Khóa luận Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phuong_thuc_to_chuc_von_tai_lieu_va_phuc_vu_nguoi.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM PHƢƠNG THỨC TỔ CHỨC VỐN TÀI LIỆU VÀ PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN TẠ QUANG BỬU - TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH : THÔNG TIN – THƢ VIỆN KHÓA HỌC : 51 (2006- 2010) HỆ ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY NGƢỜI HƢỚNG DẪN : TH.S TÔ HIỀN HÀ NỘI, 2010
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn 5 7. Bố cục của khóa luận 5 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN TẠ QUANG BỬU VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VỐN TÀI LIỆU, PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN 6 1.2. Giới thiệu về Thƣ viện Tạ Quang Bửu 6 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 6 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 7 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 8 1.1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị 10 1.1.5. Đặc điểm vốn tài liệu 10 1.1.6. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin 11 1.2. Những vấn đề chung về tổ chức vốn tài liệu và phục vụ ngƣời dùng tin tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu 13 1.2.1. Khái niệm tổ chức vốn tài liệu 13 1.2.2. Khái niệm phục vụ người dùng tin 14 1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu 15
- CHƢƠNG 2: PHƢƠNG THỨC TỔ CHỨC VỐN TÀI LIỆU TẠI THƢ VIỆN TẠ QUANG BỬU 19 2.1. Xử lý tài liệu – cơ sở khoa học cho việc tổ chức vốn tài liệu 19 2.1.1. Đăng ký tài liệu 20 2.1.2. Xử lý tài liệu 21 2.2. Phƣơng thức tổ chức vốn tài liệu 25 2.2.1. Kho đóng 27 2.2.2. Kho mở . 30 2.2.3. Kho đóng- mở 38 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC TỔ CHỨC PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN TẠ QUANG BỬU 43 3.1. Các hình thức phục vụ ngƣời dùng tin 43 3.1.1. Phục vụ tại chỗ 43 3.1.2. Phục vụ mượn về nhà 48 3.1.3. Phục vụ tra cứu thông tin 50 3.1.4. Các hình thức phục vụ khác 53 3.2. Công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu 56 3.2.1. Triển lãm 56 3.2.2. Giới thiệu sách mới 57 3.2.3. Pano Thư viện 58 CHƢƠNG 4: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VỐN TÀI LIỆU VÀ PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN TẠ QUANG BỬU. 59 4.1. Nhận xét, đánh giá 59 4.1.1. Về công tác tổ chức vốn tài liệu 59
- 4.1.1.1. Ưu điểm 59 4.1.1.2. Hạn chế 61 4.1.2. Về công tác phục vụ người dùng tin 62 4.1.2.1. Ưu điểm . 65 4.1.2.2. Hạn chế 68 4.2. Đề xuất giải pháp 70 4.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức vốn tài liệu 70 4.2.2. Đổi mới phương thức phục vụ 71 4.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị 75 4.2.4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ 76 4.2.5. Đẩy mạnh việc đào tạo, hướng dẫn người dùng tin 77 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thử hình dung, nếu một thành phố ngày nay không có những số nhà, tên phố, chỉ có những ngôi nhà nối tiếp theo nhau, sẽ thật là khó khăn để gọi ra một địa chỉ cụ thể. Và nếu trong một thư viện, những cuốn sách cũng giống như những ngôi nhà ấy, thì có lẽ việc tìm kiếm chúng chẳng khác nào một bài toán lịch sử đang thách thức trí nhớ của con người. Từ thời xưa, những người trông sách đã hiểu rằng, cần phải tạo một ra một trật tự thống nhất, logic cho kho sách quý của mình. Họ đã bắt đầu tổ chức, phân chia chúng theo những môn loại tri thức, theo ngôn ngữ, theo chất liệu những tài liệu theo cách phân chia đó được để gần nhau, và người ta thấy được tri thức, sự hiểu biết của con người qua thời gian đang ngày một biến đổi, phát triển. Qua một kho sách có tổ chức, người ta còn có thể thấy được quá khứ và hiện tại, có thể nhìn nhận được một vấn đề theo sự chảy trôi của dòng thời gian. Bởi vậy việc tổ chức vốn tài liệu cũng giống như một nghệ thuật sắp đặt có mục đích và ý nghĩa to lớn. Cho đến ngày hôm nay cũng vậy, bất cứ một thư viện nào cũng đều phải tiến hành tổ chức vốn tài liệu sao cho khoa học, hợp lý. Và công tác này thêm khó khăn hơn, ngày càng đòi hỏi cao hơn khi mà nguồn lực thông tin trong thư viện không ngừng tăng lên nhanh chóng, và nếu không có một phương thức để ứng phó với sự gia tăng đó, kho sách
- sẽ trở nên khó kiểm soát, khó sử dụng và kém hiệu quả. Tổ chức, sắp xếp tài liệu trong kho không khó, nhưng tổ chức, sắp xếp làm sao để lấy ra được tài liệu trong khoảng thời gian ngắn nhất, đồng thời vẫn bảo quản tốt tài liệu, tạo thuận lợi cho việc sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng, thì đó mới là một vấn đề lớn. Cũng chính vì vậy, công tác tổ chức vốn tài liệu luôn là một trong những khâu quan trọng nhất của hoạt động nghiệp vụ tại mỗi cơ quan thông tin, thư viện. Thông qua công tác này giúp cho thư viện quản lý vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin khai thác, sử dụng nguồn tin một cách hiệu quả nhất. Và cũng có thể nói rằng, tổ chức vốn tài liệu tạo đà cho công tác phục vụ người dùng tin, nhưng chỉ thông qua phục vụ Thư viện mới có thể đánh giá được hiệu quả của công tác tổ chức vốn tài liệu, đồng thời qua việc phục vụ, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về cách thức tổ chức vốn tài liệu và tìm kiếm nguồn thông tin một cách khoa học. Đó là hai công đoạn kế tiếp và hỗ trợ cho nhau rất nhiều. Nếu một trong hai khâu đó làm chưa tốt, cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khâu còn lại, và làm giảm đi hiệu quả hoạt động của Thư viện. Thư viện Tạ Quang Bửu là một thư viện điện tử hiện đại, và là thư viện trường đại học khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước. Thư viện có truyền thống hoạt động hơn 50 năm và được biết đến không chỉ nhờ quy mô rộng lớn, được đầu tư kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, có chất lượng hoạt động hiệu quả, mà còn ở nguồn tài liệu khoa học kỹ thuật đa dạng về loại hình và lĩnh vực, đứng đầu cả nước. Công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu trong những năm qua đã trở thành một nhiệm vụ không dễ dàng, khi mà xã hội đang đứng trước sự gia tăng khổng lồ của khối lượng thông tin, đặc biệt là những thông tin thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Thư viện cũng đã không ngừng phát triển nguồn thông tin của mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy của Trường. Đi cùng với sự phát triển về số lượng của nguồn tin, Thư viện lại phải có những phương pháp tổ chức nguồn vốn đó và phục vụ bạn đọc một cách hiệu quả, tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm, sử dụng của người dùng tin. Do vậy mà công tác tổ chức vốn tài liệu phải luôn được ưu tiên đi trước một bước, và vừa phải đảm bảo phù hợp cho sự phát triển lâu dài trong một tương
- lai xa của Thư viện, nhưng lại phải gắn bó với phục vụ và thân thiết với người dùng tin. Và để giải quyết tốt mối quan hệ đó, Thư viện Tạ Quang Bửu cũng gặp phải những khó khăn cần sớm được khắc phục. Chính vì lý do đó, em đã chọn hướng nghiên cứu: “Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích: Tìm hiểu rõ thực trạng công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu. Qua đó, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế, đồng thời đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin. Nhiệm vụ: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện Tạ Quang Bửu Nêu rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin đối với Thư viện Tạ Quang Bửu. Mô tả thực trạng của công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin. o Cơ sở khoa học của việc tổ chức vốn tài liệu o Phương pháp tổ chức vốn tài liệu. o Các hình thức phục vụ. o Các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tài liệu. Phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin. Đưa ra giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin. 3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài
- Tổ chức vốn tài liệu là một vấn đề không còn xa lạ, nhưng vẫn luôn nhận được sự quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu của đông đảo những người yêu mến công tác này. Bên cạnh đó, việc tổ chức vốn tài liệu trong giai đoạn hiện nay đã có nhiểu đổi thay, tiến bộ, cũng như những vấn đề còn tồn tại cần sớm được khắc phục, giải quyết. Ngay ở Khóa luận tốt nghiệp năm 2008 của Ngô Thị Mỹ Hạnh, sinh viên khoa Thông tin- Thư viện khóa K49(2004- 2008) hệ chính quy đã đề cập đến công tác tổ chức vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu với tên đề tài đầy đủ là: “ Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”. Tuy nhiên khi xem xét khóa luận này, tôi nhận thấy với thực tế hiện nay của Thư viện Tạ Quang Bửu, công tác tổ chức vốn tài liệu đã có nhiều thay đổi. Qua đề tài của mình, tôi cũng muốn đi sâu tìm hiểu công tác tổ chức vốn tài liệu. Đồng thời có những nhận xét và đóng góp ý kiến cá nhân mình, nhằm góp phần nâng cao hơn nữa công tác tổ chức vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu. Ngoài ra, tôi còn muốn mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình tới công tác phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu, bởi đây là một mảng quan trọng gắn liền với công tác tổ chức vốn tài liệu, và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động thư viện. Với lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết tốt những nhiệm vụ đã đặt ra trong đề tài khóa luận, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định và giới hạn như sau: Đối tượng: Công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin. Phạm vi: Công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu, trong giai đoạn hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp tiếp cận: o Nghiên cứu tài liệu o Quan sát o Phỏng vấn o Thống kê số liệu 6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của khóa luận Về mặt lý luận: Khóa luận góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết chung về ý nghĩa của công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin đối với hoạt động thư viện. Về mặt thực tiễn: Khóa luận mô tả thực trạng của công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu. Đánh giá những điểm mạnh, yếu của công tác này, thông qua đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin, đáp ứng tốt nhu cầu của bạn đọc. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá luận bao gồm 4 chương sau: Chương 1: Khái quát về Thư viện Tạ Quang Bửu và công tác tổ chức vốn tài liệu, phục vụ người dùng tin. Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu. Chương 3: Hoạt động tổ chức phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu. Chương 4: Nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu.
- CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN TẠ QUANG BỬU VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VỐN TÀI LIỆU, PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN. 1.1. Giới thiệu về Thƣ viện Tạ Quang Bửu Địa chỉ: Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 3869 2243 Website : Email : bklib@mail.hut.edu.vn 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Thƣ viện Tạ Quang Bửu Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập từ năm 1956 (ngay sau ngày thành lập trường). Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Thư viện đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - khoa học - kỹ thuật của đất nước. Nhìn lại chặng đường đã qua, trong những năm đầu mới thành lập, với số vốn tài liệu ban đầu là 5000 cuốn sách, cơ sở vật chất nghèo nàn và 2 cán bộ phụ trách không có nghiệp vụ thư viện, Thư viện là một bộ phận trực thuộc Phòng Giáo vụ. Có thể nói điều kiện hoạt động của Thư viện lúc bấy giờ rất khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn do tình hình chung của Trường và đất nước trong những năm tháng chiến tranh. Tuy nhiên, Thư
- viện vẫn không ngừng phấn đấu để đảm bảo phục vụ tốt cho cán bộ và sinh viên trong trường, kể cả trong thời gian sơ tán. Trong thời kỳ đổi mới, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiến hành hiện đại hóa công tác đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học. Trường cũng đã đầu tư đáng kể cho Thư viện, như tăng thêm kinh phí bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho xứng đáng với tầm vóc 50 năm phát triển và trưởng thành của Trường, cũng như Thư viện, nhất là đầu tư xây dựng Thư viện điện tử rất quy mô và hiện đại. Tháng 11/2003, “Thư viện” và “Trung tâm Thông tin và Mạng” đã sáp nhập thành đơn vị mới là “Thư viện và Mạng thông tin” với hai nhiệm vụ chính: vận hành và khai thác Thư viện điện tử mới và quản lý điều hành Mạng thông tin của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Từ năm học 2006 - 2007, Thư viện điện tử Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội mở cửa phục vụ bạn đọc với hệ thống các phòng đọc tự chọn, cùng 2000 chỗ ngồi và tăng cường khả năng truy cập vào các học liệu điện tử trực tuyến. Đầu tháng 9/2008, theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, để phù hợp với tình hình mới, Bộ phận Thư viện tách ra và trở thành đơn vị “Thư viện Tạ Quang Bửu” độc lập, bước vào một giai đoạn phát triển mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trường ĐHBK Hà Nội. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 1.1.2.1. Chức năng Thư viện Tạ Quang Bửu trực thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc quản lý, nghiên cứu phát triển, tổ chức khai thác các nguồn thông tin thư viện phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường. 1.1.2.2. Nhiệm vụ Quản lý, phát triển nguồn lực thông tin thư viện
- o Quản lý, phát triển nguồn lực thông tin của Thư viện thông qua việc khai thác, sử dụng các loại tài liệu từ nhiều nguồn trong nước, ngoài nước, có trong thư viện và từ các thư viện khác ( Tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử, mạng Internet .) o Thu nhận lưu chiểu các tài liệu do nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội nghị, hội thảo, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng, các dạng tài liệu khác của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên trong nhà trường. o Phối hợp chặt chẽ với các thư viện, các nhà xuất bản, các trung tâm thông tin trong và ngoài nước trong công tác bổ sung nguồn lực thông tin cho Thư viện. o Tổ chức bổ sung, điều phối toàn bộ hệ thống thông tin tư liệu thư viện trong nhà trường. Tổ chức khai thác nguồn thông tin thư viện phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý của trường. o Tổ chức khai thác nguồn thông tin Thư viện truyền thống o Tổ chức hệ thống thông tin Thư viện số 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Thư viện Tạ Quang Bửu bao gồm 04 bộ phận, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.
- Ban Giám đốc Văn Phòng Phòng Phòng Dịch vụ Công phòng Xử lý thông tin, nghệ và thông tin tư liệu Thư viện điện tử Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Nghiên cứu Phát triển Biên mục Phòng Đọc phát triển nguồn tin Bộ phận Bộ phận Mượn trả Kỹ thuật Bộ phận Phục vụ Quản lý kho Multimedia Dịch vụ Xây dựng Tham khảo Dự án, hướng dẫn Hành chính bạn đọc tổng hợp Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện Tạ Quang Bửu 1.1.3.2. Đội ngũ cán bộ Hiện nay Thư viện Tạ Quang Bửu có 43 cán bộ, trong đó: 10 Thạc sỹ Thông tin Thư viện và Công nghệ thông tin 05 Kỹ sư công nghệ thông tin và các ngành kỹ thuật
- 23 Cử nhân Thông tin Thư viện 02 Cử nhân Ngoại ngữ 03 Cử nhân Kinh tế 1.1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị Thư viện Tạ Quang Bửu hiện là một trong những thư viện lớn nhất trong hệ thống thư viện đại học ở Việt Nam, Thư viện bao gồm 1 toà nhà 10 tầng với tổng diện tích 37.000m². Trên thực tế, Thư viện chỉ được sử dụng 5 tầng đầu tiên để phục vụ bạn đọc, với hệ thống phòng đọc mở (người đọc có thể tự tìm kiếm, tra cứu tài liệu), hai phòng mượn, năm phòng tự học, tám phòng học nhóm, hai phòng đa phương tiện với khoảng 80 máy tính được kết nối Internet, giúp người dùng tin truy cập miễn phí. Thư viện có khả năng phục vụ cùng một lúc hơn 2000 bạn đọc. Máy chủ phần mềm thư viện và máy chủ cơ sở dữ liệu của Thư viện do hãng Sun Micro System cung cấp hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Oracle; máy chủ khác sử dụng phần mềm HP. Thư viện được trang bị 10 máy in, 5 máy photocopy, 3 máy scanner, 02 máy khử từ và nạp từ, 20 đầu đọc mã vạch và hệ thống 7 phòng đọc cho kho mở, với mỗi phòng được trang bị bàn ghế cho bạn đọc: phòng đọc nhỏ là: 80 chỗ ngồi, phòng đọc lớn là 145 chỗ ngồi. Thư viện được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại như: Camera giám sát tòa nhà, giám sát tất cả các tầng và các phòng quan trọng của tòa nhà (24/24h). Hệ thống kiểm soát sách qua nhiều tầng và các công nghệ khác nhau. Hệ thống kiểm soát vào- ra bằng thẻ từ, mã vạch và máy quét mã vạch. 1.1.5. Đặc điểm vốn tài liệu Thư viện Tạ Quang Bửu là một thư viện chuyên ngành khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước, có vốn tài liệu phong phú, đa dạng. Hiện nay kho tài liệu của thư viện có khoảng
- 700.000 tài liệu với các ngôn ngữ Việt, Anh, Nga, Pháp Trong đó bao gồm: tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử. 1.1.5.1. Tài liệu truyền thống Sách: Sách là loại hình tài liệu chiếm số lượng lớn nhất trong thành phần vốn tài liệu của Thư viện Tạ Quang Bửu. Hiện nay, Thư viện có khoảng 400.000 cuốn sách, với nhiều ngôn ngữ, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Báo: Hiện nay, Thư viện có 78 loại báo, bao gồm các loại báo hàng ngày, báo tuần với nhiều chủ đề khác nhau, mang đến những thông tin thời sự nhất về nhiều lĩnh vực: chính trị, xã hội, văn hóa, thể thao, đời sống Tạp chí: o Tạp chí Việt: khoảng 100 tên o Tạp chí ngoại: khoảng 1503 tên Luận án, luận văn: Luận án, luận văn có 6036 cuốn, thuộc tất cả các chuyên ngành của trường đào tạo, bảo vệ trong và ngoài nước. Trong đó, có một số tài liệu tiếng nước ngoài được biếu tặng như: Nga, Anh, Pháp, Hung, Tiệp. Đây là nguồn “chất xám” có giá trị khoa học, thực tiễn, đã được thẩm định, và có khả năng ứng dụng vào thực tế. Đó là dạng tài liệu đặc biệt quý của Thư viện Tạ Quang Bửu, là tâm huyết, sản phẩm trí tuệ của đội ngũ những người làm nghiên cứu khoa học, là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng ý nghĩa đối với bạn đọc. 1.1.5.2. Tài liệu điện tử Khoảng 3000 đĩa CD Luận văn, Luận Án. Gần 500 cuốn tài liệu toàn văn đã đưa vào Thư viện số (E-book). Một số CSDL điện tử online của các nhà xuất bản đang dùng thử. Liên kết đến nhiều CSDL điện tử miễn phí khác.
- 1.1.6. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin Thư viện Tạ Quang Bửu có số lượng người dùng tin đông đảo, hơn 43.000 người và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của Thư viện không ngừng đi lên. Người dùng tin tại Thư viện được chia thành ba nhóm chính: Nhóm cán bộ, giảng viên Nhóm sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh Nhóm bạn đọc ngoài trường Nhóm cán bộ, giảng viên: có khoảng 3.000 người, (chiếm 6,9 %) trong tổng số bạn đọc của Thư viện. Tuy nhiên, họ đóng vai trò nòng cốt của xã hội, là “ nguyên khí của quốc gia”. Họ vừa là đối tượng sử dụng thư viện, vừa là người tạo ra nguồn thông tin có giá trị khoa học cao cho thư viện. Với đặc thù là hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nhu cầu tin của họ chuyên sâu. Họ quan tâm tới những thông tin mới, kịp thời. Bên cạnh tài liệu tiếng Việt, họ rất cần các tài liệu tiếng nước ngoài: tiếng Anh, Pháp, Nhật những nước có nền khoa học, kỹ thuật phát triển trên thế giới. Nhóm sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh : có số lượng lên tới 40.000 người, (chiếm tới 92 %). Nhiệm vụ chính của họ là học tập và họ là đối tượng người dùng tin chủ yếu của Thư viện. Với mô hình đào tạo theo hình thức tín chỉ, đòi hỏi họ phải đọc, tìm hiểu thêm thông tin từ nhiều nguồn có trong các tài liệu dạng truyền thống và hiện đại: tài liệu tham khảo, báo, tạp chí khoa học, luận án, luận văn, cơ sở dữ liệu trực tuyến Đặc biệt họ là những người trẻ tuổi và đam mê kỹ thuật, do vậy họ tiếp thu nhanh về khoa học công nghệ và cũng thường sử dụng các loại sản phẩm, dịch vụ hiện đại, cung cấp thông tin nhanh chóng: tài liệu điện tử, tài liệu nước ngoài, tài liệu mới, cập nhật. Nhóm bạn đọc ngoài trường: khoảng 500 bạn đọc (chiếm 1,1 %) Đối tượng: o Cán bộ hưu trí của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội o Bạn đọc ngoài trường có nhu cầu sử dụng Thư viện
- Đây là nhóm người dùng tin khá đặc biệt của Thư viện Tạ Quang Bửu. Họ chiếm một số lượng khiêm tốn, nhưng có chung sự quan tâm về lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Nhu cầu tin của họ chủ yếu là những thông tin chuyên sâu, mới cập nhật. Mỗi nhóm người dùng tin lại có những đặc điểm tâm lý, ngành nghề khác nhau, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tin khác nhau của họ. Việc phân chia người dùng tin thành những nhóm nhỏ, giúp thư viện quản lý được bạn đọc tốt hơn, đồng thời phục vụ tốt hơn. Qua đó, việc bổ sung nguồn tin sẽ đi sát và phù hợp với nhu cầu từng nhóm người dùng tin, giúp cho Thư viện có những chính sách ưu đãi, kế hoạch xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiệu quả, trên cơ sở nắm vững từng loại nhu cầu. Từ đó, sẽ nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện đối với mọi đối tượng người dùng tin khi đến thư viện. 1.2. Những vấn đề chung về công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ ngƣời dùng tin tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu 1.2.1. Khái niệm tổ chức vốn tài liệu Năm 1934, nhà Thư viện học người Nga U.V.Grigorev đã đưa vào trong thành ngữ khoa học khái niệm “ Tổ chức kho sách thư viện”. Ông cùng với một số nhà thư viện học khác đã nghiên cứu những vấn đề về tổ chức vốn tài liệu với một phương pháp luận đúng đắn, góp phần làm phong phú thêm lý luận Thư viện học. Dưới danh từ tổ chức kho sách thư viện, người ta hiểu đây là một loạt các nghiệp vụ nhằm làm cho vốn tài liệu “có một trật tự nhất định”. Yêu cầu của việc tổ chức vốn tài liệu, là trước hết phải phân chia toàn bộ vốn tài liệu thành nhiều kho, phù hợp với điều kiện thực tế của Thư viện, và giữa các kho đó có mối liên quan mật thiết, hữu cơ với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, nhằm phục vụ bạn đọc hiệu quả nhất. Tổ chức kho theo nghĩa rộng, bao gồm từ việc nhận, đăng ký, xử lý, sắp xếp và bảo quản vốn tài liệu. Như vậy, tổ chức kho là một loạt những quá trình và thao tác liên tục, với mục đích vừa sử dụng vốn tài liệu tốt nhất cho bạn đọc, vừa bảo quản tài sản đảm bảo nhất. Tổ chức vốn tài liệu trong Thư viện bị quy định bởi các yếu tố cơ bản sau:
- Quy mô- loại hình của Thư viện. Chức năng – nhiệm vụ của Thư viện Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Thư viện Số lượng, chất lượng vốn tài liệu Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ Thư viện Nhiệm vụ tổ chức kho tối ưu, là làm sao đạt được: Tạo ra một trật tự trong các kho tài liệu Bảo quản tốt tài liệu Tạo thuận lợi cho việc sử dụng: dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng: tiết kiệm thời gian, công sức cho cán bộ và bạn đọc. Để tổ chức vốn tài liệu hiệu quả, bên cạnh việc đáp ứng bốn tiêu chí trên, còn phải phát huy được hết các nguồn lực của thư viện. Bởi một thư viện có vốn tài liệu phong phú, đa dạng, nhiều tài liệu quý hiếm, nhưng nếu không được tổ chức khoa học, hợp lý, trang thiết bị không đảm bảo cũng sẽ làm cho vốn tài liệu không phát huy được giá trị, làm cho công tác tổ chức phục vụ vốn tài liệu bị hạn chế và kém hiệu quả. Chính vì vậy, công tác tổ chức vốn tài liệu cần được xem xét, nghiên cứu chặt chẽ cùng những mối liên hệ với các công tác chuyên môn, nghiệp vụ khác của thư viện. Chỉ có khi đó, hoạt động của thư viện mới đồng bộ, ăn khớp với nhau và thực sự mang lại hiệu quả cao, có ý nghĩa đối với không chỉ thư viện, mà còn mang lại sự hài lòng cho bạn đọc. 1.2.2. Khái niệm công tác phục vụ người dùng tin Công tác phục vụ người dùng tin, là nghiên cứu mối quan hệ giữa tài liệu và con người, trên cơ sở tâm lý học, giáo dục học và xã hội học cụ thể. Công tác phục vụ người dùng tin nghiên cứu mối quan hệ giữa cung và cầu trong công tác Thông tin – Thư viện - Thư mục, về tài liệu sách báo trong các ngành khoa học và các lĩnh vực. Công tác phục vụ người dùng tin nghiên cứu hình thức, phương pháp tuyên truyền, giới thiệu tài liệu
- sách, báo, hướng dẫn đọc sách báo, tổ chức phục vụ và thỏa mãn nhu cầu thông tin, hứng thú đọc sách của người dùng tin trong và ngoài thư viện. Công tác phục vụ người dùng tin là thước đo hiệu quả việc luân chuyển tài liệu, sách báo và vai trò của nó trong đời sống xã hội. Có thể hiểu rằng, công tác phục vụ người dùng tin, là chiếc cầu nối giữa kho tài liệu với người dùng tin, sử dụng nguồn lực thông tin, thư viện. Nếu không có công tác này, vốn tài liệu thư viện vẫn chỉ nằm lại trong kho, và người dùng tin cũng không có khả năng tiếp cận được tới tài liệu. Bên cạnh đó, công tác phục vụ người dùng tin còn là hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dùng tin sử dụng vốn tài liệu của thư viện, nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, học tập, giảng dạy, lao động sản xuất và giải trí. Nguồn tin trong mỗi cơ quan thông tin, thư viện được tổ chức và phân bố khác nhau, vì vậy muốn người dùng tin có thể nắm bắt được cách thức tổ chức, sắp xếp, phân bố nội dung tài liệu, đòi hỏi cơ quan thông tin, thư viện phải hướng dẫn, giúp đỡ họ, nhằm sử dụng thư viện một cách hiệu quả. Công tác phục vụ người dùng tin còn là việc hướng dẫn, sử dụng đọc sách đúng đối tượng và tổ chức sử dụng sách báo một cách hợp lý, tiết kiệm sức người, tiền của và thời gian cho người dùng tin, qua đó góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động cho họ. Đồng thời, thông qua công tác phục vụ sẽ trang bị cho người dùng tin phương pháp đọc sách, ghi chép có kế hoạch, có hệ thống, nhằm mục đích tự học, tự nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, nâng cao nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho mọi tầng lớp người dùng tin. Công tác phục vụ người dùng tin có nhiều điều để nói, để làm và đòi hỏi nghệ thuật, trách nhiệm của người cán bộ phục vụ. Khái quát lại, chúng ta có thể hiểu: “Phục vụ bạn đọc là hoạt động của thư viện, nhằm tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu hoặc là bản sao của chúng, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu đó. Công tác này được xây dựng trên sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ thư viện, phục vụ thông tin, tra cứu”. [7.370].
- 1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu 1.2.3.1. Đối với công tác tổ chức vốn tài liệu: Hình ảnh của thư viện, thường gắn liền với những giá sách chứa đựng nguồn thông tin lớn lao. Thông thường, thư viện càng lớn và lâu đời, thì càng tỉ lệ thuận với kho sách trong thư viện đó. Đến với Thư viện Alexandria, hình ảnh về những kho sách tại đây đã gây ấn tượng mạnh ngay từ lần đầu tiên. Bên trong một tòa nhà hiện đại, cao lớn, những giá sách được xếp vòng quanh bức tường của thư viện, như những viên gạch gắn kết với nhau, tạo dựng nên một lâu đài sách. Và người ta tự hỏi tại sao, bằng cách nào, con người lại có thể tổ chức được kho sách vừa khoa học, ngăn nắp, trật tự, vừa tìm kiếm dễ dàng, hiệu quả ? Điều đó được lý giải bởi nó xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn. Thư viện là nơi lưu giữ kho tàng thông tin, tri thức của nhân loại. Trải qua bao năm tháng đổi thay, cùng với sự phát triển của xã hội về mọi mặt, sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, nguồn tri thức được tích lũy theo thời gian không ngừng tăng lên, phát triển nhanh chóng. Nhìn lại từng năm, khối lượng thông tin mà con người tạo ra cứ theo đà tăng vụt và không có khi nào dừng lại. Những con số phản ánh nguồn thông tin cứ mãi kéo dài đến vô tận. Một cơ quan thông, thư viện để duy trì và tồn tại hoạt động cũng phải nuôi dưỡng nguồn vốn tài liệu của mình, để phù hợp với sự vận động mau chóng của xã hội bên ngoài, để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của người dùng tin. Do đó mà vốn tài liệu trong mỗi cơ quan thông tin, thư viện mỗi ngày một lớn dần hơn và việc tổ chức vốn tài liệu hiệu quả trở thành một yêu cầu cấp bách. Nhờ tổ chức vốn tài liệu, mà một cán bộ có thể không nhớ được đầy đủ những tài liệu có trong thư viện của mình, nhưng họ có thể biết được tài liệu đó có hay không có trong thư viện, và nếu có hoàn toàn có thể xác định được tọa độ mà tài liệu đang nằm trên giá. Công tác này do đó cũng tiết kiệm được nhân lực, phương tiện cho thư viện.
- Khi tổ chức vốn tài liệu, thư viện sẽ phải phân chia kho sách của mình ra thành những bộ phận nhỏ hơn theo những dấu hiệu cụ thể. Cán bộ và cả bạn đọc có thể nắm bắt được cách thức tổ chức và theo những chỉ dẫn, phân chia có quy tắc nhất định đó, sẽ nhanh chóng tìm ra được vốn tài liệu cần. Cách thức tổ chức càng khoa học, hợp lý thì sẽ càng dễ dàng, thuận tiện cho cán bộ và bạn đọc, vì thế sẽ góp phần tiết kiệm được thời gian, công sức của cả hai, đồng thời tăng hiệu quả chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó, tổ chức vốn tài liệu khoa học, giải quyết được một nhiệm vụ quan trọng là bảo quản tốt kho tài liệu, với tư cách là một tài sản quốc gia, làm cho vốn tài liệu nói chung và từng cuốn sách nói riêng được bảo quản trong điều kiện tốt nhất. Tổ chức vốn tài liệu khoa học, tiết kiệm được ngân sách cho thư viện trong việc phục hồi, phục chế tài liệu bị rách nát, hư hỏng. Tổ chức vốn tài liệu khoa học, còn giải quyết được đồng thời hai nhiệm vụ mâu thuẫn nhau, nhưng có quan hệ biện chứng với nhau, đó là: sử dụng tích cực vốn tài liệu và bảo quản chúng lâu dài. Cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, Thư viện Tạ Quang Bửu đã đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với công tác tổ chức vốn tài liệu. Với đặc điểm là thư viện trường đại học chuyên về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, lĩnh vực luôn đổi mới nhanh, đòi hỏi nội dung tài liệu cũng luôn được cập nhật, ngôn ngữ tài liệu phải đa dạng, chú trọng phát triển đến cả những tài liệu tiếng nước ngoài; đối tượng người dùng tin lại đông đảo Đòi hỏi Thư viện phải có cách thức tổ chức vốn tài liệu thật khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mình. Ý thức được vai trò to lớn của công tác tổ chức vốn tài liệu, Thư viện Tạ Quang Bửu trong những năm qua đã tích cực đổi mới công tác này, nhằm tạo ra một không gian vốn tài liệu vừa phong phú, vừa gần gũi. Trong nỗ lực mang tài liệu đến gần hơn với bạn đọc, thư viện xác định: công tác tổ chức vốn tài liệu là người bạn đắc lực nhất phục vụ, tạo động lực hỗ trợ cho việc hoàn thành nhiệm vụ này.
- 1.3.2.2. Đối với công tác phục vụ người dùng tin: Công tác phục vụ người dùng tin bao giờ cũng là khâu công tác cuối cùng và đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của thư viện. Không chỉ là việc mang tài liệu trong kho đến gần với người dùng tin, mà công tác này còn cho thấy được tất cả công tác chuẩn bị trước khi phục vụ của thư viện, từ khâu bổ sung, biên mục, tổ chức, đến bảo quản tài liệu ra sao, tốt hay không tốt. Đây là khâu mà những mặt mạnh, cũng như những mặt yếu của thư viện đều được bộc lộ. Do đó, thư viện có thể lấy kết quả của công tác này, làm thước đo để đánh giá toàn bộ các khâu trong hoạt động của mình, để thư viện có thể nhìn ra được những điểm thiếu sót, qua đó đề ra những hướng giải quyết để khắc phục và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, công tác phục vụ người dùng tin còn tạo điều kiện đưa thư viện đi vào vận hành có mục đích và ý nghĩa, nhằm giải quyết mối quan hệ giữa người dùng tin, người sử dụng thư viện và vốn tài liệu thư viện. Nếu thiếu đi công tác này, thư viện sẽ chẳng khác nào nấm mồ chôn sách. Đối với Thư viện Tạ Quang Bửu, công tác phục vụ bạn đọc được xem là tấm gương phản chiếu mọi vấn đề của các khâu công tác trước đó, là chất xúc tác mạnh mẽ để Thư viện nhìn ra thực trạng hoạt động của mình, và qua đó không ngừng hoàn thiện hơn về mọi mặt để ngày càng phát triển toàn diện. Công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin, tuy là hai khâu nghiệp vụ khác nhau của hoạt động Thông tin - Thư viện, nhưng lại hỗ trợ đắc lực cho nhau, và đều có một vai trò quan trọng không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, khi xã hội ngày càng phát triển, số lượng và chất lượng nguồn tin không ngừng tăng lên, hai công tác này sẽ là chìa khóa để các cơ quan thông tin, thư viện mở ra kho tàng tri thức, và quản trị tri thức, phục vụ cho nhu cầu thông tin của con người. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 1. Bùi Thị Thanh Thảo (2008), Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin- Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải. Thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội. 2. Dương Thúy Hương, “Kinh nghiệm tổ chức và quản lý kho mở tại một số Thư viện thành viên CLB Thư viện”, Bản tin điện tử- Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, 3. Đại Lương (2008), “Nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 1 (13), tr. 32- 36. 4. Đặng Thị Mai (2008), “Xây dựng Thư viện điện tử tại Thư viện Quốc gia Việt Nam nguồn lực thông tin điện tử và các dịch vụ phục vụ bạn đọc”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 2 (14), tr. 48- 53. 5. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 6. Hoàng Thanh Trang (2000), Tìm hiểu vốn tài liệu và công tác tổ chức và bảo quản, phục vụ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội. 7. Lê Văn Viết (2002), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa thông tin, Hà Nội. 8. Nghiêm Thị Như Ngọc (2010), Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước, Luận văn thạc sỹ Thông tin – Thư viện, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội. 9. Ngô Thị Mỹ Hạnh (2008), Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội. 10. Nguyễn Tiến Hiển, Kiều Văn Hốt (2005), Tổ chức và bảo quản tài liệu, Trường Đại học Văn Hóa, Hà Nội.
- 11. Nguyễn Thị Đào (2010), “Về vấn đề tổ chức kho mở trong các Thư viện hiện nay”, 12. Nguyễn Thị Kim Dung (2008), “Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Thành phố Hà Nội”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 1 (13), tr. 37 – 41. 13. Nguyễn Thị Kim Dung (2009), Công tác phục vụ người dùng tin (Tập bài giảng), Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Quỳnh Lê (2009), Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại doanh nghiệp truyền thông Vĩ An, Luận văn thạc sỹ Thông tin – Thư viện, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội. 15. Phạm Quỳnh Lan (2010), “90 năm công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam”, Thư viện Việt Nam, 1 (21), tr. 45- 49. 16. Tô Thị Hiền (2006), Phát triển vốn tài liệu trong cơ quan Thông tin – Thư viện (tập bài giảng), Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội. 17. Tô Thị Hiền (2008), Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu (tập bài giảng), Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội. 18. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện, Trung tâm TTTLKH và CNQG, Hà Nội. 19. Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), “Phòng phục vụ bạn đọc KHXH- NV & KHTN trong công tác phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học”, Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, 171. 20. Vũ Văn Sơn (2008), “Áp dụng ký hiệu tác giả cho sách trong kho mở ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, 3 (2), tr. 15- 21. Website Thư viện Tạ Quang Bửu: