Khóa luận Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng loài cây riềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ tại mô hình khoa Lâm nghiệp đại học Nông lâm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng loài cây riềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ tại mô hình khoa Lâm nghiệp đại học Nông lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_va_danh_gia_sinh_truong_loai_cay_rieng.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng loài cây riềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ tại mô hình khoa Lâm nghiệp đại học Nông lâm
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN TRUNG DŨNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY RIỀNG NÚI (ALPINIA OXYMITRA) THUỘC NHÓM LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015-2019 Thái Nguyên - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN TRUNG DŨNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY RIỀNG NÚI (ALPINIA OXYMITRA) THUỘC NHÓM LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47-LN Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : Ts. Nguyễn Tuấn Hùng Thái Nguyên - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm ! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! TS. Nguyễn Tuấn Hùng Trần Trung Dũng XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng viên trường Đại Học Nông Lâm Thái nguyên nói chung và các thầy cô giảng viên trong Khoa Lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tuấn Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình em thực hiện đề tài nghiên cứu, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo này, khó tránh khỏi những sai sót, rất mong các thầy cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô đề bài báo cáo này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trần Trung Dũng
- iii MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nhiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5 2.1 Khái niệm về LSNG 5 2.2. Phân loại LSNG 7 2.3 . Giá trị sinh thái, kinh tế và văn hoá của Lâm sản ngoài gỗ 8 2.4. Nghiên cứu về LSNG 12 2.4.1 Tổng quan về LSNG trên thế giới 12 2.4.2 Tổng quan về LSNG ở Việt Nam 14 2.5. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu. 21 2.6. Khái quát măm gần đây mức sống của người dân tăng lên rõ rệt. Hệ thống cơ sở hạ. 24 2.6.1. Riềng núi (Alpinia oxymitra) 24 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26 3.3. Nội dung nghiên cứu 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1. Phương pháp luận 26 3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 27 3.4.3. Phương pháp điều tra 28 3.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 29
- iv 3.5.1. Kỹ thuật trồng 29 3.5.2. Phương thức trồng 29 3.5.3. Phương pháp chăm sóc 29 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Kết quả nghiên cứu tình hình sinh trưởng 31 4.1.1. Kết quả tỷ lệ sống của loài cây riềng núi 31 4.1.2. Sinh trưởng đường kính của loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) 32 4.1.3. Đánh giá chiều cao (Hvn) 34 4.1.4. Động thái ra lá của loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) 37 4.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển cây riềng núi 39 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
- v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: tỷ lệ sống của loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) 31 Bảng 4.2: Đường kính D00 trung bình loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) 32 Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng đường kính ở lần đo thứ 3 của loài cây riềng núi 33 Bảng 4.4. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao ở lần đo thứ 3 của loài cây riềng núi 34 Bảng 4.5. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao ở lần đo thứ 3 của loài cây riềng núi 36 Bảng 4.6: Tỷ lệ ra lá trung bình của loài Riềng núi (Alpinia oxymitra) 37 Bảng 4.7. Bảng tổng hợp kết quả động thái ra lá ở lần đo thứ 3 của loài cây riềng núi 38
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Ảnh cây riềng núi 24 Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ sống cây riềng núi 31 Hình 4.2 Biểu Đồ đường kính gốc các CTTN 32 Hình 4.3: Biểu đồ chiều cao Hvn của các CTTN 35 Hình 4.4:Biểu đồ số lá của các CTTN 37
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng không chỉ có chức năng cung cấp lâm sản mà còn có những chức năng quan trọng khác như bảo vệ, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học Cấu trúc tổ thành loài của hệ sinh thái rừng (nhất là rừng tự nhiên) rất đa dạng và phong phú, bao gồm thực vật, động vật, vi sinh vật . Không chỉ tầng cây gỗ mới tạo nên cấu trúc rừng mà các thành phần khác vai trò hết sức quan trọng như dây leo, thực vật ngoại tầng, bì sinh, lớp cây bụi, thảm tươi Khi nhìn thấy sinh khối của rừng chủ yếu là gỗ, thường thì người ta cho rằng giá trị của rừng là do gỗ tạo nên. Vì vậy, trước đây người ta coi sản phẩm gỗ là "lâm sản chính", những sản phẩm tự nhiên khác từ rừng được gọi là "Lâm sản phụ" hoặc "đặc sản" nếu có giá trị cao. Việc phân chia lâm sản chính, lâm sản phụ đến nay không còn phù hợp nữa vì có nhiều mục đích kinh doanh rừng khác nhau. Các sản phẩm được khai thác, được tạo ra từ rừng phục vụ lợi ích của con người không chỉ có gỗ mà còn có rất nhiều loại khác như: các loại thực phẩm, dược liệu, hương liệu, tinh dầu, nhựa cây, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, nấm, côn trùng, động vật hoang dã v.v Ngày nay, sản phẩm thu từ rừng được xếp vào hai nhóm: Gỗ và Lâm sản ngoài gỗ (Non-Timber forest produsts) Vậy, câu hỏi được đặt ra: Các Lâm sản ngoài gỗ là gì ? • Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các sản phẩm là động vật sống, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi. (The Economic value of Non-timber Forest products in Southeast asia - W.W.F - 1989).
- 2 "Thực vật rừng gồm tất cả các loài cây, loài cỏ, dây leo bậc cao và bậc thấp phân bố trong rừng. Những loài cây không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho các sản phẩm quý khác như nhựa thông, quả hồi, vỏ quế hoặc sợi song mây là thực vật đặc sản rừng".(Thực vật và thực vật đặc sản rừng - GT. trường ĐHLN - Lê Mộng Chân, Vũ Dũng - 1992). "Nhiều loài cây rừng cho các sản phẩm tự nhiên ngoài gỗ đó là cây cho đặc sản. Các sản phẩm tự nhiên đó có thể được sử dụng trực tiếp như một số loài cây cho thuốc, cây cho quả hoặc làm thức ăn gia súc nhưng phần lớn phải qua gia công chế biến như cây cho nguyên liệu, giấy sợi, cây cho cao su, cho dầu " (Quản lý bảo tồn tài nguyên thực vật rừng - GT. Trường ĐHLN - Lê Mộng Chân-1993). Như vậy, Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các loài thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhưa dầu, cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, song mây, tre nứa, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi Các loại sản phẩm ngoài gỗ sẽ ngày càng được tăng lên do sự tìm tòi, phát hiện giá trị của chúng để phục vụ cuộc sống Hiện nay lâm sản ngoài gỗ được quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau chúng có giá trị đóng góp vào việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Về giá trị kinh tế người ta ghi nhận có 150 loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị được buôn bán trên thị trường quốc tế, giá trị lớn lao của nó được thể hiện ở nguồn thu nhập của các cộng đồng sống gần rừng, lâm sản ngoài gỗ có thể là nguồn thu bẳng tiền duy nhất để mua lương thực, hàng tiêu dùng, và trang trải chi phí thuốc men học hành cho con trẻ của các hộ dân nghèo. Ngoài ra lâm sản ngoài gỗ còn đóng góp không nhỏ vào kinh tế đất nước, theo cơ quan y tế thế giới (WHO) đánh giá là 80% dân số các nước đang phát triển dùng lâm sản ngoài gỗ để chữa bệnh và làm thực phẩm. Về giá trị xã hội lâm sản ngoài gỗ giúp ổn định và an ninh cho đời sống người
- 3 dân phụ thuộc vào rừng, tạo việc làm và bảo tồn kiến thức bản địa. Giá trị về mặt môi trường chúng góp phần bảo vệ, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn, bảo vệ môi trường và quan trọng hơn là bảo tồn đa dạng sinh học. Việc thực hiện đề tài“Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng loài cây riềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ tại mô hình khoa Lâm nghiệp đại học Nông lâm” nhằm đánh giá mức độ sinh trưởng của loài câyriềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ nhân rộng mô hình đánh giá sinh trưởng các loài cây lâm sản ngoài gỗ theo giá đất trong mô hình khuôn viên ngoài trời trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được tình hình sinh trưởng của loài cây riềng núi (Alpinia oxymitra) trồng trong mô hình tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. - Đề xuất được một số biện pháp nhằm phát triển cây riềng núi (Alpinia oxymitra). 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã học, hệ thống lại kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn và vận dụng vào thực tế sản xuất. - Cung cấp thông tin về sinh trưởng và phát triển của loài cây riềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc nhóm LSNG tại mô hình khoa Lâm nghiệp. Ngoài ra, đây còn là nơi phục vụ cho việc giáo dục về bảo tồn đa dạng sinh học cho tất cả mọi người, đặc biệt là các sinh viên trong khoa Lâm nghiệp nói riêng và sinh viên trường ĐH Thái Nguyên nói chung. 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Qua những đánh giá cụ thể về sinh trưởng của loài cây riềng núi chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Lâm nghiệp và phát triển loài cây này. - Làm cơ sở tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.
- 4 - Bên cạnh đó việc học tập của các sinh viên đặc biệt là sinh viên khoa Lâm nghiệp rất cần những địa điểm để thực hành nghiên cứu sau những giờ học, để giúp sinh viên có thể nắm chắc được những kiến thức lý thuyết trên lớp. - Tiết kiệm được kinh phí cho việc nghiên cứu khoa học và thực hành của sinh viên trong trường nói chung và sinh viên khoa Lâm nghiệp nói riêng.
- 5 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm về LSNG Từ xưa đến nay, nói đến giá trị của rừng ông cha ta thường kể đến các loài gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, dổi, vàng tâm, để xây dựng nhà cửa, đóng đồ mộc trang trí trong nhà chứ ít ai nhắc đến các sản vật khác lấy từ rừng, có nhiều lúc những sản phẩm tưởng như rất đơn giản này lại chính là cứu cánh cho sự sống còn, tồn vong và phát triển của con người, đó là các loài cây cho lương thực, thực phẩm thu hái trong rừng vào những năm đói kém hay vào thời gian giáp hạt, những căn bệnh hiểm nghèo duy nhất chỉ trông chờ vào các phương thuốc quý giá từ cây cỏ trong thiên nhiên. Những loại sản vật kể trên nói theo cách ngày nay được gọi là lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Trên thế giới, thuật ngữ LSNG mới xuất hiện trong khoảng hơn 2 thập kỷ trở lại đây để chỉ các lâm sản khác gỗ. De.Beer (1989) đã quan niệm LSNG như là “ tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ mà chúng được khác thác từ rừng tự nhiên để phục vụ tiêu dùng của loài người. LSNG bao gồm thực phẩm, thuóc, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo dán, chất đốt và các nguyên liệu thô, song, mây, tre, nứa, trúc, gỗ nhỏ và gỗ cho sợi Theo quan niệm của De.Beer, LSNG bao gồm mọi sản phẩm hữa hình(khác gỗ) có nguồn gốc sinh học được khai thác từ rừng tự nhiên. Tuy nhiên, quan niệm của De.Beer về LSNG chưa đề cập đầy đủ đến các sản phẩm khác gỗ của rừng trồng và của hệ canh tác nông lâm kết hợp[8]. Tổ chức chuyên gia tư vấn về LSNG châu Á- Thái Bình Dương (IEC) họp tại Bangkok – Thái Lan(1991) đã chấp nhận định nghĩa LSNG có thể áp dụng cho hầu hết các nước trong khu vực như sau : “ LSNG bao hàm tất cả các sản phẩm tái tạo và hữa hình, không phải là gỗ xẻ, gỗ nhiên liệu và gỗ củi, thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ loại hình sử dụng đất tương tự nào cũng như đất trồng cây gỗ. Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái
- 6 cũng là LSNG”. Bằng cách hạn chế LSNG chỉ bao gồm các sản phẩm hoặc hàng hóa hữu hình, định nghĩa này đã loại trừ các dịch vụ tạo ra như dịch vụ cắm trại, chăn thả, săn bắn Theo Ros –Tonen (1995,2000), lâm sản ngoài gỗ được định nghĩa là tất cả các sản phẩm động, thực vật tự nhiên, trừ các sản phẩm gỗ thương mại, có thể lấy được từ rừng để sử dụng và buôn bán. Trong định nghĩa này, du lịch sinh thái không được coi là một loại NTFP mà là một hình dịch vụ của rừng - một loại đầu ra khác của rừng. FAO (1995) đã chỉ ra yêu cầu của ý nghĩa về LSNG là định nghĩa phải vừa diễn tả nghĩa của thuật ngữ LSNG, phải vừa xác định chính xác giới hạn, phạm vi và đặc trưng của nó. Từ đó FAO (1995) đưa ra định nghĩa :“ LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học (trừ gỗ) và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ các kiểu sử dụng đất tương tự”[9]. Định nghĩa này xác định, LSNG bao gồm cả các hàng hoá và dịch vụ có nguồn gốc thực vật và động vật. Định nghĩa về LSNG của FAO (1995) cũng đã nhận biết về chức năng dịch vụ quan trọng đang gia tăng của tài nguyên LSNG. Chẳng hạn, du lịch sinh thái là một ngành công nghiệp lớn trên thế giới đang phát triển rất nhanh.Vì thế, rừng, vùng hoang dã, động vật hoang dã là những thành phần của du lịch sinh thái nên được nhận biết phong phạm vi của LSNG. Ở Việt Nam, theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Chiến- Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản viết trong tạp chí khoa học- Công nghệ kinh tế lâm nghiệp, tác giả cho rằng “Thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ nhằm để chỉ các vật liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm: thực phẩm, dược liệu, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo gián, nhựa mũ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh,động vật hoang dã, chất đốt, các chất liệu thô, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ cho sợi”.
- 7 2.2. Phân loại LSNG Lâm sản ngoài gỗ có nhiều dạng khác nhau và rất có ích cho các hộ gia đình ở vùng nông thôn nhiệt đới. Chúng có thể được phân loại như sau :Thực vật có thể ăn được, động vật có thể ăn được, sản phẩm dược liệu, các sản phẩm động thực vật không ăn được (De.Beer&McDermott, 1006). Lâm sản ngoài gỗ không chỉ thấy ở các hệ sinh thái rừng tự nhiên mà còn được tìm thấy ở các cấu trúc thực vật do con người tạo nên như vườn rừng và các đồn điền[8]. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều cách phân loại lâm sản ngoài gỗ: Căn cứ vào giá trị sử dụng của LSNG Mendelsohn đã chia LSNG thành các nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn được, keo dán nhựa, thuốc nhuộm và tanin, cây cho sợi và cây làm thuốc. Căn cứ vào thị trường tiêu thụ Mendelsohn đã chia LSNG thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất bán trên thị trường, nhóm thứ 2 bán ở địa phương và nhóm 3 được sử dụng trực tiếp bởi người thu hoạch. Loại này thường tính được tỷ trọng rất cao nhưng chưa tính được giá trị. Chính loại này đã làm LSNG bị lu mờ, ít được chú ý đến, tác giả cũng chỉ rõ rừng như một nhà máy quan trọng đối với xã hội và LSNG là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của nhà máy này. Nhìn chung, các tác giả đã phân loại LSNG theo gia trị sử dụng thành các nhóm: a. làm lương thực, thực phẩm; b. làm vật liệu xây dựng; c. làm hàng thủ công mỹ nghệ; d. làm dược liệu, hương liệu; e. làm cảnh[11]. Ở Việt Nam theo nhóm nghiên cứu của dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam cho rằng lâm sản ngoài gỗ được phân loại theo 6 nhóm tổng hợp dựa vào công dụng và nguồn gốc của lâm sản ngoài gỗ bao gồm các nhóm sau: + Nhóm sản phẩm cây có sợi: tre, nứa, song, mây các loại thân lá có sợi và củ. + Nhóm thực phẩm:
- 8 - Những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: thân, chồi non, rễ, lá, hoa, quả, hạt, các loại gia vị, hạt có dầu, nấm có thể dùng làm thực phẩm. - Những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như: mật ong, thịt thú rừng, cá, tổ yến, trứng chim, các loại côn trùng ăn được. + Nhóm dược liệu, chất thơm và cây có chất độc. + Nhóm những sản phẩm chiết xuất như: các loại nhựa, tanin, chất màu, dầu béo và tinh dầu + Nhóm động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm như các loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, sừng, ngà voi, xương, cánh kiến đỏ + Nhóm những sản phẩm khác như: cây cảnh, lá để gói thức ăn, hàng hóa, phong lan Cách phân loại này nhìn chung chỉ mang tính tương đối vì công dụng của một số loài lâm sản ngoài gỗ luôn có sự thay đổi, một số sản phẩm có thể phân vào nhiều nhóm khác nhau tùy lúc, tùy vào công dụng và mục đích dùng, biến đổi tùy theo tập quán của từng vùng, từng lãnh thổ 2.3 . Giá trị sinh thái, kinh tế và văn hoá của Lâm sản ngoài gỗ Nếu giá trị của rừng bao gồm giá trị lâm sản và giá trị sinh thái thi trong đó giá trị sinh thái của rừng cao hơn rất nhiều và giá trị của LSNG không hề thua kém giá trị của lâm sản gỗ. Theo FAO (1997) và IUNC (1999), ở nhiều quốc gia trên thế giới, giá trị của LSNG được ước tính xấp xỉ với giá trị của lâm sản gỗ. Vì thế, nếu coi lâm sản gỗ là nguồn thu nhập duy nhất trong kinh doanh rừng. chúng ta đã bỏ phí một nguồn lợi khác tương đương với nó. Hơn nữa, trong một thời gian dài, chính quan niệm giá trị cảu rừng chỉ là giá trị của bộ phận gỗ đã gây ra các hoạt động làm suy thoái và huỷ diệt rừng trên quy mô rộng lớn, làm mất đi những giá trị sinh thái và giá trị LSNG của rừng.Nếu chú ý phát triển và kinh doanh thực vật cho LSNG sẽ giúp cho việc làm giảm sức ép lên tài
- 9 nguyên cây gỗ, bảo vệ được nhân tố chủ đạo của rừng, do đó không những duy trì được chức năng sinh thái của rừng mà còn làm gia tăng đáng kể giá trị kinh tế của nó.Việc phát triển thực vật cho LSNG là một lựa chọn vừa mang tính kinh tế, sinh thái, vừa là một chọn lựa khả thi ở nhiều khu vực khác nhau (Phạm Văn Điển trong “ Một số vấn đề lâm học nhiệt đới”, 2004)[4]. Lâm sản ngoài gỗ hình thành nên một bộ phận tổng hợp của sinh kế trong cộng đồng nông thôn sống ở các vùng nhiệt đới. Tại hộ gia đình chúng chủ yếu được sử dụng cho các mục đích như lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ gia dụng, Hơn nữa, một số sản phẩm thường có giá trị kinh tế lớn khi chúng được buôn bán ở địa phương, thậm chí ở quốc tế.Bên cạnh đó, LSNG cũng đóng góp đáng kể trong việc bảo tồn các khu rừng nhiệt đới và quản lý rừng có sự tham gia (Ros-Tonen-2000).Các giá trị văn hoá và tinh thần của LSNG rất đa dạng nên chúng nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Các cộng đồng nông thôn ở vùng nhiệt đới sử dụng LSNG từ rất lâu, có chiều dài lịch sử hình thành của họ.Bên cạnh đó, LSNG còn đóng vai trò rất quan trọng trong kinh tế hộ gia đình. Ở Java, hệ thống nông lâm kết hợp cung cấp cho một số nông hộ hơn 40% tổng lượng calo mà họ tiêu thụ (Christianty,1986). Ở Nigeria, mô hình vườn nhà truyền thống bao gồm ít nhất 60 loài cây cung cấp các sản phẩm lương thực (Okafor và Femander, 1986). Trong nhiều trường hợp khác, LSNG cũng giúp con người sống sót trong những thời kỳ kho khăn (vi dụ khủng hoảng lương thực, lũ lụt, chiến tranh ). Giá trị kinh tế - xã hội của LSNG được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm, đến giải quyết công ăn, việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hoá, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đới sống nhiều mặt cho người dân, đặc biệt là những
- 10 người dân nghèo. Tầm quan trọng đó của LSNG đối với các nước nhiệt đới đã được thừa nhận. Myer (1988) đã tính toán rằng, một khu rừng nhiệt đới có diện tích 50.000 ha nếu được quản lý tốt sẽ cung cấp đều đặn 200 đôla Mỹ/ha/năm từ sản phẩm động vật hoang dã, còn nếu đốn gỗ chỉ cho thu nhập trên dưới 100 USD/ha/năm. Peters và cộng sự (1989) đã tính toán thu nhập từ lâm sản gỗ và LSNG trên một hecta rừng nhiệt đới ở vùng Amazon đạt 6820USD/ha/năm [12]. Rừng và LSNG là nguồn sống chủ yếu của ít nhất 27 triệu người ở vùng Đông Nam Á (De.Beer, 1996). Giá trị thu nhập hiện tại từ LSNG có thể lớn hơn giá trị thu nhập hiện tại từ bất kỳ loại hình sử dụng đất nào đó (Peter, 1989)[12]. Bảo tồn có khai thác, ít nhất ở một số địa phương cũng được ưu tiên hơn về mặt kinh tế so với các loại hình sử dụng đất khác (Balick và Mendelsohn, 1992).Việc khai thác LSNG thường ít phá huỷ hệ sinh thái hơn so với các loại hình sử dụng đất khác[11]. Những nghiên cứu gần đây về LSNG đã phác họa một bức tranh tươi sáng về sự bảo tồn có khai thác. Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) là một tác phẩm nổi bật. Theo ông LSNG ở vùng nhiệt đới đóng vai trò quan trọng cho sự bảo tồn, duy trì tính bền vững của rừng và có giá trị kinh tế.Chúng quan trọng cho việc bảo tồn vì khai thác LSNG rất có giá trị.Tác giả đã khảng định việc khai thác LSNG nên được thúc đẩy như một hứa hẹn giữa bảo tồn và phát triển rừng nhiệt đới. Một ưu điểm nữa là rừng tự nhiên có thể được giữ nguyên vẹn, trong khi người dân vẫn có thể thu được lợi ích từ các khu rừng này. Để bảo tồn có khai thác và đạt hiệu quả bền vững Mendelsohn đề nghị 3 vấn đề : cần phải khuyến khích quản lý tài nguyên dài hạn, phải xác định vùng đất giành cho khai thác và cần phải xác định rõ các thành phần đầy đủ của sản phẩm được khai thác từ rừng[11]. Nghiên cứu của Peter (1989) chỉ ra rằng việc khai thác nhựa của rừng nguyên sinh ở Peru đã cho kết quả thu nhập cao hơn bất cứ việc sử dụng đất
- 11 nào. Nghiên cứu bổ sung của Heizmen (1990) cũng chỉ ra khai thác cây họ cau dừa ở vùng Peren của Guatemana cũng cho thu hoạch quan trọng. Balick và Mendelsohn (1992) cho rằng giá trị về y học trên một hecta trong rừng thứ sinh ở Beliz cũng cao hơn giá trị thu từ nông nghiệp. Theo các tác giả này thì bảo tồn có khai thác ít nhất của một địa phương cũng được ưu tiên hơn về mặt kinh tế so với các loại hình sử dụng đất khác.Đặc điểm quan trọng của rừng nhiệt đới là tính đa dạng của nó.Bảo tồn có khai thác là phải tạo phần lớn các thực vật sinh trưởng trong rừng.Những nghiên cứu kinh tế thực vật cho thấy rừng tự nhiên nhiệt đới cung cấp một lượng lâm ssản phong phú. Nghiên cứu của Peter có tới 72 loại thực vật sống trên ô mẫu rộng 2 ha mà chúng có thể là sản phẩm hàng hoá. Các sản phẩm khác chưa thể lượng hoá được thuộc các loài trong y học, làm gia vị và thuốc nhuộm.Trong nghiên cứu của mình Mendeldohn 1992 đã khuyến cáo rằng để khai thác rừng nhiệt đới có hiệu quả buộc phải thường xuyên dựa vào vô số sản phẩm.Nhiều trường hợp trong khu vực hẹp người ta sẽ đôi khi bắt gặp một đám sản phẩm có giá trị cao. Peter et al (1989) đã tìm thấy các khu rừng có 5 loài cây có giá trị kinh tế cao ở vùng Amazon Peru hàng năm cho ta thu nhập từ 200-6000 USD/năm[12]. Rừng nhiệt đới không chỉ phong phú về tài nguyên gỗ mà còn đa dạng về các loài thực vật cho LSNG. Ở Đông Nam Á có ít nhất 30 triệu người chủ yếu dựa vào LSNG đóng góp cho thị trường thể giới khoảng 3 tỷ đô la Mỹ từ các đồ gia dụng làm từ song, mây ( Kroekhoen,1996. De.Beer Medermott, 1996). Nhiều nước trên thế giới như Brazil, Comlombia,Equado,Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu sử dụng hợp lý các LSNG làm nâng cao đới sống của người dân bản địa và bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng địa phương[8]. Nghiên cứu và phân tích của Padoch,Belê (1989) đã chỉ ra rừng nhiệt đới đóng vai trò quan trọng cho người dân địa phương. Rừng không chỉ là nguồn thu lợi mà còn cung cấp lương thực, vật liệu xay dựng, thuốc và năng
- 12 lượng. Myers (1980) ước khoảng 60% tổng sản phẩm phi gỗ được tiêu thụ bởi người dân địa phương đã đạt tới lợi ích của họ từ những khu rừng kề cận. Đối với nền kinh tế của một số nước vai trò của LSNG đã được khẳng định chẳng hạn ở Thái Lan trong năm 1987 đã xuất khẩu LSNG đạt giá trị 23 triệu USD, ở Indonesia cũng trong năm đó đạt 238 triệu USD và Malaysia trong năm 1986 xuất khẩu hàng hoá sản xuất từ LSNG đạt 11 triệu USD (Jen.H.De.Beer, 1986). 2.4. Nghiên cứu về LSNG 2.4.1 Tổng quan về LSNG trên thế giới Trên thế giới, lâm sản ngoài gỗ là nguồn sống chủ yếu và là nguồn thu nhập chính của người dân nghèo, đồng bào dân tộc miền núi, người lao động tự do và những người sống phụ thuộc vào rừng, nó là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều nước trên thế giới chủ yếu là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Ở Châu Á, nơi đây có nguồn tài nguyên LSNG vô cùng phong phú và là nguồn cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho người dân vùng nông thôn. Chẳng hạn như: - Tại Ấn Độ có khoản 500 triệu dân sống trong và xung quanh rừng phụ thuộc vào nguồn LSNG cho sinh kế của họ (Viện Tài Nguyên Thế Giới 1990). Ở đây có khoảng 16.000 loài cây thì 3.000 loài LSNG có lợi, hầu hết tiêu thụ trong nước, xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô.Sản xuất lâm sản ngoài gỗ ở Ấn Độ đóng góp khoảng 40% tổng doanh thu từ rừng và 55% việc làm dựa vào rừng - Tại Lào có 90% dân cư sống ở vùng nông thôn và 50% thu nhập của các hộ nông dân này từ LSNG. Theo một nghiên cứu của Sounthone Detphanh (Lào) cho rằng, người dân nông thôn dùng LSNG chủ yếu để ăn (măng, tre, nứa, lá một số loại cây, cá suối và thịt chim thú), làm vật liệu xây dựng (mây, tre, cây quanh vườn, lá lợp). Tuy nhiên LSNG vẫn chưa là đối
- 13 tượng quản lý của các nhà chức trách nên làm cho nguồn LSNG ở đây ngày một khan hiếm[9]. Ở Châu Mỹ, LSNG mang lại việc làm và nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong khu vực cũng như nguồn ngoại tệ mà tài nguyên này đem lại. Theo Foster (1995), Mỹ xuất khẩu khoảng 77 tấn nhân sâm hoang dã có giá trị trên 21 triệu USD vào năm 1993. Theo Mater (New York Times 1996) Hoa Kỳ đã tăng trưởng thị trường thuốc thảo dược với tốc độ hàng năm ước tính khoảng 13 – 15% với doanh số bán hàng của dược liệu, một dự báo rằng nền kinh tế Mỹ sẽ kiếm được 5 tỷ USD trong năm 2000. Tại Brazil hạt dẻ là loại sản phẩm quan trọng thứ 2 sau nhựa cao su vì nó mang lại nguồn thu từ 10 – 20 triệu USD hàng năm cho những người thu hái. Trên bán đảo Yucatan của Mexico, giá trị thị trường của lá cọ được sử dụng hoặc bán ước tính đem lại 137,000,000 USD / năm (Theo Molnár 2004). Điều này chứng tỏ các nhà quản lý của các nước trong khu vực này tiêu biểu như Mỹ, Panama, Brazil, Mexico đã bắt đầu quan tâm đến LSNG và những giá trị mà nguồn tài nguyên này mang lại. Qua đó, cho thấy LSNG là nguồn tài nguyên quan trọng cho hầu hết các nước trên thế giới nó là nguồn sống, nguồn thu nhập chính của các nước nghèo và đang phát triển “80 phần trăm dân số tại các nước đang phát triển phụ thuộc vào các lâm sản ngoài gỗ cho sinh hoạt, cả về kinh tế và dinh dưỡng. Lâm sản ngoài gỗ là đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong việc phát triển quốc gia từ châu Mỹ Latinh đến châu Á và châu Phi (Gbadeboet al 1999)”. Đồng thời LSNG cũng đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho các nước phát triển. Nhìn chung những nghiên cứu về LSNG ở ngoài nước đã và đang phát triển nhanh chóng, đề cập khá rõ nét về khía cạnh cho việc phát triển LSNG bao gồm cả những nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển phong phú. Những kinh nghiệm và giải pháp cho phát triển LSNG ở nhiều nước đã được
- 14 tổng kết tương đối công phu đã chỉ ra tiềm năng to lớn và sự cần thiết phải phát triển LSNG trong chiến lược quản lý rừng bền vững theo hướng “ bảo tồn có khai thác”. 2.4.2 Tổng quan về LSNG ở Việt Nam 2.4.2.1 Tình hình sử dụng LSNG ở Việt Nam Theo Hoàng Hòe (1998) nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ của nước ta rất phong phú và đa dạng,có nhiều loài có giá trị cao: Số cây làm thuốc chiếm khoảng 22% tổng số loài thực vật Việt Nam ,có khoảng trên 500 loài thực vật cho tinh dầu (chiếm 7,14% tổng số loài ), khoảng trên 600 loài cho tanin và rất nhiều loài khác cho dầu nhờn, dầu béo, cây cảnh.Bên cạnh đó còn có song mây tre nứa, hiện nay tổng diện tích tre nước ta là 1.492.000 ha với khoảng 4.181.800.000 cây. Theo dự đoán của nhiều nhà thực vật số loài thực vật bậc cao có thể lên tới 20.000 loài; hệ động vật cũng đã thống kê được 225 loài thú, 828 loài chim, 259 loài bò sát, 84 loài ếch nhái . Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp, được chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm như các loài song mây, tre nứa, các loài hoa Các loài LSNG làm thức ăn như mộc nhĩ, nấm hương, nấm linh chi và măng, tre, trúc, mật ong là những sản phẩm vừa để phục vụ cho đời sống hàng ngày vừa là hàng hóa thương mại. Chúng đã từ lâu trở nên quen thuộc đối với người dân và là nguồn lương thực và thu nhập lớn cho người dân chỉ sau lúa, ngô, sắn. Các loài làm thực phẩm quan trọng khác như chè, cà phê đã góp phần quan trọng trong thu nhập của Việt Nam thông qua xuất khẩu. Các loài dược liệu dùng được dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các vị thuốc.Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh.Chúng đóng vai trò rất quan trọng với nhân dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều khó khăn cả về chăm sóc y tế, nguồn thuốc và phương tiện đi lại. Ngoài ra,
- 15 một số vị thuốc quí của Việt Nam như hòe, sâm Ngọc linh, quế, ba kích, hà thủ ô, hoằng đằng Nhiều loại dược liệu của Việt nam được xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước như quế, hồi, hòe Theo Viện Dược liệu thì đã phát hiện được gần 2000 loài cây làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1033 chi, 236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật. Theo tác giả Võ Văn Chi, con số này lên tới hơn 3000 loài cây được người dân sử dụng làm thuốc . Các loài LSNG là động vật là chim, thú cũng đóng góp nhiều tích cực vào giá trị cuộc sống. Chúng được dùng làm thực phẩm (thịt các loài động vật, mật ong, côn trùng), làm dược liệu (mật gấu, cao hổ, rắn, sừng tê giác ), làm đồ trang sức (ngà voi, sừng hươu nai, móng vuốt các loài họ mèo ). Còn rất nhiều loại LSNG khác chưa thống kê hết được, nhưng sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống của người dân: nhựa trám, tre trúc, mây, dược liệu, nấm thực phẩm, mộc nhĩ, măng tươi, măng khô, hạt dẻ, các loại quả rừng, các loại rau rừng, cánh kiến đỏ, các loại củ rừng chàm nhuộn vải, vỏ cây và quả rừng, tắc kè, thịt thú rừng, mật ong, thức ăn gia súc, củi, than hầm, lá gồi, lá buông, động vật rừng nuôi, thủy sản rừng ngập, cây rừng làm cảnh Các loại sản phẩm này hiện nay rất phân tán và khai thác theo phương thức hái lượm nên con số thống kê cụ thể còn chưa được thực hiện đầy đủ. 2.4.2.2 Tình hình quản lý LSNG ở Việt Nam Nhận thấy rõ tầm quan trọng của LSNG, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chương trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn rừng trong đó có đề cập đến nội dung quản lý LSNG. Một số chính sách quan trọng đã tạo nên sự chuyển biến về phát triển và quản lý LSNG như chính sách của chính phủ về Giao đất giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý (Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994; thông tư 06LN/KN về giao đất lâm nghiệp; Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp); chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng cũng đã đề cập đến việc phát triển Lâm sản ngoài gỗ; luật bảo vệ và phát triển rừng (2004), thông tư 13LN/KL
- 16 của Bộ Lâm nghiệp đã ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên động thực vật rừng quý hiếm, mà nhiều loài LSNG có giá trị. Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ hiện nay được quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau: quản lý nhà nước, quản lý cộng đồng và quản lý ở cấp hộ gia đình, cá nhân với nhiều mục đích khác nhau (kinh doanh, sử dụng cho mục đích tự cung cấp, nghiên cứu ). Trong đó việc lập kế hoạch quản lý bền vững LSNG dựa vào cộng đồng là một trong những vấn đề được quan tâm và nó đang ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực trong phát triển nguồn tài nguyên LSNG. Theo chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020, định hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam đến năm 2020 dự kiến xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phẩm lâm sản ngoài gỗ). Đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20%; thu hút khoảng 1,5 triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn. Bộ NN&PTNT đã đưa ra các chương trình hoạt động để bảo vệ và phát triển rừng trong đó đặc biệt quan tâm bảo vệ và phát triển LSNG nhằm giảm bớt áp lực về gỗ cũng như tăng cường các lợi ích từ rừng. Các chương trình hoạt động cụ thể là Chương trình xây dựng mô hình trình diễn và đào tạo, huấn luyện cho chủ rừng; chương trình canh tác lâm nông kết hợp trên đất sau nương rẫy; Chương trình đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến lâm; Chương trình thông tin, tuyên truyền; và Chương trình tư vấn và dịch vụ khuyến lâm: Nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn và khuyến lâm. 2.4.2.3 Tình hình nghiên cứu LSNG ở Việt Nam Tại Việt Nam, LSNG rất đa dạng, phong phú, giàu tiềm năng, phân bố rộng khắp cả nước, nhưng nghiên cứu về LSNG còn rất hạn chế.Chỉ có một số ít các tổ chức, cơ quan nghiên cứu về vấn đề này.Năm 1978, Trung tâm
- 17 nghiên cứu Đặc sản rừng được thành lập (thực chất là nghiên cứu về LSNG) với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển LSNG, phương pháp chế biến, gây trồng lâm sản có giá trị. Trung tâm này thường phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES-Đại học Quốc gia Hà nội) và Viện Kinh tế Sinh thái (ESCO-ECO) để thực hiện các dự án về sử dụng bền vững LSNG. Các hoạt động nghiên cứu bao gồm: phát triển và thử nghiệm các hệ thống quản lý rừng và LSNG, nghiên cứu hệ thống sở hữu LSNG ở Việt Nam, nghiên cứu thử nghiệm gây trồng một số loài LSNG có giá trị kinh tế cao dựa theo nhu cầu của người dân địa phương, gây trồng một số loài tre và dược liệu Một số tổ chức khác có nghiên cứu về LSNG gồm có Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Viện Điều tra Qui hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Phạm Văn Điển (2001) đã đưa ra quan niệm về LSNG. Sau khi điểm lại các thuật ngữ đang được sử dụng để gọi tên các lâm sản khác gỗ như: lâm sản phụ, lâm sản khác có giá trị kinh tế, đặc sản rừng, các lợi ích phi gỗ của rừng, tài sản phi gỗ và các dịch vụ, lâm sản ngoài gỗ, tác giả đã đề nghị nên sử dụng lâm sản ngào gỗ để chỉ các lâm sản khác gỗ. Theo tác giả, thuật ngữ LSNG có tính khoa học cao bởi phạm vi, độ chính xác và tính ổn định của nó. Thuật ngữ này có triển vọng được sử dụng thống nhất và phù hợp với các yếu tố có thể lượng hoá. Nó loại trừ tất cả các sản phẩm và các hàng hoá đặc trưng của gỗ. trong phạm vi lâm sản ngoài gỗ, cần tính đến các sản phẩm(từ các thực vật thân thảo và từ các bộ phận ngoài gỗ của thực vật thân gỗ thu được bởi các quá trình chiết suất bằng phương pháp hoá học và phương pháp chưng cất phá huỷ gỗ, chẳng hạn như sản phẩm dầu của gỗ đàn hương, dầu thắp sáng sinh học. Cũng theo Phạm Văn Điển (2001), những thực vật của rừng hoặc của hệ thống sử dụng tưng tự rừng cho sản phẩm không phải gỗ, hoặc ngoài việc cung cấp gỗ chúng còn cho các sản phẩm khác gỗ từ thực vật như quả,vỏ, hạt,
- 18 nhựa,tinh dầu, thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh, được gọi chung là thực vật cho LSNG. Lâm sản ngoài gỗ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống của con người, đặc biệt đối với một nước như Việt Nam. LSNG là một thành phần chính trong sự sinh tồn của người nghèo ở nông thôn, là một nguồn cung cấp quan trọng đảm bảo an ninh lương thực và sức khoẻ nhất là khi cấp bách, đóng góp vào việc cải thiện sinh kế bền vững, và LSNG đôi khi chưa được đánh giá đúng mức nhưng có tiềm năng cho phát triển nghề thủ công. Vì vậy LSNG có thể được xem là một phương cách giúp giảm nghèo, tăng những khuyến khích cho tái sinh rừng, hợp tác quản lý các khu bảo tồn, vùng đệm và bảo tồn rừng.LSNG còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Hơn nữa, các lâm sản ngoài gỗ còn đại diện và đóng góp vào đa dạng sinh học của rừng Việt Nam. Kết quả khai thác cạn kiệt và không được kiểm soát là sự mất sinh cảnh LSNG, sử dụng không bền vững các loại LSNG đe doạ cuộc sống của con người, đa dạng sinh học rừng và chức năng hệ sinh thái của đất nước. Trong khi các can thiệp liên quan đến LSNG là cần thiết để đảm bảo những chức năng vừa nhắc ở trên. Phải thừa nhận rằng không phải tất cả các sáng kiến về LSNG luôn luôn có thể mang đến các tác động mong muốn. Vi dụ như, các bài học từ các nơi cho thấy các cố gắng tăng thu nhập bằng các hoạt động kinh doanh LSNG có thể làm tăng các hậu quả sau đây : làm cho cộng đồng lún sâu vào nghèo đói, dẫn đến tăng nợ nần và bóc lột người thu hái: các dẫn chứng đưa ra là thương mại hoá LSNG dẫn đến tăng sự phụ thuộc của người thu hái, làm mất quyền thu hái của người nghèo, cải tiến công nghệ sản xuất cũng có thể làm mất quyền lợi của các nhóm thiệt thòi. (Tuan, 2005 Hoi thao LSNG). Nghiên cứu về tiềm năng và vai trò LSNG đối với cộng đồng ở một số vùng đệm của vườn Quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên tại Việt Nam cho thấy
- 19 gần 200 tấn cây dược liệu ở Vườn quốc gia Ba Vì được khai thác trong năm 1997-1998, ước tính gần 60% dân tộc Dao tại Ba Vì tham gia vào thu hái cây dược liệu. Đây là nguồn thu nhập chính trước đây và hiện nay là nguồn thu nhập thứ hại sau lúa và sắn (D.A.Gilmuor và Nguyễn Văn Sản, 1999). Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lân(1999) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát (Nghệ An) cho thấy 100% hộ dân sống dựa vào rừng, sản phẩm khai thác gỗ và LSNG như măng, mật ong, song, Mây, nứa, củi Tác giả cũng cho thấy 22,5% số hộ thường xuyên khai thác mét, nứa,song, mây; 11,75% số hộ thường xuyên khai thác măng, mộc nhĩ thu nhập 20.000đ/ngày và 8,3% số hộ chuyên khai thác củi bán lấy tiền mua lương thực và trong những ngày giáp hạt trên 90% số hộ ở bản Châu Sơn phải vào rừng đào củ mài, củ chuối, củ nâu, hái lá rừng để ăn. Trong công trình “ Vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và sinh thái núi cao SaPa” các tác giả Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thuỷ và Phạm Văn Thích 1995 đã đề cập đến tài nguyên thực vật cho LSNG theo hướng phân loại hệ thống sinh thái và thống kê thực vật có giá trị làm thuốc. Tác giả tập trung mô tả về công dụng và nơi mọc của các loại thực vật này. Lê Quý Ngư, Trần Như Đức (1998) đã tập trung đã tập trung mô tả đặc điểm hình thái, công dụng, nơi mọc, kỹ thuật thu hái, chế biến và các bài thuốc làm từ các loài thực vật trong đó có thực vật cho LSNG. Nghiên cứu của Christian Rake và cộng sự (1993) đã đề cập đến tiềm năng thực vật cho LSNG tại 3 tỉnh Hoà Bình,Sơn La và Lai Châu. Các tác giả đã thống kê diện tích rừng tre nứa của 3 tỉnh này là 26.000 ha ( Hoà Bình 1.500 ha,Sơn La 16.500ha và Lai Châu 8.000ha) bình quân một năm lượng tre nứa được khai thác từ các tỉnh này là 13 tỷ cây, trong đó khoảng 90% là do hộ nông dân khai thác để cung cấp cho nhà máy giấy Bãi Bằng-Vĩnh Phú, đồng bằng Sông Hồng và xuất khẩu sang Đài Loan thu 300 triệu USD từ 1986-1992. Nghiên cứu cũng cho thấy thị trường Song Mây bắt đầu nở rộ từ 1973 để xuất khẩu sang Châu Âu,
- 20 Bắc Mỹ và Nhật Bản. Nhưng hiện nay lượng Song Mây ở vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình đã giảm do khai thác quá mức trong những năm qua. Phạm Xuân Hoàn đã nghiên cứu phân loại LSNG tại Phia Đén- Nguyên Bình- Cao Bằng theo mục đích sử dụng. Theo tác giả việc phân loại LSNG theo mục đích sử dụng là thích hợp nhất khi nó được thực hiện bởi người dân địa phương. Trong công trình này, tác giả cũng đánh giá tùnh hình khai thác LSNG và đã rút ra được một số nhận xét quan trọng, đại bộ phận người khai thác LSNG là nông dân, công việc khai thác được hành hầu như quanh năm. Hầu hết các sản phẩm khai thác, thu hái đều được bán tại thị trường địa phương hoặc bán cho tư nhân ở ngoài bản vào mua. Phương thức khai thác LSNG phụ thuộc vào bộ phận sử dụng, hầu hết là khai thác theo kiểu huỷ diệt làm một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nông dân không có nguồn thu nhập nào khác nên họ chỉ biết khai thác LSNG bất kỳ khi nào. Từ đó tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên này như : tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, không bỏ sót loại LSNG, thúc đẩy giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng. Vì những lý do khác nhau mà cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và đồng bộ về LSNG ở Việt Nam. Phần lớn các nghiên cứu này mới được thực hiện ở mức độ nhất định, mới chỉ dừng lại ở việc mô tả đặc điểm hình thái, công dụng, giá trị kinh tế, nơi mọc của thực vật cho LSNG và những công trình này còn tản mạn hoặc chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và công phu[9]. Việt Nam với một vị trí tự nhiên hiếm có, một mặt gắn liền với lục địa, mặt khác lại thông với đại dương và nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở vùng núi thấp phía Nam, đến khí hậu mang tính chất á- nhiệt đới vùng núi cao ở các tỉnh phía Bắc. Điều kiện tự nhiên đó đã thực sự ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng,
- 21 một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược liệu nói chung. Theo kết quả điều tra khảo sát của các nhà nghiên cứu khoa học đa ngành khác nhau cho biết Việt Nam có được sự giầu có về đa dạng sinh học bao gồm 275 loài có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài vừa ở cạn vừa ở nước,2500 loài cá, 5500 loài côn trùng. Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch ( đã xác định tên của 8000 loài), 600 loài nấm, 800 loài rêu và hàng trăm các loài tảo lớn. Trong đó có tới 3.200 loài thực vật bậc cao và bậc thấp được dùng làm thuốc, chúng được phân bố rộng khắp cả nước. 2.5. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu. Địa điểm xây dựng mô hình vườn thực vật nằm trong Mô hình khoa Lâm nghiệp và nằm trong diện tích của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên do vậy cũng có các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc trưng của Xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung. Đất đai Đất đai của xã Quyết Thắng được hình thành do hai nguồn gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ. Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian được chia thành. Đất phù sa không được bồi tụ hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ. Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Nhóm đất Feralit: Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn.
- 22 Đất khu vực vườn ươm là đất dốc tụ pha cát lẫn với đá nhỏ, đất có màu xám đen, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp do đã sử dụng nhiều năm. Đất là đất feralit, nguồn gốc của đất xuất phát từ đá sa thạch, độ pH của đất thấp, đất nghèo mùn. Đất có độ màu mỡ thấp nên cây con sinh trưởng và phát triển mức trung bình, đôi khi có cây phát triển kém. a. Đặc điểm khí hậu, thời tiết Mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm nằm trong khu vực xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ các đặc điểm khí hậu của thành phố Thái Nguyên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa,thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Có 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10,mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. (Nguyễn Văn Núi 2016) b. Dân số - lao động Xã Quyết Thắng có tổng số dân là 10.474 người, người dân nơi đây đa số sống chủ yếu dựa vào nghề sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi, hoạt động dịch vụ và đi làm thuê ngoài trong những lúc nông nhàn. Trình độ dân trí ở đây tương đối cao nhưng tỷ lệ hộ sống dựa vào ngành nông nghiệp vẫn còn cao. Số lao động trong độ tuổi là khoảng 5523 người chiếm 59,92% trong tổng số nhân khẩu của toàn xã. c. Giao thông- thủy lợi - Giao thông Xã Quyết Thắng có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, các tuyến đường liên xã đều được nhựa hóa, hệ thống liên thôn đều được bê tông hóa tiện cho việc đi lại. Tuy nhiên chất lượng một số tuyến đường còn thấp nên gây khó khăn trong việc trao đổi mua bán hàng hóa của người dân. - Thủy lợi
- 23 Quyết Thắng không có sông lớn chảy qua địa bàn do vậy chủ yếu chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn hệ thống kênh đào Núi Cốc, suối và hồ, ao trên địa bàn phục vụ cơ bản cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Ở đây người dân sống phần đa là sản xuất nông lâm nghiệp, vì vậy công tác thủy lợi được chính quyền xã cùng với nhân dân rất quan tâm và đầu tư. Toàn xã xây dựng được 15km kênh mương đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất.Hiện nay các thôn xóm cũng đã và đang tiến hành xây dựng những đoạn kênh mương còn lại nhằm đảm bảo cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông lâm nghiệp đạt hiệu quả tốt. d. Kinh tế- xã hội - Sản xuất nông nghiệp: Chiếm 80% số hộ là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có sự kết hợp giữa vật nuôi và cây trồng. - Sản xuất lâm nghiệp: Từ 10 năm trở lại đây việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được tiến hành. Hiện nay toàn xã đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất trống đồi núi trọc. Mặc dù thu nhập từ lâm nghiệp chưa đáng kể nhưng thời điểm này có một số rừng trồng đã đủ tuổi khai thác. - Dịch vụ: Hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đi lên. Nhìn chung kinh tế của xã vẫn chưa cao, quy mô sản xuất chưa lớn và chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng đây là một điểm hạn chế của xã. Trong xã chưa phát triển tương đối giữa các ngành, mức sống của người dân vẫn chưa đồng đều. Trong những năm gần đây mức sống của người dân tăng lên rõ rệt. Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư và phát triển đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi là lĩnh vực quan trọng để phục vụ về các mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của nhân dân trong xã.
- 24 2.6. Khái quát măm gần đây mức sống của người dân tăng lên rõ rệt. Hệ thống cơ sở hạ. Kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã có và quy trình kỹ thuật trồng rừng của Viện Khoa học Lâm nghiệp cho thấy một số đặc điểm sinh thái học cơ bản của Riềng núi như sau: 2.6.1. Riềng núi (Alpinia oxymitra) 2.6.1.1. Đặc điểm nhận biết Cây thảo cao 1-3m. Rễ to, mập. Lá có phiến to, dài 25-70cm, rộng 6- 10cm, cuống dài 2-5mm, mép cao 1,2cm. Cụm hoa ở ngọn rũ xuống dài 20- 40cm, trục đầy lông; lá bắc con dài 20-30mm làm thành bao trắng, chóp hồng; đài cao 2cm; cánh hoa 2,5cm, môi dài 3,5cm, vàng có sọc đỏ; nhị dài khoảng 25mm; bầu vàng, đầy lông. Quả to, đường kính 2cm, đỏ, có lông. Hình 2.1. Ảnh cây riềng núi 2.6.1.2. Đặc tính sinh học và sinh thái. Là cây thân thảo, sống nhiều năm, thân rễ phồng lên thành củ, bẹ lá kéo dài thành lưỡi nhỏ,
- 25 2.6.1.3. Phân bố địa lý. Cây mọc ven suối và dưới tán rừng, có mặt ở Thái Lan, Campuchia, Việt Nam (khu vực Hà Tiên, Phú Quốc) 2.6.1.4. Giá trị. Theo Đông y, riềng vị cay tính nóng vào các kinh tỳ và vị.Có tác dụng ôn trung, tán hàn tiêu thực giảm đau. Dùng điều trị chứng đau vùng thượng vị do cảm phong hàn, ăn không tiêu, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, tiêu hóa kém Nếu dùng làm thuốc thì dùng riềng mọc hoang trong rừng tốt hơn riềng trồng ở vườn nhà.Cao lương khương tính ôn nhiều hơn cay, đi vào phần lý, nội công thiên về tán hàn, giảm đau.Sinh khương cay nhiều hơn ôn đi vào phần biểu để giải biểu, khu hàn tà ở ngoài, phối hợp với cao lương khương để trị nôn. Riềng làm gia vị: Trước hết là nấu với thịt chó có tác dụng cản mùi hôi có mùi thơm đặc biệt. Vào dịp Tết người ta thường nấu riềng với mật mía làm một món ăn ngày Tết để giúp cho tì vị tiêu hóa chất mỡ, đồng thời Tết thường vào dịp đại hàn rét nhiều nên món riềng còn giúp cơ thể khu hàn làm ấm cơ thể. Một số vùng nông thôn ngày Tết các cụ thường làm món chả riềng. Riềng tươi, rửa sạch thái lát luộc qua sau đó xào với mỡ để nhắm rượu, riềng có tác dụng tiêu thực nhưng cũng là vị thuốc giải rượu
- 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: cây riềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc Họ Gừng (Zingiberaceae) Phạm vi nghiêu cứu: Mô hình khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Mô hình khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian:1/1/2019-1/6/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính sát gốc(D0), chiều cao vút ngọn (Hvn) và nghiên cứu sinh trưởng về số lá trên cây của loài cây riềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc họ gừng trồng trong mô hình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây riềng núi (Alpinia oxymitra) tại khu thực nghiệm khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận Sinh trưởng là sự biến đổi theo tuổi của các nhân tố điều tra, là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa của một vật sống. Quá trình sinh trưởng của cây rừng nói riêng, các loài thực vật nói chung là kết quả tổng hợp của nhân tố nội tại và điều kiện ngoại cảnh, vì vậy nếu điều kiện ngoại cảnh đồng nhất thì nhân tố nội tại sẽ quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây. Do đó trong cùng một loài cây ở một điều kiện ngoại cảnh khác nhau nó sẽ sinh trưởng khác nhau vì mỗi loại cây
- 27 có phạm vi phân bố về điều kiện ngoại cảnh (khí hậu, đất đai ) nhất định, nếu nằm trong phạm vi phân bố thì cây sinh trưởng phát triển tốt còn nếu xa phạm vi phân bố cây sinh trưởng phát triển kém. - Trong toàn bộ đời sống của cây trồng, bản thân cây trồng chịu sự chi phối của môi trường quanh chúng. Tiểu hoàn cảnh bao gồm tiểu khí hậu và đất. Với đối tượng nghiên cứu là cây bản địa trồng trong mô hình nó chịu sự chi phối rất lớn của tiểu hoàn cảnh của các loài cây khác tạo ra. Do vậy: + Khi nghiên cứu sinh trưởng của cây bản địa phải đặt trong tổng thể của sự tác động của các loài cây khác và các nhân tố hoàn cảnh khác, nghĩa là phải đánh giá cả hiện trạng của thảm thực vật và các nhân tố sinh thái khác. 3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3 lần lặp/1 CTTN, có 40 cây/1 CTTN. Thí nghiệm gồm 4 công thức với 3 lần nhắc lại, tất cả là 480 cây. Có 4 công thức trong đó có 3 công thức sử dụng 2 loại phân bón: Phân NPK và phân chuồng hoai. Tỷ lệ phân bón ở mỗi công thức là khác nhau, công thức còn lại không sử dụng phân bón dùng làm mẫu đối chứng. Cụ thể tỉ lệ phân bón ở mỗi công thức như sau: - CT1: Trồng với đất. - CT2: Đất + 1kg phân chuồng ủ hoai mục + 1kg NPK trong khu vực 5m2 - CT3: Đất + 3kg phân chuồng ủ hoai mục + 1kg NPK trong khu vực 5m2 - CT4: Đất +5 kg phân chuồng ủ hoai mục + 1kg NPK trong khu vực 5m2 Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm như sau: Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm Lần lặplại Công thức thí nghiệm 1 CT.1 CT.2 CT.4 CT.3 2 CT.1 CT.4 CT.3 CT.2 3 CT.3 CT.1 CT.4 CT.2
- 28 3.4.3. Phương pháp điều tra 3.4.3.1. Phương pháp thu thập số liệu. - Các chỉ số cần theo dõi. + D00. + Hvn. + Số lá/cây. - Phương pháp theo dõi. Trong quá trình điều tra số liệu để dễ dàng hơn cho việc thu thập và điều tra, đã sử dụng biện pháp gắn mã số thẻ cho từng cây, gắn biển cây cho mỗi hàng trong mô hình giúp việc thu thập số liệu tốt hơn. + Đường kính sát gốc (D0.0), được đo sát gốc cây trồng bằng thước kẹp cơ khí, đo theo 2 chiều Đông – Tây và Nam – Bắc rồi tính trị số bình quân. + Chiều cao vút ngọn (Hvn) được đo bằng thước dây. Dùng bút xóa trắng kẻ 1 đường làm mốc ở gốc cây làm chuẩn rồi dùng thước đo từ điểm chuẩn đến đỉnh ngọn sinh trưởng của cây. + Chỉ số lá/cây đếm trực tiếp. - Quá trình thu thập số liệu được chia làm 6 đợt, định kỳ 15ngày đo 1 lần đó là: Đợt 1+2:15/01/2019-30/01/2019. Đợt 3+4:14/02/2019-01/03/2019. Đợt 5+6:16/03/2019-31/03/2019. 3.4.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 퐧 - Tỷ lệ sống: 퐂% = × 퐍 Trong đó: C%: Tỷ lệ sống, n: Số cây sống, N: Tổng số cây trồng trong mô hình. ∑ 퐡 - Chiều cao trung bình của cây ở mỗi lần đo: 퐇̅ = 퐯퐧 퐌 Trong đó: 퐇̅퐯퐧: Là chiều cao trung bình của cây; ∑h: Là tổng số đo chiều cao các cây; M: là tổng số cây.
- 29 ∑ 퐝 - Đường kính trung bình của cây ở mỗi lần đo: 퐃̅ = [7]. 퐌 Trong đó: ∑d: Là tổng số đo đường kính các cây; M: là tổng số cây. Số liệu sau khi thu thập được phân tích và xử lý trên phần mềm Excell 2010. 3.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 3.5.1. Kỹ thuật trồng Bước 1: Phát dọn thực bì và tạo hố trồng cây - Phát dọn cây bụi, cỏ, gạch đá tạo khoảng không gian để trồng cây. - tạo ô diện tích 2x2,5m. Trong ô tạo 5 luống, độ rộng luống 30cm, mỗi luống cách nhau 20cm và cách thành ô 10cm - trên mỗi luống dùng cuốc đào hố với kích thước 15x15x15cm Bước 2: Đặt củ xuống hố - Đặt củ ngay ngắn giữa hố, hướng phần có mầm sinh trưởng lên trên, đặt thấp hơn mặt hố từ 2-4cm. Bước 3: Lấp đất - Lấp đất nhỏ phủ kín toàn bộ củ, dùng 2 bàn tay nén đất quanh củ theo chiều thẳng đứng. Lấp đất phủ kín mặt hố, vun đất vào gốc cây theo hình mâm xôi 3.5.2. Phương thức trồng Vườn thực vật được trồng hoàn toàn bằng củ và được thu thập từ các tỉnh như Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang Chỉ tiêu của củ được đem ra trồng là mới đào từ rừng, vườn trồng. Do sưu tầm từ nhiều vùng khác nhau nên không thể có sự đồng nhất kích thước củ, số mầm cây. 3.5.3. Phương pháp chăm sóc Ở giai đoạn đầu của việc trồng củ, củ bắt đầu có mầm và phát triển thành cây con, cây vẫn rất yếu nên cần sự chăm sóc đặc biệt. Hơn thế nữa giai đoạn trồng vườn thực vật đang trong giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm của miền bắc, lúc lại mưa kéo dài nên càng cần sự chăm sóc chu đáo hơn cho cây con.
- 30 Mỗi ngày định kỳ tưới nước 1 lần vào lúc 4 giờ chiều trong vòng 1 tháng đầu để đảm bảo cây đủ lượng nước vượt qua giai đoạn nắng nóng và sự thích nghi ở môi trường mới trong mô hình, khi trời mưa nhiều tiến hành đào hố thoát nước. Bên cạnh việc tưới nước thì theo định kỳ làm cỏ 1 tháng 1 lần nhằm giảm sự xâm lấn dinh dưỡng của cỏ với các loài cây bản địa.
- 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả nghiên cứu tình hình sinh trưởng Sau khi tiến hành xây dựng mô hình, tiến hành trồng từ tháng 1/2019, bắt đầu theo dõi thu thập số liệu đánh giá sinh trưởng trong vòng 3 tháng từ tháng 1/2019 đến tháng 3/2018. 4.1.1. Kết quả tỷ lệ sống của loài cây riềng núi Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sống được trình bày tại bảng 4.1. Bảng 4.1: tỷ lệ sống của loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) CTTN số cây trồng(cây) số cây sống(cây) tỷ lệ sống(%) CT1 120 99 82.5 CT2 120 104 86.7 CT3 120 108 90.0 CT4 120 107 89.2 tỷ lệ sống .90 .88 .86 .84 tỷ lên sống .82 .80 .78 CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ sống cây riềng núi Từ kết quả tổng hợp tại bảng 4.1 ta thấy: tỷ lệ sống của cây riềng núi đều cao ở cả 4 CTTN cao nhất là CT4 đạt 90% CT1 thấp nhất thấp nhất cũng
- 32 đạt tỷ lệ sống là 82,5% cho thấy cây riềng núi thích nghi tốt với điều kiện đất đai, khí hậu tại khu vực nghiên cứu. 4.1.2. Sinh trưởng đường kính của loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính sát gốc (D00) được trình bày tại bảng 4.2. Bảng 4.2: Đường kính D00 trung bình loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) TB lần đo 1 TB lần đo 2 TB lần đo 3 CTTN TBST (cm) (cm) (cm) (cm) CT1 0.29 0.45 0.65 0.18 CT2 0.28 0.45 0.67 0.19 CT3 0.48 0.74 0.99 0.25 CT4 0.50 0.75 1.02 0.26 Từ những số liệu thu thập được trong bảng này đã được chuyển đổi sang biểu đồ cột nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về sự tăng trưởng giữa các lần đo với nhau, giữa các CTTN với nhau và có thể so sánh sự tăng trưởng về đường kính của các CTTN .001 .001 .001 CT1 CT2 .001 CT3 .000 CT4 .000 .000 TB lần đo 1 TB lần đo 2 TB lần đo 3 TB 3 lần đo TBST Hình 4.2Biểu Đồ đường kính gốc các CTTN Từ kết quả tại bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy đường kính sát gốc của loài cây riềng núi tăng trưởng với điều kiện môi trường cụ thể:
- 33 + Trong công thức 1 các lần đo cây riềng núi có đường kính trung bình sát gốc D(00) tại lần đo cuối thu được 0.65cm.Trung bình sinh trưởng đạt 0.18cm. + Trong công thức 2 các lần đo cây riềng núi có đường kính trung bình sát gốc D(00) tại lần đo cuối thu được 0.67cm.Trung bình sinh trưởng đạt 0.19cm. + Trong công thức 3 các lần đo cây riềng núi có đường kính trung bình sát gốc D(00) tại lần đo cuối thu được 0.99cm.Trung bình sinh trưởng đạt 0.25cm. + Trong công thức 4 các lần đo cây riềng núi có đường kính trung bình sát gốc D(00) tại lần đo cuối thu được 1.02cm.Trung bình sinh trưởng đạt 0.26cm. Như vậy ở công thức 4 ảnh hưởng tới đường kính của cây riềng núi là cao nhất. Để làm rõ hơn tác động của các công thức ảnh hưởng đến đường kính của cây riềng núi ta tiến hành tính phương sai 1 nhân tố, tiến hành nghiên cứu đường kính của cây riềng núi trong lần đo thứ 3 trên 4 công thức với 3 lần lặp lại. Đặt giả thuyết H0:công thức thí nghiệm ảnh hưởng đến đường kính của cây riềng núi. Đối thuyết H1:công thức thí nghiệm không ảnh hưởng đến đường kính của cây riềng núi. Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng đường kính ở lần đo thứ 3 của loài cây riềng núi Công thức Trung bình lần lặp lại (B) TS TB (A) Lần I Lần II Lần III CT1 0.64 0.65 0.66 1.95 0.65 CT2 0.71 0.62 0.67 2.00 0.67 CT3 1.00 0.99 0.99 2.98 0.99 CT4 1.00 1.04 1.02 3.06 1.02 Tổng 9.99 0.83
- 34 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between 5.33E- Groups 0.367722122 3 0.122574041 216.8807 08 4.066181 Within Groups 0.004521344 8 0.000565168 Total 0.372243467 11 Ta thấy FA = 216.8807 > F05 = 4.066181 Vậy chấp nhận giả thuyết H0,tức là công thức thí nghiệm có ảnh hưởng đến đường kính của cây riềng núi. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.2 có thể thấy CT4 có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính gốc cây Riềng núi so với các công thức còn lại. 4.1.3. Đánh giá chiều cao (Hvn) Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) được trình bày tại bảng 4.4 dưới đây Bảng 4.4. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao ở lần đo thứ 3 của loài cây riềng núi TB lần đo 1 TB lần đo 2 TB lần đo 3 TBST CTTN (cm) (cm) (cm) (cm) CT1 9.92 18.15 27.54 8.81 CT2 9.63 18.02 27.87 9.12 CT3 17.00 29.99 43.64 13.32 CT4 16.32 29.15 42.75 13.21 Từ những số liệu thu thập được trong bảng này đã được chuyển đổi sang biểu đồ cột nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về sự tăng trưởng giữa các lần đo với nhau, giữa các CTTN với nhau và có thể so sánh sự tăng trưởng về chiều cao của các CTTN.
- 35 .045 .040 .035 .030 CT1 .025 CT2 .020 CT3 .015 CT4 .010 .005 .000 1 2 3 4 5 Hình 4.3: Biểu đồ chiều cao Hvn của các CTTN Từ kết quả tại bảng 4.4 và hình 4.3 cho thấy chiều cao Hvn của loài cây riềng núi tăng trưởng với điều kiện môi trường cụ thể: + Trong công thức 1 các lần đo cây riềng núi có chiều cao Hvn trung bình tại lần đo cuối thu được 27.54cm.Trung bình sinh trưởng đạt 8.81cm. + Trong công thức 2 các lần đo cây riềng núi có chiều cao Hvn trung bình tại lần đo cuối thu được 27.87cm.Trung bình sinh trưởng đạt 09.12cm. + Trong công thức 3 các lần đo cây riềng núi có chiều cao Hvn trung bình tại lần đo cuối thu được 43.64cm.Trung bình sinh trưởng đạt 13.32cm. + Trong công thức 4 các lần đo cây riềng núi có chiều cao Hvn trung bình tại lần đo cuối thu được 42.75cm.Trung bình sinh trưởng đạt 13.21cm. từ bảng trên ta thấy: chiều cao của cây Riềng núi qua các lần đo tăng lên rõ rệt. Tăng trưởng chiều cao của Riềng núi sử dụng các công thức bón phân khác nhau là không giống nhau. Kết quả lần đo thứ 3 cho thấy chiều cao trung bình lần đo 3 cây Riềng núi sử dụng công thức 3 là cao nhất đạt 43.64cm, chiều cao trung bình lần đo 3 cây Riếng núi sử dụng công thức 1 là thấp nhất đạt 27.54cm. Kết quả theo dõi cho thấy ở công thức 3 trung bình sinh trưởng cao nhất trong các công thức đạt 13.32cm công thức 4 đứng thứ 2 đạt 13.21cm. từ
- 36 bảng trên ta thấy sinh trưởng chiều cao Hvn có tác động của các công thức 3 và 4 tốt hơn 2 công thức còn lại tại khu vực nghiên cứu Để làm rõ hơn tác động của các công thức ảnh hưởng đến chiều cao của cây riềng núi ta tiến hành tính phương sai 1 nhân tố, tiến hành nghiên cứu chiều cao của cây riềng núi trong lần đo thứ 3 trên 4 công thức với 3 lần lặp lại. Đặt giả thuyết H0:công thức thí nghiệm ảnh hưởng đến chiều cao của cây riềng núi. Đối thuyết H1:công thức thí nghiệm không ảnh hưởng đến chiều cao của cây riềng núi. Bảng 4.5. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao ở lần đo thứ 3 của loài cây riềng núi Công Trung bình lần lặp lại (B) TS TB thức (A) Lần I Lần II Lần III CT1 28.61 25.94 28.06 82.61 27.54 CT2 29.06 27.20 27.35 83.61 27.87 CT3 45.76 42.54 42.61 130.91 43.64 CT4 42.55 42.11 43.59 128.26 42.75 Tổng 425.39 35.45 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 721.2562445 3 240.4187482 137.579344 3.19E-07 4.066181 Within Groups 13.97993281 8 1.747491602 Total 735.2361774 11 So sánh: ta thấy FA = 137.579344 > F05 = 4.066181 Vậy chấp nhận giả thuyết H0 công thức thí nghiệm có ảnh hưởng đến chiều cao của cây riềng núi. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
- 37 So sánh bảng 4.4 có thể thấy CT3 có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao cây Riềng núi so với các công thức còn lại. 4.1.4. Động thái ra lá của loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) Bảng 4.6: Tỷ lệ ra lá trung bình của loài Riềng núi (Alpinia oxymitra) TB lần đo 1 TB lần đo 2 TB lần đo 3 CTTN TBST (cm) (cm) (cm) (cm) CT1 2.36 3.97 5.60 1.62 CT2 2.28 4.06 6.04 1.88 CT3 3.11 5.07 7.56 2.23 CT4 3.16 5.16 7.66 2.25 Từ những số liệu thu thập được trong bảng này đã được chuyển đổi sang biểu đồ cột nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về sự tăng trưởng giữa các lần đo của các công thức với nhau, có thể so sánh khả năng ra lá của loài cây riềng núi trong các công thức. .008 .007 .006 .005 CT1 CT2 .004 CT3 .003 CT4 .002 .001 .000 1 2 3 4 5 Hình 4.4:Biểu đồ số lá của các CTTN Từ kết quả tại bảng 4.6 và hình 4.4 cho thấy: Các công thức có ảnh hưởng đến khả năng ra lá của loài cây riềng núi như sau: + Trong công thức 1 các lần đo cây riềng núi có trung bình khả năng ra lá tại lần đo cuối thu được 5.60cm.Trung bình sinh trưởng đạt 1.62 lá/cây.
- 38 + Trong công thức 2 các lần đo cây riềng núi có trung bình khả năng ra lá tại lần đo cuối thu được 6.04cm.Trung bình sinh trưởng đạt 1.88 lá/cây. + Trong công thức 3 các lần đo cây riềng núi có trung bình khả năng ra lá tại lần đo cuối thu được 7.56cm.Trung bình sinh trưởng đạt 2.23 lá/cây. + Trong công thức 4 các lần đo cây riềng núi có trung bình khả năng ra lá tại lần đo cuối thu được 7.66cm.Trung bình sinh trưởng đạt 2.25 lá/cây. Ta thấy số lượng lá cây Riềng núi tăng lên qua các lần theo dõi. Số lượng lá của cây Riềng núi sử dụng các công thức bón phân khác nhau là khác nhau. Kết quả theo dõi số lượng lá cây Riềng núi cho thấy trung bình lần đo3 công thức 4 cho số lượng lá trung bình nhiều nhất đạt 7.66 lá/cây, công thức 1 cho số lượng lá trung bình ít nhất đạt 5.60 lá/cây. Để làm rõ hơn tác động của các công thức ảnh hưởng đến động thái ra lá của cây riềng núi ta tiến hành tính phương sai 1 nhân tố, tiến hành nghiên cứu đông thái ra lá của cây riềng núi trong lần đo thứ 3 trên 4 công thức với 3 lần lặp lại. Đặt giả thuyết: H0 công thức thí nghiệm ảnh hưởng đến động thái ra lá của cây riềng núi. Đối thuyết: H1 công thức thí nghiệm không ảnh hưởng đến động thái ra lá của cây riềng núi. Bảng 4.7. Bảng tổng hợp kết quả động thái ra lá ở lần đo thứ 3 của loài cây riềng núi Công Trung bình lần lặp lại (B) TS TB thức (A) Lần I Lần II Lần III CT1 5.91 5.09 5.81 16.81 5.60 CT2 6.34 6.11 5.68 18.13 6.04 CT3 7.68 7.57 7.44 22.69 7.56 CT4 7.63 7.43 7.91 22.97 7.66 Tổng 80.61 6.72
- 39 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between 6.73E- Groups 9.881746 3 3.293915 33.93831 05 4.066181 Within Groups 0.776448 8 0.097056 Total 10.65819 11 So sánh: ta thấy FA = 33.93831> F05 = 4.066181 Vậy chấp nhận giả thuyết H0 công thức thí nghiệm có ảnh hưởng đến động thái ra lá của cây riềng núi. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.4 có thể thấy CT4 có ảnh hưởng tốt nhất đến động thái ra lá cây riềng núi so với các công thức còn lại. 4.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển cây riềng núi - Cần tiếp tục nghiên cứu và hệ thống lại khả năng sinh trưởng của cây riềng núi. - Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững - Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, hỗ trợ, thực hiện các chương trình, dự án trong việc bảo tồn và nhân rộng tài nguyên cây thuốc đặc biệt là cây riềng núi. - Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, gây trồng, khoanh nuôi bảo vệ và khai thác bền vững cây riềng núi dựa trên việc vận dụng các kiến thức bản địa có sự kết hợp với kiến thức khoa học hiện đại. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người làm công tác khoa học kỹ thuật với các nhà quản lí và người dân trong các hoạt động chương trình, dự án quản lí, bảo vệ và phát triển rừng.
- 40 - Khuyến khích những người có kinh nghiệm ở địa phương truyền đạt lại kinh nghiệm quý báu về khai thác, sử dụng, bảo quản và chế biến các loài cây dược liệu cho con cháu. - Kết hợp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của họ với việc sử dụng về khai thác, sử dụng hợp lý và quản lý bền vững tài nguyên cây dược liệu cũng như tài nguyên rừng tại các buổi họp thôn.
- 41 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Về tỷ lệ sống: từ nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể đất ở các công thức đến tỷ lệ sống của cây riềng núi ta có thể khẳng định rằng các công thức ở các giá thể đất có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây. Trong các công thức với các giá thể đất khác nhau thì công thức 3 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu + 3 kg phân ủ hoai mục + 1 kg NPK trội nhất so với các công thức khác. Tỷ lệ sống ở công thức 3 đạt tới 90 %. - Về đường kính: từ kết quả điều tra cho thấy các giá thể đất ở các công thức có ảnh hưởng đến đường kính của cây. Trong các công thức với các giá thể đất khác nhau thì công thức 4 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu + 5kg phân ủ hoai mục + 1 kg NPK trội nhất so với các công thức khác. Trong công thức 4 các lần đo cây riềng núi có đường kính trung bình sát gốc D(00) tại lần đo cuối thu được 1,02cm. Có trung bình sinh trưởng giữa các lần đo là 0.26cm. Từ đó ta có thể khẳng định kết quả nghiên cứu sinh trưởng đường kính của cây riềng núi phù hợp nhất ở công thức 4. - Về chiều cao: từ kết quả điều tra cho thấy các giá thể đất ở các công thức có ảnh hưởng đến chiều cao của cây. Trong các công thức với các giá thể đất khác nhau thì công thức 3 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu + 3kg phân ủ hoai mục + 1 kg NPK trội nhất so với các công thức khác. Trong công thức 3 các lần đo cây riềng núi có trung bình chiều cao vút ngọn Hvn tại lần đo cuối thu được 43,64 cm. Có trung bình sinh trưởng tại các lần đo là 13.32cm. Từ đó ta có thể khẳng định kết quả nghiên cứu sinh trưởng đường kính của cây riềng núi phù hợp nhất ở công thức 3. - Về động thái ra lá: từ kết quả điều tra cho thấy các giá thể đất ở các công thức có ảnh hưởng đến động thái của cây. Trong các công thức với các
- 42 giá thể đất khác nhau thì công thức 4 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu + 5kg phân ủ hoai mục + 1 kg NPK trội nhất so với các công thức khác. Trong công thức 4 các lần đo cây riềng núi có trung bình sinh trưởng giữa các lần đo là 2.25 lá. Từ đó ta có thể khẳng định kết quả nghiên cứu sinh trưởng đường kính của cây riềng núi phù hợp nhất ở công thức 4. 5.2. Kiến nghị Cần mở rộng thêm các nghiên cứu để tiếp tục điều tra sinh trưởng của các loài cây họ gừng nói riêngvà các loài cây lâm sản ngoài gỗ khác trong mô hình nói chung. Cần thêm kinh phí để thực hiện biện pháp ngăn chặn việc xâm lấn của cỏ đối với các loài cây họ gừngvà các loài cây lâm sản ngoài gỗ khác trong vườn.
- 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiếng việt. 1. Lê Thanh Chiến,1998. Dự án sử dụng bền vững LSNG để bảo tồn rừng và tai nguyên rừng. Tạp chí Lâm nghiệp, số 9/1998. 2. Phạm Văn Điển(1999). Kinh doanh các LSNG. Bài giảng cho sinh viên chuyên môn hoá kỹ thuật lâm sinh và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, Trường Đại Học Lâm Nghiệp. 3. Phạm Xuân Hoàn, 1997. Đánh giá tình hình khai thác sử dụng và tiêu thụ sản phẩm ngoài gỗ khu vực Phia Đén, Nguyên Bình, Cao Bằng. Báo cáo Dự án hỗ trợ phát triển LNXH- Helvetas, 12/1997 4. Phạm Xuân Hoàn, Triệu Văn Hùng, Phạm Văn Điển, Nguyễn Trung Thành, Võ Đại Hải,2004. Một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 5. Raitree J.B; Lê thị Phi, Nguyễn Văn Dương(1999). Báo cáo về khảo sát các vấn đề khó khăn liên quan đến bảo tồn và các cơ hội phát triển trong vùng đệm thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kẻ Gỗ. Trung tâm nghiên cứu các lâm sản ngoài gỗ. 6. Trần Ngọc Lâm(1999). Phát triển bền vững vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.NXB Nông Nghiệp. II. Tài liệu tiếng Anh 7. Belcher B; Ruiz-Perez M. (2001). So sánh các trường hợp liên quan đến phát triển lâm sản trên thế giới : Khái quát, mô tả và các yêu cầu về dữ liệu. Trung tâm khảo sát lâm nghiệp Quốc Tế. 8. De.Beer, Mc Dermol(1998): The Economic value of Non-Timber Forest Product in South-east Asia, 1989 9. FAO (1991): Non-woodforest producst. Rome,1995
- 44 10. Jenne b. De Beer (1989): The Economic valie of non-Timber forest Products in South-east Asia with emphasis on indonesia, Malaysia and Thailan,1989. 11. Mendelsohn (1992): Non-Timber Forest Produst, Tropical Forest Handbook,Volume2, 1992. 12. Peter. C.baliek. M (1990): Oligarlic Forest of Economic Plants in Amazonia.
- Phụ lục Phụ lục 1: Kết quả phân tích anova đường kính trong các công thức của cây riềng núi.thí nghiệm. Anova: Single Factor SUMMAR Y Grou Coun Avera Va ps t Sum ge riance Row 1.945 0.648 0. 1 3 827763 609254 000102 Row 1.999 0.666 0. 2 3 07563 358543 001838 Row 2.977 0.992 1. 3 3 362657 454219 89E-05 Row 3.063 1.021 0. 4 3 303848 101283 000302 ANO VA Sourc P e of - F Variation SS df MS F value crit Betw 5 een 0.367 0.122 21 .33E- 4. Groups 722122 3 574041 6.8807 08 066181 Withi 0.004 0.000 n Groups 521344 8 565168 0.372 Total 243467 11
- Phụ lục 2: Kết quả phân tích anova chiều cao trong các công thức thí nghiêm Anova: Single Factor SUMMARY Averag Varian Groups Count Sum e ce 82.609 27.536 1.9828 Row 1 3 73708 57903 46517 83.610 27.870 1.0627 Row 2 3 08403 02801 78994 130.91 43.636 3.3714 Row 3 3 0725 90834 82643 128.25 42.751 0.5728 Row 4 3 51526 71753 58253 ANOVA Source of P F Variation SS df MS F -value crit 3 Between 721.25 240.41 137.57 .19E- 4.0 Groups 62445 3 87482 9344 07 66181 Within 13.979 1.7474 Groups 93281 8 91602 735.23 Total 61774 11
- Phụ lục 3: Kết quả phân tích anova động thái ra lá trong các công thức thí nghiệm Anova: Single Factor SUMMARY Cou Su Ave Var Groups nt m rage iance 16. 5.6 0.2 Row 1 3 80983 03275 01282 18. 6.0 0.1 Row 2 3 13361 44538 14666 22. 7.5 0.0 Row 3 3 69155 6385 1341 22. 7.6 0.0 Row 4 3 97192 57305 58865 ANOV A Source P F of Variation SS df MS F -value crit 6 Betwee 9.8 3.2 33. .73E- 4.0 n Groups 81746 3 93915 93831 05 66181 Within 0.7 0.0 Groups 76448 8 97056 10. Total 65819 11
- Phụ lục 4.Bảng thu thập số liệu cho loài cây riềng núi: Công thức Lần đo Lần lặp Chất lượng cây Chiề Đường STT Số lá u cao kính 1 2 3 4 5 6 7
- Phụ lục 5. Hình ảnh liên quan đến đề tài. Dụng cụ đo: thước dây và thước kẹp kính