Khóa luận Nghiên cứu tình hình tài chính của công ty CP Khí Cụ Điện I - Xuân Khanh, Sơn Tây, Hà Nội

pdf 87 trang thiennha21 20/04/2022 3890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu tình hình tài chính của công ty CP Khí Cụ Điện I - Xuân Khanh, Sơn Tây, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_cp_khi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu tình hình tài chính của công ty CP Khí Cụ Điện I - Xuân Khanh, Sơn Tây, Hà Nội

  1. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo VũThị Thúy Hằng cùng các thầy, cô giáo trong bộ môn Tài chính doanh nghiệp, khoa Quản trị - Kinh doanh trường Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội đã trang bị cho em vốn kiến thức và hiểu biết cần thiết để trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như quá trình hoàn thành đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ, công nhân viên tại Công ty CP Khí Cụ Điện I đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty. Do vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn chế nên bài khóa luận này còn nhiều thiếu sót, vậy em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Bùi Thị Thùy Linh i
  2. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ viii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP 6 1.1.Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp 6 1.1.1.Khái niệm, bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp 6 1.1.2.Nhiệm vụ, vai trò, chức năng của tài chính doanh nghiệp 7 1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng tài chính doanh nghiệp 9 1.2.Tổng quan phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 12 1.2.1.Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 12 1.2.2.Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 13 1.2.3.Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 13 1.2.4.Ý nghĩa và vai trò của tài chính doanh nghiệp 14 1.3.Nguồn tài liệu và phương pháp phân tích tài chính 15 1.3.1.Nguồn tài liệu phân tích tài chính doanh nghiệp 15 1.3.2.Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 15 1.4.Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 17 1.4.1. Phân tích BCTC của doanh nghiệp 17 1.4.2.Phân tích khả năng độc lập, tự chủ về tài chính 19 ii
  3. 1.4.3.Phân tích tình hình tài trợ vốn của công ty 20 1.4.4.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 21 1.4.5.Phân tích khả năng thanh toán 23 1.4.6.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD 24 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP KHÍ CỤ ĐIỆN I 26 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phẩn Khí cụ điện I 26 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty 26 2.1.2. Quá trình hình thành của Công ty 26 2.1.3. Quá trình phát triển của Công ty 26 2.2. Đăc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 28 2.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty 28 2.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 34 2.2.3. Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại công ty. 35 2.3. Đặc điểm nguồn lực sản xuất kinh doanh của công ty 36 2.3.1. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 36 2.3.2. Đặc điểm lực lượng lao động của công ty 37 2.3.3. Đặc điểm vốn sản xuất kinh doanh của công ty 39 2.3.4. Kết quả hoạt động SXKD của công ty trong 3 năm (2015- 2017) 42 CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CP KHÍ CỤ ĐIỆN I 45 3.1. Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty CP Khí Cụ Điện I 45 3.1.1. Phân tích báo cáo KQKD của công ty 45 3.1.2. Phân tich bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2015- 2017 49 3.2. Phân tích chi tiết tình hình tài chính của Công ty 55 3.2.1. Phân tích khả năng độc lập, tự chủ về tài chính 55 iii
  4. 3.2.2. Phân tích tình hình tài trợ vốn của công ty 56 3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty 60 3.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty 64 3.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của công ty 69 3.3. Nhận xét chung về tình hình tài chính của Công ty 71 3.3.1. Những kết quả đạt được 71 3.3.2. Những mặt hạn chế 72 3.4. Một số giải pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính của công ty . 74 3.4.1. Áp dụng các biện pháp nhằm tăng doanh thu 74 3.4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 74 3.4.3 Tăng cường biện pháp quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 74 3.4.4. Đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu 76 3.4.5. Một số ý kiến, đề xuất riêng 76 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO iv
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ  Tỷ trọng bq Tốc độ phát triển bình quân lh Tốc độ phát triển liên hoàn BH và CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ BQ Bình quân CNKT Công nhân kỹ thuật CSH Chủ sở hữu ĐH, CĐ Đại học, Cao đẳng DN Doanh nghiệp GTCL Giá trị còn lại HĐKD Hợp đồng kinh doanh HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh KD Kinh doanh LĐPT Lao động phổ thông LNST Lợi nhuận sau thuế LNTT Lợi nhuận trước thuế QLDN Quản lý doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân TĐPTLH Tốc độ phát triển liên hoàn TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định v
  6. TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCĐ Vốn cố định VCĐbq Vốn cố định bình quân VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động VLĐbq Vốn lưu động bình quân VLĐTX Vốn lưu động thường xuyên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.Cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 36 Bảng 2.2. Tình hình lao động của Công ty qua các năm 2015- 2017 38 Bảng 2.3. Tình hình vốn SXKD của Công ty qua 3 năm từ 2015- 2017 41 Bảng 2.4. Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2015-2017) 43 Bảng 3.1. Các khoản doanh thu của Công ty trong 3 năm (2015- 2017) 45 Bảng 3.2. Bảng chi phí của doanh nghiệp 3 năm 2015- 2017 47 Bảng 3.3. Bảng chi phí của doanh nghiệp trong 3 năm 2015- 2017 48 Bảng 3.4. Cơ cấu tài sản của công ty CP Khí cụ điện I trong 3 năm (2015- 2017) 52 Bảng 3.5. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong 3 năm 2015- 2017 54 Bảng 3.6. Khả năng độc lập và tự chủ về tài chính của Công ty trong 3 năm 2015- 2017 56 Bảng 3.7. Tình hình vốn lưu động thường xuyên của Công ty 58 Bảng 3.8. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty 60 Bảng 3.9. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty 61 Bảng 3.10. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 63 Bảng 3.11. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 64 Bảng 3.12. Các khoản phải thu, các khoản phải trả 66 vi
  7. Bảng 3.13. Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của Công ty 68 Bảng 3.14. Bảng doanh thu doanh lợi sau thuế (ROS) 69 Bảng 3.15. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 70 Bảng 3.16. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 71 vii
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1.Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Khí cụ điện I 28 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty 34 Sơ đồ 2.3. Hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ 35 viii
  9. LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết Ngày nay, trước xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu đã và đang diễn ra mạnh mẽ theo cả chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt là khi Việt Nam kí kết nhiều hiệp ước thương mại tư do theo cả song phương và đa phương quan trọng . Điều này đã làm cho các doanh nghiệp bước vào những thử thách to lớn hơn, với những cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển họ cố gắng lấy uy tín, khẳng định thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt để có thể tồn tại lâu dài thì trước tiên doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Do đó, các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp nhằm tăng doanh thu lên mức cao nhất và giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cần quan tâm và coi trọng công tác tập hợp doanh thu, chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thưc trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán , tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình tài chính của công ty CP Khí Cụ Điện I- Xuân Khanh, Sơn Tây ,Hà Nội” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu tình hình tài chính tìm ra những mặt hạn chế từ đó đề xuấtmột số giải pháp để góp phần cải thiện tình hình tài chính của Công ty CP Khí Cụ Điện I 1
  10. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về tình hình tài chính và khả năngthanh toán trong doanh nghiệp - Đặc điểm cơ bản và kết quả hoạt động SXKD của Công ty CP Khí Cụ Điện I trong 3 năm 2015 - 2017 - Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tìnhhình tài chính của Công ty CP Khí Cụ Điện I trong 3 năm 2015 - 2017 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình tài chính tại Công tyCP Khí Cụ Điện I 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Công ty CP Khí Cụ Điện I - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty CP Khí Cụ Điện I trong 3 năm 2015 - 2017 4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tình hình tài chính và khả năng thanhtoán của doanh nghiêp. - Nghiên cứu đặc điểm cơ bản và KQKD của Công ty CP Khí Cụ Điện I - Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hìnhtài chính của Công ty CP Khí Cụ Điện I 5.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Các báo cáo tài chính của công ty: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan đến hoạt động tài chính. Dùng phương pháp chuyên gia để thu thập số liệu từ ban giám đốc, ban lãnh đạo quản lý, bộ phận kế toán thông qua phỏng vấn, trao đổi thông tin. 3
  11. Phương pháp phân tích: + Phương pháp so sánh + Phương pháp thay thế liên hoàn + Phương pháp tỷ số + Phương pháp liên hệ cân đối 6.Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khóa luận được trình bày theo 3chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tình hình tài chính và khảnăng thanh toán của doanh nghiệp Chương 2:Đặc điểm cơ bản và kết quả kinh doanh của công ty CP KHÍ CỤ ĐIỆN I Chương 3: Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty CP KHÍ CỤ ĐIỆN I 5
  12. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính:Là phạm trù kinh tế, phản ánh các mối quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. Tài chính doanh nghiệp: là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu nhất định của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất. 1.1.1.2. Bản chất tài chính doanh nghiệp Bản chất tài chính doanh nghiệpđược ẩn giấu bên trong là những biểu hiện kinh tế phức tạp dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập và xây dựng các quỹ tiền tệ trong SXKD. Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giữa giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế. Các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp: + Mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước: đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với nhà nước như nộp thuế, phí, lệ phí cho ngân sách nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp, mua cổ phiếu, góp vốn liên doanh, cấp trợ giá cho doanh nghiệp khi cần thiết. + Mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường(thị trường hàng hóa, lao động, thị trường vốn): Mối quan hệ này được thể hiện thông qua trao đổi mua bán vật tư, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp 6
  13. có lúc là người mua, có lúc là người bán. Là người mua: doanh nghiệp mua vật tư hàng hóa, dịch vụ mua cổ phiếu, trái phiếu thanh toán tiền công lao động. Là người bán: doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bán trái phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp. + Mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: giữa các phòng ban, tổ đội sản xuất, các cán bộ nhân viên trong quá trình tạm ứng, thanh toán tài sản vốn, phân phối thu nhập. 1.1.2. Nhiệm vụ, vai trò, chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức khai thác và huy động kịp thời các nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho quá trình SXKD, không để cho vốn ứ đọng và sử dụng kém hiệu quả. 1.1.2.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp - Huy động khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn hiệu quả nhất - Là đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh - Ngoài ra tài chính doanh nghiệp còn là một công cụ quan trọng để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động SXKD của doanh nghiệp 1.1.2.3. Chức năng của tài chính doanh nghiệp - Chức năng tổ chức huy động chu chuyển vốn, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nên có nhu cầu về vốn tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà vốn được huy động từ những nguồn sau: + Ngân sách nhà nước cấp + Vốn cổ phần + Vốn liên doanh + Vốn tự bổ sung + Vốn vay 7
  14. Nội dung của các chức năng này: Căn cứ và nhiệm vụ sản xuất, định mức tiêu hao chuẩn để xác định nhu cầu vốn cần thiết cho SXKD. Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về vốn, nếu nhu cầu lớn hơn khả năng về vốn thì doanh nghiệp phải huy động them vốn. Nếu nhu cầu nhỏ hơn khả năng về vốn thì doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất hoặc tìm kiếm thị trường để đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất. - Chức năng phân phối thu nhập tài chính Thu nhập bằng tiền từ bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lợi tức cổ phiếu, lãi cho vay, thu nhập khác của doanh nghiệp được tiến hành như sau: bù đắp hao phí vật chất, lao động đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, công cụ lao động + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương + Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền kể cả những khoản thuế gián thu phần còn lại là lợi nhuận trước thuế được phân phối tiếp như sau: + Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định + Trừ các khoản phí không hợp lệ + Trích vào các quỹ doanh nghiệp - Chức năng kiểm soát đối với hoạt động SXKD Kiểm soát tài chính là việc thực hiện kiểm soát quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Muốn cho đồng vốn có hiệu quả cao, sinh lời nhiều thì tất yếu phải kiểm soát quá trình hình thành tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp. Nội dung: + Thông qua chỉ tiêu vay trả, tình hình nộp thuế cho nhà nước, ngân hàng biết được tình hình tạo lập và sử dụng vốn của doanh nghiệp tốt hay chưa. 8
  15. + Thông qua chỉ tiêu chi phí, giá thành mà biết được doanh nghiệp sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn tiết kiệm hay lãng phí. + Thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi nhuận mà biết được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. 1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng tài chính doanh nghiệp 1.Cơ cấu vốn Cơ cấu vốn là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp đang sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn để tài trợ cho tổng tài sản đó. Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu vốn khác nhau, do đó chi phí vốn sẽ khác nhau. Cơ cấu vốn có liên quan đến việc tính chi phí vốn. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động thì nhà quản lý phải tìm ra một cơ cấu vốn phù hợp với tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp. 2.Chi phí vốn Chi phí vốn tức là chi phí phải trả cho việc huy động và sử dụng vốn. Nó được đo bằng tỷ số doanh lợi mà doanh nghiệp cần phải đạt được trên nguồn vốn huy động để giữ không làm thay đổi tỷ lệ sinh lời cần thiết dành cho cổ đông cổ phiếu thường hay vốn tự có của doanh nghiệp. Nguồn vốn huy động cho các doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí vốn khác nhau. Đối với các doanh nghiệp, nguồn vốn được huy động bởi các nguồn sau: Vốn do Nhà nước cấp, vốn vay ngân hàng, lợi nhuận giữ lại, vốn vay của các đơn vị khác, vốn liên doanh – liên kết. 3. Thị trường của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong điều kiện hiện nay cũng đều chịu tác động của thị trường. Nếu hoạt động của doanh nghiệp không được thị trường chấp nhận thì doanh nghiệp đó coi như không tồn tại. Vậy nhân tố nào đảm bảo cho doanh nghiệp được xã hội công nhận. Có 9
  16. rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố không thể thiếu được phải kể đến là vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mạnh hay yếu, có khả năng cạnh tranh được với các loại hình doanh nghiệp khác hay không thì phần lớn là bắt đầu từ nguồn vốn mà ra. Vốn giúp cho doanh nghiệp bước vào hoạt động còn quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp là thị trường. Thị trường tác động đến cả “đầu vào” và “đầu ra” của doanh nghiệp. Nếu thị trường ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và có nhiều cơ hội hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa. Ngược lại, nếu thị trường biến động thường xuyên liên tục sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp như: Sự biến động về giá cả, sự tiêu thụ hàng hóa, sự thay đổi nhu cầu người tiêu dùng, sở thích của các tác nhân thị trường, cuối cùng là tác động đến chi phí của doanh nghiệp, mà hiệu quả sử dụng vốn là yếu tố được xem xét và quan tâm hàng đầu đối với nhà quản lý. Mặt khác, thị trường còn đóng vai trò là nơi tái tạo nguồn vốn để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất kinh doanh mở rộng trên cơ sở đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Nguồn vốn Nói đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta nghĩ ngay đến vấn đề vốn nhiều hay ít sẽ tạo ra doanh thu lớn hay nhỏ. Như vậy, với một mức doanh thu nào đó, đòi hỏi phải có sự cân bằng tương ứng với một lượng vốn. Tuy nhiên, mối quan hệ đó không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với nhau, điều đó còn phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và vốn kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm khác nhau, nhưng tóm lại nó thường bao gồm các khoản vốn sau: vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn chủ sở hữu, vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn liên doanh - liên kết, 5. Rủi ro kinh doanh 10
  17. Rủi ro kinh doanh là rủi ro cố hữu trong tài sản của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không sử dụng nợ vay. Rủi ro kinh doanh càng lớn thì tỷ lệ nợ tối ưu càng thấp. Khi các rủi ro xảy ra dẫn đến tình trạng bị mất uy tín, mất đối tác, mất khách hàng và cuối cùng là thất bại trong kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kém. Do vậy, muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải biết chấp nhận rủi ro, phải biết đầu tư đúng hướng, xem rủi ro nào có thể chấp nhận được và rủi ro nào không thể chấp nhận được. 6. Các nhân tố khác. - Nhân tố con người: Là yếu tố quyết định nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có trong tay một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ cao và giàu kinh nghiệm làm việc, khả năng tiếp thu nhanh những công nghệ hiện đại, có tính sáng tạo, sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp và ngược lại. Bên cạnh đó, với một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có năng lực và có khả năng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì với đội ngũ này, doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một phương án kinh doanh tốt nhất, biết vận dụng triệt để nguồn lực sẵn có, xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác và khách hàng, tạo được một ê kíp làm việc từ trên xuống dưới đoàn kết, ăn ý và có hiệu quả. Ngoài ra, trình độ về mặt tài chính hết sức quan trọng, quy trình hạch toán của doanh nghiệp có phù hợp, số liệu kế toán có chính xác thì quyết định tài chính của người lãnh đạo doanh nghiệp mới có cơ sở khoa học. Việc thu chi phải rõ ràng, đúng tiến độ, kịp thời, tiết kiệm mới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sản xuất, tiêu thụ cũng hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Cơ chế quản lý và các chính sách của Đảng, Nhà nước. 11
  18. Đây là một trong những nhân tố khách quan tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp hoạt động, do đó doanh nghiệp phải chấp hành những chế độ, quy định của Nhà nước. Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế quản lý của Nhà nước đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn ngày 01/01/1999 Nhà nước ban hành và áp dụng luật thuế giá trị gia tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Một cơ chế quản lý ổn định, thích hợp với các loại hình doanh nghiệp sẽ là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, giúp cho họ yên tâm khi tiến hành kinh doanh, dồn hết năng lực sẵn có của mình vào kinh doanh mà không sợ sự biến động của thị trường. Ngoài những yếu tố kể trên thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như: mối quan hệ của doanh nghiệp đối với đối tác và khách hàng, môi trường cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì phải tìm cách hạn chế tốt nhất những nhân tố gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và phát huy mặt tích cực, nguồn lực sẵn có với phương án kinh doanh tốt nhất sẽ đem lại sự thành công trong kinh doanh cho doanh nghiệp. 1.2. Tổng quan phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính: là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung và kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên BCTC, từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính trên BCTC với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ với hiện tại và tương lai trong doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, quốc gia nhằm xác định thực trạng, 12
  19. đặc điểm, xu hướng tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ cho việc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả. Thông qua việc phân tích này, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, rủi ro cũng như hiệu quả cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp Nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn về mặt tài chính theo các tiêu chí: hiệu quả tài chính, rủi ro tài chính, tổng hợp hiệu quả và rủi ro tài chính nhằm tìm hiểu, giải thích các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó và đề xuất giải pháp cải thiện vị thế tài chính của doanh nghiệp nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, các chú nợ, người lao động Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ , phân chia lợi nhuận. Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích dự đoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực những thông tin bổ ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và các nhà sử dụng thông tin tài chính khác để họ có thể đưa ra quyết định về đầu tư tín dụng hoặc các quyết định khác tương tự. 1.2.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp - Đánh giá thực trạng hoạt động tài chính trên các mặt, đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình và hiệu quả sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền ra, vào doanh nghiệp - Xác định rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như những nguyên nhân gây nên tình trạng biến động của các nhân tố trên 13
  20. - Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn hiệu quả SXKD của doanh nghiệp - Đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình hình chấp hành chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước. 1.2.4. Ý nghĩa và vai trò của tài chính doanh nghiệp Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính và lựa chọn những biện pháp nhăm ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tạo điều kiện thúc đẩy quá trình SXKD phát triển. Thông tin tài chính của doanh nghiệp được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Tuy nhiên mỗi tổ chức, cá nhân sẽ quan tâm đến khía cạnh khác nhau khi phân tích tài chính cũng có ý nghĩa riêng đối với từng cá nhân, tổ chức: Đối với chủ sở hữu: phân tích tình hình tài chính giúp đánh giá đúng đắn thành quả của các nhà quản lý về thực trạng tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Đối với khách hàng: phân tích tình hình tài chính sẽ giúp đánh giá đúng đắn khả năng và thời hạn thanh toán của doanh nghiệp Đối với người cho vay: mối quan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp họ còn đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để từ đó có thẻ so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, đồng thời họ cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở để hoàn trả vốn và lãi vay. Đối với cơ quan quản lý chức năng: phân tích tình hình tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp, tình hình thực 14
  21. hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình và chính sách kinh tế xã hội. 1.3. Nguồn tài liệu và phương pháp phân tích tài chính 1.3.1. Nguồn tài liệu phân tích tài chính doanh nghiệp Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Căn cứ để phân tích và đánh giá tình hình tài chính như sau: - Các BCTC của doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động SXKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC, các tài liệu liên quan như giải trình kết quả kinh doanh - Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp những năm trước 1.3.2. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính: là tổng hợp các cách thức, thủ pháp, công thức, mô hình được sử dụng trong quá trình phân tích để nghiên cứu bản chất quy luật vận động của các hiện tượng kinh tế. Phân tích tài chính có nhiều phương pháp trong quá trình phân tích cần dựa vào loại hình doanh nghiệp, đặc điểm SXKD, nguồn tài liệu, mục đích phân tích để lựa chọn phương pháp phù hợp. 1.3.2.1. Phương pháp so sánh - Phương pháp so sánh:là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính, ưu điểm của nó là có thể thấy độ lớn của các chỉ tiêu, các khoản mục chi phí, tài sản công nợ, được phản ánh trong BCTC. Tuy nhiên nó lại không cho thấy mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, các khoản mục và hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Do đó phương pháp so sánh luôn được kết hợp với phương pháp khác. + So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi cả về số lượng tuyệt đối và tương đối, cả về tốc độ phát triển định gốc, liên hoàn và 15
  22. tốc độ phát triển bình quân của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Tiêu chuẩn so sánh:phân tích so sánh tuyệt đối là so sánh giữa các chỉ tiêu muốn so sánh với chỉ tiêu gốc theo giá trị. Phân tích so sánh tương đối là so sánh giữa chỉ tiêu muốn so sánh với chỉ tiêu gốc theo tỷ lệ phần trăm. Điều kiện so sánh:là các chỉ tiêu tài chính phải đảm bảo thống nhất về không gian, nội dung, tính chất và đơn vị. Tùy theo mục đích so sánh mà xác định gốc so sánh, gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là ký báo cáo hoặc ký kế hoạch, giá trị so sánh có thể là tương đối, số tuyệt đối hay bình quân. Kỹ thuật so sánh: so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá sự tăng trưởng hay giảm sút trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn: được áp dụng khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng một hàm số. Thay thế liên hoàn được sử dụng để tính toán mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới cùng một chỉ tiêu phân tích. Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý: - Nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất thay thế sau - Nhân tố khối lượng thay thé trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau - Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau. 1.3.2.3. Phương pháp tỷ số Là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các chỉ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính thực hiện cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện bởi vì: Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hoàn thành những tỷ 16
  23. lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp 1.3.2.4. Phương pháp liên hệ cân đối Các BCTC đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối tài sản và nguồn vốn, cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả, giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm Cụ thể: Tổng tài sản = tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn Tổng nguồn vốn = nợ phải trả + nguồn vốn chủ sở hữu Lợi nhuận = doanh thu – chi phí Dòng tiền thuần = dòng tiền vào – dòng tiền ra 1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.4.1. Phân tích BCTC của doanh nghiệp 1.4.1.1. Phân tích báo cáo kết quả HĐKD Nội dung chính của báo cáo này là chi tiết các chỉ tiêu có liên quan đến toàn bộ kết quả HĐKD: các loại doanh thu, các loại chi phí, các loại lợi nhuận. Phân tích doanh thu: Doanh thu BH và CCDV là tổng lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng và doanh thu chỉ được ghi nhận khi có căn cứ chắc chắn. Doanh thu BH và CCDV = sản lượng X giá bán Doanh thu thuần = doanh thu BH và CCDV – các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu hoạt động tài chính:phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu tài chính khác được ghi nhận khi có khả năng thu lại lợi ích kinh tế từ giao dịch và xác định tương đối chắc chắn. 17
  24. Thu nhập khác:phát sinh từ thu nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu bồi thường tài sản, hoàn nhập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, thu nhập khác. Phân tích chi phí: Chi phí là một trong nhứng yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động SXKD của công ty, cụ thể: - Chi phí SXKD: do công ty có đặc thù là xây dựng - Chi phí tài chính:là các khoản chi hoặc khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính: các khoản lỗ do thay đổi giá ngoại tệ, các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, chi phí đi vay. - Chi phí bán hàng:là các khoản phát sinh trực tiếp tại bộ phận bán hàng như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế của nhân viên - Chi phí quản lý doanh nghiệp:bao gồm các khoản chi phí như tiền lương, bảo hiểm, chi phí đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ quản lý, chi phí khấu hao tài sản phục vụ bộ phận quản lý, các khoản thuế, phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền. + Chi phí khác bao gồm:chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản, chi phí khác . Phân tích tỷ suất doanh thu trên chi phí o Tỷ suất doanh thu/ chi phí = o ı́ Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Phân tích lợi nhuận: Bất kỳ tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới và mục tiêu đó trong nền kinh tế thị trường đó chính là lợi nhuận. Các công thức tính lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận thuần từ HĐSXKD + lợi nhuận khác Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp 18
  25. 1.4.1.2. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là 1 BCTC mô tả hình trạng tài chính của 1 DN tại một thời điểm nhất định nào đó. Phân tích cơ cấu tài sản của DN: Cơ cấu tài sản:là chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản của từng loại (từng bộ phận ) chiếm trong toàn bộ giá trị tài sản của DN và được phản ánh bằng chỉ tiêu tỷ trọng: di = S Trong đó: di: tỷ trọng tài sản của loại tài sản i (bộ phận i) Yi: giá trị tài sản loại i (bộ phận i) Phân tích cơ cấu tài sản:là đánh giá biến động của các bộ phận cấu thành tổng tài sản của DN. Qua phân tích này người phân tích có thể hiểu sự hợp lý trong phân bổ và sử dụng tài sản, đánh giá một cách tổng quát quy mô, năng lực và trình độ sử dụng vốn của DN. Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Phân tích nguồn vốn:giúp người phân tích đánh giá được khả năng tài trợ, khả năng chủ động trong kinh doanh của DN. Qua đó đánh giá sự biến động của các loại nguồn vốn ở DN đồng thời thấy được tình hình huy động vốn và sử dụng các loại nguồn vốn của DN. Cơ cấu nguồn vốn: là phản ánh trị giá của từng bộ phận nguồn vốn hình thành tài sản so với tổng nguồn vốn và được phản ảnh bằng chỉ tiêu theo tỷ trọng: di = x 100 S Trong đó: di: tỷ trọng tài sản của loại tài sản i (bộ phận i) Yi: giá trị tài sản loại i (bộ phận i) 1.4.2. Phân tích khả năng độc lập, tự chủ về tài chính Tỷ suất tự tài trợ:tỷ suất tự tài trợ là 1 chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. 19
  26. o o ủ ở ữ Tỷ suất tự tài trợ = o o o Tỷ suất này càng cao thì khả năng độc lập tự chủ về vốn kinh doanh của DN càng cao, DN ít lệ thuộc vào đơn vị khác và ngược lại. Tỷ suất nợ (hệ số nợ): ợ ả ả Tỷ suất nợ = o o o Tỷ suất nợ phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bình quân mà DN đang sử dụng thì được hình thành từ bao nhiêu đồng nợ phải trả. Hệ số đảm bảo nợ: o o ủ ở ữ Hệ số đảm bảo nợ = ợ ả ả Hệ số này phản ánh cứ 1 đồng vốn vay nợ có mấy đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo, thông thường hệ số này không nên nhỏ hơn 1. 1.4.3. Phân tích tình hình tài trợ vốn của công ty Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các DN phải có đủ tài sản bao gồm TSNH và TSDH, hai loại tài sản này được tài trợ từ nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. VLĐTX = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn VLĐTX = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn + Nếu LĐTX 0: nguồn vốn dài hạn của DN thừa sau khi đầu tư vào TSDH và được đầu tư vào TSNH, khả năng thanh toán của DN tốt. + Nếu VLĐTX = 0: nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho TSDH, và TSNH đủ để DN trang trải các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của DN lành mạnh. Nhu cầu VLĐ thường xuyên:nhu cầu VLĐTX là lượng vốn ngắn hạn mà DN cần tài trợ cho một phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản thu 20
  27. Nhu cầu VLĐTX = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu – Nợ phải trả theo chu kỳ + Nếu nhu cầu VLĐTX 0: nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài mà DN có được không bù đắp cho TSLĐ + Nếu nhu cầu VLĐTX = 0: nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài mà DN có được đủ bù đắp cho TSLĐ. 1.4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 1.4.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ Công thức VCĐbq: Đđa ỳĐ o ỳ VCĐbq = Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ: - Hiệu quả sử dụng VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của VCĐ, cho biết mỗi đồng VCĐ bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng DTT. Khả năng sinh lợi của VCĐ càng cao thì hiệu quả sử dụng VCĐ cao. Hiệu suất sử dụng VCĐ = Đ Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng DTT thì cần bao nhiêu đồng VCĐ. - Hệ số đảm nhiệm VCĐ: Đ Hệ số đảm nhiệm VCĐ = - Tỷ suất sinh lợi VCĐ: ợ ậ a Tỷ suất sinh lợi VCĐ = Đ Chỉ tiêu này cho biết khi đầu tư 1 đồng TSCĐ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.4.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ 21
  28. Khái niệm VLĐ: VLĐ là vốn tiền tệ ứng trước về TSLĐ nhằm đảm bảo quá trình tái xuất của DN được thường xuyên liên tục. ĐđaỳĐ oỳ VLĐbq = Đ Chỉ tiêu này nói lên trong một chu kỳ VLĐ quay được bao nhiêu vòng, số vòng càng nhiều thì hiệu quả đồng vốn đem lại càng cao. Kỳ luân chuyển VLĐ (K) o à ỳ â ı́ K = o ò ủ Đ Chỉ tiêu này nói lên số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện một vòng quay trong chu kỳ. Hiệu quả sử dụng VLĐ Hiệu suất sử dụng VLĐ = Đ Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng VLĐ đem lại bao nhiêu đồng DTT. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. Hệ số đảm nhiệm VLĐ Đ Hệ số đảm nhiệm VLĐ = Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng DTT cần mấy đồng VLĐbq. Sức sinh lời của VLĐ ợ ậ a Tỷ suất sinh lời VLĐ = Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VLĐ làm ra mấy đồng lợi nhuận trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt. 1.4.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng VKD VKD của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản và các nguồn lực mà DN sử dụng để hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh bình quân = VCĐbq + VLĐbq Hiệu suất sử dụng VKD Hiệu suất sự dụng VKD = 22
  29. Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng VKDbq trong kỳ sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu doanh thu. Hệ số này càng lớn càng tốt. Hiệu quả sử dụng VKD ợ ậ a Hiệu quả sử dụng VKD = Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng VKD bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng VKD càng cao. 1.4.5. Phân tích khả năng thanh toán Khả năng thanh toán tổng quát: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay DN đang quản lý sử dụng với tổn số nợ phải trả, phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng đảm bảo. o à ả Khả năng thanh toán tổng quát (H1) = o ợ ả ả + Nếu H1 1 cho thấy số tài sản của DN có đủ khả năng thanh toán nợ. Nhưng nếu con số quá cao thì cần xem xét lại vì khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính của DN không hiệu quả. + Nếu H1 = 1 vậy tổng tài sản DN vừa đủ bù đắp cho các khoản nợ. Khả năng thanh toán ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn = ợ a ạ Chỉ tiêu này thể hiện mối tương quan giữa tổng tài sản ngắn hạn mà DN có thể sử dụng để trả nợ và tổng số nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán nhanh à o Khả năng thanh toán nhanh (H3) = ợ a ạ Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của DN. Khả năng thanh toán tức thời 23
  30. o a e Khả năng thanh toán tức thời (H4) = ợ a ạ Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán của DN cao. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt. Vì như vậy có nghĩa là DN duy trì 1 lượng vốn bằng tiền lớn sẽ làm giảm tốc độ luân chuyển vố dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Nhưng nếu hệ số này quá thấp thì DN có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó có thể bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Hệ số thanh toán nợ dài hạn o à ả à ạ Khả năng thanh toán nợ dài hạn (H5) = o ợ à ạ Chỉ tiêu này cho biết khả năng chi trả nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Chứng tỏ 1 bộ phận TSDH được đầu tư từ nguồn vốn dài hạn. 1.4.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD Doanh lợi doanh thu sau thuế (lợi nhuận biên ROS) ợ ậ e Doanh lợi doanh thus au thuế = a Chỉ số này cho biết 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Do vậy chỉ tiêu này cang cao thì phản ánh khả năng dinh lời của DN càng lớn. Sức sinh lợi của tài sản (ROA) ợ ậ e Hệ số sinh lợi của tài sản (ROA) = o à ả Chỉ số này cho biết 1 đồng vốn đầu tư vào DN tạo được bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) Khi xem xét ROE các nhà quản lý biết được trong 1 trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào DN góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. 24
  31. ợ ậ e Hệ số sinh lợi = o ủ ở ữ Để đánh giá chính xác biến động tăng giảm là tích cực hay tiêu cực ta cần nhìn ROE một cách toàn diện hơn, tức là đặt nó trong mối quan hệ với ROA. Ta có: ROE = ROA x Đòn bẩy kinh tế Trong đó : đòn bẩy kinh tế ( đòn cân nợ ) là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của DN, cho biết tỷ lệ nợ hay vốn của chủ sở hữu so với tài sản. o à ả Đòn bẩy tài chính = o ủ ở ữ 25
  32. CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP KHÍ CỤ ĐIỆN I 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phẩn Khí cụ điện I 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty Công ty Cổ phần Khí cụ điện I thuộc hı̀nh thức công ty co phan, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tên Công ty : Công ty Co phần Khí cụ điện 1 Tên nước ngoài : Electrical Devices Joint Stock Company No 1 Tên viết tắt : VINAKIP Trụ sở chính : Phường Xuân Khanh, Thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội Điện thoại : 0433 838 181, 0433 838 033 Mã số thuế : 0500447942 Email : info@vinakip.vn Vốn điều lệ của Công ty theo đăng ký là 45.600.000.000 đồng, vốn điều lệ thực góp đến ngày 31/12/2016 là 45.600.000.000 đồng; tương đương 4.560.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng. 2.1.2.Quá trình hình thành của Công ty Công ty Cổ phần Khí cụ điện I là công ty cổ phần được chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 247/2003/QĐ-BCN ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Bộ Công nghiệp, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số 0500447942, đăng ký lần đầu ngày 12 tháng 04 năm 2004, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 1 tháng 06 năm 2012. 2.1.3.Quá trình phát triển của Công ty Công ty Cổ phần Khí cụ điện I - VINAKIP ngày nay tiền thân là Nhà máy sản xuất Đồ điện, được thành lập từ ngày 11 tháng 01 năm 1967 26
  33. theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng và đã trải qua một số lần thay đổi tên gọi: Năm 1967: Nhà máy sản xuất Đồ điện Năm 1968: Nhà máy Chế tạo Khí cụ điện I Năm 1995: Công ty Khí cụ điện I Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, VINAKIP đã tiến hành cổ phần hoá. Tháng 12/2003, phương án cổ phần hoá chính thức được phê duyệt. Theo đó, Công ty Khí cụ điện I được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Khí cụ điện I. Cùng với quá trình phát triển, từ cuối năm 2000, VINAKIP đã tiến hành xây dựng Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9002: 1994, đến cuối năm 2002 chuyển đổi xây dựng Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (nay là ISO 9001:2008). Để thoả mãn nhu cầu khách hàng về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, VINAKIP đã từng bước đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, nhanh chóng cải tiến và đổi mới sản phẩm, đáp ứng nhanh yêu cầu của thị trường. Điển hình như các thiết bị CNC để gia công chế tạo khuôn mẫu, thiết bị ép phun tự động, thiết bị dập uốn tự động Với phương châm “sản xuất thân thiện với môi trường”, từ năm 2007 Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, cải thiện môi trường làm việc cho phân xưởng mạ, tẩy rửa. Cuối năm 2010, VINAKIP triển khai xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010, nhằm kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu những tác động đến môi trường, tuân thủ các yêu cầu luật pháp, nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị hình ảnh VINAKIP trên thị trường 27
  34. 2.2. Đăc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Đại hội đồng cổ đông cổ Hội đồng quản trị đồng Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc giám Giám đốc kĩ thuật-QRM Xưởng Xưởng Xưởng Xưởng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng 1 2 3 D&CĐ QLCL KT KD TCHC TCKT KHSX BV (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Sơ đồ 2Error! No text of specified style in document 1.Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Khí cụ điện I * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Đại hội đồng cổ đông Người có quyền cử người đại diện cho Công ty điều hành các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thông qua định hướng phát triển của Công ty quyết định đầu tư, sửa đổi bổ sung điều lệ Công ty. Xem xét và xử lý các vi phạm, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát. 28
  35. - Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Tổng giám đốc Người đại diện pháp lý của Công ty là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao, là người chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ với Nhà Nước. - Phó tổng giám đốc Người giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực của Công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về những công việc được giao. Phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc của Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. - Ban kiểm soát Do các cổ đông bầu ra thông qua Đại hội cổ đông có trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật về việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty và việc chấp hành điều lệ Công ty cũng như nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông trong quá trình kinh doanh. - Giám đốc kỹ thuật – QRM + Người phụ trách phòng Kỹ Thuật, chịu trách nhiệm về hoạt động và kết quả hoạt động của phòng. + Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng: Tiếp thị, phát triển kinh doanh và các hoạt động nghiệp vụ để xác định, cung cấp các sản phẩm mới cũng như cải tiến. + Quản lý các quy trình quản lý dự án hỗ trợ tăng trưởng của công ty. 29
  36. + Phát triển, theo dõi và kiểm soát sự phát triển của hoạt động hệ thống doanh nghiệp hàng năm và xây dựng ngân sách vốn liên quan nhân sự, mua sắm đầu tư CNTT. - Ban xưởng Nơi tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa. - Phòng Tổ chức hành chính + Chủ động đề xuất mục tiêu, chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. + Lập kế hoạch đào tạo và tổ chức thực hiện các khoá đào tạo trong Công ty, đơn giá tiền lương, kiểm soát việc thực hiện quỹ lương theo quy định. + Quản lý nguồn nhân lực của Công ty. + Quản lý thiết bị văn phòng, tổ chức hoạt động thuộc sự quản lý của đơn vị. + Quản lý hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO TCVN 14001:2010. - Phòng tài chính kế toán + Thực hiện nhiệm vụ về tài chính, kế toán được quy định trong Điều lệ, quy chế tài chính của Công ty, các quy định của pháp luật. + Giúp Tổng giám đốc xây dựng chiến lược về huy động vốn để phục vụ mục tiêu của Công ty. + Tổ chức, theo dõi chặt chẽ chính xác vốn và nguồn vốn của Công ty, theo dõi công nợ và thường xuyên đôn đốc để thanh toán công nợ. + Thanh toán hợp đồng kinh tế. 30
  37. - Phòng kế hoạch sản xuất + Chỉ đạo công tác sản xuất và toàn bộ các hoạt động liên quan đến công tác sản xuất, trừ công tác phê duyệt định mức lao động, phê duyệt thanh quyết toán vật tư thuộc quyền hạn của Tổng giám đốc. + Lập và phê duyệt kế hoạch sản xuất, kế hoạch điều chỉnh và lệnh sản xuất. + Chỉ đạo trực tiếp và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các xưởng sản xuất. + Làm trung gian giải quyết các thông tin vướng mắc trong sản xuất, đảm bảo thông tin được thông suốt và được kiểm soát. Điều phối, giáp mối các đơn vị có liên quan thực hiện sản xuất theo kế hoạch. - Phòng quản lý chất lượng + Chủ động đề xuất các mục tiêu, chính sách và chiến lược quản lý chất lượng. + Thực hiện kiểm soát chất lượng vật tư, dụng cụ, thiết bị và BTP đầu vào, BTP sản xuất trong quá trình và sản phẩm xuất xưởng. Phát hiện, phân tích sản phẩm không phù hợp, đưa ra biện pháp khắc phục phòng ngừa. Đánh giá độ ổn định và đặc tính của sản phẩm. + Kiểm tra, phân tích các sản phẩm bảo hành và các vấn đề khiếu nại của khách hàng về hàng hoá của Công ty sản xuất. + Quản lý thiết bị kiểm tra đo lường và thử nghiệm. + Quản lý hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 - Phòng Kỹ thuật + Thực hiện việc thiết kế công nghệ cho các sản phẩm. + Lập quy trình công nghệ cho các sản phẩm. Theo dõi công nghệ, giải quyết các phát sinh về công nghệ trong quá trình sản xuất. 31
  38. + Nghiên cứu cải tiến phương pháp công nghệ để nâng cao năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm và tiết kiệm vật tư. + Khảo sát công nghệ, đưa ra phương án công nghệ mới. + Quản lý, lưu trữ các tiêu chuẩn và cấp phát bản vẽ thiết kế và bản vẽ công nghệ. - Phòng kinh doanh + Trực tiếp chỉ đạo, thực hiện hoạt động mở rộng thị trường, xây dựng đối tác. + Liên kết, quản lý hệ thống kênh phân phối nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. + Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, duy trì và phát triển thương hiệu. + Sửa đổi, bổ sung giá thành sản phẩm VINAKIP, quản lý giá bán sản phẩm. + Phát triển đối tác cung cấp vật tư, tổ chức thực hiện cung ứng các loại vật tư, bán thành phẩm mua ngoài, đáp ứng yêu cầu sản xuất. - Phòng bảo vệ + Quản lý, bảo vệ tài sản của Công ty trong và ngoài giờ làm việc. + Đề xuất các biện pháp và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong Công ty và khu vực. + Tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án, biện pháp bảo vệ phòng chống cháy nổ. + Tổ chức thực hiện việc vận hành thiết bị lọc nước tinh khiết và cung cấp nước lọc tinh khiết đến các đơn vị, bộ phận trong Công ty. - Các chi nhánh Đơn vị phụ thuộc của Công ty, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Công ty kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. 32
  39. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh đúng với ngành nghề kinh doanh của Công ty. 33
  40. 2.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty SƠ ĐỒ PHÒNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG KT KT KT KT KT KT KT KT KT Thủ Thốn Nhân tiền ngân doanh kho phải tiền thuế bán TSCĐ Quỹ g kê viên mặt hàng thu,công hàng trả lương, hàng hệ nợ phải người bảo thống thu bán hiểm Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Kế toán trưởng : Kế toán tiền mặt : Lập phiếu thu, phiếu chi theo quy định . Theo dõi công nợ tạm ứng, phải thu phải trả khác Kế toán ngân hàng : Theo dõi tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Kế toán doanh thu, công nợ phải thu : Theo dõi doanh thu bán hàng tại công ty . Theo dõi đối chiếu công nợ với khách hàng . Theo dõi thanh toán theo quy chế đặc thù vùng các chi nhánh . Kế toán kho hàng : theo dõi nhập xuất , tồn kho của kho thành phẩm , kho hàng gửi bán ,kho sản phẩm dở dang trên dây chuyền , kho vật tư , công cụ dụng cụ , thành phẩm mua ngoài . Kế toán phải trả người bán : theo dõi công nợ phải trả người bán TK 133 34
  41. Kế toán tiền lương ,bảo hiểm : kế toán tiên lương và các khoản trích theo BHXH , BHYT , BHTN ,KPCD Kế toán thuế : hàng tháng nhập tờ khai thuế GTGT , hàng quý lập tờ khai thuế TNDN, lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý , cuối năm làm quyết toán thuế TNDN, Kế toán bán hàng : viết hóa đơn GTGT , PXK iêm vận chuyển nội bộ Thủ quỹ : kế toán thanh toán bảo hiểm tự nguyện , quản lý kho tài liệu đưa vào lưu trữ, quản lý hóa đơn chưa phát hành theo dõi cấp phát hóa đơn . Thống kê :chấm công lao động , chia lương và thu hập trong phòng , thủ quỹ phòng. Nhân viên hệ thống :cập nhật danh mục tài liệu, hồ sơ của phòng. 2.2.3. Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại công ty. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: Sơ đồ 2.3. Hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và bảng phân bổ Bảng kê Nhật kí chứng từ Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo 35cáo tài chính
  42. Nhận thức được vai trò của kế toán và do đặc điểm kinh doanh của đơn vị , phòng kế toán công ty áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ”. Đây là hình thức sổ kế toán khá đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm công tác kế toán cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. 2.3. Đặc điểm nguồn lực sản xuất kinh doanh của công ty 2.3.1. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu của một công ty đó chính là cơ sở vật chất. Tài sản cố định của công ty được phân theo các đơn vị và theo cơ cấu được thể hiện qua bảng 2.1: Bảng 2.1.Cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Đơn vị tính: Đồng Nguyên giá Giá trị còn lại Tỷ lệ Stt Loại TSCĐ Tỷ Giá trị Giá trị còn lại GTCL/NG trọng(%) (%) I TSCĐ hữu hình 14.657.161.949 87,09 8.347.284.024 56,95 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 10.506.288.702 37,01 4.500.373.776 42,84 2 Máy móc thiết bị 5.101.254.679 17,97 991.015.645 19,43 3 Thiết bị, dụng cụ quản 286.714.927 1,01 230.178.574 80,28 lý 4 Phương tiện vận tải 5.334.033.134 18,79 1.725.300.230 32,35 5 TSCĐ khác 3.494.515.587 20,76 900.415.800 25,77 II TSCĐ vô hình 2.172.894.991 12,91 1.249.017.024 57,48 Tổng 16.830.056.939 100 9.596.301.055 57,02 Qua bảng 2.1 ta thấy: Trong tài sản cố định hữu hình chiếm 87,09 % trên tổng tài sản, với tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá là 56,95%, cũng 36
  43. khấu hao gần hết một nửa, chứng tỏ tài sản hữu hình của công ty cũng khá cũ. Được thể hiện thông qua Nhà cửa, vật kiến trúc được đầu tư lại là 4.500.373.776 đồng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng tài sản (37,01%). Giá trị còn lại là 42,84 % so với nguyên giá TSCĐ, tỷ lệ khấu hao đã quá nửa chứng tỏ nhà cửa vật kiến trúc đã khá cũ. Máy móc thiết bị chiếm 17,97% khá thấp và tỷ lệ giá trị còn lại là 19,43% tức là đang sử dụng gần hết tuổi thọ, vì vậy công ty cần tổ chức tốt công tác sửa chữa, bảo dưỡng những máy móc thiết bị, thay thế các thiết bị máy móc đã hư hỏng này để đảm bảo cho việc sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, và cần lập thêm ngân sách bổ sung thêm loại tài sản này. Đối với thiết bị, dụng cụ quản lý được đầu tư chiếm có 1,01% tổng nguyên giá, tỷ lệ hao mòn là 80,28% còn khá mới. Phương tiện vận tải chiếm 18,79% tổng nguyên giá tài sản, tỷ lệ hao mòn là 32,35 % tức là tài sản sử dụng được hơn 1/3 tuổi thọ. Công ty cần sửa chữa nâng cấp cũng như lập thêm ngân sách để bổ sung loại tài sản này. TSCĐ khác chiếm 20,76% tổng nguyên giá. Giá trị còn lại cũng chỉ còn 25,77 % giá trị sử dụng. Công ty nên có phương án sửa chữa nâng cấp hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn. Tài sản cố định vô hình: bao gồm những phần mềm quản lý, phần mềm vận hành kinh doanh và có tỷ lệ khấu hao còn lại 57,48%, phương tiện liên quan đến vận hành quản lý công ty, nên phầm mềm cần đáp ứng đủ nhu cầu, chính vì vậy công ty cần cập nhật phần mềm sao cho phù hợp với hình thức kinh doanh của công ty 2.3.2. Đặc điểm lực lượng lao động của công ty Qua bảng 2.2 cho thấy được tổng số lao động của toàn công ty giảm qua các năm từ 162 lao động còn 156 lao động vào năm 2016 tương ứng với tốc độ phát triển bình quân giảm còn 96,3 (giảm 3,7%). Nguyên nhân của sự giảm trên là do công ty đã sử dụng hiệu quả được nguồn lao động, không để xảy ra tình hình thừa lao động - Theo mối quan hệ với quá trình sản xuất: lao động trực tiếp chiếm chủ yếu nhưng qua các năm lao động ở bộ phần này giảm với tốc 37
  44. độ phát triển bình quân là 76.03% ( giảm 13,97% ). Với lao động gián tiếp chủ yếu là lao động ở bộ phận quản lý lao động tăng qua các năm thể hiện ở tốc độ phát triển bình quân tăng 165.71%. Do ngoài các phòng ban chức năng công ty còn có các đội phục vụ công trình và xưởng sản xuất . - Theo trình độ: lực lượng lao động ở trình độ đại học, trên đại học chiếm số lượng lớn năm 2016 chiếm 71 người, lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật chiếm 51 người và cao đẳng trung cấp 34 người. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do đa số những cán bộ này thuộc bộ phận quản lý của công ty, thuộc văn phòng của công ty và những cán bộ đứng đầu các tổ, xí nghiệp trực thuộc chiếm số lượng lớn và lao động dưới các tổ. - Theo giới tính: số lượng lao động của công ty qua các năm đều giảm và chiếm chủ yếu là nữ. Trong tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty năm 2016 là 156 người, trong đó nữ chiếm số lượng là 101 người, nam chiếm số lượng là 55 người. Bảng 2.2. Tình hình lao động của Công ty qua các năm 2015- 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số Số lượ Số Tỷ Tỷ Tỷ bq STT Phân loại lượng ng lh lượng lh trọng trọng trọng (%) (người (ng (%) (người (%) (%) (%) (%) ) ười ) ) I Theo MQH với quá trình sản xuất 1 Lao động gián 31 19,14 35 22,44 112,90 58 38,67 165,71 1,37 tiếp 2 Lao động trực 131 80,86 121 77,56 92,37 92 61,33 76,03 0,84 tiếp II Theo trình độ - - 0 - 1 Đại học trên Đại 73 45,06 71 45,51 97,26 70 46,67 98,59 0,98 học 2 Cao đẳng, trung 36 22,22 34 21,79 94,44 33 22 97,06 0,96 cấp 38
  45. 3 CNKT, LĐPT 53 32,352 51 32,69 96,23 47 31,33 92,16 0,94 III Theo giới tính 1 Nam 58 35,80 55 35,26 94,83 51 34 92,73 0,94 2 Nữ 104 64,20 101 64,74 97,12 99 66 98,02 0,98 Tổng 162 100 156 100 96,30 150 100 96,15 0,96 (Nguồn phòng tổ chức hành chính) 2.3.3. Đặc điểm vốn sản xuất kinh doanh của công ty Vốn kinh doanh là công cụ quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố rất quan trọng góp phần vào sự thành công hay thất bại của công ty, một công ty có tiềm lực mạnh về vốn sẽ có ưu thế hơn trong thị trường, đẩy mạnh hiệu quả SXKD mạnh mẽ thì sức cạnh tranh sẽ lớn hơn, mặt khác để mở rộng quy mô sản xuất yếu tố quan trọng đầu tiên là xem xét khả năng về vốn, do vậy mọi doanh nghiệp cần chú trọng quan tâm đến công tác phát triển vốn SXKD. Tình hình biến động vốn kinh doanh của công ty qua các năm được thể hiện ở bảng 2.3 Vốn SXKD theo mục đích của công ty trong 3 năm giảm xuống với tốc độ phát triển bình quân đạt 95,37% nguyên nhân của sự giảm này là do hai yếu tố: Vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm dần qua các năm, năm 2015 tổng vốn đầu tư ngắn hạn của ty đạt 73.288.902.006 đồng chiếm 90,17% tổng vốn SXKD của công ty, nhưng đến năm 2017 chỉ còn 61.042.359.017 đồng đã làm cho vốn lưu động của công ty giảm đáng kể chỉ còn chiếm 82,58% tổng vốn kinh doanh của công ty. Với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm là 91,26% Trong khi đó vốn cố định và đầu tư dài hạn lại có sự tăng giảm không đồng đều, năm 2016 so với năm 2015 có tốc độ phát triển liên hoàn là 85,5% giảm 14,5% so với năm 2016, nhưng đến năm 2017 thì vốn lại tăng nleen từ 6.827.260.342 đồng năm 2016 lên 12.873.168.788 đồng, tương ứng tăng 88,56%, làm cho tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm là 126,97% 39
  46. Vốn SXKD theo nguồn hình thành của công ty trong 3 năm có xu hướng giảm xuống với tốc độ phát triển bình quân đạt 95.37% (giảm 4,67%) nguyên nhân là do: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn kinh doanh tăng lên hàng năm: năm 2015 chiếm 28,10% đến năm 2016 là 29,09% và năm 2017 là 40,35% trong tổng nguồn vốn kinh doanh theo nguồn hình thành của công ty. Tốc độ phát triển bình quân là 114,28%. Cũng như các công ty khác khi tham gia thị trường đều muốn tăng nguồn vốn chủ sở hữu, kết quả kinh doanh có lãi là yếu tố làm tăng VCSH, qua đó chúng ta có thể thấy rằng công ty đang hoạt động với hiệu quả cao. 40
  47. Bảng 2.3. Tình hình vốn SXKD của Công ty qua 3 năm từ 2015- 2017 Đơn vị tính: đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ Tỷ Tỷ STT Chỉ tiêu lh lh bq(%) Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng (%) (%) (%) (%) (%) I Vốn SXKD theo mục 81.274.281.746 100 68.965.948.331 100 84,86 73.915.527.804 100 107,18 95,37 đích sử dụng 1 VCĐ và đầu tư dài hạn 7.985.379.740 9,83 6.827.260.342 9,90 85,50 12.873.168.788 17,42 188,56 126,97 2 VLĐ và đầu tư ngắn 73.288.902.006 90,17 62.138.687.990 90,10 84,79 61.042.359.017 82,58 98,24 91,26 hạn II Vốn SXKD theo nguồn 81.274.281.746 100 68.965.948.331 100 84,86 73.915.527.804 100 107,18 95,37 hình thành 1 VCSH 22.835.038.014 28,10 20.059.260.401 29,09 87,84 29.823.899.037 40,35 148,68 114,28 2 Vốn vay nợ 58.439.243.732 71,90 48.906.687.930 70,91 83,69 44.091.628.767 59,65 90,15 86,86 (Nguồn phòng tài chính kế toán) 41
  48. 2.3.4. Kết quả hoạt động SXKD của công ty trong 3 năm (2015- 2017) Kết quả hoạt động SXKD của công ty bằng chỉ tiêu giá trị được thể hiện qua bảng 2.4 - Doanh thu BH và CCDV: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thể hiện ở tốc độ phát triển bình quân tăng đạt 126.49%, doanh thu thuần không thay đổi so với tổng doanh thu vì công ty không phải giảm giá hàng bán, hàng bán không bị trả lại và không phải nộp các khoản thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. - Giá vốn hàng bán: GVHB cũng tăng lên với TĐPTBQ đạt 152,55% . Nguyên nhân là do tổng khối lượng tiêu thụ tăng lên qua các năm. Năm 2017 công ty đã thực hiện sản xuất có hiệu quả số lượng thiết bị điện xuất ra thị trường làm giá vốn tăng mạnh từ 3.464.570.200 đồng năm 2015, 3.995.302.529 năm 2016 lên 8.062.842.973 đồng, cùng với sự phát triển của doanh số ta có thể thấy, để đạt được mức tăng trưởng hàng hóa bán ra ngoài thị trường, công ty giảm giá hàng bán, đồng thời nguyên vật liệu đầu vào tăng giá, làm cho mức độ tăng trưởng liên hoàn về giá vốn năm 2017 so với năm 2016 là 201,81% ( trong khi doanh thu chỉ là 129,8%). - Lợi nhuận gộp: của công ty qua 3 năm tăng đều với TĐPTBQ là 116,42% nguyên nhân là do qua các năm doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất và chi phí quản lý - Chi phí quản lý kinh doanh: để có thể giảm giá sản phẩm, cạnh tranh thị trường công ty đãn cố gắn tiết kiệm chi phí quản lý kinh doanh với mức tăng trưởng bình quân 3 năm là 112,13%. - Doanh thu hoạt động tài chính: giảm ở năm 2016 chỉ còn 80,41%, và tăng nhẹ ở năm 2017 là 109,05%, nhưng TĐPTBQ của 3 năm vẫn giảm còn lại 93,64%. - Chi phí tài chính: Trong năm 2017 chi phí tài chính có xu hướng giảm với tốc độ phát triển liên hoàn là 86,01% nguyên nhân là do công ty đã trả bớt được nợ cho ngân hàng nên không phát sinh chi phí lãi vay - Lợi nhuận từ HĐKD: của công ty tăng mạnh qua 3 năm đạt mức 122,77% tốc độ phát triển bình quân. Nguyên nhân là do chi phí tài chính qua 3 năm là khá nhỏ và có xu hướng giảm, giá thành của sản phẩm cũng ở mức trung bình thuận lợi cho việc sản xuất sản phẩm. 42
  49. - Tổng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế: tăng khá cao tương ứng với tốc độ phát triển bình quân là 119,64%. Điều này có được là nhờ sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của công ty trong tương lai. Bảng 2.4. Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2015-2017) Đơn vị tính: Đồng bq Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (%) Chỉ tiêu lh lh Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) 1, Doanh thu BH và 13.763.177.596 16.966.053.004 123,27 22.022.318.971 129,80 126,49 CCDV 2, Các khoản giảm trừ 3, Doanh thu thuần về 13.763.177.596 16.966.053.004 123,27 22.022.318.971 129,80 126,49 BH và CCDV 4, Giá vốn hàng bán 3.464.570.200 3.995.302.529 115,32 8.062.842.973 201,81 152,55 5, Lợi nhuận gộp về BH 10.298.607.396 12.970.750.475 125,95 13.959.475.998 107,62 116,42 và CCDV 6, Doanh thu HĐTC 1.461.359.804 1.175.102.938 80,41 1.281.425.207 109,05 93,64 7, Chi phí tài chính 530.356.904 524.613.065 98,92 451.212.759 86,01 92,24 8, chi phí quản lý kinh 8.547.060.800 10.061.173.526 117,72 10.746.419.391 106,81 112,13 doanh 9, Lợi nhuận thuần từ 2.682.549.496 3.560.066.822 132,71 4.043.269.055 113,57 122,77 HĐKD 10, Thu nhập khác 350.675.766 380.922.701 108,63 294.095.741 77,21 91,58 11, Chi phí khác 41.668.850 28.704.647 68,89 55.617.344 193,76 115,53 12, Lợi nhuận khác 309.006.916 352.218.054 113,98 238.478.397 67,71 87,85 13, Tổng LNTT 2.991.556.412 3.912.284.876 130,78 4.281.747.452 109,44 119,64 14, Chi phí thuế thu 598.311.282 782.456.975 130,78 856.349.490 109,44 119,64 nhập DN 15, Lợi nhuận sau thuế 2.393.245.130 3.129.827.901 130,78 3.425.397.962 109,44 119,64 TNDN (Nguồn phòng tài chính kế toán) 43
  50. CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁNCỦA CÔNG TY CP KHÍ CỤ ĐIỆN I 3.1. Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty CP Khí Cụ Điện I 3.1.1. Phân tích báo cáo KQKD của công ty Bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình SXKD đều đặt ra mục tiêu cuối cùng là đạt được doanh thu cao nhất với mức chi phí thấp nhất. Dựa vào bảng 3.1: Báo cáo tổng hợp kết quả HĐKD của công ty trong 3 năm (2015- 2017) để có cái nhìn khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuạn của công ty từ đó biết được công ty có lợi nhuận hay không. Sau đó các khoản thuế phải nộp cho nhà nước, doanh nghiệp có thể thu được cho mình bao nhiêu, từ đó để thấy được doanh nghiệp có đang sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình hay không? Nhưng để hiểu rõ hơn lý do biến động của các chỉ tiêu trên thì ta cần xem xét kỹ các khoản mục nhỏ trong doanh thu, chi phí và lợi nhuận của cả 3 năm. * Phân tích về doanh thu Bảng 3.1. Các khoản doanh thu của Công ty trong 3 năm (2015- 2017) Đơn vị tính: Đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 bq Chỉ tiêu lh lh Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) (%) 1, Doanh thu 13.763.177.596 16.966.053.004 123,27 22.022.318.971 129,80 126,49 BH và CCDV 2, Doanh thu 13.763.177.596 16.966.053.004 123,27 22.022.318.971 129,80 126,49 thuần 3, Doanh thu 1.461.359.804 1.175.102.938 80,41 1.281.425.207 109,05 93,64 HĐTC 4, Thu nhập 350.675.766 380.922.701 108,63 294.095.741 77,21 91,58 khác 5.Tổng doanh thu 15.575.213.167 18.522.078.642 118,92 23.597.839.919 127,40 123,09 (5)=(2)+(3)+(4) 45
  51. (Nguồn: phòng tài chính kế toán) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thể hiện ở tốc độ phát triển bình quân tăng 126,49%. Doanh thu năm 2015 và năm 2016 tổng doanh thu thấp hơn năm 2017, nguyên nhân là do năm 2015 Công ty thực hiện đầu tư thiết bị,công nghệ hiện đại nên tiên độ bị châm lại. Trong những năm gần đây nên kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, công ty đã phần nào giải tỏa được những khó khăn về vốn. Mặt khác khả năng sản xuất thiết bị điện của công ty bắt đầu được thị trường quan tâm vì chất lượng tốt và giá cả hợp lý, hơn nữa công ty còn cho khách hàng trả chậm và bảo lãnh ngân hàng, không ngừng cải thiện chất lượng về dịch vụ để phù hợp với nhu cầu thị trường. Năm 2015, nền kinh tế được đánh giá là một năm kinh tế ảm đạm, ngành sản xuất nói chung và ngành diện nói riêng tiếp tục phát triển bất chấp khó khăn về suy thoái kinh tế Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2015 đạt 13.763.177.596 đồng. Đây là 1 con số không nhỏ cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt. Có được kết quả như vậy là do các khoản giảm trừ doanh thu từ chiết khấu và giảm giá hàng bán không phát sinh. Nền kinh tế năm 2016 có những chuyển biến tích cực doanh thu thuần về BH và CCDV là 16.966.053.004 đồng tốc độ phát triển liên hoàn là 123.27% so với năm 2015. Đến năm 2017 doanh thu thuần về BH và CCDV là 22.022.318.971 đồng cho thấy việc sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả rất cao, cho thấy tiềm năng phát triển của công ty. Xét về tổng thể các khoản doanh thu của công ty tăng hàng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm là 123,09%. Nguyên nhân là do năm 2017 khối lượng sản phẩm thiết bị điện bán ra thị trường tăng mạnh làm cho doanh thu tăng mạnh. Điều này cho ta thấy khả năng và mức độ phát triển của công ty Phân tích chi phí: 46
  52. Bảng 3.2. Bảng chi phí của doanh nghiệp 3 năm 2015- 2017 Đơn vị tính: Đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 bq Chỉ tiêu lh lh Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) (%) Giá vốn hàng bán 3.464.570.200 3.995.302.529 115,32 8.062.842.973 201,81 152,55 Chi phí HĐTC 530.356.904 524.613.065 98,92 451.212.759 86,01 92,24 Chi phí quản lý kinh 8.547.060.800 10.061.173.526 117,72 10.746.419.391 106,81 112,13 doanh Chi phí khác 41.668.850 28.704.647 68,89 55.617.344 193,76 115,53 Tổng chi phí 12.583.656.754 14.609.793.767 116,10 19.316.092.467 132,21 123,90 (Nguồn phòng tài chính kế toán) Qua bảng 3.2 ta có thể thấy: Giá vốn: của công ty trong 3 năm tăng dần theo từng năm tương ứng với mức tăng của doanh thu, năm 2015 giá vốn hàng bán là 3.464.570.200 đồng . Đến năm 2016 tăng lên là 3.995.302.529 đồng với tốc độ phát triển liên hoàn là 115.32% do tổng số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên, đến năm 2017 có thể thấy giá vốn hàng bán tăng gấp đôi so với 2 năm trước là 8.062.842.973 đồng do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng mạnh. Tốc độ phát triển liên hoàn là 201,81% so với năm 2016, tốc độ phát triển bình quân của công ty cả 3 năm là 152,55% do chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Sản phẩm của công ty bán ra thị trường tăng dẫn đến công ty xuất thêm nhiều hàng hóa đưa ra thị trường hơn làm cho giá vốn cũng tăng, thêm vào đó giá trị nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm cho gia vốn không ngừng tăng. Chi phí tài chính: đó là khoản thu từ chi phí lãi vay và một số ít phát sinh từ chi phí khác. Chi phí tài chính 3 năm đều rất thấp do công ty có đủ thời gian để quay vòng vốn khiến cho các khoản vay ít đi, công ty chỉ vay trong 1 thời điểm nhất định để chi trả khoản nợ đáo hạn, trong thời gian ngắn hoàn tiền vay. Vì vậy khoản chi phí lãi vay thấp và không phát sinh 47
  53. chi phí tài chính nhiều trong năm 3, nguyên nhân là do công ty đã trả bớt được nợ cho ngân hàng nên phát sinh chi phí lãi vay được giảm đi. Chi phí quản lý kinh doanh: tăng với tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm là 112,13%. Do công ty có tăng lương cho một số cán bộ mới được bổ nhiệm theo chính sách chung và cũng tuyển thêm nhân viên phòng quản lý công ty cũng như lương trả cho đội thị trường bán hàng theo mức tăng doanh số của công ty, dó đó khoản chi phí biến động tăng đều qua các năm. Phân tích doanh thu/ chi phí Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó cho biết mỗi đồng chi phí tham gia vào hoạt động SXKD thì công ty thu được bao nhiêu động doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả của việc tiết kiệm chi phí sản xuất càng lớn, cho thấy hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao. Bảng 3.3. Bảng chi phí của doanh nghiệp trong 3 năm 2015- 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 bq Chỉ tiêu lh lh Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) (%) 1. Tổng doanh thu 118,9 127,4 123,0 15.575.213.167 18.522.078.642 23.597.839.919 2 0 9 2. Tổng chi phí 116,1 132,2 123,9 12.583.656.754 14.609.793.767 19.316.092.467 0 1 0 3.Tỷ suất DT/CP 102,4 (1/2) 1,24 1,27 1,22 96,36 99,35 3 (Nguồn phòng tài chính kế toán và tính toán của tác giả) Năm 2015 tỷ suất doanh thu/ chi phí đạt 1.24 có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu về 1.24 đồng doanh thu. Năm 2016, tỷ suất doanh thu/ chi phí tăng lên 1,27 và năm 2017 giảm còn 1.22. Mặc dù tình hình có biến động qua 3 năm tuy nhiên mức tăng này thấp và không có sự đột biến nào. Trung tâm cần ra biện pháp để nâng cao doanh thu hơn nữa, đồng thời làm cho chỉ tiêu này có biến động tăng lên cao hơn. *Phân tích lợi nhuận 48
  54. Nhìn chung lợi nhuận của công ty tăng không đều qua 3 năm, điều này cũng dễ hiểu trước tốc độ phát triển của các khoản mục doanh thu và chi phí như đã phân tích ở trên. Mặc dù vậy hoạt động kinh doanh của công ty đều có lãi, với mức lợi nhuận tương đối đã thể hiện được khả năng tài chính của công ty, tạo được uy tín và lòng tin cho khách hàng. Để thấy rõ sự thay đổi của lợi nhuận ta xem biểu đồ 3.1 Nhìn vào biểu đồ ta thấy LNTT và sau thuế năm 2016 tăng nhiều so với năm 2015 và đến năm 2017 cũng tăng mức tăng chỉ là 109,44% so với năm 2016. Ta dễ dàng nhận thấy từ báo cáo KQKD cho thấy năm 2016 và năm 2017 doanh thu và lợi nhuận thuần đều tăng, và các chi phí đều có xu hướng giảm nên làm cho lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đều có xu hướng tăng. 4.281.747.452 3.912.284.876 3.425.397.962 2.991.556.412 3.129.827.901 2.393.245.130 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Biểu đồ 3.1: Lợi nhuận của Công ty trong 3 năm 2015- 2017 3.1.2. Phân tich bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2015- 2017 3.1.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty CP Khí Cụ Điện I trong 3 năm 2015- 2017 Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu tài sản hợp lý, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và quy mô sản xuất. Để nắm bắt được tình hình cơ cấu tài sản của công ty chúng ta nghiên cứu bảng 3.4 49
  55. Nhìn chung tổng tài sản của công ty có nhiều biến động qua cá năm có xu hướng tắng giảm thất thường. Năm 2016 giảm so với năm 2015 là 15.144% đến năm 2017 tăng lên so với năm 2016 là 7,18%. Tốc đọ phát triển bình quân là 95,37%. Điều này cho thấy quy mô về tài sản của công ty có xu hướng giảm đi, xem xét cụ thể các chỉ tiêu tổng tài sản giảm - Tài sản ngắn hạn: chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của công ty, cụ thể năm 2015 chiếm 90,17% tổng giá trị tài sản. Năm 2016 TSNH giảm đi chiếm 90,1% tổng tài sản, và tài sản dài hạn tăng lên, lượng giảm của năm 2016 so với năm 2015 tương ứng với 84,786%. Đến năm 2017 tài sản ngắn hạn vẫm tiếp tục giảm chỉ còn chiếm 82,58% trong tổng tài sản. Như vậy giá trị TSNH từ năm 2015- 2017 có xu hướng giảm qua các năm trong khi đó tỷ trọng TSDH có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều. Qua 3 năm thì TĐPTBQ của TSNH đạt 91,26%, nguyên nhân dẫn đến sự giảm TSNH đó là sự giảm đi của chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, TSNH khác. + Trong TSNH thì tiền và các khoản tương đương tiền là yếu tố quan trọng vì nó dễ chuyển đổi nhất, tiện lợi nhất. Tuy nhiên nó chiếm tỷ trọng không lớn qua các năm. Năm 2016 vốn bằng tiền của công ty đạt TĐPTLH là 63,02% giảm 36,98% so với năm 2015. Đến năm 2017 vốn bằng tiền của công ty lại tiếp tục giảm xuống còn 56,43% giảm 43,57% so với năm 2016. Điều này do lượng hàng tồn kho của công ty nhiều và các khoản phải thu khá nhiều, công ty đang bị chiếm dụng vốn. Qua 3 năm vốn bằng tiền của công ty đạt 59,63% giảm 40,37% có sự sụt giảm đáng kể chứng tỏ công ty làm ăn chưa tốt công tác thanh toán làm cho VLĐ của công ty hạn hẹp từ đó khả năng tự chủ về tài chính của công ty là không có. Công ty cần có biện pháp để tăng lượng vốn bằng tiền lên để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty tránh tình trạng nợ chồng nợ. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng giảm không đều qua các năm với TĐPTBQ là 57,56% trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, cụ thể cao nhất là năm 2015 là 20.453.168.218 đồng do công ty bắt đầu kinh doanh với các khách hàng mới, gia tăng thời hạn trả tiền hàng. Vì vậy trước khó khăn của nền kinh tế công ty đã cho khách hàng trả 50
  56. chậm tiền hàng hoặc tiền công trình. Đến năm 2016 chỉ tiêu này giảm còn 3.920.591.198 đồng, các khoản tiền dần được thu hồi hơn nữa nền kinh tế bắt đầu khởi sắc, số khách hàng trả chậm giảm, đây là 1 thành tích của công ty, công ty đã thu được tiền về mà không bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn, đến năm 2017 có tăng lên so với năm 2016 nhưng không đáng kể so với năm 2015. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn cho thấy lượng hàng hóa tồn kho trong công ty là rất lớn, tốc độ phát triển bình quân của hàng tồn kho trong công ty đạt 109,57%, cụ thể năm 2016 chỉ tiêu này tăng lên 116,43% so với năm 2015, đến năm 2017 là 103,12% so với năm 2016. Việc gia tăng hàng tồn kho chứng tỏ doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn, công ty có cần xem xét nguồn vốn bị ứ đọng nhiều như vậy có hợp lý không? Từ đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu để giải quyết lượng hàng tồn kho, việc giải quyết hàng tồn kho vào thời điểm này thực sự có tác dụng lớn với thời điểm giá cả bất ổn như hiện nay. TSNH khác chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu TSNH của công ty, tăng giảm không đều qua từng năm với TĐPTBQ 81,02%. -TSDH: TSDH của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty có tốc độ phát triển liên hoàn tăng giảm không đều, cụ thể năm 2016 giảm còn 85,497 % tương ứng với giảm 14,503% so với năm 2015, đến năm 2017 chỉ tiêu này lại tăng 88,56% so với năm 2016. Trong TSDH thì TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất và có ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm của TSDH. TSCĐ năm 2016 giảm 21.672% so với năm 2015 do khấu hao TSCĐ của công ty mặc dù năm 2016 có mua thêm một số máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất. Tới năm 2017 TSCĐ tăng với TĐPTLH là 267,58% là do năm 2016 công ty đầu tư mua mới cho loại tài sản này. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn đứng thứ 2 trong cơ cấu TSDH của công ty. Chỉ tiêu này không có xu hướng biến đổi qua các năm. TSDH khác chính là khoản chi phí trả trước dài hạn, công ty đã có sự phân bổ hợp lý theo từng năm sử dụng. 51
  57. Bảng 3.4. Cơ cấu tài sản của công ty CP Khí cụ điện I trong 3 năm (2015- 2017) Đơn vị tính: Đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 bq Chỉ tiêu lh lh Giá trị % Giá trị % Giá trị % (%) (%) (%) A.TSNH 73.288.902.015 90,17 62.138.687.990 90,10 84,786 61.042.359.017 82,58 98,24 91,26 1, Tiền và các khoản tương đương tiền 8.977.104.177 12,25 5.657.687.307 9,10 63,024 3.192.529.065 5,23 56,43 59,63 3, Các khoản phải thu ngắn hạn 20.453.168.218 27,91 3.920.591.198 6,31 19,169 6.775.505.866 11,10 172,82 57,56 4, Hàng tồn kho 40.950.053.136 55,87 47.678.847.932 76,73 116,43 49.165.070.358 80,54 103,12 109,57 5, Tài sản ngắn hạn khác 2.908.576.475 3,97 4.881.561.553 7,86 167,83 1.909.253.728 3,13 39,11 81,02 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 7.985.379.740 9,83 6.827.260.342 9,90 85,497 12.873.168.788 17,42 188,56 126,97 2, Tài sản cố định 4.578.616.293 57,34 3.586.335.893 52,53 78,328 9.596.301.055 74,54 267,58 144,77 4, Các khoản đầu tư tài chính 2.730.000.000 34,19 2.700.000.000 39,55 98,901 2.700.000.000 20,97 100,00 99,45 5, Tài sản dài hạn khác 676.763.446 8,48 540.924.449 7,92 79,928 576.867.732 4,48 106,64 92,33 TỔNG TÀI SẢN SẢN 81.274.281.746 100 68.965.948.331 100 84,856 73.915.527.804 100 107,18 95,37 (Nguồn phòng tài chính kế toán) 52
  58. 3.1.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2015-2017 Tổng nguồn vốn: của công ty biến động không nhiều qua các năm với tốc độ phát triển bình quân là 95,37 % cụ thể năm 2016 là 84,86% giảm so với năm 2015. Năm 2017 là 107,18% tăng so với năm 2016. Ta đi phân tích các khoản mục sau: + Nợ phải trả: NPT của công ty chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn và giảm dần qua các năm với tốc độ phát triển bình quân là 86,86%, sự giảm dần của chỉ tiêu nợ phải trả cũng là một điều tốt đối với doanh nghiệp, thể hiện doanh nghiệp có đủ vốn để chi trả các khoản nợ của mình. Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn từ dòng tiền hoạt động và tiền thu từ các tài sản đáo hạn. Mặt khác HĐKD của công ty qua các năm đều có lãi. Nợ ngắn hạn giảm nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải trả nội bộ và phải trả người bán giảm dần qua các năm. + Phải trả cho người bán:chiếm tỷ trọng lớn có tốc độ phát triển bình quân đạt 66,63% trong đó năm 2016 giảm dần với tốc độ phát triển liên hoàn là 81,32% và đến năm 2017 tiếp tục giảm 54,6% điều này chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ với khách hàng, tuy nhiên phải trả cho người bán giảm chứng tỏ doanh nghiệp không chiếm dụng được vốn từ khách hàng để đầu tư ngắn hạn vào HĐKD của mình. + Nợ dài hạn: của công ty là khoản phải thu chưa thực hiện được chi phí phát sinh với tốc độ phát triển bình quân là 113,74% tăng 13,74%. Trong năm 2015 chiếm tỷ trọng nhỏ 31,92% trong cơ cấu nợ phải trả. Vì vậy nợ phải trả giảm chủ yếu là do nợ ngắn hạn của công ty giảm. Nợ dài hạn năm 2016 tăng so với năm 2015 với tốc độ liên hoàn là 121,03% + Vốn chủ sở hữu: tăng giảm không đều qua các năm với tốc độ phát triển bình quân là 114,28% tăng 14,28% cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu tăng 53
  59. Bảng 3.5. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong 3 năm 2015- 2017 Đơn vị tính: Đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 bq (%) Chỉ tiêu lh Giá trị % Giá trị % lh (%) Giá trị % (%) A.Nợ phải trả 58.439.243.732 71,90 48.906.687.930 70,91 83,69 44.091.628.767 59,65 90,15 86,86 I.Nợ ngắn hạn 39.787.299.093 68,08 26.332.013.157 53,84 66,18 19.962.434.530 45,27 75,81 70,83 1.Vay nợ ngắn hạn 18.200.000 0,05 627.617.086 2,38 3.448,45 2.014.755.314 10,09 321,02 1.052,14 2.phải trả cho người bán 7.394.510.292 18,59 6.013.010.888 22,84 81,32 3.283.302.578 16,45 54,60 66,63 3.Người mua trả tiền trước 20.511.400 0,05 138.358.400 0,69 259,72 4.Thuế và các khoản phải nộp NN 2.162.709.544 5,44 497.200.901 1,89 22,99 435.627.655 2,18 87,62 44,88 5.Phải trả người lao động 2.448.438.256 6,15 2.995.637.781 11,38 122,35 1.467.636.550 7,35 48,99 77,42 6.Chi phí phải trả 3.600.981.578 9,05 5.482.186.815 20,82 152,24 6.933.617.618 34,73 126,48 138,76 7.Phải trả nội bộ 717.461.699 1,80 9.Các khoản phải trả, phải nộp khác 19.922.667.320 50,07 7.991.610.251 30,35 40,11 4.900.581.127 24,55 61,32 49,60 11.Quỹ khen thưởng phúc lợi 3.501.819.005 8,80 2.724.749.435 10,35 77,81 788.555.289 3,95 28,94 47,45 II.Nợ dài hạn 18.651.944.639 31,92 22.574.674.773 46,16 121,03 24.129.194.237 54,73 106,89 113,74 1.Vay nợ dài hạn 18.060.444.639 96,83 21.878.120.980 96,91 121,14 23.773.349.686 98,53 108,66 114,73 2.quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 541.580.833 2,90 632.244.703 2,80 116,74 297.020.642 1,23 46,98 74,06 3.Phải trả, phải nộp dài hạn khác 45.500.000 0,24 45.000.000 0,20 98,90 45.000.000 0,19 100,00 99,45 4.Dự phòng phải trả dài hạn 4.419.167 0,02 19.309.091 0,09 436,94 13.823.910 0,06 71,59 176,87 B.Nguồn VCSH 22.835.038.014 28,10 20.059.260.401 29,09 87,84 29.823.899.037 40,35 148,68 114,28 I.Vốn chủ sở hữu 21.009.564.421 92,01 18.299.503.588 91,23 87,10 28.071.032.933 94,12 153,40 115,59 1.vốn đầu tư CSH 15.421.857.079 73,40 13.230.000.000 72,30 85,79 28.018.180.337 99,81 211,78 134,79 6.Các quỹ thuộc VCSH 3.762.233.751 17,91 5.069.503.586 38,32 134,75 52.852.596 0,19 1,04 11,85 II.Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.825.473.593 7,99 1.759.756.813 8,77 96,40 1.752.866.105 5,88 99,61 97,99 Tổng nguồn vốn 81.274.281.746 100 68.965.948.331 100 84,86 73.915.527.804 100 107,18 95,37 54
  60. 3.2. Phân tích chi tiết tình hình tài chính của Công ty 3.2.1. Phân tích khả năng độc lập, tự chủ về tài chính Qua bảng 3.6 ta thấy: Tổng nguồn vốn: của công ty có sự biến động nhiều, cụ thể qua các năm là tổng nguồn vốn năm 2016 đạt giá trị thấp hơn so với năm 2015 là 68.965.948.331 đồng tương ứng với tốc độ phát triển liên hoàn là 84,86% Đến năm 2017 thì tổng nguồn vốn lại cao hơn năm 2016 là đạt giá trị là 73.915.527.804 đồng tương ứng với mức tăng 107,18%. Tỷ suất tự tài trợ: biến động tăng dần theo từng năm, tốc độ phát triển bình quân đạt 119,84% điều đó cho thấy khả năng tự chủ của DN càng ngày càng lớn qua các năm, năm 2015 là 0,28 lần đến năm 2016 thì tỷ suất tăng lên 0,29 lần và đến năm 2017 chỉ tiêu này là 0,4 lần. Qua bảng 3.6 ta thấy tỷ suất này tương đối nhỏ và có xu hướng tăng lên chứng tỏ rằng công ty đang có những biện pháp để đảm bảo tình hình tự chủ, độc lập về vốn và công ty đang đi đúng hướng. Nhìn chung tỷ suất tài trợ như vậy là công ty chưa có sự độc lập và tự chủ về vốn tốt, cần phải cải thiện. Tỷ suất nợ:Phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất nợ cho biết mức độ phụ thuộc về vốn của doanh nghiệp đối với chủ nợ. Do tỷ suất nợ có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ suất tài trợ nên tỷ suất nợ qua 3 năm có xu hướng giảm, như vậy mức độ phụ thuộc về vốn là giảm dần. Với TĐPTBQ là 91,08% của tỷ suất nợ chứng tỏ qua các năm nợ phải trả giảm dần mà vốn chủ sở hữu thì biến động không quá lớn. Qua đó cho thấy doanh nghiệp dần dần ít bị lệ thuộc vốn bên ngoài. Hệ số đảm bảo nợ : giúp nhà đầu tư có cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả các hoạt động. Hệ số đảm bảo nợ qua 3 năm của công ty tăng dần theo từng năm, cụ thể năm 2015 là 0,39 lần, năm 2016 là 0,41 và tới năm 2017 tăng mạnh là 0,68 lần. Điều đó cho thấy tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu là nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên. Nhìn chung, các chỉ số trên của công ty trong 3 năm đều nhỏ hơn 1 công ty đang gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ, chứng tỏ răng công ty đang mất khả năng độc lập tự chủ về tài chính, tình hình kinh doanh và các hoạt động của công ty chủ yếu 55
  61. phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài, khoản vốn này chủ yếu là việc chiếm dụng từ nhà cung cấp do được trả chậm tiền hàng hóa. Vì vậy công ty cần chú trọng trong việc quản lý nguồn vốn chiếm dụng được của công ty được sinh lời, mặt khác đảm bảo tình hình công nợ được thực hiện tốt. Bảng 3.6. Khả năng độc lập và tự chủ về tài chính của Công tytrong 3 năm 2015- 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 bq Chỉ tiêu lh lh Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) (%) 1.Tổng nguồn vốn 81.274.281.746 68.965.948.331 84,86 73.915.527.804 107,18 95,37 2.Nguồn vốn chủ sở 22.835.038.014 20.059.260.401 87,84 29.823.899.037 148,68 114,28 hữu 3.Nợ phải trả 58.439.243.732 48.906.687.930 83,69 44.091.628.767 90,15 86,86 4.Tỷ suất tự tài trợ 0,28 0,29 103,52 0,40 138,72 119,84 (2/1) 5.Tỷ suất nợ (3/1) 0,72 0,71 98,62 0,60 84,12 91,08 6.Hệ số đảm bảo nợ 0,39 0,41 104,97 0,68 164,92 131,57 (2/3) ( Nguồn phòng tài chính kế toán) 3.2.2. Phân tích tình hình tài trợ vốn của công ty 3.2.2.1. Phân tích tình hình vốn lưu động thường xuyên của công ty Qua bảng 3.7 ta thấy VLĐTX của công ty cả 3 năm đều dương và tăng giảm không đều qua các năm, TĐPTBQ là 106,84%, cụ thể năm 2016 tốc độ phát triển liên hoàn là 89,11% so với năm 2015, đến năm 2017 là 128,1% đã tăng lên rất nhiều. Vậy nghĩa là nguồn vốn dài hạn của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán của công ty rất tốt, các hoạt động thường xuyên của công ty được đảm bảo bằng nguồn vốn tương đối ổn định. Tuy nhiên công ty cần chú trọng sử dụng nguồn vốn làm sao để hiệu quả tránh lãng phí vốn. 56
  62. Bảng 3.7. Tình hình vốn lưu động thường xuyên của Công ty Đơn vị tính: Đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 bq Chỉ tiêu lh lh Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) (%) 1.Nguồn vốn dài hạn 22.835.038.014 20.059.260.401 87,84 29.823.899.037 148,68 114,28 2.Tài sản dài hạn 7.985.379.740 6.827.260.342 85,50 12.873.168.788 188,56 126,97 3.Nguồn vốn ngắn hạn 58.439.243.732 48.906.687.930 83,69 44.091.628.767 90,15 86,86 4.Tài sản ngắn hạn 73.288.902.015 62.138.687.990 84,79 61.042.359.017 98,24 91,26 VLĐTX (1-2) = (4-3) 14.849.658.274 13.232.000.059 89,11 16.950.730.249 128,10 106,84 ( Nguồn tài chính kế toán) 3.2.2.2. Phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Từ bảng 3.8: ta thấy nhu cầu VLĐTX của công ty tăng qua các năm, tốc độ phát triển liên hoàn là 129,01% tăng 29,01%, cụ thể năm 2016 tốc độ phát triển liên hoàn là 116,89% tăng 16,89%,đến năm 2017 tăng mạnh là 142,39%, nhu cầu VLĐTX qua các năm đều dương chứng tỏ nguồn vốn bên ngoài không đủ để tự tài trợ cho các khoản sử dụng ngắn hạn của công ty nên công ty cần thêm nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh của mình. Khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng giảm không đều. Năm 2016 đạt 19,17% so với năm 2015, năm 2017 tăng 172,82% so với năm 2016. Mặt khác hàng tồn kho có sự tăng qua các nămTĐPTBQ là 109,57% mặc dù các khoản phải thu lại giảm đi nhiều hơn so với lượng hàng tồn kho tăng nhưng nợ phải trả vẫn chưa thể bù đắp được lượng vốn mà doanh nghiệp cần. Hàng tồn kho chủ yêu là nguyên liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho việc sản xuất thiết bị điện, tuy số hàng tồn kho này có thời hạn sử dụng tương đối dài xong công ty cùng nên có giải pháp để giải phóng lượng hàng tồn kho tránh gây ứ đọng vốn. Nợ ngắn hạn thì có sự giảm dần qua các năm nhưng với tốc độ như vậy thì các khoản phải thu ngắn hạn và giá trị hàng tồn kho có thể bù đắp cho khoản nợ ngắn hạn được. Vì vậy qua 3 năm nhu 58
  63. cầu VLĐTX của công ty đều lơn hơn 0 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn là rất tốt. 59
  64. Bảng 3.8.Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty Đơn vị tính: Đồng bq Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (%) Chỉ tiêu lh Giá trị Giá trị lh (%) Giá trị (%) 1.Các khoản phải thu 20.453.168.218 3.920.591.198 19,17 6.775.505.866 172,82 57,56 2.Hàng tồn kho 40.950.053.136 47.678.847.932 116,43 49.165.070.358 103,12 109,57 3.Nợ phải trả có tính 39.787.299.093 26.332.013.157 66,18 19.962.434.530 75,81 70,83 chất chu kỳ (nợ ngắn hạn) 4.Nhu cầu VLĐTX 21.615.922.261 25.267.425.973 116,89 35.978.141.694 142,39 129,01 (1+2-3) ( Nguồn tài chính kế toán) Qua kết quả tính toán nhu cầu VLĐTX cho thấy 3 năm nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài không đủ để tài trợ cho tài sản lưu động, công ty cần nhận thêm nguồn vốn ngắn hạn nữa. Do 3 năm nợ phải trả đều không đáp ứng được nhucầu VLĐTX nên công ty cần có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. 3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty 3.2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Việc sử dụng VCĐ gắn liền với hoạt động SXKD của công ty. Do vậy ciệc sử dụng tốt VCĐ là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa lớn đến sự tăng trưởng của công ty, chính vì lý do đó mà việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn rất quan trọng trong công tác tài chính của công ty. Qua bảng 3.9 ta thấy: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định trong 3 năm tăng với tốc độ phát triển bình quân là 107,65%. Năm 2015 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 1,93 nghĩa là cứ bỏ 1 đồng vốn cố định thì thu được 1,93 đồng doanh thu, sang năm 2016 tăng lên được 2,3 đồng doanh thu và sang đến năm 2017 thì giảm nhẹ cứ bỏ 1 đồng vốn cố định thì thu được 2,3 đồng doanh thu. Điều đó cho thấy công ty sử dụng nguồn VCĐ hiệu quả tăng nhanh theo từng năm, đây là một thành tích của công ty, bên cạnh đó công ty cần có biện 60
  65. pháp khấu hao hợp lý và thường xuyên theo dõi, bảo dưỡng TSCĐ để đem lại doanh thu cao nhất cho công ty. - Hệ số đảm nhiệm VCĐ: hệ số này nghịch đảo với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ. Do TĐPTBQ hiệu suất sử dụng VCĐ tăng nên TĐPTBQ của hệ số đảm nhiệm VCĐ là 92,9% giảm 17,1%. Chỉ tiêu này cho biết để làm ra một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng VCĐ. Hệ số đảm nhiệm VCĐ của công ty giảm qua các năm và hệ số nhỏ cho thấy công ty đã tận dụng hết năng suất lao động của máy móc thiết bị. - Tỷ suất sinh lời VCĐ là chỉ tiêu đánh giá cụ thể nhất hiệu quả sử dụng đồng vốn. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng VCĐ bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất hiệu quả này trong 3 năm qua có xu hướng tăng dần với TĐPTBQ là 104,48%. Chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả VCĐ. Tóm lại qua phân tích trên ta thấy tình hình sử dụng VCĐ của công ty có đạt hiệu quả bên cạnh đó công ty vẫn cần tiếp tục phát huy để đem lại lợi nhuận cao hơn. Bảng 3.9.Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu bq (%) Giá trị Giá trị lh (%) Giá trị lh (%) 1.VCĐBQ 7.133.308.889 7.406.320.041 103,21 9.850.214.565 133,79 117,51 2.Tổng tài sản 81.274.281.746 68.965.948.331 84,86 73.915.527.804 107,18 95,37 3.Lợi nhuận 2.682.549.496 3.560.066.822 132,71 4.043.269.055 113,57 122,77 thuần 4.Doanh thu 13.763.177.596 16.966.053.004 123,27 22.022.318.971 129,80 126,49 thuần Hiệu suất sử 1,93 2,30 119,43 2,24 97,02 107,65 dụng VCĐ (4/1) Hệ số đảm 0,52 0,43 83,73 0,45 103,07 92,90 nhiệm VCĐ (1/4) Tỷ suất sinh lời 0,38 0,48 128,58 0,41 84,89 104,48 VCĐ (3/1) ( Nguồn tài chính kế toán) 61
  66. 3.2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Quản lý và sử dụng vốn nó phản ánh khi bỏ vào sản xuất kinh doanh một đồng VLĐ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ đó ta đi tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty để xem công ty có sử dụng tốt VLĐ hay không? Qua bảng 3.10 ta thấy TĐPTBQ của doanh thu thuần là 126,49% chứng tỏ hệ số đảm nhiệm VLĐ có xu hướng giảm với TĐPTBQ là 91,26%. Qua 3 năm hệ số này liên tục giảm điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng VLĐ một cách hợp lý và tiết kiệm. - Vòng quay vốn lưu động tăng nhanh qua các năm điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ tăng, cụ thể năm 2015 vòng quay vốn lưu động được 0,19 vòng/ năm thì đến năm 2016 tăng lên là 0,25 vòng/ năm, năm 2017 là 0,36 vòng/năm, tốc độ luân chuyển VLĐ càng nhanh điều này làm cho tình hình tài chính của công ty tốt lên, do TĐPTBQ doanh thu thuần là 126,49% cao hơn vốn lưu động bình quân là 91,06%. Như vậy là công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa để tăng doanh thu và sử dụng hợp lý VLĐ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn giúp cho DN tiết kiệm vốn, DN sử dụng vốn ít mà vẫn tạo ra hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên trong vòng 3 năm con số này < 1 doanh nghiệp vẫn cần phải sử dụng tiết kiệm vốn lưu động. - Ngược lại với vòng quay VLĐ, kỳ luân chuyển VLĐ được rút ngắn, từ 1943 ngày/ vòng năm 2015 còn 1007 ngày/vòng năm 2017. Nguyên nhân do vòng quay VLĐ tăng nhanh, vốn của công ty được sử dụng hiệu quả, khả năng sinh lời của VCĐ cao. - Hiệu suất sử dụng VLĐ trong 3 năm tăng dần, cụ thể năm 2015 là 0,19 nghĩa là cứ bỏ ra 1 đồng VLĐ thì thu được 0,19 đồng doanh thu. Đến năm 2016 là 0,25 đồng doanh thu, đến năm 2017 thì là 0,36 đồng doanh thu, hiệu suất sử dụng tăng dần theo từng năm nhưng con số này k cao, chứng tỏ DTT thu được thấp hơn nhiều so với đồng VLĐ bỏ ra. Vì vậy nguồn VLĐ của công ty chưa sử dụng hết hiệu quả cho nên công ty cần đưa ra các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả của đồng vốn lưu động được sử dụng trong kinh doanh. 62
  67. - Hệ số đảm nhiệm VLĐ có xu hướng giảm qua các năm, năm 2015 thì cứ 1 đồng doanh thu thuần cần 5,4 đồng VLĐ, đến năm 2017 thì con số này giảm xuống còn 2,8 đồng. Hệ số này càng nhỏ thì khả năng sử dụng vốn của DN càng cao, công ty sử dụng nguồn VLĐ năm sau tốt hơn năm trước, tuy nhiên con số này vẫn chưa cao chứng tỏ VLĐ bỏ ra lớn, công ty cần có kế hoạch sử dụng tiết kiệm và hiệu quả VLĐ hơn, lượng VLĐ nhàn rỗi đc đầu tư hợp lý để tránh vốn lãng phí. - Tỷ suất sinh lời VLĐ cho biết khi bỏ ra 1 đồng VLĐ bình quân thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Sức sinh lời VLĐ có xu hướng giảm qua các năm, năm 2015 tỷ suất sinh lời là 0,04 tức là 1 đồng VLĐ bình quân làm ra 0,04 đồng lợi nhuận, năm 2016 là 0,05 đồng lợi nhuận và đến năm 2017 thì chỉ tiêu này khá hơn là tăng lên đc 0,07 đồng lợi nhuận. Công ty đã không làm tốt việc kiểm soát tình hình lạm phát và những yếu tố khác, bên cạnh đó con số này rất nhỏ vì vậy VLĐ của công ty sử dụng chưa hiệu quả. VLĐ bỏ ra qua cao trong khi đó lợi nhuận thuần thu được thấp. Bảng 3.10.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 bq Chỉ tiêu lh lh Giá trị Giá trị Giá trị (%) (%) (%) 1.DTT 13.763.177.596 16.966.053.004 123,27 22.022.318.971 129,80 126,49 2.VLĐBQ 74.280.338.474 67.713.794.998 91,16 61.590.523.504 90,96 91,06 3.LN thuần 2.682.549.496 3.560.066.822 132,71 4.043.269.055 113,57 122,77 4.Vòng quay 0,19 0,25 135,23 0,36 142,71 138,92 VLĐ(1/2) 5.Kỳ luân chuyển 1.943 1.437 73,95 1.007 70,07 71,99 VLĐ(360 ngày/năm) 6.Hiệu suất sử dụng 0,19 0,25 135,23 0,36 142,71 138,92 VLĐ(1/2) 7.Hệ số đảm nhiệm 5,40 3,99 73,95 2,80 70,07 71,99 VLĐ(2/1) 8.Tỷ suất sinh lời 0,04 0,05 145,58 0,07 124,86 134,83 VLĐ(3/2) ( Nguồn: phòng tài chính kế toán) 63
  68. 3.2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Hiệu suất sử dụng VKD trong 3 năm của công ty tăng dần, cụ thể năm 2015 hiệu suất sử dụng VKD là 0,17 có nghĩa là cứ bỏ ra 1 đồng VKD thì thu được 0,17 đồng doanh thu thuần, năm 2016 là 0,23 đồng doanh thu thuần, năm 2017 là 0,31 đồng doanh thu thuần. Vậy công ty đã sử dụng VKD năm sau hiệu quả hơn năm trước. Chỉ tiêu này liên tục tăng trong 3 năm. Tuy nhiên con số hiệu quả sử dụng VKD thấp chứng tỏ doanh thu thu được thấp hơn nhiều so với đồng VKD bỏ ra, công ty cần có những biện pháp tiết kiệm VKD để thu lại doanh thu cao nhất. Bảng 3.11. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Năm 2015 Năm 2016 Nưm 2017 bq Chỉ tiêu Giá trị Giá trị lh (%) Giá trị lh (%) (%) 1.DTT 13.763.177.596 16.966.053.004 123,27 22.022.318.971 129,80 126,49 2.VKD bình quân 81.413.647.363 75.120.115.039 92,27 71.440.738.068 95,10 93,68 3.Lợi nhuận thuần 2.682.549.496 3.560.066.822 132,71 4.043.269.055 113,57 122,77 4.Hiệu suất sử 0,17 0,23 133,60 0,31 136,49 135,04 dụng VKD (1/2) 5.Hiệu quả sử 0,03 0,05 143,83 0,06 119,42 131,06 dụng VKD (3/2) ( Nguồn tài chính kế toán) Hiệu quả sử dụng VKD ( tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ) là chỉ tiêu quan trọng, cho biết VKD của công ty sau 1 chu kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả như thế nào. Năm 2015 tỷ lệ hoàn vốn đầu tư là 0,03 nghĩa là 1 đồng VKD bình quân bỏ ra sẽ thu được 0,03 đồng LNTT, năm 2016 là 0,05 đồng LNTT con số này tăng lên so với năm 2015, đến năm 2017 chỉ tiêu này tiếp tục tăng đạt 0,06 đồng LNTT chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả, nguồn VKD bỏ ra đầu tư có hiệu quả. Doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy để đem lại lợi nhuận cao hơn. 3.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty 3.2.4.1. Phân tích tình hình công nợ của công ty 64
  69. Phân tích tình hình thanh toán bao gồm đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp DN làm chủ tình hình tài chính, đảm bảo sự phát triển của DN. 65
  70. Bảng 3.12. Các khoản phải thu, các khoản phải trả Đơn vị tính: đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 bq Chỉ tiêu lh Giá trị Giá trị Giá trị lh (%) (%) (%) 1.Các khoản phải 20.453.168.218 3.920.591.198 19,17 6.775.505.866 172,82 57,56 thu 2.Các khoản phải 7.394.510.292 6.013.010.888 81,32 3.283.302.578 54,60 66,63 trả 3.Tỷ lệ (1/2) 2,77 0,65 2,06 86,38 4.Cân đối phải thu, 13.058.657.926 (2.092.419.690) 3.492.203.288 51,71 phải trả (1-2) (Nguồn phòng tài chính kế toán và tính toán của tác giả) Đánh giá khái quát tình hình công nợ của công ty thông qua tỷ số giữa các khoản phải thu và phải trả, nó phản ánh sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa công ty và các đối tác kinh tế, cụ thể năm 2016 tỷ lệ này là 0,65 lần giảm so với năm 2015 do các khoản phải thu giảm 46,43% do công ty tích cực thu nợ từ khách hàng, các khoản phải trả cũng giảm nhưng không giảm mạnh như các khoản phải thu với tốc độ phát triển liên hoàn giảm 19,17% năm 2016. Do công ty cho thời hạn thanh toán của nhà cung cấp lớn hơn đến năm 2017 các khoản phải thu lại tăng lên với tốc độ phát triển liên hoàn là 172,82% tăng cao hơn nợ phải trả còn các khoản phải trả giảm xuống làm cho tỷ lệ tăng lên so với năm 2016 nhưng không cao là 2,06 lần. Nguyên nhân do công ty bị chiếm dụng vốn khá lớn bởi khách hàng trả chậm tiền hàng thông qua các khoản ký quỹ ngân hàng. Qua phân tích cho thấy, tỷ lệ giữa các khoản phải thu và phải trả tăng giảm thất thường, các khoản phải thu của công ty tăng giảm thất thường qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Vì vậy công ty cần có các biện pháp để thu hồi hợp lý đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng sản xuất của mình. Các khoản phải trả giảm qua các năm cho thấy khả năng thanh toán của công ty đang có chiều hướng tốt, công ty cần nâng cao HĐKD hơn để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. 3.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán 66
  71. Trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh quan hệ nợ nần là không thể tránh khỏi, đặc biệt trong cơ chế hội nhập và mở cửa trong nền kinh tế thị trường cùng với sự bùng nổ kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay. Nếu quan hệ nợ nần lành mạnh thì đó lại là đòn bẩy kinh tế quan trọng. Điều đó thể hiện thông qua khả năng thanh toán của các đơn vị bị chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn. Khả năng thanh toán cho biết tình hình tài chính của công ty có lành mạnh hay không? Ta đi phân tích bảng 3.13: Hệ số thanh toán tổng quát cho biết tổng tài sản của công ty co đủ khả năng chi trả cho các khoản nợ của công ty hay không? Trong 3 năm, tỷ số này của công ty tăng, hệ số này tăng cho thấy hành lang an toàn đối với các khoản nợ của công ty tăng. Năm 2015 là nhỏ nhất song trong 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty luôn có thể dùng tài sản của mình để trả những khoản nợ. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là tỷ lệ giữa TSNH và NNH. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà giá trị này càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải thanh toán trong 1 năm nên công ty phải dùng những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán. Hệ số này cho ta biết tổng TSNH của công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? Trong 3 năm hệ số này luôn lớn hơn 1, TSNH luôn lớn hơn nợ ngắn hạn của công ty, công ty có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà công ty đang vay nợ, do TSLĐ cao hơn nợ ngắn hạn nên DN đủ bù đắp nợ ngắn hạn đến hạn trả, đối với Công ty CP Khí Cụ Điện I là doanh nghiệp sản xuất, công ty có đủ khả năng về hàng hóa cũng như khả năng cung ứng sản phẩm cho khách hàng, cho thấy tình hình tài chính của công ty khá lành mạnh. 67