Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

pdf 74 trang thiennha21 20/04/2022 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_tai_sinh_tu_nhien_lam_p.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN ĐĂNG HUY NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN LÂM PHẦN CÓ LOÀI CÂY NGHIẾN GÂN BA (EXCENTRODENDRON TONKINENSIS) TẠI XÃ THẦN SA, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN ĐĂNG HUY NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN LÂM PHẦN CÓ LOÀI CÂY NGHIẾN GÂN BA (EXCENTRODENDRON TONKINENSIS) TẠI XÃ THẦN SA, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47 – QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. ĐẶNG KIM TUYẾN Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nhiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 05 năm 2019 Xác nhân của giáo viên hưỡng dẫn Người viết cam đoan TS. ĐẶNG KIM TUYẾN NGUYỄN ĐĂNG HUY XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành theo chương trình đào tạo Đại học tại Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Được sự nhất trí của của Nhà trường và Khoa lâm nghiệp, tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. Để có được kết quả đó, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Đặng Kim Tuyến và các thầy cô là người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường Đại học Nông Lâm, Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và điều kiện về thời gian cũng như tư liệu tham khảo còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy giáo, cô giáo, bạn bè và người thân để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 27 tháng 05 năm 2019 Tác giả NGUYỄN ĐĂNG HUY
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vii Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa về thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Khái niệm về tái sinh rừng 4 2.1.2. Các phương thức tái sinh rừng, ưu nhược điểm, điều kiện ứng dụng 5 2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7 2.2.1. Nghiên cứu về tái sinh trên thế giới 7 2.2.2. Những nghiên cứu tái sinh trong nước 10 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 19 2.3.1. Điều kiện tự nhiên 19 2.3.2. Ðịa hình, địa thế 20 2.3.3. Tài nguyên 20 2.3.4. Điều kiện kinh tế - xã hội 22
  6. iv Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu 24 3.4.1. Phương pháp luận 24 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 24 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 30 4.1.1. Đặc điểm tấng cây gỗ lâm phần có loài Nghiến gân ba 30 4.1.2. Đặc điểm hình thái của cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinense) 32 4.1.3. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật nơi loài Nghiến phân bố 34 4.2. Đặc điểm cấu trúc cây tái sinh tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 35 4.2.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh 35 4.2.2. Đặc điểm cấu trúc mật độ và mật độ cây tái sinh triển vọng 38 4.2.3. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học (Shannon - Weaver) 39 4.2.4. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh 41 4.3. Một số quy luật phân bố cây tái sinh khu vực nghiên cứu 43 4.3.1. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao 43 4.3.2. Phân bố loài tái sinh theo cấp chiều cao 44 4.4. Đề xuất một số giải pháo kỹ thuật lâm sinh cho rừng phục hồi tại khu vực nghiên cứu 45 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Khuyến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tổ thành tầng cây gỗ trạng thái rừng phục hồi tại Thần Sa 30 Bảng 4.2. Cấu trúc mật độ tầng cây gỗ và Nghiến 35 Bảng 4.3. Tổ thành cây tái sinh trạng thái phục hồi tại Thần Sa 36 Bảng 4.4. Tổng hợp mật độ cây tái sinh trạng thái Phục hồi tại xã Thần Sa 38 Bảng 4.5. Chỉ số đa dạng sinh học trạng thái phục hồi tại xã Thần Sa 40 Bảng 4.6. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh trạng phục hồi tại xã Thần Sa 41 Bảng 4.7. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái phục hồi tại xã Thần Sa 43 Bảng 4.8. Phân bố số loài cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái rừng phục hồi tại xã Thần Sa 45
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Hình ảnh cây Nghiến trong rừng nước ta 19 Hình 3.1. Sơ đồ bố trí OTC và ô thứ cấp thứ cấp thu thập số liệu 26 Hình 4.1. Biểu đồ số lượng loài và số loài ưu thế trong các OTC 31 Hình 4.2. Hình thái thân cây Nghiến Thân Nghiến 32 Hình 4.3. Hình thái lá cây Nghiến 33 Hình 4.4. Biểu đồ số lượng loài xuất hiện/số lượng loài ưu thế trong các OTC nghiên cứu 37 Hình 4.5. Biểu đồ mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây triển vọng trạng thái Phục hồi tại xã Thần Sa 39 Hình 4.6. Biểu đồ phẩm chất cây tái sinh khu vực nghiên cứu 42 Hình 4.7. Biểu đồ nguồn gốc tái sinh khu vực nghiên cứu 42 Hình 4.8. Biểu đồ cột thế hiện phân bố số lượng tái sinh theo cấp chiều cao rừng phục hồi tại xã Thần Sa 44
  9. vii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT D1,3 : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m Hvn : Chiều cao vút ngọn Ni : Số lượng cá thể loài thứ i Ni% : Tỷ lệ % số cây của loài so với tổng số cây trong lâm phần G : Tổng tiết diện ngang lâm phần (m2) Gi : Tỷ lệ % tiết diện ngang của loài so với tổng tiết diện ngang của lâm phần (m2) IVI% : Chỉ số tổ thanh sinh thái tầng cây gỗ OTC : Ô tiêu chuẩn
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là lá phổi xanh bảo vệ trái đất, làm giảm hiệu ứng nhà kính, duy trì độ ổn định tính màu mỡ của đất đai hạn chế lũ lụt hạn hán, xói mòn đất, bảo tồn nguồn nước thế nhưng trong những năm vừa qua rừng tự nhiên của chúng ta đang bị suy giảm rất nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu công bố của tổ chức IUCN, UNDP và WWF trung bình mỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 20 triệu ha rừng, trong đó rừng bị mất do đốt phá làm nương rẫy chiếm 50%, cháy rừng 23% do khai thác từ 5-7% còn lại là do các nguyên nhân khác (ww.vocw.edu.vn). Như vậy theo thống kê trên ta thấy rằng tỷ lệ rừng bị mất đi do làm nương rẫy là lớn hơn 50%. Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ đó. Nhất là ở nước ta rừng tập trung ở khu vực vùng núi cao, nơi mà trình độ dân trí của người dân còn thấp sống chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng nhưng lại thiếu ý thức bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên vô giá này. Đặc biệt với tập quán du canh, du cư, người dân tuỳ ý đốt nương, làm rẫy. Sau một thời gian canh tác, khi năng suất cây trồng giảm đi họ chuyển sang một mảnh đất khác vài năm sau mới quay lại mảnh đất cũ làm cho đất rừng bị suy thoái. Vì vậy vấn đề tái sinh phục hồi ở nước ta đã đặt ra từ rất sớm từ đầu những năm 50 đến 60 của thế kỷ 20 và được sử dụng với cụm từ "Khoanh núi nuôi rừng". Tuy nhiên trong một thời gian dài, ngành nông nghiệp phải tập trung khai thác rừng tự nhiên để phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển miền Bắc, đồng thời chi viện cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam. Đầu năm 1980 "Khoanh núi nuôi rừng" mới được định hình và chuyển hướng thành thuật ngữ mới là: Phục hồi rừng bằng "Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh". Với đòi hỏi ngày càng bức bách của thực tiễn sản xuất, các kết
  11. 2 quả nghiên cứu khoa học không chỉ là tiền đề cho các hoạt động khoanh nuôi phục hồi rừng mà còn đặt nền móng cho sự đổi mới trong nhận thức về vấn đề tái sinh phục hồi rừng. Sự chuyển hướng và đổi mới trong lĩnh vực phục hồi rừng đã được pháp lý hóa thông qua 3 tiêu chuẩn ngành được ban hành trong những năm 1990, bao gồm " Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre, nứa(QPN 14 - 92) Ban hành theo quyết định số 200/QĐ - KT ngày 31/03/1993 của Bộ lâm nghiệp. Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung. Theo quá trình diễn thế, sau khi phải chịu những tác động phi tự nhiên phá vỡ bằng sinh thái, với khả năng tự điều chỉnh tự nhiên và cơ chế nội cân bằng sinh thái thì nó có xu hướng vận động thiết lập một trạng thái cân bằng mới(gần giống trạng thái ban đầu) quá trình được gọi là diễn thế phục hồi. Nhưng với tác động quá mạnh vượt ra ngoài ngưỡng tự điều chỉnh của hệ sinh thái rừng thì quá trình phục hồi lại sẽ rất chậm hoặc thậm chí nó không xảy ra. Trong bối cảnh đó, các vấn đề nghiên cứu được đặt ra như sau: - Hoạt động phục hồi rừng là các hoạt động có ý thức của con người nhằm phục hồi lại các hệ sinh thái rừng đã bị con người tác động và khai hóa. Xã Thần Sa là một xã vùng cao, nằm về phía Nam huyện Võ Nhai. Là xã có địa hình phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít, phần lớn diện tích là đồi núi thấp và núi đá vôi, những vùng đất bằng phẳng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhỏ, chủ yếu theo các khe suối, triền sông và thung lũng. Là xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là xã vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên đều là rừng phục hồi, nên việc tìm ra những giải pháp kỹ thuật nhằm phục hôi rừng là rất cần thiết. Để
  12. 3 phục hồi rừng có nhiều phương pháp, tuy nhiên giải pháp xúc tiến tái sinh luôn được đề cao. Hiệu quả kinh tế của việc quản lý bảo vệ phục hồi rừng Xuất phát từ lý do đó, được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được thực trạng tái sinh tự nhiên của loài cây nghiến gân ba trong các hệ sinh thái rừng phục hồi tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Tìm hiểu được các qui luật tái sinh tự nhiên của loài cây nghiến gân ba và bổ sung thêm tư liệu về tái sinh rừng làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp lâm sinh thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng cao chất lượng của rừng phục hồi. 1.3. Ý nghĩa khoa học 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học, giải quyết một vấn đề khoa học ngoài thực tiễn. Nắm vững phương pháp điều tra rừng và củng cố thêm kiến thức chuyên môn trong nghiên cứu về lĩnh vực tái sinh rừng. 1.3.2. Ý nghĩa về thực tiễn Trang bị cho sinh viên cách tiếp cận nông thôn, thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh doanh rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay. Góp phần bảo tồn và phát triển loài cây nghiến gân ba trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên tại xã Thần Sa thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng Huyện Võ Nha, tỉnh Thái Nguyên.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Khái niệm về tái sinh rừng Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở các nơi có hoàn cảnh rừng (hoặc mất rừng chưa lâu): dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng, rừng sau khai thác, trên đất rừng sau làm nương đốt rẫy Vai trò lịch sử của thế hệ cây con là thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng, hiểu theo nghiã hẹp là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Sự xuất hiện lớp cây con là nhân tố mới làm phong phú thêm số lượng và thành phần loài trong quần lạc sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật),đóng góp vào việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng và làm thay đổi cả quá trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra trong hệ sinh thái. Do đó, tái sinh rừng có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thaí rừng. Tái sinh rừng thúc đẩy việc hình thành cân bằng sinh học trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục và do đó bảo đảm cho việc sử dụng rừng thường xuyên. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây tái sinh, điều kiện địa lý và tiểu hoàn cảnh rừng là cơ sở tự nhiên quan trọng có tác dụng quyết định, chi phối sự hình thành lên những quy luật tái sinh rừng. Ở các vùng tự nhiên khác nhau, tái sinh rừng diễn ra theo các quy luật khác nhau. Tái sinh rừng nhiệt đới tự nhiên là một vấn đề cực kỳ phức tạp. Kinh nghiệm thực tiễn chỉ cho thấy việc áp dụng máy móc các phương thức tái sinh kinh điển của các vùng ôn đới vào các nước nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng không thể mang lại kết quả như mong muốn. Ở đây, khẳng định lại một lần
  14. 5 nữa, tái sinh rừng không chỉ là một hiện tượng sinh học mà còn là một hiện tượng địa lý. Những kiến thức về sinh thái, tái sinh rừng bao gồm mối quan hệ giữa loài cây tái sinh với hoàn cảnh sinh thái, đặc biệt là tiểu hoàn cảnh rừng, mối quan hệ sinh vật trong hệ sinh thái rừng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu quy luật tái sinh trong từng loại rừng cụ thể và là cơ sở khoa học quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp tái sinh rừng có hiệu quả. Xét về bản chất khoa học, tái sinh rừng diễn ra dưới ba hình thức: Tái sinh hạt, tái sinh chồi, tái sinh thân ngầm ( các loài tre nứa). Mỗi hình thức tái sinh trên có quy luật riêng và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Đứng trên quan điểm triết học, tái sinh rừng là một quá trình phủ định biện chứng: rừng non hay thay thế rừng già trên cơ sở được thừa hưởng hoàn cảnh thuận lợi do thế hệ rừng ban đầu tạo nên. Đứng trên quan điểm chính trị kinh tế học, tái sinh rừng là quá trình tái sản xuất mở rộng tái nguyên rừng. Đương nhiên, điều kiện này chỉ có thể trở thành hiện thực khi ta nắm chắc được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, nhằm điều hoà và định hướng các quá trình tái sinh phục vụ mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Như vậy, tái sinh rừng không còn chỉ là tự nhiên, kỹ thuật mà còn là vấn đề kinh tế xã hội. 2.1.2. Các phương thức tái sinh rừng, ưu nhược điểm, điều kiện ứng dụng Một trong những vấn đề then chốt trong kinh doanh rừng là làm sao xác định được phương thức tái sinh rừng có hiệu quả. Tái sinh rừng là cơ sở nền tảng của phương thức xử lý lâm sinh. Tùy theo điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế có thể tiến hành 3 phương thức tái sinh khác nhau: tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo, tái sinh tự nhiên. - Tái sinh tự nhiên: là quá trình tạo thành thế hệ rừng mới bằng con đường tự nhiên, hoàn toàn dựa vào năng lực gieo giống của cây rừng và hoàn
  15. 6 toàn phụ thuộc vào quá trình chọn lọc tự nhiên. Kết quả của phương thức tái sinh này phụ thuộc vào quy luật khách quan của tự nhiên. (-) Ưu điểm của tái sinh tự nhiên: Lợi dụng được nguồn giống tại chỗ và hoàn cảnh rừng có sẵn (độ ẩm tầng đất mặt, tầng thảm mục). Đặc biệt là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cây, cường độ ánh sáng không lớn, ánh sáng và nhiệt độ ít thay đổi, Đó là những điều kiện thuận lợi cho cây mạ, cây con sinh trưởng, phát triển. (-) Nhược điểm của tái sinh tự nhiên: Không chủ động điều tiết được tổ thành loài và mật độ tái sinh phù hợp với yêu cầu kinh doanh định trước. Thời ký tái sinh dài. (-) Điều kiện áp dụng: Phải có nguồn giống tự nhiên và hoàn cảnh sinh thái ít nhiều có thuận lợi cho sinh trưởng của cây tái sinh. Tái sinh tự nhiên được áp dụng ở những nơi xa xôi, nơi không có điều kiện về nhân lực và kinh tế, kỹ thuật không cho phép. Áp dụng cho khu vực phòng hộ đầu nguồn, cho những đối tượng khoanh nuôi bảo tồn. - Tái sinh nhân tạo: là phương thức tái sinh phục hồi rừng mới có sự can thiệp về kỹ thuật của con người, bắt đầu từ khâu chọn giống đến gieo ươm, trồng rừng, chăm sóc rừng, nuôi dưỡng để tạo rừng trên đất mới. (-) Ưu điểm của tái sinh nhân tạo: Chủ động chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích kinh doanh, điều kiện tổ thành và mật độ. Chủ động về mặt kỹ thuật từ khâu lựa chọn hạt giống. Cây con được nuôi dưỡng nên cây trồng rừng có sinh lực tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh dẫn đến chu kỳ kinh doanh ngắn, sớm quay vòng vốn. (-) Nhược điểm của tái sinh nhân tạo: Đòi hỏi phải có điều kiện kinh tế, kỹ thuật nhất định nên khó triển khai trên những diện rộng. Về mặt sinh thái thường rừng thuần loài sẽ mang đầy đủ nhược điểm của rừng thuần loài.
  16. 7 (-) Điều kiện áp dụng: Thường được áp dụng ở môi trường đất đai tương đối bằng phẳng. Về mặt kinh tế - kỹ thuật phải có đầu tư. Có quy hoạch và chiến lược phát triển lâm nghiệp. - Xúc tiến tái sinh tự nhiên: là phương thức tái sinh trung gian giữa tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo. Dựa vào năng lực tái sinh tự nhiên là chính còn con người thông qua những tác động về mặt kỹ thuật để bổ sung và thúc đẩy quá trình tái sinh. (-) Ưu điểm của xúc tiến tái sinh tự nhiên: Phát huy được những ưu điểm của cả tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo, đồng thời nó hạn chế được những nhược điểm của cả 2 phương pháp trên. Đó là tận dụng được năng lực gieo giống của cây rừng và con người có những tác động tích cực tạo hoàn cảnh thuận lợi cho hạt giống nảy mầm, cây tái sinh sinh trưởng tốt. Duy trì được tính đa dạng và phẩm chất di truyền do chọn lọc tự nhiên. (-) Nhược điểm của xúc tiến tái sinh tự nhiên: Sự hiểu biết của con người về đặc điểm sinh thái loài còn hạn chế dẫn đến còn hạn chế về kỹ thuật khi đưa ra biện pháp lâm sinh. (-) Điều kiện áp dụng: áp dụng trong kỹ thuật phục hồi rừng thứ sinh nghèo, phục hồi rừng sau khi khai thác. Tóm lại, việc nghiên cứu các phương thức tái sinh rừng là cơ sở nền tảng cho việc đề ra các phương thức lâm sinh thích hợp. Tái sinh rừng được coi như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và tái sinh rừng không những tái sinh cây rừng mà còn đất rừng và hệ sinh vật rừng. 2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu về tái sinh trên thế giới Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, những tài liệu nói về tái sinh rừng. Như chúng ta đã biết tái sinh rừng là một
  17. 8 quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng,đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy tái sinh từng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards, 1933; 1939; Aubreville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956; Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet, 1969). Do tính chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài có giá trị nên trong thực tiễn, người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa nhất định. Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít được nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mà thường chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã ít nhiều bị biến đổi. Van steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng. Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả các cách thức sử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương thức chặt tái sinh[26] . Nội dung chi tiết các bước và hiệu quả của từng phương thức đối với tái sinh đã được Baur(1964) tổng kết trong tác phẩm: Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa.
  18. 9 H. Lamprecht (1989) căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loài cây trong suốt quá trình sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ưu sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. Kết cấu của quần thể lâm phần có ảnh hưởng đến tái sinh rừng. I.D.Yurkevich (1960) đã chứng minh độ tàn che tối ưu cho sự phát triển bình thường của đa số các loài cây gỗ là 0,6 - 0,7. Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards, P.W (1952), Bernard Rollet (1974), tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: trong các ô có kích th−ớc nhỏ (1 x 1m, 1 x 1.5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. ở Châu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngược lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu á như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng [25] . Độ khép tán của quần thể ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ và sức sống của cây con. Trong công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và quần thể, V.G.Karpov (1969) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng khoáng của đất, ánh sáng, độ ẩm và tính chất không thuần nhất của quan hệ qua lại giữa các thực vật tuỳ thuộc đặc tính sinh vật học, tuổi và điều kiện sinh thái của quần thể thực vật (Nguyễn Văn Thêm, 2002) [15]. Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy từ 1-20 năm ở vùng Tây Bắc ấn Độ, Ramakrishnan (1981, 1992) đã cho
  19. 10 biết chỉ số đa dạng loài rất thấp. Chỉ số loài ưu thế đạt đỉnh cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hoá. Long Chun và cộng sự (1993) đã nghiên cứu đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nương rẫy tại Xishuangbanna tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nhận xét: tại Baka khi nương rẫy bỏ hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài thực vật, bỏ hoá 19 năm thì có 60 họ, 134 chi, 167 loài (Phạm Hồng Ban, 2000)[1] . 2.2.2. Những nghiên cứu tái sinh trong nước Về cấu trúc : Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ở khu vực Hồ Núi Cốc không phong phú và đa dạng, hầu hết dều là những cây ưa sáng, mọc nhanh, ít giá trị kinh tế. Nhóm loài cây tái sinh chủ yếu là: Thẩu Tấu(Aprosa mycrocalyx); Keo lá tràm (Acacia auriculifomis); Mé cò ke (Microcos paniculata); Muối (Rhus chinensis); Sòi tía (Sapium discolor); Thành ngạnh đỏ ngọn (Cratoxylum pruniflorum); Sơn ta (Toxicodendronsuccedanea); Kháo nhớt (Machilus leptophylla) và nhiều loài khác. Nhưng đây là cơ sở quan trọng để chuyển hóa rừng trồng thành rừng tự nhiên hay rừng trồng gần giống với tự nhiên có sự đa dạng về loài, và chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi truờng sống. Nói đúng hơn là tạo ra rừng có cấu trúc hệ sinh thái bền vững. Về chất luợng và nguồn gốc cây tái sinh: qua nghiên cứu khu vực Hồ Núi Cốc chỉ ra cho chúng ta thấy rằng: Cây tái sinh có phẩm chất tốt trên 50%, còn cây phẩm chất xấu duới 15%. Đối với rừng trồng thuần loài Bạch đàn chất luợng cây tái sinh thuờng thấp hơn chất luợng cây tái sinh ở rừng trồng thuần loài Keo và rừng trồng hỗn giao sở dĩ như vậy là do rừng trồng Keo, Hỗn giao các loài cây Keo có khả năng cải tạo dất tốt tạo diều kiện thuận lợi nhất cho cây tái sinh phát triển. Còn đối với rừng Bạch đàn thì khả năng cải tạo đất kém duờng như không có nên chất luợng cây tái sinh cũng bị hạn chế. Về nguồn gốc cây tái sinh ở đây chủ yếu là từ hạt (trên 80%) nhờ sự
  20. 11 phát tán của gió, của chim chóc và côn trùng. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển thành rừng có tính bền vững cao, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi truờng và hoàn cảnh sống cao hơn, vòng đời sống (chu kỳ sống) của cá thể tái sinh từ hạt cũng cao hơn. Đó chính là yêu cầu quan trọng dối với rừng trồng phòng hộ chống xói mòn, rửa trôi. Đặc biệt với rừng trồng khu vực Hồ Núi Cốc là rừng trồng phòng hộ xói mòn gắn liền với du lịch sinh thái, nên phát triển rừng có cấu trúc tự nhiên là rất cần thiết dể tạo cảnh quan, môi truờng, thu hút khách du lịch. Về phân bố số cây theo chiều cao: Qua phân tích số liệu chỉ ra cho chúng ta thấy, phần lớn cây tái sinh ở khu vực Hồ Núi Cốc đều nằm trong cấp chiều cao từ 51 dến 100 cm và cấp chiều cao 101 dến 150cm. Điều dó chứng tỏ lớp cây tái sinh duới tán rừng trồng khu vực Hồ Núi Cốc đang trong những giai đoạn đầu của quá trình tái sinh. Thực tế cho thấy khu vực rừng trồng phòng hộ Hồ Núi Cốc chỉ trong những năm gần đây đuợc Ban quản lý rừng tiến hành quản lý chặt chẽ, giao cho từng hộ cá nhân, tập thể và nhờ vào một số dự án phát triển rừng phòng hộ cũng như một số dự án khác phát triển kinh tế xã hội cho nguời dân khu vực quanh hồ, rừng duợc quản lý chặt hơn tạo diều kiện để chúng sinh trưởng và phát triển. Đối với một số loài cây khi dó có chiều cao trên 150 cm. Về phân bố mạng luới cây tái sinh trên mặt đất: Hầu hết cây tái sinh duới tán rừng trồng phòng hộ Hồ Núi Cốc đều có đạng phân bố ngẫu nhiên, tuy nhiên ở một số lâm phần chúng lại có dạng phân bố cụm như rừng trồng hỗn giao ở khu vực thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ. (Nguyễn Thanh Tiến, 2004)[22] . Nghiên cứu quy luật phát sinh, tái sinh tự nhiên và diễn thế thứ sinh của các xã hợp thực vật rừng nhiệt đới Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) đã nhận định: Sự phát sinh các loại hình quần thể có thành phần loài cây
  21. 12 khác nhau được nghiên cứu đầy đủ trước kia cho nên lúc đó chúng tôi cho rằng trong thiên nhiên nhiệt đới không có quần hợp và chỉ có những loài ưu thế do đó chúng tôi có đề nghị lấy những kiểu thảm thực vật làm đơn vị cơ bản của thảm thực vật, như trên đã trình bầy Trong thiên nhiên nhiệt đới có thể có những dạng quần hợp thực vật ở những môi trường khắc nghiệt, còn đại bộ phận là nhữn ưu hợp thực vật có một ưu thế tương đối của cá thể các loài cây trong tầng ưu thế sinh thái(hay lập quần) của quần thể và có lẽ phổ biến hơn là những phức hợp mà độ ưu thế chia phân hoá rõ rệt. Đối với từng loài, thì tìm hiểu khu vực phân bố địa lý, nhất là phân biệt được vùng trung tâm phát sinh hay vùng biên của khu vực là điều rất cần thiết. Về mặt nguồn gốc và lịch sử phát triển của nó qua các kỷ đại địa chất, tính chất sinh lý, sinh thái, các tập tính sinh thái đối với nhóm nhân tố khí hậu thuỷ chế như chịu nóng, chịu lạnh,ưa ẩm hay chịu khô,ưa sáng hay chịu bóng,vv cần phải được tìm hiểu. Đối với nhóm nhân tố đá mẹ thổ nhưỡng thì những tính chịu đựng đất khô hạn, đất ngập úng, đất cằn cỗi, đất chua hay kiềm, chịu muối độc,vv Trong từng giai đoạn của đời sống thực vật, từ khi còn là cây mạ, cây con cho đến lúc trưởng thành và thành thục, chu kỳ phát dục và mùa quả, hạt, hình thức thụ tinh và truyền giống, sự đấu tranh giữa cá thể trong loài và các loài khác, tuổi thọ và sức đề kháng đối với côn trùng, nấm bệnh vv , cũng là những điều nhất thiết phải biết[23] . Trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1969, Viện Điều tra - Quy hoạch rừng đã điều tra tái sinh tự nhiên theo các "loại hình thực vật ưu thế" rừng thứ sinh ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn (1969). Đáng chú ý là kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu (1962-1964) bằng phương pháp đo đếm điển hình. Từ kết quả điều tra tái sinh, dựa vào mật độ cây tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) đã phân chia khả năng
  22. 13 tái sinh rừng thành 5 cấp, rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu. Nhìn chung nghiên cứu này mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa đề cập đến chất lượng cây tái sinh[4] . Cũng từ kết quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1975) đã tổng kết và rút ra nhận xét, tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới. Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây tái sinh tương tự như tầng cây gỗ; dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ mềm kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo đám được thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều trên mặt đất rừng. Với những kết quả đó, tác giả đã xây dựng biểu đánh giá tái sinh áp dụng cho các đối tượng rừng lá rộng, miền Bắc nước ta[5] . Trần Ngũ Phương (1970) khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang đã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chu yển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu”[10] . Theo GS. Nguyễn Văn Trương (1983) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớp cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tán rừng[23] . Phạm Đình Tam (1987) đã làm sáng tỏ hiện tượng tái sinh lỗ trống ở rừng thứ sinh Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo tác giả, số lượng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn, cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán. Từ đó tác giả đề xuất phương thức khai thác chọn, tái sinh tự nhiên cho đối tượng rừng khu vực này[12] .
  23. 14 Trần Ngũ Phương (2000) khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung gian xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”[11] . Theo TS. Vũ Tiến Hinh (1991) khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận thấy rằng, hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên quan chặt chẽ với nhau. Các loài có hệ số tổ thành ở tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành ở tầng tái sinh cũng vậy[2] . Một số nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh đến tái sinh tự nhiên: - Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên: Khi thời gian phục hồi rừng tăng thì độ tàn che của rừng cũng tăng. Mật độ cây tái sinh đạt cao nhất ở độ tàn che từ 0,4 - 0,5; tỷ lệ cây triển vọng, cây có chất lượng tốt cũng đạt cao nhất, cao hơn ở độ tàn che dưới 0,40. Do đó, việc điều chỉnh độ tàn che là cần thiết để làm tăng mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây có triển vọng. - Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên: Cả hai khu vực nghiên cứu khi độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi tăng lên thì mật độ cây tái sinh giảm và mật độ cây tái sinh có triển vọng cũng giảm. - Ảnh hưởng của vị trí địa hình: Hầu hết các giai đoạn phục hồi thì ở vị trí chân đồi có số loài, mật độ, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng là lớn nhất và thấp nhất là ở đỉnh đồi. Độ dốc càng lớn thì quá trình phục hồi rừng càng khó khăn.Ngoài ra thì tác động của con người cũng có ảnh hưởng đến quá trình tái
  24. 15 sinh phục hồi rừng. Nếu con người không phá hoại thì quá trình phục hồi thành rừng sẽ sớm hơn (Nguyễn Thị Thoa 2003 ) [16] . - Chỉ số đa dạng sinh học tầng cây tái sinh: Chỉ số đa dạng sinh học tầng cây tái sinh từ 3,46 - 3,67. Đây là sự biểu hiện của hoàn cảnh sinh thái đã có sự thay đổi thuận lợi cho sự phát tán du nhập của những loài cây mới. - Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh:Số loài cây tái sinh ở hai trạng thái rừng biến động từ 37 - 57 loài, trong đó số loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành từ 5 - 7 loài. Sự khác nhau ở đây chính là hệ số tổ thành của từng loài trong tổ hợp cây tái sinh mỗi trạng thái. Mật độ cây tái sinh lớn từ 7000 - 7510 cây/ha nhưng mật độ từng loài còn thấp, thấp nhất là Chẹo trắng và Xăng mả răng cưa đạt 375 cây/ha. - Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh: Cả hai trạng thái TTV, tỷ lệ cây tái sinh tốt và trung bình chiếm trên 80% tổng số cây đã điều tra, số cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ khá cao (Nguyễn Công Hoan 2008)[3] . Phạm Ngọc Thường (2001, 2003) nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên phục hồi sau nương rẫy tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đã cho thấy khả năng tái sinh của thảm thực vật trên đất rừng còn nguyên trạng có số lượng loài cây gỗ tái sinh nhiều nhất, chỉ số đa dạng loài của thảm cây gỗ là khá cao[19,20,21] . Theo Trần Xuân Thiệp (1995) nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trong rừng chặt chọn ở Lâm trường Hương Sơn - Hà Tĩnh đã định lượng các cây tái sinh tự nhiên trong các trạng thái rừng khác nhau. Theo tác giả, rừng thứ sinh có số lượng cây tái sinh lớn hơn rừng nguyên sinh. Tác giả còn thống kê các cây tái sinh theo 6 cấp chiều cao, cây tái sinh triển vọng có chiều cao h > 1,5m [15] . Nguyễn Ngọc Lung (1993) và cộng sự khi nghiên cứu về khoanh nuôi
  25. 16 và phục hồi rừng đã cho rằng, nghiên cứu quá trình tái sinh phải nắm chắc các yếu tố môi trường và các quy luật tự nhiên tác động lên thảm thực vật. Qua đó xác định các điều kiện cần và đủ để tác động của con người đi đúng hướng, quá trình này được gọi là xúc tiến tái sinh tự nhiên[7] . Lê Đồng Tấn - Đỗ Hữu Thư (1998) nghiên cứu thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy tại Sơn La qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn I (tuổi từ 4 đến 5), giai đoạn II (tuổi 9 đến 10), giai đoạn III (tuổi 14 đến 15) và nhận xét: Trong 15 năm đầu, thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy có số lượng loài đều tăng lên qua các giai đoạn phát triển. Sau 3 giai đoạn phát triển thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy thể hiện một quá trình thay thế tổ thành rất rõ ràng, lượng tăng trưởng của thảm thực vật không cao[14] . Qua điều tra đánh giá thực trạng canh tác nương rẫy các tỉnh Tây Nguyên Đỗ Đình Sâm, Phạm Đình Tam, Nguyễn Trọng Khôi (2000) nhận thấy rằng: sau khi bỏ hoá 1 năm thảm thực vật đã phục hồi đạt độ che phủ trên 50% và sau 8 năm nếu không có tác động đốt phá thì độ che phủ đạt 85% có nơi 95%. Đặc biệt là một số dạng rẫy trồng đậu xanh có thời gian đất nghỉ 1 năm là 8-9 tháng thì cây cỏ phục hồi cũng đạt độ che phủ 40%. Sau khi bỏ hoá từ 3 năm trở lên cây tái sinh mục đích đạt 1500 cây/ha. Độ tàn che của những cây gỗ tái sinh cao trên 3m, đạt từ 0,2 ở đối tượng bỏ hoá 3 - 5 năm, đạt 0,3 ở đối tượng bỏ hoá trên 5 năm và đạt 0,4 ở đối tượng bỏ hoá trên 8 năm. Như vậy ở dạng bỏ hoá trên 5 năm đã có khả năng đạt được mức độ rừng thưa và nếu có biện pháp bảo vệ thì độ tàn che có thể càng tăng lên[12] . Công trình nghiên cứu của Hà Văn Tuế - Đỗ Hữu Thư - Lê Đồng Tấn (1985) nghiên cứu khả năng tái sinh và quá trình sinh trưởng phát triển thảm thực vật rừng trên đất sau nương rẫy ở Lâm trương Sơ Pai đã kết luận: tái sinh sau nương rẫy có số lượng loài nhiều ở năm thứ nhất giảm ở năm thứ hai, thứ ba và ổn định từ năm thứ tư trở đi. Thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy nếu
  26. 17 không bị tàn phá chắc chắn sẽ hình thành một thảm thực vật rừng đạt được những yêu cầu kinh tế và sinh thái[25] . Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (1994) dựa vào các trạng thái thực bì đã được phân chia trên cơ sở bảng phân loại của Loeschau (1966) và Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng của Bộ Lâm Nghiệp và theo phương pháp của Thái Văn Trừng đã nghiên cứu các trạng thái thực bì kiểu IA, IB, IC, IIA, IIB đưa ra nhận xét, trong suốt quá trình phục hồi tự nhiên thảm thực vật rừng trước khi đạt tới giai đoạn thuần thục, thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một diện tích nhất định có xu hương giảm dần, đơn giản hoá để tái ổn định. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình tự phục hồi thảm thực vật rừng, quy luật này biểu hiện chưa rõ ràng và có thể có những xáo trộn [18] . Trần Đình Lý và các cộng sự (1996) Nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng. Nghiên cứu đưa ra một cách nhìn hệ thống và toàn diện về biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng. Với việc phân biệt rõ ràng giữa rừng và thảm thực vật, nghiên cứu đưa ra khái niệm khoanh nuôi phục hồi rừng là “quá trình lợi dụng triệt để quy luật tái sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi lại rừng trong một thời gian xác định theo mục đích đặt ra”. Qua cách nhìn nhận đó xác định được đối tượng cụ thể cho khoanh nuôi phục hồi rừng. Xác định thời gian khoanh nuôi và tiêu chuẩn cần đạt của rừng khoanh nuôi. Xác định được nội dung công việc cần tiến hành trong quá trình khoanh nuôi ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu đã xây dựng được bản quy phạm cho khoanh nuôi phục hồi rừng và xây dựng được danh lục sơ bộ gồm 155 loài cây bản địa có thể sử dụng cho việc khoanh nuôi và phục hồi rừng. Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam đề cập một cách hệ thống từ cơ sở khoa học đến quy phạm khoanh nuôi phục hồi rừng ở Việt Nam. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng quy phạm, chưa xây
  27. 18 dựng được quy trình khoanh nuôi cụ thể cho từng vùng và từng loại hình rừng cụ thể [8]. Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H Miao) là một loài cây sinh sống lâu đời ở Việt Nam, mặc dù loài cây này mới chỉ được một vài tác giả quan tâm đến nghiên cứu ở đặc tính sinh học và sinh thái học và đã đạt được kết quả nhất định. Nổi bật là báo cáo khoa học của tác giả Lê Mộng Chân với đề tài “Nghiên cứu gây trồng một số loài cây quí hiếm tại vườn sưu tập thực vật Trường Đại Học Lâm Nghiệp”. Trong đề tài này tác giả quan tâm nghiên cứu hai loài cây trong đó có cây Nghiến và làm sáng tỏ một số đặc điểm như: Đặc điểm hình thái của loài Nghiến, một số vấn đề phân bố, đặc tính sinh thái của loài cây này và đặc biệt tác giả đã chỉ ra một số căn cứ trong việc gây trồng Nghiến ở ngoài vùng núi đá vôi, tuy nhiên việc thí nghiệm ở trường Đại Học Lâm Nghiệp chưa đạt kết quả như mong muốn. Vườn quốc gia Cúc Phương cũng đã thử nghiệm và gây trồng khá thành công loài cây này, tuy vậy các tài liệu về các lĩnh vực liên quan còn chưa được công bố. Một số nghiên cứu về cây nghiến ở Việt Nam: Cây Nghiến được biết đến và đặt tên khoa học từ những nằm đầu thế kỷ 19. Từ năm 1918 A. Chec đã đặt tên khoa học cho cây Nghiến là Pentace tonkinensis. Năm 1943 Gagnep giám định và lấy tên khoa học là Prapentace tonkiensis. Viện điều tra quy hoạch rừng đã ghi nhận tên khoa học của loài Nghiến là Burretiodendron hsienmu Ching et Hu – họ Đay (Tiliaceae) và mô tả khá chi tiết, các tác giả xác nhận rằng “Nghiến có lá đơn mọc cách, hình trứng hoặc trái xoan, mép nguyên, dài 8-12cm, rộng 7-10cm, đuôi lá hình tim, phiến là dày và cứng, có 3 gân gốc, phía đầu có lá gân lông chim, cuống lá to và dài, lúc rơi thường đỏ”. Trên thực tế , lúc còn trên không thấy cuống là Nghiến có màu đỏ và chưa có tài liệu nào xác nhận điều này. Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992) dùng tên Burretiodendron hsienmu Chun et How cho
  28. 19 cây Nghiến. Các tác giả mô tả rằng “trong rừng nguyên sinh Nghiến thường chiếm ưu thế ở tầng cây cao nhất của rừng. Cây có thể cao tới 24m, đường kính lên tới 140cm”. Theo sách đỏ Việt Nam, các tác giả dùng tên Burretiodendrom tonkinensis (A.Chev) để đặt cho cây Nghiến và mô tả tương đối cụ thể và gần với thực tế. Hiện nay cách mô tả này được phổ biến hơn cả. Các tác giả Lê Mộng Chân, Nguyễn Văn Nghĩa và Trần Ngọc Hải xác nhận Nghiến tập trung theo kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi ở miền bắc như: Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa. Viện điều qua qui hoạch rừng mô tả chi tiết về đặc điểm vật hậu của Nghiến ra hoa tháng 3-4 quả tháng 9-10. Trên thực tế Nghiến có những năm không ra hoa quả. Các mô tả không ghi địa danh, tên cây, Nghiến được nghiên cứu một cách chi tiết. Nếu căn cứ vào các pha vật hậu mà các tác giả công bố, lại không có sự kiểm nhiệm từng nơi cụ thể, sẽ thu hái hạt giống không đúng thời vụ và khó đảm bảo chất lượng. Hình 2.1. Hình ảnh cây Nghiến trong rừng nước ta 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên Võ Nhai là một huyện vùng cao, nằm về phía đông bắc tỉnh Thái Nguyên. Có tọa độ địa lý 105 độ 45’- 106 độ 17’ kinh độ Đông, 21 độ 36’- 21
  29. 20 độ 56’ vĩ độ Bắc. Có diện tích tự nhiên 83.950,24ha; Gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã thuộc khu vực III còn lại 4 đơn vị thuộc khu vực II; dân số hiện có 66.340 người. Là huyện có địa hình phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít, phần lớn diện tích là đồi núi thấp và núi đá vôi, những vùng đất bằng phẳng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhỏ, chủ yếu theo các khe suối, triền sông và thung lũng. Vị trí địa lí: Phía Đông Võ Nhai giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang và huyện Đồng Hỷ, phía Bắc giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. 2.3.2. Ðịa hình, địa thế Võ Nhai có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và núi đá vôi, xen giữa là những vùng đất bằng phẳng nhỏ, nằm dọc các khe suối, triền sông. 2.3.3. Tài nguyên 2.3.3.1. Tài nguyên đất Theo kết quả phúc tra theo phương pháp định lượng FAO/UNESCO do Viện Thiết kế xây dựng thực hiện thì toàn huyện có các nhóm đất sau: - Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,15% diện tích - Đất đen: 935 ha chiếm 1,11% diện tích - Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 75,63% diện tích - Các loại đất khác: có 11.070,4 ha chiếm 16,65% diện tích. Nhìn chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiệu loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là đất đồi núi; những diện tích đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất thấp, đất ruộng lúa chỉ còn 2.916,81 ha. 2.3.3.2. Tài nguyên rừng Do diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu
  30. 21 Trong 50.595 ha rừng có: - Rừng gỗ: 20.115 ha - Rừng tre, nứa, vầu: 603 ha - Rừng hỗn giao: 3.440,87 ha - Rừng núi đá: 26.437 ha Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim. Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, băn bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú. 2.3.3.3. Tài nguyên khoáng sản Qua kết quả tìm hiểu, Võ Nhai có các loại khoáng sản sau: - Kim loại màu: Gồm chì, Kẽm ở Thần Sa với quy mô trữ lượng nhỏ không tập trung, Vàng ở Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh nhưng chỉ là vàng sa khoáng, hàm lượng thấp, quản lý khai thác khó khăn. - Mỏ phốt pho ở La Hiên trữ lượng khá (khoảng 60.000 tấn) - Khoảng sản vật liệu xây dựng như: Đá xây dựng, cát, sỏi, sét xi - măng ở La Hiên 2.3.3.4. Tài nguyên nước Trong huyện có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, đó là hệ thống sông Nghinh Tường và hệ thống sông Dong và nhiều khe, suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú nhưng phân bố không đều. Qua điều tra thăm dò khảo sát thì nguồn nước ngầm tương đối phong phú, chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. 2.3.3.5. Tiềm năng du lịch Với địa hình có dãy núi đá vôi xen lẫn núi đất trung điệp tạo nên những thắng cảnh đẹp tự nhiên của núi rừng. Quần thể hang động Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà và hang động khác như: Nà Kháo, Hang Huyền, có nhiều nhũ đá tạo nên cảnh quan đẹp. Mái Đá Ngườm ở xã Thần Sa là cái nôi ra đời sớm nhất của
  31. 22 người Âu Lạc. Rừng Khuôn Mánh xã Tràng Xá là nơi thành lập đội cứu quốc quân II và nhiều hang động, di tích khác đã đi vào lịch sử của dân tộc. Do hệ thống giao thông đang từng bước hoàn chỉnh nên tiềm năng du lịch của huyện đang được phát huy cùng với hệ thống du lịch trong toàn tỉnh. 2.3.4. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.3.4.1. Tiềm năng kinh tế Võ Nhai có các loại đất phù sa (1.816 ha, chiếm 2,15% diện tích); đất đen (935 ha chiếm 1,11% diện tích); đất xám bạc màu (63.917,7 ha chiếm 75,63% diện tích); các loại đất khác (11.070,4 ha chiếm 16,65% diện tích). Đất đai ở Võ Nhai phù hợp với nhiệu loại cây trồng như: ngô, đỗ tương, thuốc lá, mía, lạc, chè Trên địa bàn Võ Nhai có sông Nghinh Tường, sông Dong và nhiều khe, suối nhỏ chảy qua. 2.3.4.2. Văn hoá, xã hội Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính gồm thị trấn Đình Cả và 14 xã: Sáng Mộc, Nghinh Tường, Thần Sa, Vũ Chấn, Cúc Đường, La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Liên Minh và Dân Tiến. Võ Nhai là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc như: Kinh (34,17%); Tày (29,88%); Nùng (14,52%); Dao (12,63%); Các dân tộc H’Mông, Cao Lan, Hoa chiếm 8,7%. Người Cao Lan (Sán Chay, Sán Chí) sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng nước, làm nương, trồng rừng.
  32. 23 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai ,tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh về số lượng, chất lượng tái sinh và phân bố tái sinh dưới tán rừng phục hồi tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai ,tỉnh Thái Nguyên 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Tại xã Thần Sa,huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Khái quát đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Nội dung 2:Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc cây tái sinh tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. + Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh. + Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng. + Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học (Shannon - Weaver). Nội dung 3: Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. + Phân bố số cây theo cấp chiều cao. + Phân bố loài cây theo cấp chiều cao. + Đặc điểm cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu. + Đặc điểm đất nơi khu vực nghiên cứu
  33. 24 - Đặc điểm lý tính - Đặc điểm hóa tính Nội dung 4: Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho trạng thái trạng thái rừng phục hồi tại khu vực nghiên cứu. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978) Thảm thực vật rừng là tấm gương phản chiếu một cách trung thành nhất mà lại tổng hợp được các điều kiện của hoàn cảnh tự nhiên đã thông qua sinh vật để hình thành những quần thể thực vật. Thảm thực vật tái sinh tự nhiên phản ánh ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến quá trình phục hồi rừng thứ sinh. Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở trạng thái thảm thực vật rừng đã chọn, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan và chính xác. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu truyền thống, các mô hình đã được kiểm nghiệm, đảm bảo tính khoa học. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.2.1. Tính kế thừa - Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng. - Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội. - Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Kết quả điều tra hệ thực vật và thảm thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu. 3.4.2.2. Thu thập số liệu Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một số ô gọi là ô tiêu chuẩn (OTC) có tổng diện tích đủ lớn. Việc áp dụng phương pháp điều tra theo OTC đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như trong nước
  34. 25 áp dụng rộng rãi khi nghiên cứu về rừng nhiệt đới như: H. Lamprecht (1969), Lâm Phúc Cố (1994, 1996), Lê Đồng Tấn (2003) tiến hành điều tra thành phần loài cây trên diện tích OTC 400 m2; Trần Xuân Thiệp (1995), Phạm Ngọc Thường (2001) sử dụng OTC có diện tích từ 500 m2 trở lên. * Đối với ô tiêu chuẩn tạm thời: Lập 9 OTC diện tích OTC: 1000 m2 (40 m x 25 m). - Phân bố: OTC đặt ngẫu nhiên, đại diện cho địa hình, độ dốc, điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Các OTC được đánh dấu ngoài hiện trường thông qua hệ thống cột mốc gồm 4 cột đặt ở 4 góc của ô. Phần trên mặt đất 0,5m ghi rõ số hiệu OTC và hướng xác định các góc còn lại. - Thu thập số liệu: Trong trạng thái lập 3 OTC theo phương pháp điển hình. Trong mỗi ô, thống kê các chỉ tiêu tầng cây gỗ như sau: + Đo đường kính với những cây gỗ có D1.3≥ 6 cm bằng thước kẹp kính hoặc thước đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính. + Đo chiều cao Hvn và Hdc bằng thước sào đo cao chia vạch đến 0,1 m. + Đo đường kính tán Dt theo hướng ĐT - NB sau đó lấy giá trị trung bình. * Đối với ô thứ cấp: Trong OTC, lập 5 ô thứ cấp 25 m2 (5 m x 5 m) trong đó 4 ô ở 4 góc và 1 ở giữa. Điều tra thống kê toàn bộ những cây tái sinh có D1.3< 6 cm vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu: - Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định. - Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào. - Chất lượng cây tái sinh: + Cây tốt: Là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. + Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.
  35. 26 - Xác định nguồn gốc cây tái sinh (tái sinh chồi, hạt). - Điều tra khoảng cách giữa các cây tái sinh: Trên OTC thứ cấp, chọn cây tái sinh bất kỳ, đo khoảng cách từ cây tái sinh đã chọn đến cây tái sinh gần nhất bằng thước dây với độ chính xác đến cm. Mỗi trạng thái phục hồi đo 30 khoảng cách, kết quả ghi vào phiếu điều tra khoảng cách cây tái sinh. Hình 3.1. Sơ đồ bố trí OTC và ô thứ cấp thứ cấp thu thập số liệu 3.4.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu a. Tổ thành tầng cây gỗ Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tùy thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần loài hay hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học cũng khác nhau.
  36. 27 Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ, chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI), tính theo công thức: Ni% Gi% IVIi(%) (3.1) 2 Trong đó: IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i. Ni% là tỷ lệ số cây của loài thứ i: Gi% là tỷ lệ tổng tiết diện ngang của loài thứ i: Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. b. Tổ thành cây tái sinh Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức: m ni n i1 3-2) m Trong đó: - n là số cây trung bình theo loài. - m là tổng số loài điều tra được. - ni là số lượng cá thể loài i. Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức: n j n%j m .100 (3-3)  n i i 1 Trong đó: - j =1,2
  37. 28 - m là số thứ tự loài. Nếu: - n%j 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành. - n%i < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành. Hệ số tổ thành: ni Ki 10 N (3-4) Trong đó: - Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i. - ni: Số lượng cá thể loài i. - N: Tổng số cá thể điều tra. c. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học cây tái sinh Từ trước đến nay khi nghiên cứu các quần xã sinh vật, các tác giả đã đề xuất ra rất nhiều chỉ số đa dạng: Chỉ số Shannon (Magurran, 1988), chỉ số Berger-Parker (Magurran, 1988), chỉ số Brillouin (Brillouin, 1962), chỉ số Simpson (Simpson, 1949), chỉ số Alpha (Magurran, 1988), chỉ số McIntosh (McIntosh, 1967), chỉ số Margalef (Margalef, 1958), chỉ số Menhinick (Magurran, 1988). Trong đề tài, chúng tôi chọn chỉ số Shannon để đánh giá tính đa dạng của các quần hợp cây tái sinh đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài (số cá thể của từng loài): s (3-5) nnii H '  ln Trong đó: i 1 NN - s là số loài trong quần hợp. - ni là số cá thể loài thứ i trong quần hợp. - N là tổng số cá thể trong quần hợp.
  38. 29 d. Mật độ cây tái sinh Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau: 10.000 n (3-6) N/ha Trong đó: S - S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2). - n là số lượng cây tái sinh điều tra được. e. Chất lượng cây tái sinh Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức: n j (%) x100 (3-7) n s N i i 1 Trong đó: - n%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu. - nj: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu. - Ni : Tổng số cây tái sinh/OTC f. Tỷ lệ cây triển vọng ni 1,0m CTV (%) x100(%) (3-8)  Ni Trong đó: - CTV(%): Cây triển vọng - Σn(i≥1m): Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu có chiều cao ≥ 1m/OTC - ΣNi : Tổng số cây tái sinh/ OTC g. Phân bố số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao Thống kê số loài, số cây tái sinh theo 7 cấp chiều cao: 3,0 m. Vẽ biểu đồ biểu diễn số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao.
  39. 30 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Đặc điểm tấng cây gỗ lâm phần có loài Nghiến gân ba Từ việc phân tích bảng số liệu tầng cây gỗ của 9 OTC có cây cây Nghiến phân bố có thể xác định được công thức kết cấu tổ thành loài tầng cây gỗ. Việc xác định kết cấu tổ thành loài cây đi kèm giúp ta biết được loài cây nghiên cứu có những mối quan hệ với loài cây nào? Chúng có quan hệ như thế nào? Quan hệ hỗ trợ tồn tại hay cạnh tranh, loài đó hay loài mọc cùng loài nào, giúp ích cho việc điều tra dễ dàng hơn, từ đó có biện pháp lâm sinh tác động phù hợp nhằm phát triển loài cây đó, được cụ thể dưới bảng 4.0.1 dưới đây: Bảng 4.1. Tổ thành tầng cây gỗ trạng thái rừng phục hồi tại Thần Sa Mật độ Loài Loài/OTC OTC (Cây ưu Công thức tổ thành (Loài) /ha) thế 40,64Ngh+9,37Suđ+8,70Mas+6,12Lom+5,98 1 360 16 6 Nhđ+9,58Mat+23,21Lk 22,23Ngh+15,19Nhđ+13,09Map+5,78Deg+43, 2 300 20 4 72Lk 41,17Ngh+15,43Nhđ+7,65Hvn+6,98Cbb+5,03 3 410 18 6 Hav+5,02Cha+18,44Lk 23,79Ngh+14,57Lom+11,86Mat+10,48Mlt+10 4 370 13 6 ,32Thđ+5,34Thu+23,63Lk 13,95Ngl+10,69Ngh+9,59Ddx+8,45Kha+7,75 5 350 18 7 Deg+6,36Hav+5,27Trv 20,04Ngh+11,19Suđ+10,87Mat+10,70Hvn+7, 6 320 15 6 77Hav+5,62Cbb+33,81Lk 13,56Kha+13,30Ngh+11,78Mat+10,13Duo+7, 7 390 17 6 91Suđ+6,59Hav+5,90Siđ+5,89Mas+5,31Hvn+ 19,53Lk 24,58Ngh+10,89Deg+9,25Mat+8,42Sog+7,30 8 280 17 8 Muo+6,48Mas+5,57Pha+5,03Nhr+22,47Lk 16,67Ngh+10,03Tam+9,08Lom 9 330 20 6 +6,40Qut+6,26Lot+6,23Ngl+45,34Lk
  40. 31 (Ghi chú: Ngh:nghiến, Suđ:sung đá, Nhđ:nhọc đá, Mat:màng tang, Cbb:chay bắc bộ, Hvđ:hương viên đá, Kha:kháo, Duo:dướng, Bob:bông bạc, Mas:mạy sả, Cha:châm, Nhr:nhãn rừng, Nhđ:nhọc đen, Siđ:si đá, Tbb:thích bắc bộ, Vom:vỏ mản, Ddx: dâu da xoan, Lom:lộc mại, Deg:dẻ gai, Sog:sồi gai, Pha:phay, Thđ:thị đen, Tnt:thích năm thùy, Mo:mò, Muo:muồng, Tbl: thôi ba lông, Trv:trương vân, Phm:phân mã, Qut:quếch tía, Lot:lõi thọ, Lk:loài khác). Qua bảng 4.1. cho ta thấy mật độ cây tổ thành tầng cây gỗ mật độ dao động từ 280 – 410 cây/ha ở OTC 3; 7 có mật độ cây cao nhất, số loài xuất hiện trong OTC từ 15 – 20 loài trong đó có 4 – 8 loài tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu là các cây gỗ ưa sáng mọc nhanh như Dẻ cau, Thích bắc bộ, Mạy puôn Hình 4.1. Biểu đồ số lượng loài và số loài ưu thế trong các OTC Hầu hết các OTC đều có số loài ưu thế tương đồng trong khu vực nghiên cứu, mặc dù tổng số loài xuất hiện ở các OTC là khác nhau.
  41. 32 4.1.2. Đặc điểm hình thái của cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinense) 4.1.2.1. Đặc điểm hình thái thân Ngành hình thái học thực vật có nguồn gốc từ thế kỉ 18 khi triết gia - thi hào người Đức Johann Wolfgang von Goethe nhận thấy mức độ đa dạng của các loài thực vật và bắt tay vào công cuộc tìm kiếm một loài thực vật nguyên mẫu mà từ nó tất cả các dạng thực vật khác bắt nguồn. Nghiên cứu về hình thái học (morphology) và phân loại học thực vật: phân tích kỹ lưỡng những hình dáng vật lý phong phú của các loài thực vật để tìm hiểu mối liên quan giữa các loài khác nhau là vô cúng quan trọng có ý nghĩa. Từ việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm hình thái loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Change & Miau, 1978) trong và ngoài nước kết hợp với điều tra ngoài thực địa tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa đặc điểm của loài Nghiến như sau: Hình 4.2. Hình thái thân cây Nghiến Thân Nghiến Là cây gỗ lớn thường xanh thân thẳng, phân cành cao, gốc có bạnh vè, chiều cao vút ngọn có thể đạt trên 33 - 40m, đường kính thân cây 80 - 115
  42. 33 cm, vỏ nứt sần sùi, cành non không có lông nhẵn và chở nên sần sùi khi về già, cuống lá dài từ 2 - 5cm. 4.1.2.2. Đặc điểm lá, hoa, quả Lá màu xanh, lá hình trứng, rộng cỡ 10 - 12 x 7 - 10cm, mép nguyên, ngân bên từ 5 - 7 đôi, trong đó có 3 gân gốc, cuống lá dài từ 3 - 5 cm cuống không phình. Khi lá rụng sẽ chuyển sang màu vàng đỏ, rụng nhiều vào tháng 11. Hoa màu trắng vàng đơn tính, hoa đực có đường kính 1,5cm, đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 thùy sâu dài 15cm, cánh hoa 5 dài 1,3cm, nhị hoa 25 xếp thành 5 bó, chỉ nhị dài 1 - 1,3cm, bao phấn hình bầu dục dài 3mm. Quả màu xanh dài 3 - 4cm chia làm 5 cạnh cuống quả dài 3 - 5cm quả khô tự mở, đường kính 1,8cm. Có 2 nhịp điệu sinh trưởng trong năm, nhịp mùa xuân thường vào tháng 2 - 3, nhịp mùa thu thường vào tháng 6 - 7. Hình 4.3. Hình thái lá cây Nghiến
  43. 34 4.1.3. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật nơi loài Nghiến phân bố 4.1.3.1. Đặc điểm phân bố của loài Nghiến Nghiến là loài cây điển hình của vùng núi đá vôi, rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới và rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, trong vùng rừng mưa mùa á nhiệt đới chia làm hai loại là: Rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đá vôi và rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đất, rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới chia làm hai loại là rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi và rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất, vùng có lượng mưa hàng năm trên 1378mm, mùa khô hơn ba tháng, độ ẩm tương đối hàng tháng trên 80%, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 26 – 360c, tháng lạnh nhất 6 – 150c, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 60c, nhiệt độ trung bình năm là 22 – 390c. Rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đá vôi chủ yếu phân bố trên các dải núi đá ở độ cao trên 700m, Rừng thường xanh mưa mùa á 32 nhiệt đới trên núi đất thành phần cây rừng phong phú, gồm nhiều loài như: Đinh (Polyscias fruticosa), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & Miau,1978), Ké (Xanthium strumarium), Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất Cấu trúc rừng của kiểu phụ này khá đơn giản, phân làm 3 tầng: Một tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và tầng thảm tươi. Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi kiểu rừng này với diện tích, phân bố chủ yếu ở các dải núi đá vôi. 4.1.3.2. Cấu trúc mật độ tầng cây gỗ và mật độ cây Nghiến Mật độ tầng cây gỗ là số cây của tầng cây gỗ trên một hecta (N cây/ha). Mật độ là một trong những đặc trưng quan trọng của quần thể, nó nói lên mức độ tận dụng dinh dưỡng của quần thể. Mật độ rừng còn là một chỉ tiêu biểu thị mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây cùng loài hoặc khác loài, khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi điều kiện sống, biểu thị
  44. 35 khoảng cách giữa các cây trong quần thể hoặc quần xã và mức độ tác động của quần thể đối với quần xã. Vậy nghiên cứu mật độ tức là nghiên cứu mức độ lợi dụng tiềm năng sản xuất của điều kiện lập địa. Bảng 4.2. Cấu trúc mật độ tầng cây gỗ và Nghiến Số lượng cây Số cây nghiến Mật độ Mật độ cây OTC trong OTC trong OTC (cây/ha) nghiến (cây/ha) 1 36 3 360 30 2 30 3 300 30 3 41 1 410 10 4 37 2 370 20 5 35 3 350 30 6 32 2 320 20 7 39 6 390 60 8 28 2 280 20 9 33 3 330 30 Kết quả bảng 4.2. cho thấy trong OTC 1 cây mật độ tầng cây gỗ là 360 cây/ha. Trong đó, mật độ cây Nghiến đạt 30 cây/ha. Trong OTC 7 mật độ tầng cây gỗ là 390 cây/ha; trong đó mật độ cây Nghiến đạt 60 cây/ha cao nhất, mật độ tầng cây gỗ trong OTC 3 là 410 cây/ha và mật độ cây Nghiến là 10 cây/ha thấp nhất trong 9 OTC. 4.2. Đặc điểm cấu trúc cây tái sinh tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 4.2.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh Đề tài đã tiến hành nghiên cứu 5 ODB trên tổng 9 OTC, kết quả tổng hợp được thực hiện như phần phương pháp đã trình bày ở phần 3, kết quả tổng hợp được ở bảng sau:
  45. 36 Bảng 4.3. Tổ thành cây tái sinh trạng thái phục hồi tại Thần Sa Loài/ Loài Mật độ OTC OTC ưu thế Công thức tổ thành (Cây/ha) (loài) (loài) 2,17Ngh+2,07Nhđ+1,96Mat+1,74Hvn+1,09Tb 1 6320 14 5 b+Sud+2.14LK 2,50Tnt+2,25Cha+1,63Map+1,25Hvn+1,25Ng 2 6720 13 7 h+0,88Cbb+2.02Lk 2,45Ngh+2,08Nhđ+1,98Cbb+1,13Hvn+0,66Tb 3 8480 9 6 b+0,57Thđ+1,13lk 2,48Mat+2,10Vom+1,71Mas+1,24Hav+1,24M 4 8400 14 6 lt+0,86Kha+0,38Lk 1,96Kha+1,96Ngh+1,79Thu+1,43Trv+1,25Du 5 6160 11 4 o+1,25Thđ+1,07Ddx+0,89Ngl+0,71Mas+0,72 Lk 2,2Kha+2,2Thu+1,19Duo+1,02Mat+1,02Ngl+ 6 4640 12 4 1,02Trv+0,85Ngh+0,51Vom+1.65Lk 2,56Cbb+2,44Nhđ+1,89Hvn+1,78Ngh+1,33So 7 7200 9 5 g+1.71Lk 1,43Nhđ+1,31Hvn+1,19Kha+1,07Cbb+1,07Ng 8 6720 13 9 h+0,95Sog+0,71Mas+0,6Tbb+0,6Trv+1,08Lk 2,13Hvn+1,49Hav+1,28Hav+1,06Ngh+0,96Ch 9 7520 11 7 a+0,85Mlt+0,64om+1,61Lk (Ghi chú: Ngh:nghiến, Suđ:sung đá, Nhđ:nhọc đá, Mat:màng tang, Cbb:chay bắc bộ, Hvđ:hương viên đá, Kha:kháo, Duo:dướng, Bob:bông bạc, Mas:mạy sả, Cha:châm, Nhr:nhãn rừng, Nhđ:nhọc đen, Siđ:si đá, Tbb:thích bắc bộ, Vom:vỏ mản, Ddx: dâu da xoan, Lom:lộc mại, Deg:dẻ gai, Sog:sồi gai, Pha:phay, Thđ:thị đen, Tnt:thích năm thùy, Mo:mò, Muo:muồng, Tbl:thôi ba lông, Trv:trương vân, Phm:phân mã, Qut:quếch tía, Lot:lõi thọ, Lk:loài khác)
  46. 37 Kết quả bảng 4.3 cho thấy tổ thành cây tái sinh nơi có nghiến phân bố khá đa dạng, với các loài chủ yếu như: mạy tèo, nhọc đá, dẻ gai, sồi gai, thích bắc bộ, : Ở OTC 1 đến 3 có số loài tham gia công thức tổ thành biến đông từ 9 đến 14 loài tham gia, chủ yếu là Hương viên núi, Thích bắc bộ, Châm, Chay bắc bộ, ; Ở OTC 4 đến 6 có số loài tham gia công thức tổ thành biến động từ 11 đến 14 loài tham gia, sự biến động không lớn, chủ yếu là Mạy tèo, Nhọc đen, Si đá, Thích năm thùy, ; còn ở 3 OTC cuối cùng có số loài tham gia công thức tổ thành từ 9 đến 13 loài như Nhãn rừng, Lộc mại, Dâu da xoan, Thôi ba lông ; Từ kết quả này ta có thể thấy số loài có sự biến động lớn nhất, phần trăm cây tái sinh nghiến cũng có sự thay đổi lớn qua từng OTC, thấp nhất là OTC 6 với 0.85% cao nhất là OTC 1 với 2.71%. Hình 4.4. Biểu đồ số lượng loài xuất hiện/số lượng loài ưu thế trong các OTC nghiên cứu
  47. 38 Qua biểu đồ 4.4 cho thấy số loài ưu thế trong các OTC tương đối đồng đều chỉ có OTC 9 có số loài ưu thế cao hơn. Tuy nhiên, số loài xuất hiện trong các OTC biến động từ 9 đến 14 loài. 4.2.2. Đặc điểm cấu trúc mật độ và mật độ cây tái sinh triển vọng Đề tài đã nghiên cứu 5 ODB trên 9 OTC, sau đây là bảng tổng hợp mật độ cây tái sinh trạng thái phục hồi tại xa Thần Sa theo vị trí chân, sườn, đỉnh, kết quả tổng hợp dưới bảng sau: Bảng 4.4. Tổng hợp mật độ cây tái sinh trạng thái Phục hồi tại xã Thần Sa Mật độ Mật độ cây TS triển Vị trí Độ cao (cây/ha) vọng (cây/ha) 3 170 8480 2560 4 Chân 170 8400 2560 9 173 7520 2160 7 273 7200 2000 8 Sườn 286 6720 2320 1 293 6320 2080 6 315 4640 1440 5 Đỉnh 320 6160 1920 2 353 6720 1840 Kết quả bảng 4.4 trên cho ta thấy, mật độ cây tái sinh trạng thái phục hồi tại xã Thần Sa là khá đa dạng. Ở vị trí chân núi mật độ cây tái sinh triển vọng biến động từ 2160 cây đến 2560 cây/ha, số mật độ cây tái sinh rất nhiều; Ở vị trí sườn núi mật độ cây tái sinh triển vọng biến động từ 2000 đến 2320 cây/ha; Còn ở vị trí Đỉnh núi mật độ cây tái sinh triển vọng biến động từ 1440 đến 1920 cây/ha; Từ kết quả này ta có thể thấy mật độ cây tái sinh tại Chân
  48. 39 núi có sự biến động lớn nhất, thấp nhất là ở sườn núi. Để thấy rõ mô hình so sánh đề tài đã tiến hành so sanh trên biểu đồ hình 4.5 dưới đây: Hình 4.5. Biểu đồ mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây triển vọng trạng thái Phục hồi tại xã Thần Sa Biểu đồ 4.5 đã thể hiện cho ta thấy mật độ cây tái sinh ở OTC số 3; 4; 9 có mật độ cây tái sinh cao nhất và OTC số 6 có mật độ cây tái sinh thấp nhất. Mật độ cây tái sinh triển vọng ở OTC số 3, 4 là cao nhất cùng với đó tỉ lệ cây trển vọng cũng cao nhất trong 3, 4OTC đã nghiên cứu. 4.2.3. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học (Shannon - Weaver) Khái niệm sơ khai nhất của đa dạng sinh học là độ phong phú loài, đây chỉ đơn giản là số lượng loài phát hiện thấy trong quần xã thực vật của khu vực nghiên cứu. Theo quan điểm đo đếm định lượng chỉ số đa dạng sinh học thì tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của hai yếu tố là thành phần số lượng loài và tính đồng đều phân bố hay khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Có nghĩa là chỉ số đa dạng sinh học loài không chỉ phụ thuộc vào thành phần số lượng loài, mà cả số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài.
  49. 40 Có rất nhiều phương pháp đã đề xuất cho nghiên cứu định lượng chỉ số đa dạng sinh học, trong đó thành công và được áp dụng phổ biến nhất là phương pháp của Shannon and Weiner. Đề tài đã sử dụng công thức này để đánh giá chỉ số đa dạng sinh học của cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4 dưới đây: Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy mật độ cây tái sinh dao động từ 280 – 410 cây/ha số loài có mặt trong OTC có từ 13-20 loài , chỉ số đa dạng sinh học trong các OTC là tương đối đồng đều, chỉ số Shannon dao động từ -0.9811 – (-1.2042), ở OTC số 4 có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất -0.9811 với 13 loài OTC có chỉ số đa dạng thấp nhất chỉ -1.2493. Nếu điều kiện môi trường thuận lợi và đa dạng thì số lượng loài lớn, số cá thể trong mỗi loài nhỏ, hệ số đa dạng cao. Bảng 4.5. Chỉ số đa dạng sinh học trạng thái phục hồi tại xã Thần Sa OTC Mật độ (cây/ha) Số loài (loài) Chỉ số đa dạng 1 6320 16 -1,0954 2 6720 20 -1,1722 3 8480 18 -1,0756 4 8400 13 -0,9811 5 6160 18 -1,2042 6 4640 15 -1,1192 7 7200 17 -1,1636 8 6720 17 -1,1648 9 7520 20 -1,2493 Khi điều kiện không thuận lợi hay ở môi trường có tính chất cực đoan thì số loài trong quần xã ít, nhưng số cá thể của từng loài có thể cao và hệ số đa dạng thấp. Mỗi một giai đoạn phục hồi sẽ có mức độ tái sinh khác nhau về mật độ; tỷ lệ cây tái sinh tốt, trung bình, xấu; nguồn gốc tái sinh
  50. 41 4.2.4. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện ngoại cảnh. Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, Phẩm chất, nguồn gốc. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ và cây con. Kết quả nghiên cứu về chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu sẽ la cơ sở để đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để tác động vào trạng thái nghiên cứu, thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi rừng. Kết quả đánh giá chất lượng cây tái sinh được thể hiện ở bảng 4.5: Bảng 4.6. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh trạng phục hồi tại xã Thần Sa Chất lượng cây tái sinh (cây/ha) Nguồn gốc TS (Cây/ha) OTC Tốt T Bình Xấu Hạt Chồi 1 1853 1234 3233 2546 3774 2 2341 1963 2416 2890 3830 3 2487 2156 3837 3517 4963 4 2160 3241 2999 3298 5102 5 1254 2451 2455 3212 2948 6 1345 2148 1147 2750 1890 7 2869 3127 1204 3214 3986 8 2136 1894 2690 2378 4342 9 2341 2130 3049 3567 3953 Qua bảng 4.6 cho thấy chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh số cây chất lượng tốt qua 9 OTC điều tra dao động từ 1345 – 2869 cây/OTC, chất lượng cây trung bình từ 1234 – 3241 cây/OTC và chất lượng cây xấu 1147 – 3837
  51. 42 cây/OTC. Hầu hết các cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt đấy là nguồn gốc tái sinh ổn định giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường tự nhiên. Hình 4.6. Biểu đồ phẩm chất cây tái sinh khu vực nghiên cứu Qua biểu đồ 4.6 cho thấy chất lượng cây tái sinh trung bình cao hầu hết ở các ô tiêu chuẩn nghiên cứu. Trong đó cây tái sinh có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ nhỏ, tuy nhiên ở OTC2 và OTC7 có tỷ lệ tốt cao hơn. Hình 4.7. Biểu đồ nguồn gốc tái sinh khu vực nghiên cứu
  52. 43 Qua biểu đồ hình 4.7 cho thấy hầu hết các OTC đều chủ yếu có nguồn gốc tái sinh từ chồi là chủ yếu và tái sinh từ hạt thấp hơn. Tuy nhiên tại OTC số 6 và 5 tái sinh hạt cao hơn tái sinh chồi. 4.3. Một số quy luật phân bố cây tái sinh khu vực nghiên cứu 4.3.1. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao Nghiên cứu đặc điểm phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao có ý nghĩa quan trọng trong điều chế rừng, góp phần mô phỏng cấu trúc rừng theo chiều thẳng đứng. Cấu trúc đã phản ánh một phần quá trình cạnh tranh không gian dinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể, quá trình phân hoá chiều cao hình thành nên tầng tán rừng, là cơ sở để đưa ra các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho phù hợp với mục tiêu điều chế rừng. Qua điều tra và phân tích đề tài đã thu được kết quả và được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 4.7. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái phục hồi tại xã Thần Sa Mật độ Số cây tái sinh theo cấp chiều cao (cây) OTC (Cây/ha) <0,5 m 0,5-1 m 1-1,5 m 1 6320 2000 2240 2080 2 6720 2720 2160 1840 3 8480 3440 2480 2560 4 8400 3120 2720 2560 5 6160 2400 1840 1920 6 4640 1680 1520 1440 7 7200 3280 1920 2000 8 6720 2720 1680 2320 9 7520 3280 2080 2160
  53. 44 Hình 4.8. Biểu đồ cột thế hiện phân bố số lượng tái sinh theo cấp chiều cao rừng phục hồi tại xã Thần Sa Qua biểu đồ hình 4.8 cho thấy tái sinh theo cấp chiều cao ở khoảng chiều cao từ 0 – 1 là cao nhất ở OTC số 3 mật độ cây tái sinh ở cấp chiều cao này lên đến 8480 cây/ha còn lại ở 2 cấp chiều cao có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. 4.3.2. Phân bố loài tái sinh theo cấp chiều cao Phân bố loài cây theo cấp chiều cao là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của thảm thực vật. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao còn được quy định bởi đặc tính sinh lý, sinh thái của các loài, các loài cây ưa sáng thường chiếm tầng trên, các loài cây ưa bóng và chịu bóng sinh trưởng ở tầng dưới. Không những vậy phân bố chiều cao còn thể hiện khả năng phòng hộ, chống xói mòn. Các cây ở tần cây thấp có khả năng bảo vệ, chống sói mòn giảm động năng của hạt nước. Các tầng cây cao thì chắn gió, hứng lượng nước mưa lớn để làm giảm đến các tầng cây thấp hơn.Qua sự phân bố chiều cao có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đó giúp chúng ta tìm được các giải
  54. 45 pháp tác động đứng lúc để lâm phần phát triển tốt, thúc đẩy quá trỉnh diễn thế và nâng cao chất, tính đa dạng của rừng phục hồi. Thông qua đo đếm số lượng loài cây tái sinh trong các OTC đã thống kê được số lượng loài như sau: Bảng 4.8. Phân bố số loài cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái rừng phục hồi tại xã Thần Sa Loài cây tái sinh theo cây cấp chiều cao (loài) OTC Số loài <0,5 m 0,5-1 m 1-1,5 m 1 14 12 9 8 2 13 7 12 10 3 9 8 9 7 4 14 12 10 9 5 11 9 11 8 6 12 9 9 11 7 9 9 7 6 8 13 5 12 8 9 11 7 9 11 Bảng 4.8. đã thể hiện được sự phân bố loài ở các cấp chiều cao trong đó có từ 9 – 14 loài tham gia vào các cấp chiều cao này, ở cấp chiều cao từ ≤ 0,5 có từ 12-25 loài, có từ 14 – 26 loài thâm gia vào cấp chiều cao 0,5 < 1, ở cấp chiều cao1 < 1,5 có số loài tham gia ít nhất chỉ dao động từ 14 – 23 loài. 4.4. Đề xuất một số giải pháo kỹ thuật lâm sinh cho rừng phục hồi tại khu vực nghiên cứu Hệ thống kỹ thuật tác động vào rừng nhằm thảo mãn mục tiêu của con người trên cơ sở tôn trọng quy luật sống tự nhiên của hệ sinh thái rừng. Đề xuất kĩ thuật lâm sinh phải giải quyết hài hòa giữa lợi ích của con người
  55. 46 với quy luật phát triển và tồn tại của hệ sinh thái rừng. Đất đai ở khu vực nghiên cứu hầu hêt là đất trên núi đá nhưng cũng đã bị thoái hóa nhiều tính đa dạng bị phá vỡ số loài giảm nhiều loài quý hiếm không còn. Vì vậy cần đưa vào những loài có mục đích để tăng giá trị rừng phục hồi. Đồng thời phải chặt tỉa trông dặm nhưng phỉa giữ dược tần cây gỗ. Ngoài ra cần có các biện pháp bảo vệ hiệu quả để ngăn cản sự phá hoại của con ngời và gia súc ngăn ngừa phòng cháy chữa cháy rừng hiệu quả nhăm bảo vệ thảm thực vật tự nhiên, bảo vệ môi trường thích hợp để cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trưởng.
  56. 47 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Công thức tổ thành tầng cây gỗ đã cho ta thấy đặc trưng của tầng cây gỗ thuộc về các loài cây ưa sáng, mọc nhanh như: Dẻ cau,Dâu da xoan, Mạy puôn, Thích Bắc Bộ. Số loài cây trong các OTC dao động từ 13 – 20 loài, số loài ưu thế từ 4 - 8 loài. Mật độ cây gỗ đạt khoảng 410 cây/ha. Đây là nguồn cung cấp giống tại chỗ cho quá trình phục hồi rừng và cũng là nơi duy trì độ ẩm trong đất, cải thiện chất lượng đất thông qua vật rơi rụng, đồng thời đây cũng là lớp cây che bóng cho những loài cây tái sinh chịu bóng, mọc chậm. Ngược lại lớp cây này sẽ xảy là sự cạnh tranh, tiêu diệt lẫn nhau và dần dần hình thành nên những loài cây ưu thế khác. Về cấu trúc tổ thành tái sinh ở khu vực nghiên cứu không phong phú có thể thấy có từ 4 - 9 loài tham gia vào công thức tổ thành của cây tái sinh. Các loài cây này chủ yếu là những cây ưa sáng mọc nhanh không có giá trị kinh tế cao như: Dâu da xoan ( Spondias lakonensis ), Dướng ( Broussonetia papyrifera ), Han voi ( Số loài trong các OTC dao động từ 13 - 20 loài. Chỉ số đa dạng sinh học trong các OTC là tương đối đồng đều, chỉ số Shannon dao động từ -0.9811 – (1.204). Nếu điều kiện môi trường thuận lợi và đa dạng thì số lượng loài lớn, số cá thể trong mỗi loài nhỏ, hệ số đa dạng cao. Khi điều kiện không thuận lợi hay ở môi trường có tính chất cực đoan thì số loài trong quần xã ít, nhưng số cá thể của từng loài có thể cao và hệ số đa dạng thấp. Hầu hết các cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt nhờ sự phát tán của gió, chim chóc và côn trùng và các loại thú rừng đấy là nguồn gốc tái sinh ổn định tại chỗ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường tự nhiên.
  57. 48 Qua phân tích số liệu cho thấy nguồn gốc tái sinh số cây tái sinh hầu hết tập trung ở cấp chiều cao từ 0 – 1,5 điều đó chứng tỏ cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu đang ở gia đoạn đầu của quá trình tái sinh. Mật độ cây trung bình dao động từ 1440 - 3440 cây trên/ha, 0.5 – 1 mật độ dao động từ 1520 – 2720 cây/ha, cấp chiều cao 1 – 1.5 dao động từ 1440 – 2560 cây/ha. 5.2. Khuyến nghị Từ những kết quả nghiên cứu, để góp phần vào bảo tồn và phát triển loài Nghiến tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa đề tài có một số khuyến nghị như sau: - KBT Thiên Nhiên Thần Sa cần thực hiện các biện pháp khoanh vùng trên bản đồ và thực địa, đóng cột mốc và biển cấm nơi có loài Nghiến phân bố, chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm của KBT và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, tuần tra để kịp thời ngăn chặn xử lý các hành vi xâm phạm vào tài nguyên rừng. - Phối hợp các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh thực hiện các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về loài cây này.
  58. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An, Luận án Tiến sỹ sinh học, Đại học sư phạm Vinh, Nghệ An. 2. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, 2/91, tr. 3-4. 3. Nguyễn Công Hoan (2008) “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc các trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc ”, Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp,trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 4. Vũ Đình Huề (1969), “Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên”, Tập san lâm nghiệp, 69(7), tr. 28-30. 5. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt nam, Báo cáo khoa học, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội. 6. Nguyễn Ngọc Lung &cs(1993), Quy luật tái sinh phục hồi sau nương rẫy trong phát triển kinh tế môi trường bền vững vùng núi cao. Tài liệu hội thảo Khoa học Mô hình phát triển Kinh tế - Môi trường, Hà Nội 1993. 7. Trần Đình Lý &cs (1995), Khả năng tái sinh tự nhiên thảm thực vật vùng núi cao Sa Pa, Tạp chí Lâm Nghiệp. 8. Hoàng Kim Ngũ &cs (1997), Sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam,Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 10. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội[11].Đỗ Đình âm & (cs 2000), “Điều tra 11. Giá thực trạng canh tác nương rẫy các tỉnh Tây Nguyên”, Kết quả nghiên
  59. 50 cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1996 - 2000, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 256-266. 12. Phạm Đình Tam (1987), “Khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng thứ sinh vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, (1), tr. 23-26. 13. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư (1998), “Một số dẫn liệu về thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy tại Sơn La”, Tạp chí Lâm nghiệp, (7), tr.39-42. 14. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 15. Trần Xuân Thiệp (1995), “Nghiên cứu qui luật phân bố chiều cao cây tái sinh trong rừng chặt chọn tại lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Viện Điều tra qui hoạch rừng 1991- 1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Thoa (2003) "Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên", Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp, trường Đại học Lâm Nghiệp. 17. Đỗ Hữu Thư & cs (1994), “Về quá trình phục hồi rừng tự nhiên của thảm thực vật rừng trong các trạng thái thực bì khác nhau”, Tạp chí Lâm nghiệp, (11), tr. 16-17. 18. Phạm Ngọc Thường (2001), “Một số mô hình phục hồi rừng và sử dụng đất bỏ hoang sau nương rẫy ở Thái Nguyên và Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 01(7), tr. 480-481. 19. Phạm Ngọc Thường (2001), “Một số đặc điểm của đất rừng phục hồi sau canh tác nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 01(11), tr. 830 -831. 20. Phạm Ngọc Thường (2003), “Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật cây gỗ sau canh tác nương rẫy ở Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 03(1), tr. 104,98.
  60. 51 21. Nguyễn Thanh Tiến (2004), “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực hồ núi cốc tỉnh Thái Nguyên’, Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp, trường đại hoc lâm nghiệp. 22. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 23. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 24. Hà Văn Tuế & cs (1985), Khả năng tái sinh và quá trình sinh trưởng phát triển của thảm thực vật trên đất sau nương rẫy tại Kon Hà Nừng, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 25. H. Lamprecht (1989), Silviculture in Troppics. Eschborn. 26. Van Steenis. J (1956), Basic principles of rain forest Sociology, Study of tropical vegetation prceedings of the Kandy Symposium UNESCO.
  61. PHỤ LỤC I Bảng 3.1. PHIẾU ĐO ĐẾM TẦNG CÂY GỖ OTC số: Khu vực: Trạng thái rừng: Toạ độ : x : y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: STT Tên loài D1.3 Dt Hvn Hdc Sinh trưởng Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 * Ghi chú: Ghi rõ tên loài cây, nếu không xác định được ghi sp1,sp2 và lấy mẫu để giám định. DT được xác đinh trung bình hai hướng Đông Tây và Nam Bắc Phẩm chất đánh giá Tốt (1); Trung bình (2) và Xấu (3)
  62. Bảng 3.2. PHIẾU ĐO ĐẾM CÂY TÁI SINH OTC số: Khu vực: Trạng thái rừng: Toạ độ : x: y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: ODB Loài Cây Chiều cao (m) Nguồn gốc 0 – 1 1 - <2 ≥2 Ghi chú Hạt Chồi T TB X T TB X T TB X * Ghi chú: H: nguồn gốc từ Hạt; C: Nguồn gốc từ Chồi; Ghi bằng số cây như 1,2,3 Loài cây nào không xác định được tên ghi sp1, sp2 và lấy mẫu để giám định tên loài.
  63. Bảng 3.3. PHIẾU ĐIỀU TRA THẢM TƯƠI VÀ DÂY LEO OTC số: Khu vực: Trạng thái rừng: Toạ độ : x: y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: Cấp độ cao Độ che phủ ODB Loài Cây Ghi chú (%) * Ghi chú: Cần xác định rõ tên loài, nếu không ghi sp1, sp2 nhưng lấy mẫu để giám định. Dạng sống ghi theo thực vật rừng: thân gỗ, dây leo, thân ngầm . Sinh trưởng: Tốt (1); Trung bình (2) và Xấu (3)
  64. BẢNG 3.4. PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY BỤI ÔTC số: Xóm Xã: Huyện: Trạng thái rừng: Tọa độ: X: Y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Độ tàn che: Ngày điều tra: / /2019 Người điều tra: Chiều cao (m) Độ che Loài Ghi ODB phủ cây 0 - 1 1,1 - 2 2,1 - 3 > 3 chú (%)
  65. PHỤ LỤC II MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Hình 1. Nhóm thực tập trên huyện Hình 2. Cây nghiến cổ thụ tại xã Võ Nhai, Thái Nguyên Thần Sa – Võ Nhai Hình 3. Hình ảnh nhóm thảo luận Hình 4. Hình ảnh cây nghiến tái sinh
  66. PHỤ LỤC III OTC 01: TT Loài cây ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Nghiến 1 2,78 12265,63 78,49 40,64 2 Sung đá 5 13,89 759,10 4,86 9,37 3 Mạy sả 6 16,67 113,04 0,72 8,70 4 Lộc mại 4 11,11 176,63 1,13 6,12 5 Mạy tèo 4 11,11 132,67 0,85 5,98 6 Nhọc đá 4 11,11 132,67 0,85 5,98 7 Han voi 2 5,56 492,98 3,15 4,36 8 Thị đen 2 5,56 481,21 3,08 4,32 9 Hương viên núi 1 2,78 314,00 2,01 2,39 10 Phay 1 2,78 200,96 1,29 2,03 11 Kháo 1 2,78 176,63 1,13 1,95 12 Châm 1 2,78 94,99 0,61 1,69 13 Thích bắc bộ 1 2,78 94,99 0,61 1,69 14 Dướng 1 2,78 63,59 0,41 1,59 15 Thích năm thùy 1 2,78 63,59 0,41 1,59 16 Thung 1 2,78 63,59 0,41 1,59 17 Tổng 36 100 15626,21 100 100
  67. OTC 02: TT Loài cây ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Nghiến 3 7,69 2515,93 36,76 22,23 2 Nhọc đen 8 20,51 675,10 9,86 15,19 3 Mạy puôn 6 15,38 738,69 10,79 13,09 4 Dẻ gai 1 2,56 615,44 8,99 5,78 5 Chay bắc bộ 2 5,13 279,46 4,08 4,61 6 Hương viên núi 2 5,13 240,21 3,51 4,32 7 Nhãn rừng 2 5,13 200,96 2,94 4,03 8 Chẹo tía 2 5,13 191,54 2,80 3,96 9 Sồi gai 2 5,13 158,57 2,32 3,72 10 Châm núi 1 2,56 176,63 2,58 2,57 11 Lõi thọ 1 2,56 153,86 2,25 2,41 12 Vàng anh 1 2,56 153,86 2,25 2,41 13 Phay 1 2,56 132,67 1,94 2,25 14 Thích năm thùy 1 2,56 132,67 1,94 2,25 15 Han voi 1 2,56 113,04 1,65 2,11 16 Thích bắc bộ 1 2,56 94,99 1,39 1,98 17 Mạy sả 1 2,56 78,50 1,15 1,86 18 Sẻn lá to 1 2,56 78,50 1,15 1,86 19 Thị đá 1 2,56 63,59 0,93 1,75 20 Sung đá 1 2,56 50,24 0,73 1,65 Tổng 39 100 6844,415 100 100
  68. OTC 03: TT Loài cây ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Nghiến 6 14,63 7361,73 67,71 41,17 2 Nhọc đen 9 21,95 968,69 8,91 15,43 3 Hương viên núi 5 12,20 337,55 3,10 7,65 4 Chay bắc bộ 4 9,76 456,87 4,20 6,98 5 Han voi 3 7,32 357,96 3,29 5,30 6 Châm 3 7,32 295,95 2,72 5,02 7 Kháo 1 2,44 254,34 2,34 2,39 8 Thị đá 1 2,44 200,96 1,85 2,14 9 Dẻ gai 1 2,44 153,86 1,42 1,93 10 Nhãn rừng 1 2,44 94,99 0,87 1,66 11 Sồi gai 1 2,44 78,50 0,72 1,58 12 Thích bắc bộ 1 2,44 78,50 0,72 1,58 13 Mạy sả 1 2,44 63,59 0,58 1,51 14 Thích năm thùy 1 2,44 63,59 0,58 1,51 15 Sung đá 1 2,44 38,47 0,35 1,40 16 Thị đen 1 2,44 38,47 0,35 1,40 17 Sú lá to 1 2,44 28,26 0,26 1,35 Tổng 41 100 10872,25 100 100
  69. OTC 04: TT Loài cây ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Nghiến 3 8,11 3194,95 39,48 23,79 2 Lộc mại 6 16,22 1045,62 12,92 14,57 3 Mạy Tèo 5 13,51 826,61 10,21 11,86 4 Mò Lá Tròn 3 8,11 1040,13 12,85 10,48 5 Thị đá 5 13,51 576,98 7,13 10,32 6 Thung 3 8,11 208,81 2,58 5,34 7 Kháo 3 8,11 152,29 1,88 4,99 8 Han Voi 2 5,41 279,46 3,45 4,43 9 Vỏ Mản 2 5,41 176,63 2,18 3,79 10 Sung đá 2 5,41 100,48 1,24 3,32 11 Hương viên đá 1 2,70 283,39 3,50 3,10 12 Thích bắc bộ 1 2,70 113,04 1,40 2,05 13 Ngõa Lông 1 2,70 94,99 1,17 1,94 Tồng 37 100 8093,35 100 100
  70. OTC 05: TT Loài cây ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Ngõa Lông 4 11,43 1289,76 16,47 13,95 2 Nghiến 1 2,86 1451,47 18,53 10,69 3 Dâu da xoan 3 8,57 830,53 10,60 9,59 4 Kháo 4 11,43 428,61 5,47 8,45 5 Dẻ gai 2 5,71 766,16 9,78 7,75 6 Han Voi 3 8,57 324,21 4,14 6,36 7 Trương vân 2 5,71 377,59 4,82 5,27 8 Vỏ Mản 2 5,71 289,67 3,70 4,71 9 Mạy Tèo 2 5,71 255,13 3,26 4,49 10 Mạy puôn 2 5,71 245,71 3,14 4,43 11 Mò Lá Tròn 2 5,71 245,71 3,14 4,43 12 Mạy Sả 2 5,71 113,83 1,45 3,58 13 Táo muối 1 2,86 314,00 4,01 3,43 14 Thị đen 1 2,86 283,39 3,62 3,24 15 Dướng 1 2,86 254,34 3,25 3,05 16 Lòng mang 1 2,86 153,86 1,96 2,41 17 Thung 1 2,86 113,04 1,44 2,15 18 Lõi thọ 1 2,86 94,99 1,21 2,03 Tổng 35 100 7831,95 100 100
  71. OTC 06: TT Loài cây ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Nghiến 3 9,38 3166,69 30,71 20,04 2 Sung đá 3 9,38 1341,57 13,01 11,19 3 Mạy tèo 4 12,50 952,21 9,23 10,87 4 Hương viên đá 4 12,50 917,67 8,90 10,70 5 Han voi 3 9,38 635,07 6,16 7,77 6 Chay bắc bộ 3 9,38 192,33 1,87 5,62 7 Kháo 1 3,13 706,50 6,85 4,99 8 Dướng 2 6,25 339,91 3,30 4,77 9 Bông bạc 2 6,25 333,63 3,24 4,74 10 Si đá 2 6,25 173,49 1,68 3,97 11 Sung đá 1 3,13 490,63 4,76 3,94 12 Mạy sả 1 3,13 346,19 3,36 3,24 13 Nhọc đen 1 3,13 314,00 3,05 3,09 14 Dâu da xoan 1 3,13 200,96 1,95 2,54 15 Nhãn rừng 1 3,13 200,96 1,95 2,54 Tổng 32 100 10311,8 100 100
  72. OTC 07: TT Loài cây ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Kháo 4 10,3 1960,9 16,9 13,6 2 Nghiến 2 5,1 2497,1 21,5 13,3 3 Mạy tèo 5 12,8 1248,9 10,7 11,8 4 Dướng 4 10,3 1162,6 10,0 10,1 5 Sung đá 3 7,7 945,9 8,1 7,9 6 Han voi 3 7,7 638,2 5,5 6,6 7 Si đá 3 7,7 478,1 4,1 5,9 8 Mạy sả 3 7,7 474,9 4,1 5,9 9 Hương viên đá 3 7,7 339,9 2,9 5,3 10 Bông bạc 2 5,1 367,4 3,2 4,1 11 Dâu da xoan 1 2,6 572,3 4,9 3,7 12 Lộc mại 1 2,6 490,6 4,2 3,4 13 Nhọc đá 1 2,6 176,6 1,5 2,0 14 Nhọc đen 1 2,6 113,0 1,0 1,8 15 Thích bắc bộ 1 2,6 63,6 0,5 1,6 16 Chay bắc bộ 1 2,6 50,2 0,4 1,5 17 Vỏ Mản 1 2,6 50,2 0,4 1,5 Tổng 39 100,0 11630,6 100,0 100,0
  73. OTC 08: TT Loài cây Kí hiệu ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Nghiến Ngh 3 10,71 3351,17 38,44 24,58 2 Dẻ gai Deg 2 7,14 1275,63 14,63 10,89 3 Mạy tèo Mat 4 14,29 367,38 4,21 9,25 4 Sồi gai Sog 3 10,71 534,59 6,13 8,42 5 Muồng Mas 1 3,57 961,63 11,03 7,30 6 Mạy sả Mas 3 10,71 195,47 2,24 6,48 7 Phay Pha 1 3,57 660,19 7,57 5,57 8 Nhãn rừng Nhr 2 7,14 255,13 2,93 5,03 9 Sung đá Suđ 1 3,57 254,34 2,92 3,24 10 Thích năm thùy Tnt 1 3,57 176,63 2,03 2,80 11 Nhọc đen Nhđ 1 3,57 153,86 1,76 2,67 12 Lộc mại Lom 1 3,57 132,67 1,52 2,55 13 Thị đen Thđ 1 3,57 113,04 1,30 2,43 14 Chay bắc bộ Cbb 1 3,57 94,99 1,09 2,33 15 Hương viên núi Hvn 1 3,57 63,59 0,73 2,15 16 Mò mo 1 3,57 63,59 0,73 2,15 17 Nhọc đá Nhđ 1 3,57 63,59 0,73 2,15 Tổng 28 100 8717,425 100 100
  74. OTC 09: TT Loài cây ni Ni% gi Gi% IVI% 1 Nghiến 4 12,12 1508,77 21,21 16,67 2 Táo muối 3 9,09 780,29 10,97 10,03 3 Lòng ngang 3 9,09 644,49 9,06 9,08 4 Quếch tía 2 6,06 478,85 6,73 6,40 5 Lõi thọ 2 6,06 459,23 6,46 6,26 6 Ngõa Lông 2 6,06 455,30 6,40 6,23 7 Kháo 2 6,06 279,46 3,93 4,99 8 Dướng 1 3,03 415,27 5,84 4,43 9 Hương viên núi 2 6,06 176,63 2,48 4,27 10 Mạy puôn 1 3,03 379,94 5,34 4,19 11 Mạy tèo 2 6,06 113,83 1,60 3,83 12 Phân mã 1 3,03 283,39 3,98 3,51 13 Dâu da xoan 1 3,03 254,34 3,58 3,30 14 Thung 1 3,03 226,87 3,19 3,11 15 Thôi ba lông 1 3,03 153,86 2,16 2,60 16 Vỏ Mản 1 3,03 153,86 2,16 2,60 17 Trương vân 1 3,03 132,67 1,87 2,45 18 Thị đen 1 3,03 113,04 1,59 2,31 19 Tung trắng 1 3,03 63,59 0,89 1,96 20 Nhãn rừng 1 3,03 38,47 0,54 1,79 Tổng 33 100 7112,1 100 100