Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây Đinh mật hoặc Đinh thối phân bố tại huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

pdf 69 trang thiennha21 19/04/2022 3290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây Đinh mật hoặc Đinh thối phân bố tại huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_tai_sinh_tu_nhien_lam_p.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây Đinh mật hoặc Đinh thối phân bố tại huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRỌNG VŨ “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN LÂM PHẦN CÓ LOÀI CÂY ĐINH MẬT (Fernandoa brilletii) PHÂN BỐ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRỌNG VŨ “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN LÂM PHẦN CÓ LOÀI CÂY ĐINH MẬT (Fernandoa brilletii) PHÂN BỐ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : K47 - NLKH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Thị Thu Hà Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan Nguyễn Trọng Vũ XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN DIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy, cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và cô giáo TS. Đặng Thị Thu Hà.Tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài đinh mật hoặc Đinh thối (Fernandoa brilletii) phân bố tại huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên’’. Trong thời gian thục hiên đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô TS. Đặng Thị Thu Hà và các thầy cô giáo trong khoa, sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo hạt Kiểm Lâm và ban lãnh đạo của xã cùng người dân các xã huyện Đồng Hỷ tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là cô giáo TS. Đặng Thị Thu Hà đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Trọng Vũ
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi (theo Drude) Error! Bookmark not defined. Bảng 3.2: Các tiêu chí đánh giá phân tích mẫu đất 30 Bảng 4.1: Tổng hợp cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi có loài Đinh mật phân bố 32 Bảng 4.2: Bảng phân bố của loài Đinh theo tuyến đi điều tra 33 Bảng 4.3: Bảng phân bố của loài Đinh mật theo độ cao 35 Bảng 4.4: Tổng hợp độ tàn che của các OTC có Đinh mật phân bố 36 Bảng 4.5: Tổng hợp công thức tổ thành cây tái sinh nơi cây Đinh mật phân bố 37 Bảng 4.6: Nguồn gốc tái sinh của loài Đinh mật 38 Bảng 4.7: Chất lượng tái sinh của loài Đinh mật 39 Bảng 4.8: Mật độ tái sinh của loài Đinh mật ở 6 OTC 40 Bảng 4.9: Bảng cây tái sinh triển vọng của loài Đinh mật ở 6 OTC 40 Bảng 4.10: Tổng hợp tái sinh quanh gốc cây mẹ 41 Bảng 4.11: Tổng hợp cây tái sinh trển vọng quanh gốc cây mẹ 42 Bảng 4.12: Bảng tổng hợp độ che phủ TB của cây bụi nơi có loài Đinh mật phân bố 43 Bảng 4.13: Bảng tổng hợp độ che phủ TB của lớp dây leo và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố 44 Bảng 4.14: Kết quả phẫu diện đất nơi có loài Đinh mật phân bố 45 Bảng 4.15: Kết quả phân tích đất khu vực có cây Đinh mật phân bố 46
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Thân cây Đinh mật 18 Hình 2.2. Lá kép cây Đinh mật 19 Hình 2.3. Quả của cây Đinh mật 19 Hình 2.4. Hạt của cây Đinh mật 20 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện cây tái sinh triển vọng của loài Đinh mật ở 6 OTC 41 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cây tái sinh triển vọng quanh gốc cây mẹ 43 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện Kết quả phân tích đất khu vực có cây Đinh mật phân bố Error! Bookmark not defined.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa về thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Về cơ sở sinh học 4 2.2. Khái niệm về tái sinh rừng 4 2.2.1. Các phương thức tái sinh rừng, ưu nhược điểm, điều kiện ứng dụng. 6 2.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng trên thế giới và ở Việt Nam 8 2.3.1. Nghiên cứu về tái sinh trên thế giới 8 2.3.2. Những nghiên cứu tái sinh rừng ở Việt Nam 11 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 20 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 20 2.4.2. Ðịa hình, địa thế 20 2.4.3. Tài nguyên 21 2.4.4. Điều kiện kinh tế - xã hội 22
  8. vi PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.3.1. Khái quát đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi có loài Đinh mật phân bố 23 3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc cây tái sinh tại Xóm Bản Tèn, Xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên 23 3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm cây bụi, thảm tươi và đất nơi có loài Đinh mật phân bố 23 3.3.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho trạng thái rừng phục hồi tại khu vực nghiên cứu 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu 23 3.4.1. Phương pháp luận 23 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 24 3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 26 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN THÍCH KẾT QUẢ 32 4.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi có loài Đinh mật 32 4.1.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ 33 4.1.2. Đặc điểm bố Đinh mật trên khu vực nghiên cứu 33 4.2. Một số đặc điểm sinh thái học của loài Đinh mật 36 4.2.1. Tổ thành cây tái sinh nơi Đinh mật phân bố. 36 4.2.2. Nguồn gốc, chất lượng và mật độ tái sinh loài Đinh mật. 38 4.3. Đặc điểm cây bụi, và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố 43 4.3.1. Độ che phủ của cây bụi 43 4.3.2. Độ che phủ của thảm tươi 44
  9. vii 4.3.3. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố 45 4.3.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển loài 46 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là lá phổi xanh bảo vệ trái đất, làm giảm hiệu ứng nhà kính, duy trì độ ổn định tính màu mỡ của đất đai hạn chế lũ lụt hạn hán, xói mòn đất, bảo tồn nguồn nước thế nhưng trong những năm vừa qua rừng tự nhiên của chúng ta đang bị suy giảm rất nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu công bố của tổ chức IUCN, UNDP và WWF trung bình mỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 20 triệu ha rừng, trong đó rừng bị mất do đốt phá làm nương rẫy chiếm 50%, cháy rừng 23% do khai thác từ 5-7% còn lại là do các nguyên nhân khác [3]. Như vậy theo thống kê trên ta thấy rằng tỷ lệ rừng bị mất đi do làm nương rẫy là lớn hơn 50%. Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ đó. Nhất là ở nước ta rừng tập trung ở khu vực vùng núi cao, nơi mà trình độ dân trí của người dân còn thấp sống chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng nhưng lại thiếu ý thức bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên vô giá này. Đặc biệt với tập quán du canh, du cư, người dân tuỳ ý đốt nương, làm rẫy. Sau một thời gian canh tác, khi năng suất cây trồng giảm đi họ chuyển sang một mảnh đất khác vài năm sau mới quay lại mảnh đất cũ làm cho đất rừng bị suy thoái. Vì vậy vấn đề tái sinh phục hồi ở nước ta đã đặt ra từ rất sớm từ đầu những năm 50 đến 60 của thế kỷ 20 và được sử dụng với cụm từ "Khoanh núi nuôi rừng". Tuy nhiên trong một thời gian dài, ngành nông nghiệp phải tập trung khai thác rừng tự nhiên để phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển miền Bắc, đồng thời chi viện cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam. Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung. Theo quá trình diễn thế, sau khi phải chịu những tác động phi tự nhiên phá vỡ cân bằng sinh thái, với khả năng tự điều chỉnh tự nhiên
  11. 2 và cơ chế nội cân bằng sinh thái thì nó có xu hướng vận động thiết lập một trạng thái cân bằng mới (gần giống trạng thái ban đầu) quá trình được gọi là diễn thế phục hồi. Nhưng với tác động quá mạnh vượt ra ngoài ngưỡng tự điều chỉnh của hệ sinh thái rừng thì quá trình phục hồi lại sẽ rất chậm hoặc thậm chí nó không xảy ra. Trong bối cảnh đó, các vấn đề nghiên cứu được đặt ra như sau: - Hoạt động phục hồi rừng là các hoạt động có ý thức của con người nhằm phục hồi lại các hệ sinh thái rừng đã bị con người tác động và khai hóa. - Hiệu quả kinh tế của việc quản lý bảo vệ phục hồi rừng. Trong khu vực Đồng Hỷ diện tích rừng tự nhiên phân bố rộng và trải dài toàn huyện với hệ thông thực vật rừng phong phú và đa dạng, với nhiều loài cây gỗ như Lim, Sến, Re hương, Đinh mật, Dẻ gai, Sồi vàng, Sồi gai, Trong số đó Đinh mật là cây gỗ quý, có giá trị kinh tế cao, cần được ưu tiên bảo tồn và phát triển hàng đầu trong khu vực. Đinh mật phân bố tự nhiên còn rất ít loài gỗ này có mùi thơm, không mối mọt, có giá trị kinh tế cao, thường được khai thác để lấy gỗ làm nhà, đóng đồ, làm thuốc. Cũng chính vì giá trị của chúng mang lại mà số lượng Đinh mật đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác mạnh, ngoài công tác bảo vệ theo pháp luật để bảo tồn hiệu quả loài này cần có những nghiên cứu sâu về đặc tính sinh thái của chúng. Xuất phát từ lý do đó, được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây Đinh mật hoặc Đinh thối phân bố tại huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”. 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được thực trạng tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây Đinh mật phân tại huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên.
  12. 3 Tìm hiểu được tái sinh tự nhiên và bổ sung thêm tư liệu về tái sinh rừng làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp lâm sinh thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng cao chất lượng của rừng phục hồi. 1.3. Ý nghĩa khoa học 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học, giải quyết một vấn đề khoa học ngoài thực tiễn. Củng cố thêm kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ. - Biết được giá trị của loài Đinh mật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. - Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn nguồn gen các loài sinh vật nói chung, loài cây Đinh mật nói riêng. 1.3.2. Ý nghĩa về thực tiễn Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố của loài Đinh mật nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn. Việc nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài Đinh mật nhằm biết được biện pháp kỹ thuật để sản suất giống cây con phục vụ cho trồng rừng. Trang bị cho sinh viên cách tiếp cận nông thôn, thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh doanh rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Về cơ sở sinh học Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật về cơ sở bảo tồn Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng Cây Đinh mật tuy có khu phân bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh. Đinh mật phân bố rộng ở Việt Nam, có thể gặp trên nhiều hệ sinh thái rừng từ núi đất tới núi đá vôi. Ngay tại các khu khu bảo tồn vẫn bị chặt trộm. Loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Đây là cơ sở giúp tôi tiến hành đề tài này. 2.2. Khái niệm về tái sinh rừng Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở các nơi có hoàn cảnh rừng (hoặc mất rừng chưa lâu): dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng, rừng sau khai thác, trên đất rừng sau làm nương đốt rẫy Vai trò lịch sử của thế hệ cây con là thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng, hiểu theo nghiã hẹp là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Sự xuất hiện lớp cây con
  14. 5 là nhân tố mới làm phong phú thêm số lượng và thành phần loài trong quần lạc sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật), đóng góp vào việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng và làm thay đổi cả quá trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra trong hệ sinh thái. Do đó, tái sinh rừng có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thaí rừng. Tái sinh rừng thúc đẩy việc hình thành cân bằng sinh học trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục và do đó bảo đảm cho việc sử dụng rừng thường xuyên [11]. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây tái sinh, điều kiện địa lý và tiểu hoàn cảnh rừng là cơ sở tự nhiên quan trọng có tác dụng quyết định, chi phối sự hình thành lên những quy luật tái sinh rừng. Ở các vùng tự nhiên khác nhau, tái sinh rừng diễn ra theo các quy luật khác nhau. Tái sinh rừng nhiệt đới tự nhiên là một vấn đề cực kỳ phức tạp. Kinh nghiệm thực tiễn chỉ cho thấy việc áp dụng máy móc các phương thức tái sinh kinh điển của các vùng ôn đới vào các nước nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng không thể mang lại kết quả như mong muốn. Ở đây, khẳng định lại một lần nữa, tái sinh rừng không chỉ là một hiện tượng sinh học mà còn là một hiện tượng địa lý. Những kiến thức về sinh thái, tái sinh rừng bao gồm mối quan hệ giữa loài cây tái sinh với hoàn cảnh sinh thái, đặc biệt là tiểu hoàn cảnh rừng, mối quan hệ sinh vật trong hệ sinh thái rừng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu quy luật tái sinh trong từng loại rừng cụ thể và là cơ sở khoa học quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp tái sinh rừng có hiệu quả. Xét về bản chất khoa học, tái sinh rừng diễn ra dưới ba hình thức: Tái sinh hạt, tái sinh chồi, tái sinh thân ngầm (các loài tre nứa). Mỗi hình thức tái sinh trên có quy luật riêng và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Đứng trên quan điểm triết học, tái sinh rừng là một quá trình phủ định biện chứng: rừng non hay thay thế rừng già trên cơ sở được thừa hưởng hoàn cảnh thuận lợi do thế hệ rừng ban đầu tạo nên. Đứng trên quan điểm chính trị
  15. 6 kinh tế học, tái sinh rừng là quá trình tái sản xuất mở rộng tái nguyên rừng. Đương nhiên, điều kiện này chỉ có thể trở thành hiện thực khi ta nắm chắc được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, nhằm điều hoà và định hướng các quá trình tái sinh phục vụ mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Như vậy, tái sinh rừng không còn chỉ là tự nhiên, kỹ thuật mà còn là vấn đề kinh tế xã hội. (Sinh thái rừng – Hoàng Kim Ngũ- Phùng Ngọc Lan, 1997) [11]. 2.2.1. Các phương thức tái sinh rừng, ưu nhược điểm, điều kiện ứng dụng Một trong những vấn đề then chốt trong kinh doanh rừng là làm sao xác định được phương thức tái sinh rừng có hiệu quả. Tái sinh rừng là cơ sở nền tảng của phương thức xử lý lâm sinh. Tùy theo điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế có thể tiến hành các phương thức tái sinh khác nhau: tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo, xúc tiến tái sinh tự nhiên. - Tái sinh tự nhiên: Là quá trình tạo thành thế hệ rừng mới bằng con đường tự nhiên, hoàn toàn dựa vào năng lực gieo giống của cây rừng và hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình chọn lọc tự nhiên. Kết quả của phương thức tái sinh này phụ thuộc vào quy luật khách quan của tự nhiên. (-) Ưu điểm của tái sinh tự nhiên: Lợi dụng được nguồn giống tại chỗ và hoàn cảnh rừng có sẵn (độ ẩm tầng đất mặt, tầng thảm mục). Đặc biệt là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cây, cường độ ánh sáng không lớn, ánh sáng và nhiệt độ ít thay đổi, Đó là những điều kiện thuận lợi cho cây mạ, cây con sinh trưởng, phát triển. (-) Nhược điểm của tái sinh tự nhiên: Không chủ động điều tiết được tổ thành loài và mật độ tái sinh phù hợp với yêu cầu kinh doanh định trước. Thời ký tái sinh dài. (-) Điều kiện áp dụng: Phải có nguồn giống tự nhiên và hoàn cảnh sinh thái ít nhiều có thuận lợi cho sinh trưởng của cây tái sinh. Tái sinh tự nhiên được áp dụng ở những nơi xa xôi, nơi không có điều kiện về nhân lực và kinh
  16. 7 tế, kỹ thuật không cho phép. Áp dụng cho khu vực phòng hộ đầu nguồn, cho những đối tượng khoanh nuôi bảo tồn. - Tái sinh nhân tạo: Là phương thức tái sinh phục hồi rừng mới có sự can thiệp về kỹ thuật của con người, bắt đầu từ khâu chọn giống đến gieo ươm, trồng rừng, chăm sóc rừng, nuôi dưỡng để tạo rừng trên đất mới. (-) Ưu điểm của tái sinh nhân tạo: Chủ động chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích kinh doanh, điều kiện tổ thành và mật độ. Chủ động về mặt kỹ thuật từ khâu lựa chọn hạt giống. Cây con được nuôi dưỡng nên cây trồng rừng có sinh lực tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh dẫn đến chu kỳ kinh doanh ngắn, sớm quay vòng vốn. (-) Nhược điểm của tái sinh nhân tạo: Đòi hỏi phải có điều kiện kinh tế, kỹ thuật nhất định nên khó triển khai trên những diện rộng. Về mặt sinh thái thường rừng thuần loài sẽ mang đầy đủ nhược điểm của rừng thuần loài. (-) Điều kiện áp dụng: Thường được áp dụng ở môi trường đất đai tương đối bằng phẳng. Về mặt kinh tế - kỹ thuật phải có đầu tư. Có quy hoạch và chiến lược phát triển lâm nghiệp. - Xúc tiến tái sinh tự nhiên: Là phương thức tái sinh trung gian giữa tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo. Dựa vào năng lực tái sinh tự nhiên là chính còn con người thông qua những tác động về mặt kỹ thuật để bổ sung và thúc đẩy quá trình tái sinh. (-) Ưu điểm của xúc tiến tái sinh tự nhiên: Phát huy được những ưu điểm của cả tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo, đồng thời nó hạn chế được những nhược điểm của cả 2 phương pháp trên. Đó là tận dụng được năng lực gieo giống của cây rừng và con người có những tác động tích cực tạo hoàn cảnh thuận lợi cho hạt giống nảy mầm, cây tái sinh sinh trưởng tốt. Duy trì được tính đa dạng và phẩm chất di truyền do chọn lọc tự nhiên.
  17. 8 (-) Nhược điểm của xúc tiến tái sinh tự nhiên: Sự hiểu biết của con người về đặc điểm sinh thái loài còn hạn chế dẫn đến còn hạn chế về kỹ thuật khi đưa ra biện pháp lâm sinh. (-) Điều kiện áp dụng: áp dụng trong kỹ thuật phục hồi rừng thứ sinh nghèo, phục hồi rừng sau khi khai thác. Tóm lại, việc nghiên cứu các phương thức tái sinh rừng là cơ sở nền tảng cho việc đề ra các phương thức lâm sinh thích hợp. Tái sinh rừng được coi như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và tái sinh rừng không những tái sinh cây rừng mà còn đất rừng và hệ sinh vật rừng [6]. 2.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1. Nghiên cứu về tái sinh trên thế giới Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, những tài liệu nói về tái sinh rừng. Như chúng ta đã biết tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng,đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy tái sinh từng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards,1952 [26]. Do tính chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài
  18. 9 có giá trị nên trong thực tiễn, người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa nhất định. Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít được nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mà thường chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã ít nhiều bị biến đổi. Van steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng. Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả các cách thức sử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương thức chặt tái sinh [27]. Nội dung chi tiết các bước và hiệu quả của từng phương thức đối với tái sinh đã được Baur (1964) tổng kết trong tác phẩm: Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. H. Lamprecht (1989) căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loài cây trong suốt quá trình sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ưu sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. Kết cấu của quần thể lâm phần có ảnh hưởng đến tái sinh rừng. I.D.Yurkevich (1960) đã chứng minh độ tàn che tối ưu cho sự phát triển bình thường của đa số các loài cây gỗ là 0,6 - 0,7 [26]. Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards, P.W (1952) [26], Bernard Rollet (1974), tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: trong các ô có kích th−ớc nhỏ (1 x 1m, 1 x 1.5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. ở Châu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng
  19. 10 trồng rừng nhân tạo. Ngược lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu á như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng . Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy từ 1-20 năm ở vùng Tây Bắc ấn Độ, Ramakrishnan (1981, 1992) đã cho biết chỉ số đa dạng loài rất thấp. Chỉ số loài ưu thế đạt đỉnh cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hoá. Long Chun và cộng sự (1993) đã nghiên cứu đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nương rẫy tại Xishuangbanna tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nhận xét: Tại Baka khi nương rẫy bỏ hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài thực vật, bỏ hoá 19 năm thì có 60 họ, 134 chi, 167 loài [22] Cây Đinh mật có tên khoa học: Fernandoa brilletii (Dop) Steenis. Tên khác: Hexaneurocarpon brilletii Dop, trong chi Đinh Fernandoa (tên đồng nghĩa Ferdinandia, Ferdinandoa, Fernandia, Haplophragma), họ Chùm ớt (Đinh) - Bignoliaceae, bộ Hoa môi (Lamiales). Cây được Steen mô tả khoa học năm 1976 theo cây Đinh mật [28]. Loài Đinh mật có kích thước thuộc loại cây gỗ lớn, cao 25- 30m, thân cây thẳng, gốc có bạnh nhỏ, cành rậm, vỏ thân màu xám trắng hay xám tro, nhạt rạn nứt dọc hay bong mảng. Chi Đinh trên thế giới có 15 - 17 loài theo Chi đinh [28]: - Fernandoa abbreviata Bidgood, 1994. - Fernandoa adenophylla (Wall. ex G.Don) Steenis, 1976 - Đinh lá tuyến, ngọt nai. - Fernandoa adolfi-fridericii (Gilg & Mildbr.) Heine, 1964. - Fernandoa bracteata (P.Dop) Steenis, 1976 - Đinh lá hoa, đinh vàng. - Fernandoa brilletii (P.Dop) Steenis, 1976 - Đinh mật.
  20. 11 - Fernandoa coccinea (Scott-Elliot) A.H.Gentry, 1975 - Fernandoa collignonii (P.Dop) Steenis, 1976 - Đinh, đinh vàng, đinh collignon - Fernandoa ferdinandi (Welw.) Milne-Redh., 1948 - Fernandoa guangxiensis D.D.Tao, 1986 - Fernandoa lutea (Verdc.) Bidgood, 1994 - Fernandoa macrantha (Baker) A.H.Gentry, 1975 - Fernandoa macroloba (Miq.) Steenis, 1976 - Fernandoa madagascariensis (Baker) A.H.Gentry, 1975 - Fernandoa magnifica Seem., 1870 - Fernandoa mortehanii (De Wild.) Heine, 1964 - Fernandoa serrata (P.Dop) Steenis, 1976 - Đinh vàng, kẹn, sò đo - Fernandoa superba Welw. ex Seem., 1865 2.3.2. Những nghiên cứu tái sinh rừng ở Việt Nam Có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả tập trung vào các đặc điểm cấu trúc của các kiểu rừng tự nhiên, rừng trồng nhằm phục vụ cho việc kinh doanh rừng lâu dài và ổn định, nhiều tác giả đã đi sâu vào mô phỏng các cấu trúc rừng từ đơn giản đến phức tạp bằng các mô hình. Danh mục loài cây sử dụng trong các chương trình trồng cây gây rừng ở Việt Nam, Cây Đinh mật (Fernandoa brilletii) họ Đinh Bignoniaceae, có nguồn gốc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam được chọn làm cây trồng rừng ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại nơi có loài phân bố tự nhiện. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được 11.373 loài thuộc 2.524 chi, 378 họ trong 7 ngành thực vật khác nhau Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [18]. Nghiên cứu quy luật phát sinh, tái sinh tự nhiên và diễn thế thứ sinh của các xã hợp thực vật rừng nhiệt đới Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) đã nhận định: Sự phát sinh các loại hình quần thể có thành phần loài cây khác nhau
  21. 12 được nghiên cứu đầy đủ trước kia cho nên lúc đó chúng tôi cho rằng trong thiên nhiên nhiệt đới không có quần hợp và chỉ có những loài ưu thế do đó chúng tôi có đề nghị lấy những kiểu thảm thực vật làm đơn vị cơ bản của thảm thực vật, như trên đã trình bầy Trong thiên nhiên nhiệt đới có thể có những dạng quần hợp thực vật ở những môi trường khắc nghiệt, còn đại bộ phận là nhữn ưu hợp thực vật có một ưu thế tương đối của cá thể các loài cây trong tầng ưu thế sinh thái (hay lập quần) của quần thể và có lẽ phổ biến hơn là những phức hợp mà độ ưu thế chia phân hoá rõ rệt. Đối với từng loài, thì tìm hiểu khu vực phân bố địa lý, nhất là phân biệt được vùng trung tâm phát sinh hay vùng biên của khu vực là điều rất cần thiết. Về mặt nguồn gốc và lịch sử phát triển của nó qua các kỷ đại địa chất, tính chất sinh lý, sinh thái, các tập tính sinh thái đối với nhóm nhân tố khí hậu thuỷ chế như chịu nóng, chịu lạnh, ưa ẩm hay chịu khô ,ưa sáng hay chịu bóng,vv cần phải được tìm hiểu. Đối với nhóm nhân tố đá mẹ thổ nhưỡng thì những tính chịu đựng đất khô hạn, đất ngập úng, đất cằn cỗi, đất chua hay kiềm, chịu muối độc, vv Trong từng giai đoạn của đời sống thực vật, từ khi còn là cây mạ, cây con cho đến lúc trưởng thành và thành thục, chu kỳ phát dục và mùa quả, hạt, hình thức thụ tinh và truyền giống, sự đấu tranh giữa cá thể trong loài và các loài khác, tuổi thọ và sức đề kháng đối với côn trùng, nấm bệnh vv , cũng là những điều nhất thiết phải biết.
  22. 13 Cũng từ kết quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1975) [8] đã tổng kết và rút ra nhận xét, tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới. Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây tái sinh tương tự như tầng cây gỗ; dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ mềm kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo đám được thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều trên mặt đất rừng. Với những kết quả đó, tác giả đã xây dựng biểu đánh giá tái sinh áp dụng cho các đối tượng rừng lá rộng, miền Bắc nước ta. Trần Ngũ Phương (1970) [12] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang đã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chu yển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu. Theo GS.TS. Nguyễn Văn Trương (1983) [23] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớp cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tàn rừng. Phạm Đình Tam (1987) [14] đã làm sáng tỏ hiện tượng tái sinh lỗ trống ở rừng thứ sinh Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo tác giả, số lượng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn, cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán. Từ đó tác giả đề xuất phương thức khai thác chọn, tái sinh tự nhiên cho đối tượng rừng khu vực này. Trần Ngũ Phương (2000) [13] khi nghiên cứu các quy luật phát triển
  23. 14 rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung gian xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi. Theo TS. Vũ Tiến Hinh (1991) [6] khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận thấy rằng, hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên quan chặt chẽ với nhau. Các loài có hệ số tổ thành ở tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành ở tầng tái sinh cũng vậy. Phân bố cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang: Phân bố số cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang ở cả hai khu vực thời gian 4-7 năm là phân bố cụm, từ giai đoạn 8-15 năm là phân bố ngẫu nhiên và có xu hướng tiến dần tới phân bố đều. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh đến tái sinh tự nhiên: Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên: Khi thời gian phục hồi rừng tăng thì độ tàn che của rừng cũng tăng. Mật độ cây tái sinh đạt cao nhất ở độ tàn che từ 0,4 - 0,5; tỷ lệ cây triển vọng, cây có chất lượng tốt cũng đạt cao nhất, cao hơn ở độ tàn che dưới 0,40. Do đó, việc điều chỉnh độ tàn che là cần thiết để làm tăng mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây có triển vọng. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên: Cả hai khu vực nghiên cứu khi độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi tăng lên thì mật độ cây tái sinh giảm và mật độ cây tái sinh có triển vọng cũng giảm.
  24. 15 Ảnh hưởng của vị trí địa hình:Hầu hết các giai đoạn phục hồi thì ở vị trí chân đồi có số loài, mật độ, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng là lớn nhất và thấp nhất là ở đỉnh đồi. Độ dốc càng lớn thì quá trình phục hồi rừng càng khó khăn. Ngoài ra thì tác động của con người cũng có ảnh hưởng đến quá trình tái sinh phục hồi rừng. Nếu con người không phá hoại thì quá trình phục hồi thành rừng sẽ sớm hơn. (Nguyễn Thị Thoa 2003) [20] Chỉ số đa dạng sinh học tầng cây tái sinh: Chỉ số đa dạng sinh học tầng cây tái sinh từ 3,46 - 3,67. Đây là sự biểu hiện của hoàn cảnh sinh thái đã có sự thay đổi thuận lợi cho sự phát tán du nhập của những loài cây mới. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh: Số loài cây tái sinh ở hai trạng thái rừng biến động từ 37 - 57 loài, trong đó số loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành từ 5 - 7 loài. Sự khác nhau ở đây chính là hệ số tổ thành của từng loài trong tổ hợp cây tái sinh mỗi trạng thái. Mật độ cây tái sinh lớn từ 7000 - 7510 cây/ha nhưng mật độ từng loài còn thấp, thấp nhất là Chẹo trắng và Xăng mả răng cưa đạt 375 cây/ha. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh: Cả hai trạng thái TTV, tỷ lệ cây tái sinh tốt và trung bình chiếm trên 80% tổng số cây đã điều tra, số cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ khá cao (Nguyễn Công Hoan 2008) [5] Phạm Ngọc Thường (2001) [22] nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên phục hồi sau nương rẫy tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đã cho thấy khả năng tái sinh của thảm thực vật trên đất rừng còn nguyên trạng có số lượng loài cây gỗ tái sinh nhiều nhất, chỉ số đa dạng loài của thảm cây gỗ là khá cao. Theo Trần Xuân Thiệp (1995) [19] nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trong rừng chặt chọn ở Lâm trường Hương Sơn - Hà Tĩnh đã định lượng các cây tái sinh tự nhiên trong các trạng thái rừng khác nhau. Theo tác giả, rừng thứ sinh có số lượng cây tái sinh lớn hơn rừng nguyên sinh. Tác giả còn thống kê các cây tái sinh theo 6 cấp chiều cao, cây tái sinh triển vọng có chiều cao h > 1,5m.
  25. 16 Nguyễn Ngọc Lung (1993) [10] và cộng sự khi nghiên cứu về khoanh nuôi và phục hồi rừng đã cho rằng, nghiên cứu quá trình tái sinh phải nắm chắc các yếu tố môi trường và các quy luật tự nhiên tác động lên thảm thực vật. Qua đó xác định các điều kiện cần và đủ để tác động của con người đi đúng hướng, quá trình này được gọi là xúc tiến tái sinh tự nhiên. Lê Đồng Tấn - Đỗ Hữu Thư (1998) [15] nghiên cứu thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy tại Sơn La qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn I (tuổi từ 4 đến 5), giai đoạn II (tuổi 9 đến 10), giai đoạn III (tuổi 14 đến 15) và nhận xét: Trong 15 năm đầu, thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy có số lượng loài đều tăng lên qua các giai đoạn phát triển. Sau 3 giai đoạn phát triển thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy thể hiện một quá trình thay thế tổ thành rất rõ ràng, lượng tăng trưởng của thảm thực vật không cao. Qua điều tra đánh giá thực trạng canh tác nương rẫy các tỉnh Tây Nguyên Đỗ Đình Sâm, Phạm Đình Tam, Nguyễn Trọng Khôi (2000) nhận thấy rằng: Sau khi bỏ hoá 1 năm thảm thực vật đã phục hồi đạt độ che phủ trên 50% và sau 8 năm nếu không có tác động đốt phá thì độ che phủ đạt 85% có nơi 95%. Đặc biệt là một số dạng rẫy trồng đậu xanh có thời gian đất nghỉ 1 năm là 8-9 tháng thì cây cỏ phục hồi cũng đạt độ che phủ 40%. Sau khi bỏ hoá từ 3 năm trở lên cây tái sinh mục đích đạt 1500 cây/ha. Độ tàn che của những cây gỗ tái sinh cao trên 3m, đạt từ 0,2 ở đối tượng bỏ hoá 3 - 5 năm, đạt 0,3 ở đối tượng bỏ hoá trên 5 năm và đạt 0,4 ở đối tượng bỏ hoá trên 8 năm. Như vậy ở dạng bỏ hoá trên 5 năm đã có khả năng đạt được mức độ rừng thưa và nếu có biện pháp bảo vệ thì độ tàn che có thể càng tăng lên. Công trình nghiên cứu của Hà Văn Tuế - Đỗ Hữu Thư - Lê Đồng Tấn (1985) nghiên cứu khả năng tái sinh và quá trình sinh trưởng phát triển thảm thực vật rừng trên đất sau nương rẫy ở Lâm trương Sơ Pai đã kết luận: tái sinh sau nương rẫy có số lượng loài nhiều ở năm thứ nhất giảm ở năm thứ hai, thứ
  26. 17 ba và ổn định từ năm thứ tư trở đi. Thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy nếu không bị tàn phá chắc chắn sẽ hình thành một thảm thực vật rừng đạt được những yêu cầu kinh tế và sinh thái. Trần Đình Lý và các cộng sự (1995) [9] nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng. Nghiên cứu đưa ra một cách nhìn hệ thống và toàn diện về biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng. Với việc phân biệt rõ ràng giữa rừng và thảm thực vật, nghiên cứu đưa ra khái niệm khoanh nuôi phục hồi rừng là “quá trình lợi dụng triệt để quy luật tái sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi lại rừng trong một thời gian xác định theo mục đích đặt ra”. Qua cách nhìn nhận đó xác định được đối tượng cụ thể cho khoanh nuôi phục hồi rừng. Xác định thời gian khoanh nuôi và tiêu chuẩn cần đạt của rừng khoanh nuôi. Xác định được nội dung công việc cần tiến hành trong quá trình khoanh nuôi ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu đã xây dựng được bản quy phạm cho khoanh nuôi phục hồi rừng và xây dựng được danh lục sơ bộ gồm 155 loài cây bản địa có thể sử dụng cho việc khoanh nuôi và phục hồi rừng. Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam đề cập một cách hệ thống từ cơ sở khoa học đến quy phạm khoanh nuôi phục hồi rừng ở Việt Nam. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng quy phạm, chưa xây dựng được quy trình khoanh nuôi cụ thể cho từng vùng và từng loại hình rừng cụ thể. * Đặc điểm hình thái của cây Đinh mật ( Đinh thối ). Cây Đinh mật, tên khoa học: Fernandoa brillettii Là cây trước đây phổ biến, nay khai thác kiệt quệ nen còn lại số lượng rất ít, chủ yếu còn lại những cây nhỏ và mới tái sinh.Theo tài liệu: Những loài gỗ quý ở Việt Nam (Công ty cổ phần kiến trúc và đâu tư xây dựng (2016) theo tìm hiểu cây Đinh mật, đã nêu những loại (gồm 12 loài) gỗ quý hiếm của Việt Nam, đã xếp gỗ cây Đinh mật đứng đầu bảng trong nhóm gỗ quý và nằm
  27. 18 trong nhóm "Tứ Thiết”. Là loại gỗ sinh trưởng chậm, gỗ nặng, chắc, bề mặt đanh mịn, gỗ Đinh "thối" già mặt vân chun rất đẹp, thuộc loại đẹp nhất, giá vô cùng đắt và gần như không còn, mua bán chỉ qua quen biết giới thiệu nhau. Ở Việt Nam đã phát hiện 5 loài cây trong chi Đinh (Fernandoa) Theo Nguyễn Tiến bân và Cs (2005) [3]: - Fernandoa adenophylla (Wall. ex G.Don) Steenis, 1976 - Đinh lá tuyến, ngọt nai. - Fernandoa bracteata (P.Dop) Steenis, 1976 - Đinh lá hoa, đinh vàng - Fernandoa brilletii (P.Dop) Steenis, 1976 - Đinh mật. - Fernandoa collignonii (P.Dop) Steenis, 1976 - Đinh, đinh vàng, đinh collignon - Fernandoa serrata (P.Dop) Steenis, 1976 - Đinh vàng, kẹn, sò đo * Đặc điểm hình thái rễ, thân, cành, lá, hoa và quả Hình thái Gốc rễ, thân Đinh mật (Fernandoa brilletiii). Là cây gỗ lớn, cao 25- 30m, đường kính có thể tới 50-100cm. Vỏ mầu xám tro bong mảng, có nhiều lớp mỏng lớp trong nâu vàng. Phân cành thấp. Cành non hơi vuông cạnh phủ lông nâu vàng. Hình 2.1. Thân cây Đinh mật
  28. 19 Hình thái lá Lá kép lông chim 1 lần lẻ mọc đối, dài 40- 45cm. Lá chét hình trái xoan hay trứng trái xoan, đầu có mũi nhọn, đuôi gần tròn, dài 10- 13cm, rộng 5- 6cm, mặt dưới có lông mịn và tuyến nhỏ ở gốc, gân bên nổi rõ ở mặt dưới, gân nhỏ gần song song. Cuống lá chét ngắn. Hình 2.2. Lá kép cây Đinh mật Hình thái hoa, quả Hoa tự xim viên chuỳ ở đầu cành. Hoa to, thưa, lưỡng tính, không đều. Đài hình chuông, tràng hợp gốc, màu trắng hay trắng vàng tạo thành 2 môi. Nhị 5 có 2 nhị dài. Bầu 2 ô, quả nang hình trụ dài khoảng 40cm, rộng 4cm, đầu quả nhọn. Vỏ quả hoá gỗ khi chín tách ô. Hạt dẹt nhẵn bóng, có cánh màu trắng, xếp thành 2 hàng trong mỗi ô. Hình 2.3. Quả của cây Đinh mật
  29. 20 Hình 2.4. Hạt của cây Đinh mật 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.4.1. Điều kiện tự nhiên Đồng Hỷ là một huyện miền núi phía đông bắc tỉnh Thái Nguyên. Trụ sở Quân khu 1 đóng trên địa bàn. Đồng Hỷ giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ở phía bắc, huyện Võ Nhai về phía đông bắc; giáp huyện Phú Lương về phía tây; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình về phía nam và giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang về phía đông. Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520.59km2 huyện Đồng Hỷ gồm: 9 tổng, 33 xã, thôn, trang, phường; huyện lỵ đặt ở xã Huống Thượng. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các công trình công cộng 3,2% và đất cha sử dụng chiếm 25,7%. Núi Chùa Hang - xa còn gọi là núi đá Hoá Trung, núi Long Tuyền, nằm trên đất thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ ngày nay. 2.4.2. Ðịa hình, địa thế Địa hình huyện đồng hỷ chủ yếu là đồi núi thấp và trung bình đồi núi cao chiếm phần nhỏ của toàn huyện, Địa hình huyện Đồng Hỷ là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200-
  30. 21 300m, thấp dần từ Bắcxuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn vàTam Đảo. Hướng nghiêng chung là hướng Tây Bắc – Đông Nam, hướng núi là hướng vòng cung, địa hình bị chia cắt phân bố Từ Tây Bắc Xuống Đông Nam. 2.4.3. Tài nguyên 2.4.3.1. Tài nguyên đất Huyện Đồng Hỷ phần lớn là đất feralit, đất chua ngoài ra có có các loại đất như đất phù xa sông, đất xám bạc màu. Thành phần của đất được chia ra làm 5 loại chính: Đất thuộc loại hình Mác mưa chua, chủ yếu là Grnid, có diện Tích 19.97km2, tầng dầy trung bình chiếm ưu thế, tập trung chủ yếu ở các xã vùng 3. Đất Zera lid nâu đỏ phát triển trên đá gabvô, có diện tích khoảng 2.8km2, tầng dầy trung bình chiếm u thế, tỷ lệ xét hoá học biến đổi từ 52 đến 73% trong tổng số cấp hạt loại đất, phân bổ rải rác trong huyện. Đất dốc tụ, có tổng diện tích khoảng 27.68km2, phân bố rộng khắp trong huyện, có địa hình phức tạp. Đất phù sa suối, có khoảng 17.73km2, phân bố tập trung hai bên các sông, suối trong huyện, tạo thành những cánh đồng vừa và nhỏ. 2 Đất dốc tụ có ảnh hưởng CaCo3, diện tích khoảng 1.82km , phân bổ tập trung xung quanh khu vực có những dãy núi đá vôi. Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm. 2.4.3.2. Tài nguyên rừng Thảm thực vật của Đồng Hỷ Toàn huyện có 26.448 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 14.432,2 ha, rừng trồng 7.146,6 ha. Ngoài ra huyện còn 4.869,2 ha rừng chưa trồng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc.
  31. 22 2.4.3.3. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản: Loại có trữ lượng lớn nhất là cụm mỏ sắt Trại Cau khoảng 20 triệu tấn và mỏ Linh Sơn 1-3 triệu tấn. Ngoài ra còn có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi, đá Carbuat, Dolomit 2.4.3.4. Tài nguyên nước Thảm thực vật của Đồng Hỷ Toàn huyện có 26.448 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 14.432,2 ha, rừng trồng 7.146,6 ha, cùng với một hệ thống sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp toàn huyện lên huyện có nguồn tài nguyên nước tương đối dồi dào và đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân trong huyện một cách đầy đủ và tốt nhất. 2.4.3.5. Tiềm năng du lịch Do huyện Đồng Hỷ địa hình chủ yếu là đồi núi cùng với một số diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, thu hút nguồn đầu tư, đây là tiềm năng để phát triển nghành du lịch của huyện Đồng Hỷ. 2.4.4. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.4.4.1. Tiềm năng kinh tế Được nhà nước trú trọng đầu tư, cũng như thu hút được các nguồn vốn từ bên ngoài như các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước, ngành du lịch đang được trú trọng đầu tư một cách hợp lý tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của toàn huyện. 2.4.4.2. Văn hoá, xã hội Được nhà nước trú trọng đầu tư, trình đọ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, trình độ văn hóa 100% con em trong huyện được đi học 12/12, trình độ cao đẳng, đại học ngày càng cao, mức thu nhập ngày càng cao, trình đọ tay nghề của người dân ngày càng được nâng cao qua đào tạo.
  32. 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh loài Đinh mật tự nhiên tại Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây Đinh mật sinh sống tại Xóm Bản Tèn, Xã Văn Lăng, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Tại Xóm Bản Tèn, Xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Khái quát đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi có loài Đinh mật phân bố tại Xóm Bản Tèn, Xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên. - Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc cây tái sinh tại Xóm Bản Tèn, Xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên. - Nghiên cứu đặc điểm cây bụi, thảm tươi và đất nơi có loài Đinh mật phân bố. - Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho trạng thái rừng phục hồi tại khu vực nghiên cứu. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978) [19] Thảm thực vật rừng là tấm
  33. 24 gương phản chiếu một cách trung thành nhất mà lại tổng hợp được các điều kiện của hoàn cảnh tự nhiên đã thông qua sinh vật để hình thành những quần thể thực vật. Thảm thực vật tái sinh tự nhiên phản ánh ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến quá trình phục hồi rừng thứ sinh. Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở trạng thái thảm thực vật rừng đã chọn, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan và chính xác. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu truyền thống, các mô hình đã được kiểm nghiệm, đảm bảo tính khoa học. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.2.1. Phương pháp kế thừa - Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng. - Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội. - Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Kết quả điều tra hệ thực vật và thảm thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu. 3.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một số ô gọi là ô tiêu chuẩn (OTC) có tổng diện tích đủ lớn. Việc áp dụng phương pháp điều tra theo OTC đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như trong nước áp dụng rộng rãi khi nghiên cứu về rừng nhiệt đới như: H. Lamprecht (1969), Lâm Phúc Cố (1994, 1996), Lê Đồng Tấn (2003) tiến hành điều tra thành phần loài cây trên diện tích OTC 400 m2; Trần Xuân Thiệp (1995), Phạm Ngọc Thường (2001) sử dụng OTC có diện tích từ 500 m2 trở lên. 3.4.2.3. Điều tra theo tuyến ngẫu nhiên - Dựa trên bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng tự nhiên rừng, tiến hành sơ thám khu vực nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan và các cán bộ, người dân quen biết thông thạo địa hình để lập kế hoạch cho công tác điều tra ngoại nghiệp.
  34. 25 - Tuyến điều tra được xác định trên bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng trước khi tiến hành công tác ngoại nghiệp, các tuyến phải luôn luôn song song và cách đều nhau, tuyến cách tuyến 400m. 3.4.2.3. Điều tra trên các OTC điển hình Lập OTC có diện tích 1000 m2 (25 x 40m) cạnh dài đặt song song với đường đồng mức, cạnh ngắn vuông góc với đường đồng mức. Tại những nơi địa hình dốc, khó khăn (núi đá) trong điều tra tiến hành lập các OTC có diện tích nhỏ hơn (200-500 m2), gần nhau và lấy ngẫu nhiên thay thế cho ô có diện tích lớn (có tổng diện tích các OTC =1000m2). Số lượng 6 OTC của Xóm Bản Tèn xã Văn Lăng, trong OTC xác định các nhân tố điều tra sau: - Đối với tầng cây cao: Các chỉ tiêu thu thập gồm: tên loài cây, Hvn, Hdc, D1,3, Dt, Lt của tất các cây Đinh mật có D1.3 ≥ 6cm trong OTC. + Tên loài: Xác định tên địa phương tại, sau đó tra tên khoa học, cây chưa biết tên lấy mẫu tiêu bản để giám định theo phương pháp chuyên gia. + Chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành đo bằng thước (Haga, Blum – Leiss). + Đường kính đo tại vị trí 1,3m bằng thước kẹp kính có khắc vạch đến mm. + Đường kính tán đo bằng thước dây theo 2 chiều Đông Tây - Nam Bắc và lấy trị số trung bình theo phương pháp trung bình cộng. + Chiều dày tán (Lt) xác định bằng khoảng cách từ nỏi bắt đầu phân cành tới chiều cao vút ngọn của tán cây đinh mật. Số liệu thu thập được ghi vào bảng 3.1 (phụ lục 2) và sổ ghi chép.
  35. 26 - Đối với tầng cây tái sinh Xác định toàn bộ cây tái sinh của loài Đinh mật. Trong mỗi OTC điển hình tạm thời và các tuyến điều tra tiến hành điều tra tái sinh Đinh mật xung quanh các gốc cây mẹ. Xác định cây con tái sinh bằng cách lấy tâm cây mẹ làm tâm của các vòng tròn đồng tâm với bán kính lần lượt là 2, 4, 6, 8 mét. Vòng tròn lớn nhất là vòng tròn chứa các cây tái sinh xa gốc cây mẹ nhất. Tiến hành xác định số cây tái sinh trong diện tích các dải vòng tròn đồng tâm có bán kính 2m. Các chỉ tiêu đo đếm bao gồm: Chiều cao vút ngọn (Hvn), tình hình sinh trưởng, phẩm chất cây con (tốt, trung bình và xấu). Nguồn gốc tái sinh (Chồi, hạt), của những cây Đinh mật có D1.3 < 6cm. Cây tái sinh triển vọng Đinh mật là cây sinh trưởng tốt, có chiều cao lớn hơn lớp cây bụi thảm tươi (≥2m). Có khả năng tham gia vào tầng cây cao. Thống kê tất cả cây Đinh mật tái sinh theo các tiêu chí vào phiếu điều tra mẫu phiếu 02 (Phụ lục): - Tên loài cây tái sinh. - Chiều cao cây tái sinh theo các cấp khác nhau. - Xác định chất lượng cây tái sinh: + Cây tốt là cây thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. + Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh. + Còn lại là cây có chất lượng trung bình. 3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu a. Tổ thành tầng cây gỗ Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ, chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI), tính theo công thức:
  36. 27 IVI (%) = (Ai + Di)/2 (3-1) Trong đó: IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i. Ai là độ phong phú tương đối của loài thứ i: Ni Ai(%) s x 100 Ni i 1 (3-2) Gi Di(%) s x 100 (3-3) Gi i 1 s 2 2 Di Gi () cm  x (3-4) i 1 2 Trong đó: Gi là tiết diện thân của loài thứ I; Di là đường kính 1.3 m (D1.3) của cây thứ i: Theo đó, những loài cây có chỉ số IVi ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. b. Tổ thành cây tái sinh Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức: m ni n i1 (3-5) m Trong đó: - n là số cây trung bình theo loài. - m là tổng số loài điều tra được. - ni là số lượng cá thể loài i.
  37. 28 Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức: n j n%j m .100 (3-6)  n i i 1 Trong đó: - j =1,2 - m là số thứ tự loài. Nếu: - n%j 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành. - n%i < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành. Hệ số tổ thành: ni Ki 10 N (3-7) Trong đó: - Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i. - ni: Số lượng cá thể loài i. - N: Tổng số cá thể điều tra. Cách viết công thức tổ thành: - Cây có hệ số tổ thành ≥ 1 viết hệ số tổ thành trước, sau đó viết ký hiệu tắt của loài. - Cây có hệ số từ 0,5 trở lên viết dấu (+) trước ký hiệu viết tắt của loài. - Cây có hệ số tổ thành < 0,5 trở xuống viết dấu (-) trước ký hiệu viết tắt của loài. - Các loài khác nhỏ hơn cây trung bình chung ở phần ký hiệu các loài khác (Lk)
  38. 29 c. Mật độ cây tái sinh Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau: 10.000 n (3-9) N/ha Trong đó: S - S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2). - n là số lượng cây tái sinh điều tra được. d. Chất lượng cây tái sinh Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, theo công thức: n j (%) x100 (3-10) n s N i i 1 Trong đó: - n%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu. - nj: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu. - Ni : Tổng số cây tái sinh/OTC e. Tỷ lệ cây triển vọng ni 1,0m CTV (%) x100(%) (3-11)  Ni Trong đó: - CTV(%): Cây triển vọng - Σn(i≥1m): Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu có chiều cao ≥ 1m/OTC - ΣNi : Tổng số cây tái sinh/ OTC f. Phân bố số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao Thống kê số loài, số cây tái sinh theo 7 cấp chiều cao: 3,0 m. Vẽ biểu đồ biểu diễn số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao.
  39. 30 g. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên * Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh tự nhiên Từ kết quả nghiên cứu đề tài tổng hợp số liệu theo từng vị trí địa hình như: - Địa hình (chân, sườn, đỉnh). - Hướng phơi (Đ, T, N, B). - Cấp độ dốc (3 cấp độ dốc Cấp I: 300). - Độ ẩm đất và chất lượng đất và lượng hạt giống có trong tầng thảm mục. - Cây đổ và khoảng trống trong rừng. Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của nó đến mật độ, số loài, tỷ lệ cây triển vọng, chất lượng cây tái sinh ở mỗi địa phương. h. Độ nhiều (hay độ dầy rậm) thảm tươi Được đánh giá cho toàn ô lớn. Độ nhiều (hay độ dầy rậm) của thảm tươi được đánh giá theo Drude. i. Điều tra đất Để nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng tái sinh cây Đinh mật. Tiến hành đào phẫu diện, mô tả, lấy mẫu để phân tích. Tại mỗi OTC tiến hành đào 1 phẫu diện thu thập. Mẫu đất được phân tích tại Viện khoa học sự sống Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với các chỉ tiêu: Độ PH, các chất đa lượng N, P, K và hàm lượng mùn theo thang đánh giá dựa trên tài liệu khoa học đất: Bảng 3.2: Các tiêu chí đánh giá phân tích mẫu đất Tiêu chí Mùn N% P2O5 % K2O5% Rất nghèo < 1% < 0,2 % Nghèo 1 – 2% < 0,1 % < 0,01 % 0,2 – 0,5 % 0,01 – 0,05 Trung bình 2 -4% 0,1 – 0,15 % 0,5 – 0,8 % % Khá 0,15 – 0,2 % 0,05 – 0,1 % 0,8 – 1,2 %
  40. 31 Giàu 4 – 8% > 0,2 % > 0,1 % > 1,2 % Rất giàu > 8% 4,1 – 5 4,6-5 5,1-5,5 5,6-6,5 pH: kiềm mạnh kiềm ít Kiềm
  41. 32 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN THÍCH KẾT QUẢ 4.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi có loài Đinh mật 4.1.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ Kết quả nghiên cứu tổ thành tầng cây cao tại địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.1: Tổng hợp cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi có loài Đinh mật phân bố Số loài Đinh OTC CTTT tham gia IVi% CTTT 34,67Dug + 20,97Ddx + 12,05Mtr + 7,74Gao 1 3.24 11 + 6,31Đđr + 5,97Ttr + 3,24Đma + 9.05Lkh 42,71Dug + 17,68Ddx + 9,79Đma + 7,67Hav 2 9.79 11 + 5,15Dln + 17,01Lkh 39,2Dug + 15,1Xnh + 11,48Ddx + 8,69Xta 3 2.19 11 +5,83Sđa + 2,19Đma + 17.51Lkh 11,29Ttr + 9,97Mlg + 9,26Ddx + 8,52Dga + 4 7,81Kln + 7,16Xnh + 5,99Mta + 5,83Btr + 2.5 18 5,17Sga + 2,5Đma + 26.48Lkh 36,65Xnh + 23,38Đma + 14,79Cxe + 13,28Xta 5 23.38 5 + 11,89lat 30,14NGh + 12,83Sđa + 9,25Đkh + 8,5Cmu + 6 4.59 13 8,28Ddx + 5,56Dln + 4,59Đma + 25,45Lkh Công thức tổ 20,74Dug + 11,37Ddx + 9,59Đma + 9,18Xnh 9.59 65 thành chung + 20.86Lkh Ghi chú: N: Số cây gỗ trong mỗi ô tiêu chuẩn (cây); LCCTTT: Số loài cây tham gia vào công thức tổ thành (loài). Ngh: Nghiến, Ddx: Dâu da xoan, Ttr: Tung tràng, Gao: Gạo, Đđr: Đu đủ rừng, Đma: Đinh mật, Sđa: Sung đá, Lkh: Loài khác, Dug: Dướng, Hav: Han voi, Lmc: Lòng măng cụt, Dln: Dung lá nhỏ, Cht: Châm tía, Xta: Xoan ta, Xnh: Xoan nhừ, Tđb: Trai đại bao, Sho: Sếu hôi, Dga: Dẻ gai, Mlg: Mò lông, Kln: Kháo lá nhỏ, Sph: Sồi phảng, Mta: Mãi táp, Cxe: Cỏ xe, Lat: Lát, Cmu: Cà muối.)
  42. 33 Qua bảng 4.1. Cho thấy ở OTC 4 và OTC 6 có loài tham gia vào công thức tổ thành cao nhất là 18 loài và 13 loài, trong đó có chỉ số IVi của loài Đinh mật đạt 2.5 % và 4.59 %, OTC 5 có số loài tham gia vào công thức tổ thành nhỏ nhất là 5 loài, trong đó có chỉ số IVi của loài Đinh mật đạt 23.38%. 4.1.2. Đặc điểm bố Đinh mật trên khu vực nghiên cứu 4.1.2.1. Phân bố theo tuyến điều tra Qua quá trình điều tra theo tuyến phân bố loài Đinh mật trên khu vực nghiên cứu, kết quả được thu thập vào bảng: Bảng 4.2: Bảng phân bố của loài Đinh theo tuyến đi điều tra Số cây Độ dài tuyến STT Loài cây Tuyến điều tra xuất (km) hiện Tuyến 1: Xóm Bản Tèn Tọa độ điểm đầu X:583710 1 Đinh mật Y: 2415520 1 4.75 Tọa độ điểm cuối X:588730 Y: 24155200 Tuyến 2: Xóm Bản Tèn Tọa độ điểm đầu X:583800 Y: 2415500 2 Đinh mật 5 10 Tọa độ điểm cuối X:588900 Y: 2415500
  43. 34 Tuyến 3: Núi đình, xóm Bản Tèn Tọa độ điểm đầu 3 X:583700 Y:2415120 4.5 1 Tọa đọ điểm cuối X:588300 Y:2415120 Tuyến 4: Núi đình Tọa độ điểm đầu X:583500 4 Đinh mật Y: 2414800 5 4.75 Tọa độ điểm cuối X:588200 Y: 2414800 Tuyến 5: Xoám Liên Hương Tọa độ điểm đầu X:583200 Y: 2414400 5 Đinh mật Tọa độ điểm cuối 5.1 0 X:588210 Y: 2414400
  44. 35 Tổng 24.1 17 Nguồn: Tổng hợp tuyến các tuyến điều tra Qua bảng 4.2: Cho thấy sự phân bố cây Đinh mật giữa các tuyến điều tra không đồng đều và có sự chênh lệch lớn. Tuyến có số cây cao nhất ở tuyến 2 có 10 cây, tuyến có số cây ít nhât ở tuyến 1, 3 là 1 cây. Ngày càng có xu hướng giảm theo thời gian. 4.1.2.2. Phân bố theo độ cao loài Đinh mật Qua quá trình điều tra đặc điểm phân bố loài Đinh mật theo độ cao, kết quả được thu thập vào bảng: Bảng 4.3: Bảng phân bố của loài Đinh mật theo cấp độ cao OTC Số cây Độ cao (m) Địa danh 1 1 492 Bản Tèn 2 3 470 Bản Tèn 3 1 468 Bản Tèn 4 1 388 Bản Tèn 5 5 385 Bản Tèn 6 1 522 Bản Tèn Tổng 12 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Qua bảng 4.3 cho thấy số cây đinh mật phân bố không đồng đều theo độ cao, OTC có số cây cao nhất ở OTC 5 là 5 cây, OTC có số cây ít nhất ở OTC 1, 3, 4 và 6 là 1 cây. Nguyên nhân của sự phân bố cây Đinh mật không đồng đều là do ở những nơi có độ cao lớn có thể bị khai thác và ít được bảo vệ hơn so với ở gần các trung tâm, các xã những nơi có độ cao thấp hơn gần các xã, huyện được bảo vệ tốt hơn, nhưng bên cạnh đó cây Đinh mật vẫn bị khai thác.
  45. 36 4.1.2.3. Độ tàn che của tất cả các ô tiêu chuẩn có Đinh mật phân bố Kết quả nghiên cứu độ tàn che của các OTC có Đinh mật phân bố tại địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua bảng: Bảng 4.4: Tổng hợp độ tàn che của các OTC có Đinh mật phân bố OTC Trị số các lần đo trên các ODB (%) Trị số Số 1 2 3 4 5 TB (%) 1 0.1 0.2 0.25 0.05 0.15 0.15 2 0.35 0.4 0.3 0.45 0.25 0.35 3 0.25 0.15 0.05 0.1 0.2 0.15 4 0.1 0.2 0.05 0.25 0.15 0.15 5 0.1 0.15 0.05 0.15 0.05 0.1 6 0.15 0.2 0.1 0.05 0.25 0.15 Độ tàn che trung bình của các OTC 0.175 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Bảng 4.4. Cho thấy độ tàn che của các OTC có cây Đinh mật phân bố, trị số lớn nhất ở OTC 2 ODB 4, trị số nhỏ nhất ở OTC1 ODB , OTC 3 ODB 3, OTC 4 ở trị số lần đo 3, OTC 6 trị số lần đo 4. Trị số trung bình lớn nhất ở OTC 2 là 0.35 %, trị số trung bình nhỏ nhất ở OTC 5 là 0.1 %. 4.2. Một số đặc điểm sinh thái học của loài Đinh mật. 4.2.1. Tổ thành cây tái sinh nơi Đinh mật phân bố. Từ số liệu thu thập trên 6 OTC phân bố đều ở ô tiêu chuẩn điển hình của trạng thái núi đá có rừng ở xóm Bản Tèn, Xã Văn Lăng, Huyện Đồng Hỷ, qua điều tra cây tái sinh trạng thái thu được số liệu theo bảng 4.5 như sau:
  46. 37 Bảng 4.5: Tổng hợp công thức tổ thành cây tái sinh nơi cây Đinh mật phân bố Đinh Số loài tham OTC Công thức tái sinh IVi (ki%) gia CTTT 3,08Dug + 2,31Sđa + 2,31Ddx + 1 0 5 1,54Trl + 0,77Mtr 3,33Dug + 2Drx + 1,33Kln + 1,33Xta 2 13.33 6 + 1,33Đma 3Drx + 2Xnh + 2Dug + 1Tdu + 1Trt + 3 0 6 1Xta 2,5Ttr + 1,67Sga + 1,67Kht + 1,67Dug 4 0 7 + 0,83Dln + 0,83Kln +0,83Mlg 4,44Xnh + 2,22Đma +2,22lat + 5 4 1,11Lax 22.22 2,5Drx + 2,5Ttr + 1,25Kđn + 1,25Trt + 6 0 6 1,25Dug + 1,25Ngh Công thức 2,09Dug + 1,96Drx + 0,9Xnh + 0,75Ttr tổ thành 6 34 + 0,6Đma + 4,03Lkh chung Ghi chú: N: Số cây gỗ trong mỗi ô tiêu chuẩn (cây); LCCTTT: Số loài cây tham gia vào công thức tổ thành (loài). Ngh: Nghiến, Ddx: Dâu da xoan, Ttr: Tung tràng, Đma: Đinh mật, Lkh: Loài khác, Dug: Dướng, Xta: Xoan ta, Xnh: Xoan nhừ, Cxe: Cỏ xe, Lat: Lát, Cmu: Cà muối.) Qua bảng 4.5. Cho thấy ở OTC 4 có số loài tham gia vào công thức tái sinh cao nhất là 7 loài, và không có sự tham gia của cây Đinh mật, OTC 5 có số loài tham gia vào CT tái sinh thấp nhất là 4 loài, trong đó có chỉ số IVI của loài Đinh mật 22.22 %.
  47. 38 4.2.2. Nguồn gốc, chất lượng và mật độ tái sinh loài Đinh mật. 4.2.2.1. Nguồn gốc cây tái sinh Tái sinh là một quá trình sinh học đặc thù của hệ sinh thái rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính nhờ có tái sinh mà tài nguyên rừng được tái sản xuất mở rộng thường xuyên liên tục. Tái sinh diễn ra dưới ba hình thức: Tái sinh hạt (cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt giống), tái sinh chồi (cây tái sinh chồi mọc trên gốc cây chặt) và tái sinh thân ngầm (cây mọc lên từ thân ngầm ở dưới đất). Kết quả nghiên cứu nguồn gốc cây tái sinh của các OTC có Đinh mật phân bố tại địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua bảng: Bảng 4.6: Nguồn gốc tái sinh của loài Đinh mật Diện tích Nguồn gốc STT Otc Số cây (m2) Hạt Chồi 1 1 125 0 0 0 2 2 125 4 3 1 3 3 125 0 0 0 4 4 125 0 0 0 5 5 125 4 3 1 6 6 125 0 0 0 Tổng 6 8 6 2 Tỷ lệ (%) 75 25 Qua bảng 4.6. Cho thấy được số cây tái sinh của loài Đinh mật của 6 OTC cho thấy tỷ lệ tái sinh trong 6 OTC nhỏ, tất cả các OTC đã điều tra có 8 cây Đinh mật tái sinh, có tổng số 6 cây Đinh mật tái sinh từ hạt chiếm 75%, tái sinh chồi có 2 cây chiếm 25%.
  48. 39 4.2.2.2. Chất lượng cây tái sinh Kết quả nghiên cứu chất lượng tái sinh của các OTC có đinh mật phân bố tại địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua bảng: Bảng 4.7: Chất lượng tái sinh của loài Đinh mật Diện tích Chiều cao (m) Chất lượng(%) STT Otc Số cây (m2) 0-1 1-<2 ≥2 Tốt Xấu TB 1 1 125 0 0 0 0 0 0 0 2 2 125 4 1 1 2 2 0 2 3 3 125 0 0 0 0 0 0 0 4 4 125 0 0 0 0 0 0 0 5 5 125 4 3 0 1 1 1 2 6 6 125 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 6 8 4 1 3 3 1 4 Tỷ lệ 37.5 50 12.5 37.5 12.5 50 (%) Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Bảng 4.7. Cho thấy được sinh trưởng và phát triển của cây đinh mật tái sinh, số cây tái sinh có chiều cao từ 0 – 1m trong 6 OTC chiếm phần lớn với số lượng là 4 cây chiếm 50% trong 3 cấp chiều cao, số cây tái sinh có chiều cao từ 1 – 2m chiếm số lượng ít nhất với 12.5%, số cây trên 2m có 3 cây chiếm 37.5%. Chất lượng tốt của cây Đinh mật có 3 cây chiếm 37.5%, có 1 cây có chất lượng xấu chiếm 12.5%, tổng số cây có chất lượng trung bình có 4 cây chiếm 50%. 4.2.2.3. Mật độ tái sinh Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích.
  49. 40 Kết quả nghiên cứu chất lượng tái sinh của các OTC có đinh mật phân bố tại địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua bảng: Bảng 4.8: Mật độ tái sinh của loài Đinh mật ở 6 OTC Diện tích ODB Mật độ TT Số cây tái sinh ( m2) (cây/ha) 1 0 125 0 2 4 125 320 3 0 125 0 4 0 125 0 5 4 125 320 6 0 0 0 Trung bình 107 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Qua bảng 4.8: Cho thấy tốc độ tái sinh thấp có tái sinh ở OTC 2 và 5 mật độ cây/ha là 320 cây, mật độ trung bình trên 6 OTC là 107 cây. 4.2.2.4. Cây tái sinh triển vọng của loài Đinh mật Bảng 4.9: Bảng cây tái sinh triển vọng của loài Đinh mật ở 6 OTC Mật độ cây TS STT Số cây tái Diện tích Cây tái sinh có triển vọng OTC sinh ODB (m) có triển vọng (Cây/ha) 1 0 125 0 0 2 4 125 3 240 3 0 125 0 0 4 0 125 0 0 5 4 125 1 80 6 0 125 0 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Ghi chú:(TS; Tái sinh)
  50. 41 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện cây tái sinh triển vọng của loài Đinh mật ở 6 OTC Qua bảng 4.9 và biểu đồ tái sinh triển vọng của loài Đinh mật cho thấy số cây có triển vọng thấp và xuất hiện ở 2 OTC. Mật độ số cây có triển vọng cây/ha ở OTC 2 là 40 cây và 14 cây/ha ở OTC còn lại các OTC 1,3,4,6 đều là 0 cây. 4.2.2.5. Cây tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Đinh mật Bảng 4.10. Tổng hợp tái sinh quanh gốc cây mẹ Cấp chiều cao (m) Chất lượng % Nguồn gốc Số cây OTC tái sinh 0 - 1 1 - <2 ≥2 Tốt Xấu TB Hạt Chồi 1 7 6 1 0 2 3 2 5 2 2 17 7 7 3 8 6 4 12 5 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0
  51. 42 5 28 14 14 0 10 10 8 14 14 6 13 6 4 3 6 3 4 4 9 Tổng 65 33 26 6 24 24 18 35 30 Tỷlệ % 50.8 40 9.2 36.9 36.9 26.2 53.8 46.2 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Qua bảng 4.10: Cho thấy được mật độ số cây tái sinh quanh gốc cây mẹ phân bố một cách không đồng đều. Về tổng số có 65 cây Đinh mật tái sinh quanh gốc cây mẹ ở 6 OTC, đối với cấp chiều cao từ 0 – 1 m có tổng số 33 cây trong 6 OTC chiếm 50.8 %, cấp chiều cao từ 1 – 2 m có 26 cây ở 6 OTC chiếm 40%, đối với cấp chiều cao trên 2m có tổng 6 cây ở 6 OTc chiếm 9.2 %. Về chất lượng của các cây tái sinh quanh gốc cây mẹ, chất lượng tốt có 24 cây trong 6 OTC chiếm 36.9 %, đối với cây chất lượng xấu có 24 cây trong 6 OTC chiếm 36.9 %, tổng số cây trung bình có 18 cây chiếm 26.2 %. Nguồn gốc cây tái sinh quanh gốc cây mẹ trong 6 OTC, tái sinh hạt có 35 cây chiếm 53.8 %, có 30 cây tái sinh chồi chiếm 46.2 %. Bảng 4.11. Tổng hợp cây tái sinh triển vọng quanh gốc cây mẹ OTC Tổng số cây tái sinh Số cây tái sinh triển vọng 1 0 0 2 17 5 3 0 0 4 0 0 5 28 4 6 0 0 Tổng 45 9 Tỷ lệ % 21.2 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
  52. 43 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cây tái sinh triển vọng quanh gốc cây mẹ Qua bảng 4.11. và biểu đồ thể hiện cây tái sinh triển vọng quanh gốc cây mẹ cho thấy tổng số cây tái sinh chủ yếu tập chung ở OTC 2 và OTC 5 lần lượt là 17 cây và 28 cây trong đó số cây có triển vọng là 5 và 4 cây. 4.3. Đặc điểm cây bụi, và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố 4.3.1. Độ che phủ của cây bụi Bảng 4.12: Bảng tổng hợp độ che phủ TB của cây bụi nơi có loài Đinh mật phân bố OTC Trị số các lần đo trên các ODB (%) Trị số Số 1 2 3 4 5 TB% 1 60 20 50 40 30 40 2 30 50 40 30 50 40 3 60 30 20 50 40 40 4 10 20 40 40 40 30 5 30 50 60 20 40 40 6 40 30 10 50 20 30 Độ che phủ trung bình của các OTC 37
  53. 44 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Qua bảng 4.12. Về độ che phủ trung bình của cây bụi nơi có loài Đinh mật phân bố, cho thấy độ che phủ phân bố không đồng đều giữa các OTC. Độ che phủ cao nhất ở OTC 1 và 3, độ che phủ nhỏ nhất ở OTC 6 là 0.1%. Độ che phủ trung bình của cây bụi cao nhất ở các OTC 1, 2, 3, 5, là 20,4%. Độ che phủ trung bình nhỏ nhất ở OTC 4, 6 là 0,3 %. 4.3.2. Độ che phủ của thảm tươi Bảng 4.13: Bảng tổng hợp độ che phủ TB của lớp dây leo và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố OTC Trị số các lần đo trên các ODB (%) Trị số Số 1 2 3 4 5 TB% 1 25 35 30 40 20 30 2 35 40 30 45 25 35 3 30 35 25 40 45 35 4 15 20 20 5 15 15 5 10 20 5 30 10 15 6 50 60 40 30 70 50 Độ che phủ trung bình của các OTC 30 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Qua bảng 4.13. Cho thấy độ che phủ của lớp dây leo và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố, độ che phủ của lớp dây leo và thảm tươi cao nhất ở OTC 2, 3 trị số lần đo 4, 5, độ che phủ nhỏ nhất ở OTC 5 trị số lần đo 3 là 5%. Độ che phủ trung bình của lớp dây leo và thảm tươi cao nhất ở OTC 2, 3laf 35%, nhỏ nhất ở OTC 5 là 15 %.
  54. 45 4.3.3. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố - Đặc điểm lý tính của đất Bảng 4.14: Kết quả phẫu diện đất nơi có loài Đinh mật phân bố Thành Độ dày trung bình Độ Độ Tỷ lệ đá lộ đầu, Màu sắc phần TT tầng đất (cm) ẩm xốp đá lẫn (%) cơ giới OTC Lộ Đá lẫn A0 A B A B A B A B A B đầu A B Nâu Kết cấu 1 2 20 40 Vàng Ẩm Xốp 95 30 60 xám viên Xám Nâu Kết cấu 2 3 25 25 Ẩm Xốp 30 5 10 nâu vàng viên Nâu Nâu Kết cấu 3 2 25 40 Ẩm Xốp 85 50 30 xám vàng viên Nâu Kết cấu 4 2 20 40 Vàng Ẩm Xốp 10 15 15 xám viên Nâu Kết cấu 5 1 20 45 Vàng Ẩm Xốp 45 10 30 xám viên Nâu Kết cấu 6 1 15 25 Nâu Ẩm Xốp 25 15 10 xám viên Trung NâuX Nâu Kết cấu 1.8 20.8 35.8 ẩm Xốp 48.3 20.8 25.8 bình ám vàng viên Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Qua bảng 4.14. Kết quả phẫu diện đất nơi có loài Đinh mật phân bố thấy được độ dày trung bình tầng (cm) của 6 OTC, tầng A0 độ dày trung bình là 1.8cm, tầng A là 20.8cm, tầng B dày 35.8cm. Màu sắc trung bình của 6 OTC ở tầng A là màu nâu xám, tầng B màu nâu vàng. Độ ẩm trung bình 6 OTC là ẩm và xốp, đá lộ đầu trung bình 48.3% đá lẫn của tầng A là 20.8% của tầng B là 25.8%, thành phần cơ giới tầng A và B là kết cấu viên.
  55. 46 - Đặc điểm hóa tính của đất Bảng 4.15: Kết quả phân tích đất khu vực có cây Đinh mật phân bố Nitơ TS P2O5 K2O5 Mùn Mã mẫu pHkcl (%) TS (%) (%) (%) 1 0,11 0,03 5,87 0,32 3,10 2 0,10 0,05 5,92 0,60 3,02 ĐỒNG 3 0,79 0,03 6,20 0.46 3,20 HỶ 4 0,52 0,05 4.21 0,71 3,16 5 0,76 0,06 4,14 0,37 3,16 6 0,10 0,62 4.53 0,54 3,00 7 0,26 0,60 5.37 0,36 2,78 Trung bình 0.4 0.2 5.2 0.5 3.1 Nguồn: Tổng hợp số liệu phân tích mẫu đất Qua bảng 4.15: Cho thấy kết quả phân tích đất khu vực có cây Đinh phân bố ở huyện Đồng Hỷ, Nitơ trung bình là 0,4 % là đất giàu, P2O5 ở mức 0,2 % là đất giàu, K2O5 0,5 % được xếp vào loại đất trung bình, mùn 3,1% là loại đất trung bình. 4.3.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển loài Đối với loài cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao, có nguy cơ tuyệt chủng như loài Đinh mật cần có sự bảo tồn nguyên vị mà trước tiên là bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học. - Các hoạt động bảo tồn vừa phải hướng đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học vừa cải tiện đời sống người dân để giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng có như vậy người dân mới hạn chế sự phụ thuộc vào rừng. - Thường xuyên tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, đưa các giống cây trồng thích hợp vào sản xuất tăng năng suất cây trồng từ đó
  56. 47 hạn chế hoạt động đốt rừng làm nương rẫy, mà vẫn tăng được sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống người dân. - Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bề vững, đây được coi là một trong những hình thức nhằm xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, nhờ vậy nhà nước vừa giữ được rừng mà dân lại ấm no. - Tuyên truyền các chủ chương chính sách pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng thông qua các buổi họp thôn, hoạt động tập thể, phối hợp với nhà trường lồng ghép một số tiết học về bảo vệ và phát triển rừng. - Đẩy mạnh công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho dân và diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng, tạo điều kiện cho dân có công ăn việc làm và nâng cao thu nhập. - Duy trì hoạt động của các Tổ đội tuần tra bảo vệ rừng; đầu tư cả về kiến thức điều tra, giám sát đa dạng sinh học lẫn trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các tổ đội này đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. - Nâng cao năng lực cho các Ban quản lý; đặc biệt là đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực về lĩnh vực bảo tồn, đồng thời có sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương và các tổ chức Quốc tế. - Tăng cường lực lượng bảo vệ và phát triển rừng - Tăng cường công tác truyền thông vận đông người dân tham gia bảo vệ phát triển rừng - Nâng cao đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo
  57. 48 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Tại các lâm phần có Đinh mật phân bố, thành phần các loài cây gỗ khá đa dạng, biến động từ 11 đến 18 loài, như dướng, nghiến, sồi gai, sồi phảng Công thức tổ thành chung của cây Đinh mật phân bố: 20,74Dug + 11,37Ddx + 9,59Đma + 9,18Xnh + 49.13Lkh Các tuyến có loài Đinh mật phân bố có 4 tuyến trên tổng số 30 tuyến điều tra tổng là có 17 cây, tuyến có tổng số cây cao nhất ở tuyến 2 là 10 cây, tuyến có số cây ít nhất ở tuyến 3 là 1 cây. Phân bố theo cấp độ cao: Điều tra được 12 cây trên 6 OTC phân bố theo các độ cao khác nhau, từ 388 m – 522 m, OTC 5 có số cây cao nhất là 5 cây, các OTC có số cây ít nhất như 1, 2, 4, 6 là 1 cây. Độ tàn che trung bình trong các OTC có Đinh mật phân bố là 17.5%. Điều đó cho thấy Đinh mật phân bố ở những lâm phần có độ tàn che khá thấp. Tổ thành cây tái sinh: OTC 4 có tổng số loài tham gia vào công thức tái sinh cao nhất là 7 loài, OTC 5 có số cây tham gia công thức tái sinh thấp nhất là 4 cây. - Nguồn gốc, chất lượng, mật độ tái sinh loài Đinh mật + Trong 8 cây Đinh mật tái sinh có 6 cây có nguồn gốc tái sinh từ hạt chiếm 75 %, 2 cây có nguồn gốc tái sinh từ chồi chiếm 25%. + Trong 8 cây có 4 cây cao 0 – 1m chiếm 50 %, có 1 cây cao từ 1 - 2m chiếm 12.5%, có 3 cây cao hơn 2m chiếm 37.5 %, 3 cây tốt chiếm 37.5%, 4 cây trung bình chiếm 50%, 1 cây xấu chiếm 12.5%. + Mật độ tái sinh trung bình của loài Đinh mật thấp
  58. 49 Cây tái sinh triển vọng của loài Đinh mật: Trong 8 cây chỉ có 4 cây Đinh mật tái sinh có triển vọng Cây tái sinh quanh gốc cây mẹ: Trong 45 cây tái sinh quanh gốc cây mẹ chỉ có 9 cây tái sinh có triển vọng chiếm 21.2% Độ che phủ trung bình của cây bụi là 15 % gốm 1 số loài như; Ta me, Cà dại, Trứng cua, Đom đóm, Lấu núi Độ che phủ trung bình của lớp dây leo và thảm tươi là 30 %, gồm 1 số loài như; Dương sỉ, Sam núi, Giảo cổ lam, Mống bò, Giáy leo Trung Quốc Nhìn chung đất khu vực nghiên cứu vẫn còn tốt như độ dày tầng A là 20 cm, tầng B là 40 cm, màu sắc nâu xám, đất ẩm và xốp thành phần cơ giới là kết cấu viên, với các tính chất hóa, lý phù hợp để cây sinh trưởng và phát triển cây và những lâm phần có độ tàn che thấp. 5.2. Kiến nghị Cần có thêm nhiều những nghiên cứu sâu hơn về đặc tính sinh thái học, gây trồng của loài này và những chương trình, dự án để bảo tồn và phát triển loài. Xây dựng mô hình thử nghiệm làm giàu rừng từ cây con và hạt phục vụ cho công tác bảo tồn loài. Số lượng cây Đinh mật trong lâm phần còn lại không nhiều vì thế cân có những biện pháp bảo tồn, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung để phát triển loài. Theo dõi chặt chẽ mùa quả chín để có kế hoạch thu hái hạt giống phục vụ công tác nhân giống bằng hạt. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm tái sinh tự nhiên cũng như tái sinh nhân tạo của loài.
  59. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Đỗ Đình Âm & (cs 2000), “Điều tra giá thực trạng canh tác nương rẫy các tỉnh Tây Nguyên”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1996 - 2000, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 256-266. 2. Phạm Hồng Ban (2000), “Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An”, Luận án Tiến sỹ sinh học, Đại học sư phạm Vinh, Nghệ An. 3. Nguyễn Tiến Bân và Cs (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập III, Nxb Nông nghiệp 4. Bộ nông nghiệp & PTNT, Quyết định. Số: 4961/QĐ-BNN-TCLN. “Ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vúng sinh thái lâm nghiệp”. 5. Nguyễn Công Hoan (2008) “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc các trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc ”, Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp,trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 6. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, 2/91, tr. 3-4. 7. Vũ Đình Huề (1969), “Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên”, Tập san lâm nghiệp, 69(7), tr. 28-30 8. Vũ Đình Huề (1975), “Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt nam”, Báo cáo khoa học, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội 9. Trần Đình Lý &cs(1995), Khả năng tái sinh tự nhiên thảm thực vật vùng núi cao Sa Pa, Tạp chí Lâm Nghiệp. 10. Nguyễn Ngọc Lung &cs(1993), “Quy luật tái sinh phục hồi sau nương rẫy trong phát triển kinh tế môi trường bền vững vùng núi cao”. Tài
  60. 51 liệu hội thảo Khoa học Mô hình phát triển Kinh tế - Môi trường, Hà Nội 1993. 11. Hoàng Kim Ngũ &cs (1997), “Sinh thái rừng”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Trần Ngũ Phương (1970), “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam”, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 13. Trần Ngũ Phương (2000), “Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.[11]Đỗ Đình âm & (cs 2000), “Điều tra 14. Phạm Đình Tam (1987), “Khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng thứ sinh vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, (1), tr. 23-26. 15. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư (1998), “Một số dẫn liệu về thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy tại Sơn La”, Tạp chí Lâm nghiệp, (7), tr.39- 42. 16. Nguyễn Thanh Tiến (2004), “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực hồ núi cốc tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp, trường đại học lâm nghiệp . 17. Hà Văn Tuế &cs(1985), “Khả năng tái sinh và quá trình sinh trưởng phát triển của thảm thực vật trên đất sau nương rẫy tại Kon Hà Nừng, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vậ”t, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 18. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vậ”t. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội 19. Trần Xuân Thiệp (1995), “Nghiên cứu qui luật phân bố chiều cao cây tái sinh trong rừng chặt chọn tại lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Viện Điều tra qui hoạch rừng 1991-1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  61. 52 20. Nguyễn Thị Thoa (2003) “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp, trường Đại học Lâm Nghiệp. 21. Nguyễn Văn Thêm (2002), “Sinh thái rừng”, Nxb Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 22. Phạm Ngọc Thường (2001), “Một số đặc điểm của đất rừng phục hồi sau canh tác nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 01(11), tr. 830 -831. 23. Phạm Ngọc Thường (2003), “Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật cây gỗ sau canh tác nương rẫy ở Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 03(1), tr. 104,98. 24. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 25. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 26. H. Lamprecht (1989), Silviculture in Troppics. Eschborn. .[6 27. Richards P.W (1952), Rừng mưa nhiệt đới (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 28. Van Steenis. J (1956), Basic principles of rain forest Sociology, Study of tropical vegetation prceedings of the Kandy Symposium UNESCO.[26] III. TÀI LIỆU INTERNET 29. Chi Đinh 30. &list=species 31. Tìm hiểu về gỗ đinh, hieu-ve-go-dinh
  62. Phụ lục 01 CÁC LOẠI BẢNG MẪU THU THẬP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRONG CÁC OTC Mẫu bảng 01: PHIẾU ĐO ĐẾM TẦNG CÂY GỖ OTC số: 01 Khu vực: Trạng thái rừng: núi đá có rừng Toạ độ :x y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: Chiều cao cây Độ Cao D1.3 (m) Dt STT Loài Cây Ghi chú (m) (cm) Hvn Hdc (m) (m) (m) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
  63. Mẫu bảng 02: PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH OTC: Trạng thái rừng: Toạ độ :x y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: Loài Cây Cấp chiều cao (m) Nguồn gốc TT Ghi chú 0 - 1 1 - <2 ≥2 ODB Hạt Chồi T TB X T TB X T TB X 1 2 3 4 5
  64. Mẫu bảng 03: PHIẾU ĐIỀU TRA TÁI SINH CÂY ĐINH MẬT QUANH GỐC CÂY MẸ Tuyến, (OTC): Khu vực: Trạng thái rừng: Toạ độ :x y: Độ cao: Độ dốc: 35 Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: Cự ly cách Cấp chiều cao (m) Nguồn gốc Ghi gốc cây mẹ 0 - 1 1 - 2-4 >4-6 >6-8 >8-10 >10-12 >12-14 >14-16 >15-18 >18-20 >20-22 >22-24
  65. Mẫu bảng 04: PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY BỤI ÔTC số: Xóm: Xã: Huyện: Trạng thái rừng: núi đá có rừng Tọa độ: X: Y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đông – Nam Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: Chiều cao (m) Độ che ODB Loài cây phủ Ghi chú 0 - 1 1,1 - 2 2,1 - 3 > 3 (%) 1 2 3 4 5
  66. Mẫu bảng 05: PHIẾU ĐIỀU TRA THẢM TƯƠI VÀ DÂY LEO OTC : Khu vực: Vị trí: Trạng thái rừng : Tọa độ: X: Y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đông – Nam Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: Cấp độ cao (m) Độ che phủ ODB Loài Cây Ghi chú 0.5 1 >2 (%) 1 2 3 4 5 TB
  67. Mẫu bảng 06: PHIẾU ĐIỀU TRA PHẪU DIỆN ĐẤT OTC : Khu vực: Vị trí: Trạng thái rừng : Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: Độ dày Thành Tỷ lệ đá TB tầng Màu sắc Độ ẩm Độ xốp phần lẫn đất (cm) cơ giới TT Đá Lộ Ao A B Ao A B Ao A B A B lẫn A B đầu A B 1
  68. Phụ lục 3 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ TUYẾN ĐIỀU TRA Cự li Tạo độ Qua các xã, xóm Tuyến (km) Điểm đầu Điểm cuối X-Y X-Y 1 4,75 583710 - 2415520 588730 - 24155200 Xóm bản lèn 2 5 583800 - 2415500 588900 - 2415500 xóm bản lèn 3 4,5 583700 - 2415120 588300 - 2415120 Núi Đình , xóm bản lèn 4 4,75 583500 - 2414800 588200 - 2414800 Núi đình 5 5,1 583200 - 2414400 588210 - 2414400 Xóm liên hương 6 5,6 582800 - 2414100 588350 - 2414100 Mô nước 7 5,75 582600 - 2413700 588300 - 2413700 Mô nước 8 5,35 582610 - 2413200 588200 - 2413200 Qua suối Núi khe đà, Xóm khe đà, 9 5,1 582700 - 2412800 587700 - 2412800 suối 10 5,5 582200 - 2412400 587900 - 2412400 Núi khe đà, Núi hỏm 11 5,35 582300 - 2412000 587100 - 2412000 Xã Văng lang, núi hỏm 12 5,15 582600 - 2411710 587602 - 2411710 Xâ Văn lăng, suối 13 5,85 58202 - 2411300 587900 - 2411300 Xã Văn lăng, suối, núi tan la Xã Văn lăng, núi khe ung, 14 6 582100 - 2410910 587950 - 2410910 suối Xã văn lăng, núi bụp suối, 15 6,25 582200 - 2410500 588305 - 2410500 xóm tam gia Xã văn lăng, núi đôi gianh, 16 6,35 582301 - 2410100 588603 - 2410100 suối 17 6,25 582301 - 2409850 588400 - 2409850 Núi đôi gianh, suối 18 6,85 581700 - 2409300 588500 - 2409300 Suối 19 7,1 581550 - 2409001 588600 - 2409001 Núi khe ung , suối ,suối Núi khe ung xóm tân lập 2, 20 8,5 581610 - 2408670 590210 - 2408670 suối
  69. Núi nhà tây , xom mong , 21 9,55 581406 - 2408250 590303 - 2408250 xóm tân lập, suối xóm dại 22 7,95 581800 - 2407101 589607 - 2407101 Xóm mong , xóm dại 23 6,8 582631 - 2407400 589200 - 2407400 Xóm khe cạn, xóm tân sơn 24 6,5 582806 - 2407106 589100 - 2407106 Xóm khe cạn, suối xóm tân thành, xóm tân 25 6,7 582607 - 2406700 589008 - 2406700 thịnh,núi bác lẩu Xóm khe quân, xóm tân 26 5,5 582394 - 2406250 588707 - 2406250 thành , núi bác lẩu 27 3,05 582506 - 2405807 585300 - 2405807 suối 28 1,1 582805 - 2405500 584004 - 2405500 Qua rừng sản xuất , suối 29 800 583001 - 2405103 583507 - 2405103 Qua rừng sản xuất , suối 30 500 583330 - 2404436 583754 - 2404436 Qua rừng sản xuất , suối