Khóa luận Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay

pdf 78 trang thiennha21 15/04/2022 5921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quyen_con_nguoi_va_van_de_giao_duc_quyen_con_nguoi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quyền con người và vấn đề giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC NGUYỄN HẢI YẾN QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHÀNH: TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa: QH – 2015 – X Hà Nội, 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC NGUYỄN HẢI YẾN QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa: QH – 2015 – X Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Vân Hà Nội, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và chƣa đƣợc công bố. Những trích dẫn trong khóa luận là trung thực, xuất xứ rõ ràng. Sinh viên thực hiện Nguyễn Hải Yến
  4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hƣớng dẫn của tôi là PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Vân. Cô giáo đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc định hƣớng lựa chọn đề tài và nội dung, tìm kiếm và đọc tài liệu cũng nhƣ các thao tác làm việc cơ bản giúp tôi hoàn thiện hơn cả về kiến thức và kỹ năng. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Triết học đã cung cấp những kiến thức nền để tôi có thể thực hiện đề tài này. Mặc dù đã hoàn thành, song bài Khóa luận tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi có những yếu điểm và thiếu sót, do vậy tôi rất mong nhận đƣợc những lời đánh giá và góp ý từ phía các thầy giáo, cô giáo và các bạn để bài Khóa luận tốt nghiệp của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hải Yến
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 13 Chƣơng 1. Khái quát chung về quyền con ngƣời và giáo dục quyền con ngƣời trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc Pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 13 1.1: Khái niệm quyền con ngƣời, quyền công dân 13 1.1.1: Khái niệm quyền con ngƣời 13 1.1.2: Khái niệm quyền công dân 18 1.1.3: Quan hệ giữa quyền con ngƣời, quyền công dân 21 1.2: Lịch sử phát triển của tƣ tƣởng về quyền con ngƣời 22 1.2.1: Tƣ tƣởng về quyền con ngƣời thời kỳ cổ đại 22 1.2.2: Tƣ tƣởng về quyền con ngƣời trong thời kỳ cận – hiện đại 25 1.3: Khái niệm giáo dục quyền con ngƣời 32 1.3.1: Một số vấn đề chung về giáo dục quyền con ngƣời 32 1.3.2: Nội dung giáo dục quyền con ngƣời 37 1.3.3: Vai trò của giáo dục quyền con ngƣời trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay 40 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 45 Chƣơng 2: Thực trạng và một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay 46 2.1: Thực trạng giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay 46 2.1.1: Những thành tựu đã đạt đƣợc 46 2.1.2. Những hạn chế còn tồn tại 56 2.2: Những quan điểm chung và giải pháp về giáo dục quyền con ngƣời, quyền công dân ở nƣớc ta hiện nay 60 2.2.1: Những quan điểm của Đảng - Nhà nƣớc ta về giáo dục quyền con ngƣời, quyền công dân 60 2.2.2: Giải pháp tăng cƣờng giáo dục quyền con ngƣời quyền công dân ở nƣớc ta hiện nay 61 1
  6. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 64 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 2
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyền con ngƣời là một trong những yếu tố cơ bản, nền tảng của một xã hội dân chủ, văn minh. Tƣ tƣởng về quyền con ngƣời đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân loại; tuy nhiên không phải trong bất cứ hình thái - xã hội nào, trong bất cứ kiểu Nhà nƣớc nào nó cũng tồn tại và đƣợc thừa nhận một cách đầy đủ. Vì thế, quyền con ngƣời là một phạm trù lịch sử và là kết quả của cuộc đấu tranh không ngừng của toàn nhân loại nhằm vƣơn tới những lý tƣởng, giải phóng hoàn toàn con ngƣời khỏi bất bình đẳng trong xã hội nhằm xây dựng một xã hội thật sự công bằng, dân chủ và nhân đạo. Trong thời đại ngày nay, quyền con ngƣời đã trở thành một vấn đề triết học, chính trị, pháp lý, đao đức có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ở cấp độ quốc tế, quyền con ngƣời đã trở thành mối quan tâm chung của toàn thể cộng đồng nhân loại. Quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận là giá trị chính trị, đạo đức, pháp lý phổ biến. Ở cấp độ quốc gia, quyền con ngƣời đang ngày càng đƣợc thừa nhận rộng rãi. Tôn trọng, bảo đảm và thực thi quyền con ngƣời vừa đƣợc coi là điều kiện vừa là mục tiêu phát triển của các nƣớc, không phân biệt chế độ chính trị hay trình độ phát triển. Vấn đề quyền con ngƣời có vai trò quan trọng nhƣ vậy, nên nhiều nƣớc trên thế giới coi trọng việc giáo dục quyền con ngƣời nhằm làm cho mỗi con ngƣời ý thức biết tôn trọng quyền của ngƣời khác và tự mình biết bảo vệ quyền của mình. Năm 1978 UNESCO cũng đã triệu tập Hội nghị quốc tế về giáo dục nhân quyền tại Viên (Thủ đô nƣớc Áo) để phát triển hơn nữa những lý do cho việc giáo dục nhân quyền. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị công nhận rằng: "Giáo dục nên làm cho mỗi cá nhân thấy quyền của mình, đồng thời họ cũng phải biết tôn trọng những quyền của ngƣời khác", và đến 23/12/1994, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bằng Nghị quyết số 49/184 đã chính thức tuyên bố: "Thập kỷ giáo dục nhân quyền bắt đầu từ 1/1/1995 đến 1/1/2004". Nƣớc ta đang trong tiến trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì việc giáo dục quyền con ngƣời lại 3
  8. càng có ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết, nhằm làm cho Việt Nam sớm hội nhập với thế giới và khu vực, góp phần xây dựng nền văn hóa nhân quyền toàn cầu. Thực hiện đƣợc điều đó, Đảng và Nhà nƣớc ta đã hƣởng ứng, tham gia có hiệu quả "Thập kỷ giáo dục nhân quyền" của Liên Hợp Quốc. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá những thành tựu, ƣu điểm đã đạt đƣợc và làm rõ những khuyết điểm tồn tại của vấn đề giáo dục quyền con ngƣời; đồng thời xác định phƣơng hƣớng, nội dung, phƣơng pháp tiếp tục thực hiện giáo dục quyền con ngƣời trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Do vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quyền con ngƣời và vấn đề giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quyền con ngƣời và giáo dục quyền con ngƣời là vấn đề có tính thời sự và có liên quan mật thiết đến tình hình chính trị toàn cầu nên những nghiên cứu về vấn đề quyền con ngƣời và giáo dục quyền con ngƣời nhận đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Có thể chia những nghiên cứu này thành hai mảng nội dung chính sau: * Những nghiên cứu về quyền con người Có rất nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh những vấn đề lý luận về quyền con ngƣời của nhiều học giả trong và ngoài nƣớc, tiêu biểu là cuốn sách Quyền con ngƣời của Jacques Mourgon, giáo sƣ trƣờng đại học Khoa học Xã hội Toulouse (Pháp). Bằng việc phân tích bản chất của con ngƣời và quyền con ngƣời, tác giả khẳng định quyền con ngƣời là trung tâm của chính trị và trung tâm của các mối quan hệ giữa quyền lực và con ngƣời, nhƣng quyền con ngƣời cũng không phải là những cái gì quá xa lạ với con ngƣời. Quyền con ngƣời là "những đặc quyền" đƣợc các quy tắc điều khiển mà con ngƣời "giữ riêng" lấy trong các quan hệ của mình với những cá nhân và với chính quyền". Nhƣ vậy, quyền con ngƣời trƣớc hết là các quyền cố hữu, tự nhiên con ngƣời sinh ra đã có (cả thể xác và tƣ tƣởng) và các quyền này đƣợc sử dụng trong các quan hệ giữa 4
  9. cá nhân với cá nhân, cá nhân với chính quyền. Trên cơ sở khái niệm quyền con ngƣời, tác giả tập trung phân tích các điều kiện cần thiết để bảo đảm, thực hiện quyền con ngƣời nhƣ: sự công nhận quyền trong các điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời; sự ghi nhận quyền trong pháp luật quốc tế và quốc gia; thiết chế kiểm soát các quyền nhằm ngăn chặn sự lạm quyền từ phái các cá nhân, tổ chức thực thi quyền lực nhà nƣớc bảo đảm quyền con ngƣời và sự phụ thuộc của các quyền vào cộng đồng quốc tế và các nhà nƣớc. Giáo sƣ Hoàng Nam Sâm, trƣờng đại học Tổng hợp Bắc Kinh, Trung Quốc trong bài "Khái niệm quyền con ngƣời trong truyền thống văn hóa Trung Quốc" (2002) cho rằng: "Quyền con ngƣời là những quyền cơ bản mà con ngƣời sinh ra đã đƣợc hƣởng, bao gồm trƣớc hết là quyền đƣợc sống và quyền đƣợc phát triển; sau đó là các quyền khác" [67, tr.40], chẳng hạn nhƣ "quyền đƣợc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, trong đó quyền bình đẳng là quan trọng nhất. Quyền này thể hiện ở chỗ tất cả mọi ngƣời có thể sống nhƣ một cá nhân độc lập và quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời là bình đẳng, xét trên phƣơng diện nhân phẩm" [67, tr.40]. Để có đƣợc một học thuyết về quyền con ngƣời, tác giả cho rằng phải đƣợc thiết lập qua 5 giai đoạn: thứ nhất là ý thức về quyền con ngƣời; thứ hai là tƣ tƣởng về quyền con ngƣời; thứ ba là quyền con ngƣời dƣới góc độ pháp lý; thứ tƣ là khái niệm quyền con ngƣời và thứ năm là học thuyết về quyền con ngƣời. Tác giả cũng khẳng định việc Trung Quốc thực hiện cải cách, mở cửa đã đƣa sự phát triển về quyền con ngƣời sang một giai đoạn mới. Bằng việc thực thi dân chủ và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, các quyền con ngƣời của ngƣời dân Trung Quốc không ngừng mở rộng, quyền cá nhân và quyền tập thể kết hợp hòa quyện với nhau, tạo động lực thúc đẩy lực lƣợng sản xuất, cải thiện mức sống của ngƣời dân. Bài viết "Thực tế quyền con ngƣời trong chủ nghĩa xã hội và cuộc đấu tranh vì quyền con ngƣời trên thế giới", (2002), tác giả Lang Nghị Hoài khẳng định: "Quyền con ngƣời là một phạm trù xã hội mang tính tổng hợp, là sự giới định và thừa nhận xã hội mà con ngƣời giành đƣợc với tƣ cách là sự vật tồn tại trong xã hội. Sự thừa nhận và giới định này biểu hiện ở tƣ cách là ngƣời tham dự 5
  10. giao lƣu xã hội" [28, tr.231]. Theo tác giả, quyền con ngƣời nằm sâu trong mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội, do đó, quyền con ngƣời trƣớc hết là quyền của một giai cấp nhất định, có tính giai cấp rõ rệt. Sự phát triển quyền con ngƣời, sự cải thiện mối quan hệ quyền con ngƣời là quá trình lâu dài trong lịch sử, tự do và bình đẳng trừu tƣợng không phải là thƣớc đo thông dụng đối với quyền con ngƣời mà chỉ là tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của quyền con ngƣời mà thôi. Đặc biệt, trong thế giới hiện nay, việc bảo đảm quyền con ngƣời và bảo vệ giữ vững chủ quyền quốc gia có mối quan hệ mật thiết và biện chứng với nhau, do đó, cần có cái nhìn toàn diện và khoa học về quyền con ngƣời cũng nhƣ các cơ chế, thiết chế bảo vệ quyền con ngƣời. Ở nƣớc ta, việc nghiên cứu quyền con ngƣời đƣợc bắt đầu từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, thời gian này, các công trình nghiên cứu mới chỉ là bƣớc đầu và chƣa đƣợc xã hội hóa một cách có hệ thống. Những năm 1990 là thời gian đánh dấu sự "bùng nổ" về hoạt động nghiên cứu quyền con ngƣời ở Việt Nam. Hai sự kiện có thể coi là động lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu quyền con ngƣời ở Việt Nam những năm đầu của thập kỷ này là việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 và việc ban hành Chỉ thị 12-CT/TW của Ban Bí thƣ về Vấn đề quyền con ngƣời và quan điểm chủ trƣơng của Đảng ta. Hiến pháp 1992, Hiến pháp của công cuộc Đổi mới, lần đầu tiên, khái niệm quyền con ngƣời đƣợc quy định tại điều 50, thể hiện sự thay đổi mang tính bƣớc ngoặt trong nhận thức về vấn đề này ở Việt Nam. Sự kiện này khẳng định việc đánh giá một cách chính thức của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam với vấn đề quyền con ngƣời, tạo nền tảng chính trị và pháp lý cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và tổ chức thực hiện bảo đảm các quyền con ngƣời ở Việt Nam. Trong Chƣơng trình "Con ngƣời, mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội", mã số KX.07/91-95, lần đầu tiên, quyền con ngƣời đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu cấp nhà nƣớc. Đó là đề tài "Các điều kiện đảm bảo quyền con ngƣời, quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc", do Hoàng Văn Hảo chủ nhiệm. Đề tài đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận về quyền con ngƣời nhƣ: khái niệm quyền con ngƣời, lịch sử phát triển của quyền con ngƣời, 6
  11. những nội dung cơ bản của quyền con ngƣời; thực trạng việc vi phạm quyền con ngƣời trên thế giới cũng nhƣ các điều kiện đảm bảo quyền con ngƣời. Từ đó đến nay, vấn đề quyền con ngƣời đƣợc nhiều học giả tập trung nghiên cứu với nhiều công trình khoa học đƣợc công bố có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn trên hầu hết lĩnh vực của quyền con ngƣời, nhƣ đề tài khoa học cấp bộ "Quan điểm C.Mác-Ph.Ăngghen về quyền con ngƣời", Hoàng văn Hảo chủ nhiệm (1997) ; đề tài "Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Quyền con ngƣời", Cao Đức Thái chủ nhiệm (1998); đề tài "Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về quyền con ngƣời và ý nghĩa với Việt Nam hiện nay" (2007), Nguyễn Đức Thùy chủ nhiệm, đề tài "Tƣ tƣởng V.I.Lênin về quyền con ngƣời", Hoàng Mai Hƣơng chủ nhiệm (2009); đề tài "Tƣ tƣởng nhân quyền trong một số học thuyết chính trị, pháp lý cơ bản", Nguyễn Duy Sơn chủ nhiệm (2013) . Các công trình trên đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về quyền con ngƣời: nguồn gốc của quyền con ngƣời, khái niệm quyền con ngƣời, các quan điểm, luận điểm khác nhau về quyền con ngƣời trong lịch sử, quan điểm của Chủ nghĩa MácLênin về quyền con ngƣời; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quyền con ngƣời cũng nhƣ các điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền con ngƣời và khẳng định: quyền con ngƣời là một phạm trù lịch sử; mang tính nhân loại và tính giai cấp; nó là sản phẩm của phƣơng thức sản xuất vật chất; gắn liền với nhà nƣớc và pháp luật, đƣợc bảo vệ bằng pháp luật; đƣợc thực hiện triệt để nhất trong chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đây là những công trình đặt cơ sở phƣơng pháp luận cho việc triển khai nghiên cứu các chủ đề khác nhau về quyền con ngƣời. Cùng với các đề tài khoa học, nhiều sách chuyên khảo có giá trị về quyền con ngƣời đã đƣợc công bố nhƣ: "Quyền con ngƣời trong thế giới hiện đại", tác giả Phạm Khiêm Ích và Hoàng Văn Hảo chủ biên (1995) , sách "Tìm hiểu vấn đề nhân quyền trong thế giới hiện đại" (1996), Chu Hồng Thanh chủ biên; sách tham khảo "Góp phần tìm hiểu quyền con ngƣời" (2006) của tác giả Phạm Văn Khánh; sách "Triết học chính trị về quyền con ngƣời" (2006) của tác giả Nguyễn Văn Vĩnh; "Quyền con ngƣời, tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội" (2009), Võ Khánh Vinh chủ biên, "Tƣ tƣởng về quyền con ngƣời, Tuyển tập tƣ 7
  12. liệu thế giới và Việt Nam" (2011) của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, "Dân chủ nhân quyền giá trị toàn cầu và đặc thù quốc 9 gia" (2011) của Hội đồng Lý Luận Trung ƣơng, "Quyền con ngƣời, lý luận và thực tiễn" (2014) của Viện nghiên cứu quyền con ngƣời, Mặc dù cách tiếp cận và phân tích có khác nhau, song các công trình trên đều tập trung nghiên cứu, luận giải khái niệm quyền con ngƣời, bản chất đặc trƣng của quyền con ngƣời, nội dung các quyền cơ bản của con ngƣời cũng nhƣ các điều kiện, cơ chế bảo đảm quyền con ngƣời Trên cơ sở các công trình nghiên cứu, một số cơ sở đào tạo đã biên soạn giáo trình giảng dạy về quyền con ngƣời. Tiêu biểu là giáo trình "Lý luận về quyền con ngƣời" do Viện nghiên cứu quyền con ngƣời, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2010) biên soạn và "Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con ngƣời" của Khoa luật, Đại học quốc gia (2009) Mặc dù cách tiếp cận, phân tích khác nhau, song nhìn chung, các giáo trình này đều tập trung giới thiệu về những vấn đề lý luận của quyền con ngƣời nhƣ: khái niệm quyền con ngƣời; đặc trƣng cơ bản của quyền con ngƣời; nội dung cơ bản của quyền con ngƣời; sự phát triển quyền con ngƣời trong lịch sử nhân loại; luật quốc tế về quyền con ngƣời; Hiến pháp, pháp luật Việt Nam về quyền con ngƣời; quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam về quyền con ngƣời; phân tích các điều kiện và cơ chế quốc gia và quốc tế bảo đảm quyền con ngƣời, trong đó nhấn mạnh "Ngày nay, quyền con ngƣời đã đƣợc quốc tế hóa về nhiều mặt. Đó là việc xác lập các nguyên tắc và chuẩn mực nhân quyền. Đó là sự hình thành cơ chế quốc tế bảo vệ quyền con ngƣời. Tuy nhiên, việc bảo đảm các quyền con ngƣời hiện nay chủ yếu vẫn nằm trong khuôn khổ quốc gia, trong thẩm quyền pháp lý của các nhà nƣớc" [77, tr.126]. Vì vậy, các quốc gia đều có nghĩa vụ ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, thực thi quyền con ngƣời theo quy định của Luật nhân quyền quốc tế, đồng thời có trách nhiệm tôn trọng cơ chế giám sát quốc tế và phải tuân thủ các công ƣớc mà quốc gia đã ký kết, gia nhập *Những nghiên cứu về giáo dục quyền con người 8
  13. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề giáo dục quyền con ngƣời đối với việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền nhƣ đã trình bày trên đây, việc nghiên cứu về vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức, các nhà nghiên cứu, các học giả, các chuyên gia trên thế giới và trong các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ở phạm vi quốc tế, các công trình nghiên cứu về giáo dục quyền con ngƣời đáng kể nhất phải kể đến những tài liệu, hƣớng dẫn về giáo dục quyền con ngƣời của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc nhƣ: Cuốn “Sử dụng ABC: giảng dạy về quyền con ngƣời, các hoạt động thực tiễn cho các trƣờng phổ thông (cấp I và cấp II)” xuất bản năm 2003 với nội dung giáo dục những kiến thức cơ bản, sơ khai về nhân quyền cho học sinh cấp tiểu học và những hiểu biết ở mức bảo vệ nhân quyền cho học sinh cấp trung học cơ sở; Năm 1999 Trung tâm quốc gia về giáo dục pháp luật, thuộc Đại học Warwick, Anh đã xuất bản cuốn “Giảng dạy nhân quyền” với nội dung lồng ghép giáo dục nhân quyền với giáo dục pháp luật; Đến năm 2000, Hội đồng Anh xuất bản ba tập sách với nội dung về: Giáo dục công dân và giáo dục nhân quyền. Ở Việt Nam, trong vấn đề giáo dục quyền con ngƣời hiện nay vẫn chủ yếu gắn với giáo dục pháp luật, do đó, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ đề cập đến vấn đề trên, có thể liệt kê những tác phẩm, công trình nghiên cứu nhƣ: "Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa", luận án Phó tiến sĩ của Trần Ngọc Đƣờng; "Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa và giáo dục pháp luật cho nhân dân lao động (ở Việt Nam)", luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Đình Lộc; "Giáo dục pháp luật cho nhân dân" của Nguyễn Ngọc Minh (Tạp chí Cộng sản, số 10, 1983); "Giáo dục ý thức pháp luật để tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng con ngƣời mới" của Phùng Văn Tửu (Tạp chí Giáo dục lý luận, số 4, 1985); "Giáo dục ý thức pháp luật" của Nguyễn Trọng Bình (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4, 1989); "Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật" đề tài khoa học cấp nhà nƣớc, mã số 07-17 do Viện Nhà nƣớc - Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn chủ trì; "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo 9
  14. dục pháp luật trong công cuộc đổi mới", đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 92-98- 223ĐT của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp; "Tìm kiếm mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong một số dân tộc ít ngƣời" đề tài khoa học cấp bộ của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý; "Thực trạng và phƣơng hƣớng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nƣớc ta hiện nay", luận văn Thạc sĩ của Đặng Ngọc Hoàng Ở góc độ riêng về giáo dục quyền con ngƣời thời gian gần đây có một số công trình nghiên cứu điển hình nhƣ: "Giáo dục nhân quyền hƣớng tới thế kỷ XXI" của Tƣờng Duy Kiên (Tạp chí Thông tin Khoa học thanh niên, số 4, 1997); Chuyền đề “Nghiên cứu giảng dạy về quyền con ngƣời” (Thông tin Quyền con ngƣời, số 3, 2009); Chuyên khảo “Giáo dục quyền con ngƣời, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên (Viện khoa học xã hội Việt Nam, năm 2010); Báo cáo khoa học tổng quan đề tài cấp cơ sở “Giáo dục quyền con ngƣời_lý luận, thực tiễn Quốc tế và Việt Nam” do Ths. Nguyễn Văn Tuấn làm chủ nhiệm đề tài (Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa Luật năm 2010) Những công trình nghiên cứu trên là đóng góp to lớn cho nền giáo dục quyền con ngƣời của Việt Nam. Nhƣ vậy, trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc đã có nhiều công trình nghiên cứu về quyền con ngƣời và giáo dục quyền con ngƣời. Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về quyền con ngƣời, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của quyền con ngƣời, về tổ chức và hoạt động của chƣơng trình giáo dục về quyền con ngƣời Vì thế, các công trình này là nguồn tham khảo quan trọng đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về quyền con ngƣời và giáo dục quyền con ngƣời, khóa luận bƣớc đầu khảo cứu thực trạng giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam. Từ đó đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của khóa luận 10
  15. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về quyền con ngƣời và giáo dục quyền con ngƣời. Bƣớc đầu khảo sát thực trạng giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1: Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận: Khóa luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về quyền con ngƣời và giáo dục quyền con ngƣời hiện nay. 4.2: Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, bao gồm: thống kê, hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các vấn đề lý luận, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục về quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay nhằm đề xuất, luận chứng một cách khoa học phƣơng hƣớng, giải pháp tăng cƣờng giáo dục về quyền con ngƣời ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận 5.1: Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Quyền con ngƣời và giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay. 5.2: Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung vào nghiên cứu khái niệm quyền con ngƣời và lịch sử phát triển của tƣ tƣởng về quyền con ngƣời, hoạt động giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam chủ yếu khảo cứu qua các chƣơng trình giáo dục ở bậc phổ thông và đại học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Khóa luận góp phần vào việc nghiên cứu vấn đề lý luận chung về quyền con ngƣời và giáo dục quyền con ngƣời 11
  16. Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những vấn đề có liên quan đến đề tài, đồng thời làm tài liệu tham khảo bổ ích cho việc giảng dạy và nghiên cứu trong những bình diện có liên quan. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc chia làm 2 chƣơng, 5 tiết. 12
  17. NỘI DUNG Chƣơng 1. Khái quát chung về quyền con ngƣời và giáo dục quyền con ngƣời trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc Pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 1.1: Khái niệm quyền con người, quyền công dân 1.1.1: Khái niệm quyền con người Nhận thức về quyền con ngƣời là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài ngƣời, là giá trị tinh thần quý giá của nền văn minh nhân loại. Khái niệm “quyền con ngƣời” (Human Rights) xuất hiện đầu tiên ở phƣơng Tây thế kỷ XVII - XVIII. Trong một số tác phẩm của các nhà tƣ tƣởng nhƣ J.J. Rousseau, T. Hobbes, J. Locke.v.v đã đề cập đến khái niệm này. Sau đó khái niệm này đã đƣợc cụ thể hóa trong một số văn bản có tính chất pháp lý của một số quốc gia nhƣ: Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn về quyền con ngƣời và quyền công dân ở Pháp năm 1789,v.v Cuối cùng quyền con ngƣời cũng trở thành vấn đề quốc tế mà các quốc gia cùng quan tâm và bảo hộ khi hàng loạt các điều ƣớc quốc tế ghi nhận. Khái niệm quyền con ngƣời có nguồn gốc từ thời Hy lạp cổ dƣới dạng các quyền tự nhiên của con ngƣời nhƣ quyền đƣợc sống Dƣới chế độ chiếm hữu nô lệ, ngƣời nô lệ không đƣợc coi là con ngƣời, không có và không đƣợc thừa nhận các quyền con ngƣời. Chế độ phong kiến so với chế độ nô lệ đã là một bƣớc tiến trong việc giành lại quyền tự do và giải phóng con ngƣời. Giai cấp tƣ sản là giai cấp đầu tiên nêu ngọn cờ nhân quyền, biết lợi dụng các tƣ tƣởng tự do, bình đẳng, bác ái, công lý, vốn là yêu cầu bức thiết của nhân dân lao động để tuyệt đối hoá tự do cá nhân, nhấn mạnh yếu tố cá nhân trong khái niệm quyền con ngƣời, “quyền tƣ hữu thiêng liêng”. Khái niệm quyền con ngƣời lần đầu tiên đƣợc chính thức ghi trong các văn kiện quan trọng nhƣ Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn về quyền con ngƣời và quyền công dân của Pháp 1789, Tuyên ngôn cộng sản 1848 Quyền con ngƣời (Nhân quyền) là những quyền tự nhiên của con ngƣời và không bị tƣớc bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Trong “Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”, đã khẳng định: “ tất cả mọi ngƣời sinh ra đều bình đẳng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể 13
  18. xâm phạm đƣợc, trong những quyền đó có quyền đƣợc sống, quyền tự do, và quyền mƣu cầu hạnh phúc” [73, tr.15]. Nhƣ vậy, Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 có thể đƣợc coi là sự xác nhận chính thức, đầu tiên về mặt nhà nƣớc về quyền con ngƣời trong lịch sử phát triển của quyền con ngƣời. Khi đánh giá về văn kiện này, C.Mác đã cho rằng: Nƣớc Mỹ - đó là nơi: “Lần đầu tiên xuất hiện ý tƣởng về một nƣớc cộng hòa dân chủ vĩ đại thống nhất, bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên đã đƣợc công bố và đã có sự thúc đẩy đầu tiên đối với cuộc cách mạng Châu Âu thế kỷ XVIII” [53, tr.65]. Tuyên ngôn này là cơ sở để xây dựng nên bản hiến pháp của Mỹ năm 1787. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, vấn đề nhân quyền càng trở nên bức xúc và trở thành mối quan tâm sâu sắc của các quốc gia dân tộc trên thế giới cũng nhƣ của toàn thể cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở đó, một tổ chức Liên Hợp Quốc ra đời và đã thông qua bản “Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc” ngày 24 -10 – 1945 với mục đích và nhiệm vụ chính là vì vấn đề con ngƣời trên phạm vi toàn cầu. Sau 3 năm thành lập, tháng 12 năm 1948, Liên Hợp Quốc đã công bố bản “Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền”. Trên cơ sở này, hàng loạt văn kiện quốc tế về nhân quyền đƣợc công bố, ký kết và trở thành luật pháp quốc tế về quyền con ngƣời. Tuy vậy giai cấp tƣ sản chỉ tập trung nhấn mạnh quyền dân sự, chính trị, mà chƣa chú trọng quyền kinh tế, văn hoá, xã hội là cơ sở và điều kiện quan trọng để ngƣời lao động thoát khỏi đói nghèo và bị bóc lột. Cách mạng tháng 10 Nga đã tạo nên một phạm trù mới về quyền con ngƣời: đó là các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, các nƣớc XHCN đã đi đầu trong việc nêu bật các quyền dân tộc cơ bản nhƣ bộ phận thiết yếu của các quyền tập thể, đƣa ra cách đề cập toàn diện và biện chứng hơn về quyền con ngƣời. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của loài ngƣời, nội dung các quyền con ngƣời tiếp tục phát triển. Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng và bảo đảm quyền con ngƣời đã có một lịch sử truyền thống lâu đời, gắn liền với quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân 14
  19. tộc. Tuy nhiên, vấn đề quyền con ngƣời mới thực sự đƣợc đề cao và xem trọng cho đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lúc này vấn đề quyền con ngƣời đã đƣợc chính thức ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật quốc gia. Bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của Nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ghi nhận các quyền thiêng liêng của con ngƣời. Tiếp đó là các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 không chỉ thừa nhận và bảo đảm đầy đủ các quyền con ngƣời, quyền công dân phù hợp với luật pháp quốc tế mà còn khẳng định rõ: Nhà nƣớc Việt Nam là nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân, có trách nhiệm bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân. Đặc biệt khái niệm quyền con ngƣời lần đầu tiên đƣợc đƣợc đƣa vào Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) trong một chế định cụ thể. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, “quyền con ngƣời” là phạm trù lịch sử có quá trình hình thành, phát triển, phản ánh những quy luật vận động khách quan của con ngƣời và là thành quả của quá trình đấu tranh lâu dài trong lịch sử. Mỗi thời đại, nhân dân lao động và các dân tộc đều phải trải qua sự đấu tranh, hy sinh cũng vì quyền con ngƣời. Vấn đề quyền con ngƣời luôn là trung tâm của mọi cuộc cách mạng xã hội và tiến bộ của nhân loại. Lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời tùy thuộc vào từng hình thái kinh tế - xã hội khác nhau mà vấn đề quyền con ngƣời cũng đƣợc lý giải và thực hiện theo nhiều cấp độ khác nhau. Quan niệm thứ nhất bắt nguồn từ chỗ coi con ngƣời là một thực thể tự nhiên, nên quyền con ngƣời phải là quyền "bẩm sinh", là "đặc quyền", nghĩa là quyền con ngƣời, quyền lợi của con ngƣời với tƣ cách là ngƣời, gắn liền với cá nhân con ngƣời, không thể tách rời. Quan điểm này đƣợc các đại biểu tƣ tƣởng của giai cấp tƣ sản ở thế kỷ XVII, XVIII nhƣ Hobbes, Kant, Locke, Spinoza, Rousseau hoàn thiện và nêu ra trong học thuyết về pháp quyền tự nhiên. Trƣờng phái này cho rằng, quyền tự nhiên, pháp luật tự nhiên đứng trên, cao hơn pháp luật nhà nƣớc. Xuất phát từ quan điểm này, Jacques Mourgon (giáo sƣ đại học khoa học xã hội Toulouse) đƣa ra định nghĩa: "Quyền con ngƣời là những đặc quyền đƣợc các quy tắc điều 15
  20. khiển mà con ngƣời giữ riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân và với chính quyền" [42, tr. 12]. Quan niệm thứ hai lại chỉ đặt con ngƣời và quyền con ngƣời trong mối quan hệ xã hội. Quan niệm này cho rằng, con ngƣời chỉ là một thực thể xã hội, nên quyền của nó chỉ đƣợc xác định trong mối tƣơng quan với các thực thể xã hội khác và vì là quan hệ xã hội nên nó đƣợc chế độ nhà nƣớc, pháp luật điều chỉnh bảo vệ. Quan niệm này có tính tích cực khi coi quyền con ngƣời là một khái niệm có tính lịch sử, đặt con ngƣời trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Vì con ngƣời là thực thể của xã hội, có mối quan hệ phổ biến với xã hội nên quyền con ngƣời cũng luôn gắn liền với đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh chống bạo lực, chống bất công trong xã hội. Cơ sở của quyền con ngƣời ở đây chính là trình độ phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội và do chế độ kinh tế, chế độ xã hội quyết định. Quan niệm thứ ba là quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề quyền con ngƣời. Xuất phát từ quan niệm coi con ngƣời vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng con ngƣời: "Về bản chất bao hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội" [60, tr. 12]. Xét về mặt tự nhiên, C.Mác cho rằng, con ngƣời là "động vật xã hội có khả năng tái sinh ra con ngƣời, con ngƣời là động vật cao cấp nhất trong quá trình tiến hóa” [60, tr. 855]. Do đó, về mặt này quyền con ngƣời trƣớc hết là một thuộc tính tự nhiên. Quyền con ngƣời không phải là một "tặng vật", do giai cấp thống trị ban phát thông qua nhà nƣớc mà quyền con ngƣời trong hình thức lịch sử tự nhiên của nó mang bản chất tự nhiên, đƣợc thể hiện ở quyền đƣợc sống, quyền tự do, quyền đƣợc sáng tạo, phát triển, quyền đƣợc đối xử nhƣ con ngƣời, xứng đáng với con ngƣời. Xét về mặt xã hội, con ngƣời mặc dù là động vật cao cấp nhất của tự nhiên, nhƣng ngay khi tiến hóa trở thành động vật cao cấp, con ngƣời đã sống thành bầy đàn và trở thành sản phẩm của lịch sử xã hội. Trong luận cƣơng thứ VI về Phoi-ơ-bắc, C.Mác cho rằng: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con 16
  21. ngƣời là tổng hòa những quan hệ xã hội" [60, tr. 21]. Do đó xét về khía cạnh xã hội, thì quyền con ngƣời, ngay từ khi có xã hội loài ngƣời, bên cạnh bản tính tự nhiên còn in đậm bản tính xã hội. Khi xã hội hình thành giai cấp, hình thành nhà nƣớc, đã tạo ra những chuyển biến có tính "bƣớc ngoặt" trong sự biến đổi mối quan hệ tƣơng quan giữa bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của quyền con ngƣời. Đi kèm xã hội có giai cấp là mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp; do đó, trong điều kiện xã hội có giai cấp thì bản tính xã hội trở thành bản tính giai cấp. Và ngay cả bản tính tự nhiên, những giá trị phổ biến của quyền con ngƣời cũng tất yếu chịu sự chi phối của giai cấp thống trị xã hội. Mặt khác, quyền con ngƣời, kể cả quyền tự nhiên, bẩm sinh còn bị ràng buộc, chi phối vào chính khả năng khám phá chinh phục tự nhiên của chính con ngƣời, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện, phát triển của con ngƣời, sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Con ngƣời càng có khả năng chế ngự, chinh phục thiên nhiên bao nhiêu thì tự do, quyền con ngƣời ngày càng đƣợc mở rộng, ngày càng đƣợc đảm bảo bấy nhiêu. Ở Việt Nam, đã có những định nghĩa khác nhau về quyền con ngƣời. Học giả Nguyễn Bá Diến cho rằng: "Quyền con ngƣời là các khả năng của con ngƣời đƣợc đảm bảo bằng pháp luật (luật quốc gia và luật quốc tế) về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định các hoạt động của mình và của ngƣời khác trên cơ sở pháp luật" [17, tr. 34]. Định nghĩa này mới chỉ đề cập đến quyền con ngƣời với tƣ cách là phạm trù luật học. Một định nghĩa đang đƣợc sử dụng phổ biến trong giảng dạy, nghiên cứu về quyền con ngƣời ở nƣớc ta hiện nay: "Nhân quyền (hay quyền con ngƣời) là những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con ngƣời, với tƣ cách là thành viên cộng đồng nhân loại, đƣợc thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế" [31, tr. 10] . Qua những phân tích trên đây có thể rút ra kết luận: Quyền con ngƣời là những quyền không bị tƣớc bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào; đó là: 17
  22. quyền sống, quyền tự do, quyền đƣợc mƣu cầu hạnh phúc, quyền đƣợc bảo vệ và bình đẳng trƣớc pháp luật, quyền an ninh thân thể, quyền không bị hình phạt tàn bạo và bất bình thƣờng Đó cũng là những đòi hỏi chính đáng về tự do và những nhu cầu cuộc sống cơ bản cần đƣợc đáp ứng của con ngƣời, không bị phá hủy khi xã hội dân sự đƣợc thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc chuyển nhƣợng các quyền này. Nói cách khác, quyền con ngƣời đóng vai trò “là cơ sở để xác định tính điều chỉnh tự định đoạt của con ngƣời, khả năng độc lập của con ngƣời trong việc giải quyết các nhu cầu cá nhân” [27, tr.21]. Nhƣ vậy, có thể hiểu quyền con ngƣời là một phạm trù tổng hợp, vừa là "chuẩn mực tuyệt đối" mang tính phổ biến, vừa là "sản phẩm tổng hợp của một quá trình lịch sử lâu dài luôn luôn tiến hóa và phát triển". Quyền con ngƣời "không thể tách rời", đồng thời cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội Quyền con ngƣời là một tổng thể những quyền gắn bó với nhau trong mối tƣơng quan biện chứng, đó là quyền cá nhân và quyền của dân tộc cộng đồng, quyền chính trị - dân sự và kinh tế văn hóa xã hội, quyền của cá nhân đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội Nhƣ vậy, mặc dù cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách nhìn nhận khác nhau về quyền con ngƣời, nhƣng rõ ràng rằng quyền con ngƣời là những giá trị cao cả cần đƣợc tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và mọi giai đoạn lịch sử. Trong thời đại ngày nay, quyền con ngƣời không thể tách khỏi hòa bình, dân chủ và phát triển. 1.1.2: Khái niệm quyền công dân Quyền công dân, về nguồn gốc lịch sử nó là một khái niệm xuất hiện cùng với cách mạng tƣ sản và chỉ tồn tại trong xã hội công dân. Cách mạng tƣ sản đã biến con ngƣời từ địa vị thần dân trong nhà nƣớc quân chủ sang địa vị công dân trong nhà nƣớc cộng hòa. Nghĩa là khi đề cập đến khái niệm công dân là đề cập đến một bộ phận con ngƣời, theo quy định của pháp luật với tƣ cách là những thành viên bình đẳng trong nhà nƣớc, từ đó mà quyền con ngƣời đƣợc thừa nhận một cách rộng rãi và bình đẳng với ý nghĩa là quyền công dân. Nhƣng quyền 18
  23. công dân không phải và không bao giờ trở thành hình thức cuối cùng của quyền con ngƣời, nó chỉ thể hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà nƣớc và mối quan hệ đó đƣợc xác định thông qua một chế định pháp luật, đặc biệt là chế định quốc tịch. Hiện vẫn tồn tại một số khái niệm khác nhau về quyền công dân: Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì quyền công dân là: “Quyền của ngƣời công dân đƣợc thừa nhận, bao gồm quyền tự do dân chủ và các quyền kinh tế - văn hóa xã hội” [19, tr.1384]. Theo Tiến sĩ Nguễn Đình Lộc, “Quyền công dân – đó là sự thể chế hóa về mặt nhà nƣớc bằng pháp luật địa vị con ngƣời trong khuôn khổ nhà nƣớc, là sự thừa nhận trong chừng mực mà nhà nƣớc chấp nhận, địa vị con ngƣời của cá nhân trong nhà nƣớc”. [64, tr.75] Thạc sĩ Vũ Công Giao cho rằng: “Quyền công dân là tập hợp các quyền tự nhiên đƣợc pháp luật của một nƣớc quy định, mà tất cả những ngƣời có chung quốc tịch của nƣớc đó đƣợc hƣởng một cách bình đẳng”. [24, tr.21] Các khái niệm trên tuy có sự diễn đạt khác nhau, nhƣng về bản chất, nội dung đều xuất phát từ khái niệm về quyền công dân của C.Mác. Về vấn đề này C.Mác cho rằng “Quyền công dân là những quyền chính trị, những quyền cá nhân con ngƣời với tƣ cách là thành viên xã hội công dân” [53, tr.14]. Nhƣ vậy, khái niệm công dân, quyền công dân ra đời sau quyền con ngƣời, nó gắn liền và đƣợc sử dụng rộng rãi trong xã hội tƣ sản. So với khái niệm quyền con ngƣời thì khái niệm quyền công dân mang tính xác định hơn. Tuy nhiên quan niệm về quyền công dân của mỗi quốc gia là khác nhau, và tùy thuộc vào thể chế chính trị, vào giai cấp cầm quyền trong xã hội. Trƣớc dây ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa vấn đề quyền con ngƣời ít khi đƣợc nói đến nên mặc nhiên đƣợc hiểu rằng quyền con ngƣời và quyền công dân là đồng nhất. Trong các văn kiện pháp lý (Hiến pháp, pháp luật) chỉ tồn tại thuật ngữ quyền công dân. Ngay ở Việt Nam cũng vậy, trong các hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 đều chỉ đề cập đến vấn đề quyền và nghĩa vụ của công dân mà không đề cập đến vấn đề quyền con ngƣời. Chỉ đến Hiến pháp năm 19
  24. 1992, vấn đề quyền con ngƣời mới chính thức đƣợc đề cập đến với nội dung “Ở nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con ngƣời về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội đƣợc tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và đƣợc quy định trong Hiến pháp và luật” (Điều 50 – Hiến pháp năm 1992). Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 chỉ thừa nhận thuật ngữ "quyền con ngƣời" thông qua quy định “quyền con ngƣời về chính trị, dân sự và kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc thể hiện trong quyền công dân” tại Điều 50 nhƣng lại chƣa phân biệt rạch ròi đƣợc quyền con ngƣời với quyền cơ bản của công dân. Khắc phục thiếu sót đó, Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân biệt giữa “quyền con ngƣời” và “quyền công dân”. Theo đó, quyền con ngƣời đƣợc quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con ngƣời từ lúc sinh ra (kể cả đối với ngƣời quốc tịch nƣớc ngoài, ngƣời không quốc tịch, ngƣời có quốc tịch Việt Nam đã bị tƣớc hoặc hạn chế một số quyền công dân); còn quyền công dân, trƣớc hết cũng là quyền con ngƣời, nhƣng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của công dân trong quan hệ với nhà nƣớc. Để làm rõ sự khác biệt này, tham khảo các công ƣớc Quốc tế về quyền con ngƣời và Hiến pháp của các nƣớc, Hiến pháp 2013 đã sử dụng từ “mọi ngƣời” khi thể hiện quyền con ngƣời và dùng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân. Bên cạnh đó, nhằm khắc phục sự tùy tiện ra các quy định trong việc hạn chế quyền con ngƣời, quyền công dân, Hiến pháp năm 2013 đã quy định nguyên tắc “Quyền con ngƣời, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trƣờng hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự án toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Theo đó, không ai đƣợc tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền, ngoại trừ các trƣờng hợp cần thiết nói trên do Luật định. Điều này xác lập nguyên tắc quyền con ngƣời, quyền công dân chỉ bị hạn chế bằng Luật chứ không phải các văn bản dƣới luật: “Ở nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con ngƣời, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14- Hiến pháp năm 2013). 20
  25. 1.1.3: Quan hệ giữa quyền con người, quyền công dân Quyền con ngƣời là những quyền tự nhiên và xã hội của con ngƣời và không bị tƣớc bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào, mọi ngƣời sinh ra đều bình đẳng và đƣợc tạo hóa ban cho một số quyền không thể tƣớc bỏ, nhƣ quyền sống, quyền đƣợc tƣ do và quyền mƣu cầu hạnh phúc. Quyền con ngƣời chính là thành quả đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân loại, của các dân tộc bị áp bức trên thế giới nhằm xác định quyền bình đẳng, tự do trong các quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, cũng nhƣ giữa các dân tộc, và đó cũng là thành quả đấu tranh của loài ngƣời nhằm hƣớng tới làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình. Đó là quyền tự nhiên của mỗi ngƣời với tƣ cách là thực thể của tự nhiên và xã hội, không phân biệt quốc tịch, màu da, ngôn ngữ và chính kiến, đƣợc bảo đảm bằng pháp luật quốc tế, quốc gia mà trƣớc hết là luật pháp quốc gia [24, tr. 32-35]. Quyền con ngƣời không chỉ bao quát quyền công dân mà còn là quyền của tất cả mọi ngƣời, không phân biệt quốc tịch, năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật. Đó còn là quyền của quốc gia. Đặc biệt các quyền về kinh tế, xã hội của ngƣời dân trong đó có quyền sở hữu tƣ nhân, quyền tự do kinh doanh, đƣợc nhà nƣớc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện. Quyền công dân là khả năng công dân thực hiện một hành vi nào đó theo quy định của pháp luật một cách tự nguyện, tự do ý chí nhằm thỏa mãn những nhu cầu và lợi ích của bản thân. Khi nghiên cứu vấn đề “quyền con ngƣời” ta phải xem xét đầy đủ cả hai khái niệm quyền con ngƣời và quyền công dân. Đây là hai khái niệm cơ bản, có mối quan hệ biện chứng, mật thiết với nhau nhƣng cũng có sự độc lập nhất định với nhau và cần đƣợc phân biệt rõ khi tiếp cận vấn đề này. Khái niệm quyền con ngƣời là khái niệm rộng hơn so với khái niệm quyền công dân. Nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nƣớc mà còn biểu hiện mối quan hệ giữa cá nhân con ngƣời với cộng đồng xã hội. Do đó trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, quyền con ngƣời bao gồm toàn bộ những quyền tự nhiên đƣợc xác định từ khi họ sinh ra và tồn tại suốt cuộc đời 21
  26. họ. Nó là “là cơ sở để xác định tính điều chỉnh tự định đoạt của con ngƣời, khả năng độc lập của con ngƣời trong việc giải quyết các nhu cầu cá nhân” [24, tr.21]. Trong quan hệ với cộng đồng nhân loại quyền con ngƣời bao gồm những nhu cầu, lợi ích của con ngƣời đƣợc ghi nhận và bảo vệ bằng cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Phạm vi tồn tại của nó không chỉ trong mối quan hệ với một nhóm, một dân tộc, một quốc gia mà còn tồn tại trong mối quan hệ với cả cộng đồng nhân loại. Nó thể hiện sự bình đẳng không chỉ những ngƣời có chung quốc tịch, mà còn biểu hiện sự bình đẳng của mọi ngƣời trong cả cộng đồng ngƣời. Từ phân tích trên cho thấy, khái niệm quyền công dân và quyền con ngƣời tuy có quan hệ gần gũi, mật thiết nhƣng không đồng nhất cả về chủ thể lẫn nội dung. Tuy nhiên, hoàn toàn không có sự đối lập giữa quyền con ngƣời và quyền công dân. Trong mối quan hệ giữa hai vấn đề này thì quyền con ngƣời là khái niệm rộng hơn bao hàm cả quyền công dân, còn quyền công dân là một thành tố, một bộ phận thiết yếu cơ bản của nó. Quyền con ngƣời không thể thay thế quyền công dân, đồng thời quyền công dân không thể chứa đựng hết dung lƣợng của quyền con ngƣời. Về chủ thể, chủ thể quyền con ngƣời cũng rộng hơn quyền công dân vì ngoài những cá nhân là công dân, chủ thể quyền con ngƣời còn bao gồm cả những cá nhân không phải là công dân nhƣ ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời không quốc tịch. 1.2: Lịch sử phát triển của tư tưởng về quyền con người 1.2.1: Tư tưởng về quyền con người thời kỳ cổ đại Trong xã hội nguyên thủy, nguyên tắc đƣợc đặt lên hàng đầu hay còn gọi là nguyên tắc vàng, trong cuộc sống sinh hoạt con ngƣời luôn tôn trọng và hoàn toàn bình đẳng với nhau. Kéo theo, các dân tộc (theo nghĩa là thị tộc, bộ lạc) cũng tồn tại mối quan hệ bình đẳng. Mà ở đó, trong mỗi thị tộc, bộ lạc mọi ngƣời đều có quyền ngang nhau. Họ cùng sống, cùng lao động và cùng thừa hƣởng mọi thành quả lao động mà tập thể làm ra. Tuy nhiên tất cả sự bình đẳng 22
  27. ấy đều dựa trên cơ sở đời sống vật chất còn khá thô sơ lạc hậu thấp kém, sự tƣ hữu là nhỏ giọt. Qúa trình phát triển của lịch sử đã tạo ra nhiều cách thức để con ngƣời đấu tranh với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên kéo theo sức sản xuất phát triển và lúc này của cải dƣ thừa càng nhiều, càng lớn. Tƣ hữu cũng dần dần xuất hiện với sự ra đời của một xã hội có giai cấp và nhà nƣớc. Theo đó, những nguyên tắc vàng trƣớc đây của xã hội nguyên thủy cũng bị xé nhỏ ra, những bình đẳng bị mất dần. Xã hội phƣơng Tây cổ đại là một xã hội chiếm hữa nô lệ mang tính chất điển hình. Trong đó hai giai cấp chủ yếu là chủ nô và nô lệ. Do đó, mâu thuẫn chủ yếu giữa chủ nô và nô lệ cũng chính là mâu thuẫn giai cấp. Nô lệ là lực lƣợng chính sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhƣng họ lại bị coi nhƣ súc vật và hàng hóa để trao đổi, buôn bán. Trong khi đó giới chủ nô lại nắm trong tay mọi đặc quyền đặc lợi. Giai cấp nô lệ đã đứng lên để giành lại sự tự do và đòi lại phẩm giá của họ. Sự uất hận đó đã bùng lên thành các cuộc khởi nghĩa. Một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu diễn ra vào năm 74 - 71 TCN do Xpacstacút lãnh đạo đòi xóa bỏ áp bức và nô dịch. Song cuộc khởi nghĩa đã bị thất bại do không đề ra đƣợc cƣơng lĩnh, không tuyên bố đƣợc mục đích, chƣa vƣợt qua giới hạn của giai cấp nên họ đã bị đàn áp rất dã man. Tuy nhiên, mọi thứ đều không trở thành vô nghĩa, và phong trào đấu tranh dù thất bại nhƣng đã ảnh hƣởng to lớn tới sự phát triển nhận thức về quyền con ngƣời. Đáng chú ý trong thời kỳ Hy Lạp - La Mã cổ đại, có thể nói bƣớc đi ban đầu về quyền con ngƣời ở đây đầu tiên xuất hiện trong các tƣ tƣởng, học thuyết triết học, chính trị - xã hội. Đặc biệt, quyền con ngƣời gắn chặt với những tƣ tƣởng, học thuyết về con ngƣời, về giải phóng, về mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời và xã hội, con ngƣời và nhà nƣớc, v.v Đây có thể coi là những tiền đề, mầm mống đầu tiên trong các tƣ tƣởng về quyền con ngƣời. Quyền con ngƣời ở đây đã đƣợc đề cập đến trong các học thuyết của Platon, Aristotelos, , v.v Aristotelos cho rằng, chỉ những công dân (nam giới từ 23
  28. 18 tuổi trở lên) mới có quyền công dân, còn phụ nữ, tr em, nô lệ, v.v không có các quyền con ngƣời nhƣ các công dân khác. Lúc này, các tầng lớp dƣới của xã hội, nhƣ tầng lớp nô lệ thậm chí đƣợc xem nhƣ công cụ biết nói, chứ không phải là con ngƣời. Chẳng hạn, Platon coi nông dân và thợ thủ công là hạng ngƣời thấp nhất. Trong “Nhà nƣớc lý tƣởng của ông”. Platon cho rằng: Trong xã hội cần phải duy trì các hạng ngƣời khác nhau và do đó không thể có sự hoàn toàn bình đẳng giữa mọi ngƣời đƣợc [14, tr.41-44]. Tuy nhiên, lúc này quyền con ngƣời mới chỉ là những tƣ tƣởng manh nha, chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu và chƣa đƣợc thừa nhận nhƣ một giá trị phổ biến của con ngƣời. Xã hội thời kỳ Hy Lạp - La Mã cổ đại có sự phân hóa giai tầng sâu sắc giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, giữa tầng lớp chủ nô và tầng lớp nô lệ, do vậy quyền con ngƣời lúc này cũng mang tính giai cấp sâu sắc, chỉ những tầng lớp quý tộc trong xã hội mới có các quyền cơ bản, còn nô lệ thì không hề có quyền chút nào. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những hạn chế về điều kiện lịch sử và xã hội mang lại,quyền con ngƣời chỉ dành cho tầng lớp giàu có, có học thức, địa vị, đó là tầng lớp quý tộc, quan lại, tăng lữ còn đại đa số nông dân công xã, nô lệ lại không đƣợc hƣởng điều đó. Mặt khác, những quan điểm trên đều phủ nhận đấu tranh giai cấp, đề cao tƣ tƣởng cam chịu, an phận. Ngoài ra, họ coi sự áp bức, bóc lột giai cấp, dân tộc và nguồn gốc của mọi sự khổ đau là do thiên ý - tức mệnh trời. Nhƣ vậy, có thể khẳng định trong thời kỳ cổ đại đã xuất hiện những tƣ tƣởng đầu tiên về quyền con ngƣời. Đó là sự đấu tranh đòi quyền tự do, bình đẳng - những quyền cơ bản nhất của con ngƣời. Vì thế, có thể thấy quyền con ngƣời ngay từ đầu đã mang tính giai cấp sâu sắc, nó cũng liên quan chặt ch đến việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân cộng đồng, đặc biệt là mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nƣớc. Quan niệm chủ yếu trong thời kỳ này là quyền con ngƣời không phải là một giá trị phổ biến, hay nói cách khác, quyền con ngƣời chỉ đƣợc dành cho một bộ phận ngƣời trong xã hội. Do đó, con ngƣời thời kỳ này cũng phản ánh cuộc sống đấu tranh giữa hai xu hƣớng: xu hƣớng đấu tranh 24
  29. đòi quyền giai cấp, nô lệ và xu hƣớng bảo vệ của giai cấp chủ nô, phủ nhận quyền của giai cấp nô lệ. 1.2.2: Tư tưởng về quyền con người trong thời kỳ cận – hiện đại Đến thời kỳ Phục hƣng vấn đề quyền con ngƣời có sự phát triến đột phá so với các giai đoạn trƣớc. Sử dĩ nhƣ vậy là vì thời kỳ Phục hƣng không chỉ phục hồi và phát huy tất cả những giá trị tốt đẹp trong thời kỳ Hy Lạp - La Mã cố đại ở phƣơng Tây đã bị xóa bỏ trong thời kỳ trung đại mà còn có xu hƣớng chống lại một cách mạnh m những “gông cùm” của thời trung đại. Trong số những giá trị tốt đẹp mà thời kỳ Phục hƣng hết sức đề cao đó là tƣ tƣởng nhân văn về con ngƣời, tƣ tƣởng giải phóng con ngƣời. Con ngƣời thời kỳ này không còn lấy Thƣợng đế mà lấy chính mình làm trung tâm và thƣớc đo tất thẩy mọi vật. Các giá trị hiện thực của con ngƣời đƣợc đề cao. Hình tƣợng con ngƣời cƣờng tráng ngẩng cao đầu đòi tự do và công lý, không khuất phục trƣớc mọi trở ngại đã trở thành phƣơng châm tƣ tƣởng và văn hóa thời kỳ này [50, tr.253]. Tôn trọng con ngƣời, đề cao con ngƣời, do đó tất cả những gì thuộc về con ngƣời, nhƣ quyền con ngƣời đều phải đƣợc tôn trọng và đảm bảo, đó là tinh thần nhân bản của thời kỳ Phục hƣng. B. Spinoza (1632 - 1677), nhà triết học duy vật ngƣời Hà Lan đã tiếp thu và phát triển những giá trị tích cực của thời kỳ Phục hƣng, đặc biệt là những tƣ tƣởng về tự do. Ông nhận thấy tất cả các quyền tự do của con ngƣời đều bị xâm phạm trong xã hội hiện tại. Khi đề cập đến tự do trong khuôn khổ các điều kiện xã hội và các hệ thống chính trị, ông đã chỉ ra làm thế nào để đạt đƣợc tự do của con ngƣời trong phạm vi tất yếu. Theo B. Spinoza, trong các điều kiện xã hội và chính trị hiện tại có thể đạt tới tự do tối thiêu nhƣng hiện thực, cần thiết cho con ngƣời. Theo quan điểm của ông khái niệm “tự do” có nội dung cụ thế, riêng biệt, đặc thù, đó là: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập pháp, tự do tƣ tƣởng, v.v Nói cách khác đây là các quyền tự do mà sau này đƣợc gọi là quyền tự do dân chủ. Để đạt đƣợc quyền tự do cho mọi ngƣời, B. Spinoza đã kiến nghị các nhà cầm quyền thực hiện các nguyên tắc quản lý hợp lý tối đa và bản thân họ cũng cần tuân thủ các nguyên tắc ấy. Chính quyền nhà nƣớc cần đƣợc tố chức 25
  30. phù hợp với quan niệm về lƣơng tri và tính nhân văn. Chính B. Spinoza đã đƣa ra lối suy luận nhƣ vậy về tự do [16, tr.40]. Những tƣ tƣởng đề cao quyền dân tộc và đặc biệt là quyền con ngƣời đã trở thành phong trào đấu tranh rầm rộ từ thời Phục hƣng (thế kỷ XIV - XV). Sau đó nó đƣợc sự “tiếp sức ’ bởi các nhà Duy lý (thế kỷ XVII) và phát triển mạnh m ở thế kỷ XVIII mà lịch sử vẫn thƣờng gọi là “Thế kỷ Ánh sáng” hay “Triết học Ánh sáng ” để rồi đƣợc khẳng định trong các bản Tuyên ngôn của cách mạng tƣ sản. Những tƣ tƣởng giải phóng con ngƣời, đề cao con ngƣời thời kỳ này tiếp tục đƣợc các nhà tƣ tƣởng thời cận đại khẳng định và phát triển, trong đó tiêu biểu là Thomas Hobbes (1588 - 1679), J. Locke (1632 - 1704) và Thomas Paine (1731 - 1809), J.J. Rousseau (1712 - 1778), v.v Thomas Hobbes cho rằng quyền tự nhiên cốt yếu của con ngƣời là “đƣợc sử dụng quyển lực của chỉnh mình đế đảm bảo cuộc sổng của bản thân mình và do đó, đƣợc làm bất cứ điều gì mà mình cho là đúng đắn và hợp lý ” [16,40]. Trong các tác phẩm của mình, J. Locke cho rằng các Chính phủ chẳng qua chỉ là một dạng “khế ƣớc xã hội ” giữa những k cai trị và ngƣời bị trị (đa số công dân) tự nguyện kí vào bản khế ƣớc này với kì vọng và mong muốn sử dụng Chính phủ nhƣ là một phƣơng tiện để bảo vệ các “quyền tự nhiên ” của họ chứ không phải là ban phát và quy định các quyền cho họ. Từ cách tiếp cận đó, J. Locke cho rằng các Chính phủ chỉ có thể “chính danh ” hay “hợp pháp’’ khi thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và thúc đấy các quyền bấm sinh, vốn có của công nhân. J. Locke cho rằng: “Con ngƣời sinh ra, nhƣ đã đƣợc chứng minh, với một địa vị tự do hoàn hảo và sự thụ hƣởng không bị kiếm soát đối với tất cả các quyền và những ân huệ của luật tự nhiên, một cách bình đắng nhƣ bất kỳ ai khác hay nhƣ với tất cả lƣợng ngƣời trên thế giới này”. I.Locke còn chỉ ra rằng: “quyền tự nhiên của con ngƣời là quyền sống, quyền tự do, quyền tƣ hữu” [43, tr.40]. Còn Thomas Paine, trong tác phẩm nổi tiếng Các quyền của con ngƣời (Rihgts of Man, 1791) thì nhấn mạnh rằng các quyền không thể nào đƣợc ban phát bởi bất kì Chính phủ nào, bởi l , điều đó không đồng thời cho phép các Chính phủ đƣợc rút lại các quyền ấy theo ý chí 26
  31. của họ Nhƣ thế Thomas Paine đã gián tiếp khẳng định rằng “các quyền của con ngƣời là những giá trị tự nhiên” [43, tr.43-45]. Một trong những đại diện tiêu biếu của triết học khai sáng Pháp là J.J. Rousseau. Những tƣ tƣởng của ông và các nhà khai sáng Pháp đã tạo ra cơ sở cho sự phát triển quyền con ngƣời nói chung và sự phát triển quyền con ngƣời ở Pháp nói riêng. Trong tác phẩm Khế ƣớc xã hội (1762), J.J. Rousseau tập trung bàn về lý tƣởng tự do, bình đẳng của con ngƣời. Tất cả mọi ngƣời đều có quyền tự do, bình đắng, bất kể có nguồn gốc xuất thân nhƣ thế nào. Ông khẳng định con ngƣời sinh ra đã tự do, tự do là từ bản chất của con ngƣời, “nhƣng đâu đâu con ngƣời cũng sống trong xiềng xích ”. Để đấu tranh cho tự do, bình đẳng, J.J.Rousseau cho rằng cần đến khế ƣớc xã hội. Nội dung cơ bản của khế ƣớc xã hội là “mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể, vẫn đƣợc tự do đầy đủ nhƣ trƣớc, vẫn chỉ tuân theo chính bản thân mình ” [14, tr.115]. Tƣ tƣởng và học thuyết của các nhà tƣ tƣởng cận đại kể trên đã đề xƣớng một thuyết Duy lý mới về quyền tự nhiên. Lý thuyết này đã đóng góp rất to lớn vào sự hình thành thế giới quan vào việc chuẩn bị nền tảng tƣ tƣởng cho các cuộc cách mạng tƣ sản châu Âu. Ngoài ra nó còn góp phần củng cố về mặt pháp luật, đồng thời vẫn chứng minh cho những ý niệm mới về quyền và tự do cá nhân, về tính thiết yếu của pháp luật trong quan hệ giữa cá nhân với nhà nƣớc. Quan niệm về khế ƣớc xã hội nhƣ là phần phát sinh cơ sở pháp luật của hoạt động nhà nƣớc - là một yếu tố cấu thành quan trọng của những ý niệm mới về quyền tự nhiên của con ngƣời và sự tôn trọng những quyền này trong trạng thái nhà nƣớc [14, tr.76]. Có thể nói, thời kỳ cận đại cùng với sự thành công của cách mạng tƣ sản châu Âu và sự ra đời của chế độ tƣ bản chủ nghĩa đã góp phần thể chế hóa hiện thực hóa các quyền tự nhiên của con ngƣời nhƣ quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu tài sản, quyền mƣu cầu hạnh phúc, quyền không bị áp bức, v.v Sự xuất hiện của các học thuyết về nhà nƣớc, về các quyền tự nhiên trong giai đoạn này đã thúc đẩy quyền con ngƣời phát triển. Bắt đầu từ giai đoạn này, quyền con ngƣời mới đƣợc các nhà tƣ tƣởng phát triển tƣ sản bàn đến nhƣ một 27
  32. số học thuyết [14, tr.14]. Cũng chính từ đây, xuất hiện các khuynh hƣớng khác nhau về quyền con ngƣời nhƣ: khuynh hƣớng quyền con ngƣời tự nhiên, khuynh hƣớng pháp lí, v.v Khuynh hƣớng quyền con ngƣời tự nhiên (Natural right) cho rằng quyền con ngƣời là những gì bẩm sinh, mọi cá nhân ngay từ khi sinh ra đã có bởi đơn giản họ là “con ngƣời ” là thành viên của gia đình nhân loại. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các quyền con ngƣời không bị phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nƣớc nào và không một chủ thể nào, kể cả nhà nƣớc, có thể tùy ý ban phát hay tƣớc bỏ các quyền con ngƣời. Đại diện cho khuynh hƣớng quyền tự nhiên là các nhà tƣ tƣởng thời cận đại nhƣ T.Hobbes, J. Locke, Thomas Paine, v.v Thuyết quyền tự do có điểm tích cực nhƣ ở chỗ đề cao con ngƣời với tƣ cách là sản phẩm cao nhất thuần túy nhất của sự phát triển. Nhƣng có nhƣợc điểm ở chỗ chƣa nhìn thấy nguồn gốc xã hội của quyền con ngƣời, do đó chƣa thấy đƣợc tính chất lịch sử, tính giai cấp, sự phát triển trong những đòi hỏi về quyền con ngƣời [43, tr.40]. Ngƣợc lại, khuynh hƣớng quyền pháp (Legal Right) (hay còn gọi là khuynh hƣớng thực định), cho rằng các quyền của con ngƣời không phải là quyền tự nhiên, không phải là bẩm sinh mà là do nhà nƣớc xác định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa. Nói cách khác, chỉ khi đƣợc thừa nhận bằng pháp luật thì các quyền tự nhiên mới có tính hợp pháp. Nhƣ vậy, theo khuynh hƣớng quyền pháp lý, phạm vi, giới hạn và các góc độ nhất định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền con ngƣời đều phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và các yếu tố nhƣ phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của các xã hội theo quan điếm của các khuynh hƣớng quyền tự nhiên thì các quyền con ngƣời có tính đồng nhất trong mọi hoàn cảnh mọi không gian, thời gian. Còn theo khuynh hƣớng quyền pháp lý thì các quyền con ngƣời có tính chất khác biệt tƣơng đối đầy đủ về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, V. V 28
  33. Khuynh hƣớng pháp lý có điểm tích cực ở chỗ gắn quyền con ngƣời với pháp luật, với ý chí nhà nƣớc, chỉ khi đƣợc pháp luật hóa thì mới trở thành quyền. Tuy nhiên khuynh hƣớng này có điểm hạn chế ở chỗ tuyệt đối hóa nguồn gốc quyền con ngƣời và ý chí nhà nƣớc, nhấn mạnh đến tính hợp pháp mà không chú ý đến tính hợp lý của quyền [43, tr.41]. Đại diện tiêu biểu cho khuynh hƣớng quyền pháp lý là Edmund Burke (1729 - 1797), Jeremy Bentham (1748 - 1832), John Stuart Mill (1806 - 1873). Edmund Burke, trong tác phẩm Suy nghĩ về Cách mạng Pháp (Reílections on the Revolution in France, 1770) và Jeremy Bentham, trong tác phẩm Phê phán học thuyết về các quyền tự nhiên, không thể chuyển nhƣợng (Critique of the Doctrine of Inalienable, Natural Rights, 1843) cùng cho rằng các ý tƣởng về các quyền tự nhiên là vô nghĩa, và chẳng có quyền nào lại không thể chuyến nhƣợng đƣợc [43, tr.43]. Jonh Stuart Mill trong tác phẩm Bàn về tự do (On Liberty, 1859) đã đề cập đến các quyền của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng và xã hội. John Stuart Mill cho rằng, con ngƣời có quyền tự do mƣu cầu hạnh phúc cho điều kiện, không xâm phạm quyền tự do mƣu cầu hạnh phúc của ngƣời khác. Quyền tự do đƣợc John Stuart Mill đề cập ở các nội dung: Quyền tƣ do tƣ tƣởng, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do thảo luận, tự do làm những điều mình muốn, v.v Hai khuynh hƣớng chủ yếu về quyền con ngƣời vừa trình bày ở trên đã đứng từ góc độ khác nhau đế xem xét về quyền con ngƣời. Khuynh hƣớng tự nhiên nhấn mạnh đến góc độ pháp luật, thể chế. Do đó, đứng theo khuynh hƣớng quyền tự nhiên thì quyền con ngƣời là đứng trên nhà nƣớc. Đối với khuynh hƣớng quyền pháp lý thì quyền con ngƣời thuộc phạm vi pháp luật, thuộc vào pháp luật, không có pháp luật thì không có quyền con ngƣời. Có thể thấy, hai khuynh hƣớng trên đã tuyệt đối hóa hai khía cạnh cơ bản nhất của quyền con ngƣời, do vậy cả hai quan điểm trên đều có điểm tích cực và hạn chế nhƣ đã trình bày ở trên. Từ hai khuynh hƣớng trên đã làm cho thời cận đại xuất hiện hai xu hƣớng. Xu hƣớng thứ nhất, hay còn gọi là xu hƣớng tự do, cho rằng cần thu nhỏ quyền 29
  34. lực nhà nƣớc, coi đó là điều kiện thỏa mãn yêu sách của con ngƣời nhằm đảm bảo sự an toàn của cá nhân, của tự do tƣ tƣởng, quyền tƣ hữu. Xu hƣớng thứ hai lại cho rằng cần mở rộng và tăng cƣờng quyền lực nhà nƣớc nhằm thiết lập một quyền lực dân chủ để đảm bảo thỏa mãn yêu sách về các quyền của con ngƣời [43, tr.18]. Ngƣời đại diện xu hƣớng thứ nhất là J. Locke, còn đại diện xu hƣớng thứ hai là T. Hobbes. Từ cách nhìn khác nhau về quyền con ngƣời, quyền công dân, các trƣờng phái lý luận cũng có sự khác nhau cơ bản về hình thức tổ chức nhà nƣớc, ranh giới giữa chính trị và vai trò của ngƣời dân. Tuy nhiên, các lý thuyết đều đi đến thống nhất rằng nhà nƣớc không phải là vô hạn, nó bị giới hạn bởi một loạt các quyền mà các công dân vẫn đƣợc bảo lƣu kể cả sau khi đã ký khế ƣớc xã hội. Nhà nƣớc không thể buộc các công dân tiếp nhận một hình thức tƣ duy nào đó hay chỉ nói những điều nhà nƣớc quy định. Ngƣợc lại, nhà nƣớc s hùng mạnh khi nó vừa bảo đảm việc duy trì cuộc sống cho mỗi công dân vừa thỏa mãn những nhu cầu của họ. Đƣợc xem nhƣ học trò của Rousseau, Immanuel Kant (1724-1804) là nhà tƣ tƣởng quan trọng nhất của triết học kỷ Ánh sáng. Kant thừa nhận sự tồn tại của Chúa và sự bất tử của linh hồn nhƣng không thừa nhận mọi mƣu toan chứng minh cho những gì ông tin chắc về sự thật căn bản của tinh thần. Về điểm này Kant gần với Decartes. Kant là một trong những ngƣời sáng lập quan trọng nhất của học thuyết triết học về các quyền cơ bản và ông đặt học thuyết này trong mối quan hệ với tính bất khả xâm phạm của nhân phẩm con ngƣời. Theo Immanuel Kant, mệnh lệnh thực tiễn là những gì : “hành động tới mức anh đối xử với con ngƣời cũng nhƣ đối với bản thân anh và mọi cá nhân khác, luôn cùng lúc, giống nhƣ một mục tiêu chứ không bao giờ là một phƣơng tiện” [80, tr.295]. Ý tƣởng này s đƣợc nhắc lại một cách ngắn gọn trong tác phẩm “Phê phán lý tính thực tiễn” với tựa đề “luật cơ bản của lý tính thực tiễn” : “Hãy hành xử làm sao cho phƣơng châm của ý chí anh có thể cùng lúc có giá trị nhƣ một nguyên tắc của luật pháp phổ biến” [81, tr.643]. 30
  35. Immanuel Kant đi xa hơn khi khẳng định: Bản thân con ngƣời chính là nhân phẩm, thực tế con ngƣời không thể bị sử dụng bởi một ai đó đơn giản nhƣ một phƣơng tiện, mà phải luôn đƣợc đối xử nhƣ một mục tiêu, và bằng cái đó mà tạo nên nhân phẩm của con ngƣời (nhân cách của ngƣời đó), nhờ đó con ngƣời vƣợt cao hơn tất cả các bản thể khác trên thế gian. Quan niệm triết học về quyền con ngƣời đƣợc ƣơm mầm từ thời Cổ đại, đƣợc nuôi dƣỡng và bổ sung trong suốt chiều dài lịch sử và trở thành học thuyết vào thời kỳ Phục hƣng và kỷ Ánh sáng. Tất cả tạo thành tiền đề và nền tảng dẫn đến việc thừa nhận các “quyền căn bản” bởi pháp luật thực định vào thế kỷ 17 thông qua Tuyên ngôn về các quyền của Anh 1688, thế kỷ 18 với Tuyên ngôn độc lập của nƣớc Mỹ, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Pháp Emmamuel Kant là triết gia tiêu biểu nhất trong việc tạo lập nền tảng triết học về quyền con ngƣời. Ông tiếp nhận một phần di sản của truyền thống luật tự nhiên khách thể, phát triển thành học thuyết về quyền con ngƣời-nhân phẩm con ngƣời. Dĩ nhiên, Kant vẫn trung thành với những phân biệt đối xử phổ biến của thời đại ông nhƣ giữa đàn ông và phụ nữ, cũng nhƣ những cấm đoán tình dục mang tính truyền thống. Tuy nhiên, có thể kết luận rằng Kant là ngƣời thiết lập nên quan niệm về quyền con ngƣời với tƣ cách là một luận thuyết có hệ thống, triết học Kant là nền tảng lý luận vững chắc để bảo vệ quyền cá nhân và mối liện hệ của các quyền này với tính không thể xâm phạm của nhân phẩm con ngƣời. Khi bàn đến vấn đề quyền con ngƣời, chúng ta không thể không bàn tới quan niệm của chủ nghĩa Mac – Lênin về vấn đề quyền con ngƣời. C.Mac và Ănghen chƣa bao giờ đƣa ra một định nghĩa nào về quyền con ngƣời nhƣ chúng ta mong muốn, mặc dù các ông đã nhiều lần nói đến nội dung liên quan quyền con ngƣời. Thậm chí nhiều khi các ông dùng chữ “quyền”, chúng ta cũng cần phải hiểu là các ông đang nói đến “quyền con ngƣời”. Chính Mac đã khẳng định điều đó: “Còn nói về quyền quyền dƣới một hình thức chung nhất – với ý nghĩa là quyền của con ngƣời” [61, tr.289]. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ănghen có đề cập đến tƣ tƣởng về quyền con ngƣời và quyền dân tộc theo cách nhìn của chủ nghĩa 31
  36. duy vật lịch sử. Khắng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là ngƣời “giải phỏng mình đồng thời giải phỏng toàn nhân loại. Để thực hiện sứ mệnh lịch sử đó, đòi hỏi giai cấp vô sản mỗi nƣớc trƣớc hết phải giành lấy chính quyền, “phải tự mình vƣơn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc " [1, tr.22]. Lênin cũng đã đấu tranh không mệt mỏi để giành lại quyền con ngƣời và quyền dân tộc cho nhân loại. Ngoài những luận điểm về đấu tranh giai cấp để giành lại quyền con ngƣời, Lênin đã vận dụng và phát triển sáng tạo những tƣ tƣởng của C.Mác và Ph.Ănghen về vấn đề quyền dân tộc trong thời đại mới - thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản - thời đại mà vấn đề dân tộc và thuộc địa nổi lên gay gắt. Lênin đƣa ra Cƣơng lĩnh dân tộc trong “Tuyên ngôn về các quyền ” với nội dung chủ yếu là: Thực hiện quyền dân tộc tự quyết, độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quyền bình đẳng giữa các dân tộc và chính sách đại đoàn kết dân tộc. 1.3: Khái niệm giáo dục quyền con người 1.3.1: Một số vấn đề chung về giáo dục quyền con người Quyền đƣợc sống, quyền đƣợc mƣu cầu hạnh phúc, tự do, bình đẳng là những quyền cơ bản của con ngƣời. Quyền con ngƣời là thành quả phát triển của lịch sử lâu dài sự nghiệp đấu tranh giải phóng, cải tạo xã hội và cải tạo thiên nhiên của cả nhân loại. Trong một thế giới đang toàn cầu hoá hiện nay, quyền con ngƣời ở mỗi quốc gia, không kể hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị - xã hội, kinh tế và văn hoá đều có những giá trị chung giống nhau, không thể chia cắt và phụ thuộc lẫn nhau, đó là tính phổ cập của quyền con ngƣời. Vấn đề quyền con ngƣời có vai trò quan trọng nhƣ vậy, nên việc giáo dục quyền con ngƣời nhằm làm cho mỗi con ngƣời ý thức biết tôn trọng quyền của ngƣời khác và tự mình biết bảo vệ quyền của mình có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với Việt Nam nói riêng mà còn đối với toàn thể quốc gia dân tộc trên thế giới nói chung. Quyền con ngƣời chỉ có thể đƣợc nhận thức và thực hiện đầy đủ thông qua giáo dục quyền con ngƣời, chỉ có giáo dục quyền con ngƣời một cách toàn diện mới 32
  37. giúp con ngƣời hiểu và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời biết tôn trọng những quyền của mình và của ngƣời khác. Khái niệm giáo dục quyền con ngƣời đƣợc đề cập tới trong nhiều tài liệu của các tổ chức quốc tế cũng nhƣ dƣới góc độ quan điểm của các cá nhân. Khát vọng bảo vệ nhân phẩm của tất cả con ngƣời là cốt lõi của khái niệm quyền con ngƣời. Nó coi cá nhân con ngƣời là trọng tâm của sự quan tâm. Nó dựa trên một hệ thống giá trị toàn cầu phổ biến nhằm cống hiến cho sự linh thiêng của cuộc sống và tạo ra một khuôn khổ để xây dựng hệ thống quyền con ngƣời, đƣợc các quy phạm và tiêu chuẩn quốc tế bảo vệ. Trong suốt thế kỷ XX, quyền con ngƣời đã phát triển nhƣ một khuôn khổ đạo đức, chính trị, pháp lý và nhƣ một hƣớng dẫn nhằm phát triển một thế giới tự do khỏi sợ hãi và tự do làm điều mong muốn. Hiện đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về giáo dục quyền con ngƣời: Quan niệm của giai cấp tƣ sản: Các nƣớc tƣ bản hiện đang rất quan tâm đến vấn đề giáo dục quyền con ngƣời. Vấn đề này đƣợc các nƣớc phƣơng Tây thực hiện thƣờng xuyên, liên tục cho mọi đối tƣợng cả trong phạm vi quốc gia và cả trên phạm vi toàn cầu dƣới nhiều hình thức, phƣơng pháp khác nhau, nhằm đạt đƣợc những mục đích khác nhau. Xuất phát từ lợi ích chính trị của mình, họ chỉ tập trung vào việc giáo dục một số quan điểm về quyền con ngƣời dƣới đây: Ƣu tiên giáo dục các quyền tự nhiên: Quan niệm này xuất phát từ việc tuyệt đối hóa quyền tự nhiên của con ngƣời, dẫn đến việc tuyệt đối hóa cá nhân trong quan hệ cộng đồng xã hội, coi quyền con ngƣời là bất khả xâm phạm, không phụ thuộc vào không gian, thời gian, quốc gia, dân tộc. Mục đích của việc giáo dục quan điểm này nhằm: Thứ nhất, đối với dân chúng trong nƣớc, quan điểm này tạo ra đƣợc một hình thức xã hội dân chủ. Mọi ngƣời đều có quyền nhƣ nhau trong việc thực hiện các mục tiêu, ý tƣởng sống, đƣợc quyền tự do, quyền sở hữu, quyền đƣợc an toàn và chống áp bức 33
  38. Thứ hai, khi quyền, tự do cá nhân đƣợc đề cao tuyệt đối s dẫn đến việc triệt tiêu quyền lợi của tập thể, nhóm, giới, xóa nhòa quyền giai cấp và s dẫn đến hệ quả mà giai cấp tƣ sản - giai cấp đang thống trị xã hội mong muốn là ý thức đấu tranh giai cấp trong xã hội bị thủ tiêu, ý thức đấu tranh đòi quyền lợi của tập thể dân cƣ, sắc tộc, bộ phận xã hội bị xóa bỏ. Theo Kế hoạch hành động của Thập kỷ Liên hiệp quốc về giáo dục quyền con ngƣời (1995 - 2004), giáo dục quyền con ngƣời đƣợc hiểu là “các nỗ lực về đào tạo, phổ biến, và thông tin nhằm tạo lập nền văn hóa toàn cầu về quyền con ngƣời thông qua truyền đạt kiến thức, các kỹ năng, hình thành các thái độ và hƣớng tới: Tăng cƣờng tôn trọng quyền con ngƣời và các quyền tự do cơ bản; Phát triển đầy đủ nhân cách con ngƣời và ý thức về nhân phẩm; Tăng cƣờng hiểu biết, khoan dung, bình đẳng giới và tình hữu nghị giữa các dân tộc, ngƣời bản địa và các nhóm chủng tộc, quốc gia, đạo đức, tôn giáo và ngôn ngữ; Khả năng hoạt động một cách có hiệu quả của tất cả mọi ngƣời trong một xã hội tự do; Đẩy mạnh các hoạt động của Liên hợp quốc để gìn giữ hòa bình [34]. Một nhà nghiên cứu quyền con ngƣời thuộc Trung tâm quyền con ngƣời của Trƣờng Đại học Minnesota, bà Nancy Flowers, cho rằng: “Giáo dục quyền con ngƣời là tất cả quá trình học hỏi để phát triển kiến thức, kỹ năng và các giá trị của quyền con ngƣời, nhằm thúc đẩy sự công bằng, khoan dung, nhân phẩm, cũng nhƣ tôn trọng các quyền và nhân phẩm của ngƣời khác”. Trong khi đó, theo ngƣời sáng lập Thập kỷ giáo dục quyền con ngƣời toàn dân, ông Shulamith Koenig, giáo dục quyền con ngƣời là để “mọi ngƣời biết về quyền con ngƣời và biết đƣa ra đòi hỏi về quyền con ngƣời” [6, tr.30]. Là tổ chức quốc tế tiên phong trong hoạt động thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, Liên hợp quốc đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục nhân quyền, xem đó nhƣ là một biện pháp cốt yếu và một chiến lƣợc hiệu quả để ngăn chặn các vi phạm nhân quyền cũng nhƣ để xây dựng các xã hội bình đẳng, tự do và hòa bình. Quan điểm của Liên Hợp Quốc về giáo dục quyền con ngƣời: Ngay từ khi ra đời, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã lập tức có giá trị nhƣ một văn kiện vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Nó tạo ra sức mạnh về các khía cạnh pháp lý trong 34
  39. quan hệ quốc tế, quốc gia, chính trị, đạo đức và những giá trị đó ngày càng không ngừng đƣợc nâng cao với nền văn minh nhân loại. Kỷ niệm 50 năm Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, Tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã phát biểu: Hôm nay, chúng ta ghi nhớ sự bắt đầu của năm thứ 50 sự ra đời của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. ở khắp mọi nơi trên thế giới, đàn ông, phụ nữ và tr em thuộc đủ các màu da và tín ngƣỡng s tụ họp để đón nhận những quyền con ngƣời chung của chúng ta Nhân quyền là cơ sở của sự tồn tại và cùng tồn tại của con ngƣời. Quyền con ngƣời là phổ biến, không thể chia tách và phụ thuộc lẫn nhau. Nhân quyền là cái làm nên nhân loại chúng ta. Đó là những nguyên tắc mang tính cơ sở để chúng ta thiết lập cái ngôi nhà thiêng liêng cho phẩm giá loài ngƣời Khi chúng ta nói về quyền sống, hoặc về quyền phát triển, hoặc về quyền đƣợc bất đồng quan điểm và có sự khác biệt, có nghĩa là chúng ta đang nói về khoan dung. Khoan dung nếu đƣợc tăng cƣờng, bảo vệ và ghi nhận, s bảo đảm cho tự do của tất cả chúng ta. Thiếu sự khoan dung chắc chắn chúng ta s không làm đƣợc gì tính phổ biến của nhân quyền s cho nhân quyền sức mạnh. Nó là động lực để nhân quyền liên kết các biên giới quốc gia, vƣợt qua mọi trở ngại, thách thức và bạo lực Cuộc đấu tranh cho các quyền con ngƣời trên toàn cầu luôn diễn ra ở khắp mọi nơi và đã là cuộc đấu tranh chống trả tất cả các hình thức chuyên chế tàn bạo và sự bất công, chống lại tình trạng nô lệ, chống lại chủ nghĩa thực dân, chống lại chủ nghĩa A-pac-thai. Ngày hôm nay, cuộc đấu tranh đó chƣa hề giảm sức mạnh và chƣa bị khác trƣớc [32, tr. 1]. Nhƣ vậy, mục đích của vấn đề giáo dục nhân quyền của Liên Hợp Quốc chính là: "Xây dựng một nền văn hóa nhân quyền toàn cầu và cho phép mọi ngƣời đƣợc hƣởng các quyền - giáo dục nhân quyền ở mọi cấp độ và cho tất cả mọi ngƣời - xây dựng mối quan hệ hợp tác trên toàn cầu vì nhân quyền - thúc đẩy sự khoan dung trong tƣ tƣởng nhân quyền rộng khắp thế giới" [42, tr. 6]. Những nội dung trên thể hiện quan điểm giáo dục quyền con ngƣời của Liên Hợp Quốc, bao gồm những vấn đề sau: 35
  40. Mục đích của giáo dục nhân quyền nhằm: xây dựng một nền văn hóa nhân quyền toàn cầu và cho phép mọi ngƣời đƣợc hƣởng các quyền. Nội dung của giáo dục nhân quyền: là toàn bộ các quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận trong các Tuyên ngôn, các Công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời. Đối tƣợng của giáo dục nhân quyền là toàn thể cộng đồng ngƣời, không phân biệt nam nữ, già tr , dân tộc, tôn giáo mọi ngƣời đều đƣợc quyền đƣợc giáo dục nhƣ nhau về quyền con ngƣời. Từ một số định nghĩa trên, có thể thấy rằng giáo dục quyền con ngƣời là một quá trình nhằm truyền đạt các kiến thức, các kỹ năng để ngƣời học có những hiểu biết về quyền con ngƣời, những giá trị phẩm giá, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau, sự tôn trọng và hiểu biết về quyền của ngƣời khác, tôn trọng pháp luật để từ đó thúc đẩy mọi ngƣời tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội và cùng nhau xây dựng một “nền văn hóa nhân quyền” chung. Đó cũng là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến cho mỗi cá nhân trong cộng đồng hiểu rõ những quyền cơ bản của họ, đồng thời giúp họ hiểu đƣợc cách thức bảo vệ các quyền đó cũng nhƣ đạt đƣợc các kỹ năng để có thể sử dụng các quyền này trong cuộc sống. Nét đặc thù của giáo dục quyền con ngƣời khác với các dạng giáo dục khác ở những điểm sau: Trƣớc hết, nó phải nhằm mục đích giáo dục riêng. Giáo dục quyền con ngƣời nhằm hình thành và mở rộng tri thức về quyền con ngƣời. Mục đích cảm xúc: giáo dục quyền con ngƣời nhằm hình thành tình cảm và lòng tin đối với việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con ngƣời. Mục đích hành vi: giáo dục quyền con ngƣời nhằm hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp pháp, tích cực để bảo đảm, bảo vệ và thực hiện quyền con ngƣời Nó phải chứa đựng nội dung giáo dục riêng. Nội dung giáo dục chú trọng xoay quanh việc truyền bá tri thức của nhân loại, của dân tộc, những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về quyền con ngƣời. Từ những phân tích trên có thể nêu khái niệm giáo dục quyền con ngƣời, quyền công dân nhƣ sau: Giáo dục quyền con ngƣời, quyền công dân là hoạt 36
  41. động có định hƣớng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tƣợng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức về quyền con ngƣời, biết tự mình bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của ngƣời khác phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của các chuẩn mực pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và tƣơng lai tiến bộ của nhân loại về quyền con ngƣời. Với khái niệm trên, trong điều kiện ở nƣớc ta hiện nay, việc trang bị đầy đủ, đúng đắn những tri thức về quyền con ngƣời, tạo ra tình cảm, thói quen ứng xử theo quy định về quyền con ngƣời, quyền công dân cho mọi công dân trong xã hội là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, của các cơ quan chức năng, của các tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức kinh tế, trong đó, trách nhiệm này trƣớc hết và trực tiếp là thuộc về hệ thống các cơ quan có chức năng giáo dục, đào tạo con ngƣời. 1.3.2: Nội dung giáo dục quyền con người Giáo dục quyền con ngƣời là vấn đề đƣợc các tổ chức quốc tế và các quốc gia quan tâm, bởi nó có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức xã hội, phòng ngừa vi phạm và giúp mọi ngƣời biết cách tự bảo vệ quyền và tự do của bản thân, đồng thời tôn trọng quyền và tự do của ngƣời khác. Giáo dục và đào tạo quyền con ngƣời là một phần quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngƣời. Hiện nay, việc đƣa giáo dục quyền con ngƣời vào hệ thống giáo dục quốc dân là yêu cầu cấp thiết. Ngày 5-9-2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1309/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đƣa nội dung quyền con ngƣời vào chƣơng trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nội dung đề án đang đƣợc triển khai thực hiện, từng bƣớc hiện thực hóa quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và thực hiện các cam kết quốc tế của Nhà nƣớc Việt Nam về giáo dục quyền con ngƣời. Việc xác định nội dung giáo dục quyền con ngƣời là yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình giáo dục quyền con ngƣời. Nội dung giáo dục quyền con ngƣời dựa trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm của từng đối tƣợng cụ thể, và xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ, mục đích của dạng giáo dục này. Phạm vi của dạng giáo dục này là rất rộng, có những đặc điểm đặc thù riêng không đồng 37
  42. nhất, không lẫn với các nội dung giáo dục khác, nhƣng nó có thể lồng ghép, đan xen với nội dung giáo dục khác nhƣ giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Trƣớc hết, giáo dục quyền con ngƣời phải cung cấp cho mọi ngƣời thông tin về quyền con ngƣời, toàn bộ các quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Đồng thời, giáo dục quyền con ngƣời phải cung cấp cho mọi ngƣời những nguyên tắc về quyền con ngƣời chẳng hạn nhƣ tính toàn thể, tính không thể tách rời, tính phụ thuộc lẫn nhau của quyền con ngƣời, làm thế nào mà quyền con ngƣời thúc đẩy việc tham gia vào quá trình ra quyết định và giải quyết hòa bình tranh chấp. Giáo dục quyền con ngƣời giúp mọi ngƣời nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về các quyền của bản thân, về việc sử dụng luật về quyền con ngƣời để bảo vệ quyền con ngƣời đồng thời biết tôn trọng và bảo vệ quyền của ngƣời khác. Thông qua hoạt động giáo dục quyền con ngƣời, Việt Nam s sớm hội nhập với thế giới và khu vực, góp phần xây dựng nền văn hóa nhân quyền toàn cầu và cho phép mọi ngƣời đƣợc hƣởng các quyền theo mục tiêu giáo dục nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Từ những kiến thức đƣợc cung cấp từ hoạt động giáo dục quyền con ngƣời nhƣ trên, con ngƣời có những hiểu biết về quyền của mình, sử dụng những quyền đó nhƣ thế nào, trong hoàn cảnh nào, ở đâu, có những cơ chế nào bảo đảm, bảo vệ cho họ thực hiện các quyền đó và phải làm gì khi có vi phạm. Đó là những kiến thức thiết yếu để con ngƣời có thể thực hiện đƣợc quyền của mình, để quyền con ngƣời không còn là cái gì xa lạ đối với ngƣời dân mà là hiện thực trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, không phải bất kỳ đối tƣợng giáo dục nào cũng đòi hỏi đƣợc sự cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin về quyền con ngƣời nêu trên. Và cũng không thể thực hiện giáo dục một cách máy móc, thuần túy chỉ là cung cấp thông tin, mà cần phải lƣu ý tới một thực tiễn, sự tồn tại mâu thuẫn của các thông tin, sự phủ định lẫn nhau của các thông tin và những đặc điểm đặc thù của nội dung giáo dục quyền con ngƣời để có nhận thức đầy đủ, khách quan, chính xác của chủ thể và đối tƣợng giáo dục. Cần phải có sự phân tích, đánh giá một cách khoa học, khách quan về các thông tin để tạo ra nhận thức một cách đúng 38
  43. đắn về quyền con ngƣời, tránh tình trạng áp đặt chủ quan, định kiến duy ý chí, dẫn đến sự nhận thức sai lệch hoặc không đạt hiệu quả cao của giáo dục quyền con ngƣời. Vì thế, khi thực hiện giáo dục quyền con ngƣời, cần phải xác định mục đích giáo dục cần đạt đƣợc của từng đối tƣợng giáo dục, trên cơ sở đó xác định mức độ, từng cấp giáo dục khác nhau cho từng đối tƣợng cụ thể. Giáo dục về quyền con ngƣời đồng thời cũng đem đến cho con ngƣời cảm giác về trách nhiệm để tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời và trao cho họ các kỹ năng để hành động phù hợp. Các kỹ năng hành động đó bao gồm: Nhận biết rằng quyền con ngƣời có thể đƣợc thúc đẩy và bảo vệ ở nhiều cấp, thông qua từng cá nhân cụ thể, tập thể hay cấp độ thể chế; Phát triển các hiểu biết mang tính phê bình về hoàn cảnh sống; Phân tích các hoàn cảnh thông qua quan điểm đạo đức;Nhận thức rằng các hoàn cảnh không công bằng có thể đƣợc cải thiện; Nhận thức rằng mọi cá nhân và các thành phần xã hội đều có thể đóng góp vào việc bảo vệ quyền con ngƣời;Phân tích các yếu tố tạo ra sự vi phạm nhân quyền; Nhận biết và có khả năng sử dụng các công cụ về quyền con ngƣời mang tính toàn cầu, khu vực, quốc gia, địa phƣơng và các cơ chế khác để bảo vệ quyền con ngƣời; Có kế hoạch hành động phù hợp để đáp lại việc thiếu công bằng; Hành động để thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngƣời. Ở Việt Nam hiện nay, nội dung giáo dục quyền con ngƣời, quyền công dân phải chú trọng cung cấp cho ngƣời dân những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng ta về vấn đề quyền con ngƣời, quyền công dân, cũng nhƣ những nội dung những quyền đã đƣợc thể chế hóa từ Hiến pháp 1992 đến nay và trong hệ thống pháp luật. Nội dung giáo dục quyền con ngƣời ngoài những nội dung trên còn cần phải nhấn mạnh vào giáo dục Hiến pháp nhƣ một phần quan trọng của giáo dục quyền con ngƣời, vì một mặt, Hiến pháp là đạo luật cao nhất, là hệ quy chiếu cho tất cả những quy định pháp luật Nhà nƣớc; mặt khác, Hiến pháp thể hiện đầy đủ nội dung giáo dục quyền con ngƣời mà Nhà nƣớc đảm bảo cam kết thực hiện. Ý thức về Hiến pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền, tự do của con ngƣời. Tƣ tƣởng, nhận thức về hiệu lực trực tiếp của Hiến pháp liên quan 39
  44. đến các quyền con ngƣời cũng s định hƣớng, dẫn dắt và kiểm soát, kìm chế những sự lạm dụng pháp luật gây phƣơng hại, làm sai lệch bản chất của các quyền. Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp, nâng cao nhận thức và niềm tin về Hiến pháp để hình thành ý thức tự giác, tôn trọng và chấp hành Hiến pháp; bảo đảm cho Hiến pháp đƣợc tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong mọi tầng lớp nhân dân s góp phần cải thiện thực trạng về quyền con ngƣời ở Việt Nam. Nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và kết quả của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, những nét mới của Hiến pháp (sửa đổi); tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội về việc triển khai và thực thi Hiến pháp, pháp luật. 1.3.3: Vai trò của giáo dục quyền con người trong điều kiện xây dựng Nhà nước Pháp quyền ở nước ta hiện nay Quyền con ngƣời luôn là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển và tiến bộ của xã hội cũng nhƣ là tiền đề cho sự phát triển đầy đủ về nhân cách và năng lực của mỗi cá nhân. Ở phạm vi rộng hơn, quyền con ngƣời là sự kết tinh những giá trị cao đẹp nhất trong nền văn hóa nhân loại. Những giá trị này đƣợc kết tinh từ tất cả các quốc gia, dân tộc, giai cấp và mỗi một con ngƣời trên trái đất. Chính vì vậy, việc bảo đảm các quyền con ngƣời là tiền đề cho hòa bình- hạnh phúc và thịnh vƣợng của toàn nhân loại. Nhà nƣớc pháp quyền là thành tựu của nền văn minh nhân loại trong tiến trình phát triển xã hội loài ngƣời. Tƣ tƣởng Nhà nƣớc pháp quyền đƣợc hình thành từ lâu trong lịch sử và ngày càng hoàn thiện nhƣ một phƣơng thức tổ chức Nhà nƣớc mà trong đó có các đặc điểm nội bật nhƣ: quyền lực Nhà nƣớc đƣợc bắt nguồn từ nhân dân; các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp đƣợc phân công thực hiện rõ ràng; pháp luật là tối thƣợng; và các cam kết quốc tế đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo thực hiện. Đặc biệt, trong Nhà nƣớc pháp quyền, quyền con ngƣời luôn luôn đƣợc coi trọng; pháp luật quy định đầy đủ về quyền con ngƣời và đƣợc bảo đảm trong thực tế. Nhà nƣớc pháp quyền là một Nhà nƣớc mà ở đó, quyền và nghĩa vụ của tất cả và của mỗi ngƣời đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo 40
  45. vệ. Nhà nƣớc và cá nhân phải tuân thủ pháp luật, việc thực hiện pháp luật đƣợc bảo đảm bằng một hệ thống Tòa án độc lập. Nhà nƣớc pháp quyền có nghĩa vụ tôn trọng giá trị cao nhất là con ngƣời. Nhà nƣớc phải đảm bảo cho công dân có đủ khả năng và điều kiện chống lại sự tùy tiện của Nhà nƣớc, có một cơ chế chặt ch để kiểm tra tính hợp pháp và hợp hiến của pháp luật và các hành vi của bộ máy chính quyền Nhà nƣớc. Nhà nƣớc pháp quyền phải tạo ra cho công dân sự bảo đảm rằng ngƣời ta không bị đòi hỏi cái ngoài hoặc trên những điều đƣợc quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Trong Nhà nƣớc pháp quyền, Hiến pháp giữ vị trí tối cao trong hệ thống pháp luật. Hiến pháp xây dựng trên cơ sở bảo đảm tự do và quyền công dân [36, tr.39-40]. Ở nƣớc ta, tƣ tƣởng Nhà nƣớc pháp quyền đã có từ lâu. Nghiên cứu các bản Hiến pháp nƣớc ta từ trƣớc tới nay (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992) cho thấy các yếu tố đặc trƣng của Nhà nƣớc pháp quyền đã đƣợc hình thành. Các bản Hiến pháp ở mức độ này hay mức độ khác đều khẳng định quyền lực Nhà nƣớc thuộc về nhân dân, Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng và bảo vệ các quyền con ngƣời, phân công thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp Và một lần nữa tƣ tƣởng Nhà nƣớc pháp quyền lại đƣợc khẳng định trong Hiến pháp Việt Nam sửa đổi, đƣợc thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII ngày 28/11/2013. Một trong những nội dung đổi mới, bƣớc tiến quan trọng của Hiến pháp sửa đổi là đề cao nhân quyền nhƣ một điều kiện để xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, từ đó thể chế hóa quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân, đồng thời xác lập trách nhiệm bảo đảm những quyền đó đƣợc thực hiện trên thực tế. Hiến pháp sửa đổi khẳng định, các quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc Nhà nƣớc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Trƣớc đây, Chƣơng 5 Hiến pháp năm 1992 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp năn 2013 đã mở rộng tên chƣơng là “Quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đặt tại Chƣơng 2, ngay sau Chƣơng 1 quy định về chế độ chính trị, để khẳng định vị trí quan trọng của quyền con ngƣời, quyền công dân và cam kết của Nhà nƣớc ta trong 41
  46. việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân đúng nhƣ Công ƣớc quốc tế mà nƣớc ta là thành viên. Chƣơng 2 của Hiến pháp 2013 là chƣơng có số lƣợng điều nhiều nhất, gồm 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49) ghi nhận quyền con ngƣời, quy định quyền công dân, đƣợc thể hiện một cách đầy đủ, 26 chính xác, có tính khả thi cao. Các quy định này theo hƣớng mở rộng, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con ngƣời, quyền công dân. Đặc biệt với Hiến pháp 2013, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, quyền đƣợc bảo đảm an sinh xã hội của mọi ngƣời dân đƣợc chính thức khẳng định thành một điều riêng (Điều 34). Quyền này đƣợc xác lập, thực hiện cùng với quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc của công dân. Ngƣời làm công ăn lƣơng đƣợc bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; đƣợc hƣởng lƣơng, chế độ nghỉ ngơi. Nhà nƣớc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Phụ nữ đƣợc tạo điều kiện để phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Tr em đƣợc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Thanh niên đƣợc học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ. Ngƣời cao tuổi đƣợc tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đây chính là cơ sở quan trọng để cụ thể hóa Hiến pháp trong đời sống bằng các luật. Ngay khi Hiến pháp có hiệu lực thì trong kế hoạch triển khai, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành kế hoạch thi hành Hiến pháp, trong đó ƣu tiên các luật liên quan đến tổ chức bộ máy để rà soát, sửa đổi; đồng thời tăng cƣờng công tác giáo dục quyền con ngƣời. Nhân dân Việt Nam hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập, tự do và những giá trị thiêng liêng của quyền con ngƣời. Những tƣ tƣởng này đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết trong câu nói nổi tiếng đã trở thành chân lý của nhân dân ta, đó là “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng vấn đề nhân quyền để xuyên tạc, vu khống Việt Nam không bảo đảm các quyền con ngƣời hòng gây mất ổn định 42
  47. tình hình trong nƣớc, tạo tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân, phục vụ cho mục đích phá hoại sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Chúng ta trƣớc sau nhƣ một, kiên trì quan điểm bảo đảm quyền con ngƣời, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Bên cạnh đó, tiến hành các hoạt động ngoại giao, đối thoại với các đối tác quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam là Mỹ, Thụy Sỹ, EU, Pháp và Ôxtrâylia. Thông qua đó, các tổ chức và quốc gia s hiểu hơn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam tránh đƣợc những quan niệm sai lầm, lệch lạc cho rằng chúng ta vi phạm nhân quyền. Do đó, vấn đề giáo dục về quyền con ngƣời là mục tiêu không thể tách rời trong xây dựng một Nhà nƣớc pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bởi vì, để ngƣời dân tuân theo pháp luật, biết sử dụng luật pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình thì trƣớc tiên họ phải hiểu là họ có quyền làm điều đó, họ phải biết đƣợc cách thức để thực hiện yêu cầu của mình. Chính vì vậy, việc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm tới việc giáo dục quyền con ngƣời chính là sự thể hiện quyết tâm xây dựng một Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Ngoài ý nghĩa chính trị, giáo dục quyền con ngƣời còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc, vì nó s giúp tất cả các chủ thể: từ công chức Nhà nƣớc đến ngƣời dân bình thƣờng, từ ngƣời thành thị đến ngƣời nông thôn, từ ngƣời dân miền xuôi đến đồng bào miền ngƣợc nhận thức đúng đắn hơn về quyền và nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội Thông qua giáo dục quyền con ngƣời, bản thân những cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nƣớc s hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình là phục vụ nhân dân, tránh bệnh quan liêu, lãnh cảm của cán bộ, công chức trƣớc ngƣời dân. Mỗi cá nhân s nhận thức đầy đủ hơn về quyền đƣợc đối xử công bằng, đƣợc yêu thƣơng chăm sóc bởi ngƣời thân và cộng đồng xã hội, s biết đƣợc trong trƣờng hợp nào những quyền cơ bản của mình bị xâm hại và đƣợc quyền lên tiếng yêu cầu các cơ quan Nhà nƣớc, các cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Đồng 43
  48. thời, mỗi ngƣời cũng ý thức rõ ràng hơn về việc phải tôn trọng quyền cơ bản của những ngƣời xung quanh, biết yêu thƣơng, chia s , sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình cũng nhƣ xã hội Khi đƣợc giáo dục về quyền con ngƣời, mỗi ngƣời trong cộng đồng xã hội s nhận thức rõ hơn về những giá trị về danh dự nhân phẩm, từ đó có cách hành xử chuẩn mực, văn hóa hơn. Giáo dục quyền con ngƣời thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết và điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời. Đến nay, Việt Nam đã ký, phê chuẩn hoặc gia nhập 09 công ƣớc và 02 nghị định thƣ bổ sung công ƣớc trong tổng số gần 20 công ƣớc và nghị định thƣ bổ sung công ƣớc về nhân quyền do Liên Hợp Quốc ban hành. Với số lƣợng nhƣ vậy, Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ƣớc quốc tế chính về nhân quyền do Liên Hợp Quốc ban hành Việc tích cực tham gia các điều ƣớc quốc tế tạo hành lang pháp lý làm cơ sở để bảo vệ quyền con ngƣời, giáo dục quyền con ngƣời chính là biện pháp hữu hiệu để quyền con ngƣời đƣợc đảm bảo thực hiện trên thực tế. Điều này thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về vấn đề quyền con ngƣời và là minh chứng rõ ràng để chống lại các tƣ tƣởng xuyên tạc của các thế lực thù địch về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Giáo dục quyền con ngƣời góp phần nâng cao niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và Nhà nƣớc. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ VII khóa IX đƣa ra nhận định: “Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân tuy đã đƣợc chăm lo củng cố và phát triển, nhƣng chƣa thật bền chặt và đang đứng trƣớc những thách thức mới; lòng tin vào Đảng, Nhà nƣớc và chế độ của một bộ phận nhân dân chƣa thật vững chắc, có phần vì đời sống còn nhiều khó khăn, vì bất bình trƣớc những bất công xã hội, trƣớc tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí còn phổ biến và nghiêm trọng; kỷ cƣơng, pháp luật nhiều lúc, nhiều nơi bị buông lỏng; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; trật tự an toàn xã hội còn phức tạp. Các vụ khiếu kiện đông ngƣời vẫn còn nhiều, có lúc, có nơi còn gay gắt.” Chính vì vậy, thông qua hoạt động giáo dục quyền con ngƣời, các quyền cơ bản của con ngƣời đƣợc tôn trọng và bảo vệ, đạo đức xã hội 44
  49. đƣợc nâng cao hơn Nhờ đó, quần chúng nhân dân s đặt niềm tin nhiều hơn vào đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc [33]. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Quyền con ngƣời là yếu tố cơ bản, nền tảng của một xã hội dân chủ, văn minh. Tƣ tƣởng về quyền con ngƣời đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân loại; nhƣng không phải trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào, trong bất cứ kiểu Nhà nƣớc nào nó cũng tồn tại và đƣợc thừa nhận một cách đầy đủ. Vì thế, quyền con ngƣời là một phạm trù lịch sử và là kết quả của cuộc đấu tranh không ngừng của toàn nhân loại vƣơn tới những ý tƣởng, giải phóng hoàn toàn con ngƣời nhằm xây dựng một xã hội thật sự công bằng, dân chủ, nhân đạo. Nguyên Thứ trƣởng Bộ Tƣ pháp Hoàng Thế Liên đã từng nói: “Quyền con ngƣời là một giá trị tinh hoa của nhân loại, là khát vọng và thành quả đấu tranh của các dân tộc trên toàn thế giới. Nhà nƣớc Việt Nam luôn coi con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm và thúc đẩy các quyền con ngƣời”. Giáo dục quyền con ngƣời là một chiến lƣợc dài hạn, dành cho thế hệ tƣơng lai. Giáo dục quyền con ngƣời không dành cho những ngƣời thiếu kiên nhẫn, muốn nhìn thấy sự thay đổi ngay lập tức. Giáo dục quyền con ngƣời nhằm xây dựng những chƣơng trình sáng tạo để thúc đẩy phát triển con ngƣời, hòa bình, dân chủ và tôn trọng Nhà nƣớc pháp quyền. Giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lƣợc đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo thế hệ tr ; đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; là cơ sở để quần chúng nhân dân hình thành nhận thức đúng đắn về quyền con ngƣời, củng cố niềm tin của quần chúng đối với Đảng, Nhà nƣớc; chống lại những k lợi dụng nhân quyền để xuyên tạc, vu khống chế độ, lừa dối, mua chuộc; chống lại những hoạt động lợi dụng chiêu bài "nhân quyền" của một số nƣớc phƣơng Tây và các thế lực phản động, thù địch chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chính vì thế, nghiên cứu về giáo dục quyền con ngƣời, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp kịp thời đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các nhà khoa học trong thời gian tới. 45
  50. Chƣơng 2: Thực trạng và một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay 2.1: Thực trạng giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay 2.1.1: Những thành tựu đã đạt được *Thành tựu đạt được của chủ thể trong việc ghi nhận về quyền con người trong các văn bản pháp luật Khi nói đến một thể chế chính trị tiến bộ, một quốc gia văn minh, thì không thể không nói đến thể chế chính trị, quốc gia đó có quan tâm đến việc bảo đảm những quyền cơ bản của con ngƣời hay không. Chế độ chính trị XHCN mà Việt Nam đang nỗ lực xây dựng, thực hiện là một chế độ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, từ khi lập quốc theo thể chế dân chủ XHCN đến nay, Việt Nam đã kiên trì theo đuổi mục tiêu không ngừng bảo đảm quyền con ngƣời cho mọi ngƣời dân. Tuy không phải là quốc gia đầu tiên đề ra các vấn đề về quyền cơ bản của con ngƣời, nhƣng Việt Nam là một trong số ít các quốc gia sớm tiếp cận về quyền con ngƣời. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sƣớng và quyền tự do”. Nhƣ vậy, thông qua khẳng định các giá trị của một dân tộc là quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sƣớng, quyền tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh quyền con ngƣời chỉ thực sự đƣợc bảo đảm khi gắn liền với quyền độc lập, tự do của dân tộc. Quốc hiệu Việt Nam từ khi thành lập chính quyền cách mạng đến nay cũng nhất quán một khẩu hiệu: “Độc lập- Tự do- Hạnh phúc”. Điều đó có nghĩa là, mục tiêu trƣớc sau nhƣ một mà cả dân tộc Việt Nam kiên trì thực hiện là bảo đảm dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Điều này đã đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng Giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất hơn một lần nhấn mạnh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, và: “Nếu nƣớc độc lập mà dân không hƣởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. 46
  51. Nhƣ vậy, nếu bản “Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời” mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10-12-1948, trong đó vấn đề hàng đầu mà Tuyên ngôn này khuyến nghị cộng đồng quốc tế và các quốc gia dân tộc phải thực hiện là bảo đảm “Tự do, công lý và hòa bình”; thì vấn đề quyền tự do trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣợc nêu ra trƣớc 3 năm so với bản “Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời”. Nhắc lại điều đó để thấy, với tầm nhìn vƣợt thời đại của mình, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân và dân tộc Việt Nam đã khẳng định Việt Nam luôn tôn trọng các giá trị quyền con ngƣời và cam kết thực hiện quyền con ngƣời trƣớc cộng đồng quốc tế. Qua nhiều lần xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, từ các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đến Hiến pháp 2013 luôn giữ một vấn đề căn cốt là hiến định các quyền con ngƣời và quyền công dân. Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu bao trùm là xây dựng đất nƣớc Việt Nam theo con đƣờng XHCN “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, thì đến đại hội sau, mục tiêu này đƣợc bổ sung là: “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và sau đó là “Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bổ sung tiêu chí “dân chủ” và đƣa tiêu chí “dân chủ” lên trƣớc tiêu chí “công bằng, văn minh” không chỉ là vấn đề câu chữ, mà thực chất là Đảng ta đã xác lập đúng vị trí, vai trò dân chủ- nội hàm liên quan đến quyền là chủ, quyền làm chủ của nhân dân để bảo đảm quyền con ngƣời ngày càng tốt hơn (Điều 3 – Hiến pháp năm 2013). Do trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân đế quốc kéo dài suốt ba thập niên (1945-1975) và chịu sự tác động, ảnh hƣởng của cuộc khủng khoảng kinh tế- xã hội khoảng chục năm sau khi đất nƣớc thống nhất, dù rất quan tâm, song Việt Nam chƣa có điều kiện thuận lợi để bảo đảm thực sự đầy đủ các quyền con ngƣời. Tuy vậy, kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, hơn 30 năm qua, Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc và bảo đảm tốt hơn quyền con ngƣời trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực giáo dục quyền con ngƣời, quyền công dân; đặc biệt là việc giáo dục quyền tr em theo 47
  52. nội dung Công ƣớc Liên hợp quốc về quyền tr em (CRC), giáo dục quyền phụ nữ theo nội dung công ƣớc của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử phụ nữ. Đảng, Nhà nƣớc đã đề ra chủ trƣơng, chính sách và có sự quan tâm chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục quyền con ngƣời, quyền công dân ở Việt Nam, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo trong các hoạt động giáo dục quyền tr em, quyền phụ nữ. Sự quan tâm chỉ đạo này của Đảng, Nhà nƣớc thể hiện cụ thể trong việc thành lập các cơ quan chuyên trách nhà nƣớc về nghiên cứu quyền con ngƣời, các cơ quan chuyên trách về quyền phụ nữ, quyền tr em; đào tạo đội ngũ cốt cán về vấn đề này; chỉ đạo xây dựng các chƣơng trình hành động quốc gia về quyền phụ nữ, quyền tr em. Những kết quả đạt đƣợc trong việc giáo dục quyền phụ nữ, quyền tr em ở Việt Nam đã mang đến cách nhìn mới của thế giới và khu vực đối với Việt Nam, từ đó tạo ra khả năng thuận lợi hơn cho Việt Nam trong hội nhập khu vực và quốc tế. Với quan điểm: "Tiến bộ của tr em phải là một mục tiêu chủ chốt của sự phát triển chung của quốc gia: Nó cũng phải là một bộ phận thống nhất của chiến lƣợc phát triển thế giới rộng lớn hơn đối với thập kỷ phát triển thứ ta của Liên Hợp Quốc. Vì tr em của hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, nên sự sống còn, bảo vệ và phát triển của tr em là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển tƣơng lai của loài ngƣời" [35, tr. 14], ngay từ rất sớm Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã luôn quan tâm tới việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ tr em. Từ năm 1960 đã có phong trào "toàn dân chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng". Tháng 11/1979 ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Pháp lệnh "Bảo vệ và chăm sóc tr em". Tiếp tục đƣờng lối chính sách đó, Việt Nam đã ngay lập tức phê chuẩn công ƣớc quốc tế về "quyền tr em" (là nƣớc thứ hai trên thế giới, là nƣớc châu á đầu tiên ký và phê chuẩn công ƣớc này). *Thành tựu trong giáo dục cho người dân về nội dung quyền con người Hiện nay, nội dung về quyền con ngƣời đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình giáo dục của một số cấp học, ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong một số chƣơng trình chính khóa ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung 48