Khóa luận Phân Tích hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD ETown

pdf 86 trang thiennha21 20/04/2022 3401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân Tích hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD ETown", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_hoat_dong_cho_vay_doi_voi_doanh_nghiep_v.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân Tích hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD ETown

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TAI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – PGD ETOWN Ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành : QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Ngô Ngọc Cƣơng Sinh viên thực hiện : Trƣơng Thị Phƣơng Duyên MSSV: 1054011029 Lớp: 10DQTC01 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan những nội dung trong bài khóa luận tốt nghiệp của mình là do tự bản thân nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng các nguyên tắc và kết quả trình bày trong khóa luận đƣợc thu thập là trung thực đƣợc thu thập trong quá trình thực tập tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – PGD ETown, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tp.Hồ Chí Minh, ngày .tháng .năm . Sinh viên thực hiện TRƢƠNG THỊ PHƢƠNG DUYÊN
  3. iii LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên em xin chân thành cảm ơn cô Ngô Ngọc Cƣơng - Giảng Viên khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình hƣớng dẫn, góp ý và động viên em trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này. Chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Giảng Viên trƣờng Đại học Công Nghệ TPHCM. Đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tận tụy dìu dắt, truyền đạt cho em những kiến thức để em có thể hoàn thành đề tài này làm hành trang cho công tác sau khi em tốt nghiệp. Đặc biệt em cũng xin chân thành cảm ơn các Anh Chị Phòng Tín dụng Ngân Hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài gòn Thƣơng tín PGD ETown. Đặc biệt là anh Tần Thanh Nghiệp Khánh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ, hƣớng dẫn em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Em xin cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ động viên từ các bạn trong lớp 10DQTC01. Lời cuối, em kính gửi đến các Cô Chú Anh Chị cán bộ Hội sở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, các Thầy Cô Giáo trƣờng Đại học Công nghệ và Cô Ngô Ngọc Cƣơng lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành.
  4. iv CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : MSSV : Khoá : 1. Thời gian thực tập 2. Bộ phận thực tập 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật 4. Kết quả thực tập theo đề tài 5. Nhận xét chung Đơn vị thực tập
  5. v NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Giáo viên hƣớng dẫn
  6. vi MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1. Một số vấn đề liên quan đến tín dụng: 4 1.1.1. Khái niệm tín dụng: 4 1.1.2. Nguyên tắc tín dụng: 4 1.1.3. Các hình thức tín dụng: 4 1.1.4. Những qui định chung về tín dụng: 5 1.1.4.1. Điều kiện cho vay : 5 1.1.4.2. Đối tượng cho vay : 5 1.1.4.3. Mức cho vay: 5 1.1.4.4. Các phương thức cho vay : 6 1.1.4.5. Thời hạn tín dụng: 6 1.1.4.6. Lãi suất tín dụng : 6 1.1.4.7. Đảm bảo tín dụng: 7 1.1.5. Phân loại nợ tín dụng: 7 1.1.6. Rủi ro tín dụng: 7 1.1.6.1. Khái niệm rủi ro tín dụng: 7 1.1.6.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng: 7 1.2. Tín dụng Doanh Nghiệp vừa và nhỏ: 8 1.2.1. Khái niệm DN vừa và nhỏ: 8 1.2.2. Thế mạnh và hạn chế của loại hình DNV&N: 8 1.2.2.1. Thế mạnh: 8 1.2.2.2. Hạn chế: 9 1.2.3. Vai trò của ngân hàng đối với DNV&N: 10 1.2.4. Điều kiện cấp tín cho DNV&N: 11 1.2.5. Qui trình cấp tín dụng : 12 1.2.5.1. Khái niệm: 12 1.2.5.2. Các bước cơ bản trong quy trình tín dụng: 12 1.3. Một số chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng: 13 1.3.1. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn: 13
  7. vii 1.3.1.1. Doanh số cho vay: 13 1.3.1.2. Doanh số thu nợ: 13 1.3.1.3. Dư Nợ: 13 1.3.1.4. Nợ xấu: 13 1.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn: 14 1.3.3. Hệ số thu nợ: 14 1.3.4. Tỷ lệ nợ xấu: 14 1.3.5. Vòng quay vốn tín dụng: 14 Kết luận chƣơng 1 15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN - PGD ETOWN 16 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín: 16 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 16 2.1.1.1. Giới thiệu chung: 16 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Sacombank: 16 2.1.1.3. Những thành tựu đạt được: 17 2.2. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - PGD ETown: 19 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển: 19 2.2.2. Hệ thống tổ chức và Nhiệm vụ,chức năng của các phòng ban - PGD ETown: 20 2.2.3. Kết quả hoạt động Kinh Doanh 2011-2013: 22 2.3. Các phƣơng thức cho vay đối với DNV&N tại Sacombank – PGD ETown: 23 2.3.1. Cho vay từng lần: 23 2.3.2. Cho vay theo hạn mức: 23 2.3.3. Cho vay trả góp: 24 2.4. Quy trình tín dụng đối với DNV&N của Sacombank – PGD ETown: 24 2.5. Tình hình hoạt động của các DNV&N trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: . 28 2.5.1. Số lƣợng Doanh Nghiệp: 28 2.5.2. Ngành nghề : 29
  8. viii 2.5.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ 30 2.6. Thực trạng về hoạt động cho vay đối với DNV&N tại Sacombank - PGD ETown: 31 2.6.1. Tình hình huy động vốn và hoạt động cho vay của Sacombank - PGD ETown: 31 2.6.1.1. Tình hình huy động vốn: 31 2.6.1.2. Hoạt động cho vay của PGD ETown: 32 2.6.2. Phân tích hoạt động cho vay DNV&N qua các năm 2011-2013: 33 2.6.2.1. Hoạt động cho vay theo thời hạn: 35 2.6.2.2. Tín dụng theo loại hình Doanh Nghiệp: 39 2.6.2.3. Xét theo ngành kinh tế: 42 2.6.2.4. Xét theo loại tiền tệ: 46 2.6.3. Tình hình nợ quá hạn tại Sacombank - PGD ETown giai đoạn 2011- 2013: 49 2.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng DNV&N của ngân hàng thông qua các chỉ số: 51 2.7.1. Hệ số thu nợ: 51 2.7.2. Tỷ số dƣ nợ DNV&N/Tổng huy động vốn: 52 2.7.3. Tỷ số dƣ nợ DNV&N/Tổng dƣ nợ: 53 2.7.4. Chỉ số nợ xấu/Tổng dƣ nợ: 53 2.7.5. Vòng quay vốn tín dụng: 54 2.8. Đánh giá hoạt động cho vay của DNV&N tại Sacombank - PGD ETown: 54 2.8.1. Những kết quả đạt đƣợc: 54 2.8.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến hạn chế và tồn tại: 56 56 57 Kết luận chƣơng 2 59
  9. ix CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – PGD ETOWN 60 3.1. Định hƣớng phát triển cho vay Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ tại Sacombank - PGD ETown: 60 3.1.1. Định hƣớng phát triển của Sacombank: 60 3.1.2. Định hƣớng phát triển cho vay Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ tại Sacombank - PGD ETown: 61 3.2. Giải Pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng DNV&N tại Sacombank - PGD ETown: 62 3.2.1. Đa dạng hóa hoạt động cho vay: 62 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng thông tin: 63 3.2.3. Về công tác thẩm định phƣơng án: 64 65 3.2.5. Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên: 67 3.2.6. Tăng cƣờng hoạt động marketing của ngân hàng: 68 3.4. Một Số Kiến Nghị: 69 Kết luận chƣơng 3 72 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
  10. x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT STT Các ký hiệu và chữ viết tắt Ý nghĩa 1 CIC Trung tâm thông tin tín dụng 2 CVKH Chuyên viên khách hàng 3 CVKHDN Chuyên viên khách hàng Doanh Nghiệp 4 CVQLN Chuyên viên quản lý Nợ 5 CVTD Chuyên viên tín dụng 6 CVTĐ Chuyên viên thẩm định 7 CVTV Chuyên viên tƣ vấn 8 DN Doanh nghiệp 9 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 10 GDVTD Giao dịch viên tín dụng 11 KH Khách hàng 12 KSVTD Kiểm sát viên tín dụng 13 NH Ngân hàng 14 NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 15 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 16 NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 17 NVHT Nhân viên hỗ trợ 18 PGD Phòng giao dịch 19 TCTD Tổ chức tín dụng 20 VND, USD, EUR. Ký hiệu đơn vị tiền tệ của các quốc gia
  11. xi DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC STT Ý NGHĨA TRANG CÁC BẢNG Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD ETown 1 Bảng 2.1 22 2011-2013 Tình hình huy động vốn tại PGD ETown giai đoạn 2011- 2 Bảng 2.2 31 2013 3 Bảng 2.3 Kết quả cho vay của PGD ETown giai đoạn 2011-2013 32 Kết quả cho vay đối với DNV&N PGD E 4 Bảng 2.4 33 2011-2013 Tình hình cho vay,thu nợ và dƣ nợ cho vay DNVN xét 5 Bảng 2.5 35 theo kỳ hạn củ -2013 ố cho vay,thu nợ 6 Bảng 2.6 ầ - 40 -2013 ố cho vay,thu nợ 7 Bảng 2.7 PGD E 43 -2013 ợ 8 Bảng 2.8 46 -2013 9 Bảng 2.9 50 2011-2013 Hệ số thu nợ đối vớ 10 Bảng 2.10 51 2011-2013 Tỷ lệ nợ xấu của DNV&N của PGD ETown giai đoạn 11 Bảng 2.11 52 2011-2013 12 Bảng 2.12 Chỉ số dƣ nợ DNV&N/Tổng dƣ nợ năm 2011-2013 53 13 Bảng 2.13 Chỉ số nợ xấu/Tổng dƣ nợ năm 2011-2013 53 14 Bảng 2.14 Vòng quay vốn tín dụng 54
  12. xii BẢNG SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ DANH MỤC STT CÁC SƠ ĐỒ, Ý NGHĨA TRANG HÌNH 1 Biểu đồ 2.1 32 2011-2013 Tình hình hoạt động cho vay đối vớ 2 Biểu đồ 2.2 34 -2013 Tình hình thu nợ xét theo thời hạn của PGD ETown 3 Biểu đồ 2.3 37 giai đoạn 2011-2013 4 Biểu đồ 2.4 38 -2013 Doanh số thu nợ theo loại tiền tệ của PGD ETown giai 5 Biểu đồ 2.5 47 đoạn 2011-2013 Dƣ nợ cho vay theo loại tiền tệ của PGD ETown giai 6 Biểu đồ 2.6 48 đoạn 2011-2013 - 7 Biểu đồ 2.7 50 2013 8 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Sacombank - PGD ETown 20 9 Sơ đồ 2.2 Quy trình cấp tín dụng của PGD ETown 24
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ở nƣớc ta với xuất phát điểm là một nền kinh tế kém phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến nên các DNV&N chiếm một tỷ trọng đáng kể trong các loại hình Doanh Nghiệp và đang trở thành một lực lƣợng kinh tế quan trọng. Trong nền kinh tế hiện nay, thì DNV&N chiếm 97% trong tổng số Doanh Nghiệp. Đứng trƣớc xu thế hội nhập, toàn cầu hoá nền kinh tế nhƣ trong giai đoạn hiện nay thì chiến lƣợc phát triển DNV&N ở nƣớc ta là một việc làm hết sức cần thiết đối với các ngành các cấp. Thực tế cho thấy mặc dù đóng vai trò quan trọng nhƣ vậy trong nền kinh tế nhƣng từ trƣớc tới nay các DNV&N đã gặp không ít khó khăn nhƣ về đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và khó khăn nhất đó là việc tiếp cận nguồn vốn, khó khăn này càng thể hiện rõ hơn khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Vì vậy, để có thể thực hiện việc cải tiến, phát triển và mở rộng quy mô hoạt động các Doanh Nghiệp nhất thiết phải có nguồn nhân lực, trình độ quản lý và rất nhiều yếu tố khác nữa, trong đó quan trọng nhất vẫn là yếu tố nguồn vốn. Bắt nguồn từ nhu cầu bức thiết đó, tín dụng ngân hàng là một kênh rất quan trọng để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Và sự hỗ trợ tài chính từ phía ngân hàng thông qua hình thức tín dụng ngân hàng chủ yếu đƣợc thực hiện bằng các khoản cho vay. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó và đƣợc tìm hiểu về quy trình cho vay tại Sacombank - PGD ETown thì đƣợc biết đối tƣợng khách hàng mà ngân hàng cho vay đang hƣớng tới là các DNV&N, em thấy rất quan tâm và mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực này. Đó là lý do em chọn đề tài “Phân Tích hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD ETown”, để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu chung: - Dựa trên cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả cho vay và thông qua việc phân tích hoạt động cho vay đối với DNV&N trong giai đoạn 2011-2013 tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín PGD ETown, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay đối với DNV&N tại Sacombank – PGD ETown. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  14. 2 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Phân tích tình hình huy động vốn và hoạt động cho vay của ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013. - Phân tích hoạt động cho vay DNV&N. - Phân tích tình hình nợ quá hạn đối với DNV&N. - Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay DNV&N. - Đƣa ra những thành công đạt đƣợc cũng nhƣ những mặt còn hạn chế, tồn tại. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay đối với DNV&N tại Sacombank – PGD ETown. 3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu: 3.1 Phạm vi nghiên cứu: 3.1.1 Không gian: - Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay đối với khách hàng Doanh Nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank – PGD ETown. 3.1.2 Thời gian: - Nghiên cứu hoạt động cho vay đối với khách hàng DNV&N tại Sacombank – PGD ETown giai đoạn 2011 - 2013. 3.2 Đối tƣợng nghiên cứu: - Hoạt động cho vay đối với Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ tại Sacombank – PGD Etown. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu: - Thu thập số liệu từ báo cáo thƣờng niên, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Sacombank - PGD ETown giai đoạn 2011 - 2013. - Thu thập thông tin từ sách báo, Internet và các bài viết có nội dung liên quan đến đề tài phân tích hoạt động cho vay khách hàng DNV&N. - Thu thập số liệu từ PGD ETown về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ cho vay, nợ xấu, kết quả hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013 và định hƣớng phát triển hoạt động cho vay KHDN của Ngân hàng năm 2013. 4.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu: - Dùng phƣơng pháp thống kê, mô tả. - Sử dụng phƣơng pháp so sánh tuyệt đối, tƣơng đối. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  15. 3 + Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối: dùng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. + Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối: dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian xác định. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 5. Kết cấu của KLTN: CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHƢƠNG 2: THỰC TRANG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – PGD ETOWN CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – PGD ETOWN SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  16. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN    1.1. Một số vấn đề liên quan đến tín dụng: 1.1.1. Khái niệm tín dụng: Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, phản ánh quan hệ kinh tế giữa ngƣời sở hữu với ngƣời sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn. 1.1.2. Nguyên tắc tín dụng: Khách hàng vay vốn Ngân hàng phải tuân thủ hai nguyên tắc sau: - Tiền vay phải sử dụng đúng mục đích thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. - Tiền vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi, đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. 1.1.3. Các hình thức tín dụng: Căn cứ vào thời hạn tín dụng: có 3 loại: - Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm, cho vay để bổ sung thiếu hụt vốn lƣu động tạm thời của các doanh nghiệp hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm, loại tín dụng này đƣợc cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này đƣợc cấp cho mục đích xây dựng cơ bản, đầu tƣ xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Căn cứ vào loại tiền vay: có 2 loại: -Tín dụng theo đồng nội tệ: Là loại tín dụng đƣợc dùng đáp ứng vốn vay sản xuất, tiêu dùng trong nƣớc cho các chủ thể trong nền kinh tế. -Tín dụng bằng ngoại tệ: chủ yếu là USD nhằm phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  17. 5 1.1.4. Những qui định chung về tín dụng: 1.1.4.1. Điều kiện cho vay : Khách hàng vay vốn Ngân hàng phải đảm bảo các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có phƣơng án kinh doanh/dự án đầu tƣ khả thi, có hiệu quả. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng. - Thực hiện những quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hƣớng dẫn của NHTMCP Ngoại Thƣơng. 1.1.4.2. Đối tượng cho vay : - Ngân hàng cho vay các đối tƣợng sau: + Giá trị vật tƣ, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện sản xuất, kinh doanh, đầu tƣ + Khoản tiền phải trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chƣa bàn giao và đƣa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn. - Ngân hàng không cho vay các đối tƣợng sau: + Số tiền nộp thuế. + Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác. + Số tiền vay trả cho chính TCTD cho vay vốn. 1.1.4.3. Mức cho vay: - Chi nhánh xác định mức cho vay trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay, và khả năng nguồn vốn của ngân hàng. - Trƣờng hợp cho vay có tài sản đảm bảo thì Chi nhánh cho vay trong giới hạn giá trị tài sản đảm bảo. - Căn cứ tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm của khách hàng, tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo (nếu có). Chi nhánh quyết định khách hàng vay vốn không có hoặc phải có vốn tự có tham gia vào phƣơng án/dự án. - Chi nhánh phải tuân thủ các quy định về giới hạn tín dụng đối với khách hàng, nhóm khách hàng theo quy định của Luật các TCTD. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  18. 6 1.1.4.4. Các phương thức cho vay : Theo quy chế cho vay của NHNN, các TCTD đƣợc phép thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phƣơng thức cho vay: - Cho vay từng lần. - Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo dự án đầu tƣ - Cho vay hợp vốn - Cho vay theo hạn mức thấu chi - Cho vay trả góp - Cho vay để mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu - Cho vay có đảm bảo bằng giấy tờ có giá do NHTMCP Ngoại Thƣơng, ngân hàng khác phát hành. - Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. 1.1.4.5. Thời hạn tín dụng: Thời hạn tín dụng đƣợc ngân hàng và khách hàng thỏa thuận dựa vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tƣ, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngân hàng. 1.1.4.6. Lãi suất tín dụng : Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa lợi tức thu đƣợc trong kì so với số vốn cho vay trong một thời kì nhất định. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận áp dụng lãi suất cho vay phù hợp với quy định hiện hành của NHNN Việt Nam và NHTMCP Ngoại Thƣơng. Lãi suất cho vay phải đảm bảo trang trãi đủ chi phí sử dụng vốn, trích lập dự phòng, chi phí hoạt động và có một phần lợi nhuận. Phƣơng thức áp dụng lãi suất: - Lãi suất cho vay cố định trong suốt thời hạn vay - Lãi suất cho vay có điều chỉnh - Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay. - Lãi suất nợ lãi quá hạn tối đa bằng 5% toàn bộ nợ lãi quá hạn. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  19. 7 1.1.4.7. Đảm bảo tín dụng: Trƣớc khi quyết định cho khách hàng vay, ngân hàng phân tích khách hàng rất cẩn thận. Tuy nhiên, đánh giá khách hàng chỉ mang tính tƣơng đối, nên trong cho vay ngân hàng cần có thêm đảm bảo tín dụng. Đây đƣợc xem là tuyến phòng thủ thứ hai để ngân hàng thu hồi nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ. 1.1.5. Phân loại nợ tín dụng: Theo quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng thì các khoản nợ đƣợc chia thành năm nhóm, bao gồm: Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn, nợ quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn từ 10 ngày và đến 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ dƣới 10 ngày. Nhóm 3: nợ dƣới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày. Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. 1.1.6. Rủi ro tín dụng: 1.1.6.1. Khái niệm rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thƣờng trong quan hệ tín dụng, tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách hàng. 1.1.6.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng: - Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn + Hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, khả năng tài chính bị suy giảm + Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích + Khách hàng không có thiện chí trả nợ - Nguyên nhân từ ngân hàng Công tác phân tích thẩm định khách hàng của cán bộ khách hàng của ngân hàng chƣa thật hiệu quả cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ không thu hồi đƣợc nợ. - Nguyên nhân khách quan SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  20. 8 + Bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh. + Nền kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng, lạm phát kéo dài, ngƣời gửi tiền có tâm lý lo sợ nên rút tiền ra khỏi ngân hàng, còn ngƣời đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và muốn kéo dài thời gian vay vốn làm ảnh hƣởng đến hoạt động ngân hàng. 1.2. Tín dụng Doanh Nghiệp vừa và nhỏ: 1.2.1. Khái niệm DN vừa và nhỏ: Ngày 23/11/2001 Chính phủ đã ban hành nghị định số 90/NĐ – CP định nghĩa DNV&N nhƣ sau: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp lệnh hiện hành có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 ngƣời. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phƣơng, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chƣơng trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên (không có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâu là nhỏ, và đâu là vừa ). Theo định nghĩa này thì DNV&N bao gồm những doanh nghiệp sau: - Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp nhà nƣớc có quy mô vừa và nhỏ thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà Nƣớc. - Các hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ thành lập và hoạt động theo Luật Hợp Tác xã. - Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. 1.2.2. Thế mạnh và hạn chế của loại hình DNV&N: 1.2.2.1. Thế mạnh: - Vì DNV&N có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động. Điều này giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng quy mô hoạt động giúp doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội nhanh chóng để gia tăng lợi nhuận khi thị trƣờng chuyển biến tích cực. Ngƣợc lại, khi thị trƣờng chuyển biến tích cực thì DNV&N có thể dễ dàng thu hẹp quy mô hoạt động, giúp nhanh chóng cắt giảm chi phí, giảm bớt rủi ro thua lỗ. Hơn nữa, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng hiện nay thì với vốn đầu tƣ ban đầu không cao nên DNV&N có thể SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  21. 9 nhanh chóng tiếp cận với khoa học kỹ thuật hơn là các doanh nghiệp cồng kềnh, hoạt động lâu năm. Điều này giúp DNV&N có đƣợc sự linh hoạt, khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trƣờng hơn là các doanh nghiệp lớn. - Đối với các doanh nghiệp nhỏ, cách tốt nhất để tồn tại và phát triển là nên tìm một chỗ đứng thích hợp cho mình vì doanh nghiệp chỉ có một nguồn lực nhất định để thoả mãn ngách thị trƣờng nhỏ bé đó. Đây thƣờng là lỗ hỗng thị trƣờng của các doanh nghiệp lớn, vì là doanh nghiệp lớn nên họ chỉ tập trung vào phân khúc thị trƣờng với số đông ngƣời tiêu dùng. Hơn nữa, tập trung tất cả những gì mình có vào những gì mình có khả năng nhất và trở thành chuyên gia về lĩnh vực đó, sự tập trung vào một ngách thị trƣờng hẹp giúp bạn có thể tránh đƣợc sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn. Thực tế trên thế giới đã chứng minh, không ít các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập nhƣng đã biết tập trung phát triển những sản phẩm riêng biệt mang tính cá nhân thì vẫn tồn tại và phát triển rất thành công. 1.2.2.2. Hạn chế: - Phần lớn các DNV&N ở Nƣớc ta có quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, vốn ít, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất lạc hậu. Trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp còn yếu. Việc phân tích, đƣa ra các chiến lƣợc sản xuất kinh doanh còn mang tính thời vụ, bóc ngắn cắn dài, thiếu một chiến lƣợc "dài hơi". - Trình độ tay nghề ngƣời lao động thấp dẫn đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm còn hạn chế. Trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, hầu hết các DNV&N chƣa thực sự chú trọng đến việc nắm bắt cơ hội, khai thác thông tin về thị trƣờng vốn, lao động thị trƣờng nguyên vật liệu, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, thị trƣờng xuất khẩu. - Mặt khác có thể nói sự thiếu nhanh nhạy, yếu kém về tiếp cận thị trƣờng, cải tiến mẫu mã sản phẩm đang bộc lộ ở hầu hết các DNV&N ở nƣớc ta. Do đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa quan tâm nhiều đến việc phát triển sản xuất những gì thị trƣờng cần mà chủ yếu sản xuất, kinh doanh và bán những gì mình có. Đặc biệt, mặc dù DNV&N có sự phát triến nhanh về số lƣợng nhƣng việc liên kết, hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp còn rất hạn chế nên các DNV&N Việt Nam phần lớn không có khả năng tham gia sản xuất, kinh doanh ở những ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi có nguồn vốn lớn và công nghệ cao. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  22. 10 - Một hạn chế nữa đang là điểm yếu đối với các DNV&N nƣớc ta là trình độ hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp chƣa cao Điều này rất nguy hiểm khi nƣớc ta đang đẩy mạnh quá trình hội nhập, hàng loạt công ƣớc quốc tế đƣợc ký kết, nếu không nắm vững luật pháp nƣớc ta nói riêng và luật pháp quốc tế nói chung, thì các doanh nghiệp rất dễ bị thua thiệt. 1.2.3. Vai trò của ngân hàng đối với DNV&N: - Tín dụng ngân hàng là một công cụ tích tụ và tập trung vốn để bổ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu. - Với tƣ cách là một trung tâm tín dụng, các NHTM có vai trò quan trọng trong việc tích tụ, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân phối đến những nơi thiếu vốn. Hoạt động này đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong đó có DNV&N. - Tín dụng ngân hàng là công cụ để Nhà nƣớc điều tiết nền kinh tế vĩ mô nhằm ổn định thị trƣờng tiền tệ, giá cả tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp - Tín dụng ngân hàng còn là một công cụ hữu hiệu đƣợc sử dụng để ổn định thị trƣờng tiền tệ, giá cả. Các NHTM chính là chủ thể tạo ra tiền của nền kinh tế. Các ngân hàng này huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội, sau đó cấp vốn cho những khách hàng thiếu vốn. Bằng cách này, ngân hàng đã tạo thêm vốn cho nền kinh tế mà không làm tăng khối tiền tệ trong lƣu thông. Thông qua đó mà Chính phủ điều hòa lƣu thông tiền tệ, tạo sự cân đối trong mối quan hệ tiền tệ - hàng hóa để đạt mục tiêu ổn định thị trƣờng tiền tệ, giá cả tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. - Tín dụng ngân hàng hỗ trợ cho các DNV&N trong việc di chuyển giữa các ngành. - Nền kinh tế ngày càng phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của xã hội. Số lƣợng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, đặc biệt là các DNV&N nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày càng chuyên biệt. Nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nghề làm cho cạnh tranh nội bộ ngành ngày càng khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp muốn giành thắng lợi trong môi trƣờng này phải không ngừng nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mới, chuyên biệt, chất lƣợng cao SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  23. 11 phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Muốn thực hiện đƣợc điều này thì nhu cầu vốn là rất lớn để áp dụng công nghệ sản xuất mới vào trong sản xuất thì mới giành đƣợc lợi thế so với đối thủ cùng ngành, và doanh nghiệp có khi phải chuyển đổi cả ngành kinh doanh của mình. 1.2.4. Điều kiện cấp tín cho DNV&N: - Khách hàng vay vốn ngân hàng phải đảm bảo các điều kiện sau:  Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.  Đối với pháp nhân Việt Nam, phải có năng lực pháp luật dân sự: - Có quyết định thành lập (nếu có), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tƣ (doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài) - Giấy phép hành nghề của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp đối với ngành cần giấy phép còn hiệu lực pháp lý trong thời hạn cho vay. - Điều lệ tổ chức, quyết định bổ nhiệm ngƣời điều hành cao nhất. - Ngƣời đại diện vay vốn phải phù hợp với quy định của pháp luật, điều lệ của tổ chức.  Đối với Doanh nghiệp tƣ nhân thì chủ doanh nghiệp phải có: - Năng lực pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự - Năng lực hành vi dân sự: đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.  Đối với pháp nhân nƣớc ngoài: Chi nhánh chỉ cho vay đối với: - Các pháp nhân có giấy phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp. - Pháp nhân thực hiện các phƣơng án, dự án đầu tƣ BT, BOT, - Ngoài ra các pháp nhân trên phải có năng lực pháp luật dân sự tại nƣớc mà pháp nhân đó có quốc tịch.  Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.  Có phương án kinh doanh/dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả.  Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết.  Thực hiện những quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  24. 12 1.2.5. Qui trình cấp tín dụng : 1.2.5.1. Khái niệm: Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. 1.2.5.2. Các bước cơ bản trong quy trình tín dụng: Bƣớc 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Khách hàng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết dùng thuyết minh cho việc vay vốn. Nhân viên tín dụng sẽ trực tiếp hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Bƣớc 2: Thẩm định tín dụng. Sau khi tiếp nhận những hồ sơ do khách hàng cung cấp, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành phân tích, thẩm định những thông tin đó. Ngoài ra, nhân viên tín dụng cập nhật thêm thông tin thực tế, thông tin thị trƣờng bên ngoài của ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh để nhằm phục vụ cho công tác phẩm định thêm chính xác. Bƣớc 3: Xét duyệt cho vay. Nhân viên tín dụng trình báo cáo thẩm định và hồ sơ vay cho trƣờng phòng tín dụng xem xét, kiểm tra, đánh giá lại, sau đó tiến hành thủ tục trình Hội Đồng Tín Dụng xem xét và ra quyết định có cho vay hay không. Bƣớc 4: Sau khi hợp đồng tín dụng có quyết định cho vay, nhân viên tín dụng thực hiện các công việc: - Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tiến hành thủ tục công chứng về việc thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh đảm bảo nợ vay theo đúng quy định của ngân hàng(nếu có). - Lập hợp đồng tín dụng, hƣớng dẫn khách hàng ký tên vào các giấy tờ có liên quan trong hợp đồng. Bƣớc 5: Giải ngân và kiểm tra hồ sơ vay vốn. Sau khi hợp đồng tín dụng đã đƣợc ký, phòng ngân quỹ căn cứ vào đó để tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  25. 13 Bƣớc 6: Thu nợ- Tính lãi- Thu lãi. Nhân viên giao dịch tính lãi phát sinh, lập phiếu tính và thu lãi cho khách hàng. Trƣớc khi đến hạn thu nợ, nhân viên tín dụng cần làm việc với khách hàng, nhắc nhở trả nợ đúng hạn, xem xét tìm hiểu khách hàng có khả năng trả hết nợ vay nữa hay không, để có thể tìm ra giải pháp kịp thời thu hồi nợ vay hoặc gia hạn nợ vay. Bƣớc 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng, lƣu trữ hồ sơ tín dụng. Sau khi thanh lý hợp đồng tín dụng (khách hàng trả hết vốn vay và lãi phát sinh), nhân viên tín dụng kiểm tra lại số nợ còn thiếu trƣớc khi thanh lý, tránh có sai sót. Nhân viên tín dụng trình lãnh đạo ký thanh lý hợp đồng tín dụng, đồng thời thực hiện thủ tục giả chấp tài sản cho khách hàng theo đúng quy định của ngân hàng (nếu có). 1.3. Một số chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng: 1.3.1. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn: 1.3.1.1. Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định (bao gồm vốn đã thu hồi và chƣa thu hồi). 1.3.1.2. Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về trong năm tài chính, kể ra các khoản khách hàng thanh toán cho toàn bộ hợp đồng hay một phần hợp đồng. 1.3.1.3. Dư Nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó, ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là một khoản mà ngân hàng cần phải thu về. Dƣ nợ cuối năm đƣợc tính bằng dƣ nợ đầu năm cộng cho doanh số cho vay trừ đi doanh số thu nợ trong năm. 1.3.1.4. Nợ xấu: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng sẽ chuyển các khoản dƣ nợ sang nợ xấu. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  26. 14 1.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn: Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động của Ngân hàng, giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động đƣợc. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ nó quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngƣợc lại nếu chỉ số này quá nhỏ cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn huy động không có hiệu quả. Dƣ nợ cho vay Dƣ nợ cho vay / Tổng vốn huy động = X 100% Tổng vốn huy động 1.3.3. Hệ số thu nợ: Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = X 100% Doanh số cho vay Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về đƣợc bao nhiêu đồng vốn, tỷ lệ này càng cao càng tốt. 1.3.4. Tỷ lệ nợ xấu: Chỉ tiêu này thƣờng nói lên chất lƣợng tín dụng Ngân hàng. Chỉ số này dƣới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thƣờng. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ thì chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngƣợc lại. Nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dƣ nợ 1.3.5. Vòng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì đƣợc coi là tốt và việc đầu tƣ càng đƣợc an toàn. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dƣ nợ bình quân Trong đó: (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ) Dư nợ bình quân = 2 SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  27. 15 Kết luận chƣơng 1 Qua chƣơng 1 chúng ta đã hiểu hơn về những vấn đề liên quan đến tín dụng nhƣ khái niệm tín dụng, các phƣơng thức cho vay, điều kiện cho vay, những nhân tố ảnh hƣởng đến việc cho vay đối với các DNV&N của ngân hàng. Bên cạnh việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tín dụng thì chúng ta cũng nắm đƣợc thế nào là DNV&N, các thế mạnh cũng nhƣ hạn chế của DNV&N và vai trò của DNV&N trong nền kinh tế. Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của DNV&N và hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNV&N thì chúng ta sẽ đi vào chƣơng 2 thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – PGD ETown. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  28. 16 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN - PGD ETOWN    2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín: 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 2.1.1.1. Giới thiệu chung: - Tên tiếng việt: Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín - Tên tiếng anh: Sai Gon Thuong Tin commercial Joint stock Bank - Tên viết tắt: Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - Tên giao dịch: Sacombank - Hội sở giao dịch: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phƣờng 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Điện Thoại: (+84)839320420 - Telex: 813603 SGDTTVT - Fax: (+84)839320424 - Email: scbank@hcm.vnn.vn - Website: www.sacombank.com 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Sacombank: - Ngân hàng Thƣơng Mại cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín – Sacombank đƣợc chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1992, từ việc sáp nhập Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và 03 Hợp tác xã tín dụng: Tân Bình - Thành Công - Lữ Gia. Vốn điều lệ ban đầu chỉ có 3 tỷ đồng, là mô hình Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên tại Tp HCM. Trải qua hành trình hơn 22 năm phát triển, Sacombank đã đi qua những cột mốc quan trọng từ không đến có và hiện là hạt nhân của tập đoàn Sacombank - Sacombank Group. Sacombank luôn bám sát chiến lƣợc của một Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hàng đầu Việt Nam và vƣơn tầm khu vực. Sacombank đã triển khai đồng bộ các giải pháp gồm: gia tăng năng lực tài chính; củng cố, phát triển và phát huy hiệu quả hệ thống mạng lƣới chi nhánh, ngân hàng con và các công ty trực thuộc; điều chỉnh, hoàn thiện bộ máy tổ chức để phù hợp với chiến lƣợc phát triển và những thay đổi của môi trƣờng kinh doanh; chú trọng SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  29. 17 công tác tuyển dụng, đào tạo và hoàn thiện chính sách nhân sự nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự ngày càng vững mạnh; áp dụng các phƣơng pháp quản trị tiên tiến và hoàn thiện hệ thống quy định nội bộ; tiếp tục đầu tƣ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, hiện đại, nhiều tiện ích, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhiều đối tƣợng khách hàng; tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro và xử lý nợ xấu. Tính đến thời điểm hiện nay, Sacombank đã có vốn điều lệ lên đến hơn 12.425 tỷ đồng, tổng tài sản trên 160.000 tỷ đồng, phục vụ nhu cầu tài chính cho hơn 2,6 triệu khách hàng, phát triển mạng lƣới phủ khắp Việt Nam và 02 nƣớc Lào, Campuchia với 424 điểm giao dịch. Đội ngũ CBNV của Sacombank dày dặn kinh nghiệm, trẻ trung và năng động là minh chứng cho sự phát triển không ngừng của Sacombank luôn nỗ lực vƣơn lên để hƣớng đến mục tiêu trở thành Tập Đoàn vững mạnh của việt nam và khu vực trong thời gian tới. 2.1.1.3. Những thành tựu đạt được:  Năm 1991: 21/12/1991 Sacombank chính thức khai trƣơng hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.  Năm 1993: Mở chi nhánh tại Hà Nội, tạo bƣớc tiến đột phá trên thị trƣờng miền Bắc.  Năm 1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn.  Năm 1997: Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chƣa có Sacombank trú đóng).  Năm 2001: Là NH đầu tiên tiếp nhận vốn góp từ cổ đông nƣớc ngoài. Mở đầu là Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings ( Anh Quốc ) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đƣờng cho việc tham gia góp vốn cổ phần của công ty Tài Chính Quốc Tế ( International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và NH ANZ vào năm 2005.  Năm 2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank-SBA.  Năm 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên đƣợc phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tƣ Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  30. 18 VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ).  Năm 2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ).  Năm 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam.  Năm 2006: Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.  Năm 2007: Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho cộng đồng Hoa ngữ.  Năm 2008: Khai trƣơng hoạt động chi nhánh Lào, bƣớc đầu chinh phục thị trƣờng Đông Dƣơng. Trên nền tảng thành công của Chi nhánh lào, Sacombank tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động sang Campuchia, đánh dấu hoàn tất chiến lƣợc tại thị trƣờng Đông Dƣơng.  Năm 2009: Hoàn tất nâng cấp hệ thống NH từ Smartbank lên T24, phiên bản RB trên toàn hệ thống cùng với việc khánh thành và đƣa Trung Tâm Dữ Liệu (Data Center) hiện đại đạt chuẩn quốc tế đầu tiên trong hệ thống các NH TMCP Việt Nam vào hoạt động từ năm 2008.  Năm 2010: Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chƣơng trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020.  Năm 2011: Sacombank thành lập NH 100% vốn nƣớc ngoài tại Campuchia.  Năm 2012: Thay đổi cơ cấu cổ đông và hội đồng quản trị, chuyển qua một số giai đoạn phát triển mới trên cơ sở kế thừa chiến lƣợc phát triển trƣớc đây và bổ sung các nhân tố mới phù hợp. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  31. 19 2.2. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - PGD ETown: 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển: Với sự phát triển nền kinh tế hiện nay của đất nƣớc đã làm tăng nhu cầu vay vốn từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ việc thu hút vốn nhàn rỗi. Trong bối cảnh đó Sacombank đã mở rộng mạng lƣới phân phối để đáp ứng cho nhu cầu vốn ngày càng tăng của doanh nghiệp và cá nhân. Sacombank chi nhánh Tân Bình đƣợc hình thành trong bối cảnh theo quyết định số 279/QĐ – HĐQT – TTCB của Chủ Tịch Hội Đồng Quản trị Sacombank. Hiện nay chi nhánh Tân Bình đặt tại địa chỉ 224 Lê Văn Sĩ, phƣờng 1, quận Tân Bình, Tp HCM, với nhiệm vụ là kinh doanh và chịu trách nhiệm quản lí chi nhánh cấp 2 và các PGD trực thuộc góp phần tạo nên sự hoạt động nhịp nhàng trong hệ thống Sacombank. Đến nay ngoài chi nhánh chính, Sacombank – chi nhánh Tân Bình đã mở thêm 06 PGD (Etown, Bà Quẹo, Lữ Gia, Ông Tạ, Bàu Cát, Cộng Hòa, Lăng Cha Cả, Thanh Bình, Lạc Hồng) trực thuộc. Trong đó, PGD ETown có thời gian hoạt động thâm niên. Từ tháng 8/2013 đến thời điểm hiện nay, PGD ETown đang hoạt động tại địa chỉ 367 Phƣờng 13, Quận Tân Bình TP HCM, trƣớc đó thì PGD hoạt động trong tòa nhà ETown. Tuy có thay đổi địa điểm hoạt độ ủ Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Tân Bình sẽ có nhiều điều kiện thuận lợ Xác định lợi thế và tiềm năng của q kinh tế trọng điểm, PGD ETown của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng tín chi nhánh Tân Bình sẽ thực hiện huy động vốn, đáp ứng nhu cầu về ệp, hộ kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của ngƣời dân. Ngoài ra còn có các dịch vụ kiều hối, dịch vụ thẻ, thu chi tiền mặt tại nhà với những phƣơng thức linh hoạt. Hiện đại và cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên PGD ETown đã có những bƣớc tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh, đƣa PGD ETown từ một PGD thông thƣờng trở thành PGD tiềm năng, góp phần nâng cao chất lƣợng phục vụ, uy tín và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Qua đó làm phong phú thêm hoạt động tài chính, tiền tệ phục vụ nhu cầu của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  32. 20 2.2.2. Hệ thống tổ chức và Nhiệm vụ,chức năng của các phòng ban - PGD ETown: Cơ cấu tổ chức: Trƣởng phòng giao dịch Phó phòng giao dịch P.Tín Dụng Bộ phận tƣ vấn Bộ phận giao dịch và ngân qũy Giao dịch Ngân qũy viên Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Sacombank - PGD ETown Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban: - Nhiệm vụ của Trƣởng phòng Trƣởng phòng chịu trách nhiệm ký duyệt tờ trình, hồ sơ, báo cáo trƣớc khi trình lên Ban giám đốc. Kiểm tra, kiểm soát các báo cáo kế toán tài chính và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực của báo cáo đó. Trực tiếp kiểm tra, kiểm soát quy trình làm việc của nhân viên, đồng thời chịu trách nhiệm giải quyết những vƣớng mắc trong thẩm quyền đƣợc giao. - Nhiệm vụ của Phó phòng kiêm kiểm soát: Kiểm tra, phê duyệt tính hợp pháp, hợp lệ của dữ liệu trên hệ thống thông tin kế toán của chứng từ kế toán sau khi giao dịch viên hạch toán. Nếu phát hiện sai sót, Phó phòng kiêm kiểm soát viên không trực tiếp sửa dữ liệu thông tin trên hệ thống mà trả lại chứng từ cho giao dịch viên hủy và nhập lại. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  33. 21 Cuối ngày, Phó phòng chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo tính khớp đúng nội dung giao dịch trên bảng liệt kê giao dịch với những chứng từ kế toán đã kiểm soát. - Nhiệm vụ của Bộ phận xử lý giao dịch và Ngân quỹ Bộ phận xử lý giao dịch và Ngân quỹ hay là bộ phận Kế toán chịu sự giám sát, quản lý của Trƣởng phòng và Phó phòng giao dịch. Trong đó, Phó phòng giao dịch là ngƣời trực tiếp quản lý, giám sát và ra quyết định chấp nhận hay từ chối đối với các giao dịch thuộc phạm vi cho phép, những giao dịch nằm ngoài phạm vi sẽ đƣợc trực tiếp Trƣởng phòng giao dịch xử lý. Bộ phận xử lý giao dịch và Ngân quỹ hàng ngày trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng, bao gồm: nhận tiền gửi, chuyển tiền, thanh toán tiền điện, nƣớc, thanh toán trả góp, tất toán sổ và thẻ tín dụng, trong hạn mức đƣợc cho phép. - Nhiệm vụ của phòng Tín Dụng Thực hiện các hoạt động liên quan đến tín dụng, bao gồm lập hồ sơ cho vay, tài sản đảm bảo, thẩm định tài sản thế chấp, Với những hồ sơ vay vốn có giá trị lớn sẽ đƣợc trực tiếp Trƣởng Phòng kiểm tra, phê duyệt. - Nhiệm vụ của Bộ phận tƣ vấn Các chuyên viên tƣ vấn sẽ là ngƣời trực tiếp tƣ vấn cho khách hàng khi đến giao dịch. Tại đây, chuyên viên tƣ vấn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các sản phẩm tiền gửi, khung lãi suất và các biểu phí có liên quan nếu khách hàng có mong muốn tham gia một hay nhiều sản phẩm của ngân hàng. Với những chuyên viên tƣ vấn đƣợc trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức sẽ thu hút không ít nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng, làm gia tăng nguồn vốn huy động từ hình thức nhận tiền gửi. Do đó, Bộ phận tƣ vấn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  34. 22 2.2.3. Kết quả hoạt động Kinh Doanh 2011-2013: Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD ETown giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011 năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số Số Số % Số tiền % Số tiền % % % tiền tiền tiền Doanh thu 9.109 100 10.075 100 13.659 100 966 41,24 3.584 65,76 Thu từ lãi 7.270 79,81 8.704 86,39 11.888 87,03 1.434 15,79 3.184 36,58 Thu ngoại 1.839 20,19 1.371 13,61 1.771 12,97 (468) (25,45) 400 29,18 lãi Chi phí 2.502 100 3.018 100 3.276 100 516 20,62 258 8,55 Lợi nhuận 6.606 - 7.056 - 10.267 - 450 6,81 3.211 45,51 trƣớc thuế Thuế TNDN - - - - - - - - - - Lợi nhuận 6.606 - 7.056 - 10.267 - 450 6,81 3.211 45,51 sau thuế ờ – PGD ETown) - Về doanh thu: Doanh thu của PGD qua 3 năm tăng dần. Năm 2011 doanh thu là 9.109 triệu đồng thì sang năm 2012 là 10.075 triệu đồng tăng 966 triệu so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 41,24%. Năm 2013 doanh thu là 13.659 triệu đồng so với năm 2012 tăng 3.584 triệu, tỷ lệ tăng là 65,76%. Doanh thu tăng nhanh do tăng đồng thời cả thu từ lãi và thu ngoài lãi. Để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy thì không thể không nói đến Ban lãnh đạo PGD đã đề ra những chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, đội ngũ nhân viên đã nổ lực trong việc tìm kiếm và duy trì quan hệ với khách hàng. Bên cạnh đó uy tín của thƣơng hiệu SacomBank cộng thêm chất lƣợng phục vụ của nhân viên tốt đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng những tiện ích ngân hàng góp phần tạo thêm thu nhập cho ngân hàng. Trong cơ cấu doanh thu thì thu từ lãi luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu; năm 2011 thu từ lãi chiếm 79,81%, tăng lên 86,39% vào năm 2012 và năm 2013 tỷ lệ này là 87,03%. Nhìn chung cơ cấu doanh thu không thay đổi nhiều qua 3 năm. PGD vẫn chú trọng vào mảng kinh doanh truyền thống là tín dụng và chƣa tận dụng thế mạnh của hệ thống là các dịch vụ thanh toán quốc tế, ngoại tệ, dịch vụ thẻ SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  35. 23 Dự báo môi trƣờng cạnh tranh ngành ngân hàng tại địa bàn trong thời gian tới sẽ ngày càng khốc liệt hơn (số lƣợng ngân hàng đang hoạt động nhiều, các tổ chức tín dụng thƣơng mại ngoài quốc doanh đã liên tục mở Chi nhánh và Phòng giao dịch) làm cho thị phần tín dụng của PGD bị thu hẹp. Do đó, PGD phải phấn đấu nhiều hơn nữa để cải thiện cơ cấu doanh thu theo xu hƣớng chung của hoạt động ngân hàng là gia tăng tỷ lệ thu ngoài lãi và hạn chế rủi ro tín dụng. - Về chi phí: Cùng với sự tăng lên của thu nhập là sự tăng lên của chi phí qua 3 năm. Cụ thể, tổng chi phí năm 2012 là 3.018 triệu đồng so với năm 2011 là 2.502 triệu, tăng thêm 516 triệu, tỷ lệ tăng 20,62%. Năm 2013 chi phí tiếp tục tăng lên 3,276 triệu đồng, tăng lên không đáng kể so với năm 2012, tỷ lệ tăng 8.55% so với năm 2012. Cũng nhƣ các ngân hàng khác, hoạt động của PGD là huy động vốn và cho vay lại, nên chi phí lãi luôn chiếm tỷ trọng cao. Vốn huy động tại chỗ thấp, vốn vay Ngân hàng Trung ƣơng nhiều cộng với chi phí cố định lớn (đặc biệt là chi phí khấu hao quyền sử dụng đất dự kiến xây dựng trụ sở mới, chƣa sử dụng nhƣng đã phải trích khấu hao) đã đẩy chi phí hoạt động của PGD lên cao. - Lợi nhuận: Năm 2011 lợi nhuận trƣớc thuế của PGD là 6.606 triệu đồng, năm 2012 là 7.056 triệu đồng và năm 2013 là 10.267. Nhìn chung lợi nhuận tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2013 tăng mạnh so với lợi nhuận năm 2012, tỷ lệ tăng 45,51%. Điều này cho thấy PGD ETown nói chung và đội ngũ nhân viên tài năng nói riêng đang cố gắng nỗ lực phát triển tốt trong nền kinh tế khó khăn, cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay. 2.3. Các phƣơng thức cho vay đối với DNV&N tại Sacombank – PGD ETown: 2.3.1. Cho vay từng lần: - Mỗi lần vay vốn khách hàng và Sacombank thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng, theo đó ngƣời vay sẽ phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xác định. - Thủ tục: căn cứ vào hồ sơ xin vay, Sacombank sẽ tiến hành thẩm định và ký hợp đồng cho vay, xác định số tiền cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất cho vay và yêu cầu bảo đảm tiền vay. 2.3.2. Cho vay theo hạn mức: - Sacombank và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định, ngƣời vay chỉ lập hồ sơ một lần cho nhiều SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  36. 24 khoảng vay, ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức, chỉ giới hạn dƣ nợ, không giới hạn doanh số. - Thủ tục vay vốn: khách hàng gửi tới Sacombank hồ sơ vay vốn, sau khi thẩm định, nếu chấp nhận cho vay Sacombank và khách hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng tín dụng. 2.3.3. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, Sacombank và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc đƣợc chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay. Sacombank chỉ áp dụng phƣơng thức này đối với những khách hàng có phƣơng án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập chắc chắn và ổn định. 2.4. Quy trình tín dụng đối với DNV&N của Sacombank – PGD ETown: Trách nhiệm Bƣớc Qui trình Tiếp thị và tiếp nhận nhu Quy trình bán CVTV;CVKH 1 cầu cấp tín dụ ng của khách hàng hàng Quy trình thẩm CVKH;CVTĐ 2 Thẩm định định Quy trình phán Cấp thẩm quyền 3 Phê duy ệt quyết cấp tín dụng Quy trình hoàn NVHT;KSVTD, Hoàn chỉnh hồ sơ và triển 4 khai phán quyết chỉnh hồ sơ và GDVTD giải ngân Quy trình quản lý CVQLN,CVKH 5 Quản lý và thu hồi nợ và thu hồi nợ vay CVKH,GDVTD, 6 Tất toán CVQLN Quy trình tất toán CVKH,CVTD, và lƣu hồ sơ 7 Lƣu hồ sơ KSVTD,CVQLN Sơ đồ 2.2: Quy trình tín dụng tại PGD ETown SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  37. 25 Diễn giải: Bƣớc 1: Tiếp thị và tiếp nhận nhu cầu tín dụng của khách hàng. Trƣởng (Phó) phòng khách hàng DN gặp gỡ tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng Sacombank - PGD ETown. Tìm hiểu nhu cầu vốn của khách hàng, phƣơng án sản xuất kinh doanh cũng nhƣ xem xét triển vọng phát triển của ngành nghề mà khách hàng có kế hoạch đầu tƣ mở rộng phát triển bằng số vốn vay KH định vay của ngân hàng. Đồng thời Trƣởng (Phó) phòng cũng xem xét khả năng cấp tín dụng của ngân hàng. Nếu mục đích vay vốn của KH là hợp pháp và trong giới hạn cho phép của ngân hàng, Trƣởng (Phó) phòng đàm phán sơ bộ về những điều kiện cơ bản về việc cấp vốn tín dụng lãi suất thời hạn cho vay điều kiên đảm bảo nợ Bƣớc 2: Thẩm định Sau khi thỏa thuận sơ bộ về các điều kiện trên, Trƣởng (Phó) phòng hƣớng dẫn cho KH làm các giấy tờ cần thiết ban đầu nhƣ đơn đề nghị vay vốn Để chuẩn bị cho các bƣớc tiếp theo. Trƣởng (Phó) phòng sau khi tiếp nhận nhu cầu của KH sẽ phân công cho chuyên viên KH phụ trách thực hiện các bƣớc tiếp theo. Giai đoạn này giúp ngân hàng có căn cứ lựa chọn KH. Bƣớc đầu giúp ngân hàng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Đây là bƣớc hình thành các giấy tờ đáp ứng thủ tục vay vốn theo quyết định của ngân hàng và pháp luật của nhà nƣớc. CVKHDN sau khi tiếp nhận hồ sơ nhanh chóng kiểm tra những thông tin có đƣợc ban đầu xác định nhu cầu KH, điều kiện về nhƣng quy định của ngân hàng về khoản vay đó. Ngoài ra, chuyên viên cần phải nắm thông tin về quá trình giao dịch của khách hàng tại Sacombank và các tổ chức tín dụng khác, thông tin này cung cấp từ CIC (trung tâm thông tin tín dụng). Đây là tổ chức do ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam thành lập làm đầu mối thu thập thông tin KH trên lãnh thổ Việt Nam. Cán bộ tín dụng lập phiếu hỏi và xử lý thông tin đối với các tổ chức tín dụng là thành viên và KH thông tin gửi đến CIC qua mạng, phiếu hỏi tin sẽ đƣợc hỏi trong ngày. Nội dung trả lời từ CIC là thông tin về việc KH vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác (có vay ở các tổ chức tín dụng khác hay không, có nợ quá hạn hay không). SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  38. 26 Khi trực tiếp tiếp xúc với KH, CVKHDN sẽ khai thác những thông tin nhƣ: - Thời gian hoạt động của DN, lĩnh vực sản xuất của DN và các qui định pháp luật liên quan. - Kinh nghiệm của ngƣời quản lý, bộ máy tổ chức của DN, công tác hoạch định chiến lƣợc phát triển. - Qui mô cơ sở sản suất kinh doanh (đất đai, nhà xƣởng ), tình trạng, mức độ sử dụng và công suất hoạt động của các hệ thống máy móc, thiết bị. - Hệ thống hạch toán kế toán, kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ít nhất 2 năm gần nhất, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tình hình bảo hiểm, chi trả thu nhập cho ngƣời lao động, mức ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với môi trƣờng Chuyên viên hƣớng dẫn KH bổ sung đầy đủ các loại giấy tời cần thiết cho từng khoản mục trong hồ sơ vay vốn. Sau đó, chuyên viên phải tiến hành phân tích. Việc này rất quan trọng quyết định việc KH có vay đƣợc hay không. Để thực hiện, chuyên viên cần thu thập và xử lý thông tin tài chính, phi tài chính về KH, về phƣơng án sản xuất kinh doanh mà KH sẽ thực hiện. Từ đó đánh giá và xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng nếu đƣợc vay vốn. CVKHDN tiến hành thẩm định phƣơng án vay vốn trên các khía cạnh: - Môi trƣờng hoạt động dự án (phƣơng án) vay vốn. - Thị trƣờng cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, giá cả sản phẩm. - Quản lí: tính chất hoạt động kinh doanh có hợp lý không. - Kỹ thuật: kiểm tra tính bảo đảm sản xuất sản phẩm mô tả trong dự án. - Tài chính: vốn tự có tham gia phƣơng án, lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán nợ, tiến hành phân tích tài chính trong 2 năm gần nhất trên các mặt, chất lƣợng tài sản có, tài sản nợ, hiệu quả kinh doanh Đồng thời, chuyên viên cần dự kiến rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện phƣơng án và đề xuất biện pháp phòng ngừa. Trƣởng (phó) phòng chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin nêu lại các báo cáo thẩm định hoặc là đề nghị chuyên viên làm rõ hoặc bổ sung một số nội dung SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  39. 27 còn thiếu. Nếu nhất trí với đề xuất của chuyên viên, trƣởng phòng cho ý kiến và ký tên vào báo cáo thẩm định. Sau đó trình lên Giám Đốc, Phó Giám Đốc chi nhánh. Sau khi hoàn tất các bƣớc trên, CVKHDN tiến hành lập các tờ trình thẩm định (tờ trình lập riêng cho từng khách hàng) gồm các nội dung: giới thiệu khách hàng vay vốn, tình hình hoạt động, tình hình tài chính, mục đích sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, tài sản tài chính đảm bảo nợ vay, ý kiến nhận xét của chuyên viên. Đối với trƣờng hợp đề xuất không cho vay: - Qua các bƣớc trên, khách hàng có các khoản vay không đạt yêu cầu sẽ bị từ chối ngay và Ngân Hàng sẽ thống kê và lƣu trữ một cách đầy đủ để tham khảo khi cần thiết. Đối với trƣờng hợp đề xuất cho vay: - Căn cứ vào điểm xếp hạng tín dụng và tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng Chuyên viên sẽ xác định mức cho vay, lãi xuất cho vay, thời hạn cho vay, phƣơng án trả nợ và thông báo cho khách hàng biết để chuẩn bị các thủ tục giải ngân. - Chuyên viên lập hội đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố thế chấp bảo lãnh để đảm bảo trả nợ theo quy định. Tất cả các yếu tố có liên quan đến khoản vay đều phải tuân theo quy định cụ thể của Ngân Hàng, các trƣờng hợp ngoại lệ phải trình bày, xin ý kiến của cấp có thẩm quyền giải quyết trong quá trình lập hồ sơ, chuyên viên khách hàng tiến hành xác minh thực tế, thẩm định các tài sản có liên quan một cách chính xác và khách quan. Bƣớc 3: Phê duyệt Đây là bƣớc CVKHDN trình tờ trình cấp tín dụng lên các cấp phê duyệt. - Chuyên viên khách hàng là ngƣời chịu trách nhiệm chính trong việc phân tích và đề xuất cấp tín dụng. - Sau khi hoàn thành, hồ sơ sẽ đƣợc trình lên Trƣởng phòng Doanh Nghiệp ký. - Tiếp theo, sẽ đƣợc chuyển xuống phòng hỗ trợ để kiểm tra. - Cuối cùng, hồ sơ sẽ đƣợc trình lên ban Giám Đốc để xem xét và ra quyết định. Thời gian tối đa phải ra quyết định cấp hoặc không cấp tín dụng kể từ khi nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết khác của khách hàng đƣợc quy định nhƣ sau: SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  40. 28 - Đối với hồ sơ thuộc quyền quyết định của Giám Đốc chi nhánh, trƣởng các đơn vị trực thuộc chi nhánh: tối đa là 5 ngày làm việc. - Đối với hồ sơ vƣợt thẩm quyền quyết định của Giám Đốc, trƣởng các đơn vị trực thuộc chi nhánh: tối đa là 7 ngày làm việc (đối với cho vay trung và dài hạn). - Đối với trƣờng hợp cho vay trung và dài hạn để thực hiện các dự án lớn, thời gian giải quyết hồ sơ có thể dài hơn nhƣng không vƣợt quá 1 tháng. Bƣớc 4: Hoàn thành hồ sơ và triển khai phán quyết. Sau khi nhận đƣợc quyết định chấp thuận của ban Giám Đốc, chuyên viên khách hàng nhanh chóng làm thủ tục giải ngân cho khách hàng Bƣớc 5: Quản lý và thu hồi nợ. Chuyên viên khách hàng có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, phân tích các khoản cho vay phát hiện và kịp thời báo cáo các yếu tố bất lợi có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, đề xuất các biện pháp ngăn chặn. Bƣớc 6: Tất toán. Khi khoản nợ đã đƣợc hoàn thành đầy đủ, công việc tất toán sẽ đƣợc triển khai. Nhân viên hỗ trợ đảm nhận việc tất toán dựa theo giấy nộp tiền của khách hàng. Khi khách hàng đã tất toán hết nợ thì tài sản đảm bảo của khách hàng sẽ đƣợc giải chấp, và Ngân Hàng hoàn trả hồ sơ cho khách hàng. Bƣớc 7: Lƣu hồ sơ. Tất cả những hồ sơ đã thanh lý nếu đƣợc lƣu lại theo mã số khách hàng và thời gian ký hợp đồng tín dụng. Bƣớc cuối cùng này sẽ do chuyên viên khách hàng cùng với nhân viên thẩm định, nhân viên kiểm soát tín dụng, nhân viên quản lý nợ thực hiện. Mỗi bƣớc trong quy trình thực hiện tín dụng nêu trên đều có quy trình riêng hƣớng dẫn thực hiện cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro của hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch. 2.5. Tình hình hoạt động của các DNV&N trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: 2.5.1. Số lƣợng Doanh Nghiệp: Nƣớc ta là một nƣớc nhỏ, đại bộ phận các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế hiện nay là các DNV&N và xu hƣớng các doanh nghiệp thành lập trong thời gian tới cũng là DNV&N. Theo khảo sát của Cục phát triển DN - Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ tính đến 31/12/2013 cả nƣớc có khoảng 700.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó 475.700 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 71,1%). Riêng SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  41. 29 Tp. Hồ Chí Minh có số lƣợng DNV&N tính đến 31/12/2013 là 94.753 doanh nghiệp và số lƣợng DNV&N thành lập tăng dần qua từng năm. Tổng số Doanh nghiệp Số lƣợng DNV&N Năm Số lƣợng Số vốn đăng Số lƣợng Số vốn đăng doanh nghiệp ký (tỷ đồng) doanh nghiệp ký (tỷ đồng) 2011 24.413 182.344 21.247 102.168 2012 23.708 184.189 22.989 108.298 2013 25.349 114.600 23.549 90.427 Tuy có sự suy giảm kinh tế trong nƣớc dẫn đến nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, các doanh nghiệp phá sản tăng, nhƣng qua bảng số liệu ta thấy số lƣợng DNV&N trên địa bàn Thành phố tăng qua từng năm. Cụ thể năm 2011 số lƣợng DNV&N đăng ký thành lập là 21.247 doanh nghiệp, sang năm 2012 thì số lƣợng doanh nghiệp tăng lên 22.989, năm 2013 thì số lƣợng DNV&N đăng ký thành lập là 23.549 doanh nghiệp. Với số lƣợng lớn doanh nghiệp thì nhu cầu về vốn ngày càng tăng đã mang lại cơ hội cũng nhƣ thách thức cho PGD trong việc tiếp xúc và mở rộng cho vay đối với đối tƣợng khách hàng là DNV&N này. Trên địa bàn Q.Tân Bình nơi PGD đang hoạt động thì số lƣợng DNV&N rất đông và chủ yếu là các doanh nghiệp tƣ nhân, các doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu ở ngành thƣơng mại và dịch vụ. 2.5.2. Ngành nghề : Hiện nay, số lƣợng DNV&N chiếm tỷ lệ cao và các DNV&N chủ yếu tập trung vào các ngành thƣơng mại, sữa chữa động cơ, xe máy chiếm đến 40,6%, tiếp theo là ngành chế biến chiếm 20,9%, xây dựng chiếm 13,2% và các ngành nghề khác chiếm 25,3%. Qua đó ta thấy ngành nghề của DNV&N rất đa dạng và phong phú, với quy mô về vốn khác nhau ở tùy từng nhóm ngành, doanh nghiệp sẽ có nhiều nhu cầu vốn khác nhau tùy từng ngành nghề mình kinh doanh. Để thu hút đƣợc đông đảo số lƣợng DNV&N này thì PGD cần có nhiều phƣơng thức cho vay và cần đa dạng hóa hoạt động cho vay của mình. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  42. 30 2.5.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ : Những năm qua, số lƣợng DNV&N phát triển mạnh chiếm 97% số doanh nghiệp cả nƣớc. Các DNV&N đóng vai trò quan trọng tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp lớn, trong đó có lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu kết hợp với suy giảm kinh tế ở Việt Nam đã tác động rất tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là DNV&N. Giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho dẫn đến nhiều DNV&N đã giải thể, ngừng hoạt động. Điều này cũng thể hiện qua số lƣợng doanh nghiệp đóng cửa, ngừng hoạt động trong thời gian qua (theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, có 20.585 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2013). Những vƣớng mắc hiện tại của các doanh nghiệp chƣa có những giải pháp cụ thể nhƣ: thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất tăng cao do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn, thị trƣờng bị thu hẹp. Khi có sự suy giảm kinh tế thì hàng hóa tiêu thụ chậm nên DNV&N cần cải tiến sản xuất để đƣa ra các sản phẩm mới, nhƣng do vốn sản xuất hạn chế, lại không có đủ năng lực tài chính để có thể tiếp cận vốn ngân hàng, lãi suất ngân hàng cao dẫn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn. Trƣớc khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng đã tự cơ cấu lại ngành sản xuất của mình, tự xoay sở vốn và làm nhiều cách khác để vƣợt qua khó khăn. Nhƣng điều mà doanh nghiệp ở TP.HCM đang trông chờ nhất hiện nay, các ngành chức năng nên mạnh dạn tháo gỡ những rào cản chính sách không phù hợp, cần có những giải pháp đồng bộ, tạo thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh để DNV&N phát triển sản xuất, kinh doanh trong tình hình kinh tế khó khăn. Nhìn chung trong giai đoạn này các DNV&N hoạt động không hiệu quả, số lƣợng DNV&N thành lập hàng năm tăng, nhƣ đi kèm với đó thì số lƣợng DNV&N phá sản cũng nhiều. Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn không tốt thì một số doanh nghiệp làm ăn khá tốt, do đó việc cho vay đối với DNV&N vừa mang đến cơ hội cũng nhƣ thách thức cho ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín và PGD trong giai đoạn hiện nay. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  43. 31 2.6. Thực trạng về hoạt động cho vay đối với DNV&N tại Sacombank - PGD ETown: 2.6.1. Tình hình huy động vốn và hoạt động cho vay của Sacombank - PGD ETown: 2.6.1.1. Tình hình huy động vốn: Bảng 2.2 : Tình hình huy động vốn tại PGD ETown giai đoạn 2011-2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tổng vốn huy 252.277 263.633 427.814 11.356 4,5 164.181 62,27 động ờ – PGD ETown) Năm 2011, tổng vốn huy động của SacomBank – PGD ETown đạt 252.277 triệu đồng. Thì đến năm 2012 có sự tăng trƣởng nhƣng không đáng kể trong tổng vốn huy động, chỉ đạt 263.633 triệu đồng, tăng 11.356 triệu đồng so với năm 2011, với tốc độ tăng nhẹ 4,5%/năm. Năm 2013, có một sự bức phá mạnh làm cho tổng vốn huy động của SacomBank – PGD ETown tăng cao đạt mức là 427.814 triệu đồng. Nhƣ vậy, tổng vốn huy động năm 2013 ới ạt 62,27%. Tổng vốn huy động của SacomBank – PGD ETown tăng trƣởng liên tục qua các năm là nhờ nghiệp vụ huy động vốn, SacomBank – PGD ETown đã cung cấp cho khách hàng danh mục sản phẩm khá đa dạng nhƣ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm với các kỳ hạn đa dạng, lãi suất cao, Thêm vào đó, SacomBank – PGD ETown cũng đã thực thi các chính sách hợp lý nhƣ: chính sách khuyến khích khách hàng doanh nghiệp chuyển doanh thu về ngân hàng khi có quan hệ tín dụng với ngân hàng, chính sách miễn, giả SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  44. 32 ều này tạo điều kiện cho PGD ETown chủ động hơn trong các hoạt động, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng trong hoạt động tín dụng mà không phụ thuộc vào việc nhận vốn điều hòa từ chi nhánh. 2.6.1.2. Hoạt động cho vay của PGD ETown: Bảng 2.3: Kết quả cho vay của PGD ETown giai đoạn 2011-2013: Năm Năm Năm Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 2011 2012 2013 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tổ 248.783 259.764 376.327 10.981 4,41 116.563 44,87 ờ – PGD ETown) Tổng doanh số cho vay 400000 350000 300000 250000 200000 Tổng doanh số cho vay 150000 100000 50000 0 2011 2012 2013 -2013 ẹ đề ộ 376.327 triệ ẹ do những năm gần đây nền kinh tế, nói chung ngành ngân hàng nói riêng đang có bƣớc tiến triển hồi phục dần dần. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  45. 33 – c – – 2.6.2. Phân tích hoạt động cho vay DNV&N qua các năm 2011-2013: Bảng 2.4: Kết quả cho vay đối với DNV&N tại PGD ETown giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay đối với 124.294 129.940 169.347 5.646 4,54 39.407 30,33 DNV&N Doanh số thu nợ đối với 120.351 126.360 160.798 6.009 5 34.438 27,25 DNV&N Dƣ nợ cho vay đối với 99.361 105.592 130.275 6.231 6,27 24.683 23,37 DNV&N ờng – PGD ETown) Doanh số cho vay đối với DNV&N năm 2011 đạt 124.294 triệu đồng, sang năm 2012 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tăng nhẹ so với năm 2011 và đạt 129.940 triệu đồng với tốc độ tăng trƣởng 4,54%. Doanh số cho vay đối với DNV&N tăng nhẹ trong năm 2012 đƣợc lý giải bởi biến động của thị trƣờng, nên các doanh nghiệp làm ăn chậm lại, việc xuất khẩu cũng gặp khó khăn, dẫn đến doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nên nhiều doanh nghiệp cũng hạn chế các món vay, lo ngại doanh thu không bù đắp đƣợc chi phí lãi vay. Nhƣng đến năm 2013 có một sự vƣợt bậc đó là doanh số cho vay DNV&N tăng mạnh đạt 169.347 triệu đồng chiếm tỷ lệ 30,33% so với năm 2012. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  46. 34 Do doanh số cho vay đối với DNV&N tăng nhẹ trong năm 2012 và tăng mạnh trong năm 2013 nên doanh số thu nợ của PGD cũng tăng theo. Doanh số thu nợ năm 2011 đạt 120.351 triệu đồng, sang năm 2012 doanh số thu nợ đạt 126.360 triệu đồng, tức tăng 6.009 triệu đồng tƣơng ứng tăng 5% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ đạt 160.798 tăng 34.438 triệu đồng với tỷ lệ 27,25% so với năm 2012. Doanh số thu nợ trong năm 2013 tăng nhanh là do các khoản nợ của khách hàng đã đến hạn trả. Điều này cho thấy PGD đã làm tốt công tác thẩm định, tìm kiếm đƣợc khách hàng tốt và làm tốt công tác thu hồi nợ. Dƣ nợ cho vay đối với DNV&N cũng có xu hƣớng tăng, năm 2011 đạt 99.361 triệu đồng, sang năm 2012 đạt 105.592 triệu đồng, tức tăng 6.231 triệu đồng ứng với 6,27% so với năm 2011. Tƣơng tự năm 2013 tăng 23,37% so với năm 2012. 169347 180000 160798 160000 129940126360 130275 140000 124294120351 105592 120000 99361 100000 80000 60000 40000 20000 0 2011 2012 2013 Doanh số cho vay đối với DNV&N Doanh số thu nợ đối với DNV&N Dư nợ cho vay đối với DNV&N Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt độ -2013 SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  47. 35 2.6.2.1. Hoạt động cho vay theo thời hạn: : Tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ cho vay DNVN xét theo kỳ hạn củ -2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số Số Số tiền % Số tiền % Số tiền % % % tiền tiền Doanh số cho 124.294 100 129.940 100 169.347 100 5.646 4,54 39.407 30,33 vay DNV&N Ngắn 68.672 55,25 75.573 58,16 100.372 59,27 6.901 10,04 24.799 32,81 hạn Trung- 55.622 44,75 54.367 41,84 68.975 40,73 (1255) (2,56) 14.608 26,87 Dài hạn Doanh số thu 120.351 100 126.360 100 160.798 100 6.009 5 34.438 27,25 nợ DNV&V Ngắn 68.744 57,12 70.901 56,11 96.238 59,85 2.157 3,14 25.337 35,74 hạn Trung- 51.607 42,88 55.459 43,89 64.560 40,15 3.852 7,46 9.101 16,41 Dài hạn Dƣ nợ cho vay 99.361 100 105.592 100 130.275 100 6.231 6,27 24.683 23,37 DNV&N Ngắn 56.397 56,76 63.366 60,01 75.755 58,15 6.969 12,36 12.389 19,55 hạn Trung- 42.964 43,24 42.226 39,99 54.520 41,85 (738) (1,39) 12.294 29,11 Dài hạn ờ – PGD ETown) - Doanh số cho vay: Xét theo kỳ hạ ại Sacombank – PGD ETown đƣợc chia làm hai nhóm: ngắn hạn, trung dài hạn ắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổ ngắn hạn đạt 68.672 triệu đồng, chiếm 55,25% trong tổ ế SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  48. 36 ắn hạn tăng lên 75.573 triệu đồng, tăng 10,04%/năm so với năm 2011. Sang năm 2013, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổ vay nhƣng tỷ trọng này tăng không đáng kể ắn hạn tăng đến 100.372 triệu đồng, tăng 32,81%/năm so vớ vay ngắn hạn năm 2013 cũng nhƣ tỷ trọng của nó trong tổ ền kinh tế đang dần hồi phục và phát triể ản cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi nhanh, ít rủi ro cho ngân hàng. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao chứng tỏ ngân hàng đã dần thu hút đƣợ ực tín dụng tài trợ vốn lƣu động. Sacombank – PGD ETown cho vay đối tƣợng này, ngoài việc có lợi từ lãi suất còn có lợi về mảng dịch vụ ngân hàng nhƣ thanh toán, xuất nhập khẩu, rất lớn, đây là khoản thu dịch vụ có độ rủi ro thấp hơn nhiều so với tín dụng. ắn hạ - dài hạn cũng tƣơng đối ổn đị ạn đạt 55.622 triệu đồng, chiếm 44,75% trong tổ cho vay trung - dài hạn lại giảm nhẹ ệu đồng, giảm 41,84% trong tổng d ảm 2,56%/năm so với năm 2011. Đế vay trung dài hạn tăng nhẹ đạt 68.975 triệu đồng, chiếm 40,73% trong tổng ớ - ố ắn hạn. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  49. 37 - Doanh số thu nợ: 120000 100000 96238 80000 68744 70901 64560 55459 60000 51760 40000 20000 0 2011 2012 2013 Ngắn hạn Trung-Dài hạn Biểu đồ 2.3: Tình hình thu nợ xét theo thời hạn của PGD ETown giai đoạn 2011-2013 Thông qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ theo thời gian của PGD cũng chủ yếu là ngắn hạn, cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với DNV&N đạt 68.744 triệu đồng chiếm 57,12% trong tổng doanh số thu nợ đối với DNV&N, đến năm 2012 đạt 70.901 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 56,11%), tăng 2.157 triệu đồng tƣơng ứng tăng 3,14% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ đối với DNV&N tăng đạt 96.238 triệu đồng chiếm 59,85%, tăng 35,74% so với năm 2012. Doanh số thu nợ trung - dài hạn cũng tăng theo từng năm, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 51.607 triệu đồng, sang năm 2012 đạt 55.459 triệu đồng tức tăng 3.852 triệu đồng tƣơng ứng tăng 7,46% so với năm 2011. Sang năm 2013 tăng tỷ trọng lên 16,41% so với năm 2012. Sở dĩ doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nên PGD hạn chế cho vay trung và dài hạn. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  50. 38 - Dƣ nợ cho vay: 75755 80000 70000 63366 56397 54520 60000 50000 42964 42226 40000 30000 20000 10000 0 2011 2012 2013 Ngắn hạn Trung-Dài hạn Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ xét theo kỳ hạn của PGD ETown giai đoạn 2011-2013 Dựa vào bảng 2.5, ta thấy dƣ nợ ủa Sacombank – PGD ETown đều gia ắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ ồn vốn huy động của Sacombank – PGD ETown chủ yếu là ngắn hạn nên các khoản cho vay cũng chủ yếu tập trung ở ạnh đó, phần lớ ốn tại Sacombank – PGD ETown chủ yếu là để bổ sung vốn lƣu động, tài trợ xuất nhập khẩu nên dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọ ần lƣợt là 56,76%, 60,01%, 58,15% trong giai đoạ - ể ề Trong năm 2012 và 2013, tỷ trọ - ối ổn đị -2013. Đây là một thực tế tồn tại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam những năm gần đây, bằng cách “lấy ngắn nuôi dài”, huy độ ngắn hạ - dài hạn thực sự đem lại nhiều rủi ro về mặt thanh khoản cho Sacombank – PGD ETown nói riêng và toàn hệ thống Sacombank nói chung. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  51. 39 2.6.2.2. Tín dụng theo loại hình Doanh Nghiệp: Có năm loại hình kinh tế có quan hệ tín dụng với Sacombank – PGD ETown bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn tƣ nhân, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, kinh tế tập thể. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  52. 40 ố cho vay, thu nợ ầ 2011-2013 Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay DNV&N 124.294 100 129.940 100 169.347 100 5.646 4,54 39.407 30,33 Cty TNHH tƣ nhân 74.378 59,84 66.620 51,27 76.613 45,24 (7.758) (10,43) 9.993 15 Doanh nghiệp tƣ nhân 14.120 11,36 24.247 18,66 35.021 20,68 10.154 71,91 10.774 44,43 Cty Cổ phần 25.716 20,69 27.664 21,29 44.860 26,49 1.948 7,58 17.196 62,16 Kinh tế tập thể 10.080 8,11 11.409 8,78 12.853 7,59 1.329 13,18 1.444 12,66 Doanh số thu nợ DNV&N 120.351 100 126.360 100 160.798 100 6.009 5 34.438 27,25 Cty TNHH tƣ nhân 48.393 40,21 51.125 40,46 60.235 37,46 3.996 8,26 7.846 14,98 Doanh nghiệp tƣ nhân 27.380 22,75 27.900 22,08 39.331 24,46 520 1,91 12.694 47,66 Cty Cổ phần 34.469 28,64 37.188 29,43 44.380 27,6 2.719 7,89 7.192 19,34 Kinh tế tập thể 10.109 8,40 10.146 8,03 16.852 10,48 37 0,3 6.706 66,09 Dƣ nợ tín dụng DNV&N 99.361 100 105.592 100 130.275 100 6.231 6,27 24.683 23,37 Cty TNHH tƣ nhân 33.554 33,77 42.638 40,38 59.379 45,58 9.084 27,07 16.741 39,26 Doanh nghiệp tƣ nhân 22.356 22,50 22.776 21,57 25.587 19,64 420 1,88 2.811 12,34 Cty cổ phần 26.967 27,14 27.718 26,25 31.891 24,48 751 2,78 4.173 15,06 Kinh tế tập thể 16.484 16,59 12.459 11,80 13.418 10,30 (4.025) (24,42) 959 7,69 ờ – PGD ETown) SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  53. 41 - Doanh số cho vay: Qua bảng 2.6, ta nhận thấ cho vay đối với loại hình kinh tế công ty TNHH tƣ nhân luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổ có xu hƣớng tăng dầ ủa loại hình kinh tế công ty TNHH tƣ nhân là 74.378 triệu đồng, chiếm 59,84% trong tổ ủa loại hình kinh tế này giảm, đạt 66.620 triệu đồng, chiếm 51,27% trong tổ ảm 10,43%/năm so với năm 2011. Đế ủa loại hình kinh tế công ty TNHH tăng nhẹ và đạt 76.613 triệu đồng, chiếm 45,24% trong tổ vay, tăng 15%/năm so với năm 2012. Qua đó, ta nhận thấy loại hình kinh tế có quan hệ tín dụng chủ yếu với Sacombank – PGD ETown qua các năm là công ty trách nhiệm hữu hạn t - Doanh số thu nợ: Công ty TNHH tƣ nhân là thành phần kinh tế có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay đối với DNV&N của PGD. Vì thế, doanh số thu nợ trong năm 2011 chiếm tỷ trọng cao đạt 40,21%, sang năm 2012 tỷ trọng tăng lên đạt 40,46%. Tỷ trọng này chỉ tăng nhẹ có thể lý giải là những năm gần đây các công ty cổ phần hoạt động kém hiệu quả, nên khả năng trả nợ của một số công ty còn chậm. Năm 2013 doanh số thu nợ tăng nhƣng tỷ trong giảm còn 37,46%. Tiếp theo đó là doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần. Trong năm 2011 doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp tƣ nhân đạt 27.380 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 22,75%), sang năm 2012 doanh số thu nợ đạt 27.900 triệu đồng, nhƣng tỷ trọng giảm 22,08%. Năm 2012 doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp tƣ nhân tăng 520 triệu đồng tức tăng 1,91% so với năm 2011. Kế đến là công ty cổ phần, trong năm 2011 doanh số thu nợ đối với công ty cổ phần đạt 34.469 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 28,64%), sang năm 2012 doanh số thu nợ đạt 37.188 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,43%. Năm 2012 doanh số thu nợ đối với công ty cổ phần tăng 2.719 triệu đồng tức tăng 7,89% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số thu nợ lần lƣợt của doanh nghiệp tƣ nhân và công ty cổ phần là 39.331 triệu đồng và 44.380 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỷ trọng 24,46% và 27,6%. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  54. 42 - Dƣ nợ cho vay: Với địa thế – PGD ETown nằm trong khu vực dân cƣ đông đúc nên lƣợng khách hàng lớn nhấ nhóm này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong dƣ nợ tƣơn ề số lƣợ ại có giá trị hợp đồng tín dụng thấp hơn so với khách hàng doanh nghiệp, chủ yếu là bổ sung vốn kinh doanh nên hạn mức tín dụng đƣợc cấp không nhiều. Tốc độ tăng trƣởng của nhóm khách hàng doanh nghiệp là một tín hiệu lạc quan, cho thấy sản xuất kinh doanh đã dần trở lại ổn định sau cuộc khủng hoảng kéo dài, cùng với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Nhà Nƣớc, với những chính sách ƣu đãi về lãi suất đối với doanh nghiệp nhằm mục đích làm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khách hàng doanh nghiệp vay vốn đƣợc tăng lên, các sản phẩm dịch vụ tín dụng doanh nghiệp của Sacombank – PGD ETown ngày càng đa dạng hơn, khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn với các gói sản phẩm, thủ tục vay đơn giản nhanh chóng cùng với hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ Sacombank – PGD ETown đã đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt. 2.6.2.3. Xét theo ngành kinh tế: Các nhóm ngành kinh tế có quan hệ tín dụng với Sacombank – PGD ETown gồm có 4 nhóm ngành bao gồm: Sản xuất chế biến; thƣơng mại - dịch vụ; xây dựng - bất động sản; ngành nghề khác. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  55. 43 ố cho vay, thu nợ -2013 Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 124.294 100 129.940 100 169.347 100 5.646 4,54 39.407 30,33 DNV&N Sản xuất chế biến 32.130 25,85 33.953 26,13 51.634 30,49 1.823 5,5 17.681 52,07 61.414 49,41 65.776 50,62 75.292 44,46 4.362 7,1 9.516 14,47 Xây dựng,bất động sản 12.752 10,26 11.045 8,5 15.800 9,33 (1.707) (13,39) 4.755 43,05 Ngành nghề khác 17.998 14,48 19.166 14,75 26.621 15,72 1.168 6,49 7.455 38,90 ợ 120.351 100 126.360 100 160.798 100 6.009 5 34.438 27,25 DNV&N Sản xuất chế biến 31.448 26,13 34.307 27,15 50.249 31,25 2.859 9,09 15.942 46,47 60.512 50,28 62.181 49,21 73.292 45,58 1.669 2,76 11.111 17,87 Xây dựng,bất động sản 11.361 9,44 11.751 9,3 13.844 8,61 3.903 3,43 2.093 17,81 Ngành nghề khác 17.030 14,15 18.120 14,34 23.412 14,56 1.090 6,4 5.292 29,21 Dƣ nợ tín dụng DNV&N 99.361 100 105.592 100 130.275 100 6.231 6,27 24.683 23,37 Sản xuấ 29.788 29,98 30.125 28,53 43.486 33,38 337 1,13 13.361 44,35 47.842 48,15 52.543 49,76 56.721 43,54 4.701 9,83 4.178 7,95 Xây dựng,bất động sản 8.535 8,59 9.313 8,82 11.634 8,93 778 9,12 2.321 24,92 Ngành nghề khác 13.195 13,28 13.611 12,89 18.434 14,15 416 3,15 4.823 35,43 ờ – PGD ETown) SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  56. 44 - Doanh số cho vay: Qua bảng 2.7, nhóm ngành sản xuất chế biến đang có xu hƣớng mở rộng quan hệ tín dụng vớ – vay nhóm ngành sản xuất chế biến là 32.130 triệu đồng, chiếm 25,85% trong tổ ủa nhóm ngành này đạt 33.953 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 26,13%, tăng 1.823 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 5,5%/năm so với năm 2011. Đế ản xuất chế biến tiếp tục tăng đạt 51.634 triệu đồng, tăng 52,57%/năm so với năm 2012. Qua phần phân tích trên, ta nhận thấ ủa nhóm ngành sản xuất chế biế ếm một tỷ trọ tổ ạt độ – PGD ETown ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm ngành sản xuất chế biến rất phát triển, nhu cầu vốn đối với các doanh nghiệp để tái sản xuất và mở rộng là rất cao. Cũng giống nhƣ nhóm ngành Sản xuất chế biến, quan hệ tín dụng giữa Sacombank – PGD ETown vớ - ớng mở rộng qua các năm. Nế ế - ạt 65.776 triệu đồng, chiế trong tổ tiếp tục tăng, đạt 75.292 triệu đồng, nhƣng tỷ trọng lại giả - ừ đó góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Những năm gần đây do thị trƣờng bất động sản bị đóng băng do đó việc cho vay ở lĩnh vực này có xu hƣớng tỷ trọng hƣớng giảm. - Doanh số thu nợ: Qua bảng số liệu doanh số thu nợ theo ngành kinh tế, ta thấy doanh số thu nợ ngành thƣơng mại dịch vụ và sản xuất chế biến chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Điều này cũng dễ hiểu, vì hai ngành này ngày càng phát triển nhanh trong thời buổi hội nhập, nên doanh số cho vay của PGD đối với 2 ngành này rất cao. Vì thế doanh số thu nợ cũng theo đó tăng, cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ ngành thƣơng mại dịch vụ đạt 60.512 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 50,28%) đến năm 2012 tăng đạt 62.181 triệu SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  57. 45 đồng (chiếm tỷ trọng 49,21%). Doanh số thu nợ năm 2012 của ngành thƣơng mại dịch vụ tăng 1.669 triệu đồng tƣơng ứng tăng 2,76% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số thu nợ của năm này tiếp tục tăng đạt 73.292 tƣơng ứng tăng 17,87% so với năm 2012 tuy tỷ trọng năm 2013 giảm. Tiếp theo là ngành sản xuất chế biến, ngành này cũng có doanh số thu nợ tăng, vì các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nƣớc ngoài ngày càng nhiều, nên doanh số cho vay các ngành sản xuất chế biến tăng, nên doanh số thu nợ tăng theo. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 31.448 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 26,13%) đến năm 2012 doanh số thu nợ đạt 34.703 triệu đồng (chiếm tỷ trọng là 27,15%), tức tăng 2.859 triệu đồng tƣơng ứng tăng 9,09% so với năm 2011. Năm 2013 tiếp tục tăng mạnh chiếm tỷ trọng 30,25% tăng 15.942 triệu đồng tƣơng ứng tăng 46,47% so với năm 2012. Ngành xây dựng, bất động sản cũng nhƣ nhóm ngành khác thì do PGD hạn chế cho vay nên doanh số thu nợ cũng tăng chậm. - Dƣ nợ tín dụng: Cùng với sự đa dạng các ngành nghề trong nền kinh tế dẫn đến nhu cầu về vốn để phát triển, mở rộng sản xuất cũng tăng theo. Do vậy, dƣ nợ kinh tế cũng có nhiều chuyển biế -2013. Do đặc điểm khu vực hoạt động của PGD ETown và chủ trƣơng chuyển đổi kinh tế giảm tỷ trọng đối với ngành xây dựng – bất đông sản, tăng tỷ trọng đối vớ - sản xuất chế biến, do vậy cơ cấu vốn tín dụng đầu tƣ cho các ngành kinh tế cũng thay đổi, đƣợc tập trung vào các ngành chính, mũi nhọn phục vụ sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể, năm 2011 dƣ nợ - triệ ếp tụ ẹ ản xuấ - SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  58. 46 đƣơng 44,35% – - , sản xuấ ựng – bất động sả ản xuấ - – 2.6.2.4. Xét theo loại tiền tệ: 2.8: ợ -2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Chỉ tiêu Số Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % % tiền Doanh số cho vay 124.294 100 129.940 100 169.347 100 5.646 4,54 39.407 30,33 DNV&N VNĐ 112.051 90,15 119.116 91,67 156.239 92,26 7.065 6,31 37.123 31,17 USD 12.243 9,85 10.824 8,33 13.108 7,74 (1.419) (11,59) 2.284 21,1 Doanh thu nợ 120.351 100 126.360 100 160.798 100 6.009 5 34.438 27,25 DNV&N VNĐ 108.087 89.81 114.015 90,23 147.596 91,79 5.928 5,48 33.581 29,45 USD 12.264 10,19 12.345 9,77 13.202 8,21 81 0,66 857 6,95 Dƣ nợ tín dụng 99.361 100 105.592 100 130.275 100 6.231 6,27 24.683 23,37 DNV&N VNĐ 88.462 89,03 94.568 89,56 119.709 91,89 6.106 6,9 25.141 26,59 USD 10.899 10,97 11.024 10,44 10.566 8,11 125 1,15 (458) (4,15) (Nguồn: Báo cáo kết quả thƣơng niên của Sacombank - PGD ETown) SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  59. 47 - Doanh số cho vay: Xét theo loại tiền tệ, ại Sacombank – PGD ETown đƣợc chia làm hai loại: VND, USD. Dựa vào bảng 2.8, ta thấy Sacombank – PGD ETown chủ yếu cho vay bằ ằng VND tăng liên tụ ằng VND đạt 112.051 triệu đồng, chiếm đến 90,15% trong tổ ằng loại tiền này đạt 119.116 triệu đồng, tăng 6,31%/năm so với năm 2011. Đế ằng VND tiếp tục tăng, đạt 156.239 triệu đồng, tăng 37.123 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 31,17%/năm so với năm 2012. Bên cạnh cho vay bằng VND thì Sacombank còn cho vay bằ ằng USD cũng nhƣ tỷ trọng củ trong tổ ụ USD chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổ ởi vì, khách hàng chỉ vay bằng USD khi thật cần thiết vì trong những năm gần đây tỷ giá USD/VND biến động liên tụ ọ sợ phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá. - Doanh số thu nợ: 160000 147596 140000 114015 120000 108087 100000 80000 60000 40000 20000 12264 12345 13202 0 2011 2012 2013 VNĐ USD Biểu đồ 2.5: Doanh số thu nợ theo loại tiền tệ của PGD ETown giai đoạn 2011- 2013 Do doanh số cho vay chủ yếu bằng VNĐ. Vì vậy doanh số thu nợ bằng VNĐ cũng chiếm đa phần và tăng dần qua các năm. Cụ thể nhƣ sau, năm 2011 doanh số thu nợ bằng VNĐ đạt 108.087 triệu đồng chiếm tỷ trọng 89,81%. Năm 2012, doanh SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  60. 48 số thu nợ bằng VNĐ tăng đạt 114.015 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỷ trọng là 90,23%, tăng 5.928 triệu đồng tƣơng ứng với 5,48% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ tiếp tục gia tăng với 147.596 triệu đồng, tăng vƣợt bậc so với năm 2012 là 33.581 triệu đồng tƣơng ứng với 29,45%. Tiếp theo đó là doach số thu nợ bằng USD cũng tăng theo từng năm nhƣng tỷ trọng lại có xu hƣớng giảm dần. Vì PGD đang có xu hƣơng chuyển qua cho vay VNĐ hạn chế cho vay bằng USD nên doanh số thu nợ cũng giảm dần. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ bằng USD có 12.264 triệu đồng với tỷ trọng 10,19%. Năm 2012 tăng nhẹ ở mức 12.345 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,77%. Tƣơng tự năm 2013 doanh số thu nợ bằng USD đạt 13.202 tăng 857 triệu tƣơng ứng với 6,95% so với năm 2012. - Dƣ nợ cho vay: 119709 120000 94568 100000 88462 80000 60000 40000 10899 11024 10566 20000 0 2011 2012 2013 VNĐ USD Biểu đồ 2.6: Dƣ nợ cho vay theo loại tiền tệ của PGD ETown giai đoạn 2011- 2013 - SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  61. 49 năm 2011, không đáng kể ả ả ố ả 2.6.3. Tình hình nợ quá hạn tại Sacombank - PGD ETown giai đoạn 2011- 2013: Sacombank sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ tín dụng để đánh giá chất lƣợng tín dụng tạ ạ ả cũng chỉ sử dụng chỉ tiêu này để ại Sacombank – PGD ETown. Bất kỳ một tổ chức tín dụng nào cũng vƣớng phải tình trạng nợ quá hạn phát sinh, PGD ETown cũng vậy, rủi ro là khó tránh khỏi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cả về khách quan, chủ quan, cả về phía ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên một nguyên nhân chính vẫn phát sinh từ phía khách hàng, có thể là do tai nạn, mất nguồn thu nhập, hoặc không thể trả ợc vì một lý do nào đó. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  62. 50 -2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ quá hạn Nợ quá hạn Nợ quá hạn Chỉ tiêu Số tiền Tổng dƣ Số tiền Tổng dƣ Số tiền Tổng dƣ nợ nợ nợ (%) (%) (%) Nợ quá 983 0,99 296 0,28 990 0,76 hạn 99.361 0,99 105.592 0,28 130.275 0,76 vay DNV&N ờ Town) 983 990 1000 900 800 700 600 500 296 400 300 200 100 0 2011 2012 2013 Nợ quá hạn ETown -2013 Năm 2011, nợ quá hạn của Sacombank – PGD ETown là 983 triệu đồng, chiếm 0,99 % trong tổng dƣ nợ cho vay. Tuy tỷ lệ này thấ ất cả các khoản nợ quá hạn này đều là các khoản nợ khó đòi, đó là những khoản cho vay mà ngân hàng có thể mấ ả năng thu hồi làm giảm thu nhập của ngân hàng. Sang năm 2012, Sacombank tuy còn nợ quá hạn nhƣng đã giảm đi khá nhiề ết quả nhƣ vậy là nhờ vào sự ực, cố gắng của tập thể cán bộ SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  63. 51 ại Sacombank - PGD ETown. Họ đã làm tốt công tác thẩm định khách hàng, giám sát chặt chẽ các khoản giải ngân và thu nợ đầy đủ, đúng tiến độ do đó làm giảm phát sinh thêm nợ quá hạn trong năm 2012. Đến năm 2013, nợ quá hạn tăng trở lại tại Sacombank – PGD ETown là 990 triệu đồng. Vì vậy, Sacombank – PGD ETown cần phải phấn đấu hơn nữa để xử ản nợ này. Nguyên nhân là do trong thời gian qua, PGD ETown đẩy mạnh các hoạt động cho vay, dƣ nợ cho vay không ngừng tăng mạnh qua các năm, nên nợ quá hạn có xu hƣớng tăng giảm chƣa ổn định lắ Tóm lại, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ tín dụng của Sacombank – PGD ETown qua các năm đều thấ ậy, có thể nói việc kiểm soát nợ quá hạn củ ốt. 2.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng DNV&N của ngân hàng thông qua các chỉ số: 2.7.1. Hệ số thu nợ: ệ số thu nợ đối vớ - 2013 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh số thu nợ đối với 120.351 126.360 160.798 DNV&N Doanh số cho vay đối với 124.294 129.940 169.347 DNV&N Hệ số thu nợ 96,83 97,24 94,95 ờng niên Sacombank ETown) Qua bảng số liệu, ta thấy chỉ tiêu hệ số thu nợ trong năm 2011 đạt 96,83% đây là con số khá cao, sang năm 2012 chỉ tiêu này tăng đạt 97,24%, cho thấy hiệu quả trong việc thu nợ của PGD đối với DNV&N. Tuy nhiên năm 2013 chỉ tiêu hệ số thu nợ lại giảm chứng tỏ trong giai đoạn này PGD cũng đang gặp khó khăn trong việc thu nợ. Ta thấy trong năm 2011 và năm 2012 tỷ lệ này đạt ở mức cao, cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng DNV&N rất tốt và cũng chứng tỏ CV QHKH đã làm khá tốt công việc đôn đốc và thu hồi nợ của khách hàng. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  64. 52 2.7.2. Tỷ số dƣ nợ DNV&N/Tổng huy động vốn: Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng DVV&N của ngân hàng. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn có nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ xấu của DNV&N của PGD ETown giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dƣ nợ DNV&N Triệu đồng 99.361 105.592 130.275 Tổng huy động vốn Triệu đồng 252.277 263.633 427.814 Dƣ nợ cho vay DNV&N/tổng huy Triệu đồng 0,4 0,4 0,3 động vốn ờ – PGD ETown) Dƣ nợ DNV&N/Tổng vốn huy động tăng giảm tƣơng đối đều đặn qua các năm. Dƣ nợ DNV&N năm 2011, 2012 bằng nhau và bằng 0,4 lần, năm 2013 dƣ nợ giảm còn 0,3 lần tổng huy động vốn. Nhƣ vậy, năm 2011 và năm 2012 cứ 0,4 đồng dƣ nợ DNV&N thì có 1 đồng vốn huy động tham gia; năm 2013 là 0,3 đồng dƣ nợ. Kết quả này cho thấy huy động vốn tại chỗ qua 3 năm khá cao chỉ riêng tài trợ cho DNV&N thì số vốn huy động đã vƣợt số dƣ nợ. Do đó hạn chế việc điều chuyển nguồn vốn từ chi nhánh vào PGD. Vốn huy động luôn có chi phí thấp hơn vốn điều chuyển, Ngân hàng sử dụng nhiều vốn huy động để cho vay thì thu đƣợc lợi nhuận cao hơn do chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào lớn hơn. Việc nhận vốn điều chuyển từ chi nhánh, lãi suất điều chuyển cao làm giảm chêch lệch lãi suất dẫn đến giảm lợi nhuận. Vì vậy, bên cạnh đầu tƣ vào hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm đem lại lợi nhuận cao. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  65. 53 2.7.3. Tỷ số dƣ nợ DNV&N/Tổng dƣ nợ: Bảng 2.12: Chỉ số dƣ nợ DNV&N/Tổng dƣ nợ năm 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tổng dƣ nợ Triệu đồng 171.312 182.055 224.612 Dƣ nợ DNV&N Triệu đồng 99.361 105.592 130.275 Dƣ nợ DNV&N/Tổng dƣ nợ % 58 58 58 ờ – PGD ETown) Đây là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hoạt động tài trợ vốn cho DNV&N của ngân hàng. Từ bảng số liệu trên cho thấy, dƣ nợ DNV&N đóng chỉ tiêu này là 58% trong tổng dƣ nợ của Chi nhánh vào năm 2011, và cũng giữ ở mức 58% ở năm 2012 và năm 2013. Nhƣ vậy, tín dụng DNV&N luôn là mảng tín dụng quan trọng và hàng năm doanh loại DNV&N đã đem lại cho ngân hàng nguồn thu nhập rất lớn. Nhận thấy thế mạnh của địa bàn là DNV&N chiếm tỷ lệ rất cao nên ngay từ khi mới thành lập PGD đã xác định khách hàng mục tiêu của mình là DNV&N và luôn có những chính sách để thu hút nhóm khách hàng này. 2.7.4. Chỉ số nợ xấu/Tổng dƣ nợ: Bảng 2.13: Chỉ số nợ xấu/Tổng dƣ nợ năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Nợ xấu DNV&N Triệu đồng 983 296 990 Tổng dƣ nợ Triệu đồng 171.312 182.055 224.612 Nợ xấu/Tổng dƣ nợ % 0,57 0,16 0,44 ờ – PGD ETown) Chỉ số này giúp đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, chỉ số này càng lớn càng không tốt. Năm 2011 nợ xấu DNV&N là 0,57%, năm 2012 ngân hàng có nợ xấu DNV& giảm mạnh còn ở mức 0,16% và năm 2013 thì tăng lên thành 0,44%. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNV&N trong 3 năm qua vẫn ở dƣới mức cho phép của Sacombank là 1% và Ngân hàng Nhà Nƣớc là 2%. PGD ETown cần tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác thu nợ nhƣ hiện nay. Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, có thể nhận thấy tình hình hoạt động tín dụng tại Sacombank – PGD ETown là khá tốt, mạng lƣới tín dụng ngày càng đƣợc mở rộng. Tuy nhiên, ngân hàng cần phát huy tích cực hơn nữa công tác huy động vốn tại chỗ để tƣơng xứng với quy mô tín dụng hiện có, cũng nhƣ giữ vững những thành quả đã đạt đƣợc là giảm bớt gánh nặng tín dụng cho nguồn vốn SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  66. 54 điều chuyển từ chi nhánh. Riêng về vấn đề nợ quá hạn, đây là khó khăn chung của rất nhiều ngân hàng; mặc dù vậy, Sacombank – PGD ETown trong thời gian tới cần chủ động nâng cao hiệu quả của công tác thu nợ để cho đồng vốn của chi nhánh đƣợc đảm bảo an toàn, quay vòng nhanh mang lại nhiều lợi nhuận. 2.7.5. Vòng quay vốn tín dụng: Bảng 2.14: vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh số thu nợ đối Triệu đồng 120.351 126.360 160.798 với DNV&N Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 94.857 102.477 117.934 đối với DNV&N Vòng quay vốn tín Triệu đồng 1,27 1,23 1,36 dụng ờ – PGD ETown) Trong đó: - Dƣ nợ bình quân năm 2011 = (90.352 + 99.361)/2 = 94.857 - Dƣ nợ bình quân năm 2012 = (99.361 + 105.592)/2 = 102.477 - Dƣ nợ bình quân năm 2013 = (105.592 + 130.275)/2 = 117.934 Qua bảng số liệu, ta thấy vòng quay vốn tín dụng năm 2011 là 1,27 vòng, nhƣng sang năm 2012 thì vòng quay đã giảm xuống đạt 1,23 vòng và năm 2013 vòng quay tăng 1,36. Cho thấy thời gian thu hồi nợ trong năm 2013 của PGD là cao nhất trong 3 năm, vòng vay vốn tín dụng càng tăng cho thấy việc cho vay của PGD khá an toàn. 2.8. Đánh giá hoạt động cho vay của DNV&N tại Sacombank - PGD ETown: 2.8.1. Những kết quả đạt đƣợc: Trong những năm qua, dƣ nợ tín dụng tại Sacombank – PGD ETown tăng khá cao. Vì vậy, theo quy định chung củ – PGD ETown đƣợc đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lƣợng cho vay cao và đƣợc nhận nhiều thang điểm trong bảng xếp hạng. Kết quả này có đƣợc là nhờ: - Thứ nhất: Sacombank đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định củ ạt động cấp tín dụng nhƣ không cho vay đối với một khách hàng vƣợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, tổng mức cho vay và bảo lãnh không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, Nhƣ chúng ta đã biết, mục đích cuối cùng của các quy đị ối với hoạt động cấp tín dụng SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  67. 55 của các ngân hàng thƣơng mại là để nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro cho các ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy, việc Sacombank thực hiện nghiêm các quy định củ ạt động cấp tín dụng cũng là một cách để giảm thiểu nợ quá hạn, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Sacombank - PGD ETown. - Thứ hai: Sacombank đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn rất cụ thể các công việc cần phải thực hiện trong từng giai đoạn của quy trình tín dụng. Điề ểu rõ các công việc cần phải làm từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng. Nhờ đó, chuyên vi ể thực hiện đầy đủ các bƣớc trong quy trình tín dụng, giảm thiểu đƣợc rủi ro, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng. - Thứ ba: đối với các khách hàng lần đầu có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì chỉ cần 5 ngày làm việc từ khi cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp lệ là có thể biết đƣợc kết quả của mình có đƣợc cấp tín dụ ối với khách hàng cũ thì chỉ cần 3 ngày. Thời gian ra quyết định của Sacombank tƣơng đối nhanh, điều này đã góp phần tạo điều kiệ ử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng một cách có hiệu quả, có thể nắm bắt các cơ hội làm ăn tốt. Từ đó có thể hoàn trả nợ vay ngân hàng một cách đầy đủ và đúng hạn, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng. - Thứ tƣ: việc công chứng các hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến việc cầm cố, thế chấp tài sản đảm bảo đƣợc thực hiện bởi phòng pháp chế tại Hội sở và việc định giá tài sản đảm bảo đƣợc thực hiện bở ế sẽ đỡ tốn thờ ập trung vào công tác thẩm định khách hàng, từ ẩm quyền đƣa ra quyết định cho vay đúng đắn và kịp thời đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng, giúp khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả. - Thứ năm: toàn bộ ủa Sacombank – PGD ETown đều có trình độ đại học với chuyên ngành tài chính ngân hàng. Ngoài ra, Hội sở còn thƣờng xuyên mở các lớp chuyên đề đào tạo, bồi dƣỡng về các nghiệp vụ, kỹ năng có liên quan đến hoạt động tín dụng để nâng cao và hoàn thiện hơn nữa khả năng làm việc củ ực củ ẩm định các SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  68. 56 khoản vay là rất tốt. Điều này giúp cho quyết định tín dụng đƣợc đƣa ra một cách đúng đắn, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việ luôn nhiệt tình trong việc hƣớng dẫn khách hàng hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục vay vốn, giúp cho quá trình xét duyệt các khoản vay diễn ra nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách kịp thời. Ngoài ra, với chính sách đãi ngộ về tiền lƣơng, khen thƣởng tƣơng xứng và phù hợp đã tạo động lực cho các nhân viên tận tâm làm việc, hạn chế các rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng. 2.8.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến hạn chế và tồn tại: 2.8.2.1. Thông tin tín dụng Đối với Sacombank – PGD ETown, việc nắm bắt thông tin đầy đủ về ặp nhiề ần lớn dừng lại ở thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin lấy từ CIC. Tuy nhiên thông tin từ CIC chƣa toàn diện, chƣa thể hiện hết những thông tin tích cực, thông tin tiêu cực và thông tin về tài sản đảm bảo của khách hàng. Đôi khi những thông tin này còn thiếu chính xác. Ví dụ: có những trƣờng hợp khách hàng đã trả hết nợ vẫn còn dƣ nợ. Đối với các thông tin do khách hàng cung cấp thì đó là những thông tin đã đƣợc xử lý, chuẩn bị trƣớc khi cung cấp cho ngân hàng chẳng hạ ố liệ Thẩm định phƣơng án Nhƣ chúng ta đã biết, nguồn thu nhập chính dùng để trả nợ ngân hàng là nguồn thu từ ậy để có thể hạn chế rủi ro, nâng cao chất lƣợng tín dụ ải đƣợc thẩm định một SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  69. 57 cách chi tiết các nội dung cơ bản về: thị trƣờng, kỹ thuật - công nghệ, tổ chức quản lý và nhân sự, tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội củ doanh. Từ đó có thể đánh giá một cách chính xác về tính khả thi của phƣơng án, qua đó xác định đƣợc khả năng sinh lời từ dự án, nguồn trả nợ chính của khách hàng. Thế nhƣng, tại Sacombank – PGD ETown việc thẩm định các yếu tố liên quan đến dự án vay vốn của khách hàng chƣa đƣợc chú trọng và chỉ thự thức theo những khuôn mẫu sẵn có, nhất là về phƣơng diện kỹ thuật - công nghệ. Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay ểm tra, giám sát sau khi cho vay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một ngân hàng thƣơng mại. Qua việc kiểm tra, giám sát này, ngân hàng thƣơng mại có thể biết đƣợc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, tình hình tài chính của khách hàng có tốt không, có điểm nào bất ổn và phƣơng án có hoạt động tốt nhƣ kế hoạch ban đầu hay không. Từ ể biết đƣợc những bất ổn, biết nó bắt nguồn từ đâu và đƣa ra hƣớng giải quyết các vấn đề phát sinh một cách tận gốc. Thế nhƣng, việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay tại Sacombank – PGD ETown chƣa thật sự hiệu quả, còn mang nặng tính hình thức. Việc kiểm tra chỉ đƣợc thực hiện sơ sài, các báo cáo về kiểm tra còn thực hiệ ủ yếu kiểm tra, giám sát dựa trên những tài liệu do doanh nghiệp cung cấp. Cách làm nhƣ vậy chƣa đem lại hiệu quả cao bởi vì không có gì bảo đảm rằng những tài liệu do doanh nghiệp cung cấp là hoàn toàn đáng tin cậy. Ngoài ra, để kiể ộc thăm viếng tại cơ sở kinh doanh của khách hàng. Thế nhƣng, với việc kiểm tra trực tiếp đƣợc thực hiện định kỳ và không thƣờng xuyên này nếu doanh nghiệp không có thiện chí, họ sẽ có nhiều thủ thuật để che mắ ực trạng này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn tại PGD ETown trong thời gian qua. 2.8.2.2. Nguyê Thông tin tín dụng Mộ ại Sacombank – PGD ETown đảm nhận quá nhiều công việc từ khâu tìm kiếm khách hàng, hƣớng dẫn lập hồ sơ, thẩm định, giả ẩm định khi ra hội đồng tín dụng đế SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  70. 58 ờng đảm trách từ năm đến sáu khách hàng cùng một lúc. Với khối lƣợng công việc lớn nhƣ vậy cùng với áp lực về thời gian nên việc thu thập thông tin từ các nguồn khác ngoài thông tin do khách hàng tự cung cấp và thông tin lấy từ CIC để phục vụ cho quá trình phân tích, quản lý, kiểm soát các rủi ro từ các khoản cho vay chƣa đƣợc chú trọng và việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay còn lỏng lẻo. Thẩm định phƣơng án Để có thể làm tốt công tác thẩm đị ộ ững phải giỏi trong lĩnh vực kinh tế mà còn phải có những kiến thức nhất định về khoa học kỹ thuật và xã hội. Thế nhƣng, phần lớ ại Sacombank E-Town đều là những chuyên viên trẻ ệm trong việc thẩm định dự án. Tuy kiến thức về lĩnh vực kinh tế là rất tốt nhƣng kiến thức chuyên môn về chuyên ngành thẩm đị ặc biệ ề các thông số kỹ thuật máy móc thì còn nhiều hạn chế. Vì vậy, công việc thẩm đị ờng đƣợc thực hiện một cách máy móc theo những hƣớng dẫ ẫu sẵn có. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên
  71. 59 Kết luận chƣơng 2 Trong chƣơng 2 chúng ta đã hiểu sơ lƣợc về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, PGD ETown và nắm đƣợc thực trạng cho vay đối với DNV&N thông qua các chỉ tiêu nhƣ doanh số cho vay, dƣ nợ cho vay, thu nợ cũng nhƣ nợ quá hạn. Trong phần thực trạng thì chúng ta cũng đã biết đƣợc những thành quả và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay đối với DNV&N. Trong quá trình thực tập đã đƣợc tiếp xúc với công việc nên em có đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với DNV&N của PGD. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu Chƣơng 3 giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay đối với DNV&N tại Sacombank – PGD ETown. SVTH: Trƣơng Thị Phƣơng Duyên