Khóa luận Quan niệm đạo đức học của J.P.Sartre
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quan niệm đạo đức học của J.P.Sartre", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_quan_niem_dao_duc_hoc_cua_j_p_sartre.pdf
Nội dung text: Khóa luận Quan niệm đạo đức học của J.P.Sartre
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HIỀN QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA J.P.SARTRE KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Hà Nội – 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HIỀN QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA J.P.SARTRE KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ ĐIỂU Hà Nội – 2019
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em học tập tại khoa, tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Trần Thị Điểu đã giúp đỡ và hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2019. Sinh viên Lê Thị Hiền
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI QUAN ĐIỂM ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH CỦA J. P. SARTRE 4 1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội 4 1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời quan điểm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre 8 1.2.1 Triết học đời sống 9 1.2.2 Hiện tượng luận của Husserl 16 1.2.3 Tư tưởng triết học hiện sinh của M. Heidegger và K. Jaspers 19 1.3. J.P. Sartre và nền tảng quan niệm đạo đức học của ông 24 1.3.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của J. P. Sartre 24 1.3.2. Nền tảng của quan niệm đạo đức học của J. P. Sartre 27 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 41 CHƯƠNG 2. QUAN ĐIỂM ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH CỦA J.P.SARTRE 42 2.1. Quan niệm về thiện và ác 42 2.2. Về trách nhiệm 46 2.3. Về sự trung thực và can đảm 55 2.4. Đánh giá quan điểm đạo đức học của J.P.Sartre 63 2.4.1. Giá trị 63 2.4.2. Hạn chế 69 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 74 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trên con đường hội nhập với các nền văn hoá trên thế giới. Việc trao đổi thông tin, giao tiếp quốc tế, hợp tác trên mọi lĩnh vực đã trở thành xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia. Trong sự đa dạng của các nền văn hoá thế giới, nổi bật lên là nền văn hoá phương Tây đã hình thành và phát triển từ rất sớm, mà thành quả nổi bật của nó là một nền văn minh kỹ thuật nâng cao chất lượng đời sống xã hội. Trong bối cảnh ấy, việc tìm hiểu tư tưởng triết học phương Tây với tính cách là nền tảng của đời sống tinh thần xã hội phương Tây là hết sức cần thiết. Từ xu thế của thế giới và thực tế của Việt Nam, chúng ta có thể khẳng định rằng, chủ động và tích cực hội nhập là con đường tốt nhất để tranh thủ cơ hội và vượt qua những thách thức của quá trình toàn cầu hóa. Bất kỳ sự biến đổi và phát triển nào trong xã hội, suy cho đến cùng, cũng do con người quyết định. Vì vậy, để tranh thủ được cơ hội, vượt qua những thách thức của toàn cầu hóa, việc chuẩn bị và bồi dưỡng con người về mọi mặt trong quá trình hội nhập là hết sức quan trọng. Trong ý nghĩa đó, các chuẩn mực, giá trị đạo đức bị tác động, bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá phương Tây là điều không tránh khỏi. Vì vậy, trong bối cảnh giao lưu hội nhập hiện nay, việc tìm hiểu nền tảng triết học, các quan niệm đạo đức học, các chuẩn mực đạo đức phương Tây là đòi hỏi quan trọng và có ý nghĩa. Là một trong những trào lưu triết học có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống văn hoá - xã hội phương Tây và nhiều nước khác trên thế giới trong thế kỷ XX, Chủ nghĩa hiện sinh không chỉ được đề cập, bàn luận sôi nổi trong các công trình nghiên cứu triết học, trong các tác phẩm văn học nghệ thuật mà còn thâm nhập vào đời sống, tạo nên một lối sống khá được ưa chuộng ở nhiều nước phương Tây sau đại chiến thế giới lần thứ II. Bởi thế chủ nghĩa hiện sinh 1
- đã để lại những dấu ấn quan trọng trong đời sống tinh thần ở các nước phương Tây, qua đó ảnh hưởng đến nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Triết học của J. P. Sartre là một trong những trào lưu triết học hiện đại ảnh hưởng sâu rộng tới quần chúng nhân dân bởi nó là ựs phản ứng thiết thực, hiện hữu của đời sống con người khủng hoảng. Ông là một trong những người trụ cột chính của phong trào hiện sinh nói chung và hiện sinh Pháp nói riêng. ảB n thân Sartre là một triết gia có ứs c cuốn hút trong giới thanh ,thiếu niên. Những quan điểm triết học, đặc biệt là những tư tưởng đạo đức học của ông đã động chạm tới tâm tính xác định của bộ phận người tươi trẻ, mới mẻ này. Ông như là người cha đỡ đầu, người dẫn đường cho một thế hệ người cảm nhận được sự mong manh của cuộc đời bởi cái chết, bệnh tật, trật tự, luân lý đang đe doạ. Nghiên cứu quan niệm đạo đức học của Sartre sẽ giúp tìm ra những giá trị có thể vận dụng vào bối cảnh đời sống hiện đại ngày nay. Với những lý do cơ bản trên, tôi chọn “Quan niệm đạo đức học của J. P. Sartre” làm đề tài cho khóa luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ Mục đích: Mục đích của khóa luận là phân tích làm rõ những quan điểm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre, từ đó đưa ra đánh giá về những giá trị và hạn chế của chúng. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng đạo đức học của J. P. Sartre. Thứ hai, khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của J. P. Sartre. Thứ ba, làm rõ những nội dung quan điểm đạo đức học của J.P. Sartre. 2
- Thứ tư, đưa ra đánh giá những giá trị và hạn chế của quan điểm đạo đức học của J.P. Sartre. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quan điểm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre. Phạm vi nghiên cứu: Bài khoá luận nghiên cứu, phân tích một số nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức của J. P. Sartre như: quan niệm tự do, tiêu chuẩn thiện ác, quan niệm về trách nhiệm, quan niệm về sự trung thực và can đảm được thể hiện qua một số tác phẩm của J.P.Sartre. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên nguyên tắc về sự thống nhất giữa triết học và lịch sử triết học để nghiên cứu quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J.P.Sartre. Khóa luận kế thừa các kết qủa nghiên cứu của những người đi trước. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận là những phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học, trong đó ặđ c biệt chú trọng phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp phân tích -tổng hợp, phương pháp so sánh 5. Những đóng góp của khóa luận Khóa luận trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J.P.Sartre, đưa ra những đánh giá bước đầu về quan niệm này. 6. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai chương, bảy tiết. 3
- CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI QUAN ĐIỂM ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH CỦA J. P. SARTRE 1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội Sự khủng hoảng của kinh tế - chính trị - xã hội gắn liền với cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây bước vào thời kỳ huy hoàng. Cuộc cách mạng công nghiệp và sau đó là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ - viễn thông đã làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất phương Tây. Loài người đã đi sâu nghiên cứu thế giới từ vi mô đến vĩ mô, hàng loạt những phát kiến vĩ đại về phân tử, nguyên tử, hạt nhân, đến những hiểu biết về vũ trụ: các vì sao, thiên hà, đại thiên hà, sự giãn nở của vũ trụ Người ta ước tính rằng trong thế kỉ XX toàn bộ lượng thông tin, tri thức tăng thêm khoảng 1000 lần so với đầu thế kỉ và vượt trội so với tất cả các tri thức mà loài người tích lũy được trong suốt lịch sử phát triển từ thế kỉ XIX trở về trước. Khoa học - công nghệ đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có vai trò quan trọng nhất là thúc đẩy nền kinh tế của toàn cầu. Những thành quả về mặt kinh tế, khoa học đã gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ tới các lĩnh vực khác như xã hội, chính trị, văn hoá, giáo dục và tư tưởng của thời đại. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật bên cạnh những ưu điểm, nó cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định. Theo đó, khoa học kỹ thuật không đem lại lợi ích và hạnh phúc cho đông đảo quần chúng lao động. Tiến bộ của khoa học và kỹ thuật chỉ là công cụ bóc lột của giai cấp thống trị đối với người lao động, chứ không phải là công cụ để phát triển các giá trị nhân văn, cải thiện đời sống của đại đa số người lao động trong xã hội. Hệ quả tiêu cực này càng làm tăng thêm những mâu thuẫn xã hội. Biểu hiện của những mâu thuẫn này là hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Hai cuộc đại chiến khốc liệt là bối cảnh xã hội với tính cách 4
- là điều kiện cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh. Cuộc đại chiến thế giới lần thứ I năm 1914 và đặc biệt sự tàn khốc, dã man của cuộc đại chiến thế giới lần thứ II đã cuốn hút châu Âu vào những cuộc chém giết liên miên, làm cho dân chúng, đặc biệt tầng lớp thanh niên cảm thấy mình như những con số vô danh. Chính những biến cố lớn lao này trong xã hội đã làm đã làm ý thức xã hội thay đổi sâu sắc. Con người bắt đầu ưu tư, lo lắng mất niềm tin hy vọng vào những gì là tốt đẹp. Cơ cấu xã hội của người dân châu Âu bị đảo lộn về mọi mặt. Chính trị, pháp luật, tôn giáo đều bị con người nghi ngờ về những giá trị của nó. Con người sống trong chán nản, buồn bã, lo âu và thấy cuộc sống thật vô nghĩa, phi lý, “buồn nôn” Chủ nghĩa hiện sinh ra đời sau Chiến tranh thế giới lần thứ I, bắt nguồn từ học thuyết của S.Kierkegaard và trở thành một trào lưu tư tưởng phổ biến ở Đức vào những năm 20 của thế kỷ XX. Lúc đó nước Đức thua trận trong chiến tranh thế giới thứ I và bị tàn phá nghiêm trọng, triết học hiện sinh của M.Heidegger phản ánh sự bi quan của xã hội Đức trước sự tàn phá đó. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, trung tâm triết học hiện sinh từ Đức chuyển sang Pháp. Chiến tranh cùng với sự khủng hoảng nguồn nguyên liệu, sinh thái và suy thoái đạo đức xã hội đã làm tăng sự khủng hoảng tâm hồn trong xã hội tư bản phương Tây hiện đại. Trước bối cảnh xã hội với những cuộc chiến tranh tàn khốc xảy ra liên tiếp, sự phản ứng của xã hội diễn ra một cách gay gắt, làm bộc phát hàng loạt những phong trào phản kháng, phủ định trên nhiều bình diện của đời sống. Về mặt chính trị - xã hội, đó là những phong trào xã hội. Ở Mỹ là phong trào Phản văn hóa ủc a thanh niên, sinh viên. Ở Pháp là cuộc bạo loạn tháng Năm – Sáu (1968). Về mặt văn hóa, đó là phong trào văn học hiện đại, văn học mới (chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa siêu thực .v.v ). Đặc biệt trên mặt trận triết học, từ cuối thế kỷ, triết học phi duy lý đã xuất hiện: triết học đời sống (Bergson, Nietzche), chủ nghĩa Freud, Trong bối cảnh cảnh xã hội đó, chủ 5
- nghĩa hiện sinh cũng như quan niệm đạo đức học của nó đã xuất hiện như một lời phản kháng mạnh mẽ về tồn tại xã hội đương thời. Chủ nghĩa hiện sinh đi vào cuộc sống con người thành một quy luật tất yếu. Con người nhận ra tính phi nhân tính của lịch sử khi mà những mâu thuẫn xã hội không thể nào điều hoà được. Cơ cấu xã hội bị đảo lộn, kinh tế điêu tàn, chính trị trở thành trò ảo thuật của giai cấp tư sản. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời trong bối cảnh đó là và là một trào lưu phát triển mạnh cả trong triết học mà Jean-Paul Sartre là một trong những gương mặt lớn nhất. Sự ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc của Jean- Paul Sartre không chỉ bao trùm đất nước và thời đại của mình mà còn lan tỏa khắp hành tinh cho đến ngày hôm nay. Đặc biệt chủ nghĩa hiện sinh còn là sự phản ứng đối với chủ nghĩa duy lý thống trị trong xã hội phương Tây. Chủ nghĩa hiện sinh ở Pháp cũng là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa duy lý. Nhưng nó gắn với những điều kiện lịch sử riêng của nước Pháp, nó diễn ra ở một nước có truyền thống vững chãi về tự do, nó nảy sinh ngay trong thời kỳ chiếm đóng của chủ nghĩa phát xít Đức, do đó nó có những nét đặc thù không thể bỏ qua. Ở Pháp, sau khi chiến tranh kết thúc (1945) chủ nghĩa hiện sinh đã phát triển rất mạnh mẽ và J.P.Sartre là nhà triết học hiện sinh lớn nhất. Chủ nghĩa duy lý đã khuyếch trương rằng khoa học là vạn năng, khoa học có thể giải đáp tất cả vấn đề nhân sinh. Chẳng hạn, A. Comte cho rằng, lịch sử nhân loại có ẽl sẽ chấm dứt ở thời đại đế quốc khoa học, vì với khoa học mọi cái sẽ không còn bí ẩn nữa. Người ta sẽ hiểu rõ quá khứ, hiện tại, tương lai của đời sống thiên nhiên, đời sống xã hội, đời sống con người như trong lòng bàn tay vậy. Tuy nhiên, lịch sử đã không chứng tỏ điều này. Lý trí khoa học đã nhìn con người như một hiện tượng vật lý, nó đã phủ nhận vai trò của con người trong việc thẩm định, đánh giá các giá trị. Chủ nghĩa duy lý đã gây nên sự khủng hoảng về tinh thần trong xã hội phương Tây hiện đại. 6
- Theo cách nói của Mác, xã hội duy lý hoá ở phương Tây đã làm cho con người chỉ còn là một “lực lượng vật chất đơn thuần”. Con người trở thành bần cùng và kiệt quệ trong bộ máy kỹ thuật khổng lồ của xã hội hiện đại. Một xã hội phương Tây giàu có về mặt vật chất nhưng dường như lại nghèo về văn hoá tinh thần, kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng đạo đức, văn hoá dường như lại trở nên suy đồi. Trong xã hội như vậy, con người suy sụp, lo âu, sợ hãi là điều dễ hiểu. Nếu triết học duy lý coi khoa học là chiếc đũa thần vạn năng có thể giải quyết được mọi vấn đề, thì đối lập với nó là khuynh hướng triết học nghi ngờ vào khả năng của khoa học kỹ thuật, khuynh hướng này hạ thấp, thậm chí chống lại tư duy duy lý. Nhìn thấy những giới hạn của tư duy duy lý, của trí tuệ con người, các triết gia theo khuynh hướng này cho rằng tư duy duy lý, khoa học không phải lúc nào cũng thấu hiểu, giải quyết được mọi vấn đề. Đã có nhiều nhà triết học đi sâu tìm hiểu về nhận thức cảm tính, tư duy kinh nghiệm, phương pháp nhận thức bằng trực giác, linh cảm. Ở Kant, việc đề cao tính nhân bản đã được xây dựng một cách sâu sắc, tuyệt vời. Đối với vấn đề khả năng nhận thức của con người, một mặt Kant đánh giá cao tư duy duy lý khoa học vì nó cho ta giá trị chắc chắn, mặt khác ông cho rằng phương pháp của khoa học thực nghiệm là hiệu nghiệm, tuyệt vời nhưng chỉ hiệu nghiệm, tuyệt vời khi dùng đúng chỗ. Điều này có nghĩa là, tư duy duy lý không phải là tất cả. Theo Kant, phán đoán suy luận tuy dựa vào tính chất chủ quan nhưng cũng có những giá trị nhất định vì với nhận thức khoa học, người ta cũng không thể hiểu hết được đời sống tâm linh, đời sống tình cảm. Bên cạnh đó, phải kể đến phương pháp nhận thức con người. Nếu Đề các tơ cho rằng, tôi tư duy vậy tôi tồn tại, nghĩa là tôi tư duy về tôi, như vậy tôi sẽ trở thành khách thể, trở thành cái gì đó khác tôi thì K. Jaspers lại cho rằng tồn tại của con người không giống như tồn tại của các sự vật thông thường khác nên không thể dùng phương pháp phân ly chủ thể – khách thể để 7
- nhận thức về tồn tại người. Theo Jaspers, chúng ta không nên phân ly con người như là một chủ thể nhận thức, và một khách thể bị nhận thức. Vậy con người phải được nhận thức theo phương pháp nào? Theo các nhà triết học hiện sinh, hiện sinh của con người chỉ có h t ể được hiểu trên tinh thần con người vượt ra những gì họ biết về chính họ, nhưng con người là một tồn tại tự do và tự do lựa chọn của mỗi cá nhân trong cuộc đời lại không giống nhau nên không thể có ộm t công thức chung để tìm hiểu thân phận con người, mà con người chỉ có thể được hiểu một cách sâu sắc nhất trong chính tư tưởng và hành động của họ. Như vậy, các lý thuyết triết học có khuynh hướng chống hay hạ thấp vai trò của chủ nghĩa duy lý và phương pháp nhận thức con người cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự ra đời đạo đức học của chủ nghĩa hiện sinh. Bất cứ học thuyết triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế–xã hội. Đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh cũng không nằm ngoài quy luật này. Chính sự khủng hoảng về chính trị, pháp luật, sự suy đồi về đạo đức, sự đảo lộn trong cơ cấu xã hội của người dân châu Âu là bối cảnh thuận lợi cho sự ra đời triết học hiện sinh nói chung và đạo đức học hiện sinh nói riêng. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự sùng bái quá mức lý tính trong chủ nghĩa duy lý đã gây nên sự khủng hoảng, sự bại hoại tinh thần trong xã hội phương Tây hiện đại. Tình trạng con người bị bần cùng hoá, bị kiệt quệ, không tìm ra lối thoát trong bộ máy kỹ thuật khổng lồ của xã hội phương Tây hiện đại cũng là một trong những yếu tố quan trọng đưa đến sự ra đời quan niệm đạo đức học của chủ nghĩa hiện sinh nói chung và ủc a J.P.Sartre nói riêng. 1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời quan điểm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre Chủ nghĩa Mác –Lê nin đã chỉ ra quy luật cơ bản của đời sống xã hội là: Mọi quy luật của ý thức xã hội chỉ được ra đời trên một tồn tại xã hội nhất 8
- định và bị quy định bởi chính tồn tại xã hội đó. Tồn tại xã hội không phải là cái gì khác hơn là những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và tư tưởng, những yếu tố tạo nên sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học. Tư tưởng triết học của J. P. Sartre cũng không được ra đời từ hư vô mà phải kể tới ba nguồn gốc tư tưởng trực tiếp sau: Một là, Triết học đời sống của A. Schopenhauer, F. Nietzsche, H. Bergson, ; Hai là, hiện tượng luận E. Husserl; Ba là, chủ nghĩa hiện sinh của K. Jaspers và M. Heidegger. 1.2.1 Triết học đời sống Triết học đời sống ra đời đòi hỏi giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống hàng ngày, nó là kết quả của sự phát triển thái quá của khoa học dẫn tới khủng hoảng nghiêm trọng trong đời sống tinh thần con người ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sự ra đời của triết học đời sống gắn với sự phát triển của khoa học sinh học, tâm lý học, khoa học tự nhiên có nhiều phát minh mới nhưng không thể lý giải được. Khái niệm trung tâm của triết học đời sống chính là phạm trù “Đời sống”, đây không phải là vấn đề cơ bản của triết học như trước đây quan niệm, mà là một bản nguyên tuyệt đối, vô hạn của thế giới có tính chất tích cực, đa dạng vận động vĩnh viễn. Phương pháp nhận thức của trào lưu này là sự cảm nhận cảm xúc, trực giác, niềm tin tôn giáo, như là sự phản ứng trực tiếp đối với triết học duy lý. Triết học đời sống xem xét tồn tại của con người với tư cách là biểu hiện của cuộc sống và có thể nhận thức được bằng trực giác. Trào lưu triết học này là sự phản ứng đối với bức tranh cơ giới về thế giới, là sự phản ứng đối với chủ nghĩa duy vật máy móc. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa phi lý, chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa chống khoa học, triết học đời sống đã cố gắng khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật máy móc. Triết học đời sống bao gồm những đại biểu tiêu biểu như: A. Schopenhauer, F. Nietzsche, H. Bergson, W. Dilthey, G. Simmel. 9
- A.Schopenhauer( 1788 –1860 ) Đề cập đến các vấn đề luân lý xã hội, địa vị của con người trong thế giới, tự do của con người và ý nghĩa của nhân sinh, triết học Schopenhauer có ảnh hưởng đến tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh. Trước đó, ảnh hưởng của triết học Schopenhauer rất hạn chế. Chỉ đến khi làn sóng bi quan bao trùm khắp nước Đức sau thất bại của cuộc cách mạng năm 1848, người ta mới đổ xô nhau tìm đọc tác phẩm của ông, coi ông như một thần tượng của triết học. Triết học nào cổ vũ con người hướng tới tự nhiên và xã hội, khích lệ con người hướng thiện, hoặc ca ngợi hạnh phúc và lý tưởng đều bị Schopenhauer phê phán. Ông cho rằng, tự do và đạo đức thuộc về ý chí, chỉ có hành ộđ ng của bản thân ý chí mới là tự do. Thế giới như là ý chí và biểu tượng là tác phẩm chủ yếu nhất, có vị trí cốt lõi nhất trong các tác phẩm của Schopenhauer. Trong tác phẩm, Schopenhauer coi thế giới tựa như hai mảng, biểu tượng và ý chí. Mệnh đề thứ nhất của ông là “thế giới là biểu tượng của tôi”, có nghĩa là mọi vật trên thế giới đều cần lấy chủ thể làm điều kiện, chúng chỉ là chủ thể nên tồn tại. Với mệnh đề này, Schopenhauer đã khám phá ra vai trò vô cùng quan trọng gán cho chủ thể. Thế giới được lý giải như cái hiện ra cho chúng ta thông qua những biểu tượng của chúng ta. Thế giới như biểu tượng của tôi và được đem lại thông qua sự thể nghiệm của tôi. Do đó, những gì mà con người trực tiếp lĩnh hội được chưa phải là cái cách mà vật thể tự nó là như thế hoặc đúng như thế. Con người không biết gì hết về cái cây tự nó mà chỉ biết sự tưởng tượng của chính mình về cái cây, cũng như “nó không biết mặt trời, trái đất, mà chỉ biết cái mắt nhìn thấy mặt trời, cái tay sờ thấy đất; thế giới bao quanh chỉ tồn tại như biểu tượng, tức hoàn toàn đối với cái khác, cái có biểu tượng, mà bản thân con người là như vậy”[18, 15]. Theo ông, chúng ta là những chủ thể nhận thức và chỉ biết thế giới như chúng ta thấy nó, do đó “toàn thể thế giới 10
- sự vật mãi mãi chỉ là biểu tượng, và vì vậy bị xác định hoàn toàn và mãi mãi bởi chủ thể” [29, 281]. Schopenhauer đề cao vai trò của chủ thể. Ông cho rằng, vũ trụ là cái nhìn của tôi về vũ trụ. Vũ trụ chỉ là kết quả của cuộc gặp gỡ giữa tôi và ngoại giới, vì thế không có vũ trụ tuyệt đối. Nghĩa là không có một vũ trụ bất biến nào cho tất cả mọi người mà chỉ có những cái nhìn từ những quan niệm nhất định nào đó. Như vậy, thế giới theo quan niệm Schopenhauer không phải là hệ thống những tri thức có ẵs n để tất cả mọi người nhận thức, mà thế giới là những cái chúng ta đang tri giác. Không ai biết gì về thế giới ngoài những cái họ thấy, ngoài những cái đặt trước tri giác, trí khôn của con người. Do vậy, mỗi người sẽ có ộm t cái nhìn khác nhau về thế giới và sẽ không có một thế giới chung cho tất cả mọi người. Đó là cội nguồn của thuyết “đánh giá” và “đảo lại những giá trị” của F. Nietzsche. Đó cũng là nguồn gốc sinh ra chủ thể tính, một trong những giá trị lớn lao của triết học hiện sinh nói chung và đạo đức học hiện sinh của Sartre nói riêng. Quan niệm của Schopenhauer đề cao vai trò của con người với tính cách là chủ thể nhận thức hay ý chí đạo đức đã ảnh hưởng đáng kể tới quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh về đạo đức học của Sartre. Tiếp thu tư tưởng này, Sartre đã chối bỏ sự ràng buộc của con người vào những khuôn mẫu, chuẩn mực và những công thức chung có sẵn và cho rằng, những giá trị của cuộc sống, việc xác định thiện hay ác là phụ thuộc vào nguyên tắc do chính mỗi cá nhân tạo ra. Chính những quan niệm này của Schopenhauer đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời, tư tưởng của Nietzsche và quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh. F. Nietzsche (1844 - 1900) Nietzsche cho rằng: “Làm sáng tỏ cho bản thân và chỉ ra vấn đề đạo đức, - tôi coi đó là nhiệm vụ mới và quan trọng nhất. Tôi không cho rằng nhiệm vụ ấy đã được giải quyết trong triết học đạo đức trước kia” và trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Schopenhauer, Nietzsche đã xây dựng nền triết học 11
- của mình với xuất phát điểm là “đánh giá lại mọi giá trị”. Ông muốn “đổi lại cái bảng giá trị luân lý và xã hội; những gì người ta vẫn tôn trọng từ trước đến nay sẽ bị ông thoá mạ và lên án”. [21;116]. F. Nietzsche cho rằng, từ Socrates đến nay, tư tưởng và văn hóa do chủ nghĩa lý tính chi phối đã hạn chế cuộc sống và bản năng phi lý tính của con người. Những khái niệm triết học trước đây chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lý tính đều là hư cấu và sai lầm, che lấp bản năng cuộc sống con người. Để làm cho khả năng con người không bị ràng buộc, để cuộc sống và hành động đạo đức con người có giá trị chân chính, thì phải phá bỏ các quan niệm cũ. Nietzsche cho rằng muốn trở thành một người sáng tạo ra giá trị, phân định thiện ác thì cần phải lật đổ các giá trị cũ. Đối với Nietzsche, các học thuyết triết học dựa trên tư duy duy lí không những không mang lại lợi ích gì cho nhân loại mà còn làm tê liệt, mê hoặc cuộc sống. Nietzsche cho rằng, không thể có chân lí trừu tượng. Chân lí trừu tượng chỉ là một thứ tri thức do người khác dạy và ta chấp nhận mà không xét lại. Ông tranh đấu cho tri thức mới, tri thức cụ thể gắn liền với thực tế sống động. Tri thức này nằm trong cuộc sống của mỗi người và nó có thước đo khác nhau tuỳ theo quan niệm của họ. F. Nietzsche xây dựng một loại triết học có thể phát hiện và biểu đạt cái tồn tại sâu kín của con người. Ông đã bác bỏ quan niệm triết học phái lý tính truyền thống, lấy nhận thức luận làm trung tâm, mà triết học thì nên lấy cuộc sống và hành động con người làm trung tâm, làm cho triết học trở thành thực tiễn về mặt ý nghĩa luân lý. Nhà triết học này đã hướng lý luận đi vào thực tiễn, có gắn với thực tiễn, lý luận mới thực sự là cái được nhào nặn có nghĩa. Đây là một trong những đóng góp quan ọtr ng của Nietzche cho triết học đời sống. Nietzsche ý thức rằng cuộc sống là giá trị cao nhất, tuy nhiên tự bản thân nó không tạo ra ý nghĩa mà chính con người mang lại giá trị, ý nghĩa cho cuộc sống. Theo ông, sở dĩ cuộc sống từ trước đến giờ không có giá trị vì 12
- tư duy duy lý và các tôn giáo đã dạy con người ta sống yếm thế, thụ động, đã nhầm tưởng rằng mục đích cuộc sống là có sẵn, không phải do con người tạo ra. Như vậy, chỉ là nhắm mắt tuân theo những luân lý và tập tục của xã hội, chỉ là những kẻ nô lệ. Nietzsche kêu gọi mọi người hãy sống tự do, theo chuẩn mực của bản thân, do bản thân mình đặt ra và tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Con người không được làm nô lệ cho bất cứ điều gì. Con người phải luôn luôn sáng tạo ra chính cuộc sống của mình vì không cảnh nô lệ nào nhục nhã bằng nô lệ tinh thần. Có thể nói, tư tưởng đạo đức học của F. Nietzsche là nguồn gốc tư tưởng quan trọng của quan niệm về đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh nói chung và của Sartre nói riêng. Ông cho rằng con người không được làm nô lệ cho bất cứ điều gì, phải luôn luôn sáng tạo ra chính cuộc sống của mình. Nietzche đã đặt ra những vấn đề trọng yếu của triết học nhân sinh, với tham vọng lột bỏ được nếp tư tưởng chịu ảnh hưởng nặng nề của luân lý truyền thống. Tuy nhiên, những gì mà ông làm được mới dừng lại ở mức độ một nhà tư tưởng chưa thoát ly được địa vị và giai cấp của mình. J.P.Sartre đã mượn ở Nietzche những tư tưởng về sự tự do cũng như khai thác, khắc phục và phát triển lên sự phủ định những giá trị cũ lỗi thời, sự bành chướng của chủ nghĩa duy lý cho những luận giải của mình. Nhờ vậy mà Nietzsche được ví là một trong những nhà sáng lập ra chủ nghĩa hiện sinh. Henri Bergson (1859–1941) Ảnh hưởng đáng kể nhất của H. Bergson tới sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh nói chung và đạo đức học nói riêng với J.P.Sartre là thuyết trực giác. Theo ông, để có được tri thức thật sự về bên trong thực tại phải sử dụng phương thức trực giác. H. Bergson cho rằng mỗi cá nhân đều có thể có ý thức trực giác, trực giác tựa hồ đồng nhất với bản thân sự sống, trực giác là thể nghiệm nội tâm, 13
- trực giác là ý thức trực tiếp, là đặt mình vào bên trong đối tượng. Theo ông, trí tuệ có khuynh hướng giới hạn đạo đức vào một xã hội khép kín và chỉ khi xuất hiện các nhà thần bí, các thánh nhân thì mới có tiến bộ đạo đức, “cả khi trí tuệ hình thành các quy tắc cho mọi người, trực giác mở ra những nguồn phong phú hơn của sức mạnh cảm xúc, lập tức khơi dậy khát vọng và cung cấp lực sáng tạo để ôm ấp những lối sống mới. Như thế đạo đức không ngừng đi từ sự suy xét về bản ngã và về xã hội để mở rộng ra toàn thể nhân loại” [29, 348]. Theo Bergson, trực giác, trí nhớ là điểm giao nhau giữa vật chất và tinh thần. Cả hai phái duy vật và duy tâm đều coi trực giác đơn giản là một hành vi nhận thức của con người. Đó là một thái độ coi thường với trực giác. Theo ông thì trực giác và toàn bộ tâm thần bị làm cho lệ thuộc vào hành động toàn vẹn, hiện thực của con người. Trực giác là thước đo năng lực hành động con người. nhờ năng lực trực giác này con người mới tham gia vào thực tiễn lịch sử. nhờ trực giác mà con người có thể nhận thức được bản chất của sự sống. Với khả năng của trực giác con người có thể đột nhập vào bên trong hiện tượng một cách trực tiếp, không cần liên tưởng, lýthuyết, để thống nhất trong một bản thể. Trực giác có liên hệ với trí nhớ trong một quá trình phức tạp, kéo dài. Trên hết trực giác phải là sự lựa chọn và ý thức biết về sự lựa chọn này. Với quan niệm như vậy về tâm linh con người A. Bergson đã đưa thuyếttrực giác của ông vừa là thuyết bản thể luận vừa là một phương pháp nhận thức của tồn tại mà sau này chủ nghĩa hiện sinh của Sartre tiếp thu. Khái niệm cốt lõi mà Bergson muốn truyền thụ và ảnh hưởng quan trọng nhất có lẽ là khái niệm “Cuộc sống”. Ông đã tiến hành phân tích khái niệm này. Theo sự phân tích đó thì “Cuộc sống” là biện chứng của vật chất và tinh thần. Nhưng sự biện chứng này có phần đi vào chỗ thần bí vì theo ông “Cuộc sống” là không thể nhận thức được đối với khoa học nói chung. Cái bản chất nhất của “Cuộc sống” này chính là những vòng khâu liên tục, nối tiếp nhau. Đó là những quá trình liên tiếp như một “Độ dài thời gian”có động 14
- lực tạo ra bởi một “Khí thế sống”mãnh liệt. Ông gọi trực giác là bản năng không có lợi ích thực tiễn, có ý thức với bản thân, có khả năng suy tư về khách thể của mình, và mở rộng nó. Bản năng còn là hình thức của trực giác đưa ta vào vùng sâu của “Cuộc sống”. Nhưng chính như trên đã phân tích thì ông lại coi trực giác là một khả năng đặc biệt cho phép ta đi vào sâu bên trong những bản chất, để hợp nhất với sự vật trong một bản thể thống nhất. Như vậy là trực giác của ông là không mang một bản chất nào khẳng định mà lại có những khả năng phủ định. Với vai trò phủ định như vậy thì thuyết trực giác trở thành một công cụ luận chiến hơn là một phương pháp, một đối tượng mang tính chất khẳng định. Tuy là một trực giác mơ hồ và đứt đoạn như một ngọn đèn đang tắt. Nhưng nhìn chung thì nó bùng lên chính vào thời điểm chúng ta nói tới những lơị ích thiết thực của chúng ta. Trực giác là lộ ra cái “Tôi” của chúng ta, tự do của chúng ta, số phận của chúng ta. Tất nhiên nó có yếu ớt, lao đao. Bất chấp điều đó thì học thuyết này của ông vẫn có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với những quan điểm hiện sinh của Sartre. Đặc trưng trong đó là quan niệm về tồn tại con người gắn bó hữu cơ với giới tự nhiên. Ở đó con người không ngừng chia sẻ, khám phá thế giới mà còn phải có trách nhiệm với vũ trụ này bằng một ý thức đong đầy khí thế. Triết học đời sống là nguồn gốc tư tưởng quan trọng của quan niệm về đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh nói chung và của Sartre nói riêng. Triết học đời sống xem xét tồn tại của con người với tư cách là biểu hiện của cuộc sống và có thể nhận thức được bằng trực giác. J.P.Sartre đã mượn ở triết học đời sống những tư tưởng của chủ nghĩa phi duy lý cho sự luận giải của mình. Đề cao vai trò của con người với tính cách là chủ thể nhận thức hay ý chí đạo đức đã ảnh hưởng đáng kể tới quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh về đạo đức học của Sartre. Kêu gọi mọi người hãy sống tự do, theo chuẩn mực của bản thân, do bản thân mình đặt ra và tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình, 15
- con người không được làm nô lệ cho bất cứ điều gì. Triết học hiện sinh hành động của J. P. Sartre phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã tiếp thu ở những tư tưởng trên đây của triết học đời sống. Tạo thành một phong trào triết học đi vào những vấn đề quan trọng của tồn tại người. 1.2.2 Hiện tượng luận của Husserl Edmund Husserl (1859 –1938) là một triết gia Đức, với một tư duy số học và triết học cao, Husserl đã đặt lại cơ sở cho triết học hiện đại, xây dựng một mô hình triết học chặt chẽ với tên gọi: Hiện tượng học, mà J. P. Sartre đã kế tục và phát triển vinh quang. Trong bối cảnh tư tưởng của thời kỳ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa duy lý tính tương ứng với nó có liên quan chặt chẽ với chủ nghĩa tâm lý, coi tâm lý học là cơ sở để bênh vực lý tính. Husserl cũng loay hoay mất hơn mười năm với những kỳ vọng vào chủ nghĩa tâm lý và cuối cùng ông phê phán chủ nghĩa tâm lý và sáng tạo nên hiện tượng học, tức chuyển từ lập trường của chủ nghĩa duy khoa học sang lập trường hiện tượng học. Hiện tượng học đã xác định ảnh hưởng sâu rộng lên nhiều lĩnh vực khoa học, tri thức nhân văn. “Quay về với bản thân sự việc” là khẩu hiệu được Husserl nêu lên nhằm làm cho tư tưởng triết học thoát khỏi bước đi lệch lạc để nhìn thẳng vào những thách thức của hiện thực. Hiện tượng học thoát thai từ khoa học tự nhiên nhưng dần dần phát triển thành trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn và trở thành trào lưu tư tưởng nhân văn quan trọng bậc nhất, đem lại sắc thái hoàn toàn mới cho tư tưởng thế kỷ XX. Và, một trong những dấu ấn quan trọng nhất là: hiện tượng học trở thành cơ sở lý luận của chủ nghĩa hiện sinh. Tuy hiện tượng học của Husserl có nhiều điểm xa lạ với chủ nghĩa hiện sinh, nhưng chính nhờ hiện tượng học mà chủ nghĩa hiện sinh mới có cơ sở lý luận để trở thành học thuyết triết học. Lý luận của Husserl về ý thức và tính ý 16
- hướng của nó là nền tảng cho luận đề cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh sau này là: hiện sinh có trước bản chất. Theo Husserl, không có vũ trụ tuyệt đối và cũng không có chủ thể tuyệt đối. Nếu vũ trụ là đối tượng, thì nó chỉ có thể là đối tượng cho tôi hay cho anh thôi, nó không thể là đối tượng tuyệt đối. Đối tượng không phải là một nội dung có sẵn, mà là một hành vi chưa thực hiện, còn chờ để thực hiện. Ý thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì, ý thức bao giờ cũng có đối tượng, hoàn cảnh tôi đang nhìn quan sát cái bút hoặc đang nhớ đến người bạn của tôi Husserl gọi tính chất của ý thức là “Tính ý hướng”. Như vậy, ý thức là “ý hướng”, là hướng đến một đối tượng, ý thức cần có ốđ i tượng, ý thức chỉ tồn tại bằng cách hướng đến một đối tượng nào đó và ngược lại đối tượng phải là đối tượng cho ý thức. Đối tượng không phải là một nội dung có sẵn, mà nó là ộm t hành vi chưa thực hiện, nó phụ thuộc vào tính ý hướng của ý thức, thực ra là tính chỉ hướng của ý thức, tính chỉ hướng này là tự chỉ hoặc chỉ vào tự thân. Ông khẳng định, trong lĩnh vực ý thức thuần tuý, bất cứ đối tượng nào, như một cái cây, một làn sóng điện từ, một con vi khuẩn dưới kính hiển vi đều không thể tồn tại tách rời khỏi ý thức, chúng đều là những vật đã được ý thức hướng vào. Ý thức không thể tách rời đối tượng mà chỉ có thể hướng về sự tồn tại của đối tượng. Theo Husserl, cần phải mô tả đối tượng y như nó xuất hiện trước ý thức, mô tả tất cả những gì mình đã sống thực. Mô tả hiện tượng luôn phải trở về với sự vật chứ không được suy diễn, nghĩ ra. Theo Husserl, ông không đi đánh giá các giá trị của đạo đức như cái gì là thiện cái gì là ác, đâu là lương tâm hay là trách nhiệm điều mà ông quan tâm là phải mô tả những hiện tượng ấy sao cho thật sự chính xác như nó đang là. Ý nghĩa thật sự đóng góp của Husserl đối với đạo đức học là đã đưa địa vị con người làm căn bản hơn so với Kant, là trung tâm của mọi xem xét đạo đức. Đây là tính thực tiễn căn bản của tồn tại để con người nhận ra sự tồn tại của mình trước thế giới. Đạo 17
- đức học là vấn đề của con người và không thể được nhìn nhận như là cái gì định sẵn cho con người theo một định luật phổ quát. Tồn tại người phải thật sự tách biệt với quy luật của thế giới. Husserl là người đặt nền móng lý luận cho chủ nghĩa hiện sinh. Triết học hiện sinh nói chung và đạo đức học hiện sinh của Sartre nói riêng mang dấu ấn của hiện tượng học về cả đối tượng và phương pháp. Triết học này đã kiên quyết từ chối việc biến con người thành đối tượng của các khoa học khách quan, mà con người phải là cái biểu hiện ra, được cảm nhận bởi kinh nghiệm và hoàn cảnh cá nhân của nó. Những người theo thuyết hiện sinh phản đối quy luật khách quan đang giải thích tự do con người, không chấp nhận cách định nghĩa tự do là tất yếu được nhận thức và họ cũng bác bỏ hành vi công thức hoá hoạt động của con người. Con người phải là cái độc nhất, cá nhân và riêng. Tính chủ quan là cái lớn nhất mà hiện tượng học đem lại cho triết học hiện sinh mà Sartre đã tiếp thu. Tính chủ quan ở đây không phải là yếu tố của hoạt động nhận thức mà là lĩnh vực bản thể luận. Tính chủ quan là một thực tại đặc biệt luôn hiện diện trong hành vi con người nhưng không bao giờ trở thành đối tượng của nhận thức. Theo Husserl, xét từ giác độ tính tồn tại thì tính chủ quan thể hiện là cơ sở thứ nhất, sinh ra nghĩa xuất phát của mọi hình thức hoạt động của con người. Nó là cái tuyệt đối mà triết học cần phải xuất phát để giải thích mọi vấn đề khác. Đối với chủ nghĩa hiện sinh, tính chủ quan đó, như Sartre giải thích: “chủ quan tính có hai nghĩa khác nhau một đằng có nghĩa rằng chủ thể cá biệt tự lựa chọn, đằng khác lại có nghĩa rằng con người không thể vượt qua chủ quan tính của con người được. Chính nghĩa thứ hai này là nghĩa sâu xa của thuyết hiện sinh”[7, 20]. Lý luận của Husserl về ý thức và tính ý hướng của nó là nền tảng cho luận đề cơ bản trong quan điểm của J.P.Sartre sau này là: hiện sinh có trước bản chất. Do vậy, nói đến nguồn gốc hình thành chủ nghĩa hiện sinh nói 18
- chung và đạo đức học của J.P.Sartre nói riêng chúng ta không thể không kể đến hiện tượng luận của Husserl. 1.2.3 Tư tưởng triết học hiện sinh của M. Heidegger và K. Jaspers M. Heidegger ( 1889 –1976 ) là một trong những đại biểu sáng lập ra chủ nghĩa hiện sinh. Trong tư tưởng của Heidegger về tồn tại vượt trước, ông gọi Dasein là một nguyên nhân khởi thủy - là nền tảng cho mọi cái hiện hữu. Cái hiện hữu là mặt khách quan của tồn tại người nhưng cái hiện hữu này tự nó là vô nghĩa, là hư vô nếu không được soi sáng bằng tồn tại người. Sự tồn tại của cái hiện hữu chỉ tồn tại khi Dasein gán cho nó một ý nghĩa. Cái bàn trước mắt tôi tồn tại khi tôi nhìn thấy nó là chiếc bàn, cái cây bởi nó là cái cây khitôi phát hiện nó như là một cái cây nhưng sự hiện hữu ấy không có nghĩa là tồn tại. Heidegger dùng thuật ngữ Dasein để chỉ con người - một tồn tại người có ý thức. Con người trước hết phải tồn tại, nhưng sự tồn tại của con người không đơn thuần như tồn tại của vạn vật mà con người luôn tự vấn về sự tồn tại của mình. Theo Heidegger, con người cảm thấy cô đơn trong cuộc sống, cảm thấy mình như kẻ bị lưu đầy. Con người xuất hiện trong cuộc đời nhưng không biết mình từ đâu tới, mình sẽ đi đâu, chỉ biết rằng mình tồn tại trong trần gian nhưng không biết nương tựa chống đỡ vào đâu ngoài hoàn cảnh sống của mình. Ông không nhìn nhận những điều này với ý nghĩa tiêu cực mà trái lại nó là ộđ ng cơ thúc đẩy khích lệ con người cố gắng tự tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa hơn, sống có trách nhiệm hơn. Con người tự sáng tạo nên mình, tự làm nên mình. Tư tưởng triết học về hiện sinh của ông đã bóc trần những khía cạnh của tồn tại thông qua những cái hiện hữu. Ở đó con người cũng là một cái hiện hữu nhằm giải thích rõ tồn tại của bản thân thông qua chính sự hiện hữu 19
- này. Cái thật sự tồn tại chính là Dasien cái tồn tại ở đây và bây giờ. Người trực tiếp nêu ra câu hỏi về sự tồn tại của chính mình đi tìm giá trị cũng như mục đích của tồn tại ở đây.Vì vậy theo Heidegger con người không được phép sống hay tồn tại theo kiểu sự hiện hữu được, mà phải làm cho mình xứng danh vì đã sinh ra trong cuộc đời này. Thế mới không lãng phí sự tồn tại này. Heidegger coi việc chiêm ngưỡng cái chết là nguồn gốc, xung lực, lòng nhiệt tình thiết tha với cuộc sống, và đó cũng là động lực cơ bản khích lệ con người hoạt động trong những năm tháng còn lại của cuộc đời. Theo Heidegger, con người là của chính mình, của chính sự lựa chọn. Ai không hiểu được điều đó thì người ấy tất yếu sẽ khước từ chân lý của tồn tại. Khi những giá trị được tạo ra, thì chúng được coi là ý nghĩa cuộc sống của con người, xuất phát từ tự do lựa chọn, hay sự kiên định trước tính hữu hạn của sự hiện sinh. Như vậy, nhờ có sự lĩnh ngộ về tồn tại của mình, con người mới phân biệt tồn tại người với các thể hiện sinh khác. Tồn tại người Dasien có bản chất là hiện sinh. Với bản chất này con người đã không còn được diễn giải bằng bình diện lý trí. Phần thâm sâu của con người là sự lo âu, nỗi sợ hãi, cô đơn được hiện hữu thường xuyên. Những nỗi niềm này đã biến bản thân con người thành những tồn tại đích thực nhất mà triết học truyền thống lý tính đã khinh bỉ. Cái bản chất duy nhất của con người và thế giới. Nỗi ưu tư này liên tục đẩy con người vào việc nhìn ngắm lại bản thể tồn tại của mình bằng những sự kiện ngây thơ, ngẫu nhiên nhất. Bằng thiết kế vào thực tại để hướng tới một tương lai khác. Heidegger đã khắc hoạ nên một sự đặc thù của tồn tại người so với những hiện hữu khác. Làm nổi bật lên cấp bậc tồn tại Dasien là cái khả năng hiện thực hoá bản thân mình, luôn thiết kế mới mẻ bản thân của tồn tại chính mình. Ông đã đưa ra một hình thái hiện sinh thực sự khác lạ so với những quan niệm về con người trong sử triết. Đó là cách lựa chọn lối sống của mình, tự làm nên bản chất của chính mình trong một viễn cảnh đa đoan và hỗn độn. 20
- Tư tưởng đạo đức học của Heidegger đã tạo ra ảnh hưởng quan trọng cho sự hình thành tư tưởng đạo đức của Sartre. Nghe lời người bạn Simone de Bevoir, Sartre đã xin học bổng sang Đức trong vòng một năm để học về hiện tượng luận của Husserl và đặc biệt là tư tưởng triết học hiện sinh của Heidegger, và sau đó đã du nhập chủ nghĩa hiện sinh từ Đức sang Pháp. Tư tưởng của Sartre trong tác phẩm “Tồn tại và hư vô” về thực chất là sự vận dụng và phát triển quan niệm về tồn tại người của Heidegger theo một hướng khác. Dựa trên phương pháp của Husserl, Heidegger đặt ra khả năng tư duy để vượt ra khỏi cái tồn tại và hiểu về tồn tại. Con người tạo nên sự vật và tạo nên chính mình nhưng không phải là tác nhân thuần túy. Sự hiện tồn của một cá biệt cụ thể giữa những cái tồn tại khác nên con người phải tự thiết lập lấy mình, làm nên chính mình. Sartre tiếp thu, nối tiếp và phát triển tư tưởng trên của Heidegger. Tồn tại người theo Heidegger nghĩa là cho dù tôi có thể các bỏ bất cứ cái gì, nhưng tôi không thể bác bỏ chính tôi; cho dù tôi không biết tồn tại là gì, tôi vẫn biết được là tôi đang tồn tại, bởi vì tôi thể nghiệm sự tồn tại của tôi trực tiếp và rõ ràng nhất. Điểm khác biệt của con người là ở chỗ nó ý thức được tồn tại của bản thân mình. Dasein mở đường đi tới tồn tại – bản thể, khẳng định con người tự tạo nên mình. Sartre đã khai thác luận điểm này của Heidegger và phát triển thành luận điểm của mình với việc xây dựng hai đặc điểm chính của con người hiện sinh: Một là con người tự tạo nên mình, làm mình thành người. Hai là để tạo nên mình con người lựa chọn tự do. Như vậy, Heidegger chỉ đặt ra một cái nhìn mới về chủ thể còn Sartre khẳng định vai trò của chủ thể và con người tạo dựng cho thế giới những giá trị của con người gán cho nó. K. Jaspers (1883 –1969) Cùng với Heidegger, K.Jaspers đã sáng lập chủ nghĩa hiện sinh Đức nổi tiếng trong thế kỷ XX. K.Jasper cho rằng triết học phải tập trung vào suy tư các vấn đề của con người liên quan đến công việc tự ý thức cá nhân, góp phần 21
- hình thành nhân cách, triết học phải chú tâm để tìm hiểu con người như một tồn tại tình thần, có ý thức và tự do. Mong muốn của K. Jasper là không muốn con người cứ sống khắc khoải với thế giới như một sự vật. Bởi theo K.Jaspers, không phải bất cứ con người nào, bất cứ ai cũng có thể vươn tới cấp độ hiện sinh nhân vị. Từ cấp độ sự vật đến cấp độ hiện sinh con người luôn cần đến một bước nhảy, một sự vượt bỏ. Sự vượt bỏ này là tính tự phản tư về cuộc đời của chính mình khi đã khái quát được tính bị giới hạn của tồn tại người. Để làm được điều này con người cần phải có tinh thần trách nhiệm, sự dũng cảm trước hoàn cảnh sống của chính mình. Đây là một sự tìm kiếm tự do đích thực. Nói tới con người trong quan niệm của K. Jasper là nói tới bản thân con người sinh tồn trong thế giới gắn liền với hoàn cảnh sống của mình. Con người với những khả năng và vượt ra xa những gì mình có, nghĩa là luôn là một tồn tại tự vượt ra những gì mình muốn bằng tự do của mình phụ thuộc vào một số yêu sách tuyệt đối nào đó. Con người phải có trách nhiệm về chính bản thân mình và xã hội. Đó là bản chất sâu xa của tự do nơi con người. K.Jaspers nói đến khái niệm “tình huống giới hạn” như một khái niệm mấu chốt để hiểu được triết học hiện sinh. Theo ông, chỉ trong các “tình huống giới hạn”, như cái chết, tội lỗi, đấu tranh, ngẫu nhiên, người ta mới có thể cảm nhận được mình là ai. “Tình huống giới hạn” là mặt khách quan của kiếp người phải hứng chịu và không thể nào chạy trốn được. Tồn tại người ( Dasein) đã hiện sinh trong thế giới thì phải chiến đấu với nó. Với sức yếu đuối của chính mình hầu như con người không thể nào làm được nhưng may thay con người có công cụ phục vụ cho cuộc chiến ấy. Cuộc chiến ấy như là một định mệnh và phải đề cao trách nhiệm của chính chủ thể hiện sinh ấy. Đây là cơ sở cho quan niệm đạo đức học của Jasper. Sự thiết lập của tội lỗi, với những gì là tội lỗi thì phải siêu việt cái tôi ấy ra khỏi hoàn cảnh. Điểm chấm hết cho hiện sinh của tôi chính là cái chết. Nhưng ông không đợi một 22
- cái gì đằng sau nấm mồ hiu quạnh mà ông nghĩ rằng cần phải để lại một cái gì đó mà có giá trị cho đời sau. Đó là cái còn lại có giá trị của một đời người đóng góp choị l ch sử. Thế mới xứng đáng là một con người. Từ những điều trình bày trên, có thể nói, triết học Jaspers là kết quả của những tư tưởng, những suy ngẫm chân thành và sâu sắc về con người. Trong triết học của ông, người ta thấy những suy tư trong việc đi tìm định mệnh con người, thấy sự cố gắng của ông trong việc giúp cho con người thoát ra khỏi cảnh sa lầy tự mãn và do vậy, những suy tư, cố gắng này của ông đã có ảnh hưởng tích cực tới chủ nghĩa hiện sinh nói chung và đạo đức học hiện sinh của Sartre nói riêng. Điều đáng ghi nhận nhất trong triết học về con người của Jaspers là sự thức tỉnh con người, buộc con người phải tự ý thức về trách nhiệm làm người của mình và phải sống sao cho xứng đáng với sự hiện sinh ấy. Tư tưởng của Jaspers về tự do cũng mang ý nghĩa sâu sắc, khi nó giúp cho con người nhận thức được tự do có giới hạn, tự do là ý nghĩa căn bản của hiện sinh, nhưng đó không phải là tự do vô lối, vô ý thức của con người. Tự do là hành động xuất phát tự trong tâm khảm của ta. Tự do là do tự ta đã quyết định như thế và ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự quyết định này. Đây thực sự là nghĩa sâu xa của hiện sinh và cũng là đặc tính của hiện sinh. Con người chỉ tự do thực sự khi và chỉ khi nó ý thức sâu xa về tính chất giới hạn của tự do hiện sinh: Tự do của hiện sinh trước hết là một tự do có giới hạn và bị quy định, bị giới hạn. Bởi lẽ, chính thân xác cũng bị quy định bởi sức khỏe, bởi sức chịu đựng; bị giới hạn bởi khả năng suy nghĩ, bởi hoàn cảnh Vì thế, Jaspers khẳng định tự do của con người không thể có khi thiếu ý thức về sự kiện bị giới hạn của hiện sinh. Như vậy, có thể nói, tự do hiện sinh của Jaspers khác với tự do sinh tồn, tự do bừa bãi, khác với tự do tiêu cực của những kẻ yếu hèn. Tự do hiện sinh là trách nhiệm và lo âu của con người tự giác và dám tự quyết. Nhân vị tự do là ý thức về quyền tự do của mình, đồng thời cũng ý thức sâu xa về trách nhiệm làm người của mình. Sartre đã tiếp thu quan điểm 23
- về con người tự do của Jasper, theo đó con người phải có trách nhiệm về chính bản thân mình và xã hội, đề cao trách nhiệm của chính chủ thể hiện sinh. Đó là bản chất sâu xa của tự do nơi con người. Nó trở thành cơ sở lý luận cho đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre. 1.3. J.P. Sartre và nền tảng quan niệm đạo đức học của ông 1.3.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của J. P. Sartre Jean-Paul Charles Aymard Sartre (thường được gọi ngắn gọn hơn là Jean-Paul Sartre). Ông là nhà văn, nhà triết học hiện sinh Pháp được trao giải Nobel Văn học năm 1964. Jean-Paul Sartre là một trong những nhà triết học hàng đầu của Pháp thế kỷ XX. J. P. Sartre sinh ngày 21-06-1905 tại Paris trong một gia đình gia giáo và giàu có. Ông mất ngày 15-4-1980 tại Paris. Mồ côi cha từ năm 2 tuổi, khi mẹ tái giá, ông chủ yếu sống với ông ngoại. Năm 1924, ông vào học Trường Cao đẳng Sư phạm nổi tiếng, sau đó làm luận văn Thạc sĩ triết học, đỗ thủ khoa. Ông dạy học ở nhiều nơi tại Pháp. Từ năm 1933 đến năm 1934, Jean-Paul Sartre sang Đức dạy học, đồng thời chịu ảnh hưởng nhiều từ triết học Đức, nhất là Hiện tượng học và những tư tưởng của Heiddeger. Kể từ 1946, sống ở Paris, lần lượt du lịch viếng thăm và chứng kiến thực tại các nước khác chính thể chính trị với nhau: Mỹ, Bắc Phi, Nam châu phi, Liên Xô, Thụy điển và nhiều nước khác nữa. Trong thời gian này ông tiếp tục sự nghiệp triết lý và văn nghệ không ngừng nghỉ, mỗi lần cho xuất bản một cuốn sách (luận thuyết, khảo luận, tiểu thuyết, kịch, phim) là mỗi lần gây lên tranh luận quyết liệt trong giới văn nghệ pháp và ngoại quốc. Sự nghiệp triết lý và văn nghệ này không bao giờ tách rời các hành động của ông: ở con người J.P.Sartre bao giờ hành động và lý thuyết cũng khăng khít mật thiết với nhau. Ông là một trong những nhân sĩ đã gây dựng phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam (1950-1954), chiến tranh ở Algérie (1954-1961), 24
- Jean-Paul Sartre là một trong số các nhà văn coi quan điểm triết học là trung tâm của hoạt động sáng tạo. Tác phẩm triết học chính L'Être et le Néant (Tồn tại và hư vô, 1943) là sự tổng hợp quan điểm chính của ông về cuộc sống. Chủ nghĩa nhân đạo hiện sinh mà Sartre truyền bá trong tiểu luận nổi tiếng L'existentialisme est un humanisme (Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo) cũng được thể hiện rõ trong tiểu thuyết Les chemins de la liberté (Những con đường của tự do, 1945-1949). Từ giữa thập niên 1940, ông nghiên cứu chủ nghĩa Marx, thành lập tạp chí Les temps modernes (Thời mới), tuyên truyền các ý tưởng cách mạng, hoạt động xã hội. Năm 1964 Sartre được Viện Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải Nobel nhưng ông từ chối nhận giải vì không muốn mình biến thành một thiết chế xã hội ảnh hưởng đến công việc hoạt động chính trị cấp tiến. Lý do khiến tác giả cuốn Les Mots từ chối không nhận giải Nobel, là một lối hành động thẳng thắn và minh bạch để nhấn mạnh khía cạnh của một nhà văn bao giờ cũng có những hành động đi đôi với tư tưởng của mình: lý thuyết và việc làm của ông, cho tới bây giờ lúc nào cũng khăng khít với nhau, không hề có ộm t khoảng cách chia đôi. Ông hết sức trung thành với quan niệm về văn nghệ nói chung cũng như tư tưởng chính trị của mình. Những năm cuối đời Sartre bị mù, không viết được nhưng ông trả lời vô số phỏng vấn, thảo luận các vấn đề chính trị với bạn bè. Sartre cũng được biết đến nhiều với tư cách một nhà viết kịch phi lý. Ông nổi tiếng với các vở kịch Les Mouches (Ruồi) và Huis clos (Phía sau cửa đóng). Ngoài ra, Sartre còn viết phê bình văn học và các bài nghiên cứu về Charles Baudelaire, Jean Genet. Cuốn sách viết về thời niên thiếu của ông, Les mots (Lời nói), được xuất bản năm 1964. Tác phẩm của ông xoay quanh các chủ đề, hình thức cơ bản sau: Luận thuyết triết lý 25
- Luận thuyết triết lý của Sartre bị ảnh hưởng bởi hiện tượng luận của E. Husserl. Với các tác phẩm chính là “Tưởng Tượng”(1936), “Sơ thảo một nguyên lý về xúc cảm” (1939), “Tưởng tượng”(1940). Những tác phẩm này ông chủ yếu bàn tới vấn đề bản thể luận. Trong đó ông đã xem xét tương quan giữa Vô thể -Hữu thể. Xem như cơ cấu đích thực của sự hiện sinh của mọi vật thể. Có nghĩa là ông lật ngược lại vai trò khách quan của cặp Hữu thể -Vô thể. Hữu thể -Vô thể đã trở thành cặp phạm trù kinh điển của chủ nghĩa hiện sinh và năm 1943 ông cho xuất bản thành sách. Ông bàn đến cái trống rỗng trong ý thức con người. Ông đã bàn tới sự tự do trong quan điểm này về vấn đề bản thể luận. Phê bình lý luận biện chứng(1960) là tác phẩm mà ông đã phê bình về xã hội hiện sinh. Ông phê phán cách tiếp cận lịch sử của những nhà triết học theo lối cổ điển trên cơ sở đó đưa ra phương pháp tiếp cận lịch sử mới ủng hộ cách tiếp cận của chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác. Ông cũng không quên trả lại cho con người một chỗ đứng mới trong quan điểm về vũ trụ quan. Tiểu thuyết sáng tạo hay hồi ký Cũng là một sở trường của Sartre với những tác phẩm tiêu biểu như “Bức tường” (1939), “Những nẻo đường tự do” (1945), “Tuổi trưởng thành” (1945), “Triển hạn” 1945), “Những cái chết trong tâm hồn” (1949). Qua những tác phẩm này có thể thấy được những quan niệm và triết lý sống của J. P. Sartre. Rằng trong xã hội này chúng ta đều có thể thấy được chán chường với thế sự của những con người nhận thấy được giá trị đích thực của cuộc đời này. Sự hiện sinh của mỗi con người tưởng chừng như là một sự thừa thãi, chứa chất biết bao nỗi niềm. Tất cả không có ộm t lối thoát cho cuộc đời này, rồi sự cứu rỗi duy nhất là đối diện với sự thật. Kịch có luận đề Đây là thể loại mang ông tới với công chúng. Kịch của ông cũng không phải là loại dễ nhận biết mà thuộc vào dạng ẩn dụ và trừu tượng. Mỗi vở kịch 26
- của J.P.Sartre đều có ộm t đề tài trung tâm. Đề tài trung tâm của vở Morts sans sepulture (Chết không mồ mả, 1946) là vấn đề tinh thần đứng trước đau đớn thể xác, con người bạo động, tra tấn, chất choc. La Putain respectueuse (Con đĩ, 1946) tố cáo một hình thức của thái độ ngụy tín của những con người kỳ thị chủng tộc, giả tạo, xảo trá và bất công. Les Mains sales (Bàn tay nhơ nhuốc, 1948) đặt vấn đề trong sạch của con người chánh trị, phương tiện và cứu cánh, thực tế và lý tưởng. Le diable et le Bon Dieu (Quỷ thần và thượng đế; 1951) trình bày nỗi cô đơn của con người làm chủ định mệnh của mình trong một vũ trụ không có Thượng đế, Những sáng tác này của ông được nhiều đạo diễn và diễn viên đưa vào phim ảnh, sân khấu và đạt được những tiếng vang, được công chúng mến mộ. Qua những tác phẩm này ông đã tuyên bố những tư tưởng của mình. Tự do luôn phải là sự đấu tranh dám đương đầu với trách nhiệm của chính mình. Kịch của ông không thuộc vào thể loại bi kịch cổ điển, cũng không phải là bi kịch tâm lý, mà là một loại kịch mà con người đứng trước hoàn cảnh đặc biệt và tự do của con người trong hoàn cảnh đó. Các nhân vật mà J. P. Sartre bao giờ cũng là nhân vật tự tạo ra, ngay lúc nhân vật đang lựa chọn và trong sự trói buộc cả cuộc đời nhân vật. Qua đây ông muốn nâng triết lý hiện sinh bằng hành động đích thực hay hiện sinh hành động. 1.3.2. Nền tảng của quan niệm đạo đức học của J. P. Sartre Định lý căn bản của chủ nghĩa hiện sinh Sartre làm cơ sở và khởi điểm cho mọi tư duy sau này của ông, chính là “sự vắng mặt của Thượng đế”. Hơn nửa thế kỷ trước, cái chết của Thượng đế đã được chứng nhận bởi những triết gia Đức: Feuerback, Nietzsche, Marx. Theo Sartre, con người là dự tính (projet) của mình và tự mình tạo ra mình. Thân phận con người và tồn tại người Nếu như triết học truyền thống đã bỏ con người để chạy theo sự vật và giới tự nhiên, thì các triết gia hiện sinh lại dành ưu tiên cho những suy tư về 27
- con người, họ cho rằng việc tìm hiểu con người là khẩn thiết hơn tìm hiểu vũ trụ, giới tự nhiên. Triết học hiện sinh quan tâm đến tính chủ thể cụ thể của con người, chứ không phải khái niệm trừu tượng về "chủ thể". Đó là lý do nhiều triết gia hiện sinh (như Sartre, Camus ) chọn hình thức văn nghệ (tiểu thuyết, kịch ) để đến gần hơn với đời sống thực, nói lên những băn khoăn, thao thức, đau khổ và lựa chọn trong "thân phận" làm người. Luận điểm của Socrate: “Con người hãy nhận thức chính bản thân mình” được coi là tuyên ngôn triết học của họ. Thứ nhất, con người mà chủ nghĩa hiện sinh nói đến không phải là con người phổ quát mà là con người với tư cách là cá nhân có một số phận riêng biệt và đang sống trong những hoàn cảnh cụ thể. Thân phận của con người, con người phải là do chính con người tạo nên và không chịu sự quy định của bất cứ cái gì. Điều đó cho thấy, mục đích của J.P.Sartre cũng như của các nhà triết học hiện sinh là muốn chối bỏ mọi thứ ràng buộc của xã hội đối với con người. Triết học truyền thống nhìn nhận con người như một bản tính và ý nghĩa của cuộc sống đã có sẵn, rõ ràng, còn chủ nghĩa hiện sinh không quan niệm cuộc sống, thân phận con người lạc quan như vậy. Chủ nghĩa hiện sinh lo lắng cho thân phận của con người, lo lắng trong nỗ lực đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và xây dựng cuộc sống. Các nhà triết học hiện sinh đã phê phán triết học truyền thống chỉ nghiên cứu con người như một đối tượng khách quan, một tồn tại khách quan giống như các sự vật hay các sinh vật khác. Các nhà triết học hiện sinh cho rằng tồn tại của con người là một tồn tại đặc biệt, không giống như sự tồn tại của mọi sinh vật khác, tồn tại của con người là “tồn tại hiện sinh”. Phát triển tư tưởng của Heidegger về tồn tại vượt trước, J.P.Sartre đưa ra luận điểm “tồn tại có trước bản chất”. Theo ông, nếu ở các sự vật, đồ vật hay thú vật bản chất có trước tồn tại thì ở con người thì tồn tại có trước bản chất. Theo Sartre, con người bắt đầu cuộc sống mà không có trước một bản 28
- chất có sẵn, không bị quy định trước bởi bất cứ một bản chất nào, nghĩa là con người hoàn toàn tự do. Con người đó là sự tự do lựa chọn, là tự lựa chọn bản thân mình và bản chất của mình. Con người phải vượt ra khỏi giới hạn của mình, phải vượt lên trên tồn tại hiện có của mình. Con người có tự do trong một hoàn cảnh cụ thể, nhưng con người phải tự quyết định, tự lựa chọn mình. Con người là giá trị tự thân, con người không tạo ra mình theo các thước đo chung. Con người cá nhân là độc đáo, là không thể được thay thế bằng bất cứ ai hay bất cứ cái gì. Thứ hai, nếu Heidegger phân biệt tồn tại và cái hiện hữu, thì Sartre phân biệt tồn tại tự nó và ồt n tại cho nó. Tồn tại tự nó gắn liền với tồn tại của các sự vật vật lý, các sinh vật trong thế giới; tồn tại cho nó gắn liền với tồn tại của ý thức cá nhân. Hai yếu tố này tương tác, không thể tách rời nhau, tồn tại cho nó mang ý nghĩa đến cho tồn tại tự nó. Đặc điểm chính của tồn tại tự nó là tính phi biện chứng tuyệt đối, và tính thụ động tuyệt đối. Nghĩa là tồn tại tự nó phủ định mọi dấu hiệu nhỏ nhất của sự vận động, phát triển và đối lập. Tồn tại tự nó là ồt n tại không có sự hình thành, phát sinh và phát triển, nó thoát ly tính thời gian. Vương quốc tồn tại tự nó của Sartre là một vương quốc hiện sinh chết cứng, không biến đổi, thế giới tồn tại tự nó không có tính biện chứng. Theo Sartre, tồn tại tự nó như thế không khác gì phi tồn tại, không khác gì hư vô. Ngược lại, tồn tại cho nó là cái đối lập, cái khác với tồn tại tự nó, nó là nguyên nhân của chính nó. Tồn tại cho nó chính là ý thức cá nhân, ý thức cá nhân xuất phát từ chính bản thân nó, là nguồn gốc của mọi sự sống động của cuộc sống và ý nghĩa của cuộc sống. Theo Sartre, con người là tồn tại cho nó. Tuy nhiên, tồn tại cho nó là một tồn tại không đầy đủ, tồn tại thiếu hụt, luôn hướng về phía trước, luôn thực hiện dự án của chính mình. Vì con người là sự thiếu hụt nên con người 29
- mới thấy thiếu thốn mọi thứ ở đời, cái gì con người cũng cần có, có ít thì muốn có nhiều, có nhiều thì muốn có nhiều hơn. Tồn tại cho nó khiến cho con người không ngừng vượt qua, phủ định chính mình và thế giới, không ngừng làm cho bản thân mình và thế giới có giá trị và ý nghĩa mới. Sự vượt qua, phủ định và sáng tạo này không thể một lần mà con người đạt được thế giới hoàn mỹ. Do vậy, con người không ngừng vượt qua, phủ định, sáng tạo. Theo Sartre, quá trình này là tự do của con người. Ông cho rằng, với tư cách là tồn tại cho nó, kết cấu bên trong của con người đã là tự do. Hiện sinh của con người là tự do của con người. Ta thấy lý luận của ông có bề ngoài của phép biện chứng, vì ông nhấn mạnh đến quá trình không ngừng vượt qua, phủ định và sáng tạo. Tuy nhiên đây là phép biện chứng phủ định, nó không giống với phép biện chứng lấy sự thống nhất của các mặt đối lập làm hạt nhân. Mặc dù tồn tại tự nó và ồt n tại cho nó có đặc trưng trái ngược nhau nhưng Sartre lại thừa nhận nó thống nhất với nhau. Tồn tại tự nó là cái phông tối mà trên đó nổi lên tồn tại cho nó đang hoạt động với tư cách là nguồn gốc chung nhất cho cuộc sống đa dạng và phong phú. Tồn tại cho nó mang ý nghĩa đến cho tồn tại tự nó. Nếu tồn tại tự nó không có tồn tại cho nó thì cũng không có ý nghĩa. Trong mối quan hệ này vai trò quyết định thuộc về tồn tại cho nó chứ không phải tồn tại tự nó. Thân phận của con người, con người phải là do chính con người tạo nên và không chịu sự quy định của bất cứ cái gì. Điều đó cho thấy, mục đích của J.P.Sartre cũng như của các nhà triết học hiện sinh là muốn chối bỏ mọi thứ ràng buộc của xã hội đối với con người. Trong quan niệm của họ, con người chẳng lệ thuộc vào bất cứ cái gì, ngoài sự đối diện với chính bản thân mình, con người tự làm nên bản chất của mình. Quan niệm này của Sartre cũng đã thể hiện tinh thần của đạo đức học hiện sinh, nghĩa là con người hãy tuân theo nguyên tắc của chính bản thân mình. 30
- Như vậy, triết học hiện sinh nghiên cứu tồn tại của con người chủ yếu là nghiên cứu về sự tồn tại của thân phận con người chứ không phải tồn tại của con người với tư cách là một hiện tượng của tự nhiên. Trong vấn đề bản thể luận J. P. Sartre cho rằng: Chỉ có con người mới là tồn tại đích thực và bản chất nhất, có khả năng tự định nghĩa bản thể của mình. Cơ sở triết học tồn tại của J. P. Sartre là Tính ý hướng của E. Husserl. Con người có tính ý hướng, tính ý hướng này là cơ sở cho bản thể luận cho những quan niệm về thế giới. Cái tôi ý hướng này luôn hướng tới đối tượng nào đó là khách thể. Như vậy phải có sự tồn tại của tôi thì khách thể mới được bộc lộ. Từ đây ông phân biệt giữa tồn tại tự nó và tồn tại cho nó. Con người là đối tượng vượt ra khỏi những tri thức khoa học. Bản chất của con người phải được cảm nhận, nhận thức từ chính trong tư tưởng và hành động của họ và con người là một tồn tại tự do và tự do lựa chọn của mỗi người, trong cuộc đời là khác nhau. Do đó, thật là sai lầm khi đưa ra một khuôn mẫu, một công thức chung để đi tìm hiểu thân phận con người. Những quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh về tồn tại người và thân phận con người như đã nói ở trên là nền tảng hết sức quan trọng cho quan niệm đạo đức học của chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre. Tồn tại người là tồn tại đặc biệt, có thể ý thức, tự vấn về chính bản thân mình, con người là do chính mình tạo nên. Mình tự tạo bản chất cho mình và cuộc sống thường ngày với bao lo toan vất vả đã đặt ra trước con người nhiều sự lựa chọn. Sự lựa chọn này là tự do của con người, con người tự phải đưa ra quyết định lựa chọn điều này hay điều khác, và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước bản thân cũng như trước mọi người. Tuy nhiên, có những điều sâu kín trong con người nhiều khi không thể nhận thức hay giải quyết được bằng lí trí hoặc bằng một lực lượng vật chất nào đó, con người không thể hoàn toàn sống với những “quy pháp ban ngày” mà không có những “đam mê ban đêm” Xuất phát từ chính những điều này mà triết học 31
- hiện sinh đưa ra quan niệm đạo đức học của mình. Cuộc đời con người là hữu hạn, cuộc sống của con người đang tiến dần đến cái chết, do vậy, con người hãy nhận thức hiện sinh của mình, vượt qua những ràng buộc của bất cứ lực lượng nào để sống đúng với nguyên tắc của lòng mình, sống đúng với lương tâm của mình. Tồn tại và bản chất “Đối với con người, tồn tại có trước bản chất”, đó là luận đề quan trọng hàng đầu của chủ nghĩa hiện sinh do Sartre tuyên bố. Theo luận đề này, bất cứ vật nào, với ý nghĩa triết học, cũng đều có một bản chất và một tồn tại. Các triết gia hiện sinh phê phán quan niệm của các nhà triết học cho rằng bản chất con người là có trước, sau đó con người mới tồn tại, phê phán quan niệm cho rằng có bản chất chung cho tất cả mọi người gọi là bản chất con người. J.P. Sartre giải thích: Tồn tại có trước bản chất có nghĩa là, trước hết, con người hiện hữu, đứng dậy, xuất hiện trong khung cảnh, và chỉ sau đó mới định nghĩa chính mình. Các nhà triết học hiện sinh quan niệm, nếu con người là không xác định là vì ban đầu nó không là gì cả, chỉ sau đó nó mới là một cái gì, và tự nó sẽ làm nó thành cái gì. Như thế không có ảb n tính người, vì không có thượng đế để quan niệm về nó con người không là gì khác ngoài cái mà tự nó làm thành chính mình. [27, 333] Theo Sartre, nói tồn tại con người có trước bản chất con người, là để phân biệt con người với con vật. Vật là một tồn tại không có tự do, không thể tự sáng tạo ra mình, mà bản chất của chúng là do con người ban cho. Do vậy bản chất có trước. Ông nêu ví dụ về con dao dọc giấy: trước khi người thợ chế tạo ra con dao dọc giấy, họ đã có ộm t ý tưởng nó phải như thế nào, phải có các tính chất nào. Do vậy, bản chất của con dao dọc giấy phải có trong trí khôn người thợ trước khi nó hiện hữu. Khác với vật, ở con người, tồn tại có trước, vì con người có tự do. Chính tự do đã làm thành bản chất con người, 32
- bản chất con người chỉ có được khi con người bằng sự tự do của mình hành động dấn thân vào những hoàn cảnh của đời sống để sáng tạo ra mình. Sartre muốn nói rằng ta không hề hay biết một "bản tính" hay "bản chất" có sẵn nào đó của con người, chẳng hạn, dùng làm định hướng hay đường lối cho giáo dục, luân lý và sự phát triển xã hội, hoặc để từ đó, xác định chỗ đứng của con người trong vũ trụ. Đúng hơn, ta "bị ném vào cuộc đời" và không có bản tính định sẵn nào cả. Mặt tích cực của quan niệm này là: khi dự phóng, quyết định, hành động, ta "tự tạo ra chính mình". Thuyết hiện sinh, theo cách hiểu ấy, đã ảnh hưởng rộng rãi ra khỏi Tây Âu vốn là cái nôi của nó. Một trong những nhà triết học giáo dục quan trọng nhất của nước Mỹ là Maxine Greene (1917-2014) phát triển tư tưởng hiện sinh, xoay quanh chủ đề: Tự do như là Thực tiễn. "Tự do", theo bà, không phải là nhờ sống trong một "nước tự do", mà vì ta sống theo một cách thế tự do. Lý tưởng của giáo dục là ở chỗ làm cho con người có năng lực "siêu việt" lên khỏi vị trí hầu như đã được an bài và khó tránh khỏi ấy. Vậy, chính "con người cụ thể", chứ không phải bản tính nhất định nào, vẫy gọi con người hãy tự sáng tạo chính mình. Trong diễn trình ấy, những vấn đề chỉ được đặt ra cho từng con người cá nhân cụ thể để giải đáp và tiếp tục tìm tòi, vươn tới. Như vậy, trong quan niệm của J. P. Sartre thì con người sinh ra rồi mới tạo nên bản chất của chính mình. Đó có thể được hiện diện trong tâm thức hay trong các dự án định sẵn để tiến tới hành động, do cách lựa chọn của mỗi người, bằng hoạt động sáng tạo của chính mình, trong một hoàn cảnh sống của mình. Như vậy ở mỗi người có ộm t bản chât riêng chứ hoàn toàn không có cáiọ g i là bản chất chung toàn cầu. Mọi sự tồn tại xã hội do chính con người cụ thể mang đến. Quan điểm về tồn tại có trước bản chất là điểm khác biệt căn bản so với những lý luận truyền thống về con người. Là điểm vô thần cốt yếu của thuyết hiện sinh: Con người hiện hữu trước đã, con người tự thấy mình sinh ra ở đời đã, sau đó con người mới tự định nghĩa mình được. Hiện 33
- sinh chính là cái tôi tự do tuyệt đối không bị ràng buộc vào bất kỳ một hoàn cảnh, một trật tự nào, hiện sinh người phải kiến tạo ra chính mình bằng một bản thiết kế theo ý chí hướng. Có nghĩa là nằm ngoài quy luật nhân quả, hiện sinh đồng nghĩa với tự do tuyệt đối. Câu hỏi khắc khoải của nhà hiện sinh là: sống có ý nghĩa hay không? Ta phải làm gì đối với thế giới và cải biến thế giới?. Sự đau khổ và bế tắc là không thể tránh khỏi. Mong muốn đi tìm một cứu cánh là không thể nào tư duy đuợc. Nhưng may thay cho con người và với chính Sartre, Tự do đã đưa con người đi ra khỏi tình trạng cay đắng, đoạ đày của trần thế thê lương. Hiện sinh của tôi không có một tha nhân nào giống cả. Không có một cơ sở nào làm căn cứ nguồn gốc cho sự hiện hữu của tôi. Tôi như một ngẫu nhiên bị giới hạn trong bước đường tự do. Hiện sinh và tự do Về hiện sinh, với tư cách là cái cốt lõi, cơ bản của tồn tại người, hiện sinh là phương thức sống, thái độ sống của con người. Nó là phần nguyên thuỷ nhất, là cuộc sống nội tâm của con người. Thứ nhất, chủ nghĩa hiện sinh đã phân biệt hiện sinh với sinh tồn. Nếu như chỉ bám vào sự sống, coi sự sống là vật quý giá nhất và như là tất cả ý nghĩa cuộc đời thì hiện sinh là vươn lên trên mức sống của sinh vật. Hiện sinh là ý nghĩa của đời sống, người ta chỉ vươn tới hiện sinh khi nào người ta đã ý thức được rằng mình sống không phải để mà sống, mà sống là để thể hiện cái định mệnh cao quý và độc đáo của mình. Hiện sinh không nên hiểu theo nghĩa thông thường đồng nghĩa với chữ có, chữ là. Từ hiện hữu, con người phải khao khát vươn tới cái mà anh ta muốn trở nên, phải vượt lên cái mà anh ta hiện là. Hiện sinh tiềm ẩn những khả năng khôn cùng để con người tự do thực hiện một tồn tại cao hơn. Theo Sartre, hiện sinh lúc đầu là hư vô, con người “lúc đầu không thể hiện là gì cả” và tất cả mọi cái đang sinh thành đều bắt nguồn từ hư vô. Tuy nhiên, với tư cách là một trạng thái của con người, sự hiện sinh là tự do. Tự do là cơ sở của cái có tính người trong con người. Lúc 34
- đầu con người không được quy định trước bởi thể xác hay bởi các quy định xã hội nào. Con người hành động một cách đa dạng, không thể hiện trước, không phụ thuộc vào những hạn chế tưởng tượng. Thứ hai, ở Sartre, hiện sinh còn là hành vi sáng tạo, sáng tạo của con người là không tuân theo bất kỳ khuôn mẫu có sẵn nào. Hiện sinh không phải "là" và cũng không phải "sống", mà là sống với cuộc sống của mình, nghĩa là từ cái "là" đến cái mình "sẽ là", phải sống với cuộc sống đích thực của mình. Điều đó chứng tỏ rằng, mỗi hiện sinh không bao giờ được ở nguyên một chỗ, mà phải vươn tới cái mình "sẽ là", tức là luôn hướng tới cái mà mình "hiện chưa là". Như vậy, người hiện sinh là người phải giác ngộ được tính chất cao quý và độc đáo của mình. Người hiện sinh phải biết rõ những khả năng của mình, và phải biết khai thác những khả năng đó. Về tự do, chủ nghĩa hiện sinh Pháp gắn liền với tiến trình giải phóng nước Pháp khỏi chủ nghĩa phát xít, do đó chủ đề về tự do của con người nổi lên hàng đầu. Như đã biết, nguyên lý của chủ nghĩa hiện sinh là con người không có bản tính, con người không làm theo chương trình của ai, nó không có sứ mạng làm vì ai. Nó chỉ là cái mà nó là, con người tự sáng tạo bản chất của mình. Con người tự tạo nên mình, làm cho mình trở thành mình. Đây chính là tính chủ thể của con người, và tự do của con người được biểu hiện qua tính chủ thể này. Ở chủ nghĩa hiện sinh, xuất phát từ tự do, người ta có thể làm rõ mọi phạm trù của đạo đức học như: thiện và ác, lương tâm và danh dự, công bằng và lạc quan. Tất cả những gì là đạo đức đều được đặt dưới ánh sáng phê phán của tự do [16, 49]. Thứ nhất, tự do là tự do lựa chọn, là lựa chọn nền tảng cho chính tôi thực hiện. Tự do không có bản chất nào cả. Con người tự phát hiện về mình, về tự do của mình. Tự do không có bản chất nhưng tự do lại là nền tảng của mọi bản chất mà hiện sinh đi tới. Tự do lựa chọn của con người là không cùng. Nhà hiện sinh cho rằng ngay cả khi con người sống trong hoàn cảnh bị 35
- ngoại giới trói buộc thì con người vẫn có ựt do ở chỗ đảm nhận nó. Theo chủ nghĩa hiện sinh, tự do ngang hàng với tồn tại. Họ cho rằng, chỉ cần con người sống là con người có tự do, tự do là một điều con người không thể tránh khỏi. Sartre khẳng định rằng, con người tự do lựa chọn bản chất của mình và trở thành người do chính mình tạo nên vì tồn tại có trước bản chất, tự do của con người có trước bản chất. Bản chất của con người chỉ có được khi con người dấn thân vào những hoàn cảnh của đời sống để sáng tạo ra mình, sáng tạo ra bản chất của mình. Trong triết học truyền thống hay trong triết học Mác, tự do là nhận thức được những quy luật tất yếu, vì triết học này thừa nhận sự tồn tại của những quy luật khách quan và tính tất yếu của chúng. Tuy nhiên, vào buổi đầu của lịch sử, do khả năng hạn chế, con người chưa nhận thức được, chưa giải thích được những bí ẩn của giới tự nhiên nên con người chưa có tự do, và nếu nhận thức của con người càng sâu sắc thì con người càng có tự do. Sartre khẳng định cho tới lúc chết, thậm chí cả khi đang hấp hối, con người vẫn là người tự do và có trách nhiệm trong việc tạo dựng và thực hiện giá trị. Và tự do của Sartre là thứ tự do con người lựa chọn khi tư tưởng đứng trước nhiều khả năng khác nhau, không bị hạn chế gì, không bị quy định bởi bất cứ yếu tố nào ở bên ngoài. Hoàn cảnh khách quan bên ngoài tự nó không thể giới hạn tự do của con người, bởi con người có thể tự do chấp nhận, cũng như tự do không chấp nhận hoàn cảnh, nghĩa là tự do tỏ thái độ đối với hoàn cảnh ấy, gán cho nó bất cứ một ý nghĩa nào. Một người nào đó có thể không thể tự do hành động một việc gì đó nhưng trong ý nghĩ thì họ có thể tự do suy nghĩ, chẳng hạn một tội phạm không thể tự do vượt ngục nhưng trong ý nghĩ thì họ có thể tự do lựa chọn sự chốn chạy. Người nô lệ bị xiềng xích không thể tự do chạy trốn chủ nô, nhưng cũng có thể là người tự do trong việc xác định thái độ của mình đối với tình trạng nô lệ như lựa chọn sự trốn chạy hoặc biện pháp chống đối Thứ hai, trong triết học Sartre, tự do là cái mà con người tất nhiên phải có, tự do là tuyệt đối cho con người ở ngoài tính quy luật và tính nhân quả. Tự 36
- do không thể phân biệt với tồn tại, ông cho rằng chỉ cần con người sống là có tự do, tự do là điều con người không thể tránh khỏi, tự do là cái được phán quyết cho con người, do đó con người không phải được tự do mà bị tự do. Sartre viết “Tự do không thể hiểu được, mà được mô tả như là năng lực tách biệt của tâm thần con người. Chúng ta cố gắng xác định con người như tồntại mà nhờ đó cái hư vô hiện ra, và tồn tại này hiện ra với chúng ta như là tự do Sự hiện sinh người có quan hệ với bản chất của nó không phải như sự tồn tại với bản chất trong thế giới vật thể. Tự do tồn tại trước bản chất của con người, tự do là điềukiện mà nhờ đó bản chất người nói chung là có thể. Cái mà chúng ta gọi là tự do, không bị tha hoá khỏi thực tại người. Không nên nói rằng, con người ngay từ đầu đã tồn tại, sau đó mới có tự do: giữa tồn tại người và tự do không có ranh giới” [15, 120]. Đối với Sartre, tự do là cái con người tất nhiên phải có. Từ chỗ khẳng định tự do là hoạt động ý thức nên theo Sartre chỉ cần con người sống, có ý thức thì con người có tự do. Sartre cũng nhấn mạnh tự do là bản thân hành vi lựa chọn chứ không phải là thông qua lựa chọn mà có được tự do, nghĩa là kết quả của sự tự do lựa chọn không quan trọng. Một số sự lựa chọn có thể không đem lại kết quả như mong muốn, không thành công nhưng điều này không liên quan đến tự do, bởi tự do chính là cái tôi đã tự do lựa chọn theo suy nghĩ của tôi và sự lựa chọn đó dù đúng dù sai vẫn là do tôi tự do lựa chọn. Sartre quan niệm tự do như là một tự do tuyệt đối mà biểu hiện của nó là sự lựa chọn hành động. Tự do ấy không cần bất kỳ một bản chất nào làm cơ sở mà đơn giản là hoàn cảnh bắt ta phải lựa chọn phù hợp với lương tâm và trách nhiệm của mình. Đó mới là làm người đích thực hay hiểu đơn thuần là khi tôi hiện sinh là lúc tôi chọn cách thức hành động khi đó tôi hiểu tôi hiện sinh. Công cuộc hiện sinh là công cuộc sau khi sinh ra tồn tại và trước cái chết. Hiện sinh là khoảng giữa của sự sinh thành và cái chết. Cho nên, đạo đức học của ông phải là: Hiện sinh là tự do. Tự do là tuyệt đối nơi con người. 37
- Như vậy, theo thuyết tự do của Sartre thì ai cũng có thể thực hiện sự lựa chọn trong tư tưởng dù ở trong hoàn cảnh nào, trong trạng thái lo âu, sợ hãi hay bình tĩnh, tự tin và sự lựa chọn này là tự do. Sự lựa chọn này do bản thân cá nhân tiến hành chứ không phụ thuộc theo một tiêu chuẩn đặt sẵn, không bị ràng buộc bởi bất cứ dư luận xã hội nào. Nó do ý muốn chủ quan của con người, nó căn cứ vào ý nguyện của con người Tuy nhiên, để tránh rơi vào chủ nghĩa chủ quan thì Sartre đã khẳng định cần phải gắn sự tự do lựa chọn với trách nhiệm đạo đức, nghĩa là mỗi cá nhân phải có ý thức, trách nhiệm trước bản thân mình, trước người khác khi đưa ra sự lựa chọn của mình chứ không phải chịu trách nhiệm trước một đối tượng nào đó như pháp luật, chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm không phải là yêu cầu của cảnh sát, mà là sự hưởng ứng đối với hiện tượng tự do. Theo Sartre, mỗi cá nhân tự đưa ra sự lựa chọn của mình nên kết quả sự lựa chọn đó như thế nào thì bản thân cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình chứ không thể đổ lỗi cho bất cứ ai cả. Toàn bộ sự thành bại, được mất đều do chính tôi tạo nên, do vậy, nếu có thất bại cũng không thể có ai gánh vác trách nhiệm hộ tôi. Nếu sự lựa chọn là thất bại ta có thể đưa ra sự lựa chọn mới để dẫn đến thành công. Thứ ba, Sartre ca ngợi tự do sáng tạo và trách nhiệm đối với tự do. Tuỳ tiện là tự do thiếu trách nhiệm đối với sự tự do. Tuỳ tiện không những không bảo vệ, mà ngược lại, còn tiêu diệt tự do. Chẳng hạn, phạm tội không phải là hành vi tự do, mà là hành vi tuỳ tiện, nó bóp chết tự do của con người. Người theo triết học hiện sinh nhất quán luôn gắn liền hiện tại với tương lai, coi hiện tại là cái cần phải mở ra một viễn cánh cho tương lai. Sư vô trách nhiệm đối với tương lai sẽ hạn chế "tự do". Tự do không có cơ sở, cũng như con người vốn dĩ đã được tự do. Con người và chỉ có con người mới có quyền tự do quyết định mình sẽ trở thành người nào và như thế nào. Con người xuất phát từ lương tâm, từ thế giới nội tâm của mình để tự quyết định việc đó, chứ 38
- không phải do người khác, cái khác quyết định thay cho mình. Vậy tại sao cá nhân không những phải tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình trước bản thân mà còn phải chịu trách nhiệm trước người khác Bởi vì sự lựa chọn của cá nhân còn liên quan đến người khác, đến toàn nhân loại, do đó ỗm i cá nhân không chỉ quan tâm đến vận mệnh của mình mà còn phải quan tâm đến vận mệnh của người khác. Khi tôi thực hiện sự lựa chọn, tôi coi mình như một mẫu mực cho mọi người xem, cho mọi người noi theo. Như vậy, theo Sartre, mọi giá trị đạo đức đều bắt nguồn từ sáng tạo của cá nhân, đều do cá nhân phụ trách. Con người không thể né tránh tự do không thể tự lừa dối mình. Do vậy, con người sẽ rơi vào tâm trạng cô đơn, buồn phiền. Họ cô đơn, buồn phiền vì không thể không đưa ra sự lựa chọn và cũng không thể dựa vào người khác để đưa ra sự lựa chọn mà phải tự bản thân mình, phải dựa vào mình, và khi đã quyết định lựa chọn cái gì thì cá nhân phải tự chịu trách nhịêm trước bản thân mình, trước người khác, trước xã hội Tự do vốn phi lý nhưng nó được tồn tại người lựa chọn nên buộc phải có trách nhiệm. Tự do là khả năng lựa chọn và tự quyết. Ngoài ra nó còn là một sự sáng tạo, làm những việc trái với truyền thống, những việc không ai nghĩ tới. Tự do đè nặng lên vai con người Sartre. Mọi hành động phải do cá nhân đảm nhiệm, tránh đi mọi cái hèn hạ và nhu nhược. Thái độ với tự do của Sartre là chân chính vì nó là cơ sở của mọi hành động của riêng ông. Hậu quả của mọi lựa chọn chính ta phải là người tự gánh vác tránh thái độ đùn đẩy, ỉ lại vào hoàn cảnh. Sự đánh mất mình đã dẫn tới tệ sùng bái tôn giáo, sự lừa dối mình, sống giả tạo, không trung thực với lòng mình. Con người phải trút bỏ hết những luật lệ, tiền định có sẵn và giành lấy tự do hoàn toàn, phải dùng tự do ấy mà lựa chọn, đảm đương lấy trách nhiệm về hành động của mình, tìm trong xã hội loài người để thực thi hành động ấy trọn vẹn. Song, tâm hồn nhiều khi bị dao động, do dự, ngập ngừng, không 39
- dám và không tự quyết định thi hành ý chí dự tính. Thành ra, ta đã tự biến mình thành kẻ thấp hèn. Tránh sự thấp hèn này để vươn tới tự do lựa chọn và tự quyết là toàn bộ hạt nhân của tư tưởng đạo đức học của J. P. Sartre. Tóm ạl i, Sartre đã phân biệt hiện sinh với sinh tồn, ở Sartre, hiện sinh còn là hành vi sáng tạo, sáng tạo của con người là không tuân theo bất kỳ khuôn mẫu có ẵs n nào. Tự do với Sartre là tự do lựa chọn, là lựa chọn nền tảng cho chính tôi thực hiện; tự do là cái mà con người tất nhiên phải có, là tuyệt đối cho con người ở ngoài tính quy luật và tính nhân quả. Thêm vào đó Sartre còn ca ngợi tự do sáng tạo và trách nhiệm đối với tự do. Tự do của chủ nghĩa hiện sinh là tự do hiện sinh, tự do lựa chọn, tự do quyết định. Tự do ở đây là dám là mình. Nếu tôi cứ sống như cái máy, ở trên bảo sao tôi làm vậy, người ta bảo sao mình làm vậy, thì tôi mới chỉ sống như một sinh vật, chưa sống cái kiếp người của tôi. Cuộc sống ù lì đó, ốs ng chỉ để sinh tồn, sống như cây cỏ đó, Sartre gọi là buồn nôn. Trong “Buồn nôn” của Jean-Paul Sartre, nhân vật luôn luôn buồn nôn như một thái độ phản kháng những gì thuộc về lí tính cứng nhắc siêu hình. Nhân vật chính Roquentin đang trên con đường khám phá ra lí do tồn tại của con người là không có lí do gì hết. Và con người muốn vượt khỏi cuộc sống tầm thường đó thì phải vượt lên trên mình, phải sống một cách độc đáo. Độc đáo ở đây không có nghĩa ậl p dị mà có nghĩa là tự do chọn lấy một lối sống riêng, không bắt chước người khác và cũng không chịu sự sai bảo, kiềm chế của người khác. Độc đáo là tự xác định nhân vị của mình. Con người phải trút bỏ hết những luật lệ, tiền định có ẵs n và giành lấy tự do hoàn toàn, phải dùng tự do ấy mà lựa chọn, đảm đương lấy trách nhiệm về hành động của mình, tìm trong xã hội loài người để thực thi hành động ấy trọn vẹn. Song, tâm hồn nhiều khi bị dao động, do dự, ngập ngừng, không dám và không tự quyết định thi hành ý chí dự tính. Thành ra, ta đã tự biến mình thành kẻ thấp hèn. Tránh sự thấp hèn này để vươn tới tự do lựa chọn và tự quyết là toàn bộ hạt nhân của tư tưởng đạo đức học của J. P. Sartre. 40
- TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chủ nghĩa Mác –Lê nin đã chỉ ra quy luật cơ bản của đời sống xã hội là: Mọi quy luật của ý thức xã hội chỉ được ra đời trên một tồn tại xã hội nhất định và bị quy định bởi chính tồn tại xã hội đó. Đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh cũng không nằm ngoài quy luật này. Chính sự khủng hoảng về chính trị, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự sùng bái quá mức lý tính trong chủ nghĩa duy lý đã gây nên sự khủng hoảng, sự bại hoại tinh thần trong xã hội phương Tây hiện đại. Tình trạng con người bị bần cùng hoá, bị kiệt quệ, không tìm ra lối thoát trong bộ máy kỹ thuật khổng lồ của xã hội phương Tây hiện đại là bối cảnh thuận lợi cho sự ra đời đạo đức học hiện sinh nói chung và quan niệm đạo đức của J.P.Sartre nói riêng. Thêm vào đó, tư tưởng đạo đức học của J. P. Sartre cũng không được ra đời từ hư vô mà phải kể tới ba nguồn gốc tư tưởng trực tiếp sau: Một là, Triết học đời sống của A. Schopenhauer, F. Nietzsche, H. Bergson, ; Hai là, hiện tượng luận E. Husserl; Ba là, chủ nghĩa hiện sinh của K. Jaspers và M. Heidegger. Tiếp thu và phát triển từ các bậc tiền bối đi trước, Sartre đã xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc để hình thành quan niệm đạo đức học của mình. Những quan niệm về tồn tại người và thân phận con người, tồn tại có trước bản chất, tự do là tự do hiện sinh, tự do lựa chọn, tự do quyết định và phải gắn với trách nhiệm. Như vậy, có thể nói, bối cảnh xã hội phương Tây cuối thế kỷ XIX, đầu XX cùng với sự bùng nổ, phát triển của chủ nghĩa duy lý và những tư tưởng của các nhà triết học đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện sinh, là những bối cảnh lịch sử và nguồn gốc không thể thiếu được cho sự ra đời của đạo đức học hiện sinh nói chung và quan niệm đạo đức học của J.P.Sartre nói riêng. 41
- CHƯƠNG 2. QUAN ĐIỂM ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH CỦA J.P.SARTRE 2.1. Quan niệm về thiện và ác Nói đến đạo đức học ta không thể không nói tới những quan niệm nền tảng của nó như thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, tội lỗi Vậy trong chủ nghĩa hiện sinh nói chung và quan điểm đạo đức của J. P. Sartre nói riêng, như thế nào được coi là thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm ? Trong đạo đức học Mác –Lênin, thiện là giá trị đạo đức khẳng định lợi ích xã hội, bất cứ yếu tố cấu trúc nào có tác động khẳng định lợi ích xã hội thì được coi là giá trị thiện. Ý nghĩ và hành vi bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, hy sinh bảo vệ tổ quốc là những giá trị thiện. “Ác” là phản giá trị đạo đức, phủ định lợi ích xã hội. Yếu tố cấu trúc nào có tác động khẳng định lợi ích xã hội hay lợi ích của người khác thì bị coi là ác, ý nghĩ và hành vi ăn cắp, tham nhũng tài sản xã hội chủ nghĩa, ý nghĩ và hành vi phản bội Tổ quốc là những ác. Thứ nhất, thiện, ác theo quan niệm đạo đức học hiện sinh là những nguyên tắc đạo đức do mỗi cá nhân tự tạo ra thông qua hành vi lựa chọn của mình, chính hành vi chọn lựa của chúng ta sẽ tạo ra cái thiện hay cái ác. “Thiện” trong chủ nghĩa hiện sinh được thể hiện với tư cách các phương diện hiện sinh của tự do và trách nhiệm về tự do. “Ác” là sự từ bỏ thiện. Giá trị thiện thể hiện ở hành động phù hợp, đúng với mong muốn, tiêu chuẩn của cá nhân đặt ra, nếu cá nhân nào làm trái với nguyên tắc của lòng mình thì hành vi đó sẽ tạo ra cái ác. Điều này có nghĩa là, nếu theo quan niệm đạo đức học Mác –Lênin, giá trị thiện, ác gắn liền với lợi ích của xã hội, lợi ích của người khác, bị ràng buộc vào những chuẩn tắc của xã hội, của luật pháp thì đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh lại gắn liền với tự do. Hành vi chọn lựa của chủ thể sẽ tạo ra cái thiện hay cái ác gắn liền với tự do. Theo Sartre mỗi con 42
- người đều có tự do, tự do là tự do lựa chọn và đưa ra quyết định trong những tình huống nhất định của cuộc sống, tự do không dựa trên cơ sở nhận thức và tuân theo quy luật tất yếu khách quan như quan niệm của triết học Mác. Đạo đức học theo chủ nghĩa hiện sinh, không phải chọn các giá trị đúng, các giá trị chuẩn mực theo tiêu chí của xã hội. Bởi ngoài tự do sẽ không có giá trị nào tồn tại độc lập với các lựa chọn của chúng ta, bởi chính hành vi chọn lựa của chúng ta sẽ tạo ra cái tốt hay cái xấu, cái thiện hay cái ác. Thứ hai, Sartre đã thể hiện một cách sâu sắc những biểu hiện của cái thiện và cái ác trong vở kịch trác tuyệt: Le Diable et Le Bon Dieu (Ác Quỷ và Thượng Ðế) (Chúa của Kitô giáo), (1951). “Diable” (ác quỷ) và “Dieu” (thượng đế) là hai khái niệm tôn giáo đặc thù của ba tôn giáo lớn trong Thánh Kinh (Bible). “Dieu” biểu hiện Thiện-tuyệt-đối, Diable biểu hiện Ác-tuyệt- đối. Trong vở kịch này nổi bật lên là nhân vật Goetz - kẻ muốn tự mình là mình, ngang hàng với Chúa nhưng trong thế đối lập, chỉ làm chuyện ác để chứng mình rằng Chúa không có thực và, nếu có, cũng bất lực, không có khả năng ngăn cản chàng làm chuyện ác. Cuối vở kịch, chàng công nhận thua cuộc, chấp nhận cho Heinrich - là linh mục của kẻ bần cùng bị kết án là phản bội Nhà Thờ, hành hạ mình, than trách Chúa đã im lặng, và chợt hiểu: - Linh mục, mày có lý, mọi chuyện đều do tao bày đặt. Một mình tao. Tao đã lạy lục, xin một dấu hiệu, tao đã gửi thông điệp tới tận Trời: không ai trả lời. Ông trời không biết đến cả tên tao. Từng giây, từng phút, tao tự hỏi mình có thể là gì dưới cặp mắt của Chúa. Bây giờ tao đã biết câu trả lời: không là gì cả. Chúa không thấy tao, không nghe thấy tiếng kêu gọi của tao, không biết đến tao. Mày thấy khoảnh trống trên đầu chúng ta không? Chúa đấy. Mày thấy lỗ hổng trong cánh cửa kia không? Chúa đấy. Sự im lặng, chính là Chúa. Sự vắng mặt, chính là Chúa, nỗi cô đơn của con người. Chỉ còn có tao thôi: một mình, tao đã quyết định gì là Ác; một mình, tao sáng tạo gì là Thiện. Chính tao đã gian dối, tao, con người đã từng làm ra những 43
- chuyện mầu nhiệm, tao, con người đang tự lên án mình hôm nay, chỉ có tao mới có khả năng tha tội cho tao; tao, con người. [9, 25] Chúa ở đây không đơn thuần là Chúa của Kitô giáo mà là mọi niềm tin đã bị thần thánh hoá, thiêng liêng hoá như sự thật hay quy luật khách quan của lịch sử chẳng hạn, rồi đặt lên trên đầu con người để tự nó trói buộc đời nó, biến đời nó thành định mệnh, từ đó ta cảm nhận được ngay tầm vóc tư tưởng của vở kịch. Theo Sartre, con người có quyền lựa chọn bất cứ cái gì và hành động theo những gì mình chọn là có tự do, đó chính là thiện. Con người không bị ràng buộc bởi bất kỳ cái gì ngoại trừ phải đối diện với chính bản thân mình để tự đưa ra quyết định lựa chọn theo cách riêng của mình. Tự do của con người không theo khuôn mẫu có ẵs n nào, tự do của con người chỉ có thể đạt được trong sự tìm kiếm một nghệ thuật sống ở đời bằng cách không bao giờ chấp nhận một giá trị định sẵn nào. Những việc làm được chỉ đạo, chi phối bằng yếu tố bản năng của con người, mà không theo khuôn mẫu giá trị định sẵn, theo quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh sẽ mang giá trị thiện; còn khi hành động của con người bị ràng buộc, trói chặt vào những thói quen, những công thức xã hội, những tập tục truyền thống lạc hậu có sẵn thì con người sẽ mất tự do, mất tự do bởi vì con người hèn nhát, an phận chịu giam hãm trong nhà tù của những chuẩn mực, khuôn mẫu đúc sẵn, của những quy tắc. Điều này nghĩa là con người an phận theo những chuẩn tắc của xã hội mà quên đi mình phải sáng tạo, phải độc đáo, phải thể hiện sự tự do của mình qua những hành động được dẫn dẵn bằng bản năng, bằng nguyên tắc của lòng mình để tạo ra chính mình. Những suy nghĩ và việc làm này chính là sự từ bỏ thiện, nói cách khác, cái ác được thể hiện ở đây. Sartre cũng kêu gọi con người sáng tạo vì tự do của con người là tự do sáng tạo chứ không dập khuôn máy móc theo những gì định sẵn, nếu ai đó cho rằng con người không có tự do thì đều sai trái, nhưng nếu con người lựa chọn cái hèn hạ thì điều này đồng nghĩa với việc con người 44
- tự hạn chế tự do của chính mình. Do đó, để con người thực sự được tự do một cách sáng tạo, thì con người phải đánh giá các giá trị để thiết lập trật tự các giá trị mở đường cho tự do và sáng tạo, đó cũng chính là biểu hiện của cái thiện theo Sartre. Thứ ba, đối với Sartre, người làm điều thiện là người dám ăn dám nói theo suy nghĩ của mình, dám nói đến cùng không dấu diếm bất cứ chi tiết nào, không sợ bất cứ lời dị nghị xã hội nào và dám hành động theo lương tâm của mình. Người có đạo đức, làm điều thiện là người phải giành lấy tự do từ những tập tục truyền thống, những quy ước xã hội và khi đã giành được tự do thì con người không nên giữ nó trong tháp ngà mà phải dùng tự do để dấn thân vào trong xã hội, vào trong cõi đời này, phải dựa vào tự do để thực hiện những hành động có ích. Nói tóm lại, dám là chính mình sẽ trở thành người có đạo đức theo quan niệm đạo đức học của Sartre cũng như của chủ nghĩa hiện sinh. “Đạo đức không phải vấn đề chọn các giá trị “đúng”, bởi vì ngoại trừ tự do, không có giá trị nào khác tồn tại độc lập với các chọn lựa của chúng ta. Chính hành vi chọn lựa của chúng ta tạo cho nó giá trị, làm cho nó thành tốt. Nhiệm vụ đạo đức của chúng ta là nhìn nhận tự do hoàn toàn của mình và sử dụng nó để tạo ra chính mình” [27, 331] Tóm lại, những quan niệm về thiện và ác xem như là giá trị tuyệt đối, những giá trị cố hữu được định sẵn bởi những tập tục, công thức, những chuẩn mực xã hội đều bị bác bỏ theo nguyên tắc đạo đức học của chủ nghĩa hiện sinh. Theo các nhà đạo đức học hiện sinh, thiện và ác chỉ có thể liên hệ tới một hoàn cảnh đặc biệt, hành động của con người phải hướng tới cái thiện, loại trừ cái ác. Trong tình thế, hoàn cảnh hiện thời con người đang sống, cái ác cần diệt trừ, cái họa, cái nạn của thế giới cần phải loại bỏ là tình trạng nghèo đói, là sự áp bức bóc ộl t, sự lừa dối, giả tạo Xuất phát từ tự do với thân phận bi đát của con người. Cái thiện, cái ác trên lập trường của J. P. 45
- Sartre đều được thiết lập trên một chủ quan tính. Con người là kẻ lập pháp cho chính mình, phải tự mình quyết định chọn lựa lấy tất cả. 2.2. Về trách nhiệm Bên cạnh việc quan tâm tới các yếu tố thiện và ác, tới các hành động có thể coi là đúng hay sai, tốt hay xấu, đạo đức học còn quan tâm tới trách nhiệm, nghĩa vụ hay bổn phận của mỗi cá nhân đối với hành vi của mình. Đạo đức trong triết học hiện sinh cũng không thể bỏ qua bổn phận, trách nhiệm của con người tới việc làm, tới sự lựa chọn, tới quyết định của chính mình trên cơ sở tự do lựa chọn và sáng tạo. Để hiểu và đánh giá đúng giá trị của tư tưởng về trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh của Sartre, chúng ta phải làm rõ những nội dung cơ bản của nó. Những nội đó được trình bày một cách khái quát như sau. Thứ nhất, con người phải có trách nhiệm về sự hiện hữu của mình, về lựa chọn bản chất của mình trong xã hội. Ở đây ta thấy, theo đạo đức học mácxít, trách nhiệm của mỗi cá nhân là tuân theo những chuẩn mực, khuôn mẫu giá trị do xã hội hoặc người khác đặt sẵn cho mình. Nếu hoàn thành công việc theo đúng những quy tắc có sẵn đó của xã hội sẽ được coi là có trách nhiệm đạo đức, ngược lại, không tuân thủ nguyên tắc ưu tiên lợi ích xã hội, không làm theo chuẩn mực chung của xã hội, mà quyết định lựa chọn theo ý muốn chủ quan của cá nhân mình, theo nguyện vọng, bản năng của mình sẽ bị coi là thiếu trách nhiệm, không có trách nhiệm. Như đã biết, nguyên tắc thứ nhất của chủ nghĩa hiện sinh là con người không là gì khác ngoài cái mà tự nó làm thành chính mình, nhờ có tự do mà con người tạo ra chính mình, con người trước hết là một hiện hữu ném mình tới một tương lai và là hiện hữu ý thức về việc hình dung mình là hiện hữu trong tương lai. Con người là khởi điểm của một kế hoạch tự ý thức về mình, hơn là một mảng rêu, một mớ rác, hay một cây cải; không có gì tồn tại trước kế hoạch này; không có gì ở trên đời cả; con người sẽ là cái mà nó dự định trở 46
- thành. Đó trước hết là trách nhiệm về mình, về số phận của mình. Mỗi người tự đáy lòng mình đều biết rằng chỉ có ảb n thân nó chịu trách nhiệm về số phận, về những thành công và thất bại của mình, thậm chí cả trong trường hợp nó muốn đổ lỗi cho người khác hay cho hoàn cảnh. Thứ hai, con người phải có trách nhiệm trước bản thân mình, trước người khác và với toàn xã hội khi đưa ra sự lựa chọn của mình. Sartre viết: "Tôi chịu trách nhiệm về bản thân tôi và về mọi người. Tôi tạo ra cho mình một hình ảnh người xác định mà tôi lựa chọn. Tôi lựa chọn mình, tôi lựa chọn con người nói chung" [17, 13]. Nói cách khác, với Sartre thì con người, bằng hành động của mình, không những lựa chọn số phận của mình và bản thân mình, mà còn tác động theo một cách nào đó đến người khác. Sartre muốn chứng tỏ sự sống của con người là không thể thiếu gánh nặng trách nhiệm: về bản thân, về người thân, về Tổ quốc của mình và về toàn thể nhân loại. Nhiều người chạy trốn trách nhiệm này, làm ra vẻ không cảm nhận thấy nó, nhưng nó không buông tha họ. Con người không thể hoàn toàn chạy trốn khỏi lo âu, khỏi sự quan tâm và trách nhiệm. Điều đó chỉ có ở những người bị bệnh tâm thần, nghiện ma tuý, song cũng không phải tuyệt đối. Thực ra thì bệnh tâm thần, tự sát, say rượu và nghiện ma tuý là ý đồ chạy trốn khỏi gánh nặng cuộc đời và chứng tỏ gánh nặng ấy đã vượt quá mức mà con người có khả năng chịu đựng. Tuy nhiên, ngay cả trong xã hội hoàn hảo nhất thì con người vẫn phải gánh vác những nghĩa vụ, phải quan tâm và lo âu. Chính vì vậy mà lo âu, quan tâm hay trách nhiệm không phải là các phạm trù xã hội, mà là các phạm trù hiện sinh. Chúng biểu thị cái vốn có ở sự sống với tư cách là sự sống của con người, không phụ thuộc vào thời gian, vị trí và chế độ kinh tế - xã hội. Sự sống bao giờ cũng là một gánh nặng. Do vậy, nó đòi hỏi con người phải có lòng dũng cảm để sống, phải kiên định chịu đựng gánh nặng của cuộc đời. 47
- Chính sự tự do của con người là hành vi tự tạo ra giá trị, hành vi của mỗi cá nhân sẽ phát minh ra giá trị. Con người sẽ phải tự quyết trong việc lựa chọn hành vi của mình chứ không thể dập khuôn theo những giá trị định sẵn và cũng không thể dựa vào người khác để đưa ra quyết định cho mình vì con người phải tự tạo ra chính mình và phải tự chịu trách nhiệm về chính sự lựa chọn của mình. Do vậy, đối với đạo đức học hiện sinh, trách nhiệm, bổn phận là việc phục tùng những giá trị mà bản thân mình lựa chọn, chứ không phải phục tùng những giá trị của xã hội hay của người khác đã lựa chọn, sắp xếp trước theo lợi ích của họ. Tuy nhiên, nói đến trách nhiệm, đạo đức học hiện sinh không chỉ nhấn mạnh trách nhiệm của bản thân chúng ta mà mỗi người còn phải chịu trách nhiệm về mọi người. Vậy tại sao tôi lại phải chịu trách nhiệm về mọi người khi mọi người cũng như tôi, cũng có tự do để tự quyết, tự tạo ra chính mình? Theo đạo đức học hiện sinh, không thể có cái ốt t, xấu, thiện, ác định sẵn, mà chúng đều là công trình của chính cái Tôi trong mỗi con người, là sự sáng tạo nhờ tự do của chúng ta, “chỉ có mình tôi, tôi tự quyết định cái xấu, tôi tự phát minh ra cái tốt‟. Như vậy, chính việc chọn lựa của con người sẽ tạo ra giá trị, và giá trị do cá nhân tôi tạo ra có thể sẽ được mọi người noi theo. Do vậy, khi tôi quyết định chọn lựa một việc gì thì chọn lựa của tôi được xem như là một mẫu mực cho tất cả mọi người. “Khi tạo ra con người mà chúng ta muốn trở thành, không có một hành động duy nhất nào của chúng ta mà không đồng thời tạo ra hình ảnh về một con người mà chúng ta nghĩ phải trở thành”, Sartre nêu ví dụ “khi tôi quyết định lập gia đình, tôi tuyên bố rằng hôn nhân là một giá trị Tất nhiên không phải hôn nhân là một phần của bản tính con người, nhưng dù sao chọn lựa của tôi là một cố gắng để định nghĩa bản tính con người. Qua chọn lựa của tôi, tôi đang đưa tất cả nhân loại chứ không phải một mình tôi vào chế độ một vợ một chồng. Vì vậy, tôi chịu trách nhiệm về mình và về mọi người khác” [26, 334] 48
- Lên tiếng chống lại chủ nghĩa cá nhân, J.P.Sartre đã đưa ra lập luận: "Khi nói con người tự lựa chọn bản thân mình, chúng tôi hàm ý nói rằng, mỗi người trong chúng ta đều lựa chọn bản thân mình. Nhưng qua đó, chúng tôi cũng muốn nói rằng, khi lựa chọn bản thân mình, chúng ta lựa chọn tất cả mọi người". [16, 11] Với nghĩa đó, ỗm i người đều phải chịu trách nhiệm về mọi người, đều phải lựa chọn "con người nói chung", lựa chọn "mô hình con người". Đạo đức học hiện sinh phủ nhận những giá trị định sẵn, phủ nhận sự ràng buộc của những tập tục, luân lý ngàn đời có sẵn vì theo họ, giá trị cuộc sống, tốt hay xấu là do sự lựa chọn của chúng ta, ta chọn một vật không phải vì nó tốt mà trái lại, chính việc lựa chọn của chúng ta tạo ra giá trị tốt cho vật đó. Bản chất con người không có trước tồn tại, không được định sẵn và nếu bản chất con người đã được cho sẵn và ấn định sẵn thì con người không thể chịu trách nhiệm về chính mình, nhưng chính con người tạo ra giá trị, tạo ra chính mình nhờ có ựt do nên không ai khác ngoài con người phải chịu trách nhiệm về bản thân mình. Một ví dụ rất tiêu biểu trong quan niệm này của đạo đức học hiện sinh là: Trong thời kỳ bị quân Đức chiếm đóng, ộm t người học trò của Sartre đến xin ông một lời khuyên rằng nên ở lại nước Pháp để làm việc và nuôi dưỡng mẹ già đang không có nguồn sống hay sang Anh quốc để tiếp tục cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Sartre trả lời chàng trai trẻ như sau: hãy tự lựa chọn lấy con đường của mình và tự quyết lấy giá trị của sự tự do lựa chọn đó. ựS sáng tạo ra những giá trị là một hành vi riêng tư và không một ai có thể làm thay cho mình được. Như vậy, việc mình sẽ trở thành người như thế nào là do con người tự do lựa chọn, do con người tự sáng tạo nên chính mình, con người lên kế hoạch cho những hành vi của mình để hành vi đó ạt o ra các giá trị. Thứ ba, người có trách nhiệm là người làm theo đạo đức của bản thân và dám chịu trách nhiệm về kết quả của sự lựa chọn của mình, cho dù kết quả đó như thế nào. Tự do hoàn toàn thuộc về con người, là của con người, nhờ sự 49