách Văn Luân