Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn Tân Thái, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

pdf 70 trang thiennha21 19/04/2022 11861
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn Tân Thái, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_va_phong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn Tân Thái, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN HIẾU Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN TÂN THÁI, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN HIẾU Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN TÂN THÁI, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú Y Lớp: K47 - TY - N04 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên HD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THÚY MỴ Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đến nay, em đã hoàn thành chương trình học và thực tập tốt nghiệp của mình. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhà trường, khoa Chăn nuôi thú y Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cán bộ công nhân tại trang trại Tân Thái, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Cũng như toàn thể thầy (cô), gia đình, bạn bè. Em xin cảm ơn và gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Mỵ, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ kỹ thuật cùng toàn thể công nhân tại trại chăn nuôi Tân Thái. Đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và thực hiện chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 17 tháng 12 năm 2019 Sinh viên Đinh Văn Hiếu
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 2 1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của trang trại 3 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại 3 2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại 4 2.1.4. Thuận lợi, khó khăn 5 2.2. Cơ sở khoa học 5 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái 5 2.2.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái 18 2.2.3. Một số bệnh sinh sản thường gặp ở lợn 27 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 33 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 33 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 36 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 37 3.1. Đối tượng 37 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 37
  5. iii 3.3. Nội dung thực hiện 37 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 37 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện 37 3.4.2. Phương pháp thực hiện 38 3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu 39 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 39 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Tân Thái, Đồng Hỷ - Thái Nguyên 40 4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản 41 4.2.1. Số lượng lợn nái tại trại trong 6 tháng thực tập 41 4.2.2. Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại 42 4.3. Các công tác khác đã thực hiện tại trại 44 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái 45 4.5. Kết quả phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại 46 4.5.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại 46 4.5.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin 47 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại 50 4.6.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại 50 4.6.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại 51 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55 5.1. Kết luận 55 5.2. Đề nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Aujeszky: Vắc xin giả dại Circo: Tiêm vắc xin phòng virus Circo cs: Cộng sự CS.F: Vắc xin dịch tả FMD: Vắc xin lở mồm long móng Mycoplasma: Tiêm vắc xin phòng viêm phổi Nxb: Nhà xuất bản Parvo: Vắc xin chống khô thai PRRS: Vắc xin phòng tai xanh F1 (YxL): ♂ Yorkshire x ♀ Landrace F1(LR x Y): Landrace x Yorkshire Sở NN & PTNT: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn TT: Thể trọng
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng lợn nái chửa 22 Bảng 2.2. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ 24 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại qua 3 năm (2017 – 2019) 40 Bảng 4.2. Số lượng lợn nái đẻ tại trại trong 6 tháng thực tập 42 Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp chăm sóc tại trại 43 Bảng 4.4. Kết quả các công tác khác đã thực hiện trong thời gian thực tập tại trại 44 Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái trực tiếp theo dõi 45 Bảng 4.6. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh và sát trùng tại trang trại . 46 Bảng 4.7. Phòng bệnh bằng phương pháp dùng thuốc và vắc xin tại trại trong 6 tháng thực tập 47 Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại 50 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại 51
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây. Ngành chăn nuôi lợn của nước ta đã có những bước phát triển khá mạnh, chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao của con người. Năm 2019 là một năm đầy biến động và thách thức cho ngành chăn nuôi lợn. Giá cả thất thường và đặc biệt dịch tả Châu Phi (ASF) bùng nổ mạnh làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và nuôi dưỡng của người chăn nuôi lợn nói riêng cũng như toàn bộ ngành chăn nuôi nói chung. Đây là một thách thức rất lớn mà nhà nước ta và người chăn nuôi phải cùng nhau vượt qua để duy trì và phát triển ngành chăn nuôi lợn phát triển, bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao và xây dựng được một nền chăn nuôi khoa học, hiện đại. Vừa qua dịch tả châu phi có khả năng lây lan nhanh với tốc độ khó kiểm soát, gây hậu quả nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, tổng đàn lợn trên cả nước suy giảm mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh, tiêu thụ vận chuyển lợn khó khăn hơn gây trở ngại và thách thức lớn cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, nhu cầu thịt lợn ở nước ta không thể thay thế. Do vậy việc duy trì đàn lợn và cung cấp giống lợn chất lượng và khỏe mạnh càng được quan tâm hơn. Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn phải được đảo bảo. Bên cạnh công tác phòng chống dịch tả Châu Phi đang diễn ra rất phức tạp, vẫn còn những nguyên nhân khác làm hạn chế sức khỏe, khả năng sinh sản của lợn nái hiện đang xảy ra. Tại trang trại bệnh còn xảy ra rất nhiều, do khả năng thích nghi của những giống lợn nái ngoại với khí hậu nước ta còn kém, đặc biệt là bệnh ở cơ quan sinh dục như: Đẻ khó, viêm tử cung, viêm vú, ít sữa và mất sữa, sảy thai truyền nhiễm , các bệnh này do nhiều yếu tố như điều kiện vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn, nước
  9. 2 uống không đảm bảo vệ sinh, do vi khuẩn, virus gây nên Chính vì vậy, việc chăm sóc và tìm hiểu về bệnh ở cơ quan sinh sản của đàn lợn nái là việc cần thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ cô giáo hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, em đã thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn Tân Thái, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề - Nắm được quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản. - Củng cố kiến thức, kỹ năng nghề thông qua việc áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản. - Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh sản, khẩu phần ăn và cách cho lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai. - Đánh giá được khả năng sinh sản của đàn lợn nái. - Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Tân Thái. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại. - Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn nái sinh sản và áp dụng được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng. - Thực hiện tốt các yêu cầu của cơ sở. - Không ngại khó khăn, luôn cố gắng hoàn thành công việc, nhiệt tình xây dựng và đóng góp.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của trang trại + Vị trí: Trại giống lợn Tân Thái thuộc xóm Tân Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Trại cách thị trấn Chùa Hang 2km về phía bắc, nhìn chung đây là một vị trí thuận lợi để phát triển chăn nuôi trang trại lợn, vị trí cách xa khu dân cư, khu công nghiệp và đường giao thông chính nhưng vẫn thuận tiện cho việc đi lại vận chuyển của trang trại. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Lượng mưa quanh năm nhiều từ tháng 4 đến tháng 10. Trại có nguồn nước mặt và nước tương đối phong phú, với diện tích đất rộng hơn 6 hecta thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại Trại lợn Tân Thái thuộc sự quản lý của Trung Tâm Giống Cây Trồng, Vật nuôi và Thủy sản, Sở NN & PTNT tỉnh Thái Nguyên. Trại gồm: 11 người Lao động gián tiếp: 3 người - Trại trưởng: Là kỹ sư chăn nuôi chịu trách nhiệm điều hành sản xuất và quản lý. - Trại phó: Là kỹ sư chăn nuôi. - Kế toán: Phụ trách quản lý thu chi ,chịu trách nhiệm hạch toán ngân sách. Lao động trực tiếp: 8 người - 2 kỹ sư chăn nuôi. - 5 công nhân. - 1 bảo vệ và sửa chữa điện nước.
  11. 4 2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại Cơ sở vật chất Có đầy đủ trang thiết bị máy móc phục vụ nhu cầu lao động sinh hoạt hang ngày như: Tắm nóng lạnh, tivi, tủ lạnh, quạt Những vận dụng cá nhân cũng được trại cung cấp đầy đủ như: Kem đánh răng, xà phòng, dầu gội. Cơ sở chăn nuôi được đầu tư mới hiện đại rộng rãi hệ thống quạt, máy phát điện tự động, dàn mát, máng nước, máng ăn điều được thiết kế tự động, thuận tiện nhất cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn vật nuôi. Cơ sở hạ tầng Trại được xây dựng 2 khu tách biệt là khu sinh hoạt nhà ở và khu chăn nuôi. - Khu nhà ở 2 tầng rộng rãi sạch sẽ thoáng mát có đầy đủ nhà tắm nhà vệ sinh tiện nghi. - Khu nhà bếp và nhà ăn rộng rãi sạch sẽ đầy đủ thiết bị phục vụ sinh hoạt ăn uống. - Khu nhà kho để cám rộng rãi cao ráo có trang bị 4 bóng UV để diệt trùng. - Kho lạnh để bao quản thuốc, vắc-xin, dụng cụ kỹ thuật chăn nuôi. - Phòng pha chế và soi tinh lợn đực, bảo quản dụng cụ khai thác. - Có nhà trực và nghỉ giao ca, bao quát được toàn bộ khu vực trang trại. * Hệ thống chuồng nuôi Chuồng nuôi được xây dựng trên nền đất cao, rễ thoát nước, được bố trí cách biệt với khu sinh hoạt chung: Gồm 1 chuồng đẻ, 1 chuồng bầu, 1 chuồng thịt và 1 chuồng cách ly. Chuồng nuôi được xây theo hướng Đông - Tây; Nam – Bắc. Đảm bảo ấm áp về mùa đông và mát về mùa hè. Chuồng xây theo kiểu 2 mái gồm 3 dãy chuồng chạy dài mỗi chuồng chia 2 dẫy. Mỗi dãy 40 ô chuồng, chuồng bầu thiết kế cũi sắt chắc chắn. Tất cả các chuồng nuôi đều trang bị hệ thống chiếu sáng và hệ thống vòi nước uống tự động ở
  12. 5 mỗi ô chuồng. Mùa hè có hệ thống quạt hút và dàn mát. Mùa đông có hệ thống làm ấm bằng đèn hồng ngoại. 2.1.4. Thuận lợi, khó khăn 2.1.4.1. Thuận lợi + Trại được nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng chuồng trại hiện đại. + Có vị trí thuận lợi cả về giao thông và giao thương với các vùng xung quanh, sản phẩm chăn nuôi của trại có chất lượng tốt được ưa chuộng. + Tập thể cán bộ công nhân viên đoàn kết, hăng hái xây dựng trang trại phát triển. Có ý thức trách nhiệm cao. 2.1.4.2. Khó khăn + Là cơ quan nhà nước một mặt phải hoạt động bảo đảm chức năng chuyển giao kỹ thuật cho người dân, mặt khác phải hoạch toán kinh tế sao cho có lãi và đứng vững phát triển. + Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến vật nuôi rễ mắc phải những bệnh về đường hô hấp tiêu hóa sinh sản. 2.2. Cơ sở khoa học 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái 2.2.1.1. Sự thành thục về tính và thể vóc + Sự thành thục về tính - Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái đặc biệt là cơ quan sinh dục đã phát triển cơ bản hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh con vật xuất hiện các phản xạ về sinh dục, khi đó trên buồng trứng, trứng chín và có khả năng thụ thai, tử cung cũng sẵn sàng cho thai làm tổ. Tuy nhiên sự phát triển về tính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, tính biệt, điều kiện ngoại cảnh, cách chăm sóc nuôi dưỡng.
  13. 6 - Giống Các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau, những giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục về tính sớm hơn giống có tầm vóc lớn. Những giống thuần hóa sớm thành thục sớm hơn giống được thuần hóa muộn. Tuổi thành thục về tính của lơn cái ngoại và lợn cái lai muộn hơn lợn cái thuần chủng (ỉ, móng cái ) Các giống lợn nội này thường có tuổi thành thục về tính từ 4 - 5 tháng tuổi, lợn ngoại là 6 - 8 tháng tuổi, lợn lai F1(nội x ngoại ) thường động dục lần đầu vào lúc 6 tháng tuổi. - Điều kiện nuôi dưỡng, quản lý Cùng một giống nhưng nếu điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tốt, gia súc phát triển tốt thì thành thục về tính sớm hơn và ngược lại. Điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính của gia súc. Những giống lợn nuôi ở vùng nhiệt đới nóng ẩm thường thành thục về tính sớm. Trong điều kiện chăn thả chung giữa gia súc đực và gia súc cái cũng ảnh hưởng đến tính thành thục sớm của gia súc cái. Nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc 2 lần/ngày với lợn đực thời gian 15 - 20 phút thì 83% lợn nái ngoài 90kg động dục ở thời gian 165 ngày. Lợn cái hậu bị nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơn lợn cái chăn thả. Vì lợn cái nuôi chăn thả sẽ tăng cường trao đổi chất, tổng hợp các sinh tố và có dịp tiếp xúc với lợn đực nên có tuổi động dục lần đầu sớm hơn. - Tuổi thành thục về tính của gia súc Tuổi thành thục về tính ở gia súc thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc, nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính vẫn tiếp tục sinh trưởng và lớn lên. Đây là điểm cần chú ý trong chăn nuôi, không nên cho gia súc sinh sản quá sớm để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của lợn mẹ và phẩm chất giống của đời sau, nên cho phối giống khi đạt đủ
  14. 7 khối lượng nhất định tùy theo từng giống và cũng không nên cho giống quá muộn làm ảnh hưởng đến sinh sản của nái và thế hệ sau của chúng. + Sự thành thục về thể vóc - Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [12], tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc chậm hơn tuổi thành thục về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng lần động dục đầu tiên. Lúc này cơ thể lợn cái vẫn đang sinh trưởng và phát dục. Trong giai đoạn phát triển về tính mà chúng ta cho phối ngay sẽ không tốt, vì lợn mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể lợn mẹ vẫn chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất lượng đời con thấp. Đồng thời cơ quan sinh dục đặc biệt là xương chậu vẫn còn hẹp nên dễ gây hiện tượng khó đẻ, gây ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng khoảng 40 - 50kg nên cho phối, đối với nái ngoại khi đạt 8 – 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 – 110kg mới nên cho phối. 2.2.1.2 Chu kỳ động dục Lợn nái sau khi thành thục về tính cứ mỗi khoảng thời gian nhất định cơ quan sinh sản của lợn có sự biến đổi đặc biệt kèm theo sự rụng trứng và động dục. Hiện tượng này lặp đi lặp lại một cách có chu kỳ gọi là chu kỳ động dục hay chu kỳ tính. Theo Nguyễn Khánh Quắc và cs (1995) [19], chu kỳ động dục của lợn nái bình quân là 21 ngày, thời gian động dục tùy thuộc vào giống lợn và điều kiện chăm sóc. Lợn nái nuôi con sau đẻ 3 - 4 ngày thường động dục trở lại nhưng không cho phối ngay vì bộ máy sinh dục chưa hồi phục và trứng rụng chưa điều. Sau cai sữa 3 - 5 ngày lợn động dục trở lại, cho phối lúc này sẽ thụ thai, trứng rụng nhiều đạt số lượng con cao ( Hội Chăn Nuôi Việt Nam , 2006) [11].
  15. 8 + Một chu kỳ động dục của lợn nái thường chia làm 4 giai đoạn - Giai đoạn trước động dục Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ động dục thường kéo dài 1 - 2 ngày và được tính từ khi thể vàng của lần động dục trước tiêu biến đến lần động dục tiếp theo. Đây là giai đoạn chuẩn bị cho đường sinh dục của con cái tiếp nhận tinh trùng, đón trứng rụng và thụ tinh. Dưới ảnh hưởng của estrogen cơ quan sinh dục có nhiều biến đổi như tế bào vách ống dẫn trứng phát triển có nhiều nhung mao để đón trứng rụng, màng nhầy tử cung âm đạo tăng sinh, được cung cấp nhiều máu. Tử cung, âm đạo, âm hộ sung huyết. - Giai đoạn động dục. Đây là giai đoạn tiếp theo kéo dài 3 - 55 ngày gồm 3 thời kỳ. Thời kỳ trước chịu đực: Lợn nái kêu rít, âm hộ xung huyết, chưa cho phối và lợn chưa chịu đực. Thời gian rụng trứng khi có hiện tượng trên đối với lợn nái ngoại và lợn nái lai là 35 - 40 giờ, với lợn nội là 25 – 30 giờ. Thời kỳ chịu đực: Lợn kém ăn, mê ì, lợn đứng yên khi ấn tay lên lưng gần mông, âm hộ giảm độ sưng, nước nhờn chảy ra, dính, đục, đứng yên khi có lợn đực gần và cho lợn đực nhảy. Giai đoạn này kéo dài 2 ngày nếu phối lợn sẽ thụ thai, lợn nội có thời gian ngắn hơn 28 - 30 giờ. Thời kỳ sau chịu đực: Lợn trở lại trạng thái bình thường, âm hộ giảm giãn nở, đuôi cụp và không chịu đực. - Giai đoạn sau động dục. Đây là giai đoạn kéo dài 3 - 4 ngày sau giai đoạn động dục, lúc này dấu hiện hoạt động sinh dục bên ngoài giảm dần, âm hộ teo lại, lợn nái không muốn ở gần lợn đực, ăn uống tốt hơn. - Giai đoạn yên tĩnh Giai đoạn này thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng và không được thụ tinh đến thi thể vàng tiêu biến (khoảng 14 - 15 ngày kể từ lúc
  16. 9 rụng trứng). Đây là giai đoạn dài nhất trong cả chu kỳ sinh dục, con vật không có biểu hiện về hành vi sinh dục là giai đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh chuẩn bị cho chu kì động dục tiếp theo. 2.2.1.3 Sự phát triển của thai Ngay sau khi thụ tinh, hợp tử đã bắt đầu sử dụng chất dinh dưỡng của tử cung làm chất dinh dưỡng cho mình. Ngày thứ 11 hợp tử đã cắm sâu vào sừng tử cung gọi là hiện tượng làm tổ ở sừng tử cung. Ngày thứ 18 nhau thai hình thành và có chức năng rõ rệt. Tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh. Kích thước và trọng lượng của bào thai lợn phát triển và thay đổi. + Quá trình phát triển bào thai lợn chia làm 3 giai đoạn - Giai đoạn phôi thai: Từ ngày có chửa thứ 1 – 22, hình thành các mầm mống của các bộ phận cơ thể. - Giai đoạn tiền bào thai: Từ ngày có chửa thứ 23 – 38, giai đoạn này hình thành các tổ chức sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặc tính của giống, tính đực, cái và các đặc điểm cấu tạo cơ thể. - Giai đoạn phát triển bào thai: Từ ngày thứ 39 – 114, khối lượng và thể tích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài thân, cao vai phát triển mạnh, bộ xương được hình thành, các cơ quan nội tạng và bốn chân phát triển rõ. 2.2.1.4. Quá trình đẻ của lợn Quá trình phát triển bào thai đến một giai đoạn nhất định, khi thai đã phát triển hoàn chỉnh. Lợn nái có những biến đổi trong cơ thể, những biến đổi đó nhằm chuẩn bị cho lợn đẻ dễ dàng đồng thời nó cũng giúp phát hiện để hộ lý đỡ đẻ cho chúng. Thời gian chửa của lợn trung bình 114 ngày (112 – 116 ngày). + Quá trình đẻ của lợn được chia ra 4 thời kỳ - Thời kỳ mở cửa: Thân tử cung và sừng tử cung co bóp mạnh, lúc đầu co bóp ngắn, nghỉ dài về sau co bóp dài, nghỉ ngắn. Khi tử cung co bóp thai
  17. 10 và nước màng thai ép vào cổ tử cung làm cho cổ tử cung mở ra, một bộ phận màng thai chui qua cổ tử cung vào âm đạo. Do các co bóp mạnh, màng thai vỡ, nước ối chảy ra làm trơn đường thai ra. - Thời kỳ thai ra: Lúc này cơ tử cung co bóp mạnh dồn dập kéo dài, cơ bụng, cơ hoành cũng co bóp làm cho áp lực trong xoang chậu tăng lên. Khi áp lực đạt cao nhất, thai đi qua cửa xoang chậu, qua âm đạo rồi ra ngoài. Khi thai ra rốn của chúng tự đứt rời khỏi dạ con. - Thời kỳ nhau ra: Sau khi thai ra từ 1 – 6 giờ, do tử cung tiếp tục co bóp nên nhau thai sẽ được đẩy ra. Nếu sau 6 giờ nhau thai không ra hết là hiện tượng bị sát nhau, phải can thiệp kịp thời để tránh viêm tử cung cho lợn mẹ. - Thời gian hồi phục tử cung: Thời gian này phụ thuộc rất lớn vào ba giai đoạn trên của quá trình đẻ, thông thường 2 – 3 ngày. + Trong giai đoạn có chửa, có thể bị xảy ra 2 loại tai biến đối với lợn mẹ: - Toàn bộ các thai bị chết, gây nên sảy thai. - Một phần thai bị chết, các thai khác tiếp tục phát triển. Trong trường hợp này các thai chết xen kẽ với các thai sống, chúng không bị đẩy ra mà có thể bị tiêu biến bởi thành tử cung (nếu bị chết sớm), thai bị khô (thai gỗ) và đẩy ra ngoài khi đẻ. * Nguyên nhân - Lượng hoóc môn thiếu do số lượng thể vàng không đủ (< 5 thể vàng). - Sự có mặt của lợn con thừa nhiễm sắc thể. - Nguyên nhân bệnh lý (bệnh sẩy thai truyền nhiễm). - Dinh dưỡng thiếu hoặc kém cân bằng. 2.2.1.5. Một số giống lợn nái ngoại nuôi tại trại + Giống lợn Landrace - Lợn giống gốc được tạo nên từ Đan Mạch bằng cách cho lai giống trắng Youland với các giống trắng địa phương của Đan Mạch vào thế kỷ 19.
  18. 11 Cũng như lợn Đại Bạch, lợn Landrace dễ thích nghi với nhiệt đới nếu các điều kiện về thời tiết không quá khắc nghiệt (Briggs, Hilton M, 1969) [30]. - Đặc điểm ngoại hình toàn thân có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai lưng mông đùi rất phát triển. Toàn thân có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi, đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc. - Khả năng sản xuất: Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều: Trung bình đạt 1,8 - 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 -12 con, khối lượng sơ sinh trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg, khối lượng cai sữa từ 12 – 15 kg. Sức tiết sữa từ 5 - 9 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn rất tốt. Landrace có rất nhiều ưu điểm: Sinh sản tốt, tăng trong nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Lợn có khả năng tăng trọng từ 750 - 800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105 - 125 kg. Khi trưởng thành con đực nặng tới 400 kg, con cái 280 - 300 kg. Lợn cái có 12 - 16 vú, nặng 220 - 250kg. Lợn đực 300 - 320kg khi trưởng thành (Nguyễn Thiện và cs, 2005) [23]. - Hướng sử dụng: Landrace được coi là giống lợn tốt nhất trên thế giới hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi. Giống lợn Landrace được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam. +Giống lợn Yorkshire - Lợn Đại Bạch ngày nay được chăn nuôi phổ biến nhất trên thế giới. Ban đầu giống này được ưa chuộng mạnh vì thịt ngon, tỷ lệ nạc cao và cặp giò chắc mọng. Từ thế kỷ 19, Yorkshire đã được nuôi phổ biến ở Đức, Pháp Giống này cũng có đặc tính tăng trưởng nhanh nên thường dùng để cho lai, cải tạo các giống khác. Lợn dễ thích nghi với điều kiện nhiệt đới. - Ở các nước phát triển, lợn Yorkshire được chọn lợn hướng nạc, nên khi nhìn từ trên lưng xuống, lợn có hình số 8. Ở các nước đang phát triển,
  19. 12 mức độ nạc hoá không cao bằng các nước phát triển, lợn được chọn lọc theo hướng ban đầu kiêm dụng nay thiên về nạc. Ở nước ta, từ năm 1964 đã nhập lợn Đại Bạch từ Liên Xô cũ. Con đực trưởng thành có trọng lượng từ 350 - 380kg. Dài thân 170 - 185 cm. Con cái trưởng thành có trọng lượng từ 250 - 280kg. Số con/lứa là 10 - 12 con. Năm 2006, chúng ta đã nhập lợn Yorkshire từ Mỹ để làm tươi máu giống lợn này tại Việt Nam. Giống lợn này đang được chọn cho chương trình nạc hóa đàn lợn. + Giống lợn Duroc - Giống Duroc (mà nổi tiếng nhất là Duroc - Jersey) có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Lợn hiện nay đã khá phổ biến ở các nước châu Âu, châu Á và chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng đàn lợn của nước Mỹ. Lợn nái có nhiều sữa cho con bú nên tốc độ tăng trưởng của lợn con nhanh. Lợn có khả năng chống chịu nắng, nóng khá tốt nên có khả năng chăn thả trong khu rào quây, có mái che ở chỗ ăn và trú nắng, trú mưa. Thịt có tỷ lệ nạc cao, ngon, chắc, sợi cơ mịn, được sử dụng để ăn tươi, tham gia nhiều vào công nghệ đóng đồ hộp. Khả năng sản xuất: Lợn Duroc có 4 mũi chân và mõm sẫm đen, tai đứng. Hiện nay, lợn Duroc có khả năng tăng trọng 785g/ngày, khả năng tăng thịt nạc 320g/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,91kg/kg tăng khối lượng. Nuôi 171,89 ngày tuổi, đạt khối lượng 99,88kg. Dày mỡ lưng ở sườn 10 là 3,09cm. Duroc có khả năng sinh sản tương đối cao. Trung bình đạt 1,7 - 1,8 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 11 con, khối lượng sơ sinh của lợn con trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg, khối lượng cai sữa 12 – 15 kg. Sức tiết sữa của lợn đạt 5 - 8 kg/ngày. Duroc trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250 - 280 kg. Duroc được coi là giống lợn tốt trên thế giới hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt nuôi theo hướng nạc và sử dụng thịt nướng. Giống Duroc được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam.
  20. 13 2.2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất sinh sản của lợn nái + Giống - Giống lợn là yếu tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái. Giống với đặc tính sản xuất của nó gắn liền với năng suất. Giống khác nhau, cho năng suất khác nhau. - Dựa vào năng suất sinh sản và sức sản xuất thịt thì các giống lợn được chia làm 4 nhóm chính (Legaulte, 1985)(trích Nguyễn Thiện và cs, 2005) [23]. Các giống chuyên dụng “dòng bố” như Pietrain, Hampshire, Duroc có năng suất sinh sản trung bình nhưng có năng suất thịt cao. Các giống chuyên dụng “dòng mẹ” như Meishan của Trung Quốc, có năng suất sinh sản đặc biệt cao nhưng năng suất sản xuất thịt lại kém. Ví dụ: Lợn Móng Cái đẻ 12 - 14 con/lứa. Lợn Landrace đẻ 10 - 13 con/lứa. Lợn Duroc đẻ 7 - 8 con/lứa. + Phương pháp nhân giống - Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau. Cho nhân giống thuần chủng, thì năng suất của chúng cũng là năng suất của giống đó. + Tuổi và trọng lượng phối giống lứa đầu - Để phối giống lứa đầu, lợn cái hậu bị phải thành thục cả về hai phương diện là thành thục về tính và thành thục về thể vóc. - Thành thục về tính (thành thục sinh dục) tức là lợn cái hậu bị phải có biểu hiện về động dục và rụng trứng. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc quản lý của cơ sở. Các giống lợn nội có tuổi thành thục về tính (động dục lần đầu) sớm hơn các giống lợn ngoại nhập và lợn lai. Theo Phùng Thị Vân và cs, (1998) [27] lợn Landrace thành thục về tính dục là 213,1 ngày và lợn Yorkshire là 219,4 ngày. Lê Xuân Cương và cs, (1981) [6], thì chu kỳ động dục của lợn
  21. 14 cái nội 18,7 ngày (17 - 23), của lợn cái lai 19,9 ngày (16 - 25) tuỳ theo cá thể, nhiều trường hợp cũng khác thường. Lợn cái hậu bị nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơn lợn nuôi chăn thả. Đối với lợn ngoại được 5, 6 tháng tuổi nên cho tiếp xúc với lợn đực mỗi ngày khoảng 15 phút để thúc đẩy sự dậy thì, lợn cái hậu bị sẽ động dục sớm. Lợn cái hậu bị động dục lần đầu không nên cho phối ngay mà nên cho phối giống vào lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3. Sự thành thục về thể vóc là sự sinh trưởng, phát triển đầy đủ các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Khi lợn cái hậu bị thành thục về thể vóc thì mới cho phối giống. Đối với lợn cái ngoại chỉ phối khi trọng lượng cơ thể đạt trên 120 kg. + Thứ tự các lứa đẻ - Khả năng sản xuất của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác nhau. - Lợn cái hậu bị, ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con/ổ thấp. Sau đó từ lứa đẻ thứ hai trở đi số con/ổ sẽ tăng dần lên đến lứa thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu giảm dần. Trong sản xuất người ta thường chú ý giữ vững số lượng con/ổ ở các lứa từ thứ 6 trở đi bằng kỹ thuật chăn nuôi, quản lý, chăm sóc sao cho đàn lợn nái không tăng cân quá và cũng không gầy sút quá. + Kỹ thuật phối giống - Kỹ thuật phối giống có ảnh hưởng tới số lượng con/lứa. Chọn thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa. Nếu lợn cái động dục kéo dài 48 giờ thì trứng sẽ rụng vào 8 -12 giờ trước khi kết thúc chịu đực. Tức là 37 - 40 giờ sau khi bắt đầu chịu đực. Cho phối quá sớm hoặc quá muộn thì tỉ lệ thụ thai và số con sinh ra/ổ thấp.
  22. 15 - Đối với đàn lợn hạt nhân thì chỉ nên cho giao phối theo lối ghép đôi. Một lợn cái chỉ cho giao phối với một lợn đực. Nhưng để đảm bảo tỷ lệ thụ thai cao và số con/ổ cao thì nên phối lặp. - Đối với đàn lợn lai, sinh con thương phẩm thì có thể cho phối kép, tức là cho phối hai lần với hai đực giống khác nhau. Khoảng cách thời gian giữa hai lần phối lặp và phối kép: Từ 12 - 14 giờ cho lợn nái cơ bản, đối với cái hậu bị thời gian này khoảng 10 - 12 giờ. + Số lượng trứng rụng - Số trứng rụng trong một chu kỳ động dục, là giới hạn cao nhất của số con đẻ ra trong một lứa. Theo tác giả Burger J.P, (1952) và Baker L.N, (1958)(trích từ Nguyễn Thiện và cs, 2005) [23] cho rằng các giống lợn màu trắng có số trứng rụng nhiều hơn các giống lợn màu đen. Nếu tuổi lợn cái hậu bị tăng lên 10 ngày thì số trứng rụng tăng thêm 0,67 trứng. Nghiên cứu trên lợn Đại Bạch Hungari (1974) (Nguyễn Thiện và cs, 2005) [23] kết luận rằng: Thời điểm rụng trứng ở lợn từ 36 giờ kể từ lúc bắt đầu động dục, số trứng rụng trên 30/nái. Còn trên lợn Ỉ Việt Nam thì thời điểm rụng trứng bắt đầu từ 30 giờ trở đi kể từ 0 giờ. -Theo các tác giả Paul Hughes, (1996) (trích Nguyễn Thiện và cs, 2005) [23] thì trung bình mỗi lợn nái có số trứng rụng từ 15 - 20 trứng trong một chu kỳ động dục và tăng lên đáng kể trong 4 lứa đầu và đạt mức ổn định ở lứa thứ 6. Lê Xuân Cương (1976) [5] đã chỉ ra rằng khi điều kiện môi trường thay đổi như: Nhiệt độ, ẩm độ sẽ gây tác động ức chế đối với hoạt động sinh sản ở lợn như: Không hình thành chu kỳ động dục, giảm số lượng trứng rụng. + Thức ăn và dinh dưỡng - Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [17] cho rằng, chế độ ăn không hợp lý, khẩu phần ăn không đảm bảo dinh dưỡng, mức dinh dưỡng không đủ
  23. 16 thì giảm khả năng tăng khối lượng, kéo dài ngày đạt khối lượng phối giống lần đầu, dẫn đến kéo dài tuổi đẻ lứa đầu, tỷ lệ thụ thai kém, đẻ kém. Trường hợp ăn quá mức so với nhu cầu (đặc biệt giai đoạn từ 80 - 120 kg) sẽ làm cho lợn hậu bị quá béo, khó động dục hoặc động dục bất thường, tỷ lệ thụ thai kém - Lợn cái hậu bị phải có khả năng sinh trưởng tốt, nhưng tốc độ sinh trưởng phải thấp hơn so với lợn thịt cùng loại, và khuyến cáo rằng: Khi chọn lợn cái hậu bị phải chọn từ những con có khối lượng sơ sinh, cai sữa cao từ những ổ có nhiều con. - Điều chỉnh thức ăn để khối lượng cơ thể đạt 120 - 140kg ở chu kỳ động dục thứ 3 và được phối giống 14 ngày, cho ăn chế độ kích dục, tăng khối lượng thức ăn 1,00 - 1,50kg thức ăn có bổ sung khoáng, sinh tố sẽ giúp lợn cái ăn nhiều hơn và sẽ tăng số trứng rụng từ 2,00 - 2,10 trứng/1 lợn cái (Nguyễn Thiện và cs, 1998) [22]. + Số con cai sữa/ổ - Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề lợn con chết từ sơ sinh đến cai sữa, đã thống kê khoảng 3% đến 5% số lợn con chết khi sơ sinh bao gồm: Lợn chết do lợn mẹ đẻ khó và lợn chết trong giai đoạn chửa kỳ cuối. Các nguyên nhân chủ yếu lợn con chết trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa là do: Bị lợn mẹ đè và không bú được chiếm 50%, nhiễm khuẩn 11,1%, dinh dưỡng kém 8%, di truyền 4,5%, các nguyên nhân khác 26,4% (Veterinary Investigation Service, 1960) [34]. - Hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm, đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu của Thomas W.J.K., (1973) (trích Nguyễn Thiện và cs, 2005) [23]: Số lợn con đẻ ra trung bình/ổ của đàn lợn nước Anh là 11,0 con/ổ, trong đó số con còn sống là 10,4 con, số con còn sống đến cai sữa là 8,6 con/ổ, tỷ lệ nuôi
  24. 17 sống đạt 86,7%. Số lợn con cai sữa/nái/năm phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, tổng số lợn con đẻ ra, số lứa đẻ trong năm, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa. - Rút ngắn khoảng cách 2 lứa đẻ bằng cách cai sữa sớm lợn con, đây là biện pháp nhằm tăng số lứa đẻ/nái/năm. Cùng với việc cải tạo nuôi dưỡng, chăm sóc, tích cực kiểm tra thành tích sinh sản của gia súc cái thì khả năng truyền thống của đực giống rất cần thiết, có ý nghĩa trong công tác giống và thực tiễn sản xuất. + Ảnh hưởng của lợn đực và việc ghép đôi giao phối - Nếu ghép đực và cái đồng huyết thì con đẻ ra yếu và bị quái thai. Nếu ghép con đực và con cái tuổi chênh lệch nhau quá nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai. Nếu con cái giống tốt cho phối với con đực có phẩm chất tinh dịch kém và dẫn tinh với liều tinh kém chất lượng làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái. 2.2.1.7 khả năng sinh sản của lợn nái lai - Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 (Yorkshire x Landrace), Từ Quang Hiển và Trần Văn Phùng, (2005) [10] cho thấy: Số con đẻ ra/lứa là 9,67: Số con đẻ ra còn sống đến 24 giờ là 9,22: Số con còn sống đến cai sữa là 7,84 con/ổ: khối lượng sơ sinh 1,35 kg/con và khối lượng cai sữa (35 ngày tuổi) là 8,62 kg/con. - Nghiên cứu trên lợn lai F1 (Lr x Y) và F1 (Y x Lr). Phùng Thị Vân và cs, (1998) [27] cho thấy tuổi động dục lần đầu ở lợn F1 (Lr x Y) đạt 224,00 ngày, muộn hơn 35,20 ngày so với lợn F1 (Y x Lr) là 188,80 ngày, (P < 0,001). Tuổi phối giống lần đầu là 259 ngày và 243,8 ngày, chu kỳ động dục là 21,70 và 21,10 ngày. Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu của 2 dòng lợn Ông bà C1050 và GP1230 tương ứng là: 173,03 và
  25. 18 171,87 ngày; 223,08 và 224,57; 342,45 và 340,83. Tỷ lệ phối giống lần 1 có chửa 84,30 % và 86,40% Nguyễn Thiện, (2006) [24]. 2.2.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái 2.2.2.1. Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi lợn nái sinh sản + Vị trí: Chọn vị trí chuồng xa khu dân cư, hạn chế cho người ra vào, xa khu nuôi các vật nuôi khác để tránh lây lan bệnh dịch. - Nên chọn nơi nền cao, thoát nước. Hướng chuồng mặt chuồng quay theo hướng chếch so với nắng sớm rọi. Tốt nhất là hướng đông nam hoặc hướng nam. Sân chơi của lợn quay theo hướng đông để lợn nái có thể sưởi nắng hỗ trợ và tổng hợp vitamin D. + Nền chuồng: Nền chuồng cần cứng, rắn chắc, có độ dốc khoảng 3% để chuồng khô ráo. Nền chuồng cao 35 – 40cm. Nền cần có độ nhám thích hợp để lợn không bị trơn trượt. + Tường chuồng: Tường chuồng cần xây dựng chắc chắn, kiên cố, lợn nái trong thời gian phối giống thường rất phá phách, tường cần có độ cao vừa đủ để lợn không nhảy ra ngoài, chuồng cần có những lỗ thoáng phía đầu hồi nên xây kín tránh mưa gió, các gian ở giữa nên xây tường lửng để tăng độ thông thoáng. + Máng ăn: Máng ăn có nhiều loại như máng ăn xây cố định thành chuồng, máng tự động đặt trên nền sàn. Hiện nay các chuồng nuôi đã dần chuyển sang máng tự động bởi sự tiện dụng và khoa học của loại máng này + Máng uống: Thiết kế chuồng nuôi lợn nái kèm theo hệ thống núm uống nước tự động để lợn có thể tự do uống nước theo nhu cầu là tốt nhất. + Hệ thống quạt hút và dàn mát: Cần trang bị đúng theo chỉ tiêu và yêu cầu của chuồng nuôi để duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho vật nuôi
  26. 19 2.2.2.2. Kỹ thuật chọn con giống + Chọn giống là khâu rất quan trọng bởi nó quyết định chất lượng con, và chất lượng mẹ sau này. Để có lợn nái tốt, khỏe mạnh, đẻ mắn đẻ sai thì chúng ta cần chọn giống tốt và chăn nuôi tốt lợn hậu bị từ cai sữa đến lần phối đầu tiên. - Chọn con giống tốt, ngoại hình đẹp, giống chất lượng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Chọn con giống cần khỏe mạnh, đáp ứng được các tiêu chuẩn nuôi làm nái như đồng thời phải chọn những con có khả năng thích nghi tốt với điều kiện chăm sóc tại chuồng trại đã xây dựng. 2.2.2.3. Kỹ thuật phối giống cho lợn nái + Phối giống là một kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản quan trọng. Quá trình phối giống thuận lợi ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của lợn nái. Phối giống cần có độ chính xác và hiệu quả cao, đảm bảo theo kỹ thuật phối giống cho lợn nái. 2.2.2.4. Kỹ thuật hộ lý đỡ đẻ cho lợn nái sinh sản + Kỹ thuật đỡ đẻ lợn sinh sản bao gồm hỗ trợ lợn nái đẻ, đảm bảo yếu tố vệ sinh cho nái và cho lợn con, cắt rốn, bấm nanh, cắt đuôi Tất cả các khâu này cần được thực hiện theo tiêu chuẩn bởi nó sẽ quyết định trực tiếp tới sức khỏe của lợn nái và lợn con, ảnh hưởng tới khả năng phát triển của lợn con sơ sinh. Kỹ thuật đỡ đẻ lợn sinh sản bao gồm hỗ trợ lợn nái đẻ, đảm bảo yếu tố vệ sinh cho nái và cho lợn con, cắt rốn, bấm nanh, cắt đuôi Tất cả các khâu này cần được thực hiện theo tiêu chuẩn bởi nó sẽ quyết định trực tiếp tới sức khỏe của lợn nái và lợn con, ảnh hưởng tới khả năng phát triển của lợn con sơ sinh.
  27. 20 2.2.2.5. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái + Trại sử dụng loại thức ăn hỗn hợp GF07; GF08; 9014Plus của công ty Greenfeed làm thức ăn chính cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Đàn lợn nái tại trại được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình của trại và được chia ra làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn lợn hậu bị + Giai đoạn lợn nái chửa + Giai đoạn lợn nái đẻ Kết hợp với cán bộ kỹ thuật của trại, chỉ đạo công nhân, chăn nuôi hợp lý, khoa học với từng giai đoạn, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cụ thể như sau: + Giai đoạn lợn nái hậu bị Lợn ở giai đoạn này được chọn lọc kỹ lưỡng và tỉ mỉ từ các con giống của trại. Chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ, nền chuồng bằng phẳng không bị đọng nước, có đủ nước cung cấp cho lợn uống tự do bằng núm ty van thẳng. Mức cho ăn: 2,2 kg/con/ngày, loại cám hỗn hợp, kết hợp thường xuyên kiểm tra ngoại hình để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. + Giai đoạn lợn nái chửa Để khối lượng sơ sinh của lợn con cao, lợn sơ sinh khỏe mạnh thì chăm sóc lợn mẹ ở giai đoạn mang thai là hết sức quan trọng. Nái mang thai chia làm 2 giai đoạn: - Nái chửa kỳ 1 (từ tuần 1 đến 84 ngày) Đây là giai đoạn trứng được thụ tinh, phôi làm tổ ở tử cung, bào thai phát triển chậm. Chuồng trại nuôi lợn nái chửa kỳ 1 phải đảm bảo luôn thoáng mát, nhốt riêng mỗi con 1 ô chuồng.
  28. 21 Thức ăn cho lợn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Chia 2 giai đoạn cho ăn. Giai đoạn 1: Từ 1 đến 21 ngày cho ăn thức ăn đẻ GF08 1,8 – 3,5kg/con tùy vào thể trạng và lứa đẻ của lợn nái để bổ sung chất dinh dưỡng và hồi phục thể trạng. Giai đoạn từ 22- 84 ngày cho ăn thức ăn chửa GF07 2,0 - 3,5kg/con. Tùy vào thể trạng và lứa đẻ của lợn nái để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho nái và thai. - Nái chửa kỳ 2 (85 đến khi đẻ) Đây là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ mang thai. Bào thai phát triển nhanh, khối lượng sơ sinh của lợn con đạt được chủ yếu là nhờ sự phát triển trong giai đoạn này. Thức ăn của lợn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Chia làm 2 giai đoạn cho ăn. Giai đoạn 1 từ 85 – 107 ngày cho ăn thức ăn chửa GF07 2,2 – 4kg/con. Tùy vào thể trạng và lứa đẻ của lợn nái. Giai đoạn này lợn cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn khi thai phát triển nhanh và lớn. Cần tăng lượng thức ăn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho lợn. Giai đoạn 108 – đẻ cho ăn thức ăn lợn đẻ GF08 2,2 – 4kg/con. Tùy vào thể trạng và lứa đẻ của lợn nái. Là giai đoạn cuối cùng chuẩn bị cho quá trình đẻ lợn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tốt nhất. Để nâng cao sức khỏe nái mẹ và hoàn thiện phát triển lợn con khi ra đời. Thức ăn cho nái mang thai phải kiểm soát được độc tố nấm mốc và các chất dinh dưỡng sao cho không gây táo bón, không nứt móng, chất lượng phải ổn định liên tục. Thường xuyên vệ sinh máng ăn để hạn chế nấm mốc phát triển.
  29. 22 Bảng 2.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng lợn nái chửa Thời Thể Khẩu phần (kg/con/ngày) Thức ăn gian trạng Hậu bị Lứa 1-3 Lứa 4-7 >Lứa 7 Béo 1,6-1,8 1,8-2,0 2,0-2,2 2,2-2,8 01-21 GF08 Vừa 1,8-2,0 2,0-2,2 2,2-2,4 2,4-3,0 ngày Gầy 2,0-2,4 2,2-2,4 2,4-2,8 3,0-3,5 Béo 1,8-2,0 2,0-2,2 2,2-2,4 2,4-2,8 22-84 GF07 Vừa 2,0-2,2 2,0-2,4 2,4-2,8 2,4-3,0 ngày Gầy 2,2-2,4 2,4-2,8 2,4-3,0 3,0-3,5 Béo 2,0-2,2 2,0-2,4 2,4-2,8 2,4-3,0 85-107 GF07 Vừa 2,2-2,4 2,4-2,8 2,4-3,0 3,0-3,5 ngày Gầy 2,4-2,8 2,4-3,0 3,0-3,5 3,4-4,0 Béo 2,0-2,2 2,0-2,4 2,4-2,8 2,4-3,0 108-114 GF08 Vừa 2,2-2,4 2,4-2,8 2,4-3,0 3,0-3,5 ngày Gầy 2,4-2,8 2,4-3,0 3,0-3,5 3,5-4,0 Lưu ý: Ngoài quy định tiêu chuẩn thì có thể điều chỉnh khối lượng và loại thức ăn tùy theo thể trạng lợn. Lợn có thể trạng gầy, số lứa đẻ nhiều cung cấp khẩu phần ăn nhiều hơn nái có thể trạng lớn, số lứa đẻ ít. - Công tác chăm sóc lợn nái chửa Bổ sung chất khoáng, canxi cho lợn. Trước khi đẻ 10 ngày cần tẩy nội ngoại ký sinh trùng bằng trộn thuốc men tiêu hóa vào thức ăn cho lợn nái. Lưu ý: Cung cấp đủ nước sạch và mát cho nái mang thai, khoảng 11 lít/con/ngày. Thường xuyên quan sát tình trạng vôi trong nước tiểu và mủ từ âm hộ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  30. 23 + Giai đoạn lợn nái đẻ - Chăm sóc lợn mẹ Trước khi đẻ ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày thì phải đưa lợn mang thai lên chuồng đẻ để chờ đẻ. Căn cứ vào ngày đẻ dự kiến dưới chuồng bầu mà xếp theo các ô chuồng. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Trực đẻ, theo dõi đỡ đẻ cho lợn và can thiệp kịp thời khi cần thiết, tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Nước uống cho lợn nái luôn được cung cấp đảm bảo, nước sạch, mát và đủ. Nếu lợn mẹ đẻ bình thường hạn chế can thiệp và cố gắng hạn chế tiêm oxytoxin để lợn mẹ hình thành thói quen, tránh tình trạng lười rặn đẻ. Nếu lợn mẹ có các biểu hiện khác thường như rặn không đều, thời gian đẻ giữa các con lâu, cần can thiệp bằng cách tiêm oxytoxin liều 3ml/con theo dõi liên tục và can thiệp kịp thời bằng các thủ thuật đỡ đẻ để hạn chế tối đa rủi ro cho lợn mẹ và lợn con. Gần kết thúc quá trình đẻ tiêm truyền cho lợn mẹ như: Tiêm Dufamox- g 150/4 liều 20ml/con + Diclofenac 5 - 7ml/con + Hanprost 1ml/con (nếu chưa tiêm oxytoxin) vì khi lợn kết thúc quá trình đẻ lợn mẹ yếu, khẩu phần ăn giảm đi, rễ nhiễm khuẩn trong quá trình đẻ nên cần bổ sung kháng sinh để phòng bệnh, chống viêm, và hanprost để kích thích động dục, tan thể vàng, cho đẻ theo yêu cầu. Truyền đường Glucose 10% 500ml/con + muối Natriclorua 0,9% 20ml/con + VitaminC200 20ml/con + Ade B.complex 20ml/con: Để bổ sung các vitamin thiết yếu giúp lợn nái hồi phục và tăng sức khỏe, sức đề kháng, trợ sức, trợ lực, kích thích thèm ăn, chống stress, thải độc do mất nước,
  31. 24 Lợn nái nuôi con 7 ngày tiêm vắc-xin Parvor, trước khi cai sữa 7 ngày tiêm vitADE 1ml/com để giúp lợn hồi phục, cung cấp dinh dưỡng, vitamin cho lợn. Chuồng đẻ dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh GF08: Ngày cho ăn 2 lần khẩu phần ăn cho từng giai đoạn lợn nái đẻ là khác nhau và tùy vào thể trạng, tình hình sức khỏe của lợn mẹ. Bảng 2.2. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ Khẩu phần Thời gian Loại thức ăn Thời gian (kg/con/ngày 4 ngày 2,5 3 ngày 2,0 Trước đẻ GF08 2 ngày 1,5 1 ngày 1,0 1 ngày 1,0 2 ngày 2,0 3 ngày 3,0 4 ngày 4,0 Sau đẻ GF08 5 ngày 5,0 6 ngày 6,0 7 ngày đến trước 2,4 + 0,4* cai sữa (số con nuôi) 2 ngày 4,0 Trước cai sữa GF08 1 ngày 2,0 Sáng 1,0 Cai sữa GF08 Chiều Nhịn 1 ngày đến lên 3,0-4,0 giống Sau cai sữa GF08 Lên giống và có 2,0-2,5 vấn đề chờ phối
  32. 25 Lưu ý: Lợn nái bỏ ăn thì giảm 50% khẩu phần ăn so với tiêu chuẩn. Bổ sung vitaminC + Bcomplex. Nái yếu, bỏ ăn phải bón mớm thức ăn cho nái từng ít một chia làm nhiều lần. 2.2.2.6. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con Đàn lợn con theo mẹ tại trại được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy định của trại được chia làm 3 giai đoạn: + Lợn con từ 1 - 4 ngày tuổi + Lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi + Lợn con cai sữa (21 ngày tuổi) Cần kết hợp với cán bộ kỹ thuật của trại, chỉ đạo công nhân, chăn nuôi hợp lý, khoa học với từng giai đoạn, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cụ thể như sau: + Lợn con từ 1 - 4 ngày tuổi Lợn con đẻ sau 6 - 12 tiến hành cắt đuôi, mài nanh, tiêm vitADE 0.1ml/con, pha men tiêu hóa E.lac 10g + kháng sinh Neo-Colistin 10g + nước đun sôi để nguội 100ml/đàn (10 con) phòng đi ỉa, bấm số tai lợn con. Loại lợn con yếu, còi cọc (dưới 1kg), dị tật. Ngày 2 - 3 tiêm sắt cho lợn liều 0,2ml/con. Cho uống thuốc phòng cầu trùng Toltrazuril 1ml/con. Ngày 4 thiến lợn đực (chú ý đánh dấu lợn dái trong: Con đực có ngoại hình đẹp hỏi ý kiến kỹ thuật để chọn lọc làm đực hậu bị). Men tiêu hóa E.lac 10g + kháng sinh Neo-Colistin 10g + nước đun sôi để nguội 100ml/đàn (10 con) phòng đi ỉa, lông đẹp, phát triển nhanh. + Lợn con từ 5 – 21 ngày tuổi Lợn con bắt đầu được cho tập ăn sớm (đặt máng ăn trong ô chuồng lợn con và cho một ít thức ăn để lợn làm quen với thức ăn, sau khi lợn đã ăn
  33. 26 được ta tăng dần lượn thức ăn), tại trang trại sử dụng thức ăn Greenfeed 9014 plus để cho lợn con tập ăn. Lợn con 7 ngày tiêm vắc-xin Suyễn lần 1 liều 2ml/con. Lợn con sau khi được 13 ngày tuổi, tiến hành làm vắc xin Circo liều 2ml/con Lợn con được 19 ngày tuổi, tiến hành làm vắc xin Suyễn lần 2 liều 2ml/con. Trong thời gian này hàng ngày lợn được điều trị hội chứng tiêu chảy và các bệnh khác (thiếu sắt, xù lông, khớp ) + Lợn con cai sữa (từ 21 - 28 ngày tuổi). Khi lợn đã được 21 ngày tuổi sau khi phòng bệnh và làm vắc xin theo yêu cầu, tiến hành cai sữa. Trong thời gian cai sữa tiêm vắc xin tả cho lợn (ngày 25 - 26). Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp ô chuồng tránh để lợn con đi ỉa. * Những lưu ý trong kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản - Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản cần được nghiên cứu và áp dụng chính xác, tuy nhiên lại cần linh hoạt theo từng giống lợn. Cần căn cứ và đặc điểm sinh sản, tập quán sinh trưởng của lợn nái để có thể áp dụng sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. - Chăn nuôi lợn nái sinh sản yêu cầu tâm huyết và sự tỉ mỉ, cẩn thận cao. Mỗi bước trong nuôi lợn nái sinh sản cần được tiến hành đúng và đạt tiêu chuẩn. Tối ưu các khâu chăm sóc càng tốt thì hiệu quả chăn nuôi sẽ càng cao. Khác với chăn nuôi lợn thịt, kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản là kế hoạch dài hơi hơn. Vì vậy, cần đầu tư nhiều thời gian và tâm sức nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi hơn. - Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản cần được cập nhật theo xu thế chăn nuôi, theo mức độ phát triển của khoa học nông nghiệp, cần được thử nghiệm
  34. 27 theo các phương pháp mới và mang hiệu quả cao. Và hơn hết, cần tuân thủ theo kỹ thuật chăn nuôi lợn khoa học, thông minh. 2.2.3. Một số bệnh sinh sản thường gặp ở lợn 2.2.3.1 Bệnh viêm tử cung + Nguyên nhân - Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây sây sát và tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo và tử cung. - Do tinh dịch bị nhiễm và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn cái. - Chuồng trại và môi trường sống của lợn cái bị ô nhiễm. Nhiệt độ chuồng quá nóng hoặc quá lạnh. - Thiếu sót về dinh dưỡng. + Triệu chứng - Thể cấp tính: Con vật sốt 420C trong vài ngày đầu: Âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhầy trắng đục: Đôi khi có máu lờ mờ. Con vật đứng, nằm, bứt rứt không yên tĩnh, biếng ăn. - Thể mạn tính: Không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy, dịch trắng đục tiết ra từ âm đạo: Dịch nhầy thường không liên tục, mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Lợn nái thường thụ tinh không có kết quả hoặc khi đã có thai sẽ bị thai chết vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai làm chết thai. + Phòng bệnh - Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ thụ tinh, phải đúng quy cách, vô trùng cẩn thận. Tay người thụ tinh viên phải rửa sạch, sát trùng trước khi làm công tác thụ tinh nhân tạo. Không sử dụng lợn đực bị bệnh đường sinh dục để lấy tinh cũng như cho nhảy trực tiếp. Thực hiện vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả của lợn cái.
  35. 28 - Vệ sinh sạch sẽ, thụt rửa tử cung sau khi sinh bằng Ampicillin + Kanamycin 1g/30ml nước sôi để nguội. Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm thử cung trên 620 lợn nái ngoại nuôi tại một số trại tại vùng Bắc Bộ cho thấy: Tỷ lệ nhiễm viêm tử cung ở đàn lợn tương đối cao, biến động từ 36,57% tới 61,07%. Tỷ lệ mắc tập trung ở những lợn nái đẻ lứa đầu đến lứa thứ 8 Nguyễn Văn Thanh, (2007 ) [21]. Lê Thị Tài và cs. (2002) [20] cho rằng: Đây là một bệnh khá phổ biến ở gia súc cái. Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia súc cái. Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [8], Trần Thị Dân (2004) [7]: Khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính như: Lợn dễ bị sảy thai, bào tai phát triển kém hoặc thai chết lưu, lợn nái giảm sữa hoặc mất sữa, nếu lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ không có khả năng động dục trở lại. Viêm tử cung là một trong những yếu tố gây vô sinh, rối loạn chức năng cơ quan sinh dục vì các quá trình viêm ở trong dạ con cản trở sự di chuyển của tinh trùng tạo độc tố có hại cho tinh trùng như: Spermiolisin (độc tố làm tiêu tinh trùng). Các độc tố của vi khuẩn, vi trùng và các đại thực bào tích tụ gây bất lợi với tinh trùng, ngoài ra nếu có thụ thai được thì phôi ở trong môi trường dại con bất lợi cũng dễ bị chết non (Lê Văn Năm và cs. 1999 [16]). 2.2.3.2. Bệnh viêm vú + Nguyên nhân - Lợn nái bị tắc sữa do sữa bị ứ lại trong vú: Trường hợp lúc chuyển dạ có nhiều sữa, nhưng chưa sinh con nên sữa không được bú hút ra, đến khi sinh ra vài con, cho bú thì vú không có sữa do bị tắc sữa: Nái đẻ lứa đầu, hăng con, không chịu cho bú, cắn con, chủ nuôi không can thiệp được để sữa ứ lại trong vú. Nái nhiều sữa con bú không hết, nái ít con hoặc cho bú không
  36. 29 đều, có vú không được bú, ứ sữa là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E.coli, Streptococus, Staphylococus, Klebsiella (Duy Hùng, 2011 [35]). - Nái sinh xong bị bệnh gây sốt (viêm tử cung, tụ huyết trùng, thương hàn mãn, tai xanh ) gây viêm tắc sữa. - Lợn con cắn vú mẹ gây tổn thương vú (nhất là cắt răng gây gãy nhọn) kết hợp với chuồng nuôi nhiễm khuẩn gây viêm vú. - Lợn mẹ có các viêm nhiễm (viêm khớp, viêm phổi có mủ, viêm móng, các loại abscess khác ) gây vấy nhiễm đến vú hoặc nhiễm khuẩn huyết, dẫn đến viêm vú. - Khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mô vú bị viêm cho thấy, vi khuẩn chính gây viêm vú là Staphylococcus aureus. Và Arcanobacterium pyogenes (Christensen và cs., 2007 [31] +Triệu chứng - Dạng nhẹ: Lợn bị tức sữa, sữa bị nghẽn, không phún sữa được, đau tức vú, có thể sốt. Vú có thể sưng, nóng: Nái có thể bỏ ăn do đau, hoặc cắn con không cho bú, nhất là ở lợn nái tơ. Bệnh thường phát sinh ngay sau khi sinh, nếu không xử lý kịp thời có thể gây tức sữa ngày càng tăng, mất phản xạ tiết sữa và phún sữa, vú ứ sữa xấu lâu sẽ nhiễm khuẩn gây sốt cao tác động toàn thân nái, bệnh chuyển sang dạng nặng. - Dạng nặng: Nái sốt cao (trên 40 độ C), vú viêm thể hiện rõ qua các triệu chứng: Sưng, cứng, nóng, đỏ, đau. Có thể viêm 1-2 vú, cũng có thể viêm toàn khối vú. Các vú viêm cứng vắt không ra sữa, sau một vài ngày vú bớt cứng, vắt ra sữa lợn cợn hoặc có mủ xanh, hoặc có máu (nếu để lợn con bú các vú này sẽ làm lợn con nhiễm khuẩn, bị tiêu chảy). Nếu không điều trị vú viêm bị teo, có thể hình thành abscess cứng bên trong vú, vú bị hư, sang
  37. 30 lứa kế vú đó không cho sữa nữa: Đôi khi vú viêm sẽ gây lây lan mầm bệnh sang vú khác, mỗi lứa có nhiều vú viêm hơn. + Phòng bệnh - Tiêu độc sát trùng ô đẻ trước khi đưa nái vào đẻ. - Vệ sinh thân thể nái, chú ý rửa sạch hai hàng vú, hai chân sau bằng nước ấm. - Cho lợn con bú sữa đầu sớm, khoảng cách các cữ bú đều, ban đầu nhặt (2 giờ/ lần), sau đó giãn dần ra 3 giờ/ lần, ngày 6 cữ. Không nên cắt cữ sẽ làm ứ sữa lại, dễ viêm vú. Trường hợp có chuồng lồng, lợn bú tự do khi đói. Khi nái bệnh hoặc lợn con bệnh, nếu cắt sữa phải nặn sữa bỏ. - Chú ý khi bấm răng lợn con không để gãy nhọn, nếu không chắc chắn, thì không bấm răng. Răng nguyên sẽ không gây tổn thương vú mẹ bằng răng được bấm không tốt. - Giảm bớt chất đạm trước và sau khi đẻ vài ngày. Tránh gây tác động kích thích thần kinh nái (ồn ào, đông người ) Sẽ làm quá trình tiết sữa, phún sữa bị ảnh hưởng, nái bị kích động dễ sinh ra cắn con, không cho bú, sự ứ sữa dễ gây viêm vú 2.2.3.3. Đẻ khó Bệnh đẻ khó ở lợn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. + Nguyên nhân chủ yếu: - Do lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình nuôi từ hậu bị đến khi lợn chửa, đẻ, ít vận động, cơ bụng, cơ hoành, cơ liên sườn yếu và xương chậu hẹp. Trong quá trình chăm sóc chúng ta nên lưu ý đến chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin, cân đối chất đạm, chất xơ chúng ta có thể bổ sung vào thức ăn các chất khoáng vi lượng, đa lượng, men, vitamin,acid amin Sẽ làm cho lợn mẹ tăng sức đề kháng.
  38. 31 - Do xương chậu hẹp bẩm sinh, do thai quá to vì chế độ ăn uống cho lợn nái khi có chửa không đúng quy trình kỹ thuật. Khi lợn chửa bị sốt cao do mắc các bệnh truyền nhiễm đã điều trị trong thời gian khá dài. - Do lợn nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hoóc môn kích đẻ quá thấp trong thời gian đẻ. Do lợn nái bị liệt 1/3 thân sau: Nơi đẻ, cách đỡ đẻ không đúng kỹ thuật hoặc chưa phù hợp và do đẻ ngược thai - Cơn co thắt và rặn đẻ yếu thứ phát xảy ra do bào thai không di chuyển được. Các cơn co thắt và rặn đẻ yếu nguyên phát, thông thường, quan sát thấy khi vi phạm chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc chửa và thiếu vận động, cũng như khi bị bệnh làm suy yếu sức khỏe của con mẹ. Cần can thiệp để cứu lợn con và mẹ (Nguyễn Xuân Bình, 2000 [2]). + Phòng và điều trị - Cần chọn giống lợn hậu bị đúng kỹ thuật về ngoại hình, lợn có hình nêm (phía đầu nhỏ, phía sau to dần). Cần loại bỏ những lợn dị dạng, lợn nhỏ, xương chậu hẹp và lợn nái quá già cần loại thải. Ngăn chuồng cho lợn nái đẻ riêng biệt, yên tĩnh và giữ vệ sinh. Đỡ đẻ đúng kỹ thuật, không gây ồn ào trong khi lợn đẻ. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung kịp thời các nguyên tố vi lượng giúp cho quá trình tiết hoóc môn phù hợp với từng giai đoạn. 2.2.3.4. Bệnh sót nhau + Nguyên nhân gây bệnh Bệnh sót nhau xảy ra trên đàn lợn sinh sản của chúng ta bởi các nguyên nhân. - Do khẩu phần ăn của lợn nái giai đoạn mang bầu thiếu dinh dưỡng: Protein, khoáng, vitamin trong thời gian dài làm cho cơ thể gầy yếu, nên khi đẻ xong không còn đủ sức đẩy nhau ra bên ngoài. - Khẩu phần ăn của lợn nái giai đoạn cuối quá nhiều so với tiêu chuẩn, lợn nái quá mập, thai quá to, dẫn đến đẻ khó.
  39. 32 - Lợn nái mang nhiều thai (15-17 con), khi rặn đẻ bị kiệt sức nên không đủ sức rặn đẩy nhau ra ngoài. - Lợn nái bị mắc các chứng bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa mãn tính, dẫn đến nái bị suy nhược cơ thể, sức khỏe yếu. - Lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung trước khi đẻ. - Lợn nái bị rối loạn nội tiết tố sinh dục. - Do công tác đỡ đẻ xử lý vội vàng làm cho nhau thai bị đứt sót lại trong tử cung: Lợn con vừa mới sinh ra đã dùng tay kéo mạnh ra bên ngoài, nhau thai vừa mới nhú một tí ra khỏi mép âm hộ đã vội vàng dùng tay kéo ra - Lợn nái quá già (> 8 lứa) sức khỏe không còn được dẻo dai nên khi đẻ bị đuối sức, tử cung co bóp yếu, không đẩy được nhau ra bên ngoài. + Triệu chứng lâm sàng - Quan sát số lượng lợn con sinh ra và số lượng bánh nhau chúng ta sẽ biết được lợn nái đã ra hết nhau hay chưa: Mỗi con có 1 bánh nhau, mỗi bánh nhau có 1 cuống nhau. - Sau khi lợn nái sinh được khoảng 5-7 giờ, nhưng nhau vẫn chưa ra hết thì xác định là lợn nái đẻ sót nhau. - Biểu hiện của nái sót nhau: Nái bứt rứt không yên, rặn nhiều, có thể không cho lợn con bú sữa. Mép âm hộ có dịch màu hồng chảy ra. Lợn nái mệt mỏi, ăn uống kém, sốt cao 41 – 420C, cơ thể ửng đỏ, khó thở, vú căng cứng. Giai đoạn sau dịch viêm chảy ra nhiều, có màu đen lẫn máu, mùi tanh hôi lẫn các bánh nhau bị phân hủy. + Cách phòng bệnh - Chăm sóc nái mang thai tốt, đặc biệt là thời kỳ chửa cuối (84 - 114 ngày), với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng (protein, khoáng chất, vitamin) - Kịp thời điều trị các chứng bệnh có liên quan đến giảm trương lực cơ trơn co bóp tử cung, tổn thương vùng chậu, đau chân, bệnh đẻ khó.
  40. 33 - Đối với các trang trại có quy mô lớn và trung bình cần quan tâm kỹ đến cơ cấu đàn: Nên loại bỏ sớm các nái già sức khỏe yếu (>9 lứa). - Quan tâm kỹ hơn đến khâu đỡ đẻ: Vệ sinh sạch sẽ lợn nái trước, trong và sau khi đẻ. - Đối với nái già > 6 lứa, sau khi đẻ được khoảng 8-10 con mà sức rặn yếu thì chúng ta nên bổ sung thêm 2ml Oxytocine/nái để kích thích co bóp tử cung. - Đối với nái đẻ bình thường: Cho nái đẻ tự nhiên, không vội vàng can thiệp (dùng tay lôi, kéo khi lợn con chưa đứt dây rốn), thay vào đó chúng ta có thể dùng kéo cắt đứt dây rốn trong trường hợp dây rốn dài và nhiều thai ra cùng lúc. - Để nhau thai ra tự nhiên, không dùng tay lôi, kéo khi thấy nhau thai vừa mới nhú ra mép âm hộ phòng nhau thai bị đứt và sót trong tử cung. - Nếu can thiệp lợn nái đẻ khó bằng cách móc: Cắt ngắn móng tay, vệ sinh sạch sẽ bằng xà bông, xịt cồn 700, xoa đều gel bôi trơn, chụm 5 đầu ngón tay trước khi đưa vào tử cung, kéo thai ra theo nhịp rặn của lợn nái tránh nái bị mất quá nhiều sức, không còn sức để đẩy nhau ra ngoài. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ngành chăn nuôi lợn là một bộ phận quan trọng cấu thành của ngành chăn nuôi Việt Nam, cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Việc quan tâm, đầu tư, nghiên cứu vào lĩnh vực chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu việt nam đã đem đến nhiều nghiên cứu thiết thực, hữu ích để giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả chăn nuôi, nắm bắt cách chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị cho đàn lợn nhằm nâng cao năng xuất và hiệu quả kinh tế. Một trong các nghiên cứu đó là:
  41. 34 Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [21], kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung. Trên 620 lợn nái ngoại nuôi tại một số trại tại vùng Bắc Bộ cho thấy: Tỷ lệ nhiễm viêm tử cung ở đàn lợn tương đối cao, biến động từ 36,57% tới 61,07%. Tỷ lệ mắc tập trung ở những lợn nái đẻ lứa đầu đến lứa thứ 8. Theo Nguyễn Văn Điền (2015) [9], đối với lợn nái viêm nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh oxytetracyclin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày. Tiêm amoxi 15 % 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ. Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnh cao. Theo Nguyễn Thiện và cs, (2006) [24], đối với nái có chửa phải được chăm sóc đặc biệt, vì lúc này là thời kỳ “trồng cây sắp đến ngày hái quả”. Mục tiêu chăm sóc thời kỳ này cần đạt được: Bào thai trong bụng lợn mẹ phải phát triển bình thường, không xảy ra chết thai trong bụng do đó cần: - Lợn luôn vận động nhẹ nhàng. - Chuồng nuôi không trơn trượt. - Một nái nên ở một ô. - Trước khi đẻ 7 ngày cần tắm rửa chuyển sang ô chờ đẻ. - Trước đẻ 2 ngày cần giảm khẩu phần ăn. Theo Nguyễn Ngọc Phục (2005) [18], năng lượng trong sữa đầu cao hơn trong sữa thường khoảng 20%. Điều này rất quan trọng đối với lợn con vì chúng rễ bị mất nhiệt do có rất ít năng lượng dự trữ, lớp mỡ dưới da mỏng và có ít lông bao phủ không có khả năng cách nhiệt. Theo Lê Hồng Mận (2006) [15], sự hao mòn cơ thể lợn mẹ thường là 10 - 20% tùy vào lứa đẻ, số lượng lợn con, thời gian cai sữa và sự chăm sóc nuôi dưỡng. Nuôi lợn nái thời kỳ nuôi con cần phải có thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng và thức ăn cho lợn con tập ăn sớm. Cai sữa sớm cho lợn con để cơ thể mẹ giảm hao mòn, nhanh động dục, tăng lứa đẻ và đẻ nhiều con
  42. 35 . Khi lợn mẹ gầy yếu nên bỏ qua một chu kỳ động dục để vỗ béo bổ sung dinh dưỡng, hồi phục cơ thể. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, (2002) [14], thì: Bệnh viêm tử cung do vi khuẩn Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo. Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [7], đã nghiên cứu và cho biết, ở các tháng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao, tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy cao (26,98% - 38,18%). Theo Sa Đình Chiến và Cù Hữu Phú (2016) [3], phương thức chăn nuôi truyền thống có tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy là 31,1% và tỷ lệ chết chiếm 23,4%. Phương thức chăn nuôi công nghiệp tỷ lệ mắc là 33,8% và tỷ lệ chết chiếm 21,5%. Theo Đỗ Kim Chung và cs, (2009) [4]. Trình độ người lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc hiệu quả chăn nuôi và khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi. Theo Lê Văn Lãnh và cs, (2012) [13], bệnh suyễn lợn hay “Dịch viêm phổi địa phương ở lợn” (Enzootic pneumonia) là bệnh truyền nhiễm mãn tính ở lợn. Tỷ lệ chết không cao nhưng bệnh gây ra thiệt hại lớn trong nghành chăn nuôi lợn làm giảm tốc độ tăng trọng và gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh kế phát, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp. Theo Bùi Tiến Văn (2015) [26], một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột là E. coli, samonella sp, shigela, Klebsiella, C. Pefringens Đó là những vi khuẩn quan trọng gây rối loạn tiêu hóa ở người và nhiều loài động vật. Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [25], lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa Xuân và thấp nhất vào mùa Thu.
  43. 36 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Thacker E. (2016) [33] cho biết: Mycoplasma hyopneumoniae (MH) là mầm bệnh chính gây dịch viêm phổi địa phương ở lợn và được quan tâm đến như là một nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh hô hấp phức hợp ở lợn. Nhiều kết quả nghiên cứu của Winters và cs (1978) đã chứng minh, lợn lai khác giống lợn thuần chủng về số lợn con nuôi sống và vỗ béo đến khi xuất chuồng, tiêu tốn thức ăn tăng khối lượng thấp hơn. Theo Bilkei (1994) [1], viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn E.coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương. Chữa bệnh viêm tử cung bằng cách: Sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao: streptomycin 0,25 g, penicillin 500.000UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml + VTM C (Smith và cs, 1995) [32]. Theo (Smith và cs, 1995) [32], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh.
  44. 37 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng - Trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con . 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện - Địa điểm: Trại lợn Tân Thái, xóm Tân Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên. - Thời gian: Từ ngày 18/05/2019 đến ngày 18/11/2019. 3.3. Nội dung thực hiện - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Tân Thái. - Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại. - Thực hiện biện pháp phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh. - Thực hiện các công tác khác. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện - Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Tân Thái trong 3 năm (2017 - 2019). - Cơ cấu đàn lợn tại thời điểm thực tập. - Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái sinh sản. - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh. - Tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại. - Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại. - Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại. - Số lượng lợn con được can thiệp thủ thuật. - Khối lượng công việc nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn. - Tỷ lệ khỏi bệnh
  45. 38 3.4.2. Phương pháp thực hiện 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn. Tiến hành thu thập thông tin qua sổ sách của trại cộng với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại. 3.4.2.2. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh và áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng,phòng và điều trị cho lợn nái sinh sản tại trại lợn. - Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh: Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: Cách ăn uống hàng ngày, trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch viêm Ghi chép vào cuốn nhật ký thực tập hàng ngày. - Phương pháp phòng và điều trị bệnh: Từ các triệu chứng thu thập được hàng ngày tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại. - Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại: Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mà trang trại đang thực hiện. 3.4.2.3. Phương pháp thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh. Tình hình dịch bệnh diễn biến nhanh và phức tạp nên công tác phòng chống dịch và vệ sinh tại trại đòi hỏi hết sức nghiêm ngặt và nghiêm túc tuân thủ. Tất cả công nhân, kỹ thuật điều thực hiện lệnh cấm trại cách ly hoàn tàn với bên ngoài, tất cả các công tác ăn ở sinh hoạt điều diễn ra trong trại, nguồn thức ăn là thịt lợn do trại sản xuất ra. Quần áo, giầy dép sinh hoạt tập trung hoàn toàn không được sử dụng tại khu chăn nuôi sản xuất. Dụng cụ chăn nuôi phải an toàn, riêng biệt phục vụ 1 mục đích an toàn vệ sinh trong sản xuất. Khi dùng xong phải để gọn gàng sấy trong phòng có bóng UV.
  46. 39 Khi công nhân vào chuồng đều phải thay quần áo bảo hộ lao động và phun thuốc sát trùng. Đối với những người không nhiệm vụ thì không được vào. Các loại xe trước khi vào khu chăn nuôi đều phải dừng lại ở cổng trại để phun sát trùng, đi qua hố vôi. Tại cửa mỗi chuồng nuôi đều có khay vôi sát trùng để trước khi vào chuồng, tất cả kỹ sư, công nhân và sinh viên thực tập đều phải dẫm qua. 3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu - Tỉ lệ lợn mắc bệnh: ∑ số lợn mắc bệnh Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 ∑ số lợn theo dõi - Tỷ lệ lợn khỏi: ∑ số con khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi (%) = x 100 ∑ số con điều trị - Tỷ lệ tiêm phòng: ∑ số con được tiêm phòng Tỷ lệ tiêm phòng (%) = x 100 ∑ số lợn - Tỷ lệ lợn con được thực hiện thao tác phẫu thuật ∑ số con thực hiện phẫu thuật Tỷ lệ thực hiện (%) = x 100 ∑ lợn con 3.5. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu thu thập được xử lý bằng máy tính cầm tay casio.
  47. 40 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Tân Thái, Đồng Hỷ - Thái Nguyên Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,5 lứa/năm. Số con sơ sinh là 11,51 con/đàn, số con cai sữa là 10,85 con/đàn. Trại hoạt động vào ổn định và thay đổi nhanh chóng theo xu hướng chăn nuôi hiện nay. Duy trì cung cấp giống cho người dân địa bàn Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh miền bắc nói chung. Đảm bảo chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho người dân theo nhiệm vụ được giao của Trung tâm Giống cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản, tỉnh Thái Nguyên. Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển chuồng chờ xuất. Tình hình chăn nuôi của trại năm 2017 đến tháng 11/2019 được trình bày qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại qua 3 năm (2017 – 2019) Số lượng (con) STT Loại lợn Đến Tháng 2017 2018 11/2019 1 Lợn đực giống 8 9 7 2 Lợn nái sinh sản 212 210 207 3 Lợn hậu bị 23 26 22 4 Lợn thịt 1478 1523 1250 5 Lợn con 6076 6225 5620 Tính chung 7797 7993 7106
  48. 41 Bảng 4.1 cho thấy, số lượng các loại lợn của trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Số lợn con và lợn thịt là cao nhất, do trang trại vừa sản xuất lợn giống, vừa sản xuất lợn thịt. Số lượng lợn nái sinh sản và lợn đực giống của trại có sự chênh lệch qua các năm không quá lớn nhằm cung cấp giống và lợn thịt ổn định cho thị trường. Tại trại, từng con lợn nái được theo dõi tỉ mỉ, các số liệu liên quan như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến , được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi. Lợn nái già được loại thải bằng lợn hậu bị để đảm bảo năng suất. Năm 2019 do tình hình dịch bệnh tả Châu Phi nên để đảm bảo an toàn trại sử dụng các biện pháp phòng chống dịch ở mức độ cao cũng gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như tổng đàn lợn tại trại (đặc biệt là đàn lợn thịt). Tổng đàn giảm 691 con so với năm 2017 và 887 con so với năm 2018. Cơ cấu đàn lợn của trại cũng giảm theo tính chất và xu hướng chăn nuôi hiện này. 4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản 4.2.1. Số lượng lợn nái tại trại trong 6 tháng thực tập Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản là một quy trình quan trọng đòi hỏi kỹ thuật, sự tỉ mỉ nghiêm túc và quy trình hết sức nghiêm ngặt của bất kỳ trại chăn nuôi nào. Chính vì vậy, trong suốt 6 tháng thực tập tại trại, em đã thường xuyên được tham gia các công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại. Em đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều về cách chăm sóc, nuôi dưỡng dành cho từng loại lợn, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn tốt và hiệu quả. Kết quả thực hiện cụ thể được trình bày ở bảng 4.2
  49. 42 Bảng 4.2. Số lượng lợn nái đẻ tại trại trong 6 tháng thực tập Tháng Nái đẻ, nuôi con (con) Lợn con đẻ ra (con) 18-31/5 13 168 6 25 318 7 42 477 8 42 531 9 29 283 10 33 352 1-5/11 5 64 Tổng 189 2193 Bảng 4.2 cho thấy, trại có tổng lợn nái sinh sản là 189 con. Do sự sắp xếp công việc của quản lý trại. Em đã được học hỏi và trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản cũng như các công việc của trang trại. Số lợn con trung bình trong thời gian thực tập từ 18/5 đế 5/11 đạt 11,60 con/nái. Số lượng nái đẻ tháng 6 - 9 - 10 ít hơn tháng 7 - 8 do lịch phối giống của trại. Năng suất của nái được đánh giá là tương đối tốt. Một phần do quy trình phòng bệnh trong thời gian này nghiêm ngặt và tương đối nhiều cũng ảnh hưởng và làm giảm năng suất sinh sản và sự phân công sắp xếp công việc luân phiên giữa các chuồng nên số liệu vẫn chưa đánh giá hết được khả năng sinh sản đúng nhất của đàn lợn. 4.2.2. Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại Theo bảng 4.3 tình hình sinh sản của lợn nái được em trực tiếp theo dõi và chăm sóc là tương đối tốt. Tổng nái đẻ được em chăm sóc là 78 con trong đó có 71 con đẻ bình thường đạt 91,02%; 7 con đẻ khó với tỷ lệ 8,98% do các yếu tố khác nhau như lợn bị nóng, thể trạng lợn gầy, nái đẻ trên 8 lứa.
  50. 43 Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp chăm sóc tại trại Đẻ bình Số nái đẻ khó Số nái đẻ Tỷ lệ Tỷ lệ Tháng thường phải can thiệp (con) (%) (%) (con) (con) Từ 18/5 4 3 75,00 1 25,00 đến 31/5 6 13 11 84,62 2 15,38 7 17 16 94,12 1 5,88 8 17 17 100 0 0,00 9 17 16 94,12 1 5,88 10 9 7 77,78 2 22,22 1/11 đến 1 1 100 0 0,00 5/11 Tổng 78 71 91,02 7 8,98 Về cách xử lý nếu lợn đẻ bình thường thì hạn chế can thiệp, gần kết hoặc kết thúc quá trình đẻ bổ sung đường glucose 500ml kết hợp với 20ml muối, vitamin C 20ml và B.complex 20ml cho lợn, đồng thời tiêm kháng sinh Dufamox-g 150/40 20ml phòng các bệnh kế phát, tiêm Hanpsort 2ml giúp tan thể vàng nhanh động dục, diclofenac 5 - 7ml chống viêm. Kết thúc quá trình đẻ thụt rửa bằng cách phá kháng sinh Ampi - Kana với nước đun sôi để nguội 600ml, thụt rửa đường sinh dục cho nái. Nếu nái đẻ khó bằng các biện pháp phòng và bổ sung thuốc bổ, kháng sinh như trên ta cần can thiệp hỗ trợ nái đẻ kịp thời đưa con ra ngoài, chú ý vệ sinh khử trùng tay và dụng cụ khi can thiệp. Theo dõi thường xuyên tình trạng của nái.
  51. 44 4.3. Các công tác khác đã thực hiện tại trại Bảng 4.4. Kết quả các công tác khác đã thực hiện trong thời gian thực tập tại trại Tổng số Số lợn trực Tỷ lệ STT Công việc thực hiện lợn tiếp thực (%) (con) hiện (con) 1 Đỡ đẻ cho lợn 78 78 100 3 Mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi 794 794 100 4 Thiến lợn đực 286 286 100 5 Mổ hecni, dịch hoàn ẩn 31 29 93,55 Qua bảng 4.4 có thể thấy, trong 6 tháng thực tập, em đã thực hiện các công việc thủ thuật trên đàn lợn con và đạt hiệu quả cao. Em đã đỡ đẻ cho 78 lợn nái an toàn và đúng kỹ thuật. Vì lợn con sau khi sinh cần phải mài nanh để không làm tổn thương vú lợn mẹ và lợn con cắn nhau, cắt đuôi sớm giúp lợn hạn chế chảy máu, tránh stress, bấm số tai sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu, giảm stress. Em đã thực hiện mài nanh, bấm tai và cắt đuôi cho 794 lợn con, đạt tỷ lệ an toàn 100%. Thiến lợn đực 286 con đạt 100%. Số lượng lợn con bị hecni, dịch hoàn ẩn tại trại rất thấp. Trong 6 tháng thực tập, em đã theo dõi và phát hiện được 31 con lợn con bị hecni và dịch hoàn ẩn đã tiến hành xử lý 29 con (tỷ lệ khỏi 93,55%). Nguyên nhân dẫn đến lợn con bị hecni chủ yếu là do khi đẻ ra lợn con đã bị, một phần là do trong quá trình thao tác kỹ thuật thiến lợn không đúng làm sa ruột bẹn hay cắt rốn không đúng làm sa cuống rốn. Lợn bị dịch hoàn ẩn do dị tật bẩm sinh trong quá trình mang thai.
  52. 45 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái trực tiếp theo dõi Số lợn con Số lợn Số lợn con đẻ Tỷ lệ còn sống Tháng nái đẻ ra/lứa nuôi sống đến cai sữa (con) (con) (%) (con) Từ 18/5 đến 4 48 45 93,75 18/11 6 13 154 130 84,42 7 17 205 168 82,00 8 17 220 188 85,50 9 17 194 177 91,23 10 9 88 75 85,22 1-5 tháng 11 1 11 11 100 Tính chung 78 920 794 86,30 Theo bảng 4.5. Cho thấy số lượng lợn con của lợn nái được em trực tiếp theo dõi và chăm sóc qua 6 tháng thực tập là tương đối tốt với 920 con đạt 41,95% so với tổng lợn con đẻ ra tại trại trong 6 tháng là 2193 con (bảng 4.2). Số lượng lợn con chọn nuôi và nuôi sống là 794 con đạt 86,30%. Em đã thực hiện và chấp hành nghiêm túc các quy trình kỹ thuật, các chỉ đạo của trại giao. Số lượng lợn con loại từ sơ sinh đến cai sữa 21 ngày là 126 con chiếm tỷ lệ 13,70% chủ yếu là do nhẹ cân, dị tật, bị mẹ đè trong quá trình nằm chăm sóc con, bị mắc các bệnh như tiêu chảy, phổi, ảnh hưởng của thời tiết
  53. 46 4.5. Kết quả phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại 4.5.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại Bảng 4.6. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh và sát trùng tại trang trại Tổng số Hoàn STT Công việc Thực hiện lượt thực thành hiện (%) Vệ sinh chuồng trại hàng 1 2 Lượt / ngày 330 100 ngày Phun sát trùng định kỳ 2 1 Ngày / lần 165 100 xung quanh trang trại Phun sát trùng trong 3 2 ngày / lần 82,50 100 chuồng Rắc vôi đường đi, xung 4 7 ngày / lần 23,75 100 quanh chuồng Tắm sát trùng , quét ,vệ 5 1ngày / lần 165 100 sinh khuân viên trại 6 Diệt chuột 3 ngày / lần 55 100 Công tác vệ sinh, sát trùng tại trang trại được thực hiện rất nghiêm ngặt và liên tục hàng ngày. Theo bảng 4.6. Trong 165/180 (bảng chấm công) ngày làm việc trực tiếp tại trại em đã trực tiếp tham gia vào công tác vệ sinh, sát trùng của trại. Khi vào chuồng sau khi kiểm tra đàn lợn là dọn phân và thực hiện thu gom phân trong ngày làm việc để tránh lợn mẹ đè dẫm lên phân. Sau khi cho lợn ăn phải cọ rửa máng sạch sẽ. Xịt rửa đàn lợn, sàn chuồng, gầm chuồng sạch thường xuyên ngày 2 lần tổng thực hiện 330 lần. Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau rửa tấm đan. Thường xuyên thay tấm thảm lót trong ổ úm cho lợn con
  54. 47 nằm; Rắc vôi xung quanh chuồng và khu vực chăn nuôi 7 ngày/1 lần tổng số lần thực hiện 23,75 lần, tùy thuộc vào thời tiết có thể rắc nhiều lần hơn đảm bảo an toàn dịch. Phun sát trùng trong chuồng bằng thuốc vibazon 2ngày/lần tổng 82,50 lần (chú ý phun đẫm ô lợn bị đi ỉa nếu có). Phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng, tường chuồng và lối đi lại bằng thuốc sát trùng hanlusep BFG, benkocid 1 lần/ngày vào chiều tối khi kết thúc công việc 2l/250l nước tổng số lần thực hiện là 165 lần. Vệ sinh quét dọn khu ăn ở, phát quang bụi rậm 1ngày/lần số lần thực hiện 165 lần. Phun thuốc diệt ruồi, mỗi định kỳ. Liên tục diệt chuột 3 ngày/lần thực hiện 55 lần. Tất cả các công việc em điều tham gia và hoàn thành 100% công việc. 4.5.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin Bảng 4.7. Phòng bệnh bằng phương pháp dùng thuốc và vắc xin tại trại trong 6 tháng thực tập Thời Số con Số con Liều Đường Loại điểm Bệnh được Loại vắc-xin, sử an Tỷ lệ dùng sử Lợn phòng phòng thuốc dụng toàn (%) (ml) dụng bệnh (con) (con) Tuần thứ Tiêm Virus dịch tả CS.F 2 207 207 100 10 bắp Tuần thứ Tiêm Virus giả dại Aujeszky 2 207 207 100 11 bắp Tuần thứ Virus lở mồm Tiêm FMD 2 207 207 100 12 long móng bắp Tổng đàn Tiêm Virus Tai xanh PRRS 2 207 207 100 T4-8-12 bắp Lợn nái Tổng đàn 100g / Hô hấp, tiêu Trộn 1tháng/3lầ Doxy 50% 200kg 207 207 100 hóa thức ăn n TĂ Phòng viêm tử Dufamox- Tiêm 20 189 189 100 cung,viêm vú, G150/40 bắp mất nước, hạ Diclofenac2,5 Tiêm Đẻ 5-7 189 189 100 đường huyết, % bắp quỵ liệt, tăng Natri clorua Truyền 20ml 189 189 100 động dục, bổ 0,9% xoang
  55. 48 Thời Số con Số con Liều Đường Loại điểm Bệnh được Loại vắc-xin, sử an Tỷ lệ dùng sử Lợn phòng phòng thuốc dụng toàn (%) (ml) dụng bệnh (con) (con) sung vitamin, Glucose10% 500ml bụng nhanh hồi phục B.complex 20ml Vitaminc200 20ml 0 Han-prost 2ml Tiêm 189 189 100 2g/600 Thụt ml rửa Ampi-Kana nước đường 189 189 189 sôi để sinh nguội dục Trước cai Virus parvo Tiêm Parvo 5 189 189 100 sữa 7 ngày (khô thai) bắp Sau đẻ 7 Tăng đề kháng, ngày thoái hóa, thiếu -vit ADE 2 Tiêm 189 189 100 vitamin A,D3,E Colistin+ Pha 1 ngày Tiêu chảy, tăng men tiêu hóa 1ml/co Uống 2193 2193 100 tuổi đề kháng, thiếu E.lac n A,D3,E Tiêm Vit ADE 0,2ml 2193 2193 100 bắp Lợn con Iron dextran Tiêm từ sơ 0,2ml 2193 2193 100 2 ngày Thiếu sắt ,cầu 20%(fe) bắp sinh đến tuổi trùng Vicox 21 ngày 1ml Uống 2193 2193 100 (toltrazuril) tuổi Virus Suyễn G-Myco pig Tiêm 7 ngày 2ml 2058 2058 100 (mycoplasma) vac bắp Virut circo (Còi Tiêm 13 ngày Circo pig vac 2ml 1968 1968 100 cọc,viêm da) bắp Virus G-myco pig Tiêm 19 ngày Suyễn(mycopla 2ml 1923 1923 100 vac bắp sma)
  56. 49 Việc phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin cho đàn lợn là điều quan trọng nhất quyết định sự phát triển và bảo vệ vật nuôi khỏi các bệnh nguy hiểm cho đàn lợn. Theo bảng 4.7 cho thấy công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn ở trại là rất khoa học, hợp lý phù hợp với tính chất của trại và tình hình dịch tễ trong khu vực Trại dùng vắc-xin tả lợn, vắc-xin tai xanh, vắc-xin giả dại và vắc-xin lở mồm long móng để phòng bệnh cho đàn lợn nái mang thai với tổng đàn 207 đạt 100%, ngoài ra trại còn định kỳ sử dụng kháng sinh Doxycillin phòng các bệnh về phổi và tiêu hóa cho lợn khi điều kiện khí hậu nóng lợn có tỷ lệ mắc cao; Đối với 189 lợn nái đẻ, trại sử dụng thuốc Dufamox-g, Diclofenac, Hanporst để tiêm để phòng bệnh và chống viêm. Ngoài ra nái còn được truyền bổ sung muối, đường và vitamin để nâng cao sức đề kháng, hồi phục sức khỏe. Trước cai sữa 7 ngày tiêm phòng vắc-xin chống khô thai, trong thời gian nuôi con nái được tiêm bổ sung ADE. Số nái được phòng bệnh điều an toàn với tỷ lệ 100%. Lợn con của trại cũng được chăm sóc rất cẩn thận. Ngay khi đẻ ra 2193 lợn con sơ sinh sau 6 - 12 giờ được mài nanh, cắt đuôi đồng thời cho uống kháng sinh chống đi ỉa và men tiêu hóa, tiêm bổ sung ADE, ngày thứ 2 lợn con được tiêm chế phẩm của sắt và uống thuốc trị cầu trùng. Ngày 7 với số lượng lợn con là 2058 con được tiêm vắc-xin suyễn phòng bệnh suyễn do Mycoplasma gây nên, ngày 13 số lợn con là 1968 được tiêm vắc-xin Crico chống còi cọc và viêm da, ngày 19 với số lợn con là 1923 con được tiêm nhắc lại vắc xin suyễn. Đàn lợn con được phòng với tỷ lệ an toàn 100%.
  57. 50 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại 4.6.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu Số nái Số nái Tỷ lệ mắc bệnh theo dõi (con) (%) Tên bệnh (con) Bệnh viêm tử cung 78 5 6,41 Bệnh viêm vú 78 2 2,56 Bệnh đẻ khó 78 7 8,97 Bệnh sót nhau 78 4 5,13 Tình hình mắc bệnh trên 78 con lợn nái sinh sản của trại được em trực tiếp theo dõi và chăm sóc tương đối thấp. Bệnh xảy ra nhiều nhất là bệnh đẻ khó với tỷ lệ mắc 8,97% nguyên nhân chủ yếu là do lợn già yếu ít vận động, các cơ co bóp yếu, thai lợn quá to nên ảnh hưởng đến sinh sản của lợn. Bệnh viêm tử cung cũng chiếm tỷ lệ mắc 6,41% cao thứ 2 do trong quá trình chăm sóc và phối giống lợn, lợn bị tổn thương âm đạo và tử cung. Chuồng nuôi quá nóng cũng gây viêm tử cung ở lợn. Bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ là 2,56% xảy ra do lợn bị tắc sữa, ứ sữa, nái bị sốt hoặc lợn con cắn vú mẹ gây tổn thương gây nên bệnh viêm vú. Cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và mài nanh lợn con đúng kỹ thuật, khi đỡ đẻ nên cố định núm vú cho lợn con để lợn con bú đều vú mẹ. Bệnh sót nhau chiếm 5,13% sảy ra do nái chửa mang nhiều thai, nái yếu không đủ sức dặn con ra ngoài hoặc lợn quá mập dẫn tới đẻ khó, các thao tác đỡ đẻ vô ý làm nhau thai bị đứt sót lại trong tử cung.
  58. 51 4.6.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại Chỉ Kết quả tiêu Thời Số gian Số Đường sử nái Tỷ Thuốc và liều lượng dùng nái dụng điều lệ thuốc khỏi trị (%) Tên (ngày) (con) (con) bệnh -Oxytoxin 3ml/con Bệnh Tiêm bắp, -Dufamox-g 20ml/con sót truyền -Glucose10% 3-5 ngày 4 4 100 nhau xoang 500ml+Natriclorua0.9% bụng 20ml truyền xoang bụng -Chườm ấm Bệnh -Diclofenac 5-7ml/nái 5-10 viêm -Dufamox-g 1ml/10kgTT Tiêm bắp 2 2 100 ngày vú -Oxytoxin 2ml/nái - Cejtri one 1ml/15kg TT -Oxytoxin 2ml/nái Bệnh -Dufamox-g 1ml/10kgTT viêm Tiêm bắp, -Thụt rửa bằng nước sôi tử thụt rửa cơ kết hợp pha kháng sinh 3-5 5 5 100 cung quan sinh Ampi-Kana 2g/300ml, 2 sản lần/ngày -Diclofenac 20ml/nái -Analgine+C 1ml/15kgTT -VtaminC 20ml/nái Sốt -Hạ sốt bằng nước ở vùng Tiêm bắp, thời cổ và mông thao tác 1 ngày 10 10 100 tiết -Giảm nhiệt độ chuồng ngoài nuôi -Bcomplex 20ml/nái 85,7 Đẻ khó Oxytoxin 2ml/con Tiêm 1 ngày 7 6 0
  59. 53 Theo bảng 4.9 cho thấy: Nhờ sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật công nhân tại trại số lợn mắc bệnh được em trực tiếp chăm sóc có tỷ lệ khỏi cao. Biện pháp điều trị của em là: Đối với bệnh sót nhau số lượng mắc bệnh là 4 con em đã kịp thời phát hiện và can thiệp kịp thời, dùng oxytoxin để thúc đẻ cho nái. Tiêm kháng sinh Dufamox-g để phòng nhiễm trùng tử cung với liệu trình ít nhất là 3 mũi. Bổ sung đường glucose 10% và muối natri 0,9% cho lợn sau quá trình đẻ để lợn hồi phục. Thụt rửa tử cung cho nái bằng kháng sinh Ampi-Kana. Sau quá trình điều trị tỷ lệ khỏi là 100%. Theo kết quả bảng trên, trong số 2 nái bị viêm vú, em đa tham gia điều trị khỏi 2 lợn nái, đạt 100%. Biện pháp điều trị được áp dụng là: Phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước ấm (cục bộ), tiêm kháng sinh Dufamox-g phòng bệnh toàn thân với tiêm Diclofenac giảm đau tiêu viêm. Kết quả điều trị như trên là do có trường hợp lợn nái bị viêm vú quá lâu hoặc nái nhiều lứa nên điều trị không khỏi. Em cũng đã điều trị 5 lợn nái bị viêm tử cung, khỏi được 5 nái, đạt 100%. Kết quả này do 1 số trường hợp nái quá già (nái đẻ trên 8 lứa) và bị viêm nhiều lần nên không chữa khỏi hoặc nái bị viêm lại sau quá trình chăm sóc. Biện pháp điều trị em đã áp dụng: Bằng cách đẩy hết dịch mủ ra ngoài và sát trùng cơ quan sinh dục rồi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Thuốc dùng để đẩy mủ và các chất khác trong tử cung sử dụng oxytoxin. Thuốc làm cơ tử cung co bóp đẩy các chất trong tử cung ra ngoài, sau đó tiến hành thụt rửa nhiều lần bằng cồn iod 10% để làm sạch tử cung đồng thời tiêm Dufamox-g 20 ml/con/ngày và Diclofenac 1ml/10kgTT chống viêm. Kết quả điều trị khỏi 100%. Do thời tiết mùa hè nóng nhiệt độ cao nên lợn cũng bị sốt thời tiết, trên 78 nái em trực tiếp theo dõi thì có 10 con bị sốt do thời tiết có các dấu hiệu
  60. 54 như thở dốc, nhiệt độ cơ thể tăng cao, nằm im. Em đã phát hiện và can thiệp kịp thời bằng cách tiêm Analgine + C 1ml/15kgTT để hạ sốt và bổ sung thêm Bcomplex 20ml/nái để tăng sức đề kháng chồng stress tỷ lệ khỏi 100%. Trong tổng số 7 con lợn nái xảy ra hiện tượng đẻ khó, em đã can thiệp thành công 6 ca đẻ khó, đạt 85,70%. Biện pháp can thiệp em đã áp dụng là: Khi phát hiện có những biểu hiện chuẩn bị cho việc sinh sản, thường dùng thuốc oxytoxin 2 ml/con và theo dõi trong khoảng 10 - 20 phút mà không thấy lợn con ra, lúc đó chúng em tiến hành bằng phương pháp ngoại khoa là dùng tay móc thai ra hoặc sử dụng dây dù móc vào răng nanh lợn con để kéo ra, sau khi móc thai ra ngoài hết tiêm Diclofenac 10ml/nái có tác dụng chống viêm nhiễm sau đẻ và truyền nước (sử dụng glucose 10%), số ca can thiệp an toàn đạt 100%. Do thời gian đầu em chưa thành thạo công việc, kỹ thuật can thiệp chưa tốt, một số trường hợp do thai đã chết ngạt từ trước khi lợn mẹ có biểu hiện đẻ nên không can thiệp được, hoặc thai quá to và không lấy ra được khỏi tử cung của con mẹ.
  61. 55 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua 6 tháng thực tập tại trại, em đã được học hỏi và chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn. Những công việc em đã được học và thực hiện như sau: + Đỡ lợn đẻ cho 78 nái được 920 lợn con ra đời và 794 con được chọn nuôi an toàn và đúng kỹ thuật. + Mài nanh, bấm số tai, bấm đuôi cho 794 lợn con. + Thiến lợn đực 286 con tỷ lệ an toàn đạt 100%. + Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn của trại (cho lợn ăn, tắm chải cho lợn mẹ, dọn vệ sinh chuồng ) đạt hiệu quả cao và hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao. + Tham gia sử dụng vắc-xin và vệ sinh sát trùng để phòng bệnh cho đàn lợn tại trại đạt hiệu quả cao đạt an toàn 100%. + Điều trị bệnh sót nhau cho 4 lợn nái đạt 100% + Điều trị viêm vú cho 2 con lợn nái tỷ lệ khỏi đạt 100% + Điều trị 7 ca đẻ khó đạt tỷ lệ khỏi đạt 85,70% + Tham gia tất cả các hoạt động của trại với tinh thần chấp hành nghiêm chỉnh, cần cù, chịu khó, năng động, nhiệt tình được sự yêu mến của toàn bộ công nhân cán bộ. 5.2. Đề nghị - Tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh. - Nhà trường và Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi ra trường.
  62. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Bilken (1994), Quản lý lợn nái và lợn cái hậu bị để sinh sản có hiệu quả (tài liệu dịch), Nxb Nông nghiệp – Hà Nội. 2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 29 - 35. 3. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Một số đặc điểm bệnh tiêu chảy của lợn con dưới 2 tháng tuổi ở Sơn La”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số 2), tr. 40 - 44. 4. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình (2009), “Giáo trình kinh tế nông nghiệp”, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 5. Lê Xuân Cương (1976), Ứng dụng kích dục tố và chăn nuôi lợn nái sinh sản. Tạp chí KHKT NN, số 1 – 1976 : 37-43. 6. Lê Xuân Cương (1981), Sử dụng HTNC Việt Nam để điều khiển sinh sản lợn nái. Luận án Phó Tiến Sĩ, Hà Nội – 1981 7. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 8. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ 10. Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng (2005), Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái F1 (Yorkshire x Landrace) nuôi tại Thái Nguyên, Tạp chí chăn nuôi số 3- 2005.
  63. 57 11. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 12. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội 13. Lê Văn Lãnh, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Đặng Hữu Anh, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên (2012), “Phân lập một số vi khuẩn cộng phát gây bệnh ở lợn nghi mắc bệnh suyễn, đề xuất biện pháp phòng trị bệnh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, (số 2/2012), tr.30. 14. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), “Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, tập II, tr. 44 - 52. 15. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (2004), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Lê Văn Năm (1999), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 17. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Hà Thị Hảo, Trần Thanh Vân (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Nguyễn Ngọc Phụng (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb lao động xã hội, Hà Nội. 19. Nguyễn Khánh Quắc, Từ Quang Hiển, Nguyễn Quang Tuyên, Trần Văn Phùng (1995), Giáo trình chăn nuôi lợn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 20. Lê Thị Tài, Đoàn Thị Kim Dung, Phương Song Liên (2002), Phòng và trị một số bệnh thường gặp trong thú y bằng thuốc nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại tại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (số 3), tr. 38 – 43.
  64. 58 22. Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Duy Hoan (1998), Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau đại học), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 23. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên và Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam (2005), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 24. Nguyễn Thiện (2006), Các công thức lai giống lợn Việt nam. Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 25. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Clostridium perfringers trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị, Luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 26. Bùi Tiến Văn (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn 1 - 45 ngày tuổi tại huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ thú y, Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. 27. Phùng Thị Vân, Nguyễn Ngọc Phục, Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Phượng, Lê Thế Tuấn, Phạm Thị Hoa, Trịnh Quang Tuyên và Phạm Kim Dung (1998), Một số tính năng sản xuất và tình hình bệnh tật của hai giống lợn Landrace và Yokrshire nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ phương, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1996 – 1997, Viện chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 26 – 33. II. Tài liệu Tiếng Anh 28. Briggs, Hilton M. (1969), Modern Breeds of Livestock. Third Edition, MacMillan Company 29. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol. Patho.l Clin. Med. 2007 Nov., 54 (9), p. 491.
  65. 59 30. Smith, Martineau B.B. G. Bisaillon, A. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7thedition, Iowa state university press, p. 40- 57. 31. Thacker E. (2016) Mycopasmal diseases. In: straw.B.E., Zimmerman, J.J., D ’Allaire, S., Tailor, D.J. (Eds.), Diseases of Swine. 9th, Blacwell Publishing Ltd., Oxford, UK, pp. 701 - 717. III. Tài liệu internet 32. Duy Hùng (2011), Bệnh viêm vú ở lợn nái, viem-vu-o-lon-nai-post65605.html | NongNghiep.vn [ngày truy cập 04 tháng 12 năm 2019].
  66. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN Hình 1: Thiến lợn đực hậu bị loại Hình 2: Mài nanh lợn con Hình 4: Truyền glucose, muối, Hình 3: Cắt đuôi lợn con vitamin cho lợn nái
  67. Hình 5: Tiêm vắc xin Hình 6: Lợn bị viêm vú Hình 8: Phun sát trùng ngoài Hình 7: Doxycillin 50% chuồng
  68. Hình 9: Theo dõi sinh sản đàn Hình 10: Vắc xin crico lợn đẻ Hình 11: Dufamox –G 150/40 Hình 12: Diclofenac 2,5%
  69. Hình 14: Thuốc sát trùng bên Hình 13: Mổ hecni trong chuồng Hình 15: Thuốc phun ghẻ Hình 16: Vắc xin suyễn