Khóa luận Thiết kế mô hình đa tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng cho bộ phận thương mại tại Scavi Huế - Ứng dụng mô hình Fuzzy MCDM

pdf 83 trang thiennha21 21/04/2022 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thiết kế mô hình đa tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng cho bộ phận thương mại tại Scavi Huế - Ứng dụng mô hình Fuzzy MCDM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thiet_ke_mo_hinh_da_tieu_chi_lua_chon_nha_cung_ung.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thiết kế mô hình đa tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng cho bộ phận thương mại tại Scavi Huế - Ứng dụng mô hình Fuzzy MCDM

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐA TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CHO BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI TẠI SCAVI HUẾ - ỨNG DỤNG MÔ HÌNH FUZZY MCDM TRƯƠNG NGỌC MINH CHÂU Trường Đại học Kinh tế Huế NIÊN KHÓA: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐA TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CHO BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI TẠI SCAVI HUẾ - ỨNG DỤNG MÔ HÌNH FUZZY MCDM Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn Trương Ngọc Minh Châu Ths. Phạm Phương Trung Lớp: K50 Thương mại điện tử Niên khóa: 2016-2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu thiết kế mô hình đa tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng cho bộ phận thương mại tại Scavi Huế - Ứng dụng mô hình Fuzzy MCDM” là đề tài của riêng tôi. Mọi dẫn chứng, số liệu, thông tin, đều có trích dẫn rõ ràng, không sao chép từ bất kì tài liệu, thông tin nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Huế, tháng 12 năm 2019 Sinh viên kí tên Trương Ngọc Minh Châu Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. LỜI CÁM ƠN Tôi xin cám ơn quý thầy, cô giảng viên đã tận trình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lời cám ơn chân thành đến Ths. Phạm Phương Trung đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý công ty Scavi đã cho tôi có cơ hội được học hỏi, phát triển bản thân tại Quý công ty. Đồng thời tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các anh, chị bộ phận thương mại của công ty Scavi đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, quan tâm, giúp đỡ để tôi có thể có được nền tảng kiến thức vững chắc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi muốn gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã hỗ trợ và giúp đỡ trong khoảng thời gian vừa qua. Do thời gian thực tế và vốn kiến thức có hạn, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực nhưng đề tài này không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong Quý công ty, thầy, cô giảng viên cùng các bạn sinh viên có thể đóng góp ý kiến để đề tài này có thể hoàn thiện hơn. Chân thành cám ơn! Huế, tháng 12 năm 2019 Sinh viên thực hiện Trương Ngọc Minh Châu Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu: 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập thông tin: 3 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: 3 5. Bố cục: 4 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 5 1.1.1. Khái niệm về hoạt động mua sắm nguyên vật liệu 5 1.1.2. Vai trò của hoạt động mua sắm nguyên vật liệu 5 1.1.3. Các hình thức mua sắm nguyên vật liệu 7 1.1.4. Quy trình mua sắm nguyên vật liệu 8 1.2. Cơ sở thực tiễn 11 1.2.1. Hoạt động mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế 11 1.2.2. Vai trò hoạt động mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế 14 1.2.3. Các tiêu chí quyết định việc mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế 15 1.2.4. Quy trình mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế 16 1.3. Phương pháp toán 18 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu Fuzzy 18 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu MCDM 19 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu Fuzzy MCDM 21 1.3.4. Ứng dựng của phương pháp nghiên cứu Fuzzy MCDM 23 TrườngCHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁĐại VỀ CÔNG học TÁC L ỰKinhA CHỌN NHÀ CUNGtế ỨHuếNG TẠI BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DECATHLON - PHÁP 24 2.1. Tổng quan về công ty Scavi Huế 24 SVTH: Trương Ngọc Minh Châu i
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 24 2.1.2. Các thông tin cơ bản về công ty 24 2.1.3. Trách nhiệm của công ty 26 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 26 2.1.5. Các chủng loại sản phẩm 27 2.1.6. Các khách hàng chính của công ty Scavi Huế .28 2.1.7. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Scavi Huế: 30 2.1.8. Tình hình lao động ở công ty: 32 2.1.9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi Huế năm 2016 - 2018 34 2.1.10. Giới thiệu sơ lược về khách hàng Decathlon 35 2.2. Tình hình mua sắm nguyên vật liệu tại bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp năm 2016 - 2018 38 2.2.1 Tình hình mua sắm tại bộ phận Thương mại - khách hàng Decathlon: 38 2.2.2. Tình hình đơn hàng mua nguyên phụ liệu tại bộ phận Thương mại Scavi Huế - khách hàng Decathlon năm 2016-2018 40 2.2.3. Tình hình thanh toán tại bộ phận Thương mại Scavi Huế - khách hàng Decathlon năm 2016-2018 41 2.3. Đánh giá quy trình lựa chọn nhà cung ứng của bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp năm 2016 - 2018 43 2.3.1. Quy trình lựa chọn nhà cung ứng của bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathon – Pháp 43 2.3.2. Đánh giá quy trình lựa chọn nhà cung ứng của bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp năm 2016 - 2018 49 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP FUZZY MCDM VÀO VIỆC ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG ỨNG CỦA BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DECATHLON – PHÁP 51 3.1. Cơ sở đề ra giải pháp: 51 Trường3.1.1. Định hướng phát Đại triển công ty: học Kinh tế Huế 51 3.1.2. Nhược điểm phương pháp đánh giá nhà cung ứng của bộ phận thương mại tại Scavi Huế 53 SVTH: Trương Ngọc Minh Châu ii
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung 3.2. Đề xuất mô hình đa tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng cho bộ phận thương mại tại Scavi huế - Ứng dụng mô hình Fuzzy MCDM 54 3.2.1 Đề xuất mô hình đánh giá nhà cung ứng 54 3.2.1.1. Xác định tiêu chí đánh giá và mức độ đánh giá của từng tiêu chí 54 3.2.1.2. Đề xuất mô hình đánh giá nhà cung ứng 55 3.2.2. Xây dựng mô hình Fuzzy MCDM đánh giá nhà cung ứng 56 3.2.2.1. Xây dựng tiến trình đánh giá nhà cung ứng 56 3.2.2.2. Xác định mức độ quan trọng của từng tiêu chí và mức độ đánh giá cho từng tiêu chí 61 3.3. Ví vụ số minh họa cho mô hình 63 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 1. Kết luận 71 2. Kiến nghị 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Ngọc Minh Châu iii
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ khóa Tên tiếng Anh Chú thích 1 AQL Acceptable quality limit Bộ phận kiểm tra chất lượng thành phẩm 2 AW Autumn Winter Mùa thu đông 3 CIF Cost, Insurance, Freight Giá thành, bảo hiểm và cước 4 CPTPP Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Progressive Agreement for xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership 5 EVFTA Europe and Vietnam for Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Free Trade Agreement Châu Âu 6 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 FOB Free on board Miễn trách nhiệm trên Boong tàu nơi đi 8 Fuzzy Fuzzy Phương pháp toán mờ 9 Hóa đơn Pro-forma Invoice Hóa đơn chiếu lệ, hóa đơn có tính hình Pro-forma thức không dùng để thanh toán 10 KPI Key Performance Indicator Chỉ số hiệu quả 11 MCDM Multi criteria decision Phương pháp ra quyết định đa tiêu chí making 12 MDS Market development stage Bộ phận phát triển thị trường 13 MS Manufacturing stage Bộ phận phát triển đơn hàng 14 NPL Nguyên phụ liệu 15 SS Spring Summer Mùa xuân hạ 16 TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Agreement Dương Trường17 WTO World Đại Trade Organization học TKinhổ chức thương m ạtếi thế gi ớHuếi SVTH: Trương Ngọc Minh Châu iv
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Danh mục sản phẩm của công ty 27 Bảng 2.2 Tình hình lao động công ty Scavi Huế từ năm 2016 – 2018 33 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi Huế năm 2016 – 2018 34 Bảng 2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh giữa Scavi Huế và Decathlon năm 2016 – 2018 38 Bảng 2.5 Tình hình mua sắm tại bộ phận Thương mại Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018 39 Bảng 2.6 Tình hình đơn hàng mua nguyên phụ liệu tại bộ phận Thương mại Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018 41 Bảng 2.7 Tình hình thanh toán tại bộ phận Thương mại Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018 42 Bảng 2.8 Các tiêu chí lựa chọn chủ hàng vào danh sách trắng 45 Bảng 2.9 Các tiêu chí đánh giá nhà cung ứng 47 Bảng 3.1 Mức độ quan trọng của các tiêu chí 54 Bảng 3.2 Các tiêu chí đánh giá nhà cung ứng 55 Bảng 3.3 Biến ngôn ngữ cho mức độ quan trọng ứng với số mờ tam giác 61 Bảng 3.4 Biến ngôn ngữ cho mức độ đánh giá nhà cung ứng với tập số mờ tam giác.62 Bảng 3.5 Trọng số từng tiêu chí 62 Bảng 3.6 Xếp loại nhà cung ứng bằng biến ngôn ngữ do người quyết định (D1) xếp loại 64 Bảng 3.7 Xếp loại nhà cung ứng bằng biến ngôn ngữ do người quyết định (D2) xếp loại 64 Bảng 3.8 Tiêu chuẩn hóa điểm đánh giá trung bình của từng nhà cung ứng 65 Bảng 3.9 Điểm số mờ nhà cung ứng có tính đến trọng số các tiêu chí 67 Bảng 3.10: Hàm thành viên tổng hợp điểm mờ 69 Bảng 3.11: Điểm số đánh giá nhà cung ứng 69 TrườngBảng 3.12: Xếp hạng điĐạiểm số 10 nhà học cung ứng theo Kinh thứ tự từ thấp đ ếntế cao Huế70 SVTH: Trương Ngọc Minh Châu v
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Logo của công ty Scavi 25 Hình 2.2 Logo tập đoàn Decathlon 35 Hình 2.3 Một số các nhãn hàng của Decathlon 36 Hình 2.4 Cách thức đánh giá nhà cung ứng của bộ phận Thương mại Scavi Huế 49 Hình 3.1: Hàm thành viên của mức độ quan trọng các tiêu chí 61 Hình 3.2 Bảng đánh giá nhà cung ứng 63 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Phân loại phương pháp ra quyết định đa tiêu chí MCDM 20 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Scavi Huế 30 Sơ đồ 2.2 Tiến tình đánh giá nhà cung ứng của bộ phận thương mại Scavi Huế 43 Sơ đồ 2.3 Quy trình đánh giá nhà cung ứng của bộ phận Thương mại – khách hàng Decathlon 46 Sơ đồ 3.1 Mô hình đề xuất việc đánh giá nhà cung ứng 56 Sơ đồ 3.2 Tiến trình đánh giá nhà cung ứng 57 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Ngọc Minh Châu vi
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng trở nên hội nhập và phát triển, với việc trở thành thành viên của các sân chơi lớn như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 11/1/2007; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) ngày 2/12/2015; Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 5/10/2015 và gần đây nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bố xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); đã tạo ra không ít những thay đổi trong việc phát triển nền kinh tế của nước nhà. Cùng với sự vận động không ngừng của nền kinh tế, vị thế của ngành Dệt may Việt Nam đang ngày một nâng cao, trở thành một trong những ngành mũi nhọn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngành một phát triển, đồng thời cũng đóng góp phần lớn giá trị kinh tế nước ta, cải thiện cán cân thương mại Việt Nam. Công ty cổ phần Scavi được biết đến như một trong những tập đoàn có giấy phép thành lập công ty FDI số 1 tại Việt Nam. Sau 31 năm hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nội y, đồ thể thao, đồ bơi, thì Scavi đã có hơn 126 nhãn hàng và 126 nhóm khách hàng khác nhau, trong đó có hơn 50 khách hàng lớn đang hợp tác với tập đoàn này. Một số đối tác chiến lược quan trọng của Scavi như: Decathlon; Nike; HBI; Dobotex Công ty cổ phần Scavi nói chung và công ty Scavi Huế nói riêng là một trong những doanh nghiệp có uy tín và chất lượng trong ngành may mặc, khả năng sản xuất có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu hàng hóa đi các nước. Công ty đã không ngừng đưa ra những chiến lược về việc đào tạo và phát triển công nhân viên, đầu tư hệ thống thiết bị máy móc năng suất cao chất lượng tốt, áp dụng những cộng nghệ hàng vượt trội trong việc sản xuất, để có thể đảm bảo được việc phát triển bền vững. Decathlon là một nhãn hàng may mặc Pháp và cũng là một trong những khách Trườnghàng chiến lược, chủ lựĐạic của công ty.học Vì vậy, công Kinh ty rất chú trọng cáctế ho ạt Huếđộng liên quan đến vị đối tác chiến lược này. Một trong những hoạt động quan trọng, tiêu biểu đáng được nhắc đến trong suốt chuỗi hoạt động kinh doanh của công ty, quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty và toàn bộ dây chuyền sản xuất đơn SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung hàng. Trong đó bộ phận Thương mại được xem như là bộ phận mấu chốt trong việc phát triển thị trường, quản lý và xử lý đơn hàng. Vì vậy có thể nói rằng trách nhiệm của bộ phận này trong chuỗi cung ứng vô cùng quan trọng. Việc chọn lựa nhà cung ứng có tầm quan trọng vô cùng lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất của công ty Scavi Huế nói riêng. Nhà cung ứng phải đảm bảo cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa, với số lượng đầy đủ, chất lượng, ổn định, chính xác, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp và thời gian kịp thời. Vì vậy lựa chọn nhà cung cấp phù hợp và quản lý được họ là điều kiện tiên quyết giúp tổ chức sản xuất được sản phẩm có chất lượng đúng như mong muốn, theo tiến độ quy định, giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thương trường. Bên cạnh đó còn nhận được sự hỗ trợ của nhà cung cấp, để tiếp tục đạt được thành tích cao hơn. Vì vậy, việc chọn lựa nhà cung ứng phù hợp là một trong những bài toán quan trọng mà Scavi phải giải quyết trước khi đưa vào hệ thống xử lý số liệu, lên kế hoạch sản xuất, Tuy nhiên, thông qua khoảng thời gian dài tìm hiểu, tôi nhận thấy việc lựa chọn nhà cung ứng của bộ phận này vẫn chưa thực sự hiệu quả và còn gặp nhiều vấn đề trở ngại làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, Nhận thức được vấn đề nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thiết kế mô hình đa tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng cho bộ phận thương mại tại Scavi Huế - Ứng dụng mô hình Fuzzy MCDM”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu quy trình mua sắm nguyên vật liệu của công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của quy trình này từ đó đề xuất một quy trình mua sắm nguyên vật liệu hoàn thiện hơn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích cách thức lựa chọn nhà cung ứng và hiệu quả khi lựa nhà cung ứng Trườngchọn của bộ phận thương Đại mại Scavi Huhọcế. Kinh tế Huế - Phân tích làm rõ tầm quan trọng của các tiêu chí trong hệ thống những tiêu chí quan trọng lựa chọn nhà cung ứng phù hợp nhất. SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung - Đánh giá được mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí, từ đó thiết kế được mô hình các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng phù hợp nhất. - Ứng dụng phương pháp Fuzzy MCDM vào việc thiết kế mô hình đa tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng phù hợp nhất cho bộ phận thương mại Scavi Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình, phương pháp chọn lựa nhà cung ứng của bộ phận thương mại Scavi Huế. - Khách thể nghiên cứu: nhân viên quản lý đơn hàng nhóm Decathlon thuộc bộ phận thương mại Scavi Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: nghiên cứu được tiến hành tại bộ phận thương mại, nhóm Decathlon, Scavi Huế, khu công nghiệp Phong Điền, thị trấn Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Về thời gian: Thu thập thông tin, số liệu hoạt động kinh doanh, số liệu mua hàng từ năm 2016 – 2018. Thời gian nghiên cứu đề tài diễn ra từ ngày 1/10/2019 đến ngày 12/12/2019. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin: Tiếp cận thông tin về các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng thông qua thông tin nhân viên cung cấp, tài liệu công ty cung cấp, số liệu do trưởng phòng bộ phận thương mại cung cấp. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nhân viên để đưa ra được số liệu cụ thể. 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Sử dụng các phương thức đánh giá, phân tích những thông tin mà công ty, bộ phận cung cấp, các nguồn dữ liệu thứ cấp từ thức tiễn và lý thuyết thu thập được khi Trườngthực tập tại công ty. Đại học Kinh tế Huế Thu thập thông tin số liệu thứ cấp từ các phòng, ban của công ty: Số liệu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh công ty từ năm 2016 đến nắm 2018; Số liệu phản SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung ánh cơ cấu lao động công ty từ năm 2016 đến năm 2018; Số liệu mua hàng của bộ phận Thương mại nhóm Decathlon từ năm 2016 đến năm 2018. Phương pháp toán kinh tế: Ứng dụng phương pháp Fuzzy MCDM (Fuzzy Multi createria decision making - Lý thuyết mập mờ lựa chọn đa tiêu chí) vào mô hình nghiên cứu. 5. Bố cục: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đánh giá về công tác lựa chọn nhà cung ứng tại bộ phận thương mại công ty Scavi huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp Chương 3: Ứng dụng phương pháp Fuzzy MCDM vào việc đánh giá nhà cung ứng của bộ phận Thương mại công ty Scavi huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm về hoạt động mua sắm nguyên vật liệu Hoạt động mua sắm nguyên vật liệu mô tả quá trình mua hàng của một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Đó là việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường, từ đó xác định và lựa chọn một hoặc một nhóm nhà cung cấp, đàm phán thương lượng giá cả và các dịch vụ đi kèm. Hoạt động mua sắm nguyên vật liệu là một khái niệm rộng hơn trong việc thu mua và nó bao gồm nhiều hoạt động như đặt hàng, xúc tiến, nhận hàng và thanh toán. Hoạt động mua sắm nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong việc thu mua các vật liệu, bộ phận, vật tư và các dịch vụ cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ nào đó. Hoạt động mua sắm phụ liệu được chia thành hai hình thức, đó là mua số lượng lớn và mua số lượng nhỏ. Việc phân loại hai hình thức này dựa trên bảy nhân tố: Khối lượng; Tính đặc hiệu; Độ phức tạp công nghệ; Tính thiết yếu; Chất lượng; Sự đa dạng và giá trị kinh tế. 1.1.2. Vai trò của hoạt động mua sắm nguyên vật liệu Một doanh nghiệp muốn kinh doanh, sản xuất hiệu quả thì phải chú trọng tới nhiều yếu tố. Nhóm yếu tố quan trọng đầu tiên là nhóm yếu tố đầu vào. Trong đó nguyên vật liệu là yếu tố đáng chú ý nhất vì nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu tạo nên thực thể sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc không tiến hành được. Nguyên vật liệu là từ tổng hợp dùng để chỉ chung nguyên liệu và vật liệu. Trong đó, nguyên liệu là đối tượng lao động, nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu. Tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa nguyên liệu và đối tượng lao động là sự kết tinh lao động của con người trong đối tượng lao động. TrườngNguyên vật li ệuĐại trong quá trìnhhọc hình thành Kinh nên sản phẩ m tế được chiaHuế thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Nguyên vật liệu chính tạo nên thực thể sản phẩm, ví dụ như bông tạo thành sợi để từ sợi tạo nên thực thể vải hay kim loại tạo nên thực thể của máy móc thiết bị, Vật liệu phụ lại bao gồm nhiều loại có loại thêm SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung vào nguyên liệu chính để làm thay đổi tính chất của nguyên liệu chính nhằm tạo nên tính chất mới phù hợp với yêu cầu của sản phẩm. Có loại lại dùng để tạo điều kiện cho sự hoạt động bình thường của tư liệu lao động và hoạt động của con người, Việc phân chia như thế này không dựa vào đặc tính hoá học hay khối lượng tiêu hao mà căn cứ vào sự tham gia của chúng vào quá trình tạo ra sản phẩm. Vì vậy, mỗi loại nguyên vật liệu lại có vai trò khác nhau dựa vào đặc tính của từng sản phẩm. Là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, chính vì vậy, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ về số lượng chất lượng chủng loại, có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Để đảm cho chất lượng của sản phẩm làm ra thì phải đảm bảo được chất lượng của nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời nó cũng là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động. Chính vì vậy, một trong các hoạt động quản lý vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp chính là quản lý nguyên vật liệu. Phân loại nguyên vật liệu. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại phụ liệu khác nhau. Để có thể quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ thì nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần thiết phải phân loại theo những tiêu thức phù hợp. Phân loại nguyên vật liệu là sắp xếp nguyên vật liệu thành từng loại, từng nhóm khác nhau căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại nhất định. Căn cứ vào nội Trườngdung kinh tế, vai trò c ủĐạia chúng trong học quá trình sả nKinh xuất kinh doanh vàtế yêu cầHuếu quản lý của doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được chia thành: Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài). Đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung nên thực thể chính của sản phẩm. Ví dụ cụ thể, để sản xuất một chiếc áo thì nguyên vật liệu chính cấu thành nên chiếc áo này là vải, vải lót, vải tulle, Đối với bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, gia công sản phẩm, ví dụ như sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp dệt còng được gọi là nguyên vật liệu chính. Nguyên vật liệu phụ: cũng được xem như là đối tượng lao động nhưng chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất được sử dụng cùng với nguyên vật liệu chính để làm thay đổi một số tính chất lí hoá của nguyên vật liệu chính (hình dáng, màu sắc, mùi vị, ) hoặc phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động, phục vụ cho lao động của công nhân viên chức, phục vụ cho công tác quản lý. Nguyên vật liệu khác: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Cụ thể trong ngành dệt may, một số nguyên phụ liệu khác thường được loại ra trong quá trình sản xuất là các loại vải vụn, phụ liệu thừa hay phế liệu thu nhặt, thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý mà từng loại nguyên vật liệu lại được chia thành từng nhóm, từng thứ quy cách một cách chi tiết, cụ thể hơn. Việc phân loại cần lập thành sổ điểm danh cho từng loại nguyên vật liệu, trong đó mỗi nhóm được sử dụng một ký hiệu riêng để người quản lý dễ dàng nhận biết và kiểm soát. 1.1.3. Các hình thức mua sắm nguyên vật liệu Dựa trên bảy yếu tố mua hàng, hoạt động mua sắm nguyên vật liệu được chia thành hai hình thức, đó là mua số lượng lớn và mua số lượng nhỏ: Trong trường hợp mua số lượng lớn, doanh nghiệp, tổ chức, mua một khối lượng lớn, số lượng lớn nguyên vật liệu nhằm phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa của họ. Mua hàng loạt được xử lý trong các tổ chức lớn và các tổ chức đa quốc gia với quá trình thu mua theo một hệ thống tiêu chuẩn hóa chung. Trong khi đó, một số khác tổ chức sử dụng quy trình mua riêng. Nếu không có quy trình, tiêu chuẩn mua hàng phù hợp chặt chẽ thì việc mua số lượng lớn thường xuyên bị lạm dụng và thiếu kiểm soát Trườngtrong quá trình mua hàngĐạiở các tổ chhọcức. Thực tếKinh, việc mua sắm nguyêntế vHuếật liệu số lượng lớn thường diễn ra trong thời gian dài và không khẩn cấp. Trong trường hợp mua sắm nguyên vật liệu số lượng nhỏ, quy mô nhỏ có mặt hàng khối lượng thấp, số lượng nhỏ, với tần suất sử dụng không đáng kể, độ đa dạng SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung cao và độ phức tạp kỹ thuật thấp. Hoạt động mua này chủ yếu bao gồm việc mua sắm phụ tùng máy móc, linh kiện điện tử, các dụng cụ sửa chữa máy móc, thường xuyên ở văn phòng và các mặt hàng phụ khác. Thực tế, các trường hợp mua sắm với số lượng nhỏ thường là các trường hợp mua khẩn cấp, yêu cầu giao hàng trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, có hai loại mua cơ bản trong kinh doanh: mua để bán lại hoặc mua để tiêu thụ, sản xuất. Mua để bán lại chủ yếu được thực hiện dưới hình thức bán lẻ hoặc bán buôn. Hình thức mua để tiêu thụ, sản xuất được gọi là mua công nghiệp. Những người mua công nghiệp thường phải đối mặt với các vấn đề phức khác nhau khi so sánh, đánh giá các nhà cung ứng. Chẳng hạn, doanh nghiệp phải dành thời gian để dự đoán những sản phẩm nào nên được sản xuất hoặc họ nên sản xuất những gì, số lượng bao nhiêu cùng với vô vàn những vấn đề khác nhau. 1.1.4. Quy trình mua sắm nguyên vật liệu Mua sắm nguyên liệu là một quá trình trong quy trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Quá trình mua của từng doanh nghiệp, tổ chức có thể khác nhau, nhưng vẫn có một số yếu tố quan trọng chung trong quá trình mua hàng giữa các doanh nghiệp, tổ chức này. Đơn đặt hàng thường đi kèm với các điều khoản và điều kiện hình thành thỏa thuận hợp đồng giao dịch. Sau khi nhà cung cấp giao sản phẩm hoặc dịch vụ và khách hàng ghi lại việc giao hàng (trong một số trường hợp trước khi nhận hàng về kho, nguyên liệu phải trải qua quá trình kiểm tra hàng hóa). Một hóa đơn được gửi bởi nhà cung cấp được kiểm tra chéo với đơn đặt hàng và các tài liệu chỉ định hàng hóa nào đã được nhận. Cuối cùng, doanh nghiệp thực hiện thanh toán theo đúng thỏa thuận cho nhà cung cấp. Quy trình mua sắm chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ chức thường diễn ra theo các bước như sau: TrườngBước 1: Xác đ ịnhĐại nhu cầu mua học hàng nội b ộ.Kinh tế Huế Trước khi bắt đầu mua sắm nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần phải xác định họ cần mua những nguyên vật liệu nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, có SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung đặc tính gì, Đây chính là bước thu thập dữ liệu ban đầu để đánh giá tài nguyên được sử dụng, cách hoạch địch chi phí trong việc mua sắm có hiệu quả hay không, Bước 2: Tiến hành tìm kiếm, đánh giá các nhà cung ứng. Trong bước này, nhóm thương mại, nhóm mua sắm chiến lược của tổ chức, doanh nghiệp cần phải thiết lập nhiều tiêu chí như: Quốc gia cung ứng tiềm năng; Các chứng nhận đạt chuẩn chất lượng mà chủ hàng sở hữu; Các chính sách phát triển an sinh xã hội mà chủ hàng đề ra; Giá cả cạnh tranh; Các dịch vụ đi kèm như kho bãi và bảo hành nguyên vật liệu; để tiến hành đánh giá nhà cung ứng. Bước 3: Thu thập thông tin, thiết lập quan hệ với các nhà cung ứng. Để lựa chọn được nhóm các nhà cung ứng khả thi, các doanh nghiệp cần phải sàng lọc, đánh giá các thông tin mà các nhà cung ứng cung cấp một cách cẩn thận. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp không có khả năng kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu trước khi nhập kho thì đây là điều đáng lưu ý. Bởi nếu nhà cung ứng không thể đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, dịch vụ, cũng có thể gây ra tổn thất cho doanh nghiệp. Danh tiếng và hiệu quả kinh doanh của nhà cung ứng phải được đánh giá thông qua báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng và tài liệu tham khảo về chủ hàng phải được kiểm chứng cẩn thận. Bên cạnh đó, các tổ chức có thể chọn nhiều hơn một nhà cung ứng để giảm thiểu đi sự rủi ro không mong muốn, đồng thời cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh. Bước 4: Xây dựng chiến lượng tìm nguồn cung cấp/ thuê ngoài. Dưa trên những thông tin thu thập được trong ba bước đầu tiên, doanh nghiệp có thể phát triển chiến lược tìm nguồn cung ứng/ thuê ngoài. - Mua trực tiếp: Gửi yêu cầu đề xuất hoặc yêu cầu báo giá để lựa chọn nhà cung cấp. - Mua lại: Mua từ một nhà cung cấp mong muốn. - Quan hệ đối tác chiến lược: Tham gia và thỏa thuận với các nhà cung ứng khả thi. Việc xác định chiến lược phù hợp với doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào khả năng Trườngcạnh tranh của thị trư ờĐạing nhà cung ứhọcng, khả năng Kinh chịu rủi ro của tổtếchức tìmHuế nguồn cung/ thuê ngoài. Bước 5: Thực hiện chiến lược tìm nguồn cung ứng. SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Chiến lược tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu có liên quan đến mua lại hoặc chủ trương chính là quan hệ đối tác chiến lược. Các tổ chức nên bắt đầu bằng việc chuẩn bị các yêu cầu đề xuất hoặc yêu cầu báo giá và tiến hành mời thầu từ các nhà cung ứng tiềm năng. Yêu cầu đề xuất nên bao gồm: Tài liệu chi tiết; Thông số kỹ thuật sản phẩm hoặc dịch vụ; Yêu cầu giao hàng và dịch vụ; Tiêu chí đánh giá; Cơ cấu giá cả; Điều khoản tài chính. Bước 6: Đàm phán với các nhà cung cấp và chọn giá trúng thầu. Nhóm thương mại hoặc nhóm mua sắm chiến lược phải đánh giá các phản hồi từ nhà cung ứng đồng thời cũng đánh giá dựa trên các tiêu chí được đề ra. Nhóm thương mại tiến hành đám phán với các nhà cung ứng tiềm năng, khả thi về việc thay đổi các tiêu chí như: giá cả cạnh tranh, năng lực sản xuất; tiến độ giao hàng, từ đó đi đến thống nhất với các nhà cung ứng, trúng thầu hoặc không trúng thầu. Bước 7: Thực hiện kế hoạch chuyển đổi hoặc cải tiến chuỗi cung ứng theo hợp đồng. Nhà cung ứng trúng thầu nên được mời tham gia thực hiện cải tiến. Đối với việc cải tiến chuỗi cũng ứng theo hợp đồng, khi thêm vào các nhà cung ứng mới, tổ chức cần phải chuyển thông tin và thiết lập mối quan hệ liên kết với các hệ thống hậu cần, truyền thông. Kỳ vọng trong khoảng thời gian này nên được thỏa thuận trong quá trình đàm phán hợp đồng với khung thời gian giao hàng đầy đủ. Đối với kế hoạch chuyển đổi, việc chuyển đổi từ lựa chọn nhà cung cấp nội bộ sang dịch vụ thuê ngoài có thể là một trong nhứng rủi ro lớn mà tổ chức cần phải lường trước. Hoạt động mua sắm nguyên phụ liệu thường bắt đầu với việc người mua nhận ra nhu cầu, sự cần thiết của một sản phẩm và chuẩn bị các thông số kỹ thuật về hàng hóa họ muốn mua. Từ đó tìm nguồn cung ứng thị trường, thông qua quá trình lựa chọn hoặc đấu thầu, hỗ trợ xác định một sản phẩm và nhà cung cấp phù hợp. Sau đó, người mua và người bán thương lượng các điều khoản và điều kiện bán hàng cho hàng hóa Trườngđược mua, tức là cách thĐạiức và thời đihọcểm chúng đư ợKinhc vận chuyển và btếảo hi ểm,Huế và cách thức thanh toán được thực hiện. Sau khi đạt được thỏa thuận, người mua đưa ra một đơn đặt hàng, hóa đơn pro-forma được chấp nhận hoặc hợp đồng. Tiếp đến, việc vận chuyển hàng hóa được bố trí theo các điều khoản giao hàng ghi trong hợp đồng mua SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung bán. Khi chấp nhận giao hàng (hoặc theo cách khác được sắp xếp để tạo thuận lợi cho giao dịch, ví dụ: thông qua thanh toán nâng cao), người bán chuẩn bị hóa đơn thương mại để thanh toán. Người mua xử lý thanh toán theo hợp đồng. Mua hàng liên quan đến hai bên chính: người mua và nhà cung cấp hoặc người bán. Các thực thể khác có thể trở thành một phần của quá trình như là trung gian. Họ là các bên liên quan thứ cấp, ví dụ, các đại lý mua, thương mại và tín dụng. Đại lý mua hàng, thay mặt người mua (và đôi khi là người bán), được sử dụng đặc biệt bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đấu thầu, cung cấp, đánh giá, lập hóa đơn và thủ tục thanh toán, có thể được kết hợp với các trách nhiệm khác, như như đóng gói, đánh dấu, giao hàng, cấp phép xuất khẩu và theo dõi hải quan 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Hoạt động mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế Để sản xuất ra được một sản phẩm hoàn thiện và đưa ra thị trường tiêu thụ bắt buộc phải trải qua một quy trình từ khi phát triến đến khi sản xuất một đơn hàng gồm 5 giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn phát triển đơn hàng. - Trước một mùa sản xuất, khách hàng sẽ gởi bộ hồ sơ kỹ thuật cơ bản và gửi thông tin đến các chủ hàng, đối tác của mình để tiến hành các bước phát triển tiếp theo. - Sau khi nhận hồ sơ kỹ thuật từ khách hàng, Bộ phận MDS cùng bộ phận kỹ thuật phát triển và các bộ phận liên quan để tiến hành chào giá, may các loại mẫu để gửi khách hàng. - Bộ phận MDS tính toán số lượng chào giá phù hợp với năng lực và mục tiêu phát triển của tập đoàn. Hồ sơ chào giá dịch vụ bao gồm các yếu tố chính: 1. Giá bán. 2. Năng lực sản xuất. 3. Khung thời gian sản xuất. Trường4. Khả năng đáp Đạiứng sự tăng ghọciảm của đơn hàngKinh. tế Huế 5. Sự linh hoạt trong sản xuất. Giai đoạn 2: Giai đoạn chọn lựa. SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung - Dựa trên các yếu tố của hồ sơ chào giá dịch vụ: giá cả, khung thời gian và năng lực đã chào của Scavi, khách hàng sẽ quyết định cung cấp cho Scavi số lượng đơn hàng bao nhiêu cho cả mùa. - Sau khi có kết quả số lượng thắng thị trường, khách hàng sẽ gửi thông tin đến nhà máy để chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật chuẩn xác cho sản xuất cũng như khách hàng cũng có thể gửi đơn hàng chính thức ngay khi thông tin kết quả thắng thị trường đến chủ hàng. Giai đoạn 3: Cập nhật hồ sơ kỹ thuật chính thức sản xuất đơn hàng. - Sau khi nhận được kết quả thắng trị trường, khách hàng sẽ gởi hồ sơ kỹ thuật chính thức cũng như đơn hàng chính thức cho Scavi cùng với mục tiêu xuất hàng. Scavi chỉ có thể đi mua nguyên vật liệu sau khi có hồ sơ kỹ thuật (trong đó có hóa đơn mua hàng, là căn cứ để nhân viên quản lý đơn hàng tiến hành lên nhu cầu cần đặt hàng đến nhà cung cấp) đồng thuận từ khách hàng. - Bộ phận MS cần kiểm tra với Bộ phận MDS xem hóa đơn mua hàng đã được đồng thuận hay chưa để tính toán mua nguyên phụ liệu, không để ảnh hưởng đến ngày xuất hàng của đơn hàng. - Ở giai đoạn này rất quan trọng, cần phối hợp với Bộ phận MDS và Bộ phận Kỹ thuật kiểm tra hóa đơn mua hàng kỹ lưỡng, bởi giai đoạn đầu mùa hóa đơn mua hàng thường có bị nhập sai thông tin, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi mua nguyên phụ liệu. - Bộ phận MS nhận các thông tin chuyển giao về đơn hàng trong quá trình phát triển. Giai đoạn 4: Giai đoạn sản xuất. Scavi chỉ có thể được sản xuất đơn hàng khi đủ các điều kiện: - Hồ sơ kỹ thuật, tác nghiệp màu được duyệt và có chữ ký của khách hàng. - Mẫu được duyệt và có chữ ký của khách hàng. Thành phẩm sản xuất phải có Trườngthông số, quy cách may Đại đúng như m ẫhọcu. Kinh tế Huế - Bộ phận MS cũng cần phải kiểm tra những mục tiêu kể trên để cung cấp được thông tin đầu vào hợp lý cho nhà máy. Cùng nhà máy theo dõi bám sát tiến độ sản xuất và xử lý các trở ngại trong quá trình để đảm bảo sản xuất được liên tục SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Giai đoạn 5: Giai đoạn xuất hàng. Đơn hàng được sản xuất và hoàn thiện đúng theo tiến độ cũng kết quả đã đạt từ đợt kiểm tra cuối cùng của khách. Đối với một số khách hàng, cần phải có mẫu đầu chuyền được kiểm duyệt đã đạt từ khách hàng hoặc đơn vị kiểm tra được khách hàng ủy nhiệm mới được xuất hàng. Tổ chức phối hợp với bộ phận Xuất nhập khẩu để đảm bảo đơn hàng được giao cho khách đúng như Scavi đã cam kết. Tại công ty Scavi Huế, nguyên vật liệu được phân chia thành 3 nhóm: Nguyên liệu chính là các loại nguyên liệu sử dụng ở tổ cắt để cắt bán thành phẩm bao gồm: Vải chính, vải lót, tulle, ren, Phụ liệu may là các loại sử dụng ở chuyền may ví dụ: Đối với hàng quần thì phụ liệu may thường chỉ có thun (thun lưng, thun đùi); dây luồn; chỉ, các loại nhãn, Đối với hàng áo thì phụ liệu may phức tạp hơn bao gồm các loại như: Dây viền gọng có hai loại: - Dây viền gọng đúc sẵn. - Dây viền gọng được cắt từ Bias. Thun lưng, thun nách: kích cở, loại thun tùy thuộc vào mỗi khách hàng. Thun dây treo bao gồm dây treo trước, dây treo sau, kích cở thun dây treo lớn hay nhỏ tùy thuộc vào từng cup/ kích thước Móc gài. Dây ribbon, satin dung để thắt nơ. Mouldcup có nhiều tên khác nhau phụ thuộc vào mỗi khách hàng. Các loại khoen như khoen vuông, khoen tròn, khoen móc có kích thước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kích cở thun dây treo mà mã hàng đó sử dụng. Cây gọng thay đổi theo kích cỡ. TrườngPhụ liệu đóng Đại gói: Được sửhọcdụng ở bộ phKinhận hoàn thành đtếể đóng Huế gói hoàn chỉnh sản phẩm trước khi xuất hàng. Bao gồm các loại: Bao nhựa chống ố vàng, giấy SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung lót chống loang màu, các loại móc, nhãn barcode dán ở bao nhựa và thùng giấy, kẹp cá sấu, băng keo, thùng giấy, 1.2.2. Vai trò hoạt động mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế Tập đoàn Scavi nói chung và công ty Scavi Huế nói riêng là một doanh nghiệp lớn hàng đầu tại Pháp trong ngành công nghiệp trang phục Lingerie, bao gồm bốn nhà máy đóng tại Việt Nam là Biên Hòa, Bảo Lộc, Đà nẵng, Huế và một nhà máy đóng tại Lào. Được thành lập vào năm 1988 và là công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, trụ sở chính đặt tại Biên Hoà – trung tâm quản lý tại Pháp Tập đoàn Scavi chuyên cung cấp dịch vụ sản xuất trọn gói trong ngành nội y, đồ bơi, đồ thể thao cho các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Tập đoàn Scavi đối tác với hơn 50 nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới từ thị trường Châu Âu truyền thống đến Bắc Mỹ và Châu Á (đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc). Năm 2016 Tập đoàn Scavi lọp Top 500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam về lĩnh vực may mặc. Vì vậy có thể nói việc quản lý mua sắm nguyên vật liệu là một giai đoạn quan trọng trong mô hình chuỗi cung của tập đoàn này. Có thể nói nguyên vật liệu là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ về số lượng chất lượng chủng loại có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất còn là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu không có nguyên vật liệu, nguyên vật liệu không đủ, toàn bộ chuyền trong ngày hôm đó của công ty Scavi Huế sẽ phải dừng hoạt động. Công nhân có nhiều thời gian rảnh, trống chuyền, gây chậm trễ tiến độ sản xuất, cứ khoảng một giờ không làm việc tại nhà máy của một chuyền gây hao hụt cho công ty lên tới hàng trăm triệu. Công ty Scavi Huế sẽ chịu hao tổn một số lượng tiền tài lớn trong việc không có nguyện phụ liệu đưa vào sản xuất. TrườngNguyên vật liệ u Đạiliên quan tr ựchọc tiếp tới kế hoKinhạch sản xuất và tiêutế thụ sHuếản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi. Do đó, cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động. Chính vì vậy, quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp này. 1.2.3. Các tiêu chí quyết định việc mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế Bộ phận MS chỉ được phép mua hàng sau khi kiểm soát kỹ tình hình tồn kho, nếu thiếu sẽ ra nhu cầu mua hàng gửi đến nhóm mua sắm để ra đơn hàng mua hàng đến chủ hàng. Trước khi ra thông tin nhu cầu mua hàng, cần có thông tin về điều khoản mua, giao hàng giữa Scavi và chủ hàng để tính toán đầu vào, theo dõi nguyên phụ liệu về: Năng lực nhà máy. Nhu cầu của khách hàng. - Khung thời gian chưa kể quá trình nhuộm màu: thời gian sản xuất của chủ hàng nếu Scavi không đặt mộc trước (vải, thun, ở dạng mộc tức là chưa được nhuộm màu). - Khung thời gian sản xuất: thời gian sản xuất của chủ hàng khi Scavi đã đặt mộc trước. Thời gian vận chuyển nguyên phụ liệu từ chủ hàng đến Scavi (Biên Hòa hoặc Huế). Đối với chủ hàng trong nước: thời gian vận chuyển ngắn, thường một đến hai ngày, tùy vị trí của chủ hàng mà quyết định giao tại Biên Hòa hay Huế. Đối với chủ hàng ngoài nước: phải giao hàng bằng tàu thủy, thời gian có thể lên đến một đến hai tuần hoặc dài hơn. Ngoài ra nếu gặp trở ngại trễ nhịp tàu thì thời gian còn có thể kéo dài hơn nữa. - Các điều khoản FOB (Free on board – Miễn trách nhiệm trên Boong tàu nơi đi) hay CIF (Cost, Insurance, Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) áp dụng với chủ hàng nước ngoài. TrườngFOB: Chủ hàng Đạichỉ chịu trách học nhiệm vận chuyKinhển đến hãng tàu tế của Scavi. Huế Scavi chịu trách nhiệm vận chuyển từ cảng nước của chủ hàng về Việt Nam. CIF: Chủ hàng chịu trách nhiệm vận chuyển đến cảng Việt Nam theo quy định trên hợp đồng với Scavi. SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung - Số lượng đơn hàng tối thiểu, nếu đặt hàng nhỏ hơn thì Scavi phải chịu phí thuế phụ. - Số lượng đơn hàng tối thiểu của mỗi đợt giao hàng. Trước khi ra thông tin về nhu cầu mua hàng, cần kiểm tra lại hóa đơn mua hàng, hóa đơn mua hàng đã được đồng thuận mới có thể ra được thông tin nhu cầu mua hàng. Chọn các dòng thông tin đơn hàng và các nguyên liệu cần mua, hệ thống sẽ tự động liên kết ra nhu cầu mua dựa trên số lượng chi tiết size đã nhập lên hệ thống trước đó. Nguyên liệu trên một dòng thông tin đơn hàng đã từng ra thông tin nhu cầu mua hàng thì không thể ra lại nhu cầu mua hàng để mua cho nguyên liệu đó theo cách thông thường. Nhóm mua sắm sẽ ra đơn hàng mua hàng, sau khi được trưởng nhóm thương mại ký duyệt và duyệt của bộ phận kiểm soát, nhóm mua sắm sẽ gửi đến chủ hàng với các thông tin như trong nhu cầu mua hàng. Sau khi lấy xác nhận từ chủ hàng, nhóm mua sắm nhập lên hệ thống hoặc chuyển tiếp thư điện tín đến bộ phận quản lý đơn hàng, trong trường hợp chưa có thông tin, cần đẩy nhóm mua sắm để có thông tin giao hàng. (theo quy trình thì một ngày sau khi gởi đơn hàng đến chủ hàng, nhóm mua sắm phải lấy được thời gian giao hàng ước tính từ chủ hàng để nhập lên hệ thống). Cập nhật vào tập tin theo dõi các thông tin quan trọng: Ngày ra nhu cầu mua hàng, số nhu cầu mua hàng, số đơn hàng, thời gian giao hàng ước tính chủ hàng xác nhận để theo dõi. Tùy vào đơn hàng thực tế nhận được và thực tế kế hoạch sản xuất của nhà máy, làm việc với buyer hoặc trực tiếp với chủ hàng để điều chuyển nguyên phụ liệu về kho, tránh phình kho khi chưa có nhu cầu hoặc trễ không đáp ứng được đầu vào. Trường1.2.4. Quy trình mua sĐạiắm nguyên vhọcật liệu tại công Kinh ty Scavi Huế tế Huế Khi nhận được đơn hàng thực tế của khách hàng, bộ phận kế hoạch chiến lược sẽ chuyển thông tin đơn hàng đến nhóm MDS thuộc Bộ phận thương mại để thiết lập các thông tin cơ bản của đơn hàng trên hệ thống, tạo hóa hơn mua nguyên vật liệu để SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung mua hàng. Bên cạnh đó, nhóm MDS chuyển giao đầy đủ các thông tin liên quan cần chú ý của đơn hàng trong giai đoạn phát triển đã được khách hàng đồng thuận đến bộ phận kế hoạch sản xuất bộ phận quản lý đơn hàng. Bộ phận MS cần kiểm soát các thông tin như sau: - Tuần/ Ngày nhận đơn hàng: dựa vào khung thời gian chung đã đồng thuận với khách hàng, tính toán được thời gian ước tính vận chuyển đồng thuận chung, từ đó so sánh thời gian ước tính vấn chuyện mà khách yêu cầu cho đơn hàng đó có phù hợp không. Đây là một trong những cơ sở để xác nhận thời gian ước tính vận chuyển với khách. - Loại đơn hàng: Cập nhật xem đây là đơn hàng mới hay đơn hàng tái sản xuất. Tùy từng loại đơn hàng mà thời gian cũng dài ngắn khác nhau. - Các thông tin để xác định đơn hàng: Đơn hàng, chủ đề, màu sắc, mùa, số lượng, thời gian giao hàng ước tính (thời gian khách hàng yêu cầu, thời gian nhà máy xác nhận, thời gian chốt cuối cùng), kích cỡ chi tiết. - Giá trong đơn hàng phải chính xác với giá mà nhóm MDS đã chào với khách hàng. - Kích cỡ chi tiết của đơn hàng phù hợp với tỷ lệ kích cỡ đã chào hàng với khách hàng trong giai đoạn một. Dựa vào bảng phân bổ năng lực của tập đoàn, có tên là kế hoạch dài hạn, bộ phận quản lý đơn hàng kiểm soát số lượng và đơn hàng đó được phân bổ sản xuất tại nhà máy nào để lên kế hoạch điều động nguyên phụ liệu và phân bổ năng lực hợp lý. Một số các thông tin bộ phận quản lý đơn hàng cần xác nhận từ phía khách hàng trước khi lập hóa đơn mua hàng: - Tên khách hàng: Decathlon, Fruit, Larut, Arena, HBI, - Theme/ Brand: Bộ. Ví dụ cụ thể, khách hàng Decathlon có các bộ: Nabaiji, Tribord, Kalenji, Domyos, Kipsta, Trường- Reference/ Iman: Đại Mã. Cụ thhọcể bộ Nabaiji Kinh có các mã 76931, tế 4431, Huế 78310; Domyos có các mã 110113, 113280, 113365, - Color/ Decription: Màu sắc. SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung - Số đơn hàng: Tùy từng khách hàng sẽ có những đơn hàng khác nhau, có thể một chuỗi ký tự hoặc một seri số. Ví dụ một đơn hàng của Decathlon có số đơn hàng là: 4508236328. - Season: mùa. Mùa khác nhau có thể có những thay đổi trong nguyên phụ liệu, quy cách may, đóng gói. - Số lượng hợp đồng của một đơn hàng. 1.3. Phương pháp toán 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu Fuzzy Phương pháp nghiên cứu Fuzzy logic hay còn gọi là phương pháp lôgic mờ (tiếng Anh: Fuzzy logic) được phát triển từ lý thuyết tập mờ để thực hiện lập luận một cách xấp xỉ thay vì lập luận chính xác theo lôgic vị từ cổ điển. Lôgic mờ có thể được coi là mặt ứng dụng của lý thuyết tập mờ để xử lý các giá trị trong thế giới thực cho các bài toán phức tạp (Klir 1997). Lôgic mờ cho phép các hàm thành viên có giá trị trong khoảng [0,1], khi được biểu diễn dưới dạng ngôn ngữ nó thể hiện các khái niệm về mức độ không thể định tính như “rất tệ”, “tệ”, “bình thường”, “tốt”, “rất tốt” hoặc các biến ngôn ngữ khác. Cụ thể, nó cho phép quan hệ thành viên không đầy đủ giữa các biến thành viên và tập hợp. Tính chất này có liên quan đến tập mờ và lý thuyết xác suất. Lôgic mờ đã được đưa ra lần đầu vào năm 1965 bởi giáo sư Lotfi Zadeh tại Đại học California, Berkeley. Gọi X là một tập cổ điển. Một tập con mờ Ã của X được xem như là một hàm thành viên của tập X: : A 0,1 Ã Điều đó gán cho mỗi phần tử x X một số thực (x) trong khoảng [0, 1] và (x) đại diện cho cấp hàm thành viên của x trong tập mờ ÃA. Ã Trường hợp chung cho việc sử dụng số tam giác mờ: Tập số mờ được chỉ ra dưới Trườngđây. Đại= , ,học ℎặ Kinh= , , tế Huế (1) ( − )/( − ) ≤ ≤ ( ) ( − )/( − ) ≤ ≤ 0 = 0 SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Trong đó, a2 và a3 đóng vai trò như giới hạn dưới và giới hạn trên của tập số mờ Ã, tương tự đối với tập số mờ khác. Một số phép toán đơn gian giữa hai tập số mờ : A = Phép, , cộng già ữa= hai tậ,p số, mờ   Phép trừ giữa, hai, tập số mờ, , = ( + , + , + )  Phép nhân gi,ữa ,hai t ập số m, ờ, = ( − , − , − )  Phép chia gi,ữa hai, tậ p số m, ờ , = ( × , × , × )  1.3.2. Phương pháp nghiên, , c ứu MCDM, , = ( / , / , / ) Phương pháp ra quyết định đa tiêu chí MCDM (Multiple Criteria Decision Making) là từ viết tắt nổi tiếng với phương pháp ra quyết định dựa trên nhiều tiêu chí và phân tích quyết định đa tiêu chí. MCDM quan tâm đến cấu trúc vấn đề và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc ra quyết định và lập kế hoạch dựa trên nhiều tiêu chí. Mục đích là để hỗ trợ ra quyết định phải đối mặt với vấn đề như vậy. Thông thường, MCDM sẽ trả lời cho câu hỏi liệu có hoặc không tồn tại một giải pháp tối ưu cho những vấn đề mà các doanh nghiệp, tổ chức gặp phải và việc sử dụng phương pháp MCDM như một giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, Cách thức "giải quyết" có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể tương ứng với việc chọn phương án "tốt nhất" từ một tập hợp các lựa chọn thay thế khả thi có sẵn (trong đó lựa chọn "tốt nhất" có thể được hiểu là "lựa chọn thay thế phù hợp nhất" của người ra quyết định). Một cách giải thích khác về "giải quyết" có thể là chọn một nhóm nhỏ các lựa chọn thay thế khả thi, hoặc nhóm các lựa chọn thay thế vào các nhóm ưu tiên khác nhau. TrườngKhó khăn của vấĐạin đề lựa chọ nhọc bắt nguồn t ừKinhsự hiện diện của nhitếều hơn Huế một tiêu chí. Không còn có một giải pháp tối ưu duy nhất cho vấn đề MCDM có thể thu được mà không kết hợp thông tin ưu tiên. Khái niệm về một giải pháp tối ưu thường được SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung thay thế bằng tập hợp các giải pháp không phổ biến. Một giải pháp không phổ biến có đặc tính là không thể di chuyển từ nó sang bất kỳ giải pháp nào khác mà không hy sinh trong ít nhất một tiêu chí. Do đó, thật hợp lý khi người ra quyết định chọn giải pháp từ tập hợp không phổ biến. Tuy nhiên, nói chung, tập hợp các giải pháp không phổ biến là một vấn đề quá lớn để trình bày cho người ra quyết định cho sự lựa chọn cuối cùng. Do đó, cần các công cụ giúp người ra quyết định tập trung vào các giải pháp ưa thích (hoặc giải pháp thay thế). Thông thường người ta phải "đánh đổi" các tiêu chí nhất định cho người khác. MCDM có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Toán học Phân tích quyết định Kinh tế học Công nghệ máy tính Kỹ thuật phần mềm Hệ thông thông tin Sơ đồ 1.1: Phân loại phương pháp ra quyết định đa tiêu chí MCDM Lý thuyết đa thuộc tính (MAUT) Quy trình phân Phương pháp ra ra quyết cấp phân tích định đa mục tiêu (MODM) Phương pháp quyết (AHP) định đa tiêu chí (MCDM) Phương pháp ra quyết định ELETRE đa thuộc tính (MADM) PROMTHEE Trường Đại học Kinh tếOMDM Huế (Nguồn: SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu Fuzzy MCDM Trong một doanh nghiệp lớn, việc lựa chọn nhà cung ứng có tầm quan trọng vô cùng lớn. Đòi hỏi nhà quản lý phải có quyết định đúng đắn dựa trên những tiêu chí cần thiết, phù hợp với sự phát triển, sứ mệnh của doanh nghiệp. Dựa trên những tiêu chí đó, mục tiêu của nghiên cứu này là vượt qua những khó khăn của việc đánh giá các tiêu chí định tính bằng cách khám phá các trọng số tương đối của các tiêu chí cần đánh giá bằng cách đo lường mức độ quan trọng của từng tiêu chí càng chính xác càng tốt. Hiện nay, doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đang áp hệ thống đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên của mình theo phương pháp cho điểm đa tiêu chí và phương pháp loại trừ. Phương pháp cho điểm đa tiêu chí vẫn tồn tại nhiều nhược điểm như: trọng số các tiêu chí được quyết định trước và không đổi; nhiều tiêu chí định tính khó chuyển đổi sang hệ điểm số tương ứng; nhiều khi các tiêu chí này xung đột nhau Vì vậy, việc ứng dụng lý thuyết tập mờ để mô tả dữ liệu mờ trong đánh giá tỏ ra hiệu quả hơn so với lý thuyết tập cổ điển. Hơn nữa, lý thuyết tập mờ phản ánh tốt hơn các biến ngôn ngữ được sử dụng trong đánh giá các tiêu chí định tính. Nghiên cứu này kết hợp lý thuyết tập mờ và lý thuyết quyết định đa tiêu chí để xây dựng mô hình tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng tối ưu cho bộ phận thương mại tại công ty Scavi Huế khắc phục được nhược điểm mà các công ty dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp phải. Giả sử một hội đồng ra quyết định gồm l người ra quyết định (Dt, t = 1, ,l) chịu trách nhiệm cho việc đánh giá (Ai, i = 1, ,n) m nhà cung ứng nguyên phụ liệu dựa trên n tiêu chí khác nhau (Cj, j = 1, ,m), trong đó, tỷ lệ đánh giá các nhà cung ứng nguyên phụ liệu dựa trên mỗi tiêu chí đánh giá và trọng số của các tiêu chí được biểu diễn dưới dạng biến ngôn ngữ và trình bày dưới dạng các biến số mờ tam giác. Bước 1: Xác định bộ tiêu chí đánh giá và phân nhóm nhà cung cấp Dựa trên các thông tin khách hàng yêu cầu, nhóm thương mại và nhóm mua Trườngsắm sẽ tiến hàng lập nên Đại một danh sáchhọc các tiêu chíKinh như: Giá cả cạ nhtế tranh, cácHuế chứng nhận đạt chuẩn chất lượng của nhà cung ứng, tiến độ giao hàng, năng lực sản xuất, sau đó đối chiếu với thông tin nhà nhóm các nhà cung ứng cung cấp, tiến hành phân nhóm nhà cung cấp. SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Bước 2: Xác định trọng số của từng tiêu chí trong danh sách các tiêu chí đánh giá. Từ đó xác định trọng số của từng tiêu chí khác nhau, nghiên cứu sử dụng phương pháp AHP mờ mở rộng của Chang (1996) bởi tính phổ biến và sự đơn giản của phương pháp này. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoặc tập đoàn lớn có một hội đồng đánh giá riêng, họ cho đã chỉ định trọng số cho từng tiêu chí để lựa chọn nhà cung ứng, như vậy ta có thể sử dụng trọng số có sẵn rồi tiến hành đánh giá. Bước 3: Xác định trung bình tỷ lệ của các lựa chọn dựa trên từng tiêu chuẩn Đặt , = ( , , ) là tỷ lệ thích hợp được xác định cho nhóm các nhà cung= 1, ứ,ng, nguyên= 1, ph, ụ, li=ệu 1A, i, ,bởi nhóm người ra quyết định Dt, cho mỗi tiêu chuẩn Cj. Giá trị trung bình các tỷ lệ , có thể được tính như sau: = ( , , ) (2) Trong= đó:× ( + + ⋯ + ) , = ∑ , = ∑ . Bướ=c 4:∑ Tiêu chuẩn hóa cách biểu thị của các lựa chọn với các tiêu chuẩn khách quan. Để đảm bảo tính tương hợp giữa các giá trị và đơn vị của các tỷ lệ và trọng số, các giá trị này cần được chuẩn hóa vào các khoảng có thể so sánh được. Giả sử, , là giá trị trung bình của nhà cung cấp xanh cho tiêu chuẩn . Giá trị chu= (ẩn hóa , , có ) thể được tính như sau: = , , , ∈ (3) (4) TrườngBướ=c 5: Xác, đ, ịnhĐại ,giá ∈trị tỷ l ệ -họctrọng số đã đưKinhợc chuẩn hóa. tế Huế Do mỗi tiêu chí đánh giá nhà cung ứng có trọng số khác nhau, giá trị tỷ lệ - trọng số đã được chuẩn hóa và được tính bằng cách nhân giá trị trọng số của các tiêu chuẩn với giá trị tỷ lệ của nhà cung ứng nguyên phụ liệu. Giá trị tỷ lệ - trọng số đã SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung được chuẩn hóa cho các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng . = , ℎ , , = 1,2, , 1 1 = = × (5) Trong đó: là trọng số được xác định từ bước 4. Bước 6: Phân nhóm, xếp hạng các lựa chọn. Dựa trên các tập giá trị mờ của từng nhà cung ứng sau khi tính toán, nhóm mua sắm có thể tiến hành phân nhóm hoặc xếp hạng các lựa chọn theo giá trị mờ tính được. Sau khi đã có bảng xếp hạng, nhóm mua sắm cùng trưởng bộ phận mua sắm có thể tiến hành lựa chọn một hoặc một nhóm nhà cung ứng mà họ cho là khả thi dựa trên số điểm đã tính trên bảng xếp hạng. 1.3.4. Ứng dựng của phương pháp nghiên cứu Fuzzy MCDM Nhiều trường hợp đã từng ứng dụng phương pháp nghiên cứu Fuzzy MCDM: Áp dụng phương pháp tiếp cận AHP mờ để đánh giá hiệu quả tài chính của ngành hóa dầu Iran của Meysam Shaverdi, Mohammad Rasoul Heshmati và Iman Ramezani. Bài viết đã đánh giá hiệu suất của bảy công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp hóa dầu được đánh giá bằng phương pháp kết hợp quy trình phân cấp mờ và phân tích hiệu suất của bảy công ty này. Đánh giá chất lượng dịch vụ hải quan bằng cách sử dụng MCDM SERQUAL và MCDM Fuzzy của Mohammad Ali Abdolvand và Mohammad Javad Taghipouryan. Bài viết chỉ ra một cái nhìn sâu sắc mới về kỹ thuật ra quyết định đa tiêu chí định tính để đánh giá chất lượng dịch vụ có sử dụng ba kỹ thuật (Entropy, Fuzzy Servqual, Topsis). Bên cạnh đó, nhóm các nhà nghiên cứu Lưu Quốc Đạt, Bùi Hồng Phượng, Nguyễn Thị Phan Thu, Trần Thị Lan Anh cũng tiến hành đánh giá các nhà cung ứng Trườngxanh dựa trên việc ứ ngĐại dụng phương học pháp phân Kinhtích thứ bậc trên tếhệ số mHuếờ (Fuzzy AHP) và phương pháp điểm lý tưởng (TOPSIS). Họ đề xuất một mô hình cho phép giá trị tỷ lệ của các lựa chọn và trọng số của các tiêu chuẩn đánh giá được biểu diễn dưới dạng các biến ngôn ngữ. SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG TẠI BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DECATHLON - PHÁP 2.1. Tổng quan về công ty Scavi Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tập đoàn Scavi thuộc Tập đoàn Pháp CORELE International, là một trong 05 công ty hàng đầu tại Pháp trong ngành công nghiệp trang phục Lingerie, bao gồm bốn nhà máy đóng tại Việt Nam là Biên Hòa, Bảo Lộc, Đà nẵng, Huế và một nhà máy đóng tại Lào. Tập đoàn Scavi là tập đoàn đầu tiên tiên phong đầu tư vào Việt Nam ngay sau khi Việt Nam có chính sách hội nhập mở cửa. Đây là tập đoàn dẫn đầu trong ngành công nghiệp nội y tại Pháp và nằm trong top 7 công ty kinh doanh dịch vụ toàn diện cho ngành nội y toàn cầu. Năm 1988: Thành lập tại Pháp, chủ tịch Trần Văn Phú đầu tư vào Việt Nam, thành lập Scavi tại thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn nước ngoài có giấy phép kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2005: Thành lập Scavi Huế. Được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 3023000011 chứng nhận lần đầu ngày 27 tháng 03 năm 2008 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (thay thế Giấy phép đầu tư số 04/ GPKCN-TTH ngày 25 tháng 07 năm 2005 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp). Năm 2017: Thành lập quỹ B’Lao tại Pháp. Công ty Scavi Huế là công ty con của Tập đoàn Corèle International Pháp chính thức đi vào hoạt động ngày 01/11/2006. Công ty nằm tại khu công nghiệp Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là trục công nghiệp cao cấp then chốt trong chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn. Hiện nay, công ty Scavi Huế gồm có 6500 thành viên, trong đó 100% hội đồng Trườngquản trị nguồn gốc tại HuếĐại và 140 chuyền học may sản Kinhxuất. tế Huế 2.1.2. Các thông tin cơ bản về công ty - Tên doanh nghiệp: Công ty Scavi Huế. - Tên giao dịch: Scavi Hue Company. SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung - Mã số thuế: 3300382362. - Nơi đăng kí quản lý: Cục thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Điện Thoại: 2343751751. - Fax: 2343751761. - Địa chỉ: Khu công nghiệp Phong Điền, Thị trấn Phong Điền, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đại diện pháp luật: Trần Thị Mộc Lan. - Địa chỉ người đại diện pháp luật: 649/36/16 Điện Biên Phủ - Phường 25 – Quận Bình Thạnh – thành phố Hồ Chí Minh. - Giám đốc: Trần Văn Mỹ. - Ngày cấp giấy phép: 22/11/2005. - Ngày bắt đầu hoạt động 01/11/2006. TK ngân hàng: mã số thuế: 3300382362, số tài khoản: 0161000437721, tên ngân hàng: NH TMCP Ngoại Thương VN CN Huế. Hình 2.1: Logo của công ty Scavi (Nguồn: Công ty Scavi Huế) - Slogan của công ty: Break the walls - Reach beyond the limit (phá hàng rào – Bức phá mọi giới hạn). Ngành nghề kinh doanh: Công ty kinh doanh 2 lĩnh vực. - Scavi - Cung cấp dịch vụ toàn diện cho ngành nội y. Cung cấp tất cả các dịch Trườngvụ cần thiết cho khách Đạihàng như thi ếthọc kế, phát triển Kinh nguyên phụ liệu, tế làm mẫu,Huế dịch vụ xuất nhập khẩu, - Corèle V. - Kinh doanh thương hiệu riêng của công ty. Corèle V. tấn công vào thị trường Việt Nam với ba thương hiệu: Corèle V., Marguerite, Mâlefix. SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Một số lợi thế của Scavi Huế: - Công nghệ sản xuất hiện đại được chuyển giao từ Pháp. - Đội ngũ thiết kế mẫu chuyên nghiệp của Pháp. - Nguồn nguyên vật liệu đa dạng với các nhà cung cấp truyền thống, có mối quan hệ thương mại lâu năm ở thị trường Châu Âu, Châu Á. - Hệ thống giao hàng phát triển mạnh, công ty dẫn đầu trong ngành dệt may về giao hàng tới kho của khách hàng. 2.1.3. Trách nhiệm của công ty Tiên phong trong trách nhiệm của xã hội: - Giáo dục mẫu giáo cho con các thành viên của tập đoàn theo phương pháp Montessori tiên tiến. - Nhà ở xã hội ưu tiên người thu nhập thấp: miễn phí chổ ở cho người lao động, nhà ở cho thuê – sở hữu thực tế sau vài năm thanh toán tiền thuê. Trách nhiệm đối với cộng đồng: - Kết nối dài hạn và ốn định đối với hệ thống đào tạo tại các khu vực của công ty Scavi, mà chủ yếu là Việt Nam. - Chương trình giáo dục trọn đời từ giáo dục mẫu giáo đến đại học/ dạy nghề cả về học vấn và học tập liên tục suốt đời. Trách nhiệm đối với môi trường: - Tái sử dụng tối đa đối với các loại nguyên liệu chính, phụ liệu, - Các khu vực sản xuất và các khu dân phải sạch và xanh. - Kiểm toán môi trường đối với các nhà cung ứng nguyên liệu. - Tôn trọng về hệ sinh thái: Đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng dựa trên giấy chứng nhận OEKOTEX của tất cả các nhà cung cấp nguyên liệu. 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty - Tiếp tục thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, nỗ lực tự chủ về mặt tài chính, chiến lược và chính sách kinh doanh. Trường- Xây dựng và thĐạiực thi các k ế họchoạch, chiến lưKinhợc trong kinh doanh tế sả n Huếxuất. - Quản lý sử dụng vốn theo các chính sách, chế độ tài chính của công ty, bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh, tự trang trải về mặt tài chính để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, các chính SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung sách, chế độ đãi ngộ, lao động cho công nhân, đồng thời nỗ lực nâng cao chất lược đời sống cho cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty. - Tiến hành đàm phán, kí kết hợp đồng và đảm bảo thu nhập và đãi ngộ cho người lao động. - Quản lý, điều hành công ty theo tầm nhìn mà công ty đề ra, tự tổ chức phân phối thu nhập đảm bảo cho mức sống cho cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty. - Không ngừng xúc tiến kết quả và hiệu năng sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động, thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. Sứ mạng của công ty Scavi Huế là mở rộng quy mô nhà máy – thúc đẩy tăng sản lượng sản xuất hằng năm – giảm thời gian trống chuyền – giảm tỷ lệ hư hỏng nguyên phụ liệu, bán thành phẩm lỗi – hàng hóa xuất phải đạt chất lượng cao - ổn định và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty với mục đích làm động lực thúc đẩy gia tăng doanh thu để công ty ngày càng phát triển hơn. 2.1.5. Các chủng loại sản phẩm Bảng 2.1 Danh mục sản phẩm của công ty Tên sản phẩm Chất liệu Nam/Nữ Kích cỡ Panty 100% cotton (Ren/vải) Nữ Đa dạng kích cỡ Slip Nam/Nữ Đa dạng kích cỡ String 100% cotton Nữ Ngoại cỡ Boxer Nam Đa dạng kích cỡ Bra 100% cotton (soft) Nữ Đa dạng kích cỡ Bra 100% cotton (wire) Nữ Đa dạng kích cỡ Bra 100% cotton (mould cup) Nữ Đa dạng kích cỡ Bra 100% cotton (padding) Nữ Đa dạng kích cỡ Monokini Nữ Đa dạng kích cỡ Bikini Nữ Đa dạng kích cỡ 100% cotton TrườngQuần bơi Đại học KinhNam Đa d ạngtế kích cỡHuế Sport Bra Nữ Đa dạng kích cỡ Night dress 100% cotton (ren) Nữ Đa dạng kích cỡ SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung 2.1.6. Các khách hàng chính của Scavi Huế - Decathlon: Decathlon là một mạng lưới thương hiệu của Pháp và chuỗi cửa hàng bán lẻ hàng thể thao phục vụ cho những người yêu thích thể thao. Hiện tại, khách hàng này là khách hàng thân thiết của doanh nghiệp, hiện đang chiếm gần 70% năng lực sản xuất của nhà máy. Bao gồm các chủng loại: đồ bơi, áo T-shirt, slip nữ, đồ thể thao, đồ lặn, Đối với khách hàng Decathlon, Scavi Huế luôn thúc đẩy sự tham gia của khách hàng trong quá trình sản xuất, tăng chiết khấu và đồng thời đẩy mạnh các dịch vụ khuyến mãi. - Fruit of the loom Fruit of the Loom là một mạng lưới thương hiệu Mỹ chuyên sản xuất quần áo, đặc biệt là đồ lót và dụng cụ thể thao. Đây là một trong những khách hàng lớn khác của doanh nghiệp, mặt hàng đặt chủ yếu của Fruit of the loom là Boxer nam và T-shirt. Chiếm gần 2% năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Đây là khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng, từ nguyên liệu chính cho đến những nguyên phụ liệu nhỏ nhất. - Dobotex Dobotex là một công ty cấp phép, đồng hợp tác với PUMA, Levi's, Tommy Hilfiger và HEAD để thiết kế, sản xuất và bán các bộ sưu tập của mình. Đây là khách hàng đến từ nước Pháp, chiếm gần 5% năng lực sản xuất của nhà máy. - HBI Hanesbrands là công ty nổi tiếng về việc sản xuất và bán nội y và quần áo thể thao cho Châu Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á dưới các thương hiệu may mặc, như Hanes, Champion, Maidenform, DIM, Bali, Playtex, Bonds, Just My Size, Nur Der, L'eggie, Lovable, Wonderbra, Flexees, Gear for Sports và Berlei. Mặc dù đã xây dựng một nhà máy tại khu công nghiệp Phú Bài - Thừa Thiên Huế, nhưng HBI cũng là một khách hàng đặt biệt của doanh nghiệp, các mặt hàng đặt may gồm có bra và boxer, Trườngnhưng HBI chủ yếu đ ặtĐại hàng gia công học ở doanh nghiệpKinhđể phục vụ chotế quá Huếtrình may theo đúng năng suất mà họ yêu cầu. Doanh nghiệp còn có các khách hàng nhỏ khác từ nước Pháp, Italia, Đức, Hàn Quốc với năng lực thấp hơn, với các mặt hàng đặt theo mùa vụ như: SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung - Dimsa có slip nam và nữ, boxer nam và nữ - Arena có monokini và sport bra - Puma có bra, slip nam nữ và boxer nam - Petit Bateau chủ yếu là quần áo trẻ em - Armani gồm có T-shirt nam nữ, boxer và slip Ngoài ra, còn có khách hàng khác như: Triumph, Adoreme, H&M, Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung 2.1.7. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Scavi Huế: Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Scavi Huế Giám đốc nhà máy BP Hành chính BP Sản xuất – BP Tài chính BP Thương BP AQL – Nhân sự Chuỗi cung – Kế toán mại IT 1 IT 2 IT 3 Nhà máy Nhà máy BP Kế Logistic 1 2 hoạch BP Giám BP Kho định Phân xưởng may Kế hoạch Phân Khu vực 5 NPL xưởng cắt Phân xưởng BP Kỹ may 1 thuật 2 Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 Trường Đại họcBP KinhKỹ thuật 1 tế Huế BP Cơ Điện (Nguồn: Công ty Scavi Huế) SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Chức năng của các bộ phận trong công ty: - Giám đốc nhà máy: là người điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động nhà máy. Giám đốc sẽ hoạch định chiến lược dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà máy, tập đoàn đề ra. Bên cạnh đó, Giám đốc nhà máy cũng sẽ hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển hệ thống kênh phân phối, kế hoạch kinh doanh cho các phòng ban, phân xưởng để thực thi đúng với chiến kế hoạch kinh doanh của nhà máy. - Bộ phận Hành chính – Nhân sự: Bộ phận này sẽ giúp việc, hỗ trợ cho Ban Giám đốc nhà máy quản lý tài sản, quản lý nhân sự của cơ quan. Đồng thời, bộ phận này cũng sẽ tham mưu cho Ban Giám đốc và trực tiếp tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách quản lý hành chính trong nhà máy. Bên cạnh việc quản lý hành chính, bộ phận này cũng thực hiện các hoạt động quản lý hồ sơ, thông tin nhân sự theo quy định hiện hành. Xây dựng các quy chế, quy trình tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, khen thưởng, xử phạt, cách chức, kỷ luật, đánh giá đối với người lao động. - Bộ phận kế toán: Xét duyệt các khoản thu – chi của toàn bộ các nhà máy dựa trên những nhu cầu xác đáng của từng bộ phận. Bảo đảm kiết soát được tài chính, vốn luân chuyển của nhà máy không bị thiếu. Bộ phận này cũng là đầu mối cho các phòng ban, đơn vị thành thiên tham gia vào việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán, tài sản công ty. Đồng thời, bộ phận này cũng trực tiếp thực hiện các chính sách kế toán, tài chính, thống kế, công tác quản lý các khoản thu chi tài chính, thực hiện việc thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên. - Bộ phận thương mại là một bộ phận quản lý các hoạt động liên quan đến đơn hàng như: giá cả nguyên phụ liệu, màu sắc, số lượng, của nguyên vật liệu. Nếu có trở ngại trong sản xuất, cần ý kiến khách hàng thì bộ phận Thương mại sẽ đứng ra làm việc. Trong bộ phận này gồm hai nhóm: Nhóm MDS (Market Development stage – Bộ phận Phát triển thị trường) và nhóm MS (Manufacturing stage – Bộ phận Quản lý đơn Trườnghàng). Mỗi nhóm có các Đạiđặc tính và cônghọc việc riêng, Kinh hỗ trợ và giúp đtếỡ lẫn nhauHuế từ quá trình phát triển đơn hàng cho đến quá trình xuất hàng đi. - Bộ phận sản xuất (Suppy chain): Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất và trực tiếp sản xuất theo các hợp đồng, đơn hàng do bộ phận Quản lý đơn hàng SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung cung cấp kể từ khi nhận được nguyên liệu, phụ liệu sản xuất. Bộ phận này bao gồm: Phòng kế hoạch, bộ phận kho, bộ phận giám định, phân xưởng cắt, Bộ phận sản xuất theo dõi, và giám sát, quản lý, thực hiện nhiệm vụ từ khi nguyên liệu, phụ liệu về nhà máy và đưa vào kiểm định chất lượng, cắt, may và kiểm tra đóng gói. Đây cũng là bộ phận chiếm hầu hết số lượng công nhân của công ty và thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà máy. - Bộ phận AQL (Acceptable quality limit – Bộ phận Kiểm tra chất lượng thành phẩm): Bộ phận AQL sẽ dựa vào thông số kĩ thuật và kết quả của phong kế hoạch để kiểm tra hàng theo tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu, để đảm bảo hàng đạt chất lượng trước khi đóng gói và xuất đi. - Bộ phận phụ trách công nghệ thông tin: Bộ phận này đóng vai trò quản lý toàn bộ hệ thống điện toán đám mây của công ty. Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ duy trì hệ thống công ty thông qua hệ thống mạng nội bộ, đảm bảo không bị nghẽn mạng hay rớt mạng, mạng phải hoạt động tốt để phục vụ quá trình làm việc. Đồng thời, bộ phận này cũng giải quyết những vấn đề phát sinh hàng ngày với máy tính cá nhân của từng nhân viên và khắc phục những trở ngại khi sử dụng phần mềm. 2.1.8. Tình hình lao động ở công ty: Tình hình lao động tại công ty Scavi Huế từ năm 2016 đến năm 2018 được thể hiện rõ thông qua bảng 2.2. Nhìn chung, tổng số lao động của công ty Scavi Huế từ năm 2016 đến năm 2018 có xu hướng tăng đáng kể. Cụ thể năm 2016, tổng số lao động của công ty Scavi Huế là 4980 người. So với năm 2016, năm 2017, tổng số lao động của công ty này tăng mạnh, lên đến 6231 người. Năm 2018, tổng số lao động tăng nhẹ so với năm 2017, tăng thêm 79 người. Lí do giải thích cho việc tổng số lượng lao động trong 3 năm này của công ty Scavi tăng đáng kể là vì công ty đang thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô nhà máy, gia tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó công ty cũng xây dựng thành công nhà máy thứ hai và nhà máy này đã chính thức hoạt động Trườngvào năm 2015, đồng thời Đại nhà máy thứ học ba cũng đang Kinh trong quá trình xâytế dựng Huế và chuẩn bị đi vào hoạt động trong thời gian tới. SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Bảng 2.2 Tình hình lao động công ty Scavi Huế từ năm 2016 – 2018 (Đơn vị: Người) 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- % Tổng số lao 4980 100 6231 100 6310 100 1251 25,1 79 1,3 động Phân theo tính chất công việc Trực tiếp 4646 93,3 5850 93,9 5896 93,4 1204 25,9 46 0,8 Gián tiếp 334 6,7 381 6,1 414 6,6 47 14,1 33 8,7 Phân theo trình độ lao động Đại học và 136 2,8 141 2,3 170 2,7 5 3,7 29 20,6 sau Đại học Cao đẳng 51 1,0 57 0,9 64 1,0 6 11,8 7 12,3 Trung Cấp 32 0,6 36 0,6 37 0,6 4 12,5 1 2,8 Phổ thông 4761 95,6 5997 96,2 6039 95,7 1236 26,0 42 0,7 Phân theo giới tính Nam 990 19,9 1238 19,9 1284 20 240 24,0 46 3,7 Nữ 3982 80,1 4993 80,1 5026 80 1011 25,4 33 0,7 Bởi vì công ty Scavi Huế là một đơn vị sản xuất hàng may mặc nên lực lượng lao động gián tiếp luôn là lực lượng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động công ty. Cụ thể, lực lượng lao động này chiếm 93,3% trong năm 2016 và tăng lên 93,4% vào năm 2018. Bên cạnh đó, lực lượng lao động trực tiếp thì có dấu hiệu giảm, nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể, giảm 80 người trong 3 năm. Đối với các nhóm lao động phân theo Trườngtrình độ lao động, chủ yếuĐại là công nhânhọc có trình độKinh tốt nghiệp phổ thôngtế ch ưaHuế qua đào tạo chiếm một tỷ lệ rất lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm, từ năm 2016 đến 2017 tăng 26% và từ năm 2017 đến năm 2018 tăng 0,7%. Bên cạnh đó, lao động có SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung trình độ đại học và sau đại học cũng đang thay đổi theo chiều hướng tích cực, từ năm 2016 đến năm 2018 lao động nhóm này tăng 34 người. Công ty đang có kế hoạch chú trọng hơn vào công tác tuyển dụng lao động trình độ cao, nhân viên chuyên nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện tổ chức nhiều hơn các đợt tập huấn, huấn luyện, đạo tạo cán bộ công nhân viên để cùng nhau gia tăng kĩ năng, đạt hiệu quả cao trong công việc. Công ty Scavi Huế là một đơn vị đặc thù, gia công và sản xuất trong lĩnh vực hàng may mặc nên đòi hỏi công nhân phải có sự khéo léo, trình độ tay nghề, tỉ mỉ. Và đây chính là một trong những lí do dẫn đến sự chênh lệch giới tính trong lực lượng lao động tại đơn vị này. Dễ thấy, tỷ lệ lao động nữ qua các năm đều bằng hoặc trên 80% lực lượng lao động tại công ty. Có thể dễ dàng kết luận, tỷ lệ nam nữ trong lực lượng lao động tại Scavi Huế có sự ổn định qua các năm, sự tăng giảm là không đáng kể. 2.1.9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi Huế năm 2016 - 2018 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi Huế năm 2016 – 2018 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 (+/-) % (+/-) % Doanh thu 1569,2 2476,3 2583,5 907,0 57,8 107,2 4,3 Tổng chi phí sản 1449,5 2241,2 2337,5 791,7 54,6 96,3 4,3 xuất kinh doanh Lợi nhuận gộp 119,8 235,1 246,1 115,4 96,3 10,9 4,6 Lợi nhuận sau thuế thu nhập 110,3 217,6 227,4 107,3 97,3 9,8 4,5 doanh nghiệp Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi Huế từ năm 2016 đến năm 2018 được thể hiện rõ qua bảng 2.3. Nhìn chung, từ năm 2016 đến năm 2018 doanh thu của công ty Scavi Huế có xu hướng tăng mạnh, tăng gần 1014,3 tỷ Trườngđồng. Cụ thể tỷ lệ doanh Đại thu công tyhọc Scavi Huế nKinhăm 2017 so với nămtế 2016 Huế tăng gần 57,8%, năm 2018 so với 2017 tăng nhẹ, khoảng 4,3%. Qua số liệu này cho thấy, công SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung ty đang hoạt động rất tốt và ổn định qua các năm, đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với các nhà đầu tư. Có thể dễ dàng thấy rõ, tổng chi phí sản xuất kinh doanh qua các năm 2016 đến năm 2018 cũng có xu hướng tăng mạnh, tăng gần 888 tỷ đồng. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 54,6%, năm 2018 so với năm 2017 tăng 4,3%. Ứng với tỷ lệ doanh thu tăng thêm cũng đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất kinh doanh phải bỏ ra cũng tăng thêm. Công ty cũng đang ngày càng đẩy mạnh việc sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh vào việc đầu tư mở rộng quy mô nhà máy, đào tạo nhân viên, Bên cạnh hai yếu tố doanh thu và chi phí, lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng đáng kể qua các năm 2016 đến năm 2018. Cụ thể tổng lợi nhuận gộp tăng gần 126,3 tỷ đồng qua các năm và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng gần 117,1 tỷ đồng qua các năm. 2.1.10. Giới thiệu sơ lược về khách hàng Decathlon Decathlon (tên gọi khác là Oxylane) là một tập đoàn quốc tế có trụ sở làm việc chính tại Pháp, gồm mạng lưới các công ty hướng đến việc phụ vụ những người yêu thích thể thao. Tập đoàn Decathlon thành lập năm 1976 gần thành phố Lille miền Bắc nước Pháp, hiện thương hiệu này đã có mặt trên 25 quốc gia và mang lại việc làm cho hơn 60.000 người dân thuộc 60 quốc tịch khác nhau. Hình 2.2 Logo tập đoàn Decathlon (Nguồn: Tập đoàn Decathlon) TrườngTập đoàn Decathlon Đại hoạt động họcở 2 lĩnh vực Kinhchính: tế Huế - Thiết kế và sản xuất các mặt hàng thể thao - Bán lẻ sản phẩm trực tiệp và trực tuyến cho khách hàng SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Phương châm hoạt động của Decathlon là kiến tạo mong muốn và mang niềm vui cùng lợi ích thiết thực của thế thao đến với mọi người. Decathlon Việt Nam được thành lập vào năm 1995, đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và các văn phòng Decathlon khác tại Hà Nội và Đà Nẵng. Đối với Scavi nói chung và Scavi Huế nói riêng, Decathlon là một người khách hàng lớn, khách hàng chiến lược của công ty này. Hiện tại khách hàng này đang chiếm gần 70% năng lực sản xuất của nhà máy. Hoạt động sản xuất tại 60 chuyền tren tổng số 98 chuyền may của toàn bộ nhà máy. Bao gồm các chủng loại khác nhau như: Đồ bơi, đồ lặn, đồ trượt tuyết, Chính vì vậy khách hàng này chứa nhiều nét đặc biệt, sản phẩm đa dạng, nên yêu cầu cũng gắt gao hơn so với các khách hàng khác. Decathlon cung cấp cho nhiều nhãn hãng khác nhau như: Kalenji, Nabaji, Domyos, Tribord, Kipsta, Wedze, Hầu hết các chủng loại mặt hàng đều có đặc tính và yêu cầu vô cùng đa dạng. Hình 2.3 Một số các nhãn hàng của Decathlon (Nguồn: Tập đoàn Decathlon) Các đơn hàng của Decathlon có 2 mùa sản xuất quanh năm là mùa SS (Spring TrườngSummer – Xuân hạ) vàĐại mùa AW (Autumnhọc Winter Kinh– Thu đông) d ựatế trên thựcHuế tế tiêu thu của người tiêu dùng do các cửa hàng của Decathlon ước tính được. SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Mùa SS: Thị trường tiêu dùng chủ yếu từ 21/03 đến 21/09 năm sau. Như vậy đơn hàng sẽ sản xuất ở Scavi bắt đầu từ khoảng tháng 10, tháng 11 để đáp ứng thành phẩm sẽ có mặt tại cửa hàng của Decathlon vào cuối tháng 3. Mùa AW: Thị trường tiêu dùng chủ yếu từ 21/09 đến 21/03 năm sau. Như vậy đơn hàng sẽ được sản xuất ở Scavi bắt đàu từ khoảng tháng 4, tháng 5 để đáp ứng thành phẩm có mặt tại cửa hàng của Decathlon vào cuối thánh 9. - Đối với nguyên liệu sản xuất thì khách hàng Decathlon sẽ chịu trách nhiệm mua hoàn toàn vải chính, còn phía Scavi sẽ chịu trách nhiệm mua phần nguyên phụ liệu và cân đối sao cho phù hợp với nhu cầu đơn đặt hàng của khách hàng. - Đa số các đơn hàng của Decathlon thường có in logo trên các sản phẩm nên khoảng thời gian sản xuất thường dài hơn so với những khách hàng khác. Và nhằm để đáp ứng tối đa, kịp thời nhu cầu của người tiếu dùng, khách hàng Decathlon luôn có sẵn một đội ngữ chuyên gia chuyên dự đoán và phân tích nhu cầu của người tiêu dùng trong tương lai, từ đó thiết lập các bản dự báo đơn hàng gửi đén Scavi trước khi tiến hành chuẩn mua nguyên phụ liệu, đến khi đơn hàng rớt xuống sẽ tiến hành sản xuất ngay. Điều này không những giúp cho nhóm khách hàng Decathlon chủ động hơn trong việc cung ứng sản phẩm mà còn tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường hàng thể thao, giữ cững uy tín và có một mối quan hệ chiến lược lâu dài với khách hàng của họ. Đánh giá hiệu quả kinh doanh giữa Decathlon và công ty Scavi Huế được thể hiện rõ trên bảng 2.4. Nhìn chung từ năm 2016 đến năm 2018, doanh thu khi làm việc của với khách hàng Decathlon của công ty Scavi Huế có xu hướng tăng, tăng gần 77,6 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2017 so với năm 2016 doanh thu công ty tăng xấp xỉ 25,1%, năm 2018 so với năm 2017 tỷ lệ doanh thu giảm nhẹ, giảm xấp xỉ 3,9%. Công ty Scavi Huế chỉ vừa mới sản xuất mặt hàng thể thao trong những năm gần đây, nhu cầu khách hàng dự báo từ các cửa hàng của Decathlon tăng mạnh vào năm 2017 chính là nguyên nhân Trườngkhiến cho doanh thu n ăĐạim này tăng mạnh.học Bên cạnh Kinhđó, còn có nhiều nguyêntế nhânHuế khác nhau dẫn đến việc giảm tỷ lệ doanh thu trong năm 2018. SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Bảng 2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh giữa Scavi Huế và Decathlon năm 2016 – 2018 (Đơn vị tính: tỷ đồng) 2017/2016 2018/2017 Tiêu chí 2016 2017 2018 +/- % +/- % Doanh thu 382,0 478,0 459,6 96 25,1 -18,4 -3,9 2.2. Tình hình mua sắm nguyên vật liệu tại bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp năm 2016 - 2018 2.2.1 Tình hình mua sắm tại bộ phận Thương mại - khách hàng Decathlon: Bảng 2.5 phản chiếu tình hình mua sắm nguyên phụ liệu của bộ phận Thương mại, phụ trách khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018. Nhìn chung, tổng giá trị mua hàng từ năm 2016 – 2018 có xu hướng không ổn định. Cụ thể, tổng giá trị mua sắm nguyên phụ liệu năm 2017 so với năm 2016 tăng 25,5%, tức 27,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng giá trị mua hàng năm 2018 so với năm 2017 lại có sự giảm nhẹ, giảm 3,1%. Một trong những nguyên nhân khiến xu hướng mua hàng này có sự không ổn định chính là nhu cầu mua hàng thể thao được dự đoán từ các cửa hàng Decathlon liên tục thay đổi theo từng năm. Vào năm 2017, nhu cầu thị trường tiêu dùng hàng thể thao được Decathlon dự đoán có xu hướng tăng, chính vì vậy vào năm 2017 giá trị mua hàng phục vụ cho việc sản xuất cũng tăng mạnh. So với năm 2017, thì giá trị mua sắm hàng hóa năm 2018 có sự giảm nhưng giảm không đáng kể. Có thể dễ dàng thấy được, Scavi Huế ưu tiên lựa chọn những nhà cung ứng tại Việt Nam hoặc có kế hoạch đầu tư tại Việt Nam. Tổng giá trị mua hàng từ các nhà cung ứng tại Việt Nam năm 2016 đến năm 2018 của bộ phận này có xu hướng tăng mạnh. So sánh năm 2017 với năm 2016, tỷ lệ mua sắm hàng hóa từ nhà cung ứng Việt Nam của bộ phận này tăng 42,34%. Tiếp tục năm 2018 so với năm 2017, tỷ lệ mua sắm nguyên phụ liệu từ nhà cung ứng Việt Nam của bộ phận này tăng 49,92%. Từ Trườngđây, ta có thể rút ra Đại kết luận rằng, học bộ phận ThKinhương mại phụ tráchtế kháchHuế hàng Decathlon – Pháp ưu tiên lựa chọn những nhà cung ứng nguyên phụ liệu Việt Nam. Việc lựa chọn nhà cung ứng trong nước sẽ góp phần dễ kiểm soát chất lượng hàng hóa, đổi trả sản phẩm lỗi, kiểm soát và khắc phục các rủi ro, trở ngại kịp thời. Ben cạnh đó, SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung hiện nay Việt Nam đang là nước kí kết nhiều hiệp định, hiệp ước liên quan đến việc phát triển ngành dệt may, vì vậy việc lựa chọn nhà cung ứng trong nước sẽ góp phần giúp bộ phận này hưởng thêm các mức ưu đãi, chiết khấu. Đối với các nhà cung ứng đến từ Thái Lan, tổng sản lượng mua sắm nguyên phụ liệu từ các nhà cung ứng đến từ nước này có xu hướng giảm, giảm 5,56 tỷ đồng từ năm 2016 đến năm 2018. Có rất nhiều lí do giải thích cho việc này, lí do thứ nhất là cơ cấu mua sắm hàng hóa từ Thái Lan dịch chuyển sang Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà cung ứng Thái Lan có thể không đáp ứng được các yếu tố như: Giá cả cạnh tranh, thời hạn thanh toán, tiến độ giao hàng, Tương tự với Thái Lan, tổng sản lượng mua sắm nguyên phụ liệu từ các nhà cung ứng đến từ Trung Quốc có xu hướng giảm, và giảm mạnh, giảm gần 23,17 tỷ đồng giá trị mua hàng từ năm 2016 đến năm 2018. Một trong những nguyên nhân lớn khiến bộ phận Thương mại không lựa chọn những nhà cung ứng đến từ nước này là vì sự biến chuyển trong nền kinh tế quốc tế, ngành dệt may Trung Quốc không được hưởng những ưu đãi như Việt Nam do sự tác động mạnh mẽ của thương chiến Mỹ - Trung. Đối với một số nguyên phụ liệu đặc biệt chưa có đợt sản xuất tại Việt Năm hoặc không có nhà cung ứng nào tại Việt Nam có khả năng sản xuất. Bộ phận Thương mại buộc phải cân nhắc những nhà cung ứng đến từ Đài Loan và Hong Kong. Tuy nhiên, tổng sản lượng mua những nguyên phụ liệu này là không đáng kể. Chính vì vậy mà con số phản ánh tổng giá trị mua sắm nguyên phụ liệu từ hai nước này rất nhỏ. Bảng 2.5 Tình hình mua sắm tại bộ phận Thương mại Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Tiêu chí Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % TrườngTổng giá Đại học Kinh tế Huế trị mua 109,66 100 137,46 100 133,34 100 27,9 25,5 -4,2 -3,1 hàng Giá trị mua hàng theo quốc gia Việt Nam 48,89 44,58 69,59 50,63 104,33 78,24 20,70 42,34 34,74 49,92 SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Thái Lan 20,89 19,05 12,77 9,29 15,33 11,50 -8,12 -38,87 2,56 20,05 Hong 0,94 0,86 31,88 23,19 2,68 2,01 -62,12 -66,09 -29,20 -91,59 Kong Trung 38,93 35,40 21,66 15,76 10,56 7,92 -17,27 -44,36 -11,10 -51,25 Quốc Đài Loan 0,01 0,01 1,55 1,13 0,44 0,33 1,54 15400 -1,11 -71,61 2.2.2. Tình hình đơn hàng mua nguyên phụ liệu tại bộ phận Thương mại Scavi Huế - khách hàng Decathlon năm 2016-2018 Bảng 2.6 biểu diễn tình hình đơn hàng mua nguyên phụ liệu của bộ phận Thương mại, đối với khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018. Nhìn một cách tổng quan, tổng giá trị đơn hàng từ năm 2016 – 2018 có xu hướng không ổn định. Cụ thể, tổng giá trị đơn hàng mua sắm nguyên phụ liệu năm 2017 so với năm 2016 giảm 1,31%, tức 0,62 nghìn đơn hàng. Tuy nhiên, tổng giá trị mua hàng năm 2018 so với năm 2017 lại có sự tăng mạnh, tăng 16,47%. Vào năm 2017, mặc dù tổng số lượng đơn hàng giảm nhẹ, song giá trị mua hàng của các đơn hàng là rất lớn. Nguyên nhân có thể là do bộ phận thương mặt đặt số lượng nguyên phụ liệu rất lớn trong một đơn hàng hoặc gộp nhiều đơn hàng thành một đơn hàng để đáp ứng kịp tiến độ giao hàng phục vụ sản xuất. Có thể dễ dàng thấy được, Scavi Huế ưu tiên lựa chọn những nhà cung ứng tại Việt Nam hoặc có kế hoạch đầu tư tại Việt Nam. Chính vì vậy mà tổng các đơn hàng mua hàng từ nhà cung ứng Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2018 của bộ phận này có xu hướng tăng mạnh. Tỷ lệ số đơn hàng mua sắm hàng hóa năm 2017 so với năm 2016 tuy có sự giảm nhẹ. Nhưng so sánh năm 2018 so với năm 2017, tỷ lệ số đơn hàng mua nguyên phụ liệu từ nhà cung ứng Việt Nam của bộ phận này tăng 66,70%. Đối với các nhà cung ứng đến từ Thái Lan, tổng sản lượng mua sắm nguyên phụ liệu từ các nhà cung ứng đến từ nước này có xu hướng giảm đồng nghĩa với việc tổng số đơn hàng mua nguyên phụ liệu từ nước này cũng giảm, giảm 3,27 nghìn đơn Trườnghàng từ năm 2016 đến nĐạiăm 2018. học Kinh tế Huế Tương tự với Thái Lan, tổng sản lượng đơn hàng mua sắm nguyên phụ liệu từ các nhà cung ứng đến từ Trung Quốc có xu hướng giảm, và giảm mạnh, giảm gần 6,44 nghìn đơn hàng từ năm 2016 đến năm 2018. Sự tác động mạnh mẽ của thương chiến SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Mỹ - Trung đã làm nahr hưởng đến quyết định liệu có nên lựa chọn những nhà cung ứng đến từ nước nay hay không, khi lựa chọn có bất kì rủi ro nào hay không Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tổng số lượng đơn hàng mua sắm nguyên phụ liệu giảm mạnh. Đối với một số nguyên phụ liệu đặc biệt chưa có đợt sản xuất tại Việt Năm hoặc không có nhà cung ứng nào tại Việt Nam sản xuất. Bộ phận Thương mại buộc phải cân nhắc những nhà cung ứng đến từ Đài Loan và Hong Kong. Tuy nhiên, tổng sản lượng đơn hàng mua những nguyên phụ liệu này là không đáng kể. Chính vì vậy mà con số phản ánh tổng giá trị mua sắm nguyên phụ liệu từ hai nước này rất nhỏ. Tuy nhiên, nhìn chung tổng số lượng các đơn hàng mua hàng từ hai nước này có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2016 đến năm 2018. Bảng 2.6 Tình hình đơn hàng mua nguyên phụ liệu tại bộ phận Thương mại Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018 (Đơn vị tính: Nghìn đơn hàng) 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Tiêu chí Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tổng đơn hàng mua 47,35 100 46,73 100 63,20 100 - 0,62 -1,31 16,47 35,25 hàng Số lượng đơn hàng mua hàng theo quốc gia Việt Nam 32,85 69,38 32,76 70,10 54,61 86,41 -0,09 -0,27 21.85 66,70 Thái Lan 4,69 9,90 3,05 6,53 1,42 2,25 -1,64 -34,97 -1.63 -53,44 Hong Kong 1,47 3,10 8,79 18,81 5,22 8,26 7,32 497,96 -3.57 -40,61 Trung 8,34 17,61 2,10 4,49 1,9 3,01 -6,24 -74,82 -0,20 -9,52 Quốc Đài Loan 0,00 0,00 0,03 0,06 0,05 0,08 0,03 23522 0,02 66,67 2.2.3. Tình hình thanh toán tại bộ phận Thương mại Scavi Huế - khách hàng Decathlon năm 2016-2018 Nhìn chung, tổng giá trị phải thanh toán của bộ phận Thương mại Scavi Huế, Trườngđối với khách hàng Decathlon Đại năm 2016học-2018 có Kinhxu hướng tăng, tăng tế kho ảngHuế 23,7 tỷ đồng. Trong năm 2016, tổng giá trị thanh toán trong 60 ngày có giá trị cao nhất, xấp xỉ 59,57%. Xếp thứ nhì trong cơ cấu tổng giá trị phải thanh toán đó là tổng giá trị thanh toán trong 90 ngày, gần 31,85%. Những giá trị thanh toán có thời hạn ngắn hơn chiếm SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung cơ cấu không đáng kể. So với năm 2016, tổng giá trị thanh toán có thời hạn 60 ngày năm 2017 tăng mạnh, tăng gần 75,18%. Tuy nhiên, đối với tổng giá trị của mức hạn thanh toán 90 ngày lại giảm mạnh, giảm gần 69,76%. So với năm 2017, tổng giá trị thanh toán có thời hạn 60 ngày năm 2018 giảm đáng kể, gần 10,40%. Mặt khác, tổng giá trị thanh toán có thời hạn 90 ngày năm 2018 tăng nhẹ so với năm 2017, tăng 4,01 tỷ đồng. Từ những số liệu trên ta có thể rút ra kết luận, nhìn chung, khả năng chiếm dụng vốn bộ phận Thương mại Scavi – khách hàng Decathlon để phục vụ sản xuất khá ổn định. Tổng giá trị phải thanh trong trong 60 ngày và 90 ngày chiếm hầu hết trong tổng giá trị phải thanh toán qua các năm, chủ yếu là nhóm nhà cung ứng đến từ Việt Nam và Trung Quốc chấp nhận hạn mức thanh toán này. Bên cạnh đó, phần lớn các nhà cung ứng đến từ Hong Kong, Đài Loan yêu cầu phải thanh toán trước khi nhận hàng. Lí do khiến các nhà cung ứng từ hai nước này yêu cầu phải thanh toán trước khi nhận hàng là vì tổng các đơn hàng đến từ hai nước này chiếm số lượng nhỏ, giá trị thanh toán thấp. Bảng 2.7 Tình hình thanh toán tại bộ phận Thương mại Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Tiêu chí Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tổng giá trị phải 109,66 100 137,46 100 133,34 100 27,9 25,5 -4,2 -3,1 thanh toán Thời hạn thanh toán Thanh 0,05 0,04 1,57 1,14 0,46 0,34 1,52 3158,95 -1,11 -70,77 toán trước 30 ngày 1,39 1,27 6,26 4,55 4,19 3,14 4,87 350,28 -2,06 -32,98 45 ngày 3,96 3,61 2,85 2,07 2,77 2,08 -1,11 -28,13 -0,07 -2,51 55 ngày 0,60 0,55 1,13 0,82 4,04 3,03 0,53 88,28 2,91 257,16 60 ngày 65,32 59,57 114,43 83,23 102,53 76,89 49,11 75,18 -11,90 -10,40 Trường75 ngày 3,42 3,12Đại0,69 học0,50 4,78 Kinh3,59 -2.72 tế-79,71 Huế4,09 590,08 90 ngày 34,92 31,85 10,56 7,68 14,57 10,93 -24,36 -69,76 4,01 37,94 SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung 2.3. Đánh giá quy trình lựa chọn nhà cung ứng của bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp năm 2016 - 2018 2.3.1. Quy trình lựa chọn nhà cung ứng của bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathon – Pháp Quy trình lựa chọn nhà cung ứng của bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế - khách hàng Decathlon (Pháp) gồm 3 bước như sơ đồ 2.2. Trước khi tiến hành việc lựa chọn và đánh giá nhà cung ứng, bộ phận Thương mại và bộ phận Mua sắm cần xác định được nhu cầu mua hàng của mỗi đơn hàng, thông số kĩ thuật của từng nguyên vật liệu mà khách hàng yêu cầu, tiến độ sản xuất, Sau khi đã xác định được nhu cầu mua hàng, bộ phận Thương mại tiến hành thu thập thông tin từ các nhà cung ứng như: Giá cả cạnh tranh; KPI chất lượng; KPI số lượng; nhập vào hệ thống để lưu trữ thông tin đầu vào của chủ hàng tại thời điểm đó. Sau khi đã tổng hợp được tất cả các thông tin của các chủ hàng. Trưởng bộ phận thương mại sẽ tiến hành sàng lọc các nhà cung ứng, lựa chọn danh sách trắng dựa theo bốn tiêu chí ở bảng 2.8. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Sơ đồ 2.2 Tiến tình đánh giá nhà cung ứng của bộ phận thương mại Scavi Huế Bước 1 Xác định bức tranh tổng về doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, nhu cầu mua hàng. Xác định chiến lược mua sắm nguyên phụ liệu, vật liệu. Sử dụng các tiêu chí lựa chọn danh sách trắng (White list) các chủ hàng để sàng lọc. Danh sách trắng Không đạt sau khi sàng lọc Bước 2 Xác định các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng dựa trên danh sách trắng. Xác định trọng số - tỷ lệ của từng tiêu chí Đánh giá nhà cung ứng bằng phương pháp cho điểm Xác định điểm số trung bình, xếp hạng nhà cung ứng Bước 3 Lựa chọn một hoặc nhóm các nhà cung ứng phù hợp Trường Đại học(Nguồn: Bộ phậnKinh Thương mại côngtế ty ScaviHuế Huế) SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Bảng 2.8 Các tiêu chí lựa chọn chủ hàng vào danh sách trắng STT Tiêu chí Chú thích Chủ hàng phải đảm bảo được các điều kiện về trách nhiệm xã hội như: Chấp hành tốt luật kinh tế, đóng thuế đầy đủ, có 1 Trách nhiệm xã hội các chính sách bảo vệ môi trường, quan tâm chăm sóc nhân viên, có các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho công nhân viên, Chủ hàng phải đảm bảo được năng lực sản xuất có đúng Năng lực cung cấp, tiến độ giao hàng như thỏa thuận, nguyên liệu cung cấp có 2 sản xuất đạt chất lượng đã đề ra từ trước, kho có đủ sức chứa hay không, Việc nhà cung ứng tại Việt Nam hoặc có kế hoạch đầu tư tại Việt Nam trong tương lai sẽ là một yêu tố cân nhắc việc Nhà cung ứng tại có chọn lựa chủ hàng vào danh sách trắng hay không. Bởi Việt Nam hay có kế 3 Việt Nam hiện đang thực hiện một số chính sách phát triển hoạch đầu tư tại ngành may mặc, bên cạnh đó việc chọn lựa nhà cung ứng Việt Nam tại Việt Nam sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, dễ dàng kiểm soát. 4 Thời hạn thanh toán Thời hạn thanh toán khả thi cho phép. Sau khi đã thành lập được danh sách trắng các nhà cung ứng. Trưởng phòng Thương mại sẽ tiếp tục đánh giá danh sách trắng các nhà cung ứng theo quy trình đánh giá ở sơ đồ 2.3. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Sơ đồ 2.3 Quy trình đánh giá nhà cung ứng của bộ phận Thương mại – khách hàng Decathlon C1 Nhà cung ứng 1 C2 Nhà cung Sự đánh ứng 2 giá của trưởng bộ phận Nhà cung thương ứng 3 mại C12 Nhà cung ứng n C13 (Nguồn: Bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế - khách hàng Decathlon) Căn cứ vào bộ tiêu chí đánh giá trong những năm gần đây do phòng Thương mại cung cấp cấp, có 13 tiêu chí đánh giá nhà cung ứng hiện tại đang được sử dụng được ở bảng 2.9. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Bảng 2.9 Các tiêu chí đánh giá nhà cung ứng STT Tên tiếng Anh Tiêu chí Chú thích Competive Giá cả của nguyên phụ liệu trên 1 Giá cạnh tranh price một đơn vị sản phẩm Các chỉ số KPI về chất lượng bao gồm: Khiếu nại của khách hàng; Các mức giới hạn chất lượng có 2 KPI Quality KPI chất lượng thể chấp nhận; Tỷ lệ phần trăm lỗi, hỏng; Tỷ lệ lỗi trên một trăm đơn vị; Chi phí làm lại; Tỷ lệ đạt ngay từ đầu, Các chỉ số KPI giao hàng bao gồm: Tỷ lệ giao hàng đúng hạn; Tỷ lệ 3 KPI Delivery KPI giao hàng giao hàng đúng số lượng, chất lượng; Giá trị thiệt hại do giao hàng; Danh sách các nhà cung ứng đảm bảo các tiêu chí: Trách nhiệm xã hội; Năng lực cung cấp, sản xuất; 4 White list Danh sách trắng Nhà cung ứng tại Việt Nam hoặc sắp đầu tư tại Việt Nam; Thời hạn thanh toán; Supplier Chủ hàng ở Việt Chủ hàng sản xuất hàng hóa tại Nam hoặc sắp 5 coming or in Việt Nam hoặc chủ hàng sắp đầu đầu tư tại Việt VN tư nhà máy tại Việt Nam Nam Leadtime for Thời gian chờ Thời gian chờ hàng ước tính đối 6 bulk hàng cho số với số lượng lớn để phục vụ sản lượng lớn xuất đúng với mục tiêu. Các chứng nhận OEKOTEX của chủ hàng về chất lượng sản phẩm, OEKOTEX Chứng nhận hạn chế chất độc hại trong quá 7 Certification OEKOTEX trình sản xuất, tiêu thụ năng lượng hiệu quả, tuân thủ các chuẩn chất thải, Social & Kiểm toán xã Kiểm toán xã hội và môi trường 8 environment hội và môi đảm bảo các mục tiêu phát triển Trườngaudit/ policy Đạitrường họcbền vKinhững. tế Huế Chính sách chất lượng yêu cầu chủ Chính sách chất hàng: Quản lý chất lượng; Phát 9 Quality policy lượng triển liên tục; Phát triển khả năng; SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Minimum Chất lượng tối Chất lượng tối thiểu nhà cung ứng 10 quality thiểu có thể đáp ứng Nhà cung ứng cam kết có thể đáp 11 Services Dịch vụ đi kèm ứng một số dịch vụ khác như: Bảo hành sản phẩm; Kho; Nominated Những nhà cung ứng đã từng hợp Nhà cung ứng 12 tác sẽ được cân nhắc khi đánh giá Supplier được đề cử lại. Điều khoản thanh toán bao gồm: Điều khoản 13 Payment terms Thời hạn thanh toán; Hình thức thanh toán thanh toán; Các nhà cung ứng lần lượt được chấm điểm các tiêu chí ở bảng 2.9 dựa trên thông tin về chủ hàng đã được cập nhật trên hệ thống. Có bốn mức độ đánh giá được xếp theo thứ tự từ cao tới thấp như sau: Xuất sắc, Tốt, Trung Bình, Yếu. Đối với nhà cung ứng được xếp loại xuất sắc cho bất kì một tiêu chí nào đó sẽ nhận được 3,5 điểm, tương tự với xếp loại tốt nhà cung ứng sẽ đạt được 2,5 điểm, xếp loại trung bình là 2 điểm và xếp loại yếu là 0,5 điểm. Trọng số của mỗi tiêu chí thể hiện mức độ quan trọng của từng tiêu chí. Số điểm do trưởng bộ phận Thương mại đánh giá sẽ được nhân với trọng số từng tiêu chí, sau đó cho ra kết quả tổng điểm các tiêu chí, từ tổng điểm các tiêu chí sẽ tính ra được điểm số trung bình của từng nhà cung ứng. Cụ thể, phần đánh giá nhà cung ứng Hanxin được thể hiện ở hình 2.4. Sau khi đánh giá hoàn tất danh sách trắng các nhà cung ứng. Trưởng phòng Thương mại sẽ tiến hành so sánh, xếp hạng điểm số trung bình của nhóm các nhà cung ứng này. Đồng thời kết hợp đối chiếu với nhu cầu mua sắm hàng hóa ở thời điểm hiện tại. Cuối cùng, cho ra quyết định chọn một hoặc một nhóm nhà cung ứng phù hợp nhất. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung Hình 2.4 Cách thức đánh giá nhà cung ứng của bộ phận Thương mại Scavi Huế (Nguồn: Bộ phận Thương mại Scavi Huế - khách hàng Decathlon) 2.3.2. Đánh giá quy trình lựa chọn nhà cung ứng của bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp năm 2016 - 2018 Nhà cung ứng có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến. Nếu nhà cung ứng được lựa chọn không đáp ứng được các yêu cầu mà khách hàng đề ra, việc này sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với thương hiệu của công ty. Chính vì vậy, việc lựa chọn phương pháp đánh giá, bộ tiêu chí đánh giá nhà cung ứng cũng trở nên hết sức thận trọng. Đối với công ty Scavi Huế, theo dữ liệu được cung cấp từ bộ phận Thương mại Scavi Huế, trong ba năm gần đây, bộ phận này sử dụng phương pháp cho điểm nhà Trườngcung ứng dựa trên thông Đại tin mà nhà chọcung ứng cung Kinh cấp, sau đó tiến hànhtếđánh Huế giá theo trọng số và bình quân các tiêu chí dựa trên kết quả thu được. Phương pháp cho điểm nhà cung ứng cho phép người đánh giá có thể lựa chọn nhiều mô hình thiết kế đánh giá khác nhau, việc này sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp chủ SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Phương Trung động và linh hoạt hơn trong việc đánh giá. Theo phương pháp này, người quản lý sẽ đánh giá và xem xét dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau được thiết lập từ trước. Thông thường thang đánh giá sẽ được xếp hạng theo bậc từ cao đến thấp, từ “yếu” đến “xuất sắc” hoặc các cách sắp xếp tương tự khác. Phương pháp này có nhiều ưu điểm. Một trong những ưu điểm lớn nhất đó là phương pháp này có kết cấu đánh giá rất rõ ràng, giúp cho việc đối chiếu, so sánh dễ dàng hơn đối với doanh nghiệp. Đồng thời, đây là một phương pháp rất dễ sử dụng, không mất nhiều thời gian thiết kế mô hình đánh giá và dễ hiểu bởi các khái niệm rất rõ ràng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một nhược điểm lớn. Khi tiến hành đánh giá, người đánh giá có thể cho điểm theo cảm tính, hoặc cho điểm theo những thế mạnh của đối tượng đánh giá. Đặc biệt trong quy trình đánh giá của bộ phận Thương mại Scavi chỉ có một người đánh giá, điều này đòi hỏi người đánh giá phải thực sự khách quan trong việc cho điểm các nhà cung ứng. Như vậy, rất khó để kết luận kết quả đánh giá cuối cùng là khách quan. Bên cạnh đó, đối với những tiêu chí định tính không thể đo lường hay ước lượng, người đánh giá sử dụng phương pháp cho điểm theo từng mức độ. - Xuất sắc: 3,5 điểm. - Tốt: 2,5 điểm. - Trung bình: 2 điểm. - Yếu: 0,5 điểm. Giả sử, nhà cung ứng đưa ra giá cả cạnh tranh cho một loại vải A là 70 nghìn đồng cho một mét sẽ được đánh giá thuộc nhóm xuất sắc, tuy nhiên bằng trực giác bình thường nó sẽ không hợp lý nếu đánh giá nhà cung ứng đưa ra giá 69 nghìn đồng không thuộc nhóm xuất sắc. Vì vậy việc đánh giá theo thang điểm này rất khó mang lại tính khách quan cho kết quả cuối cùng, đồng thời cũng gây khó khăn trong việc đánh giá và nhận xét nhà cung ứng trong việc tái đánh giá. TrườngChính vì vậy, đểĐại giải quyết vấnhọcđề về tính Kinhkhách quan trong tế việc đánhHuế giá và xếp hạng các nhà cung ứng thì cần thiết đưa ra một phương pháp đánh giá khác để khắc phục vấn đề này. SVTH: Trương Ngọc Minh Châu 50