Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

pdf 85 trang thiennha21 20/04/2022 5511
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_su_tham_gia_cua_cong_dong_trong_xay_dun.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ LOAN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LẠNG SAN, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên nghành : Khuyến Nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ LOAN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LẠNG SAN, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên nghành : Khuyến Nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Dương Thị Thu Hoài Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên - 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý giá trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Em đặc biệt xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của cô giáo Ths Dương Thị Thu Hoài đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Lạng San cũng như toàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, điều tra và nghiên cứu tại địa phương. Cuối cùng em xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu do có những lý do chủ quan và khách quan nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để em có thể hoàn thành khóa luận được tốt hơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Sinh viên Hoàng Thị Loan
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Lạng San 29 Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu kinh tế xã Lạng San năm 2019 33 Bảng 4.3. Kết quả phát triển kinh tế xã Lạng San 34 Bảng 4.4. Số liệu thống kê dân số của xã Lạng San 35 Bảng 4.5. Thực trạng xây dựng nông thôn mới của xã Lạng San năm 2019 39 Bảng 4.6. Thông tin về nhóm hộ điều tra 47 Bảng 4.7. Thông tin chung về sự phổ biến thông tin chương trình xây dựng NTM của nhóm hộ tại địa phương 49 Bảng 4.8. Sự tham gia của người dân vào hoạt động khảo sát xây dựng CSHT 51 Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân vào hoạt động giám sát xây dựng CSHT 53 Bảng 4.10. Sự tham gia của người dân vào hoạt động nghiệm thu công trình CSHT 54 Bảng 4.11. Sự đóng góp của người dân xây dựng các công trình CSHT (n = 96) 55 Bảng 4.12. Sự tham gia của các tổ chức cộng đồng vào hoạt động XD CSHT 61 Bảng 4.13. Những khó khăn và giải pháp của các tổ chức cộng đồng trong quá trình triển khai xây dựng các công trình CSHT (n = 60) 62
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BPTNT : Ban phát triển nông thôn BQ : Bình quân CC : Cơ cấu CS : Chính sách CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CT : Chương trình CSXH : Chính sách xã hội GPMB : Giải phóng mặt bằng HTX : Hợp tác xã NN : Nông nghiệp NQ/TW : Nghị quyết Trung ương PTNT : Phát triển nông thôn MTQG : Mục tiêu quốc gia QĐ- TTg : Quyết định thủ tướng NTM : Nông thôn mới UBND : Ủy ban nhân dân
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4. Ý nghĩa của đề tài 4 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 4 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 5 Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 2.1. Cơ sở lý luận về nông thôn mới 6 2.1.1. Khái Các niệm về nông thôn mới và phát triển nông thôn 6 2.1.2. Cơ sở hạ tầng 7 2.1.3. Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới 8 2.1.4. Khái niệm cộng đồng 10 2.1.5. Vai trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn 12 2.1.6. Lý luận về sự tham gia và các chỉ tiêu xác định sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới 14 2.2. Cở sở thực tiễn của đề tài 19 2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới 19 2.2.2. Những kết quả ban đầu xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 20
  7. v Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu về không gian: 24 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu tại 24 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 24 3.3. Nội dung nghiên cứu 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu 25 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 25 3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 26 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 32 4.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Lạng San 39 4.3. Nghiên cứu sự tham gia của người dân và cộng đồng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 46 4.3.1. Thông tin chung về các hộ dân 46 4.3.2. Tìm hiểu mức độ phổ biến thông tin chung về chương trình xây dựng NTM tại địa phương 48 4.4. Sự tham gia của người dân và cộng đồng vào các hoạt động xây dựng CSHT 50 4.4.1. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng CSHT 50 4.4.2. Sự đóng góp của cộng đồng trong quá trình xây dựng CSHT 55 4.5. Những khó khăn và trở ngại ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Lạng San 56
  8. vi 4.6. Nghiên cứu việc tuyên truyền, vận động và huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng CSHT nông thôn 60 4.7. Giải pháp nâng cao sự tham gia của người dân và cộng đồng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc bộ tiêu chí nông thôn mới 63 4.7.1. Công tác tuyên truyền 63 4.7.2. Huy động nguồn lực 64 4.7.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể 64 4.7.4. Trong đóng góp xây dựng 65 4.7.5. Chính sách 65 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67 5.1. Kết luận 67 5.2. Kiến nghị 69 5.2.1. Đối với các cấp chính quyền Error! Bookmark not defined. 5.2.2. Đối với người dân nông thôn Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện Nghị quyết 26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, được thực hiện trên phạm vi cả nước. Trước giai đoạn 10 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM đã có 10 năm triển khai các hoạt động thử nghiệm thông qua các chương trình thí điểm xây dựng NTM ở nhiều địa phương. Giai đoạn 2001 - 2005 là chương trình thí điểm NTM cấp xã của Ban kinh tế Trung ương; giai đoạn 2007 - 2009 là chương trình thí điểm NTM cấp thôn bản của Bộ NN&PTNT; giai đoạn 2009-2011 là chương trình thí điểm NTM thời kỳ đẩy nhanh CNH - HĐH do Ban bí thư Trung ương Đảng. Song song với các chương trình này, nhiều địa phương cũng triển khai các hoạt động xây dựng NTM theo những chương trình riêng của tỉnh, thành phố. Các chương trình thí điểm và chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đều thực hiện nguyên tắc chủ đạo trong triển khai các nội dung xây dựng NTM là phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương, các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng dân cư ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Nguyên tắc này đã xác
  10. 2 định xây dựng NTM là một hoạt động “dựa vào cộng đồng” phát huy sự tham gia và đóng góp của cộng đồng là nguồn lực chính để thực hiện các nội dung xây dựng NTM. Chương trình xây dựng nông thôn mới trở thành một nội dung quan trọng thu hút sự quan tâm của Đảng và Nhà nước từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là cả những người nông dân và cộng đồng của họ ở các địa bàn triển khai chương trình nông thôn mới. Một nông thôn giàu có, văn minh nới người dân được sống trong môi trường tự nhiên trong lành, xã hội yên bình và đời sống vật chất, tinh thần phong phú không chỉ là ước mơ của người dân nông thôn mà còn là mục tiêu phấn đấu và quyết tâm hành động của của cả hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Những ưu tiên đặc biệt về chính sách và các nguồn lực của nhà nước cũng như chính quyền các địa phương dành cho quá trình này đã nói lên điều đó. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam giờ đây không phải trách nhiệm của riêng chính quyền hay của riêng người dân nông thôn mà là trách nhiệm chung của tất cả các thành phần trong xã hội, trong đó đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở và người dân ở chính địa bàn đó. Cho tới thời điểm này quá trình xây dựng nông thôn mới đã và được thực hiện ở hầu khắp các địa bàn nông thôn trên cả nước. Trong xây dựng mô hình nông thôn mới việc xây dựng các công trình cở sở hạ tầng, các cơ quan nhà nước chi trả hỗ trợ việc xây dựng quy hoạch, thiết kế, giám sát kỹ thuật, xây dựng các công trình lớn kỹ thuật phức tạp, các công trình còn lại giao cho ban quản lý phát triển làng xã trực tiếp là chủ dầu tư, nhân dân trong làng xã là người thi công xây dựng để người dân có việc làm, thu nhập, có trách nhiệm trong quản lý, sử dụng sau này. Xã Lạng San là xã đang thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, thôn bản có hệ thống cơ sở hạ tầng từ giao thông thuỷ lợi đến nhà văn hoá,
  11. 3 trường học tương đối đồng bộ và khá phát triển tạo điều kiện giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá với bên ngoài, phục vụ sản xuất và đời sống, ứng dụng các tiện bộ khoa học kĩ thuật. Trong quá trình đó sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của làng được thực hiện. Vì vậy sự tham gia của cộng đồng góp phần vào quá trình triển khai thực hiện các hoạt động cũng như chất lượng công trình như thế nào? Phương thức tham gia của cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng đã được phát huy như thế nào? Những vấn đề gì còn tồn tại cần giả quyết? Những bài học kinh nghiệm là gì? Đây là những câu hỏi cần thiết được trả lời. Có thể thấy, chương trình xây dựng NTM trên tất cả các tỉnh trong cả nước đều nhấn mạnh việc phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng nhưng vai trò đó chưa được phát huy đầy đủ. Chưa có giải pháp cụ thể thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong khi đây chính là nguồn lực đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công của chương trình xây dựng NTM. Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu được sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San để đánh giá vai trò, những thuận lợi và khó khăn của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trong mô hình nông thôn mới, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới.
  12. 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. - Tìm hiểu về tình hình xây dựng NTM của địa phương trong thời gian qua. - Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới. - Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong tuyên truyền vận động và huy động sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng. - Đánh giá được vai trò của cộng đồng trong quá trình thực hiện chương trình nông thôn mới. - Đề xuất được giải pháp nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới. Với chủ thể là Ban phát triển cộng đồng và các hộ dân xã. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu. - Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển, xây dựng điều kiện kinh tế xã hội ở nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tư liệu khoa học hữu ích cho việc nghiên cứu, tham khảo trong việc giảng dạy, học tập tại trường, khoa và các viện nghiên cứu về phát triển nông thôn.
  13. 5 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tốt cho chính quyền địa phương, là cơ sở cho việc đánh giá sát thực hơn thực trạng xây dựng NTM và sự tham gia của cộng đồng ở xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. - Giúp người dân nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng người dân vào việc xây dựng NTM nói riêng và phát triển nông thôn nói chung. - Kết quả của đề tài là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các nhà đầu tư đưa ra quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời kết quả đề tài cũng là cơ sở để cho các nhà hoạch định chính sách xem xét điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách trong việc tăng cường, nâng cao sự tham gia của cộng đồng người dân trong xây dựng Nông thôn mới tại các địa phương khác và trên cả nước.
  14. 6 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về nông thôn mới 2.1.1. Các khái niệm về nông thôn mới và phát triển nông thôn Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác. Khác với đô thị, nông thôn có một cộng đồng chủ yếu là nông dân, làm nghề chính là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn kém phát triển, mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn so với đô thị. Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo Mai Thanh Cúc và cs [4]: “Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”. Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp. Đồng thời, phát triển sản xuất toàn diện về nông – công nghiệp và dịch vụ. Người dân có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất – tinh thần của người dân được nâng cao.
  15. 7 Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW [9] đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Trong quyết định Số 800/QĐ-TTg [10] đưa ra mục tiêu trung về xây dựng mô hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Như vậy nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: 1: Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. 2: Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa. 3: Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. 4: Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển. 5: Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. 2.1.2. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm tất cả những cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho đời sống kinh tế xã hội bao gồm:
  16. 8 - Đường xã là đường nối trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc đường nối giữa các xã (không thuộc đường huyện) có thiết kế cấp IV. - Đường thôn là đường nối giữa các thôn đến các xóm. - Đường xóm, ngõ là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia). - Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư. - Công trình thuỷ lợi được hiểu là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước, phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: Đê, hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại. - Hệ thống điện gồm: lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp. - Trường học bao gồm: Trường mầm non, trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Nhà văn hóa, thể thao xã, Thôn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá - thể thao và học tập của cộng đồng xã, bao gồm: Nhà văn hoá đa năng (hội trường, phòng chức năng, phòng tập) và Sân thể thao (sân bóng đá, sân bóng chuyền). - Chợ nông thôn là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ ở nông thôn. 2.1.3. Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2.1.3.1. Điều kiện cần có để xây dựng NTM theo đề án của Bộ NN&PTNT - Về kinh tế: nông thôn có có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.
  17. 9 - Về chính trị: phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. - Về văn hóa - xã hội: xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. - Về con người: chú trọng nâng cao trình độ dân trí, nhằm phát huy nội lực của người dân, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vận dụng vào sản xuất. Khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động lập kế hoạch, giám sát điều chỉnh và đánh giá công trình phát triển thôn, xóm. - Về môi trường, xây dựng: củng cố bảo vệ môi trường, tài nguyên, du lịch sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải sinh hoạt, chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững. 2.1.3.2. Một số tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới Được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg (16/4/2009) [11]. ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM bao gồm 19 tiêu chí như: quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà dân cư, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh, trật tự xã hội. Và được chia thành 5 nhóm cụ thể: + Về quy hoạch + Về hạ tầng kinh tế - xã hội + Về văn hóa - xã hội - môi trường + Về hệ thống chính trị.
  18. 10 2.1.4. Khái niệm cộng đồng Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011) [8], có nhiều khái niệm về cộng đồng, trong đó nổi bật hai khái niệm: theo Marcia L.Conner “Cộng đồng là các nhóm dân cư có cùng sở thích, có chung lợi ích và mối quan tâm”. Khái niệm này đã phản ảnh được, đặc trưng mang tính chất của cộng đồng. T.Schouten và P.Moriarty lại cho rằng: “Cộng đồng sinh ra và tồn tại do một nhóm những người đồng sở thích, nhưng cộng đồng không chỉ có nghĩa chỉ là một nhóm gồm những cá nhân đó mà còn bao hàm cả mối quan hệ, hành vi, ứng xử và sự tương tác giữa các thành viên”. Trên thực tế, không có một cộng đồng thuần chất. Trong một cộng đồng có thể bao gồm cả những người giàu, người nghèo từ các giai tầng xã hội khác nhau, có trình độ kiến thức và nhu cầu cụ thể khác nhau, nhưng có cùng mối quan tâm và lợi ích chung. Mặt khác, một cá nhân có thể đồng thời thuộc về vài cộng đồng tại cùng một thời điểm do bản thân họ có nhiều mối quan tâm, nhiều sở thích và chia sẻ lợi ích với nhiều nhóm người khác nhau; trong một cộng đồng số thành viên thường có xu hướng biến đổi. Cộng đồng nông thôn gắn kết với nhau trên cơ sở tình làng nghĩa xóm truyền thống và quan hệ nội bộ dòng tộc. Ở Việt Nam, có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm “cộng đồng”. Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, 1992 giải thích: “cộng đồng là toàn thể những sống thành một xã hội, nói chung có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối”. Đại từ tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1999 giải thích: “cộng đồng là tập hợp những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như một xã hội”. Như vậy có thể hiểu cộng đồng là một nhóm người có cùng những đặc điểm chung, ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ lợi ích chung Nói cách khác, cộng đồng là một nhóm người cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định, có
  19. 11 chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua lại và sử dụng tài nguyên vốn có để đạt được mục đích chung (Nguyễn Ngọc Luân và cs, 2011) [8]. Cộng đồng nông thôn truyền thống ở Việt Nam là làng xã xuất hiện từ khi tổ tiên biết làm nông nghiệp, đặc biệt là từ khi biết trồng lúa nước. Cộng đồng dân cư làng xã, những nhóm người dân tự quản gắn bó với nhau trên cơ sở tự nguyện vì những mối quan tâm chung. Các mối quan tâm này khá phong phú đa dạng. Để có thể thực hiện mục tiêu chung, cộng đồng đã tự lập ra những hình thức tổ chức tự quản hết sức phong phú của mình (Nguyễn Ngọc Luân và cs, 2011) [8]. 2.1.4.1. Khái niệm về nội lực, nội lực của cộng đồng Không có nhiều các khái niệm về “nội lực từ người dân” được tìm thấy. Trong cuốn “sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã” của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009) [2]. Có giải thích “nội lực của cộng đồng” bao gồm: Công sức, tiền của do người dân và cộng đồng tự bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình như: xây dựng, nâng cấp nhà ở; xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nông thôn mới; cải tạo lại vườn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ, khang trang, Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao. Đóng góp xây dựng các công trình công cộng của làng, xã như: đường giao thông thôn, xóm; kiên cố hóa kênh mương; vệ sinh công cộng, Theo giải thích trong cuốn sổ tay này thì “nội lực của cộng đồng” chính là những đóng góp bằng tiền và công sức của người dân và cộng đồng. Cách hiểu này chưa thật đầy đủ vì ngoài đóng góp bằng tiền và công sức, người dân và cộng đồng còn có thể đóng góp cho xây dựng nông thôn bằng các nguồn nội lực khác như: đất đai và các tài sản khác (nguyên vật liệu của hộ và của cộng đồng: tre, luồng, cát,
  20. 12 sỏi ở địa phương); trí tuệ và năng lực của người dân; hoặc bằng các mối quan hệ xã hội, quyền được ra quyết định. Nguồn lực cộng đồng: Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs, 2011 [8]. Một cách khái quát nhất, nguồn lực từ cộng đồng là tất cả các nguồn lực thực tế trong cộng đồng giúp người dân tạo dựng cuộc sống cho chính họ (Gord Cunningham). Trong tài liệu tập huấn Kỹ năng phát triển cộng đồng (Đại học An Giang), nguồn lực cộng đồng được khái niệm một cách toàn vẹn bao gồm các thành phần sau: - Các nguồn tài sản vật chất: là các công trình được xây dựng phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho đời sống nhân dân tại cộng đồng (và các cộng đồng lân cận). Ví dụ: cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm). - Các nguồn tài sản về con người: gồm các kỹ năng, kiến thức và năng lực của các thành viên trong cộng đồng. - Các nguồn tài sản xã hội: mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, ví dụ như niềm tin. - Các nguồn tài sản tài chính: là các nguồn lực kinh tế tồn tại trong cộng đồng như hệ thống ngân hàng đang hoạt động trong vùng, khả năng kinh tế của các thành viên trong cộng đồng. Trong nghiên cứu này, các nguồn lực cộng đồng không nhìn ở phạm vi rộng Như trên, nguồn lực cộng đồng ở đây được hiểu là những đóng góp của người dân (cá nhân, hộ gia đình, tổ nhóm ) cho các hoạt động xây dựng NTM. Các nguồn lực mà họ có thể đóng góp là: tiền, tài sản, vật chất, công lao động, tham gia ý kiến 2.1.5. Vai trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn Trong cuốn cẩm nang “Phát triển nông thôn toàn diện” (2004), Giáo sư Michael Dower cho rằng cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn, là cơ sở cho phát triển nông thôn bền vững vì:
  21. 13 - Họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình. - Họ quản lý nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương mà quá trình phát triển phải dựa vào đó. - Kỹ năng, truyền thống, kiến thức và năng lực của họ là tiềm năng chính để phát triển. - Sự cam kết của họ là sống còn (nếu như họ không ủng hộ một kế hoạch nào, kế hoạch đó sẽ không thực hiện được). - Hơn thế nữa, một cộng đồng càng phát triển và năng động, thì càng có khả năng thu hút người dân ở lại, và giữ họ không di chuyển đi nơi khác. [8]. 2.1.5.1. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng Theo các phân tích ở trên thì vai trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn được xã định là rất quan trọng. Các nguồn lực cộng đồng có thể huy động cho phát triển nông thôn cũng rất đa dạng. Chính vì thế, những năm vừa qua, cách tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng được thực hiện phổ biến ở nhiều chương trình, dự án phát triển nông thôn ở trên thế giới. Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011)[8]: Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng là phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để phát triển các lĩnh vực khác nhau ở khu vực nông thôn. Phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng được nhiều chương trình, dự án sử dụng phổ biến. Mỗi chương trình, dự án có mục tiêu riêng, có thể nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong cộng đồng, phát triển hệ thống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân, quản lý nguồn tài nguyên rừng, cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng ở nông thôn Chính vì thế có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, có một điểm chính vẫn còn đang có nhiều tranh luận, đó là cách hiểu thế nào là “dựa vào cộng đồng”
  22. 14 (communitybased). Có ý kiến cho rằng, ở các nước đang phát triển, vấn đề phát triển nông thôn là rất quan trọng do phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn và hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp, vì thế rất nhiều tổ chức khác nhau áp dụng các biện pháp phát triển cộng đồng khác nhau đã được thực hiện tại các quốc gia này. Hầu hết những nỗ lực hỗ trợ phát triển này được tạo ra từ phía bên ngoài cộng đồng (nhà nước, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu - phát triển) chứ bản thân cộng đồng không tự tổ chức phát triển. Điều này tạo đặt ra vấn đề là “sự tham gia” hay “dựa vào cộng đồng” nằm ở đâu? Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra về sự bền vững của những tác động phát triển này cũng như câu hỏi về việc cộng đồng có được tăng cường sức mạnh để tự ra quyết định của mình hay không? Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011) [8]., cũng có nhiều câu trả lời cho những tranh luận trên, trong đó đáng chú ý là khái niệm phát triển nông thôn dựa vào nội lực cộng đồng do Jody Kretzmann và John McKnight (1993) đưa ra. Đây là một cách tiếp cận phát triển cộng đồng đề cao việc sử dụng những kỹ năng và sức mạnh đã và đang hiện hữu ngay trong cộng đồng nông thôn hơn là việc lôi kéo, trông chờ vào sự trợ giúp từ bên ngoài. Cụm từ “dựa vào cộng đồng” ở đây đề cập đến tính chủ động, tự phát triển, trong đó khuyến khích các thành viên trong cộng đồng tạo ra sự tiến triển cho chính bản thân họ, đối lập với cách tiếp cận truyền thống là dựa theo nhu cầu mà đã khiến cho cộng đồng phụ thuộc vào các hỗ trợ bên ngoài. 2.1.6. Lý luận về sự tham gia và các chỉ tiêu xác định sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới 2.1.6.1. Lý luận về sự tham gia Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng mô hình nông thôn mới được coi như nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm
  23. 15 chủ trong các thí điểm mô hình. Các nội dưng trong vai trò của người dân vào việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới được hiểu là: - Dân biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người dân trong cộng đồng về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình; người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như mục đích xây dựng công trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi từ cộng đồng người dân được hưởng lợi. - Dân bàn: bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế 13 hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động, của nông dân trên địa bàn như bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính Trong cộng đồng dân cư hưởng lợi. - Dân đóng góp: là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà còn cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của từng người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ. - Dân làm: Chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt động phát triển nông thôn như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình. Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và
  24. 16 duy tu bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân có việc làm, tăng thu nhập cho người dân. - Dân kiểm tra: Có nghĩa là thông qua các chương trình, hoạt động có sự giám sát và đánh giá của người dân, để thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở của Đảng và Nhà nước nói chung và nâng cao sự hiệu quả chất lượng công trình. Ở những công trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình và tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của người dân vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình. Việc kiểm tra có thể được tiến hành ở tất cả các công đoạn của quả trình đầu tư trên các khái cạnh kỹ thuật cũng như tài chính. - Dân quản lý: Đó là các thành quả của các hoạt động mà người dân đã tham gia, các công trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của một tổ chức do nông dân hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu công trình. Việc tổ chức của người dân tham gia bảo dưỡng, duy tu công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng công trình. - Dân hưởng lợi: Chính là lợi ích mà các hoạt động mang lại, tuy nhiên cần chia ra các nhóm hưởng lợi ích trực tiếp và nhóm hưởng lợi ích gián tiếp [3]. 2.1.6.2. Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong PTNT Theo Vũ Trọng Bình [1]: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Điều kiện hộ gia đình: trong khuôn khổ nghiên cứu về sự tham gia Cohen và Uphoff (1979) đã liệt kê các đặc trưng hộ gia đình ảnh hưởng tới
  25. 17 sự tham gia. Đó là: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, điều kiện kinh tế, quan hệ xã hội, và vv Trong nghiên cứu khác, W. Alters và các cộng sự (1999) thấy rằng lịch sử di dân và định cư của hộ gia đình cũng ảnh hưởng tới sự tham gia. Điều kiện môi trường cộng đồng: điều kiện môi trường cộng đồng cũng ảnh hưởng tới mức độ tham gia của người dân. Các yếu tố môi trường khác nhau có ảnh Số hóa bởi hưởng tới việc tham gia vào dự án. (Cohen và Uphoff, 1980; Finterbusch, 1989). Xu thế và sự kiện lịch sử có những hệ quả quan trọng đối với sự tham gia của người dân. Các sự kiện như: lịch sử di dân và định cư; dòng giống gia đình và nhóm, lịch sử của các tổ chức chính trị xã hội và các xung đột vv (Walter và cộng sự, 1999). Các hoạt động phát triển trong cộng đồng được tổ chức thông qua hoạt động tập thể, người dân địa phương tụ họp cùng nhau để làm việc. Tính cộng đồng: Ý thức cộng đồng có thể tự thể hiện bằng việc tự nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể của cộng đồng. Trong nghiên cứu về phong trào làng mới (Saemual Undong) ở Hàn Quốc, Park (2001) nhận thấy, tính đồng nhất của những nông dân trong khuôn khổ kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng dẫn tới sự hợp tác chặt chẽ giữa người dân trong thôn khi thực hiện phong trào làng mới. Park (2001) cũng nhận thấy người dân nông thôn Hàn Quốc có truyền thống lâu đời góp công lao động trong vụ nông nhàn để bảo dưỡng giao thông công cộng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thôn. Tổ chức cộng đồng: các đặc điểm chính trị và tổ chức của cộng đồng ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động phát triển (Rao, 2004; Jorgensen, 2001; Walters, 1999; Finsterbusch,1987; Cohen, 1980). Nhìn chung, người lãnh đạo của cộng đồng do dân bầu. Đó là người có vai trò quan trọng trong quản lý cộng đồng và trong huy động
  26. 18 các nguồn lực để phát triển. Năng lực của trưởng thôn có ảnh hưởng mạnh tới sự tham gia cộng đồng (Kim 2005). Mức độ mà chính quyền cấp trên tham gia trong các hoạt động của cộng đồng phụ thuộc vào mức độ phân cấp quyền lực và nguồn lực mà chính quyền cấp trên trao cho cấp dưới (Vũ Trọng Bình). Đặc điểm của dự án: Các đặc trưng của chính dự án cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ tham gia. Khi dự án đã được xác định nhằm vào nhu cầu của dân địa phương, tính phức tạp về kỹ thuật sẽ ảnh hưởng tới mức độ tham gia (USAID, 1996). Nhìn chung, chỉ có lao động không có tay nghề trong mỗi cộng đồng do đó những dự án có công nghệ đơn giản sẽ làm dân địa phương dễ dàng tham gia. 2.1.6.3. Các chỉ tiêu để xác định sự tham gia Theo Vũ Trọng Bình [1]: Trong nghiên cứu phát triển tham gia ở vùng nông thôn Nigeria, Okarfor (1997) nhận thấy 4 lĩnh vực tham gia, và do đó 4 yếu tố để đo phạm vi tham gia là: 1. Tham giam vào cuộc họp của dự án 2. Tham gia vào việc ra quyết định 3. Tham gia vào giám sát các dự án phát triển 4. Tham gia đóng góp vốn Sự tham gia có thể áp dụng cho rất nhiều các hoạt động để tăng hiệu quả của các hoạt động hoặc dự án. Sự tham gia cũng đặc trưng cho quản lý tài nguyên thiên nhiên (Lise 2000; Dupar 2002; Seker 2001). Sự tham gia cũng đóng vai trò đáng kể trong xây dựng cơ sở hạ tầng, như công trình thủy lợi, giao thông, hệ thống điện, và vv (UNCDF; Feachem, 1980; Jogresen et al., 2001; lam 2001). Nó cũng có vai trò tích cực trong các hoạt động văn hóa xã hội như là các dụ án về y tế, giáo dục.
  27. 19 2.2. Cở sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới 2.2.1.1. Xây dựng NTM từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong trào 'Mỗi làng, một sản phẩm' (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản. Người khởi xướng phong trào OVOP của thế giới, Tiến sĩ Mo-ri-hi-kô Hi-ra-mát-su nhấn mạnh ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào OVOP. Đó là, địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Câu chuyện từ những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thương hiệu đặc sản nổi tiếng của Nhật Bản như nấm hương khô, rượu Shochu lúa mạch, chanh Kabosu cho thấy những bài học sâu sắc đúc kết không chỉ từ thành công mà cả sự thất bại. Người dân sản xuất rồi tự chế biến, tự đem đi bán mà không phải qua thương lái. Họ được hưởng toàn bộ thành quả chứ không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian nào. Chỉ tính riêng trong 20 năm kể từ năm 1979 - 1999, phong trào OVOP 'Mỗi làng, một sản phẩm' của đất nước mặt trời mọc đã tạo ra được 329 sản phẩm bình dị và đơn giản như nấm, cam, cá khô, chè, măng tre được sản xuất với chất lượng và giá bán rất cao [18]. 2.2.1.2. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc Phong trào Saemaul Undong của Hàn Quốc: nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962 - 1966) và thứ II (1966 - 1971) với chủ trương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào Saemaul Undong. Mục tiêu của phong trào này là “nhằm
  28. 20 biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn”. Theo đó, Chính phủ vừa tăng đầu tư và nông thôn, vừa đặt mục tiêu thay đổi suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông thôn. Điểm đặc biệt trong phong trào này của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần nguyên, vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết định và thực thi mọi việc. 18 Saemaul Undong cũng rất chú trọng đến phát huy tính dân chủ trong xây dựng với việc bầu ra một nam và một nữ lãnh đạo phong trào. Ngoài ra, Tổng thống còn định kỳ mời 2 lãnh đạo phong trào ở cấp làng xã tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng nghe ý kiến từ các đại diện này. Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản. Ngân hàng Nông nghiệp chó Doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn với mức lãi xuất chỉ 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác Năm 2005, Nhà nước ban hành đạo luật quy định mọi hoạt động của các bộ, ngành, chính quyền phải hướng về nông dân. Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành [17]. 2.2.2. Những kết quả ban đầu xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Thực hiện Nghị quyết trung ương 7 (khóa X), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ- TTg [19]., ngày 16/4/2009 và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tại Quyết định 800/QĐ-TTg[18], ngày 04/6/2020. Kết quả thực hiện đến nay trên các lĩnh vực như sau:
  29. 21 - Thành lập bộ máy chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1013/QĐ-TTg Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020. Ban Chỉ đạo Trung ương có 24 thành viên, do đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Phó trưởng ban thường trực. Ban chỉ đạo Trung ương đã ban hành Quy chế hoạt động (tại quyết định 437/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010) và Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (tại quyết định 435/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010). Để giúp việc cho Ban chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Văn phòng điều phối Chương trình với 24 cán bộ chuyên trách. Trong năm 2010, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đều đã thành lập ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ở cấp xã, thành lập Ban quản lý Chương trình nông thôn mới (do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, các ủy viên Ủy ban phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, giao thông công chính, đại diện Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng làm thành viên) và Ban giám sát công đồng (gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư). Cấp thôn bản: Mỗi thôn, bản thành lập một Ban phát triển thôn làm nòng cốt trong quá trình thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Nhiệm vụ của Ban phát triển thôn là động viên, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát các quá trình xây dựng các nội dung về nông thôn mới ở xóm, bản. - Tổ chức quán triệt, tuyên truyền Cũng trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các Bộ,
  30. 22 ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương để triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Nhiều hoạt động tuyên truyền như họp báo, tổ chức Hội nghị với các tổ chức quốc tế cũng đã được tiến hành. - Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo Theo sự chỉ đạo của Chính Phủ, các Bộ, ngành trung ương đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua 5 năm đầu triển khai Chương trình (2010 - 2015), mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguồn lực nhưng Chương trình đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Trong đó, tính đến hết tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã. Tính đến hết tháng 11/2015, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đáng chú ý, mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010). Đặc biệt, trong 5 năm, cả nước đã huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình. Trong đó, ngân sách nhà nước (bao gồm các chương trình, dự án khác) 266.785 tỷ đồng (31,34%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51%), doanh nghiệp 42.198 tỷ đồng (4,9%), người dân và cộng đồng đóng góp 107.447 tỷ đồng (12,62%). Chương trình đã thu về những thành quả, đó là: Chương trình đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cuốn họ vào xây dựng NTM. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng NTM. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào sôi động khắp cả nước. Hơn nữa, đã
  31. 23 hình thành Bộ máy chỉ đạo và tham mưu giúp việc đồng bộ từ Trung ương tới cơ sở, hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, là nòng cốt tổ chức thực hiện Chương trình với hiệu quả cao, chất lượng. Đã hình thành được cơ bản Bộ tiêu chí, hệ thống cơ chế, chính sách để vận hành Chương trình. Nhiều địa phương đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, chủ động ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương. Cơ chế trao quyền tự quyết cho cộng đồng (thôn, xã) đã phát huy sự năng động, sáng tạo của các địa phương, sự tham gia của người dân tạo nên sức mạnh to lớn của Chương trình. Sự hỗ trợ của Nhà nước tuy hạn chế nhưng đã được sử dụng có hiệu quả cao, kết hợp sự đóng góp của người dân.
  32. 24 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài thực hiện tại xã Lạng San - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu tại Xã Lạng San – Huyện Na Rì - Tỉnh Bắc Kạn. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Từ 10/01/2020 đến 10/05/2020. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu. - Tìm hiểu hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới.
  33. 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin * Thông tin thứ cấp Các thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: Từ UBND xã và các bộ phận liên quan như bộ phận nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ phận khuyến nông, địa chính, thu thập qua internet. * Thông tin sơ cấp Số liệu được thu thập qua quá trình điều tra thực tế các hộ tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA), kết hợp với quan sát thực tế. PRA là phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, là một tập hợp hệ thống các công cụ nghiên cứu, thong qua công cụ này, cán bộ nghiên cứu và người dân cùng phát hiện vấn đề, nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết, phối hợp thực hiện và cùng rút ra bài học kinh nghiệm. Các công cụ PRA chủ yếu mà đề tài sử dụng là phỏng vấn bá cấu trúc, thảo luận có sự tham gia. Quá trình thảo luận có thể diễn ra giữa những người dân với nhau tại các buổi họp thôn, các địa điểm tụ tập đông người, các cuộc nói chuyện nhỏ giữa điều tra viên và người dân. Thảo luận nhóm còn diễn ra với cán bộ xã, thôn và giữa cán bộ với người dân. Địa điểm diễn ra các cuộc thảo luận này chủ yếu là UBND xã, nhà văn hóa, nơi họp thôn. Phỏng vấn bán cấu trúc là phương pháp phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi, bảng câu hỏi chỉ xây dựng với những nội dung chính. Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể phát triển các câu hỏi, để bổ sung cho nội dung nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu điều tra hộ, gồm các bước sau:Chọn điểm, mẫu điều tra: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các nội dung đã xác định. Tiến hành chọn ra 96 hộ tại 3 thôn để tiến hành phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước.
  34. 26 Phỏng vấn chính thức: tiến hành phỏng vấn chính thức mẫu đã chọn ra là các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi đã được xây dựng theo nội dung đã đề ra. - Chọn thôn: Có sự tư vấn của lãnh đạo xã, chọn ra 3 thôn có các đặc điểm khác nhau đại diện nhất cho toàn xã để tiến hành lựa chọn phỏng vấn, đó là: + Thôn Chợ Mới: Là thôn trung tâm của xã, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán các mặt hàng lương thực thực phẩm, dịch vụ của người dân, địa hình bằng phẳng nằm dọc trục đường quốc lộ, người dân trong thôn tập trung đông đúc. + Thôn Bản Sảng: Đại diện cho vùng phía Đông của xã có địa hình đồi núi cao, người dân phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất ngô và trồng lúa trên các đồng ruộng. Là một thôn thuần nông, đời sống của người dân phụ sản xuất nông nghiệp. Đời sống vật chất của người dân trong thôn còn gặp nhiều khó khăn. + Thôn Bản Kén: Là thôn đại diện cho khu vực có địa hình đồi núi thấp, người dân phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lúa và trồng một số loại cây ăn quả. Đối với cán bộ thôn xóm: Chúng tôi còn sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với các cán bộ thôn xóm trên địa bàn điều tra về các nội dung liên quan đến thực trạng xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Phỏng vấn bán cấu trúc đối với cán bộ xã về những nội dung liên quan đến các tiêu chí hạ tầng theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã. - Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng chương trình Microsoft Office Excel. - Phương pháp đánh giá phân tích thông qua lấy ý kiến của nông dân trong điều tra hộ dân và thảo luận nhóm.
  35. 27  Phương pháp phân tích SWOT Là công cụ để giúp cộng đồng xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân tích những ảnh hưởng “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng “bên ngoài” (cơ hội, thách thức) mà nó gây tác động phát triển. Ma trận SWOT được thực hiện như sau: Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức
  36. 28 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý của xã Xã Lạng San nằm ở phía Bắc của huyện Na Rì, cách trung tâm huyện 20km về phía Tây Bắc, có ranh giới hành chính tiếp giáp: - Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn - Phía Nam giáp các xã Ân Tình, Lương Thành - Phía Đông giáp xã Lương Hạ, Văn Học, Vũ Loan - Phía tây giáp xã Lương Thượng Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.487,7ha. Xã Lạng San có địa hình khá phức tạp, đồi núi phân bố trên toàn địa bàn, xen kẽ giữa những dãy núi cao là địa hình đồi thấp, các cánh đồng nhỏ hẹp, ruộng bậc thang ở độ cao 230 - 930m so với mặt nước biển. Xã Lạng San mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi phía Bắc với 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm là 21,10C. Lượng mưa trung bình hàng năm trong khoảng 1.253mm - 2.038mm. Độ ẩm trung bình trong năm dao động từ 80 - 85%. Hướng gió chính là hướng gió mùa Đông - Bắc. Đất: Tổng diện tích đất là 3.487,7ha, trong đó đất tự nhiên là 295,56ha; đất phi nông nghiệp là 82,18ha, đất chưa sử dụng là 81,52ha. Tuy nhiên, đất sản xuất không màu mỡ, hàm lượng mùn thấp, tầng canh tác mỏng.
  37. 29 Rừng: Tổng diện tích đất có rừng là 2.317,83 ha, trong đó có: 517,3 ha rừng tự nhiên; 311,99ha rừng sản xuất; 905ha đất sản xuất; 1.073,08ha đất rừng phòng hộ; 657,14ha đất có rừng phòng hộ và 340ha rừng đặc dụng. Với diện tích đất rừng rộng, độ che phủ cao, đặc biệt là khu vực rừng đầu nguồn nên nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp luôn đảm bảo. Bên cạnh đó, tầng đất mặt có hàm lượng mùn tương đối cao, thuận lợi để phát triển nghề trồng rừng và cây ăn quả. Hiện trạng sử dụng đất là bức tranh mô tả việc sử dụng đất của một địa phương. Muốn thúc đẩy sản xuất phát triển, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm thì chúng ta phải đánh giá đúng hiện trạng sử dụng đất của địa phương. Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Lạng San Tổng điện tích Tỷ lệ STT Hạng mục (ha) (%) Tổng điện tích đất tự nhiên 3.487,66 100% 1 Đất nông nghiệp 3.333,02 95,5% Đất sản xuất nông nghiệp 349,32 10,01% 1.1 Đất trồng hàng năm 331,15 10,5 1.1.1 Đất trồng lúa 114,19 9,4 - Đất chuyên canh trồng lúa 26,08 0,74 - Đất lúa nước còn lại 88,01 2,5 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 196,96 5,6 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 38,17 1,09 1.2 Đất lâm nghiệp 2.948,74 84,5 1.2.1 Đất rừng sản xuất 2.609,14 74,8 II Đất phi nông nghiệp 101,73 2,9 2.1 Đất ở 16,65 0,5 2.2 Đất chuyên dụng 41,05 1,18 Đất sông suối và mặt nước 36,21 1,04 chuyên dùng III Đất chưa sử dụng 52,91 1,5 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 46,79 1,3 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 6,12 0,2
  38. 30 (Nguồn: Số liệu báo cáo UBND xã Lạng San năm 2019) Quan sát số liệu trên bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.487,7ha. Trong đó đất sử dụng trong nông nghiệp là cao nhất 3.333,02ha (95,5%) và thấp nhất là đất phi nông nghiệp 101,73ha chiếm (3,19%). Đất dùng trong nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, ngô, màu Bình quân diện tích đất trên đầu ngời của xã 2,12 ha/người. Căn cứ vào diện tích. Nước Trên địa bàn xã có sông Bắc Giang và nhiều khe, suối nhỏ chảy qua. Diện tích mặt nước khoảng 8ha chủ yếu là ao hồ, sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Nhiệt độ Lạng san có khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, mùa đông lạnh, khô, ít mưa, có sương muối, sương mù, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do địa hình chia cắt mạnh nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau. - Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 21,10 - 22,50C. Nhiệt độ trung bình trong các tháng dao động từ 13,20 - 28,200C, nhiệt độ cao nhất tháng 6 là 39,90C. - Lượng mưa trung bình trong năm dao động từ 1.195,6mm - 1.648,9mm được xếp hạng trong các khu vực ít mưa của nước ta. * Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên Xã Lạng San nằm ở phía Bắc huyện Na Rì, cách trung tâm huyện 20km và cách trung tâm Thành Phố Bắc Kạn gần 70km về phía Tây, giao thông còn nhiều khó khăn về mùa mưa.
  39. 31 Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 3.487,7ha trong đó đất dùng sản xuất nông nghiệp là: 3.333,02ha, chiếm 95,5%. Đất đai của xã Lạng San chủ yếu là nâu đỏ và đất đỏ vàng Khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu miền Bắc, nhiệt độ trung bình năm là 13,20 - 28,20C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6) là 39,90C; nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) 8,20C. Tổng số giờ nắng cả năm là 1.715,4 giờ, số giờ nắng trung bình hàng tháng là 134,2 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất (tháng 4) là 178,1 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất (tháng 12) là 124,6 giờ. Với điều kiện đất đai và đặc điểm khí hậu, thời tiết của xã như trên, trong quy hoạch bố trí sử dụng đất cần lợi dụng chế độ nhiệt cao, độ ẩm khá để bố trí nhiều vụ trong năm ở những vùng đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời để hạn chế bốc hơi nước vật lý làm chai cứng đất, cần bố trí hệ thống cây trồng có độ che phủ quanh năm, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhằm bảo vệ và sử dụng đất lâu bền. * Thuận lợi - Xã Lạng San là trung tâm cụm xã phía bắc của huyện Na Rì, hệ thống đường giao thông đến trung tâm huyện và các xã lân cận như Lương Thành, Lam Sơn, Cư Lễ, Hảo Nghĩa được đầu tư nâng cấp rất thuận lợi cho việc giao thương buôn bán. - Sản xuất lương thực của xã khá phát triển với diện tích đất lúa rộng lớn và bằng phẳng có hệ thống thủy lợi phụ cho tưới tiêu. - Lạng San có tiềm năng phát triển một số loại cây trồng hàng hóa như cây dong, cây dược liệu cây ăn quả. - Đường giao thông khá thuận lợi phục vụ trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ.
  40. 32 * Khó khăn - Chưa có quy hoạch tổng thể định hướng phát triển từng ngành nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. - Cơ cấu kinh tế của Lạng San vẫn chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc chủ yếu vào diện tích lúa nước chưa có điều kiện mở rộng diện tích hay thâm canh tăng vụ. Tiềm năng về phát triển cây dong, cây dược liệu và các cây hàng hoá, lâm sản chưa được khai thác hợp lý. - Quy mô sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ, cơ cấu giống cây trồng và vật nuôi ít được thay đổi dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Các bệnh dịch trong chăn nuôi và trồng trọt thường xuyên xảy ra. - Trong những năm qua do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. - Xã hội còn hạn chế. Hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, hiệu quả phục vụ chưa cao. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế Theo báo cáo năm 2019 của Ủy ban Nhân dân xã Lạng San, tổng giá trị sản xuất (GO) theo giá hiện hành năm 2019 ước đạt 28.376,9 triệu đồng, trong đó lĩnh vực Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giá trị đạt 20.156,9 triệu đồng (chiếm 71%), lĩnh vực Dịch vụ đạt 6.400 triệu đồng (chiếm 23%) và lĩnh vực Công nghiệp đạt 1.821 triệu đồng (chiếm 6%). - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của xã đạt 14%. - Thu nhập bình quân đầu người là 5,5 triệu đồng/người/năm. - Lương thực bình quân đầu người trong năm đạt 528 kg/người/năm - Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 25,5%. Nhìn chung quá trình chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế xã Lạng san diễn ra còn chậm, tỷ trọng ngành Nông lâm nghiệp vẫn còn cao, thu
  41. 33 nhập bình quân trên đầu người trong xã còn chưa cao, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu kinh tế xã Lạng San năm 2019 STT Hạng mục Giá trị Cơ cấu 1 Nông nghiệp 20.156,9 71% 2 Thương mại, DV, thu khác 6.400 23% 3 TTCN và Xây Dựng 1.821 6% Tổng giá trị sản xuất 28.376,9 100% (Nguồn: Số liệu Báo cáo UBND xã Lạng San năm 2019) Xã Lạng San là xã thuần nông, tập trung phát triển kinh tế từ sản xuất hàng hoá nông, lâm nghiệp. Theo nghị quyết của Đảng bộ và Hội đồng nhân dân xã, để đảm bảo an ninh lương thực và thu nhập, xã đã thực hiện tốt các chỉ tiêu sản xuất nông, lâm nghiệp. Chỉ đạo đầu tư thâm canh, tăng vụ (tăng cường trồng cây vụ đông), thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tập trung, hình thành các vùng chuyên canh. Ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao. Nhất là tập chung vào phát triển cây dong và cây dược liệu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc, chế biến, cải tạo thâm canh tăng năng suất sản lương, chất lượng sản phẩm trở thành cây hoàng hoá phát triển kinh tế mũi nhọn của xã. Tập trung vào phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, cung cấp sản phẩm cho thị trường và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bà con nhân dân trong xã và khu vực lân cận tạo bước đột phá trong kinh tế miền núi góp phần nâng cao đời sống thoát nghèo cho nhân dân.
  42. 34 Bảng 4.3: Kết quả phát triển kinh tế xã Lạng San Năm STT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị 2017 2018 2019 1 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 1.766,6 1.642,8 1.7236 2 Lương thực bình quân/đầu người kg 528 513 519 3 Lâm nghiệp ha 25 23 20.9 4 Công nghiệp Tr. đồng 3,15 3,73 4,82 Trâu con 516 530 512 Bò con 28 25 20 5 Chăn Nuôi Lợn con 1.187 866 707 Đàn Dê con 180 90 84 Gia Cầm con 18.948 18.776 37.203 Thu nhập 6 Tr.Đồng 5,5 6,24 6,69 bình quân (Nguồn: Số liệu báo cáo UBND Xã Lạng San năm 2019) Số liệu Bảng 4.3 cho thấy: Kết quả phát triển kinh tế xã tăng trưởng đáng kể, sản lượng cây lương thực trong 3 năm qua tương đối ổn định (tăng giảm không đáng kể). Lương thực bình quân đầu người đạt tương đối cao 528 kg/người/năm (năm 2017), 513 kg/người/năm (năm 2018) và 519 kg/người/năm (năm 2019). Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng khá từ 5,5 triệu đồng/người/năm (năm 2018) lên đến 6,25 triệu đồng/người/năm (năm 2019). Nhìn chung, lương thực và thu nhập bình quân của xã Lạng San là tương đối cao và ổn định, đáp ứng được nhu cầu đời sống nhân dân trong xã. Chăn nuôi cũng theo chiều hướng giảm do tình hình dịch bệnh của dịch tả châu phi ở lợn, chăn nuôi gia cầm ngày càng đầu tư phát triển có quy mô công nghiệp (có nhiều trang trại có quy mô vừa), thu nhập chủ yếu của nhân dân trong xã là từ lúa, và chăn nuôi, trồng rừng, đây là hướng
  43. 35 giải quyết về nhu cầu việc làm của lao động trong lúc nông nhàn (vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc theo mùa vụ). 4.1.2.2. Tình hình dân số - lao động Theo số liệu thống kê của văn phòng uỷ ban nhân dân xã Lạng San, cho thấy xã có 4 dân tộc khác nhau (Tày, Kinh, Nùng, dao). Nhân dân các dân tộc sinh sống hoà hợp và có đời sống ổn định nhờ nguồn thu nhập hàng năm từ sản xuất nông nghiệp, trồng lúa và chăn nuôi. Dựa vào thu nhập bình quân của các hộ nông dân cho kết quả tổng quan về cơ cấu kinh tế hộ của toàn xã năm 2019 gồm 15% hộ giàu, 30% hộ khá, 45% hộ trung bình, 10% hộ nghèo với tổng số hộ là 455 hộ, 2563 nhân khẩu, trong đó có 1285 người là Nam và 2017 người là 1278 Nữ. a. Về dân số: Bảng 4.4: Số liệu thống kê dân số của xã Lạng San STT Dân tộc Số người Tỷ lệ (%) 1 Tày 1.125 44% 2 Kinh 980 38,2% 3 Nùng 342 13,3% 4 Dao 116 4,5% (Nguồn: Số liệu Báo cáo UBND xã Lạng San năm 2019) Từ bảng số liệu 4.4: Cho thấy việc phân bố dân cư ở xã Lạng San tương đối đồng đều, toàn xã có 11 thôn, bản với 455 hộ, có 4 dân tộc: Dao, Tày, Kinh, Nùng cùng sinh sống. Theo thống kê 2019, dân số toàn xã là 2.563 Khẩu. Trong đó dân tộc Tày chiếm đa số chiếm 44%, tiếp đó là dân tộc Kinh chiếm 38,2%, dân tộc Nùng chiếm 13,3%, còn lại dân tộc Dao chiếm khoảng 4,5%. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động chiếm trên 53%. Đây được xem như một nguồn nhân lực dồi dào để tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội, đồng thời còn là một sức ép đối với cấp Uỷ, chính quyền nơi
  44. 36 đây trong quá trình bố trí công ăn việc làm, cũng như đào tạo về kỹ năng lao động, nhất là lao động nông thôn. b. Cơ sở hạ tầng Xã Lạng San là một xã sản xuất nông nghiệp chủ yếu với trồng lúa, ngô và chăn nuôi là chính. Về cơ sở hạ tầng của xã nhìn chung tương đối hoàn thiện. Là xã có đường ô tô đến trung tâm xã bằng trải nhựa; 10/11 thôn đã có đường liên thôn được bê tông hóa, thuận tiện cho việc đi lại giữa các thôn. Trụ sở xã đang được đầu tư xây lại, 1 Hội trường lớn và 1 nhà làm việc của khối đoàn thể xã 5 gian; Trường học được đầu tư xây dựng kiên cố đủ 4 cấp học từ Mầm Non đến Trung học phổ thông, trạm y tế đầy đủ trang thiết bị phụ khám chữa bệnh cho người dân trong xã trở; 10/11 thôn có trụ sở thôn nhà cấp 4; 100% các hộ dân ở các thôn có điện lưới Quốc gia sử dụng Các công trình phúc lợi đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển kinh tế xã hội của xã. * Giao thông Xã Lạng San nằm ở phía Bắc của huyện, nên hệ thống giao thông của xã khá thuận lợi. Xã đã có 10/11 thôn có đường trải nhựa và bê tông hoá. Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, sự đồng tình ủng hộ cao của nhân dân với chương trình nhà nước và nhân dân cùng làm đã tiến hành mở rộng và làm mới một số tuyến đường đảm bảo cho hệ thống giao thông đi lại được thuận tiện. * Thuỷ lợi Hiện nay, gần như toàn bộ hệ thống kênh mương chính của xã đã được kiên cố hóa có 07 đập, 04 kênh mương, đảm bảo cho việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung hệ thống kênh mương của xã đã được đầu tư xây dựng, nhiều công trình đã được kiên cố đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp của xã đảm bảo không có diện
  45. 37 tích trong phạm vi công trình tưới bị hạn. Ngoài ra do điều kiện địa hình phức tạp còn thiếu nước tưới cho sản xuất và chưa đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ cho đời sống nhân dân nơi đây. * Y tế Xã có 1 trạm y tế Tổng số cán bộ của phòng khám là 10 người, trong đó bác sĩ 3 người, y sỹ 5 người, điều dưỡng trung cấp 2 người. Tổng số giường bệnh của phòng khám hiện có là 10 giường. Trong năm 2019 số lượng người được khám chữa bệnh là 2.150 lượt người, trong đó bảo hiểm là 1.124 người, trẻ em dưới 06 tuổi là 572 cháu. Những năm vừa qua công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng và được kiện toàn lại mạng lưới cán bộ y tế thôn bản, tăng cường năng lực cho đội ngũ y bác sỹ (tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ y bác sỹ và mạng lưới y tế thôn bản). Người dân được hưởng bảo hiểm y tế (chế độ khám chữa bệnh của vùng khó khăn thẻ 135); tiêm chủng cho trẻ dưới 6 tuổi đủ 6 loại vắc-xin đạt 82%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống còn 16,5%; kế hoạch hóa gia đình được triển khai thực hiện tốt, hạn chế tỷ lệ gia tăng tự nhiên dưới 1,5%. Tuy nhiên công tác y tế trong xã vẫn còn những hạn chế do trang thị thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ cho khám chữa bệnh. * Giáo dục Đặc biệt Trường Mầm Non đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2016. Trên địa bàn xã hiện có đủ các cấp học phổ thông: Trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS. Nhìn chung, hệ thống trường học đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em địa phương. Trong những năm qua, chất lượng giảng dạy và học tập không ngừng được nâng cao. Đội ngũ giáo viên được củng cố về chất lượng giảng dạy. Năm 2019 xếp loại học lực khá giỏi ở các trường đều đạt trên 90%, tốt nghiệp cuối cấp đạt trên 98%. Đội
  46. 38 ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao chất lượng giảng dạy. Năm 2019 có trên 70% giáo viên dạy giỏi cấp Trường (trong đó có 25% đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, và có 5% giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh). * An ninh - Quốc phòng - Quốc phòng. Công tác củng cố, huấn luyện lực lượng dân quân được quan tâm thường xuyên, duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Xã đã phối hợp tốt với các ban ngành của huyện tuyên truyền phổ biến kiến thức giáo dục quốc phòng cho nhân dân. Xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, thực hiện tốt công tác tuyển quân hàng năm. - An ninh. Công tác kiện toàn, củng cố lực lượng công an viên thôn, quản lý khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài được tập trung quan tâm. Thường xuyên tổ chức diễn tập phòng chống tội phạm, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. C. Đánh giá chung về đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội xã Lạng San * Thuận lợi Xã Lạng San có 2563 nhân khẩu, gồm 11 thôn bản với 455, gồm 4 dân tộc anh em và chủ yếu là dân tộc Tày (44%), đứng thứ 2 là dân tộc Kinh (38,2%), Nùng chiếm 13,3%, Dao chiếm (4,5%). Nhìn chung lương thực và thu nhập bình quân đầu người của xã là tương đối, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong xã. Chăn nuôi cũng theo chiều hướng tăng dần, thu nhập chủ yếu của nhân dân trong xã là từ cây lúa, ngô, chăn nuôi và trồng cây lương thực và cây dược liệu, đây cũng là hướng giải quyết về nhu cầu việc làm của lao động trong nông thôn (do: sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào mùa vụ). Trạm y tế, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung THCS, có trang thiết bị phục vụ được đầy đủ nhu cầu học tập và khám
  47. 39 chữa bệnh của người dân. Đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao chất lượng giảng dạy. Năm 2019 có trên 70% giáo viên dạy giỏi của các cấp. *Khó khăn Do địa hình đồi núi nên giao thông đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là mùa mưa ở thôn chưa xây dựng được đường bê tông Hệ thống kênh mương chính sản xuất nông nghiệp đã được kiên cố hoá nhưng còn thiếu đầu nguồn nước, một số thôn còn chưa có kênh mương kiên cố, chỉ là những con mương do người dân tự xây dựng, không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất của người dân. Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ người nghèo còn cao. Trình độ học vấn người dân thấp nên khả năng nắm bắt thông tin và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất khó khăn. Trình độ học vấn người dân thấp nên khả năng nắm bắt thông tin và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất khó khăn 4.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Lạng San Bảng 4.5. Thực trạng xây dựng nông thôn mới của xã Lạng San năm 2019 Kết quả đạt được Tên Tiêu Tỷ lệ STT tiêu Nội dung tiêu chí chí Thực Đánh đạt chí NTM trạng giá (%) Hệ thống điện đảm bảo yêu Đạt Đạt 100 Đạt cầu kỹ thuật của ngành điện 1 Điện Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường 95,6% 455 hộ 100 Đạt xuyên, an toàn từ các nguồn Xác định tỷ lệ trường học có Trường cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc 2 Đạt Đạt 100 Đạt học gia theo các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS.
  48. 40 Kết quả đạt được Tên Tiêu Tỷ lệ STT tiêu Nội dung tiêu chí chí Thực Đánh đạt chí NTM trạng giá (%) Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy 100 10/11thôn 100 Đạt định của Bộ VH-TT-DL Cở sở hạ Chợ theo quy hoạch, 3 tầng nông Đạt 1 100 Đạt đạt chuẩn theo quy định thôn Có điểm phục vụ bưu chính Đạt 1 100 Đạt 4 Bưu điện viễn thông Có Internet đến thôn Đạt 10/11 1000 Đạt Nhà tạm, nhà dột nát Không không 100 Đạt Nhà ở 5 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu dân cư 80% 340 hộ 80% Đạt chuẩn Bộ Xây dựng Phát triển Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp giáo dục 6 THCS được tiếp tục học trung Đạt 100% 100% Đạt ở nông học thôn 7. Nâng Hoàn thiện và nâng cao hiệu cao chất quả hoạt động của thiết chế lượng đời văn hóa cơ sở. 7 sống văn Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh Đạt 363/455hộ 81.3% Đạt hóa của hiệu gia đình văn hoá người dân Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn Đạt 6/11 thôn 54,5% Đạt nông thôn danh hiệu văn hoá Xã rà soát, điều chỉnh bổ Quy sung Đồ án quy hoạch 8 Đạt Không Đạt hoạch Xã ban hành quy chế quản lý quy hoạch được duyệt
  49. 41 Kết quả đạt được Tên Tiêu Tỷ lệ STT tiêu Nội dung tiêu chí chí Thực Đánh đạt chí NTM trạng giá (%) Đánh giá về tiếp cận pháp Hệ thống luật của xã: xã đạt chuẩn tiếp chính trị cận pháp luật. 9 và tiếp Đạt 100% 100% Đạt Đảng bộ, chính quyền xã đạt cận pháp tiêu chuẩn “Trong sạch, vững luật mạnh’’ Công tác huấn luyện dân quân được tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ nội dung theo An ninh quy định của ngành. 10 quốc Thực hiện tốt công tác quốc Đạt 100% 100% Đạt phòng phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xử lý kịp thời các hiện tương tiêu cực xảy ra ở địa phương. Tỷ lệ người dân tham gia bảo Đạt 100% 100% Đạt 11 Y tế hiểm y tế Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế Đạt 1 100% Đạt Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp Đạt Đạt 100% Đạt ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh 12 Thủy lợi Tỷ lệ km trên mương do xã 50% 9km 50,6% Đạt quản lý được kiên cố hóa Nhà văn hoá xã: 01 Vật chất Hội trường đa năng: có; trong Đạt Đạt 100% Đạt 13 văn hóa đó đạt chuẩn Số nhà văn hoá thôn hiện có Đạt 10/11 80% Đạt (Nguồn: Theo số liệu báo cáo UBND xã năm 2019)
  50. 42 Năm 2010, xã Lạng San là một trong các xã điểm được UBND Na Rì chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Năm 2011, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Na Rì, xã Lạng San bắt tay vào thực hiện chương trình. Qua 10 năm thực hiện, đến nay, mặc dù kết quả đạt được chưa thực sự cao, nhưng đối với một xã miền núi vùng cao như xã Lạng San thì đó là những kết quả đáng được khích lệ và đã có những bước phát triển rõ rệt. Theo bảng đánh giá hiện trạng theo bộ tiêu chí nông thôn mới và Báo cáo tổng kết về tình hình xây dựng nông thôn mới năm 2019 của UBND xã Lạng San thì xã Lạng San đã có 13/19 tiêu chí đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 49/đ - TTg (16/4/2009) về tiêu chí nông thôn mới. Cụ thể như sau: 1. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội Quy hoạch và thực hiện quy hoạch - Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. - Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới. - Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. 2. Trường học Toàn xã có 3 trường học chính đủ các cấp Mầm Non, Tiểu học, THCS. Trong đó Trường Mầm Non đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2016. Hệ thống trường học đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em địa phương. Cơ cấu lao động Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên của xã đạt trên 50%, hầu hết các lao động hoạt động trong lĩnh vực
  51. 43 nông, lâm nghiệp, một số ít làm việc trong các nhà máy, xưởng sản xuất có trên địa bàn xã hoặc nơi khác. 4. Hình thức tổ chức sản xuất Các hoạt động sản xuất trên địa bàn xã hoạt động khá hiệu quả. Trên địa bàn xã có HTX Tân An chế biến dong, hàng năm sản xuất trên 1000 tấn dong, HTX Văn Lang sản xuất cây dược liệu các HTX trên đại bàn tạo công ăn việc cho người dân lao động tại đại phương. 5. Giáo Dục Kết quả Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập Trung học cơ sở: - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp): đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2013 đạt 98%. - Tổng số người có việc làm trên địa bàn xã đã được cấp văn bằng, chứng chỉ (người đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú): 295 người. 6. Y Tế - Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: đạt 100%. - Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế: Đạt. - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi): 18,5%. 7. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn - Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở. - Kết quả nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng, vùng miền, dân tộc. - Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá: 363/455 hộ đạt 80,31% (năm 2018).
  52. 44 - Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn danh hiệu văn hoá (Thôn văn hóa, làng văn hóa, bản văn hóa): 6/11 đạt 54,5% (năm 2018). - Những khó khăn, vướng mắc: Do các thôn có người vi phạm sử lí vi phạm hình sự nên không đạt. 9. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức đảng, chính quyền, - đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; đảm bảo và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân. - Tổng số cán bộ, công chức xã: 19 cán bộ, công chức; trong đó số cán bộ, công chức đã đạt chuẩn: 19. - Kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cán bộ, công chức xã. - Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở từ cấp xã đến cấp thôn, làng theo quy định. - Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh’’. - Kết quả đánh giá, phân loại các tổ chức chính trị - xã hội của xã. Đạt 100%. - Mô tả và đánh giá về tiếp cận pháp luật của xã: xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. - Xã đạt về đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội. - Kết quả cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công. - Kết quả thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”. - Những khó khăn, vướng mắc.
  53. 45 10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội - Kiện toàn lại Hội đồng nghĩa vụ Quân sự kiêm Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh, sắp xếp lại lực lượng dân quân theo Luật DQTV. - Công tác huấn luyện dân quân được tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ nội dung theo quy định của ngành. Công tác tuyển quân đạt 100% kế hoạch huyện giao. - Công tác bảo quản vũ khí, trang bị được trang bị đúng đối tượng, được cấp phép sử dụng, thường xuyên được lau chùi, không mất mát, hư hỏng. - Thực hiện tốt công tác quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xử lý kịp thời các hiện tương tiêu cực xảy ra ở địa phương. - Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn chấp hành mọi chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương. - Thường xuyên kiểm tra tạm trú, tạm vắng không có đối tượng vi phạm. Bảo vệ nhân dân đón tết vui xuân được an toàn. - Những khó khăn, vướng mắc: tình hình trật tự xã hội còn diễn biễn phức tạp, do dân số ít nên công tác tuyển quân gặp nhiều khó khăn. 12. Giao thông - Tổng số chiều dài đường xã, liên xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện: 26km, trong đó: nhựa hoá, bê tông hóa 26km, đạt 100%. - Tổng số chiều dài đường trục thôn, liên thôn: 20,4km, trong đó: được cứng hoá 2,8km. - Tổng số chiều dài đường trục chính nội đồng: 0km, trong đó cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện: 0km.
  54. 46 13. Điện - Mô tả hiện trạng hệ thống điện cho xã: Cơ bản đường dây trung áp, các trạm biến áp phân phối đường dây hạ áp đạt theo tiêu chuẩn; hệ thống điện sau công tơ được chuẩn hoá đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. - Tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn: có 435 hộ/455 hộ, đạt 95.6%. 4.3. Nghiên cứu sự tham gia của người dân và cộng đồng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 4.3.1. Thông tin chung về các hộ dân Để tìm hiểu sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng CSHT trong quá trình xây dựng NTM, chúng tôi tiến hạnh chọn ra 96 hộ dân tại xã để tiến hành điều tra phỏng vấn. Kết quả về thông tin chung của các hộ được thể hiện tại bảng 4.6.
  55. 47 Bảng 4.6. Thông tin về nhóm hộ điều tra Chợ Mới Bản Kén Bản Sảng Tiêu chí SL CC SL CC SL CC (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) 1. Tổng số hộ điều tra 40 41,7% 31 32,3% 25 26,0% 2. Giới tính - Nam 32 80,0% 24 77,4% 23 92% - Nữ 8 20,0% 7 22,6% 2 8% 3. Dân tộc - Kinh 7 17,5% 6 19,4% 0 0,0% - Tày 24 60,0% 22 71,0% 15 60,0% - Khác 6 15,0% 3 9,7% 5 20,0% 4. Trình độ văn hóa - Cấp 1 0 0,0% 4 12,9% 4 16% - Cấp 2 22 55,0% 17 54,8% 13 52% - Cấp 3 trở lên 18 45,0% 10 32,3% 8 32% 5. Độ tuổi 20 - 30 5 12,5% 6 19,4% 4 16% 31 - 40 12 30,0% 7 22,6% 5 20% 41 - 50 13 32,5% 12 38,7% 9 36% Trên 50 10 25,0% 6 19,4% 7 28% 6. Phân loại hộ Khá 7 17,5% 3 9,7% 0 0,0% Trung bình 20 50,0% 11 35,5% 10 40,0% Nghèo 6 15,0% 8 25,8% 9 36,0% Cận nghèo 7 17,5% 9 29,0% 6 24,0% (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)
  56. 48 Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy rằng, trong tổng số 96 hộ điều tra thì theo giới tính chủ hộ là nam có 79 hộ (chiếm 82,3%), chủ hộ là nữ có 17 hộ (chiếm 17,3%). Về dân tộc thì chủ yếu vẫn là người Tày chiếm tới 63,5%, còn lại là các dân tộc khác như Kinh 12,5%, Nùng và Dao có 14%. Các hộ cũng có trình độ học vấn tương đối khá, đa số là từ cấp hai trở lên, chỉ có một số ít là cấp một (9,5%). Điều cho thấy rằng trình độ dân trí của người dân trên địa bàn xã Lạng San ngày càng được nâng cao. Độ tuổi của các chủ hộ điều tra tương đối trẻ, độ tuổi trung niên 40 - 50 (35,4%). Trong nhóm tuổi từ 30 - 40 (25%), còn lại nằm trong nhóm tuổi trẻ từ 20 - 30 (15,6%). Chúng tôi cũng tiến hành điều tra về phân loại hộ của các hộ điều tra. Trong 96 hộ điều tra có tới 43% tổng số hộ (41 hộ) nằm trong nhóm hộ trung bình, còn lại là thuộc nhóm hộ giàu và nghèo mỗi nhóm hộ chiếm 57% tổng số hộ (55 hộ). 4.3.2. Tìm hiểu mức độ phổ biến thông tin chung về chương trình xây dựng NTN tại địa phương Để tìm hiểu về mức độ phổ biến các thông tin chung về chương trình xây dựng NTM xã trên bàn xã Lạng San, chúng tôi cũng tiến hành điều tra các tiêu chí có liên quan. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.7. Qua bảng 4.7 chúng tôi thấy, về mức độ phổ biến thông tin của các hộ được phổ biến các thông tin về xây dựng nông thôn là tương đối cao. Đa số mức độ được phổ biến tại các hộ điều tra là từ 90% trở lên. Điều đó chứng tỏ trong quá trình xây dựng NTM địa phương cũng rất quan tâm đến việc phổ biến thông tin rộng rãi đến cho người dân người trong địa phương mình được biết. Hình thức phổ biến chủ yếu với người dân có thể tiếp cận thông tin về xây dựng chương trình NTM qua nhiều kênh khác nhau. Trong đó thông qua hình thức họp thôn chiểm tỷ lệ cao nhất với tổng số ý kiến chiếm 75% các hộ điều tra, sau đó qua truyền thanh (25%).
  57. 49 Bảng 4.7. Thông tin chung về sự phổ biến thông tin chương trình xây dựng NTN của nhóm hộ tại địa phương Chợ Mới Bản Kén Bản Sảng TT Nội dung (n = 40) (n = 31) (n = 25) Ý kiến CC (%) Ý kiến CC (%) Ý kiến CC (%) Phổ biến thông tin về XD NTN: 1 - Có 40 100,0% 31 100,0% 25 100,0% - Không 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% Sự hữu ích của thông tin: 2 - Có 38 97,5 % 31 100% 25 100% - - Không 1 2,5% 0 0,0% 0 0,0% Hình thức phổ biến về NTM - Họp thôn 26 65,0% 25 80,6% 4 84,0% 3 - Họp chi bộ 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% - Truyền hình 1 2,5% 0 0,0% 0 0,0% Sự quan tâm tới việc XD các công trình tại địa phương 4 - Thường xuyên 15 37,5% 15 48,4% 8 32,0% - Biết 25 62,5% 16 51,6% 17 68,0% - Không quan tâm 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% Biết các công trình thuộc về XD hạ tầng kỹ thuật NTM 5 - Có 36 90,0% 26 83,9% 20 80,0% - Không 4 10,0% 5 16,1% 5 20,0% Nắm được tiêu chuẩn kỹ thuật của các công trình 6 - Có 28 70,0% 17 54,8% 11 44,0% - Không 12 30,0% 14 45,2% 14 56,0% Các công trình CSHT xây dựng khi XD NTM - Đường giao thông 35 87,5% 28 90,3% 21 84,0% 7 - Công trình văn hóa 5 12,5% 3 9,7% 4 16,0% - Hệ thống điện 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% - Hệ thống thủy nông 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)
  58. 50 Qua số liệu tại bảng 4.7 thấy rằng cán bộ tại địa phương cũng quan tâm đến việc thông tin rộng rãi đến cho người dân trong địa phương mình được biết về các nội dung của chương trình xây dựng NTM trên địa bàn toàn huyện. Điều đó cũng thể hiện vai trò của người dân cũng rất được coi trọng trong quá trình này. Khi hỏi người dân về sự quan tâm đến thông tin về chương trình NTM thì 100% ý kiến được hỏi (96 hộ) đều cho rằng họ thấy rằng các thông tin này rất có ích đối với họ. Và trong số đó sự quan tâm của mọi người đến việc xây dựng các công trình của chương trình xây dựng NTM cũng rất cao (40%), số người biết là 60% và trong các hộ điều tra không có hộ nào không quân tâm đến xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Mặc dù có những người không biết các công trình đó là công trình CSHT, tỷ lệ này chiếm rất thấp (14,6%). Còn đa số mọi người đều biết đến các công trình được xây dựng thuộc về xây dựng hạ tầng kỹ thuật NTM (85,4%). 4.4. Sự tham gia của người dân và cộng đồng vào các hoạt động xây dựng CSHT 4.4.1. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng CSHT 4.4.1.1. Sự tham gia của người dân vào hoạt động khảo sát xây dựng CSHT Trong quá trình xây dựng các công trình kỹ thuật CSHT, có nhiều khâu khác nhau từ khi chuẩn bị cho đến khi xây dựng xong. Khâu đầu tiên là điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng các loại công trình trước khi thiết kế và triển khai xây dựng. Trong khâu này rất cần có sự tham gia của người dân vì một số công trình khi cải tạo, nâng cấp, mở rộng, điều chỉnh sẽ liên quan đến đất đai, ruộng vườn của các hộ dân xung quanh công trình. Trước khi thiết kế, triển khai xây dựng cần phải sự bàn bạc, thống nhất của các hộ dân có liên quan về việc hiến đất xây dựng, cơ chế tham gia về tài chính giữa chính quyền và người dân khi xây dựng công trình. Chúng tôi đã tiến
  59. 51 hành điều tra, phỏng vấn các hộ dân về mức độ tham gia vào quá trình khảo sát xây dựng các công trình cấp xã cũng như cấp thôn, kết quả điều tra trình bày trong bảng sau: Bảng 4.8. Sự tham gia của người dân vào hoạt động khảo sát xây dựng CSHT Chợ Mới Bản Kén Bản sảng (n = 40) (n = 31) (n =25) STT Tên công trình SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (ý kiến) (%) (ý kiến) (%) (ý kiến) (%) Đường giao thông 1- Cấp xã 25 62,5% 17 54,8% 10 40% - Cấp thôn 0 0 0 0 0 0 2 Hệ thống điện 0 0 0 0 0 0 3 Hệ thống thủy lợi 0 0 0 0 0 0 Công trình văn hóa 4 Cấp xã 0 0 0 0 0 0 Cấp thôn 27 67,5% 21 67,7% 14 56% 5 Trường học 0 0 0 0 0 0 6 Trạm y tế 0 0 0 0 0 0 7 Chợ 0 0 0 0 0 0 8 Bưu điện 0 0 0 0 0 0 9 Nghĩa trang 0 0 0 0 0 0 10 Hệ thống cấp thoát nước 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020) Qua kết quả điều tra cho thấy sự tham gia của người dân trong khâu khảo sát tập trung chủ yếu là ở các công trình cấp thôn, xóm. Các công trình như giao thông, nhà văn hóa thôn. Các công trình cấp xã và công trình
  60. 52 như bưu điện, nghĩa trang, hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chưa có sự tham gia của người dân 4.4.1.2. Sự tham gia của người dân vào hoạt động thiết kế và đấu thầu xây dựng CSHT Trong quá trình cũng tiến hành nghiên cứu sự tham gia và đóng góp của người dân vào hoạt động thiết kế và đấu thầu xây dựng các công trình CSHT tại địa phương. Tuy nhiên qua quá trình điều tra, tất cả các hộ dân tại đây đều cho biết hoạt động thiết kế và đấu thầu xây dựng họ đều không được tham gia vào. Đối với các công trình cấp xã, thôn thường sử dụng các thiết kế mẫu sẵn có và để thực hiện các khâu này cần phải có cơ quan chuyên môn có đầy đủ tư cách pháp nhân thực hiện. Các khâu này chủ yếu do cán bộ xã, thôn (chủ đầu tư) thực hiện. Đối với công tác tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu là do chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành người dân chỉ tham gia với vai trò giám sát nên mức độ tham gia không nhiều đặc biệt là các công trình cấp xã. 4.4.1.3. Sự tham gia của người dân vào hoạt động giám sát thi công xây dựng Trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng việc giám sát thi công là rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng của công trình. Ý thức được tầm quan trọng của việc giám sát thi công là rất cần thiết. Ngoài việc giám sát kỹ thuật của đơn vị thi công còn có sự giám sát của chủ đầu tư và cộng đồng người dân. Chúng tôi cũng đã điều tra sự tham gia của cộng đồng người dân vào quá trình giám sát thi công các công trình cấp xã, cấp thôn xóm, kết quả điều tra được trình bày trong bảng sau
  61. 53 Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân vào hoạt động giám sát xây dựng CSHT Chợ Mới Bản Kén Bản Sảng Stt Tên công trình SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (ý kiến) (%) (ý kiến) (%) (ý kiến) (%) Đường giao thông 1 - Cấp xã 40 100% 31 100% 25 100% - Cấp thôn 0 0% 0 0% 0 0% 2 Hệ thống điện 0 0 0 0 0 0 3 Hệ thống thủy lợi 0 0 0 0 0 0 Công trình văn hóa 4 - Cấp xã 40 100% 31 100% 25 100% - Cấp thôn 0 0% 0 0% 0 0% 5 Trường học 0 0% 0 0% 0 0% 6 Trạm y tế 0 0% 0 0% 0 0% 7 Chợ 0 0% 0 0% 0 0% 8 Bưu điện 0 0% 0 0% 0 0% 9 Nghĩa trang 0 0% 0 0% 0 0% 10 Hệ thống cấp thoát nước 0 0% 0 0% 0 0% (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020) Qua bảng số liệu cho thấy sự tham gia của người dân trong quá trình giám sát chỉ tập trung vào 2 dạng công trình là đường giao thông và công trình nhà văn hóa. Đối với công trình giao thông và công trình văn hóa thì người dân chỉ tham gia và quá trình giám sát các công trình ở cấp thôn. Còn các loại công trình khác như Chợ, Bưu điện, Trường học Người dân chưa được tham vào quá trình giám sát cho các hạ mục công trình cần kỹ
  62. 54 thuật và những người có chuyên môn như cán bộ cấp xã trực tiếp giám sát xây dựng. 4.4.1.4. Sự tham gia của người dân vào hoạt động nghiệm thu công trình CSHT Khi xây dựng xong thì phải tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình giữa các bên liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu thi công và cộng đồng người dân là đối tượng hưởng lợi và sử dụng công trình. Như vậy việc nghiệm thu và bàn giao công trình rất cần sự có mặt của cộng đồng người dân. Chúng tôi đã điều tra về sự tham gia của người dân về sự tham gia vào quá trình nghiệm thu và bàn giao công trình, kết quả trình bày trong bảng sau: Bảng 4.10. Sự tham gia của người dân vào hoạt động nghiệm thu công trình CSHT Chợ Mới Bản Kén Bản Sảng (n = 40) (n = 31) (n = 25) STT Tên công trình SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (ý kiến) (%) (ý kiến) (%) (ý kiến) (%) Đường giao thông 1 - Cấp xã 12 30,0% 10 32,3% 10 40,0% - Cấp thôn 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 2 Hệ thống điện 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 3 Hệ thống thủy lợi 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% Công trình văn hóa 4 - Cấp xã 13 32,5% 7 22,6% 4 16,0% - Cấp thôn 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 5 Trường học 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 6 Trạm y tế 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 7 Chợ 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 8 Bưu điện 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 9 Nghĩa trang 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0%
  63. 55 10 Hệ thống cấp thoát nước 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020) Qua bảng ta thấy người dân cũng chỉ tham gia vào quá trình nghiệm thu chủ yếu là ở công trình giao thông và công trình văn hóa. Số lượng ý kiến tham gia vào quá trình nghiệm thu phần nhiều là ở công trình cấp thôn. 4.4.2. Sự đóng góp của cộng đồng trong quá trình xây dựng CSHT Trong quá trình xây dựng các công trình CSHT của xã, thôn thì sự chung tay đóng góp của cộng đồng là rất quan trọng. Vì người dân là đối tượng được hưởng lợi và sử dụng các công trình này, mặt khác khi đóng góp công sức, tiền của sẽ nâng cao được ý thức của họ trong quá trình sử dụng. Chúng tôi đã tiến hành điều tra về sự đóng góp của người dân xây dựng các loại công trình CSHT trên địa bàn nghiên cứu, kết quả trình bày trong bảng sau: Bảng 4.11. Sự đóng góp của người dân xây dựng các công trình CSHT (n = 96) Sự đóng góp TT Tên công trình ĐVT Ngày Tiền Tài sản công 1 Giao thông Ý kiến 20 96 21 2 Điện Ý kiến 0 0 0 3 Thủy lợi Ý kiến 0 0 0 4 Cơ sở vật chất văn hóa Ý kiến 18 14 0 5 Trường học Ý kiến 0 0 0 6 Trạm y tế Ý kiến 0 0 0 7 Chợ nông thôn Ý kiến 0 0 0 8 Nghĩa trang Ý kiến 0 0 o
  64. 56 9 Hệ thống cấp thoát nước Ý kiến 0 0 0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020) Qua bảng số liệu cho thấy người dân tham gia đóng góp cả bằng tiền mặt, công lao động và hiến đất để xây dựng công trình đường thôn xóm, đường liên thôn, công trình cở sở vật chất văn hóa của xã, thôn. Tuy nhiên phần nhiều ý kiến là đóng góp bằng ngày công lao động và ở các công trình giao thông, công trình văn hóa các loại công trình khác thì ít tham gia. 4.5. Những khó khăn và trở ngại ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Lạng San Điểm mạnh Điểm yếu - Được nhà nước đầu tư vốn để xây - Tỷ lệ đói nghèo còn cao. dựng hạ tầng cơ sở phục vụ các nhu - Đời sống người dân chủ yếu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dựa vào nền sản xuất nông lâm dân góp phần thúc đẩy phát triển toàn nghiệp. diện các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội. - Trình độ chung của người dân địa phương còn thấp. - Trình độ, học vấn, chuyên môn - Phong tục lạc hậu còn phổ biến, nghiệp vụ của các cán bộ. ý thức chấp hành pháp luật trong - Người dân tích cực tham gia vào công nhân dân chưa cao. cuộc XDNTM. - Trình độ, năng lực của đội ngũ - Công tác vận động người dân trong cán bộ còn hạn chế, chưa am hiểu việc tham gia XDNTM được tuyên về đường lối, chính sách cũng truyền kịp thời, thường xuyên, phổ như phong tực tập quán ở địa biến phương. - Chưa biết cách tuyên truyền vận - Nhà ở nông thôn được xây dựng theo động người dân, hình thức tuyên
  65. 57 quy chuẩn ngày càng tăng. truyền chưa đa dạng, phong phú, hấp dẫn, chưa tạo ấn tượng được - Điều kiện khí hậu và nguồn tài cho người nghe. nguyên tự nhiên của xã thuận lợi cho trồng trọt, phát triển kinh tế. Cơ hội Thách thức - Được sự quan tâm thường xuyên của - Đời sống nhân dân còn gặp Đảng và Nhà nước, các ngành cấp trên, nhiều khó khăn, lưu giữ nhiều sự thống nhất đồng lòng của người dân. phong tục tập quán lạc hậu. - Chính sách hỗ trợ của nhà nước - Người dân ít được tham gia - Tài nguyên thiên nhiên dồi dào. cạnh tranh với các địa phương - Thời tiết, khí hậu ôn hoà, ít xảy ra khác. thiên tai. - An ninh, quốc phòng còn thấp, - Môi trường sạch sẽ, chưa bị ô nhiễm chưa được đẩy mạnh. - Địa hình thuận lợi cho việc vận - Người dân chưa nhận thức được chuyển hàng hoá, cơ sở hạ tầng ngày các hệ thống thông tin tuyên càng được cải thiện. truyền, mạng nào là mạng chính thống. • Yếu tố chủ quan - Hầu hết người dân trong xã là người dân tộc thiểu số, trình độ người dân chưa cao, do đó trong các hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới người dân còn chưa chủ động, chưa hiểu sâu vấn đề về nông thôn mới, chưa hiểu rõ mục đích của chương trình nên khi người dân tham gia còn mang tính hình thức. - Chương trình nông thôn mới mặc dù đã được triển khai tới toàn thể các hộ nhân dân nhưng vẫn còn nhiều hộ còn chưa rõ về chương trình này,
  66. 58 họ chỉ nghe nói thôi nên còn mơ hồ và chưa biết rõ mục đích cũng như vai trò của bản thân trong chương trình, vì vậy họ chỉ tham gia mang tính hình thức mà không rõ mục tiêu thực sự của chương trình mang lại lợi ích cho ai, ai sẽ là người được hưởng lợi. - Người dân còn e dè khi tiếp xúc với cán bộ phát triển nông thôn, còn ỷ lại chưa chủ động, họ chưa quan tâm sâu tới vai trò kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và quyết toán các công trình, do vậy kết quả của các hoạt động, các công trình chưa thực sự cao. - Người dân chưa nhận thấy vai trò của mình và chưa quen với việc làm chủ trong ác hoạt động cộng đồng, do đó họ chưa tham gia nhiệt tình vào chương trình và còn e dè khi tham gia. - Tỷ lệ người dân tham gia vào các lớp tập huấn chiếm tỷ lệ chưa cao, có những hộ họ còn không quan tâm tới các lớp tập huấn, họ chưa bao giờ tham gia vì e ngại nơi đông người hoặc mặc cả, tự ti với trình độ của mình chưa thấy được lợi ích khi tham gia các khóa tập huấn. Vì vậy tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, sản xuất gặp nhiều bất cập, năng suất thấp. • Yếu tố khách quan - Thông tin tuyên truyền tới người dân chưa thực sự hiệu quả + Trình độ chọn lọc thông tin của người dân còn thấp, mức độ trao đổi thông tin với cán bộ phát triển nông thôn còn chưa thường xuyên, hàng ngày thông tin tuyên truyền được phát qua đài phát thanh của xã, thôn nhưng thông tin còn mang tính tổng hợp, chưa nhấn mạnh những thông tin chính, người dân không thể chọn lọc những thông tin quan trọng hay họ thường không quan tâm tới loa phát thanh đang nói gì. Mặt khác, tại xã Lạng San mỗi thôn đã có 1 đài phát riêng nhưng chưa hoạt đều, do đó mọi thông tin trên đài phát thanh thôn chưa cung cấp đầy đủ thông tin đến người dân chưa giúp họ nắm bắt được thông tin. Đa phần các thông tin xây
  67. 59 dựng nông thôn mới được tuyên truyền qua các buổi họp dân, qua tuyên truyền của cán bộ khuyến nông và phát triển nông thôn. - Năng lực của cán bộ phát triển nông thôn và đoàn thể trong quản lý kinh tế còn thấp, là những người được dân tín nhiệm bầu lên, nhưng với một chương trình lớn tầm quốc gia như chương trình xây dựng nông thôn mới như này họ còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại để nhận thức về chương trình. Vì vậy thông tin được tuyên truyền đến người dân đôi khi còn sai lệch, chưa đầy đủ, thiếu chuẩn xác. • Nguồn lực + Khó huy động nguồn lực từ dân kinh tế người dân trong xã còn chưa ổn định, thu nhập của họ còn phụ thuộc vào mùa vụ, người dân sống chủ yếu nhờ nghề nông nên thu nhập còn thấp, do vậy mức độ đóng góp nguồn vốn vào chương trình xây dựng nông thôn mới còn khó khăn, họ chỉ đóng góp chủ yếu bằng công lao động là chính. Trong một số hoạt động cần sự tham gia của người dân như: Làm đường bê tông nông thôn, xây dựng kênh mương bê tông, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật người dân tham gia còn gò bó về thời gian nên tham gia chưa thường xuyên, do vậy mức độ hoàn thành công việc còn bị chậm. + Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới ở xã còn hạn hẹp, hiện nay mô hình đường giao thông nông thôn đã được thực hiện, nhân dân đã đóng góp tiền và sức lao động để giải phóng, mở rộng mặt bằng rồi nên khó khăn trong việc huy động nhân dân đóng góp tiền vào việc mua cát sỏi, thuê nhân công xây dựng. + Ngân sách xã bị cạn kiệt do hỗ trợ máy san mặt bằng, đào gốc cho các thôn bản nên không còn đủ tiền hỗ trợ cát sỏi cho các thôn nữa. • Thể chế, chính sách
  68. 60 + Hiện nay các thể chế, chính sách cho người dân còn hạn chế như về chế độ vay vốn với lãi suất thấp còn gặp nhiều khó khăn, thủ tục để vay phức tạp, người dân tiếp cận với nguồn vốn khó khăn, qua điều tra thì nhiều người dân vẫn có ý định mở rộng san xuất nhưng không có vốn, thủ tục vay vốn rườm rà phức tạp, vay được ít vốn không đảm bảo cho các hoạt động sản xuất đến có kết quả. Các lớp tập huấn được mở nhưng không thường xuyên, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn xã. 4.6. Nghiên cứu việc tuyên truyền, vận động và huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng CSHT nông thôn Để tìm hiểu về việc vận động, tuyên truyền, huy động người dân cùng tham gia vào quá trình xây dựng CSHT nông thôn qua quá trình nghiên cứu đã chọn và điều tra cán bộ xã, thôn của địa bàn nghiên cứu. Chúng tôi chọn 2 cán bộ xã nằm trong ban chỉ đạo xây dụng NTM cấp xã và 5 thành viên trong ban xây dựng NTM cấp thôn. Đánh giá chung các thành viên này đều rất quan tâm và đã tham gia vào việc xây dựng đề án NTM của địa phương ngay từ khi thực hiện các công việc đầu tiên đến khi hoàn thành đề án. Địa phương đều thành lập ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã và ban xây dựng NTM cấp thôn xóm. Đã xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã, thôn. Lập kế hoạch triển khai xây dựng các hạng mục công trình CSHT của xã, thôn, xóm theo đề án đã được phê duyệt. Tuy nhiên vấn đề khó nhất của địa phương khi triển khai xây dựng CSHT là tiền vốn và đất đai. Ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao vai trò tham gia của cộng đồng người dân vào quá trình triển khai xây dựng các công trình cấp xã, thôn, xóm.
  69. 61 Bảng 4.12. Sự tham gia của các tổ chức cộng đồng vào hoạt động XD CSHT Các tổ chức (n = 60) HND (n = 12) HPN (n = 12) HCCB (n = 12) ĐTN (n = 12) MTTQ (n = 12) STT Những công việc SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL (người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%) 1 Bầu ban quản lí xây dựng 4 100 4 100 3 75 4 100 4 100 2 Giám sát thi công công trình 4 100 2 50 2 50 3 75 1 25 3 Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm 2 50 2 50 4 100 4 100 3 75 Đóng góp ý kiến, lựa chọn nội dung 4 3 75 2 50 4 100 2 50 4 100 thực hiện 5 Xây dựng kế hoạch 2 50 1 25 3 75 1 25 3 75 6 Trực tiếp thi công, thực hiện 4 100 3 75 4 100 4 100 3 75 7 Công việc khác 3 75 2 50 4 100 2 50 4 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)
  70. 62 Các ban chỉ đạo xây dựng NTM đều đã đặt công việc thông tin, truyền thông về các loại công trình đến người dân lên hàng đầu. Các hình thức thông tin, truyền thông rất đa dạng như thông qua các cuộc họp của HĐND, UBND xã, các cuộc họp của chi bộ thôn, đại diện các tổ chức đoàn thể quần chúng của thôn xóm. Ngoài ra hình thức tuyên truyền phổ biến nhất, thường xuyên nhất mà địa phương cùng áp dụng là dùng hệ thống loa phát thanh. Khi được hỏi 100% ý kiến người dân cho biết là nhận được thông tìn từ loa phát thanh, phần lớn ý kiến khác trả lời là biết thông tin qua các buổi họp thôn và các tổ chức đoàn thể nhưng số lần họp không nhiều. Qua bảng số liệu trên cho thấy sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội vào quá trình xây dựng NTM của địa phương trong các công việc cụ thể của quá trình xây dựng. Đây là các đầu mối để liên hệ đến người dân và cũng là các hội viên của các tổ chức này, đánh giá chung các tổ chức chính trị xã hội đã tham gia vào hầu hết các công việc từ quy hoạch, xây dựng quy chế làm việc, triển khai các công việc cụ thể với tỷ lệ rất cao. Khi được hỏi về những khó khăn của các tổ chức cộng đồngvà các giải pháp hữu hiệu nhất trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng như sau: Bảng 4.13. Những khó khăn và giải pháp của các tổ chức cộng đồng trong quá trình triển khai xây dựng các công trình CSHT (n = 60) STT Tiêu chí Ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Các khó khăn gặp phải 1.1 Vốn 40 67 1.2 Điều kiện tự nhiên 12 20 1.3 Đền bù giải phóng mặt bằng 30 50 2 Các giải pháp áp dụng 2.1 Tuyên truyền vận động 60 100 2.2 Huy động vốn 60 100 2.3 Huy động lao động 60 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)
  71. 63 Qua đây ta thấy khó khăn nhất đối với các tổ chức này là vận động, huy động vốn của người dân và công tác giải phóng mặt bằng vì phụ thuộc vào người dân. Để thuận lợi cho quá trình triển khai các công việc xây dựng CSHT là tuyên truyền vận động, huy động vốn và ngày công lao động của người dân. 4.7. Giải pháp nâng cao sự tham gia của người dân và cộng đồng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc bộ tiêu chí nông thôn mới 4.7.1. Công tác tuyên truyền Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đang từng ngày làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, công tác tuyên truyền đóng góp vai trò quan trọng để người dân hiểu được ý nghĩa, vai trò và trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới, chính vì vậy công tác tuyên truyền, vận động phải được đặt lên hàng đầu, phải đi trước một bước và phải được triển khai theo lộ trình, xác định từng nội dung, cách thức triển khai cụ thể trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể Các nội dung tuyên truyền cần được triển khai với nhiều hình thức phong phú ví dụ như (thông qua báo chí, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, qua các buổi thi tuyên truyền nông thôn mới, thông qua các mô hình xây dựng nông thôn mới điển hình, tuyên truyền vận động của cơ quan, tổ chức đoàn thể hoặc đơn giản như những người lớn tuổi có tiếng nói trong gia đình tuyên truyền cho các thành viên, pano, băng rôn, khẩu hiệu). Để tạo sự lan toản mạnh mẽ và nhận được sự đồng thuận cao trong cộng đồng và người dân. Tuyên truyền sâu về vấn đề nông thôn mới, nhấn mạnh nội dung lợi ích của chương trình là dành cho ai? Ai là người được hưởng lợi? Ai đóng vai trò
  72. 64 chủ thể? Ai là người thực hiện? Khi người dân hiểu rõ được những vấn đề đó họ sẽ biết được phần nào vai trò của mình trong chương trình này. 4.7.2. Huy động nguồn lực Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trơ từ Trung ương, vốn chương trình mục tiêu Quốc gia và các nguồn vốn lồng ghép khác như vốn từ chương trình 135 để xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch. Vận động các nguồn lực từ bên ngoài và sự hỗ trợ của Nhà nước theo phương châm: Huy động nguồn lực trong dân, trong cộng đồng là quyết định, huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp là quan trọng; ngân sách nhà nước là càn thiết. Huy đông sự tham gia trực tiếp của người dân vào xây dựng mô hình nông thôn mới tại thôn bản mình. Thay vì đóng góp tiền và tài sản vào chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân có thể đóng góp bằng công lao động và những thứ mà họ sẵn có. 4.7.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể Trong quá trình xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khó tránh khỏi những sai lầm trong vận động đóng góp, trong sử dụng vốn, trong triển khai thực hiện. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế này, vai trò của Mặt trận, đoàn thể trong hoạt động giám sát rất quan trọng. Trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là một trong những tiểu ban ở cơ sở giám sát việc thực hiện chương trình này. Việc Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tham gia chương trình xây dựng Nông thôn mới là sự thể hiện dân chủ của nhân dân trong tham gia quản lý, điều hành xã hội. Tuy vậy, trong thời gian qua, hoạt động của Mặt trận, đoàn thể trong qúa trình xây dựng nông thôn mới vần còn những hạn chế. Công tác phối hợp, tuyên truyền, vận động nhân dân chưa chặt chẽ và còn mang tính hình thức. Việc triển khai xây dựng kế hoạch nhiều nơi còn lúng túng. Việc lồng