Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt may Huế

pdf 91 trang thiennha21 22/04/2022 3271
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt may Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_hieu_qua_hoat_dong_san_xuat_kinh_doanh_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt may Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT – MAY HUẾ VĂN THỊ THU SƯƠNG Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2015 – 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT – MAY HUẾ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Phan Thanh Hoàn Văn Thị Thu Sương Trường Đại học KinhLớp: K49B QTKDtế Huế Niên khóa: 2015 – 2019 Huế, 01/2019
  3. Lời Cảm Ơn Với tình cảm sâu sắc, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ em về mọi mặt trong suốt quá – trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Thanh Hoàn người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phòng ban của Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập, nghiên cứu và đóng góp cho em những ý kiến quý báu để hoàn thành khóa luận này. Do kiến thức còn hạn hẹp và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên khóa luận khó tránh khỏi những hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Anh, Chị trong TrườngCông ty Cổ ph ầĐạin Dệt May học Huế Kinhluôn dồi dàotế s ứHuếc khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc. Sinh viên thực tập Văn Thị Thu Sương
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Câu hỏi nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung 2 3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4.1 Đối tượng nghiên cứu: 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1. Phương pháp thu thập thông tin 3 5.1.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp 3 5.1.2. Nghiên cứu tài liệu sơ cấp 3 5.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 3 6. Bố cục khóa luận 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Cơ sở lí luận 5 1.1.1.Lí luận cơ bản về quy trình sản xuất và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.5 1.1.1.1. Quá trình sản xuất 5 1.1.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6 1.1.2.HiTrườngệu quả hoạt động s ảĐạin xuất kinh học doanh c ủKinha doanh nghi ệtếp Huế 7 1.1.2.1. Các quan điểm về hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp 9 1.1.2.2. Khái niệm về hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp 9 1.1.2.3. Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD 10 1.1.2.4. Phân biệt các loại hiệu quả 11 1.1.3.Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 12 1.1.4.Các yêu cầu cơ bản về đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 13 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 1.1.4.1. Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống 13 1.1.4.2. Đảm bảo mối quan hệ hài hòa về lợi ích của các đối tượng 13 1.1.4.3. Hiệu quả hoạt động SXKD của DN phải gắn với hiệu quả xã hội 13 1.1.5.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh 14 1.1.6.Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 16 1.1.6.1. Khái niệm 16 1.1.6.2. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 16 1.1.7.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 17 1.1.7.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 18 1.1.7.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 20 1.1.8.Khái quát về kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, doanh thu, chi phí và lợi nhuận 23 1.1.8.1. Khái niệm kết quả kinh doanh 23 1.1.8.2. Báo cáo tài chính 23 1.1.8.3. Doanh thu 23 1.1.8.4. Chi phí 24 1.1.8.5. Lợi nhuận 24 1.1.9.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 25 1.1.9.1. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 25 1.1.9.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động SXKD 25 1.1.9.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD 26 1.2. Cơ sở thực tiễn 30 1.2.1. KháiTrường quát chung về ngànhĐại dệt mayhọc Việt NamKinh tế Huế 30 1.2.2. Tổng quan về ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế 32 1.2.3. Thị trường ngành dệt may Việt Nam 33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ. 34 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Dệt May Huế 34 2.1.1 Những thông tin chung 34 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 2.1.1.1. Các nhà máy của công ty 35 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 35 2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 36 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty và chức năng nhiệm vụ từng bộ phận 37 2.3 Quy trình sản xuất 42 2.3.1 Quy trình cắt 42 2.3.2 Quy trình may 44 2.3.3 Quy trình hoàn thành 45 2.4 Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty 48 2.4.1 Tình hình lao động của công ty 48 2.4.2 Tình hình tài chính của công ty 54 2.4.2.1. Tình hình biến động về tài sản, nguồn vốn của công ty 54 2.5 Tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 -2017 56 2.6 Phân tích và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 57 2.6.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 57 2.6.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 58 2.6.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 60 2.6.2 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 62 2.7 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 64 2.7.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán 64 2.7.1.1. Khả năng thanh toán hiện hành ( CR) 64 2.7.1.2. TrườngKhả năng thanh toán Đại nhanh ( QR)học Kinh tế Huế 65 2.7.2 Các tỷ số về khả năng hoạt động 66 2.7.2.1. Vòng quay tồn kho ( VTK) 66 2.7.2.2. Vòng quay tổng tài sản cố định 66 2.7.2.3 Vòng quay tổng tài sản 67 2.7.3 Tỷ suất lợi nhuận 67 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 2.8 Đánh giá chúng về hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2015 - 2017 68 2.8.1 Những thành tựu đạt được 68 2.8.2 Một số tồn tại 69 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 70 CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ. 70 3.1. Mục tiêu phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 70 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 71 3.2.1. Giải pháp phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lao động 71 3.2.2. Giải pháp tăng cường quản lí và nâng cao hiệu quả nguồn vốn kinh doanh 74 3.2.3. Giải pháp sử dụng tiết kiệm chi phí 74 3.2.4. Mở rộng thêm thị trường kinh doanh 75 3.2.5. Biện pháp bảo vệ môi trường 75 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77 1. Kết luận 77 2. Kiến nghị 78 2.1. Đối với nhà nước 78 2.2. Đối với ngành Dệt May Việt Nam 79 3. Hạn chế của đề tài 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Văn Thị Thu Sương
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 49 Bảng 2.2. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017 54 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 - 2017 56 Bảng 2.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định 59 Bảng 2.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động 60 Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 62 Bảng 2.7. Các chỉ số về khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 64 Bảng 2.8. Các chỉ số về khả năng hoạt động của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 66 Bảng 2.9. Các chỉ số về tỷ suất lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 67 Bảng 3.1. Bảng theo dõi các công đoạn sản xuất 74 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Văn Thị Thu Sương
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Dệt May Huế 38 Sơ đồ 2.2. Quy trình cắt tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 42 Sơ đồ 2 3. Quy trình may tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 44 Sơ đồ 2.4: Quy trình hoàn thành tại công ty Cổ phần Dệt May Huế 46 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Văn Thị Thu Sương
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 50 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 51 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2015 - 2017 53 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Văn Thị Thu Sương
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa CTCP Công ty Cổ phần SXKD Sản xuất kinh doanh DN Doanh nghiệp KH - CN Khoa học – công nghệ TGĐ Tổng giám đốc GĐ Giám đốc GĐĐH Giám đốc điều hành KHXNK Kế hoạch xuất nhập khẩu QLCL Quản lí chất lượng TSCĐ Tài sản cố định VCĐ Vốn cố định VLĐ Vốn lưu động LNST Lợi nhuận sau thuế NSLĐ Năng suất lao động TSNH Tài sản ngắn hạn NNH Nợ ngắn hạn TrườngHTK Đại học KinhHàng tế tồn khoHuế SVTH: Văn Thị Thu Sương
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, nước ta đang mở cửa giao lưu hội nhập về kinh tế, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa các doanh nghiệp Việt Nam vào một môi trường kinh doanh mới đầy tính cạnh tranh và thử thách. Và đó cũng là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam phát triển trên trường quốc tế. May mặc là một trong những thị trường kinh tế sôi động nhận được nhiều sự quan tâm tâm từ các ban ngành. Bởi sản phẩm của nó là nhu cầu tối thiểu tất yếu không thể thiếu của bất kì ai. Thậm chí qua việc sử dụng sản phẩm may mặc chúng ta có thể nhận biết cá nhân, tổ chức của ngành nghề nào đó. Chính vì những ưu thế đó mà sức cạnh tranh trên thị trường may mặc ngành càng gay gắt. Từ những quy định sản xuất kinh doanh phải có đăng kí đến nay đã có nhiều thương hiệu trở nên nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới nhưng cũng tiềm ẩn vô vàng thách thức đe dọa doanh nghiệp. Để có một chỗ đứng trên thị trường trước những quy định cạnh tranh khốc liệt, nhất là lúc đất nước đã bước vào hội nhập WTO, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn vận động, tìm tòi cho một phương pháp hoạt động đúng đắn phù hợp với khả năng nguồn lực của mình. Một trong những biện pháp đó là đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đảm bảo cho công ty tăng trưởng phát triển bền vững. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh về mặt lí luận là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của công ty để đạt được hiệu quả cao nhất. Do vậy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xem là thước đo phản ánh năng lực, trình độ,Trường khả năng tiết kiệm Đại hao phí laohọc động x ã Kinhhội và hiệu quảtế làm Huế việc để tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí dựa trên nguồn lực điều kiện có sẵn. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xem là cách duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Xét cho cùng hiệu quả là điều kiện cốt lõi nhất mà các doanh nghiệp đều mong muốn và cố gắng đạt được. Công ty Cổ phần Dệt may Huế là một trong những công ty đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế, là một Công ty Cổ phần trong những năm 1 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn qua đã có những bước tiến không ngừng tăng quy mô, mở rộng thị trường, năng suất lao động ngày một tăng, song trên thực tế trong quá trình sản xuất công ty vẫn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế cần phải được xem xét đánh giá. Xuất phát từ những lí do đó, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt may Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu -Hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 diễn ra như thế nào? -Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2015 – 2017? 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt may Huế giai đoạn 2015- 2017 và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cố phần Dệt may Huế. 3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể -Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty cổ phần Dệt may Huế giai đoạn 2015 - 2017 -Đề xuất những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 4.TrườngĐối tượng và ph ạmĐại vi nghi họcên cứu Kinh tế Huế Do thời gian thức tập có hạn, lượng kiến thức thực tế thật sự có được trong lĩnh vực phân tích chưa được sâu sắc, lượng thông tin tiếp nhận còn nhiều hạn chế, số liệu thu thập chưa được hoàn thiện lắm nên đề tài chỉ nghiên cứu ngắn gọn trong phạm vi sau. 2 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 4.1 Đối tượng nghiên cứu: -Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt may Huế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2018- 12/2018 -Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Công ty cổ phần Dệt may Huế. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin 5.1.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn sau: -Thu thập dữ liệu liên quan từ các phòng ban của CTCP Dệt May Huế. -Từ các slide, giáo trình, bài giảng cói liên quan đến vấn đề nghiên cứu. -Khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu,các bài báo, tạp chí, tài liệu, thông tin tham khảo khác liên quan trên Internet và thư viện trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế. -Các thông tin, số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu được nhà máy may 3 của CTCP Dệt may Huế cung cấp: thông tin chung về công ty, tình hình lao động, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, 5.1.2. Nghiên cứu tài liệu sơ cấp Dùng quan pháp quan sát và phỏng vấn chuyên gia để thu thập thông tin từ công nhân viên tại nhà máy may 3 của CTCP Dệt May Huế. 5.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu -TrườngPhương pháp nghiên Đại cứu lý thuyết: học Đây Kinhlà phương pháp tế thu Huế thập thông tin qua sách báo, tài liệu, internet nhằm lựa chọn những khái niệm và ý tưởng cơ bản là cơ sở lý luận cho đề tài. Những thông tin được quan tâm trong phương pháp này là cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề sản xuất và kinh doanh được đăng tài qua tài kiệu nghiên cứu và các khóa luận đã được bảo vệ trước đây. -Phương pháp quan sát: quan sát và nhận xét thực tế về tổng thể bố trí mặt bằng, các hoạt động sản xuất diễn ra trong nhà máy để nắm rõ quy trình sản xuất. 3 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn -Phương pháp so sánh: So sánh số liệu năm nay đối với năm trước để biết sự thay đổi qua các năm. Cách thức thực hiện là so sánh số liệu kì thực tế này so với số liệu kì trước để biết được hiệu quả và tốc độ phát triển của các yêu tố cần nghiên cứu qua các năm. Và tiến hành nhận xét. -Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp: Đọc và tổng hợp thông tin từ giáo trình, sách báo, tài liệu nghiệp vụ, những vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tổng hợp từng đề mục các số liệu mà công ty cung cấp, từ đó diễn giải sự biến động đưa ra các nguyên nhân cho sự biến động. 6. Bố cục khóa luận Bố cục của khóa luận gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Phân tích quy trình sản xuất và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế 4 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Lí luận cơ bản về quy trình sản xuất và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.1.1. Quá trình sản xuất Là quá trình kinh tế của việc chuyển đổi đầu vào thành đầu ra. Qúa trình sản xuất sử dụng các nguồn lực để tạo ra hàng hóa, dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng, tặng quà hay là trao đổi trong nên kinh tế thị trường. Qúa trình này có thể bao gồm sản xuất, xây dựng, lưu trữ, vận chuyển và đóng gói. Sản xuất là một quá trình và nó diễn ra qua không gian lẫn thời gian. Bởi vậy, sản xuất được đo bởi “tỉ lên của sản lượng đầu ra trong một khoảng thời gian”. Có ba khía cạnh của quá trình sản xuất: số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra; loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra; sự phân bố về không gian và thời gian của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra. Một quá trình sản xuất được định nghĩa là bất kì hoạt động nào làm tăng sự tương tự giữa mô hình cuả nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, và số lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước và sự phân bổ của những loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Sản xuất là một quá trình là sự kết hợp của các loại nguyên liệu đầu vào vật chất và phi vật chất (kế hoạch, bí quyết, ) khác nhau để nhằm tạo ra thứ gì đó cho tiêu dùng (sản phẩm). Đó là hoạt động tạo ra sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ, có giá trị sử dụng và mang lại lợi ích cho người sử dụng. PhúcTrường lợi kinh tế đư ợcĐại tạo ra trong học quá trình Kinh sản xuất, cótế ngh ĩaHuế là mọi hoạt động kinh tế đều nhằm đến việc thỏa mãn nhu cầu của con người dù theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Mức độ mà ở đó các nhu cầu được thỏa mãn thường được chấp nhận như là thước đo của phúc lợi kinh tế, đó là sự cải thiện về tỉ lệ giá cả - chất lượng của hàng hóa và việc tăng thu nhập từ loại hình sản xuất thị trường ngày phát triển hiệu quả. 5 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 1.1.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nên kinh tế thị trường dù là hình thức sở hữu nào (Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, ) thì cũng đều có mục tiêu hoạt động sản xuất khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường nào đều nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Để đạt được các mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu chi tiết nhưng phải phù hợp với thực tế, đồng thời phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở để huy động và sử dụng nguồn lực sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Đất nước ngày càng đổi mới, công nghệ sản xuất ngày càng tiến bộ, hiện đại kéo theo đó là nhu cầu của con người ngày càng cao. Để đáp ứng những nhu cầu đó của khách hàng, hàng loạt các doanh nghiệp ra đời, sản xuất những sản phẩm mang tính chất căn bản nhất đến những sản phẩm hiện đại nhất. Tuy nhiên, khách hàng luôn luôn là thượng đế, họ có quyền lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp này không lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp khác. Do đó, các doanh nghiệp đều hướng đến một mục đích là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy hoạt động sản xuất kinh doanh là gì? Hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn gắn kiền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo ra được thị trường chTrườngấp nhận tức là đồ ngĐại ý sử dụ nghọc sản ph ẩmKinh đó. Để đư ợctế như Huếvậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh. Hoạt động kinh doanh có đặc điểm: -Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. -Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các 6 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển. -Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên vận liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động, -Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Hoạt động sản xuất kinh doanh có vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Để tồn tại thì trước hết mỗi doanh nghiệp phải định hướng cho mình là sản xuất cái gì? Sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất để sản xuất ra các sản phẩm đó phục vụ cho nhu cầu thị trường. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thõa mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm hoặc không đủ điều kiện để tự tay làm ra sản phẩm vật chất , dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của bản thân, những hoạt động này tạo ra những sản phẩm vật chất, dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm mục đích thu được lợi nhuận. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là tạo ra những sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của thị trường và thu lại lợi nhuận. Vì vậy, trước khi tiến hành sản xuất một sản phẩm, dịch vụ thì cần xác định được nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng sẽ và đang cần những sản phẩm gì nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phải xác định được chi phí để tạo ra được sản phẩm dịch vụ, định hướng mức giá cả khi tung sản phẩm ra thị trường, giá trị kết quả của hoạt động sản xuất và hoạt toán được lãi lỗ trong kinh doanh cũng như dự trù được những chi phí khác sẽ phát sinh. Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh là những sản phẩm hàng hóa sẽ dùng để trao đổiTrường, mua bán trên thị trư Đạiờng cho nênhọc ngườ i Kinhsản xuất luôn tếphải chHuếịu trách nhiệm về sản phẩm, dịch vụ mà mình sản xuất ra trước người tiêu dùng. 1.1.2. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Xét cho cùng thì mục tiêu lâu dài bao trùm các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận. Môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nắm bắt kịp thời sự thay đổi của thị trường và bắt kịp nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Công việc kinh 7 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liến với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ khác nhau. Để hiểu được khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện tượng. Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguốn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất và đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Hiệu quả là thước đo cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, nó có ý nghĩa chiến lược với xu thế phát triển của xã hội. Phát triển là phải đạt lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp xu thế của xã hội.Với việc nắm vững thị trường, quan tâm đến các chính sách chiến lược, và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, cách tổ chức sản xuất kinh doanh, năng lực con người, hiểu biết về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, là cách thức duy nhất và quan trọng nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức, một doanh nghiệp đầu tiên phải xác định rõ được mục tiêu kinh doanh của tổ chức, của doanh nghiệp là gì. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ theo quy luật khách quan và bị chi phối bởi mục tiêu chính của nó. Một khi mục tiêu được hoàn thành sẽTrườngđiều chỉnh được hoĐạiạt động shọcản xuất nh Kinhằm hướng m ụtếc tiêu Huế đến mức cao nhất có thể đạt được. Việc nhận thức và đánh giá đúng đắn, đầy đủ vai trò của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết đối với từng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm đươc mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tìm ra được hướng giải quyết, khắc phục các nhân tố tiêu cực và phát huy các nhân tố tích cực, tạo điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. 8 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 1.1.2.1. Các quan điểm về hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp Quan điểm thứ nhất: “ Hiệu quả SXKD là hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. So với quan điểm trước thì quan điểm này toàn diện hơn ở chỗ nó đã xem xét đến hiệu quả kinh tế trong sự vận động của tổng thể các yếu tố sản xuất gắn kết giữa hiệu quả và chi phí, coi hiệu quả kinh tế là thước đo phản ánh trình độ quản lý và sử dụng chi phí của DN, quan điểm này chỉ so ánh giữa kết quả và chi phí mà chưa phản ánh được mối tương quan giữa mặt lượng và chất đối với kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. ( Nguồn: Huỳnh Đức Lộng, ( 1997), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội). Quan niệm thứ hai: “ Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, vật lực của doanh nghiệp, nhằm đạt được kết quả của mục tiêu kinh doanh”. Quan điểm này chưa phản ánh tổng quát và đúng bản chất của hiệu quả kinh doanh. ( Nguồn: Bùi Xuân Phong ( 2001), Quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông, Nhà xuất bản bưu điện, Hà Nội). 1.1.2.2. Khái niệm về hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp Có thể hiểu: Hoạt động SXKD của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp (vốn, lao động, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) nhằm đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức xác định: H=K/C Trong đó: H: Hiệu quả hoạt động SXKD K: Kết quả thu về từ hoạt động SXKD C: Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Như vậy, hiệu quả hoạt động SXKD của DN là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độTrườngkhai thác, sử dụng Đạinguồn lự chọc của DN vKinhề vật tư, lao đtếộng,v Huếốn, để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Thước đo hiệu quả chính là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn đánh giá là tối đa hóa kết quả đạt được và tối thiểu hóa chi phí bỏ ra để đạt được kết quả dựa trên nguồn lực có sẵn (Nguồn: TS Nguyễn Trọng Cơ- PGS.TS Ngô Thế Chi (2002), kế toán và phân tích tài chính vừa và nhỏ, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội). 9 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 1.1.2.3. Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD Thực chất khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD là biểu hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, lao động, vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Hiệu quả hoạt động SXKD là vấn đề cốt lõi cả về lí luận lẫn thực tiễn, là mục tiêu trước mắt, lâu dài và bao trùm của DN. Hiệu quả hoạt động SXKD là phạm trù kinh tế phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả trực tiếp và gián tiếp mà các chủ thể kinh tế thu được so với chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp mà chủ thể kinh tế phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Để làm rõ bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD ta có thể dựa vào việc phân biệt hai khái niệm là kết quả và hiệu quả: -Kết quả hoạt động SXKD là những gì mà DN đạt được sau một quá trình nhất định, nó có thể là đại lượng cân đo đong đếm được như: số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, và cũng có thể là đại lượng phản ánh mặt chất lượng (định tính) như: uy tín, thương hiệu, chất lượng sản phẩm, Như vậy, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. -Trong khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD của DN đã sử dụng cả hai tiêu chí là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó ( cả trong lí thuyết và thực tiễn thì hai đại lượng này có thể xác định được bằng đơn vị giá trị hay hiện vật) nhưng nếu sử dụng đơn vị hiện vật thì khó khăn hơn vì trạng thái hay đơn vị tính của đầu vào và đầu ra khác nhau còn sử dụng đơn vị giá trị sẽ luôn đưa được đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị. Trong thực tế, người ta sử dụng hiệu quả hoạt động SXKD là mục tiêu cuốTrườngi cùng của hoạt đ ộngĐại sản xu ấhọct cũng có Kinhnhững trường tế hợp Huếsử dụng nó như là một công cụ để đo lường khả năng đạt được đến mục tiêu đã đặt ra. Xét về mặt hình thức, hiệu quả hoạt động SXKD luôn là một phạm trù so sánh, thể hiện mối tương quan giữa cái bỏ ra và cái thu được, còn kết quả kinh doanh chỉ là yếu tố và phương tiện để tính toán và phân tích hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và đối phó với tình trạng nguồn lực tài nguyên ngày càng khan hiếm đòi hỏi các DN phải khai thác và sử dụng các 10 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn nguồn tài nguyên một cách hiệu quả. Vậy bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD là nâng cao năng suất lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của DN và xã hội. Về mặt bản chất: Hiệu quả hoạt động SXKD phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong một DN. Hiệu quả hoạt động SXKD phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa kết quả thực hiện và những mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị, xã hội. Về mặt lượng: Hiệu quả hoạt động SXKD biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Doanh nghiệp chỉ thu được kết quả khi kết quả lớn hơn chi phí. Hiệu quả hoạt động SXKD được đo lường bằng một hệ thống chỉ tiêu nhất định. 1.1.2.4. Phân biệt các loại hiệu quả Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, kĩ thuật. Ngoài hiệu quả hoạt động SXKD còn có các loại hiệu quả: -Hiệu quả xã hội: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến các mục tiêu xã hội nhất định: giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơ sở y tế, giáo dục và phúc lợi công cộng, Hiệu quả xã hội thường được đánh giá và giải quyết ở phạm vi vĩ mô. -Hiệu quả kinh tế: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh tế cụ thể của một thợi kì nhất định. Hiệu quả kinh tế cũng thường được đánh giá dưới góc độ vĩ mô. -Hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để dạy được mục tiêu kinh tế xã hội cụ thể của một thời kì nhất định và thường được xem dưới góc độ vĩ mô. -TrườngHiệu quả hoạt động Đại SXKD t ổhọcng hợp ph ảKinhn ánh khái quáttế v ềHuếtoàn bộ hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. Ngoài ra còn có hiệu quả hoạt động SXKD ngắn hạn và dài hạn phản ánh hiệu quả hoạt động SXKD ở từng khoảng thời gian khác nhau trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 11 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động SXKD là tiêu chuẩn cao nhất và là đòi hỏi tất yếu khách quan của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng bởi các lí do sau: -Sự khan hiếm của các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản xuất theo chiều rộng bị hạn chế, do đó phát triển theo chiều sau là một tất yếu khách quan. Nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là một hướng phát triển theo chiều sâu, nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hiệu quả. -Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động SXKD của DN phải đảm bảo thu được kết quả đủ đề bù đắp chi phí và có lợi nhuận. Đối với các DN thì hiệu quả hoạt động SXKD xét về tính tuyệt đối chính là lợi nhuận, do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là cơ sở để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. -Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại được trong môi trường này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín đối với khách hàng, xây dựng thương hiệu cho mình, Như vậy, hiệu quả hoạt động SXKD là vấn đề mang tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. -Trong bối cảnh nước ta hội nhập với tổ chức Thương mại quốc tế WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của các doanh nghiệp nước ngoài. Tính chất bình đẳng và cạnh tranh trên sân chơi toàn cầu rõ ràng là một liều thuốc khắc nghiệt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao hoạt động SXKD. -Nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD còn là cơ sở nâng cao thu nhập cho chủ sở hữu, Trườngngười lao động trong Đại doanh nghihọcệp, đóng Kinh góp ngày càngtế nhiHuếều cho ngân sách nhà nước dưới nghĩa vụ thuế. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân. Với những lí do trên thì nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan, vì lợi ích của doanh nghiệp và của toàn xã hội. 12 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 1.1.4. Các yêu cầu cơ bản về đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.4.1. Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống Cần chú ý đến tất cả các mặt, các khâu, các yếu tố của quá trinhg SXKD, phải xét xem ở phạm vi không gian và thời gian. Các giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD hiện tại phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của DN. Tức là đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD phải xem xét cả lợi ích trước mắt và lâu dài của DN. Hiệu quả SXKD trong một giai đoạn dù lớn đến đâu cũng không được đánh giá cao nếu nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của DN xét trong dài hạn. 1.1.4.2. Đảm bảo mối quan hệ hài hòa về lợi ích của các đối tượng Hoạt động SXKD của DN đều có tác động đến sự phát triển chung của ngành, khu vực, và cả nền kinh tế. Tác động có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực và cũng có thể diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, có nghĩa là DN đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt nhưng lại có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác, đến ngành và thậm chí là cả nền kinh tế. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường có ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp. Vậy khi đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của DN ta không chỉ xét trong phạm vi của doanh nghiệp mà còn phải xem xét trong phạm vi ngành, khu vực và của cả nên kinh tế. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD cũng được xem xét trong mối quan hệ với lợi ích của người lao động, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải gắn liền với lợi ích của người lao động, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần và tay nghề cho người lao động. 1.1.4.3. Hiệu quả hoạt động SXKD của DN phải gắn với hiệu quả xã hội PhátTrường triển kinh tế xã Đạihội là nhi ệhọcm vụ quan Kinh trọng của b ấttế kì qu Huếốc gia nào và được thực hiện thông qua hoạt động SXKD. Mặt khác, sự ổn định của chính trị và xã hội của quốc gia là nhân tố quan trọng tạo tiền đề và là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của DN. Do vậy giữa lợi ích của xã hội, của quốc gia và lợi ích của DN có sự ràng buộc lẫn nhau. Yêu cầu này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD phải xuất phát từ mục tiêu phát triển của nền kinh tế xã hội. Hiệu quả xã hội của DN là khoảng chênh lệch giữa lợi ích của nền kinh tế xã hội mà DN thu được, với chi phí của nền kinh tế xã 13 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn hội mà DN bỏ ra để DN hoạt động SXKD. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD không chỉ đơn thuần là đánh giá hiệu quả mang lại cho bản thân DN mà còn phải chú trọng đến lợi ích xã hội mà doanh nghiệp mang lại. 1.1.5. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện các chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng lợi nhuận và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD. Với tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là sự biểu hiện của việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với trình dộ của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải sử dụng tối ưu nguồn lực sẵn có. Nhưng việc sử dụng nguồn lực đó bằng cách nào để có hiệu quả nhất lại là một bài toán mà nhà quản trị phải lựa chọn cách giải. Chính vì vậy, ta có thể nói rằng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị của mình mà còn là thước đo trình độ của nhà quản trị. Ngoài các chức năng trên của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn là vai trò quanTrường trọng của cơ ch Đạiế thị trườ ng.học Kinh tế Huế Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại đó, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện 14 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hòi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong điểu kiện nguồn vốn và các yếu tố kĩ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong một khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là hết sức quan trọng trọng việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hóa, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội, đồng thời tạo ra sự tích lũy cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên và đứng vững để đảm bảo thu nhập đủ để bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế. Như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh như là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chấ giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng. Bởi vậy sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn đi kèm với sự phát triển mở rộng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích lũy đảm bảo cho quá trình sản xuất mở rộng theo đúng quy luật phát triển. Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Song khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là sự cạTrườngnh tranh về mặt hàng Đại mà cạ nhhọc tranh vềKinhmặt chất lư ợtếng, giáHuế cả mà còn phải cạnh tranh nhiều yếu tố khác nữa, mục tiêu doanh nghiệp là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho DN mạnh lên và ngược lại cũng có thể làm cho DN không thể tồn tại trên thị trường. Để đạt được mục tiêu tồn tại và phát triển mở rộng thì DN phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó, DN cần phải có hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lí. Mặt khác, hiệu quả lao động là đồng nghĩa với việc giảm giá 15 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn thành, tăng khối lượng hàng hóa, chất lượng, mẫu mã không ngừng được cải thiện, nâng cao, Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra sự thắng lợi cho DN trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường. Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chính vì sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp. 1.1.6. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.1.6.1. Khái niệm Ở bất cứ thời kì nào, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vẫn rất luôn gay gắt và quyết liệt. Do đó, để tồn tại và bảo đảm vị thế của mình trên thương trường các DN phải quản lí tốt các hoạt động của DN và đề ra được phương án kinh doanh có hiệu quả. Từ đó khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh ra đời. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứa, để đánh giá toàn bộ quá trình, kết quả hoạt động kinh doanh của DN, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là việc đi sâu vào nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động SXKD của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiểm tang trên cơ sở đó đề ra những phương án mới và biện pháp khai thác có hiệu quả. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ nhận thức để cải thiện các hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầuTrường của các quy luật khách Đại quan, đemhọc lại hi ệKinhu quả kinh doanh tế caoHuế hơn. 1.1.6.2. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng và hạn chế trong hoạt động kinh doanh Trong hoạt động kinh doanh, dù ở bất cứ doanh nghiệp nào, hình thức hoạt động nào cũng không thể sử dụng hết tiềm năng sẵn có của DN, đó là khả năng tiềm ẩn chưa phát hiện ra. Chỉ có phân tích hoạt động kinh doanh của DN mới giúp các nhà 16 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn quản lí phát hiện và khai thác những khả năng tiềm tàng này giúp cho DN mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua đó, các nhà quản lí còn tìm ra nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và từ đó có những biện pháp, chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Là cơ sở để đề ra các quyết định kinh doanh Thông qua các chỉ tiêu trong tài liệu phân tích mà cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đúng về điểm mạnh, điểm yếu của mình. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp ra những quyết định đúng đắn cùng với các mục tiêu chiến lược kinh doanh. Vì vậy, người ta xem phân tích hoạt động kinh doanh như là một hoạt động thực tiễn vì phân tích luôn đi trước quyết định trong kinh doanh. Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Kinh doanh dù trong lĩnh vực nào, môi trường kinh tế nào đều có rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn thì mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích dựa trên những tài liệu đã thu thập được thì doanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Phân tích hoạt động kinh doanh là phân tích các điều kiện bên trong DN như phân tích về tài chính, lao động, vật tư, trang thiết bị, Bên cạnh đó, DN còn phải phân tích các tác động từ bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, Trên cơ sở phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài, doanh nghiệp có thể dự đoán được rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và đề ra phương pháp phòng ngừa. 1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp HiTrườngệu quả hoạt động ĐạiSXKD là họcmột chỉ tiêu Kinh chất lượng tếtổng hHuếợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của một DN. Trình độ sử dụng các nguồn lực có mối quan hệ mật thiết với kết quả đầu ra. Cả hai đại lượng này có liên quan đến tất cả các mặt và chịu tác động của nhiều nhân tố khác. Tuy nhiên do đặc điểm của sản phẩm, thị trường, qui mô, sự tác động của các nhân tố đối với mỗi DN hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau. 17 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng thành hai nhóm chính: nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Vấn đề đặt ra là các DN phải tác động lên các nhân tố này một cách hợp lí, có hiệu quả làm cho DN ngày càng phát triển hơn, hạn chế được những mặt tiêu cực, phát huy các nhân tố tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD. 1.1.7.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp -Nguồn lực Nguồn lực được xem là yếu tố tạo nên mọi thành công của DN. Một DN nếu có công nghệ tốt, cơ sở hạ tầng vững chắc nhưng thiếu lực lượng lao động thì DN đó khó có thể tồn tại. Có thể nói chính con người đã tạo nên sự khác biệt giữa các DN. Con người với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất, là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất và có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động SXKD của mỗi DN. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tính hội nhập cao của nền kinh tế toàn cầu, tính chính xác và khoa học trong sản xuất ngày càng đòi hỏi một nguồn nhân lực có tay nghề cao, tính kỉ luật cao cũng như có khả năng làm chủ khoa học công nghệ kĩ thuật hiện đại. Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của DN, kết hợp các yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, để DN hoạt động có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu của DN là vấn đề lao động. Công tác tuyển dụng lao động được tiến hành nhằm đảm bảo trình độ và tay nghề của người lao động. Có như vậy thì kế hoạch sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD mới thực hiện được. Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành hoạt động SXKD và công tác tổ chức lao động phù hợp là điều kiện đủ để DN tiến hành hoạt động SXKD có hiệu quả cao. TrongTrường quá trình sản Đạixuất lực lưhọcợng lao đKinhộng của DN cótế th ểHuếcó những sáng tạo khoa học và có thể áp dụng vào quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. Lực lượng lao động tạo ra những sản phẩm ( dịch vụ) có kiểu dáng và tính năng mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường làm tăng lượng hàng hóa dịch vụ tiêu thụ được của doanh nghiệp, tăng doanh thu làm cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động là nhân tố quan trọng liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác nhau như vốn, máy móc 18 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn thiết bị, nguyên vật liệu nên tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD. Ngày nay hàm lượng khoa học kĩ thuật kết tinh trong sản phẩm ngày càng lớn đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định để đáp ứng được các yêu cầu đó, điều này phần nào nói lên tầm quan trọng của nguồn nhân lực. -Vốn kinh doanh Bên cạnh nhân tố lao động của doanh nghiệp thì vốn cũng là một đầu vào có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động SXKD của DN. Doanh nghiệp có khả năng tài chính không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động SXKD ổn định mà còn giúp cho DN đầu tư đổi mới trang thiết bị tiếp thu công nghệ sản xuất hiện đại hơn làm giảm chi phí, nâng cao những mặt có lợi, khả năng tài chính còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động khai tác và sử dụng tối ưu đầu vào. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện bằng toàn bộ tài sản của DN dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh hoạt động SXKD của DN. Nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc tối đa hóa lợi ích dựa trên chi phí bỏ ra hay tối thiểu hóa chi phí cho một mục tiêu nào đó. Qui mô vốn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh, thiếu vốn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh do không tận dụng được lợi thế về qui mô, không tận dụng được lợi thế về kinh doanh. -Yếu tố khoa học – công nghệ Khoa học – công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN. Đối với các nước đang phát triển thì giá cả và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh, tuy nhiên trên thế giới hiện nay công cụ cạnh tranh chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa giữa hàm lượng có KH–CN cao. KH – CNTrường cũng tham gia vàoĐại quá trình học thu thậ p,Kinh xử lí, truyề ntế đạt thôngHuế tin trong nền kinh tế. Thiếu KH – CN thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên chậm chạp và khó có thể kiểm soát được. Việc áp dụng những thành tự KH-CN vào sản xuất đem lại những kết quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều mẫu mã đẹp, giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái. -Hệ thống thông tin và xử lí thông tin 19 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế được xem như là huyết mạch của các DN. Trong bối cảnh nền kinh tế mở và hội nhập, thì việc nắm bắt kịp thời và chính xác thông tin về thị trường, kĩ thuật công nghệ, đường lối chính sách pháp luật và kinh tế của Nhà nước, thông tin về đối thủ cạnh tranh là hết sức quan trọng, giúp cho DN chủ động trong mọi tình huống, hạn chế được rủi ro và nắm bắt thời cơ kinh doanh. -Trình độ tổ chức quản lí Trình độ tổ chức quản lí càng cao thì DN càng có khả năng định hướng và có tầm nhìn chiến lược dài hạn. DN cần phải thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra kĩ thuật, đánh giá hệ số kĩ thuật sử dụng các nguồn lực, hiệu quả sử dụng vốn, Tuy nhiên, trình độ quản lí phải phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp, về trình độ kĩ thuật và nhân sự sao cho việc sử dụng là hiệu quả nhất. Ngày nay, trình độ quản lí không còn phụ thuộc vào bằng cấp mà quan trọng là khả năng thích ứng, xử lí nhạy bén, linh hoạt và phải có tầm nhìn chiến lược, đặc biệt là luôn luôn tạo điều kiện cho các công nhân viên đưa ra ý kiến đóng góp cải tổ hoàn thiện công tác quản lí. Về xác định cơ cấu tổ chức DN cần phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quy mô và khả năng quản lí của doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức phải gọn nhẹ, bao quát được hết chức quản lí, không bị chồng chéo và tiết kiệm chi phí. -Mạng lưới kinh doanh Trong cơ chế thị trường, việc mở rộng mạng lưới kinh doanh có ý nghĩa lớn đối với hoạt động SXKD của DN. Vì mạng lưới kinh doanh quyết định khả năng tiêu thụ hết sản phẩm của DN. Có tiêu thụ hết sản phẩm thì DN mới thực hiện được kết quả kinh doanh và có lợi nhuận. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ còn là điều kiện để DN mở rộng quy mô sản xuất góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận. Do đó mạng lưới kinh doanh phùTrường hợp sẽ cho phép ĐạiDN nâng caohọc hiệu qu Kinhả hoạt động SXKD.tế Huế 1.1.7.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Trong quả trình hoạt động SXKD, doanh nghiệp luôn phải chịu sự tác động thường xuyên bởi các yếu tố của môi trường bền ngoài, nó có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. -Yếu tố kinh tế 20 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyết định năng suất lao động, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của DN. Các yếu tố kinh tế bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái và tỷ lạm phát, chính sách thuế, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả SXKD mà còn ảnh hưởng đến môi trường vi mô của DN. Trong thời đại nền kinh tế mở cửa, tự do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi mỗi DN phải có cho chính mình một vị thế nhất định nhằm đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từ môi trường, mặt khác các yếu tố kinh tế tương đối rộng nên các DN cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đến DN để từ đó có các giải pháp phù hợp để hạn chế những tác động tiêu cực. -Yếu tố chính trị, văn hóa – xã hội Hoạt động SXKD ở bất kì DN nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi thể chế chính trị và hệ thống pháp luật. Sự ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động SXKD của DN. Nhà nước có thể chế chính trị và chính sách pháp luật rõ ràng, đúng đắn và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo cho sự thuận lợi bình đẳng cho các DN trong nước hoạt động SXKD có hiệu quả và thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho DN mở rộng hoạt động SXKD của mình. Ngược lại, nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những hoạt động hợp tác SXKD với các doanh nghiệp nước ngoài không có mà ngay hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong nước cũng gặp nhiều bất ổn. Hiện nay, các DN hoạt động SXKD theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, Nhà nước đóng vai điều hành quản lí nền kinh tế thông qua các công cụ vĩ mô: Pháp luật, chính sách tài chính, cơ chế chính sách Nhà nước có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãmTrường sự phát triển của nĐạiền kinh t ếhọcnói chung. Kinh tế Huế Yếu tố văn hóa – xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, trình độ, lối sống của người dân, những yếu tố rất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động SXKD của DN. Doanh nghiệp duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà nhân tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hóa – xã hội qui định. 21 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn -Đối thủ cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, đối thủ cạnh tranh vừa là trở lực đối với mỗi DN vừa là động lực để DN không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, cải tiến quy trình công nghệ và mỗi phương thức quản lí nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các DN không chỉ biết cạnh tranh với nhau mà còn phải biết liên kết kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trong nước với DN nước ngoài. -Thị trường Thị trường bao gồm: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của DN. Thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho hoạt động SXKD của DN như: thị trường may móc thiết bị, thị trường nguyên vật liệu, thị trường lao động, Thị trường đầu vào chính là các nguồn lực mà DN phải tính toán sử dụng sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và tính liên tục của quá trình SXKD, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra: liên quan trực tiếp đến khách hàng bằng những sản phẩm hàng hóa dịch vụ của DN. Nó tác động đến tốc độ chu chuyển vốn, mức tiêu thụ sản phẩm, doanh thu bán hàng, khả năng phát triển nhu cầu trên cơ sở tín nhiệm đối với sản phẩm và thương hiệu của DN. Do vậy quyết định tái sản xuất mở rộng DN. Việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa sống còn đối với mỗi DN. -Cơ sở hạ tầng Các công trình thuộc về hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước, dịch vụ, phúc lợi xã hội khác như y tế, giáo dục và các khu vui chơi giải trí, là các nhânTrường tố có tác động lớ nĐại đến hoạ thọc động SXKD Kinh của DN. Hitếệu quHuếả SXKD của các doanh nghiệp trong nước nói chúng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng hiện nay còn thấp, một trong những nguyên nhân quan trọng là do cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống giao thông xuống cấp, các hệ thống công trình thi công trì trệ gây khó khăn cho công tác đi lại, vận chuyển tiêu thụ hàng hóa, mặt khác làm cho chi phí của các DN tăng cao do hư hỏng phương tiện tốn hao nhiều nhiên liệu lớn làm chi lợi nhuận sụt giảm. 22 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn -Yếu tố môi trường tự nhiên Bao gồm các nhân tố như vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, Do đặc điểm địa hình và vị trí địa lí nước ta, các DN chịu ảnh hưởng rất lớn bởi khí hậu và thời tiết. Khi các nhân tố tự nhiên phong phú thuận lợi sẽ tác động tốt đến hoạt động kinh doanh của DN, ngược lại nếu nhân tố tự nhiên không thuận lợi sẽ gây ra những khó khăn cho DN và sẽ làm cho khả năng cạnh tranh của DN bị yếu. 1.1.8. Khái quát về kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, doanh thu, chi phí và lợi nhuận 1.1.8.1. Khái niệm kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là những thành quả hoạt động của doanh nghiệp được biểu hiện là sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ, mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội; phù hợp với lợi ích kinh tế, trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội và được người tiêu dùng chấp nhận. ( Nguồn tài liệu: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa ( 2008), giáo trình Thống kê doanh nghiệp, NXB Đại học Huế). 1.1.8.2. Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán nhằm phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tại một thời điểm, tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời kì nhất định vào một hệ thống biểu mẫu báo cáo đã quy định. Báo cáo tài chính còn phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kì báo cáo tài chính cảu doanh nghiệp ( Nguồn tài liệu: Nguyễn Năng Phúc ( 2009), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân). 1.1.8.3. Doanh thu DoanhTrường thu của doanh Đại nghiệp học là toàn b ộKinhsố tiền sẽ thutế đư ợHuếc do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ứng mục đích kinh doanh cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu doanh thu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đánh giá quá trình SXKD, quy mô SXKD và quản lí doanh nghiệp, là căn cứ đáng tin cậy cho các cấp lãnh đạo đưa ra được những quyết định trong việc 23 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD và xác định chính xác kết quả tài chính của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. 1.1.8.4. Chi phí Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận. Chi phí sản xuất kinh doanh rất đa dạng phong phú, bao gồm nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm vận động và yêu cầu quản lí khác nhau. Chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng được chia thành các khoản mục chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất như sau: - Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Chi phí ngoài sản xuất gồm: Chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Ngoài ra còn có chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác. 1.1.8.5. Lợi nhuận Lợi nhuận là phần còn lại của doanh thus au khi đã trừ đi chi phí. Tổng lợi nhuận của một doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt dộng kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác. Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí ∏ = TR – TC LàTrường sự chênh lệch gi ữĐạia doanh thuhọc và chi phí,Kinh phản ánh tế kết quHuếả kinh tế của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD. Lợi nhuận trước thuế: là khoản lãi gộp trừ đi chi phí hoạt động Lợi nhuận sau thuế: là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước. 24 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Lợi nhuận chưa phân phối: Là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ Lợi nhuận giữ lại: là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích lũy bổ sung vốn. 1.1.9. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 1.1.9.1. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn của công ty bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và vốn dự phòng. -Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp, là những tài sản có giá trị sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chuyển dần giá trị vào giá thành sản phẩm thông qua hình thức khấu hao tài sản cố định. -Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp, tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và chuyển hết giá trị vào giá thành sản phẩm, sau mỗi chu kỳ sản xuất vốn lưu động sẽ được thu hồi dưới hình thái tiền tệ. -Vốn dự phòng là giá trị các khoản dự phòng được doanh nghiệp lập ra nhằm dự phòng những tổn thất có thể xảy ra trong kinh doanh, phát sinh từ những sự kiện hiện tại có thể làm giảm lợi ích kinh tế của doanh nghiệp do sự biến động giảm giá hàng tồn kho, giảm giá đầu tư tài chính và các khoản nợ phải thu khó đòi. Vốn có thể xảy ra trong năm, góp phần bảo toàn nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. 1.1.9.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động SXKD Chỉ tiêu doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận được trong quá trình hoạt động SXKD từ việc tiêu thụ sản phẩm đến cung cấp hàngTrường hóa, dịch vụ, hoạ t Đạiđộng tài chínhhọc và các Kinh hoạt động khác tế c ủHuếa doanh nghiệp. Trong kinh tế, doanh thu thường được xác định bằng tích của giá bán với sản lượng. TR=∑ P * Q Trong đó: TR: Tổng doanh thu P: Gía bán Q: Sản lượng 25 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Nói lên quy mô, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kì để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản chất của chi phí là mất đi để đổi lấy một kết quả, kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, nhà xưởng, hoặc không có dạng vật chất như kiến trúc, dịch vụ được phục vụ, Tổng chi phí bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. TC = FC + VC Trong đó: TC: Tổng chi phí FC: Chi phí cố định VC: Chi phí biến đổi Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và cho doanh nghiệp biết được mục tiêu đề ra hay là kế hoạch có đạt được hay không. Nó là mức chênh lệch giữa doanh thu, chi phí của doanh nghiệp và là cơ sở để đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả. ∏ = TR – TC 1.1.9.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD Chỉ tiêu tổng quát phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp. Các chit tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung. i. Hiệu quả kinh doanh = Gía trị yếu tố đầu ra / Gía trị yếu tố đầu vào ii.TrườngHiệu quả kinh doanh Đại = Gía họctrị yêu tố đKinhầu vào / Gía trtếị yế uHuế tố đầu ra Trong đó: Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: Tổng sản lượng, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, còn các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, nguyên vật liệu, vốn, Công thức (i) phản ánh mức sản xuất ( hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, chỉ tiêu này đặc trưng cho kết quả nhận được trên một đơn vị chi phí và yêu cầu là đạt được cực đại hóa. 26 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Công thức (ii) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có được một đơn vị đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí đầu vào mục tiêu tối thiểu hóa chỉ tiêu này. Chỉ tiêu chi tiết phản ánh hiệu quả SXKD  Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn -Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại. Hiệu suất sử dụng vốn cố đinh = Tổng doanh thu / Vốn cố định bình quân Mức đảm nhiệm vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đơn vị doanh thu cần bao nhiêu đơn vị vốn cố định. Chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt vì mức hao phí càng ít và ngược lại. Mức đảm nhiệm vốn cố định = Vốn cố định bình quân / Tổng doanh thu Mức doanh lợi vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn cố định nên chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Mức doanh lợi vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế / Vốn cố định bình quân -Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng, nếu chỉ số này tăng so với những kì trước thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả. Đồng thời chỉ tiêu này còn phản ánh sức sản xuất của vốnTrường lưu động, cho bi ếtĐại cứ một đơnhọc vị vố nKinh lưu động s ẽ tếtạo raHuế bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động = Tổng doanh thu / Vốn lưu động bình quân Mức doanh lợi lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì sức sinh lợi của vốn lưu động càng lớn. Mức doanh lợi vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế / Vốn lưu động bình quân 27 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Vòng quay các khoản phải thu: vòng quay các khoản phải thu cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn càng chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ càng nhanh. Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Bình quân các khoản phải thu  Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động Năng suất lao động: Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà một lao động có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh sức sản xuất của lao động nên chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Năng suất lao động = Tổng doanh thu / Số lao động Tỷ suất lợi nhuận lao động: Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà một lao động tham gia vào quá trình sản xuất có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì sức sinh lời trên một đơn vị lao động càng lớn. Tỷ suất lợi nhuận lao động = Lợi nhuận sau thuế / Số lao động Doanh thu / Chi phí tiền lương: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh thu / Chi phí tiền lương = Tổng doanh thu / Chi phí tiền lương Lợi nhuận sau thuế / Chi phí tiền lương: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiền lương vào SXKD. Lợi nhuận sau thuế / Chi phí tiền lương = Lợi nhuận sau thuế / Chi phí tiền lương TrườngCác chỉ tiêu phả nĐại ánh hiệu quhọcả SXKD Kinh khác tế Huế -Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị chi phí bỏ ra thì được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng lớn. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận sau thuế / Tổng chi phí 28 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của một đơn vị doanh thu, cho biết một đơn vị doanh thu tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thế / Tổng doanh thu -Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp trong việc dụng tài sản ngắn ngạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng thanh toán các khoản nợ khi nó đến hạn nhưng nếu quá cao thì cũng không tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả. Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh cho biết liệu doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn một cách nhanh chóng. Khả năng thanh toán nhanh = ( Tài sản lưu động – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn -Tỷ số về khả năng hoạt động: Vòng quay tồn kho ( VTK): đo lường mức luân chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho ( hay hàng dự trữ) trong một năm của doanh nghiệp. Vòng quay tồn kho ( VTK) = Gía vốn hàng bán / Tồn kho Vòng quay tài sản cố định ( VTSCĐ): cho biết mỗi đồng tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tài sản cố định ( VTSCĐ) = Doanh thu / Tài sản cố định Vòng quay tổng tài sản ( VTTS): cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanhTrường thu. Đại học Kinh tế Huế Vòng quay tổng tài sản ( VTTS) = Doanh thu/ Tổng tài sản - Tỷ suất sinh lợi: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS – Return On Sales): cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS) = Lợi nhuận ròng / Doanh thu 29 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE – Return On Equity): là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi vay cho các cổ đông cổ phần thường. ROE cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ( ROA – Return On Assets): là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản lí nguồn tài sản của một doanh nghiệp. ROA cho biết một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ( ROA) = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam Ngành dệt may Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời và là ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, sản xuất tăng tưởng nhanh, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng với tốc độ cao, thị trường đang được mở rộng tạo điều kiện cho kinh tế phát triển góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu thu hút ngày càng nhiều lao động và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước. Ngành dệt may Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội dệt may Đông Nam Á ( AFTA). Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia ĐôngTrường Nam Á (ASEAN) Đại vào ngày học 28/07/1995 Kinh gia nhập khutế vựHuếc mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA) kể từ ngày 04/01/1996. Tháng 11 năm 1998 Việt Nam chính thức là thành viên diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao và thương mại với hầu hết các nước trên thế giới. Sau khi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã bình thường hóa ngày 12/07/1995, tháng 11/2007 Việt Nam đã gia nhập WTO. 30 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Sau hơn 20 năm thực hiện cải cách nên kinh tế cũng như với chính sách mở cửa Việt Nam đang bắt đầu giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng và xuất hiện ngày càng nhiều khu công nghiệp trong cả nước góp phần tăng trưởng kinh tế vag thu nhập quốc gia. Những yếu tố trên bước đầu tạo điều kiện cho công nghiệp dệt may thay đổi nhiều mặt, thị trường tiêu thụ sẽ có dịp phát triển với tốc độ nhanh hơn, nhiều doanh nghiệp dệt may ra đời, trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty liên doanh và công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các chủng loại dệt may ngày càng đa dạng, phong phú hơn, hợp thời trang hơn, chất lượng được nâng cao, giá cả cạnh tranh nên người tiêu dung dễ chấp nhận sản phẩm may mặc được sản xuất trong nước. Các khách hàng nước ngoài cũng mong muốn mua sản phẩm may mặc xuất khẩu của nước ta. Ngành dệt may Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc và vươn lên là một trong năm nước sản xuất, xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2018 toàn ngành đã có bước tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước. Theo các chuyên gia, thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội và triển vọng phát triển, mở rộng thị trường. Đó là hiệu ứng của các Hiệp định thương mại tự do mang lại với lộ trình miễn thuế xuống 0% và nhiều điều khoản ưu đãi theo quy tắc "từ sợi trở đi”. Cùng với đó là triển vọng về việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) trong năm 2018 sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn vớiTrường thị trường này. Đại học Kinh tế Huế Khả năng Mỹ cũng sẽ tăng mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng dệt may từ Trung Quốc tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng và gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ Về tình hình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may trong 6 tháng đầu năm 2018, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2018 được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng cao 31 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn hơn năm 2017 và tình hình kinh tế trong nước tiếp tục duy trì ổn định về vĩ mô, ngành dệt may có những kết quả tích cực. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 6 tháng đầu năm đạt 16 tỷ USD, tăng trên 14% so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm trong ngành đạt mức tăng trưởng như: vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 274,6 triệu m2, tăng 9,7%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 525,9 triệu m2, tăng 22,1%; quần áo mặc thường ước đạt 2.305,5 triệu cái, tăng 10,4% so với cùng kỳ. 1.2.2. Tổng quan về ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế Hơn năm năm trở lại đây, hoạt động của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục phát triển, trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm lực và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của toàn tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động trong và ngoài tỉnh. Theo Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên - Huế, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có 6 khu công nghiệp, thu hút 50 doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may đầu tư sản xuất, tổng cộng có tới 300 dây chuyền may và 500.000 cọc sợi. Trong quy hoạch ngành dệt may giai đoạn từ nay đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên - Huế dự tính sẽ đầu tư 6.622 tỷ đồng để xây dựng nơi đây trở thành một trong những trung tâm dệt may của miền Trung. Những năm trở lại đây, ngành dệt may tỉnh Thưà Thiên Huế tiếp tục phát huy và duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh nhờ sự hoạt động ổn định và tăng trưởng mạnh của các công ty lớn như Công ty cổ phần Dệt – May Huế, Công ty cổ phần Sợi Phú Bài, Công ty HBI, Tập đoàn Scavi Huế, và nhờ năng lực tăng thêm của ngành dệt may do có những công ty mới đưa vào hoạt động như: Công ty cổ phần Sợi Phú Mai, các nhà máy mởTrườngrộng của Công ty Đạicổ phần Dhọcệt May HuKinhế, Trong tếthời gianHuế tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tập trung phát triển tối đa thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho sự phát triển của ngành; đồng thời, đẩy mạnh khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm; hình thành và phát triển ngành công nghiệp thời trang; phát triển ngành gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Trong 32 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn những năm tới hứa hẹn Thừa Thiên Huế sẽ trở thành trung tâm ngành dệt may của vùng và cả nước. 1.2.3. Thị trường ngành dệt may Việt Nam Thị trường là một vấn đề cốt lõi có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp, nhưng để tạo lập được thị trường tiêu thụ thì tiếp thị là những hoạt động không thể thiếu được thông qua việc nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường và tìm ra biện pháp thích hợp để điều khiển các dòng hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường và người tiêu dùng. Ngày nay, các nhà sản xuất phải tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường sản xuất ra những cái gì mà thị trường đòi hỏi, với ý nghĩa đó thị trường có vai trò quyết định đối với sản phẩm kinh doanh của ngành dệt may. Thị trường ngành dệt may Việt Nam bao gồm: thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Thị trường nội địa: thị trường trong nước, sản phẩm dệt may phục vụ cho người tiêu dùng trong nước. Thị trường xuất khẩu: các thị trường xuất khẩu trọng điểm như: Hoa Kỳ. các nước EU, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: áo thun, áo Jacket, áo sơ mi, Trường Đại học Kinh tế Huế 33 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ. 2.1Tổng quan về công ty cổ phần Dệt May Huế 2.1.1 Những thông tin chung -Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ -Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY -Tên viết tắt: HUEGATEX -Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. -Điện thoại: (84).234.3864337 – (84).234.3864957 -Fax: (84).0234.3864.338 -Website: Huegatex.com.vn -Công ty cổ phần Dệt May Huế (Huegatex) là thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sợi, vải dệt kim, hàng may mặc, nguyên phụ liệu, thiết bị hàng dệt may doanh thu hàng năm gần 1.800 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu hơn 70%. -Các loại sản phẩm của công ty hiện đang xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc, Canada, Hiện tại công ty có một đội ngũ cán bộ quản lí,cán bộ kĩ thuật và công nhân lành nghề, tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Bên cạnh đó, công ty cũng được chứng nhận về “ Trách nhiệm tuân thủ các tiêuTrường chuẩn xã hội trong Đại sản xuấ t họchàng may Kinh mặc” (SA-8000) tế cHuếủa các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears, Hansae, Li & Fung, Valley View, Có chứng nhận của tổ chức WRAP và chương trình hợp tác chống khúng bố của hải quan Hoa Kì và Hiệp hội Thương mại (CT- PAT). Công ty cũng chủ trương mở rộng với các đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng cùng có lợi. 34 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn -Các đối tác chính của công ty: Dillard’s, Pery ellis, Kohl’s, Sanmar, Sears Holdings, Target, TCP, Walmart. 2.1.1.1. Các nhà máy của công ty -Nhà máy sợi: Được trang bị đồng bộ 04 dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản với hơn 64.000 cọc sợi. Ssanr lượng hàng năm trên 13.500 tấn sợi, trong đó chủ yếu là các loại sợi peco, sợi cotton chải thô và chải kĩ chỉ số từ ne 20 đến ne 40. -Nhà máy Dệt – Nhuộm: Được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kinh, nhuộm,hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan, với sán lượng vải dệt kim hàng năm là 1.500 tấn. -Nhà máy May: Với 5 nhà máy trực thuộc công ty và 86 chuyền may, được trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với các sản phẩm chính là áo T- shirt, Polo- shirt, áo Jacket, quấn short, quần áo tre em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản phẩm hàng năm của nhà máy đạt hơn 20 triệu sản phẩm. -Xí nghiệp Cơ điện: Chuyên vận hành tải trạm 110/6 kv, gia công cơ khí, sửa chữa và xây dựng các công trình phụ cho ác nhà máy thành viên. 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty -Chức năng: + Sản xuất và kinh doanh các mặt hang sợi, vải, sản phẩm may mặc cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. + Nhận gia công dệt hàng may mặc cho các công ty trong và ngoài nước. -Nhiệm vụ: +Trường Là đơn vị sản xuấ t Đạikinh doanh học xuất, nh ậKinhp khẩu trực titếếp. Huế + Công ty bảo toàn và phát triển nguồn vốn được huy động từ các cổ đông và các tổ chức kinh tế phát triển. + Công ty luôn thực hiện các nghiệp vụ, chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước, thực hiện phân phối lao động trên cơ sở sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo việc làm, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên (CBCNV). 35 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn -Tầm nhìn của Công ty: Trở thành một trong những Trung tâm Dệt May của khu vực miền Trung và của cả nước, có thiết bị hiện đại, môi trường thân thiện, tăng trưởng bền vững và hiệu quả hàng đầu trong ngành Dệt May Việt Nam. -Sứ mệnh: + Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam, cung cấp sản phẩm may mặc và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế. + Sáng tạo và đa dạng sản phẩm mang tính thời trang phục vụ cho mọi tầng lớp người tiêu dùng trong và ngoài nước. + Vừa kinh doanh vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam. -Phương châm của Huegatex: + Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại. + Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng. + Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình, được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, hiệu quả của các nhân đóng góp, được quyến tôn vinh các nhân xuất sắc, lao động giỏi. -Triết lí kinh doanh: + Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược. + Làm đúng ngay từ đầu. + Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm xã hội. + An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế. 2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty CôngTrường ty cổ phần D ệtĐại May Hu ếhọc(tên viế t Kinhtắt HUEGATEX) tế đưHuếợc thành lập năm 1988 từ việc cổ phần hóa Công ty Dệt May Huế, là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Chính thức từ năm 2005, công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, theo giấy phép đăng kí số 3103000140 ngày 17/11/2005 và thay đổi lần 1 số 3300100628 ngày 21/05/2012 do phòng đăng kí kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nay, Công ty đã hoàn thiện mô hình sản xuất khép kín từ sợi, dệt nhuộm đén may mặc. Nhà máy Sợi của công ty được tranh bị đồng bộ 04 dây 36 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn chuyền thiết bị nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản với hơn 64.000 cọc sợi, sản lượng 13.500 tấn sợi/năm. Nhà máy Dệt Nhuộm của công ty được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kim, nhuộm,hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan, với số lượng vải dệt kim 1.500 tấn/năm. Nhà máy May với 5 nhà máy Máy trực thuộc công ty và 86 chuyền may, với diện tích hơn 40.000m2 và hơn 3500 công nhân may. Trong đó có 3 nhà máy: nhà máy 1,2,3 được đặt tại trụ sở chính của công ty tại số 122 Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, Tx. Hương Thủy, Thừa Thiên Huế với tổng số 50 chuyền may, 1 nhà máy May tại Phú Đa, Phú Vang, Thừa Thiên Huế với 16 chuyền may và 1 nhà máy May tại Lệ Thủy, Quảng Bình với 20 chuyền may. Các nhà máy được trang bị các thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật Bản, Đức, Mỗi năm công ty tạo ra 20 triệu sản phẩm với nguông nguyên liệu được cung cấp bởi nhà máy Dệt kim của công ty hoặc nhập khẩu. Với các sản phẩm chính: Áo Polo-Shirt, T-Shirt, Jacket, quần áo thể thao, quần áo trẻ em các loại nhãn hiệu: Callaway, Grand Slam, PGA tour, Tek Gear, Jumping beans, Champion, Fila, Pro Tour, NickLaus, 2.2Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty và chức năng nhiệm vụ từng bộ phận. Bộ máy quản lí của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng. Tổng giám đốc sẽ chỉ đạo trực tiếp sản xuất và có sự tham mưu của Phó Tổng giám đốc, giám đốc điều hành và các phòng ban. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty hiện nay bao gồm: Tổng giám đốc (TGĐ), Phó TGĐ phụ trách Dệt Nhuộm, Phó TGĐ phụ trách khối May, giám đốc Điều hành nội chính (GĐĐH), GĐ ĐH Sợi, GĐ ĐH kỹ thuật Đầu tư, Kế toán trưởng, giám đốc Chi nhánh Quảng Bình, GĐ Nhà máy Sợi, GĐ Nhà may May, GĐ Nhà máy Dệt Nhuộm,Trường GĐ Xí nghiệp Cơ Đại Điện và 12học phòng banKinh bao gồm: tế Phòng Huế Nhân sự, Phòng Kinh doanh, Phòng Kế Hoạch Xuất nhập khẩu May, Phòng Kĩ thuật Đầu tư, Phòng Quản lí chất lượng, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Điều hành May, Cửa hàng Kinh doanh giới thiệu sản phẩm, Ban đời sống, Ban bảo vệ, Ban kiểm soát nội bộ, Trạm Y tế. 37 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ từng bộ phận của Công ty Cổ phần Dệt may Huế Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Dệt May Huế (Nguồn: Phòng Nhân sự) Chức năng nhiệm vụ của các chức danh, lãnh đạo CTCP Dệt May Huế Tổng Giám đốc (TGĐ): Là người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Dệt May Huế, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty.Trường Đại học Kinh tế Huế Phó TGĐ phụ trách Dệt Nhuộm: là người giúp TGĐ điều hành, quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực Dệt Nhuộm có hiệu quả và thực hiện một số công tác khác do TGĐ giao cho. Phó TGĐ phụ trách khối May: là người giúp TGĐ điều hành công tác sản xuất kinh doanh khu vực May. Tham mưu cho TGĐ về chiến lược phát triển thị trường, quảng bá và phát triển thương hiệu HUEGATEX. 38 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Giám đốc điều hành Nội chính: là người chịu trách nhiệm quản lí nguồn nhân lực, công tác văn phòng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác đời sống và chăm lo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên. Tham mưu cho TGĐ trong việc xây dựng, duy trì, cải tiến, đảm bảo thực hiện hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, hệ thống trách nhiệm xã hội, hệ thống an toàn vệ sinh lao động. Là người đại diện phát ngôn của Công ty. Giám đốc Điều hành Sợi: là người giúp TGĐ tổ chức lập dự án đầu tư nâng cấp thiết bị sợi và một số cống tác khác theo sự phân công của TGĐ. Giám đốc Điều hành Kỹ thuật Đầu tư: là người giúp TGĐ điều hành công tác kỹ thuật, công tác đầu tư. Trậm 110/6KV và một số công tác khác theo sự phân công của TGĐ. Kế toán trưởng: là người tổ chức. quản lí, giám sát. bảo toàn phát triển vốn của Công ty một cách hiệu quả. Thực hiện thu chi tài chính, nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ, đúng chế độ, kịp thời. Giám đốc chi nhánh Quảng Bình: là người tổ chức, quản lí, điều hành và sử dụng các nguồn lực của chi nhánh Quảng Bình bao gồm: nhà xưởng, máy móc thiết bị, trang thiết bị văn phòng , lao động, vật tư, nguyên phụ liệu, cơ điện phụ tùng, để triển khai sản xuất hoàn thành kế hoạch Công ty gioa hàng tháng, quý, năm; đảm bảo chất lượng, năng suất, an toàn và hiệu quả. Giám đốc Nhà máy Sợi: là người tổ chức. Quản lí, điều hành và sử dụng nguồn lực của Nhà máy Sợi bao gồm: nhà xưởng, máy móc thiết bị, trang thiết bị văn phòng, lao động, vật tư, nguyên phụ liệu, cơ kiện phụ tùng, để triển khai sản xuất hoàn thành kế hoạch Công ty giao hàng tháng, quý, năm; đảm bảo chất lượng, năng suất, an toàn và Trườnghiệu quả. Đại học Kinh tế Huế Giám đốc Nhà máy May: là người tổ chức. Quản lí, điều hành và sử dụng nguồn lực của Nhà máy May bao gồm: nhà xưởng, máy móc thiết bị, trang thiết bị văn phòng, lao động, vật tư, nguyên phụ liệu, cơ kiện phụ tùng, để triển khai sản xuất hoàn thành kế hoạch Công ty giao hàng tháng, quý, năm; đảm bảo chất lượng, năng suất, an toàn và hiệu quả. 39 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Giám đốc Nhà máy Dệt Nhuộm: là người tổ chức. Quản lí, điều hành và sử dụng nguồn lực của Nhà máy Dệt Nhuộm bao gồm: nhà xưởng, máy móc thiết bị, trang thiết bị văn phòng, lao động, vật tư, nguyên phụ liệu, cơ kiện phụ tùng, để triển khai sản xuất hoàn thành kế hoạch Công ty giao hàng tháng, quý, năm; đảm bảo chất lượng, năng suất, an toàn và hiệu quả. Giám đốc Xí nghiệp Cơ Điện: quản lí, vận hành hệ thống điện, nước an toàn; đảm bảo chất lượng. tiến độ cac công trình và công tác vệ sinh môi trường. Trưởng phòng Nhân sự: Chịu trách nhiệm về công tác nhân sự, tiền lương, bảo hiểm xã hội. công tác hành chính, an ninh chính trị nội bộ trong Công ty; đáp ứng chất lượng và số lượng lao động theo yêu cầu của các đơn vị, đảm bảo bộ máy quản lý tinh gọn hiệu lực. Trưởng phòng Kế hoạch Xuất nhập khẩu May: Tìm kiếm thị trường đáp ứng năng lực của các Nhà máy May, Nhà máy Dệt Nhuộm, xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng nguyên phụ liệu đúng tiến độ, công tác xuất nhập khẩu và kinh doanh hàng may mặc đảm bảo lợi nhuận. Xây dựng và phát triển thương hiệu hàng may mặc HUEGATEX. Trưởng phòng Tài chính Kế toán: Tổ chức điều hành, thực hiện các hoạt động tài chính kế toán của Công ty thông qua sổ sách chứng từ kế toán, phối hợp với các đơn vị giải quyết các nghiệp vụ phát sinh, đảm bảo tính trung thực, rõ ràng, chính xác, kịp thời. Trưởng phòng Quản lý Chất lượng: Tổ chức kiểm soát các vấn đề về công nghệ trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm may; xây dựng và ban hành các tài liệu liên quan đến vấn đề kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ nguyên phụ liệu, bán thành phẩm đếTrườngn thành phẩm; tổ chĐạiức kiểm họcsoát việc kiKinhểm tra, kiể mtế soát Huếvấn đề chất lượng của nhà máy có thực hiện theo đúng hướng dẫn, quy trình, quy định mà các tài liệu đã ban hành hay chưa và báo cáo cho Phó TGĐ phụ trách khối May; chịu trách nhiệm chính trong các cuộc đánh giá của khách hàng về hệ thống quản lý chất lượng. Trưởng phòng Kinh doanh: Tổ chức cung ứng nguyên liệu bông xơ, vật tư, cơ kiện phụ tùng; tìm kiếm khách hàng và kinh doanh mặt hàng sợi đảm bảo lợi nhuận. 40 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Trưởng phòng Kỹ thuật Đầu tư: Tổ chức quản lý công tác kỹ thuật, các định mức kinh tế kỹ thuật; lập các phương án đầu tư phát triển Công ty, công tác an toàn vệ sinh lao động và môi trường đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản Công ty. Trưởng phòng Điều hành May: Kiểm tra tình hình chất lượng nguyên phụ liệu may được nhập về trước khi cấp phát; quản lý và cấp phát nguyên phụ liệu, vật tư phụ tùng cho các đơn vị; tiếp nhận, quản lý, xuất hàng thành phẩm may. Trưởng Cửa hàng Kinh doanh Giới thiệu sản phẩm: Giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, nâng cao doanh thu may mặc nội địa, đảm bảo lợi nhuận. Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty phát triển thương hiệu HUEGATEX trong lĩnh vực hàng may mặc nội địa. Trưởng Ban Bảo vệ: Triển khai các phương án bảo vệ, an ninh chính trị nội bộ, phòng cháy chữa cháy trong Công ty. Quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực Công ty giao bao gồm: các trang phương tiện dụng cụ phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, trang thiết bị văn phòng, lao động đảm bảo an toàn tuyệt đối về con người và tài sản Công ty. Trưởng Trạm Y tế: Có chức năng chăm sóc sức khỏe, phòng và khám chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. Trưởng Ban Đời sống: Tổ chức chế biến, phục vụ bữa cơm công nghiệp cho CBCNV trong Công ty, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không để xảy ra ngộ độc thức ăn. Xây dựng nhà ăn gọn gàng sạch sẽ, văn minh lịch sự, đảm bảo sức khỏe cho NLĐ. Trưởng Ban Kiểm soát Nội bộ: Giúp Hội đồng quản trị và cơ quan điều hành kiểm tra, giám sát tính hợp lý, hợp pháp, chính xác, trung thực trong quản lý, điều hành hoTrườngạt động của Công ty.Đại Kiểm tra học việc chấ pKinh hành Điều lệtếtổ ch Huếức và Quy chế của Công ty. Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Cơ quan điều hạnh , kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Công ty. 41 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn 2.3Quy trình sản xuất 2.3.1 Quy trình cắt Nhận nhiệm Nhận và kiểm Nhận, kiểm tra nguyên liệu, vụ, kế hoạch tra bộ tài liệu kiểm tra thông tin, thời gian xả cắt cắt vải Kiểm tra bán Chuẩn bị Triển khai cắt vải thành phẩm nguyên phụ chính, vải phối, liệu mex Cấp bán thành In/ thuê bán thành Đồng bộ bán phẩm cho tổ phẩm ( nếu có) thành ph m ẩ may Sơ đồ 2.2. Quy trình cắt tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế ( Nguồn: Nhà máy may 3) Bước 1: Nhận nhiệm vụ, kế hoạch cắt Tổ cắt nhận kế hoạch chi tiết theo tuần, phiếu giao nhiệm vụ và tỉ lệ đóng thùng. Trường Đại học Kinh tế Huế Bước 2: Nhận và kiểm tra bộ tài liệu cắt Tổ cắt nhận đầy đủ gồm phiếu công nghệ cắt, bảng nhận dạng nguyên liệu cắt, sản phẩm mẫu, tác nghiệp cắt, sơ đồ. Bước 3: Nhận, kiểm tra nguyên liệu, kiểm tra thông tin thời gian xả vải. -Nhận từ kho nguyên liệu -So sánh thông tin và thời gian xả vải. 42 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn -So sánh nguyên liệu thực nhận với bảng nhận dạng nguyên liệu. -Nhân theo số lượng, theo từng bàn cắt. Bước 4: Triển khai cắt vải chính, vải phối, mex -Kiểm tra sơ đồ, rập: kĩ thuật tổ cắt có nhiệm vụ kiểm tra 100% các sơ đồ trước khi đưa vào trải vải. -Trải vải/ mex: tổ trưởng tổ cắt có nhiệm vụ có nhiệm vụ phân công công nhân trong tổ kiểm tra công đoạn trải vải. Và trong quá trình trải vải có sự triển khai và giám sát của nhân viên kĩ thuật. -Cắt vải/ mex. Bước 5: Chuẩn bị nguyên phụ liệu: ép mex, chuẩn bị bo cổ ( nếu có) -Kiểm tra đối chiếu nguyên liệu phụ: Dựa vào bảng nhận dạng nguyên liệu, phiếu công nghệ cắt, để đối chiếu giữa vải với mex và bo cổ. Kĩ thuật triển khai, hướng dẫn và kiểm tra công nhân trước khi sản xuất. -Ép mex: Thử nghiệm máy: tiến hành thử nghiệm máy 2 lần/ ngày. Kiểm tra đầu giờ làm việc, dựa vào tiêu chuẩn ép trên phiếu công nghệ cắt để tiến hành thử nghiệm. Tiến hành ép mex: kĩ thuật cắt triển khai ép cho công nhân. -Chuẩn bị bo cổ, bo tay. Bước 6: Kiểm tra bán thành phẩm -Kiểm tra kích thước bán thành phẩm: kiểm tra 100% các bàn cắt. -TrườngKiểm tra chất lượng Đại bán thành học phẩm: ki ểKinhm tra 100% cáctế bàn Huế cắt. -Đánh số, bóc tập bán thành phẩm. Bước 7: In / thêu bán thành phẩm ( nếu có) -Giao/ nhận bán thành phẩm in / thêu -Kiểm tra 100% phôi in / thêu trước khi cung cấp cho tổ may. Bước 8: Đồng bộ bán thành phẩm 43 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Công nhân phối đồng bộ thành phẩm theo size, màu, PO#, style theo từng bàn cắt. Bước 9: Cấp bán thành phẩm cho tổ may Cấp bán thành phẩm cho tổ may 2 giờ/ lần theo kế hoạch sản xuất. 2.3.2 Quy trình may Rải Kiểm tra Nhận nhiệm Nhận bán Nhận phụ chuyển Inline vụ, kế hoạch thành liệu may phẩm Kiểm tra Thực hiện Thống Hoàn Kiểm sản phẩm giao nhận kế số thành sản tra đầu tiên thành lượng phẩm Endline trên phẩm sản may phẩm chuyền Sơ đồ 2.3. Quy trình may tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế ( Nguồn: nhà máy may 3) Bước 1: Nhận nhiệm vụ, kế hoạch may -Nhận phiếu giao nhiệm vụ từ phòng KHXNK may -Tiếp nhận, cập nhật thông tin đơn hàng, kế hoạch sản xuất, tình hình cung ứng nguyên phụ liệu mới nhất từ phòng KHXNK may. Bước 2: Nhận bán thành phẩm MTrườngỗi lần giao nhận bánĐại thành phhọcẩm, chuy Kinhền trưởng ph tếải ki ểmHuế tra 100% các bó bán thành phẩm theo các bước sau: -Kiểm tra thông tin của bán thành phẩm. -Kiểm tra số lượng. -Kiểm tra ánh màu và tem nhận dạng ánh màu. Bước 3: Nhận phụ liệu: nhận phụ liệu tại kho phụ liệu -Rải chuyền: 44 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Kĩ thuật triển khai các công đoạn dựa theo thiết kế chuyền đã ban hành. Bảo trì kết hợp với tổ kĩ thuật để hiệu chỉnh thiết bị phù hợp với từng công đoạn may. Tổ trưởng bố trí công nhân phù hợp với từng công đoạn dựa trên tay nghề, kinh nghiệm. Bước 4: Kiểm tra Inline -Tất cả công đoạn đều phải được kiểm tra. -Mỗi ngày kiểm tra 4 lần/ 1 công đoạn. -Mỗi lần kiểm tra xác suất 5 sản phẩm/ 1 công đoạn. Bước 5: Hoàn thành sản phẩm may Hoàn thiện các công đoạn, kiểm tra vệ sinh công nghệ chuyền may. Bước 6: Kiểm tra sản phẩm đầu tiên trên chuyền Mỗi ngày kiểm tra 1 lần vào đầu giờ sáng. Mỗi lần kiểm tra 1 sản phẩm: kiểm tra kiểu dáng, kiểm tra tất cả các phụ liệu trên sản phẩm, kiểm tra lỗi may và lỗi vệ sinh công nghệ, ghi kết quả kiểm tra, báo cáo và chuyển cho chuyền trưởng đọc để kí xác nhận. Bước 7: Kiểm tra Endline -100% sản phẩm sau may phải được kiểm tra. -Kiểm tra theo chiều kim đồng hồ của sản phẩm. -Kiểm tra 2 mặt ( trong – ngoài) của sản phẩm. Bước 8: Thống kê số lượng sản phẩm Công nhân được phân công thực hiện thống kê thành phẩm để giao cho tổ hoàn thành. Bước 9: Thống kê số lượng sản phẩm 2.3.3 Quy trình hoàn thành Trường Đại học Kinh tế Huế Hút Nhận kế Nhận Nhận Ủi sản bụi, chỉ hoạch ủi, đóng thành phụ liệu phẩm gói sản phẩm phẩm vụn Phân Nhập kho Đóng Hoàn thiện các công thành phẩm thùng đoạn hoàn thành size, dán nhãn 45 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn Sơ đồ 2.4: Quy trình hoàn thành tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế (Nguồn: Nhà máy may 3) Bước 1: Nhận kế hoạch ủi, đóng gói sản phẩm Nhận phiếu giao nhiệm vụ từ phòng KHXNK Bước 2: Nhận thành phẩm Mỗi lần giao nhận bán thành phẩm, tổ trưởng phải kiểm tra 100% các bó bán thành phẩm theo các bước sau: -Kiểm tra thông tin của bán thành phẩm. -Kiểm tra số lượng. -Kiểm tra ánh màu và tem nhận dạng ánh màu. Bước 3: Nhận phụ liệu -Kĩ thuật triển khai các công đoạn dựa theo thiết kế chuyền đã ban hành. -Bảo trì kết hợp với tổ kĩ thuật để hiệu chỉnh thiết bị phù hợp với từng công đoạn hoàn thành. -Tổ trưởng bố trí công nhân phù hợp với từng công đoạn dựa trên tay nghề, kinh nghiệm. Bước 4: Hút bụi, chỉ vụn - Hút chỉ vụn, nhặt chỉ theo quy định ở PCN của từng đơn hàng. - Thực hiện theo từng bó, ánh màu/màu, Size, Style, PO#. - Tùy thuộc vào khả năng bám đính của nguyên liệu để quyết định hút mặt trái hay phải của sản phẩm. Bước 5: Ủi sản phẩm -TrườngPhát theo từng bó, Đại ánh màu/màu, học Size, Kinh Style, PO# chotế từ ngHuế công nhân. -Kỹ thuật hướng dẫn và kiểm tra công nhân ủi theo tiêu chuẩn kỹ thuật của đơn hàng. - Kỹ thuật giám sát các công nhân trong quá trình thực hiện để đảm bảo công nhân thực hiện đúng theo sự triển khai. - Kiểm tra 100% sản phẩm sau ủi. Bước 6: Phân size, dán nhãn 46 SVTH: Văn Thị Thu Sương
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thanh Hoàn - Nhận hàng đạt từ QC sau ủi, tiến hành phân size/màu theo bó/chồng hàng. - Kỹ thuật dựa vào tài liệu để triển khai kiểm tra loại nhãn và quy cách bắn/gắn vào sản phẩm. Nội dung bao gồm: + Kiểm tra đối chiếu phụ liệu theo bảng nhận dạng nguyên phụ liệu. + Kiểm tra vị trí đính kèm phụ liệu theo sản phẩm mẩu & phiếu công nghệ hoàn thành. + Đính loại nhãn vào các vị trí theo yêu cầu của phiếu công nghệ hoàn thành. Bước 7: Hoàn thiện các công đoạn hoàn thành Kiểm tra nhãn UPC, nhãn PO. Gập xếp, lồng bao, treo móc, phối hàng. Kiểm tra độ chính xác nguyên phụ liệu hoàn thành, quy cách đóng gói, đóng kiện. Bước 8: Đóng thùng Bước 9: Nhập kho thành phẩm  Một số rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất may: -Thiếu hụt nguyên phụ liệu, nguyên phụ liệu ko đảm bảo chất lượng: vải loang màu, sọc kim, ẩm mốc bẩn, tỉ lệ vải thiếu trong cây cao hơn phần tram cho phép theo từng khách hàng đã xác nhận. -Vải chưa xả đúng thời gian quy định: từng loại vải sẽ có thời gian xả vải khác nhau ( 12 tiếng hay 48 tiếng). -Bán thành phẩm không đồng bộ: sản phẩm không đầy đủ các chi tiết. Nguyên nhân do chất lượng vải không đảm bảo chất lượng, số lượng phôi không đạt yêu cầu quá nhiều dẫn tới thiếu bán thành phẩm. Hoặc là các phụ liệu của sản phẩm về không kịp theoTrường kế hoạch như cổ, mex,Đại bán thànhhọc phẩ mKinh in/ thuê, Nhưtế vậHuếy bán thành phẩm sẽ không đồng bộ, làm chậm tiến độ rải chuyền. -Phối nhầm bàn tập -Nhận sai nguyên phụ liệu, nhận thiếu nguyên phụ liệu, thất thoát nguyên liệu -Phụ liệu về trễ, không đảm bảo chất lượng -Kĩ thuật triển khai sản xuất sai -Sử dụng sai nguyên liệu 47 SVTH: Văn Thị Thu Sương