Khóa luận Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát và lưỡng cư tại Vườn Quốc gia Ba Vì

pdf 76 trang thiennha21 12/04/2022 5790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát và lưỡng cư tại Vườn Quốc gia Ba Vì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_tinh_da_dang_ve_thanh_phan_loai_bo_sat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát và lưỡng cư tại Vườn Quốc gia Ba Vì

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT VÀ LƢỠNG CƢ TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN – (C) MÃ SỐ: 310 Giáo viên hƣớng dẫn : Ths. Giang Trọng Toàn Sinh viên thực hiện : Lê Anh Đức Mã sinh viên : 1453101063 Lớp : K59B – QLTNTN (C) Khóa học : 2014 – 2018 Hà Nội, 2018
  2. LỜI CẢM ƠN Để tổng kết quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, theo nguyện vọng của bản thân và đƣợc sự cho phép của Nhà trƣờng, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môn Động vật rừng, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại Vườn Quốc gia Ba Vì”.Đề tài đƣợc thực hiện với sự hƣớng dẫn của Ths. Giang Trọng Toàn. Nhân dịp hoàn thành khóa luận, tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Nhà trƣờng; quý thầy, cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng; Bộ môn Động vật rừng, đặc biệt là thầy giáo Giang Trọng Toàn đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên Ban quản lý Vƣờn quốc gia Ba Vì; cán bộ chính quyền và nhân dân xã Tản Lĩnh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập số liệu ngoại nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng do năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên bản khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi kính mong đƣợc sự chỉ bảo từ phía thầy, cô giáo và bạn đọc để bản khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lê Anh Đức i
  3. MỘT SỐ TỪ VIÊT TẮT Ký hiệu Giải thích CITES Công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã năm 2015 CP Chính phủ CR Loài rất nguy cấp ĐHLN Đại học Lâm nghiệp DL Dƣợc liệu ĐVR Động vật rừng IB Động vật rừng cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thƣơng mại IIB Động vật rừng hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thƣơng mại MV Mẫu vật NĐ 160 Danh lục các loài cấp quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vê NĐ32 Nghị định 32 năm 2006 PV Phỏng vấn QS Quan sát ST Sinh thái TL Tài liệu TM Thƣơng mại TP Thực phẩm VQG Vƣờn quốc gia ii
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỘT SỐ TỪ VIÊT TẮT ii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH LỤC CÁC HÌNH ẢNH vi ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Hệ thống phân loại bò sát và lƣỡng cƣ ở Việt Nam 3 1.2. Mối đe dọa và giá trị của các loài bò sát, lƣỡng cƣ 6 1.3. Các nghiên cứu về bò sát, lƣỡng cƣ tại Vƣờn quốc gia Ba Vì 7 1.4. Quan điểm đánh giá mức độ đa dạng các loài bò sát, lƣỡng cƣ 8 CHƢƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 10 2.1. Điều kiện tự nhiên 10 2.1.1.Vị trí địa lý 10 2.1.2. Địa hình 11 2.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng 11 2.1.4. Khí hậu, thủy văn 11 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 12 2.2.1. Dân số,dân tộc 12 2.2.2. Lao động 12 2.2.4. Y tế, giáo dục 13 2.3.Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với sự cƣ trú của các loài bò sát, lƣỡng cƣvà công tác bảo tồn 13 2.3.1.Khó khăn 13 2.3.2. Thuận lợi 14 CHƢƠNG 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI 15 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 15 3.1.1. Mục tiêu chung 15 3.1.2. Mục tiêu cụ thể 15 3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 15 3.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 15 iii
  5. 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu 15 3.3. Nội dung nghiên cứu 16 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 16 3.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu 16 3.4.2. Phƣơng pháp phỏng vấn 16 3.4.3. Phƣơng pháp điều tra theo tuyến 17 3.4.4.Phƣơng pháp xử lý số liệu 19 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Thành phần các loài bò sát và lƣỡng cƣ tại Vƣờn quốc gia Ba Vì 22 4.1.1.Thành phần loài 22 4.2. Đánh giá mức độ đa dạng về thành phần các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại Vƣờn quốc gia Ba Vì 27 4.2.1. Mức độ đa dạng giữa lớp lƣỡng cƣ và lớp bò sát 27 4.2.2. Mức độ đa dạng giữa các bộ và họ bò sát 28 4.2.3. Mức độ đa dạng giữa các bộ và họ lƣỡng cƣ 30 4.2.4. Mức độ đa dạng các loài bò sát và lƣỡng cƣ theo sinh cảnh 31 4.3. Giá trị tài nguyên và các mối đe dọa đên các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu 37 4.3.1. Giá trị tài nguyên và tình trạng của các loài bò sát, lƣỡng cƣ 37 4.3.2. Các mối đe dọa đến loài bò sát lƣỡng cƣ tại Vƣờn quốc gia Ba Vì 45 4.4. Các giải pháp quản lý và bảo tồn cácloài bò sát, lƣỡng cƣ tại hình VQG Ba Vì 50 4.4.1.Giải pháp giảm thiểu ảnh hƣởng các mối đe dọa 50 4.4.2.Giải pháp bảo tồn các loài bò sát lƣỡng cƣ quý hiếm trong khu vực 51 4.4.3. Nâng cao ý thức và sinh kế cho ngƣời dân 52 4.4.4.Hoàn thiện hệ thống quản lý địa phƣơng 52 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾNNGHỊ 53 1. Kết luận 53 2.Tồn Tại 54 3. Khuyến nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tổng kết phân loại bò sát, lƣỡng cƣ ở Việt Nam theo thời gian 5 Bảng 3.1. Nội dung các công việc đã thực hiện của đề tài 15 Bảng 3.2. Thông tin về các tuyến điều tra bò sát, lƣỡng cƣ 18 Bảng 3.3. Danh sách các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì 19 Bảng 3.4. Phân bố bò sát lƣỡng cƣ theo sinh cảnh 20 Bảng 3.5. Bảng giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa của bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực 21 Bảng 4.1: Danh sách các loài bò sát tại Vƣờn quốc gia Ba Vì 22 Bảng 4.2. Danh sách các loài lƣỡng cƣ tại Vƣờn quôc gia Ba Vì 25 Bảng 4.3. Đa dạng về thành phần bò sát và lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì 28 Bảng 4.4. Sự đa dạng về các bộ và họ bò sát tại VQG Ba Vì 28 Bảng 4.5. Sự đa dạng của các bộ và họ lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì 30 Bảng 4.6. Phân bố bò sát, lƣỡng cƣ theo sinh cảnh 34 Bảng 4.7. Tổng hợp các chỉ số theo sinh cảnh 37 Bảng 4.8. Giá trị tài nguyên và giá trị bảo tồn các loài bò sát, lƣỡng cƣ 38 Bảng 4.9. Tổng hợp các mối đe dọa trên tuyến điều tra 48 Bảng 4.10.Tổng hợp các mối đe dọa đến bò sát và lƣỡng cƣ 49 trong khu vực 49 v
  7. DANH LỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng Vƣờn quốc gia Ba Vì 10 Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các tuyến điều tra bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực 18 Hình 4.1: Biều đồ biểu diễn mức độ đa dạng giữa các họ bò sát 29 Hình 4.2. Biểu dồ biểu diễn mức độ phong phú về số loài các họ lƣỡng cƣ 30 Hình 4.3: Sinh cảnh đồng ruộng 31 Hình 4.4: Sinh cảnh ven hồ, sông suối 32 Hình 4.5: Sinh cảnh rừng tre nứa 32 Hình 4.6: Sinh cảnh rừng tự nhiên 33 Hình 4.7: Sinh cảnh rừng thông 33 Hình 4.8: Biêu đồ phân bố các loài bò sát và lƣỡng cƣ theo sinh cảnh 36 vi
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam diện tích trải dài trên nhiều vĩ tuyến và kinh tuyến từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, sự đa dạng về khí hậu, phức tạp về địa hình nên đã tạo nên sự đa dạng sinh học cao. Tài nguyên bò sát, lƣỡng cƣ nƣớc ta đóng góp một phần vào sự đa dạng này với 357 loài bò sát thuộc 24 họ, 3 bộ và 176 loài lƣỡng cƣ thuộc 10 họ, 3 bộ (Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng, 2009). Trong gần 10 năm trở lại đây, số lƣợng các loài bò sát, lƣỡng cƣ không ngừng tăng lên. Kết quả này cho thấy sự quan tâm của các tổ chức và cá nhân ngày càng lớn với nhóm loài này. Các loài bò sát, lƣỡng cƣ là thành phần quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên. Chúng là một mắt xích trong mạng lƣới thức ăn, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó bò sát và lƣỡng cƣ là nguồn thực phẩm cho con ngƣời, là thiên địch của các loài côn trùng gây hại và có thể còn đƣợc sử dụng làm nguồn dƣợc liệu. Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ quá trình khai thác sử dụng rừng không hợp lý, sức ép dân số, sự hạn chế trong công tác quản lý, nạn săn bắn vì mục đích thƣơng mại đã làm nguồn tài nguyên rừng ở nƣớc ta bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích, số lƣợng và chất lƣợng. Nguồn tài nguyên bò sát, lƣỡng cƣ của Việt Nam cũng không nằm ngoài thực tế này. Trong Sách đỏ Việt Nam (2007) đã thống kê đƣợc 39 loài bò sát và 12 loài lƣỡng cƣ cần phải ƣu tiên bảo tồn (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007). Nhằm giảm thiểu sự suy giảm của tài nguyên rừng và bảo vệ đƣợc các loài đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinh vật của đất nƣớc, chẳng hạn nhƣ xây dựng hệ thống bảo tồn nội vi, ngoại vi và các văn bản luật, dƣới luật.Trong công tác bảo tồn nội vi, nƣớc ta đã thiết lập một hệ thống gồm 164 khu rừng đặc dụng với diện tích 2.198.744 ha (chiếm 7% diện tích tự nhiên cả nƣớc) bao gồm 30 vƣờn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài, 45 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu rừng thực nghiệm nghiên cứu khoa học (Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, 2011). 1
  9. Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, Vƣờn Quốc gia (VQG) Ba Vì đƣợc thành lập năm 1991. Hiện nay, tổng diện tích tự nhiên của VQG Ba Vì là 9.704,35 ha với hệ động,thực vật đa dạng, phong phú,tính đặc hữu cao và nhiều loài quý hiếm nhƣ: Bách xanh (Calocedrus marcrolepis), Thông tre (Podocarpus nerrifolius), Sến mật (Madhuca pasquieri), Giổi lá bạc(Talauma gioi Chev ), Bát giác liên(Podophyllum tonkinense ). Tuy nhiên, các hoạt đông sinh kế của cộng đồng địa phƣơng đang ảnh hƣởng tiêu cực đến nguồn tài nguyên rừng nói chung và các loài bò sát, lƣỡng cƣ nói riêng, đặc biệt là các loài quý, hiếm, nguy cấp. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã thực hiện đề tài:“Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại Vườn Quốc gia Ba Vì”. Đề tài đƣợc thực hiện nhằm bổ sung các thông tin hữu ích về tính đa dạng thành phần loài bò sát, lƣỡng cƣ góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên rừng tại VQG Ba Vì. 2
  10. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Hệ thống phân loại bò sát và lƣỡng cƣ ở Việt Nam Nghiên cứu về thành phần các loài bò sát, lƣỡng cƣ ở Việt Nam đã đƣợc tiến hành từ cuối thế kỷ XIX tại nhiều vùng trong cả nƣớc. Việc xác định thành phần loài dựa trên các đặc điểm hình thái bên ngoài về : đầu, mõm, chân, da, đuôi, màu sắc, cách trang trí, hình dạng các tấm sừng ở mai và yếm; môi trƣờng sống nhƣ: sống ở dƣới nƣớc thƣờng có đuôi hoặc chân có màng bơi (họ Cá cóc), những loài sống chui luồn thƣờng không có chân (họ Ếch giun), một số loài sống ở đất nhƣng không chui luồn thƣờng chân dài (họ Ếch nhái, họ Cóc ), các loài sống ở cây thƣờng có ngón chân rộng thành đĩa bám (họ Ếch Cây ). Nhìn chung, các loài bò sát đƣợc chia thành 3 dạng: dạng Thằn lằn và Cá sấu, dạng Rắn, dạng Rùa; các loài lƣỡng cƣ đƣợc chia thành 3 dạng chính: Ếch nhái có đuôi, Ếch nhái không đuôi, Ếch nhái không chân (Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, 1998). Cho đến nay, có nhiều hệ thống phân loại bò sát, lƣỡng cƣ khác nhau nhƣ hệ thống phân loại của Đào Văn Tiến (1978, 1979, 1981) hay hệ thống phân loại của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (1996, 2005,2009). Năm 1978, Đào Văn Tiến đƣa ra Khóa định loại Rùa và Cá sấu Việt Nam. Tác giả đã sử dụng các đặc điểm dễ nhận biết về hình thái nhƣ màu sắc, cách trang trí, hình dạng các tấm sừng ở mai và yếm (đối với rùa) để phân loại và sắp xếp chúng theo các đơn vị phân loại khác nhau. Theo đó, tác giả đã đƣa ra khóa định loại cho 32 loài Rùa và 2 loài Cá Sấu. Năm 1979, Đào Văn Tiến tiếp tục xây dựng Khóa định loại về Thằn lằn Việt Nam. Cũng tƣơng tự nhƣ Khóa định loại Rùa và Cá sấu đã công bố năm trƣớc đó, tác giả cũng sử dụng các đặc điểm về hình dạng bên ngoài để phân loại thằn lằn. Trong đó các đặc điểm đƣợc chú ý phân loại nhƣ: hình dạng và kích thƣớc của đầu, các nốt sần, vẩy, hình dạng của thân, lƣng và bụng phủ vẩy, nốt sần hoặc gai, số hàng vẩy trên lƣng. Đối với các chi thì có các chỉ 3
  11. tiêu nhƣ chiều dài chi, số ngón, có màng bơi hay không, các ngón có giác bám hay không. Theo đó, tác giả đã đƣa ra khóa định loại cho 77 loài thằn lằn. Năm 1981, Đào Văn Tiến tiếp tục xây dựng Khóa định loại Rắn Việt Nam (tập 1). Trong tài liệu đó, các chỉ tiêu đƣợc dùng để định loại là hình thái và kích thƣớc thân, hình dạng của đầu, số lƣợng hàng vẩy thân và vẩy lƣng Trong Khóa định loại Rắn Việt Nam, tác giả đã đƣa ra khóa định loại cho 47 loài. Không dừng lại ở đó, Đào Văn Tiến tiếp tục xuất bản Khóa định loại Rắn Việt Nam (tập 2) vào năm 1982 với những tiêu chí giống nhƣ Khóa định loại Rắn Việt Nam (tập 1) đã xuất bản trƣớc đó.Trong Khóa định loại Rắn Việt Nam (tập 2), Đào Văn Tiến đã lập khóa định loại cho 112 loài thuộc họ rắn nƣớc. Các Khóa định loại bò sát, lƣỡng cƣ của Đào Văn Tiến (1978, 1979, 1981) khá chi tiết và tỉ mỉ nên đƣợc sử dụng rộng rãi đến nay trong việc định loại và tra cứu các loài bò sát, lƣỡng cƣViệt Nam. Tuy nhiên, do các tài liệu trên đã xây dựng khá lâu (cách đây gần hơn 35 năm) nên có nhiều loài mới phát hiện bổ sung không có trong các khóa định loại mà phải tra cứu theo các tài liệu phân loại cập nhật hơn. Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã xây dựng Danh lục bò sát lưỡng cư Việt Nam. Đây là kết quả nghiên cứu tổng hợp từ các cuộc điều tra tại các vùng miền trong cả nƣớc nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Trong bản Danh lục này, các tác giả đã thống kê đƣợc 258 loài bò sát và 82 loài lƣỡng cƣ ở Việt Nam. Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc Nguyễn Quảng Trƣờng đã xây dựng lại danh lục bò sát lƣỡng cƣ Việt Nam do có nhiều phát hiện mới từ năm 1996 đến năm 2005. Trong bản danh mục này, các tác giả đã thống kê ở Việt Nam có 296 loài bò sát 162 loài lƣỡng cƣ. So với bản danh mục đƣợc các tác giả đề cập vào năm 1996, trong bản Danh lục này đã công bố thêm 38 loài bò sát và 80 loài lƣỡng cƣ. Tuy nhiên trong bản Danh lục không đề cập đến tình trạng của loài ngoài tự nhiên, nơi lƣu trữ mẫu vật nhƣng lại nói rất rõ về giá trị của loài. Một số loài chƣa có tên đã đƣợc đặt tên (tên Việt Nam, tên tiếng Anh). 4
  12. Năm 2009, tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại các vùng miền trong cả nƣớc, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quang Trƣờng đã xây dựng Danh lục các loài bò sát lưỡng cư Việt Nam trong cuốn sách (Herpetofauna of Viet Nam ). Trong bảng Danh lục này có 357 loài bò sát thuộc 24 họ, 3 bộ và 176 loài lƣỡng cƣ thuộc 10 họ, 3 bộ. Trong thời điểm Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quang Trƣờng đang xây dựng Danh lục các loài bò sát, lƣỡng cƣ Việt Nam thì vẫn có nhiều loài mới đƣợc phát hiện. trong năm 2009, có 4 loài bò sát, lƣỡng cƣ mới đƣợc ghi nhận tại Việt Nam đó là Cóc mày Ap-li-bai (Leptplalax applebyi) phát hiện ở núi Ngọc Linh (Quảng Nam), Ếch bám đá hoa (Odorrana geminate) phát hiện ở núi Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) và Nguyên Bình (Cao Bằng), Ếch cây sần đỏ (Theloderma lateriticum) phát hiện ở vùng núi Hoàng Liên (Lào Cai). Cóc Mày Vân Nam (Leptobrachium promustoache), một loài trƣớc đây chỉ biết phân bố ở Trung Quốc, cũng lần đầu ghi nhận ở vùng núi cao thuộc tỉnh Lào Cai. Các nghiên cứu về thành phần loài đã góp phần to lớn trong việc định lƣợng số lƣợng loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc mô tả ở Việt Nam. Đây là kết quả nghiên cứu ở nhiều vùng miền khác nhau, nhất là ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Các công trình công bố về những khám phá mới này trên các tạp chí khoa học quốc tế không chỉ khẳng định tiềm năng đa dạng sinh học cao của Việt Nam mà còn chứng minh nỗ lực nghiên cứu, hợp tác có hiệu quả của các nhà khoa học Việt Nam và nƣớc ngoài. Bảng 1.1:Tổng kết phân loại bò sát, lưỡng cư ở Việt Nam theo thời gian Năm Bò sát Lƣỡng cƣ Nguồn thông tin Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài Nguyễn Văn Sáng, Hồ 1996 3 23 258 3 9 82 Thu Cúc (1996) Nguyễn Văn Sáng, Hồ 2005 3 23 296 3 9 162 Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2005) Nguyễn Văn Sáng, Hồ 2009 3 24 396 3 10 176 Thu Cúc Và Nguyễn Quảng Trƣờng (2009) 5
  13. Mặc dù đến nay có nhiều hệ thống phân loại khác nhau nhƣng trong bản khóa luận này, tên khoa học, tên phổ thông của loài đƣợc sử dụng theo hệ thống phân loại của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2009) vì đây là tài liệu cập nhật và chi tiết hơn cả. Các loài bò sát và lƣỡng cƣ mới đƣợc phát hiện và công bố từ năm 2009 đến nay cũng đƣợc sử dụng để phục vụ tra cứu và định loại loài. 1.2. Mối đe dọa và giá trị của các loài bò sát, lƣỡng cƣ Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN, 2017)đã đƣa ra cảnh báo về nguy cơ tuyệt chủng của loài lƣỡng cƣ với tiêu đề mất nơi ở là không tồn tại. Theo đó, một phần ba trên tổng số 6000 loài lƣỡng cƣ trên toàn thế giới hiện nay bị đe dọa tuyệt chủng.Trong số đó có loài Cá sấu hoa cà (Crocodilus porosus) đã bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, hiện chỉ còn rất ít cá thể đƣợc nuôi trong vƣờn động vật; 2 loài lƣỡng cƣ(Cóc tía: bombina microdelagitora; Cóc mày gai mo: Megophrys palpebralespinosa) và 8 loài bò sát ở cấp độ rất nguy cấp gồm:Trăn đất (Python molurus), Trăn gấm (python reticulatus), Rắn hổ mang chúa (Opiophagus hannah), Rùa da (Dermochelys coriacea), Rùa quản đồng (Caretta caretta), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata), Đồi mồi dứa (Lepidochelysolivacea), RùaTrungBộ(Annanemysannamensis). Việt Nam có 3 loài lƣỡng cƣ đặc hữu cũng đang ở tình trạng nguy cấp đó là: Cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali) mới chỉ phát hiện thấy tại dãy Tam Đảo và Vƣờn quốc gia Ba Bể. Cóc pagiô (Bufo pageoti) có nơi sinh sống hẹp, bị chia cắt và hiện chỉ tồn tại ở Sapa (Lao Cai), Hƣơng Sơn (Hà Tĩnh) và Trà My (Quảng Nam - Đà Nẵng) Diện tích và chất lƣợng đất sinh sống của loài này hiện đang giảm liên tục. Ếch Vạch (Chaparana delacouri) hiện chỉ còn tồn tại ở bốn địa phƣơng: Sapa (Lao Cai), Tam Đảo, Mỹ Lƣơng (Vĩnh Phúc), Hòa Bình, Bắc Kạn. Nguy cơ lớn nhất đe dọa đa dạng sinh học là việc mất các nơi cƣ trú. Các nơi cƣ chú đang bị đe dọa hủy hoại là chủ yếu là các khu rừng mƣa, rừng khô nhiệt đới, rừng ngập mặn, và các vùng sông hồ. Nơi cƣ trú bị chia cắt là các vùng diện tích bị chia cắt sẽ có thể dẫn đến giảm hiệu ứng vùng biên, gây mất mát nhanh chóng các loài, tạo ra những rào chắn ngăn cản việc phát tán và kiếm mồi của các loài động vật. 6
  14. Tình trạng săn bắt bò sát, lƣỡng cƣ đang diễn ra tại tất cả các vùng miền trong nƣớc. Nhiều loài có giá trị nhƣ rùa,rắn, baba, trăn đƣợc săn bắt mạnh làm thực phẩm đặc sản cao cấp. Không những vậy, chúng còn là nguyên liệu để bào chế ra các loại dƣợc liệu quý. Việc khai thác các loài bò sát, lƣỡng cƣ hiện nay vẫn còn chƣa có kế hoạch, quy mô dẫn đến nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng.Trƣớc thực trạng trên, nhiều Vƣờn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên đã có những giải pháp và chƣơng trình cụ thể nhằm giảm thiểu các tác động đến khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ nói riêng và đa dạng sinh học nói chung. 1.3. Các nghiên cứu về bò sát, lƣỡng cƣ tại Vƣờn quốc gia Ba Vì Năm 2010, Ban quản lý Vƣờn quốc gia Ba Vì đã thực hiện dự án "Quy hoạch bảo tồn và Phát triển bền vững VQG Ba Vì giai đoạn 2010-2015 và định hƣớng đến năm 2020". Năm 2013, Phạm Tuấn Dũng trong bản luận văn “Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ bò sát tại Vườn quốc gia Ba Vì” đã ghi nhận đƣợc 68 loài bò sát thuộc 16 họ và 02 bộ. So với các loài bò sát đã đƣợc công bố năm 2010, danh sách các loài bò sát của Phạm Tuấn Dũng đã bổ sung 03 loài bò sát. Tuy nhiên, trong phần kết quả và kết luận tác giả không phân tích rõ cơ sở xác định 03loài bổ sung này và 65 loài bò sát khác đã đƣợc kế thừa từ tài liệu nào đã công bố trƣớc đó. Cũng trong năm 2013, Phạm Viết Đại trong bài luận văn “Nghiên cứu một số đặc điểm của hệ lưỡng cư tại Vườn quốc gia Ba Vì” đã ghi nhận đƣợc 31 loài lƣỡng cƣ thuộc 5 họ và 1 bộ. Cũng tƣơng tự nhƣ bản luận văn của Phạm Tuấn Dũng, tác giả Nguyễn Viết Đại đã bổ sung 9 loài so với các loài lƣỡng cƣ đã công bố năm 2010.Tuy nhiên, trong phần kết quả và kếtluận của luận văn cũng không phân tích rõ cơ sở xác định 9loài bổ sung này. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì nhƣng thành phần các loài bò sát, lƣỡng cƣ không thống nhất giữa các tác giả. Bên cạnh đó, các nghiên cứu không cập nhập theo bảng Danh lục bò sát, lưỡng cư của Nguyễn Văn Sáng,Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quang Trường (2009). Do vậy, trong nghiên cứu này sẽ cập sẽ sử dụng bảng danh sách các 7
  15. loài lƣỡng cƣ, bò sát vủa Phạm Tuấn Dũng (2013) và Phan Viết Đại (2013) làm tài liệu kế thừa; tuy nhiên tên khoa học, tên phổ thông của các loài sẽ đƣợc cập nhật theo tài liệu của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2009). Theo đó, loài Ếch gai mõm huia (Odorrana chloronota) không có trong Danh lục bò sát, lƣỡng cƣ Việt Nam (Nguyễn VănSáng và cộng sự, 2009) sẽ bị loại khỏi danh sách.Số loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc kế thừa trong nghiên cứu này là 98 loài bao gồm 68 loài bò sát thuộc 16 họ, 02 bộvà 30 loài lƣỡng cƣ thuộc 5họ và 1 bộ. 1.4. Quan điểm đánh giá mức độ đa dạng các loài bò sát, lƣỡng cƣ Ở cấp độ đa dạng loài, trong nghiên cứu đa dạng sinh học, việc mô tả đa dạng loài là rất quan trọng. Robert Whittaker (1972) đã sử dụng một hệ thống 3 bậc đơn giản mô tả quy mô của đa dạng loài, cụ thể là: Đa dạng alpha (α): Đa dạng alpha là tính đa dạng xuất hiện trong một sinh cảnh hoặc trong một quần xã. Hay nói cách khác, đa dạng alpha chính là việc điếm toàn bộ số loài trong một sinh cảnh hoặc một khu vực nào đó. Đa dạng beta (β): Đa dạng beta là sự đa dạng tồn tại vùng giáp ranh giữa các sinh cảnh hoặc quần xã. Việc xác định đa dạng beta chính là đếm sự khác biệt về số loài ở 02 sinh cảnh hoặc 02 khu vực nào đó. Đa dạng gamma (γ): Đa dạng gamma là sự đa dạng tồn tại trong một quy mô địa lý. Đa dạng gamma giống với đa dạng alpha nhƣng ở quy mô lớn hơn (thƣờng đánh giá mức độ đa dạng cho cả Vƣờn quốc gia hoặc Khu bảo tồn thiên nhiên). Nghiên cứu đa dạng α, β và γ có ý nghĩa quan trọng đối với việc xem xét quy mô khi thiết lập những ƣu tiên cho bảo tồn và ra các quyết định quản lý. Trong nghiên cứu quy mô đa dạng các loài bò sát, lƣỡng cƣ, việc sử dụng đa dạng α, β và γ cho chúng ta sự so sánh về mức độ đa dạng loài giữa các sinh cảnh khác nhau. Việc xác định đƣợc dạng sinh cảnh có mức độ đa dạng loài cao trong khu vực, giúp chúng ta có đƣợc hƣớng thiết lập ƣu tiên bảo tồn cho các loài bò sát, lƣỡng cƣ một cách hợp lý. 8
  16. Ở cấp độ đa dạng hệ sinh thái, việc đánh giá mức độ đa dạng của các loài động, thực vật nói chung thông qua các số liệu định lƣợng cơ bản có ý nghĩa to lớn đối với công tác quản lý và bảo tồn loài. Đối với các loài bò sát, lƣỡng cƣ ở Việt Nam, mức độ phong phú đƣợc làm rõ dựa trên quan điểm sử dụng các chỉ số đa dạng sinh học: Simpson, Shannon Weaver và Độ đồng đều, và đƣợc đánh giá trên các sinh cảnh khác nhau. Tính đa dạng của các loài là một đặc điểm cấu trúc quan trọng của quần xã, liên quan đến việc tăng tính ổn định của quần xã. Trong thực tế, Chỉ số Simpson thƣờng đƣợc sử dụng nhiều để xem xét tính đa dạng của quần xã khi ƣu thế tập trung vào một số ít loài. Còn chỉ số Shannon thƣờng đƣợc sử dụng để xác định tính đa dạng từ một mẫu rút ngẫu nhiên của các loài trong quần xã sinh vật. Để đánh giá tính đa dạng của khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu, cần đánh giá trên hai phƣơng diện: Thứ nhất, về phân loại học: tính số loài trung bình cho một giống, một họ và một bộ; tính số bộ có ít họ, số họ có ít giống và số giống có ít loài. Khu có tính đa dạng phân loại cao khi họ có ít giống và giống có ít loài. Thứ hai, về quan hệ địa lý: dựa theo các tài liệu đã nghiên cứu, tính toán tỷ lệ các nhóm, nhận xét tính trội của từng nhóm (Đồng Thanh Hải, 2013). Đánh giá mức độ phong phú của các loài bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực điều tra sử dụng các chỉ số đa dạng sinh học (Simpson, Shanon – Waver, và Chỉ số hợp lý). Công thức của các chỉ số đa dạng đƣợc tính nhƣ sau: Chỉ số Simpson: D = 1- ∑Pi2 (trongđó Pi là tỉ lệ phần trăm các cá thể của loài i). S Chỉ số Shannon: H’ = - ∑ i = 1 Piln(Pi) Độ đồng đều: E = e^H’/S Trong đó: Pi là tỷ lệ của loài thứ i trên tổng số các cá thể trong quần xã; H: Chỉ số đa dạng loài; S: Số loài; H’: Chỉ số Shannon; e: Hằng số (e = 2,7). 9
  17. CHƢƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.Vị trí địa lý Vƣờn quốc gia Ba Vì nằm trên khu vực huyện Ba Vì (Hà Nội) và 2 huyện Lƣơng Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích 9.704,35 ha , cách thị xã Sơn Tây15km và cách trung tâm thành phố Hà Nội 50km về phía Tây. Vƣờn có tọa độ địa lý là 200 55’ đến 210 07’ vĩ độ Bắc, 1050 15’ đến 1050 30’ kinh Đông. + Phía Đông giáp xã Vân Hòa, Yên Bài. + Phía Tây giáp các xã Khánh Thƣợng, Minh Quang. + Phía Nam giáp huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình. + Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh. Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng Vƣờn quốc gia Ba Vì 10
  18. 2.1.2. Địa hình Ba vì là vùng núi cao trung bình nằm ở phía Tây của đồng bằng Bắc Bộ với 3 đỉnh núi cao nhất là: đỉnh vua 1298m, đỉnh Tán Viên 1227m và đỉnh Ngọc Hoa 1180m và một số đỉnh thấp hơn là: Hang Hùm 776m Xung quanh là các dãy núi đồi thấp lƣợn song xen kẽ với rông nƣớc và các thủy vực.Vùng núi Ba Vì có độ dốc tƣơng đối cao,độ dốc trung bình là 25 độ, có những nơi lên đến 35 độ và cao hơn. Ở khu vực thấp xung quanh núi Ba Vì địa hình tƣơng đối phẳng. Theo độ cao địa hình, có thể phân ra mức địa hình: địa hình núi 300m trở lên, địa hình đồi 15-250m, địa hình đồng bằng và thung lũng dƣới 15m. 2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng Nền địa chất của Ba Vì là các loại đá phiến thạch sét và sa thạch, đá hỗn hợp, đá pocphirit, phù xa cổ ở những khu vực đồi núi thấp.Từ độ cao 400m- 800m: đất Feralit vàng đỏ có mùn trên núi thấp tầng đất mỏng, phát triển trên pocphitrit, độ dốc lớn, bình quân 25-30 độ, nhiều nơi >35 độ,tầng đất mỏng sói mòn rất mạnh, tỉ lệ lẫn đá cao, độ chua lơn (PH=4-4,5).Độ cao <400m: đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi màu đỏ đến đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét,tầng dầy đến trung bình, thành phần cơ giới nặng. 2.1.4. Khí hậu, thủy văn Khu vực VQG Ba Vì có khí hậu phong phú và đa dạng, chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố sinh khí hậu đặc thù.Do nằm ở vĩ độ 21 độ Bắc và chịu tác động của chế độ gió mùa. Khí hậu khu vực thuộc loại khí hậu nhiệt đới ẩm với 2 mùa điển hình là mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh.Tuy nhiên địa hình núi cao khu vực Ba Vì đã làm cho khí hậu điển hình trên bị phân hóa thành các vi khí hậu,đặc biệt thuận lợi cho hoạt động du lịch, nghỉ ngơi mùa hè. Chế độ nhiệt phân bố nhiệt trung bình nằm ở các vùng thấp dƣới 100m khoảng 23-23,5 độ C. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm dần, cứ cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,55 độ C. Ở độ cao 500m nhiệt độ trung bình là 20 độ C còn ở 100m là 18 độ C. Sự biến đổi nhiệt đi kèm với biến đổi khí hậu cảnh quan nóng ẩm ở dƣới thấp lên khô lạnh ở 500m biến đổi nhiệt theo mùa trong năm khá cao, khoảng 12 độ. Mùa lạnh ở vùng chân núi kéo dài từ tháng 11 đến giữa tháng 3, còn lại là mùa nóng. Tháng nóng nhiệt độ lên tới 28-29 độ. 11
  19. Tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình 16-16,5 độ. Ở vùng núi cao trên 100m, nhiệt độ trung bình tháng không vƣợt qua 23 độ C; Giao động nhiệt ngày đêm có biên độ nhiệt khá lớn, khoảng 8 độ C. Lƣợng mƣa trung bình hằng năm tƣơng đối cao và không đồng đều. Ở vùng núi cao và sƣờn đông của lƣợng mƣa từ 2000-2400mm trên năm, ở vùng xung quanh núi từ 1600-2000mm trên năm. Số ngày mƣa từ 130-150 ngày, tỉ lệ thuận với lƣợng mƣa. Lƣợng mƣa phân phối không đều trên năm. Mƣa lớn tập trung tại tháng 7, 8, 9.Khả năng bốc hơi khoảng 1000-1200mm/ năm. Vào những đêm đông giá rét, nhiệt độ không khí vùng Ba vì có thể xuống 0 độ C, xuất hiện sƣơng muối, làm cho cây con ở vƣờn ƣơm dễ bị chết hàng loạt và hoạt động côn trùng bị đình trệ. 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.2.1. Dân số,dân tộc Vƣờn quốc gia Ba Vì nằm trong phạm vi hành chính của 16 xã thuộc 5 huyện trong đó: huyện Ba Vì có 7 xã là Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Khánh Thƣợng, Minh Quang, Vân Hoà, Yên Bài; Huyện Thạch Thất có 03 xã là xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung; Huyện Quốc Oai có 1 xã là xã Đồng Xuân; Huyện Lƣơng Sơn có 01 xã là Lâm Sơn; Huyện Kỳ Sơn có 4 xã là Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hoà và Yên Quang. Trên địa bàn 16 xã có 4 dân tộc sinh sống: Mƣờng, Kinh, Dao và Thái. Dân số có 118.192 ngƣời, đa số là dân tộc Mƣờng 91.362 ngƣời và phân bố ở cả 16 xã (chiếm 77,3%); dân tộc Kinh chiếm 20,2%; dân tộc Dao chiếm 2,3%, chủ yếu ở 3 xã Ba Vì, Dân Hoà và Lâm Sơn; dân tộc Thái chiếm 0,2%, phân bố ở xã Đông Xuân, Yên Quang và Phú Minh. Tổng số lao động trong vùng có 65.863 ngƣời, trong đó lao động nông nghiệp 60.132 ngƣời, chiếm chủ yếu trong cơ cấu lao động ở địa phƣơng. Số lao động làm các ngành nghề khác là 731 ngƣời. Việc đa dạng ngành nghề ở vùng nông thôn chƣa đƣợc chú trọng. 2.2.2. Lao động Với lực lƣợng lao động trong xã rất lớn nhƣng cơ cấu các ngành đơn điệu. Phần lớn là sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm (chiếm 94% dân số) và chỉ có một số ít ngƣời làm trong các lĩnh vực khác nhƣ y tế, giáo dục, dịch vụ (chiếm 6% dân số). Thu nhập bình quân 12
  20. ngƣời/năm là 1.100.000đ; bình quân lƣơng thực quy thóc là 150kg, mức tăng trƣởng kinh tế đạt 7%. Năm 2009, tổng sản lƣợng lúa nƣớc là 71,4 tấn/năm; tổng sản lƣợng măng Bƣơng là 97ha, với sản lƣợng 2,2 tấn/ha quy tiền đƣợc 640,2 triệu đồng; chăn nuôi chủ yếu là trâu bò nhƣng đang có chiều hƣớng giảm, đàn lợn, gia súc, gia cầm, ong có phát triển nhƣng quy mô nhỏ. Thiếu đất canh tác, phƣơng thức canh tác lạc hậu, hiệu quả kinh tế kém làm cho đời sống ngƣời dân trở nên khó khăn, đƣa đẩy ngƣời dân vào rừng khai thác lâm sản. Vì thế giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân đang là vấn đề cấp thiết cần đƣợc sự quan tâm của các ban ngành và chính quyền địa phƣơng. Hiện nay các hoạt động du lịch đang phát triển mạnh. Các điểm du lịch nổi tiếng nhƣ: Ao Vua, Khoang Xanh, Đông Mô 2.2.4. Y tế, giáo dục Công tác giáo dục: Ở tất cả các xã đều đã co các trƣờng mầm non,tiêu học và trung học cơ sở. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong khu vực điều tra, mỗi xã đã có 1 trạm y tế. Các cơ sở y tế nằm trong các vùng làm nhiệm vụ phòng chống dịch hại, khám bệnh, sơ cứu và chƣa bệnh thông thƣờng cho dân. Tuy nhiện cơ sở vật chất ở các trạm y tế xã còn thiếu,trình độ chuyên môn của cán bộ y tế còn hạn chế. Trình độ của các cán bộ chủ yếu cấp Y sĩ chƣa có Bác sĩ. 2.3.Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với sự cƣ trú của các loài bò sát, lƣỡng cƣvà công tác bảo tồn 2.3.1.Khó khăn Khu vực VQG Ba Vì có nhiều dân tộc thiểu số. Trong đó dân tộc Mƣờng có tỉ lệ cao nhất (chiếm 77,3 % dân tộc thiểu số của khu vực)nên vẫn giữ nhiều thói quen trong việc sử dụng tài nguyên có sẵn của khu vực nhƣ khai thác lâm sản ngoài gỗ, săn bắt, bẫy bắt động vật rừng, khai thác gỗ rừng làm nhà. Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống của ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên thu nhập thấp, thiếu vốn đầu tƣ cho sản xuất. Vì vậy ngƣời dân gần rừng vẫn khai thác 13
  21. một số tài nguyên của rừng để phục vụ nhu cầu hằng ngày, đặc biệt vào thời gian nhàn rỗi. Cơ sở hạ tầng nhƣ: giao thông thủy lợi, nhà văn hóa, phƣơng tiện truyền thông còn nhiều hạn chế ảnh hƣởng đến hoạt động tuyên truyền bảo vệ rừng của VQG Ba Vì. 2.3.2. Thuận lợi Các công tác tuyên truyền giáo dục của đội ngũ cán bộ cơ sở tốt nên ngƣời dân trong khu vực đã có Ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.Điều đó giúp ngƣời dân nhận thức rõ ràng về giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự ảnh hƣởng của các hoạt động tài nguyên này. Đến nay, hầu nhƣ không còn hiện tƣợng đốt nƣơng làm rẫy. Tài nguyên rừng đang đƣợc duy trì, phát triển tốt giúp duy trì sinh cảnh sống của các loài động thực vật nói chung và loài bò sát, lƣỡng cƣ nói riêng đƣợc ổn định và phát triển. Môi trƣờng sống ổn định, rừng đƣợc bảo vệ tốt tạo thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật và đặc biệt là côn trùng làm nguồn thức ăn cho các loài bò sát, lƣỡng cƣ. Lực lƣợng lao động trong khu vực dồi dào, có thể tham gia nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng. Các chƣơng trình dự án nhƣ: chƣơng trình 327/CP , 661/CP, 134 CP của chính phủ đã bắt đầu cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng lâm nghiệp phát triển ngƣời dân có nhiều kinh nghiệm làm nghề lâm sản và nâng cao ý thức bảo vệ rừng. 14
  22. CHƢƠNG 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu chung Đề tài đƣợc thực hiện nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài lƣỡng cƣ, bò sát góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Ba Vì. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể - Lập đƣợc bản danh sách các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì; - Xác định đƣợc mức độ đa dạng về thành phần loài bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì; - Xác định đƣợc giá trị tài nguyên và các mối đe dọa đến khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu; - Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì. 3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài động vật thuộc lớp bò sát (Reptilia) và lớp lƣỡng cƣ (Amphibia) tại VQG Ba Vì. 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: Đề tài đƣợc thực hiện tại khu vực xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì - Thời gian: Đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian 4 tháng (từ tháng 01năm 2018 đến tháng 5 năm 2018). Kế hoạch thực hiện cụ thể của đề tài nhƣ bảng 3.1. Bảng 3.1: Nội dung các công việc đã thực hiện của đề tài STT Nội dung công việc Thời gian 1 Thu thập, phân tích tài liệu và hoàn thành Từ 13/01/2018 đến đề cƣơng nghiên cứu 02/03/2018 2 Thu thập số liệu ngoài thực địa tại VQG Từ 04/03/2018 đến Ba Vì 04/04/2018 3 Xử lý số liệu và hoàn thiện khóa luận. 06/04/2017 đến 07/05/2018 15
  23. 3.3. Nội dung nghiên cứu (1) Điều tra thành phần loài bò sát và lƣỡng cƣ tại VQGBa Vì. (2) Đánh giá mức độ đa dạng thành phần các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì. (3) Xác định giá trị tài nguyên và đánh giá các mối đe dọa đến các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu. (4) Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì. 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đƣợc thu thập, sau đó tiến hành đọc, phân tích, chọn lọc và kế thừa các thông tin cần thiết phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài. Các tài liệu thu thập bao gồm: bản đồ hiện trạng rừng VQG Ba Vì, báo cáo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu về thành phân loài bò sát, lƣỡng cƣ ở Việt Nam và các nghiên cứu tƣơng đồng với đề tài ở các vùng miền khác nhau ở cả nƣớc; các nghiên cứu về khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ hoặc các loài động vật khác đã đƣợc thực hiện tại VQG Ba Vì. 3.4.2. Phương pháp phỏng vấn Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc thực hiện nhằm thu thập những thông tin ban đầu từ một cá nhân hay một nhóm ngƣời về thành phần loài, sinh cảnh phân bố,tình trạng, hoạt động săn bắt và các biện pháp quản lý, bảo tồn các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu. Các thông tin thu thậptrong quá trình phỏng vấn đƣợc kiểm tra lại trong quá trình điều tra thực địa. Đối tƣợng phỏng vấn là những ngƣời dân bản địa có kinh nghiệm đi rừng, thƣờng xuyên vào rừng săn bắt, lấy gỗ, củi, mật ong. Ngoài ra, đối tƣợng phỏng vấn là lãnh đạo Hạt Kiểm lâm, cán bộ Kiểm lâm địa bàn, chính quyền xã Tản Lĩnh nhằm thu thập những thông tin về hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng của khu vực.Thông tin về các đối tƣợng phỏng vấn đƣợc trình bày trong phụ lục 01. 16
  24. Câu hỏi phỏng vấn đƣợc thiết kế dƣới dạng các câu hỏi (phụ lục 2 )của từng nội dung nghiên cứu về thành phần loài, giá trị sử dụng, tình trạng khai thác, các hoạt động giáo dục bảo tồn đang đƣợc triển khai tại VQG Ba Vì. Phỏng vấn đƣợc thực hiện từ khái quát đến chi tiết với các câu hỏi đầu tiên liên quan đến các nhóm loài nhƣ: nhóm rùa, nhóm rắn độc, nhóm rắn có giá trị, kích thƣớc lớn, nhóm lƣỡng cƣ thƣờng dùng làm thực phẩm Các câu hỏi chi tiết tập trung vào đặc điểm nhận dạng các loài có đặc điểm đặc trƣng. Trong quá trình phỏng vấn luôn khuyến khích ngƣời dân tự kể về những loài mà họ biết, tự kể về tình trạng khai thác tài nguyên rừng và cho xem các mẫu vật còn lƣu giữ làm kỷ niệm hoặc sử dụng vào một số mục đích khác nhƣ ngâm rƣợu, nuôi làm vật cảnh.Đây là những minh chứng cho sự có mặt của các loài trong khu vực nghiên cứu. Cuối buổi phỏng vấn, sử dụng bộ ảnh màu về các loài bò sát, lƣỡng cƣ của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2009) cho đối tƣợng phỏng vấn nhận diện và kiểm tra lại các thông tin đã cung cấp. Các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc nhận diện chính xác theo các thông tin đã mô tả đƣợc đƣa vào danh sách các loài bò sát lƣỡng cƣ ở khu vực có kèm theo các thông tin ghi nhận khác nhƣ mẫu vật hoặc quan sát hoặc các tài liệu đã đề cập trƣớc đây. 3.4.3. Phương pháp điều tra theo tuyến Điều tra theo tuyến nhằm xác định thành phân loài thông qua quan sát trực tiếp hoặc các dấu hiệu về loài và các mối đe dọa trực tiếp đên loài bò sát lƣỡng cƣ tại các tuyến điều tra. Tuyến điều tra đƣợc thiết lập dựa và kết quả điều tra sơ thám địa hình, thảm thực vật và kết quả phỏng vấn sơ bộ ngƣời dân địa phƣơng các khu vực dễ dàng bắt gặp bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực. Chiều dài tuyến điều tra phụ thuộc vào địa hình nghiên cứu, nơi có địa hình phức tạp thì chiều dài tuyến ngắn hơn. Ngoài ra, tuyến điều tra ƣu tiên những nơi dễ đi lại nhƣ đƣờng mòn của ngƣời dân, gần khe suối, khu vực có độ ẩm cao. Trong nghiên cứu này, 05 tuyến điều tra đƣợc thiết lập. Mỗi tuyến có chiều dài từ 3-4km đi qua 2-3 sinh cảnh. Các tuyến điều tra đƣợc đánh dấu bằng tọa độ điểm đầu, điểm cuối và đƣợc truyền tải lên bản đồ nhƣ trong hình 3.1. Thông tin chi tiết về các tuyến điều tra nhƣ trong bảng 3.2. 17
  25. Bảng 3.2. Thông tin về các tuyến điều tra bò sát, lưỡng cư Tuyến Sinh cảnh Tọa độ điểm đầu Tọa độ điểm cuối Chiều dài Số tuyến (Km) 1 SC3, SC5 540834N/ 2333814E 540534N/ 2333958E 4Km 2 SC3, SC4 541001N/ 2334098E 538755N/ 2333990E 3Km 3 SC2, SC5 541607N/ 2333628E 539030N/ 2332801E 3Km 4 SC1, SC4 539270N/ 2332294E 539344N/ 2332242E 3Km 5 SC1, SC2 537528N/ 2329704E 537984N/ 2329413E 3Km Ghi chú:SC1: Sinh cảnh đồng ruộng; SC2: Sinh cảnh ven hồ khe suối;SC3: Sinh cảnh tre nứa; SC4.Sinh cảnh rừng tự nhiên, SC5: Sinh cảnh rừng trồng. Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các tuyến điều tra bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực Thời gian điều tra trên tuyến đƣợc thực hiện cả ban ngày và ban đêm. Ban ngày điều tra từ 9h đến khoảng 16h. Buổi tối đƣợc bắt đầu từ 19 giờ đến 22 giờ. Thời gian điều tra trên tuyến đƣợc thực hiện chủ yếu vào ban đêm do ban ngày, phần lớn các loài lƣỡng cƣ ít hoạt động, chúng thƣờng ẩn mình trong những hốc đá, hốc rễ cây gần mép nƣớc hay những đám lá ở ven suối. Vì vậy, thời gian buổi sáng sớm và chiều, thƣờng đƣợc sử dụng để tìm hiểu 18
  26. và xác định mẫu. Thời gian từ giữa buổi sáng đến buổi chiều có nhiều loài bò sát hoạt động nên khi điều tra sẽ có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra ban ngày vẫn thu đƣợc một số mẫu của một số loài ếch cây, cóc và nhái bầu. Trên các tuyến đƣợc thiết lập, mở máy GPS và di chuyển với tốc độ 1km/h. Trong quá trình di chuyển quan sát về hai bên tuyến, mỗi bên quan sát vào 5m. Khi di chuyển chú ý quan sát cẩn thận, lắng nghe tiếng kêu, tiếng di chuyển của con vật. Khi phát hiện con vật tiến hành chụp ảnh từ xa đến sát gần, ghi lại tọa độ bắt gặp, thời gian bắt gặp, số lƣợng, sinh cảnh. Dùng tay hoặc vợt bắt con vật lại rồi cho vào túi đựng. Nếu con vật di chuyển nhanh bắt lại ngay sau đó mới chụp ảnh và ghi chép thông tin. Con vật đƣợc bắt lại dùng chỉ buộc chân có gắn một miếng kim loại đã đục lỗ đánh dấu (bằng vỏ lon bia) rồi cho vào túi.Mẫu vật đƣợc xử lý khi trở về lán trại và định loại theo tài liệu của Đào Văn Tiến (1977-1981), bộ ảnh màu bò sát, lƣỡng cƣ của Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trƣờng và Hồ Thu Cúc (2009) và một số tài liệu tin cậy khác. 3.4.4.Phương pháp xử lý số liệu 3.4.4.1.Phương pháp xác định thành phần loài bò sát, lưỡng cư Danh sách các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại Vƣờn quốc gia Ba Vì đƣợc lập từ các loài đã quan sát ngoài thực địa, kết quả phỏng vấn của ngƣời dân địa phƣơng. Hệ thống phân loại, tên khoa học, tên phổ thông, cập nhập theo tài liệu của Nguyễn Văn Sáng , Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quang Trƣờng (2009). Bảng 3.3: Danh sách các loài bò sát, lưỡng cư tại VQG Ba Vì Tên Lớp - Bộ - Họ - Loài Nguồn thông tin TT Tên phổ thông Tên khoa học QS PV MV TL Ghi chú:QS: Quan sát, MV: Mẫu vật, PV: Phỏng vấn, TL: Tài liệu Các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc thống kê về số bộ, họ, loài để xác định mức độ đa dạng tại khu vực Ba Vì. 19
  27. 3.4.4.2. Phương pháp xác định chỉ số mức độ đa dạng bò sát lưỡng cư theo sinh cảnh Từ số liệu điều tra trên các tuyến, các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc tổng hợp theo sinh cảnh ghi nhận nhƣ bảng 3.4. Bảng 3.4. Phân bố bò sát lưỡng cư theo sinh cảnh Stt Loài Sinh cảnh (SC) SC1 SC2 SC3 SC4 Sử dụng Excel để tính toán các chỉ số đa dạng và xử lý số liệu điều tra. Đánh giá mức độ phong phú của các loài bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực điều tra sử dụng các chỉ số đa dạng sinh học (Simpson, Shanon – Waver, và Chỉ số hợp lý). Công thức của các chỉ số đa dạng đƣợc tính nhƣ sau: Chỉ số Simpson: D = 1- ∑Pi2 (trong đó Pi là tỉ lệ phần trăm các cá thể của loài thứ i). S Chỉ số Shannon: H’ = - ∑ i = 1 Pi*lnPi Độ đồng đều: E = e^H’/S Trong đó: Pi là tỷ lệ của loài thứ i trên tổng số các cá thể trong quần xã; H: Chỉ số đa dạng loài; S: Số loài; H’: Chỉ số Shannon; e: Hằng số (e = 2,7). 3.4.4.3. Xác định giá trị và tình trạng của các loài bò sát, lưỡng cư trong khu vực nghiên cứu Tình trạng của các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc đánh giá dựa vào Sách đỏ Việt Nam (2007), Sách đỏ Thế giới (IUCN, 2017). Cả hai tài liệu này sử dụng các cấp đánh giá là EW, CR, EN và VU. Tình trạng bảo vệ của các loài do Chính phủ Việt Nam bảo hộ căn cứ vào Nghị định 32 (2006), Nghị định 160 (2013). Tình trạng buôn bán quốc tế của các loài sử dụng Công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã (CITES, 2015). Giá trị của các loài bò sát và lƣỡng cƣ dựa trên mức độ sử dụng của ngƣời dân địa phƣơng và các tài liệu liên quan về giá trị của loài. Kết quả thu đƣợc ghi vào bảng 3.5. 20
  28. Bảng 3.5. Bảng giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa của bò sát, lưỡng cư Giá trị Mức độ đe dọa TT Tên loài T D T S SĐVN IUCN NĐ32 NĐ160 CITES P L M T 2007 2017 2006 2013 2015 I Ghi chú: TP-thực phẩm; DL- Dược liệu; TM- Thương mại; ST- Sinh thái; NĐ32- Nghị định 32(2006); SĐVN- Sách đỏ Việt Nam (2007); IUCN- Sách đỏ thế giới 2016; CITES- Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã năm 2015. 21
  29. CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thành phần các loài bò sát và lƣỡng cƣ tại Vƣờn quốc gia Ba Vì 4.1.1.Thành phần loài Kết quả điều tra từ nhiều nguồn thông tin khác nhau đã nghi nhận đƣợc 90 loài bò sát, lƣỡng cƣ thuộc 22 họ và 3 bộ. Trong đó, lớp bò sát có 65 loài thuộc 16 họ và 2 bộ; lớp lƣỡng cƣ có 25 loài thuộc 6 họ và 1 bộ. Thông tin chi tiết về các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì đƣợc trình bày trong bảng 4.1 và bảng 4.2. Bảng 4.1: Danh sách các loài bò sát tại Vườn quốc gia Ba Vì Tên Lớp - Bộ - Họ - Loài Nguồn thông tin TT Tên phổ thông Tên khoa học QS PV MV TL LỚP BÒ SÁT REPTILIA I. BỘ CÓ VẢY SQUAMATA 1. Họ Nhông Agamidae 1 Rồng đất Physinathus cocincinus x x 2 Ô rô vẩy Acanthosaura lepidogaster x x 3 Nhông xám Calotes mystaceeus x x 4 Thằn lằn bay đốm Draco maculatus x x x 5 Nhông việt nam Pseudocalotes brevipes x 2. Họ Tắc kè Gekkonidae 6 Tắc kè hoa Gekko gecko x x 7 Tắc kè nhật bản Gekko japonicus x 8 Thạch sùng bau-ring Hemidactylus bowringii x 9 Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus x x x 10 Thạch sùng sapa Hemidactylus sapaensis x x 3.Họ thằn lằn Lacertidae chính thức 11 Liu điu chỉ Takydromus sexlineatus x 4 Họ thằn lằn rắn Anguidae 22
  30. Tên Lớp - Bộ - Họ - Loài Nguồn thông tin TT Tên phổ thông Tên khoa học QS PV MV TL 12 Thằn lằn rắn hác Ophisaurus harti x 5. Họ thằn lằn Scincidae bóng 13 Thằn lằn bóng sapa Mabuya chapaense x 14 Thằn lằn bóng đuôi Mabuya longicaudata x x x dài 15 Thằn lằn bóng đốm M. macularia x x 16 Thằn lằn bóng hoa M. multifasciata x x 17 Thằn lằn phênô sao Sphenomorphusstellatus x 18 Thằn lằn phênô ấn Sphenomorphus indicus x x 19 Thằn lằn tai hải nam Tropidophorus hainamus x 20 Thằn lằn tai ba vì Tropidophorus baviensis x x x 6. Họ kỳ đà Varanidae 21 Kỳ đà hoa Varanus salvator x 7. Họ rắn giun Typhlopidae 22 Rắn giun thƣờng Ramphotyphlops braminus x 8. Họ trăn Pythonidae 23 Trăn đất Python molurus x x 9. Họ Rắn mống Xenopeltidae 24 Rắn mống Xenopeltis unicolor x 10. Họ Rắn nƣớc Colubridae 25 Rắn mai gầm lát Calamaria pavimentata x x 26 Rắn mai gầm bắc Camalaria septentrionalis x 27 Rắn roi thƣờng Ahaetulla prasina x x x 28 Rắn rào đốm Boiga multomaculata x 29 Rắn sọc dƣa Coelognathus radiata x x 30 Rắn đai lớn Cyclophiops major x 31 Rắn nhiều đai Cyclophiops multicinctus x x 32 Rắn khuyết đai Lycodon subcinctus x x 33 Rắn khiêm xám Oligodon cinereus x 23
  31. Tên Lớp - Bộ - Họ - Loài Nguồn thông tin TT Tên phổ thông Tên khoa học QS PV MV TL 34 Rắn khiếm ebehac Oligodon eberhardti x 35 Rắn khiếm đuôi Oligodon fasciolatus x vòng 36 Rắn sọc đuôi Orthriophis moellendorffii x x khoanh 37 Rắn sọc đuôi Orthris taenirus x 38 Rắn ráo thƣờng Ptyas korros x x 39 Rắn vòi Rhynchophis boulenger x 40 Rắn rồng cổ đen Sibynophis collaris x x 41 Rắn bồng chì Enhydris plumbea x 42 Rắn hoa cỏ ba vì Rhabdophis callichroma x x 43 Rắn hoa cỏ vàng Rhabdophis chrysargos x 44 Rắn hoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus x 45 Rắn hoa cân vân đen Sinonatrix percarinata x 46 Rắn bồng trung Enhydris chinensis x quốc 47 Rắn xe điếu xám Achalinus spinalis x 48 Rắn sãi khasi Amphiesma khasiensis x 49 Rắn sãi sau-te Amphiesma sauteri x 50 Rắn hổ xiên tre Pseudoxenodon bombusicola x x 51 Rắn nƣớc Xenochrophis piscator x x 11.Họ rắn hổ Elapidae 52 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus x x 53 Rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus x 54 Rắn hổ mang trung Naja atra x quốc 55 Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah x 56 Rắn lá khô thƣờng Sinomicrurus maccellandi x x x 12. Họ Rắn lục Viperidae 57 Rắn lục mép trắng Cryptelytrops albolabris x x 58 Rắn lục núi Ovophis montcola x x 59 Rắn lục cƣờm Protobothrops x x x 24
  32. Tên Lớp - Bộ - Họ - Loài Nguồn thông tin TT Tên phổ thông Tên khoa học QS PV MV TL mucrosquamatus II. BỘ RÙA TESTUDINES 13. Họ Rùa đầu to Platysternidae 60 Rùa đầu to Platysternum megacephalum x 14. Họ Rùa đầm Geoemydidae 61 Rùa sa nhân Cuora mouhotii x x 62 Rùa cổ sọc Ocadia sinensis x 15. Họ Rùa núi Testudinidae 63 Rùa núi vàng Indotestudo elongata x 16. Họ Ba ba Trionychidae 64 Ba ba gai Palea steindachneri x 65 Ba ba trơn Pelodiscus sinensis x x TỔNG 16 22 0 65 Ghi chú:QS: Quan sát, MV: Mẫu vật, PV: Phỏng vấn, TL: Tài liệu Bảng 4.2. Danh sách các loài lưỡng cư tại Vườn quốc gia Ba Vì TT Tên Lớp - Bộ - Họ - Loài Nguồn thông tin Tên phổ thông Tên khoa học QS PV MV TL LỚP LƢỠNG CƢ AMPHIBIA I. BỘ KHÔNG ĐUÔI ANURA 1. Họ Cóc Bufonidae 1 Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus x x x 2. Họ Cóc bùn Megophryidae 2 Cóc núi got Ophryophryne gerti x 3. Họ Nhái bầu Microhylidae 3 Ếch ƣơng thƣờng Kaloula pulchra x x x 4 Nhái bầu vân Microhyla pulchra x x x 4. Họ Ếch nhái thức Dicroglossidae 5 Ếch vạch Annandia delacouri x 25
  33. TT Tên Lớp - Bộ - Họ - Loài Nguồn thông tin Tên phổ thông Tên khoa học QS PV MV TL 6 Ngóe Fejervarya limnocharis x x x 7 Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus x x x 8 Ếch nhẽo Limnonectes kuhlii x 9 Ếch gai vân nam Nanorana yunnanensis x x 10 Ếch gai Quasipaa spinosa x 11 Ếch gai sần Q. verrucospinosa x x x 12 Cóc nƣớc sần Occidozyga lima x 13 Cóc nƣớc nhẵn Occidozyga laevis x 5. Họ Ếch nhái Ranidae 14 Chẫu Hylarana guentheri x x x 15 Chàng hiu Hylarana macrodactyla x x 16 Chàng mẫu sơn Hylarana maosonensis x 17 Ếch suối Hylarana nigrovittata x 18 Chàng đài bắc H. taipehensis x x 19 Chàng anđécsơn Odorrana adersonii x 20 Ếch xanh Odorrana chloronota x 6. Họ Ếch cây Rhacophoridae 21 Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax x x x 22 Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis x 23 Ếch cây nếp da mỏng Rhacophrus exechopygus x 24 Ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale x 25 Nhái cây mí Feihyla palpebralis x Tổng 8 11 0 25 Ghi chú: QS: Quan sát, MV: Mẫu vật, PV: Phỏng vấn, TL: Tài liệu. Trong tổng số 90 loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận trong đợt điều tra này có 24 loài quan sát trực tiếp (16 loài bò sát và 8 loài lƣỡng cƣ) chiếm 26,67% tổng số loài trong khu vực; không có loài nào đƣợc ghi nhận qua 26
  34. nguồn thông tin mẫu vật; số loài đƣợc xác định qua phỏng vấn là 33 loài (22 loài bò sát và 11 loài lƣỡng cƣ) chiếm 36,66% tổng số loài. Các loài đƣợc ghi nhận từ nguồn thông tin phỏng vấn chủ yếu là các loài khá phổ biến, dễ dàng nhận biệt và đều có tên trong các tài liệu đã công bố. Mặc dù, trong đợt điều tra này không bổ sung đƣợc loài bò sát, lƣỡng cƣ nào vào danh sách các loài bò sát, lƣỡng cƣ VQG Ba Vì nhƣng với gần 5% diện tích điều tra đã quan sát đƣợc 24 loài (chiếm 26,675) cho thấy tiềm năng bắt gặp loài bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì khá lớn. Theo tài liệu của Nguyễn Đình Gƣơm (2017) hiện có 98 loài bò sát và lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận tại VQG Ba Vì nhƣng trong số đó có 8 loài không có vùng phân bố tại Ba Vì và các loài này không có mẫu vật, đó là: Ô rô gai (Acanthosaura crucigera), Nhông phurucôphe (Calotes fruhstorferi), Thằn lằn chân ngắn (Lygosoma quadrupes), Nhái bầu hoa cƣơng (Microhyla marmorata ), Nhái bầu trơn (Micryletta inornata ), Nhái bầu hoa (Microchyla fissipes), Nhái bầu hây môn (Microchyla heymonsi ), Nhái bầu vẽ (Microchyla picta). Do vậy, trong nghiên cứu này chỉ kế thừa 90 trong tổng số 98 loài bò sát, lƣỡng cƣ đã đƣợc ghi nhận tại VQG Ba Vì theo tác giả Nguyễn Đình Gƣơm (2017). Trong quá trình điều tra, một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả phát hiện loài bò sát, lƣỡng cƣ là yếu tố thời tiết: sƣơng mù, mƣa liên tục trong nhiều ngày điều tra. Ngoài ra, đợt điều tra này diễn ra trong thời gian ngắn, nhân lực ít nên không thể tiến hành điều tra trên diện tích rộng. Do đó, khả năng bắt gặp đƣợc các loài còn nhiều hạn chế. 4.2. Đánh giá mức độ đa dạng về thành phần các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại Vƣờn quốc gia Ba Vì 4.2.1. Mức độ đa dạng giữa lớp lưỡng cư và lớp bò sát Mức độ đa dạng về số bộ, họ, loài bò sát và lƣỡng cƣ đƣợc tổng hợp và trình bày trong bảng 4.3. 27
  35. Bảng 4.3: Đa dạng về thành phần bò sát và lưỡng cư tại VQG Ba Vì TT Lớp động vật Số bộ Số họ Số loài Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lƣợng phần lƣợng phần lƣợng phần trăm trăm trăm 1 Bò sát 2 66,67 16 72,72 65 72,22 2 Lƣỡng cƣ 1 33,33 6 27,28 25 27,78 Từ bảng 4.3 cho thấy, lớp bò sát tại VQG Ba Vì có sự đa dạng hơn lớp lƣỡng cƣ từ 2 – 2,6 lần cả về số bộ, họ và số loài. Mức độ đa dạng này phù hợp với mức độ đa dạng của lớp loài bò sát so với lớp lƣỡng cƣ ở Việt Nam (357 loài bò sát thuộc 24 họ, 3 bộ và 176 loài lƣỡng cƣ thuộc 10 họ, 3 bộ). Ngoài ra, đa phần các loài lƣỡng cƣ hoạt động đêm nhƣng thời gian điều tra đêm trong nghiên cứu này còn hạn chế đã ảnh hƣởng đến khả năng bắt gặp. 4.2.2. Mức độ đa dạng giữa các bộ và họ bò sát Tổng hợp số loài theo từng họ và bộ bò sát tại VQG Ba Vì đƣợc trình bày trong bảng 4.4 và hình 4.1. Bảng 4.4: Sự đa dạng về các bộ và họ bò sát tại VQG Ba Vì Lớp Bộ Họ Số loài Tỉ lệ phần trăm so với tổng các loài bò sát VQG Ba Vì Bò sát Có vảy Nhông 5 7,69 Tắc kè 5 7,69 Thằn lằn chính thức 1 1,53 Thằn lằn rắn 1 1,53 Thằn lằn bóng 8 12,39 Kỳ Đà 1 1,53 Rắn giun 1 1,53 Trăn 1 1,53 Rắn mông 1 1,53 Rắn nƣớc 27 41,53 28
  36. Lớp Bộ Họ Số loài Tỉ lệ phần trăm so với tổng các loài bò sát VQG Ba Vì Rắn hổ 5 7,69 Rắn lục 3 4,61 Rùa Rùa đầu to 1 1,53 Rùa đầm 2 3,07 Rùa núi 1 1,53 Ba ba 2 3,07 Tổng 2 16 65 100 Loài Số loài theo từng họ bò sát 30 27 25 20 15 10 8 5 5 5 Loài 5 3 1 1 1 1 1 1 1 2 1 2 0 Họ bò sát Hình 4.1: Biều đồ biểu diễn mức độ đa dạng giữa các họ bò sát Xét về mức độ đa dạng các bộ trong lớp bò sát tại khu vực Ba Vì ta thấy rằng: bộ Có vẩy có sô họ nhiều nhất với 12 họ (chiếm 54,54% tổng số họ bò sát) và ít nhất là bộ Rùa với 2 họ (chiếm 9,09 % tổng số họ). Xét về mức độ đa dạng giữa các họ bò sát: từ hình bảng 4.4 và hình 4.1 ta thấy: họ Rắn nƣớc (Colubridae) là họ có sự đa dạng nhất với 27 loài (chiếm 40,09% tổng số các loài bò sát của VQG Ba Vì), tiếp đến là họ Thằn lằn bóng (Scincidae) với 8 loài (chiếm 12,12%). Sáu họ bò sát kém đa dạng nhất là: họ Thằn lằn rắn (Anguidae), họ Kỳ đà (Varanidae), họ Rắn giun 29
  37. (Typhlopidae), họ Trăn (Pythonidae), họ Rùa đầu to (Platysternidae) và họ Rùa núi (Testudindaedae) với mỗi họ có 1 loài (chiếm 1,41%). Trong các họ bò sát đƣợc ghi nhận ở Việt Nam, họ Rắn nƣớc là họ có sự đa dạng nhất và nhiều loài phân bố rộng khắp trong phạm vi cả nƣớc nên đây là nguyên nhân chính của sự đa dạng của họ này tại VQG Ba Vì. Ngoài ra, môi trƣờng sống của các loài thuộc họ Rắn nƣớc rất đa dạng trong khi điều kiện tự nhiên của VQG Ba Vì lại rất phù hợp với các loài thuộc họ Rắn nƣớc. 4.2.3. Mức độ đa dạng giữa các bộ và họ lưỡng cư Tổng hợp số loài theo từng họ và bộ lƣỡng cƣ tại VQG gia Ba Vì đƣợc trình bày nhƣ bảng 4.5 và hình 4.2. Bảng 4.5. Sự đa dạng của các bộ và họ lưỡng cư tại VQG Ba Vì Số Tỉ lệ phần trăm so với tổng Lớp Bộ Họ loài các loài lƣỡng cƣ VQG Ba Vì Lƣỡng cƣ Không đuôi Cóc 1 4 Cóc bùn 1 4 Họ nhái bầu 2 8 Êch nhái thức 9 36 Ếch nhái 7 25 Ếch cấy 5 20 Tổng 1 6 25 100 Loài Số loài theo từng họ lƣỡng cƣ 10 9 9 8 7 7 6 5 5 Loài 4 3 2 2 1 1 1 0 Cóc Cóc bùn Họ nhái bầu Êch nhái thức Ếch nhái Ếch cấy Họ lƣỡng cƣ Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn mức độ mức độ đa dạng giữa các họ lƣỡng cƣ 30
  38. Xét về mức độ đa dạng các bộ trong lớp lƣỡng cƣ với 6 họ chiếm 27,27 % sô họ bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực. Xét về mức độ đa dạng giữa các họ lƣỡng cƣ: từ bảng 4.5 và hình 4.2 ta thấy, sự đa dạng loài lớn nhất thuộc họ Ếch nhái chính thức (Dicroglossidae) với 9 loài (chiếm 36% tổng số các loài lƣỡng cƣ của VQG Ba Vì). Sự đa dạng tiếp theo là họ Ếch nhái (Ranidae) với 7 loài (chiếm 28%).Họ ếch cây (Rhacophoridae) với 5 loài (chiếm 20%).Họ nhái bầu (Microhylidae)với 2 loài (chiếm 8%). Họ Cóc (Bufonidae) và họ Cóc bùn (Megophryidae) kém đa dạng nhất với mỗi họ 1 loài (chiếm 3,23%). Cũng nhƣ họ Rắn nƣớc, họ Ếch nhái chínhthức là họ có sự đa dạng nhất và nhiều loài phân bố rộng khắp trong phạm vi cả nƣớc nên đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đế sự đa dạng của họ này trong các họ lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì. 4.2.4. Mức độ đa dạng các loài bò sát và lưỡng cư theo sinh cảnh Kết quả điều tra đã xác định đƣợc 5 dạng sinh cảnh của các loài bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực nghiên cứu, đó là: sinh cảnh đồng ruộng; sinh cảnh ven hồ sông suối; sinh cảnh rừng tre nứa; sinh cảnh rừng tự nhiên và sinh cảnh rừng trồng. 4.2.4.1. Sinh cảnh đồng ruộng Dạng sinh cảnh này có diện tích nhỏ trong khu vực nghiên cứu. Đây là nơi trồng trọt các loại cây lƣơng thực nhƣ lúa và các loại hoa màu. Sinh cảnh này có nhiều loài côn trùng nhƣ cào cào, châu chấu, bọ cánh cứng, và là nguồn thức ăn dồi dào của các loài bò sát, lƣỡng cƣ. Sinh cảnh này có sự tác động rất lớn của con ngƣời nhƣ các hoạt động: cày bừa, cuốc xới, sử dụng phân bón, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hƣởng tới việc sinh sống của các loài. Trong đợt điều Hình 4.3: Sinh cảnh đồng ruộng Nguồn: Lê Anh Đức (2018) 31
  39. tra đã ghi nhận đƣợc 7 loài bò sát, lƣỡng cƣ (chiếm 7,69 % tổng số loài trong khu vực). 4.2.4. 2.Sinh cảnhven hô sông suối Sinh cảnh này có diện tích nhỏ xen kẽ với các dạng sinh cảnh khác. Trong khu vực nghiên cứu, tại các ven hồ và khe suối thƣờng có nhiều thực vật thủy sinh, bán thủy sinh sinh sống, Mực nƣớc tại các hồ, suối khá ổn định, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, nhiều hang hốc và nhiều bụi cây. Bên cạnh đó, tại sinh cảnh này có nguồn thức ăn rất phong phú cho các loài bò sát và lƣỡng cƣ. Tại khu vực Hình 4.4: Sinh cảnh ven hồ, sông suối nghiên cứu sinh cảnh này Nguồn: Lê Anh Đức (2018) có diện tích nhỏ. Trong quá trình điều tra đã ghi nhận đƣợc 7 loài (chiếm 7,68 % tổng số các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận trong đợt điều tra này). 4.2.4.3. Sinh cảnh rừng tre nứa Sinh cảnh này cũng chiếm một phần diện tích khá lớn của khu vực. Sinh cảnh này có tầng thảm mục dày rất thuận lợi cho các loài bò sát và lƣỡng cƣ sinh sống. Mặc dù vậy, sinh cảnh rừng tre trúc lại nghèo về tổ thành các loài thực vật nên có ít các loài côn trùng Hình 4.5: Sinh cảnh rừng tre ứn a sinh sống. Vì vậy số lƣợng các Nguồn: Lê Anh Đức (2018) 32
  40. loài bò sát, lƣỡng cƣ sinh sống trên dạng sinh cảnh này không nhiều và thƣờng chỉ có một số loài nhƣ: Thằn lằn, Cóc, Nghóe, Chẫu, Trong đợt điều tra này ghi nhận đƣợc 5 loài chiếm 5,55% tổng số các loài bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực. 4.2.4.4. Sinh cảnh rừng tự nhiên Sinh cảnh này có diện tích lớn nhất trong khu vực nghiên cứu. Rừng tự nhiên tại VQG Ba Vì ít bị tác động và chủ yếu là các trạng thái rừng IIa, IIb, IIIa1 và IIIa2. Đặc trƣng của sinh cảnh này là tán rậm rạp, thảm thực vật dày, ẩm ƣớt rất thích hợp cho các loài bò sát, lƣỡng cƣ cƣ trú. Trên sinh cảnh này có nhiều loài côn trùng và động vật sinh sống nên là nguồn thức ăn phong phú cho các loài bò sát, lƣỡng cƣ. Trong quá Hình 4.6: Sinh cảnh rừng tự nhiên trình điều tra đã ghi nhận đƣợc Nguồn: Lê Anh Đức (2018) 16 loài bò sát và lƣỡng cƣ tại sinh cảnh này (chiếm 17,77% tổng số loài ghi nhận trong đợt điều tra). Đây là sinh cảnh có số loài bò sát, lƣỡng cƣ bắt gặp nhiều nhất trong 5 sinh cảnh điều tra tại khu vực nghiên cứu. 4.2.4.5. Sinh cảnh rừng trồng Các loại cây trồng chủ yếu ở sinh cảnh này thƣờng là cây bản địa nhƣ: Thông, Sa mộc, Lim xanh, Long não, Muồng đen Khu vực này có địa hình khá đơn Hình 4.7: Sinh cảnh rừng thông giản, chủ yếu là những Nguồn: Lê Anh Đức (2018) 33
  41. nơi trƣớc đây đã qua khai thác và sử dụng. Do vậy, tác động của con ngƣời đến hệ sinh thái là tƣơng đối lớn. Tuy nhiên, rừng trồng sau khi khép tán sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc cải tạo môi trƣờng tự nhiên. Tán rừng che phủ mặt đất làm tăng độ ẩm không khí và đất. Trong đất xuất hiện nhiều vi sinh vật, giun đất, thân mềm Các sinh vật đất này hoạt động phân giải xác sinh vật, làm cho đất rừng thêm màu mỡ và tơi xốp. Nhờ có cây rừng mà đất không bị xói mòn, có khả năng giữ nƣớc.Việc khai thác và trồng lại rừng đòi hỏi một thời gian không nhỏ, ảnh hƣởng nhiều đến môi trƣờng, hệ sinh thái. Trên sinh cảnh rừng trồng cũng có một số loài bò sát, lƣỡng cƣ sinh sống. Trong đợt điều tra này đã ghi nhận đƣợc 8 loài bò sát, lƣỡng cƣ (chiếm 8,88% tổng số loài đƣợc ghi nhận). 4.2.4.6. Sự ghi nhận các loài bò sát, lưỡng cư theo các sinh cảnh Từ các kết quả điều tra trên tuyến, số lƣợng các loài bò sát và lƣỡng cƣ ghi nhận theo các sinh cảnh đƣợc tổng hợp nhƣ bảng 4.6 và hình 4.8. Bảng 4.6: Phân bố bò sát, lưỡng cư theo sinh cảnh TT Loài SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 1 Ô rô vẩy x 2 Thằn lằn bay đốm x 3 Thạch sùng đuôi sần x x 4 Thằn lằn bóng đuôi dài x x x x x 5 Thằn lằn bóng hoa x x x 6 Thằn lằn tai ba vì x 7 Rắn roi thƣờng x 8 Rắn ráo thƣờng x x x 9 Rắn hoa cỏ ba vì x 10 Rắn hổ xiên tre x 11 Rắn nƣớc x 12 Rắn lá khô thƣờng x 34
  42. TT Loài SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 13 Rắn lục mép trắng x 14 Rắn lục núi x 15 Rắn lục cƣờm x 16 Rùa sa nhân x 17 Cóc nhà x x x x 18 Ếch ƣơng thƣờng x 29 Nhái bầu vân x x 20 Ngóe x x x 21 Ếch đồng x x 22 Ếch gai sần x 23 Chẫu x x x 24 Ếch cây mép trắng x x Đa dạng alpha 7 7 5 16 8 Đa dạng beta SC1& SC2& SC3& SC4& SC2:6 SC3:3 SC4:19 SC5:16 SC1& SC2&S SC3& SC3:6 C4:21 SC5:5 SC1& SC2&S SC4:19 C5:5 SC1& SC5:9 Ghi chú : SC1 : Sinh cảnh đồng ruộng. SC2:Sinh cảnh ven hồ sông suối SC3 : Sinh cảnh rừng tre nứa SC4: Sinh cảnh rừng tự nhiên. SC 5: Sinh cảnh rừng trồng 35
  43. Loài 18 16 16 14 12 10 8 8 7 7 Loài 6 5 4 2 0 SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 Sinh cảnh Hình 4.8: Biêu đồ phân bố các loài bò sát và lƣỡng cƣ theo sinh cảnh Qua bảng ta thấy: Dựa theo mức độ đa dạng Alpha, sinh cảnh rừng tự nhiên là sinh cảnh có sự đa dạng nhất. Còn sinh cảnh rừng tre nứa kém đa dạng nhất. Dựa theo đa dạng Bêta, lớn nhất ở sinh cảnh 2 và sinh cảnh 4 với 21 loài; sinh cảnh 3 với sinh cảnh 4 với 19 loài; sinh cảnh 1 và sinh cảnh4 cũng 19 loài các sinh cảnh khác dao động từ 5 đến 16 loài, chứng tỏ các sinh cảnh khác nhau có phân bố loài khác nhau. Dựa theo đa dạng Gamma ta thấy mức độ đa dạng của khu vực khá lớn (24 loài). Từ bảng 4.6 và hình 4.8 ta thấy:trong số 24 loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận trên các tuyến điều tra thì phần lớn đƣợc ghi nhận trên dạng sinh cảnh rừng tự nhiên.Sinh cảnh Rừng tự nhiên là sinh cảnh phát hiện đƣợc nhiều loài nhất (16 loài), thứ hai là sinh cảnh rừng trồng (8 loài), các sinh cảnh khác ghi nhận từ 5-7 loài. Sinh cảnh rừng tự nhiên có diện tích lớn trong khu vực nghiên cứu nên đƣợc thiết kế nhiều tuyến điều tra nhất. Trên dạng sinh cảnh rừng tự nhiên ít bị tác động của con ngƣời và là nơi có nguồn thức ăn phong phú cho các loài bò sát và lƣỡng cƣ. Do đó, hầu hết các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc phát hiện tại sinh cảnh này. Trong số các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận có một số loài bắt gặp ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau nhƣ: Cóc, Ngóe, Thằn lằn bóng đuôi dài, Chẫu, Tuy nhiên, có một số loài chỉ bắt gặp trên 1 dạng sinh cảnh, chẳng hạn nhƣ: Rùa sa nhân, Rắn lá khô thƣờng ,Rắn lục núi Các loài ít bắt gặp trên 36
  44. các sinh cảnh khác nhau còn liên quan đến sinh cảnh sống đặc trƣng của chúng. Khi sinh cảnh sống của các loài này bị phá hủy hoặc giảm chất lƣợng sống sẽ ảnh hƣởng đến sự tồn tại của chúng trong khu vực. 4.2.4.7. Đánh giá mức độ đa dạng về số bò sát, lưỡng cư theo sinh cảnh Tính toán các chỉ số đa dạng sinh học theo Simpshon (D), Shannon – Weaver (H’) và Độ đồng đều (E) theo số liệu bảng 4.7 đƣợc trình bày trong bảng 4.8. Phƣơng pháp tính toán chi tiết đƣợc trình bày trong phụ lục 05 Bảng 4.7: Tổng hợp các chỉ số theo sinh cảnh Chỉ số Simpson (D) Chỉ số Shannon (H) Độ đồng đều (E) SC1 0,750566 1,64388 0,731159 SC2 0,831633 1,56546 0,67637 SC3 0,79 1,541708 0,96468 SC4 0,9161 2,64844 0,86762 SC5 0,817778 1,89431 0,82043 Qua bảng 4.7 cho thấy: sinh cảnh rừng tự nhiên (SC4) có chỉ số Shannon – Weaver và chỉ số Simpson cao nhất, chỉ số Độ đồng đều cũng rất cao nên đây là sinh cảnh có sự đa dạng nhất về thành phần các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận tại VQG Ba Vì theo các sinh cảnh ghi nhận. Mức độ đa dạng thứ hai là sinh cảnh rừng trồng (SC5). Sinh cảnh ven hồ sông suối (SC2) kém đa dạng nhất về số loài bò sát, lƣỡng cƣ trong các sinh cảnh điều tra khi có chỉ số Độ đồng đều và chỉ số Shannon – Weaver thấp nhất mặc dù chỉ số Simpson khá cao. Chỉ số Simpson cao ở sinh cảnh 2 phản ánh số loài ghi nhận chỉ tập trung vào một số loài. 4.3. Giá trị tài nguyên và các mối đe dọa đên các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu 4.3.1. Giá trị tài nguyên và tình trạng của các loài bò sát, lưỡng cư Kết quả phỏng vấn và cập nhật tình trạng của các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì đƣợc trình bày trong bảng 4.8. 37
  45. Bảng 4.8. Giá trị tài nguyên và giá trị bảo tồn các loài bò sát, lưỡng cư Giá trị Mức độ đe dọa STT Tên loài SĐVN IUCN NĐ32 NĐ160 CITES TP DL TM ST 2007 2017 2006 2013 2015 I Lớp Bò Sát 1 Rồng đất x VU 2 Ô rô vẩy x x 3 Nhông xám x 4 Thằn lằn bay đốm x 5 Nhông việt nam x 6 Tắc kè hoa x x x VU 7 Tắc kè nhật bản x 8 Thạch sùng bau-ring x 9 Thạch sùng đuôi sần x 10 Thạch sùng sapa x VU 11 Liu điu chỉ x 12 Thằn lằn rắn hác x 13 Thằn lằn bóng sapa x 14 Thằn lằn bóng đuôi dài x x 15 Thằn lằn bóng đốm x 38
  46. Giá trị Mức độ đe dọa STT Tên loài SĐVN IUCN NĐ32 NĐ160 CITES TP DL TM ST 2007 2017 2006 2013 2015 16 Thằn lằn bóng hoa x x 17 Thằn lằn phênô sao x 18 Thằn lằn phênô ấn x 19 Thằn lằn tai hải nam x 20 Thằn lằn tai ba vì x 21 Kỳ đà hoa x EN IIB 22 Rắn giun thƣờng x 23 Trăn đất x x x x CR IIB 24 Rắn mống x 25 Rắn mai gầm lát x 26 Rắn mai gầm bắc x 27 Rắn roi thƣờng x 28 Rắn rào đốm x 29 Rắn sọc dƣa x x x x VU IIB 30 Rắn đai lớn x 31 Rắn nhiều đai x 32 Rắn khuyết đai x x 33 Rắn khiêm xám x 39
  47. Giá trị Mức độ đe dọa STT Tên loài SĐVN IUCN NĐ32 NĐ160 CITES TP DL TM ST 2007 2017 2006 2013 2015 34 Rắn khiếm ebehac x 35 Rắn khiếm đuôi vòng x 36 Rắn sọc đuôi khoanh x x x VU 37 Rắn sọc đuôi x 38 Rắn ráo thƣờng x x x x EN 39 Rắn vòi x 40 Rắn rồng cổ đen x 41 Rắn bồng chì x 42 Rắn hoa cỏ ba vì x 43 Rắn hoa cỏ vàng x 44 Rắn hoa cỏ nhỏ x 45 Rắn hoa cân vân đen x 46 Rắn bồng trung quốc x 47 Rắn xe điếu xám x 48 Rắn sãi khasi x 49 Rắn sãi sau-te x 50 Rắn hổ xiên tre x 51 Rắn nƣớc x x 40
  48. Giá trị Mức độ đe dọa STT Tên loài SĐVN IUCN NĐ32 NĐ160 CITES TP DL TM ST 2007 2017 2006 2013 2015 52 Rắn cạp nong x EN IIB 53 Rắn cạp nia bắc x x x x IIB 54 Rắn hổ mang trung quốc x x x EN IIB II 55 Rắn hổ chúa x x CR IB x II 56 Rắn lá khô thƣờng x x x x EN IIB 57 Rắn lục mép trắng x 58 Rắn lục núi x 59 Rắn lục cƣờm x 60 Rùa đầu to x x x x EN EN IIB II 61 Rùa sa nhân x x x x II 62 Rùa cổ sọc x EN 63 Rùa núi vàng x EN 64 Ba ba gai x x x VU EN 65 Ba ba trơn x VU II Lớp Lƣỡng cƣ 1 Cóc nhà x x x 2 Cóc núi got x 3 Ếch ƣơng thƣờng x 41
  49. Giá trị Mức độ đe dọa STT Tên loài SĐVN IUCN NĐ32 NĐ160 CITES TP DL TM ST 2007 2017 2006 2013 2015 4 Nhái bầu vân x 5 Ếch vạch x x VU 6 Ngóe x 7 Ếch đồng x x x 8 Ếch nhẽo x x 9 Ếch gai vân nam x x 10 Ếch gai x x 11 Ếch gai sần x x 12 Cóc nƣớc sần x x 13 Cóc nƣớc nhẵn x 14 Chẫu x x x 15 Chàng hiu x 16 Chàng mẫu sơn x x 17 Ếch suối x x 18 Chàng đài bắc x x 19 Chàng anđécsơn x x VU 20 Ếch xanh x x 21 Ếch cây mép trắng x 42
  50. Giá trị Mức độ đe dọa STT Tên loài SĐVN IUCN NĐ32 NĐ160 CITES TP DL TM ST 2007 2017 2006 2013 2015 22 Ếch cây trung bộ x EN 23 Ếch cây nếp da mỏng x 24 Ếch cây sần bắc bộ x 25 Nhái cây mí x x 9.EN 2.EN I.IB Tổng 29 12 12 90 7.VU 4.II 1.VU 8.IIB 2.CR Ghi chú: TP-thực phẩm; DL- Dược liệu; TM- Thương mại; ST- Sinh thái; NĐ32- Nghị định 32(2006); SĐVN- Sách đỏ Việt Nam (2007); IUCN- Sách đỏ thế giới 2017; CITES- Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã năm 2015. NĐ160 2013-danh lục các loài nguy cấp quý hiếm được uy tiên bảo vệ. + CR: Loài ở cấp rất nguy cấp + EN: Loài ở cấp nguy cấp + VU: Loài ở cấp sẽ nguy cấp + LC: Loài ít được quan tâm + IB: Động vật rừng cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại + IIB: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại + II: Phụ lục II của CITES (2015) 43
  51.  Về mặt giá trị sử dụng Từ kết quả bảng 4.8 có thể nhận thấy: 100% các loài bò sát, lƣỡng cƣ có giá trị về mặt sinh thái. Các loài bò sát, lƣỡng cƣ là những mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn và mạng lƣới thức ăn của hệ sinh thái. Không những vậy, chúng còn là thiên địch của rất nhiều loài côn trùng, giáp xác và thú nhỏ phá hoại mùa màng. Các loài đƣợc sử dụng làm thực phẩm là 29 loài (chiếm 32,2% tổng số các loài bò sát, lƣỡng cƣ của khu vực). Số loài đƣợc sử dụng làm dƣợc liệu là 12 loài (chiếm 13,33% tổng số loài), số loài đƣợc sử dụng vào mục đích thƣơng mại là 12 loài (chiếm 13,3% tổng số loài). Kết quả nghiên cứu này cho thấygiá trị sử dụng các loài bò sát tại khu vực nghiên cứu khá cao và có nguy cơ bị khai thác dẫn đến làm giảm số lƣợng loài. Vì vậy cần có các biện pháp hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên này.  Về mặt giá trị bảo tồn Cũng trong bảng 4.8 ta thấy: các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận tại VQG Ba Vì có giá trị bảo tồn cao, với nhiều loài hiện đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và đang đƣợc pháp luật bảo vệ, cụ thể nhƣ sau: Số loài bò sát, lƣỡng cƣ có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là 18 loài. Trong đó có 2 loài ở cấp Cự kỳ nguy cấp (CR) là Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah) và Trắn đất (Python molurus), 8 loài ở cấp Nguy cấp (EN) điển hình nhƣ: Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), Rùa núi vàng (Indotestudo elongata), Ếch vạch (Annandia delacouri), và 7 loài ở cấp Sắp nguy cấp (VU). Số loài bò sát lƣỡng cƣ có tên trong Danh sách đỏ thế giới (IUCN, 2017) là 3 loài. Trong đó có 2 loài thuộc cấp EN là loài Rùa đầu to (Platysternum megacephalum), Ba ba gai (Palea steindachneri) và 1 loài ở cấp VU Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis) Số loài có tên trong Nghị định 32 (2006) là 9 loài. Trong đó có 1 loài thuộc nhóm IB là Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah) và 8 loài thuộc nhóm IIB, điển hình nhƣ: Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Trăn đất (Python molurus), Rùa đầu to (Platysternum megacephalum), v.v 44
  52. Nghị định 160/2013/NĐ_CP danh lục các loai nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ có 1 loài là Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah) Số loài có tên trong Công ƣớc CITES (2015) là 4 loài và cả 4 loài này đều thuộc phụ lục II đó là: Rắn hổ mang trung quốc (Naja atra), Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), Rùa đầu to (Platysternum megacephalum), Rùa sa nhân (Cuora mouhotii) Từ kết quả phân tích trên có thể thấy, các loài bò sát lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì không những có nhiều giá trị sử dụng mà nhiều loài có giá trị về mặt bảo tồn. Vƣờn Quốc gia Ba Vì đang chứa đựng nhiều nguồn gen bò sát, lƣỡng cƣ quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Vì vậy, các tổ chức bảo tồn và các cơ quan chức năng cần quan tâm tới công tác quản lý và bảo tồn các loài bò sát tại VQG Ba Vì, đặc biệt là những loài đang có tình trạng đe dọa tuyệt chủng cao: Rắn hổ chúa, Trăn đất, v.v. 4.3.2. Các mối đe dọa đến loài bò sát lưỡng cư tại Vườn quốc gia Ba Vì Săn bắt và phá hủy sinh cảnh đƣợc xác định là 2 mối đe dọa chính đến khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Ba Vì. Phá hủy sinh cảnh có thể biểu hiện ở nhiều các hình thức khác nhau: khai thác gỗ củi và các loại lâm sản ngoài gỗ không bền vững của ngƣời dân địa phƣơng, khai thác gỗ, chăn thả gia súc bừa bãi, mất rừng tự nhiên do canh tác. Hoạt động Săn bắt là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm về số lƣợng các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực điều tra. Đối tƣợng săn bắt chủ yếu là ngƣời dân địa phƣơng sống xung quanh VQG. Việc dùng chó săn để săn bắt là rất nguy hiểm đến các loài bò sát, nhất là nhóm rùa, rắn. Các loài bò sát, lƣỡng cƣ săn bắt đƣợc có thể dùng để làm thực phẩm cho gia đình hoặc bán ra ngoài thị trƣờng đối với những loài có giá trị kinh tế cao. Những loài bò sát, lƣỡng cƣ thƣờng đƣợc sử dụng làm thực phẩm cho gia đình nhƣ: Ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus) Ếch xanh(Odorrana chloronota), Rắn ráo thƣờng (Ptyas korros), Rắn sọc dƣa(Coelognathus radiatus). Đối với các loài bò sát, lƣỡng cƣ có giá trị kinh tế nhƣ: Rắn hổ mang (Naja atra), Hổ chúa (Ophiophagus hannah), Rắn cặp nong (Bungarus fasciatus)thƣờng đƣợc đem bán ra thị trƣờng. 45
  53. Phá hủy sinh cảnh cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm về số lƣợng các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực điều tra. Phá hủy sinh cảnh đƣợc ghi nhận ở một số hoạt động nhƣ: khai thác gỗ củi và các loại lâm sản ngoài gỗkhông bền vững của ngƣời dân địa phƣơng, khai thác gỗ, chăn thả gia súc bừa bãi, mất rừng tự nhiên do canh tác. Hoạt động khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ, canh tác nƣơng rẫy phần lớn diễn ra tại các vùng giáp ranh của VQG. Hậu quả, sinh cảnh của các loài bò sát, ếch nhái bị mất đi. Quan trọng hơn, trong quá trình thực hiện các hoạt động này, con ngƣời đã tạo ra các đƣờng giao thông đi lại với nhiều đƣờng mòn trong rừng. Đây có thể là nhân tố gây nên sự chia cắt sinh cảnh sống, ảnh hƣởng xấu tới các quần thể bò sát, lƣỡng cƣ. Đặc biệt nguy hiểm đối với các loài bò sát, lƣỡng cƣ những loài trong hoạt động sống trải qua hai môi trƣờng nƣớc và trên cạn và rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trƣờng sống. Xây dựng công trình Dựa án đầu tƣ mở rộng và nâng cấp tuyến đƣờng từ khu vực coste 400 lên coste 1100, điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất và rừng trƣớc đây là cảnh quan thiên nhiên, làm ảnh hƣởng lớn tới khu hệ động thực vật. Việc thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến điện tích rừng bị thu hẹp, mất cân bằng sinh thái, thay đổi cảnh quan, đẩy mạnh quá trình xói mòn. Hoạt động đào, múc, vận chuyển làm mất sinh cảnh sống của nhiều loài bò sát và lƣỡng cƣ. Việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình và làm đƣờng có thể gây ra xói mòn và sạt lở đất. Việc vứt rác và đổ nƣớc thải bừa bãi vào các nguồn nƣớc cũng nhƣ thải ra một lƣợng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hảnh các thiết bị xây dựng tác động lâu dài dần dần là một số loài động thực vật mất nơi cƣ trú. Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu gây ra khói bụi, ô nhiễm môi trƣờng, trạng thái ồn ào. Hoạt động di chuyển của các phƣơng tiện làm cho các loài động vật sợ hãi và thấm chí một số loài bị chết do tai nạn trong quá trình vận chuyển của xe cộ, máy móc. Hoạt động khai thác gỗ tại vƣờn quốc gia Ba Vì hiện nay đang đƣợc quản lý khá chặt chẽ. Mặc dù vậy tình trạng khai thác gỗ trái phép vẫn diễn ra trong 46
  54. khu vực.Theo phong tục tập quán làm nhà cộng đồng tại địa phƣơng ngƣời dân vân đƣợc khai thác gỗ khi có đơn nhu cầu thiết thực.Tuy nhiên, một bộ phận ngƣời dân đã tự ý khái thác trái phép nhằm mục đích thƣơng mại.Nhiều cây gỗ quý bị chặt phá gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng trong khu vực. Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ diễn ra khá mạnh.Nguyên nhân chủ yếu là đời sông của ngƣời dân dịa phƣơng vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên rừng.Các loài lâm sản ngoài gỗ hiện nay đƣợc khai thác phổ biến ở VQG Ba Vì là các loài có tác dụng làm dƣợc liệu quý nhƣ Giảo cổ lam , Tam thất rừng ,Măng tre nứa Các hoạt động gây ảnh hƣởng đến sinh cảnh các loài bò sát lƣỡng cƣ và kèm theo ngƣời dân đi khai thác tạo đƣờng mòn thuận lợi cho thợ săn vào rừng săn bắt và khai thác gỗ trái phép. Cháy rừng ở khu vực xảy ra chủ yếu do hoạt đông đốt nƣơng làm dẫy không kiểm soát chặt chẽ của ngƣời dân . Cháy rừng phá hủy sinh cảnh và ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng sinh cảnh và các đông vật trong khu vực. Hoạt động canh tác nông nghiệp chủ yếu là các cấy lúa và trong hoa màu trên diện tích đất nông nghiệp. Hoạt động này đƣợc thực hiện ở các đồng ruộng gân khu dân cƣ . Việc sử dụng thuốc trừ sâu thuốc diện cỏ hay các hoạt động cày cuốc có thể ảnh hƣởng các loài trong giai đoạn trƣởng thành , giai đoạn trứng con non giai đoạn biến thái của loài bò sat lƣỡng cƣ. Tổng hợp các mối đe dọa trên tuyến đƣợc trình bày trong bảng 4.9 47
  55. Bảng 4.9. Tổng hợp các mối đe dọa trên tuyến điều tra Tuyến Sinh cảnh Hoạt Phá hủy Xây Hoạt Hoạt Cháy Hoạt điều động sinh dựng động động rừng động tra Săn bắt cảnh công khai khai canh trình thác thác tác gỗ lâm nông sản nghiệp ngoài gỗ Tuyến Rừng tre 2 2 1 01 nứa, rừng trồng Tuyến Rừng tự 2 2 1 02 nhiên ,rừng tre nứa Tuyến ven hồ khe 1 3 1 03 suối,rừng trồng Tuyến Đồng 1 1 2 04 ruộng,Rừn g tự nhiên Tuyến Đồng 1 1 3 05 ruộng,Ven hồ khe suối Bảng 4.9 cho thấy tuyến 04 chịu tác động nhiều nhất, tuyến 01, tuyến 02, và tuyến 03 chịu tác động chủ yếu của hoạt động khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và hoạt động săn bắt bò sát, lƣỡng cƣ. Tuyến 01,02,03,04,05 đều chịu tác động chủ yếu của hoạt động săn bắt bò sát, lƣỡng cƣ. Tuyến 04 chịu tác động chủ yếu tác động con ngƣời. Tuyến 05 chịu tác động chủ yếu của hoạt động canh tác nông nghiệp. Đánh giá các mối đe dọa theo phƣơng pháp cho điểm: 48
  56. Tôi sử dụng phƣơng pháp cho điểm với các mối đe dọa đến khu hệ bò sát lƣỡng cƣ của khu vực vqg Ba Vì về diện tích ảnh hƣởng, cƣờng độ và mức độ nguy cấp của các mối đe dọa. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 4.10. Bảng 4.10:Tổng hợp các mối đe dọa đến bò sát và lưỡng cư trong khu vực Diện Mức độ Xếp Stt Mối đe dọa Cƣờng độ Tổng tích nguy cấp hạng 1 Ngƣời dân săn bắt 6 7 6 17 II 2 Phá hủy sinh cảnh 1 2 3 6 VI 3 Xây dựng công trình 3 3 1 7 V 4 Hoạt động khai thác 7 6 7 20 I gỗ 5 Hoạt động khai thác 5 4 5 14 III lâm sản ngoài gỗ 6 Cháy rừng 2 1 2 5 VII 7 Hoạt động canh tác 4 5 4 13 IV nông nghiệp Tổng 28 28 28 Bảng 4.10 cho thấy: hoạt động khai thác gỗ có diện tích tác động lớn nhất, ảnh hƣởng đến nhiều sinh cảnh; sau đó là ngƣời dân săn bắt , hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ Phá hủy sinh cảnh có diện tích tác động nhỏ nhất. Mức độ nguy cấp và cƣờng độ tác động lớn nhất là ngƣời dân săn bắt và hoạt động khai thác gỗ. Tổng hợp điểm và xếp hạng đã khẳng định mối đe dọa do khai thác gỗ ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất đến bò sát, lƣỡng cƣ nơi đây; tiếp đến là ngƣời dân săn bắt và hoạt động khai thác lân sản ngoài gỗ , sau đó là hoạt động canh tác nông nghiệp. Còn các hoạt động nhƣ xây dựng công trình ,phá hủy sinh cảnh ,cháy rừng ít ảnh hƣởng hơn đến tài nguyên bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực. Trên cơ sở mức độ ảnh hƣởng của các mối đe dọa trên tôi đề xuất một số giải pháp giảm thiểu nhƣ sau: Thứ nhất, cần ngăn cấm săn bắt các loài bò sát, lƣỡng cƣ đang có mức độ đe dọa cao nhƣ Rắn hổ chúa (Ophiophagus Hannah), 49
  57. Rắn hổ mang (Naja atra). Hạn chế bắt bò sát, lƣỡng cƣ làm thực phẩm hay để bán, ngâm rƣợu. Thứ hai, cần hạn chế và ngăn cấm hoạt động đốt rừng làm nƣơng rẫy ở các khu vực rừng giàu, rừng phòng hộ đầu nguồn. Thứ ba, cần ngăn cấm việc khai thác và vận chuyển gỗ trong rừng, khai thác cạn kiệt các loại lâm sản ngoài gỗ. Thứ tƣ, cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp; giữ lại các gò, bụi cây ở ven bờ suối không để bị gia súc phá hoại. 4.4. Các giải pháp quản lý và bảo tồn cácloài bò sát, lƣỡng cƣ tại hình VQG Ba Vì Từ các kết quả nghiên cứu về hiện trạng các mối đe dọa đến khu vệ bò sát lƣỡng cƣ trong khu vực, bốn giải pháp quản lý bảo tồn khu huy bò sát lƣỡng cƣ nói riêng và đa dạng sinh học nói chung tại khu vực Ba Vì đƣợc đề suất nhƣ sau: 4.4.1.Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng các mối đe dọa Hạt kiểm lâm làm sở tại và chính quyền địa phƣơng cần thu hồi triệt để các loại dụng cụ săn bắt, nghiêm cấm các hoạt động săn bắt, bị bắt các loài bò sát lƣỡng cƣ quý hiếm, xử lý nghiêm các đối tƣợng vi phạm. Các khu vực thƣờng xảy ra sân bắt, bẫy bắt cần đƣợc tăng cƣờng tuần tra. Ngoài ra, đối với nhân dân địa phƣơng cần có chƣơng trình tập huấn, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng ƣu tiên các đối tƣợng sống phụ thuộc vào rừng. Các hành vi đốt rừng bừa bãi đƣợc nghiêm cấm triệt để và xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm. Bên cạnh đó hạt Kiếm Lâm sở tại nên sử dụng một biển báo tƣờng phân cấp mức độ dễ cháy xảy ra vào mùa khô hoặc những nơi thƣờng xuyên xảy ra cháy rừng Sinh cảnh sống của các loài bò sát, lƣỡng cƣ trong khu vực nghiên cứu đang chịu tác động mạnh mẽ của các mối đe dọa từ các hoạt động nhƣ: chăn nuôi, canhtácnông nghiệp, hoạt động du lịch, sinh vật ngoại lai xâm hại, đốt rừng, khai thác gỗ. Do vậy để bảo tồn sinh cảnh sống cho các loài bò sát, lƣỡng cƣ cần có các biện pháp tổng hợp cụ thể: Bảo vệ môi trƣờng sống của các loài bò sát, lƣỡng cƣ quản lý việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại đồng ruộng hạn chế đến mức tối thiểu ảnh 50
  58. hƣởng còn dƣ thuốc bảo vệ thực vật. Xây dựng các khu xử lý chất thải từ các trang trại chăn nuôi lợn, gà trong khu vực không để tình trạng xả thải bừa bãi ra môi trƣờng gây ô nhiễm môi trƣờng. Đối với hoạt động du lịch cần quy hoạch các khu du lịch khu vực một cách phù hợp, tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, phát triển bền vững du lịch gắn với bảo vệ môi trƣờng. Ngăn chặn việc mở rộng khu du lịch bừa bãi, lĩnh chiếm sinh cảnh của các loài bò sát lƣỡng cƣ. 4.4.2.Giải pháp bảo tồn các loài bò sát lưỡng cư quý hiếm trong khu vực Đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ các loài lƣỡng cƣ bò sát nguy cấp, quý hiếm đƣợc ƣu tiên bảo tồn trong khu vực. Đây là những loài có số lƣợng còn hạn chế có giá trị cao về mặt bảo tồn không chị đổi với các khu vực nghiên cứu mà còn có giá trị trên phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ thế giới.Tiếp tục tiến hành điều tra vào các mùa khác trong năm để thu thập thêm thông tin về phân bố, mật độ, đa dạng sinh cảnh sống của các loài bò sát lƣỡng cƣ. Đặc biệt là các loài quý hiếm , xây dựng các tuyến, điểm khảo sát đi qua nhiều sinh cảnh mới chiều dài khác nhau . Lấp kế hoạch và hoạt động giám sát có sự tham gia của cộng đồng. Nâng cao vai trò và nhiệm vụ của các lực lƣợng kiểm lâm, chính quyền địa phƣơng trong công tác bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm trong khu vực. Ngoài ra cần thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ kiểm lâm về bảo tồn quần thể loài bò sát lƣỡng cƣ. Kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức và ngoài nƣớc để bảo tồn các loài ngu cơ bị tuyệt chủng cao. Đối với các loài bò sát quý hiếm thuộc hộ Rắn hổ (Elapidae) là loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Nên thƣờng là các đối tƣợng bị săn bắt với mục đích ngâm rƣợu, làm thực phẩm trong sô đó loài Rắn hổ chúa(Ophiophagus hannah), một loài bò sát quý hiếm có tầm bảo tồn ở cấp quốc tế vì vậy cần có kế hoạch điều tra giám sát , sự biến động số lƣợng các loài bò sát thuộc họ Rắn hổ ((Elapidae))tại khu vực nghiên cứu. 51
  59. 4.4.3. Nâng cao ý thức và sinh kế cho người dân Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng về bảo tồn đa dạng sinh học thông qua giáo dục cho học sinh trong các trƣờng học, nhất là các học sinh gần các khu vực có các loài nguy cấp quý hiếm. Thực hiện các hoạt động cộng đồng để nâng cao hiểu biết cho con ngƣời dân, tuyên truyền bằng pa nô, áp phích và trên internet. Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác bảo vệ, bảo tồn các loài bò sát lƣỡng cƣ nguy cấp, quý hiếm dƣới nhiều hình thức khác nhau. Việc thay đổi nhận thức và kinh tế ngƣời dân đóng vai trò quyết định đến hiệu quả, công tác bảo tồn các loài bò sát lƣỡng cƣ ở đây. Do vậy bên cạnh tuyên truyền chỉ cần phối hợp với các cấp chính quyền để xây dựng dự án phát triển kinh tế ngƣời dân, dần dần giảm bớt sự phụ thuộc ngƣời dân vào tài tự nhiên nhiên. 4.4.4.Hoàn thiện hệ thống quản lý địa phương Tăng cực thực thi pháp luật thông qua các chính sách tạo hành lang pháp luật cho lực lƣợng kiểm lâm thực thi pháp luật. Có biện pháp chế tài đủ mạnh đối với các trƣờng hợp vi phạm . Nghiêm cấm triệt để việc săn bắt buôn bán các loài động vật quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao. Tổ chức nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho các cán bộ kiểm lâm và các cán bộ địa phƣơng cấp xã ngăn chặn sử dụng xung điện đánh cá. 52
  60. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾNNGHỊ 1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu và điều tra thực tế tại VQG Ba Vì, một số kết luận của đề tài đƣợc khái quát nhƣ sau: 1. Đợt điều tra này đã ghi nhận đƣợc 90 loài bò sát, lƣỡng cƣ thuộc 22 họ và 3 bộ. Trong đó, lớp bò sát có 65loài, 16 họ và 2 bộ; lớp lƣỡng cƣ có 25 loài thuộc 6 họ và 1 bộ. Trong số các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận có 24 loài đƣợc quan sát trực tiếp ngoài thực địa. 2. Mức độ đa dạng của lớp bò sát cao hơn so với lớp lƣỡng cƣ. Bộ Có vẩy có sự đa dạng nhất trong các bò sát đƣợc ghi nhận trong nghiên cứu này. Trong 16 họ bò sát ở khu vực nghiên cứu, họ Rắn nƣớc (Colubridae) có sự đa dạng loài lớn nhất với 27 loài. Trong 6 họ lƣỡng cƣ, thì họ Ếch nhái thức (Dicroglossidae) có sự đa dạng loài lớn nhất với 9 loài. Trong 5 sinh cảnh chủ yếu của các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận tại khu vực nghiên cứu, sinh cảnh rừng tự nhiên có sự đa dạng nhất và kém đa dạng nhất là sinh cảnh ven suối, hồ. 3. Trong tổng số 90 loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc ghi nhận trong đợt điều tra có 18 loài bò sát, lƣỡng cƣ hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam và trên toàn thế giới; 18 loài hiện đang đƣợc Chính phủ Việt Nam bảo vệ và đƣợc quy định trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP ( 18 loài) và Nghị định 16/2013/NĐ-CP ( 1loài). Số loài đƣợc pháp luật quốc tế kiểm soát trong việc buôn bán ( 4 loài) trong Công ƣớc CITES (2015). Một số loài có giá trị bảo tồn cao và đề xuất ƣu tiên bảo tồn ở VQG Ba Vì đó là: Rắn hổ mang trung quốc (Naja atra), Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), Rùa đầu to (Platysternum megacephalum), Rùa sa nhân (Cuora mouhotii) Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Trăn đất (Python molurus) vv Cũng trong nghiên cứu này, 7 mối đe dọa tới các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu đƣợc xác định nguyên nhân và đánh giá cho điểm. Trong đó, mối đe dọa Hoạt động khai thác gỗ ảnh hƣởng lớn nhất tới nguồn tài nguyên bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu. 53
  61. 4. Đã đề xuất đƣợc 4 nhóm giải pháp để bảo tồn và phát triển các loài bò sát lƣỡng cƣ tại khu vực Ba Vì bao gồm : - Giải pháp giảm thiểu ảnh hƣởng các mối đe dọa - Giải pháp bảo tồn các loài bò sát lƣỡng cƣ quý hiếm trong khu vực - Nâng cao ý thức và sinh kế cho ngƣời dân - Hoàn thiện hệ thống quản lý địa phƣơng 2.Tồn Tại Mặc dù rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhƣng bản khóa luận vẫn còn một số tồn tại sau: Khu vực nghiên cứu có diện tích khá lớn, địa hình phức tạp gây trở ngại không nhỏ trong quá trình lập tuyến điều tra nên tuyến điều tra chƣa đƣợc nhiều, chƣa đƣợc tỉ mỉ, chỉ mang tính đại diện nên kết quả còn hạn chế. Thời tiết ảnh hƣởng nhiều tới quá trình điều tra. Trong đợt điều tra rất ít ngày có nắng, thƣờng xuyên mƣa, nhiệt độ xuống thấp và sƣơng mù rất nhiều và kéo dài gần nhƣ hết đợt điều tra làm việc phát hiện các loài Bò sát, Lƣỡng cƣ là hết sức khó khăn. Do thời gian nghiên cứu còn ngắn, năng lực bản thân còn hạn chế nên chƣa mở rộng đƣợc phạm vi nghiên cứu, chƣa phản ánh hết đƣợc thực trạng cũng nhƣ các mối quan hệ, tác động qua lại giữa môi trƣờng và các loài Bò sát, Lƣỡng cƣ. 3. Khuyến nghị Từ những tồn tại trong quá trình điều tra thực tế, tôi có một số khuyến nghị nhƣ sau: Đề tài cần đƣợc nghiên cứu trong thời gian dài hơn nữa, nghiên cứu vào các mùa khác nhau, sinh cảnh khác nhau, đai cao khác nhau để có những thông tin chi tiết hơn về khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ của khu vực. Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu để có thông tin đầy đủ hơn thành phần loài cũng nhƣ công tác quản lý bảo tồn tại khu vực. 54
  62. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng (2007), Sách đỏ Việt Nam- Phần động vật, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. 2. Bộ tài nguyên và môi trƣờng (2011), Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh họcnăm 2011. 3. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP,ngày 30 tháng 3 năm 2006 về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. 4. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của thủ tƣớng chính phủ về : Nghị định về tiêu chí về xác định loài và chế độ quản lý thuộc Danh lục các loài cấp quý, hiếm được ưu tiên bảo vê. 5. Đỗ Quang Huy, Lê Xuân Cảnh và Lƣu Quang Vinh (2009), Quản lý động vật rừng (Giáo trình Đại học Lâm Nghiệp), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Đỗ Quang Huy, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đồng Thanh Hải và Nguyễn Đắc Mạnh (2009), Đa dạng sinh học (Giáo trình Đại học Lâm Nghiệp), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998), Động vật rừng (Giáo trình Đại học Lâm Nghiệp), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Ngô Đắc Chứng (2012), Ếch nhái, Bò sát ở Vườn Quốc Gia Bạch Mã, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Kiều Xuân Thế (2011), Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên, Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội. 10. Đào Văn Tiến (1977,1979, 1981, 1982), Khóa định loại Bò sát Ếch nhái Việt Nam, Tạp chí Sinh Học, Hà Nội. 11. Giang Trọng Toàn (2010), Khóa luận tốt nghiệp: Đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên, Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.
  63. 12. Nguyễn Quảng Trƣờng, Lê Nguyên Ngật và Raoul bain (2006), Thành phần loài ếch nhái và bò sát ở tỉnh Hà Giang, Tạp chí Sinh Học, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc and Nguyễn Quảng Trƣờng (2009): Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira Frankfurt am Main
  64. PHỤ LỤC
  65. Phụ lục 01 DANH SÁCH DỤNG CỤ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU STT Danh sách dụng cụ 1 Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng, 2009 2 Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu 3 Bình ngâm tiêu bản 4 Cồn 900C 5 Vợt bắt bò sát, lƣỡng cƣ 6 Bảng biểu 7 Dụng cụ đi rừng (đèn đội đầu, ủng, thuốc, túi)
  66. Phụ lục 02 BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN Thông tin cá nhân Họ và tên: . Giới tính: Tuổi: Dân tộc: . Nghề nghiệp: Địa chỉ: Bộ câu hỏi về thành phần loài: 1. Bác thấy khu vực này có rắn, rùa, thằn lằn và lƣỡng cƣ không ? a. Có b. Không Nếu có thì chúng là rùa, rắn, thằn lằn hay lƣỡng cƣ? 2. Bác biết những loài nào trong số ấy ? (tên địa phƣơng) . 3. Bác có thể mô tả những loài đã gặp nhƣ thế nào ? 4. Bác cho biết thƣờng gặp chúng ở đâu ? 5. Chúng thƣờng xuất hiện vào thời điểm nào trong ngày ? 6. Thức ăn của chúng là gì ? Bộ câu hỏi về giá trị tài nguyên và tình hình sử dụng bò sát, lƣỡng cƣ; 7. Gặp chúng, bác có bắt không ? a. Có b. Không 8. Bắt chúng bằng cách nào ? 9. Bác thƣờng bắt những loài nào ? 10. Bác bắt chúng để làm gì ?
  67. 11. Ở nhà bác có những mẫu vật về các loài này không ? Bộ câu hỏi về các mối đe dọa và công tác bảo tồn; 12. Mấy năm nay, khu vực mình còn nhiều rắn, rùa, thằn lằn, lƣỡng cƣ không? Rắn . Rùa, Ba Ba . Thằn lằn . Ếch nhái . 13. Theo bác những nguyên nhân nào làm thay đổi sô lƣợng của chúng? 14. Cán bộ kiểm lâm có cho phép săn bắn các loài bò sát, ếch nhái ở đây không? a. Có b. không 15. Họ có gì với ngƣời vi phạm không ? . 16. Bác có mong muốn gì từ chính quyền địa phƣơng, ban quản lý khu rừng để cải thiện cuộc sống của các loài bò sát, lƣỡng cƣ không ? .
  68. Phụ lục 03.DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI THAM GIA PHỎNG VẤN STT Họ và tên Tuổi Địa chỉ 1 Hà Thị Thủy 38 Cua Chu - Tản Lĩnh 2 Hoàng Quốc Cƣờng 35 Cua Chu - Tản Lĩnh 3 Nguyễn Thị Nga 26 Cua Chu - Tản Lĩnh 4 Nguyễn Thị Hà 36 Cua Chu - Tản Lĩnh 5 Nguyễn Thị Thích 59 Cua Chu - Tản Lĩnh 6 Nguyễn Thị Hƣờng 28 Cua Chu - Tản Lĩnh 7 Phùng Thị Thúy Vi 31 Cua Chu - Tản Lĩnh 8 Hoàng Vinh Quang 33 Cua Chu - Tản Lĩnh 9 Hoàng Anh Tuân 33 Cua Chu - Tản Lĩnh 10 Nguyễn Kim Phƣợng 21 Cua Chu - Tản Lĩnh 11 Hoàng Văn Xuân 42 Cua Chu - Tản Lĩnh 12 Nguyễn Văn Định 34 Cua Chu - Tản Lĩnh 13 Hoàng Văn Toàn 32 Cua Chu - Tản Lĩnh 14 Nguyễn Văn Hoàn 28 Cua Chu - Tản Lĩnh 15 Lê Thị Hạnh 50 Cua Chu - Tản Lĩnh 16 Hà Văn Huy 27 Cua Chu - Tản Lĩnh 17 Hoàng Thị Kim Tuyến 33 Cua Chu - Tản Lĩnh 18 Kiều Thị Trang Anh 36 Cua Chu - Tản Lĩnh 19 Hoàng Thị Linh 31 Cua Chu - Tản Lĩnh 20 Phạm Văn Tám 29 Cua Chu - Tản Lĩnh
  69. Phụ lục 04 KẾT QUẢ ĐO ĐẾM CÁC CHỈ TIÊU HÌNH THÁI BÒ SÁT,LƢỠNG CƢ Lớp lƣỡng cƣ: Cóc nhà Ếch đồng Ngóe m (g) 0,02 0,011 0,016 SVL (mm) 8 4 6 HL (mm) 3 1,2 1,5 HW (mm) 2,5 1 2,2 TYE (mm) 0,5 0 0 FEL (mm) 1,2 1,7 2,7 FOL (mm) 1 0,5 0,5 Chú thích: Trọng lƣợng (m);Chiều dài thân (SVL); Chiều dài đầu (HL);Chiều rộng đầu (HW); Đƣờng kính màng nhĩ (TYE); Chiều dài đùi (FEL); Chiều dài bàn chân (FOL). Lớp bò sát: Rắn lục Thằn lằn Ba vì Rắn hổ mang mép trắng Chiều dài thân (cm) 9,5 75 39 Chiều dài đuôi (cm) 5.5 13,5 11 Chiều rộng thân 2-3 1,5-2 1-1,5 (cm) Trọng lƣợng (kg) 0,35 0,2 0,09 Số hàng vảy thân 17 20 15
  70. Phụ lục 05 TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ ĐA DẠNG SINH HỌC THEO TUYẾN ĐIỀU TRA Sinh cảnh đồng ruộng Số Stt Loài Pi Pi2 lnPi Pi × lnPi lƣợng 1 cóc nhà 8 0,170213 0,028972 -1,77071 -0,3014 2 thằn lằn bóng đuôi dài 3 0,06383 0,004074 -2,75154 -0,17563 3 ếch đồng 7 0,148936 0,022182 -1,90424 -0,28361 4 chẩu 4 0,085106 0,007243 -2,46385 -0,20969 5 ngóe 20 0,425532 0,181077 -0,85442 -0,36358 6 ếch ƣơng thƣờng 2 0,042553 0,001811 -3,157 -0,13434 7 rắn nƣớc 3 0,06383 0,004074 -2,75154 -0,17563 ∑ 47 0,249434 -1,64388 Chỉ số simpson D= 1-0.193182 =0.750566 Chỉ số Shannon H = 1,64388 Độ đồng đều E = 2.71,64388/7 = 0,731159 Sinh cảnh sông suối Số Stt Loài Pi Pi2 lnPi Pi × lnPi lƣợng 1 cóc nhà 4 0,142857 0,020408 -1,94591 -0,27799 2 thằn lằn bóng đuôi dài 6 0,214286 0,045918 -1,54045 -0,3301 3 thằn lằn bóng hoa 3 0,107143 0,01148 -2,23359 -0,23931 4 êch cây mép trắng 3 0,107143 0,01148 -2,23359 -0,23931 5 êch đồng 1 0,035714 0,001276 -3,3322 -0,11901 6 chẩu 5 0,178571 0,031888 -1,72277 -0,30764 7 ngóe 6 0,214286 0,045918 -1,54045 -0,3301 ∑ 28 0,168367 -1,56546 Chỉ số simpson D = 1- 0,168367 = 0,831633 Chỉ số Shannon H = 1,56546 Độ đồng đều E = 2.71,56546/7 = 0,67637
  71. Sinh cảnh rừng tre nứa Số STT Loài Pi Pi2 lnPi Pi × lnPi lƣợng 1 ngóe 3 0,15 0,0225 -1,897119985 -0,284568 2 Thằn lằn bóng đuôi dài 5 0,25 0,0625 -1,386294361 -0,3465736 3 chẩu 3 0,15 0,0225 -1,897119985 -0,284568 4 thằn lằnbóng hoa 5 0,25 0,0625 -1,386294361 -0,3465736 5 cóc nhà 4 0,2 0,04 -1,609437912 -0,3218876 - - 0.2218 0.22181.6209 1.6209 ∑ 2044 0.2561 44 -1,5841708569 9 Chỉ số 1-0.21 =0.79 simpson Chỉ số H = 1,5841708 Shannon Độ đồng đều E = 2.71,5841708/5 =0.96468 Sinh cảnh rừng tự nhiện Số Stt Loài Pi Pi2 lnPi Pi × lnPi lƣợng 1 Nhái bầu vân 2 0,095238 0,00907 -2,35138 -0,22394 2 thạch thùng đuôi sần 1 0,047619 0,002268 -3,04452 -0,14498 3 rắn ráo 2 0,095238 0,00907 -2,35138 -0,22394 4 thằn lằn bay đốm 1 0,047619 0,002268 -3,04452 -0,14498 5 thằn lằn tai ba vì 4 0,190476 0,036281 -1,65823 -0,31585 6 thằn lằn bóng đuôi dài 1 0,047619 0,002268 -3,04452 -0,14498 7 rắn roi thƣờng 1 0,047619 0,002268 -3,04452 -0,14498 8 rắn lá khô thƣờng 1 0,047619 0,002268 -3,04452 -0,14498 9 rắn lục núi 1 0,047619 0,002268 -3,04452 -0,14498 10 rắn lục cƣờm 1 0,047619 0,002268 -3,04452 -0,14498 11 thăn lằn bóng hoa 1 0,047619 0,002268 -3,04452 -0,14498 12 rắn lục mép trắng 1 0,047619 0,002268 -3,04452 -0,14498 13 rắn cỏ ba vì 1 0,047619 0,002268 -3,04452 -0,14498
  72. 14 ngóe 1 0,047619 0,002268 -3,04452 -0,14498 15 ô rô vẩy 1 0,047619 0,002268 -3,04452 -0,14498 16 rắn hổ xiên tre 1 0,047619 0,002268 -3,04452 -0,14498 ∑ 21 0,0839 -2,64844 Chỉ số simpson D = 1 – 0,0839= 0,9161 Chỉ số Shannon H = 2,64844 Độ đồng đều E = 2.72,64844/16 = 0,8676 Sinh cảnh rừng trồng Số STT Loài Pi Pi2 lnPi Pi × lnPi lƣợng 1 chẩu 2 0,133333 0,017778 -2,0149 -0,26865 2 thằn lằn bóng đuôi dài 5 0,333333 0,111111 -1,09861 -0,3662 3 cóc nhà 2 0,133333 0,017778 -2,0149 -0,26865 4 rắn ráo 2 0,133333 0,017778 -2,0149 -0,26865 5 cóc nhà 1 0,066667 0,004444 -2,70805 -0,18054 6 thằn lằn bóng hoa 1 0,066667 0,004444 -2,70805 -0,18054 7 thạch sùng đuôi sần 1 0,066667 0,004444 -2,70805 -0,18054 8 êch cây mép trắng 1 0,066667 0,004444 -2,70805 -0,18054 ∑ 15 0,182222 -1,89431 Chỉ số simpson D = 1 – 0,182222= 0,817778 Chỉ số Shannon H = 1,89431 Độ đồng đều E = 2.71.89431/8 = 0,82043
  73. Phụ lục 06.Hình ảnh một số loài bò sát, lƣỡng cƣ ghi nhận trong đợt điều tra Nguồn:KL. Lê Ngọc Trường (2018) Nguồn:KL. Lê Ngọc Trường (2018) Ảnh1.Thằn lằn tai Ba Vì Ảnh 2. Rắn lá khô thƣờng (Tropidophorus baviensis ) (Sinomicrurus maccellandi ) Nguồn: Lê Anh Đức (2018) Nguồn:KL. Lê Ngọc Trường (2018) Ảnh 3. Ô rô vẩy Ảnh 4. Rắn ráo thường ( Acanthosaura lepidogaster ) ( Ptyas korros)
  74. Nguồn:KL. Lê Ngọc Trường (2018) Nguồn: Lê Anh Đức (2018) Ảnh 5. Răn nhiều đai Ảnh 6. Thằn lằn bóng hoa (Cyclophiops multicinctus) (M. multifasciata) Nguồn: Lê Anh Đức (2018) Nguồn:KL. Lê Ngọc Trường (2018) Ảnh 7: Ếch ƣơng thƣờng Ảnh 8 : Rắn roi thƣờng (Kaloula pulchra ) (Ahaetulla prasina)
  75. Nguồn:KL. Lê Ngọc Trường (2018) Nguồn: Lê Anh Đức (2018) Ảnh 9 : Răn hoa cỏ vàng Ảnh 9 : Cóc nhà ( Rhabdophis chrysargos ) (Duttaphrynus melanostictus) Nguồn: Lê Anh Đức (2018) Nguồn:KL. Lê Ngọc Trường (2018) Ảnh 10:Ngóe(Fejervarya Ảnh 11 : Rùa sa nhân limnocharis ) (Cuora mouhotii)
  76. Nguồn:KL. Lê Ngọc Trường (2018) Nguồn:KL. Lê Ngọc Trường (2018) Ảnh 12 : Rắn hổ xiên tre Ảnh 13. Ếch cây mép trắng (Pseudoxenodon bombusicola) (Polypedates leucomystax )