Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng của cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) tuổi 3 tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

pdf 58 trang thiennha21 19/04/2022 3330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng của cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) tuổi 3 tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_sinh_truong_cua_cay_hoang_dang_fibraure.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng của cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) tuổi 3 tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÈNG VĂN NGHĨA NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HOÀNG ĐẰNG (FIBRAUREA TINCTORIA LOUR) TUỔI 3 TẠI XÃ SAM MỨN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÈNG VĂN NGHĨA NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HOÀNG ĐẰNG (FIBRAUREA TINCTORIA LOUR) TUỔI 3 TẠI XÃ SAM MỨN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47 - QLTNR Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : TS. Đặng Thị Thu Hà Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học, thực tiễn của riêng tôi. Những kết quả và số liệu nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa nghiên cứu đề tài hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và chỉnh sửa. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan TS. Đặng Thị Thu Hà Lèng Văn Nghĩa XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức rất bổ ích trong bốn năm qua và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin liên qua và thực hiện đề tài nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Đặng Thị Thu Hà và các thầy cô trong khoa cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các cán bộ, lãnh đạo các cơ quan ban ngành của UBND xã Sam Mứn huyện Điện Biên và các hộ gia đình trong thôn, bản thuộc xã Sam Mứn đã tạo điều kiện cho tôi thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiến, kiến thức còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để khóa luận này được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2019 Sinh viên Lèng Văn Nghĩa
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC MẪU BIỂU VÀ BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 7 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 13 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 13 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng, phạm vi, thời gian và địa điểm nghiên cứu 23 3.2. Nội dung nghiên cứu 23 3.2.1. Chăm sóc cây Hoàng đằng trồng năm thứ 3 tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 23
  6. iv 3.2.2. Điều tra sinh trưởng của cây Hoàng đằng tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 23 3.2.3. Đề xuất một số biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây Hoàng đằng trồng tại khu vực nghiên cứu 23 3.3. Phương pháp nghiên cứu 23 3.3.1. Phương pháp kế thừa số liệu 23 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 24 3.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 24 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 30 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 31 4.1. Chăm sóc Hoàng đằng trồng năm thứ 3 31 4.2. Sinh trưởng cây Hoàng đằng năm thứ 3 34 4.2.1. Sinh trưởng đường kính gốc của cây Hoàng đằng 34 4.2.2. Sinh trưởng chiều cao của cây Hoàng đằng 35 4.2.3. Động thái ra lá non 36 4.2.4. Tỷ lệ sống, chất lượng và tỷ lệ ra mầm Hoàng đằng 38 4.2.5. Tình hình sâu, bệnh hại và bệnh pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây Hoàng đằng trồng năm thứ 3 40 4.3. Đề xuất 1 số biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây Hoàng đằng 43 4.3.1. Biện pháp chăm sóc 43 4.3.2. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây Hoàng đằng 43 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 5.1. Kết luận 44 5.2. Kiến nghị 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
  7. v DANH MỤC CÁC MẪU BIỂU VÀ BẢNG Mẫu biểu 3.1. Phiếu điều tra OTC 26 Mẫu biểu 3.2. Phiếu theo dõi sâu hại lá 27 Mẫu biểu 3.3. Phiếu theo dõi bệnh hại lá 28 Bảng 4.1. Sinh trưởng đường kính gốc cây Hoàng đằng tuổi 3 34 Bảng 4.2. Sinh trưởng chiều cao cây Hoàng đằng 35 Bảng 4.3. Động thái ra lá non cây Hoàng đằng 36 Bảng 4.4. Chất lượng sinh trưởng cây Hoàng đằng 38 Bảng 4.5. Tỷ lệ ra chồi cây Hoàng đằng 38 Bảng 4.6. Thành phần sâu hại của các loài sâu 40 Bảng 4.7. Thành phần bệnh hại và mức độ hại của bệnh cây 42
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Làm cỏ cho cây Hoàng đằng 31 Hình 4.2. Phát dọn tỉa thưa rừng trồng Hoàng đằng 32 Hình 4.3. Bón thúc phân lân NPK cho cây Hoàng đằng 33 Hình 4.4. Cắm giá thể leo cho cây Hoàng đằng 34 Hình 4.5. Biểu đồ sinh trưởng đường kính gốc cây Hoàng đằng 35 Hình 4.6. Biểu đồ sinh trưởng về chiều cao cây Hoàng đằng 36 Hình 4.7. Biểu đồ động thái ra lá cây Hoàng đằng 37 Hình 4.8. Chồi lá non Hoàng đằng 37 Hình 4.9. Lá trưởng thành Hoàng đằng 37 Hình 4.10. Biểu đồ tăng trưởng của chồi cây Hoàng đằng 39 Hình 4.11. Chồi mới cây Hoàng đằng 40 Hình 4.12. Sâu đo 41 Hình 4.13. Sâu xanh 41 Hình 4.14. Bệnh đốm lá cây Hoàng đằng 42
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Nội dung 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 BCN Ban chủ nhiệm 3 ĐHNL Đại học Nông Lâm 4 GVHD Giáo viên hướng dẫn 5 NXB Nhà xuất bản 6 NĐ-CP Nghị định Chính phủ 7 OTC Ô tiêu chuẩn 8 QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng 9 TS Tiến sỹ 10 Ths Thạc sỹ 11 TTTN Thực tập tốt nghiệp 12 VQG- KBTTN Vườn quốc gia- khu bảo tồn thiên nhiên 13 VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trước kia cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) mọc hoang khắp vùng núi nước ta từ Lạng Sơn cho đến Nam Bộ, hiện nay rất hiếm gặp ở khu vực Việt Nam. Cây Hoàng đằng là loài dây leo thân gỗ, có nhiều tác dụng và được con người khai thác chế biến ra loại thuốc quý được sử dụng từ xưa tới nay và mang ra các thị trường kinh doanh, buôn bán. Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) còn có tên gọi khác, Hoàng liên đằng, Dây vàng giang, Nam hoàng liên. Hoàng đằng là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, phân bố khá rộng ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia. Ở nước ta, Hoàng đằng thường phân bố trong các trạng thái rừng thứ sinh ở các tỉnh miền núi từ Bắc vào Nam với độ cao dưới 1.000m so với mực nước biển. Hoàng đằng do có nguy cơ bị tuyệt chủng nên loài cây này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam từ năm 1996 (thuộc nhóm IIA) cần phải bảo vệ theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Rễ và thân Hoàng đằng là một trong những vị thuốc được dùng nhiều trong y học cổ truyền để chữa các chứng viêm tấy, lỵ trực trùng, lở ngứa, mụn nhọt, sốt, đau mắt đỏ, các bệnh về đường tiêu hoá. Ngoài ra, Hoàng đằng còn là nguyên liệu chiết xuất Palmatin làm thuốc nhỏ mắt hoặc tổng hợp thuốc an thần. Trong tự nhiên, loài cây này trước đây rất phong phú, nhưng do khai thác quá mức và liên tục trong nhiều năm, cùng với việc phá rừng, phát nương làm rẫy nên đã bị suy giảm rất nhiều về loại cây quý này. Hoàng đằng (Fibraurea tincoria), thuộc họ tiết dê – Menispermaceae, là một trong những loài thực vật có chứa alkaloid được sử dụng rộng rãi. Theo cuốn “Dược điển Việt Nam” nhà xuất bản Y dược (2002) [3], dược phẩm từ cây Hoàng đằng có công dụng chữa đau mắt, mụn nhọt, sốt nóng, kiết lị và ngộ độc thức ăn.
  11. 2 Để phục vụ cho công tác bảo tồn, thương mại hoá sản phẩm và phát triển kinh tế vùng nông thôn miền núi nói chung và ở Điện Biên nói riêng, việc nghiên cứu xây dựng chăm sóc mô hình trồng cây Hoàng đằng là cần thiết và có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn. Xuất phát từ lí do trên, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu sinh trưởng của cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) tuổi 3 tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau: * Xác định các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây Hoàng đằng tuổi 3 *Xác định khả năng sinh trưởng và sự đe doạ của sâu, bệnh hại cũng như các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây Hoàng đằng tuổi 3. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học Biết tầm quan trọng của loài thực vật có giá trị, dược liệu cây Hoàng đằng. Trong quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học, để giải quyết vấn đề khoa học thực tiễn. Làm quen với một số phương pháp được áp dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể như chăm sóc, gây trồng loài cây quý hiếm cũng là để bảo tồn loài cây Hoàng đằng. Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Giúp cho sinh viên củng cố lại những kiến thức đã được học, đồng thời làm quen với thực tế, tích lũy học hỏi kinh nghiệm. Thực hành thao tác được các phương pháp nghiên cứu, điều tra sinh trưởng loài. Biết cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh doanh rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng, nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái rừng hiện nay. Tìm ra được
  12. 3 biện pháp kỹ thuật gây trồng tốt nhất mang lại hiệu quả hữu hiệu nhất cho bà con trong quá trình chăm sóc gây trồng cây Hoàng đằng tại địa phương. Việc nghiên cứu xây dựng mô hình trồng cây Hoàng đằng để đề xuất một số giải pháp kỹ thuật gây trồng, phục vụ lợi ích của con người. Việc nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của loài Hoàng đằng tại khu vực nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc chăm sóc, gây trồng loài cây này tại khu vực nghiên cứu.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Về cơ sở sinh học Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật. Về cơ sở sinh trưởng Theo Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện Dược liệu, 2004) [17], nước ta có hai loài Hoàng đằng. Thực tế điều tra tại Đà Nẵng, chúng tôi cũng đã gặp cả hai loài này phân bố rải rác trong các khu bảo tồn thiên nhiên Bà nà - Núi Chúa, Hải Vân, Sơn Trà. Đó là: Hoàng đằng - Fibraurea recisa Pierre: Thường gặp nhiều ở các tỉnh phía Nam, là dây leo to, rất dài, có thể vươn tới ngọn cây lớn. Rễ và thân già có vỏ ngoài nứt nẻ và gỗ màu vàng. Thân non nhẵn, màu lục. Lá mọc so le, hình trái xoan hoặc thuôn mũi mác, cụm hoa mọc ở kẻ những lá đã rụng thành chùm phân nhiều nhánh, thường ngắn hơn lá; hoa nhỏ màu vàng lục, quả hình trái xoan, khi chín màu vàng, chứa một hạt dày, hơi dẹt. Hoàng đằng - Fibraurea tinctoria Lour: Có vùng phân bố rải rác cả các tỉnh miền Bắc và miền Nam. Khác loài trên ở chỗ lá có mũi nhọn rõ. Cụm hoa ngắn hơn, ít phân nhánh Mùa hoa quả cả hai loài: tháng 3-7. Cây Hoàng đằng nằm trong Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm IIA) của Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 [11] của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
  14. 5 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Laur và Fibraurea recisa Pierre) thuộc họ tiết dê (Menispermaceae), bộ Mao lương (Ranunculales). Thành phần hóa học: Hoạt chất trong Hoàng đằng là Alkloid mà chất chính là Palmatin 1 – 3,5% và một ít jatrorrhizin, columbamin và berberin theo Gao- Xiong Rao ct al (2009)[20] Nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của từng loài cây thuốc và bản chất hoá học của dược liệu được quan tâm trên quy mô rộng lớn. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định hầu hết các cây cỏ đều có tính kháng sinh là một trong những yếu tố miễn dịch tự nhiên. Tác dụng kháng khuẩn là do các hợp chất tự nhiên hay gặp: Sulfua, saponin (Allium odium); becberin (Coptis chinensis Franch.); tamin (Zizyphusjụuba Miller). Mỗi loài cây với từng công năng, tác dụng, ở mỗi địa phương lại được sử dụng riêng theo một bản sắc dân tộc. Ở Trung Quốc, ngoài nền y học cổ truyền chính thống của người hán (Trung y), các cộng đồng không phải người hán, với dân số khoảng 100 triệu người, cũng có các nền y học riêng của mình, gọi là y học dân tộc cổ truyền (Traiditional Ethno-medicine) sử dụng khoảng 8000 loài cây cỏ làm thuốc. Trong đó, có 5 nền y học chính là nền y học cổ truyền Tây Tạng (sử dụng 3.294 loài), Mông Cổ (1.430 loài), Ugur, Thái (800 loài) [20] Ở Bangladesh có một số cây thuốc quý như Tylophora indica (dùng làm thuốc chữa hen), trước kia dễ tìm kiếm, nay đã trở nên hiếm hoi (A.S. Islam, 1991) [21]. Hoặc là loài Ba gạc – Rauvolfia serpentina vốn mọc tự nhiên khá phổ biến ở Ấn Độ, Srilanca, Bangladesh, Thái Lan, mỗi năm khai thác được khoảng 1.000 tấn nguyên liệu xuất sang thị trường Âu – Mỹ, làm thuốc chữa cao huyết áp (riêng Ấn Độ chiếm 40 – 50%). Song, do bị khai thác liên tục nhiều năm đã làm cho cây thuốc này mau cạn kiệt. Một số bang
  15. 6 ở Ấn Độ đã chính thức tạm đình chỉ khai thác loài Ba gạc kể trên (O. Akerele, 1991; L. de Alwis, 1991 và A.S. Islam,1991)[21]. Một loài cây thuốc quý khác là Coptis teeta mọc nhiều ở vùng Đông – Bắc Ấn Độ, trước kia khai thác hàng chục tấn mỗi năm bán sang các nước vùng Đông Nam Á, nay đã trở nên rất hiếm, thậm chí đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng (O. Akerele,1991) [21] Theo He Shan An và Cheng Zhong Ming, (1985) [18], ở Trung Quốc vốn có một số loài Dioscorea japonica, trữ lượng khá lớn, trong thập kỷ 50, đã từng khai thác tới 30.000 tấn, hiện đã bị giảm sút nhiều, có loài thậm chí phải trồng và duy trì loài giống. Một vài loài cây thuốc quý như Fritillaria cirrhosa (làm thuốc ho) phân bố phổ biến ở vùng Tây – Bắc tỉnh Tứ Xuyên nay chỉ còn sót lại ở 1 – 2 điểm, với số lượng cá thể rất ít. Hoặc loài Iphigenia indica có tác dụng chữa ung thư, chỉ phân bố rất hẹp ở vùng Lijang và Dali tỉnh Vân Nam, do bị tìm kiếm khai thác gay gắt, hiện có thể đã bị tuyệt chủng. Một số loại cây thuốc quý khác như Paris polyphylla, Gastrodia elata, Nervilia fordii, cũng là những ví dụ điển hình. Sara Oldfield, tổng thư ký của Tổ chức bảo tồn các vườn bách thảo quốc tế, nhận xét “Sự biến mất của các cây thuốc là một thảm họa thực sự”. Phần lớn dân số thế giới, trong đó có 80% người Châu Phi, hoàn toàn phụ thuộc vào dược thảo để chữa bệnh [23]. Theo một báo cáo của tổ chức bảo tồn quốc tế Plantlife, trên khắp thế giới có khoảng 50.000 loại cây có thể dùng làm thuốc, nhưng xấp xỉ 15.000 trong số đó đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Tình trạng thiếu dược thảo đã xảy ra ở Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Nepal, Tanzania và Uganda hình về sự tồn tại mong manh của chúng ở Trung Quốc (P.G. Xiao, 1991) [22]. Tuy nhiên giá trị và lợi nhuận mà cây thuốc đem lại rất lớn. Ở Mỹ mỗi năm lợi nhuận thu được từ cây thuốc khoảng 1,5 tỷ USD. Ở Trung Quốc, chỉ riêng việc xuất khẩu cao đơn hoàn tán cũng cho doanh thu khoảng 2 tỷ USD/
  16. 7 năm. Hiện nay, phong trào dùng cây thuốc để phòng và chữa bệnh trên thế giới đã đặt ra một vấn đề cần lưu ý: 2/3 trong số 50.000 loài cây thuốc được sử dụng, khai thác từ các cây hoang dại sẵn có nhưng không được trồng lại để bổ sung. Theo một nghiên cứu của nhà thực vật học người Anh là Alan Hamilton, thành viên của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (viết tắt là WWF), có từ 4.000 – 10.000 loài cây cỏ dùng làm thuốc có nguy cơ bị tiệt chủng. Nguyên nhân không phải hoàn toàn do sự phát triển của Y học cổ truyền mà theo tác giả là do thị trường dược thảo ở Châu Âu và Bắc Mỹ tăng trưởng 10% mỗi năm, trong vòng 10 năm nay. Trên quy mô toàn cầu, doanh số mua bán cây thuốc hàng năm ước tính lên tới 16 tỷ Euro [18]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Theo Võ Văn Chi đất nước Việt Nam có nguồn dược liệu rất phong phú lên đến trên 4.000 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loài khoáng vật có công dụng làm thuốc, trong đó có nhiều loài cây thuốc được sếp vào loài quý và hiếm trên thế giới như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên ô rô, Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạch Vĩnh Phúc [5]. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, việc bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên bao gồm: Quy hoạch các vùng rừng, vùng có dược liệu tự nhiên ở 8 vùng dược liệu trọng điểm, bao gồm: Tây Bắc, Đông Bắc (trong đó có tỉnh Điện Biên), Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, để lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu, đạt khoảng 2.500 tấn dược liệu/năm; xây dựng 5 vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đại diện cho các vùng sinh thái; phấn đấu đến
  17. 8 năm 2020 bảo tồn được 50% và đến năm 2030 là 70% tổng số loài dược liệu của nước ta . Về việc phát triển trồng cây dược liệu: Quy hoạch phát triển 54 loài dược liệu thế mạnh của 8 vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây thuốc để đến năm 2020 đáp ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước Đối với vùng Tây Bắc nói chung và các tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau nói riêng, nhiều nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng các loại cây dược liệu quý, có hiệu quả kinh tế cao, chính vì vậy, cần có nhiều vùng quy hoạch trồng cây dược liệu để khai thác, phát triển tốt những lợi thế [12]. Theo Võ Văn Chi, (2012) [5], từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới), tập I, trang 1107, Nxb Y học, Hà Nội. “Hoàng đằng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Palmatin có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn trong đường ruột. Công dụng: Thường dùng chữa các loại sưng viêm, chữa chảy máu mắt, sốt rét, kiết lỵ, viêm ruột, ỉa chảy, viêm tai, lở ngứa ngoài da và cũng làm thuốc bổ đắng. Theo Nguyễn Bình An (2011) [1], khi nghiên cứu khả năng nhân giống loài Hoàng đằng tại vườn quốc gia Bến En, Thanh Hoá, kết quả cho thấy Hoàng đằng có thể nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom với thuốc kích thích ra rễ là IAA 1500ppm trong thời gian 5 giây, độ che bóng thích hợp là 25% và dùng công thức phân vi sinh 5% trộn với đất tầng mặt để làm hỗn hợp ruột bầu thì cây giống sinh trưởng tốt và tỷ lệ sống cao nhất. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính và đặc điểm sinh thái của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Đồng thời khi nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom Hoàng đằng, tác giả mới chỉ đưa ra được tỷ lệ hom sống, hom chết mà chưa chỉ ra được tỷ lệ hom ra rễ và chiều cao của cây đủ tiêu chuẩn để cấy vào bầu là như thế nào.
  18. 9 Ngoài ra, loài Hoàng đằng cũng được một số tác giả khác như Võ Văn Chi (1997) [5], đã nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng, nhân giống, tuy nhiên chưa có kết quả cụ thể, nhưng phần lớn các tác giả cho rằng Hoàng đằng có thể trồng được bằng hạt hoặc bằng giâm cành, song hiện tại cây thuốc này chưa có hướng dẫn kỹ thuật chính thức. Trong phạm vi thực nghiệm, người ta đã thành công trong việc nhân giống bằng các đoạn thân và cành (có sử dụng chất kích thích ra rễ) Theo Đỗ Huy Bích và cs, (2004) [2], cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 942, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. “Hoàng đằng có vị đắng, tính hàn, vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi thấp, thông tiện. Công dụng: Hoàng đằng được dùng làm thuốc bổ đắng chữa các chứng viêm tấy, kiết lỵ, tiêu chảy, sốt rét, bệnh về gan, nóng trong, lở ngứa ngoài da, mắt đỏ có màng, viêm tai chảy mủ. Nguyễn Thị Thuỷ nghiên cứu bảo tồn cây thuốc tại cộng đồng người Hmông, Dao của VQG Hoàng Liên Sơn. Thái Văn Trừng (1978) [14], thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài thực vật bậc cao có loài thuộc 1850 chi, 289 họ. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [15], đã thống kê thành phần loài của VQG có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi, 213 họ thuộc ngành: Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín, các loài này được xếp thành 8 nhóm có giá tri khác nhau. Đỗ Tất Lợi (1999) [10], trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung, đã mô tả nhiều loài thực vật bản địa hoang dại hữu ích làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay. Ðỗ Tất Lợi (1991) [9], đã mô tả 2 loài Hoàng đằng thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), trong đó loài Fibraurea tinctoria Lour, khác với loài Fibraurea recisa Pierre ở chỗ lá nhọn, chỉ phân nhánh 2 lần.
  19. 10 Theo Võ Văn Chi đất nước Việt Nam có nguồn dược liệu rất phong phú lên đến trên 4.000 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc, trong đó có nhiều loài cây thuốc được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên ô rô, Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh Phúc [5] Số liệu thống kê của tổng cục thống kê cho biết, trong năm 2012, doanh thu sản xuất thuốc từ dược liệu tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ đồng (gấp hơn 1,75 lần so với doanh thu năm 2010). Đánh giá tại một số vùng, nuôi trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào (có thể thu nhập trên 100 triệu đồng/ha). Ví dụ, ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai), việc thực hiện trồng cây Artiso giúp đem lại doanh thu trồng đến thu hoạch đạt khoảng 115 triệu đồng/vụ/năm (Báo nông nghiệp năm 2014). Ở Việt Yên (tỉnh Bắc Giang), mô hình trồng cây Kim tiền thảo là hướng mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh và đã thực sự góp phần giảm nghèo cho người dân nơi đây. Nhận định của TS. Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế tại “Hội nghị xúc tiến đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2014 [4], đưa dược liệu trở thành thế mạnh của ngành dược Việt Nam”; Ông cho rằng dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, chứ không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà chúng ta đang mất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi trong nhiều năm qua. Khai thác quá mức vì mục đích thương mại là nguyên nhân chủ yếu khiến dược thảo ngày càng trở nên khan hiếm. Tại Việt Nam cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, việc
  20. 11 tiêu chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu. Có thể kể đến một số ví dụ điển hình như tình trạng nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn tự phát triển, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến động; Việc khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo, phát triển dược liệu đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu, có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt; Ví dụ: Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.), là một loài dây leo gỗ lớn. Kết quả điều tra đến năm 1986 đã xác định cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam (từ vĩ độ 16015’ ở Phú Lộc – Thừa Thiên Huế trở vào), trên phạm vi 121 xã, 44 huyện, 14 tỉnh. Từ năm 1980 – 1990 tính trung bình khai thác từ 1.000 – 2.500 tấn/năm, ở các tỉnh Gia Lai – Kon Tum, Nghĩa Bình, Quảng Nam – Đà Nẵng, Đắk Lắk và Sông Bé (theo đơn vị hành chính lúc đó). Đến giai đoạn 1991 – 1995, mỗi năm chỉ còn dưới 200 tấn. Đặc biệt là một số cây thuốc có nhu cầu dường như không hạn chế, như Ba Kích (Morinda officinalis How); Đẳng Sâm (Campanumoea javanica Blume) và các loài Hoàng tinh thuộc chi Disporopsis và Polygonatum, vốn phân bố khá phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lượng khai thác những cây thuốc này hiện đã làm suy giảm nghiêm trọng, thậm chí trở nên khan hiếm đến mức đã được đưa vào Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (Nguyễn Tập, 1985, 1990, 1997, 2001, 2006) và Sách Đỏ Việt Nam – Phần thực vật, năm (1996, 2007) [13] Nhiều loài thuốc quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong đó 31 loài ở mức bị đe dọa tuyệt chủng cao. Các cây thuốc trước kia có thể khai thác hàng chục nghìn tấn/năm như: Ba kích, Đẳng sâm, Hoàng đằng, Hoàng tinh, đã giảm rõ rệt. Ông Ngô Quốc Luật, Viện Dược liệu, cho biết, ngay cả ở các khu bảo tồn thiên nhiên, tình trạng khai thác cây thuốc cũng rất tùy tiện.
  21. 12 Chẳng hạn, tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu, Phước Bửu (Bà Rịa - Vũng Tàu), từ năm 2003, hàng ngày có khoảng 5-10 người tự do vào rừng lấy dây Ký ninh (trị sốt rét) và vận chuyển ra khỏi rừng một cách công khai với số lượng khoảng 80-100 kg dây tươi/người [13]. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Ta Kou (Bình Thuận), thần xạ (một dược liệu có công dụng chính là trị viêm xoang) bị khai thác với số lượng lớn, bán công khai cho khách thập phương. Lê Ngọc Công (2004) [6], đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số quần xã thực vật và độ che phủ ảnh hưởng theo tính chất hóa học của đất tới lượng vi sinh vật thành phần giun đất, hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây quý như: Móng bò (Bauhinnia pyrrhoclaza), Ràng ràng xanh (Ormonsia fordiana), Vang (Caesalpina sappan), Sòi tía (Sapium discolor), Bùm bụp (M, barbatus), Me rừng (Phyllanthus emblica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa),Thầu táu (Aporosa microcalyx), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Dây đau xương (Tinospora sinensis). Trần Công Khánh, (2012) [8], Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc cổ truyền dân tộc (CREDEP): “Chính vì không hiểu gì về công dụng của cây thuốc, lại được các chủ đầu tư thu mua tận nơi nên đại đa số bà con sống ở những nơi có cây thuốc sinh trưởng và phát triển đều khai thác theo kiểu chặt tận gốc, nhổ cả rễ. Và thế là những thầy lang giàu kinh nghiệm chữa bệnh giờ cũng chẳng dễ dàng gì kiếm được cây thuốc cho những bài thuốc gia truyền của mình, để rồi một ngày nào đó nó sẽ trở thành các “bài thuốc chết” vì không kiếm đâu ra cây thuốc nguyên liệu”. Báo cáo của Tổng Công ty Dược Việt Nam cho thấy Viện dược liệu (2004) [17], cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, đã nhập khẩu 182 loại Dược liệu với tổng khối lượng 18.300 tấn, với 81 loại nhập trên 100 tấn/loại.
  22. 13 Trong đó, có 13 loại thuốc đi từ động vật và khoáng vật; 169 loại từ cây thuốc, trong đó nhiều loại là thuốc bắc đầu vị, một số không có ở Việt Nam. Bảo tồn cây thuốc là một lĩnh vực quan trọng và gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với một số quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy công tác bảo tồn đã thu được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên đứng trước nhu cầu sử dụng ngày càng cao về dược liệu thiên nhiên và sự khan hiếm dược liệu do các yếu tố khách quan, chủ quan mang lại thì cần thiết phải có những nghiên cứu nhằm phát triển bền vững nguồn gen, đưa cây dược liệu trở thành cây trồng hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu sử dụng dược liệu của người dân. 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.3.1.1. Vị trí địa lý Sam Mứn là một xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Điện Biên, cách huyện Điện Biên và Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15 km, xã có đường quốc lộ 279 chạy qua. Tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau: Phía Đông giáp xã Núa Ngam. Phía Tây giáp xã Pom Lót. Phía Bắc giáp xã Noong Hẹt. Phía Nam giáp xã Hệ Muông và xã Núa Ngam. Xã cách thị trấn huyện Điện Biên khoảng 7 km, diện tích chủ yếu là đồi. Với đặc điểm địa hình miền núi như vậy Sam Mứn rất thuận lợi trong việc phát triển các loại cây lương thực như: lúa, ngô, khoai, sắn , các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày như: bông, chè, và thuận lợi phát triển lâm nghiệp như: keo, bạch đàn, Với vị trí địa lý như vậy xã Sam Mứn có nhiều thuận lợi trong lưu thông hàng hóa trong huyện và các xã lân cận, thuận lợi trong việc tiếp cận những thông tin kinh tế - xã hội và tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
  23. 14 2.3.1.2. Điều kiện địa hình Trong vùng có 3 dạng địa hình: a. Địa hình núi cao Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dải núi có độ cao 1000 m, nằm ở phía Bắc của huyện, tập trung ở xã Noong Hẹt, địa hình bị chia cắt ở các dãy núi cao. Địa hình có độ dốc thường trên 20%, dễ gây hiện tượng sạt lở, đất rửa trôi, diện tích dạng địa hình này gần 45% diện tích tự nhiên, đây cũng là vùng thượng lưu của con suối Nậm Núa chảy ngang qua xã Sam Mứn khiến người dân vô cùng bức súc. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên, dạng địa hình này chỉ có ý nghĩa lâm sinh duy trì độ che phủ đất rừng tự nhiên phòng hộ, tạo nguồn sinh thuỷ điều hòa khí hậu trong vùng. Xã Sam mứn thuộc vùng lòng chảo Điện Biên, có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao từ 450 – 1.100 m so với mực nước biển, nghiêng dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. b. Địa hình núi trung bình, núi thấp Bao gồm các dãy đồi núi có độ cao trung bình từ 200 đến 700 m; là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng núi thấp, nằm ở phía Đông Bắc của huyện, tập trung ở các xã Noong Hẹt, Sam Mứn, Pom Lóp, Noong lúa và Núa Ngam. Diện tích chiếm 50% diện tích tự nhiên, thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên và rừng trồng như cây Cao Su, rừng nguyên liệu gỗ như: keo lai, mỡ, trám, Trên địa hình này còn diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng khai thác vào sản xuất nông nghiệp như trồng cây ăn quả, làm nương rẫy, làm ruộng bậc thang, trồng rừng theo mô hình nông lâm kết hợp. c. Địa hình bằng, phẳng Diện tích bằng phẳng nằm phía Tây Nam của xã chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên của xã. Với đặc điểm địa hình miền núi như vậy. Sam Mứn rất thuận lợi trong việc phát triển các loại cây lương thực như: lúa, ngô, khoai, sắn,
  24. 15 các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày như: bông, chè, cà phê và thuận lợi phát triển lâm nghiệp như: keo, bạch đàn, 2.3.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết Xã Sam Mứn nằm về phía Đông Nam của vùng lòng chảo Điện Biên, mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi phía Tây Bắc, hàng năm chịu ảnh hưởng của hai khối không khí: Khối không khí phía Bắc lạnh, khô và khối không khí phía Nam nóng, ẩm, chia khí hậu Sam Mứn thành hai mùa rõ rệt trong năm: Mùa lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau: nhiệt độ thấp bình quân 15,20C (tháng 1), ít mưa, lượng mua chiếm 20% lương mưa cả năm, lương mưa bốc hơi sớm, độ ẩm thấp. Mùa nóng, ẩm từ tháng 4 đến tháng 10: nhiệt độ cao, trung bình tháng nóng nhất là 25,70C ( tháng 6, 7), mưa nhiều, lượng nước bốc hơi lớn, độ ẩm không khí cao. Lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.600 mm/năm, mưa nhiều tập trung vào tháng 6, 7, 8 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm. Với lượng mưa tương đối dồi dào, chế độ nhiệt phong phú xã Sam Mứn có thể phát triển hệ thực vật tự nhiên, cây trồng vật nuôi đa dạng trong sản xuất nông lâm nghiệp, song lại thường gây ra mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 2.3.1.4. Về đất đai thổ nhưỡng * Tài nguyên đất Tài nguyên đất qua kết quả khảo sát thực địa và kế thừa tài liệu kết quả điều tra của huyện Điện Biên. Diện tích đất tự nhiên của xã Sam Mứn có 774,02ha, chiếm 13,60% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, bình quân đạt 1,60ha/người, cao hơn bình quân chung cả nước (1,31h/người) trong do đặc
  25. 16 điểm địa hình, đá mẹ, khí hậu, thổ nhưỡng và thực vật trên địa bàn xã Sam Mứn hình thành các loại nhóm đất sau: Nhóm đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (p). Nhóm đất phù sa sông, suối (py). Đây là loại nhóm đất chủ yếu trên địa bàn xã. Nhóm đất này thuộc loại đất tốt, có độ phì tự nhiên khá, cần được sử dụng triệt để vào sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển các loại cây lương thực, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng 37 đất đỏ vàng trên đá mắcma axit (Fa): đây là loại đất có độ phì tự nhiên thấp. Vì vậy, cần phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế rửa trôi, xói mòn, bảo vệ phục hồi dần độ phì của đất, bảo vệ môi trường sinh thái. * Tài nguyên nước a) Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã Sam Mứn chủ yếu được khai thác từ các khe nước ngọt, sông Nậm Rốm, Nậm Núa, Nậm Ngam đảm bảo nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. trên địa bàn xã Sam Mứn có hồ chứa nước Hồng Sạt có chiều dài 2 km, rộng trung bình 200 m, diện tích lưu vực khoảng 9 km2, cung cấp nước cho 360 ha ruộng lúa và hoa màu của xã Sam Mứn. b) Nguồn nước ngầm: Hiện nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu về nguồn nước ngầm của vùng nói chung và của xã nói riêng. Tuy nhiên, nguồn nước này hiện được khai thác vào phục vụ sinh hoạt của nhân dân thông qua các khe suối. * Tài nguyên rừng Theo số liệu thống kê đến tháng 07 năm 2013 diện tích đất lâm nghiệp của xã là 744,02 ha, chiếm 34,31% tổng diện tích tự nhiên của xã. Trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ.
  26. 17 - Đất rừng sản xuất có diện tích là 226,69 ha chiếm 9 % diện tích đất tự nhiên, chiếm 30 % diện tích đất lâm nghiệp. - Đất rừng phòng hộ có diện tích là 517,33 ha chiếm 21 % diện tích đất tự nhiên, chiếm 70 % diện tích đất lâm nghiệp. Trong những tháng đầu năm 2016 đã tổ chức cho nhân dân khoanh nuôi, tái sinh được 28,9 ha rừng. Công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng được chính quyền và nhân dân thực hiện tương đối tốt, các vụ việc chặt phá, khai thác, khai thác trái phép đã giảm so với những năm trước đây. Hiện nay rừng và đất rừng của xã Sam Mứn đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông – lâm kết hợp, nhất 38 là diện tích rừng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động nông nghiệp địa phương. 2.3.1.5. Về tài nguyên - khoáng sản Tài nguyên khoáng sản ở Sam Mứn chưa được thăm dò đánh giá kỹ. Qua tra cứu các tài liệu lịch sử liên quan cho thấy, Sam Mứn có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại màu, nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong xã. Đến nay trên địa bàn xã đã xác định được 2 điểm quặng sắt và kim loại, 1 điểm mỏ than. 2.3.1.6. Về du lịch Sam Mứn và Thành Bản Phủ đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia, cụ thể: Di tích Thành Sam Mứn thuộc xã Sam Mứn và xã Noong Luống, huyện Điện Biên được Bộ trưởng Bộ VHTTDL ký quyết định xếp hạng là di tích cấp quốc gia ngày 22/01/2009. Di tích Thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên được Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin ký quyết định xếp hạng là di tích cấp quốc gia ngày Trên mảnh đất Điện Biên lịch sử vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay những di tích đồn lũy và thành quách của nhiều thời kỳ lịch sử. Riêng trong thung lũng Mường Thanh đã có 2 tòa thành lớn đó là thành Bản Phủ và thành Tam Vạn. Trường THCS Sam Mứn vô cùng tự hào
  27. 18 khi được học tập ngay trên mảnh đất có di tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia đó là thành Tam Vạn. Trước tiên xin giới thiệu về tên gọi của thành: Tên gọi đó xuất phát từ thực tế trong một khu vực rộng 10 cây số vuông, có 3 vạn dân là người Lự, người Thái, người Xá chung sống với nhau. Tiếng người nói, tiếng gà gáy, tiếng voi rống và tiếng bình bong của “Ba vạn cối tròn, sáu vạn cối dài” giã gạo. Do đó cái tên của thành trì được gọi là Tam Vạn (Sam Mứn). Thành Tam Vạn ở ngay dưới thành Bản Phủ. Từ huyện lỵ Điện Biên đi theo đường quốc lộ 42, xuôi xuống đến cây số 5, gặp thành Bản Phủ; Đến cây số 10, gặp thành Tam Vạn. Lối vào thành có một cái cửa nhỏ trên đường quốc lộ gọi là Tu Đin (Cửa Đất). Hai bên cửa đất là tường thành bằng đất cao và chạy dài như hai phần của một con đê, một bên đến sát dãy núi phía Đông, một bên đến sát dãy núi phía Tây. Tường thành còn tất cả chừng 3 Ki-lô-mét. Chân thành còn nhiều khúc hào nước đã thành ao, thành giếng.Thành Tam Vạn chỉ có một giải tường lũy chắn ở mặt Bắc, còn mặt Đông mặt Tây là núi, mặt Nam là sông được coi như hào lũy thiên nhiên Thành Tam Vạn do các chúa Lự xây dựng, trước khi chúa Thái Lạng Chượng đến Mường Thanh vào khoảng thế kỷ XI-XII, đất này do các chúa Lự cai quản Đây đã từng là nơi đô hội, một nơi giao lưu kinh tế và văn hóa, một trung tâm của Mường Thanh. Thành Tam Vạn đã từng có các công trình kiến trúc như chùa và Tháp Vạt Bua Hom với những pho tượng bằng vàng to đẹp, những dấu vết của ngôi chùa Vạt Pom Loi ở gần đồi Độc Lập phía Bắc Mường Thanh hẳn cũng là những chứng tích của thời kỳ phồn thịnh này. Mười chín đời chúa Lự kế tiếp nhau cha truyền con nối cai quản đất Mường Thanh và “Đóng đô” ở thành Tam Vạn. Đến đầu thế kỷ XVIII, giặc Phẻ tràn sang mới chấm dứt thời kỳ chúa Lự. Sau khi đánh tan giặc Phẻ, anh hùng Hoàng Công Chất tạm đóng quân ở trong thành Tam Vạn từ năm 1754
  28. 19 đến 1758 thấy thành ở vào thế không lợi nên từ năm 1758-1762 xây thành Bản Phủ. Trên đất cũ của thành Tam Vạn có một hợp tác xã Pom Lót rất phát triển, đây cũng là tên quả đồi nằm trên thành Tam Vạn, đây là quả đồi nhân tạo các chúa Lự ra lệnh cho đàn bà con gái trong thành dùng những cái sọt nhỏ mà đựng đất đắp lên đồi để các chúa Lự ngồi lên và xem các lễ hội trò vui Không chỉ có thế đã đến thăm thành Tam Vạn không thể không đến thăm Hồ U Va và nguồn nước nóng đây là cái hồ thần thoại có dây leo Khau Cát nối liền với trời thổ mới khai thiên lập điạ hồ đã cạn thành ruộng, rộng chừng vài ngàn mẫu. Nông dân ven bờ giữ nước làm hồ thả cá, mùa mưa nước trên núi chảy xuống đầy hồ, xung quang hồ có núi U Va và có núi Chàng Ngủ cao và sắc nhọn, núi Nàng Ngủ thấp và uyển chuyển. Từ bờ hồ đi xuống có nguồn nước nóng (Bó Nặm Họn), nguồn nước nóng ở dưới một gốc cây sung già, nguồn nước đun lên từ lòng đất, nước sủi bọt, sôi sùng sục. Phía trong thành Tam Vạn có một lối đi dẫn tới một công trình kiến trúc, một thắng cảnh ghi sâu mối tình Việt – Lào: Tháp Mường Luân con đường từ Pom Lót – Mường Luân dài chừng sáu mươi cây số vắt qua đỉnh Keo Lôm, tháp nằm trên núi Pú Hua Ta (Núi đầu nguồn) núi được xây vào thế kỷ XV vật liệu xây là gạch nung tại chỗ cát sông mã và mật mía. Tháp cao 15 m đáy hình vuông mỗi cạnh 5 mét rưỡi càng lên cao càng thon dần như hình một búp sen, từ dưới lên trên có nhiều bệ tròn ai được trang trí bằng những hình cánh sen, ngọn tháp phảng phất một hình bầu rượu. Các phần của cây tháp bố cục chặt, vững mà hài hòa, thành thoát. Được xây dựng cùng thời là cây tháp Chiềng Sơ. Hai cây tháp này là những di di tích còn xót lại của một thời kỳ phồn thịnh của thành Tam Vạn. Có thể nói đây là bức tường thành đã bao bọc toàn bộ cánh đồng Mường Thanh và là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Điện Biên.9/2/1981.
  29. 20 Các di tích được xếp hạng giúp chúng ta thêm trân trọng giá trị và nâng cao ý thức bảo vệ những thành quả mà lịch sử, cha ông đã để lại. Từ đó chính quyền và nhân dân các dân tộc có các biện pháp trùng tu, tôn tạo di tích để dấu ấn lịch sử được trường tồn. 2.3.1.7. Kết cấu hạ tầng * Xây dựng cơ bản: Nhìn chung về cơ sở hạ tầng xã Sam Mứn đã được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, đường vào trung tâm xã đã được rải nhựa, có Đền Hoàng Công Chất trên địa bàn là điểm du lịch thăm quan của các du khách trong nước và nước ngoài. Có đường quốc lộ 279 đi qua xã rất thuận lợi cho nhân dân đi lại, vận chuyển giao thương hàng hóa. Các trường trung học phổ thông, THCS, tiểu học, mầm non đã được kiên cố hóa theo chương trình của Chính Phủ. * Giao thông: Trong những năm gần đây ở lĩnh vực này có những chuyển biến tiến bộ việc tu sửa nâng cấp các tuyến đường liên thôn phục vụ việc đi lại của nhân dân được thực hiện nhanh chóng giải tỏa nhiều tụ điểm vi phạm hành lang 41 giao thông, khu chợ, để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hóa trong xã và các xã lân cận. * Thủy lợi: Do đặc điểm địa hình phức tạp, công tác thủy lợi mang đặc thù của vùng đồi núi. Việc cung cấp nước tưới tiêu chủ yếu dựa vào nước trời, xây dựng đập chứa nước, ngăn suối đưa nước vào đồng ruộng Các công trình thủy lợi chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Cần quản lý tốt công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và tưới tiêu cho cây trồng.
  30. 21 2.3.1.8. Nguồn nhân lực Mục tiêu đặt ra là nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 11,64% năm 2010 lên 15,8% năm 2015 và 30% năm 2020. Trước mắt, Sam Mứn tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học. Xây dựng hệ thống trường, lớp, đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ, đồng bộ, đạt chuẩn và trên chuẩn. Đổi mới công tác dạy và học, xây dựng các chương trình giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phù hợp điều kiện thực tế. Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực xã Sam Mứn giai đoạn 2011 - 2020. Trọng tâm là bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng lao động, năng lực quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt chú ý đến nhóm nhân lực lãnh đạo quản lý và nhân lực hành chính công cấp xã. Giai đoạn 2011 - 2015 được cử đi đào tạo khoảng 50 lao động, bình quân mỗi năm đào tạo 100 người, giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo 100 người, bình quân mỗi năm đào tạo 200 người. Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực. Ưu tiên thu hút các dự án sử dụng lao động địa phương để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, kết hợp với thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm. Tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt các mục tiêu đã đề ra. Xây dựng các phương án đào tạo và ban hành chính sách thu hút, ưu đãi để từng bước cân đối nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển của địa phương. Giám sát chặt chẽ việc đào tạo theo địa chỉ, sử dụng lao động sau đào tạo đúng quy định, tạo điều kiện cho các vùng trong tỉnh có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. thanh niên tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, có kế hoạch vận động đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới; tổ chức tập huấn về các nội dung xây dựng nông thôn mới cho cán bộ đoàn từ xã đến huyện. Đề án phát triển sản xuất của các xã phần lớn tập trung vào các nội dung: chuyển mạnh sản xuất nông,
  31. 22 lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Đoàn Thanh niên các bản phối hợp các cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho đoàn viên thanh niên. Những cán bộ trẻ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình, mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, có thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/năm xuất hiện. Mô hình này đang được chỉ đạo nhân rộng. Trong bảy tháng qua, có 2 nghìn lượt đoàn viên thanh niên tham gia xây dựng hạ tầng giao thông, hệ thống kênh mương nội đồng.
  32. 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi, thời gian và địa điểm nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) tuổi 3 * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu khóa luận được giới hạn trong nội dung chính: Chăm sóc, theo dõi sự sinh trưởng về đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ cho cây Hoàng đằng trồng tuổi 3 tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. *Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian từ 1/01/2019 đến 31/5/2019 Địa điểm nghiên cứu: xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Chăm sóc cây Hoàng đằng trồng năm thứ 3 tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 3.2.2. Điều tra sinh trưởng của cây Hoàng đằng tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 3.2.3. Đề xuất một số biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây Hoàng đằng trồng tại khu vực nghiên cứu 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp kế thừa số liệu Kế thừa số liệu chăm sóc, sinh trưởng đã được đo đếm thu thập từ tháng 8 - 12 năm 2018 theo đề tài cấp Quốc gia đang được thực hiện: Khai thác và phát triển nguồn gen cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) tại một số tỉnh miền núi phục vụ nhu cầu làm thuốc(2016) [16] của T.S Vũ Văn Thông (Giám đốc trung
  33. 24 tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc). Kế thừa một số nguồn thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương tại xã Sam Mứn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. Kế thừa các tài liệu về nghiên cứu cây Hoàng đằng ở Việt Nam trong các tài liệu sách, báo cáo và các trang mạng. 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Kế thừa các ô mẫu thí nghiệm đã được bố trí từ năm 2018, cụ thể như sau: - Mật độ trồng: 4000 cây/ha - Cây con giâm hom có bầu - Phương thức trồng: Trồng dưới tán rừng tái sinh trạng thái IIA - Tiêu chuẩn cây giống Hoàng đằng đem trồng: Doo ≥ 0,3 cm; Hvn ≥ 30 cm OTC có diện tích 500 m2 tại Đội 4B xã Sam Mứn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên nơi đang trồng và theo dõi cây Hoàng đằng. 3.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 3.3.3.1. Chăm sóc cây Hoàng đằng Cây Hoàng đằng được tiến hành chăm sóc trong 3 năm đầu sau khi trồng. Chăm sóc năm thứ 3: Tiến hành chăm sóc chăm sóc 4 lần. Lần thứ nhất vào tháng 2-3; lần thứ 2 vào tháng 4-6, lần 3 tháng 7-8, lần 4 tháng 9-10. Nội dung công việc chăm sóc gồm: - Trồng dặm những nơi cây sống đạt có tỷ lệ dưới 85%. - Phát dọn dây leo cỏ dại xung quanh gốc, vun xới gốc đường kính gốc 1m. - Bón thúc phân NPK 0,2kg/cây/năm. - Sau khi chăm sóc lần 1 của năm thứ 3 tiến hành cắm giá thể leo cho cây Hoàng đằng, giá thể leo được làm bằng tre, cây gỗ nhỏ đường kính 3 - 5cm, chiều dài 2 - 2,5 m tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt. - Chặt tỉa cây bụi dây leo, mở tán rừng ở những chỗ có độ tàn che > 0,5 làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây Hoàng đằng. Theo quy trình chăm sóc của đề tài cấp Quốc gia: Khai thác và phát triển nguồn gen cây Hoàng đằng
  34. 25 (Fibraurea tinctoria) tại một số tỉnh miền núi phục vụ nhu cầu làm thuốc(2016) [16] của T.S Vũ Văn Thông (Giám đốc trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc). 3.3.3.2. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của mô hình trồng Hoàng đằng - Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng: Tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc (Doo), sinh trưởng chiều cao (Hvn), chất lượng cây Hoàng đằng (tốt, trung bình, xấu), động thái ra lá non, hệ số đẻ nhánh. - Định kỳ thu thập số liệu: 1 tháng/lần Để thu thập các số liệu sinh trưởng của cây Hoàng đằng. Kế thừa OTC đã lập từ năm 2018 [7], trong diện tích trồng rừng Hoàng đằng tuổi 3 tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Tiến hành điều tra đánh giá sinh trưởng, sâu, bệnh đối với tất cả các cây Hoàng đằng trồng trong OTC có diện tích 500 m2 đã được lập. Cách thu thập số liệu sinh trưởng của cây Hoàng đằng: Dùng thước đo chiều cao (Hvn) từ gốc cây đến ngọn cao nhất của cây bằng thước dây, đếm số lá có trên cây, đo sinh trưởng đường kính gốc (Doo) cây bằng thước Panme đo theo 2 chiều Đông – Tây và Nam – Bắc lấy trị số trung bình, chiều cao (Hvn) đo bằng thước có chia tới mm, đếm số chồi có trên cây, quan sát trên thân cây, lá cây có bị sâu, bệnh rồi điền vào mẫu biểu. - Tỷ lệ sống của cây được xác định bằng công thức: Tổng số cây sống Tỷ lệ cây sống (%) = x 100 Tổng số cây trong OTC Qua quan sát đánh giá trực tiếp. Các số liệu thu thập được ghi vào mẫu biểu 3.1. - Sinh trưởng đường kính gốc (Doo), chiều cao (Hvn)
  35. 26 - Đường kính gốc được đo sát cổ rễ bằng thước kẹp Panme, đo theo 2 chiều Đông - Tây và Nam - Bắc lấy trị số trung bình, chiều cao (Hvn) đo bằng thước có chia tới mm. Số liệu thu được ghi vào mẫu biểu 3.1. Mẫu biểu 3.1. Phiếu điều tra OTC Khu vực: Đội 4B- xã Sam Mứn- huyện Điện Biên Lần đo: Toạ độ: Độ cao: Người đo đếm: Ngày đo đếm: Số lá mới ra STT Doo Hvn Chất lượng Số chồi mới Bệnh hại Tốt TB Xấu 1 2 200 Chất lượng cây trồng được xác định theo 3 cấp qua quan sát đánh giá trực tiếp: + Cây tốt là cây thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng tốt, không bị sâu, bệnh. + Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng kém, bị sâu, bệnh phá hại. + Cây còn lại là cây có chất lượng trung bình. Số liệu thu thập được ghi vào mẫu biểu 3.1 - Động thái ra lá của cây được theo dõi đồng thời theo định kỳ đo các chỉ tiêu sinh trưởng khác.
  36. 27 3.3.3.3. Nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại Hoàng đằng và biện pháp phòng trừ - Nghiên cứu xác định thành phần sâu hại cây Hoàng đằng. - Nghiên cứu hiệu quả của một số thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong phòng trừ các loài sâu hại chính trên cây Hoàng đằng. Sâu hại. Thường xuyên quan sát khi thấy các loại sâu hại phải tiến hành các biện pháp bắt diệt sâu hại bằng phương pháp cơ giới. Nếu số lượng sâu tới mức gây hại không bắt được hết, cần phải phun thuốc. Kết quả sau khi thu thập tình hình sâu hại được ghi vào mẫu biểu 3.2. Mẫu biểu 3.2. Phiếu theo dõi sâu hại lá Loài sâu hại: Khu vực: Lần đo: Người đo đếm: Ngày đo đếm STT cây Tổng số lá Số lá bị sâu hại ở các cấp 0 1 2 3 4 1 2 187 Đánh giá sâu hại theo định kỳ: Cấp 0: Lá không bị hại Cấp 1: Lá bị hại dưới 25 % Cấp 2: Lá bị hại từ 25 đến 50 % Cấp 3: Lá bị hại từ > 50 đến 75 % Cấp 4: Lá bị hại > 75 %
  37. 28 4 nivi R(%) i 0 x100 NV Trong đó: R (%) : Là mức độ bị hại trung bình ni : Là số cây bị hại ở cấp hại i vi : Là trị số của cấp hại i N : Là tổng số cây điều tra V : Là trị số cấp bị hại cao nhất (V=4) Thường xuyên quan sát khi thấy các loại sâu hại phải tiến hành các biện pháp bắt diệt sâu hại bằng phương pháp cơ giới. Nếu số lượng sâu quá nhiều không bắt được hết thì cần phải phun thuốc. Bệnh hại lá: Thường xuyên quan sát khi thấy các loại bệnh hại phải tiến hành các biện pháp bắt diệt sâu bệnh hại bằng phương pháp cơ giới. Nếu số lượng sâu quá nhiều không bắt được hết thì cần phải phun thuốc. Kết quả sau khi thu thập được ghi vào mẫu biểu 3.3 Mẫu biểu 3.3. Phiếu theo dõi bệnh hại lá Loài sâu hại: Khu vực: Lần đo: Người đo đếm: Ngày đo đếm Số lá bị bệnh hại ở các cấp STT cây Tổng số lá 0 1 2 3 4 1 2 187 Điều tra, đánh giá mức độ bệnh hại lá, trên các cây điều tra tiến hành đếm tất cả các lá và được phân cấp như sau:
  38. 29 4 nivi R(%) i 0 x100 NV Cấp 0: Những lá không bị hại. Cấp 1: Những lá bị hại dưới 1/4diện tích lá. Cấp2: Những lá bị hại từ 1/4 - 1/2 diện tích lá. Cấp 3: Những lá bị hại từ trên 1/2 – 3/4 diện tích lá. Cấp 4: Những lá bị hại >3/4 diện tích lá. Trong đó: R: Là chỉ số bệnh n: Số lá bị hại ở mỗi cấp v: Là trị số cấp bệnh tương ứng N: Là tổng số lá theo dõi V: Là trị số của cấp cao nhất (V luôn luôn bằng 4) Sau khi có R% chúng ta có thể đánh giá mức độ hại như sau : - Khoẻ: R 50% Sử dụng các loại thuốc phòng bệnh: - Trên cơ sở điều tra đánh giá, xác định các loại sâu, bệnh hại tai khu vực trồng Hoàng đằng. Phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng lúc và đúng cách. - Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với các loài sâu hại khi chúng hại cây ở mức tới ngưỡng gây hại (hại nặng trở lên). - Thuốc phòng chống nấm cần phun theo định kỳ vào những tháng có độ ẩm cao, có khả năng gây bệnh hại nặng cho cây.
  39. 30 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý theo các phương pháp thống kê, so sánh, được thực hiện trên máy tính theo chương trình phần mềm Excel để tính toán và xử lý số liệu. Tổng hợp số liệu và viết báo cáo. Một số công thức được sử dụng: = i ; SDoo = STDEV (Doo1:Dooi) SDoo% = (SDoo / ) * 100 = i ; SHvn = STDEV (Hvn1:Hvni) SHvn(%) = (SHvn / ) * 100 Trong đó: n = n1 + n2 + + ni , SDoo, SDoo % là đường kính trung bình, sai tiêu chuẩn, hệ số biến động về đường kính. , SHvn, SHvn (%) là chiều cao trung bình, sai tiêu chuẩn, hệ số biến động về chiều cao.
  40. 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Chăm sóc Hoàng đằng trồng năm thứ 3 Hoàng đằng sau khi trồng đều phải được chăm sóc tốt. Chăm sóc cây Hoàng đằng năm thứ 3, cần phải chăm sóc theo từng giai đoạn trong 1 năm. Khi chăm sóc cần phải có kỹ thuật và đúng theo quy trình trồng Hoàng đằng * Chăm sóc Hoàng đằng năm thứ 3: Hình 4.1. Làm cỏ cho cây Hoàng đằng * Tiến hành các bước chăm sóc, làm cỏ phát dọn dây leo, cỏ dại trong khu vực trồng cây Hoàng đằng và rẫy sạch cỏ xung quanh gốc Hoàng đằng cách 1m, tránh làm cuốc, dao phát làm hỏng cây Hoàng đằng. Tiến hành tỉa thưa cây keo, cây gỗ tự nhiên được trồng xen kẽ rừng trồng Hoàng đằng và tỉa bớt tán cây Keo quá dầy để có ánh sánh cho cây Hoàng đằng, tỉa thưa có
  41. 32 khoảng cách đồng đều để cho cây Hoàng đằng sinh trưởng tốt, không tỉa để chỗ thưa chỗ dầy sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển cây Hoàng đằng Hình 4.2. Phát dọn tỉa thưa rừng trồng Hoàng đằng * Sau khi phát dọn tỉa thưa xong cần phải kiểm tra xem cây chặt đổ xuống bị đè dập vào cây Hoàng đằng, cần phải xử lý và dọn ra chỗ không có cây Hoàng đằng. Đồng thời kiểm tra xem cây bị chết tiến hành trồng dặm bổ sung để bảo đảm mật độ trong diện tích trồng * Khi tiến hành trồng dặm xong cần phải làm sạch cỏ vun xới xung quanh gốc với đường kính 1m, song bón thúc phân NPK 0,2kg/cây/năm bón vào xung quanh gốc với khoảng cách 10 cm và lấp đất vào phần dưới gốc cây
  42. 33 Hình 4.3. Bón thúc phân lân NPK cho cây Hoàng đằng * Khi chăm sóc Hoàng đằng năm thứ 3 xong cần cắm giá thể leo cho Hoàng đằng, giá thể leo được làm bằng cây nứa cây tre có sẵn ở khu vực trồng Hoàng đằng, chọn cây tre nhỏ vừa cắt thành đoạn, cây tre to có thể trẻ đôi, cây nứa chọn cây nhỏ vừa có chiều dài 2 – 2,5 m để làm giá thể leo cho cây Hoàng đằng, một đầu cắm gần sát gốc Hoàng đằng và đầu còn lại lấy dây buộc vào cây gỗ gần nhất để tạo điều kiện cho cây Hoàng đằng leo lên sinh trưởng và phát triển tốt.
  43. 34 Hình 4.4. Cắm giá thể leo cho cây Hoàng đằng * Trong các lần chăm sóc cần phải kiểm tra thường xuyên lại các lần tiếp theo, phải theo kế hoạch từng tháng trong năm kiểm tra khu vực trồng Hoàng đằng phát hiện cỏ mọc lại, cần phải làm sạch cỏ, kiểm tra xem giá thể cắm có bị gẫy đổ và bổ sung thêm vào, để tạo điều kiện cho Hoàng đằng sinh trưởng phát triển tốt. 4.2. Sinh trưởng cây Hoàng đằng năm thứ 3 4.2.1. Sinh trưởng đường kính gốc của cây Hoàng đằng Bảng 4.1. Sinh trưởng đường kính gốc cây Hoàng đằng tuổi 3 Tháng (cm) SDoo SDoo% Lần đo 1 0,40 0,064 16,1 1 2 0,42 0,065 15,46 2 3 0,43 0,067 15,61 3 4 0,43 0,067 15,66 4 5 0,43 0,067 15,66 5
  44. 35 Hình 4.5. Biểu đồ sinh trưởng đường kính gốc cây Hoàng đằng Từ kết quả bảng 4.1 và hình 4.5 cho thấy cây Hoàng đằng sinh trưởng chậm. Từ tháng 1 (lần đo 1) đến tháng 2 (lần đo 2) cây tăng trưởng đường kính trung bình từ 0,4 cm đến 0,42 cm. Từ tháng 3 - 5 (lần đo 3, 4, 5) cây ngừng tăng trưởng đường kính gốc chỉ lên được 0,43 cm; giá trị sai tiêu chuẩn (S) dao động từ 0,064 – 0,067, tương tự hệ số biến động (S%) về đường kính cây dao động từ 16,1% - 15,66%. Như vậy cây Hoàng đằng tại khu vực nghiên cứu chỉ tăng trưởng về đường kính gốc từ tháng 1- 2 của (lần đo 1, 2). Còn từ tháng 3 đến tháng 5 đường kính gần như không tăng, do điều kiện khí hậu tại khu vực nghiên cứu khắc nhiệt nắng nóng kéo dài. 4.2.2. Sinh trưởng chiều cao của cây Hoàng đằng Bảng 4.2. Sinh trưởng chiều cao cây Hoàng đằng Tháng (cm) SHvn SHvn(%) Lần đo 1 43,85 8,99 20,51 1 2 47,28 9,92 20,97 2 3 48,78 11,05 22,65 3 4 48,81 11,06 22,66 4 5 48,87 11,09 22,70 5
  45. 36 Hình 4.6. Biểu đồ sinh trưởng về chiều cao cây Hoàng đằng Qua bảng 4.2 và hình 4.6 cho thấy cây Hoàng đằng sinh trưởng chiều cao tăng trưởng phát triển lên dần so với tăng trưởng đường kính gốc. Từ tháng 1(Lần đo 1) - tháng 2 (lần đo 2) cây tăng trưởng chiều cao trung bình từ 43,85 – 47,28 cm. Chuyển sang tháng 3 - 4 đến tháng 5 (lần đo 3, 4 và lần đo 5) cây bắt đầu tăng trưởng chậm với chiều cao trung bình là 48,78 – 48,81 – 48,87 cm do thời tiết khắc nhiệt nắng nóng kéo dài dẫn đến hiện tượng khô hạn cây tăng trưởng chậm. Sai tiêu chuẩn về chiều cao (SHvn) cây Hoàng đằng dao động từ 8,99 – 11,09. Hệ số biến động SHvn(%)về chiều cao cây dao động từ 20,51% - 22,70%. Như kết quả trên cho thấy cây Hoàng đằng tăng trưởng, phát triển cũng khá đồng đều 4.2.3. Động thái ra lá non Bảng 4.3. Động thái ra lá non cây Hoàng đằng Tháng Số Lá trung bình /cây (lá) Lần đo 1 3,35 1 2 4,89 2 3 3,67 3 4 2,81 4 5 0,26 5
  46. 37 Hình 4.7. Biểu đồ động thái ra lá cây Hoàng đằng Qua bảng 4.3 và hình 4.7 cho thấy cây Hoàng đằng động thái ra lá non thường thay đổi nhanh theo tháng. Từ tháng 1 (lần đo 1) đến tháng 2 (lần đo 2) số lá trung bình/ cây trong 2 lần đo giao động 3,35 – 4,89 lá. Sang tháng 3 (lần đo 3) đến tháng 4 (lần đo 4) số lá trung bình /cây Hoàng đằng giảm dần so với (lần đo 1 và 2) với số lá là 3,67 giảm xuống còn 2,81 lá tiếp sang tháng 5 (lần đo 5) còn 0,26 lá. Đã có sự biến động đến sinh trưởng lá cây tăng trưởng lá nhiều nhất vào tháng 2 là (4,89 lá), lá sinh trưởng thấp nhất vào tháng 5 (0,26 lá), sinh trưởng của lá giảm dần do khí hậu khắc nhiệt, nắng nóng kéo dài gây mất nước nên cây phát triển chậm Hình 4.8. Chồi lá non Hình 4.9. Lá trưởng thành Hoàng đằng Hoàng đằng
  47. 38 4.2.4. Tỷ lệ sống, chất lượng và tỷ lệ ra mầm Hoàng đằng 4.2.4.1. Tỷ lệ sống, chất lượng cây Hoàng đằng Bảng 4.4. Chất lượng sinh trưởng cây Hoàng đằng Các chỉ tiêu Tốt TB Xấu Số cây (cây) 120 29 26 Tỷ lệ (%) 68.57 16.57 14.86 Tỷ lệ cây sống (%) 97,22% Kết quả bảng 4.4, cho thấy tỷ lệ sống cây Hoàng đằng sau trồng năm thứ 3 đạt 97,22%, đây là tỷ lệ cây sống đạt cao. Tuy nhiên tỷ lệ cây đạt chất lượng tốt chưa cao 68,57%, cây trung bình và cây xấu chiếm 31,43%. Nguyên nhân do điều kiện lập địa khu vực trồng không đồng nhất, do chăm sóc chưa đồng đều nên chất lượng cây trung bình, xấu cũng khá nhiều. Để cây sinh trưởng phát triển tốt đảm bảo cho sản lượng cũng như chất lượng cho cây sau này, cần thực hiện chăm sóc đầy đủ nhất là lượng phân bón thúc hàng năm cho cây Hoàng đằng sinh trưởng tốt nhất. 4.2.4.2. Tỷ lệ chồi cây Hoàng đằng Bảng 4.5. Tỷ lệ ra chồi cây Hoàng đằng Tháng Số chồi mới (chồi) Lần đo 1 14 1 2 25 2 3 18 3 4 10 4 5 9 5
  48. 39 Hình 4.10. Biểu đồ tăng trưởng của chồi cây Hoàng đằng Hoàng đằng là loài cây dây leo sống dưới tán rừng, nên cây phải có nhu cầu ánh sáng đầy đủ, để cho cây sinh trưởng mạnh cây cần phải có nhiều lá để quang hợp ánh sáng mặt trời. Vì thế sau thời gian trồng cây Hoàng đằng đã sinh chồi non, chồi mới, còn chồi chính để tăng thêm số lá cho cây sinh trưởng. Tỷ lệ ra chồi non là 1 chỉ tiêu quan trọng để nhận biết khả năng sinh trưởng của cây theo từng tháng. Qua kết quả bảng 4.5 và hình 4.10 cho thấy chồi non Hoàng đằng ra nhiều vào tháng 1 (lần đo 1) tỷ lệ ra chồi mới là 14 chồi, đến tháng 2 (lần đo 2) tỷ lệ chồi non tăng trưởng mạnh lên đến 25 chồi, chuyển sang tháng 3 – 4 – 5 số chồi giảm dần, tháng 3(lần đo 3) tỷ lệ số chồi ra được 18 chồi non, sang tháng 4 (lần đo 4) tỷ lệ ra chồi là 10 chồi. Tháng 5 (lần đo 5) tỷ lệ chồi còn 9 chồi. Do nắng nóng kéo dài gây ra hiện tượng khô hạn cây phát triển chậm, gây ảnh hưởng rõ rệt tới việc nảy chồi của cây Hoàng đằng.
  49. 40 Hình 4.11. Chồi mới cây Hoàng đằng 4.2.5. Tình hình sâu, bệnh hại và bệnh pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây Hoàng đằng trồng năm thứ 3 Bảng 4.6. Thành phần sâu hại của các loài sâu Lần Mức độ sâu hại ở các cấp Đánh giá mức Loài sâu R% đo 0 1 2 3 4 độ hại 1 0 0 0 0 0 0 Khỏe: R < 10% 2 0 0 0 0 0 0 Khỏe: R < 10% 3 Sâu đo 0 2 1 0 0 9,14 Khỏe: R < 10% Hại nhẹ: 4 Sâu đo 0 3 1 0 0 11,43 R = 10-15% Hại vừa: 5 Sâu xanh 0 3 2 0 0 16 R = 15-25%
  50. 41 Thành phần sâu hại cây Hoàng đằng theo thống kê được ở bảng 4.6 không nhiều, có 2 loài: Hình 4.12. Sâu đo Hình 4.13. Sâu xanh Qua bảng số liệu bảng 4.6, nhận thấy trong suốt thời gian sinh trưởng cây Hoàng đằng chỉ bị hại ở cấp 1 và cấp 2, sau thời gian 5 tháng chăm sóc cây Hoàng đằng có một số loại sâu gây hại như: sâu đo thường xuất hiện vào tháng 3 - 4 và sâu xanh xuất hiện tháng 5 gây ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Tuy nhiên mức độ gây hại nhẹ và ảnh hưởng một số ít ở mức hại vừa. Sâu đo, sâu xanh, gây hại ở 1 số cây trong khu vực nghiên cứu ở mức độ nhẹ chưa cần phải dùng thuốc phun phòng trừ, với mức độ ít có thể bắt diệt trừ sâu bằng biện pháp cơ giới. Nhưng nếu mức độ 2 loài sâu hại này xuất hiện nhiều ở khu vực nghiên cứu thì có thể phun thuốc Cyper. 25EC với hoạt chất Cypermethrin và thuốc Antaphos 25EC với hoạt chất: Alpha – Cyperemthrin 25g/l. Loại sâu hại này phát hiện kịp thời và mức độ hại mạnh phải dùng thuốc phun phòng trừ sớm [16].
  51. 42 Bảng 4.7. Thành phần bệnh hại và mức độ hại của bệnh cây Mức độ bệnh hại ở các cấp Lần đo R% Đánh giá mức độ bệnh hại 0 1 2 3 4 1 0 0 0 0 0 0 Khỏe: R < 10% 2 0 0 0 0 0 0 Khỏe: R < 10% 3 0 3 1 0 0 11,43 Hại nhẹ: R = 10-15% 4 0 2 2 0 0 13,71 Hại nhẹ: R = 10-15% 5 0 3 2 0 0 16 Hại vừa: R = 15-25% Qua bảng 4.7 cho thấy cây Hoàng đằng rất ít bệnh hại, gặp bệnh hại trong suốt quá trình kiểm tra nghiên cứu khu vực cây Hoàng đằng chỉ thấy xuất hiện bệnh đốm lá, mức độ gây hại ở cấp 1 và cấp 2. Bệnh hại lá đầu tiên xuất hiện ở mép lá sẽ có hiện tượng màu hơi nâu xám, Bệnh đốm lá này không phát hiện kịp thời bệnh, sẽ ngày một lan rộng khiến lá bị khô, héo và dần dần dụng lá. Làm ảnh hưởng đến sản lượng cây trong khu vực nghiên cứu. Hình 4.14. Bệnh đốm lá cây Hoàng đằng
  52. 43 4.3. Đề xuất 1 số biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây Hoàng đằng Để đảm bảo cho Hoàng đằng sinh trưởng và phát triển tốt, tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại cần phải có biện pháp chăm sóc hợp lý, cụ thể. 4.3.1. Biện pháp chăm sóc - Tập trung phát dọn thực bì, chặt bỏ những cây bị sâu bệnh hại các loài cây bụi, thảm mục. - Tỉa thưa bớt tán cây to và cao ở những chỗ bị tàn che thiếu ánh sáng trong khu vực nghiên cứu để tạo điều kiện cho cây Hoàng đằng sinh trưởng và phát triển tốt. 4.3.2. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây Hoàng đằng - Phát hiện sớm các triệu chứng sâu, bệnh của cây để có biện pháp xử lý kịp thời. - Thu dọn và tiêu hủy các phần cây, lá bị bệnh. - Sử dụng biện pháp thủ công khi sâu bệnh hại ở diện hẹp, mật độ thấp, khi mật độ cao sử dụng một số loại thuốc đặc trị phun trừ như: Antaphos 25EC với hoạt chất: Alpha – cypermethrin 25g/l. Hoặc các loại thuốc phòng trừ bọ xít muỗi đặc hiệu có bán trên thị trường.
  53. 44 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua kết quả điều tra sinh trưởng cây Hoàng đằng tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho thấy: Về chăm sóc cây Hoàng đằng: - Cần làm cỏ vun xới, phát dọn cỏ dại, dây leo xung quanh gốc, cuốc xới đất rồi dùng phân lân NPK bón khoảng 0,2kg/cây trong năm. - Cắm cọc: Sau khi trồng Hoàng đằng đến năm 3, cây bắt đầu phát triển chồi lá lên cao cần tiến hành cắm cọc làm giá thể cho cây Hoàng đằng leo lên, dùng cọc tre, nứa cắt một đoạn dài rồi cắm sát gốc cây và lấy dây buộc đầu còn lại lên thân gần gốc Hoàng đằng tạo điều kiện cho cây Hoàng đằng leo lên sinh trưởng tốt. Sinh trưởng của cây Hoàng đằng - Đường kính gốc (Doo) sinh trưởng vào tháng 1 và tháng 2, từ tháng 3 – 5 cây ngừng trưởng trưởng. - Sinh trưởng về chiều cao trung bình cây Hoàng đằng tăng tương đối nhanh và khá đồng đều so với tăng trưởng về đường kính gốc. - Động thái ra lá cây Hoàng đằng tăng trưởng vào tháng 1 và 2, bước sang tháng 3, 4, 5 động thái ra lá giảm dần. - Tỷ lệ sống cây Hoàng đằng sau 3 năm đạt 97,22%. Chất lượng cây tốt chiếm 68,57 % , cây trung bình chiếm 16,57 %, cây xấu chiếm 14,86. - Cây ra chồi nhiều nhất vào tháng 2, thấp nhất vào tháng 5 - Sâu hại cây Hoàng đằng gồm có 2 loài: sâu đo, sâu xanh mức độ hại cũng ít ở cấp độ 1 và 2. Tuy nhiên mức độ gây hại nhẹ và ảnh hưởng một số ít ở mức hại vừa, chưa cần dùng thuốc phun có thể dùng biện pháp cơ giới.
  54. 45 - Bệnh hại cây Hoàng đằng đó là bệnh đốm lá bệnh xuất hiện ở mép lá với tỷ lệ bị bệnh thấp, sử dụng biện pháp phòng trừ bằng cách ngắt bỏ những lá bị sâu bệnh và đem đốt hoặc phun thuốc định kì theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia. 5.2. Kiến nghị Để những nghiên cứu về sau được tốt hơn tôi có một số kiến nghị sau: - Cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của Hoàng Đằng để chọn nơi trồng phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất để bảo tồn nguồn giống. - Cần có thêm nhiều những nghiên cứu sâu hơn về đặc tính sinh thái học, gây trồng của loài này và những chương trình, dự án để bảo tồn và phát triển loài. - Bố trí cho sinh viên nhiều đợt thực tập nghề nghiệp hơn, giúp cho sinh viên làm quen được với công việc nghiên cứu, viết và trình bày báo cáo. - Cần phải nghiên cứu sâu hơn các chỉ tiêu sản lượng rừng trồng tại khu vực nghiên cứu. - Cần điều tra toàn diện cây Hoàng đằng đã được gây trồng của đề tài trên các khu vực khác nhau trên các vùng sinh thái khác nhau, để đưa ra được những kết quả sát tình hình thực tế và đặc trưng cho từng vùng.
  55. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Nguyễn Bình An, (2011), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, phân bố và khả năng nhân giống của hai loài Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) và Lá Khôi (Ardisia gigantifolia Stapf) tại Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 2. Đỗ Huy Bích và cs, (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. 3. Bộ y tế (2002), Dược điển Việt Nam, Nxb Y dược, Hà Nội. Trương Quốc Cường (2014﴿, “Hội nghị xúc tiến đầu tư ứng dụng khoa học .4 công nghệ hát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Cục trưởng Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế. 5. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 6. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số quần xã thực vật và độ che phủ ảnh hưởng tính chất hóa học của đất tới lượng vi sinh vật thành phần giun đất hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên. 7. Hoàng Văn Đăm (2018), “Nghiên cứu sinh trưởng của cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Laur), tuổi 2 tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. Trần Công Khánh (2012), “Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc ở tỉnh Cao Bằng”, trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP) cây thuốc Cao Bằng, 3.2012 2. 9. Đỗ Tất Lợi và cs (1991), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 10. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
  56. 47 11. Nghị định 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006, quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 12. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 13. Nguyễn Tập và cộng sự (2004), kết quả điều tra cây thuốc ở Việt Nam, Báo cáo đề tài cấp Nhà nước KC.10.07, Viên Dược liệu, Hà Nội. 14. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 15. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb, Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Vũ Văn Thông (2016) Đề tài: Khai thác và phát triển nguồn gen cây Hoàng Đằng (Fibraurea tinctoria) tại một số tỉnh miền núi phục vụ nhu cầu làm thuốc. 17. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. II. Tài liệu nước ngoài 18. Alan HamiIton, thành viên của Qũy Thế giới Bảo vệ Thiên Nhiên. 19. He Shan An và Cheng Zhong Ming, 1985 Iphigenia indica có tác dụng chữa ung thư. 20. Gao-Xiong Rao et al (2009), Antifungal alkaloids from the fresh rattan stem of Fibraurea recisa Pierre, Department of Pharmacy, Kunming General Hospital of Chengdu Military Region, 212 Da-Guan Road. Kunming 650032, PR China. O. Akerele, 1991) A.S. Islam,(1991)L. de Alwis,(1991), Một loài cây﴾ .21 thuốc quý khác là (Coptis teeta) mọc nhiều ở vùng Đông – Bắc Ấn Độ. 22. (P. G. Xiao, 1991), Thực vật về sự tồn tại mỏng manh của chúng ở Trung Quốc về tình trạng thiếu dược thảo nguy cơ tuyệt chủng.
  57. 48 23. Sara Oldfield, tổng thư ký của Tổ chức bảo tồn các vườn bách thảo quốc tế. III. Tài liệu internet 24. va-tac-dung-chua-benh-a233365.html (Đời sống và pháp luật, Cường) 25. (Hoàng Đằng – Dược Liệu Dương Thư)
  58. PHỤ LỤC Phụ lục 01. Tổng hợp số liệu về sinh trưởng cây Hoàng đằng qua 5 lần đo Lần đo Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 (cm) 0,4 0,42 0,43 0,43 0,43 SDoo 0,064 0,065 0,067 0,067 0,067 SDoo(%) 16,1 15,46 15,61 15,66 15,66 (cm) 43,85 47,28 48,78 48,81 48,87 SHvn 8,99 9,92 10,05 10,06 10,09 SHvn(%) 20,51 20,97 22,65 22,66 22,70 Phụ lục 02. Tổng hợp số liệu về sâu bệnh hại cây Hoàng đằng qua 5 lần đo Lần đo Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 Sâu 0 0 9,14 11,43 16 R% Bệnh 0 0 11,43 13,71 16