Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung tín dụng chính thức nhằm hỗ trợ vốn cho các hộ trồng măng Bát độ trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

pdf 87 trang thiennha21 16/04/2022 6750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung tín dụng chính thức nhằm hỗ trợ vốn cho các hộ trồng măng Bát độ trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_cac_yeu_to_anh_huong_den_cung_tin_dung_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung tín dụng chính thức nhằm hỗ trợ vốn cho các hộ trồng măng Bát độ trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THIỀU THỊ LIỄU TÊN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC NHẰM HỖ TRỢ VỐN CHO CÁC HỘ TRỒNG MĂNG BÁT ĐỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC YÊN , TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THIỀU THỊ LIỄU TÊN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC NHẰM HỖ TRỢ VỐN CHO CÁC HỘ TRỒNG MĂNG BÁT ĐỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47-KTNN N01 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS Đỗ Xuân Luận Cán bộ hướng dẫn : Đỗ Thu Dung Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, em đã tiến hành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung tín dụng chính thức nhằm hỗ trợ vốn cho các hộ trồng Măng bát độ trên địa bàn huyện Lục Yên , tỉnh Yên Bái” Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài, em đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn là những người đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong những năm tháng học tập tại trường. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Trung tâm hỗ trợ dịch vụ, phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên. Đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tâp thu thâp số liệu tại địa bàn nghiên cứu. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo – TS.Đỗ Xuân Luận, giảng viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong cả quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.01/2016.12. Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, năm 2019 Sinh viên Thiều Thị Liễu
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Bảng Nội dung và thời gian thực tập 17 Bảng 3.2: Đối tượng, số lượng và mục đích cuộc phỏng vấn trên địa bàn huyện Lục Yên. 19 Bảng 4.1: Đặc điểm của các tổ chức tín dụng chính thức 29 Bảng 4.2. : Tình hình huy động vốn của NHCSXH huyện Lục Yên năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 30 Bảng 4.3 : Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Lục Yên năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 31 Bảng 4.4: Tình hình cho vay đến các hộ sản xuất của Agribank 32 Bảng 4.5: Tình hình cho vay theo tổ TK&VV của NHCSXH huyện Lục Yên năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 34 Bảng 4.6. Tình hình dư nơ của NHCSXH Huyện Lục Yên 9 tháng đầu năm 2018 35 Bảng 4.7: Lãi suất cho vay vốn của Agribank và NHCSXH huyện Lục Yên 36 Bảng 4.8. Thông tin chung về các hộ nông dân điều tra 38 Bảng 4.9: Thực trạng khả năng nhận được khoản vay tín dụng chính thống của hộ trồng măng Bát độ huyện Lục Yên 41 Bảng 4.10: Tổng hợp các khoản vay TDCT phân theo tổ chức cho vay 42 Bảng 4.11: Kết quả về khoản vay hộ trồng măng Bát độ nhận được tại các TCTDCT 43 Bảng 4.12: Kết quả điều tra về kỳ hạn TCTD cho các hộ tại TCTD 44 Bảng 4.13: Quy mô trung bình của các khoản vay theo nguồn so với thu nhập bình quân của hộ 45 Bảng 4.14: Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chính sách tín dụng tại các tổ chức tín dụng chính thức 46 Bảng 4.15: Ý kiến đánh giá của các hộ nông dân về chính sách ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho vay 49
  5. iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 4.1: Mối quan hệ giữa các tổ chức TDCT với hộ nông dân 37 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu trình độ văn hóa của hộ trồng măng trên địa bàn huyện Lục Yên 40
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CCB Cựu chiến binh CNH-HĐH Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá HND Hội nông dân HPN Hội Phụ nữ NHCSXH Ngân hàng Chính Sách Xã Hội NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NNNT Nông nghiệp nông thôn TCTD Tổ chức tín dụng TDCT Tín dụng chính thức TK&VV Tiết kiệm và vay vốn UBND Uỷ ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3. Ý nghĩa của đề tài 3 4. Những đóng góp của đề tài 3 5. Bố cục của đề tài 3 PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 2.1. Cơ sở lý luận 5 2.1.1. Khái quát về tín dụng, tín dụng nông thôn và hệ thống tín dụng nông thôn 5 2.1.2. Phân loại tín dụng và vai trò của tín dụng 8 2.1.3. Bản chất, chức năng và hình thức tín dụng 10 2.1.4. Vai trò của vốn tín dụng đối với kinh tế hộ nông dân và cấu trúc hệ thống tín dụng chính thống ở nông thôn 12 2.2. Cơ sở thực tiễn 13 2.2.1. Thực tiễn từ các tỉnh 13 2.2.2. Bài học thực tiễn cho chi nhánh Ngân hàng huyện Lục Yên 15 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17
  8. vi 3.2. Nội dung nghiên cứu 18 3.3. Câu hỏi nghiên cứu 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu 18 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 18 3.4.2. Phương pháp xử lý thông tin số liệu 21 3.4.3. Phương pháp phân tích thông tin 22 3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. 22 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 24 4.1.2. Tiềm năng kinh tế xã hội trên địa bàn 26 4.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Lục Yên 28 4.2.1. Đặc điểm của hệ thống tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Lục Yên 28 4.2.2. Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng chính thức 29 4.2.3.Tình hình cho vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức 32 4.3. Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Lục Yên 37 4.3.1. Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với hộ nông dân 37 4.3.2. Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân tại huyện Lục Yên 38 4.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng tín dụng chính thức 46 Phần 5: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ TRỒNG MĂNG BÁT ĐỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN LỤC YÊN 50 5.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu 50 5.1.1. Quan điểm 50
  9. vii 5.1.2. Phương hướng 51 5.1.3. Mục tiêu 52 5.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ trồng măng Bát độ của NHNo&PTNT và NHCSXH Huyện Lục Yên 52 5.2.1. Giải pháp mở rộng quy mô cho vay 52 5.2.2. Giải pháp mở rộng mạng lưới cho vay 54 5.2.3. Giải pháp mở rộng phương thức cho vay 54 5.2.4. Giải pháp mở rộng thị trường cho vay 55 5.2.5. Giải pháp huy động vốn 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 1. Kết luận 57 2. Kiến nghị 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc phát triển kinh tế của nước ta, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng. Vì lẽ đó trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước luôn luôn xác định phát triển nông nghiệp và không ngừng nâng cao đời sống nông dân là nhiệm vụ có tính chiến lược hàng đầu. Tuy nhiên, nhìn vào thực tiễn, để tạo động lực phát triển toàn diện nông nghiệp nông thôn, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Trong đó, vấn đề đáp ứng tín dụng là mấu chốt quan trọng, là nền tảng cho các động lực phát triển nông nghiệp nông thôn của nước nhà.Trong nông nghiệp, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu và là yếu tố quyết định trong việc sản xuất kinh doanh, nông hộ luôn rất cần vốn để mua vật tư nông nghiệp, giống, Trong bối cảnh nước ta hiện nay, thu nhập của nông hộ còn thấp nên thường không đủ tích lũy để tái đầu tư, còn vốn đầu tư từ ngân sách thì bị hạn chế. Do đó, nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của nông hộ. Trong những năm gần đây, tín dụng Việt Nam đặc biệt là tín dụng chính thức cho nông nghiệp đã có những bước phát triển đáng kể về quy mô, nguồn vốn, đối tượng vay vốn Đạt được những thành công đó là nhờ có hệ thống ngân hàng cùng các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo thành kênh huy động vốn cho vay tại chỗ đưa nguồn vốn đến những hộ nông dân có nhu cầu từ đó có cơ hội vươn lên phát triển sản xuất, thoát nghèo và làm giàu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về cung ứng tín dụng chính thức cho các nông hộ, song nội dung này chưa được nghiên cứu tại một huyện miền núi như huyện Lục Yên của tỉnhYên Bái. Huyện Lục Yên của tỉnh Yên Bái là một huyện thuần nông, có trên 90% dân số làm nông nghiệp nên việc cung cấp nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất
  11. 2 nông nghiệp là rất cần thiết. Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng nông thôn tại huyện đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo bước đột phá cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn của huyện, giúp các hộ nông dân mở rộng sản xuất, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều người dân ở đây vẫn chưa tiếp cận được nguồn tín dụng của các tố chức này, có thể nói việc tiếp cận nguồn vốn vay tại ngân hàng vẫn còn không ít khó khăn do thủ tục đôi khi còn rườm rà, thời gian giải ngân lâu và lãi suất còn cao là vấn đề khiến nhiều hộ càng khó tiếp cận các nguồn vốn, bên cạnh đó còn có những vướng mắc thuộc về chính bản thân các hộ như việc vay vốn nhưng không biết làm cách nào để sinh lời đống vốn được vay dẫn tới việc các hộ rơi vào tình trạng không có khả năng trả nợ được ngân hàng sau khi được vay vốn trong khi ngân hàng lại khó giải quyết cho các hộ vay tiếp nếu chưa trả được nợ và thực tế xảy ra các hộ cần vay lại càng khó vay. Xuất phát từ những luận cứ và thực tế khảo sát cho vay vốn đến từng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Chính sách huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo TS Đỗ Xuân Luận , em đã mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung tín dụng chính thức nhằm hỗ trợ vốn cho các hộ trồng măng Bát độ trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu khoá luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài + Tìm hiểu thực trạng cung ứng tín dụng chính thức cho các hộ trồng măng + Phân tích những rào cản trong cung ứng tín dụng và nguyên nhân dẫn đến những rào cản đó + Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường cung ứng tín dụng cho các hộ trồng măng Bát độ
  12. 3 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức kỹ năng đã được trang bị đồng thời có cơ hội vận dụng vào thực tế. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, lãnh đạo của ngành đưa ra các giải pháp phù hợp hơn nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và tín dụng hộ sản xuất nói riêng để góp phần nâng cao đời sống kinh tế các hộ nông dân huyện Lục Yên , tỉnh Yên Bái. 4. Những đóng góp của đề tài Đề tài giúp hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả tín dụng hộ trồng măng Bát độ và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng hộ trồng măng trong nền kinh tế thị trường. Giúp phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng hộ trông măng và tình hình quản lý hiệu quả tín dụng hộ trồng măng trong thời gian qua, xác định những tồn tại và phát triển những vấn đề cần bổ sung về hiệu quả tín dụng hộ trồng măng Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Yên. Từ đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng hộ sản xuất ở Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Yên. 5. Bố cục của đề tài Đề tài gồm có 5 phần: Phần 1: Mở đầu Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
  13. 4 Phần 5: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ trồng măng Bát độ tại Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Yên
  14. 5 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái quát về tín dụng, tín dụng nông thôn và hệ thống tín dụng nông thôn 2.1.1.1. Một số khái niệm về tín dụng Tín dụng là "phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay, trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay trong thời gian nhất định, khi tới thời hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc hàng hoá cho người cho vay kèm theo một khoản lãi".[3] Theo từ điển thuật ngữ tài chính thì: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại trong các phương thức sản xuất hàng hóa khác nhau và được biểu hiện như sự vay mượn trong thời hạn nào đó”. Khái niệm vay mượn bao gồm sự hoàn trả. Chính sự hoàn trả là đặc trưng thuộc bản chất của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù cấp tài chính khác.[1] Theo nghĩa nguyên thủy, tín dụng (credit) là sự tin tưởng, tín nhiệm mà cho vay mượn các loại vật tư, hàng hóa, tiền tệ. Như vậy, tín dụng không chỉ là sự vay mượn thông thường mà là sự vay mượn với một mức tín nhiệm nhất định; Tức là khi thực hiện quyền cho vay, người cho vay tin vào khả năng trả nợ của người đi vay. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một loại quan hệ xã hội biểu hiện mối liên hệ kinh tế, trước hết là dựa trên cơ sở niềm tin. Tín dụng tồn tại và hoạt động là yếu tố khách quan và cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ, với các mối quan hệ cung cầu về tiền vốn như một đòi hỏi cần thiết khách quan của nền kinh tế. Tín dụng là một hiện tượng kinh tế nảy sinh trong điều kiện sản xuất hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tín dụng không chỉ
  15. 6 nhằm thỏa mãn nhu cầu điều hòa vốn trong xã hội mà còn là một động lực thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế đất nước. 2.1.1.2. Khái niệm tín dụng nông thôn * Khái niệm Tín dụng nông thôn là bất cứ loại chương trình tiết kiệm và cho vay, nhằm mục đích tác động đến một số cư dân nông thôn. Tùy theo tính chất của tín dụng nông thôn, kế hoạch tín dụng có thể tập trung vào việc cung tín dụng, đảm bảo mua sắm trang thiết bị mới, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đổi mới hoặc cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn .[2] Trước kia, tín dụng nông thôn thường được hiểu là sự cung cấp tín dụng ưu đãi. Hiện nay theo xu thế phát triển chung, khái niệm tín dụng nông thôn gắn liền với các chính sách tín dụng cho khu vực nông thôn nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển khu vực nông thôn. Ở nhiều nước, tín dụng nông thôn được mở rộng dưới sự bảo trợ của chương trình chính phủ. Thông thường, các chương trình này tập trung vào việc tăng cường các nổ lực của nông nghiệp trong nước cũng như một phương tiện nhằm củng cố nền kinh tế. Với tài trợ của chính phủ, nông dân và chủ trang trại thường xuyên có được nguồn vốn để duy trì sản xuất của họ, sau đó hoàn trả khoản vay khi vật nuôi và cây trồng được bán. Tín dụng được mở rộng như một phương tiện của việc giữ cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu, bằng cách đảm bảo một phần trăm nhất định của cây trồng và các sản phẩm nông nghiệp khác được sản xuất trong nước ( * Các thành tố chính trong tín dụng nông thôn Hộ gia đình là đối tác vay vốn Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm hộ, song có điểm chung cơ bản là các thành viên trong một hộ cùng nhau quyết định quá trình tổ chức và quản lý sản xuất, cũng như phân phối sản phẩm làm ra. Vì vậy có thể khẳng định rằng: gia đình chỉ là một loại hình của hộ,
  16. 7 nhưng gia đình là cơ sở hình thành nên mô hình mở rộng. Ở Việt Nam hiện nay, các quan điểm đều thừa nhận vai trò to lớn của kinh tế hộ trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt vai trò của kinh tế hộ nông dân trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp, nông thôn. Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ trước tiên bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết thống, ngoài ra còn do truyền thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm lý đạo đức, gia đình, dòng họ. Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối, mà cốt lõi của nó là quan hệ lợi ích kinh tế”. Ở Việt Nam, hộ nông dân được hiểu là một gia đình có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm một người làm chủ hộ và những người cùng sống trong hộ gia đình ấy. Về mặt kinh tế, hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó, không phân biệt về mặt tài sản, những người sống trong một hộ gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên phải có nghĩa vụ đóng góp công sức vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của hộ và có trách nhiệm đối với kết quả sản xuất thu được. Phần lớn các thành viên trong gia đình nông dân làm tất cả các công việc (trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ), dưới sự điều khiển của chủ hộ (cha hoặc mẹ). Có một số hộ nông dân giàu, có tài sản lớn, có thể thuê thêm lao động thời vụ, nhưng nhìn chung các thành viên trong gia đình là lực lượng lao động chủ yếu của hộ nông dân. Cơ chế tín dụng - Lãi suất: Là giá cả của khoản cho vay, được biểu hiện bằng tỷ lệ % giữa giá trị lãi của khoản vay và khoản vay trong một thời gian nhất định. - Thủ tục cho vay: Là một tập hợp các bước, các công việc cần thiết nhất định phải tiến hành giữa người đi vay và người cho vay để thực hiện hoàn thành theo một trình tự một nghiệp vụ tín dụng.
  17. 8 - Thời hạn cho vay: Là một khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Thời hạn cho vay bao gồm: + Cho vay ngắn hạn: Đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng tối đa đến 12 tháng. + Cho vay trung, dài hạn: Đối với khách hàng vay vốn trung, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng ( >12 tháng). - Mức cho vay: + Đối với hình thức cho vay có thế chấp, giá trị món vay luôn được xác định trên sơ sở giá trị tài sản thế chấp. + Đối với hình thức cho vay theo tín chấp, mức cho vay là số tiền tối đa mà các tổ chức tín dụng có thể cho người cần vốn vay. - Thời gian thu hồi vốn vay: Là thời gian bắt đầu từ khi người vay nhận được khoản vay đến khi thực hiện trả lần đầu tiên về lãi hoặc nợ gốc.[4] 2.1.2. Phân loại tín dụng và vai trò của tín dụng * Phân loại tín dụng Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tùy vào góc độ xem xét, tuy vậy cách phân loại dựa theo thời gian, mục đích, tính chất và nguồn gốc cung cấp tín dụng là những cách phân loại tín dụng phổ biến nhất đặc biệt là trong tín dụng nông thôn. + Phân loại theo thời gian tín dụng: Có 3 loại: - Tín dụng ngắn hạn: Là tín dụng có thời gian sử dụng <1 năm - Tín dụng trung hạn: Là tín dụng có thời gian sử dụng từ 1 đến 5 năm
  18. 9 - Tín dụng dài hạn: Là tín dụng có thời gian sử dụng >5 năm + Phân loại tín dụng theo biểu hiện vốn vay: - Tín dụng bằng tiền - Tín dụng bằng hiện vật + Phân loại tín dụng theo phương diện tổ chức pháp luật: - Tín dụng chính thức: Là các tổ chức tài chính, tín dụng có đăng ký hoạt động công khai theo pháp luật, chịu sự giám sát, quản lý của các cấp chính quyền nhà nước. Tín dụng chính thức giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tín dụng quốc gia. - Tín dụng không chính thức: Là các tổ chức tín dụng năm ngoài các đối tượng chính thức nói trên, hoạt động của nó không chịu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tín dụng hưng vẫn có nguyên tắc nhất định giữa những người đi vay và người cho vay để tránh rủi ro. + Các giai đoạn của một nghiệp vụ tín dụng: - Giai đoạn cấp tín dụng: Là giai đoạn mà bên cho vay chuyển giá trị tín dụng cho bên đi vay. - Giai đoạn ưu đãi: Là giai đoạn bên đi vay được sử dụng toàn bộ giá trị vốn vay như tài sản của mình. - Giai đoạn hoàn trả: Là giai đoạn vốn gốc và tiền mặt được hoàn trả cho bên cho vay.[4] * Vai trò tín dụng - Tăng cường tính linh hoạt của nền kinh tế - Tiết kiệm chi phí lưu thông và tăng tốc độ chu chuyển vốn - Với tư cách là công cụ tập trung vốn và tích lũy, tín dụng góp phần giảm hệ số tiền nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông và góp phần khắc phục lạm phát tiền tệ. - Tín dụng góp phần cung cấp khối lượng vốn cho các doanh nghiệp, từ đó tăng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học
  19. 10 kỹ thuật và công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tạo khả năng và khuyến khích đầu tư vào các công trình lớn, các ngành, các lĩnh vực, có ý nghĩa quan trọng đối với quốc tế dân sinh, thức đẩy lực lượng sản xuất phát triển. - Tín dụng góp phần thức đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu tiền tệ giữa nước ta và các nước khác trên thế giới và trong khu vực. - Tín dụng góp phần vào việc hình thành, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng xã hội chủ nghĩa. - Tín dụng tạm thời hỗ trợ vốn tiêu dùng cho cư dân cải thiện đời sống. [4] 2.1.3. Bản chất, chức năng và hình thức tín dụng 2.1.3.1. Bản chất tín dụng Tín dụng rất phong phú và đa dạng về hình thức và bản chất của tín dụng, được thể hiện ở các phương diện sau: + Thứ nhất, người sở hữu tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định. + Thứ hai, sau khi nhận được vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng để thoả mãn một hay một số mục đích nhất định. + Thứ ba, đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người vay hoàn trả lại cho người cho vay một giá trị lớn hơn vốn vay ban đầu. Phần tăng thêm này được gọi là tiền lãi. Bản chất của tín dụng dù được diễn đạt bằng nhiều cách, nhưng đều đề cập đến mối quan hệ, một bên là người cho vay và một bên là người đi vay. Trong mối quan hệ này nó được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất và pháp luật hiện hành. Sự hoàn trả là đặc trung thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác.[4] 2.1.3.2. Chức năng của hệ thống tín dụng Hệ thống tín dụng có các chức năng quan trọng trong đó có ba chức năng cơ bản sau: - Thứ nhất: Chức năng phân phối lại tài sản dưới hình thức vốn tiền tệ
  20. 11 của người tạm thời chưa dùng đến chuyển cho người tạm thời cần sử dụng. Đó là chuyển nhượng quyền sử dụng vốn. Việc luân chuyển vốn tiền tề này xuất phát từ lợi ích của cả hai bên, được thực hiện một cách tự nguyện theo thoả thuận xuất phát từ chức năng của tài chính về phân phối của cải bằng tiền, chức năng bảo đảm vốn và thúc đẩy vận động liên tục tiền vốn. Các tổ chức, cá nhân có vốn tiền tệ tạm thời chưa dùng đến không muốn vốn đó nằm im, không sinh lời nên đã nhượng cho tổ chức cá nhân khác thiếu vốn cần sử dụng tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội. Nhà nước, ngân hàng đã sử dụng chức năng này của tín dụng để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Các tổ chức, cá nhân thừa vốn và thiếu vốn được thực hiện thông qua tín dụng, vừa khắc phục được tình trạng thừa thiếu vốn, vừa phát huy hiệu quả sử dụng vốn. Chức năng phân phối của tín dụng được thực hiện thông qua hai con đường: Phân phối trực tiếp chuyển từ người cho vay sang người vay, không qua trung gian và phân phối gián tiếp là sự phân phối qua người trung gian, môi giới tức là qua trung gian tài chính. - Thứ hai: Chức năng tạo vốn tiền tệ của tín dụng. Những nguồn vốn nhàn rỗi được huy động từ các tổ chức và nhân dân hình thành nguồn vốn lớn của các tổ chức tín dụng rồi từ đó cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ và các tổ chức tín dụng khác. Chức năng này thúc đẩy thị trường vốn ngắn hạn và dài hạn ngày càng sôi động và mở rộng. - Thứ ba: Chức năng kiểm tra của tín dụng. Vốn tiền tệ cho vay không làm thay đổi quyền sở hữu của người cho vay có vốn cho vay. Người cho vay vốn luôn tính tới sự bảo toàn vốn gốc và còn phải có tiền lời, tức là phát triển được số vốn đã có, chống mọi sự rủi ro mất vốn. Chính vì vậy mà họ phải kiểm tra sử dụng vốn của người vay. Tín dụng với ba chức năng cơ bản này thực sự là một công cụ quan trọng việc phân phối và quản lý các hoạt động kinh tế đất nước.[4]
  21. 12 2.1.4. Vai trò của vốn tín dụng đối với kinh tế hộ nông dân và cấu trúc hệ thống tín dụng chính thống ở nông thôn a) Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân -sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành kinh tế có những đặc điểm khác với những ngành khác. Để đầu tư phát triển kinh tế hộ nông dân đòi hỏi phải có chính sách phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Chu kỳ sản xuất cây trồng vật nuôi khá dài và phức tạp, độ rủi ro cao so với ngành sản xuất khác. Tùy thuộc vào từng loại chu kỳ sản xuất dài ngắn khác nhau mà yêu cầu vốn cũng khác nhau. Vì vậy, chính sách đầu tư và cung cấp vốn phải phù hợp với từng loại cây trồng vật nuôi theo đặc tính của nó. b) Vai trò của vốn tín dụng đối với kinh tế hộ nông dân Trong phát triển kinh tế đất nước nói chung và phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng, vốn đóng một vai trò không thể thiếu được. Vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất của bất cứ ngành sản xuất nào. Cuộc điều tra kinh tế xã hội do nhiều tổ chức khác nhau tiến hành đều cho một kết quả chung là đa số hộ ở nông thôn có nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh. “Thiếu vốn là nguyên nhân hàng đầu cản trở sự mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và tăng thu nhập ở nông thôn”. Đối với khu vực nông thôn trong nền kinh tế thị trường hiện nay vai trò của tín dụng đã thay đổi về bản chất so với kinh tế tập trung trước kia. Tín dụng trong thời kỳ bao cấp được xem như công cụ cấp phát thay ngân sách. Còn trong nền kinh tế thị trường: tín dụng là tập trung huy động nhiều nguồn vốn, gắn liền với sử dụng vốn có hiệu quả để đầu tư phát triển kinh tế, tạo điều kiện tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tín dụng thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển cũng như mở rộng thương mại dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn.Do đó vốn tín dụng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn và được thể hiện như: - Góp phần thúc đẩy hình thành thị trường tín dụng nông thôn - Vốn tín dụng đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn.
  22. 13 - Vốn tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên. - Vốn tín dụng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. - Vốn tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn - Vốn tín dụng giúp cho người dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hoạch toán kinh tế đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm tiêu dùng. - Vốn tín dụng nông thôn góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao cuộc sống tinh thần vật chất cho người nông dân. - Vốn tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với hộ nông dân, đặc biệt là những hộ nghèo. - Vốn tín dụng góp phần giải quyết việc làm cho những lao động nông nghiệp dư thừa ở nông thôn.[3] Tóm lại, cung ứng tín dụng có ý nghĩa rất to lớn đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách đối với các tổ chức tín dụng nhằm sử dụng vốn tín dụng như một công cụ để phát triển các ngành kinh tế trong khu vực và nông thôn. Ngày nay, vốn tín dụng đến với hộ nông dân ngày càng nhiều và đa dạng về hình thức, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng trong nước thì sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như SIDA, UNDP, PAO cũng góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Thực tiễn từ các tỉnh 2.2.1.1. Thực tiễn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương Để đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, NHNo&PTNT huyện Kinh Môn đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:
  23. 14 Lựa chọn cán bộ có phẩm chất, có năng lực chuyển sang làm cán bộ tín dụng để cho vay kinh tế hộ, đảm bảo mỗi xã có ít nhất một cán bộ tín dụng. Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh bằng cách ủcng cố lại các phòng giao dịch, thành lập thêm các bàn huy động tiết kiệm tại cụm dân cư thành lập các Ngân hàng cấp 3 liên xã, khu vực đảm bảo bình quân 3-5 xã có một điểm giao dịch. Thực hiện huy động vốn, cho vay, thu nợ tại khu vực phân công. Thực hiện một số mô hình chuyền tải vốn tín dụng cho các hộ sản xuất kinh doanh vay vốn, những hộ có nhu cầu vay lớn thì Ngân hàng trực tiếp cho vay, các hộ nhỏ vay lẻ, ít thì thông qua tổ, nhóm tương hỗ, tín chấp. Tìm tòi các hình thức cho vay với kỳ hạn và quy mô khoản vay phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của các hộ. Tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát, thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định và sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên. Có cơ chế phối hợp với các ổt chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội thanh niên, hội cựu chiến binh để hướng dẫn và trợ giúp về mặt kỹ thuật đối với các hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh. Thông qua các tổ chức đoàn thể này để giám sát việc sử dụng vốn và trợ giúp về tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm. 2.2.1.2. Thực tiễn từ các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Để nâng cao hiệu quả tín dụng, các NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện các biện pháp sau: Bám sát các Nghị quyết, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, bám sát mục tiêu, biện pháp phát triển của ngành, từ đó xác định mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ phù hợp với từng giai đoạn. Lãnh đạo các chi nhánh phải có sự chỉ đạo tập trung theo các chương trình, mục tiêu đã đề ra. Có những giải pháp thích hợp tạo nguồn lực và động lực cho hoạt động kinh doanh. Phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
  24. 15 Thường xuyên coi trọng việc xây dựng đoàn kết nội bộ từ lãnh đạo đến cán bộ trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Chăm lo xây dựng đội ngũ nhân lực có đạo đức và kiến thức nghề nghiệp vững vàng. Tăng cường sự lãnh đạo thống nhất giữa cấp ủy Đảng, chuyên môn và đoàn thể. Phân công công việc phù hợp, gắn trách nhiệm cá nhân với quyền lợi vật chất và tinh thần. Tổ chức tốt khâu tiếp thị và phục vụ khách hàng, đáp ứng được nhiều tiện ích, cung cấp được nhiều dịch vụ phù hợp với nhu cầu cuộc sống mới. Nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng và tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ và xử lý triệt để các tồn tại sau kiểm tra. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ nhân viên, người lao động hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 2.2.2. Bài học thực tiễn cho chi nhánh Ngân hàng huyện Lục Yên Với kinh nghiệm của Ngân hàng ở các tỉnh về hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, một số bài học kinh nghiệm rút ra cho chi nhánh Ngân hàng huyện Lục Yên như sau: Cần phải xác định đúng phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải bám sát các Nghị quyết, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của địa phương và mục tiêu phát triển của ngành để xác định phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển trong mỗi giai đoạn. Chú trọng công tác lãnh đạo và đội ngũ nhân lực. Tăng cường sự lãnh đạo thống nhất giữa cấp ủy Đảng, chuyên môn và đoàn thể. Coi trọng việc xây dựng đoàn kết nội bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ nhân lực có đạo đức và kiến thức nghề nghiệp vững vàng. Phân công công việc phù hợp, gắn trách nhiệm cá nhân với quyền lợi vật chất và tinh thần. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định và sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên. Tăng
  25. 16 cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phát hiện và xử lý kịp thời các tồn tại sau kiểm tra. Chú trọng công tác phục vụ khách hàng. Tổ chức khâu tiếp thị và phục vụ khách hàng. Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh bằng cách củng cố lại và thành lập thêm các phòng giao dịch, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện mô hình chuyển tải vốn tín dụng cho các hộ nông dân thông qua tổ, nhóm, thông qua các chương trình phối hợp. Tăng cường công tác kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể, các hội, các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, để hướng dẫn và trợ giúp cho nông dân về mặt kỹ thuật, giám sát việc sử dụng vốn, trợ giúp tìm kiếm thị trường đầu vào, đầu ra. Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu. Tổ chức tốt khâu tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu. Nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ thông tin, công nghệ Ngân hàng, đáp ứng được nhiều tiện ích, cung cấp được nhiều dịch vụ phù hợp với nhu cầu thực tiễn cuộc sống.
  26. 17 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên và các hộ trồng măng Bát độ có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên . 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 3.1.2.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu tại Huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 3.1.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu Bảng 3.1: Bảng Nội dung và thời gian thực tập Người thực Cán bộ STT Thời gian Nội dung Địa điểm hiện hướng dẫn Trung tâm dịch 13/08/2018 - vụ và hỗ trợ 1 Thực Tập Thiều Thị Liễu Đỗ Thu Dung 25/11/2018 phát triển nông nghiệp Trung tâm dịch Thu thập 13/08/2018 - vụ và hỗ trợ 2 số liệu thứ Thiều Thị Liễu Đỗ Thu Dung 07/09/2018 phát triển nông cấp nghiệp Thu thập Xã An Phú, xã 10/9/2018 - 3 số liệu sơ Minh Tiến, xã Thiều Thị Liễu Đỗ Thu Dung 19/10/2018 cấp Động Quan Ngân Hàng Thu Thập 22/10/2018 - CSXH, Ngân 4 số liệu sơ Thiều Thị Liễu Đỗ Thu Dung 16/11/2018 hàng NNo & cấp PTNT Thu thập Hội Nông dân, 19/11/2018 - 5 số liệu sơ Hội phụ nữ 3 Thiều Thị Liễu Đỗ Thu Dung 25/11/2018 cấp xã
  27. 18 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng cung ứng tín dụng chính thức của Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho các hộ trồng măng tại huyện Lục Yên - Nghiên cứu tìm hiểu và phân tích những rào cản trong cung ứng tín dụng và nguyên nhân gây nên những rào cả đó của Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho các hộ trồng măng tại huyện Lục Yên - Nghiên cứu tìm hiểu và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường cung ứng tín dụng cho các hộ trồng măng Bát độ 3.3. Câu hỏi nghiên cứu - Những yêu cầu của ngân hàng khi cho các hộ vay vốn là gì? Làm thế nào để ngân hàng có thể kiểm soát được số vốn đã cho vay có được người dân sử dụng đúng mục đích hay không? - Người dân cần làm những gì để đáp ứng những nhu cầu vốn vay phát triển măng Bát độ từ phía ngân hàng , những rào cảo khó khăn trong cung ứng tín dụng cũng như trong tiếp cận tín dụng là gì? - Đâu là những giải pháp để nhà nước có thể can thiệp nhằm tháo gỡ những rào cản trong cung ứng tín dụng và tiếp cận vốn vay cho các hộ trồng măng Bát độ? 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Đề tài tiến hành thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến kinh tế hộ, tín dụng đối với kinh tế hộ. Ngoài ra đề tài còn thu thập số liệu trực tiếp từ phòng tín dụng tại NHNo&PTNT và NHCSXH huyện Lục Yên qua năm 2017.
  28. 19 3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Thu thập số liệu sơ cấp: dự kiến tiến hành 29 cuộc phỏng vấn các bên liên quan như sau: Bảng 3.2: Đối tượng, số lượng và mục đích cuộc phỏng vấn trên địa bàn huyện Lục Yên. Số lượng STT Đối tượng (cuôc Mục đích phỏng vấn) Ngân hàng 07 Tìm hiểu thực trạng cho vay sản xuất măng Bát Độ; chính sách cho 1 NHNo&PTNT 03 vay và những rào cản cung ứng. NHCSXH 04 Tìm hiểu vai trò nâng cao kiến 2 Cán bộ khuyến nông 01 thức cho các hộ trồng măng để sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả Tổ chức chính trị xã hội Tìm hiểu vai trò kết nối cung cầu 3 (HPN, HND, HCCB, 12 tín dụng trong phát triển sản xuất Đoàn TN) măng Bát Độ Tình trạng tiếp cận vốn tín dụng 4 Hộ trồng măng Bát độ 09 và vay vốn từ các TCTDCT (Nguồn : Tổng hợp từ số liệu nghiên cứu) a. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Để đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng của các hộ trồng Măng Bát độ trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái thì điểm nghiên cứu phải là nơi tập chung nhiều hộ trồng măng Bát độ, có hoạt động tín dụng diễn ra nhiều
  29. 20 và có điều kiện kinh tế xã hội đặc trưng cho cả vùng. Căn cứ vào các đặc điểm trên đề tài chọn điểm nghiên cứu tại 3 Xã An Phú, Minh Tiến, Động Quan để làm đại diện nghiên cứu (cả ba điểm trên đều có phòng giao dịch của NHNo&PTNT và NHCSXH huyện Lục Yên ). b. Phương pháp chọn mẫu điều tra Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung. Phương pháp chọn mẫu điều tra là căn cứ vào danh sách hộ trồng măng Bát độ trên địa bàn tiến hành nghiên cứu chọn hộ theo tiêu chí hộ trồng măng Bát độ có vay vốn tín dụng của NHNo&PTNT Hoặc NHCSXH huyện Lục Yên. Để khi nghiên cứu tiện cho việc đánh giá, so sánh, đồng thời làm nổi bật lên tình hình tín dụng đối với hộ trồng măng Bát độ tôi lựa chọn 09 hộ nông dân trên địa bàn 3 xã An Phú, Minh Tiến, Động Quan để tiến hành điều tra khảo sát (03 hộ tại xã An Phú, 03 hộ tại xã Minh Tiến ,03 hộ tại xã Động Quan ). Trong đó em quyết định chọn điều tra khảo sát 03 xã thuộc 03 vùng sinh thái khác nhau. Việc lựa chọn hộ hoàn toàn ngẫu nhiên trên cơ sở sắp xếp các hộ tham gia hoạt động tín dụng theo danh sách của NHNo&PTNT và NHCSXH huyện Lục Yên. c. Xây dựng phiếu điều tra Phiếu điều tra bao gồm các nội dung sau: - Những thông tin căn bản về hộ: Họ tên,địa chỉ của chủ hộ, tuổi, số nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa - Tình hình vay nợ tín dụng và cho vay tín dụng của hộ - Tình hình trả nợ của hộ - Mục đích vay nợ của hộ
  30. 21 - Những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn của hộ - Các thông tin khác có liên quan Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi “ đóng” kết hợp với dạng câu hỏi “mở” cụ thể dễ hiểu để người được hỏi trả lời chính xác, đầy đủ. 3.4.1.3. Phương pháp chuyên gia Để phản ánh một cách chính xác các nguyên nhân dẫn đến tình hình cung ứng tín dụng của Ngân hàng đề tài còn thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ tín dụng tại NHNo&PTNT và NHCSXH huyện Lục Yên. Cụ thể là : A. NHNo&PTNT 03 cuộc phỏng vấn, trong đó : 01 đại diện cấp huyện và 02 chi nhánh xã B. NHCSXH 04 cuộc phỏng vấn, trong đó: 01 đại diện cấp huyện và 03 chi nhánh xã Các cuộc phỏng vấn chủ yếu là đối thoại trực tiếp giữa tác giả với các đối tượng phỏng vấn để nắm bắt các nguyên nhân của vấn đề một cách chính xác hơn. 3.4.2. Phương pháp xử lý thông tin số liệu - Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập các bảng biểu. - Đối với thông tin sơ cấp: Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu.
  31. 22 3.4.3. Phương pháp phân tích thông tin 3.4.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của huyện và tình hình tín dụng, hiệu quả tín dụng của hộ trồng măng bát độ năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018. 3.4.3.2. Phương pháp so sánh Được áp dụng để so sánh kết quả huy động vốn, kết quả kinh doanh, dư nợ, thu nợ của Ngân hàng và các hộ trồng măng qua các năm. Từ kết quả so sánh em rút ra nhận xét, kết luận và làm cơ sở để đưa ra các khuyến cáo cũng như các giải pháp phù hợp. 3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. * Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay: - Số lượng và tỷ lệ hộ được vay theo mục đích cho vay (= Tổng số hộ được vay/Tổng số hộ điều tra). Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số hộ được vay vốn, từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến số hộ được vay lại cao hoặc thấp. - Số tiền bình quân một hộ vay theo mục đích vay (= Tổng lượng vốn vay/Tổng số hộ vay). Chỉ tiêu này nói lên số vốn bình quân mà mỗi hộ được vay là cao hay thấp, từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao số vốn bình quân một hộ được vay lại cao hoặc thấp. - Lãi suất và thời hạn cho vay. - Quy trình cho vay. * Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình hộ vay vốn tín dụng: - Tình hình cơ bản của hộ điều, tra nhu cầu của nông dân trong vấn đề vay vốn. -Một số khó khăn của hộ. - Một số nguyện vọng của hộ. - Phản hồi của nông dân về thủ tục vay vốn. * Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận vốn tín dụng:
  32. 23 - Tỷ lệ số hộ được vay (= Tổng số hộ được vay/Tổng số hộ điều tra). Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số hộ được vay vốn, từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến số hộ được vay lại cao hoặc thấp. - Tỷ lệ số hộ có đủ điều kiện được vay/số hộ điều tra. Chỉ tiêu này cho biết xem số hộ có đủ điều kiện vay nhiều hay ít, để từ đó xem xét sự khó khăn khi tiếp cận của hộ đối với nguồn vốn tín dụng chính thức. - Tỷ lệ hộ vay vốn/số hộ có nhu cầu vay vốn. Chỉ tiêu này phản ánh số hộ có đủ điều kiện để được vay vốn so với số hộ có nhu cầu vay vốn. Từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao số hộ có nhu cầu vay vốn mà không được vay. - Tỷ lệ số hộ được vay vốn/số hộ làm đơn xin vay: Chỉ tiêu này phản ảnh các điều kiện của hộ nông dân có thể được vay vốn hay không. Từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao các hộ đã làm đơn mà lại không được vay vốn.
  33. 24 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý a . Địa lý tự nhiên : Huyện Lục Yên nằm ở phía bắc tỉnh Yên Bái. Địa giới hành chính: Phía bắc giáp các huyện Bắc Quang và Quang Bình, tỉnh Hà Giang Phía tây giáp huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai Phía nam là huyện Văn Yên và huyện Yên Bình Phía đông giáp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Huyện lỵ là thị trấn Yên Thế nằm cách quốc lộ 70 khoảng 18km về hướng đông và cách thành phố Yên Bái 60km về hướng bắc. b . Địa lý hành chính: Trải qua nhiều lần thay đổi về địa danh, địa giới các đơn vị hành chính của huyện. Đến nay, toàn huyện Lục Yên có 24 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn là thị trấn Yên Thế và 23 xã: Tân Phượng, Lâm Thượng, Khánh Thiện, Minh Chuẩn, Mai Sơn, Khai Trung, An Lạc, Tô Mậu, Khánh Hòa, Động Quan, Trúc Lâu, Phúc Lợi, Trung Tâm, An Phú, Phan Thanh, Minh Tiến, Tân Lập, Liễu Đô, Vĩnh Lạc, Mường Lai, Minh Xuân, Tân Lĩnh, Yên Thắng. c. Địa lý nhân văn: Huyên Lục Yên có diện tích là 808,98 km2. Dân số toàn huyện là 107.750 người (năm 2015). Lục Yên có 16 dân tộc anh em trong đó dân tộc Tày chiếm 53,3%, Kinh 21,2%, Nùng 10,4%, còn lại là các dân tộc khác. Trên địa bàn huyện Lục Yên có 01 Di tích cấp quốc gia là: Di tích lịch sử khảo cổ học Hắc Y; 08 di tích cấp tỉnh bao gồm: Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh Đền Suối Tiên; Chùa Hang São; Nơi thành lập đội du kích Cổ Văn;
  34. 25 Nơi thành lập E165-F312; Thành Cổ Bắc Pha (Pác Pha); Đình Nà Ngàm; Đình Làng Xóa; Đình Làng Mường 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu a. Địa hình Huyện Lục Yên có diện tích là 808,98 Km2. Địa hình của huyện bị chia cắt bởi 2 dãy núi chính, chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam phía hữu ngạn sông Chảy là dãy núi Con Voi có độ cao trung bình 300 – 400m, đỉnh cao nhất 1,148m, sườn thoải, độ dốc trung bình 400m chia cắt địa bàn thành những thung lũng nhỏ và các khe suối. Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có độ cao trung bình 935m, đỉnh cao nhất 1.035m, có độ dốc lớn, đỉnh nhọn, sườn núi bị cắt xẻ, có độ dốc 700m trở lên, hầu hết được bao phủ bởi rừng tự nhiên. Nằm giữa 2 dãy núi và triền sông Chảy là vùng đất thấp bằng phẳng, hệ thống sông Chảy chảy qua huyện Lục Yên dài 65 km với nhiều chi lưu lớn như ngòi Trúc Lâu, ngòi Vàn, ngòi Đại Cại, ngòi Biệc b. Khí hậu Huyện Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia thành 2 mùa, mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 – tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình từ 22 - 24oC, độ ẩm trung bình 68-72%. c. Thuỷ văn Huyện Lục Yên có con sông Chảy chảy qua và đặc biệt hệ thống suối , kênh mương khá nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500-2.200 mm, số ngày mưa trong năm khoảng 130 ngày. 4.1.1.3. Các nguồn tài nguyên Lục Yên có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên như: than nâu ở Hồng Quang có trữ lượng 16.000 tấn; đá hoa cương ở Tân Lĩnh, Liễu Đô có trữ lượng khoảng 250 triệu m3; đá vôi có cường độ 300 - 500 kg/cm2, có hàm lượng CaO cao, trữ lượng khoảng 135 triệu m3; đá quý và bán quý phân bố
  35. 26 trên diện tích 113 km2. Ngoài ra, Lục Yên còn có nguồn tài nguyên đá xây dựng, sỏi, cát rất phong phú. 4.1.2. Tiềm năng kinh tế xã hội trên địa bàn Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi huyện Lục Yên có nhiều tiềm năng phát triển, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực, hình thành một hệ thống thương mại khá sôi động ở địa phương. Hoạt động dịch vụ tương đối đa dạng, tập trung vào các lĩnh vực như: Nhà hàng, khách sạn, vận tải, tín dụng , bưu chính viễn thông . Là huyện nằm trong tour du lịch của 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ với điểm đến là đền Đại Kại, Bình nguyên xanh Khai Trung, Hang Chùa São thường xuyên thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 80.870 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 9.826,35 ha, đất lâm nghiệp là 59.417,33 ha còn lại là các loại đất khác. Huyện Lục Yên có tài nguyên rừng tự nhiên trên 16.000 ha, rừng trồng trên 21.000 ha góp phần tạo nên môi trường sinh thái phục vụ cho sản xuất và đời sống. Lục Yên có nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm đó là đá quý, đá bán quý, đá hoa trắng, đá xây dựng, sỏi, cát đây là những tiềm năng khoáng sản có thể làm giàu cho địa phương trong quá trình phát triển. Đất sản xuất nông nghiệp là 9.826,35 ha trong đó đất thâm canh lúa trên 3.300ha/vụ với vùng thâm canh lúa chất lượng cao như Mường Lai, Minh Xuân, Liễu Đô, Vĩnh Lạc; đất trông cây công nghiệp ngắn ngày trên 2.000 ha còn lại là đất trồng rau màu các loại. Đất lâm nghiệp là 59.417,33 ha hàng năm trồng mới từ 1.500 đến 2.000 ha. Diện tích che phủ rừng trên 70%. Xác định lợi thế địa phương, hiện nay huyện Lục Yên đã quy hoạch vùng phát triển kinh tế phù hợp: với chín xã dọc quốc lộ 70 tập trung làm kinh tế trang trại, khai thác chế biến gỗ rừng trồng; vùng đồng bằng tập trung thâm canh cây lương thực hàng hóa; tám xã vùng cao phát huy lợi thế làm du lịch, chăn nuôi, trồng rừng. Qua đó, hình thành rõ nét các vùng tre măng, cây quế,
  36. 27 cây ăn quả có múi, đặc biệt nhờ làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, đến nay tỷ lệ độ che phủ đạt 67%. Qua tích tụ ruộng đất, hiện đã có nhiều trang trại trồng cây ăn quả rộng vài chục ha, cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Năm 2017, cam sành Lục Yên được chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Cam Lục Yên”, mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 2.000 tấn quả, mở ra hướng đi mới trong nông nghiệp nông thôn miền núi. Được thiên nhiên ban tặng cho loại đá trắng có độ tinh khiết rất cao, từ năm 2000 Lục Yên bước đầu tiến hành khai thác, chế biến, xuất khẩu, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hiện, Nhà nước đã cấp 35 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản cho 32 doanh nghiệp, với tổng diện tích gần 595 ha. Trong đó, có những đơn vị đang thăm dò, khai thác, chế biến đá vôi trắng có hiệu quả là: Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam, công suất hai triệu mét khối/năm; Công ty CP khai khoáng Thanh Sơn, công suất 35.000 m3/năm; Công ty TNHH MTV Vạn Khoa Lục Yên, công suất 470.000 tấn sản phẩm/năm; Công ty CP Stone Base Việt Nam, công suất 60.000 tấn/năm, đã góp phần vào nguồn thu ngân sách, kiến tạo nhiều công trình phúc lợi, làm đổi thay diện mạo của một huyện miền núi. Nhiều mặt hàng xuất khẩu từ đá xẻ, đá khối, đá hạt, đá siêu mịn có mặt trên thị trường thế giới. Ở Lục Yên có một phiên chợ độc nhất cả nước, bán mặt hàng đá quý và đã có lịch sử 25 năm. Từ xa xưa, Lục Yên được mệnh danh là "vùng đất ngọc", nằm trên đá quý. Theo những người trong nghề, xưa ở lòng hồ Thác Bà đã có chợ Ngọc. Người nông dân đi làm đồng, trẻ em đi chơi dễ dàng nhặt được những viên đá đủ màu sắc nhưng chỉ để chơi. Tới những năm 80 thế kỷ trước, chính quyền tổ chức khai thác địa chất mới phát hiện nơi đây có nhiều loại đá quý, chất lượng thuộc hàng quý nhất thế giới. Những viên đá có giá trị nhất Việt Nam đều được khai thác từ đây. Từ đó Lục Yên trở thành thủ phủ của đá quý. Người dân tứ phương đổ xô về đây khai thác. Phiên chợ bán mặt hàng đặc biệt này cũng hình
  37. 28 thành. "Vùng đất ngọc" đã thay đổi số phận nhiều người. Những năm trước còn tìm được đá bạc tỷ, còn giờ đây chỉ có viên giá trăm nghìn đến vài triệu đồng. Hàng được bày lên mặt bàn thành từng mớ. Hàng là các loại đá quý, đá bán quý các loại. Có thứ đã qua chế tác, có thứ còn để thô nguyên gốc. Nhưng dù ở dạng nào, những thứ hàng được bán ở cái chợ này đều khoe sắc lung linh. Lục Yên tự hào có viên ruby đỏ được giữ làm bảo vật quốc gia, tên 'Ngôi sao Việt Nam'. Đó là viên đá ruby lớn nhất, có trọng lượng 2.160 gram tương đương 10.800 cara. Ngoài ra rất nhiều viên đá quý có giá trị khác được khai thác từ đây. Đây là nơi duy nhất trong cả nước có nghề làm tranh đá quý. Tại đây, bạn cũng có thể tìm hiểu về nghề làm đá quý cũng như được thấy những bức tranh quý trị giá vài trăm triệu đồng. 4.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Lục Yên 4.2.1. Đặc điểm của hệ thống tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Lục Yên Trên địa bàn huyện các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm: - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Ngân hàng Chính sách Xã hội. Các tổ chức tín dụng này được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Trong thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, các tổ chức tín dụng chính thức có quy mô, vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có mục đích là kinh doanh tiền tệ, là cầu nối giữa Nhà nước và các đối tượng vay vốn nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tổ chức tín dụng chính thức đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng nguồn vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn.
  38. 29 Bảng 4.1: Đặc điểm của các tổ chức tín dụng chính thức Tổ chức Agribank NHCSXH - Nằm ở trung tâm thị trấn - Nằm ở trung tâm thị trấn - Là NHTM có uy tín - Được nhà nước bảo hộ - Cơ sở vật chất được trang bị khá - Lãi suất cho vay thấp Điểm mạnh đầy đủ - Đội ngũ cán bộ có trình độ và - Đội ngũ cán bộ có trình độ và chuyên môn chuyên môn - Hình thức và thủ tục cho vay chưa - Cơ sở vật chất chưa đầy đủ Điểm Yếu thuận lợi - Nguồn vốn phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước - Nhu cầu vay vốn của người dân - Nhà nước đang quan tâm đến ngày càng cao xoá đói giảm nghèo và phát Cơ Hội triển cân bằng xã hội - Nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao - Ngày càng có nhiều NHTM cho - Cho vay và quản lý vốn vay vay với lãi suất ưu đãi và chất lượng còn hạn chế vì hộ nghèo vẫn Thách dịch vụ cao còn gặp khó khăn trong việc sử Thức - Đồng tiền có nhều biến động nên dụng vốn vay của mình. người dân vẫn chưa yên tâm khi gửi tiền. (Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra) 4.2.2. Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng chính thức Thực trạng huy động vốn trên địa bàn huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái có sự thay đổi rõ rệt theo hướng phát triển đi lên năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể bảng 4.2 và bảng 4.3 có thể thấy tăng trưởng huy động vốn năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 tại NHCSXH tăng qua các năm. Trong hai tổ chức tín dụng chính thống thì NHNo&PTNT (Agribank)
  39. 30 luôn có tổng giá trị huy động cao nhất qua các năm. Giá trị huy động năm 2017 đạt 350 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm năm 2018 tăng 52 tỷ đồng đạt 402 tỷ đồng.Trong đó huy động từ tiền gửi dân cư chiếm tỷ lệ cao nhất với số vốn là 317 tỷ đồng và 368 tỷ đồng tương ứng với các năm 2017 - 9 tháng đầu năm 2018.Còn lại là tiền gửi khác với số vốn năm 2017 là 33 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2018 là 34 tỷ đồng. Giá trị huy động ngân hàng CSXH đứng thứ hai với Kết quả huy động vốn với tổng nguồn vốn năm 2017 là 401,73 triệu đồng,đến tháng 9 năm 2018 là 445,592 triệu đồng tăng 43,862 triệu đồng. Trong đó vốn huy động từ Ngân sách nhà nước năm 2017 là 377,307 triệu đồng, tháng 9 năm 2018 là 419,074 triệu đồng, tăng 41,767 triệu đồng. Vốn từ tiền gửi qua tổ TK & VV năm 2017 là 24,423 triệu đồng, tháng 9 năm 2918 là 26,518 triệu đồng.Tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV ( Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội CCB, Đoàn Thanh niên) năm 2017 lần lượt là 4,363 triệu đồng ,3,177 triệu đồng , 2,688 tiệu đồng , 2,356 triệu đồng, tổng vốn huy động được từ tiền gửi tiết kiệm là 12,584 triệu đông,Số vốn huy động được thông qua các Tổ TK&VV ( Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội CCB, Đoàn Thanh niên) 9 tháng đầu năm 2018 lần lượt là 4,663 triệu đồng , 3,443 triệu đồng , 2,948 triệu đồng , 2,504 triệu đồng. Đến 30/09/2018 tổng vốn huy động được từ tiền gửi tiết kiệm là 13.558 triệu đồng, đạt 104,75% kế hoạch, tăng 2.095 triệu đồng so với 31/12/2017. Bảng 4.2. : Tình hình huy động vốn của NHCSXH huyện Lục Yên năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 Đơn vị tính: triệu đồng Ngân sách nhà Tiền gửi qua tổ Tổng nguồn vốn nước TK & VV Nguồn vốn 2017 9/2018 2017 9/2018 2017 9/2018 401,73 445,592 377,307 419,074 24,423 26,518 Số dư tăng +, giảm -, 43,862 41,767 2,095 so với 31/12/2017 (Nguồn:Tổng hợp các báo cáo của ngân hàng NHCSXH)
  40. 31 Bảng chi tiết về nguồn vốn huy động từ tổ TK & VV Đơn vị tính: triệu đồng, khách hàng Hội Cựu Đoàn thanh Hội phụ nữ Hội Nông dân Tổng cộng chiến binh niên STT Chỉ tiêu 2017 9/2018 2017 9/2018 2017 9/2018 2017 9/2018 2017 9/2018 Số dư tiết 1 4,363 4,663 3,177 3,443 2,688 2,948 2,356 2,504 12,584 13,558 kiệm Số khách 2 3,668 3,976 3,124 3,413 2,802 3,103 2,245 2,468 11,839 12,960 hàng gửi TK Số dư tăng +, giảm - , 3 608 555 561 371 2,095 so với 31/12/2017 (Nguồn:Tổng hợp các báo cáo của ngân hàng NHCSXH) Bảng 4.3 : Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Lục Yên năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 ĐVT: Tỷ đồng Số dư tăng +, 9 tháng STT Chỉ tiêu Năm 2017 giảm - , so với năm 2018 31/12/2017 1 Tiền gửi dân cư 317 368 51 2 Tiền gửi khác 33 34 1 Tổng cộng 350 402 52 (Nguồn:Tổng hợp các báo cáo của NHNo&PTNT )
  41. 32 4.2.3. Tình hình cho vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức 4.2.3.1. Tình hình cho vay vốn của Agribank Bảng 4.4: Tình hình cho vay đến các hộ sản xuất của Agribank 9 tháng đầu Năm 2017 Năm 2018 Đơn Chỉ tiêu vị Tỷ Tỷ Số Số lượng trọng trọng lượng (%) (%) 1. Tổng doanh số cho vay Tr.đ 759,400 100 885,416 100 - Trồng trọt 341,280 44,94 386,561 43,66 - chăn nuôi 224,596 29,58 264,643 29,89 - dịch vụ 193,524 25,48 234,212 26,45 2. Tổng số hộ lượt vay Hộ 18,985 100 20,301 100 - trồng trọt 9,032 47,57 9,167 45,16 - chăn nuôi 5,538 29,17 6,219 30,63 - dịch vụ 4,415 23,26 4,915 24,21 3. Mức vốn cho vay/lượt Tr.đ 40 - 43,6 - hộ vay - trồng trọt 37,7 - 42 - - chăn nuôi 40,5 - 42,5 - -dịch vụ 43,8 - 47,6 - (Nguồn:Tổng hợp các báo cáo của NHNo&PTNT ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các hộ có nhu cầu sản xuất, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, đứng trước những thách thức cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ngân hàng phải thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay hộ nông dân đáp ứng mục tiêu đề ra.
  42. 33 Cho vay hộ nông dân là mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng và hộ nông dân, tổ chức tín dụng sẽ cung cấp vốn cho khách hàng (hộ nông dân) để hoạt động sản xuất kinh doanh nếu khách hàng hội đủ được các điều kiện của tổ chức tín dụng và thỏa mãn các điều kiện được kí kết trong hợp đồng giữa hai bên. Quy trình xét duyệt cho vay hộ nông dân: Bước 1 (B1): Hộ nông dân căn cứ vào nhu cầu về vốn của mình làm đơn xin vay vốn, thuyết minh bằng dự án ảsn xuất kinh doanh, tiêu dùng thể hiện mục đích sử dụng vốn vay. Có kèm theo tài sản thế chấp hoặc có xác nhận của tổ tình nguyện tín chấp, lấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã. Bước 2 (B2): Ủy ban nhân dân các xã xác nhận tính pháp nhân của hộ nông dân và tài s ản thế chấp. Cam kết bảo đảm sẽ tạo điều kiện để ngân hàng thu hồi vốn. Sau đó hộ nông dân nộp hồ sơ vay vốn cho Agribank. Bước 3 (B3): Sau khi nhận đơn, ngân hàng tiến hành kiểm tra xác minh hồ sơ. Nếu hoàn chỉnh thủ tục thì tiến hành thủ tục giải ngân đến hộ nông dân. Nguồn vốn của Agribank tập trung chủ yếu đầu tư phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực của Lục Yên, phát triển được nhiều mô hình sản xuất mới như: mô hình chăn nuôi ,trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp, trồng cây lương thực, rau sạch,trồng tre măng Bát độ Chính vì vậy nguồn vốn dành cho chăn nuôi trồng trọt chiếm 2/3 tổng số vốn cho vay qua các năm 2017-2018. Chủ yếu các hộ nông dân trên địa bàn đều có nhu cầu vay vốn phục vụ cho hoạt động này. Cụ thể năm 2017 số lượt hộ vay đầu tư cho chăn nuôi là 5,538 hộ trồng trọt là 9,032 hộ. Tới năm 2018 số hộ vay tiêp tục tăng lần lượt là 6,219 hộ và 9,167 hộ. Cùng với đó mức vốn cho vay cho mỗi lượt hộ vay cũng không ngừng tăng, năm 2017 con số này là 40 triệu đồng, năm 2018 là 43,6 triệu đồng. Có thể thấy sự cố gắng của ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân có nhu cầu phát triển kinh tế nông hộ, cải thiện đời sống của các hộ dân còn khó khăn trên địa bàn.
  43. 34 3.2.3.2. Tình hình cho vay vốn tại NHCSXH huyện Lục Yên Bảng 4.5: Tình hình cho vay theo tổ TK&VV của NHCSXH huyện Lục Yên năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 ĐVT: Triệu đồng Tổ chức chính trị Năm 2017 9 tháng đầu năm 2018 Hội Phụ Nữ 3,505 3,751 Hội Nông Dân 3,116 3,728 Hội CCB 3,204 3,560 Đoàn Thanh Niên 3,427 3,807 (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHCSXH) Xã hội càng phát triển, mức tiêu dùng của người dân ngày càng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm. Do vậy mức đầu tư của xã hội cho hộ dân ngày càng có xu hướng tăng nhanh ở hầu hết mọi nền nông nghiệp. Qua bảng 4.5 có thể thấy rõ với tổng doanh số cho vay tại ngân hàng CSXH liên tục tăng qua năm 2017 theo từng Tổ TK & VV Hội Phụ nữ là 3,505 triệu đồng, Hội Nông dân là 3,116 triệu đồng, Hội CCB là 3,204 triệu đồng, Đoàn Thanh niên là 3,427. 9 tháng đầu năm 2018 các khoản vay theo Tổ TK & VV Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội CCB, Đoàn Thanh niên lần lượt là 3,751 triệu đồng; 3,728 triệu đồng; 3,560 triệu đồng; 3,807 triệu đồng. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động của NHCSXH huyện Lục Yên đã tiếp cận được đến một lượng không nhỏ người nghèo. Song cần phải cải thiện hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nghèo, thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện tốt điều này còn cần phải có sự giúp đỡ của huyện về một số chính sách sao cho phù hợp với điều kiện của hộ nghèo. Thực tế cho thấy nguồn vốn đầu tư cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu cho kinh tế hộ và các doanh nghiệp trên địa bàn để chủ động sản xuất mùa vụ, Hiện nay, mặc dù đã có nguồn vốn cho vay của NHCSXH nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của nông dân. Tệ nạn “cò tín dụng”, cho vay nặng lãi vẫn tồn tại ở một số nơi, làm ảnh hưởng đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.
  44. 35 Bảng 4.6. Tình hình dư nơ của NHCSXH Huyện Lục Yên 9 tháng đầu năm 2018 Hội Hội cựu Đoàn Hội phụ TT Chỉ tiêu ĐVT nông chiến thanh Tổng số nữ dân binh niên Triệu I Tổng dư nợ 113,932 139,574 106,908 84,458 444,872 đồng Cho vay ĐBDTTS theo Triệu 1 534 560 498 450 2,042 QĐ 755 đồng Triệu 2 Cho vay Theo QĐ 2085 325 895 370 410 2,000 đồng Triệu 3 GQVL 2,594 2,547 1,583 783 7,507 đồng Triệu 4 Hộ ĐBDTTS 2,252 2,516 1,621 1,776 8,165 đồng Triệu 5 Hộ cận nghèo 17,731 22,357 18,519 14,776 73,383 đồng Triệu 6 Hộ mới thoát nghèo 5,509 7,720 5,221 4,274 22,724 đồng Triệu 7 Hộ nghèo 43,561 49,156 44,427 35,903 173,047 đồng Triệu 8 Hộ SXKD 22,156 29,883 19,091 13,039 84,169 đồng Triệu 9 HN nhà ở 4,512 4,591 4,263 3,994 17,359 đồng Triệu 10 HSSV 2,337 2,452 2,115 1,272 8,176 đồng Triệu 11 NS&VSMT 11,837 15,539 8,943 7,363 43,681 đồng Triệu 12 Thương nhân 514 1,306 185 350 2,355 đồng Triệu 13 XKLĐ 70 54 73 68 265 đồng Dư nợ tăng, giảm so với Triệu II 6,534 8,868 12,931 8,282 36,615 31/12/2017 đồng Triệu III Nợ quá hạn 23 106 20 28 177 đồng IV Tỷ lệ NQH 0.02 0.08 0.02 0.03 0.04 V Tỷ trọng vốn uỷ thác % 25.61 31.37 24.03 18.98 100 VI Số tổ TK&VV Tổ 98 109 87 70 364 VII Số hộ còn dư nợ Hộ 3,483 4,057 3,166 2,518 13,224 (Nguồn:Tổng hợp các báo cáo của các ngân hàng NHCSXH) Số liệu bảng 4.6 cho thấy tổng dư nợ của NHCSXH có xu hướng tăng đều qua các năm. Tổng dư nợ năm 2017 là 408,257 triệu đồng, cụ thể Theo các Các tổ TK &VV Hội Phụ nữ là 130,706 triệu đồng, Hội Nông dân là 107,398 triệu đồng, Hội CCB là 93,977 triệu đồng, Đoàn Thanh niên là 76,176 triệu
  45. 36 đồng . 9 tháng đầu năm 2018 năm tăng 36,615 triệu đồng so với năm 2017 và nâng tổng dư nợ lên 444,872 triệu đồng. Dư nợ theo tổ TK & VV 9 tháng đầu năm 2018, Hội Phụ nữ là 139,574 triệu đồng tăng 8,868 triệu đồng so với năm 2017; Hội Nông dân 113,932 triệu đồng tăng 6,534 triệu đồng so với năm 2017, Hôi CCB là 106,908 triệu đồng tăng 12,931 triệu đồng so với năm 2017, Đoàn Thanh niên là 84,458 triệu đồng tăng 8,282 triệu đồng so với năm 2017. Ngoài ra mức dư nợ quá hạn vẫn tồn tại mặc dù không quá lớn. Tổng dư nợ quá hạn tính đến 9 tháng đầu năm 2018 là 177 triệu đồng trong đó dư nợ quá hạn của Hội Phụ nữ là cao nhất với 106 triệu đồng, tiếp đó là Đoàn Thanh niên 28 triệu đồng, Hội Nông dân 23 triệu đồng và hội CCB là 20 triệu đồng. Việc dư nợ cho vay quá hạn chiếm tỷ lệ cao cho thấy nông dân gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn đầu tư. Qua thực tế, thấy rằng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, các TCTD đều hạn chế nợ xấu, nên cho vay các khoản vay ngắn hạn để giúp ngân hàng kiểm soát tốt hơn tình trạng nợ xấu. Chính điều này có tác động không nhỏ đến chiến lược đầu tư lâu dài sản xuất của hộ, cũng như làm tăng chi phí sản xuất do tăng chi phí trung gian. Bên cạnh đó dư nợ quá hạn và nợ xấu tăng một phần là do dân trí thấp, vốn vay chưa mang lại hiệu quả cao, có một lý do nữa là do cán bộ tín dụng trình độ còn hạn chế, việc thẩm định dự án của cán bộ tín dụng còn chưa chặt chẽ dẫn đến việc sử dụng vốn chưa đúng mục đích và kém hiệu quả. Bảng 4.7: Lãi suất cho vay vốn của Agribank và NHCSXH huyện Lục Yên Đơn vị: % Lãi suất AGRIBANK NHCSXH Cho vay/năm 9,96 7,8 Huy động/năm + Không kỳ hạn 2,05 2,05 + Kỳ hạn 6 tháng 6,65 6,6 +Kỳ hạn 12 tháng 6,85 6,8 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2018)
  46. 37 Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, TCTDCT huyện Lục Yên hiện áp dụng chương trình cho vay khuyến khích liên kết trong sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp theo các mô hình liên kết, mô hình áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình liên kết sản xuất các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu. Hoạt động cho vay của TCTDCT phụ thuộc rất lớn vào chi phí tiếp cận. Chi phí tiếp cận được tính bằng lãi suất đầu vào/ đầu ra và chi phí giao dịch của khách hàng. Như vậy, TCTDCT có lãi suất huy động và cho vay ở mức trung bình, chi phí giao dịch cũng ở mức trung bình so với các tổ chức tín dụng khác 4.3. Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Lục Yên 4.3.1. Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với hộ nông dân NHNo&PTNT NHCSXH UBND xã, HPN, HND, Ban xóa đói giảm nghèo cấp xã Chi hội trưởng, trưởng thôn, chi đoàn Hội nông dân Sơ đồ 4.1: Mối quan hệ giữa các tổ chức TDCT với hộ nông dân
  47. 38 Ghi chú: : Giáo dịch trực tiếp : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ tác động TDCT hoạt động trên địa bàn xã và huyện Tuy nhiên, đối với NHNo&PTNT thì hộ có thể vừa giao dịch trực tiếp vừa thông qua các tổ chức đoàn hội. Các hộ có thể trực tiếp tới ngân hàng làm đơn xin vay vốn nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tài sản thế chấp và dự án sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp hộ không có tài sản thế chấp thì có thể vay thông qua sự bảo lãnh của Hội phụ nữ (HPN), Hội nông dân (HND) và Hội cựu chiến binh (HCCB). Riêng đối với NHCSXH, hộ chỉ có thể giao dịch thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội vì các đối tượng vay là hộ nghèo, gia đình chính sách, các gia đình gặp khó khăn nên họ không có tài sản thế chấp để vay. Do vậy, có thể khẳng định các đoàn thể xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn TDCT của hộ nông dân. 4.3.2. Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân tại huyện Lục Yên 4.3.2.1. Thông tin chung về các hộ khảo sát điều tra. Bảng 4.8. Thông tin chung về các hộ nông dân điều tra Số hộ Tỷ lệ Chỉ tiêu (n=09) (%) Số lao động/hộ 09 100 1 lao động 02 22,22 2 lao động 01 11,11 Từ 3 lao động trở lên 06 66,67 Số nhân khẩu/hộ 09 100 Từ 3 nhân khẩu trở xuống 04 44.45
  48. 39 Số hộ Tỷ lệ Chỉ tiêu (n=09) (%) 4-5 nhân khẩu 03 33,33 Từ 6 nhân khẩu trở lên 02 22,22 Trình độ chủ hộ 09 100 Mù chữ 01 11,11 Tiểu học 04 44,45 Phổ thông cơ sở 03 33,33 Phổ thông trung học 01 11.11 Trung cấp, cao đẳng, đại học 0 0 Diện tích trồng măng (m2/hộ) 09 100 Dưới 1000 07 77,78 Từ 1000 -3000 02 22,22 Trên 3000 0 0 Thu nhập bình quân từ măng 09 100 Dưới 700 nghìn 0 0 Từ 700 -1000 nghìn 0 0 Trên 1000 nghìn 09 100 Vay vốn ngân hàng 09 100 Agribank 02 22,22 NHCSXH 05 55,56 Không vay vốn NH 02 22,22 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế) Có thể nói trình độ học vấn của nông hộ thể hiện cho sự tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chính vì thế, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã đẩy mạnh công tác xóa mù chữ và nâng cao trình độ dân trí của đời sống nhân dân. Tại huyện Lục Yên số hộ tốt nghiệp cấp 2 và cấp
  49. 40 3 chiếm chủ yếu khoảng 44,44%. Có thể nói trình độ học vấn của các nông hộ trên địa bàn huyện không cao nhưng vẫn đạt mức tương đối. Để rõ hơn ta sẽ xem xét cơ cấu trình độ học vấn của các nông hộ trên địa bàn huyện. Biểu đồ 4.1 thể hiện cơ cấu trình độ văn hóa của hộ trồng măng trênđịa bàn huyện Lục Yên. Theo đó, số nông hộ đạt trình độ ở cấp 1 và tỷ lệ chiếm 44,45% tổng số hộ. Những hộ đạt trình độ cấp 2 và cấp 3 chiếm 44,44% tổng số hộ,tỷ lệ lần lượt là 33,33% và 11,11%. Với trình độ ở cấp 2 và cấp 3 sẽ là cơ hội thuận lợi để các nông hộ tiếp cận đến nguồn tín dụng chính thức của các tổ chức tín dụng và ngân hàng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, vẫn còn 11,11% nông hộ còn mù chữ, điều này sẽ làm khó khăn và gây cản trở đối với nông hộ trong việc lập thủ tục vay vốn ngân hàng. 0% 11,11% 11,11% mù chữ tiểu học phổ thông cơ sở 33,33% phổ thông trung học 44,45% trung cấp,cao đẳng,đại học Biểu đồ 4.1: Cơ cấu trình độ văn hóa của hộ trồng măng trên địa bàn huyện Lục Yên 4.3.2.2. Phân tích khả năng nhận được các khoản vay của hộ nông dân từ khu vực tín dụng chính thức
  50. 41 Bảng 4.9: Thực trạng khả năng nhận được khoản vay tín dụng chính thống của hộ trồng măng Bát độ huyện Lục Yên Số hộ có nhu cầu Số hộ được vay Mức vay Số hộ vay vốn vốn trung Chỉ tiêu điều tra Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ bình (Hộ) (Hộ) (%) (Hộ) (%) (Tr.đ) Xã An Phú 03 03 100 03 100 30 Xã Minh Tiến 03 02 66,667 02 66,667 30 Xã Động Quan 03 03 100 02 66,667 30 Tổng 09 08 07 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Trong số 09 hộ điều tra, có tổng 08 hộ (chiếm gần 90 %) có nhu cầu vay vốn, nhưng trên thực tế chỉ có 07 hộ vay vốn (chiếm 87,5 %) hộ thông qua các tổ chức tín dụng chính thức, được phân cụ thể cho các xã như sau: xã An Phú số lượng hộ được vay vốn là 03 chiếm 42,86 %, xã Minh Tiến số lượng hộ được vay là 02 chiếm 28,57 % và xã Động Quan con số này là 02 hộ chiếm 28,57 % và 1 hộ không được vay vốn do không có tài sản thế chấp. Mặc dù tỷ lệ hộ được đáp ứng đúng nhu cầu chưa phải 100% song hiện nay với nhiều chương trình, chính sách ưu đãi đối với khu vực nông thôn đặc biệt là hộ nghèo thì mỗi hộ nông dân có khả năng tiếp cận được với nhiều nguồn tín dụng chính thống. Mức vay trung bình hiện nay cho mỗi hộ vay là 26 triệu đồng trong đó mức vay trung bình của hộ nông dân xã Minh Tiến cao nhất với 30 triệu đồng sau đó là mức vay trung bình của hộ nông dân xã Động Quan là 25 triệu đồng và cuối cùng là xã An Phú với mức vốn vay trung bình cho mỗi hộ 24 là triệu đồng. Để đánh giá được khả năng nhận được các khoản vay của hộ nông dân tại từng tổ chức TDCT, nghiên cứu tại bảng 4.9 sẽ đi sâu phân tích các khoản vay TDCT phân theo tổ chức cho vay. Kết quả điều tra tại 3 xã An Phú, Minh Tiến và Động Quan cho thấy, tham gia cho vay vào lĩnh vực NNNT bao gồm 2 tổ chức chính. Thứ nhất là Agribank, thứ hai là NHCSXH.
  51. 42 Kết quả nghiên cứu bảng 4.9 đã cho thấy rõ hơn thực trạng cung ứng và nhận được các khoản vay của các hộ nông dân thuộc 3 xã An Phú , Minh Tiến và Động Quan trên địa bàn huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. Hiện nay nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân trên địa bàn tại NHNo&PTNT và NHCSXH chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả. Trong tổng 09 hộ điều tra trên địa bàn có 03 hộ có nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT (Agribank) chiếm 33,33 % nhưng có 02 hộ nhận được vốn 1 hộ không nhận được vốn do không có tài sản thế chấp. Đối với ngân hàng CSXH nhu cầu vay vốn tại ngân hàng cao hơn do ngân hàng có chính sách ưu đãi cho các hộ nghèo, cận nghèo, chính sách ưu tiên cho người lao động có thương tật, chính sách hỗ trợ cho gia đình có con em đi học chính vì vậy số hộ có nhu cầu vay vốn tại đây đạt cao nhất với hộ chiếm tổng số hộ điều tra. Trong đó số hộ làm đơn vay vốn là 05 hộ chiếm 55,55 % và cả 5 hộ đều được nhận vốn . Bảng 4.10: Tổng hợp các khoản vay TDCT phân theo tổ chức cho vay Chỉ tiêu Đơn vị Agribank NHCSXH Số hộ điều tra có nhu cầu vay vốn Hộ 03 05 - Số hộ /tổng điều tra có nhu cầu % 37,5 62,5 - Số hộ làm đơn vay vốn/nhu cầu vay % 66,66 100 - Số hộ làm đơn vay có đủ điều kiện vay % 100 100 Số hộ được vay Hộ 02 05 Mức vay bình quân/lượt vay Tr.đ 30 24,4 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Theo đánh giá của phần lớn số hộ được phỏng vấn, mức vốn vay bình quân/lượt thấp hơn nhiều so với nhu cầu đầu tư cho sản xuất của hộ do đó các hộ không thể vay để đầu tư vào các dự án sản xuất lớn. Thêm vào đó, cán bộ ngân hàng nhiều nơi vẫn coi giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là điều kiện tiên quyết khi xem xét cho vay mà không tính đến hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của người vay nên người dân khó có thể tiếp cận nguồn vốn TDCT.
  52. 43 Nhiều hộ được phỏng vấn cho rằng nhờ các tổ chức đoàn thể họ mới có thể tiếp cận được với nguồn vốn TDCT. Các tổ chức đoàn thể không chỉ đứng ra bảo lãnh vay vốn cho các hộ gặp khó khăn không trực tiếp vay được từ ngân hàng mà họ còn giúp nông dân cách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Tuy nhiên, do áp lực từ việc cam kết hỗ trợ thu hồi nợ vay dẫn đến việc tham gia vào xét duyệt đối tượng cho vay tại NHCSXH nhằm chọn những hộ có điều kiện trả vốn nhanh vào tổ vay vốn. Điều đó đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo. 4.3.2.3. Lượng vốn vay mà hộ nông dân nhận được từ các tổ chức tín dụng chính thức Để thấy rõ lượng vốn vay mà hộ nông dân huyện Lục Yên nhận được từ các tổ chức tín dụng chính thống em tiến hành điều tra 07 khoản vay trên địa bàn đã cho thấy mức trung bình/ khoản vay lớn nhất là từ ngân hàng NNo&PTNT với trung bình 30 triệu đồng tiếp theo là ngân hàng CSXH với mức trung bình là 24,4 triệu đồng. Thực tế vẫn còn 1 số khoản vay không được duyệt điều đó tác động tới nhu cầu mở rộng sản xuất của các hộ nông dân có nhu cầu cải thiện đời sống nâng cao nhu cầu đầu tư, hạn chế sự phát triển chung của kinh tế huyện. Bảng 4.11: Kết quả về khoản vay hộ trồng măng Bát độ nhận được tại các TCTDCT Số khoản vay không Thời gian Số được duyệt như nhu cầu trung bình khoản Nguồn Mức trung vay nhận được vay bình/khoản vốn vay điều tra vay (Tr.đ) Số lượng Tỷ lệ (%) (ngày) Agribank 03 30 01 33,33 4 NHCSXH 05 24,4 0 0 5-10 Tổng 08 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
  53. 44 Ngoài ra thời gian nhận được vốn vay còn khá dài ở NHCSXH, mặc dù luôn có sự khác nhau đối với thời gian giải ngân từng khoản vay, từng ngân hàng song thời gian ở NHNo & PTNT chưa đến 1 tuần còn NHCSXH thời có thể kéo dài tới 2 tuần. Xét về tổ chức thì NHNo&PTNT và NHCSXH có tổ chức tín dụng khá giống nhau song thời gian giải ngân đáp ứng nhu cầu về vốn vay lại có sự chênh lệch Do đặc điểm các hộ nông dân còn yếu về kinh tế nên thực tế hiện nay tỷ lệ khoản vay trung và dài hạn (> 12 tháng) chiếm số lượng chủ yếu trong tổng 07 khoản vay được điều tra. Số liệu nghiên cứu bảng 4.12 cho thấy số lượng khoản ngắn hạn là không có. Thực tế điều tra hộ cho thấy các khoản vay trung và dài hạn, hết năm thứ nhất, hộ phải trả được 50% giá trị khoản vay. Đây được coi là bất cập hiện nay đối với người đi vay để đầu tư sản xuất. Theo họ, 1 năm đầu tư sản xuất chưa thể thu hồi vốn được, nhất là các hộ kinh doanh buôn bán, chăn nuôi đại gia súc. Và thực tế, hết năm đầu tiên hộ có xu hướng đi vay vốn phi chính thống với lãi suất rất cao để đáo hạn ngân hàng. Chính điều này làm tăng chi phí sản xuất do tăng chi phí trung gian của hộ nông dân. Đây cũng chính là nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp cận TDCT của hộ nông dân khiến cho việc cung ứng tín dụng gặp khó khăn. Bảng 4.12: Kết quả điều tra về kỳ hạn TCTD cho các hộ tại TCTD (ĐVT: Khoản vay) Tổng Kỳ hạn vay Agribank XNHCSXH Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng khoản vay 02 05 07 100 Vay ngắn hạn 0 0 0 0 (< 12 tháng) Vay trung, dài hạn 02 05 07 100 ( từ 12 tháng trở lên) (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Để thấy rõ sự khác biệt rõ ràng giữa các hộ tiếp cận tín dụng so với các hộ không tiếp cận tín dụng em tiến hành nghiên cứu quy mô trung bình của các khoản vay theo nguồn so với thu nhập bình quân của hộ. Kết quả cũng cho thấy
  54. 45 sự khác biệt giữa các hộ tiếp cận tín dụng từ các nguồn khác nhau. Có một tỷ lệ lớn các hộ tiếp cận với tín dụng, đặc biệt là tín dụng chính thức. Ngân hàng CSXH có vai trò ngày một quan trọng hơn trong việc cung cấp tín dụng chính thức so với NHNo&PTNT. Có các đặc điểm khác biệt giữa các hộ vay tiền từ ngân hàng so với các hộ không vay tiền từ ngân hàng liên quan đến thu nhập, giáo dục và của cải nhưng những khác biệt này đang thu hẹp dần theo thời gian. Có khác biệt đáng kể giữa mục đích cam kết và sử dụng thực tế của các khoản vay từ NHCSXH và NHNo&PTNT Các hộ gia đình có xu hướng dựa vào các nguồn phi chính thức cho các khoản vay tiêu dùng, nhưng cũng cần chú ý một số khoản vay từ NHCSXH và NHNo&PTNT cũng được sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Các hộ gia đình nông thôn có gánh nặng nợ lớn nếu xét trên khía cạnh tỷ lệ của khoản tiền nợ so với thu nhập của họ. Bảng 4.13: Quy mô trung bình của các khoản vay theo nguồn so với thu nhập bình quân của hộ ĐVT Agribank NHCSXH Tổng Số tiền nhận được Tr.đ 60 92 Số tiền nợ Tr.đ 60 92 Tỷ lệ so với thu nhập % 13 12,28 Xã An Phú Số tiền nhận được Tr.đ 30 12 Số tiền nợ Tr.đ 30 12 Tỷ lệ so với thu nhập % 33,33 83,33 Xã Minh Tiến Số tiền nhận được Tr.đ 30 30 Số tiền nợ Tr.đ 30 30 Tỷ lệ so với thu nhập % 18,7 35 Xã Động Quan Số tiền nhận được Tr.đ 0 50 Số tiền nợ Tr.đ 0 50 Tỷ lệ so với thu nhập % 0 29 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
  55. 46 4.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng tín dụng chính thức 4.3.3.1. Nhóm nhân tố đặc điểm của hộ nông dân Thực tế hiện nay trình độ dân trí tuy được cải thiện nhưng vẫn còn chưa cao, dẫn đến việc tiếp cận vốn vay khó khăn, hoặc muốn vay vốn nhưng không biết cách làm các hồ sơ thủ tục vay vốn, hoặc không có tài sản thế chấp, không đủ điều kiện vay vốn từ ngân hàng. Vì vậy mà các ngân hàng có vốn nhưng không thể giải ngân. 4.3.3.2. Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng Thủ tục và phương thức cho vay của các tổ chức TDCT ảnh hưởng lớn đến sự tiếp cận của hộ nông dân. Do đó cũng ảnh hưởng đến cung tín dụng. Tuy nhiên các tổ chức tín dụng ngại cho các hộ vay tiền vì có nhiều hộ không trả được nợ, dư nợ quá hạn, trây ì, nợ xấu. Nguyên nhân khác là do người dân không sử dụng đúng mục đích vay vốn, hoặc tình trạng vay vốn hộ dẫn đến vốn sử dụng không hiệu quả cũng khiến ngân hàng ngại cho vay vốn . Bảng 4.14: Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chính sách tín dụng tại các tổ chức tín dụng chính thức ĐVT: % Chỉ tiêu Agribank NHCSXH 1. Thủ tục cho vay - Dễ dàng 0 0 - Bình thường 40 100 - Phức tạp 60 0 2. Lãi suất cho vay - Cao 45 0 - Trung bình 55 100 - Thấp 0 0 3. Thời hạn vay - Phù hợp nhu cầu 100 100 - Không phù hợp 0 0 4. Thái độ của cán bộ tín dụng - Kém nhiệt tình 0 0 - Bình thường 100 0 - Nhiệt tình 0 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
  56. 47 Kết quả điều tra bảng 4.14 cho thấy hầu hết các hộ nông dân cho rằng thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng là bình thường, tuy nhiên tỷ lệ này thấp nhất ở NHNo&PTNT (Agribank) đạt 40%, con số này ở ngân hàng CSXH đạt cao nhất với 100 %. Tỷ lệ hộ nông dân cho rằng thủ tục phức tạp nhất thuộc về NHNo&PTNT. Mức độ dễ dàng của NHCSXH và NHNo&PTNT tỷ lệ tương đương nhau.Chính vì vậy, thủ tục cho vay chưa hẳn đã đơn giản đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nông dân. Để có thể tăng khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng của các hộ, đặc biệt trên khía cạnh thủ tục vay vốn thì cần có giải pháp giảm thời gian xét duyệt và nhận vốn vay, đồng thời giảm bớt thủ tục hành chính và các giấy tờ không liên quan. Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức: Hầu hết các hộ nông dân đều cho rằng lãi suất cho vay của các tổ chức TDCT còn cao. Có 45 % hộ nông dân cho rằng lãi suất cho vay tại NHNo&PTNT là cao còn lại cho rằng lãi suất cho vay hiện tại là trung bình. Đa số các hộ nông dân đều cho rằng lãi suất của cho vay của NHCSXH qua các tổ chức đoàn thể là vừa phải. Do vậy, để người dân có thể tiếp cận được nguồn vốn cũng như cung ứng được TDCT, các ngân hàng thương mại cần có biện pháp giảm lãi suất nhằm hỗ trợ các hộ nông dân khi vay vốn, tạo điều kiện ngày càng có nhiều hộ tham gia vay vốn để phát triển sản xuất. Thời gian cho vay: Kết quả điều tra cho thấy, các tổ chức TDCT chủ yếu cho vay ngắn hạn và trung hạn với mức vốn vay từ 20 đến 30 triệu đồng/lượt. Hầu hết các hộ đánh giá lượng vốn vay/lượt tại NHNo&PTNT chưa phù hợp. Tại NHCSXH vì lượng vốn phụ thuộc vào nguồn vốn trung ương cấp, mức vốn tự huy động rất thấp nên mức cho vay tới các hộ cũng không cao. Có thể nói thời gian cho vay cũng là một trong các yếu tố có ảnh hưởng tới sự tiếp cận TDCT của các hộ nông dân. Đa số các hộ đều cho rằng thời gian cho vay của tất cả các TCTD ngắn, gây khó khăn cho hộ khi quay vòng vốn.
  57. 48 Bên cạnh những yếu tố trên, thái độ và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng cũng được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ nông dân. Thực tế, đa số các hộ tiếp cận thông tin vốn vay và lựa chọn phương thức vay là nhờ vào sự gợi ý của cán bộ tín dụng trên cơ sở xem xét phương án sản xuất và điều kiện của hộ. Tuy nhiên, các cán bộ tín dụng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nhưng họ lại chưa hiểu rõ đời sống của người nông dân. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa họ với các hộ nông dân.Hầu hết các hộ đánh giá cán bộ tín dụng tại cả 2 tổ chức đã làm tốt vai trò của mình. Bên cạnh đó, một số hộ đánh giá về thái độ của cán bộ tín dụng tại cả 2 tổ chức tín dụng là kém nhiệt tình, tỷ lệ này tại NHCSXH là thấp hơn đối với NHNo&PTNT. 4.4.3.3. Nhóm nhân tố chính sách Nhà nước Theo kết quả điều tra bảng 3.15 cho thấy các hộ nông dân tỏ ra khá quan tâm tới các chính sách ưu đãi tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho vay. Số người được hỏi trả lời là rất quan tâm chiếm 33,33 %, số trả lời quan tâm chiếm 66,67% và không có ai không quan tâm tới chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay. Qua kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của các hộ nông dân có quan tâm tới chính sách ưu đãi tín dụng và có tham gia vay vốn cho thấy33,33 % hộ đều khẳng định vốn tín dụng đã giúp họ tăng thu nhập và ổn định đời sống;44,45% số hộ trả lời là tạo thêm việc làm và 22,22 % trả lời là phát triển thêm ngành nghề. Kết quả điều tra này cho thấy, những hộ có phương thức sản xuất hợp lý, quy mô sản xuất lớn hơn, nên các chính sách tín dụng hiện tại đang được triển khai tại huyện như tăng quy mô khoản vay tín chấp, hỗ trợ mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất trồng măng Bát độ, sẽ có điều kiện được hưởng nhiều hơn, và có tác động rõ hơn tới thu nhập của họ.
  58. 49 Bảng 4.15: Ý kiến đánh giá của các hộ nông dân về chính sách ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho vay Tỷ lệ Nội dung Số ý kiến (%) 1. Mức độ quan tâm Rất quan tâm 03 33,33 Quan tâm 06 66,67 Không quan tâm 0 2. Tác động của các chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động sản xuất của hộ Làm tăng thu nhập 03 33,33 Tạo việc làm 04 44,45 Phát triển ngành nghề 02 22,22 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
  59. 50 Phần 5: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ TRỒNG MĂNG BÁT ĐỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN LỤC YÊN 5.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu 5.1.1. Quan điểm Với quan điểm khẳng định kinh tế hộ gia đình luôn có vị trí quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp nông thôn nói chung và hộ sản xuất nói riêng. Các chính sách này được cụ thể hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực Ngân hàng chính sách này được quy định tạo điều 8 - Luật các tổ chức tín dụng: “ Nhà nước có chính sách tín dụng tạo điều kiện về vốn, lãi suất, điều kiện, kỳ hạn vay vốn đối với nông nghiệp nông thôn và nông dân góp phần xây ựng cơ sở vật chất kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, sản xuất hàng hóa thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn”. Ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thay thế Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ra đời đánh dấu một sự thay đổi quan trọng của chính sách của Nhà nước đối với tín dụng nông nghiệp, nông thôn và về cơ bản đã khắc phục được những bất cập của Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg sau hơn 10 năm thực hiện. Triển khai thực hiện tốt Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ đối với sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và là địa bàn khẳng định lợi thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế.
  60. 51 5.1.2. Phương hướng Để thực hiện hướng đầu tư và chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn do Chính phủ đề ra đồng thời căn cứ vào định hướng của Thống đốc NH. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam đã đề ra đinh hướng: Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và chịu trách nhiệm để thực hiện tốt vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hóa và hiện đại hóa các hoạt động dịch vụ Ngân hàng. Ưu tiên cho cây trồng, vật nuôi theo hướng sản phẩm hóa, vùng chuyên canh tập trung. Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho vay theo hướng tập trung, có thị trường ổn định trong và ngoài nước. Ưu tiên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng sinh thái nuôi trồng đặc sản, lương thực, rau quả, chăn nuôi lợn, gà, trâu bò. Hộ gia đình là khách hàng chủ yếu, khuyến khích phát triển loại hình kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác. Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo phát huy được nguồn lực tại chỗ, giữ vững khách hàng truyền thống đồng thời thu hút khách hàng mới nhằm thực hiện vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp. Trong sự nghiệp phát triển của huyện. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Yên và NHCSXH Huyện Lục Yên là hai ngân hàng có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Căn cứ vào đinh hướng phát triển chung của huyện Lục Yên, định hướng phát triển của Ngân hàng cấp trên, với nhu cầu của thị trường và khả năng của bản thân. Với phương châm: “Phát triển - An toàn - Hiệu quả”. NHNo&PTNT huyện Lục Yên và NHCSXH đã cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ và đề ra các mục tiêu tiêu phấn đấu để không ngừng phát triển lớn mạnh.
  61. 52 5.1.3. Mục tiêu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên Và NHCSXH Huyện Lục Yên đã đề ra các mục tiêu để phấn đấu năm 2019 là: Tổng nguồn vốn huy động tăng bình quân 22% Tổng dư nợ phấn đấu đạt tăng bình quân 25% Tỷ lệ nợ quá hạn phấn đấu ở mức dưới 1% tổng dư nợ tại mọi thời điểm. Doanh thu đảm bảo quỹ thu nhập, quỹ tiền lương theo chế độ quy định. Kinh doanh Phát triển - An toàn - Hiệu quả giữ vững và phát triển các phong trào thi đua. 5.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ trồng măng Bát độ của NHNo&PTNT và NHCSXH Huyện Lục Yên Đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả cung tín dụng hộ trồng măng đã có rất nhiều người nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, tuy nhiên không phải các giải pháp đó áp dụng ở Ngân hàng nào cũng đem lại hiệu quả. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thực tế của các thế hệ đi trước, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, cộng với những kiến thức được học tại nhà trường và qua thực tập tại Huyện Lục Yên em xin đề xuất một số giải pháp như sau: 5.2.1. Giải pháp mở rộng quy mô cho vay - Mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn không cần thế chấp bằng tài sản. - Khảo sát, điều tra nhu cầu vay vốn của từng khách hàng để đáp ứng vốn kịp thời nhanh chóng. - Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, công tác truyền thông, cổ động. - Nâng cao hiệu quả huy động vốn, trong đó chú trọng duy trì và tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế theo đó, có tăng trưởng được nguồn vốn ổn định mới được tăng trưởng dư nợ, nguồn vốn huy động giảm thì dư nợ cũng giảm tương ứng.
  62. 53 - Mở rộng cho vay đến các đối tượng khách hàng như: kinh tế trang trại, áp dụng các loại bảo lãnh. - Phân loại khách hàng để cho vay đúng đối tượng như đã biết, với mỗi loại đối tượng khách hàng có những đặc thù riêng, nếu không xác định cụ thể, ngân hàng dễ rơi vào tình trạng chủ quan duy ý chí trong việc cho vay. Do vậy cần phải: - Đối với đối tượng sản xuất mang tính thời vụ, ngân hàng cần dự báo nhu cầu vốn ở thời kì cao nhất để có cơ chế đảm bảo. - Đối với các dự án lớn, người dân cần có nhu cầu về tư vấn kĩ thuật. Do đó, ngân hàng cần chủ động phối hợp với các tổ chức chuyên sâu về kĩ thuật để vừa triển khai hoạt động cho vay vừa giám sát việc sử dụng vốn. - Mở rộng số lượng khách hàng vay vốn - Tăng cường cán bộ đi cơ sở, qua đó, tìm hiểu thu nhập và nhu cầu vốn vay của từng khách hàng, đối tượng đầu tư, để đáp ứng vốn kịp thời. - Giao chỉ tiêu tăng số lượng khách hàng vay đến từng CBTD, nhất là những đối tượng khách hàng quan hệ vay lần đầu. - Chủ động tiếp cận với khách hàng, tư vấn cho khách hàng sử dụng các dịch vụ NH, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn - Tăng dư nợ bình quân trên một khách hàng vay vốn - Tăng mức vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản đối với những khách hàng truyền thống, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có đạo đức và vay trả đúng hạn; có vậy dư nợ mới tăng bền vững. - Kiểm soát rủi ro tín dụng: - Một là, phải làm tốt công tác phân loại khách hàng. - Hai là, nâng cao chất lượng hoạt động phòng ngừa rủi ro, bao gồm tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin TD, thực hiện nghiêm túc quy định về đảm bảo nợ vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, chấn chỉnh lại hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
  63. 54 5.2.2. Giải pháp mở rộng mạng lưới cho vay - Bố trí đội ngũ cán bộ đủ mạnh để phục vụ cho vay tới các xã vùng cao xa trung tâm. - Thành lập tổ cho vay lưu động - Niêm yết lịch cho vay, thu nợ tại các xã. - Xây dựng đội ngũ cộng tác viên Ngân hàng. Tổ chức tốt mối quan hệ với các tổ chức chính trị tại các địa phương. - Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng Triển khai có hiệu quả sản phẩm TD như: - Dịch vụ bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ TD 5.2.3. Giải pháp mở rộng phương thức cho vay Lục Yên là huyện miền núi, địa bàn hoạt động phân tán, các món vay nhỏ lẻ, nhiều đối tượng vay do vậy cần phải có phương thức cho vay thích hợp. Có thể nêu lên một vài phương thức sau: - Kết hợp cho vay theo mùa vụ với cho vay lưu vụ trong sản xuất nơng nghiệp. Muốn vậy phải: + Xác định thời hạn cho vay linh hoạt theo đúng yêu cầu của sản xuất ở từng vùng; + Xác định chu kì của quá trình sản xuất từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình đó; + Nên áp dụng phương thức cho vay lưu vụ đối với các đối tượng trồng các loại cây ngắn ngày có nhu cầu. - Mở rộng cho vay theo dự án + Cho vay thông qua các dự án khác nhau của các đối tượng có dự án về cây trồng, vật nuôi, dự án xây dựng hay các dự án khác.
  64. 55 + Muốn vậy phải nâng cao năng lực thẩm định dự án cũng như trình độ hiểu biết của cán bộ tín dụng về các lĩnh vực khác nhau. - Mở rộng số lượng khách hàng vay theo phương thức hạn mức TD - Tổ chức, thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc trả lương qua thẻ cho các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn; tạo nhiều tiện ích cho khách hàng, được vậy dư nợ cho vay sẽ tăng. 5.2.4. Giải pháp mở rộng thị trường cho vay - Hoạt động có hiệu quả hơn tổ cho vay và thu nợ sẵn có. - Ký kết, thoả thuận hợp tác với các đoàn thể, chính trị xã hội để cho vay thông qua tổ vay vốn, giảm bớt áp lực cho CBTD, giảm được thời gian đi lại và tốn kém chi phí. - Mở các điểm thu nợ - cho vay tại các xã: niêm yết ngày tháng cụ thể, làm được vậy sẽ giảm việc đi lại của khách hàng , tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng tiếp cận được các dịch vụ TDCT. 5.2.5. Giải pháp huy động vốn a. Huy động vốn từ dân cư Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các hoạt động huy động vốn của chi nhánh bằng nhiều hình thức sinh động và hiệu quả. - Phát hành tờ rơi, niêm yết công khai các dịch vụ tại các điểm tập trung dân cư như chợ - bến xe - các xã xa trụ sở giao dịch. - Phối hợp với các đoàn thể tại địa phương tổ chức các buổi họp dân ở các vùng sâu, vùng xa, giúp người dân hiểu biết các loại tiền gửi và các dịch vụ NH. Hai là, vận dụng triệt để và linh hoạt các thể thức, hình thức huy động vốn. - Chú trọng các thể thức tiết kiệm được nhiều người quan tâm như: Tiết kiệm bậc thang, các hình thức huy động qua kênh trái phiếu, dài hạn, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước - Nghiên cứu tình hình thực tế tại địa phương để áp dụng tiết kiệm tuần, hai tuần, ba tuần, tháng, và tiết kiệm thông minh (tái tục thời hạn) có nghĩa là,
  65. 56 tiết kiệm tới hạn khách hàng không cần đến NH mà NH tự động tính lãi và chuyển tiếp sang kỳ hạn mới với lãi suất tương ứng từng thời hạn tại thời điểm huy động. Tiết kiệm này đã được nhiều NH thực hiện, nhưng tại chi nhánh chưa có. Ba là, mở rộng nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới huy động. Linh hoạt trong việc bố trí sắp xếp cán bộ, kết hợp với cơ chế giao khoán chỉ tiêu cho tập thể và cá nhân cán bộ viên chức. - Triển khai các điểm giao dịch, điểm huy động vốn cố định tại một số điểm tập trung đông dân cư, xa trụ sở làm việc của chi nhánh. - Có chính sách ưu đãi về lãi suất và quà tặng cho khách hàng mới và khách hàng có số dư tiền gửi lớn duy trì tại NH; Tuy nhiên, phải nằm trong khuôn khổ lãi suất huy động NH cấp trên quy định. - Tổ chức chi trả hoặc thu tiền tiết kiệm tại nhà đối với khách hàng có món tiền lớn gửi tại NH. b. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn - Để huy động được nguồn vốn này, ngồi các giải pháp đẩy mạnh quảng cáo tuyên truyền, đảm bảo nguyên tắc bảo mật cần phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng truyền thống mà phải tích cực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác mới, tổ chức thăm viếng và quà tặng cho một số tổ chức có số tiền gửi lớn, thường xuyên gửi tại chi nhánh vào các dịp lễ tết. Đồng thời cần đáp ứng các yêu cầu thanh toán và các tiện ích cho khách hàng. Vậy vốn huy động được nhiều thì hoạt động cung tín dụng mới có thể vững mạnh.
  66. 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Hệ thống TDCT ở nông thôn nói chung và trên đại bàn huyện Lục Yên nói riêng đã có những đóng góp đáng kể trong việc cung cấp vốn cho phát triển kinh tế hộ trong những năm gần đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy số hộ được vay vốn từ NHCSXH, NHNo&PTNT đều tăng qua các năm, mức vốn mà mỗi lượt hộ vay được nhận cũng tăng trung bình mỗi hộ đưcợ vay từ 30-50 triệu đồng/lượt vay, đã tạo điều kiện cho các hộ dân trồng măng trên địa bàn huyện Lục Yên mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, thu nhập trung bình của mỗi hộ đã đạt từ 11 triệu đồng/tháng, nhờ đó cải thiện cuộc sống và đặc biệt góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Cùng với sự cố gắng của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị xã hội hiện nay khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người dân địa phương đã được cải thiện khá nhiều, dẫn đến nguồn cung ứng nguồn vốn đến người dân dễ dàng hơn, hầu hết các hộ dân đều có khả năng vay vốn tại một trong các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn. Đặc biệt là các ngân hàng đã cung ứng vốn vay kịp thời và có nhiều ưu đãi hơn cho các hộ vay vốn. Bên cạnh những mặt đã đạt được thì tình hình cung ứng vốn tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra như các nguồn tín dụng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của hộ về mức lãi suất, thời hạn vay (3-5 năm), số tiền vay còn thấp so vói nhu cầu mở rộng sản xuất của người dân, thông tin tài liệu về các chương trình tín dụng đang hoạt động trên địa bàn còn rất hạn chế đã gây khó khăn cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Do vậy, để tăng cường cung ứng nguồn vốn TDCT của ngân hàng phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghệp nông thôn cần phải có giải pháp nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ và cả trình độ caủ người dân đặc biệt là khả
  67. 58 năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng sản xuất từ đó họ mới có phương thức làm ăn và mới dám vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc mở rộng và nâng cao chất lượng cung ứng tín dụng cho các hộ sản xuất nói chung và cung ứng tín dụng cho các hộ trồng măng Bát độ nói riêng của huyện Lục Yên là điều hết sức cần thiết đối với NHNo&PTNT và NHCSXH huyện Lục Yên. Với kiến thức nhận được từ các thầy cô giáo và thực tế công tác tại địa phương em đã viết " Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung tín dụng chính thức nhằm hỗ trợ cho các hộ trồng măng Bát độ trên địa bàn huyện Lục Yên ". Khoá luận được hoàn thành với sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, các cô giáo Đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của thầy TS. Đỗ Xuân Luận. Sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị là cán bộ của Trung tâm dịch vụ hỗ trợ, phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên, NHNo&PTNT huyện Lục Yên và NHCSXH huyện Lục Yên. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ cao quý đó. 2. Kiến nghị - Đối với các tổ chức tín dụng Các cán bộ ngân hàng cần tư vấn hỗ trợ nông hộ cách thức sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả và đúng với mục đích vay vốn. Bởi vì thực tế có một số nông hộ vay vốn nhưng chưa thực sự biết sử dụng chúng sao cho phù hợp. Điều này dẫn đến tình trạng một số nông hộ không thể có tiền trả nợ ngân hàng vì sản xuất lỗ nên phải vay bên ngoài với lãi suất rất cao. Các tổ chức tín dụng chính thức cần phải liên kết với các chương trình khuyến nông, các cơ sở công nghệ và khoa học kỹ thuật nhằm cung cấp cho người nông dân một nền tảng vững chắc về vốn lẫn công nghệ kỹ thuật nuôi trồng để phát huy hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ, đồng thời cũng đảm bảo được khả năng thu hồi vốn vay.
  68. 59 Các tổ chức tín dụng cần cắt bỏ bớt các thủ tục phiền hà để nông hộ dễ dàng làm hồ sơ xin cấp tín dụng. Các tổ chức tín dụng tăng thời gian cho vay, tăng mức vốn và có nhiều ưu đãi về lãi suất. - Đối với chính quyền địa phương Chính quyền địa phương cần phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, làm cầu nối giữa người dân và tổ chức tín dụng chính thức. Triển khai các chương trình nâng cao dân trí cho người dân như mở các lớp tập huấn . Vì trình độ học vấn cao hơn thì người dân mới có thể dễ dàng tiếp cận với những phương thức sản xuất mới. Đồng thời tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình phát triển nông thôn của Nhà nước. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ, cũng như thực hiện và triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng nông thôn.
  69. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (1996), Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng, NXB Tài chính, Hà Nội. 2. Kim Thị Dung (2005), “ Tín dụng nông nghiệp, nông thôn: Thực trạng và một số đề xuất”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Bích Đào (2008), Phát triển định chế tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam, Đại Học Quốc gia Hà Nội. 4. Chu Tiến Quang (2001), Nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế Việt Nam: Nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm thực hiện cam kết WTO. 5. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 của NHNo&PTNT huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 6. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 của NHCSXH huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 7. TS.Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng , Nxb Thống kê, Hà Nội. 8. “Tài liệu kinh tế hộ”,
  70. PHỤ LỤC BẢNG HỎI CHO HỘ TRỒNG TRE MĂNG BÁT ĐỘ Mã phiếu: Người thực hiện phỏng vấn Ngày phỏng vấn: Phần 1: Thông tin chung về hộ 1.1. Họ tên người được phỏng vấn . 1.2. Địa chỉ ( thôn, xã, huyện, tỉnh): . 1.3 . Số điện thoại (ghi nhiều số có thể): Phần 2. Đặc điểm kinh tế xã hội của hộ 2.1. Tuổi chủ hộ: 2.2. Trình độ văn hóa (ghi rõ học hết lớp mấy?): 2.3. Dân tộc (Khoanh tròn vào số phù hợp): 1. Kinh 2. Dao 3. Dân tộc khác (ghi rõ) 2.4. Số nhân khẩu (ghi tổng số nhân khẩu trong hộ): . 2.5. Số lao động (ghi số lao động đang làm việc, tạo ra thu nhập): . 2.6. Thu nhập 2.6.1. Tổng thu nhập bình quân tháng (triệu đồng) . . 2.6.2. Thu nhập bình quân tháng từ nông nghiệp (triệu đồng) 2.6.3. Thu nhập bình quân tháng từ phi nông nghiệp (triệu đồng) 2.6.4. Tỷ trọng thu nhập từ tre măng bát độ trong tổng thu nhập của hộ (%) 2.7. Đất trồng tre măng bát độ 2.7.1. Diện tích đất tre măng bát độ (ha) 2.7.2. Đất tre măng bát độ có sổ đỏ không: Có; Không.