Khóa luận Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Lâm Đồng

pdf 73 trang thiennha21 3900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_tmcp_sai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Sinh viên thực hiện : Hồ Thanh Cang MSSV: 1054010975 Lớp: 10DQTC02 TP. Hồ Chí Minh, năm 2014
  2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Sinh viên thực hiện : Hồ Thanh Cang MSSV: 1054010975 Lớp: 10DQTC02 TP. Hồ Chí Minh, năm 2014
  3. ii LỜI CAM ĐOAN    Em xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do em thực hiện. Các số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của em. Em xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Sinh viên thực hiện Hồ Thanh Cang
  4. iii LỜI CÁM ƠN    Trong suốt thời gian học tập dƣới giảng đƣờng Hutech, Quý thầy cô đã dạy dỗ và truyền đạt cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu đối với chuyên ngành mà em theo học, tạo nền tảng vững chắc để em tự tin bƣớc chân vào môi trƣờng làm việc thực tế. Em xin gửi đến Ban Giám Hiệu Hutech cùng toàn thể Quý thầy cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Đặc biệt là thầy PGS.TS Nguyễn Phú Tụ đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Thầy đã truyền tải cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực tập để em hoàn thành tốt chuyên đề này. Trong suốt quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng – Phòng giao dịch Đà lạt, em xin cám ơn chị Nguyễn Thị Liễu – Trƣởng PGD Đà Lạt và tất cả các anh chị trong phòng đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em đƣợc làm việc trong môi trƣờng thực tế, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm việc cho bản thân. Trong quá trình thực tập chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp nhiệt tình, thẳng thắn của Ban lãnh đạo Ngân hàng và Quý thầy cô. Đây sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện bản thân của mình sau này. Em kính chúc mọi ngƣời thật nhiều sức khỏe, gặp nhiều may mắn và thành công trong công việc cũng nhƣ trong cuộc sống. Em xin chân thành cám ơn!
  5. iv CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : MSSV : Khoá : . 1. Thời gian thực tập 2. Bộ phận thực tập 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật 4. Kết quả thực tập theo đề tài 5. Nhận xét chung Đơn vị thực tập
  6. v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN    TP. Hồ Chí Minh, ngày .tháng .năm Giảng viên hƣớng dẫn (ký tên)
  7. vi MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tầm quan trọng của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 3.2.1. Phạm vi về không gian 2 3.2.2. Phạm vi về thời gian 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu của đề tài 3 CHƢƠNG L LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 4 1.1. Tổng quan về tín dụng 4 1.1.1. Khái niệm tín dụng 4 1.1.2. Bản chất của tín dụng 4 1.1.3. Chức năng của tín dụng 4 1.1.3.1. Chức năng phân phối lại tài nguyên 4 1.1.3.2. Chức năng thúc đẩy lƣu thông hàng hóa và phát triển sản xuất 4 1.1.4. Vai trò của tín dụng 5 1.1.5. Phân loại tín dụng 5 1.1.5.1. Phân loại theo thời hạn tín dụng 5 1.1.5.2. Phân loại theo đối tƣợng cho vay 5 1.1.5.3. Phân loại theo mục đích sử dụng vốn 6 1.1.5.4. Phân loại theo tài sản thế chấp 6 1.1.6. Nguyên tắc, điều kiện và lãi suất cho vay 6 1.1.6.1. Nguyên tắc cho vay 6 1.1.6.2. Điều kiện cho vay 7 1.1.6.3. Lãi suất cho vay 7 1.2. Tổng quan về rủi ro tín dụng 7 1.2.1. Khái niệm rủi ro 7
  8. vii 1.2.2. Khái niệm rủi ro tín dụng 8 1.2.3. Phân loại nợ, nợ xấu, nợ quá hạn 8 1.2.3.1. Phân loại nợ 8 1.2.3.2. Nợ xấu 9 1.2.3.3. Nợ quá hạn 9 1.2.4. Chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro tín dụng 9 1.2.5. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 10 1.2.5.1. Thiệt hại đối với Ngân hàng 10 1.2.5.2. Thiệt hại đối với nền kinh tế 10 1.2.5.3. Thiệt hại đối với quan hệ quốc tế 10 1.2.6. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 11 1.2.6.1. Nguyên nhân khách quan 11 1.2.6.2. Nguyên nhân chủ quan 11 TÓM TẮT CHƢƠNG 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2 - 2013 13 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng 13 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 13 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động 15 2.1.2.1. Chức năng hoạt động 15 2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động 16 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 17 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sacombank CN Lâm Đồng 17 2.1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban 18 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013 20 2.2.1. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng 20 2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín giai đoạn 2011 – 2013 23
  9. viii 2.2.2.1. Doanh thu 24 2.2.2.2. Chi phí 25 2.2.2.3. Lợi nhuận 26 2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013 27 2.2.3.1. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013 27 2.2.3.1.1. Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng 27 2.2.3.1.2. Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng 30 2.2.3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013 33 2.2.3.2. Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013 35 2.2.3.2.1. Tình hình dƣ nợ theo nhóm nợ 35 2.2.3.2.2. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng 38 2.2.3.2.3. Tình hình nợ xấu theo Khách hàng 41 2.2.3.2.4. Tình hình nợ xấu theo sản phẩm 43 2.2.3.2.5. Đánh giá rủi ro tín dụng qua chỉ tiêu tài chính 47 2.2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013 48 2.2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía Khách hàng 48 2.2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng 48 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 49 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ 50 3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín 50 3.1.1. Mục tiêu 50 3.1.2. Phƣơng hƣớng hoạt động năm 2014 50 3.1.3. Định hƣớng phát triển 50 3.2. Giải pháp 51
  10. ix 3.2.1. Giải pháp về giám sát và kiểm soát rủi ro 52 3.2.2. Củng cố và tăng cƣờng sử dụng CNTT vào hoạt động của NH 53 3.2.3. Giải pháp phân tán rủi ro, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 54 3.2.4. Giải pháp về nhân sự 55 3.3. Kiến nghị 56 3.3.1. Đối với Chính Phủ 56 3.3.2. Đối với NHNN 56 3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín CN Lâm Đồng 57 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 58 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
  11. x DANH MỤC CÁC K HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT    Sacombank Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thƣơng mại TMCP Thƣơng mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng CBNV Cán bộ nhân viên CBCNV Cán bộ công nhân viên CBTD Cán bộ tín dụng KH Khách hàng DN Doanh nghiệp CN Chi nhánh PGD Phòng giao dịch TSĐB Tài sản đảm bảo DSCV Doanh số cho vay CVKH Chuyên viên Khách hàng KSVTD Kiểm soát viên tín dụng CVQLN Chuyên viên quản lý nợ
  12. xi DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG    Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Sacombank CN Lâm Đồng qua 3 năm 2011 – 2013. Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 2.3: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo đối tƣợng KH của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 2.4: Tình hình hoạt động cho vay của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 2.5: Tỷ trọng nguồn vốn cho vay theo đối tƣợng KH của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 2.6: Tình hình dƣ nợ theo nhóm nợ của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 2.7: Tỷ trọng dƣ nợ theo nhóm nợ của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu theo khách hàng của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu theo sản phẩm của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 2.11: Tỷ trọng nợ xấu theo sản phẩm của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013.
  13. xii DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ    Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. Biểu đồ 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. Biểu đồ 2.3: Tình hình hoạt động cho vay của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng Sơ đồ 2.2: Quy trình tín dụng tại Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp 1 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ LỜI MỞ ĐẦU    1. Tầm quan trọng của đề tài Đất nƣớc ta hiện nay đang trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đời sống kinh tế của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống NHTM đóng vai trò rất quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế, giúp điều tiết nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Trong xu hƣớng hội nhập toàn cầu hiện nay đã đặt ra rất nhiều khó khăn và thách thức cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Các Ngân hàng trong nƣớc cần phát huy đƣợc ƣu điểm của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh khi mà ngày càng có nhiều chi nhánh của các Ngân hàng nƣớc ngoài đầu tƣ ở nƣớc ta. Để thực hiện điều này, các Ngân hàng trong nƣớc cần nâng cao chất lƣợng tín dụng, vì đây là nghiệp vụ quan trọng nhất của các Ngân hàng, chiếm hơn 70% thu nhập của các Ngân hàng hiện nay. Bất cứ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trƣờng cũng tiềm ẩn những rủi ro, gây ra những tổn thất xảy ra ngoài ý muốn và gây ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh. Đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro luôn có mặt trong từng nghiệp vụ của Ngân hàng, Ngân hàng muốn có lợi nhuận cao thì phải chấp nhận rủi ro, điều này tạo nên áp lực kinh doanh giữa các Ngân hàng ngày càng lớn hơn. Công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với các Ngân hàng nói riêng và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản vay sẽ hạn chế phần nào rủi ro tín dụng cho Ngân hàng, từ đó nợ xấu sẽ đƣợc kiểm soát chặt chẽ hơn. Hiện nay, các Ngân hàng đã không còn chạy đua tìm kiếm lợi nhuận nhƣ trƣớc nữa mà tập trung vào việc xây dựng và củng cố hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao chất lƣợng tín dụng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng cùng với những kiến thức tích lũy trong quá trình học tập tại trƣờng và nghiên cứu thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Lâm Đồng, em quyết định chọn đề tài “Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp 2 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu để phản ánh rõ hơn tầm quan trọng của chất lƣợng tín dụng đối với sự an toàn và vững mạnh của hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Lâm Đồng nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2. . Mục tiêu chung Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2013, từ đó đề xuất giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Làm rõ cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng.  Nhận dạng, phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín.  Trên cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng, đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Lâm Đồng trong tƣơng lai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Lâm Đồng rất đa dạng với nhiều sản phẩm dịch vụ nhƣ: Tiền gửi, tiền vay, thanh toán quốc tế, kiều hối, bảo lãnh, thẻ Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên em chỉ đi sâu nghiên cứu rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Lâm Đồng. 3.2.2. Phạm vi về thời gian  Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 23/04/2014 đến ngày 13/07/2014. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp 3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ  Các số liệu phân tích trong đề tài là số liệu trong thời gian 3 năm từ 2011 - 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phƣơng pháp thống kê.  Phƣơng pháp logic.  Phƣơng pháp lịch sử.  Phƣơng pháp định tính. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm có 3 chƣơng:  Chƣơng 1: Lý luận về rủi ro tín dụng.  Chƣơng 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013.  Chƣơng 3: Giải pháp – Kiến nghị SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp 4 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ CHƢƠNG 1: L LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1. Tổng quan về tín dụng 1.1.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng là một giao dịch về tài sản dƣới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ giữa bên đi vay và bên cho vay, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận, đồng thời bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi khi đến hạn. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. 1.1.2. Bản chất của tín dụng  Ngƣời cho vay chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn cho ngƣời đi vay trong một thời gian nhất định.  Thời hạn tín dụng đƣợc xác định do thỏa thuận giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay.  Ngƣời cho vay đƣợc nhận một phần thu nhập dƣới hình thức lợi tức. . .3. Chức năng của tín dụng 1.1.3.1. Chức năng phân phối lại tài nguyên Tín dụng là sự chuyển nhƣợng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác trong nền kinh tế. Thông qua sự chuyển nhƣợng này, chức năng phân phối lại tài nguyên của tín dụng đƣợc thể hiện ở các mặt sau:  Ngƣời cho vay có một số tài nguyên tạm thời chƣa dùng đến, thông qua tín dụng thì số tài nguyên đó đƣợc phân phối lại cho ngƣời đi vay.  Ngƣợc lại, ngƣời đi vay cũng nhận đƣợc phần tài nguyên phân phối lại từ ngƣời cho vay thông qua tín dụng. 1.1.3.2. Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất  Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc thực hiện bình thƣờng, liên tục và phát triển.  Tín dụng tạo ra nguồn vốn để đầu tƣ mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất kinh doanh.  Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán, góp phần thúc đẩy lƣu thông hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp 5 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ 1.1.4. Vai trò của tín dụng Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng nhất của các NHTM, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. Tín dụng có các vai trò chủ yếu sau:  Là công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.  Là điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thƣờng xuyên liên tục.  Thúc đẩy quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.  Góp phần nâng cao mức sống của dân cƣ.  Là công cụ thực hiện chức năng kinh tế xã hội của Nhà nƣớc. . .5. Phân loại tín dụng 1.1.5.1. Phân loại theo thời hạn tín dụng Theo cách phân loại này, tín dụng đƣợc chia làm 3 loại:  Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dƣới 1 năm, dùng nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản lƣu động.  Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, dùng nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định.  Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, dùng nhằm tài trợ đầu tƣ vào các dự án đầu tƣ. 1.1.5.2. Phân loại theo đối tượng cho vay Theo cách phân loại này, tín dụng đƣợc chia thành 2 loại:  Tín dụng vốn lƣu động: Là loại tín dụng đƣợc sử dụng để hình thành vốn lƣu động của các tổ chức kinh tế nhƣ cho vay nhằm dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu dành cho sản xuất  Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng nhằm hình thành vốn cố định, loại tín dụng này đƣợc thực hiện dƣới hình thức cho vay trung và dài hạn. Tín dụng vốn cố định thƣờng SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp 6 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ đƣợc cấp phục vụ cho việc đầu tƣ mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các dự án 1.1.5.3. Phân loại theo mục đích sử dụng vốn Theo cách phân loại này, tín dụng đƣợc chia thành 2 loại:  Tín dụng sản xuất và lƣu thông hàng hóa: Là loại tín dụng đƣợc cấp cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và lƣu thông hàng hóa.  Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng đối với cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhƣ vay tiêu dùng cá nhân, vay mua, xây, sửa chữa nhà, vay mua xe 1.1.5.4. Phân loại theo tài sản thế chấp Theo cách phân loại này, tín dụng đƣợc chia thành 2 loại:  Tín dụng có đảm bảo: Là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay nhƣ thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.  Tín dụng không có tài sản đảm bảo: Là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của ngƣời khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân Khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. . .6. Nguyên tắc, điều kiện và lãi suất cho vay 1.1.6.1. Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn Ngân hàng phải tuân thủ hai nguyên tắc sau:  Tiền vay phải đƣợc sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này. Để thực hiện tốt điều này, mỗi lần vay vốn thì Khách hàng làm giấy đề nghị vay vốn, ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay kèm theo phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả. Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, nếu Ngân hàng phát hiện Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích thì Ngân hàng có quyền yêu cầu thu hồi nợ trƣớc hạn.  Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp 7 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà Ngân hàng sử dụng để cho vay. Đa số nguồn vốn mà Ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ công chúng, do đó, sau thời hạn cam kết trên hợp đồng tín dụng, bên vay phải hoàn trả lại cho Ngân hàng để Ngân hàng hoàn trả lại cho khách gửi tiền. Bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định phải hoàn trả cả gốc và lãi. 1.1.6.2. Điều kiện cho vay Theo quy chế cho vay khách hàng do NHNN ban hành, các điều kiện vay vốn Khách hàng cần có bao gồm:  Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;  Có mục đích vay vốn hợp pháp;  Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;  Có phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả;  Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của NHNN Việt Nam. 1.1.6.3. Lãi suất cho vay  Là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu đƣợc trong kỳ so với số vốn cho vay trong một thời kỳ nhất định. Thông thƣờng, lãi suất đƣợc tính theo năm, quý hoặc tháng.  Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của Ngân hàng trong từng thời kỳ.  Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ, cho vay lƣu vụ thì lãi suất áp dụng tại thời điểm lƣu vụ.  Trƣờng hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.  Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay. 1.2. Tổng quan về rủi ro tín dụng .2. . Khái niệm rủi ro Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Trong hoạt động của các NHTM thì rủi ro là những biến cố, sự kiện ngoài ý muốn xảy ra trong quá SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  21. Khóa Luận Tốt Nghiệp 8 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ trình kinh doanh của Ngân hàng, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. .2.2. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động Ngân hàng, rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi khách hàng không thể thanh toán toàn bộ hay một phần, hoặc sẽ không thanh toán đúng hạn khoản vay, từ đó tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. .2.3. Phân loại nợ, nợ xấu, nợ quá hạn 1.2.3.1. Phân loại nợ Theo quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ – NHNN về việc phân loại nợ, nợ xấu, nợ quá hạn đƣợc quy định nhƣ sau:  Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Các khoản nợ trong hạn mà Ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày, Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn còn lại. Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định ( Khoản 2, Điều 6, Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN).  Nhóm 2: Nợ cần chú ý Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu mà Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu. Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định ( Khoản 3, Điều 6, Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN).  Nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. Các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ trả nợ lần đầu đƣợc phân vào nhóm 2. Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do Khách hàng không có khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  22. Khóa Luận Tốt Nghiệp 9 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định ( Khoản 3, Điều 6, Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN).  Nhóm 4: Nợ nghi ngờ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày tính theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định ( Khoản 3, Điều 6, Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN).  Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai. Các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định ( Khoản 3, Điều 6, Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN). 1.2.3.2. Nợ xấu Là khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lƣợng tín dụng của tổ chức tín dụng. 1.2.3.3. Nợ quá hạn Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5. 1.2.4. Chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro tín dụng  Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ Chỉ tiêu này cho biết nợ quá hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dƣ nợ, góp phần đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng tốt và ngƣợc lại. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  23. Khóa Luận Tốt Nghiệp 10 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Nợ quá hạn Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ = Tổng dƣ nợ  Nợ xấu trên tổng dƣ nợ Chỉ tiêu này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này càng thấp tức là chất lƣợng tín dụng càng cao. Nợ xấu Nợ xấu trên tổng dƣ nợ = Tổng dƣ nợ 1.2.5. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 1.2.5.1. Thiệt hại đối với Ngân hàng Khi rủi ro tín dụng xảy ra, Ngân hàng sẽ bị tổn thất cả về vật chất lẫn uy tín. Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhƣ có nguy cơ mất vốn, thiếu thanh khoản, mất cân đối trong việc thu chi, mất lòng tin của ngƣời gửi tiền. Phần lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là vốn huy động, khi Ngân hàng không thể thu hồi đƣợc nợ gốc và lãi thì Ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt, mất khả năng thanh toán, ảnh hƣởng đến uy tín của Ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra ở mức độ khác nhau, nhẹ thì Ngân hàng bị giảm lợi nhuận, nặng hơn thì không thu hồi đƣợc vốn và lãi, dẫn đến khả năng bị mất vốn. Nếu không khắc phụ đƣợc tình trạng này, Ngân hàng sẽ bị mất thanh khoản, có thể bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng. 1.2.5.2. Thiệt hại đối với nền kinh tế Hệ thống Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm cho Ngân hàng mất khả năng chi trả, tạo tâm lý sợ hãi cho dân chúng, mọi ngƣời sẽ đến Ngân hàng rút tiền hàng loạt, các Ngân hàng có thể thiếu khả năng thanh toán dẫn đến phá sản hàng loạt các Ngân hàng. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế, kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp gia tăng 1.2.5.3. Thiệt hại đối với quan hệ quốc tế Do tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nƣớc bất ổn, dẫn đến sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế - chính trị quốc gia, gây thiệt hại trong quan hệ quốc tế với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  24. Khóa Luận Tốt Nghiệp 11 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ 1.2.6. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 1.2.6.1. Nguyên nhân khách quan  Nguyên nhân từ môi trƣờng kinh tế: Do sự biến động của kinh tế nhƣ suy thoái kinh tế, biến động về tỷ giá, lạm phát ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thu hồi vốn vay.  Nguyên nhân từ môi trƣờng xã hội: Những biến động lớn về kinh tế, chính trị trên thế giới luôn ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và Ngân hàng. Những thay đổi về chính trị có thể làm biến động cán cân thƣơng mại quốc tế, tỷ giá hối đoái làm biến động thị trƣờng trong nƣớc nhƣ giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, lãi suất thị trƣờng có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ngƣời chịu tác động là các Ngân hàng.  Nguyên nhân từ môi trƣờng pháp lý: Do môi trƣờng pháp lý chƣa hoàn thiện và đồng bộ, hoặc thay đổi theo hƣớng bất lợi cho doanh nghiệp thì cũng khiến các khoản cho vay của NHTM gặp khó khăn. 1.2.6.2. Nguyên nhân chủ quan  Nguyên nhân từ phía Khách hàng: Sử dụng vốn vay sai mục đích. Trình độ quản lý, kinh nghiệm và năng lực của Khách hàng còn yếu kém. Khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ. Năng lực tài chính của Khách hàng yếu kém, thiếu minh bạch.  Nguyên nhân từ phía Ngân hàng: Phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lƣỡng. Trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế. Tƣ cách đạo đức của cán bộ tín dụng còn yếu kém. Thiếu kiểm tra, kiểm soát vốn sau khi cho vay. Sự thiếu hợp tác giữa các Ngân hàng khi cho vay cùng Khách hàng. Quá coi trọng tài sản đảm bảo, coi nhẹ việc phòng ngừa rủi ro. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  25. Khóa Luận Tốt Nghiệp 12 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ TÓM TẮT CHƢƠNG Tín dụng là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho các Ngân hàng, là kênh phân phối chủ yếu đối với nguồn vốn huy động đƣợc từ dân cƣ. Một thị trƣờng tín dụng tiêu dùng phát triển tốt sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của Ngân hàng. Việc phòng chống để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động Ngân hàng là tất yếu, nhƣng việc loại bỏ hoản toàn rủi ro là không thể. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có yếu tố chủ quan từ phía Khách hàng vay vốn và Ngân hàng cho vay, đồng thời cũng có yếu tố khách quan từ môi trƣờng kinh doanh. Mỗi Ngân hàng cần xây dựng riêng cho mình chính sách quản trị rủi ro dựa trên một số nguyên tắc cơ bản nhƣ: chấp nhận rủi ro, điều hành rủi ro cho phép, quản lý độc lập các rủi ro nhằm xây dựng hệ thống phòng chống từ xa, đƣa ra các giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu có ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của Ngân hàng. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  26. Khóa Luận Tốt Nghiệp 13 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng 2.1. . Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) đƣợc thành lập ngày 21/12/1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Sacombank có trụ sở chính đặt tại 266 – 268 Nam Kì Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, đƣợc thành lập theo quyết định số 005/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động theo quyết định số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của NHNN Việt Nam. Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN. Tên tiếng Anh: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK. Tên giao dịch: SACOMBANK. Trụ sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM. Điện thoại: (84 8) 3932 0420. Fax: (84 8) 3932 0424. Email: info@sacombank.com Website: www.sacombank.com.vn Vốn điều lệ: 12.425 tỷ đồng (tại thời điểm 31/12/2013) Thời điểm niêm yết: 12/07/2006 SWIFT code: SGTTVNVX Mã số thuế: 0301103908 Hiện nay, Sacombank có 424 điểm giao dịch tại 48/63 tỉnh thành tại Việt Nam và hai nƣớc Lào và Campuchia, trong đó, gần 40% điểm giao dịch đƣợc bố trí ở khu vực nông thôn. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  27. Khóa Luận Tốt Nghiệp 14 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Tính đến ngày 31/12/2013, vốn điều lệ của Sacombank đạt hơn 12.425 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 160.097 tỷ đồng, tăng 5,8% so với đầu năm; tổng huy động từ tổ chức kinh tế và dân cƣ đạt 131.428 tỷ đồng, trong đó huy động VND tăng 23,8% so với đầu năm; dƣ nợ cho vay đạt gần 109.580 tỷ đồng, tăng 12,9% so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 1,44% tổng dƣ nợ. Qua 22 năm hoạt động, Sacombank luôn bám sát chiến lƣợc của một Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hàng đầu Việt Nam và vƣơn tầm khu vực. Sacombank đã triển khai đồng bộ các giải pháp gồm: gia tăng năng lực tài chính; củng cố, phát triển và phát huy hiệu quả hệ thống mạng lƣới chi nhánh, ngân hàng con và các công ty trực thuộc; điều chỉnh, hoàn thiện bộ máy tổ chức để phù hợp với chiến lƣợc phát triển và những thay đổi của môi trƣờng kinh doanh; chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và hoàn thiện chính sách nhân sự nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự ngày càng vững mạnh; áp dụng các phƣơng pháp quản trị tiên tiến và hoàn thiện hệ thống quy định nội bộ; tiếp tục đầu tƣ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, hiện đại, nhiều tiện ích, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhiều đối tƣợng khách hàng; tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro và xử lý nợ xấu. Cùng với những thành tựu đạt đƣợc của Ngân hàng Sacombank trên toàn quốc và ở nƣớc ngoài, Sacombank CN Lâm Đồng cũng đã vƣơn lên và đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung. Sacombank chi nhánh Lâm Đồng đƣợc thành lập ngày 19/11/2004 theo quyết định số 4231000232 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 2/1/2004, ngƣời đại diện là ông Trần Ngô Phúc Vũ, trụ sở đặt tại 26 Quang Trung, Phƣờng 9, Thành phố Đà Lạt. Đến năm 2005, Sacombank chi nhánh Lâm Đồng chính thức chuyển trụ sở về 32 Khu Hòa Bình, Phƣờng 1, Thành phố Đà Lạt với cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc xây dựng khang trang, tọa lạc tại trung tâm thành phố Đà Lạt với khu dân cƣ tập trung đông đúc cùng nhiều cơ quan ban ngành và các cơ sở kinh doanh. Với hệ thống sản phẩm - dịch vụ phong phú cùng với cung cách phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên, Sacombank đã và đang đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch tài chính đa dạng của các khách hàng trên địa bàn. Vào ngày 21/6/2010, Sacombank đã chính thức khánh thành đƣa vào sử dụng trụ sở mới chi nhánh tại Lâm Đồng, tọa lạc tại số 05 Hai Bà Trƣng, Phƣờng 6, TP Đà Lạt với tổng vốn đầu tƣ trên 60 tỷ đồng. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  28. Khóa Luận Tốt Nghiệp 15 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, Sacombank Lâm Đồng đã có 1 chi nhánh và 6 PGD là Đà Lạt, Quang Trung, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc. Trong đó, có 2 PGD Tiềm Năng là Đà Lạt và Quang Trung với quy mô bằng với Chi nhánh loại 5. Mỗi PGD trên địa bàn đều đánh vào thế mạnh của mỗi vùng nhƣ cà phê (Di Linh, Lâm Hà); trà, nông sản (Bảo Lộc); đầu mối kinh doanh nông sản, phân bón (Đức Trọng). Cũng nhƣ các điểm giao dịch khác trên toàn hệ thống , Sacombank CN Lâm Đồng cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng nhƣ: nhận tiền gửi bằng VND, USD với lãi suất hấp dẫn, thủ tục nhanh gọn; tài trợ vốn vay cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân với thủ tục nhanh gọn, lãi suất hợp lý, tiến độ giải ngân kịp thời nhằm phục vụ tốt nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng; thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh với thời gian ngắn nhất, phí chuyển hợp lý nhất; thực hiện các dịch vụ: bảo lãnh, bao thanh toán, thu chi trả lƣơng hộ, dịch vụ thẻ ATM, kinh doanh và thu đổi ngoại tệ – vàng, chi trả kiều hối và các dịch vụ tƣ vấn tài chính. Qua gần 10 năm hoạt động, thông qua việc cung ứng nguồn vốn và những sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tiện ích kịp thời đến các đối tƣợng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, Sacombank chi nhánh Lâm Đồng đã có nhiều đóng góp tích cực cho quá trình phát triển của Sacombank nói riêng và kinh tế của tỉnh Lâm Đồng nói chung. 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động 2.1.2.1. Chức năng hoạt động Ngân hàng Sacombank CN Lâm Đồng là một thành viên trực thuộc Ngân hàng Sacombank nên thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của NHTW giao cho. Ngày nay, Sacombank Lâm Đồng là một ngân hàng mang đầy đủ tính chất của một ngân hàng thƣơng mại, thực hiện hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng mà các ngân hàng trên địa bàn cùng thực hiện, đƣợc phép kinh doanh đa năng, tổng hợp: chức năng trung gian tín dụng trong thanh toán, cung cấp tín dụng và quản lý các phƣơng tiện thanh toán, cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng Ngân hàng trực tiếp giao dịch với các tổ chức kinh tế, cá nhân, doanh nghiệp nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu đi vay. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  29. Khóa Luận Tốt Nghiệp 16 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ  Chức năng huy động vốn: Sacombank chi nhánh Lâm Đồng luôn chủ động trong việc sử dụng đồng bộ và linh hoạt các giải pháp nhằm tạo sự ổn định trong việc thu hút các nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Thực hiện huy động vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ mạnh thông qua các hình thức tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn nhƣ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Trong trƣờng hợp nguồn vốn huy động không đủ dùng, ngân hàng có thể sử dụng thêm các nguồn vốn khác nhƣ vốn vay từ Hội sở, từ các tổ chức tín dụng khác, từ thị trƣờng liên ngân hàng  Chức năng cho vay Từ các nguồn vốn huy động trên, Ngân hàng cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo các hình thức nhƣ: tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngoài ra, Ngân hàng còn áp dụng các hình thức cho vay khác nhƣ chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán  Kinh doanh dịch vụ Ngân hàng: Ngân hàng Sacombank chi nhánh Lâm Đồng thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ của một ngân hàng hiện đại nhƣ: Kinh doanh mua bán vàng miếng, các loại ngoại tệ mạnh. Dịch vụ chuyển tiền nhanh tận nhà nội địa, chuyển tiền từ nƣớc ngoài về Việt Nam, chuyển tiền nhanh từ Việt Nam ra nƣớc ngoài. Dịch vụ hỗ trợ du học, chứng minh năng lực tài chính. Tài trợ thƣơng mại trong nƣớc. Tài trợ L/C xuất khẩu. Chiết khấu hối phiếu và Bộ chứng từ L/C xuất khẩu. Tài trợ dự án, cho vay đồng tài trợ. Cung cấp, tƣ vấn các giải pháp tài chính và bảo hiểm. Cung cấp dịch vụ InternetBanking, MobileBanking, PhoneBanking. Dịch vụ ủy thác thanh toán. 2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động Hiện tại, Sacombank chi nhánh Lâm Đồng kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: huy động vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức, dân cƣ dƣới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  30. Khóa Luận Tốt Nghiệp 17 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ nhận vốn úy thác đầu tƣ; nhận vốn từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn, trung và dài hạn, chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo phát luật; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế; bảo lãnh, bao thanh toán, tƣ vấn tài chính; cung cấp các dịch vụ về đầu tƣ, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sacombank CN Lâm Đồng PHÕNG KIỂM SOÁT RỦI RO PHÓ GIÁM ĐỐC PHÕNG KẾ PHỤ TRÁCH NỘI TOÁN – QUỸ NGHIỆP PHÒNG KINH DOANH PGD TIỀM NĂNG GIÁM ĐỐC CHI ĐÀ LẠT NHÁNH PGD TIỀM NĂNG QUANG TRUNG PGD ĐỨC TRỌNG PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH PHÕNG GIAO DỊCH PGD LÂM HÀ PGD DI LINH PGD BẢO LỘC Sơ đồ 2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  31. Khóa Luận Tốt Nghiệp 18 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ 2.1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban  Giám đốc chi nhánh Do Giám đốc khu vực phân quyền. Có trách nhiệm điều hành, quản lý hoạt động của chi nhánh Lâm Đồng. Tổ chức xây dựng, phân bổ, giám sát và chỉ đạo các hoạt động: Kinh doanh đƣợc giao đến từng đơn vị, bộ phận trực thuộc. Chăm sóc khách hàng, bảo vệ uy tín thƣơng hiệu, ổn định hoạt động NH. Phát triển, mở rộng thị trƣờng, kế hoạch rủi ro, tiếp thị các sản phẩm. Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động hạch toán kế toán, kho quỹ, chịu trách nhiệm rủi ro các hoạt động của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. Tuyển chọn, phân công công tác, học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, đánh giá hoạt động của nhân viên. Các hoạt động khác đƣợc phân quyền.  Phó giám đốc phụ trách nội nghiệp Có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc trong các nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát các công việc liên quan đến nghiệp vụ gửi, rút tiền mặt, chuyển tiền Giám sát công việc của các phòng hỗ trợ, kinh doanh, kế toán tài chính – quỹ của chi nhánh. Phòng kiểm soát rủi ro Bộ phận Quản lý tín dụng: Quản lý thông tin hồ sơ vay, theo dõi quản lý các tài khoản vay của khách hàng. Thực hiện công tác tín dụng trong lĩnh vực pháp lý chứng từ và quản lý tài sản đối với tài sản đảm bảo của khách hàng. Bộ phận xử lý giao dịch: Thực hiện các giao dịch với khách hàng liên quan đến các sản phẩm dịch vụ hiện có của ngân hàng. Thực hiện thu chi tiền mặt các loại. Tiếp thị cho khách hàng. Phòng kinh doanh Chức năng nhiệm vụ chính: - Tiên phong làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của Ngân Hàng cho khách hàng. - Tham mƣu cho Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hƣớng kinh doanh của Sacombank. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  32. Khóa Luận Tốt Nghiệp 19 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ - Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ƣu đãi đối với từng loại khách hàng. - Thẩm định, đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Thƣờng xuyên theo dõi, quản lý dƣ nợ, nợ quá hạn, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất để có hƣớng khắc phục kịp thời. Phòng kế toán – quỹ Đảm nhận công tác thanh toán của Chi nhánh đối với nội bộ Ngân hàng và các Ngân hàng khác. Tổ chức bộ máy kế toán, kho quỹ, kiểm ngân, thiết lập và lƣu trữ chứng từ sổ sách, báo biểu theo quy định thống nhất của Tổng Giám đốc. Kiểm tra các chứng từ kế toán phát sinh trong ngày, tổng hợp lên bảng cân đối cuối ngày và chuyển số liệu về Hội sở.  Phó giám đốc phụ trách phòng giao dịch Có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc trong các nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh của các PGD trực thuộc chi nhánh (trừ các PGD tiềm năng). PGD Tiềm Năng Đà Lạt và Quang Trung có quy mô tƣơng đƣơng với CN loại 5 của Sacombank và phải báo cáo trực tiếp với CN khu vực về mặt kinh doanh, còn về mặt đối ngoại - hành chánh vẫn chịu sự quản lý của CN Lâm Đồng. Các phòng giao dịch Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc có gần đầy đủ các chức năng nhƣ Chi nhánh với quy mô nhỏ: - Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của NH cho Khách hàng. - Thực hiện các nghiệp vụ cấp phát tín dụng, lập và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh tài chính. - Thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm. Đồng thời theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch, đề xuất các biện pháp, chính sách và các giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh tài chính. - Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc CN trình Tổng Giám Đốc cho phép triển khai các nghiệp vụ mới theo nhu cầu thực tế tại CN. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  33. Khóa Luận Tốt Nghiệp 20 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013 2.2. . Quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng Tuỳ theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi NH đều thiết kế và xây dựng cho mình một qui trình tín dụng riêng. Sau đây là các bƣớc căn bản của một quy trình tín dụng Sacombank (Theo chính sách Tín dụng Sacombank). Bƣớc Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của Khách hàng. Theo mô hình bán hàng chuyên nghiệp tại Sacombank đối với nghiệp vụ cấp tín dụng, ở bƣớc này, CVKH thực hiện công tác tìm kiếm và tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu tín dụng, sau khi tiếp thị thành công: - CVKH hƣớng dẫn KH hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định. - Nhập thông tin KH và bảng theo dõi hồ sơ KH, đồng thời báo cáo lại cho Trƣởng phòng trực tiếp quản lý về hồ sơ KH đã tiếp nhận để theo dõi và hỗ trợ. Bƣớc 2 Xác minh , Thẩm định Ở bƣớc này, CVKH thực hiện công tác xác minh và thẩm định hồ sơ của KH làm cơ sở tham mƣu cho cấp có thẩm quyền phê duyệt , ghi ý kiến vào tờ trình cấp tín dụng. Việc xác minh thực tế và thẩm định hồ sơ hƣớng dẫn chi tiết tại Quy trình thẩm định. Bƣớc 3 Phê duyệt Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ tại quy chế phán quyết cấp tín dụng hiện hành, chi tiết thực hiện theo quy trình phán quyết cấp tín dụng. Lƣu ý: Ý kiến phán quyết phải ghi rõ số tiền, thời hạn cho từng hình thức và khoản cấp tín dụng; trƣờng hợp không đồng ý cấp tín dụng phải ghi rõ lý do. Bƣớc 4 Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phê duyệt Ở bƣớc này hƣớng dẫn và quy định rõ trách nhiệm của từng chuyên viên/nhân viên thuộc bộ phận quản lý tín dụng thực hiện các thủ tục cần thiết trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết sau khi đề xuất cấp tín dụng đƣợc phê duyệt. Chi tiết thực hiện theo quy trình hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết và các sản phẩm tín dụng hiện hành của Sacombank. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  34. Khóa Luận Tốt Nghiệp 21 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Bƣớc 5 Quản lý và thu hồi nợ Sau khi cấp tín dụng cho KH, bộ phận quản lý tín dụng, phòng/ bộ phận nghiệp vụ liên quan khác tại chi nhánh thực hiện công tác quản lý và thu hồi nợ theo các quy định hiện hành của Sacombank về quản lý và thu hồi nợ. Bƣớc 6 Tất toán Sau khi KH hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản dƣ nợ(bao gồm vốn gốc, lãi và chi phí phát sinh), CVKH ,KSVTD,CVQLN tiến hành tất toán hồ sơ tín dụng của KH theo quy trình. Bƣớc 7 Lƣu hồ sơ Các bộ phận khác liên quan lƣu các hồ sơ phát sinh và kết thúc tại công đoạn của mình. Nhƣ vậy quá trình thậm định là một trong những bƣớc của công tác cấp tín dụng. Nhƣng nó đóng vay trò quan trọng, quyết định đến việc cho phép hay từ chối khoản cấp tín dụng này. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  35. Khóa Luận Tốt Nghiệp 22 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Khách hàng Nhân viên tín dụng Lập hồ sơ Cung cấp các -Tiếp xúc, hƣớng dẫn -Giấy đề nghị vay tài liệu và - Phỏng vấn khách -Hồ sơ pháp lý thông tin hàng Thu thập thông Tổ chức phân tích và Kết quả ghi nhận tin qua phỏng thẩm định - Biên bản, báo cáo - Tờ trình vấn, viếng - Pháp lý thăm, trao đổi - Bảo đảm nợ vay - Giấy tờ về bảo đảm Cập nhật thông Quyết định tín dụng tin thị trƣờng, Từ chối Giấy báo chính sách, - Hội đồng phán quyết lý do khung pháp lý - Cá nhân phán quyết Hợp đồng tín dụng Chấp nhận - Đàm phán - Ký kết HĐ tín dụng Giải ngân - Tiền mặt - Trả cho nhà cung cấp Tổ chức giám sát Giám sát tín Vi phạm -Nhân viên kế toán dụng hợp đồng -Nhân viên tín dụng Thu nợ cả gốc và Không đủ, không đúng lãi hạn Thanh lý hợp Đầy đủ và đúng Biện pháp Cảnh cáo, tăng cƣờng đồng tín dụng hạn kiểm soát, tái xét tín dụng bắt buộc Thanh lý HĐTD Xử lý Tòa án, Không đủ, không đúng cơ quan có hạn thẩm quyền Sơ đồ 2.2 Quy trình tín dụng tại Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  36. Khóa Luận Tốt Nghiệp 23 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ 2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín giai đoạn 2011 – 2013 Ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, các Ngân hàng không những phải thỏa mãn các yêu cầu đặt ra về lợi nhuận của cổ đông mà còn phải thực hiện đúng các quy định, chính sách của NHNN về tiền tệ Ngân hàng Các Ngân hàng luôn đặt ra mục tiêu làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng các quy định của NHNN và đạt đƣợc kế hoạch kinh doanh của mình. Bảng 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013. ĐVT: triệu đồng So sánh So sánh 2012/2011 2013/2012 Tốc độ Tốc độ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lƣợng Lƣợng tăng tăng tăng tăng (giảm) (giảm) (giảm) (giảm) (%) (%) A. Thu nhập 60.242 79.370 82.154 19.128 31,75 2.784 3,51 Thu thuần từ lãi 50.383 68.262 68.642 17.879 35,49 380 0,56 Thu dịch vụ thuần 6.195 8.271 8.840 2.076 33,51 569 6,88 Thu KD ngoại hối 3.664 2.837 4.672 -827 -22,57 1.835 64,68 B. Chi phí 22.133 29.064 30.257 6.931 31,32 1.193 4,10 Chi điều hành 21.630 28.459 29.693 6.829 31,57 1.234 4,34 - Chi phí nhân viên 14.747 19.449 20.189 4.702 31,88 740 3,80 - Chi tài sản 3.684 4.374 4.912 690 18,73 538 12,30 - Chi quản lý công 3.199 4.636 4.592 1.437 44,92 -44 -0,95 vụ Chi nộp thuế, lệ phí 503 605 564 102 20,28 -41 -6,78 C. Lợi nhuận 38.109 50.306 51.897 12.197 32,01 1.591 3,16 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  37. Khóa Luận Tốt Nghiệp 24 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng Biểu đồ 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013. 2.2.2.1. Doanh thu Tình hình doanh thu qua 3 năm của Ngân hàng không ngừng tăng lên mặc dù nền kinh tế trong giai đoạn này còn gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, năm 2011 đạt 60.242 triệu đồng; sang năm 2012 là 79.370 triệu đồng, tăng 19.128 triệu đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng 31,75% so với năm 2011; năm 2013 đạt 82.154 triệu đồng, tăng 2.784 triệu đồng tƣơng ứng tăng 3,51% so với năm 2012. Trong năm 2011, tổng doanh thu là 60.242 triệu đồng, trong đó thu thuần từ lãi là 50.383 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất ( 83,63% tổng doanh thu). Năm 2012, thu thuần từ lãi của Ngân hàng là 68.262 triệu đồng ( chiếm 86,00%% tổng doanh thu), tăng 17.879 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 35,49% so với năm 2011. Sang năm 2013, thu thuần từ lãi là 68.642 triệu đồng ( chiếm 83,55% tổng doanh thu), tăng 380 triệu đồng tƣơng ứng tăng 0,56% so với năm 2012. Mặc dù nền kinh tế trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp đã phải giải thể hoặc phá sản, KH gặp khó khăn trong việc thanh toán lãi cho NH, nhƣng thu thuần từ lãi của Sacombank Lâm Đồng vẫn tăng đều qua các năm, cho thấy Ngân hàng đã thực hiện tốt hoạt động tín dụng về số lƣợng và cả chất lƣợng cũng nhƣ đa dạng hóa các loại hình dịch vụ Ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn của Khách hàng trên địa bàn. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  38. Khóa Luận Tốt Nghiệp 25 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Thu dịch vụ thuần tăng rõ rệt qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 là 6.196 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 8.271 triệu đồng, tăng 2.076 triệu đồng tƣơng ứng với tăng 33,51% so với năm 2011. Năm 2013 đạt 8.840 triệu đồng, tăng 569 triệu đồng tƣơng ứng tăng 6,88% so với năm 2012. Sacombank CN Lâm Đồng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Khách hàng để tăng thu nhập cho Ngân hàng thông qua các dịch vụ nhƣ: chuyển tiền nhanh trong và ngoài nƣớc, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ tín dụng Bên cạnh đó, thu từ kinh doanh ngoại tệ tăng giảm không đều qua các năm. Do năm 2012, nền kinh tế bị ảnh hƣởng mạnh của suy thoái kinh tế toàn cầu, các DN vẫn có nhu cầu mua bán ngoại tệ để xuất nhập khẩu hàng hóa nhƣng cầm chừng, hạn chế, vì vậy giao dịch ngoại tệ giảm. Và sang năm 2013, khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại, các DN lại thực hiện mua bán xuất nhập khẩu hàng hóa, cải thiện hoạt động kinh doanh nên nhu cầu mua bán ngoại tệ tăng mạnh trở lại. Cụ thể năm 2011 là 3.664 triệu đồng, sang năm 2012 giảm còn 2.837 triệu đồng, giảm 827 triệu đồng tƣơng ứng giảm 22,57% so với năm 2011. Năm 2013, khoản mục này là 4.672 triệu đồng, tăng 1.835 triệu đồng tƣơng ứng tăng 64,68% so với năm 2012. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng vẫn đang phát triển rất ổn định vì đây là loại hình kinh doanh mang lại hiệu quả cao, vì vậy thu từ kinh doanh ngoại tệ trong 3 năm qua vẫn tăng mặc dù trong giai đoạn này nền kinh tế thế giới và Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Trong 3 năm qua, khi nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhận thức đƣợc rủi ro có thể tăng cao trong hoạt động cấp phát tín dụng, Ngân hàng đã đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ và đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ làm cho tốc độ nguồn thu này tăng cao. Tuy nhiên, thu từ kinh doanh ngoại tệ gặp không ít khó khăn trong năm 2012 nên đã sụt giảm nhƣng không nhiều. Cụ thể so với năm 2011 thì năm 2012 thu từ dịch vụ tăng 33,51%, thu từ kinh doanh ngoại tệ giảm 22,57%, thu lãi tăng 35,49%. So sánh năm 2013 với năm 2012 thì thu từ dịch vụ tăng 6,88%, thu từ kinh doanh ngoại tệ tăng 64,68%, trong khi thu thuần từ lãi chỉ tăng 0,56%. 2.2.2.2. Chi phí Song song với mức gia tăng của doanh thu thì chi phí cũng gia tăng qua các năm. Cụ thể, tổng chi phí năm 2011 là 22.133 triệu đồng; năm 2012 là 29.064 triệu SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  39. Khóa Luận Tốt Nghiệp 26 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ đồng, tăng 6.931 triệu đồng tƣơng ứng tăng 31,32% so với năm 2011; tổng chi phí năm 2013 là 30.257 triệu đồng, tăng 1.193 triệu đồng tƣơng ứng tăng 4,10% so với năm 2012. Chi phí năm 2012 tăng mạnh là do NH tăng cƣờng tuyển dụng nhân viên bán hàng để đảm bảo lợi nhuận đề ra trong khi nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc tìm kiếm KH tốt tƣơng đối khó tại thời điểm này. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng đã kiểm soát tốt mức gia tăng về chi phí để làm tăng lợi nhuận cuối cùng. Chi điều hành của Ngân hàng tăng mạnh vào năm 2012 nhƣng đã đƣợc kiểm soát chi tiêu hiệu quả và hợp lý vào năm 2013 do Ban lãnh đạo NH nhận thức đƣợc khó khăn chung của nền kinh tế, giảm chi tiêu để củng cố đƣợc lợi nhuận. Cụ thể, năm 2011 là 21.630 triệu đồng; năm 2012 là 28.459 triệu đồng, tăng 6.829 triệu đồng tƣơng ứng tăng 31,57% so với năm 2011; năm 2013 là 29.693 triệu đồng, tăng 1.234 triệu đồng tƣơng ứng tăng 4,34% so với năm 2012. Việc kiểm soát hiệu quả đƣợc phần chi phí này cũng phần nào làm gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. 2.2.2.3. Lợi nhuận Mặc dù 3 năm qua nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhƣng với tinh thần làm việc có trách nhiệm và thái độ tích cực của mỗi CBCNV trong Sacombank thì lợi nhuận của Ngân hàng vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2011, lợi nhuận của Ngân hàng là 38.109 triệu đồng, năm 2012 đạt 50.306 triệu đồng, tăng 12.197 triệu đồng tƣơng ứng tăng 32,01% so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận đạt 51.897 triệu đồng, tăng 1.591 triệu đồng tƣơng ứng tăng 3,16% so với năm 2012. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm đều tăng, có đƣợc kết quả khả quan nhƣ vậy là do sự lãnh đạo đúng đắn của Ban Giám đốc NH cùng với sự nổ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể CBCNV giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, NH cần phải cố gắng hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận của NH luôn có sự gia tăng không ngừng. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  40. Khóa Luận Tốt Nghiệp 27 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ 2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013 2.2.3.1. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013 2.2.3.1.1. Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Lâm Đồng Trong hoạt động kinh doanh của NH thì nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng, mang tính quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng. Muốn hoạt động có hiệu quả, việc đầu tiên cần thực hiện là tạo ra một nguồn vốn ốn định để đảm bảo khả năng thanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao. Thực hiện tốt nghiệp vụ huy động vốn sẽ giúp NH luôn có đủ vốn để đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho KH. Đồng thời, giúp hoạt động kinh doanh của NH đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho NH. Thông qua nguồn vốn huy động tốt thì NH đã xây dựng đƣợc uy tín, hình ảnh, thƣơng hiệu của mình đối với ngƣời gửi tiền, từ đó làm cơ sở để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ NH đến với từng KH. Tình hình kinh tế giai đoạn 2011 – 2013 vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh giữa các NH trong địa bàn ngày càng quyết liệt khi mà ngày càng nhiều các CN, PGD đƣợc mở ra cùng những chƣơng trình khuyến mãi nhằm thu hút KH gửi tiền. Tuy nhiên, Sacombank đã có chững chính sách linh hoạt về lãi suất cũng nhƣ đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi để thu hút sự quan tâm từ phía KH. Những năm vừa qua, mặc dù chịu nhiều sức ép từ suy thoái kinh tế kéo dài và sự cạnh tranh gay gắt của các NH, tiền gửi của dân cƣ vẫn tăng qua các năm cho thấy công tác huy động vốn của Sacombank đƣợc thực hiện tốt và hiệu quả. NH thƣờng xuyên đƣa ra các chƣơng trình khuyến mãi, dự thƣởng dành cho KH khi gửi tiền với nhiều quà tặng hấp dẫn và giá trị. Bên cạnh đó, NH còn tài trợ nhiều chƣơng trình vì cộng đồng nên tạo đƣợc lòng tin nơi KH, giúp KH biết đến NH nhiều hơn qua các chƣơng trình tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn, chƣơng trình chạy việt dã vì sức khỏe cộng đồng Cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng của Ngân hàng khá ổn định qua các năm, huy động từ đối tƣợng cá nhân chiếm phần lớn tỷ trọng, dao động từ 90% trở lên. Sau đây là tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank CN Lâm Đồng: SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  41. Khóa Luận Tốt Nghiệp 28 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013. ĐVT: triệu đồng So sánh So sánh 2012/2011 2013/2012 Chỉ Năm Năm Năm Tốc độ Tốc độ Lƣợng Lƣợng tiêu 2011 2012 2013 tăng tăng tăng tăng (giảm) (giảm) (giảm) (giảm) (%) (%) Cá 944.169 1.159.819 1.665.924 215.650 22,84 506.105 43,64 nhân Doanh 97.072 96.246 113.848 -826 -0,85 17.602 18,29 nghiệp Tổng 1.041.241 1.256.065 1.779.772 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng Bảng 2.3 Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo đối tƣợng KH của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013. ĐVT: % Khách hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Cá nhân 90,68 92,34 93,60 Doanh Nghiệp 9,32 7,66 6,40 Tổng 100 100 100 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  42. Khóa Luận Tốt Nghiệp 29 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ 1,800,000 1,600,000 1,400,000 1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000 0 Cá nhân Doanh nghiệp 2011 944,169 97,072 2012 1,159,819 96,246 2013 1,665,924 113,848 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng Biểu đồ 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013.  Nguồn vốn huy động theo mảng cá nhân Cá nhân là đối tƣợng đem lại cho Ngân hàng nguồn vốn huy động với tỷ trọng cao qua các năm, đóng vai trò khá quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NH bởi tính ổn định, bền vững của nguồn vốn này nên NH có thể sử dụng để tài trợ cho các dự án lớn với thời gian dài. Trong thời gian vừa qua, nguồn vốn huy động từ dân cƣ của NH luôn tăng trƣởng khá cao do các chính sách hấp dẫn về lãi suất, các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đa dạng cũng nhƣ uy tín và thƣơng hiệu của NH đã đƣợc định vị trong suy nghĩ của KH mỗi khi phát sinh nhu cầu về sản phẩm tiền gửi. Tình hình huy động vốn theo mảng cá nhân tăng trƣởng tốt trong các năm vừa qua. Năm 2011 đạt 944.169 triệu đồng, chiếm 90,68% trong tổng vốn huy động. Năm 2012 tăng thêm 215.650 triệu đồng, tƣơng ứng mức tăng 22,84%, đạt 1.159.819 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,34% trong tổng vốn huy động. Đặc biệt năm 2013, tình hình huy động vốn theo mảng cá nhân có mức tăng trƣởng đáng kể, lên đến 1.665.924 triệu đồng, tăng 506.105 triệu đồng so với năm 2012, tƣơng ứng với mức tăng 43,64% và chiếm 93,60% trong tổng vốn huy động. Năm 2013 có mức tăng tiền gửi của dân cƣ là do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các kênh đầu tƣ nhƣ bất động sản, chứng khoán, vàng không đạt hiệu quả cao, ngƣời dân xem SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  43. Khóa Luận Tốt Nghiệp 30 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ hình thức gửi tiết kiệm là kênh đầu tƣ an toàn mà vẫn đạt mức sinh lời mong muốn mặc dù trong thời gian qua lãi suất huy động của NH giảm do chính sách điều hành lãi suất của NHNN.  Nguồn vốn huy động theo mảng doanh nghiệp Huy động từ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu vốn huy động. Nguyên nhân là do tiền gửi của các Doanh nghiệp thƣờng không ổn định, chủ yếu gửi vào NH để giảm bớt phí lƣu trữ tiền mặt và sử dụng cho việc thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tình hình kinh tế khó khăn trong những năm gần đây, nên tình hình huy động vốn theo mảng doanh nghiệp cũng có vẻ trầm lắng. Điển hình năm 2012, chỉ huy động đƣợc 96.246 triệu đồng, giảm 826 triệu đồng so với 97.072 triệu đồng ở năm 2011, tƣơng ứng mức giảm 0,85% do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho các DN gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến năm 2013, tình hình kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực nên tình hình huy động vốn cũng khả quan trở lại, đánh dấu mức tăng 18,29%, đạt 113.848 triệu đồng so với năm 2012. Qua phân tích cho thấy số vốn mà Ngân hàng huy động đƣợc chủ yếu là từ các cá nhân; cơ cấu nguồn vốn huy động này ổn định qua các năm. Tuy có biến động nhƣng ít, đƣợc biết quy mô về vốn huy động là một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động của NH vì thế NH vẫn đang dần phát huy thế mạnh tạo niềm tin ở khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc huy động vốn. 2.2.3.1.2. Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Lâm Đồng Cho vay là nghiệp vụ quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho NH và chứa nhiều rủi ro. Nhƣng hiện nay các NH tại Việt Nam đang có xu hƣớng mở rộng cơ cấu hoạt động để tăng cƣờng các hoạt động dịch vụ dành cho KH, hƣớng tới NH bán lẻ hiện đại. Qua 22 năm hoạt động, Sacombank luôn bám sát chiến lƣợc của một Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hàng đầu Việt Nam và vƣơn tầm khu vực. Hoạt động cho vay vẫn đƣợc xem là hoạt động truyền thống và có tác động không nhỏ đến sự tồn tại của NH. Trong bối cảnh nền kinh tế luôn có những biến chuyển mới và xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về đời sống vật chất của ngƣời dân tăng cao, nguồn vốn cần SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  44. Khóa Luận Tốt Nghiệp 31 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ cung cấp cho nền kinh tế là rất lớn. Chính vì vậy NH phải nắm bắt kịp thời xu hƣớng của thị trƣờng để không bỏ qua những cơ hội đầu tƣ tốt. Mở rộng hoạt động cho vay giúp cho NH chiếm lĩnh thị trƣờng, khai thác tối đa nguồn vốn huy động, phân tán đƣợc rủi ro đồng thời mở rộng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho KH để thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Giai đoạn từ năm 2011 – 2013, tổng số tiền cho vay của NH không ổn định. Sau đây là bảng số liệu thể hiện tình hình hoạt động cho vay của Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013: Bảng 2.4: Tình hình hoạt động cho vay của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013. ĐVT: triệu đồng So sánh So sánh 2012/2011 2013/2012 Chỉ Năm Năm Năm Tốc độ Tốc độ Lƣợng Lƣợng tiêu 2011 2012 2013 tăng tăng tăng tăng (giảm) (giảm) (giảm) (giảm) (%) (%) Cá 611.534 595.019 815.179 -16.515 -2,70 220.160 37,00 nhân Doanh 664.424 423.845 332.060 -240.579 -36,21 -91.785 -21,66 nghiệp Tổng 1.275.958 1.018.864 1.147.239 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng Bảng 2.5 Tỷ trọng nguồn vốn cho vay theo đối tƣợng KH của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013. ĐVT: % Khách hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Cá nhân 47,93 58,40 71,06 Doanh Nghiệp 52,07 41,60 28,94 Tổng 100 100 100 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  45. Khóa Luận Tốt Nghiệp 32 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ 2011 2012 2013 815,179 664,424 611,534 595,019 423,845 332,060 nhân Doanh nghiệp Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng Biểu đồ 2.3: Tình hình hoạt động cho vay của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013.  Cho vay đối với cá nhân Trong giai đoạn 2011 - 2013, hoạt động cho vay cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao, đặc biệt năm 2013 chỉ tiêu cho vay cá nhân đạt hơn 70%. Hoạt động cho vay cá nhân có doanh số chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay doanh nghiệp vì Sacombank luôn hƣớng đến mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại, hƣớng đến hệ KH cá nhân vẫn chƣa có sử dụng tài khoản NH. Năm 2011, doanh số cho vay cá nhân đạt 611.534 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 47,93%. Năm 2012, doanh số cho vay chỉ đạt 595.019 triệu đồng, giảm 16.515 triệu đồng tƣơng ứng giảm 2,70% so với năm 2011. Năm 2013, DSCV cá nhân đạt 815.179 triệu đồng, tăng 220.160 triệu đồng tƣơng ứng tăng 37,00% so với năm 2012. Doanh số cho vay theo mảng cá nhân tuy giảm trong năm 2012 do tình hình kinh tế trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, các hộ kinh doanh cá thể gặp nhiều khó khăn trong việc trang trải lãi vay và nợ gốc cho NH, nhƣng tăng mạnh trở lại trong năm 2013 do nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, sức mua tăng mạnh trở lại.  Cho vay đối với doanh nghiệp DSCV đối với KH doanh nghiệp giảm dần theo từng năm, chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 40% và giảm còn dƣới 30% ở năm 2013. Cho vay mảng doanh nghiệp SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  46. Khóa Luận Tốt Nghiệp 33 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ năm 2011 là 664.424 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 52,07%. Sang năm 2012 giảm còn 423.845 triệu đồng, giảm 240.579 triệu đồng tƣơng ứng giảm 36,21% và chiếm tỷ trọng 41,60%. Qua tới năm 2013 giảm mạnh chỉ còn 332.060 triệu đồng, giảm 91.785 triệu đồng so với năm 2012 tƣơng ứng mức giảm 21,66% và chiếm tỷ trọng 28,94%. Cho vay doanh nghiệp giảm dần qua các năm là do bởi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, hàng tồn kho tăng cao, bất động sản đóng băng, dự án sản xuất kinh doanh của DN không khả thi cùng với chính sách điều hành thị trƣờng tiền tệ của nhà nƣớc làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận với các khoản vay. Nhƣ vậy, mặc dù gặp khó khăn trong năm 2012 nhƣng tới năm 2013 tổng chỉ tiêu cho vay theo mảng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã có bƣớc tăng trở lại. Nếu xét theo đối tƣợng khách hàng thì cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay khách hàng doanh nghiệp. Tỷ lệ phần trăm theo mảng cá nhân tăng mạnh trong khi đó mảng doanh nghiệp giảm cũng là một điều cần phải lƣu tâm hơn trong thời gian sắp tới, nhằm đƣa ra những định hƣớng mang tính tích cực, góp phần phát triển nền kinh tế. 2.2.3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013  Thuận lợi Qua nhiều năm hình thành và phát triển, Sacombank chi nhánh Lâm Đồng đã đạt đƣợc những thuận lợi từ nhiều phía: Về thƣơng hiệu và uy tín: Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam. Với năng lực tài chính vững mạnh cho phép Sacombank đáp ứng các quy định về an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng các nhu cầu về vốn và các sản phẩm dịch vụ của NH dành cho Khách hàng. Qua gần 10 năm hoạt động, Sacombank CN Lâm Đồng đã nắm vững đƣợc địa bàn, tạo đƣợc lƣợng KH ổn định, từ đó mở rộng hệ Khách hàng mới. Sacombank đã khẳng định đƣợc uy tín và thƣơng hiệu của mình trên địa bàn, tạo dựng đƣợc mối quan hệ thân thiết với chính quyền địa phƣơng và lòng tin nơi ngƣời dân mỗi khi đến giao dịch với NH. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  47. Khóa Luận Tốt Nghiệp 34 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Về cơ sở vật chất và kỹ thuật: Sacombank CN Lâm Đồng đƣợc đƣa vào sử dụng với tổng diện tích hơn 3,600 gồm 1 hầm, 1 trệt và 6 tầng lầu với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại luôn tạo cho Khách hàng tâm lý thoải mái mỗi khi đến giao dịch. Ngân hàng đƣợc trang bị công nghệ hiện đại vào các hoạt động nhƣ việc nối mạng nội bộ, thực hiện các giao dịch điện tử an toàn, nhanh chóng góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho Khách hàng. Từ đó đã tạo ấn tƣợng tốt với Khách hàng mỗi khi đến giao dịch với NH. Về nguồn nhân lực: Với đội ngũ CBNV trẻ trung, năng động, đầy nhiệt huyết cống hiến hết mình vì Sacombank cùng với sự đoàn kết thống nhất trong Ban lãnh đạo đã góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của Sacombank trên địa bàn. Bên cạnh đó, với kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp, phục vụ nhiệt tình, hết lòng vì Khách hàng cùng với kiến thức sâu rộng về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đã xây dựng đƣợc niềm tin và sự tín nhiệm của Khách hàng mỗi khi đến giao dịch.  Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi có đƣợc thì Sacombank CN Lâm Đồng cũng gặp không ít khó khăn từ nhiều phía: Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt: Cùng với quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM và tiến trình hội nhập quốc tế, Sacombank phải chịu sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía các NH quốc doanh (Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank) về quy mô vốn, hệ thống mạng lƣới, cơ sở vật chất ; sự cạnh tranh từ phía các NH TMCP phần nào làm thị phần bị thu hẹp, sự cạnh tranh về lãi suất huy động cũng nhƣ cho vay giữa các NH trên địa bàn cũng làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Tình hình kinh tế: Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn đang diễn ra nhƣ hiện nay, tình hình kinh tế thế giới năm 2014 đƣợc dự báo là vẫn gặp nhiều khó khăn. Ngƣời dân có xu hƣớng thắt chặt chi tiêu, giảm nhu cầu về hàng hóa dịch vụ, gián tiếp ảnh hƣởng đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NH. Bên cạnh đó, cầu tiêu dùng giảm khiến các DN không thể bán đƣợc hàng, phải thu hẹp sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng, một số các DN phải giải thể hoặc phá sản gây ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của NH. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  48. Khóa Luận Tốt Nghiệp 35 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ 2.2.3.2. Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013 2.2.3.2.1. Tình hình dư nợ theo nhóm nợ Trong các loại nợ thì nợ nhóm 1 và nhóm 2 là những khoản nợ đƣợc đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi, còn các nhóm nợ 3, 4 và 5 là những nhóm nợ thuộc nợ xấu. Bảng 2.6: Tình hình dƣ nợ theo nhóm nợ của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013. ĐVT: triệu đồng So sánh So sánh 2012/2011 2013/2012 Tốc Năm Năm Năm Tốc độ Chỉ tiêu Lƣợng độ Lƣợng 2011 2012 2013 tăng tăng tăng tăng (giảm) (giảm) (giảm) (giảm) (%) (%) Nợ đủ tiêu 1.248.631 981.172 1.116.576 -267.459 -21,42 135.404 13,80 chuẩn Nợ cần chú 16.982 22.563 19.085 5.581 32,86 -3.478 -15,41 ý Nợ dƣới 2.693 6.071 4.233 3.378 125,44 -1.838 -30,28 tiêu chuẩn Nợ nghi 4.524 3.963 3.211 -561 -12,40 -752 -18,98 ngờ Nợ có khả năng mất 3.896 5.095 4.134 1.199 30,78 -961 -18,86 vốn Tổng cộng 1.276.726 1.018.864 1.147.239 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  49. Khóa Luận Tốt Nghiệp 36 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Bảng 2.7 Tỷ trọng dƣ nợ theo nhóm nợ của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013. ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2 2 Năm 2 3 Nợ đủ tiêu chuẩn 97,80 96,30 97,33 Nợ cần chú ý 1,33 2,21 1,66 Nợ dƣới tiêu chuẩn 0,21 0,60 0,37 Nợ nghi ngờ 0,35 0,39 0,28 Nợ có khả năng mất vốn 0,31 0,50 0,36 Tổng cộng 100 100 100 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng Qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình dƣ nợ theo nhóm nợ của Sacombank CN Lâm Đồng có nhiều tiến triển theo chiều hƣớng tốt mặc dù nền kinh tế trong giai đoạn này vẫn còn rất nhiều khó khăn. Cụ thể nhƣ sau:  Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1): Nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ và ngày càng tăng lên qua các năm. Năm 2011, nợ đủ tiêu chuẩn đạt 1.248.631 triệu đồng, chiếm 97,80% tổng dƣ nợ. Năm 2012, nợ đủ tiêu chuẩn đạt 981.172 triệu đồng, giảm 267.459 triệu đồng tƣơng ứng giảm 21,42% so với năm 2011, chiếm 96,30% trong tổng dƣ nợ. Năm 2013, nợ đủ tiêu chuẩn đạt 1.116.576 triệu đồng, tăng 135.404 triệu đồng tƣơng ứng tăng 13,80% so với năm 2012, chiếm 97,33% tổng dƣ nợ. Nợ đủ tiêu chuẩn là khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. Vì vậy, tỷ trọng khoản nợ này tăng hay giảm trong tổng các khoản mục đều không gây ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng cũng nhƣ không gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Ta thấy khoản mục nợ đủ tiêu chuẩn của Sacombank Lâm Đồng luôn đạt trên 96% trong tổng nợ, cho thấy việc kiểm soát chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng thật sự tốt và chặt chẽ. Giá trị của khoản nợ đủ tiêu chuẩn giảm mạnh vào năm 2012 do nền kinh tế trong thời gian này gặp nhiều khó khăn, các DN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên thu hẹp sản xuất, một số phải giải thể hay phá sản nên dƣ nợ cho vay giảm. Sang năm 2013, khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các DN bắt đầu mở rộng lại quy mô sản xuất kinh doanh nên dƣ nợ đã bắt đầu tăng trở lại. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  50. Khóa Luận Tốt Nghiệp 37 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ  Nợ cần chú ý (Nhóm 2): Ta thấy nợ cần chú ý tăng vào năm 2012 do nền kinh tế trong thời gian này gặp nhiều khó khăn, Khách hàng gặp khó khăn trong việc thanh toán gốc và lãi cho Ngân hàng. Nhƣng bƣớc sang năm 2013, khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc thì dƣ nợ nợ cần chú ý đã có chiều hƣớng giảm. Cụ thể, nợ cần chú ý đạt 16.982 triệu đồng trong năm 2011, chiếm tỷ trọng 1,33% tổng dƣ nợ. Năm 2012 đạt 22.563 triệu đồng, tăng 5.581 triệu đồng tƣơng ứng tăng 32,86% và chiếm tỷ trọng 2,21% trong tổng dƣ nợ. Năm 2013 đạt 19.085 triệu đồng, giảm 3.478 triệu đồng tƣơng ứng giảm 15,41% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 1,66% trong tổng dƣ nợ. Sacombank Lâm Đồng luôn chú trọng mục tiêu an toàn và hiệu quả trong việc cấp tín dụng thông qua quản lý rủi ro tín dụng. Việc triển khai chính sách quản lý rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện xuyên suốt và nhất quán. Tuy nhiên, để đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng thì cần xem xét cụ thể các nhóm nợ 3, 4 và 5.  Nợ dƣới tiêu chuẩn (Nhóm 3): Qua bảng số liệu ta thấy dƣ nợ nhóm này cũng tăng vào năm 2012 nhƣng giảm vào năm 2013, cho thấy Sacombank Lâm Đồng đã ra sức nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu tối đa đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ dƣới tiêu chuẩn, các khoản nợ chƣa thu hồi đƣợc thì chuyển nhóm nợ. Năm 2011, nợ dƣới tiêu chuẩn là 2.693 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,21% tổng dƣ nợ. Năm 2012 tăng lên 6.071 triệu đồng, tăng 3.378 triệu đồng tƣơng ứng tăng 125,44% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 0,60% trong tổng dƣ nợ. Qua năm 2013 thì dƣ nợ nhóm này giảm còn 4.233 triệu đồng, giảm 1.838 triệu đồng tƣơng ứng với giảm 30,28% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 0,37% trong tổng dƣ nợ.  Nợ nghi ngờ (Nhóm 4): Nhóm nợ này sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nợ nghi ngờ càng cao thì khả năng mất vốn của Ngân hàng càng lớn. Dƣ nợ nhóm nợ nghi ngờ giảm đều qua các năm. Năm 2011, dƣ nợ nhóm nợ nghi ngờ đạt 4.524 triệu đồng, chiếm 0,35% trong tổng dƣ nợ. Năm 2012 đạt 3.963 triệu đồng, giảm 561 triệu đồng tƣơng ứng giảm 12,40% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 0,39% trong tổng dƣ nợ. Năm 2013 đạt 3.211 triệu động, giảm 752 triệu đồng tƣơng ứng giảm 18,98% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 0,28% trong tổng dƣ nợ. Tình hình nền kinh tế trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  51. Khóa Luận Tốt Nghiệp 38 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ của suy thoái kinh tế toàn cầu, giá cả có nhiều biến động bất thƣờng, Khách hàng gặp khó khăn trong việc tạo ra nguồn thu để thanh toán cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc cán bộ tín dụng bị quá tải trong công việc nên công tác kiểm tra việc sử dụng vốn, quản lý Khách hàng đôi khi còn thiếu chặt chẽ, vì thế dễ tạo nguy cơ nợ xấu phát sinh ngoài tầm kiểm soát. Năm 2013, với sự làm việc năng nỗ và tích cực của toàn thể CBCNV, đặc biệt là các cán bộ tín dụng, họ đã hết mình với công việc, vận dụng các phƣơng pháp và kỹ thuật một cách tốt nhất để thu hồi nợ hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, một số khoản nợ nghi ngờ đã đƣợc chuyển nhóm, làm giảm đáng kể nợ nghi ngờ.  Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5): Năm 2012, nợ có khả năng mất vốn có xu hƣớng gia tăng do cuộc suy thoái kinh tế kéo dài, Khách hàng chật vật trong việc tạo ra nguồn thu và trả nợ cho Ngân hàng; một phần do có một số khoản đƣợc chuyển nhóm xuống. Nhƣng sang năm 2013 khi mà nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi thì nợ nhóm này đã giảm xuống theo chiều hƣớng tích cực hơn. Năm 2011, nợ có khả năng mất vốn là 3.896 triệu đồng, chiếm 0,31% trong tổng dƣ nợ. Sang năm 2012, dƣ nợ nhóm này đạt 5.095 triệu đồng, tăng 1.199 triệu đồng tƣơng ứng tăng 30,78% so với năm 2011 và chiếm 0,50% trong tổng dƣ nợ. Năm 2013 đạt 4.134 triệu đồng, giảm 961 triệu đồng tƣơng ứng với giảm 18,86% so với năm 2012 và chiếm 0,36% tổng dƣ nợ. Trƣớc những biến động và khó khăn của nền kinh tế xã hội, Ngân hàng đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng tín dụng, tập trung đầu tƣ vốn trên cơ sở an toàn và hiệu quả. Ngân hàng đã có những chính sách phù hợp nhằm hạn chế những khoản nợ này phát sinh thêm để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn. 2.2.3.2.2. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng Phân tích nợ xấu theo thời hạn tín dụng là để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của NH trong thời gian qua, nợ xấu cao có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh cũng nhƣ sự phát triển của NH. Nợ xấu hiện nay là vấn đề rất đƣợc quan tâm, xuất hiện hàng ngày trên báo chí cũng nhƣ các phƣơng tiện truyền thông. Vì vậy, NH rất quan tâm và đặc biệt chú ý đến công tác thu hồi nợ và hạn chế nợ quá hạn phát sinh. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  52. Khóa Luận Tốt Nghiệp 39 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Chất lƣợng tín dụng luôn là mục tiêu cao nhất trong các mục tiêu cần đạt trong hoạt động NH. Chất lƣợng tín dụng không chỉ ở tốc độ tăng cao của dƣ nợ, doanh số thu nợ, doanh số cho vay, mà còn phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu nợ xấu. Hoạt động tín dụng của Sacombank CN Lâm Đồng trong thời gian qua vẫn đạt kết quả khả quan mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách. Sau đây là tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng của Sacombank Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013: Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013. ĐVT: triệu đồng So sánh So sánh Năm 2 Năm 2 2 Năm 2 3 2012/2011 2013/2012 Tốc Tốc Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Lƣợng độ Lƣợng độ Số Số Số trọng trọng trọng tăng tăng tăng tăng tiền tiền tiền (%) (%) (%) (giảm) (giảm) (giảm) (giảm) (%) (%) Nợ xấu ngắn 7.215 64,92 10.363 68,50 7.492 64,71 3.148 43,63 -2.871 -27,70 hạn Nợ xấu trung và 3.898 35,08 4.766 31,50 4.086 35,29 868 22,27 -680 -14,27 dài hạn Tổng 11.113 100 15.129 100 11.578 100 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng Nhìn chung, nợ xấu có xu hƣớng tăng vào năm 2012 do tình hình nền kinh tế lúc đó chịu ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, hàng tồn kho tăng cao, cầu tiêu dùng yếu nên các DN hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng, một số phải giải thể hoặc phá sản. Sang năm 2013, khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc trở lại, hàng tồn kho giảm và sức mua có dấu hiệu đƣợc cải thiện hơn, các DN bắt đầu đẩy mạnh sản xuất và bán đƣợc hàng nhiều hơn, góp phần thu đƣợc lợi nhuận để trang trải lãi vay và trả nợ gốc cho NH. Nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng nợ xấu, cụ thể nhƣ sau: SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  53. Khóa Luận Tốt Nghiệp 40 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ  Nợ xấu ngắn hạn: Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn đạt 7.215 triệu đồng, chiếm 64,92% tổng nợ xấu trong năm 2011. Năm 2012, nợ xấu ngắn hạn đạt 10.363 triệu đồng, tăng 3.148 triệu đồng tƣơng ứng tăng 43,63% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 68,50% trong tổng nợ xấu. Năm 2013, nợ xấu ngắn hạn đạt 7.492 triệu đồng, giảm 2.871 triệu đồng tƣơng ứng giảm 27,70% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 64,71% tổng nợ xấu. Ta thấy nợ xấu ngắn hạn năm 2013 giảm về mặt tỷ trọng lẫn giá trị, chứng tỏ nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, NH đã thực hiện tốt công tác thu hồi vốn và quản lý tín dụng của đạt hiệu quả khá cao, góp phần làm tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh.  Nợ xấu trung và dài hạn: Tình hình nợ xấu trung và dài hạn cũng có xu hƣớng tăng nhanh vào năm 2012 và giảm vào năm 2013 và giá trị bằng một nửa so với nợ xấu ngắn hạn. Cụ thể, năm 2011, nợ xấu trung và dài hạn đạt 3.898 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 35,08%. Năm 2012, đạt 4.766 triệu đồng , tăng 868 triệu đồng tƣơng ứng tăng 22,27% và chiếm tỷ trọng 31,50% tổng nợ xấu. Năm 2013 đạt 4.086 triệu đồng, giảm 680 triệu đồng tƣơng ứng giảm 14,27% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 35,29% tổng nợ xấu. Nợ xấu trung và dài hạn năm 2012 tăng là do ảnh hƣởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trong các lĩnh vực đầu tƣ mang yếu tố dài hạn, KH không có khả năng thanh toán cho NH. Năm 2013, tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn và bằng các biện pháp thu nợ hợp lý của các cán bộ tín dụng thì tình hình nợ xấu trung và dài hạn có xu hƣớng giảm xuống. Nợ xấu có xu hƣớng giảm vào năm 2013 là một dấu hiệu tốt cho thấy việc thu nợ diễn ra tốt và NH chú trọng đến công tác thu hồi nợ, quả lý rủi ro và tránh nợ xấu làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh. Rủi ro từ hoạt động kinh doanh của KH vay vốn cũng chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, mà nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng chủ yếu là từ phía KH. Khi KH vay vốn để sản xuất kinh doanh mà thua lỗ, hay những nguyên nhân bất khả kháng từ môi trƣờng thiên nhiên nhƣ động đất, bão lụt, hạn hán cũng tác động xấu tới phƣơng án kinh doanh của KH, làm cho KH khó có muồn trả nợ cho NH, từ đó gây ra rủi ro tín dụng. Ngoài ra, KH vay vốn và sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  54. Khóa Luận Tốt Nghiệp 41 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ không có khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi cho NH hoặc cũng có thể do KH cố ý lừa đảo NH bằng cách đem cùng một tài sản đi thế chấp ở nhiều NH khác để vay nhiều hơn. Nợ quá hạn không thể không có ở bất kỳ một NH nào vì NH không thể dự đoán trƣớc đƣợc những khoản nợ nào sẽ thu hồi đƣợc hay những khoản nợ nào không thu hồi đƣợc khi đã ký kết hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn là một trong những rủi ro tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của NH, nợ quá hạn làm cho nguồn vốn của NH bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tƣ đƣợc, không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của KH gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NH. Nghiêm trọng hơn nữa là làm ảnh hƣởng đến tâm lý của ngƣời gửi tiền, làm giảm uy tín và ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu của NH. 2.2.3.2.3. Tình hình nợ xấu theo Khách hàng Hoạt động tín dụng cá nhân mới chỉ đƣợc phát triển vài năm gần đây ở Việt Nam nhƣng nó đã mang lại những hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực không những đối với các NHTM mà còn đối với nền kinh tế nói chung. Tín dụng cá nhân, một mặt trở thành một cầu nối kích cầu hiệu quả, mặt khác còn khơi thông nguồn vốn, mở rộng đầu ra cho nguồn vốn tại các NHTM. Nhận thấy đƣợc vai trò quan trọng của tín dụng cá nhân, Sacombank mấy năm gần đây đã triển khai loại hình tín dụng này và cũng đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ nhằm phấn đấu trở thành Ngân hàng bản lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dƣơng. Bên cạnh đó, Sacombank còn đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong địa bàn thông qua các chƣơng trình hỗ trợ cho vay với lãi suất ƣu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bình ổn thị trƣờng và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 – 2013, tình hình kinh tế đã có những biến động xấu khiến cho các khoản vay gặp khó khăn, KH không có khả năng trả nợ khiến nợ xấu phát sinh, gây ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của NH. Sau đây là tình hình nợ xấu theo KH của Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013: SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  55. Khóa Luận Tốt Nghiệp 42 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu theo khách hàng của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013. ĐVT: triệu đồng So sánh So sánh Năm 2 Năm 2 2 Năm 2 3 2012/2011 2013/2012 Tốc Tốc Chỉ Tỷ Tỷ Tỷ Lƣợng độ Lƣợng độ tiêu Số Số Số trọng trọng trọng tăng tăng tăng tăng tiền tiền tiền (%) (%) (%) (giảm) (giảm) (giảm) (giảm) (%) (%) KH cá 5.129 46,15 6.894 45,57 4.035 34,85 1.765 34,41 -2.859 -41,47 nhân KH doanh 5.984 53,85 8.235 54,43 7.543 65,15 2.251 37,62 -692 -8,40 nghiệp Tổng 11.113 100 15.129 100 11.578 100 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng  KH cá nhân Năm 2011, nợ xấu của KH cá nhân là 5.129 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,15%. Năm 2012 tăng lên 6.894 triệu đồng, tăng 1.765 triệu đồng tƣơng ứng tăng 34,41% so với năm 2011 và chiếm 45,57% tổng nợ xấu. Năm 2013, các hộ kinh doanh cá thể đã có nhiều phƣơng án kinh doanh hiệu quả hơn, góp phần đem lại nguồn thu ổn định hơn để trang trải lãi vay và nợ gốc cho NH nên nợ xấu giảm còn còn 4.035 triệu đồng, giảm 2.859 triệu đồng tƣơng ứng giảm 41,47% và chiếm tỷ trọng 34,85%.  KH doanh nghiệp Năm 2011, nợ xấu của KH doanh nghiệp là 5.984 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 53,85%. Năm 2012 tăng lên 8.235 triệu đồng, tăng 2.251 triệu đồng tƣơng ứng tăng 37,62% so với năm 2011 và chiếm 54,43% tổng nợ xấu. Năm 2013, các doanh nghiệp đã đƣợc NH tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh nên tình hình nợ xấu đã đƣợc cải thiện theo hƣớng tích cực hơn, giảm còn còn 7.543 triệu đồng, giảm 692 triệu đồng tƣơng ứng giảm 8,40% và chiếm tỷ trọng 65,15%. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  56. Khóa Luận Tốt Nghiệp 43 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ 2.2.3.2.4. Tình hình nợ xấu theo sản phẩm Là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ; nền văn hóa đa dạng với bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên và mọi miền trong cả nƣớc Với đặc thù đó, Lâm Đồng có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trên các lĩnh vực: dịch vụ du lịch, nông nghiệp, giao thông vận tải và công nghiệp chế biến. Nắm vững đƣợc thế mạnh và tiềm năng của địa bàn Lâm Đồng, Sacombank luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mỗi đối tƣợng KH. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do nền kinh tế trong nƣớc chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình cũng nhƣ các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh. Sau đây là diễn biến tình hình nợ xấu theo sản phẩm của Sacombank CN Lâm Đồng gia đoạn 2011 – 2013: Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu theo sản phẩm của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013. ĐVT: triệu đồng So sánh So sánh Năm Năm Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số Số % % tiền tiền Sản xuất kinh doanh 2.354 3.234 2.348 880 37,38 -886 -27,40 Mua xe ôtô 3.043 3.987 3.189 944 31,02 -798 -20,02 Mua, xây dựng và sửa 1.768 2.890 1.927 1.122 63,46 -963 -33,32 chữa nhà Tiêu dùng 975 1.432 1.079 457 46,87 -353 -24,65 Nông nghiệp 2.973 3.586 3.035 613 20,62 -551 -15,37 Tổng cộng 11.113 15.129 11.578 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  57. Khóa Luận Tốt Nghiệp 44 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Bảng 2.11: Tỷ trọng nợ xấu theo sản phẩm của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013. ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2 Năm 2 2 Năm 2 3 Sản xuất kinh 21,18 21,38 20,28 doanh Mua xe ôtô 27,38 26,35 27,54 Mua, xây dựng và 15,91 19,10 16,64 sửa chữa nhà Tiêu dùng 8,77 9,47 9,32 Nông nghiệp 26,75 23,70 26,21 Tổng cộng 100 100 100 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng  Sản xuất kinh doanh Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh nhằm giúp KH bổ sung vốn lƣu động, vốn cố định và tài trợ các dự án đầu tƣ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do ảnh hƣởng của chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN cũng nhƣ tình hình khó khăn chung của nền kinh tế cùng với lãi suất tăng cao khiến cho KH chịu nhiều áp lực khi vay vốn NH. Năm 2011, nợ xấu sản xuất kinh doanh là 2.354 triệu đồng, chiếm 21,18% tổng nợ xấu. Năm 2012 tăng lên 3.234 triệu đồng, tăng 880 triệu đồng tƣơng ứng tăng 37,38% so với năm 2011 và chiếm 21,38% tổng nợ xấu. Năm 2013 giảm còn 2.348 triệu đồng, giảm 886 triệu đồng tƣơng ứng giảm 27,40% và chiếm tỷ trọng 20,28%. Nợ xấu năm 2012 tăng mạnh là do lãi suất cho vay tăng cao, tình hình vay vốn của KH gặp nhiều khó khăn khiến giá thành sản phẩm tăng cao, lợi nhuận giảm, năng lực tài chính của KH suy giảm gây ảnh hƣởng đến kế hoạch trả nợ. NH phải điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn vào các nhóm nợ thích hợp. Tuy nhiên, NH cũng đã chia sẻ với KH bằng cách hạ lãi vay, dãn kỳ hạn trả nợ để cùng vƣợt qua khó khăn trong năm 2013 nên tình hình nợ xấu đã có nhiều biến chuyển tích cực hơn. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  58. Khóa Luận Tốt Nghiệp 45 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ  Mua xe ôtô Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh về các mặt hàng nông sản, hoa, quả tƣơi nên việc NH tài trợ cho KH trong việc mua xe để mở rộng hoạt động sản xuất kinh và thực hiện buôn chuyến các mặt hàng nông sản, hoa, quả tƣơi diễn ra rất thƣờng xuyên. Bên cạnh đó, việc nhiều hộ gia đình mong muốn sở hữu một chiếc ôtô trong giai đoạn này không khó, vì NH sẵn sàng tài trợ tối đa 70% giá trị xe trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 – 2013, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh vận tải cũng nhƣ tình hình nguồn thu nhập của KH trong địa bàn phần nào gặp khó khăn, khiến cho KH gặp khó khăn trong việc trả nợ cho NH. Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất khi tài trợ mua xe vì rủi ro về ngƣời và xe khi tham gia giao thông là thông thể lƣờng trƣớc đƣợc, NH cũng đã yêu cầu KH mua bảo hiểm vật chất và dân sự khi tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng. Vì hoạt động tài trợ mua xe tại Sacombank Lâm Đồng phát triển khá mạnh, nên tỷ trọng nợ xấu chiếm khoảng ¼ trong tổng nợ xấu. Năm 2011, nợ xấu cho vay mua xe ôtô là 3.043 triệu đồng, chiếm 27,38% tổng nợ xấu. Năm 2012 tăng lên 3.987 triệu đồng, tăng 944 triệu đồng tƣơng ứng tăng 31,02% so với năm 2011 và chiếm 26,35% tổng nợ xấu. Năm 2013, tình hình kinh tế có nhiều biến chuyển theo chiều hƣớng tích cực nên nợ xấu cho vay mua xe giảm còn 3.189 triệu đồng, giảm 798 triệu đồng tƣơng ứng giảm 20,02% và chiếm tỷ trọng 27,54%.  Mua, xây dựng và sửa chữa nhà Hoạt động mua, xây dựng và sửa chữa nhà tại Lâm Đồng thời gian qua phát triển rất mạnh. Nhƣng trong giai đoạn 2011 – 2013, giá cả bất động sản đã bị đẩy lên quá cao dẫn đến tình trạng đổ bể bong bóng bất động sản, khiến cho các khoản vay nợ đầu tƣ vào bất động sản gặp nhiều khó khăn khi lƣợng hàng tồn kho tăng cao, lƣợng giao dịch thành công thấp tại nhiều phân khúc. Nợ xấu bất động sản tăng mạnh vào năm 2012 do bởi giá cả nguyên vật liệu xây dựng leo thang, tình trạng đóng băng bất động sản kéo dài, nhƣng qua đến năm 2013 thì thị trƣờng mua bán, xây dựng và sửa chữa bất động sản đã ấm lên, giao dịch sôi động trở lại đã lấy lại niềm tin của thị trƣờng. Nợ xấu mảng này cụ thể nhƣ sau, năm 2011 là 1.768 triệu đồng, chiếm 15,91% tổng nợ xấu. Sang năm 2012 tăng SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  59. Khóa Luận Tốt Nghiệp 46 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ lên 2.890 triệu đồng, tăng 1.122 triệu đồng tƣơng ứng tăng 63,46% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 19,10% tổng nợ xấu. Năm 2013 giảm còn 1.927 triệu đồng, giảm 963 triệu đồng tƣơng ứng giảm 33,32% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 16,64% tổng nợ xấu.  Tiêu dùng Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank Lâm Đồng phát triển khá mạnh. KH vay chủ yếu là các hộ gia đình nhỏ, những đôi vợ chồng mới cƣới cho nhu cầu mua sắm các trang thiết bị trong nhà nhƣ tủ lạnh, máy giặt, máy tính , phƣơng tiện đi lại hàng ngày nhƣ xe gắn máy và chi phí sinh hoạt gia đình nhằm cả thiện đời sống vật chất. Tuy nhiên, nền kinh tế giai đoạn này gặp nhiều khó khăn khiến cho KH vay tiêu dùng không có khả năng thanh toán nợ đúng hạn, khiến nợ xấu phát sinh. Nợ xấu tiêu dùng năm 2011 là 975 triệu đồng, chiếm 8,77% tổng nợ xấu. Sang năm 2012, nợ xấu tiêu dùng tăng mạnh lên 1.432 triệu đồng, tăng 457 triệu đồng tƣơng ứng tăng 46,87% so với năm 2011 và chiếm 9,47% tổng nợ xấu. Năm 2013 giảm còn 1.079 triệu đồng, giảm 353 triệu đồng tƣơng ứng giảm 24,65% và chiếm 9,32% tổng nợ xấu.  Nông nghiệp Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh về các mặt hàng nông sản nhƣ chè, cà phê, rau, củ, quả, các loại hoa luôn luôn tƣơi sạch và đƣợc ngƣời tiêu dùng nghĩ đến mỗi khi có nhu cầu về các sản phẩm nông sản của Lâm Đồng. Sản phẩm đƣợc các thƣơng lái buôn chuyến thu mua rồi cung cấp cho các chợ đầu mối, siêu thị ở Đồng Nai, TP. HCM Tuy nhiên, do thời gian vừa qua, các mặt hàng cùng loại của Trung Quốc đang hoành hành trên thị trƣờng Việt Nam, giá cả của các mặt hàng Trung Quốc rẻ nhƣ cho gây ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn tiêu thụ của các hộ gia đình và doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản, khiến cho việc thanh toán lãi và gốc cho NH gặp nhiều khó khăn. Nợ xấu nông nghiệp chiếm khoảng 25% trong tổng nợ xấu theo sản phẩm của NH. Nợ xấu năm 2011 là 2.973 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 26,75%. Năm 2012 là 3.586 triệu đồng, tăng 613 triệu đồng tƣơng ứng tăng 20,62% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 23,70% trong tổng nợ xấu. Đến năm 2013, nợ xấu giảm còn 3.035 SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  60. Khóa Luận Tốt Nghiệp 47 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ triệu đồng, giảm 551 triệu đồng tƣơng ứng giảm 15,37% so với năm 2012 và chiếm 26,21% trong tổng nợ xấu. Nợ xấu nông nghiệp tăng giảm không đều qua các năm cho thấy các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, một phần do giá cả chƣa ổn định, còn nhiều biến động do phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc; một phần do khả năng dự đoán tình hình biến động về giá cả cũng nhƣ sức tiêu thụ cho sản phẩm của KH còn hạn chế gây ảnh hƣởng đến nguồn thu và khả năng trả nợ cho NH. 2.2.3.2.5. Đánh giá rủi ro tín dụng qua chỉ tiêu tài chính ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2 Năm 2 2 Năm 2 3 Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ 2,20 3,70 2,67 Nợ xấu trên tổng dƣ nợ 0,87 1,48 1,01 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng  Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ Chỉ tiêu này phản ánh và đánh giá đúng chất lƣợng tín dụng một cách rõ rệt. Nợ quá hạn bao gồm nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5. Nhìn chung, qua 3 năm, tình hình nợ quá hạn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2011, nợ quá hạn chiếm 2,20% tổng dƣ nợ cho thấy khả năng kiểm soát đƣợc nợ quá hạn của NH là khá tốt. Năm 2012 tăng lên 3,70% do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế kéo dài, nhƣng vẫn nằm trong phạm vi quy định của NHNN (≤ 5%). Năm 2013 giảm xuống còn 2,67% cho thấy NH đã tăng cƣờng hoạt động kiểm soát tín dụng, nâng cao chất lƣợng sử dụng vốn của KH cho thấy hoạt động tín dụng của NH đạt hiệu quả khá tốt.  Nợ xấu trên tổng dƣ nợ Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của NH, nợ xấu là vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất cứ NH nào. Nhƣng điều cần quan tâm là làm thế nào để giữ tỷ lệ này ở mức chấp nhận đƣợc và theo đúng quy định của NHNN là ≤3%. Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3 đến nhóm 5. Ta thấy nợ xấu của NH luôn đƣợc kiểm soát và tiến triển theo chiều hƣớng tốt. Năm 2011, nợ xấu là 0,87% trên tổng dƣ nợ, tăng lên 1,48% vào năm 2012 và giảm còn 1,01% vào năm 2013. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  61. Khóa Luận Tốt Nghiệp 48 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Nợ xấu luôn đƣợc kiểm soát dƣới mức 3% cho thấy sự nỗ lực của các CBCNV trong việc quản lý và xử lý nợ xấu phát sinh trong hoạt động tín dụng. 2.2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2013 2.2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía Khách hàng Sử dụng vốn vay sai mục đích khiến cho việc trả nợ trở nên khó khăn. Khi Khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, việc thanh toán gốc và lãi đúng hạn trở nên khó khăn, dẫn đến gây ra rủi ro tín dụng. Việc lập báo cáo tài chính chƣa thể hiện đầy đủ các thông tin về năng lực tài chính cũng nhƣ khả năng trả nợ của Khách hàng. Bên cạnh đó, kinh nghiệm và năng lực hoạt động kinh doanh của Khách hàng còn yếu kém, không nắm bắt thông tin kịp thời, chƣa thích nghi với sự canh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Vì vậy khi dự án vay vốn gặp khó khăn ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của Khách hàng, rủi ro tín dụng là điều tất yếu xảy ra. Tài sản đảm bảo thƣờng là bất động sản, khi Khách hàng không thể trả đƣợc nợ vay thì NH cũng gặp khó khăn trong việc phát mãi tài sản. Thị trƣờng có nhiều biến động về giá cả, hàng hóa khiến cho Khách hàng không tiêu thụ đƣợc sản phẩm, hàng tồn kho tăng cao, khiến cho doanh thu sụt giảm, Khách hàng không có khả năng trả lãi và nợ gốc cho NH, dẫn đến NH gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. 2.2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Hạn chế trong việc nắm bắt thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có thể làm ăn hiệu quả, sản phẩm tiêu thụ nhanh tại thời điểm này nhƣng trong tƣơng lai có thể gặp rủi ro trong việc tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến tồn kho tăng cao, hoàn trả vốn vay gặp khó khăn , NH gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ vay. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chƣa hiệu quả. Chất lƣợng kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng với sự phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng. Trình độ cán bộ còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với công việc, có thể đồng ý cho vay những khoản vay không khả thi hoặc bị Khách hàng lừa gạt. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  62. Khóa Luận Tốt Nghiệp 49 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Việc mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn Khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với khoản vay giảm xuống, đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. TÓM TẮT CHƢƠNG 2 Chƣơng 2 đã giới thiệu rõ về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, chức năng, lĩnh vực hoạt động; sơ đồ tổ chức và tình hình hoạt động kinh doanh; thực trạng công tác huy động vốn và hoạt động tín dụng của Sacombank CN Lâm Đồng cùng những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH. Hoạt động tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các NHTM nhƣng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Qua phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Sacombank CN Lâm Đồng, đƣa ra các đánh giá, nhận xét về những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc kiểm soát chất lƣợng tín dụng. Đây chính là cơ sở để đƣa ra các giải pháp, kiến nghị để giải quyết những vấn đề khó khăn còn tồn tại của Ngân hàng nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng theo hƣớng an toàn và hiệu quả hơn. SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  63. Khóa Luận Tốt Nghiệp 50 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ 3. . Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín 3. . . Mục tiêu Tăng trƣởng an toàn – Hiệu quả bền vững, từ đó góp phần hiện thực hóa mục tiêu “Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dƣơng” đã đƣợc xác lập trong Chiến lƣợc phát triển đến năm 2020. 3. .2. Phƣơng hƣớng hoạt động năm 2 4 Tiếp tục tận dụng ƣu thế về mạng lƣới để cấp tín dụng cho các cá nhân, tiểu thƣơng, hộ nông nghiệp; đồng thời mở rộng cấp tín dụng đối với các DN vừa và nhỏ với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Đẩy mạnh nguồn thu dịch vụ thông qua phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử và hoạt động kinh doanh thẻ, đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế Tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy trình quản lý, các văn bản quy phạm nghiệp vụ và văn bản định chế để góp phần nâng cao hoạt động quản lý điều hành Ngân hàng. Một số chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu của Sacombank năm 2 4 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Tăng so 2013 (%) Tổng tài sản 183.000 +14 Vốn chủ sở hữu 19.000 +15 Vốn điều lệ 14.000 +13 Tổng nguồn vốn huy động 160.500 +14 Tổng cho vay Khách hàng 122.800 +14 Lợi nhuận trƣớc thuế 3.000 +6 Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng 3.1.3. Định hƣớng phát triển Bám sát định hƣớng chung của Ngành và nhận diện đƣợc những điểm mạnh – yếu, khó khăn – thách thức; Sacombank tiếp tục định hƣớng phát triển theo mục tiêu Tăng trƣởng an toàn – Hiệu quả bền vững. Theo đó, NH thực hiện các chƣơng trình trọng yếu, tập trung nâng cao hơn nữa về chất lƣợng hoạt động: Ổn định nguồn vốn bằng chiến lƣợc huy động phân tán kết hợp với chính sách KH, chƣơng trình khuyến mãi và kích thích kinh doanh. Tận dụng ƣu thế SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02
  64. Khóa Luận Tốt Nghiệp 51 GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ về mạng lƣới và xây dựng cơ chế, chính sách lãi suất phù hợp để phát triển công tác huy động vốn, ƣu tiên các nguồn vốn từ dân cƣ, kỳ hạn dài. Tăng trƣởng tín dụng thận trọng, tiếp tục đẩy mạnh cho vay phân tán, nhỏ lẻ và có trọng điểm theo đặc thù từng vùng, miền để đạt cơ cấu tài sản tối ƣu đảm bảo an toàn và khả năng sinh lợi cao. Tăng cƣờng xử lý nợ xấu, nợ cơ cấu và đẩy mạnh công tác ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh. Tập trung thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu. Xác định cụ thể nguyên nhân, trách nhiệm, có biện pháp chế tài đối với nợ quá hạn phát sinh song hành với các hình thức động viên trong công tác thu hồi nợ. Gia tăng hoạt động dịch vụ để tạo nền tảng thu nhập ổn định thông qua phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử và hoạt động kinh doanh thẻ, đẩy mạnh thanh toán quốc tế Mở rộng quy mô thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập với các TCTD khác theo chủ trƣơng của NHNN và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống mạng lƣới. Đánh giá kế hoạch gắn liền với các chỉ tiêu về năng suất, hiệu suất hoạt động của các đơn vị và áp dụng cụ thể đến từng CBCNV thông qua hệ thống đánh giá kết quả công việc, lƣơng kinh doanh (KPI) dành cho các chức danh kinh doanh trực tiếp và gián tiếp tại các CN, PGD. Nâng tầm quản lý và tăng cƣờng vai trò chủ đạo của các đơn vị nghiệp vụ Hội sở, nhằm hỗ trợ các đơn vị triển khai kế hoạch một cách hiệu quả, phù hợp với quan điểm và chủ trƣơng của NH. 3.2. Giải pháp Qua những phân tích trên, ta thấy hoạt động tín dụng của Sacombank Lâm Đồng trong 3 năm 2011 – 2013 có nhiều chuyển biến theo xu hƣớng ngày càng tốt lên, nợ xấu nói chung giảm qua từng năm và nằm trong mức cho phép của NHNN chứng tỏ quản trị rủi ro của NH thực hiện khá tốt. Mặc dù tình hình kinh tế trong giai đoạn này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhƣng dƣ nợ của NH vẫn tăng đều qua các năm, cho thấy đƣợc tinh thần làm việc tích cực và đầy nhiệt huyết của các CBTD trong việc tìm kiếm Khách hàng tốt để cho vay. Tuy nhiên, trong công tác tín dụng tại Sacombank Lâm Đồng, việc tồn tại nợ quá hạn hoặc nợ xấu là vấn đề bất khả kháng. Trong thời gian vừa qua, với sự nỗ lực của toàn thể CBCNV, NH SVTH: Hồ Thanh Cang Lớp: 10DQTC02