Khóa luận Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

pdf 51 trang thiennha21 16/04/2022 5171
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfngon_ngu_nghe_thuat_trong_tieu_thuyet_mua_la_rung_trong_vuon.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN LAN HƢƠNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN LAN HƢƠNG NGÔN NGỮ NGH Ệ THUẬT TRONG TIỂ U THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LA NGUYỆT ANH HÀ NỘ I, 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: TS. La Nguyệt Anh – giảng viên tổ Văn học Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận “ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng”. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng các bạn sinh viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi. Do thời gian có hạn nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Lan Hƣơng
  4. LỜI CAM ĐOAN Khi nghiên cứu khóa luận này, tôi xin cam đoan đề tài: “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không trùng với bất cứ tác giả nào khác. Những kết quả thu được là hoàn toàn chân thực và chưa có trong một đề tài nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Lan Hƣơng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Cấu trúc của khóa luận 6 NỘI DUNG 7 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7 1.1. Ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật 7 1.1.1. Ngôn ngữ 7 1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 9 1.1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 9 1.1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật 10 1.2. Tác giả Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn 14 1.2.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng và quá trình sáng tác 14 1.2.1.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng 14 1.2.1.2. Quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng. 15 1.2.2. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn trong văn xuôi đương đại Việt Nam 17 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG 20 2.1. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng 20 2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật giàu chất thơ 20 2.1.2. Ngôn ngữ trần thuật mang màu sắc tâm lí 25 2.2. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng 27
  6. 2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại đời thường, giản dị 27 2.2.2. Ngôn ngữ đối thoại vừa giàu tính biểu cảm, vừa mang tính triết lí 33 2.3. Ngôn ngữ độc thoại trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng 36 2.3.1. Ngôn ngữ độc thoại thể hiện sự day dứt, dằn vặt trong nội tâm nhân vật 36 2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại tái hiện sự chấn thương trong tinh thần 40 KẾT LUẬN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ma Văn Kháng là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Ông là một trong số những nhà văn tiên phong trong việc mở đường cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà. Ma Văn Kháng sáng tác rất nhiều thể loại mà đặc biệt thành công ở thể loại tiểu thuyết. Với mỗi một tác phẩm, ông luôn nỗ lực, tìm mọi cách để thể hiện được những điều mới mẻ. Bằng tất cả những kinh nghiệm của bản thân, Ma Văn Kháng đã tôi luyện mình trở thành một nhà văn có phong cách vô cùng độc đáo. Sáng tạo nghệ thuật là không bao giờ ngừng nghỉ, chính điều đó đã đem đến cho Ma Văn Kháng rất nhiều thành tựu rực rỡ. Khả năng viết vô cùng mãnh liệt, viết rất nhiều và rất khỏe, luôn chỉn chu và say mê khi sáng tạo là bản chất riêng của Ma Văn Kháng. Nhiều sáng tác của ông đã giành giải thưởng trong nước, giải thưởng quốc tế và hơn nữa nhiều tác phẩm được dịch ra cả tiếng nước ngoài. Nhìn tổng quát có thể thấy với thể loại tiểu thuyết Ma Văn Kháng sáng tác chủ yếu ở hai mảng đề tài lớn theo hai cảm hứng chủ đạo: Đề tài dân tộc miền núi cùng với cảm hứng sử thi và đề tài cuộc sống thành thị mang đậm cảm hứng thế sự đời thường. Có thể nói, Mùa lá rụng trong vườn là một tiểu thuyết tiêu biểu thuộc đề tài cuộc sống thành thị. Tác phẩm đã đạt được giải B – giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Ma Văn Kháng quan niệm viết văn là “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, điều đó đã tạo cho ông một phong cách nghệ thuật riêng và mới lạ. Ma Văn Kháng đã góp một phần công sức của mình vào quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ văn học dân tộc. Thành tựu ngôn ngữ của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đã nói lên điều đó. 1
  8. Nhà văn Ma Văn Kháng và những đứa con tinh thần của ông được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình quan tâm tìm hiểu. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn theo đó cũng được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tập trung hướng vào các vấn đề như: hôn nhân, truyền thống văn hóa dân tộc, chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu để tìm hiểu và khám phá tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật. Ở Trung học Phổ thông chúng ta biết được Ma Văn Kháng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học đương đại Việt Nam, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của ông đã được đưa vào giảng dạy trong môn Ngữ văn. Với tất cả những lí do ở trên, tác giả khóa luận xin được lựa chọn vấn đề “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Là một sinh viên sư phạm Ngữ văn, một người giáo viên tương lai tôi mong muốn thông qua nghiên cứu đề tài này bản thân sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu để có thể phục vụ tốt cho công tác giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề Nhà văn Ma Văn Kháng đã thổi vào nền văn học Việt Nam một luồng gió mới. Chính vì vậy đã có rất nhiều người, rất nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, mà đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết. Ma Văn Kháng đã có công lớn trong việc đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam đồng thời ông đã góp phần không nhỏ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật mà tiêu biểu là sáng tạo trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật. Ma Văn Kháng đã sáng tạo nên những tiểu thuyết thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu văn học. Được chú ý hơn cả là các bài viết Một cách nhìn cuộc sống hôm nay của tác giả 2
  9. Trần Đăng Suyền đăng trên Báo Văn nghệ số 15 (ngày 9/4/1983); Phải chăm lo cho từng người đăng trên Báo Văn nghệ số 40 (ngày 15/10/1985). Các bài báo cho thấy tác giả Trần Đăng Suyền đã có những suy nghĩ rất tinh tế về mọi mặt của đời sống và xã hội trong rất nhiều sáng tác của Ma Văn Kháng mà đặc biệt là có những cảm nhận sâu sắc về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Khi nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy gần đây có khá nhiều người nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng. Đó là Luận văn Thạc sĩ của Lê Minh Chung (2007) – Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đầu Đổi mới; Luận văn Thạc sĩ của Dương Thị Hồng Liên (2008) – Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kì Đổi mới hay là Luận án Tiến sĩ của Đoàn Tiến Dũng (2016) – Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng. Khi nói đến tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đã có rất nhiều nhận định được đưa ra. Từ góc độ lí luận phê bình văn học, năm 1985 khi Mùa lá rụng trong vườn vừa mới ra đời, tác phẩm đã được độc giả bàn luận một cách vô cùng sôi nổi. Một số nhân vật xuất hiện trong tác phẩm như chị Lý, Phượng, Đông, Luận, ông Bằng, được bạn đọc công nhận rằng họ không chỉ là nhân vật mà hình như họ cũng xuất hiện trong cả hiện thực. Có độc giả là người Hà Nội đã viết: “Tuy đang mệt mà tôi đã thức đến hai giờ sáng để đọc cho đến cuối truyện. Sau đó tôi lại đọc lại từng đoạn để được cảm thụ và hiểu sâu hơn. Càng đọc càng hay, những nhân vật phụ nữ vô cùng hấp dẫn. Mà sao anh hiểu tâm lí phụ nữ đến thế ” Mùa lá rụng trong vườn đã được rất nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến. Tiêu biểu là tác giả Trần Cương (Nhân dân,1985) – Mùa lá rụng trong vườn – Một đóng góp mới của Ma Văn Kháng, tác giả Hoàng Sơn (Tiền phong, số 46) – Trò chuyện với tác giả Mùa lá rụng trong vườn, tác giả Nguyễn Văn Lưu (Văn nghệ, 1986, số 06) – Bàn thêm về Mùa lá rụng trong vườn, Các nhà nghiên cứu khi khai thác tác 3
  10. phẩm đều hướng ngòi bút vào các vấn đề: hôn nhân, gia đình, truyền thống văn hóa, Từ góc độ nghệ thuật, khi nghiên cứu tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tác giả Trần Cương đã cho rằng: “Nghệ thuật viết tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã có bề dày, kết quả của một quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ và ở tác giả đã có định hình rõ nét phong cách nghệ thuật của mình”. Hay một nhận xét của tác giả Hà Minh Đức, ông nhận thấy tiểu thuyết đã tạo được “bước phát triển nghệ thuật mới của Ma Văn Kháng”. Như vậy, từ việc tìm hiểu một số bài viết và công trình nghiên cứu về nhà văn Ma Văn Kháng, về tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nói chung và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn nói riêng từ trước đến nay ở các khía cạnh mà có liên quan đến vấn đề của khóa luận tôi nhận thấy rằng “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” ít nhiều cũng đã được tìm hiểu và đề cập đến. Thế nhưng những bài viết những công trình nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở mức độ là những ý kiến, những nhận định chung chứ chưa thực sự đi sâu vào tìm hiểu chi tiết ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Mặc dù vậy thì ở một mức độ nhất định nào đó những bài viết những công trình nghiên cứu trên sẽ giúp ích cho tôi. Trong khóa luận này tôi sẽ tập trung đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu để làm rõ ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng để thấy được vai trò và tài năng sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong nền văn học dân tộc Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” khóa luận hướng tới những mục đích sau: Thứ nhất, chỉ ra được những nét đặc trưng về ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của tác giả Ma Văn Kháng. 4
  11. Thứ hai, khẳng định được những sáng tạo và những đóng góp của nhà văn Ma Văn Kháng ở phương diện ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, cũng như khẳng định được vai trò của Ma Văn Kháng trên văn đàn văn học Việt Nam thời kì Đổi mới. Thứ ba, nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực phân tích và năng lực cảm thụ văn chương của bản thân. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, khóa luận đã sử dụng phối hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp liên ngành Phương pháp loại hình Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích, tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận đã nêu được những đặc trưng và những sáng tạo về ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng. Qua đó góp phần khẳng định được những thành tựu và vị trí của nhà văn Ma Văn Kháng trong nền văn học dân tộc Việt Nam. Khóa luận sẽ như là một tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy ở Trung học Phổ thông về tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng nói riêng. 5
  12. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận được triển khai làm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng 6
  13. NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.1. Ngôn ngữ Vào thời cổ đại, khi lao động – sản xuất con người muốn trao đổi suy nghĩ, bày tỏ nguyện vọng với mọi người xung quanh, nên đến một giai đoạn phát triển nhất định nào đó đã xuất hiện những dấu hiệu quy ước chung để giao tiếp trong đó có dấu hiệu nổi bật nhất là âm thanh. Từ những tín hiệu âm thanh đó dần dần đã tạo thành từ ngữ và một hệ thống quy tắc, ngữ pháp. Đó chính là ngôn ngữ. “Trên trái đất có khoảng 2500 ngôn ngữ khác nhau, đó là những ngôn ngữ của bộ tộc, sắc tộc, dân tộc. Tuy có những khác biệt nhưng các ngôn ngữ đều có những quy luật chung: tổ chức một cách hệ thống các đơn vị của ngôn ngữ” [1, tr.280]. Như vậy, dễ dàng nhận thấy có rất nhiều ngôn ngữ tồn tại độc lập ở trên thế giới. Những ngôn ngữ đó có thể là ngôn ngữ toàn dân hoặc ngôn ngữ địa phương. Mỗi ngôn ngữ đều có sự khác biệt so với ngôn ngữ khác. Có thể là sự khác nhau về ngôn ngữ giữa các dân tộc, cũng có thể là sự khác nhau về ngôn ngữ trong cùng một dân tộc. Tuy nhiên dù có những sự khác biệt thì chúng đều nằm trong một quy luật nhất định. Trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học quan niệm rằng: “thuật ngữ ngôn ngữ cần được hiểu là ngôn ngữ tự nhiên của con người (đối lập với các ngôn ngữ nhân tạo và ngôn ngữ của động vật). Sự nảy sinh và phát triển của ngôn ngữ có liên quan mật thiết đến sự phát sinh và tồn tại của loài người. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu phát sinh tự nhiên, phát triển có qui luật và mang đặc trưng xã hội” [18, tr.152,153]. 7
  14. Theo cách hiểu của Ferdinand de Saussure (1857-1913): Ngôn ngữ được hiểu như một thuật ngữ ngôn ngữ học. Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương xuất bản năm 1916 của Saussure đã quan niệm ngôn ngữ có hai mặt: mặt “ngôn ngữ” và mặt “lời nói”. Theo ông, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, một hệ thống ngữ pháp tồn tại trong mỗi bộ óc hay nói cho đúng hơn là trong các bộ óc của một tập thể. Ferdinand de Saussure đã xác định khái niệm “ngôn ngữ” trong sự phân biệt với “lời nói” và theo ông: “ngôn ngữ là những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức của tập thể một cách độc lập với những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người cũng như trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó. Ngôn ngữ chính là hệ thống những yếu tố và nguyên tắc có giá trị chung, là cơ sở để cấu tạo các lời nói” [4, tr.283]. Tóm lại, theo cách hiểu thông thường “ngôn ngữ” là một hệ thống tín hiệu giao tiếp bằng âm thanh, mà một cộng đồng dân tộc nào đó sử dụng. Theo cách hiểu khoa học, ngôn ngữ bao gồm hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau: thứ nhất là mặt ngôn hay còn gọi là mặt lời nói - là sản phẩm của một cá nhân và thứ hai là mặt ngữ hay còn gọi là mặt ngôn ngữ - là sản phẩm của tập thể. Ngôn ngữ là chất liệu của văn chương, là yếu tố cơ bản của văn học. Khi tiến hành nghiên cứu văn học cần quan tâm tới bình diện ngôn ngữ đầu tiên bởi vì cái hay cái đẹp của văn học đều được bộc lộ bằng ngôn ngữ. Một trong những mục đích chính của sáng tác văn học là sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật vì thế mà ngôn ngữ nghệ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Ngôn ngữ văn học có sự thay đổi là do sự thay đổi của văn học, sự biến đổi của xã hội, cũng như là sự biến đổi về tư duy nghệ thuật. 8
  15. 1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ nghệ thuật là phương tiện để sáng tạo tác phẩm văn chương nghệ thuật. Mọi loại hình nghệ thuật dù là đơn giản hay phức tạp thì đều cần có phương tiện sáng tác, phương tiện sáng tác mang đặc trưng của từng loại hình. Nếu âm thanh được coi là phương tiện sáng tác trong âm nhạc, hình khối là phương tiện sáng tác trong nghệ thuật điêu khắc thì ngôn ngữ nghệ thuật chính là phương tiện sáng tác trong văn chương nghệ thuật. Phương thức tồn tại trực tiếp của văn học là văn bản. Để sáng tạo ra một văn bản và giúp người đọc hiểu được văn bản thì ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Macxim Gorki cho rằng: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học là công cụ chất liệu cơ bản của văn học nên nó được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ” [5, tr.215]. Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng “ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn học và khoa học” [5, tr.215]. Khi nói về văn học nghệ thuật, người ta sẽ nghĩ ngay đến ngôn ngữ nghệ thuật. Muốn phác họa được hình tượng nghệ thuật thì ngôn ngữ là công cụ đầu tiên được nhắc đến. Ngoài ra ngôn ngữ còn bộc lộ chủ đề, tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả thông qua hình tượng nghệ thuật. Khác với ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, ngôn ngữ nghệ thuật luôn tạo cho mình một nét riêng và đặc biệt. Theo tác giả Phương Lựu “ngôn từ văn học là ngôn từ của một tác phẩm văn học, của thế giới nghệ thuật, kết quả sáng tạo của nhà văn. Đó là ngôn từ giàu tính hình tượng và giàu sức biểu 9
  16. hiện nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm và tác động thẩm mĩ tới người đọc” [16, tr.170]. Mỗi một loại hình ngôn ngữ thì đều có một màu sắc, không chìm lẫn với một ngôn ngữ nào. Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” cho ta thấy được vai trò của ngôn ngữ trong văn học nghệ thuật là không hề nhỏ. Ngôn ngữ trong văn học còn phản ánh rõ nét phong cách nghệ thuật của nhà văn. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm hai thành phần cơ bản: “ngôn ngữ trần thuật” và “ngôn ngữ nhân vật”. Trong đó, ngôn ngữ trần thuật giúp nhà văn thể hiện được tính cách của các nhân vật, miêu tả được các sự vật, sự việc Ngôn ngữ trần thuật bao gồm ba thành phần cơ bản: lời kể, lời tả và lời trữ tình ngoại đề. Ngôn ngữ nhân vật phản ánh tính cách con người của mỗi nhân vật. Nhân vật nào thì cũng có một giọng điệu, một cách dùng từ ngữ riêng. Ngôn ngữ nhân vật bao gồm “ngôn ngữ đối thoại” và “ngôn ngữ độc thoại”. Trong đó, ngôn ngữ đối thoại có thể hiểu đơn giản là ngôn ngữ trong các cuộc nói chuyện giữa các nhân vật, còn ngôn ngữ độc thoại là ngôn ngữ bên trong tâm hồn, bộc lộ những suy nghĩ của nhân vật. Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc sáng tác văn chương nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật không phải là ngôn ngữ toàn dân, mà nó có những đặc thù riêng trong sự phát triển với tư cách là một phương tiện nghệ thuật. Nói như Macxim Gorki đã từng viết: “Ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói nguyên liệu, còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói đã được bàn tay thợ nhào nặn”. Ngôn ngữ không bao giờ đứng yên một chỗ mà nó luôn có sự vận động và thay đổi linh hoạt. 1.1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ có khả năng gợi hình, gợi cảm, cung cấp thông tin và đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ. Từ những ngôn từ của cuộc sống 10
  17. đời thường, những người cầm bút đã lựa chọn, sắp xếp và tinh luyện chúng thành những ngôn từ có tính thẩm mĩ, đó là ngôn ngữ nghệ thuật. Tính chính xác: Trong đời sống cũng như trong văn học, không thể không quan tâm đến sự chính xác, mà đặc biệt là khi sử dụng ngôn ngữ thì yêu cầu này càng được đề cao. Mỗi khi muốn miêu tả một hiện thực cuộc sống hay muốn bộc lộ những suy nghĩ về một vấn đề nào đó, nhà văn nói theo Maiacôpxki: “Phải từ hàng nghìn tấn quặng từ tinh luyện chọn ra một từ để câu thơ, câu văn đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất” hay nhà văn Macxim Gorki nói: “Ngôn ngữ của tác phẩm phải gẫy gọn, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng. Chính các tác giả cổ điển viết bằng ngôn ngữ như vậy đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác”. Để các sự vật, hiện tượng được tái hiện một cách chi tiết, để hình dáng, tính cách và tâm lí của con người được khắc hoạ một cách chân thật thì khi sáng tác văn học nhà văn cần phải sử dụng ngôn từ một cách chính xác nhất. Nhà thơ Tản Đà trong bài thơ “Thề non nước” đã viết: “Non cao những ngóng cùng trông Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày” Sau đó nhà thơ lại sửa lại: “Non cao những ngóng cùng trông Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày” Chữ “tuôn” đã được thay thế bằng chữ “khô”, chữ “khô” thích hợp với khả năng diễn tả sâu hơn ý thơ trên, nó thể hiện được đúng những điều mà tác giả muốn nói tới. Mauspatssant – một nhà văn Pháp đã viết: “Đối tượng mà anh ta muốn nói dù là cái gì cũng chỉ có một từ để biểu hiện nó”. Hay như nhà thơ Đỗ Phủ của Trung Quốc đã dùng từ ngữ chính xác, đạt đến tột cùng cái đẹp của nghệ thuật mà được Thẩm Đức Tiềm nhận xét: “Người xưa không bỏ phép luyện chữ nhưng lấy cái hơn về ý, không lấy cái 11
  18. hơn về lời. Cho nên chữ bình dị mà thấy lạ, chữ thường mà thấy hiếm, chữ cũ mà thấy mới, chữ mộc mạc mà thấy màu sắc”. Từng từ trong các tác phẩm của người nghệ sĩ “không từ nào khác trong ngôn ngữ có thể thay thế được”. Tính hình tượng: Ngôn ngữ văn học được chia ra làm hai loại: ngôn ngữ nhận thức và ngôn ngữ hình tượng. Hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật không trừu tượng, khó hiểu mà nó là một sự cụ thể để lại ấn tượng với người đọc. Nhà văn Macxim Gorki đã từng nói: “Nhà văn không chỉ viết bằng ngòi bút mà còn vẽ bằng từ ngữ thể hiện một cách hoàn hảo những tư tưởng của tác giả, xây dựng một bức tranh đậm đà, đắp nên những hình tượng sinh động có sức thuyết phục đến nỗi người đọc trông thấy những điều mà tác giả đã mô tả”. Chẳng hạn như trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã từng viết: “Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” Hai câu thơ trên là một bức tranh mùa thu lung linh, huyền ảo gây được ấn tượng với người đọc. Ngôn từ vốn không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà ở đây nó đã hóa thân thành hình tượng, hai câu thơ như biến thành một bức tranh đẹp mê hồn. Hay đó còn là mùa thu trong bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào” Mùa thu nhẹ nhàng, thanh bình của vùng đồng bằng Bắc Bộ mà khó nơi nào có thể có được. Mùa thu đó có bầu trời xanh ngắt, làn nước biếc, sương khói mờ ảo, ánh trăng vàng dịu nhẹ chiếu qua song thưa tạo cảm giác về một sự yên ả, bình lặng chốn thôn quê. 12
  19. Tính biểu cảm: ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học không thể thiếu được tính biểu cảm. Tính biểu cảm khi tác động vào con người làm cho họ thay đổi nhận thức và hành động theo một hướng tích cực mà văn học đã định hướng. Cảm xúc của nhà văn được bộc lộ trực tiếp bằng ngôn ngữ văn học. Người nghệ sĩ càng giàu cảm xúc thì ngôn ngữ càng giàu tính biểu cảm. Như Raspuchin đã viết: “Nếu tôi viết là tôi đau ở đâu đấy trong người. Tôi cảm thấy một sự thiếu thốn nào đó”. Trong văn chương nghệ thuật, tính biểu cảm được thể hiện qua các từ ngữ cụ thể. Nhà thơ Hàn Mặc Tử khi viết về thôn Vĩ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã có một đoạn thơ rất giàu cảm xúc và lay động lòng người: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Mỗi một từ ngữ trong khổ thơ trên đều thể hiện tình yêu, niềm tha thiết của Hàn Mặc Tử với khu vườn thôn Vĩ Dạ. Khung cảnh nơi thôn Vĩ thật khiến người ta khó có thể quên được: đó là hình ảnh nắng hàng cau,vườn xanh mướt như ngọc, mọi thứ khi kết hợp lại với nhau đều trở nên rất hài hòa bộc lộ được rõ nét tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Chỉ với bốn câu thơ nhưng người đọc khi nghe thấy, ngay lập tức muốn đến thôn Vĩ, muốn thả hồn mình vào nơi đây để cảm nhân được những vẻ đẹp nên thơ này. Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ văn học bao gồm ba đặc trưng cơ bản: tính chính xác, tính hình tượng và tính biểu cảm. Ngôn ngữ văn học đem đến cho người đọc rất nhiều cung bậc cảm xúc, từ vui, buồn, khổ đau cho tới sung sướng, hạnh phúc. Ngôn ngữ văn học chỉ thực sự đẹp và phát huy những phẩm chất của chúng khi nhà văn thực sự tài năng, có khả năng làm chủ ngôn ngữ và có cá tính sáng tạo độc đáo mang nét đặc trưng riêng của mình. 13
  20. 1.2. Tác giả Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn 1.2.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng và quá trình sáng tác 1.2.1.1. Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng Nhà văn Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, ông sinh ngày 01 tháng 12 năm 1936. Quê gốc tại làng Kim Liên, thuộc Kẻ Chợ (nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội), đó là một làng cổ thanh bình, là một vùng quê được gọi là “Ô Đồng Lầm” – mảnh đất của sự lam lũ, nhọc nhằn và đầy rẫy những khó khăn. Đinh Trọng Đoàn tình nguyện tham gia quân đội khi đang là một thiếu niên, sau đó ông được cử đi học ở khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc). Năm 1954, sau khi hòa bình lặp lại, theo tiếng gọi của Đảng, Ma Văn Kháng rời quê hương - thủ đô Hà Nội tiến thân lên vùng đất Tây Bắc để hoạt động cách mạng. Sự ra đi này có thể được coi là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của nhà văn. Ma Văn Kháng được cử về học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào năm 1960. Trở về thủ đô, ông được gặp gỡ và được tiếp xúc với rất nhiều người, họ đã đem đến cho Ma Văn Kháng rất nhiều bài học qúy báu. Thời gian này ông đã luôn không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân mình. Kết thúc khóa học ở Hà Nội, Ma Văn Kháng lại trở về Lào Cai công tác. Năm 1974, ông trở thành hội viên của Hội nhà văn Việt Nam, đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam. Một dịp về vùng nông thôn công tác, Ma Văn Kháng đã làm quen được với ông Ma Văn Nho – phó Chủ tịch huyện Bảo Thắng. Tình cảm giữa hai người được nhà văn Ma Văn Kháng rất trân trọng. Ma Văn Kháng luôn biết ơn con người này, bởi vì trong những lúc bạo bệnh, hoàn cảnh khó khăn thì ông Ma Văn Nho luôn giúp đỡ Ma Văn Kháng nhiệt tình và không bao giờ đòi hỏi sự trả ơn. Bút danh Ma Văn Kháng không phải là cái tên ngẫu nhiên 14
  21. được ông chọn để nghe giống miền núi, mà là cái tên được nhà văn đặt theo ân tình với ông Ma Văn Nho đồng thời bút danh đó cũng thể hiện tình yêu của ông với mảnh đất Lào Cai. Trong hơn 20 năm gắn bó với mảnh đất Lào Cai, Ma Văn Kháng đã cảm nhận được sâu sắc cuộc sống của con người nơi đây. Những vẻ đẹp trong sáng, lung linh và đầy mơ mộng nơi đây lúc nào cũng xuất hiện trước mắt nhà văn khiến ông không thể không cầm bút để sáng tạo nghệ thuật. Chính vì thế mà những trang văn đầu tiên viết về Lào Cai của Ma Văn Kháng đã đến với độc giả. Để có được thành công Ma Văn Kháng đã không ngừng lao động cần cù và chăm chỉ sáng tạo. Ông vận động trong cuộc sống lao động thường ngày cũng như trong lĩnh vực lao động sáng tạo nghệ thuật để tìm ra chân lí của cuộc sống. Đất nước thống nhất, rời mảnh đất Lào Cai nhà văn về công tác tại thủ đô Hà Nội từ năm 1976. Khi về thủ đô, ông từng làm Tổng biên tập, phó giám đốc Nhà xuất bản Lao Động. Từ tháng 03-1985 ông làm ủy viên Ban chấp hành, ủy viên Đảng đoàn Hội Nhà văn khóa V, tổng biên tập tạp chí Nhà văn nước ngoài của Hội. 1.2.1.2. Quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng. Ma Văn Kháng chưa bao giờ ngừng sáng tạo văn chương nghệ thuật.Truyện ngắn Phố cụt (1961) là đứa con đầu lòng của Ma Văn Kháng, truyện viết về một vài con người sống ở một ngõ phố nhỏ vùng núi. Nơi đây tình yêu và hạnh phúc đã được nhen nhóm và nảy nở một cách dung dị từ những mảnh đời đơn chiếc và từng trải qua những nỗi đau xót xa, xé lòng. Tuy nhiên, tài năng của Ma Văn Kháng mới thực sự được đánh dấu khi truyện ngắn Xa Phủ xuất hiện. Truyện phản ánh một cách chân thực cuộc sống và con người vùng Tây Bắc. Tài năng của Ma Văn Kháng ngày càng được khẳng định với giải nhì cuộc thi truyện ngắn 1967 – 1968 tuần báo Văn nghệ. Từ 15
  22. những truyện ngắn được in chung, ông đã cho ra đời liên tiếp 5 tập truyện ngắn trong vòng 4 năm từ 1968 đến 1972, trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1974. Sau năm 1975, Ma Văn Kháng rời quê hương thứ 2 trở về thủ đô Hà Nội. Từ đây, sự nghiệp của Ma Văn Kháng chuyển sang một giai đoạn mới. Ông cho ra đời nhiều tiểu thuyết viết về đề tài miền núi: Gió rừng (1977), Đồng bạc trắng hoa xòe (1980), Vùng biên ải (1983) và sau này là cuốn Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001), thể hiện một sự am hiểm sâu sắc, một lối sống hiếm có về miền núi Tây Bắc. Năm 1976, khi con người đang phải gánh trên vai những hậu quả nặng nề do chiến tranh gây ra, Ma Văn Kháng trở về chứng kiến bao nhiêu cảnh trướng tai gai mắt đã thôi thúc, bắt buộc ông phải cầm bút để viết, để nói. Từ đây, những tiểu thuyết viết về đô thị xuất hiện. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông viết về đô thị Mưa mùa hạ ra đời năm 1982. Vài năm sau, nhà văn cho ra đời rất nhiều tiểu thuyết cũng thuộc đề tài thành thị: Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Chó Bi, đời lưu lạc (1992), sự ra đời hàng loạt tiểu thuyết này đã làm đời sống văn học trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Từ một Ma Văn Kháng văn xuôi lịch sử, phong tục truyền thống đã chuyển sang một Ma Văn Kháng đời tư, thế sự, phức tạp mà đa đoan. Truyện ngắn San cha chải đã đem lại cho ông giải thưởng cây bút vàng trong cuộc thi truyện ngắn và kí 1996 -1998 do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Cùng ở thể loại truyện ngắn, ông đã nhận giải thưởng của Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam với tập Trăng soi sân nhỏ. Năm 1999, Ngược dòng nước lũ ra đời. Tập truyện ngắn Trốn nợ ra mắt bạn đọc năm 2008. Kể từ sau tác phẩm Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001) nhà 16
  23. văn có vẻ khá im với tiểu thuyết, mãi đến năm 2009 Một mình một ngựa ra đời đánh dấu sự trở lại của tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Sau những tập truyện ngắn, tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn qua nhiều thập kỉ thì gần đây Ma Văn Kháng đã công bố cuốn hồi kí Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương với một giọng văn mà độc giả đã vô cùng thân quen. Như vậy, với hành trình sáng tác gần 50 năm, với vốn sống phong phú và sự trải nghiệm thực tế Ma Văn Kháng đã đem đến cho độc giả một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Nhìn lại con đường văn chương của Ma Văn Kháng có thể thấy được ông đã rất thành công trên cả hai thể loại: tiểu thuyết và truyện ngắn. Thành công của Ma Văn Kháng cho thấy ông đã dành cả cuộc đời của mình để gắn bó với văn chương nghệ thuật, để tạo nên những sự đổi mới trong văn chương nghệ thuật. 1.2.2. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn trong văn xuôi đương đại Việt Nam Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn hoàn thành vào tháng 12 năm 1982 và được xuất bản lần đầu vào năm 1985. Tiểu thuyết được coi là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời làm văn của tác giả Ma Văn Kháng. Mùa lá rụng trong vườn là một câu chuyện xoay quanh gia đình ông Bằng. Gia đình ấy là một gia đình tri thức cũ ở thủ đô lúc bây giờ. Ông Bằng là một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu. Ông có năm người con trai, con đầu là anh Tường tham gia chiến tranh và đã hi sinh ở ngoài mặt trận, chị Hoài vợ của anh đã tái giá nhưng vẫn luôn quan tâm đến gia đình. Đông người con thứ hai, một trung tá đã xuất ngũ, thờ ơ với cuộc sống, đối lập với Lý – vợ của anh, một cô con dâu tháo vát nhưng lại có phần ghê gớm. Thứ ba là Luận, một nhà báo với rất nhiều suy tư triết lí, vợ anh là Phượng một con người sống tình cảm, chân thành. Thứ tư là Cừ, trái ngược với anh em trong gia đình, Cừ là một đứa con hư hỏng, bỏ lại gia đình và vợ con trốn sang nước ngoài. Em 17
  24. út là Cần đang du học ở bên Liên Xô và sắp trở về nước. Lúc đầu, cứ nghĩ rằng sự duy trì nếp sống vốn có của ông Bằng thì gia đình đó sẽ được ổn định, bình yên và tốt đẹp nhưng cuối cùng nếp sống đã bị phá hoại bởi nền kinh thế thị trường lúc bấy giờ. Điều đáng chú ý trong tiểu thuyết là chỉ sau một năm, giữa hai mùa cây trong vườn thay lá đã không có biết bao nhiêu chuyện xảy ra trong gia đình đó. Cừ đã phản bội lại Tổ quốc, bỏ đi ra nước ngoài, Lý rời bỏ gia đình, bỏ Đông đi theo môt gã trai khác vào Sài Gòn, còn ông Bằng đã không còn, ông đã ra đi mãi mãi. Gia đình “mẫu mực” ấy đã lung lay, đổ vỡ và rơi vào bi kịch. Mùa lá rụng trong vườn cho thấy Ma Văn Kháng đã rất nhạy cảm khi nhận ra được sự thay đổi của xã hội lúc bấy giờ. Tác giả Vân Thanh từng nhận xét: “Có thể xem Mùa lá rụng trong vườn là một tiếng nói của tác giả trước hiện thực hôm nay: Một tiếng nói về quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, về trách nghiệm của mỗi người đối với cuộc sống và cuộc sống dành cho mỗi người tác phẩm đã khơi được vào cuộc sống của chúng ta hôm nay, đã lẩy ra được một mảng tươi nguyên của cuộc sống đó, gợi cho ta biết bao suy nghĩ về nó, lo lắng, băn khoăn về nó và cũng hi vọng, tin yêu ở nó. Từ đó đặt ra cho mỗi chúng ta một thái độ sống, một trách nhiệm sống” [17]. Tiểu thuyết đặt ra cho chúng ta một cái nhìn mới về truyền thống gia đình. Truyền thống gia đình là cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn của con người, bảo vệ con người khỏi những cám dỗ, những điều xấu xa nhưng nay khi xã hội đổi mới thì chúng ta cần giữ gìn và phát huy những điều tốt đẹp còn những gì không phù hợp thì chúng ta nên loại bỏ. Ma Văn Kháng đã chứng tỏ tài năng của mình khi xây dựng thành công rất nhiều kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Đó là một chị Lý luôn thu hút người đọc bởi tính cách đa chiều: “Lý là nhân vật độc đáo, hấp dẫn nhất. Con người này hễ có mặt ở đâu là có khả năng làm cho 18
  25. nơi ấy có không khí, sinh động hẳn lên” [7], chỉ vì quá tham vọng mà Lý dần bị tha hóa. Đó là cái nhìn bao dung, vị tha của nhà văn “Viết Mùa lá rụng trong vườn Ma Văn Kháng đã rọi vào luồng ánh sáng nhân đạo khi đánh giá con người trong thời kì khó khăn, phức tạp hiện nay. Nhà văn cảm thông với những lo toan vất vả trăm bề của người phụ nữ, đồng thời có tình, có lý khi phân tích những thiếu sót sai lầm của họ” [16]. Những nhân vật có tâm hồn đẹp đẽ như: chị Hoài, Phượng, Vân, cũng được Ma Văn Kháng khắc họa rất độc đáo. Những con người này tuy ít xuất hiện nhưng họ lại là những con người sống rất tình cảm, nghiêng về giá trị tinh thần. Họ được nhà văn dành cho những tình cảm nâng niu, trân trọng và đặc biệt là sự đồng cảm sâu xa từ những việc họ làm. Ma Văn Kháng là nhà văn luôn muốn tìm tòi, đổi mới và sáng tạo nghệ thuật. Để làm nên sức sống, sự thu hút mãnh liệt mọi người và thành công cho tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn thì ngôn ngữ nghệ thuật chính là vấn đề cốt yếu, trọng tâm trong tác phẩm. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn có những đặc trưng gì chúng ta sẽ khảo sát ở chương hai của khóa luận. 19
  26. Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG 2.1. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng Nhà văn Ma Văn Kháng hầu như luôn trung thành với ngôi kể thứ ba. Thực chất, khi kể theo ngôi thứ ba nhà văn đã hóa thân vào từng nhân vật của mình để nói lên tiếng nói nhân văn, để thấu hiểu nỗi khổ của con người chứ người kể chuyện không chỉ đứng ngoài để quan sát hành động cũng như diễn biến tâm lí của nhân vật mà chính tác giả đã là nhân vật, là người thay thế nhân vật nói lên những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống. 2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật giàu chất thơ Trong cuốn Từ điển văn học có định nghĩa về chất thơ như sau: “Chất thơ không phải cái thuần túy đối lập hoàn toàn với văn xuôi mà là cái tỏa sáng trên văn xuôi. Chất thơ của văn xuôi là một phạm trù có nội hàm rộng rãi nhưng trước hết nó là những cảm xúc chất chứa những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong ngôn từ hàm súc giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [6]. Ngôn ngữ trần thuật giàu chất thơ được sử dụng rất độc đáo trong từng trang tiểu thuyết. Đọc từng trang viết người đọc dường như cũng rung động theo những biến đổi tinh tế của người trần thuật. Ngôn ngữ trần thuật giàu chất thơ trước hết được biểu hiện ở cách miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên trong tiểu thuyết là một thiên nhiên đầy sắc và hương, hiện lên với tất cả cốt hồn vốn có của nó, khiến nó như trở thành một nhân vật thực sự trong tác phẩm. Mỗi lần khi chúng ta đọc những đoạn văn tả khu vườn, ta lại tưởng như đang lạc vào một thiên đường cỏ cây hoa lá, đắm say theo âm thanh nhẹ nhàng, du dương của bản nhạc mà ông Bằng vô cùng 20
  27. yêu thích: Vườn khuya. Khu vườn nhỏ trước sân, nơi có rất nhiều kỉ niệm của mọi người trong gia đình được nhắc đi nhắc lại tới 12 lần. Mỗi lần được miêu tả khu vườn lại hiện lên với một nét độc đáo, quyến rũ riêng. Mùa xuân về, cây cối “bật nẩy chồi non, khu vườn tỏa một làn không khí tươi lành và thanh tịnh”. Xuân qua đi, hạ chớm về, cây “xanh đầm lá non”. Thế là thu sang, từng bông hoa táo nở tung “trắng ngà cả góc vườn”. Rồi đông cũng đến, cây “thu mình gọn gẽ”, khu vườn ấy được ánh trăng chiếu rọi trở nên lung linh, mờ ảo hơn bao giờ hết. Khu vườn như đã trở thành một người thân trong gia đình, nó luôn đồng hành cùng mỗi người để họ có thể tin yêu vào cuộc sống hơn, tạo động lực cho bản thân vượt qua những khó khăn, khủng hoảng. Ngôn ngữ tinh tế khi miêu tả khu vườn tiếp tục được thể hiện khi chỉ đơn giản miêu tả chậu hoa cúc mà ông Bằng chuẩn bị để đón giao thừa, ngôn ngữ ấy đã truyền cảm hứng khác lạ cho người đọc: “Những bông cúc vàng tươi vẫn còn đang xao động, rung rinh, tỏa cái vui tươi sáng ấm áp ra khắp không gian buồng và không gian nhỏ hẹp bị đóng kín trong căn buồng, tách biệt với khoảng trời chiều ngoài kia đang mù mịt sương giá, chợt dậy lên một mùi thơm thanh khiết và nguyên sơ, mùi đồng nội” [9, tr.18]. Chậu hoa cúc ấy thật sang trọng và thanh nhã. Những bông hoa vẫn còn nguyên sự tươi rói, mùi thơm vô cùng thanh khiết, làm cho tâm hồn của con người nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi hơn bao giờ hết. Chậu hoa tuy nhỏ nhưng đã mang lại cho căn buồng một không khí ấm áp, một không khí ngày tết mà gia đình nào cũng mong muốn có được dù thế giới ngoài kia có là sương khói mù mịt bao quanh đi nữa. Ma Văn Kháng quan niệm con người có sự thống nhất hài hòa giữa ngoại hình và tâm hồn. Những con người có tâm tính tốt đẹp thì chắc chắn rằng tướng sẽ hiền, ngược lại những kẻ có dã tâm, độc ác thì tướng sẽ vô cùng dữ dằn. Khi miêu tả con người, hình ảnh người phụ nữ được Ma Văn Kháng 21
  28. rất chú trọng. Bà Bằng mặc dù đã chết nhưng vẫn được Ma Văn Kháng miêu tả với một ngôn ngữ mực thước: “mặt hoa da phấn, tóc vấn khăn nhung” hay là một lần khác khi nhà văn miêu tả bà lang Chí, chỉ với những ngôn từ giản dị nhưng người đọc cảm nhận bà hiền hòa như một bà tiên chữa mắt cho ông Bằng. Ma Văn Kháng phải là người giỏi quan sát và tập trung trong mọi việc thì mới có thể miêu tả con người một cách tuyệt vời đến vậy. Bà Bằng hay bà lang Chí là những người thuộc thế hệ trước, còn những người thuộc thế hệ sau như Lý, Phượng, Luận, Đông, thì được nhà văn miêu tả như thế nào. Lý là nhân vật mà được nhà văn miêu tả chi tiết và kĩ lưỡng nhất trong tác phẩm, chị hiện lên với một ngoại hình vô cùng nổi bật: “Mặt Lý tròn phính, bừng một màu men hồng bóng lọng của nắng gió phương Nam. Mắt Lý tô xanh, lẳng và táo tợn. Tóc Lý cuốn gọn trong cái mũ vải có lưỡi tròn xòe to cum cúp che trước mặt. Cái mũ màu trắng sang trọng thường thấy các thiếu nữ nhởn nhơ đội ở ngoài bãi biển. Cái quần côn cắp cái túi sau mông, thon bó dưới ống, màu sáng làm nổi bật cái may ô láng như sa tanh đỏ gắt nịt lấy người, tôn sự đầy đặn của đôi tay trần nuột óng và một bộ ngực nhô cao như đắp nặn, ngạo nghễ và thách thức” [9, tr.194]. Khuôn mặt và trang phục của Lý làm cho người đọc phải trầm trồ khen ngợi. Lý vẫn rất đẹp và quyến rũ như thời con gái vậy mặc dù chị đã không còn trẻ trung gì nữa. Chân dung của Lý cho thấy Lý đã thay đổi rất nhiều, chị không chỉ thay đổi về ngoại hình mà tâm hồn bên trong của chị cũng đã vì thế mà thay đổi theo. Những đoạn văn miêu tả không gian và thời gian nghệ thuật của Ma Văn Kháng cũng xuất sắc không kém. Không gian nghệ thuật “chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả” [5, tr.135]. Không gian căn buồng trong tác phẩm được quan tâm đến rất nhiều, căn buồng là nơi tạo ra không khí thân mật của các thành viên trong gia đình, 22
  29. là nơi lưu giữ những bóng hình của người thân yêu. Người đọc sẽ nhận thấy “căn buồng rộng vuông vức vẫn dùng làm phòng khách, nơi ăn uống hội họp khi tết nhất, giỗ chạp của cả gia đình” [9, tr.12]. Phòng khách chính là bộ mặt của ngôi nhà, nơi đây đã chứa đựng rất nhiều kỉ niệm giữa mọi người trong gia đình. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa người đọc đi khám phá từng căn buồng của từng người trong gia đình, căn buồng của ông Bằng “nhìn ra mặt phố, buồng có diện tích chừng mười sáu mét vuông nhưng có một phong thái riêng, giản dị, nghiêm túc và tràn đầy nghị lực” [9, tr.43]. Căn buồng đã phần nào phản ánh chủ nhân của nó, không cầu kì, rất đơn giản nhưng lại vô cùng gọn gàng và khuân phép. Căn buồng của Lý so với căn buồng của cha thì lại “tuềnh toàng và thiếu ngăn nắp quá. Lạ nữa là một người ưa đẹp và khéo như Lý sao lại để nơi ăn chốn ở luộm thuộm như vậy. Cứ như là nơi ở tạm bợ. Buồng rộng, đồ đạc có vẻ nhiều nhưng tất cả đều gói kín trong các bao tải, túi ni lông, hòm sắt, hòm gỗ giúi xuống gầm giường” [9, tr.88]. Một người như Lý những tưởng căn phòng sẽ đẹp và gọn gàng thì lại vô cùng luộm thuộm. Một người có thể bất chấp bỏ ra năm trăm đồng mua cả cây quất to để trêu tức mụ phòng vật tư ấy vậy mà lại để căn phòng như vậy. Lý chỉ thể hiện bên ngoài, còn bên trong thì vô cùng nhếch nhác, có khi nào điều đó báo hiệu rạn nứt giữa Lý và Đông. Căn phòng của Phượng thì lại trái ngược hoàn toàn: “căn buồng có một bầu không khí riêng, thân mật và yêu đời. Buồng hẹp ghép hai giường cá nhân thành một giường đôi chỉ còn hở một lối vừa người đi. Khoảng trống phía trong là nơi làm việc, bếp núc” [9, tr.124]. Không gian buồng của Phượng cho thấy Phượng là một người sống đơn giản nhưng lại rất giàu tình cảm, Phượng luôn quan tâm, chăm sóc và yêu thương mọi người. Bên cạnh không gian căn buồng thì không gian đường phố cũng được Ma Văn Kháng đặc tả. Con phố nơi gia đình ông Bằng sinh sống: “phố chạy tới đây có vẻ như là đã đuối sức. Nhà thưa thớt dần và mặc dầu đường vẫn 23
  30. giữ nguyên vẻ đường bệ của một trục đường chính trong thành phố, nhưng tới đây hai bên hè cũng chỉ lác đác hai ba cái biệt thự nho nhỏ, xinh xắn, kiểu cấu trúc châu Âu thế kỉ trước” [9, tr.5].Không gian khu phố mang đậm nét đặc trưng của Hà Nội xưa. Tuy đó không phải là khu phố trang hoàng, cao sang nhưng nó đã mang lại sự yên bình cho những hộ gia đình ở đó. Không gian phố phường nơi đây còn hiện lên với quán bún mọc vỉa hè: “mấy chục con người, bâu quanh gánh hàng, tự động kiếm chỗ ngồi, trên hòn gạch, có người còn ngồi bệt trên vỉa hè và ngồi xổm dưới lòng đường” [9, tr.117]. Quán bún mọc ấy không phải là một nhà hàng sang trọng nhưng lại lấy được lòng của rất nhiều thực khách, dù là phải chờ đợi và không có chỗ ngồi đàng hoàng thì họ vẫn muốn đợi để có thể được ăn bát bún ấy. Thời gian nghệ thuật cũng được Ma Văn Kháng miêu tả rất thú vị. Trong một lần đi công tác về, Luận đã bí mật trèo cổng vào để gây bất ngờ cho Phượng: “đứng một lát ở vòm cây, tiếp cận hơi mát từ các vòm lá tỏa, thấy buồng Phượng mở cửa sổ, anh bỗng nảy ra ý nghĩ nghịch ngợm và nồng nàn. Nhẹ nhàng bám tường đèn không bật, khuôn cửa sổ đón nguồn ánh sáng mờ ảo của cả một trời sao và bóng Luận đi tới” [9, tr.131, 132]. Trong đêm ấy Luận và Phượng đã tâm sự với nhau để họ hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn. Cũng là thời gian về đêm, Ma Văn Kháng cho Cần và Vân được thể hiện cảm xúc của mình. Sau bao năm Cần đi nước ngoài, Vân vẫn chung thủy đợi Cần trở về dù bị gia đình ngăn cản. Vào đêm hai người gặp nhau, họ đã kể cho nhau nghe những vất vả về tình yêu khi phải xa nhau và cũng trong đêm ấy Cần cầu hôn Vân: “vào lúc Cần đắm say nhất và trăng đã lên cao, khuất sau mái nhà một lần nữa anh kéo sát Vân gần mình, lâng lâng vì sự tráng lệ, huyền ảo của mối tình đầu gian nan nhiều thử thách, Cần cúi xuống đắm say mơ màng: Vân, Vân à, cho anh cưới em nhé” [9, tr.266]. Khi đã say đắm trong tình yêu thì đúng là con người ta sẽ trở nên lãng mạn và dịu dàng 24
  31. vô cùng. Chính sự ngọt ngào của Cần đã làm cho Vân mơ màng, đáng yêu hơn bao giờ hết. 2.1.2. Ngôn ngữ trần thuật mang màu sắc tâm lí Thông thường, khi trần thuật theo ngôi thứ ba người kể chuyện biết hết khiến tác phẩm có phần bị nhàm chán nhưng ở đây ngôn ngữ trần thuật đã được Ma Văn Kháng biến hóa rất tinh vi. Ngôn ngữ trần thuật đã được chuyển hóa vào từng nhân vật, mang đậm màu sắc tâm lí. Qua lời trần thuật, người đọc nhận ra Lý là một người tháo vát, năng động nhưng dễ bị tha hóa, Đông sống thản nhiên và an phận, ông Bằng và Luận luôn có những triết lí sâu sắc, còn Phượng và chị Hoài thì lại nhẹ nhàng, dịu dàng và tình cảm, Lý là nhân vật có tâm lí rất phức tạp, khó có thể định đoán. Tâm lí ấy không đi theo quy luật thông thường, thường gây ra bất ngờ cho người đối diện. Nhiều lúc Ma Văn Kháng để cho Lý cũng tự cảm thấy bất ngờ về bản thân mình: “chị lờ đờ như bâng khuâng và vẻ như khó hiểu với cả chính mình”, khiến chị tự hỏi bản thân mình “vô lý hay thật như thế”. Lý là một người chỉ vì đồng tiền mà phản bội lại chồng của mình, hủy hoại truyền thống đạo đức của gia đình. Bản chất là một con người rất lạc quan: “lương tâm còn sáng, trí thông minh còn đủ để nhận biết đâu là giới hạn” [9], chị “đã có những phút đời vượt ra khỏi vòng cương tỏa nhưng đã xảy ra sự thu mình tự nguyện, trở về yên vui trong những nền nếp ổn định. Nhưng ngày ấy chợt nóng, chợt lạnh như tiết trời tháng tư, cảm xúc không xác định” [9], Lý đã dằn vặt day dứt suy nghĩ: “Tắt rồi lại cháy, cháy rồi lại tắt những dục vọng ngút lửa. Những lời tỉnh táo vang thầm, những lời biện hộ trỗi dậy mạnh mẽ” [9]. Lý là một người năng động dễ thích nghi với thời đại nhưng cũng dễ bị tha hóa “mong manh dễ thay đổi vì thiếu nền tảng, dễ bị kích động, tức hứng nhất thời bởi các ý tưởng cuồng nhiệt hoang đường” [9]. Lý đã để cho cái bản năng chiến thắng lí trí, vì lí trí của Lý rất yếu ớt mà bản năng thì quá lớn. 25
  32. Ma Văn Kháng đã cố tình chọn không gian gia đình gia giáo để làm nổi bật con người Lý. Có lúc chị độc địa với cả vợ con Cừ nhưng có lúc lại tỏ ra thương cảm và muốn giúp đỡ. Đang trò chuyện vui vẻ với Phượng nhưng lại có thể quay ngoắt đổ lỗi cho vợ chồng Phượng bày mưu mất xe đạp. Đối lập với Lý là một Đông sống an nhiên và bình thản. Trải qua nhiều năm trên chiến trường, trở về Đông biến thành một con người ngơ ngác trong chính ngôi nhà của mình, anh như một kẻ thừa bên cạnh vợ. Vì thế mà nhiều lúc Đông “sa vào buồn tủi thật nhiều”. Đông buồn như vậy là do chính cách sống của Đông chứ không phải ai đó đã tác động đến. Nếu muốn vui vẻ, muốn thấy cuộc đời đẹp hơn thì Đông phải thay đổi cách sống và suy nghĩ. Đông không thể sống mãi như thế được. Sự thay đổi của Lý đã làm Đông biến đổi rất nhiều: “Đông không còn là Đông của mọi ngày. Mặt co rút trong một nỗi đau sinh tử. Đông đập bàn gào lên thống thiết và uất hận Đông bị choáng, cơn giận dữ đau xé, biến đổi con người từ bản tính” [9]. Luận càng trải nghiệm cuộc đời anh càng nhận thấy rằng cái hay – dở, tốt – xấu ở trên đời này rất mong manh. “Dưới tác động của một ngẫu nhiên bất hạnh nhỏ thôi, đời của một con người cũng có thể xoay lật ngược chiều tức khắc” [9]. Cho nên cần phải có chiều sâu của lòng nhân hậu để giúp đỡ, dìu dắt mọi người. “Không có lòng nhân hậu, vị tha, sự hi sinh và nhẫn nại thì làm sao có tình yêu được” [9]. Luận là nhân vật có thể nói là triết lí nhiều nhất trong tác phẩm. Mỗi lời triết lí của Luận khiến cho người đọc luôn phải suy nghĩ rất lâu mới có thể hiểu được. Luận không chỉ triết lí về các vấn đề đơn giản mà các vấn đề xã hội cũng được Luận bày tỏ rất sâu sắc. Luận rất giống ông Bằng, trong tiểu thuyết ông Bằng cũng là một người rất hay triết lí. Những triết lí của ông nhiều lúc rất đúng nhưng nhiều lúc lại hơi cổ hủ, lạc hâu. Đôi lúc những triết lí đó còn mang tính bảo thủ. Có khi nào chính vì sự bảo thủ này mà ông Bằng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng 26
  33. hoảng của gia đình. Con người đôi khi cũng nên hoài niệm một chút về quá khứ nhưng cần phải sáng suốt để nhận ra điều gì còn phù hợp, điều gì không nên để nó tồn tại ở hiện tại nữa. 2.2. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng Đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm văn học bao gồm ngoại hình, tâm lí và ngôn ngữ. Khi các nhân vật muốn trao đổi suy nghĩ, tâm tư, tình cảm với nhau thì ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất. Ngôn ngữ thể hiện tính cách nhân vật một cách sâu sắc. Ngôn ngữ nhân vật bao gồm hai phạm trù cơ bản: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ độc thoại bộc lộ tính cách nhân vật một cách rõ nét nhất. Ngôn ngữ của mỗi nhân vật phù hợp với tính cách của bản thân và không trộn lẫn với bất cứ ai. 2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại đời thường, giản dị Ngôn ngữ nhân vật là lời nói cá nhân của mỗi người trong tác phẩm văn chương nghệ thuật. Trước đây, trong các tác phẩm thuộc đề tài sử thi chúng ta luôn tìm thấy một thứ ngôn ngữ sử thi ngợi ca và trang trọng thì nay khi đọc các tác phẩm thuộc đề tài thế sự ta thấy ngôn ngữ sử thi được thay thế bằng ngôn ngữ đời thường, giản dị. Ngôn ngữ đời thường, giản dị đã cho người đọc cảm nhận được những điều mới mẻ của cuộc sống và xã hội. Đó không chỉ là đời sống trong sáng, tươi đẹp và giản dị mà đó còn là một đời sống với đầy sự thô nhám và dung tục. Điều đó cho thấy khao khát mãnh liệt của Ma Văn Kháng khi muốn nói lên sự thật cuộc sống, muốn mọi người từ đó hãy nhìn thẳng vào sự thật. Đó không chỉ là khao khát của Ma Văn Kháng mà còn là khát vọng của rất nhiều nhà văn trong hàng ngũ của nền văn học Đổi mới. 27
  34. Lý đanh đá và sắc sảo, con người ấy để lại cho người đọc không ít ấn tượng bởi thứ ngôn ngữ không lẫn vào ai được. Ngôn ngữ của Lý là một thứ ngôn ngữ đầy ghê gớm và sắc cạnh: “Lý nhảy ra khỏi ghế, giậm chân, xỉa tay: - Bịa! Bịa! Tịch thu! Nói dễ nghe nhỉ? Có hốc xì thì có! Tịch thu! Ai tịch thu? Thẻ nhà báo đâu, sao không chìa ra? ( )- Há há! Đẹp mặt chưa! - Vỗ tay đồm độp, Lý cười ha hả. - Chị em tôi mà tin ông thì có ngày dã họng. Phượng ơi, mày thấy chưa? Tao đã bảo rồi mà, các lão đàn ông nhà này toàn là hạng vô tích sự cả” [9, tr.24]. Có thể thấy Ma Văn Kháng đã cho nhân vật của mình sử dụng tối đa những ngôn từ đời thường. Nhiều từ mang đậm tính khẩu ngữ như: “bịa”, “hốc xì”, “há há” cho thấy thái độ suồng sã của nhân vật trong giao tiếp. Ngữ điệu của đoạn văn cũng là điều đáng được chú ý. Việc sử dụng các từ đơn bịa, bịa, há, há, sự lặp lại các từ đó, thêm vào đấy là rất nhiều dấu chấm cảm mang đầy sắc thái biểu cảm. Hay trong một cuộc đối thoại khác với chồng của mình thì ngôn ngữ sắc cạnh của Lý tiếp tục được biểu hiện rất rõ: “ - Tự ý! Ông ơi, ông còn ngu đến bao giờ mới thôi! Đó là cái mưu mô của thằng Luận và cô em dâu quý hóa của ông đấy, ông ạ. Rồi nó còn đưa con nó, đưa mẹ nó về đây nữa kia. Đã mở mắt ra chưa, con nặc nô ghê gớm thế. Hừ, cả vợ thằng Cừ nữa, nó được phép ai mà dám bước chân vào cái nhà này? Đây là nhà vô chủ, hả? Giời, cái buồng bây giờ hỏa hồng không dưới năm chục đâu” [9, tr.198]. Ngôn ngữ đối thoại của Lý không chỉ thể hiện chị là một con người đanh đá, sắc sảo mà còn hiện lên chị là một người phụ nữ luôn muốn áp đặt, chèn ép mọi người: 28
  35. “ - Chị nhìn Đông mắt lạnh như thép, rồi bước ra cửa sổ: này hỏi nó cho ra nhẽ đi, có phải nó định cưới vợ rồi dắt díu nhau về cái nhà này không? Cả con Phượng nữa, mẹ nó, con nó, cả con mụ khọm Chí nữa có phải các người định kéo nhau tùng đảng về đây không” [9, tr.232]. Lý sử dụng môt loạt các từ ngữ đời thường: “mẹ nó”, “con nó”, “con mụ” để nói chuyện với chồng của mình. Ngôn ngữ của Lý cho người đọc thấy được hình như chị coi chồng là một người dưới quyền. Chính từ ngôn ngữ ấy chị hiện lên là một kẻ vô văn hóa, không có học, xuất thân từ nông thôn. Đôi lúc ngôn ngữ đó còn làm hiện lên một chị Lý đành hanh, trắng trợn, ngông ngược, bất chấp đạo lí chứa đầy sự cay nghiệt. Chẳng hạn như ở đoạn đối thoại với Phượng, tư thế của Lý lúc đối thoại được Ma Văn Kháng miêu tả khá độc đáo “Lý nằm ềnh trở lại, ruỗi soạt chân tay, ngáp rồi mở mắt thao láo nhìn trần nhà”. Lời của Lý: “Phượng biết bà lang Chí chưa? Bà ấy định kết bạn với ông cụ nhà này đấy. Đời bà ấy thật khổ. Ba lần chết chồng. Con không có” [9] là những câu văn rất ngắn gọn, Lý vừa hỏi, vừa chất vấn rồi lại tự kết luận. Tuy là một lời đối thoại ngắn nhưng lại mang đến cho người đọc rất nhiều thông tin. Nhiều lúc Lý sẵn sàng gọi bà lang Chí là “mụ khọm già”, lên mặt với cả bà già bán rau, người bán thịt như ăn cướp, vứt tạch đồ xuống đất. Chị cũng sẵn sàng nhảy vào cuộc đấu khẩu, than vãn khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Một chị Lý giận dỗi, tức tối, tuôn ra những lời nói với những động từ mang sắc thái biểu cảm rất mạnh: “- Ăn nốt đi chứ, lại có kén rồi hay sao ấy. Ông nhà nước sắp đánh thuế cao lắm. Thằng này nó định tếch đi nơi khác. Nó mà tếch đi là mất một chỗ ăn ngon. Ăn đi! Tội đếch gì mà bóp mồm bóp miệng” [9, tr.119]. 29
  36. Lý đã sử dụng một loạt động từ mạnh như: “tếch”, “đếch gì”, “bóp mồm bóp miệng” khi nói chuyện với Phượng để bày tỏ kịch liệt nỗi tức giận của mình. Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có một ngôn ngữ riêng và đọng lại trong tâm trí bạn đọc bởi chính ngôn ngữ ấy. Không chỉ có Lý mà các nhân vật khác: chị Hoài, Luận, Đông, cũng có ngôn ngữ đối thoại riêng để bộc lộ tính cách của bản thân. Chị Hoài là một con người thật thà, luôn yêu thương và biết sẻ chia với mọi người nên chị có một thứ ngôn ngữ tình cảm, đi sâu vào lòng người. Mỗi khi chị lên tiếng, người đọc luôn cảm thấy một sự an yên trong lòng. Trong một lần chia tay Phượng ở nhà ga để chị trở về quê thì những lời tâm sự của chị với Phượng thực sự đã cho ta thấy được vai trò và trách nhiệm của người con dâu trưởng “mặc dù hiện tại chị đã có gia đình mới”, chị phải lo toan cho gia đình đó: “- Còn việc này nữa chị định nói với Lý, nhưng nghĩ Lý không chắc hiểu được, nên lại thôi. Chị cũng đã nói với Đông rồi, nhưng chú ấy ậm ờ, không hiểu ý tứ thế nào. Đó là chuyện của ông. Ông hồi này yếu quá. Hàng ngày dọn dẹp buồng ông em phải chú ý làm việc này nhá, chị thấy buồn buồn vì vắng vẻ quá. Bà mất quả là ông thiếu mất một người đỡ nâng, bầu bạn. Chị dò ý ông, ông có ý ngại. Chị liền đến thẳng nhà bà Chí. Ý chị muốn hai ông bà sống lại gần gụi nhau cho có bạn bè lúc già cả, em ạ. Rồi ai cũng vậy thôi” [9, tr.102, 103]. Khác hoàn toàn với Lý, Đông – chồng của Lý là một con người sống một cuộc sống bình yên, vô tư quá mức và vô cùng vụng về trong tất cả mọi chuyện. Đông hững hỡ với tất cả mọi chuyện, sống một cuộc đời đơn giản nên ngôn ngữ của Đông cũng chính như con người Đông vậy. Đó là một thứ ngôn ngữ tẻ nhạt, phẳng tẹt và vô cùng đơn điệu với một câu điệp khúc được lặp đi lặp lại rất nhiều lần: “Có gì mà phức tạp lắm đâu”. 30
  37. Nơi cơ quan Phượng làm việc, bà trưởng phòng rất tốt bụng nhưng tính khí lại vô cùng thất thường “xốc vác với công việc, nhưng tính khí quá bất thường”. Có khi bà trưởng phòng đó rất thoáng, rất xởi lởi và rộng rãi với mọi người nhưng có khi lại rất khắt khe, soi mói mọi người từng chút một, nhiều lúc còn rất đành hanh: “- Báo cáo đếch gì! Cậu khắc làm khắc biết. Với lại có gì cậu cứ hỏi lão giám đốc. Tớ không biết” [9, tr.109]. Trong suốt quá trình làm việc với bà trưởng phòng tính nết thất thường, từ lời nói cho đến hành động đều rất trái khoáy thì Phượng luôn cảm thấy: “Một con người như thế mà lại ở cương vị này ư?” Nhưng thực ra trên đời này cái gì cũng có nguyên nhân của nó cả, chẳng có gì là tự nhiên, cách ứng xử, hành động, lời nói của bà trưởng phòng đều có lí do của nó hết. Bà là một con người tư duy còn thô thiển, nhận thức còn hạn chế, cứ phải đóng mãi một vai là làm lãnh đạo dù không đủ khả năng. Ma Văn Kháng luôn đề cao vai trò của ca dao tục ngữ trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong sáng tạo văn chương nghệ thuật. Ở Mùa lá rụng trong vườn tác giả đã sử dụng các thành ngữ, tục ngữ một cách đậm đặc và đạt được hiệu quả cao. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ kết hợp với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt đã hình thành một ngôn ngữ Ma Văn Kháng độc đáo, cá tính, một ngôn ngữ phong phú đa dạng và không thể nhầm lẫn với bất kì tác giả nào khác. Lật từng trang văn trong tiểu thuyết ta có thể nhận thấy thành ngữ, tục ngữ được sử rụng rất nhuần nhuyễn và điêu luyện. Việc sử dụng thành công các thành ngữ, tục ngữ đã góp phần vào khắc họa tính cách nhân vật. Lý vốn là phụ nữ thành thị, xuất thân là một cô gái vùng nông thôn nghèo, ít học nhưng lại hết sức nhanh nhạy, sắc sảo và vô cùng nhạy bén trong mọi tình huống của cuộc sống. Lý đã sử dụng một số lượng thành ngữ, 31
  38. tục ngữ đáng kể. Những câu thành ngữ, tục ngữ đi vào phát ngôn của chị một cách rất độc đáo. Với mỗi đối tượng, mỗi người trong gia đình và xã hội thì chị lại sử dụng thành ngữ, tục ngữ một cách uyển chuyển và vô cùng linh hoạt. Khi nói chuyện với Đông – một thiếu tá về hưu, cũng như là chồng của mình vào trong ngày tết Lý nói xơi xới, bốp chát vào mặt Đông: “Quý hóa chưa kìa! Ngủ như hổ ngủ Năm hết tết đến rồi không dậy nhúc nhắc chân tay một tý còn định nằm ăn vạ đến bao giờ? Rõ thật hết ngày dài lại đến đêm thâu” [9, tr.6, 7]. Lý nói chuyện với chồng của mình không phải một giọng ngọt ngào, tình cảm của các cặp vợ chồng mà là một sự chua ngoa, bốp chát với các thành ngữ, tục ngữ như: “ngủ như hổ ngủ”, “năm hết tết đến”, “hết ngày dài lại đến đêm thâu”. Nói chuyện với chồng bằng giọng đó, lúc nói chuyện về giá cả chợ búa với Phượng, ngôn ngữ đối thoại của Lý sử dụng rất chân thật và tự nhiên: “Thế là đi đời nhà ma cả bộ comple giờ phải đến ngàn bạc. Ông Đông thì cứ như ngậm hột thị”, “Rõ đau đẻ còn chờ sáng trăng”, “Chị em chúng tôi đang bận, sẽ quyết định ăn chơi xả láng, ông có chịu không? Còn cười, cười cái lão rậm râu sâu mắt”, Lý sử dụng thành thạo rất nhiều các thành ngữ và tục ngữ khi nói chuyện với cô em dâu: “đi đời nhà ma”, “ngậm hột thị”, “rõ đau đẻ còn chờ sáng trăng”, Khác hẳn ngôn ngữ khi nói chuyện đối thoại với chồng, với em dâu, lúc nói chuyện với Luận thì chị tỏ ra sự cong cớn của một kẻ vô học, vô văn hóa: “Vểnh tai mà nghe cho rõ nhé. Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Anh có biết rằng, con vợ anh nó có chỗ chui ra chui vào là nhờ cái con quỷ sa tăng nào không? Và vợ anh cùng với anh đã ăn cháo đá bát như thế nào không? Đừng nên có cơm lại muốn ăn quà nhá! Đừng khỏi vòng cong đuôi nhé! Đồ chó ghẻ có mỡ đằng đuôi” [9, tr.201, 202]. Các thành ngữ tục ngữ tiếp tục 32
  39. được đưa vào các cuộc đối thoại một cách uyển chuyển và tài tình: “tiên trách kỉ, hậu trách nhân”, “ăn cháo đá bát”, “có cơm lại muốn ăn quà”, “khỏi vòng cong đuôi”, “chó ghẻ có mỡ đằng đuôi”, Hình như chị Lý có vốn thành ngữ, tục ngữ rất là sâu rộng, không chỉ với một người mà với rất nhiều người, là ai chị cũng có thể mang vốn đó ra để đối đáp, trò chuyện. Như vậy, với việc sử dụng ngôn ngữ đời thường kết hợp với các thành ngữ, tục ngữ đã làm cho các nhân vật trong tác phẩm bộc lộ rõ tính cách của mình. 2.2.2. Ngôn ngữ đối thoại vừa giàu tính biểu cảm, vừa mang tính triết lí Khi tìm hiểu tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tôi nhận thấy rằng, bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ đời thường giản dị thì nhà văn còn sử dụng rất nhiều ngôn ngữ mang tính biểu cảm cao. Nhiều ngôn từ mới lạ hay đôi khi chỉ là những ngôn từ cũ nhưng bằng tài năng của mình Ma Văn Kháng thổi hồn vào đó khiến chúng lại trở nên mới mẻ, độc đáo và mang tính biểu cảm cao. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm trong Mùa lá rụng trong vườn đầu tiên là ở sự xuất hiện của những từ ngữ lạ, mang đến một sự mới mẻ, độc đáo trong ngôn ngữ văn chương nghệ thuật. Chị Lý, trong một cuộc đối thoại trò chuyện với Phượng, chị kể cho Phượng nghe về vẻ đẹp bản thân đã có thời làm cho tên giám đốc già phải nghiêng ngả: “Ông không một lời nói quyến rũ, không một cử chỉ bờm xơm” [16]. Hay là ngôn ngữ mỉa mai của bà trưởng phòng nơi Phượng làm việc: “Thế nào con mẹ kia nó bắt phải mua đường phên để làm bánh trôi bánh chay à! Rõ võng hãnh quá!” [9]. Không chỉ có các từ như “bờm xờm”, “võng hãnh” mà trong tiểu thuyết còn xuất hiện rất nhiều từ ngữ lạ như thế nữa: “lờ ngờ”, “phô phang”, “phì phịt”, “đầu nghếch”, “xong xóc”, “hào hển”, “ỏn thót”, “khủng 33
  40. khỉnh”, “lúi xùi”, “sắc lẻm”, “hốc xì”, “tươi mưởi”, “giọng ngột”, “i uôm”, “nhợt sám”, “nồng nã”, “phì phịt”, Người đọc đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với ngôn ngữ lạ trong tác phẩm. Nhà văn đã không ngừng biến hóa, làm mới các từ ngữ một cách cẩn thận và chu đáo. Ngôn ngữ đối thoại giàu tính biểu cảm còn được thể hiện ở những cuộc đối thoại mà chứa đựng những từ ngữ bày tỏ tâm tư của nhân vật. Những đoạn đối thoại đó thực sự đã lôi cuốn người đọc, người đọc như thấu cảm nỗi lòng của mỗi nhân vật. Chúng ta sẽ cùng nghe những chia sẻ của Luận về thời gian khủng hoảng của gia đình với Phượng – vợ của anh, một cô vợ duyên dáng và đáng yêu. Luận dào dạt cảm xúc, bày tỏ với Phượng: “Phượng à, cuộc sống chung của chúng mình đã được mười năm và trong mười năm đó ba nghìn sáu trăm ngày vất vả của em. Anh tự hỏi: Cái gì tạo nên sức mạnh của em trong những ngày đó? Có phải đó là lòng nhân hậu, sự kiên nhẫn chịu đựng, đức hy sinh cao quý và sức chống chọi, bền bỉ của em không? Từ em tỏa sáng vẻ đẹp mạnh mẽ, bình dị mà tự nhiên. Anh cảm thấy tin yêu cuộc sống hơn, vì có em bên cạnh, Phượng à” [9, tr. 258]. Hay là khi đối thoại với chồng về vấn đề của chị Lý, Phượng đã rất dứt khoát: “Sao? Chị Lý ly dị anh Đông ấy à? Không! Không! Không thể được. Sao anh lại nghĩ thế. Sống với anh Đông chị ấy có thể bực bội, khó chịu và về nhiều mặt chị ấy không thoả mãn. Nhưng bỏ anh ấy lúc này thì nguy hiểm lắm. Em không tán thành! Em không đồng ý! Anh phải bỏ ngay ý kiến này đi! Nguy hiểm lắm” [9, tr. 259]. Sử dụng ngôn ngữ có khi uyển chuyển hài hòa có khi lại cứng rắn của Ma Văn Kháng đã đem đến cho người đọc những cảm xúc chân thật và thú vị. Ngôn ngữ đối thoại không chỉ giàu tính biểu cảm mà nó còn mang đậm tính triết lí. Giữa các nhân vật đã có rất nhiều cuộc đối thoại mang tính triết lí cao. 34
  41. Triết lí đó thực chất là “chuyện đời, là dòng đời, mạch sống với những dòng chìm nổi, mạch ngầm, mạch lộ thiên”. Đó là các cuộc đối thoại giữa ông Bằng với Lý, giữa ông Bằng với Đông, giữa Đông với Luận, giữa Luận với Cần, giữa Lý với Luận, giữa Luận với Đông, giữa Đông với Lý. Có rất nhiều cuộc tranh luận xảy ra rất gay gắt giữa các nhân vật có tư tưởng, lối sống khác nhau. Đó là cuộc đối thoại giữa Đông – một trung tá về hưu và Luận – một nhà báo. Cuộc đối thoại mang tính triết lí này xảy ra khi Luận nhận thấy anh trai của mình đã có một bước tiến dài trong suy nghĩ từ“đời có gì phức tạp lắm đâu” đến “cuộc sống phức tạp lắm chứ không đơn giản đâu”: “Không phức tạp không gọi là cuộc sống. Bản chất con người là vậy. Suốt đời con người chuyển động. Ai cũng có một cái đích lựa chọn để đi tới. Đích đúng thì hạnh phúc cho mọi người. Còn đích sai thì tai họa, chí ít cũng làm phiền xung quanh. Còn cái xấu cái tốt thì thời đại nào chả có. Đừng sợ cái xấu, cái xấu cũng là của mình, ở mình thôi! Phải chăm lo cho từng người. Cá tính mãi mãi tồn tại và đòi hỏi được quan tâm” [9, tr.280]. Hay là các cuộc đối thoại giữa Lý và Luận, Lý đã đối đáp lại Luận một cách gọn gẽ với việc sử dụng triết lí gây bất ngờ cho người đối diện: “- Chị Lý này. Chị nói thế cũng chỉ đúng một phần thôi. Vợ chồng, ngoài cái tình còn có cái nghĩa. Sống với nhau lâu thì có cái nghĩa tao khang, đá vàng trăm năm. Thế cho nên, đói no có thiếp có chàng, còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình. - Nhưng một ngày tựa mạn thuyền rồng, còn hơn chính thất nằm trong thuyền chài! - Chị tài lắm! Luận rên nho nhỏ. Lại một lần nữa Luận bị bất ngờ ” [9, tr. 39]. 35
  42. Ma Văn Kháng là một nghệ sĩ tài ba của nền văn học Việt Nam, ông là một trong số ít các nhà văn của Việt Nam không ưa dùng các từ ngữ mòn, đã cũ, những ngôn từ khi qua bàn tay nhào nặn của ông thì dù quen hay lạ nó vẫn luôn chói sáng một nội lực sâu bên trong. Khi tìm hiểu Mùa lá rụng trong vườn, người đọc như bước vào thế giới ngôn ngữ đầy hương sắc, thỏa thích trải mình trong đó mà không khỏi ngỡ ngàng, bất ngờ bởi ngôn ngữ rất giản dị, đời thường mà vô cùng cảm xúc, mang đậm tính triết lí. 2.3. Ngôn ngữ độc thoại trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng Khi miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thì ngôn ngữ độc thoại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cuộc sống đời thường diễn ra rất phức tạp tác động tới tâm lí của mỗi người. Con người đứng ở ranh giới giữa cái thiện và cái ác họ thường băn khoăn, do dự. Vì vậy, độc thoại nội tâm thường diễn ra khi con người phải trải qua những trăn trở, dằn vặt mà đôi khi những điều ấy lại gây ra những áp lực và tổn thương vô cùng lớn. Độc thoại nội tâm giúp người đọc cảm nhận thế giới bên trong, chiều sâu tâm hồn của từng nhân vật. Những cung bậc cảm xúc: buồn, vui, hạnh phúc, khổ đau của nhân vật đều được trải ra hết trước mắt người đọc. 2.3.1. Ngôn ngữ độc thoại thể hiện sự day dứt, dằn vặt trong nội tâm nhân vật Độc thoại nội tâm cho thấy mỗi nhân vật luôn có ý thức về bản thân mình, sự thay đổi bản thân để hướng tới những điều tốt đẹp là cả một quá trình lâu dài và không hề đơn giản. Chị Lý là một nhân vật có những mâu thuẫn tâm trạng trái ngược nhau trong nội tâm rất sâu sắc. Lý có nội tâm rất phức tạp, luôn thay đổi bất thường khiến người đối diện luôn bất ngờ về con người chị. Có thể đang hòa đồng vui 36
  43. vẻ nhưng chị lại quay ngoắt lại là một kẻ nanh nọc, ghê gớm. Sâu xa trong tâm hồn chị cũng là một con người yêu đời khi hòa mình vào thiên nhiên với Phượng và chị Hoài, cũng có lúc xông xáo chạy hộ khẩu cho mẹ con Phượng về thành phố, thương Phượng xanh xao vì nhớ con, nhưng chị lại đột ngột quay ngoắt lại, lật mặt rất nhanh, coi Phượng như một kẻ ăn bám, gây rắc rối cho mình. Đang ăn mặc tiêu xài phung phí rồi bất thường lại trở về với bộ quần áo công nhân thường ngày đã trở nên cũ kĩ. Phải chăng sự thay đổi ấy đã báo trước một điềm xấu trong cuộc sống của chị. Xung đột nội tâm trong Lý diễn ra mạnh mẽ khi mối liên hệ với gia đình trở nên lỏng lẻo, Đông – một người chồng đã thờ ơ với vợ mình, không hỏi thăm khi vợ ốm, không khen vợ lấy một câu, cả ngày chỉ đâm đầu vào tổ tôm, đêm về thì lăn ra ngủ ngáy khò khò khiến chị vô cùng chán nản. Chị cặp kè với tên trưởng phòng ba ngày tết, chị nghĩ chỉ là vui chơi, điểm dừng chân và có thể rời hắn bất cứ lúc nào nhưng xa hắn chị mới biết là lâu nay mình sống buồn tẻ, gò bó mà không biết đến hạnh phúc: “Ôi cuộc sống đâu chỉ là ngày hai bữa no đủ. Cuộc sống còn là hẹn hò, nhớ nhung, nuối tiếc, còn lá éo le, âu sầu, ao ước và sự thỏa mãn những cảm giác mới lạ nữa chứ” [9]. Nhiều khi Lý trăn trở, suy tư, đứng giữa bờ vực của cái xấu và cái tốt. Nhiều lúc chị cũng thức tỉnh, nhưng những giây phút thức tỉnh ấy bị vụt qua nhanh chóng nhường chỗ cho những sự thèm khát. Có nhiều lúc, “chị căm ghét anh ta. Đồ hợm của! Đồ gian manh! Đồ dâm đãng! Đồ mất dạy!” nhưng cái tên trưởng phòng xấu xa ấy lại biết cưng nựng, chiều chuộng chị. Hắn mê mẩn trước sắc đẹp của chị, dùng những lời khen ngợi, sự mời gọi của đồng tiền cùng những cuộc ăn chơi phung phí để làm chị hài lòng. Mỗi khi không có tên trưởng phòng bên cạnh, Lý lại thấy mình thật cô đơn. Sự nhanh nhạy của bản thân giúp chị nhận ra sai lầm của mình và thấy được trước những hậu quả của nó. Chị băn khoăn do dự trước lời dụ dỗ của tên trưởng phòng, chị biết trong 37
  44. con mắt hắn có đầy ẩn ý và biết trước những điều sẽ xảy ra nên chị đặt mình đứng giữa hai sự lựa chọn: “Đi – Không đi”, “Không đi – Đi”. Những sự dằn vặt ấy cứ văng vẳng trong đầu Lý. Thế là, khi nhìn Đông đang say trong giấc ngủ, chị thấy anh vô tình, xa cách với mình quá, chị đã đưa ra câu trả lời dứt khoát: “Thôi, đi Sài Gòn một chuyến cùng anh ta cho đỡ buồn” [9]. Lý là một con người biến hóa khôn lường, khi nanh nọc đanh đá khi lại vô cùng độ lượng, trong Lý luôn là khát vọng sống mãnh liệt: sống cho hiện tại đã, tận hưởng cái sung sướng trước mắt rồi cũng tính chuyện ngày mai, cần gì “giấy rách phải giữ lấy lề”. Mặc dù đã nhận ra sai lầm nhưng Lý vẫn tiếp tục đi theo con đường ấy. Gia đình không còn là nơi níu kéo chị ở lại nữa. Chị buồn vì Đông, giá như Đông bớt vô tâm với chị, giá như lúc ấy Đông quan tâm chị hơn, an ủi dỗ dành chị thì có lẽ chị đã từ bỏ ngay cái ý định đấy rồi: “Đông tốt lành nhưng xa cách, ít lắng nghe gắn liền vô tình với hoang vắng” [9, tr.146]. Chị Lý càng ngày càng thay đổi khiến mọi người không thể nào ngờ được. Chị bắt đầu thay đổi từ bề ngoài: con mắt chị tô xanh mang đầy sự lẳng lơ và táo tợn, thêm đó là còn cả một sự ngạo nghễ và thách thức ai đó. Sự thay đổi bề ngoài chính là sự báo hiệu cho sự thay đổi bên trong của chị. Lý càng ngày càng trở nên vô sỉ và trâng tráo. Tất cả sự thay đổi trong Lý đã phản ánh một con người ích kỉ, chạy theo ham muốn và đồng tiền, không quan tâm đến mọi người. Phượng cũng trải qua nhiều đoạn độc thoại nội tâm sâu sắc. Phượng luôn nghĩ về mọi người, về hoàn cảnh gia đình. Phượng là một con người tình cảm, luôn yêu thương mọi người. Phượng thương chị Hoài, Phượng thương anh Đông và xót xa cho hoàn cảnh của Cừ. Với riêng chị Lý, lúc nào Phượng cũng canh cánh trong lòng, nhớ đến chị. Mọi sự lầm lỡ của Lý, Phượng đều mủi lòng: “Phượng nước mắt vòng quanh đi xuống gác”, Phượng cầu mong 38
  45. ai cũng được sung sướng và hạnh phúc. Để mọi người được sung sướng và hạnh phúc thì chị sẽ làm hết tất cả mọi việc, không bao giờ cảm thấy mệt mỏi và không kêu than. Những lúc như vậy, chị cần một người quan tâm, sẻ chia. Không ai khác, người đó chính là Luận , Luận là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho Phượng, Phượng hiểu rằng Luận quan trọng với mình như thế nào. Hình ảnh của Phượng đã đem đến cho người đọc một sự khâm phục và yêu mến. Phượng đã gieo vào mỗi chúng ta một sự biết ơn và cần bao dung với mọi người hơn. Luận – một nhân vật nhìn đời bằng một con mắt đầy suy tư, anh không bao giờ nghĩ rằng mọi chuyện trong cuộc đời này là đơn giản cả. Luận có “cặp mắt sâu nhiều nghĩ ngợi giọng khúc triết mạch lạc” [9]. Qua ngôn ngữ độc thoại của Luận, độc giả thấy được anh đã phải chứng kiến và trải qua những trăn trở trong cuộc sống đầy xô bồ và tấp nập này. Luận có thái độ phản đối rất kịch liệt và khinh miệt những kẻ như Lý làm người khác phải khó chịu: “bọn chúng đầy rẫy và đang sống nhơn nhởn. Chúng mặc những bộ quần áo thời trang, đi những đôi dày mốt mới nhất. Chúng đem văn minh tới những nơi này? Vô lí. Chúng làm vẩn đục xã hội. Chúng làm tủi hổ Phượng và những người lương thiện, nghèo nàn” [9, tr.242]. Tận mắt trông thấy những khủng hoảng của gia đình cũng như những biến đổi của đời sống, xã hội Luận đã phải thốt lên rằng: “Có bao giờ con người hài lòng với mặt tối của hiện thực. Căm phẫn là cần nhưng không khó với bất cứ ai có lương tri, chửi rủa càng là sự dễ dàng, một chỗ đứng cao hơn, mà vẫn là kẻ trong cuộc, mà không phải là bàng quan, là chai lì, vô cảm là thế nào” [9, tr.247]. Như vậy, qua những dòng độc thoại nội tâm, ta thấy Luận hiện lên là một con người có nhân cách cao cả và một vẻ đẹp trí tuệ hơn người. Trong hoàn cảnh nào cũng vậy, Luận lúc nào cũng bình tĩnh và suy nghĩ kĩ càng mọi việc. Mỗi 39
  46. khi muốn làm việc gì hay nói ra điều gì thì Luận cũng rất cẩn thận, bởi biết đâu rằng chỉ với sự vô tình của mình sẽ làm ảnh hưởng đến người khác. 2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại tái hiện sự chấn thương trong tinh thần Ma Văn Kháng rất có tài trong việc miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật. Sống trên đời ai cũng phải một lần trải qua biến cố. Có những biến cố làm con người ta mạnh mẽ, trưởng thành hơn nhưng cũng có những biến cố nằm ngoài dự kiến xảy ra gây nên cú sốc nặng nề, ảnh hưởng lớn đến tâm lí, làm cho tinh thần bị chấn thương. Đông – một trung tá, sẽ cho chúng ta thấy những diễn biến tâm lí của anh khi gặp biến cố thể hiện rõ sự chấn thương trong tinh thần. Đông là một con người đơn giản, thô sơ nhưng đời người đâu ai biết được điều gì, có khi những con người đó lại vô tình trở nên đáng sợ hơn một kẻ độc ác, nhiều mưu mô và thủ đoạn. Đông không có khả năng thích ứng, hòa nhập với xã hội hiện tại. Đông là một người tốt, yêu quý và tôn trọng vợ nhưng lại quên chăm sóc, quan tâm vợ, quên phải vun vén hạnh phúc cho gia đình của mình. Anh sống một cuộc sống vô lo, vô nghĩ, mang trong mình tâm lí của một ông Trung tá về hưu, đã cống hiến hết mình để bảo vệ Tổ quốc, giờ đây chỉ cần sống ung dung hưởng thụ. Trở về từ chiến trường, cả ngày Đông chỉ chơi tổ tôm, khi bị vợ mắng: “Hừ! Không hiểu sao tôi lại lấy phải ông nhỉ, ông Đông” [9] thì anh cũng chỉ cười nhạt một cái rồi nói: “Thôi, bà ơi. Hỏi thế làm gì? Nó là cái duyên cái số mà” [9]. Ông sĩ quan về hưu sống một cuộc đời thờ ơ, vô tâm, thụ động, nhìn đời một cách đơn giản, lúc nào mở miệng ra cũng chỉ nói được một câu: “đời có gì là phức tạp lắm đâu”, đã bị rơi vào bi kịch, để hạnh phúc tuột khỏi tầm tay. Đông nhận thấy được sự thay đổi trong tâm lý cũng như trong tính cách của Lý nhưng anh vẫn bình thản chấp nhận mọi chuyện, coi đó như là việc vốn có của nó. Chỉ khi quá bức xúc trước sự hỗn hào của vợ Đông mới biến 40
  47. thành một con người cục súc, thô lỗ, dang bàn tay tát vào mặt của Lý. Và khi mọi việc đã đi quá xa, bản thân không thể bình chân như vại được nữa thì anh mới bắt đầu biến đổi, bắt đầu cảm thấy sợ hãi: vợ đã đi công tác Sài Gòn một tháng nay chưa về. Đông dần như trở thành một con người khác, một ông già thụ động, tóc bạc hơn rất nhiều nhất là khi thấy cảnh Phượng và Luận sống hòa thuận và hạnh phúc bên nhau. Đông bị rơi vào cơn khủng hoảng và bắt đầu lo sợ thực sự cho hạnh phúc của mình: “Thoạt đầu anh nghi ngại, lo buồn, ít lâu sau anh hoang mang. Giờ anh rầu rĩ ”. Đông oán giận, đau xé, nổi cơn cuồng nộ, rủa xả vợ của mình khi thấy cuốn sổ ghi chép của Lý có những phép cộng trừ, chia trác, tính toán với ai đó đặc biệt là ở trang cuối cùng của cuốn sổ có bài thuốc nam dùng để tránh thai: “Đông không còn là Đông mọi ngày. Mặt co rút trong một nỗi đau sinh tử. Đông đập bàn gào lên thống thiết và uất hận: Khốn nạn! Tôi ghê tởm. Nó ăn phải bả tư sản, bả thực dân mới. Nó chết vì tiền bạc, ăn chơi, hưởng thụ, thỏa mãn dục vọng là mục đích duy nhất của nó” [9, tr.246]. “Con khốn nạn! Nó ăn ở hai lòng! Nó bội bạc tôi. Đối với nó, chỉ có tiền thôi. Vì tiền nó có thể giẫm đạp lên tất cả mọi thứ luân lý, đạo đức. Tôi kinh tởm nó” [9, tr.250]. Nhưng đúng là bản chất con người thì khó mà có thể thay đổi. Khi cơ quan của Lý đem giấy quyết định sa thải Lý vì do liên quan đến làm ăn phi pháp, quan hệ bất chính trong công ty, Luận kêu gào thống thiết mong Đông lên tiếng bảo vệ cho Lý thì Đông chỉ thốt lên đúng một câu: “Cái đó tùy các đồng chí thôi” [9, tr.255]. Thời gian cứ thế qua đi, bản lĩnh của một người lính đã giúp Đông kiềm chế bản thân một cách thái quá. Đông đứng vững ở tư thế một con người đích thực những nỗi đau đã kết đọng thành một mảng lớn trong lòng rồi. Anh tuyệt vọng, âm thầm chịu đựng và tự dằn vặt, trách khứ bản thân mình. Nhiều 41
  48. đêm, Đông đã khóc thầm, thơ thẩn đi ra vườn vì Đông vẫn còn nhớ Lý. Anh có cảm giác bình yên khi nhớ đến chị, chị không chỉ là một người vợ tháo vát, đảm đang mà chị còn là một con người đầy màu sắc, con người chị có sự biến hóa liên tục dù đôi khi chị hơi quá đáng đối với anh cũng như đối với mọi người. Khi nhìn trực diện vào hiện thực cuộc sống, Đông cảm thấy rằng cuộc sống vốn dĩ rất phức tạp chứ nó không đơn giản như anh tưởng. Đông đã có một sự chuyển biến rất tích cực, đó là một bước chuyển biến dài và đúng đắn của anh: “Cuộc sống phức tạp lắm, chứ không đơn giản đâu” [9, tr.280]. Tất cả những gì mà Đông phải trải qua, Đông đã phải chịu đựng là cái giá cho những suy nghĩ, những việc mà Đông đã làm. Giá như Đông thay đổi nhiều hơn, nhận ra mọi thứ sớm hơn, quan tâm mọi người đặc biệt là vợ của mình thì có phải Đông sẽ không phải trải qua những đau khổ, dằn vặt, tinh thần sẽ không bị chấn thương một cách nặng nề đến vậy. Miêu tả tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại Ma Văn Kháng đã thể hiện mình là một con người rất sâu sắc và thấu hiểu tâm lí của con người. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm giúp cho người đọc thấy được bản chất cũng như tính cách của các nhân vật trong tác phẩm một cách rõ ràng nhất. Có thể thấy, ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ diễn tả một cách chính xác tối đa những hành động bên ngoài mà nó còn diễn tả chân thực tâm lí bên trong của nhân vật. 42
  49. KẾT LUẬN Ma Văn Kháng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học đương đại Việt Nam. Trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật Ma Văn Kháng luôn có một phong cách riêng, tài năng của ông đã góp phần vào quá trình đổi mới nghệ thuật cho nền văn học Việt Nam. Để có được một tác phẩm hoàn chỉnh, gây được ấn tượng với bạn đọc Ma Văn Kháng đã không ngừng trăn trở, suy tư, tìm hiểu sự vật, sự việc xung quanh một cách tỉ mỉ và cẩn thận nhất có thể. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đã đánh dấu sự trưởng thành của nhà văn Ma Văn Kháng. Tiểu thuyết đã đề cập đến một số vấn đề xã hội đang đặt ra trong một gia đình. Đó là sự tha hóa về tư tưởng và nhân cách của một số nhân vật đồng thời cũng bày tỏ niềm tin yêu với những con người trung thực, có lí tưởng cao đẹp, biết phát huy và gìn giữ truyền thống gia đình. Để thể hiện được tất cả những vấn đề trên chính là nhờ vào sự sáng tạo trong ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn cho thấy Ma Văn Kháng đã sáng tạo nghệ thuật một cách nghiêm túc và chỉn chu. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết được thể hiện ở ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ trần thuật trước hết rất giàu chất thơ, bên cạnh đó nó còn được chuyển vào ngôn ngữ nhân vật mang đậm màu sắc tâm lí. Ngôn ngữ đối thoại được sử dụng rất phong phú và đa dạng, ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ giản dị đời thường đôi khi lại là ngôn ngữ trữ tình và mang đậm tính triết lí. Ngôn ngữ độc thoại được nhà văn biến hóa rất thành công, đó là ngôn ngữ đối thoại thể hiện sự day dứt, dằn vặt trong nội tâm nhân vật, là ngôn ngữ tái hiện dạng chấn thương trong tinh thần. Thành công trong sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật nhà văn đã tạo cho mình một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng, mang màu sắc cá nhân. Đó là ngôn ngữ đời thường kết hợp với ngôn từ giàu chất thơ, mang đậm tính triết lí để 43
  50. thể hiện chủ đề, tư tưởng, quan niệm của nhà văn trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Một tác phẩm văn chương tạo nên được tiếng vang thì vai trò của ngôn ngữ là không thể phủ nhận, đồng thời ngôn ngữ đó cũng đóng góp một phần không nhỏ cho ngôn ngữ nghệ thuật đương thời. Khi thực hiện đề tài này tác giả khóa luận hi vọng sẽ khái quát được những đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng đồng thời cho thấy được những đóng góp cũng như những đổi mới về ngôn ngữ của tác giả Ma Văn Kháng cho nền văn học Việt Nam. Khóa luận sẽ là cơ sở bước đầu cho những nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi. 44
  51. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (2017), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Bakhtin M (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn. 3. Lê Văn Chính (2004), Đặc điểm tiểu thuyết viết về đề tài thành thị của Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học 1. 5. Lê Bá Hán (Chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên)2004, Từ điển văn học, Nxb thế giới, Hà Nội. 7. Trần Bảo Hưng (1986), “Đọc Mùa lá rụng trong vườn”, Văn hóa Nghệ thuật. 8. Ma Văn Kháng (1982), Mưa mùa hạ, Nxb Lao động, Hà Nội. 9. Ma Văn Kháng (1986), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 10. Ma Văn Kháng (1992), Chó Bi, đời lưu lạc, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 11. Ma Văn Kháng (2001), Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Nxb, Hà Nội. 12. Ma Văn Kháng (2011), Bóng đêm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 13. Ma Văn Kháng (2012), Bến bờ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 14. Ma Văn Kháng (2013), Chuyện của Lý, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 15.Trần Thị Phi Nga (2008), Đặc trưng tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Nhiều tác giả, “Thảo luận quanh tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng”, Người Hà Nội, (14). 17. Vân Thanh (1986), “Mấy ý nghĩ về Mùa lá rụng trong vườn”, Văn nghệ Quân đội. 18. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) Hà Quang Năng – Đỗ Việt Hùng – Đặng Ngọc Lệ (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.