Khóa luận Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet tại các đại lý tỉnh Thanh Hóa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet tại các đại lý tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tiep_can_thi_truong_va_phan_phoi_san_pham_cua_cong.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet tại các đại lý tỉnh Thanh Hóa
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN HỮU DUY Tên chuyên đề: TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỨC HẠNH MARPHAVET TẠI CÁC ĐẠI LÝ TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2015-2019 THÁI NGUYÊN – 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– NGUYỄN HỮU DUY Tên chuyên đề: TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỨC HẠNH MARPHAVET TẠI CÁC ĐẠI LÝ TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Lớp : TY 47 N02 Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoan THÁI NGUYÊN – 2019
- i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Chăn nuôi Thú y, cô giáo hướng dẫn, cùng Ban lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet, em đã được về thực tập tốt nghiệp tại công ty. Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cô giáo trong khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo TS. Trần Thị Hoan đã chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet (xã Trung Thành - Phổ Yên - Thái Nguyên) đã tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã động viên, cùng nỗ lực cố gắng của bản thân em đã hoàn thành chuyên đề đúng thời gian quy định. Em xin cảm ơn tất cả các quý đại lý đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Em hi vọng tất cả các cô chú, anh chị các đại lý sẽ luôn đồng hành, luôn giúp đỡ bản thân em trong thời gian làm việc sau này. Em xin kính chúc các thầy, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong công tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Hữu Duy
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y 28 Bảng 2.2. Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong thú y 29 Bảng 4.1. Danh mục công việc thực hiện tại cơ sở 32 Bảng 4.2. Danh mục nội dung thực hiện tại kho thành phẩm của công ty 34 Bảng 4.3. Thống kê danh mục một số sản phẩm được phép lưu hành của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet (12/2018-5/2019) 39 Bảng 4.4. Chế độ khuyến mại đối với đại lý phân phối cấp I 47 Bảng 4.5. Doanh thu của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet (12/2018-4/2019) 48 Bảng 4.6. Doanh thu từ một số đại lý tại Thanh Hóa của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet (12/2018 – 4/2019) 49 Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả công tác tiếp cận thị trường 50
- iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm viết tắt Nghĩa của từ CP Cổ phần CBNV Cán bộ nhân viên DTTN Diện tích tự nhiên E. coli Escherichia coli LMLM Lở mồm long móng ND-CP Nghị định - Chính phủ ND-TTg Nghị định - Thủ tướng NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn GMP Good Manufacturing Practice TT Thể trọng TD Thảo dược
- iv MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu chuyên đề 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 3 2.1.1. Vài nét về Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet 3 2.1.2. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa 5 2.2. Tổng quan về thuốc thú y trong chăn nuôi 12 2.2.1. Khái niệm và phân loại thuốc thú y 12 2.2.2. Vai trò và đặc điểm của thuốc thú y đối với chăn nuôi 16 2.2.3. Nguồn gốc thuốc thú y. 17 2.2.4. Đường đưa thuốc vào cơ thể gia súc, gia cầm 18 2.2.5. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh 21 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 30 3.1. Đối tượng 30 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 30 3.3. Nội dung và chỉ tiêu theo dõi 30 3.4. Phương pháp tiến hành 31 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 31 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 31 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32 4.1 Nội dung công việc thực hiện tại cơ sở 32 4.2. Kết quả khảo sát tình hình sản xuất của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet 38 4.2.1. Cơ cấu sản phẩm của công ty 38
- v 4.2.2. Chế độ khách hàng của công ty 46 4.2.3. Kết quả khảo sát tình hình kinh doanh của công ty 47 4.3. Kết quả khảo sát tình hình kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 48 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Đề nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi đang trên đà phát triển và dần trở thành ngành chính trong nền kinh tế nông nghiệp. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đã cung cấp một lượng thịt lớn cho tiêu dùng trong nước và đóng góp một phần đáng kể cho xuất khẩu. Đồng thời cũng thúc đẩy các ngành khác phát triển như: Công nghiệp chế biến thực phẩm, trồng trọt, thuỷ sản, Trong tình hình chăn nuôi đang phát triển mạnh như hiện nay ở nước ta, đặc biệt là chăn nuôi ở các nông hộ thì việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng trong chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là một yêu cầu cấp thiết cần được thực hiện ngay. Một trở ngại lớn cho ngành chăn nuôi hiện nay là tình trạng dịch bệnh. Những năm gần đây, ngành chăn nuôi bị thiệt hại bởi một số bệnh như: E.coli sưng phù đầu, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi Từ nhu cầu thực tế, nhiều công ty đã sản xuất ra nhiều loại thuốc thú y, vắc-xin, chế phẩm sinh học nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Đây là lý do và điều kiện để ngành sản xuất, kinh doanh thuốc thú y phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, cùng với những sự phát triển mạnh mẽ là những bất cập như: Trình độ, ý thức của nhà sản xuất lẫn người sử dụng chưa cao, việc kiểm soát thuốc thú y trên thị trường chưa được chặt chẽ, Dẫn đến việc lưu hành, sử dụng các loại thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường làm ảnh hưởng tới kết quả phòng trị, an toàn vệ sinh thực phẩm của người sử dụng, gây thiệt hại về mặt kinh tế, gây nên tình trạng kháng thuốc do không xác định đúng liều lượng. Đặc biệt, vấn đề sử dụng tuỳ tiện các sản phẩm kháng sinh, hoá dược đã bị cấm trong chăn
- 2 nuôi không những gây thiệt hại lớn trong công tác xuất nhập khẩu nông sản mà còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn và sự tiếp nhận của công ty, em tiến hành thực hiện chuyên đề tốt nghiệp: “Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet tại các đại lý tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Xác định tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. - Đánh giá hoạt động của các đại lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Xác định tình hình sử dụng thuốc thú y trong các trang trại, hộ chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa. 1.2.2. Yêu cầu - Xác định được hoạt động của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. - Đánh giá được hoạt động của các đại lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Xác định được tình hình sử dụng thuốc thú y trong các trang trại, hộ chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Vài nét về Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet 2.1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng 12 năm 2002, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thuốc thú y. Với nhà máy sản xuất thuốc thú y được đặt tại khu công nghiệp Lệ Trạch, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Đầu năm 2010, Ban Giám đốc Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy thuốc thú y đạt tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới GMP/WHO với 3 dây chuyền: Thuốc tiêm, thuốc dung dịch uống và bột, đưa vào sử dụng từ cuối năm 2011. Đến nay, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy vắc-xin với 3 dây chuyền sản xuất vắc-xin vi khuẩn, dây chuyền vắc-xin vi rút trên tế bào và dây chuyền sản xuất vắc-xin vi rút trên phôi trứng, cả 3 dây chuyền công nghệ châu Âu đang đi vào hoạt động và cho kết quả tốt. Với phương châm hoạt động “Hợp tác cùng phát huy sức mạnh và thành công”. Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet luôn sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước đồng thời luôn mở rộng cánh cửa đón nhận và tạo cơ hội việc làm cho những người có đức, có tài, có nguyện vọng gắn bó lâu dài về làm việc với công ty. Tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet quyết tâm xây dựng một thương hiệu thuốc thú y với chiến lược sản phẩm có chiều sâu mạng lại hiệu quả kinh tế cao cho người tiêu dùng tại đây có một tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân viên tay nghề cao. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi cả nước, công ty không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, phát triển các loại thuốc thú y đảm bảo được về chất lượng, sự an toàn của sản phẩm và giá thành thấp.
- 4 2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của tập đoàn Sau hơn 17 năm hoạt động, Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet đã có những bước phát triển vược bậc cả về quy mô sản xuất kinh doanh, thị trường và số lượng cán bộ nhân viên chuyên nghiệp có chiều sâu, am hiểu sâu sắc tư duy quản trị. Hiện tại, Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet có 4 công ty thành viên và 12 chi nhánh tại các thành phố lớn gồm: Công ty Cổ phần thuốc thú y Marphavet, Công ty Cổ phần thuốc thú y Nanovet, Công ty Cổ phần thuốc thú y BMG, Công ty Cổ phần thuốc thú y HDH. Với nhiều mặt hàng kinh doanh như: thuốc thú y, vắc-xin, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi, rượu, bất động sản, với nhiều nhà máy có dây truyền sản xuất công nghệ cao. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của tập đoàn Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet có đội ngũ nhân sự chuyên môn trình độ cao với hơn 1000 cán bộ nhân viên bao gồm 2 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 8 Tiến sĩ, 29 Thạc sĩ, trên 500 bác sĩ thú y và kĩ sư chăn nuôi, 15 dược sĩ nhân y, 12 cử nhân công nghệ sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, 250 cử nhân kinh tế, kế toán, luật, nhân văn, quản trị kinh doanh, maketing, cơ khí chế tạo máy, điện lạnh, có trình độ chuyên môn thường xuyên được tập huấn ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành nghề, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. Ngoài ra, công ty đang hợp tác với Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trường đại học trong và ngoài nước. 2.1.1.4. Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet hiện nay là một trong các công ty sản xuất thuốc thú y lớn trong cả nước. Hiện nay, công ty đã có hơn 1000 khách hàng là các đại lý, nhà phân phối cấp I trên khắp các tỉnh thành
- 5 trong cả nước, sản phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng, an toàn và hiệu quả được các nhà chăn nuôi tin dùng. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa 2.1.2.1. Lịch sử hình thành Thanh Hóa, hay còn được gọi là xứ Thanh, là một tỉnh cực Bắc miền Trung, Việt Nam [16]. Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ. Cách đây khoảng 6.000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã phát triển rực rỡ. Thanh Hóa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km² và số dân 3.712.600 người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú, trong đó có khoảng 855.000 người sống ở thành thị. Năm 2005, Thanh Hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. 2.1.2.1. Vị trí địa lý Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý: - Điểm cực Bắc: 20040’B (tại xã Tam Chung – huyện Quan Hoá). - Điểm cực Nam: 19018’B (tại xã Hải Thượng – huyện Tĩnh Gia). - Điểm cực Đông: 106004’Đ (tại xã Nga Điền – huyện Nga Sơn).
- 6 - Điểm cực Tây: 104022’Đ (tại chân núi Pu Lang – huyện Quan Hóa). Thanh Hoá có lãnh thổ rộng lớn: 11.129,48 km2, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước. Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các tỉnh và nước bạn như sau: - Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km. - Phía Nam: giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km. - Phía Đông: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km. - Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào với đường biên giới dài 192km. Thanh Hoá nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta. Trong lịch sử nơi đây từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến. Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mô diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. 2.1.2.3. Địa hình Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây Bắc, những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền. Miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ,
- 7 không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung. Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, được chia làm 3 bộ phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Cẩm Thủy, Thạch Thành và Ngọc Lặc. Vùng đồi núi phía Tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý. Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1 m. Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn). 2.1.2.4. Khí hậu và thủy văn Do sự tác động của các yếu tố: vĩ độ địa lý, quy mô lãnh thổ, vị trí trong hệ thống hoàn lưu gió mùa trong á địa ô gió mùa Trung - Ấn, hướng sơn
- 8 văn, độ cao và vịnh Bắc Bộ mà Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Đôi khi có hiện tượng giông, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22-23oC, song phân hóa rất khác nhau theo từng tháng và giữa các vùng. Chênh lệch về cực trị của nhiệt độ trong năm cũng rất lớn: mùa hè, nhiệt độ tối cao có thể đạt tới 41oC, song về mùa đông, nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 2oC ở vùng núi, kèm theo sương giá, sương muối. Lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, song có một số vùng đồi núi, lượng mưa lại rất cao. Ở vùng đồi núi, tốc độ gió tương đối đều trong năm, dao động trung bình từ 1 - 2m/s. Còn ở vùng đồng bằng ven biển, tốc độ gió có thể có sự chênh lệch ở các huyện ven biển vào mùa bão lụt từ tháng 6 đến tháng 11. Do sự chi phối của địa hình và những tương tác với các vùng lân cận mà Thanh Hoá có sự phân dị về khí hậu theo vùng, với 3 vùng khí hậu đặc trưng: Vùng đồng bằng, ven biển: có nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, ít xảy ra sương muối, mùa hè nóng vừa phải. Mưa ở mức trung bình và có xu hướng tăng dần từ phía Bắc vào phía Nam. Lượng mưa lớn nhất vào tháng 9 và ít nhất vào các tháng 2, 3. Mưa phùn vào các tháng cuối mùa lạnh (1, 2 và 3), đôi khi kéo dài hàng tuần lễ. Có hai thời kỳ khô ngắn và không ổn định vào đầu hè (tháng 5 và 6) và vào các tháng 10, 11. Từ tháng 7 đến tháng 11, có nhiều cơn bão xuất hiện và có thể gây ảnh hưởng lớn đến các huyện ven biển của tỉnh. Thiên tai thường xảy ra là bão, nước dâng trong bão, mưa lớn gây úng, lụt, lũ tập trung vào tháng 9 hàng năm. Hạn và rét đậm kéo dài vào thời gian từ tháng 12 đến tháng 2. Ngoài ra, lốc, vòi rồng, mưa đá có thể xảy ra ở vùng này với tần suất thấp.
- 9 Vùng trung du: có nhiệt độ cao vừa phải, mùa đông tương đối lạnh, có sương muối nhưng ít. Mùa hè nóng vừa phải, khu vực phía Nam nóng hơn do ảnh hưởng của gió tây khô nóng. Mưa khá nhiều, đặc biệt ở khu vực Như Xuân, Như Thanh, Lang Chánh, Thường Xuân (trên 2.000 mm/năm), Hồi Xuân (1.870mm/năm). Độ ẩm lớn, gió không mạnh lắm. Thiên tai chủ yếu là mưa lớn, gió tây khô nóng, rét đậm kéo dài, lũ đột ngột, kể cả lũ bùn đá, lũ ống và lũ quét. Lượng mưa cao, có khả năng gây lũ ống, lũ quét vào tháng 7 - tháng 8. Vùng đồi núi cao: bao gồm các huyện Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, phần Tây Bá Thước, Yên Khương của Lang Chánh, Yên Nhân, Bát Mọt, Xuân Khao của Thường Xuân. Nền nhiệt độ nói chung thấp, mùa đông khá rét, nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 0oC, sương muối nhiều và một số nơi có sương giá với tần suất 1 ngày/1 năm. Khi có sương giá, sương muối làm cho một số cây ăn quả có thể bị chết hàng loạt. Vào mùa hè, lũ có thể xuất hiện vào thời gian tháng 7 - 8. Mùa hè dịu mát, ảnh hưởng của gió tây khô nóng không lớn, biên độ nhiệt năm nhỏ, lượng mưa, số ngày mưa, mùa mưa khác biệt khá nhiều theo các tiểu vùng. Mùa đông ít mưa. Độ ẩm không lớn lắm (trừ khu vực cao trên 800m mới có độ ẩm lớn và mây mù nhiều). Gió nói chung yếu, tốc độ trung bình từ 1,3 - 2m/s. Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm ngư nghiệp. Với chế độ nhiệt ẩm như vậy, đồng thời do sự phân dị phức tạp về địa hình mà Thanh Hoá có nhiều vùng có chế độ vi khí hậu khác nhau, tạo điều kiện phát triển các cây trồng nhiệt đới và cả các cây trồng á nhiệt đới, tạo nên sự đa dạng của hệ thống cây trồng. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh vùng núi phía Bắc có mùa đông lạnh, khí hậu vùng núi Thanh Hoá cũng thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối, sương giá vào mùa đông, bão, lụt, áp thấp nhiệt đới về mùa
- 10 mưa và hạn hán về mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống con người. Vì vậy, việc lựa chọn cây trồng thích hợp với từng tiểu vùng khí hậu là điều cần thiết. 2.1.1.4. Cơ cấu khu vực chăn nuôi Ước tính tại thời điểm 01/5/2019, toàn tỉnh có 185,8 nghìn con trâu; 250,4 nghìn con bò; 797 nghìn con lợn; 19,9 triệu con gia cầm. So với cùng thời điểm năm 2018, đàn trâu giảm 1,9%; đàn bò tăng 1,9%; đàn lợn giảm 1,8%; đàn gia cầm tăng 3,5% [17]. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính 5 tháng đầu năm 2019: Thịt trâu hơi 6,3 nghìn tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ (quý I tăng 0,7%, quý II giảm 0,4%); thịt bò hơi 8,4 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ (quý I tăng 1,1%, quý II tăng 3,1%); thịt lợn hơi 60,7 nghìn tấn, giảm 1,2% (quý I tăng 1,4%, quý II giảm 4,1%). Sản lượng gia cầm giết bán thịt 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 28,2 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm 65,2 triệu quả, tăng 3,4% so với cùng kỳ; sản lượng sữa bò tươi 9,0 nghìn tấn, tăng 32,1% so với cùng kỳ. Kết quả tiêm phòng vắc-xin đợt 1 năm 2019 tính đến tháng 5 như sau: vắc-xin cúm gia cầm H5N1 được 3.046.250 con, đạt 67,5% diện tiêm; vắc-xin dại cho chó mèo 318.330 con, đạt 90,3% diện tiêm; vắc-xin lở mồm long móng gia súc 243.187 con, đạt 82,7% diện tiêm; vắc-xin tụ huyết trùng trâu bò được 206.311 con, đạt 70,2% diện tiêm; vắc-xin tụ dấu lợn tiêm được 296.065 con, đạt 59,6% diện tiêm; vắc-xin dịch tả lợn tiêm được 348.595 con, đạt 70,1% diện tiêm. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được tập trung chỉ đạo thường xuyên. Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết bất thường; bên cạnh đó là tập quán chăn nuôi của người dân và chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ trọng lớn, một bộ phận người chăn nuôi nhận thức kém trong công tác phòng, chống dịch bệnh; vì vậy, trong 5 tháng đầu năm 2019 tại một số địa phương
- 11 trong tỉnh đã xuất hiện bệnh lở mồm, long móng trên đàn lợn. Nghiêm trọng hơn, từ ngày 23/02/2019 đến 5/2019, trên địa bàn tỉnh, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 4.405 hộ của 1.017 thôn, 312 xã của 26 huyện, thị xã, thành phố (chỉ còn huyện Vĩnh Lộc chưa xảy ra dịch); buộc phải tiêu hủy 40.452 con lợn, trọng lượng 2.808 tấn. Trước diễn biến phức tạp và khó lường của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, ngày 11/3/2019, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi; yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể triển khai ngay các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 994 thôn, 296 xã của 25 huyện đang còn dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 30 ngày. 2.1.1.5. Tình hình phát triển * Tình hình phát triển thị trường Nhiệm vụ chính là sản xuất thuốc và chuyển giao đến các đại lý trong khu vực. Hiện nay trong danh mục sản phẩm thuốc thú ý Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet có hơn 100 sản phẩm. Với nhiều loại từ dạng tiêm, dang huyễn dịch đến dạng bột, dạng phối trộn (dành cho nhiều loài vật nuôi với các giai đoạn, các bệnh khác nhau). Nhằm mục đích đưa ra nhiều sự lựa chọn khác nhau cho từng khách hàng để có sự hiệu quả nhất trong chăn nuôi. Thuốc thú y được sản xuất trên nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các công ty có uy tín trên thế giới. Tất cả các quy trình từ nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm đều được trung tâm kiểm nghiệm, thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP với hệ thống máy móc hiện đại nhất hiện nay kiểm tra một cách chặt chẽ.
- 12 * Tình hình khách hàng Thuốc thú y Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet được rất nhiều đại lý cũng như trang trại chăn nuôi đón nhận và tin dùng. Cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình tư vấn kỹ thuật về sử dụng sản phẩm trong từng giai đoạn thích hợp và chặt chẽ. Chủ trang trại được tư vấn về kỹ thuật và cách phòng trị bệnh trong chăn nuôi, cách xây dựng chuồng trại đạt hiệu quả nhất. Sau những lần tư vấn như vậy, chủ trang trại rất an tâm và hài lòng về cách chăm sóc khách hàng của công ty giúp cho người dân hiểu biết hơn về công nghệ và khoa học nhằm giá trị lợi nhuận cao nhất trong chăn nuôi. Hiện nay, các sản phẩm được của công ty được đánh giá cao về chất lượng so với các sản phẩm khác trên thị trường. Có thể nói thuốc thú y thuộc Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet là sản phẩm chất lượng cao, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho chủ trang trại trong ngành chăn nuôi. 2.2. Tổng quan về thuốc thú y trong chăn nuôi 2.2.1. Khái niệm và phân loại thuốc thú y 2.2.1.1. Khái niệm Theo Điều 3 Luật thú y (2015) [11]: Thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật. 2.2.1.2. Phân loại thuốc thú y Tùy theo tính chất và tác dụng của thuốc mà người ta chia làm các nhóm sau đây: Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Là tất cả những thuốc và hóa chất khi vào cơ thể tác dụng trực tiếp hay gián tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Trong nhóm thuốc này người ta chia ra hai nhóm :
- 13 Thuốc ức chế và hưng phấn thần kinh. Những thuốc gây ức chế thần kinh là những thuốc nằm trong nhóm thuốc gây mê (narcose) hay thuốc gây giấc ngủ nhân tạo. Trong thú y được sử dụng để gây mê trong phẩu thuật, trong vận chuyển gia súc tránh các tác truyền xung động thần kinh. Trong thú y và y học thuốc được sử dụng như những chất gây tê trong phẫu thuật, phong bế thần kinh, giảm đau, Ví dụ: aminazin, triftazinum, kalibromat, Thuốc chống co giật: dipheninum, morphini hydrochloridum. Thuốc hạ nhiệt: cơ chế tác dụng hạ nhiệt của nhóm thuốc này được giải thích khác nhau nhưng chung quy là những tác nhân kích thích stress. Thuốc làm cho khả năng hồi phục lại sau khi bị mệt mỏi như: strichin, caffein, camphora, korazol, Tất cả những thuốc tác dụng lên hệ thần kinh, hưng phấn hay ức chế đều là những thuốc gây nghiện cho cơ thể. Thuốc gây tê: Là những thuốc ức chế quá trình dẫn thuốc tác dụng lên trung khu điều hòa thân nhiệt. Tất cả các thuốc này đều nằm trong nhóm thuốc Axit Salicilic, ngoài tác dụng hạ nhiệt thuốc này còn có tác dụng kìm khuẩn nên nó được dùng như là những thuốc chống viêm diệt khuẩn. Ví dụ: paracetamol, pirazol, antipirin, analgin, Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh - antibiotic - là những chất được bào chế từ những vi sinh vật, động vật, thực vật có khả năng diệt khuẩn hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể động vật. Ngày nay, kháng sinh như một cứu cánh để chống lại sự nhiễm trùng, hay nói cách khác là những thuốc dùng để phòng và điều trị các bệnh truyền lây, kích thích sinh trưởng vật nuôi. Kháng sinh có thể phân loại theo nhiều cách: Theo nguồn gốc: - Kháng sinh lấy từ nguồn gốc vi sinh vật. - Kháng sinh sản xuất theo con đường tổng hợp.
- 14 - Kháng sinh bán tổng hợp. Các loại vi sinh vật khác nhau đều sản sinh ra các loại kháng sinh khác nhau. Theo tính chất chữa bệnh: - Nhóm kháng sinh thông dụng như: penicillin, streptomycin, ampicilin, - Nhóm kháng sinh không thông dụng. Theo cơ chế tác động: Theo cách này kháng sinh được chia ra làm bốn nhóm chính: - Kháng sinh kìm hãm tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. - Kháng sinh làm tăng thẩm thấu màng tế bào. - Kháng sinh kìm hãm tổng hợp protein. - Kháng sinh tác động lên di truyền, là những chất có tính chất ái lực cao đối với ADN, ngăn cách quá trình chia đôi của hai sợi xoắn kép, phong tỏa hệ thống enzym của vi khuẩn. Phân loại theo họ: Tùy theo bản chất hóa học của các chất kháng sinh mà được chia ra các họ: - Họ aminosid (streptomycin, kanamycin, gentamycin ) - Họ tetracyclin (teracyclin, oxyteracylin, domycilin ) - Nhóm chloraphenicol - Các sunfamid - Các nitrofuran - Họ Beta - lactam (penicillin, ampicilin ) - Các dẫn xuất của axid izonicotic. Nhóm thuốc đông dược (thuốc nam) Nước ta có rất nhiều cây thuốc, ông cha ta đã biết dùng để chữa bệnh không những cho con người mà còn cho các loại vật nuôi. Thuốc nam vô cùng tiện lợi, giá thành rẻ, dễ kiếm, mà không gây độc hại cho cơ thể.
- 15 Thuốc nam có nguồn gốc thực vật như: rễ, thân lá, hoa, củ, quả, hạt. Thuốc có nguồn gốc động vật như: rắn, rết, tắc kè ve sầu Thuốc có nguồn gốc động vật như: khoáng vật, vôi, phèn Thuốc nam có những tính chất sau: Lương (mát), hàn (lạnh), ôn (ấm) nhiệt (nóng). Thuốc hàn và mát dùng để chữa chứng nhiệt như cây sài đất, kim ngân Thuốc ôn, nhiệt là thuốc nóng dùng để chữa chứng cảm lạnh như quế, hồi, gừng, Thuốc sát trùng Đây là một nhóm thuốc trong thú y cũng như y học được sử dụng rộng rãi, thường xuyên. Là nhóm thuốc dùng để tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn, virut, tiêu diệt côn trùng. Thuốc được dùng để vô trùng vết thương, tẩy uế chuồng trại, ao đầm nuôi trồng thủy sản. Đây là nhóm thuốc vô cùng độc, thường dùng ở nồng độ thấp 1 - 3 %. Trong nuôi trồng thủy sản dùng để tẩy uế ao đầm nuôi, diệt nấm kí sinh thường được dùng với nồng độ 1 - 5 ppm. Nhóm thuốc này thường được chia ra mấy nhóm sau: Các axit, kiềm, muối vô cơ Các hợp chất hữu cơ như phenol, krezol, phormaldehyd Nhóm thuốc các chất tiêu diệt vi khuẩn thông qua cơ chế sinh học, quá trình trao đổi chất của vi sinh vật gây bệnh. Bao gồm: sulphanilamit, nitrophuran. Nhóm thuốc trợ sức tăng cường trao đổi chất Là một nhóm thuốc được sử dụng nhiều, nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất nâng cao sức khỏe con vật. Nhóm vitamin là nhóm thuốc được sử dụng như những chất phòng và trị bệnh cho các đối tượng vật nuôi. Trong phối hợp khẩu phần thức ăn, việc
- 16 bổ sung một lượng vitamin vào khẩu phần là không thể thiếu được. Vitamin được chia ra hai nhóm chính: Nhóm vitamin hòa tan trong nước: bao gồm vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12, vitamin H, vitamin PP và vitamin C, K). Là nhóm vitamin tăng cường quá trình oxy hóa khử thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Tăng cường quá trình giải độc. Nhóm vitamin hòa tan trong dầu mỡ: bao gồm các vitamin A, D, E. Nhóm vitamin có nhiều trong sản phẩm động vật như gan dầu mỡ cá, trứng sữa. Để tiện sử dụng các công ty thuốc thú y, người ta phối trộn 3 loại vitamin này với nhau, gọi là ADE - complex. Nhóm hormon: là sản phẩm của các tuyến nội tiết, tiết ra đi thẳng vào máu không thông qua hệ thống ống dẫn đến cơ quan cần tác động. Trong y học và thú y học bằng con đường hóa học, sinh tiết, chiết xuất chia hormon ra làm bốn nhóm chính sau: Nhóm 1: Chất tiết từ các tuyến tế bào nội tiết như: insulin, adrenalin, oestron. Nhóm 2: Chế phẩm thực vật. Nhóm 3: Các hormon bằng con đường tinh chiết. Nhóm 4: Các hormon tổng hợp bằng con đường hóa học. 2.2.2. Vai trò và đặc điểm của thuốc thú y đối với chăn nuôi Vai trò của thuốc thú y: Theo Nghị quyết 10 (1988) [1] của Bộ Chính Trị về đổi mới cơ chế quản lý Nông nghiệp đã chỉ rõ: “Từng bước đưa ngành chăn nuôi lên một ngành sản xuất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong Nông nghiệp”. Để đạt được điều này nhà nước ta không những phải coi trọng các khâu như: nguồn giống, nguồn thức ăn, Cho chăn nuôi mà còn phải chú trọng đến vấn đề phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Sản phẩm thuốc thú y có vài trò bảo
- 17 vệ sức khỏe cho vậy nuôi, đảm bảo nguồn thực phẩm từ chăn nuôi có giá trị và chất lượng cao. Ngoài ra, thuốc thú y còn có vài trò bảo vệ con người tránh được những bệnh lây nhiễm trực tiếp từ động vật và những bệnh do thức ăn làm từ động vật gây ra. Tóm lại, vai trò của thuốc thú y là nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa ngăn chặn bệnh dịch nhằm bảo vệ và phát triển ngành chăn nuôi, cung cấp các sản phẩm làm từ vật nuôi có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khất, bảo vệ sức khỏe cho con người và môi trường sinh thái. Đặc điểm của thuốc thú y: Đây là một sản phẩm đòi hỏi đặc tính kỹ thuật cao. Mỗi một sản phẩm tạo ra phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo được chức năng bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi. Do đó thuốc thú y có những chức năng sau: Phòng và chữa bệnh cho vật nuôi Giúp con vật tăng trưởng và phát triển. Đảm bảo ngăn ngừa các dịch bệnh lây lan từ vật nuôi sang con người làm nguồn thực phẩm sạch sẽ và an toàn cho người tiêu dùng. Là loại sản phẩm sử dụng phục vụ cho ngành chăn nuôi. Là loại sản phẩm đòi hỏi đặc tính kĩ thuật cao, chất lượng bảo đảm. Là một dạng sản phẩm thuốc nên đòi hỏi phải có sự bảo quản tốt, có thời hạn tiêu dùng nhất đinh. Là một sản phẩm mang tính thời vụ cao. Như vậy, qua phân tích đặc điểm sản phẩm, ta thấy sản phẩm thuốc thú y mang tính đặc thù cao, có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ và phát triển ngành chăn nuôi nước nhà. 2.2.3. Nguồn gốc thuốc thú y Nguồn gốc của thuốc rất phong phú. Thuốc có thể lấy từ động vậy, thực vật, nấm, xạ khuẩn, vi trùng hoặc bằng phương pháp tổn hợp, bán tổng hợp.
- 18 * Thuốc lấy từ thực vật: Các loại thuốc nam: lá ổi, gừng, tỏi, hành, Một số tân dược được chế biến từ thực vật như: Ví dụ: Strychnin lấy từ hạt cây mã tiền. Cafein lấy từ hạt cà phê, chè. * Thuốc lấy từ động vật: Thuốc lấy từ động vật cũng rất đa dạng và phong phú Ví dụ: Filatov chế từ gan, lách, nhau thai của động vật. Huyết thanh, kháng huyết thanh lấy từ máu của động vật. * Thuốc lấy từ nấm: penicilin do một số nấm mốc sản sinh ra. * Thuốc lấy từ xạ khuẩn: streptomicin, tetracyclin, * Thuốc lấy từ vi trùng: Ví dụ: Bacitracin chiết xuất từ Bacillus Subtilis. Tyrothricin phân lập từ trực khuẩn trong đất Baciluss Brevis. * Thuốc lấy từ khoáng chất: CaCl2, Fe, Cu, Co, Mn, Mg, * Thuốc được chế biến từ phương pháp tổng hợp: Thuốc được sử dụng bằng phương pháp tổng hợp: antipirin, aspirin. Thuốc được chế biến bằng phương pháp bán tổng hợp: ampicillin, oxacillin. Thuốc được chế biến bằng phương pháp tổng hợp, bán tổng hợp giá thành rẻ đáp ứng được yêu cầu trong điều trị. 2.2.4. Đường đưa thuốc vào cơ thể gia súc, gia cầm Đường đưa thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng dược lý của thuốc. Thuốc đưa không đúng đường sẽ làm mất tác dụng của thuốc hoặc gây sốc cho cơ thể. Ví dụ: CaCl2 chỉ dùng để tiêm tĩnh mạch, nếu tiêm bắp sẽ gây hoại tử bắp thịt. Đường đưa thuốc bao gồm:
- 19 Đường da Thuốc qua đường da có các phương pháp như: xoa bóp, chườm, rắc, đắp, Thuốc qua da cũng như qua nhiều màng sinh học khác tùy thuộc vào lượng hòa tan lipit. Các thuốc hòa tan tốt trong lipit thì dễ hấp thu qua da, những thuốc hòa tan tốt trong nước thì không hấp thu hoặc hấp thu rất ít qua da. Sự hấp thu qua da tiến hành qua lỗ chân lông và các tuyến mồ hồi. Da có lớp bảo vệ thuốc khó thấm qua, khi da bị tổn thương thuốc sẽ hấp thu nhanh. Muốn thuốc hấp thu nhanh qua da bình thường ta phải dùng các chất sát trùng bề mặt da như cồn, ete, xà phòng, Thuốc qua da có ưu điểm sau: + Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, có tác dụng tại chỗ + Nhược điểm: liều dùng không chính xác, thuốc hấp thu châm nên không dùng để cấp cứu Ví dụ: Xoa cồn, tỏi vào vùng hông trái của trâu bò, chà sát thật mạnh để điều trị dạ cỏ trướng hơi hoặc liệt dạ cỏ. Đường hô hấp Thuốc qua đường hô hấp bằng cách xông (ngửi) và tiêm khí quản (trong chăn nuôi ít dùng). Xông khô: nung hoặc đốt thuốc cho gia súc ngửi. Xông ướt: thuốc đun sôi trong nước, bốc hơi lên cho gia súc ngửi hoặc phun dưới dạng khí dung, gia súc sẽ hít thuốc vào cùng không khí. Thuốc qua đường hô hấp có tác dụng nhanh vì niêm mạc khí quản và phế nang có diện tích bề mặt rộng và phân chia nhiều mao mạch. Thuốc qua đường hô hấp nên đưa thuốc ở những thể khí hoặc thể lỏng dễ bay hơi. Đường tiêu hóa Thuốc qua đường tiêu hóa được thực hiện bằng hai cách: thụt trực tràng hoặc qua miệng.
- 20 * Thụt trực tràng: cũng hấp thu thuốc khá nhanh. Sau khi thụt khoảng 7 - 40 phút thuốc có tác dụng. Thuốc dùng bằng cách thụt không được thuận tiện chỉ dùng trong trường hợp không cho uống được hoặc muốn gây tác dụng tại chỗ. Thụt vào ruột già thuốc được đưa vào tĩnh mạch chính, thuốc lại ít bị phân hủy. Nếu muốn có tác dụng tại hậu môn nên dùng thuốc bôi hoặc thuốc đặt. * Uống: thuốc đưa quan miệng muốn có tác dụng tại ruột và dạ dày tốt thì nên uống thuốc khi đói. Những thuốc có tính gây kích thích niêm mạc ruột thì cho gia súc uống sau khi ăn. Muốn thuốc có tác dụng ở ruột non người ta phải bọc thuốc bằng một cái vỏ không bị phá hủy ở môi trường toan tính mà chỉ bị phá hủy ở môi trường kiềm tính như gelatin. Thuốc qua đường miệng để có tác dụng toàn thân thì thuốc phải dùng trong nước, kích thước phân tử nhỏ để dễ hấp thu qua niêm mạc ruột. Thuốc đưa qua đường miệng sử dụng đơn giản, dễ làm và thường trong chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra còn tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, Thuốc qua đường tổ chức liên kết. Tiêm là phương pháp cho thuốc vào cơ thể gia súc và cách này rất hay dùng. Bằng cách tiêm: thuốc này có tác dụng nhanh hơn uống, thuốc cần phải tinh khiết và vô trùng. * Tiêm dưới da (S.C) Các mao quản sẽ đưa thuốc vào dòng máu có tác dụng sau 5 – 10 phút. Không được tiêm dưới da các chất kích thích mạnh, nóng, rát vì có hại cho thần kinh và tổ chức. Ví dụ: rượu, dầu thông.
- 21 * Tiêm bắp (I.M) Thuốc có tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da. Dùng để tiêm các thuốc tiêm dưới da bị đau. * Tiêm tĩnh mạch (I.V) Thuốc tiêm tĩnh mạch cần tinh khiết, pha chế cẩn thận, vô trùng.Tiêm thuốc vào tĩnh mạch thì thuốc sẽ tan ngay trong máu và chuyển ngay đến các cơ quan cảm ứng thuốc, do đó tác dụng xảy ra nhanh nhất. * Tiêm vào tủy sống. Là đưa thuốc thẳng vào dịch não tủy. Trường dùng phương pháp này để gây tê tủy sống. 2.2.5. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh 2.2.5.1. Tồn dư kháng sinh * Khái niệm Theo Vi Thị Thanh Thủy (2011) [12], tồn dư kháng sinh và hormone trong cơ thể động vật là hiện tượng các chất hóa học, sinh học do con người sử dụng vì những mục đích khác nhau trong chăn nuôi động vật, đã được chuyển hóa trong cơ thể của con vật nhưng chưa đào thải hết gây tích lũy tại các mô, các phủ tạng. Hàm lượng này được phân tích xuất hiện dưới dạng vết cho đến các giá trị vượt quá tiêu chuẩn cho phép. * Nguyên nhân và tác hại của tồn dư kháng sinh Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn dư kháng sinh: Có thể do ý thức, trình độ hiểu biết của người chăn nuôi về sử dụng thuốc Dẫn lời ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản (Bộ NN&PTNT), “Do một số cơ sở nuôi chưa tuân thủ đúng quy định về thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch, một số cơ sở nuôi vẫn còn lạm dụng hóa chất kháng sinh cấm trong quá trình nuôi”.
- 22 Tác hại của tồn dư kháng sinh: Ảnh hưởng đến chất lượng thịt, lượng tồn dư kháng sinh trong thực phẩm vượt mức cho phép vừa ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của món ăn như: Thịt có màu nhạt, có đọng nước, mùi thịt không thơm. Nếu hàm lượng thuốc kháng sinh tồn dư vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, khi nấu thịt sẽ có mùi của thuốc kháng sinh. Một số hormone tác động lên chất lượng của thịt làm cho thịt mềm, 11 đồng thời làm biến đổi màu của thịt tươi hơn, đáp ứng được sở thích của một số người tiêu dùng. Những ảnh hưởng này có thể là gián tiếp đối với sức khoẻ con người, nhưng đây là nguy cơ có hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng nếu như thường xuyên ăn các loại thịt này. 2.2.5.2. Kháng kháng sinh Theo Alanis (2005) [13], kháng kháng sinh khi con người sử dụng thịt có tồn dư kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng về lâu dài. Một số hậu quả muộn hơn như là: tạo ra những vi sinh vật kháng thuốc như chúng ta đã biết, các kháng sinh và các tác nhân kháng khuẩn là những thuốc thiết yếu đối với việc điều trị các bệnh nhiễm vi khuẩn trên người và trên gia súc. Khi sử dụng các chất có hoạt tính kháng khuẩn kéo dài có thể gây ra sự kháng thuốc chọn lọc đối với từng loại vi sinh vật gây bệnh. Một số kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi cũng được sử dụng để chữa trị bệnh cho con người. Người ta đã chứng minh được sự kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh. Một số vi khuẩn có sự chọn lọc kháng thuốc chéo với các kháng sinh dùng để chữa bệnh cho con người. Theo Giguere và cs (2007) [15], nguyên nhân kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh có thể do đột biến nhiễm sắc thể, do nhập đoạn gen mới chứa các plasmide quy định tính kháng thuốc. Kháng kháng sinh sẽ làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật nuôi, tạo ra con giống yếu ớt, không sống được khi không có kháng sinh, gây dị ứng ở trên người. Một số loại thịt có tồn dư kháng sinh gây ảnh hưởng
- 23 ngay sau khi sử dụng: Gây nên phản ứng quá mẫn cảm với những người nhạy cảm kháng sinh, gây dị ứng lâu dài khó xác định và chữa trị. Một số kháng sinh và hoá dược có thể gây ung thư cho người tiêu thụ. Gassner và Wuethrich (1994) [14] đã phát hiện sự hiện diện của chất chloramphenicol tồn dư trong các sản phẩm thịt với việc không thể chữa trị được bệnh thiếu máu không tái tạo ở người. Do vậy, ở Mỹ mới cấm sử dụng. 2.2.5.3. Các quy định về điều kiện kinh doanh thuốc thú y Căn cứ theo Nghị định 35/2016/NĐ-CP [6] và nghị định 123/2018/NĐ- CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp [9] quy định: Điều 12. Điều kiện chung sản xuất thuốc thú y Tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú y phải thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Luật thú y; pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; pháp luật về bảo vệ môi trường; pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Địa điểm: Phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư, công trình công cộng, bệnh viện, bệnh xá thú y, cơ sở chẩn đoán bệnh động vật, các nguồn gây ô nhiễm. 2. Nhà xưởng: a) Phải có thiết kế phù hợp với quy mô và loại thuốc sản xuất, tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác; có vị trí ngăn cách các nguồn lây nhiễm từ bên ngoài; b) Sử dụng vật liệu có kết cấu vững chắc, phù hợp, bảo đảm an toàn lao động và sản xuất; c) Nền nhà không ngấm nước, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; tường, trần được làm bằng vật liệu bền, chắc, dễ vệ sinh; d) Tường và trần được làm bằng vật liệu bền, chắc, dễ vệ sinh; đ) Có hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp;
- 24 e) Có hệ thống cấp và xử lý nước, khí bảo đảm cho sản xuất; có hệ thống thoát nước, xử lý nước, khí thải, chất thải; g) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy; thoát hiểm cho người theo quy định. 3. Kho chứa nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm có diện tích phù hợp với quy mô sản xuất và bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Có kho riêng để bảo quản nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm; b) Có kho riêng bên ngoài để bảo quản dung môi và nguyên liệu dễ cháy nổ; c) Tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác; d) Nền, tường, trần như quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; đ) Có hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp; e) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy; thoát hiểm cho người theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; g) Có giá, kệ để nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm; có thiết bị, phương tiện để bảo đảm Điều kiện bảo quản. 4. Trang thiết bị, dụng cụ phải được bố trí, lắp đặt phù hợp với quy mô và loại thuốc sản xuất; có hướng dẫn vận hành; có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng; có quy trình vệ sinh và bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh, không gây nhiễm hoặc nhiễm chéo giữa các sản phẩm. 5. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y: a) Khu vực kiểm tra chất lượng phải tách biệt với khu vực sản xuất; được bố trí phù hợp để tránh nhiễm chéo; các khu vực tiến hành phép thử sinh học, vi sinh; b) Mẫu, chất chuẩn phải được bảo quản tại khu vực riêng, bảo đảm Điều kiện bảo quản; c) Phải có trang thiết bị phù hợp.
- 25 Điều 13. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc-xin Ngoài các Điều kiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này, cơ sở sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc-xin phải áp dụng thực hành tốt sản xuất thuốc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (GMP - ASEAN) hoặc thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP - WHO) hoặc thực hành tốt sản xuất thuốc GMP tương đương nhưng không thấp hơn (GMP - ASEAN). Điều 17. Điều kiện buôn bán thuốc thú y Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y phải theo quy định tại Điều 92 của Luật thú y và đáp ứng các Điều kiện sau đây: 1. Có địa Điểm kinh doanh cố định và biển hiệu. 2. Có đủ quầy, tủ, giá kệ để chứa, đựng và trưng bày sản phẩm phải đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại. 3. Có trang thiết bị để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản sản phẩm. Đối với cơ sở buôn bán vắc-xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản; có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc-xin bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm. 4. Có sổ sách, hóa đơn chứng từ theo dõi xuất, nhập hàng. 5. Đối với cơ sở buôn bán vắc-xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh để bảo quản theo Điều kiện bảo quản ghi trên nhãn; có nhiệt kế để kiểm tra Điều kiện bảo quản. Có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc-xin.
- 26 Điều 18. Điều kiện nhập khẩu thuốc thú y Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y phải theo quy định tại Điều 94 của Luật thú y, Điều 17 của Nghị định này và đáp ứng các Điều kiện sau đây: 1. Có kho bảo đảm các Điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Nghị định này. 2. Có quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản của sản phẩm. Đối với cơ sở nhập khẩu vắc-xin, chế phẩm sinh học phải có kho riêng bảo quản, có máy phát điện dự phòng, có trang thiết bị, phương tiện vận chuyển bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối. 3. Phải có hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn bảo đảm cho việc bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập thuốc thú y. 4. Đối với cơ sở nhập khẩu vắc-xin, chế phẩm sinh học phải có kho riêng bảo quản, có máy phát điện dự phòng, có trang thiết bị, phương tiện vận chuyển bảo đảm Điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối. 2.2.5.4. Một số văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất; kinh doanh thuốc thú y - Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y sẽ được áp dụng theo quy định từ điều 31 đến điều 40 của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP [8] do chính phủ ban hành ngày 31/07/2017. - Nghị định số 41/2017/NĐ-CP [7] sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (5/4/2017). - Thông tư 28/2017/TT-BNN&PTNT [5] về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông
- 27 nghiệp và Phát triển nông thôn (08/01/2018). Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 02 năm 2018. - Ngày 17/08/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2017/QĐ-TTg [10] về việc bãi bỏ Quyết định 50/2006/QĐ-TTg ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng. Theo quy định hiện hành, các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục này phải phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng phải dựa trên tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh, sức khỏe, môi trường để tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường trong nước. Như vậy, sắp tới các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước liên quan sẽ không bắt buộc phải kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục cho đến khi có hướng dẫn mới. - Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT [3] về việc ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã hồ sơ đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam (01/6/2016). 2.2.5.5. Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm; hạn chế sử dụng trong thú y Ngày 25 tháng 02 năm 2014, Bộ NN & PTNT đã ban hành Thông tư số: 08/VBHN-BNN&PTNT [2] về Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh Thủy sản và trong Thú y.
- 28 Bảng 2.1. Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y STT Tên hóa chất, kháng sinh Chloramphenicol (tên khác chloromycetin; chlornitromycin; 1 laevomycin,chlorocid, leukomycin) 2 Furazolidon và dẫn xuất của nhóm nitrofuran 3 Dimetridazole (Tên khác: emtryl) 4 Metronidazole (Tên khác: trichomonacid, flagyl, klion, avimetronid) Dipterex (Tên khác: metriphonat,trichlorphon, neguvon, chlorophos, DTHP); 5 DDVP (Tên khác Dichlorvos; Dichlorovos) 6 Eprofloxacin 7 Ciprofloxacin 8 Ofloxacin 9 Carbadox 10 Olaquidox 11 Bacitracin Zn 12 Tylosin phosphate (được bãi bỏ) 13 Green Malachite (Xanh Malachite) 14 Gentian Violet (Crystal violet)
- 29 Bảng 2.2. Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong thú y STT Tên thuốc, hóa chất, kháng sinh 1 Improvac (số ĐK: PFU-85 của nhà sản xuất Pfizer Australia Pty Limited) 2 Spiramycin 3 Avoparcin 4 Virginiamycin 5 Meticlorpidol 6 Meticlorpidol/Methylbenzoquate 7 Amprolium (dạng bột) 8 Amprolium/ethopate 9 Nicarbazin 10 Flavophospholipol 11 Salinomycin 12 Avilamycin 13 Monensin 14 Tylosin phosphate
- 30 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng - Các sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. - Hệ thống đại lý kinh doanh thuốc thú y trong khu vực tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện - Địa điểm: + Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet có trụ sở đặt tại xóm Thanh Tân, xã Trung Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. + Các đại lý có kinh doanh thuốc thú y tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Thời gian: 20/11/2018 - 18/5/2019. 3.3. Nội dung và chỉ tiêu theo dõi - Khảo sát tình hình sản xuất thuốc thú y tại Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. Cơ cấu bộ máy và tổ chức của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. Hệ thống chất lượng, cơ sở hạ tầng của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. Danh mục các sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. Cơ cấu tỷ lệ sản phẩm thuốc thú y trên thị trường. Tình hình kinh doanh chung của công ty. - Khảo sát tình hình kinh doanh các sản phẩm thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Số lượng các đại lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn. Kết quả thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh của các đại lý. Tình hình kinh doanh thuốc thú y tại các đại lý.
- 31 3.4. Phương pháp tiến hành 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin * Tình hình sản xuất tại Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet: Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng việc sản xuất thuốc thú y dựa trên các số liệu về cơ cấu sản phẩm, doanh thu của cả công ty kết hợp làm việc tại các phòng ban, kho qua đó đưa ra các đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Quy mô sản xuất. Quá trình sản xuất, lưu trữ, bảo quản. Quá trình xuất hàng và vận chuyển. Nhóm sản phẩm chủ yếu của công ty. * Tình hình kinh doanh tại các đại lý ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Trực tiếp điều tra, tìm hiểu tại các đại lý qua đó lập các phiếu điều tra, khảo sát: Điều tra tình hình kinh doanh thuốc thú y của đại lý. Đánh giá việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh hiện tại của các đại lý thông qua phụ lục XXIV thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT[4]. Đánh giá về tỷ lệ của các dòng sản phẩm thông qua hoạt động kinh doanh của các đại lý. * Phương pháp quảng bá để đưa sản phẩm vào thị trường. Quảng bá về thương hiệu của công ty. Thông qua mạng xã hội, catalog, các cuộc hội nghị khách hàng, hội thảo đầu bờ Tạo sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng và sự ổn định của sản phẩm Thiết lập tình cảm với khách hàng thông qua ngoại hình, giao tiếp, thái độ làm việc 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được trong quá trình theo dõi xử lý theo phương pháp thống kê sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel 2010.
- 32 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nội dung công việc thực hiện tại cơ sở Trong quá trình thực tập, em được phân công làm việc tại nhiều bộ phận, cơ sở khác nhau nhằm phục vụ cho chuyên đề của mình. Kết quả các công việc thực hiện trong quá trình thực tập được thể hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Danh mục công việc thực hiện tại cơ sở Ngày STT Công việc thực hiện Kết quả công Tìm hiểu tài liệu, tập huấn kỹ năng mềm, 1 giao lưu gặp gỡ BLĐ tập đoàn, họp khối 15 Đạt yêu cầu kinh doanh hàng tháng. Giao hàng cho các đại lý, hỗ trợ chốt sổ 2 69 Đạt yêu cầu sách, công nợ, khảo sát kinh doanh. Hỗ trợ đại lý bán hàng, sắp xếp hàng hóa, 3 48 Đạt yêu cầu tư vấn về sản phẩm của công ty. Hỗ trợ chương trình hội thảo, tất niên, du 4 15 Đạt yêu cầu lịch của công ty 5 Tham gia hỗ trợ kho thành phẩm. 20 Đạt yêu cầu Tổng cộng 167 Từ bảng 4.1 em có một số nhận xét như sau: Để tham gia vào bộ phận kinh doanh của công ty việc đầu tiên là phải có hiểu biết về công ty, phải nắm được các sản phẩm của Công ty. Vì vậy, việc tìm hiểu, tham khảo các tài liệu của Công ty là rất cần thiết. Bên cạnh đó, do được tham gia các chương trình tập huấn về kĩ năng mềm, kỹ năng ứng xử
- 33 giúp em thêm tự tin, tăng cường kỹ năng giao tiếp và hoàn thiện bản thân. Qua đó, giúp em có thể nâng cao khả năng tham gia bộ phận kinh doanh của công ty. Công việc em thực hiện nhiều nhất trên thị trường là giao hàng cho các đại lý và khảo sát tình hình kinh doanh. Qua đó, có cơ hội thực hiện các khảo sát trong chuyên đề để đưa ra đánh giá thật khách quan. Hỗ trợ đại lý tại vùng giúp em tìm hiểu sâu hơn về đại lý đó và có điều kiện tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau của đại lý. Đây là một cơ hội tốt để em tích lũy thêm cho bản thân kinh nghiệm thực tế, học hỏi thêm nhiều về các phác đồ điều trị bệnh cho vật nuôi và đặc biệt giúp em phát triển những kỹ năng mềm, kỹ năng bán hàng, thứ mà rất cần sau khi ra trường. Tuy nhiên, do thời gian không nhiều nên em chỉ hỗ trợ được một thời gian ngắn cho mỗi đại lý. Em dành một thời gian ngắn để điều tra thu thập các ý kiến của chủ các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn giúp em thu thập số liệu để đưa ra đánh giá về tình hình sử dụng thuốc thú y của công ty trên địa bàn. Hỗ trợ hội thảo, chương trình du lịch đã giúp em hiểu biết nhiều hơn về quy cách làm việc của công ty, các thông tin về chính sách mở rộng thị trường, tri ân khách hàng, các đổi mới trong dây truyền sản xuất thuốc thú y và giới thiệu về các sản phẩm mới. Đây là công việc rất tốt giúp em tăng khả năng giao tiếp cũng như kĩ năng ứng xử trước đám đông. Ngoài các công việc trên, em còn tham gia hỗ trợ kho thành phẩm của công ty với các công việc được thể hiện ở bảng 4.2.
- 34 Bảng 4.2. Danh mục nội dung thực hiện tại kho thành phẩm của công ty STT Nội dung thực hiện Đơn vị tính Số lượng 1 Vào thẻ kho theo đơn xuất Đơn 283 Vào thẻ kho theo phiếu 2 Phiếu 276 nhập 3 Lấy hàng theo đơn xuất Lần 87 Hỗ trợ giao hàng cho cán bộ 4 Thùng 675 thị trường Hỗ trợ nhập hàng, cất hàng 5 Thùng 893 lên giá thuốc 6 Vệ sinh kho thành phẩm Lần 20 Tại kho thành phẩm của công ty em được phân công công việc theo giờ hành chính từ 7h – 16h30. Kho thành phẩm của công ty là nơi lưu trữ và phân phối thuốc cho cán bộ thị trường để giao đến tận tay các đại lý. Được tham gia vào khâu nhập và xuất thuốc, em nhận thấy việc ghi chép tên thuốc, số lượng thuốc phải thật chính xác. Việc ghi chép sai sẽ hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của công ty. Chỉ sai một tên thuốc đơn hàng có thể bị hủy. Các sản phẩm thuốc có thể là thuốc bột, thuốc nước, nên khi bốc, xếp, dỡ, vận chuyển cần nhẹ nhàng tránh bị rơi, vỡ.
- 35 Quá trình hoạt động của kho thành phẩm là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi hoạt động sản xuất của công ty. Trong thời gian thực tập tại kho, bản thân em đã nắm bắt được những sản phẩm của công ty, tranh thủ những lúc thời gian rảnh rỗi em tìm hiểu trên catalog, bao bì của hộp thuốc về điều trị một số bệnh phổ biến trên đàn vật nuôi như: *) Bệnh suyễn heo Bệnh suyễn heo hay còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể mạn tính do Mycoplasma gây ra cho lợn ở mọi lứa tuổi đặc biệt lợn từ 1-3 tháng tuổi với các triệu chứng viêm phổi và viêm phế quản phổi. Bệnh được coi là nguyên nhân tiên phát gây bệnh đường hô hấp phức hợp ở lợn. Tỷ lệ mắc bệnh cao, nhưng tỷ lệ chết thấp khoảng 10%, nếu kế phát các bệnh truyền nhiễm khác thì tỷ lệ chết tăng cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi do lợn còi cọc, chậm lớn, chi phí điều trị lớn, chi phí phòng bệnh và chi phí thức ăn tăng. Bệnh thường xảy ra vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột: mưa, gió, trời lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, ngột ngạt nhiều khí độc NH3, H2S, CO2, mật độ nuôi không phù hợp, nuôi quá đông, thức ăn nghèo các chất vi lượng, vitamin A, D, E . Phun thuốc sát trùng vào ổ dịch, cách ly những con bệnh. Tiêm ery-ho-suyễn liều 1 ml/8 kg-10 kg TT dùng trong 3 - 5 ngày, ngày tiêm 1 mũi. Kết hợp với tiêm gluca-min liều 1mk/5-7kg TT/ngày. Đông thời kết hợp điện giải gluco-K-C TD 2g/lít nước uống (tương đương 100g/50kg thức ăn) để nâng cao sức đề kháng chống lại vi khuẩn.
- 36 *) Bệnh phó thương hàn Bệnh do vi khuẩn Salmonella cholera suis và bệnh chủ yếu qua đường tiêu hoá như thức ăn, nước uống. Lợn bị bệnh ăn uống giảm, uống nước lạnh, ăn rau, gặm đất, lông xù, nổi da gà, thỉnh thoảng run run. Con ốm biểu hiện nôn mửa, phân táo bón hoặc tiêu chảy, lợn sốt, rìa tai, gốc tai, bốn chân, da bụng tím đỏ, lấm tấm xuất huyết. Phun sát trùng 3-5 lần/tuần, cách li con ốm. Tiêm amox 140 LA với liểu 1ml/10-12kg TT. Một mũi tiên có tác dụng kéo dài 48 giờ, kết hợp với gluca-min liểu 1ml/5-7kg TT. Đồng thời hòa Điện giải gluco-K-C TD 2g/lít nước uống (tương đương 100g/50kg thức ăn) để nâng cao sức đề kháng chống lại vi khuẩn. Có thể dùng kháng sinh tổng hợp hoặc flo-doxy trộn vào thức ăn (nếu lợn vẫn ăn bình thường). Dùng với liều 1 g/20 - 25 kg TT/ngày dùng trong 3 - 5 ngày, cách này rất hiệu quả và không cần phải mất công tiêm, giảm chi phí điều trị. *) Bệnh lợn con phân trắng do E.coli Lợn con theo mẹ tiêu chảy phân màu trắng, vàng lẫn bọt khí, giảm bú ngày càng nặng dẫn đến mất nước và điện giải nên bệnh súc gầy, yếu, đi lại khó khăn, lông xù, da khô, thân nhiệt tăng hoặc bình thường. Nếu không điều trị kịp thời chuyển qua mãn tính dẫn đến lợn còi cọc và chết. Điều trị theo các bước sau: Bước 1: Cho lợn nhịn ăn 1 - 2 ngày chỉ cho uống nước có lactovet-vit, ngày thứ 3 cho ăn 1/5 lượng thức ăn bình thường. Bước 2: Tiêm ceftyl-new liều 1 ml/7 - 10 kg TT, kết hợp tiêm gluca-min Bước 3: Những con có biểu hiện lây lan nhanh, ói, nôn mửa thì kết hợp cho uống điện giải gluco-K-C TD + lòng đỏ trứng gà + lá ổi. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc sau:
- 37 Nguyên liệu gồm: 1kg gừng + 2kg tỏi + 1kg đu đủ xanh thái nhỏ. Hỗn hợp trên đập nhỏ hay thái lát ngâm với nước sạch(đun sôi để nguội) trong thời gian 7-10 ngày rồi cho lợn uống. Sử dụng liên tục trong thời gian 5-7 ngày bệnh sẽ khỏi. *) Bệnh sưng phù đầu ở gà (Coryza) Bệnh do vi khuẩn gram (-) Haemophillus paragallinarum gây ra trên gà ở mọi lứa tuổi, có đặc điểm sưng đầu, viêm xoang mũi, thở khò khè và thỉnh thoảng ở các mô liên kết với biểu hiện chảy dịch trong hoặc có mủ trắng đặc đóng thành cục trong xoang mũi. Vệ sinh tiêu độc, phun sát trùng, tách riêng con ốm. Điều trị bằng cách cho uống doxy-hencoli hoà nước với liều 1ml/2 lít nước cho uống kết hợp với điện giải gluco-K-C TD liều 1-2g/lít nước uống liên tục 3 - 5 ngày. *) Bệnh cầu trùng ở gà Do các loại cầu trùng như: Eimeria tenella ký sinh ở manh tràng và Eimeria necatrix ký sinh ở ruột non của gà, gây ra tiêu chảy có máu ở gà. Gà tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc cầu trùng, nhưng tuổi hay bị bệnh nhất là 2 - 3 tuần tuổi. Gà trưởng thành hay bị bệnh ở thể mãn tính. Lúc đầu gà bỏ ăn, khát nước, lông xù, thường ngồi trên hai chân, đi lại loạng choạng, phân loãng, lúc đầu có màu xanh, sau đó có màu nâu có lẫn máu, đôi khi trong phân có nhiều máu. Lỗ huyệt bẩn do dính phân, cuối thời kỳ bệnh có thể bị liệt. Bệnh ở thể cấp tính gà thường chết nhanh sau 2 - 7 ngày, bệnh cũng có thể kéo dài, khỏi dần nhưng chậm. Điều trị dùng methocine hoặc ampi-sulfa hoà nước và trộn thức ăn liều 1 g/3 - 5 lít nước uống kết hợp với điện giải gluco-K-C TD liều 1 - 2 g/lít nước uống liên tục trong 3 - 5 ngày.
- 38 Tất cả những công việc trên đã giúp em học hỏi, tích lũy thêm cho bản thân được nhiều kiến thức thực tế về các loại thuốc cũng như cách sử dụng, tác dụng điều trị lên các loài gia súc, gia cầm. Được làm việc tại công ty, được luân chuyển các công việc khác nhau giúp em có thêm nhiều kiến thức trong xã hội, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Qua đó, giúp em tự tin hơn khi giao tiếp, nâng cao tinh thần cầu tiến trong công việc. Đó là khoảng thời gian thực tập hết sức quý báu đối với em. 4.2. Kết quả khảo sát tình hình sản xuất của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet 4.2.1. Cơ cấu sản phẩm của công ty Điều tra cơ cấu sản phẩm của công ty để đưa ra đánh giá, nhận xét về bộ sản phẩm của công ty. Dựa theo số liệu của phòng kinh doanh Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet, bộ sản phẩm của công ty rất đa dạng bao gồm 120 sản phẩm là thuốc và các chế phẩm thú y được phép lưu hành trên thị trường. Danh mục một số sản phẩm được phép lưu hành của công ty được thể hiện ở bảng 4.3.
- 39 Bảng 4.3. Thống kê danh mục một số sản phẩm được phép lưu hành của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet (12/2018-4/2019) Quy Xuất STT Sản phẩm Công dụng cách đi Kháng sinh dạng huyễn dịch tiêm Đặc trị: Viêm vú, viêm tử cung bò sữa, Cefquinome 7,5% lợn nái, viêm phổi, suyễn, phổi dính sườn, tiêu chảy, Lepto, nhiễm khuẩn, tụ 1320 1 Cefquinome huyết trùng, nhiễm trùng huyết sau khi 30ml (lọ) Tá dược, dung môi sinh. đặc biệt vừa đủ. An toàn cho bò sữa, lợn nái. Cef 750 Đặc trị: Viêm vú, viêm tử cung, viêm 20ml Cefquinome sunfate 2840 2 phổi, tiêu chảy, lepto, tụ huyết trùng, 0,75% (lọ) E.coli, viêm ruột ở lợn nái, bò sữa. 100ml Tá dược đặc biệt vừa đủ. Đặc trị: Viêm vú bò sữa, các bệnh kế phát tai xanh LMLM, viêm phổi, viêm tử Ceftyl-new LA cung, viêm ruột tiêu chảy, lepto, phó thương hàn. 20ml 2720 3 Ceftiofur 3,5% Không tồn dư kháng sinh không ảnh (lọ) Dung môi đặc biệt hưởng đến sản lượng sữa. 100ml vừa đủ. Thuốc an toàn, hiệu quả cho gia súc mang thai và cho con bú. Amox 140 LA Đặc trị: Viêm vú, mất sữa, MMA, viêm Amoxicilline 14% 20ml tử cung, nhiễm khuẩn kế phát sốt đỏ (tai 3750 4 (as trihydrate) xanh, PRRS), viêm phổi, hen suyễn, (lọ) Tá dược (Axit 100ml Lepto, phó thương hàn. Clavulalic) vừa đủ. Đặc trị: Hen suyễn, viêm phổi, viêm đường hô hấp cấp và mãn tính, viêm Tylan-gen LA phổi dính sườn, viêm vú, viêm khớp, hội chứng mất sữa truyền nhiễm, viêm teo 20ml Tylosine 15% 3690 5 mũi, loét da, quăn tai, lepto, hồng lỵ, Gentamicin 6% (lọ) đóng dấu, hen gà, khẹc vịt. Chống nhiễm 100ml Tá dược đặc biệt trùng sau phẫu thuật đối với tất cả các vừa đủ. động vật có vú.
- 40 Quy Xuất STT Sản phẩm Công dụng cách đi Thuốc tiêm dạng dung dịch Flo 450 LA Đặc trị: Viêm phổi, hen suyễn, ho thở, viêm màng phổi, lepto, phó thương hàn, Florfenicol 45% E.coli, kế phát sốt đỏ, tai xanh (PRRS), 3980 1 50ml Tá dược, dung môi lở mồm long móng. (lọ) đặc biệt vừa đủ. Gluco-namin Tăng sức đề kháng, hồi sức, cung cấp năng lượng, chống xuất huyết các phủ 20ml Gluconat canxi tạng trong cơ thể, hạ sốt, kháng viêm an 5790 2 Sorbitol toàn nhất hiện nay. (lọ) 100ml Tá dược đặc biệt vừa đủ. Tu-la Đặc trị: Ho hen, suyễn, lepto, viêm phổi hóa mủ, phổi dính sườn, phó thương Tulathromysin hàn, phân trắng lợn con, tụ huyết trùng, 10ml Dung môi đặc biệt E.coli, sưng phù đầu, viêm ruột tiêu vừa đủ. chảy, viêm vú, viêm tử cung, bệnh kế 3790 3 30ml phát, bệnh tai xanh, (lọ) Thuốc đặc biệt hiệu quả với các bệnh 100ml nhiễm trùng huyết, tiêu chảy phân xanh, phân trắng ở gà, vịt, ngan, cút. Flo-flu-LA Đặc trị: Viêm vú, mất sữa, MMA, viêm tử cung, nhiễm khuẩn kế phát sốt đỏ (tai Amoxicilline 14% xanh, PRRS), viêm phổi, hen suyễn, 20ml 3870 4 (as trihydrate) Lepto, phó thương hàn. (lọ) Tá dược (Axit 100ml Clavulalic) vừa đủ. Linco-spec Đặc trị: Hen suyễn, viêm phổi, viêm đường hô hấp cấp và mãn tính, viêm Lincomycin phổi dính sườn, viêm vú, viêm khớp, hội Spectinomycin chứng mất sữa truyền nhiễm, viêm teo 20ml 3560 5 Tá dược đặc biệt mũi, loét da, quăn tai, lepto, hồng lỵ, (lọ) vừa đủ. đóng dấu, hen gà, khẹc vịt. Chống nhiễm 100ml trùng sau phẫu thuật đối với tất cả các động vật có vú.
- 41 Quy Xuất STT Sản phẩm Công dụng cách đi Đặc trị: Viêm phổi phức hợp, hen suyễn, Ery-ho-suyễn viêm phổi dính sườn, viêm vú, viêm tử cung, viêm vú mất sữa, viêm đường tiết 20ml Erythromycine 3654 6 niệu, sinh dục, viêm da, viêm móng, tụ 10% (lọ) huyết trùng, phó thương hàn, lepto, hồng 100ml Hệ tá dược đặc biệt lỵ. vừa đủ. Dexamin Đặc trị: Hồi sức, tiêu viêm điều trị bệnh Dexamethasone viêm dẫn tới sốt cao, bỏ ăn nâng cao sức 20ml 0,2% 4970 7 kháng viêm, chống viêm xuất huyết các Chlorphenamine (lọ) phủ tạng trong cơ thể. Kháng viêm – hạ 100ml 0,37% sốt – giảm đau nhức. Tá dược đặc biệt vừa đủ. Giun phổi 12,8% 5ml Đặc trị: Giun phổi, giun tóc, giun móc, 3780 8 Lavamisol 12,8% giun kim, giun đũa, giun mắt, sán ruột 20ml (lọ) Tá dược đặc biệt các loại, nội ngoại ký sinh trùng. vừa đủ. 100ml Kháng sinh chó cao cấp Đặc trị: Viêm ruột tiêu chả, kiết lỵ, ỉa ra máu cá, nôn mửa, viêm xoang, viêm tai Tylosine 15% giữa, viêm đường hô hấp, tiêu hóa và 4470 9 5ml Gentamicin 6% sinh dục, lepto, sốt bỏ ăn không rõ (lọ) Tá dược đặc biệt nguyên nhân trên chó mèo. vừa đủ. Đặc trị: Nhiễm khuẩn ở chó mèo, viêm Kháng sinh chó ruột tiêu chảy, kiết lỵ, ỉa ra máu cá, nôn quý mửa, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, tiêu hóa và sinh dục, 4640 10 Florfenicol 10% lepto, viêm vú, viêm tử cung, hậu sản, 5ml (lọ) Doxycyline 10% viêm da, kế phát bệnh sài sốt, parvo, sốt Tá dược đặc biệt bỏ ăn không rõ nguyên nhân trên chó vừa đủ. mèo.
- 42 Quy Xuất STT Sản phẩm Công dụng cách đi Kháng sinh dạng bột pha nước hoặc trộn thức ăn Sufa-tri B Đặc trị: Ký sinh trùng đường máu, cầu trùng ruột non, manh tràng, cầu trùng Sulfadimethoxin 100g ghép hen CRD, ho thở khò khè, ghép 10790 1 sodium Coryza phù đầu, viêm ruột hoại tử, tiêu (gói) Trimethoprim 1kg chảy, ỉa ra máu tươi, phân sáp, lẫn máu, Tá dược đặc biệt E.coli, nhiễm trùng huyết, bệnh đầu đen. vừa đủ. Cầu trùng viêm ruột TC Đặc trị: Cầu trùng ghép tụ huyết trùng, E.coli, bạch lỵ, ỉa ra máu tươi, phân sáp 100g 12850 2 Chlortetracyline trắng phân xanh, hen khẹc, bệnh đầu (gói) Sulfadimidine đen, sưng gan thận, ký sinh trùng đường 1kg Tá dược đặc biệt mái. vừa đủ. 10g Đặc trị: Hen khẹc, ho thơt khò khè, Micosin new CRD, hen ghép E.coli, viêm ruột tiêu 50g Timicosine 30% 11430 3 chảy, viêm phổi, viêm buồng trứng, Tá dược đặc biệt (gói) viêm đường tiết niệu, tụ huyết trùng, 100g vừa đủ. bạch lỵ trên lợn, gà, ngan, cút, 500g Kháng sinh tổng hợp A 10g Đặc trị: Viêm ruột tiêu chảy, phân xanh, Neomycin sulfate 6 phân trắng, E.coli, tụ huyết trùng, sưng 50g 18760 4 MUI phù đầu, tím tái mào, hen khẹc, CRD (gói) Colistine sulfate 30 trên gà, vịt, ngan, cút. Bệnh tiêu chảy, tụ 100g MUI huyết trùng, phó thương hàn, viêm phổi. Tá dược, thảo dược 1kg đặc biệt vừa đủ. Mr Trần Đặc trị: Bệnh hen CRD ghép ký sinh 10g trùng đường mái, ghép cầu trùng, ghép Oxytetracyline tiêu chảy, tụ huyết trùng, E.coli, bạch lỵ, 50g 20% 11690 5 nhiễm trùng huyết gây phân xanh, phân Sulfadimethoxine (gói) trắng. Bệnh sưng phù đầu vảy mỏ, 100g 15% CCRD trên gà, vịt, ngan, cút. Tá dược, thảo dược 1kg đặc biệt vừa đủ.
- 43 Quy Xuất STT Sản phẩm Công dụng cách đi 10g Ziquantel Đặc trị: Giun phổi, giun đũa gây ho thở, viêm phổi kế phát ở lợn, giun tóc, giun 50g Praziquantel 5% 9420 6 móc, giun kim, giun mắt gây bệnh sưng Tá dược đặc biệt (gói) phù đầu hóa mủ ở gà. Tẩy các loại sán 100g vừa đủ. cho trâu bò lơn, gà, chó mèo, ngan, vịt, 1kg Đặc trị: Trị các bệnh cảm cúm, hạ sốt, tiêu viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh 10g truyền nhiễm. Các bệnh sốt không rõ Para hạ sốt nguyên nhân ở lợn, gà, vịt, ngan, cút 50g 15653 7 như: Sốt đỏ kế phát, bệnh lepto, tụ huyết Paracetamol 10% (gói) trùng, phó thương hàn ở lợn. Bệnh 100g Tá dược vừa đủ. Gumboro, toi, Newcastle, thương hàn ở gà. Bệnh nhiễm trùng huyết ở vịt, ngan. 1kg Phòng và trị: Viêm phổi, phổi dính sườn, viêm phế quản phổi, viêm màng Lincomix 10g phổi, viêm xoang, ho thở, hen xuyễn. Các bệnh đường sinh dục, tiết niệu, các 13760 8 Lincomycin 2,5% 100g bệnh truyền nhiễm. Thuốc đặc biệt hiệu (gói) Tá dược premix, quả đối với bệnh kế phát của tai xanh, thảo dược đặc biệt. 1kg sốt đỏ, Bù nước và điện giải, cung caaps Điện giả glucose K- vitamin, acid amin thiết yếu và các chất C hotliffe điện giải tăng cường khả năng chống 100g chịu bệnh tật, phòng chống stress do Glucose, Vitamin C, `13830 9 ngoại cảnh, tiêm phòng bệnh, chủng 1kg K, Na, (gói) vắc-xin, tiêu chảy mất nước lâu ngày, Các muối điện giải, vận chuyển và chuyển đàn, cần thiết với 10kg acid amin và thảo gia cầm non trong giai đoạn úm. dược. Men tiêu hóa Bồi bổ cơ thể, kích thích tính thèm ăn, ăn nhiều tiêu hóa tốt nâng cao sức đề 100g Lactobacillus, kháng cung cấp các vitamin và chất đạm Lipase, Amylase, cho cơ thể, kích thích phát triển ngoại 12860 10 1kg Proteaza, Vitamin hình. Sản phẩm cần thiết và an toàn cho (gói) A, B1, B2, B6, C, Nái mang thai và mọi lứa tuổi của gia 10kg E, súc gia cầm. Chất mang vừa đủ.
- 44 Quy Xuất STT Sản phẩm Công dụng cách đi Các sản phẩm khác Pheramin Tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng, chống xuất huyết các phủ tạng, hạ 20ml Phosphonic acid, sốt, kháng viêm mới an toàn nhất hiện 2890 1 Gluconate canxi, nay, kháng viêm – hạ sốt – giảm đau tức (lọ) 100ml Vitamin K, C, thời. Tolfrnamic acid. Dextran-B12 Bổ máu, cung cấp sắt, bồi bổ cơ thể, Ferum phức hợp với phòng ngừa tiêu chảy, phân trắng, phân 20ml 1840 2 Dextran nhớt vàng. Tiêm một lần duy nhất. (lọ) Cyanocobanmin 100ml Chất bảo quản vừa đủ. Amisol Giải độc gan thận, tăng cường tiết dịch mật, kích thích tiêu hóa, hạn chế mổ lông 50ml Sorbitol, Vitamin 1760 3 căn đuôi, rụng lông. B1, B6, PP, H, A, D, (lọ) 1 lít E, B2, Lysine, Methionine. Bồi bổ cơ thể, phòng ngừa các bệnh thiếu hụt vitamin. Kích thích tiêu hóa, tăng độ BMG-complex 100g thèm ăn. Chống môr lông, rụng lông. Tăng sản lượng trứng cho gà đẻ, lợn nái 12530 4 Vitamin B6, B1, B2, 1kg đẻ sai, phòng bệnh teo cơ, liệt, thiếu máu, (gói) B5, PP, B12, H nhiễm độc chì, arsen. Giúp lợn con ăn (Biotin). 10kg khỏe, da hồng hào, tăng trọng nhanh. Vita amin Tăng khả năng kháng bệnh của gia cầm khi nhiễm bệnh Gumboro. Giải nhiệt, hạ 100g Vitamin A, E, K3, 5650 5 sốt, chống xuất huyết, nâng cao sức đề B1, B2, B12, Citric (gói) kháng. 1kg acid, NaCl, KCL, NaHCO3, Glucose. Úm gà vịt 10g Glucose, các Úm gà, vịt, ngan, chim cút mới nở cung vitamin, A, D, E, cấp các vitamin và chất đạm giúp nâng 9270 6 100g B1. B2, B6, PP, cao sức đề kháng, phòng ngừa viêm rốn (gói) Lysine, Methionine, và tiêu chảy, kích thích tăng trưởng. 1kg khoáng đa vi lượng.
- 45 Quy Xuất STT Sản phẩm Công dụng cách đi Bổ gan thận Giải độc gan thận, kích thích tiêu hóa, hạn 100g chế mổ lông cắn đuôi, rụng lông. Bồi bổ Sobitol, Vitamin cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh truyền nhiễm, `12430 7 B12, B2, B1. C, 1kg chống độc tố, nấm mốc. Cung cấp (gói) NaCl, Mg, Cu, Mn, vitamin, acid amin thiết yếu. Zn, 10kg Chất mang vừa đủ. Điện giải gluco-K- C. TD Cung cấp các thảo dược, vitamin, acid amin thiết yếu và các chất điện giải giúp 100g Glucose, Lyzine tăng cường khả năng chống chịu bệnh tật. Methionine, NaCl, 9730 8 Tiêu hóa tốt, tăng khả năng hấp thu thức 1kg KCL, NaHCO , (gói) 3 ăn, phòng chống stress. Gluconat canxi, Hỗ trợ điều trị bệnh. 10kg Vitamin C, Vitamin K3. Bic coc Sulfadiazine, Đặc trị: Bệnh cầu trùng ruột non, manh 1250 9 Trimethoprim. tràng, E.coli, bạch lỵ, tụ huyết trùng ở gà, 500ml (lọ) Tá dược đặc biệt vịt, ngan, cút. vừa đủ. Lợn con phân Đặc trị: Phân trắng lợn con do E.coli, phó trắng thương hàn, lỵ. Viêm ruột hoại tử, ỉa chảy các dạng như phân trắng, phân xám, phân 1890 10 Eenrofloxacin 2,5% nhớt vàng, Thuốc đặc biệt hiệu quả với 100ml (lọ) Tá dược, thảo dược lợn con sơ sinh bị phân trắng 1 ngày đến và dung môi đặc 20 ngày tuổi. biệt vừa đủ. Bổ xung các vitamin và acid amin thiết Tăng tốc heo yếu, giúp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu 100g hóa, tăng khả năng hấp thu thức ăn, chống Vitamin A, D, E, B2, còi, nở mông, nở vai, tăng trọng nhanh, 8510 11 B6, PP, Methionine, 1kg phòng tiêu chảy, tăng chất lượng thịt khi (gói) Lysine Choline, xuất chuồng. khoáng đa, vi 10kg lượng. Từ bảng 4.3 em có một số nhận xét như sau: Sản phẩm của công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet phong phú và đa dạng, với hơn 100 sản phẩm thuộc các dòng sản phẩm chuyên dụng và
- 46 đặc trị, quy cách đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng vật nuôi cũng như nhiều quy mô chăn nuôi khác nhau. Các sản phẩm của công ty được sản xuất trên nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các công ty có uy tín trên thế giới. Tất cả các quy trình từ nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm đều được trung tâm kiểm nghiệm, thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP với hệ thống máy móc hiện đại nhất hiện nay kiểm tra một cách chặt chẽ. Các nhóm sản phẩm chủ yếu của công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet là: Kháng sinh bột hay premix, kháng sinh tiêm cao cấp dạng dung dịch và huyễn dịch, nhóm trị ký sinh trùng, nhóm thuốc sát trùng và nhóm chế phẩm sinh học dạng bột pha nước uống hoặc premix trộn thức ăn, chế phẩm dạng dung dịch. Trong thời gian thực tập, em đã xuất đi được rất nhiều sản phẩm thuộc nhiều nhóm sản phẩm khác nhau. Có nhiều loại thuốc được xuất đi với số lượng lớn như: Para hạ sốt, kháng sinh tổng hợp A, gluco-namin, cefty-new LA, flo 450 LA cho thấy quý đại lý rất tin tưởng đón nhận sản phẩm của công ty. Trong khi thị trường thuốc thú y ngày một cạnh tranh khốc liệt thì sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet luôn đánh dấu cho mình một niềm tin vững chắc cho khách hàng, tạo vị thế của mình trong tiềm thức người chăn nuôi cũng như quý đại lý. 4.2.2. Chế độ khách hàng của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet Mỗi một công ty sản xuất thuốc thú y đều có các chế độ dành cho các đại lý. Tuỳ thuộc vào mức thanh toán của đại lý là bao nhiêu mà có chế độ khuyến mại cho phù hợp. Từ đó nhằm kích thích quá trình tăng trưởng sản lượng và đăng ký sản lượng cao hơn.
- 47 Bảng 4.4. Chế độ khuyến mại đối với đại lý phân phối cấp I Thưởng STT Mức thanh toán Tháng Qúy Năm Sản phẩm (%) (%) (%) 1 10 000 000 10 tặng 5 5,00 2,00 2,00 2 20 000 000 10 tặng 5 5,50 2,00 2,00 3 30 000 000 10 tặng 5 6,00 2,00 2,00 4 50 000 000 10 tặng 5 6,50 2,50 2,00 5 80 000 000 10 tặng 5 7,00 2,50 2,00 6 100 000 000 10 tặng 5 8,00 3,00 2,50 7 150 000 000 10 tặng 5 8,50 3,00 2,50 8 200 000 000 10 tặng 5 9,00 3,50 2,50 Qua bảng 4.4 cho thấy: Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet có chế độ khuyến mại đối với đại lý rất đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng đặc biệt là trong thời điểm thị trường biến dộng như hiện nay. Từ đó tạo điều kiện rất thuận lợi cho cán bộ thị trường, nhân viên phát triển thị trường đi sâu vào các hộ chăn nuôi, đại lý, tạo lợi thế rất lớn để cạnh tranh với các công ty thuốc thú y khác, qua đó phát triển mạng lưới hệ thống thuốc thú y rộng khắp trên toàn quốc. 4.2.3. Kết quả khảo sát tình hình kinh doanh của công ty Để đánh giá tình hình sản xuất và hoạt động của Công ty CP Đức Hạnh Marphavet. Em thực hiện điều tra về doanh thu của công ty, qua đó đưa ra nhận xét với những số liệu thu thập được. Kết quả điều tra doanh thu thuốc thú y từ tháng 12/2018 đến tháng 4 năm 2019 được thể hiện ở bảng 4.5.
- 48 Bảng 4.5. Doanh thu của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet (12/2018 - 4/2019) Doanh thu (tỷ đồng) Kháng sinh Kháng sinh Tổng doanh Tháng dạng bột hòa Kháng sinh tiêm dạng Các tan hoàn toàn dạng dung huyễn dịch chế thu (tỷ hoặc trộn dịch uống và dạng phẩm đồng) thức ăn dung dịch 12 2,56 1,26 2,15 1,19 7,16 1 2,38 1,31 2,08 1,11 6,88 2 2,32 1,21 2,17 1,08 6,83 3 2,42 1,16 2,21 1,15 6,94 4 2,34 1,19 2,24 1,05 6,82 Qua bảng 4.5 cho thấy: Doanh thu trong các tháng gần như không có giao động nhiều điều đó cho thấy sự ổn định của công ty. Tuy nhiên, doanh thu có sự chênh lệch nhỏ ở bốn tháng đầu năm 2019 là do quy mô đàn lợn bị giảm sút, do giá lợn rẻ, dịch tả lợn Châu Phi đang xảy ra nhiều hộ chăn nuôi chỉ nuôi ở mức cầm cự thậm chí bỏ hẳn nên việc sử dụng cám trong chăn nuôi và thuốc trong phòng, điều trị bệnh bị hạn chế. Doanh thu của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet được chia đều cho tất cả các dòng sản phẩm, chỉ có doanh thu từ dòng sản phẩm thuốc tiêm cao hơn chút. Điều đó cho thấy các dòng sản phẩm của công ty đều được quý khách hàng tin dùng và ủng hộ. Hệ thống các đại lý của công ty phân bố ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, doanh thu chỉ tập trung chủ yếu ở một số tỉnh có nhiều đại lý cấp I như tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Tây, Hà Nội. 4.3. Kết quả khảo sát tình hình kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Qua quá trình khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, em được biết toàn tỉnh có hơn 30 đại lý thuốc thú y là các đại lý phân phối cấp I và II của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet, trong đó có 12 đại lý đang là đại lý cấp I có mối quan hệ thân thiết với công ty, luôn tin tưởng và ủng hộ
- 49 công ty ngay từ những năm đầu thành lập. Để có được điều đó là nhờ hệ thống các sản phẩm của công ty luôn đảm bảo về chất lượng, hiệu quả điều trị cao với giá thành hợp lý. Bên cạnh đó, công ty còn có các chế độ ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các đại lý để nhanh thu hồi vốn. Từ phòng kinh doanh của công ty và cán bộ hướng dẫn em đã thu thập được doanh thu của một số đại lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, kết quả được thể hiện ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Doanh thu từ một số đại lý tại Thanh Hóa của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet (12/2018 – 4/2019) Doanh thu (triệu đồng) Đại lý Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng 12 1 2 3 4 Bảo Ngọc 15 20 10 25 30 Đỗ Thị Huệ 45 40 30 40 50 Lê Thị Hòa 30 20 20 30 40 Đặng Văn Phúc 40 50 30 40 50 Lê Bá Duy 20 30 30 20 30 Vũ Giang Anh 40 70 50 80 80 Dũng Lan 10 20 15 15 10 Tùng Tậu 15 15 20 15 15 Phương Thoa 20 30 30 40 30 Phương Thủy 60 50 50 80 100 Nguyễn Ngọc Thủy 20 30 30 20 30 Kiên Thu 50 60 80 60 50 Tổng doanh thu 365 435 395 465 515 (triệu đồng) Số liệu bảng 4.6 cho thấy: Doanh thu của các đại lý đạt từ 10 - 100 triệu đồng/tháng, qua các tháng mức doanh thu từ đại lý đều tương đối ổn định chứng tỏ chiến lược phát triển và định hướng kinh doanh là đúng đắn. Các chương trình khuyến mại hợp lý, nhắm vào nhiều đối tượng cùng với việc tổ chức các cuộc hội thảo lớn, nhỏ giúp cho hộ chăn nuôi, đại lý xích lại gần hơn với công ty. Thanh Hóa tuy là một địa phương không mạnh về chăn nuôi quy mô lớn, nhưng chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ rất phát triển. Hệ thống đại lý trải rộng khắp
- 50 toàn tỉnh từ các huyện Bỉm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Ngọc Lặc, Nga Sơn, nên doanh thu trên luôn được đảm bảo ổn định. Đồng thời chế độ khách hàng cùng chất lượng thuốc luôn được đề cao nên các đại lý yên tâm, ổn định kinh doanh. Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả công tác tiếp cận thị trường Kết quả đạt được Số Kết Nội dung lượng Kế hoạch quả Tỷ lệ công việc tiếp (đại (%) cận lý) (đại lý) Khảo sát tình hình kinh Tìm hiểu về thị trường thuốc tại doanh tại các tỉnh Thanh Hóa, tiếp cận với các 30 30 100 đại lý đại lý là khách hàng của công ty. Giới thiệu cho khách hàng là những người chăn nuôi nắm bắt được các sản phẩm cũng như chất Quảng bá sản lượng sản phẩm của công ty thông phẩm, thương qua quá trình hỗ trợ đại lý, bảng 30 30 100 hiệu của công sản phẩm, đánh giá của khách hàng ty khác, giá của mỗi loại sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Cho bà con thấy được chất lượng ổn định của sản phẩm, hiệu quả sử Lấy được dụng cũng như sức sản xuất của niềm tin của 30 25 83,33 công ty sẽ không bị thiếu hàng cho khách hàng đại lý. Từ đó tạo niềm tin cho bà con. Đưa sản phẩm của Vận chuyển các sản phẩm thuốc công ty đến thú y đến các đại lý từ đó đến tay 30 30 100 tay người bà con chăn nuôi. tiêu dùng
- 51 Từ bảng 4.7 em rút ra nhận xét: Khảo sát tình tình hình kinh doanh đại lý, tiếp cận khách hàng công ty giúp em học tập được các kĩ năng giao tiếp hiểu được tiềm năng của từng đối tượng khách hàng, sản phẩm nào chủ yếu, Nắm được tâm lý, tính cách, hoàn cảnh của từng đại lý giúp ích rất nhiều trong công tác định hướng kinh doanh để đưa sản phẩm đi sâu vào các đại lý. Quảng bá sản phẩm công ty là điều rất cần thiết nhất là đối với những sản phẩm thuốc chất lượng như của Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. Đồng thời cũng là một bước để xây dựng thương hiệu công ty đối với khách hàng. Lấy niềm tin khách hàng là điều thiết yếu của mỗi nhân viên thị trường. Đối với một số khách hàng khó tính em phải thuyết trình về các ưu điểm vượt trội thông qua so sánh chất lượng, giá thành với công ty khác. Đưa cho khách hàng một số sản phẩm để khách hàng dùng thử và tự đưa ra nhận định, đánh giá về chất lượng. Giao hàng cho đại lý giúp em nắm được kĩ năng giao tiếp với khách hàng, làm cho mọi người tin tưởng chất lượng và sử dụng sản phẩm của công ty ngày càng nhiều hơn. Thông qua đó cũng là một lần cơ hội tiếp xúc, gặp gỡ để tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống, tính cách của mỗi khách hàng.
- 52 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Thuốc thú y Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet đảm bảo các điều kiện sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP của WHO. Toàn bộ các khâu được kiểm tra, theo dõi nghiêm ngặt đảm bảo sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn GMP. Công ty có nhiều sản phẩm thuốc đa dạng và nhiều thiết bị dây chuyền hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất thuốc thú y. Kết quả điều tra thị trường cho thấy thị trường tỉnh Thanh Hóa là một thị trường tiềm năng cho các đại lý bán lẻ thuốc thú y. Với tổng đàn gia súc, gia cầm tập trung hầu khắp ở các huyện Nga Sơn, Bỉm Sơn, Nông Cống, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Ngọc Lặc vì vậy nhu cầu sử dụng thuốc trong phòng và điều trị là cao. Các đại lý đang kinh doanh các sản phẩm thuốc thú y của công ty trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phân bố ở hầu hết các huyện. Một số tập trung ở các huyện, thành phố lớn nên tình hình kinh doanh các sản phẩm thuốc thú y luôn duy trì ở mức độ ổn định. Trong quá trình làm việc tại công ty đã giúp em nâng cao được các kĩ năng cần thiết cho công việc sau này của mình. 5.2. Đề nghị Kính mong đề nghị ban lãnh đạo công ty cần có chế độ hỗ trợ, khuyến khích các đại lý sâu hơn nữa. Từ đó tạo mối quan hệ thân mật, bền vững, tạo niềm tin cho khách hàng về chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng của sản phẩm. Để đưa tới người chăn nuôi những sản phẩm chất lượng, giá thành rẻ. Ban lãnh đạo công ty cần tăng cường tập huấn, chấn chỉnh lại tác phong làm việc đối với cán bộ công nhân viên trong công ty, tránh để làm mất hình tượng công ty trong lòng khách hàng.
- 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ Chính trị ban hành Nghị Quyết 10-NQ/TW (1988) “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (25/02/2014) “Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh Thủy sản và trong Thú y”, thông tư số 08/VBHN- BNNPTNT. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (01/06/2016) “Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam”, thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (02/06/2016) “Quy định về quản lý thuốc thú y”, thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (08/01/2018), “Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”, thông tư 28/2017/TT-BNNPTNT. 6. Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 “Quy định chi tiết một số điều của Luật thú y”. 7. Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”. 8. Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/07/2017 “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y”.
- 54 9. Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/09/2018 “Nghị định sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực Nông nghiệp”. 10. Quyết định số 37/2017/QĐ-TTg “Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng”. 11. Quang Minh (2015), Luật thú y và các quy định mới nhất về nghiệp vụ công tác thú y, Nxb Lao động, Hà Nội, tr. 257. 12. Vi Thị Thanh Thủy (2011), Tồn dư kháng sinh và hormone trong cơ thể động vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 46. II. Tài liệu tiếng Anh 13. Alanis A. J (2005), “Resistance to anbibiotics: are we in the postantibiotic”, Archives of Medical Research, 697-705. 14. Gassner and Wuethrich (1994), Antibiotic growth-promoters in food animals, 134-135. 15. Giguere S, Prescott J. F, Baggot J. D, Walker R. D, Dowling P. M (2007), Antimicrobial Therapy in Veterinary Medicine. III. Tài liệu trích dẫn từ internet 16. Ban Biên Tập – sưu tầm biên soạn, Tỉnh Thanh Hóa 17. Cục Thống kê Thanh Hóa, Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2019 xa-hoi-quy-II-va-6-thang-dau-naflepzo.aspx 18. Phạm Quang Trung (2011), Bài giảng thú y cơ bản, duocthuong-dung-trong-thu-y-part-1-737419.html.
- PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN ĐỨC HẠNH MARPHAVET Hình 1: Gặp mặt giữa sinh viên thực tập và Ban lãnh đạo Công ty. Hình 2: Thuốc thú y Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet.
- Hình 3: Hội nghị khách hàng Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. Hình 4: Tổng Giám Đốc Trần Đức Hạnh phát biểu tại Hội nghị khách hàng
- Hình 5: Kho thành phẩm của Hình 6. Xe giao thuốc đến vùng công ty th ị trường Hình 7. Một số đại lý của công ty
- Hình 8. Thuốc tiêm cef 750 Hình 9. Thuốc bột micosin new Hình 10. Thuốc tiêm ceftyl new Hình 11. Thuốc nước tol-coc
- Hình 12. Vắc-xin Mar-Avinew M Hình 13. Vắc-xin Newsota