Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một Kiểm lâm viên tại hạt Kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng

pdf 62 trang thiennha21 19/04/2022 6050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một Kiểm lâm viên tại hạt Kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_chuc_trach_nhiem_vu_mot_kiem_lam_vien_ta.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một Kiểm lâm viên tại hạt Kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ CÚC Tên đề tài: THỰC HIỆN CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ MỘT KIỂM LÂM VIÊN TẠI HẠT KIỂM LÂM HUYỆN HÀ QUẢNG – TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ CÚC Tên đề tài: THỰC HIỆN CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ MỘT KIỂM LÂM VIÊN TẠI HẠT KIỂM LÂM HUYỆN HÀ QUẢNG – TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng ” là công trình nghiên cứu đánh giá của bản thân em, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của: TS. Đàm Văn Vinh Những phần sử dụng tài liệu tham khảo: trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan TS. Đàm Văn Vinh Hoàng Thị Cúc XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong nhà trường nhằm hệ thống lại kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Qua đó, mỗi sinh viên sẽ hoàn thiện về kiến thức, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng bản thân, được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm và Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một kiểm lâm viên tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng ”. Trong suốt quá trình thực tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cán bộ và các hộ gia đình tại hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng , tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập số liệu đề tài. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Đàm Văn Vinh, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Do trình độ và thời gian có hạn mặc dù đã cố gắng song khóa luận tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Thái Nguyên,Ngày 26 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Hoàng Thị Cúc
  5. iii MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề thực hiện 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của sinh viên thực hiện 3 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ THỰC HIỆN 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.1. Khái niệm về Quản lý, Quản lý rừng bền vững 5 2.1.2. Khái niệm về Kiểm lâm và Kiểm lâm địa bàn 7 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 8 2.3. Một số hoạt động của Kiểm lâm trong cả nước 14 2.4. Tổng quan về công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Hà Quảng 21 Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 24 3.1.Thời gian và phạm vi thực hiện 24 3.2. Nội dung thực hiện 24 3.3. Phương pháp thực hiện 24 Phần 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 25 4.1. Kết quả điều tra hiện trạng rừng và đất rừng trên địa bàn huyện Hà Quang, tỉnh Cao Bằng 25 4.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Hạt kiểm lâm Hà Quảng 31 4.3. Thực hiện một số nhiệm vụ được giao 35 4.3.1. Tham mưu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng 35 4.3.2. Kết quả huy động lực xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng 4 tháng đầu năm 2019 37 4.3.3. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật giai đoạn 2016-2019 39 4.3.4 Công tác tuyên truyền về luật BV &PT rừng tại địa phương 40 4.3.5. Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng huyện Hà Quảng 41
  6. iv 4.4. Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Hà Quảng tỉnh Cao Bằng 47 4.4.1 Bài học kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Hà Quảng tỉnh Cao Bằng 47 4.4.2 Đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Kiểm lâm tại Hà Quảng tỉnh Cao Bằng 50 4.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với bản thân trong thực hiện chức trách của Kiểm lâm viên hạt kiểm lâm . 51 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Đề nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Các loại hình sử dụng đất năm 2019 của huyện Hà Quảng 25 Bảng 4.2. Hiện trạng diện tích rừng trên địa bàn huyện Hà Quảng 27 Bảng 4.3. Kết quả điều tra thu thập về các loại rừng tại huyện Hà Quảng 28 Bảng 4.4. Kết quả điều tra độ che phủ rừng tại Hà Quảng 29 Bảng 4.5. Kết quả điều tra thực trạng quản lý rừng tại Hà Quảng 30 Bảng 4.6. Lực lượng cán bộ Ban quản lý rừng hạt kiểm lâm Huyện Hà Quảng 32 Bảng 4.7. Kết quả về công tác tham mưu trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm Hà Quảng 36 Bảng 4.8. Kết quả đề xuất việc quy hoạch đất phát triển rừng năm 2019 tại Hạt kiểm lâm Hà Quảng 37 Bảng 4.9. Kết quả xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu hại rừng giai đoạn 2016-2019 38 Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật của Hạt kiểm lâm Hà Quảng (2016-2019) 39 Bảng 4.11 Kết quả tuyên truyền các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng 41 Bảng 4.12. Tổng hợp nguyên nhân diễn biến rừng và đất lâm nghiệp 41 Bảng 4.13 Diễn biến rừng và đất rừng theo các nguyên nhân 43
  8. vi DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức của Ban Quản Lý Rừng Hạt Kiểm Lâm Hà Quảng . 31
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ UBND : Uỷ ban nhân dân CCVC : Công chức viên chức PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng KT-XH : Kinh tế - xã hội BQL : Ban quản lý QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng BVR : Bảo vệ rừng BV & PT : Bảo vệ và phát triển KLĐB : Kiểm lâm địa bàn NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn QĐ – BNN : Quy định bộ nông nghiệp NĐ – CP : Nghị định chính phủ QĐ –BNN–TCCB : Quy định bộ nông nghiệp tiêu chuẩn chức danh TT-BNNPTNT : thông tư-bộ nông nghiệp phát triển nông thôn CT-TTg : Chỉ thị - thủ tướng CT/TW : Chỉ thị trung ương
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề thực hiện Rừng là một nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, là lá phổi xanh của trái đất, rừng đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và mọi sự sống trên trái đất . Rừng là nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống nhân dân, Rừng có vai trò cung cấp lâm sản, đặc sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội trước hết là cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu chung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, cung cấp dược liệu quý phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người. Ngoài gia rừng còn có vai trò to lớn là giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, điều hòa khí hậu, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, giảm thiểu lũ Ngoài giá trị về kinh tế, môi trường, rừng còn có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên, du lịch văn hoá, danh lam thắng cảnh, góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa là một trong nhưng quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về thành phần động thực vật. Tuy nhiên chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế rất đáng lo ngại đó là sức ép về diện tích đất canh tác ngày càng tăng đối với rừng. Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu ha rừng bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều loài động thực vật đã vĩnh viễn mất đi, nguồn gen các loài động thực vật quý hiếm ngày càng cạn kiệt. Hiện nay diện tích rừng nước ta đã suy giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân: dân số tăng nhanh, nạn khai thác chặt phá rừng bừa bãi, tập quán canh tác của người dân. Sự suy thoái nghiêm trọng về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng. Những biến đổi này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, sự nóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu và nhiều sự biến đổi khác mà con người không thể kiểm soát được. Những năm gần đây, tình trạng phá rừng xảy ra
  11. 2 ngày một nhiều với các hành vi, thủ đoạn tinh vi làm nghèo tài nguyên rừng. Việc bảo vệ rừng khó khăn, cơ chế chính sách trong quản lý, khai thác còn nhiều bất cập. Nâng cao chất lượng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng là việc làm cấp bách hiện nay. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác phục hồi và phát triển rừng. Do vậy công tác quản lí và bảo vệ rừng và nâng cao nhận thức,hiểu biết của người dân là hết sức quan trọng. Để thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, Ngày 04/10/2007 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN, quy định về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn xã (thay thế Quyết định số 105/2000/QĐ-BNN ngày 17/10/2000), với phương châm "Kiểm lâm bám dân, bám rừng, bám chính quyền cơ sở” để tham mưu giúp chính quyền cơ sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 23/3/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Mục tiêu nhằm nâng cao năng lực Kiểm lâm viên, làm thay đổi căn bản công tác bảo vệ rừng, chuyển hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong khâu lưu thông sang tổ chức bảo vệ rừng tận gốc, giám sát nơi tiêu thụ, chế biến lâm sản; nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng; nâng cao nhận thức của nhân dân để tham gia bảo vệ và phát triển rừng; giúp người làm kinh tế rừng yên tâm đầu tư góp phần làm tăng độ che phủ của rừng. Kiểm lâm viên có vai trò quan trọng là cầu nối giữa lực lượng Kiểm lâm với Kiểm lâm địa bàn và người dân một phần không thể thiếu trong việc bảo vệ và phát triển rừng . Để bổ trợ cho những kiến thức đã học tại trường và để hiểu rõ hơn công tác quản lý bảo vệ rừng của Kiểm lâm viên nên em đã chọn đề tài: “Thực hiện chức trách, nhiệm vụ một Kiểm lâm viên tại hạt Kiểm lâm huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng ”.
  12. 3 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của sinh viên thực hiện - Xác định được việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được hạt Kiểm lâm giao: Quá trình tổ chức và kết quả tuần tra và xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm Nghiệp - Đánh giá được thực trạng và vai trò hoạt động của Kiểm lâm viên huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - Rút ra một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện chức trách Kiểm lâm viên tại khu vực hạt Kiểm lâm quản lý - Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm viên góp phần phát triển tài nguyên rừng. - Tham gia và trải nghiệm là một kiểm lâm cơ động kỹ thuật - Viết báo cáo kết quả và rút ra một số bài học và trong thực hiện chức trách, nghiệm vụ của một kiểm lâm viên tại Hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ THỰC HIỆN 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài Công việc của Kiểm lâm cấp huyện (Hạt Kiểm lâm) rất quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn sự đa dạng của động, thực vật tại địa phương. Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền cơ sở và sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng, hỗ trợ nâng cao đời sống người dân. Thực hiện tốt công tác theo dõi cập nhật diễn biến tài nguyên rừng, kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản; hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức hộ gia đình và cá nhân trong việc gây nuôi động vật hoang dã theo qui định. Kiểm lâm địa bàn có điểm mạnh là thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, nắm bắt được các đối tượng thường xuyên phá rừng để vận động ký cam kết không vi phạm hoặc phân loại đối tượng để tham mưu cho chính quyền có biện pháp xử lý phù hợp. Kiểm lâm địa bàn đã áp dụng nhiều biện pháp như phối hợp tổ chức các đợt tuần tra, truy quét ở các điểm phá rừng, bao chiếm đất rừng trái phép, ngăn chặn chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp ngoài quy hoạch, đề nghị cấp có thẩm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng. Kiểm lâm viên cấp huyện: 1. Được Hạt trưởng phân công chỉ đạo và thực hiện một số công việc, giúp Hạt trưởng chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên. 2. Có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc các đồng chí cán bộ Kiểm lâm địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao (thực hiện theo Quyết định số 83/QĐ- BNN ngày 04/10/2007 của Bộ NNPTNT). Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.
  14. 5 3. Xây dựng kế hoạch và nội dung tập huấn nghiệp vụ chuyên môn Quản lý rừng và bảo tồn thiên nhiên cho cán bộ Kiểm lâm hàng năm, thường xuyên đi cơ sở để kiểm tra nắm tình hình về công tác QLBVR. Kiểm tra chấp hành luật bảo vệ và phát triển rừng. 4. Thay mặt Hạt trưởng giải quyết công việc khi Hạt trưởng đi vắng, phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước Hạt trưởng về những quyết định của mình được Hạt trưởng giao. 5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. 2.1.1. Khái niệm về Quản lý, Quản lý rừng bền vững - Quản lý: Quản lý là việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển nhằm đảm bảo cho công việc hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của công việc và các mục đích đề ra. Quản lý được hiểu theo hai góc độ,một là góc độ tổng hợp mang tính chính trị và xã hội, hai là góc độ mang tính hành động thiết thực. Quản lý được C.Mác coi là chức năng đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động. “ Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật,đạt được mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của người quản lý” Nếu xét về góc độ của một tổ chức “Quản lý là một quá trình nhằm đề đạt được các mực đích của một số tổ chức thông qua việc thực hiện các chức năng cơ bản là kế hoạch hóa, tổ chức, điều hành và kiểm tra đánh giá” (Suranat,1993). Từ các định nghĩa trên có thể khái quát về quản lý: Quản lý là tiến trình tổ chức và sử dựng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong công tác quản lý có nhiều yếu tố tác động, nhưng đặc biệt có 5 yếu tố quan trọng nhất: Yếu tố con người, yếu tố chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố quyền lực và yếu tố thông tin.
  15. 6 - Khái niệm về Quản lý rừng bền vững: Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh. Nhằm đáp ứng mục tiêu quản lý, phát triển bền vững, Nhà nước quy định 9 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp là: 1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật. 2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng. 3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật. 4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng. 5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng. 6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng. 8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển
  16. 7 lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng. 9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật. 2.1.2. Khái niệm về Kiểm lâm và Kiểm lâm địa bàn - Khái niệm về kiểm lâm: Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và chủ tịch UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Lực lượng Kiểm lâm Việt Nam được thành lập ngày 21/5/1973 trên cơ sơ lực lượng tuần tra bảo vệ rừng. Kiểm lâm là cơ quan hành chính nhà nước, là lực lượng chuyên trách và thừa hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng phòng chống cháy rừng. Lực lượng Kiểm lâm được tổ chức thành Cục kiểm lâm, trước đây trực thuộc Bộ Lâm nghiệp, nay thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phân cấp của Cục Kiểm lâm là các chi cục Kiểm lâm trực thuộc các sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các huyện thị nếu có diện tích rừng đủ lớn (>3000ha) thì sẽ hình thành các hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục kiểm lâm, các xã hoặc cụm xã sẽ thành lập các trạm Kiểm lâm địa bàn. Đội Kiểm lâm cơ động trực thuộc Chi cục Kiểm lâm làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát liên huyện, thị xã. Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách về bảo vệ và phát triển rừng, tham mưu cho chủ tịch UBND tỉnh, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn về công tác bảo vệ và phát triển rừng. - Khái niệm Kiểm lâm địa bàn: Kiểm lâm địa bàn cấp xã là công chức nhà nước thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc
  17. 8 dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ (dưới đây gọi chung là Hạt Kiểm lâm) phân công về công tác tại địa bàn xã, phường, thị trấn có rừng (sau đây gọi chung là Kiểm lâm địa bàn) chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm. - Kiểm lâm địa bàn chuyên trách: Là Kiểm lâm viên thuộc Hạt Kiểm lâm phân công về công tác tại UBND xã, phường với 100% quỹ thời gian hoạt động tại địa phương. - Kiểm lâm nghiệp vụ kiêm nhiệm công tác Kiểm lâm địa bàn: Là Kiểm lâm viên làm công tác quản lý bảo vệ rừng thuộc Hạt Kiểm lâm được phân công kiêm nhiệm phụ trách địa bàn xã với 50% quỹ thời gian hoạt động tại địa phương. - Kiểm lâm cơ động kiêm nhiệm công tác Kiểm lâm địa bàn: Là Kiểm lâm viên làm công tác tuần tra cơ động kiểm soát lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc Hạt Kiểm lâm được phân công kiêm nhiệm phụ trách địa bàn xã với 50% quỹ thời gian hoạt động tại địa phương. 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý bảo vệ rừng, Kiểm lâm và Kiểm lâm địa bàn. Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Kiểm lâm và quy định về nhiệm vụ của Kiểm lâm địa bàn cấp xã. Theo Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã. Căn cứ Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có Quyết định số 3569/QĐ- BNN-TCCB ngày 31/12/2010 về phê duyệt “chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm lâm và chủ rừng giai đoạn 2011-2015
  18. 9 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 40/2015/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng. Chính phủ ban hành Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty TNHH MTV Nông, lâm nghiệp Nhà nước Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. Căn cứ Điều 13 Nghị định 119/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm quy định về nhiệm vụ của Kiểm lâm địa bàn cấp xã cụ thể như sau: 1. Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường và thị trấn có rừng (dưới đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp, bao gồm: Xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện sau khi phương án được phê duyệt; Đề xuất việc quy hoạch diện tích sản xuất nương rẫy và kiểm tra việc thực hiện; hướng dẫn công tác giao rừng; Xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; Huy động lực lượng dân quân tự vệ, các lực lượng và phương tiện khác trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, chống phá rừng trái phép, phòng trừ sâu hại rừng; Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; Xác nhận về nguồn gốc lâm sản theo quy định của pháp luật;
  19. 10 2. Thực hiện nhiệm vụ nghiệp vụ sau: Báo cáo và đề nghị với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm về công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; Phát hiện những vụ phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản và động vật rừng trái phép báo cáo kịp thời với Hạt trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ngăn chặn, xử lý kịp thời; Thống kê, kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn được phân công; Kiểm tra hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, gây nuôi trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã; Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền. 3. Tham gia các hoạt động về lâm nghiệp khác khi Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã giao: Hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư thôn xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng; Các hoạt động về phát triển rừng và khuyến lâm; Các hoạt động khác trong lĩnh vực lâm nghiệp. - Trách nhiệm và quyền hạn quản lý, chỉ đạo hoạt động của Kiểm lâm địa bàn: 1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. Chỉ đạo, giám sát hoạt động của Kiểm lâm địa bàn quy định tại của Quyết định này; Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của Kiểm lâm địa bàn với Công an xã, dân quân tự vệ và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn trong bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản;
  20. 11 Tổ chức và tạo điều kiện cho Kiểm lâm địa bàn thực hiện nhiệm vụ quy định tại Quyết định này; Bố trí nơi làm việc, sinh hoạt và giải quyết các chi phí cho các hoạt động của Kiểm lâm địa bàn đối với những công việc do Uỷ ban nhân dân cấp xã giao. 2. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm. Quản lý toàn diện các hoạt động của Kiểm lâm địa bàn quy định tại của Quyết định này; Giải quyết các chế độ lương, phụ cấp lương và kinh phí hoạt động cho Kiểm lâm địa bàn theo quy định của pháp luật. Theo Nghị định Số: 01/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2019 về Kiểm lâm và lực lương chuyên trách bảo vệ rừng đã quy định tại điều 5 như sau: Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm cấp huyện: 1. Tham mưu cho người đứng đầu Kiểm lâm cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện: - Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn quản lý; - Phối hợp các cơ quan, tổ chức, lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê; - Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. 2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn được giao quản lý: - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa
  21. 12 cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; - Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng; phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng; phối hợp với chủ rừng tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc địa bàn quản lý; - Theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng; - Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy rừng cho tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở; xây dựng lực lượng quần chúng, tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo vệ rừng; - Thông tin kịp thời về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; triển khai các biện pháp phòng cháy rừng; tham mưu cho cấp có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tổ chức chữa cháy rừng; - Kiểm tra, xác minh, xác nhận nguồn gốc lâm sản; kiểm tra việc khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, gây nuôi, trồng cấy các loài động vật rừng, thực vật rừng theo quy định của pháp luật; - Tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; - Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật; - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 3. Quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trạm Kiểm lâm và Kiểm lâm làm việc tại địa bàn thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân
  22. 13 dân cấp xã tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. 4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. - Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: 1. Xây dựng chương trình, kế hoạch về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ. 2. Phối hợp với Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, Kiểm lâm cấp huyện và các cơ quan chức năng trên địa bàn xây dựng quy chế phối hợp, thực hiện chương trình, kế hoạch về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc phạm vi được giao. 3. Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi được giao theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. 4. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nhân dân trong khu vực bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng. 5. Theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phối hợp với Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng, trong trường hợp cần thiết báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện tổ chức chữa cháy rừng. 6. Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật. 7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của
  23. 14 cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. - Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Kiểm lâm 1. Công chức Kiểm lâm khi thi hành công vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật; mặc đồng phục, đeo cấp hiệu, Kiểm lâm hiệu, biển tên theo quy định. 2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, kiểm tra hiện trường, khám nơi cất giữ lâm sản trái pháp luật, thu giữ, tạm giữ, bảo quản tang vật, kiểm tra phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. 3. Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính. Thủ trưởng Kiểm lâm trung ương, Thủ trưởng Kiểm lâm vùng, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp tỉnh, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp huyện, Thủ trưởng Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có thẩm quyền khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. 4. Được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, đồng phục, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật. 5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao khác theo quy định của pháp luật. 2.3. Một số hoạt động của Kiểm lâm trong cả nước Lực lượng Kiểm lâm đã chủ động tham mưu, xây dựng góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đáp ứng và phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn. Từ Pháp lệnh Bảo vệ rừng năm 1972 đến Luật Bảo vệ và phát triển rừng được ban hành năm 1991, sửa đổi, bổ sung năm 2004 và tiếp tục trình quy hoạch xem xét sửa
  24. 15 đổi, bổ sung tại Kỳ họp thứ 3 và 4 Khóa XIV, cùng với nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác về công tác quản lý bảo vệ rừng đã được ban hành, từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trước tình trạng vi phạm các quy định pháp luật về quản lý bảo vệ rừng giảm cả về số vụ và mức độ thiệt hại. Lực lượng Kiểm lâm đã thường xuyên bám rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng; trong 5 năm gần đây (từ 2010 - 2016) lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện và xử lý 186.401 vụ vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng. Trong những năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng từng bước được nâng lên. Lực lượng Kiểm lâm đã hoàn thành dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng, góp phần phục vụ công tác rà soát, đánh giá, quy hoạch tổng thể rừng cấp quốc gia và cấp vùng phục vụ kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Đã tổ chức giao được trên 11 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp (đặc dụng 2,043 triệu ha, phòng hộ 2,985 triệu ha, sản xuất 6,230 triệu ha) cho các chủ thể quản lý. Hướng dẫn gần 40.000 cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức thành lập được 33.000 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở cơ sở. Từ kết quả thực hiện của nhiều biện pháp đồng bộ theo chủ trương xã hội hóa đã góp phần đưa độ che phủ của rừng từ 39,5% năm 2010 lên 41,19% năm 2016. Hiện toàn quốc có 14,37 triệu ha rừng; trong đó, rừng tự nhiên là 10,24 triệu ha, rừng trồng 4,13 triệu ha. Lực lượng Kiểm lâm cũng đã quan tâm đến hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Kiểm lâm đã được giao và tham gia tích cực các hoạt động hợp tác quốc tế như: Hiệp định khói mù xuyên biên giới; chống biển đổi khí hậu và nước biển dâng; Hiệp định đối tác tự nguyện VPA/FLEGT-LACEY; Mạng lưới thực thi pháp luật về động thực vật hoang dã đã cơ bản hoàn thành trách nhiệm của nước thành viên, nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế có liên quan.
  25. 16 Cùng với thành tựu cơ bản trên, hiện nay lực lượng Kiểm lâm cũng đang còn phải đối mặt với những khó khăn thách thức đó là: Tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng còn diễn biến phức tạp ở một số địa phương, như phá rừng tự nhiên để lấy đất sản xuất, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích, đặc biệt ở các tỉnh vùng Tây Nguyên. Diễn biến thời tiết, biến đổi khí hậu bất thường là nguyên nhân khách quan còn xảy ra cháy rừng ở nhiều nơi. Tình hình chống người thi hành công vụ ngày càng phức tạp, tính từ năm 2010 đến nay đã xảy ra 350 vụ chống người thi hành công vụ, trong đó có 96 vụ rất nghiêm trọng, làm chết 6 người, bị thương 277 người, trong khi quyền hạn của Kiểm lâm còn nhiều hạn chế; việc bảo vệ người thi hành công vụ, giải quyết chế độ, chính sách đối với công chức Kiểm lâm khi bị thương, hy sinh trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Trong những năm 2018 hoạt động Lâm nghiệp tại 31 tỉnh khu vực phía Bắc trong năm 2018 đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đóng góp vào sự thành công chung của ngành với các chỉ tiêu chính đều đạt ở mức độ cao. Các chỉ tiêu về thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đều vượt kế hoạch, trong đó trồng rừng tập trung 157.202 ha, vượt 10,8 % so với cùng kỳ năm 2017 (tính cả chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng thay thế), ước đến hết tháng 12/2018 trồng được 167.338 ha rừng trồng tập trung. Công tác bảo vệ rừng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, diện tích thiệt hại giảm 33% so với năm 2017. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung đạt khoảng 11,69 triệu m3. Thị trường sản phẩm gỗ và lâm sản phát triển, tạo điều kiện cho chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ được duy trì, xuất khẩu gỗ và lâm sản tiếp tục tăng cao. Đối với 20 tỉnh có cung ứng dịch vụ môi trường rừng đã thu 1.650 tỷ đồng/ 3,622 triệu ha, tăng hơn 300 ngàn ha so với năm 2017. Bên cạnh đó vẫn có những tồn tại như: công tác bảo vệ rừng chưa toàn diện, chuyển biến chưa căn bản, thiếu vững chắc; tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra ở mức cao và có chiều hướng tái xuất
  26. 17 hiện những “điểm nóng”; tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất ở khu vực vẫn là mối nguy cơ suy giảm diện tích rừng; tình trạng dân di cư tự do chưa được kiểm soát hiệu quả để hạn chế phá rừng xẩy ra; tiến độ sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp còn chậm, nhiều địa phương còn lúng túng, công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về chính sách Bảo vệ phát triển rừng chưa được chú trọng, Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND cấp xã, phường tổ chức thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, qua đó vai trò trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền cơ sở đã được nâng lên và có những chuyển biến tích cực. Hiện nay nhiều xã, phường đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch hàng năm về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Các hoạt động đã được Kiểm lâm triển khai đồng bộ từ việc hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng chủ động phòng ngừa thảm họa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ; Lực lượng Kiểm lâm đã phối hợp với các lực lượng công an, quân sự, dân chính của địa phương thực hiện kiểm tra, truy quét rừng, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng; Kiểm lâm đã chủ trì thực hiện theo dõi diễn biến rừng, thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp, nắm tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng để tham mưu, báo cáo theo quy định đến việc tham mưu UBND xã, phường xác nhận lâm sản có nguồn gốc hợp pháp; Kiểm lâm đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư và hướng dẫn xây dựng và thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong công đồng. Công việc tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã của Kiểm lâm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp; xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu hại rừng; xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và phát
  27. 18 triển rừng; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi phương án được phê duyệt; huy động lực lượng dân quân tự vệ, các lực lượng và phương tiện khác trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, chống phá rừng trái phép; - Thống kê, kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn được phân công; kiểm tra việc sử dụng rừng của các chủ rừng trên địa bàn; xác nhận về nguồn gốc lâm sản hợp pháp theo đề nghị của chủ rừng trên địa bàn; - Phối hợp với các lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn trong việc bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng; - Hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng tại địa bàn; -Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; - Tổ chức kiểm tra, phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền và giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; Trong thời gian tới để lực lượng Kiểm lâm đáp ứng được với nhiệm vụ được giao cần hội tụ được điều kiện sau: Cần hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm theo hướng thống nhất hệ thống một đầu mối quản lý, bảo đảm cơ chế chỉ đạo, điều hành thông suốt, có hiệu quả từ trung ương tới địa phương. Đồng thời phải quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hệ thống tổ chức, chế độ chính sách, các điều kiện bảo đảm hoạt động của Kiểm lâm vào trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi, để nâng cao tính pháp lý, thẩm quyền của kiểm lâm. Do điều kiện hoạt động của Kiểm lâm có tính chất đặc thù, khó khăn,
  28. 19 thường xuyên đối mặt với các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng nên cần thiết phải bảo đảm các điều kiện hoạt động để Kiểm lâm hoàn thành nhiệm vụ, như vũ khí, công cụ hỗ trợ, các trang thiết bị cần thiết, bảo đảm chế độ, chính sách đối với công chức kiểm lâm. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức kiểm lâm, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công chức Kiểm lâm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ của công chức kiểm lâm, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tác phong, đạo đức, tiêu cực, thiếu trách nhiệm trong công tác, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kiểm lâm góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng và chủ rừng trong việc tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, đầu tư phát triển rừng; gắn kết hoạt động của Kiểm lâm với công tác tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhằm ngăn chặn có hiệu quả việc xâm hại rừng và giảm thiểu thiệt hại về tài nguyên và môi trường rừng. Qua 11 năm hoạt động, công tác Kiểm lâm trên cả nước vẫn còn một số hạn chế nhất định như: sinh hoạt, làm việc của Kiểm lâm chưa ổn định tại trụ sở UBND xã, phường theo quy định mà phải thường xuyên di chuyển giữa UBND xã, phường với Hạt, Trạm Kiểm lâm để phù hợp với điều kiện sinh hoạt, làm việc; trang bị phương tiện làm việc, phương tiện đi lại, thiết bị kỹ thuật hiện trường còn thiếu; Điều kiện đi lại của Kiểm lâm trong xã, phường chủ yếu là sử dụng xe máy của cá nhân, trong khi lương và phụ cấp còn thấp nên gặp nhiều khó khăn; một vài Kiểm lâm còn hạn chế về kỹ năng hoạt động nghiệp vụ, chưa cập nhật thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật nên công tác tham mưu cho chính quyền có lúc chưa kịp thời; công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương một số nơi thiếu quan tâm, chưa
  29. 20 thường xuyên và thiếu quyết liệt trong việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; sự phối hợp giữa các lực lượng, các cơ quan chuyên môn của địa phương còn thiếu đồng bộ, vẫn còn một số địa phương coi nhiệm vụ bảo vệ rừng là của Kiểm lâm nên sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong công tác kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tại địa phương đôi lúc còn hạn chế. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm các địa phương trong thời gian tới, cần phải triển khai thực hiện một số giải pháp: - Cần xác định xuyên suốt quan điểm, mục tiêu: Xây dựng đội ngũ Kiểm lâm địa bàn là công chức nhà nước thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm phân công về công tác tại địa bàn xã, phường có rừng. Kiểm lâm chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, đồng thời chịu sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của cấp uỷ Đảng, UBND xã, phường, thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của ngành; tăng cường sự phối hợp trách nhiệm giữa Hạt Kiểm lâm với UBND xã, phường trong việc quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Kiểm lâm, gắn hoạt động của Kiểm lâm với yêu cầu tham mưu cho UBND cấp xã, phường tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương; nâng cao năng lực hoạt động của Kiểm lâm địa bàn thông qua việc đầu tư về nguồn nhân lực và phương tiện hoạt động để đảm bảo thực hiện tốt và toàn diện các nhiệm vụ được giao. - Tiếp tục rà soát sắp xếp, bố trí lại Kiểm lâm trên nguyên tắc: Hạt Kiểm lâm quyết định phân công trên cơ sở có sự thống nhất của Chi cục Kiểm lâm về nguyên tắc quản lý, tuyển dụng, điều động, phân công CCVC; bố trí Kiểm lâm theo chế độ chuyên trách đúng tiêu chuẩn, tiêu chí đối với quy định về sử dụng lao động và vị trí việc làm trong khối hành chính công; ưu tiên bố trí công chức Kiểm lâm cho vị trí Kiểm lâm; khi thực hiện luân chuyển, điều động Kiểm lâm cần xem xét yếu tố thời gian có tính ổn định; đầu tư trang thiết bị thiết yếu đảm bảo cho Kiểm lâm làm việc có hiệu quả và sinh hoạt ổn
  30. 21 định, yên tâm công tác tại các địa bàn phụ trách; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Kiểm lâm bằng nhiều hình thức và duy trì thường xuyên các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để đảm bảo thuần thục về nghiệp vụ; đồng thời tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, yêu ngành, yêu nghề cho công chức Kiểm lâm. - Các cấp chính quyền địa phương cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của mình theo tinh thần nội dung phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08/02/2012. Xác định công tác bảo vệ rừng và PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của chính quyền sở tại, trên cơ sở đó hỗ trợ tạo điều kiện cả về cơ sở vật chất, tinh thần và sử dụng lực lượng Kiểm lâm nói chung và Kiểm lâm địa bàn nói riêng tham mưu các cấp chính quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ về công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm địa bàn là quan trọng và cấp bách nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ công bằng, phù hợp nhằm thu hút và khuyến khích công chức Kiểm lâm gắn bó với địa phương, yêu ngành, yêu nghề, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. 2.4. Tổng quan về công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Hà Quảng Phía bắc giáp Quảng Tây - Trung Quốc, phía nam giáp huyện Hòa An, phía tây giáp huyện Thông Nông, phía đông giáp huyện Trà Lĩnh. Huyện có diện tích 453,6 km2 và dân số là 34.000 người. Huyện lị là thị trấn Xuân Hòa nằm trên tỉnh lộ 203, cách thành phố Cao Bằng 35 km về hướng bắc và di tích hang Pác Bó (biên giới Việt - Trung) 10 km về hướng nam. Huyện Hà Quảng có 19 đơn vị hành chính: Thị trấn Xuân Hòa và 17 xã: Cải Viên, Đào Ngạn, Hạ Thôn, Hồng Sỹ, Kéo Yên, Lũng Nặm, Mã Ba, Nà
  31. 22 Sác, Nội Thôn, Phù Ngọc, Quý Quân, Sóc Hà (nơi có cửa khẩu Sóc Giang), Sỹ Hai, Thượng Thôn, Tổng Cọt, Trường Hà (có hang Pác Bó), Vân An, Vần Dính. Trong đó, thị trấn Xuân Hòa và xã Vần Dính được thành lập ngày 27- 10-2006 trên cơ sở giải thể xã Xuân Hòa. Những năm qua, huyện Hà Quảng luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các quy định về quản lý, bảo vệ rừng. Qua đó, nhiều diện tích rừng trên địa bàn phát triển tốt. Hà Quảng có 35.566,51 ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 78,4% diện tích đất tự nhiên. Để thực hiện hiệu quả công tác phát triển rừng, huyện chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn triển khai, quán triệt kế hoạch phát triển rừng giai đoạn 2015 - 2020 cho người dân trên địa bàn với mục tiêu phát triển kinh tế rừng nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh tại địa phương, góp phần phát triển KT - XH của huyện. Các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn rà soát thống kê diện tích rừng nghèo kiệt thuộc rừng sản xuất, diện tích rừng trồng không thành rừng của các dự án, diện tích đất trống, đồi núi trọc có thể trồng rừng đưa vào thiết kế trồng rừng; xây dựng kế hoạch thiết lập các vườn ươm tại chân lô trồng rừng, đảm bảo số lượng cây con đủ tiêu chuẩn, tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng cho nhân dân trước thời vụ. Ban quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng thường xuyên cử cán bộ xuống cơ sở làm công tác khuyến lâm, hướng dẫn trồng rừng, tổ chức xây dựng và thiết lập các vườn ươm cây giống, chủ động các điều kiện về mặt bằng, nhân lực Từ năm 2015 đến nay, toàn huyện trồng mới 299,57 ha rừng, trong đó 94,7 ha rừng phòng hộ, 191,6 ha rừng sản xuất, 13,27 ha rừng sau khai thác và 143.700 cây phân tán các loại. Tổ chức chi trả trên 5 tỷ 500 triệu đồng cho các tổ chức, cá nhân chăm sóc, bảo vệ rừng trồng năm thứ 3, 4, 5 tại các xã: Mã Ba, Cải Viên, Vân An, Nội Thôn, Hạ Thôn, Hồng Sỹ, Trường Hà với diện tích 5.834,5 ha; xây dựng 4.058 m đường ranh cản lửa tại xóm Khuổi Pàng, thị trấn Xuân Hòa; lắp đặt 1 trạm khí tượng tự động phục vụ cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng tại trụ sở Hạt Kiểm lâm; lập hồ sơ quản lý rừng cho các
  32. 23 chủ rừng nhóm I trên địa bàn 19 xã, thị trấn Tại huyện Hà Quảng năm 2018, huyện được giao chỉ tiêu trồng mới 51,6 ha rừng, trong đó, 18,6 ha rừng phòng hộ, 33 ha rừng sản xuất; phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 50%. Để công tác trồng rừng đạt hiệu quả cao, ngay từ đầu năm, cán bộ Kiểm lâm trên địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức 11 cuộc tuyên truyền Luật Lâm Nghiệp cho 275 lượt người. Đến nay, các đã cấp phát 79.376 cây giống các loại và 14.432 kg phân bón NPK phục vụ trồng rừng trên địa bàn các xã: Đào Ngạn, Nội Thôn, Tổng Cọt, Hồng Sỹ, Mã Ba, Thượng Thôn, Nà Sác và thị trấn Xuân Hòa. Cây giống đảm bảo về nguồn gốc, tiêu chuẩn, chất lượng và thời gian gieo ươm theo quy định. Để nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng đến năm 2020, huyện Hà Quảng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức, đoàn thể tích cực tham gia trồng rừng trên những diện tích đất trống, đất rừng nghèo kiệt; quy hoạch trồng rừng sản xuất với những cây có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục rà soát diện tích có khả năng trồng rừng, kiểm kê, rà soát diện tích đã thực hiện trồng rừng theo các dự án khác từ những năm trước; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ diện tích rừng trồng, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng hiện có. Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch trồng rừng sớm và giao chỉ tiêu cho các xã, thị trấn triển khai kịp thời; khuyến khích, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
  33. 24 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1.Thời gian và phạm vi thực hiện - Thời gian thực hiện: từ 14/01/2019 đến 30/04/2019 - Phạm vi thực hiện: Quá trình thực hiện chức trách kiểm lâm viên với vị trí là một kiểm lâm cơ động và kỹ thuật tại trạm kiểm lâm huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 3.2. Nội dung thực hiện - Tìm hiểu về hiện trạng tài nguyên rừng của huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng - Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm Hà Quảng - Thực hiện một số nhiệm vụ được giao (với vị trí là một kiểm lâm cơ động và kỹ thuật). 3.3. Phương pháp thực hiện - Phương pháp thừa kế: Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp sẵn có tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Hạt Kiểm lâm huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và các phòng ban ngành có liên quan - Phương pháp phỏng vấn: Thu thập các số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương và cán bộ có liên quan đến đề tài về công tác bảo vệ và quản lý rừng tại địa phương. Cụ thể phỏng vấn 100 người, trong đó có cán bộ hạt kiểm lâm, kiểm lâm địa bàn, cán bộ xã, bản, người dân tham gia đội bảo vệ và phát triển rừng và người dân địa phương. Trong quá trình phỏng vấn có sử dụng một số kỹ năng điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân để thu thập số liệu. -Thực tập tại hạt Kiểm lâm Hà Quảng với chức trách một Kiểm lâm viên theo sự phân công của hạt trưởng, thực hiện các công việc tại địa bàn được phân công theo quy trình của hạt. Ghi chép quá trình thực hiện và kết quả thực hiện tại hạt Kiểm lâm Hà Quảng. - Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu thu thập được sẽ được thống kê, và xử lý bằng phần mềm Excel trên máy tính.
  34. 25 Phần 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN 4.1. Hiện trạng rừng và đất rừng trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Huyện Hà Quảng có tổng diện tích đất tự nhiên là 45.357,75 ha, trong đó đất nông nghiệp là 42.234,82 ha, chiếm 93,11% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 1.499,42 ha, chiếm 3,31% diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng 1.623,51 ha, chiếm 3,58% diện tích đất tự nhiên. Trong đất Nông nghiệp, đất lâm nghiệp của Hà Quảng là 35.566,51 ha, chiếm 84,2%. Bảng 4.1. Các loại hình sử dụng đất năm 2019 của huyện Hà Quảng TT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 45.357,75 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 42.234,82 93,11 1.1 Đất trồng lúa LUA 1.478,76 3,26 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 6.148,46 13,56 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 181 0,40 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 27.108,66 59,77 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 1.333,47 2,94 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 5.954,65 13,13 1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 29,47 0,06 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 0,38 0,01 2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.499,42 3,31 2.1 Đất quốc phòng CQP 66,65 0,15 2.2 Đất an ninh CAN 0,44 0,01 2.3 Đất thương mại, dịch vụ TMD 5,92 0,01 2.4 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 1,54 0,01 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc 2.5 DHT 803,24 1,77 gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã 2.6 Đất có di tích, lịch sử - văn hóa DDT 64,63 0,14 2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 2,25 0,01 2.8 Đất ở tại nông thôn ONT 262,83 0,58
  35. 26 2.9 Đất ở tại đô thị ODT 33,6 0,07 2.10 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 9,34 0,02 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà 2.11 NTD 36,68 0,08 tang lễ, nhà hỏa táng Đất sản xuất vật liệu xây dựng, 2.12 SKX 4,38 0,01 làm đồ gốm 2.13 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 2,52 0,01 2.14 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 4,01 0,01 2.15 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 152,68 0,34 2.16 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 48,7 0,11 3 Đất chưa sử dụng CSD 1.623,51 3,58 4 Đất đô thị* KDT 3.466,81 7,64 (Số liệu điều tra thu thập năm 2019) Hiện trạng diện tích rừng Hà Quảng được thể hiện ở bảng 4.2. Qua bảng cho thấy tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Hà Quảng là 35.566,51 ha. Diện tích rừng là 23.930,93 ha, trong đó diện tích rừng trong quy hoạch đất rừng là 23.017,98 ha, diện tích ngoài quy hoạch rừng là 912,95 ha. Rừng tự nhiên có 23.131,81 ha, chiếm 96,7%, rừng trồng có 799,12 ha chiêm 3,3%. Đặc biệt tại Hà Quảng rừng trên núi đá chiếm một tỉ lệ lớn là 16.975,94 ha, chiếm 70,9% ; còn rừng trên núi đất chỉ là 6.954,99 ha, chiếm 29,1%. Rừng thân gỗ tự nhiên chủ yếu thuộc nhóm rừng trung bình về trữ lượng, huyện không có rừng già (giàu trữ lượng). Huyện còn một diện tích đất lớn quy hạch cho lâm nghiệp nhưng chưa có rừng là 11.635,58 ha. Qua bảng cho thấy rừng Đặc dụng có 1.385,5 ha, chủ yếu là rừng thứ sinh tự nhiên, rừng Phòng hộ có 27.034,5 ha, rừng sản xuất có 6.188,6 ha. Qua bảng còn cho thấy ở Hà Quảng chủ yếu là rừng tự nhiên, thuộc nhóm rừng gỗ, trữ lượng trung bình, điều kiện lập địa là rừng trên núi đá.
  36. 27 Bảng 4.2. Hiện trạng diện tích rừng trên địa bàn huyện Hà Quảng Tổng diện Diện tích Ngoài quy Phân loại rừng tích trong quy hoạch (ha) hoạch (ha) (ha) Tổng diện tích rừng và đất lâm 35.566,51 34.608,10 958,41 nghiệp I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN 23.930,93 23.017,98 912,95 GỐC 1- Rừng tự nhiên 23.131,81 22.299,08 832,73 2.Rừng trồng 799,12 718,90 80,22 II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU 23.930,93 23.017,98 912,95 KIỆN LẬP ĐỊA 1. Rừng trên núi đất 6.954,99 6.699,75 255,24 2. Rừng trên núi đá 16.975,94 16.318,23 657,71 3. Rừng trên đất ngập nước 0,00 0,00 0,00 4. Rừng trên cát 0,00 0,00 0,00 III. RỪNG TN PHÂN THEO 23.131,81 22.299,08 832,73 LOÀI CÂY 1. Rừng gỗ 23.096,82 22.279,98 816,84 2. Rừng tre nứa 10,46 9,48 0,98 3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 24,53 9,62 14,91 4. Rừng cau dừa 0,00 0,00 0,00 IV. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO 23.096,82 22.279,98 816,84 TRỮ LƯỢNG 1. Rừng giàu 0,00 0,00 0,00 2. Rừng trung bình 128,69 128,69 0,00 3. Rừng nghèo 18,95 18,38 0,57 4. Rừng nghèo kiệt 0,00 0,00 0,00 5. Rừng phục hồi 22.949,18 22.132,91 816,27 V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH 11.635,58 11.590,12 45,46 CHO LN 1. Đất có rừng trồng chưa thành 274,59 229,29 45,30 rừng 2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 6.419,88 6.419,72 0,16 3. Đất trống không có cây gỗ tái 1.228,33 1.228,33 0,00 sinh 4. Núi đá không cây 2.578,49 2.578,49 0,00 5. Đất có cây nông nghiệp 976,30 976,30 0,00 6. Đất khác trong lâm nghiệp 157,99 157,99 0,00 (Số liệu điều tra thu thập năm 2019)
  37. 28 Các loại rừng trên địa bàn huyện Hà Quảng được thể hiện ở bảng 4.2. Qua bảng cho thấy diện tích rừng tự nhiên của huyện còn ít 29.385,4 ha, trong đó có 10.681,3 ha rừng phòng hộ và 18.464, 54 ha rừng sản xuất. Rừng trồng chiếm chủ yếu 61.054,6 ha, trong đó rừng phòng hộ 6.739,6 ha, còn rừng sản xuất chiếm 52.24,49 ha. Diện tích rừng ngoài đất quy hoạch là 2.074, 5 ha. Hiện trạng các loại rừng được thể hiện ở bảng 4.3: Bảng 4.3. Kết quả điều tra thu thập về các loại rừng tại huyện Hà Quảng Tổng diện Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Phân loại rừng tích (ha) (ha) (ha) (ha) Tổng rừng và đất 34.608,10 1.385,00 27.034,50 6.188,60 lâm nghiệp I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 23.930,93 1.194,17 17.063,11 4.760,70 1- Rừng tự nhiên 23.131,81 1.169,95 16.687,59 4.441,54 2.Rừng trồng 799,12 24,22 375,52 319,16 II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU 23.930,93 1.194,17 17.063,11 4.760,70 KIỆN LẬP ĐỊA 1. Rừng trên núi đất 6.954,99 296,84 2.085,06 4.317,85 2. Rừng trên núi đá 16.975,94 897,33 14.978,05 442,85 III. RỪNG TN PHÂN THEO LOÀI CÂY 23.131,81 1.169,95 16.687,59 4.441,54 1. Rừng gỗ 23.096,82 1.169,95 16.671,08 4.438,95 2. Rừng tre nứa 10,46 0,00 8,55 0,93 3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 24,53 0,00 7,96 1,66 IV. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 23.096,82 1.169,95 16.671,08 4.438,95 2. Rừng trung bình 128,69 0,00 74,71 53,98 3. Rừng nghèo 18,95 0,00 2,65 15,73 5. Rừng phục hồi 22.949,18 1.169,95 16.593,72 4.369,24 (Số liệu điều tra thu thập năm 2019) Kết quả điều tra xác định được diện tích trong và ngoài quy hoạch 3 loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và độ che phủ của rừng đến cuối năm 2018 của các xã, thị trấn được thể hiện ở bảng 4.4. Bảng số liệu cho thấy thị trấn Xuân Hòa có diện tích rừng lớn nhất là 2.320,78 ha, tiếp đến là xã Trường Hà là 2.017,12 ha; xã có diện tích rừng nhỏ nhất là Cải Viên là 267,91 ha. Qua bảng số liệu còn cho thấy, xã có diện tích rừng trồng lớn nhất là Trường Hà (121,57 ha), tiếp đến là xã Đào Ngạn (118,98 ha); xã có diện tích đất rừng nhỏ nhất là Cải Viên, có 267,91 ha; xã có diện tích rừng trồng
  38. 29 nhỏ nhất là Si Hai, chỉ có 0,48 ha. Độ che phủ trung bình toàn huyện Hà Quảng là 52,76%, Những xã có độ che phủ cao là xã Quý Quân (72,56%), xã Trường Hà (69,22%), Thị trấn Xuân Hòa (66,94%); Những xã có độ che phủ thấp là Cải Viên (18,92%), Hồng Sĩ ( 33,53%), Thượng Thôn (38,25%). Bảng 4.4. Kết quả điều tra độ che phủ rừng tại Hà Quảng Diện tích trong quy hoạch 3 loại rừng (ha) Diện Độ Tổng Chia theo Chia theo mục tích Tên đơn che diện tích nguồn gốc đích sử dụng ngoài vị hành Tổng phủ có rừng 3 loại chính (ha) Rừng tự Rừng Đặc Sản rừng (ha) Phòng hộ rừng nhiên trồng dụng xuất (%) (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (11) Cải Viên 267,91 253,32 233,20 20,12 0,00 244,27 9,05 14,59 18,92 Đào 955,05 947,12 828,14 118,98 0,00 549,16 397,96 7,93 55,36 Ngạn Hạ Thôn 951,13 907,98 857,03 50,95 0,00 907,98 0,00 43,15 57,81 Hồng Sĩ 694,57 661,47 655,49 5,98 0,00 569,03 92,44 33,10 33,53 Kéo Yên 966,34 947,61 907,90 39,71 0,00 871,49 76,12 18,73 47,23 Lũng 1.351,96 1.319,39 1.303,73 15,66 0,00 1.286,67 32,72 32,57 50,12 Năm Mã Ba 915,84 885,39 872,10 13,29 0,00 885,39 0,00 30,45 45,31 Nà Sác 1.194,39 1.163,30 1.129,92 33,38 0,00 890,66 272,64 31,09 60,63 Nội 2.027,77 1.858,63 1.820,30 38,33 0,00 1.641,77 216,86 169,14 57,63 Thôn Phù 1.249,11 1.237,75 1.219,00 18,75 0,00 865,50 372,25 11,36 55,69 Ngọc Quý 2.003,39 1.936,53 1.933,48 3,05 0,00 1.232,73 703,80 66,86 72,56 Quân Si Hai 865,21 817,49 817,01 0,48 0,00 817,49 0,00 47,72 56,11 Sóc Hà 1.551,70 1.547,10 1.495,63 51,47 0,00 1.006,00 541,10 4,60 47,92 Tổng 1.625,27 1.452,03 1.423,54 28,49 0,00 1.390,70 61,33 173,24 50,97 Cọt TT.Xuân 2.320,78 2.267,96 2.224,96 43,00 0,00 326,84 1.941,12 52,82 66,94 Hòa Thượng 1.172,54 1.075,77 984,18 91,59 0,00 1.060,59 15,18 96,77 38,25 Thôn Trường 2.017,12 1.971,44 1.849,87 121,57 1.194,17 777,27 0,00 45,68 69,22 Hà Vân An 724,40 704,81 690,60 14,21 0,00 676,68 28,13 19,59 37,70 Vần 1.076,45 1.062,89 1.053,00 9,89 0,00 1.062,89 0,00 13,56 56,50 Dính TỔNG 23.930,93 23.017,98 22.299,08 718,90 1.194,17 17.063,11 4.760,70 912,95 52,76 (Số liệu điều tra thu thập năm 2019)
  39. 30 Thực trạng quản lý rừng tại Hà Quảng tỉnh Cao Bằng được thể hiện tại bảng 4.5. Tại Hà Quảng không có loại hình quản lý rừng của ban quản lý rừng Đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ, Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hay doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Tại huyện Hà Quảng có loại hình quản lý rừng do hộ gia đình, cá nhân, thôn, bản, lực lượng vũ trang và chính quyền xã. Hình thức quản lý hộ gia đình và cá nhân có diện tích là 22.311,78 ha; thôn, bản quản lý rừng cộng đồng có diện tích là 6.495,01 ha; quản lý bởi lực lượng vũ trang có diện tích là 44,05 ha; UBND các xã và thị trấn quản lý 6.676,53 ha; quản lý bởi các tổ chức khác có 39,14 ha. Bảng 4.5. Kết quả điều tra thực trạng quản lý rừng tại Hà Quảng Hộ gia Đơn vị Các tổ Tình trạng sử Cộng TT Tổng đình, cá vũ UBND chức dụng đồng nhân trang khác 22.311,7 6.676,5 Tổng 35.566,51 6.495,01 44,05 39,14 8 3 ĐẤT ĐÃ GIAO 22.308,9 I. QUYỀN SỬ 28.887,16 6.495,01 44,05 0,00 39,14 6 DỤNG Không có tranh 22.308,9 1. 28.887,16 6.495,01 44,05 0,00 39,14 chấp 6 14.854,0 1.1 Rừng tự nhiên 19.083,95 4.166,33 28,00 0,00 35,60 2 1.2 Rừng trồng 559,32 502,04 57,28 0,00 0,00 0,00 1.3 Đất chưa có rừng 9.243,89 6.952,90 2.271,40 16,05 0,00 3,54 Đang có tranh 2. 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 chấp ĐẤT CHƯA 6.676,5 II. GIAO QUYỀN 6.679,35 2,82 0,00 0,00 0,00 3 SỬ DỤNG Không có tranh 6.676,5 1. 6.679,35 2,82 0,00 0,00 0,00 chấp 3 4.047,8 1.1 Rừng tự nhiên 4.047,86 0,00 0,00 0,00 0,00 6 1.2 Rừng trồng 239,80 0,00 0,00 0,00 239,80 0,00 2.388,8 1.3 Đất chưa có rừng 2.391,69 2,82 0,00 0,00 0,00 7 Đang có tranh 2. 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 chấp (Số liệu điều tra thu thập năm 2019)
  40. 31 Đất rừng đã giao quyền sử dụng trong toàn huyện là 28.887,16 ha, trong đó hộ cá nhân là 22.308,96 ha, số còn lại giao cho cộng đồng, lực lượng vũ trang và UBND xã quản lý. Diện tích đất rừng chưa giao quyền sử dụng là 6.679,35 ha, diện tích này chủ yếu là do UBND xã đang tạm quản lý. Trong huyện không có diện tích rừng và đất lâm nghiệp đang tranh chấp. 4.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Hạt kiểm lâm Hà Quảng *Cơ cấu tổ chức của Hạt kiểm lâm Hà Quảng Hạt trưởng Phó Hạt trưởng Tổ kiểm Kiểm Bộ phận BP phòng Bộ phận thanh tra cháy kỹ thuật lâm cơ lâm điạ động bàn Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức của Ban Quản Lý Rừng Hạt Kiểm Lâm Hà Quảng Tổ chức bộ máy của Hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng gồm có 2 lãnh đạo, một trưởng Hạt, 1 phó hạt trưởng có chức năng điều hành mọi hoạt động Hạt. Tổ kiểm lâm cơ động có 3 người với chức năng thường xuyên tuần tra, xử lý cơ động các vụ việc liên quan đến rừng. Bộ phận phòng cháy chữa cháy làm nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức lập kế hoạch cho người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa cháy rừng. Lực lượng đông nhất trong Hạt là kiểm lâm địa bàn, có 10 người, phụ trách 10 xã và 1 thị trấn. Đây là lực lượng trực tiếp làm công tác bảo vệ rừng tại địa bàn các xã. - Lực lượng cán bộ ban quản lý rừng tại hạt kiểm lâm Hà Quảng:
  41. 32 Bảng 4.6. Lực lượng cán bộ Ban quản lý rừng hạt kiểm lâm Huyện Hà Quảng Số lượng STT Bộ phận Phụ trách Ghi chú (người) 1 Ban lãnh đạo Hạt 2 Lãnh đạo chung 2 Cán bộ kỹ thuật 1 Phụ trách kỹ thuật 3 Tổ kiểm lâm cơ động, 6 Tuần tra, xử lý cơ động, PCCC rừng đảm nhận công tác PCCC rừng 4 Bộ phận thanh tra pháp chế 1 Tiếp nhận xử lý vi phạm 5 Kiểm lâm địa bàn 15 Địa bàn xã Tổng 25 (Nguồn: Hạt kiểm lâm Hà Quảng năm 2019) Hạt kiểm lâm huyện Hà Quảng là đơn vị trực thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Cao Bằng, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện về tổ chức bộ máy, biên chế và chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân huyện theo quy định. Vị trí, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Hạt Kiểm lâm Hà Quảng tỉnh Cao Bằng: - Hạt Kiểm lâm huyện Hà Quảng là đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng. Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện về tổ chức bộ máy, biên chế và chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng và đồng thời chịu sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân huyện theo quy định. - Nhiệm vụ, quyền hạn của Hạt Kiểm lâm huyện Hà Quảng: 1. Tham mưu, giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách. 2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn: - Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng; phòng, trừ
  42. 33 sâu bệnh hại rừng; - Kiểm tra ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn; - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân bảo vệ, phát triển rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng , quy ước bảo vệ rừng; - Phối hợp với các Hạt Kiểm lâm trong lực lượng trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; -Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công. - Tổ chức chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ: - Quản lý tổ chức biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật; - Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; - Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các Trạm Kiểm lâm; - Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; - Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác; - Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân + Chịu trách nhiệm trước UBND huyện và Chi cục trưởng Kiểm lâm
  43. 34 tỉnh trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành công việc của đơn vị, thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước, thừa hành thực thi pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn huyện, quản lí động vật hoang dã trong toàn huyện + Có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện các văn bản quy định của nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp. + Trong nhiệm vụ của mình, Hạt trưởng có trách nhiệm giữ mối quan hệ chặt chẽ với cấp Uỷ, chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan, liên hệ thường xuyên với cấp trên, điều hoà các mối quan hệ giữa lãnh đạo Hạt và các đồng chí cán bộ nghiệp vụ, các đồng chí Tổ trưởng, trạm trưởng, Chủ tịch công đoàn hạt, phát động các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. + Quản lý và sử dụng Cán bộ công chức trong đơn vị theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao + Chỉ đạo quản lý, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, vũ khí công cụ hỗ trợ, tài sản, chi tiêu thương xuyên theo quy định. + Thường xuyên thông tin báo với cấp trên theo quy định - Kiểm lâm viên + Được Hạt trưởng phân công chỉ đạo và thực hiện một số công việc, giúp Hạt trưởng chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên. + Có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc các đồng chí cán bộ Kiểm lâm địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao ( thực hiện theo Quyết định số 83/QĐ- BNN ngày 04/10/2007 của Bộ NNPTNT). Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. + Xây dựng kế hoạch và nội dung tập huấn nghiệp vụ chuyên môn Quản lý rừng và bảo tồn thiên nhiên cho cán bộ Kiểm lâm hàng năm + Thường xuyên đi cơ sở để kiểm tra nắm tình hình về công tác QLBVR. Kiểm tra chấp hành luật bảo vệ và phát triển rừng. + Thay mặt Hạt trưởng giải quyết công việc khi Hạt trưởng đi vắng,
  44. 35 phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước Hạt trưởng về những quyết định của mình được Hạt trưởng giao. + Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. 4.3. Thực hiện một số nhiệm vụ được giao 4.3.1. Tham mưu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng - Quy trình thực hiện tham mưu: Bước 1: Khảo sát thực tế, tìm hiểu thực tế thông qua quan sát và thu thập ý kiến của người dân về vấn đề cần quan tâm liên quan đến quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Bước 2: Tổng hợp các tài liệu thu thập được, phân tích tài liệu để phát hiện vấn đề nảy sinh cần giải quyết. Bước 3: Thảo các nội dung cần tham mưu cho cấp xã đề giải quyết vấn đề và phương án giải quyết Bước 4: Xin ý kiến trưởng Hạt về nội dung và phương án dự kiến tham mưu cho cấp xã Bước 5: Xác định mục tiêu, nội dung, kế hoạch, chương trình làm việc với các xã về vấn đề cần tham mưu Bước 6: Thông báo kế hoạch, chương trình, nội dung làm việc với các xã cần tham mưu Bước 7: Triển khai các công việc tại các xã để thực hiện các nội dung cần tham mưu Bước 8: Đánh giá kết qủa các công việc đã triển khai - Chức trách nhiệm vụ của bản thân trong công việc chủ yếu là tham gia cùng làm, học hỏi các anh chị Kiểm lâm trong mọi công việc của Hạt. Trong quá trình thực tập tại Hạt kiểm lâm Hà Quảng em đã trực tiếp tham gia các công tác tham mưu cùng với cán bộ Kiểm lâm của Hạt và thu được một số kết quả như bảng 4.7. Kết quả tham gia công tác tham mưu trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn huyện Hà Quảng là đã xây dựng được 3 phương án QLBVR cho các xã, thị trấn; Thành lập được 3 tổ đội BVR và PCCCR cấp thôn, bản; Tham gia tổ chức được 5 lớp tuyên truyền với 250
  45. 36 lượt người tham gia, từ đó giúp chính quyền địa phương quản lý được lâm sản trên địa bàn, người dân nhận thức được về pháp luật trong lĩnh vực QLBVR và phát triển rừng. Trách nhiệm bảo vệ rừng và PCCCR từ cấp thôn, bản được nâng lên rõ rệt. Bảng 4.7. Kết quả về công tác tham mưu trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm Hà Quảng Hoạt động Kết quả Những công việc TT Ảnh hưởng (Nội dung tham mưu) của Thực tập sinh Tham gia làm kế Tham gia xây dựng Xây dựng được 3 Ngăn chặn được hoạch và thực hiện 1 phương án QLBVR và phương án QLBVR các vụ phá rừng, xây dựng phương án PCCCR cho các xã cháy rừng QLBVR và PCCCR Xây dựng được 3 Trách nhiệm bảo Tham gia thành lập tổ đội BVR và vệ rừng và Tham gia vận động 2 các tổ, đội quần chúng PCCCR cấp thôn, PCCCR từ cấp thành lập đội BVR bảo vệ rừng, PCCCR bản thôn, bản được và PCCCR nâng lên Ngăn chặn được Quan sát học hỏi xử các hành vi như lý vi phạm luật BVR Tham gia xử lý vi 7 vụ vi phạm hành 3 chặt, đốt, săn bắn, phạm hành chính chính buôn bán lâm sản trái phép Tham gia: chuẩn bị Người dân đã lớp tập huấn tuyên Tham gia tuyên truyền Tham gia tổ chức nhận thức được truyền như lập danh vận động nhân dân được 5 lớp tuyên 4 về pháp luật trong sách người tham gia, tham gia bảo vệ rừng truyền với 250 lượt lĩnh vực QLBVR chuẩn bị phòng học, và PCCCR. người tham gia và phát triển rừng máy chiếu, loa đài Làm căn cứ quy hoạch, kiểm kê Theo dõi diễn biến tài Số liệu tăng giảm Kiểm tra, vào số liệu 5 rừng và các kế nguyên rừng diện tích rừng diễn biến rừng hoạch phát triển rừng Số liệu diện tích Số liệu kiểm kê Tham gia điều tra Điều tra hiện trạng tài 6 các loại rừng và đất rừng và đất lâm hiện trạng tài nguyên rừng lâm nghiệp nghiệp nguyên rừng Tham gia vận động Tham gia vận động Diện tích rừng Diện tích trồng 7 phát triển rừng (trồng trồng rừng, trồng trồng rừng tăng lên rừng) rừng cùng người dân (Nguồn: Hạt kiểm lâm Hà Quảng năm 2019) Trong công tác quy hoạch đất phát triển rừng năm 2019, tôi đã tham gia tổng hợp và phân tích số liệu về diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp,
  46. 37 giúp cán bộ Hạt đề xuất quy hoạch đất phát triển lâm nghiệp đạt kết quả tốt. Bảng 4.8. Kết quả đề xuất việc quy hoạch đất phát triển rừng năm 2019 tại Hạt kiểm lâm Hà Quảng TT Phân loại rừng Diện tích Diện tích Diện tích Ghi kỳ đầu thay đổi kỳ cuối chú (ha) (ha) (ha) 1 Đất có rừng trồng chưa đạt 9.148,00 -3.544,20 5.603,80 tiêu chí thành rừng 2 Đất có cây gỗ tái sinh chưa 6.605,00 -70,6 6.534,40 đạt tiêu chuẩn thành rừng 3 Đất có cây bụi thảm cỏ 25.643,30 -260,4 25.382,90 4 Núi đá 0 0,00 5 Đất có cây nông nghiệp, 3.005,60 -79,2 2.926,40 nuôi trồng thủy sản 6 Đất khác 2.120,00 -18,2 2.101,80 (Nguồn: Hạt kiểm lâm Hà Quảng năm 2019) Qua bảng 4.8 cho thấy đất quy hoạch phát triển rừng so sánh giữ kỳ đầu và kỳ cuối quy hoạch đều giảm. Cụ thể là đất có rừng trồng nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng diện tích kỳ đầu là 9.148,00 ha, diện tích kỳ cuối là 5.603,80 ha, giảm 3.544,20 ha. Đất có cây gỗ tái sinh chưa đạt tiêu chuẩn thành rừng ở kỳ đầu diện tích là 6.605,00 ha, kỳ cuối là 6.534,40 , giảm -70,6 ha. Đất có cây bụi thảm cỏ diện tích kỳ đầu là 25.643,30 ha, kỳ cuối là 25.382,90 ha, giảm -260,4 ha. Đất có cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản diện tích là 2.005,6 ha, kỳ cuối là 1.936,4 ha, giảm -69,2 ha. Đất khác kỳ đầu diện tích là 2.120,00 ha, kỳ cuối là 2.101,80 ha, giảm -18,2 ha. 4.3.2. Kết quả huy động lực xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng 4 tháng đầu năm 2019 Trong 4 tháng đầu năm 2019 với vai trò Kiểm lâm viên thực tập, tôi đã tham gia tham mưu tư vấn cho xã và các thôn bản thành lập được nhiều tổ, đội bảo vệ rừng tại các thôn bản. Trên địa bàn huyện đã có tổng số 204 đội bảo vệ, phát triển rừng. Trong 4 tháng đầu năm 2019 đã tư vấn thành lập thêm 3 đội phát triển rừng (trồng rừng). Trong bản có nhiều đất rừng hình thành nhiều đội phát triển rừng, những người trong đội giúp đỡ nhau trong việc
  47. 38 trồng rừng qua hình thức đổi công để trồng cây gây rừng. Mô hình này bao gồm: trưởng bản, lực lượng an ninh và trưởng các đoàn thể trong bản chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động toàn bộ người dân trong bản bảo vệ rừng, cấm chặt phá rừng. Tuyên truyền, vận động người dân không canh tác gần rừng, khi đốt nương phải thông báo cho chính quyền xã để cử người túc trực, nhiều bản còn đưa việc bảo vệ, phát triển rừng vào quy ước, hương ước để thực hiện. Bảng 4.9. Kết quả xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu hại rừng giai đoạn 2016-2019 TT Loại hình quần chúng Bảo vệ, Số lượng (đội) phát triển rừng 2016 2019 Tăng, giảm 1 Tuần tra bảo vệ rừng 18 34 + 16 2 Phát triển rừng 38 55 + 17 3 Phòng cháy, chữa cháy 20 38 + 18 4 Tuyên truyền bảo vệ rừng 28 41 + 13 5 Phòng trừ sâu hại 18 18 0 6 Quản lý bảo vệ rừng cộng đồng 18 18 0 Tổng 140 204 + 64 (Nguồn: Hạt kiểm lâm Hà Quảng 2019) Tổ đội tuần tra có 34 đội, các tổ, đội xung kích tuần tra bảo vệ rừng ở các bản được trang bị cuốc xẻng, đèn pin, áo mũ, có nhiệm vụ cùng Công an xã, Kiểm lâm cắm địa bàn tuần tra 24/24h, nhất là những khu vực rừng già, rừng phòng hộ. Trong tổ đội tuần tra bảo vệ rừng, mọi người trong tổ luân phiên nhau đi tuần tra, không cho người lạ vào rừng khai thác, săn bắn trên diện tích rừng được bảo vệ; về mùa khô hanh chủ động các phương án trực phòng cháy rừng, khoanh vùng những nơi có nguy cơ cháy cao rồi tham mưu với UBND xã, kiểm lâm địa bàn xây dựng các phương án chống cháy rừng. Những ngày thời tiết khô hanh có nguy cơ cháy rừng cao, tổ thực hiện canh gác, ngăn chặn việc người dân đốt rừng làm nương, nghiêm cấm những người không có nhiệm vụ tự ý vào rừng.
  48. 39 Đặc biệt ở đây có đội Quản lý bảo vệ rừng cộng đồng, tổ trưởng bảo vệ rừng cấp thôn quản lý rừng, quy định người trong bản đi vào rừng hái lượm cần phải thông báo cho người trong tổ biết, tránh tình trạng không thông báo khi người trong tổ đi kiểm tra phát hiện sẽ bị phạt tiền. Số tiền đó sẽ được sung vào quỹ phát triển và bảo vệ rừng của bản. Người trong bản chỉ được lấy gỗ ở rừng cộng đồng khi có nhu cầu làm nhà với điều kiện phải được nhân dân trong bản, chính quyền đồng ý, còn bình thường quy ước của bản quy định người dân chỉ khai thác đủ để làm nhà cho mình và không được khai phá làm nương. Nhờ thực hiện tốt mô hình bảo vệ rừng cộng đồng nên diện tích rừng ở các bản ngày càng phát triển tốt. Rừng cộng đồng không chỉ giúp cho người dân có gỗ làm nhà mà còn cung cấp măng, củi, nơi chăn thả gia súc, giữ nguồn nước Hiện nay các đội bảo vệ và phát triển rừng này đã và đang hoạt động có hiệu quả đem lại lợi ích to lớn cho người dân, cũng như cho Nhà nước trong việc quản lý bảo vệ phát triển rừng. 4.3.3. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật giai đoạn 2016-2019 Trong thời gian 4 tháng thực tập ở Hạt kiểm lâm Hà Quảng em đã thu thập các vụ xử lý vi phạm các năm 2106-2019 và được tham gia trực tiếp xử lý 7 vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ rừng, kết quả được thể hiện ở bảng 4.10. Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật của Hạt kiểm lâm Hà Quảng (2016-2019) Hình thức vi Hình thức ĐVT Năm Năm Năm Năm Tổng phạm 2016 2017 2018 2109 Chặt cây Vụ 75 32 14 7 128 lấy củi Số vụ vi phạm Chặt cây Luật Lâm Vụ 5 2 0 0 7 lấy gỗ Nghiệp Săn bắn động Vụ 12 5 2 0 19 vật rừng Tổng 92 39 16 7 154 (Nguồn: Hạt kiểm lâm Hà Quảng năm 2019)
  49. 40 Số liệu bảng 4.10 cho thấy kết quả xử lý các vụ vi phạm luật bảo vệ rừng trong 3 năm từ 2016 đến 2019 là 154 vụ, trong đó có 92 vụ trong năm 2016, 39 vụ năm 2017, 16 vụ năm 2018 và 7 vụ trong 4 tháng năm 2019. Qua kết quả trên cho thấy các vụ vi phạm luật bảo vệ rừng có xu hướng giảm. Đây là kết quả của việc tuyên truyền bảo vệ rừng của kiểm lâm địa bàn và các tổ, đội bỏ vệ rừng. Trong hơn 3 năm theo dõi, chỉ có năm 2016 sảy ra 5 vụ chặt cây lấy gỗ được phát hiện sớm nên không thiệt hại nhiều về cây rừng. Trong các năm số vụ săn bắn động vật rừng là 19 vụ, trong đó 2016 có 12 vụ, 2017 có 5 vụ, 2018 có 2 vụ. Những giải pháp để giảm chặt cây lấy củi, gỗ,săn bắn động vật rừng: - Khi lấy củi, người dân không được chặt cả cây mà chỉ tỉa cành khô, gẫy. Cây, củi khai thác về phải được bảo quản, tránh để mưa nắng làm mục sẽ rất lãng phí. - Hướng dẫn người dân tự làm gas bằng hố để người dân không sử dụng đến củi, tiết kiệm chi phí mua gas ngoài thị trường và bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền các chính sách bảo vệ rừng, cho người dân thấy được lợi ích từ việc bảo vệ rừng. 4.3.4 Công tác tuyên truyền về luật BV &PT rừng tại địa phương Qua bảng 4.11 ta thấy rằng: Người dân trên địa bàn rất có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Số người sẵn sàng tham gia các hoạt động về bảo vệ và phát triển rừng chiếm tỷ lệ lớn 86,0%. Nếu các cấp chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động, phong trào có liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng thì những người dân nơi đây sẽ tham gia rất nhiệt tình, ý thức của người dân cũng sẽ được nâng cao.
  50. 41 Bảng 4.11 Kết quả tuyên truyền các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng Số hộ gia Tỷ lệ STT Ý kiến của người dân đình % 1 Sẵn sàng tham gia tổ, đội bảo vệ và phát triển 86/100 rừng 96 2 Không tham gia 0 0,0 3 Có thời gian thì tham gia 14/100 14 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phỏng vấn trực tiếp người dân) 4.3.5. Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng huyện Hà Quảng * Kết quả theo dõi diễn biến rừng và các nguyên nhân gây thay đổi diện tích rừng tại các xã, thị trấn huyện Hà Quảng năm 2018 được thể hiện ở bảng 4.12. Kết quả ở bảng thống kê cho thấy diện tích rừng của huyện tăng 149,5 ha. Trong đó diện tích tăng do trồng mới là 78,44 ha, tăng do thay đổi khác 30,68 ha. So sánh giữa các xã, xã có diện tích rừng trồng mới lớn nhất là Nội Thôn tăng 59,23 ha, tiếp đến là xã Đào Ngạn 10,41 ha. Tăng diện tích rừng do thay đổi khác cao nhất là xã Đào Ngạn, tăng 30,68 ha và xã Trường Hà tăng 21,63 ha.
  51. 42 Bảng 4.12. Tổng hợp nguyên nhân diễn biến rừng và đất lâm nghiệp Thay đổi Khai thác Biện pháp lâm sinh Rủi ro mục đích Thay đổi khác Tổng TT Địa điểm sử dụng cộng Khai thác Khai thác Trồng Tăng Giảm Cộng Cộng Cộng Cộng Cộng chọn trắng mới diện tích diện tích 1 Cải Viên - - - - - - - - - - - 2 Đào Ngạn 9,82 - 9,82 10,41 10,41 - - 30,68 30,68 - 50,91 3 Hạ Thôn - - - - - - - - - - - 4 Hồng Sĩ - - - 5,90 5,90 - - - - - 5,90 5 Kéo Yên - - - - - - - - - - - 6 Lũng Năm - - - - - - - - - - - 7 Mã Ba - - - - - - - - - - - 8 Nà Sác - - - - - - - - - - - 9 Nội Thôn 2,79 - 2,79 59,23 59,23 - - - - - 62,02 10 Phù Ngọc - - - - - - - 6,16 6,16 - 6,16 11 Quý Quân - - - - - - - - - - - 12 Si Hai - - - - - - - - - - - 13 Sóc Hà - - - - - - - - - - - 14 Tổng Cọt - - - - - - - - - - - 15 TT.Xuân Hòa - - - 2,90 2,90 - - - - - 2,90 16 Thuong Thôn - - - - - - - - - - - 17 Trường Hà - - - - - - - 21,63 21,63 - 21,63 18 Vân An - - - - - - - - - - - 19 Vần Dính - - - - - - - - - - - TỔ 12,61 0 12,61 78,44 78,44 0 0 58,47 58,47 0 149,52 NG (Nguồn: Hạt kiểm lâm Hà Quảng năm 2019)
  52. 43 * Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất rừng theo các nguyên nhân của huyện Hà Quảng được thể hiện ở bảng 4.13. Bảng 4.13 Diễn biến rừng và đất rừng theo các nguyên nhân Chuyển Biện đất ra Khai thác pháp Rủi ro Thay đổi khác Diện ngoài QH lâm sinh Loại đất, loại rừng Mã tích thay đất LN đổi Khai Khai Tăng Giảm Cộng thác thác Cộng Cộng Cộng Cộng diện diện chọn trắng tích tích I. RỪNG PHÂN HEO 1100 17,4 -12,6 - -12,6 - - - 30,0 58,5 -28,5 NGUỒN GỐC 1- Rừng tự nhiên 1110 30,0 - - - - - - 30,0 58,5 -28,5 - Rừng nguyên sinh 1111 - - - - - - - - - - - Rừng thứ sinh 1112 30,0 - - - - - - 30,0 58,5 -28,5 2.Rừng trồng 1120 -12,6 -12,6 - -12,6 - - - - - - Rừng trồng mới trên đất 1121 -12,6 -12,6 - -12,6 - - - - - - chưa từng có Rừng II. RỪNG PHÂN THEO 1200 17,4 -12,6 - -12,6 - - - 30,0 58,5 -28,5 ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1. Rừng trên núi đất 1210 43,8 -12,6 - -12,6 - - - 56,5 58,5 -2,0 2. Rừng trên núi đá 1220 -26,5 - - - - - - -26,5 - -26,5 3. Rừng trên đất ngập nước 1230 - - - - - - - - - - III. RỪNG TN PHÂN THEO 1300 30,0 - - - - - - 30,0 58,5 -28,5 LOÀI CÂY 1. Rừng gỗ 1310 30,0 - - - - - - 30,0 58,5 -28,5 Rừng gỗ lá rộng TX hoặc 1311 30,0 - - - - - - 30,0 58,5 -28,5 nửa rụng lá 2. Rừng tre nứa 1320 - - - - - - - - - -
  53. 44 3. Rừng hỗn giao gỗ và tre 1330 - - - - - - - - - - nứa 4. Rừng cau dừa 1340 - - - - - - - - - - IV. RỪNG GỖ TN PHÂN 1400 30,0 - - - - - - 30,0 58,5 -28,5 THEO TRỮ LƯỢNG 1. Rừng giàu 1410 - - - - - - - - - - 2. Rừng trung bình 1420 - - - - - - - - - - 3. Rừng nghèo 1430 - - - - - - - - - - 4. Rừng nghèo kiệt 1440 - - - - - - - - - - 5. Rừng phục hồi 1450 30,0 - - - - - - 30,0 58,5 -28,5 V. ĐẤT CHƯA CÓ 2000 -17,4 12,6 - 12,6 - - - -30,0 -58,5 28,5 RỪNG QH CHO LN 1. Đất có rừng trồng chưa 2010 78,4 - - - 78,4 - - - - - thành rừng 2. Đất trống có cây gỗ tái 2020 -77,5 - - - -20,0 - - -57,5 -58,5 1,0 sinh 3. Đất trống không có cây 2030 2,3 12,6 - 12,6 -12,3 - - 2,0 - 2,0 gỗ tái sinh 4. Núi đá không cây 2040 -18,0 - - - -43,5 - - 25,5 - 25,5 5. Đất có cây nông nghiệp 2050 -2,6 - - - -2,6 - - - - - 6. Đất khác trong lâm 2060 - - - - - - - - - - nghiệp (Nguồn: Hạt kiểm lâm Hà Quảng năm 2019)
  54. 47 Diễn biến rừng và đất rừng theo nguyên nhân được thể hiện ở bảng 4.12. Qua bảng cho thấy diện tích rừng tự nhiên tăng 30,0 ha, diện tích rừng tăng ở loại rừng thứ sinh (mọc lại). Rừng trồng giảm 12,6 ha do khai thác trắng. 4.4. Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Hà Quảng tỉnh Cao Bằng 4.4.1 Bài học kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Hà Quảng tỉnh Cao Bằng Huyện Hà Quảng hiện có 35.566,51 ha rừng, trong đó có 958,41 ha đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp, có 34.608,10 ha rừng quy hoạch cho lâm nghiệp và phân bố trên địa bàn 19 xã, thị trấn, độ che phủ rừng năm 2018 đạt 52,76%. Sau khi tham gia thực tập tại Hạt Kiểm lâm huyện Hà Quảng tôi đã được trải nghiệm là một kiểm lâm cơ động và kỹ thuật tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm rất quý giá cho công việc trong tương lai. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hóa nghề rừng, nâng cao trách nhiệm của Chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, từ năm 2006 Chi cục Kiểm lâm đã phân công Kiểm lâm về phụ trách địa bàn xã, phường có rừng (gọi tắt là Kiểm lâm địa bàn) để giúp UBND xã, phường thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại địa phương theo quy định tại Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện tại, trên địa bàn 19 xã, thị trấn có rừng của huyện đã bố trí 15 KLĐB phụ trách 19 xã, thị trấn. Trong số này có 04 KLĐB phụ trách 08 xã và thị trấn (mỗi KLĐB phụ trách 02 xã và thị trấn giáp ranh, có diện tích rừng dưới 1.000 ha); có 12 KLĐB chuyên trách và 03 KLĐB bán chuyên trách; có 10 KLĐB đại học và 05 KLĐB trung cấp; kỹ năng tin học của KLĐB đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc bố trí KLĐB được thực hiện linh hoạt theo 03 hình thức:
  55. 48 - Kiểm lâm địa bàn chuyên trách: Là Kiểm lâm viên thuộc Hạt Kiểm lâm phân công về công tác tại UBND xã, Thị trấn với 100% quỹ thời gian hoạt động tại địa phương. - Kiểm lâm nghiệp vụ kiêm nhiệm công tác Kiểm lâm địa bàn: Là Kiểm lâm viên làm công tác quản lý bảo vệ rừng thuộc Hạt Kiểm lâm được phân công kiêm nhiệm phụ trách địa bàn xã với 50% quỹ thời gian hoạt động tại địa phương. - Kiểm lâm cơ động kiêm nhiệm công tác Kiểm lâm địa bàn: Là Kiểm lâm viên làm công tác tuần tra cơ động kiểm soát lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc Hạt Kiểm lâm được phân công kiêm nhiệm phụ trách địa bàn xã với 50% quỹ thời gian hoạt động tại địa phương. Nhìn chung, qua quá trình hoạt động của Kiểm lâm tại huyện cho thấy KLĐB đã và đang thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đúng với yêu cầu, quy định của ngành. KLĐB đã tham mưu cho UBND cấp xã, thị trấn tổ chức thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, qua đó vai trò trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền cơ sở đã được nâng lên và có những chuyển biến tích cực, đến nay nhiều xã, phường đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch hàng năm về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Các hoạt động đã được Kiểm lâm triển khai đồng bộ từ việc hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng chủ động phòng ngừa thảm họa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ; phối hợp với các lực lượng công an, quân sự, dân chính của địa phương thực hiện kiểm tra, truy quét rừng, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng; chủ trì thực hiện theo dõi diễn biến rừng, thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp, nắm tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng để tham mưu, báo cáo theo quy định đến việc tham mưu UBND xã, thị trấn xác nhận lâm sản có nguồn gốc hợp pháp; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng,
  56. 49 pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư và hướng dẫn xây dựng và thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong công đồng. Từ thực tiễn hoạt động của Kiểm lâm địa bàn trong thời gian qua cho thấy Hạt Kiểm lâm đã kịp thời nắm bắt chủ trương của ngành và triển khai nhiệm vụ Kiểm lâm đúng yêu cầu, đúng quy định, qua đó đã làm thay đổi cơ bản nhận thức, quan điểm về mô hình hoạt động của Kiểm lâm trong điều kiện mới. Hầu hết chính quyền địa phương đánh giá việc phân công Kiểm lâm về phụ trách địa bàn xã, thị trấn theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một chủ trương đúng đắn, tạo ra chuyển biến tích cực trong nhận thức và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm trong tình hình mới, tạo ra bước tiến mới trong công tác bảo vệ rừng từ cơ sở. Kiểm lâm góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng và chủ rừng trong việc tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, đầu tư phát triển rừng; gắn kết hoạt động của Kiểm lâm với công tác tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhằm ngăn chặn có hiệu quả việc xâm hại rừng và giảm thiểu thiệt hại về tài nguyên và môi trường rừng. Tuy nhiên, qua 12 năm hoạt động, công tác Kiểm lâm huyện Hà Quảng còn một số hạn chế nhất định như: sinh hoạt, làm việc của Kiểm lâm chưa ổn định, quy định mà phải thường xuyên di chuyển giữa UBND xã, thị trấn với Hạt. Trạm Kiểm lâm để phù hợp với điều kiện sinh hoạt, làm việc; trang bị phương tiện làm việc, phương tiện đi lại, thiết bị kỹ thuật hiện trường còn thiếu; Điều kiện đi lại của Kiểm lâm trong xã, thị trấn chủ yếu là sử dụng xe máy của cá nhân Kiểm lâm còn hạn chế về kỹ năng hoạt động nghiệp vụ, chưa cập nhật thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật nên công tác tham mưu cho chính quyền có lúc chưa kịp thời; công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương một số nơi thiếu quan tâm, chưa thường xuyên
  57. 50 và thiếu quyết liệt trong việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; sự phối hợp giữa các lực lượng, các cơ quan chuyên môn của địa phương còn thiếu đồng bộ, vẫn còn một số địa phương coi nhiệm vụ bảo vệ rừng là của Kiểm lâm nên sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong công tác kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tại địa phương đôi lúc còn hạn chế. 4.4.2 Đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Kiểm lâm tại Hà Quảng tỉnh Cao Bằng Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm huyện Hà Quảng trong thời gian tới, cần phải triển khai thực hiện một số giải pháp: - Cần xác định xuyên suốt quan điểm, mục tiêu: Xây dựng đội ngũ Kiểm lâm địa bàn là công chức nhà nước thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm phân công về công tác tại địa bàn xã, phường có rừng, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, đồng thời chịu sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của cấp uỷ Đảng, UBND xã, thị trấn, thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của ngành; tăng cường sự phối hợp trách nhiệm giữa Hạt Kiểm lâm với UBND xã, thị trấn trong việc quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Kiểm lâm, gắn hoạt động của Kiểm lâm B với yêu cầu tham mưu cho UBND cấp xã, thị trấn tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương; nâng cao năng lực hoạt động của Kiểm lâm địa bàn thông qua việc đầu tư về nguồn nhân lực và phương tiện hoạt động để đảm bảo thực hiện tốt và toàn diện các nhiệm vụ được giao. - Tiếp tục rà soát sắp xếp, bố trí lại Kiểm lâm trên nguyên tắc: Hạt Kiểm lâm quyết định phân công trên cơ sở có sự thống nhất của Chi cục Kiểm lâm về nguyên tắc quản lý, tuyển dụng, điều động, phân công CCVC; bố trí Kiểm lâm theo chế độ chuyên trách đúng tiêu chuẩn, tiêu chí đối với quy định về sử dụng lao động và vị trí việc làm trong khối hành chính công; ưu tiên bố trí công chức Kiểm lâm cho vị trí Kiểm lâm; khi thực hiện luân chuyển, điều
  58. 51 động Kiểm lâm cần xem xét yếu tố thời gian có tính ổn định; đầu tư trang thiết bị thiết yếu đảm bảo cho Kiểm lâm làm việc có hiệu quả và sinh hoạt ổn định, yên tâm công tác tại các địa bàn phụ trách; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Kiểm lâm bằng nhiều hình thức và duy trì thường xuyên các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để đảm bảo thuần thục về nghiệp vụ; đồng thời tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, yêu ngành, yêu nghề cho công chức Kiểm lâm. - Các cấp chính quyền địa phương cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của mình theo tinh thần nội dung phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08/02/2012. Xác định công tác bảo vệ rừng và PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của chính quyền sở tại, trên cơ sở đó hỗ trợ tạo điều kiện cả về cơ sở vật chất, tinh thần và sử dụng lực lượng Kiểm lâm nói riêng tham mưu các cấp chính quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ về công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp. 4.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với bản thân trong thực hiện chức trách của Kiểm lâm viên hạt kiểm lâm Trong khoảng thời gian thực tập vừa qua tại hạt kiểm lâm Huyện Hà Quảng, thời gian tuy không nhiều nhưng bản thân tôi nhận thấy rằng thực tập tốt nghiệp là một cơ hội cho sinh viên làm quen với với việc học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn, vận dụng được những kiến thức thự tế đã học trên ghế nhà trường và xử lí các tình huống vi phạm cụ thể về quản lí bảo vệ rừng, từ đó cải thiện hơn nền nếp sống của bản thân mình đồng thời giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về nghành nghề mình đang theo học, tạo cơ hội cho sinh viên tham gia vào việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một kiểm lâm viên. Chủ động là bài học lớn nhất và cũng là bài học mà bản thân tôi khi thực tập học hỏi được. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người.
  59. 52 Thực tập là chính khoảng thời gian tôi được học nghề từ thực tế và hiểu rõ hơn công việc mà mình sẽ làm sau khi rời khỏi nghế nhà trường, qua quá trình thực tập tôi đã học hỏi được những bài học kinh nghiệm quý giá từ thực tế. Đợt thực tập như vậy rất quan trọng đối với sinh vieentrong việc xác định hướng đi phù hợp trong nghề nghiệp của mình để chuẩn bị hành trang vào đời cũng như bắt đầu khởi nghiệp. Đặc biệt là rút ra sau quá trình tham gia thực tập tại hạt kiểm lâm Huyện Hà Quảng.
  60. 53 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua tìm thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng với cương vị của một kiểm lâm thực tập tại hạt kiểm lâm Hà Quảng, Cao Bằng tôi rút ra một số kết luận sau: - Kiểm lâm địa bàn huyện Hà Quảng đã tham gia tham mưu cho cấp xã, thị trấn xây dựng được 3 phương án QLBVR, 3 đội BVR và PCCCR cấp thôn, bản; Tổ chức được 5 lớp tuyên truyền với 250 lượt người tham gia. - Trong 4 tháng tham gia xử lý một số vụ vi phạm luật bảo vệ rừng. các vụ vi phạm chủ yếu là các lấy củi không xin phép. Xã Xuân Hòa có diện tích rừng lớn nhất là 2.320,78 ha, tiếp đến là xã Trường Hà là 2.017,12 ha; xã có diện tích rừng nhỏ nhất là Cải Viên là 267,91 ha. - Độ che phủ trung bình năm 2018 trên địa bàn huyện Hà Quảng đạt 52,67%. - Kiểm lâm viên của Hạt kiểm lâm đã thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và đạt kết quả tốt. 5.2. Đề nghị Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Huyện Hà Quảng cần có chính sách đãi ngộ công bằng, phù hợp nhằm thu hút và khuyến khích công chức kiểm lâm gắn bó với địa phương, yêu ngành, yêu nghề, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.
  61. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Bí thư (2017). Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ban hành ngày 12/01/2017. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007). Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN Về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã, ban hành ngày 04/10/2017 3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Quyết định số 3569/QĐ- BNN-TCCB về phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm lâm và chủ rừng giai đoạn 2011-2015,ban hành ngày 31/12/2010. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015). Thông tư số 40/2015/TT- BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2012/TT- BNNPTN,ban hành ngày 21/10/2015 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), “Nghị định 156/2018/NĐ- CP là quy định cụ thể một số loại dịch vụ môi trường rừng” 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), “Nghị định 156/2018/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp” 7. Chính phủ (2006). Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, ban hành ngày 03/03/2006 8. Chính phủ (2017). Nghị quyết số 71/NQ-CP chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.ban hành ngày 08/08/2017. 9. Chính phủ (2016). Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty TNHH MTV Nông, lâm nghiệp Nhà nước, ban hành ngày 27/12/2016
  62. 10. Đỗ Hoàng Chung, Lê Sỹ Trung (2008). Nghiệp vụ hành chính kiểm lâm, Bài giảng Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên 11. Thủ tướng Chính phủ (2016). Chỉ thị số 10/CT-TTg Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng, ban hành ngày 30/03/2016 12 Quốc hội (2017), Luật số: 16/2017/QH14 Luật lâm nghiệp, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội. 13. UBND tỉnh Cao Bằng, Quyết định số 142/QĐ-UBND, Về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Hà Quảng