Khóa luận Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch

pdf 58 trang thiennha21 16/04/2022 3932
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phap_luat_viet_nam_ve_mua_ban_hang_hoa_qua_so_giao.pdf

Nội dung text: Khóa luận Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ TIỀU ÂN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH Bộ môn: Luật kinh doanh Mã số: 52 39 01 09 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN ĐĂNG DUY HÀ NỘI - 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng em.Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. TÁC GIẢ KHÓA LUẬN Trương Thị Tiều Ân
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cám ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận “Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch”.Đặc biệt em xin chân thành cám ơn thầy giáo - Thạc sỹ Nguyễn Đăng Duy, người đã dành thời gian hướng dẫn và có những nhận xét đánh giá hết sức quý báu, chỉ dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Tuy nhiên, việc tìm kiến số liệu và thu thập thông tin không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chính vì vậy, khóa luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót bất cập. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp để có thể sửa chữa và hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2016
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu của khóa luận 3 Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 4 1.1. Khái niệm về hàng hóa, mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa 4 1.1.1. Khái niệm về hàng hóa, mua bán hàng hóa 4 1.1.2. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa 5 1.2. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa 6 1.2.1. Khái niệm và bản chất của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 6 1.2.2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 8 1.3. Khái quát về sở giao dịch hàng hóa 10 1.3.1. Khái niệm về sở giao dịch hàng hóa 10 1.3.2. Điều kiện thành lập và chức năng của Sở giao dịch hàng hóa 11 1.3.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa 11 1.4. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa 16 1.4.1. Đối với Doanh nghiệp 16 1.4.2. Đối với Nhà nước 17
  5. Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 18 2.1. Chủ thể tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa 18 2.1.1. Thành viên môi giới 18 2.1.2. Thành viên kinh doanh 21 2.1.3. Khách hàng 23 2.2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa 24 2.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa 26 2.3.1. Hợp đồng kỳ hạn 27 2.3.2. Hợp đồng quyền chọn 30 2.4. Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch 34 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH 38 3.1. Thực trạng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa nước ta 38 3.1.1. Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột 39 3.1.2. Sở giao dịch VNX 43 3.2. Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam 44 3.2.1. Cần xây dựng Luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 45 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về cơ quan quản lý Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 46 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về quy chế thành viên tham gia vào Sở giao dịch hàng hóa 47 3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 48 3.2.5. Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý vi phạm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 48 3.2.6. Một số kiến nghị khác 49 KẾT LUẬN 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế là xu thế chung của tất cả các quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Qua 30 năm đổi mới, Việt Nam ngày càng tham gia hội nhập quốc tế một cách sâu rộng thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương với các quốc gia trên thế giới. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết ngày 04/02/2016, với sự tham gia của 12 nước, trong đó có Việt Nam là một ví dụ. Hiệp định TPP gồm 29 chương, trong đó có 5 chương liên quan đến việc xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa dịch vụ. Đây vừa là cơ hội lại vừa là thách thức cho Việt Nam do việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới nhưng cũng khiến cho hàng hóa nước ngoài dễ dàng xâm nhập vào thị trường nội địa Việt Nam. Mặc dù hội nhập kinh tế nhưng các quốc gia vẫn luôn phải giữ vững và phát huy các thế mạnh của riêng mình. Đối với Việt Nam, thế mạnh đến từ các sản phẩm nông nghiệp do hiện tại, Việt Nam vẫn là một nước có nền nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, với các sản phẩm mũi nhọn chủ yếu là nông phẩm như gạo, cà phê, bông, chè . Khác với sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp thường có thời hạn sử dụng ngắn và giá cả lên xuống theo mùa vụ. Tốc độ lưu thông, tiêu thụ sản phẩm và ổn định giá cả luôn là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền nông nghiệp. Nhưng đáng tiếc đây vẫn luôn là vấn đề còn tồn tại ở Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc quy hoạch, xây dựng cơ sở chế biến, nâng cấp đường xá, phương tiện vận chuyển, việc xây dựng thị trường mua bán hàng hóa giao sau theo xu thế hiện đại như các nước khác cũng là một giải pháp hiệu quả. Do đó, Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 158/2006/NĐ-CP lần 1
  7. đầu tiên đã đưa ra những quy định về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa – một phương thức mua bán hàng hóa giao sau có tổ chức. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, hoạt động này dường như vẫn chưa phát triển như mong muốn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là những văn bản pháp luật đã được ban hành vẫn có những bất cập thiếu sót, chưa xây dựng được đầy đủ các quy phạm về những vấn đề pháp lý cần thiết cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Vì vậy, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch, nhằm mục đích tạo điều kiện thành lập và phát triển thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch đang đặt ra rất cấp thiết ở Việt Nam. Đây là lý do em chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận này tập trung nghiên cứu vấn đề mua bán hàng hóa qua sở giao dịch chỉ dưới góc độ pháp luật. Cụ thể là phân tích các quy định về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch theo pháp luật hiện hành (Luật thương mại năm 2005; Nghị định 158/2006/NĐ-CP, ). Qua đó, khóa luận chỉ ra những điểm pháp luật quy định còn chưa hợp lý, chưa đầy đủ, còn thiếu sót và đề xuất phương hướng hoàn thiện. Với mục đích như trên, việc nghiên cứu đề tài có những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, đọc- hiểu, nghiên cứu một cách tổng quan các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, vai trò cũng như các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển Sở giao dịch hàng hóa ở nước ta Thứ hai, làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Từ những nội dung đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. 2
  8. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các quy định về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận tập trung vào các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa theo các quy định của pháp luật. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận trình bày trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu sau đây: (i) Khoa học biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. (ii) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển thị trường mua bán hàng hóa qua sở giao dịch. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được chia thành các phần chính như sau: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH 3
  9. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 1.1. Khái niệm về hàng hóa, mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa 1.1.1. Khái niệm về hàng hóa, mua bán hàng hóa Trong điều kiện nền kinh tế thị trường trên đà phát triển, mua bán là phương thức chủ yếu để dịch chuyển tài sản từ người này sang người khác. Hoạt động mua bán đang diễn ra rất sôi nổi không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Mua bán hàng hóa là hoạt động chính của hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nhiều cách định nghĩa khác nhau về hàng hóa đã được ghi nhận. Theo từ điển tiếng Việt: “Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được”. Theo khoản 1 Điều 4 Luật Giá năm 2012 thì: “Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản”. Từ đó có thể thấy hàng hóa là sản phẩm lao động do con người tạo ra nhằm mục đích trao đổi mua bán để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của xã hội. Nó chính là đối tượng trong các hoạt động thương mại trong xã hội, tuy nhiên hàng hóa thì được quy định trong Luật Thương mại 2005 một cách cụ thể như sau: Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005:“Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai”. 4
  10. Tuy khái niệm hàng hóa tại Khoản 2 Điều 3 như trên là khá rộng nhưng tại Điều 25 Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung thêm quy định về hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa cấm kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện; Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.Như vậy, không phải tất cả các hàng hóa nào cũng được phép mua bán, phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh thì mới được phép lưu thông, mua bán trên thị trường. Hành vi mua bán hàng hóa được hiểu là những hoạt động trao đổi hay giao lưu hàng hóa, dịch vụ dựa trên cơ sở thuận mua vừa bán. Hoạt động mua bán hàng hóa là một bộ phận chủ yếu của hoạt động thương mại và được định nghĩa tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. 1.1.2. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những loại hợp đồng đặctrưng và phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh thương mại, là thỏa thuận của hai bên gồm bên mua và bên bán nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Luật Thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo 5
  11. Điều 428 Bộ luật Dân sự hiện hành: hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Theo Điều 430 bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2015: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.” Hàng hóa được hiểu là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất. Như vậy, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản. Từ đó cho thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Điểm phân biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản khác là: đối tượng hàng hóa, và mục đích sinh lời. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa 1.2.1. Khái niệm và bản chất của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Để đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất cũng như các nhà xuất khẩu nông sản trong nước mong muốn có một thị trường để giảm thiểu rủi ro do sự biến động bất thường về giá hàng hóa nông sản trên thị trường quốc tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, chúng ta đã bước đầu đưa vào Luật Thương mại 2005 những quy định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Khoản 1 Điều 63 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa qua sở Giao dịch hàng hóa là việc các bên thỏa thuận thực hiện mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.” 6
  12. Theo TS. Phạm Duy Liên thì“Thị trường sở giao dịch hàng hóa là thị trường ở đó người ta buôn bán, trao đổi với nhau không phải là hàng hóa, sản phẩm trực tiếp giao ngay mà là thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn việc giao hàng và nhận tiền sẽ được thực hiện trong tương lai”. Hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa không giống với hoạt động mua bán hàng hóa thông thường, tức là khi người ta giao kết hợp đồng, giao tiền thì giao vật luôn. Mà ở đây, trong một thời điểm nào đó trong tương lai, hàng hóa mới được chuyển tới tay người mua. Bản chất của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa chính là mua bán hàng hóa giao sau. Mua bán hàng hóa giao sau là việc giao dịch, ký kết các hợp đồng mà việc giao hàng và nhận tiền diễn ra vào thời gian ấn định trong tương lai. Thị trường hàng hóa giao sau là thị trường diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa giao sau. Là thị trường mua bán hàng hóa, thị trường mua bán hàng hóa giao sau có những đặc tính riêng biệt. Bao gồm: Thứ nhất, về chủ thế: Mục đích của các chủ thể thường không giống nhau. Có những chủ thể tham gia với mục đích hạn chế rủi ro, có chủ thể lại tham gia với mục đích đầu tư kiếm lời Thứ hai, về đối tượng: thường là một số loại hàng hóa đặc biệt mới được phép giao dịch trên thị trường này. Hàng hóa ở đây không chỉ tồn tại dưới dạng vật chất mà còn là các quyền tài sản; Thứ ba, đặc trưng của thị trường mua bán hàng hóa hình thành trong tương lai đó là phải có hợp đồng. Các hợp đồng phải là các thỏa thuận mang tính pháp lý, là cơ sở ràng buộc người bán và người mua. Ngoài ra khi giao kết hợp đồng, các bên chủ yếu thỏa thuận về giá cả và kỳ hạn, các điều khoản khác thường được chuẩn hóa; các bên trao đổi với nhau không phải là hàng hóa, sản phẩm trực tiếp giao ngay mà thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn việc giao hàng và nhận tiền được thực hiện trong tương lai. 7
  13. 1.2.2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán hàng hóa đặc biệt. Nó vừa mang các đặc điểm của mua bán hàng hóa thông thường vừa mang những đặc điểm của mua bán hàng hóa trong tương lai. Thứ nhất, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động mua bán hàng hóa thông thường. Do vậy nó mang các đặc điểm của một hoạt động thương mại. Hoạt độngthương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, do thương nhân tiến hành. Như vậy, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, hay nói cách khác là hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ thương mại này. Thứhai, thỏa thuận mua bán một lượng hàng hóa nhất định của các bên phải được thực hiện thông qua chủ thể thứ ba là sở giao dịch hàng hóa và phải tuân thủ các điều kiện cụ thể cho sở giao dịch đặt ra. Đây là điểm khác biệt cơ bản của hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa với hoạt động mua bán hàng hóa thông thường và hoạt động mua bán hàng hóa giao sau trên thị trường ngoài sở giao dịch. Trong hoạt động mua bán hàng hóa thông thường, các bên trực tiếp thỏa thuận với nhau về giá cả, số lượng, phẩm cấp hàng hóa, thời hạn giao nhận mà không cần phải thông qua chủ thể trung gian nào. Hay tại thị trường hàng hóa giao sau ngoài sở, các bên có thể chủ động thỏa thuận với nhau việc mua, bán một lượng hàng hóa nhất định với các điều khoản về chất lượng, giá cả và thời điểm giao hàng trong tương lai nhất định mà không thông qua tổ chức nào. Nhưng đối với hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa, thỏa thuận mua bán hàng hóa của các bên nhất thiết phải thực hiện thông qua sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa đóng vai trò trung gian, kết nối quan hệ mua bán hàng hóa của các bên mua bán hàng hóa. Để tham gia được vào quan hệ mua bán này, người mua và người bán phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định do sở giao dịch hàng hóa đặt ra. Việc mua bán được diễn ra theo trình tự, thủ tục chặt chẽ, thống nhất theo quy định của sở giao dịch hàng hóa. 8
  14. Thứ ba, chỉ một số hàng hóa nhất định đáp ứng các tiêu chuẩn do sở giao dịch hàng hóa quy định mới được mua bán thông qua sở giao dịch. Như vậy, không phải tất cả các loại hàng hóa trên thị trường thông thường đều được đưa vào giao dịch ở sở giao dịch hàng hóa. Những hàng hóa này có thể là những hàng hóa không phải đã có tại thời điểm thỏa thuận mua bán của hai bên mà nó sẽ hình thành trong tương lai, tại thời điểm giao hàng do hai bên thỏa thuận. Việc giới hạn loại hàng hóa được phép giao dịch thông qua sở giao dịch là phù hợp với tính chất của mua bán hàng hóa trên thị trường hàng hóa giao sau và phù hợp với quy định của pháp luật các nước trên thế giới. Thứ tư, giá cả của hàng hóa do các bên mua bán thỏa thuận là giá của hàng hóa đó tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại thời điểm trong tương lai. Đây cũng là điểm đặc trưng của mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa, là điểm khác biệt cơ bản đối với các hoạt động mua bán hàng hóa thông thường. Trong quan hệ mua bán hàng hóa thông thường, sau khi các bên mua, bán đã thỏa thuận xong với nhau về việc mua bán hàng hóa thì bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán và nhận hàng hóa, bên bán nhận tiền và có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua, khi đó quan hệ mua bán sẽ chấm dứt. Nhưng trong quan hệ mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa, tại thời điểm thỏa thuận, các bên đồng ý mua, bán một lượng hàng hóa với giá của hàng hóa đó tại thời điểm giao kết nhưng việc giao hàng của bên bán cho bên mua lại diễn ra tại thời điểm trong tương lai. Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phát sinh tại thời điểm giao kết hợp đồng và chấm dứt khi các bên hoàn thành nghĩa vụ giao nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai do hai bên ấn định. Điều này xuất phát từ đặc trưng của hàng hóa thông qua sở giao dịch là những hàng hóa có thể đã có, có thể được hình thành trong tương lai. Thứ năm, hình thức mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa là hợp đồng. Tuy tại khái niệm không chỉ rõ hình thức mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa là hợp đồng song quy định tại Điều 63 có sử dụng từ ngữ 9
  15. “tại thời điểm giao kết hợp đồng” trong Luật thương mại năm 2005 đã gián tiếp quy định hình thức của giao dịch này là hợp đồng. 1.3. Khái quát về sở giao dịch hàng hóa 1.3.1. Khái niệm về sở giao dịch hàng hóa Nhằm hạn chế rủi ro trong việc biến động giá cả, đồng thời cũng giúp các nhà đầu tư kinh doanh cũng như các người nông dân có thể chủ động trong việc gieo trồng, mua bán nông sản. Thông qua các giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa, người nông dân cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có thể đảm bảo lợi ích của mình bằng cách căn cứ vào các thông tin trên bảng niêm yết giao dịch. Trên thế giới, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa đã phát triển từ rất sớm ở các nước phát triển. Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên trên thế giới ra đời ở Chicago (Mỹ) từ năm 1984, tiếp đến là các sở giao dịch hàng hóa ở Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc Đến năm 2005, Việt Nam lần đầu tiên đưa các quy định điều chỉnh các vấn đề liên quan đến Sở giao dịch hàng hóa vào Luật Thương mại. Đây là quan hệ thương mại thuộc loại mới và khá lạ lẫm với nhiều người. Sở giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết đế giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những quy tắc giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa. Trong thị trường hàng hóa tương lai, Sở giao dịch hàng hóa có vị trí chủ thể tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa tồn tại ờ các nước rất đa dạng về hình thức tổ chức và cơ chế vận hành, tuy vậy bản chất chung của Sở giao dịch hàng hóa là "một tố chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc độc lập”. Sở giao dịch hàng hóa là nơi để thỏa thuận và ký kết những hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa để thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trực tiếp giao ngay mà giao vào một thời điểm nào đó trong tương lai, đồng thời là nơi thỏa thuận việc mua bán quyền chọn bán và quyền chọn mua hàng hóa. 10
  16. 1.3.2. Điều kiện thành lập và chức năng của Sở giao dịch hàng hóa Sở giao dịch hàng hóa được Bộ trưởng Bộ thương mại (nay là Bộ công thương) cấp phép thành lập dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại và Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Sở giao dịch hàng hóa là một pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa(Điều 8 Nghị định 158/2006/NĐ-CP): Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Vốn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên; 2. Điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nghị định này 3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; 4. Các điều kiện khác theo quy định của Luật doanh nghiệp. Thủ tục thành lập Sở giao dịch hàng hóa bao gồm các quy định về hồsơ đề nghị thành lập, trình tự, thủ tục thẩm tra, cấp phép thành lập Sở giao dịch hàng hoá được quy định cụ thể tại NĐ 158/2006/NĐ-CP và TT 03/2009/TT-BCT. Giấy phép thành lập đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây là căn cứ pháp lý để các Sở giao dịch hàng hóa ra đời và hoạt động, đồng thời là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý các Sở giao dịch hàng hóa. 1.3.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Dù tồn tại dưới hình thức nào thì Sở giao dịch hàng hóa cũng là một chủ 11
  17. thể có cơ cấu tổ chức chặt chẽ với đầy đủ các bộ phận để vận hành các giao dịch; đó là: Ban Giám đốc, Sàn giao dịch, Trung tâm thanh toán (Phòng thanh toán bù trừ, Sở giao hoán), Hệ thống kho giao nhận hàng, Trung tâm thông tin, Phòng môi giới và Ban niêm yết giá. Mỗi một bộ phận đảm nhiệm một chức năng riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, phối hợp với nhau để cùng tổ chức, vận hành một cách tốt nhất. Trung tâm thanh toán Căn cứ Điều 26 NĐ 158/2006/NĐ-CP, Trung tâm thanh toán mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa có thể thànhlập Trung tâm Thanh toán trực thuộc hoặc uỷ quyền cho một tổ chức tín dụng thực hiện chức năng của Trung tâm Thanh toán. Trung tâm Thanh toán phải hoạt động độc lập với các thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm Thanh toán. Trung tâm thanh toán có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Điều 27 NĐ 158/2006/NĐ-CP quy định quyền của trung tâm thanh toán. 1. Yêu cầu các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm thanh toán. 2. Thu phí dịch vụ thanh toán. 3. Trong trường hợp thành viên mất khả năng thanh toán theo yêu cầu của Trung tâm Thanh toán để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa, Trung tâm Thanh toán có quyền giữ lại tất cả các khoản tiền ký quỹ, các chứng từ giao nhận hàng hoá và các tài sản khác, không phân biệt là tài sản của thành viên đó hay của khách hàng của họ. 12
  18. 4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ thanh toán và quy định của Nghị định này. Điều 28. Nghĩa vụ của Trung tâm Thanh toán 1. Lưu giữ tiền ký quỹ của các thành viên và các tài liệu liên quan đến các giao dịch. 2. Bảo đảm thanh toán chính xác các giao dịch. 3. Thông báo chính xác, kịp thời các thông tin liên quan đến tài khoản của các thành viên. 4. Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến bảo mật thông tin. 5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ thanh toán và quy định của Nghị định này. Trung tâm giao nhận hàng hóa Trung tâm giao nhận hàng hóa là tổ chức thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hóa cho các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Trung tâm giao nhận hàng hóa có thể do Sở giao dịch hàng hóa thành lập hoặc ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện chức năng của Trung tâm giao nhận hàng hóa.(Điều 29 Nghị định 158/2006/NĐ-CP) Trường hợp các bên giao dịch lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hóa, người bán sẽ đưa hàng đến Trung tâm giao nhận của Sở giao dịch mà không giao trực tiếp cho người mua, người mua sẽ nhận hàng tại Trung tâm giao nhận được chỉ định bởi Sở giao dịch mà không nhận trực tiếp từ người bán. Trung tâm giao nhận hàng hóa có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại điều 30,31 của Nghị định 158/2006/NĐ-CP. Theo đó, Trung tâm giao nhận hàng hóa là chủ thể chịu trách nhiệm trước khách hàng về đối tượng hàng hóa, chất lượng, chủng loại, phẩm cấp của hàng hóa theo tiêu chuẩn, chất lượng do Sở giao dịch hàng hóa ban hành. Quyền của Trung tâm giao nhận hàng hóa: 13
  19. 1. Từ chối tiếp nhận hàng hoá không đảm bảo yêu cầu theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa. 2. Từ chối nhận hàng, giao hàng khi chưa có đầy đủ chứng từ hợp lệ. 3. Thu phí lưu giữ, bảo quản hàng hoá theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa. 4. Các quyền khác theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa và các quy định tại Nghị định này. Nghĩa vụ của Trung tâm giao nhận hàng hóa: 1. Không được tiếp nhận hàng hoá không đảm bảo yêu cầu theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa. 2. Bảo quản hàng hoá đúng tiêu chuẩn, chất lượng và số lượng trong thời hạn do Sở Giao dịch hàng hóa yêu cầu. 3. Giao hàng theo lệnh giao hàng của Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp nhận được đầy đủ chứng từ hợp lệ. 4. Báo cáo việc lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hoá theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa. 5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa và các quy định tại Nghị định này Trung tâm thông tin Trung tâm thông tin của Sở giao dịch sẽ cung cấp cho khách hàng những tin tức, số liệu cần thiết để phục vụ cho khách hàng dự đoán giá cả, ra các quyết sách. Những thông tin đó thường bao gồm: số hợp đồng mua vào và bán ra trong ngày, giá mua bán, giá niêm yết Phòng môi giới Đây là bộ phận quản lý các nhà môi giới, những người thay mặt người mua, người bán giao dịch, ký kết hợp đồng tại các trung tâm giao dịch. Người môi giới sẽ nhận sự ủy thác của khách hàng để tiến hành mua bán hàng hóa tại sở và thu một khoản tiền thù lao. 14
  20. Ban niêm yết giá Ban này có nhiệm vụ niêm yết thường xuyên các hợp đồng mua bán diễn ra hàng ngày hàng giờ tại Sở giao dịch trên bảng điện từ, để giúp cho các nhà môi giới, các nhà tư vấn nắm vững các thông tin diễn biến thị trường tại Sở giao dịch. Hoạt động của sở giao dịch hàng hóa Theo quy định tại Điều 67 Luật thương mại 2005, Sở giao dịch có các chức năng: a) Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá; b) Điều hành các hoạt động giao dịch; c) Niêm yết cácmức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm” Sở giao dịch hàng hóa có quyền lựa chọn hàng hóa cơ sở đưa vào danh mục giao dịch tại sở; tổ chức điều hành và quản lý hoạt động giao dịch qua sở; chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của các công ty tại sở giao dịch; yêu cầu các thành viên ký quỹ để thực hiện giao dịch; thu các loại phí theo quy định; bạn hành quy chế niêm yết, công bố thông tin, kiểm tra; giám sát hoạt động giao dịch; yêu cầu thành viên áp dụng biện pháp quản lý rủi ro; làm trung gian giải quyết tranh chấp theo yêu cầu đồng thời, SGDHH cũng có nghĩa vụ tổ chức giao dịch một cách công bằng, trật tự và hiệu quả; công bố các giấy tờ chứng minh tư cách như giấy phép thành lập, điều lệ hoạt động, mẫu hợp đồng, mẫu lệnh giao dịch của sở giao dịch; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ công thương và là chủ thể chịu trách nhiệm đến cùng về các giao dịch. Sở giao dịch hàng hóa không tham gia vào việc mua bán mà chỉ cung cấp những tiện nghi, những cơ sở vật chất cho các bên thực hiện việc mua bán, giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa, góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa của các thành viên được diễn ra sôi động. 15
  21. Pháp luật quy định quyền hạn và trách nhiệm của Sở Giao dịch hàng hóa tại Điều 15,16 theo Nghị định 158/2006/NĐ-CP. 1.4. Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa 1.4.1. Đối với Doanh nghiệp Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đóng góp vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước cũng như đối với Doanh nghiệp. Trong những năm mất mùa, người nông dân thường tích trữ hàng hóa nông sản lại rồi bán với giá cao, hoặc vào lúc mùa mang bội thu, giá thu mua rẻ cũng khiến sức cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp tăng cao.Điều này không chỉ khiến người nông dân mà cả các Doanh nghiệp cũng gặp bất lợi, không thu được lợi nhuận cần thiết do có sự biến động về giá cả. Đó chính là nguyên nhân ra đời của Sở giao dịch hàng hóa. Sự xuất hiện của Sở giao dịch hàng hóa góp phần hạn chế rủi ro, ổn định giá cả. Hạn chế rủi ro thể hiện ở việc hợp đồng giao kết ở đây là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Việc giao hàng sẽ được thực hiện trong tương lai, còn trong lúc giao kết hợp đồng thì các bên tham gia đã thảo luận về giá cả. Điều này nhằm hạn chế rủi ro về sự biến động giá cả trong tương lai, đồng thời cũng tạo ra môi trường kinh doanh an toàn cho các nhà đầu tư, Doanh nghiệp. Sở giao dịch hàng hóa tiến hành niêm yết công khai danh mục hàng hóa, cũng như thông tin mức giá về sản phẩm. Điều này tạo ra sự thuận lợi, dễ dàng cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thông tin trước khi tiến hành một giao dịch nào đó. Nhờ biết trước được giá cả dựkiến trong tương lai nên những người cần bảo hộ có thể điều tiết sản xuất, tựđộng cân bằng cung cầu. Hơn thế nữa, việc niêm yết giá cả công khai trên thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh không lo việc mua bán không đúng giá, ép giá. Các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa ở Sờ giao dịch buộc những người sản xuất, các Doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi sáng tạo để cải tiến quy trình, công nghệ sản xuất, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường về chất lượng, phẩm chất của hàng hóa. Từ đó, có thể khiến cho các Doanh nghiệp vươn xa hơn trong thị trường quốc tế. 16
  22. 1.4.2. Đối với Nhà nước Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch trờ thành một công cụ để Nhà nướcquản lý, quan sát sự biến chuyển trên thị trường trong nước nhằm đưa ra cácchiến lược quan trọng để điều tiết và phát triển kinh tế.Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịchhàng hóa sẽ giúp Nhà nước nắm được quan hệ cung cầu vàgiá cả.Từđócó thể định hướngsản xuất, thực hiện việc quản lý kinh tế một cách tốt hơn, giúp cho các loại hàng hóa Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước bạn về mặt chất lượng. Việc ban hành các quy chuẩn về chất lượng hàng hóa cũng như các điều kiện quy tắc trong việc mua bán hàng hóa trong Sở giao dịch hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, giúp nền kinh tế hội nhập quốc tế. Các doanh nghiệp có thể yên tâm về giá cả cũng như chất lượng của mặt hàng, đồng thời Nhà nước cũng có thể quản lý, có các cơ chế giải quyết tranh chấp, vi phạm liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. 17
  23. Chương 2 CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 2.1. Chủ thể tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa Chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa bao gồm thành viên môi giới, thành viên kinh doanh và các khách hàng. Trong đó thương nhân môi giới, thương nhân kinh doanh là những thành viên của Sở giao dịch, còn khách hàng là các tổ chức, cá nhân thực hiện việc giao dịch thông qua các thương nhân của Sở giao dịch.Chỉ những thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa mới được thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa. 2.1.1. Thành viên môi giới Để trở thành thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hóa, thương nhân phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây: 1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 2. Vốn pháp định là năm tỷ đồng trở lên. 3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 4. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa (Điều 19 Nghị định 158/2006/NĐ-CP) Chỉ các thành viên môi giới mới được thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Các thành viên môi giới có quyền và nghĩa vụ theo Luật Thương mại 2005 và hoạt động theo điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa. 18
  24. Tuy nhiên trong Luật Thương mại 2005, các nhà làm luật không quy định rõ quyền của thương nhân môi giới mà chỉ quy định về nghĩa vụ của thành viên môi giới. Căn cứ khoản 2,3 Điều 69 Luật Thương mại 2005: Thương nhân môi giới có nghĩa vụ: 2, Không được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá mà chỉ được phép thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá, 3, Phải đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịch để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động môi giới mua bán hàng hoá Thương nhân chấm dứt tư cách là thành viên môi giới trong các trường hợp sau: 1. Không còn đáp ứng đủ các điều kiện trở thành thành viên. 2. Giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật. 3. Tự đề nghị chấm dứt tư cách thành viên và được Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa. 4. Có hành vi vi phạm là điều kiện chấm dứt tư cách thành viên theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa hoặc quy định của pháp luật. (Điều 24 Nghị định 158/2006/NĐ-CP) Khi chấm dứt tư cách thành viên, thương nhân môi giới phải có nghĩa vụ theo các quy định của pháp luật tại Điều 25 NGhị định 158/2006/NĐ-CP. Bao gồm thông báo cho khách hàng lý do chấm dứt tư cách thành viên và việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo uỷ thác của khách hàng. Trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Nghị định này, Sở Giao dịch hàng hóa có quyền yêu cầu thành viên đó phải uỷ nhiệm cho thành viên khác thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Trường hợp thành viên bị chấm dứt không uỷ nhiệm được thì Sở Giao dịch hàng hóa có quyền chỉ định thành viên khác thực hiện. Trường 19
  25. hợp gây thiệt hại cho khách hàng thì phải bồi thường thiệt hại theo đúng các quy định của pháp luật. Để đảm bảo cho hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện hiệu quả, bảo vệ quyền của các bên mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Luật Thương mại 2005 quy định những hành vi bị cấm đối với các thành viên môi giới hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại Điều 70 và Điều 71. Điều 70 quy định các hành vi bị cấm áp dụng riêng đối với các thương nhân môi giới: 1 Lôi kéo khách hàngký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hạiphát sinh hoặc bảo đảm lợi nhuận cho khách hàng; 2 Chào hàng hoặc môigiới mà không có hợp đồng với khách hàng; 3 Sử dụng giá giả tạo hoặc cácbiện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng; 4Từ chối hoặc tiếnhành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới hợp đồng theo các nội dungđã thoả thuận với khách hàng; 5 Các hành vi bị cấm khác quy định tạikhoản 2 Điều 71 của Luật này. Điều 71 quy định các hành vi bị cấm áp dụng chung đối với các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, trong đó bao gồm cả các thương nhân môi giới. Khoản 2 Điều 71 Luật Thương mại 2005 quy định: “Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịchhàng hoá không được thực hiện các hành vi sau đây: a) Gian lận, lừa dối vềkhối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọnđược giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tếcủa loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn; b)Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán quaSở giao dịch hàng hóa; 20
  26. c) Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạnthị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá; d) Các hành vi bị cấm khác 2.1.2. Thành viên kinh doanh Thành viên kinh doanh là chủ thể đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Chỉ các thành viên kinh doanh trong Sở giao dịch hàng hóa mới được thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cho chính mình hoặc cho các cá nhân, tổ chức khác khi có ủy quyền, yêu cầu khách hàng ký quỹ để thực hiện giao dịch. Để trở thành thành viên kinh doanh, cần có các điều kiện như sau: 1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 2. Vốn pháp định là bẩy mươi lăm tỷ đồng trở lên. 3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 4. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa Thành viên kinh doanh có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 22 và 23 của Nghị định 158/2006/NĐ-CP. * Thành viên kinh doanh có các quyền: - Thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá cho khách hàng. Thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa ngoài việc thực hiện mua bán hàng hóa cho khách để hưởng thù lao ủy thác, họ còn có thể tiến hành tự doanh.Trong đó, hoạt động tựdoanh là việc thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa hoạt độngmua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cho chính mình (Khoản 2 Điều 3 NĐ 158/2006/NĐ-CP - Giải thích từ ngữ).Hoạt động này đem lại cho thành viên kinh doanh một khoản lợi nhuận trên cơ sở 21
  27. khoản tiền chênh lệch giữa giá hàng hóa vào thời điểm giao kết hợp đồng và giá hàng hóa vào thời điểm giao hàng. - Yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện giao dịch trong trường hợp nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa cho khách hàng. - Các quyền khác theo quy định của NĐ 158/2006/NĐ-CP và Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa. * Thành viên kinh doanh có các nghĩa vụ: - Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa. - Ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch trước khi thực hiện các giao dịch qua Sở giao dịch; - Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các loại phí khác theo quy định của Sở giao dịch. - Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch. - Trong trường hợp nhận uỷ thác, phải ký kết hợp đồng uỷ thác bằng văn bản với khách hàng và chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch từ khách hàng; - Cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời thông tin cho khách hàng; - Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình. Đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch của từng khách hàng và của chính mình; - Ưu tiên thực hiện lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình; - Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng; - Đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa của từng khách hàng và của chính mình; 22
  28. - Thực hiện chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định 158/2006/NĐ-CP; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa. Các hành vi bị cấm đối với thành viên kinh doanh áp dụng chung theo quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Thương mại 2005 giống như với thành viên môi giới. Việc chấp thuận và hủy bỏ tư cách thành viên kinh doanh thì do Sở giao dịch quy định tại điều 24 của Nghị định 158/2006/NĐ-CP. Đồng thời khi chấm dứt tư cách thành viên thì thương nhân phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng theo quy định tại điều 25 của Nghị định này. 2.1.3. Khách hàng Tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là các khách hàng.Khách hàng là những tổ chức, cá nhân thực hiện việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thông qua việc ủy thác cho thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa. Việc ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa phải đượcthực hiện trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch bằng văn bản. Nội dung hợp đồng uỷ thác do các bên thoả thuận. Trên cơ sở hợp đồng uỷ thác, các thành viên kinh doanh thực hiện từng lần giao dịch cụ thể theo lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng. Lệnh ủy thác giao dịch có thể được lập bằng văn bản hoặc các hình thứckhác có thể lưu giữđược và phải có các nội dung: loại giao dịch, hàng hoá, khối lượng, giá cả, hợp đồng giao dịch và các nội dung khác theo thoả thuận. Thành viên kinh doanh bảo đảm việc thực hiện giao dịch của khách hàng khi nhận uỷ thác bằng phương thức khách hàng nộp tiền ký quỹ. Hình thức ký quỹ bao gồm ký quỹ ban đầu, ký quỹ bổ sung và các hình thức ký quỹ khác theo thoả thuận. Tiền ký quỹ ban đầu theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn 5% trị giá lệnh uỷ thác giao dịch. Mức ký quỹ này phải được duy trì bằng hình thức ký quỹ bổ sung theo từng ngày giao dịch để đảm bảo mức ký quỹ 23
  29. mà các bên thỏa thuận. Trường hợp khách hàng không nộp tiền ký quỹ bổ sung thì trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng uỷ thác giao dịch, thành viên kinh doanh có quyền tất toán hợp đồng của khách hàng. Trường hợp mức ký quỹ vượt quá mức cần thiết, thành viên kinh doanh phải thông báo ngay đến khách hàng và khách hàng có quyền rút lại khoản vượt mức đó. Khi thực hiện các giao dịch cho khách hàng, thành viên kinh doanh phải thông báo bằng văn bản đến khách hàng về kết quả đặt lệnh qua Sở Giao dịch. Trường hợp khớp lệnh, nội dung thông báo phải nêu đầy đủ về thông tin của giao dịch. Trường hợp lệnh giao dịch không thực hiện được thì thông báo phải được gửi ngay và giải thích rõ lý do. Khách hàng có quyền khiếu nại bằng văn bản đến các thành viên kinh doanh về các nội dung được thông báo. Trường hợp thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá thì thành viên kinh doanh phải thông báo tiếp cho khách hàng các nội dung về người bán, người mua và thông tin về kho hàng nơi giao nhận hàng hoá. 2.2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa Thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở Giao dịch hàng hóa, các bên thành viên có thể tiến hành ký kết các hợp đồng để nhận các hàng hóa trong tương lai. Hàng hóa đưa vào giao dịch phải thông qua các quá trình kiểm tra kỹ lưỡng, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, khối lượng cũng như chất lượng mà Sở giao dịch đã đặt ra. Danh mục các loại hàng hóa được phép mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa đã được Bộ Thương mại(nay là Bộ Công thương) xây dựng Tại Điều 68 của Luật Thương mại 2005 và Điều 32 Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định: Danh mục hàng hoá giao dịch tại Sở giaodịch hàng hoá do Bộtrưởng Bộ Thương mại quy định trong từng thời kỳ, SởGiao dịch hàng hóa chỉ được tổ chức thực hiện hoạt động mua bán các loạihàng hoá thuộc danh mục hàng hoádo Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định.Chất lượng, đơn vị đo lường và các tiêu chuẩn khác của hàng hoá do Sở Giaodịch hàng hóa công bố phù hợp với pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường hiệnhành. 24
  30. Không phải cứ là hàng hóa thì sẽ được đưa vào danh mục giao dịch của Sở hàng hóa. Điều này cũng không có gì làm khó hiểu, việc mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở đây thường diễn ra với khối lượng lớn. Chúng ta có thể nhận thấy mục đích của việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa là để hạn chế rủi ro trong việc biến động giá cả, đặc biệt là đối với nông sản. Điều này phù hợp với tính chất của mua bán hàng hóa trên thị trường hàng hóa giao sau trên thế giới. Hiện nay, những hàng hóa được phép giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa là những hàng hóa được quy định tại Quyết định số 4361/QĐ-BCT ngày 18/0 8/2010 của Bộ trưởng Bộ Công thương. Bảng 2.1: Danh mục các loại hàng hóa được phép mua bán qua sở giao dịch hàng hóa theo Quyết định số 4361/QĐ-BCT TT Mô tả hàng hóa Mã H.S Ghi chú 01 Cà phê nhân, chưa rang, chưa 0901.11 khử chất cà-phê-in 02 Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc 4001.10 Chỉ áp dụng đối với các chưa tiền lưu hóa mã HS: 40011011 và 40011021 03 Cao su tự nhiên ở dạng tấm 4001.21 Chỉ áp dụng đối với cao su xông khói cácmãHS:40012110(RS S1);40012120(RSS2);40 012130(RSS3);4001214 0(RSS4); 40012150 (RSS5) 04 Cao su tự nhiên đã được định 4001.22 Các loại TSNR gồm chuẩn kỹ thuật SVR 10; SVR20; SVR L; SVR CV; SVRGP; 25
  31. TT Mô tả hàng hóa Mã H.S Ghi chú SVR3L, SVR5 05 Các sản phẩm thép không 7208 hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng 06 Các sản phẩm thép không hợp 7209 kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng 07 Các sản phẩm thép không hợp 7210 kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng 08 Các sản phẩm thép không hợp 7214 - Loại trừ các thép cơ khí kim ở dạng thanh và que chế tạo; khác, mới chỉ qua rèn, cán - Chỉ áp dụng với loại có nóng, kéo nóng hoặc ép đùn hàm lượng các bon dưới nóng, kể cả công đoạn xoắn 0,6% tính theo trọng sau khi cán lượng 2.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một hành vi thương mại, được giao kết dưới dạng hợp đồng. Hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường có thể được giao kết bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể hoặc bằng các văn bản. Tuy nhiên hợp đồng mua bán thông qua Sở giao dịch hàng hóa phải được giao 26
  32. kết dưới dạng văn bản. Bản chất của hợp đồng chính là sự thỏa thuận của các bên, được xây dựng dựa trên ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng. Khi tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên có thể thể hiện ý chí của mình theo các yêu cầu mà Sở giao dịch hàng hóa đặt ra. Đặc thù của hoạt động mua bán hàng hóa ở đây, là việc giữa người mua và người bán có sự liên kết qua người trung gian, không ai biết đối tác của mình là ai. Khi một người có nhu cầu giao dịch, họ thông qua các thành viên của Sở giao dịch để ủy thác thực hiện các lệnh giao dịch, lệnh này vừa là yêu cầu đặt ra đối với người môi giới, để họ có thể tìm kiếm đối tác. Vừa là lời đề nghị giao kết hợp đồng với chủ thể đáp ứng được yêu cầu mà mình đưa ra. Khi tham gia vào giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa, các bên phải ký quỹ, mục đích của việc ký quỹ là nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Như vậy, không có một bản hợp đồng kỳ hạn hay quyền chọn cụ thể được ký kết giữa bên mua và bán, chỉ có các điều khoản theo mẫu do Sở giao dịch đã xây dựng và các hợp đồng ủy thác giao dịch, lệnh ủy thác giao dịch và lệnh giao dịch 2.3.1. Hợp đồng kỳ hạn Khoản 2 Điều 64 Luật Thương mại 2005 quy định: Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bênmua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợpđồng” Đây được xem như một loại hợp đồng mua hoặc hợp đồng bán với giá xác định, việc giao nhận hàng hóa và thanh toán sẽ diễn ra vào một ngày xác định trong tương lai nếu như không có các thỏa thuận khác. Nội dung hợp đồng: bao gồm hai điều khoản quan trọng là thời điểm giao nhận hàng hóa và giá cả. Trong đó, thời điểm giao nhận hàng hóa trong hợp đồng kỳ hạn là một thời điểm xác định trong tương lai. Còn giá cả được thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng với mức giá có dự tính đến sự biến động tại thời điểm giao hàng. Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn 27
  33. Về chủ thể: theo các quy định của Luật Thương mại năm 2005 cũng như Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì các chủ thể có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng kỳ hạn gồm có: khách hàng, thành viên môi giới, thành viên kinh doanh, trung tâm thanh toán và trung tâm giao nhận hàng hóa Về đối tượng: Đối tượng của hợp đồng kỳ hạn chính là các hàng hóa được phép giao dịch tại sở giao dịch. Hàng hóa ở đây thường là các loại hàng hóa có lượng cung cầu lớn và thường xuyên biến động. Hàng hóa phải tuân thủ các quy định về loại hàng, tiêu chuẩn chất lượng, chủng loại và các điều kiện khác mà sở giao dịch hàng hóa đặt ra. Danh mục các loại hàng được phép mua bán trên sở giao dịch hàng hóa được quy định chi tiết tại Quyết định số 4361/QĐ-BCT Về giá cả: giá cả hàng hóa là giá cả giao sau, có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá tại thời điểm giao kết hợp đồng Mục đích giao kết hợp đồng kỳ hạn: trong hợp đồng kỳ hạn, bên bán và bên mua thỏa thuận giao hàng vào một thời điểm xác định trước trong tương lai với giá xác định. Điều này đồng nghĩa với việc các bên chấp nhận giới hạn mức lời cũng như mức thua lỗ của mình trong mức giá đó. Dù thị trường có thay đổi giá như thế nào thì họ cũng được đảm bảo một khoản tiền dự kiến tại mức giá đã thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này làm giảm thiểu hạn chế rủi ro cho bên bán cũng như bên mua. Phương thức thực hiện hợp đồng: thành viên kinh doanh phải lựa chọn việc thực hiện hợp đồng và thông báo tới Sở giao dịch vào trước ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng. Các bên giao dịch hợp đồng kỳ hạn có thể lựa chọn thực hiện hợp đồng theo một trong hai phương thức dưới đây: a) Thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán vào phiên cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng; Nếu thành viên kinh doanh lựa chọn phương thức thực hiện hợp đồng bằng cách thanh toán bù trừ qua trung tâm thanh toán, số tiền thanh toán bù trừ sẽ được thực hiện ngay vào phiên giao dịch cuối cùng của ngày hết hạn 28
  34. hợp đồng. b) Giao nhận hàng hoá qua Trung tâm giao nhận hàng hoá. Trong trường hợp thành viên kinh doanh lựa chọn việc thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hóa, trong một thời hạn nhất định theo quy định của Sở giao dịch hàng hóa. Thành viên kinh doanh có nghĩa vụ: - Nộp tiền vào tài khoản nếu là bên mua; - Giao hàng vào Trung tâm giao nhận hàng hoá nếu là bên bán. (khoản 5 Điều 41 Nghị định 158/2006/NĐ-CP) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng: Hợp đồng kỳ hạn trước hết cũng là một hợp đồng mua bán hàng hóa, do đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán. Khoản 1 Điều 65 luật Thương mại 2005 quy định:“Trường hợp người bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thì bênmua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán”. Quy định này nhằm ràng buộc trách nhiệm các bên trong hợp đồng. Trường hợp một bên không thực hiệnđúng nghĩa vụ của mình sẽ bị coi là căn cứ để xác định vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch còn là một loại hình mua bán đặc thù, vì vậy các bên còn có thể không giao nhận hàng mà thanh toán cho nhau một khoản tiền. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên mua có thể thanh toán bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thỏa thuận và giá thị trường. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thỏa thuận trong hợp đồng.(Khoản 2,3 điều 65 Luật Thương mại 2005) Trong trường hợp không phải là sự thoả thuận của các bên thì việc không giao nhận hàng của các bên sẽ là sự vi phạm nghĩa vụgiao nhận hàng và thanh toán theo hợp đồng, là một trong các trường hợp vi phạm hợp đồng và được giải 29
  35. quyết theo quy định của pháp luật về vi phạm hợp đồng. 2.3.2. Hợp đồng quyền chọn Khoản 3 Điều 64 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó” Bản chất của hợp đồng quyền chọn là mua bán những hợp đồng kỳ hạn, là hợp đồng phái sinh của hợp đồng kỳ hạn, được các bên ký kết trên cơ sở hợp đồng kỳ hạn. Trong hợp đồng quyền chọn các bên chỉ thỏa thuận về việc mua quyền và bán quyền. Việc mua quyền này cũng được thực hiện thông qua trung gian là Sở giao dịch hàng hóa chứ họ không trực tiếp gặp nhau để thương lượng, hợp đồng này cũng có thể thanh lý trước hạn bởi việc mua đi, bán lại của các bên chủ thể. Hợp đồng quyền chọn có ưu điểm khác biệt là các bên mua quyền có quyền quyết định việc thực hiện hợp đồng hay không bởi họ đã bỏ ra một khoản tiền để mua quyền. Có nghĩa rằng trong hợp đồng quyền chọn mua, quyền chọn bán cho phép dồn nghĩa vụ về một bên- bên bán quyền. Khi đã nhận khoản tiền bán quyền thì bên bán quyền bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ theo hợp đồng. Nội dung hợp đồng quyền chọn:bao gồm phạm vi, nội dung củaquyền chọn (quyền chọn mua hay quyền chọn bán, quyền chọn mua/bánhànghoá đối với hợp đồng kỳ hạn nào ) và giá của hợp đồng quyền chọn. Giá của quyền chọn thường được tính toán dựa theo giá hàng hoá và sự biến động về giá cả của hàng hoá trên thị trường. Giá của hợp đồng không biểu hiện giá trị của hàng hoá đã được thoả thuận mua bán mà thực chất là “tiền mua quyền”. Số tiền này phải được thanh toán ngay khi giao kết hợp đồng quyền chọn, dù sau này, người mua có sử dụng đến quyền đó hay không. Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn 30
  36. Về chủ thể: giống với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn cũng có chủ thể bao gồm: thành viên kinh doanh, thành viên môi giới, khách hàng, trung tâm thanh toán và trung tâm giao nhận hàng hóa của Sở giao dịch hàng hóa. Về đối tượng của hợp đồng: trong hợp đồng quyền chọn, đối tượng không phải là các hàng hóa được quy định theo Quyết định số 4361/QĐ-BCT mà là quyền chọn bán, quyền chọn mua gắn liền với việc mua hoặc bán một lượng hàng hàng hóa xác định với mức giá định trước hoặc quyền không thực hiện việc mua, bán hàng hóa nếu người giữ quyền rơi vào thế bất lợi hơn so với thời điểm giao kết hợp đồng. Đối tượng mà hợp đồng quyền chọn hướng tới chính là quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ mà bên mua quyền tạo ra trong hợp đồng kỳ hạn. Ví dụ: khách hàng đến Sở giao dịch đặt lệnh mua một quyền chọn mua với giá 70 triệu đồng để mua 100 tấn cà phê với kỳ hạn 2 tháng (kỳ hợp đồng ngày 1/4/2016, giao hàng ngày 1/6/2016). Nếu có người bán chấp nhận lệnh mua này thì Sở giao dịch hàng hóa sẽ khớp lệnh và hợp đồng quyền chọn mua đã được xác lập. Bên mua quyền chọn mua đã mất 70 triệu để mua quyền chọn mua đối với 100 tấn cà phê, và con số 70 triệu này bên bán quyền đương nhiên được hưởng. Đến ngày 1/6/2016, giá cà phê trên thị trường có thể tăng lên hoặc giảm xuống so với giá cà phê mà 2 bên đã giao kết trong hợp đồng. Nếu có lợi cho mình, bên mua quyền(khách hàng) có thể yêu cầu bên bán giao hàng hóa trên thực tế hoặc thanh toán tiền chênh lệch. Ngược lại nếu thấy không có lợi, bên mua quyền sẽ không thực hiện việc mua hàng theo hợp đồng quyền chọn đã cam kết. Về giá cả của hợp đồng quyền chọn: là tiền mua quyền. Khoản tiền này do bên mua quyền đề nghị và bên bán quyền chấp nhận. Khoản tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản của bên bán quyền ngay sau khi lệnh mua quyền, bán quyền được khớp hay ngay sau khi hợp đồng quyền chọn được giao kết và không hoàn trả nếu bên mua không thực hiện hợp đồng. Mục đích của hợp đồng quyền chọn: hạn chế rủi ro cho bên bán và bên 31
  37. mua quyền. Đến thời điểm giao hàng, nếu giá cả trong thị trường biến động tăng lên hoặc giảm đi, bên mua quyền có quyền thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng. Sự không thực hiện hợp đồng không bị coi là vi phạm hợp đồng bởi hai bên đã thỏa thuận với nhau về một khoản tiền là tiền mua quyền khi xác lập hợp đồng quyền chọn. Khoản tiền này được được xem như phí bảo hiểm rủi ro cho bên mua quyền, nếu giá cả biến động mạnh thì họ cũng chỉ chịu rủi ro là khoản phí mà mình đã trả chứ không phải toàn bộ hợp đồng. Bên bán quyền cũng được lợi bởi nếu sự biến động giá cả không quá mạnh, không vượt quá khoản phí quyền chọn mà họ đã nhận được thì họ sẽ được lợi. Còn nếu sự biến động giá cả thị trường theo hướng bất lợi thì khoản tiền bán quyền sẽ bù đắp cho họ được một phần rủi ro. Phương thức thực hiện hợp đồng Các chủ thể có thể lựa chọn việc thực hiện quyền chọn (thực hiện hợp đồng kỳ hạn đã ký kèm theo hợp đồng quyền chọn đó, theo đó sẽ chọn việc giao hàng hữu hình hoặc thanh toán bù trừ) hoặc không thực hiện quyền chọn (không thực hiện hợp đồng kỳ hạn đã ký trong hợp đồng quyền chọn). Việc giao dịch hợp đồng được thực hiện qua chủ thể trung gian là sở giao dịch hàng hóa, được thực hiện theo nguyên tắc khớp lệnh khi các lệnh tương thích nhau về giá, khối lượng và thời điểm đặt lệnh theo quy định của pháp luật hiện hành. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn Điều 66 Luật Thương mại 2005 quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụcủa các bên trong hợp đồng quyền chọn. Khoản 1 Điều 66 quy định: “1. Bên mua quyền chọn mua hoặc quyềnchọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọnmua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả do các bên thoả thuận”. Theo quy định này, nghĩa vụ của bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải thanh toán khoản tiền mua quyền chọn cho bên kia theo giá mà các bên đã thoả thuận. Khi đã thanh toán số tiền đó thì bên mua mới trở thành bên giữ quyền 32
  38. chọn mua hoặc quyền chọn bán. Khoản 2 Điều 66 quy định: “2. Bên giữ quyền chọn mua có quyền muanhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng”.Quy định này đã thể hiện đặc trưng về quyền và nghĩa vụ của các bên tronghợp đồng quyền chọn. Ở đây, bên giữ quyền mua có quyền mua hàng, chứ không phải có nghĩa vụ phải mua hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng, do đó, ngay cả khi bên giữ quyền mua không mua hàng hoá như đã giao kết trong hợp đồng thì đó không phải là vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp “bên giữquyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phảibán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không cóhàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoảntiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thịtrường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thựchiện”. Như vậy, khi bên giữ quyền mua thực hiện việc mua bán hàng hoá theo hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá. Nếu bên bán không có hàng hoá để giao cho bên giữ quyền mua thì phải thanh toán một khoản tiền tương ứng với mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch công bố với giá thoả thuận trong hợp đồng. Quy định này đã bảo vệ quyền chọn mua cho bên giữ quyền khi mua hay không mua hàng và ngay cả khi không mua được hàng do bên bán không có hàng. Khoản 3 Điều 66 cũng đặt ra các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên giữ quyền chọn bán tương tự như quyền và nghĩa vụ của bên giữ quyền chọn mua quy định tại khoản 2 Điều 66:“Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng”. 33
  39. Việc bên giữ quyền chọn quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng sẽ đương nhiên hết hiệu lực. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá còn được quy định bởi các điều khoản do Sở giao dịch tiêu chuẩn hoá như điều khoản về chủng loại, chất lượng, giao nhận, thanh toán. 2.4. Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được hình thành khá lâu trên thế giới và có xu hướng càng ngày càng phát triển. Sự tồn tại, phát triển của nó là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Sở giao dịch hàng hóa là một môi trường giao dịch còn khá mới ở nước ta, do Bộ trưởng Bộ Công thương cấp giấy phép thành lập. Theo đó Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý Sở giao dịch hàng hóa. Pháp luật quy định vai trò của nhà nước trong việc giám sát hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Để đảm bảo cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch phù hợp với các nguyên tắc của giao dịch thương mại, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo sự vận hành ổn định của Sở giao dịch hàng hóa, Nghị định 158/2006/NĐ-CP đã quy định chi tiết các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa tại Điều 52. Điều 52 quy định: 1. Sở Giao dịch hàng hóa, các thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: a) Thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 70 và 71 của Luật 34
  40. Thương mại; b) Không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến quản lý nhà nước hoặc không tuân thủ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Luật Thương mại và Nghị định này; c) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này và của pháp luật liên quan. 2. Trường hợp thương nhân có hànhvi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, Điều 71 Luật Thương mại 2005 quy định một số hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa như sau: “1. Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá. Sở giao dịch hàng hóa là nơi hay địa điểm tổ chức, kết nối và vận hành các giao dịch mua bán kỳ hạn, quyền chọn của thị trường mua bán hàng hóa giao sau có tổ chức. Đồng thời Sở giao dịch cũng là chủ thể trung gian, điều hành các hoạt động giao dịch trong thị trường mua bán hàng hóa giao sau có tổ chức. Theo quy định của luật Thương mại 2005, Sở giao dịch có các chức năng: “a) Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịchmua bán hàng hoá; b) Điều hành các hoạt động giao dịch; c) Niêm yết cácmức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm” (Điều 67). Nhân viên của Sở giao dịch là những người điều hành các hoạt động giao dịch, nắm giữ toàn bộ các thông tin về các hoạt động giao dịch, cũng như sự biến động về mức giá cả của từng loại hàng hóa cụ thể, do đó để đảm bảo cho sự minh bạch, công khai công bằng trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch thì nhân viên của Sở giao dịch không được phép tham gia vào bất kỳ một hoạt động môi giới hay mua bán nào 2. Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch 35
  41. hàng hoá không được thực hiện các hành vi sau đây: a) Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn; b) Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa; c) Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá; d) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.” Đối với các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch, tức là bao gồm cả Sở giao dịch, nhân viên của Sở, Trung tâm thanh toán, Trung tâm giao nhận hàng hóa, thành viên kinh doanh, thành viên môi giới và các tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch không được thực hiện các hành vinhư gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các giao dịch hay đưa thông tin sai lệch về các giao dịch, giá mua bán hàng hóa nhằm đảo bảo lợi ích tối ưu cho các khách hàng. Thành viên kinh doanh của Sở giao dịch có thể vừa thực hiện hoạt động tự doanh, vừa thực hiện hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa cho khách hàng. Nếu không có những quy định cụ thể về các hành vi bị cấm hoặc không được thực hiện, các thành viên kinh doanh sẽ chỉ để ý đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến khách hàng. Bên cạnh đó, luật Thương mại còn có riêng Điều 70 quy định về các hành vi bị cấm đối với các thành viên môi giới của Sở giao dịch, bao gồm: 1. Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm lợi nhuận cho khách hàng. 2. Chào hàng hoặc môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng. 3. Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng. 4. Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới hợp 36
  42. đồng theo các nội dung đã thoả thuận với khách hàng. 5. Các hành vi bị cấm khác quy định tại khoản 2 Điều 71 của Luật này. Việc luật Thương mại 2005 cũng như Nghị định 158/2006/NĐ-CP ban hành các quy định về các hành vi bị cấm cũng như vi phạm pháp luật là điều cần thiết. Bởi có các quy định như vậy, các chủ thể sẽ phải thực hiện đúng, tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Từ đó tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh hiệu quả. Sở Giao dịch, các thành viên của Sở và các tổ chức, cá nhân liên quan có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thẩm quyền, thủ tục xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Thẩm quyềnvà thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 52 Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạmhành chính (Điều 53 Nghị định 158/2006/NĐ-CP) 37
  43. Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH 3.1. Thực trạng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa nước ta Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra thì tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014. Trong đó giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 tính theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 858,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm 2014, bao gồm: Nông nghiệp đạt 637,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3%. Sản xuất công nghiệp năm 2015 ước tính tăng 9,8% so với năm 2014, cao hơn nhiều mức tăng 5,9% của năm 2013 và 7,6% của năm 2014. Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, yếu tố quan trọng trong việc phát triển hànghóa nông nghiệp là lưu thông và tiêu thụ. Để giải quyết vấn đề này Việt Nam đã áp dụng phương thức mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, các nhà làm luật đã gói gọn quy chế pháp lý dành cho hoạt động này tại mục 3 chương 2 Luật Thương mại và hướng dẫn thi hành tại Nghị định 58/2006/NĐ-CP. Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa đã phần nào giúp cho người sản xuất cũng như các Doanh nghiệp hạn chế được rủi ro về sự biến động giá cả của thị trường, cũng như quyết định đầu tư trong tương lai. Tháng 3-2002, Sàn giao dịch hạt điều do Hiệp hội Điều Việt Nam mở tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh với mục đích là mang lại hiệu quả về việc cân bằng giá bán cho người mua (Doanh nghiệp) và người bán (nông dân) khi tham gia mua bán qua Sàn giao dịch. Tuy nhiên, Sàn giao dịch đã ngừng hoạt động sau nhiều tháng không có khách. Tháng 3-2010, Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom – STE) đã thành lập sàn giao dịch đường với hai mặt hàng là đường thô và đường tinh. Sacom – STE đã đầu tư một hệ thống cơ sở hạ tầng gồm một phần mềm giao dịch, bảng điện tử, 38
  44. hệ thống lưu ký và đặc biệt có tập đoàn tài chính Sacombank đứng sau hỗ trợ cho giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, qua tám tháng hoạt động, mỗi phiên chỉ giao dịch được trên dưới 10 tấn đường, trong khi đó, để có thể tiến hành giao dịch, sàn cần 50 tấn đường. Thời gian sau đó, giá đường trong nước và thế giới tăng cao, do vậy Sacom – STE cũng gần như ngưng hoạt động vì không còn người giao dịch. Cho đến hiện nay, có khá nhiều sở giao dịch hàng hóa được thành lập để giúp nông dân cũng như các doanh nghiệp có sự đảm bảo chắc chắn hơn về giá cả và cơ hội tiêu thụ hàng hóa. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng một số Trung tâm giao dịch đã đi vào hoạt động theo Quy trình của Sở giao dịch hàng hóa. Trong đó phải kể đến Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột và Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. 3.1.1. Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột Việt Nam có các yếu tố tự nhiên như đất đai và khí hậu vô cùng thuận lợi nên cây cà phê ở Việt Nam có ưu thế hơn các nước khác và đặc biệt là các nước trong khu vực. Hiện tại cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và là một trong năm mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có tỉ trọng cao ở Việt Nam. Với mục đích hướng đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam và hướng đến lợi ích chính đáng của người sản xuất,kinh doanh cà phê. Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột(BUONMATHUOT COFFEE EXCHANGE CENTER- BCEC) đã được thành lập theo Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh ĐắkLắk, có trụ sở đặt tại 153 - Nguyễn Chí Thanh - thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk. BCEC là một tổ chức dịch vụ thương mại, thực hiện việc giao dịch mua, bán các loại cà phê được sản xuất tại Việt Nam theo phương thức đấu giá tập trung, công khai; gồm giao dịch mua bán giao ngay và giao dịch mua bán tương lai; hoạt động theo nguyên tắc thành viên. Các hoạt động giao dịch trên được quản lý, điều hành bằng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, các phần 39
  45. mềm vận hành và được điều chỉnh bổi hệ thống các quy chế, quy trình nghiệp vụ cụ thể. BCEC là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Công thương, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụđược giao. Theo Quyết định 84/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2007 của ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk, về việc phê duyệt Quy chế tổ chức hoạt động của BCEC, Trung tâm có các nhiệm vụ chính: Tổ chức một sàn giao dịch đấu giá khép lệnh tập trung, công khai cho các tổ chức, đơn vị từ người sản xuất, chế biến đến kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân theo mô hình hoạt động hiện đại phù hợp với xu thế và tập quán kinh doanh, mua bán, giao dịch trên thế giới. Tổ chức biên tập và cung cấp thông tin và cung ứng các dịch vụ tư vấn về trồng, chăm sóc, sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, đặc biệt hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn cho nông dân, người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm; Tổ chức hệ thống chế biến cùng với kho hàng nhằm chuẩn hóa và phục vụ việc chuyển giao mặt hàng cà phê đưa vào giao dịch. Đồng thời phối hợp với các đơn vị khác cung cấp các dịch vụ về ký gửi hàng hóa, tín dụng, môi giới giao dịch, chế biến, dịch vụ kho bãi và xa hơn nữa là các dịch vụ logistic và kho ngoại quan; Phối hợp với tổ chức môi giới (được Ngân hàng Nhà nước cho phép) tổ chức giao dịch cà phê với các sàn giao dịch của thế giới (LIFFE - thị trường London, NYBOT- New York, ). 40
  46. Bộ máy tổ chức BCEC: Ngoài ra, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột có 2 tổ chức uỷ thác: Ngân hàng uỷ thác thanh toán, thực hiện vai trò trung tâm thanh toán, thanh toán bù trừ các khoản vốn, ký quỹ theo kết quả giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột; Tổ chức kiểm định chất lượng sản phẩm, thực hiện việc xác định chất lượng sản phẩm trong quá trình chuyển giao khi thực hiện hợp đồng. Để làm tốt các chức năng, nhiệm vụ trên và nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất khấu cà phê, nhất là đối với người trực tiếp sản xuất cà phê, Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn MaThuột cùng với TECHCOMBANK và doanh nghiệp quản lý khi triển khai hoạt động ký gửi hàng hóa, cung cấp dịch vụ tín dụng, các dịch vụ kho bãi, các dịch vụ khác về kiểm định, gia công, chế biến, giao nhận hàng hóa khi khách hàng có nhu cầu, với hệ thống gồm 04 kho và 01 xưởng chế biến ngay tại Trung tâm. 41
  47. BCEC khai trương và bắt đầu hoạt động từ ngày 11/12/2008, sau gần 5 năm thai nghén. Cho đến năm 2015 đã được 7 năm đi vào hoạt động nhưng các giao dịch của BCEC vẫn còn thưa thớt, vắng vẻ. Lượng giao dịch tại Trung tâm cũng rất khiêm tốn; hiệu quả đạt được không hề như mong đợi mặc dù đã được đầu tư khá nhiều trang thiết bị cơ sở hạ tầng hiện đại. Do thiếu kinh nghiệm, không có tiền lệ, hơn nữa phương thức giao dịch khá phức tạp, bởi vậy giao dịch qua Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột không được nhiều người đón nhận. Dưới tiền thân là Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, Sở giao dịch Cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột (BCCE) đã được thành lập để khắc phục bớt phần nào những nguyên nhân trên. Sở giao dịch Cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột BCCE được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, trực thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk với vốn điều lệ 75,5 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh Đắk Lắk chiếm 42% vốn, CTCP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) chiếm 43% và hơn 10% của các cổ đông khác. BCCE sẽ hoạt động theo phương thức kết nối minh bạch, sát với giá thế giới và trực tuyến. Mua bán qua BCCE được thực hiện theo sản phẩm giao ngay (spots) và hợp đồng tương lai (futures).BCCE chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/3/2015. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại, BCCE còn gặp khá nhiều vướng mắc chưa tháo gỡ được, đặc biệt là về vốn góp, chưa kể hành lang pháp lý để cà phê VN được bán qua sàn giao dịch cũng chưa có. Nghị định 158 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về việc thành lập sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, được ban hành vào tháng 12- 2006 nhưng đến nay vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể hơn. Hơn nữa, muốn giao dịch qua sàn thì hành lang pháp lý về thuế, hóa đơn chứng từ, trung tâm thanh toán bù trừ cần hoàn thiện và phù hợp với các thông lệ quốc tế nhưng đến nay vẫn chưa có. Với những bất cập như vậy, việc BCCE có thể phát triển trở thành một sàn giao dịch cà phê lớn nhất cả nước, hội nhập được với bạn bè thế giới quả 42
  48. thật không phải là việc dễ dàng. Chúng ta vẫn cần có sự quan tâm hơn của các cơ quan Nhà nước, cần có các quy định cụ thể để có thể tiến hành thực thi một cách dễ dàng trên thực tế hoạt động mua bán hàng hóa qua BCCE. 3.1.2. Sở giao dịch VNX Ngày 20 tháng 10 năm 2010, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ra mắt Sở giao dịch hàng hóa Triệu Phong (TPE). Sở giao dịch đầu tiên được cấp phép hoạt động tại Việt Nam theo quyết định số 4596/GP- BCT do Bộ Công thương ký ban hàng ngày 01/9/2010. Cổ đông sáng lập của TPE gồm 2 pháp nhân là Công ty Cổ phần chứng khoán SME(SMES) và Công ty Cổ phần Vàng Quốc tế Triệu Phong(TPG) và các thể nhân. TPE có vốn điều lệ là 150 tỉ đồng, được phép giao dịch tất cả các loại hàng hóa do Bộ Công thương quy định tại Quyết định số 4361/QĐ-BCT ký ngày 18/8/2010, bao gồm Cà phê, Cao su và Thép. Với tiền thân là Sở giao dịch hàng hóa Triệu Phong. Ngày 11/1.2011, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (VNX) đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động, trụ sở chính tại số 18-20 Phước Hưng, Quận 5 và Sàn giao dịch được đặt tại 52 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. VNX là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động tại Việt Nam. VNX có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, ba mặt hàng chủ yếu được giao dịch gồm cà phê, cao su và thép. Mô hình hoạt động của VNX gồm 3 phần là sàn giao dịch, trung tâm thanh toán bù trừ, trung tâm kiểm định và giao dịch hàng hóa. Sở sẽ là nơi cung cấp địa điểm, phương tiện các dịch vụ cần thiết cho việc thực hiện giao dịch. Hàng hóa được mua bán tại các sàn giao dịch phải qua giám định đạt những tiêu chuẩn chung, gọi là chuẩn chất. Giá cả giao dịch theo nguyên tắc đấu giá công khai, đấu giá mua và cả đấu giá bán. Nơi đây là nơi tập trung tất cả những đầu mối buôn bán với khối lượng giao dịch lớn về loại mặt hàng đó. Tất cả sẽ thông qua một bộ phận môi giới để có thể giao dịch các hàng hóa của mình nhằm đảm bảo tính trung thực hàng hóa trong mọi thương vụ cũng như việc bảo 43
  49. đảm thanh toán. VNX sẽ là nơi niêm yết giá chuẩn cho các mặt hàng cà phê, cao su, thép trong nước dựa trên cơ chế khớp lệnh liên tục. VNX còn khai thác, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình thị trường hàng hóa trong và ngoài nước, các thông tin có liên quan cho các thành viên và các chủ thể khác tham gia thị trường; thiết lập các giao dịch liên kết với các Sở giao dịch khác trên thị trường trong nước và thế giới. Ngoài ra, VNX còn là nơi niêm yết giá chuẩn cho các mặt hàng cà phê, cao su, thép trong nước dựa trên cơ chế khớp lệnh liên tục. Sở còn khai thác, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình thị trường hàng hóa trong và ngoài nước, các thông tin có liên quan cho các thành viên và các chủ thể khác tham gia thị trường, thiết lập các giao dịch liên kết với các sở giao dịch khác trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Do gặp phải thời điểm kinh tế khó khăn nên lượng giao dịch hàng hóa không lớn. Đến tháng 8-2012, VNX gặp sự cố về hệ thống công nghệ thông tin và đã tạm ngừng hoạt động. Sau một thời gian tạm dừng hoạt động, VNX lại trở lại và tiếp tục hoạt động tiếp, tuy vậy hoạt động của VNX vẫn còn khá tẻ nhạt, chưa có sự nổi bật. 3.2. Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Hội nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường thế giới, tìm kiếm và lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế trong nước. Việt Nam vẫn là một nước có nền nông nghiệp chiếm tỉ trọng không hề nhỏ, các sản phẩm mũi nhọn chủ yếu là nông phẩm như gạo, cà phê, bông, chè Một đặc điểm chính của thị trường nông sản và cũng là thách thức khá lớn của Việt Nam là tính biến động cao về giá cả. Việc hình thành và phát triển phương thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa sẽ 44
  50. mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế và toàn xã hội nếu chúng ta biết khai thác, phát triển theo đúng phương hướng Dù vậy, từ khi ban hành các quy định liên quan đến Sở giao dịch hàng hóa cho đến nay, hoạt động của các Sở giao dịch không được sôi động. Luật Thương mại 2005 và NĐ 158/2006/NĐ-CP được ban hành đã tạo lập những cơ sở pháp lý đầu tiên điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quaSở giao dịch hàng hóa. Pháp luật đã quy định những nội dung cơ bản về mua bán hàng hóa trên thị trường giao sau có tổ chức. Tuy nhiên, pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch vẫn có nhiều nội dung còn thiếu, cần tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Việc hoàn thiện môi trường pháp lý là yêu cầu hết sức cấp bách. Hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa phải đặt trong xu thế hội nhập, bảo đảm sự phù hợp với pháp luật quốc gia và thông lệ quốc tế trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm các nước. Bởi vậy cần có những thay đổi kịp thời, để phát triển Sở giao dịch hàng hóa ở nước ta. Trong giới hạn bài luận nghiên cứu này, tôi xin đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện cũng như phát triển hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. 3.2.1. Cần xây dựng Luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Ngoài Luật Thương mại 2005, nghị định 158/2006/NĐ-VP và Thông tư 03/2009/TT-BCT thì chúng ta không hề có thêm bất cứ một văn bản luật hay hướng dẫn thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.Từ khi các sàn giao dịch cũng như Sở giao dịch hàng hóa xuất hiện, cũng đã nảy sinh một số vấn đề mà các văn bản hiện hành chưa giải quyết được. Trước thềm hội nhập TPP, Việt Nam đứng trước cánh cửa lớn; trước xu thế hội nhập đó. Việc xây dựng Luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là điều cần thiết. Chúng ta còn phải có những văn bản dưới luật hướng dẫn một cách chi tiết hơn nữa về vấn đề mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Có như thế hệ thống pháp luật điều chỉnh vấn đề mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 45
  51. mới có sự đồng bộ. Yêu cầu này là hoàn toàn hợp lý vì hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa khó có thể diễn ra mà không có một khung pháp lý hoàn chỉnh. Việc phát triển hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịchhàng hóa không thể thiếu sự góp mặt của các thương nhân nước ngoài. Do đó một yêu cầu đặt ra là phải có một khung chính sách phù hợp thu hút được sự tham gia của các thương nhân này. Không những thế hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa sẽ phức tạp hơn khi có thêm yếu tố nước ngoài. Do đó Nhà nước phải ban hành những văn bản pháp lý để có biện pháp quản lý hiệu quả. Mà cụ thể ở đây là phải ban hành Luật mua bán hàng hóa qua sở giao dịch. 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về cơ quan quản lý Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Trong khi xây dựng một đạo luật chuyên ngành về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Chúng ta cần lập ra một cơ quan chuyên trách để quản lý các Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Theo các quy định tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP, Bộ Công thương, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư mỗi Bộ lại quản lý phụ trách một nội dung khác nhau. Điều này dẫn đến sự không đồng bộ thống nhất trong việc quản lý,ngoài ra còn phức tạp cho các chủ thể tham gia vào Sở giao dịch. Nhà nước cần lập nên một cơ quan chuyên trách để quản lý tổng thể các vấn đề về Sở giao dịch hàng hóa, điều này làm cho pháp luật Việt Nam phù hợp hơn với các điều ước, thông lệ quốc tế. Chúng ta nên thành lập một Ủy ban trực thuộc Bộ Công thương. Quyền và nhiệm vụ của Ủy ban này phải được quy định rõ ràng trong Luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Ủy ban sẽ thực hiện các hoạt động liên quan đến Sở giao dịch hànghóa như cấp phép hoạt động cho Sở giao dịch, giám sát hoạt động của Sở giao dịch. Ngoài ra Ủy ban cũng chịu trách nhiệm cấp phép và giám sát các hoạt động của các chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. 46
  52. Thành viên của Ủy ban phải là người có trình độ chuyên môn cao, am hiểu và có kinh nghiệm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Việc thành lập một Ủy ban thay mặt cho Nhà nước theo sát hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa sẽ giúp cho việc quản lý Sở giao dịch được hiệu quả hơn, đồng thời đưa ra những chính sách điều tiết phù hợp với thị trường mỗi khi có biến động. 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về quy chế thành viên tham gia vào Sở giao dịch hàng hóa Như đã trình bày ở trên, chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa bao gồm thương nhân môi giới, thương nhân kinh doanh và khách hàng. Các khách hàng thông qua thành viên kinh doanh hoặc thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hóa để mua bán hàng hóa hoặc thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa hoạt động tự doanh. Đối với thương nhân môi giới, luật Thương mại mới chỉ quy định các nguyên tắc chung khi xác định điều kiện hoạt động của thương nhân môi giới là đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, tuy nhiên lại chưa có văn bản nào quy định rõ ràng các quy định cụ thể này. Hơn nữa đối với hoạt động môi giới của thương nhân môi giới bao gồm những hoạt động cụ thể gì, phạm vi hoạt động đến đâu cũng chưa được quy định cụ thể rõ ràng. Do đó cần có những định nghĩa rõ ràng để tránh gây sự nhầm lẫn cũng như lợi dụng kẽ hở của luật pháp để tư lợi. Luật Thương mại năm 2005 chỉ tập trung quy định về thành viên môi giới, còn Nghị định 158/2006/NĐ-CP tập trung quy định về thành viên kinh doanh nên còn thiếu sự đồng bộ về quyền, nghĩa vụ của thành viên môi giới cũng chưa được quy định đầy đủ như thành viên kinh doanh. Hoạt động mua bán hàng hóa là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Vì vậy, là thành viên của Sở giao dịch hàng hóa, thương nhân môi giới cũng như thương nhân kinh doanh cần phải có chứng chỉ hành nghề trong hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Trường 47
  53. hợp chủ thể đăng ký là cá nhân, cánhân đó phải có chứng chỉ hành nghề. Trường hợp chủ thể đăng ký là doanh nghiệp, tổ chức, các nhân viên của họ phải có chứng chỉ hành nghề. Các cá nhân muốn cấp chứng chỉ hành nghề phải tham gia khóa đào tạo tại các cơ sở được cấp phép và đáp ứng yêu cầu của kỳ kiểm tra kết thúc khóa học. Trong trường hợp có nhiều Sở giao dịch hàng hóa cùng hoạt động, pháp luật cần có những quy định cụ thể về việc đăng ký tư cách thành viên hay sự thừa nhận thành viên giữa các Sở giao dịch. Liệu thành viên giao dịch của Sở giao dịch này có thể được trở thành thành viên giao dịch của một Sở giao dịch khác hay không. Về mặt nguyên tắc, phương thức giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa có nhiều điểm tương đồng với phương thức giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, vì bản chất của giao dịch trên Sở giao dịch hàng hoá cũng là các dạng công cụ đầu tư phái sinh nên. Vậy có cho phép thành viên giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán đương nhiên có đủ tư cách giao dịch tại Sở giao dịch hàng hoá hay không? Có phải làm lại các thủ tục đăng ký tư cách thành viên hay không? 3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Hợp đồng và giao kết hợp đồng trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một trong những nội dung quan trọng. Việc thiết lập các quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện chủ yếu thông qua việc giao kết các hợp đồng. Pháp luật cần có những quy định cụ thể nhằm chuẩn hóa các tiêu chí giao kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, các điều khoản cơ bản của hợp đồng dựa vào đó, các Sở giao dịch hàng hóa sẽ xây dựng các hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp với các giao dịch do chính mình thực hiện. 3.2.5. Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý vi phạm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Luật Thương mại 2005 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. 48
  54. Điều 97 Nghị định Số185/2013/NĐ-CPquy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 15/11/2013. Nghị định đã liệt kê các hành vi và quy định mức xử phạt tương ứng cho các hành vi vi phạm của thành viên sở giao dịch cũng như Sở giao dịch hàng hóa để tạo thuận tiện, dễ dàng hơn cho cả chủ thể tham gia hoạt động mua bánhàng hóa qua Sở giao dịch và cả cơ quan nhà nước khi áp dụng chế tài để xử lý vi phạm. Tuy nhiên, các mức phạt dường như vẫn còn quá nhẹ. Đối với thành viên của Sở giao dịch hàng hóa, mức phạt cao nhất là 50.00.000 triệu đồng. So với số vốn pháp định bỏ ra (Thành viên kinh doanh có vốn pháp định là 75 tỉ đồng trở lên, còn thành viên môi giới thì có vốn pháp định là 5 tỉ đồng trở lên) thì số tiền phạt đó không đáng là bao. Nhà nước cần thắt chặt mạnh hơn mức tiền phạt nhằm răn đe các chủ thể. Ngoài ra điều đó cũng có tác dụng lớn trong việc giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch khi họ biết trước các chế tài mình phải chịu khi thực hiện các hành vi đó. 3.2.6. Một số kiến nghị khác Để giúp hình thành và phát triển hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam cần sự hỗ trợ rất nhiều mặt từ Nhà nước nhưsự hỗ trợ về mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chocác doanh nghiệp. Nếu chỉ hoàn thiện pháp luật không thôi, điều này chưa đủ để các Sở giao dịch hàng hóa có thể phát triển một cách hiệu quả. Nhà nước cần hỗ trợ các Sở giao dịch trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kho chứa, kho lạnh, phương tiện giao dịch cũng như thanh toán điện tử. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở giao dịch. Một trung tâm giao dịch sẽ phải có hệ thống giao dịch điện tử hiện đại. Tuy nhiên chi phí đầu tư vào lĩnh vực này quá cao, do đó rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực là một trong những vấn đề chủ chốt cho Sở 49
  55. giao dịch hoạt động và phát triển mạnh mẽ. Người quản lý, cũng như tham gia thành lập, kinh doanh Sở giao dịch phải có kiến thức về thị trường hàng hóa giao sau, về tổ chức và hoạt động cũng như quy chế pháp lý dành cho sở. - Nhà nước có thể tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn, tổ chức các hội nghị, hội thảo cho các cán bộ doanh nghiệp để giúp họ nâng cao hiểu biết đối với phương thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. - Nhà nước cần tạo điều kiện cho cán bộ các doanh nghiệp tham quan,khảo sát thị trường nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm để có thể sử dụng hiệuquả phương thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. - Khuyến khích các hình thức phối hợp đào tạo giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc doanh nghiệp với các tổ chức khác. Thực tế, tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa còn có người tư vấn mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (đó là những người thực hiện tư vấn cho người khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua tài liệu, văn bản hoặc bằng các phương tiện và hình thức truyền thông khác liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa). Tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa có các văn bản luật quy định cho hoạt động của những người này. Do đó trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cần bổ sung các quy định cho hoạt động của người tư vấn mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng. Cuối cùng, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán để ký kết Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao. Việc tham gia vào TPP sẽ giúp Việt Nam nắm bặt và tận dụng tốt hơn các cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực đem lại. Bởi vậy, để xây dựng một thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có tính chất chuyên nghiệp, phù hợp với các thị trường quốc tế chúng ta cần nâng cao học hỏi kinh nghiệm, mô hình tổ chức, cách thức quản lý, điều hành từ các Sở giao dịch hàng hóa của các nước bạn để vận dụng một cách có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay. 50
  56. KẾT LUẬN Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đã hình thành và phát triển rộng rãi, có hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường mua bán này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chúng ta có thể thấy được tầm ảnh hưởng của thị trường mua bán này đối với nền kinh tế đất nước cũng như đối với các nhà doanh nghiệp. Thông qua hoạt động này các doanh nghiệp cũng như các thương nhân, các nhà sản xuất có thể hạn chế được rủi ro có thể gặp phải khi gặp các biến động về thị trường và tìm kiếm lợi nhuận. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong nước, thu hút đầu tư. Việt Nam đã bước đầu xây dựng được một hành lang pháp lý phù hợp cho việc hình thành và phát triển thị trường mua bán hàng hóa giao sau có tổ chức. Tuy nhiên các quy định của pháp luật còn khá nhiều bất cập và cần được hoàn thiện. Trên cơ sở đã phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Thông qua bài khóa luận này, tôi mong rằng đã chuyển tải được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng sở giao dịch như một phương tiện hữu ích trong mua bán hàng hóa. Đồng thời đề ra những biện pháp nhằm tăng cường việc sử dụng sở giao dịch như một công cụ phổ biến đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng tại nước ta hiện nay. 51
  57. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005; 2. Chính phủ, Nghị định 158/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; 3. Chính phủ, Nghị định Số185/2013/NĐ-CPQuy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 15/11/2013; 4. Bộ Công Thương, Thông tư số 03/2009/TT-BCT ngày 10/02/2009của Bộ Công thương hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phépthành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa theo quyđịnh tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủquy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hànghóa qua Sở giao dịch hàng hóa; 5. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại, NXB ĐHQGHN, 2013 6. Đại học luật, Giáo trình Luật Thương mại, NXB Công an nhân dân, 2011 7. Phạm Văn Tuyết, Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (Hợp đồng giao sau) nhìn từ góc độ của luật dân sự, Tạp chị Luật học, số 5, 2006; 8. Nguyễn Thị Yến, Đặc trưng cơ bản của quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 6, 2007; 9. Bùi Thanh Lam, Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, Tạp chí Luật học, số 1, 2008; 10. Nguyễn Thị Yến, Bản chất pháp lý của hợp đồng quyền chọn qua Sở giao dịch hàng hóa, Tạp chí Luật học, số 11, 2008; 52
  58. 11. Nguyễn Viết Tý, Quan niệm về thị trường hàng hóa giao sau và mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, Tạp chí Luật học, số 1, 2010; 12. Nguyễn Thị Dung, Một số bình luận về thực thi pháp luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 1, 2011; II. Tài liệu Internet 13. 14. 15. Nhiều sàn giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đóng cửa hoặc tạm ngừng giao dịch, 2013, truy cập tại: 16. Sàn giao dịch cà phê BMT: Hứa góp vốn hàng chục tỉ đồng rồi im lặng!, 2016, truy cập tại: 17. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, truy cập tại: 18. Sở giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột, truy cập tại: 19. Lan Anh, Ra mắt Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam, 2010, truy cập tại 20. Hồng Thoan, Thí điểm sàn giao dịch hàng hóa thứ hai tại Việt Nam, 2013, truy cập tại: 21. Lê Huy Khôi, Nghiên cứu các sàn giao dịch hàng nông sản trên thế giới và kiến nghị điều kiện áp dụng vào Việt Nam, 2012, truy cập tại: 53