Khóa luận Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_thuc_trang_chuyen_doi_muc_dich_su_dung.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG TÂN THỊNH TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2015-2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trƣờng Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG TÂN THỊNH TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2015-2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trƣờng Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng Thái Nguyên, năm 2018
- i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng. Trƣớc hết em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng. Thầy đã nhiệt tình giảng dạy và hƣớng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy những kiến thức và truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho em trong quá trình học tập, rèn luyện. Tất cả là những hành trang quý báu của mỗi sinh viên sau khi ra trƣờng. Đó là sự hoàn thiện về kiến thức chuyên môn, lý luận và phƣơng pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cô chú, anh chị ở phƣờng Tân Thịnh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Do trình độ và thời gian có hạn, bƣớc đầu đƣợc làm quen với thực tế và phƣơng pháp nghiên cứu vì thế khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo và bạn bè để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Minh Huyền
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc năm 2015 18 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của phƣờng Tân Thịnh 39 Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của phƣờng Tân Thịnh 40 Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của phƣờng Tân Thịnh 41 Bảng 4.4. Tình hình biến động sử dụng đất của của phƣờng Tân Thịnh 42 giai đoạn 2015 - 2017 42 Bảng 4.5. Biến động cơ cấu sử dụng đất so với diện tích đơn vị hành chính của phƣờng Tân Thịnh 2015 - 2017 44 Bảng 4.6. Cơ cấu dân số của phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 45 Bảng 4.7. Phân kỳ quy hoạch diện tích các loại đất phân bổ theo các mục đích 46 Bảng 4.8. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tại phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 47
- iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐTH : Đô thị hóa GPMB : Giải phóng mặt bằng QLNN : Quản lý nhà nƣớc SDĐ : Sử dụng đất
- iv MỤC LỤC Phần 1.MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2 Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Cơ sở lý luận 3 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 5 2.2. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới và Việt Nam 10 2.2.1. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới 10 2.2.2. Khái quát chính sách đất đai của Việt Nam 15 2.3. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nƣớc 17 2.3.1. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới 17 2.3.2. Tình hình sử dụng đất trong nƣớc 17 2.4. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và ở Việt Nam 19 2.4.1. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới 19 2.4.2. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 22 2.4.3. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên 26 Phần 3.NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu 29 3.1.1. Địa điểm 29
- v 3.1.2. Thời gian 29 3.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu 29 3.2. Nội dung nghiên cứu 29 3.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của phƣờng Tân Thịnh 29 3.2.2. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 29 3.2.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015– 2017 29 3.2.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất 30 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 30 3.3.1. Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo 30 3.3.2. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp 30 3.3.3. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp 30 3.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu 31 Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của phƣờng Tân Thịnh 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 32 4.2. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 38 4.2.1. Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 38 4.2.2. Đánh giá quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn của phƣờng Tân Thịh, giai đoạn 2015 – 2017 42 4.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 45 4.3.1. Yếu tố gia tăng dân số và việc làm 45
- vi 4.3.2. Yếu tố đô thị hoá 45 4.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất 48 4.4.1. Giải pháp từ phía Nhà nƣớc 48 4.4.2. Giải pháp cho các hộ nông dân 58 Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59 5.1. Kết luận 59 5.2. Đề nghị 59
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển chung của cả nƣớc, tốc độ đô thị hóa của thành phố Thái Nguyên diễn ra khá mạnh trong giai đoạn 2015 - 2017. Thành phố Thái Nguyên là một thành phố trẻ năng động, thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội của đất nƣớc. Phƣờng Tân Thịnh là một đơn vị hành chính cấp phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và có diện tích là 3,06 km², dân số trên 16.600 nhân khẩu, cƣ trú ở 20 tổ dân phố, với 8 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Mƣờng, Sán Chí, Hoa, Cao Lan, Cống. Đảng bộ phƣờng với 872 đảng viên sinh hoạt ở 28 chi bộ Quá trình đô thị hóa đã làm đất đai khu vực biến động mạnh cả về mục đích sử dụng và đối tƣợng sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp thay vào đó là các khu đô thị tăng lên. Việc quản lý, sử dụng đất trở lên phức tạp hơn, việc mua bán, trao đổi, chuyển mục đích trái phép diễn ra ngoài tầm kiểm soát của Nhà nƣớc. Giá cả đất đai khu đô thị trên thị trƣờng thƣờng tăng cao và có những biến động phức tạp. Ngoài ra, sự phát triển của các khu đô thị đã thu hút lực lƣợng lao động lớn từ nông thôn ra thành thị gây lên sự bất ổn xã hội nhƣ: giải quyết việc làm, nhu cầu đất ở, ô nhiễm môi trƣờng . Vì vậy, nghiên cứu thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai; nâng cao tính khả thi của việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao; tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về sử dụng đất đối với nhà nƣớc; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Đứng trƣớc những vấn đề trên, đƣợc sự đồng ý của Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, tôi tiến hành thực
- 2 hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017. Phân tích đƣợc một số yếu tố tác động đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phƣờng. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phƣờng Tân Thịnh. - Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017. - Phân tích một số yếu tố tác động đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng. - Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Tìm ra những mặt hạn chế và tích cực của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Xác định một số yếu tố chủ yếu tác động đến chuyển đổi mục đích đất. Từ đó đề xuất ra những giải pháp thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, góp phần đẩy nhanh quá trình sử dụng đất đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta về đất đai. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh và lao động của nhân dân ta, trong lực lƣợng sản xuất “lao động là cha, đất là mẹ sinh ra của cải vật chất cho xã hội”. Do đất đai giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội nhƣ vậy nên theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác-xít thì đất đai đóng một vai trò kinh tế và chính trị to lớn trong quá trình phát triển của xã hội. Toàn bộ đất đai ở nƣớc ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nƣớc thống nhất quản lý là một định hƣớng chính trị cơ bản đã đƣợc ghi trong Hiến pháp năm 1992 để xác lập mối quan hệ sở hữu, quản lý và sử dụng đối với đất đai trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nƣớc ta. Luật Đất đai năm 2013 còn xác định rõ, cụ thể nội hàm của sở hữu toàn dân về đất đai, đó là: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu” (Điều 4) [5]. Từ nhận thức trên, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thƣờng xuyên quan tâm đến vấn đề đất đai. Trong mỗi giai đoạn cách mạng đã ban hành những chủ trƣơng, chính sách, pháp luật đất đai cho phù hợp, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng đã đề ra. Vì lẽ đó trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu toàn dân mà Nhà nƣớc là đại diện đối với đất đai, tài nguyên, vốn và các tài sản công để các nguồn lực này đƣợc quản lý, sử dụng có hiệu quả” [2]. Cƣơng lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (bổ sung, phát triển năm 2011) đã ghi: “ Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên
- 4 quốc gia” [2]. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trƣờng với phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Đƣa nội dung bảo vệ môi trƣờng vào chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chƣơng trình, dự án. Các dự án đầu tƣ xây dựng mới phải bảo đảm yêu cầu về môi trƣờng. Thực hiện nghiêm ngặt lộ trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trƣờng; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm. Khắc phục suy thoái, bảo vệ môi trƣờng và cân bằng sinh thái, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Thực hiện tốt chƣơng trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng; tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên. Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, nƣớc, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ” [2]. Thực hiện đồng bộ quy hoạch đất đai, khoáng sản, môi trƣờng, tài nguyên nƣớc. Tăng cƣờng giám sát các tổ chức, cá nhân về quản lý, sử dụng tài nguyên bảo đảm đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng. Và cũng tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định: Nhà nƣớc nghiêm cấm các hành vi sau: 1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai. 2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc công bố. 3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích. 4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất. 5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vƣợt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này. 6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
- 5 7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nƣớc. 8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai. 9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật. 10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài Thiên nhiên chứa đầy những bí ẩn, rất khắt khe nhƣng cũng rất hào phóng. Từ bao đời nay, trong sử dụng đất, ông cha ta đã tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm, đúc kết lại thành những câu ngụ ngôn, truyền từ đời này qua đời khác nhƣ: "đất nào cây ấy", "khoai đất lạ, mạ đất quen" Hiện nay, những kinh nghiệm này đã đƣợc ánh sáng của khoa học và công nghệ làm sáng tỏ. Sự hoà quyện giữa những kinh nghiệm truyền thống với khoa học công nghệ hiện đại đã tạo ra những giá trị mới trong sử dụng đất. Thật vậy, nói tới sử dụng đất hợp lý, nhất thiết phải đi đôi với bảo vệ và bồi dƣỡng đất, xong muốn bảo vệ đất một cách cơ bản không thể chỉ áp dụng một biện pháp duy nhất. Nếu chỉ áp dụng biện pháp đơn độc, thiếu tính tổng hợp thì biện pháp đó sẽ mang lại hiệu quả thấp và không ít trƣờng hợp một số mặt yếu của biện pháp đó sẽ nhanh chóng bộc lộ và ngay tức khắc bị các mục tiêu chung phủ định. Khi xã hội phát triển ở trình độ cao, việc sử dụng đất luôn hƣớng tới mục tiêu kinh tế nhằm đạt đƣợc lợi nhuận tối đa trên một đơn vị diện tích đất nhất định nhƣ xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, trang trại sản xuất quy mô lớn Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cũng nhƣ thỏa mãn đời sống tinh thần của con ngƣời nhƣ xây dựng nhà ở, hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ thể dục thể thao, văn hóa xã hội, mở mang phát triển đô thị và khu dân cƣ nông thôn Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu trên luôn nảy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa con ngƣời và đất đai ngày càng căng thẳng. Những sai lầm liên tục của con ngƣời trong quá trình sử dụng đất (sai lầm có
- 6 ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trƣờng nói chung và môi trƣờng đất nói riêng (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, trƣợt lở đất ) liên tục xảy ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ này càng nghiêm trọng làm cho một số chức năng của đất bị yếu đi. Để thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời cả về 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trƣờng nhất thiết phải giải quyết các xung đột này để sử dụng đất có hiệu quả. Việc sử dụng đất nhƣ một thể thống nhất tạo ra điều kiện để giảm thiểu những xung đột, tạo ra hiệu quả sử dụng cao và liên kết đƣợc sự phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Sử dụng đất hợp lý, bền vững là hài hòa đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trƣờng. Chính vì vậy, cần phải hiểu rõ đƣợc tầm quan trọng của tài nguyên đất. Từ đó, đề ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này một cách hợp lý, để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu hiện tại nhƣng không làm ảnh hƣởng đến lợi ích của thế hệ tƣơng lai. Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lƣợc quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ. Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ quốc gia nào, đất đều là tƣ liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xƣa, ngƣời Ấn Độ, ngƣời Ả-rập, ngƣời Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mƣợn của con cháu”. Ngƣời Mỹ còn nhấn mạnh “ đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên”. Ngƣời Ét-xtô- ni-a, ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn có vàng”. Ngƣời Hà Lan coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP (Chƣơng trình môi trƣờng Liên Hiệp Quốc) khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con ngƣời hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một đất nƣớc với “Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá. Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng hạn chế. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh
- 7 dƣỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu ha. Hiện nhân loại mới khai thác đƣợc 1.500 triệu ha đất canh tác. Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu ngƣời ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực Châu Á, Thái Bình Dƣơng là dƣới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lƣơng thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lƣơng thực, thực phẩm, mỗi ngƣời cần có 0,4 ha đất canh tác. Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con ngƣời, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm, dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu ha đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó 1.260 triệu ha tập trung ở châu Á, Thái Bình Dƣơng. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu ha bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu ha đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thƣờng bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu ha đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nƣớc thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trƣợt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải đƣợc tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần phải cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trƣớc mắt. Nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại những không làm ảnh hƣởng đến lợi ích
- 8 của thế hệ tƣơng lai, trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc ta đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, mà bƣớc đột phá đầu tiên là Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998, năm 2001, Luật Đất đai năm 2003 và mới đây là Luật đất đai 2013 đã đƣợc Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan khác cũng đã đƣợc ban hành, nhƣ Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi trƣờng; và các nghị định, thông tƣ, văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật do Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành. Sau đây là những cơ sở pháp lý đƣợc nghiên cứu để thực hiện đề tài. Luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật: - Luật đất đai 2013; - Luật Bảo vệ môi trƣờng ngày 23/06/2014; - Luật Xây dựng ngày 18/06/2014; - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; - Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/20 của Chính phủ về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất; - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình; - Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc; - Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về việc sửa đổi bổ sung một số
- 9 điều của các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; - Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng; - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ; - Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn; - Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc; - Nghị định số 142/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa; - Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 7/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về
- 10 kiểm kê quỹ đất của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất; - Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao đất cho thuê đất; - Thông tƣ số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/5/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Thông tƣ số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; Thông tƣ liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Liên Bộ Tài chính - Tài nguyên và Môi trƣờng, hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ; - Thông tƣ số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng; - Thông tƣ số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. 2.2. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới và Việt Nam 2.2.1. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều mô hình sở hữu đất đai. Mô hình phổ biến nhất là thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đối với đất đai. Bên cạnh đó là mô hình chỉ thừa nhận hình thức sở hữu nhà nƣớc về đất đai là hình thức sở hữu duy nhất. Mô hình đầu đƣợc áp dụng ở hầu hết các quốc gia còn mô hình thứ hai mang tính đặc thù vì lý do chính trị và lịch sử. Ở các nƣớc nhƣ Anh, Canada, Australia, New Zealand hoặc một số nƣớc đang phát triển (theo chế độ Quân chủ) thƣờng áp dụng mô hình toàn bộ đất đai của quốc gia thuộc sở hữu của nhà vua. Tùy thuộc vào thể chế chính trị của từng nƣớc và vị trí, vai trò của nhà vua ở nƣớc đó mà quyền sở hữu của nhà vua đối với đất đai có
- 11 khác nhau. Ở một số nƣớc khu vực Trung Đông, quyền sở hữu đất đai của nhà vua còn ít nhiều mang tính thực chất trong khi một số nƣớc khác thì quyền sở hữu đất đai của nhà vua chỉ tồn tại về mặt danh nghĩa. Ví dụ, ở Anh, tuy đất đai thuộc sở hữu của Nữ hoàng nhƣng quyền sở hữu của Nữ hoàng chỉ là danh nghĩa. Ngày nay ở Anh, 69% đất đai đƣợc sở hữu bởi 158.000 gia đình. Theo J.G.Riddall, tác giả cuốn “Sự trở về” thì: “Đối với luật Anh, không có quyền sở hữu tuyệt đối đối với đất đai. Lý do là quyền đối với đất đai đƣợc xác lập thông qua việc thuê mƣớn của Nữ hoàng. Tuy nhiên, vì lý do thực tế mà ngƣời có quyền đối với đất đai hiện nay đƣợc đối xử nhƣ chủ sở hữu đất đai”. Và theo GS. Michel Fromont thì: “Quyền này rất giống với quyền sở hữu trong các hệ thống pháp luật La Mã”. Do vậy, xét trên thực tế, Anh là nƣớc theo mô hình đa sở hữu đối với đất đai [19]. Ngƣợc lại, Trung Quốc tuy thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai là sở hữu nhà nƣớc và sở hữu tập thể, nhƣng thực chất có thể coi nó nhƣ hình thức sở hữu nhà nƣớc. Tuy Trung Quốc không thừa nhận sở hữu tƣ nhân đối với đất đai nhƣng đã có sự thay đổi cơ bản về phƣơng thức thực hiện quyền sở hữu đất đai theo hƣớng tƣ nhân hóa các quyền tài sản đối với đất đai. Hiến pháp và luật pháp nƣớc này đã thừa nhận việc điều phối đất đai theo quan hệ thị trƣờng, đất đai đƣợc coi là một loại hàng hóa, quyền tài sản của ngƣời sử dụng đất đƣợc ghi nhận và bảo vệ nhƣ một loại tài sản. Tuy nhiên, việc phân loại mô hình sở hữu đất đai căn cứ vào hình thức sở hữu nói trên cũng chỉ mang tính hình thức nếu bỏ qua những yếu tố quan trọng nhƣ tính chất, cơ cấu về tỷ lệ diện tích thuộc từng hình thức sở hữu và đặc biệt là vấn đề cấu trúc của quyền sở hữu. 2.2.1.1. Khái quát chính sách đất đai của Trung Quốc Trung Quốc không thừa nhận tƣ hữu đối với đất đai. Dƣới hệ thống kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa, quyền sở hữu tài sản đối với tài nguyên thiên nhiên và các phƣơng tiện sản xuất phần lớn đều bị quốc hữu hóa ngay sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lực vào năm 1949. Tuy nhiên, việc quốc hữu hóa toàn bộ đất đô thị của Trung Quốc chỉ chính thức hoàn tất sau khi Hiến pháp 1982 đƣợc ban hành. Đất đô thị thuộc về Nhà nƣớc và đƣợc quản lý bởi nhà nƣớc Trung Quốc -
- 12 ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc toàn xã hội. Đất nông thôn thuộc Sở hữu tập thể[19]. Theo Điều 10 Hiến pháp 1982 Trung Quốc, không tổ chức, cá nhân nào đƣợc phép chiếm đoạt, mua, bán, cho thuê hay chuyển nhƣợng đất đai dƣới bất kỳ hình thức nào. Hậu quả là đất đai bị sử dụng một cách không hiệu quả và lãng phí. Ngƣời sử dụng đất trên thực tế vẫn tiến hành trao đổi đất đai nhƣ một loại hàng hóa. Chính vì vậy, thị trƣờng đất đai “không chính thức” - còn gọi là “chợ đen” nhƣng năng động đã bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Ở đó, nhiều nông dân, hợp tác xã đã lén lút bán hoặc cho thuê đất của mình cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Đây chính là nhân tố tạo đà cho quá trình thực hiện cải cách chính sách đất đai ở nƣớc này. Việc đƣa đất đai vào quan hệ thị trƣờng khởi nguồn từ những cải cách trong hệ thống sử dụng đất cuối những năm 1980. Từ việc cho thuê đất ở Thƣợng Hải dƣới sự đồng ý của Chính phủ và việc đấu giá quyền sử dụng đất đầu tiên ở Thẩm Quyến theo Hiến pháp sửa đổi của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1988, hệ thống phân phối đất đai không thu tiền và không xác định thời hạn đã bị chấm dứt. Luật Quản lý nhà nƣớc về đất đai năm 1986 đã quy định cơ cấu sử dụng đất thông qua việc giao và cho thuê có đền bù. Năm 1987, Thẩm Quyến đã bán đấu giá quyền sử dụng đất 8.588 m2 với thời hạn 50 năm. 44 doanh nghiệp ở đây đã cạnh tranh quyết liệt để có quyền sử dụng đất và ngƣời chiến thắng đã phải trả 5.250.000 Nhân dân tệ. Nhƣ vậy, tại Thẩm Quyến, quyền sử dụng đất tham gia vào thị trƣờng nhƣ các tài sản khác lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc và đã khởi xƣớng cho việc chuyển giao quyền sử dụng đất của Nhà nƣớc bằng phƣơng thức đấu thầu và đấu giá. Sau đó, vào tháng 4/1988, Quốc hội Trung Quốc đã sửa đổi Hiến pháp, trong đó bổ sung quyền chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và hủy bỏ quy định cấm cho thuê đất. Cùng với việc sửa đổi Hiến pháp, Hội đồng nhà nƣớc Trung Quốc đã ban hành Quy chế tạm thời về việc giao và chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất của Nhà nƣớc tại đô thị, trong đó quy định rõ quyền sử dụng đất có thể chuyển nhƣợng bằng hợp đồng, đấu thầu và đấu giá. Nhƣ vậy, từ cơ chế giao đất không thu tiền chuyển sang có thu tiền; từ việc không giới hạn thời gian quyền sử dụng đất chuyển sang xác định thời hạn sử dụng đất.
- 13 Năm 2001, Hội đồng Nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ về việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với đất đai (theo Nghị định số 15), trong đó đặt ra những yêu cầu về việc tập trung quản lý chặt chẽ toàn bộ nguồn cung đất đai cho xây dựng, thực hiện nghiêm hệ thống sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nƣớc có trả tiền, khuyến khích đấu giá đất công khai, tăng cƣờng quản lý việc chuyển quyền sử dụng đất, tăng cƣờng quản lý đất đai dƣới góc độ là quản lý tài sản. Một hệ thống các biện pháp mới trong quản lý tài sản đất đai đã hình thành với quan điểm tăng cƣờng quản lý tài sản đất đai trong lĩnh vực tài nguyên. Theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác, đất đai thuộc sở hữu Nhà nƣớc đã đƣợc nhanh chóng chuyển sang phân phối theo tiêu chuẩn của thị trƣờng. Đến năm 2001, việc ban hành một loạt các quy định của các địa phƣơng và các văn bản tiêu chuẩn chung đã ban đầu giúp thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát toàn bộ đất đai cho mục đích xây dựng, tập trung đất cho các mục đích xây dựng ở đô thị, công khai giao dịch quyền sử dụng đất, thƣờng xuyên điều chỉnh giá đất tiêu chuẩn, công khai thông tin về đăng ký đất đai và quyết định tập thể. Đất đai sử dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thuộc một trong những trƣờng hợp sử dụng đất phải trả tiền đầu tiên. Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài của Trung Quốc về hình thức đầu tƣ liên doanh giữa bên nƣớc ngoài và Trung Quốc ban hành năm 1979 đã chính thức quy định rằng, đầu tƣ của phía Trung Quốc đƣợc thực hiện bằng quyền sử dụng đất, và “khi mà quyền sử dụng đất không phải là phần vốn góp của bên doanh nghiệp Trung Quốc, doanh nghiệp liên doanh phải trả cho Nhà nƣớc khoản phí về việc sử dụng đất”. Bên cạnh đó, Quy định về việc thực hiện Luật Đầu tƣ về liên doanh với nƣớc ngoài nói trên đã khẳng định rõ: diện tích đất đƣợc sử dụng cho doanh nghiệp liên doanh này có thể đƣợc chuyển giao thông qua việc ký hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai, trong đó xác định rõ mục đích, thời gian và khoản phí phải trả cho việc sử dụng. Nhƣ vậy, với những cải cách sâu sắc trong hệ thống sử dụng đất ở Trung Quốc, những văn bản pháp luật nói trên đã chỉ rõ, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có thể đƣợc Nhà nƣớc giao quyền sử dụng đất bên cạnh việc trả phí cho
- 14 việc sử dụng đất. Năm 1998, Luật Quản lý nhà nƣớc về đất đai (mới) của Trung Quốc đã quy định tại Điều 85: “Luật này áp dụng cho doanh nghiệp liên doanh giữa bên Trung Quốc và nƣớc ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa bên Trung Quốc và nƣớc ngoài và cả doanh nghiệp chỉ có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài” [19] 2.2.1.2. Khái quát chính sách đất đai của Mỹ Mỹ là một trong các quốc gia có hệ thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh đƣợc các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất. Luật Đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền sở hữu tƣ nhân về đất đai, các quyền này đƣợc pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ nhƣ là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nƣớc, vì nó phát huy đƣợc hiệu quả đầu tƣ để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội. Tuy công nhận quyền sở hữu tƣ nhân, nhƣng Luật Đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của nhà nƣớc trong quản lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nƣớc bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất (thu thuế kinh doanh bất động sản; quy định mức giá thuê đất hoặc thuê bất động sản ). Quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tƣ nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho ngƣời bị thu hồi bản chất quyền sở hữu tƣ nhân về đất đai ở Mỹ tƣơng đƣơng với quyền bất động sản ở Việt Nam. Nhƣ vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế độ sở hữu đối với đất đai khác nhau), đều có xu hƣớng ngày càng tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên trong nƣớc, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, để phục vụ cao nhất cho quyền lợi của quốc gia, đồng thời có những quy định phù hợp với xu thế mở cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu tƣ giữa các quốc gia thông qua các chế định pháp luật thông thƣờng, cởi mở nhƣng vẫn giữ đƣợc ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia.
- 15 2.2.2. Khái quát chính sách đất đai của Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất xác định rõ Nhà nƣớc ta là đại diện chủ sở hữu đối với toàn bộ quỹ đất quốc gia. Nhà nƣớc thực hiện các quyền của ngƣời sở hữu nhƣ sau: - Quyền định đoạt đối với đất đai: quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với ngƣời sử dụng đất, thu hồi đất; định giá đất. - Quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tƣ của ngƣời sử dụng đất mang lại; Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất cho ngƣời sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với ngƣời đang sử dụng đất ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất; Nhà nƣớc thống nhất quản lý về đất đai trong cả nƣớc; Nhà nƣớc có chính sách đầu tƣ cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, đảm bảo quản lý đất đai có hiệu quả và hiệu lực. - Chế độ sử dụng đất đai: với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nƣớc quy định chế độ sử dụng đất đai nhƣ sau: + Nhà nƣớc giao quyền sử dụng đất nhƣ một tài sản cho ngƣời sử dụng đất trong hạn mức phù hợp với mục đích sử dụng và Nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất đối với ngƣời sử dụng đất hợp pháp. + Ngƣời sử dụng đất đƣợc Nhà nƣớc cho phép thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, tặng cho đối với một số chế độ sử dụng đất cụ thể và trong thời hạn sử dụng đất. + Nhà nƣớc thiết lập hệ thống quản lý Nhà nƣớc về đất đai thống nhất trong cả nƣớc. Mô hình này tạo đƣợc ổn định xã hội, xác lập đƣợc tính công bằng trong hƣởng dụng đất và bảo đảm đƣợc nguồn lực đất đai cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phù hợp với mô hình kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- 16 - Công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội loài ngƣời và có những đặc trƣng riêng, đất đai đƣợc Nhà nƣớc thống nhất quản lý nhằm: + Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Đất đai đƣợc sử dụng vào tất cả các hoạt động của con ngƣời, tuy có hạn về mặt diện tích nhƣng sẽ trở thành năng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý. Thông qua chiến lƣợc sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà nƣớc điều tiết để các chủ sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc đã đề ra. + Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nƣớc nắm bắt đƣợc quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất. Trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp để sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất. + Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai, tạo nên tính pháp lý cho việc đảm bảo lợi ich chính đáng của ngƣời sử dụng đất đồng thời cũng bảo đảm lợi ích của Nhà nƣớc trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất. + Thông qua việc giám sát, kiểm tra, quản lý và sử dụng đất đai, Nhà nƣớc nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tƣợng sử dụng đất. Từ đó, phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai phạm. + Việc quản lý Nhà nƣớc về đất đai còn giúp Nhà nƣớc ban hành các chính sách, quy định, thể chế, đồng thời bổ sung, điều chỉnh những chính sách, nội dung còn thiếu, không phù hợp, chƣa phù hợp với thực tế và góp phần đƣa pháp luật vào cuộc sống. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý, Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất có thời hạn theo quy định tại Điều 33, 34, 35 Luật Đất đai và việc thuê hay giao đất có thu tiền do nhà đầu tƣ lựa chọn theo Điều 108 Luật Đất đai năm 2003[5]. Theo quy định hiện nay, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế sử dụng đất đều thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau khi xác lập đƣợc quyền sử dụng đất, các tổ chức kinh tế có các quyền chung theo quy định tại Điều 105, quyền riêng theo quy định tại Điều 109, 110, 111 Luật Đất đai năm 2013. Đồng thời tổ chức kinh tế sử dụng đất phải sử dụng đất
- 17 đúng tiến độ, mục đích, tiết kiệm có hiệu quả; thực hiện các nghĩa vụ chung của ngƣời sử dụng đất theo quy định tại Điều 107 Luật Đất đai, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nƣớc nhƣ: nộp tiền sử dụng đất, nộp tiền thuê đất, lệ phí trƣớc bạ Đặc biệt Luật Đất đai đã quy định tổ chức kinh tế đƣợc sử dụng đất với thời hạn không quá 50 năm, những nơi có điều kiện khó khăn, khó thu hồi vốn đƣợc sử dụng không quá 70 năm và khi hết hạn nếu chấp hành tốt thì lại đƣợc gia hạn. Tuy nhiên, trong điều kiện đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và xã hội hóa một số lĩnh vực để thu hút các nguồn lực không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc tham gia đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội. Một số chính sách trải thảm đỏ đối với các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, nhƣ: đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đầu tƣ vào các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng nông thôn, các ngành nghề sử dụng công nghệ sạch thân thiện với môi trƣờng các nhà đầu tƣ đƣợc hƣởng nhiều chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Đặc biệt lĩnh vực xã hội hóa nhƣ: y tế, giáo dục, văn hóa nhà đầu tƣ đƣợc miễn tiền giao đất, thuê đất. 2.3. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nƣớc 2.3.1. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới Tổng diện tích đất trên thế giới là 14.777 triệu ha, với 1.526 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cƣ trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nƣớc phát triển là 70%; ở các nƣớc đang phát triển là 36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp nhƣ đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu nhƣ đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt nhƣ đất dốc, tầng đất mỏng, vv. Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hƣởng đời sống ít nhất 850 triệu ngƣời. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác đƣợc một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. 2.3.2. Tình hình sử dụng đất trong nước
- 18 Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về kết quả thống kê đất đai năm 2015, thì: tổng diện tích các loại đất của cả nƣớc là 33.123.077 ha bao gồm: nhóm đất nông nghiệp: 27.302.206 ha; nhóm đất phi nông nghiệp: 3.697.829 ha; nhóm đất chƣa sử dụng: 2.123.042 ha. Diện tích, cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính nhƣ bảng 2.1. Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc năm 2015 TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tổng diện tích các loại đất 33.123.077 I Diện tích đất nông nghiệp 27.302.206 1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.530.160 2 Đất lâm nghiệp 14.923.560 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 797.759 4 Đất làm muối 17.505 5 Đất nông nghiệp khác 33.223 II Đất phi nông nghiệp 3.697.829 1 Đất ở 698.611 2 Đất chuyên dùng 1.839.161 3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 261.452 4 Đất có mục đích công cộng 1.187.029 5 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 18.342 8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ 103.578 9 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 986.969 10 Đất phi nông nghiệp khác 51.169 III Đất chƣa sử dụng 2.123.042 1 Đất bằng chƣa sử dụng 219.743 2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 1.887.500 3 Núi đá không có rừng cây 15.799 (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường - Kết quả thống kê đất đai toàn quốc năm 2015)
- 19 2.4. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và ở Việt Nam 2.4.1. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới khoảng 510 triệu km2 trong đó đại dƣơng chiếm 361 triệu km2 (chiếm 71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2 (chiếm 29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha (chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đƣợc phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai trong đó có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp nhƣ vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhƣng chƣa đƣợc khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), đƣợc đánh giá là: Đất có năng suất cao : 14% Đất có năng suất TB : 28% Đất có năng suất thấp : 28% Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ƣớc tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 – 85 triệu ngƣời. Nhƣ vậy với mức tăng này mỗi ngƣời cần phải có 0,2 – 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lƣơng thực, thực phẩm. Đứng trƣớc những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất cũng nhƣ tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Dân số ngày một tăng cùng với những phát hiện mới về thiên nhiên, con ngƣời đã nghĩ ra nhiều phƣơng thức sản xuất mới, nhiều ngành nghề khác nhau để kiếm sống. Và quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đều xảy ra ở tất cả các nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ đô thị hóa cũng
- 20 nhƣ diện tích đất đƣợc chuyển mục đích hàng năm. Quá trình chuyển mục đích trên thế giới diễn ra sớm hơn với tốc độ mạnh mẽ hơn ở Việt Nam. Đặc biệt là ở một số nƣớc phát triển nhƣ: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản vv thì tốc độ đô thị hóa nhanh đã làm quá trình chuyển mục đích sử dụng đất trong đó có đất nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, chính quá trình đô thị hoá, chuyển mục đích sử dụng đất một cách hợp lý đã giúp nền kinh tế của các nƣớc này phát triển khá nhanh trong những năm qua. Để đạt đƣợc những thành tựu đó thì công tác quản lý đất đai ở các quốc gia này đƣợc thực hiện khá tốt. Một trong những nƣớc điển hình về công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai đó là nƣớc Pháp. Pháp là quốc gia phát triển thuộc hệ thống quốc gia tƣ bản chủ nghĩa, tuy thể chế chính trị khác nhau, nhƣng nƣớc ta chịu ảnh hƣởng của phƣơng pháp tổ chức quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai khá rõ của Cộng hòa Pháp. Vấn đề này dễ lý giải vì Nhà nƣớc Việt Nam hiện đang khai thác khá hiệu quả những tài liệu quản lý đất đai do chế độ thực dân để lại, đồng thời ảnh hƣởng của hệ thống quản lý đất đai thực dân còn khá rõ nét trong ý thức một bộ phận công dân Việt Nam hiện nay. Quản lý đất đai của Nƣớc Cộng hòa Pháp có một số đặc điểm đặc trƣng sau: Về chế độ sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có quyền buộc ngƣời khác phải nhƣờng quyền sở hữu của mình. Ở Pháp hiện nay tồn tại hai hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tƣ nhân về đất đai và sở hữu nhà nƣớc (đối với đất đai và công trình xây dựng công cộng). Tài sản công cộng (bao gồm cả đất đai công cộng) có đặc điểm là không đƣợc mua và bán. Trong trƣờng hợp cần sử dụng đất cho các mục đích công cộng, Nhà nƣớc có quyền yêu cầu sở hữu đất đai tƣ nhân nhƣờng quyền sở hữu thông qua chính sách bồi thƣờng thiệt hại một cách công bằng. Về công tác quy hoạch đô thị: Do đa số đất đai thuộc sở hữu tƣ nhân, vì vậy để phát triển đô thị, ở Pháp công tác quy hoạch đô thị đƣợc quan tâm chú ý từ rất sớm và thực hiện rất nghiêm ngặt. Ngay từ năm 1919, ở Pháp đã ban hành Đạo luật về kế hoạch đô thị hóa cho các thành phố có từ 10.000 dân trở lên. Năm 1973 và năm 1977, Nhà nƣớc đã ban hành các Nghị định quy định các quy tắc về phát triển
- 21 đô thị, là cơ sở để ra đời Bộ Luật về phân cấp quản lý, trong đó có sự xuất hiện của một tác nhân mới rất quan trọng trong công tác quản lý của nhà nƣớc về quy hoạch đó là cấp xã. Cho đến nay, Luật đô thị ở Pháp vẫn không ngừng phát triển, nó liên quan đến cả quyền sở hữu tƣ nhân và sự can thiệp ngày càng sâu sắc hơn của nhà nƣớc, cũng nhƣ của các cộng đồng địa phƣơng vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch đô thị. Nó mang ý nghĩa kinh tế rất lớn thông qua việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngành khác nhau nhƣ bất động sản, xây dựng và quy hoạch lãnh thổ Về công tác quản lý nhà nƣớc đối với đất đai: Mặc dù là quốc gia duy trì chế độ sở hữu tƣ nhân về đất đai, nhƣng công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai của Pháp đƣợc thực hiện rất chặt chẽ. Điều đó đƣợc thể hiện qua việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính. Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, rất quy củ và khoa học, mang tính thời sự để quản lý tài nguyên đất đai và thông tin lãnh thổ, trong đó thông tin về từng thửa đất đƣợc mô tả đầy đủ về kích thƣớc, vị trí địa lý, thông tin về tài nguyên và lợi ích liên quan đến thửa đất, thực trạng pháp lý của thửa đất. Hệ thống này cung cấp đầy đủ thông tin về hiện trạng, phục vụ nhiệm vụ quy hoạch, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động của ngân hàng và tạo cơ sở xây dựng hệ thống thuế đất và bất động sản công bằng. Ngoài Pháp thì Mỹ cũng là một trong các quốc gia có hệ thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh đƣợc các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất. Luật đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền sở hữu tƣ nhân về đất đai, các quyền này đƣợc pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ nhƣ là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nƣớc, vì nó phát huy đƣợc hiệu quả đầu tƣ để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội. Tuy công nhận quyền sở hữu tƣ nhân, nhƣng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nƣớc trong quản lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nƣớc bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch
- 22 và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất (thu thuế kinh doanh bất động sản; quy định mức giá thuê đất hoặc thuê bất động sản ). Quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tƣ nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho ngƣời bị thu hồi bản chất quyền sở hữu tƣ nhân về đất đai ở Mỹ tƣơng đƣơng với quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Nhƣ vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế độ sở hữu đối với đất đai khác nhau), đều có xu hƣớng ngày càng tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên trong nƣớc, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, để phục vụ cao nhất cho quyền lợi của quốc gia, đồng thời có những quy định phù hợp với xu thế mở cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu tƣ giữa các quốc gia thông qua các chế định pháp luật thông thƣờng, cởi mở nhƣng vẫn giữ đƣợc ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia. 2.4.2. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.123.077 ha, trong đó đất nông nghiệp là 27.302.206 ha (chiếm 81.04 % tổng diện tích tự nhiên). Diện tích đất bình quân trên đầu ngƣời ở Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa kèm theo là những quá trình xói mòn, rửa trôi bạc màu do mất rừng, mƣa lớn, canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức, quá trình chua hóa, mặn hóa, hoang mạc hóa, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dƣỡng cùng với chế độ chăm bón chƣa phù hợp, tỷ lệ bón phân N : P : K trên thế giới là 100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100: 29:7 thiếu lân và kali nghiêm trọng dẫn đến diện tích đất đai nƣớc ta nói chung ngày càng giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp. Tính theo bình quân đầu ngƣời thì diện tích đất tự nhiên giảm 26,7%, đất nông nghiệp giảm 21,5%. Vì vậy, để đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông
- 23 nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó, việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nƣớc ta. Tình hình sử dụng đất cũng nhƣ quản lý đất đai của nƣớc ta qua mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì lại có những điểm mới để phù hợp với quá trình phát triển chung. Trong những năm gần đây đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 1987 thì tình hình quản lý về đất đai đã đƣợc cải thiện. Đây là văn bản luật đầu tiên điều chỉnh quan hệ đất đai, bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nƣớc, giao đất ổn định lâu dài. Theo tinh thần của Luật này thì: Kinh tế nông hộ đã đƣợc khôi phục và phát triển. Các hộ nông dân đã đƣợc giao ruộng đất để sử dụng lâu dài, khuyến khích kinh tế tƣ nhân trong lĩnh vực khai thác sử dụng đất v.v Tuy nhiên Luật Đất đai 1987 đƣợc soạn thảo trong bối cảnh nƣớc ta bắt đầu đổi mới, vừa tuyên bố xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp nên còn mang nặng tính chất của cơ chế đó khi soạn luật; do đó đã bộc lộ một số tồn tại sau: Việc tính thuế trong giao dịch đất đai rất khó khăn vì Nhà nƣớc chƣa thừa nhận quyền sử dụng đất có giá trị; chƣa quy định rõ những cơ sở pháp lý cần thiết để điều chỉnh về quan hệ đất đai trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, trong quá trình tích tụ tập trung sản xuất trong nông nghiệp và phân công lại lao động trong nông thôn; chính sách tài chính đối với đất đai chƣa rõ nét, đặc biệt là giá đất; chƣa có điều chỉnh thích đáng đối với những bất hợp lý trong những chính sách cũ vv Nhƣ vậy giai đoạn này, công tác quản lý đất đai đã bắt đầu đi vào nề nếp và đặc biệt chú ý tới việc xác định, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp địa phƣơng. Tuy nhiên, đất nông nghiệp đã giao cho nông dân sử dụng lâu dài nhƣng công tác quản lý chƣa đƣợc chặt chẽ. Sau giai đoạn đổi mới (từ năm 1986 – 1991), chúng ta vẫn còn thiếu nhiều quy định và ngay cả hệ thống pháp luật đã ban hành cũng còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc tình hình đổi mới của đất nƣớc. Vì vậy, Hiến pháp 1992 ra đời đã khắc phục đƣợc những hạn chế của Luật Đất đai 1987 và trên cơ sở của Hiến pháp 1992 thì ngày 14 tháng 7 năm 1993 Luật Đất đai năm 1993 đã đƣợc Quốc hội khóa IX thông qua.
- 24 Luật Đất đai năm 1993 đã chế định cơ sở pháp lý cơ bản để quan hệ đất đai ở nƣớc ta chuyển sang cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng XHCN. Luật này đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng và hoàn thiện hơn. Trong quá trình chúng ta thực hiện Luật Đất đai 1993 đã đạt đƣợc khá nhiều thành tựu đáng kể nhƣng cùng với sự phát triển thì một số nội dung của Luật cần Ngày đƣợc thay đổi và bổ sung thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của đất nƣớc đặt ra. 26 tháng 12 năm 2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Đất đai mới – Luật Đất đai 2003 và mới nhất là Luật đất đai năm 2013. Và trong số các nội dung đổi mới mà Luật đề cập có nội dung về chuyển mục đích sử dụng đất nói chung và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Nhƣ vậy, Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm tới việc sử dụng đất đúng theo mục đích cũng nhƣ hạn chế việc tự ý chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia. Và cho đến nay chúng ta đang thực hiện theo Luật Đất đai 2013 cùng với những văn bản dƣới Luật để quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách tốt nhất. Quá trình chuyển mục đích sử dụng đất luôn diễn ra ở mọi thời điểm. Trƣớc kia khi chƣa có Luật Đất đai quy định về trình tự, thủ tục chuyển mục đích thì quá trình chuyển mục đích vẫn luôn diễn ra. Sau khi chúng ta xây dựng luật để quản lý cũng nhƣ bảo vệ quỹ đất nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng thì vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất vẫn chƣa đƣợc quan tâm. Cho đến lần sửa đổi thứ 2 (năm 2001) của Luật Đất đai 1993 thì vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất mới đƣợc đƣa ra và chính thức đƣợc bổ sung vào các nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai của Luật Đất đai 2003 và đến năm 2013 thì đã đƣợc bổ sung hoàn thiện hơn. Hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã kéo theo việc chuyển mục đích sử dụng các loại đất cũng nhƣ chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp ngày càng tăng. Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Theo Hội nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm Việt Nam có gần 200 nghìn ha đất nông
- 25 nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tƣơng ứng mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động mất việc làm (Bộ Xây dựng, 1995). Tốc độ đô thị hoá quá nhanh cùng với sự gia tăng dân số đã làm ảnh hƣởng tới nhiều vấn đề nhƣ: vấn đề đói nghèo, thất nghiệp, ô nhiễm môi trƣờng vv Đứng trƣớc vấn đề đó ngày 23 tháng 01 năm 1998, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt “Định hƣớng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2020” trong quyết định số 10/1998/QĐ-TTG, trong đó xác định phƣơng hƣớng xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn cả nƣớc và các vùng đặc trƣng (Bộ Xây dựng, 1999). Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có những công trình nghiên cứu, hội thảo về quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, các yếu tố ảnh hƣởng cũng nhƣ các đề tài liên quan tới vấn đề này. Từ đó cung cấp những cơ sở khoa học cho các cơ quan liên quan đến việc quy hoạch, định hƣớng cuộc sống và sử dụng quỹ đất nông nghiệp sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Nơi đất sản xuất nông nghiệp tốt thì lại quy hoạch chuyển mục đích, không phải để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cũng không phải mở rộng đô thị mà quy hoạch để làm sân golf dẫn đến hàng vạn nông dân mất đất sản xuất, đời sống khó khăn phải đi tha phƣơng cầu thực, thậm chí đây là một trong những nguyên làm cho tình hình mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội tăng lên. Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNT) báo động về việc đất nông nghiệp đang từng ngày bị chuyển đổi mục đích sử dụng một cách thiếu quy hoạch và tùy tiện nên ngày càng bị thu hẹp một cách báo động. Tổng diện tích đất lúa toàn quốc hiện nay là trên 7,6 triệu ha. Song từ năm 2000 - 2005, diện tích đất lúa đã giảm nghiêm trọng với hơn 302.000ha. Gần 9 năm qua, đất lúa đã bị giảm trên 59.000ha. Riêng tại ĐBSCL, tính toán sơ bộ cho thấy từ năm 2000 - 2007, đất lúa đã bị giảm 205.000ha (chiếm 57% đất lúa bị suy giảm toàn quốc). Tại phía Bắc, Hải Dƣơng là tỉnh có tỉ lệ đất lúa giảm lớn nhất, bình quân 1.569ha/năm, Hƣng Yên 939ha/năm, Hà Nội (cũ) là 653ha/năm [4]. Theo tính toán, năm 2020 dân số cả nƣớc sẽ xấp xỉ 100 triệu ngƣời, năm 2030 sẽ có khoảng 110 triệu ngƣời. Tổng nhu cầu lúa cho năm 2015 là 32,1 triệu tấn, năm
- 26 2020 là 35,2 triệu tấn và năm 2030 là 37,3 triệu tấn. Tuy nhiên, tình trạng ồ ạt chuyển đổi đất nông nghiệp đã khiến sản lƣợng lúa suy giảm khá lớn qua mỗi năm, trung bình giảm từ 400.000 - 500.000 tấn/năm. Cục Trồng trọt báo động, với tốc độ đô thị hóa chóng mặt nhƣ hiện nay thì sẽ không còn lúa gạo để xuất khẩu vào năm 2020. Một số liệu đáng chú ý khác cho thấy, tại cả hai miền Nam và Bắc, số lƣợng các khu công nghiệp lấy từ quỹ đất nông nghiệp đang bị bỏ hoang không ít và hiện chỉ lấp đầy khoảng 50 - 70% số lƣợng doanh nghiệp hoạt động [4]. 2.4.3. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên với tổng diện tích là 222,93 km². Phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lƣơng, phía đông giáp thành phố Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình, cách trung tâm Hà Nội 75km. Với vị trí địa lý là một trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu vực Việt Bắc nói riêng. Thái Nguyên có nhiều cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội giữa miền trung du miền núi và vùng đồng bằng Bắc bộ, nên có nhiều điều kiện lợi trong việc tiếp cận với thị trƣờng cũng nhƣ phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội. Chính vì sự phát triển này khiến nảy sinh nhu cầu về đất đai. Nên việc quản lí đất đai và sử dụng đất đai hợp lí với mọi nhu cầu phát triển là rất quan trọng và cần thiết, nó đƣợc đặt lên làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tình hình sản xuất của ngƣời dân có rất nhiều thuận lợi. Hệ thống mƣơng nƣớc đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức, công tác khuyến nông hƣớng dẫn tuyên truyền nhân dân phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả nên đạt năng suất khá cao. Tuy nhiên do địa hình vẫn còn đồi núi nên việc sử dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp đang có xu hƣớng giảm khá nhanh do chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp để phục vụ các mục tiêu phát triển của toàn huyện hay để phù hợp với hiện trạng đất đai.
- 27 Và trong từng giai đoạn của quá trình phát triển, căn cứ vào đƣờng lối chính sách của Đảng, của Nhà nƣớc,Thành Phố Th ái Nguy ên đã ban hành những quy định về quản lý đất đai trên địa bàn thành phố. Trƣớc khi có Luật Đất đai năm 1993, do cơ chế quản lý tập trung bao cấp, vì vậy tình trạng chung trong quản lý đất đai ngành nào do ngành ấy quản lý, không có sự quản lý thống nhất. Việc quản lý đất đai chủ yếu tập trung vào đất xây dựng, nhất là đất xây dựng các khu đô thị. Quy hoạch tổng thể là chƣa có, do vậy ngoài những văn bản của Trung ƣơng, của Tổng cục về công tác quản lý đất đai, huyện Hòa An đã có những văn bản quy định về việc giao đất cho nhân dân xây dựng nhà ở, quy định về việc mua bán nhà và hoa mầu trong đô thị, đảm bảo cho việc quản lý đất trong lĩnh vực xây dựng có trật tự, ổn định. Song cũng trong giai đoạn này tình trạng lấn chiếm đất tự ý làm nhà, phƣờng, xã cấp đất cho nhân dân làm nhà ở, sử dụng đất sai mục đích, bán nhà cửa và hoa mầu không qua cấp thẩm quyền, xảy ra khá phổ biến, việc giải quyết xử lý còn chậm và chƣa triệt để, còn để tồn tại kéo dài. Trong thời kỳ đổi mới, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện nhiều, đất đai ở khu đô thị thành vấn đề quan tâm hàng đầu trong đời sống và sản xuất. Đất đai trở thành có giá, do đó đã nảy sinh vấn đề bức xúc cần giải quyết nhƣ: Đòi đất cha ông, tự ý làm nhà, cấp đất sai thẩm quyền, tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất, các cơ quan cho cán bộ mƣợn đất làm nhà riêng, xây kiốt bán hàng dƣới dạng hợp đồng nhiều năm, thanh lý nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên, tự ý cơi nới, sửa chữa xây dựng. Từ năm 2014, khi Luật Đất đai năm 2013 đƣợc áp dụng, công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn thành phố từng bƣớc đi vào nền nếp. Tình trạng đòi đất ông cha ở địa bàn tỉnh cơ bản đƣợc khắc phục và không còn xảy ra, việc cấp đất sai thẩm quyền đã đƣợc chấm dứt, nhà ở do các cơ quan thanh lý cho các cán bộ công nhân viên chức đã và đang đƣợc xem xét, vận dụng các Nghị định của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng để hợp thức thủ tục, giao quyền sử dụng đất cho nhân dân. Việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai ngày càng hiệu quả hơn, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng; tạo điều kiện về mặt bằng cho các ngành sản xuất, kinh doanh; cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân
- 28 dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và xây dựng thành phố. Các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Hòa theo xu hƣớng phát triển chung của đất nƣớc thành phố Th ái Nguy ên đang cố gắng đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn. Tất cả đều đƣợc thực hiện theo định hƣớng chiến lƣợc của cơ quan, ban nghành cấp trên trực tiếp chỉ đạo. Bộ mặt thành phố đã có nhiều thay đổi tuy nhiên việc thu hồi đất hay chuyển mục đích sử dụng đất cũng đã có những ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống của ngƣời dân mất đất. Đây sẽ là một trong những vấn đề cần quan tâm và giải quyết trong thời gian tới [4].
- 29 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu 3.1.1. Địa điểm Phƣờng Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên 3.1.2. Thời gian Từ 01/01/2018 đến 01/04/2018. 3.1.3. Đối tượng nghiên cứu - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất. - Các yếu tố ảnh hƣởng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của phường Tân Thịnh - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội - Tình hình sử dụng đất 3.2.2. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phường Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 - Sự biến động đất đai trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017. - Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn bàn bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017. - Đánh giá quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017. 3.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phường Tân Thịnh giai đoạn 2015– 2017 - Yếu tố gia tăng dân số và việc làm - Nhóm yếu tố phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng - Yếu tố nội tại: Nhận thức, nguyện vọng của ngƣời dân
- 30 3.2.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất - Về phía Nhà nƣớc - Về phía ngƣời dân 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo - Phƣơng pháp chuyên gia: đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý, ngƣời sản xuất giỏi có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật thông qua tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp để có kết luận chính xác. - Phƣơng pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về đô thị, đô thị hóa và sản nông nghiệp. 3.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến nội dung của đề tài. Nguồn từ các cơ quan của tỉnh và các viện nghiên cứu, trƣờng đại học, các trang Web, - Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chƣơng trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các tài liệu trên internet - Tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ sản xuất nông nghiệp nằm trong khu vực Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu. 3.3.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này đƣợc thu thập từ việc điều tra các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Phƣơng pháp điều tra đƣợc tiến hành nhƣ sau: - Một số cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai, UBND xã/phƣờng - Các hộ gia đình: Đƣợc chia ra 2 nhóm:
- 31 Nhóm 1: Các hộ gia đình ở trung tâm Phƣờng: TDP 1,2,3,4 Tổng số 30 phiếu điều tra. Nhóm 2: Các hộ gia đình ở xa trung tâm Phƣờng: Tổng số 30 phiếu điều tra. - Phƣơng pháp phỏng vấn cấu trúc: Phỏng vấn trực tiếp một thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lƣợng thông tin có tính đại diện và chính xác. - Phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc: để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho ngƣời đƣợc phỏng vấn bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, đề tài đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để phỏng vấn. Phƣơng pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn về nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị. - Phƣơng pháp quan sát trực tiếp: phƣơng pháp này sử dụng tất cả các giác quan của ngƣời phỏng vấn, qua đó thông tin đƣợc ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan. 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu - Phƣơng pháp thống kê so sánh: là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phƣơng pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng thời giúp ta phân tích đƣợc các động thái phát triển của chúng. - Phƣơng pháp tổng hợp: là phƣơng pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi sử dụng các phƣơng pháp có đƣợc một kết luận hoàn thiện, đầy đủ, vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.
- 32 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của phƣờng T ân Th ịnh 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Phƣờng Tân Thịnh đƣợc thành lập ngày 8 tháng 4 năm 1985, là một phƣờng ở vị trí trung tâm của thành phố Thái Nguyên. Địa giới hành chính của phƣờng là : + Phía Đông giáp ranh với phƣờng Đồng Quang + Phía Tây giáp ranh với phƣờng Thịnh Đán + Phía Nam giáp ranh với phƣờng Tân Lập + Phía Bắc giáp ranh với phƣờng Quang Trung Nằm trên địa bàn Phƣờng Tân Thịnh có tuyến đƣờng lớn là đƣờng Quang Trung (tỉnh lộ 260) và trục đƣờng quốc lộ 3 chạy qua rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, giao thông thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng mối quan hệ giao lƣu văn hóa, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy kinh tế theo hƣớng đô thị. Độ ẩm trung bình năm là 82% Hƣớng gió chủ yếu là gió Đông Bắc và Đông Nam 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Nhìn chung địa hình của Phƣờng Tân Thịnh tƣơng đối bằng phẳng. 4.1.1.3. Khí hậu Phƣờng Tân Thịnh thuộc vựng Trung du Bắc bộ. + Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220c + Nhiệt độ cao nhất trong năm là vào tháng 7 + Nhiệt độ thấp nhất trong năm là vào tháng 1 + Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7
- 33 + Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 2 Lƣợng mƣa trung bình trong năm là 2168mm, mƣa nhiều nhất là vào tháng 7, tháng 8. - Chế độ nhiệt: nền nhiệt độ trung bình cả năm vào khoảng 20 - 220C, nhiệt độ trung bình tối cao là 32,30C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tối thấp là 10,40C (tháng 1). Nền nhiệt độ phân hóa theo 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa nóng ẩm từ tháng 5 - 9, mùa lạnh khô từ tháng 10 - 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa nóng đạt 26,20C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa lạnh khoảng 18,90C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm khoảng 8,40C. - Tổng tích ôn: hàng năm đạt khoảng 7.8900C, trong đó vụ đông xuân đạt 3.3180C, vụ mùa đạt khoảng 4.7520C. Với nền nhiệt độ nhƣ trên có thể canh tác đƣợc 2 - 3 vụ cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. - Chế độ mưa: Phƣờng Tân Thịnh có lƣợng mƣa bình quân khoảng 1.380 - 1.580 mm/năm, tuy nhiên phân bố không đều trong năm: lƣợng mƣa trong mùa mƣa (từ tháng 3 - 8) chiếm tới 80% lƣợng mƣa cả năm. - Lượng bốc hơi: bình quân 800 - 1.000 mm/năm. - Độ ẩm: trung bình cả năm đạt 82%. Nhìn chung, chế độ mƣa, ẩm của huyện tƣơng đối khá nhƣng không đều. Sự chênh lệch lƣợng mƣa giữa các mùa ảnh hƣởng đến độ ẩm trong mùa khô, lạnh làm hạn chế đáng kể tới khả năng tăng vụ cây trồng trên những diện tích chƣa chủ động đƣợc nƣớc tƣới. - Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: trên địa bàn Phƣờng Tân Thịnh còn có một số hiện tƣợng thời tiết đặc biệt nhƣ sau: + Mƣa đá: có thể xảy ra vào các tháng 3, 4 và 9, 10. Tuy ít gặp nhƣng thƣờng gây thiệt hại lớn cho cây trồng ngắn ngày nhƣ rau, thuốc lá, ngô, lúa + Sƣơng muối: có thể xảy ra trong các tháng 12 và tháng 1 thƣờng đi đôi với rét hại nên gây thiệt hại nặng cho các loại cây trồng và đàn gia súc, gia cầm. Với đặc điểm khí hậu và thời tiết nhƣ trên, đòi hỏi khi quy hoạch sử dụng đất cần chú trọng phát huy ƣu thế về nền nhiệt, độ ẩm để bố trí cây trồng hợp lý nhằm
- 34 nâng cao hệ số sử dụng đất. Đồng thời cần hạn chế những bất lợi của thời tiết, khí hậu đến đất đai và cây trồng nhƣ xói mòn rửa trôi đất, khô hạn, sƣơng muối, mƣa đá bằng các biện pháp kỹ thuật thích hợp để đảm bảo sử dụng đất hiệu quả và bền vững. 4.1.1.4. Thủy văn a. Nguồn nước mặt Nguồn nƣớc mặt dùng cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu đƣợc cung cấp bởi các sông, suối, hồ. b. Nguồn nước ngầm Nguồn nƣớc ngầm ở phƣờng Tân Thịnh chƣa đƣợc điều tra, khảo sát chi tiết, tuy nhiên ở nhiều nơi nhân dân đã sử dụng giếng đào lấy nƣớc sinh hoạt. 4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất Dƣới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con ngƣời cũng nhƣ tính đặc thù về vị trí địa lý, trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh đã hình thành 6 nhóm đất chính với diện tích nhƣ sau: Tổng diện tích đất tự nhiên phƣờng Tân Thịnh là 305.77ha (3.06km2) - Đất phù sa: 185.05 ha. - Đất xám: 58.3 ha. - Đất nâu: 36.43 ha. - Đất đen nứt nẻ: 0.465 ha. - Đất đỏ: 21.15 ha. - Đất xói mòn trơ sỏi đá: 4.375 ha Năm nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Tân Thịnh là đất phù sa, đất xám, đất nâu, đất đỏ và đất xói mòn trơ sỏi đá. Trong đó, nhóm đất phù sa chiếm hơn nửa tổng diện tích tự nhiên toàn Phƣờng. Đa số diện tích đất của Phƣờng phân bố ở độ dốc thấp và tầng đất dày > 100 cm. Thành phần cơ giới chủ yếu từ trung bình đến nặng, cấu trúc khá bền vững và thoát nƣớc tốt, có độ phì tiềm tàng khá, phù hợp với nhiều loại cây trồng nông - lâm nghiệp. 4.1.1.6. Tài nguyên nhân văn
- 35 Hiện nay, dân số của Phƣờng có hơn 16.600 ngƣời, chủ yếu là dân tộc Kinh ngoài ra còn có dân tộc Tày, Nùng, Mƣờng, Sán Chi tuy nhiên chiếm số lƣợng cực thấp. Nhân dân trên địa bàn phƣờng chủ yếu là : nông dân, công nhân, viên chức, học sinh, cán bộ về hƣu, mặt bằng dân trí cao là thuận lợi về nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tại địa phƣơng. 4.1.1.7. Thực trạng môi trường Phƣờng Tân Thịnh là nơi có đời sống đô thị và công nghiệp đang ngày càng phát triển. Bởi vậy, hiện nay vấn đề môi trƣờng trên địa bàn phƣờng đang là mối quan tâm lớn. Nhiều cơ quan cũng đặt trụ sở tại phƣờng Tân Thịnh nhƣ trụ sở Đại học Thái Nguyên, khoa Quốc tế của Đại học Thái Nguyên, phân hiệu Thái Nguyên của trƣờng Đại học Giao thông Vận tải, Bệnh viện Lao Thái Nguyên, còn rất nhiều nhà máy nhỏ và các hộ kinh doanh sản xuất chính vì vậy vấn đề bảo vệ đảm bảo môi trƣờng luôn đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm sát sao. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tƣơng đối lớn vì vậy vấn đề đảm bảo bảo vệ nguồn nƣớc tƣới tiêu luôn đƣợc quan tâm hàng đầu, hằng năm công tác nạo vét, tu bổ, xây dựng kênh mƣơng luôn đƣợc các cấp chính quyền quan tâm thực hiện. Trong những năm qua Phƣờng đã tập trung phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bằng cách thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên. So với mặt bằng chung, Tân Thịnh luôn là phƣờng có mức tăng trƣởng kinh tế khá. Tuy rằng mức độ phát triển công nghiệp đang tăng nhanh nhƣng hệ sinh thái của Phƣờng vẫn luôn đảm bảo không bị ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng đảm bảo môi trƣờng sống cho nhân dân. Chất thải rắn của nhân dân hàng ngày đƣợc thu gom, xử lý, công tác vệ sinh môi trƣờng thực hiện khá tốt. Việc giữ gìn vệ sinh môi trƣờng của nhân dân tại phƣờng khá tốt nhất là nhân dân kinh doanh tại khu Chợ , và các hộ dân ở ven đƣờng Quốc lộ 3 rất tốt luôn đảm bảo đƣợc mỹ quan môi trƣờng xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên ô nhiễm môi trƣờng vẫn còn xảy ra cụ thể là nƣớc thải sinh hoạt từ các trƣờng học, bệnh viện lao phổi để xả nƣớc thải ra môi trƣờng hệ thống kênh mƣơng và ruộng sản xuất nông nghiệp.
- 36 4.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Theo số liệu thống kê, dân số Phƣờng Tân Thịnh khoảng 16.600 ngƣời, hình thành 20 tổ dân phố, có 8 dân tộc anh em đang cƣ trú trên địa bàn bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mƣờng, Sán Chi, Hoa, Cao Lan, Cống. Chủ yếu là đồng bào Kinh. Trong đó, 20% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 55% trong công nghiệp, công nhân viên chức, 25% trong thƣơng mại dịch vụ. Nguồn nhân lực của Phƣờng khá dồi dào tỷ lệ lao động qua đào tạo đang phát triển ổn định, dần đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. - Về thu nhập: Phƣờng đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tạo việc làm thông qua các chƣơng trình, dự án; các chính sách xã hội đƣợc giải quyết khá tốt từ chế độ lƣơng hƣu, ngƣời có công với cách mạng, Tạo việc làm và tăng thêm việc làm cho lao động, số lao động đƣợc giải quyết việc làm mới tăng hàng năm trên 5%. Trong những năm qua, cùng với việc phát triển của nền kinh tế thì đời sống của nhân dân trong Phƣờng đã có chuyển biến tích cực, từng bƣớc đƣợc nâng lên. Năm 2015, giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời đạt 45,6 triệu đồng và tăng lên ƣớc đạt 47,5 triệu đồng vào năm 2016. Nhờ thực hiện các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội nhƣ tạo điều kiện cho các hộ nông nghiệp vay vốn lãi suất thấp, tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng, đƣa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 1% năm 2015 xuống còn 0,8% năm 2016. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kinh tế của Phƣờng Tân Thịnh trong những năm qua có nhiều đột phá và có mức độ phát triển ổn định. Giá trị tổng sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ có sự tăng trƣởng bền vững trên cơ sở nông nghiệp và công nghiệp dịch vụ là nền tảng cho phát triển kinh tế của địa phƣơng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015 - 2017 đạt 24 %, trong đó: + Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 26,6%;
- 37 + Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng tăng 25,7%; + Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 22,8%. Tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế tăng từ 355 tỷ đồng năm 2015 lên 415 tỷ đồng năm 2017; tăng trƣởng bình quân đạt trên 16,9%/năm. Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp tăng 15,6%; nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng cơ bản tăng 35,8%; nhóm ngành Thƣơng mại - Dịch vụ tăng đạt 25,7%; giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời tăng từ 4,81 triệu đồng năm 2015 lên 7,8 triệu đồng năm 2017. Năm 2015 tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Phƣờng đạt 14,9%, trong đó: + Khu vực kinh tế nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng 13,8%; + Khu vực kinh tế công nghiệp - TTCN - XDCB tăng 34,5%; + Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 22,6%. Tăng trƣởng kinh tế của phƣờng trong giai đoạn 3 năm trở lại đây khá và ổn định nhờ có sự đầu tƣ khá mạnh mẽ hiệu suất đầu tƣ khá là tốt. Sức cạnh tranh của các sản phẩm nông - lâm sản đang dần có thƣơng hiệu và vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Đã đƣa đƣợc nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao và thí điểm và cho trồng đại trà bƣớc đầu đạt kết quả khá, việc áp dụng kỹ thuật cao vào sản xuất bƣớc đầu cho hiệu quả, tuy nhiên chƣa tạo đƣợc hàng hóa xuất khẩu, kết quả thực hiện các dự án nông, lâm nghiệp đạt hiệu quả khá. - Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu: 1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) trên địa bàn phƣờng năm 2017 đạt 27,8%. Cơ cấu kinh tế năm 2017: Công nghiệp 54%; Dịch vụ 36,5%; Nông nghiệp 9,5%. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 48,7 triệu đồng/ngƣời /năm. 2. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 98 triệu đồng; 3. Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho 8050 lao động Đánh giá chung về thực trạng phát triển của Phường Tân Thịnh: * Mặt mạnh: Phƣờng Tân Thịnh có vị trí địa lý và một số điều kiện tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực thuận lợi hơn địa phƣơng khác thành phố Thái Nguyên nhƣ:
- 38 - Tân Thịnh có sự phát triển về hệ thống các cơ sở hạ tầng. Hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tƣới cho gieo trồng, trong đó diện tích tƣới chủ động chiếm hơn 90%. Hệ thống giao thông khá phát triển với tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua cho phép giao lƣu thuận lợi với các trung tâm kinh tế, xã hội trong, ngoài tỉnh. - Ngƣời dân Tân Thịnh giàu truyền thống hiếu học, có mặt bằng dân trí tƣơng đối khá, là nguồn động lực thúc đẩy tích cực quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. * Một số tồn tại: - Một số nguồn tài nguyên và tiềm năng trên địa bàn chƣa đƣợc khai thác - phát huy triệt để, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện lƣu thông chƣa thực sự trở thành nguồn lực mạnh thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và hiệu quả hơn. - Trên địa bàn phƣờng tập trung nhiều dự án xây dựng nhƣ: dự án Mở rộng Đại học Thái Nguyên (các dự án Đại học KT và QTKD, Đại học KHTN thuộc ĐHTN), các dự án xây dựng các khu TĐC, dân cƣ. Dự án mở rộng Đại học Thái Nguyên từ năm 1999 đến nay chƣa triển khai hết, ảnh hƣởng đến đời sống của một bộ phận nhân dân trong phƣờng, giải quyết việc làm, bố trí TĐC là những vấn đề hết sức khó khăn của địa phƣơng. Bên cạnh đó là các dịch vụ thuê trọ đông dẫn đến công tác an ninh trật tự gặp rất nhiều khó khăn và đặc biệt là tình hình dịch bệnh, giá cả thị trƣờng, lạm phát ảnh hƣởng tâm lý nhân dân trên địa bàn. 4.2. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 4.2.1. Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn phường Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 Để thấy đƣợc tổng thể về hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2017 của phƣờng Tân Thịnh, đề tài đã phân tích hiện trạng sử dụng đất qua từng năm. Năm 2015: Số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2015 đƣợc trình bày ở bảng 4.1. Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy năm 2015 Phƣờng Tân Thịnh có tổng diện tích theo đơn vị hành chính là 306,45ha.
- 39 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của phƣờng Tân Thịnh Diện tích Cơ cấu TT Mục đích sử dụng đất Mã (ha) (%) Tổng diện tích đơn vị hành chính 306,45 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 109,45 35,71 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 97,14 31,07 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 35,21 11,51 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 24,72 8,07 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất cây hàng năm khác HNK 10,49 3,42 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm CLN 21,94 7,16 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 8,48 2,77 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 3,82 1,25 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 2 Đất phi nông nghiệp PNN 193,73 63,22 2.1 Đất ở OTC 51,04 16,66 2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 2.1.2 Đất ở đô thị ODT 51,04 16,66 2.2 Đất chuyên dùng CDG 139,15 45,41 2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,06 0,35 2.5 Đất S.suối và M.nƣớc chuyên dùng SMN 2,49 0,81 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Đất chƣa sử dụng CSD 3,27 1,07 3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 3 0,98 3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng DCS 0,27 0,09 (Nguồn: : UBND phường Tân Thịnh Thành Phố Thái Nguyên) Năm 2016: Số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của Phƣờng trình bày ở bảng 4.2. Năm 2016 diện tích đất nông nghiệp của Phƣờng giảm 0.38 ha, tổng diện tích đất nông nghiệp của Phƣờng còn 109.07 ha. Diện tích đất nông nghiệp của Phƣờng giảm là do nhu cầu xây dựng bến xe và trạm Y tế tại phƣờng. Bến xe có diện tích khoảng 0.26 ( ha) và trạm y Tế có diện tích là 0.12(ha). Phƣờng Tân Thịnh nằm ở vị trí thuận lợi
- 40 trên trục đƣờng Thống Nhất nên đƣợc quy hoạch xây dựng bến xe. Cũng do nhu cầu nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh và phục vụ nhân dân nên trạm y tế phƣờng cũng đƣợc xây dựng nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống của nhân dân. Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của phƣờng Tân Thịnh Diện tích Cơ cấu TT Mục đích sử dụng đất Mã (ha) (%) Tổng diện tích đơn vị hành chính 306,45 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 109,07 35,59 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 96,78 31,58 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 35,06 11,44 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 24,69 8,06 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất cây hàng năm khác HNK 10,37 3,38 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm CLN 61,73 2,01 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 8,48 2,77 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 3,80 1,24 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 2 Đất phi nông nghiệp PNN 194,11 63,34 2.1 Đất ở OTC 51,34 16,75 2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 2.1.2 Đất ở đô thị ODT 51,34 16,75 2.2 Đất chuyên dùng CDG 139,24 45,44 2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 10,6 3,46 2.5 Đất S.suối và M.nƣớc chuyên dùng SMN 2,49 0,81 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Đất chƣa sử dụng CSD 3,27 1,07 3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 3,00 0,98 3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng DCS 0,27 0,09 (Nguồn: : UBND phường Tân Thịnh Thành Phố Thái Nguyên) Năm 2017: Hiện trạng sử dụng đất của Phƣờng Tân Thịnh đƣợc tập hợp tại bảng 4.3.
- 41 Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của phƣờng Tân Thịnh Diện tích Cơ cấu TT Mục đích sử dụng đất Mã (ha) (%) Tổng diện tích đơn vị hành chính 306,45 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 108,85 35,52 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 95,78 31,25 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 34,86 11,38 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 24,44 7,98 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất cây hàng năm khác HNK 10,21 3,33 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm CLN 61,53 20,08 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 8,26 2,70 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 3,65 1,19 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 2 Đất phi nông nghiệp PNN 194,33 63,41 2.1 Đất ở OTC 51,95 16,95 2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 2.1.2 Đất ở đô thị ODT 51,95 16,95 2.2 Đất chuyên dùng CDG 139,63 45,56 2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 10,8 3,52 2.5 Đất S.suối và M.nƣớc chuyên dùng SMN 2,49 0,81 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Đất chƣa sử dụng CSD 3,27 1,07 3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 3,00 0,98 3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng DCS 0,27 0,09 (Nguồn: UBND phường Tân Thịnh Thành Phố Thái Nguyên) Tóm lại: Qua nghiên cứu số liệu 3 năm từ 2015 - 2017 của Phƣờng Tân Thịnh có thể thấy tốc độ phát triển của phƣờng là rất tốt. Các nhóm đất có mức biến động rất lớn chủ yếu ở đất Phi nông nghiệp và nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp và đất sản xuất công nghiệp kinh doanh dịch vụ. Mức độ đô thị hóa nhanh, kéo theo rất nhiều vấn đề khi chuyển đổi sử dụng đất nhƣng phù hợp với xu thế và mức độ phát triển tại địa phƣơng.
- 42 4.2.2. Đánh giá quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn của phường Tân Thịh, giai đoạn 2015 – 2017 Trong giai đoạn 2015 - 2017, diện tích các loại đất trên địa bàn phƣờng có sự thay đổi tăng giảm khá rõ và đây chính là sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo thời gian (bảng 4.4). Bảng 4.4. Tình hình biến động sử dụng đất của của phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 - 2017 Năm TT Mục đích sử dụng 2015 2016 2017 Tổng diện tích theo đơn vị hành 306,45 306,45 306,45 chính 1 Đất nông nghiệp 109,45 109,07 108,85 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 97,14 96,78 95,78 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 35,21 35,06 34,86 1.1.1.1 Đất trồng lúa 24,72 24,69 24,44 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 21,94 61,73 61,53 1.2 Đất lâm nghiệp 8,48 8,48 8,26 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3,82 3,80 3,65 1.4 Đất nông nghiệp khác 2 Đất phi nông nghiệp 193,73 194,11 194,33 2.1 Đất ở 51,04 51,34 51,95 2.1.1 Đất ở nông thôn 2.1.2 Đất ở đô thị 51,04 51,34 51,95 2.3 Đất chuyên dùng 139,15 139,24 139,63 2.4 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,06 10,6 10,8 2.6 Đất S,suối và MNCD 2,49 2,49 2,49 2.7 Đất phi nông nghiệp khác 3 Đất chƣa sử dụng 3,27 3,27 3,27 3.1 Đất bằng chƣa sử dụng 3 3,00 3,00 3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 0,27 0,27 0,27 Về tổng diện tích theo đơn vị hành chính: từ năm 2015-2017 không có sự thay đổi nhƣng tỷ lệ diện tích các loại đất trên địa bàn lại có sự thay đổi rất lớn.
- 43 Nhóm đất nông nghiệp: trong giai đoạn này có sự thay đổi rất lớn và giảm liên tục theo các năm. - Năm 2016 giảm 0.38 ha so năm 2015; - Năm 2017 giảm 0.22 ha so năm 2016; Việc giảm đất nông nghiệp chủ yếu tập trung vào đất sản xuất nông nghiệp và trong đó chủ yếu là giảm đất trồng cây hàng năm. Đất lúa, đất màu và cây ngắn ngày khác đƣợc chuyển sang đất phi nông nghiệp nhƣ đất ở, đất chuyên dùng, đất sản xuât kinh doanh dịch vụ. Việc chuyển đổi dần cơ cấu các loại đất sang đất kinh doanh dịch vụ và sản xuất công nghiệp cho thấy mức độ phát triển của Phƣờng là rất tốt phù hợp với vị trí địa lý thuận lợi của phƣờng. Đất lâm nghiệp không có sự biến động lớn. Diện tích đất lâm nghiệp không lớn. Chỉ có sự thay đổi trong 2 năm gần đây. Nhóm đất phi nông nghiệp: tăng liên tục trong giai đoạn, cụ thể: - Năm 2016 tăng so với năm 2015 là 0.38 ha. - Năm 2017 tăng so với năm 2016 là 0.22 ha. Trong nội bộ đất phi nông nghiệp, có sự thay đổi rất lớn trong các nhóm đất : + Nhóm đất chuyên dùng tăng rất nhanh trong khoảng 3 năm khoảng 0.48 ha + Nhóm đất ở cũng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ khi từ năm 2015 đến năm 2017 thì nhóm đất ở tại đô thị tăng 0.91 ha. Nhóm đất chưa sử dụng: Đất chƣa sử dụng của Phƣờng không lớn đa phần là đất có giá trị kinh tế thấp ở xa trung tâm nên chƣa đƣa vào sử dụng. Để có bức tranh tổng quát về chuyển đổi mục đích các loại đất trong giai đoạn 2015 - 2017, đề tài đã tính toán số liệu tƣơng đối qua các năm, đó là tỷ lệ các loại đất so với tổng diện tích tự nhiên của từng năm (bảng 4.5). Từ số liệu bảng 4.5 cho thấy tổng thể quá trình giảm diện tích đất nông nghiệp, nhất là đất sản xuất nông nghiệp; sự tăng đất phi nông nghiệp tập trung ở đất ở đô thị và đất chuyên dụng, không giảm diện tích đất chƣa sử dụng phản ánh phù hợp ở số liệu cơ cấu tỷ lệ phần trăm. Một vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo số liệu tƣơng đối cho thấy đất nông nghiệp giảm tƣơng đối nhanh năm 2015 chiếm 35.71 % đến năm 2017 giảm còn 35.52% . Điều này phản ánh tốc độ phát triển đô thị của Phƣờng ở mức ổn định.
- 44 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng đang dừng ở con số 0.81% cố định không giảm vì theo lộ trình quy hoạch của thành phố Thái Nguyên cho phƣờng thì việc xác định diện tích các sông suối, hồ là một yếu tố môi trƣờng quan trọng đảm bảo môi trƣờng cảnh quan của đô thị. Bảng 4.5. Biến động cơ cấu sử dụng đất so với diện tích đơn vị hành chính của phƣờng Tân Thịnh 2015 - 2017 ĐVT: % Năm TT Mục đích sử dụng 2015 2016 2017 Tổng diện tích theo đơn vị hành chính 100 100 100 1 Đất nông nghiệp 35,71 35,59 35,52 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 31,07 31,58 31,25 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 11,51 11,44 11,38 1.1.1.1 Đất trồng lúa 8,07 8,06 7,98 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào C. nuôi 1.1.1.3 Đất cây hàng năm khác 3,42 3,38 3,33 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 7,16 2,01 20,08 1.2 Đất lâm nghiệp 2,77 2,77 2,70 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,25 1,24 1,19 1.4 Đất nông nghiệp khác 2 Đất phi nông nghiệp 63,22 63,34 63,41 2.1 Đất ở 16,66 16,75 16,95 2.1.1 Đất ở nông thôn 2.1.2 Đất ở đô thị 16,66 16,75 16,95 2.2 Đất chuyên dùng 45,41 45,44 45,56 2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,35 3,46 3,52 2.5 Đất S.suối và MNCD 0,81 0,81 0,81 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 3 Đất chƣa sử dụng 1,07 1,07 1,07 3.1 Đất bằng chƣa sử dụng 0,98 0,98 0,98 3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 0,09 0,09 0,09 (Nguồn: : UBND phường Tân Thịnh Thành Phố Thái Nguyên)
- 45 4.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 Sử dụng đất nói chung và chuyển đổi mục đích sử dụng đất của một địa phƣơng nói riêng chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố. Trong phạm vi của đề tài này chỉ đề cập 3 nhóm yếu tố tác động mạnh và trực tiếp, đó là: dân số và việc làm, đô thị hoá và yếu tố ngƣời sử dụng đất. 4.3.1. Yếu tố gia tăng dân số và việc làm Việc gia tăng dân số là yếu tố đầu tiên tác động đến sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tại phƣờng Tân Thịnh, tỷ lệ tăng dân số ở mức khá, do tốc độ phát triển nhanh của đô thị các nhà máy nhu cầu việc làm tăng cao đã thu hút nhiều công nhân ở nơi khác đến làm việc (bảng 4.6), cụ thể: Bảng 4.6. Cơ cấu dân số của phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 Năm STT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 Tổng số khẩu Ngƣời 16.105 16.302 16.600 1 Nam Ngƣời 8.652 8.801 8.903 Nữ Ngƣời 7.453 7.501 7.697 2 Tổng số hộ Hộ 4.601 4.755 4.820 3 Mật độ dân số Ng/km2 4109 4202 4335 (Nguồn: UBND Phường Tân Thịnh) - Năm 2016 tăng thêm so với năm 2015 là 197 ngƣời. - Năm 2017 tăng thêm so với năm 2016 là 298 ngƣời Rõ ràng đây là một áp lực tác động lên nhu cầu đất ở, Vì vậy tất yếu phải chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở. 4.3.2. Yếu tố đô thị hoá - Tăng trưởng kinh tế: Tố độ tăng trƣởng kinh tế của phƣờng trong 5 năm 2015 - 2017 tăng dần từ 20%/năm đến 24%/năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng theo năm từ 45,5 triệu đồng/ngƣời/ năm vào năm 2015 lên 48,7 triệu đồng/ngƣời/năm vào năm 2017.
- 46 Khi kinh tế phát triển, thể hiện qua thu nhập GDP/đầu ngƣời tăng sẽ cuốn hút lao động từ nông thôn vào thành phố và làm tăng nhu cầu đất ở. - Công tác quy hoạch sử dụng đất: Công tác quy hoạch sử dụng đất có tác động trực tiếp và lâu dài đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Phƣờng Tân Thịnh đã có bản quy hoạch sử dụng đất hiện tại là 2010 - 2015 và đến năm 2020. Kèm theo đó là bản kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho từng năm và giai đoạn. Khi bản quy hoạch sử dụng đất đƣợc xây dựng có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn thì tính khả thi sẽ rất lớn. Theo bản quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của phƣờng Tân Thịnh (bảng 4.7), cho ta thấy đến năm 2015 và 2020 tổng diện tích tự nhiên không thay đổi (465 ha). Xem xét 3 nhóm đất cho thấy trong quy hoạch có sự chuyển đổi lớn, đó là đất nông nghiệp giảm mạnh từ 159.23ha (chiếm 51,96%) năm 2010 xuống 109.45ha (35,71%) năm 2015 và giảm xuống 74.12 ha (chiếm 24,19%) vào năm 2020. Đât phi nông nghiệp tăng: Từ 41.51% lên 61.22% năm 2015 và đạt 75.48% năm 2020. Đất chƣa sử dụng vẫn giữ nguyên vào năm 2020. Bảng 4.7. Phân kỳ quy hoạch diện tích các loại đất phân bổ theo các mục đích ĐVT: ha Các kỳ kế hoạch Năm 2010 Kỳ đầu 2015 Kỳ cuối 2020 TT Sử dụng đất Mã Diện tích % Diện tích % Diện tích % Tổng DT tự nhiên 306,45 100 306,45 100 306,45 100 1 Đất nông nghiệp NNP 159,23 51,96 109,45 35,71 74,12 24,19 Đất phi nông 2 PNN 147,22 41,51 193,73 63,22 231,46 75,48 nghiệp 3 Đất chƣa sử dụng CSD 0,87 0,28 0,87 0,28 0,87 0,28 (Nguồn: UBND phường Tân Thịnh Thành Phố Thái Nguyên)
- 47 4.3.3. Yếu tố người sử dụng đất Bảng 4.8. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tại phƣờng Tân Thịnh giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: m2 TT Phƣờng (xã) 2015 2016 2017 1 Tổ dân phố 1 0 150 0 2 Tổ dân phố 2 132 210 0 3 Tổ dân phố 3 150 225 0 4 Tổ dân phố 4 322 110 200 5 Tổ dân phố 5 326 0 150 6 Tổ dân phố 6 0 0 0 7 Tổ dân phố 7 0 150 220 8 Tổ dân phố 8 100 0 0 9 Tổ dân phố 9 120 180 0 10 Tổ dân phố 10 120 0 0 11 Tổ dân phố 11 0 150 80 12 Tổ dân phố 12 200 0 100 13 Tổ dân phố 13 70 120 0 14 Tổ dân phố 14 0 320 0 15 Tổ dân phố 15 180 230 0 16 Tổ dân phố 16 270 0 0 17 Tổ dân phố 17 0 100 100 18 Tổ dân phố 18 0 200 200 19 Tổ dân phố 19 120 0 0 20 Tổ dân phố 20 0 300 300 Tổng 2110 2445 1350 (Nguồn: : UBND phường Tân Thịnh Thành Phố Thái Nguyên) Đây là yếu tố khá quan trọng và mang tính quan trọng thể hiện quy mô phát triển sản xuất kinh doanh. Trƣớc tiên, ngƣời sử dụng đất yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất do mình quản lý là do yêu cầu của bản thân họ, sau đó là do yêu cầu của phát triển đô thị hóa. Cụ thể từ 2015 đến 2017, toàn Phƣờng có hơn 5.905m2 đất nông nghiệp đƣợc hộ gia đình xin chuyển mục đích sử dụng
- 48 Sự khác nhau về số diện tích chuyển đổi đều theo quy luật những nơi nào gần đƣờng, gần trung tâm, gần khu công nghiệp thì có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng lớn. Vì sự phát triển kinh tế của Phƣờng, vì mức độ và loại hình đầu tƣ và nhất là khi quỹ đất tới hạn ở các nơi thì các TDP còn quỹ đất sẽ đƣợc đầu tƣ và có nghĩa là mức chuyển đổi sử dụng đất sẽ thay đổi. Với những tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa và một số nguyên nhân khác thì diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp không chỉ do Nhà nƣớc thu hồi để sử dụng vào mục đích khác mà còn do ngƣời dân xin chuyển mục đích sử dụng đất ngày một tăng. 4.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất 4.4.1. Giải pháp từ phía Nhà nước - Giải pháp cơ chế, chính sách: * Về công tác quản lý nói chung: + Tập trung thực hiện với hiệu quả ngày càng cao các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực: kế hoạch hóa, quy hoạch, quản lý đầu tƣ, xây dựng, quản lý ngân sách, quản lý hành chính, quản lý và sử dụng đất, quản lý thị trƣờng, các lĩnh vực xã hội. + Thực hiện tốt chính sách sử dụng và đãi ngộ tri thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, tạo điều kiện về lực lƣợng tri thức trong tỉnh tham gia tích cực vào giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. + Nâng cao giáo dục pháp luật, trợ giúp quản lý cho ngƣời dân * Về chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng góp phần cho sự thành công trong sản xuất nông nghiệp. Nhà nƣớc cần đầu tƣ phát triển hệ thống giao thông phƣờng xã, đƣờng nội đồng, cứng hoá kênh mƣơng cấp thoát nƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nƣớc cần dành quỹ đất, xây dựng quy hoạch chi tiết và có chính sách khuyến khích đầu tƣ nhằm phát triển hệ thống các cụm công nghiệp, làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. * Về chính sách tín dụng ngân hàng
- 49 Trong thời gian gần đây, việc vay vốn để phát triển sản xuất đối với ngƣời dân đã tƣơng đối thuận lợi. Ngân hàng và quỹ tín dụng đã cải tiến một số thủ tục giúp cho nông dân vay vốn đƣợc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Nhà nƣớc cần tăng cƣờng vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ƣu đãi đối với những hộ chuyển đổi cây ăn quả vì đây là loại cây sau vài năm mới cho thu hoạch, tiền đầu tƣ ban đầu lại khá lớn. * Về chính sách thị trường Tích cực phát triển thị trƣờng mới, nhất là thị trƣờng xuất khẩu, thị trƣờng nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hoá nông sản cho nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có biện pháp kích thích sức mua của dân, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi tập trung nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trƣờng. Phổ biến kịp thời các thông tin về thị trƣờng, đầu tƣ nâng cao năng lực dự báo thị trƣờng. Xây dựng mạng lƣới địa lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Hình thành hệ thống tiêu thụ nông sản cho nông dân qua sàn giao dịch. * Về chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị xã hội cần giúp các hộ nông dân có đƣợc các buổi tập huấn kỹ thuật để phổ biến kiến thức, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của các hộ nông dân, phổ biến các quy trình công nghệ mới. Đồng thời tăng cƣờng tổ chức các hội nghị đầu bờ, tổ chức tọa đàm tham gia học tập kinh nghiệm. - Nhóm giải pháp liên quan tới chính quyền địa phương. * Giải pháp về quy hoạch Cần nâng cao chất lƣợng công trình quy hoạch: Cần phải tập trung nghiên cứu tính khoa học, tính khả thi sao cho mọi vấn đề cần giải quyết của ngƣời dân đều đƣợc tính toán một cách khoa học, kỹ lƣỡng và đầy đủ. Có nhƣ thế phƣơng án quy hoạch mới đảm bảo tính khả thi và bền vững. Khi lập và xét duyệt các dự án, cần phải kiểm tra nghiêm ngặt năng lực của chủ đầu tƣ, tính khả thi của dự án để xét duyệt. Tránh việc các dự án khi triển khai chậm do năng lực chủ đầu tƣ hoặc do tính khả thi làm chậm tiến độ gây bức xúc cho ngƣời dân
- 50 Nhiều ý kiến cho rằng chất lƣợng của quy hoạch đô thị Phƣờng còn hạn chế về tầm nhìn, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng, vấn đề này là khách quan vì: + Quy hoạch đô thị là chuyên ngành khoa học mang tính tổng hợp, đòi hỏi những ngƣời hoặc cơ quan xây dựng quy hoạch phải có kiến thức tổng hợp của nhiều ngành khoa học. Nếu công tác này chỉ do một nhóm ngƣời thực hiện, hoặc một số cơ quan chuyên môn thực hiện, sẽ dẫn tới tầm nhìn bị hạn chế là đƣơng nhiên. + Một vấn đề nữa cần quan tâm là vai trò của ngƣời lãnh đạo cao nhất của địa phƣơng có ảnh hƣởng quyết định tới chất lƣợng đồ án quy hoạch đô thị. Ngƣời lãnh đạo biết phải làm nhƣ thế nào để huy động đƣợc sức sáng tạo của đông đảo các tầng lớp, các giới xã hội vào xây dựng phƣơng án quy hoạch, biết làm thế nào để tạo ra sự đồng thuận của các tầng lớp dân cƣ. Vì vậy thành quả quy hoạch đô thị, trƣớc hết là trí tuệ và đạo đức của ngƣời lãnh đạo cao nhất của địa phƣơng đó. Chính việc xây dựng các đồ án quy hoạch đang đƣợc thực thi hiện nay là kiểu dựa theo ý kiến chỉ đạo (thƣờng là ý đồ chủ quan của ngƣời lãnh đạo “đặt hàng”) và một đội ngũ cán bộ chuyên môn thuần tuý lúc nào cũng bị sức ép phải hoàn thành công việc trƣớc thời hạn. Sản phẩm quy hoạch ấy chính là “quy hoạch treo”, thậm chí dẫn tới “dự án treo”. Do đó cần đa dạng hoá các phƣơng pháp tổ chức và chủ thể lập quy hoạch SDĐ đô thị, tạo điều kiện để các chủ thể SDĐ tham gia lập quy hoạch, đặc biệt phần quy hoạch chi tiết từng dự án phải thuộc thẩm quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tƣ. Nhà nƣớc nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nếu đủ điều kiện, tham gia xây dựng đồ án quy hoạch đô thị và tổ chức đấu thầu lập phƣơng án hoặc thi, duyệt, chấm phƣơng án quy hoạch để chọn đồ án tốt nhất. Mở rộng quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất đƣợc tham gia, và có trách nhiệm đề xuất phƣơng án quy hoạch, đối với diện tích đất mà họ đang quản lý sử dụng, cho phù hợp với định hƣớng SDĐ, theo những mục tiêu lớn đã đề ra và đƣợc sự thống nhất cao của cộng đồng. Nhà nƣớc vừa là chủ thể quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch SDĐ đô thị, vừa là trọng tài để tổ chức lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị tại địa phƣơng. Giải quyết đƣợc vấn đề này sẽ giảm đƣợc rất nhiều chi phí cho xây dựng đồ án quy hoạch, đồng thời đảm bảo quy hoạch đô thị ấy sẽ đƣợc thực hiện.