Khóa luận Thế giới “Tuổi hồng” trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (Qua hai truyện dài:Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thế giới “Tuổi hồng” trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (Qua hai truyện dài:Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_the_gioi_tuoi_hong_trong_truyen_cua_nguyen_nhat_an.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thế giới “Tuổi hồng” trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (Qua hai truyện dài:Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè)
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN TRẦN THỊ HUÊ THẾ GIỚI “TUỔI HỒNG” TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH (Qua hai truyện dài:Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI -2016
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN TRẦN THỊ HUÊ THẾ GIỚI “TUỔI HỒNG” TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH (Qua hai truyện dài:Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI -2016
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, động viên của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên. Sự nhiệt tình đó đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Thế giới “tuổi hồng” trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (Qua hai truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè) Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy giáo, cô giáo. Đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh – người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả khóa luận Trần Thị Huê
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: -Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Minh. - Khóa luận không sao chép từ tài liệu có sẵn. - Kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của bất cứ tác giả nào. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả khóa luận Trần Thị Huê
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Mục đích nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Đóng góp mới của khóa luận 6 7. Bố cục của khóa luận 7 NỘI DUNG 8 Chương 1 8 NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CHO TUỔI THƠ8 1.1. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh 8 1.2. Hành trình sáng tác cho tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh 11 Chương 2 21 SỰ THỂ HIỆN THẾ GIỚI “TUỔI HỒNG TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 21 2.1. “Tuổi hồng” với học tập 22 2.2. “Tuổi hồng” với những trò chơi bất tận 31 2.3. “Tuổi hồng” với trí tưởng tượng đầy sắc màu 38 2.4. “Tuổi hồng” với những rung cảm tình yêu thơ dại 44 2.5. “Tuổi hồng” với suy nghĩ và hành động non dại 53 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã từng nói về sự yên bình của tuổi thơ qua bốn câu thơ: “Bản nhạc ngày xưa khúc hát ngày xưa Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất Dẫu cuộc đời lắm đổi thay mệt nhọc Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau” (Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa) Thật vậy, món quà tuyệt vời nhất mà cuộc sống dành tặng cho chúng ta trước những “đổi thay”, “mệt nhọc” là được sống lại với những hồi ức đẹp đẽ của tuổi thơ. Thế giới trẻ thơ nguyên sơ và giản dị, luôn tạo cho mỗi chúng ta sự yên bình khi tìm về, cũng vì lẽ đó mà đề tài viết về tuổi thơ không chỉ hấp dẫn trẻ em mà còn với cả người lớn. Làm công tác sáng tác cho thiếu nhi ở nước ta, cho đến nay, có một đội ngũ đông đảo các nhà văn, nhà thơ như Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Võ Quảng, Đoàn Giỏi, Trần Thanh Địch, Nguyễn Đình Thi, Phạm Hổ, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa Mỗi nhà văn, nhà thơ bằng sáng tác của mình đã đi vào thế giới tình cảm của các em và tạo được dấu ấn nhất định trên văn đàn cũng như trong lòng trẻ thơ. Tuy nhiên, trong khóa luận này, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến một nhà văn chuyên viết cho tuổi thơ, đặc biệt là lứa tuổi mộng mơ, lần đầu xuất hiện những cảm xúc mới lạ trước tình yêu, chúng tôi gọi đó là “tuổi hồng” - tuổi mới lớn, đó là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ông thuộc vào những nhà văn lớn nhất của văn học thiếu nhi Việt Nam đầu thế kỉ XXI và thuộc một trong những nhà văn có sách bán chạy nhất ở Việt Nam hiện nay. Nhắc đến Nguyễn Nhật Ánh người ta nghĩ ngay đến những truyện viết cho tuổi 1
- mới lớn như: Trước vòng chung kết (1985),Chú bé rắc rối (1990) đã được Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng văn học hạng A; bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng; truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008) được Báo Người lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008; truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đạt giải thưởng Văn học ASEAN năm 2010, và gần đây nhất là Bảy bước tới mùa hè (2015) được sự đón nhận nhiệt tình của đông đảo độc giả trong cả nước Nhà báo Jason Beermman đã từng phát biểu trong tạp chí Toronto Star, Canada (11-2014):“Nếu các chân lí phổ quát có tồn tại, còn nơi nào tốt đẹp hơn để tìm thấy chúng ngoài những kí ức tuổi thơ? Ở đó, không bị phai mờ vì đánh mất đi sự ngây thơ và những nhọc nhằn của tuổi trưởng thành, cuộc sống – ngay cả khi nhìn lại – vẫn là một cuộc phiêu lưu vô tận. Nguyễn Nhật Ánh, tác giả được ngưỡng mộ và có sách bán chạy nhất ở Việt Nam quê nhà ông, dường như được trời phú cho khả năng thấu hiểu sự quyến rũ của tuổi thơ”[3]. Quả đúng như vậy, những cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh là một thế giới đầy “phong vị trẻ thơ”, để rồi trẻ em bước vào là nhận ra ngay thế giới của mình và tự nhiên vui chơi chạy nhảy; còn người lớn sẽ được lên chuyến tàu tìm về kí ức tuổi thơ của chính mình. Dưới ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh, những hình ảnh bình dị và quen thuộc của cuộc sống như đường làng, ngõ xóm, những khu chợ, những ngọn đồi, những vòm cây, thậm chí một góc nhỏ trong ngôi nhà bỗng trở thành một xứ sở thần tiên của tuổi thơ. Trong khoảng năm năm trở lại đây, Nguyễn Nhật Ánh dành một số sáng tác của mình viết về “tuổi hồng” - tuổi mới lớn, lứa tuổi có những nét tâm lí khác lạ, có sự thay đổi trong cách nhìn nhận về thế giới, và cả những rung động, mơ mộng. Đặc biệt nổi bật ở mảng đề tài này là hai truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010) và Bảy bước tới mùa hè (2015). Hai tác phẩm 2
- này đã đem lại cho người đọc một góc nhìn mới mẻ, hấp dẫn của lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi vốn ít được quan tâm trong văn học thiếu nhi đương đại. Ở hai tác phẩm này, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo dựng được những hình ảnh tươi đẹp và ấn tượng trong thế giới “tuổi hồng”, tuổi mộng mơ. Đó là lí do khiến chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Thế giới “tuổi hồng”trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (qua hai truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010) và Bảy bước tới mùa hè (2015)). 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Nhật Ánh được xem là cây bút lớn của nền văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại. Ông là một trong số ít các nhà văn chuyên tâm viết cho thiếu nhi. Mặc dù có sáng tác cho người lớn, nhưng tài năng của Nguyễn Nhật Ánh được khẳng định nhờ những tác phẩm viết cho trẻ em. Cho đến nay, Nguyễn Nhật Ánh đã sáng tác và cho xuất bản khoảng 100 tác phẩm dành cho trẻ thơ. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, Nguyễn Nhật Ánh nổi lên như một “hiện tượng tác giả”, thu hút sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình. Tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh và nhiều tác phẩm của ông xuất hiện khá nhiều trên các báo, tạp chí, trên các trang thông tin điện tử, trong các cuốn sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau đây: - Cuốn Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam do hai tác giả Vân Thanh và Nguyên An biên soạn, ở phần Tổng quan (tập 1), đã sưu tầm và giới thiệu một số các bài viết về văn học thiếu nhi Việt Nam, trong đó có một số bài viết về Nguyễn Nhật Ánh của nhiều tác giả khác nhau như: Lã Thị Bắc Lý, Nguyễn Hương Giang, Thu Việt, Văn Hồng, Vân Thanh, Nguyễn Thị Thanh Xuân - Cuốn Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975: Diện mạo và quá trình phát triển của tác giả Lã Thị Bắc Lý, giới thiệu về Nguyễn Nhật Ánh và phân 3
- tích khái quát giá trị của tập truyện Kính vạn hoa của ông như một mình chứng cho một hiện tượng tác giả tiêu biểu của văn học thiếu nhi sau năm 1975. - Tác giả Nguyễn Thị Hương Giang đã dành cả bài viết“Người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ” đã giới thiệu Nguyễn Nhật Ánh và một loạt tác phẩm của nhà văn như: Cô gái đến từ hôm qua, Bàn có năm chỗ ngồi, Chú bé rắc rối, Thiên thần nhỏ của tôi, Hạ đỏ, Bong bóng lên trời và khẳng định Nguyễn Nhật Ánh được đánh giá cao không chỉ vì ông đã viết nhiều, viết hay về văn học thiếu nhi, đã động chạm tới những mảng đề tài còn ít và khó như đề tài về trường học và việc học của trẻ em – mà quan trong hơn, thông qua những trang viết ấy, Nguyễn Nhật Ánh còn đóng vai trò là một người thầy một nhà giáo dục, giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Nguyễn Thị Hương Giang khẳng định: “Những cuốn sách bé nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh sẽ mãi là món ăn tinh thần trong hành trang vào đời của các em” [12, tr 365] - Cuối năm 2012 cuốn sách “Nguyễn Nhật Ánh - hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ” của nhà xuất bản Kim Đồng ra đời. Đây là cuốn sách đầu tiên tập hợp khá đầy đủ thông tin liên quan đến tiểu sử bản thân, hành trình văn chương của Nguyễn Nhật Ánh. Tập sách còn cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn khác nhau của đồng nghiệp, báo chí trong và ngoài nước về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà văn. Ngoài ra, tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông còn xuất hiện trên các báo, tạp chí như: Nghiên cứu văn học, Văn nghệ trẻ, Văn nghệ quân đội, Người lao động, Tiền phong chủ nhật, Tiền phong, Tuổi trẻ, Sài Gòn giải phóng, Phụ nữ, Lao động, Mực tím ; trên các báo điện tử và nhiều trang thông tin điện tử như Sài Gòn giải phóng online, Vietnamnet, Evan.net, Phongdiep.net Nhiều truyện của Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh như Kính vạn hoa, Bong bóng lên trời, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đặc biệt hấp dẫn khán giả. 4
- Như vậy, có thể thấy rằng, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả đang được bạn đọc ở nhiều lứa tuổi quan tâm và dành nhiều tình cảm mến mộ. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cũng trở thành đề tài nghiên cứu của một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân và luận văn thạc sĩ. Điều đó cũng cho thấy, Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành “hiện tượng” của văn học thiếu nhi đương đại. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh mới dừng lại ở những nhận xét chung, những giới thiệu khái quát về sáng tác của nhà văn. Một vài luận văn, khóa luận đi sâu vào nghiên cứu một hoặc một vài tập truyện, nhưng chủ yếu mới chú ý đến các sáng tác từ 2010 trở về trước, có nghĩa là từ tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ trở về trước. Những sáng tác từ năm 2010 trở lại đây của Nguyễn Nhật Ánh do tính thời sự cập nhật nên hầu như còn để ngỏ, đặc biệt là hai tác phẩm viết về tuổi mới lớn rất hấp dẫn của Nguyễn Nhật Ánh: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010) và Bảy bước tới mùa hè (2015) Từ gợi ý của những người đi trước, trong công trình này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu Thế giới “tuổi hồng” trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (qua hai truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010) và Bảy bước tới mùa hè (2015)) 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là hai truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh: + Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010), Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. + Bảy bước tới mùa hè (2015), Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 5
- - Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tập trung làm rõ Thế giới “tuổi hồng”trong hai truyện của Nguyễn Nhật Ánh là Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè; ở các phương diện cụ thể: “Tuổi hồng” với học tập; “tuổi hồng” với những trò chơi bất tận; “tuổi hồng” với trí tưởng tượng không giới hạn; “tuổi hồng” với những rung cảm tình yêu thơ dại; “tuổi hồng” với suy nghĩ và hành động non dại. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là tập trung làm rõ nét độc đáo và hấp dẫn của truyện Nguyễn Nhật Ánh khi khám phá và thể hiện về thế giới “tuổi hồng” – tuổi mới lớn. Từ đó, góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí và đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh đối với nền văn học thiếu nhi đương đại ở nước ta. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài của chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp liên ngành: Đối tượng miêu tả trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là “tuổi hồng”, tuổi mới lớn - một đối tượng phức tạp trong văn chương và ngoài đời thực. Do vậy, khi thực hiện đề tài, chúng tôi kết hợp phương pháp của nghiên cứu văn học với các ngành khoa học liên ngành như: Văn hóa học, Giáo dục học và đặc biệt là Tâm lí học. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Được dùng trong việc phân tích các luận chứng, từ đó có những đánh giá và kết luận khách quan, khoa học. 6. Đóng góp mới của khóa luận Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về Thế giới “tuổi hồng” trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (qua hai truyện dài mới ra đời trong khoảng năm năm trở lại lại đây là Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè) 6
- 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Nguyễn Nhật Ánh và hành trình sáng tác cho tuổi thơ. Chương 2: Sự thể hiện thế giới “tuổi hồng” trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh. 7
- NỘI DUNG Chƣơng 1 NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CHO TUỔI THƠ 1.1. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7.5.1955 ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Quê hương có “chợ Đo Đo”, ở chỗ “quán Gò đi lên”, có món mì Quảng “nhiều tôm thịt”, có cái giọng trọ trẹ, lơ lớ đã ăn sâu vào tiềm thức của Nguyễn Nhật Ánh cũng như mọi người con đất Quảng. Thủa nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh theo học trường Tiểu La, sau đó tiếp tục học tại trường Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh tại Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ năm 1973, rời khỏi Quảng Nam, Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn theo học khoa Văn, trường ĐHSP Sài Gòn. Tháng 4/1975, khi Cách mạng tháng Tám thành công là lúc ông kết thúc năm học thứ hai tại đây. Lúc này Nguyễn Nhật Ánh phải tự bươn trải kiếm sống và lo chi phí cho việc học hành. Nguyễn Nhật Ánh cùng một người bạn cùng cảnh ngộ mướn một chiếc xích lô ngày ngày chở khách kiếm sống. Khoảng thời gian vô cùng khó khăn này là những trải nghiệm thực tế làm giàu thêm vốn sống cho người nghệ sĩ Nguyễn Nhật Ánh. Năm 1976, Nguyễn Nhật Ánh tốt nghiệp ra trường nhưng lại không được phân công công việc vì lí do gia đình. Lúc này, ông tình nguyện tham gia phong trào thanh niên xung phong. Nguyễn Nhật Ánh tâm sự: “Môi trường thanh niên xung phong đã rèn luyện cho tôi thành một con người biết vượt khó khăn, có nghị lực, luôn yêu đời. Nó giúp cho con người sáng tác của tôi có một niềm tin và cái nhìn trong trẻo với cuộc sống. Nếu không có thời gian đi Thanh niên xung phong thì không hẳn tôi đã có những trang viết tươi tắn như bây giờ”[13]. 8
- Có thể thấy, cuộc sống dù vất vả nhọc nhằn, bao giờ Nguyễn Nhật Ánh cũng tìm thấy niềm tin và lí tưởng. Nếu như những năm tháng thanh niên xung phong gian khổ đã tôi luyện cho nhà văn tinh thần vượt lên khó khăn gian khổ thì những ngày tháng dạy học lại là cơ hội tiếp xúc và sống trong môi trường trong sáng và thánh thiện của lứa tuổi học trò. Khoảng năm 1981, Nguyễn Nhật Ánh về dạy học tại Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là cơ hội để ông tiếp xúc và cảm nhận về thiếu nhi. Những trang viết của ông thời gian này rất nhẹ nhàng, trong trẻo nhưng mang đậm tính hướng thiện, tính giáo dục của một nhà giáo kiêm nhà văn dành tặng trẻ thơ. Tuy chỉ dạy học trong hai năm những những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cùng với kinh nghiệm thực tế đã giúp nhà văn hiểu và gần gũi với học trò. Trong tác phẩm của ông người đọc như cảm thấy đó là cuốn bách khoa về nhà trường. Ngoài ra, ông đã từng là cán bộ Đoàn năng nổ nhiệt tình trong các sinh hoạt văn nghệ của các em thiếu nhi. Chính vì thế khi viết về các hoạt động của thanh thiếu niên, ngòi bút của ông như kể lại trải nghiệm của chính mình – của một người trong cuộc. Từ năm 1986 đến nay, Nguyễn Nhật Ánh đảm nhận nhiều tư cách và cương vị khác nhau: nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ. Nhưng với đông đảo bạn đọc thì Nguyễn Nhật Ánh luôn luôn là một nhà văn của tuổi thơ và tuổi mới lớn. Còn với chính ông thì dù ở cương vị nào, đối tượng quan trọng nhất mà ông dành trọn sự quan tâm và yêu mến chính là các em thiếu nhi. Ông đã trở thành người giữ gìn và nuôi dưỡng những ước mơ trong trẻo, những tình cảm hồn nhiên và khát vọng được khám phá, bay tới những chân trời tri thức vô tận của các em thiếu nhi. Như vậy, Nguyễn Nhật Ánh được sinh ra từ vùng quê nghèo miền Trung – huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và ông chỉ sống ở mảnh đất chôn nhau cắt rốn này tám năm. Nhưng thật kì lạ rằng, quãng đời thơ ấu gắn bó với gia 9
- đình, làng xóm quê hương ấy lại được lưu giữ vô cùng sâu đậm trong tâm hồn Nguyễn Nhật Ánh, khiến mỗi khi hồi tưởng, lại ông cứ ngỡ đó là thước phim không có đoạn dừng. Một vùng quê với những ngõ trúc quanh co đầy lá rụng, những cái giếng đá đầy rêu, những cây bàng lá đỏ, những mùa thị đầy xác hoa và vỏ thị khô trên tường đánh lừa những con bướm nhỏ Tất cả đã trở thành một tình yêu, một nỗi nhớ khắc khoải, một nỗi niềm bồn chồn day dứt, một sự mắc nợ chưa bao giờ trả hết, cứ trở đi trở lại lúc lại hiển hiện thấp thoáng trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh dành cho tuổi thơ. Chính Nguyễn Nhật Ánh thừa nhận: “Tôi xa quê hương, gia đình từ rất sớm – do đó nỗi nhớ xứ sở trong tôi bao giờ cũng vẹn nguyên và rực rỡ. Như một người đánh mất tuổi thơ sớm nên cứ cầm bút viết về tuổi mới lớn là biết bao kỷ niệm ùa về, xúc cảm cứ tràn vào trang viết ”[12]. Ông còn tâm sự: “Đo Đo là một ngôi làng nhỏ ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên trong quãng thời gian đầu đời vô tư lự. Năm tôi lên tám, gia đình tôi chuyển về Cẩm Lũ, sau đó dọn ra huyện lỵ Hà Lam. Như vậy, tôi gắn bó thực sự với làng Đo Đo chỉ khoảng tám năm. Tám năm, một thời gian không dài, tôi lại ở độ tuổi còn quá nhỏ, nhưng không hiểu sao rất lâu về sau này tôi vẫn nhớ như in những kỷ niệm ở ngôi làng đơn sơ đó. Tôi nhớ ngôi chợ đêm lấp lánh ánh đèn, nhớ những đoàn xiếc lưu diễn thỉnh thoảng vẫn đến làng tôi làm bọn trẻ con chúng tôi khiếp vía với những con trăn lớn quấn quanh cổ bọn người bán dạo. Tôi nhớ những cái giếng trên con đường làng. Những hình ảnh thơ mộng ấy sau này đã đi vào trang sách của tôi như những phản quang tuyệt vời của kỉ niệm”[20]. Trong một lần khác, ông lại chia sẻ:“Tôi là nhà văn. Nên tôi thỏa nỗi nhớ quê của mình theo cách của người hành nghề bằng con chữ. Những kỷ niệm, những vùng đất, những gương mặt bạn bè ấu thơ thi nhau hiện lên trong hết cuốn sách này đến cuốn sách khác. Đến bây giờ, tôi vẫn băn khoăn tự hỏi: có phải đó là nguyên nhân sâu xa khiến tôi trở thành nhà văn chuyên viết cho 10
- tuổi thơ - một thế giới lung linh mà một kẻ tha hương không nguôi nhớ đến và tìm mọi cách tái tạo trong những trang viết của mình?”[20]. Bạn đọc nhận thấy, những ẩn ức về miền tuổi thơ cứ lẩn khuất trong mỗi tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh như hòa nhập giữa trí nhớ, cảm xúc đã thuộc về quá khứ với hiện tại. Nhà văn như hồi tưởng lại tuổi thơ của chính mình và viết như một tâm sự giãi bày, một sự chia sẻ. Phải chăng, chính những kỷ niệm tuổi thơ phong phú và giàu có ở quê hương của một cậu học trò tinh ý, giàu tình cảm Nguyễn Nhật Ánh là chất xúc tác, là nguồn cảm hứng dồi dào tạo nên nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi - Nguyễn Nhật Ánh. 1.2. Hành trình sáng tác cho tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu sáng tác cho thiếu nhi từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX. Đây cũng là lúc văn học thiếu nhi nước nhà gặp vô vàn thách thức trên con đường phát triển và hội nhập, bởi sự xuất hiện tràn lan các tác phẩm văn học thiếu nhi nước ngoài được nhập khẩu vào Việt Nam. Đứng trước khó khăn, thách thức ấy, bằng sự tìm tòi, sáng tạo, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo được phong cách riêng cho mình và thổi một luồng gió mới cho văn học thiếu nhi trong nước. Truyện của ông như những thỏi nam châm thu hút và chinh phục độc giả nhỏ tuổi ở khắp mọi miền của Tổ quốc và còn vượt ra khỏi biên giới Việt Nam để đến với bạn đọc nhỏ tuổi của nước ngoài. Có thể nói, cho đến thời điểm này, Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn viết cho thiếu nhi có nhiều đầu sách nhất Việt Nam. Ông đã có gần 100 tác phẩm được xuất bản. Không chỉ nhiều về số lượng, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là sự đón đọc của đông đảo bạn đọc. Chỉ tính trong khoảng 15 năm trở lại đây, ông đã có trên 40 tập truyện viết cho tuổi thơ. Trong đó có những bộ truyện nhiều tập: Kính vạn hoa, dài 45 tập do nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 1995 – 2002; Chuyện xứ Lang Biang, dài 4 tập do Nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 2004 – 2005. Đặc biệt, bộ Kính 11
- vạn hoa được Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương “Vì thế hệ trẻ” và được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Ngoài những bộ truyện nhiều tập ở trên, sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như: Trước vòng chung kết (truyện dài, 1985); Cú phạt đền (truyện ngắn 1985); Chuyện cổ tích dành cho người lớn (tập truyện, 1987); Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989); Chú bé rắc rối (truyện dài, 1989); Thiên thần nhỏ của tôi (truyện dài, 1990); Mắt biếc (truyện dài, 1990); Hoa hồng xứ khác (truyện dài, 1991); Hạ đỏ (truyện dài 1991); Bồ câu không đưa thư (truyện dài, 1993); Những chàng trai xấu tính (truyện dài, 1993); Trại hoa vàng (truyện dài, 1994); Quán Gò đi lên (truyện dài, 1999); Tôi là Bêtô (truyện, 2007); Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 2008); Đảo mộng mơ (2009); Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (truyện dài, 2010); Lá nằm trong lá (truyện dài, 2011); Người Quảng đi ăn mì Quảng (tản văn, 2012); Bảy bước tới mùa hè (truyện dài, 2015) Có không ít tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể thành điện ảnh, trong đó có Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Tác phẩm nhận được sự đón xem nhiệt tình của đông đảo khán giả. Ở tác phẩm này, Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục đưa người đọc trở về tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ. Ông từng nói: “Khi tôi nhận ra mình đã ở quá sân ga của tuổi nhỏ và tôi viết những cuốn sách để kéo chúng gần lại”. Vì vậy, có người gọi truyện là“chiếc vé trở về tuổi thơ”,nhưng đối với không ít người, truyện có thể coi là giấc mơ về một tuổi thơ mà họ chưa bao giờ có, tuổi thơ mà họ chỉ được đọc trong sách của Nguyễn Nhật Ánh rồi nuôi dưỡng qua trí tưởng tượng, tuổi thơ chưa từng thực sự được trải qua. Ở đây, cả một thế giới những trò chơi trẻ thơ như chọi cỏ, bắn bi, thả diều, nhảy dây, mót khoai được tái hiện lại một cách hồn nhiên và chân thực, gói trọn trong khung cảnh một làng quê yên bình ở cuối thập niên 80 của thế kỉ XX. Trẻ em tìm thấy ở đó tuổi thơ 12
- của mình, còn người lớn sẽ được trải nghiệm một câu chuyện bình yên và Nguyễn Nhật Ánh đã thực sự chinh phục được tuổi thơ. Ngày 1.3.2015, độc giả nhỏ tuổi cả nước tiếp tục được thưởng thức tác phẩm mới của Nguyễn Nhật Ánh mang tên Bảy bước tới mùa hè. Câu chuyện kể về một mùa hè ngọt ngào, với những trò chơi nghịch ngợm và bâng khuâng tình cảm tuổi mới lớn. Lại một lần nữa Nguyễn Nhật Ánh đánh thức “Những năm tháng ấu thơ”, trở lại tuổi học trò nghịch ngợm, trong veo với những bâng khuâng tình cảm. Ông vẫn dùng giọng kể chuyện hóm hỉnh của mình khiến ai đọc cũng thấy xao xuyến với một thủa hồn nhiên cắp sách đến trường. Nguyễn Nhật Ánh cho biết: “Bảy bước tới mùa hè là tác phẩm thuần túy viết cho tuổi học trò. Nó không lồng ghép những suy tư, trải nghiệm của người lớn như ở một số sáng tác trong những năm gần đây của tôi như Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ hay Ngồi khóc trên cây ”[18]. Nhân vật chính của Bảy bước tới mùa hè xuất hiện ở ngôi thứ ba, cái tôi tác giả gần như vắng bóng hoàn toàn trong suốt chiều dài cuốn truyện. Nhà văn muốn giữ cho Bảy bước tới mùa hè sự trong veo của cảm xúc về một thời niên thiếu.“Tôi sớm phải sống xa quê hương nên luôn có nhu cầu tìm về và viết về tuổi thơ. Bảy bước tới mùa hè được gợi lên từ câu chuyện về những người bạn, những người hàng xóm và những kỷ niệm tuổi thơ của tôi ở quê ngoại”[20]. Đó là những lời chính nhà văn trải lòng. Nguyễn Nhật Ánh đã mở đầu tập truyện bằng lời đề từ “Để nhớ Bông, Mừng, Hiền, Lộ, Luật, Cận những năm tháng ấu thơ ở Cẩm Lũ” và nhẹ nhàng dẫn dắt bạn đọc về một mùa hè tuổi thơ ngọt ngào với những trò tinh nghịch và cả những bâng khuâng, xao động của tuổi mới lớn Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh có sức hấp dẫn lạ lùng. Nó lôi cuốn thiếu nhi và thuyết phục người lớn có trách nhiệm với thế hệ trẻ. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi sách của ông được in hàng năm. Và thật không quá khi 13
- cho rằng: tác phẩm của nhà văn – và bản thân ông – là người bạn mến thương của một thế hệ bạn đọc. Hóm hỉnh và sâu sắc, trữ tình, duyên dáng và bất ngờ truyện của Nguyễn Nhật Ánh luôn luôn gần gũi như truyện dân gian cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại mang tính hấp dẫn hiện đại. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh bao giờ cũng mang đến cho các em thái độ nhập cuộc hết mình và lòng yêu thương chan hòa. Chính vì lẽ đó mà nhà văn được bình chọn là một trong những “gương mặt 20 năm” do Thành Đoàn tổ chức với 8000 phiếu bình chọn. Nguyễn Nhật Ánh chinh phục tuổi thơ ngay từ những quan điểm, phong cách sáng tác của mình. Ông là một người yêu nghề viết văn và đặc biệt sáng tác cho thiếu nhi. Lòng yêu nghề được nhà văn coi là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của bất cứ nghề nào.Với ông, sáng tác không phải vì mục đích mưu cầu danh lợi, hay mưu cầu danh tiếng mà trước hết vì sự thôi thúc của con tim, vì niềm đam mê mãnh liệt với thế giới tuổi thơ như một duyên nợ. Nhà văn tâm sự: “Tiền bạc đối với nhà văn nếu có chỉ là cái đến sau. Nếu để kiếm tiền thì không ai chọn nghề văn, khi ngồi vào bàn làm việc, nhà văn chỉ tìm kiếm một thứ duy nhất: những ý tưởng. Tôi rất thích một câu không biết của ai: lợi danh đi trước sáng tác là một tai họa, đi song hành với sáng tác là một cản trở, còn đến sau sáng tác là hợp quy luật”[19]. Trao đổi qua email với nhà văn Trần Nhã Thụy, Nguyễn Nhật Ánh cũng tâm sự: “Xét về mặt lao động, công việc của nhà văn cũng giống như những công việc khác trong xã hội. Người thợ mộc hành nghề bằng cưa, bào, đục thì nhà văn hành nghề bằng giấy bút. Một chiếc ghế làm ra, mỗi lần chỉ có một vài người ngồi và nó chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất nhưng khi một cuốn sách in ra, có hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn người đọc Xưa nay, thiên hạ vẫn thường gắn công việc viết văn với hai từ cao quý là “sứ mệnh”. Là một nhà văn chuyên tâm viết cho thanh thiếu niên, tôi nghĩ công việc của tôi là giúp cho các 14
- bạn trẻ giàu có cảm xúc hơn, qua đó sống tốt hơn”. Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn chuyên tâm và có trách nhiệm với công việc viết văn. Để có vốn hiểu biết phong phú về thế giới học trò, nhà văn đã sưu tầm đủ các loại sách giáo khoa từ lớp một đến lớp mười hai để đọc, không ngại đăng kí học lớp tiếng Anh buổi tối để quan sát, nắm bắt những “sự kiện” trong lớp học hay tâm tình, trò chuyện với chính con gái và các bạn của con. Chính lòng yêu nghề, ý thức về nghề nghiệp cùng với niềm đam mê, sự thôi thúc tâm hồn và sự am hiểu tâm lí tuổi thơ nên nhà văn tâm niệm: “Không nên viết quá nặng nề. Nhà văn phải là trụ đỡ tinh thần của các em, giúp các em yên tâm và vui sống. Trẻ em khác người lớn, tâm hồn mỏng manh, trong sáng như cây non, nhận thức chưa chín, kinh nghiệm chưa có, đem giông bão đến cho các em làm gì”. Đây thực sự là những chia sẻ của một người cầm bút am hiểu sâu sắc về tâm lí trẻ thơ. Quan niệm về phương thức tiếp cận này cũng đã ảnh hưởng đến quan niệm của nhà văn về việc lựa chọn kĩ thuật viết. Viết truyện cho thiếu nhi đòi hỏi một bút pháp giản dị và trong trẻo. Vậy nên Nguyễn Nhật Ánh viết một cách thong dong, viết là bước vào một thế giới khác không có sự phiền muộn của đời thường. Ông cũng đặt tầm quan trọng của bạn đọc – đối tượng cảm thụ, xem xét đó như một yếu tố trong quá trình sáng tác. Theo Nguyễn Nhật Ánh, tác phẩm văn học thiếu nhi là các tác phẩm viết cho thiếu nhi, chứ không chỉ là viết về thiếu nhi. Nguyễn Nhật Ánh cũng tâm niệm: “Phải viết làm sao cho hay, cho hấp dẫn mà vẫn đảm bảo tính logic, đặc biệt tình tiết không quá nhiều, quá rắc rối. Mặt khác, truyện phải vui vẻ, nhẹ nhàng, không nhiều yếu tố gây sốc và không chệch khỏi yêu cầu giáo dục”. Viết về lứa tuổi thiếu nhi, đặc biệt là giai đoạn “tuổi hồng” – tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh đã chọn cho mình một hình thức biểu hiện phù hợp với nội dung phản ánh khiến các bạn đọc nhỏ tuổi luôn cảm thấy mới lạ hấp dẫn. Vì vậy đến với tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, không chỉ 15
- bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích say mê mà ngay cả bạn đọc lớn tuổi cũng trân trọng và thích thú. Những tiêu chí xác định một tác phẩm viết cho thiếu nhi thành công, theo ông không chỉ là số lượng, số lần xuất bản khổng lồ mà nó phải truyền tải được những thông điệp giáo dục thời đại đến với các em. Nhìn chung, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn hướng tới hai yêu tố: “Trẻ em khen hay và phụ huynh khen tốt”, nghĩa là vừa đảm bảo tính thẩm mĩ hợp với gu mĩ cảm của trẻ em nhưng vừa phải có ý nghĩa giáo dục. Vậy là, Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một nhà văn, một người bạn, một nhà tâm lí, một nhà giáo dục đối với thanh thiếu niên và cả những bậc phụ huynh bởi văn phong giản dị nhưng không cẩu thả, lối viết quen thuộc nhưng không sáo mòn. Những áng văn của Nguyễn Nhật Ánh sâu lắng, cấu tứ và cách nhìn cũng đầy mới lạ hấp dẫn. Có lần trả lời phỏng vấn trực tiếp qua mạng, Nguyễn Nhật Ánh đã thừa nhận: “Trong con người tôi luôn có một đứa trẻ con. Khi tôi lớn lên, khi tôi già đi, đứa trẻ con trong tôi không chịu lớn. Và làm sao để nuôi dưỡng đứa trẻ con đó trong con người mình là điều không dễ lí giải và tôi nghĩ đó là quà tặng của số phận. Đứa trẻ con đó đã nuôi tôi và biết đâu một ngày nào đó đứa trẻ con trong tôi già đi thì tôi không làm sao sống được” [1]. Thật xúc động trước những tình cảm của tác giả, trước mối lương duyên kì lạ gắn kết tác giả với trẻ thơ. Mỗi trang văn của Nguyễn Nhật Ánh viết cho trẻ em đều bắt đầu viết bằng sự say mê, niềm hứng thú đặc biệt của nhà văn. Bằng những thấu hiểu về sự chuyển biến tâm lý lứa tuổi mới lớn, “tuổi hồng”, nhà văn viết về những rung động của thời thơ dại thật chân thực mà vô cùng hấp dẫn. Chính đứa trẻ con lúc nào cũng ẩn hiện trong con người ông, thôi thúc ông đã khiến cái “tư chất” ấy không khi nào phai nhạt trong các sáng tác của ông, ngay cả khi nhà văn đã bước sang tuổi ngũ tuần. Đó là các truyện Thằng 16
- quỷ nhỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Mắt biếc, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Bong bóng lên trời, Bảy bước tới mùa hè Nguyễn Nhật Ánh chọn cho nghiệp viết của mình một cụm từ đắc địa “vé đi tuổi thơ”, dùng trong tên một tác phẩm rất nổi tiếng của ông. Mỗi một tác phẩm, tấm vé ấy lại mang một hình hài khác nhau. Có thể nói, mỗi cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh như mỗi chuyến tàu về tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi toa là mỗi bất ngờ mỗi thú vị nỗi háo hức mỗi say mê, khi làm ta bật cười khi làm ta rưng rưng, hoặc ngồi lặng đi suy ngẫm. Khi đã theo con tàu của Nguyễn Nhật Ánh để đi về tuổi thơ một lần, mỗi lần Nguyễn Nhật Ánh rung chuông, người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé để lại được cùng nhà văn háo hức lên tàu. Nguyễn Nhật Ánh viết về cái đang diễn ra, cái quen thuộc gần gũi trong thế giới tuổi thơ hiện tại: những buổi học, những cuộc chơi và những mối tình thơ dại Trong các câu chuyện của nhà văn, không gian không rộng lắm, thời gian không dài lắm, những câu chuyện cũng chẳng có gì là ly kỳ để kích thích trí tò mò chuộng lạ của độc giả trẻ tuổi như các loại truyện cổ tích, truyện phiêu lưu, viễn tưởng, thế mà trẻ thơ vẫn “say như điếu đổ”. Nhân vật chính thường xưng “tôi”, trở thành một lối kể chuyện quen thuộc nhưng không gây cảm giác nhàm chán cho người đọc. Ngược lại, nó tạo cho người đọc những trải nghiệm thú vị “trở về tuổi thơ qua từng trang sách”. Nhà văn không chỉ viết riêng cho trẻ em mà còn “viết cho những ai đã từng là trẻ em”. Truyện Nguyễn Nhật Ánh đông người đọc, tất phải chứa đựng một giá trị độc đáo nào đó. Có lẽ trước hết là ở thái độ vào cuộc của nhà văn, điều không phải nhà văn viết cho thiếu nhi nào cũng có được. Trong cuộc chơi mê mải tưởng như bất tận của trẻ thơ, Nguyễn Nhật Ánh hòa vào, say mê, hào hứng. Một khi khoảng cách đã được khắc phục thì mọi sự dễ dàng hơn nhiều. Nguyễn Nhật Ánh chìa bàn tay ra, các em hân hoan và tin cậy nắm lấy hăm hở đi vào sân chơi truyện Nguyễn Nhật Ánh, như đi vào điểm hẹn quen thuộc của mình. 17
- Vào cuộc, nghĩa là Nguyễn Nhật Ánh nắm rõ luật chơi, tuân thủ nghiêm chỉnh các qui ước tự nhiên giữa những người trẻ tuổi: nồng nhiệt, vô tư, chân thành, bình đẳng. Nhà văn đã nói cái ngôn ngữ họ nói, đã nghĩ những điều họ nghĩ và đã thấy những gì họ nhìn thấy. Điều đó lí giải vì sao hơn mười năm đầu của thế kỉ XXI, truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã chinh phục được nhiều thế hệ tuổi thơ. Hấp lực của truyện vẫn chưa hề suy giảm, lại có phần mạnh mẽ hơn, trong khi môi trường giải trí của thiếu nhi ngày càng đa dạng, có một sự chi phối lớn của sách dịch và phim ảnh mang màu sắc văn minh ngoại lai. Với quan niệm sáng tác rất riêng và độc đáo của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã thực sự chinh phục được đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi vốn rất hồn nhiên và đôi khi cũng khó chiều. Cho dù trước nhiều loại hình giải trí nghe – nhìn hấp dẫn truyện của Nguyễn Nhật Ánh vẫn thu hút được một khối lượng bạn đọc khổng lồ bởi tài năng, tâm huyết và quan niệm rõ ràng của nhà văn khi viết cho các em. Sáng tác cho thiếu nhi không chỉ là hạnh phúc của người viết truyện “được sống lại lần thứ hai tuổi thơ của mình” mà còn là hạnh phúc của trẻ em, là hạnh phúc của những người đọc lớn tuổi hồi tưởng lại tuổi thơ của mình. Bằng sự yêu mến cũng như khâm phục tài năng của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, trên trang có bạn đọc viết một bài thơ có tên Trở về tuổi thơ, được ghép từ các tên truyện của Nguyễn Nhật Ánh: Tôi chỉ cần một vé đi tuổi thơ Để thăm lại hoa hồng xứ lạ Có màu đỏ chùm hoa mùa hạ Cô nữ sinh áo trắng ban sơ Một vé trở về lại với tuổi thơ Ngôi trường mọi khi có ngôi sao nho nhỏ Ông thầy nóng tính giờ có còn ở đó 18
- Bài toán ngày nào không giải được thầy ơi! Trở lại tuổi thơ để thành thằng quỷ nhỏ Theo dấu chim ưng rong ruổi đồng chiều Những cuộc gặp gỡ tình cờ với những cô em gái Luống cuống bắt đền hoa sứ cản chân Buổi chiều Windows một bờ vai nghiêng nắng Câu truyện cổ bên đường vắng lặng Cô gái hôm qua không còn đến nữa Bồ câu buồn xuôi cánh chẳng đưa thư Một vé đi về sống lại với tuổi thơ Bà của cháu ở bên che chở Phòng trọ chỉ có ba người mà ngập niềm vui Trại hoa vàng chờ đợi đoàn kịch lẻ Giờ qua rồi hoa cúc ngày xưa Một vé đi tuổi thơ sao khó quá người ơi Bàn có năm chỗ ngồi đã trở thành trống vắng Quán Gò ngày trước sao mà tĩnh lặng Nhân vật nữ ngày nào tôi nhớ mãi trong tôi Còn chút gì để nhớ tuổi thơ ơi Những cô em gái đã trở thành thiếu nữ Bài thơ tình vẫn ở hoài trong vở Em có còn giữ lại giùm anh!!! 19
- Bài thơ trên tuy không nêu được hết tên tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh nhưng đã phần nào khẳng định được vị trí và số lượng tác phẩm đồ sộ của nhà văn trong lòng độc giả. Có thể nói, hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh cũng chính là hành trình ông dùng kho ký ức của mình để viết cho tuổi thơ, chinh phục tuổi thơ và nhà văn thực sự đã chinh phục được bao thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi. Trong năm năm trở lại đây, hành trình sáng tác cho tuổi thơ ấy tiếp tục được đánh dấu bằng hai tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010) và Bảy bước tới mùa hè (2015). Nguyễn Nhật Ánh thực sự đã dựng nên một thế giới với đầy đủ hương sắc của tuổi thơ bằng sự am hiểu tường tận tâm lý lứa “tuổi hồng” – tuổi mới lớn đầy mơ mộng. 20
- Chƣơng 2 SỰ THỂ HIỆN THẾ GIỚI “TUỔI HỒNG” TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH Giáo trình văn học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 2008 giải thích: thuật ngữ “thiếu nhi”dùng để chỉ nhóm tuổi từ “mười tám tuổi trở xuống”. Trong nhóm lớn ấy lại có thể chia thành các nhóm tuổi nhỏ hơn (dựa vào đặc điểm tâm sinh lý) như nhóm từ 0 đến 3 tuổi; nhóm từ 3 đến 15 tuổi (là lứa tuổi mà ngôn ngữ đã phát triển tương đối đầy đủ để có thể giao tiếp bộc lộ cảm xúc của mình) và nhóm từ 16 đến 18 tuổi. Lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi có những đặc điểm tâm sinh lý rất riêng, khác nhiều so với khoảng thời gian mười lăm năm trước đó. Chưa thể xếp nhóm tuổi này vào nhóm tuổi trưởng thành, nhưng các em ở lứa tuổi này cũng không phải là trẻ con. Có thể dùng thuật ngữ “tuổi mới lớn” hay “tuổi thanh thiếu niên” để chỉ nhóm tuổi này và coi đó là giai đoạn cuối cùng của nhóm thiếu nhi. Các tác phẩm văn học viết cho lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi vẫn được xếp vào các tác phẩm văn học thiếu nhi hoặc cũng có tách riêng thành tác phẩm cho “tuổi mới lớn” tùy thuộc vào quan điểm của người nghiên cứu [9]. Chúng tôi đồng thuận với quan điểm của tác giả Giáo trình văn học trẻ em. Rõ ràng, lứa tuổi từ 16 – 18 không còn là trẻ em, nhưng cũng chưa thể gọi là trưởng thành. “Tuổi mới lớn” với những nét tâm sinh lí rất riêng, mà xưa nay chúng ta vẫn thường gọi tên nó với một cụm từ mang đầy hương sắc của lứa tuổi đó là “tuổi hồng”. Nhắc đến “tuổi hồng” người ta nghĩ ngay đến lứa tuổi đang ngấp nghé ngưỡng cửa tập làm người lớn với những nét tâm lí rất khác lạ. Các em vẫn mang những nét thơ ngây, đáng yêu của giai đoạn trước đồng thời cũng có sự trỗi dậy của những rung động xôn xao, bất chợt, những nghĩ suy, hành động còn non dại của lứa tuổi mình. Tên gọi “Tuổi hồng” này cũng nhận 21
- được sự ưu ái của các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nó đi vào các trang thơ, trang văn, câu hát dành tặng cho lứa tuổi mơ mộng đặc sắc này một cách rất tự nhiên, dễ hiểu. Chính vì thế, chúng tôi chọn cách gọi “tuổi hồng” để gọi tên cho đối tượng trẻ em trong nghiên cứu của mình. Và hai truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh mà chúng tôi nghiên cứu hướng đến đối tượng lứa tuổi đặc trưng này. 2.1. “Tuổi hồng” với học tập Trẻ em - học là một chủ đề lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, và nhà văn đã viết thành công một thực tế không dễ đưa vào văn chương. Việc lồng ghép học tập, giáo dục vào văn chương vốn không hề đơn giản, phải làm sao để độc giả nhí đón nhận tác phẩm một cách tự nhiên, không khiên cưỡng luôn là câu hỏi thường trực đối với tất cả các nhà văn viết truyện dành cho tuổi thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã ý thức được sự khác biệt giữa độc giả lớn tuổi và độc giả nhỏ: Với độc giả là người lớn, đôi khi chúng ta cố đọc cho kỳ hết cuốn sách không hẳn vì những khoái cảm nghệ thuật mà nó đem lại, mà có khi vì những lời đồn đại quanh nó hay cố phát hiện ra cái gì đó ẩn chứa trong các dòng chữ. Còn với độc giả nhỏ tuổi thì khác, các em dễ dàng bỏ ngang một cuốn sách ngay từ những trang đầu chỉ vì không thích thú. Rõ ràng, truyện viết cho trẻ em mà thuần túy ý nghĩa giáo dục sẽ không hấp dẫn được độc giả nhỏ tuổi. Vì vậy, Nguyễn Nhật Ánh để các nhân vật trẻ em vẫn được sống trong môi trường, sống trong không gian tuổi thơ với đầy đủ những trò chơi, những cung bậc cảm xúc nhưng vẫn không quên nhiệm vụ học hành – một nhiệm vụ quan trọng đối với các em. Thế giới nhân vật trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh là những cô cậu học trò đang ở độ tuổi đến trường, vì vậy chuyện trường lớp, bài vở được ông khai thác triệt để. Từ những chuyện hết sức bình thường như kèm học (môtíp quen thuộc trong nhiều tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh), nhà văn thoải mái tung hoành ngòi bút trong ngôn ngữ đối thoại, trong việc miêu tả cử chỉ, tâm lý và xây 22
- dựng những tình huống thú vị, bổ ích, như bài giảng về văn nghị luận của người cha, bài thơ học ngữ pháp tiếng Việt trong Bàn có năm chỗ ngồi. Rồi mối quan hệ thầy trò trong Nữ sinh. Hay mối quan hệ bạn bè, thầy cô, trường lớp học tập trong bộ truyện dài tập Kính vạn hoa Ở hai truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước đến mùa hè, Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục mang chủ đề học tập đến với những người bạn nhỏ của mình rất nhẹ nhàng, tinh tế. Các hoạt động học tập đươc lồng ghép nhuần nhuyễn vào cuộc sống sinh hoạt cũng như vui chơi của các em, tạo cho các em cảm giác thích thú, gần gũi với thế giới của mình. Và xoay quanh không gian lớp học là những câu chuyện học hành đầy thú vị của các cô cậu học trò tinh nghịch, hiếu động cùng những diễn biến tâm lí đầy bất ngờ của lứa “tuổi hồng” đầy mơ mộng. Bắt đầu từ chuyện “chỗ ngồi” trên lớp, Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng thành những câu chuyện “dở khóc dở cười” của bao nhân vật. Cậu bé Khoa chỉ mong được “ngồi nhầm chỗ” trong lớp, vì muốn được trò chuyện cùng cô bạn mà mình yêu thích. Nhưng mong muốn ấy không thành khi thầy Tám xếp Khoa ở bàn thứ hai còn cô bé Trang lại ngồi dãy bàn thứ năm. Việc sắp xếp này của thầy Tám đã dẫn đến một tình huống hài hước thường gặp ở lớp là việc“đổi chỗ ngồi tự do”: “- Mày đổi chỗ với tao đi, Bông! - Đổi chỗ là sao? - Là mày lên chỗ tao, tao xuống ngồi chỗ mày. Tao bị cận thị, muốn xuống bàn dưới ngồi nhìn bảng cho rõ”[3, tr.38]. Nguyễn Nhật Ánh đã vận dụng sự am hiểu đa chiều của mình về lứa tuổi để miêu tả rất hóm hỉnh cuộc trò chuyện của Khoa và Bông. Một cậu bé lấy lí do bị cận để chuyển từ bàn thứ hai xuống bàn thứ năm để “nhìn bảng cho rõ”, rõ ràng rất trái khoa học, vô lí, nhưng lại có lí trong thế giới của các em. Bởi vôn dĩ, Bông cũng không hề quan tâm tới lí do Khoa muốn xuống bàn dưới mà 23
- chỉ cần Khoa thỏa mãn điều kiện mua cho cậu bé “một chiếc bánh mì thịt”. Một lời đề nghị thẳng thắn, hài hước mà rất thật trong đời sống của lứa tuổi mới lớn vốn còn ham ăn, ham chơi khiến cho câu chuyện trở nên lôi cuốn, hấp dẫn. Cứ như thế người đọc được tác giả mở cánh cửa để bước vào thế giới của các em, ngồi trong lớp học chứng kiến những cuộc trò chuyện, những hành động ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ. Nhưng rồi, việc đổi chỗ của cậu bé Khoa không thể thành công: “Thầy Tám vô lớp, đảo mắt một vòng, phát hiện thằng Bông từ bàn năm đã tót lên bàn hai. Thầy chỉ tay vô người Bông, trừng mắt: - Trò Bông sao lại lên trên này?” - Hai trò về chỗ cũ đi! Cao ngồi sau, thấp ngồi trước, tôi đã sắp xếp rồi, các trò không được tự tiện đổi chỗ”[3, tr.41]. Vậy là, quy tắc bất di bất dịch của lớp học khiến cậu học trò tinh nghịch ấy không thể “lách luật” được. Mục đích đến lớp chỉ vì muốn được gần gũi trò chuyện với cô bạn Trang mà lại không được ngồi cạnh, Khoa đâm ra chán nản, cậu bé ngồi vẽ bậy bạ ra vở để giải khuây. Tuổi học trò muôn thủa vẫn vậy, không phải lúc nào trong lớp học, học trò cũng chú ý nghe giảng. Việc mất tập trung, vẽ bậy ra vở cũng là một phương thức giải khuây không lạ lẫm với chúng. Và dĩ nhiên việc làm của các cô cậu học trò tinh quái ấy không thể qua mắt được thầy giáo. Thầy Tám khi xem được bức tranh Khoa vẽ thì “vầng trán đột ngột nhăn tít”, “mày cau lại”, “môi thầy mím chặt” Thầy Tám rất tức giận khi thấy học trò ngồi trong lớp, không những không chú ý nghe giảng mà còn vẽ một bức chân dung “biếm họa” về thầy. Sự tức giận của thầy được dồn nén toàn bộ lên cây thước và chú bé Khoa phải gánh chịu hậu quả: “Thầy Tám bất thần vung tay ra xa, không nói tiếng nào và quất vút cây thước kẻ vào lưng Khoa. Cú đánh quá nhanh quá mạnh. Cả lớp chỉ thấy nhánh 24
- lên một tia ngoằn ngoèo, đã nghe một tiếng “cốp”, cây thước gãy làm đôi, mỗi mẩu văng ra một hướng”[3, tr.46]. Trong lớp học của thầy Tám, không chỉ có riêng Khoa không tập trung vào bài giảng của thầy trên lớp, mà những cô cậu học trò đang tuổi lớn ấy, mỗi bạn đều mang những trạng thái khác nhau trong giờ học. Đôi khi, mắt nhìn lên bảng nhưng tâm trí đang ở lùm cây, bụi cỏ, hay nơi chốn mộng mơ nào đó. Có lẽ chính vì thế, mà chúng không mong muốn được ngồi ở những bàn đầu để tránh được sự chú ý của thầy, cô giáo. Bông là một điển hình cho kiểu học sinh này: “Tao thích ngồi bàn dưới hơn. – Bông bất ngờ từ chối – Ngồi bàn dưới khỏi sợ thầy Tám kêu lên bảng”. Lời bộc bạch thẳng thắn của Bông đã nói lên suy nghĩ của nhiều bạn nhỏ khác, đó là đặc trưng muôn đời của tuổi học trò. Nguyễn Nhật Ánh với những năm tháng ấu thơ tinh nghịch, hiếu động đã “đi guốc trong bụng” những người bạn nhỏ của mình. Chính sự miêu tả gần gũi, chân thực này, đã kéo độc giả nhỏ tuổi đến gần với nhà văn và thế giới mà ông dùng ngòi bút của mình để tạo ra. Nếu cậu bé Khoa trong Bảy bước tới mùa hè phải chịu đòn của thầy Tám vì không tập trung nghe giảng, vẽ ra vở, thì Thiều trong lớp học của Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh lại phải chịu đòn vì tội “viết thư tình”. Thiều bắt chước chú Đàn viết thư tình và gửi cho Xin. Rồi cậu bé ngồi phỏng đoán mọi việc làm của Xin sau khi nhận được thư của mình. Nhưng có một điều cậu bé không tưởng tượng nổi, đó là cô bạn Xin lại “mang thư lên nộp cho thầy”. Và hậu quả nhãn tiền dành cho rung động bất chợt trong giờ học của Thiều là: “Thầy Nhãn kêu tôi lên bảng và trước những cặp mắt tò mò của lũ bạn, thầy bẹo tai tôi đau điếng, gần như xách hẳn người tôi lên khiến tôi xuýt rớt tai, răng nghiến ken két: - Yêu với chả đương! Làm tập làm văn, chính tả còn sai be bét mà bày đặt lăng nhăng!” [2, tr.86] 25
- Những câu chuyện học tập trên lớp muôn hình muôn vẻ của các cô cậu học trò tuổi mới lớn được Nguyễn Nhật Ánh miêu tả rất chân thực và sinh động. Không phải cô bé, cậu bé nào cũng chuyên tâm chú ý nghe giảng khi ngồi trên lớp, lứa tuổi học trò muôn đời vẫn thế, tâm lí trẻ con, vẫn thích làm việc riêng trong lớp, thích nghịch ngợm và thích suy nghĩ vẩn vơ, mơ mộng. Nguyễn Nhật Ánh không né tránh khi miêu tả thế giới hiện thực của tuổi học trò. Vì vậy nhân vật “tuổi hồng” trong truyện của ông được sống đúng độ tuổi của chúng, không hề gượng ép cũng không hề lên gân, gồng mình theo ý muốn nhà văn. Ngoài chuyện học hành trên lớp, việc học hành của tuổi mới lớn còn được Nguyễn Nhật Ánh chú ý miêu tả trong không gian gia đình, làng xóm. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là câu chuyện kể về một cậu bé Tường luôn hâm mộ anh trai là Thiều, sẵn sàng làm thay anh những việc nhà, kể cả chịu đòn thay anh, chỉ vì tự nhận mình học dốt hơn anh và mong muốn sau này anh trai sẽ trở thành “Đại tướng” hay“Bộ trưởng” Cậu bé rất phục anh trai mình, liên tục xuýt xoa:“Thích quá! Không biết bao giờ em mới được học giỏi như anh” [2, tr.51]. Đó là ước mơ của một đứa trẻ được phát ngôn qua trang văn của Nguyễn Nhật Ánh. Với tuổi thơ, bên cạnh những cuộc vui chơi, những mơ mộng công chúa, hoàng tử, chúng luôn khao khát học hành giỏi giang để tự tin với bạn bè và trở thành niềm tự hào của cha mẹ. Ngược lại với anh Thiều, cậu em Tường học thì “ì ạch”, nhưng lại là một câu bé rất ham đọc sách, ngoài những khi làm việc nhà cứ lúc nào rảnh là Tường lại đọc sách: “Bất cứ lúc nào rảnh là nó lại lôi sách ra say sưa dán mắt vào những trang chữ. Nằm bò ra trên cỏ hàng giờ để đọc sách đối với nó là một điều vô cùng thú vị. Nó đọc sách cả khi ngồi thõng chân trên thành giếng hay đang vắt vẻo trên cành ổi sau vườn”[2, tr.52]. 26
- Sách Tường đọc đa phần là truyện cổ tích. Có lẽ chính những cuốn sách này đã nuôi dưỡng thế giới tâm hồn của Tường, cho cậu bé một trí tưởng tượng phong phú, những ước mơ đẹp đẽ, trong trẻo và một tấm lòng nhân hậu, vị tha. Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trẻ nhỏ, vì thế luôn được phụ huynh quan tâm. Biết anh được mẹ ưu ái hơn nhưng Tường chấp nhận số phận “hẩm hiu” của mình một cách nhẹ nhõm, miễn sao anh học thật cao để có lí do sau này cho cậu bé tự hào. Phụ huynh nào cũng quan tâm đến việc học của con cái. Khi cậu bé Khoa xin tiền để đi học thêm lớp thầy Tám, dì Liên đã rất xúc động mà không hề biết rằng Khoa đang “đánh lừa” dì để vào học cái lớp mà cậu đã học qua rồi: “- Ờ cháu lớn rồi mà dì không để ý! Dì âu yếm đặt tay lên vai Khoa, giọng ngọt ngào như làm từ mía: - Dì nói là nói thế thôi. Cháu mà để tâm đến việc học, dù chỉ bằng nửa con mắt thôi, dì cũng đã vui lắm rồi!”[3, tr.29]. Dì Liên trong Bảy bước tới mùa hè hay mẹ của anh em Thiều, Tường trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là đại diện cho kiểu nhân vật người lớn, luôn quan tâm đến việc học hành của con trẻ, xúc động, vui mừng khi chúng chịu để tâm đến việc học tập. Nhưng đang ở độ tuổi mới lớn, với những đặc trưng tâm lí chung của lứa tuổi, không phải khi nào những đứa trẻ ấy cũng coi trọng việc học hành như người lớn mong muốn. Đối với lứa “tuổi hồng”, tuổi mới lớn những rung động chớm nở, những cuộc nô đùa luôn có sức hấp dẫn đặc biệt hơn so với ngồi vào bàn học bài. Cậu bé Thiều ngồi hàng giờ trước bàn học, kể cả khi đã học xong hết bài vở chỉ vì trốn làm việc nhà. Còn với Khoa, kể cả khi thầy Tám đến dạy kèm tại nhà rồi cậu bé cũng “không ngại” việc trốn học để đi chơi với Mừng, Trang Đó là những nét vẽ gần gũi, sống động trong truyện trường lớp, học tập của những cô cậu học trò. 27
- Tuổi mới lớn bên cạnh bức tranh về cuộc sống hồn nhiên, tinh nghịch của lứa tuổi các em, Nguyễn Nhật Ánh cũng kể những câu chuyện cảm động về những cảnh ngộ đặc biệt của trẻ em trong tác phẩm của mình. Đáng ra ở lứa tuổi này các em chỉ có hai nhiệm vụ là học và chơi nhưng có những đứa đứa trẻ không được may mắn như thế. Đó là câu chuyện cô bé Mận tháng nào cũng đứng gần bét lớp: “Mỗi khi thầy, cô giáo ra bài tập, sắp đến ngày nộp bài, nó toàn mượn tập của tôi để chép. Lần đó tôi hỏi con Mận “Sao mày học ngu thế?”. Nó không đáp chỉ cúi đầu nhìn xuống chân. Tôi lại hỏi: “Về nhà mày không bao giờ học bài à?”. Nó vẫn không đáp nhưng tôi thấy nó lấy tay quẹt nước mắt”[2, tr.130]. Hóa ra lí do Mận hàng ngày phải mượn vở của bạn chép bài rất đáng thương, là vì cô bé phải chăm sóc cho người bố bệnh tật bị mẹ nhốt trên gác nên không có thời gian để chuẩn bị bài vở Rồi câu chuyện của cậu học trò Mừng, phải bỏ học giữa chừng để ở nhà phụ giúp bà, vì bố mẹ mất sớm, trong nhà không có người chèo chống, Mừng cũng không đủ tiền để theo đuổi việc học hành. Ở tuổi học trò, lẽ ra các em chỉ quan tâm với chuyện sách vở trường lớp, bạn bè vui chơi thì có bao đứa trẻ đã sớm phải lo toan, mưu sinh, cơm áo. Câu chuyện về những đứa trẻ thiếu thốn, vất vả, nhọc nhằn khiến bạn đọc cảm thương sâu sắc. Để sáng tác văn học cho thiếu nhi, trước hết Nguyễn Nhật Ánh là một người bạn của thiếu nhi, chính xác hơn là một người bạn lớn của thiếu nhi. Nhà văn cùng các em chia sẻ tâm sự, chia sẻ những thú vui, chia sẻ những suy nghĩ. Nhưng đồng thời nhà văn cũng mang đến cho các em sự hiểu biết, đóng vai trò là một người dẫn đường thông minh và tỉnh táo để định hướng cho các em. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh trước hết là những cuốn sách bổ ích cho thiếu nhi. Nhà văn mượn lời nhân vật ông Mười khòm nói với con trẻ: “Con người 28
- không học chẳng khác nào bị khòm. Suốt đời chỉ nhìn xuống đất không thể ngước mắt lên trời như thiên hạ”[3, tr.197]. Rồi ông lấy cái lưng khòm khiếm khuyết của mình để làm lời khuyên cho Mừng, cả đời ông sống với cái lưng khòm đi lại khó khăn, đi đâu cũng cần có người giúp đỡ. Ôngví người không học cũng giống như người bị khòm lưng. Quả thực, bài học giáo dục trong truyện Nguyễn Nhật Ánh rất tinh tế nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc. Đó là lí do đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh “Trẻ em khen hay, phụ huynh khen tốt”. “Tuổi hồng” với học tập trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, ngoài những bài học từ sách vở, trường lớp, nhà văn còn đem đến cho các em những bài học ý nghĩa từ thực tế cuộc sống. Các em được trải nghiệm, học tập qua những trang viết xúc động về tình anh em, tình làng nghĩa xóm mà nhà văn đem đến. Ở Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, sau khi xảy ra lũ quét, miền quê vốn đã nghèo khó lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Lũ quét đi qua, khiến các bậc cha mẹ phải lo chạy ăn từng bữa, thịt cá đã gần như vắng bóng trong các mâm cơm đạm bạc, đám trẻ con chẳng còn nô đùa như trước Lúc này, gia đình Mận lại gặp biến cố cháy nhà, cha bị nghi là đã mất, mẹ bị công an tạm giữ. Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Nhật Ánh đã thổi bừng lên ánh sáng của tình làng nghĩa xóm cho câu chuyện. Mẹ Thiều không ngại hoàn cảnh gia đình khó khăn mà đón Mận về chăm sóc, yêu thương như người con trong gia đình. Bà không khỏi xót thương rơi nước mắt, lo lắng cho gia đình của bé Mận. Hay khi ông Tám Tàng bế đứa con mắc bệnh ngớ ngẩn lánh xa cộng đồng để con bé được sống trong thế giới mộng mị của nó, thì câu chuyện về con ma cọp ở xóm Miễu cũng được thêu dệt lên, để trẻ con không lại gần phá vỡ thế giới của cha con ông. Điều đó thể hiện sự cảm thông của dân làng dành cho cha con ông Tám Tàng. Văn hóa “trọng tình” của dân tộc Việt Nam được biểu hiện rõ ràng nhất ở truyền thống “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, “Lá lành đùm lá rách” mà nhà văn đã khéo léo đem đến cho bạn đọc nhỏ tuổi. Sự yêu thương, quan 29
- tâm, chia sẻ chân thành đó chính là sức mạnh để con người vượt qua những khó khăn, cùng bao dung độ lượng, bảo vệ và che chở cho nhau. Ngày nay, trước nhịp độ phát triển mau chóng của xã hội, đôi khi khiến người ta quên đi những câu chuyện tình người mà sống xa lạ với nhau hơn thì những câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh như một dòng nước mát, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giúp các em học được những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình người, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước! Ở Bảy bước tới mùa hè, câu chuyện về chú bé Mừng ngày ngày giúp ông Mười khòm đi lại dễ dàng hơn cũng gây xúc động với độc giả. Đó là bài học về lòng thương người, giúp đỡ người lớn tuổi, khuyết tật đầy ý nghĩa nhân văn dành cho trẻ nhỏ. Không chỉ khơi gợi những chủ đề trường lớp, học tập của “tuổi hồng”, với kinh nghiệm của một nhà giáo dục, Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến cho con trẻ những bài học mang tính nhân văn sâu sắc để các em rèn luyện đạo đức, tính cách của mình. Nhìn tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ở khía cạnh này, có thể nói nhà văn đã truyền thụ cho các em những “kĩ năng sống” quý báu. Các em tiếp thu, học tập những lời răn dạy giáo dục hết sức tự nhiên, nhẹ nhàng không hề giáo điều, khô khan. Mỗi một câu chuyện mà Nguyễn Nhật Ánh mang đến cho các bạn đọc nhỏ tuổi đều có thể trở thành những bài học thiết thực bổ ích. Các bạn thiếu nhi yêu thích và say mê tìm đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh có lẽ vì các em không cảm thấy mình đang được, hay đang bị “dạy dỗ” mà chỉ đơn giản là mình đang được nghe “chú Ánh” tâm sự và chia sẻ. Nguyễn Nhật Ánh từ đó cũng góp một tiếng nói quan trọng trong sự nghiệp “trồng người” của dân tộc! Rõ ràng, sứ mệnh của văn học thật lớn lao:“Nếu sự tồn tại và phát triển của dân tộc, cũng như nhân loại trong tương lai gần và xa là đặt vào thế hệ thiếu nhi thì câu chuyện về văn học thiếu nhi, câu chuyện về món ăn tinh thần 30
- cho thiếu nhi chúng ta bàn hôm nay và ở đây không thể xem là một câu chuyện “nhỏ”, “ngoài lề” mà là câu chuyện nghiêm trang của tất cả mọi “người lớn”, của các bậc cha mẹ, của các thầy cô và cố nhiên của tất cả những người viết cho thiếu nhi, của tất cả những ai quan tâm và có trách nhiệm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi” (Tạp chí Văn học số 5/1993). Có thể nói, một trong những đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi là tính giáo dục, và điều này đã được Nguyễn Nhật Ánh chuyển tải một cách xuất sắc qua tác phẩm của mình. Song điều đặc biệt là đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh người ta có thể học tập được nhiều điều nhưng lại không cảm thấy đó là những điều giáo huấn nặng nề. Ngược lại tính giáo dục trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh rất tự nhiên, rất nhẹ nhàng mà thấm thía, đúng như nhận xét của nhà thơ Trần Đăng Khoa: “người giáo dục không có cảm giác mình bị giáo dục” (trích Kính vạn hoa tập 2). 2.2. “Tuổi hồng” với những trò chơi bất tận Đứa trẻ nào cũng thích được vui chơi, bởi vui chơi là một phần tất yếu của cuộc sống trẻ thơ. Và trò chơi là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn tuyệt vời của tuổi thơ, ngay cả lứa “tuổi hồng”, tuổi mới lớn. Là một cây bút chuyên viết cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh đã thấu hiểu sự “quyến rũ” của những trò chơi gắn liền với các bạn nhỏ. “Tuổi hồng” - tuổi mới lớn trong các tác phẩm của ông được sống trong khung cảnh đầy sắc màu hấp dẫn của những trò chơi đa dạng, phong phú. Trong hai truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè của Nguyễn Nhật Ánh, “tuổi hồng” được vui chơi thỏa thích. Trước hết, là thế giới trò chơi giản dị, dân dã và những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc cộng đồng. Thực ra, mỗi trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi giải trí của trẻ con mà còn chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Từ đó, mỗi trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn 31
- trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu, tình gia đình, tình quê hương, đất nước. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của trò chơi dân gian với thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh đã dành khá nhiều trang sách của mình để tái hiện lại những trò chơi truyền thống cần được lưu giữ, in dấu bản sắc của cộng đồng. Trò chơi trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh thường gắn với khung cảnh thiên nhiên vạn vật. Thiên nhiên là một phạm trù được mở rộng trong cách nhìn nhận và khám phá của thế giới tuổi thơ. Bạn đọc nhỏ tuổi từng được sống với những khung cảnh thiên nhiên kì diệu trong Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Quang Sáng), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Hương sữa đầu mùa (Lê Cảnh Nhạc), Cỏ may ngày xưa (Trần Thiên Hương) Và trong truyện viết cho “tuổi hồng”, tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh cũng dành một phần tác phẩm để miêu tả thiên nhiên trong mối quan hệ gắn bó giữa các em với thế giới tự nhiên – thiên nhiên trong bản chất tò mò, ham muốn khám phá của trẻ thơ. Tuổi mới lớn khám phá những điều lí thú bổ ích của thiên nhiên qua việc chơi. Thiên nhiên là không gian nô đùa, cũng là nơi cung cấp những “đạo cụ” để cho các nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh được hòa mình vào các cuộc chơi vui vẻ. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh tái hiện lên trước mắt người đọc là những đứa trẻ của vùng quê nghèo với những trò chơi dân dã, bình dị, gắn liền với thiên nhiên, vạn vật. Nơi đây chỉ một khoảng vườn, bờ rào, một góc nhà hay bên bờ giếng đều có thể trở thành những sân chơi đích thực cho các em. Để các em có thể bầu bạn với hết thảy vạn vật xung quanh, có thể lắng nghe mọi âm thanh của cây cỏ, trò chuyện với muôn loài, giao cảm hòa đồng với thiên nhiên. Cậu bé Tường hiền lành, chăm chỉ, tâm hồn mơ mộng, luôn hứng thú với những trò chơi nhẹ nhàng. Khi Thiều rủ Tường trốn ngủ trưa ra trước cửa trạm xá đang xây để chơi trò ném đá, Tường đã lo lắng thuyết phục anh hái nhụy hoa phượng để chơi đá gà. Đây là trò chơi khá quen thuộc của trẻ em nông thôn 32
- trước kia mỗi độ hè về, hoa phượng nở rộ: “Nhụy phượng có cọng dài và mảnh, đầu hạt gạo, màu nâu. Trẻ con bọn tôi hay chơi trò đá gà bằng nhuỵ hoa phượng. Hai con gà là hai cái nhụy móc đầu vào nhau, giựt mạnh, đầu gà nào đứt trước là gà ấy thua”[2, tr.44]. Chỉ với những nguyên liệu dễ kiếm và cách thức chơi đơn giản, trò chơi đá gà bằng nhụy phượng, bình dị vậy thôi mà có sức hấp dẫn và đã làm mê đắm không biết bao thế hệ tuổi thơ. Không một đứa trẻ nào ở làng quê trước đây mà chưa từng chơi những trò chơi dân dã này! Vốn khôn ranh, tinh quái nên trong gia đình Thiều thường khiến em trai bị đòn oan.Và mỗi lần khiến em phải chịu đòn thay, Thiều lại nghĩ ra những trò chơi hợp với sở thích của em để “bù đắp” cho em. Thiều an ủi bằng cách hứa sẽ dẫn em Tường đi bắt ve sầu. Nghe lời an ủi của anh trai, cậu bé như quên hết những vết roi lằn trên lưng, vô cùng thích thú: “- Khi nào hè tới, lũ ve sầu trở lại, tao sẽ dẫn mày đi rình bắt ve ve. - Ôi thích quá! Bắt bằng mủ mít hở anh? - Ờ, bằng mủ mít. Tao sẽ vót hai cái que thật dài. Mày một cái, tao một cái. Rồi mình bôi mủ mít lên đầu que. - Em biết rồi như năm ngoái chứ gì?”[2, tr.99]. Thế rồi, Thiều nhớ lại: “Năm ngoái hai anh em tôi trưa nào cũng dọ dẫm ven bờ rào rình bắt ve ve dưới cái nắng chói chang Chiều nào đi bắt ve về, mặt tôi và mặt Tường cũng đỏ lơ đỏ lưỡng, đầu tóc xơ xác và đỏ quạch như hai cây chổi rơm. Mẹ tôi la một trận dọa méc ba, khiến tôi và Tường sợ xanh mặt nhưng qua hôm sau hai anh em lại trốn ngủ trưa lẻn ra sau hè, cầm que dọc các bờ rào để ngóng tìm lũ ve đang đồng ca râm ran trên các tán cây” [2, tr.99] Có đứa trẻ con nào ở nông thôn mà chưa trải qua trò chơi bắt ve bằng mủ mít. Những trưa hè trốn ngủ đi bắt ve, có khi bị ăn đòn oan vì ham chơi mà bọn trẻ vẫn không thể từ bỏ được. 33
- Tuổi thơ còn gắn liền với những ngày chơi trò đánh trận giả, mà mỗi khi nhìn thấy cây“bời lời nhiều trái” bọn trẻ không thể nào kiềm lòng được: “Chỉ cần một ống trúc bằng hai gang tay, chúng tôi tự chế ra một nòng súng rỗng và một que thụt. Khi bắn, chúng tôi nhét quả bời lời ở hai đầu ống trúc rồi dùng que thụt mạnh: đạn bời lời bắn ra kèm theo một tiếng“bốp”. Trúng phải đạn bời lời không đau lắm, nhưng vạt áo dính lốm đốm nhựa xanh” [2, tr.140]. Đôi khi mải chơi trò đánh trận giả bằng súng bời lời, đám trẻ cũng bị mẹ mắng mỗi khi đem áo đi giặt, nhưng trò chơi ấy vẫn đầy “cám dỗ” đối với chúng. Những trò chơi bất tận với “đạo cụ” đơn giản từ thiên nhiên gần gũi với “tuổi hồng” đi vào các trang văn của Nguyễn Nhật Ánh thật tự nhiên. Nào là chơi đá gà bằng nhụy phượng, bằng cỏ gà, bắt ve sầu, đặt con sâu cuốn chiếu lên tay chọc vào thân nó rồi thích thú nhìn nó co rúm người lại, cho chuồn chuồn cắn rốn để biết bơi, cùng chụm đầu chơi với con bổ củi cả buổi sáng, hay đánh trận giả bằng súng bời lời Tất cả đã góp phần tạo nên một thế giới tuổi thơ đầy màu sắc, đầy phong vị làng quê. Nguyễn Nhật Ánh có những kỷ niệm đặc biệt gắn bó với thôn quê. Ông kể về dải đất trắng miền Trung với một giọng tự hào: “Người Việt Nam mình ai mà chưa từng lưu giữ những xúc cảm với thiên nhiên. Việt Nam là đất nước nông nghiệp, của làng quê mà. Nơi tôi sinh ra cũng vậy, bên này là biển, bên kia là rừng núi, đồng bằng chỉ có một xíu vậy thôi”. Cũng vì lẽ đó, Nguyễn Nhật Ánh dành cho thiên nhiên, quê hương xứ sở thứ tình cảm rất tự nhiên, trong sáng. Ông thổi tình yêu ấy vào nhân vật, vào mọi giác quan của người đọc. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác phẩm được Nguyễn Nhật Ánh gửi gắm những lát cắt đẹp nhất, sống động nhất về thiên nhiên. Và thế giới “tuổi hồng” trong tác phẩm của ông luôn gắn liền với tiếng mời gọi đầy hấp dẫn của thiên nhiên vạn vật. 34
- Những trò chơi dân gian mang bản sắc cộng đồng trong tác phẩm được tất cả bọn trẻ trong xóm cùng chơi với nhau. Không gian nô đùa của các em là khoảng đất trống ngoài nghĩa trang, sân nhà ông Xung bốc thuốc, nhà thầy Nhãn Ở đó các em được hòa mình vào cùng bạn bè với những trò chơi dân gian quen thuộc như chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, chơi bi, chơi đồ hàng, chơi u, chơi cướp cờ Tác giả để cho độc giả của mình cùng nhập cuộc với các bạn nhỏ. Đọc những trang văn của ông, người đọc hình dung được một không gian ngập tràn những tiếng hát đồng dao quen thuộc với tuổi thơ. Thế giới tuổi hồng, tuổi mới lớn trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh bừng sáng với những đứa trẻ nối đuôi “rồng rắn”, vui vẻ, háo hức nô đùa. Nguyễn Nhật Ánh đã làm sống dậy những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc mà ở xã hội hiện đại đang ngày càng mai một. Những trò chơi này làm cho độc giả nhí bị cuốn hút, hấp dẫn cùng vui đùa với những người bạn nhỏ trong tác phẩm, và cũng làm cho độc giả là người lớn có được một tấm vé trên sân ga kí ức trở về tuổi thơ của mình! Nếu tuổi thơ trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được ghi dấu bởi những trò chơi dân gian quen thuộc, thì đến với Bảy bước tới mùa hè người đọc lại được bước sang một thế giới khác với những cậu bé “siêu quậy”, nghịch ngợm, phá phách, lém lỉnh và hoạt bát. Không chỉ bị quyến rũ bởi những trò chơi dân gian, những đứa trẻ hiếu động trong Bảy bước tới mùa hè lại thích thú những trò chơi phiêu lưu, mạo hiểm của tuổi mới lớn. Hình ảnh cậu“phù thủy” Khoa cưỡi chổi bay treo “tòong teng” trên nhánh ổi trong “một ngày đầu hè tuyệt đẹp” nghêu ngao câu hát không đúng phép tắc âm nhạc nhưng rất rực rỡ và trữ tình: “Trên chiếc chổi bay này tôi nhớ em Giữa cơn gió lạnh tê người này tôi nhớ em”[3, tr 8]. 35
- Có thể nói, Nguyễn Nhật Ánh đã nắm bắt rất nhanh nhạy thị hiếu của trẻ nhỏ, nhà văn đã từng xây dựng thành công những nhân vật phù thủy ngộ nghĩnh, đáng yêu trong tác phẩm nổi tiếng Chuyện xứ Lang Biang. Tuy không có những phép lạ giống như những bạn phù thủy “thực thụ” trong Chuyện xứ Lang Biang, sự hóa thân thành phù thủy của Khoa chỉ là một trò chơi của một đứa trẻ hiếu động và nó được lặp đi lặp lại trong tác phẩm. Mỗi lần hóa thân là một lần chàng phù thủy đang tuổi mới lớn “kín đáo” bày tỏ tình cảm với cô bạn hàng xóm. Trong khi đó, cậu bé Mừng lại thích hóa thân thành tướng cướp giống như trong những cuốn truyện tranh hay đọc. Cậu thích thú tận dụng cơ hội trả thù Ninh cho Khoa để được đóng vai “tướng cướp” trong rừng xanh. Những “tướng cướp” được “đạo diễn” Mừng phân chia vai cụ thể: Bông sắm vai tướng cướp Độc Nhãn Long, Mừng trong vai Hiệp Sĩ Rừng Xanh, còn Khoa trong vai Bàn Tay Máu. Các “tướng cướp” cũng chuẩn bị quần áo, mũ trùm và đeo kiếm bằng gỗ, phết sơn đen. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh miêu tả những “tướng cướp” qua các cuộc đối thoại hài hước của trẻ nhỏ: “- Tên kia, giơ hai tay lên! Ninh run run làm theo mệnh lệnh, vẫn ngồi bệt dưới đất, miệng mếu xệch: - Các ông là là ai?”[3, tr.74] Rồi không ngừng lo lắng: “- Mấy ông đừng giết con! – thằng Ninh bật khóc hu hu – Con xưa nay ăn ở hiền lành có làm nên tội gì đâu! [3, tr.76] “- Ối! ối! Chết con rồi! – Ninh bật la hoảng - Chết gì mà chết! – Khoa nạt, cố nín cười – Cho tụi tao cưỡi ngựa chút coi!” [3, tr.78]. Các “tướng cướp” với đủ “đồ nghề” nhưng chỉ cần “cưỡi ngựa” trên bụng của con tin. Nguyễn Nhật Ánh đã thật sự am hiểu quy tắc, luật chơi để nhập cuộc với những người bạn nhỏ của mình. Những đoạn văn miêu tả của Nguyễn 36
- Nhật Ánh dành cho ba “tướng cướp”, với ngôn ngữ dí dỏm, hài hước không khỏi làm độc giả nhỏ tuổi bật cười khoái trá vì những trò đùa nghịch quen thuộc, mà còn làm cho những độc giả là người lớn bất giác mỉm cười về một tuổi thơ “dữ dội” đã xa. Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một người bạn với trẻ em một cách thực thụ để chứng kiến hết những trò nghịch ngợm của những người bạn nhỏ xung quanh mình. Nối tiếp những trò nghịch ngợm đó là trò vẽ bậy vào vở để giải khuây: “Khoa vẽ một người đàn ông. Vẽ thì vẽ thế thôi chứ Khoa chẳng có chủ đích vẽ ai. Khoa vẽ mặt người, thêm khúc mình, rồi thêm tay chân. Tay và chân dài loằng ngoằng trông gớm ghiếc. Ngắm bức tranh một lúc, Khoa loay hoay vẽ thêm râu. Loay hoay thêm lúc nữa, trên đầu người đàn ông mọc thêm hai cái sừng. Lúc này Khoa bắt đầu nghĩ đến thầy Tám thế là Khoa bổ sung thêm cái đuôi cho hình nhân dị dạng kia. Rồi Khoa khoái trá ghi hai chữ “thầy Tám” thật to bên dưới bức chân dung”[3, tr 43]. Vô số những trò nghịch ngợm đã mang đến tai họa giáng xuống đầu Khoa. Những trận đòn từ dì Liên, thầy Tám, rồi luôn ở tâm trạng nơm nớp lo sợ thầy về nhà mách dì Tâm trạng của Khoa cũng là tâm trạng chung của những đứa trẻ ham chơi, hiếu động mà gần gũi, chân thực với lứa tuổi mới lớn. Nhìn trẻ em ở góc độ đặc trưng tâm lí, tính cách, Nguyễn Nhật Ánh đã cung cấp cho người đọc một góc nhìn đầy đủ về vô vàn những trò chơi, nghịch ngợm gắn liền với tuổi mới lớn với đặc trưng của lứa tuổi này! Song, dù nhà văn có miêu tả những trò chơi dân gian hay những trò chơi hiện đại, thì độc giả nhỏ tuổi cũng đều thấy thân thuộc, gần gũi với thế giới của mình. Nó giống như một phần cuộc sống của thế giới “tuổi hồng” - tuổi mới lớn và sẽ trở thành một mảng kí ức mà các em sẽ mang theo khi trưởng thành! 37
- 2.3. “Tuổi hồng” với trí tƣởng tƣợng đầy sắc màu Mộng mơ, giàu trí tưởng tượng là một trong những đặc tính chung của tâm lí lứa tuổi mới lớn. Những rung cảm, những biến đổi tâm lí tinh tế của các em đều bắt đầu từ những mơ mộng không giới hạn. Nguyễn Nhật Ánh cũng hào phóng dành tặng cho nhân vật của mình trí tưởng tượng phong phú, để mộng mơ nuôi lớn tuổi thơ, chắp cho các em đôi cánh để say mê theo đuổi những điều tốt đẹp, đôi khi mơ mộng đưa các em thoát li thực tế cuộc sống của mình. Thế giới “tuổi hồng” - tuổi mới lớn trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, được ghi dấu bằng những xúc cảm trong trẻo, những mơ mộng, tưởng tượng ngô nghê của tuổi mới lớn. Khi còn là trẻ con, ông Bụt, bà Tiên luôn có thật và tồn tại trong đầu óc của bất cứ đứa trẻ nào. Tin vào truyện cổ tích là một trong những niềm tin “sắt đá” nhất của trẻ con cho đến khi chúng trở thành người lớn. Đại diện cho kiểu trẻ em mơ mộng này là Tường. Tường học thì “ì ạch” nhưng rất ham đọc sách, lại chỉ thích đọc truyện cổ tích, Tường có thể thuộc vanh vách nhiều truyện cổ tích, trong đó đặc biệt mê truyện cổ tích “Cóc tía”. Và cậu bé cũng nuôi một con cóc, đặt tên cho nó là Cu Cậu. Cứ rảnh rỗi lại mang cái vỉ đập ruồi đi săn ruồi làm thức ăn cho con Cu Cậu. Dù Cu Cậu không có phép lạ như con cóc tía trong câu chuyện Tường hay đọc, nhưng Tường thực sự coi Cu Cậu là một người bạn, em có thể ngồi chơi cùng Cu Cậu cả buổi mà không thấy chán, để rồi khi Cu Cậu bị bắt mất “Tường giống như kẻ bị nỗi buồn đánh gục. Nó không còn là đứa trẻ vui vẻ, hoạt bát như mọi ngày”[2, tr 233]. Tường hay kể chuyện “Cóc tía” cho Thiều nghe, ở cuối chuyện là cảnh anh thư sinh nghèo nhờ viên ngọc của cóc tía mà lấy được công chúa. Lúc kể đến đó, Tường ngập ngừng hỏi anh:“Công chúa có thật trên đời không anh Hai?”[2, tr 307]. Trong tâm thức, Tường luôn tin có sự hiện diện của công chúa trên thế giới này. 38
- Có những mơ mộng “Hoàng tử” thì ắt hẳn sẽ có những mơ mộng “Công chúa”. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh xây dựng một câu chuyện vô cùng cảm động về em bé Nhi và ông Tám Tàng cha em. Nhi bị tai nạn trong một lần xem xiếc, hình ảnh cuối cùng trong trí tưởng tượng của cô bé là cảnh Công chúa, Hoàng tử. Chính vì vậy, dù thoát khỏi lưỡi hái tử thần, nhưng cô bé lại mang căn bệnh ngớ ngẩn, lúc nào cũng nghĩ mình là Công chúa. Ông Tám Tàng vì thương con, không muốn làm con đau khổ nên đã dọn về xóm Miễu ở, tách mình khỏi làng xóm sống với con. Ông tự đóng vai là “Phụ vương” và gọi con là “Hoàng nhi”, tự may những bộ quần áo“công chúa” và “đức vua” với cây kiếm gỗ, vương miện để con gái mình được sống vui vẻ trong thế giới của cô bé. Dân làng thấy hoàn cảnh đáng thương của cha con ông Tám Tàng nên cũng bịa ra câu chuyện ma cọp ở xóm Miễu để bọn trẻ con không bén mảng đến quấy nhiễu cha con ông! Nhưng trong cái màn sương mờ ảo của kí ức, Nhi vẫn nhớ đến Tường, nhớ đến những kỉ niệm đẹp đẽ khi còn được vui vẻ, chơi đùa bên Tường và những lần Tường bảo vệ, che chở cho cô bé khỏi sự chọc ghẹo của bạn bè. Chính những mảnh kí ức vụn đó đã khiến cho cô “Công chúa” tìm đến bên giường bệnh của Tường gọi hai tiếng “Phò mã”. Sự xuất hiện của “Công chúa” không làm Tường bất ngờ. Trong tâm trí của cậu,“Công chúa” luôn là nhân vật có thật và tồn tại ở đâu đó xung quanh cậu,“Công chúa” đã trở thành động lực để Tường vượt qua sự đau đớn của bệnh tật để đứng lên. Khi hiểu ra công chúa chính là cô bé Nhi ngày nào bị mắc bệnh ngớ ngẩn, Tường không thất vọng hay tỏ vẻ ngạc nhiên, ngược lại cậu vẫn tràn ngập niềm vui, niềm yêu thương đầy nhân ái với công chúa. Chính điều này đã giúp Nhi bừng tỉnh khỏi giấc mộng công chúa bấy lâu, lấy lại hoàn toàn kí ức của mình, trước sự vỡ òa cảm giác hạnh phúc của người cha khắc khổ! Phải chăng con Cu Cậu mà trước đây Tường hết lòng chăm sóc yêu thương thực sự là con cóc tía có phép lạ và nó trả ơn cho chủ nhân bằng cuộc gặp gỡ của công chúa và hoàng tử, 39
- để vượt qua đau đớn và bệnh tật. Quả thực, câu chuyện cảm động và giàu tính nhân văn ấy đã làm thổn thức bao trái tim bạn đọc. Không giống như Tường, Thiều là một đứa trẻ sống thực tế và có phần ranh mãnh hơn em trai. Nhưng dù thông minh, lém lỉnh đến đâu, Thiều vẫn là một đứa trẻ, trong đầu vẫn chất chứa đầy những mơ mộng. Thiều tin vào “hoa tay và những điều kì diệu mà chú Đàn giải thích về “hoa tay”: “Hoa tay là những vân tay hình tròn ở mỗi đầu ngón tay. Hoa tay có càng nhiều thì vẽ càng đẹp. Nếu con có mười cái hoa ta, con sẽ vẽ đẹp nhất lớp. Con viết chữ cũng đẹp nhất lớp” [2,tr.10] Và rồi cậu bé không khỏi buồn phiền vì mình chỉ có hai chiếc “hoa tay”, còn em Tường có đến sáu chiếc, riêng cô bé Mận thì ngón nào cũng có. Từ ngày biết mình có “hoa tay”, Thiều nâng niu và dành mọi sự ưu ái cho cho hai ngón tay ấy “như trong một gia đình có mười đứa con thì chỉ có hai đứa con học giỏi”. Mỗi khi rảnh dỗi cậu bé thường mang những ngón tay của mình ra để ngắm nghía. Và cậu bé Thiều cũng tin là những hạt nước trên cơ thể, đều cần phải phơi ra ánh nắng để hong khô. Khi rửa tay, rửa chén, ngay cả khi tắm đều cần phải đưa tay ra bậu cửa sổ để “phơi”. Mận cũng tin vào lí lẽ này của Thiều và với cô bé ngay cả những giọt nước mắt trên khuôn mặt khi bị đánh đòn, khi buồn cũng đều có thể hong khô: “- Mày đang phơi hai bàn tay theo kiểu mới à? Lần khác tôi hỏi, khi thấy nó hai tay chống lấy cằm, cùi tay tựa lên bậu cửa sổ, thừ mặt trông ra. - Không, mình có phơi hai bàn tay đâu. - Nó đáp, giọng rầu rầu - Mình đang phơi khuôn mặt. - Mặt mày làm sao mà phơi? Mày vừa tắm xong à? - Không. Mẹ mình vừa đánh đòn mình. Tôi không hỏi nữa.Vì tôi hiểu rồi. Con Mận đang hong khô những giọt nước mắt. Tội nó ghê!”[2, tr.20]. 40
- Vậy là, nước mắt của những trận đòn roi, cũng như những hạt nước khác trên cơ thể, ánh nắng có thể mang đi, mang theo những nỗi buồn, ấm ức của các bạn nhỏ Mận hay phải phơi khuôn mặt của mình hơn, vì Mận là con gái, hoàn cảnh gia đình lại gặp nhiều khó khăn. Mẹ Mận luôn bị áp lực từ cuộc sống khó khăn, phải lo lắng cho cả gia đình, ba Mận mắc bệnh, mẹ càng trở nên khó tính hơn, khiến cho Mận hay phải chịu những trận đòn vô cớ của mẹ. Và cô bé cũng khóc vì thương người cha bệnh tật, phải sống chui lủi trên gác Giữa bao nhiêu nhọc nhằn của cuộc sống vậy mà cô bé vẫn hồn nhiên, vẫn đầy ắp những mơ mộng. Phải chăng những tưởng tượng và mơ mộng ấy sẽ xóa tan nỗi buồn của em, để em tiếp tục vui chơi như đúng lứa tuổi của mình: “Trẻ con thì không biết nuôi nấng nỗi buồn dài lâu như người lớn”[2]. Với những đứa trẻ nghèo ở nông thôn, cuộc sống vật chất thiếu thốn, khó khăn, ngoài những giấc mơ trở thành công chúa, hoàng tử, chúng còn có một mơ ước thay đổi được hoàn cảnh sống, được sống cuộc sống sung sướng đầy đủ hơn. Khi thấy Tường nhặt được miếng kim loại màu vàng, cả đám trẻ đều tin đó chính là vàng và không ngừng tưởng tượng thay đổi hoàn cảnh, thoát cảnh nghèo nàn phải chạy ăn từng bữa của miền quê mới xảy ra lũ quét: “ - Hay quá! vậy là mình hết nghèo rồi! Tôi sung sướng không kém gì nó: - Ừ, từ nay nhà mình giàu hơn nhà ông Ba Huấn. Tao sẽ nói ba mình xây nhà ba tầng, cao hơn nhà thằng Sơn. - Mua xe ôtô nữa anh há? Nhà thằng Sơn không có ô tô. – Tường háo hức phụ họa. Tôi hào phóng: - Dĩ nhiên rồi. Sẽ mua ô tô ”[2, tr.263]. Cả ba đứa trẻ đã trải qua những giây phút háo hức, hồi hộp chờ mẹ về, để xác thực những giấc mơ nhà giàu mà các em vừa vẽ ra trong trí tưởng tượng 41
- của mình. Nhưng khi biết đó chỉ là miếng đồng không giá trị, các em không giấu nổi sự thất vọng và buồn phiền. Nguyễn Nhật Ánh đã miêu tả rất chân thực tâm lí ngây ngô của trẻ em. Trí tưởng tượng không chỉ khiến cho “tuổi hồng” có những mộng mơ đẹp, mà còn là nỗi sợ hãi trong tâm trí non dại. Chú Đàn là nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đối với tuổi thơ của Thiều và Tường. Hai anh em có hứng thú đặc biệt với những câu chuyện mà chú Đàn kể, tin mọi lời chú Đàn nói một cách vô thức. Trong số những câu chuyện mà chú Đàn kể, hai anh em thích nhất là khi chú Đàn kể chuyện ma. Chuyện ma của chú Đàn chỉ xoay quanh một vài câu chuyện cô Thoan đi hái củi trên rừng bị ma giấu giữa bụi rậm hai ngày, thằng Ghế bị ma trêu vào giờ Ngọ, hay chuyện con ma ở nhà ông Ba Huấn. Thiều và Tường đã nghe chú Đàn kể đi kể lại bao nhiêu lần, nhưng mỗi lần chú kể lại vẫn rất hào hứng và lúc nào cũng tỏ vẻ sợ sệt như lần đầu. Sợ ma là một trong những nỗi ám ảnh của trẻ con, ngay cả những đứa trẻ ở giai đoạn tuổi mới lớn. Bình thường có gan dạ bao nhiêu, có thích những trò chơi mạo hiểm hiếu động thế nào thì tâm thức của mỗi đứa trẻ luôn có một nỗi tưởng tượng đầy ám ảnh đó là “có ma thật”: “Tối nào cũng vậy, vừa cầm cái hột vịt hay chai nước mắm con Mận đưa là tôi cắm đầu cắm cổ chạy vù về nhà, hai con mắt gần như nhắm tịt để tia nhìn khỏi bị hút về phía nghĩa trang. Rất nhiều lần tôi vấp té dọc đường, đồ cầm trên tay bị vỡ nát, về đến nhà nếu lòng trắng lòng đỏ không nhoe nhoét khắp người thì đầu cổ cũng nồng nặc mùi nước mắm”[2, tr.41]. Đám trẻ con trong làng, từ những đứa bướng bỉnh, liều lĩnh như Sơn đến Mận, Xin đều bị ám ảnh bởi con ma cọp ba chân ở xóm Miễu phía sau đồi Cỏ Úa mà người lớn kể lại. Câu chuyện về con ma cọp đã được các em rỉ tai nhau, trở thành một “truyền thuyết” về xóm Miễu, không đứa trẻ nào dám bén mảng đến gần, trò chuyện với nhau chúng cũng cố gắng thì thầm vì sợ ma cọp 42
- nghe thấy! Đó là những suy nghĩ, tưởng tượng đặc trưng thường thấy của lứa tuổi mộng mơ, giàu trí tưởng tượng. Nguyễn Nhật Ánh đã viết rất hay một thực tế trong cuộc sống của các em. Nhà văn như “đi guốc trong bụng” người bạn nhỏ của mình, để thấu hiểu tường tận, những giấc mơ, những nỗi sợ hãi mà các em chưa từng bày tỏ. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, không giống nhau nên những mơ mộng và tưởng tượng của chúng cũng mang những màu sắc, dáng vẻ khác nhau. Khoa trong Bảy bước tới mùa hè luôn tưởng tượng sẽ tự hóa thân cho mình thành một chàng phù thủy trẻ tuổi, cưỡi trên chiếc chổi bay treo trên cây ổi sau vườn. Mặc dù đã không ít lần bị dì Liên dọa đánh đòn, nhưng cậu bé vẫn cứ lấy cây chổi quét nhà của dì để hóa thân làm phù thủy. Còn Mừng thì bị hấp dẫn với những câu chuyện Hiệp sĩ rừng xanh, ao ước trở thành chàng hiệp sĩ, “cướp của người giàu chia cho người nghèo” và có thể “bao bọc công nương của mình suốt đời”. Bảy bước tới mùa hè khép lại bằng hình ảnh co bé Trang tặng cho Khoa đôi giày nhỏ xíu được kết bằng cỏ, nằm lọt thỏm trong lòng bàn tay và nói: “Đó là đôi hia bảy dặm đó anh. Ai có đôi hia này, mùa hè sẽ không còn xa nữa”[3, tr.275]. Cô bạn Trang đã nhắc đến câu chuyện cổ “Đôi hia bảy dặm” để an ủi Khoa khi cậu trở về thành phố để học tập. Trong trí tưởng tượng của cô bé đang tuổi trưởng thành “đôi hia bảy dặm” trong câu chuyện được bước ra ngoài thực tế cuộc sống của các em, trở thành động lực, niềm tin cùng các em đi qua những năm tháng “tuổi hồng”. Khoa cũng tin rằng, khoảng thời gian để trở thành người lớn, để nuôi dưỡng những cảm xúc trong trẻo tuổi thơ cũng không quá xa vời “chỉ chừng bảy bước là tới”. Chính những mơ mộng đó đã trở thành động lực để cậu bé Khoa cũng như bao em nhỏ khác trưởng thành và cho các em có một tuổi thơ đầy sắc màu trong hành trang kí ức sau này. 43
- Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện khả năng am hiểu tường tận tâm lí tuổi thơ. Qua những trang viết của ông, những ngõ ngách trong tâm hồn, trí tưởng tượng phong phú, những mộng mơ không giới hạn của “tuổi hồng” – tuổi mới lớn đều được thỏa sức bay bổng, thể hiện. Miêu tả chân thực nét tâm lí đặc trưng của lứa tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện sự yêu mến cũng như tôn trọng những người bạn nhỏ của mình. Bởi trong các trang văn của ông, các em được sống với tính cách cũng như với những giấc mơ của chính mình. 2.4. “Tuổi hồng” với những rung cảm tình yêu thơ dại “Trẻ em - nghĩ” là một thách thức không nhỏ đối với mỗi nhà văn. Thật khó để bắt kịp tâm lý tuổi thơ trong giai đoạn chuyển động tinh tế của giai đoạn “tuổi hồng” – tuổi mới lớn. Những ý tưởng cảm xúc đều chưa định hình rõ rệt, có đó rồi không, xuất hiện rồi tự xóa đi; có những biểu hiện bất ngờ, lắm khi vượt khỏi cái tư duy lôgic thường tình. Nguyễn Nhật Ánh đang trên đường khám phá thế giới cảm phong phú này. Nhà văn thiên về thể hiện những trạng thái tâm lý tiệm tiến hơn đột biến. Ông nắm bắt tinh tế những trạng thái tâm lý của tuổi mới lớn, phác họa được dáng vẻ đang sinh thành của thế giới nội tâm đầy phong phú và phức tạp này. Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh bên cạnh chủ đề về học tập, vui chơi còn là những câu chuyện về tình bạn, tình yêu. Đối với lứa tuổi thiếu nhi, đặt ra vấn đề tình yêu có vẻ như không phù hợp, nhưng tác giả đã thừa nhận những rung cảm ngây ngô, thơ dại đó một cách rất tự nhiên, không hề né tránh. Dù không đa dạng như ở người lớn, trạng thái cảm xúc này ở lứa tuổi thiếu niên vẫn thể hiện ở nhiều cung bậc, sắc thái mà Nguyễn Nhật Ánh đã tái hiện lại. Trên thực tế những “câu chuyện tình yêu” trong truyện Nguyễn Nhật Ánh chỉ là những “rung động” ban đầu, những biểu hiện “cảm tính” và có thể gọi đó là “tình yêu tuổi học trò”. Đây là một trong những món quà tuyệt diệu nhất mà tạo hóa ban tặng cho “tuổi hồng”, lứa tuổi mới lớn và cũng là một 44
- phát hiện đặc sắc của Nguyễn Nhật Ánh, đánh trúng vào tâm lí của các em nhỏ lứa tuổi này. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh đa phần đều lấy chất liệu từ kí ức của tác giả. Mới đây trên trang facebook cá nhân, Nguyễn Nhật Ánh có đăng một đoạn chia sẻ với độc giả về mối tình đầu của nhà văn:“Mối tình đầu của tôi, tôi đã viết rồi đấy, trong cuốn Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Hồi xưa tôi chính là cậu bé Thiều đi chuyển thư cho chú Đàn và chị Vinh trong truyện ấy, cũng lận thư trong lưng quần qua nhà hàng xóm xin ớt, rồi đưa thư, rồi coi ké thư tình của ông chú, sau đó chép tặng con Xin, ngoài đời “tình đầu” của tôi tên Thu. Có chi tiết này không có trong truyện là bức thư tôi gửi, con bé Thu đem nộp cho thầy giáo, ông thầy kêu tôi lên, khẽ cho mấy khẽ rồi đem bức thư đưa cho ba mẹ tôi. Trời ạ, bức thư tình phát tán đi khắp làng quê, chạy lung tung qua nhà cô dì chú bác Lần đó tôi muốn chui xuống đất làm con giun cho rồi, vì đi đâu cũng bị trêu chọc tối tăm mặt mũi!”[20]. Qua những lời chia sẻ chân thành này của tác giả, có thể thấy, chất liệu làm nên những tác phẩm đặc sắc dành cho “tuổi hồng” của Nguyễn Nhật Ánh đều là một phần kí ức trong kho kí ức khổng lồ của nhà văn. Và nhân vật Thiều chính là nhân vật đóng vai trò kể lại kí ức về mối tình đầu của tác giả cho bạn đọc.“Lá thư tình đầu tiên” mà Thiều viết là dành cho Xin, con ông Xung, một cô bé xinh xắn ngồi cùng bàn, mà Thiều đã “cả ngàn lần làm nó khóc”. Nhưng rồi Thiều nhanh chóng nhận ra sự thay đổi trong tâm lý của mình dành cho cô bạn gái: “Tới lần thứ một ngàn lẻ một, tôi đột ngột hiểu ra tôi hay chọc con Xin khóc vì tôi thích mê tơi vẻ ngúng nguẩy hờn giận của nó. Nhiều đứa con gái lúc bình thường trông chẳng có gì đặc biệt nhưng không hiểu sao khi giận dỗi nom chúng đáng yêu quá chừng”[2, tr.78]. Đến một ngày nhận ra cái vẻ “hờn giận” của cô bạn cùng bàn cũng là lúc chú bé Thiều xôn xao trong lòng và bắt đầu thấy xuất hiện những rung cảm 45
- khác lạ trước cô bạn nhỏ ấy. Ở thời điểm bắt đầu của sự rung động, Thiều đọc được phần đầu của lá thư chú Đàn viết cho chị Vinh. Và Thiều cũng quyết định viết thư cho Xin.“Lá thư tình đầu tiên” của Thiều chỉ có vẻn vẹn hai câu thơ học từ thư của Chú Đàn: “Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”[2, tr.76] Quyết định gửi hai câu thơ “hay hay, ngồ ngộ”, trong tâm hồn non nớt cậu bé Thiều cũng không giải thích được tại sao lại làm vậy. Chỉ biết “nếu nó là chú Đàn thì nhất định con Xin phải là chị Vinh”. Và cách thức đưa thư cũng phải y nguyên như chú Đàn. Thiều sẵn sàng đổi những viên bi yêu thích để có một con “chim xanh” như Tường là“chim xanh” của chú Đàn.“Chim xanh” sẽ gửi thư cho Xin, mặc dù hai đứa ngồi cùng bàn. Ngay sau khi bị Xin mang lá thư nộp cho thầy Nhãn, Thiều giận Xin cả tháng trời và câu chuyện tình cũng nhanh chóng chìm vào quên lãng trong đầu óc cậu bé. Khi nghe Mận kể chuyện ba bị bệnh, phải chăm ba không có thời gian để học, Thiều bắt đầu thích Mận. Những tình cảm ngây thơ, hồn nhiên chỉ được khẳng định bằng lời thừa nhận của Thiều:“Bây giờ tao chỉ thích chơi với mày!”[2, tr.140] và sự cảm động của Mận:“Mình thích chơi với bạn lâu rồi!”[2, tr.141]. Tâm trạng băn khoăn, mơ hồ, không rõ ràng, toát lên sự ngây thơ, vụng dại của “tuổi hồng” lần đầu biết đến những cảm xúc mới mẻ. Thế rồi, tình cảm của Thiều dành cho Mận ngày một rõ ràng hơn khi biến cố lớn của gia đình Mận xảy ra. Có thể gọi tên đó là tình thương, nhưng trong cái tình thương rộng lớn ấy lại bao hàm cả chút tình yêu, rung động đầu đời của Thiều. Đặc biệt sau hôm sang nhà Mận ngủ, những biến thái tinh vi, những chuyển động tinh tế trong tâm hồn hai đứa trẻ mới lớn càng được bộc lộ rõ nét. Thiều đánh nhau và luôn cảnh giác với Sơn vì những lời đùa ác ý dành cho gia đình Mận. Thiều cũng bắt đầu biết “ghen tuông” vì sự thân thiết giữa em trai với Mận. Điều này 46
- được tác giả miêu tả kĩ lưỡng trong chương 48 (Tôi ngứa mắt) và chương 49 (Tâm trạng xấu) của tác phẩm. Thiều thừa nhận:“Những ngày này có vẻ như tôi đang đi lạc giữa những cảm xúc rối ren, ngày càng dấn sâu vào những ngóc ngách tối tăm của chúng. Tôi mơ hồ nhận ra tôi đang mắc kẹt giữa sự ghen tuông hờn giận vô cớ mà không biết cách nào thoát ra”[2, tr.222]. Và cậu bé cũng dần nhận ra những tình cảm không còn trẻ con nữa của bản thân: “Từ ngày tôi biết căm ghét thằng Sơn, khi nghe nó bộc lộ ý đồ đen tối với con Mận, tôi nhận ra mình đã không còn là trẻ con nữa. Có một điều gì đó len lỏi vào trái tim tôi khi tôi nghĩ tới con Mận. Dần dần từng chút một ”[2, tr.222]. Những cảm xúc ghen tuông, hay tức giận của Thiều mang đậm nét tâm lí của lứa tuổi mới lớn. Từ đây Thiều không còn trẻ con để nô đùa vô tư, hồn nhiên nữa nhưng cũng không thể coi đó là những cảm xúc thực sự của người lớn. Đó chỉ có thể là cảm xúc của những đứa trẻ đang ở tuổi phát triển với nét tâm lí khác lạ - “tuổi hồng”, tuổi mới lớn! Còn với cô bé Mận, sau lần thừa nhận cũng “thích chơi” với Thiều, nhất là sau hôm gia đình xảy ra biến cố: nhà cháy, mẹ bị công an bắt và nghĩ bố đã chết; nỗi trống trải, nỗi sợ hãi đã làm cho Mận ôm chặt cậu bạn Thiều để ngủ. Để rồi từ đấy Mận trở nên ngại trò chuyện, ngại chơi với Thiều hơn trước. Mận cũng mơ hồ nhận ra những xúc cảm khác lạ của em dành cho cậu bạn và việc này đã khiến em trở nên bối rối khi tiếp xúc, trò chuyện. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh gần như đã cho nhân vật của mình tự hiểu ra và đặt tên cho những rung cảm đầu tiên của tình yêu thơ dại. Khi Mận cùng mẹ lên xe đi tìm ba, trong tâm trạng buồn rầu, em vẫn không quên lời hẹn, sẽ quay trở lại tìm nhau! Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh còn có câu chuyện xúc động về tình cảm chớm nở giữa Tường và Nhi. Dù vẫn là hai đứa trẻ nhưng không thể phủ nhận tình cảm đang len lỏi và nhen nhóm giữa tâm hồn các em. Có khi nào “Công 47
- chúa” tuyển “Phò mã” mà không vì tình yêu không? Nhi chọn Tường để làm phò mã chứ không phải bất cứ người bạn nào khác trong trí nhớ mong manh của em. Và Tường, tưởng như đã bất lực trước sự đau đớn của bản thân, thì sự xuất hiện của công chúa Nhi đã tạo ra một kì tích. Chỉ vì muốn được gặp, thăm công chúa mà Tường bất chấp tập đi khi cơ thể chưa cho phép để rồi “té lên, té xuống”. Nhi cũng vì muốn gặp Tường mà rời khỏi xóm Miễu ngoài thời gian cho phép:“Chưa bao giờ con Nhi trốn khỏi nhà vào buổi chiều. Nhưng thắc mắc chỉ lóe lên trong đầu tôi chút xíu rồi tôi hiểu ngay. Thời gian gần đây con Nhi không thể tự ý rời khỏi xóm Miễu như trước, có lẽ vì vậy mà nó buộc phải bỏ trốn bất cứ khi nào ba nó chểnh mảng trong việc canh chừng nó. Nó quyết định băng qua nghĩa trang vào thời khắc bất thường như vậy chắc là nó nhớ thằng Tường lắm”[2, tr.362]. Đó là những xúc cảm xôn xao, thơ dại, lần đầu vượt qua ranh giới mong manh của tình bạn, để các em nghĩ đến nhau nhiều hơn và trở thành những động lực để các em quan tâm giúp đỡ nhau trước những khó khăn của cuộc sống. Cuối truyện tác giả đặt hai người bạn nhỏ vào một khung cảnh, có thể nói đẹp đẽ và trong trẻo nhất tác phẩm, đó là hình ảnh Tường nắm tay Nhi trên bãi cỏ xanh, có những bông hoa vàng lí nhí giấu mình dưới lá cỏ trước sự chứng kiến của Thiều và sự xúc động của ông Tám Tàng: “Hai đứa im lặng ngó nhau, mặc nắng rớt trên đầu trên vai trên tay, như thể nếu không ngó nhau thì chúng chẳng còn việc gì để làm trên cõi đời này nữa”[2, tr.377]. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh còn đem đến cho người đọc câu chuyện tình yêu của chú Đàn và chị Vinh, dám vượt qua mặc cảm khuyết tật, vượt qua ngăn cản của thầy Nhãn để đến với nhau. Chuyện tình cảm giữa Mận và Thiều, vì thương bạn mà này nở, cùng giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. Và có cả những xao động trong sáng giữa “phò mã Tường” và “công chúa Nhi” làm động lực để Tường và Nhi cùng khỏi bệnh. Nguyễn Nhật Ánh nói về “tình yêu 48
- tuổi học trò” nhưng vẫn mang những định hướng cụ thể với tư cách một nhà giáo dục mà không giáo điều. Những trang văn của ông như dòng nước mát nuôi dưỡng tâm hồn các em lứa “tuổi hồng”, tuổi mới lớn, một độ tuổi đẹp với những cảm xúc đẹp sẽ là một mảnh ghép vừa vặn giúp các em hoàn chỉnh bức tranh tuổi thơ của mình trong hành trang kí ức sau này. Ở trang bìa cuốn Bảy bước tới mùa hè tác giả đã viết:“Bạn cũng biết rồi đó, ký ức là ngôi nhà kho báu, nơi cất giữ những gì đã xảy ra trong cuộc đời của mỗi người. Nói cách khác, ký ức cất giữ những kỷ niệm. Nhưng không phải những gì xảy ra trong cuộc đời đều hóa thành kỷ niệm. Chẳng hạn cách đây mười lăm năm, bạn từng khóc vì bị bụi bay vào mắt. Ký ức của bạn sẽ không lưu giữ những trận khóc tầm thường đó. Nhưng nếu cách đây mười lăm năm, bạn từng khóc vì chia tay mối tình đầu vụng dại, cơn mưa nước mắt ấy sẽ hóa thành cơn mưa kỉ niệm” [3]. Đó là ý nghĩa thiêng liêng của những xúc cảm lứa “tuổi hồng”, tuổi mới lớn trong góc tuổi thơ riêng của con mỗi người. Những rung cảm tình yêu thơ dại của Khoa, Mừng trong Bảy bước tới mùa hè cũng trở thành mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm. Sự thay đổi tâm lý của lứa “tuổi hồng”, tuổi mới lớn được tác giả đặc tả rõ nét ở những cô bé, cậu bé. Khoa là một cậu bé thành phố về quê ngoại nghỉ hè như mọi năm, nhưng mùa hè năm nay Khoa không còn muốn “cốc đầu, đá đít, giật tóc” cô bé Trang để nó la oai oái như mọi năm nữa. Khoa nhận thấy mình“khang khác” từ khi nhìn thấy nhỏ Trang :“Mười bốn tuổi, con bé tự nhiên lớn phổng lên, đã ra dáng một thiếu nữ hẳn hoi. Tóc nó dài ra, cơ thể nó đầy đặn lên, cặp mắt nó long lanh và đen lay láy như hai hạt nhãn”[3, tr.21], khiến Khoa“không nhấc nổi tay chân, nói cũng không ra hơi”,“lòng bâng khuâng thấy lạ”[3, tr.22]. Khoa không muốn tuân thủ theo cái luật lệ của đám con trai mà từ bé đến giờ cậu vẫn làm theo, đó là đứa nào càng chọc cho con gái khóc nhiều càng trở thành “anh hùng”. Những thay đổi tâm lí đã làm cho Khoa bị Mừng tẩy chay và 49
- gọi là “đồ phản bội”. Nhưng cũng chỉ ngay ngày hôm sau, Mừng cũng thú nhận rằng thấy nhỏ Đào “dễ thương quá”. Các em tự phát hiện ra sự thay đổi tâm lí của lứa tuổi mình: “Lúc còn bé con trai con gái không chơi với nhau nhưng khi lớn lên thì con trai con gái thích nhau mày ạ” [3, tr.54]. Bước vào tuổi mới lớn, các em không chỉ bị hấp dẫn bởi tiếng mời gọi khám phá của thiên nhiên vạn vật, không chỉ bị thu hút bởi những trò chơi bất tận, mà bắt đầu để ý hình ảnh của mình trong mắt của một người bạn khác giới. Những diễn biến tình cảm ấy là một điều hoàn toàn tự nhiên và Nguyễn Nhật Ánh đã viết về điều đó như nó vốn có và không thể khác. Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện là những màn cố gắng tiếp cận để trò chuyện của Khoa và Mừng với hai cô bạn, tạo nên những tình huống vô cùng hài hước và hấp dẫn bạn đọc. Từ những ngày đầu“buồn so”, vì gần ngay bên mà không dám trò chuyện đã đưa đến những tình huống éo le, hài hước cho chàng“phù thủy trẻ tuổi” và chàng “hiệp sĩ rừng xanh”. Cậu bé Khoa chạy sang nhà cô hàng xóm mượn cái sàng cho dì mà lén lút nhìn trộm cô bạn mình cảm mến. Cậu bé Mừng thì khá hơn, cả buổi cũng nói được một câu với cô bạn Đào:“Cẩn thận chó cắn”. Nguyễn Nhật Ánh đã đưa bạn đọc nhập cuộc vào những cuộc trò chuyện đối đáp đầy hài hước, ngộ nghĩnh, lúng túng vụng dại của các bạn nhỏ lần đầu biết rung động trước tình yêu. Những rung động cảm xúc đặc trưng của lứa tuổi khiến các em không khỏi bỡ ngỡ, ngượng ngùng. Nhìn trẻ em ở góc độ này, Nguyễn Nhật Ánh đã giúp người đọc thấu hiểu những phức tạp về tâm lí cùng những tình huống hài hước mà các em thường mắc phải trong lứa tuổi của mình. Khoa đăng kí học thêm cùng lớp dưới, mua chuộc Bông bằng ổ bánh mì thịt, chỉ vì muốn được ngồi cạnh để trò chuyện với cô bé Trang. Mừng thì tỏ tình với“công nương” Đào dưới lốt một“hiệp sĩ”:“Kẻ hèn này là Hiệp Sĩ Rừng Xanh nguyện suốt đời bảo bọc công nương”[3, tr.85]. Đó là những lời bày tỏ 50
- tình cảm đầy ngộ nghĩnh của một chú bé tuổi mới lớn, ảnh hưởng từ những cuốn sách hay đọc. Nhưng nếu trong truyện, giai nhân sẽ trả lời lại tráng sĩ là: “Thiếp đây cũng nguyện suốt đời nâng khăn sửa túi cho tráng sĩ”, thì “giai nhân” Đào lại trả lời:“Khỏi, khỏi! Tôi không cần ai bao bọc hết”[3, tr.85]. Điều này không khỏi làm cho chú bé Mừng đau khổ, thất vọng. Dù chỉ là lời tỏ tình dưới lốt một“hiệp sĩ”nhưng đã làm cho Mừng vui như mở cờ trong bụng, cho đến thời điểm đấy, đó là lần Mừng nói được nhiều nhất với Đào. Mừng cũng mua chuộc Bông bằng bánh mì thịt vì Bông là anh họ của Đào, dắt ông Mười khòm là ông ngoại của Đào đi chơi với ý định ban đầu là làm cho Đào cảm động Cậu bé Khoa kém may mắn hơn Mừng, không những không được ngồi gần mà còn bị chịu trận đòn của thầy Tám. Nhỏ Trang sau khi nghe Khoa tỏ tình thì nói:“Còn nhỏ mà lăng nhăng” và không hề để ý đến chàng Khoa. Việc này khiến Khoa hết sức đau khổ:“Thở một hơi dài ảo não, cảm thấy cuộc đời bỗng chốc đen ngòm như cái hũ đậy nắp (và Khoa đang ở một mình bơ vơ dưới đáy hũ)”[3, tr.164]. Ôm trái tim đang “vỡ vụn thành từng mảnh”, Khoa lại một lần nữa hóa thân vào chàng phù thủy trẻ trên chiếc chổi bay lơ lửng trên cây ổi và hát những lời bài hát lần này khác hẳn lần hóa thân trước:“Trên chiếc chổi bay này tôi ghét em”[3, tr.182]. Ở đoạn này tác giả đã xen vào một lời bình luận làm độc giả vô cùng thích thú:“Ôi! Tuổi mười lăm! Chỉ trong mấy ngày ngắn ngủi mà yêu thương đã kịp hóa thành thù hận” [3, tr.182]. Nguyễn Nhật Ánh đã miêu tả rất chính xác tâm lí của tuổi mới lớn với lần đầu rung cảm tình yêu thơ dại. Những thay đổi trong suy nghĩ, những buồn, vui đến bất chợt đã làm nên vẻ đẹp đặc trưng của lứa tuổi. Mối quan hệ của tình bạn khác giới ở “tuổi hồng”, tuổi mới lớn thân ái, ấm áp khác với quan hệ của các nhân vật người lớn “yêu nhau”. Các nhân vật 51
- nữ của truyện được nhìn nhận qua lăng kính của các bạn nam đều là những cô bạn nhỏ đáng yêu, tốt bụng và vị tha. Các cô bạn nữ thường đóng vai các giai nhân xinh đẹp để các chàng trai mơ mộng, đem lòng xao xuyến, vấn vương. Tuy vậy, các cô bạn gái thường rất hồn nhiên vô tư, không phát hiện ra tình cảm của các chàng trai dành cho mình hoặc cố tình không biết, để cho cái đuôi khổ sở ra trò rồi mới ban cho nụ cười ánh mắt để tiếp tục thiêu đốt các chàng trai của mình. Tất cả những tình huống “dở khóc dở cười” ấy làm cho người đọc bị cuốn hút theo diễn biến thú vị của câu chuyện. Tác giả đã đưa đến cho người đọc những kiểu tỏ tình hài hước, những màn theo đuổi hóm hỉnh của tình cảm tuổi mới lớn. Đào và Trang cuối cùng cũng có câu trả lời cho hai chàng trai ở cuối câu chuyện. Tác giả để cho các nhân vật của mình “thích qua thích lại lẫn nhau”, một tình cảm trong trẻo, đẹp đẽ. Khoa phải về thành phố để tiếp tục theo học, nhỏ Trang tặng cậu “đôi hia bảy dặm” để hứa hẹn trở lại vào mùa hè năm sau, cũng chỉ “chừng bảy bước là đến”. Còn Mừng và Đào thì tiếp tục nuôi heo ông Mười khòm để lại, để Mừng có tiền theo đuổi việc học hành. Đó là tất thảy những hương vị muôn đời của những rung động đầu đời, bao giờ cũng ngây ngô, chân thật nhưng cũng khó thể hiện nhất. Cuốn sách như một cuốn nhật kí dành tặng tuổi hồng, nó không chỉ đẹp ở mối tình ngây ngô, thơ dại, mà còn thú vị ở phát hiện lớn của trẻ con được phát ngôn qua lời nhân vật Khoa:“Người lớn thích nhau rồi cưới nhau. Còn trẻ con thích nhau rồi ráng lớn nhanh nhanh để thành người lớn”[3, tr.286]. Bước vào khoảng trời của tuổi biết buồn, Nguyễn Nhật Ánh đã ghi lại những bâng khuâng rung cảm đầu đời. Trong tâm tưởng của các em, bây giờ không chỉ nghĩ về cái gì mà còn nghĩ về ai, về một người khác giới cụ thể nào, và về cả bản thân. Thế giới ấy tràn ngập những câu hỏi xôn xao về cái gọi là tình yêu. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã đưa vào những câu hỏi lớn, muôn 52
- thuở, quen thuộc - những câu hỏi mà dường như trong đời ai cũng từng đối diện ít nhất một lần. Vì thế, trong khi độc giả thiếu niên phục lăn vì nhà văn đã “đi guốc trong bụng” họ, thì độc giả người lớn mỉm cười mơ màng nhớ lại một thời thơ dại Những cảm xúc ngây thơ, những biến đổi tâm lí bất ngờ đã được Nguyễn Nhật Ánh đặt tên rất cụ thể. Đó chính là những rung động của “tuổi hồng”, tuổi mới lớn, những cảm xúc xuất phát từ đặc điểm tâm lí của lứa tuổi này. Các em bắt đầu xuất hiện những tình cảm đặc biệt dành cho bạn khác giới, những cảm xúc không dễ đặt tên, những mối quan hệ mơ hồ, khó hiểu diễn ra trong tâm trí. Nhưng điều đặc biệt ở chỗ, Nguyễn Nhật Ánh đâu phải một đứa trẻ, cũng đâu phải bạn bè cùng lớp với những cô bé, cậu bé ấy, vậy mà ông hiểu đến tường tận những thay đổi đó và diễn tả bằng những cảm xúc, suy nghĩ chân thực, gần gũi đánh trúng vào tâm lí các em nhỏ đang trong lứa tuổi này. Điều này lí giải vì sao nhà văn lại được các em nhỏ yêu mến đến vậy! 2.5. “Tuổi hồng” với suy nghĩ và hành động non dại Ở vào giai đoạn giao thời hay giai đoạn“không trọng lượng”như cách nói của Nguyễn Nhật Ánh, “tuổi hồng” – tuổi mới lớn bên cạnh những cuộc chơi, mơ mộng, những tâm lí khác lạ còn những lúc hục hặc, phá phách, bất bình vẫn rất trẻ con. Có khi nỗi buồn đến không chỉ vì cô bạn gái nhỏ vô tình, mà còn vì sự ích kỉ của bản thân hay mơ hồ nhận ra màu xám của cuộc đời. Đi sâu vào các trạng huống cảm xúc mạnh mẽ và tâm trạng khắc khoải, nặng nề không phải là chủ trương và cũng không phải là sở trường của Nguyễn Nhật Ánh, nhưng đó là đặc điểm tâm lí của lứa tuổi mới lớn mà nhà văn tự thấy cần phải tôn trọng nó. Ông nắm bắt rất tinh những trạng thái mong manh, niềm vui, nỗi buồn, trong đó có cả sự ích kỉ và cả những suy nghĩ chưa kịp chín trong suy nghĩ và hành động của các em. 53
- Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh có cái lém lỉnh của nhân vật này, cái láu cá của nhân vật kia, cái thiện, cái ác, cái đố kỵ, cái vị tha, cái day dứt, cái hối hận Bên cạnh những xúc cảm trong trẻo của “tuổi hồng”, tuổi mới lớn, tác giả còn tập trung khắc họa những mâu thuẫn phức tạp trong mỗi nhân vật, để nhân vật tự bộc lộ những mặt trái đầy bản năng của một đứa trẻ. Thiều là người anh“quái quỷ”, nhưng người hay bị ăn đòn hơn cả lại là em Tường. Mỗi lần gây ra chuyện Thiều lại trốn đi để em phải chịu những trận đòn roi của cha. Thiều biết em trai yêu thương mình, nhưng trong tâm trí cậu bé lúc nào cũng ích kỉ so đo với em. Rủ Tường chơi trò ném đá, mặc lời ngăn cản của em, nhưng đến khi chơi thua thì lại hậm hực, lừa để ném đá vỡ đầu em. Vậy mà sau đó Tường vẫn nức nở khen anh trai thật thông minh, có tài; sau này có thể làm đến chức“đại tướng”. Thiều hành động theo sự xúi giục của cơn giận và sự ích kỉ. Khi nhìn thấy hình ảnh thân thiết của Mận và Tường, Thiều ích kỉ và đồng ý để cho ông Năm Ve bắt con Cu Cậu đi:“Nhớ đến cảnh thằng Tường và con Mận ngày nào cũng xúm xít với nhau bên nhau trước gầm giường chơi với con Cu Cậu hàng buổi, máu nóng bắt đầu dồn lên mặt khiến đầu tôi phừng phừng. Dĩ nhiên tôi biết ông Năm Ve định làm gì với con Cu Cậu nhưng nỗi ghen tức đã khiến tôi mờ mắt. Và tôi quyết định dùng một cái kẹp dây phơi vô hình để kẹp chặt đôi môi mình lại ”[2, tr.286]. Những rung động và cảm xúc tình yêu chớm nở mà Thiều dành cho cô bạn Mận là căn nguyên khiến cậu bé trở nên ích kỉ. Thiều cảm thấy lòng ghen tuông, vị kỉ đang len lỏi trong con người mình khi thấy em cùng cô bạn mình thích thân thiết với nhau. Những cảm xúc hỗn độn lúc này đã khiến Thiều có những hành động ích kỉ theo sự xúi giục của bản năng. Để sau đó, Thiều lại buồn bã, ân hận, cắt rứt với lương tâm của mình. Suy nghĩ ích kỉ, bột phát của một cậu bé được tác giả diễn tả rất chân thực. Đỉnh điểm nhất, Thiều thực sự không kiềm chế được bản thân mình khi 54
- nghe thấy tiếng thì thầm của Tường và Mận đang chơi trò đồ hàng trong nhà, cậu nghĩ Thiều và Mận giấu mình ăn lén:“Giận dữ, thèm thuồng, đau đớn, những cảm giác tồi tệ đan thành một tấm lưới thít chặt lấy tôi khiến tôi gần như không thở nổi, người tôi run lên bần bật ”[2, tr.275]. Lúc ấy, Thiều hoàn toàn không làm chủ được bản thân, hành động như một người mất trí, đến mức không hề nhận ra đó là trò chơi đồ hàng của đám trẻ con để tự bù đắp cho những ngày đói. Cậu xông vào đánh em bằng cây gậy đánh chó của cha, trước ánh mắt hoảng hốt của Mận và tiếng kêu cứu của em trai. Cậu mặc kệ xung quanh, nghiến răng vào đánh em cho đến khi nhìn thấy trên bàn không hề có miếng thịt gà nào cả mà chỉ là lá tre, lá dương xỉ, lá râm bụt cắt nhỏ để trên những mảnh bát đĩa vỡ Hành động thiếu suy nghĩ này của Thiều đã khiến cho em trai phải chịu hậu quả, ốm nằm liệt giường trong một thời gian dài. Nhưng điều đáng quý là Tường không hề trách anh trai. Tấm lòng thơm thảo của cậu em còn dặn anh phải giấu kín chuyện này không được cho ai biết, vì không muốn anh bị ba mẹ phạt. Và cuối cùng chính tấm lòng lương thiện, vị tha của cậu em đã làm thay đổi mặt tối trong tính cách của người anh trai mình. Song dù có nhỏ nhen và ích kỷ hơn em nhưng Thiều không hề ác ý. Suy nghĩ và hành động của em là biểu hiện cho nét tâm lí nông nổi, bất thường của tuổi mới lớn. Phần đông chúng ta sẽ nhìn thấy một phần tính cách của chính mình ở Thiều chứ không phải Tường. "Những đứa trẻ, có khi chúng tàn nhẫn và ích kỷ với nhau để học được cách yêu thương nhau". Đó chính là thông điệp mà tác giả gửi gắm qua mối quan hệ của hai anh em Thiều,Tường với người đọc. Thiều mang tật xấu của một đứa trẻ tham ăn, chỉ vì nghĩ em và bạn ăn mảnh giấu mình mà đánh em. Thiều còn nghĩ kế “ăn vụng” quả táo tàu nhà ông Xung bốc thuốc. Đó là “Quả táo Tàu to bằng ngón tay cái, đen thùi lùi nhưng cắn vào nghe sừng sực và ngọt lịm”[2, tr.125]. Mỗi lần đứng xem ông Xung khám bệnh, bốc thuốc, Thiều đều nhìn bằng ánh mắt thèm thuồng, và nghĩ rằng 55