Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi Phạm Văn Linh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi Phạm Văn Linh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_phong_va_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi Phạm Văn Linh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ TRANG Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN THỊT NUÔI TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI PHẠM VĂN LINH - THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNHVĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú Y Khoa : Chăn Nuôi Thú Y Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ TRANG Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN THỊT NUÔI TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI PHẠM VĂN LINH - THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Thú Y Khoa : Chăn nuôi Thú y Lớp : K47 - TY - N03 Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Hùng Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tại cơ sở, em đã được Trang trại chăn nuôi Phạm Văn Linh, cán bộ kỹ thuật và công nhân trong Trang trại chăn nuôi tạo điều kiện và giúp đỡ rất nhiều để em hoàn thành tốt khoá luận của mình. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Hùng đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt bản khoá luận này. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới chủ Trang trại cùng toàn thể anh, chị em công nhân trong Trang trại của gia đình bác Phạm Văn Linh đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận. Một lần nữa em xin được gửi tới các thầy giáo, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khoẻ cùng những điều tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày . tháng năm 2019 Sinh viên Dương Thị Trang
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả khảo sát một số giống lợn 13 Bảng 4.1. Quy mô đàn lợn thịt của trại lợn Phạm Văn Linh qua 5 tháng 34 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng 35 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc đàn lợn 36 Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi 38 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi 39 Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh bằng vaccine cho đàn lợn tại trại 40 Bảng 4.7. Tình hình cảm nhiễm bệnh trên đàn lợn thịt 41 Bảng 4.8. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn thịt 42
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP: Charoen Pokhan Cs: Cộng sự E.Coli: Escherichia coli Nxb: Nhà xuất bản TT: Thể trọng
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2. Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng nơi thực tập 4 2.1.3. Thuận lợi, khó khăn 6 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 7 2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn 7 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt 14 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 30 3.1. Đối tượng 31 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 31 3.3. Nội dung thực hiện 31 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 31 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 31 3.4.2. Phương pháp thực hiện 31
- v PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại Phạm Văn Linh 34 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trại 34 4.2.1. Kết quả nuôi dưỡng 34 4.2.2. Kết quả công tác chăm sóc đàn lợn 36 4.2.3. Kết quả nuôi sống lợn qua các tháng tuổi 37 4.3. Kết quả công tác vệ sinh phòng và trị bệnh 38 4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi 38 4.3.2. Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh bằng vaccine 40 4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh gặp trên đàn lợn 40 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.2. Đề nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 49 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc và đạt được thành tựu to lớn, đưa đất nước ngày càng đi lên, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Vì thế mà các nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao được người dân quan tâm, đặc biệt là nhu cầu thực phẩm, không chỉ là số lượng mà còn cả về chất lượng. Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của nhân dân ta đã có từ lâu đời. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chăn nuôi lợn ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ cung cấp thực phẩm có giá trị kinh tế cao cho xã hội mà còn là nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn còn cung cấp lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt, sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến. Trong hai thập kỷ gần đây, Nhà nước đã nhập nhiều giống lợn có năng suất cao, chất lượng tốt về để lai tạo với giống lợn địa phương nhằm mục đích cải tạo đàn giống và nuôi thuần ở Việt Nam. Lợn ngoại thuần có ưu điểm là những giống lợn cao sản, tỷ lệ nạc cao, sinh trưởng nhanh nhưng về nhược điểm chưa thích nghi với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Chăn nuôi lợn thịt là một trong những khâu quan trọng, góp phần quyết định thành công của nghề chăn nuôi lợn. Để nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi, ngoài công tác giống thì quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh giữ vai trò quyết định. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi Phạm Văn Linh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc”.
- 2 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Củng cố kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt. - Biết cách chẩn đoán, xác định một số bệnh thường gặp ở lợn thịt. - Đưa ra phác đồ điều trị và thực hiện điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn thịt. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trang trại chăn nuôi Phạm Văn Linh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. - Nắm vững quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn thịt. - Thực hiện tốt các yêu cầu, quy định tại cơ sở. - Chăm chỉ, học hỏi để nâng cao kỹ thuật, tay nghề của cá nhân.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lí Phúc Yên là một thành phố trực thuộc và là đô thị cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Phúc; được xác định như là một trong những đô thị vệ tinh của vùng thủ đô Hà Nội; là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và đào tạo; là trung tâm kinh tế công nghiệp - dịch vụ, trung tâm khoa học, kỹ thuật và công nghệ; giữ vị trí chiến lược quan trọng về phát triển công nghiệp và thương mại - du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần kết nối giao lưu phát triển kinh tế với vùng thủ đô Hà Nội. Thành phố Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 45 Km. - Phía đông giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội - Phía tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc - Phía nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội - Phía bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu Thành phố Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 230C, với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô và lạnh kéo dài về mùa đông. Khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng. Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối là 16%. Hướng gió chủ đạo về mùa đông là Đông – Bắc, về mùa hè là Đông – Nam, vận tốc gió trung bình năm là 2,4 m/s.
- 4 2.1.1.3. Giao thông, thủy lợi Thành phố Phúc Yên có hệ thống giao thông đa dạng, thuận tiện cho việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa; có hệ thống kênh mương, ao hồ bao quanh thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi. 2.1.2. Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng nơi thực tập 2.1.2.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng Trại chăn nuôi Phạm Văn Linh nằm ở khu vực cánh đồng rộng lớn, có địa hình tương đối bằng phẳng. Trại có khoảng 1 ha đất để xây khu chăn nuôi, nhà ở cho công nhân, kho cám, kho thuốc và các hoạt động khác của trại. Khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí, xây dựng hệ thống như sau: - Hệ thống chuồng nuôi lợn thịt bao gồm: 2 dãy chuồng, dãy 1 có 6 ô, mỗi ô kích thước 7,3m x 10m; dãy 2 có 7 ô, 6 ô đầu mỗi ô có kích thước 7m x 10m/ô, riêng ô 7 có kích thước 6m x 4m. Chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng có 8 quạt thông gió. Hai bên hông có dãy cửa sổ lắp kính, tường chuồng cao 1m. Trên trần được lắp hệ thống chống nóng. Hệ thống nước gồm 2 bể nước lắng 50m³ và 2 giếng khoan, 2 téc nước dự trữ để chứa nước xả máng và nước uống. Hệ thống nước uống và nước xả máng được xử lí bằng clorin. Với hệ thống chuồng nuôi trên, trại có thể nuôi từ 800 – 840 lợn thịt. - Hệ thống sát trùng gồm có phòng thay quần áo, phòng sát trùng và phòng tắm với đầy đủ các trang thiết bị như: bình nóng lạnh, sen tắm, móc quần áo, khăn, xà bông, dầu gội. Bên ngoài chuồng nuôi gồm: khay sát trùng, máy nén phun sát trùng có thể di động trong khu vực chuồng nuôi. - Kho chứa thức ăn: trần đóng kín không dột, có sạp kê cám. - Hệ thống xử lý môi trường: chất thải được xử lý bằng hệ thống biogas trước khi thải ra môi trường, có hố hủy lợn ốm, chết xa khu vực chăn nuôi 65 m. - Các công trình phụ trợ khác: khu sinh hoạt tách biệt với khu chăn nuôi gồm văn phòng, phòng kỹ sư, nhà ở công nhân, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh. Cổng ra vào chắc chắn, tường rào đảm bảo an ninh.
- 5 - Một số dụng cụ và trang thiết bị khác, gồm: tủ lạnh bảo quản vaccine, tủ thuốc để bảo quản và dự trữ thuốc cho trại. 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu của trại được tổ chức gọn nhẹ, như sau: 01 chủ trại; 01 quản lý kiêm kỹ thuật; 01 công nhân và 02 sinh viên thực tập. 2.1.2.3. Tình hình sản xuất của trại a) Công tác chăn nuôi Nhiệm vụ chính của trại là sản xuất lợn thịt. Thời điểm tháng 11/2018, toàn trại có765 đầu lợn. Trại sử dụng thức ăn cho lợn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao của công ty chăn nuôi Greenfeed Việt Nam gồm: cám GF01, GF02, GF03, GF04, GF05. b) Công tác thú y - Công tác phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại được thực hiện với sự giám sát của quản lý trang trại và kỹ thuật viên công ty chăn nuôi Greenfeed Việt Nam. - Công tác vệ sinh: hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Một tuần 2 lần phun thuốc sát trùng trong khu vực chăn nuôi, kho cám; 2 lần quét vôi nước hành lang; hành lang đi lại trong chuồng được quét dọn hàng ngày để đảm bảo vệ sinh. Mọi người khi vào khu chăn nuôi đều phải sát trùng, tắm bằng nước sạch và thay quần áo bảo hộ lao động. - Công tác phòng bệnh: trong khu vực chăn nuôi được rắc vôi bột, hành lang trong các chuồng và trước giàn mát đều được quét vôi nước, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.
- 6 - Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh: cán bộ kỹ thuật của trại có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ngay ở giai đoạn đầu của bệnh nên điều trị đạt hiệu quả khỏi từ 90 - 100%. Vì vậy, không gây thiệt hại lớn về số lượng. 2.1.3. Thuận lợi, khó khăn 2.1.3.1. Thuận lợi - Trại luôn nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của UBND xã trong quá trình xây dựng và phát triển. - Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi, đảm bảo vệ sinh thú y: xa khu dân cư nhưng thuận tiện đường giao thông, giao lưu trao đổi hàng hóa. - Chủ trại có năng lực quản lý, năng động, nắm bắt được tình hình kinh tế - xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của trại khá hiện đại và đồng bộ, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất. - Trại sử dụng con giống tốt; thức ăn, thuốc thú y chất lượng cao; quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã góp phần mang lại hiệu quả chăn nuôi cao. 2.1.3.2. Khó khăn - Dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, nên chi phí vệ sinh, phòng và chữa bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sản xuất của đàn lợn. - Thời tiết thay đổi thất thường, không tuân theo quy luật, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tình hình cảm nhiễm bệnh tật của đàn lợn. - Số lượng lợn nhiều, nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý chất thải rất tốn kém.
- 7 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn 2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng * Khái niệm về sinh trưởng Khi nghiên cứu về sinh trưởng, Jose Bento S. và cs. (2013) [26], đã nêu khái niệm sinh trưởng như sau: về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp protein, cho nên người ta lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng. Tuy nhiên, có khi tăng khối lượng không phải là sinh trưởng, như tăng khối lượng mỡ. Sự sinh trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, tăng về số lượng và kích thước của tế bào, mô cơ. Ông còn cho biết cường độ sinh trưởng ở giai đoạn bào thai và sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu sinh trưởng giai đoạn sau của lợn. Theo Trần Đình Miền và cs. (1977) [10], sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước. Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Để xác định sinh trưởng người ta dùng phương pháp cân định kì khối lượng. * Đặc điểm sinh trưởng của lợn - Sinh trưởng không đồng đều củacác cơ quan trong cơ thể Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [12], trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn, các tổ chức khác nhau được ưu tiên tích luỹ khác nhau. Các hệ thống chức năng như hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, tuyến nội tiết được ưu tiên phát triển trước, sau đó là bộ xương, hệ thống cơ bắp và cuối cùng là mô mỡ. Cơ bắp là phần quan trọng tạo nên sản phẩm thịt lợn. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể, từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành, số lượng các bó cơ và sợi cơ ổn định. Tuy nhiên, giai đoạn lợn còn nhỏ đến khoảng 60 kg trong cơ thể có sự ưu tiên cho sự phát triển các tổ chức nạc.
- 8 Đối với mô mỡ, sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào mỡ là nguyên nhân chính gây nên sự tăng về khối lượng của mô mỡ. Ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển trong cơ thể lợn có quá trình ưu tiên phát triển và tích luỹ mỡ. - Quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng trong sinh trưởng Trong cơ thể lợn có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau và theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển cho từng hoạt động, chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Trước hết, dinh dưỡng được ưu tiên cho hoạt động thần kinh, tiếp đến cho hoạt động sinh sản, cho sự phát triển bộ xương, cho sự tích luỹ nạc và cuối cùng cho sự tích luỹ mỡ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dinh dưỡng cung cấp bị giảm xuống 20% so với tiêu chuẩn ăn thì quá trình tích luỹ mỡ bị ngưng trệ, khi dinh dưỡng giảm xuống 40% thì sự tích luỹ nạc, mỡ của lợn bị dừng lại. Vì vậy, nuôi lợn không đủ dinh dưỡng thì sẽ không tăng khối lượng. * Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn Lợn thịt là giai đoạn chăn nuôi cuối cùng để tạo ra sản phẩm, lợn thịt cũng là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn (65 - 80%), do vậy chăn nuôi lợn thịt quyết định sự thành bại trong chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn thịt cần đạt những yêu cầu: Lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, tốn ít công chăm sóc và phẩm chất thịt tốt. Tuy nhiên sinh trưởng của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. - Dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng và cs. (2004) [12] cho rằng: các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng: khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các thành phần trong cơ thể. Khẩu
- 9 phần có mức năng lượng cao và mức protein thấp thì lợn sẽ tích luỹ mỡ nhiều hơn so với khẩu phẩn có mức năng lượng thấp và hàm lượng protein cao. Khẩu phần có hàm lượng protein cao thì lợn có tỷ lệ nạc cao hơn. Lượng thức ăn cho ăn cũng như thành phần dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng khối lượng của lợn. Hàm lượng xơ thô tăng từ 2,4 - 11% thì sự tăng khối lượng mỗi ngày của lợn giảm từ 566 g xuống 408 g và thức ăn cần cho 1 kg tăng khối lượng tăng lên 62% (Phan Đình Thắm và Từ Quang Hiển. 2002) [14]. Vì vậy, để chăn nuôi có hiệu quả cần phối hợp khẩu phần ăn sao cho vừa cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển và vừa tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương. - Chăm sóc: Chăm sóc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất: chuồng vệ sinh kém dễ gây bệnh, chuồng nuôi ồn ào, không yên tĩnh đều làm năng suất giảm. Sức khoẻ trong giai đoạn bú sữa kém như thiếu máu, còi cọc dẫn đến giai đoạn nuôi thịt tăng khối lượng kém (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận. 2005) [17]. Phương thức nuôi dưỡng như cho ăn tự do sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của lợn hơn so với cho ăn hạn chế, những giống lợn hướng mỡ nên cho ăn hạn chế từ đầu, còn với những giống lợn hướng nạc nên cho ăn tự do sẽ có được năng suất và chất lượng tốt nhất. - Môi trường: Trần Văn Phùng và cs. (2004) [12] cho rằng: Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất và phẩm chất thịt. Nhiệt độ thích hợp cho lợn thịt từ 15 - 18oC. Nhiệt độ chuồng nuôi liên quan mật thiết đến độ ẩm không khí, độ ẩm không khí thích hợp cho lợn ở khoảng 70%. Theo Nguyễn Thiện và cs. (2005) [16], ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao hơn, lợn phải tăng cường quá trình toả nhiệt thông qua quá trình hô hấp (vì lợn có rất ít tuyến mồ hôi) để duy trì thăng bằng thân nhiệt. Ngoài ra, nhiệt
- 10 độ cao sẽ làm khả năng thu nhận thức ăn hàng ngày của lợn giảm. Do đó, khả năng tăng khối lượng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hoá thức ăn kém dẫn đến sự sinh trưởng của lợn bị giảm. Mật độ lợn trong chuồng nuôi cũng có ảnh hưởng đến năng suất. Khi nhốt lợn ở mật độ cao hay số con/ô chuồng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tăng khối lượng hàng ngày của lợn và phần nào ảnh hưởng đến sự chuyển hoá thức ăn. Do vậy, khi nhốt ở mật độ cao sẽ tăng tính không ổn định trong đàn. Lợn cắn lẫn nhau, giảm bớt thời gian ăn và nghỉ của lợn. Nghiên cứu của Mỹ (Bord) cho thấy, khi nuôi lợn với mật độ thấp, sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng cũng như làm giảm mức tiêu tốn thức ăn. 2.2.1.2. Khả năng sản xuất và phẩm chất thịt lợn * Khả năng sản xuất thịt Khối lượng tích lũy (BW) là khối lượng của lợn tại thời điểm giết thịt. Tùy theo các giống khác nhau sẽ có khối lượng giết thịt khác nhau. Xác định khối lượng xuất bán hay giết thịt phụ thuộc vào hiệu quả chăn nuôi (tiêu tốn thức ăn cho một kg khối lượng tăng) cũng như phẩm chất thịt. Khối lượng giết thịt của lợn ngoại từ 100 – 120 kg, lợn lai (ngoại x nội) thường giết thịt lúc 75 – 85 kg sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Tăng khối lượng tuyệt đối (ADG) được đo bằng mức tăng khối lượng bình quân hàng ngày (gam/con/ngày) hay hàng tháng (kg/tháng) của lợn. Tăng khối lượng tuyệt đối luôn là chỉ tiêu rất được quan tâm của những người chăn nuôi. Chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ với khối lượng giết thịt. Thông thường nếu khối lượng giết thịt lớn chỉ tiêu này sẽ cao và ngược lại. Tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối của lợn thịt ngoại hiện nay đạt khoảng 20 - 24 kg/tháng, của lợn lai (ngoại x nội) từ 15 - 18 kg. Khả năng cho thịt thì chỉ tiêu về tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ được người giết mổ lợn rất quan tâm. Công thức tính toán các chỉ tiêu này như sau: khèi lîng mãc hµm (kg) Tû lÖ mãc hµm (%) = x 100 Khèi lîng h¬i (kg)
- 11 Khèi lîng mãc hµm - (®Çu + 4 ch©n) (kg) Tû lÖ thÞt sÎ (%) = x 100 Khèi lîng h¬i (kg) Hai chỉ tiêu này càng cao thì giống đó cho năng suất thịt càng cao. Hiện tại với lợn ngoại chuẩn, tỷ lệ móc hàm đạt khoảng 75 - 85%, còn thịt xẻ khoảng 70%. Ở các giống lợn nội tỷ lệ này thường thấp hơn nhiều. * Phẩm chất thịt lợn - Màu sắc thịt Màu sắc thịt phải đạt được các chỉ tiêu về màu, độ đậm (không được nhạt quá mà cũng không được đậm quá). Màu sắc của thịt được quyết định bởi myoglobin. Màu sắc thịt quan sát được chịu ảnh hưởng của ba yếu tố chính, đó là: Lượng sắc tố, myoglobin và dạng hóa học của sắc tố. Myoglobin có thể tồn tại dưới ba dạng khác nhau tùy theo tình trạng hay mức độ oxy hóa phân tử sắt. Độ phản chiếu ánh sáng từ mặt cắt khối cơ. Dạng hóa học sẽ quyết định màu thịt (đỏ hay nâu). Tỷ lệ sắc tố và mức độ phản ánh sáng quyết định độ đậm của thịt (sáng hay đậm). Tỷ lệ sắc tố phụ thuộc vào các yếu tố chăn nuôi như giống, tuổi và cũng có thể thay đổi theo các điều kiện chăn nuôi. Sự thay đổi về độ pH sau khi mổ có ảnh hưởng đáng kể đến màu sắc của thịt thông qua tác động đến cấu trúc bề mặt thịt và qua mức độ phản chiếu ánh sáng. Nếu độ pH vẫn giữ cao thì thịt có đậm. Nếu pH cao (> 6,0) lúc này thịt có màu tía. Còn nếu pH giảm nhanh tới 5,7 và thịt có nhiệt độ cao (400C) thì thịt có màu nhạt và thậm chí màu xám, thịt rỉ nước. - Độ pH thịt Độ pH thịt thường được đo sau khi giết mổ khoảng 1 giờ và sau khi giữ lạnh 24 giờ. Thông thường độ pH giảm mạnh từ sau khi giết mổ đến 45 phút, sau đó mức độ giảm chậm dần. Tùy loại thịt mà có độ pH khác nhau lúc 24 giờ. Nếu thịt có độ pH giảm chậm sau khi giết mổ và đạt xung quanh mức 6,2 sau 24 giờ thì đây thường là loại thịt bình thường.
- 12 - Mức độ giữ nước trong thịt Khả năng giữ nước của thịt sẽ quyết định mức độ tươi của thịt (loại thịt rỉ nước sẽ ít được ưa chuộng). Tỷ lệ nước trong cơ khoảng 75%. Một phần nước được liên kết rất chặt chẽ do đặc điểm ngẫu cực của phân tử, được tích điện nhờ vào các chuỗi polypeptit của các phân tử protein. Ngoài ra, còn một phần lớn nước được tạo thành các khối phân tử được giữ lại thông qua hiệu ứng khối lập thể trong mạng được hình thành nên từ các chuỗi này. Như vậy tất cả các nguyên nhân làm thay đổi việc làm đông mạng này sẽ làm ảnh hưởng đến sự giữ nước. Khi độ pH giảm sẽ dẫn đến làm siết chặt mạng của các chuỗi polypeptit từ đó làm cho khả năng giữ nước của thịt bị giảm. Như vậy khả năng giữ nước của thịt liên quan chặt chẽ với độ pH và khả năng giữ nước càng cao khi độ pH càng cao. - Khả năng bảo quản (trong tủ lạnh hay làm khô) Khả năng bảo quản phụ thuộc vào mức độ kháng của thịt với sự xâm nhập và với sự tăng sinh của các vi sinh vật. Khi pH thịt ổn định ở mức cao sẽ rất thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Ngoài ra, khi độ pH thịt cao thì sẽ rất ít đường và các vi sinh vật phát triển phụ thuộc vào các nguồn protein, rất nhanh tạo ra mùi hôi của thịt. Trong thực tiễn người ta cho rằng thịt có độ pH trên 6,2 - 6,3 sẽ không thích hợp để muối khô. Khả năng bảo quản đông lạnh của thịt phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng và loại axit béo có trong cơ. Khả năng bảo quản đông lạnh thịt lợn kém hơn so với thịt cừu và bò do trong thịt lợn có nhiều axit béo không no. * Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn - Giống, di truyền: Theo Nguyễn Thiện và cs. (2005) [16] thì: giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt. Các giống lợn nội có tốc độ sinh trưởng chậm hơn và chất lượng thịt thấp hơn các giống lợn lai và lợn ngoại.
- 13 Các giống khác nhau có khả năng tăng khối lượng khác nhau, phụ thuộc vào các gen quy định tính trạng này. Cùng một khối lượng như nhau, cùng kiểu gen, nhưng khi trưởng thành, những con có khối lượng lớn hơn có khả năng tăng khối lượng nhanh hơn lại có ít mỡ hơn những con có khối lượng nhỏ hơn. Tăng khối lượng trung bình của lợn Móng Cái khoảng 300 - 350 gam/ngày, trong khi con lai F1 (nội x ngoại) đạt 550 - 600 g/ngày. Lợn ngoại nếu chăm sóc, nuôi dưỡng tốt có thể đạt tới 700 - 800 g/ngày. Phẩm chất thịt của lợn ngoại và lợn lai cũng tốt hơn so với lợn địa phương, tỷ lệ thịt nạc của các giống lợn ngoại là cao hơn nhiều so với lợn nội. Hiện nay, người ta lợi dụng ưu thế lai của phép lai kinh tế để phối hợp nhiều giống vào trong một con lai nhằm tận dụng các đặc điểm tốt từ các giống lợn khác nhau. Đồng thời, sản phẩm của phương pháp lai là các con giống có thể đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, nâng cao năng suất và chất lượng thịt. Kết quả khảo sát năng suất và phẩm chất thịt của một số giống lợn cho thấy tăng khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt nạc của lợn Landrace và lợn Đại Bạch đều cao hơn nhiều so với của lợn Móng Cái. Bảng 2.1. Kết quả khảo sát một số giống lợn Khối lượng Tăng khối Tỷ lệ thịt Tỷ lệ nạc Giống giết mổ lượng xẻ (%) (Kg) (g/ngày) (%) Đại Bạch 95 650-750 75-82 42-48 Landrace 100 600-750 82-85 48-56 Móng Cái 85 300-350 70-71 30-32 (Nguồn công ty cổ phần CP Việt Nam) - Thời gian và chế độ nuôi: Thời gian và chế độ chăm sóc là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thịt. Thời gian nuôi dài, lợn có khối lượng cao nhưng
- 14 tiêu tốn thức ăn nhiều, tốn nhiều công chăm sóc nuôi dưỡng, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, chất lượng thịt kém. Thời gian nuôi dưỡng ngắn, sẽ khắc phục được các nhược điểm trên nhưng đòi hỏi phải đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Chế độ dinh dưỡng cao, lợn tăng khối lượng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp, hiệu quả cao, chất lượng thịt tốt. Nếu lợn được ăn thức ăn có dinh dưỡng cao và phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng thì năng suất và chất lượng thịt sẽ cao (Trần Văn Phùng và cs. 2004) [12]. - Khí hậu và thời tiết: Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hoá cao, tích lũy cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao. Nhiệt độ chuồng nuôi quá cao, lợn ăn ít, tỷ lệ tiêu hoá kém, giảm tăng khối lượng. Nhiệt độ quá thấp lợn tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét, tiêu tốn thức ăn cao. 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt 2.2.2.1. Bệnh viêm phổi địa phương (Bệnh suyễn lợn) * Nguyên nhân Theo Đặng Xuân Bình và cs. (2007) [1], bệnh viêm phổi do Mycoplasma, còn gọi là bệnh suyễn lợn do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây ra. Đặc điểm của bệnh là ho kéo dài nhiều tuần, lợn chậm lớn, sức kháng bệnh yếu. Nếu kết hợp với các vi trùng gây viêm phổi khác sẽ tạo nên tình trạng viêm phổi nặng với triệu chứng sốt cao, ho nhiều, khó thở. * Triệu chứng - Thể cấp tính: Lúc đầu triệu chứng rất nhẹ, khó phát hiện bệnh, lợn ốm thường rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, chậm lớn, ăn kém, da nhợt nhạt. Thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ 39,5 - 400C. Lợn hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy, thở khó, ho nhiều. Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là
- 15 vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều. Do phổi tổn thương nên con vật khó thở, thở nhanh và nhiều, tần số hô hấp tăng. Lợn há mồm để thở, ngồi như chó ngồi để thở, thở dốc, hóp bụng để thở, xương sườn và cơ bụng nhô lên hạ xuống theo nhịp thở gấp. Một số lợn bệnh chảy nước mắt, nước mũi, sùi bọt mép, niêm mạc miệng, mũi, mắt thâm tím do thiếu oxy. Nếu không điều trị, lợn bệnh sẽ chết sau 7- 20 ngày. Tỷ lệ chết phụ thuộc rất nhiều vào lứa lợn nuôi, sức đề kháng của cơ thể và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cũng như bệnh thứ phát. - Thể mãn tính: triệu chứng chính là ho nhiều với đặc điểm là ho khan, kéo dài trong nhiều tuần, không thấy có dấu hiệu chảy nước mũi và sốt. Lợn tăng trọng chậm. Thể mãn tính ít gây các triệu chứng điển hình do đó ít được các nhà chăn nuôi để ý, tuy nhiên thể bệnh này gây thiệt hại kinh tế lớn nhất do lợn chậm lớn và tiêu tốn thức ăn nhiều. - Thể mang trùng: thường xảy ra trên lợn giống hoặc lợn nuôi thịt có thời gian nuôi trên 6 tháng tuổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang trùng là do giai đoạn nuôi hậu bị đã nhiễm bệnh thể mãn tính. Khi lợn lớn dần, vai trò gây bệnh của Mycoplasma cũng giảm bớt, từ đó dẫn đến hiện tượng mang trùng. Hiện tượng mang trùng trên lợn có thể kéo dài rất lâu, từ nhiều tháng đến nhiều năm (đối với lợn sinh sản) và là nguồn chính lây lan bệnh trong đàn lợn. Trên lâm sàng không thấy rõ các triệu chứng, thỉnh thoảng có những cơn ho nhẹ, tốc độ tăng trọng giảm thấp đến 15% (Đặng Xuân Bình và cs. 2007) [1] - Thể viêm phổi phức hợp: thường hay xảy ra trên lợn con giai đoạn sau cai sữa, sau khi đã nhiễm Mycoplasma vài tuần và điều kiện nuôi dưỡng không tốt, các vi khuẩn khác trong đường hô hấp phát triển gây phụ nhiễm làm trầm trọng thêm tình trạng viêm phổi với các triệu chứng: ho nhiều, thở
- 16 nhanh, rất khó thở sau cơn ho, bệnh tiến triển trong 2 - 3 tuần thì giảm dần, tỉ lệ chết thấp nhưng tốc độ sinh trưởng rất chậm. Nếu cảm nhiễm nặng lợn sẽ sốt cao, bỏ ăn, rất khó thở, tỉ lệ chết khoảng 20 - 25%. Các lợn được chữa khỏi thường bị còi, bệnh tích viêm phổi tồn tại đến lúc giết mổ. * Phòng bệnh Theo Đặng Xuân Bình và cs. (2007) [1], hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh viêm phổi do Mycoplasma phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp quản lý đàn lợn. Cần phải tạo được môi trường thuận lợi cho đàn lợn như không khí sạch sẽ, thông gió thường xuyên, nhiệt độ ấm áp và mật độ trong chuồng phù hợp. Trong dãy chuồng không nên nuôi chung các đàn lợn có lứa tuổi cách nhau quá 3 tuần. Ở các trại lợn cung cấp giống, để xây dựng đàn lợn không nhiễm Mycoplasma cần sử dụng kháng sinh cho lợn nái từ giai đoạn cuối của quá trình mang thai cho đến khi cai sữa. * Điều trị Những kháng sinh có hiệu lực điều trị với Mycoplasma là tetracycline, tylosin và tiamulin hay gentamycin, ngoài ra còn kết hợp các kháng sinh kháng viêm và một số thuốc bổ trợ để rút ngắn quá trình điều trị cho hiệu quả cao. Nếu phát hiện và điều trị sớm thì đạt được hiệu quả chữa bệnh cao. Hiện nay, vắc xin đã được tìm thấy để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng không ngăn chặn các bệnh xảy ra từ trong toàn bộ số lợn mắc bệnh do một số nguyên nhân từ cá thể hoặc ngoại cảnh làm vaccine giảm hay không có hiệu lực. 2.2.2.2. Hội chứng tiêu chảy ở lợn * Nguyên nhân Theo Nguyễn Anh Tuấn và cs. (2013) [18], tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hoá, có liên quan đến rất nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Song dù bất cứ
- 17 nguyên nhân nào gây ra tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối cùng là dẫn đến nhiễm trùng. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân bị tiêu chảy ở lợn là do một số nguyên nhân sau đây: - Do vi khuẩn Trong đường ruột của lợn có rất nhiều vi sinh vật sinh sống tồn tại, tạo thành một hệ vi sinh vật. Hoạt động sinh lý của hệ tiêu hoá chỉ diễn ra bình thường khi hệ vi sinh vật đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng. Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến lợn bị tiêu chảy. Nhiều tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng, khi gặp điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hoá sẽ tăng độc tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh. Bình thường E. coli cư trú ở ruột già và phần cuối của ruột non, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế bào thành ruột, đi vào máu đến các nội tạng. Ở trong các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này tiếp tục phát triển và cư trú làm cho con vật rơi vào trạng thái bệnh lý. Nguyễn Chí Dũng và cs. (2013) [3] cho biết: khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, E. coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh và gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột nên gây tiêu chảy. Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997) [11], khi xét nghiệm phân gia súc khoẻ và gia súc bị tiêu chảy đã nhận thấy trong phân lợn thường xuyên có các loại vi khuẩn hiếu khí: E. coli, Salmonella, Bacilus subtilis. Khi lợn bị tiêu chảy thì E. coli, Salmonella tăng lên một cách bội nhiễm. E. coli có sẵn trong đường ruột của lợn, nhưng không phải lúc nào cũng gây bệnh mà chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của lợn giảm sút do chăm sóc nuôi dưỡng kém, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, các bệnh kế phát.
- 18 Khi nghiên cứu về E. coli và Salmonella trong phân lợn tiêu chảy và lợn không tiêu chảy, Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2016) [8] cho biết: ở lợn không tiêu chảy có 83,30% - 88,29% số mẫu có E. coli; 61,00% - 70,50% số mẫu có mặt Salmonella. Trong khi đó, ở mẫu phân của lợn bị tiêu chảy có tới 93,7%- 96,40% mẫu phân lập cóE. coli và 75,00% - 78,60% số mẫu phân lập cóSalmonella. - Do virus Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng, virus cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả nghiên cứu đã kết luận, một số virus như Rota- virus, TGE (Transmisssible Gastro Enteritis), Parvovirus, Adenovirus có vai trò nhất định gây hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể cấp tính. TGE được chú ý nhiều trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. TGE gây bệnh viên dạ dày, ruột truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở nuôi tập trung khi thời tiết rét, lạnh và chỉ gây bệnh cho lợn. Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất ở niêm mạc của không tràng và tá tràng, rồi đến hồi tràng, chúng không sinh sản trong dạ dày và kết tràng. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [9]: virus TGE (Transmisssible gastro enteritis) có sự liên hệ đặc biệt với các tế bào biểu mô ruột non. Khi virus xâm nhập vào tế bào, nó nhân lên và phá huỷ tế bào trong 4 - 5 giờ. Các thức ăn vào sẽ không tiêu hoá được ở lợn nhiễm virus TGE. Các chất dinh dưỡng không được tiêu hoá, nước không được hấp thu, lợn tiêu chảy, mất dịch, mất chất điện giải và chết. Bergenland và cs. (1992) [23] cho biết: trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn bị tiêu chảy có rất nhiều loại virus: 29% phân lợn bệnh tiêu chảy phân lập được Rota-virus; 11,2% có virus TGE; 2% có Enterovirus; 0,7% cóParvovirus .
- 19 - Do ký sinh trùng Ký sinh trùng ký sinh trong hệ tiêu hoá là một trong những nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy, ngoài việc lấy đi dinh dưỡng, tiết độc tố gây độc cho lợn, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho quá trình nhiễm trùng. Có nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra bệnh tiêu chảy như sán lá ruột lợn, giun đũa lợn Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2016) [8], sán lá ruột lợn và giun đũa lợn ký sinh trùng đường tiêu hóa, chúng làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa gây viêm ruột ỉa chảy. - Các nguyên nhân khác + Thời tiết, khí hậu Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể lợn. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột: nóng, lạnh, mưa, gió, độ ẩm không khí cao đều là yếu tố tác động trực tiếp đến lợn, đặc biệt là lợn con. Đoàn Thị Kim Dung (2004) [2] cho biết các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng thay đổi bất thường của điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, vì các phản ứng thích nghi của cơ thể lợn con còn yếu. Theo Nguyễn Văn Tâm và cs. (2006) [13], khi lợn bị lạnh, ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó lợn dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh. + Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò quan trọng trong chăn nuôi. Việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng trong chăn nuôi sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của lợn. Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Khẩu phần thức ăn của lợn thiếu
- 20 khoáng và các vitamin, kém chất lượng, ôi thiu cũng là nguyên nhân làm lợn dễ mắc bệnh. Do vậy, cần có phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, khẩu phần ăn hợp lý để hạn chế bệnh viêm ruột cho lợn. Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protein và axit amin không cân đối dẫn đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng, hàm lượng albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng globulin huyết thanh cũng giảm. Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm rõ rệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển gây bệnh. Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với mọi cơ thể lợn, nó đảm bảo cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Thiếu một vitamin sẽ làm cho lợn còi cọc, sinh trưởng kém, dễ mắc bệnh đường tiêu hóa. + Stress Sự thay đổi yếu tố khí hậu thời tiết, mật độ chuồng nuôi, vận chuyển đi xa đều là các tác nhân gây stress quan trọng trong chăn nuôi dẫn đến hậu quả giảm sút sức khỏe lợn và bệnh tật trong đó có tiêu chảy (Đoàn Kim Dung, 2004) [2]. Theo Nguyễn Bá Hiên và cs. (2001) [7], bệnh tiêu chảy lợn con có liên quan đến trạng thái stress. Hầu hết, lợn con bị bệnh tiêu chảy có hàm lượng Cholesterol trong huyết thanh giảm thấp. * Triệu chứng Lợn con mắc bệnh lúc đầu ăn bình thường. Sau đó lợn ít ăn hoặc bỏ ăn, gầy nhanh, lông xù, đuôi rũ, da nhăn nheo nhợt nhạt, hai chân sau đứng co dúm lại và run rẩy, đuôi và hậu môn dính bết phân, khi lợn đi ỉa rặn nhiều, lưng uốn cong, bụng thóp lại, ít vận động. - Thể quá cấp tính: lợn chết nhanh, thường sau 2 - 12 giờ kể từ khi bỏ ăn. Lợn bỏ ăn hoàn toàn đi siêu vẹo, loạng choạng, thích nằm bẹp một chỗ, mõm tím tái, thở thể bụng khó khăn, phân lỏng màu trắng lầy nhầy, mùi tanh thối. Lợn nằm co giật yếu dần rồi chết.
- 21 - Thể cấp tính: lợn chết chậm hơn (2 - 4 ngày kể từ khi bỏ ăn), lợn ỉa chảy, mất dinh dưỡng, nước, khoáng, yếu rồi chết dần. - Thể mãn tính: lợn ỉa chảy liên miên, phân lúc nước lúc sền sệt, mùi khó chịu, hậu môn dính phân, bẩn, lợn gầy sụt, xù lông, nếu không chết thì cũng còi cọc. * Phòng bệnh - Vệ sinh phòng bệnh: trong chăn nuôi khâu vệ sinh là hết sức quan trọng và cần thiết. Vệ sinh tạo ra môi trường tốt, làm tăng sức đề kháng nhằm ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Thực hiện nghiêm ngặt các khâu như: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, cách ly lợn mới nhập, lợn ốm, luôn là những biện pháp cần thiết trong khâu vệ sinh phòng bệnh. Như vậy, việc đảm bảo tốt kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng như thức ăn đảm bảo chất lượng, tập cho lợn con ăn sớm, đảm bảo tốt vệ sinh chuồng nuôi, vệ sinh tiểu khí hậu chuồng nuôi là rất quan trọng nhằm hạn chế tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy. - Phòng bệnh bằng vaccine: Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh đặc biệt là những bệnh có nguyên nhân là vi sinh vật. Vắc xin là chế phẩm sinh học được bào chế từ các vi sinh vật gây bệnh, trong đó mầm bệnh đã bị giết chết hay giảm độc không còn khả năng gây bệnh, khi đưa vào cơ thể có khả năng tạo miễn dịch trong cơ thể lợn sản sinh ra kháng thể. Vắc xin phòng tiêu chảy lợn đã được nghiên cứu khá lâu và đã được sử dụng để phòng ngừa tiêu chảy nhằm tạo ra miễn dịch chủ động cho đàn lợn chống lại bệnh, các loại vaccine này đã và đang cho kết quả phòng bệnh một cách khách quan, đạt được mục tiêu làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. - Phòng bệnh bằng men vi sinh: men vi sinh là chế phẩm sinh học có chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi nào đó khi đưa vào cơ thể có tác dụng bổ sung các vi sinh vật hữu ích, giúp duy trì và lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa
- 22 Các nhóm men vi sinh thường được dùng các vật liệu tự nhiên khác nhau như chế phẩm sinh học, prebiotic, axit hữu cơ, kẽm và chiết xuất thực vật đã được thử nghiệm như là sự thay thế hiệu quả cho kháng sinh. Trần Đức Hạnh và cs. (2013) [6] đã chế tạo sinh phẩm E. coli - sữa và Cl. perfringens - toxoid dùng phòng tiêu chảy cho lợn con đã có tác dụng rõ rệt trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng do E. coli và Cl. perfringens. Bạch Quốc Thắng (2011) [15] đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm E. Lac để phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn con theo mẹ, tạo sự cân bằng vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi. Các vi khuẩn có lợi probiotic tăng, các vi khuẩn gây bệnh E. coli, S. typhimurium và Cl. perfringens giảm. * Điều trị bệnh - Điều trị nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân chủ yếu trong hội chứng tiêu chảy của lợn là do một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột, bao gồm vi khuẩn hiếu khí, yếm khí tuỳ tiện hoặc yếm khí bắt buộc. Những vi khuẩn thường gặp là E. coli, Cl. perfringens, Streptococcus Dùng thuốc kháng sinh có tác dụng cao với các vi khuẩn như E. coli gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Tuy nhiên, tình trạng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh ở lợn ngày càng tăng. - Điều trị triệu chứng tiêu chảy Lợn bị tiêu chảy do E. coli khi điều trị, ngoài việc dùng kháng sinh sớm từ đầu nên dùng kết hợp một số thuốc hay hóa dược có tác dụng ức chế sự sản sinh và ảnh hưởng của độc tố đường ruột Enterotoxin do vi khuẩn phóng thích ra. Kết hợp sử dụng dung dịch các chất điện giải như dung dịch đường glucose, muối natri, kali cung cấp, bổ sung lượng nước và các chất điện giải bị mất trong khi tiêu chảy. Trong điều trị cần thực hiện tốt chế độ ăn uống, chống nhiễm khuẩn và điều trị hiện tượng mất nước, chất điện giải. Trong đó,
- 23 bổ sung nước và chất điện giải có vai trò quan trọng, vì có tới 80% lợn chết do bệnh lý này (Nguyễn Văn Tâm và cs. 2006) [13]. 2.2.2.4. Bệnh viêm khớp * Nguyên nhân Viêm khớp là bệnh hay mắc ở lợn, đó là một yếu tố gây què chân. Các yếu tố gây què ở lợn bao gồm liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất dinh dưỡng hoặc những tổn thương do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương hay các thay đổi của khớp. Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi vi khuẩn (Streptococcus suis, E. coli, Staphylococcus ) và Mycoplasma. * Triệu chứng Chia làm 2 dạng viêm khớp ở lợn: Viêm khớp do thiếu canxi, photpho và viêm khớp do vi khuẩn. Triệu chứng thường thấy do thiếu canxi, photpho là lợn đi lại khó khăn. Còn viêm khớp do vi khuẩn là: Lợn bị sốt cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn còn có biểu hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què, có những u sưng ở khớp, lợn có thể bị mù, điếc. Bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt khi xuất chuồng, làm cho lợn tăng trọng kém và giảm số lượng lợn con sau cai sữa trong đàn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra cho lợn con 1 - 6 tuần tuổi, bệnh được phân loại như một phần của hội chứng yếu khớp kết hợp với viêm rốn. S. suis có thể khu chú ở amidan của gia súc khỏe, khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như: lợn trong tình trạng stress, nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường làm giảm sức đề kháng lợn lúc này dễ dàng phát bệnh. Mầm bệnh được tiết ra từ dịch âm hộ, dịch đường hô hấp và sữa lợn mẹ. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn con bằng đường rốn, vết thương ngoài da.
- 24 Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh từ 10 - 20%. Bệnh thường xảy ra ở lợn từ 1 - 6 tuần tuổi. Bệnh xảy ra ở 3 thể: Thể quá cấp tính, thể cấp tính và thể mãn tính. - Thể quá cấp tính: Gây chết lợn nhanh, lợn sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn có triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc, viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não tủy nhiều và có màu đục. - Thể cấp tính: Đặc trưng bởi sốt, lông da sởn lên suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển, lợn bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to. Một hoặc vài khớp có thể bị tổn thương, các khớp chân trước và chân sau, mắt cá chân thường sưng phồng lên. Bệnh làm cho lợn đau đớn không thể di chuyển được, hạn chế khả năng đi lại để bú của lợn con. - Thể mãn tính: Lợn bệnh còi cọc và bị viêm khớp mãn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết (fibrin). Các màng sưng phồng, mất màu, tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe). Khi bệnh trở thành mãn tính có thể làm tổn thương sụn khớp. Các bệnh tích cũng có thể thấy được trong sự phát triển của các khúc xương. * Phòng bệnh Chủ yếu là phương pháp phòng bệnh chung, phương pháp phòng bệnh đặc hiệu chưa thật sự hiệu quả. - Phòng bệnh cho lợn: Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch. Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi như: Thực hiện vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ môi trường, tăng sức đề kháng cho lợn, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi bằng các loại hoá chất (phenol, iốt, hypocrit, axit phenic 3 - 5%, formol 5%); tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý đàn.
- 25 Khi có dịch liên cầu khuẩn xảy ra thì phải xử lý đúng như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm: Cách ly lợn ốm để điều trị, lợn ốm chết phải chôn, đổ thuốc sát trùng hoặc tiêu huỷ, chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát trùng, để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại. Đối với vùng có lợn bệnh cần theo dõi, phát hiện sớm lợn bệnh, cách ly và điều trị kịp thời cho đến khi khỏi hẳn bệnh mới cho nhập đàn. Cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn tập trung khi có dịch bệnh ở lợn xảy ra. - Phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Ở Việt Nam đã chế tạo được vaccine Salsco đa giá, vô hoạt, bổ trợ keo phèn, bao gồm các chủng vi khuẩn đường ruột là: Salmonella, E. coli và Streptococcus, tiêm cho lợn con 21 ngày tuổi để phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con. Tỷ lệ bảo hộ đạt 70 - 80%, vaccine dùng rộng rãi trong cơ sở chăn nuôi. - Phòng bệnh bằng kháng sinh cũng đem lại hiệu quả. Vi khuẩn S. suis rất mẫn cảm với các loại kháng sinh, nhưng cũng rất dễ kháng kháng sinh trong quá trình phòng bệnh và điều trị. Vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh. Khi dùng bằng cách cho ăn hoặc cho uống cần chú ý: hiệu lực, đường đi của thuốc * Điều trị Trước hết là điều trị hỗ trợ với các biện pháp hồi sức tích cực, nhiễm Liên cầu lợn là bệnh do vi khuẩn gây ra nên kháng sinh vẫn là thuốc điều trị đặc hiệu, trong đó penicillin là thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh này, có thể khỏi bệnh hoàn toàn và tránh được tử vong. Tuy nhiên tình trạng kháng penicillin của vi khuẩn cũng đã được ghi nhận. Trong trường hợp vi khuẩn đã kháng penicillin, các kháng sinh khác thuộc nhóm beta lactamin được điều trị thay thế cho lợn bệnh. 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước a) Bệnh viêm phổi do Mycoplasma (bệnh suyễn lợn)
- 26 Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [9], bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella, Đặng Xuân Bình và cs. (2007) [1] khi nghiên cứu tình hình nhiễm Actinobacillus, Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã cho biết: Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể. Các tác giả cũng đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55%; trung bình là 37,83%. Trương Quang Hải và cs. (2012) [5] cho biết: các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline. Điều này đã thể hiện theo thời gian, vi khuẩn S. suis đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng như streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G. b) Hội chứng tiêu chảy ở lợn Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi của lợn, tùy theo yếu tố được cho là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng các tên khác nhau như: bệnh lợn con ỉa phân trắng, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy, biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải, và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó, trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết.
- 27 Theo Bùi Tiến Văn (2015) [22], một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột là E. coli, Salmonella sp, Shigella, Klebsiella, C. perfringens là những vi khuẩn quan trọng gây rối loạn tiêu hóa ở người và nhiều loài động vật. Sau khi nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường ruột thường gặp ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy, Nguyễn Bá Hiên (2001) [7] đã chỉ ra rằng, khi lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh. Đoàn Thị Kim Dung (2004) [2] cho biết, khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 gam phân tăng lên so với lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E. coli, Salmonella và Streptococus tăng lên trong khi Staphylococus và Bacillus subtilis giảm đi. Nghiêm Thị Anh Đào (2008)[4] cho biết: từ mẫu phân và phủ tạng lợn bệnh phân lập được vi khuẩn E. coli với các tỷ lệ nhiễm lần lượt là: ở phân 92,80%; ở gan 75,00%; ở lách 83,30% và ở ruột là 100%. Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [19], lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu. Nguyễn Chí Dũng (2013) [3] chỉ ra vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với các tháng khác (26,98% đến 38,18%). Theo Nguyễn Bá Hiên (2001) [7], nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy chính ở lợn là E. coli, Salmonella và Clostridium. Số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh. Trần Đức Hạnh (2013) [6] cho rằng, lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 30,32% và 5,12%; tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%), giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27% và 4,75%). Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tiếp (2013) [18] cho biết: vi khuẩn E. coli và Salmonella là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiêu
- 28 chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp như nghiên cứu này, E. coli có khả năng đóng vai trò nhiều hơn so với Salmonella. Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn Các tác giả đều thống nhất cho rằng, khi lợn bị mắc tiêu chảy do các tác nhân là vi sinh vật thường làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết. 2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài a) Bệnh viêm phổi do Mycoplasma (Bệnh suyễn lợn) Kielstein P (1966) [27] cho rằng: vi khuẩn Pasteurella multocida là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm phổi ở lợn. Trong đó, chủ yếu là do Pasteurella multocida type A gây ra và một phần nhỏ do Pasteurella multocida type D. Clifton Harlley và cs. (1986) [24] đã xác định được vi khuẩn Streptococcus suis luôn có mặt trong hạch amidan và xoang mũi của lợn khỏe mà không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chúng là một trong những tác nhân gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi. Bệnh do Streptococcus suis gây ra có thể phát sinh dịch bệnh vào đầu mùa xuân hoặc sau những thay đổi thời tiết đột ngột và Streptococcus suis là những nguyên nhân của những ổ dịch nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm khớp, viêm hạch dưới hàm. Bên cạnh đó Streptococcus suis có liên quan đến viêm não tủy, viêm phế quản phổi, viêm màng bao tim. Theo Herenda D (1994) [21], viêm phổi là hiện tượng viêm do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc các tác nhân vật lý và hoá học gây ra. Nó thường kèm với viêm phế quản, viêm phế nang và viêm màng phổi. Vì thế thuật ngữ “viêm phổi - phế quản” thường được sử dụng để chỉ bệnh này. Ở lợn, bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và viêm phổi màng phổi do Haemophilus pleuropneumoniae là hay gặp nhất.
- 29 Theo Glawischning E và cs. (1992) [24] việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ lấy mẫu để phân lập Pasteurella multocida được 12 type (được ký kiệu từ 1 đến 12). b) Hội chứng tiêu chảy ở lợn Smith và cs. (1967) [29] cho biết: có 2 loại độc tố là thành phần chính của Enterotoxin được tìm thấy ở các vi khuẩn gây bệnh. Sự khác biệt của 2 độc tố này là độc tố chịu nhiệt (Heat Stabletoxin - ST), có thể chịu được nhiệt lớn hơn 1000ºC trong 15 phút, còn độc tố không chịu nhiệt (Heat labiletoxin - LH) bị vô hoạt ở nhiệt độ 600ºC trong 15 phút. Sokol và cs. (1981) [30] cho rằng: vi khuẩn E. coli cộng sinh có mặt thường trực trong đường ruột của người và động vật, trong quá trình sống, vi khuẩn có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88, K89), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng sinh (R) và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua DNA của chromosome mà được di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E. coli bám dính vào lông nhung ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây triệu chứng ỉa chảy, phá hủy tế bào niêm mạc ruột. Glawischning và Bacher (1992) [24] lại xác định Clostridium perfringens type A và type C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi lợn. Kishima M và cs. (2008) [28] đã xác định được các tác nhân gây tiêu chảy là virus tiêu chảy lợn (PEDV) ở một ổ dịch tiêu chảy ở lợn bắt đầu tại Quảng Đông, miền nam Trung Quốc vào tháng giêng năm 2011.
- 30 Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E. coli, việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm.
- 31 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng - Đối tượng nghiên cứu: lợn thịt nuôi từ 4 tuần tuổi đến giai đoạn 21 tuần tuổi (xuất chuồng). 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: trại chăn nuôi Phạm Văn Linh - Thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. - Thời gian: từ 20/11/2018 đến 25/5/2019 3.3. Nội dung thực hiện - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Phạm Văn Linh - Thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt nuôi tại trại. - Áp dụng một số biện pháp phòng, trị bệnh thường gặp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi - Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt - Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp cho lợn thịt 3.4.2. Phương pháp thực hiện 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản lý, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả điều tra thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.
- 32 3.4.3.2. Phương pháp chẩn đoán bệnh trên lợn thịt Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để phát hiện sự bất thường về sức khỏe của lợn và chẩn đoán các bệnh trên đàn lợn thịt bằng cách tiến hành kiểm tra tình hình đàn lợn vào lúc 7h10 phút sáng hàng ngày, phát hiện những bất thường về sức khỏe của lợn, phân biệt lợn khỏe và lợn ốm như sau: - Lợn khỏe: + Trạng thái chung: lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng. + Nhiệt độ cơ thể trung bình 38,5oC; nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn với mức nhiệt độ là 39,5oC; nhịp thở là 9-19 lần/phút. + Mắt mở to, sáng, khô ráo, không bị sưng, không có rử, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không đỏ tía. + Gương mũi ướt không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét. + Chân có thể đi lại được bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, kheo chân không bị dính bết phân. + Lông mượt, mềm, không dựng đứng, không bị rụng. + Phân mềm thành khuôn, không đi táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không có màng trắng bao quanh, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm. + Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt. - Lợn ốm: + Trạng thái mệt mỏi, ít vận động, thường nằm tách đàn, đi lại xiêu vẹo; kém hoặc bỏ ăn; lưng gồng lên do đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón. + Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên đến 420C). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường. Hơi thở nóng. + Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, khi có ánh sáng chiếu vào, mắt nháy liên tục có thể do viêm kết mạc mắt.
- 33 + Mũi thường bị khô. Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm. Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc lở mồm long móng. + Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh lở mồm long móng. + Kheo chân bị dính bết phân là do lợn bị ỉa chảy. Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được. + Tai có màu tím, đỏ hoặc xanh là do lợn bị sốt, bị dịch tả hoặc bị tai xanh. + Màu của phân biến đổi bất thường: màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con; màu đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non; màu đỏ là có thể bị xuất huyết ở ruột già, + Mùi phân khác thường: có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả. + Lượng và màu của nước tiểu của có biến đổi bất thường: Nước tiểu ít, có màu đỏ, có thể do bị xuất huyết; màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận, bàng quang; màu đỏ sẫm có thể do kí sinh trùng đường máu, màu vàng do bệnh ở gan. Căn cứ vào các triệu chứng, kết hợp với khám lâm sàng để chẩn đoán, xác định bệnh của lợn. 3.4.2.3: Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi Số con mắc bệnh - Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100 Số con theo dõi Số con khỏi bệnh - Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100 Số con điều trị Số con chết - - Tỷ lệ khỏi chết (%) = x 100 Số con điều trị Số con còn sống đến cuối kỳ - Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số con đầu kỳ
- 34 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại Phạm Văn Linh Trang trại Phạm Văn Linh mới được xây dựng và nuôi lứa lợn đầu vào tháng 7 năm 2018 nên chúng tôi đã thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi của trại từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2018. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Quy mô đàn lợn thịt của trại lợn Phạm Văn Linhqua 5 tháng SST Tháng, năm Số lợn (con) 1 tháng 7/2018 780 2 tháng 8/2018 776 3 tháng 9/2018 770 4 tháng 10/2018 767 5 tháng 11/2018 765 Số liệu bảng 4.1 cho thấy, quy mô đàn lợn thịt của trang trại trong 5 tháng cuối năm 2018 khá ổn định, giao động từ 765 – 780 con. Quy mô này phù hợp với diện tích hệ thống chuồng nuôi. Đàn lợn nuôi tại trang trại đảm bảo mật độ nuôi hợp lý (1,12 m2/1 lợn), điều đó có tác dụng tốt trong việc nâng cao sức khỏe cho đàn lợn và đảm bảo vệ sinh thú y, góp phần làm giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh và tỷ lệ chết. 4.2. Kết quảthực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trại 4.2.1. Kết quả nuôi dưỡng Trong quá trình thực tập tại Trại, chúng tôi đã trực tiếp thực hiện quy trình nuôi dưỡng 390 lợn thịt trong giai đoạn từ 4 tuần tuổi đến xuất bán (21 tuần tổi). Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty GreenFeed tự sản xuất, bao gồm các loại cám: GF01, GF02, GF03, GF04, GF05. Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng trình bày tại bảng 4.2.
- 35 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng Tổng khối Khối lượng lượng thức Thành Loại thức Tuần tuổi Sốlợn thức ăn cho ăn cho lợn phần dinh ăn cho ăn tương ứng (con) ăn(kg/con/giai ăn đến xuất dưỡng đoạn) chuồng (kg/đàn) ME: 3400 GF01 Kcal Từ tuần 4 - 390 5 1950 Pr %: 21 tuần 6 ME: 3350 Từ tuần 6 - GF02 Kcal 387 25 9675 tuần 10 Pr%: 20 ME:3200 Từ tuần 10 - GF03 Kcal 380 50 19000 tuần 13 Pr %: 19 ME:3100 GF04 Từ tuần 13 – 377 50 18850 Pr %:18.5 tuần 18 Từ tuần 19 ME:3050 đến xuất bán GF05 Kcal 376 50 18800 (21 tuần Pr %: 16 tuổi) Trong suốt thời gian thực tập tại trại, chúng tôi đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi 390 lợn thịt và lần lượt cho ăn các loại cám GF01, GF02, GF03, GF04, GF05 cho đến khi lợn đủ điều kiện để xuất chuồng, đảm bảo về khối lượng theo tiêu chuẩn của công ty 112kg/con.
- 36 4.2.2. Kết quả công tác chăm sóc đàn lợn Trong quá trình thực tập tại Trại, chúng tôi đã thực hiện chăm sóc đàn lợn theo quy trình của Trại. Kết quả thực hiện quy trình trình chăm sóc đàn lợn được trình bày tại bảng 4.3 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc đàn lợn Khối lượng STT Công việc Thời gian thực hiện thực hiện (lần) 1 Kiểm tra sức khỏe lợn 7h10 sáng và 13h40 chiều 326 Kiểm tra máng ăn và vòi 2 7h20 sáng và 14h20 chiều 326 nước uống 3 Vệ sinh chuồng trại 7h30 sáng và 14h30 chiều 326 4 Cho lợn ăn 9h sáng và 4h chiều hàng ngày 326 5 Lau máng ăn Ngày 1 và ngày 15 hàng tháng 11 6 Rửa chuồng, tắm lợn Đột xuất 2 7 Làm vắc - xin Buổi sáng 8 8 Xuất lợn Buổi sáng 12 Kết quả bảng 4.3 cho thấy, trong thời gian thực tập, chúng tôi đã tham gia vào tất cả công việc chăm sóc đàn lợn thịt, như: kiểm tra sức khỏe đàn lợn, kiểm tra vòi nước uống, vệ sinh chuồng trại, cho lợn ăn hàng ngày và một số công việc khác theo định kỳ hoặc đột xuất, như: lau máng ăn, cách ly lợn ốm, rửa chuồng, tắm lợn, làm vaccine, xuất lợn, sát trùng nước uống Thông qua quá trình trực tiếp thực hiện quy trình chăm sóc đàn lợn tại Trại, chúng tôi đã nâng cao sự hiểu biết và tay nghề chăm sóclợn thịt, cụ thể là: - Đối với công việc vệ sinh máng ăn: lợn nuôi theo mô hình chăn nuôi công nghiệp, do đó hệ thống máng ăn và máng uống là hoàn toàn tự động,
- 37 việc cọ rửa vệ sinh máng ăn, máng uống cho lợn là rất ít, phần lớn sau một lứa lợn xuất chuồng mới phải tiến hành cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống. Ngoài ra, việc rửa máng ăn chỉ thực hiện trong trường hợp khi cọ rửa chuồng, nước bắn vào máng ăn làm ướt máng để tránh làm cho thức ăn bị mốc do máng ăn bị ướt. - Việc kiểm tra vòi uống, nhất là các núm uống, phải thực hiện hàng ngày để đảm bảo hệ thống máng nước tự động luôn có nước cung cấp cho lợn. Ngoài ra, cần phải kiểm tra màu sắc của nước uống (trong hay đục) để từ đó xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước một cách nhanh nhất và hiệu quả. - Công việc rửa chuồng và tắm cho lợn cũng được quan tâm. Tuy nhiên ở trại hiện nay đang áp dụng theo phương pháp mới, hạn chế việc tắm cho lợn, khi lợn bẩn thì chỉ phụt nước rửa những phần cơ thể bị bẩn, trong trường hợp quá bẩn thì mới tiến hành tắm cho lợn. Đối với mùa đông, trại thường hạn chế việc tắm cho lợn, chỉ tiến hành tắm vào những ngày nắng ấm, từ khoảng thời gian 10 – 11h trưa, tùy vào nhiệt độ của từng ngày. - Pha clorin vào nguồn nước rất quan trọng. Nếu nước không được xử lí khi lợn uống sẽ rất dễ nhiễm bệnh đặc biệt là rất dễ bị tiêu chảy nếu uống phải nước bẩn, sau khi bơm nước lần lượt vào 2 bể lắng sẽ xử lý ngay clorin rồi để 24h sẽ bơm lên téc nước. 4.2.3. Kết quả nuôi sống lợn qua các tháng tuổi Cùng với việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, chúng tôi đã tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn qua các tháng tuổi để biết được chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc có phù hợp không. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của lợn được trình bày tại bảng 4.4.
- 38 Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi Số lợn theo dõi Số ợnl sống Tỷ lệ nuôi sống Tháng tuổi (con) (con) (%) 1 390 386 98,97 2 386 380 98,45 3 380 377 99,21 4 377 376 99,73 5 376 376 100,00 Tính chung 390 376 96,41 Số liệu bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn tăng dần theo độ tuổi, từ 98,97% (lúc 1 tháng tuổi) đến 100,00% (lúc 5 tháng tuổi). Điều này phù hợp với quy luật phát triển của lợn là khi tuổi lợn càng tăng thì chức năng sinh lý càng hoàn thiện, sức khỏe, sức kháng bệnh càng cao. Tỷ lệ nuôi sống của lợn đạt mức cao ở tất cả các tháng tuổi nuôi dưỡng (98,97 – 100,00%) và đạt tỷ lệ nuôi sống của toàn quá trình nuôi dưỡng là 96,41%, vượt mức chỉ tiêu định mức của công ty GreenFeed (tỷ lệ nuôi sống là 93,00%). Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của lợn ở bảng 4.4 cho thấy quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của trại là hợp lý, góp phần nâng cao sức khỏe của lợn và tỷ lệ nuôi sống. 4.3. Kết quả công tác vệ sinh phòng và trị bệnh 4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi Vệ sinh trong chăn nuôi là một trong các khâu quyết định tới sự thành bại của chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại Trong quá trình thực tập, chúng tôi đã thực hiện nghiêm quy trình vệ sinh theo quy định của Trại. Hàng ngày, tiến hành dọn vệ sinh các ô chuồng,
- 39 quét lối đi lại trong chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng và quét vôi nước hành lang trong chuồng, đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra. Cùng với việc quét dọn, lau chùi, diệt khuẩn bằng vôi bột, chuồng trại còn được định kỳ tiêu độc bằng thuốc sát trùng omnicide pha với tỷ lệ 1/200; tắm sát trùng cho lợn với tỉ lệ pha 1/3200. Kết quả thực hiện vệ sinh chăn nuôi được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi Kết quả So với Số Theo kế Lần/ thực kế STT Công việc tuần hoạch Tuần hiện hoạch (lần) (lần) (%) 1 Quét mạng nhện 1 25 25 24 96,00 2 Vệ sinh nhà thuốc 1 25 25 24 96,00 3 Vệ sinh kho thức ăn 1 25 25 24 96,00 4 Vệ sinh máng ăn 1 25 25 24 96,00 5 Phun thuốc sát trùng 2 25 50 50 100,00 Quét vôi đường dẫn thức 6 2 25 50 ăn, hành lang chuồng 79 158,00 Rắc vôi bột xung quanh 7 2 25 50 91 182,00 chuồng và cổng Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, công tác vệ sinh chăn nuôi được thực hiện nghiêm theo đúng quy trình, khối lượng công việc thực hiện đều đạt từ 96,0% kế hoạch trở lên, đặc biệt công tác rắc vôi bột xung quanh chuồng và cổng đạt 182,0% kế hoạch, công tác quét vôi đường dẫn, hành lang chuồng đạt 158,0% kế hoạch. Do làm tốt công tác vê sinh chăn nuôi, nến suốt quá trình nuôi dưỡng không xảy ra bệnh dịch, sức khỏe của lợn được đảm bảo tốt, góp phần nâng
- 40 cao tỷ lệ nuôi sống vượt chỉ tiêu công ty giao (96,41 % so với 93,00%) (xem bảng 4.4). 4.3.2. Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh bằng vaccine Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được Trại quan tâm thực hiện một cách tích cực, chủ động, đúng lịch trình. Một trong các biện pháp phòng bệnh chủ động, đạt hiệu quả cao là phòng bệnh bằng vaccine. Trong quá trình thực tập tại Trại, chúng tôi đã cùng với cán bộ kỹ thuật thực hiện đầy đủ việc phòng bệnh bằng vaccine trên đàn lợn thịt. Kết quả phòng bệnh bằng vaccine được trình bày tại bảng 4.6 Bảng 4.6. Kết uảq phòng bệnh bằng vaccine cho đàn lợn tại trại Số Kết quả (an toàn) Tuần Loại Vắc xin lượng Số lượng Tỷ lệ tuổi (con) (con) (%) Dịch tả 388 5 388 100,00 Lở mồm long móng 385 7 386 100,00 Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, chúng tôi đã tham gia tiêm hai loại vaccine phòng bệnh dịch tả và lở mồm long móng. Cụ thể là đã tiêm phòng vaccine phòng bệnh dịch tả lợn cho 388 lợn và tiêm phòng vaccine lở mồm long móng cho 385 lợn thịt; 100% lợn được tiêm phòng 2 loại vaccine trên đều an toàn. 4.3.3. Kết quả chẩn đoán vàđiều trị một số bệnh gặp trên đàn lợn Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã cùng với cán bộ kỹ thuật của Trại theo dõi, phát hiện và chẩn đoán lợn mắc bệnh. Qua quá trình chẩn đoán, chúng tôi xác định lợn ở Trại chỉ mắc 03 loại bệnh, đó là bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp. Căn cứ để chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng điển hình của từng loại bệnh, như sau:
- 41 - Bệnh viêm phổi: Lợn sốt cao, lông xù, ngồi thở như chó, thở thể bụng, ho khan, có con ho ra tiếng. - Bệnh tiêu chảy: Lợn đi ngoài phân lỏng, nền chuồng có mùi tanh và chua có màu vàng, một số con phân loảng dính vào hậu môn, đuôi, lợn ủ rũ, mỏi mệt. - Bệnh viêm khớp: Lợn có biểu hiện đau chân, đi lại khập khiễng, què, các khớp chân trước, sau và mắt cá chân thường sưng phồng. Trên cơ sở chẩn đoán bệnh, chúng tôi cùng với cán bộ kỹ thuật của Trại đưa ra các phác đồ điều trị và trực tiếp điều trị bệnh. Cụ thể, phác đồ điều trị bệnh như sau: * Phác đồ điều trị bệnh viêm phổi: Genta - Tylo và Brom hexin 1 ml/10 kg TT tiêm bắp từ 3 đến 5 ngày liên tục. * Phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy: Tia - K.C 1 ml/10 kg thể TT tiêm bắp 3 - 5 ngày liên tục. * Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp: Pendistrep LA 1 ml/10 kg TT tiêm bắp từ 3 đến 5 lần mỗi lần cách nhau 1 ngày và Dexamethason. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh trên đàn lợn thịt được trình bày tại bảng 4.7 và 4.8. Bảng 4.7. Tình hình cảm nhiễm bệnh trên đàn lợn thịt Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh Loại bệnh (con) (con) (%) Viêm phổi 390 55 14,10 Tiêu chảy 390 49 12,56 Viêm khớp 390 15 3,85 Số liệu bảng 4.7 cho thấy, trong tổng số 390 lợn theo dõi có 55 lợn mắc bệnh viêm phổi, chiếm 14,10%; 49 lợn mắc bệnh tiêu chảy, chiếm 12,56% và 15 lợn mắc bệnh viêm khớp, chiếm 3,85%. Như vậy, lợn ở Trại có tỷ lệ mắc
- 42 các loại bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp khá thấp so với tình hình chung. Điều đó cho thấy, công tác vệ sinh, phòng bệnh của Trại thực hiện khá tốt. Bảng 4.8. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn thịt Số lợn Số lợn mắc Số lợn khỏi Tỷ lệ khỏi Loại bệnh điều trị bệnh (con) (con) (%) (con) Viêm phổi 55 55 49 89,09 Tiêu chảy 49 49 47 95,92 Viêm khớp 15 15 15 100,00 Số liệu bảng 4.8 cho thấy, sử dụng các phác đồ của Trại để điều trị các bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp cho lợn thịt có hiệu quả điều trị rất cao (từ 89,09 – 100,00% lợn được điều trị khỏi bệnh). Cụ thể là, có 49/55 lợn bị viêm phổi được khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 89,09%; 47/49 lợn bị tiêu chảy được điều trị khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 95,92% và 15/15 lợn viêm khớp được điều trị khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 100,00%. Điều đó cho thấy, phác đồ điều trị bệnh cho lợn thịt của Trại là hợp lý, công tác vệ sinh, hộ lý tốt đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cho lợn.
- 43 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian thực tập tại trại chăn nuôi Phạm Văn Linh - Thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: a) Trại có quy mô đàn lợn ổn định và phù hợp với cơ sở vật chất, hệ thống chuồng nuôi khép kín, hiện đại, hệ thống các công trình phục vụ và trang thiết bị khá đồng bộ, hiện đại, đáp ứng mô hình chăn nuôi công nghiệp. b) Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Trại tư nhân. Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng đạt 96,41%, vượt chỉ tiêu của Công ty giao 3,41% (96,41% so với 93,00%); khối lượng xuất chuồng bình quân đạt 108 kg/con, đạt chỉ tiêu của Công ty giao 96,43%. c) Công tác vệ sinh chăn nuôi và phòng bệnh được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình, đảm bảo kỹ thuật: 100% lợn được tiêm phòng bệnh dịch tả, lở mồm long móng; kết quả tiêm phòng bệnh đảm bảo an toàn 100,00%; không để xảy ra dịch bệnh trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi. d) Tỷ lệ lợn mắc các loại thấp, chỉ có 14,10% lợn mắc bệnh viêm phổi; 12,56% lợn mắc bệnh tiêu chảy và 3,85% lợn mắc bệnh viêm khớp. đ) Sử dụng phác đồ điều trị của Trại cho kết quả điều trị khỏi bệnh rất cao: 89,09% lợn khỏi bệnh viêm phổi; 95,92% lợn khỏi bệnh tiêu chảy và 100,00% lợn khỏi bệnh viêm khớp. 5.2. Đề nghị Qua thời gian thực tập tại trại chăn nuôi Phạm Văn Linh - Thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi có một số đề nghị như sau: a) Về công tác vệ sinh thú y: Xây dựng riêng ô cách ly lợn ốm để giảm sự tiếp xúc và khuếch tán mầm bệnh cho đàn lợn khỏe.
- 44 b) Về công tác phòng bệnh: tiến hành chủng vaccine phòng bệnh cho đàn lợn đúng quy trình. c) Tiếp tục cho sinh viên khóa sau về các trại thực tập để nâng cao tay nghề, có kiến thức tốt hơn về chăn nuôi.
- 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVI số 2, Hội Thú y Việt Nam. 2. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sư ̣biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều tri,̣ Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận án Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 4. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 5. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis và Pasteurella multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú, y 19(7), tr.71 - 76. 6. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. 7. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp.
- 46 8. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu Thùy (2016) Ký sinh trùng học thú y, Nxb Nông nghiệp. 9. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Bạch Quốc Thắng (2006), 17 bệnh mới của lợn, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr.5, 64. 10. Trần Đình Miền, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trức (1977), Chọn và nhân giống gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 11. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “ Hê ̣vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập IV (số1), tr.15 - 22. 12. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp,̣ tr.11 - 58. 13. Nguyễn Văn Tâm, Cù Hữu Phú (2006), “Phân lập vi khuẩn Salmonella gây hội chứng tiêu chảy cho lợn con tiêu chảy ở lợn nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú, y tập XIV, (số 2/2006). 14. Phan Đình Thắm, Từ Quang Hiển (2002), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (sử dụng cho hệ đại học. Nxb Nông Nghiệp 15. Bạch Quốc Thắng (2011), Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nhóm Lactobacillus trong phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viên Thú Y Quốc Gia, Hà Nội. 16. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp. 17. Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, Dùng trong các trường THCN, Nxb Hà Nội, tr.18 - 19 - 151 - 154. 18. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli và Salmonella spp. trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai
- 47 sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa học và Phát triển, tập 11, số 3, tr. 318 - 327. 19. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị, Luận vănThạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 20. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, (2002) , Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 21. Herenda D, Chambers P.G, Ettriqui, Soneviratna, Daislva I.J.P., (1994), Bệnh viêm phổi cẩm lang về kiểm tra thịt tại lò mổ dùng cho các nước đang phát triên , tr 175 – 177. 22. Bùi Tiến Văn (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn 1 - 45 ngày tuổi tại huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ thú y, Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. II.Tài liệu tiếng Anh 23. Bergenland H.U., Fairbrother J.N., Nielsen N.O., Pohlenz J.F. (1992), Escherichia coli infection diseases of Swine, Iowa stale University press/AMES, IOWA U.S.A 7th Edition, pp. 487 - 488. 24. Clifton - Hadley F.A., Alexander, Enright M.R. (1986), “A Diaglosis of Streptococcus suis infection”, Inproc Am Assoc swine Pract, pp.473 - 491. 25. Glawischning E, Bacher H. (1992), “The efficacy of costat on E. coli infected weaning pigs”, IPVS congress, August 17 - 22; 182. 26. Jose Bento S., Ferraz and Rodger K., Johnson (2013), Animal Model Estimation of Genetic Parameters and Response to Selection for Litter Size and Weight, Growth, and Backfat in Closed Seedstock Populaions of Large White and Landrace Swine, Department of Animal Science, University of Nebraska, Lincoln 68583 – 0908.
- 48 27. Kielstein P. (1966), On the occurrencer of toxi producing PasteurellamultocidaStrains atrophic rhinitis and in pneumoniae of swine and cattle jvet med, pp. 418 - 424. 28. Kishima M, Uchida I, Namimatsu, Tanaka K (2008), Nationwide Surveillance of Salmonella in the Faceces of Pig in Japan, Zoonoses Public Health. 2008 Apr; 55(3), p.139 - 44 29. Smith H.W., Halls S. (1967) “Observations by the ligated segment andoral inocunation methods on Escherichia coli infactions in pigs, calves, lambs and rabbits”, pp 499–529. 30. Sokol A., Mikula I., Sova C.(1981), Neonatal coli - infecielaboratoriana diagnostina a prevencia UOLV – Kosice.
- PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Hình 1: Hình ảnh phun sát Hình 2: Hình ảnh quyét vôi nước trùng trong chuồng hàng lang Hình 3: hình ảnh đi qua Hình 4: Hình ảnh nhúng hố vôi nhà sát trùng
- Hình 5: Hình ảnh cào phân chuồng Hình 6: Hình ảnh tiêm lợn Hình 7: Phổi lợn bị mắc bệnh Hình 8: Mổ khám kiểm tra bệnh đường hô hấp tích lợn mắc bệnh đường hô hấp
- Hình 10: Thuốc Pendistrep LA Hình 11:Thuốc Genta- Tylo Và thuốc Dexamethason Hình 12: Thuốc Colistin Premix Hình 13:Thuốc Bromex