Khóa luận Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 1:1000 tờ bản đồ số 46 từ số liệu đo đạc tại xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

pdf 55 trang thiennha21 5550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 1:1000 tờ bản đồ số 46 từ số liệu đo đạc tại xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thanh_lap_ban_do_dia_chinh_ti_le_11000_to_ban_do_s.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 1:1000 tờ bản đồ số 46 từ số liệu đo đạc tại xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN DUY KHÁNH Tên đề tài: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỈ LỆ 1:1000 TỜ SỐ BẢN ĐỒ 46 TỪ SỐ LIỆU ĐO ĐẠC TẠI XÃ CƯƠNG SƠN, HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính- Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN DUY KHÁNH Tên đề tài: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỈ LỆ 1/1000 TỜ SỐ BẢN ĐỒ 46 TỪ SỐ LIỆU ĐO ĐẠC TẠI XÃ CƯƠNG SƠN, HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính- Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trương Thành Nam Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và Ban giám đốc Công ty Cổ Phần Tài Nguyên Môi Trường Phương Bắc em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 1:1000 tờ bản đồ số 46 từ số liệu đo đạc tại xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”. Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và cán bộ, kỹ thuật viên nơi em thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên và đặc biệt là thầy giáo ThS. Trương Thành Nam người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ và kỹ thuật viên Công ty Cổ Phần Tài Nguyên Môi Trường Phương Bắc đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 23 tháng 2 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Duy Khánh
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Cương Sơn năm 2018 20 Bảng 4.2: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính 24 Bảng 4.3: Điểm địa chính cơ sở 26 Bảng 4.4: Tọa độ địa chính mới xây dựng 27 Bảng 4.5: Tọa độ sau khi bình sai 27 Bảng 4.6: Tọa độ điểm đo tờ bản đồ số 46 28 Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả đo vẽ tờ bản đồ số 46 43
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Làm việc với phần mềm T-COM 30 Hình 4.2: Làm việc với phần mềm TOP2ASC 30 Hình 4.3: Phần mềm chạy ra các số liệu đo được trong máy 31 Hình 4.4: Mở phần mềm Microstation V8i 31 Hình 4.5: Chọn ổ chứa file số liệu .txt 32 Hình 4.6: Phun điểm chi tiết lên bản vẽ 32 Hình 4.7: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối điểm 33 Hình 4.8: Tự động tìm, sửa lỗi Clean 34 Hình 4.9: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất 35 Hình 4.10: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 35 Hình 4.11: Bản đồ sau khi phân mảnh 36 Hình 4.12: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 37 Hình 4.13: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 37 Hình 4.14: Đánh số thửa tự động 38 Hình 4.15: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn 39 Hình 4.16: Vẽ nhãn thửa 40 Hình 4.17: Sửa bảng nhãn thửa 41 Hình 4.18: Tạo khung bản đồ địa chính 42 Hình 4.19 : Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 42
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CSDL Cơ sở dữ liệu TNMT Tài nguyên & Môi trường TT Thông tư QĐ Quyết định TCĐC Tổng cục Địa chính CP Chính Phủ QL Quốc lộ UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 BĐĐC Bản đồ địa chính
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.3. Yêu cầu 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở khoa học của việc thành lập bản đồ địa chính 5 2.1.1. Khái niệm, tính chất, vai trò bản đồ địa chính 5 2.1.2. Các loại bản đồ địa chính 5 2.1.3. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 6 2.1.4.Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 7 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 8 2.3. Thành lập lưới khống chế trắc địa 9 2.4. Thành lập đường chuyền kinh vĩ 10 2.5. Phần mềm ứng dụng trong thành lập bản đồ địa chính 10 2.6.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử 10 2.6.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ 11 2.6.3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử 12 2.7. Giới thiệu về phần mềm Microstation và Famis 13 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
  8. vi 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 14 3.3. Nội dung nghiên cứu 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu 15 3.4.1 Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu 15 3.4.2. Phương pháp đo đạc 15 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 15 3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ địa chính 15 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 17 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 17 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 17 4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội: 18 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai 19 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 22 4.2. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ xã Cương Sơn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang 23 4.2.1. Công tác ngoại nghiệp 23 4.2.2. Công tác nội nghiệp 25 4.3. Thành lập mảnh bản đồ địa chính xã Cương Sơn từ số liệu đo chi tiết 28 4.3.1. Số liệu đo vẽ chi tiết của tờ bản đồ địa chính số 46 28 4.3.2. Đo vẽ chi tiết, biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation V8i, Famis và 29 4.4. Nhận xét kết quả 44 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Kiến nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
  9. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Đất đai là yếu tố duy nhất của sự sống, nếu không có đất sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Cho nên việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai là một vấn đề hết sức quan trọng. Công tác quản lý và sử dụng đất đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu trong bất kỳ một xã hội nào. Ngay từ thuở sơ khai của xã hội loài người, vấn đề sở hữu đất đai đã giữ một vai trò cốt lõi, nó đã từng là một trong những căn bản chủ yếu tạo nên của cải và sự giàu có của mỗi cá nhân. Địa chính đã thực sự được nhiều dân tộc sử dụng từ thời cổ đại. Trong giai đoạn vừa qua công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn rất sơ sài do đó đã dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất. Để việc quản lý đất đai được chặt chẽ toàn diện chúng ta cần phải thực hiện tốt các công tác như đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và sở hữu nhà ở. Xác định hiện trạng sử dụng đất, theo dõi biến động đất đai, lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết, giải quyết tranh chấp đất đai, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, quy hoạch giao thông thủy lợi Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2013. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong các nhu cầu cấp bách của ngành Địa chính trong cả nước nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật
  10. 2 cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là một phần của dự án nêu trên. Để bảo vệ quỹ đất đai của địa phương cũng như để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính là một trong những tài liệu hết sức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính mang tính pháp lý cao. Với tính chất hết sức quan trọng của hệ thống bản đồ địa chính. Để phục vụ mục đích trên, được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Phòng quản lý các dự án đo đạc và bản đồ - Công ty Phương Bắc đã tổ chức khảo sát, thu thập tài liệu lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán: Đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, đã tiến hành xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho các địa xã trên địa bàn tỉnh trong đó có xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho toàn khu vực xã Cương Sơn, với sự phân công, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Công ty Cổ Phần Tài Nguyên Môi Trường Phương Bắc với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Trương Thành Nam em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 1:1000 tờ bản đồ số 46 từ số liệu đo đạc tại xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
  11. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Từ số liệu đo đạc sử dụng công nghệ tin học trên cơ sở ứng dụng phần mềm Microstation, Famis thành lập bản đồ địa chính. - Hỗ trợ việc quản lý hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về đất đai cho UBND các cấp. - Giúp cho cán bộ quản lý đất đai quản lý tốt đất tại xã Cương Sơn một cách dễ dàng. - Thành lập 1 tờ BĐĐC tỷ lệ 1:1000 cho xã Cương SƠn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. 1.3. Yêu cầu - Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tại xã Cương Sơn, Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang. - Thành lập lưới khống chế đo vẽ - Đo vẽ chi tiết - Biên tập bản đồ 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Giúp sử dụng thành thạo các phương pháp nhập số liệu, xử lý các số liệu đo đạc, quy trình thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc. - Trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc - Trong thực tiễn. + Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn.
  12. 4 + Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  13. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của việc thành lập bản đồ địa chính 2.1.1. Khái niệm, tính chất, vai trò bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là bản đồ trên đó thể hiện các dạng đồ họa và ghi chú, phản ánh những thông tin về vị trí, ý nghĩa, trạng thái pháp lý của các thửa đất , phản ánh các đặc điểm khác thuộc đia chính quốc gia Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai trên đó thể hiện chính xác vị trí ranh giới, diện tích và một số thông tin đia chính của từng thửa đất, vùng đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: Làm cơ sở thực hiện đăng kí đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Làm cơ sở để Thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến động từng thửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại,tố cáo tranh chấp đất đai. 2.1.2. Các loại bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính được lưu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là bản đồ truyền thống, các thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú được thể hiện trên giấy. Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một
  14. 6 hệ thống ký hiệu đã số hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. Khi thành lập bản đồ địa chính cần phải quan tâm đầy đủ đến các yêu cầu cơ bản sau: - Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất và loại đất. Ngoài ra, bản đồ địa chính cần thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố: Giao thông, thủy lợi, thông tin, địa vật đặc trưng. . .Ở những vùng có độ chênh cao cần thể hiện cả về mặt địa hình. - Các yếu tố pháp lý được điều tra, được thể hiện chính xác và chặt chẽ. Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất. - Cơ bản bản đồ địa chính có 2 loại: + Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ được đo vẽ thể hiện hiện trạng sử dụng đất, là tài liệu cơ sở cho biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị cấp xã. + Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất, xác định ranh giới, diện tích, loại đất của mỗi thửa đất theo thống kê của từng chủ sử dụng và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính 2.1.3. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính * Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Một sô yếu tố cơ bản và các yếu tố phụ khác có liên quan của bản đồ địa chính mà chúng ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất. Yếu tố điểm Yếu tố đường. Thửa đất Thửa đất phụ Lô đất Khu đất, xứ đồng
  15. 7 Thôn, bản, xóm, ấp Xã, phường * Nội dung của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính vì vậy trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu của quản lý đất đai: Điểm khống chế tọa độ và độ và độ cao,Địa giới hành chính các cấp, Ranh giới thửa đất, Loại đất, Công trình xây đựng trên đất, Ranh giới sử dụng đất, Hệ thống giao thông, Mạng lưới thủy văn ,Địa vật quan trọng, Mốc giới quy hoạch ,Dáng đất 2.1.4.Cơ sở toán học của bản đồ địa chính Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ. Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM Bảng 2.1 Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ Tỷ lệ Cơ sở Kích thước Kích thước Diên tích Ký hiệu Ví dụ bản đồ để chia mảnh bản vẽ (cm) thực tế (m) đo vẽ (ha) thêm vào 1:10000 1:25000 60*60 6000*6000 3600 10-230 302 1:5000 1:10000 60*60 3000*3000 900 230 302 1:2000 1:5000 50*50 100*100 100 1 9 230 302-6 1:1000 1:2000 50*50 500*500 25 A,b,c,d 230 302-6-b 1:500 1:2000 50*50 250*250 6,25 (1) (16) 230 302-6-(14) 1:200 1:2000 50*50 100*100 1,0 14100 230 302-6-95 ( Nguồn:Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 2013)[3]
  16. 8 * Tỷ lệ bản đồ địa chính “Tùy theo từng khu vực cụ thể, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về đất đai, giá trị kinh tế sử dụng đất, mức độ khó khăn của từng khu vực, mật độ thửa trung bình trên 1 ha, tính chất quy hoạch của từng vùng trong đơn vị hành chính để lựa chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ sao cho phù hợp, không nhất thiết trong mỗi đơn vị hành chính phải lập bản đồ địa chính cùng tỷ lệ nhưng phải xác định tỷ lệ cơ bản cho đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị hành chính cấp xã và quy định chung về đo vẽ bản đồ. Cơ sở để chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản và tỷ lệ trích đo phải nêu chi tiết trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình thành lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính của đơn vị hành chính hay khu vực [3]. * Độ chính xác tỷ lệ bản đồ địa chính Do khoảng cách nhìn từ mắt là 25cm, mắt người bình thường có thể phân biệt được khoảng cách giữa 2 điểm là 0,1mm trên bản đồ được coi là độ chính xác của tỷ lệ bản đồ. Độ chính xác được thể hiện qua bảng 2.2: Bảng 2.2: Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ bản đồ Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ (m) 1/200 0,02 1/500 0,05 1/1000 0,1 1/2000 0,3 (Nguồn: Tổng cục địa chính, 1999)[12] 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay Hiện nay khi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trong các phương pháp sau:
  17. 9 Đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa bằng các loại máy kinh vĩ (có thể là máy kinh vĩ quang học hoặc máy toàn đạc điện tử) gọi là phương pháp toàn đạc. Thành lập bằng phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay kết hợp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa hay phương pháp ảnh hàng không. Thành lập bằng phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. Phương pháp toàn đạc: Phương pháp toàn đạc là phương pháp xác định vị trí tương đối của các điểm chi tiết địa vật so với điểm khống chế đo vẽ bằng máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc điện tử. Phương pháp bàn đạc: Đo góc nằm ngang người ta ghim giấy vẽ trên ván bàn đạc, đặt ván vẽ vào vị trí nằm ngang, hướng ống kính máy đến các điểm đo và kẻ hướng đến các điểm đo theo cạnh và thước máy bàn đạc. Bản đồ được thành lập và đối chiếu ngoài thực địa để đảm bảo chất lượng bản đồ. Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp biên tập, biên vẽ và bổ sung chi tiết từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. Phương pháp này thực chất là biên tập lại các yếu tố nội dung của bản đồ địa hình phù hợp với nội dung bản đồ địa chính mới ở thời điểm đo vẽ. 2.3. Thành lập lưới khống chế trắc địa * Quy định chung Lưới địa chính được xây dựng bằng phương pháp đường chuyền hoặc bằng công nghệ GPS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác để làm cơ sở phát triển lưới khống chế đo vẽ. Dù thành lập lưới địa chính bằng phương pháp nào cũng phải đảm bảo độ chính xác sau bình sai theo quy định Trước khi thiết kế lưới phải tiến hành khảo sát thực địa để chọn phương pháp xây dựng lưới phù hợp và phải lưu ý sao cho thuận tiện cho phát triển lưới khống chế đo vẽ.
  18. 10 2.4. Thành lập đường chuyền kinh vĩ Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2. Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên. Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên. 2.5. Phần mềm ứng dụng trong thành lập bản đồ địa chính Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành điện tử tin học, các máy tính, các thiết bị đo, máy vẽ kỹ thuật số không ngừng hoàn thiện. Trên cơ sở đã người ta xây dựng, tổ chức dữ liệu bản đồ mà máy tính có thể đọc và thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ. Vì vậy, việc ứng dụng các phần mềm Microstation, Famis đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập bản đồ số. 2.6. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 2.6.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử Máy toàn đạc điện tử (Total Station) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp Em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính. Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU.( Central Processing Unit- Micropocessor ). Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ ( điểm chi tiết ), còn đối với kinh vĩ số DT là các định trị số hướng ngang ( hay góc bằng ) và góc đứng v (hay thiên đỉnh z ). Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng số máy(K), số liệu khí tượng môi trường đo ( nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao
  19. 11 ( X,Y,H ) của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy( im), chiều cao gương (lg). Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trong CPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong bộ nhớ trong ( RAM- Random Access Memory ) hoặc bộ nhớ ngoài ( gọi là field book- sổ tay điện tử ) và sau đó được trút qua máy tính. Việc biên tập bản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tin địa lý ( GIS ) cài đặt trong máy tính 2.6.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ Góc và cạnh của đường truyền kinh vĩ được đo bằng máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 236 số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại. Chênh cao được đo bằng phương pháp lượng giác và đo đồng thời với quá trình đo góc cạnh. Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 236 . - Tạo Job là Ngày-tháng (ví dụ: 28-03) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy - Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chênh cao máy, chiều cao gương. - Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm định hướng, chiều cao máy, chiều cao gương. - Ngắm máy vào điểm định hướng, đặt hướng khởi đầu bằng 0, quay máy vào điểm tiếp theo đo góc, cạnh, độ chênh cao. - Sau mỗi làn bấm nút đo máy xẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy - Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác.
  20. 12 2.6.3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử Máy toàn đạc điện tử TOPCON-350N do hãng Topcon của Nhật Bản sản xuất, máy toàn đạc điện tử TOPCON-350N cho phép đo góc, đo cạnh, đo tọa độ các điểm và sử dụng các phần mềm được cài đặt trong máy để thực hiện một loạt những tiện ích của công tác đo đạc trắc địa. Khoảng cách khi đo 1 gương từ 800m đến 1300m tùy theo điều kiện thời tiết, nếu đo 2 gương có thể đo tới 2km. Thời gian đo một điểm là 3”. Bộ nhớ trong có thể lƣu được 2000 điểm khi đo góc cạnh, hoặc 4000 điểm khi đo tọa độ. 16V. Trọng lượng máy 4,2kg. Máy có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ - . Máy TOPCON-350N điều khiển tất cả các chương trình tiện ích thông qua MENU vì vậy máy TOPCON-350N không có các phím số mà chỉ có 10 phím chức năng sau: F1 F2 F3 F4 ESC POWER Hình 2.4. Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử
  21. 13 2.7. Giới thiệu về phần mềm Microstation và Famis Phần mềm Microstation Phần mềm Microstation là một phần mềm đồ họa xây dựng, tạo bản đồ rất mạnh. Gisgpsrs tham khảo tài liệu chia sẻ với các bạn đọc ở đây, nếu bạn nào cần thì tham khảo, còn ai biết rồi thì chia sẻ kinh nghiệm nhé. MicroStation là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean, Mrfflag, Irasc, MGE và các phần mềm của hệ thống xử lý ảnh số chạy trên đó. Các công cụ của MicroStation được sử dụng để vec-tơ hóa các đối tượng trên nền ảnh (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file có dạng *.dxf hoặc *.dwg. Không phải ngẫu nhiên mà ngày nay các version 4.5 trở về sau của Mapinfo đã có thêm phần giao diện (translator) trực tiếp với các file *.dgn của MicroStation. Phần Mềm Famis Famis là phần mềm “Tích hợp cho đo vẽ và thánh lập bản đồ địa chính”(Field Work And Cadstral Mapping Intergrated Sotfware – FAMIS). Phần mềm FAMIS có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số.Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số.Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu Hồ sơ địa chính để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính. .
  22. 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo được. Sử dụng máy toàn đạc điện tử, và các phần mềm Microstation, famis. . . vào đo vẽ chi tiết và chỉnh lý bản đồ địa chính. Phạm vi nghiên cứu: Tờ bản đồ địa chính số 46 , xã Cương Sơn, Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm nghiên cứu: Công ty cổ phần Công ty Cổ phần Tài Nguyên Môi Trường Phương Bắc Địa điểm thực tập: Xã Cương Sơn, Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang Thời gian tiến hành: Từ 28/05/2018 đến ngày 15/09/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội - Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai - Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang Nội dung 2: Thành lập lưới khống chế đo vẽ - Công tác ngoại nghiệp - Công tác nội nghiệp Nội dung 3: Thành lập mảnh bản đồ địa chính xã từ số liệu đo chi tiết - Số liệu đo vẽ chi tiết của tờ bản đồ địa chính số 46
  23. 15 - Đo vẽ chi tiết, biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation V8i, Famis Nội dung 4: Nhận xét kết quả 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu Thu thập số liệu đo từ Công ty cổ phần Công ty Cổ Phần Tài Nguyên Môi Trường Phương Bắc. Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân xã Cương Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Nam về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp. 3.4.2. Phương pháp đo đạc Đề tài sử dụng máy toàn đạc điện tử TOPCON-350N do Nhật Bản sản xuất để đo đạc lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp toàn đạc với 2 lần đo là đo đi và đo về, sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Pronet để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới. 3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ địa chính Đề tài sử dụng phần mềm Microstation kết hợp với phần mềm Famis, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ
  24. 16 địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu. Đề tài được thực hiện theo quy trình: Thu thập tài liệu, số liệu; khảo sát thực địa và thành lập lưới khống chế mặt bằng; Sau khi thành lập hoàn thiện lưới khống chế đo vẽ ta có tọa độ các điểm khống chế; tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa (ranh giới thửa đất, địa vật, giao thông, thủy hệ ); Kết quả đo đạc chi tiết được trút vào máy tính và sử dụng phần mềm chuyên ngành MicroStation và Famis để biên tập bản đồ địa chính; Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa và in bản đồ. Đi kèm với những mảnh bản đồ của khu vực nghiên cứu còn có các bảng thống kê về diện tích đất theo từng chủ sử dụng.
  25. 17 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.1 Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Cương Sơn là xã miền núi của huyện Lục Nam, cách trung tâm huyện khoảng 6 km về phía Tây Nam với tổng diện tích tự nhiên 1.119,46 ha. Xã có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp với xã Tiên Nha, huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang - Phía Nam giáp với xã Huyền Sơn và thị trấn Lục Nam huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang - Phía Đông giáp với xã Nghĩa Phương huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang; - Phía Tây giáp với xã Tiên Hưng huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang b. Đặc điểm khu đo Cương Sơn là xã miền núi, nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ nên có địa hình khá phức tạp, phía Bắc và phía Tây được Ban bọc bởi sông Lục Nam, phía Nam là dãy núi Gốm, phía Đông là dãy núi Vườn có độ dốc lớn, hàng năm vào mùa mưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại của nhân dân địa phương. Do cấu trúc của địa hình thấp trũng và hiện trạng sử dụng đất, việc bố trí các hạng mục quy hoạch đất phi nông nghiệp của xã tương đối khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Diện tích khu đo Ban gồm đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, đất khu dân cư và trồng rừng sản xuất. Với đặc điểm là hình thể thửa đất phức tạp, lớp thực phủ dày, độ che khuất lớn gây nhiều khó khăn cho công tác chọn điểm, thông hướng, đo ngắm xây dựng lưới địa chính và công tác đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính. Mật độ xây dựng trong khu dân cư tương đối lớn, thường có vườn cây ăn quả, ao và chuồng trại, công trình phụ kèm theo, thửa đất rất nhỏ và có
  26. 18 hình thể phức tạp; trong khu dân cư có rất nhiều cây ăn quả lâu năm, cây tre, nứa, bạch đàn tầm che phủ rộng ảnh hưởng lớn đến công tác đo ngắm. Địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt thành nhiều khu với nhiều dạng địa hình khác nhau; * Khí hậu - thủy văn: Đặc điểm khí hậu địa phương có đặc trưng của khí hậu vùng Đông Bắc bộ. Đặc trưng khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 - 10, mùa khô từ tháng 11 - 3 năm sau. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông (9 -120 C) và cao nhất vào mùa hè (35 – 370 C). . Độ ẩm trung bình 78 - 80%. Số giờ nắng trong năm giao động từ khoảng 1540 - 1750 giờ; tổng số lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1400 - 1600 mm. Trên địa bàn có sông và nhiều phụ lưu nhỏ và dốc gây ra chia cắt địa hình, khó khăn cho công tác di chuyển và nguy hiểm cho con người, tài sản trong mùa mưa; trên địa bàn còn có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nhỏ, nằm rải rác. 4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội: Trên địa bàn xã có 12 thôn: Tân Lục, An phú, An Thịnh, An Đông, An Nguyễn, Đọ Bến, Đọ Làng, Đọ Trại, Đọ Mới, Tân Cầu, An Lễ, Vườn. Khu đo có tổng số 1.619 hộ với 5.750 nhân khẩu, thành phần dân số phân bố của xã Cương Sơn gồm có 05 dân tộc anh em sinh sống trải đều trong toàn xã: Kinh, Tày, Hoa, Cao Lan, Sán Rìu, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh. Dân số đang trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60% dân số. Sự phân bố dân cư không đồng đều do đặc điểm tự nhiên của xã, từ đó kéo theo sự phát triển của mạng lưới dân cư không tập trung mà hình thành các khu dân cư nhỏ theo thôn nằm rải đều trên địa bàn xã. Ở những vị trí có cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện và khu trung tâm hành chính của xã mật độ dân cư tương đối dày đặc; Kinh tế hiện nay trong xã chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp với trên 80% hộ sản xuất nông nghiệp. Các cây trồng nông nghiệp chủ lực là lúa, vải, nhãn, hồng và cây lâm nghiệp là bạch đàn, keo, thông; các vật nuôi phổ biến là lợn, trâu bò và gia cầm.Những năm gần đây có thêm các nghề tiểu thủ công
  27. 19 nghiệp nhưng chưa đáng kể. Các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ chủ yếu tập trung ở trung tâm xã, khu vực đông dân cư. Hiện nay trên địa bàn xã có Nhà máy gạch Tuynel và Nhà máy nước sạch, giải quyết được thêm việc làm cho lao động trong xã. Trong những năm gần đây dưới sự nỗ lực phấn đấu vượt qua những khó khăn vươn lên phát triển sản xuất của nhân dân trong xã, nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện. Là một xã miền núi trung du của huyện, nguồn thu hàng năm của xã chủ yếu là từ nguồn trợ cấp cân đối của cấp trên, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, hệ thống giao thông, thủy lợi của xã đang từng bước được nâng cấp, kiên cố hóa, được sự quan tâm của các ngành, các cấp và sự cố gắng phấn đấu của chính quyền và nhân dân địa phương hệ thống trường, trạm đã cơ bản hoàn thành. Hoà nhịp với sự phát triển chung của toàn huyện, Đảng bộ và Nhân dân xã Cương Sơn đang nỗ lực quyết tâm cố gắng vượt qua khó khăn để vươn lên ổn định đời sống từng bước trở thành xã có nền kinh tế phát triển, góp phần đưa huyện Lục Nam sánh vai với các huyện bạn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND và UBND xã tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã Cương Sơn về cơ bản là ổn định. Với đặc điểm thành phần dân cư trong xã tương đối thuần nhất, chủ yếu là người gốc tại địa phương, đời sống kinh tế ổn định, trật tự trị an tốt, nhân dân tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, đây là điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất xã Cương Sơn. 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai 4.1.3.1 Hiện trang sử dụng đất đai Nhìn chung cơ cấu đất phân bổ như hiện nay là hợp lý với một xã miền núi. Tuy nhiên hiện nay trên toàn xã vẫn còn nhiều ruộng, đất lúa 1 vụ nên cần quy hoạch cải tạo hợp lý để thành đất lúa 2 vụ nâng cao năng suất và thu nhập cho người dân.
  28. 20 Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Cương Sơn năm 2018 Diện tích Cơ cấu Loại đất (ha) (%) I I. Tổng diện tích đất tự nhiên 1.119,46 100 1 Nhóm đất nông nghiệp 949.10 84,78 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 602.85 53,85 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 417.39 37.28 1.1.1.1 Đất trồng cây lâu năm 185,46 16.57 1.2 Nhóm đất lâm nghiệp 335.24 30.93 1.2.1 Đất trồng cây lâu năm 335,24 30.93 1.2.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 11,01 0,98 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 170.36 15,22 2.1 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 42.23 3,77 2.2 Đất chuyên dùng 52.17 4,66 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,56 0.05 2.2.2 Đất quốc phòng 13.96 1.25 2.2.3 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 3.6 0.43 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông 22.7 2.68 nghiệp 2.2.5 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 30.97 2,77 2.3 Đất cơ sỏ tín ngưỡng 2,77 0,25 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, 2,94 0,26 nhà hỏa táng 2.5 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 62,58 5,59 2.6 Đất có mặt nước chuyên dùng 7,67 0,69 3 Nhóm đất chưa sử dụng 00 00 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 00 00 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 00 00 (Nguồn: UBND xã Cương Sơn)[13]
  29. 21 4.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai - Năm 1996 Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã xây dựng mạng lưới khống chế toạ độ, độ cao địa chính cơ sở phủ trùm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; trên địa bàn xã có điểm địa chính cơ sở 105435, các xã xung quanh có các điểm địa chính cơ sở sau: Điểm 105419 thuộc xã Tiên Hưng, 105411 thuộc xã Tiên Nha, huyện Lục Nam. - Các điểm địa chính cơ sở trên, qua khảo sát thực địa thấy các mốc còn tồn tại, đủ điều kiện để làm điểm khởi tính cho lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ xã Cương Sơn. - Trên địa bàn huyện Lục Nam kết quả cấp giấy chứng nhận đã đạt trên 98%, sô lượng giấy chứng nhận chưa được cấp chủ yếu ở các dạng sau: + Các thửa đất có tranh chấp, lấn chiếm, thiếu giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nên không được cấp giấy chứng nhận. + Các thửa đất mới mua, bán, thêm, tách hay chuyển nhượng + Các thửa đất trên không thực hiện lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận. + Các giấy chứng nhận đã cấp trước đây nhưng không thực hiện cấp đổi. Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính a. Bản đồ địa chính cơ sở: Khu vực đo vẽ đã có bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10000 do Công ty đo đạc ảnh Địa hình thành lập tháng 12 năm 2006 b. Bản đồ địa giới hành chính: Khu vực đo vẽ hiện tại có hồ sơ địa giới hành chính được thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/ 25.000 sử dụng hệ tọa độ HN-72, lưới chiếu Gauss. Bản đồ này hiện được lưu ở cả 3 cấp chính quyền. Nhìn chung đường địa giới hành chính trên bản đồ phù hợp với thực địa và ổn định. Ngoài ra, xã Cương Sơn còn có hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất dưới dạng số, sử dụng hệ tọa độ VN-2000, được thành lập năm 2010.
  30. 22 Bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ địa giới hành chính giúp cho công tác thiết kế xây dựng lưới địa chính về đo vẽ bản đồ được thuận tiện chính xác, đảm bảo đo đúng, đủ diện tích theo địa giới hành chính. Các tài liệu này được sử dụng làm cơ sở để khảo sát thiết kế lưới toạ độ địa chính, khoanh vùng đo vẽ theo các tỷ lệ, thiết kế lướng khống chế đo vẽ, chia mảnh bản đồ và phục vụ quản lý thi công. 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 4.1.4.1. Thuận lợi - Có đủ tài liệu, số liệu cơ bản để khảo sát, thiết kế Ban đầu như: bố trí lưới địa chính, chia mảnh bản đồ địa chính và dự tính khối lượng đo vẽ các loại đất sát thực tế. - Đất trồng cây hàng năm ranh giới ổn định thuận lợi cho đo vẽ đến chủ sử dụng đất. - Đường địa giới hành chính xã ổn định. - Được cán bộ và nhân dân địa phương quan tâm, đồng tình ủng hộ chủ trương đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính. - Cơ sở hạ tầng tương đối tốt đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. 4.1.4.2. Khó khăn - Là xã có địa hình phức tạp, do đất ở nông thôn phân bố rải rác thành nhiều chòm xóm, rất khó khăn cho công tác bố trí hệ thống lưới địa chính và lưới đo vẽ. - Đất trồng cây hàng năm ruộng bậc thang nhiều, nhiều diện tích ruộng nằm trong các thung lũng nhỏ lẻ, diện tích thửa nhỏ. - Đất trồng cây lâu năm chiếm diện tích lớn tầm nhìn bị che khuất. - Đất lâm nghiệp cây trồng đã cao, rậm, do vậy rất khó khăn trong việc đi lại và thi công.
  31. 23 - Do đã cấp GCNQSD đất ở nông thôn và đất trồng cây hàng năm theo bản đồ cũ có độ chính xác thấp đến nay đã có biến động nhiều, nên vấn đề giao nhận diện tích đến từng thửa cho các hộ sẽ gặp nhiều khó khăn. 4.2. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ xã Cương Sơn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang 4.2.1. Công tác ngoại nghiệp 4.2.1.1. Công tác chuẩn bị Thu thập tài liệu a) Như đã nêu ở mục 4.1.3.2 phần b Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính Khảo sát khu đo Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết cho công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát thực địa để xác định ranh giới khu đo. Đồng thời tiến hành chọn điểm, chôn mốc địa chính. Thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ Căn cứ vào hợp đồng của Công ty cổ phần TNMT Phương Bắc & Sở Tài Nguyên và Môi Trường Bắc Giang về việc đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, quy phạm thành lập bản đồ địa chính. Từ các điểm địa chính trong xã ( có 4 điểm địa chính được đo bằng công nghệ GPS ). Lưới kinh vĩ được thống nhất thiết kế như sau: Thực hiện bằng công nghệ GPS theo đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác dày đặc được đo nối với 4 điểm địa chính cơ sở hạng cao. Mật độ điểm, độ chính xác mạng lưới tuân thủ theo thiết kế kỹ thuật xây dựng lưới kinh vĩ khu đo và đảm bảo yêu cầu việc phát triển lưới khống chế đo vẽ cấp thấp hơn, phục vụ công tác đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính. Lấy 4 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính.
  32. 24 Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất. Bảng 4.2: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính STT Các yếu tố của lưới đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật 1 Góc ngoặt của đường chuyền ≥ 300 (30 độ) 2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15 Chiều dài đường chuyền: - Nối 2 điểm cấp cao ≤ 8 km 3 - Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút ≤ 5 km - Chu vi vòng khép ≤ 20 km Chiều dài cạnh đường chuyền - Cạnh dài nhất ≤ 1.400 m 4 - Cạnh ngắn nhất ≥ 200 m - Chiều dài trung bình một cạnh 500 - 700 m 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền 6 hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền hoặc 5 n giây vòng khép) 7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/[s] ≤ 1:25000 (Nguồn: Thông tư số 25-2014 ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ) [3] - Các thông số kỹ thuật được quy định trong Thông tư 25/2014/TT- BTNMT: + Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá 10 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi
  33. 25 lần đo phải ngắm chuẩn lại mục tiêu, số chênh giữa các lần đo không vượt quá 10 mm. + Góc ngang trong đường chuyền được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 5 giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trở lên hoặc theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu). 4.2.1.2. Chọn điểm, đóng cọc thông hướng Vị trí chọn điểm kinh vĩ phải thông thoáng, nền đất chắc chắn ổn định, các điểm khống chế phải tồn tại lâu dài đảm bảo cho công tác đo ngắm và kiểm tra tiếp theo. Sau khi chọn điểm xong dùng cọc gỗ có kích thước 4 * 4 cm, dài 30 – 50 cm đóng tại vị trí đã chọn, đóng đinh ở đầu cọc làm tâm, dùng sơn đỏ đánh dấu cho dễ nhận biết. Kích thước cọc và chỉ tiêu kĩ thuật phải tuân theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT Trong quá trình chọn điểm kinh vĩ đã thu được kết quả như sau. Tổng số điểm địa chính: 7 điểm Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 128 điểm Tổng số điểm cần đo: 135 điểm 4.2.2. Công tác nội nghiệp 4.2.2.1. Nhập số liệu đo được từ thực địa vào máy tính Từ số liệu đo được lưu trong bộ nhớ trong của máy toàn đạc điện tử và được trút vào máy tính bằng phần mềm DPSurvey. 4.2.2.2. Bình sai lưới kinh vĩ - Xử lý bằng phần mềm DPSurvey. - Tiến hành kiểm tra toàn bộ số liệu đo giữa sổ đo và File số liệu đo.
  34. 26 - Lưới kinh vĩ được tính toán, bình sai chặt chẽ thành một mạng chung cho toàn bộ khu đo. - Tính đồng thời tọa độ và độ cao các điểm kinh vĩ. - Các cạnh của lưới GPS được xử lý tính toán bằng phần mềm DPSurvey. Tính khái lược cạnh được tiến hành theo chương trình DPSurvey . Sau khi tính cạnh trong toàn bộ lưới, tiến hành tính sai số khép hình theo sơ đồ đo. Công tác tính toán bình sai lưới được thực hiện bằng phần mềm COMPASS. Về tọa độ và độ cao đều lấy tọa độ và độ cao các điểm địa chính cơ sở làm cơ sở để tính bình sai cho lưới. + Bình sai trong hệ WGS - 84 cho tất cả các điểm. + Tính toạ độ vuông góc không gian theo Ellipsoid WGS - 84 của tất cả các điểm khởi tính tọa độ và độ cao. + Bình sai lưới toàn khu đo theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000. + Bình sai theo lưới kinh vĩ trên hệ tọa độ quốc gia VN-2000, kinh tuyến trục 107000’00’’, múi chiếu 30 của tỉnh Bắc Giang . Bảng 4.3: Điểm địa chính cơ sở Tọa độ STT Tên điểm X(m) Y(m) 1 115456 2293715,281 439163,372 2 115457 2293199,087 443107,510
  35. 27 Bảng 4.4: Tọa độ địa chính mới xây dựng Tọa độ STT Tên điểm X(m) Y(m) 1 CS-07 2297517,219 441644,085 2 CS-41 2295037,669 445253,783 3 CS-47 2292654,780 442560,254 4 CS-48 2292700,687 443413,733 4 CS-61 2290326,759 444546,937 Thành quả tọa độ sau khi bình sai: Bảng 4.5: Tọa độ sau khi bình sai Số Tên Tọa độ Độ cao Sai số vị trí điểm TT điểm X(m) Y(m) h(m) (mx) (my) (mh) (mp) 1 115456 2293715.281 439163.372 153.118 2 115457 2293199.087 443107.510 142.710 0.009 3 GPS-I-01 2295997.158 441989.537 105.416 0.009 0.008 0.023 0.012 4 GPS-I-02 2295747.767 442165.688 109.132 0.009 0.012 0.028 0.015 5 GPS-I-03 2295777.005 443613.394 107.599 0.006 0.006 0.013 0.009 6 GPS-I-04 2295705.192 442886.320 122.646 0.005 0.005 0.012 0.007 7 GPS-I-05 2295710.114 442102.424 122.786 0.005 0.005 0.009 0.007 8 GPS-I-06 2295680.033 443330.157 102.740 0.005 0.004 0.010 0.006 9 GPS-I-07 2295658.211 442499.385 109.217 0.005 0.005 0.009 0.007 10 GPS-I-08 2295620.213 442699.838 107.347 0.007 0.009 0.020 0.011 11 (Nguồn: Công ty cổ phần tài nguyên môi trường Phương Bắc)[4]
  36. 28 Tổng số điểm địa chính, điểm lưới kinh vĩ của toàn bộ khu đo: Tổng số điểm địa chính Điểm địa chính cơ sở: 02 điểm Điểm địa chính mới: 05 điểm Tổng số điểm lưới kinh vĩ : 128 điểm Lưới có dạng là lưới tam giác, tứ giác đo bằng công nghệ GPS tạo thành các cặp điểm thông hướng nhau và thông với điểm địa chính, được đánh số từ GPS-I-01 đến GPS-I-133. 4.3. Thành lập mảnh bản đồ địa chính xã Cương Sơn từ số liệu đo chi tiết 4.3.1. Số liệu đo vẽ chi tiết của tờ bản đồ địa chính số 46 Số liệu thu được trong quá trình đo vẽ là 882 điểm chi tiết.Dưới đây là một số điểm đo chi tiết tại trạm máy. Bảng 4.6: Tọa độ điểm đo tờ bản đồ số 46 Tên Tọa độ Độ cao điểm X(m) Y(m) h(m) 3 2295183.800 444127.381 104.84 4 2295186.069 444128.446 104.94 5 2295186.274 444128.925 105.96 6 2295184.291 444132.653 104.87 7 2295200.626 444125.430 104.33 8 2295200.718 444125.869 104.43 9 2295211.583 444123.562 104.18 10 2295211.826 444124.042 104.03 11 2295207.170 444128.246 104.12 12 2295200.707 444129.398 104.28 (Nguồn: Công ty cổ phần tài nguyên môi trường Phương Bắc)[4]
  37. 29 4.3.2. Đo vẽ chi tiết, biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation V8i, Famis và 4.3.2.1. Đo vẽ chi tiết Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. - Khi đo vẽ chi tiết, tùy theo yêu cầu độ chính xác bản đồ cần lập và phương pháp đo vẽ lập bản đồ địa chính mà lựa chọn loại máy đo, độ chính xác lý thuyết theo lý lịch của máy đo cho phù hợp và phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật dự toán công trình. - Đo vẽ đường địa giới hành chính. + Trước khi đo vẽ chi tiết, ta phải phối hợp với cán bộ địa chính cấp xã dẫn đạc xác định đường địa giới hành chính trên thực địa theo thực tế đang quản lý và thông tin trên hồ sơ địa giới hành chính. + Việc đo vẽ chi tiết đường địa giới hành chính thực hiện theo ranh giới thực tế đnag quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương với điểm đo chi tiết. Đo vẽ ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định. Đo vẽ nhà ở, công trình xây dựng khác thực hiện theo đường ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương với điểm đo vẽ chi tiết. Tiến hành trút số liệu đo chi tiết trong má bằng phần mềm ra máy tính để xử lý số liệu: - Bước 1: Sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo điện tử TOP2ASC GTS236: Chọn dòng thứ 2 Enter Sau đó ta đặt file ngày đo như hình (4.2). Phần mềm sẽ trút tất cả các số liệu đo trong file mà ta lựa chọn.
  38. 30 Hình 4.1: Làm việc với phần mềm T-COM Hình 4.2: Làm việc với phần mềm TOP2ASC
  39. 31 Hình 4.3: Phần mềm chạy ra các số liệu đo được trong máy Bước 2: Tiến hành xử lý số liệu đo xong phần mềm sẽ cho ra kết quả là file số liệu có đuôi .txt 4.3.2.2. Thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation V8i, Famis Nhập số liệu đo Khi xử lý được file số liệu điểm chi tiết có đuôi .txt ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation. Tìm dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ : Hình 4.4: Mở phần mềm Microstation V8i
  40. 32 Hình 4.5: Chọn ổ chứa file số liệu .txt Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi .dxf ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000. Để biết được thứ tự các điểm nối với nhau thành các ranh thửa đúng như ngoài thực địa ta tiến hành triển điểm chi tiết lên bản vẽ: Hình 4.6: Phun điểm chi tiết lên bản vẽ
  41. 33 Thành lập bản vẽ Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết. Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ hoạ của tờ bản đồ khu vực xã Cương Sơn, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo. Hình 4.7: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối điểm Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ như đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo được tâm thửa ( topology). Công việc chuyển sang bước tiếp theo. Sửa lỗi Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ ( không gian ) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diên tích,
  42. 34 là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa. Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm 2 công cụ MRFClean và MRF Flag Editor. Phần mềm MRFClean dùng để kiểm tra lỗi tự động, nhận diện và đánh dấu vị trí các điểm cuối tự do bằng một ký hiệu (chữ D), tự động tạo các điểm giao giữa các đường cắt nhau; xóa những đường, những điểm trùng nhau. Hình 4.8: Tự động tìm, sửa lỗi Clean Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag Editor để sửa. Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng như vươn
  43. 35 dai đối tượng, cắt đối tượng. Các hình minh hoạ dưới đây là hình thanh công cụ Modifi của Microstaion và những lỗi được tính năng sửa lỗi MRF Flag báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa đất sau khi được sửa lỗi. Hình 4.9: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất Hình 4.10: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi Chia mảnh bản đồ Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ.
  44. 36 Chia mảnh bản đồ địa chính để ta biên tập được các loại bản đồ có tỉ lệ khác nhau. Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh. Ví dụ như xã Cương Sơn sẽ có 2 tỷ lệ bản đồ là 1:1000 và tỷ lệ 1:2000. Hình 4.11: Bản đồ sau khi phân mảnh Tiến hành biên tập mảnh bản đồ Tạo vùng Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất. Tạo vùng xong ta vào Cơ sở dữ liệu bản đồ chọn quản lý bản đồ để kết nối với cơ sở dữ liệu mới có thể thực hiện được các bước tiếp theo.
  45. 37 Hình 4.12: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa Hình 4.13: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa Đánh số thửa Số thứ tự của thửa đất được coi như một tên riêng của thửa đất. Nó được dùng trong quản lý đất đai, được ghi trong các hồ sơ địa chính liên quan như:
  46. 38 Bản vẽ gốc, bản đồ địa chính gốc, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, các loại bảng thống kê .v.v Tại mục bắt đầu từ chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục độ rộng là 20, chọn kiểu đánh đánh tất cả, chọn kiểu đánh rích rắc, kích vào hộp thoại Đánh số thửa. Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa cho từng thửa đất từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Hình 4.14: Đánh số thửa tự động Gán dữ liệu từ nhãn Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chính, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc thành lập các loại hồ sơ địa chính. Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong các thửa. Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn sẽ tiến hành gán nhãn bằng lớp đó.
  47. 39 Hình 4.15: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn Trong bước gắn nhãn thửa ta gắn ( họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ ) bằng lớp 53 do vậy ta gán thông tin từ nhãn lớp 53 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất), và gán địa chỉ chủ sử dụng đất bằng lớp 52, vvv gán xong các lớp thông tin ta phải kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ. Vẽ nhãn thửa Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu.
  48. 40 Hình 4.16: Vẽ nhãn thửa Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số thửa đã đánh. Sửa bảng nhãn thửa Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhãn thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Có nhưng trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thộng tin vào bản nhãn. Sửa bảng nhãn thửa để kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo) để thông tin được cập nhật đầy đủ.
  49. 41 Hình 4.17: Sửa bảng nhãn thửa Tạo khung bản đồ địa chính Tạo khung bản đồ bao gồm: Viền khung, các điểm chia tọa độ, thanh tỉ lệ, bảng ghi chi tiết thông tin của các nhãn thửa nhỏ và các thông tin như ngày, tháng, tên cơ quan lập bản đồ, cơ quan kiểm tra và các thông tin liên quan khác trong thành lập bản đồ. Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong pham vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN & MT ban hành.
  50. 42 Hình 4.18: Tạo khung bản đồ địa chính Hình 4.19 : Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh
  51. 43 Khi ta ấn vào nút “Chọn bản đồ” và chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc khung của bản đồ xẽ hiên lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đến đây ta đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Microstation, Famis thành lập bản đồ địa chính tờ số 16 tỷ lệ 1:1000 xã Cương Sơn từ số liệu đo chi tiết. Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả đo vẽ tờ bản đồ số 46 STT Hạng mục Đơn vị Số lượng 1 Số thửa đất Thửa 693 Trong đó : - Đất CLN Thửa 31 - Đất ONT Thửa 15 - Đất LUC Thửa 522 - Đất BHK Thửa 60 - Đất DGT Thửa 7 - Đất DTS Thửa 5 - Đất DTL Thửa 12 - Đất NTD Thửa 27 Đất BSC 14 2 Diện tích đo vẽ m2 307.913,5 Trong đó: - Đất CLN m2 12.572,6 - Đất ONT m2 8.020,4 - Đất LUC m2 245.522,5 - Đất BHK m2 11.367,8 - Đất DGT m2 7.832,5 - Đất DTS m2 10.292,7 - Đất DTL m2 5.409,2 - Đất NTD m2 6.219 Đất BSC m2 676,8
  52. 44 Kiểm tra kết quả đo Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử , tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chon những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ, sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa. Đo dải thửa, đo đường thằng đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa rồi so sánh kết quả giữa thực địa và trong bản đồ. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. In bản đồ Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này. 4.4. Nhận xét kết quả - Kết quả: + Thành lập được lưới khống chế đo vẽ xã Cương Sơn – Huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang + Thành lập được bản đồ địa chính qua các số liệu đo chi tiết trong quá trình đo đạc. + Bản mô tả xác định ranh giới, mốc giới thửa đất, sổ nhật ký trạm đo lập đúng mẫu, đúng quy định, có đầy đủ chữ ký xác nhận, đồng ý của các cấp có liên quan. + Ranh giới, loại đất được đo vẽ và thể hiện phù hợp với hiện trạng sử dụng. -Nhận xét: + Trong quá trình đo đạc còn gặp đôi chút khó khăn do địa hình phức tạp, diện tích lớn, tranh chấp đất gây cản trở việc đo đạc. + Thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc đo đạc đã xuống cấp làm chậm tiến độ khi đo đạc ở khu vưc khó khăn, đòi hỏi độ chính xác cao.
  53. 45 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Đề tài nghiên cứu "Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 1:1000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang" có những kết luận chính như sau: * Xã Cương Sơn là 1 xã của huyện Lục Nam có điều kiện thuận lợi về phát triển nông lâm nghiệp, có mật độ dân số thưa và phân bố không đồng đều do đặc điểm tự nhiên của xã với trình độ phát triển còn nhiều hạn chế. * Có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.119,46 ha trong đó : 949.10 ha đất nông nghiệp, 170.36 ha đất phi nông nghiệp, 0 ha đất chưa sửa dụng. Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn khá tốt, có hệ thống bản đồ hiện trạng sủ dụng đất năm 2018, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và bản đồ địa chính được xây dựng từ năm 1996. * Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu cần thiết cho công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính thì chúng em tiến hành khảo sát thực địa để xác định và phân chia ranh giới khu đo. Đồng thời tiến hành chọn điểm và chôn mốc địa chính. Sau đó thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ và đo chi tiết Đo vẽ toàn bộ diện tích Xã Cương Sơn thu được kết quả như sau : - Thành lập được lưới khống chế đo vẽ bao gồm: 7 điểm địa chính và 128 điểm lưới kinh vĩ có độ chính xác cao và 138 điểm cần đo. Đã thành lập được một tờ bản đồ địa chính 1:1000 thuộc xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang với số hiệu tờ bản đồ đã thành lập khi kết thúc đợt thực tập là tờ 46. Tổng số 693 thửa đất tổng diện tích là 307.913,5 m2, trong đó: - Loại đất LUC có 522 thửa diện tích là 245.522,5 m2
  54. 46 - Loại đất CLN có 31 thửa diện tích là 12.572,6 m2 - Loại đất BHK có 60 thửa đất diện tích là 11.367,8 m2 - Loại đất ONT có 15 thửa với diện tích là 8.020,4 m2 - Loại đất DGT có 7 thửa diện tích là 7.832,5m2 - Loại đất DTS có 5 thửa diện tích là 10.292,7m2 - Loại đất DTL có 12 thửa với diện tích là 5409,2 m2 - Loại đất NTD có 27 thửa diện tích là 6,219 m2 - Loại đất BSC có 14 thửa diện tích là 676.8m2 - Tổng số tờ bản đồ địa chính của toàn xã là 48 tờ: 26 tờ tỷ lệ 1: 1000 , 2 tờ tỷ lệ 1:5000 - Tờ bản đồ địa chính số 46 và các tờ bản đồ còn lại đã hoàn thành khi kết thúc đợt thực tập và được xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStationSE, FAMIS đã đạt kết quả tốt. 5.2. Kiến nghị Qua quá trình thực tập em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm địa chính cũng như là trải nghiệm về cuộc sống giúp e có thể hoàn thiện hơn về kiến thức , năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc này. Tuy nhiên về đặc thù công việc ngành địa chính đo đạc là khá vất vả mà cơ sở vật chất phục vụ công tác đo đạc chưa được đảm bảo để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Cần đào tạo thêm về mảng kĩ thuật sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Famis và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới. Nơi ở còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất. Em mong về phía Công ty sẽ khắc phục được những hạn chế nêu trên để có thể giúp khóa sinh viên thực tập tiếp theo hoàn thành xuất sắc đợt thực tập cũng như là công việc mà phía Công ty giao cho.
  55. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2. Quy phạm Thành lập Bản đồ địa chính năm 2008. Bộ TN & MT. 3. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2006), Hướng dẫn sử dụng phần mềm tích hợp đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000,1:5000 và 1:10.000, Hà Nội. 6. Công ty cổ phần Công ty Cổ phần Tài Nguyên Môi Trường Phương Bắc (2018), Số liệu đo vẽ địa chính. 7. Luật đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia HN. 8. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 10. Quy phạm Thành lập Bản đồ địa chính năm 2008. Bộ TN & MT. 11. Tổng cục Địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử. 12. Tổng cục Địa chính, Hướng dẫn sử dụng phần mềm famis – caddb. 13. Tổng cục Địa chính (1999), Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000,1:5000,1:10.000, 1:25.000. 14. UBND xã Cương Sơn (2018), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội.