Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng và tình hình sâu bệnh hại một số loài thuộc họ Long Não (Lauraceae); họ Trầm (Thymelaceae); họ Bứa (Clusiaceae) tại mô hình vườn thực vật Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 71 trang thiennha21 19/04/2022 3750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng và tình hình sâu bệnh hại một số loài thuộc họ Long Não (Lauraceae); họ Trầm (Thymelaceae); họ Bứa (Clusiaceae) tại mô hình vườn thực vật Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_sinh_truong_va_tinh_hinh_sau_benh_hai_m.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng và tình hình sâu bệnh hại một số loài thuộc họ Long Não (Lauraceae); họ Trầm (Thymelaceae); họ Bứa (Clusiaceae) tại mô hình vườn thực vật Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THÚY HOA NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT THUỘC HỌ LONG NÃO (LAURACEAE); HỌ TRẦM (THYMELAEACEAE); HỌ BỨA (CLUSIACEAE) TẠI MÔ HÌNH VƯỜN THỰC VẬT KHOA LÂM NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : K47 Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THUÝ HOA NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT THUỘC HỌ LONG NÃO (LAURACEAE); HỌ TRẦM (THYMELAEACEAE); HỌ BỨA (CLUSIACEAE) TẠI MÔ HÌNH VƯỜN THỰC VẬT KHOA LÂM NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên HD : TS.LÊ SỸ HỒNG : TS.ĐỖ HOÀNG CHUNG Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Sỹ Hồng và TS. Đỗ Hoàng Chung. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan Hoàng Thúy Hoa XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Lâm nghiệp của trường đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận. Tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Sỹ Hồng và TS. Đỗ Hoàng Chung là người đã trực tiếp hướng dẫn thực hiện và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài khóa luận này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Hoàng Thúy Hoa
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Long não 31 Bảng 4.2. Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Trai lí 32 Bảng 4.3. Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Trầm hương 32 Bảng 4.4. Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Re hương 33 Bảng 4.5. Sinh trưởng về chiều cao của cây Long não 35 Bảng 4.6. Sinh trưởng về chiều cao của cây Trai lí 35 Bảng 4.7. Sinh trưởng về chiều cao của cây Trầm hương 36 Bảng 4.8. Sinh trưởng về chiều cao của cây Re hương 36 Bảng 4.9. Tình hình sinh trưởng về đường kính tán lá của cây Long não 38 Bảng 4.10. Tình hình sinh trưởng về đường kính tán lá của cây Trai lí 38 Bảng 4.11. Tình hình sinh trưởng về đường kính tán lá của cây Trầm hương 39 Bảng 4.12. Tình hình sinh trưởng về đường kính tán lá của cây Re hương 39 Bảng 4.13. Sinh trưởng lá của cây Long não 42 Bảng 4.14. Sinh trưởng lá của cây Trai lí 44 Bảng 4.15. Sinh trưởng lá của cây Trầm hương 46 Bảng 4.16. Sinh trưởng lá của cây Re hương 48 Bảng 4.17: Kết quả theo dõi điều tra sâu bệnh hại 50
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Cây Long não trong vườn thực vật 20 Hình 2.2: Cây Re hương trong vườn thực vật 21 Hình 2.3: Cây Trầm hương trong vườn thực vật 23 Hình 2.4: Cây Trai lí trong vườn thực vật 25 Hình 2.5 Ảnh sâu bệnh hại lá của cây Long não và cây Re hương 51
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 D00 Đường kính gốc 2 Hvn Chiều cao vút ngọn 3 S Sai tiêu chuẩn 4 S% Hệ số biến động 5 ∆ Lượng tăng trưởng
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN I MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3 PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Một số nét chung 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5 2.2.1. Nghiên cứu về xây dựng các vườn thực vật 5 2.2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng các loài cây bản địa 9 2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 11 2.3.1. Những nghiên cứu về xây dựng vườn thực vật 11 2.3.2. Nghiên cứu về trồng cây bản địa 13 2.4. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 17 2.4.1 Đất đai 17 2.4.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết 18 2.5. Khái quát một số đặc điểm của 4 loài cây bản địa được chọn để nghiên cứu 18
  9. vii 2.5.1. Long não (Cinnamomum camphora) 18 2.5.2. Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) 20 2.5.3. Trầm hương (Aquilaria malaccensis) 22 2.5.4. Trai lí (Garcinia fagraeoides) 24 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26 3.3. Nội dung nghiên cứu 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.1. Phương pháp luận 27 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu 28 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Kết quả sinh trưởng của 4 loài cây bản địa trong mô hình 31 4.1.1. Sinh trưởng đường kính gốc của 4 loài cây bản địa trong mô hình 31 4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng chiều cao của 4 loài cây bản địa 34 4.1.3. Đặc điểm sinh trưởng về đường kính tán lá của 4 cây bản địa 38 4.1.4. Đặc điểm sinh trưởng lá của 4 loài cây bản địa 41 4.1.5. Theo dõi sâu bệnh hại 50 4.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình vườn thực vật 52 4.2.1. Biện pháp dải lớp nilon không màu trắng xung quanh gốc cây 52 4.2.2. Biện pháp xây dựng thêm hàng rào bảo vệ vườn thực vật 52 PHẦN V KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 54 5.1. Kết luận 54 5.2. Tồn tại 55 5.3. Kiến nghị 56 TÀI L IỆU THAM KHẢO 57
  10. 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá đối với nước ta. Ngoài đem lại giá trị về gỗ và lâm sản ngoài gỗ, rừng là yếu tố địa lý không thể thiếu trong tự nhiên điều hòa khí hậu bảo vệ đất đai chống sói mòn. Chính vì vậy rừng không chỉ có chức năng kinh tế - xã hội, mà rừng còn mang giá trị sinh thái cảnh quan, bảo vệ môi trường, du lịch, bảo tồn. Vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Nhà nước đã có nhiều chương trình xúc tiến đẩy mạnh quá trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng rừng kinh tế với hiệu quả ban đầu tương đối khả quan. Nhưng do chạy theo xu thế phát triển kinh tế, vốn đầu tư còn hạn chế nên các chương trình trồng rừng ở nước ta mới chỉ tập trung vào các loài cây mọc nhanh như: Keo, Bạch đàn, Bồ đề,.v.v những loài cây này mới chỉ đáp ứng được mục tiêu kinh tế là chính, tính bền vững chưa cao. Trong chiến lược phát triển Lâm nghiệp, nghành Lâm nghiệp đã chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa đang ngày càng bị thu hẹp lại về cả diện tích cũng như số loài do những hiểu biết về chúng ngày càng nhiều. Những lợi ích to lớn mà các loài cây bản địa mang lại, không chỉ đơn thuần là cung cấp lâm đặc sản mà chúng còn là những loài cây "của tự nhiên", có sự phát sinh và tiến hoá trong thời gian dài nên có khả năng thích nghi cao với điều kiện nơi mọc và có tính bền vững cao, "thân thiện với môi trường sinh thái". Mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được lên kế hoạch và xây dựng vào tháng 03/2017 đến tháng 03/2018. Hiện tại đề tài đã được nghiệm thu và đang được sử dụng với những mục đích ban
  11. 2 đầu đặt ra là bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của các loài cây bản địa đang có mức độ nguy cấp cao và bên cạnh đó tạo nơi học tập và nghiên cứu cho sinh viên Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên. Kết thúc ở giai đoạn đầu của việc xây dựng thành công 406 cây thuộc 25 loài cây bản địa khác nhau trong đó có các họ như: Họ thông tre (Podocarpaceae), Họ mộc lan (Magnoliaceae), Họ đậu (Fabaceae), Họ đay (Tiliacee), Họ dầu (Dipterocarpaceae blume) hay Họ quả hai cánh (Dipterocarpaceae) [1]. Họ long não (Lauraceae), Họ Trầm (Thymelaeaceae), Họ Bứa (Clusiaceae) được đánh giá là họ có số lượng loài đang có mức độ nguy cấp cao nhiều nhất trong mô hình vườn thực. Các loài cây thân Họ Long não (Lauraceae), Họ Trầm (Thymelaeaceae), Họ Bứa (Clusiaceae) có giá trị rất cao thường được khai thác thân cây nhằm mục đích làm đồ mỹ nghệ và đồ gia dụng cấp cao. Bởi giá trị của các loài cây Họ long não (Lauraceae), Họ Trầm (Thymelaeaceae), Họ Bứa (Clusiaceae) đem lại cao nên việc khai thác của con người rất mạnh, đồng thời đẩy các loài thân gỗ Họ long não (Lauraceae), Họ Trầm (Thymelaeaceae), Họ Bứa (Clusiaceae) đến mức nguy cấp tuyệt chủng cao vì vậy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng và tình hình sâu bệnh hại một số loài thuộc họ Long Não (Lauraceae); họ Trầm (Thymelaceae); họ Bứa (Clusiaceae) tại mô hình vườn thực vật Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” nhằm đánh giá mức độ sinh trưởng của các loài cây tại mô hình chuyển vị các loài cây trong mô hình vườn thực vật Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung - Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng và tình hình sâu bệnh hại thuộc họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) trồng tại mô hình vườn thực vật Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  12. 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được tình hình sinh trưởng về đường kính gốc của 4 loài cây bản địa trong mô hình. - Đánh giá được tình hình sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của 4 loài cây bản địa trong mô hình. - Đánh giá được tình hình sinh trưởng về đường kính tán lá và sinh trưởng lá của 4 loài cây bản địa trong mô hình. - Đánh giá được tình hình sâu bệnh hại của 4 loài cây bản địa trong mô hình. - Đề xuất được một số biện pháp nhằm tăng cường khả năng sinh trưởng của 4 loài cây bản địa trong mô hình. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã học, hệ thống lại kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn và vận dụng vào thực tế sản xuất. - Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để phát triển mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Qua những đánh giá cụ thể về sinh trưởng chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Lâm nghiệp và phát triển các loài cây bản địa. - Làm cơ sở tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.
  13. 4 PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số nét chung Đánh giá sinh trưởng cây rừng nói chung và đánh giá sinh trưởng các loài cây bản địa nói riêng là nội dung quan trọng, cần thiết trong khôi phục rừng và xây dựng các vườn thực vật nhằm lựa chọn các loài cây phù hợp cho từng khu vực để đưa các loài cây này vào công tác trồng rừng và làm giàu nguồn tài nguyên thực vật, do vậy việc xây dựng mô hình vườn thực vật từ lâu đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Vườn thực vật là: Là một nơi trồng cây cối, được chăm sóc tốt thường được trồng từng nhóm theo loại. Người ta cũng trồng ở đây các cây từ các nước khác, các vùng khí hậu khác nhau. Các vườn thực vật thường được quản lý bởi các trường đại học, dùng nó làm cơ sở nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đang xây dựng 1 vườn thực vật trong mô hình Khoa Lâm nghiệp giống như hình thành 1 tế bào nhỏ và sẽ nuôi tế bào ấy lớn mạnh theo thời gian để các loài cây bản địa luôn được giữ và bảo tồn. Đó cũng là 1 trong những mục tiêu để phát triển rừng một cách bền vững. Các vườn thực vật loài cây bản địa hiện đang được chú trọng và xây dựng nhiều trên thế giới, cũng như Việt Nam không phải ngoại lệ, điều đó chứng minh con người ngày càng quan tâm đến thiên nhiên, quan tâm đến sự hài hòa của cuộc sống. Mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một ví dụ điển hình cho vườn thực vật bảo tồn các loài cây bản địa, đồng thời lồng ghép giúp sinh viên có nơi học tập và nghiên cứu. Với mục tiêu sẽ là một hạt mầm để nhân rộng đến các vùng lân cận nhằm phát triển ngày càng nhiều các mô hình loài cây bản địa như vậy.
  14. 5 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.2.1. Nghiên cứu về xây dựng các vườn thực vật Nhận thấy sự nguy cấp của sự đa dạng các loài thực vật trên thế giới, cùng với đó là trách nhiệm phải bảo tồn những loài cây quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng cao đồng thời có thể kết hợp tham quan giải trí và lồng ghép giáo dục về thiên nhiên thay đổi nhận thức và là cơ sở cho con người học tập, nghiên cứu, thư giãn nên trên thế giới con người đã xây dựng các vườn thực vật chuyển vị để góp phần bảo vệ nguồn gen của các loài thực vật. Hiện nay có khoảng 1800 vườn bách thảo tại 150 nước thuộc phần lớn tại các vùng có khí hậu ôn hòa. Trong đó có 400 vườn ở Châu Âu, 200 ở Bắc Mỹ, 150 ở Nga, và một số càng ngày càng tăng lên ở Đông Á. Những vườn này lôi cuốn mỗi năm khoảng 150 triệu du khách. Trong quá khứ, các vườn bách thảo trao đổi các cây cối qua việc ấn hành danh sách các hạt giống. Đó là một phương tiện để trao đổi không những các thực vật mà cả các thông tin giữa các vườn bách thảo với nhau. Ở Châu Âu, từ năm 1492 đã có vườn bách thảo Arboretum von Trsteno gần Dubrovnik Tổng diện tích của Arboretum là 28 hecta. Trong suốt 5 thế kỷ tồn tại, các yếu tố của thời kỳ Phục Hưng Baroque và Romanticism có thể được nhìn thấy trong kiến trúc cảnh quan. Trên một số bậc thang bên cạnh cây trồng ở Địa Trung Hải như ô liu, cây sung hoặc cây có múi cũng có rất nhiều cây cọ, cây bạch đàn, cây laurel, cây xương rồng và các cây kỳ lạ khác. Ngoài ra ở Ý vào năm 1544 tại Pisa của Luca Ghini, 1545 ở Padua của Johannes Baptista Montanus cũng như ở Firenze (1545) và Bologna (1568). Điển hình năm 1808 Vườn thực vật Jardim Botnico, ở Rio de Janeiro, Brazil với diện tích 240.000 m2 đây được xem là một trong hai khu vườn đẹp bậc nhất thế giới. Với khoảng 6500 loài thực vật, trong đó một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Hay là nằm trên đỉnh Dessert là khu vườn thực vật Kirstenbosch có thể không phải là vườn bách thảo cổ nhất
  15. 6 nhưng lại là vườn lớn nhất thế giới. Ngự trị trên vùng đất rộng 35,6 hecta, ra đời từ năm 1913, vườn thực vật quốc gia Kirstenbosch của Nam Phi được thành lập cho mục đích bảo tồn hệ thực vật địa phương, khu vườn Kirstenbosch hiện sở hữu hơn 20.000 loài cây. Được mở cửa từ năm 1910, vườn hoa Berlin-Dahlem được xem là một trong những địa điểm thu hút du lịch của đất nước này. Khu vườn rộng tới 43 hecta có hơn 43.000 loài thực vật khác nhau. Nơi đây được coi như một ốc đảo xinh đẹp, yên bình, nhưng rực rỡ muôn sắc màu, khác biệt với sự bận rộn, hối hả thường ngày của cuộc sống ở thủ đô nước Đức. Được thành lập năm 1840 từ một vườn cây ngoại lai tại công viên Kew, vườn thực vật hoàng gia Kew. Bộ sưu tập của vườn bao gồm 30.000 loài thực vật sống khác nhau. Vườn thực vật Na Aina Kai, Mỹ khoảng 240 loài. Và còn vườn thực vật đại học Hokkaido rộng hơn 13 hecta trồng khoảng 4000 loại thực vật được mở cửa vào cuối thế kỷ 19. Bên cạnh đó là rất nhiều vườn thực vật nổi tiếng, lưu giữ nhiều loài thực vật trên thế giới như: Vườn Butchart, British Columbia, Canada, Villa D’este, Italy, Villa Eprhussa de Rothchild, Pháp xây dựng với mục đích bảo vệ các loài thực vật quý hiếm lồng ghép thăm quan giải trí cho con người. Ở Đức vườn bách thảo đầu tiên được thành lập ở Leipzig (1580), Jena (1586), Heidelberg (1593), Gießen (1609) hay Freiburg (1620), thường thuộc về phân khoa Y học là vườn dược thảo Vườn bách thảo Kiel là vườn bách thảo đầu tiên theo nghĩa hiện nay. Nó được hình thành bởi Johann Daniel Major vào năm 1669 tại Christian- Albrechts-Universität zu Kiel. Ở Bồ Đào Nha vườn bách thảo đầu tiên do bá tước Grafen von Pombal thuộc Universität Coimbra xây vào năm 1772 [14]. Tại Châu Á, có vô vàn các vườn thực vật lớn nhỏ của các nước như: Trung Quốc có 152 vườn thực vật điển hình như là Vườn Thực Vật Bắc Kinh - Khu vườn được thành lập năm 1953 và hiện nay có diện tích 564.000 m2. Chúng bao gồm 6.000 loài thực vật, bao gồm 2.000 loại cây và bụi rậm, 1.620 loài
  16. 7 thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới và 500 loài hoa. Bộ sưu tập này bao gồm một số loài quý hiếm, ngoài ra còn có Vườn thực vật Nam Trung Quốc là một phần của Học viện Khoa học Trung Quốc, trước đây gọi là Viện Nông Lâm nghiệp, Đại học Sun Yat-Sen, được thành lập vào năm 1929, Vườn Bách thảo Nhiệt đới Xishuangbanna của Học viện Khoa học Trung Quốc được thành lập năm 1959. Vườn thực vật Kadoorie và Vườn Bách thảo Kadoorie và Vườn Bách thảo trải dài trên 148 hecta đất và nằm trên sườn núi phía bắc và chân núi của ngọn núi cao nhất ở Hồng Kông - Tai Mo Shan, Vườn thực vật Vũ Hán, Nghiên cứu vườn thực vật theo định hướng này là một phần của Học viện Khoa học Trung Quốc và được thành lập vào năm 1956 và mở cửa cho công chúng vào năm 1958. Hơn 10.000 loài thực vật và các giống và có 16 vườn đặc sản. Vườn hoa quả hoang dã, Vườn thực vật quý hiếm và Vườn cây thuốc là một trong những vườn lớn nhất Trung Quốc và Vườn Thực vật Xiamen - nằm trên núi Wanshi ở phía đông nam của đảo Hạ Môn. Còn được gọi là Vườn Thực Vật Wanshi có diện tích 4,93 km2 và chứa hơn 6.300 loại cây cảnh nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới cộng thêm 10 vườn độc đáo dành riêng nhỏ hơn. Ấn độ có 131 vườn thực vật nổi tiếng như Vườn thực vật nhiệt đới Jawaharlal Nehru và Viện nghiên cứu , Trivandrum, Kerala. 121 ha ở độ cao 100 m trên mực nước biển. Bảo tồn số lượng lớn nhất các bộ sưu tập cây trồng nhiệt đới tại các vườn thực vật ở châu Á, vườn thực vật Acharya Jagadish Chandra Bose được thành lập năm 1786, mục đích của vườn bách thảo hoàng gia là thu thập các cây bản địa và giới thiệu làm cho cây trồng được phục hồi lại từ các nước khác. Các vườn cũng là một nguồn cung cấp cây trồng quan trọng cho Kew và các vườn khác của châu Âu. Vườn bách thảo Jhansi, Jhansi, Uttar Pradesh, Vườn Bách thảo Saharanpur, Saharanpur, Uttar Pradesh, Vườn thực vật Lloyd's , Darjeeling, Tây Bengal được thành lập vào năm 1878 như là một phụ tùng xa xôi của Vườn thực vật Calcutta. Tại
  17. 8 Indonesia có 5 vườn thực vật nổi trội đó là Vườn Bách thảo Bali. Nhật bản có 64 vườn thực vật đặc biệt phải kể đến đó là Vườn thực vật, Trường đại học Khoa học, Đại học Tokyo. Đại học Tokyo Botanical Gardens, Hakusan, Bunkyo-kuTokyo, Nhật Bản. Lào có Vườn thực vật Pha Tad Ke xây dựng vào năm 2008 và mở cửa vào năm 2015. Đến với Malaysia phải kể đến Rimba Ilmu Rimba Ilmu là một khu vườn thực vật nhiệt đới, được thành lập tại khuôn viên trường Đại học Malaya ở Kuala Lumpur, Malaysia. Rimba IlmuInstitute of Biological Sciences, Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia. Singapore có 2 vườn không thể không nhắc đến Singapore Botanic Gardens nằm ở trung tâm thành phố và được thành lập vào năm 1859. Với diện tích gần 74 hecta, khu vườn là nơi nghiên cứu và bảo tồn hơn 30.000 loài thực vật. Khu vườn này nổi tiếng trên thế giới với Vườn lan Quốc gia, nơi trưng bày hoa lan nhiệt đới lớn nhất thế giới với hơn 1.000 loài phong lan và 2.000 loại lan lai tạo. Nam Triều Tiên có 54 vườn những cái tên thường được nhắc đến như Vườn Bách Thảo Namsan có trụ sở tại Seoul nó chiếm một khu vực 59 m2, có tổng cộng 117.132 cây từ 269 loài trên có 13 khu vườn theo chủ đề. Oedo - một vườn thực vật ven biển được xây dựng năm 1969 bởi Lee Chang Ho và vợ ông, trong công viên biển quốc gia được gọi là Vườn Quốc gia Hallyeo Haesang. Vườn Sinh thái Eco Yanggu - khai trương năm 2004. Chiếm 189.141 người. Đặt tại chân núi Daeamsan. Đây là khu vườn sinh thái cực bắc của Hàn Quốc và được phát triển như là một trung tâm khôi phục hệ sinh thái Nam và Bắc Triều Tiên. Bao gồm hơn 400 thực vật quý hiếm bao gồm các loài thực vật bản địa Hàn Quốc và được bảo vệ bởi Bộ Môi trường Hàn Quốc. Vườn thực vật Yeomiji mở cửa năm 1989 bao gồm 112000 m2, có vườn trong nhà và ngoài trời. theo chủ đề trong các khu. Một số vườn tạo ra các phong cách được tạo ra ở các nước khác trong quá khứ. Tiếp đó là Sri Lanka có các vườn thực vật nổi tiếng như Vườn Bách Thảo Hoàng Gia Sri
  18. 9 Lanka, Peradeniya, Kandy có 147 mẫu vật nằm ở độ cao 460 mét so với mực nước biển, bao gồm hơn 4.000 loài thực vật và nổi tiếng với bộ sưu tập hoa phong lan, ngoài ra còn có Vườn Bách thảo Hakgala, Vườn Bách thảo Henarathgoda và Vườn Bách thảo Mirijjawila. Đài loan có 5 vườn nổi trội kể đến là Vườn Bách thảo Đài Loan, Đài Loan năm 1896, một vườn ươm chính thức với diện tích dưới 5 ha đã được thành lập gần Xiaonanmen ở phía tây nam thành phố Đài Bắc. Điều này đánh dấu sự ra đời của Vườn thực vật Đài Bắc. và Thái Lan có 12 vườn thực vật gồm có vườn thực vật Queen Sirikit là vườn thực vật quan trọng nhất và lâu đời nhất ở Thái Lan và là trung tâm nghiên cứu khoa học chính. Dành riêng cho việc bảo tồn hệ thực vật Thái Lan. Vườn Bách Thảo Queen Sirikit, trước đây gọi là Vườn Bách Thảo Mae Sa. Nằm cách Pattaya 20km về phía Nam tại Thái Lan vườn thực vật Nong Nooch rộng khoảng 2,4 km2 đã sưu tập khoảng 20.000 loại cây nhiệt đới khác nhau đặc biệt tại Nong Nooch có hơn 670 loài hoa lan [13]. Tất cả những vườn thực vật kể trên hiện tại ngoài mang nhiệm vụ là nơi bảo vệ được các nguồn gen quý của các loài cây mà còn có thể trở thành nơi thăm quan giải trí và tạo ra một địa điểm hùng vĩ của các đất nước đó. 2.2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng các loài cây bản địa Trong những năm gần đây rất nhiều nơi trên thế giới đã và đang nghiên cứu thử nghiệm và trồng rừng thanh công bằng những loài cây bản địa. Trong nhiều loại cây trồng các cây thuộc chi Paulownia đáng được sự quan tâm của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tại Malaysia (1999), trong dự án xây dựng rừng nhiều tầng đã giới thiệu cách thiết lập mô hình trồng rừng hỗn loại trên 3 đối tượng: Rừng tự nhiên, rừng Acacia mangium 10 - 15 tuổi và 2 - 3 tuổi. Dự án đã sử dụng 23 loài cây bản địa có giá trị trồng theo băng 30 m mở ra trong rừng tự nhiên, trồng 6 hàng cây. Trong rừng Acacia mangium mở băng 10 m trồng 3 hàng
  19. 10 cây, băng 20 m trồng 7 hàng cây, mở 40 m trồng 15 hàng cây với 14 loài khối B chặt 1 hàng keo trồng 1 hàng, chặt 2 hàng trồng 2 hàng, chặt 4 hàng trồng 4 hàng . Trồng 3 loài sau khi chặt 5 năm, trồng 7 loài sau khi chặt 7 năm. Trong 14 loài cây trồng khối A, có 3 loài S. roxburrghii; S. ovanlis; S. leprosula sinh trưởng chiều cao và đường kính tốt nhất. Tỉ lệ sống không khác biệt, sinh trưởng chiều cao cây trồng tốt ở băng 10 m và băng 40 m. Băng 20 m không thỏa mãn điều kiện sinh trưởng chiều cao. Khối B có tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao tốt khi trồng 1 hàng, sinh trưởng đường kính tốt cho công thức trồng 6 và 6 hàng. Ảnh hưởng của mật độ đến sự phát triển của tán lá khá rõ rệt. Nghiên cứu đối tượng rừng trồng loài Pinus patula, Julians Evan (1982), cho thấy ở rừng 19 tuổi chưa quá tỉa thưa độ dài tán chỉ là 29% tổng chiều dài thân, trong khi cũng ở tuổi này rừng đã tỉa thưa 1 lần vào tuổi 9 chiều dài tán lên tới 40% chiều dài thân. Đối với diện tích tán, Hunt (1969) đã so sánh ảnh hưởng của tỉa thưa đến lâm phần 22 tuổi loài Pinus strobus và kết luận: sau 5 năm tính từ thời điểm tỉa thưa, tổng trọng lượng lá cây của lâm phần qua tỉa thưa gấp 3 lần tổng trọng lượng lá cây của lâm phần chưa tỉa thưa. Nghiên cứu thực sự khác biệt về độ thưa của cây ở các lâm phần có mật độ khác nhau, Vanlaar (1976) đã chỉ ra rằng, với loài cây Pinus trồng tại Nam Phi, ở lâm phần có mật độ cao (3000 cây/ha) hình số của cây là 0,565 trong khi đó ở lâm phần mật độ thấp (125 cây/ha) giá trị hình số tương tự chỉ là 0,495. Qua những nghiên cứu ở trên cho thấy thực sự có mối quan hệ giữa các chỉ tiêu hình thái và chất lượng cây với mật độ của cây. Đây là những kết luận quan trọng không những có ý nghĩa lý luận trong nghiên cứu mà còn có ý nghĩa thực tiễn về mặt lâm sinh.
  20. 11 2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 2.3.1. Những nghiên cứu về xây dựng vườn thực vật Tại Việt Nam việc bảo vệ các loài động thực vật khỏi sự khai thác trầm trọng của con người cũng đang được chú ý đến thông qua việc xây dựng nên các vườn thực vật nhằm mục đích bảo vệ nguồn gen quý hiếm, bên cạnh đó là nơi để kết hợp cho con người tham quan giải trí và giáo dục về việc bảo vệ thiên nhiên. Đồng thời là nơi để học tập và nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên và cả các nhà nghiên cứu khoa học. Nổi bật phải kể đến Thảo cầm viên ở thành phố Hồ Chí Minh, Thảo cầm viên còn được mệnh danh là vườn thực vật lâu đời nhất việt nam, được xây dựng vào năm 1864, Thảo Cầm Viên có 590 loài động vật với 125 loài và 1.830 cây và thực vật của 260 loài, trong đó có một số loài trên 100 tuổi. Bao gồm 20 loài phong lan, 32 loài cây xương rồng và 34 loài cây cảnh. Vườn thú và Vườn thực vật Sài Gòn được chia thành khu bảo tồn động vật, khu bảo tồn thực vật, vườn lan và công viên giải trí. Khu vườn thực vật có nhiều loài thực vật quý hiếm, một số loài không có nguồn gốc ở Việt Nam. Có nhiều loài xương rồng, dương xỉ và thực vật đã được nhập khẩu từ Châu Phi và Mỹ [1]. Tiếp đó là Vườn Bách Thảo tại Hà Nội được xây dựng từ năm 1890, do nhiều biến đổi nên hiện tại diện tích chỉ còn 10 ha, tuy diện tích có bị thu lại nhưng tính đa dạng về các loài ở Vườn Bách Thảo Hà Nội không vì đó mà giảm. Vườn bách thảo Hà Nội tạo thành một cảnh quan thu nhỏ bao gồm núi, rừng và hồ nước. Trên mảnh đất tuy nhỏ hẹp của khuôn viên vườn bách thảo có mặt nhiều loài cây gỗ quý hiếm đặc trưng cho các cánh rừng ẩm nhiệt đới phương Nam. Số loài địa phương chiếm trên 2/3 các loài cây hiện hữu, còn lại 1/3 là các loài cây nhập nội từ nhiều châu lục trên thế giới: Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương. Các loài cây cũng đại diện cho các họ, bộ của hệ thực vật bậc cao có mạch, nổi bật là các loài cây thuộc ngành thực vật hạt trần và thực vật hạt kín [12]. Vào vườn
  21. 12 Bách Thảo khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng các loài cây thân gỗ có đường kính 2, 3 người ôm; các loại cây thân cột khổng lồ của họ cau dừa; các cây gỗ có bộ rễ phụ buông dài của nhóm si, đa, đề các loài cây leo thân gỗ, các giò phong lan khoe sắc và các cây cảnh sặc sỡ. Bên cạnh đó thì một số vườn thực vật được xây dựng ngay trong các khu bảo tồn vừa phục vụ bảo tồn lại vừa lồng ghép tham quan giải trí, giáo dục đem lại nguồn kinh tế ví dụ như vào năm 2012 vườn thực vật tại thôn Cà Đâng, xã Tà Bhinh diện tích xây dựng vườn thực vật này khoảng 50,3 hecta trên khu đất nương rẫy trồng cây hàng năm. Vườn thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích trên 40 hecta [2]. Cùng với đó chúng ta đã xây dựng các vườn thực vật ngay trong trường giúp học sinh có nơi học tập ngoài giờ lý thuyết khô khan, tất nhiên đồng thời vẫn có thể bảo tồn các loài thực vật như vào năm 2008 trường tiểu học Lương Thế Vinh, có diện tích khoảng 300m2 với hơn 100 các loại cây và các trường tiểu học khác gần vùng lân cận trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nơi lưu giữ các loài thực vật quý hiếm nhiều không kém đó là Vườn Thực vật Cúc Phương, vườn thực vật rộng khoảng 90 ha đến nay đã sưu tập và bảo tồn được 535 loài cây. Trong đó có 210 loài cây gỗ Cúc Phương, 85 loài cây gỗ của các vùng khác ở Việt nam, 5 loài nhập nội, 25 loài thuộc họ ráy, 20 loài cây ăn quả 15 loài tre trúc, 15 loài cau dừa, 20 loài cây thuốc và 140 loài lan. Các loài cây đều được chăm sóc và theo dõi sinh trưởng để nghiên cứu quá trình sinh trưởng phát triển. Nhiều loài đã ra hoa kết quả và cung cấp cây giống cho các chương trình trồng rừng bằng loài cây bản địa. Có diện tích nhỏ chỉ khoảng 3 ha Vườn thực vật Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam Nằm trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 12 km về phía Nam, được bắt đầu xây dựng và gây trồng cách đây khoảng 50 năm. Từ đó đến nay có hơn 4.000 cây thuộc 30 bộ, 60 họ và hơn 200 loài được gây trồng phát triển trong Vườn. Trong đó, gần 30 loài có tên trong Sách
  22. 13 đỏ Việt Nam và Thế giới, như Sưa, Thông nàng và còn rất nhiều loài nữa. Tất cả những vườn thực vật được liệt kê bên trên đều là những vườn thực vật có khả năng lưu giữ các nguồn gen quý và là nơi tham quan giải trí kết hợp với học tập và nghiên cứu khoa học. Từ những vườn thực vật đã và đang xây dựng tại Việt Nam có thể nhận thấy con người đang dần có suy nghĩ tích cực hơn về việc bảo vệ và giá trị của thiên nhiên. 2.3.2. Nghiên cứu về trồng cây bản địa Ở nước ta, việc tuyển chọn các loại cây bản địa có những ưu thế sinh trưởng nhanh, có giá trị cao và khả năng bảo vệ tài nguyên đất nước tốt là việc làm mang ý nghĩa thực tiễn và có cơ sở khoa học. Trong những năm gần đây, đã có nhiều tác giả đi sau nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài cây bản địa ở Việt Nam. Năm 2009, Phạm Văn Bốn [6] thực hiện “Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Lim xanh (erythrophloeum fordii oliv) tại Bình Phước”. Điều tra sinh trưởng trên cây Lim xanh 10 năm tuổi và 3 năm tuổi cho thầy Lim xanh rất thích hợp trồng trên đất Bình Phước (khu vực Đông Nam Bộ), kể cả cho làm giàu rừng và trồng rừng thuần loài. Trong mô hình làm giàu rừng theo rạch, sau 10 năm, tỷ lệ sống đạt từ 53% - 75%, tăng trưởng bình quân năm đạt 1,25 cm/năm về đường kính và 1,35 m/năm về chiều cao. Trong mô hình rừng trồng thuần loài, sau 3 năm, tỉ lệ sống còn 81,81%, tăng trưởng đạt 2,15 cm/năm về đường kính và 1,93 m/năm về chiều cao. Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu, cần tiếp tục mở rộng quy mô nghiên cứu trên diện rộng, với nhiều loại đất khác nhau trong khu vực nhằm bổ sung loài cây này vào danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất trong khu vực sinh thái Đông Nam Bộ, đồng thời góp phần vào công tác bảo tồn nguồn gen. Năm 1960, Lưu Phạm Hoành, Lê Cảnh Nhuệ, Trần Nguyên Giảng đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm cải tạo và làm giàu rừng bằng những loài
  23. 14 cây bản địa như Long não, Re hương, Ràng ràng mít, Vạng trứng theo phương thức cải tạo chặt trắng, cải tạo theo băng, trồng dưới tán [3]. Chương trình 327 với định hướng trồng hừng phòng hộ theo hướng hỗn loài 500 cây bản địa + 1000 cây phụ trợ. Khi thực thi có hơn 60 tỉnh thành phố đã trồng rất nhiều mô hình rừng trồng hỗn loài khác nhau với hơn 70 loài cây. Theo Thẩm Đức Thuận năm 2017 [8] Đánh giá tình hình sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng trong mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn tại Cao Phong - Hòa Bình trên cây Lim xanh, Re hương, Lim xẹt cho thấy Ở cây Lim xẹt đường kính tán lá dao động từ 3,5 - 4,1 m, trung bình 3 OTC là 4,0 m, còn về hệ số biến động từ 15,8 - 22,4%, hệ số biến động trung bình 3 OTC là 18,7%, tăng trưởng bình quân về đường kính tán lá của Lim xẹt đạt 0,3 m/năm. Đối với cây Re hương có sinh trưởng đường kính tán lá từ 6,1 - 6,7 m, trung bình 3 OTC là 6,4 m, có hệ số biến động từ 19,9 - 24,3%, trung bình 3 ô tiêu chuẩn là 22,7%, tăng trưởng bình quân về đường kính tán lá của Re hương đạt 0,4 m/năm. Với cây Lim xanh đường kính tán lá dao động từ 4,4 - 4,9 m, trung bình 3 OTC là 4,6 m, có hệ số biến động từ 16,0 - 20,8%, trung bình 3 OTC là 17,7%, tăng trưởng bình quân về đường kính tán lá của Lim xanh đạt 0,3 m/năm. Triệu Văn Hùng (1993) [9], đã nghiên cứu về “Đặc tính sinh vật học của một số loài cây làm giàu rừng (Trầm hương, Long não)” có nhận xét: Trong tổ thành rừng tự nhiên. Trám trắng chỉ đạt trung bình 3,87% về số cây và 6,84% về chữa lượng ô tiêu chuẩn. Xét ở trạng thái rừng IIIA1, Trám trắng chiếm tỷ lệ cao hơn so với IIIa2. Trong rừng rất hay gặp Trám trắng với một số loài cây bạn như Kháo vàng, Giẻ, Lim xẹt, Hu đay, Sau sau, Xoan nhừ, Xoan ta, Vối thuốc Trần Quang Việt, Nguyễn Bá Chất (1997) khi nghiên cứu đề tài: “Xác định cơ cấu cây trồng và xây dựng quy định hướng dẫn kỹ thuật trồng cho một
  24. 15 số loài cây chủ yếu phục vụ chương trình 327” trong 2 năm 1997 - 1998 đã chọn được tập đoàn cây trồng gồm 70 loài và xây dựng được quy trình, hướng dẫn kĩ thuật cho 20 loài cây như Lát hoa, Muống đen, Trám trắng, Tếch, Dầu rái Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) đã đưa ra các nghịch lí cơ bản về cây bản địa trong đó có nêu rõ những khó khăn khi đưa cây bản địa vào trồng rừng ở nước ta [4]. Trong báo cáo chuyên đề về cây Huỷnh (Tarrietia javannica Kost), Bùi Đoàn đã có nhận xét: “Huỷnh được coi là một trong những cây bản địa chủ yếu trong công tác trồng rừng” ở Nam Trung Bộ, đặc biệt là ở Quảng Bình. Phùng Ngọc Lan (1994), nghiên cứu một số đặc tính sinh thái loài Lim xanh đã xác nhận: Vùng phân bố của loài Lim xanh rất rộng và có ở hầu hết các tỉnh phía bắc nước ta (từ đèo Hải Vân trở ra) với độ cao phân bố từ 900 m trở xuống phía nam và 500 m trở xuống ở phía bắc. Sinh trưởng thích hợp ở vùng núi bát úp tháp, độ dốc nhỏ hơn 20o hoặc ở chân đồi chân núi nơi dốc tụ [7]. Viện Khoa học Lâm nghiệp khi nghiên cứu về hai loài cây để cải tạo rừng nghèo kiệt tại Vũ Mễ (Bắc Sơn) và Đồng Hỷ (Thái Nguyên) là Dẻ đỏ và Kháo vàng từ những năm 1972 đến những năm sau 1975 một số lâm trường như Bắc Sơn, Võ Nhai, Đồng Hỷ đã nhân rộng hoặc cải tạo theo băng (15 - 30 m) hoặc theo đám. Cho đến nay việc đánh giá các mô hình này rất khó khăn vì đã bị tàn phá. Từ kết quả nghiên cứu “Đặc điểm một số nhân tố tiểu hoàn cảnh của rừng trồng thử nghiệm hỗn giao cây lá rộng nhiệt đới tại phân khu phục hồi sinh thái vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng)” và “Nghiên cứu thực nghiệm cây trồng bản địa dưới tán rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massonianna) và Keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại khu rừng thực nghiệm trường đại học Lâm nghiệp tác giả Phạm Xuân Hoàn (2002) đã rút ra 1 số kết quả, như tăng trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng trông rất là tốt, đặc
  25. 16 biệt là dưới tán rừng trồng Keo lá tràm và Thông đuôi ngựa, đồng thời cũng đã định lượng được một số nhân tố ảnh hưởng chính đến sinh trưởng cây bản địa như độ tàn che của tầng cây cao, cường độ ánh sáng, đất. Vi Hồng Khanh (2003), khi đánh giá sinh trưởng của một số loài cây bản địa phục vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng ở Cầu Hai - Phú Thọ đã kết luận: Phần lớn các xuất sứ Lim xanh đều có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt đồng thời trồng 34 loài cây bản địa nơi nghiên cứu đã chọn các loài cây sau đây để đánh giá sinh trưởng là Re Gừng, Giổi xanh, Xoan đào, Lim xanh, Lim xẹt, Trám trắng, Giẻ cau, Giẻ đỏ, Chiêu liêu, Giổi xanh là những loài cây mọc nhanh thích ứng nhanh, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh có khả năng nhân rộng và phát triển cho các điều kiện lập địa tương tự [10]. Năm 1994 trong hội thảo về tăng cường các công trình trồng rừng ở Việt Nam với sự phối hợp giữa Bộ Lâm nghiệp, dự án tăng cường các chương trình trồng rừng ở Việt Nam (STRAP) và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã đưa ra khuyến nghị quan trọng là cần có nhiều thông tin hơn về loài cây bản địa để cho các địa phương tham khảo và tìm chọn loài cây phục vụ cho trồng rừng. Nhằm đáp ứng được phần nào yêu cầu trên, dự án STRAP đã cùng với Viện Khoa học Lâm nghiệp thực hiện một dự án “Xác định các loài cây bản địa chất lượng cao để trồng rừng ở Việt Nam”. Kết quả đã đưa ra những thông tin có hệ thống và tổng hợp về 210 loài cây cho gỗ chất lượng cao dùng để làm nhà ở và đồ mộc cao cấp. Qua đó cũng thấy tiềm năng của cây bản địa ở từng vùng cũng như trong cả nước rất phong phú nhưng số cây đã có kĩ thuật, có mô hình, có khả năng trồng rừng còn quá ít. Do vậy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu thử nghiệm những cây còn lại mới có thể biến tiềm năng thành hiện thực. Ngoài ra cần tập trung nghiên cứu và phát triển những cây có giá trị cao để tạo nguồn cây chủ lực cho từng vùng và cho cả nước.
  26. 17 Qua nhiều năm nghiên cứu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2000) [11], đã đề xuất trên 100 loài cây bản địa cho các chương trình trồng rừng phục vụ cho cả 3 loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. 2.4. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu Địa điểm xây dựng mô hình vườn thực vật nằm trong mô hình Khoa Lâm nghiệp và nằm trong diện tích của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Mô hình có diện tích khoảng 0.8 hecta và mô hình nghiên cứu chiếm 0.26 ha trên tổng diện tích. 2.4.1 Đất đai Đất đai của mô hình Khoa Lâm nghiệp được hình thành do hai nguồn gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ. Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian được chia thành. Đất phù sa không được bồi tụ hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ. Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Nhóm đất Feralit: Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn. Đất khu vực mô hình Khoa Lâm nghiệp là đất dốc tụ pha cát lẫn với đá nhỏ, đất có màu xám đen, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp do đã sử dụng nhiều năm. Đất feralit, nguồn gốc của đất xuất phát từ đá sa thạch, độ pH của đất thấp, đất nghèo mùn. Đất có độ màu mỡ thấp nên cây con sinh trưởng và phát triển mức trung bình, đôi khi có cây phát triển kém [5].
  27. 18 2.4.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết Mô hình khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm nằm trong khu vực xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ các đặc điểm khí hậu của thành phố Thái Nguyên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Có 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. 2.5. Khái quát một số đặc điểm của 4 loài cây bản địa được chọn để nghiên cứu Kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã có và quy trình kỹ thuật trồng rừng của Viện Khoa học Lâm nghiệp cho thấy một số đặc điểm sinh thái học cơ bản của Long não, Re hương, Trầm hương, Trai lí như sau: 2.5.1. Long não (Cinnamomum camphora) 2.5.1.1. Đặc điểm nhận biết Cây gỗ lớn có thể cao đến 15m, vỏ thân dày nứt nẻ. Tán lá rộng, lá mọc so le có cuống dài, ở kẽ gân chính và gân 2 bên nổi lên 2 tuyến nhỏ. Hoa nhỏ màu vàng lục mọc thành chùm ở kẽ lá, quả mọng khi chín có màu đen, (hình 2.1). 2.5.1.2. Đặc tính sinh học và sinh thái Long não thuộc loài thân gỗ, lớn và thường xanh, có chiều cao từ 20 - 30m, có cây cao tới 40m với đường kính 200cm, vỏ thân dày nứt nẻ. Long não là cây tương đối ưa sáng, ưa khí hậu ấm và ẩm. Cây mọc tốt trên đất sét pha tầng dày, không sống được trên đất mặn, đất trũng hoặc khô hạn. Trong điều kiện thích hợp, cây Long não có thể tái sinh từ hạt hoặc chồi tốt [16]. 2.5.1.3. Phân bố địa lý Ở điều kiện thích hợp Long não có thể tái sinh hạt và chồi tốt. Cây Long não mọc tự nhiên và đã được gây trồng trên diện tích nhỏ ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Một số nơi trồng ven đường để lấy bóng mát như Hà Tây (cũ), Hà Nội, Hà Bắc (cũ), Thừa Thiên - Huế, Gia Lai Gỗ cây Long não màu
  28. 19 nâu hồng. Giác mỏng màu xám trắng, là loài gỗ chịu nước, không bị mối mọt có mùi thơm, dùng để đóng đồ, làm đồ mỹ nghệ 2.5.1.4. Giá trị Cây Long não có tác dụng thanh lọc không khí. Một trong những tác dụng hiếm thấy mà không phải loài cây nào cũng có đó là Long não có khả năng thanh lọc không khí. Bởi lá cây Long não có khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng (như chì) làm sạch môi trường. Chúng giúp tạo ra môi trường ôzôn rất mạnh. Do đó, khi đứng ở dưới những cây này, người ta sẽ cảm thấy dễ thở, cơ thể thoải mái và thư thái [15]. Gỗ Long não có tác dụng chống mối mọt. Gỗ Long não trên thực tế không bị côn trùng phá hại, bởi gỗ Long não có mùi thơm và có khả năng khử được mùi ẩm mốc, xua đuổi ruồi muỗi. Vì thế người ta dùng nó để sản xuất các vật dụng nhỏ trong gia đình (tráp, hộp, chuỗi vòng hạt, quạt v.v). Long não có tác dụng làm thuốc chữa bệnh, phục vụ công tác tinh chế dầu Long não: Người ta chưng cất bằng hơi nước các loại gỗ nghiền nhỏ, rễ, cành non của cây Long não để thu được tinh dầu, mà từ đó trong quá trình ngưng tụ và làm lạnh có thể thu tới 90% Long não. Bằng việc chưng cất phân đoạn tinh dầu thô người ta thu được các thành phần khác nhau, được sử dụng trong kỹ thuật (tinh dầu Long não đỏ, chứa safrol), y tế (Long não y tế), ướp thơm (tinh dầu Long não trắng). Long não có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Lá Long não có thể nấu nước xông chữa cảm. Tinh dầu có tác dụng trị bỏng, xua muỗi, chế dầu cao xoa bóp. Camphor dùng ngoài làm thuốc sát trùng, tiêu viêm, dùng trong dưới dạng thuốc tiêm (Dung dịch camphor 10- 20% trong dầu) chữa trị tim. Ngoài ra, trong giới y học còn kết hợp tinh bột Long não với các vị thuốc khác nhau để chữa một số bệnh như: Hắc lào, bong gân, chấn thương, sai khớp, hôi nách, viêm họng, ho đờm khò khè, tiêu chảy thể hàn Xong
  29. 20 dùng thuốc phải có liều lượng nhất định, bạn nên tham khảo và uống theo chỉ dẫn của bác sỹ tránh tự ý dùng thuốc. Hình 2.1: Cây Long não trong vườn thực vật 2.5.2. Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) 2.5.2.1. Đặc điểm nhận biết Cây gỗ to, thường xanh, cao đến 40 m, đường kính thân 70 - 90 cm, cành nhẵn, màu hơi đen khi khô. Lá mọc cách, dai, hình trứng, dài 9 - 13 cm, rộng 4 - 5 cm, thót nhọn về 2 đầu; gân bên 4 - 7 đôi, gân giữa phẳng ở mặt trên, lồi ở mặt dưới; cuống dài 2 - 3 cm, nhẵn. Cụm hoa chuỳ ở nách lá, dài 6 - 12 cm, phủ lông màm nâu; cuống hoa dài 1 - 3 mm, phủ lông; bao hoa 6 thuỳ, có lông dài 1,5 - 2 mm, thuôn; nhị hữu thụ 9, chia 3 vòng, 2 vòng nhị ngoài không tuyến, chỉ có lông, nhị vòng thứ 3 có 2 tuyến, tuyến không chân, nhị lép 3, hình tam giác có chân; bầu hình trứng, nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa. Quả hình cầu, đường kính 8 - 10 mm, đính trên ống bao hoa hình chén, (hình 2.2).
  30. 21 2.5.2.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái Cây mọc trong rừng nguyên sinh, mùa hoa tháng 3 - 4, quả chín tháng 10 - 11. Là cây tương đối ưa sáng, lúc nhỏ cần che bóng, ưa khí hậu ấm và nhiệt độ trung bình năm 15-20 độ, lượng mưa trên 1000 mm. Mọc tối trên đất sét pha tầng dày, không sống được trên đất mặn, đất trũng hoặc quá khô. Ở điều kiện thích hợp Re hương có thể tái sinh hạt và chồi tốt [17]. 2.5.2.3. Phân bố địa lý Trong nước: Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị, Đà Nẵng. Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc. 2.5.2.4. Giá trị Nguồn gen hiếm.Gỗ tốt không mối mọt, dùng trong xây dựng, làm tà vẹt, đóng tàu. Lá vỏ và rễ có thể chiết suất tinh dầu và tạo ra những sản phẩm nội thất, mỹ nghệ cao cấp [18]. Hình 2.2: Cây Re hương trong vườn thực vật
  31. 22 2.5.3. Trầm hương (Aquilaria malaccensis) 2.5.3.1. Đặc điểm nhận biết Cây gỗ nhỡ thân thằng, không có bạnh vè, cao 20 - 30m, đường kính có thể tới 80cm. Vỏ màu nâu xám trắng, nứt dọc lăn tăn, mỏng, nhiều sợi dai, dễ bóc. Phân cành không cân đối, cành non xanh lục sau màu xám trắng, (hình 2.3). 2.5.3.2. Đặc tính sinh học và sinh thái Cây mọc trong rừng nguyên sinh, cây Trầm hương 5 tuổi mới ra hoa kết trái. Ra hoa vào đầu tháng 3 - 5 âm lịch, trái chín và kết hạt vào cuối tháng 5 - 7 âm lịch. Trái chín sẽ tách ra làm 2 và bên trong có 2 hạt màu nâu sậm, có thể tự rụng. Trầm hương là cây trung tính thiên về ánh sáng, tái sinh hạt tốt dưới độ tàn che 0.4 - 0.6. Tái sinh chồi mạnh, thường phân bố ở nhiệt độ 250 - 1000 m trên các sườn núi, khe cạn, thường mọc trên đất dốc thoải dưới 35 độ. Cây thường sống trên các loại đất feralit phát triển trên đá mẹ sa thạch, sạn kết, cuội kết và phiến thạch sét. 2.5.3.3. Phân bố địa lý Tại Việt Nam cây trầm hương phân bố tại các địa bàn như: + Phía Bắc: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Hà, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc. + Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẳng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên, Khánh Hòa. + Tây Nguyên: Gia Lai, Kontum, Đắc Lắk. + Miền Nam: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Đảo Phú Quốc. Đặc biệt Trầm Hương tự nhiên được tìm thấy nhiều trên suốt chiều dài của dãy Trường Sơn, song do sự khai thác bừa bãi của dân, đến nay chỉ còn thấy cây Dó Bầu ở những vùng xa xôi, đầu nguồn rừng già.
  32. 23 2.5.3.4. Giá trị Cây Trầm hương cho gỗ quý hiếm, thường dùng chế tác các sản phẩm phong thủy. Trồng cây trầm hương không chỉ cho bóng mát, bảo tồn loại cây quý hiếm mà còn cho giá trị kinh tế cao. Nhựa tích tụ trên vết thương của cây hình thành Trầm hương loại đặc sản đặc biệt, nổi tiếng, quý hiếm. Trầm làm dùng thuốc chữa bệnh, làm hương liệu và có giá trị xuất khẩu cao. Hình 2.3: Cây Trầm hương trong vườn thực vật
  33. 24 2.5.4. Trai lí (Garcinia fagraeoides) 2.5.4.1. Đặc điểm nhận biết Cây gỗ lớn, cao trên 20m. Thân tròn thẳng, gốc có bạnh lớn. Vỏ xám nâu hoặc nâu đen, nứt dọc, vết vỏ dẻo trắng, chảy nhựa vàng. Phân cành ngang, cành non hơi vuông cạnh xanh lục. Lá đơn mọc đối không có lá kèm, phiến lá hình trái xoan đầu có mũi nhọn, dài 10-17cm, rộng 5-6cm, lá dày, 2 mặt đều nhẵn. Gân bên 6-8 đôi nổi rõ, gân nhỏ thẳng góc với gân chính, mặt dưới lá chằng chịt các đường rạn nứt, lá non màu đỏ thắm. Qủa mập hình trái xoan thuôn, (hình 2.4). 2.5.4.2. Đặc tính sinh học và sinh thái Cây mọc trong rừng nguyên sinh, thân gỗ lớn, thường xanh điểm đặc biệt của gỗ trai là chịu được mưa nắng, rất cứng, được coi là loại gỗ qúy thịt gỗ trai mềm mại, thửa gỗ mịn màng và vân gỗ xoáy đều rất dễ nhận biết. Cây sinh trưởng chậm, ưa sáng thường mọc trên vừng núi đá vôi, dễ phát triển ăn sâu vào các khe và hốc đá. Mùa ra hoa tháng 3-4, quả chín 8-9. Tái sinh hạt khó khăn. 2.5.4.3. Phân bố địa lý Cây gỗ trai mọc tập trung chủ yếu ở các vùng núi miền Trung, đặc biệt là khu vực Bình Trị Thiên. Chúng xuất hiện ở vùng phía tây Quảng Trị. Các vùng này, cây mọc ở ven khe suối, nơi hội tụ các điều kiện về nguồn nước và ánh nắng trung bình. 2.5.4.4. Giá trị Gỗ có vỏ cây và lá chữa sốt rét và lị. Lá cây còn có thể chữa ghẻ. Gỗ trai dùng làm những chiếc bình lục bình để mang lại giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao. Gỗ trai dùng nhiều trong sản xuất đồ nội thất cao cấp, đặc biệt là nó thường dành cho những gia đình quý tộc với mức giá đắt đỏ.
  34. 25 Hình 2.4: Cây Trai lí trong vườn thực vật
  35. 26 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng Là 4 loại cây bản địa trồng thuộc họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) được chọn nghiên cứu trong mô hình vườn thực vật Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên: 1. Long não (Cinnamomum camphora) 2. Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) 3. Trầm hương ( Aquilaria malaccensis) 4. Trai lí (Garcinia fagraeoides) 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Mô hình Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian: 01/2019 - 05/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu + Một số đặc điểm của 4 loài cây bản địa thuộc họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) trồng trong mô hình vườn thực tập tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. + Đánh giá sinh trưởng đường kính gốc của 4 loài cây bản địa trong họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) trồng trong mô hình vườn thực tập tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. + Đánh giá chiều cao vút ngọn của 4 loài cây bản địa trong họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) trông trong mô hình vườn thực tập tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. + Đánh giá sinh trưởng đường kính tán lá của 4 loài cây bản địa trong họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae)
  36. 27 trồng trong mô hình vườn thực tập tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. + Theo dõi đặc điểm sinh trưởng lá của từng cây thuộc họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) trồng trong mô hình vườn thực tập tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. + Đánh giá đặc trưng của các nhóm sâu bệnh hại trồng trong mô hình vườn thực tập. + Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình vườn thực tập tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận Sinh trưởng là sự biến đổi theo tuổi của các nhân tố điều tra, là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa của một vật sống. Quá trình sinh trưởng của cây rừng nói riêng, các loài thực vật nói chung là kết quả tổng hợp của nhân tố nội tại và điều kiện ngoại cảnh, vì vậy nếu điều kiện ngoại cảnh đồng nhất thì nhân tố nội tại sẽ quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây. Do đó trong cùng một loài cây ở một điều kiện ngoại cảnh khác nhau nó sẽ sinh trưởng khác nhau vì mỗi loại cây có phạm vi phân bố về điều kiện ngoại cảnh (khí hậu, đất đai ) nhất định, nếu nằm trong phạm vi phân bố thì cây sinh trưởng phát triển tốt còn nếu xa phạm vi phân bố cây sinh trưởng phát triển kém. - Trong toàn bộ đời sống của cây rừng, bản thân cây rừng chịu sự chi phối của môi trường quanh chúng. Tiểu hoàn cảnh bao gồm tiểu khí hậu và đất. Với đối tượng nghiên cứu là cây bản địa trồng trong mô hình nó chịu sự chi phối rất lớn của tiểu hoàn cảnh của các loài cây khác tạo ra. Do vậy:
  37. 28 + Khi nghiên cứu sinh trưởng của cây bản địa phải đặt trong tổng thể của sự tác động của các loài cây khác và các nhân tố hoàn cảnh khác, nghĩa là phải đánh giá cả hiện trạng của thảm thực vật và các nhân tố sinh thái khác. + Để đánh giá được sinh trưởng của các loài cây trồng trong mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn, đề tài cần phải nắm rõ được các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng, trên cơ sở đó dựa vào các yếu tố môi trường xung quanh như đất đai, khí hậu, thảm thực bì để đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố đó đến sinh trưởng của cây trồng. Từ đó đề xuất được các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu 3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Trong quá trình điều tra số liệu để dễ dàng hơn cho việc thu thập và điều tra, đã sử dụng biện pháp gắn mã số thẻ cho từng cây, gắn biển cây cho mỗi hàng trong mô hình giúp việc thu thập số liệu tốt hơn. Đánh giá sinh trưởng đường kính gốc Đường kính gốc (D0.0), được đo bằng thước kẹp cơ khí, đo theo 2 chiều Đông – Tây và Nam – Bắc rồi tính trị số bình quân. Đánh giá sinh trưởng chiều cao vút ngọn Chiều cao vút ngọn (Hvn) được đo bằng thước dây. Dùng bút xóa trắng kẻ 1 đường làm mốc ở gốc cây làm chuẩn rồi dùng thước đo từ điểm chuẩn đến đỉnh ngọn sinh trưởng của cây. Đánh giá sinh trưởng đường kính tán lá Sinh trưởng đường kính tán lá của cây được đo bằng thước dây, đo hai chiều đông - tây và nam - bắc của tán lá, rồi tính trị số bình quân. Theo dõi tình hình sinh trưởng lá Tiến hành theo dõi định kỳ, lá sau khi xuất hiện từ chồi lá 2 ngày thì
  38. 29 tiến hành đo diện tích, mỗi loài theo dõi 5 cây, mỗi cây theo dõi sinh trưởng của 5 lá, vị trí lá tiến hành theo dõi phải đại diện được phân bố đều trên cây (2 lá ở gốc tán, 2 lá ở giữa tán và 1 lá ở ngọn). Dùng giấy kẻ ô vuông (mỗi ô vuông trong giấy kẻ bằng 0,25cm2) áp vào mặt lá và vẽ phác họa lên bề mặt giấy để đo diện tích lá qua mỗi lần đo. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại. Đối với bệnh hại lá: Tiến hành điều tra tất cả các cây thuộc đối tượng nghiên cứu. Trong cây điều tra 5-6 cành (2 cành gốc tán 2 cành giữa tán và 2 cành ngọn). Nếu số lượng lá quá lớn ta lấy mỗi cành 5-6 lá: 2 lá gốc cành, 2 lá giữa cành, 1-2 lá ngọn cành. Quá trình thu thập số liệu được chia làm 5 đợt, định kỳ 1 tháng đo 1 lần đó là: o Đợt 1: Ngày 15/01/2019 o Đợt 2: Ngày 15/02/2019 o Đợt 3: Ngày 15/03/2019 o Đợt 4 :Ngày 15/04/2019 o Đợt 5: Ngày 15/05/2019 3.4.2.2 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu sau khi thu thập về được xử lý bằng các công thức toán học trên phần mềm Microsoft Excel 2010. - Đường kính TB của cây ở mỗi lần đo: D00TB = Trong đó: D00TB: Đường kính trung bình của cây ∑d: Tổng số đo đường kính các cây M: Tổng số cây - Chiều cao trung bình của cây ở mỗi lần đo: HvnTB =
  39. 30 Trong đó: Hvn TB: Chiều cao trung bình của cây ∑h: Tổng số đo chiều cao các cây M: Tổng số cây - Xác định số trung bình mẫu: - Tính sai tiêu chuẩn: 1 n S =  xi x 2 n 1 1 Trong đó: xi: Trị số điều tra như đường kính (D00) và chiều cao (Hvn) : Trung bình mẫu - Hệ số biến động: S % = x 100 Trong đó: S: Sai tiêu chuẩn : Trung bình mẫu - Tỷ lệ cây bị sâu bệnh hại: P%= n.100/N Trong đó: n là số cây bị sâu bệnh N là tổng số cây điều tra.
  40. 31 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Các loài cây trong mô hình nói chung và 4 loài cây thuộc họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) nói riêng được bố trí từng hàng trong mô hình. Mỗi cây tương ứng 1 hàng mỗi hàng có khoảng cách là 3 mét và cây cách cây là 2 mét. Qua sơ đồ bố trí bên dưới có thể dễ dàng nhìn thấy các loài cây bản địa trong mô hình, các bố trí vị trí giữa các loài cây, địa điểm đặt các loài cây, dễ dàng cho việc sử dụng khi đi vào vườn thực vật. Diện tích của mô hình vườn thực vật rộng 0,26 ha đang được trồng với số lượng là 406 cây thuốc 25 loài cây bản địa khác nhau. 4.1. Kết quả sinh trưởng của 4 loài cây bản địa trong mô hình 4.1.1. Sinh trưởng đường kính gốc của 4 loài cây bản địa trong mô hình Sinh trưởng đường kính: Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính gốc (D00) được trình bày tại bảng 4.1 - bảng 4.4. Bảng 4.1. Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Long não lần đo D00 (cm) S(cm) ∆(cm) 1 0.971 0.065 - 2 1.092 0.073 0.121 3 1.228 0.082 0.136 4 1.364 0.089 0.136 5 1.478 0.094 0.114 Lượng tăng trưởng giữa lần 1 và lần đo 5 0.507 Từ những dữ liệu tại bảng 4.1 cho thấy: Cây Long não có đường kính trung bình sát gốc D(00) tại lần đo cuối thu được là 1.478cm. Với hệ số biến
  41. 32 động từ 0.065 đến 0.094 cm. Tăng trưởng lớn nhất ở giữa lần đo 2 đến lần đo 4 đạt 0.136 cm và lượng tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 0.507 cm (sau 5 tháng đo). Bảng 4.2. Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Trai lí lần đo D00(cm) S(cm) ∆(cm) 1 1.147 0.073 - 2 1.282 0.071 0.135 3 1.400 0.069 0.118 4 1.535 0.068 0.136 5 1.652 0.068 0.117 Lượng tăng trưởng giữa lần 1 và lần đo 5 0.505 Từ những dữ liệu tại bảng 4.2 cho thấy: Cây Trai lí có đường kính trung bình gốc D(00) tại lần đo cuối thu được là 1.652 cm. Với hệ số biến động từ 0.068 đến 0.073cm, tăng trưởng lớn nhất ở giữa lần đo 3 đến lần đo 4 đạt 0.136 cm và lượng tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 0.505 cm (sau 5 tháng đo). Bảng 4.3. Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Trầm hương lần đo D00(cm) S(cm) ∆(cm) 1 1.692 0.158 - 2 1.857 0.160 0.165 3 2.021 0.169 0.164 4 2.171 0.183 0.150 5 2.342 0.194 0.171 Lượng tăng trưởng giữa lần 1 và lần đo 5 0.650
  42. 33 Từ những dữ liệu tại bảng 4.3 cho thấy: Cây Trầm hương có đường kính trung bình gốc D(00) tại lần đo cuối thu được là 2.342 cm. Với hệ số biến động từ 0.158 đến 0.194cm, tăng trưởng lớn nhất ở giữa lần đo 4 đến lần đo 5 đạt 0.171 cm, lượng tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 0.650 cm (sau 5 tháng đo). Bảng 4.4. Sinh trưởng về đường kính gốc của cây Re hương lần đo D00(cm) S(cm) ∆(cm) 1 1.090 0.109 - 2 1.254 0.121 0.164 3 1.481 0.156 0.227 4 1.736 0.193 0.255 5 1.990 0.218 0.254 Lượng tăng trưởng giữa lần 1 và lần đo 5 0.900 Từ những dữ liệu tại bảng 4.4 cho thấy: Cây Re hương có đường kính trung bình gốc D(00) tại lần đo cuối thu được là 1.990 cm. Với hệ số biến động từ 0.109 đến 0.218cm. Tăng trưởng lớn nhất ở giữa lần đo 3 đến lần đo 4 đạt 0.255 cm, lượng tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 0.900 cm (sau 5 tháng đo). Từ những số liệu thu thập được trong bảng 4.1- bảng 4.4 này đã được chuyển đổi sang biểu đồ cột nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về sự tăng trưởng giữa các lần đo với nhau, giữa các loài với nhau và có thể so sánh sự tăng trưởng về đường kính của 4 loài cây bản địa họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) trong mô hình vườn thực vật.
  43. 34 Biểu đồ 4.1: Kết quả đường kính của 4 loài cây bản địa Sinh trưởng đường kính gốc của 4 loài cây bản địa tăng trưởng rõ rệt qua các lần đo. Trong 4 loài cây bản địa trên cho thấy tăng trưởng trung bình về đường kính D(00) cao nhất ở loài Re hương 0.900 cm, sau đó là Trầm hương với tăng trưởng trung bình là 0.650 cm, Long não là 0.507 cm và thấp nhất ở cây Trai lí 0.505 cm. Nhìn chung kết quả trên cho thấy sau khi vườn thực vật hoàn thành ở giai đoạn đầu thì các loài cây họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) vẫn sinh trưởng về đường kính tốt tại điều kiện lập địa trong mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng chiều cao của 4 loài cây bản địa Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) được trình bày tại bảng 4.5 – bảng 4.9.
  44. 35 Bảng 4.5. Sinh trưởng về chiều cao của cây Long não lần đo Hvn(m) S(m) ∆(m) 1 1.032 0.064 - 2 1.143 0.065 0.111 3 1.260 0.068 0.117 4 1.351 0.068 0.101 5 1.423 0.061 0.072 Lượng tăng trưởng giữa lần 1 và lần đo 5 0.391 Từ kết quả tại bảng 4.5 cho thấy: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn(m) trung bình của cây Long não tại lần đo cuối thu được là 1.423 m. Với hệ số biến động từ 0.061 đến 0.068 m, tăng trưởng lớn nhất ở giữa lần đo 2 đến lần đo 3 đạt 0.117 m có lượng tăng trưởng trung bình so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 0.391 m (sau 5 tháng đo). Bảng 4.6. Sinh trưởng về chiều cao của cây Trai lí lần đo Hvn(m) S(m) ∆(m) 1 1.401 0.072 - 2 1.518 0.074 0.117 3 1.616 0.077 0.098 4 1.703 0.077 0.087 5 1.800 0.081 0.097 Lượng tăng trưởng giữa lần 1 và lần đo 5 0.399 Từ kết quả tại bảng 4.6 cho thấy: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn(m) trung bình của cây Trai lí tại lần đo cuối thu được là 1.800 m. Với hệ số biến động từ 0.072 đến 0.081 m, tăng trưởng lớn nhất ở giữa lần đo 2 đến lần đo 3 đạt 0.098 m Có sự tăng trưởng trung bình so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 0.399 m (sau 5 tháng đo).
  45. 36 Bảng 4.7. Sinh trưởng về chiều cao của cây Trầm hương lần đo Hvn(m) S(m) ∆(m) 1 1.740 0.115 - 2 1.860 0.125 0.120 3 1.972 0.138 0.112 4 2.063 0.149 0.091 5 2.168 0.165 0.105 Lượng tăng trưởng giữa lần 1 và lần đo 5 0.428 Từ kết quả tại bảng 4.7 cho thấy: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn(m) trung bình của cây Trầm hương tại lần đo cuối thu được là 2.168 m. Với hệ số biến động từ 0.115 đến 0.165 m và tăng trưởng lớn nhất ở giữa lần đo 1 đến lần đo 2 đạt 0.120 m có lượng tăng trưởng trung bình so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 0.428 m (sau 5 tháng đo). Bảng 4.8. Sinh trưởng về chiều cao của cây Re hương lần đo Hvn(m) S(m) ∆(m) 1 1.194 0.120 - 2 1.358 0.130 0.164 3 1.534 0.152 0.176 4 1.643 0.158 0.285 5 1.756 0.163 0.113 Lượng tăng trưởng giữa lần 1 và lần đo 5 0.562 Từ kết quả tại bảng 4.8 cho thấy: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn(m) trung bình của cây Re hương tại lần đo cuối thu được là 1.756 m. Với hệ số biến động từ 0.120 đến 0.163 m, tăng trưởng lớn nhất ở giữa lần đo 3 đến lần đo 4 đạt 0.285 m có lượng tăng trưởng trung bình so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 0.562 m (sau 5 tháng đo). Từ những số liệu thu thập được trong bảng 4.5 - bảng 4.8 này đã được chuyển đổi sang biểu đồ cột nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về sự tăng trưởng
  46. 37 giữa các lần đo với nhau, giữa các loài với nhau và có thể so sánh sự tăng trưởng về chiều cao của 4 loài cây bản địa họ Long não, họ Trầm, họ Bứa trong mô hình vườn thực vật. Biểu đồ 4.2: Kết quả về chiều cao của 4 loài cây bản địa Từ kết quả trên cho thấy trong 4 loài cây bản địa trong mô hình vườn thực vật được điều tra sinh trưởng. Loài cây có sinh trưởng chiều cao vút ngọn trung bình cao nhất là Re hương với lượng tăng trưởng là 0.562 m, tiếp đó là Trầm hương với lượng tăng trưởng là 0.428 m, đứng thứ 3 là Trai lí với lượng tăng trưởng là 0.399 m và cuối cùng cây Long não với lượng tăng trưởng là 0.391 m là loài có mức tăng trưởng chiều cao vút ngọn Hvn(m) thấp nhất. Nhìn chung kết quả trên cho thấy sau khi vườn thực vật hoàn thành ở giai đoạn đầu thì các loài cây họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) vẫn sinh trưởng về chiều cao vút ngọn tốt tại điều kiện lập địa trong mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  47. 38 4.1.3. Đặc điểm sinh trưởng về đường kính tán lá của 4 cây bản địa Sinh trưởng về đường kính tán lá: Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính tán lá được trình bày tại bảng 4.9 - bảng 4.12 Bảng 4.9. Tình hình sinh trưởng về đường kính tán lá của cây Long não lần đo D Tán(m) S(m) ∆(m) 1 0.533 0.043 - 2 0.618 0.047 0.085 3 0.729 0.050 0.111 4 0.809 0.055 0.080 5 0.914 0.064 0.105 Lượng tăng trưởng giữa lần 1 và lần đo 5 0.381 Từ kết quả tại bảng 4.9 cho thấy sinh trưởng về đường kính tán lá của cây Long não trong mô hình vườn thực vật qua các lần đo cụ thể như sau: Đối với cây Long não có đường kính tán lá trung bình D(00) tại lần đo cuối thu được là 0.914 m. Với hệ số biến động từ 0.043 đến 0.064 m, tăng trưởng lớn nhất ở giữa lần đo 2 đến lần đo 3 đạt 0.111 m có lượng tăng trưởng giữa lần đo cuối và đầu là 0.381 m (sau 5 tháng đo). Bảng 4.10. Tình hình sinh trưởng về đường kính tán lá của cây Trai lí lần đo D Tán(m) S(m) ∆(m) 1 0.542 0.039 - 2 0.617 0.046 0.075 3 0.687 0.049 0.070 4 0.760 0.052 0.073 5 0.818 0.054 0.058 Lượng tăng trưởng giữa lần 1 và lần đo 5 0.276 Từ kết quả tại bảng 4.10 cho thấy sinh trưởng về đường kính tán lá của cây Trai lí trong mô hình vườn thực vật qua các lần đo cụ thể như sau:
  48. 39 Đối với cây Trai lí có đường kính tán lá trung bình D(00) tại lần đo cuối thu được là 0.818 m. Với hệ số biến động từ 0.039 đến 0.054m, tăng trưởng lớn nhất ở giữa lần đo 1 đến lần đo 2 đạt 0.075 m có lượng tăng trưởng giữa lần đo cuối và đầu là 0.276 m (sau 5 tháng đo). Bảng 4.11. Tình hình sinh trưởng về đường kính tán lá của cây Trầm hương lần đo D tán(m) S(m) ∆(m) 1 0.657 0.050 - 2 0.716 0.048 0.059 3 0.782 0.043 0.066 4 0.835 0.045 0.053 5 0.884 0.047 0.049 Lượng tăng trưởng giữa lần 1 và lần đo 5 0.227 Từ kết quả tại bảng 4.11 cho thấy sinh trưởng về đường kính tán lá của cây Trầm hương trong mô hình vườn thực vật qua các lần đo cụ thể như sau: Đối với cây Trầm hương có đường kính tán lá trung bình D(00) tại lần đo cuối thu được là 0.884 m. Với hệ số biến động từ 0.043 đến 0.050m, tăng trưởng lớn nhất ở giữa lần đo 2 đến lần đo 3 đạt 0.066 m Có sự tăng trưởng giữa lần đo cuối và đầu là 0.227 m (sau 5 tháng đo). Bảng 4.12. Tình hình sinh trưởng về đường kính tán lá của cây Re hương lần đo D Tán(m) S(m) ∆(m) 1 0.870 0.106 - 2 0.932 0.104 0.062 3 0.990 0.107 0.058 4 1.045 0.106 0.055 5 1.112 0.110 0.065 Lượng tăng trưởng giữa lần 1 và lần đo 5 0.240
  49. 40 Từ kết quả tại bảng 4.12 cho thấy sinh trưởng về đường kính tán lá của cây Re hương trong mô hình vườn thực vật qua các lần đo cụ thể như sau: Cây Re hương có đường kính tán lá trung bình D(00) tại lần đo cuối thu được là 1.112 m. Với hệ số biến động từ 0.104 đến 0.110m, tăng trưởng lớn nhất ở giữa lần đo 4 đến lần đo 5 đạt 0.065 m, có lượng tăng trưởng giữa lần đo cuối và đầu là 0.240 m (sau 5 tháng đo). Từ những số liệu thu thập được trong bảng 4.9 – bảng 4.12 này đã được chuyển đổi sang biểu đồ cột nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về sự tăng trưởng giữa các lần đo với nhau, giữa các loài với nhau và có thể so sánh sự tăng trưởng về đường kính tán lá của 4 loài cây bản địa họ Long não, họ Trầm, họ Bứa trong mô hình vườn thực vật. Biểu đồ 4.3: Kết quả về đường kính tán lá của 4 loài cây bản địa Sinh trưởng về đường kín tán lá của 4 loài cây bản địa trong mô hình vườn thực vật sinh trưởng tốt, qua các lần đo cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt về đường kính tán lá của 4 loài cây. Trong 4 loài cây bản địa thuộc họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) trong mô hình vườn thực vật trong quá trình điều tra sinh trưởng về đường kính tán lá, loài cây có sinh trưởng trung
  50. 41 bình đường kính tán lá cao nhất là loài Long não với lượng tăng trưởng là 0.38 m. Tiếp đó là Trai lí với lượng tăng trưởng là 0.276 m, tiếp đó đứng thứ 3 là loài Re hương với lượng tăng trưởng là 0.240 m, cuối cùng là Trầm hương với lượng tăng trưởng là 0.227 m. Từ kết quả trên cho thấy sau khi vườn thực vật hoàn thành ở giai đoạn đầu thì các loài cây họ Long não, họ Trầm, họ Bứa tại điều kiện lập địa trong mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thì mức độ tăng trưởng về đường kính tán lá của 4 loài cây bản địa thuộc họ Long não, họ Trầm, họ Bứa trong mô hình như vậy là cao tuy nhiên, vẫn có những cây sinh trưởng khá chậm như Trầm hương, Long não nhưng chắc chắn ở những giai đoạn tiếp theo 4 loài cây bản địa thuộc họ Long não, họ Trầm, họ Bứa sẽ tiếp tục sinh trưởng tốt. 4.1.4. Đặc điểm sinh trưởng lá của 4 loài cây bản địa Qua điều tra theo dõi cho thấy các loài cây trong họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) thường xuyên ra thêm lá mới, chứng tỏ rễ của cây đã sâu ăn xuống bên dưới. Từ kết quả cho thấy các loài đang sinh trưởng một cách tốt với điều kiện lập địa của mô hình, dưới đây là bảng thu thập số liệu về sinh trưởng lá của các loài cây trong họ Long não, họ Trầm, họ Bứa từ quá trình điều tra:
  51. 42 Bảng 4.13. Sinh trưởng lá của cây Long não Cây số Chỉ tiêu Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần 5 Diện tích lá (S) 1 (cm2) 1.988 ± 0.167 4.298 ± 0.355 6.810 ± 0.215 8.914 ± 0.224 10.350 ± 0.178 ∆(cm2) - 2.310 2.512 2.104 1.436 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 8.362 Diện tích lá (S) 2 (cm2) 2.214 ± 0.284 3.936 ± 0.399 5.706 ± 0.425 7.502 ± 0.364 9.964 ± 0.534 ∆(cm2 - 1.722 1.770 1.796 2.462 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 7.750 Diện tích lá (S) 3 (cm2) 2.150 ± 0.255 4.136 ± 0.310 6.268 ± 0.338 7.924 ± 0.477 10.362 ± 0.190 ∆(cm2) - 1.986 2.132 1.656 2.438 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 8.212 Diện tích lá (S) 4 (cm2) 2.168 ± 0.169 3.654 ± 0.159 5.916 ± 0.455 7.938 ± 0.526 10.372 ± 0.262 ∆(cm2) - 1.486 2.262 2.022 2.434 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 8.204 Diện tích lá (S) 5 (cm2) 2.454 ± 0.253 5.534 ± 0.296 7.518 ± 0.252 9.544 ± 0.199 10.706 ± 0.197 ∆(cm2) - 3.080 1.984 2.026 1.162 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 8.252
  52. 43 Tại thời điểm sau 2 ngày lá suất hiện tại chồi thì tôi tiến hành đo với tổng số lá đo được trên 1 cây là 25 lá và đạt được kết quả như sau: + Lần đo thứ nhất sau 2 ngày lá suốt hiện từ chồi diện tích lá trung bình tại lần đo 1 đạt được 1.988 – 2.454 cm2 với hệ số biến động đạt từ 0.167 - 0.284 cm2. + Lần đo thứ hai sau 7 ngày diện tích lá trung bình tăng lên từ 3.654 – 5.534 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.159 - 0.399 cm2 và có lượng tăng trưởng đạt từ 1.486 – 3.080 cm2. + Lần đo tiếp theo sau 12 ngày diện tích lá trung bình tăng lên từ 5.706 – 7.518 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.215 – 0.455 cm2 và lượng tăng trưởng đạt từ 1.770 – 2.512 cm2. + Lần đo thứ tư Sau 17 ngày diện tích lá trung bình tăng lên và biến động từ 7.502 – 9.544 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.199 – 0.526 cm2 và có lượng tăng trưởng đạt từ 1.656 – 2.104 cm2. + Lần đo cuối sau 22 ngày diện tích lá trung bình tăng lên và biến động từ 9.964 – 10.706 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.178 – 0.534 cm2 và lượng tăng trưởng biến động từ 1.162 - 2.462 cm2. + Sau hai 22 ngày lá cây Long não có lượng tăng trưởng giữa lần đo 1 đến lần đo 5 là biến động trong khoảng 7.750 – 8.362 cm2. Từ sau 22 ngày trở đi diện tích lá có thay đổi nhưng rất ít.
  53. 44 Bảng 4.14. Sinh trưởng lá của cây Trai lí Cây số Chỉ tiêu Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần 5 Diện tích lá (S) 1 (cm2) 2.120 ± 0.071 4.930 ± 0.279 8.074 ± 0.408 10.394 ± 0.426 12.374 ± 0.599 ∆(cm2) - 2.810 3.144 2.320 1.980 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 10.254 Diện tích lá (S) 2 (cm2) 2.078 ± 0.077 5.386 ± 0.380 7.944 ± 0.426 10.162 ± 0.321 12.150 ± 0.247 ∆(cm2) - 3.308 2.558 2.218 1.988 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 10.072 Diện tích lá (S) 3 (cm2) 2.156 ± 0.079 5.618 ± 0.186 8.542 ± 0.227 10.692 ± 0.207 12.704 ± 0.186 ∆(cm2) - 3.462 2.924 2.150 2.012 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 10.548 Diện tích lá (S) 4 (cm2) 2.552 ± 0.210 6.378 ± 0.199 9.344 ± 0.265 11.366 ± 0.286 13.106 ± 0.291 ∆(cm2) 3.826 2.966 2.022 1.740 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 10.554 Diện tích lá (S) 5 (cm2) 2.458 ± 0.165 6.454 ± 0.238 9.464 ± 0.215 11.816 ± 0.180 13.464 ± 0.187 ∆(cm2) - 3.996 3.010 2.352 1.648 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 11.006
  54. 45 Từ bảng 4.14 có thể thấy sự tăng trưởng rõ rệt về lá Trai lí sau 5 lần đo có sự tăng trưởng rõ rệt như sau: + Lần đo thứ nhất sau 2 ngày lá suốt hiện từ chồi diện tích lá trung bình 2 tại lần đo 1 đạt được 2.078 – 2.552 cm với hệ số biến động đạt từ 0.071- 0.210 cm2. + Lần đo thứ hai sau 7 ngày diện tích lá trung bình tăng lên từ 4.930 – 2 2 6.454 cm với hệ số biến động đạt được từ 0.186 - 0.380 cm và có lượng tăng trưởng đạt từ 2.810 – 3.996cm2. + Lần đo tiếp theo sau 12 ngày diện tích lá trung bình tăng lên từ 7.944 – 9.464 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.215 – 0.426 cm2 và lượng tăng trưởng đạt từ 2.558 – 3.144 cm2. + Lần đo thứ tư sau 17 ngày diện tích lá tăng lên từ 10.162 – 11.816 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.180 – 0.426 cm2 và có lượng tăng trưởng đạt từ 2.022 – 2.352cm2. + Lần đo cuối sau 22 ngày diện tích lá tăng lên và biến động từ 12.150 – 13.464 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.186 – 0.599 cm2 và lượng tăng trưởng biến động từ 1.648 - 2.012 cm2. + Sau hai 22 ngày lá cây Trai lí có lượng tăng trưởng giữa lần đo 1 đến lần đo 5 là biến động trong khoảng 10.072 – 11.006 cm2. Từ sau 22 ngày trở đi diện tích lá có thay đổi nhưng rất ít.
  55. 46 Bảng 4.15. Sinh trưởng lá của cây Trầm hương Cây số Chỉ tiêu Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần 5 Diện tích lá (S) 1 (cm2) 3.222 ± 0.220 7.796 ± 0.602 13.400 ± 0.969 19.418 ± 1.329 24.046 ± 1.113 ∆(cm2) - 4.574 5.604 6.018 4.628 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 20.824 Diện tích lá (S) 2 (cm2) 3.042 ± 0.190 7.528 ± 0.528 12.132 ± 0.463 18.276 ± 0.279 22.868 ± 0.600 ∆(cm2) - 4.486 4.604 6.144 4.592 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 19.826 Diện tích lá (S) 3 (cm2) 2.990 ± 0.173 7.926 ± 0.320 12.586 ± 0.558 18.106 ± 0.717 21.882 ± 0.538 ∆(cm2) - 4.936 4.660 5.520 3.776 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 18.892 Diện tích lá (S) 4 (cm2) 2.996 ± 0.211 7.884 ± 0.213 13.186 ± 0.540 19.206 ± 0.185 23.530 ± 0.276 ∆(cm2) - 4.888 5.302 6.020 4.324 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 20.534 Diện tích lá (S) 5 (cm2) 3.060 ± 0.130 8.496 ± 0.208 14.302 ± 0.405 19.422 ± 0.281 21.890 ± 0.464 ∆(cm2) - 5.436 5.806 5.120 2.468 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 18.830
  56. 47 Từ bảng 4.15 có thể thấy sự tăng trưởng rõ rệt về lá Trầm hương sau 5 lần đo như sau + Lần đo thứ nhất sau 2 ngày lá suốt hiện từ chồi diện tích lá trung bình tại lần đo 1 đạt được 2.990 – 3.222 cm2 với hệ số biến động đạt từ 0.130 - 0.220 cm2. + Lần đo thứ hai sau 7 ngày diện tích lá trung bình tăng lên từ 7.528 – 8.496 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.208 - 0.602cm2 và có lượng tăng trưởng đạt từ 4.486 – 5.436cm2. + Lần đo tiếp theo sau 12 ngày diện tích lá trung bình tăng lên từ 12.132 – 14.302 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.405 – 0.969cm2 và lượng tăng trưởng đạt từ 4.604 – 5.806cm2. + Lần đo thứ tư sau 17 ngày diện tích lá tăng lên từ 18.106 – 19.422 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.185 – 1.329cm2 và có lượng tăng trưởng đạt từ 5.120 –6.144cm2. + Lần đo cuối sau 22 ngày diện tích lá tăng lên và biến động từ 21.882 – 24.046 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.276 – 1.113 cm2 và lượng tăng trưởng biến động từ 2.468 - 4.628cm2. + Sau hai 22 ngày lá cây Trầm hương có lượng tăng trưởng giữa lần đo 1 đến lần đo 5 là biến động trong khoảng 18.830 – 20.824cm2. Từ sau 22 ngày trở đi diện tích lá có thay đổi nhưng rất ít.
  57. 48 Bảng 4.16. Sinh trưởng lá của cây Re hương Cây số Chỉ tiêu Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần 5 Diện tích lá (S) 1 (cm2) 3.668 ± 0.188 8.268 ± 0.442 13.216 ± 0.500 18.872 ± 0.463 22.334 ± 0.603 ∆(cm2) - 4.600 4.948 5.655 3.462 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 18.666 Diện tích lá (S) 2 (cm2) 3.836 ± 0.134 9.034 ± 0.144 14.030 ± 0.449 19.676 ± 0.778 22.984 ± 0.753 ∆(cm2) - 5.198 4.996 5.646 3.308 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 19.148 Diện tích lá (S) 3 (cm2) 3.530 ± 0.162 8.616 ± 0.151 13.798 ± 0.422 19.066 ± 0.589 22.270 ± 0.258 ∆(cm2) - 5.086 5.182 5.268 3.204 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 18.74 Diện tích lá (S) 4 (cm2) 3.686 ± 0.198 8.754 ± 0.363 13.648 ± 0.692 19.148 ± 0.608 21.418 ± 0.502 ∆(cm2) - 5.068 4.894 5.500 2.270 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 17.732 Diện tích lá (S) 5 (cm2) 3.650 ± 0.226 8.636 ± 0.345 14.484 ± 0.478 19.208 ± 0.301 22.714 ± 0.531 ∆(cm2) - 4.986 5.848 4.724 3.506 Tăng trưởng lần đo 1 và lần đo 5 19.091
  58. 49 Từ bảng 4.15 có thể thấy sự tăng trưởng rõ rệt về lá Re hương sau 5 lần đo như sau + Lần đo thứ nhất sau 2 ngày lá suốt hiện từ chồi diện tích lá trung bình tại lần đo 1 đạt được 3.530 – 3.836 cm2 với hệ số biến động đạt từ 0.134 - 0.226cm2. + Lần đo thứ hai sau 7 ngày diện tích lá trung bình tăng lên từ 8.268 – 9.034 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.144 - 0.442cm2 và có lượng tăng trưởng đạt từ 4.600 – 5.198cm2. + Lần đo tiếp theo sau 12 ngày diện tích lá trung bình tăng lên từ 13.216 – 14.484 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.422 – 0.692cm2 và lượng tăng trưởng đạt từ 4.894 – 5.848cm2. + Lần đo thứ tư sau 17 ngày diện tích lá tăng lên từ 18.872 – 19.676 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.301 – 0.778cm2 và có lượng tăng trưởng đạt từ 4.724 – 5.655cm2. + Lần đo cuối sau 22 ngày diện tích lá tăng lên và biến động từ 21.418 – 22.984 cm2 với hệ số biến động đạt được từ 0.258 – 0.753 cm2 và lượng tăng trưởng biến động từ 2.270 - 3.506 cm2. + Sau hai 22 ngày lá cây Re hương có lượng tăng trưởng giữa lần đo 1 đến lần đo 5 là biến động trong khoảng 17.732 – 19.148cm2. Từ sau 22 ngày trở đi diện tích lá có thay đổi nhưng rất ít.
  59. 50 4.1.5. Theo dõi sâu bệnh hại Bảng 4.17: Kết quả theo dõi điều tra sâu bệnh hại Số Tỉ lệ Tên Loại sâu Thời STT cây sâu bị Mức độ cây bệnh hại gian Đặc điểm bệnh bệnh Bọ cánh cứng là không ăn hết cả lá chỉ ăn rải rác trên lá làm lá cây bị thủng lỗ Mức độ chỗ, làm xấu lá cây sâu bệnh Long não, hơn nữa là Long Bọ cánh Tháng 1 5 cây 35,7% hại nhẹ, đứt các mạch lá cây não cứng ăn lá 3 - 4 chỉ suốt làm giảm sức sống, hiện ít. khả năng quang hợp yếu đi, tỷ lệ trao đổi chất kém. Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cây trồng. Không bị sâu bệnh 2 Trai lí - - - - - hại. Trầm Không bị sâu bệnh 3 - - - - - hương hại. Lá bị nhiễm bệnh rụng sớm và trong Mức độ trường hợp nghiêm sâu bệnh Re Tháng 3 3 cây 27,3% trọng cả tán cây bị 4 Cháy lá hại nhẹ, hương - 4 trụi lá làm giảm khả chỉ suốt năng quang hợp, ảnh hiện ít. hưởng đến việc ra hoa kết quả.
  60. 51 Trong quá trình điều tra để theo dõi sâu bệnh hại kết quả thống kê cho thấy tại bảng 4.17 Hình 2.5 Ảnh sâu bệnh hại lá của cây Long não và cây Re hương Nhận xét: Qua các lần điều tra theo dõi và tổng quan về tình hình sâu bệnh hại tại bảng 4.17 cho ta thấy được tình trạng sâu bệnh hại của 4 loài cây thuộc họ Long não, họ Trầm hương, họ Bứa thì hầu hết các loài không bị sâu bệnh hại riêng chỉ có 2 loài xuất hiện sâu bệnh hại. Cây Long não qua điều tra phát hiện thấy tỉ lệ cây bị nhiễm bệnh là 35,7% chiếm 5 cây trên tổng số 14 cây còn sống xếp vào cấp độ II sâu hại nhẹ không đáng kể, đối tượng gây hại là bọ cánh cứng. Đối với cây Re hương qua điều tra thu được tỷ lệ cây bị bệnh hại là 27,3% chiếm 3 cây trên tổng số 11 cây còn sống xếp vào cấp độ I sâu hại nhẹ không đáng kể. Tình trạng sâu hại lá điển hình là ở cây Long não với đối tượng gây bệnh là bọ cánh cứng, ngoài ra còn xuất hiện bệnh hại lá như bệnh cháy lá ở cây Re hương còn lại 2 loài cây là Trầm hương và Trai lí không có dấu hiệu sâu bệnh hại, cây vẫn phát triển tốt lá mọc đều.
  61. 52 4.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình vườn thực vật Dựa trên kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy sự sinh trưởng của các loài cây bản địa đang ở mức tốt, song vẫn bị ảnh hưởng bởi sự xâm lấn của cỏ dại và gia súc của người dân sống gần khu vực, chính vì vậy đề tài đã đưa ra 2 đề xuất nhằm giảm sự ảnh hưởng của cỏ dại và gia súc đến sự sinh trưởng của các loài cây bản địa họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) nói riêng và các loài bản địa khác nói chung cụ thể như sau: 4.2.1. Biện pháp dải lớp nilon không màu trắng xung quanh gốc cây Trong quá trình chăm sóc cần làm cỏ hàng tháng một lần nhằm làm giảm sự xâm lấn giữa cây cỏ với sự sinh trưởng của cây bản địa con, việc này rất tốn kém và mất thời gian do dùng máy cắt cỏ để phát dọn, trong khi nguồn lực không có nhiều. Vì vậy đề xuất dải miếng nilon quanh gốc là một đề xuất vô cùng hợp lý để bảo vệ cho cây con đồng thời giảm công sức và chi phí cho việc làm cỏ. Miếng nilon để dải dưới gốc cây là loài nilon mỏng, trắng không màu trong suốt, có diện tích 1 mét vuông giúp việc tiếp nhận ánh sáng của cây vẫn được diễn ra bình thường. Nhờ có miếng nilon này cỏ bên dưới sẽ khó có thể phát triển được ở dưới lớp nilon đè sát xuống mặt đất. 4.2.2. Biện pháp xây dựng thêm hàng rào bảo vệ vườn thực vật Ngoài những cây họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae), trong vườn thực vật còn trồng rất nhiều loài cây bản địa có giá trị cao, nên việc nhổ trộm cây con của người dân sống gần khu vườn thực vật là điều rất đáng ngại, trên thực tế đã có một số loài cây bị trộm mất điều này gây lên sự thất thoát không những về kinh tế và công sức do để vận chuyển các loài cây từ những vùng khác về trồng và chăm sóc ở giai đoạn đầu khi trồng để cây vượt qua quãng thời gian đầu là vô cùng khó khăn.
  62. 53 Chính vì vậy đề xuất cho vấn đề này là xây dựng một hàng rào xung quanh vườn thực vật để phòng tránh sự xâm nhập của người dân và cả gia súc của người dân chăn thả gần đó. Giải pháp tạo nên một hiệu quả rất cao do cây được bảo vệ tốt đồng nghĩa sẽ có thể sinh trưởng một cách toàn vẹn nhất. Việc xây dựng hàng rào cần một nguồn kinh phí lớn do đó cần sự hỗ trợ từ phía khoa và nhà trường.
  63. 54 PHẦN V KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua những nghiên cứu, đánh giá sinh trưởng của 4 loài cây bản địa họ Long não, họ Bứa, họ Trầm trồng trong mô hình vườn thực vật tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đề tài rút ra một số kết luận sau đây: Sinh trưởng về đường kính gốc D(00) của 4 loài bản địa sau 5 tháng điều tra, biến động từ 0.505 đến 0.900 cm. Loài Trầm hương (Aquilaria malaccensis) tăng là 0.650 cm, loài Long não (Cinnamomum camphora) tăng là 0.507 cm, Trai lí (Garcinia fagraeoides) tăng là 0.505 cm và Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) tăng mạnh nhất là 0.900 cm. Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn Hvn của 4 loài cây bản địa trong mô sau 5 tháng điều tra, biến động từ 0.391 đến 0.562 m. Loài Trầm hương (Aquilaria malaccensis) đạt Hvn là 0.428 m, tiếp đó là Trai lí (Garcinia fagraeoides) tăng 0.399 m, loài Long não (Cinnamomum camphora) tăng 0.391 m. Và loài Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) có sinh trưởng chiều cao lớn nhất là 0.562 m Sinh trưởng về đường kính tán lá của 4 loài bản địa trong mô hình sau 5 tháng điều tra, biến động từ 0.227 đến 0.381 m. Loài Trai lí (Garcinia fagraeoides) tăng 0.276 m, tiếp đó là Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) tăng 0.240 m, và Trầm hương (Aquilaria malaccensis) tăng là 0.227 m. trong đó loài tăng trưởng về đường kính tán lá cao nhất là Long não (Cinnamomum camphora) là 0.381 m. Sinh trưởng về lá của 4 cây bản địa trong mô hình vườn thực vật sau 5 tháng điều tra:
  64. 55 Đối với cây Long não (Cinnamomum camphora) có lượng tăng trưởng lá qua 5 lần theo dõi và xử lý số liệu biến động từ 1.162 – 3.080 cm2 trong đó lần đo 5 có lượng tăng trưởng lá thấp nhất và cao nhất là lần đo 2. Đối với cây Trai lí (Garcinia fagraeoides) có lượng tăng trưởng lá qua 5 lần theo dõi và xử lý số liệu biến động từ 1.648 – 3.996 cm2 trong đó lần đo 5 có lượng tăng trưởng lá thấp nhất và cao nhất là lần đo 2. Đối với cây Trầm hương (Aquilaria malaccensis) có lượng tăng trưởng lá qua 5 lần theo dõi và xử lý số liệu biến động từ 2.468 – 6.144 cm2 trong đó lần đo 5 có lượng tăng trưởng lá thấp nhất và cao nhất là lần đo 4. Đối với cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) có lượng tăng trưởng lá qua 5 lần theo dõi và xử lý số liệu biến động từ 2.270 – 5.848 cm2 trong đó lần đo 5 có lượng tăng trưởng lá thấp nhất và cao nhất là lần đo 3. Tình hình sâu bệnh hại lá của 4 loài cây bản địa trong mô hình sâu 5 tháng điều tra cho thấy: Cây Long não tỉ lệ nhiễm bệnh là 35,7% chiếm 5 cây trên tổng số 14 cây còn sống xếp vào cấp độ II sâu bệnh hại nhẹ không đáng kể. Đối với cây Re hương qua điều tra thu được tỷ lệ cây bị bệnh hại là 27,3% chiếm 3 cây trên tổng số 11 cây còn sống xếp vào cấp độ I sâu bệnh hại nhẹ không đáng kể, còn lại 2 loài cây là Trầm hương và Trai lí không có dấu hiệu sâu bệnh hại, cây vẫn phát triển tốt lá mọc đều. Từ những kết quả trên cho thấy các loài cây họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) đang sinh trưởng rất tốt trong môi trường lập địa của mô hình vườn thực vật. Đã có thể sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cho sinh viên trong trường nhất là sinh viên Khoa Lâm nghiệp. 5.2. Tồn tại Do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chỉ đánh giá sinh trưởng của các loài cây họ một cách ngắn gọn.
  65. 56 Do lứa tuổi của các loài cây họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) còn nhỏ nên việc chăm sóc và bảo vệ gặp nhiều khó khăn như: phòng tránh xâm lấn của cỏ và có thể là gia súc của người dân chăn thả gần đó và cũng không tránh khỏi được việc nhổ trộm cây của người dân sống gần đó. 5.3. Kiến nghị Cần mở rộng thêm các nghiên cứu để tiếp tục điều tra sinh trưởng của các loài cây họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) nói riêng và các loài cây bản địa khác trong mô hình nói chung. Cần thêm kinh phí để thực hiện việc làm hàng rào bảo vệ ngăn cách giữa vườn thực vật và khu dân cư sống gần mô hình. Cần thêm kinh phí để thực hiện biện pháp ngăn chặn việc xâm lấn của cỏ đối với các loài cây họ Long não (Lauraceae), họ Trầm (Thymelaeaceae), họ Bứa (Clusiaceae) và các loài cây bản địa khác trong vườn thực vật.
  66. 57 TÀI L IỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Lưu Phạm Hoành, Lê Cảnh Nhuệ (1864), nghiên cứu thử nghiệm cải tạo và làm giàu rừng bằng những loài cây bản địa như Long não, Re hương, Trai lí theo phương thức cải tạo chặt trắng, cải tạo theo băng, trồng dưới tán. 2. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Nghịch lý cây bản địa, Tạp trí khoa học Lâm nghiệp 3. Nguyễn Huy Sơn (1999), Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của một số loài cây họ đậu trên đất Bazal thoái hóa ở Tây Nguyên nhằm phục hồi rừng và phát triển cây công nghiệp, Luận văn tiến sỹ Khoa học nông nghiệp, Hà Nội 1999. 4. Phạm Văn Bốn (2009). Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây lim xanh (erythrophloeum fordii oliv) tại Bình Phước, Báo cáo khoa học, Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ. 5. Phùng Ngọc Lan (1994). Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của cây Lim xanh, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 6. Thẩm Đức Thuận (2017). Khóa luận tốt nghiệp. Đánh giá tình hình sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng trong mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn tại Cao Phong - Hòa Bình. 7. Triệu Văn Hùng (1993), Đặc tính sinh vật học của một số loài cây làm giàu rừng (Tràm trắng, Lim xẹt), kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 1991-1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Vi Hồng Khanh (2003), Đánh giá sinh trưởng của một số loài cây bản địa phục vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng tại trung tâm nghiên cứu
  67. 58 thực nghiệm lâm sinh, Cầu Hai - Đoan Hùng - Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 9. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2000), Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. II. Tài liệu tiếng anh 10. Chenglin W and Beibei S. 1987. Preliminary studies on dormancy and germination of camphor tree seeds. IUFRO Report No. 7. Proc. Int. Symp. On Forest Seed Problems in Africa. Harare, Zimbabwe. 11. Gupta RK. 1992. Multipurpose trees for agroforestry and wasteland utilization. Oxford & IBH Publishing Co. PVT. Ltd. 12. FSIV and JICA 2003 Use of indigenous tree species in reforestation in Vietnam. Agricultural Publishing House, Hanoi, Vietnam. 13. JICA 1996 Vietnam forest tree. Agricultural Publishing House, Hanoi, Vietnam. III. Tài liệu điện tử 14. “Giới thiệu”. Thảo cầm viên sài gòn (1864). Trang web: 15. “Giới thiệu”. Vườn thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng (2001). Trang web: 16. “Vườn thực vật Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam”. Bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam (2010). Trang web: vat-bao-tang-tai-nguyen-rung-viet-nam.htm. 17. Khái niệm vườn thực vật (“Botanic garden information”.BGCI (1987). Botanic Gardens Conservation International: 18. Vườn bách thảo Hà nội (1890). Trang web:
  68. Phụ lục Bảng thu thập số liệu từng chỉ tiêu cho từng loài * Bảng thu thập số liệu đường kính sát gốc D00 Loài cây: . Đơn vị (cm) STT Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần đo 5 Ghi chú Cây 1 Cây 2 Cây 3 Chiều cao vút ngọn (Hvn) được đo bằng thước dây. Dùng bút xóa trắng kẻ 1 đường làm mốc ở gốc cây làm chuẩn rồi dùng thước đo từ điểm chuẩn đến đỉnh ngọn sinh trưởng của cây. * Bảng thu thập số liệu chiều cao Hvn Loài cây: . Đơn vị (cm) STT Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần đo 5 Cây 1 Cây 2 Cây 3 Theo dõi sinh trưởng tán lá ra lá của cây.
  69. * Bảng thu thập số liệu đường kính tán lá Loài cây: . Đơn vị (cm) STT Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần đo 5 Cây 1 Cây 2 Cây 3 * Bảng thu thập số liệu sinh trưởng lá Ghi STT Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Lần đo 4 Lần đo 5 chú Lá 1 Lá 2 Lá 3 Lá 4 Lá 5 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại. * Bảng theo dõi sâu bệnh hại Loài cây: . Ngày theo dõi: . TT Loại sâu hại Loại bệnh hại Đặc điểm Ghi chú 1 2 3 4
  70. II. Một số hình ảnh liên quan đến đề tài Dụng cụ đo: Thước dây, thước kẹp và thước sào
  71. Một số hình ảnh điều tra số liệu tại vườn thực vật