Khóa luận Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà của ông Ngô Doãn Chung, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

pdf 57 trang thiennha21 16/04/2022 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà của ông Ngô Doãn Chung, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_mo_hinh_to_chuc_hoat_dong_san_xuat_kinh_d.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà của ông Ngô Doãn Chung, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– ĐỖ HOÀNG LONG TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ ÔNG NGÔ DOÃN CHUNG XÃ CAO NGẠN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Định hướng đề tài: Hướng ứng dụng Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Khoa: Kinh tế & PTNT Khóa học: 2013 - 2018 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– ĐỖ HOÀNG LONG TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ ÔNG NGÔ DOÃN CHUNG XÃ CAO NGẠN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Định hướng đề tài: Hướng ứng dụng Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Khoa: Kinh tế & PTNT Khóa học: 2013 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Hoàng Sơn Thái Nguyên, năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tổ chức, các cấp lãnh đạo, các cơ quan trong và ngoài trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân và tập thể đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc Sỹ Đỗ Hoàng Sơn là thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các quý thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức quý báu trong quá trình tôi học tập tại trường, giúp tôi có những kiến thức nền tảng phục vụ vào quá trình hoàn thiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế & Phát Triển Nông Thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình ông Ngô Doãn Chung là nơi tôi trực tiếp nghiên cứu và hoàn thành quá khóa luận này, đồng thời cũng là người chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn tận tình và truyền đạt nhiều kiến thức giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong thời gian qua. Thái Nguyên, ngày 21 tháng 11 năm 2018 Sinh viên Đỗ Hoàng Long
  4. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ sử dụng đất của trang trại ông Ngô Doãn Chung 20 Hình 3.2: Các kênh tiêu thụ sản phẩm của trang trại 40
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đánh giá nguồn lực lao động hiện tại của trang trại 19 Bảng 3.2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất của trang trại 20 Bảng 3.3: Các dụng cụ cần cho úm 1000 gà 23 Bảng 3.4 Lịch làm vaccine cho gà thịt từ khi thả nuôi tới xuất bán 25 Bản 3.5: Các yếu tố nguồn lực chủ yếu của trang trại 27 Bảng 3.6: Kết quả hoạt động SXKD của trang trại qua các năm 30 Bảng 3.7: Tổng chi phí trong xây dựng, phát triển và SXKD của trang trại 31 Bảng 3.8: Bảng chi phí chăn nuôi một lứa gà 7000 con giai đoạn từ 30/07- 15/10/2018 32 Bảng 3.9: Chi phí phân bổ các trang thiết bị của trang trại 33 Bảng 3.10: Doanh thu của trang trại quy mô 7000 con gà giai đoạn từ 30/07- 15/10/2018 34
  6. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Giải nghĩa BNN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn GCN Giấy chứng nhận NN Nông nghiệp PTNT Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân SXKD Sản xuất kinh doanh ĐHNL Đại học nông lâm
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 DANH MỤC CÁC HÌNH 4 DANH MỤC CÁC BẢNG 5 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 6 MỤC LỤC 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Thông qua quá trình làm việc tại trại tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, tính tự giác và chịu áp lực cao trong công việc. 4 1.4 Nội dumg và phương pháp thực hiện 4 1.4.1 Nội dung 4 1.4.2 Phương pháp thực hiện 4 1.4 Thời gian và địa điểm thực tập 6 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 2.1 Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại 7 2.1.1 Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại 7 2.1.2 Tiêu trí xác định trang trại 8 2.1.3 Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại 8 2.1.4 Vai trò của phát triển kinh tế trang trại đối với pháy triển kinh tế nông nghiệp nông thôn 9 2.2 Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại 10 2.2.1 Những chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại 10 2.2.2 Thực trạng phát triển trang trại tại Việt Nam 12 2.3 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng đến phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại nghiên cứu . 14 2.3.1 Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan 14
  8. 2.3.2 Kết luận về những điều kiện có ảnh hưởng đến phát triển và hoạt động SXKD của trang trại nghiên cứu 15 PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP 16 3.1. Tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển trang trại chăn nuôi gà của ông Ngô Doãn Chung 16 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trang trại 16 3.1.2. Những thuận lợi, khó khăn tồn tại trong quá trình xây dụng và phát triển trang trại 17 3.1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển trang trại nuôi gà của ông Ngô Doãn Chung 18 3.2. Đánh giá các yếu tố nguồn lực của trang trại 18 3.2.1. Lao động 18 3.2.2. Đất đai 19 3.2.3. Tiền vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD 21 3.2.4. Thông tin và kỹ thuật sản xuất 21 3.2.5. Mối quan hệ và hợp tác, liên kết trong SXKD của trang trại Trong SXKD cần có sự quan hệ, liên kết, hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức với nhau, giữa các trang trại với nhau để có thể hỗ trợ nhau về vốn, các yếu tố đầu vào như con giống, thuốc thú y, kinh nghiệm sản xuất, thông tin thị trường 26 3.2.6. Kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh kinh doanh của chủ trang trại 26 3.2.7. Đánh giá chung những điều kiện nguồn lực của trang trại 27 3.3. Phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong hoạt động của trang trại 28 3.3.1. Thuận lợi của trang trại 28 3.3.2. Khó khăn của trang trại 29 3.3.3. Những cơ hội 29 3.3.4. Những thách thức 30 3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại 30 3.4.1. Kết quả hoạt động SXKD của trang trại qua các năm 30 3.4.2. Phân tích về những chi phí trong xây dựng, phát triển và SXKD của trang trại 31
  9. 3.4.3. Đánh giá về doanh thu, lợi nhuận của trang trại 32 3.4.4. Những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận của trang trại 35 3.5. Tìm hiểu quy trình kỹ thuật, kỹ năng thông qua trải nghiệm thực tế 35 3.5.1. Những hoạt động trải nghiệm trại trang trại và kết quả đạt được 35 3.5.2. Những hạn chế trong hoạt động trải nghiệm tại trang trại và nguyên nhân 36 3.6. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 37 3.6.1. Chuẩn bị những điều kiện cần có cho phát triển trang trại 37 3.6.2. Yêu cầu cần có của một chủ trang trại 38 3.6.3. Kỹ thuật cần chú ý nắm vững khi phát triển trang trại 38 3.6.4. Quản lý tài chính, lao động 39 3.6.5. Thị trường đầu vào – đầu ra 39 3.7. Một số giải pháp đề xuất cho trang trại 41 3.7.1. Giải pháp về sản phẩm và thị trường 41 3.7.2. Giải pháp về phương thức sản xuất 41 3.7.3. Giải pháp về nguồn nhân lực 41 3.7.4. Giải pháp về đất đai và cơ sở hạ tầng trang trại 42 3.7.5. Mở rộng và tăng cường các hình thức hợp tác 42 PHẦN 4. KẾT LUẬN 43 4.1. Kết luận 43 4.2. Kiến nghị 44 4.2.1. Đối với các chủ trang trại 44 4.2.2. Đối với chính quyền địa phương 45 4.2.3. Đối với các công ty giống và thức ăn chăn nuôi 45 TÀI KIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, cần phải nghiên cứu các giải pháp, tìm những hướng đi mới cho hàng hóa nông sản Việt Nam. Bởi lẽ, sản xuất quy mô nhỏ theo hướng hàng hóa giản đơn và thiếu liên kết như hiện nay sẽ bất lợi trong cạnh tranh và gây thua thiệt, rủi ro cho người nông dân. Phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp đi cùng với việc đẩy mạnh liên doanh liên kết trong sản xuất hàng hóa sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cho trang trại. Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới. Cao Ngạn là xã thuộc thành phố Thái Nguyên có vị trí địa lý trải dài dọc bờ sông Cầu, với địa hình bằng phẳng, đất đai của xã tương đối rộng, chủ yếu là đất nông nghiệp. Xã Cao Ngạn có nhiều những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội như nằm gần đường quốc lộ, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 10 km . Trong những năm qua tại xã Cao Ngạn, rất nhiều trang trại chăn nuôi được hình thành, phát triển như: Mô hình trang trại gà Chung – Duyên, trang trại gà Việt – Thắm, trang trại gà Ngọc – Phượng, trang trại gà Hương- Nghĩa, Tuy nhiên, tại nhiều trang trại các khâu tổ chức, quản lý hoạt động còn có những hạn chế, vấn đề về đầu tư, xử lý môi trường còn chưa đảm bảo, rủi ro từ biến động thị trường như giá cả, nhu cầu tiêu thụ, và dịch bệnh vẫn xảy ra. Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương để phát tiển mô hình chăn nuôi quy mô trang trại một cách hiệu quả và bền vững. Thực tế hiện nay, bên cạnh những trang trại thành công thì vẫn còn rất nhiều các trang trại thất bại, phá sản. Hầu hết các trang trại nông nghiệp phát triển từ kinh tế hộ, trình độ tổ chức quản lý và khả năng hạch toán kinh doanh hạn chế nên chi phí sản xuất và rủi ro thường lớn. Để có những thông tin chính xác về các trang trại nông nghiệp, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu trải nghiệm thực tế tại trang trại. Đối với mỗi
  11. 2 sinh viên, quá trình nghiên cứu học tập tại các trang trại là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp sinh viên gọt dũa những kiến thức lý luận đã học, học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất thực tế. Đồng thời, việc cùng với chủ trại thảo luận, trao đổi tìm ra điểm hạn chế và đưa ra những hướng khắc phục cho việc phát triển hiệu quả và bền vững của trang trại là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà của ông Ngô Doãn Chung, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung - Vận dụng được những kiến thức lý luận đã được học vào việc đánh giá, phân tích mô hình tổ chức và hoạt động SXKD của trang trại nghiên cứu. - Học hỏi được những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, tổ chức quản lý, hoạt động SXKD của chủ trang trại. - Đánh giá và xác định được những điều kiện cần thiết cho phát triển một mô hình trang trại chăn nuôi hiệu quả, bền vững. - Học hỏi được phương pháp nhận diện những vấn đề tồn tại trong sản xuất kinh doanh trang trại, xác định nguyên nhân và cách giải quyết của chủ trang trại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1.2.2.1. Về chuyên môn - Nắm bắt được các thông tin về quá trình hình thành, phát triển và tổ chức sản xuất của trang trại chăn nuôi ga thịt của ông Ngô Doãn Chung, xóm Vải, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên. - Phân tích đánh giá được thực trạng các nguồn lực sản xuất phục vụ cho việc tổ chức thực hiện sản xuất của trang trại. - Học hỏi được các kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi và phòng chữa bệnh trên gà trong chăn nuôi gà thịt tại trang trại.
  12. 3 - Phân tích đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, qua đó học hỏi và rèn luyện được kỹ năng hoạch toán kinh tế từ thực tế hoạt động của trang trại. 1.2.2.2. Về thái độ - Tích cực trao đổi với chủ trại về xây dựng, tổ chức quản lý, hoạch toán kinh tế và những kĩ thuật trong chăn nuôi trang trại. - Làm việc đùng giờ, hoàn thành công việc được giao, chính xác, và kịp thời. - Có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc, làm việc chăm chỉ không ngại khó, ngại khổ. - Chủ động lằng nghe, học hỏi, ghi chép lại những kiến thức thực tiễn liên quan đến công việc và đời sống từ mọi người xung quanh. - Sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong trang trại hoàn thành công việc chung. 1.2.2.3. Về kỹ năng sống - Sống vui vẻ, hòa đồng với mọi người xung quanh trong trang trại, cũng như mọi người tại địa phương. - Giao tiếp ứng xử nhã nhặn, lịch sự với mọi người, luôn giữ thái độ thành thật, khiêm tốn. - Biết lắng nghe, học hỏi và hoàn thiện bản than từ những lời góp ý, phê bình từ mọi người xung quanh. - Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với chủ trang tại và mọi người xung quanh. 1.2.2.4. Về kỹ năng làm việc - Biết cách tổ chức, thực hiện các công việc tại trại theo kế hoạch một cách khoa học và chuyên nghiêp, tuân thủ thời gian làm việc của trại. - Nắm bắt được quy trình chăn nuôi gà thịt, biết một số kĩ thuật, chuẩn đoán, phòng bệnh và chữa bệnh trên gà trong từng gia đoạn sinh trưởng của gà. - Quan sát, theo dõi những vấn đề phát sinh để cùng chủ trại đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp, hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra. - Học hỏi và hoàn thành các công việc kỹ thuật được giao giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng, củng cố lại các kiến thức đã học.
  13. 4 1.3 Thông qua quá trình làm việc tại trại tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, tính tự giác và chịu áp lực cao trong công việc. 1.4 Nội dumg và phương pháp thực hiện 1.4.1 Nội dung - Tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển của mô hình trang trại chăn nuôi gà của ông Ngô Doãn Chung, tại xóm Vải, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên. - Tìm hiểu và đánh giá quá trình chuẩn bị, xây dựng và phát triển các nguồn lực cần thiết cho sản xuất kinh doanh trang trại nuôi gà. - Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của trang trại qua các năm. - Đánh giá mô hình tổ chức của trang trại để làm rõ được những ưu điểm và hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của trang trại. - Nghiên cứu học tập kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi gà và cách phòng chữa bệnh cho gà từ thực tế tại trang trại. - Đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình trang trại chăn nuôi gà thịt nghiên cứu. 1.4.2 Phương pháp thực hiện 1.4.2.1 Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập số liệu thứ cấp là: Thu thập những số liệu, thông tin, các nghị định, quyết định liên quan trực tiếp và gián tiếp đến nội dung của khóa luận đã được công bố của cơ quan nhà nước, từ các báo cáo chuyên ngành, các tạp chí, báo viết, internet, * Thu thập số liệu sơ cấp - Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ trang trại ông Ngô Doãn Chung thông qua quan sát, điều tra, phỏng vấn tại trang trại chăn nuôi. Để thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại: + Thông tin chung về trang trại như: Họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, số điện thoại, trình độ văn hóa, loại hình trang trại, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất.
  14. 5 + Tìm hiểu thông tin về quá trình hình thành trang trại, những kết quả đã đạt được và những tồn tại, khó khăn gặp phải qua các năm. + Những thông tin về đầu tư, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như: Chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. + Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của trang trại. - Phương pháp quan sát: + Quan sát vị trí, địa thế của trang trại, các bố trí xây dựng, quy mô chuồng trại, kiểu kiến trúc trang trại, các hạng mục công trình phụ trợ và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của trang trại. + Quan sát trực tiếp các hoạt động của trang trại, kết hợp với thực hành, học hỏi trao đổi với chủ trại, những người lao động trong trại: hoạt động úm gà, làm vắc-xin cho gà, vệ sinh sát trùng chuồng trại, cho ăn uống, phòng dịch và chữa bệnh cho đàn gà, + Quan sát cách chủ trang trại đàm phán, đưa ra quyết định khi mua giống, thức ăn, thuốc thú y, trang thiết bị, và khi giao dịch xuất bán gà. - Phương pháp tham gia trực tiếp vào sản xuất: + Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của trang trại như: vệ sinh chuồng nuôi, úm già, chăm sóc gà, phòng bệnh cho đàn gà, kiểm cám, kiểm thuốc từ đó đánh giá được những thuận lời, khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại. - Phương pháp thảo luận: + Cùng với chủ trang trại thảo luận về những khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh như: vốn, giống, cám , thuốc thú ý, lao động, kĩ thuật, chính sách hỗ trợ của nhà nước qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức sản xuất của trang trại trong những năm tới tốt hơn. 1.4.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin * Phương pháp xử lý thông tin - Những thông tin, số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý và tính toán kĩ càng. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc đánh giá, phân tích để có kết quả của khóa luận.
  15. 6 * Phương pháp phân tích thông tin - Toàn bộ thông tin, số liệu thu thập được sau khi được rà soát, kiểm tra, loại bỏ thông tin không chính xác sẽ được tính toán, phân tích hiệu quả, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại (chi phí sản xuất, vốn, lao động, quản lý). Hạch toán các khoản chi mà trang trại đã chi ra, các khoản thu của trang trại, từ đó phân tích được hoạt động thực tế của trang trại qua các năm làm cơ sở định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển kinh tế của trang trại. * Phương pháp phân tích SWOT - Thông qua các số liệu thu thập được từ số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp, phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức còn tồn tại mà trang trại gặp phải trong qua trình sản xuất kinh doanh. * Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng: + Khấu hao tài sản cố định hằng năm: Là phần giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hằng năm phải được trích ra để tính vào chi phí sản xuất hằng năm. Công thức: Nguyên giá tài sản cố định Mức trích khấu hao hằng năm = Thời gian trích khấu hao + Khấu hao tài sản cố định cho một lứa gà: Đây là phần giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải được trích ra để tính vào chi phí sản xuất của một lứa gà. Công thức: Mức trích khấu hao hằng năm Mức trích khấu hao cho một lứa gà = Số lứa gà trong một năm 1.4 Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian: Từ ngày 15/8/2018 – 15/12/2018 - Địa điểm: Tại trang trại chăn nuôi gà của ông Ngô Doãn Chung trên địa bàn xóm Vải, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
  16. 7 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại 2.1.1 Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại - Khái niệm trang trại: + Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người độc lập. Sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng vơi phương thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ để tạo ra các loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường. - Khái niệm kinh tế trang trại: + Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại của Chính phủ, “kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản” [3]. - Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi: + Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông nghiệp với nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia cầm Đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi. Bao gồm các hoạt động trước và sau sản xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau. + Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp, quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình độ sản xuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản phẩm hàng hoá như thịt, trứng, sữa trên thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay.
  17. 8 + Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế trang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác với các ngành sản xuất khác: Lâm nghiệp hay thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ là những ảnh hưởng tác động đến vật nuôi, nó phụ thuộc chính vào điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của các trang trại. Sản phẩm của chăn nuôi nó phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người dân trong cả nước. 2.1.2 Tiêu trí xác định trang trại Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT - BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại [4]. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: * Ðối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp - Có diện tích trên mức hạn điền tối thiểu + 3,1 ha đối với vùng Ðông Nam Bộ và Ðồng bằng Sông Cửu Long. + 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. - Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. * Đối với cơ sở chăn nuôi - Giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. * Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp - Diện tích tối thiểu là 31 ha. - Giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt từ 500 triệu/năm trở lên. 2.1.3 Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại - Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn. - Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông sản thuỷ sản hàng hoá.
  18. 9 - Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ. 2.1.4 Vai trò của phát triển kinh tế trang trại đối với pháy triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Trong nhưng năm gần đây, sự phát triển của kinh tế trang trại đã có những tác động tích cự tới sự phát triển của kinh tế nông nghiệp nông thôn. Kinh tế trang trại đã dần khẳng định vai trò và vị thế quan trọng của mình trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hiện nay và trong các giai đoạn tiếp theo. Kinh tế trang trại là một trong những mô hình sản xuất thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá lớn. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản .Đồng thời, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp từ manh mún, nhỏ lẻ sang quy mô lớn, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cho năng suất, giá trị cao, cung ứng sản phẩm chất lượng ra thị trường. Kinh tế trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ, vì vậy có khả năng áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Ngoài ra, kinh tế trang trại còn tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nguồn lao động, nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương. Về mặt kinh tế: Kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển biến về giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị
  19. 10 hoang hóa cao, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng chuyên môn hóa, tập trung hàng hóa và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế nông hộ. Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho người lao động. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh do đó phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn nước ta. Về mặt môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực và lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. 2.2 Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại 2.2.1 Những chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại Cùng với sự phát triển của mình, các trang trại đã nhận được nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển như các chính sách về vốn, đất đai, khoa học kĩ thuật, nguồn nhân lực, thị trường, Các chính sách đã có nhưng tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. Ngày 28/08/2015, Bộ NN & PTNT đã soạn thảo và trình Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại [2]. Tại điều 3 của dự thảo 2 nêu ra các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại như sau:
  20. 11 1. Chính sách hỗ trợ thành lập khu trang trại Tùy theo điều kiện của địa phương, Uỷ ban nhân dân xã quy hoạch khu phát triển kinh tế trang trại và cho thuê đất làm kinh tế trang trại theo quy định hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng đường, hệ thống cấp thoát nước tới khu trang trại. Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự án, báo cáo dự án lên Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương. 2. Chính sách hỗ trợ về đất đai Chủ trang trại được cấp có thẩm quyền cho thuê đất ổn định lâu dài từ quỹ đất của địa phương, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần theo dự án 50% chi phí làm đường, xây dựng hệ thống điện đến chân hàng rào trang trại. Mức hỗ trợ tối đa không quá 2 tỷ đồng/trang trại. 3. Chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng Ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần theo dự án 50% chi phí làm đường, xây dựng hệ thống điện đến chân hàng rào trang trại. Mức hỗ trợ tối đa không quá 2,0 tỷ đồng/trang trại. 4. Chính sách hỗ trợ nhân lực kỹ thuật Chủ trang trại được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần theo hợp đồng 50% tiền thuê cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tư vấn xây dựng dự án/phương án kinh doanh. Mức hỗ trợ không quá 100,0 triệu/trang trại/ 02 năm đầu. 5. Hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật Ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần, 100% chi phí cấp giấy chứng nhận và chi phí áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc quy trình thực hành nông nghiệp tốt khác đối với từng trang trại hoặc hợp tác xã của các chủ trang trại. 6. Hỗ trợ xúc tiến thương mại Nhà nước khuyến khích trang trại xây dựng thương hiệu riêng hoặc tham gia xây dựng thương hiệu của hợp tác xã của các chủ trang trại. Ngân sách nhà nước hỗ
  21. 12 trợ 50% chi phí tham gia hội trợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đối với các trang trại hoặc hợp tác xã trang trại. 7. Chính sách khác + Trang trại trồng rừng sản xuất được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần chi phí cấp giấy chứng chỉ rừng bền vững, với mức 200.000 đồng/ha nếu trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn. + Trang trại nuôi trồng thủy sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần đến 30% kinh phí xây dựng các hạng mục công trình xử lý nước thải, ao lắng. Mức hỗ trợ không quá 300 triệu đồng/trang trại; Hỗ trợ 50% chi phí lồng bè của trang trại nuôi thủy sản trên biển. Ủy ban nhân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương ban hành chính sách hỗ trợ bổ sung cho trang trại trên địa bàn. Nhà nước khuyến khích thành lập các hiệp hội, hợp tác xã của các chủ trang trại. 2.2.2 Thực trạng phát triển trang trại tại Việt Nam Khu vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay có gần 11 triệu hộ nông dân, chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, giá trị sản xuất thấp và có nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong số đó có số hộ nông dân tổ chức phát triển sản xuất với quy mô lớn hơn theo hướng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ và mang lại giá trị kinh tế cao, ít rủi ro hơn. Đây chính là các hộ gia đình, cá nhân phát triển theo hướng kinh tế trang trại. Trong thực tiễn sản xuất, các mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả, đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp của đất nước. Do đó Đảng và Nhà nước có chủ trương khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế trang trại trong trong thời gian tới [4]. Theo báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 29.500 trang trại. Trong đó, có 8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%), 10.974 trang trại chăn nuôi (chiếm 37,20%), 430 trang trại lâm nghiệp (chiếm 1,46%), 5.268 trang trại thủy sản (chiếm 17,86%) và 4.028 trang trại tổng hợp (chiếm 13,66%). Số lượng trang trại đã tăng 9.433 trang trại so với năm 2011. Tuy nhiên các địa phương mới chỉ cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho 6.247 trang trại.
  22. 13 Các trang trại phân bố nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (6.911 trang trại, chiếm 30%) chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây; Đông Nam Bộ (6.115 trang trại, chiếm 21%) chủ yếu là chăn nuôi; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (5.693 trang trại, chiếm 20%) chủ yếu kinh doanh tổng hợp; Đồng bằng Sông Hồng (5.775 trang trại, chiếm 19,5%) chủ yếu là chăn nuôi; Trung du và miền núi phía Bắc (2.063 trang trại, chiếm 7%) chủ yếu là chăn nuôi và lâm nghiệp. Quy mô diện tích đất bình quân của các trang trại hiện nay về trồng trọt là 12 ha/trang trại; chăn nuôi là 2 ha/trang trại; tổng hợp là 8 ha/trang trại; lâm nghiệp là 33 ha/trang trại; thủy sản là 6 ha/trang trại. Trong quá trình tổ chức sản xuất cho thấy một số trang trại thực hiện tích tụ ruộng đất nên quy mô diện tích lớn, đặc biệt có trang trại có tới trên 100 ha. Nhiều trang trại đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như sản xuất an toàn, sản xuất sạch, công nghệ cao, nên tạo ra năng suất và chất lượng cao và hiệu quả kinh tế. Theo báo cáo của các địa phương, thu nhập bình quân của trang trại đạt 02 tỷ đồng/năm, đã tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở địa phương, mỗi trang trại bình quân giải quyết được khoảng 8 lao động, có nhiều trang trại thu hút được hàng trăm lao động. Có thể khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp do đó cần có chính sách phát triển.Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn những hạn chế: Về quy mô và số lượng: Số lượng trang trại hiện nay tăng chậm và phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc là nơi có diện tích đất đai rộng nhưng số lượng trang trại ít, trong khi đó khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ lại tập trung nhiều trang trại thì quy mô diện tích lại thấp, việc phân bố này cũng không đồng đều ở các vùng và các lĩnh vực. Về giá trị sản xuất: Mặc dù giá trị sản xuất hàng hóa bình quân một trang trại tương đối lớn (trung bình 02tỷ đồng/trang trại) nhưng số có thu nhập cao chỉ tập trung ở một số loại hình trang trại chăn nuôi, thủy sản còn các loại hình trang trại trồng trọt, lâm nghiệp, kinh doanh tổng hợp giá trị sản xuất thấp, do chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, chưa qua chế biến nên giá bán thấp,
  23. 14 sức cạnh tranh yếu, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất thụ động. Về khoa học công nghệ: Số lượng trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến bảo quản còn hạn chế mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực và khu vực nhất định. Sản xuất của các trang trại chưa thật sự bền vững, phần lớn chất lượng sản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ. Ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải không được xử lý. Quy mô sản xuất càng lớn nguy cơ ô nhiễm càng tăng, nhất là đối với các trang trại chăn nuôi và thủy sản. Trình độ quản lý và sản xuất của các chủ trang trại: Chủ trang trại chủ yếu là nông dân, không được đào tạo chuyên môn về quản lý, kỹ thuật nên khả năng quản lý sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tế. Lực lượng lao động của các trang trại chưa được đào tạo nghề cơ bản lao động chưa được đào tạo nghề, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn. 2.3 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng đến phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại nghiên cứu 2.3.1 Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan Cao Ngạn là một xã nằm ở ngoại thành phía Bắc thành phố Thái Nguyên, tiếp giáp với 2 phường Quán Triều và Quang Vinh. Ngày 31 tháng 7 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2008/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đồng Hỷ để mở rộng thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tháng 9 năm 2008, xã Cao Ngạn (Đồng Hỷ) chính thức được sáp nhập về Thành phố Thái Nguyên. Xã Cao Ngạn có diện tích 861,06 ha và dân số 6447 người. Xóm Vải nằm trải dài dọc theo bờ sông Cầu, có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của miền Bắc, với 4 mùa rõ rệt trong năm: Xuân - Hạ - Thu – Đông. Xóm Vải nằm rất gần với thành phố Thái Nguyên, đây là điều kiện thuận lợi để phát huy hết các tiềm năng phát triển kinh tế.
  24. 15 Trang trại chăn nuôi gà thịt của ông Ngô Doãn Chung nằm ở xóm Vải, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên nằm sát bờ sông Cầu, có địa thế bằng phẳng, diện tích đất rộng, phía trước có đường giao thông, phía sau là sông Cầu và cánh đồng lớn, thoáng đãng, rất thuận lợi cho việc phát triển mô hình trang trại quy mô lớn. 2.3.2 Kết luận về những điều kiện có ảnh hưởng đến phát triển và hoạt động SXKD của trang trại nghiên cứu Những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội kể trên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi gà thịt của ông Ngô Doãn Chung. Với vị trí địa lý thuận lợi của địa phương nơi trang trại ông Ngô Doan chung đang sản xuất, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, với địa thế bằng phẳng, không gian thoáng mát, đường giao thông thuận lợi, gần thành phố nên rất phù hợp cho việc chăn nuôi gà, nhập gà giống, thuốc thú ý, cám, Cũng như xuất bán gà cho các địa bạn lân cận. Tuy nhiên, với việc trang trại nằm gần đường giao thông xe cộ đi lại nhiều nên áp lực về tiếng ồn, khả năng lây nhiễm bệnh tật cho đàn gà cũng cao hơn.
  25. 16 PHẦN 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển trang trại chăn nuôi gà của ông Ngô Doãn Chung 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trang trại Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gà thịt tại địa bàn xã Cao Ngạn, huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên và các vùng lân cận. Năm 2008, ông Ngô Doãn Chung đã xin và được sự đồng ý từ UBND xã Cao Ngạn và UBND huyện Đồng Hỷ cho phép và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng và tham gia vào sản xuất kinh doanh theo mô hình tổ chức sản xuất trang trại. Được sự cấp phép, gia đình ông Ngô Doãn Chung đã tiến hành xây dựng trang trại với tổng diện tích 500 m2 với quy mô từ 4000 – 4500 còn gà. Trang trại được xây dựng trên khu đất của gia đình, đã được cấp quyền sử dụng đất, nằm cách xa khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường và không gây ảnh tới cộng đồng người dân xung quanh. Khu đất xây dựng trang trại trước đây là vườn tạp đem lại hiệu quả kinh tế không cao và có địa thế bằng phẳng. Trang trại được xây dựng hoàn chỉnh với các công trình phụ trợ như nhà kho, bể trữ nước, bãi thả gà, đảm bảo các yếu tố sạch sẽ khô ráo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè giúp hạn chế tối đa các bệnh lên quan đến đường hô hấp ở gà. Cách ly tốt với môi trường xung quanh để tranh lây lan bệnh dịch và tạo thuận lời cho người lao động chăm sóc đàn gà được tốt nhất. Đến cuối năm 2008, trang trại được hoàn thành và tiến hành dọn dẹp vệ sinh khử trùng chuồng nuôi để tiến hành chăn nuôi gà. Từ năm 2008 đến năm 2018, gia đình bắt đầu tập trung nuôi gà với chu kì 2- 3 lứa 1 năm, mỗi lứa từ 4000-4500 con gà. Năm 2015, gia đình ông Ngô Doãn Chung góp vốn 100 triệu cùng gia đình em trai là ông Ngô Doãn Nghĩa để mua lại trang trại gà của gia đình Vân Hiếu với giá 200 triệu để mở rộng sản xuất kinh doanh, trang trại này có diện tích 500 m2 được xây dựng vào năm 2009, trang trại này được hai gia đình chia ra sử dụng từ năm 2009 đến hiện tại.
  26. 17 Trong thời gian đầu, trang trại của ông Ngô Doãn Chung chăn nuôi gia công gà hậu bị cho Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam với quy mô 4000 con/1 lứa, 2 lứa/1 năm. Tuy nhiên, lợi nhuận từ chăn nuôi gia công không cao. Đến năm 2014, gia đình chuyển từ nuôi gia công sang chăn nuôi gà thương phẩm cho đến nay dưới sự điều hành và quản lý của chủ trại là ông Ngô Doãn Chung. 3.1.2. Những thuận lợi, khó khăn tồn tại trong quá trình xây dụng và phát triển trang trại * Những thuận lợi - Về điều kiện tự nhiên, gần đường giao thông thuận lợi cho việc di chuyển, giao thương mua bán các nguyên vật liệu xây dựng, trang thiết bị phụ trợ phục vụ chăn nuôi. Có quỹ đất rộng, địa thế bằng phẳng phù hợp để xây dựng và phát triển trang trại. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp để chăn nuôi gà thương phẩm. - Về con người, chủ trại có ý chí làm giàu, tích cực học hỏi kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi, kỹ thuật về xây dựng, quản lý trang trại, có nhiều kỹ năng chăn nuôi gà sau nhiều năm chăn nuôi. Những lao động trong trang trại đều được chủ trang trại hướng dẫn, chỉ bảo tận tình các kiến thức và chia sẻ những kinh nghiệm chăn nuôi. Ngay từ khi xây dựng, trang trại đã áp dụng khoa học – kĩ thuật vào trong chăn nuôi như trần chống nóng, máng uống tự động, máng ăn treo, - Về địa phương, UBND xã Cao Ngạn và UBND huyện Đồng Hỷ đã tạo điều kiện thuận lợi để cho gia đinh ông Ngô Doãn Chung để xây dựng và phát triển trang trại. - Được sự hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi của các cán bộ từ các đơn vị cung cấp đầu vào về con giống, thức ăn, thuốc thú y và trang thiết bị chăn nuôi. * Những khó khăn - Gần đường giao thông, nhiều xe qua lại nên khả năng lây nhiễm bệnh dịch từ bên ngoài vào cao, gây khó khăn trong việc phòng chống bệnh dịch với gà. - Thời tiết có mùa đông lạnh mưa ẩm nhiều gây nhiều khó khăn trong quá trình chăn nuôi, phòng bệnh cho gà và ảnh hưởng ít nhiều tới tốc độ sinh trưởng của đàn gà.
  27. 18 - Ngoài chủ trang trại, những lao động của trang trại mới tham gia vào chăn nuôi chưa lâu nên chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về xây dựng trang trại, kỹ thuật trong chăn nuôi gà nên chưa có sự chủ động trong quá trình chăn nuôi, làm vacxin, phòng bệnh cho gà. - Thiếu sự liên kết giữa các trang trại gà với nhau trong quá trình chăn nuôi. 3.1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển trang trại nuôi gà của ông Ngô Doãn Chung Trước khi xây dựng trang trại cần phải thiết lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn trong việc đầu tư xây dựng trang trại, đảm bảo chi phí xây dựng trang trại là tối ưu nhất và có lợi cho chủ trang trại. Cần tìm hiểu, học hỏi và đi tham khảo trước các mô hình trang trại đã thành công, từ đó chọn lọc ra các kiến thức phù hợp để áp dụng cho việc xây dựng và phát triển trang trại của mình, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Phải có kế hoạch sản xuất, kiểm tra công việc một cách tuần tự tránh các thao tác rườm rà, tốn thời gian. Đầu tư thích đáng và phù hợp vào trang thiết bị phục vụ chăn nuôi để nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm. Cần tham gia liên kết với các đơn vị cung cấp giống, cám, thuốc thú ý, để đảm bảo chất lượng các yếu tố đầu vào cũng như các chính sách hỗ trợ từ phía đối tác. 3.2. Đánh giá các yếu tố nguồn lực của trang trại 3.2.1. Lao động Lao động là nguồn lực cơ sở của các hộ/trang trại. Xác định lao động của các trang trại cần chú ý đến tay nghề lao động, trình độ lao động, đặc biệt là lao động tiềm năng, tức những người đang học nghề, hoặc chưa đến tuổi lao động còn đang đi học
  28. 19 Bảng 3.1: Đánh giá nguồn lực lao động hiện tại của trang trại Số năm Độ Học STT Họ và tên Trình độ chuyên môn kinh tuổi vấn nghiệm 1 Ngô Doãn Chung 49 12/12 Có kinh nghiệm lâu năm 11 2 Nguyễn Thị Duyên 45 12/12 Có kinh nghiệm lâu năm 11 3 Ngô Văn Tú 24 12/12 Có kinh nghiệm lâu năm 6 4 Đỗ Hoàng Long 22 12/12 Đang học việc 3 tháng ( Số liệu nghiên cứu năm 2018) Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy hiện trạng sử dụng lao động của trang trại là hợp lý. Trong đó có hai lao động chính và là chủ của trang trại là ông Ngô Doãn Chung và bà Nguyễn Thị Duyên có kĩ thuật chăn nuôi lâu năm chuyên giám sát định hướng cho sự phát triển của trang trại về các hoạt động kinh tế, chi tiêu trong gia đình và là người theo dõi trực tiếp hoạt động và phân công lao động chăm sóc gà. Nhu cầu lao động của trang trại: Do chủ trang trại đang chuyển đần sang làm đại lý cám, giống, thuốc thú y và tiêu thụ gà thương phẩm nên tạm thời không có ý định mở rộng quy mô sản xuất, hay chuyển đổi vật nuôi khác mà chỉ duy trì như vậy. Các nguồn lao động tiềm năng của trang trại: Sinh viên thực tập, bộ đội đang đóng quân trên địa bàn, nông dân trong thời gian nông nhàn. 3.2.2. Đất đai Trang trại nằm ở xóm Vải, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên tiếp giáp với 2 phường Quán Triều và Quang Vinh. Trang trại nằn sát trục đường giao thông liên thôn, nằm gần đường giao thông nối liền thành phố Thái Nguyên với thị trấn chùa Hang và nằm ven bờ sông Cầu. Trang trại có địa hình thấp và khá bằng phẳng, có loại đất chính là đất pha cát đặc trưng của vùng ven sông. Trang trại có giếng khoan đảm bảo nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
  29. 20 Đánh giá thực thực trạng sử dụng đất đai của gia đình ta có bảng và sơ đồ dưới đây: Bảng 3.2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất của trang trại Diện Kế hoạch sử STT Loại đất tích Thực trạng sử dụng dụng (m2) 1 Đất thổ cư - 120 m2 diện tích xây dựng - Giữ nguyên hiện 360 khu nhà ở. trạng sử dụng. - 80 m2 diện tích làm sân trước. - 160 m2 diện tích làm vườn. 2 Đất vườn - Xây dựng truồng trại và bãi - Giữ nguyên hiện tạp 1500 thả gà. trạng sử dụng. 3 Đất nông - Là diện tích trồng cây nông - Tiếp tục cho nghiệp 1000 nghiệp, đang được cho thuê. thuê trong thời gian tới. ( Số liệu nghiên cứu năm 2018) Sơ đồ sử dụng đất của trang trại ông Ngô Doãn Chung: Hình 3.1: Sơ đồ sử dụng đất của trang trại ông Ngô Doãn Chung
  30. 21 Quỹ đất của trang trại được sử dụng một cách hợp lý để có thể sử dụng hiểu quả toàn bộ diện tích hiện có: diện tích nhà trại và bãi thả gà được được xây dựng xen lẫn với vườn cây ăn quả vừa tạo bóng mát cho gà, đồng thời che chắn lượng bụi xuất ra từ trại gà. Tuy nhiên, việc sử dụng triệt để quỹ đất hiện có cũng gây ra nhiều vấn đề bất cập như việc trang trại quá gần khu vực nhà ở khiến môi trường sống của con người bị ảnh hưởng. Việc bãi thả gà xen lẫn với vườn cây lâu năm cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus trú ngụ phát triển đễ lây bệnh từ lứa này qua lứa khác, làm tăng chí phí chăn nuôi. 3.2.3. Tiền vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD Thực trạng về vốn phục vụ SXKD của trang trại hiện tại vẫn đủ duy trì sản xuất. Thực trang về trang thiết bị phục vụ SXKD của trang trại có 200 máng ăn (120 máng ăn treo, 80 máng ăn con), 100 khay đựng thức ăn, 180 máng uống nước (120 mang uống tự động, 60 máng gallon), 6 quạt công nghiệp, 3 kim tiêm ống thủy, 4 đèn ga, 1 máy bơm nước, 1 máy rửa xe, 1 bình phun chạy bằng điện, 1 máy cắt mỏ. 3.2.4. Thông tin và kỹ thuật sản xuất Chủ trang trại phụ trách kỹ thuật chăn nuôi, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát những lao động tham gia vào hoạt động của trang trại. Trang trại giao cho 1 người chăm sóc 5000 con gà khi hết giai đoạn úm. Trong quá trình học tập và trải nghiệm thực tế tại trang trại, chủ trang trại đã quán triệt, hướng dẫn và truyền đạt những kỹ thuật và kinh nghiệm cơ bản trong chăn nuôi gà như sau: * Chuẩn bị chuồng trại chăn nuôi cần lưu ý: - Chọn khu đất rộng, bằng phẳng, cao ráo, thoáng mát. - Có nguồn nước sạch và đầy đủ. - Phải xa khu dân cư và khu có mật độ chăn nuôi cao. - Tạo thông thoáng và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bởi các không gian mở bởi các giống gà cần nhiều ánh sáng để hấp thụ, tổng hợp một số Vitamin để tạo bộ lông mã, hạn chế ruồi, muỗi, mòng, ve rận (vật trung gian gây bệnh Leuco).
  31. 22 - Nền chuồng (đối với khu vực miền bắc có mùa đông lạnh) hệ thống tạo kiểu bếp “Hoàng Cầm” nên chi phí giai đoạn úm gà rẻ, nền chuồng luôn khô ráo. Giai đoạn sau dùng trấu ủ men vi sinh nên không phải dọn phân giảm thiểu chi phí và khí Amoniac từ đó hạn chế gà bị nhiễm các bệnh: Hen, Cầu trùng và các bệnh nấm đường hô hấp, tiêu hóa. - Khu sân chơi được quét dọn thường xuyên, sau mỗi lứa nuôi nền chuồng và khu sân chơi được dọn vệ sinh sau đó ngâm nước sát trùng 36-48 giờ nên các mầm bệnh bị triệt tiêu triệt để. - Vật liệu lót nền phải có độ ẩm thích hợp để không bị vón cục, bụi hay mốc. Hiện nay vật liệu lót nền để nuôi gà được sử dụng là trấu, mùn cưa. Khi gà được thả ra sân chơi thì phải dọn bỏ vật liệu lót nền cũ ra ngoài và làm vệ sinh, diệt trùng, bỏ trống chuồng một thời gian. Khi nuôi lứa tiếp theo trước 7-10 ngày thì cho lót nền mới có độ dày từ 10-15cm tùy mùa. Sau đó phun thuốc sát trùng lên vật liệu lót nền. * Tiêu chuẩn chọn gà giống: - Giống gà dễ nuôi, mau lớn, chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp. - Khỏe mạnh, đồng đều, tươi tắn, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, mắt sang. - Tránh những con gà khô chân, vẹo mỏ, chân cong, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn * Chuẩn bị quây úm: - Trước khi vận chuyển gà về phải chuẩn bị chuồng úm đầy đủ, nền chuồng được lót bằng vật liệu lót nền như trấu, mùn cưa, dày từ 10-15cm. - Rắc bột độn lót chuồng lên mặt trấu chuồng úm để giúp hút ẩm, khử mùi hôi và khống chế vi khuẩn phát sinh phát triển ở nền chuồng. - Chuồng úm phải kín, đủ nhiệt độ 31-330C, mùa hè từ 27 – 30 độ ,vào ban - ngày nóng quá có thể hạ bớt bạt quây úm. - Kích thước quây úm 5m x 4m, cao khoảng 60cm đủ cho 1000 gà, chú ý khi làm quây úm tránh có góc cạnh nhọn.
  32. 23 - Các công cụ khác cũng cần được chuẩn bị như: Bóng đèn, đèn sưởi, bình nước gallon và khay đựng thức ăn phù hợp theo lứa tuổi của gà. Bảng 3.3: Các dụng cụ cần cho úm 1000 gà Dụng cụ Số lượng Bóng đèn 2 Đèn sưởi 1 Bình gallon nước 15 Khay đựng thức ăn 30 (Nguồn: Số liệu nghiên cứu 2018) Khi gà về đến trại phải nhanh chóng thả gà vào quây úm, cho gà uống nước, hoặc viatamin C, đường glucoza, giúp gà ổn định cơ thể khi đi chặng đường xa và đã mệt. Nên bố trí bình nước và khay thức ăn xen kẽ nhau theo hàng lối để tạo điều kiện cho gà ăn uống dễ dàng nhất và tối đa điện tích thong thoáng cho gà. Các loại thuốc úm cho gà 3-5 ngày tuổi, liều lượng, cách dùng đã được ghi cụ thể trên bao bì từng loại thuốc. * Giai đoạn úm gà: - Giai đoạn 1: Khi thả gà vào chuồng cần phải chuẩn bị nước sạch đã pha đường glucoza cho gà uống. Trong 3-5 ngày cho gà uống các loại thuốc Moxicolis, ZYMEPRO, Zagro, Acid Pak 4 Ways Liquid - tiêu hóa protein và duy trì pH tối ưu, VitaminC, AMILYTE để tăng cường sức khỏe cho gà con và dùng bình nước gallon nhỏ 2 lít. Khi gà được 8-10 ngày tuổi thu dần bình nước cho gà và bổ sung bình nước lớn loại 4 lít hoặc 8 lít. Nên tráng, rửa gallon sau mỗi lần dùng thuốc, Vitamin, điện giải, kháng sinh. Phải đảm bảo cho gà đủ nước uống thường xuyên, phải làm sạch bình nước trước khi đổ nước mới vào bình, nước mới phải sạch không quá nóng hoặc quá lạnh. - Giai Đoạn 2: Dụng cụ cung cấp nước phải đầy đủ, được treo trên giá treo hoặc cây trong vườn, làm sao cho gà biết chỗ để đến uống nước. Độ cao của bình nước nên ngang tầm lưng của gà, không nên đặt quá cao gà sẽ không uống được, thấp quá nước sẽ bị bẩn không tốt. Số lượng bình phải đủ và luôn có nước, nhất là những ngày nóng nực, gà cần uống nhiều nước. Gà có uống thì mới ăn được. Bình nước uống cho gà phải được làm vệ sinh ít nhất 1 lần trong ngày.
  33. 24 * Thức ăn cho gà: - Cần phải cho gà ăn đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của nó. Để thỏa mãn nhu cầu tối ưu cho gà, các nhà máy đã sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà. Căn cứ trên tiêu chuẩn ăn, người ta tính ra các thực liệu cần phối chế, mỗi loại bao nhiêu để toàn khối hỗn hợp đạt thành phần dinh dưỡng theo nhu cầu của gà. - Giai đoạn còn nhỏ nên cho gà ăn tự do, cho ăn nhiều lần, mỗi lần một ít, thức ăn phải có thường xuyên và đầy đủ. Giai đoạn này, quá trình chuyển hóa thức ăn chưa hoàn chỉnh nên gà hay bị tiêu chảy, bạch lỵ, khô chân, còi cọc, yếu ớt, chậm phát triển và thời gian nuôi kéo dài. Để khắc phục tình trạng trên trong giai đoạn úm phải dùng men tiêu hóa sống như ZYMEPRO với 1-2g/1 lít nước uống, lộ trình 3 ngày. Việc bổ sung men sống cho gà chăn thả là biện pháp bắt buộc và thấy hiệu quả rõ rệt sau mỗi lứa gà. Làm vệ sinh khay trước mỗi lần bổ sung thức ăn cho gà. * Làm giàn đậu cho gà: - Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ấm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số giàn đậu trong chuồng cho gà ngủ. Ngoài ra, việc gà đậu trên cao cách ly với nền chuồng chứa phân và chất độn chuồng cũng giúp cho gà hạn chế bệnh dịch. - Giàn đậu làm bằng tre, gỗ có độ sần sùi hoặc cong cho gà dễ đậu. Dàn đều trong chuồng cách nhau 40 – 50cm, cao khoảng 50-100cm, để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau. * Kỹ thuật và lịch làm vaccine cho gà thịt kể từ khi gà đẻ tới khi xuất bán: Theo chủ trang trại, kỹ thuật và lịch làm vaccine cho gà từng giai đoạn như sau:
  34. 25 Bảng 3.4 Lịch làm vaccine cho gà thịt từ khi thả nuôi tới xuất bán Ngày tuổi Phòng bệnh Tên vaccine Cách dùng 1 Marek Marek Do công ty sản xuất giống làm. 3-4 Newcastle Vaccine Nobilis Pha lọ 1000 nước sinh lý mặn đã IB 4-91 + làm mát vào lọ 1000 liều, nhỏ Medivac ND-IB mắt 1 giọt/con hoặc cũng có thể nhỏ miệng 1 giọt / con. 7 Cắt mỏ Máy cắt mỏ Cắt mỏ từng con một, cắt mỏ bên trên sâu hơn mỏ bên dưới để khi lớn lên hạn chế tình trạng mổ nhau. 10-12 Gumboro Vaccine Pha lọ 2000 nước sinh lý mặn đã Vaksimune IBD - làm mát vào lọ 2000 liều nhỏ M miệng 2 giọt/con 13-14 Bệnh đậu Vaccine Dùng kim chủng nhúng vào lọ Vaksimune pox vaccine, chích vào vùng da mỏng, mặt trong cánh gà. 15-17 Cúm gia cầm Vaccine Niu – Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã cát- xơn chủng làm mát vào lọ 100 liều nhỏ mắt Lasota. 2 giọt hoặc pha 500 ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5 ml/con 21 Newcastle Vaccine Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã Newcastle chủng làm mát vào lọ 100 liều nhỏ mắt Lasota. 2 giọt hoặc pha 500 ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5 ml/con 24 Gumboro Vaccine Pha 5000 ml nước sinh lý mặn đã Gumboro làm mát vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con. 30 Bệnh viêm Vaccine IB Pha 500 ml nước nấu chín để phế quản (chủng H 120) nguội vào lọ 100 liều, cho uống truyền nhiễm 5ml/con. (IB) 40 Bệnh Tụ Vaccine Tụ huyết Tiêm dưới da cổ hoặc da ức, liều huyết trùng trùng 0,5 ml/con. 60 Newcastle Vaccine Pha 50 ml nước sinh lý mặn đã Newcastle chủng làm mát vào lọ 100 liều, tiêm M dưới da cổ hoặc cơ ngực, liều 0,5ml/con. (Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2018)
  35. 26 Theo kỹ thuật và kinh nghiệm của chủ trang trại: Khi làm vaccine phải chọn thời gian vào buổi sáng sớm và chiều mát để gà đỡ mệt mỏi và tối ưu được hiệu quả của vắc - xin. Trước và sau làm vắc- xin 2 ngày không được phun thuốc khử trùng. 3.2.5. Mối quan hệ và hợp tác, liên kết trong SXKD của trang trại Trong SXKD cần có sự quan hệ, liên kết, hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức với nhau, giữa các trang trại với nhau để có thể hỗ trợ nhau về vốn, các yếu tố đầu vào như con giống, thuốc thú y, kinh nghiệm sản xuất, thông tin thị trường Trong năm qua, trang trại đã hợp tác chặt chẽ hơn với công ty giống, công ty vật tư nông nghiệp và các nhà phân phối thức ăn để đảm bảo nguồn cung cấp về giống, thuốc thú y và cám chăn nuôi như: Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Việt Nhật, Công ty TNHH giống gia cầm Hoành Vinh để đảm bảo đầu vào ổn định và chất lượng tốt. Ngoài ra, yêu cầu các đối tác có sự hỗ trợ về kinh tế nếu như trang trại gặp rủi ro trong chăn nuôi như dịch bệnh. Trang trại liên kết tốt với các thương lái, các kênh bán hàng để đẩm bảo đầu ra ổn định, đều đặn, giá bán ổn định, tránh tình trạng ép giá, làm giá trong quá trình xuất bán gà. 3.2.6. Kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh kinh doanh của chủ trang trại Ông Ngô Doãn Chung, chủ trang trại làm một con người xuất thân từ nông dân nhưng lại có ý chí làm giàu, dám nghĩ dám làm, chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, luôn áp dụng những khoa học kĩ thuật mới vào trong sản xuất để gia tăng sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm của mình. Chủ trang trại đi lên từ nghèo khó, đã trải qua nhiều công việc khác nhau, nhiều lần thất bại nhưng vẫn không nản chí và luôn biết tích lũy để đầu tư làm trang trại. Chủ trang trại là người có nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi gà, cả trong nuôi gia công và cả trong chăn nuôi gà thương phẩm. Do vậy, ông rất am hiểu về con gà, biết được khi nào, giai đoạn nào thì cần chăm sóc gà như thế nào, nuôi gà thời điểm nào là thích hợp, nuôi giống nào, mật độ ra sao, lịch làm vaccine, hay chỉ cần nhìn biểu hiện con gà là biết con gà ra sao. Để làm được điều này, ông thường xuyên vào trại để quan sát biểu hiện của gà, tìm hiểu sách vở, tham gia các lớp tập huấn, tìm hiều từ các trại xung quanh và đúc rút từ kinh nghiệm sản xuất qua các năm chăn nuôi của mình.
  36. 27 Ông cũng là người quyết đoán trong các quyết định chăn nuôi, có khả năng nhìn nhận sự việc nhạy bén, khả năng đàm phán với các đối tác tốt, liên kết được với nhiều cá nhân, tổ chức và các trang trại trong khu vực. Ông là người đi đầu trợ giúp các hộ chăn nuôi trong xóm mở trang trại, trợ giúp về con giống, thức ăn nuôi, thuốc thú y, kỹ thuật chăn nuôi, các bước phòng bệnh dịch. Ông được mọi người tin tưởng và thường xuyên đến hỏi thăm và mời ông qua xem khi trang trại của họ gặp vấn đề, từ đó ông giúp được mọi người đồng thời cũng bổ xung kiến thức, kinh nghiệm trong xử lý bệnh dịch trong chăn nuôi gà. 3.2.7. Đánh giá chung những điều kiện nguồn lực của trang trại Do hiện tại, gia đình đang chuyển dần sang kinh doanh về đại lý giống và cám nên trong vài năm tới không có nhu cầu mở rộng sản xuất mà giữ nguyên quy mô chăn nuôi như hiện tại. Bản 3.5: Các yếu tố nguồn lực chủ yếu của trang trại Các yếu tố Hiện tại Tiềm năng Trở ngại Nguồn lực con - Gia đình có 04 - Các lao động - Trong tương lại người người đang trực tiếp trong gia đình đều không có lao đông tham gia vào quá năm được các kỹ tiềm năng nào trong trình chăn nuôi tại thuật cơ bản trong gia đình. trang trại. chăn nuôi. - Có một lao động - Nhận 01 sinh viên - Sinh viên thực không lường xuyên thực tập từ trường tập từ trường tham gia vào quá ĐHNL Thái Nguyên. ĐHNL Thái trình chăn nuôi do Nguyên. bận tiếp thị giống và tư vấn kĩ thuật. Vật chất, trang - Có 02 khu nhà trại - Phục vụ tốt cho - Các trang thiết bị thiết bị phục với tổng quy mô 9000 quá trình chăn phục vụ SXKD đã vụ SXKD con/ lứa, 4 đền ga, 02 nuôi với quy mô sử dung trong một máy bơm, 200 máng 15000 con. thời gian dài, một số ăn, 100 khay đựng bị hao mòn, hỏng thức ăn, 180 máng hóc, cần thay mới.
  37. 28 uống nước, 6 quạt công nghiệp, 3 kim tiêm ống thủy, 4 đèn ga, 1 máy bơm nước, 1 máy rửa xe, 1 bình phun chạy bằng điện, 1 máy cắt mỏ. Về tài chính - Gia đình có đủ vốn - Đầu tư mở rộng - Giá cả lên xuống để đầu tư SXKD làm đại lý gà thất thường, tình không cần vay từ bên giống và thuốc hình bệnh dịch diễn ngoài. thú y. ra phức tạp, ảnh - Gia đình còn có - Giá bán tăng hưởng đến lợi thêm nguồn thu từ thả giúp tăng lợi nhuận. giống gà và bán thuốc nhuận. thú y. (Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2018) 3.3. Phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong hoạt động của trang trại 3.3.1. Thuận lợi của trang trại - Trang trại có vị trí thuận lợi như gần trung huyện Đồng Hỷ, nằm gần thành phố Thái Nguyên, đây là các thị trường tiêu thụ lớn, nhu cầu cao. - Có đường giao thông chạy qua thuận lời cho việc vận chuyển giống, cám, cũng như bán gà thương phẩm. - Các trang trại cùng chăn nuôi gà trên địa bàn có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau về lao động, về kỹ thuật, về vốn sản xuất khii cần thiết. - Nguồn lao động trong khu vực luôn ổn định với các lao động nhàn dỗi tại địa phương, bộ đội nghĩa vụ, các sinh viên thực tập của trường ĐHNL Thái Nguyên. - Được hỗ trợ về mặt kĩ thuật từ các công ty giống, cám, thuốc thú y nên hạn chế được rủi ro về bệnh dịch, tỷ lệ hao hụt đầu con.
  38. 29 - Nhận được các chính sách ưu đãi của địa phương trong phát triển trang trại. - Việc tiếp cận vốn từ ngân hàng cho phát triển trang trại tương đối thuận lợi. 3.3.2. Khó khăn của trang trại - Nằm gần đường giao thông, có nhiều phương tiện giao thông qua lại gây ồn ào lớn, khu vực xung quanh có nhiều hộ gia đình cũng làm trang trại nên khả năng lây lan bệnh dịch từ bên ngoài vào là rất lớn. - Nguồn lao động thu ngoài chủ yếu là lao động thời vụ chưa có tay nghề nên chủ trang trại mất thời gian đào tạo. - Trong liên kết với các đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào (như các công ty, các nhà phân phối giống, cám, thuốc) và các thương lái, các đơn vị thua mua gà thương phẩm thiếu chặt chẽ. Liên kết, hợp tác giữa các trang trại với nhau thiếu tính tổ chức. - Quá trình chăn nuôi qua thời gian dài, các chất thải, mầm bệnh tồn dư từ quá trình nuôi lứa gà trước ảnh hưởng tới lứa sau làm tăng chi phí chăn nuôi, tăng nguy cơ bị bệnh cho đàn gà. - Môi trường nhiều bụi, tiếp xúc nhiều với phân gà gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người lao động. - Các nhận viên tiếp thị thuốc, cám thường xuyên làm giá, đưa lẫn các sản phẩm kém chất lượng nên chủ trang trại cần phải nhạy bén và có kinh nghiệm nhận biết nếu không rất dễ bị mua đắt, mua phải sản phẩm kém chất lượng. 3.3.3. Những cơ hội - Các công ty giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú ý phát triển mạnh cạnh tranh nhau trên thị trường nên người chăn nuôi được hưởng lợi, được sử dụng các sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn với giá rẻ hơn. - Được tham gia lớp tập huấn, các chương trình, các buổi tham quan mô hình chăn nuôi để bổ sung thêm kiến thức phục vụ vào quá trình chăn nuôi. - Có sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước trong việc hình thành và phát triển chăn nuôi.
  39. 30 3.3.4. Những thách thức - Tình hình dịch bện trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trong những năm gần đây diễn ra phức tạp. Đây là một thách thức lớn đòi hỏi các trang trại cần chú trong hơn nữa các kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh. - Thị trường không ổn định về giá, giá bán gà thương phẩm diễn biến thất thường, giá cám, giá con giống tăng đều qua các năm. - Các trang trại quy mô lớn của các công ty doanh nghiệp đang được hình thành và hoạt động tạo ra sức canh tranh lớn về thịn trường đối với các trang trại quy mô hộ gia đình. - Hiện nay nước ta đang tham gia vào các tổ chức, kí kết các hiêp định quốc tế như WTO, TPP, ACFTA, sản phẩm gà thịt sẽ vấp phải sự cạnh tranh lớn từ các sản phẩm gà thịt đến từ các quốc gia khác. 3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại 3.4.1. Kết quả hoạt động SXKD của trang trại qua các năm Với quy mô hiện nay trang trại có thể cung cấp ra thị trường từ 8000 đến 15000 con gà thương phẩm mỗi năm, đem lại một nguồn thu không nhỏ và trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình. Qua các năm, kết quả hoạt động SXKD của trang trại được thể hiện qua doanh thu, lợi nhuận của trang trại, được thể hiện qua bảng thống kê lợi nhuận sau đây: Bảng 3.6: Kết quả hoạt động SXKD của trang trại qua các năm Năm Quy mô Lợi nhuận Loại hình (con/năm) (đồng) 2013 8000 120.000.000 Nuôi gia công 2014 13000 273.000.000 Tự đầu tư 2015 13000 270.000.000 Tự đầu tư 2016 18000 504.000.000 Tự đầu tư 2017 20000 500.000.000 Tự đầu tư 30/6 – 15/10/2018 7000 67.540.000 Tự đầu tư (Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2018)
  40. 31 Qua bảng số liệu ta thấy được lợi nhuận của trang trại tăng dần qua các năm. Giai đoạn trước năm 2013, gia đình chăn nuôi gia công cho công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam với mứa lợi nhuận 120 triệu/năm. Do thấy lợi nhuận quá thấp so với công sức mình bỏ ra nên từ năm 2014 trở đi, gia đình tự đầu tư chăn nuôi, với cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm chăn nuôi sẵn có đã làm cho lợi nhuận của trang trại ngày càng tăng và đỉnh điểm là năm 2016 với lợi nhuận 504 triệu đồng cho 18000 con. Thực tế, khi trang trại tự đầu tư và tự chịu trách nhiệm cả đầu vào và đầu ra đòi hỏi chủ trang trại phải có kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi, có vốn đảm bảo cho sản xuất và các mối quan hệ tốt. 3.4.2. Phân tích về những chi phí trong xây dựng, phát triển và SXKD của trang trại Ta có bảng chi phí cho việc xây dựng chuồng trại và mua các trang thiết bị cần thiết phục vụ chăn nuôi như sau: Bảng 3.7: Tổng chi phí trong xây dựng, phát triển và SXKD của trang trại Số lượng Đơn giá Thành tiền STT Nội dung (chiếc) (Đồng) (Đồng) 1 Nhà trại 1 300.000.000 300.000.000 2 Máng ăn treo 120 42.000 5.040.000 3 Máng ăn con 80 20.000 1.600.000 4 Khay ăn 100 20.000 2.000.000 5 Máng uống tự động 100 120.000 12.000.000 6 Gallon 60 20.000 1.200.000 7 Quạt 06 1.500.000 9.000.000 8 Kim tiêm ống thủy 03 2.500.000 7.500.000 9 Đèn ga 04 2.000.000 8.000.000 10 Máy bơm 01 1.000.000 1.000.000 11 Máy rửa xe 01 3.000.000 3.000.000 12 Bình phun điện 01 1.200.000 1.200.000 13 Máy cắt mỏ 01 1000.000 1.000.000 Tổng 352.540.000 (Số liệu nghiên cứu năng 2018)
  41. 32 Qua bảng số liệu ta thấy, chí phí lớn nhất là phần xây dựng nhà trại chăn nuôi để đáp ứng yêu cầu nuôi gia công của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam với 354.940.000 đồng chiếm 84.5 % tổng chi phí, còn lại là các chi phí về trang thiết bị, vật tư chăn nuôi chiếm 15,5 % tổng chi phí. Đầu tư ban đầu của trang trại là tương đối lớn, nhưng chủ trang trại đã có sự chuẩn bị nguồn lực từ nhiều năm trước nên không gặp khó khăn. Điều này cho thấy ý chí làm giàu và quyết tâm của chủ trang trại. Ngay từ đầu chủ trang trại đã lên kế hoạch, triển khai đầu tư xây dựng bài bản từ chuồng trại đến vật tư trang thiết bị đảm bảo tốt nhất cho hoạt động chăn nuôi của trang trại. 3.4.3. Đánh giá về doanh thu, lợi nhuận của trang trại * Chi phí chăn nuôi lứa gà 7000 con giai đoạn từ 30/07-15/10/2018 Trong quá trình nuôi gà ta cần đầu tư nhiều chi phí trung gian như cám, thuốc thú ý, nhận công, Đây là các chi phí không hề nhỏ nên chủ trang trại cần tính toán hợp lý để đạt lợi nhuận cao nhất trong một lứa gà. Ta có bảng tổng hợp chi phí chăn nuôi gà giai đoạn từ 30/07-15/10/2018 như sau: Bảng 3.8: Bảng chi phí chăn nuôi một lứa gà 7000 con giai đoạn từ 30/07- 15/10/2018 Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền STT Chi phí tính lượng ( đồng) (đồng) Cám úm (V60) Bao 300 275.000 82.500.000 1 Cám Cám gia đoạn I (V61) Bao 800 250.000 200.000.000 Cám giai đoạn II Bao 800 230.000 184.000.000 (V68) 1 Cám 2 Thuốc Vaccine Con 7000 4.000 28.000.000 thú y Thuốc khử trùng Con 7000 200 1.400.000 Thuốc bổ Con 7000 3.000 21.000.000 Thuốc chữa bệnh Con 7000 5.000 35.000.000 3 Gà Hoành Vinh Con 5000 10.000 50.000.000 giống Viện Con 2000 12.000 24.000.000 4 Trấu Bao 600 10.000 6.000.000 5 Nhân công Người 1 2000.000 6.000.000 6 Vôi Kg 500 2.000 1.000.000 7 Điện Kwh 2000 1.800 3.600.000 8 Ga Bình 2 800.000 1.600.000 9 Chi phí khác 5.000.000 10 Tổng chi phí 649.100.000 (Số liệu nghiên cứu năm 2018)
  42. 33 Qua bảng số liệu ta thấy, chi phí lớn nhất là mua cám cho gà (466.500.000 đồng,chiếm 72% ) với từng giai đoạn sinh trưởng mà cho ăn từng loại cám khác nhau để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cần thiết, các chi phí lớn tiếp theo là chi phí về giống (74.000.000 đồng, chiếm 11,4%), thuốc thú ý (85.400.000 đồng, chiếm 13,2%) và các chi phí khác. Các chi phí đều ảnh hưởng trực tiếp tới daonh thu của trang trại nên chủ trang trại cần tính toán hợp lý để có thể tối đa hóa doanh thu. * Chi phí khấu hao và chi phí phân bổ hàng năm của trang trại Theo thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ta khấu hao chuồng trại theo khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định của thông tư. Theo thông tư, thời gian trích khấu hao tài sản cố định của trang trại là 15 năm, với mỗi năm nuôi 2 lứa nên ta có mức khấu hao nhà trại mỗi lứa gà là: 300.000.000 Mức khấu hao nhà trại = = 10.000.000 (đồng/ lứa) 30 Theo chủ trang trại, do cường độ sử dụng các thiết bị và do môi trường chăn nuôi gà có mức độ hao mòn lớn nên các trang thiết phục vụ chăn nuôi của trang trại được tính phân bổ trong vòng 2 năm, tính cho 4 lứa gà: Bảng 3.9: Chi phí phân bổ các trang thiết bị của trang trại Nguyên giá Thành tiền STT Nội dung Số lứa gà (đồng) (đồng) 1 Máng ăn treo 5.040.000 4 1.260.000 2 Máng ăn con 1.600.000 4 400.000 3 Khay ăn 2.000.000 4 500.000 4 Máng uống tự động 12.000.000 4 3.000.000 5 Gallon 1.200.000 4 300.000 6 Quạt 9.000.000 4 3000.000 7 Kim tiêm ống thủy 7.500.000 4 2.500.000 8 Đèn ga 8.000.000 4 2.000.000 9 Máy bơm 1.000.000 4 2.500.000 10 Máy rửa xe 3.000.000 4 750.000 11 Bình phun điện 1.200.000 4 300.000 12 Máy cắt mỏ 1.000.000 4 250.000 13 Tổng 16.760.000 (Số liệu nghiên cứu năm 2018)
  43. 34 Qua bảng số liệu ta thấy, chi phí phân bổ trang thiết bị phục vụ chăn nuôi của trang trại trong mỗi lứa gà là 16.760.000 đồng/ lứa. * Tổng thu nhập của quy mô trang trại 7000 con gà giai đoạn từ 30/07- 15/10/2018 Sau quá trình chăn nuôi, trang trại xuất bán toàn bộ số gà và thu được doanh thu như sau: Bảng 3.10: Doanh thu của trang trại quy mô 7000 con gà giai đoạn từ 30/07-15/10/2018 Số Trọng lượng Nội Đơn vị Giá bán Thành tiền STT lượng trung bình dung tính (Đồng) (đồng) (Con) (Kg) 1 Gà thịt Con 7000 2.1 50.000 735.000.000 2 Phân gà Bao 700 12.000 8.400.000 3 Tổng doanh thu 743.400.000 (Số liệu nhiên cứu năm 2018) Qua bảng số liệu ta thấy, trọng lượng trung bình của mỗi con gà khi xuất bán là 2,1 kg/ 1 con, tổng trọng lượng xuất bán là 14700 kg gà thương phẩm. Với giá bán là 50.000 đồng/ 1 kg, tổng doanh thu trang trại thu được là 735.000.000 đồng. Ngoài ra, trang trại còn có nguồn thu từ bán phân gà với số lượng 700 bao, giá bán là 12.000 đồng/ 1 bao và thu được 8.400.000 đồng. Từ hai nguồn thu trên, tổng doanh thu của trang trại quy mô 7000 con gà thịt giai đoạn 30/07-15/10/2018 là 743.400.000 đồng. * Lợi nhuận của trang trại quy mô 7000 con gà giai đoan 30/07-15/10/2018 Từ những số liệu đã tính ở trên, ta có lợi nhuận của trang trại là Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí – chi phí khấu hao tài sản cố định – chi phí phân bổ = 743.400.000 – 649.100.000 – 10.000.000 – 16.760.000 = 67.540.000 (đồng) Như vậy, sau khi trừ hết các chi phí, lợi nhuận mà trang trại thu được sau khi chăn nuôi lứa gà này là 67.540.000 đồng.
  44. 35 3.4.4. Những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận của trang trại Qua quá trình chăn nuôi, thấy còn rất nhiều vấn đề tồn tại ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của trang trại. Những vẫn để này sẽ là bài học kinh nghiệm để chủ trang trại thành công hơn trong các lứa gà tiếp theo. Thứ nhất, về quy mô trang trại, trong lứa nuôi gà lần này chủ trang trại đã quyết định nuôi nhiều hơn quy mô hiện tại của trang trại là 7000 con gà, nhiều hơn so với quy mô thiết kế là 2000 con gà. Điều này khiến mật độ chăn nuôi vượt quá mật độ thích hợp để nuôi, kéo dài thời gian chăn nuôi gây tốn thêm chi phí chăn nuôi. Thứ hai, với quy mô vượt quá quy mô thiết kế và lại chăn nuôi trong thời điểm mùa hè, thời tiết nóng, khiến gà ăn chậm, chậm lớn, lượng phân thải ra lớn, dễ gặp các bệnh về hô hấp ở gà, làm tăng chi phí về cám, thuốc thú y và tăng chi phí về điện. Thứ ba, do trang trại gần đường giao thông đi lại và có bãi thả gà sát đường giao thông nên áp lực về bệnh dịch cao, để khắc phục cần tăng chi phí phòng bệnh, chi phí phun sát trùng. Thứ tư, trong quá trình nuôi đàn gà bị mắc bệnh ORT, và bệnh hen thể Colira, gây giảm thể trọng gà, hao hụt đầu con, trang trại tăng chi phí về thuốc thú ý, thuốc bổ và cám. Thứ năm, thời điểm bán ra của lứa gà này, lượng cung lớn hơn lượng cầu đẩy giá gà xuống thấp, thời gian bán gà kéo dài, kéo dài thời chăn nuôi. Như vậy, trong lứa gà lần này, trang trại gặp nhiều bất lợi, rủi ro về thời thiết, bệnh tật và thì trường khiến cho doanh thu, lợi nhuận của trang trại bị giảm đi khá nhiều. 3.5. Tìm hiểu quy trình kỹ thuật, kỹ năng thông qua trải nghiệm thực tế 3.5.1. Những hoạt động trải nghiệm trại trang trại và kết quả đạt được Trong thời gian thực tập tại trang trại tôi đã được tham gia vào tất các các quá trình chăn nuôi một lứa gà từ giai đoạn úm gà cho tới giai đoạn xuất bán gà. * Giai đoạn chuẩn bị chuồng trại - Quét dọn trang trại và khu vực xung quanh trang trại.
  45. 36 - Tiến hành rắc vôi bột trang trại. - Rửa sạch nhà trại bằng nước, máy phun áp lực cao. - Quét vuôi nền chuồng, cột và tường trang trại. - Phun thuốc khử trùng trang trại. - Quây bạt xung quanh chuồng nuôi. * Giai đoạn úm gà - Chuẩn bị chất độn chuồng, máng nước, máng thức ăn cho gà con và đèn ga, đền thắp sáng. - Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày mỗi bữa cách nau 2 tiếng. - Sửa dụng các loại thuốc khánh sinh, thuốc bổ để phòng bệnh cho gà và tăng sức đề kháng cho gà. - Duy trì nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi. - Thực hiện làm vaccine và cắt mỏ cho gà. * Giai đoạn từ 4 tuần tuổi trở đi - Bắt đầu thả gà ra ngoài sân bãi. - Cho gà uống thuốc bổ, tinh dầu tỏi và phun thuốc khử trung 3 ngày/ 1 lần để phòng bệnh cho ga. - Kiểm tra chất độn chuống tránh ẩm mốc gây các bệnh về hô hấp cho gà. * Gia đoạn xuất bán gà - Vỗ béo và tạo mẫu mã cho đàn gà. - Cách ly sử dụng thuốc kháng sinh. - Bắt và bán gà. 3.5.2. Những hạn chế trong hoạt động trải nghiệm tại trang trại và nguyên nhân Do đây là lần đầu tham gia vào quá trình chăn nuôi gà, tôi còn nhiều hạn chế do còn chưa nắm rõ về quy trinh chăn nuôi và chưa thành thạo các thao tác thực hiện. Chưa năm rõ được các biểu hiện về bệnh tích của gà, nên không thể phát hiện kịp thời khi gà có biểu hiện bị nhiễm bệnh. Để phát hiện bệnh, vẫn phụ thuộc vào chủ trang trại trực tiếp quan sát và hướng dẫn. Chưa tự giác trong nhiều công việc của trang trại, mất nhiều thời gian là quen với công việc tại trang trại.
  46. 37 Nhiều khi còn lơ là trong quá trình chăn nuôi tại trang trại, đôi khi thiếu sự trao đổi với chủ trang trại. 3.6. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế Qua quá trình thực tập trại trang trại, tôi đã có nhiều bài học kinh nghiệm giúp tôi hiểu rõ hơn về những công việc sau khi ra trường, cũng như có nhiều kiến thức về chăn nuôi hơn. Ngoài ra, đây là thời gian để tôi có thể áp dụng các kiến thức mình đã học vào trong thực tế sản xuất từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân. 3.6.1. Chuẩn bị những điều kiện cần có cho phát triển trang trại Để phát triển trang trại cần có nhiều điều kiện nguồn lực như đất đai, vốn đầu tư cho sản xuất, lao động với kỹ thuật và kinh nghiệm, các mối quan hệ cần thiết và các thông tin về chăn nuôi (đầu vào, đầu ra). Các điều kiện nguồn lực cần phải được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo trước khi bắt tay vào xây dựng và phát triển trang trại: - Trước khi xây dựng trang trại, người chủ trang trại cần phải xác định rõ nhu cầu về đất đai như: Vị trí, diện tích, nguồn nước, giao thông, Đất đai là điều kiện không thể thiếu để phát triển trang trại, đây là nguồn lực quan trong quyết định trực tiếp đến quy mô sản xuất của trang trại. - Nguồn lực về lao động: Ngoài chủ trang trại với quyết tâm và sự am hiểu về quản lý, về kỹ thuật thì trang trại cần có những lao động kỹ thuật vì chăn nuôi với quy mô lớn, thường xuyên. Việc xác định nguồn và chủ động trong việc huy động nguồn lao động cho trang trại thường xuyên phải được quan tâm. - Nguồn lực về vốn: Tính toán nhu cầu vốn cần thiết, lên kế hoạch chuẩn bị từ nhiều năm là bài học chia sẻ từ chủ trang trại. Ý tưởng xây dựng một trang trại chăn nuôi bài bản với quy mô trung bình đã hình thành từ những năm 2005, ngay từ thời điểm đó ông Ngô Doãn Chung đã tích cực làm đủ mọi nghề để tích lũy vốn cho xây dựng trang trại. Ý chí kiên định, quyết tâm thực hiện mục tiêu đã giúp ông Chung tích lũy được đủ vốn cần thiết cho ước mơ trang trại của mình trong khoảng 3 năm.
  47. 38 - Nguồn lực về kỹ thuật và thông tin thị trường: Cùng với chuẩn bị về vốn, đất đai thì chủ trang trại cũng tích cực học hỏi, tìm hiểu và trải nghiệm thực tế để tích lũy kỹ thuật chăn nuôi gà và cách thức thu thập và phân tích thông tin thị trường. Ngoài ra, việc xây dựng các mối quan hệ tương trợ, hợp tác và liên kết cũng được chủ trang trại quan tâm xây dựng. 3.6.2. Yêu cầu cần có của một chủ trang trại Từ thực tế trải nghiệm, quan sát và trao đổi tại trang trại cho thấy, một chủ trang trại chăn nuôi gà thịt cần phải biết điều hành một cách nhuần nhuyễn 5 yếu tố sau đây: - Quản lý và sử dụng đồng vốn chặt chẽ theo đúng kế hoạch. - Phân công, giao việc và có hướng dẫn cụ thể cho các lao động trong trang trại. - Mua sắm và sử dụng thiết bị đủ, đúng chủng loại, đúng thời điểm. - Nắm bắt thông tin về nhu cầu thị trường thường xuyên để ra quyết định. - Biết hạch toán kinh tế, điều hành quản lý trang trại khoa học. Muốn hội tụ được 5 yếu tố trên, cần có 8 điều kiện sau đây: - Phải có khát vọng làm giàu từ trang trại của mình. - Nắm vững kiến thức chuyên môn. - Phải biết quảng bá sản phẩm và thu hút khách hàng. - Phải có kế hoạch sản xuất, kiểm tra công việc, tránh những cuộc gặp gỡ, tụ họp vô bổ mất thời gian không cần thiết. - Đầu tư thích đáng và phù hợp những trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi để nâng cao chất lượng sản phẩm. - Luôn quan tâm đến nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. - Chủ trang trại không bao giờ quên các đối tác và đối thủ của mình. - Tạo sự thân thiện, nhiệt tình và sự quan tâm, động viên kịp thời của chủ trang trại với mọi người cùng làm việc trong trang trại hàng ngày. 3.6.3. Kỹ thuật cần chú ý nắm vững khi phát triển trang trại Một số kỹ thuật cần chú ý nắm vững khi phát triển trang trại là; - Có kỹ năng tổ chức và quản lý trang trại.
  48. 39 - Nhạy bén nắm bắt được mọi thông tin cần thiết về trang trại, về thị trường đầu vào, đầu ra. - Nắm được các kỹ thuật trong chăn nuôi (chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh). - Luôn theo dõi sát sao tình hình sản xuất kinh doanh. 3.6.4. Quản lý tài chính, lao động Trong quản lý tài chính ta cần có kỹ năng: - Quản lý nguồn vốn của trang trại - Thiết lập được kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn. Trong quản lý lao động cần: - Lựa chọn và phân công công việc phù hợp với từng lao động. - Nắm được điểm mạnh điểm yếu của từng lao động. - Thưởng phạt phân minh đảm bảo duy trì kỷ luật lao động. - Thường xuyên đào tạo, quan tâm để nâng cao tay nghề của lao động. 3.6.5. Thị trường đầu vào – đầu ra * Thị trường đầu vào - Gà giống: trang trại hiện đang sử dụng gà giống được cung cấp bởi công ty TNHH giống gia cầm Hoành Vinh. Ngoài ra, tùy từng thời điểm trang trại có thể lựa chọn gà giống của các công ty khác như: công ty đầu tư và phát triển chăn nuôi Hòa Phát, gà giống DABACO. - Thức ăn chăn nuôi: hiện tại trang trại đang sử dụng cám của công ty thức ăn chăn nuôi Việt Nhật với mã là V60, V61, V68. - Thuốc thú y: được cung cấp bởi 2 đại lý thuốc thú y Nguyệt Lợi và Huệ Khương nằm trên địa bàn và một số sản phẩm của các nhân viên tiếp thị mang tới. - Chất độn chuồng: được cung cấp từ các cơ sở xay sát tại huyện Đồng Hỷ. Ngoài ra, ông Ngô Doãn Chung còn là đại lý phân phối giống cho công ty TNHH giống gia cầm Hoành Vinh và công ty thức ăn chăn nuôi Việt Nhật nên đầu vào của trang trại khá ổn định về cả chất lượng và số lượng, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi các biến động của giá cả thị trường. * Thị trường đầu ra
  49. 40 Hiện nay, thị trường đầu ra của trang trại vẫn còn thiếu ổn định, phụ thuộc lớn vào biến động giá cả thị trường, thương lái thu mua, nhu cầu tiêu dùng và tình hình dịch bệnh. Dưới đây là kênh tiêu thụ sản phẩm của trang trại: Hình 3.2: Các kênh tiêu thụ sản phẩm của trang trại Qua hình ta thấy trang trại có ba kênh tiêu thụ chính tiêu thụ các sản phẩm của trang trại. Kênh tiêu thụ 1: Các thương lái đến thu mua, thanh toán trực tiếp cho chủ trang trại và vận chuyển gà thương phẩm về lò mổ để chế biến, sau đó phân phối đi các chợ. Với phương thức này, sản phẩm của trang trại sẽ được bán nhanh chóng với số lượng lớn, tuy nhiên lại có giá bán thấp hơn hai kênh còn lại, ảnh hưởng bởi nhu cầu thị trường và tình hình dịch bệnh. Kênh tiêu thụ 2: Các thương lái đến thu mua dựa trên đơn đặt hàng từ trước của họ. Phương thức này có giá bán cao hơn hai kênh còn lại, tuy nhiên yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao hơn và số lượng mua không nhiều, thời gian bán kéo dài và trang trại không chủ động được việc xuất bán sản phẩm. Kênh tiêu thụ 3: các thương lái nhở lẻ đến thu mua và mang đến các chợ bán. Phương thức này thường được thực hiện vào giai đoạn cuối của chu kì, với số lượng ít và chất lượng sản phẩm thấp hơn so với mặt bằng chung.
  50. 41 Như vậy, mỗi kênh bán hàng lại có nhưng điểm thuận lợi và khó khăn khác nhau đối với trang trại. Nên các chủ trang trại thường thực hiện kết hợp hợp lý các kênh tiêu thụ để giảm thiểu rủi ro đối với trang trại trong từng thời kỳ. 3.7. Một số giải pháp đề xuất cho trang trại Qua quá trình tham gia vào quá trình SXKD cửa trang trại, với nhưng thuận lợi, khó khăn hiện tại của trang trại, tôi có một số đề xuất cho trang trại như sau: 3.7.1. Giải pháp về sản phẩm và thị trường - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến phương thức sản xuất, để tăng tính cạnh tranh sản phẩm của trang trại trên thị trường. - Sản xuất dựa trên nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng. - Đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của trang trại bằng việc mở rộng quan hệ đối tác kí kết các hợp đồng với các xưởng chế biến, các thương lái hay các công ty chế biến. 3.7.2. Giải pháp về phương thức sản xuất - Tham gia các lớp tập huấn về phòng bênh và chữa bệnh cho gà thương xuyên hơn. - Cập nhật tình hình về bênh dịch, các loại bệnh mới, các phương thức chữa bênh mới cho gia cầm. - Nâng cao các biện pháp phòng bênh cho trang trại. 3.7.3. Giải pháp về nguồn nhân lực - Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh. - Từ thực trang phân tích trên, để cho kinh tế trang trại phát triển và mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải đặt vấn đề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và những người lao động trong các trang trại. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và quản lý sản xuất, về cách tiếp cận với kinh tế thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật - công nghệ mới, đồng thời đối với những người lao động trong các trang trại cũng phải được huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành những lao động có kỹ thuật và có tay nghề vững vàng.
  51. 42 3.7.4. Giải pháp về đất đai và cơ sở hạ tầng trang trại - Nâng cao hiệu quả sử đụng đất, sử dụng hiệu quả phần đất đai còn lại của trang trại để có thể phát triển trang trại trong thời gian tới nếu có nhu cầu. - Tiến hành nâng cấp trang trại, cải tiển cơ sở hạ trang trại ngày càng tiên tiền hơn để giảm thiểu ngày công lao động, tăng năng suất hiệu quả xử lý công việc, tăng năng xuất và chat lượng sản phẩm. - Tiến hành cập nhật các phương thức sản xuất mới các mô hình sản xuất có hiệu quả để áp dụng vào thực tế sản xuất tại trang trại. 3.7.5. Mở rộng và tăng cường các hình thức hợp tác - Các trang trại nên tổ chức thành các hiệp hội trang trại cùng hỗ trợ nhau về vốn, kinh nghiệm sản xuất, trao đổi thông tin khoa học kĩ thuật, thông tin về thị trường,giá cả - Mở rông hớp tác với các công ty cung cấp về giống, thức ăn chăn nuôi, các đại lý thuốc thú y, cá kênh phân phối sản phẩm. Tạo thành một mạng lưới liên kết chắc chắn, bền vững và lâu dài. Từ đó, ổn định đầu vào và đầu ra sản phẩm của trang trại, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất chăn nuôi.
  52. 43 PHẦN 4 KẾT LUẬN 4.1. Kết luận Thông qua việc tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thịt của ông Ngô Doãn Chung, xóm Vải, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên tôi đưa ra một số kết luận như sau: - Để có thể xây dựng và phát triển trang trại thì người chủ trang trại phải có nghị lực và quyết tâm rất cao không ngại khó không ngại khổ, không cam chịu số phận có ý chí vươn lên làm giàu. - Trong SXKD trang trại để đạt được kết quả tốt, người chủ và các lao động trong trang trại phải có kiến thức tốt, không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra, chủ trang trại cần phải biết xây dựng kế hoạch SXKD cụ thể, quản lý tài chính tốt và phải luôn bám sát nhu cầu thay đổi của thị trường để điều chỉnh kế hoạch SXKD phù hợp, đảm bảo có lãi. Trang trại chăn nuôi gà thịt theo đúng các quy trình kỹ thuật và đã áp dụng các khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất như máng treo, máng uống nước tự động, hệ thống úm gà con, hệ thống làm mát và các biện pháp phòng bệnh. Tỷ lệ hao hụt đàn của trang trại khoảng 2 - 5% là có thể chấp nhận được. - Hiệu quả chăn nuôi của trang trại chăn nuôi gà thịt của ông Ngô Doãn Chung là tương đối cao, lợi nhuận thu được các năm 2016, 2017 khoảng 500 triệu đồng. Lứa gà 7000 con cuối năm 2018 chỉ thu được lợi nhuận trên 67 triệu đồng do dịch bệnh và do giá cả thị trường có xu hướng giảm. Trang trại tạo ra việc làm thường xuyên cho 4 – 5 lao động. Bên cạnh những thành công của trang trại trong những năm qua, khóa luận cũng chỉ ra những hạn chế cần xem xét khắc phục tại trang trại như: Xây dựng trang trại chưa thực sự hợp lý, khu trại chính quá gần với nhà ở gây ảnh hưởng đến môi trường sống của gia đình. - Tuy đã có những mối quan hệ với các công ty, các thương lái nhưng chưa thập gắn bó chặt chẽ, trang trại cần phải duy trì tốt các quan hệ hiện có, tạo dựng được các mối quan hệ mới để SXKD thuận lợi, giảm rủi ro.
  53. 44 - Phần diện tích đất của trang trại dành cho chăn nuôi gà được sử dụng khá hợp lý tận dụng đất trồng cây lâu năm làm bãi thả gà. Tuy nhiên, một số diện tích đất khác của trang trại nằm tại các khu khác nhau chưa được sử dụng tốt. Trang trại nên mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp, đất vườn kém hiệu quả sang trồng loại cây khác có hiệu quả cao hơn. - Mối quan hệ, tương trợ giúp đỡ giữa các trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn đã được xác lập, các chủ trang trại thường xuyên gặp gỡ để nắm bắt thông tin, trao đổi kiến thức kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên, mức độ liên kết gắn bó với nhau giữa các trang trại chưa chính thống, thiếu tính bền chặt và chưa phát huy tốt hiệu quả trong mua sắm đầu vào và tiêu thụ đầu ra. - Việc theo dõi và cập nhật các thông tin thị trường chưa thật khoa học, chưa thường xuyên trong bối cảnh thị trường đầu vào đầu ra trong chăn nuôi gà thịt luôn biến động mạnh. Hạn chế này không được khắc phục sẽ dẫn đến nguy cơ đưa ra các quyết định không chuẩn xác khi đầu tư mỗi lứa gà. 4.2. Kiến nghị 4.2.1. Đối với các chủ trang trại - Không ngừng học tập nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, về tiếp cận với thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, cách xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. - Trang trại nên xây dựng các mô hình liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. - Các chủ trang trại cần mạnh dạn hơn trong khai thác, huy động vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên môi trường. - Xây dựng các chiến lược dài hạn thành lập liên kết 4 nhà, các cơ sở chế biến sản phẩm tại chỗ ổn định cho đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm của trang trại.
  54. 45 4.2.2. Đối với chính quyền địa phương - Cần quan tâm hơn nữa đến việc sản xuất chăn nuôi quy mô trang trại trên địa bàn xã, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao hiệu quả công tác thú y hỗ trợ người dân trong chăn nuôi. - Mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý kinh doanh và khoa học đồng thời có chính sách hỗ trợ kinh phí. - Xây dựng và tạo môi trường thuận lợi để các trang trại mở rộng giao lưu hợp tác, liên kết với các bên liên quan. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được giao lưu gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm với nhau, giúp đỡ xây dựng các HTX ngành nghề để phát huy hiệu quả hoạt động SXKD trang trại. - Có các chính sách đền bù hợp lý khi thu hồi đất để các chủ trang trại có thể xây dựng và phát triển lại ổn định cuộc sống. - Cần tăng cường trợ giúp đào tạo kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho chủ trang trại và người lao động trong trang trại. Đồng thời cung cấp thông tin, dự báo thị trường, hình thành quỹ bảo trợ nông nghiệp có sự tham gia tự nguyện của chủ trang trại để bảo hiểm giá cả hàng hóa, giảm bớt rủi ro trong sản xuất kinh doanh trang trại. - Chính quyền địa phương cần phối hợp với chủ trang trại trong việc xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường bên ngoài. 4.2.3. Đối với các công ty giống và thức ăn chăn nuôi - Cần có chính sách hỗ trợ vốn bằng hình thứ đầu tư ban đầu cho trang trại. - Cần có chính sách hỗ trợ vốn trong những thời điểm mà giá sản phẩm thấp và rủi ro do dịch bệnh không mong muốn xảy ra. - Cần có đội ngũ kỹ sư, bác sĩ thú y tốt để hỗ trợ trang trại về mảng kỹ thuật. - Cần mở lớp tập huấn cho trang trại để giảm hao hụt cho trang trại.
  55. 46 TÀI KIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Công ty TNHH thú y toàn cầu – kỹ thuật chăn nuôi giống gà Dabaco 2. Dự thảo 2, ngày 28/8/2015, trình Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. 3. Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại của Chính phủ. 4. Thông tư số 27/2011/TT - BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. II. Tài liệu tích dẫn internet 5. phong_va_tri_benh_cho_ga_911.pdf?rand=103209 6. 7. va-giai-phap-chan-nuoi-gia-cam-o-cac-tinh-mien-nui-phia-bac 8. tho-nong-nghiep.5185/ 9. gia-cam-va-cac-yeu-to-anh-huong-den-thu-nhap-cua-ho-chan-nuoi-gia-cam- 41148/ 10. 11. 12. 44&print=true 13. trang-trai.htm 14. nong-nghiep-hien-dai-phan-vai-4-nha-vi10665.htm#.WEXCB7KLTIV 15.
  56. PHỤ LỤC (Các hình ảnh về trang trại chăn nuôi gà thịt Ngô Doãn Chung) Gà trong giai đoạn úm Gà giai đoạn 5 tuần tuổi Gà giai đoạn 5 tuần tuổi Gà giai đoạn chuẩn bị xuất bán
  57. Bãi thả gà của trang trại