Khóa luận Nghiên cứu Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm thông tin - Thư viện các trường đại học Y ở Hà Nội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm thông tin - Thư viện các trường đại học Y ở Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_mang_cong_dong_truc_tuyen_cho_trung_tam.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm thông tin - Thư viện các trường đại học Y ở Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN - THƢ VIỆN NGUYỄN THỊ THANH HOA MẠNG CỘNG ĐỒNG TRỰC TUYẾN CHO CÁC TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN THUỘC CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y Ở HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN THƢ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2008-X Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS Trần Thị Quý HÀ NỘI, 2012
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô giáo Khoa Thông tin-Thư viện, đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt những năm qua Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Qúy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi thực hiện khóa luận này Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Viện Công nghệ Thông tin- thư viện Y học Trung Ương, Trung tâm Thông tin-Thư viện trường Đại học Y Hà Nội, Thư viện Học viện Quân y, Thư viện Đại học Dược Hà Nội, Thư viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam, đã tạo điều kiện trong quá trình làm khóa luận, để tôi có cơ hội tiếp thu nguồn tri thức mới, củng cố những kiến thức đã được học ở trường và thực hành những kỹ năng cơ bản của người cán bộ thông tin-thư viện Mặc dù rất cố gắng, song do khả năng còn hạn chế nên khóa luận này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến chỉ đạo và đóng góp của thầy cô, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày Tháng Năm Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Hoa 2
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Tên đầy đủ Viết tắt 1 Cơ sở dữ liệu CSDL 2 Đại học Y Hà Nội ĐHYHN 3 Học viện Quân Y HVQY 5 Nguồn lực thông tin NLTT 4 Người dùng tin NDT 6 Nhu cầu tin NCT 7 Thông tin – Thư viện TT-TV 3
- HỆ THỐNG BẢNG, BIỂU 1. HỆ THỐNG BẢNG Bảng 1 Thống kê số lượng CSDL thư mục của Thư viện Đại học Y Hà Nội Bảng 2 Thống kê CSDL TM của Thư viện Học viện Y-DượcCổ truyền Việt Nam Bảng 3 Tên một số tạp chí toàn văn taị Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương Bảng 4 Thống kê các tạp chí trực tuyến tại Thư viện Đại học Dược Hà Nội Bảng 5 Thể hiện mức độ đáp ứng việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị cuả NDT Thư viện Học viện Quân y Bảng 6 Mức độ thỏa mãn NDT về hệ thống đường chuyền máy tính tại Thư viện Học viện Quân Y Bảng 7 Mức độ thỏa mãn NDT về hệ thống đường chuyền máy tính tại Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội Bảng 8 Đánh giá chất lượng hệ thống đường chuyền của Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam của NDT Bảng 9 Thể hiện mức độ thỏa mãn về điều kiện làm việc (máy tính, trang thiết bị ) tại Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội Bảng 10 Thể hiện mức độ thỏa mãn về điều kiện làm việc (máy tính, trang thiết bị ) tại Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam Bảng 11 Thể hiện tỷ lệ thói quen sử dụng các công cụ tra cứu tại Thư viện Học viện Quân Y Bảng 12 Thể hiện tỷ lệ thói quen sử dụng các công cụ tra cứutại Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội Bảng 13 Thể hiện tỷ lệ thói quen sử dụng các công cụ tra cứu tại Thư viện Đại học Dược Hà Nội Bảng 14 Thể hiện tỷ lệ thói quen sử dụng các công cụ tra cứu tại Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam Bảng 15 Thể hiện mức độ khó khăn của Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương khi tham gia Mạng Cộng đồng Trực tuyến trung tâm TT-TV trường đại học y ở Hà Nội Bảng 16 Thể hiện mức độ khó khăn của Thư viện Học viện Quân y khi tham gia Mạng Cộng đồng Trực tuyến trung tâm TT-TV trường đại học y ở Hà Nội 4
- Bảng 17 Thể hiện mức độ khó khăn của Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội khi tham gia Mạng Cộng đồng Trực tuyến trung tâm TT-TV thuộc các trường đại học y ở Hà Nội Bảng 18 Thể hiện mức độ khó khăn của Thư viện Đại học Dược khi tham gia Mạng Cộng đồng Trực tuyến trung tâm TT-TV thuộc các trường đại học y ở Hà Nội Bảng 19 Thể hiện mức độ khó khăn của Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam khi tham gia Mạng Cộng đồng Trực tuyến trung tâm TT-TV thuộc các trường đại học ở Y Hà Nội Bảng 20 Thể hiện mức độ đáp ứng NCT của NDT tại Thư viện Quân y Bảng 21 Thể hiện mức độ đáp ứng NCT của NDT tại Thư viện Đại học Dược Bảng 22 Thể hiện mức độ đáp ứng NCT của NDT tại Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam 2. HỆ THỐNG BIỂU Thể hiện mức đánh giá của cán bộ thư viện về mức kinh phí cho thư viện Biểu đồ1 Biểu đồ 2 Thể hiện tỷ lệ thói quen sử dụng các công cụ tra cứu tại Thư viện Học viện Quân Y Biểu đồ 3 Thể hiện tỷ lệ thói quen sử dụng các công cụ tra cứu tại Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội Biểu đồ 4 Thể hiện tỷ lệ thói quen sử dụng các công cụ tra cứu tại Thư viện Đại học Dược Hà Nội Biểu đồ 5 Thể hiện tỷ lệ thói quen sử dụng các công cụ tra cứu tại Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam Bảng 6 Thể hiện khả năng khai thác, sử dụng thư viện tại Thư viện Học viện Quân Y Biểu đồ 7 Thể hiện khả năng khai thác, sử dụng thư viện tại Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội Biểu đồ 8 Thể hiện khả năng khai thác, sử dụng thư viện tại Thư viện Đại học Dược Hà Nội Biểu đồ 9 Thể hiện khả năng khai thác, sử dụng thư viện tại Thư viện Học viện Y- 5
- Dược học Cổ truyền Việt Nam Biều đồ Thể hiện mức độ khó khăn của Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương 10 khi tham gia Mạng Cộng đồng Trực tuyến trung tâm TT-TV thuộc các trường đại học y ở Hà Nội Biều đồ Thể hiện mức độ khó khăn của Thư viện Học viện Quân y khi tham gia 11 Mạng Cộng đồng Trực tuyến trung tâm TT-TV thuộc các trường đại học y ở Hà Nội Biểu đồ Thể hiện mức độ khó khăn của Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội khi 12 tham gia Mạng Cộng đồng Trực tuyến trung tâm TT-TV thuộc trường đại học y ở Hà Nội Biểu đồ Thể hiện mức độ khó khăn của Thư viện Đại học Dược khi tham gia Mạng 13 Cộng đồng Trực tuyến cho các trung tâm TT-TV thuộc trường đại học y ở Hà Nội Biểu đồ Thể hiện mức độ khó khăn của Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt 14 Nam tham gia Mạng Cộng đồng Trực tuyến cho các trung tâm TT-TV thuộc các trường đại học y ở Hà Nội Biểu đồ Mức độ đáp ứng NCT của NDT tại Thư viện Học viện Quân y 15 Biểu đồ Thể hiện mức độ đáp ứng NCT của NDT tại Trung tâm TT-TV Đại học Y 16 Hà Nội Biểu đồ Thể hiện mức độ đáp ứng NCT của NDT tại Thư viện Đại học Dược 17 Biểu đồ Thể hiện mức độ đáp ứng NCT của NDT tại Thư viện Học viện Y-Dược Cổ 18 truyền Việt Nam 3. HỆ THỐNG SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 Mô hình tổ chức Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm TT-TV thuộc các trường đại học y ở Hà Nội Sơ đồ 2 Cấu trúc biểu ghi thư mục trong mục lục liên hợp Sơ đồ 3 Quy trình nghiệp vụ mục lục liên hợp 6
- MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích, nhiệm vụ đề tài 2 3. Tình hình nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài 3 7. Bố cục của khóa luận 4 PHẦN 2: NỘI DUNG 5 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MẠNG CỘNG ĐỒNG TRỰC TUYẾN CHO CÁC TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN THUỘC CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y Ở HÀ NỘI 5 1.1. Các khái niệm 5 1.1.1. Khái niệm mạng 5 1.1.2. Khái niệm Mạng cộng đồng trực tuyến 5 1.2. Các yếu tố tác động đến sự duy trì và phát triển của Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm thông tin-thƣ viện thuộc các trƣờng đại học y ở Hà Nội 5 1.2.1. Cơ chế chính sách 5 1.2.2. Hạ tầng công nghệ thông tin 6 1.2.3. Chuẩn nghiệp vụ 7 1.2.4. Nguồn lực thông tin 9 1.2.5. Đội ngũ chuyên gia 9 1.2.6. Người dùng tin 10 1.2.7. Nguồn kinh phí 11 1.3. Các trung tâm thông tin-thƣ viện của các trƣờng đại học y ở Hà Nội với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học 12 1.3.1. Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển 12 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ 14 1.3.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 15 8
- 1.3. 4. Đặc điểm của người dùng tin và nhu cầu tin 18 1.5. Vai trò của Mạng cộng đồng trực tuyến nói chung và ngành y nói riêng21 1.5.1. Vai trò của Mạng cộng đồng trực tuyến nói chung 21 1.5.2.Vai trò của Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm thông tin-thư viện đại học y Hà Nội nói riêng 21 CHƢƠNG 2 23 THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG MẠNG CỘNG ĐỒNG TRỰC TUYẾN CHO TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN THUỘC CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y Ở HÀ NỘI 23 2.1. Nguồn lực thông tin/tài liệu 23 2.1.1. Nguồn lực thông tin/tài liệu truyền thống 23 2.1.2. Nguồn lực thông tin/tài liệu hiện đại 26 2.2. Hạ tầng công nghệ thông tin và các trang thiết bị, cơ sở vật chất 32 2.2.1. Các trang thiết bị, cơ sở vật chất 32 2.2.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ 34 2.2.3. Hệ thống đường chuyền 36 2.3. Nguồn nhân lực của các trung tâm thông tin-thƣ viện 38 2.3.1. Trình độ nghiệp vụ 39 2.3.2. Điều kiện làm việc 42 2.3.3. Điều kiện sống 44 2.4. Các chuẩn nghiệp vụ 45 2.4.1. Chuẩn phần mềm 45 2.4.2. Chuẩn biên mục, xây dựng dữ liệu, siêu dữ liệu 48 2.4.3. Chuẩn liên kết chia sẻ 50 2.5. Kinh phí hoạt động 51 2.5.1. Kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước 51 2.5.2. Các nguồn kinh phí khác 52 2.6. Năng lực của ngƣời dùng tin 53 2.6.1. Thói quen tra cứu thông tin 53 2.6.2. Khả năng tra cứu 54 9
- 2.7. Vấn đề bản quyền và bảo mật thông tin 58 2.7.1. Vấn đề bản quyền 58 2.7.2. Vấn đề bảo mật thông tin 60 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT, MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MẠNG 64 CỘNG ĐỒNG TRỰC TUYẾN CHO CÁC TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN THUỘC CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y Ở HÀ NỘI 64 3.1. Nhận xét và đánh giá về khả năng tham gia Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm thông tin-thƣ viện của trƣờng đại học y ở Hà Nội 64 3.1.1. Nhận xét, đánh giá từ các chuyên gia 64 3.1.2. Nhận xét đánh giá từ người dùng tin 72 3.2.Các giải pháp thực hiện 75 3.2.1. Viện Thông tin-Thư viện Y học Trung Ương là đơn vị “đầu tàu” xây dựng dự án 75 3.2.3. Xây dựng cơ chế chính sách quyền và nghĩa vụ các bên tham gia 76 3.2.4. Xây dựng lộ trình thực hiện chương trình 77 3.2.5. Chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại 77 3.2.6. Đào tạo người dùng tin 77 3.2.7. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 77 3.2.8. Thực thi nghiêm túc vấn đề bản quyền và bảo mật thông tin 78 3.3. Mô hình Website chung và nội dung chia sẻ 78 3.3.1. Mô hình Website chung 78 3.3.2. Nội dung chia sẻ về nguồn lực thông tin, người dùng tin, đào tạo đội ngũ cán bộ 83 PHẦN 3: KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 10
- PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” đây là định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế tri thức hiện nay. Bởi lẽ đầu ra của hệ thống này là đội ngũ tri thức-nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học là khả năng cung cấp nguồn thông tin để thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu. Đây chính là sứ mệnh của các trung tâm thông tin – thư viện trong các trường đại học. Vì vậy quá trình đổi mới các trung tâm thông tin-thư viện (TT TT-TV) trường đại học nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin cho người dùng tin (NDT) ở mọi lúc, mọi nơi. Tiêu chuẩn 9.1 của Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 02/12/2004 đã đưa ra hai mức đánh giá đối với thư viện trường đại học. Đặc biệt mức tiêu chuẩn 2 : Hệ thống thư viện được tin học hóa và các tài liệu điện tử. Thư viện của trường được nối mạng, liên kết khai thác tài liệu với các trường đại học khác, thường xuyên cập nhật tài liệu mới, có biện pháp khuyến khích người học, giáo viên, cán bộ quản lý khai thác hiệu quả các tài liệu thư viện. Hơn thế, thực tế không một cơ quan thông tin-thư viện nào có đấy đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của NDT, nhất là với cơ quan thông tin-thư viện đại học thuộc hệ thống thư viện khoa học chuyên ngành, nội dung thông tin chuyên ngành. Do vậy, nguồn thông tin đó chỉ có thể trở nên phong phú, đa dạng nếu chúng kết hợp với nhau để phục vụ tốt nhất nhu cầu của NDT trong trường đại học. Với các trung tâm thông tin-thư viện các trường đại học y luôn phải tìm cách để phát triển nguồn thông tin của mình một cách đầy đủ, cập nhập để thỏa mãn nhu cầu mới của việc đào tạo mới (cơ chế tín chỉ), để bắt kịp với sự phát triển vượt bậc của nền y học thế giới. Do đó, việc liên kết hợp tác giữa các TT TT-TV trường đại học y là cần thiết. Nó cũng giảm được gánh nặng về chi phí cho việc phát triển nguồn tin của TT TT_TV mỗi trường đại học y. 1
- Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, ngành y học Việt Nam đang vươn mình hội nhập, tiếp nhận những công nghệ mới của thế giới nhằm hoàn thiện nền y học nước nhà. Để thực hiện những bước tiến xa hơn, ngành y cần có nguồn thông tin y học phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đào tạo. Chỉ có nguồn tri thức thông tin mới có thể giúp đào tạo ra đội ngũ y, bác sỹ, các chuyên gia y đầu ngành có trình độ cao đáp ứng nhu cầu an sinh, dân sinh thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đứng trước yêu cầu cấp bách đó, một yêu cầu đặt ra là làm sao có nguồn thông tin đáp ứng nhu cầu của đội ngũ chuyên gia này. Điều này không chỉ đòi hỏi nguồn thông tin y học được cập nhật thường xuyên mà còn phong phú và đa dạng. Nhưng kinh phí đáp ứng cho nguồn thông tin y học lại hạn chế. Vậy chỉ có chia sẻ, hợp tác cùng nhau xây dựng nên một bộ sưu tập nguồn lực thông tin y học chung mới có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngành y học Việt Nam hiện nay. Và mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm thông tin-thư viện là công cụ hữu hiệu để liên kết các nguồn tin y học của các trường đại học. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm thông tin-thư viện các trường đại học Y ở Hà Nội”. Và mong rằng thông qua kết quả nghiên cứu của tôi, sẽ làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại các trường đại học y ở Hà Nội một cách tốt nhất. 2. Mục đích, nhiệm vụ đề tài Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát các trung tâm thông tin-thư viện tại các trường đại học y ở Hà Nội, từ đó đưa ra mô hình Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm thông tin-thư viện tại trường đại học y ở Hà Nội. Đồng thời đưa ra các giải pháp để liên kết chia sẻ nguồn thông tin y học tại các trung tâm thông tin- thư viện tại các trường đại học y ở Hà Nội 3. Tình hình nghiên cứu Hiện chưa có đề tài nào về Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm thông tin- thư viện thuộc các trường đại học y ở Hà Nội. Vì vậy, tôi đưa ra đê tài “Nghiên cứu Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm thông tin-thư viện các trường đại học Y ở Hà Nội” là hoàn toàn phù hợp, thể hiện tính mới trong nghiên cứu khoa học. Khóa 2
- luận này, tôi dựa vào một số nội dung nghiên cứu của thầy Nguyễn Minh Hiệp về Mạng cộng đồng thư viện trực tuyến. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm thông tin-thư viện thuộc các trường đại học y ở Hà Nội; Lý luận chung về Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm thông tin-thư viện thuộc các trường đại học y ở Hà Nội; Thực trạng điều kiện xây dựng Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm thông tin-thư viện thuộc các trường đại học y ở Hà Nội Phạm vi nghiên cứu Các Trung tâm thông tin-thư viện thuộc các trường đại học y ở Hà Nội như: Viện Công nghệ Thông tin-Thư viện Y học Trung Ương, Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Y Hà Nội, Thư viện Học viện Quân Y, Thư viện Đại học Dược Hà Nội, Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu quan sát trực tiếp Nghiên cứu phỏng vấn Phân tích số liệu, tổng hợp thống kế 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài -Đóng góp về lý luận Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần hoàn thiện lý luận cơ bản về Mạng cộng đồng trực tuyến nói chung và Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm thông tin-thư viện thuộc trường đại học y ở Hà Nội nói riêng - Đóng góp về thực tiễn Khóa luận nêu bật được thực trạng điều kiện xây dựng Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm thông tin-thư viện thuộc các trường đại học y ở Hà Nội. Dựa trên cơ sở đó, để tiến hành xây dựng mô hình Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm thông tin-thư viện thuộc trường đại học y ở Hà Nội. Đồng thời, khóa luận cũng đưa ra các giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh Mạng này phát triển, thúc đẩy việc 3
- liên kết chia sẻ các nguồn lực giữa các trung tâm thông tin-thư viện trường đại học y ở Hà Nội 7. Bố cục của khóa luận Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, khóa luận được hình thành với bố cục 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm thông tin-thư viện thuộc các trường đại học y ở Hà Nội Chương 2: Thực trạng điều kiện xây dựng Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm thông tin-thư viện thuộc các trường đại học ở Hà Nội Chương 3: Nhận xét, mô hình và giải pháp xây dựng xây dựng Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm thông tin-thư viện thuộc các trường đại học y ở Hà Nội 4
- PHẦN 2: NỘI DUNG CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ MẠNG CỘNG ĐỒNG TRỰC TUYẾN CHO CÁC TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN THUỘC CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y Ở HÀ NỘI 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm mạng Theo PGS.TS. Phan tân “Mạng thông tin là một tập hợp các cơ quan thông tin được tổ chức liên kết với nhau, ở đó người ta có thể thực hiện việc trao đổi thông tin dưới những hình thức khác nhau một cách đều đặn và có tổ chức” 1.1.2. Khái niệm Mạng cộng đồng trực tuyến “Mạng cộng đồng (tên đầy đủ là Mạng Cộng đồng trực tuyến hoặc Mạng Cộng đồng ảo) là một đại diện tiêu biểu của Web 2.0 và được mệnh danh là thứ gắn kết thế giới lại với nhau trong thời đại công nghệ thông tin phát triển ngày nay.”- Diễn đàn Mạng cộng đồng trực tuyến Mạng Cộng đồng nhằm mục đích tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng chia sẻ thông tin, sở thích nhu cầu một cách hiệu quả và vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý, giúp thúc đẩy liên kết giữa nhiều cá nhân đoàn thể và các tổ chức xã hội lại với nhau 1.2. Các yếu tố tác động đến sự duy trì và phát triển của Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm thông tin-thƣ viện thuộc các trƣờng đại học y ở Hà Nội 1.2.1. Cơ chế chính sách Để tiến hành Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm thông tin-thư viện thuộc trường đại học y ở Hà Nội cần phải xây dựng một chính sách hợp tác rõ ràng. Cần xây dựng chiến lược hợp tác với sự đồng tâm, hiệp lực nhằm thực hiện kế hoạch dưới sự chỉ đạo của ban điều hành. Chính sách xây dựng dựa trên sự nhất trí, ký kết hợp tác của lãnh đạo các cơ quan chủ quản của các trung tâm thông tin-thư viện tại các trường đại học y ở Hà Nội trong việc triển khai toàn bộ kế hoạch. Điều này được thể hiện trong sự thống nhât việc xác định mục tiêu, nghĩa vụ, quyền lợi và thời gian, kế hoạch cho từng giai đoạn, khả năng và mức độ tham gia hợp tác 5
- giữa các thành viên khi tham gia hệ thống. Kế hoạch xây dựng Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm thông tin-thư viện thuộc các trường đại học y ở Hà Nội chỉ có thể trở thành hiện thực khi được sự quan tâm, đánh giá đúng tầm quan trọng của việc cùng nhau hợp tác, chia sẻ nguồn thông tin, của sự nỗ lực của mỗi cơ quan TT- TV. Để triển khai và dùy trì tốt kế hoạch, các đơn vị thành viên cần bầu ra một ban điều hành có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và trình độ quản lý tốt, có trách nhiệm xây dựng, phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực của hệ thống 1.2.2. Hạ tầng công nghệ thông tin Hạ tầng công nghệ thông tin là cơ sở nền tảng cho sự tồn tại và phát triển và liên tục của Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm TT-TV thuộc các trường đại học y ở Hà Nội. Hạ tầng công nghệ bao gồm: Hạ tầng phần cứng và các phần mềm hệ thống. Hạ tầng phần cứng bao gồm các thiết bị phần cứng (Hệ thống mạng, hệ thống máy chủ và máy trạm, Thiết bị an toàn thông tin, thiết bị ngoại vi, Hệ điều hành và hệ quản trị cơ sở dữ liệu) phục vụ cho mọi hoạt động của cơ quan thông tin-thư viện. Hệ thống mạng có hệ thống cáp, hệ thống thiết bị, hệ thống truyền thông phục vụ cho mục đích kết nối mạng LAN, kết nối truy cập Internet. Hệ thống máy chủ máy trạm là các hệ thống máy chủ và máy trạm phục vụ cho các công tác nghiệp vụ, tra cứu thông tin. Thiết bị an toàn thông tin là các thiết bị hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn hệ thống thông tin như các thiết bị lưu điện (UPS), chống sét (đường mạng, truyền dữ liệu, đường điện), các thiết bị sao lưu dữ liệu, các thiết bị bảo vệ, bảo mật. Thiết bị ngoại vi là các thiết bị hỗ trợ khác nhau như máy in laser, in, máy pho tô. Hệ điều hành và hệ quản trị cơ sở dữ liệu là phần mềm nền tảng phục vụ điều hành hoạt động hệ thống và các ứng dụng nghiệp vụ Các phần mềm hệ thống, bảo mật và các phần mềm dịch vụ. Các phần mềm hỗ trợ để đảm bảo việc hoạt động cũng như tính an toàn của toàn bộ hệ thống như các phần mềm sao lưu dữ liệu, phần mềm bảo mật, các dịch vụ mạng và các phần mềm tiện ích 6
- 1.2.3. Chuẩn nghiệp vụ Chuẩn xử lý biên mục Chuẩn biên mục được coi là điều kiện bắt buộc đối với các trung tâm TT-TV tham gia vào Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm TT-TV đại học y ở Hà Nội. Và việc chuẩn biên mục phải cần được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng tiêu chuẩn chung: AACR2, khổ mẫu biên mục đọc máy MARC (Machine Readeble Cataloguing)- Biên mục có thể đọc bằng máy. Khổ mẫu MARC là cấu trúc dành riêng cho các dữ liệu thư mục quản lý bằng máy tính điện tử. MARC đưa ra phương pháp mã hóa dựa trên cơ sở phân tích sâu sắc những yếu tố thư mục (trong đó chịu ảnh hưởng lớn của quy tắc biên mục Anh-Mỹ AACR2). AACR2 (Anglo-American Cataloguing Rules) được coi là đặt nền tảng cho sự hợp tác biên mục trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Do cung cấp một khổ mẫu mô tả chuẩn mực thống nhất cho tất cả các loại hình tài liệu, nên quy tắc này đã tạo khả năng tích hợp các mô tả của các loại hình tài liệu khác nhau trong cùng một thư mục. Khổ mẫu MARC21 được Thư viện Quốc hội Mỹ phát triển và được sử dụng nhiều nhất. Cấu trúc biểu ghi biên mục MARC21 có 3 phần: Đầu biểu (LEADER) là một trường dữ liệu có độ dài cố định 24 ký tự chứa các thông tin về quá trình xử lý biểu ghi; Thư mục (DIRECTORY) là phần tiếp sau ngay đầu biểu, là một loạt nhóm dữ liệu chỉ dẫn về các trường dữ liệu có trong biểu ghi; Các trường của biểu ghi chứa các dữ liệu mô tả. Các trường dữ liệu có thể có độ dài thay đổi hoặc độ dài cố định. Việc tuân theo các chuẩn biên mục này là điều cần để các trung tâm TT-TV tiến hành việc chia sẻ nguồn lực thông tin, tiến hành chia sẻ nguồn biểu ghi thư mục qua mục lục liên hợp trực tuyến của Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm TT-TV. LCSH (Library of Congress Subject Heading) là Khung tiêu đề đề mục của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ dùng cho việc ấp định tiêu đề đề mục để tạo lập nên hệ thống mục lục đề mục phục vụ truy cập theo chủ đề. Chuẩn xây dựng dữ liệu, siêu dữ liệu Dữ liệu và siêu dữ liệu được coi là một phần nguồn thông tin số trong sự phát triển thư viện số. Với xu hướng này và mục tiêu chia sẻ của Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm TT-TV, việc chuẩn xây dựng dữ liệu, siêu dữ liệu là cần 7
- thiết. Mục đích của siêu dữ liệu: góp phần mô tả và tìm lại các tài liệu nguyên điện tử; hỗ trợ cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên. Một khi tài nguyên được tìm trong môi trường điện tử, siêu dữ liệu cung cấp cho người sử dụng những thông tin về kỹ thuật, về khuôn khổ kinh doanh (bản quyền, quyền truy cập ); Đảm bảo sự liên tác giữa các hệ thống. Những sơ đồ siêu dữ liệu được thống nhất sẽ giúp cho các hệ thống có thể nhận dạng đúng các yếu tố, có thể chuyển đổi dữ liệu dễ dàng, đảm bảo hoạt động trên mạng hiệu quả hơn. Khổ mẫu tiêu chuẩn dữ liệu Dublin Core là một tập hợp các yếu tố đơn giản nhưng hữu hiệu trong việc mô tả một loạt nguồn tin trên mạng. Dublin Core gồm 15 yếu tố mà ngữ nghĩa được xác lập của nhiều chuyên gia. Các yếu tố mô tả trong Dublin Core đều không bắt buộc và có thể lặp. Ngoài ra còn có một số lượng hạn chế các từ hạn định và định ngữ có thể sử dụng để liên tục chỉnh ý nghĩa của các yếu tố Siêu dữ liệu thư mục- Bibliography Metadata do cán bộ biên mục tạo dựng là dữ liệu có cấu trúc trình bày thông tin của tài liệu ( nhan đề, tác giả, năm xuất bản ) được xem như phiếu mục lục trong môi trường điện tử Chuẩn trao đổi, chia sẻ dữ liệu: Nội dung cần thống nhất liên thông: - Thống nhất về quy tắc mô tả tài liệu: sử dụng MARC21 - Thống nhất về định chủ đề và phân tích tài liệu - Thống nhất trong việc sử dụng phần mềm và các chuẩn công nghệ thông tin Nội dung trao đổi: Trao đổi biểu ghi biên mục, thông qua tệp ISO2709, MACR, thông qua Z39.50, trao đổi tài liệu (tài liệu truyền thống, tài liệu số) Chuẩn tra cứu liên thƣ viện Z 39.50 Z 39.50 là một chuẩn tìm kiếm và khai thác thông tin giữa các cơ quan thông tin-thư viện. Hiện nay, Z39.50 được cả thế giới công nhận là một chuẩn chung về khai thác thông tin thay cho chuẩn tìm kiếm và khai thác thông tin. Là chuẩn ứng dụng mạng. Vì vậy, Z39.50 là một chuẩn mở nên nó cho phép trao đổi thông tin giữa các hệ thống chạy trên phần mềm và phần cứng khác nhau. Z39.50 8
- được phát triển nhằm khắc phục những vấn đề liên quan đến việc tìm kiếm ở trong nhiều CSDL. Chức năng tra cứu của Z 39.50: Z 39.50 server: cung cấp cho các thư viện khách Z 39.50 khả năng tra cứu CSDL của cơ quan thông tin-thư viện; Z 39.50 client: cung cấp cho cơ quan thông tin-thư viện khả năng tra cứu CSDL của các cơ quan thông tin-thư viện khác qua Z 39.50; Z39.50 Gateway: là đầu mối gửi các yêu cầu tra cứu tới các máy chủ Z39.50. Người dùng tin không cần kết nối internet trực tiếp mà vẫn tra cứu được các máy chủ internet Tra cứu và nhập dữ liệu thông qua Z39.50 sử dụng các chương trình xuất nhập dữ liệu để lấy dữ liệu từ internet thông qua giao thức Z39.50. Cán bộ làm công tác biên mục có thể sử dụng chuẩn này để tra cứu trực tiếp vào các cơ sở dữ liệu trực tuyến trên mạng để tải về các biểu ghi thư mục đã được xử lý để tái sử dụng lại. Tiếp đến là thêm chỉ số xếp giá, hoặc số đăng ký cá biệt cho biểu ghi thư mục này. 1.2.4. Nguồn lực thông tin Nguồn lực thông tin là kết quả xây dựng, tích lũy lâu dài theo chính sách phát triển nguồn tin hợp lý, trên cơ sở nhu cầu NDT và xã hội. Bên cạnh yếu tố cấu thành thư viện (cơ sở hạ tầng, NDT, cán bộ thư viện), nguồn lực thông tin của một trung tâm TT-TV là một trong bốn yếu tố cấu thành nên thư viện. Để đánh giá một thư viện có chất lượng tốt hay không tốt, nguồn lực thông tin cũng được coi là tiêu chuẩn để đánh giá về thư viện. Và không một thư viện nào có nguồn lực thông tin đủ đáp ứng với nhu cầu tin của thư viện với nguồn kinh phí hạn chế. 1.2.5. Đội ngũ chuyên gia Hiệu quả Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm TT-TV thuộc các trường đại học y ở Hà Nội phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân lực tham gia vận hành. Họ phải là những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thông tin tư liệu, quản lý tri thức có trình độ tin học, ngoại ngữ, có kỹ năng nghiệp vụ vững vàng. Vốn kiến thức của họ vừa chuyên sâu, vừa rộng thì mới có thể đảm nhận được nhiệm vụ, đặc biệt trong việc lựa chọn và xác định giá trị các nguồn tin điện tử để phục vụ phù hợp với nhu cầu thông tin cho các đối tượng, người dùng tin khác nhau trong và ngoài hệ thống. Thực hiện và hướng dẫn người dùng tin thực hiện nghiêm túc các vấn đề bản quyền 9
- trong môi trường hệ thống thông tin lớn. Ngoài ra, một thách thức không nhỏ nữa đối với các chuyên gia thông tin-thư viện khi vận hành Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm TT-TV là phải thường xuyên kiểm tra, đo lường được tính hiệu quả của hệ thống và nắm bắt được nhu cầu thông tin trao đổi của các đối tượng người dùng tin thực hiện nghiêm túc các vấn đề về bản quyền trong Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm TT-TV. Ngoài ra, một thách thức không nhỏ nữa đối với các chuyên gia thông tin-thư viện trong khi vận hành Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm TT-TV là phải thường xuyên kiểm tra, đo lường được tính hiệu quả của hệ thống và nắm bắt được nhu cầu thông tin thay đổi của các đối tượng người dùng tin khác nhau. Vì vậy, để triển khai và duy trì sự vận hành của hệ thống một cách hiệu quả thì việc đào tạo nguồn nhân lực tham gia Mạng này giữ vị trí vô cùng quan trọng. 1.2.6. Người dùng tin Người dùng tin là yếu tố thiết yếu của trung tâm TT-TV. “Họ được coi là yếu tố năng động trong hoạt động của trung tâm thông tin”-Phan Tân. NDT là yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị thông tin. Người dùng tin luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin. Các nhu cầu thông tin của người dùng tin thường nảy sinh khi họ nắm bắt được những kết quả của một lĩnh vực mà họ quan tâm, khi họ cần nắm bắt được các thông tin dữ kiện, những số liệu và các phương pháp cần cho công việc của họ. Đối tượng NDT, và NCT là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc vận hành Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm TT-TV hiệu quả, phù hợp. Thông qua nhu cầu tin, đặc điểm, tập quán, khả năng tìm kiếm, khai thác của nhu cầu tin tại các trung tâm TT-TV thuộc các trường đại học y ở Hà Nội để xây dựng bộ sưu tập thông tin số, cung cấp nội dung các tài liệu phù hợp, thỏa mãn nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy. Bên cạnh, những thói quen, tập quán cũng như NCT của NDT. Khả năng khai thác, đối tượng NDT tác động mạnh tới Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm TT-TV thuộc các trường đại học y ở Hà Nội. Với đối tượng NDT trẻ (sinh viên, học viên, giảng viên ) là đối tượng có trình độ, chuyên môn, và cũng là đối tượng có khả năng thích ứng, thay đổi cao. Vì vậy, khả năng họ tiếp cận và đưa 10
- ra những nhu cầu mới cho Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm TT-TV trường đại học ở Hà Nội là rất cần thiết. Do đó, một yêu cầu đặt ra cho các thành viên khi tham gia Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm TT-TV thuộc trường đại học y cũng phải chú trọng đến việc thường xuyên, thu thập phân tích NCT ( nhất là nhu cầu mới, phản ánh của NDT về mạng). Ngoài ra, cần tiến hành đào tạo khả năng, kỹ năng khai thác sử dụng Mạng này cho người dùng tin tại các trung tâm TT-TV trường đại học y ở Hà Nội. Để làm sao NDT sử dụng tốt, hiệu quả Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm TT-TV. 1.2.7. Nguồn kinh phí Nguồn kinh phí là yếu tố ảnh hưởng tới quy mô của Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm TT_TV thuộc các trường đại học y ở Hà Nội. Nguồn kinh phí có thể từ: ngân sách Nhà nước, nguồn kinh phí từ các dự án hỗ trợ Nguồn kinh phí được sử dụng để mua cơ sở dữ liệu trực tuyến, để bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ, đào tạo cán bộ, người dùng tin. Đối với mỗi cơ quan TT-TV đều có nguồn tài chính kinh tế khác nhau để hoàn thiện trung tâm TT-TV của mình. Nhưng với nguồn kinh phí hạn chế, các trung tâm TT-TV sẽ hạn chế đầu tư để phát triển bộ sưu tập và thỏa mãn nhu cầu tin của trung tâm. Vì vậy, việc liên kết, liên thông giữa các cơ quan thông qua Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm TT-TV thuộc các trường đại học y ở Hà Nội đưa ra nhằm giải quyết vấn đề này. 1.2.8. Bản quyền và bảo mật thông tin Tại Việt Nam, Quyền tác giả được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. 26/7/2004 nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne (về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật). Theo Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005 và Luật Sở Hữu trí tuệ được thông qua vào ngày 29 tháng 11 năm 2005. Quyền Sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp .Theo điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, các loại hình tác phẩm sau đây được bảo hộ quyền tác giả: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, sơ đồ, bản vẽ, bài giảng, bài phát biểu, tác phẩm điện ảnh, 11
- nhiếp ảnh; tác phẩm tạo hình, kiến trúc, mỹ thuật, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Như vậy, có thể nói, mọi dạng tài liệu đều thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Theo điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Trong hoạt động thông tin, thư viện, quyền khai thác, sử dụng tác phẩm vì mục đích giáo dục, đào tạo hay nghiên cứu khoa học mà không nhằm mục đích thu lợi nhuận được pháp luật thừa nhận. Điều đó có nghĩa là ta có thể sao chép một chương, một phần của cuốn sách, một phần hay cả bài báo trong một cuốn tạp chí để phục vụ cho việc học tập, giảng dạy hay nghiên cứu khoa học mà không cần phải xin phép tác giả, cũng không phải trả tiền nhuận bút cho tác giả. Theo điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ quy định việc sử dụng tác phẩm công bố không phải xin phép không phải mất tiền nhuận bút, thù lao trong các trường hợp: - Sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân - Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình, để viết báo dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình - Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, nhằm mục đích thương mại - Sao chép đơn bản tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu 1.3. Các trung tâm thông tin-thƣ viện của các trƣờng đại học y ở Hà Nội với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học 1.3.1. Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển Viện Công nghệ Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ Thông tin-Thư viện Y học Trung Ương tiền thân là Thư viện Trường Cao đẳng Đông Dương được thành lập năm 1904. Trên cơ sở ấy, năm 1964 Bộ Y tế thành lập Thư viện Y học Trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo công tác thông tin thư viện, y dược trong toàn ngành tại các viện nghiên cứu Y dược, trường đại học, bệnh viện , các cơ sở y tế và đơn vị Y dược khác từ tuyến tỉnh trở lên. Đến 1979 Viện Thông tin-Thư viện Y học Trung ương được thành lập theo quyết định 124/BYT-QD của Bộ Y tế ra ngày 31/10/1979. Ngày 13/11/2009, Bộ trưởng Bộ Y 12
- tế Nguyễn Quốc Triệu đã ra Quyết định số 4451/QĐ-BYT thành lập Viện Công nghệ thông tin- Thư viện y học Trung ương. Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Viện đã thực sự trở thành cơ quan thông tin thư viện đầu ngành trong hệ thống thông tin y tế toàn quốc, phục vụ đắc lực cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân Thƣ viện Học viện Quân Y Ngày 25/10/1949, Ban giám đốc trường Quân Y sỹ đã ký quyết định thành lập tủ sách của trường-tiền thân của Thư viện Học viện Quân Y ngày nay. Hơn 60 năm đổi mới và hoàn thiện, Thư viện Học viện Quân y đã tìm hiểu và tiếp cận với những phương pháp, công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin. Giám đốc Học viện nhấn mạnh việc phát triển Thư viện Học viện Quân y- Đây là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Học viện. Với sự cố gắng của Thư viện và sự đầu tư của Học viện, Thư viện Học viện Quân y trở thành một thư viện hiện đại, đang từng bước tiến hành thư viện số Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Tiền thân Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Y Hà Nội là một trong những thư viện ra đời sớm nhất trong hệ thống thư viện các trường đại học trong cả nước. Được hình thành từ năm 1903, trải qua hơn 100 năm hoạt động. Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Y Hà Nội đã và đang từng bước xây dựng và phát triển vượt bậc nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chung của nhà trường là đào tạo đội ngũ cán bộ y, bác sỹ giỏi của đất nước Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Thư viện Đại học Dược Hà Nội chính thức thành lập vào ngày 25 tháng 5 năm 2009 theo quyết định số 181/QĐ-DHN. Được sự đầu tư của Bộ Y tế và nhà trường, Thư viện đã có thêm những trang thiết bị hiện đại. Thư viện cũng triển khai hệ thống Medline và IDIS về thông tin thuốc nước ngoài. Bước đầu xây dựng thư viện điện tử, nối mạng Internet phục vụ cho công tác học tập và tra cứu của cán bộ và sinh viên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của độc giả. Thư viện đã được đánh giá cao và thu hút được nhiều độc giả trong đó có nhiều cán bộ ngoài trường. Thư viện được định hướng là bộ phận tư liệu thông tin của trường phù hợp với xu hướng 13
- hiện đại và yêu cầu của người sử dụng nhằm cung cấp sách, báo, tạp chí, thông tin tư liệu cho cán bộ và sinh viên trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Cùng với sự thành lập của Học viện Y-Dược học Cổ truyền(2005), Thư viện mới được thành lập song đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Thư viện đã nhấn mạnh và thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo, thích ứng với chương trình. Đến năm 2008, được sự quan tâm của lãnh đạo Học viện, Thư viện đã tiến hành áp dụng phần mềm Medlib vào quản lý tài liệu, và phục vụ tra cứu. Trong thời gian tới Thư viện sẽ tiến hành thực hiện thư viện điện tử 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ Các trung tâm thông tin-thư viện tại trường đại học y ở Hà Nội là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức của xã hội. Với sứ mạng đó, các trung tâm thông tin-thư viện tại trường đại học y ở Hà Nội đã không ngừng thay đổi, phát triển để phù hợp với chương trình, cơ chế đào tạo của NDT học tập, nghiên cứu, giảng dạy. Viện Công nghệ Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ Thông tin-Thư viện Y học Trung Ương là cơ quan đứng đầu quản lý hệ thống thư viện: thư viện trường đại học y, thư viện viện nghiên cứu y học, thư viện các sở y tế, thư viện các bệnh viện. Viện Công nghệ Thông tin-Thư viện Y học Trung Ương xây dựng khối lượng lớn tài liệu (tài liệu in ấn, tài liệu điện tử) đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng tin là bác sỹ, nghiên cứu, học viên, sinh viên Thƣ viện Học viện Quân Y Thư viện Học Viện Quân Y là nơi tham mưu cho Ban giám đốc Học viện chỉ đạo điều hành công tác nghiệp vụ về thông tin thư viện, nghiên cứu, thu thập, bổ sung, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về các lĩnh vực Y-Dược học, đặc biệt là Y học quân sự, nhằm đáp ứng công tác phát triển sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học và điều trị. Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV ĐH Y HN có chức năng cơ bản đó là thu thập, xử lý, bảo quản và cung cấp thông tin và tư liệu về chuyên ngành y học nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên 14
- sau đại học và sinh viên của trường; phục vụ việc đào tạo bác sỹ, học viên, chuyên viên, chuyên gia cung cấp về y học cho ngành y tế trong và ngoài nước Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Thư viện Đại học Dược Hà Nội là nơi cung cấp tài liệu y dược cho sinh viên, học viên, giảng viên trong sự nghiệp học tập, nghiên cứu; Xây dựng nguồn thông tin đa dạng; Tạo ra các dịch vụ thông tin có giá trị phục vụ giảng dạy, học tập, của cán bộ, sinh viên, học viên Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam gắn liền với nhu cầu đào tạo, của sinh viên, học viên, giảng viên. Ngoài ra, tổ chức sưu tầm, bổ sung lưu trữ các tài liệu y dược 1.3.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 13.3.1. Cơ cấu tổ chức Tổ chức là sự xếp đặt, bố trí các mối quan hệ với các bộ phận với nhau – Từ điển Tiếng Việt. “Tổ chức là một tổ hợp các thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung. Tổ chức bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định và chịu tác động của môi trường đó”. Tổ chức có vai trò quyết định tới sự thành công của công việc nói riêng và trong quản lý nói chung, những ưu nhược điểm trong khâu tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý. Viện Công nghệ Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng Ngày 13/11/2009, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã ra Quyết định số 4451/QĐ-BYT thành lập Viện Công nghệ thông tin- Thƣ viện y học Trung ƣơng. Viện Công nghệ Thông tin-Thư viện Y học Trung Ương có 2 ngành chính là Thông tin-Thư viện và Công nghệ thông tin. Viện Công nghệ Thông tin- Thư viện Y học Trung ương gồm: Hệ thống quản lý (3 phòng), hệ thống chuyên môn, nghiệp vụ (4 phòng). - Hệ thống quản lý (3 phòng) bao gồm: phòng kế hoạch tổng hơp, phòng hành chính quản trị, phòng kế hoạch tài chính 15
- - Hệ thống chuyên môn, nghiệp vụ (4 phòng) bao gồm: Thư viện y học, phòng xuất bản phẩm, phòng thông tin y dược, phòng Web Thƣ viện Học viện Quân Y Theo quy định của Bộ Quốc phòng, mỗi trường trong quân đội đều phải có một Phòng Thông tin Khoa học Công nghệ Môi trường có chức năng nhiệm vụ là thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin cho người dùng tin. Phòng Thông tin Khoa học và Công nghệ Môi trường Học viện Quân Y là đơn vị trực thuộc Ban giám đốc Học viện. Hiện tại, phòng có các ban sau: - Ban biên tập: Chịu trách nhiệm biên tập, xuất bản sách giáo trình cho học viên đang học tập tại HVQY - Ban thông tin: Chịu trách nhiệm biên soạn tạp chí Y Dược Học Quân sự xuất bản định kỳ 2 tháng/1 số - Ban Thư viện ( TVHVQY): Chịu trách nhiệm trong việc thu thập, bổ sung xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin tư liệu về các lĩnh vực y học quân sự phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo của Học viện. Đứng đầu là trưởng ban. TVHVQY gồm 8 cán bộ thư viện Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT_TV Đại học Y Hà Nội là trung tâm TT_TV độc lập phục vụ công tác phát triển giáo dục của trường. Cơ cấu của thư viện được hình thành và phát triển dựa trên nguyên tắc chỉ đạo tập trung và có sự hợp tác chặt chẽ giữa các phòng ban nhằm đạt được hiệu quả thông tin cao nhất. - Bộ phận phục vụ: Phòng giáo trình, phòng đọc sinh viên, phòng mượn cán bộ, phòng ngoại văn, phòng internet - Bộ phận nghiệp vụ: Phòng bổ sung-xử lý phân tích tài liệu, phòng thông tin thư mục Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội gồm 3 phòng: - Phòng giáo trình: Cung cấp các giáo trình phục vụ nghiên cứu và học tập, ngoài các giáo trình sách in, còn lượng lớn giáo trình photo phục vụ NDT - Phòng đọc: Phục vụ NDT học tập, nghiên cứu tại đây, phòng này có sắp xếp một số tài liệu luận án, luận văn, sách được tổ chức theo chủ đề 16
- - Phòng máy tính: Phục vụ NDT sử dụng máy tính, tra cứu, vào mạng đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của NDT Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Thư viện Học viện Y dược Cổ truyền Việt Nam là Thư viện độc lập tách riêng, cùng với nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Thư viện gồm 2 phòng: - Phòng nghiệp vụ: tiến hành xử lý tài liệu đưa và kho, xử lý dữ liệu đưa lên Website để NDT tra cứu - Phòng phục vụ: Phục vụ tất cả tài liệu mượn tại chỗ, phục vụ sử dụng máy tính. 1.3.3.2. Đội ngũ cán bộ Viện Công nghệ Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ Thông tin-Thư viện Y học Trung Ương gồm 8 cán bộ thông tin thư viện (Trong đó 3 cán bộ bổ sung, 3 cán bộ biên mục,1 cán bộ kho và phục vụ, 1 cán bộ quản trị mạng); 1 bảo vệ; 1 tạp vụ Thƣ viện Học viện Quân Y Thư viện Học viện Quân y gồm: Ban thư viện (8 cán bộ); Ban thông tin (5 cán bộ); Ban biên tập (3 cán bộ) Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội gồm 14 cán bộ được phân chia theo các phòng như sau: - Phòng thư mục: 04 cán bộ - Phòng giáo trình: 02 cán bộ - Phòng đọc sinh viên: 03 cán bộ - Phòng máy tính: 02 cán bộ - Phòng đọc cán bộ: 02 cán bộ - Phòng đọc ngoại văn: 01 người Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội gồm 10 cán bộ thư viện Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam gồm 11 cán bộ thư viện 17
- 1.3. 4. Đặc điểm của người dùng tin và nhu cầu tin 1.3.4.1. Đặc điểm người dùng tin Người dùng tin (NDT) là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối tượng phục vụ của công tác thông tin tư liệu. NDT vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng chính là người sản sinh ra thông tin mới. Đặc điểm nổi bật của NDT tại các trung tâm thông tin-thư viện tại trường đại học y ở Hà Nội là sự tương đồng về nhóm đối tượng NDT chính và nhu cầu tin (NCT). Tại các trung tâm TT-TV tại trường đại học y ở Hà Nội nổi lên với 4 nhóm đối tượng dùng tin : - Đối tượng NDT là sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh - Đối tượng NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng viên - Đối tượng NDT là cán bộ quản lý và lãnh đạo:lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện nghiên cứu, các bệnh viện, các trường đại học chuyên ngành y dược - Đối tượng NDT là cán bộ thực hành: bác sỹ, dược sỹ tại các bệnh viện, trung tâm y tế Đối tƣợng NDT là sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh Đây là đối tượng người dùng tin chính tại 5 trung tâm TT_TV được tiến hành kháo sát chiếm 97,38% NDT là sinh viên,học viên.Nhóm này có nhu cầu sử dụng thông tin rất lớn nhằm phục vụ cho việc học tập của mình. Họ cần nhiều loại hình tài liệu, từ các sách giáo khoa, giáo trình đến các tài liệu mang tính chất tham khảo. Ưu điểm của nhóm người dùng tin này là tuổi còn trẻ nên khả năng tiếp cận, khai thác các sản phẩm và dịch vụ thông tin, cũng như dễ thích ứng với sự thay đổi của công nghệ rất nhanh. Đối tƣợng NDT là giảng viên, cán bộ nghiên cứu Nhóm người dùng tin này bao gồm các nhà nghiên cứu khoa học, giảng viên. Họ tham gia hướng dẫn sinh viên, học viên tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học như: các đề tài cấp trường, cấp Bộ, cấp Nhà nước, hướng dẫn học viên sau đại học viết luận văn, luận án. Để đáp ứng yêu cầu của sinh viên trong giai đoạn mới với cách học theo tín chỉ, cán bộ làm công tác giảng dạy phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Do có nhu cầu cập nhật các thông tin mới nên nhóm 18
- người dùng tin này phải chủ động nghiên cứu, tìm kiếm thông tin cần thiết cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của mình trong khối lượng thông tin lớn và đa dạng. Vì vậy mà họ phải mất nhiều thời gian cho việc đọc tài liệu, xử lý thông tin tìm thông tin và tạo ra sản phẩm thông tin mới. Có thể nói họ vừa là người cung cấp thông tin lại vừa là người dùng tin của thư viện. Những thông tin họ dùng thường là tài liệu cấp một, đảm bảo tính mới về thời gian và giá trị nội dung đồng thời phải súc tính, cô đọng Đối tƣợng NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhóm người dùng tin này chiếm tỷ lệ không lớn song lại đặc biệt quan trọng vì họ là những người định hướng, ra quyết định cho các hoạt động phát triển của đơn vị mình . Nhóm người dùng tin có rất ít thời gian để đến thư viện đọc tài liệu gốc nên thông tin họ cần phải mang tính tổng kết và dự báo, có tính định hướng chính trị cao, rõ ràng, đảm bảo tính kịp thời, tính khách quan, lượng thông tin phải bao quát được nhiều khía cạnh của nhiều lĩnh vực. Hình thức phục vụ thông tin thích hợp nhất cho nhóm đối tượng này thường là các thông tin chuyên đề, tổng quan, tổng luân Đối tƣợng NDT là bác sỹ, dƣợc sỹ tại các bệnh viện, trung tâm y tế Nhóm NDT này là người có chuyên môn, trình độ ngoại ngữ tốt, có nhu cầu cập nhật thông tin thường xuyên. Khác với 3 nhóm NDT trên, nhóm người dùng tin này cần những thông tin về phương pháp , thông số kỹ thuật và các chỉ dẫn trong thực hành 1.3.4.2. Đặc điểm nhu cầu tin Tiến hành khảo sát nhu cầu tin các trung tâm thông tin-thư viện cho thấy, chủ yếu người dùng tin là đối tượng sinh viên (trên 90%), nhu cầu tin của NDT chủ yếu là tài liệu thông tin y học, sử dụng lớn nhất là giáo trình, sử dụng chủ yếu tài liệu tiếng việt Thƣ viện Học viện Quân Y NDT tại Thư viện Học viện Quân Y có nhu cầu chủ yếu là các học viên, nhu cầu lớn nhất của học viên tại trường chủ yếu tập trung vào thông tin y học với mức 19
- độ thường xuyên là 81,25% chiếm trên 3/4 NDT, và sử dụng chủ yếu tài liệu tiếng việt chiếm 84,38%, NCT sử dụng tài liệu giáo trình lớn nhất với mức độ thường xuyên 86,67%. Thư viện Học viện Quân y có số lượng tài liệu sách khá lớn đáp ứng tốt NCT về tài liệu giáo trình. Ngoài ra, Thư viện cũng là nơi lưu trữ khối lượng luận án, luận văn khá lớn. Và là nơi cung cấp tài liệu số luận án, luận văn cho NDT với số lượng lớn nhất. Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội NDT tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Y Hà Nội có nhu cầu chủ yêu là tài liệu y học phục vụ trong công tác, nghiên cứu, học tập của sinh viên, cán bộ y, bác sỹ tại bệnh viện. Với nguồn tin y học khá lớn, Trung tâm đã đáp ứng tốt nhu cầu của NDT về thông tin y học mức độ thường xuyên 63,41%, sử dụng tài liệu chủ yếu ngôn ngữ tiếng việt 78,72%, sử dụng tài liệu giáo trình với mức thường xuyên chiếm 65,12%. Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội NDT tại Thư viện Đại học Dược Hà Nội sử dụng chủ yếu là nguồn tin y học ít hơn so với các trung tâm thông tin-thư viện khác chiếm 40,54%. Điểm đáng chú ý, NDT tại Thư viện Đại học Dược Hà Nội NCT sử dụng tài liệu tiếng anh là khá cao so với NCT về tài liệu tiếng anh các trung tâm thông tin-thư viện khác là 17,5%, tài liệu tiếng Việt chiếm 80%. Mức độ thường xuyên của NDT Thư viện Đại học Dược Hà Nội chiếm trên ½ là 58,82 %. Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam NCT của NDT Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam là cao với mức thường xuyên 71,7%. NCT về tài liệu các ngôn ngữ là đa dạng hơn so với các trung tâm TT-TV khác: tiếng anh (1,89%), tiếng nga (1,89%), tiếng trung (9,44%). NCT về tài liệu chủ yếu là giáo trình 53,18%. Mức độ thường xuyên sử dụng giáo trình của NDT tại Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam hơi thấp so với các trung tâm TT-TV khác. Với việc khảo sát phỏng vấn, một số sinh viên của Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam cho biết nguồn thông tin giáo trình, và sách tham khảo số lượng chưa nhiều nên chưa đáp được nhu cầu về giáo trình cho NDT tại đây. 20
- 1.5. Vai trò của Mạng cộng đồng trực tuyến nói chung và ngành y nói riêng 1.5.1. Vai trò của Mạng cộng đồng trực tuyến nói chung Mạng cộng đồng trực tuyến tạo điều kiện để chia sẻ các thông tin, sở thích Mạng cộng đồng trực tuyến tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian; Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng; Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Mạng cộng đồng trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò truyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác”. Các hình thức tương tác khác có thể thấy như gửi thư điện tử (e-mail), điện thoại, xem phim, ảnh (voice chat), chia sẻ tập tin (files), nhật ký điện tử (blog), trò chơi (games) trên Internet. Hiện nay, người ta đang dùng rộng rãi khái niệm truyền thông xã hội, đó là một thuật ngữ dùng để mô tả mô hình truyền thông, trong đó thể hiện sự tương tác đa chiều trực tuyến giữa các đối tượng tham gia. Sự tương tác trong truyền thông xã hội thể hiện ở khả năng “chia sẻ bài viết, âm thanh, hình ảnh qua mạng Internet” và thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng như văn hóa, xã hội hoặc tài chính. 1.5.2.Vai trò của Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm thông tin-thư viện đại học y Hà Nội nói riêng Nguồn thông tin y học là nguồn thông tin luôn mang giá trị khoa học và tính mới rất cao nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu phát triển nền y học của đất nước. Hiện tại, các trung tâm thông tin-thư viện tại trường đại học nói chung và tại các trường đại hoc y ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn nói riêng. Hội nghị thư viện các trường đại học, cao đẳng lần thứ nhất do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại TP. Đà Nẵng (10/2008) đã nhận đinh: “ Thư viện các trường đại học đang phải đối diện với nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, những khó khăn tập trung vào: nguồn lực thông tin còn nghèo 21
- nàn, cần được tăng cường, công nghệ phát hiện tài nguyên thông tin hiện đại, quy trình và và nghiệp vụ quản lý chưa được thống nhất và chuẩn hóa; Bên cạnh đó sự phối hợp liên kết, liên thông giữa các thư viện còn yếu nên chưa tạo được sức mạnh tập trung”. Đặc biệt, nguồn thông tin chuyên ngành y học được lưu trữ tại các trung tâm TT-TV trường đại học chiếm tỷ lệ rất lớn, đang dạng về chủng loại. Tuy vậy, việc lưu trữ vốn tài liệu chuyên ngành này còn phân tán, riêng lẻ trong từng trung tâm TT-TV. Mỗi trung tâm TT-TV đều có kho tài nguyên thông tin: sách, báo, tạp chí, luận văn, bài giảng dưới dạng bản in, một số tài liệu được số hóa, xây dựng các CSDL chuyên ngành y học ( biểu ghi thư mục và biểu ghi toàn văn). Song các nguồn tài nguyên này lại nằm ở các đơn vị, mà nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị, bổ sung nguồn tài nguyên hạn chế. Điều này gây khó khăn cho trung tâm TT-TV đáp ứng nhu cầu đa dạng của NDT. Dựa vào nhu cầu thiết thức trên, Mạng cộng đồng trực tuyến cho trung tâm TT-TV trường đại học y xây dựng nhằm hỗ trợ khó khăn của trung tâm TT-TV, liên kết, chia sẻ với các trung tâm TT-TV trường đại học y với nhau. Đặc biệt với xu hướng phát triển hệ thống thông tin thư viện số, Mạng cộng đồng là công cụ đắc lực để thúc đẩy quá trình số hóa thư viện diễn ra nhanh chóng. 22
- CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG MẠNG CỘNG ĐỒNG TRỰC TUYẾN CHO TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN THUỘC CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y Ở HÀ NỘI 2.1. Nguồn lực thông tin/tài liệu 2.1.1. Nguồn lực thông tin/tài liệu truyền thống 2.1.1.1. Sách Viện Công nghệ Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ Thông tin-Thư viện Y học Trung Ương gồm Tổng số sách : 9 945(trong đó sách nước ngoài 7 351 cuốn, sách tiếng việt 2 172 cuốn, sách tra cứu y-dược 422 cuốn) Thƣ viện Học viện Quân Y Nguồn tài liệu thông tin tại Thư viện Học viện Quân y đa dạng phong phú. Trong đó, tài liệu dạng sách chiếm tỷ lệ cao (89.99%). Tổng số sách tại thư viện: 160.000 cuốn sách (trong đó giáo trình: 80 000 cuốn, sách tham khảo: 11 500 cuốn, sách văn học: 13 000 cuốn). Năm 2010-2011: bổ sung sách: 464 đầu sách với 10 310 cuốn ( trong đó 77 tên sách ngoại văn) cho các bộ phận: giáo trình, văn học, phòng đọc, phòng tài liệu mật. Với số lượng sách lớn của Thư viện Học viện Quân y đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên thư viện là (81,25%) Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội cung cấp một lượng lớn tài liệu cho sự nghiệp đào tạo của Trường Đại học Y Hà Nội. Tài liệu sách chiếm 90,04 %. Trong đó sách latinh (ĐLA, ĐLB, ĐLC) với 4 830 cuốn, sách Việt (ĐVA, ĐVB, ĐVC)với 8 059 cuốn, sách giáo trình:218 đầu sách 35 965 cuốn. Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội tạo điều kiện lớn đáp ứng nhu cầu về vốn tài liệu sách cho bạn đọc đến thư viện với mức độ thường xuyên sử dụng giáo trình (46,55%), mức độ thường xuyên sử dụng sách tham khảo (23,33%). Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng vốn tài liệu dạng sách chiếm gần 3/4 so với mức độ thường xuyên sử dụng các tài liệu khác. 23
- Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Thư viện Đại học Dược Hà Nội rất chú trọng tới vấn đề phát triển các tài liệu dạng sách phục vụ cho đối tượng người dùng tin của thư viện (chủ yếu là sinh viên 97,3%). Ngoài các sách mua, Thư viện còn phô tô sách cho mượn. Vì vậy thư viện cũng có nguồn tài liệu sách khá lớn 6 874 (sách tiếng anh và sách tiếng việt) chiếm 66,14%. Với lượng sách khá lớn đáp ứng tốt nhu cầu mức độ thường xuyên sử dụng tài liệu giáo trình 58,82(%), mức độ thường xuyên sử dụng sách tham khảo (20,59%) so với mức độ thường xuyên sử dụng các loại tài liệu khác. Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam đang trong bước đường phát triển cũng đang và đã tỏ ra sự lớn mạnh và phát triển. Với số lượng tài liệu nói chung, tài liệu dạng sách nói riêng đang hoàn thiện, bổ sung đầy đủ hơn với 6 500 tên sách≈30 000 cuốn(chiếm tỷ lệ gần tuyệt đối 95,9% so loại tài liệu khác). Riêng năm 2011: Bổ sung 1 500 đầu sách. Tuy về số lượng sách của Thư viện nhỏ hơn so với các trung tâm thông tin-thư viện khác nhưng thư viện đã cố gắng đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của NDT tại thư viện. Mức độ sử dụng sách giáo trình (53,19%), mức độ khi sử dụng sách tham khảo (30,43%) 2.1.1.2. Báo, tạp chí Viện Công nghệ Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ Thông tin-Thư viện Y học Trung Ương 11 tên báo tạp chí, bài trích báo, tạp chí 54 799 bài Thƣ viện Học viện Quân Y Thư viện Học viện Quân y thường bổ sung báo tạp chí: 150 (trong đó báo: 50 đầu báo, tạp chí : 100 đầu tạp chí) với gần 11 630 ấn phẩm tạp chí. Số lượng báo tạp chí chiếm tỷ lệ thấp hơn các nguồn tài liệu khác (7%). Mức độ sử dụng thường xuyên báo (27,59%), mức độ sử dụng thường xuyên tạp chí (32,14%), Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội, số lượng báo, tạp chí : 690 đầu tạp chí 75 000 chiếm( 8,92%). Tạp chí tiếng việt:238 tên 5 000 cuốn, tạp chí ngoại văn: 24
- 417 tên 7 000 cuốn đáp ứng mức độ thường xuyên sử dụng báo 3,33% so với mức độ thường xuyên sử dụng các loại tài liệu khác. Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Thư viện Đại học Dược Hà Nội có : 22 tên tạp chí( tạp chí tiếng việt và tạp chí tiếng anh) đáp ứng nhu cầu thường xuyên sử dụng tạp chí của thư viện (9,09%), Một số tên tạp chí thường được bổ sung liên tục: Y học thực hành, Y học Việt Nam, thuốc và sức khỏe Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam cấp nhập các loại báo 2.1.1.2. Luận án, luận văn Tại các trường đại học, tùy thuộc vào quy mô đào tạo và chuyên ngành đào tạo của mỗi trường, có hàng trăm nghìn công trình nghiên cứu khoa học lớn, nhỏ được thực hiện với nhiều cấp độ khác nhau. Vì thế, nguồn thông tin chứa trong các đề tài này là hết sức phong phú đa dạng về số lượng cũng như chất lượng. Các nguồn tin nảy sinh ra trong trường đại học, các khoa, các bộ môn đào tạo về lĩnh vực khác nhau như : Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên; Khóa luận, đồ án, luận văn tốt nghiệp, luận án; Đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên; Hội thảo khoa học Viện Công nghệ Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ Thông tin-Thư viện Y học Trung Ương có 1 216 luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu 200 đề tài. Thƣ viện Học viện Quân Y Thư viện Học viện Quân y có luận án luận văn: 3 500 cuốn, 2010-2011 bổ sung 233 luận văn, 3 018 luận án. Với lượng tài liệu xám luận án, luận văn lớn, Thư viện Học viện Quân y đáp ứng nhu cầu sử dụng luận văn, luận án phục vụ nghiên cứu, học tập của học viên 3,62% Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội có 7 493 tên luận án, luận văn Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Thư viện Đại học Dược Hà Nội có 3 524 luận án, luận văn. Với việc khảo sát nhu cầu sử dụng tài liệu luận án, luận văn của người dùng tin thư viện cho thấy 25
- mức độ sử dụng tài liệu luận án, luận văn (52, 94 % NDT thỉnh thoảng sử dụng), (47,06 % NDT không sử dụng) Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam có khoảng 100 cuốn ( nộp từ 2005 đến nay). Do mới tiếng hành thu thập từ 2005 nên số lượng luận án, luận văn chưa nhiều đáp ứng ít nhu cầu của NDT (Mức sử dụng tài liệu luận án,luận văn thỉnh thoảng : 17,73%, Không sử dụng: 52,27%) Đối với nguồn thông tin/ tài liệu truyền thống, Thư viện Học viện Quân y có khối lượng tài liệu truyền thống nhiều nhất. Tiếp sau đó là kể đến Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Y Hà Nội, đây là điều kiện cho việc chia sẻ nguồn lực thông tin cho các trung tâm khác số lượng tài liệu truyền thống còn ít như Thư viện Y- Dược học cổ truyền khi tham gia vào Mạng cộng đồng trực tuyến cho các trung tâm thông tin-thư viện thuộc trường đại học y ở Hà Nội 2.1.2. Nguồn lực thông tin/tài liệu hiện đại 2.1.2.1. Cơ sở dữ liệu thư mục Cơ sở dữ liệu thư mục (CSDL Thư mục) là dạng CSDL chứa những bảng thông tin tóm tắt về tài liệu gốc- Thông tin cấp hai. Mỗi một biểu ghi trong CSDL thư mục bao gồm 2 phần chính: các thông tin tóm tắt về tài liệu gốc và các chỉ dẫn giúp người dùng tin (NDT) có thể tiếp cận được tài liệu gốc Thƣ viện Học viện Quân Y Thư viện Học viện Quân y là thư viện chú trọng rất lớn tới nguồn tài liệu điện tử cung cấp cho NDT của thư viện ( đối tượng sinh viên chiếm 98,5%). Thư viện gồm 18 000 biểu ghi sách . Trong đó 3 500 biểu ghi sách tiếng Nga. Thư viện có 1.700 cơ sở dữ liệu thư mục luận án, luận văn. Nguồn tài liệu cơ sở dữ liệu thư mục là nguồn dữ liệu để vận hành bộ máy tra cứu điện tử của thư viện giúp bạn đọc tìm tài liệu nhanh chóng. Với việc khép chặt bảo mật thông tin, Thư viện tiến hành các hoạt động tra cứu các cơ sở dữ liệu nội bộ. Việc tra cứu các cơ sở dữ liệu thư mục được tiến hành với phần mềm Ilib và hệ thống mạng LAN. Với nguồn CSDL TM của Thư viện đáp ứng NCT (59,26% sử dụng CSDL TM, 13,03% NDT tra cứu bằng máy tính điện tử) 26
- Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội là nơi đang tiến hành chuyển đổi từ phần mềm MEDLIB sang phần mềm ILIB. Thư viện đang tiến hành song song cả hai mạng này. Với 2 địa chỉ Địa chỉ mạng LAN được áp dụng với phần mềm ILIB. Phần mềm Ilib đang được tiến hành sử dụng nội bộ cho việc tra cứu. Các dữ liệu cũ từ phần mềm MEDLIB đang chuyển sang phần mềm ILIB. Phần mềm MEDLIB được kết nối INTERNET nên có thể tra cứu bên ngoài. Hiện tại, NDT có thể truy cập tra cứu cả 2 phần mềm này qua 2 địa chỉ. nguồn CSDL TM của thư viện đáp ứng NCT (54,05% sử dụng CSDL TM: 25 % NDT tra cứu bằng máy tính điện tử) Bảng1 : Thống kê số lượng CSDL thư mục của Thư viện Đại học Y Hà Nội STT Tên tài liệu Dạng CSDL Số biểu ghi 1 Sách Thư mục 9 796 2 Luận án, luận văn Thư mục 5 553 3 Giáo trình Thư mục 300 4 Bài trích báo, tạp chí Thư mục 27 097 Tổng số 42 746 Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Thư viện Đại học Dược Hà Nội đang sử dụng phần mềm LIBOL 6.0 để quản lý cơ sở dữ liệu thư mục của thư viện 10 398 biểu ghi sách, 5 biểu ghi xuất bản định kỳ. Với lượng CSDL TM của thư viện đáp ứng NCT (56,25% sử dụng CSDL TM, 20,74% NDT tra cứu bằng máy tính điện tử) Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam xây dựng số lượng lớn biểu ghi thư mục. Nguồn CSDL TM của Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam thỏa mãn (68,18% NDT sử dụng CSDL TM, 8,17% NDT tra cứu bằng máy tính điện tử) 27
- Bảng 2: Thống kê CSDL TM của Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam Tên CSDL TM Biểu ghi CSDL TM sách tiếng anh 5 868 CSDL TM sách tiếng việt 1 888 CSDL TM luận văn, luận án 944 CSDL TM bài báo, tạp chí 43 999 CSDL TM báo, tạp chí 97 Tổng số 52 794 2.1.2.2. Cơ sở dữ liệu dữ kiện Cơ sở dữ liệu dữ kiện là dạng CSDL chứa những thông tin cấp một về một đối tượng nào đó được thể hiện dưới dạng dữ kiện. Thường được thể hiện dưới dạng con số, ngoài ra còn thể hiện dưới dạng biểu đồ, đồ thị, hình ảnh Tiến hành khảo sát 5 trung tâm TT-TV trường đại học: Viện Công nghệ TT – TV Đại học Y Hà Nội, Thư viện Học viện Quân Y, Thư viện Đại học Dược Hà Nội, Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Hà Nội chưa tiến hành CSDL dữ kiện. Trong khi đó nhu cầu của NDT về CSDL dữ kiện chiếm tỷ lệ không nhỏ. Nhu cầu sử dụng CSDL dữ kiện của NDT Trung tâm TT –TV Đại học Y Hà Nội (27,03%), Thư viện Học viện Quân Y (18,52%), Thư viện Đại học Dược Hà Nội (28,13%), Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Hà Nội (20,45%). 2.1.2.3. Cơ sở dữ liệu toàn văn Cơ sở dữ liệu toàn văn là dạng CSDL chứa những thông tin cấp một về tài liệu. Các tài liệu trong CSDL này là bản sao hoàn chỉnh của các tài liệu gốc. Không chỉ dừng lại ở dạng text, các cơ sở dữ liệu toàn văn ngày nay còn có cả âm thanh, hình ảnh. Người ta thường gọi CSDL này là CSDL số Viện Công nghệ Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ thông tin-thư viện Y học Trung Ương lưu trữ :Tạp chí Việt: 12 789 file (của hơn 10 loại tạp chí Y học xuất bản trong nước), luận văn chuyên khoa II: 165 file, Luận án: 874 file, 30 000 bản toàn văn sách nước ngoài chưa được đẩy lên phục vụ. 28
- Extramend là CSDL giới thiệu các bài báo y dược toàn văn, có tóm tắt bằng tiếng Anh, do tổ chức Y tế Thế giới dành cho các nước đang phát triển. Phần lớn những bài nghiên cứu này có nội dung liên quan nhiều đến y tế các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và các bài chưa được giới thiệu trên Medline Proquest là bộ CSDL do Proquest Medical Library do Proquest Information and Learning, chứa các bài toàn văn, các thông tin y dược về lâm sàng, dịch tễ, nghiên cứu, giảng dạy mang đến khả năng truy cập tới 200 tạp chí y dược hàng đầu trên thế giới trong các năm gần đây 1995 đến nay. CSDL này được cập nhập theo tháng. CSDL trên CD-ROM: - CD-ROM Medline là CSDL y học của Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ. Medline bao gồm tóm tắt các bài nghiên cứu y dược học được đăng trong gần 40 000 tạp chí y học xuất hiện ở 70 quốc gia trên thế giới với nhiều chủ đề y học, chăm sóc sức khỏe, khoa học y tế, tâm lý học Trong đó 70% bài nghiên cứu có tóm tắt. Medline có đĩa từ 1983. Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương đưa vào sử dụng 1993 thường được cập nhật thường xuyên. - CD-ROM Popline là CSDL về dân số kế hoạch hóa và vấn đề sức khỏe có liên quan của Liên Hợp Quốc và Trường Đại học Johnshopkins phối hợp sản xuất từ năm 1995 đến nay, với hơn 200 000 thư mục trích dẫn có tóm tắt. 29
- Bảng3: Tên một số tạp chí toàn văn taị Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương stt Tên tạp chí Ghi chú 1 Y học Từ 1980 đến nay 2 Y học thực hành 3 Y học Việt Nam 4 Thông tin y dược 5 Y học quân sự 6 Dược học 7 Nghiên cứu y học 8 Nghiên cứu y dược học cổ truyền 9 Ngoại khoa 10 Nội khoa 11 Sinh lý học 12 Sốt rét và ký sinh trùng 13 Thời sự y dược 14 Vệ sinh phòng dịch Sau đổi tên: y học dự phòng 15 Nghiên cứu y dược cổ truyền 16 Y học thảm họa và bỏng 17 Y học TP Hồ Chí Minh 18 Tạp chí châm cứu Việt Nam Thƣ viện Học viện Quân Y Việc xây dựng CSDL toàn văn là cơ sở để tiến hành thư viện số, Thư viện Học viện Quân Y cũng từng bước hoàn hiện hệ thống phần cứng và phần mềm để thực hiện nhiệm vụ số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số của thư viện. Thư viện Học viện Quân Y đang tiến hành số hóa được tài liệu sách : 200 tài liệu 60 000 trang, 600 đĩa CD sách điện tử, số hóa 70 000 trang luận án, luận văn (trong đó 2010-2011: số hóa 40 000 trang luận án, luận văn). Nguồn CSDL toàn văn của Thư viện Học viện Quân Y đáp ứng 22,22% NDT sử dụng CSDL toàn văn. 30
- Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội lưu trữ gần 500 đĩa Medline do Thư viện Quốc hội Mỹ Loại tài liệu Số lượng đĩa CD- Số biểu ghi/ đĩa Tổng số biểu ghi ROM Đĩa Medline 460 15 triệu 6 900 triệu Cơ sở dữ liệu Medline (Medical Online) là CD-ROM gồm những bài tóm tắt khoảng 3 400 tạp chí y học, xuất bản của 70 quốc gia thuộc các chủ đề về y học, dược học. Medline từ năm 1966 đến nay do Mỹ sản xuất. Thư viện đáp ứng 18,92% CSDL toàn văn của NDT Thư viện. Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Thư viện Đại học Dược Hà Nội xây dựng chủ yếu là các tạp chí toàn văn trực tuyến như: Bảng 4: Thống kê các tạp chí trực tuyến tại Thư viện Đại học Dược Hà Nội STT Tên tạp chí trực tuyến Nơi xây Thời gian Ghi chú dựng hoạt động 1 Tạp chí Nghiên cứu dược và Thông Trường ĐH 2010-nay Trước là: tạp tin thuốc Dược HN chí Thông tin Dược lâm sàn (1995-2009) 2 Bản tin Dược lâm sàng và điều trị 2009 3 Tạp chí Dược học Bộ Y tế 1964-nay 4 Tạp chí Thông tin Dược học/ Thư viện Y 1978, 1979, học Trung 1984, 1985 ương 5 Tạp chí Dược liệu Viện Dược Từ 1998 -> liệu nay 6 Tạp chí Đông y Hội Đông y từ 2001 -> Trước là: Tạp Việt Nam nay chí Y học cổ truyền Việt Nam (từ 1981 -> 2000) 7 Tạp chí Y học Thực hành Bộ Y tế từ 2010 -> nay 8 Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện từ 2010 -> Bạch Mai nay 31
- 9 Tạp chí Y dược lâm sàng 108 Viện nghiên từ 2011 cứu KH Y dược lâm sàng 108 10 Tạp chí Sức khoẻ và Đời sống Bộ Y tế từ 2010 -> nay 11 Tạp chí Thuốc và Sức khoẻ Bộ Y tế từ 2010 -> nay Với nguồn CSDL toàn văn của Thư viện Đại học Dược Hà Nội đáp ứng 15,62% NDT sử dụng CSDL toàn văn Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam gồm CSDL toàn văn cây thuốc và bài thuốc Việt Nam, Trung Quốc. Đĩa CD-ROM nộp luận văn, luận án, khóa luận ( nộp từ 2005 đến nay): 80 đĩa. Thư viện đáp ứng 11,36% NDT của Thư viện sử dụng CSDL toàn văn. Về nguồn thông tin/tài liệu điện tử Viện Công nghệ Thông tin-Thư viện Y học Trung Ương có nguồn tài liệu điện tử (CSDL toàn văn: luận án luận văn, bài trích báo tạp chí) lớn nhất và có giá trị. Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học y Hà Nội xây dựng được khối lượng CSDL TM lớn nhất. 2.2. Hạ tầng công nghệ thông tin và các trang thiết bị, cơ sở vật chất 2.2.1. Các trang thiết bị, cơ sở vật chất Viện Công nghệ Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ thông tin-thư viện Y học Trung Ương 100 m2 đang xây dựng thư viện tại Hoàng Quốc Việt Thƣ viện Học viện Quân Y Thư viện Học viện Quân Y gồm - Phòng đọc mở: 664m2 với 200 chỗ ngồi - Phòng mượn giáo trình: 384m2 - Phòng đọc tài liệu tham khỏa : 100m2 - Kho sách văn học: 70m2 - Phòng tra cứu internet: 640m2 với 150 chỗ ngồi - 1 Cổng từ 32
- - 4 Máy camera - Máy Scaner, máy photo Điều này đáp ứng nhu cầu sử dụng thư viện của người dùng tin về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Mức độ Tỷ lệ (%) Rất tốt 13,33 Tốt 66,67 Bình thường 16,67 Không tốt 3,33 Bảng 5: Thể hiện mức độ đáp ứng việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị cuả NDT Thư viện Học viện Quân y Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội có - Diện tích: 1 500 m2 bao gồm : 2 tầng, 7 phòng - 3 tủ phích mục lục truyền thống - 02 máy in - 02 máy photocopy - Máy đọc đĩa laze Ngoài ra, còn hệ thống máy điều hòa, máy hút ẩm, máy hút bụi, quạt thông gió Hệ thống bàn, ghế được trang bị đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng của thư viện hiện đại. Với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật như vậy, Thư viện đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ và đáp ứng nhu cầu sử dụng thư viện của người dùng tin về cơ sở vật chất, trang thiết bị (tốt : 43%, bình thường:51,22%, không tốt : 4,88) Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội gồm - Diện tích: 350 m2 bao gồm các phòng: + Kho sách Giáo trình + Kho sách tham khảo + Phòng đọc mở (bắt đầu 2009) + Phòng tra cứu điện tử 33
- + Phòng cán bộ - 1 Máy Scaner, 1 máy photo phục vụ dịch vụ photo, Scaner tài liệu Mức độ Thư viện Đại học Dược Hà Nội đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị (Tốt: 15,38%, bình thường: 79,49%, không tốt: 5,13%) Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam có diện tích: 700m2 - Mục lục phân loại - Máy quét mã vạch: 1 cái - Máy khử từ , nhiễm từ: 1 cái - Bộ siêu gỡ từ: 1 cái - Camare: 4 cái - Bộ điều khiển Tại Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam đang tiến hành việc mã vạch cho tài liệu, nên việc hoàn thiện các cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, trang thiết bị đang dần dần được tổ chức đồng bộ tạo điều kiện tốt nhất cho người dùng tin của thư viện. Được sự quan tâm của lãnh đạo trường, Thư viện Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam đang có chủ trương tiến hành số hóa các tài liệu trong thời gian tới. Thư viện đáp ứng nhu cầu sử dụng thư viện của người dùng tin về cơ sở vật chất, trang thiết bị (Tốt: 30,91%, bình thường: 50,9%, không tốt: 19 %) 2.2.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ Viện Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng gồm: - 12 Máy tính (trong đó 10 máy tính phục vụ nghiệp vụ, 2 máy tính phục vụ tra cứu) - 2 Máy Scaner - 2 Máy in và 2 máy photo - Sử dụng phần mềm Medlib Thƣ viện Học viện Quân Y - 50 máy tính ở phòng tra cứu internet (trong đó có 5 máy tra cứu tài liệu) - Trước đây sử dụng phần mềm Libol 5.0 34
- - Hiện tại sử dụng phần mềm Ilib và dilib Hình ảnh :Phần mềm Ilib của thư viện Học viện Quân Y Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội có đầu tư và nâng cấp hệ thống trang thiết bị : - 02 máy chủ - 20 máy tính trạm được kết nối internet - Thư viện đang sử dụng tồn tại song song cả phần mềm Medlib và phần mềm Ilib 4.0. Phần mềm Medlib kết nối internet, phần mềm Ilib 4.0 mới chỉ kết nối mạng LAN Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội - Máy tính 30 máy + 20 Máy tính phục vụ bạn đọc +4 Máy tính phục vụ bạn đọc tra cứu +6 Máy tính phục vụ nghiệp vụ - Thư viện đang sử dụng phần mềm Libol được kết nối mạng internet nên người dùng tin có thể tra cứu tài liệu mọi nơi 35
- Hình ảnh : Phần mềm Ilib 4.0 tại Thư viện Đại học Y Hà Nội Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam - Máy tính : 22 máy + 5 Máy tính phục vụ nghiệp vụ + 17 Máy tính phục vụ tra cứu - Phần mềm Medlib phục vụ tra cứu OPAC (hiện tại chưa đưa ra cho người dùng tin tra cứu do chưa xây dựng hoàn chỉnh, hiện đang sử dụng mạng LAN) 2.2.3. Hệ thống đường chuyền Thƣ viện Học viện Quân Y Thư viện Học Viện Quân Y tồn tại hệ thống đường chuyền mạng LAN và mạng Inernet. Đối với hoạt động tra cứu tài liệu được sử dụng trong nội bộ nhằm kiểm soát, đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu. Đối các máy tính được sử dụng tại phòng máy tính được kết nối Interet. Với sự quan tâm của lãnh đạo, cùng việc xây dựng mới hệ thống đường chuyền được hoàn thiện mới và đồng bộ nên chất lượng đường chuyền tốt. 36
- Bảng 6: Mức độ thỏa mãn NDT về hệ thống đường chuyền máy tính tại Thư viện Học viện Quân Y Mức độ Tỷ lệ (%) Rất nhanh 20 Bình thường 57,14 Thỉnh thoảng 4,29 Không hoạt động 14,28 Rất chậm 0 Không hoạt động 14,28 Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội sử dụng song song cả hệ thống mạng LAN và mạng Internet. Mạng Internet được sử dụng cho phòng máy tính. Hiện tại, mạng dùng cho máy tra cứu phần mềm Ilib đang sử dụng tra cứu nội bộ nhưng trong thời gian tới khi đã hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục, cơ sở dữ liệu số sẽ tiến hành kết nối internet Bảng 7: Mức độ thỏa mãn NDT về hệ thống đường chuyền máy tính tại Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội Mức độ Tỷ lệ (%) Rất nhanh 25 Bình thường 47,5 Thỉnh thoảng 12,5 Không liên tục 30 Rất chậm 0 Không hoạt động 5 Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Thư viện Đại học Dược Hà Nội kết nối mạng internet toàn bộ hệ thống. Việc kết nối mạng internet giúp cho người dùng tin có thể tra cứu, và sử dụng các nguồn thông tin (cơ sở dữ liệu tạp chí trực tuyến, CSDL toàn văn ). Đường chuyền của thư viện được NDT đánh giá với các mức độ khác nhau (bình 37
- thường :60,53%, thỉnh thoảng:10,52%, không liên tục:28,95%). Với chỉ số đánh giá như trên, hệ thống đường chuyền của Thư viện Đại học Dược Hà Nội chất lượng chưa được tốt, cần được hoàn thiện thêm. Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Hiện tại, Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam sử dụng đường chuyền nội bộ (mạng LAN) và mạng Internet để sử dụng cho việc hoạt động nghiệp vụ, và hoạt động phục vụ NDT theo những đánh giá của NDT về hệ thống đường chuyền của thư viện như sau: Bảng8: Đánh giá chất lượng hệ thống đường chuyền của Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam của NDT Mức độ Tỷ lệ (%) Rất nhanh 17,65 Bình thường 33,33 Thỉnh thoảng 7,8 Không liên tục 29,41 Rất chậm 9,8 Không hoạt động 2,01 Với những mức đánh giá trên của NDT có thể thấy đường chuyền của Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam cũng khá nhanh, chất lượng cũng được đảm bảo Nói tóm lại, nguồn hạ tầng công nghệ thông tin và trang thiết bị của 5 trung tâm thông tin-thư viện được tiến hành khảo sát, Thư viện Học viện Quân y đã tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ tốt nhất, và từng bước tiến hành và phục vụ các tài liệu số. Tại Viện Công nghệ Thông tin-Thư viện Y học Trung Ương đang dần hoàn thiện hơn về cơ sở hạ tầng công nghệ đáp ứng nhu cầu của người dùng tin về nguồn thông tin số. Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Y Hà Nội đang thay đổi, chuyển giao công nghệ để tiến tới bắt kịp với thời đại thư viện số. 2.3. Nguồn nhân lực của các trung tâm thông tin-thƣ viện Con người luôn được coi là mục tiêu và là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, được thông qua 38
- tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Trong lĩnh vực thông tin - thư viện - thống kê, việc tăng cường chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp rất quan trọng nhằm góp phần phát triển công tác thông tin - thư viện, thống kê khoa học và công nghệ (KH&CN) 2.3.1. Trình độ nghiệp vụ Trình độ nghiệp vụ được coi là một trong những thước đo đánh giá người cán bộ thư viện. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ gồm: : Quản lý tổ chức thư viện; Quản lý các nguồn tài nguyên thông tin; Quản lý các dịch vụ thông tin; và Áp dụng các công cụ và công nghệ thông tin - Quản lý tổ chức thư viện: Thư viện được tổ chức theo trật tự để có thể dễ truy cập, dễ khai thác, dễ kiểm soát là nhiệm vụ không dễ dàng. Thư viện được tổ chức theo trật tự khoa học và có các công cụ quản lý nó như: Khung phân loại, khung đề mục chủ đề, Bộ từ khoá. Mỗi một tài liệu trong thư viện lại được biên mục theo các quy tắc biên mục khác nhau: MARC21, AACR2 Nhiệm vụ của các cán bộ thư viện cần giữ cho thư viện luôn trật tự. - Quản lý các nguồn tài nguyên thông tin: Dựa trên việc quản lý thông tin có cấu truc, có phân loại – người cán bộ thư viện cần nắm vững các nguồn tài nguyên thông tin có trong thư viện của mình và nguồn tài nguyên thông tin ở các thư viện liên kết. Để có kỹ năng này, thủ thư cần biết xác định, lựa chọn, đánh giá, đảm bảo và cung cấp quyền truy cập tài nguyên thông tin cần thiết. Ngoài ra còn biết quản lý các dịch vụ thông tin, áp dụng công cụ và công nghệ thông tin. Hiện nay, với sự phát triển của sự hội nhập, sự đòi hỏi mới đối với cán bộ thư viện: - Các kỹ năng tư duy: Phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát, chuẩn đoán, dự đoán 39
- - Các kỹ năng thực hành và tác nghiệp: Thiết kế, vận hành, sửa chữa, điều chỉnh, thí nghiệm, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống - Kỹ năng quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đánh giá - Kỹ năng thông tin: Thu thập, lựa chọn, xử lý, lưu trữ, quản trị, phổ biến thông tin Viện Công nghệ Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương có 10 cán bộ thư viện. Cán bộ thư viện có trình độ thạc sỹ chiếm 37,5%, và 62,5% cán bộ thư viện trình độ cử nhân.100% cán bộ thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ. - 3 cán bộ thư viện đang học cao học - 1 cán bộ là bác sỹ - 1 cán bộ là cử nhân ngôn ngữ - 3 Cán bộ là cử nhân Thông tin-Thư viện Thƣ viện Học viện Quân Y Thư viện Học viện Quân Y luôn đầu tư chú trọng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thư viện. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ thư viện cao với 30 % trình độ Thạc sỹ, 60% trình độ Đại học, 5% Trình độ Cao đẳng, 5% Trình độ khác (trung cấp, sơ cấp). 100% cán bộ được thường xuyên đào tạo nghiệp vụ thư viện. Ban thư viện (8 cán bộ) - 4 cán bộ trình độ đại học - 2 cán bộ trình độ cao đẳng - 1 cán bộ trung cấp, 1 cán bộ sơ cấp Ban thông tin ( 5 cán bộ) - 1 cán bộ trình độ thạc sỹ - 4 cán bộ trình độ đại học Ban biên tập (3) - 1 cán bộ trình độ thạc sỹ - 2 cán bộ trình độc đại học Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội gồm 11 người cán bộ thư viện. Với nguồn thông tin chuyên sâu, Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội không chỉ tập hợp đội 40
- ngũ cán bộ thư viện mà còn kết hợp chặt chẽ với đội ngũ cán bộ bác sỹ để hiểu rõ hơn nguồn thông tin y học chuyên ngành. 100% cán bộ thư viện được thường xuyên đào tạo nghiệp vụ. Mở các lớp đào tạo về mô tả AACR2, Khung phân loại, hướng dẫn sử dụng phần mềm . - Trình độ thạc sỹ: 2 cán bộ - Trình độ đại học: 8 cán bộ + 5 cử nhân thư viện + 1 Bác sỹ + 2 cử nhân chuyên ngành khác Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Thư viện Đại học Dược Hà Nội gồm 8 cán bộ thư viện trong đó 33,33% là cán bộ trình độ thạc sỹ, 66,67 % cán bộ trình độ đại học.100% cán bộ thư viện được thường xuyên đào tạo nghiệp vụ thư viện - 6 Cán bộ thư viện trình độ cử nhân + 5 Cán bộ thư viện trình độ cử nhân ngành thông tin-thư viện + 1 Cán bộ thư viện trình độ cử nhân ngành Kỹ thuật - 2 Cán bộ thư viện trình độ thạc sỹ ngành thông tin-thư viện Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam gồm 11 cán bộ thư viện (trong đó 27,27% cán bộ thư viện trình độ Thạc sỹ, 72,73% cán bộ thư viện trình độ đại học). 100% cán bộ thư viện thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ thư viện. - 8 Cán bộ thư viện trình độ cử nhân + 2 Cán bộ thư viện trình độ cử nhân thông tin-thư viện + 2 Cán bộ thư viện trình độ cử nhân ngoại ngữ + 2 Cán bộ thư viện trình độ cử nhân lưu trữ + 1 Cán bộ thư viện trình độ cử nhân thông tin + 1 Cán bộ thư viện là y sỹ - 3 Cán bộ thông tin-thư viện trình độ thạc sỹ + 1 Cán bộ thông tin-thư viện trình độ thạc sỹ ngoại ngữ + 1 Cán bộ thông tin-thư viện trình độ thạc sỹ thông tin-thư viện 41
- + 1 Cán bộ thư viện là bác sỹ đang học cao học Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến việc vận hành Mạng cộng đồng trực tuyến. Để vận hành hệ thống này, không chỉ đòi hỏi về số lượng mà cả về chất lượng chuyên môn, trình độ. Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Y Hà Nội có số lượng cán bộ đông đảo là điều kiện tốt đáp ứng nhu cầu của Mạng này đòi hỏi. Một điều thuận lợi giúp cho Mạng cộng đồng trực tuyến hoạt động tốt là trình độ nguồn lực thông tin các trung tâm đều rất cao. Nhất là Học viện Quân y với trình độ thạc sỹ 30%, trình độ đại học 60%. 2.3.2. Điều kiện làm việc Viện Công nghệ Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương có đội ngũ cán bộ thư viện có trình độ cao. Điều này là điều kiện và là cơ sở tiền năng cho sự phát triển của Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương. Theo kết quả đánh giá của cán bộ thư viện về điều kiện làm việc cho thấy môi trường và điều kiện làm việc ở đây khá tốt. 14,29 % Cán bộ thư viện đánh giá mức rất tốt, 85,71% cán bộ thư viện đánh giá mức tốt. Với những điều kiện này, đội ngũ cán bộ thư viện tại đây có những hỗ trợ nhất định để hoàn thành tốt công việc được giao. Hệ thống đường chuyền phục vụ làm việc và nghiên cứu của cán bộ thư viện được đánh giá qua các thông số : Hệ thống đường chuyền ở mức rất tốt chiếm 14,29%, mức tốt chiếm 85,71%. Thƣ viện Học viện Quân Y Thư viện Học viện Quân Y tạo điều kiện tốt cho hoạt động công tác của cán bộ thư viện. Với việc tiến hành điều tra khảo sát, điều kiện làm việc của cán bộ thư viện khá tốt. Về điều kiện làm việc (máy tính, cơ sở vật chất ) cho cán bộ được đánh giá mức tốt chiếm 66,67%, mức bình thường: 33,33%. Về hạ tầng công nghệ thông tin/mạng đường chuyền dành cho làm việc, xử lý nghiệp vụ thư viện được đánh giá mức tốt 33,33%, mức bình thường 66,67%. Đây là cơ sở tốt để cán bộ thư viện làm việc một cách hiệu quả, nhanh chóng. Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội được coi là nơi thường xuyên tiến hành đào tạo nghiệp vụ thư viện cho cán bộ thư viện nhằm nâng cao trình độ, và 42
- khả năng nghiệp vụ thư viện. Về điều kiện làm việc của cán bộ thư viện được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 9: Thể hiện mức độ thỏa mãn về điều kiện làm việc (máy tính, trang thiết bị ) tại Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội Mức độ Tỷ lệ (%) Rất tốt 50 Tốt 25 Bình thường 25 Không tốt 0 Hệ thống công nghệ thông tin/đường chuyền mạng làm việc của cán bộ được đánh giá khá nhanh, chất lượng tốt (mức đáp ứng tốt:66,67%, mức đáp ứng bình thường:33,33%) Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Thư viện Đại học Dược Hà Nội đảm bảo khá tốt nhu cầu làm việc của cán bộ thư viện. Điều kiện làm việc (máy tính, cơ sở vật chất ) phục vụ xử lý tài liệu, hoạt động thư viện mức tốt:66,67%, mức bình thường:33,33%. Hệ thống công nghệ thông tin/đường chuyền mạng phục vụ công việc của cán bộ khá tốt (mức tốt:33,33%, mức bình thường 66,67%) Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam được sự quan tâm của lãnh đạo Trường, lãnh đạo Thư viện, cán bộ thư viện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị làm việc. Điều kiện làm việc (máy tính, cơ sở vật chất ) phục vụ làm việc Bảng10: Thể hiện mức độ thỏa mãn về điều kiện làm việc (máy tính, trang thiết bị ) tại Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam Mức độ Tỷ lệ (%) Rất tốt 16,67 Tốt 66,67 Bình thường 6,66 43
- Hệ thống công nghệ thông tin/Mạng đường chuyền máy tính thư viện phục vụ cho làm việc của cán bộ thư viện chất lượng tốt ( mức đáp ứng tốt:100%) 2.3.3. Điều kiện sống Điều kiện sống là điều kiện rất quan trọng để tạo cơ sở, động lực cho hoạt động công việc của cán bộ thư viện. Nếu điều kiện đời sống được đảm bảo, cán bộ thư viện sẽ có điều kiện chú tâm vào công việc chuyên môn hơn. Viện Công nghệ Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương đánh giá về điều kiện sống của cán bộ thư viện gặp phải những khó khăn sau: Mức lương thấp chiếm 85,71%, môi trường làm việc chiếm 14,29%. Và 28,57% Cán bộ rất cần tăng lương, 71,43% cán bộ thư viện coi nguyện vọng tăng lương ở mức cần Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Điều kiện sống của cán bộ Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội được khảo sát 100% cán bộ thư viện đưa ra thông tin mức lương thấp là khó khăn nhất của anh chị khi làm việc ở Trung tâm. 66,67% cán bộ thư viện đưa ra nguyện vọng tăng lường ở mức rất cần, 33,33% cán bộ thư viện đưa nguyện vọng tăng lương ở mức cần. Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Điều kiện sống của cán bộ Thư viện Đại học Dược Hà Nội được khảo sát 100% cán bộ thư viện đưa ra thông tin mức lương thấp là khó khăn nhất của anh chị khi làm việc ở Trung tâm. 66,67% cán bộ thư viện đưa ra nguyện vọng tăng lường ở mức rất cần, 33,33% cán bộ thư viện đưa nguyện vọng tăng lương ở mức cần. Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Điều kiện sống của cán bộ Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam được khảo sát 100% cán bộ thư viện đưa ra thông tin mức lương thấp là khó khăn nhất của anh chị khi làm việc ở Trung tâm. 100% cán bộ thư viện đưa ra nguyện vọng tăng lường ở mức rất cần. Qua những kết quả khảo sát, có thể đánh giá điều kiện sống của cán bộ thư viện chưa được đảm bảo. Với mức lương hiện tại cho cán bộ thư viện là hạn hẹp. Thông qua phương pháp phỏng vấn, một số cán bộ thư viện trả lời “Mức thu nhập hiện nay cho cán bộ thư viện là quá thấp so với mức sống của xã hội.” 44
- 2.4. Các chuẩn nghiệp vụ Năm 2001 đã tổ chức cuộc hội thảo lớn có ý nghĩa quan trọng do Đại học RMIT (Viện công nghệ hoàng gia Melbourn Úc) tổ chức về các chuẩn cho thư viện Việt Nam trong thời kỳ hội nhập có sự tham dự của lãnh đạo Bộ văn hóa, Bộ giáo dục, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đại diện sứ quán và các chuyên gia thư viện Hoa Kỳ, các nhà tài trợ, đông đảo cán bộ quản lý và chuyên môn của các thư viện lớn ở khắp 3 miền đất nước. Kết quả là đã đạt được sự đồng thuận trong việc áp dụng vào Việt Nam các chuẩn quốc tế xuất xứ từ Hoa Kỳ: Khổ mẫu MARC 21, Khung phân loại DDC và Qui tắc biên mục AACR2. Chuẩn phần mềm là điều kiện để các trung tâm TT-TV tiến hành chia sẻ, liên thông, liên kết với nhau. Nhưng hiện tại, đây được coi là khó khăn thử thách cho sự thống nhất một phần mềm chung giữa các trung tâm TT-TV nói chung, và các trung tâm TT-TV trường đại học y ở Hà Nội nói riêng. 2.4.1. Chuẩn phần mềm Viện Công nghệ Thông tin-Thƣ viện Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương đang sử dụng phần mềm Meblib. 33,33 % cán bộ thư viện coi phần mềm tích hợp là phần mềm chuẩn với thư viện, 66,67% cán bộ thư viện coi phần mềm số hóa là phần mềm chuẩn với thư viện Thƣ viện Học viện Quân Y Thư viện Học viện Quân Y trước đây sử dụng phần mềm Libol 6.0, nhưng bắt đầu từ 2010, do yêu cầu của Bộ quốc phòng đưa ra một phần mềm chung mà tất cả các thư viện trong khối Quân đội áp dụng phần mềm Ilib. Tiến hành khảo sát cán bộ thư viện về phần mềm chuẩn dành cho thư viện. 66,67% cán bộ thư viện đưa ra phần mềm số hóa là phần mềm chuẩn cho thư viện, 33,33% cán bộ thư viện đưa ra phần mềm tích hợp là phần mềm chuẩn cho thư viện. Hiện tại, Thư viện Học viện Quân Y sử dụng phần mềm tích hợp Ilib để lưu giữ và phục vụ tài liệu số 45
- Tài liệu số mới nhập lên Tài liệu số Luận văn, luận án Hình ảnh :Giao diện phần mềm Ilib tại Thư viện Học viện Quân y Phần mềm Ilib của Thư viện Học viện Quân y cung cấp các ứng dụng module tra cứu tài liệu. Các tài liệu được tra cứu có thể ở dạng biểu ghi thư mục và ở dạng toàn văn, tra cứu đơn giản, và tra cứu nâng cao Đối với một số tài liệu luận án, luận văn, NDT có thể tra cứu được phần toàn văn (nhưng phần toàn văn không đọc được không tải về được vì cần phải có Password). Khi tìm được tài liệu phù hợp với NCT của NDT, NDT nếu muốn lấy tài liệu ở dạng toàn văn có thể gửi lại thông tin của tài liệu cho cán bộ để mở khóa và in tài liệu toàn văn này cho NDT. Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội đang bước đầu tiến hành sử dụng phần mềm Ilib, song song với phần mềm cũ Medlib. Trung tâm đang tiến hành chuyển dữ liệu từ phần mềm Medlib sang phần mềm Ilib để tiến tới chỉ sử dụng phần mềm Ilib. Hiện tại phần mềm Ilib mà thư viện sử dụng mới chỉ ứng dụng module tra cứu (tra cứu nâng cao, tra cứu đơn giản). Tra cứu đưa ra kết quả dạng biểu ghi thư mục. 46
- Hình ảnh : Phần mềm Ilib tại Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội Tiến hành khảo sát cán bộ thư viện về phần mềm chuẩn dành cho thư viện. 50% cán bộ thư viện đưa ra phần mềm số hóa là phần mềm chuẩn cho thư viện, 50% cán bộ thư viện đưa ra phần mềm tích hợp là phần mềm chuẩn cho thư viện. Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Thư viện Đại học Dược Hà Nội sử dụng phần mềm Libol 6.0 sử dụng chủ yếu để tra cứu tài liệu gồm tra cứu đơn giản và tra cứu nâng cao. Tiến hành khảo sát cán bộ thư viện về phần mềm chuẩn dành cho thư viện. 66,67% cán bộ thư viện đưa ra phần mềm số hóa là phần mềm chuẩn cho thư viện, 33,33% cán bộ thư viện đưa ra phần mềm tích hợp là phần mềm chuẩn cho thư viện. Hình ảnh : Phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Đại học Dược Hà Nội 47
- Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam sử dụng phần mềm medlib. Phần mềm Medlib được Thư viện sử dụng với module tra cứu, và quản lý vốn tài liệu thư viện. Tiến tới, Thư viện sử dụng phần mềm Medlib cùng với các thiết bị quản lý việc số hóa tài liệu. Tiến hành khảo sát cán bộ thư viện về phần mềm chuẩn dành cho thư viện. 25% cán bộ thư viện đưa ra phần mềm số hóa là phần mềm chuẩn cho thư viện, 75% cán bộ thư viện đưa ra phần mềm tích hợp là phần mềm chuẩn cho thư viện. Hình ảnh :Phần mềm Medlib tại Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam 2.4.2. Chuẩn biên mục, xây dựng dữ liệu, siêu dữ liệu 2.4.2.1. Chuẩn biên mục Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương tiến hành chuẩn mô tả AACR2 và dùng Khung định của đề MeSH (Medical Subject Heading). Trước đây, Viện sử dụng khung phân loại BBK. Hiện nay, sử dụng khung phân loại NLM (Nation Library of Medicine Classification). Đây là khung phân loại mang tính chất chuyên ngành y học với nhiều đặc tính ưu việt mà phần lớn các nước trong khu vực và thế giới sử dụng. Việc dịch bảng phân loại này được Viện tiến hành từ năm 1995-1996. 48
- Thƣ viện Học viện Quân Y Thư viện Học viện Quân Y tiến hành chuẩn mô tả AACR2. Thư viện tiến hành phân loại tài liệu theo khung phân loại riêng mà Thư viện tạo ra phù hợp với khung chương trình giảng dạy của Học viện theo các mục lớn: - Khoa học tự nhiên và ngôn ngữ - Khoa học xã hội và nhân văn - Y học cơ sở - Y học cận lâm sàng - Y học lâm sàng - Y học quân sự - Tài liệu tra cứu Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội trước đây tiến hành mô tả theo chuẩn ISBD. Hiện nay, Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội tiến hành chuẩn mô tả AACR2. Thư viện thực hiện phân loại tài liệu theo khung phân loại NLM (Nation Library of Medicine) của Thư viện Y-Dược học Hoa Kỳ Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Thư viện Đại học Dược Hà Nội tiến hành mô tả tài liệu theo chuẩn ISBD, sử dụng khung phân loại BBK áp dụng sắp xếp tài liệu kho mở Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc Cổ truyền Việt Nam Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam đang tiến hành việc mô tả tài liệu theo ISBD và tiến hành phân loại tài liệu theo khung phân loại 2.4.2.2. Xây dựng dữ liệu, siêu dữ liệu Theo kết quả khảo y sát tại Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương, Thư viện Học viện Quân y, Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội, Thư viện Đại học Dược Hà Nội, Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam, tại các trung tâm TT-TV đã tiến hành chuẩn xây dựng dữ liệu MARC21 49
- Hình ảnh : Biên mục Marc21 của Thư viện Học viện Quân y 2.4.3. Chuẩn liên kết chia sẻ Tại Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương, Thư viện Học viện Quân y, Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội, Thư viện Đại học Dược Hà Nội, Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam có Module Z39.50. Nhưng Module Z39.50 được các trung tâm TT-TV sử dụng chỉ để lấy một số các biểu ghi từ Thư viện Quốc gia Việt Nam về CSDL TM của các trung tâm TT-TV. Tại Thư viện Học viện Quân y Module chưa ứng dụng. Thư viện Học viện Quân Y không lấy biểu ghi thư mục của Thư viện Quốc gia mà tự mình biên soạn biểu ghi thư mục. - Về chuẩn mô tả: AACR2: Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương, Thư viện Học viện Quân y, Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội, Thư viện Đại học Dược Hà Nội. Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam sử dụng mô tả ISBD - Về chuẩn dữ liệu, siêu dữ liệu: Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương, Thư viện Học viện Quân y, Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội, Thư viện Đại học Dược Hà Nội, Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam đều áp dụng khổ mẫu MARC21 - Z39.50 :Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương, Thư viện Học viện Quân y, Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội, Thư viện Đại học Dược Hà Nội, Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam đều có Module Z39.50 50
- 2.5. Kinh phí hoạt động 2.5.1. Kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước Thực hiện việc khảo sát tại 4 trung tâm TT-TV đại học y ở Hà Nội, kết quả khảo sát cho thấy chủ yếu các Trung tâm TT-TV đều hoạt động dựa trên nguồn ngân sách của Nhà nước cấp cho các trung tâm . Các trung tâm TT-TV Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ƣơng Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương 100% là nguồn ngân sách Nhà nước. Theo cán bộ thư viện Viện Công nghệ TT-TV Y học Trung Ương 16,67% cán bộ đánh giá với nguồn ngân sách Nhà nước là rất đủ cho hoạt động Trung tâm, 83,33% cán bộ đánh giá với nguồn ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng đủ cho hoạt động của Trung tâm. Nguồn tài liệu y học rất ít (chủ yếu là tài liệu nước ngoài) và rất đắt (khoảng 50-60 triệu mua được 4-5 cuốn tài liệu nước ngoài). Thƣ viện Học viện Quân Y Thư viện Học viện Quân Y được phát triển dựa nguồn ngân sách của Bộ quốc phòng (100%). Nguồn ngân sách này là cơ sở hoạt động của Thư viện. Ngoài ra không còn có nguồn ngân sách nào khác. Theo như sự đánh giá của cán bộ thư viện, với nguồn ngân sách này là không đủ, hạn chế hoạt động của thư viện. Do nhiều hoạt động thư viện đòi hỏi nguồn kinh phí lớn để tiến hành. Ví dụ: bổ sung tài liệu, số hóa tài liệu . Mức ngân sách Thư viện đáp ứng cho thư viện 33,33% cán bộ thư viện cho là đủ, 66,67% cán bộ thư viện đánh giá là không đủ cho hoạt động thư viện Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội cũng được phát triển 100% nguồn ngân sách Nhà nước. Theo đánh giá của cán bộ thư viện tại Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội đánh giá 100% mức ngân sách Trung tâm cung cấp cho Trung tâm là không đủ. Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội Thư viện Đại học Dược Hà Nội cũng thực hiện các hoạt động thư viện bằng 100% nguồn ngân sách của Nhà nước. Theo đánh giá của cán bộ thư viện tại Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội đánh giá 100% mức ngân sách Nhà nước cung cấp cho Trung tâm là 33,33% cán bộ thư viện đánh giá là mức ngân sách của Thư viện 51
- cho hoạt động thư viện rất đủ, 66,67% cán bộ đánh giá là mức ngân sách của Thư viện cho hoạt động thư viện là đủ. Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam Thư viện Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam đang hoạt động dựa 100% nguồn ngân sách Nhà nước. Với 33,33% cán bộ thư viện đánh giá là mức ngân sách thư viện đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của thư viện, 66,67% cán bộ thư viện đánh giá là mức ngân sách thư viện chưa đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của Thư viện. Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc 66,67 33,3 Cổ truyền Việt Nam 0 Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà 0 66,67 Nội 33,3 Chưa đủ Đủ Trung tâm TT-TV Đại học 100 0 Rất đủ Y 0 66,67 Thƣ viện Học viện Quân y 33,3 0 0 50 100 150 Biểu đồ1: Thể hiện mức đánh giá của cán bộ thư viện về mức kinh phí cho thư viện 2.5.2. Các nguồn kinh phí khác Các trung tâm TT-TV tiến hành khảo sát: Trung tâm TT-TV Y học Trung Ương, Thư viện Học viện Quân Y, Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội, Thư viện Đại học Dược Hà Nội, Thư viện Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam đều dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước để hoạt động. Ngoài ra, các cơ quan trung tâm TT- TV không có nguồn kinh phí phát triển nào khác. Nguồn kinh phí để phát triển hoạt động các trung tâm thông tin-thư viện là điều mấu chốt. Nếu không có nguồn kinh phí đầy đủ sẽ hạn chế sự phát triển của trung tâm. Tiến hành khảo sát các trung tâm thông tin-thư viện cho thấy nguồn kinh phí tại Viện Công nghệ Thông tin-Thư viện Y học Trung Ương được cấp cho hoạt 52
- động thư viện là lớn nhất. Với nguồn kinh phí 100% của ngân sách Nhà nước thì chưa đáp ứng đủ được các trung tâm thông tin thư viện. 2.6. Năng lực của ngƣời dùng tin Trong thời đại số hóa và xã hội mạng như hiện nay, việc phát triển năng lực thông tin (information literacy) cho các cá nhân trong bối cảnh cộng đồng lại càng trở nên quan trọng. Theo Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viên nghiên cứu Mỹ (ACRL, 1989), năng lực thông tin là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có thể “nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định vị, thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả”. McKie, trong tài liệu của Cheek và các tác giả khác (1995, tr. 2) đã khẳng định “năng lực thông tin là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin, tìm kiếm, tổ chức, thẩm định và sử dụng thông tin trong việc ra quyết định một cách hiệu quả, cũng như áp dụng những kỹ năng này vào việc tự học suốt đời”. Người có năng lực thông tin là người “đã học được cách thức để học. Họ biết cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những người khác có thể học tập được từ họ. Họ là những người được đã chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm được thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủ động." Hiện nay, trong bối cảnh nền giáo dục đại học Việt Nam đang chuyển tiếp từ đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, thì việc đào tạo và nâng cao năng lực kỹ năng thông tin cho sinh viên là điều không thể thiếu trong hoạt động đào tạo của các trường. Đây chính là nền tảng giúp sinh viên phát triển năng lực bản thân trong tư duy độc lập và sáng tạo – một trong những yêu cầu thiết yếu trong lộ trình tín chỉ hóa chương trình đào tạo của giáo dục đại học Việt Nam. 2.6.1. Thói quen tra cứu thông tin Thƣ viện Học viện Quân Y Thư viện Học viện Quân Y khảo sát 100 NDT đưa ra kết quả: NDT thường tra cứu bằng mục lục phân loại (66,67%), NDT thường tra cứu bằng mục lục chữ cái (15,15%), NDT thường tra cứu bằng mục lục chủ đề (15,15%), NDT thường tra 53
- cứu bằng máy tính điện tử 13,03%. Tại Thư viện Học viện Quân Y, NDT sử dụng chủ yếu là mục lục phân loại (66,67%). Điều này cho thấy trên ½ NDT sử dụng mục lục phân loại để tra cứu. Đây là tỷ lệ thói quen NDT tại Học viện Quân Y sử dụng lớn nhất. Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Y Hà Nội Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội tiến hành khảo sát thói quen sử dụng công cụ tra cứu bằng mục lục chữ cái 28,21%, NDT tra cứu bằng mục lục phân loại 5%, NDT tra cứu bằng mục lục chủ đề 41,79%, tra cứu bằng máy tính điện tử 25%. NDT tại Trung tâm TT-TV Đại học Y Hà Nội sử dụng nhiều nhất là mục lục chủ đề(41,79) chiếm gần ½ các công cụ tra cứu khác. Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội NDT tại Thư viện Đại học Dược Hà Nội sử dụng chủ yếu công cụ tra cứu mục lục chủ đề chiếm 34,38%. Kết quả khảo sát thói quen sử dụng công cụ tra cứu thể hiện 34,38% NDT sử dụng mục lục chủ đề, 28,13 % NDT sử dụng mục lục phân loại, 20,76% NDT sử dụng mục lục chữ cái, 20,74% NDT sử dụng máy tính điện tử. NDT tại Thư viện Đại học Dược Hà Nội sử dụng công cụ tra cứu mục lục chủ đề nhiều nhất. Thƣ viện Học viện Y-Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam sử dụng chủ yếu công cụ tra cứu mục lục chủ đề 53,06%, 22,45% NDT sử dụng công cụ tra cứu mục lục phân loại, 16,33% NDT sử dụng công cụ tra cứu máy tính điện tử. 2.6.2. Khả năng tra cứu Khả năng tra cứu được coi là một trong năng lực thông tin. Một trong những đặc điểm quan trọng của người có năng lực thông tin là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin của bản thân. Tức là họ dễ dàng xác định được vấn đề mình đang thực sự quan tâm, cũng như có thể phân tích, diễn đạt chúng thành các thuật ngữ tìm kiếm thông tin. Nói cách khác, họ phải làm chủ được lĩnh vực mình quan tâm và có khả năng trình bày các nội dung cụ thể. Đây có thể xem như là một lợi thế quan trọng của cán bộ nghiên cứu, những người đã trải qua các khóa học bài bản về phương pháp nghiên cứu, đồng thời họ là những chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, muốn có được một quyết định nghiên cứu đúng đắn, ngoài khả năng chuyên 54