Khóa luận Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

pdf 62 trang thiennha21 4320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_cong_tac_xay_dung_va_khai_thac_nguon_tin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

  1. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Nhân loại đang bước vào thời đại lấy tri thức làm nguồn tài nguyên quan trọng, sử dụng, phân phối và sản xuất tri thức làm nhân tố chủ yếu của nền kinh tế tri thức trong xã hội thông tin. Sự đột phá vươn tới thành công của thế giới hiện đại đều bắt nguồn từ thông tin trên cơ sở nguồn lực thông tin- nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, là chìa khoá của tri thức và sự đổi mới của thế kỷ XXI. Thông tin đang thực sự trở thành tài nguyên vô giá, là yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống của con người. Trình độ phát triển thông tin trở thành một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nền văn minh vật chất và tinh thần xã hội trong nền kinh tế tri thức. Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá, việc thu thập các nguồn thông tin để cung cấp thông tin có chất lượng phục vụ cho người dùng tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước những yêu cầu cấp thiết đó, các thư viện công cộng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng ở nước ta. Nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin đó là mục tiêu và động lực phát triển thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước ta nói chung, do đó TVQGVN hết sức chú trọng công tác phát triển nguồn tin nói chung và nguồn tin ngoại văn nói riêng. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. K51 Thông tin-Thư viện 1
  2. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại TVQGVN nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của thư viện. Từ đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng nguồn tin ngoại văn cũng như nâng cao hiệu quả của khai thác nguồn tin đó tại thư viện. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận chung về nguồn tin. - Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại TVQGVN. - Nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN. - Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại thư viện. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng. Những tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Bộ Văn hoá- Thể thao- Du lịch về công tác thông tin- thư viện. Phương pháp nghiên cứu: K51 Thông tin-Thư viện 2
  3. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết - Thu thập, thống kê số liệu. - Phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu. - Khảo sát thực tế, trao đổi với các chuyên gia và các nhà quản lý. 6. Những đóng góp của khoá luận Hiện tại nghiên cứu về nguồn lực thông tin của TVQGVN đã có một số khoá luận đề cập đến ở những khía cạnh khác nhau như đề tài của các tác giả: Trần Mỹ Dung, Nguyễn Thị Thu Hiền, Đỗ Thị Nụ, .Với sự cố gắng cao nhất và trong khả năng có thể, đề tài “Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của tác giả có những đóng góp sau: Về mặt lý luận: Qua việc mô tả thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, đề tài khẳng định tầm quan trọng và giá trị thiết thực của công tác xây dựng và khai thác nguồn tin nói chung, công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại TVQGVN nói riêng. Về mặt thực tiễn: Phản ánh thực trạng hoạt động xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN, đưa ra phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế trong công tác này. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Khoá luận gồm những nội dung chính sau : Chương 1. Khái quát về Thư viện Quốc gia Việt Nam. K51 Thông tin-Thư viện 3
  4. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Chương 2. Thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Chương 3. Một số giải pháp công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện khoá luận, do trình độ nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân hạn chế, khoá luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè. Xin chân thành cám ơn ! K51 Thông tin-Thư viện 4
  5. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 1.1. Sự hình thành và phát triển của Thƣ viện Quốc Gia Việt Nam Thư viện Quốc gia Việt Nam (National Library of Viet Nam) nguyên là Sở Lưu trữ và thư viện Đông Dương thành lập ngày 29/11/1917. Ngày 21/06/1919 thư viện chính thức mang tên Thư viện Trung ương Hà Nội, năm 1935 thư viện mang tên Pierr Pasquier. Ngày 20/10/1945 thư viện đổi tên thành Quốc gia thư viện, năm 1946 khi Pháp chiếm đóng Hà Nội thư viện mang tên Thư viện Trung ương, năm 1953 đổi tên thành Tổng Thư viện do sáp nhập viện Đại học Hà Nội. Từ ngày 29/06/1957 đến nay thư viện mang tên Thư viện Quốc gia Việt Nam. Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện lớn nhất của cả nước với vốn tài liệu phong phú và đa dạng. Thông qua sắc lệnh nộp lưu chiểu và thực hiện tốt công tác bổ sung vốn tài liệu, hiện nay TVQGVN có khoảng 1,5 triệu bản sách, hơn 8.000 tên báo, tạp chí, hơn 15.000 luận án tiến sĩ. Thư viện có quan hệ trao đổi với khoảng trên 100 đơn vị trong và ngoài nước (thư viện, cơ quan văn hoá, giáo dục, báo chí) của trên 30 nước trên thế giới. Hiện nay Thư viện Quốc gia Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội quốc tế các Hội thư viện và cơ quan thư viện (IFLA). Ngày 25/11/2007 kỉ niệm 90 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhì. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ * Chức năng. K51 Thông tin-Thư viện 5
  6. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Căn cứ vào quyết định số 81/2004/QĐ của Bộ Văn hoá - Thể thao- Du lịch (BVH-TT-DL), TVQGVN có chức năng: là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Văn hoá - Thể thao- Du lịch gìn giữ di sản dân tộc, thu thập, tàng trữ, khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu dân tộc trong xã hội. * Nhiệm vụ. Tổ chức phục vụ, tạo điều kiện cho người đọc sử dụng tài liệu của thư viện theo quy định và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức. Xây dựng bảo quản lâu dài vốn tài liệu của dân tộc và tài liệu của nước ngoài viết về Việt Nam. Thu nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm, luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam. Xử lí thông tin, biên soạn thư mục quốc gia và ấn phẩm thông tin về văn hoá nghệ thuật; tổ chức biên soạn Tổng thư mục Việt Nam. Hợp tác trao đổi tài liệu với thư viện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động thư viện. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo sự phân công của BVH-TT-DL hoặc yêu cầu của địa phương, đơn vị. Thực hiện hợp tác quốc tế theo kế hoạch của BVH-TT-DL và quy định của pháp luật. Lưu trữ các tài liệu có nội dung tại khoản 1 điều 5 của Pháp lệnh Thư viện và phục vụ cho người đọc theo quy định của chính phủ. K51 Thông tin-Thư viện 6
  7. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 1.3. Cơ cấu tổ chức. Về cơ cấu tổ chức của TVQGVN gồm các phòng ban như sau: Ban giám đốc: Giám đốc và các phó giám đốc Hội đồng khoa học. TVQGVN gồm có 13 phòng, ban chuyên môn như sau: Phòng Hành chính- Tổ chức. Phòng Lưu chiểu. Phòng Bổ sung-trao đổi. Phòng Phân loại-biên mục. Phòng Đọc sách. Phòng Đọc báo- tạp chí. Phòng Tra cứu thông tin-tư liệu. Phòng Nghiên cứu khoa học. Phòng Tin học. Phòng Bảo quản. Phòng quan hệ quốc tế Phòng Tạp chí thư viện Việt Nam. Đội bảo vệ. K51 Thông tin-Thư viện 7
  8. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện có 195 công nhân viên chức, trong đó có khoảng hơn 85% có trình độ đại học và trên đại học, công tác trong 13 phòng chức năng. 1.4. Ngƣời dùng tin và nhu cầu tin Người dùng tin (NDT) là một trong bốn yếu tố cơ bản cấu thành mọi hệ thống thông tin – thư viện. NDT và nhu cầu tin (NCT) của họ là cơ sở cần thiết định hướng cho các hoạt động của thư viện. NDT vừa là chủ thể sản sinh ra thông tin vừa là khách thể sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện (SP&DV TT-TV). Họ còn góp phần điều chỉnh các hoạt động của thư viện thông qua các thông tin phản hồi. Phục vụ NCT của NDT là mục đích tồn tại và phát triển của các cơ quan TT-TV. Hiệu quả hoạt động phục vụ NDT được coi là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bất kì các cơ quan TT-TV nào. Vì thế nghiên cứu NCT của NDT là một trong các nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan TT-TV. Nghiên cứu NCT là nhận dạng nhu cầu về thông tin của NDT, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp cụ thể phù hợp để cung cấp thông tin phù hợp cho họ. Việc tìm hiểu đặc điểm NDT của TVQGVN và xác định NCT của họ đã được nghiên cứu thông qua kết quả của quá trình điều tra bằng phiếu điều tra nhu cầu tin (kết quả điều tra với tổng số phát ra là 120 phiếu thu về 111 phiếu), nghiên cứu thông qua báo cáo công tác của phòng đọc trong 5 năm gần đây. Các phương pháp trên đã xác định được thành phần NDT tại TVQGVN, xác định được trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên môn, loại nguồn tin, ngôn ngữ mà họ thường sử dụng, đồng thời xác định được mức độ thoả mãn NCT của NDT. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và khai thác nguồn tin nói chung và xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn nói riêng. K51 Thông tin-Thư viện 8
  9. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết * Số liệu thống kê thành phần NDT của TVQGVN từ năm 2005 đến năm 2009 Năm Tổng số Cán bộ Sinh viên thẻ cấp Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2005 23.463 6.600 28,1 16.863 77.4 2006 24.836 6.913 27,9 17.923 72.1 2007 21.705 6.257 28,6 15.448 71.4 2008 22.951 6.961 30,3 15.484 67,4 2009 16.633 5.779 34,7 10.851 65,2 Qua bảng số liệu này cho thấy số NDT chủ yếu đến TVQGVN làm thẻ là cán bộ và sinh viên trong đó lượng sinh viên luôn là đối tượng làm thẻ đông đảo nhất của thư viện. Tuy nhiên số lượng NDT đăng kí làm thẻ trong các năm gần đây có xu hướng giảm dần, năm 2006 là năm có số lượng làm thẻ đạt cao nhất 24.836 thẻ. Những năm sau thì số lượng thẻ có giảm đi đáng kể, đây là một điểm cần chú ý trong hoạt động phục vụ NDT của TVQGVN. Theo thống kê phiếu điều tra thì trình độ của NDT như sau: Cử nhân chiếm 82,9 % ( 92 phiếu ), thạc sĩ chiếm 12,6 % ( 14 phiếu), PGS.GS chiếm 0,9 % ( 1 phiếu), trình độ khác chiếm 3,6% ( 4 phiếu ) Theo phiếu điều tra NCT, thành phần NDT của TVQGVN như sau: Sinh viên các trường đại học cao đẳng chiếm 68,5% ( 76 phiếu ); cán bộ quản lí lãnh đạo chiếm 4,5% (5 phiếu); sản xuất kinh doanh chiếm 2,7 % (3 phiếu), giảng dạy chiếm chiếm 10,8 % (12 phiếu), hành chính sự nghiệp là 7,2% (8 phiếu), đối tượng khác 6,3%(7 phiếu). Do địa bàn Hà Nội có tới hơn 40 trường đại học, cao đẳng trong cả nước nên lượng sinh viên tới TVQGVN khá lớn chiếm 68,5% . Tuy nhiên bộ phận NDT là cán bộ hoạt động ở các lĩnh vực nói chung còn thấp, đòi hỏi Thư viện cần có biện pháp để thu hút bộ phận này. K51 Thông tin-Thư viện 9
  10. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Theo thống kê phiếu điều tra NCT của NDT về các lĩnh vực như sau: Lĩnh vực quan tâm Số lượng Tỉ lệ % Chính trị- xã hội 48 43, 2 Văn hoá-nghệ thuật 26 23,4 Khoa học công nghệ 12 10,8 Nông- Lâm nghiệp 1 0,9 Y- Dược học 12 10,8 Ngôn ngữ 36 32.4 Văn học 31 27,9 Lĩnh vực khác 19 17.1 Qua số liệu thống kê trên cho thấy nhu cầu của NDT về lĩnh vực chính trị - xã hội 43,2% là cao nhất, kể đến là lĩnh vực ngôn ngữ 32,4% thấp nhất là lĩnh vực nông- lâm nghiệp 0,9%. Theo thống kê phiếu điều tra NCT về loại ngôn ngữ mà người dùng tin sử dụng tại TVQGVN, nhìn chung NDT sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau bên cạnh ngôn ngữ tiếng Việt của nguồn tin chiếm 90% với 100 phiếu và chiếm số lượng cao nhất, sau đó là tiếng Anh chiếm 51,3% với 57 phiếu, các thứ tiếng khác ít hơn: tiếng Nhật chiếm 5,4% với 6 phiếu, tiếng Pháp chiếm 3,6% với 4 phiếu, tiếng Trung chiếm 1,8% (2 phiếu), tiếng Nga chiếm 0,9% (1phiếu), các ngôn ngữ khác chiếm 0,9% (1 phiếu). Như vậy TVQGVN nên bổ sung các loại ngôn ngữ nào để bạn đọc có thể sử dụng tốt nhất và làm phong phú nguồn tin ngoại văn tại thư viện. Từ phiếu điều tra NCT ta thấy các loại hình nguồn tin truyền thống vẫn được quan tâm sử dụng, nhất là sách chiếm 93,6% (104 phiếu), Internet chiếm 30,6% (34 phiếu), CSDL chiếm 4,5% (5 phiếu), vi phim vi phiếu 0,9% (1 phiếu), tài liệu dạng khác chiếm 3,6% (4 phiếu). Qua đó ta cũng thấy các loại hình nguồn tin như CSDL, vi phim vi phiếu, CD-ROM rất ít người sử dụng K51 Thông tin-Thư viện 10
  11. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết mà những nguồn tin đó thì TVQGVN rất phong phú và có chất lượng. Do đó Thư viện cần có biện pháp tuyên truyền hướng dẫn NDT sử dụng các loại hình nguồn tin này để không lãng phí và giảm thiểu áp lực về sử dụng nguồn tin dạng sách. Ngoài ra khi thống kê phiếu điều tra thì thời gian xuất bản của nguồn tin từ năm 2000 đến nay được sử dụng nhiều nhất chiếm 91% (101 phiếu ), từ năm 1987 -2000 chiếm 19,8% ( 22 phiếu), trước năm 1945 chiếm 9,9% ( 11 phiếu), từ năm 1954 đến 1986 chiếm 8,1% (9 phiếu), từ năm 1945 đến năm 1954 chiếm 5,4% (6 phiếu). Qua điều tra trên ta thấy NCT của NDT tại TVQGVN rất đa dạng và phức tạp. Thông qua nghiên cứu phiếu điều tra, báo cáo của công tác phục vụ bạn đọc và dựa trên quy định của TVQGVN về đối tượng phục vụ, có thể phân loại đối tượng người dùng tin của TVQGVN thành các nhóm sau: Nhóm 1: Các cán bộ cao cấp thuộc các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ quản lý các cấp, các ngành. Các cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến các tỉnh thành phố là những người ra quyết định các cấp nhằm xây dựng đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ - ngành. Thông tin cho họ là những thông tin mang tính mới, tính định hướng giải quyết tình hình thực tiễn trong và ngoài nước. Do vậy thông tin cần cô đọng, đầy đủ để giúp họ tiết kiệm thời gian có thể ra quyết định đúng đắn. Nhóm 2: Các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, kỹ sư. Nhóm NDT này cần các thông tin gốc, thông tin thư mục, tổng luận về nghiên cứu khoa học của một lĩnh vực chuyên môn, những thành tựu mới, những phương pháp mới của khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước. K51 Thông tin-Thư viện 11
  12. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành khoa học. Nhóm NDT này là những người tích lũy kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc, nên họ cần thông tin mang tính cơ sở lý thuyết cơ bản đồng thời tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học và thông tin đi sâu vào một lĩnh vực chuyên ngành. Nhóm 4: Quần chúng nhân dân. NDT mục đích sử dụng thông tin của họ khác với nhóm NDT trên. Họ sử dụng thông tin khoa học kỹ thuật vào hoạt động thực tiễn để làm ra của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống nhằm phát triển toàn diện cho con người. So với những năm trước đây, thành phần NDT của Thư viện Quốc gia Việt Nam phong phú và đa dạng hơn. Ngoài NDT trong nước còn có đối tượng người nước ngoài, sinh viên học viên cao học ngày càng đông đảo hơn. 1.5. Các vấn đề chung về nguồn tin * Khái niệm nguồn tin: Nguồn tin là sản phẩm trí tuệ, là sản phẩm lao động khoa học, kiến thức, suy nghĩ, sáng tạo của con người, phản ánh những thông tin được kiểm soát và ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó. Khái niệm phát triển nguồn tin: là quá trình làm cho nhu cầu thông tin của NDT được đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác. Nói cách khác, phát triển nguồn tin là nhằm đáp ứng NCT của NDT. * Phân loại nguồn tin: có nhiều cách phân loại như: Dựa vào chất liệu vật mang tin thì nguồn tin chia thành 3 loại: Nguồn tin in trên giấy: sách, báo, tạp chí, bản đồ, bản vẽ . K51 Thông tin-Thư viện 12
  13. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Nguồn tin trên phim ảnh, băng đĩa, băng từ . Nguồn tin điện tử. Dựa vào mức độ xử lí thông tin: chia thành các loại: Nguồn tin cấp 1, nguồn tin cấp 2, nguồn tin cấp 3. Ngoài 2 cách phân loại nguồn tin trên, còn có các cách phân loại nguồn tin: thời gian xuất bản, nội dung thông tin, mức độ công bố, mục đích ý nghĩa * Đặc trưng của nguồn tin Tính vật lý: Thể hiện trên 3 phương diện: Vật chứa đựng thông tin, phương thức ghi và truyền thông tin, phương pháp tiếp cận. Tính cấu trúc: Thông tin không có tính cấu trúc thì không thể có giá trị. Tính cấu trúc có tính cấp thứ bậc, ngôi thứ từ giản lược đến phức tạp. Cấu trúc giản lược nhất là thư mục. Cấp bậc phức tạp nhất là nhận xét đánh giá giá trị nội dung trong hoạt động Thông tin Khoa học và đóng góp với đời sống xã hội. Tính truy cập: Thông tin có giá trị khi được truyền đi, phổ biến và sử dụng. Để truy cập thông tin thông qua các điểm truy cập như: MLCC, MLPL, MLCĐ và bộ máy tra cứu bổ trợ. Thể hiện hệ thống hoá và sắp xếp phù hợp với thói quen NDT tìm kiếm thông tin. Khi phát triển mạng thông tin, Hệ thống mục lục trực tuyến online (mục lục OPAC) qua thuật ngữ tìm kiếm, từ khoá, từ chuẩn, Các điểm truy cập cần được kết nối bằng các toán tử logic. Tính giá trị : Trong nguồn tin các thông tin đều chứa những nội dung và có ý nghĩa nhất định đối với từng lĩnh vực. Các cơ quan TT-TV phân loại, xử lý phân tích, tổng hợp logic tin và xây dựng điểm truy cập cho người sử dụng. Cần phát huy điểm mạnh và hạn chế nhược điểm của nó, đòi hỏi cán bộ K51 Thông tin-Thư viện 13
  14. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết thư viện có trình độ cao trong phân loại, xử lý nguồn tin. Gía trị thông tin tri thức trong nguồn tin sẽ cao khi nguồn tin được phổ biến rộng rãi và nhiều người sử dụng. Tính chia sẻ: Trong đời sống xã hội con người cần trao đổi thông tin, mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin được truyền đi giao lưu với người khác qua các hình thức: thảo luận, truyền đạt, mệnh lệnh, thư từ, .Hợp tác chia sẻ nguồn tin giữa các cơ quan TT-TV làm phong phú nguồn thông tin mỗi cơ quan, đồng thời nâng cao hiệu quả thoả mãn NCT của NDT và tiết kiệm kinh phí bổ sung. K51 Thông tin-Thư viện 14
  15. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN NGOẠI VĂN TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 2.1. Qúa trình hình thành và phát triển nguồn tin của Thƣ viện Quốc gia Việt Nam * Giai đoạn trước 1954: Khi mới thành lập vốn tài liệu ban đầu TVQGVN chỉ có khoảng vài nghìn bản, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Đến năm 1953 phòng đọc sách có 15.092 bản, 1.215 tên tạp chí (chủ yếu là tạp chí Đông Dương và Việt Nam), 420 tên tạp chí ngoại văn, 647 tên nhật báo. Trong đó sách tiếng Việt là 11.088 bản, tiếng Pháp là 13.515 bản, tiếng Anh có 2.016 bản. Ngày 31/01/1922 toàn quyền Pháp ban hành nghị định quy định lưu chiểu các ấn phẩm xuất bản ở 5 xứ Đông Dương cho Thư viện Đông Dương. Việc thực hiện lưu chiểu khá nghiêm túc, theo thống kê từ năm 1922 đến 1940 Thư viện đã nhận được số lượng ẩn phẩm được lưu chiểu như sau: - 1.381 tên sách các loại. - 5.123 các loại báo và tạp chí. - 1.291 các bản đồ. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ Tịch đã kí sắc lệnh số 18 về Lưu chiểu văn hoá phẩm, sắc lệnh đã được thực hiện tốt từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946 số sách nhập vào thư viện là 3.733 bản. * Giai đoạn từ 1954 đến 1985. Tháng 10/1954 TVQGVN đã thu nhận được 4.168 tên tài liệu xuất bản ở vùng kháng chiến và 2.500 tên tài liệu xuất bản trong vùng địch tạm chiếm, K51 Thông tin-Thư viện 15
  16. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết xây dựng tiến hành mua sách Hán Nôm và tạo lập được kho sách Hán Nôm trên 4.000 bản của 2.270 tên sách. Năm 1955 Thư viện Bắc Kinh đã gửi tặng TVQGVN 36.000 bản sách tiếng Trung, năm 1956 Thư viện Quốc Gia Liên Xô gửi tặng 30.000 bản ( sách tiếng Anh và tiếng Pháp). Sách nhập vào TVQGVN qua lưu chiểu từ 1967-1985 là 18.399 bản. Thư viện được phép nhận luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước, của người nước ngoài bảo vệ ở Việt Nam theo quyết định 401/TTg ngày 9/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ, thành lập kho luận án gồm 998 bản. * Giai đoạn 1986 -2002. Ngày 7/7/1993 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Xuất bản năm 1993. Nghị định 79/CP ngày 6/11/1993 của Thủ tướng chính phủ cho phép TVQGVN nhận lưu chiểu 4 bản cho 1 tên ấn phẩm. Năm 1997 Thư viện đã nhận 370 tên, năm 1998 là 535 tên, 1999 là 587 tên. Tính đến tháng 12/1999, Thư viện đã thu nhận được 8.000 bản luận án tiến sĩ, đồng thời trao đổi được 1.215 cuốn sách ngoại văn, gấp 3 lần số mua. Số sách ngoại văn bằng tiếng Trung, Anh, Pháp mua trong năm 1999 chỉ đạt 482 cuốn, tháng 2/2002 tài liệu kho lưu chiểu đã đạt tới 140.045 tên. * Giai đoạn từ 2002 đến nay. Tính đến năm 2008 TVQGVN có 1.300.468 tổng số bản sách và 800.752 tổng số tên sách, hơn 8.000 tên báo- tạp chí. Trải qua hơn 90 năm xây dựng và trưởng thành hiện nay TVQGVN đã có được gần 1.500.000 bản sách, hơn 8.000 tên báo-tạp chí, hơn 15.000 luận án, hơn 1.000 đĩa CD-ROM và các CSDL cho người dùng tin sử dụng. K51 Thông tin-Thư viện 16
  17. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 2.2. Vai trò nguồn tin ngoại văn tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam Nguồn tin ngoại văn là thành phần của hệ thống thông tin và là nguyên liệu đầu vào của quá trình hoạt động thông tin khoa học. Chính vì vậy vốn tài liệu ngoại văn giữ vị trí then chốt, quyết định sự tồn tại và hiệu quả hoạt động thông tin khoa học. Nguồn tin ngoại văn là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, làm công cụ tra cứu như: thư mục, các CSDL thư mục là tiêu chí để đánh giá chất lượng một sản phẩm thông tin - thư viện. Nguồn tin ngoại văn tạo ra các sản phẩm thông tin phản ánh tính độc đáo, tính quí hiếm của thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường, tạo ra giá trị gia tăng của thông tin như: thông tin phân tích, tổng luận Nguồn tin đó là cơ sở để hợp tác và chia sẻ giữa các cơ quan thông tin - thư viện. Như chúng ta đã biết, nguồn tin của các thư viện ngày càng trở nên bất cập do sự tăng lên nhanh chóng, trong đó có các thông tin khoa học tăng theo cấp số nhân. Mâu thuẫn của sự gia tăng “chóng mặt” giữa khối lượng thông tin, kinh phí hàng năm cho việc bổ sung nguồn tin và yêu cầu của người dùng tin đã đặt ra một yêu cầu đối với các cơ quan thông tin - thư viện. Sự thành bại trong nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học một phần phụ thuộc vào khả năng với tới các nguồn tin phù hợp. Do vậy TVQGVN có chính sách phát triển nguồn tin nói chung và xây dựng, khai thác nguồn tin ngoại văn nói riêng cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ trên cơ sở nhu cầu tin của người sử dụng, đảm bảo bốn mục tiêu: xây dựng nguồn tin phong phú, đa dạng; đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và tin học cao; số lượng người dùng tin đông đảo được đào tạo và hệ thống cơ sở hạ tầng bền vững. K51 Thông tin-Thư viện 17
  18. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Nguồn tin ngoại văn còn thể hiện mức độ phát triển trí tuệ, văn minh của một quốc gia, một dân tộc đó và là công cụ đối tượng làm việc hàng ngày của cán bộ thông tin -thư viện (bổ sung, xử lý, phục vụ NDT ). Đối với hoạt động của con người giúp họ có những quyết định căn cứ khoa học nhất. Bên cạnh đó, nguồn tin ngoại văn là một bộ phận không thể tách rời trong nguồn lực thông tin đang được quản trị tại TVQGVN. Cùng với nguồn tin quốc văn, nguồn tin ngoại văn của TVQGVN luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng và thoả mãn nhu cầu tin của NDT thư viện. Trong những năm gần đây, số lượng bạn đọc đến sử dụng thư viện tăng nhanh và đến năm 2009 đã đạt: số lượt bạn đọc là 303.239 lượt nhưng giảm 39.208 lượt so với năm 2008; sách, báo, tài liệu trong năm 2009 đã luân chuyển được 511.399 lượt, năm 2008 là 583.106 lượt Nguồn tin ngoại văn có tác dụng mang lại những tri thức, kinh nghiệm cho người dùng tin; là công cụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, lao động và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, là phương tiện thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước. Đến với TVQGVN, NDT có thể tìm thấy nhiều tài liệu về các lĩnh vực tri thức với nhiều ngôn ngữ và loại hình khác nhau, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và làm phong phú hơn đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân - đặc biệt còn là phương tiện tiếp cận nhanh nhất tới các thành tựu khoa học - kỹ thuật - công nghệ trên thế giới, nhanh chóng vận dụng những thành tựu đó vào thực tiễn cuộc sống của Việt Nam. Có thể nói cùng với nguồn tin quốc văn, nguồn tin ngoại văn của TVQGVN đã hình thành nên nguồn lực thông tin, là tiền đề phát triển của TVQGVN, là cơ sở cho hoạt động của thư viện. Việc quan tâm xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN trong giai đoạn hiện nay càng trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết. Để giải quyết thật tốt công K51 Thông tin-Thư viện 18
  19. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết tác này cần tìm hiểu những việc đã làm được và những tồn tại ở TVQGVN nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình. 2.3. Chính sách bổ sung nguồn tin ngoại văn tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam Nguồn tin hiện có của TVQGVN là kết quả xây dựng, tích luỹ lâu dài theo chính sách phát triển nguồn tin hợp lý, trên cơ sở nhu cầu người dùng tin nói riêng và xã hội nói chung. Hoạt động thông tin-thư viện của họ, nguồn tin được xây dựng trên công tác tổ chức, quản lý, khai thác và căn cứ nhu cầu đích thực của người dùng tin. Do đó, lãnh đạo TVQGVN đã nhìn nhận cần phải đầy đủ về số lượng, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin (NDT).TVQGVN mặc dù chưa có một văn bản chính thức về chính sách phát triển nguồn tin nhưng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, trong quá trình xây dựng nguồn tin nói chung và xây dựng nguồn tin ngoại văn nói riêng thì Thư viện đã đề ra hướng bổ sung nguồn tin ngoại văn như sau: a) Diện đề tài về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, quân sự, y tế và nông nghiệp. Thu thập nguồn tin về tất cả các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, quân sự y tế và nông nghiệp nhưng không chuyên sâu về từng ngành cụ thể mà có nội dung tổng hợp, liên ngành, phản ánh xu thế phát triển của ngành đó trong nước, trên thế giới với những thành tựu mới nhất. Chú trọng bổ sung nguồn tin một số ngành khoa học mới xuất hiện, đang phát triển hiện nay ở nước ta như: tin học, dầu khí, sinh học, chế tạo máy, b) Diện đề tài về khoa học xã hội. K51 Thông tin-Thư viện 19
  20. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Thu thập nguồn tin về tất cả các ngành khoa học xã hội có nội dung tổng hợp, là mảng tài liệu chiếm ưu thế trong thành phần nguồn tin nên cần phải chú trọng. Hạn chế bổ sung các nguồn tin về một nước kinh tế kém phát triển, quan hệ ngoại giao và hợp tác không lớn và không liên quan nhiều đến Việt Nam. Chú trọng bổ sung nguồn tin một số ngành khoa học xã hội đang phát triển hiện nay ở nước ta như: luật pháp, ngân hàng, ngoại thương, du lịch, môi trường, kinh tế . c) Diện đề tài về văn hoá nghệ thuật. Nguồn tin thuộc các vấn đề lý luận về văn hoá nghệ thuật. Nền văn hoá của các nước có truyền thống văn hoá lâu đời, các nước châu Á, và các nước có liên quan đến Việt Nam trong lịch sử như: Pháp, Mỹ, d) Diện đề tài về văn học. Thu thập tất cả các tác phẩm văn học tiêu biểu của các quốc gia, của thế giới qua các thời kì hay các tác phẩm đạt giải thưởng quốc tế và quốc gia. TVQGVN ưu tiên bổ sung các tác phẩm văn học của Pháp và Trung Quốc. Hạn chế bổ sung các tác phẩm mặc dù có giá trị nhưng được xuất bản bằng ngôn ngữ không thông dụng, lưu ý bổ sung các bản dịch ra ngôn ngữ thông dụng của các tác phẩm đó. e) Diện đề tài các nước Đông Nam Á, Châu Á. Chú trọng bổ sung tài liệu nghiên cứu về kinh tế, văn hoá, văn học, xã hội các nước Đông Nam Á được xuất bản bằng ngôn ngữ thông dụng. Để khắc phục tình trạng hạn chế ngôn ngữ trong bổ sung TVQGVN đẩy mạnh công tác sao chụp và mượn quốc tế. f) Diện đề tài về thư viện học. K51 Thông tin-Thư viện 20
  21. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Bổ sung tài liệu về các vấn đề thư viện học, thư mục học, thông tin học; chú trọng tài liệu của các nước có hoạt động thông tin- thư viện phát triển tiên tiến, tài liệu của IFLA, của các hội nghị thư viện quốc tế hay khu vực. g) Diện đề tài về quốc chí. Bổ sung đầy đủ tài liệu nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam, có liên quan tới Việt Nam và các tác phẩm của người Việt Nam ở nước ngoài bất kể đề tài, ngôn ngữ, loại hình ấn phẩm và thời gian xuất bản. h) Diện ngôn ngữ. Bổ sung nguồn tin nước ngoài bằng các ngôn ngữ thông dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật. Đối với những nguồn tin bằng các ngôn ngữ ít thông dụng TVQGVN đã có từ trước đến nay, một mặt không tiếp tục bổ sung nữa, mặt khác sẽ tiến hành những đợt thanh lọc các nguồn tin cũ, rách nát, thông tin lỗi thời, lạc hậu, chỉ giữ lại những tài liệu có giá trị về mặt nội dung để giải phóng kho và tránh lãng phí trong công tác bảo quản tài liệu, nâng cao chất lượng nguồn tin. i) Diện địa lý. Chú trọng bổ sung nguồn tin của Trung Quốc, Lào, Campuchia. Đây là những nước láng giềng có mối quan hệ lâu đời về lịch sử, địa lý, truyền thống văn hoá và hợp tác kinh tế. Những chủ đề trọng điểm là về lãnh thổ, biên giới, lịch sử, văn hoá và kinh tế Đối với các nguồn tin của các nước trong khu vực Đông Nam Á thì chủ đề được quan tâm bổ sung là sự hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục của các nước trong khối ASEAN. K51 Thông tin-Thư viện 21
  22. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Nguồn tin của các nước phát triển và có mối quan hệ hợp tác với Việt Nam thì chủ đề quan tâm là lịch sử chiến tranh Đông Dương, chính sách đối ngoại, thành tựu khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quan hệ chính trị, k) Dạng xuất bản nguồn tin. TVQGVN tiếp tục bổ sung 2 dạng xuất bản chủ yếu của nguồn tin ngoại văn là sách và báo-tạp chí, Thư viện còn chú trọng bổ sung các nguồn tin dạng khác như: băng, microfilm, đĩa CD-ROM, l) Loại nguồn tin. Ưu tiên bổ sung các loại tài liệu tra cứu và bổ sung có chọn lọc các loại tài liệu khoa học, chuyên khảo, các ấn phẩm định kì khoa học và giáo trình giảng dạy của các trường đại học. Đồng thời bổ sung có chọn lọc nghiêm ngặt các tài liệu khoa học phổ thông, sách văn học, sách giáo khoa và sách thiếu nhi. m) Số bản cho một tên nguồn tin. Nguồn tin ngoại văn chỉ bổ sung 1 bản, trường hợp thật cần thiết mới nhập 2 bản.Trong trường hợp này các nguồn tin trước khi được nhập vào thư viện đều được xử lý qua việc tra trùng thông qua việc tra chỉ số ISBN được thực hiện trên phân hệ bổ sung của phần mềm ILIB. Tuy nhiên sách do Quỹ Châu Á tặng thì số lượng không tuân theo nguyên tắc 1 bản ở trên và có những tài liệu nhập vào kho với số lượng lớn hơn 1 bản. Đối với nguồn tin được tái bản, TVQGVN chỉ nhập kho đối với những nguồn tin tái bản có bổ sung, sửa chữa. Nếu nguồn tin được tái bản đơn thuần do NCT mà không có bổ sung, sửa chữa về mặt nội dung thì TVQGVN không nhập bản mới vào kho. K51 Thông tin-Thư viện 22
  23. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Đối với tài liệu tra cứu: Tuỳ theo yêu cầu của NDT và số lượng các phòng phục vụ mà quyết định số bản cho một tài liệu. Nói chung công tác bổ sung nguồn tin của TVQGVN từ trước đến nay được thực hiện theo đúng như diện bổ sung đề ra, song vẫn còn một số vấn đề quan trọng cần giải quyết: Việc thực hiện diện bổ sung nguồn tin của TVQGVN còn mang tính chủ quan, cảm tính của những người làm công tác này vì những danh mục nguồn tin định đặt mua cả về nguồn tin ngoại văn đều không có đóng góp ý kiến của các chuyên gia hay cố vấn. Thư viện chưa tổ chức các cuộc điều tra chính thức về NCT của NDT xem nhu cầu của họ thay đổi và phát triển thế nào theo từng giai đoạn phát triển của xã hội để kịp thời điều chỉnh công tác bổ sung cho phù hợp. 2.4. Bổ sung nguồn tin ngoại văn tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam 2.4.1. Nguồn trao đổi Trao đổi là một trong những nguồn bổ sung quan trọng của TVQGVN. Chính vì vậy, đến nay TVQGVN luôn chú trọng đến công tác trao đổi tài liệu được mở rộng và phát triển trao đổi trong và ngoài nước. Hiện nay số lượng nguồn tin tăng lên theo cấp số nhân, vì vậy không một cơ quan thư viện nào có thể mua tất cả các loại hình tài liệu trên thế giới, đồng thời khắc phục khó khăn về nguồn kinh phí bổ sung nguồn tin có giá trị. Công tác trao đổi quốc tế diễn ra trên cơ sở hợp tác cùng có lợi giữa TVQGVN với các cơ quan và thư viện trên thế giới. Nguyên tắc trao đổi của TVQGVN là tên sách, báo- tạp chí đổi lấy tên sách, báo- tạp chí. Song nguyên tắc này, mang tính mềm dẻo nhằm tạo ra quan hệ hợp tác giữa các nước như: K51 Thông tin-Thư viện 23
  24. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Thư viện của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Campuchia, thì TVQGVN hầu như gửi đi nhận về không nhiều. Về phương thức trao đổi: TVQGVN chọn hình thức chấm chọn trao đổi qua thư mục quốc gia hoặc danh sách trao đổi và phương thức chọn trao đổi qua chủ đề, đôi khi tiến hành cả 2 phương thức trên. Trong quá trình trao đổi, cán bộ nghiệp vụ theo dõi tình hình trao đổi để nắm được đơn vị nào không gửi tài liệu trao đổi (thời gian 1 năm) mà không có lí do thì sẽ tạm dừng trao đổi. TVQGVN ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đã đem lại nhiều tiện ích như: trao đổi trực tiếp thông qua mạng Internet với các thư viện, đơn vị trong và ngoài nước sẽ không tốn nhiều thời gian và kinh phí. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng tạo ra mối quan hệ trao đổi lâu dài và chất lượng. Tuy nhiên, công tác trao đổi tài liệu của Thư viện cũng gặp những sự cố như: có đơn vị đã ngừng trao đổi hoặc gửi tài liệu đi mà không nhận được, nhiều đơn vị gửi chậm, trùng bản, chất lượng một số tài liệu trao đổi không cao. Mặc dù vậy hoạt động trao đổi nguồn tin của TVQGVN nhiều năm qua đã không ngừng phát triển. Trước năm 1990 TVQGVN hầu như chỉ trao đổi với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, sau khi Liên Xô sụp đổ việc trao đổi với các nước XHCN giảm đi rõ rệt khiến cho TVQGVN mất đi một nguồn trao đổi tiềm năng. Mỗi năm, Thư viện chỉ nhận được từ 100 đến 300 cuốn và gần 100 tên báo- tạp chí. Từ năm 1990 Thư viện đã quan hệ trao đổi với 320 đơn vị của 82 nước trên thế giới, hàng năm Thư viện nhận về khoảng 10.000 cuốn sách và khoảng 1.200 loại báo-tạp chí. Công tác trao đổi nguồn tin của Thư viện với quốc tế còn gặp nhiều khó khăn, vì có những đơn vị không có nhu cầu trao đổi tài liệu bằng tiếng Việt. Vì vậy, TVQGVN để tiến hành trao đổi cần bổ sung tài liệu bằng ngôn ngữ K51 Thông tin-Thư viện 24
  25. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết tiếng nước ngoài thông dụng. Tuy nhiên công việc này đã gặp khó khăn về kinh phí, hàng rào ngôn ngữ, nhân sự. Trong tương lai cần duy trì và tăng cường củng cố các mối quan hệ trao đổi cũ, đồng thời khai thác triệt để các nguồn biếu tặng để tăng thêm nguồn tin ngoại văn. Dưới đây là bảng trao đổi sách quốc tế trong 4 năm trở lại đây như sau: Năm Sách Sách Sách Sách Sách Sách Tổng tiếng tiếng tiếng tiếng tiếng Nhật cộng Anh Pháp Nga Trung Hàn 2006 601 287 300 142 0 1330 1330 2007 113 39 226 32 39 444 893 2008 212 203 154 0 0 0 569 2009 356 109 225 205 50 0 945 Tình hình trao đổi sách quốc tế trong 4 năm (2006-2009) Qua bảng số liệu ta thấy số lượng sách ngoại văn TVQGVN nhận được theo ngôn ngữ thông qua trao đổi không đồng đều và không ổn định. Trong đó sách tiếng Anh chiếm nhiều nhất nhưng lại giảm năm 2008. Số lượng sách ngoại văn Thư viện nhận phân theo ngôn ngữ giảm do nhiều tài liệu nhận về qua trao đổi trùng bản, ít có giá trị nên bị loại bỏ. Do đó số lượng có giảm đi, nhưng chất lượng nguồn tin tăng lên rõ rệt. Tình hình sách ngoại văn nhập vào TVQGVN qua nguồn trao đổi từ năm 2005 -2007 thể hiện như sau: Năm Tổng tên sách Trao đổi Trao đổi Trao đổi Trao đổi Châu Âu Châu Á Mỹ, Úc SNG 2005 1407 585 386 327 109 2006 1325 557 254 222 292 2007 2864 1596 793 225 250 K51 Thông tin-Thư viện 25
  26. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Qua số liệu trên có thể thấy, số lượng sách ngoại văn TVQGVN nhận được qua các nguồn trao đổi không ổn định, nguồn trao đổi thực hiện đều đặn và tăng nhanh với Châu Âu, còn các đơn vị khác số lượng ít hơn. Ngoài ra TVQGVN còn tiến hành trao đổi báo-tạp chí cũng được quan tâm khi lựa chọn để trao đổi và theo dõi tình hình trao đổi, công tác gói gửi hợp lí tiết kiệm chi phí. Số liệu tên báo-tạp chí ngoại văn nhận qua trao đổi của TVQGVN từ năm 2005-2007 như sau: Năm Tổng số tên Châu Âu Châu Á Châu Mỹ, SNG báo-tạp chí Úc 2005 146 32 44 18 52 2006 134 32 31 18 53 2007 133 31 31 18 53 Năm 2008 thì cả trao đổi và biếu tặng báo-tạp chí ngoại văn mới có 180 tên, năm 2009 thì số tên báo-tạp chí ngoại văn qua trao đổi là 133 tên. Qua bảng số liệu này ta thấy số báo- tạp chí của TVQGVN nhập vào qua trao đổi thấp và hầu như không tăng thậm chí còn giảm, đây là hạn chế đáng kể trong công tác phát triển nguồn báo -tạp chí ngoại văn. Hầu như các tổ chức đã cắt giảm số tên báo - tạp chí trao đổi nhất là Châu Á. Vấn đề này đặt ra cho Thư viện cần xây dựng các giải pháp để tăng cường việc trao đổi nguồn sách -báo có giá trị với các nước trên thế giới, góp phần khắc phục tình trạng thiếu ngoại tệ mua nguồn tin ngoại văn để đáp ứng NCT của NDT. Trong hoạt động trao đổi sách, báo- tạp chí ngoại văn nhằm phát triển nguồn tin ngoại văn, một số đơn vị vẫn duy trì trao đổi đều đặn là: TVQG Pháp, TV Quốc hội Hàn Quốc, TVQG Trung Quốc, TVQG Úc, TVQG Nga, TV Nhà nước Nga. K51 Thông tin-Thư viện 26
  27. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Kết quả trao đổi với một số đơn vị trên trong năm 2009 như sau: Thư viện Quốc gia Pháp: 69 cuốn Thư viện Quốc hội Hàn Quốc: 27 cuốn Thư viện Quốc gia Trung Quốc: 249 cuốn Thư viện Quốc gia Úc: 42 cuốn Thư viện Nhà nước Nga: 71 cuốn Thư viện Quốc gia Nga: 84 cuốn Qua các số liệu số lượng sách , báo-tạp chí ngoại văn TVQGVN nhận qua nguồn trao đổi càng thấy vị trí quan trọng trong công tác phát triển nguồn tin nói chung và phát triển nguồn tin ngoại văn nói riêng. Công tác xử lý nguồn tin tất cả sách, báo-tạp chí ngoại văn sau khi nhận đều được xử lý và giao cho phòng bảo quản, phòng phân loại biên mục, phòng báo, phòng tra cứu và phòng nghiên cứu đảm bảo thời gian, chính xác và không để tồn đọng. 2.4.2. Nguồn biếu tặng Nguồn biếu tặng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong công tác bổ sung nguồn tin ngoại văn, năm 1982 TVQGVN đã được công nhận là Thư viện tàng trữ tư liệu của Liên hợp quốc. Điều này giúp cho Thư viện nhận được những tài liệu, văn kiện, ấn phẩm thông tin, các xuất bản phẩm của Liên hợp quốc về những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học kĩ thuật trên thế giới và khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Cuối những năm 1990, số lượng nguồn tin ngoại văn nhập vào TVQGVN thông qua con đường biếu tặng tăng lên nhanh chóng. Hàng năm K51 Thông tin-Thư viện 27
  28. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết nhiều thư viện trên thế giới thông qua đại sứ quán ở Việt Nam như: TVQG Pháp, TV Quốc hội Hàn Quốc, TVQG Trung Quốc, TVQG Úc, TVQG Nga, TV Nhà nước Nga, đã tặng tài liệu cho Thư viện. Ngoài ra các tổ chức quốc tế như: Quỹ SARBE, Quỹ Á-Âu, Quỹ Châu Á, các tổ chức của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng thế giới, cũng đã tặng cho TVQGVN rất nhiều tài liệu ngoại văn có giá trị. Trong năm 2006 TVQGVN đã nhận được 547 cuốn sách của quỹ Châu Á và tiếp nhận 220 cuốn sách tiếng Trung do Câu lạc bộ hữu nghị Việt-Trung trao tặng là những tài liệu mới có ý nghĩa về nhiều lĩnh vực tri thức do Trung Quốc xuất bản. Các Đại sứ quán Tây Ban Nha, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản trong 5 năm (2003-2007) đã tặng Thư viện 600 bản sách. Số lượng sách ngoại văn nhập vào TVQGVN qua nguồn biếu tặng từ năm 2006-2009 như sau: Năm Số sách nhận được 2006 767 2007 5.387 2008 2.877 2009 2.884 Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng sách ngoại văn do nguồn biếu tặng tăng lên nhanh chóng qua các năm gần đây, năm 2007 số lượng biếu tặng lớn nhất chỉ tính riêng số sách nhận được từ Quỹ window on Korea là 3.198 cuốn, cho thấy rằng nguồn tin ngoại văn có được do biếu tặng chiếm một số lượng lớn trong nguồn tin bổ sung tại TVQGVN. Có thể nói công tác phát triển nguồn tin ngoại văn ở TVQGVN qua nguồn tặng biếu có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kho tin nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ NDT. K51 Thông tin-Thư viện 28
  29. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Số lượng sách TVQGVN nhận được qua nguồn biếu tặng của một số đơn vị trong năm 2009 như sau: Thư viện Đài Loan: 350 cuốn Thư viện Quốc gia Trung Quốc: 64 cuốn Thư viện Quốc gia Pháp: 48 cuốn Đại sứ quán NaUy: 322 cuốn Quỹ SABRE: 95 cuốn Không chỉ có các tổ chức trao tặng tài liệu mà trong những năm qua TVQGVN thường xuyên nhận được nguồn tin biếu tặng của các cá nhân trong và ngoài nước như: Thư viện thủ tướng Phạm Văn Đồng trao tặng khoảng 4.800 bản sách; ông Nguyễn Quốc Hùng trao tặng toàn bộ sưu tập giảng dạy tiếng Anh gồm 103 cuốn sách, 226 VCD, 29 băng casset, 8 băng video và nhiều cá nhân người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài đã gửi tài liệu biếu tặng. Số lượng nguồn tin ngoại văn thông qua biếu tặng cũng tăng lên và chiếm một số lượng không nhỏ trong nguồn tin ngoại văn ở TVQGVN. Vì thế nguồn tin ngoại văn ở TVQGVN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó trong công tác phát triển nguồn tin ngoại văn. 2.4.3. Nguồn mua 2.4.3.1. Nguồn tin ngoại văn trên giấy TVQGVN rất chú trọng bổ sung nguồn tin ngoại văn bằng việc mua trực tiếp. Nguồn bổ sung này trở nên rất quan trọng khi được nhà nước cấp ngoại tệ đặc biệt từ năm 1993 nhờ có quyết định số 25/TTg của Thủ tướng K51 Thông tin-Thư viện 29
  30. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Chính phủ cho phép TVQGVN được cấp ngoại tệ lớn để mua sách báo với khoảng kinh phí 100.000 USD mỗi năm. Trước mắt do ngoại tệ có hạn TVQGVN giành phần lớn ngoại tệ mua báo, tạp chí nước ngoài nhằm đảm bảo nguồn thông tin nhanh chóng cho công tác nghiên cứu và tham khảo trong nước. Đồng thời Thư viện mua sách, báo có nội dung phản ánh những thành tựu mới về các ngành công nghiệp mũi nhọn như: tin học, công nghệ sinh học, chế tạo máy, Khi lựa chọn mua tài liệu ngoại văn, Thư viện luôn thực hiện đảm bảo tiết kiệm, không trùng lặp những tài liệu đã trao đổi quốc tế, dựa vào các thư mục Quốc gia, các catalogue về các lĩnh vực kinh tế, khoa học của Mỹ, Nhật, Anh, Pháp Việc bổ sung sách báo ngoại văn chủ yếu thông qua XUNHASABA và đôi khi cán bộ bổ sung trực tiếp đến hội trợ sách báo hoặc triển lãm sách báo nước ngoài để tham khảo. Như vậy việc đặt mua sách, báo ngoại văn rất phức tạp đòi hỏi tính chính xác khoa học, kịp thời đáp ứng NCT của NDT nên cần phải thận trọng trong việc lựa chọn và đặt mua. Khi đặt mua sách, báo ngoại văn Thư viện phải tính đến các yếu tố như: nhu cầu xã hội về ấn phẩm ngoại văn, kinh phí nhà nước cấp cũng như vốn đầu tư bổ sung của thư viện, cân đối các nguồn tài liệu từ các đơn vị trao đổi nhằm tiết kiệm ngân sách. Hiện nay thực tế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta có mâu thuẫn giữa nhu cầu mua sách báo ngoại văn và kinh phí được cấp, công tác bổ sung qua hình thức mua không phải lúc nào cũng dễ dàng mà thường cần phải điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu tin của NDT và kinh phí của TVQGVN được cấp. Tuy nhiên công tác bổ sung hình thức mua sách báo ngoại văn kết hợp với trao đổi quốc tế đã làm phong phú thêm nguồn tin ngoại văn của K51 Thông tin-Thư viện 30
  31. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết TVQGVN, cụ thể lượng sách TVQGVN đã mua trong những năm gần đây như sau: Năm Ngônngữ Anh Pháp Nga Trung Hàn Nhật Tổng số nguồn 2006 Mua 196 0 21 0 0 0 217 2007 Mua 20 0 0 0 0 0 20 2008 Mua 0 0 0 0 0 0 0 2009 Mua 3 0 0 0 0 0 3 Tổng số sách ngoại văn mua phân chia theo ngôn ngữ Qua bảng thống kê trên cho thấy, số sách ngoại văn mà TVQGVN mua vào từ năm 2006 đến năm 2009 đã có xu hướng giảm đáng kể do hiện nay nguồn này hầu như không được đầu tư. Trong số lượng sách ngoại văn được mua thì ngôn ngữ tiếng Anh là chủ yếu, đây là ngôn ngữ thông dụng trên thế giới có ưu điểm và trở thành ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Số lượng báo-tạp chí ngoại văn cũng được TVQGVN mua với số lượng lớn, cụ thể: Năm Nguồn bổ sung Tên báo-tạp chí Số báo tạp-chí 2006 mua 189 4872 2007 mua 194 4756 2008 mua 171 4560 2009 mua 53 768 Tổng số báo-tạp chí mua trong năm 2008-2009 K51 Thông tin-Thư viện 31
  32. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Nhìn chung số lượng báo- tạp chí ngoại văn TVQGVN mua lớn, nhưng không đồng đều phần lớn báo- tạp chí tiếng Anh vẫn chiếm số lượng nhiều nhất. 2.4.3.2. Nguồn tin ngoại văn dạng điện tử Bên cạnh phát triển nguồn tin ngoại văn trên giấy TVQGVN chú trọng phát triển nguồn tin ngoại văn dạng điện tử để phục vụ người dùng tin, bổ sung thông qua hình thức mua nguồn tin điện tử. Khi mua nguồn tin này, Thư viện đề ra nguyên tắc sau: Xác định diện ưu tiên: Khi bổ sung nguồn tin điện tử TVQGVN tính đến ưu tiên cho loại hình nguồn tin nào bổ sung trước, thông qua tìm hiểu nhu cầu tin của NDT để Thư viện chú trọng nguồn tin đó. Hiện nay các nguồn tin điện tử được thể hiện nhiều loại ngôn ngữ khác nhau nên việc ưu tiên bổ sung là điều rất cần thiết. Bổ sung theo nhu cầu và khả năng tài chính: Khả năng kinh phí có hạn mà nhu cầu tin của người dùng tin thì khác nhau theo từng thời điểm. Mua nguồn tin CD-ROM: ưu điểm của nguồn tin này như: giá cả, độ lưu trữ lớn, không tốn diện tích kho TVQGVN đã tiến hành mua nguồn tin điện tử tiếng Anh – đó là CSDL toàn văn Wilson. Bao gồm các bài trích tạp chí chuyên ngành có uy tín trên thế giới về các lĩnh vực: khoa học và công nghệ, khoa học thông tin- thư viện, khoa học kĩ thuật ứng dụng, nghệ thuật, khoa học xã hội, giáo dục, nhân chủng học, CSDL Proquest: đây là một CSDL rất lớn với 160 chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau. Bao gồm: K51 Thông tin-Thư viện 32
  33. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 11.250 tạp chí, trong đó 8.400 tạp chí toàn văn và 479 báo toàn văn. Gần 30.000 luận văn toàn văn Trên 44.000 hồ sơ doanh nghiệp Trên 3.000 báo cáo công nghiệp CSDL Keesing: tập hợp toàn diện chính xác và xúc tích tất cả các bài báo trên thế giới về chính trị, kinh tế và xã hội, các sự kiện trên toàn thế giới từ năm 1931, được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Hà Lan. Ngoài ra TVQGVN mua quyền sử dụng các CSDL (quyền truy cập) các cơ sở dữ liệu điện tử của các nhà xuất bản hoặc các nhà cung cấp nước ngoài. Hiện nay TVQGVN cùng với 23 cơ quan thông tin và thư viện khác của Việt Nam tham gia vào chương trình PERI Việt Nam - Là chương trình tăng cường nguồn tin điện tử cho nghiên cứu khoa học do INASP (mạng lưới quốc tế các ấn phẩm khoa học) hỗ trợ. Mục đích của chương trình (giai đoạn 2004-2007) do INASP khởi xướng là cho phép các quốc gia truy cập với giá rẻ tới các nguồn tin trực tuyến tiếng Anh có trong mạng lưới INASP. Hiện nay người dùng tin của TVQGVN có thể truy cập vào các CSDL: EBSCO, BLACKWELL. Nguồn khai thác miễn phí trên Internet, một số CSDL miễn phí đã được khai thác đưa lên mạng sử dụng chung tiêu biểu là các CSDL tổng hợp DOAJ. 2.5. Nguồn nội sinh Bên cạnh nguồn tin được bổ sung thì nguồn tài liệu nội sinh hay người ta gọi là nguồn “ xám” của Thư viện đóng vai trò quan trọng. Mỗi năm TVQGVN thực hiện một số đề tài, dự án phục vụ cho phát triển của ngành thông tin - thư viện, tổ chức các hội nghị, hội thảo. Các kết quả báo cáo K51 Thông tin-Thư viện 33
  34. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết nghiên cứu tại các hội nghị, hội thảo này là nguồn tài liệu nội sinh quan trọng. Thư viện đã xây dựng được hơn 1.700 thư mục chuyên đề phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Nguồn tin nội sinh đó là các CSDL do phòng thông tin - tư liệu xây dựng như: CSDL NVAT, CSDL VHNT, CSDL KHOTC. Các CSDL toàn văn nội sinh: Bộ sưu tập số: Sách Hán Nôm cổ gồm 1.158 cuốn với 78.536 trang. Bộ sưu tập số: Sách Đông Dương: Sách tiếng Pháp và tiếng Việt xuất bản ở Đông Dương viết về Đông Dương và Việt Nam. Đây là hợp đồng giữa Thư viện Quốc gia Việt Nam và chính phủ Pháp từ Dự án VALEASE: “Tổ chức và thực hiện chương trình số hoá tài liệu tiếng Pháp thuộc vốn di sản cổ đã được công nhận ở Việt Nam và Đông Dương”. TVQGVN đã tạo lập Ebook các tài liệu viết về Việt Nam trước năm 1932 và CSDL hiện có 89.512 trang (758 tên sách), 175 bản đồ, trọn bộ tạp chí Nam phong, Tri ân. Bộ sưu tập số: Thăng Long – Hà Nội bao gồm sách Hán Nôm cổ, bản đồ cổ Hà Nội và vùng phụ cận, sách báo xuất bản trước năm 1954, luận án tiến sĩ về Hà Nội. Bộ sưu tập số: Luận án tiến sĩ đây là kho tài liệu quý của Thư viện đã được số hoá và ưu tiên các bản luận án tiếng Việt. Bộ sưu tập số này có 6.402 bản tóm tắt, 172.002 trang, số bản toàn văn với gần 9.356 bản, 1.812 trang. Bộ sưu tập số: sách Tiếng Anh về Hà Nội với 338 bản, 92.520 trang. Một số CSDL thư mục được tạo lập như: CSDL sách, báo- tạp chí, CSDL bài trích, luận án, ấn phẩm khác. Tổng số biểu ghi: 446.895 trong đó: K51 Thông tin-Thư viện 34
  35. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Sách đơn: 285.396. Sách bộ tập: 75.756. Bài trích: 58.000. Luận án: 16.470. Ấn phẩm định kì: 6.488. Báo-tạp chí Đông Dương: 1718. Ấn phẩm khác: 3.067. 2.6. Các loại hình nguồn tin tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam 2.6.1. Nguồn tin trên giấy Nguồn tin in trên giấy của TVQGVN tương đối phong phú và đa dạng bao gồm: dạng sách, báo-tạp chí, bản đồ, bản vẽ, * Tài liệu dạng sách Nguồn tin dạng sách theo ngôn ngữ của TVQGVN hiện nay như sau: Ngôn ngữ Số bản Sách Việt 526.087 bản Sách ngoại hệ latinh 105.903 bản Sách Pháp 46.859 bản Sách Nga 270.842 bản Sách Hoa 46.748 bản Sách Nhật, Hàn 4.383 bản Sách tiếng dân tộc 1.141 bản Sách Hán Nôm 5.364 bản K51 Thông tin-Thư viện 35
  36. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Nguồn tin dạng sách theo loại hình thì sách phục vụ NDT: 1.074.927 bản, sách lưu chiểu: 262.571 tên, tranh: 3.349 bản, nhạc: 22.129 bản, bản đồ: 2.817 bản, luận án: 14.924 tên. Nguồn tin tiêu biểu: Kho sách Đông Dương, Kho sách Hán Nôm, Kho bản đồ Đông Dương. Kho sách Đông Dương: là kho sách hình thành từ nguồn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương được in bằng tiếng Latinh, Pháp, Việt và một số ngôn ngữ khác, có giá trị lịch sử lâu đời và giá trị nội dung phong phú. Kho sách Hán Nôm: là kho sách hình thành từ thu mua sách trong nhân dân. Hiện nay kho có 5.364 bản sách với 2.270 tên sách; sách được làm bằng chất liệu giấy dó có nội dung được in khắc hoặc chép tay từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Kho bản đồ Đông Dương: hình thành từ khi thành lập TVQGVN, với 1.291 bản địa đồ, giá trị nội dung phản ánh địa lí và phạm vi gianh giới chủ quyền của Việt Nam và phản ánh bản đồ hành chính Hà Nội cổ. Kho luận án tiến sĩ: được thành lập năm 1976, hiện kho có 14.924 tên luận án, bao gồm luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ chuyên ngành) bảo vệ trong và ngoài nước của công dân Việt Nam, người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam. * Báo- tạp chí Đây là một nguồn tin rất quan trọng cho hoạt động của Thư viện. Tuy xuất hiện vào các thời điểm khác nhau nhưng chúng đều gắn với sự phát triển của xã hội và khoa học kĩ thuật của loài người. Là nguồn thông tin khoa học nhiều và nhanh nhất, đồng thời người dùng tin sử dụng nhiều nhất trong các dạng của ấn phẩm định kì. Bên cạnh đó chứa đựng các công trình nghiên cứu mang tính mới, tính giá trị và giải pháp hữu ích. Bài trích báo và tạp chí cung cấp cho bạn đọc những tóm tắt các bài quan trọng trên các tạp chí khác nhau, phần tài liệu tham khảo ở cuối mỗi bài viết hoặc bảng tra hàng năm, nửa năm cung cấp cho bạn đọc cơ sở để xác K51 Thông tin-Thư viện 36
  37. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết minh lại những gì đã đọc, làm giảm nhẹ việc tìm kiếm tài liệu và cung cấp thêm thông tin thư mục cho bạn đọc những bài viết về chủ đề, đề tài nào đó đặc biệt trong những lĩnh vực luôn thay đổi về kinh tế, khoa học kĩ thuật Những ý tưởng mới nhất, những mầm mống của một ngành khoa học mới. Hiện nay theo thống kê năm 2008 kho báo-tạp chí của TVQGVN có 8.677 tên báo-tạp chí. Theo thống kê tháng 3 năm 2010 thì có 8.780 tên và đang về trên 1.200 tên. Phân tích nguồn tin báo- tạp chí theo ngôn ngữ như sau: Báo- tạp chí tiếng Việt: 2.401 tên (28,4%) Báo- tạp chí tiếng Anh: 2.150 tên (25,4%) Báo- tạp chí tiếng Nga: 790 tên (9,36%) Báo- tạp chí tiếng pháp: 1.804 tên (21,4%) Báo- tạp chí tiếng Trung: 500 tên (5,92%) Các ngôn ngữ khác Nhật, Triều Tiên, Đức : 790 tên (9,36%) 2.6.2. Nguồn tin dạng khác TVQGVN hiện nay hình thành một nguồn tin ở dạng vi phim, vi phiếu chiếm một khối lượng tương đối. Các loại sách, báo -tạp chí được ghi trên các phim cuộn, phim tấm. Mỗi phim cuộn thường có kích thước 16 li, 35 li, hay 70 li, có độ dài từ 25-30m và đặt trong chiếc hộp nhỏ. Tính đến tháng 5/2008 Thư viện có 10.000 tên sách xuất bản trước năm 1954 do Thư viện Quốc gia Pháp gửi tặng và tự sản xuất phim như sau: K51 Thông tin-Thư viện 37
  38. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Phim dương bản: báo Việt là 231 tên, báo ngoại là 111 tên, sách Việt là 1047 hộp, sách ngoại là 878 tên, sách Nga 46 tên, sách Hán là 79 tên, chụp mới 255 hộp microphim các sách, tạp chí trước năm 1954. Phim âm bản gồm: Báo Việt: 189 hộp, báo ngoại 132 hộp, sách ngoại là 459 hộp, sách Hán 127 hộp, sách Việt 715 hộp. 2.6.3. Nguồn tin điện tử Nguồn tài liệu điện tử của Thư viện bao gồm các loại: CSDL, băng , đĩa, các bản tin điện tử, các trang web thông qua việc mua, trao đổi, biếu tặng. Các CSDL thư mục có: CSDL SACH, CSDL JM, CSDL NCUU, CSDL LA, CSDL Bai trich. Các CSDL toàn văn như: CSDL luận án tiến sĩ có 840.000 trang, CSDL sách Đông Dương 89.000 trang, CSDL sách tiếng Anh viết về Việt Nam có 92.520 trang, CSDL tổng hợp WILSON (dạng CD), CSDL EBSCO, CSDL đĩa CD. Ngoài ra còn có các CSDL xây dựng như CSDL NVAT, CSDL VHNT, CSDL KHOTC. 2.7. Hiện trạng khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Thư viện Quốc Gia Việt Nam với nguồn tin ngoại văn truyền thống và hiện đại phong phú về nội dung và đa dạng hình thức. Mỗi loại hình nguồn tin ngoại văn khác nhau nên mức độ và cách khai thác cũng khác nhau, vì thế cần phải có phương thức tìm kiếm, khai thác để đáp ứng nhu cầu của người dùng. 2.7.1. Khai thác nguồn tin ngoại văn thông qua sản phẩm thông tin thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam K51 Thông tin-Thư viện 38
  39. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Trong suốt quá trình hoạt động nghiệp vụ thông tin-thư viện của mình, TVQGVN luôn nỗ lực để tạo ra các sản phẩm thông tin thư viện có giá trị phục vụ cho NDT và nhu cầu xã hội. Trong hơn 90 năm hoạt động và đổi mới, TVQGVN đã có những sản phẩm thông tin thư viện sau: Hệ thống mục lục: mục lục chữ cái và mục lục phân loại. Thư mục Quốc gia Việt Nam hàng năm, tổng kết các loại tài liệu được xuất bản trong cả nước trong một năm. Thư mục Quốc gia hàng tháng: Tổng kết những tài liệu được xuất bản trong tháng của cả nước. Thư mục chuyên đề về các lĩnh vực. Tạp chí Thư viện Việt Nam. Các CSDL bao gồm: ● CSDL SACH ● CSDL JM ● CSDL NCUU ● CSDL bài trích ● CSDL sách Đông Dương ● CSDL đĩa CD ● CSDL NVAT ● CSDL VHNT ● CSDL KHOTC K51 Thông tin-Thư viện 39
  40. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Trang chủ ( home page) Thư viện Quốc gia Việt Nam đã xây dựng trang web của mình nhằm giới thiệu cho NDT những tiềm lực thông tin của TVQGVN, giới thiệu những thông tin khái quát về lịch sử hình thành TVQGVN, cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, giới thiệu các sản phẩm thông tin thư viện của TVQGVN hiện có. Như vậy, các sản phẩm thông tin thư viện của TVQGVN rất phong phú và đa dạng. Có thể qua các sản phẩm truyền thống và hiện đại mà NDT khai thác được những nguồn lực thông tin nói chung và nguồn tin ngoại văn nói riêng. Nhìn chung, việc khai thác các nguồn tin ngoại văn truyền thống và hiện đại qua các sản phẩm thông tin thư viện (hệ thống tra cứu) đã đưa lại cho NDT những thông tin nhanh chóng và chính xác, đặc biệt khai thác qua các CSDL. 2.7.2. Khai thác nguồn tin ngoại văn thông qua dịch vụ thông tin thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Trong các hoạt động nhằm đổi mới và hiện đại hoá công tác thông tin- thư viện, TVQGVN đã và đang ngày càng chú trọng tới công tác phục vụ NDT qua các hình thức dịch vụ thông tin -thư viện (DV TT-TV). DV TT-TV được hiểu là những hoạt động phục vụ người dùng tin nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Dịch vụ thông tin -thư viện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động khoa học của các cơ quan thông tin thư viện. Cùng với sản phẩm, dịch vụ là thước đo đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tin -thư viện. Chính vì vậy các cơ quan thông tin -thư viện đều xây dựng cho mình hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin. Các DV TT-TV của TVQGVN ngày càng đa dạng, vì vậy mức độ khai thác nguồn tin nói chung và nguồn tin ngoại văn nói riêng của NDT tại TVQGVN ngày càng phát triển. Các dịch vụ thông tin thư viện của Thư viện Quốc gia Việt Nam đang được triển khai như sau: K51 Thông tin-Thư viện 40
  41. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết * Dịch vụ cung cấp tài liệu. Là dịch vụ cơ bản của TVQGVN nhằm giúp NDT thoả mãn nhu cầu tin của họ, dịch vụ được thực hiện theo hai phương thức: Đọc tự chọn và đọc theo phiếu yêu cầu. Đọc tự chọn: được coi là một phương thức phục vụ khoa học bởi nó thúc đẩy tính chủ động, tích cực của NDT trong việc khai thác nguồn tin. Phương thức này giúp NDT tiếp cận với nguồn tin để có thể tìm và thoả mãn ngay nhu cầu thông tin của mình, đọc tự chọn trở thành một phương pháp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển tải thông tin đến NDT. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin đó là lí do để đọc tự chọn ngay từ khi xuất hiện đã luôn được NDT ưu thích và ủng hộ. Đọc tự chọn có nhiều ưu thế như nguồn tin của các phòng đọc tự chọn được sắp xếp theo hình thức kho mở nên NDT có thể tìm thấy các nguồn tin có cùng nội dung được xếp trên cùng một giá, không mất công chờ đợi, hiện nay TVQGVN có 8 phòng phục vụ theo phương thức này. Đọc theo phiếu yêu cầu: Là hình thức tổ chức kho dưới dạng kho đóng, NDT phải viết phiếu yêu cầu, chờ thủ thư lấy tài liệu ở kho tin. Hình thức này mất nhiều thời gian phục vụ, mỗi lần mượn tài liệu bạn đọc phải chờ ít nhất 15 phút ( có thể lâu hơn nếu nhiều phiếu yêu cầu trong một lần lấy sách ở kho tin). Tuy mất nhiều thời gian phục vụ, người thủ thư vất vả lấy tài liệu phục vụ, nhưng đảm bảo bảo quản tài liệu có giá trị và kho tin ngăn nắp trong quá trình phục vụ. Do mở rộng đối tượng NDT và những ưu thế về nguồn tin nên số lượng đăng kí làm thẻ tại TVQGVN tăng lên nhanh chóng. Năm 2008 đạt 22.951 thẻ, số lượt bạn đọc và số lượt luân chuyển khá cao, cụ thể: Năm Số lượt bạn đọc số lượt luân chuyến 2006 585.629 lượt 670. 083 lượt 2007 364.228 lượt 647.127 lượt 2008 342.447 lượt 583.106 lượt 2009 303.239 lượt 511.399 lượt Số lượt bạn đọc và lượt luân chuyển từ năm 2006 đến 2009 ( phòng đọc) K51 Thông tin-Thư viện 41
  42. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Ở TVQGVN khi phân tích nhu cầu đọc gồm đọc tự chọn và đọc theo phiếu yêu cầu năm 2007 thì cho kết quả sau: - Đọc tự chọn 383.643 quyển (81%), đọc theo phiếu yêu cầu: 87.848 quyển (19%). + Môn loại đọc nhiều nhất: Kinh tế: 100.705 quyển. Tác phẩm văn học: 59.193 quyển. Ngôn ngữ: 48.347 quyển. Tin học: 33.081 quyển. Lịch sử: 24.910 quyển. + Môn loại đọc thấp nhất: Tổng loại : 2.856 quyển. Chế tạo máy : 2.195 quyển. Giao thông vận tải: 2.008 quyển. Công nghiệp nhẹ: 764 quyển. Công nghệ mỏ: 414 quyển. Qua kết quả thống kê của TVQGVN thì ta có thể thấy trong năm 2007 thì ngôn ngữ là 1 trong 5 lĩnh vực được đọc nhiều nhất. * Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc. Đây là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của cơ quan và thu hút khá đông bạn đọc sử dụng. Ở các phòng đọc lớn đều trang bị máy photocopy như: Phòng đọc tự chọn khoa học tự nhiên, phòng đọc tự chọn khoa học xã hội và nhân văn, phòng đọc tài liệu theo yêu cầu, phòng đọc báo – tạp chí. Tuy đây là một dịch vụ thu hút khá đông NDT sử dụng, nhưng khi thực hiện dịch vụ này lại xuất hiện những vấn đề cần quan tâm không chỉ trong lĩnh vực thông tin- thư viện mà cả xã hội - đó là vấn đề bản quyền. Vấn đề bản quyền khi thực hiện dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc đã được TVQGVN chú ý đến và đưa ra những quy định nhằm bảo vệ bản quyền tác giả như: với sách, báo tạp chí K51 Thông tin-Thư viện 42
  43. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết thông thường thì bạn đọc được phép photocopy, còn với luận án tiến sĩ thì bạn đọc chỉ được photocopy dưới 40 trang và với một mức giá khác. Hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện Luật bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta, đòi hỏi TVQGVN cần xem xét trong quá trình thực hiện dịch vụ này. * Dịch vụ tra cứu. TVQGVN tổ chức tương đối khoa học, NDT có thể tra cứu qua tủ mục lục, kho tra cứu tin và tra cứu trực tuyến. Để đáp ứng nhu cầu NDT, hiện nay TVQGVN đã trang bị một hệ thống máy tính tại phòng Thông tin –Tư liệu giúp cho bạn đọc tra cứu nguồn tin nói chung và nguồn tin ngoại văn nói riêng có trong thư viện, tình trạng tài liệu trong kho và địa điểm lưu giữ nguồn tin để từ đó tiến hành tìm kiếm và sử dụng dịch vụ tra cứu. * Dịch vụ truy cập tài liệu đa phương tiện ( Internet, chat, email ). TVQGVN đã tổ chức phòng đọc đa phương tiện với 32 máy tính, headphone để hỗ trợ NDT khai thác tài liệu đa phương tiện. Một đường Internet ADSL 4 M và đường internet không dây dùng cho bạn đọc sử dụng máy tính xách tay. Phòng đọc đa phượng tiện là một phòng dịch vụ có thu phí: 3000đ/h cho sử dụng các dịch vụ như: truy cập internet, tra cứu các CSDL băng đĩa, CSDL trực tuyến, các luận văn đã được số hoá. Khi sử dụng dịch vụ thì bạn đọc được phép sử dụng USB và được dowload tài liệu trực tuyến. Tuy nhiên với các dữ liệu TVQGVN phát triển, không cho phép dowload, copy, sử dụng USB. Tính trung bình tại phòng đọc đa phương tiện có khoảng 400 lượt/ngày người dùng tin sử dụng. Khi NDT sử dụng dịch vụ truy cập tài liệu đa phương tiện có những thuận lợi như: đường mạng internet tương đối ổn định, các CSDL trực tuyến thường là nguồn tin ngoại văn và là những CSDL có uy tín trên thế giới nên chất lượng của CSDL đã được kiểm định qua thời gian, thông qua hiệu quả sử dụng. K51 Thông tin-Thư viện 43
  44. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Bên cạnh đó cũng gặp những khó khăn như: là nguồn tin ngoại văn NDT gặp phải rào cản về ngôn ngữ, TVQGVN không chủ động trong việc bảo trì CSDL được ( trừ CSDL luận án tiến sĩ) mà phải để cho nhà cung cấp bảo trì những lỗi trong CSDL. Nếu muốn thống kê lượt bạn đọc, lượt dowload, chủ đề được đọc nhiều .tất cả các tiêu chí trên đọc trực tuyến TVQGVN phải viết thư sang nhà cung cấp để họ thực hiện các công việc đó. Tuy nhiên khi sử dụng dịch vụ truy cập tài liệu đa phương tiện, vấn đề bản quyền trong thế giới số xuất hiện. Đó là tác giả và quyền truy cập, bảo vệ bản quyền dẫn đến việc thu phí sử dụng dịch vụ cao. * Dịch vụ số hóa tài liệu Dịch vụ này được tiến hành ở 3 phòng: Phòng đọc báo- tạp chí, phòng tin học, phòng tổ chức và bảo quản tài liệu. Với dịch vụ này, TVQGVN thu phí 1500 đ/ trang tài liệu chưa kể phí CD, VCD được bạn đọc rất quan tâm sử dụng. * Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu đặt trước NDT có thể đến TVQGVN trực tiếp trao đổi với cán bộ thư viện hoặc thông qua điện thoại, email, fax nêu yêu cầu của mình và chịu mức phí theo quy định của Thư viện. * Dịch vụ trao đổi thông tin TVQGVN thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, triển lãm sách báo để NDT có thể trao đổi thông tin và thu hút được nhiều NDT tham gia. Ví dụ tháng 4 năm 2010 Thư viện đã tổ chức triển lãm sách dịch Đức xuất bản tại Việt Nam, đã thu hút đông đảo cán bộ và NDT quan tâm tham gia bởi khi các ấn phẩm đã được dịch và xuất bản thì NDT có thể tiếp cận tài liệu mà không mắc phải rào cản ngôn ngữ để tiếp thu những kiến thức trong đó phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, nâng cao trình độ, giải trí thư giãn và đây là một sự kiện bởi năm 2010 là năm kỉ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Cộng hoà Liên bang Đức với Việt Nam. * Dịch vụ tư vấn thông tin cho NDT K51 Thông tin-Thư viện 44
  45. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Tại phòng thông tin tư liệu của TVQGVN có một đội ngũ cán bộ giúp NDT tra cứu thông tin khi NDT gặp khó khăn trong khi tìm kiếm tài liệu. Những dịch vụ thông tin phục vụ NDT trên của TVQGVN chứng tỏ Thư viện rất quan tâm hướng tới NDT, việc tổ chức khoa học các dịch vụ thông tin sẽ nâng cao hiệu quả phục vụ NDT của TVQGVN và giúp Thư viện hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của một thư viện trung tâm lớn nhất trong hệ thống thư viện công cộng cả nước và đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. 2.8. Đánh giá chung. 2.8.1. Công tác xây dựng nguồn tin ngoại văn * Ưu điểm. Công tác phát triển nguồn tin ngoại văn luôn được TVQGVN coi trọng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và sự yêu nghề của cán bộ nhân viên thông tin-thư viện. Hoạt động phát triển nguồn tin ngoại văn đã phát triển thông qua nhiều nguồn khác nhau, TVQGVN đã xây dựng được kho tin đa dạng phong phú về cả nội dung lẫn hình thức với khoảng 1,5 triệu bản sách, đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Tuy nhiên hiện nay giá cả của nguồn tin ngày càng cao, nhưng Thư viện vẫn luôn cố gắng để bổ sung được những nguồn tin ngoại văn có giá trị phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin và góp phần nâng cao tri thức đóng góp vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và của thủ đô. Thành phần ngôn ngữ của nguồn tin ngoại văn rất đa dạng gồm cả những ngôn ngữ thông dụng và ít thông dụng. Theo thống kê phiếu điều tra thì NDT đánh giá mức độ thoả mãn về nội dung của nguồn tin ngoại văn thì thoả mãn chiếm đa số cụ thể: thoả mãn K51 Thông tin-Thư viện 45
  46. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết về nội dung chiếm 54,9% ( 61 phiếu), chưa thoả mãn chiếm 40,5% ( 45 phiếu), ý kiến khác chiếm 4,5% ( 5 phiếu). Việc thu thập lưu trữ có chọn lọc nguồn tin ngoại văn dạng điện tử có những thuận lợi đã tạo khả năng TVQGVN với đạt mục tiêu sau: Tài liệu được lựa chọn đạt chất lượng cao và đúng phạm vi thu thập thông qua các khả năng công nghệ hiện đại. Có thể tập hợp được tài liệu về một chủ đề nhất định. Tài liệu lưu trữ đã được xử lý biên mục đầy đủ, vì thế có thể trở thành một phần nguồn tin của thư mục quốc gia. Người dùng có thể truy cập tới mỗi tài liệu được lưu trữ thông qua trang Web, bởi Thư viện hoặc các nhà cung cấp đã thương lượng. Một số tài liệu có giá trị đặc biệt nằm trong phạm vi lưu trữ đã được đánh giá phân tích. Công tác xây dựng kho tài liệu quý hiếm, kho tài liệu Liên hiệp quốc đã tạo nên một nguồn tài liệu quý giá trong nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý. Đây là nguồn tham khảo có chất lượng để họ tiến hành nghiên cứu và quản lý phục vụ cho đất nước. Đối với kho tài liệu Đông Dương được hình thành từ nguồn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương có trên 67.600 bản sách, tài liệu trong kho được in bằng tiếng la tinh, Pháp, Việt và một số ngôn ngữ khác. Kho tài liệu này có giá trị lịch sử lâu đời với nội dung phong phú đáp ứng với người dùng trong công tác nghiên cứu về khoa học xã hội. Kho sách Hán Nôm được hình thành thu mua trong nhân dân với 5.364 bản sách của 2.270 tên sách. Tài liệu trong kho được làm bằng chất liệu giấy K51 Thông tin-Thư viện 46
  47. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết dó có nội dung được in hoặc chép tay từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 giúp cho NDT nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó TVQGVN đã bổ sung những nguồn tin điện tử có giá trị như CSDL Proquest với 160 chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau bao gồm: 11.250 tạp chí trong đó 8.400 tạp chí toàn văn và 479 báo toàn văn, gần 30.000 luận văn toàn văn, trên 44.000 hồ sơ doanh nghiệp, trên 3000 báo cáo doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua công tác phát triển nguồn tin ngoại văn thông qua việc trao đổi tài liệu với các thư viện, tổ chức trên thế giới góp phần tuyên truyền giới thiệu về đất nước con người Việt Nam với bạn bè thế giới, hình thành quan hệ hợp tác hữu nghị hội nhập và phát triển của nước ta với các nước trên thế giới. Công tác bảo quản nguồn tin được chú trọng qua đầu tư trang thiết bị và phương pháp hiện đại tạo điều kiện cho việc lưu giữ vốn di sản dân tộc nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ người dùng tin. * Nhược điểm. Nguồn tài liệu xám: tài liệu ở các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, các báo cáo bản tin của các cơ quan chưa được chú ý thu thập nên chưa đáp ứng được nhu cầu tin của các nhà nghiên cứu, lãnh đạo. Chưa có chính sách phát triển nguồn tin thành một văn bản thành văn, nên công tác này còn mang tính chủ quan của cán bộ thư viện trong việc thu thập. Hiện nay có những nguồn tin bị rách nát không đem ra phục vụ được, điều kiện bảo quản còn hạn chế như: đội ngũ cán bộ bảo quản phục chế còn ít, phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu về bảo quản và nhất là bảo quản tài nguyên số trong thời đại ngày nay. Nguồn trao đổi và biếu tặng tuy không mất tiền nhưng lại bị động, nhiều khi chất lượng tài liệu nhận về không cao và không đáp ứng được nhu cầu của NDT, nhưng vì nhiều lí do chúng vẫn được nhập về thư viện. Trao đổi nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn nhiều đơn vị ngừng trao đổi tài liệu tiếng Việt. K51 Thông tin-Thư viện 47
  48. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Kinh phí cho bổ sung nguồn tin của TVQGVN còn hạn chế nên số lượng mua không nhiều mà chủ yếu còn phải nhờ vào nguồn trao đổi và biếu tặng. Hiện nay TVQGVN chưa trực tiếp giao dịch nhiều với các đơn vị kinh doanh nước ngoài mà chủ yếu thông qua công ty xuất nhập khẩu sách- XUNHASABA, điều đó cũng có những hạn chế nhất định trong công tác phát triển nguồn tin ngoại văn. Tuy về mặt nội dung của nguồn tin ngoại văn đã được thoả mãn khá cao nhưng về số bản tài liệu ngoại văn được bổ sung để phục vụ bạn đọc thì số lượng chưa thoả mãn chiếm 57,6% (64 phiếu), thoả mãn chiếm 42,4% (47 phiếu). 2.8.2. Công tác khai thác nguồn tin ngoại văn Các SP&DV TT - TV của TVQGVN đa dạng phong phú, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ bạn đọc tốt hiện đại, đồng thời thái độ phục vụ của thủ thư rất nhiệt tình thân thiện. Nhưng TVQGVN là thư viện công cộng lớn nhất cả nước, nhưng họ chưa chú ý đến đối tượng người dùng tin đặc biệt như: khiếm thị, tàn tật để xây dựng nguồn tin phục vụ cho đối tượng này. Các dịch vụ của Thư viện phong phú, nhưng NDT đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và sử dụng thông tin. Qua khảo sát thực tế, đáp ứng tốt chiếm 28,8% ( 32 phiếu), bình thường chiếm 62,2% (69 phiếu), chưa phù hợp chiếm 9% (10 phiếu). Thông qua đó TVQGVN cần xem xét nhằm nâng cao tính hiệu quả của các dịch vụ thông tin hiện có. K51 Thông tin-Thư viện 48
  49. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN NGOẠI VĂN TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI TVQGVN cần có những biện pháp để có thể hoàn thiện công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn ngày càng tốt hơn. 3.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn tin ngoại văn Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc phát triển nguồn tin ngoại văn nhằm đáp ứng nhu cầu tin ngày càng đa dạng của người dùng tin tại TVQGVN, là một thư viện trung tâm của cả nước và là thư viện đầu ngành trong hệ thống thư viện công cộng, cần nhanh chóng xây dựng chính sách phát triển nguồn tin ngoại văn. Mục đích của chính sách phát triển nguồn tin ngoại văn là định hướng các hoạt động xây dựng nguồn tin, đưa ra các chỉ dẫn cần thiết thực hiện công tác bổ sung- trao đổi- chia sẻ nguồn lực thông tin ngoại văn giữa thư viện và các cơ quan thông tin. Vai trò chức năng, nhiệm vụ của TVQGVN; đối tượng người sử dụng và mối quan hệ phối hợp trong công tác bổ sung, khai thác, chia sẻ nguồn tin về nội dung, ngôn ngữ của nguồn tin. Chính sách cần đề cập đến các vấn đề như số lượng bản nhập của mỗi tên tài liệu, kho chứa và kinh phí bổ sung. Ngoài ra công tác trao đổi, tặng biếu nguồn tin ngoại văn cần lựa chọn chất lượng tài liệu nhận được qua nguồn này phù hợp với diện bổ sung và nhu cầu tin của người dùng tin. Công tác thanh lọc nguồn tin ngoại văn cần được đề cập trong chính sách. K51 Thông tin-Thư viện 49
  50. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Cần thành lập hội đồng bổ sung nguồn tin ngoại văn bao gồm: các nhà khoa học, các cán bộ chuyên môn để bổ sung được những nguồn tin có chất lượng phù hợp với người dùng. Phối hợp bổ sung nguồn tin ngoại văn với các thư viện, trung tâm thông tin lớn trong nước, trước hết là các thư viện và trung tâm thông tin trên địa bàn Hà Nội. Phát triển công tác trao đổi nguồn tin ngoại văn với các thư viện và trung tâm thông tin nước ngoài ở tầm cao mới, trong xu thế hội nhập và phát triển khi chúng ta hiện nay là thành viên của WTO. 3.2. Nâng cao trình độ cán bộ Những năm gần đây hầu hết các thư viện, trung tâm thông tin đã ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của mình, công tác đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện là vô cùng quan trọng. Xây dựng thư viện hiện đại đòi hỏi người cán bộ thư viện ngoài kiến thức chuyên môn, cần được cập nhật các kiến thức về tin học, ngoại ngữ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin nguồn tin ngoại văn chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người dùng. Đội ngũ cán bộ của TVQGVN hầu hết thuộc chuyên ngành thông tin thư viện, nhìn chung mặt bằng kiến thức về công nghệ thông tin là chưa cao. Do đó thời gian tới, Thư viện cần đào tạo nâng cao trình độ công nghệ thông tin, giúp họ nắm bắt cập nhật kiến thức các sản phẩm mới của công nghệ thông tin và những khả năng của nó nhằm ứng dụng hiệu quả vào hoạt động của thông tin- thư viện. Tổ chức lớp đào tạo về quy trình số hoá tài liệu, phương thức lưu trữ, xử lý và khai thác mọi dạng tài liệu số cho quá trình số hoá nguồn tin ngoại văn. Tổ chức tham quan học hỏi việc ứng dụng công nghệ thông tin của các thư viện hiện đại trong nước cũng như ngoài nước. K51 Thông tin-Thư viện 50
  51. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Ngoài ra cần khuyến khích các cán bộ tự học hỏi, nâng cao kiến thức thông tin của mình để có thể trở thành một cán bộ thông tin -thư viện chuyên nghiệp, luôn tự tin trong việc đổi mới các công nghệ thông tin -thư viện. 3.3. Xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn điện tử Bên cạnh việc chú trọng xây dựng nguồn tin ngoại văn truyền thống, để đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin, TVQGVN cần tiến hành phát triển kho tài liệu điện tử (đặc biệt dưới dạng toàn văn): tự xây dựng hoặc mua của các thư viện lớn trong và ngoài nước hay mua các nguồn tin ngoại văn điện tử trên mạng. Bước đầu xây dựng kho tài liệu số hoá đáp ứng yêu cầu của việc chia sẻ nguồn tin giữa các thư viện thông qua các mạng thông tin. Tạo lập nguồn tin ngoại văn điện tử có thể sử dụng các phương thức: Thu thập nguồn tin trên mạng: Các nguồn tin ngoại văn miễn phí do các cơ quan thuộc chính phủ hay một số cơ quan khác cung cấp, tuy nhiên cần có sự đánh giá và kiểm định về giá trị và độ chính xác của các nguồn tin này, do cung cấp miễn phí nên không phải mọi nguồn tin ngoại văn đều có chất lượng tốt. Phương thức tự số hoá nguồn tin ngoại văn: Số hoá là việc chuyển đổi các dạng nguồn tin ngoại văn trên giấy truyền thống sang dạng nguồn tin điện tử linh hoạt bằng phương pháp quét hay nhập lại tin. Đây được coi là phương thức cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững nguồn tin ngoại văn điện tử trong một cơ quan thông tin thư viện do các lợi ích đem lại. Mở rộng khả năng truy cập nguồn tin ngoại văn: Khi số hoá việc truy cập tới một tài liệu ngoại văn sẽ được mở rộng hơn cho phép nhiều người dùng tin từ nhiều nơi khác nhau có thể truy cập và sử dụng cùng một tài liệu trong cùng một thời điểm. Tăng cường khả năng bảo quản nguồn tin ngoại văn: Số hoá được xem như một phương thức hữu hiệu để bảo quản các tài liệu quý hiếm, độc bản K51 Thông tin-Thư viện 51
  52. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết hay tài liệu xám. Nguồn tin ngoại văn điện tử thường được lưu giữ trên máy tính, trên các đĩa CD, CD-ROM, DVD. Khi được số hoá ít bị ảnh hưởng bởi mức độ sử dụng thường xuyên của số lượng lớn người dùng tin, giúp kéo dài tuổi thọ của tài liệu ngoại văn và dễ dàng bảo quản. Mua nguồn tin ngoại văn trên CD-ROM của các thư viện và cơ quan thông tin lớn trong và ngoài nước: Nguồn tin ngoại văn tồn tại dưới 3 dạng: CSDL thư mục, CSDL toàn văn, và CSDL dữ kiện. Nguồn tin ngoại văn có thể tra cứu dữ kiện trực tiếp trên máy tính bằng nhiều điểm truy cập khác nhau, tồn tại lâu và ổn định. Mua nguồn tin ngoại văn điện tử trên mạng: thực chất là thuê mua nguồn tin ngoại văn điện tử online theo các hợp đồng thuê mua và tính giá cả của các nguồn tin điện tử theo số địa chỉ IP, số người dùng đồng thời (Current users). Hợp đồng thuê mua cần quy định cụ thể về phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia. Tham gia vào các consortium - giải pháp bổ sung nguồn tin ngoại văn điện tử là hình thức liên kết, liên hiệp của các thư viện, cơ quan thông tin có cùng hướng bổ sung. Các consortium này thường mua những nguồn tin ngoại văn điện tử được cài đặt lên mạng Internet hoặc mạng riêng của consortium. 3.4. Hƣớng dẫn ngƣời dùng tin. Chất lượng nguồn thông tin không chỉ được đánh giá bởi số lượng tài liệu được lưu giữ, mà nó được đánh giá bởi mức độ sử dụng phù hợp với yêu cầu tin của bạn đọc, nguồn tin được tạo ra là để đáp ứng thông tin cho đội ngũ người dùng tin. Do vậy công tác đào tạo đội ngũ người dùng tin, hướng dẫn và nâng cao khả năng khai thác nguồn tin ngoại văn là một tiêu chí hết sức quan trọng trong việc xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nguồn thông tin điện tử, đối tượng sử dụng nguồn thông tin này cần có hiểu biết về sử dụng máy tính, mạng hay một số thiết bị khác. K51 Thông tin-Thư viện 52
  53. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Do vậy, TVQGVN cần thường xuyên hướng dẫn phương pháp tra tìm nguồn tin ngoại văn trong và ngoài thư viện, các cách thức sử dụng từ khoá tìm tin, địa chỉ trên mạng thông tin cho người dùng tin nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tin ngoại văn, các SP&DV TT-TV hiện có một cách tốt nhất. Đồng thời hướng dẫn họ có thể tham gia dịch vụ thông tin thư viện của Thư viện. 3.5. Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện Trong quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả phục vụ, bất kỳ một cơ quan thông tin thư viện nào không thể không quan tâm đến tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện. Sản phẩm thông tin thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin, nhưng nhu cầu thông tin của người dùng tin luôn luôn thay đổi. Do vậy, TVQGVN muốn thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin phải mở rộng các sản phẩm thông tin thư viện của mình, tức là tăng cường xử lý sâu về nội dung nguồn tin đó. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện nguồn tin ngoại văn là xu hướng là cách thức phát triển có tính chất lâu bền với TVQGVN. Do đó TVQGVN cần tiến hành các công việc sau: * Hoàn thiện bộ máy tra cứu truyền thống của nguồn tin ngoại văn. Cho dù công nghệ thông tin có phát triển đến mức độ nào thì bộ máy tra cứu truyền thống là phương tiện tra cứu thường xuyên cần thiết đối với người dùng tin và cán bộ thư viện. Thực tế không chỉ TVQGVN mà tất cả các thư viện khác cho dù đã trang bị máy tính hiện đại, nhưng việc củng cố, bổ sung hệ thống mục lục là việc làm thường xuyên. Bởi vì nếu chỉ sử dụng máy tính có nhiều bất cập như: Hầu hết không phải bất cứ NDT nào cũng có thể sử dụng máy tính để tra cứu thành thạo mà cần phải có thời gian để học hỏi, điều này làm mất khá nhiều thời gian, trong khi đó nếu sử dụng bộ máy tra cứu truyền thống thì NDT có thể tìm kiếm tài liệu nhanh không mất nhiều thời gian. K51 Thông tin-Thư viện 53
  54. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Để có thể tìm kiếm tài liệu trên máy tính thì thư viện phải tạo lập các CSDL có trong thư viện. Sử dụng máy tính còn phải phụ thuộc vào đường điện. Những năm gần đây, do nước ta thiếu điện nên việc cắt điện thường xuyên xảy ra ảnh hưởng rất nhiều đến việc tra cứu tin của người dùng tin. Hơn nữa trên thực tế thì các máy tính sử dụng cho bạn đọc tra cứu nguồn tin cũng gặp nhiều vấn đề như nhiều máy hỏng, lỗi mạng không tra cứu được. Với những lý do trên thì việc hoàn thiện bộ máy tra cứu truyền thống nguồn tin ngoại văn là việc làm hết sức cần thiết, nên thường xuyên chỉnh lý các loại mục lục, quan tâm đến các ô phích chuyên đề để phong phú hơn. * Tạo lập CSDL. Tạo lập CSDL và quản trị mục lục điện tử cho nguồn tin ngoại văn của thư viện là công việc mà TVQGVN cần tiếp tục xây dựng CSDL thư mục cho toàn bộ vốn ngoại văn của thư viện để lưu giữ mà Thư viện có. Thư viện Quốc gia Việt Nam ngoài các dịch vụ hiện có cần phát triển các dịch vụ mới như: dịch vụ dịch tài liệu bởi hàng rào ngôn ngữ đang là vấn đề mà NDT hay gặp phải, cho phép NDT tiếp cận thông tin đa dạng hơn. 3.6. Nâng cao chất lƣợng công tác bảo quản nguồn tin ngoại văn Tích cực đẩy mạnh các hoạt động bảo quản nguồn tin ngoại văn như: sửa chữa các nguồn tin ngoại văn bị hư hỏng nhẹ ở dạng nguyên bản (đóng bìa, dán nhãn), tăng cường số hoá, sao chụp các tài liệu có giá trị mà bị hư hỏng nặng nhằm kéo dài tuổi thọ và tiết kiệm diện tích kho tàng, nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc. Đầu tư các trang thiết bị hiện đại về bảo quản như: máy điều hoà, công nghệ kỹ thuật số, máy quét . Đào tạo nâng cao trình độ và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ bảo quản để đảm bảo các chuẩn về bảo quản truyền thống và hiện đại nguồn tin ngoại văn. K51 Thông tin-Thư viện 54
  55. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Để công tác bảo quản nguồn tin ngoại văn có hiệu quả cao bên cạnh những giải pháp trên, TVQGVN với cán bộ phục vụ bạn đọc nên nhắc nhở giáo dục bạn đọc trong việc bảo vệ nguồn tin như: thông báo các quy định sử dụng nguồn tin hoặc xử lý bồi thường trong những trường hợp vi phạm nặng. Nâng cao ý thức bảo quản nguồn tin ngoại văn trong quá trình sử dụng của người dùng tin. 3.7. Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước nhằm chia sẻ nguồn tin ngoại văn Thị trường nguồn tin ngoại văn điện tử trên thế giới đang có sự gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Nhu cầu về việc truy cập các nguồn tin điện tử trở nên cấp bách và không thể thiếu của người dùng tin trong các cơ quan thông tin thư viện Việt Nam nói chung và TVQGVN nói riêng. Trong khi đó kinh phí dành cho bổ sung nguồn tin ngoại văn, nhất là nguồn tin ngoại văn điện tử ngày càng eo hẹp. TVQGVN cần mở rộng hơn nữa trong hợp tác trong và ngoài nước nhằm trao đổi và chia sẻ nguồn tin để : Tiết kiệm ngân sách trong bổ sung nguồn tin ngoại văn điện tử, giảm bớt gánh nặng về kinh phí. Liên kết phối hợp bổ sung trao đổi các nguồn tin ngoại văn điện tử tránh được tình trạng biệt lập, cho phép người dùng tin khả năng vươn tới nhiều nguồn tin hơn. Hợp tác liên thông đối với các Trung tâm thông tin, các thư viện hay các tổ chức khác trong và ngoài nước nhằm chia sẻ nguồn lực thông tin ngoại văn, những kinh nghiệm về nghiệp vụ tiên tiến. Tuy nhiên để thực hiện cần xem xét về: ngân sách, pháp lí xây dựng các chính sách liên thông – là các quy định pháp lý phối hợp hoạt động giữa các thư viện tổ chức liên thông với nhau. K51 Thông tin-Thư viện 55
  56. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết KẾT LUẬN Trên đây là một số khía cạnh tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trong suốt hơn 90 năm xây dựng và phát triển, tuy nhiên do thời gian tìm hiểu hạn chế nên khoá luận của tôi không khỏi thiếu sót. Nhưng khoá luận cũng thấy được hiện trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại TVQGVN, những ưu nhược điểm của công tác này. Đồng thời cũng đưa ra những giải pháp cho công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại TVQGVN trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp cần phải được tìm hiểu sâu sắc hơn nữa, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước, tình hình thế giới có những biến động phức tạp, nguồn thông tin ngoại văn ngày càng phát triển dưới mọi hình thức. Hy vọng thời gian tới, công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN được quan tâm, triển khai, để giúp TVQGVN không những hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và đáp ứng với nhu cầu đa dạng của người dùng tin góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá của thủ đô Hà Nội và đất nước. K51 Thông tin-Thư viện 56
  57. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết phòng Đọc của Thư viện Quốc gia Việt Nam năm 2006, 2007, 2008 và 2009. 2. Báo cáo tổng kết công tác bổ sung – trao đổi quốc tế Thư viện Quốc gia Việt Nam năm 2008, năm 2009. 3. Chúng ta nên thu thập bảo quản tài liệu gì / Nguyễn Trọng Phượng // Tạp chí thư viện Việt Nam. - 2007. - Số 4(12). – Tr. 72 – 77 4. Đỗ Thị Nụ. Tìm hiểu công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam : Khoá luận tốt nghiệp Thông tin Thư viện / Đỗ Thị Nụ. – H. : ĐHKHXH $ NV, 2008. - 78 tr. 5. Giới thiệu nguồn lực thông tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. - H. : TVQGVN, 2010 6. Nguồn tin điện tử / Nguyễn Thị Đào, Phan Thị Lý // Tạp chí thư viện Việt Nam. - 2006 . - Số 1. – Tr. 25 - 29 7. Nguyễn Thị Thu Hiền. Công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Quốc Gia Việt Nam : Khoá luận tốt nghiệp Thông tin Thư viện / Nguyễn Thị Thu Hiền. – H. : ĐHKHXH $ NV, 2006.- 70 tr. 8. Nguyễn Thị Ngà. Vốn tài liệu nước ngoài tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước : Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện / Nguyễn Thị ngà. – H. : ĐHVH, 2005. – 93 tr. 9. Phan thị Khuyên. Hiện trạng xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam : Khoá luận tốt nghiệp Thông tin học và Quản trị thông tin / Phan thị Khuyên. – H. : ĐHDLĐĐ, 2009. - 76 tr. K51 Thông tin-Thư viện 57
  58. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 10. Trần Mỹ Dung. Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam : Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện / Trần Mỹ Dung. – H. : ĐHVH, 2004. – 105 tr. 11. Trần Mạnh Tuấn. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện : Giáo trình / Trần Mạnh Tuấn. – H., 1998. – 324 tr. 12. Thư viện Quốc gia Việt Nam 90 năm xây dựng và phát triển 1917- 2007. – H. : TVQGVN, 2007. – 197 tr. 13. Vài thách thức đối với thư viện số và những chiến lược đối phó / Vũ Thị Nha // Tạp chí thư viện Việt Nam. - 2007. - Số 2(10). – Tr. 19 – 23 14. Http:// www.nlv.gov.vn K51 Thông tin-Thư viện 58
  59. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Phụ Lục K51 Thông tin-Thư viện 1
  60. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Phiếu điều tra nhu cầu tin Để có thể hoàn thiện hơn nữa công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của bạn đọc trong thời gian tới, mong quí vị và các bạn vui lòng trả lời những câu hỏi sau. Tôi rất mong nhận được sự hợp tác nhiệt tình của quí vị. Tôi xin chân thành cám ơn ! 1. Mong quí vị cho biết đôi điều về bản thân: Họ và tên: Nghề nghiệp: . Giới tính: 2. Trình độ: GS-PGS □ Tiến sĩ □ Trình độ khác □ Cử nhân □ Thạc sĩ □ 3. Mục đích của quí vị khi tới TVQGVN: Nghiên cứu □ Nâng cao trình độ □ Học tập □ Giải trí thư giãn □ 4. Lĩnh vực quí vị hoạt động : Nghiên cứu □ Sản xuất kinh doanh □ Giảng dạy □ Hành chính □ Học tập □ Lĩnh vực khác □ Quản lí □ 5. Lĩnh vực mà bạn quan tâm : Chính trị xã hội □ Khoa học kĩ thuật □ Văn hoá nghệ thuật □ Khoa học công nghệ □ Khoa học tự nhiên □ Nông – Lâm nghiệp □ Y dược học □ Văn học □ Ngôn ngữ □ Các lĩnh vực khác: K51 Thông tin-Thư viện 2
  61. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 6. Dạng nguồn tin mà quí vị thường sử dụng: Sách □ CD-ROM □ CSDL □ Luận án □ Internet □ Vi phim, vi phiếu □ Báo- Tạp chí □ Tranh, ảnh □ Các loại tài liệu khác □ 7. Ngôn ngữ mà quí vị thường sử dụng: Việt □ Pháp □ Ngôn ngữ khác □ Anh □ Trung □ Nga □ Nhật □ 8. Thời gian xuất bản của nguồn tin mà quí vị thường sử dụng là Trước năm 1945 □ Từ 1954-1986 □ Từ 2000 đến nay □ Từ năm 1945-1954 □ Từ 1987- 2000 □ 9. Theo quí vị nguồn tin ngoại văn của TVQG đã đáp ứng về nội dung chưa Thoả mãn □ Chưa thoả mãn □ Ý kiến khác: 10. Số bản nguồn tin ngoại văn quí vị sử dụng đã đáp ứng nhu cầu chưa: Thoả mãn □ Chưa thoả mãn □ Ý kiến khác: . 11. Về mức độ cập nhật thông tin của nguồn tin ngoại văn Kịp thời □ Chưa kịp thời □ Theo bạn TVQGVN cần bổ sung những loại hình nguồn tin ngoại văn nào: Sách □ Báo- tạp chí □ Tài liệu điện tử □ Tài liệu khác 12. Loại ngôn ngữ nào theo quí vị TVQGVN cần bổ sung : Việt □ Trung □ Ngôn ngữ khác □ K51 Thông tin-Thư viện 3
  62. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Anh □ Nhật □ Nga □ Pháp □ 13. Các dịch vụ thông tin của TVQGVN đã đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm và sử dụng thông tin của quí vị chưa ( các bản thư mục, CSDL, Internet, Dịch vụ cung cấp tài liệu ( mượn - trả), dịch vụ tra cứu tin , Dịch vụ Photo, Scan , Số hoá , ) Tốt □ Bình thường □ Chưa phù hợp □ TVQGVN trong thời gian tới cần thực hiện những biện pháp gì để có thể xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tốt hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu của quí vị. Xin quí vị vui lòng nhận xét: . K51 Thông tin-Thư viện 4