Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

pdf 79 trang thiennha21 20/04/2022 4270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_lam_hoc_cay_nghien_gan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÙI VĂN LONG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI NGHIẾN GÂN BA (Excentrodendron tonkinensis) TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÙI VĂN LONG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI NGHIẾN GÂN BA (Excentrodendron tonkinensis) TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47 QLTNR N01 Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THANH TIẾN Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan TS. Nguyễn Thanh Tiến Vùi Văn Long XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt 4 năm được học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên bản thân tôi cũng như bao bạn sinh viên khác được sự quan tâm dạy bảo của thầy cô giáo. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi thực hiện xong đề tài nghiên cứu của mình. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô trong khoa lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ em, nhất là giáo viên hướng dẫn Thầy TS. Nguyễn Thanh Tiến và Thầy La Quang Độ đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức không chỉ là nền tảng cho quá trình thực hiện khóa luận mà còn là hành trang qúy báu để em bước vào đời một cách tự tin và vững chắc. Em xin chân thành cám ơn toàn thể cán bộ hạt kiểm lâm, và các cán bộ công chức tại UBND xã Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh và người dân đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình. Mặc dù em đã cố gắng trong suốt quá trình thực hiện ,nhưng do chưa có kinh nghiệm thực tiễn cũng như thời gian thực tập còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Sinh viên Vùi Văn Long
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các thông số được phân tích mẫu đất 21 Bảng 4.1: Tri thức bản địa về sự hiểu biết cây Nghiến của người dân 26 Bảng 4.2: Tri thức bản địa về sử dụng và gây trồng loài Nghiến của người dân 27 Bảng 4.3: Kết quả đo đếm đường kính trung bình của thân cây Nghiến gân ba 29 Bảng 4.4: Kết quả đo đếm kích thước trung bình của lá cây trưởng thành Nghiến 31 Bảng 4.5: Tổ thành tầng cây gỗ khu vực có loài cây Nghiến gân ba sinh sống 32 Bảng 4.6: Thành phần loài cây gỗ đi kèm với Nghiến ở các OTC 34 Bảng 4.7: Mật độ tầng cây gỗ của lâm phần và Nghiến 35 Bảng 4.8: Tổng hợp độ tàn che của các OTC có Nghiến phân bố 37 Bảng 4.9: Chất lượng và nguồn gốc của loài Nghiến 38 Bảng 4.10: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi nơi có loài Nghiến phân bố 39 Bảng 4.11: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của Thảm tươi và dây leo nơi có loài Nghiến phân bố 40 Bảng 4.12: Đặc điểm lý tính của đất tại khu vực nghiên cứu 41 Bảng 4.13: Kết quả phân tích đất khu vực có cây Nghiến phân bố 42 Bảng 4.14: Bảng tổng hợp trữ lượng lâm phần và loài Nghiến gân ba tại khu vực nghiên cứu 43
  6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ lập ô tiêu chuẩn nghiên cứu 20 Hình 4.1: Thân cây Nghiến 29 Hình 4.2: Lá cây Nghiến 30
  7. v DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT D1.3 Đường kính ngang ngực Dt Diện tích tán Hdc Chiều cao dưới cành Hvn Chiều cao vút ngọn N Số cây N/ha Số cây trên ha ODB Ô dạng bảng OTC Ô tiêu chuẩn T Tốt TB Trung bình X Xấu
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 4 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 6 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu huyện Định Hóa 10 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 10 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 13 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15 3.3. Nội dung nghiên cứu 15 3.3.1. Tìm hiểu đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây 15 3.3.2. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Nghiến gân ba 15
  9. vii 3.3.3. Một số đặc điểm nổi bật về cấu trúc quần xã thực vật nơi loài Nghiến gân ba phân bố 15 3.3.4. Một số đặc điểm sinh thái của loài Nghiến gân ba 15 3.3.5. Trữ lượng cây Nghiến gân ba gân ba tại khu vực nghiên cứu 15 3.3.6. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài 15 3.4. Phương pháp nghiên cứu 16 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 16 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài Nghiến gân ba 26 4.1.1. Sự hiểu biết của người dân địa phương về loài Nghiến gân ba 26 4.1.2. Đặc điểm khai thác và sử dụng loài Nghiến gân ba 27 4.1.3. Tác động của người dân tới loài cây Nghiến 28 4.2. Một số đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Nghiến gân ba 28 4.2.1. Hình thái thân, rễ cây Nghiến 28 4.2.2. Hình thái lá 30 4.3. Nghiến cứu một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi có loài nghiến gân ba phân bố 31 4.3.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ 31 4.3.2. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh nơi có Nghiến phân bố 37 4.3.3. Đặc điểm cây bụi và thảm tươi nơi có loài Nghiến gân ba phân bố 38 4.3.4. Đặc điểm đất nơi loài cây Nghiến gân ba phân bố 40 4.4. Đặc điểm trữ lượng lâm phần và cây Nghiến gân ba tại xã Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 43 4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Nghiến gân ba tại xã Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 44 4.5.1. Đề xuất biện pháp bảo tồn 44 4.5.2. Đề xuất biện pháp phát triển loài 45
  10. viii Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 5.1. Kết luận 46 5.2. Tồn tại Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn tồn tại một số vấn đề sau 47 5.3. Khuyến nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là lá phổi xanh của nhân loại bảo vệ trái đất, rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người, rừng còn là tài nguyên quý giá và có khả năng tái tạo. Rừng không chỉ giữ vai trò là cơ sở phát triển kinh tế mà nó còn giữ chức năng sinh thái quan trọng. Rừng là thành phần quan trọng nhất của sinh quyển, là nguồn vật chất và tinh thần cơ bản thoả mãn nhu cầu của con người. Rừng và đời sống là hai mặt của một vấn đề, chúng có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ và nếu so sánh với những cái chung thì có những đặc điểm riêng của nó. Tất cả mọi đời sống xã hội, các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều liên quan đến rừng. Nếu không có rừng thì xã hội loài người sẽ không tồn tại được. Song để tách rời giữa rừng và đời sống xã hội không đơn bởi thực tế cho ta thấy rừng là một hệ sinh thái vô cùng phong phú và phức tạp bao gồm nhiều thành phần và các quy luật sắp xếp khác nhau theo không gian và thời gian. Rừng là yếu tố cơ bản của môi trường, giữ vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học bảo tồn nguồn gen, các nguồn lâm đặc sản khác, phục vụ nhu cầu của con người tuy nhiên rừng trên thế giới cũng như ở Viêt Nam đang bị suy thoái nghiêm trọng, Rừng bị giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều loài cây quý hiếm có giá trị đã bị biến mất, nhiều khu rừng lớn đã bị biến mất, nhiều khu rừng lớn đã bị chia cắt thành nhiều mảng nhỏ hay bị khai thác quá mức làm mất cấu trúc rừng. Nghiến là một loài cây lớn, cho gỗ tốt, có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao. Chính vì vậy cây gỗ nghiến là cây gỗ có giá trị quý hiếm cho nên trong nhưng năm qua đã bị khai thác với số lượng rất lớn, nên hiện nay chỉ có một số vùng còn rất ít và ở rừng núi đá vôi sự tái sinh các loài cây trên núi đá vôi rất khó và sự sinh
  12. 2 trưởng của chúng rất chậm chạp, loài Nghiến trên núi đá vôi mất hàng trăm, nghìn năm sau mới có được cây Nghiến cổ thụ, việc khôi phục loài này là hết sức khó khăn. Những năm qua, tại một số khu rừng đặc dụng, Vườn quốc gia vẫn còn tình trạng khai thác trái phép Nghiến, chủ yếu là khai thác Nghiến dưới dạng thớt mang tiêu thụ. Chính vì vậy số lượng diện tích rừng Nghiến giảm rất mạnh và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Để bảo tồn và phát triển cây Nghiến nguồn gen thực vật quý, hiếm tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên’’. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được thực trạng phân bố và một số đặc điểm lâm học của cây Nghiến gân ba tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn loài cây Nghiến gân ba cho khu vực nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Giúp tôi hiểu thêm về sự phân bố và sinh trưởng của cây Nghiến gân ba; Ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn; Biết được tầm quan trọng của loài thực vật quý hiếm như cây Nghiến gân ba nói riêng, và các loài cây quý hiếm sống kèm cây Ngiến gân ba nói chung; 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố của loài Nghiến nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn.
  13. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng. Quá trình đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng là những nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng, suy giảm đa dạng sinh học, nhiều loài động thực vật quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy cần có những hành động cụ thể của cộng đồng đó là các chương trình, dự án để bảo tồn một cách kịp thời. Trong đó Nghiến là loài gỗ quý có giá trị kinh tế cao, đã và đang bị khai thác mạnh dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng chính trong tương lai gần vì thế chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể về đặc tính sinh học của loài này từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn Về cơ sở sinh học Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật Về cơ sở bảo tồn Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên.
  14. 4 Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH có rất nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cây Nghiến gân ba tuy có khu phân bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh (trước đây để lấy gỗ dùng trong xây dựng và làm tà vẹt, hiện nay dùng làm thớt chủ yếu xuất khẩu trái phép qua biên giới). Số cá thể trưởng thành đã bị chặt phá > 50%. Tuy có ở các Vườn quốc gia: Ba Bể, Vườn quốc gia Phia Đén – Phia oắc, Vườn quốc gia Xuân Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, và các Khu bảo tồn thiên nhiên Pà Cò - Hang Kia, Hữu Liên, Na Hang, Bắc Mê, Bát Đại Sơn, Phong Quang, Tây Côn Lĩnh, Kim Hỷ, Nam Xuân Lạc, Thần Sa- Phượng Hoàng, nhưng tại những nơi đó vẫn bị khai thác trộm. Loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao ngoài thiên nhiên. Đây là cơ sở khoa học giúp tôi tiến hành khoá luận tốt nghiệp này. 2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới *Cấu trúc rừng Quy luật về cấu trúc rừng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh thái học. Trong nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia ra làm 3 dạng cấu trúc là: cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của thảm thực vật là kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng, thực tế cấu trúc rừng nó có tính quy luật và theo trật tự của quần xã. Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được P. W. Richards (1952) [13], G. N. Baur (1964) [1], E. P. Odum (1971) [18] tiến hành. Những nghiên cứu này đã nêu lên quan
  15. 5 điểm, các khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng. G. N. Baur (1964) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh cải thiện rừng. P. Odum (1971) [18] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley (1935). Khái niệm sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. Công trình nghiên cứu của R. Catinot (1965) [4], J. Plaudy (1987) [12] đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến. Cây Nghiến Tên khoa học: Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau, 1978.) là loài thực vật có hoa trong chi Nghiến- Excentrodendron, ho Đay - Tiliaceae. Bộ Bông - Malvales, lớp (nhóm): cây gỗ lớn. Ngành Ngọc lan-Magnoliophyta. Loài này được Chang & Miau mô tả khoa học chi tiết năm 1978. Tên đồng nghĩa: Pentace tonkinensis A. Chev, nom. Nud 1918; P arapentace tonkinensis Gagnep, nom. Inval 1943; Excentrodendron hsienmu auct, non (Chun & How) Chang & Miau 1956. Burretiodendron tonkinensis (Gagnep.) Kosterm 1960; Burretiodendron hsienmu Chun & How Theo Xian Mu (1978) [19] loài cây Nghiến Excentrodendron tonkinense (A. Chevalier) Hung T. Chang & RH Miao với các tên đồng nghĩa (cynonym): Pentace tonkinensis A. Chevalier, Bull. Écon, Indochine, ns, 20: 803. 1918; Burretiodendron hsienmu Chun & FC Làm thế nào; B. tonkinense (A.
  16. 6 Chevalier) Kostermans; Excentrodendron hsienmu (Chun & FC How) Hung T. Chang & RH Miao; E. rhombifolium Hung T. Chang & RH Miao. Cây cao tới 40 m. Cuống lá 3,5-6,5 (-10) cm; phiến lá màu xanh lá cây, hình trứng hoặc hình bầu dục hoặc hình elip, 8-14 (-18) × 5-8 (-12) cm, có lông, bóng, có lông màu nâu vàng có lông ở rìa tĩnh mạch, gân bên đến 1/2 dài như lưỡi kiếm, cách mép 10-15 mm, mỗi cạnh có 4 hoặc 5 gân phụ, gốc tròn, đỉnh nhọn hoặc tù. Cụm hoa đực có hoa 7-13, 5-9 cm; hoa mầu hồng nhạt, 1-3 hoa. Hoa đơn tính. Cuống nhỏ không khớp nối. Nhũ hoa thuôn dài, 1-1,5 cm, hoa chương màu nâu nhợt nhạt, nhẵn nhụi, không có tuyến hoặc một vài cánh hoa bên trong có 2 tuyến. Cánh hoa rộng 8-9 × 5-6 mm, cơ sở rõ ràng có vuốt. Xuất hiện 25-35; sợi tơ 4 - 6 mm; bao phấn ca. 3 mm. Hoa cái chưa biết. Excentrodendron tonkinense mọc ở rừng thường xanh trên đá vôi. Tỉnh Quảng Tây, Đông Nam tỉnh Vân Nam giáp [Việt Nam]. Excentrodendron tonkinense (như Burretiodendron hsienmu ) được đưa vào Danh sách đỏ của IUCN là cây "Dễ bị tổn thương (B1 + 2c)." Gỗ rất cứng và được đánh giá cao để làm thớt. 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Cây Nghiến hay còn có tên khác: Nghiến đỏ; Nghiến trứng; Kiêng mật; Kiêng đỏ, Cây Nghiến CâyTên khoa học là; Excentrodendron tonkinense. Việt nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông chính vì thế hệ động thực vật tại việt nam vô cùng phong phú và đa dạng. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được 11.373 loài thuộc 2.524 chi, 378 họ trong 7 ngành thực vật khác nhau (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) [10]. Với hơn 19 triệu hecta rừng và đất rừng, hệ động thực vật phong phú và đa dạng với nhiều loài động thực vật quý hiếm được phát hiện và bảo tồn trong số đó cây Nghiến (Excentrodendron tonkinensis) là một trong những
  17. 7 cây quý hiếm thường phân bố trên vùng núi đá vôi, có giá trị cao đang được nghiên cứu và bảo tồn trước nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học. *Các nghiên cứu về bảo tồn Sách đỏ Việt Nam 1996 [2] lần đầu tiên được soạn thảo và chính thức công bố và sách đỏ năm 2007 [3] đã thực sự phát huy tác dụng, được sử dụng có hiệu quả trong các hoạt động nghiên cứu giảng dạy, quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên động thực vật ở nước ta, đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật, môi trường thiên nhiên nước ta trong giai đoạn vừa qua. Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã. Điều này được thể hiện bằng một loạt các văn bản, chính sách đã ra đời. Ba mốc quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo tồn của Việt Nam là sự ra đời của Nghị định 18/HĐBT (1992) [9], Nghị định 48/2002/NĐ-CP (2002) [6] và Nghị Định 32-CP/2006 [7] Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2006. Nghị định 160/2013 NĐ-CP [8] về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Luật đa dạng sinh học (2008) [10]. Nhằm quy định các loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. *Nghiên cứu về sinh thái Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, Ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, (Lê Mộng Chân và Cs (2000) [5] đã nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài
  18. 8 cây sống trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu của cây đối với hoàn cảnh. Con người tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc, đúng chỗ đồng thời lợi dụng các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trường Lê Mộng Chân (2000) [5]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [14], đã thống kê thành phần loài của VQG có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi, 213 họ thuộc ngành: Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín, các loài này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. * Nghiên cứu về cây Nghiến gân ba Sách đỏ Việt Nam năm (2007), phần II thực vật [3], mô tả đặc điểm cây Nghiến: Hình thái: Cây gỗ lớn, cao 30 - 35m, đường kính tới 80 - 90cm. Cành non không có lông. Lá hình trứng rộng, cỡ 10 - 12 x 7 - 10cm; mép nguyên; gân bên 5 - 7 đôi, trong đó có 3 gân gốc; cuống lá dài 3 - 5cm. Hoa đơn tính. Hoa đực có đường kính 1,5cm. Đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 thuỳ sâu, dài 1,5cm. Cánh hoa 5, dài 1,3cm. Nhị khoảng 25, xếp thành 5 bó; chỉ nhị dài 1 - 1,3cm; bao phấn hình bầu dục, dài 3 mm. Quả khô hình 5 cạnh (giống quả Khế), tự mở, đường kính 1,8cm. Sinh học, sinh thái: Ra hoa tháng 3 - 4, có quả tháng 8 - 10. Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thường xanh mưa mùa ẩm ở vùng núi đá vôi, ở độ cao dưới 800 m, tái sinh bằng hạt, cây mạ và cây con gặp khá phổ biến dưới tán rừng.
  19. 9 Phân bố: Trong nước: Sơn La (Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu), Hà Giang, Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Cao Bằng (Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Liên, Bắc Sơn), Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình (Mai Châu, Pà Cò). Thế giới: Trung Quốc. Giá trị: Gỗ quý, màu nâu đỏ, cứng, thớ thẳng, vân đẹp, ít co rút, dùng đóng thuyền, làm bệ máy và để xây dựng; cũng thường được dùng làm thớt, làm bệ các tượng mỹ nghệ cao cấp. Tình trạng: Tuy có khu phân bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh (trước đây để lấy gỗ dùng trong xây dựng và làm tà vẹt, hiện nay dùng làm thớt chủ yếu xuất khẩu trái phép qua biên giới). Số cá thể trưởng thành đã bị chặt phá > 50%. Tuy có ở các Khu bảo tồn thiên nhiên Pà Cò - Hang Kia, Hữu Liên và Vườn quốc gia Ba Bể, nhưng tại những nơi đó vẫn bị chặt trộm. Loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Phân hạng: EN A1a - d+2c,d. *Nghiên cứu liên quan về cây Nghiến gân ba Dự án “Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái” (2010) [16]. Đã điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn loài các loài thưc vật quý, hiếm, cung cấp những thông tin về sự phân bố của loài Nghiến trong nước, số lượng còn sót lại, tình hình bảo vệ quản lý loài Nghiến, dự án cũng cho thấy mức độ tác động của người dân đến loài Nghiến là rất lớn dẫn tới có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tương lai gần. Những thông tin được dự án cung cấp giúp cho công tác quản lý, bảo vệ một cách hợp lý, kịp thời, và đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài Nghiến. Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003), Tập II [15] mô tả dạng sống và sinh thái cây Nghiến: Gỗ lớn, cao 30 - 35m, đường kính tới 80 -
  20. 10 90cm. đường kính tới 80 - 90cm. Quả khô hình 5 cạnh (giống quả Khế). Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thường xanh mưa mùa ẩm ở vùng núi đá vôi, ở độ cao dưới 800 m, Ra hoa tháng 3 - 4, có quả tháng 8 - 10. 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu huyện Định Hóa 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình Định Hóa là một huyện miền núi phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, được biết đến với di tích quốc gia đặc biệt An Toàn Khu Định Hóa.nằm cách thành phố thái nghuyên 50,7 km qua QL3 và QL3C. Diện tích tự nhiên: 52.075,4 ha. Dân số 90.086 người (năm 2005). Theo cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009), dân số huyện Định Hóa giảm 3.200 người do tỷ lệ xuất cư cao. - Định Hóa giáp tỉnh Bắc Kạn về phía bắc và phía đông. - Giáp tỉnh Tuyên Quang về phía tây. - Giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương về phía nam. Địa hình, cấu trúc địa hình chạy theo hướng Tấy Bắc – Đông Nam nên tạo ra diện mạo địa hình vùng lãnh thổ chủ yếu là vùng đồi núi cao, đồi và núi đan xen, địa hình phức tạp, có độ dốc lớn, độ chia cắt mạnh. Căn cứ và đặc điểm tự nhiên có thể chia huyện Định Hóa thành 4 tiểu vùng: + Tiểu cùng núi trung bình và núi thấp + Tiểu vùng núi đá + Tiểu vùng đồi cao + Tiểu vùng đồi thấp và thung lũng 2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn - Đặc điểm khí hậu Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa
  21. 11 mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 20°c, độ ẩm tương đối cao,trung bình khoảng 80,67%, số giờ nắng trong năm trung bình khoảng 1.360 giờ. Lượng mưa trung bình 2000-2100 mm. - Đặc điểm thủy văn Định Hóa là đầu nguồn của sông Công, sông Chu. Có nguồn nước mặt khá phong phú, với 3 hệ thống sông chính là hệ thống sông Chợ Chu, hệ thống sông Công, hệ thống sông Du. Huyện có 100 ao, hồ lớn nhỏ, đặc biệt có hồ Bảo Linh diện tích mặt nước khoảng trên 80 ha và khoảng 200 đập dâng tưới cho khoảng 3.500 ha. Nguồn nước ngầm cũng rất dồi dào và có chất lượng tốt, đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất. 2.3.1.3. Về thổ nhưỡng Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh thái nguyên. Trên cơ sở đánh giá đất theo FAO – UNESCO huyện Định Hóa có 10 loại đất chính: + Đất phù sa không được bồi (P). + Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D). + Đất nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazơ (Fk). + Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fj). + Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch (Fs). + Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa). + Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq). + Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp). + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl). + Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha).
  22. 12 2.3.1.4. Về tài nguyên - Tài nguyên đất Định Hoá có 52.075,4 ha đất tự nhiên, trong đó: 99.29km2đất nông nghiệp, 221.7km2 ha đất lâm nghiệp, 8.46km2 đất chuyên dùng, 7.33km2 đất ở, 183.98km2 đất chưa sử dụng. Đất thuộc loại hình Mác mưa chua, chủ yếu là Grnid, có diện tích 19.97km2, tầng dầy trung bình chiếm ưu thế, tập trung chủ yếu ở các xã vùng 3. Căn cứ vào độ dốc có thể phân ra: Đất có độ dốc trên 250 có 116.18km2, đất có độ dốc dưới 25 0 có 145.96km2, đất núi 152.67km2. - Tài nguyên rừng Thảm thực vật của Định Hoá rất phong phú, chứa đựng nhiều tiềm năng kinh tế, với các loại lâm sản quý như gỗ nghiến, lim, lát, sến và các loại tre, nứa, vầu, trám Đặc biệt, vùng đất các xã phía nam có nhiều cây cọ, lá để lợp nhà, cuộng để làm mành, thân làm kèo, xà nhà rất bền. Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim. Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, băn bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú. - Tài nguyên nước Định Hoá có 3 hệ thống dòng chảy chính: Sông Chợ Chu: là sông lớn nhất, hợp lưu bởi nhiều khe suối nhỏ bắt nguồn từ sườn núi các xã phía tây, phía bắc huyện, với 3 nhánh chính là suối Chao, suối Múc, suối Tao; đoạn chảy qua xã Tân Dương là đoạn lớn nhất. Sau đó sông chảy qua xã Yên Ninh (huyện Phú Lương) và hợp lưu với Sông Cầu ở Chợ Mới. Sông Chợ Chu có lưu vực rộng 437 km2, lưu Lượng nước bình quân trong năm 3,06 m3/s. Sông Công (phần trên đất Định Hoá là thượng nguồn) có hai nhánh. Nhánh thứ nhất bắt nguồn từ xã Thanh Định, chảy qua xã Bình Yên, Sơn Phú.
  23. 13 Nhánh thứ hai bắt nguồn từ dãy núi Khuôn Tát xã Phú Đình chảy qua xã Phú Đình, hợp lưu với nhánh thứ nhất ở xã Bình Thành rồi chảy sang xã Minh Tiến (huyện Đại Từ). Tổng diện tích lưu vực trên địa bàn huyện là 128km2, lưu lượng mức bình quân 3,06m3/s. Sông Đu (Phần chảy trên địa bàn huyện thuộc thượng nguồn) bắt nguồn từ xã Yên Trạch (huyện Phú Lương), đoạn chảy qua xã Phú Tiến (Định Hoá) dài khoảng 3,5km. Sau đó sông chảy dọc phía tây huyện Phú Lương, hoà vào sông Cầu ở xã Sơn Cẩm. Sông Đu có tổng diện tích lưu vực 70 km2, lưu lượng nước bình quân 1,68m3/s. 2.3.1.5. Về du lịch Định Hoá là một địa điểm có nhiều di tích lịch sử quan trọng và hệ sinh thái rừng tự nhiên phong phú, là một tiềm năng rất lớn để phát triển ngành dịch vụ du lịch lịch sử sinh thái như khu di tích lịch sử ATK. 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2.2.1. Tiềm năng kinh tế Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 9.929 ha, đất lâm nghiệp là 22.169 ha, nên xác định một trong những thế mạnh chính của huyện là sản xuất nông - lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng, kinh tế trạng trại. Đất đồi rừng tại Định Hoá rất thích hợp với cây Chè đã và đang được trồng phổ biến tại Định Hoá với năng xuất và sản lượng lớn, nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, bên cạnh nguồn lao động sẵn có của địa phương, Định Hoá là một địa điểm thích hợp để hình thành và phát triển ngành công nghiệp nay. 2.3.2.2. Văn hoá, xã hội Định Hóa có 24 đợn vị hành chính trong đó có 1 thị trấn Chợ Chu và 23 xã là: Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Điền Mặc, Định Biên, Kim Phượng, Đồng Thịnh, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú
  24. 14 Đình, Phú Tiến, Phúc Chu, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc tày, dao, kinh. Đa số người dân sống bằng nghề nông như làm lúa nước, làm chè, trồng rừng .
  25. 15 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Loài Nghiến gân ba gân ba (Excentrodendrontonkinensis) - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và cách nhận biết sử dụng của người dân của loài cây Nghiến gân ba. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019. - Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh, huyện Định hóa, tỉnh Thái Nguyên 3.3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu, khóa luận nghiên cứu các nội dung chính sau: - Tìm hiểu đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây + Điều tra thực trạng khai thác và sử dụng của loài cây Nghiến gân ba - Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Nghiến gân ba + Hình thái thân cây, lá. - Một số đặc điểm nổi bật về cấu trúc quần xã thực vật nơi loài Nghiến gân ba phân bố + Đặc điểm tầng cây gỗ nơi có loài Nghiến gân ba phân bố + Đặc điểm về tái sinh của loài + Đặc điểm cây bụi và thảm tươi nơi có loài Nghiến gân ba phân bố. - Một số đặc điểm sinh thái của loài Nghiến gân ba + Đặc điểm khí hậu phân bố của loài - Trữ lượng cây Nghiến gân ba gân ba tại khu vực nghiên cứu - Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài
  26. 16 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu. Trong quá trình thực hiện, đề tài đã kế thừa các số liệu, tài liệu sau: Các tài liệu, công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, hình thái, tái sinh, giá trị sử dụng, của loài Nghiến gân ba được thực hiện ở trong và ngoài nước. Các số liệu, tài liệu, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tại huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu. 3.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu phân loại học. Để xác định, làm quen và nhận rõ loài khi triển khai nghiên cứu thực địa thì việc nghiên cứu phân loại loài rất quan trọng. Nghiên cứu này thực hiện tốt giúp nhà nghiên cứu không nhầm lẫn đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, nó cũng chỉ rõ vi trí phân loại của loài trong các hệ thống phân loại. Để thực hiện được nội dung này, đề tài đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan về hệ thống học của chi và họ Đay trên thế giới và trong nước, đồng thời tiến hành kiểm tra và được thầy giáo Th.s La Quang Độ giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hướng dẫn cách nhận biết cây Nghiến gân ba ngoài thực địa để không bị nhầm lẫn với các cây khác. Các đặc điểm hình thái của loài cũng được nghi chép để phục vụ nghiên cứu hình thái loài. 3.4.1.3. Điều tra sơ thám Sau khi đã có những thông tin sơ bộ về hình thái và phân bố của loài, đề tài tiến hành xác định trên bản đồ khu vực cần điều tra. Điều tra sơ thám nhằm: Nhận diện chính xác loài và xác định sơ bộ khu vực nghiên cứu của loàiNghiến gân ba.
  27. 17 Xác định sơ bộ tuyến điều tra sao cho đảm bảo đi qua các loại rừng đại diện, nới có loài Nghiến gân ba phân bố. 3.4.1.4. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoài hiện trường a) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học (Nguyễn hoàng Nghĩa 2001). Cụ thể như sau: - Quan sát mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa và hạt của câyNghiến gân ba, đối với thân cây ta dùng thước dây để xác định chu vi tại vị trí D1.3 , đo lá và quả bằng cách chọn những lá và quả sinh trưởng bình thường không bị sâu bệnh hay biến dạng dùng thước kẻ hoặc thước dây đo chiều dài và rộng rồi ghi lại các thông số đã đo vào bảng, ngoài ra chúng ta có thể dùng thước kẹp để đo kích thước quả rất tiện lợi và có độ chính xác cao - Lấy mẫu tiêu bản không những của loài nghiên cứu mà lấy của các loài khác trong quần xã phục vu cho việc định danh loài. Các mẫu vật thu được cần so sánh với các tiêu bản trước đây hoặc nhứng loài cây có hình thái tương tự nhằm xác định tính chính xác của loài (Nguyễn hoàng Nghĩa 2001). - Đo đếm gía trị trung bình cuả lá và quả cây Nghiến gân ba. Thu hái 100 mẫu lá, quả ở 3 vị trí trên tán cây (Dưới tán, giữa tán và đỉnh tán) - Dụng cụ thiết bị hỗ trợ: Máy ảnh, thước dây. ống nhòm, thước đo độ cao, GPS, b) Phương pháp phỏng vấn người dân Để đánh giá và tìm hiểu sự hiểu biết và sử dụng các loài Nghiến gân ba trong khu vực nghiên cứu , chúng tôi tiến hành chọn các đối tượng phỏng vấn như sau: Những người được phỏng vấn gồm những người đã từng khai thác
  28. 18 và sử dụng các loài cây gỗ trong khu vực để sử dụng cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất cũng như để trao đổi và mua bán, những người đã từng đi khác thác Nghiến gân ba. Những người am hiểu các loài cây tại khu vực như các cụ già, các cán bộ tuần rừng, cán bộ Kiểm lâm đia bàn hay trong khu bảo tồn điều tra trong dân theo mẫu bảng thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể mẫu loài cây để thu thập các thông tin về giá trị sử dụng, phân bố, theo phiếu phỏng vấn (phụ lục 1). Số lượng điều tra 30 phiếu/03 Xã c) Điều tra trên các OTC điển hình OTC có diện tích 1000 m2 (25 x 40m) cạnh dài đặt song song với đường đồng mức, cạnh ngắn vuông góc với đường đồng mức. Trong điều tra tiến hành lập các OTC (1000m2)). Số lượng OTC 9 OTC/03 khu vực điều tra. Trong OTC xác định các nhân tố điều tra sau: - Đối với tầng cây gỗ: Các chỉ tiêu thu thập gồm: tên loài cây, Hvn, Hdc, D1,3, Dt của cây Nghiến gân ba có D1.3 ≥ 6cm trong OTC. Còn các loài cây khác chỉ đo D1.3 và Hvn. + Tên loài xác định tên địa phương tại hiện trường, sau đó tra tên khoa học, cây chưa biết tên lấy mẫu tiêu bản để giám định theo phương pháp chuyên gia. + Chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành đo bằng thước Blum - Leiss. + Đường kính đo tại vị trí 1,3m bằng thước kẹp kính có khắc vạch đến mm. + Đường kính tán đo bằng thước dây theo 2 chiều Đông Tây - Nam Bắc và lấy trị số trung bình theo phương pháp trung bình cộng. số liệu thu thập được ghi vào bảng 3.4 (phụ lục 2) - Đối với tầng cây tái sinh Do đây là nội dung điều tra lâm học nên tầng cây tái sinh được xác định toàn bộ cây tái sinh của loài Nghiến gân ba. Trong mỗi OTC điển hình tạm thời Tiến hành điều tra tái sinh Nghiến gân ba xung quanh các gốc cây mẹ
  29. 19 Nghiến gân ba có cây con tái sinh theo các cự ly khoảng cách tính từ gốc cây mẹ: từ 2, 4, 6, 8 m đến khi không còn cây tái sinh Nghiến gân ba xuất hiện. Các chỉ tiêu đo đếm bao gồm: chiều cao vút ngọn (Hvn), tình hình sinh trưởng, phẩm chất cây con (tốt, trung bình, xấu) , nguồn gốc tái sinh (Chồi, hạt), số lượng cây, tỷ lệ cây triển vọng của những cây có D1.3 < 6cm. Cây Nghiến gân ba tái sinh triển vọng là cây sinh trưởng tốt, có chiều cao lớn hơn lớp cây bụi thảm tươi tại khu vực đó (≥2m). Thống kê tất cả cây tái sinh theo các tiêu chí: - Tên loài cây tái sinh. - Chiều cao cây tái sinh theo các cấp khác nhau. - Xác định chất lượng cây tái sinh: + Cây tốt là cây thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. + Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh. + Còn lại là cây có chất lượng trung bình. - Xác định nguồn gốc cây tái sinh: hạt hay chồi Khi điều tra tái sinh, chúng tôi đồng thời xách định các chỉ tiêu: độ tàn che, độ che phủ bình quân và độ dốc mặt đất tại vi trí cây mẹ. Kết quả điều tra cây tái sinh được ghi vào mẫu bảng 3.5 (phụ lục 2). - Xác định cây tái sinh có triển vọng: Cây tái sinh có triển vọng là những cây ≥2m, sinh trưởng tốt có khả năng tham gia vào tầng cây cao. - Phương pháp điều tra cây bụi, thảm tươi Trên diện tích đo đếm tái sinh đã lập, sau khi đo đếm tái sinh xong, tiến hành đo đếm đồng thời các cây bụi và thảm tươi trên toàn bộ diện tích các dải vòng tròn đồng tâm (các dải) có bán kính 2m.
  30. 20 Điều tra cây bụi theo chỉ tiêu: Tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của từng loài và tổng số loài trên vòng tròn đồng tâm (các dải) có bán kính 2m Kết quả ghi vào phiếu điều tra cây bụi bảng 3.6 (phụ lục 2). Điều tra thảm tươi theo các chỉ tiêu: Loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ODB. Để xác định độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi chúng tôi thực hiện như sau: dùng thước dây có chia vạch theo 2 đường kính vuông góc với nhau của ODB, trên mỗi đường đã vạch tính tổng chiều dài của những đoạn bị tán của cây bụi và thảm tươi che lấp, độ dài bị che lấp này chia cho chiều dài đường kính của ODB sẽ thu được độ che phủ. Cộng tổng và chia trung bình của 02 đường kính sẽ ra độ che phủ trung bình của 1 ODB. Phương pháp lập ô dạng bản (ODB): Trong OTC lập 5 ODB để điều tra cây bụi, thảm tươi theo vị trí: 1 ô ở tâm, 4 ô ở 4 góc của ô tiêu chuẩn. Cụ thể như hình vẽ sau: Hình 3.1: Sơ đồ lập ô tiêu chuẩn nghiên cứu
  31. 21 Lập ODB để điều tra cây bụi, thảm tươi. Diện tích mỗi ODB là 25 m2 (5m x 5m). Số ODB ở khu vực 1 là 9 x 5 = 45 ô. - Phương pháp phân tích đất. Mẫu đất được phân tích tại Viện khoa học sự sống Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với các chỉ tiêu: Độ PH, các chất đa lượng N, P, K và hàm lượng mùn theo thang đánh giá dựa trên tài liệu khoa học đất: Bảng 3.1: Các thông số được phân tích mẫu đất Tiêu chí Mùn N % P2O5 % K2O5% Rất nghèo 0,2 % > 0,1 % > 1,2 % Rất giàu > 8 % 4,1-5 4,6-5 5,1-5,5 5,6-6,5 pH: kiềm mạnh Kiềm ít Kiềm 3.4.1.5. Phương pháp xử lý số liệu a. Tổ thành tầng cây gỗ Hệ số tổ thành của các loài cây được xác định theo số cây hoặc tiết diện ngang.Trên quan điểm sinh thái người ta thường xác định tổ thành tầng cây cao theo số cây còn trên quan điểm sản lượng, người ta lại xác định tổ thành thực vật theo tiết diện ngang hoặc theo trữ lượng.
  32. 22 Để xác định tổ thành tầng cây gỗ, đề tài sử dụng phương pháp xác định mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI) theo Đặng Kim Vui và cs [17], tính theo công thức (3-1): IVIi (%) = (Ni% + Gi%)/2 (3-1) Trong đó: IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i. Ni% là tỷ lệ số cây của loài thứ i: Gi% là tỷ lệ tổng tiết diện ngang của loài thứ i: Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Nhưng loài có IVI (%) ≥ 5% được lấy vào công thức tổ thành sinh thái. b. Tổ thành cây tái sinh Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức: m  ni n i 1 (3-2) m Trong đó: - n là số cây trung bình theo loài, - m là tổng số loài điều tra được, - ni là số lượng cá thể loài i. Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức: n j n%j m .100 (3-3)  n i i 1
  33. 23 Trong đó: - j =1,2 . - m là số thứ tự loài. Nếu: - n%j 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành - n%i < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành. n Hệ số tổ thành: K i 10 (3-4) i N Trong đó: - Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i, - ni: Số lượng cá thể loài i, - N: Tổng số cá thể điều tra. Cách viết công thức tổ thành: - Cây có hệ số tổ thành ≥ 1 viết hệ số tổ thành trước, sau đó viết ký hiệu tắt của loài. - Cây có hệ số từ 0,5 trở lên viết dấu (+) trước ký hiệu viết tắt của loài. - Cây có hệ số tổ thành < 0,5 trở xuống được cộng dồn trong phần ký hiệu của các loài khác (LK) . c. Mật độ cây tái sinh Là chỉ tiêu bảng thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau: 10.000 n N/ha (3-5) S Trong đó: - S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2), - n là số lượng cây tái sinh điều tra được.
  34. 24 d. Đánh giá trữ lượng Sử dụng phương pháp ước lượng khoảng trong thống kê toán học trong lâm nghiệp, trên cơ sở kết quả điều tra trên mẫu (tuyến điều tra). Từ số liệu trữ lượng Nghiến gân ba gân ba đã tính toán cho các OTC hay các tuyến điều tra, trong trường hợp chưa biết trước quy luật phân bố tần số trong tổng thể vì theo định luật số lớn phân phối xác suất của số trung bình mẫu tiệm cận chuẩn. Căn cứ kết quả tính toán trữ lượng cây Nghiến gân ba trên các tuyến điều tra của từng khu vực (huyện), tiến hành ước lượng trữ lượng gỗ Nghiến gân ba cho địa phương đó với độ chính xác đặt trước là 95%. Công thức ước lượng có dạng như sau: ( X - U /2 . S  + U /2 ) = 1 - n Đây là ước lượng đối xứng do đó: U /2 = 1,96 (nếu = 0,05 tra biểu) U /2 = 2,58 (Nếu = 0,01) Trong đó: Gd = - U /2 . : giới hạn dưới của khoảng ước lượng GT = + U /2 . : giới hạn trên của khoảng ước lượng L = GT - Gd = 2U /2 . : độ dài khoảng ước lượng L = = U /2 . : sai số tuyệt đối số trung bình 2 U .S % = . 100 = / 2 . 100 : sai số tương đối của ước lượng X X n là trữ lượng gỗNghiến gân ba gân ba bình quân của đối tượng điều tra. Công thức tính bảng trữ lượng : ∑ - ̅ = 1.3 1.3 ∑
  35. 25 ∑ - ̅ = ∑ ∑ V - M/ha = x10000 1000 ∑ 𝑔𝑖 - G/ha = x10000 1000 ∑ 𝑔ℎ - GNgh/ha = x10000 1000 ∑ gi 𝑔ℎ - GNgh/ha = x10000 1000 Ghi chú: D1.3tb: Đường kính trung bình Hvntb: Chiều cao trung bình M/ha: Tổng trữ lượng rừng trên một ha MNgh/ha: Tổng trữ lượng loài Nghiến trên một ha G/ha: Tổng tiết diện ngang của rừng trên một ha GNgh/ha: Tổng tiết diện ngang của loài Nghiến trên một ha - Xác định độ tàn che: Độ tàn che của rừng được đo ở 5 vị trí trong ô tiêu chuẩn (tại vị trí lập 5 ô dạng bản) bằng máy đo độ tàn che Spherical Densiometer Model-A. ĐTC = n *1,04 100 Trong đó n là tổng số ô bị tán rừng che khuất. 1,04 là hệ số
  36. 26 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài Nghiến gân ba 4.1.1. Sự hiểu biết của người dân địa phương về loài Nghiến gân ba Trong quá trình điều tra tiến hành phỏng vấn 30 hộ dân trong 03 xã về sự hiểu biết của người dân địa phương về loài Nghiến gân ba trong được thể hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1: Tri thức bản địa về sự hiểu biết cây Nghiến của người dân Số người hiểu biết về Phân bố Dạng thân Lá Hoa quả cây Nghiến - Cây phân - Cây gỗ - Lá non - Rất ít khi nhìn bố rải rác ở càng lớn thì có màu thấy hoa và quả, vì các núi đá, thân càng xanh nõn cây to mới có hoa chủ yếu già chuối, lá và quả, nhưng rất mọc ở sườn - Gỗ tốt, cây trưởng ít cây to nên ít khi 19/30 và đỉnh núi cứng thành có thấy hoa và quả - Ít bị mối màu xanh của cây nghiến mọt, đậm, lá cây - Cây nghiến -Lõi ít nhiều có hình trái thường ra hoa vào thịt gỗ tim. tháng 2-4 Qua phỏng vấn tri thức bản địa người dân tại 03 xã khu vực huyện Định Hóa thì chỉ có 17/30 là hiểu biết về cây Nghiến gân ba. Tại khu vực Điều tra cây Nghiến gân ba phân bố rải rác ở các núi đá, chủ yếu mọc ở sườn và đỉnh núi, Cây gỗ lớn, cao 30 – 35 m, đường kính tới 60 – 70 cm.
  37. 27 4.1.2. Đặc điểm khai thác và sử dụng loài Nghiến gân ba Trong quá trình đi điều tra tiến hành phỏng vấn 30 hộ dân trong 03 xã về sự hiểu biết trong khai thác, cách sử dụng và gây trồng và đã thu được số liệu tại bảng 4.2 Bảng 4.2: Tri thức bản địa về sử dụng và gây trồng loài Nghiến của người dân Số người Mục đích sử dụng dân phỏng vấn - Cây được xẻ ván làm nhà sàn, bưng vách, cây to Làm thì làm cột nhà. 23/30 nhà - Rễ cây đào về làm bàn ghế, rễ có vân đẹp thì làm đồ thủ công mỹ. - Trước gỗ nghiến bán 3-4 triệu 1m³ Bán - Hiện nay nhiều thương lái mua với giá 20-30 20/30 triệu1m³. Dược - Cây nghiến là cây gỗ quý tuy nhiên cây lại không 0/30 liệu có tác dụng chữa chữa bệnh. - Tuy có giá trị kinh tế cao và được khai thác và sử dụng rất nhiều trước đây, nhưng chưa có hộ gia đình nào gây trồng, chỉ trồng 1-2 cây lấy từ rừng về trồng quanh nhà, vì diện tích rừng ít nên người dân Gây chủ yếu trồng keo, trồng chè những cây nhanh đem 0/30 trồng lại giá trị kinh tế - Không biết kỹ thuật tạo giống gây trồng - Phải trồng lâu năm mới khai thác được Thực - Trước đây khoảng 10 năm còn rải rác cây to đường kính hơn trạng
  38. 28 1m - Trong khoảng 5 năm trở lại đây chỉ còn những cây có đường kính không quá 40cm nhưng số lượng không nhiều Qua quá trình điều tra phỏng vấn 30 hộ, người dân cho biết Nghiến là loài cây gỗ lớn có giá trị rất cao trước đây gỗ Nghiến bán 3-4tr/1m3,hiện nay nhiều thương lái hỏi mua với giá cao nhưng cũng không còn vì những cây to đã bị khai thác hết và Nghiến là loài cây sinh trưởng phát triển chậm , người dân cho biết Nghiến thường được sử để làm nhà,bưng vách hoặc làm bàn ghế,cây to làm cột nhà, rễ cây có vân đẹp thì làm đồ trang trí tiện lục bình, cây Nghiến là cây gỗ quý nhưng không có tác dụng chữa bệnh, Tuy có giá trị kinh tế cao và được khai thác và sử dụng rất nhiều trước đây, nhưng chưa có hộ gia đình nào gây trồng chỉ trồng 1-2 cây lấy từ rừng về trồng quanh nhà, vì diện tích đất rừng ít cây Nghiến sinh trưởng phát triển chậm lâu được khai thác nên người dân không gây trồng. 4.1.3. Tác động của người dân tới loài cây Nghiến Con người là tác nhân ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật rừng nói riêng cũng như hệ sinh thái (HST) rừng nói chung. Sự tác động đó ít nhiều đã làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan rừng cũng như mức độ đa dạng các thành phần loài trong HST rừng. Tác động của con người: Các hoạt động cưa, xẻ, chặt cây, phát, đốt rừng, khai thác các loại gỗ và LSNG khác 4.2. Một số đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Nghiến gân ba 4.2.1. Hình thái thân, rễ cây Nghiến Từ việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm hình thái loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense ( Gagnep ) Change & Miau, 1978) trong và ngoài nước kết hợp với điều tra ngoài thực địa tại khu vực xã Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh, đặc điểm của loài nghiến được viết lại:
  39. 29 Hình 4.1: Thân cây Nghiến Nghiến là cây gỗ lớn thường xanh thân thẳng, phân cành cao, gốc có bạnh vè, chiều cao vút ngọn có thể đạt trên 30-40m, đường kính thân cây 60- 90cm, vỏ nứt sần sùi, cành non không có lông nhẵn và trở nên sần sùi khi về già, cuống lá dài từ 2 – 5 cm. Kết quả đo kích thước D1.3 và Hvn của cây Nghiến trong khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 4.3: Kết quả đo đếm đường kính trung bình của thân cây Nghiến gân ba Chỉ số D1.3 (cm) Hvn (m) Nhỏ nhất 7 10 Lớn nhất 21 15 Trung bình 15 12,5
  40. 30 - Từ bảng 4.3 ta có thể thấy được đường kính và chiều cao của những cây Nghiến gân ba đã điều tra rất đa dạng, trong khu vực đã điều tra cây lớn nhất có đường kính 21cm, cây bé nhất có đường kính 7cm, D1.3 trung bình là 15cm, chiều cao bé nhất là 10m, cây cao nhất là 15m, Hvn trung bình là 12,5m, đều là những cây có đường kính bé đến trung bình, không có cây nào đạt đường kính trên 40cm do Nghiến gân ba đã bị khai thác hết những cây to để lấy gỗ. 4.2.2. Hình thái lá Lá màu xanh, lá hình trứng, rộng cỡ 12 – 15, 7 – 10cm, mép nguyên, gân bên từ 5-7 đôi, trong đó có 3 gân gốc, cuống lá dài từ 3 – 5cm cuống không phình. Khi rụng lá sẽ chuyển sang màu vàng đỏ, rụng nhiều vào tháng 11. Tiến hành đo đếm kích thước trung bình của lá Nghiến gân ba kết quả thu được tổng hợp trong bảng: Hình 4.2: Lá cây Nghiến Kết quả đo kích thước độ dài (cm), độ rộng (cm) của lá nghiến gân ba tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau:
  41. 31 Bảng 4.4: Kết quả đo đếm kích thước trung bình của lá cây trưởng thành Nghiến Lá Chỉ số Chiều dài Chiều dài lá Chi ề u rộng lá cuống lá (cm) (cm ) (cm) Nhỏ nhất 2-4 6-7 5-7 Lớn nhất 5-7 10-15 8-12 Trung bình 3-5 9-12 7-10 Kết quả đo kích thước và hình ảnh lá cây Nghiến cho thấy lá Nghiến có một số đặc điểm sau: Lá đơn mọc cách hình trứng tròn, đầu nhọn dần có mũi lồi ra. Đuôi hình tim, hoặc gần tròn dài 8- 12cm, rộng 7 - 10cm, phiến lá dày, cứng, nhẵn bóng, mép nguyên, cuống lá thô, dài 3 - 5cm hơi đỏ, lá non hơi dính. 4.3. Nghiến cứu một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi có loài nghiến gân ba phân bố 4.3.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ 4.3.1.1. Công thức tổ thành tầng cây gỗ Từ việc phân tích bảng số liệu tầng cây gỗ của 9 OTC nơi có cây Nghiến phân bố có thể xác định được công thức kết cấu tổ thành loài tầng cây gỗ. Việc xác định kết cấu tổ thành loài cây đi kèm giúp ta biết được loài cây nghiên cứu có mối quan hệ với những loài cây nào? Chúng có quan hệ như thế nào? Quan hệ hỗ trợ cùng tồn tại hay mối quan hệ cạnh tranh, loài đó hay mọc cùng loài nào giúp ích cho việc điều tra dễ dàng hơn, từ đó có biện pháp lâm sinh tác động phù hợp nhằm phát triển loài cây đó, được cụ thể dưới bảng dưới bảng sau:
  42. 32 Bảng 4.5: Tổ thành tầng cây gỗ khu vực có loài cây Nghiến gân ba sinh sống Vị Nghiến OTC Công thức tổ thành trí IVI% 11,4Duo+ 9,9Ddx+ 9,9Lmc+ 9,7Xon+ 9,3Ngh+ 1 9,3 6,1Max+ 5,8Klt+ 37,9Lk 12,9Tnt+ 12,2Lmc+ 6,6Lai+ 5,7Mat+5,4Suv+ Chân 4 4,1 5,4Thd+ 46,9Lk 15,2Mat+8,6Hvn+ 7,9Lai+ 7,3Tnt+ 6,9Duo+ 7 6,1 6,3Klt+ 6,3Tbc+ 6,1Ngh+ 5,5Xon+ 5,2Dbl+ 24,7Lk 18,6Mat+ 10,9Tbl+ 10,7Duo+ 9,3Oro+ 8,9Lai+ 2 7,2 8,9Xon+ 7,12Tnt+ 7,2Ngh+ 5,5Trc+ 12,7Lk 11,3Lmc+7,2Hvn+6,9Tnt+6,9Lai+6,8Gao+6,8Ngh+ Sườn 5 6,8 6,4Xon+ 6,4Mat+5,5Slt+5,5Tbl+5,2Bil+25,2Lk 15,5Mat+ 14,2Duo+ 11,8Tbl+ 11,2Tnt+ 10,6Lai+ 8 3,8 9,8Lmc+ 6,7Hav+5,9Dbl+ 14,4LK 12,4Tnt+ 11,2Mat+ 10,6Ngh+ 7,5Kdd+ 7,1Lmc+ 3 10,6 7,0Oro+ 5,7Thd+ 5,2Dex+ 33,4Lk 15,2Mat+8,6Hvn+ 7,9Lai+ 7,3Tnt+ 6,9Duo+ Đỉnh 7 6,1 6,3Klt+ 6,3Tbc+ 6,1Ngh+ 5,5Xon+ 5,2Dbl+ 24,7Lk 15,7Duo+ 15,4Mat+ 12,4Tnt+ 12,0Lmc+ 8,9Xon+ 9 7,5 7,5Ngh+ 5,7Sud+ 5,1Dbl+ 17,3Lk Từ kết quả bảng 4.5 cho thấy,tổ thành rừng tự nhiên nơi nghiến phân bố khá đa dạng,với các loài chủ yếu tham gia vào công thức tổ thành như: Lòng mang cụt, Dướng, Thích năm thùy, Mạy tèo, Hương viên núi, Xoan nhừ,
  43. 33 Ở vị trí chân núi số loài tham gia vào công thức tổ thành dao động từ 7 đến 10 loài, chủ yếu là Mạy tèo, Dướng, Lòng mang cụt, Dướng , Ở vị trí sườn núi số loài tham gia vào công thức tổ thành dao động từ 9 đến 11 loài.sự biến động k lớn, chủ yếu là Mạy tèo, Dướng, Lòng mang cụt, Dướng , Còn ở vị trí đỉnh núi số loài tham gia công thức tổ thành là từ 9 đến 10 loài như Mạy tèo,Xoan nhừ, Dướng, Lòng mang cụt, Hương viên núi, Lai Từ kết quả này ta có thể thấy số loài tại chân núi có sự biến động lớn nhất.phần trăm chỉ số IVI của nghiến cũng có sự thay đổi rất lớn,thấp nhất là Otc 8 với 3,8% cao nhất là Otc 3 với 10,6% 4.3.1.2. Thành phần đi kèm với nghiến Trong hệ sinh thái rừng, các loài trong quần xã thực vật luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau đó có thể là mối quan hệ hỗ trợ nhau cùng tồn tại hoặc có thể là quan hệ cạnh tranh loại trừ lẫn nhau. Vì vậy, trong tự nhiên sự tồn tại của cá loài không chỉ là sự thích ứng tạo nên mối quan hệ thân thuộc giữa các loài. Đây là mối quan hệ mang tính bản chất, là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài. Các loài cây hỗn giao chung sống có khả năng thích nghi với nhau hay đối kháng bài xích lẫn nhau trong quá trình lợi dụng các yếu tố môi trường. Như vậy việc nghiên cứu loài cây đi kèm với Nghiến có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn sản xuất, khi chúng ta hiểu được đặc điểm đi kèm của nó với các loài khác chúng ta sẽ phần nào bài trừ được mối quan hệ cạnh tranh của nó với loài khác. Từ đó làm cơ sở để chọn cây trồng phù hợp với nhau trong bảo tồn. Qua điều tra tầng cây gỗ ở 9 OTC tại 3 xã Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh tại huyện Định Hóa thu được kết quả về thành phần loài cây gỗ đi kèm với Nghiến được thể hiện dưới bảng sau:
  44. 34 Bảng 4.6: Thành phần loài cây gỗ đi kèm với Nghiến ở các OTC OTC Loài Cây Chủ Yếu 1 Dướng, Dâu da xoan, Lòng mang cụt, Xoan nhừ, Mạy tèo 2 Mạy tèo, Thôi ba lông, Dướng, Ô rô, Lai, Thích năm thùy 3 Thích năm thùy, Mạy tèo, Kè đuôi dông, Lòng mang cụt 4 Thích năm thùy, Lòng mang cụt, Lai, Mạy Tèo, Sung vè 5 Lòng mang cụt, Hương viên núi, Thích năm thùy, Lai, Gạo 6 Mạy tèo, Kháo lá to, Dâu da xoan, Lòng mang cụt, Đẹn ba lá 7 Mạy tèo, Hương viên núi, Lai, Thích năm thùy, Dướng 8 Mạy tèo, Dướng, Thôi ba lông, Thích năm thùy, Lai, Ô rô 9 Dướng, Mạy tèo, Thích năm thuy, Lòng mang cụt, Han voi Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy: Các cây gỗ nơi cây Nghiến sinh sống là những cây gỗ lớn, có tầng tán phức tạp và là những loài ưa sáng. Nghiến thường đi cùng các loài cây như: Dướng, Ô rô, Thích năm thùy, Mạy tèo, Lai, Dâu da xoan cho nên tùy điều kiện hoàn cảnh rừng và mục đích bảo tồn, trồng rừng ta có thể bảo vệ, Trồng Nghiến với các loài cây nói trên. 4.3.1.3. Cấu trúc mật độ tầng cây gỗ của lâm phần và Nghiến Mật độ tầng cây gỗ là số cây của tầng cây gỗ trên một hecta (N cây/ha). Mật độ là một trong những đặc trưng quan trọng của quần thể, nó nói lên mức độ tận dụng dinh dưỡng của quần thể. Mật độ rừng còn là một chỉ tiêu biểu thị mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây cùng loài hoặc khác loài, khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi điều kiện sống, biểu thị khoảng cách giữa các cây trong quần thể hoặc quần xã và mức độ tác động
  45. 35 của quần thể đối với quần xã. Vậy nghiên cứu mật độ tức là nghiên cứu mức độ lợi dụng tiềm năng sản xuất của điều kiện lập địa. Bảng 4.7: Mật độ tầng cây gỗ của lâm phần và Nghiến OTC N/Lp N/Ng NLp(cây/ha) NNg(Nghiến/ha) 1 31 3 310 30 2 38 3 380 30 3 26 3 260 30 4 30 1 300 10 5 29 2 290 20 6 29 2 290 20 7 27 2 270 20 8 29 1 290 10 9 25 2 250 20 Kết quả ở bảng 4.5. cho thấy: mật độ của tầng cây gỗ và Nghiến trong các OTC khác nhau là khác nhau. Cụ thể như sau. Trong OTC 1 cây mật độ tầng cây gỗ là 310 cây/ha. Trong đó mật độ cây Nghiến đạt 30 cây/ha; Trong OTC 4 mật độ tầng cây gỗ là 300 cây/ha trong đó mật độ cây nghiến 10 cây/ha; Trong OTC 9, mật độ tầng cây gỗ là 250 cây/ha trong đó mật độ cây Nghiến 20 cây/ha. Nhìn chung mật độ của tầng cây gỗ và Nghiến trong các OTC có sự khác nhau rõ rệt. 4.3.1.4. Cấu trúc tầng thứ Tầng thứ là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh hình thái theo mặt phẳng đứng của lâm phần, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong quần xã với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Với rừng tự nhiên cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng và mô phỏng các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau,
  46. 36 giữa các loài cây khác nhau. Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rất có ý nghĩa trong thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, phù hợp với mục đích sử dụng. Qua quan sát cấu trúc rừng kết hợp với kết quả đo chiều cao tầng cây gỗ, tôi đưa ra một số kết luận về cấu trúc tầng thứ nơi Nghiến phân bố như sau: Những loài cây cao có sự phân tầng , chiều cao biến động từ 5 – 30 m. Tuy nhiên tán rừng chính do các loài Nghiến, Ô rô, Mạy tèo, ngoài ra còn các loài khác như,Gạo, Thị đá, Dâu da xoan,Sung đá , Rừng ở trạng thái này, các cây gỗ có sự phân tầng, tuy nhiên sự phân tầng này còn chưa rõ rệt. Nhìn chung thì cấu trúc tầng cây gỗ vẫn là một tầng, chiều cao biến động từ 5 - 30m. Tán rừng chính gồm những cây có chiều cao18 – 30 m như Nghiến, Cây Gạo, Dướng, Cây kháo,Mạy tèo , chiếm phần lớn số cây trong ô, độ tàn che chủ yếu do tầng này tạo ra. Tầng cây bụi thảm tươi vẫn tương đối phát triển tuy nhiên kém phát triển với các loài cây như: Cây bụi gồm các loài Dương xỉ (nhiều),Giáy leo, Dây quai ba lô, Thảm tươi gồm, Cà dại, Ta me, Mật xạ, Trứng cua . Trong cấu trúc tầng thứ của các trạng thái rừng, Nghiến phần lớn tham gia vào tầng tán rừng chính, nhưng nó còn phát triển hơn nữa. Vì vậy cho thấy trong rừng tự nhiên Nghiến là loài cây gỗ lớn, là cây ưa sáng, thường hay gặp ở tầng tán trên của rừng. 4.3.1.5 Đặc điểm về tàn che nơi loài Nghiến gân ba phân bố Bảng tổng hợp độ tàn che của tầng cây gỗ ở các trạng thái có Nghiến phân bố được thể hiện dưới bảng sau:
  47. 37 Bảng 4.8: Tổng hợp độ tàn che của các OTC có Nghiến phân bố OTC Trị số các lần đo trên các ODB Trị số Số 1 2 3 4 5 TB 1 0,3 0,2 0,4 0,3 0,3 0,3 2 0,5 0,3 0,7 0,2 0,3 0,4 3 0,7 0,3 0,4 0,6 0,5 0,5 4 0,5 0,3 0,7 0,6 0,4 0,5 5 0,6 0,3 0,5 0,3 0,5 0,4 6 0,3 0,6 0,5 0,5 0,3 0,4 7 0,7 0,4 0,6 0,5 0,3 0,5 8 0,3 0,6 0,4 0,5 0,4 0,45 9 0,7 0,5 0,3 0,4 0,3 0,45 Độ tàn che trung bình của các OTC 0,43 Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy: OTC có độ tàn che thấp nhất là OTC số 1 và trị số là 0,3%. OTC số 3 và OTC số 4 có độ tàn che lớn nhất là 0, 5% độ tàn che bình quân là 0,43% Từ kết quả trên ta thấy Nghiến là loài cây ưa sáng, thường phân bố tại những khu vực có độ tàn che thấp. 4.3.2. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh nơi có Nghiến phân bố Việc điều tra cây tái sinh loài Nghiến gân ba có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây, kết quả điều tra và xử lý kết quả về chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh của các OTC tại khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:
  48. 38 Bảng 4.9: Chất lượng và nguồn gốc của loài Nghiến Chất lượng loài Nguồn gốc OTC Số cây Tốt TB Xấu Hạt Chồi 1 1 3 1 5 3 2 2 1 2 0 3 2 1 3 1 3 1 5 4 1 4 1 3 0 4 2 2 5 1 4 1 6 4 2 6 Không có cây tái sinh Nghiến 7 1 3 2 6 3 3 8 1 2 1 4 2 2 9 Không có cây tái sinh Nghiến Tổng 7 2 6 33 20 13 Tỷ lệ (%) 20,9 60,9 18,2 60,9 39,4 Kết quả bảng cho thấy ,tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng trung bình của rừng khá cao chiếm trên 60%, còn tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt và xấu dao động trong khoảng 18,2 - 20,9 % .Chủ yếu nguồn gốc cây tái sinh là từ hạt, tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt khá cao chiếm đến 60,9%, còn tỷ lệ cây tái sinh từ chồi chiếm 39,4%, có chất lượng trung bình đổ.đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng, đặc biệt đối với loài nghiến mặc dù mật độ tái sinh thấp nhưng chất lượng cây tái sinh cao trên 70% cây tái sinh có chất lượng từ trung bình đổ lên. 4.3.3. Đặc điểm cây bụi và thảm tươi nơi có loài Nghiến gân ba phân bố 4.3.3.1. Đặc điểm cây bụi Kết quả của quá trình điều tra cây bụi nơi Nghiến phân bố được tổng hợp ở bảng sau:
  49. 39 Bảng 4.10: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi nơi có loài Nghiến phân bố Độ che phủ OTC Dạng sống Loài cây TB(%) 1 Cây bụi Lấu núi, Han khỉ, Ta me , Mặt xạ 10 2 Cây bụi Ta me, Trứng cua, Han khỉ , Mặt xạ 10 3 Cây bụi Cà dại, Ta me, Mặt xạ, Lấu núi 20 4 Cây bụi Ta me, Lấu núi, Han khỉ, Mặt xạ 15 5 Cây bụi Lấu núi, Han khỉ, Ta me, Mặt xạ 18 6 Cây bụi Han khỉ, Trứng cua, Mặt xạ, Lấu núi 15 7 Cây bụi Cà dại, Ta me, Trứng cua, Lấu núi 15 8 Cây bụi Ta me, Lấu núi, Han khỉ, Trứng cua 10 9 Cây bụi Lấu núi, Han khỉ, Trứng cua, Mặt xạ 15 Từ bảng tổng hợp trên độ che phủ cây bụi nơi cây Nghiến phân bố chủ yếu là những cây ưa sáng mọc nhanh. Các loài cây bụi như Ta me, Trứng cua , Cà dại, Lấu núi thấy xuất hiện nhiều lần ở khu vực có Nghiến phân bố. Độ che phủ trung bình của cây bụi đạt từ 10-20 %. Độ che phủ của thảm tươi là khá cao. Độ che phủ trung bình của thảm tươi > 15% 4.4.3.2. Đặc điểm thảm tươi và dây leo Kết quả của quá trình điều tra thảm tươi và dây leo nơi có loài Nghiến phân bố ở các OTC được cụ thể dưới bảng sau:
  50. 40 Bảng 4.11: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của Thảm tươi và dây leo nơi có loài Nghiến phân bố Độ che phủ OTC Dạng sống Loài cây TB (%) 1 Thảm tươi Dây vác, Giáy , Dương xỉ, Bình vôi 20 2 Thảm tươi Dương xỉ, Tầm phong, Dây vác, Giáy 26 3 Thảm tươi Giáy, Dương xỉ, Bình vôi, Tắc kè đá 15 4 Thảm tươi Tắc kè đá, Giáy, Bình vôi, Dương xỉ 25 5 Thảm tươi Dương xỉ, Dây vác,Giáy, Bình vôi 25 6 Thảm tươi Dương xỉ, Tầm phong, Dây vác, Giáy 20 7 Thảm tươi Bình vôi, Dương xỉ, Bình vôi, Giáy 20 8 Thảm tươi Dây vác, Giáy , Dương xỉ, Bình vôi 15 9 Thảm tươi Tắc kè đá, Giáy, Bình vôi, Dương xỉ 25 Từ bảng tổng hợp trên độ che phủ trung bình của thảm tươi và dây leo nơi cây Nghiến phân bố chủ yếu là những cây ưa sáng mọc nhanh. Các loài cây thảm tươi dây leo như Giáy leo, Tầm phong , Dây vác, Bình vôi, Tắc kè đá xuất hiện nhiều lần ở khu vực có Nghiến phân bố. Độ che phủ trung bình của thảm tươi và dây leo đạt từ 10-25 %. 4.3.4. Đặc điểm đất nơi loài cây Nghiến gân ba phân bố 4.3.4.1. Đặc điểm lý tính Qua quá trình tiến hành khảo sát và điều tra tại khu vực nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy giáo La Quang Độ và cán bộ kiểm lâm địa bàn đã tiến hành đánh giá đặc điểm của đất tại nơi có nghiến gân ba phân bố kết quả điều tra, mô tả phẫu điện đất nơi có loài nghiến gân ba phân bố tại khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:
  51. 41 Bảng 4.12: Đặc điểm lý tính của đất tại khu vực nghiên cứu Độ dày Tỷ lệ đá lộ Thành Màu Độ trung bình Độ xốp đầu, đá lẫn phần TT sắc ẩm tầng đất(cm) (%) cơ giới OTC Lộ Đá lẫn A0 A B A B A B A B A B đầu A B Đá lộ đầu> 90% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết 1 cấu viên, tập trung trong các khe và hốc đá Đá lộ đầu> 90% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết 2 cấu viên, tập trung trong các khe và hốc đá Đá lộ đầu> 90% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết 3 cấu viên, tập trung trong các khe và hốc đá Đá lộ đầu> 90% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết 4 cấu viên, tập trung trong các khe và hốc đá Đá lộ đầu> 90% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết 5 cấu viên, tập trung trong các khe và hốc đá Đá lộ đầu> 90% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết 6 cấu viên, tập trung trong các khe và hốc đá Đá lộ đầu> 90% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết 7 cấu viên, tập trung trong các khe và hốc đá Đá lộ đầu> 95% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết 8 cấu viên, tập trung trong các khe và hốc đá Đá lộ đầu> 95% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết 9 cấu viên, tập trung trong các khe và hốc đá Trung Đá lộ đầu> 95% chỉ có đất mùn thô màu xám đen, ẩm, tơi xốp, kết bình cấu viên, tập trung trong các khe và hốc đá Kết quả ở bảng 4.12 cho thấy loài nghiến gân ba tại khu vực nghiên cứu thường sinh sống tập chung chủ yếu tại núi đá, đất tại đây có kết câu viên, đất mùn thô màu xám đen, tập trung trong các khe và hốc đá, có tỷ lệ đá độ đầu trên 90 %.
  52. 42 4.3.4.2. Đặc điểm hóa tính Kế thừa kết quả phân tích mẫu đất khu vực có nghiến gân ba tại xã Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về bảo tồn loài nghiến gân ba tại tỉnh Thái Nguyên của ThS. La Quang Độ và TS. Vũ Văn Thông. Tôi đã tiến hành tổng hợp đặc điểm hóa tính của đất vào bảng sau: Bảng 4.13: Kết quả phân tích đất khu vực có cây Nghiến phân bố Nitơ TS P2O5 K2O5 Mùn Khu vực Mã mẫu pHkcl (%) TS (%) (%) (%) 1 0,17 0,08 5,98 0,86 3,34 2 0,15 0,06 5,80 0,92 4,53 Định 3 0,12 0,07 5,95 0,77 3,68 Hóa 4 0,10 0,09 6,54 0,69 3,76 5 0,19 0,06 6,92 0,54 4,52 Trung bình 0,14 0,07 6,24 0,76 3,97 4.3.4.3. Đặc điểm khí hậu của loài nghiến gân ba phân bố Nghiến là loài cây điển hình của vùng núi đá vôi, rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới và rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, trong vùng rừng mưa mùa á nhiệt đới chia làm hai loại là: Rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đá vôi và rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đất, rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới chia làm hai loại là rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi và rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất, vùng có lượng mưa hàng năm trên 1378mm, mùa khô hơn ba tháng, độ ẩm tương đối hàng tháng trên 80%, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 26 – 360c, tháng lạnh nhất 6 – 150c, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 60c, nhiệt độ trung bình năm là 22 – 390c. Rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đá vôi chủ yếu phân bố trên các dải núi đá ở độ cao trên 700m, Rừng thường xanh mưa mùa á 32
  53. 43 nhiệt đới trên núi đất thành phần cây rừng phong phú, gồm nhiều loài như: Đinh (Polyscias fruticosa), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & Miau,1978), Ké (Xanthium strumarium), Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất Cấu trúc rừng của kiểu phụ này khá đơn giản, phân làm 3 tầng: Một tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và tầng thảm tươi. Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi kiểu rừng này với diện tích, phân bố chủ yếu ở các dải núi đá vôi. 4.4. Đặc điểm trữ lượng lâm phần và cây Nghiến gân ba tại xã Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Điều tra và xử lý kết quả về trữ lượng lâm phần và loài Nghiến gân ba trong 9 OTC tại xã Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.14: Bảng tổng hợp trữ lượng lâm phần và loài Nghiến gân ba tại khu vực nghiên cứu Trữ lượng (m3) Tổng tiết diện ngang (m2) OTC Dtb (cm) Htb (m) M/ha MNg/ha G/ha GNg/ha 1 17,1 13,5 46,25 4,34 74308,1 0,6704 2 15,0 13,5 43,45 3,44 70069,1 0,4498 3 17,3 13,5 40,80 3,68 64252,3 0,6186 4 17,0 12,1 42,20 2,23 71976,7 0,3462 5 15,9 12,1 42,52 2,77 65170,7 0,4310 6 16,3 11,7 40,38 2,03 66238,3 0,3776 7 17,4 13,0 42,38 1,30 67816,1 0,3219 8 17,5 12,9 46,08 2,03 74323,8 0,3140 9 18,0 13,8 42,12 2,74 66167,7 0,4600
  54. 44 Ghi chú: Dtb: Đường kính trung bình Htb: Chiều cao trung bình M/ha: Tổng trữ lượng rừng trên một ha MNg/ha: Tổng trữ lượng loài Nghiến trên một ha G/ha: Tổng tiết diện ngang của rừng trên một ha GNg/ha: Tổng tiết diện ngang của loài Nghiến trên một ha Từ bảng tổng trên cho ta thấy được trữ lượng lâm phần và nghiến trên một ha cụ thể, Ở Otc 61có trữ lượng lâm phần thấp nhất 40,38m3/ha Còn ở Otc8 có trữ lượng lâm phần cao nhất với 46,25m3/ha, các Otc còn lại có trữ lâm phần dao động từ 42-45m3/ha. Về trữ lượng Nghiến/ha Otc có trữ lượng thấp nhấp là Otc7 với trữ lượng 1,3m3/ha, Ở Otc1 có trữ lượng cao nhất với 4,34m3/ha, còn các Otc còn lại có trữ lượng 2,3-3,8m3/ha 4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Nghiến gân ba tại xã Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 4.5.1. Đề xuất biện pháp bảo tồn Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển loài cây Nghiến ở khu vực nghiên cứu do đặc điểm địa hình đồi núi cao, nên công tác tuần tra bảo vệ rừng còn lỏng lẻo, nhất là với loài cây Nghiến, vẫn có tình trạng chặt phá, khai thác gỗ Nghiến. - Để bảo vệ cho loài cây Nghiến không bị chặt phá bừa bãi, trước hết là phải tạo sinh kế cho người dân vì người dân ở đây trước tới nay vẫn sống nhờ rừng mà Nghiến lại là cây có giá trị kinh tế cao, nên trước hết phải đảm bảo cho người dân trong khu vực xã có kế sinh nhai để họ không phải sống nhờ vào rừng nữa.
  55. 45 - Thực hiên xử lý nghiêm minh những hành vi xâm lấn, khai thác trái phép tài nguyên rừng. - Cần phải khoanh vùng trên bản đồ những nơi nghiến phân bố, đặt biển cấm và thường xuyên tuần tra giám sát để ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm trái phép tài nguyên rừng. 4.5.2. Đề xuất biện pháp phát triển loài - Do nghiến là loài cây tái sinh ngoài tự nhiên kém, là loài cây ưa sáng nên cần phát dọn những dây leo bụi rậm nơi có Nghiến để đảm bảo Nghiến có không gian cho cây tái sinh và phát triển. - Phát dây leo, cỏ dại, cây bụi chèn ép cây mục đích tái sinh: Thông qua việc làm này tạo được không gian dinh dưỡng thích hợp và cải thiện hoàn cảnh thích hợp cho cây sinh trưởng nhanh hơn. - Khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo vệ phát triển rừng, tạo điều kiên cho người dân phát triển kinh tế thông qua việc vay vốn khi mà cuộc sống người dân khá thì áp lực vào rừng của người dân mới giảm. - Các biện pháp nêu trên có thể tiến hành đồng thời với một số biện pháp khác như: Cấm chăn thả đại gia xúc, phòng chống cháy rừng , bảo vệ chống chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh mục đích. - Xúc tiến tái sinh lấy cây từ tự nhiên về gây trồng.
  56. 46 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Nghiến là cây gỗ lớn thường xanh thân thẳng, phân cành cao, gốc có bạnh vè, chiều cao vút ngọn có thể đạt trên 35 - 40m, đường kính thân cây 90- 110 cm, vỏ nứt sần sùi, cành non không có lông nhẵn và chở nên sần sùi khi về già, cuống lá dài từ 2 - 5 cm . - Lá màu xanh, lá hình trứng, rộng cỡ 10 - 12 x 7 - 10cm, mép nguyên, gân bên từ 5 - 7 đôi, trong đó có 3 gân gốc, cuống lá dài từ 3 - 5 cm cuống không phình. Khi lá rụng sẽ chuyển sang màu vàng đỏ lá rụng nhiều vào tháng 11 - 12. - Nghiến là loài cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thường xamưmùa ẩm ở vùng núi đá vôi, có độ cao dưới 800m,vùng có lượng mưa hàng năm trên 1378mm, mùa khô hơn ba tháng, độ ẩm tương đối hàng tháng trên 80%, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 26 – 30 C, tháng lạnh nhất 0 - 15c, nhiệt độ trung bình năm là 15 -23c. - Khi còn non cây Nghiến chịu được bóng lớn lên cây ưa sáng, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, núi đá vôi, lượng mưa bình quân trên 1378mm/năm, 42 có độ ẩm cao, nơi khuất gió, nhiều sương mù. Cây sinh trưởng tốt trên núi đá vôi ở độ cao dưới 800m. - Ở khu vực 03 xã, Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh có độ cao trên 300m, có 8 loài cây ưu thế và trong đó có Nghiến với chỉ số IV% là 6,8%. D1.3tb là 16 cm, Hvntb là 13,95m. Ngoài Nghiến còn có một số loài ưu thế đóng vai trò quan trọng là Mạy tèo (11,2%), Lòng mang cụt (8,1%), Thích năm thùy (8,0%), Dướng (7,6%), Xoan nhừ (5,1%), Thôi ba lông (5,1%) , Lai(5,1%) . Các cây còn lại không tham gia vào CTTT do chỉ số IV%
  57. 47 - Trong cấu trúc tầng thứ của các trạng thái rừng, Nghiến phần lớn tham gia vào tầng tán rừng chính, nhưng nó còn phát triển hơn nữa. Vì vậy cho thấy trong rừng tự nhiên Nghiến là loài cây gỗ lớn, khi trưởng thành là cây ưa sáng, thường hay gặp ở tầng tán giữa và tầng tán trên của rừng - Qua kết quả cho thấy, mật độ tái sinh dưới tán rừng tự nhiên ở khu vực 03 xã, Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh là rất thấp,có những khu vực điều tra không xuất hiện 1 cây nào. Cỏ thể nhận thấy một điều là năng lực tái sinh của Nghiến là rất thấp, rất cần áp dụng các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên trong phục hồi rừng loài cây này. 5.2. Tồn tại Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn tồn tại một số vấn đề sau - Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ có thê thể hiện kết quả trong 3 tuyến điều tra chính , chưa có điều kiện đi sâu vào thực hiện các biện pháp kỹ thuật tạo cây con của cây tái sinh trong tự nhiên. - Phạm vi nghiên cứu chỉ thực hiện tại 03 xã, Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh chưa phản ánh được hết đặc điểm sinh học của loài Nghiến. 5.3. Khuyến nghị - Tại khu vực các xã, Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh cần thực hiện các biện pháp khoanh vùng trên bản đồ và thực địa, đóng cột mốc và biển cấm nơi có loài Nghiến phân bố, chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm của các xã và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, tuần tra để kịp thời ngăn chặn xử lý các hành vi xâm phạm vào tài nguyên rừng. - Lấy các giải pháp kỹ thuật là chủ đạo trong bảo tồn đa dạng sinh học đối với loài Nghiến, kết hợp chặt chẽ giải pháp kinh tế - xã hội giải quyết sinh kế cho người dân thông qua các chương trình, chính sách phát triển kinh tế vùng đệm, tạo công ăn việc làm từng bước tuyên truyền vận động người dân tham gia vào công tác bảo vệ phát triển rừng của xã.
  58. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT 1. Baur G. N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1996) Sách Đỏ Việt Nam (phần thực vật). Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2007) Sách Đỏ Việt Nam (phần II thực vật– trang 350). Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội 4.Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, Vương Tấn Nhị dịch, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 5. Lê Mông Chân và cs (2000) Giáo trình Thực vật rừng. Nxb Nông nghiệp 6. Chính phủ (2002), Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 về việc sửa đổi, danh mục thức vật, Động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của hội đồng bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ 7. Chính Phủ (2006) Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. 8. Chính Phủ (2013) Nghị định số 160/2013/NĐ-CP. 9. Hội đồng bộ trưởng (1992): Nghị định số 18-HĐBT ngày 17-1-1992 quy định danh mục rhực vật rưng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý,bảo vệ 10. Luật số 20/2008/QH12 của Quốc hội: Luật đa dạng sinh học 11. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Phương pháp nghiên cứu trong lâm nghiệp, Nxb.Nông Nghiệp. 12. Plaudy.J (1987), Rừng nhiệt đới ẩm (Văn Tùng dịch), Tổng luận chuyên đề số 8/1987, Bộ Lâm nghiệp.
  59. 49 13. Richards P.W (1959, 1968, 1970), Rừng mưa nhiệt đới (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 14. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997): Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2003): Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II, trang 528. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (2010) Dự án “Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái” 17. Đặng Kim Vui và cộng sự (2013) Giáo trình kỹ thuật lâm sinh, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. II. TIẾNG ANH 18. Odum P. (1971), Fundamentals of ecology, 3rd ed. Press of WB. SAUNDERS Company. 19. P.W Richards (1952), Rừng mưa nhiệt đới (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội III. TÀI LIỆU INTERNET 20. hoa-tinh-thai-nguyen-phuc-vu-day-hoc-dia-ly-dia-phuong-lop-9-tren- dia-ban-huyen-12650/
  60. Phụ lục 1 BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN (Điều tra hiện trạng phân bố, lịch sử sử dụng, hình thức khai thác, quản lý, cây Nghiến của người dân) I- Thông tin chung: Người phỏng vấn: Ngày phỏng vấn: Địa điểm phỏng vấn: II- Thông tin cơ bản của người được phỏng vấn: Họ tên Tuổi Giới tính Dân tộc Trình độ Nghề nghiệp Số nhân khẩu lao động chính III- Nội dung phỏng vấn: 1. Ông (bà) cho biết rừng có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với đời sống của người dân trong xã? 2. Hiện nay, trong xã có những loại rừng gì? Trạng thái nào chiếm chủ yếu? Rừng tự nhiên của địa phương được phân bố ở những khu vực nào? 3. Các trạng thái rừng đó do những ai quản lý và sử dụng? Hình thức quản lý đó có hiệu quả không? Trên những trạng thái rừng đó trước kia là rừng tự nhiên hay là rừng được phục hồi sau canh tác nương rẫy/sau khai thác? 4. Hiện trạng rừng có gì thay đổi so với 10 năm trước? Ông bà có dự đoán như thế nào về tương lai của rừng trong 10 năm tới?
  61. 5. So với 10 năm trước đây, việc tìm kiếm các loài/nguồn tài nguyên trong rừng hiện có khó hơn không? Mức độ? 6. Cuộc sống của gia đình có bị thay đổi khi nguồn tài nguyên rừng bị thay đổi không? Thay đổi như thế nào? 7. Nguồn thu nhập chính của người dân trong khu vực là từ những nguồn nào? 8. Việc sử dụng rừng ở địa phương từ trước tới nay có khác nhau không? Khác như thế nào? 9. Gia đình có khai thác nguồn tài nguyên gì từ rừng tự nhiên không? Nếu có, thì ông bà sử dụng/khai thác gì từ rừng tự nhiên? 10. Ai là những người sử dụng tài nguyên rừng thường xuyên nhất? (người nghèo/người giàu? Nhóm dân tộc thiểu số? nam giới/phụ nữ? khác?) Tại sao? 11. Trong các trạng thái rừng tự nhiên thì trạng thái nào bị tác động của người dân nhiều nhất? Những tác động nào là thường xuyên? Tại sao? Ai tác động? Mức độ tác động? Phạm vi tác động? 12. Những thông tin cần biết về cây Nghiến gân ba. + Theo ông (bà). Cây Nghiến gân ba có phân bố tự nhiên ở khu vực này không + Nơi phân bố chủ yếu của loài ( trong các trạng thái rừng nào + Thường mọc tự nhiên ở đâu ( Chân, Sườn, Đỉnh ) 13. Phân hạng Nghiến theo mức đô đe dọa của loài ( theo người dân): + Độ hữu ích của loài đối với người dân địa phương: sử dụng thang 3 điểm - Loài không có tiền năng được dùng ở địa phương: 0 điểm
  62. - Loài sử dụng ít đối với người dân điạ phương: 1 điểm - Loài có tầm quan trọng đối với người dân địa phương: 2 điểm 14. Thực trạng loài Nghiến ( ước lượng mức độ hiếm theo người dân ). - Trước đây 10 năm. Còn nhiều ít rất ít - 5 năm trở lại đây. Còn nhiều ít rất ít - Hiện nay. Còn nhiều ít rất ít 15. Mức độ để xâm nhập ( vị trí mọc của loài để bị tìm thấy để khai thác): sử dụng thang 2 điểm. - Loài mọc ở nơi rất khó xâm nhập: 0 điểm - Loài mọc ở nơi rất dễ xâm nhập: 1 điểm 16. Sự hiểu biết về các đặc điểm loài cây Nghiến ( Nghiến ): - Ông (bà) có biết loài cây Nghiến - Đặc điểm hình thái thân cây( rễ, thân, cành, mùi vị, cây con, cây già): - Đặc điểm hình thái lá cây ( hình thái lá, màu sắc, lá non, già ): + Đặc điểm cơ quan sinh sản: - Hoa: ( màu sắc, mùi vị) - Quả,hạt: (màu sắc, hình thái kích thước) - Các đặc điểm khác 17. Tình hình quản lý cây Nghiến. - Trước đây 10 năm. Không ai quản lý Xã Lâm trường Kiểm lâm - 5 năm trở lại đây.
  63. Không ai quản lý Xã Lâm trường Kiểm lâm Hiện nay. Không ai quản lý Xã Lâm trường Kiểm lâm 18. Khai thác: - Những tiêu chuẩn nào thì được khai thác: - Khai thác hàng loạt hay khai thác chọn - Các bộ phận được khai thác sử dụng ( rễ, thân, lá, hoa, quả): - Mùa khai thác: 19. Trữ lượng khai thác - Số người thu hái : - Số ngày thu hái : 20. Cách chế biến (xẻ, dùng cả cây, bào lấy phoi chưng cất tinh dầu) 21. Sử dụng (các bộ phận thường được sử dụng) Rễ thân cành lá hoa quả hạt - Công dụng Làm nhà dược liệu cây cảnh thủ công mỹ nghệ 22. Mua bán trao đổi - Các bộ phận thường được mua bán, trao đổi Rễ thân cành lá hoa quả hạt - Giấ bán vào thời điểm trước đây và hiện tại (các bộ phận được bán tinh dầu nếu có) 23. Mức độ tác động đến sự sống của loài (sự tác động của người dân ảnh hưởng tới sự sống củ loài): sử dụng thang 3 điểm. - Loài có ít nhất vài nơi sống của loài ổn định : 0 điểm - Loài có nơi sống phần nào không ổn định hay bị đe dọa: 1 điểm
  64. - Loài có nơi sống không chắc còn tồn tại: 2 điểm 24. tình hình gây trồng: - Gây trồng (đã gây trồng hay chưa gây trồng): Trồng trên quy mô nào (phân tán, tập trung) - Nguồn giống (lấy trong tự nhiên hay tự tạo hoặc mua từ nơi khác) 25. Quy trình gây trồng (tóm tắt quy trình nếu có, từ thu hái hạt giống tới tạo cây con 26. Các kinh nghiệm tạo cây con và gây trồng. 27. Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ: 28. Các chính sách về phát triển cây Nghiến gân ba của địa phương và xã, huyện. 29. Nhu cầu của người dân về gây trồng Nghiến gân ba: 30. Theo ông (bà) cần làm gì để bảo tồn và phát triển sử dụng lâu dài: Người được phỏng vấn Người phỏng vấn (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
  65. Phụ lục 2 Bảng 3.1: PHIẾU ĐO ĐẾM TẦNG CÂY GỖ OTC số: Khu vực: Trạng thái rừng: Toạ độ : x : y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: Ghi STT Tên loài D1.3 Dt Hvn Hdc Sinh trưởng chú 1 2 3 4 5 6 7 8 *Ghi chú: - Ghi rõ tên loài cây, nếu không xác định được ghi sp1, sp2 và lấy mẫu để giám định. - Dt được đo theo hai hướng Đông Tây – Nam Bắc và lấy giá trị trung bình.
  66. Phụ lục 3 PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH OTC: Trạng thái rừng: Toạ độ : x y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày điểu tra: Người điều tra: Cấp chiều cao (cm) Ghi Tên Nguồn gốc ODB 0 - 1 1 - <2 ≥2 chú cây T TB X T TB X T TB X Hạt Chồi
  67. Phụ lục 4 PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY BỤI ÔTC số: Xóm Xã: Huyện: Trạng thái rừng: Tọa độ: X: Y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Độ tàn che: Ngày điều tra: / /2019 Người điều tra: Loài Chiều cao (m) Độ che Ghi ODB cây 0 - 1 1,1 - 2 2,1 - 3 > 3 phủ (%) chú 1 2
  68. Phụ lục 5 Bảng 3.3: PHIẾU ĐIỀU TRA THẢM TƯƠI VÀ DÂY LEO OTC số: Khu vực: Trạng thái rừng: Toạ độ : x: y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày đo đếm: Người điều tra: Cấp độ cao Độ che ODB Loài Cây Ghi chú phủ ( %) 1 2 3
  69. Phụ lục 6 Bảng 3.6: PHIẾU ĐIỀU TRA PHẪU DIỆN ĐẤT OTC : Khu vực: Vị trí: Trạng thái rừng : Tọa độ : Độ cao : Độ dốc : Hướng dốc : Tỷ lệ đá lộ đầu : Độ tàn che : Ngày đo đếm: Người điều tra: Độ dày Thành Độ Tỷ lệ đá lộ TB tầng Màu sắc Độ ẩm phần xốp đầu, đá lẫn ÔTC đất (cm) cơ giới Lộ Đá lẫn Ao A B Ao A B Ao A B A B A B đầu A B 1 2 3 Tổng
  70. MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI ĐI ĐIỀU TRA
  71. CÔNG THỨC TỔ THÀNH CÁC Ô TIÊU CHUẨN OTC 1 STT Loài Ký hiệu Ni Ni% gi Gi% iVi% 1 Dướng Duo 4 12,9 737,1 9,9 11,4 2 Dâu Da Xoan Ddx 3 9,7 757,5 10,2 9,9 3 Lòng Măng Cụt Lmc 3 9,7 745,0 10,0 9,9 4 Xoan Nhừ Xon 3 9,7 716,7 9,6 9,7 5 Nghiến Ngh 3 9,7 670,4 9,0 9,3 6 Mạy xả Max 2 6,5 431,0 5,8 6,1 7 Kháo Lá To Klt 2 6,5 380,7 5,1 5,8 8 Han Voi Hav 1 3,2 415,3 5,6 4,4 9 Lõi Thọ Lot 1 3,2 379,9 5,1 4,2 10 Bình linh Bil 1 3,2 346,2 4,7 3,9 11 Kè Đuôi Dông Kdd 1 3,2 346,2 4,7 3,9 12 Chương vân Chv 1 3,2 314,0 4,2 3,7 13 Đẹn Ba Lá Dbl 1 3,2 314,0 4,2 3,7 14 Gạo Gao 1 3,2 283,4 3,8 3,5 15 Trám Mao Trm 1 3,2 254,3 3,4 3,3 16 Dẻ Đá Ded 1 3,2 113,0 1,5 2,4 17 Đinh Dim 1 3,2 113,0 1,5 2,4 18 Hương Viên Núi Hvn 1 3,2 113,0 1,5 2,4 Tổng 31 100 7430,8 100 100 - Công thức tổ thành 11,4Duo+9,9Ddx+9,9Lmc+9,7Xon+9,3Ngh+6,1Max+5,8Klt+37,9Lk
  72. OTC2 STT Loài Ký hiệu Ni Ni% gi Gi% iVi% 1 Mạy tèo Mat 7 18,4 1318,0 18,8 18,6 2 Thôi ba lông Tbl 4 10,5 793,6 11,3 10,9 3 Dướng Duo 4 10,5 767,7 11,0 10,7 4 Ô rô Oro 4 10,5 572,3 8,2 9,3 5 Lai Lai 4 10,5 513,4 7,3 8,9 6 Xoan nhừ Xon 3 7,9 691,6 9,9 8,9 7 Thích năm thùy Tnt 3 7,9 459,2 6,6 7,2 8 Nghiến Ngh 3 7,9 449,8 6,4 7,2 9 Trám chim Trc 2 5,3 403,5 5,8 5,5 10 Đinh mật Dim 1 2,6 379,9 5,4 4,0 11 Lộc mại lá to Lml 1 2,6 254,3 3,6 3,1 12 Kè đuôi dông Kdd 1 2,6 226,9 3,2 2,9 13 Dẻ gai Deg 1 2,6 176,6 2,5 2,6 Tổng 38 100 7006,9 100 100 - Công thức tổ thành 18,6Mat+10,9Tbl+10,7Duo+9,3Oro+8,9Lai+8,9Xon+7,12Tnt+7,2Ngh+ 5,5Trc+12,7Lk
  73. OTC3 STT Loài Ký hiệu Ni Ni% gi Gi% iVi% 1 Thích năm thùy Ntn 3 11,5 846,2 13,2 12,4 2 Mạy tèo Mat 3 11,5 701,0 10,9 11,2 3 Nghiến Ngh 3 11,5 618,6 9,6 10,6 4 Kè đuôi dông Kdd 2 7,7 467,9 7,3 7,5 5 Lòng măng cụt Lmc 2 7,7 416,1 6,5 7,1 6 Ô rô Oro 2 7,7 403,5 6,3 7,0 7 Thị đá Thd 1 3,8 490,6 7,6 5,7 8 Dẻ xanh Dex 1 3,8 415,3 6,5 5,2 9 Trám ba cạnh Tbc 1 3,8 379,9 5,9 4,9 10 Sồi gai Sog 1 3,8 283,4 4,4 4,1 11 Dẻ đá Ded 1 3,8 254,3 4,0 3,9 12 Xoan nhừ Xon 1 3,8 254,3 4,0 3,9 13 Lai Lai 1 3,8 226,9 3,5 3,7 14 Đẹn ba lá Dbl 1 3,8 201,0 3,1 3,5 15 Gạo Gao 1 3,8 176,6 2,7 3,3 16 Kháo lá to Klt 1 3,8 176,6 2,7 3,3 17 Thôi ba lông Tbl 1 3,8 113,0 1,8 2,8 Tổng 26 100 6425,2 100 100 - Công thức tổ thành 12,4Tnt+11,2Mat+10,6Ngh+7,5Kdd+7,1Lmc+7,0Oro+5,7Thd+ 5,2Dex+ 33,4Lk
  74. OTC4 STT Loài Ký hiệu Ni Ni% gi Gi% iVi% 1 Thích năm thùy Tnt 4 13,3 898,8 12,5 12,9 2 Lòng măng cụt Lmc 4 13,3 789,7 11,0 12,2 3 Lai Lai 2 6,7 467,9 6,5 6,6 4 Mạy tèo Mat 2 6,7 333,6 4,6 5,7 5 Sung vè Suv 1 3,3 530,7 7,4 5,4 6 Thị đá Thđ 1 3,3 530,7 7,4 5,4 7 Thôi ba lông Tbl 1 3,3 490,6 6,8 5,1 8 Nghiến Ngh 1 3,3 346,2 4,8 4,1 9 Đẹn ba lá Dbl 1 3,3 314,0 4,4 3,8 10 Lõi thọ Lot 1 3,3 314,0 4,4 3,8 11 Han voi Hav 1 3,3 254,3 3,5 3,4 12 Sồi lá tre Slt 1 3,3 254,3 3,5 3,4 13 Gạo Gao 1 3,3 226,9 3,2 3,2 14 Ô rô Oro 1 3,3 226,9 3,2 3,2 15 Dướng Duo 1 3,3 201,0 2,8 3,1 16 Bình linh Bil 1 3,3 176,6 2,5 2,9 17 Trám chim Trc 1 3,3 176,6 2,5 2,9 18 Dẻ xanh Dex 1 3,3 153,9 2,1 2,7 19 Hương viên núi Hvn 1 3,3 132,7 1,8 2,6 20 Sồi gai Sog 1 3,3 132,7 1,8 2,6 21 Táo cong Tac 1 3,3 132,7 1,8 2,6 22 Lộc mại lá to Lml 1 3,3 113,0 1,6 2,5 Tổng 30 100 7197,7 100 100 - Công thức tổ thành 12,9Tnt+ 12,2Lmc+ 6,6Lai+ 5,7Mat+5,4Suv+ 5,4Thd+ 46,9Lk
  75. OTC5 STT Loài Ký hiệu Ni Ni% gi Gi% iVi% 1 Lòng măng cụt Lmc 4 13,8 573,1 8,8 11,3 2 Hương viên núi Hvn 2 6,9 490,6 7,5 7,2 3 Thích năm thùy Tnt 3 10,3 230,0 3,5 6,9 4 Lai Lai 2 6,9 446,7 6,9 6,9 5 Gạo Gao 1 3,4 660,2 10,1 6,8 6 Nghiến Ngh 2 6,9 431,0 6,6 6,8 7 Xoan nhừ Xon 2 6,9 387,0 5,9 6,4 8 Mạy tèo Mat 3 10,3 157,0 2,4 6,4 9 Sồi lá tre Slt 1 3,4 490,6 7,5 5,5 10 Thôi ba lông Tbl 1 3,4 490,6 7,5 5,5 11 Bình linh Bil 1 3,4 452,2 6,9 5,2 12 Trám xanh Trx 1 3,4 346,2 5,3 4,4 13 Sung vè Suv 1 3,4 314,0 4,8 4,1 14 Trám ba cạnh Tbc 1 3,4 283,4 4,3 3,9 15 Ô rô Oro 1 3,4 254,3 3,9 3,7 16 Dẻ xanh Dex 1 3,4 201,0 3,1 3,3 17 Han voi Hav 1 3,4 176,6 2,7 3,1 18 Đẹn ba lá Dbl 1 3,4 132,7 2,0 2,7 Tổng 29 100 6517,07 100 100 - Công thức tổ thành 11,3Lmc+7,2Hvn+6,9Tnt+6,9Lai+6,8Gao+6,8Ngh+6,4Xon+6,4Mat+5,5Slt+ 5,5Tbl+5,2Bil+25,2Lk
  76. OTC6 STT Loài Ký hiệu Ni Ni% gi Gi% iVi% 1 Mạy tèo Mat 4 13,8 830,5 12,5 13,2 2 Kháo lá to Klt 3 10,3 804,6 12,1 11,2 3 Dâu da xoan Ddx 2 6,9 773,2 11,7 9,3 4 Lòng mang cụt Lmc 2 6,9 600,5 9,1 8,0 5 Đẹn ba lá Dbl 2 6,9 431,0 6,5 6,7 6 Nghiến Ngh 2 6,9 377,6 5,7 6,3 7 Trám ba cạnh Tbc 2 6,9 332,8 5,0 6,0 8 Dẻ đá Ded 2 6,9 271,6 4,1 5,5 9 Táo cong Tac 1 3,4 490,6 7,4 5,4 10 Dướng Duo 1 3,4 452,2 6,8 5,1 11 Dẻ gai Deg 1 3,4 346,2 5,2 4,3 12 Mạy xả Max 1 3,4 314,0 4,7 4,1 13 Hương viên núi Hvn 1 3,4 132,7 2,0 2,7 14 Xoan nhừ Xon 1 3,4 132,7 2,0 2,7 15 Thích năm thùy Tnt 1 3,4 113,0 1,7 2,6 16 Kè đuôi dông Kdd 1 3,4 78,5 1,2 2,3 17 Lõi thọ Lot 1 3,4 78,5 1,2 2,3 18 Han voi Hav 1 3,4 63,6 1,0 2,2 Tổng 29 100 6623,83 100 100 - Công thức tổ thành 13,2Mat+ 11,2Klt+ 9,3+ 8,6Ddx+ 6,7Ded+ 6,7Lmc+ 6,3Ngh+ 6,0Tbc+ 5,5Ded+ 5,4Tac+ 5,1Duo+23,3Lk
  77. OTC7 STT Loài Ký hiệu Ni Ni% gi Gi% iVi% 1 Mạy tèo Mat 4 14,8 1058,2 15,6 15,2 2 Hương viên núi Hvn 2 7,4 663,3 9,8 8,6 3 Lai Lai 2 7,4 573,1 8,5 7,9 4 Thích năm thùy Tnt 2 7,4 493,0 7,3 7,3 5 Dướng Duo 2 7,4 431,0 6,4 6,9 6 Kháo lá to Klt 2 7,4 354,8 5,2 6,3 7 Trám ba cạnh Tbc 2 7,4 354,8 5,2 6,3 8 Nghiến Ngh 2 7,4 321,9 4,7 6,1 9 Xoan nhừ Xon 1 3,7 490,6 7,2 5,5 10 Đẹn ba lá Dbl 1 3,7 452,2 6,7 5,2 11 Thôi ba lông Tbl 1 3,7 415,3 6,1 4,9 12 Lòng măng cụt Lmc 1 3,7 314,0 4,6 4,2 13 Ô rô Oro 1 3,7 283,4 4,2 3,9 14 Bình linh Bil 1 3,7 176,6 2,6 3,2 15 Táo cong Tac 1 3,7 153,9 2,3 3,0 16 Han voi Hav 1 3,7 132,7 2,0 2,8 17 Mạy xả Max 1 3,7 113,0 1,7 2,7 Tổng 27 100 6781,62 100 100 - Công thức tổ thành 15,2Mat+8,6Hvn+ 7,9Lai+ 7,3Tnt+ 6,9Duo+ 6,3Klt+ 6,3Tbc+ 6,1Ngh+ 5,5Xon+ 5,2Dbl+ 24,7Lk
  78. OTC8 STT Loài Ký hiệu Ni Ni% gi Gi% iVi% 1 Mạy tèo Mat 4 13,8 1271,7 17,1 15,5 2 Dướng Duo 4 13,8 1085,7 14,6 14,2 3 Thôi ba lông Tbl 3 10,3 980,5 13,2 11,8 4 Thích năm thùy Tnt 3 10,3 890,2 12,0 11,2 5 Lai Lai 3 10,3 811,7 10,9 10,6 6 Lòng mang cụt Lmc 3 10,3 689,2 9,3 9,8 7 Han voi Hav 2 6,9 484,3 6,5 6,7 8 Đẹn ba lá Dbl 2 6,9 359,5 4,8 5,9 9 Ô rô Oro 2 6,9 215,1 2,9 4,9 10 Nghiến Ngh 1 3,4 314,0 4,2 3,8 11 Dẻ xanh Dex 1 3,4 176,6 2,4 2,9 12 Kháo lá to Klt 1 3,4 153,9 2,1 2,8 Tổng 29 100 7432,38 100 100 - Công thức tổ thành 15,5Mat+ 14,2Duo+ 11,8Tbl+ 11,2Tnt+ 10,6Lai+ 9,8Lmc+ 6,7Hav+5,9Dbl+ 14,4LK
  79. OTC9 STT Loài Ký hiệu Ni Ni% gi Gi% iVi% 1 Dướng Duo 4 16 1018,1 15,4 15,7 2 Mạy tèo Mat 4 16 974,2 14,7 15,4 3 Thích năm thùy Tnt 3 12 846,2 12,8 12,4 4 Lòng mang cụt Lmc 3 12 798,3 12,1 12,0 5 Xoan nhừ Xon 2 8 653,1 9,9 8,9 6 Nghiến Ngh 2 8 460,0 7,0 7,5 7 Sung đá Sud 1 4 490,6 7,4 5,7 8 Đẹn ba lá Dbl 1 4 415,3 6,3 5,1 9 Lộc mại lá to Lml 1 4 226,9 3,4 3,7 10 Thôi ba lông Tbl 1 4 226,9 3,4 3,7 11 Han voi Hav 1 4 176,6 2,7 3,3 12 Trám ba cạnh Tbc 1 4 176,6 2,7 3,3 13 Kháo lá to Klt 1 4 153,9 2,3 3,2 Tổng 25 100 6616,765 100 100 - Công thức tổ thành 15,7Duo+ 15,4Mat+ 12,4Tnt+ 12,0Lmc+ 8,9Xon+ 7,5Ngh+ 5,7Sud+ 5,1Dbl+ 17,3L