Khóa luận Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty Cổ phần giầy Hải Dương năm 2010

pdf 61 trang yendo 5361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty Cổ phần giầy Hải Dương năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_moi_truong_va_tinh_hinh_suc_khoe_cong_n.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty Cổ phần giầy Hải Dương năm 2010

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI MAI TUẤN HƯNG THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CÔNG NHÂN TIẾP XÚC VỚI DUNG MÔI HỮU CƠ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG NĂM 2010 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA KHÓA HỌC 2005-2011 HÀ NỘI-2011
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI MAI TUẤN HƯNG THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CÔNG NHÂN TIẾP XÚC VỚI DUNG MÔI HỮU CƠ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG NĂM 2010 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA KHÓA HỌC 2005-2011 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS: Nguyễn Thị Bích Liên HÀ NỘI-2011
  3. 3 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn tới: Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, phòng đào tạo đại học đã tạo mọi điều kiện cho em được học tập, rèn luyện trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Viện YHDP và YTCC đã giúp em có được những kiến thức cơ bản nhất về phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản nhất để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin trân trọng cảm ơn GS.TS TRƯƠNG VIỆT DŨNG Viện trưởng viện đào tạo YHDP và YTCC cùng các thầy cô giáo của viện đã dạy bảo chúng em trong năm học vừa qua. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho chúng em được học tập trong suốt khóa học. Cháu xin cảm ơn các cô bác cán bộ, công nhân Công ty cổ phần giầy Hải Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng cháu trong quá trình thu thập số liệu tại công ty. Xin cảm ơn các bạn cùng khóa và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong học tập, phấn đấu và rèn luyện. Hà Nội, ng ày 13 tháng 6 năm 2011 Sinh viên Mai Tuấn Hưng
  4. 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHLĐ : Bảo hộ lao động DMHC : Dung môi hữu cơ ĐNN : Điếc nghề nghiệp HA : Huyết áp HST : Huyết sắc tố YHLĐ : Y học lao động PX : Phân xưởng RHM : Răng hàm mặt SLHC : Số lượng hồng cầu SLBC : Số lượng bạch cầu SLTC : Số lượng tiểu cầu TCCP : Tiêu chuẩn cho phép THTL : Thiếu hụt thính lực THC : Toluen, Hexan, dẫn xuất Hydrocacbon TK : Thần kinh TMH : Tai mũi họng VPQ : Viêm phế quản VKH : Vi khí hậu VSCN : Vệ sinh cá nhân VSMT : Vệ sinh môi trường. VSLĐ : Vệ sinh lao động
  5. 5 M ỤC L ỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1:TỔNG QUAN 8 1.1 Vai trò và xu thế phát triển của ngành đóng giầy: 8 1.2 Môi trường lao động: 9 1.3 Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe công nhân: 12 1.4 Những nghiên cứu về môi trường lao động và tình hình sức khỏe của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ trong và ngoài nước: 17 Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 22 2.3 Kỹ thuật thu thập số liệu: 28 2.4 Xử lý số liệu: 28 2.5 Khống chế sai số: 28 2.6 Thời gian nghiên cứu: 28 2.7 Đạo đức nghiên cứu: 28 Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 3.1. Kết quả đo môi trường lao động tại Công ty giầy Hải Dương: 29 3.2. Kết quả phỏng vấn người lao động: 31 3.3. Tình hình sức khỏe người lao động: 35 Chương 4:BÀN LUẬN 45 4.1 Thông tin chung: 45 4.2. Đặc điểm môi trường lao động của công ty giầy Hải Dương: 45 4.3. Đặc điểm sức khỏe bệnh tật của công nhân công ty giầy Hải Dương: 47 4.4 Kết quả xét nghiệm: 49 KẾT LUẬN 51 1. Môi trường lao động của công ty giầy Hải Dương: 51 2. Thực trạng sức khỏe công nhân: 51 KIẾN NGHỊ 52 1. Biện pháp đối với môi trường lao động: 52 2. Biện pháp đối với những công nhân có sức khỏe yếu, kém .47 3. Biện pháp chung: 52 LỜI CAM ĐOAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. 6 ĐẶT VẤN ĐỀ Lao động là một hoạt động sống của con người. Lao động làm cho con người sáng tạo và văn minh. Bên cạnh đó nó còn tạo ra giá trị vật chất tinh thần cho xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội thì hoạt động lao động sản xuất cũng phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp. Ở nước ta trong những năm trước đây do phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên nền kinh tế chậm phát triển với cơ sở sản xuất và trang thiết bị, máy móc lạc hậu. Người công nhân phải lao động trong điều kiện môi trường xấu, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Trong giai đoạn hiện nay với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước các ngành công nghiệp đều phát triển, đã tạo việc làm cho một lực lượng lớn người lao động, trong đó có ngành công nghiệp giầy da. Hiện nay cả nước có khoảng trên 800.000 công nhân làm việc trong các cơ sở sản xuất giầy. Có 3 nguyên liệu chính để sản xuất giầy là: Da và giả da, đế, các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, cúc, gót Trong quy trình sản xuất giầy đã phát sinh nhiều yếu tố độc hại đối với sức khỏe người lao động đặc biệt là DMHC (chiếm tỷ lệ 90,3% trong keo mủ cao su và 50% trong keo polychloprene). Các chất dung môi hữu cơ có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tạo máu, gây giảm sức nghe và những ảnh hưởng khác. Đó là benzen hoặc đồng đẳng của nó như toluen, xylen, và xăng, hỗn hợp hexane - axeton - toluen. Ngoài ra còn có nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng tới sức khỏe của người công nhân trong sản xuất giầy như: Bụi, tiếng ồn, khí hậu nóng ẩm Chính vì vậy việc nghiên cứu môi trường lao động cũng như sức khỏe công nhân giầy là rất cần thiết. Đã có những nghiên cứu về môi trường lao động và tình hình sức khỏe của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ như nghiên cứu của Trương Hồng Vân về môi trường lao động và tình hình sức khỏe của công nhân tiếp xúc với DMHC tại công ty giầy Yên Viên, Nguyễn Thị Minh Ngọc nghiên
  7. 7 cứu về môi trường lao động và một số biểu hiện độc hại thần kinh của công nhân giầy da Hà Nội Để có thêm những thông tin về môi trường lao động cũng như tình hình sức khỏe bệnh tật của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát môi trường lao động tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương. 2. Mô tả tình trạng sức khỏe và bệnh tật của công nhân tiếp xúc với DMHC tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường và bảo vệ sức khỏe người lao động.
  8. 8 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Vai trò và xu thế phát triển của ngành đóng giầy: Năm 2010, ngành da giầy Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng khá mạnh với kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 4,06 tỷ USD, gần bằng với kim ngạch cả năm 2009 và đạt mức tăng trưởng tới 24,8%, xếp hạng thứ hai về xuất khẩu của cả nước. Chiến lược phát triển ngành giầy Việt Nam vừa được Ban chấp hành Hiệp hội Da Giầy Việt Nam xây dựng nổi bật 2 nội dung lớn: - Một là: chuyển từ thế chỉ sản xuất cho xuất khẩu sang thế cân bằng giữa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. - Hai là: phải nhanh chóng giảm tỷ lệ gia công đối với giầy dép xuất khẩu. Ngày 25/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 6209/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da – giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Mục tiêu chung phát triển đến năm 2020 là xây dựng ngành da giầy trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế, tiếp tục giữ vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm da giầy hàng đầu thế giới và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua đào tạo ngày càng tăng. Với tốc độ tăng trưởng dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành năm 2015 là 9,1 tỷ USD, năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Đồng thời, nâng dần tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt trong quá trình xây dựng Quy hoạch
  9. 9 trong giai đoạn 2020, tầm nhìn 2025, trong đó phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hoá đạt 60 - 65%, năm 2020 đạt 75 - 80 % và năm 2025 đạt 80 - 85%. Để thực hiện được những mục tiêu này, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của toàn ngành mà còn rất cần sự nỗ lực của nhà nước và các cơ quan hữu quan, trong đó có sự tác động tích cực của đơn vị và những chuyên gia đang làm công tác bảo vệ môi trường. 1.2 Môi trường lao động: • Khái niệm môi trường lao động: Môi trường lao động là nơi con người tiến hành các hoạt động lao động và phục vụ sản xuất. Các yếu tố môi trường gặp trong lao động đó là: Các yếu tố vật lý, hóa học, tâm lý – xã hội • Các yếu tố đánh giá tác hại môi trường lao động: ¾ Vi khí hậu: Các yếu tố của VKH bao gồm: Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, tốc độ chuyển động của không khí và cường độ bức xạ nhiệt từ các bề mặt xung quanh. Đó là những yếu tố vật lý của môi trường không khí có liên quan đến quá trình điều hòa thân nhiệt của cơ thể. VKH sản xuất chi phối tình trạng sức khỏe và khả năng làm việc của con người lao động trong suốt thời gian người đó làm việc. Điều kiện VKH xấu (nóng, lạnh, ẩm ướt quá ) sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, cản trở con người làm việc [20], [21]. Theo nghiên cứu của Trương Hồng Vân (2001) tại hai vị trí được đo là PX may, PX hoàn chỉnh của Công ty giầy Yên Viên cho thấy: Nhiệt độ tại hai vị trí làm việc này so với nhiệt độ bên ngoài trời chênh nhau là 5,40C và 0,70C nên vào những ngày nóng trời thì nhiệt độ vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Điều này làm ảnh hưởng tới khả năng lao động của CN [26].
  10. 10 ¾ Tiếng ồn: Tiếng ồn là tập hợp của những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau kết hợp một cách lộn xộn, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở người làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn không ổn định tác hại mạnh hơn tiếng ồn ổn định. Tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể được biểu hiện rõ rệt nhất trong điều kiện sản xuất, vì có nhiều bộ phận phát ra tiếng ồn [20], [21]. Tiếp xúc với tiếng ồn > 90 dBA ngoài khả năng gây ĐNN, còn làm rối loạn hệ thống vận mạch, gây tăng HA, suy nhược TK và hội chứng dạ dày tá tràng. Trong nghiên cứu này tỷ lệ ù tai (80%), nghe kém (52%) [28]. Theo Nguyễn Thị Toán cho thấy CN khai thác đá phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn hầu hết vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép và tiếng ồn cao nhất ở khoan và nghiền đá óc nơi vượt TCCP từ 10 – 18 dBA. Trong nghiên cứu này tỷ lệ ĐNN của CN khai thác đá là 17,27%, cao nhất là nhóm CN khoan (23,6%). CN bị ù tai từ 80 – 97,6%, đau đầu từ 72 – 85,7%, mất ngủ từ 68 – 81%, hội chứng dạ dày – tá tràng từ 14,3 – 32%, tăng HA từ 14,3 – 18,3% [24]. Với ngành giầy nguồn gốc tiếng ồn chủ yếu là do tiếng động cơ của các loại máy chặt, máy đùn viền, máy đập và máy mài đế gây ra [26]. ¾ Ô nhiễm bụi: Bụi là một dạng khí dung có các hạt phân tán rắn, được hình thành do sự nghiền nát cơ học các vật rắn như: nứt vỡ, nghiền xay, đập nát Người ta quan tâm nhiều đến bụi có chứa hàm lượng silic tự do gây bệnh bụi phổi – silic. Nghiên cứu những tác hại của bụi đối với sức khỏe người lao động, đặc biệt là viêm phế quản (VPQ) mạn tính do bụi. Các tác giả đã nhận thấy rằng: Số CN mắc VPQ mạn tính nhưng chưa có biểu hiện rối loạn chức năng hô hấp thường có tuổi nghề >10 năm, cùng với bệnh VPQ mạn tính còn có cả
  11. 11 biểu hiện rối loạn thông khí với những CN chịu tác động phối hợp giữa bụi với tiếng ồn và rung [19]. Theo Trần Như Nguyên (1996) nghiên cứu ảnh hưởng của bụi và hơi khí độc gây VPQ mạn tính ở CN xí nghiệp Dược phẩm trung ương 2: Hơn 1/3 (35,69%) CN có chức năng hô hấp bất thường (đủ ba hội chứng hạn chế, hội chứng tắc nghẽn, hội chứng hỗn hợp) [16]. Đối với CN sản xuất giầy có tới 65% thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, trong đó CN làm việc tại vị trí máy chặt đế cao su là có bụi trọng lượng cao nhất (6,8 mg/m3) với tỷ lệ SiO2 là 16%. Tuy vẫn nằm trong giới hạn cho phép song cần đảm bảo đầy đủ các biện pháp nhằm bảo vệ tốt đường hô hấp cho CN để hạn chế tới mức tối đa có thể nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ở CN [26]. ¾ Các yếu tố hóa học: Hơi khí độc trong công nghiệp là một chất độc công nghiệp có thể là nguyên liệu để sản xuất, thành phẩm, bán thành phẩm hoặc chất thải bỏ trong quá trình sản xuất. Nếu tiếp xúc với các hóa chất trong thời gian dài, không những ảnh hưởng đến da mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ phận khác của cơ thể như: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa Sự kết hợp giữa nồng độ các hóa chất và điều kiện làm việc ở nhiệt độ cao, làm tăng khả năng bay hơi của các chất độc và đồng thời tăng hô hấp, tuần hoàn, dẫn đến tăng khả năng hấp thu chất độc [27]. Đối với ngành công nghiệp sản xuất giầy thì CN chủ yếu phải tiếp xúc thường xuyên với các hơi khí độc là NH3, xăng công nghiệp, toluen và hexan. Nếu người CN làm việc trong môi trường có nồng độ hơi khí độc vượt quá TCCP, người CN hít phải gây cảm giác khó chịu, có thể mắc các bệnh gây tổn thương đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Thời gian tiếp xúc càng lâu thì các triệu chứng này tăng lên rõ rệt [26].
  12. 12 ¾ Các stress nghề nghiệp: Các stress về điều kiện môi trường lao động bao gồm: Tiếng ồn, nóng, thông khí kém, thiếu ánh sáng, thiết kế thiếu ecgonomi đều có liên quan đến sự phàn nàn về sức khỏe, tâm sinh lý người lao động. Theo Trần Như Nguyên nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động nóng ẩm, nóng khô đến sức khỏe CN đã phát hiện 10 Stress nóng, 16 ± 2% say nóng, nhiễm độc CO, các bệnh có tỷ lệ cao: mũi, họng, mắt [16]. ¾ Ecgonomi vị trí lao động: Khi nói về ecgonomi vị trí lao động người ta đề cập đến hàng loạt vấn đề về thiết kế vị trí lao động, tư thế lao động bắt buộc, thiết bị lao động, không gian làm việc, hệ thống người – máy, ca lao động. Nếu mọi hoạt động trong quá trình lao động không thoải mái, gò bó, gây căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động và dễ gây tai nạn lao động [5]. ¾ Tổ chức lao động: Lao động ca kíp cũng là một yếu tố áp lực công việc gây tác động sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Lao động ca thường ảnh hưởng tới những hành vi sức khỏe như thay đổi giấc ngủ, thói quen ăn uống, tăng sử dụng thuốc lá, rượu. Tổ chức lao động: Nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tâm sinh lý có liên quan đến yếu tố tổ chức lao động, kỹ năng nghề cũng tác động đến hậu quả sức khỏe [33]. 1.3 Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe công nhân: Chúng ta biết rằng những bất hợp lý của môi trường lao động như cường độ tiếng ồn quá cao, cường độ chiếu sáng không đảm bảo, nơi làm việc quá bụi hay nồng độ hơi khí độc quá cao. Những bất hợp lý về tổ chức lao động, về phương tiện công cụ, máy móc cũng như bất hợp lý khác về cường
  13. 13 độ lao động, tư thế lao động là những yếu tố bất hợp lý của điều kiện lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của nhiều người lao động. Lao động trong điều kiện VKH nóng ẩm như Việt Nam thì tác động của VKH nóng phối hợp với các yếu tố độc hại khác như hơi khí độc xylen, benzen, toluen, hexane và bụi là tác nhân gây cản trở hô hấp mạnh và làm tăng ảnh hưởng xấu tới người lao động, CN nhanh chóng mệt mỏi về thể lực và TK tâm lý, biến đổi một loạt chức năng sinh lý cơ bản, giảm sút khả năng lao động, kéo dài thời gian phản xạ TK dẫn đến tai nạn lao động. Nếu tác động đó kéo dài gây suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật. Nhất là các bệnh đường hô hấp, tai mũi họng mặt khác làm tăng tỷ lệ các bệnh đặc biệt như bệnh của hệ thống tiêu hóa, TK, tim mạch, tiết niệu. Ảnh hưởng của môi trường lao động, nhất là tác động phối hợp giữa các yếu tố tác hại nghề nghiệp tới các biến đổi sinh lý, bệnh lý của CN được đề cập càng rõ nét nhất là sau hội nghị Quốc tế lần thứ hai về tác động phối hợp nhiều yếu tố trong vệ sinh lao động tại Nhật (1986) đã thu hút nhiều nước công nghiệp phát triển như: Mỹ, Nhật, Đức, Liên Xô (cũ), Phần Lan, Áo và một số nước khác thuộc Châu Á nghiên cứu như: Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Philippin Chủ yếu tác động môi trường ở đây là VKH nóng công nghiệp, bụi và hơi khí độc CO, CO2, SO2, benzen, toluen là nhóm yếu tố lý hóa tác động xấu lên quá trình hô hấp tại đường hô hấp trên, tại phổi và quá trình vận chuyển O2 trong máu [9]. 1.3.1 Tác động của môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao: Ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm tới khả năng lao động là do sự tác động phối hợp của hai yếu tố nóng và ẩm, trong đó độ ẩm giữu vai trò quan trọng [8].
  14. 14 Nghiên cứu của Scherbak E.A [37] cho thấy ở CN phải thường xuyên tiếp xúc với nóng ẩm cao có tỷ lệ bệnh mạch vành và bệnh cao HA lần lượt là (11,6%; 27,7%) cao hơn so với người không tiếp xúc thường xuyên với tỷ lệ là (6,7%; 15,7%). Theo Phùng Văn Hoàn [12] khi nghiên cứu tác động phối hợp của VKH nóng với hơi khí độc và bụi môi trường lao động tới sức khỏe và bệnh tật ở CN vận hành lò công nghiệp cơ khí cũng cho thấy sau lao động nhịp hô hấp tăng lên rõ rệt. Theo Rutkove và cộng sự [17] nhiệt độ và độ ẩm cao gây rối loạn hoạt động các phản xạ của cơ thể. Theo tác giả, khi nhiệt độ môi trường từ 300C trở lên khả năng tiếp thu kiến thức, trí nhớ, tư duy giảm tỷ lệ thuận với tăng nhiệt độ, độ ẩm môi trường. Khi nhiệt độ môi trường tăng thì tốc độ dẫn truyền xung động trên sợi TK đến cơ giảm, làm các cơ bị mệt mỏi, sự điều hòa phối hợp vận động kém, dẫn đến giảm năng suất lao động và tai nạn lao động tăng, nhất là về cuối ca lao động [25]. Những biến đổi này chỉ là tạm thời, có thể mất đi khi thôi không tiếp xúc với môi trường nóng ẩm nữa. 1.3.2 Tác động của tiếng ồn: Tiếng ồn gây nên những biến đổi khác nhau đối với chức năng của hệ tim mạch như cảm giác khó chịu vùng tim (đánh trống ngực), tiếng thổi cơ năng của tim, loạn nhịp xoang, tần số mạch, nguy cơ gây bệnh mạch vành và HA biến động nhanh [17], [30], [39]. Tiếng ồn làm suy giảm khả năng thính giác. Ở những người tiếp xúc với tiếng ồn lớn sau ngày làm việc có cảm giác ù tai, đau dai dẳng trong tai, tai như có tiếng ve, tiếng muỗi kêu, hay bị chóng mặt, vã mồ hôi, mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, trí nhớ giảm, năng suất lao động giảm từ 20 – 40%, tai nạn dễ phát sinh [21]. Tác hại của tiếng ồn càng tăng khi lao động trong môi trường nhiệt
  15. 15 độ và độ ẩm cao. Đối với những nghề thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn và có hệ thống thì sẽ dẫn đến ĐNN [18]. 1.3.3 Tác động môi trường hơi khí độc: Nghiên cứu của Trần Thị Liên cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ngoài da do tiếp xúc các loại hóa chất, dược phẩm ở CN Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 2 là 38,1%. Các thể bệnh ngoài da có tỉ lệ mắc cao là bệnh mày đay, sẩn ngứa dị ứng (4,6 – 5,6%), bệnh á sừng (4,6 – 9,9%), viêm quanh móng (2,6 – 5,4%), khô da (2,7 – 3,6%), viêm da tiếp xúc (1,6 – 3,3%) và sạm da (5,2 – 7,4%). Điều này cho thấy bệnh da nổi trội ở CN sản xuất dược phẩm thuộc thể loại bệnh da dị ứng, viêm da tiếp xúc [13]. Theo thống kê (ở Liên Xô cũ), bệnh da nghề nghiệp chiếm 50% so với các bệnh nghề nghiệp nói chung. Ở nước CHDC Đức cũ, Weber và Nett đã so sánh trong 7 năm thấy bệnh da nghề nghiệp tăng 3,25 lần [23]. Phan Bích Hòa - Trần Văn Huấn nghiên cứu ảnh hưởng của hơi xăng đến sức khỏe của CN cho thấy: 40 - 50% CN mắc bệnh tai mũi họng, mắt, sạm da (20%) [11]. Nguyễn Bá Chẳng – Phạm Văn Đoàn nghiên cứu ảnh hưởng của xăng dầu đến sức khỏe của CN cho thấy có 9,2% CN có chì niệu, sạm da (13,2%), mắt (72%) [4]. 1.3.4 Tác động của bụi: Nghiên cứu về rối loạn thông khí phổi ở CN tiếp xúc với bụi silic của Tạ Tuyết Bình, Lê Trung (2003) cho thấy tỷ lệ CN tiếp xúc với bụi phổi – silic có rối loạn thông khí phổi là 13,4%, trong số này chủ yếu là rối loạn thông khí hạn chế, sau đó là rối loạn thông khí hỗn hợp, ít gặp rối loạn thông khí tắc nghẽn đơn thuần [2], [ 3]. Từ tác hại của bụi tác động lên hệ thống hô hấp gây bệnh bụi phổi (tổn thương xơ hóa phổi), bệnh VPQ phổi tắc nghẽn, đã dẫn đến những rối loạn
  16. 16 chức năng tim mạch như tăng áp lực động mạch phổi, biến đổi HA, nhịp tim, trục điện tim [35]. 1.3.5 Tác động của stress: Các stress trong môi trường lao động như tiếng ồn, hơi khí độc, thiếu ánh sáng Ảnh hưởng rất nhiều tới gánh nặng tâm thần, là nguyên nhân góp phần làm tăng HA, tăng nhịp tim, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành [38]. Tác động của stress ở nơi làm việc lên hệ thống hô hấp là thông qua những thay đổi chức năng của hệ TK giao cảm gây giãn tiểu phế quản hoặc phó giao cảm gây co tiểu phế quản, làm thay đổi chức năng thông khí phổi [5]. 1.3.6 Tác động của ecgonomi vị trí lao động: Tư thế làm việc khó khăn là một trong những yếu tố bất lợi của môi trường lao động: Do sắp xếp nơi làm việc không hợp lý, việc thiết kế và lựa chọn các công cụ không phù hợp, phương pháp làm việc không đúng. Các tư thế làm việc khó khăn có thể gây ra sự mệt mỏi và góp phần vào sự phát triển của các rối loạn cơ xương [23]. Ở CN sản xuất giầy tư thế lao động chủ yếu là ngồi tĩnh tại, cúi khom lưng – cổ kéo dài (góc cúi lưng 50 - 700, góc cúi cổ 40 - 500 theo phương thẳng đứng), kết hợp với dịch chuyển liên tục lặp đi lặp lại và thao tác kéo dài của ca sản xuất. Công nhân da giầy còn phải thao tác cao cánh tay trên mặt bàn cao 75cm (thợ gò), 65cm (thợ may mũi giầy). Với tư thế lao động này tỷ lệ nghỉ ốm do các triệu chứng cơ xương khớp của CN da giầy luôn đứng thứ hai trong danh mục bệnh tật của các công ty, thể hiện mức độ trầm trọng, cấp bách về sức khỏe nghề nghiệp [6]. Theo thống kê của WHO có hơn 50% bệnh nghề nghiệp là do yếu tố Ecgonomi mà chủ yếu liên quan tới tư thế lao động không hợp lý gây ra. Ở Thụy Điển năm 1980 có 52,9% bệnh nghề nghiệp gây nên do yếu tố ecgonomi, trong khi đó bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn chỉ chiếm 12,1%. Ở
  17. 17 Việt Nam tuy nền kinh tế đã phát triển hơn trước nhiều song vẫn còn có rất nhiều khó khăn do vậy hầu hết trang thiết bị dây chuyền máy móc của ta là nhập ngoại. Sự không phù hợp giữa các loại máy móc được thiết kế cho người nước ngoài với đặc điểm nhân trắc của Việt Nam chính là nguyên nhân làm tăng tư thế lao động bất hợp lý. 1.4 Những nghiên cứu về môi trường lao động và tình hình sức khỏe của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ trong và ngoài nước: Chúng ta đều biết rằng môi trường lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe của công nhân. Khi môi trường lao động đạt tiêu chuẩn thì sức khỏe của CN được bảo đảm khi đó năng suất lao động sẽ cao, ngược lại môi trường lao động không tốt sẽ có ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe của người lao động. - Những nghiên cứu nước ngoài: Các tác giả VD Heuser, B Erdtmann, K Kvitko, P Rohr, Da Silva J nghiên cứu thiệt hại di truyền trong CN sản xuất giầy dép ở Brazil cho thấy CN sản xuất giầy dép thường xuyên phải tiếp xúc với hỗn hợp phức tạp của các dung môi được sử dụng trong làm sạch và làm chất pha loãng trong các loại keo, sơn lót Nghiên cứu cho thấy rằng 25% số CN được nghiên cứu có sự hư hại về ADN [32]. Các tác giả May - O, Pires - A, Capela - F nghiên cứu về nhà máy giầy ở miền bắc Bồ Đào Nha năm 1999 cho thấy: Sản xuất giầy là ngành công nghiệp truyền thống ở miền bắc Bồ Đào Nha. Có khoảng 1500 nhà máy và có gần 54.000 CN làm việc tại đây. Trong số các nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất giầy thì phần lớn là có thể gây ra các bệnh nghề nghiệp. Nguyên liệu chủ yếu là chất dính, chất hòa tan đặc biệt và DMHC. Theo viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia (oporto branch) nghiên cứu trên 100 nhà máy ở phía bắc Bồ Đào Nha có tiếp xúc với
  18. 18 DMHC trong sản xuất giầy và theo dõi sự tiếp xúc của (4615 CN trẻ, tuổi trung bình 33 giới hạn 18 - 45 tuổi). Trong đó nữ giới chiếm 68,5%. Kết quả phân tích mẫu không khí đã chỉ ra rằng có khoảng 20 chất hữu cơ khác nhau tồn tại trong các nơi làm việc. Trong đó người ta đã phát hiện ra: Hexane, toluen và acetone. Kết quả này cho thấy trong số các nhà máy có khoảng 53,5% nhà máy có tiếp xúc với DMHC là mối nguy hại đối với sức khỏe CN, và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp lên tới 44,2% ở CN làm việc trực tiếp như: Dán, tẩy lông, và đánh bóng Để hạn chế nguy cơ viêm da bằng cách sử dụng các trang thiết bị phòng hộ cá nhân, từ khâu tiếp xúc chất dính, đánh bóng, sáp Các DMHC có mặt tại nơi làm việc cũng làm tăng nguy cơ cháy [36]. Theo các tác giả Demers PA, Costantini AS, Winter P, Colin D, Boffitta P nghiên cứu về ung thư tử vong trong số CN sản xuất giầy: Phân tích giữa hai nhóm người đã xác nhận mối liên quan giữa việc tiếp xúc với bụi da và ung thư mũi và giữa các CN tiếp xúc với benzen và bệnh bạch cầu trong ngành công nghiệp sản xuất giầy và cho rằng nguy cơ ung thư khác có thể tăng lên trong số các CN tiếp xúc với dung môi hoặc chất keo [31]. Theo Bolm-Audorff U, H Pohlabeln, Wichmann HE nghiên cứu về nguy cơ của người lao động trong ngành sản xuất và sửa chữa giầy cho thấy nguy cơ ung thư phổi tăng lên đối với CN sản xuất và sửa chữa giầy. Nguy cơ tăng gấp đôi sau khi làm 30 năm trong nghề này [29]. Theo nghiên cứu về ảnh hưởng do phơi nhiễm nghề nghiệp trong CN sản xuất giầy năm 2003 của các tác giả Wozniak H, Stroszejin-Mrowca G cho thấy nguy cơ ung thư mũi, viêm xoang mũi tăng do tiếp xúc với bụi da. Những khối ung thư của hệ thống tạo máu và bạch huyết cũng tăng lên ở CN tiếp xúc với dung môi (chủ yếu là benzene) [40]. Nghiên cứu về ảnh hưởng sức nghe của công nhân sơn tiếp xúc với DMHC của các tác giả trường đại học tổng hợp khoa bệnh nghề nghiệp ở
  19. 19 Balan cho thấy rằng ở những CN tiếp xúc thường xuyên với DMHC có nguy cơ lớn mắc bệnh ĐNN [34]. - Những nghiên cứu trong nước: Trương Hồng Vân nghiên cứu môi trường lao động và tình hình sức khỏe của CN tiếp xúc với DMHC ở Công ty giầy Yên Viên năm 2000 cho thấy: Hồi cứu hồ sơ khám sức khỏe của tất cả CN trực tiếp sản xuất 889. Phỏng vấn khám sức khỏe 15% số CN (135). Kết luận được rút ra sau nghiên cứu: Đặc điểm về môi trường lao động: VKH nhiệt độ tại các PX, bụi, tiếng ồn đều đạt TCCP. Hơi khí độc nồng độ toluen, hexane vượt tiêu chuẩn cho phép 1,05 - 1,3 lần ở hai vị trí PX giầy nữ và PX giầy đế. Tình hình sức khỏe của CN: Sức khỏe loại I là 13,6%; sức khỏe loại II là 44,9%; sức khỏe loại III là 33,9%; sức khỏe loại IV là 6,6%; sức khỏe loại V là 1%. Xét nghiệm huyết học hồng cầu, huyết sắc tố, tiểu cầu, bạch cầu nhỏ hơn người bình thường nhưng nằm trong giới hạn cho phép. Nồng độ acid hypuric nằm trong giới hạn bình thường. Thời gian phản xạ thính thị vận động giữa hai PX may và PX hoàn chỉnh thấy CN may có thời gian phản xạ thính thị vận động lớn hơn không đáng kể. Tình hình bệnh tật chung: tần số bệnh tật chung cao 137,5%; các nhóm bệnh có chỉ số bệnh tật cao (răng hàm mặt 64,3%; tai mũi họng 36,2%; ngoài da 19,2%; mắt 16,9%) [26]. Nguyễn Bạch Ngọc [14]. Nghiên cứu tình hình đau thắt lưng ở CN đóng giầy. Kết quả cho thấy có tới 32,2% số CN có đau thắt lưng do tư thế lao động bất hợp lý. Nguyễn Bích Diệp và cộng sự [7]. Đã cho các kết quả bước đầu khi so sánh các biểu hiện khác nhau về thần kinh hành vi ở CN tiếp xúc với DMHC so với nhóm chứng.
  20. 20 Năm 2000 Nguyễn Thị Minh Ngọc [15] đã nghiên cứu về môi trường lao động và một số biểu hiện độc hại TK của CN giầy da Hà Nội. Ảnh hưởng của môi trường xấu không chỉ thể hiện ở thực trạng sức khỏe và bệnh tật của CN mà bản thân tuổi đời tuổi nghề cũng ảnh hưởng đến sức khỏe CN [1]. 1.5 Thông tin về địa điểm nghiên cứu: Công ty cổ phần giầy Hải Dương được thành lập năm 1984 dưới dạng hình doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Xí nghiệp thuộc da Hải Hưng tại tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hải Dương), trước khi chính sách “Đổi Mới” được nhà nước Việt Nam đưa ra. Ban đầu công ty sản xuất da thuộc để bán cho các công ty khác, sau đó chuyển sang sản xuất giầy vải đế cao su lưu hóa cho các nước Đông Âu, nhưng từ năm 1994 đến nay đã chuyển sang chuyên sản xuất giầy thể thao cho thị trường Liên minh châu Âu. Kể từ năm 1993, Công ty được gọi là Xí nghiệp da giầy Hải Hưng và từ năm 1997 là Công ty giầy Hải Dương sau khi có sự chia tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Từ ngày 1 tháng 7 năm 2003, Công ty được đổi tên thành Công ty cổ phần giầy Hải Dương sau khi cổ phần hóa. Doanh số của Công ty từ 3,0 triệu đô la Mỹ năm 1994 tăng thành 20,0 triệu đô la Mỹ năm 2009, số lượng CN từ 400 người năm 1994 tăng thành 1.162 người năm 2009. Đến ngày 25/11/2009 Công ty bước sang một hình thức kinh doanh mới với 100% vốn của doanh nghiệp, không còn sự hỗ trợ của nhà nước. Vì vậy chế độ chính sách, tiền lương đối với CN có nhiều bất cập, cùng với công tác quản lý chặt chẽ đã làm cho một số lượng lớn CN rời Công ty đi làm ở nơi khác. Hiện tại Công ty có 859 cán bộ công nhân viên, trong đó có 744 CN trực tiếp sản xuất với 4 PX theo dây chuyền sản xuất như sau: 1. Phân xưởng cắt. 2. Phân xưởng may.
  21. 21 3. Phân xưởng đế. 4. Phân xưởng hoàn chỉnh. Bên cạnh đó Công ty có 5 phòng ban với 115 cán bộ là: Phòng kỹ thuật, phòng bảo vệ, phòng kiểm định, phòng hành chính và tổ cơ điện.
  22. 22 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ¾ Các yếu tố phát sinh trong môi trường lao động (VKH, bụi, tiếng ồn, chiếu sáng, hơi khí độc ). ¾ 203 công nhân trực tiếp sản xuất tại 4 PX của Công ty cổ phần giầy Hải Dương. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp điều tra mô tả cắt ngang. 2.2.2. Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu phân tích mô tả: - ước lượng một tỷ lệ trong quần thể, với một độ chính xác tuyệt đối được ấn định trước. Z 2 p (1 − p ) n = (1−α / 2) 2 d Trong đó: n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu. Z 1- α/2: Hệ số tin cậy với mức ý nghĩa α = 0,05. d : Độ chính xác tuyệt đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể. P = 0,136 (tỷ lệ giảm sức nghe do tác động phối hợp của DMHC và tiếng ồn theo nghiên cứu của Trương Hồng Vân tại Công ty giầy Yên Viên [26]. q= 1-p. Với độ chính xác mong muốn là 95% (α=0.05) 2 2 thì Z(1−α / 2) = 1,96 , d = 0,05. Thay vào công thức trên, cỡ mẫu tính toán theo lý thuyết cho nghiên cứu là :
  23. 23 1,962 0,136 (1 − 0,136 ) n = 2 = 180. (0,05 ) Thực tế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 203 công nhân. 2.2.3. Cách chọn mẫu: Để đại diện cho các PX trong nhà máy, chúng tôi tiến hành chọn mẫu bằng kỹ thuật xác suất tỉ lệ (PPS) đồng thời để thỏa mãn tiêu chí là nghiên cứu trên những công nhân sản xuất trực tiếp tiếp xúc với dung môi hữu cơ thì trong từng PX chúng tôi đã lựa chọn được như sau: PX cắt (32/113), PX may (99/403), PX đế (22/54), PX hoàn chỉnh (50/184).
  24. 24 Bảng 2.1: Chỉ số nghiên cứu, công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin Mục tiêu Chỉ số nghiên cứu Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin nghiên cứu − VKH (t0C, v, φ). - Đo VKH bằng máy: SATO KEIRYOKI MFG.Co.Ltd. - Đo theo thường quy kỹ thuật VSMT và YHLĐ [27]. − Chiếu sáng - Đo ánh sáng bằng máy: Lux metre của Nhật Bản. - Đo theo thường quy kỹ thuật VSMT và YHLĐ [27]. − Mức ồn - Đo tiếng ồn bằng máy: Rion NA 29A của Khảo sát Nhật Bản. MTLĐ - Đo theo thường quy kỹ thuật VSMT và YHLĐ [27]. − Nồng độ bụi - Đo bụi bằng máy: Laser LDI Nhật Bản. - Đo theo thường quy kỹ thuật VSMT và YHLĐ [27]. − Hơi khí độc - Đo hơi khí độc bằng: Các máy tự động phân tích, ống phát hiện nhanh của Nhật Bản. - Đo theo thường quy kỹ thuật VSMT và YHLĐ [27]. • Thông tin chung Định lượng: - Phân bố công nhân các - Phỏng vấn qua bộ câu hỏi PX theo giới - Phân bố công nhân các - Phỏng vấn qua bộ câu hỏi Thực trạng PX theo tuổi đời sức khỏe và - Phân bố công nhân các - Phỏng vấn qua bộ câu hỏi bệnh tật PX theo tuổi nghề của CN - Phân loại sức khỏe (I, - Khám sức khỏe II, III, IV, V) Phân loại sức khỏe - Phân loại sức khỏe theo - Khám sức khỏe giới Phân loại sức khỏe
  25. 25 • Tỷ lệ công nhân cảm - Phỏng vấn qua bộ câu hỏi nhận về các yếu tố độc hại trong môi trường lao động • Mức độ cảm nhận về - Phỏng vấn qua bộ câu hỏi ồn và hơi khí độc • Thói quen cá nhân - Phỏng vấn qua bộ câu hỏi • Nhóm bệnh chủ yếu - Khám lâm sàng. mắc phải: - Tỷ lệ bệnh tật của công nhân công ty: Mắt, Tai mũi họng, bệnh da liễu, bệnh nội tiết, bệnh đường tiêu hóa, bệnh HA, thị lực. • Cận lâm sàng: - Xét nghiệm nước tiểu - Xét nghiệm nước tiểu toàn phần toàn phần bằng máy Clinitek Status hãng Bayer Tây Ban Nha. - Siêu âm ổ bụng - Siêu âm trên máy ALOKA – 3500 của Nhật Bản. - Công thức máu - Xét nghiệm công thức máu bằng máy XT – 1800, SYXMEX Nhật Bản (24 chỉ số) - Định lượng axit - Định lượng axit hippuric theo hippuric niệu phương pháp G.Deysson và M.Alliot. Xét nghiệm được tiến hành đo trên máy HITACHI – 902 của Nhật Bản. - Đo điện tâm đồ - Đo điện tâm đồ trên máy điện tim 6 cần FUKUDA – 7202 của Nhật Bản. - Đo sức nghe của công - Tiến hành đo đầu ca làm việc sau khi nhân CN ngừng tiếp xúc với tiếng ồn tại vị trí lao động trên 6 giờ. Sức nghe của CN được đo bằng máy Audiometer hãng Rion Nhận Bản và Tây Ban Nha trong buồng cách âm chuẩn.
  26. 26 Để đánh giá điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, chúng tôi sử dụng bảng fowler-Sabin để tính % thiếu hụt sức nghe: Bảng 2.2: Fowler- Sabin Mất nghe theo % tính ở từng tần số Mất nghe theo dBA 512 Hz 1024Hz 2048Hz 4096Hz 10 0,2 0,3 0,4 0,1 15 0,5 0,9 1,3 0,3 20 1,1 2,1 2,9 0,9 25 1,8 3,6 4,9 1,7 30 2,6 5,4 7,2 2,7 35 3,7 7,7 9,8 3,8 40 4,9 10,2 12,9 5,0 45 5,4 13,0 17,3 6,4 50 7,9 15,7 22,4 8,0 55 9,6 19,0 25,7 9,7 60 11,3 21,5 28,0 11.2 65 12,8 23,5 30,2 12,5 70 13,8 25,5 32,2 13,5 75 14,6 27,2 34,0 14,2 80 14,8 28,8 35,8 14,6 85 14,9 29,8 37,5 14,8 90 15,0 29,9 39,2 14,9 95 15,0 30,0 40,0 15,0
  27. 27 Sau khi đánh giá % mất sức nghe, chúng tôi đánh giá % tổn thương cơ thể theo bảng Fellmann-lessing. Bảng 2.3: Tính tổn thương cơ thể (theo Fellmann- lessing) Nghe Điếc Nghe kém bình Nghe kém nhẹ Nghe kém vừa Điếc hoàn THTL: % thiếu hụt nặng thính lực, tính theo thường toàn bảng FOWLER- I II I II I II I II SABIN THTL THTL THTL THTL THTL THTL THTL THTL THTL <15 15-25 26-35 36-45 46-55 56-75 66-75 76-90 100% Nghe bình thường 0 2 THTL <15 THTL 15- 2 5 7 Nghe kém 25 nhẹ THTL 26- 7 11 15 35 THTL 36- 15 21 25 Nghe kém 45 vừa THTL 46- 25 31 35 55 THTL 56- 35 41 45 Nghe kém 75 nặng THTL 66- 45 51 55 75 THTL 76- Điếc 55 61 65 90 Điếc hoàn THTL 65 71 toàn 100%
  28. 28 2.3 Kỹ thuật thu thập số liệu: - Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu có sẵn của Viện nghiên cứu khoa học – Bảo hộ lao động. 2.4 Xử lý số liệu: - Số liệu được xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm của chương trình EPI- INFO 6.0. - Trong đánh giá kết quả sử dụng các phương pháp thống kê y học và dịch tễ học (tính giá trị trung bình, tỷ lệ %, P, X2) - Phân tích, tổng hợp để rút ra các nhận xét, đánh giá. 2.5 Khống chế sai số: - Chọn ngẫu nhiên đảm bảo đủ lớn, đại diện cho quần thể nghiên cứu. - Thiết kế bộ câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu. - Làm sạch số liệu đã thu thập: loại bỏ số liệu không phù hợp, không đầy đủ thông tin trước khi phân tích. 2.6 Thời gian nghiên cứu: - Số liệu được thu thập từ 9/2010 – 10/2010. 2.7 Đạo đức nghiên cứu: - Đối tượng tham gia nghiên cứu được thông báo về mục đích nghiên cứu, chỉ những người đồng ý tham gia mới được phỏng vấn. - Đảm bảo tính bí mật thông tin do đối tượng cung cấp. - Kết quả nghiên cứu sẽ được thông tin phản hồi cho công ty.
  29. 29 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả đo môi trường lao động tại Công ty giầy Hải Dương: Bảng 3.1: Kết quả đo các yếu tố vật lý tại các phân xưởng sản xuất Nhiệt độ Độ ẩm Vận tốc gió Tiếng ồn Ánh sáng Vị trí đo (0C) (%) (m/s) (dBA) (Lux) Đầu khu vực cắt 31,7 81 0,2- 0,8 69,9- 80,0 313- 593 Cuối khu vực cắt 31,6 83 0,3- 0,9 77,6- 84,2 312- 481 PX cắt Tổ kho 29,4 86 0,4- 1,1 56,3- 62,9 397- 579 Tổ vạch chì 30,5 89 0,4- 0,8 64,3- 69,1 383- 630 Tổ in 30,7 85 0,1- 0,5 71,1- 80,0 478- 830 Đầu xưởng 35,1 67 0,2- 0,4 63,7- 66,3 288-314 PX Giữa xưởng 35,4 65 0,1- 0,5 62,9- 65,3 327- 475 may Cuối xưởng 35,2 67 0,4- 0,9 67,1- 68,4 329- 405 Dàn ép đế 2&3 37,5 71 0,2- 0,7 84,1- 85,4 245- 320 Dàn ép đế 1 35,4 71 0,1- 0,5 77,8- 85,4 289- 350 PX đế Khu vực tráng 34,9 70 0,2- 0,8 83,2- 84,6 310- 630 Khu vực nồi hơi 35,2 65 0,3- 0,6 72,3- 72,6 510- 845 Khu vực xỏ giày 32,3 80 0,1- 0,5 69,5- 72,2 432- 381 Khu vực giáp đế 32,6 79 0,4- 0,7 72,2- 74,3 432- 490 PX Khu vực mài đế 32,4 78 0,4- 1,3 83,2- 88,4 230- 273 hoàn Khu vực gò mũi 32,6 79 0,4- 0,8 75,5- 84,1 340- 397 thành hông Khu vực dán keo 33,1 72 0,3- 0,8 73,3- 76,3 345- 436 Khu vực kiểm tra 32,6 78 0,3- 0,7 71,1- 76,7 340- 397 đóng hộp 3733/2002/QĐ- BYT 30-34 ≤ 80 0,2- 1,5 85 300 Nhận xét: Nhiệt độ quan trắc được tại PX may và PX đế vượt TCCP, có vị trí làm
  30. 30 việc với nhiệt độ lên đến 37,50C Độ ẩm đo được hầu hết đều nằm trong TCCP, riêng PX cắt độ ẩm vượt TCCP. Vận tốc gió tại tất cả các vị trí đo, ánh sáng tại hầu hết các vị trí đo đều đạt TCCP Tại khu vực mài đế của PX hoàn thành và các giàn ép đế của PX đế, mức âm tương đương đo được vượt TCCP đối với tiếng ồn tại nơi làm việc. Bảng 3.2: Kết quả đo các thông số hóa học Bụi SO NO CO THC Vị trí lấy mẫu 2 2 mg/m3 Đầu khu vực cắt 0,231 - - - - Cuối khu vực cắt 0,289 - - - - PX Tổ kho 0,152 - - - - cắt Tổ vạch chì 0,127 0,163 0,043 0,982 0,66 Tổ in 0,257 - - - - Đầu xưởng 0,174 - - - - PX Giữa xưởng 0,163 0,156 0,042 0,867 - may Cuối xưởng 0,189 - - - - Dàn ép đế 2&3 0,256 - - - 1,20 Dàn ép đế 1 0,242 - - - 1,16 PX đế Khu vực tráng 0,157 - - - - Khu vực nồi hơi 0,267 0,159 0,043 0,873 - Khu vực xỏ giày 0,177 - - - PX Khu vực giáp đế 0,234 0,153 0,047 0,884 0,88 hoàn Khu vực mài đế 0,308 - - - - thành Khu vực gò mũi 0,231 - - - - hông Khu vực dán keo 0,160 - - - 1,06 Khu kiểm tra đóng 0,172 0,158 0,048 0,960 - hộp 3733/2002/QĐ- BYT 6 5 5 20 300 Nhận xét: Theo kết quả phân tích, nồng độ bụi tại các PX đều nằm trong TCCP, nồng độ bụi cao nhất ở vị trí mài đế nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Hầu hết tại các PX đều có xuất hiện các hơi khí độc như: SO2, NO2, CO,
  31. 31 THC, nhưng đều có nồng độ nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn hiện hành. 3.2. Kết quả phỏng vấn người lao động: Bảng 3.3: Phân bố công nhân các PX theo giới PX hoàn PX cắt PX may PX đế Giới thành Chung (n = 32) (n = 99) (n = 22) tính (n = 50) n % n % n % n % n % Nam 11 34,4 23 23,2 20 90,9 11 22,0 65 32,0 Nữ 21 65,6 76 76,8 2 9,1 39 78,0 138 68,0 Tổng 32 100 99 100 22 100 50 100 203 100,0 Nhận xét: Trong số công nhân tham gia nghiên cứu, nữ chiếm 68%, nam chiếm 32%, đây cũng là 1 đặc điểm của ngành da giầy. Bảng 3.4: Phân bố công nhân các PX theo tuổi đời PX hoàn PX cắt PX may PX đế Chung thành Tuổi đời (n=32) (n=99) (n=22) (n=203) (n=50) n % n % n % n % n % ≤20 2 6,3 5 5,1 0 0 3 6,0 10 4,9 21 - 30 11 34,3 48 48,5 8 36,4 24 48,0 91 44,8 31 - 40 17 53,1 37 37,4 7 31,8 19 38,0 80 39,4 41 - 50 2 6,3 8 8,1 5 22,7 4 8,0 19 9,4 >50 0 0 1 1 2 9,1 0 0 3 1,5 Tuổi đời TB 31,7±6,5 30,8±7,0 35,5±9,1 30,6±6,9 31,4±7,3 Nhận xét: Trong số đối tượng nghiên cứu, tuổi đời trung bình: X±SD = 31,4±7,3 Tuổi đời trung bình của công nhân các phân xưởng tương tự nhau. Nhóm tuổi dưới 20 chiếm 4,9%, nhóm tuổi từ 21-30 chiếm 44,8%, nhóm tuổi từ 31-40 chiếm 39,4%, nhóm tuổi từ 41-50 chiếm 9,4% và trên 50 tuổi chiếm 1,5%.
  32. 32 Tuổi lao động của CN tập trung cao nhất ở lứa tuổi 21-30. Tuổi đời của đối tượng thấp nhất 18 tuổi, cao nhất 54 tuổi. Bảng 3.5: Phân bố công nhân các PX theo tuổi nghề PX hoàn PX cắt PX may PX đế Chung thành (n=32) (n=99) (n=22) (n=203) Tuổi nghề (n=50) n % n % n % n % n % ≤5 14 43,8 41 41,4 6 27,3 19 38,0 80 39,4 6-10 6 18,7 17 17,2 5 22,7 21 42,0 49 24,1 11-15 3 9,4 13 13,1 9 40,9 5 10,0 30 14,8 16-20 7 21,9 19 19,2 1 4,5 4 8,0 31 15,3 >20 2 6,2 9 9,1 1 4,5 1 2,0 13 6,4 Tuổi nghề 10,1±5,8 10,4±5,8 10,2±4,4 8,4±4,1 9,9±5,3 TB Nhận xét: Tuổi nghề trung bình của đối tượng cơ sở nghiên cứu là: X±SD =9,9±5,3 Nhóm tuổi nghề có tỷ lệ cao nhất là nhóm ≤5 năm chiếm 39,4%, nhóm tuổi nghề cao >20 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,4%.
  33. 33 Các yếu tố độc hại mà người công nhân phải tiếp xúc trong thời gian làm việc được trình bày trong bảng sau Bảng 3.6: Tỷ lệ công nhân cảm nhận về các yếu tố độc hại trong môi trường lao động PX hoàn PX cắt PX may PX đế Chung thành Yếu tố độc (n=32) (n=99) (n=22) (n=203) (n=50) hại n % n % n % n % n % Tiếng ồn 24 75,0 90 90,9 21 95,5 42 84,0 177 87,2 Bụi 25 78,1 67 67,7 21 95,5 30 60,0 143 70,4 Nóng 20 62,5 61 61,6 21 95,5 40 80,0 142 70,0 Hơi khí độc 17 53,1 82 82,8 18 81,8 44 88,0 161 79,3 Không đủ 3 9,4 7 7,1 6 27,3 9 18,0 25 12,3 ánh sáng Ẩm ướt 1 3,1 3 3,0 4 18,2 4 8,0 12 5,9 Nhận xét: Kết quả phỏng vấn cảm nhận của người lao động về các yếu tố độc hại phải tiếp xúc cho thấy: 87,2% CN cho biết họ thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn, 70,4% thường xuyên tiếp xúc với bụi, 70,0% cho rằng chỗ làm việc của họ bị nóng và 79,3% CN thường xuyên phải tiếp xúc với hơi khí độc. Số CN phàn nàn về các yếu tố độc hại: Không đủ ánh sáng, ẩm ướt chiếm tỷ lệ thấp.
  34. 34 Bảng 3.7: Mức độ cảm nhận về ảnh hưởng của ồn và hơi khí độc hại PX hoàn Chung PX cắt PX may PX đế Mức độ cảm nhận thành n % n % n % n % n % Tiếng ồn Rất ồn 6 25,0*8 8,9*15 71,4* 9 21,4* 38 21,5 Khá ồn 7 29,228 31,13 14,3 13 31,0 51 28,8 ồn ở mức vừa 11 45,8 54 60,0 3 14,3 20 47,6 88 49,7 Hơi khí độc Mùi rất khó chịu 2 11,8* 23 28,0* 1 5,6 23 52,3* 49 30,4 Mùi khó chịu 4 23,5 28 34,2 4 22,2 10 22,7 46 28,6 Mùi ở mức vừa 11 64,7 31 37,8 13 72,2 11 25,0 66 41 *: p<0,05 Nhận xét: Trong số CN được phỏng vấn cho rằng họ thường xuyên phải tiếp xúc với ồn và hơi khí độc tại nơi làm việc, kết quả về mức độ cảm nhận của người lao động về tiếng ồn và hơi khí độc cho thấy: Mức độ rất ồn và mùi rất khó chịu chiếm tỷ lệ 21,5% và 30,4%, trong đó CN ở PX đế cảm nhận ở mức độ rất ồn chiếm tỷ lệ cao nhất (71,4%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm CN ở PX hoàn chỉnh cho rằng hơi DMHC tại nơi làm việc có mùi rất khó chịu chiếm tỷ lệ cao nhất (52,3%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
  35. 35 Mức độ khá ồn và mùi khó chịu chiếm tỷ lệ 28,8% và 28,6%, số CN cho rằng mức độ tiếng ồn và hơi khí độc mà họ phải tiếp xúc ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao 49,7 và 41%. Bảng 3.8: Thói quen cá nhân PX hoàn PX cắt PX may PX đế Chung thành Thói quen (n=32) (n=99) (n=22) (n=203) (n=50) n % n % n % n % n % Thay quần áo BHLĐ tại 3 9,4 9 9,1 5 22,7 2 4,0 19 9,4 nơi làm việc Vệ sinh cá nhân tại nơi làm 11 34,4 34 34,3 5 22,7 6 12,0 56 27,6 việc Uống rượu thường xuyên 0 0,0 0 0,0 1 4,5 0 0,0 1 0,5 Hút thuốc lá thường xuyên 2 6,3 1 1,0 1 4,5 0 0,0 4 2,0 Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy: Chỉ có 9,4% CN nghiên cứu có thói quen thay quần áo BHLĐ tại đơn vị và 27,6% CN vệ sinh cá nhân tại nhà máy trước khi rời nhà máy về nhà. →Điều đó cho thấy nhận thức của người lao động về công tác an toàn VSLĐ và tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân chưa được tốt. 3.3. Tình hình sức khỏe người lao động: 3.3.1. Tình trạng sức khoẻ chung: Phân loại sức khoẻ được dựa theo “Tiêu chuẩn sức khoẻ” của Viện giám định Y khoa Trung Ương. Tình hình phân loại sức khoẻ CN được thể hiện trong bảng sau
  36. 36 Bảng 3.9: Phân loại sức khoẻ công nhân theo giới Nam Nữ Tổng STT Loại SK n % n % n % 1 Loại I 2 3,1* 2 1,5* 4 2,0 2 Loại II 40 61,5* 64 46,4* 104 51,2 3 Loại III 9 13,8 25 18,1 34 16,7 4 Loại IV 14 21,6 46 33,3 60 29,6 5 Loại V 0 0,0 1 0,7 1 0,5 6 Tổng số 65 100 138 100 203 100 0.5 51.2 Loại II Loại I Loại III 29.6 Loại IV Loại V 16.7 2 Biểu đồ 3.1: Phân loại sức khoẻ công nhân theo giới *: p≤0,05 Nhận xét: Trong số CN được khám lâm sàng và phân loại, sức khoẻ loại I chỉ có 2,0%, loại II chiếm 50,7%. Số CN có sức khoẻ loại IV chiếm tỷ lệ khá cao 29,3% (chủ yếu là ở nữ CN do thấp bé nhẹ cân, HA thấp), vẫn có 01 trường hợp sức khoẻ loại V. Qua bảng ta thấy nam CN có sức khỏe tốt hơn nữ CN (ở nhóm sức khỏe loại I+II với nhóm sức khỏe còn lại) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p≤0,05. Nhóm bệnh chủ yếu mắc của CN nghiên cứu được thống kê theo kết quả khám lâm sàng. Kết quả thống kê tình hình mắc bệnh trong CN được thể hiện trong bảng:
  37. 37 Bảng 3.10: Nhóm bệnh chủ yếu mắc phải của công nhân TT Nhóm bệnh n % Huyết áp cao 9 4,4 3 Bệnh tim mạch Huyết áp thấp 48 23,6 4 Bệnh đường tiêu hoá 3 1,5 8 Bệnh nội tiết 5 2,5 9 Bệnh da liễu 5 2,5 10 Bệnh mắt 39 19,2 11 Bệnh Tai mũi họng 29 14,3 12 Nhóm không phát hiện bệnh tật 65 32 13 Tổng 203 100 40.00% 32.0% 30.00% 23.6% 20.00% 19.2% 14.3% 10.00% 4.4% 1.5% 2.5% 2.5% 0.00% huyết huyết tiêu nội da mắttaikhông áp áp hóa tiết liễu mũi bệnh cao thấp họng Biểu đồ 3.2: Nhóm bệnh chủ yếu mắc phải của công nhân Nhận xét: Nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao là nhóm bệnh về mắt chiếm 19,2% (chủ yếu là viêm kết mạc, viêm bờ mi, mộng mắt, tật khúc xạ ), tiếp theo là các nhóm bệnh khác cũng tương đối cao như: bệnh HA thấp 23,6%, bệnh TMH 14,3%
  38. 38 Bảng 3.11: Các bệnh về mắt TT Tên bệnh n % 1 Viêm kết mạc 32 82,1 2 Mộng mắt 3 7,7 3 Sạn vôi 1 2,6 4 Viêm bờ mi 1 2,6 5 U kết mạc 1 2,6 6 U sắc tố mi 1 2,6 7 Tổng 39 100 2.6 U sắc tố mi U kết mạc 2.6 2.6 Viêm bờ mi 2.6 Sạn vôi Mộng mắt 7.7 Viêm kết mạc 82.1 0 20406080100 Biểu đồ 3.3: Các bệnh về mắt Nhận xét: Trong số đối tượng bị mắc các bệnh về mắt, bệnh viêm kết mạc chiếm tỷ lệ cao nhất 82,1%, sau đó đến bệnh mộng mắt 7,7%, các bệnh khác như: sạn vôi, viêm bờ mi, u kết mạc, u sắc tố da chiếm tỷ lệ như nhau.
  39. 39 Bảng 3.12: Kết quả xét nghiệm nước tiểu toàn phần Tổng số (n = 203) TT Chỉ số n % 1 Tăng HC,BC trong nước tiểu 4 2,0 2 Tăng Protein niệu 3 1,5 3 Tăng Glucoza niệu 1 0,5 4 Tổng 8 4,0 Nhận xét: Kết quả xét nghiệm nước tiểu toàn phần của CN nghiên cứu cho thấy có 04 trường hợp tăng HC, BC trong nước tiểu chiếm 2,0%, 03 trường hợp tăng Protein niệu chiếm tỷ lệ 1,5% và 01 trường hợp tăng Glucoza trong nước tiểu. Bảng 3.13: Kết quả siêu âm tổng quát ổ bụng Tổng số (n = 203) TT Chỉ số n % 1 Sỏi thận 12 5,9 2 Gan nhiễm mỡ 12 5,9 3 Polyp túi mật 7 3,4 4 Nang (gan, thận) 3 1,5 5 Nang tiền liệt tuyến (n = 65) 1 1,5 Nang Naborth cổ tử cung, buồng trứng (n = 6 7 5,1 138) Nhận xét: Kết quả siêu âm tổng quát ổ bụng cho thấy có 42 trường hợp có hình ảnh bất thường trên siêu âm chiếm tỷ lệ 20,7%. Trong đó số trường hợp bị sỏi thận, gan nhiễm mỡ chiếm tỷ lệ cao 5,9%,
  40. 40 Tiếp đến là các trường hợp bất thường khác như: Polyp túi mật, nang gan thận, nang Naborth cổ tử cung, nang buồng trứng, u xơ tử cung B¶ng 3.14: KÕt qu¶ ®iÖn t©m ®å Tổng (n = 203) STT KÕt qu¶ ®iÖn tim n % 1 T¨ng g¸nh thÊt tr¸i 6 2,9 2 NhÞp nhanh xoang 10 4,9 3 NhÞp chËm xoang 2 1,0 4 Theo dâi suy vμnh 4 2,0 5 Block nhÜ thÊt 1 0,5 6 Block nh¸nh ph¶i kh«ng hoμn toμn 15 7,4 7 Ngo¹i t©m thu thÊt 2 1,0 8 Héi chøng PQ ng¾n 8 3,9 9 Héi chøng ®iÖn thÕ thÊp 2 1,0 Nhận xét: Kết quả điện tim cho thấy có 50 trường hợp bị biến đổi trên ĐTĐ, trong đó các biến đổi chiếm tỷ lệ cao như: Block nhánh phải không hoàn toàn chiếm 7,4%, nhịp nhanh xoang chiếm 4,9%, tiếp theo là các trường hợp bị biến đổi khác như: Tăng gánh thất trái, theo dõi suy vành, hội chứng PQ ngắn 3.3.2. Biểu hiện bệnh liên quan đến yếu tố nghề nghiệp: 3.3.2.1. Biểu hiện bệnh do tiếp xúc với tiếng ồn: - Các triệu chứng bệnh: Các triệu chứng được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp CN được trình bày trong bảng sau:
  41. 41 Bảng 3.15: Tỷ lệ công nhân mắc các triệu chứng bệnh do thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn theo phân xưởng sản xuất PX hoàn PX cắt PX may PX đế Chung thành Triệu chứng (n=32) (n=99) (n=22) (n = 203) (n=50) n % n % n % n % n % Ù tai 12 37,5 58 58,6 14 63,6 34 68,0 118 58,1 Nghe kém 14 43,8* 42 42,4* 16 72,7* 22 44,0* 94 46,3 Cảm giác đau ở vùng tim 6 18,8 24 24,2 12 54,5 16 32,0 58 28,6 Đánh trống ngực 10 31,329 29,313 59,1 13 26,0 65 32,0 Ăn không ngon miệng 13 40,640 40,4 12 54,5 25 50,0 90 44,3 Đau vùng dạ dày/ợ hơi/ợ chua 12 37,5 40 40,4 10 45,5 26 52,0 88 43,3 Hay mệt mỏi 17 53,165 65,716 72,7 34 68,0 13265,0 Đau đầu 19 59,461 61,616 72,7 35 70,0 13163,5 Dễ nhạy cảm, hay bị kích thích 10 31,3 31 31,3 8 36,4 21 42,0 70 34,5 Ra mồ hôi tay 11 34,4 45 45,5 12 54,5 31 62,0 99 48,8 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ các triệu chứng bệnh do thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn theo phân xưởng sản xuất *: p≤0,05.
  42. 42 Nhận xét: Trong số 10 triệu chứng phỏng vấn CN tiếp xúc với tiếng ồn tại cơ sở nghiên cứu cho thấy một số triệu chứng chiếm tỷ lệ cao và cũng là các triệu chứng có tỷ lệ CN phàn nàn cao như: Ù tai, nghe kém, đau đầu, mệt mỏi, ra mồ hôi tay Đây là các triệu chứng thường gặp ở người thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn. - Biểu hiện tổn thương sức nghe Tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp trong CN nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.16: Tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp SL. chẩn SL. chẩn Tổng số đo đoán theo Đơn vị đoán mắc Tỷ lệ% Tỷ lệ% sức nghe dõi mbệnh bệnh ĐNN ĐNN PX cắt 28 0 0,0 2 7,1 PX may 94 0 0,0 4 4,3 PX đế 16 1 6,3 3 18,8 PX hoàn 39 0 0,0 0 0,0 thành Tổng 177 1 0,5 9 5,1 Nhận xét: Trong số 177 CN đo sức nghe, có 01 CN được chẩn đoán mắc bệnh ĐNN chiếm tỷ lệ 0,5 % và 9 trường hợp sức nghe có xu hướng giảm ở tần số 4000 Hz cần được theo dõi bệnh ĐNN chiếm tỷ lệ 5,1%.
  43. 43 3.3.2.2 Biểu hiện bệnh do tiếp xúc với DMHC: • Các triệu chứng bệnh: Các triệu chứng được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp CN tiếp xúc với DMHC tại Công ty da giầy Hải Dương theo PX sản xuất được trình bày theo bảng sau: Bảng 3.17: Tỷ lệ các triệu chứng bệnh do thường xuyên phải tiếp xúc với dung môi hữu cơ theo phân xưởng sản xuất PX hoàn PX cắt PX May PX đế Chung thành Triệu chứng (n=32) (n=99) (n=22) (n = 203) (n=50) n % n % n % n % n % Hoa mắt 13 40,6*67 67,7* 12 54,5* 40 80,0* 132 65,0 Chóng mặt 14 43,8 60 60,6 11 50,0 36 72,0 121 59,6 Lo âu 7 21,9 27 27,3 4 18,2 13 26,0 51 25,1 Giảm trí nhớ 5 15,6*24 24,2* 7 31,8* 27 54,0* 63 31,0 Trầm cảm 3 9,4 6 6,1 1 4,5 8 18,0 18 8,9 Cảm giác lẫn lộn 4 12,5 17 17,2 1 4,5 16 32,0 38 18,7 Có mảng tím dưới da 1 3,1 10 10,1 0 0,0 6 12,0 17 8,4 Có cảm giác kiến bò 3 9,4 15 15,2 0 0,0 15 30,0 33 16,3 Hay bị chuột rút 11 34,4 24 24,2 3 13,6 23 46,0 61 30,0 *: p≤0,05 Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy: Một số triệu chứng có tỷ lệ CN phàn nàn khá cao như: Hoa mắt, chóng mặt, lo âu, giảm trí nhớ, có cảm giác lẫn lộn, hay bị chuột rút. Công nhân PX hoàn thành và PX đế có các triệu chứng giảm trí nhớ, hoa mắt chiếm tỷ lệ cao nhất sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê với p≤0,05.
  44. 44 - Xét nghiệm Axit hippuric niệu: Do CN sản xuất giầy thường xuyên phải tiếp xúc với DMHC (trong đó thành phần chủ yếu là toluen và hexan) mà axit hippuric niệu là sản phẩm đào thải của Toluen. Nên chúng tôi tiến hành làm xét nghiệm định lượng axit hippuric trên nhóm CN tiếp xúc thường xuyên với DMHC (chủ yếu là Hexan và Toluen) nhưng do điều kiện kinh phí chỉ cho phép tiến hành 50 mẫu xét nghiệm. Vì vậy chúng tôi tiến hành làm xét nghiệm này trên nhóm CN của PX hoàn thành Công ty da giầy Hải Dương là nơi CN thường xuyên phải tiếp xúc với DMHC. Bảng 3.18: Hàm lượng Axit hippuric niệu Các thông số thống kê Hàm lượng Axit hippuric niệu (g/l) Giới hạn bình thường (g/l) n 50 X 0,422 1,5 SD 0,237 1,5 Nhận xét: Kết quả xét nghiệm axit hippuric ở nhóm CN tiếp xúc với DMHC của PX hoàn thành Công ty giầy Hải Dương có giá trị trung bình 0,422g/l, giá trị này vẫn nằm trong giới hạn bình thường. 3.3.2.3 Kết quả xét nghiệm huyết học : Bảng 3.19: Tỷ lệ công nhân có biến đổi chỉ số huyết học Số TT Các chỉ số thành phần máu Tỉ lệ % Hằng số sinh học lượng Nam: 4,2- 5,4. 1012 1 Giảm số lượng Hồng cầu 31 14,4 Nữ : 4,0- 4,9.1012 Giảm Huyết sắc tố (trong đó có 3 Nam: 130- 160 g/l 2 29 13,4 trường hợp HST<100g/l) Nữ : 125- 142g/l 3 Tăng số lượng Bạch cầu 8 3,7 Từ 4 đến 10. 109 4 Giảm số lượng Tiểu cầu 10 4,6 Từ 200 đến 400.109 5 Tăng Bạch cầu ái toan 16 7,4 Từ 2-6% Nhận xét: Trong số CN nghiên cứu cho thấy có 31 trường hợp giảm SLHC chiếm tỷ lệ 14,4%, 29 trường hợp giảm HST chiếm tỷ lệ 13,4% trong đó có 03 trường hợp HST<100g/l, có 08 trường hợp tăng SLBC và 10 trường hợp giảm SLTC chiếm tỷ lệ 3,7% và 4,6%. Đặc biệt tỷ lệ tăng BC ái toan có 16 trường hợp chiếm 7,4%.
  45. 45 Chương 4: BÀN LUẬN 4.1 Thông tin chung: Tỷ lệ CN nữ gấp 2,1 lần CN nam: 138/65. Phù hợp với một số dây chuyền đòi hỏi sự khéo léo trong công việc. Tuổi đời trung bình của CN là X±SD = 31,4±7,3. Trong đó nhóm < 30 tuổi chiếm 44,8%. Tuổi đời của đối tượng thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 54 tuổi. Tuổi nghề trung bình của của CN Công ty giầy Hải Dương là 9,9±5,3, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm có tuổi nghề ≤5 năm. Tuổi nghề trung bình của công nhân trong các PX may, cắt và đế xấp xỉ nhau, tuổi nghề trung bình của công nhân PX hoàn thành là thấp nhất. Công ty cổ phần giầy Hải Dương có địa chỉ tại số 1077 đường Lê Thanh Nghị (cũ là số 99 Phủ Lỗ), phường Hải Tân ở phía tây nam thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, gần đường quốc lộ số 39. Khoảng cách tới trung tâm thành phố: 5 km. Công ty được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1984. Do sự phát triển của ngành sản xuất giầy da hiện nay số CN của Công ty là 744. Hiện Công ty có 4 phân xưởng (PX cắt, PX may, PX đế, PX hoàn thành). 4.2. Đặc điểm môi trường lao động của công ty giầy Hải Dương: *Vi khí hậu: - Kết quả đo tại Công ty giầy Hải Dương cho thấy nhiệt độ quan trắc được tại PX may và PX đế vượt TCCP (30 – 340C), có vị trí làm việc nhiệt độ lên đến 37,50C nên vào những ngày nóng trời thì nhiệt độ vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép kết quả này tương đương với nghiên cứu của Trương Hồng Vân tại Công ty giầy Yên Viên [26]. - Theo bảng 3.1 cho thấy độ ẩm đo được hầu hết đều nằm trong TCCP, riêng
  46. 46 PX cắt độ ẩm dao động từ 81 – 89% vượt TCCP (≤80%) theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT. - Vận tốc gió tại tất cả các vị trí đo đều đạt TCCP (0,2 – 1,5m/s). - Nhìn chung VKH tại Công ty giầy Hải Dương là khá thuận lợi cho người lao động, song bên cạnh đó còn có một số vị trí làm việc có nhiệt độ và độ ẩm vượt quá TCCP. Theo Rutkove và cộng sự [17] nhiệt độ và độ ẩm cao gây rối loạn hoạt động các phản xạ của cơ thể. Theo tác giả, khi nhiệt độ môi trường từ 300C trở lên khả năng tiếp thu kiến thức, trí nhớ, tư duy giảm tỷ lệ thuận với tăng nhiệt độ, độ ẩm môi trường. Để hạn chế tác động xấu của VKH cần tập trung vào việc làm thông thoáng gió. *Tình hình bụi và tiếng ồn: - Qua bảng 3.2 cho thấy nồng độ bụi ở tất cả các vị trí đo PX may, PX hoàn chỉnh, PX đế, PX pha cắt đều nằm trong giới hạn cho phép, hàm lượng bụi trọng lượng là (0,152 – 0,308 mg/m3) với nồng độ SiO2 dao động từ (0,153 – 0,163 mg/m3) đều nằm trong giới hạn cho phép. - Tiếng ồn tại khu vực khu vực mài đế của PX hoàn thành (83,2- 88,4dBA) và các giàn ép đế của PX đế, mức âm tương đương đo được vượt TCCP đối với tiếng ồn tại nơi làm việc. - Tiếp xúc với tiếng ồn > 90 dBA ngoài khả năng gây ĐNN, cũng làm rối loạn hệ thống vận mạch, gây tăng HA, suy nhược TK và hội chứng dạ dày tá tràng [28]. - Vậy mặc dù âm tại các vị trí trên chưa tới mức 90 dBA nhưng khi tiếp xúc với thời gian dài cũng sẽ gây ra những hậu quả đáng kể [28]. Do đó Công ty cần có biện pháp bảo vệ cho CN làm việc ở khu vực có tiếng ồn cao bằng tuyên truyền giáo dục và động viên CN sử dụng bảo hộ lao động (bông nút tai chống tiếng ồn) để hạn chế tiến trình giảm thính lực gây ĐNN.
  47. 47 *Hơi khí độc: - Qua kết quả đo tại các PX ở bảng 3.2 cho thấy hầu hết tại các PX đều có xuất hiện hơi khí độc như: SO2, NO2, CO, THC nhưng đều nằm trong TCCP tương đương với kết quả đo được tại Công ty giầy Phúc Yên theo nghiên cứu của Hoàng Minh Hiền [10]. - Kết quả đo cũng cho thấy rằng tại các PX được đo đều đạt yêu cầu về độ rọi trong tiêu chuẩn về ánh sáng theo quy định hiện hành của Bộ y tế. Tóm lại, điều kiện lao động của CN tại Công ty giầy Hải Dương là khá thuận lợi Công ty cần tiếp tục duy trì môi trường lao động tốt cho người lao động. Bên cạnh đó Công ty cần khắc phục một số nhược điểm còn vướng mắc là: Nhiệt độ ở PX may và PX đế còn cao; PX cắt có độ ẩm vượt TCCP; tiếng ồn tại khu vực khu vực mài đế của PX hoàn thành và các giàn ép đế của PX đế, mức âm đo được vượt TCCP. 4.3. Đặc điểm sức khỏe bệnh tật của công nhân công ty giầy Hải Dương: 4.3.1. Phân loại sức khỏe: Kết quả bảng 3.9 cho thấy trong số 203 CN được khám lâm sàng và phân loại sức khỏe thì số CN có sức khỏe loại II là cao nhất với 51,2%. Số CN có sức khỏe loại IV còn khá cao chiếm 29,6%, đặc biệt hãy còn có 01 trường hợp có sức khỏe loại V. Qua bảng ta cũng thấy nam CN có sức khỏe tốt hơn so với nữ CN sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p≤0,05). 4.3.2. Cơ cấu bệnh tật của công nhân: Theo các nghiên cứu của Scherbak, Phạm Xuân Ninh [16], Lưu Minh Châu [6] cho thấy: Ảnh hưởng của môi trường lao động đến những biến đổi sinh lý, sức khỏe và bệnh tật của CN thì các tác động như nóng ẩm, nóng khô phối hợp với các yếu tố như hơi khí độc, tiếng ồn, bụi là các tác nhân gây cản trở mạnh và làm tăng ảnh hưởng xấu đến người lao động, các biểu hiện như: Chóng mệt mỏi cả về thể lực lẫn TK tâm lý, biến đổi hàng loạt chức năng sinh lý cơ bản làm giảm khả năng lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu bệnh tật của Công ty có đặc điểm:
  48. 48 Nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao là nhóm bệnh về mắt (19,2%) trong đó viêm kết mạc chiếm tỷ lệ cao nhất (82,1%), mộng mắt (7,7%), các bệnh khác như: Sạn vôi, viêm bờ mi, u kết mạc, u sắc tố mi chiếm tỷ lệ như nhau (2,6%). Nguyên nhân có thể do CN thường xuyên phải tiếp xúc với hơi khí độc như hơi xăng, hơi toluen, hexan của các DMHC, trong đó CN ở PX hoàn thành cho rằng hơi DMHC tại nơi làm việc có mùi rất khó chịu chiếm tỷ lệ cao nhất (52,3%), đây cũng là tỷ lệ CN cảm nhận về mùi của DMHC tại PX hoàn thành của Công ty giầy Yên Viên theo nghiên cứu của Trương Hồng Vân [26]. Tiếp sau các bệnh về Mắt là bệnh HA thấp (23,6%). Nguyên nhân có thể do sự tác động của các tác nhân như: Tiếng ồn, hơi khí độc cao, môi trường làm việc nóng, bụi tác động đến TK tâm lý kết quả là CN dễ bị mệt mỏi căng thẳng, rối loạn vận mạch, rối loạn dinh dưỡng tế bào [18]. Tỷ lệ mắc các bệnh về TMH ở CN là 14,3%. Nồng độ hơi DMHC cao có thể là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ các bệnh này. Hơi hóa chất độc gây phù nề niêm mạc đường hô hấp và niêm mạc miệng làm tăng tỷ lệ viêm họng, viêm mũi xoang ở CN [26]. Các bệnh về da liễu, nội tiết, bệnh đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 2,5%; 2,5% và 1,5%. 4.3.3. Tình hình bệnh tật liên quan đến yếu tố nghề nghiệp: • Bệnh do tiếp xúc với tiếng ồn: Theo các nghiên cứu của Lê Trung [22], Christine Oliver [30], Van Amelsvoort [38] cho thấy rằng tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên không chỉ gây suy giảm khả năng thính giác mà còn gây nên những biến đổi khác nhau đối với chức năng của hệ tim mạch, bệnh tâm TK. Tác động của tiếng ồn càng tăng khi lao động trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao. Kết quả bảng 3.15 cho thấy tỷ lệ CN mắc các chứng đau đầu, hay mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao (63,5%; 65,0%). Tiếp đến là ù tai, nghe kém (58,1% và 46,3%). Các triệu chứng về tim mạch cũng chiếm tỷ lệ khá cao như: Đánh trống ngực với 32,0%, cảm giác đau ở vùng tim với tỷ lệ 28,6%. Đây là các
  49. 49 triệu chứng thường gặp ở những CN thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn. Trong đó ảnh hưởng rõ ràng nhất của tiếng ồn là triệu chứng nghe kém vì ở PX đế là PX có nhiều vị trí làm việc vượt TCCP nhất có tỷ lệ nghe kém cao nhất sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p≤0,05). Qua bảng 3.16 ta thấy rằng tỷ lệ ĐNN ở CN Công ty giầy Hải Dương là 0,5% và 9 trường hợp (5,1%) có sức nghe có xu hướng giảm ở tần số 4000 Hz. 01 CN bị ĐNN nằm trong PX đế là nơi có tiếng ồn lớn hơn TCCP (≤85dBA). Theo fowler-Sabin: Mức thiếu hụt thính lực (THTL) của 01 CN bị bệnh ĐNN ở mức “nghe kém nhẹ”. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trương Hồng Vân tại Công ty giầy Yên Viên [26]. • Bệnh do tiếp xúc với dung môi hữu cơ : Các nghiên cứu của Trương Hồng Vân [26], Nguyễn Bá Chẳng – Phạm Văn Đoàn [5] và Lodzi [34] cho thấy tiếp xúc thường xuyên với DMHC sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về Mắt, TMH, bệnh về da Tiếp xúc thường xuyên với DMHC còn có nguy cơ lớn mắc bệnh ĐNN [33]. Kết quả bảng 3.17 cho thấy các triệu chứng bệnh mang tính đặc trưng cho từng PX. Trong đó tỷ lệ CN bị hoa mắt chiếm tỷ lệ cao nhất với 65,0%. Tiếp theo là các triệu chứng về tâm - thần kinh như: Chóng mặt (59,6%), giảm trí nhớ (31%), lo âu (25,1%). Triệu chứng chuột rút cũng có tỷ lệ tương đối (30%), có mảng tím ở da với tỷ lệ (8,4%). Ở PX hoàn thành và PX đế có các triệu chứng giảm trí nhớ, hoa mắt chiếm tỷ lệ cao nhất sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p≤0,05. 4.4 Kết quả xét nghiệm: Qua xét nghiệm nước tiểu toàn phần thấy, số CN có HC, BC trong nước tiểu có 4 trường hợp chiếm 2,0%; 3 trường hợp tăng Protein niệu chiếm tỷ lệ 1,5% và 1 trường hợp tăng Glucoza trong nước tiểu. Nhìn chung tỷ lệ CN có biến đổi về thành phần nước tiểu chiếm tỷ lệ thấp, nó không cho thấy có sự liên quan nào giữa các yếu tố nghề nghiệp đặc trưng với kết quả thu được. Kết quả siêu âm tổng quát ổ bụng phát hiện 42 trường hợp có hình ảnh
  50. 50 bất thường trên siêu âm chiếm 20,7%. Trong đó, sỏi thận; gan nhiễm mỡ đều chiếm 5,9%. Tiếp theo là các bất thường khác như: Polyp túi mật, nang gan, thận, nang buồng trứng, u xơ tử cung Bảng 3.14 cho thấy 24,6% số CN có biến đổi trên ĐTĐ trong đó tỷ lệ cao nhất là Block nhánh phải không hoàn toàn với 15 trường hợp (7,4%), nhịp nhanh xoang chiếm 4,9%. Tiếp theo là các trường hợp bị biến đổi khác như: Tăng gánh thất trái, hội chứng PQ ngắn Kết quả ĐTĐ cùng với những biểu hiện lâm sàng như: Đánh trống ngực, cảm giác đau vùng trước tim lần lượt với tỷ lệ (32,0%; 28,6%). Chứng tỏ rằng bệnh tim mạch có tỷ lệ khá cao trong CN sản xuất giầy điều này nhắc nhở các nhà lãnh đạo cần quan tâm tới vấn đề bảo hộ lao động tốt cho CN đồng thời có chế độ nghỉ nghơi, sinh hoạt hợp lý cho CN (50/203). Khi so sánh với nghiên cứu của Hoàng Minh Hiền tại Công ty da giầy Phúc Yên [10] cho thấy hàm lượng axit hippuric niệu của CN PX hoàn thành Công ty giầy Hải Dương (0,422g/l) tương đương với hàm lượng axit hippuric niệu của CN PX hoàn thành Công ty da giầy Phúc Yên (0,408g/l). Tuy nhiên, các kết quả định lượng axit hippuric niệu ở nhóm CN tiếp xúc nghề nghiệp với Toluen vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Theo các tác giả Ulanova-IP, Avilova-GG, Tkacheva-TA của Nga đề xuất tiêu chuẩn giới hạn sinh học tối đa đối với axit hippuric niệu là 1,5g/l. Kết quả bảng 3.19 cho thấy trong số CN nghiên cứu thấy có 31 trường hợp giảm SLHC chiếm tỷ lệ 14,4%, 29 trường hợp giảm HST chiếm tỷ lệ 13,4% trong đó có 03 trường hợp HST<100g/l, có 08 trường hợp tăng SLBC và 10 trường hợp giảm SLTC chiếm tỷ lệ 3,7% và 4,6%. Đặc biệt tỷ lệ tăng BC ái toan có 16 trường hợp chiếm7,4%. Đó là thể hiện cơ chế dị ứng do ảnh hưởng của tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (trong đó có DMHC). Khi so sánh với kết quả xét nghiệm máu tại Công ty giầy Yên Viên thấy có sự phù hợp ở các kết quả thu được [26].
  51. 51 KẾT LUẬN 1. Môi trường lao động của công ty giầy Hải Dương: - Tại PX may và PX đế nhiệt độ vượt TCCP ( từ 30 – 340C), có vị trí làm việc nhiệt độ lên đến 37,50C. - Độ ẩm tại các vị trí đo hầu hết đều nằm trong TCCP (≤80%), riêng PX cắt độ ẩm vượt TCCP dao động từ 81 – 89%. - Vận tốc gió, ánh sáng và nồng độ bụi tại tất cả các vị trí đo đều đạt TCCP theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT. - Tại khu vực mài đế của PX hoàn thành và các giàn ép đế của PX đế, mức âm tương đương đo được vượt TCCP (85 dBA) đối với tiếng ồn tại nơi làm việc. - Hầu hết tại các PX đều có xuất hiện các hơi khí độc như: NO2, SO2, THC, nhưng đều có nồng độ nằm trong giới hạn cho phép. 2. Thực trạng sức khỏe công nhân: - Số CN phàn nàn về vị trí làm việc bị nóng và họ thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, với tiếng ồn chiếm tỷ lệ cao lần lượt là (70,0%; 70,4%; 87,2%) - Nhận thức của người lao động về công tác an toàn VSLĐ và tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân chưa được tốt, chỉ có 9,4% CN nghiên cứu có thói quen thay quần áo BHLĐ tại đơn vị và 27,6% CN vệ sinh cá nhân tại nhà máy trước khi rời nhà máy về nhà. - Phân loại sức khỏe: + Phần lớn CN có sức khỏe loại II chiếm 51,2%. + Loại I chỉ có 2,0%, song vẫn còn 1 trường hợp CN có sức khỏe loại kém (loại V) chiếm 0,5%. - Nhóm bệnh chủ yếu mắc của công nhân: + Các bệnh về mắt (19,2%), HA thấp (23,6%) chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật. - Kết quả đo sức nghe của CN cho thấy có 9 trường hợp sức nghe có xu hướng giảm ở tần số 4000 Hz chiếm 5,1% và 1 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ĐNN chiếm 0,5%. - Một số triệu chứng có tỷ lệ CN phàn nàn khá cao như: Hoa mắt, chóng mặt, lo âu, giảm trí nhớ, có cảm giác lẫn lộn, hay bị chuột rút. - Hàm lượng axit hippuric niệu ở CN nghiên cứu trung bình là 0,422g/l nằm trong giới hạn bình thường. - Sự biến đổi các chỉ số huyết học ở nhóm CN được đo thể hiện cơ chế dị ứng do ảnh hưởng của tiếp xúc hóa chất nghề nghiệp (trong đó có DMHC).
  52. 52 KIẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu và những kết luận nêu trên chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị và các giải pháp cụ thể sau: 1. Biện pháp đối với môi trường lao động: Đối với các khu vực có số đo các yếu tố độc hại vượt quá TCCP, xí nghiệp cần có biện pháp khắc phục để cải thiện môi trường lao động , cụ thể: - Tăng cường việc thông, thoáng gió cho các PX cắt, PX may, PX đế, phối hợp thông gió tự nhiên và nhân tạo. - Dùng nút tai ở khu vực mài đế của PX hoàn thành và các giàn ép đế ở PX đế là nơi có tiếng ồn cao. 2. Biện pháp đối với những công nhân có sức khỏe yếu, kém (loại IV, V): - Giám định sức khỏe. - Chăm sóc và điều trị chuyên khoa. - Làm việc ở những nơi độc hại cần có biện pháp hoán đổi vị trí công tác hợp lý cho công nhân. 3. Biện pháp chung: - Nâng cao nhận thức của người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động và tự bảo vệ sức khỏe. Tăng cường các công trình vệ sinh chung để công nhân có điều kiện vệ sinh cá nhân trước khi rời nhà máy về nhà. - Trước khi vào làm việc, công nhân nhất thiết phải được khám tuyển, những người không đủ sức khỏe nói chung và mắc các bệnh chống chỉ định thì không tuyển và làm việc. - Cần duy trì tốt công tác đo kiểm tra môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Hàng năm, ngoài việc kiểm tra sức khỏe định kỳ thông thường, cần thiết làm một số xét nghiệm đặc thù nhằm phát hiện sớm những biến đổi về sức khỏe do tác hại của DMHC, tiếng ồn (xét nghiệm máu, xét nghiệm hàm lượng axit hippuric nước tiểu, đo thính lực). Các trường hợp được chẩn đoán bị ĐNN cần cho đi giám định % thương tổn cơ thể để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.
  53. 53 LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Phòng đào tạo đại học – Trường Đại học Y Hà Nội. Bộ môn SKNN – Trường Đại học Y Hà Nội. Hội đồng chấm luận văn. Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn một cách khoa học, chính xác và trung thực. Các kết quả thu được trong luận văn là có thực và chưa được công bố trên bất kì tài liệu khoa học nào. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011 Sinh viên làm khóa luận Mai Tuấn Hưng
  54. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Thị Bích, Môi trường lao động và sức khỏe công nhân trong một số ngành nghề sản xuất tại phía Nam (Bộ lao động TB & XH). Hội nghị khoa học y học lao động lần thứ nhất 1992 – Viện y học lao động 1992, trang 60. 2. Tạ Tuyết Bình, Lê Trung, Phạm Ngọc Quỳ (2003), Nghiên cứu rối loạn thông khí phổi và phân tích khí máu ở công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với bụi silic. Hội nghị khoa học Quốc tế y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ nhất, Nhà xuất bản y học, trang 160 – 164. 3. Tạ Tuyết Bình, Phạm Ngọc Quỳ (2003), Đánh giá chức năng hô hấp ở công nhân khai thác, chế biến đá Bình Định. Hội nghị khoa học Quốc tế y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ nhất, Nhà xuất bản y học, trang 146 – 151. 4. Nguyễn Bá Chắng, Phạm Văn Đoàn, Tình hình môi trường lao động và sức khỏe của công nhân tiếp xúc với xăng dầu ở Quảng Ninh – Hội nghị khoa học YHLĐ toàn quốc lần thứ 3 – 1998. Viện YHLĐ 1998, trang 3. 5. Lưu Minh Châu, Nghiên cứu điều kiện lao động, những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tật, sức khỏe công nhân thi công hầm đường bộ Hải Vân và đánh giá hiệu quả can thiệp – Luận văn tiến sỹ - Đại học Y Hà Nội 2007, trang 10, 27. 6. Nguyễn Thế Công, Phùng Ngọc Ánh, Nguyễn Tiến Hưng -2006, ngiên cứu đánh giá tình trạng đau mỏi cơ xương của công nhân cơ khí và da giầy – Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động 2006, trang 293 – 297. 7. Nguyễn Bích Diệp, Áp dụng các đánh giá thần kinh hành vi nhóm công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ, tuyển tập tóm tắt hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3, trang 57 – 58.
  55. 55 8. David koh( 1998 ), đề phòng các bệnh da nghề nghiệp bằng cách quản lý môi trường lao động, báo cáo đại hội khoa học về y học lao động toàn quốc lần thứ 3, viện y học lao động và vệ sinh môi trường, trang 34 – 35. 9. Trần Thị Được ( Bộ lao động thương binh và xã hội ) Nghiên cứu môi trường lao động – hội nghị khoa học y học lao động lần thứ 1 – 1992 – viện y học lao động 1992 – trang 20. 10. Hoàng Minh Hiền (2003), nghiên cứu đánh giá tình trạng sức khỏe và sức nghe của người lao động tiếp xúc với dung môi hữu cơ trong một số nghề sản xuất và đề xuất một số biện pháp cải thiện sức khỏe người lao động, trang 32. 11. Phan Bích Hòa, Nghiên cứu về sức khỏe bệnh tật của công nhân xăng dầu Thái Nguyên – hội nghị khoa học y học lao động lần thứ 1 – 1992 – viện y học lao động 1992 – trang 2 12. Phùng Văn Hoàn (Đại học Y Hà Nội), Nghiên cứu về những biến đổi sinh lý người công nhân do tác động phối hợp của vi khí hậu nóng với khí độc và bụi trong sản xuất – Luận văn PTS 1992. 13. Trần Thị Liên, Khúc Xuyến, điều kiện vệ sinh an toàn lao động của công nhân tiếp xúc với các loại hóa chất, dược phẩm ở một số xí nghiệp dược Việt Nam – Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động 2006, trang 253 – 257. 14. Nguyễn Bạch Ngọc ( 1998 ), Chăm sóc sức khỏe cho người lao động có tư thế lao động bất hợp lý – tập san y học lao động và vệ sinh môi trường trang 127 – 135. 15. Nguyễn Minh Ngọc ( 2000 ), Tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi hữu cơ trong không khí vào 1 biểu hiện độc hại thần kinh.
  56. 56 16. Trần Như Nguyên ( 1996 ), môi trường lao động và ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động sản xuất gạch công nghiệp Hà Nội – hội nghị khoa học y học lao động toàn quốc lần thứ 3, trang 12. 17. Phạm Xuân Ninh ( 2003 ), nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ độ ẩm, tiếng ồn lên một số chỉ số sinh học ở người trong môi trường lao động quân sự và đề xuất biện pháp khắc phục, Luận án tiến sỹ sinh học, Trường Đại học khoa học và tự nhiên , Hà Nội, trang 5 – 14. 18. Đào Ngọc Phong, Nguyễn Thị Lợi, Ngô Huy Ánh (1983), Sự thích nghi với nóng trong điều kiện vi khí hậu nhà ở mùa hè, báo cáo tóm tắt tiện nghi môi trường vi khí hậu trong công trình dân dụng và công nghiệp, Ủy ban xây dung cơ bản nhà nước, Hà Nội, trang 38. 19. Đỗ Thị Phúc, nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe của công nhân xí nghiệp dược phẩm Trung Ương II – Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa – Trường Đại học Y Hà Nội 2001, trang 9,42. 20. Trường cán bộ y tế (1997), Giáo trình y học lao động, tập 2, Nhà xuất bản y học, trang 13, 64. 21. Trường Đại học Y Thái Bình (1998), Y học lao động tập 2, Nhà xuất bản y học, trang 89,127. 22. Lê Trung (1994), Bệnh điếc nghề nghiệp, 16 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, Bộ y tế, Viện y học lao động và vệ sinh môi trường , trang 107 – 123. 23. Lê trung. Bệnh da nghề nghiệp – 1987. 24. Nguyễn Thị Toán, nghiên cứu bệnh điếc nghề nghiệp và ảnh hưởng của tiêng ồn đến sức khỏe của công nhân khai thác đá - Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động 2006, trang 202. 25. Trần Văn Tuấn (1998), Một số đặc điểm môi trường lao động và tình hình sức khỏe của bộ đội thông tin vô tuyến viễn thông, đề xuất giải pháp bảo vệ, Luận án tiến sỹ y học, Học viện quân y, Hà Nội.
  57. 57 26. Trương Hồng Vân, Nghiên cứu môi trường lao động và tình hình sức khỏe của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học y Hà Nội 2001, trang 19 – 37. 27. Viện y học lao động và Vệ sinh môi trường Thường quy kỹ thuật Vệ sinh môi trường và y học lao động – Nhà xuất bản y học 1998. 28. Lê Thị Yến, Ngưỡng nghe và sức khỏe của công nhân dệt dưới tác động của tiếng ồn công nghiệp, Luận án thạc sỹ y khoa 1998, trang 25 – 27. 29. Bolm-Audorff U, H Pohlabeln, Wichmann HE, Lung cancer risk of workers in shoe manufacture and repair – 2000, p.p 575 – 580 (tài liệu dịch MEDLINE). 30. Christine Oliver L. MD, MS, Raymond R. and at (2001), Respiratory symptoms and lung function in workers in heavy and highway construction: a cross sectional study, American Journal of industrial Medicine, Volume 40, Issure 1, pp. 73 – 86, copyright 2001. 31. Demers PA, Costantini AS, Winter P, Colin D, Boffitta P, Cancer mortality among shoe manufacturing workers 1996, p.p 394 – 398. 32. VD Heuser, B Erdtmann, K Kvitko, P Rohr, Da Silva J, Evaluation of genetic damage in Brazilian footwear – workers: biomarkers of exposure, effect, and susceptibility 2007, p.p 235 – 247. 33. Joseph J. Hurrell Jr. et al (1998), Psychological job stress, Environmental and Occupational medicine, Third Edition, Lippincott – Raven publishers, pp. 905 – 921. 34. Lodzi, Instytutu Medycyny Pracy Assessment of hearing impairment in workers exposed to mixtures of organic solvent in the paint 2000, pp. 1 – 10.
  58. 58 35. Magari SR, Hauser R, at el (2001), Association of heart rate variability with occupational and environmental exposure to particulate air pollution, Circulation 2001 Aug 28, pp. 986 – 991. 36. May - O, Pires - A, Capela – F, Shoe manufacturing and solvent exposure in northern Potugal 1999, pp. 785 – 790. 37. Scherbark, E.A (1998), Infuence of combination of heating microclimate and industrial noise in combination with lead aerosols upon the prevenient of cardiovascular disease, Gigiena Truda i Proffessionalnye Zabolevanya, pp. 25 – 27. 38. Van Amelsvoort LG, Schouten EG at el (2000), Occupational determinants of heart rate variability, Int Arch Occup Environ Health 2000 May, pp. 255 – 262. 39. Virkkunen H, Kauppinen T, Tenkanen L (2005), Long - term effect of occupational noise on the risk of coronary heart disease, Scand J Work Environ Health 2005, pp. 291 – 299. 40. Wozniak H, Stroszejin-Mrowca G Health effects of occupational exposure among shoe workers 2003, pp. 67 – 71.
  59. 59 PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN Mã sốphiếu I. Thông tin cá nhân 1. Họ và tên : Tên doanh nghiệp 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Năm sinh: 4. Nghề đang làm : - Vị trí làm việc: 5. Số năm công tác: - Số năm làm nghề hiện tại : 6. Số ngày làm việc trong tuần: - Số giờ làm việc trong ngày: 7. Anh (Chị) có làm việc theo ca: có Không Nếu có, mấy ca II. Yếu tố tác hại nghề nghiệp nơi làm việc 8. Anh (Chị) thấy có tiếp xúc với yếu tố độc hại nào tại chỗ làm việc ? Tiếng ồn Bụi Nóng bức Hơi khí độc Thiếu ánh sáng ẩm ướt Khác 9. Theo Anh (Chị), tiếng ồn ở nơi làm việc như thế nào?: Không ồn Ồn, ở mức vừa Khá ồn Rất ồn 10. Theo Anh (Chị), hơi khí độc (hơi dung môi trong keo dán) ở nơi làm việc như thế nào? Không có mùi Mùi ở mức vừa Mùi khó chịu Mùi rất khó chịu III. Thói quen cá nhân 11. Sau giờ làm việc Anh (chị) có thực hiện các công việc sau: Thay quần áo bảo hộ lao động tại đơn vị: Có Không
  60. 60 Vệ sinh cá nhân (tắm, rửa tay ) tại đơn vị: Có Không 12. Anh (chị ) có thói quen sau: Uống rượu thường xuyên Có Không Hút thuốc lá thường xuyên Có Không IV. Các triệu chứng thường gặp trong hoặc sau lao động 13. Các triệu chứng thường gặp (liên quan tiếng ồn) 1 Ù tai Có Không 2 Nghe kém ( nói to mới nghe được) Có Không 3 Cảm giác đau ở vùng tim Có Không 4 Đánh trống ngực Có Không 5 Ăn không ngon miệng Có Không 6 Đau vùng dạ dày/ợ hơi/ ợ chua Có Không 7 Hay mệt mỏi Có Không 8 Đau đầu Có Không 9 Dễ nhạy cảm, hay bị kích thích (nóng Có Không nảy / lo âu) 10 Ra mồ hôi tay Có Không 11 Nếu là nữ, kinh nguyệt có bị rối loạn ? Có Không
  61. 61 14. Các triệu chứng thường gặp (liên quan đến hơi dung môi , sơn ) 1 Hoa mắt Có Không 2 Chóng mặt Có Không 3 Lo âu Có Không 4 Giảm trí nhớ Có Không 5 Trầm cảm Có Không 6 Cảm giác lẫn lộn Có Không 7 Có mảng tím dưới da Có Không 8 Có cảm giác kiến bò Có Không 9 Hay bị chuột rút Có Không 10 Nếu là nữ có bị rối loạn kinh nguyệt Có Không 11 Có bị xảy thai Có Không 15. Anh/Chị có được khám sức khoẻ định kỳ không? Có Không 16. Anh/Chị có được khám bệnh nghề nghiệp không ? Có Không Ngày tháng năm 2010 Người phỏng vấn