Khóa luận Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá sen

pdf 57 trang thiennha21 12893
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_san_xuat_tra_tui_loc_tu_la_sen.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá sen

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆP o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TRÀ TÚI LỌC TỪ LÁ SEN NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÃ SỐ : 7420201 Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Kim Dung Sinh viên thực hiện : Lê Thị Tú Linh Lớp : K61 – CNSH Khóa học : 2016 - 2020 Hà Nội, 2020
  2. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình từ Nhà trường, các thầy cô giáo và bạn bè. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ Vi sinh – Hóa sinh, các giảng viên, chuyên viên, cán bộ các phòng ban chức năng Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp – Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành đề tài. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Kim Dung – người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn khích lệ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện khóa luận một cách hoàn chỉnh nhất, song do hạn chế về mặt kinh nghiệm bản thân và điều kiện nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2020 Sinh viên thực hiện Lê Thị Tú Linh 1
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC ÁC BẢNG 4 DANH MỤC CÁC HÌNH 5 ĐẶT VẤN ĐỀ 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1. Giới thiệu về cây sen 7 1.1.1. Sơ lược về nguồn gốc 7 1.1.2. Phân bố, sinh thái 8 1.1.3. Mô tả cây sen 8 1.1.4. Giá trị y học và dinh dưỡng 10 1.1.5. Thành phần hóa học 11 1.1.6. Những nghiên cứu dược học về sen 12 1.2. Flavonoid 15 1.2.1. Khái niệm và cấu trúc 15 1.2.2. Giá trị sinh học của flavonoid 16 1.3. Giới thiệu về trà thảo dược 19 1.3.1. Phân loại trà thảo dược 20 1.3.2. Công dụng của trà thảo dược 20 1.4. Một số loại được liệu dùng trong công nghệ sản xuất trà thảo dược 20 1.4.1. Trà 20 1.4.3. Tình hình nghiên cứu về trà thảo dược trong và ngoài nước 23 CHƯƠNG II: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 25 2.2. Vật liệu và phạm vi nghiên cứu 25 2.3. Nội dung nghiên cứu 25 2.4. Địa điểm và hóa chất thiết bị 25 2
  4. 2.4.1. Địa điểm thực hiện 25 2.4.2. Hóa chất, thiết bị 25 2.5. Phương pháp nghiên cứu 26 2.5.1. Thu thập và xử lý lá sen 26 2.5.2. Phương pháp xác định độ ẩm trong nguyên liệu lá sen 26 2.5.3. Phương pháp xác định giá trị pH 27 2.5.4. Định tính flavonoid bằng các phản ứng hóa học đặc trưng 30 2.5.5. Định tính flavonoid bằng sắc ký lớp mỏng 30 2.5.6. Phương pháp xác định khả năng ức chế amylase của dịch chiết 31 2.5.7. Phương pháp phối chế trà túi lọc 32 2.5.8. Phương pháp đánh giá cảm quan trà bằng phương pháp cho điểm 33 2.5.9. Phương pháp xử lý số liệu 35 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 3.1. Kết quả xác định ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến hiệu quả trích ly flavonoid theo phương pháp ngâm lạnh 36 3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol 36 3.1.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi 38 3.1.3. Ảnh hưởng của thời gian chiết bằng ethanol 39 3.1.4. Định tính flavonoid bằng các phản ứng hóa học đặc trưng 40 3.1.5. Định tính flavonoid bằng sắc ký lớp mỏng 41 3.2. Khả năng ức chế α – amylase của dịch 42 3.3. Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc lá sen 45 3.4. Quy trình chế biến trà túi lọc lá sen 46 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 4.1. Kết luận 49 4.2. Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3
  5. DANH MỤC ÁC BẢNG Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hiệu suất trích ly flavonoid 37 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi ethanol đến hiệu suất trích ly flavonoid 38 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời gian chiết bằng ethanol đến hiệu suất trích ly flavonoid 39 Bảng 3.4. Kết quả định tính flavonoid chiết xuất từ lá sen 40 Bảng 3.5. Khả năng ức chế α – amylase của acarbose 43 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát khả năng ức chế α – amylase của cao chiết ethanol từ mẫu lá sen 44 Bảng 3.7. Điểm tổng đánh giá sản phẩm trà túi lọc lá sen 45 4
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh lá, thân, hoa của cây hoa sen 7 Hình 1.2. Hình ảnh các bộ phận của cây sen 9 Hình 1.3. Cấu trúc của các loại flavonoid 16 Hình 1.4. Hình ảnh một số sản phẩm trà thảo dược trên thị trường 19 Hình 1.5. Hình ảnh lá trà 21 Hình 1.6. Công thức cấu tạo của catechin 22 Hình 1.7. Cây cỏ ngọt tươi và khô 22 Hình 2.1. A. Lá sen thái nhỏ; B. Bột lá sen 26 Hình 2.2. Quy trình chiết xuất flavonoid toàn phần 28 Hình 3.1. Biểu đồ đường chuẩn Quercetin 36 Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hiệu suất trích ly flavonoid 37 Hình 3.3. Biểu đồ ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi ethanol đến hiệu suất trích ly flavonoid 38 Hình 3.4. Kết quả định tính flavonoid chiết xuất từ lá sen 40 Hình 3.5. Kết quả chạy sắc ký bản mỏng flavonoid quan sát dưới ánh sáng tử ngoại 41 Hình 3.6. Cơ chế ức chế hai enzyme α-amylase và α-glucosidase của cao chiết (Hogan, 2009). 42 Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn khả năng ức chế α – amylase của acarbose 43 Hình 3.8. Nước trà thành phẩm theo các công thức phối chế 46 Hình 3.9. Sản phẩm trà túi lọc lá sen 46 Hình 3.10. Quy trình chế biến trà túi lọc lá sen 47 5
  7. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, xu hướng ở Việt Nam cũng như trên thế giới, con người ngày càng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu tự nhiên. Khí hậu ở Việt Nam thích hợp cho các loại cây dược liệu phát triển đa dạng và phong phú, tạo điều kiện cho việc trồng các loại cây dược liệu để sản xuất một số sản phẩm chức năng có tính tiện dụng, có lợi cho sức khỏe con người. Lá sen là một loại dược liệu cung cấp một lượng đáng kể các chất có hoạt tính sinh học chứa nhiều alkaloid (tỷ lệ toàn phần từ 0.2 – 0.5%) trong đó có nuciferin (0.15%) và roemarin, coclaurin, d – 1 armepavin, O – (như gluconic acid, citric acid, malic acid, succinic acid ), tanins, vitamin C, các flavonoids (như quercetin, isoquercitrin ). Trong đó, chất ức chế ( tannin) có tác động mạnh đến khả năng hoạt động của α-amylase bằng cách kìm hãm theo hướng cạnh tranh hay phi cạnh tranh, kết quả làm ảnh hưởng đến sự liên kết giữa trung tâm hoạt động của enzyme với cơ chất. Do đó, ức chế α-amylase có thể được xem là một cơ chế để làm giảm glucose trong máu và hạn chế nguy cơ mắc bệnh đường huyết cao. Vì vậy, sử dụng lá sen như một loại nguyên liệu trong sản xuất trà thảo dược có thể dễ dàng sử dụng đối với mọi đối tượng tiêu dùng. Trà là một trong những thức uống truyền thống của người Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Với ưu thế phát triển nhiều năm lịch sử, trà đã chiếm một thị trường không nhỏ trên thị trường đồ uống thế giới. Hiện nay, ta có thể tìm thấy rất nhiều chủng loại khác nhau với đủ các cách thức pha chế riêng biệt. Trong đó, nhóm trà thảo dược chế biến từ các loại hoa, quả, rễ, của nhiều loại thảo dược có tác dụng phòng, chữa bệnh. Trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều loại trà thảo dược như: trà thảo dược linh chi, trà ngải cứu, trà hoa cúc Trà lá sen cũng đã có mặt trên thị trường tiêu dùng tuy nhiên tôi thực hiện đề tài để cho mọi người hiểu hơn về cách phối chế nguyên liệu và quy trình sản xuất trà với mong muốn tạo một sản phẩm tăng cường sức khỏe cho con người lại tiện dụng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá sen”. 6
  8. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu về cây sen Phân loại khoa học: Giới (regnum): Plantae Họ (familia): Nelumbonaceae Ngành (diviso): Magnoliophyta Chi (genus): Nulumbo Lớp (class): Magnoliopsida Loài (species): N.Nucifera Bộ (ordo): Proteales Hình 1.1. Hình ảnh lá, thân, hoa của cây hoa sen 1.1.1. Sơ lược về nguồn gốc Cây sen (Nelumbo nucifera gaetn hay Nelumbium speciosum Willd) có nguồn gốc ở châu Á, xuất phát từ Ấn Độ (Makino, 1979), sau đó lan qua Trung Quốc và vùng Đông Bắc châu Úc. Cây sen là loài thủy sinh được tiêu thụ mạnh ở châu Á. Lá, bông, hạt và củ đều là những bộ phận có thể ăn được. Riêng bông sen được sử dụng trong nhiều lễ hội ở các nước châu Á. Tuy nhiên, củ sen lại có thị trường lớn nhất so với các bộ phận khác của cây sen. Hoa sen có thể là một trong những cây xuất hiện sớm nhất. Năm 1972, các nhà thảo cổ của Trung Quốc đã tìm thấy hóa thạch của hạt sen 5000 tuổi ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Năm 1973, hạt sen 7000 tuổi khác đã được tìm thấy ở tỉnh Chekiang (Wu-Han, 1987). Các nhà khảo cổ của Nhật Bản cũng tìm thấy các hạt sen bị thiêu đốt ở trong hồ cổ sâu 6m tại tỉnh Chiba, 1200 năm tuổi (Iwao, 1986). Họ tin rằng có một số giống sen xuất phát từ Nhật Bản, nhưng sen lấy củ thì từ Trung Quốc (Takashashi, 1994). Một số giống sen từ Trung Quốc 7
  9. khi du nhập sang Nhật Bản một thời gian thì mang tên Nhật như Taihakubasu, Benitenjo, Kunshikobasu, Sakurabasu và Tenjikubasu. 1.1.2. Phân bố, sinh thái Cây sen phân bố hầu hết ở vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Mỹ, được trồng nhiều ở ao hồ, vùng trũng thấp và vùng đồng bằng. Những vùng đất bị ngập lũ, đầm lầy, nhiều bùn cây sen mọc rất khỏe. Ở Việt Nam, người ta cho rằng cây sen mọc hoang dại chủ yếu ở vùng như khu vực Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng Tháp và vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang. Theo người dân địa phương nơi đây cây sen mọc trong trạng thái tự nhiên đã từ lâu đời. Hàng trăm hecta cây sen mọc tập trung và gần như thuần loại ở đây đã góp phần tạo nên cảnh quan sinh thái đặc biệt của vùng đất ngập nước. Bên cạnh quần thể hoang dại, sen cũng là cây trồng quen thuộc của người dân ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và vùng trung du xuyên suốt từ Bắc đến Nam. Cây sen được trồng ở các vùng ao hồ nước nông và trung bình. Do ưa khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới nên sen cũng được trồng nhiều ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và một số tỉnh phía Nam Trung Quốc. Sen có hệ thống thân rễ phát triển, phân nhánh ngang nằm sâu ở lớp bùn đến 0.5m. Từ các đốt vào phần đầu của thân rễ, hàng năm mọc lên nhiều lá. Độ dài cuống lá tùy thuộc vào mức nước nông hay sâu, để phiến lá khỏi mặt nước và thực hiện chức năng hô hấp và quang hợp. Cây ra hoa, quả nhiều hàng năm, hoa nở vào buổi sáng, thụ phấn vào buổi trưa hoặc đầu buổi chiều. Gió và côn trùng là tác nhân truyền phấn quan trọng của cây. Khả năng tái sinh tự nhiên của sen chủ yếu từ hạt. Tuy nhiên, các đoạn thân rễ cũng được sử dụng để nhân giống. Đời sống của sen phụ thuộc vào sự sinh trưởng và phát triển của lá. Sen là cây bán tàn lụi (chỉ phần lá) vào mùa đông. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa hè – thu. 1.1.3. Mô tả cây sen Có người cho rằng sen là biểu tượng của sự thịnh vượng thiêng liêng và bất tử của nhiều nền văn hóa ở các nước Châu Á. Hàng ngàn năm trước, bông 8
  10. sen là biểu tượng chính của nhiều tôn giáo ở Châu Á. Đạo Phật xem bông sen là biểu tượng cao nhất của sự tinh khiết, hòa bình, từ bi và vĩnh hằng (William, 1998). Cây sen thuộc loại cây thảo, sống ở nước, to khỏe, cao hơn 1m. Hình 1.2. Hình ảnh các bộ phận của cây sen Cây sen có thân hình trụ (ngó sen) và rễ mập (củ sen) sống lâu năm. Lá gần như tròn, mọc trải trên mặt nước, trên một cuống dài, lá màu xanh bóng, nổi gân rất rõ. Hoa to trên cuống dài, có nhiều cánh hoa mềm, xếp tỏa tròn đều, màu hồng, trắng (còn gọi là Lotus Magnolia) hay vàng tùy chủng loại. Hoa có nhiều nhị (tua sen) màu vàng và những lá noãn rời, những lá noãn này sau đó hình thành quả gắn trên một đế hoa hình nón ngược màu xanh (gương sen). Mỗi quả chứa một hạt. Hạt thuộc loại bế quả, trong có một chồi mầm (tâm sen). Thân rễ mọc bò dài trong bùn. Củ sen chia thành nhiều lóng, giữa hai lóng có một phần thắt lại gọi là mấu. Bén rễ ở những mấu từ đó mọc lên thân và lá. Lóng là phần rễ của cây sen, có nhiệm vụ hấp thụ chất dinh dưỡng dưới đất để nuôi toàn bộ cây sen. Mỗi lóng của củ sen dài ngắn không nhất định, đường kính từ 3 – 5 cm, mặt ngoài màu vàng nhạt. Trong mỗi lóng có nhiều lỗ thủng tròn nhỏ, chạy dọc theo trục của lóng. Mấu là chỗ tiếp giáp giữa hai lóng, là nơi phát sinh ra các thân cọng của cây sen. Mỗi lá sen hay mỗi hoa sen chỉ phát triển ra từ một thân cọng tròn. Khi thân cọng này còn nằm trong nước, chưa lên khỏi mặt nước, người ta gọi là “ngó sen”. Ngó sen có màu trắng, xốp, mềm thường dùng để chế biến thức ăn có tên “gỏi”. Ngó của hoa ăn ngon hơn ngó của lá, trong dân gian hay gọi ngó của hoa là ngó bút. Khi lên khỏi mặt nước thì cọng cứng lại, vỏ bên ngoài có màu xanh và có nhiều gai nhỏ. Khi đó, lá sen ở dạng cuộn tròn xòe ra tạo thành phiến lá 9
  11. hình khiên, to, đường kính 30 – 40 cm, có gân tỏa tròn, màu lục xám, mép nguyên lượn sóng. Chỗ giữa lá, nơi gắn với cuống lá, thường trũng xuống, mặt sau đôi khi điểm những đốm màu tía. Cuống lá dài đính vào giữa lá, có nhiều gai nhỏ, cứng, nhọn. Hoa sen to, mọc riêng rẽ lên cuống dài thẳng, phủ đầy gai nhọn. Đường kính hoa khoảng 8 – 12 cm, có nhiều cánh hoa, màu hồng, hồng đỏ, màu trắng. Hoa sen có 3 – 5 lá đài, màu lục nhạt, rụng sớm. Những cánh hoa phía ngoài to, khum lòng máng, những cánh hoa ở giữa và trong nhỏ hẹp dần. Giữa cánh hoa và nhị có những dạng chuyển tiếp. Nhị có số lượng lớn, màu vàng, chỉ nhị mảnh, có phần phụ (gạo sen) màu trắng và thơm. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nằm lên một đế hoa hình nón ngược (gương sen). Quả bế có núm nhọn, thường gọi là hạt sen, phần ngoài mỏng và cứng có màu lục tía, phần giữa mềm chứa tinh bột màu trắng ngà và phần trong là lá mầm dày, màu lục sẫm có tên là tâm sen. 1.1.4. Giá trị y học và dinh dưỡng Tất cả các bộ phận của sen đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá sen có tính hàn, lợi tiểu và cầm máu. Lá được sử dụng để điều trị các bệnh như tiêu chảy, sốt cao, trĩ, tiểu gắt và bệnh phong. Hạt sen cắt nôn hay làm dịu phản ứng co giật của hệ thống tiêu hóa. Hạt sen chín có tính bổ tì và được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy mãn tính, tăng tiết dịch và khí hư, cũng như có tác dụng làm giảm đau, rất hiệu quả trong điều trị bệnh mất ngủ và đau tim. Tâm sen có tác dụng làm an thần, trị mất ngủ, sốt cao với thàn kinh căng thẳng, cao huyết áp. Gương sen chứa protein, carbohydrat và mang lượng nhỏ alkaloid Nelumbime, sử dụng để cầm máu. Nhụy sen có tác dụng bổ thận, rất hữu ích trong điều trị rối loạn tuyến nội tiết sinh dục. Mùi thơm của hoa 65% là các hydrocabon: 1,4 dimethoxybenzen; 1,8 – cineole, terpinol – 4 – 4 và linalool (Omata và cộng sự, 1992). Không chỉ trong cổ truyền, mà công dụng của lá sen cũng được y học hiện đại chứng minh ngoài việc chống xơ vữa động mạch, giảm béo, thanh nhiệt, giải độc, còn có thể trị béo phì, chữa cao huyết áp. Các chuyên gia khuyên người cao 10
  12. tuổi với cơ thể suy yếu, động mạch não xơ cứng, từng bị liệt do tai biến mạch máu não nên sử dụng lá sen thường xuyên. Lá sen có tác dụng giảm béo như ngăn chăn thành công sự hình thành chất béo qua các quá trình trao đổi chất. Do đó, những người bị tăng cân uống trà lá sen duy trì được vóc dáng, nhất là nhân viên văn phòng, người trông coi cửa hàng thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động. Lá sen còn góp phần ngăn ngừa béo phì, nâng cao khả năng giải nhiệt cơ thể. Không chỉ tâm sen, hạt sen, mà uống nước lá sen đúng cách còn trị chứng mất ngủ hữu hiệu. Chỉ cần uống nước lá sen khô mỗi ngày sẽ giúp cơ thể ngủ sâu ngon giấc hơn. Ngoài ra, chất alkaloid tìm thấy trong lá sen chống tăng huyết áp. Đồng thời thảo dược giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, nên người bị cao huyết áp. Lá sen kết hợp với ngó sen, cỏ nhọ nồi, rau má và hạt mã đề dùng sắc uống mỗi ngày một thang còn có tác dụng chữa sốt xuất huyết. Lá sen có rất nhiều công dụng có thể khắc phục tốt cho sức khỏe con người nữa như: chữa chảy máu não, các biến chứng kèm theo ở người bệnh tăng huyết áp; đặc trị chảy máu cam; chữa đau mắt; trị mụn nhọt; chữa di tinh; chữa băng huyết, tiêu chảy ra máu; khắc phục tình trạng sản dịch có mùi hôi khó chịu 1.1.5. Thành phần hóa học Thành phần hóa học thay đổi tùy theo thành phần của cây. - Lá sen: chứa nhiều alkaloid (tỷ lệ toàn phần từ 0.2 – 0.5%) trong đó có Nuciferin (0.15%) và Roemarin, Coclaurin, d – 1 armepavin, O – (như gluconic acid, citric acid, malic acid, succinic acid ), tanins, vitamin C, các flavonoids (như quercetin, isoquercitrin ). - Ngó sen: chứa glucid tổng số (14%), Asparagin (8%), Arginin, Trigonellin - Hạt sen: ngoài thành phần dinh dưỡng trên còn có những alkaloids như Lotusine, Demethyl coclaurine, Liensinine, iso – liensinine - Tâm sen: chứa alkaloids (tỷ lệ toàn phần khoảng 0.89 – 1.12%) ngoài 5 alkaloids chính là liensine, isoliensine, neferine, lotusine, methylcorypaline còn có nuciferin, bisclaurine 11
  13. - Gương sen: chứa 4.9% chất đạm, 0.6% chất béo, 9% carbohydrat, tanin, alcaloid nelumbin - Tua nhị sen: trong nhị sen người ta tìm thấy 61 cấu tử dễ bay hơi, tạo hương thơm trong đó có hydrocacbon mạch thẳng, mạch vòng Ngoài ra, trong nhị sen cũng có chứa alcaloid nuciferin. Các cấu tử tạo mùi thơm của hoa 65% là các hydrocacbon; 1,4 dimethoxybenzen; 1,8 – cineole; terpinol – 4 – ol và linalool (Omata và cộng sự, 1992). 1.1.6. Những nghiên cứu dược học về sen - Tính chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do: Các polyphenol trong hạt sen có hoạt tính ức chế tác dụng của 1,1 – diphenyl – 2 – picrylhydrazyl (DPPH), là chất sinh gốc tự do. Nghiên cứu tại Phân khoa Y – học Tự nhiên tại Đại học Dược Toyama (Nhật) ghi nhận Sen và Đỗ trọng là những cây có tác dụng khá mạnh. Các polyphenols, phân lập từ những cây này như Procyanin B – 3, (+) – catechin, methyl gallate, quercetin, quercetin – 3 – O – beta – D – glucoside, quercetin – 3 – O – beta – galactoside, quenrcetin – 3 – O – rutinose và kaemferol tiêu diệt gốc tự do sinh ra bởi DPPH rất mạnh. Nghiên cứu tại Phân khoa Thực phẩm và Kỹ thuật sinh học tại Đại học Quốc gia Pukuong (Nam Hàn) ghi nhận dịch chiết bằng methanol từ Tua nhị sen (râu nhị đực), có chứa flavonoids, có hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh trong hệ thống thử nghiệm Peroxyd nitric và hoạt tính cao hơn mức bình thường (marginal) trong hệ thống DPPH. - Tác dụng bảo vệ gan và dọn sạch gốc tự do: Trung tâm nghiên cứu Y – dược, Đại học Wonkwang (Nam Hàn) nghiên cứu dịch chiết ethanol từ sen ghi nhận khả năng dọn sạch gốc tự do khá mạnh với mức ức chế ở nồng độ 6.49µm/ml (thử nghiệm trên hệ thống DPPH); Dịch chiết ethanol cũng tác dụng lên tế bào gan gây ra bởi alpha – toxin B1 (tác động này tùy thuộc vào liều lượng sử dụng). Tính chất bảo vệ gân này có thể do khả năng chống oxy hóa. - Tính hạ nhiệt của thân sen: 12
  14. Nghiên cứu của Phân khoa Dược Đại học Jadavpur (Ấn Độ) cho thấy chất dịch chiết bằng ethanol thân sen khi thử ở chuột với thân nhiệt bình thường và khi bị gây sốt do nấm mốc (dịch treo nấm mốc được chích dưới da, liều 10mg/kg sẽ làm tăng nhiệt độ ở hậu môn sau khi chích 19h). Kết quả ghi nhận dịch chiết thân sen ở liều cho uống 200mg/kg làm giảm thân nhiệt bình thường 3h sau khi uống; liều 400mg/kg giảm thân nhiệt đến 6h sau khi uống. Trong trường hợp gây sốt bằng nấm mốc: cả hai liều đều giảm thân nhiệt đến 4h sau khi uống. Hoạt tính hạ nhiệt có kết quả tương đương với acetaminophen ở liều 150mg/kg. - Tác dụng trên hệ tiêu hóa: Dịch chiết từ rễ sen được dùng làm thuốc tiêu chảy bằng Prostaglandin E – 2. Nghiên cứu tại Đại học Nông nghiệp Bangladesh với những liều lượng 100, 200, 400, 600mg/kg thì giảm số lần đi tiểu, giảm độ ẩm của phân và giảm nhu động ruột (tống phân ra ngoài) (Council Bullentin,1998). - Tác dụng hạ đường trong máu: Nghiên cứu tại Phân khoa Kỹ thuật Dược Đại học Jadavpur (Ấn Độ) năm 1997, cho chuột thử nghiệm bị gây tiểu đường bằng Streptozocin uống dịch chiết củ sen bằng ethanol cho thấy mức glucose trong máu sụt giảm đáng kể (so với nhóm đối chứng) chứng tỏ dịch chiết củ sen có khả năng cải thiện mức dung nạp glucose (glucose tolerance test) và tăng cường tác dụng của dịch chiết bằng 73% (ở chuột bình thường) và bằng 67% (ở chuột bị gây tiểu đường). - Tác dụng chống sưng viêm: Tính chống viêm của dịch chiết củ sen bằng methanol, của betulinic acid và của trierpen steroids (cô lập từ củ sen) được thử nghiệm trên chuột bị gây phù chân bằng carrageenin và serotonin. Kết quả ghi nhận dịch chiết bằng methanol ở liều 200mg/kg và 400mg/kg, betulinic acid ở liều 50mg/kg và 100mg/kg: có hoạt tính chống viêm đáng kể, tác dụng mạnh tương đương với phenylbutazone và dexamethasome. - Tác dụng tâm thần của của sen: 13
  15. Nghiên cứu của Phân khoa Kỹ thuật Dược Đại học Jadavpur, 1996. Thử nghiệm trên chuột bằng dịch chiết củ sen bằng methanol cho thấy sự giảm hoạt động tức thời, giảm tính thám hiểm (exploratory behavior), giảm thư giãn cơ và tăng cường tác dụng gây ngủ của pentobarbital. - Tác dụng của Neferine trên độ kết dính của tiểu cầu : Nghiên cứu của Phân khoa Dược ĐH Y Khoa Tongji - Vũ hán (Trung Hoa). Neferine là một alkaloid loại dibenzyl isoquinolein trích từ sen, có tác dụng làm hạ huyết áp. Tác dụng của Neferine trên sự kết dính tiểu cầu và sự cân bằng tỷ lệ thromboxan/protaglandin (TXA- 2/PGI-2) và tỷ lệ cAMP/cGMP được nghiên cứu bằng các phương pháp đo độ đục (turbidimetry) và radio – immunoassay (RIA). Neferine ức chế đáng kể sự kết dính tiểu cầu (thử trên thỏ) gây ra bởi ADP, Collagen, Arachidonic acid và yếu tố kích hoạt tiêu cầu (PAF: Platelet activating factor ) với IC50 theo thứ tự là 15, 22, 193 và 103 micromole/lit. Niferine tăng 6 – keto – PGF 1 alpha và cAMP trong tiểu cầu theo liều lượng, nhưng ức chế TXA-2 do tiểu cầu sinh ra khi bị kích thích bởi arachidonic acid. Niferine không có tác dụng đáng kể vớI cGNP. Các kết quả trên đưa đến đề nghị cơ chế Neferine tác dụng kết dính tiểu cầu liên hệ đến các cân bằng TXA-2/ PGI-2 và cAMP/ cGMP. - Tác dụng ở tim: Neferine ảnh hưởng đến hoạt động của cơ – điện tim (ghi bằng điện tâm đồ) của mèo bị đánh thuốc mê. Nifernin là alkaloid trích từ tâm sen, có hoạt tính chống rối loạn nhịp tim. Niferine ở liều 1 – 10mg/kg, chích tĩnh mạch làm giảm (theo liều lượng) biên độ thế động tác một pha (monophasic action potential duration) và làm giảm huyết áp; tác dụng này giống như Quinidine. Tác dụng của Neferine qua hiệu số điện thế màng cơ tim ở chuột mới sinh cũng được nghiên cứu về upstroke velocity, đàn áp giao động tác động điện thế do ouabaine gây ra. Theo Liu (2018) thì Neferine có tác dụng làm giãn nở mạch máu, tác dụng này không phụ thuộc vào yếu tố thư giãn nội mạc (endo thelium – relaxing factor = NO) nhưng liên hệ mật thiết với sự chặn alpha (alpha – bloking) và hoạt 14
  16. tính chặn luồng Ca2+ (Calcium – chanel bloking). Ngoài ra Liensinine, một alkaloid khác trong sen, có những hoạt tính làm hạ huyết áp và chống rối loạn nhịp tim. Liensinine làm giảm độ co thắt của bắp thịt tim bằng cách kéo dài tiềm lực hoạt động của ADP trên bắp thịt. Tác dụng chống rối loạn nhịp có thể mạnh hơn cả quinidine. - Độc tính, chống chỉ định và tác dụng: Theo như James Duke trong Handbook of Medicinal Herbs cũng như các sách dược thảo Đông Y: hạt sen chống chỉ định táo bón và trương dạ dày. Chưa biết được những phản ứng phụ hay nguy hại nếu dùng theo đúng liều lượng trị liệu (từ 4 – 9g bột hạt sen khô). Oxoushin sunine có tính độc hại cho tế bào u – bướu loại carcinoma vùng mũi – hầu (nasopharynx). 1.2. Flavonoid 1.2.1. Khái niệm và cấu trúc Flavonoid là nhóm hợp chất tự nhiên thường gặp trong thực vật, tạo màu cho rất nhiều loại rau, hoa và quả. Flavonoid là hợp chất phenol có cấu trúc khung cơ bản là 1,3diphenylpropan, gồm 2 vòng benzen (vòng A và B) nối với nhau qua một mạch 3 carbon (vòng pyron - vòng C). Phần lớn flavonoid có màu vàng nhạt, một số có mà đỏ, xanh tía và các dạng không màu. Cấu trúc của flavonoid và các loại flavonoid: 15
  17. Hình 1.3. Cấu trúc của các loại flavonoid ( Dựa trên mức độ oxy hóa của mạch 3C và vị trí của gốc aryl (vòng B) liên kết với vòng benzopyrano, flavonoid được phân loại thành các các nhóm như: Flavonoids (2- phenylbenzopyrans): gồm các nhóm phụ Flavan, Flavan 3- ol (catechin), Flavan 4-ol, Flavan 3,4-diol, Anthocyanidin, Flavanone, Flavone, Flavonol, 3-Hydroxy Flavanon, Chalcon, Dihidrochalcon, Aurone. Isoflavonoid (3-benzopyrans) gồm các nhóm phụ: Iso flavan, Iso flavan-4- ol, Isoflavon, Isoflavanon, Rotenoid Thường gặp nhất là Isoflavon trong cây họ đậu. Neoflavonoid (4- benzopyrans) gồm các nhóm phụ 4-Aryl-chroman, 4- Arylcoumarin, Dalbergion. 1.2.2. Giá trị sinh học của flavonoid • Tác dụng chống oxi hóa: 16
  18. Gần đây, các hợp chất flavonoid đã được coi là chất chống oxi hóa mạnh và được chứng minh là chất chống oxi hóa mạnh hơn vitamin C, vitamin E và carotenoids. Chất chống oxi hóa là các hợp chất có thể trì hoãn, ức chế hoặc ngăn chặn quá trình oxi hóa gây ra bởi các gốc tự do và giảm bớt tình trạng stress oxi hóa. Stress oxi hóa là một trạng thái mất cân bằng do số lượng gốc tự do sản sinh quá nhiều vượt qua khả năng chống oxi hóa nội sinh, dẫn đến quá trình oxi hóa của một loại đại phân tử sinh học, như các enzyme, Protein, DNA và lipid. Stress oxi hóa là nguyên nhân quan trọng trong sự phát triển của các bệnh thoái hóa mãn tính bao gồm bệnh mạch vành tim, ung thư và lão hóa. Khả năng chống oxi hóa của flavonoid có thể được giải thích dựa vào các đặc điểm cấu trúc phân tử: Trong phân tử flavonoid có chứa các nhóm hydroxyl liên kết trực tiếp với vòng thơm có khả năng nhường hydro giúp chúng có thể tham gia vào các phản ứng oxi hóa khử, bắt giữ các gốc tự do; Chứa các vòng thơm và các liên kết bội (liên kết C=C, C=O) tạo nên hệ liên hợp giúp chúng có thể bắt giữ, làm bền hóa các phần tử oxi hoạt động và các gốc tự do. Chứa nhóm có thể tạo phức chuyển tiếp với các ion kim loại như catechol giúp làm giảm quá trình sản sinh ra các phần tử oxi hoạt động. • Tác dụng ức chế vi sinh vật, chống viêm nhiễm: Theo Đỗ Thị Hoa Viên (năm 2007), dịch chiết flavonoid từ quả mơ cho thấy khả năng ức chế đối với sự phát triển của S. aureus, Shigella sonnei, Shigella flexneri, Candida albicans. Kết quả tương tự đối với dịch chiết flavonoid của cây diếp cá trên sự phát triển của E. coli, P. aeruginosa, B. subtilis và S. aureus với giá trị MIC lần lượt là 100, 200, 200 và 50 µg/ml. Quercetin làm giảm đáng kể tình trạng viêm nhiễm và sự peroxyd lipid gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori trong niêm mạc dạ dày của chuột bạch. • Tác dụng đối với enzym: 17
  19. Flavonoid cùng với acid ascorbic tham gia trong quá trình hoạt động của enzym oxi hóa - khử. Flavonoid còn ức chế các tác động của hyaluronidase. Enzyme này làm tăng tính thấm của mao mạch. Khi enzym này thừa thì gây xuất huyết dưới da mà y học gọi là bệnh thiếu vitamin P. Các chế phẩm của flavonoid chiết từ chi Cam chanh như Cemaflavone, Circularine Flavonoid từ lá bạc hà như Daflon, Diosmil. Flavonoid từ hoa hòe (Rutin) với nhiều biệt dược khác nhau đã chứng minh tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính giòn và tính thấm của mao mạch. Tác dụng này được hợp lực với axit Ascorbic. Các dẫn chất Anthocyanosid có tác dụng tái tạo tế bào võng mạc và đã được chứng minh có tác dụng làm tăng thị lực vào ban đêm. • Tác dụng đối với các bệnh tim mạch, tiểu đường: Tác động bảo vệ của các flavonoid đối với tim mạch có thể do khả năng của chúng trong việc ngăn ngừa sự oxi hóa các lipoprotein tỷ trọng thấp, phòng ngừa xơ vữa động mạch, chặn sự kết tụ huyết khối, điều hòa nhịp tim, ngăn ngừa bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim, điều hòa huyết áp Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các flavonoid có vai trò như chất kích thích Insulin hay chức năng tương tự chức năng của Insulin; bên cạnh đó còn có sự ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme trong quá trình chuyển hóa đường. • Tác dụng đối với ung thư: Với nỗ lực nhằm nghiên cứu khả năng chống ung thư của các hợp chất flavonoid. Gần đây nhiều tác giả trên thế giới đã tiếp tục thử nghiệm tác dụng in vitro và in vivo của flavonoid lên các dòng tế bào ung thư khác nhau. Quercetin có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tụy, chế độ ăn bổ sung quercetin cũng có tác dụng làm giảm khả năng phát triển của các khối u. Naringenin và kaempferol – 3 – O - (2, 6 – di – O – p – trans – coumaroyl) glucoside thu nhận từ hoa của cây Melastoma malabathricum L. cũng đã được tìm thấy là có khả năng ức chế sự tăng sinh của dòng tế bào ung thư vú MCF7 với giá trị IC50 lần lượt là 0,28 µM và 1,3 µM. 18
  20. 1.3. Giới thiệu về trà thảo dược Trà thảo dược là một sản phẩm dược cổ truyền. Hiện nay, trà thảo dược rất phong phú với nhiều chủng loại đa dạng. Trên thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay, trà thảo dược được đánh giá rất cao và khá là ưa chuộng với các sản phẩm truyền thống hay mới được xuất hiện như: trà vối, trà nhân trần, trà gừng, trà astiso, trà tam thất, trà hoa vàng, trà giảo cổ lam, trà đông trùng hạ thảo, trà linh chi Trà thảo dược là một loại chế phẩm dùng trà hoặc lấy trà làm chủ đạo phối hợp với các vị thuốc khác nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người. Trà có thể sử dụng như một loại đồ uống hằng ngày. Đối với một số loại thảo dược khó sử dụng (vị đắng hay có mùi hăng ) nếu được chế biến và phối trộn phù hợp trong trà sẽ dễ dàng sử dụng hơn. Trà thảo dược là một dạng thuốc đặc biệt được sử dụng dưới dạng nước hãm hoặc nước ngâm. Nhưng hiện nay, nhờ công nghệ phát triển, người ta có thể chế tạo ra loại trà thảo dược được hòa tan bằng cách đưa dung dịch trà thuốc đã được xử lý theo quy trình pha chế thích hợp vào máy sấy phun để làm khô thành trà thảo dược dạng bột dễ sử dụng và bảo quản hoặc chế biến đồng thời phối trộn nhiều nguyên liệu thảo dược làm trà túi lọc khắc phục được một số nhược điểm còn tồn tại ở trà truyền thống (Nguyễn Thị Hoa, 2015). A. B. C. D. Hình 1.4. Hình ảnh một số sản phẩm trà thảo dược trên thị trường 19
  21. A. Trà tam thất – xạ đen; B. Trà hoa cúc; C. Trà giảo cổ lam; D. Trà Đông trùng hạ thảo. 1.3.1. Phân loại trà thảo dược Dựa theo thành phần, cách phối trộn, loại hình thức sử dụng và công dụng mà người ta chia trà thảo dược thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào thành phần có thể chia thành 3 loại: trà thảo mộc đơn hành (chỉ dùng duy nhất lá trà), trà thảo dược tương phối (dùng trà và thuốc hoặc các vị thảo dược khác phối hợp) và dĩ dược trà (dùng thuốc thay trà). Tùy theo cách chế biến và cách sử dụng có thể chia thành các loại: trà hãm, trà ngâm, trà sắc, trà hòa tan Tùy theo công dụng mà chia thành các loại: trà thanh nhiệt, trà giảm cân, trà thải độc, trà hạ khí tiêu thực, trà thanh can sáng mắt (Trịnh Xuân Ngọc, 2009). 1.3.2. Công dụng của trà thảo dược Tác dụng của trà thảo dược bao gồm 2 phương diện: công dụng của lá trà và công dụng của các loại dược liệu khác. Trà có những tác dụng như giải nhiệt chống khát, lợi tiểu giải độc, kích thích tiêu hóa, làm giảm mỡ máu chống béo phì, tăng hưng phấn và cải thiện trí nhớ, tăng cường chức năng miễn dịch, chống viêm loét đường tiêu hóa, chống dị ứng, kháng khuẩn tiêu viêm, chống ngưng kết tiểu cầu thành khối, chống oxy hóa và tiêu trừ các gốc tự do, chống phóng xạ, chống mệt mỏi và làm chậm quá trình lão hóa, làm giảm lượng đường trong máu, góp phần chống bệnh tiểu đường, dự phòng thiếu máu và ngăn ngừa giảm bạch cầu do chiếu xạ, dự phòng thiếu máu não, dự phòng bệnh gout, cường giáp trạng và đặc biệt có tác dụng chống ung thư (Đỗ Tất Lợi, 2006). Ngoài ra, các loại dược liệu khác tùy theo liều lượng, bào chế, phối trộn mà tạo nên các tác dụng riêng biệt góp phần tạo nên đặc trưng cho từng loại trà thảo dược. Nhìn chung, trà thảo dược có công dụng chung là phòng bệnh, chữa bệnh, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. 1.4. Một số loại được liệu dùng trong công nghệ sản xuất trà thảo dược 1.4.1. Trà Tên khoa học của trà là Thea sinensis Seem, Camellia sinensis, thuộc họ Trà Theaceae. 20
  22. Trà là cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Lá trà dùng để pha nước uống. Nguồn gốc trà là ở vùng rừng mưa nhiệt đới Tây Tạng và ở Bắc Đông Dương. Hiện nay, trà được trồng nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Srilanca, Úc, Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Âu. Ở Việt Nam ta, trà sinh sống chủ yếu ở phía khu vực Tây Bắc Bộ và Tây Nguyên điển hình như các tỉnh: Thái Nguyên, Sơn La, Lâm Đồng Trà đã trở thành một loại nước uống phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. A. B. Hình 1.5. Hình ảnh lá trà A. Lá trà tươi B. Lá trà sấy khô. Trong trà có các alkaloid nhân purine như cafein, theobromine, theophylline. Các chất này có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, lợi tiểu. Trong trà xanh có 9 – 35% các chất tannin, chủ yếu bao gồm các chất tannin hòa tan như epogallo catechin gallate (EGCG), epi catechin gallate, epicatechin, gallic acid. Có loại lá trà chứ từ 2 – 5% cafein, có chứa nhiều chất coumarin. Trong 100g lá trà có khoảng 23g vitamin C, còn có các vitamin B1, B2, B3, B6, các glycozit flavonoid, camphenol và một số ít tinh dầu (Võ Văn Chi, 1999). Người dân Việt Nam thường sử dụng trà xanh để giải khát, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa và chống mỏi mệt. Ngoài ra, trà còn chứa nhiều viatmin P nên có tác dụng bảo vệ thành mạch làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể (Nguyễn Thị Hoa, 2015), các vitamin này có nhiều nhất trong trà xanh. 21
  23. Người ta xác định được EGCG là một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa các khối u, làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhiễm trùng (Võ Văn Chi, 1999). Hình 1.6. Công thức cấu tạo của catechin ( 1.4.2. Cây cỏ ngọt Cây cỏ ngọt mọc hoang ở Paraguay, được nhập giống về trồng ở Việt Nam trước năm 1990 (theo DS. Trần Xuân Quyết). Tên khoa học là Stevia rebaudiana (Bert) hemsl. Thuộc họ Cúc (Asteraceae). Hình 1.7. Cây cỏ ngọt tươi và khô Bộ phận dùng: cành mang lá phơi hoặc sấy khô. Hoạt chất chính: Stevioid (là một glucoside) có vị ngọt gấp 250 – 300 lần đường kính (Saccharoza) nhưng Steviosid không sinh năng lượng. Trong cỏ ngọt (cả cành lá) chứa khoảng 1,5% chất ngọt Steviosid (trong lá chứa khoảng 6 – 7% Steviosid). Như vậy 100g cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương với 400 – 450g đường kính (Trịnh Xuân Ngọc, 2009). Tác dụng chữa bệnh: Cỏ ngọt và đường cỏ ngọt không có tác dụng chữa bệnh mà là chất tạo vị ngọt (không năng lượng) có thể dùng cho: - Người bệnh phải kiêng đường (Saccharose) là chất sinh năng lượng trong các bệnh như tiểu đường, cắt dạ dày, béo phì cần giảm cân 22
  24. - Bảo quản: phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản trong đồ đựng sạch, khô, kín. Chú ý tránh phòng ẩm, nấm mốc. 1.4.3. Tình hình nghiên cứu về trà thảo dược trong và ngoài nước 1.4.3.1. Trong nước Nước ta là một nước nhiệt đới, có hệ động thực vật vô cùng phong phú, đặc biệt là nguồn dược thảo mộc dồi dào. Với nguồn dược thảo mộc đa dạng, nhân dân từ xưa đã biết sử dụng nhiều loại dược thảo để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, sát trùng, pha với nước uống: lá vối, nụ vối, cam thảo, nhân trần, hoa cúc Cho đến nay, việc nghiên cứu và sản xuất các loại trà thảo dược đang được quan tâm nghiên cứu. Theo nghiên cứu của dược sỹ Nguyễn Đức Hạnh và cộng sự (2010) tại trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu thành công về trà thảo dược có công dụng giảm cân với hai thành phần chính là trà xanh và lá sen trên quy mô phòng thí nghiệm. Trong dịch chiết từ lá sen có tác dụng giảm hấp thu, tăng chuyển hóa lipid (điều hòa sự tiêu thụ năng lượng). Trà xanh giúp tăng cường năng lực phân giải mỡ thừa, thúc đẩy phản ứng oxy hóa của mỡ, làm tăng sử dụng năng lượng. Các catechin trong trà xanh có khả năng ức chế hoạt động của các men phân giải mỡ của dạ dày và tuyến tụy, do đó sẽ giảm nhũ tương hóa, phân giải, hấp thu chất béo Thành công của đề tài này mở ra triển vọng cho việc sản xuất dòng sản phẩm mới vừa có tác dụng giảm cân, vừa thân thiện khi sử dụng. Nguyễn Hương Giang và cộng sự (2015) đã nghiên cứu về trà thảo dược khổ qua có thành phần chính là thân, lá khổ qua kết hợp với cây cỏ ngọt và lá bạc hà. Kết quả cho thấy trà có nhiều công dụng như: kích thích ăn uống, kích thích chức năng tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc, cung cấp vitamin C nâng cao cho việc điều trị các bệnh do vi khuẩn, có tác dụng trong điều trị bệnh sốt, mất nước và các loại bệnh viêm nhiễm (mụn nhọt viêm đường tiết liệu, viêm kết mạc mắt cấp tính và tiểu đường). Nghiên cứu quy trình sản xuất trà dược thảo Linh Chi tại Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu được một số chỉ số hóa lý, hóa sinh trong trà thảo mộc linh chi và xác định được tỷ lệ phối trộn phù hợp giữa các nguyên liệu (Nguyễn Lê Vương Bảo, 2008). 23
  25. 1.4.3.2. Trên thế giới Trên thế giới đang có hiện tượng già hóa dân số kèm theo đó là một loạt các vấn đề về sức khỏe sinh sản cũng như là làm đẹp đang rất được quan tâm hiện nay. Trên cơ sở bệnh tật đau ốm, rối loạn chuyển hóa khuynh hướng nâng cao cải thiện sức khỏe qua vấn đề ăn kiêng và giảm cân đang trở nên phổ biến. Người tiêu dùng ngày càng có ý thức về sức khỏe điều này tạo cơ hội phát triển thực phẩm chức năng thế chỗ cho các loại thức uống có gas. Ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mỹ các nước này đều đã có những công trình nghiên cứu tiêu biểu về các loại trà thảo dược. Theo Yoshiko – một chuyên gia về trà đạo Nhật Bản đã có những tìm hiểu về một loại trà thảo dược có tên Hibiscus (2003) với thành phần chính là hoa atiso đỏ rất giàu vitamin có công dụng tốt đối với làn da, giúp cân bằng huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu, giúp trẻ hóa cơ thể nhờ các chất flavonoid. Nghiên cứu tại Phân khoa Thực phẩm và Kỹ thuật sinh học tại Đại học Quốc gia Pukuong (Nam Hàn) ghi nhận dịch chiết bằng methanol từ Tua nhị sen (râu nhị đực), có chứa flavonoids, có hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh trong hệ thống thử nghiệm Peroxyd nitric và hoạt tính cao hơn mức bình thường (marginal) trong hệ thống DPPH. Năm 2005, một nhóm các nhà khoa học tại Tây Ban Nha và Anh đã phát hiện ra Epigallocatechin – 3 – gallate (EGCG) có trong trà xanh liên kết với một enzyme cụ thể (Dihydrofolate reductase/DHFR) có thể ức chế sự phát triển của tế bào ưng thư. 24
  26. CHƯƠNG II: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Chiết xuất được hợp chất flavonoid trong lá sen. - Xây dựng được quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sen. 2.2. Vật liệu và phạm vi nghiên cứu - Vật liệu: Lá sen (Nelumbo nucifera gaetn), lá trà (Camellia sinensis), cỏ ngọt (Stevia rebaudiana). - Phạm vi nghiên cứu: sản xuất trà thảo dược túi lọc từ lá sen. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu chiết xuất favonoid từ lá sen. - Xác định khả năng ức chế α – amylase của dịch chiết favonoid từ lá sen. - Xác định công thức phối chế nguyên liệu tạo sản phẩm trà túi lọc lá sen. 2.4. Địa điểm và hóa chất thiết bị 2.4.1. Địa điểm thực hiện Địa điểm thực hiện: Phòng nghiên cứu Vi sinh – Hóa sinh, Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp – Trường Đại học Lâm nghiệp. 2.4.2. Hóa chất, thiết bị - Hóa chất: Các hóa chất dùng trong thí nghiệm có độ tinh sạch và chất lượng cao từ các hãng uy tín: ethanol 95%, NaOH 10%, FeCl3 5%, Chloroform, Ethyl acetate, chất chuẩn Quercetin, AlCl3 1% - Thiết bị: Trong quá trình thí nghiệm, một số trang thiết bị và máy móc đã được sử dụng tại Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp như: Cân phân tích, cân điện tử, tủ ấm, máy đo pH, tủ hút hóa chất, máy đo quang phổ, tủ sấy, buret, bếp điện từ, tủ lạnh Ngoài ra còn sử dụng các dụng cụ, thiết bị khác: ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, đũa thủy tinh, pipet thường, pipetman, cốc đong, ống đong, bình tam giác với đủ các dung tích khác nhau, đĩa pipet, đèn cồn, giấy thấm, giấy lọc, giấy cân, giấy bạc, nhiệt kế, máy sấy 25
  27. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Thu thập và xử lý lá sen 2.5.1.1. Thu thập nguồn vật liệu lá sen Tiến hành thu hái và lựa chọn lá sen không sâu bệnh, lá to, tròn đều. Thu hái vào buổi sáng sớm và bảo quản trong vải ẩm, sạch; đóng trong túi nilon đưa về phòng thí nghiệm. 2.5.1.2. Xử lý vật liệu Từ mẫu lá sen thu hái được tiến hành xử lý sơ bộ: rửa nhiều lần dưới vòi nước cho sạch đất cát và bụi bẩn. Để khô cho ráo nước sau đó tiến hành cắt nhỏ để làm nguyên liệu phục vụ các thí nghiệm. A. B. Hình 2.1. A. Lá sen thái nhỏ; B. Bột lá sen 2.5.2. Phương pháp xác định độ ẩm trong nguyên liệu lá sen Nguyên lý: Dùng nhiệt làm bay hết hơi nước trong mẫu. Cân trọng lượng mẫu trước và sau khi sấy khô, từ đó tính được phần trăm nước trong mẫu (theo TCVN 5613 – 2007). Tiến hành: - Cân 10g lá mỗi loại đã được rửa sạch để khô ráo, cho vào đĩa đã được sấy khô đến khối lượng không đổi. - Cho đĩa chứa mẫu (lá) vào tủ sấy ở nhiệt độ 70oC đến khi lá khô (khoảng 120 phút). - Lấy đĩa chứa mẫu ra tiến hành cân tính khối lượng trên cân phân tích. 26
  28. - Cho lại mẫu vào tủ sấy và tiến hành lặp lại quá trình trên lần thứ hai và những lần tiếp theo nữa cho đến khi khối lượng giữa ba lần cân liên tiếp là không đổi, hoặc có sai số không cách nhau quá 0,005mg cho mỗi gam ban đầu thì dừng quá trình sấy. Ghi lại giá trị khối lượng đó. Nếu khối lượng của phần mẫu thử tăng sau khi sấy lặp lại, thì tính kết quả cân ngay trước khi khối lượng bắt đầu tăng. Cách tính độ ẩm: Độ ẩm mỗi mẫu là H = . 100% Trong đó: H là độ ẩm nguyên liệu (%); mo là khối lượng mẫu ban đầu (g); m1 là khối lượng mẫu sau khi sấy (g). Sai lệch giữ hai lần xác định song song không được lớn hơn 0,5%. Kết quả cuối cùng là trung bình của 2 lần lặp song song. Tính chính xác đến 0,01%. 2.5.3. Phương pháp xác định giá trị pH Nguyên tắc: Theo TCVN 7806 : 2007 về xác định giá trị pH cho sản phẩm dạng khô, cắt nhỏ mẫu, thêm một lượng nước lớn gấp 2 -3 lần lượng mẫu hoặc hơn để có độ đặc thích hợp, khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh và đem mẫu đi xác định giá trị pH. Cách tiến hành: - Xử lý sơ bộ nguyên liệu: cân 5g mẫu lá ở các ngưỡng nhiệt 40 – 60 – 80 – 90oC, sau đó nghiền nhỏ thành bột. - Bổ sung 50ml nước cất và khuấy đều. - Lọc bớt cặn và lấy dịch để đo pH. 2.5.3.1. Nghiên cứu chiết xuất flavonoid theo phương pháp của Talli (1975) Tách chiết flavonoid theo quy trình của Talli (1975), Cai cùng cộng sự (2010) gồm các bước chính được mô tả trong hình 2.2. 27
  29. Cơ sở khoa học của phương pháp là ngâm vật liệu đã nghiền thành bột mịn trong dung môi ở nhiệt độ phòng trong thời gian lâu (phương pháp ngâm lạnh) để tăng cường sự hòa tan vào dung môi của chất trong vật liệu. Bột lá sen khô Chiết bằng chlorofom (loại tạp như nhựa, chất béo, carotenne, cholorophyl) Bột nguyên liệu sấy khô Loại dịch chiết chlorofom Chiết bằng ethanol Chiết bằng ethanol Cô loại dung môi Cao ethanol Chiết bằng ethyl acetate Hoạt chất trong dịch chiết nước nóng o Chiết bằng nước cất nóng 50 (chỉnh pH = 3 – 4) Dịch chiết ethyl acetate Cô loại dung môi Flavonoid toàn phần Đông khô Chế phẩm flavonoid ở dạng kết tinh o Hòa tan bằng ethanol 96 Hợp chất flavonoid hòa tan trong ethanol Hình 2.2. Quy trình chiết xuất flavonoid toàn phần 28
  30. 2.5.3.2. Xác định ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hiệu quả trích ly - Cân chính xác 5g bột lá sen cho vào bình trụ. - Thêm 25ml choloform, để ở nhiệt độ 60o C trong 24 giờ để loại hết nhựa, chất béo, caroten và chlorophyl. - Bỏ phần dịch chiết chlorofom, thu phần bã nguyên liệu, sấy khô rồi chiết ở nhiệt độ phòng bằng ethanol với tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/30 ở các nồng độ ethanol 60%, 70%, 80%, 90%, 96% trong vòng 24 giờ. - Sau 24 giờ thu dịch chiết ethanol và cô cạn bằng đun cách thủy được cao ethanol. - Cao ethanol hòa tan với 10ml nước cất nóng 50oC, lọc thu dịch chiết nước. Dùng 20ml ethyl acetate chiết, thu dịch chiết ethyl acetate, cô cạn trên nồi đun cách thủy rồi cấy cặn tới khối lượng không đổi. Cân xác định trọng lượng flavonoid đã trích ly được ở các nồng độ ethanol khác nhau để xác định nồng độ ethanol phù hợp cho quá trình trích ly flavonoid. 2.5.3.3. Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hiệu quả trích ly Sử dụng nồng độ ethanol cho hiệu suất trích ly flavonoid thích hợp để thực hiện khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi. Khảo sát ở các tỷ lệ nguyên liệu bột lá sen/dung môi ethanol là 1/10; 1/20; 1/30; 1/40. Từ hàm lượng flavonoid trích ly được, xác định được tỷ lệ nguyên liệu/dung môi ethanol phù hợp cho hiệu suất trích ly flavonoid cao. 2.5.3.4. Xác định ảnh hưởng của thời gian chiết bằng ethanol đến hiệu quả trích ly Sử dụng nồng độ ethanol và tỷ lệ nguyên liệu/dung môi cho hiệu suất trích ly flavonoid thích hợp để khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khả năng trích ly flavonoid. Khảo sát ở thời gian chiết 12 giờ, 24 giờ, 36 giờ. Hàm lượng flavonoid trích ly được là cơ sở để lựa chọn thời gian trích ly phù hợp. 29
  31. 2.5.4. Định tính flavonoid bằng các phản ứng hóa học đặc trưng Phản ứng Shinoda Phản ứng Shinoda đặc trưng cho các nhóm flavonoid có nhóm cacbonyl ở vị trí C4 và nối đôi ở vị trí C2 – C3. Tiến hành: Pha mẫu thử trong ethanol với một lượng sao cho nhận được dung dịch màu vàng nhạt, chia dung dịch nhận được vào 2 ống: Ống 1: dùng để làm ống đối chứng Ống 2: cho vài giọt HCl đặc, thêm vài mảnh Zn, đun trên nồi cách thuỷ trong vài phút. Nếu trong dịch mẫu có flavonoid thì ống 2 xuất hiện màu đỏ cam, do flavonoid bị khử khi có sự tham gia của Zn trong môi trường HCl. (theo Đỗ Thị Gấm và cộng sự, 2017). Phản ứng với dung dịch kiềm NaOH 10% Ống 1: Nhỏ 3ml dịch chiết + vài giọt nước cất để làm đối chứng. Ống 2: Nhỏ 3ml dịch chiết sau đó nhỏ thêm vài giọt (1-2 giọt) dung dịch NaOH. Nếu trong dịch chiết có flavonoid thì ống 2 tạo sản phẩm màu vàng nâu do các nhóm – OH của flanovoid tạo muối kiềm với NaOH. Phản ứng với FeCl3 Nhỏ dung dịch FeCl3 5% vào ống nghiệm có đựng dịch chiết đã được pha loãng bằng ethanol 96%. Phản ứng có kết quả dương tính khi dung dịch có màu lục, tía, xanh đen hay đen (theo Nguyễn Quốc Tuấn, 2012). 2.5.5. Định tính flavonoid bằng sắc ký lớp mỏng a. Nguyên tắc TLC là phương pháp sắc ký tách hỗn hợp chất bằng cách cho pha động di chuyển qua pha tĩnh. Pha động ở đây là chất lỏng, chuyển mẫu qua vùng chứa pha tĩnh hấp thụ. Tại đây, chất cần phân tích sẽ tương tác với chất hấp thụ nhờ tính có cực của chúng. Do sự tương tác này mà chất phân tích sẽ chuyển động chậm hơn trong hệ thống sắc ký. Chất phân tích có ái lực yếu hơn với pha tĩnh sẽ chuyển động nhanh hơn và đạt tới khoảng cách chuyển dịch lớn hơn so với 30
  32. chất có ái lực cao hơn. Nhờ vậy mà các chất được phân tách trong quá trình chạy sắc ký ở các vị trí khác nhau. b. Tiến hành thí nghiệm Sấy bản sắc ký ở nhiệt độ 50C trong thời gian 120 phút để pha tĩnh khô hoàn toàn sau đó phân bổ mẫu phân tích lên bản sắc ký. Khoảng cách vết chấm cách bờ dưới 0.7 cm, hai bờ bên 0.5 cm và khoảng cách giữa các vết chấm cách nhau 0.6 cm. Dùng micropipet chấm 2µl các dung dịch flanovoid ở các nồng độ khác nhau lên điểm chấm trên bản sắc ký theo thứ tự thiết kế kết hợp sấy khô. Sử dụng chất chuẩn là Quercetin. Chuyển bản sắc ký vào bình sắc ký bản mỏng có chứa pha động là hệ dung môi (Ethyl acetate: Formic acid: Glacial Acetic Acid: Water 100:11:11:26) đã bão hòa theo Suman Lata và cộng sự (2017). Mẫu phân tích cách pha động khoảng 1cm. Khi pha động đã chạy hết mép trên của pha tĩnh, lấy bản sắc ký ra và sấy ở 80C tới khô hoàn toàn, tiếp tục nhúng vào dung dịch hiện màu 10% H2SO4 đậm đặc trong etanol tuyệt đối. Đem sấy ở 100C trong 10 phút hoặc đến khi hiện màu. Thành phần trong dịch được định tính bằng cách so sánh với đường chạy chất chuẩn. 2.5.6. Phương pháp xác định khả năng ức chế amylase của dịch chiết Phản ứng ức chế sự thủy phân tinh bột của α-amylase được thực hiện theo phương pháp của Đái Thị Xuân Trang và cộng sự (2012) có điều chỉnh như sau: cao ethanol được pha loãng thành các mức nồng độ: 20 - 100 (µg/ml). Enzyme α-amylase pha trong dung dịch đệm phosphate pH = 7 ở nồng độ 0,5 U/ml và tinh bột (1 mg/ml). 50 μl α-amylase 0,5 U/ml được ủ với 100 μl cao chiết ở các mức nồng độ khác nhau và 100 μl dung dịch đệm phosphate pH = 7, ủ ở nhiệt độ 37o C trong thời gian 10 phút. Tiếp theo, cho vào hỗn hợp phản ứng 250 μl tinh bột 1 mg/ml và ủ ở nhiệt độ 37o C trong 10 phút. Sau đó, hỗn hợp được thêm vào lần lượt 100 μl HCl 1N để dừng phản ứng và 300 μl thuốc thử Iodine 0,1N để nhận biết lượng tinh bột còn lại dựa trên phản ứng màu xanh đặc trưng của phức hợp tinh 31
  33. bột-iodine. Hỗn hợp được đo quang phổ (Thermo, Mỹ) ở bước sóng λ = 660 nm để xác định lượng tinh bột còn lại sau phản ứng. Song song, tiến hành đánh giá hiệu quả ức chế α-amylase với đối chứng dương là acarbose ở các mức nồng độ tương ứng. Phần trăm α-amylase bị ức chế (%): dựa vào lượng tinh bột ban đầu và lượng tinh bột còn lại sau phản ứng thông qua giá trị đo độ hấp thu quang phổ. Phần trăm α-amylase bị ức chế (%) = 100 – Hiệu suất phản ứng (%) Hiệu suất phản ứng (%) = (Ao – A1 )/ Ao x 100 Trong đó: Ao : Giá trị quang của dung dịch đối chứng (lượng tinh bột ban đầu). A1 : Giá trị quang của dung dịch sau phản ứng (lượng tinh bột còn lại). Tiến hành dựng đường chuẩn biểu diễn mối tương quan giữa % enzyme bị ức chế và nồng độ mẫu. Dựa vào phương trình đường chuẩn xác định được giá trị IC50. IC50 và cách xác định: IC50 là một giá trị dùng để đánh giá khả năng ức chế mạnh hoặc yếu của mẫu khảo sát. IC50 được định nghĩa là nồng độ (mg/ml) của mẫu tại đó nó có thể ức chế 50% gốc tự do, tế bào hoặc enzyme, mẫu có hoạt tính càng cao thì giá trị IC50 càng thấp. Xác định IC50: Tiến hành khảo sát hoạt tính của mẫu ở nhiều nồng độ khác nhau. Với những mẫu có hoạt tính biến thiên tuyến tính với nồng độ cao chiết và chúng ta vẽ một đường chuẩn đường thẳng y = ax + b qua tất cả các điểm (với y là % ức chế và x là nồng độ). Với những mẫu có hoạt tính không biến thiên tuyến tính với nồng độ, một cách gần đúng, chúng ta chọn hai nồng độ ức chế trên và dưới 50% và cũng tiến hành vẽ đường thẳng y = ax + b. Ta sẽ thu được phương trình y = ax + b với hệ số a, b đã biết. Từ phương trình y = ax + b đã biết, thay y = 50% vào phương trình ta sẽ thu được giá trị x, đó chính là nồng độ ức chế được 50% gốc tự do (IC50). 2.5.7. Phương pháp phối chế trà túi lọc Tiến hành phối trộn 3 nguyên lệu (lá sen, lá trà và cỏ ngọt) theo các tỷ lệ như bảng 2.1. Sau đó đóng gói thành túi lọc và bảo ôn trong 1 tuần (20-25oC). 32
  34. Cuối cùng, đánh giá sản phẩm bằng phương pháp đánh giá cảm quan cho điểm với các tiêu chí: màu sắc, mùi, vị, độ trong (theo TCVN 3218:2012). Bảng 2.1. Các công thức tiến hành phối trộn nguyên liệu CT Lá sen (%) Lá trà (%) Cỏ ngọt (%) 1 65 30 5 2 60 30 10 3 50 30 15 2.5.8. Phương pháp đánh giá cảm quan trà bằng phương pháp cho điểm Đánh giá cảm quan là một phương pháp khoa học được dùng để phân tích, đánh giá và giải thích các cảm nhận của con người đối với các sản phẩm thông qua các giác quan thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và thính giác. Định nghĩa này đã được chấp nhận và chứng nhận bởi các ủy ban đánh giá cảm quan của các tổ chức chuyên nghiệp khác nhau như hội khoa học công nghệ thực phẩm (Institute of food Technology – IFT), hiệp hội kiểm định và vật liệu Hoa Kỳ (American Society For Testing and Materials – ASTM). Phương pháp cho điểm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam được sử dụng để đánh giá mức độ chất lượng của một sản phẩm so với tiêu chuẩn hoặc so với một sản phẩm cùng loại trên tất cả các chỉ tiêu cảm quan như màu sắc, mùi vị, trạng thái. Theo TCVN 3218 : 2012 về đánh giá cảm quan trà, có bảng đánh giá 2.2. 33
  35. Bảng 2.2. Mức cho điểm đối với từng chỉ tiêu đánh giá theo TCVN 3218:2012 cho đánh giá trà Điểm Chỉ tiêu 5 4 3 2 1 Rất trong, Có vẩn đục, sánh, đặc Trong đặc không đặc Nhiều cặn, Độ trong trưng cho trưng cho Có cặn trưng cho sản gợn đục sản phẩm sản phẩm phẩm loại tốt Sáng, sánh, Sáng, Hơi tối, Đục, tối, đặc trưng tương đối Kém sánh, không đặc nhiều cặn Màu cho sản sánh, đặc thoáng cặn trưng cho sản hoặc màu phẩm loại trưng cho phẩm, có cặn nhạt tốt sản phẩm Thơm tự Thơm tự nhiên, đặc nhiên, gây Lộ rõ mùi biệt, gây ấn ấn tượng, Thơm, Kém thơm, lộ lạ và các tượng, hấp khá hấp tương đối mùi lạ và mùi do Mùi dẫn, dễ dẫn, đặc đặc trưng không đặc khuyết tật, chịu, đặc trưng cho cho sản trưng cho sản gây cảm trưng cho sản phẩm, phẩm phẩm giác khó sản phẩm không có chịu loại tốt mùi lạ Chất dễ Chát gắt, Chất dịu, chịu, đặc Chát xít, đắng hoặc dễ chịu, có trưng cho không đặc rất nhạt, có hậu, đặc Chát, tương sản phẩm, trưng cho sản vị lạ, vị do trưng cho đối đặc Vị khá hài hòa phẩm, vị lạ các khuyết sản phẩm trưng cho giữa mùi và vị do tật khác loại tốt, hài sản phẩm và vị, khuyết tật gây cảm hòa giữa vị không lộ khác giác khó và mùi khuyết tật chịu Quy trình đánh giá: 34
  36. - Phát phiếu đánh giá cảm quan cho người tham gia đánh giá (phụ lục 1). - Huấn luyện – hướng dẫn đánh giá cảm quan: + 3 mẫu trà đã được mã hóa sẽ lần lượt được giới thiệu cho người đánh giá. + Người đánh giá thử từng mẫu và cho biết nhận xét về mẫu đó. Theo trình tự như sau: Quan sát bề mặt và thành cốc thủy tinh chứa mẫu để đánh giá màu sắc, trạng thái (xem phần cặn lắng) của mẫu trà. Sau đó lắc nhẹ cốc chứa mẫu và đưa cốc lên sát mũi. Chú ý hít thở bình thường và đánh giá mùi của mẫu (tránh để mẫu chạm vào mũi, có thể ngửi mẫu nhiều lần nếu muốn). Nhấp một ngụm trà để đánh giá hương vị của mẫu. + Trả lời các câu hỏi được đưa ra, xác định và đánh giá chấm theo thang điểm quy chuẩn đã xây dựng. - Tổng hợp điểm đã đánh giá theo từng tiêu chí Một vài chú ý khi tham gia đánh giá cảm quan: - Đối với những người tham gia đánh giá cảm quan, trước khi tham gia đánh giá tránh ăn, uống các loại thức ăn, đồ uống khác do sẽ ảnh hưởng đến hương vị thực của sản phẩm đánh giá cảm quan, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến kết quả chấm điểm cho sản phẩm. - Sau khi đánh giá chấm điểm xong một mẫu trà, người tham gia đánh giá nên uống nước lọc thanh miệng và cần có 60 giây để nghỉ trước khi đánh giá mẫu sản phẩm khác. - Người tham gia đánh giá cảm quan cần có sức khỏe tốt, nhiệt tình, sẵn sàng tham gia đánh giá, ít hoặc không sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia. 2.5.9. Phương pháp xử lý số liệu - Các thí nghiệm được thực hiện >3 lần/thí nghiệm. - Các số liệu thực nghiệm được xử lý thống kê trên chương trình MS Exel. - Các giá trị cần xác định gồm trung bình mẫu ± sai số chuẩn. 35
  37. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả xác định ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến hiệu quả trích ly flavonoid theo phương pháp ngâm lạnh Quá trình xây dựng đường chuẩn Quecetin thực hiện bằng cách sử dụng dung dịch Quercetin với nồng độ từ 20-100 (µg/ml). Phản ứng với AlCl3 trong thời gian 30 phút. Sau đó, đo độ hấp phụ tại bước sóng 425nm. Kết quả xác định được đường chuẩn Quercetin, phương trình đường thẳng y =0,0001x + 0,0185, với hệ số tương quan R2 = 0,9844. (Hình 3.1) Hình 3.1. Biểu đồ đường chuẩn Quercetin 3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol Dung môi chiết là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất các hợp chất tự nhiên có trong thực vật. Hiệu quả chiết xuất và hoạt tính của các chất chiết xuất phụ thuộc rất lớn vào dung môi và nồng độ dung môi. Việc lựa chọn nồng độ dung môi ảnh hưởng trực tiếp đến việc hiệu suất tách ra khỏi nguyên liệu. Falvonoid là hợp chất có tính phân cực mạnh do đó khi chiết xuất thường sử dụng các chất có độ phân cực mạnh như: methanol, ethanol hay nước làm dung môi trích ly. Flavonoid có khả năng hòa tan tốt trong cả methanol và 36
  38. ethanol nhưng do methanol là chất có độc tính cao nên đề tài tiến hành lựa chọn ethanol ở các nồng độ khác nhau để trích ly. Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hiệu suất trích ly flavonoid Nồng độ ethanol Khối lượng bột lá Hàm lượng Hiệu suất trích ly (%) sen khô (g) flavonoid thu theo TLKTĐ (% được (g) w/w) 60 5 0,2192 ± 0,037 4,384 70 5 0,2403 ± 0,031 4,806 80 5 0,2558 ± 0,042 5,116 90 5 0,3172 ± 0,036 6,344 96 5 0,2735 ± 0,045 5,470 Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hiệu suất trích ly flavonoid Kết quả ở bảng 3.1 và hình 3.2 cho thấy khi trích ly flavonoid ở các nồng độ ethanol khác nhau sẽ cho hiệu suất trích ly flavonoid khác nhau dao động trong khoảng 4,384% - 6,344%. Hiệu suất trích ly flavonoid tăng lên khi chiết ở nồng độ ethanol từ 60% - 90%, trong đó ethanol 90% cho hiệu suất trích ly cao nhất là 6,344%. Nhưng khi chiết ở nồng độ 96% thì hiệu xuất trích ly lại giảm 0,874%. Trong đó, Cai và cộng sự (2010) đã cho rằng quá trình chiết xuất 37
  39. flavonoid từ vỏ cây Opuntia milpa alta tại ethanol 80% là cao nhất. Như vậy, quá trình chiết xuất flavonoid từ thực vật là sử dụng hàm lượng ethanol nồng độ cao. Vì vậy, lựa chọn nồng độ ethanol để thực hiện quá trình trích ly flavonoid trong lá sen là 90%. 3.1.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi Quá trình trích ly được thực hiện dựa vào tính hòa tan tốt của hoạt chất sinh học trong dung môi hữu cơ, đây là quá trình chuyển khối do chênh lệch nồng độ nguyên liệu và dòng chảy bên ngoài (dung môi). Vì vậy để nghiên cứu hiệu suất trích ly flavonoid cần nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi, đề tài tiến hành khảo sát các tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/5, 1/10, 1/15, 1/20. Các kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.3. Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi ethanol đến hiệu suất trích ly flavonoid Tỷ lệ nguyên Khối lượng bột lá Hàm lượng Hiệu suất trích ly liệu/dung môi sen (g) flavonoid thu theo TLKTĐ ethanol (g/ml) được (g) (%w/w) 1/5 5 0,0906 ±0,015 1,812 1/10 5 0,2479 ± 0,016 4,958 1/15 5 0,2705 ± 0,023 5,410 1/20 5 0,2708 ± 0,023 5,416 Hình 3.3. Biểu đồ ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi ethanol đến hiệu suất trích ly flavonoid 38
  40. Kết quả trình bày ở bảng 3.2 cho thấy hiệu suất trích ly flavonoid tăng lên khi tỷ lệ nguyên liệu/dung môi tăng. Từ tỷ lệ 1/5 đến 1/10 hiệu suất trích ly tăng nhanh từ 1,181% đến 4,958% nhưng khi tăng dung môi từ 1/10 lên 1/15 và 1/15 lên 1/20 thì hiệu suất trích ly tăng nhưng không đáng kể. Theo Lý Ngọc Trâm (2012) cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ nguyên liệu/dung môi ethanol thích hợp nhất để trích ly flavonoid từ phế thải chè bằng phương pháp trích ly động ở nhiệt độ 70oC là 1/12. Hiệu suất trích ly đạt cao nhất ở tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/20 nhưng để tiết kiệm dung môi hay để tăng hiệu quả kinh tế cho quá trình trích ly thì chọn tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/15 sẽ là tỷ lệ phù hợp hơn cả. 3.1.3. Ảnh hưởng của thời gian chiết bằng ethanol Theo lý thuyết khi thời gian trích ly càng dài thì hiệu suất thu nhận sản phẩm càng tăng nhưng đến một ngưỡng thời gian nhất định thì lượng sản phẩm thu được tăng lên không đáng kể, đồng thời có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Do vậy cần xác định thời gian trích ly thích hợp cho nguyên liệu. Tiến hành nghiên cứu thời gian chiết bằng ethanol trong 12 giờ, 24 giờ và 36 giờ. Kết quả xác định ảnh hưởng của thời gian chiết bằng ethanol 90% được thể hiện trong bảng 3.3 và hình 3.3. Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời gian chiết bằng ethanol đến hiệu suất trích ly flavonoid Thời gian (giờ) Khối lượng bột lá Hàm lượng Hiệu suất trích ly sen khô (g) flavonoid thu theo TLKTĐ được (g) (%w/w) 12 5 0.1704 ± 0.015 3.408 24 5 0.2712 ± 0.033 5.424 36 5 0.2763 ± 0.038 5.526 Từ kết quả ở bảng 3.3 cho thấy hàm hượng flavonoid tăng theo thời gian chiết. Thời gian chiết từ 12 giờ đến 24 giờ, hiệu suất trích ly flavonoid tăng cao 39
  41. từ 3,408% lên 5,424%, tiếp tục tăng thời gian từ 24 giờ đến 36 giờ thì hiệu suất trích ly flavonoid chỉ tăng 0,102%. Chiết trong 36 giờ cho hiệu suất trích ly cao hơn khi chiết trong 24 giờ. Tuy nhiên, chiết trong 36 giờ cho hiệu suất trích ly tăng không nhiều hơn so với 24h nếu áp dụng trong quy mô công nghiệp thì không khả thi. Để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho quá trình trích ly thì nên chọn thời gian là 24h cho quá trình chiết bằng ethanol 90%. Vì vậy lựa chọn thời gian chiết bằng ethanol là 24h. 3.1.4. Định tính flavonoid bằng các phản ứng hóa học đặc trưng Tiến hành trích ly flavonoid theo quy trình của Talli (1975), Cai cùng cộng sự (2010) thu được cao flavonoid toàn phần, hòa tan cao flavonoid thu được dịch flavonoid hòa tan trong ethanol. Tiến hành các phản ứng đặc trưng phát hiện sự có mặt của nhóm chất flavonoid. Bảng 3.4. Kết quả định tính flavonoid chiết xuất từ lá sen Thuốc thử Shinoda FeCl3 NaOH Màu phản ứng Đỏ cam Xanh đen Vàng nâu a b c Hình 3.4. Kết quả định tính flavonoid chiết xuất từ lá sen Trong đó: a. Phản ứng Shinoda; b. Phản ứng với NaOH; c. Phản ứng với FeCl3 Ống số 1: đối chứng Ống số 2: định tính Các kết quả ở bảng 3.4 và hình 3.4 đều cho thấy dịch flavonoid chiết từ bột lá sen thu được đều cho phản ứng dương tính với các thuốc thử đặc hiệu của 40
  42. nhóm chất flavonoid. Phản ứng với FeCl3 có màu xanh đen đặc trưng đã cho thấy sự có mặt của những flavonoid có cấu tạo orthodiphenol. Phản ứng Shinoda có màu đỏ cam đã chỉ ra sự có mặt các chất flavonoid mang nhóm cacbonyl ở vị trí C4 và đây là một trong những cấu tạo hóa học quan trọng cần có đối với một bioflavonoid (các chất flavonoid có hoạt tính sinh học). 3.1.5. Định tính flavonoid bằng sắc ký lớp mỏng Việc phân tích thành phần flavonoid bằng sắc ký lớp mỏng được tiến hành trên mẫu flavonoid trích ly được từ lá sen và sử dụng mẫu chất chuẩn là quercetin. Để phân tích thành phần flavonoid trên bản mỏng, sử dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng một chiều được tiến hành trên bản mỏng Silicagel. Sau đó quan sát dưới ánh sáng thường và ánh sáng tử ngoại. Kết quả được trình bày ở hình 3.5. Hình 3.5. Kết quả chạy sắc ký bản mỏng flavonoid quan sát dưới ánh sáng tử ngoại Kết quả chạy sắc ký cũng chứng minh quá trình trích ly flavonoid từ lá sen đã thực hiện thành công. Khi quan sát dưới ánh sáng thường trên ảnh sắc ký tách ra có màu vàng nâu mờ mờ và hơi khó quan sát, nhưng khi quan sát ở ánh sáng tử ngoại các vết tách ra rất dễ quan sát. Qua hình ảnh chạy sắc ký, thấy có vết tách ra từ flavonoid tách chiết từ lá sen giống như vết tách ra từ mẫu chuẩn quercetin nhưng nhỏ và nhạt màu hơn so 41
  43. với mẫu chuẩn quercetin, điều đó chứng tỏ trong flavonoid tách chiết từ lá sen thu được có quercetin với một hàm lượng nhỏ (theo Suman, 2017). 3.2. Khả năng ức chế α – amylase của dịch Trong cơ thể, α-amylase có vai trò thủy phân các liên kết α-1,4-glucoside của tinh bột, glycogen và các polysaccharide khác tạo thành glucose và maltose. α-amylase xúc tác thủy phân tinh bột tạo ra nhiều glucose, làm tăng lượng glucose trong máu dẫn đến nguy cơ dễ mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, ức chế α-amylase có thể được xem là một cơ chế để làm giảm glucose trong máu và hạn chế nguy cơ mắc bệnh đường huyết cao. Các chất ức chế (acarbose, tannin) có tác động mạnh đến khả năng hoạt động của α-amylase bằng cách kìm hãm theo hướng cạnh tranh hay phi cạnh tranh, kết quả làm ảnh hưởng đến sự liên kết giữa trung tâm hoạt động của enzyme với cơ chất. Vì vậy, acarbose được sử dụng như nghiệm thức đối chứng trong các nghiên cứu ức chế α-amylase. - Cơ chế sinh học ức chế α-amylase và α-glucosidase của các hợp chất có hoạt tính sinh học: Theo Hogan (2009), cơ chế sinh học ức chế α-amylase và α- glucosidase của cao chiết để cải thiện mức đường huyết được thể hiện trong hình 3.6. Hình 3.6. Cơ chế ức chế hai enzyme α-amylase và α-glucosidase của cao chiết (Hogan, 2009). 42
  44. Tinh bột bị thủy phân dưới xúc tác của α-amylase tạo thành các phân tử đường maltose. Sau đó các phân tử đường maltose tiếp tục bị thủy phân bởi α - glucosidase tạo thành các phân tử đường glucose làm tăng hàm lượng đường glucose trong máu. Dưới tác động cao chiết sẽ làm ức chế sự thủy phân tinh bột thành đường malotse, đường maltose không bị thủy phân thành các phân tử đường glucose. Khi tăng nồng độ acarbose từ 20-100 (µg/ml), phần trăm α – amylase bị ức chế luyến tính với nồng độ acarbose và khác biệt có ý nghĩa ở mặt thống kê ở mức 5%. Cụ thể, ở nồng độ Acarbose 100 µg/ml, khả năng ức chế α – amylase đạt 53,03%. Bảng 3.5. Khả năng ức chế α – amylase của acarbose Nồng độ 20 40 60 80 100 Acarbose (µg/ml) Phần trăm 14,95 21,47 30,53 39,04 53,03 ức chế enzyme (%) Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn khả năng ức chế α – amylase của acarbose Dựa vào kết quả phân tích khả năng ức chế α – amylase của acarbose, tiến hành dựng đường chuẩn biểu diễn khả năng ức chế α – amylase của acarbose giữa các nồng độ khác nhau. Kết quả vẽ được phương trình đường 43
  45. thẳng y = 0,4687x + 3,685, với hệ số tương quan R2 = 0,9812 (Hình 3.7). Dựa vào phương trình này, giá trị IC50 của Acarbose là 98,83 μg/ml. Bảng 3.6. Kết quả khảo sát khả năng ức chế α – amylase của cao chiết ethanol từ mẫu lá sen Nồng độ cao chiết (μg/ml) Phần trăm ức chế α – amylase (%) 20 31,52 ± 0,43 40 37,92 ± 1,85 60 50,43 ± 1,25 80 57,59 ± 1,33 100 72,73 ± 0,09 Kết quả phân tích (bảng 3.5) cho thấy khi tăng nồng độ cao chiết lá sen từ 20-100 (μg/ml), phần trăm α – amylase bị ức chế tăng tuyến tính với nồng độ cao chiết và khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa các nồng độ. Cụ thể, ở nồng độ cao chiết 100 (μg/ml), khả năng ức chế α – amylase đạt ở lá sen là 72,73%. Khi tăng nồng độ cao chiết lên 20, 40, 60, 80, 100 (μg/ml) khả năng ức chế α – amylase là 31,52; 37,92; 50,43; 57,59; 72,73%. Kết quả tính toán cho thấy giá trị IC50 của cao chiết là 60,11 μg/ml. Cao chiết ethanol từ lá Orthosiphon stamineus có khả năng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase với giá trị IC50 lần lượt là 36,70 mg/ml và 4.63 mg/ml (Elsnoussi và cộng sự, 2012). Cao chiết từ thân của cây Acacia nilotica có khả năng ức chế α-glucosidase and aldose reductase với giá trị IC50 lần lượt là 8 μg/ml và 7,5 μg/ml (Natasha và cộng sự, 2012). Cao chiết methanol từ lá của cây Psidium guajava cho thấy có khả năng ức chế α-amylase và α-glucosidase với khả năng ức chế là 96,3% và 89,4% (Manikandan và cộng sự, 2013); Lá cây Picralima nitida (Stapf) được trích bằng aceton có khả năng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase với giá trị IC50 lần lượt là 6,5 mg/ml và 3,0 mg/ml, lá cây Morinda lucida Benth (Nigeria), dịch trích nước có khả năng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase với giá trị IC50 tương ứng là 2,3 mg/ml và 2,0 mg/ml (Mutiu và cộng sự, 2013); dịch trích ethanol từ trái Terminallia capptapa L có khả năng ức chế hoạt động của enzyme α- glucosidase với giá trị IC50 là 3,02 ppm (Abdul và cộng sự, 2013); dịch trích 44
  46. của lá cây thuốc lá có khả năng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase với giá trị IC50 lần lượt là 5,70 mg/ml và 4,50 mg/ml (Mutiu và cộng sự, 2014); cao chiết từ vỏ của trái chôm chôm có khả năng ức chế hoạt động của hai enzyme α- amylase và α-glucosidase với ức chế là 97,3% và 96,66% (Aree và cộng sự, 2014); Cao chiết từ lá mãng cầu ta có khả năng ức chế enzyme α - amylase và α- glucosidase (Kumar và cộng sự, 2011). 3.3. Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc lá sen Để tạo sản phẩm trà túi lọc lá sen từ nguyên liệu là lá sen, lá trà xanh, cỏ ngọt tiến hành phối chế các nguyên liệu với tỷ lệ lá sen (50 – 60%), lá trà xanh (30%), cỏ ngọt (10 – 20%) và kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.7. Bảng 3.7. Điểm tổng đánh giá sản phẩm trà túi lọc lá sen CT Màu Mùi Vị Độ trong Tổng 1 4,2 4,3 3,1 4,0 15,6 2 4,8 4,5 4,2 4,6 18,1 3 4,7 4,1 2,5 3,8 15,1 Kết quả cho thấy, sản phẩm có tỷ lệ 55% lá sen : 30% trà: 15% cỏ ngọt cho điểm tổng quan cao nhất tổng điểm đạt 18,1. Mùi – vị - màu của sản phẩm có tỷ lệ lá sen 60% được đánh giá và cho điểm cao nhất so với những sản phẩm còn lại, do hàm lượng lá sen vừa phải và màu sắc đẹp, bắt mắt. Do đó, quyết định chọn tỷ lệ phối trộn là: lá sen 60%, trà 30%, cỏ ngọt 10%. Sản phẩm đạt tổng điểm cao nhất (18,1 điểm – CT2) rất trong, sáng, sánh, có mùi thơm đặc trưng, dễ chịu, hài hòa giữ vị và mùi. Sản phẩm CT1 có độ trong đặc trưng, mùi thươm nhẹ, sánh nhưng vị chát. Sản phẩm CT3 sáng tương đối, trong đặc trưng, mùi thơm thoang thoảng, vị ngọt hắc, hơi có vị lạ. Khảo sát từ các sản phẩm trà đã đưa ra thị trường và những đề tài nghiên cứu sản xuất trà đã công bố, đối với quy trình sản xuất trà dâu tằm dành cho người bị tiểu đường có tỷ lệ lá dâu tằm là 90% (Hoàng Thị Lệ Hằng, 2012), trà thảo dược nấm linh chi có tỷ lệ nấm linh chi là 60% (Nguyễn Lê Vương Bảo, 2008), trà lá sen mang lại tác dụng giảm cân, giảm mỡ máu có tỷ lệ lá sen 45% 45
  47. (Học viện Quân Y sản xuất, 2017). Với dề tài nghiên cứu sản xuất trà túi lọc thảo dược lá sen có tỷ lệ lá sen – thành phần chính là 60%, chiếm hơn phân nửa thành phần túi trà, vì vậy, trà mang mùi hương lá sen rất đặc trưng, vị trà thanh mát và đậm đà. Như vậy, lựa chọn phối chế nguyên liệu sản phẩm trà túi lọc lá sen theo công thức 60% lá sen, 30% lá trà, 10% cỏ ngọt. CT1 CT2 CT3 Hình 3.8. Nước trà thành phẩm theo các công thức phối chế Hình 3.9. Sản phẩm trà túi lọc lá sen 3.4. Quy trình chế biến trà túi lọc lá sen Sau quá trình nghiên cứu và lựa chọn nguyên liệu, chế độ sấy, tỷ lệ phối trộn các loại nguyên liệu, đề tài đã xây dựng quy trình chế biến trà thảo dược lá sen như sau: 46
  48. Hình 3.10. Quy trình chế biến trà túi lọc lá sen Thuyết minh quy trình: - Nguyên liệu đầu vào được phối trộn từ 3 nguyên liệu chính là: lá sen, cỏ ngọt và lá trà. Chọn lá sen ở Duy Tiên, Hà Nam. Cỏ ngọt và lá trà được thu hái tại khu vực Văn Trấn, Yên Bái. - Xử lý nguyên liệu: Lá sen đem rửa loại bỏ tạp chất bùn đất bụi bẩn Sau đó thái sợi mỏng nhỏ 1-2 cm. Cỏ ngọt lấy nguyên thân và lá tiến hành rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ 3-4 cm đem phơi khô 1-2 ngày. Lá trà được lựa chọn từ những lá thành thục, không sâu bệnh, đem rửa sạch và tiến hành phơi nắng 40o C trong 1-2 ngày. - Sấy: tiến hành sấy đối lưu lá sen trong điều kiện 80o C trong 120 phút). 47
  49. - Xay, nghiền: lá sen, lá trà và cỏ ngọt được cắt xé nhỏ và nghiền tới kích thước 1-2mm. - Sàng: đảm bảo đồng nhất kích thước lá sen 1-2mm. - Phối trộn nguyên liệu: Tiến hành phối trộn lá sen: trà nguyên liệu: cỏ ngọt theo tỷ lệ 60% : 30% : 10%. - Sấy: điều chỉnh nguyên liệu đã phối trộn, đảm bảo độ ẩm đồng nhất nằm trong khoảng 8-9%. - Đóng gói nguyên liệu sau khi sấy được để nguội và đóng gói vào trong các túi lọc. - Bảo ôn: Sản phẩm sau khi đóng gói cho vào bao PE hàn kín, chuyển vào kho bảo ôn. Đảm bảo điều kiện: 20-25o C, 7 ngày. Sản phẩm trà túi lọc lá sen có khối lượng 1g/túi lọc. Mà theo công thức phối chế lá sen chiếm khoảng 60% nên hàm lượng flavonoid thu được trong sản phẩm rất cao. Trà có độ trong cao, sánh, vị mát, mùi thơm đặc trưng của lá sen. 48
  50. CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Từ kết quả thu được, đề tài rút ra một số kết luận sau: - Đã khảo sát được ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến hiệu suất của quá trình trích ly flavonoid: nồng độ ethanol 90%, tỷ lệ nguyên kiệu/dung môi ethanol là 1/15, trong thời gian chiết bằng ethanol 24 giờ là điều kiện thích hợp để trích ly flavanoid từ lá sen bằng phương pháp ngâm lạnh. Ở các điều kiện này hiệu suất trích ly đạt hiệu quả cao nhất là 6,344%. - Dịch chiết flavonoid chiết xuất từ lá sen có khả năng ức chế enzyme α- amylase để cải thiện đường huyết. Với giá trị IC50 của cao chiết là 60,11 µg/ml. - Tỷ lệ phối chế nguyên liệu để sản xuất trà thảo dược lá sen dạng túi lọc là: 60% lá sen, 30% lá trà, 10% cỏ ngọt. 4.2. Kiến nghị - Tiếp tục khảo sát thêm ảnh hưởng của một số yếu tố khác đến khả năng trích ly flavonoid bằng phương pháp ngâm lạnh như số lần trích ly, khuấy trộn. - Nghiên cứu sử dụng các phương pháp trích ly khác nhau nhưu phương pháp hầm hay ngấm kiệt hoặc siêu âm để quá trình trích ly thu nhận flavonoid từ bột lá sen đạt hiệu quả cao hơn nữa. - Do đề tài tiến hành ở quy mô phòng thí nghiệm nên cần nghiên cứu thêm ở quy mô sản xuất và nghiên cứu phối chế thêm một số nguyên liệu khác để tăng thêm chất lượng sản phẩm. 49
  51. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam,Tập III, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2. Nguyễn Lê Vương Bảo (2008), Luận văn đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất trà thảo dược linh chi”. 3. Võ Văn Chi (1999), Từ điển Cây thuốc Việt Nam, NXB Y học TP HCM. 4. Đỗ Trung Đàm (2006), “Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ thảo dược”, Nhà xuất bản KH&KT, Hà Nội. 5. Đỗ Thị Gấm, Hà Việt Hải, Chu Hoàng Nam, Phạm Bích Ngọc (2017), Nghiên cứu “Khảo sát một số đặc điểm hóa học và tác dụng chống oxy hóa (antioxydant) của các hợp chất Flavonoid chiết xuất từ một số loài lan Kim tuyến của Việt Nam”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 1S (2017) 104-113. 6. BS. Nguyễn Thị Hoa (2015), Đồ uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe, Báo sức khỏe và đời sống. 7. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam – tập 3, Nhà xuất bản Trẻ. 8. Đặng Thùy Lam (2015), Luận văn đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất trà từ rau diếp cá và rau chùm ngây”. 9. Nguyễn Thị Thùy Minh, Nguyễn Văn Huế, Hồ Sỹ Vương, Nguyễn Đức Chung (2016), Nghiên cứu một số thông số công nghệ trong sản xuất bột chùm ngây, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế. 10. Đào Kim Nhung, Đỗ Thị Gấm, Trần Quỳnh Hoa, Trần Nam Thái, Nghiên cứu một sốhoạt tính sinh học của Flavonoid chiết xuất từ lá vải (Litchi chinensisi Sonn) và lá nhãn (Dimocarpus longan Lour), Tạp chí Dược học, 394 (2009) 39-43. 11. Trịnh Xuân Ngọc (2009), Cây chè và kỹ thuật chế biến. 12. Trần Văn Ơn (2006), Bài Giảng thực vật học tập 2, Trường Đại học Dược Hà Nội.
  52. 13. Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Thùy Linh (2011), Chế biến trà và nước trà đóng chai từ hoa sim, Tạp chí Khoa học – Đại học Cần Thơ. 14. Ngô Văn Thu (1998), Bài giảng Dược liệu-Tập 1, Bộ Môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội. 15. Nguyễn Quốc Tuấn (2012), Luận văn đề tài “Xây dựng phương pháp định tính, định lượng flavonoid trong lá và nụ vối”. 16. Đái Thị Xuân Trang, Phạm Thị Lan Anh, Trần Thanh Mến và Bùi Tấn Anh (2012) “Khảo sát khả năng điều trị bệnh tiểu đường của cao chiết lá ổi (Psidium guajava L.)”. Tạp chí khoa học, 2012: 22b, trang 163-171. 17. Theo Đỗ Thị Hoa Viên (năm 2007), dịch chiết flavonoid từ quả mơ cho thấy khả năng ức chế đối với sự phát triển của S. aureus, Shigella sonnei, Shigella flexneri, Candida albicans. II. Tiếng Anh 18. Abdul M., Katrin, Azizahwatiu, A. Andriani, K.F. Mahmudah and M. Mashita, 2013. Screening of α-glucosidase inhibitory activity of some Indonesian medicinal plants. Int. J. Med. Arom. Plants 3 (2): 144-150. 19. Aree, T., N. Supkamonseni and R. Srisawat, 2014. Inhibitory potential of the Rambutan rind extract and tannin against alpha-amylase and alpha- glucosidase activities in vitro. International Conference on Food, Biological and Medical Sciences, 28-29. 20. Cai W, Xiaohong Gu and Jian Tan (2010), Czech J. Food Sci. Extraction, Purification, and Characterisation of the Flavonoids from Opuntia milpa alta Skin Weirong, 28, No. 2: 108–116. 21. Elsnoussi A.H.M., M.J.A. Siddiqui, L.F. Ang, A. Sadikun, S.H. Chan, S.C.Tan, M.Z. Asmawi và M.F. Yam, (2012). Potentα-glucosidase andα- amylase inhibitory activities of standardized 50% ethanolic extracts and sinensetin from Orthosiphon stamineus Benth as anti-diabetic mechanism. Mohamedet al. BMC Complementary and Alternative Medicine,12:176.
  53. 22. Gressman (1975), The chemistry of flavonoid compounds, Academic press, Lon don. 23. Keharom, S.,Mahachai, R. and Chaithai (2016), “ The optimization study of α – amylase activity based on central composite design – reponse surface methodology by dinitrosalicylic acid method”, 23(1): 10-17. 24. Lin W. C (2007), Study of health keeping effects of anoectochilus formosanus Hayata,Agriculture World, 288: 8-13. 25. Liu X.Y, Xu H.X, Li J.K (2018), Neferine Protects Endothelial Glycocalyx via Mitochondrial ROS in Lipopolysaccharide-Induced Acute Respiratory Distress Syndrome, 9: 102. 26. Manikandan R., A.V. An và G. Durai Muthumani, 2013. Phytochemical and in vitro anti-diabetic activity of methanolic extract of Psidium guajava leaves. Int.J.Curr.Microbiol.App.Sci 2 (2): 15-19. 27. Mutiu I.K., S.M. Ogungbe, G.M.Saibu và O.M. Aboyade, 2014. In vitro study on the hypoglycemic potential of Nicotiana tabacum leaf extracts. Bangladesh JPharmacol 9: 140-145. 28. Moses Alo, Ukpai Agwu Eze, Chukwudi Anyim (2012) “Invitro antimicrobial activity of indica magnifera extract, papaya and guava leaves on salmonella typhi isolated” World Journal of Public Health, 1 (1): 1. 29. Natasha J., S.P Srivastava, V. Bhatia, A.Mishra, A.K Sonkar, T.Narender, A.K Srivastava và A.K Tamrakar, (2012). Inhibition of alpha- glucosidase by Acacia 65 niloticaprevents hyperglycemia along with improvement of diabetic complications via aldose reductase inhibition. J Diabetes Metab 2012, S:6. 30. Noriko Otsuki, Nam H. Đằng, Emi Kumagai, Akira Kondo, Satoshi Iwata, Chikao Morimoto (2010) “Carica juice extract of papaya leaves exhibited anti- tumor activity and immune efects” Journal of Ethnopharmacology 127: 760- 767. 31. Okunola A, Alabi, Muyideen T. Haruna, Chinedu P. Anokwuru, Tomisin Jegede, Harrison Abia, Victor U. Okegbe và Babatunde E. ESAN (2012) “Comparative study on antimicrobial properties of fresh and dried leaf
  54. extract of Carica papaya L. on bacterial and clinical fungal íolation” Advances in Applied Research Science 3 (5): 3107-3114. 32. Peterson J J, Beecher G R, Bhagwat S A, Dwyer J T, Gebhardt S E, Haytowitz D B (2006), “Flavanones in grapefruit, lemons, and limes: A compilation and review of the data from the analytical literature” Journal of Food Composition and Analysis, 19: 74–80. 33. Re R, Pellegrini N, Proteggente A, Pannala A, Yang M, Rice Evans (1999), “Antioxidant activity applying an improved ABTS radical cation decolorization asay”. Free radical biology and medicine. 26: p.1231 – 1237. 34. Rehman Z. U. (2006) “Citrus peel extract – A natural source of antioxidant” Food Chemistry, 99: 450–454. 35. Richards, Oscar W (1938). “The Stimulation of Yeast Proliferation By Pantothenic Acid” (PDF) Journal of Biological Chemistry 113 (2): 531–536. 36. Segovia R G, (2008) “Effect of the flavonoid quercetin on inflammation and lipid peroxidation induced by Helicobacter pylori in gastric mucosa of guinea pig” Journal of Gastroenterol. 43: p. 441-447. 37. Suresh K, Deepa P, Harisaranraj R và Vaira Achudhan V (2008) “Antimicrobial and Phytochemical Investigation of the Leaves of Carica papaya L, Cynodon dactylon (L.) Pers, Euphorbia hirta L, Melia azedarach L. and Psidium guajava L.” Ethnobotanical Leaflets 12: 1184-1191. 38. Swain J, Goldstein J. L (1963), “Methods in polyphenol chemistry” Proceedings of the plant phenolics group symposium, Oxford. 39. Sum L, Sanjiv K.M (2017), “Identification of Isolated Flavonoid Glycoside From Methanoic Extract of Cucumis dipsaceus Ehernb, 9(7): 1051- 1059. 40. Thảo TT Nguyễn, Paul N. Shaw, Marie-Odile PARAT và Amitha K. Hewavitharana (2013) “Carica's anti-cancer activity” Molecular Nutrition & Food Research. 153-164. 41.Wang J., Sun B.G., Cao Y., Tian Y. and Li X. H. (2008), Optimization of ultrasound-assisted extractionof phenolic compounds from wheat bran, Food Chemistry 106: 804-810.
  55. PHỤ LỤC
  56. Phiếu đánh giá cảm quan Phép thử: cho điểm Tên sản phẩm: trà thảo dược ba kích Họ và tên: Ngày thử: Ba mẫu trà được kí hiệu lần lượt là CT1, CT2, CT3. Hãy quan sát và đánh giá trà theo từng thang điểm: Bảng đánh giá cảm quan trà Điểm Yếu tố cảm Màu sắc Mùi Vị Độ trong quan 5 Rất đậm Rất mạnh Rất mạnh Rất trong 4 Đậm Mạnh Đặc trưng mạnh Trong đặc trưng 3 Rõ màu Rõ mùi Vị đặc trưng Không có cặn 2 Nhạt Nhẹ Có vị Chỉ có cặn không đục 1 Rất nhạt Rất nhẹ Vị nhạt Vẩn đục nhẹ Kết quả: Mẫu CT1 CT2 CT3 Điểm Bình luận:
  57. Bảng 4.1. Tính chất hóa lí của một số loại trà Chỉ tiêu Loại trà pH Độ ẩm(%) HL tro Tâm Châu 4,87 8 7,02 Thiên Hương 5,76 10 6,92 Khôi Nguyên 5,43 9 7,01 Hùng Phát 4,58 9 7,11 Nhơn Sinh 5,34 10 7,31 Trung Bình 5,20 9,2 7,07 Bảng 4.2. Khối lượng lá ba sen trước và sau sấy tại điều kiện thí nghiệm 40 oC 70 oC Trước Trước Sau khi Sau khi khi khi sấy(g) sấy(g) sấy(g) sấy(g) 100 36,015 100 34,067