Khóa luận Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người Dao tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người Dao tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_kinh_nghiem_su_dung_tai_nguyen_cay_thuo.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người Dao tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NGỌC TÂY NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO TẠI XÃ QUY KỲ, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NGỌC TÂY NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO TẠI XÃ QUY KỲ, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : K47 – NLKH Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Thái TS. Đỗ Hoàng Chung Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Hoàng Chung. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên TS. Đỗ Hoàng Chung Nguyễn Ngọc Tây XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm. (Ký, họ và tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người Dao tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành. Vậy tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn tôi. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo thầy giáo TS. Đỗ Hoàng Chung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn các ban ngành lãnh đạo Ban quản lý rừng ATK Định Hóa và ban lãnh đạo xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cùng người dân trong xã Quy Kỳ - huyện Định Hóa, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Ngọc Tây
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được cộng đồng các dân tộc khai thác sử dụng làm thuốc tại xã Quy Kỳ 22 Bảng 4.2 Mức độ khai thác, sử dụng các loài cây thuốc 30 Bảng 4.3 Các loài thực vật dùng để làm thuốc cần được bảo tồn tại 32 xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 32 Bảng 4.4 Tri thức địa phương về khai thác các loài cây thuốc 33 Bảng 4.5 Các bài thuốc của cộng đồng người Dao. 40 Bảng 4.6 Các bài thuốc quan trọng của cộng đồng dân tộc Dao cần được lưu giữ và bảo tồn. 46
- iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện bộ phận thu hái một số loài cây thuốc được cộng đồng dân tộc Dao khai thác và sử dụng 29 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện cách dùng các loài cây thuốc của dân tộc Dao tại xã Quy Kỳ 39
- v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa CREDEP Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền WHO Tổ chức Y tế thế giới WWF Quỹ thiên nhiên thế giới NCCT Người cung cấp tin SĐVN Sách đỏ Việt Nam EN Nguy cấp cao VU Bị đe dọa, sắp nguy cấp CR Cực kỳ nguy cấp LSNG Lâm sản ngoài gỗ STT Số thứ tự
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài. 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới. 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. 5 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu: 9 2.3.1 Vị trí địa lý. 9 2.3.2. Địa hình địa thế. 9 2.3.3. Khí hậu - thuỷ văn. 10 2.3.4. Địa chất, thổ nhưỡng. 10 2.3.5. Tài nguyên nước. 11 2.3.6. Tài nguyên rừng. 12 2.3.7. Điều kiện kinh tế - xã hội. 12 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng nghiên cứu 16
- vii 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 16 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. 16 3.3. Nội dung nghiên cứu. 16 3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản. 16 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu. 16 3.4.3. Phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm. 18 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực vật học. 19 3.4.5. Phương pháp nội nghiệp 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Các loài cây thuốc phát hiện được ở cộng đồng dân tộc Dao tại khu vực nghiên cứu. 22 4.2. Mức độ khai thác, sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao. 30 4.3. Các loài thực vật dùng để làm thuốc cần được bảo tồn và nhân rộng. 31 4.4. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây thuốc. 33 4.4.1. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây thuốc. 33 4.4.2. Tri thức địa phương trong việc sử dụng các loài cây thuốc. 40 4.5. Một số bài thuốc quan trọng cần được bảo tồn, nhân rộng. 46 4.6. Đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo tồn và nhân rộng các loài cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Dao. 47 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2 Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề. Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu, phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hoá, chống sói mòn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến đây là nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phương trong việc phòng chữa bệnh, ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồn nguồn gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học. Cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, trong đó có tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là khu vực Trường Sơn. Thêm vào đó với những kinh nghiệm đã được tích lũy qua 4000 năm lịch sử, đã sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu cuộc sống từ ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh vv của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đó là một ưu thế lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thực vật trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe của mọi người đặc biệt là các đồng bào Dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa nơi cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng. Các bài thuốc Nam lại là nguồn nguyên liệu sẵn có, đó là các loài cây xung quanh mình để sử dụng làm thuốc an toàn và có hiệu quả. Chính vì thế
- 2 mà các loài thuốc dân gian của các đồng bào dân tộc thật sự cần thiết và hết sức quan trọng đôi khi được xem như là “sức mạnh vô hình” cứu sống tính mạng con người. Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, kéo theo đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả cây thuốc bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn tiến đến sử dụng bền vững bền vững tài nguyên cây thuốc bản địa là một vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đối với các cộng đồng dân tộc Dao ở xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên có những bài thuốc, kinh nghiệm rất hay, đơn giản nhưng hiệu quả trong việc chữa bệnh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ghi nhận và gìn giữ vốn kiến thức quý báu trong việc sử dụng cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc xuất phát từ lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người Dao tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên" được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp để bảo tồn và phát triển các loài thuốc có giá trị và kinh nghiệm sử dụng các bài thuốc của cộng đồng dân tộc. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau: - Phát hiện được từ cộng đồng người Dao các bài thuốc, cây thuốc dân gian dùng để trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống. - Lựa chọn được các bài thuốc, cây thuốc hay quan trọng để phát triển nhân rộng và bảo tồn trên cơ sở lựa chọn có sự tham gia của người dân. - Tư liệu hóa được tri thức sử dụng, một số bài thuốc gia truyền và những kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào dân tộc Dao từ các loài cây hoặc các bộ phận của cây sử dụng an toàn và có hiệu quả.
- 3 - Tư liệu hóa được tri thức trong việc khai thác và chế biến cây thuốc của các cộng đồng người Dao ở khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát triển những hệ thống kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài. 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu. Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết các thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng đồng thôn bản và người dân. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. Đề tài góp phần nghiên cứu về việc sử dụng các loài thực vật Lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc nhằm bảo tồn nguồn tri thức bản địa.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới. Trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng nguồn Lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc, nhiều nước đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thuốc và họ cũng đã sử dụng nhiều nguồn tài nguyên này xuất khẩu làm dược liệu và thu được nguồn ngoại tệ đáng kể. Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Năm 1954 tác giả Từ Quốc Hân đã nghiên cứu thành công công trình “Dược dụng thực vật cấp sinh lý học” cuốn sách này giới thiệu tới người đọc cách sử dụng từng loại cây thuốc, tác dụng sinh lý, hóa sinh của chúng, công dụng và cách phối họp các loại cây thuốc theo từng địa phương như “Giang Tô tỉnh tực vật dược tài chí”, “Giang Tô trung dược danh thực đồ thảo” “Quảng Tây trung dược trí” (Dẫn theo Trần Hồng Hạnh,1996) [6]. Năm 1992, J.H.de Beer- một chuyên gia Lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới khi nghiên cứu về vai trò của thị trường và của lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người dân sống trong khu vực rừng núi, nơi có phân bố Thảo quả nhằm xóa bỏ đói nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội vùng núi và bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002) [5]. Theo ước tính của quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000 – 70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý
- 5 giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Dẫn theo Nguyễn Văn Tập, 2006) [3]. Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1952 các tác giả A.l.Ermakov, V.V. Arasimovich đã nghiên cứu thành công công trình “Phương pháp nghiên cứu hóa sinh – sinh lý cây thuốc”. Công trình này là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ưu nhất, tận dụng tối đa công dụng của các loài cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammermen, M.D. Choupinxkaia và A.A. Yatsenko đã đưa ra được giá trị của từng loài cây thuốc (cả về giá trị dược liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “Giá trị cây thuốc”. Năm 1972 tác giả N.G. Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khỏe của con người. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Dẫn theo Trần Thị Lan, 2005) [8]. Tiến sĩ James A.Dule – nhà dược lý học người Mỹ đã có nhiều đóng góp cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các loại cây thuốc (Dẫn theo Trần Thị Lan, 2005) [8]. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng. Một số vùng cao lại có
- 6 khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây thuốc ưa khí hậu mát. Đặc biệt là nước ta có dãy núi Trường Sơn rộng lớn là nơi có rất nhiều cây thuốc phục vụ cho đồng bào nhân dân sống gần đó mà họ sống xa các trạm xá, bệnh viện thì việc cứu chữa tại chỗ là rất cần thiết và cấp bách nhất. Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền (CREDEP) từ trước đến nay nhiều địa phương trong nước đã có truyền thống trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về thuốc như: Quế (ở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi ), Hồi (ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu ), Hòe (ở Thái Bình), vv Có những làng chuyên trồng thuốc như Đại Yên (Hà Nội), Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên). Gần đây nhiều loài thuốc ngắn ngày cũng được trồng thành công trên quy mô lớn như: Bạc Hà, Ác Ti sô, Cúc Hoa, Địa Liên, Gấc, Hương Nhu, Ích Mẫu, Kim Tiền Thảo, Mã Đề, Sả, Thanh Cao hoa vàng, Ý Dĩ , vv Từ trước đến nay đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu các cây thuốc và vị thuốc để chữa bệnh như: Gs. Đỗ Tất Lợi (1999) trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” giới thiệu 800 cây để làm thuốc; Sách “Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 cây thuốc; Ts. Võ Văn Chi có cuốn “Từ Điển cây thuốc Việt Nam” ghi 3200 cây thuốc trong đó có cả cây thuốc nhập nội Theo tài liệu của Viện Dược liệu (2004) thì Việt Nam có đến 3.948 loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó có trên 90% tổng số loài cây thuốc mọc tự nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên vì kiến thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên cứu chưa được đầy đủ hay còn bỡ ngỡ. Trong những năm qua, chỉ riêng ngành Y học dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ truyền tư nhân đã sử dụng 20.000 tấn dược liệu
- 7 khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Ngoài ra còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô (Viện Dược Liệu, 2002) [9]. Khi nghiên cứu về trồng cây Nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng, Nguyễn Ngọc Bình đã tìm hiểu kỹ thuật gây trồng các loài cây dưới tán rừng để tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập cho các họ gia đình nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi rừng. Tác giả chỉ ra giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật gây trồng 28 loài lâm sản ngoài gỗ như: Ba kích, Sa nhân, Thảo quả, Trám trắng, Mây nếp, (Nguyễn Ngọc Bình, 2000) [1]. Kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tại xã Địch Quả- huyên Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của cộng đồng dân tộccho thấy kiến thức về việc sử dụng nguồn cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở đây. Với kiến thức đó họ có thể chữa khỏi rất nhiều loại bệnh nan y bằng những bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên những kiến thức quý báu này chưa được phát huy và có cách duy trì hiệu quả, có tổ chức. Tác giả đã chỉ rõ những loài thực vật rừng được người dân sử dụng làm thuốc, nơi phân bố, công dụng, cách thu hái chúng. Thêm vào đó họ còn đưa ra một cách rất chi tiết về mục đích, thời vụ, và các điều kiêng kị khi thu hái cây thuốc; Đánh giá mức độ tác động của người đân địa phương, nguyên nhân làm suy giảm nguồng tài nguyên cây thuốc (Phạm Thanh Huyền, 2000) [4]. Trong công trình cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo (2003) đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc như: diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng suy thoái hay quản lý rừng còn nhiều bất cập, trồng chéo kém hiệu quả. Từ đó tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ sinh thái, sự đa dạng các loài (trước hết là các loài có giá trị Y học và kinh tế, quý hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng) và sự đa dạng di truyền. Bảo
- 8 tồn cây thuốc phải gắn liền với bảo tồn và phát huy trí thức Y học cổ truyền và Y học dân gian gắn với sử dụng bền vững và phát triển cây thuốc [7]. - Năm 1952 toàn Đông Dương có 1.350 loài. - Năm 1986 Việt Nam đã biết có 1.863 loài. - Năm 1996 Việt Nam đã biết có 3.200 loài. - Năm 2000 Việt Nam đã biết có 3.800 loài Trong công trình cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc như: diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng suy thoái hay quản lý rừng còn nhiều bất cập, trồng chéo kém hiệu quả. Từ đó tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ sinh thái, sự đa dạng các loài và di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với bảo tồn và phát huy trí thức Y học cổ truyền và Y học dân gian gắn với sử dụng bền vững và phát triển cây thuốc (Trần Khắc Bảo, 2003) [7]. Nguyễn Văn Thành (2004) khi nghiên cứu một số bài thuốc, cây thuốc dân gian của cộng đồng dân tộc thiểu số tại buôn Đrăng-Phốk vùng lõi vườn Quốc gia Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăc Lắc đã chỉ ra các bài thuốc, cây thuốc dân gian dùng để trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống từ đó lựa chọn các bài thuốc, cây thuốc hay, quan trọng để bảo tồn và phát triển, nhân rộng dựa trên cơ sở sự lựa chọn có sự tham gia của người dân. Đề tài đã ghi nhận được 46 bài thuốc với tổng cộng 69 loài cây làm thuốc mà người dân tại cộng đồng đã sử dụng để điều trị từ các bệnh thông thường đến các bệnh có thể gọi là nan y và đã sắp xếp thành 9 nhóm các bài thuốc theo nhóm bệnh [2]. Việt Nam là một nước có tài nguyên rừng rất đa dạng và phong phú nhưng vì ở trong những khu rừng hay gần rừng lại thường tập trung nhiều thành phần dân tộc sinh sống, có nhiều nền văn hóa đặc sắc khác nhau, kiến thức bản địa trong việc sử dụng cây làm thuốc cũng rất đa dạng và phong phú,
- 9 mỗi dân tộc có các cây thuốc và bài thuốc riêng biệt, cách pha chế và sử dụng khác nhau. Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị giảm sút nghiêm trọng, kéo theo sự đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả một số cây thuốc bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, vì vậy việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn tiến đến sử dụng tài nguyên cây thuốc bản địa là một việc rất cần thiết hiện nay. 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu: 2.3.1 Vị trí địa lý. Quy Kỳ là một xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Định Hóa, cách trung tâm huyện 7,5 km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 57,5 km về phía Bắc. Xã Quy Kỳ có tổng diện tích đất tự nhiên là: 5595,6 ha, có ranh giới tiếp giáp như sau: - Phía Đông: Giáp xã Kim Phượng. - Phía Nam: Giáp xã Kim Sơn. - Phía Tây: Giáp xã Bảo Linh. - Phía Bắc: Giáp xã Linh Thông. Xã bao gồm 19 thôn ( bản): Khuổi Tát, Pác Cáp, Sự Thật, Gốc Hồng, Tâm Hợp, Tồng Củm, Thái Chung, Túc Duyên, Bản Pấu, Bản Noóng, Nà Mòn, Đồng Hẩu, Nà Áng, Nà Rọ, Khuân Nhà, Khuân Câm, Nà Kéo, Bản Cọ, Đăng Mò. 2.3.2. Địa hình địa thế. Quy Kỳ là xã miền núi, có nhiều con suối nhỏ chảy từ trên khe rừng xuống, nhiều đồi núi dốc độ dốc lớn ít thuận lợi cho xây dựng, có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi, tiềm năng về lâm nghiệp của xã có nhiều lợi thế để phát triển.
- 10 2.3.3. Khí hậu - thuỷ văn. Xã có khí hậu nhiệt đới thuộc tiểu vùng Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23,8 độ C. - Nhiệt độ cao trung bình cao 35 độ C đến 37 độ C (tháng 6 – tháng 8), nhiệt độ cao nhất là 40 độ C vào tháng 7, kèm theo mưa to. - Nhiệt độ trung bình thấp nhất của năm xuống dưới 10 độ C (tháng 12 – tháng 1), thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ xuống dưới 8 độ C, có khi kèm theo sương muối. Gió: Hướng gió chủ đạo: gió đông nam về mùa hè, gió đông bắc về mùa đông, vận tốc trung bình 2m/s. Mưa: Được chia làm hai mùa rõ rệt, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là mùa ít mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 – 1.260 mm. Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân từ 80 – 85%, độ ẩm cao nhất tập trung vào các tháng 5,6,7. Độ ẩm thấp nhất tập trung vào các tháng 10,11,12. Sương mù xuất hiện ít thường thấy vào các tháng 11,12. Ngoài ra một số năm có hiện tương sương muối kèm theo giá rét. Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.600 giờ - 1.800 giờ/năm. Nhìn chung khí hậu thời tiết của địa phương mang đặc trưng của miền núi phía Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: Cây ăn quả, cây chè, cây lâm nghiệp, cây lương thực, 2.3.4. Địa chất, thổ nhưỡng. Xã Quy Kỳ có tổng diện tích đất tự nhiên là: 5595,6 ha với thành phần các loại đất chính sau:
- 11 a. Diện tích đất nông nghiệp: 5.011,65 ha, chiếm 89,56 % diện tích đất tự nhiên, trong đó: - Đất trồng lúa 356 ha. - Đất trồng cây hàng năm còn lại 19,01 ha. - Đất trồng cây lâu năm 97,65 ha. - Đất lâm nghiệp: 4.640,89 ha, chiếm 82,93 % diện tích đất tự nhiên, gồm: + Đất rừng sản xuất 2.299,98 ha. + Đất rừng phòng hộ 2.340,91 ha. - Đất nuôi trồng thủy sản: 15,1 ha, chiếm 0,27 % diện tích đất tự nhiên. b. Diện tích đất phi nông nghiệp: 209,05 ha chiếm 3,74 % so với diện tích đất tự nhiên, Trong đó: - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,24 ha chiếm 0,0004 % so với diện tích đất tự nhiên. - Đất sản xuất vật liệu xây dựng: 5ha, chiếm 0,09 % so với diện tích đất tự nhiên. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 7,4 ha, chiếm 0,13 % so với tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất sông suối: 143,1 ha, chiếm 2,56 % so với tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất có mục đích công cộng: 19,29 ha, chiếm 0,34 % so với tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất ở nông thôn: 34,02 ha chiếm 0,61 % so với diện tích đất tự nhiên; c. Đất chưa sử dụng: 374,9 ha, chiếm 6,7 % so với tổng diện tích đất tự nhiên. 2.3.5. Tài nguyên nước. - Môi trường nước trên địa bàn xã nhìn chung chưa ô nhiễm: + Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã Quy Kỳ chủ yếu từ nguồn nước các Hồ, đập, suối, ao Nguồn này chủ yếu phục vụ cho sản xuất.
- 12 + Nguồn nước ngầm: Là nguồn nước chính được sử dụng trong sinh hoạt của người dân trong xã, được khai thác từ nước giếng đào, giếng khoan. + Hiện trạng về nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi phần lớn được thải trực tiếp ra các rãnh thoát nước không qua xử lý, nên cục bộ một số khu vực làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt. 2.3.6. Tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây, tài nguyên rừng trong xã đang ngày càng được khôi phục trở lại, làm tăng độ che phủ và góp phần cảnh quan đồi núi. Theo kết quả thống kê hết tháng 12 năm 2010 thì diện tích đất tự nhiên của xã là 5497.25 ha, trong đó đất lâm nghiệp của xã là 2669.82 ha. Việc khai thác các sản phẩm từ rừng chưa theo quy định, mang tính chất tự phát, hiện tượng chặt phá vẫn diễn ra do ý thức người dân vẫn còn kém và lực lượng kiểm lâm còn mỏng nên quản lý tài nguyên rừng còn khó khăn. 2.3.7. Điều kiện kinh tế - xã hội. a. Kinh tế: *Cây lương thực: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.344,9/2.673 tấn, bằng 87,7% kế hoạch và bằng 102,9% so với năm 2017. Cụ thể: - Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy 400,1/389 đạt 103% kế hoạch năm; Diện tích thu hoạch 381,14 ha; Năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha; Sản lượng ước đạt 2.020,04/2.057 tấn bằng 98,2% kế hoạch, bằng 117,5% so với năm 2017. - Cây Ngô: Tổng diện tích gieo trồng 77,7/145 ha, bằng 53,6% kế hoạch, bằng 59,1% so với năm 2017; Năng suất ước đạt 42,5 tạ/ha; Sản lượng đạt 330,2 tấn, bằng 53,8% so với kế hoạch, bằng 59,1% so với năm 2017. - Cây rau, màu các loại: Không đạt so với kế hoạch. Cụ thể: Cây rau các loại: 3,6/10 ha, bằng 36% kế hoạch; Khoai lang: 1,2 ha/2 ha, bằng 60% kế hoạch; Cây sắn: 3,7 ha, bằng 10% kế hoạch; Lạc: 1,6 ha/3, bằng 53% kế hoạch.
- 13 * Cây chè: Tổng diện tích chè kinh doanh trên toàn địa bàn xã qua rà soát còn 14,9 ha, cây chè phát triển bình thường. Sản lượng chè búp tươi ước đạt 115 tạ/ha, bằng 171,35/440 tấn, bằng 38,9% so với kế hoạch huyện giao. * Lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng đạt được là 212,35/188,5 ha bằng 112,6% kế hoạch huyện giao và bằng 209% so với cùng kỳ. Cụ thể: + Diện tích rừng trồng cây quế là: 131 ha (rừng phòng hộ là 126,8 ha; rừng sản xuất theo dự án là 4,2 ha); + Diện tích rừng trồng cây keo là: 77,85 (rừng sản xuất theo dự án là 59,95 ha; Nhân dân tự bỏ vốn trồng là 17,9 ha). Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Cụ thể trong năm hoàn thành hồ sơ cấp phép khai thác gỗ 26 hồ sơ, bằng 783,7m3 gỗ. * Công tác chăn nuôi thú y: Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn giao động ở mức: 38.020/34.000 con, bằng 111,8% kế hoạch và bằng 120% so với năm 2017(bỏ đi). Cụ thể: - Tổng đàn gia súc năm 2018 là 3.603/4.224 con, bằng 85% kế hoạch và bằng 94,1% so với năm 2017. Trong đó: Đàn Trâu 145/209 con bằng 69,4% kế hoạch, giảm 64 con so với năm 2017; Đàn Bò 250/215 con bằng 116,3% kế hoạch, tăng 80 con so với năm 2017; Đàn Dê 558/1.100 con bằng 51% kế hoạch, giảm 238 con so với năm 2017; Đàn Lợn 2.650/2.700 con bằng 98% kế hoạch, giảm 04 con so với năm 2017. - Tổng đàn gia cầm giao động ở mức 34.417/30.000 con bằng 115% kế hoạch, tăng 6.537 con so với năm 2017. Năm 2018 thực hiện tốt công tác tiêm phòng gia súc, kết quả cụ thể: Tụ huyết trùng Trâu Bò: 400 liều; LMLM Lợn: 500 liều; Dịch tả: 800 liều; Tụ dấu Lợn 800 liều; tiêm vác xin dại chó 524 liều và phun thuốc sát trùng chuồng trại 80 lít. * Thủy sản:
- 14 Việc nuôi thủy sản ở địa phương vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát. Diện tích nuôi thủy sản trên toàn địa bàn xã là 19,54/18 ha đạt 109% kế hoạch (thời điểm điều tra 01/11/2018) và bằng 109% so với năm 2017; Sản lượng ước đạt 15 tấn. * Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại: Lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển bình thường, năm 2018 với một số xưởng chế biến lâm sản với quy mô nhỏ tại địa phương thu hút và giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 30 lao động, với thu nhập bình quân 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu thuần từ ngành Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại Dịch vụ ước đạt 27/30 tỷ đồng, 90% kế hoạch năm và bằng 100% so với năm 2017. * Thu - chi ngân sách: Thu chi tài chính đảm bảo theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước. Chế độ chi cho cán bộ, công chức được đảm bảo, đúng quy định. Cụ thể: - Tổng thu ngân sách: 8.770.324.996 đồng. - Tổng chi ngân năm 2018: 6.308.874.417/6.066.000.000 đồng, bằng 104% kế hoạch, bằng 94% so với năm 2017. b. Xã hội: - Các chính sách xã hội Việc thực hiện các chính sách xã hội được quan tâm và thực hiện đúng theo các quy định của nhà nước. Công tác quản lý chi trả chế độ chính sách cho các đối tượng như thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công được đảm bảo đúng chế độ. Tổ chức tốt việc thăm hỏi động viên và tặng quà cho các gia đình chính sách nhân dịp các ngày lễ, tết Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với hộ nghèo như: chi trả kinh phí hỗ trợ học sinh các cấp học, hỗ trợ tiền điện, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và dân tộc thiểu số - Công tác lao động, giải quyết việc làm
- 15 Năm 2018 đã xác nhận hồ sơ cho 101/120 lao động bằng 84% kế hoạch và bằng 74,8% so với năm 2017. Trong đó đi làm việc trong nước 77 hồ sơ và 14 hồ sơ đi xuất khẩu lao động (Đài loan, Nhật bản, Hàn Quốc, Malaixia); Triển khai vay vốn giải quyết việc làm từ quỹ quốc gia năm 2018 (Dự án 120). - Công tác giáo dục Ba nhà trường đã hoàn thành kế hoạch và tổng kết năm học 2017 - 2018. Tỷ lệ lên lớp đạt 97,5%; Tỷ lệ học sinh THCS xét tốt nghiệp đạt 100%. Đội ngũ giáo viên của 3 bậc học cơ bản đạt chuẩn theo quy định của ngành; Cơ sở vật chất trong nhà trường từng bước được củng cố bằng phương châm xã hội hoá giáo dục, nhà nước và nhân dân cùng thực hiện. - Công tác Y tế - Dân số: + Công tác Y tế: Trạm y tế thực hiện khá tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh theo chức năng nhiệm vụ tuyến xã. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, đảm bảo tốt việc cấp phát thuốc đặc biệt cho đối tượng chính sách và hộ nghèo. Thường xuyên phối hợp công tác khám bệnh Y học cổ truyền, y học hiện đại kết quả khám được 413 lượt người. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả; Tổ chức kiểm tra Y dược tư nhân trên địa bàn xã. + Công tác dân số: Luôn được chú trọng, quan tâm; Thực hiện tốt chiến dịch tuyên truyền, vận động lồng ghép các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.
- 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng làm thuốc. 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. - Địa điểm: Xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành 5 tháng (từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019). 3.3. Nội dung nghiên cứu. Nội dung 1: Thành phần loài cây được cộng đồng người Dao sử dụng làm thuốc. Nội dung 2: Đánh giá mức độ khai thác, sử dụng và các loài cây thuốc ưu tiên bảo tồn. Nội dung 3: Tài liệu hóa tri thức địa phương trong việc khai thác và sử dụng các loài cây thuốc. Nội dung 4: Xác định được một số bài thuốc cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng ở cộng đồng dân tộc Dao. Nội dung 5: Đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo tồn và nhân rộng các loài cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Dao. 3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản. Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cùng các tài liệu có liên quan tớí các chuyên đề của các tác giả trong và ngoài nước tại khu vực nghiên cứu. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu. 3.4.2.1. Liệt kê tự do.
- 17 Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội. Áp dụng trong điều tra cây thuốc, liệt kê tự do cần được thực hiện qua hai giai đoạn: (i) liệt kê tự do và (ii) xác định cây thuốc. Liệt kê tự do: Là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp tin (NCCT), đề nghị họ cho tên tất cả các tên của cây làm thuốc. Chọn mẫu: NCCT được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên: Là người thuộc cộng đồng dân tộc Dao, không phân biệt giới tính, độ tuổi Phỏng vấn: Sử dụng một câu hỏi duy nhất cho tất cả NCCT, ví dụ: “Xin bác (anh/chị/ông/bà) kể tên tất cả các cây trong khu vực có thể được sử dụng làm thuốc mà bác (anh/chị/ông/bà) biết?”. Điều quan trọng nhất khi phỏng vấn là đề nghị NCCT liệt kê đầy đủ tên cây làm thuốc bằng tiếng dân tộc của mình. Điều này tránh được sự nhầm lẫn tên cây thuốc giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau. Xử lý dữ liệu: Dữ liệu điều tra được xử lý bằng tay hay bằng phần mềm máy tính Excel, bao gồm: (i) liệt kê tất cả các tên cây thuốc được NCCT nhắc đến, (ii) đếm số lần tên cây thuốc n được nhắc đến (tần số nhắc đến), và (iii) xếp danh mục các tên theo thứ tự nào đó, ví dụ như xếp theo tần số giảm dần. Có thể xác định danh mục các loài được dùng làm thuốc tiêu biểu (hay các loài cốt lõi), là các loài được nhiều NCCT nhắc đến. 3.4.2.2. Xác định cây thuốc. Sau khi xử lý dữ liệu và loại bỏ tên đồng nghĩa, chúng ta có một danh mục tên các cây được cộng đồng sử dụng là thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là danh mục bằng tên địa phương. Do đó, cần phải xác định tên phổ thông và tên khoa học của các cây mang tên đó. Vì vậy, cần tiến hành điều tra thực địa thu thập mẫu của tất cả các tên cây thuốc đã được nêu ra trong danh mục, xử lý và định tên (tiến hành theo phương pháp điều tra theo tuyến). Số liệu điều tra của các mục trên được ghi vào các mẫu biểu có sẵn (Phụ lục 1 đến phụ lục 3).
- 18 3.4.2.3. Điều tra theo tuyến với người cung cấp tin quan trọng. NCCT quan trọng là những người am hiểu về cây thuốc trong khu vực. Mục tiêu điều tra là xác định chính xác các loài cây đã được liệt kê tại bước liệt kê tự do. Các bước thực hiện bao gồm: + Xác định tuyến điều tra: Tuyến điều tra được xác định dựa trên thực trạng thảm thực vật, địa hình và phân bố cây thuốc trong khu vực. Trong điều tra tại cộng đồng, lấy trung tâm công đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau. Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực sẵn có. + Thu thập thông tin tại thực địa: NCCT và điều tra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kỳ cây nào gặp trên đường đi. Thông tin cần phỏng vấn bao gồm: tên cây (tên địa phương), bộ phận dùng, cách dùng Bất kỳ cây nào được NCCT xác định là cây thuốc đều được thu thập để xác định tên khoa học (Phụ lục 4) . + Xử lý thông tin: Danh mục loài (tên địa phương, tên khoa học, bộ phận dùng, công dụng, ), ước lượng tần số xuất hiện trong tuyến điều tra. 3.4.2.4. Xác định các loài cây thuốc cần ưu tiên bảo tồn. Dựa theo Sách đỏ Việt Nam 2007 để xác định các loài cây thuốc cần ưu tiên bảo tồn theo mức độ đe dọa của loài. 3.4.3. Phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm. Sử dụng một số câu hỏi cho những người được chọn. Trong khi phỏng vấn, yêu cầu người cung cấp thông tin đưa ra tên cây theo tiếng của dân tộc mình. Quá trình phỏng vấn có thể diễn ra ở một chỗ (nhà, vườn hay trong rừng) hoặc cán bộ nghiên cứu cùng với người cung cấp tin vừa đi vừa phỏng vấn. Cách thứ hai có ưu điểm là trong một lúc, người cung cấp tin chưa thể nhớ hết các cây được sử dụng, khi đi như vậy sẽ giúp họ gợi nhớ tốt hơn. Trong phỏng vấn cần kết hợp cả các cách phỏng vấn sau:
- 19 + Phỏng vấn mở: Là dạng phỏng vấn tự do, chúng ta có thể hỏi về bất kỳ cây nào với những câu hỏi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh khi đó, thứ tự các nội dung cần hỏi có thể thay đổi tuỳ ý dựa trên câu trả lời của câu hỏi trước của người cung cấp thông tin. + Phỏng vấn bán cấu trúc: Một số câu hỏi được chuẩn bị trước và một số câu hỏi có thể thêm vào tuỳ theo các tình huống cụ thể. + Phỏng vấn có cấu trúc (phỏng vấn sâu): Là phỏng vấn có sử dụng một bộ câu hỏi nhất định đối với những người cung cấp thông tin có chọn lọc tham gia. + Phỏng vấn tái diễn (Trình diễn tri thức): Là cuộc phỏng vấn trong đó chúng ta yêu cầu người dân địa phương diễn giải lại một quy trình xử lý hay chế biến nào đó. + Phỏng vấn chéo: Là cách phỏng vấn để kiểm tra thông tin của người khác đã đưa ra trong các lần phỏng vấn trước. Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm các thông tin bổ sung, đánh giá mức độ ưu tiên bảo tồn các loài cây thuốc, chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận bao gồm cả những người tham gia và không tham gia phỏng vấn trước đó. Trong khi thảo luận, cán bộ nghiên cứu lần lượt đưa các thông tin đã thu thập được ra để mọi người tranh luận, nhiều kinh nghiệm đã được chỉnh lý và bổ sung qua quá trình này. 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực vật học. Thu mẫu: Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của người dân địa phương. Các mẫu phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận đặc biệt là cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (cây thảo nhỏ hay dương xỉ). Các cây lớn thu từ 3- 5 mẫu trên cùng cây; các cây thảo nhỏ và dương xỉ thì thu 3
- 20 - 5 cây (mẫu) sống gần nhau. Điều này là rất cần thiết để bổ sung cho nhau trong quá trình định mẫu và trao đổi mẫu vật. Ghi chép thông tin: Các thông tin được ghi chép ngay tại hiện trường như: Dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lưu ý đến các thông tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ; mùi, vị của hoa quả nếu có thể biết được Bên cạnh đó, các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh thái nơi sống, mật độ, người thu mẫu cũng nên được ghi cùng. Các thông tin về thực vật dân tộc học được ghi chép thông qua tri thức của người cung cấp thông tin. Có thể phỏng vấn trực tiếp hay quan sát cách thức thực hiện các tri thức đó để thu nhận thông tin. Các thông tin cần ghi là: tên dân tộc của cây, ý nghĩa của tên, mục đích sử dụng, bộ phận dùng, cách khai thác, bảo quản và sử dụng, cách thức dùng khi phối hợp với các cây khác, nguồn gốc thông tin Ngoài ra, do mẫu thực vật dân tộc thường không có đầy đủ các bộ phận để quan sát trực tiếp nên cán bộ điều tra đề nghị NCCT mô tả các bộ phận còn thiếu tuy nhiên những mô tả này chỉ để tham khảo và định hướng tiếp theo chứ không được coi là các mô tả thực vật vì cách nhìn nhận, mô tả của người dân không hoàn toàn trùng khít với cách mô tả thực vật của người nghiên cứu. Các thông tin có thể được vào phiếu điều tra ngay tại hiện trường. Xử lý mẫu: Các mẫu được cắt tỉa cho phù hợp sau đó kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước 45 x 30 cm) và được ngâm trong dung dịch cồn 40o - 45o để mang về. Khi về, mẫu được lấy ra khỏi cồn và được đặt giữa hai tờ báo khô, cứ như vậy thành từng tập, kẹp bằng kẹp mắt cáo để mang đi phơi hoặc sấy khô. Mẫu có thể được xử lý độc và khâu hay không là tùy vào yêu cầu cụ thể. Định tên: Việc định tên được sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh. Cơ sở để xác định là dựa vào các đặc điểm phân tích được từ mẫu vật,
- 21 các thông tin ghi chép ngoài thực địa, từ đó so sánh với các khoá phân loại đã có hay với các bản mô tả, hình vẽ. Các tài liệu thường xuyên được dùng là: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam Các mẫu vật phức tạp, không có nhiều đặc điểm nhận dạng sẽ được chuyển cho các chuyên gia phân loại sâu để giám định. Lập danh lục: Từ các mẫu tiêu bản đã có tên, tiến hành lập danh lục thực vật, Tên khoa học của các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. Danh lục cuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc: Tên các họ và trong mỗi họ thì tên cây được sắp xếp theo thứ tự abc. Trong bảng danh lục có các cột là: Stt, Tên dân tộc, tên phổ thông, tên khoa học, họ thực vật, chế biến và sử dụng, địa điểm thu mẫu. 3.4.5. Phương pháp nội nghiệp Tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu, thống kê tất cả các loài cây thuốc lên danh lục thực vật và viết báo cáo. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để phân tích xử lý thống kê.
- 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Các loài cây thuốc phát hiện được ở cộng đồng dân tộc Dao tại khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở điều tra các bài thuốc trong đó có các cây thuốc được đồng bào xác định theo tiếng địa phương và một số ít tên phổ thông, nhóm nghiên cứu đã cùng người dân đi rừng lấy mẫu, mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái sau đó mang về làm tài liệu tra cứu xác định tên phổ thông cùng tên khoa học và họ thực vật của chúng. Kết quả được tổng hợp thành bảng cây thuốc sau: Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được cộng đồng các dân tộc khai thác sử dụng làm thuốc tại xã Quy Kỳ Bộ Tên địa STT Tên phổ thông Tên khoa học phận Công dụng phương dùng I. Magnoliophyta - Ngành hạt kín A. Dicotyledones – Lớp hai lá mầm I.1. Asteraceae – Họ cúc 1 Ké đầu ngựa Mía pùn Xanthium Quả Bong gân strumarium 2 Cỏ cứt lợn Mìa Chuẩy Ageratum Cả cây Cầm máu, chữa conyzoides viêm xoang 3 Cỏ lào Việt minh Chromolaena Lá Đau bụng tiêu chảy odorata 4 Ngải cứu Ngọi Artemisia Lá, Cảm cúm, nhức đầu vulgaris ngọn 5 Sài đất Nhọng cẳn Wedelia Cả cây Viêm sưng, mụn đau niềng calendulacea nhọt 6 Cúc tần Cúc vèng Ageratum Lá, Đau nhức xương conyzoides ngọn khớp, bong gân indica 7 Bồ công anh Đáy mia Cichorium Lá, cành Giải nhiệt, giải độc, instybus giảm viêm sưng 8 Thanh thảo Ranh rảo Artemisia annua Thân, lá Chữa sốt rét 9 Đại bi Tổng nát Blumea Lá Chữa đau bụng, đau balsamifera gân cốt I.2. Amaranthaceae – Họ Rau dền
- 23 10 Cỏ xước Mía ghim Achyranthes Cả cây, Ðau bụng kinh, aspera chủ yếu vô kinh, kinh là rễ nguyệt không đều 11 Mào gà đỏ Chay cóng Celosia var. Hoa, hạt Hạ sốt, giải nhiệt gua mia cristata I.3. Araliac eae – Họ Nhân sâm 12 Đu đủ rừng Đẻng quạ Trevesia palmata Lõi thân Chữa phù thũng, và lá đái dắt, giã đắp gẫy xương 13 Ngũ gia bì - Schefflera Vỏ rễ, Chống viêm, lợi chân chim heptaphylla vỏ tiểu thân I.4. Apiaceae – Họ hoa tán 14 Rau má rừng Chéc chèn Centella asiatica Cả cây Chữa thổ huyết, mụn nhọt I.5. Annacardiaceae – Họ Xoài 15 Dâu da Allospondias Lá, vỏ, Chữa ho, nhức, xoan lakonensis thân sưng gối I.6. Apocynaceae – Họ Trúc đào 16 Cây sữa Đẻng nhầu Alstonia scholaris Vỏ cây, Hạ sốt, giảm viêm quả mụn nhọt, sưng tấy 17 Ba gạc Piết pua Rauvolfia Vỏ, rễ Hạ huyết áp khoái vervicillata I.7. Cucurbitacea – Họ bầu bí 18 Giảo cổ lam - Gynostemma Cả cây Hạ đường huyết, pentaphylum giải độc gan I.8. Campanulaceae - Họ Hoa chuông 19 Đắng sâm Sâm si Codonopsis Rễ Chữa nhức đau javanica lưng, mỏi, đầy bụng, tức ngực, kiết lỵ, tiêu chảy I.9. Caryophyllaceae – Họ Cẩm chướng 20 Rau đắng Lểu là Myosoton Cả cây, Chữa sỏi thận, rắn aquaticum rễ cắn, lợi tiểu, vàng da I.10. Caprifooliaceae - Họ Cơm cháy 21 Kim ngân Náng dủm Lonicera bournei Hoa sắp Trị mụn nhọt, ban mia nở và lá sởi, ho do phế nhiệt I.11. Dilleniaceae - Họ Sổ 22 Sổ Hỏm gia Dillenia Lá Giải độc, chữa ho, hererosepala phù thũng, đầy bụng 23 Dây chặc Tlung gống Tetraceara Rễ, dây Chữa phù thận, chìu mia asiatica sốt, làm thuốc bổ I.12. Euphorbiacea e- Họ thầu dầu
- 24 24 Thầu dầu Mạy sung Ricinus Hạt Hạt giã đắp vào bên communis bị liệt chữa méo miệng 25 Bòn bọt Ản mật Glochidion Lá Chữa rắn cắn eriocarpum 26 Chó đẻ răng cưa Nha rại Phyllanthus Lá, thân Hạ sốt, chữa đau amarus mắt I.13. Fabaceae – Họ đậu 27 Trinh nữ Mỉa đót Mimosa pudica Cả cây Dưỡng não, ổn định thần kinh 28 Muồng - Casia alata Lá, cành Chữa ghẻ, viêm da, ngứa 29 Ba chẽ Pun khoái Dendrololium Lá Chữa đau bụng lỵ, noom lanceolatum giải độc 30 Móng bò tía Đù điềng Bauhinia Lá Giảm đau, hạ sốt, mong purpurea giải nhiệt 31 Mắt trâu Guàng Desmodium Cả cây Giải nhiệt, tiêu viêm chàng mia styracifolum I.14. Illiciaceae – Họ hồi 32 Hồi đá vôi Illicium difengpi Quả Đau bụng I.15. Leeaceae - Họ Gối hạc 33 Gối hạc Hàn năm Leea guineensis Rễ Chữa sưng tấy, mia đau bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối I.16. Loranthaceae – Họ Tầm gửi 34 Tâm gửi nghiến Phác mạy Cả cây Tốt cho gân cốt, nghiến giảm đau nhức gân cốt 35 Tầm gửi gạo dỏ Phác mạy Helixanthera Cả cây Bổ thận, phong nghịu sp. thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, đau bụng, huyết áp cao I.17. Lamiaceace - Họ Hoa môi 36 Tía tô rừng Mía đảng sa Hyptis suaveolens Cả cây, Chữa cảm sốt, ho do rễ cảm lạnh, đau bụng, mụn nhọt I.18. Malvaceae - Họ Bông 37 Dâm bụt Phù cuối Hibiscusrosa Vỏ, rễ Chữa mụn nhọt, pèng sinesis kiết lị, quai bị, viêm tuyến mang tai 38 Ké hoa đào Còn chiêu Urena lobata Cả cây Cầm máu, tiêu chảy 39 I.19. Menispermaceae - Họ Tiết dê
- 25 40 Dây lõi tiền Cuổn chẻn Stephania longa Rễ và Dùng trị rắn cắn, toàn ghẻ ngứa dây 41 Dây tiết dê - Cissampelis var. Lá và rễ Chữa táo bón, kiết hirsuta lị, đái dắt, 42 Dây đau Kèng pú Timospora Dây và Chữa sốt rét, đau xương mia sinensis lá dây thần kinh hông, phong thấp, 43 Bình vôi đỏ Kèng tìn Stephania Củ Chữa an thần, mất rotunda ngủ, nhức đầu, khó thở, I.20. Moraceae – Họ dâu tằm 44 Dâu tằm Xa poong Morus alba Vỏ rễ, Chữa lao mạch, táo lá, cành, bón, phổi nóng quả 45 Vú bò Sữa có con Ficus Cả cây Chữa ngã bị ứ heterophyllus huyết, ngực bụng đau nhức I.21. Myrsinaceae – Họ đơn nem 46 Trọng đũa Tòng lòng Ardisia Rễ Chữa sốt rét cày Crenata Sims I.22. Meliaceae - Họ Xoan 47 Xoan Melia azedarach Rễ, vỏ Chữa giun I.23. Plantaginaceae - Họ Mã đề 48 Bông mã đề Hàng trầy Plantago major Cả cây Chữa sỏi thận, viêm mia thận, giảm ho I.24. Polygonaceae - Họ Rau răm 49 Hà thủ ô đỏ Đòi đáo Fallopia Củ, rễ Chữa suy thận, đau loàng multiflora lưng, thiếu máu, 50 Thồm lồm Giông sui Polygonum Lá Chữa suy tim chinensis 51 Cốt khí - Reynoutria Củ, rễ Chữa tê thấp, cầm japonica máu, I.25. Rubiaceae - Họ Cà phê 52 Mõ lông Chờ gáy xiết Paederia Lá Chữa đau khớp,, mia scandens đau bụng, kiết lỵ 53 Ba kích/ Chay chàng Morinda Rễ Bổ thận, hóa đờm ruột gà officnaliss 54 Chè rừng Ché peo Aidia Lá Giải nhiệt, giảm tiểu cochinchinenss đường I.26. Rhamnaceae - Họ Táo ta
- 26 55 Dây đòn gánh Xà phoong Gouania Lá, dây Giảm sốt, chữa nòm leptoschya ngộ độc, cảm gió I.27. Rautaceae - Họ Cam 56 Bưởi bung Bòng Gilycosmis Quả, vỏ Trị hen, ho nhiều, parvyflora đau dạ dày, đau thoát vị 57 Chanh rừng Mac chanh Atalantia Quả Chữa ho, viêm họng peo citroides I28. Verbenaceae - Họ Cỏ roi ngựa 58 Bọ mẩy Meng đẻng Clerodendrun Lá, rễ Chữa sốt phát ban, đeng bungeisteud viêm amydan 59 Bạc hà rừng Nỏm già Caryopteris Cả cây Thanh nhiệt, trị ho, incana viêm họng 60 Mò hoa Nỏ ghi gô Clerodendrun Cành, lá Giải độc gan, mát trắng calamitosum gan I.29. Smila caceae - Họ Khúc khắc 61 Khúc khắc Cổ sắn lung Heterosmilax Rễ, củ Giải nhiệt, chữa gaudichaudian thấp khớp, đau lưng A I.30. Solanaceae - Họ Cà 62 Cà độc dược Kìa ghim Brugmansia Lá, hoa Chữa hen, ho, tiêu suaveolens mụn nhọt 63 Thuốc lá In pẹt nòm Nicotinana Lá, rễ Tẩy giun, sát trùng, tabacum cầm máu I.31. Thunbergiaceae – Dây bông xanh 64 Dây bông xanh Cây thuốc Thunbergia Lá Chữa rắn cắn, đinh triết grandiflora nhọt I.32. Urticaceae - Họ Gai 65 Đay rừng Đay peo Pouzolzia Rễ Chữa tiểu vàng sanguinea I.33. Vitaceae – Họ nho 66 Chè dây Trà nghênh Ampelopsis Cả dây Trị cảm, nước tiểu Cantoniensis vàng Planch B. Monocotyledones – Lớp một lá mầm I.34. Araceae – Họ Ráy 67 Thiên niên kiện Hầu háp Homalomena Thân, rễ Chữa tê thấp, bổ đang gigantea gân cốt, kích thích tiêu hóa 68 Khoai nưa Đòi queng Amorphophallu Củ Chữa ngực đầy, đau s paeoniifolius tức bụng 69 Ráy Nhia hẩu Homalomena Thân, rễ Chữa mụn nhọt, tonkinensis ngứa chân tay I.35.Asteliaceae – Họ Huyết dụ
- 27 70 Huyết dụ Quyên diển Cordyline Lá, thân Trị chứng chảy ai terminalis máu cam, kiết lỵ chảy ra máu, ho ra máu I.36. Iridaceae - Họ diên vĩ 71 Rẻ quạt Chày nòm Belamcanda Củ Trị ho dán chinensis I.37. Iridaceae - Họ Lay đơn 72 Tỏi đỏ Sâm si Eleutherine Củ Kháng sinh, chống bulbosa viêm I.38. Marantaceae - Họ Hoà ng tinh 73 Lá dong Nòm hẹp Phrynium Lá Giã rượu, giải độc placentarium I.39. Orchidaceae – Họ Lan 74 Lan kim tuyến - Anoectochilus Cả cây Bổ máu, dưỡng calcareus âm, chữa trị nóng phổi và nóng gan I.40. Poaceae – Họ lúa 75 Ý dĩ Cổ lèng si Coix llachryma Quả, Sỏi thận, nhức mỏi thân vỏ chân tay 76 Cỏ mần trầu Piểng Eleusine indica Cả cây Chữa cao huyết áp, lao phổi, mụn nhọt 77 Sả Trà gang Cymbopogon Lá Chống bệnh ung caesius thư, giảm huyết áp 78 Cỏ lá tre Phà chập lụa Acroceras Cả cây Trị bệnh sốt, viêm con munroanum hầu I.41. Pandanaceae – Họ dứa dại 79 Dứa rừng Mac sửa Pandanus kaida Quả Chữa đái buốt, đái đông rắt, đái đục, đái tháo đường I.42. Trilliaceae – Họ Trọng lâu 80 Bảy lá một hoa Triệt ay Paris polyphylla Lá, Thanh nhiệt, giải thân, rễ độc, trị ho, rắn cắn, sốt rét I.43. Zingiberaceae - Họ Gừng 81 Nghệ đen Dẳng trang Curcuma Củ Chữa đau bụng, kía aeruginosa đầy hơi, bế kinh 82 Gừng Can khỷ Zingiber Củ Chữa ho, mất xong officinal Rosc tiếng, tốt cho tiêu hóa, nôn mửa, say tàu xe Chữa đau bụng, đầy hơi, bế kinh, 83 Sa nhân Say ghìn Amomun Hạt Chữa đau bụng, ăn aromaticum không tiêu, đầy trướng, nôn mửa
- 28 84 Mía dò Đìa thui Amomum tsao-ko Thân, rễ Trị sốt rét, rối loạn tiêu hóa, đau bụng II. Pinophyta - Ngành hạt trần II.1. Gnetaceae – Họ dây gắm 85 Dây gắm - Gnetum Dây, rễ Giải độc sơn ăn, ngộ montanum độc, chữa sốt, sốt rét II.2. Podocarpaceae – Họ thông tre 86 Kim giao Muồng xiêm Nageia fleuryi Lá Chữa ho ra máu, sưng cuống phổi, giải độc III. Polypodiophyta – Ngành dương xỉ III.1. Polypodioaceae – Họ dương xỉ 87 Dương xỉ Nhài piên Cyclosorus Rễ Phong tê thấp, đau parasiticus gân cốt III.2. Schizaeaceae – Họ thòng bong 88 Bòng Bong Mù củ nhải Lygodium Cả cây Tiểu vàng flexuosum (Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2019) Những dẫn liệu tại bảng 4.1, ta thấy rằng tri thức bản địa về khai thác và sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao ở xã Quy Kỳ rất đa dạng và phong phú. Các loài cây thuốc này không chỉ chữa một bệnh mà có thể chữa được nhiều bệnh, tùy theo sự hiểu biết của mỗi người mà có các tri thức khai thác và sử dụng khác nhau trong cộng đồng dân tộc nghiên cứu. Những hiểu biết của họ về công dụng, bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, giới tính mà có những hiểu biết khác nhau. Sự khác biệt vốn kiến thức về cây thuốc khá lớn và chỉ một vài cá nhân có được kiến thức này, những kiến thức này phải trải qua thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và khả năng quan sát tinh tế của từng cá nhân trong cộng đồng. Dựa theo kết quả trên bảng 4.1, tôi đã thống kê và tổng hợp được các bộ phận cây thuốc thường được người dân thu hái ở hầu hết các bộ phận của cây thuốc như: rễ, lá, hoa, quả, củ đến cả cây. Tùy từng loài cây mà người dân có thể thu hái các bộ phận trên của một loài cây thuốc để sử dụng chữa các bệnh khác nhau. Để tiện theo dõi về các mức độ sử dụng của từng bộ phận cây thuốc, tôi tiến hành vẽ biểu đồ để thể hiện rõ hơn mức độ thu hái của từng bộ phận ở các loài cây thuốc trong hình 4.1 sau:
- 29 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện bộ phận thu hái một số loài cây thuốc được cộng đồng dân tộc Dao khai thác và sử dụng Qua hình 4.1 trên, ta thấy mức độ khai thác và sử dụng các bộ phận của một số loài cây thuốc không đều chủ yếu là cả cây (chiếm 24 cây) và hoa (chiếm 3 cây) trên tổng số 88 cây. Bên cạnh đó người dân còn thu hái lá kết hợp cả rễ, thân, hoa hoặc củ để sử dụng. Khi số lượng dân số còn ít thì sự tác động này của người dân vẫn chưa gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên cây thuốc cũng như thực vật rừng, nhưng khi số lượng dân số ngày một tăng cao kéo theo nhu cầu của họ cũng tăng lên. Nên sự tác động này gây ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp tới nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như các nguồn tài nguyên khác tại khu vực nghiên cứu. Đặc biệt khi người dân không chỉ khai thác các bộ phận mà cây có thể tái sinh được như: lá, vỏ cây để sử dụng. Để đáp ứng được nhu cầu hiện tại người dân khai thác để sử dụng chỉ chiếm 47% còn lại khai thác để bán nhằm kiếm thu nhập cho cuộc sống hàng ngày. Họ đã thực hiện khai thác triệt để thu hái cả cây, đào cả rễ, cả củ lên, từ đó đã làm cho số lượng các loài cây thuốc suy giảm mạnh chúng không còn khả năng tái sinh lại trong tự nhiên.
- 30 4.2. Mức độ khai thác, sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao. Để tiện cho việc nghiên cứu, sử dụng một số cây thuốc và bài thuốc được phát hiện tại cộng đồng nhóm nghiên cứu đã tổng hợp lại cây thuốc tiêu biểu được người dân nhắc đến với số lần nhiều nhất từ cao xuống thấp thể hiện mức độ khai thác, sử dụng các loài cây thuốc được thống kê trong bảng 4.2 Bảng 4.2 Mức độ khai thác, sử dụng các loài cây thuốc Số lần được STT Tên phổ thông Tên khoa học nhắc đến 1 Thiên niên kiện Homalomena gigantea 25 2 Cà độc dược Brugmansia suaveolens 25 3 Ý dĩ Coix llachryma 24 4 Nghệ đen Curcuma aeruginosa 23 5 Gối hạc Leea guineensis 20 6 Cối xay Abutilonindicum 20 7 Dây gắm Gnetum montanum 17 8 Khúc khắc Heterosmilaxgaudichaudiana 16 9 Thầu dầu Ricinus communis 16 10 Chanh rừng Atalantiacitroides 16 11 Sa nhân Amomun aromaticum 15 12 Sài đất Wedelia calendulacea 15 13 Ba kích Morindaofficnaliss 15 14 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphylum 13 15 Hà thủ ô Fallopiamultiflora 13 16 Bình vôi đỏ Stephania rotunda 13 17 Bảy lá một hoa Paris polyphylla 12 18 Lan kim tuyến Anoectochiluscalcareus 11 19 Đu đủ rừng Trevesia palmata 11 20 Huyết dụ Cordyline terminalis 10 21 Tầm gửi gạo đỏ Helixanthera 10 22 Chó đẻ răng cưa Phyllanthus amarus 10 23 Dứa rừng Pandanus kaida 10 (Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2019)
- 31 Đối với những cây có số lần nhắc đến càng cao thì mức độ khai thác càng lớn và ngược lại. Dẫn liệu tại bảng 4.2 cho thấy trong số 23 loài cây thuốc có: 11 loài thân thảo, 4 loài dây leo, 2 loài cây cỏ và 6 loài cây gỗ và cây bụi. Chúng thường sống ở những nơi có khí hậu tương đối ẩm ướt, mát mẻ. Đây là những loài đa tác dụng chúng không chỉ được người dân khai thác và sử dụng để chữa bệnh mà một số người còn khai thác để mang đi bán nhằm thu lợi nhuận. Một phần cũng do điều kiện khí hậu thay đổi đột ngột dẫn đến các loài này có thể bị chết hoặc khả năng sinh trưởng và phát triển kém. Sự thích nghi để phù hợp với môi trường sống của chúng ngày càng yếu, số lượng thì giảm dần trong khi nhu cầu của người dân ngày một tăng lên. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng các loài này bị suy giảm nhanh chóng, một số loài có nguy bị cơ tuyệt chủng cao. Ví dụ như: Lan kim tuyến, Bảy lá một hoa, Khúc khắc 4.3. Các loài thực vật dùng để làm thuốc cần được bảo tồn và nhân rộng. Căn cứ trên cơ sở đó đề tài nghiên cứu đã chọn ra được 13 loài và lập thành bảng các loài thực vật được cộng đồng dân tộc khai thác sử dụng làm thuốc cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng sau:
- 32 Bảng 4.3 Các loài thực vật dùng để làm thuốc cần được bảo tồn tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Tên cây thuốc Mức độ đe STT Tên địa dọa SĐVN Tên phổ thông Tên khoa học phương (2007) 1 Bảy lá một hoa Triệt ay Paris polyphylla EN 4 Thiên niên kiện Hầu háp đang Homalomena VU gigantea 6 Hà thủ ô đỏ Đòi lá loàng Fallopia VU multiflora 7 Giảo cổ lam - Gynostemma EN pentaphyllum 8 Kim ngân Nang dum mia Lonicera CR bournei 9 Ba gạc Piết pua khoái Rauvolfia VU vervicillata 10 Đắng sâm Sẩm si Codonopsis VU javanica 11 Lan kim tuyến Lá gấm Anoechilus EN calcareus (Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2019) Qua bảng 4.3 trên, ta thấy có 13 loài thực vật được cộng đồng dân tộc Dao ở xã Quy Kỳ khai thác và sử dụng làm thuốc cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng. Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn và thu thập số liệu, chúng tôi đã xác định mức độ đe dọa của các loài cây thuốc theo: Sách đỏ Việt Nam (2007) [12]. Đây là những loài có giá trị nên bị người dân khai thác quá mức kiệt quệ dẫn đến số lượng các loài này bị suy giảm nghiêm trọng. Trong quá
- 33 trình điều tra theo tuyến tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi ít khi bắt gặp được những loài cây như: Bảy lá một hoa, thiên niên kiện, Đây là những loài thực vật có giá trị cao trong y dược cũng như giá trị về kinh tế. Chính vì vậy, để đảm bảo cho nhu cầu sử dụng để làm thuốc phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân cũng như trong quản lí rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu cần phải ưu tiên bảo tồn và gây trồng rộng rãi các loài thực vật đã lựa chọn ra. 4.4. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây thuốc. 4.4.1. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây thuốc. Tư liệu hóa những tri thức bản địa về việc khai thác các loài cây thuốc, được thống kê theo bảng dưới đây : Bảng 4.4 Tri thức địa phương về khai thác các loài cây thuốc Bảo quản Kỹ Bộ phận Biện pháp sản phẩm STT Loài cây Mùa vụ thuật thu hái xử lý sau thu thu hái hoạch 1 Giảo cổ lam Cả cây Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 2 Ké đầu ngựa Quả Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 3 Cỏ cứt lợn Cả cây Quanh Hái Giã đắp Tươi năm 4 Cỏ lào Cả cây Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 5 Ngải cứu Lá, ngọn Quanh Hái Giã đắp Tươi năm 6 Sài đất Cả cây Quang Hái Giã đắp Tươi trừ rễ năm 7 Cúc tần Cả cây Quanh Hái, đào Đun uống Phơi khô
- 34 Bảo quản Kỹ Bộ phận Biện pháp sản phẩm STT Loài cây Mùa vụ thuật thu hái xử lý sau thu thu hái hoạch năm 8 Bồ công anh Cả cây - Hái Đun uống Phơi khô 9 Thanh thảo Cả cây Quanh Hái Đun nước Tươi, khô trừ rễ năm tắm 10 Đại bi Cả cây Quanh Hái Đun nước Tươi năm tắm, uống 11 Trinh nữ Cả cây Mùa hè Hái Đun uống Phơi khô 12 Muồng Cả cây Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 13 Ba chẽ Lá Xuân, hè Hái Đun uống Phơi khô 14 Móng bò tía Cả cây Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 15 Mắt trâu Cả cây Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 16 Gối hạc Rễ Hè, thu Đào Đun uống Phơi khô 17 Bọ mẩy Rễ, lá Quanh Đào Đun uống Tươi năm 18 Bạc hà rừng Cả cây Quanh Đào Đun uống Phơi khô năm 19 Mò hoa trắng Thân, Quanh Chặt Đun uống Phơi khô cành, lá năm 20 Đay rừng Cả cây Quanh Chặt Đun uống Phơi khô năm 21 Khúc khắc Rễ, củ Mùa hè Đào Đun uống Phơi khô 22 Cà độc dược Quả Quanh Hái Giã đắp Tươi, khô năm 23 Thuốc lá Cả cây - Hái Giã đắp Tươi
- 35 Bảo quản Kỹ Bộ phận Biện pháp sản phẩm STT Loài cây Mùa vụ thuật thu hái xử lý sau thu thu hái hoạch 24 Cỏ xước Cả cây Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 25 Mào gà đỏ Hoa, hạt - Hái Giã đắp Tươi 26 Đu đủ rừng Cả cây, Quanh Chặt, hái Đun uống, Tươi, khô hoa năm tắm 27 Ngũ gia bì chân Vỏ rễ Quanh Đào, bóc Đun uống Phơi khô chim Vỏ thân năm 28 Dâm bụt Lá, hoa, Mùa hè Đào, hái Giã đắp Tươi vỏ, rễ 29 Cối say Cả cây Mùa hè Hái Đun uống Phơi khô 30 Ké hoa đào Cả cây Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 31 Dây lõi tiền Cả cây Quanh Hái Đun uống, Tươi, khô năm giã đắp 32 Dây tiết dê Lá, rễ Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 33 Dây đau xương Dây, lá Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 34 Bình vôi đỏ Củ Quanh Đào Đun uống Phơi khô năm 35 Bông mã đề Cả cây Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 36 Hà thủ ô đỏ Củ, rễ Quanh Đào Đun uống Phơi khô năm 37 Thồm lồm Lá Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 38 Cốt khí Củ, rễ Quanh Đào Giã đắp Tươi, khô năm Đun uống
- 36 Bảo quản Kỹ Bộ phận Biện pháp sản phẩm STT Loài cây Mùa vụ thuật thu hái xử lý sau thu thu hái hoạch 39 Mõ lông Lá Mùa hè Hái Đun uống Phơi khô 40 Ba kích Rễ Hè, thu Đào Ngâm rượu Tươi, khô 41 Chè rừng Lá Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 42 Dây đòn gánh Dây, lá Quanh Hái Giã đắp Tươi năm 43 Bưởi bung Rễ, lá Quanh Đào, hái Đun uống Phơi khô năm 44 Chanh rừng Quả Thu đông Hái Ngâm rượu Tươi Mật ong 45 Dây bông xanh Cả cây Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 46 Dâu tằm Cả cây Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 47 Vú bò Lá Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 48 Trọng đũa Rễ Quanh Đào Đun uống Phơi khô năm 49 Hồi đá vôi Quả Thu, đông Hái Đun uống Phơi khô 50 Rau má rừng Cả cây Xuân, hè Hái Đun uống Tươi, khô 51 Chè dây Cả cây Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 52 Dâu da xoan Vỏ, lá Quanh Hái, Bóc Đun uống Phơi khô năm 53 Cây sữa Cả cây Quanh Hái Giã đắp Tươi năm 54 Ba gạc Cả cây Quanh Đào, hái Giã đắp Tươi
- 37 Bảo quản Kỹ Bộ phận Biện pháp sản phẩm STT Loài cây Mùa vụ thuật thu hái xử lý sau thu thu hái hoạch năm 55 Đắng sâm Rễ Quanh Đào Đun uống Phơi khô năm 56 Rau đắng Cả cây Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 57 Kim ngân Hoa, lá, Đào, hái Đun uống Phơi khô rễ 58 Sổ Quả, vò Quanh Hái, bóc Đun uống Tươi, khô cây năm 59 Dây chặc chìu Cả cây Quanh Đào Đun uống Phơi khô năm 60 Tầm gửi nghiến Cả cây Quanh Hái Đun uống Tươi, khô năm Ngâm rượu 61 Tầm gửi gạo đỏ Cả cây Quanh Hái Đun uống Tươi, khô năm Ngâm rượu 62 Tía tô rừng Cả cây - Hái Đun uống Tươi, khô 63 Xoan Vỏ cây Quanh Bóc Giã đắp Tươi năm 64 Thầu dầu Hạt Mùa đông Hái Giã đắp Tươi 65 Bòn bọt Cành, lá Quanh Hái Giã đắp Tươi năm 66 Chó đẻ răng cưa Cả cây Quanh Hái Đun nước Tươi, khô năm tắm 67 Nghệ đen Củ Đông, Đào Đun uống Phơi khô xuân 68 Gừng Củ Quanh Đào Giã, đun Tươi năm uống
- 38 Bảo quản Kỹ Bộ phận Biện pháp sản phẩm STT Loài cây Mùa vụ thuật thu hái xử lý sau thu thu hái hoạch 69 Sa nhân Hạt Mùa hè Hái Đun uống Phơi khô 70 Mía dò Cả cây, Quanh Chặt Đun uống Phơi khô rễ năm 71 Thiên niên kiện Thân, rễ Quanh Đào, hái Ngâm rượu Tươi, khô năm xoa bóp 72 Khoai nưa Củ Quanh Đào Đun uống Phơi khô năm 73 Ráy Củ Quanh Đào Giã đắp Tươi năm 74 Rẻ quạt Thân, rễ Quanh Đào Giã uống Tươi năm 75 Ý dĩ Quả, rễ Mùa hè Đào, hái Đun uống Phơi khô 76 Cỏ mần trầu Cả cây Mùa khô Hái Đun uống Tươi, khô 77 Sả Cả cây Quanh Đào Đun uống Phơi khô năm 78 Cỏ lá tre Cả cây Quanh Hái Đun nước Tươi năm tắm, uống 79 Tỏi đỏ Củ Quanh Đào Đun uống Phơi khô năm 80 Lá dong Cả cây Quanh năm Đào, hái Giã uống Tươi 81 Huyết dụ Hoa, lá, Quanh Hái Đun uống Phơi khô rễ năm 82 Lan kim tuyến Cả cây Quanh Hái Đun uống Phơi khô năm 83 Dứa rừng Quả Mùa đông Hái Đun uống Phơi khô Quanh năm 84 Bảy lá một hoa Thân rễ Đào, hái Đun uống Phơi khô
- 39 Bảo quản Kỹ Bộ phận Biện pháp sản phẩm STT Loài cây Mùa vụ thuật thu hái xử lý sau thu thu hái hoạch Quanh năm 85 Dây gắm Rễ, dây Đào, hái Đun uống Phơi khô Quanh năm 86 Kim giao Lá, rễ Đào, hái Đun uống Tươi, khô Quanh năm 87 Bòng bong Cả cây Hái Đun uống Phơi khô Quanh năm 88 Dương xỉ Rễ Đào Giã đắp Tươi (Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2019) - Dựa theo kết quả điều tra và xử lý số liệu, đề tài đã xác định được cách dùng các loài cây thuốc được người dân áp dụng tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở hình 4.2 như sau : Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện cách dùng các loài cây thuốc của dân tộc Dao tại xã Quy Kỳ Qua hình 4.2 ta thấy các loài cây thuốc được người dân sử dụng chủ yếu bằng cách đun uống có 58 cây chiếm 67%, giã đắp có 15 cây chiếm 17%, đun
- 40 uống và giã đắp có 3 cây chiếm 3,4% còn lại sử dụng bằng các cách khác như đun tắm, ngâm rượu có 12 cây chiếm 13,6% trong tổng số 88 cây. Qua kết quả điều tra ta thấy mỗi loài thuốc mỗi loại bệnh khác nhau thì cách sử dụng khác nhau để thấy được hiệu quả sử dụng tốt nhất loại thuốc đó đem lại hiệu quả cao trong việc chữa trị bệnh. 4.4.2. Tri thức địa phương trong việc sử dụng các loài cây thuốc. Từ phương pháp nghiên cứu điều tra phát hiện về các bài thuốc, sau khi tổng hợp và loại bỏ các bài thuốc trùng nhau đề tài đã xác định được 14 bài thuốc với tổng cộng hơn 50 loài cây (kể cả có tên và chưa có tên trong danh lục cây thuốc) mà người dân tại cộng đồng đã sử dụng để điều trị các bệnh thông thường đến các bệnh có thể gọi là nan y. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.5. Bảng 4.5 Các bài thuốc của cộng đồng người Dao. STT Bài Tên cây thuốc, vị Bộ phận Cách pha chế thuốc thuốc (phổ thông/ địa sử dụng phương) Tên phổ Tên địa thông phương 1 Dùng Sa nhân Say ghìm Cả cây Lấy mỗi thứ một ít rồi cho Đu đủ Đẻng quạ đem ra băm nhỏ trộn lẫn phụ nữ rừng vào nhau rồi đun sôi, tắm Khúc khắc Cổ san Thân lấy ra một bát để uống sau khi lùng (đối với người lớn), Số sinh Tầm gửi Phác mạy Cả cây nước thuốc còn lại dùng nghiến nghiến để xông, tắm. Làm như Ba chẽ Pun khoái Rễ vậy 3 nồi thuốc với mỗi noom nồi thuốc uống một lần,
- 41 Lan kim Cả cây xông một lần và tắm 3 tuyến lần. Thuốc dùng tươi, Bình vôi Kèng tìn Củ khô đều được, tốt nhất đỏ là dùng tươi. Nghệ đen Dằng Củ trang kía 2 Chữa Sa nhân Say ghìn Cả cây Lấy mỗi thứ một ít rồi bệnh Chè rừng Ché peo Lá đem ra băm nhỏ trộn lẫn đậu vào nhau rồi đun sôi, lào lấy ra một bát để uống (đối với người lớn), Số nước thuốc còn lại dùng để xông, tắm. Làm như vậy 3 nồi thuốc với mỗi nồi thuốc uống một lần, xông một lần và tắm 3 lần. Thuốc dùng tươi, khô đều được, tốt nhất là dùng tươi. 3 Chữa Rau má Chéc trèn Cả cây Lấy mỗi thứ một ít rồi bệnh rừng đem đun sôi lấy 3 bát nhiệt Dâu tằm Xà poong Rễ nước để uống sau khi ăn miệng Thồm lồm Giông sui Cả cây xong. Mỗi lần bị ta Đu đủ Đẻng quạ Hoa uống 2 – 3 thang thuốc rừng là khỏi. 4 Bổ Khúc khắc Cổ san Thân Lấy mỗi thứ một ít đem máu lùng ra sát nhỏ rồi phơi cho
- 42 Sa nhân Say ghìn Cả cây khô sau đó cho vào nồi Bình vôi Kèng tìn Củ đun sôi khoảng 30 phút. đỏ Lấy ra một bát để uống, Ba kích Chay Rễ mỗi ngay uống 3 bát sau chàng khi ăn cơm. Mỗi nồi uống 2- 3 ngày. Dùng được cho phụ nữ sau khi sinh hoặc người thiếu máu. Kiêng ăn đồ tanh cách 3 đến 4 ngày khi dung thuốc. 5 Chữa Đu đủ Đẻng quạ Hoa Chặt nhỏ rồi giã ra sau nhiễm rừng đó bọc vào những mạch trùng, Thuốc lá In pẹt Lá máu, đắp một miếng uốn nòm trên trán với 2 cổ chân, ván cổ tay để vậy 1- 2 ngày sau dó lại thay bằng thuốc mới. 6 Chữa Huyết dụ Quyên Lá Lấy mỗi thứ một ít rồi sỏi diên ái đem ra băm nhỏ trộn lẫn thận, Bông mã Hàng trầy Cả cây vào nhau rồi đun sôi, đái đề mia lấy ra một bát để uống . vàng Hà thủ ô Đòi đáo Củ, rễ Làm như vậy 3 nồi đỏ loàng thuốc với mỗi nồi thuốc Cỏ xước Mía ghim Rễ uống 1-2 ngày. Thuốc Rau má Chéc trèn Cả cây dùng tươi, khô đều rừng được, tốt nhất là dùng
- 43 tươi. 7 Chữa Sa nhân Say ghìm Cả cây Dùng 3 loại này băm đau Nghệ đen Dằng Củ nhỏ rửa sạch đun lên và bụng trang kía uống ngày 3 lần, uống Cà độc Kìa ghim Rễ sau khi ăn. dược 8 Cao Cỏ mần Piềng Cả cây Rửa sạch, giã nát cho huyết trầu một bát nước sôi để áp nguội vào lọc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần sáng chiều. 9 Chữa Tầm gửi Phác may Cả cây Dùng tươi chặt nhỏ ra đau nghiến nghiến rửa sạch sau đó sao lên lưng Đơm trắng Tùm nòm Cành, lá cho nước vào đun sôi 3 pẻ trào đem ra để nguội và Thiên niên Hầu háp Cả cây cho người bệnh uống. kiện đang Mỗi ngày uống 3 lần sau khi ăn. Mỗi thang thuốc uống một ngày, mỗi lần bị uống 2-3 thang thuốc 10 Chữa Cỏ may Mia pa Cả cây Lấy mỗi thứ một nắm bệnh hẩu khoảng 0.2 kg sau đó đái dắt Huyết dụ Quyên Lá chặt nhỏ ra rồi đun lên diên ái cho sôi khoảng 15- 20 Rau sam Méc chèn Cả cây phút, lấy ra một bát để pẻ uống. Làm như vậy mỗi
- 44 Bông mã Hàng trầy Cả cây ngày uống 3 bát sau khi đề mia ăn xong. Mỗi thang Trà Cành, lá thuốc uống 2 ngày và ngheng mỗi lần uống 2-3 thang thuốc. 11 Chữa Dây tơ Cả dây Lấy mỗi thứ một ít rã ra gãy hồng rồi bọc sống, trước khi xương Đèo nìm Cành, lá bọc phải nắn lại xương san và nẹp lại bằng vỏ cây Phặn thấp Cành, lá Miêng xỉa. Sau đó lấy mìa thuốc đắp xung quanh Miêng Vỏ thân rồi dung bang cuốn chặt xỉa lại. Có thể dung cho Thiên niên Ráy Cả cây mọi lứa tuổi. kiện hương Cây gãy Cành, lá xương 12 Chữa Nhót rừng Mác lót Ngọn, lá Lấy mỗi thứ một ít dùng sơn ăn đông tươi khô đều được, ( tốt Sa nhân Say ghìn Ngọn, lá nhất là dùng tươi) rồi đem ra băm nhỏ trộn lẫn vào 13 Chữa Ngải cứu Thân, rễ Lấy mỗi thứ một ít rồi
- 45 sốt rét Cây khế Mác Lá đem ra băm nhỏ trộn lẫn pường si vào nhau rồi đun sôi, Mía dò Đìa thui Thân, rễ lấy ra một bát để uống. Làm như vậy 3 nồi thuốc với mỗi nồi thuốc uống 1-2 ngày Thuốc dùng tươi, khô đều được, tốt nhất là dùng tươi. 14 Chữa Nhọ nồi - Cả cây Giã nhỏ rồi bọc vào lá bệnh Bạc hà Nom già Lá chuối, sau đó ủ vào tro đau rừng bếp cho nóng, một lúc đầu Tía tô Mía đẳng Cả cây sau bỏ ra bọc vào hai sa bên thái dương. Ngải cứu Ngọi Cả cây Rửa sạch chặt nhỏ sau đó cho vào nổi đun sôi nhỏ khoảng 30 phút. Uống sau khi ăn cơm. (Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2019) Qua bảng 4.5 trên, ta thấy các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Dao khai thác và sử dụng làm thuốc trong các bài thuốc rất đa dạng và phong phú, đó là những loài cây gần gũi và quen thuộc với người dân nhưng khi đi phỏng vấn thì rất ít người biết sử dụng. Một số loài chúng ta có thể gặp thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày như: cây cỏ mần trầu, cây ngải cứu, Những bộ phận của các loài cây được sử dụng nhiều trong các bài thuốc như: cành, lá, rễ, vỏ hoặc có thể sử dụng được cả cây phụ thuộc vào cách chữa trị của từng căn bệnh. Mỗi một bài thuốc có các cách pha chế khác nhau tùy vào
- 46 công dụng mong muốn và mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp ở mỗi một người bệnh. Nên có thể sử dụng như: dùng để tắm, để uống, đắp lên vết thương. Số lượng pha chế của các loài trong bài thuốc được tính theo nắm chủ yếu người dân thường áng chừng vừa đủ để pha chế. Hiệu quả tốt nhất của các bộ phận cây thuốc khi sử dụng trong bài thuốc là dùng tươi nhưng cũng có thể dùng khô tùy từng thời gian sử dụng và thu hái. Bên cạnh đó, người dân cũng cho biết thêm về những điều kiêng kị cần phải tránh khi sử dụng một số bài thuốc đặc trị. Đây là một trong những đặc điểm mang bản chất riêng biệt của cộng đồng dân tộc người Dao sống ở xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 4.5. Một số bài thuốc quan trọng cần được bảo tồn, nhân rộng. Cũng bằng phương pháp thảo luận nhóm cùng với những người hiểu biết về các bài thuốc tại cộng đồng đề tài nghiên cứu đã xác định được 10 bài thuốc cần được lưu giữ và bảo tồn. Bảng 4.6 Các bài thuốc quan trọng của cộng đồng dân tộc Dao cần được lưu giữ và bảo tồn. STT Tên các bài thuốc 1 Thuốc tắm cho phụ nữ sau sinh 2 Chữa bệnh đậu lào 3 Chữa nhiễm trùng, uốn ván 4 Chữa sỏi thận, đái vàng 5 Chữa cao huyết áp 6 Chữa đau lưng 7 Chữa bệnh đái dắt 8 Chữa gãy xương 9 Chữa sơn ăn 10 Chữa sốt rét
- 47 Mỗi bài thuốc sử dụng những loài thực vật tồn tại rất nhiều xung quanh cuộc sống chúng ta, nhưng cũng có những loài hiện nay đang có nguy cơ bị đe dọa cao. Vậy nên, để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Dao nói chung và bảo tồn các bài thuốc nói riêng cần phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực, phù hợp với suy nghĩ, phong tục tập quán của người dân tại khu vực nghiên cứu. 4.6. Đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo tồn và nhân rộng các loài cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Dao. Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, gây trồng, khoanh nuôi bảo vệ và khai thác bền vững các loài thuốc dựa trên việc vận dụng các kiến thức bản địa có sự kết hợp với kiến thức khoa học hiện đại. Khuyến khích những người có kinh nghiệm ở địa phương truyền đạt lại kinh nghiệm quý báu về khai thác, sử dụng, bảo quản, chế biến và cách sử dụng các loài cây thuốc cho thế hệ sau. Kết hợp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của họ trong visệc sử dụng các kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng hợp lý và quản lý bền vững tài nguyên cây thuốc cũng như tài nguyên rừng.
- 48 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua tìm hiểu, điều tra phỏng vấn và đánh giá tri thức bản địa về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên thực vật để làm thuốc của cộng đồng dân tộc Dao tại xã Quy Kỳ, nhóm nghiên cứu đã đạt được những kết quả như sau: Thống kê được 88 loài cây thực vật làm thuốc tại cộng đồng dân tộc Dao và đã xác định được tương đối về tên địa phương, tên phổ thông, tên khoa học, gồm 47 họ thực vật thuộc 3 ngành thực vật hạt trần, hạt kín và ngành dương xỉ. Phát hiện ra 14 bài thuốc trong tổng số hơn 50 loài cây được sử dụng trong bài thuốc, xác định được bộ phận cây thuốc mà người dân thường dùng và cách pha chế của mỗi bài thuốc. Thống kê được bộ phận dùng và công dụng của các loài thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu rất đa dạng và phong phú. Người dân khai thác bộ phận các loài cây thuốc quanh năm, chủ yếu là cả cây kết hợp thu hái thân, lá, rễ, hoa, củ, quả để sử dụng. Phân hạng được mức độ đe dọa của mỗi loài và lựa chọn ra được 13 loài cây thuốc, 10 bài thuốc gia truyền có giá trị cao cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng ở cộng đồng dân tộc Dao. Người dân khai thác LSNG làm thuốc ít khi được gây trồng chủ yếu thu hái trong tự nhiên. Do người dân khai thác các loài cây thuốc bằng phương thức thủ công là chủ yếu nên năng suất và chất lượng sản phẩm mang lại còn thấp. Để đáp ứng được nhu cầu hiện tại họ đã tiến hành khai thác nguồn tài nguyên này một cách kiệt quệ. Sản phẩm thu hái về của người dân không chỉ sử dụng để chữa bệnh mà còn khai thác nhằm bán lại cho các lái buôn để lấy tiền trang trải cho các chi phí trong cuộc sống. Trên thực tế người dân khai
- 49 thác các loài thực vật để sử dụng làm thuốc chỉ chiếm khoảng 45% còn lại khai thác để bán nhằm thu lời với những giá trị trước mắt chứ không hề để ý tới những giá trị tiềm năng khác của chúng trong tương lai. 5.2 Kiến nghị Do thời gian và trình độ có hạn nên khóa luận của tôi mới chỉ nghiên cứu được một số nội dung như: Các bộ phận của cây sử dụng làm thuốc, kinh nghiệm thu hái, chế biến, bảo quản, một số bài thuốc, tên dân tộc Dao của các loài thực vật rừng sử dụng làm thuốc tại khu vực nghiên cứu. Qua bài khóa luận tôi có một số kiến nghị như sau: - Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu để phát hiện tất cả các loài cây làm thuốc tại cộng đồng, tiếp tục nghiên cứu kỹ đặc điểm hình thái và công dụng của chúng. - Đối với các loài có giá trị cần đưa vào gây trồng, phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp, có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp phục vụ công tác bảo tồn. - Ngoài ra cần mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu ở nhiều hộ gia đình trong xã và tiếp tục có những đề tài nghiên cứu sâu rộng hơn về kiến thức bản địa của dân tộc Dao. - Tuyên truyền người dân cần có ý thức bảo vệ, nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của các loài cây thuốc quý. - Cần tích cực truyền đạt kinh nghiệm cho con cháu để bảo tồn, lưu giữ những sản phẩm mang đậm đà bản sắc dân tộc.
- 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Nguyễn Ngọc Bình, Phạn Đức Tuấn (2000), Trồng cây đặc sản và dược liệu dưới tán rừng, Cục khuyến nông khuyến lâm. 2. Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Hoàng Thanh, Đinh Hoa Lĩnh (2004), Nghiên cứu một số bài thuốc, cây thuốc dân gian của cộng đồng dân tộc thiểu số tại buôn ĐRăng Phook vùng lõi Vườn quốc gia Yokđôn huyện Buôn Đôn tỉnh Đaklak. 3. Nguyễn Văn Tập (2006), “Những phát hiện về tài nguyên cây thuốc tại xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Nam”, Bản tin Lâm sản ngoài gỗ, (10/2006), trang 20-21. 4. Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thúy Bình (2000), Tìm hiểu việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của người Dao xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. 5. Phan Văn Thắng (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của thảo quả tại xã San Sả Hồ - huyện – tỉnh Lào Cai. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 6. Trần Hồng Hạnh (1996), Nghề thuốc nam cổ truyền ở làng Nghĩa Trai, Luận án tốt nghiệp khoa học lịch sử chuyên ngành dân tộc học. 7. Trần Khắc Bảo (2003), “Cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy cơ cạn kiệt”, Tập chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (10/2003), trang 1336 – 1338. 8. Trần Thị Lan (2005), “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã San Thàng – thị xã Lai Châu – tỉnh Lai
- 51 Châu”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. Viện Dược liệu (2002), Báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu về dược liệu và cây thuốc tại các địa phương từ năm 1961 đến nay, Hà Nội. II. Tiếng Anh 10. Ravindran P.N, Johny A. K and Nirmal Babu K. (2002), Spices in our daily life, Satabdi Smaranika 2002 Vol. 2. Arya Vaidya Sala, Kottakkal. 11. Peter K.V. (2012), Handbook of herbs and spices Volume 1 Second edition. Woodhead Publishing Limited. III. Các tài liệu khảo từ Internet 12. Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam (2009) 13. Sách đỏ Việt Nam (2007) %BB%87t_Nam 14. Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền co-truyen/2819.html
- PHỤ LỤC Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC VẬT DÂN TỘC Cây làm thuốc Số: A. Sơ lược về người cung cấp thông tin: - Họ và tên: Tuổi: Nam , Nữ - Dân tộc: - Địa chỉ: Bản (xóm): ,xã: ,huyện: , tỉnh: - Nghề nghiệp (chính/ phụ): - Trình độ văn hóa: ; chuyên môn (nếu có): - Hoàn cảnh có được tri thức dân tộc: do người trong dòng tộc truyền lại , học từ người khác , tự tìm tòi và phát hiện được , cách khác: - Số người/ số hộ trong cộng đồng có lấy cây thuốc : Một số người/hộ đại diện : B. Những thông tin cần biết về cây thuốc: Xin bác (anh/chị/ông/bà) kể tên tất cả các cây có thể được sử dụng làm thuốc mà bác (anh/chị/ông/bà) biết? Bộ phận Thu hái và sơ Công dụng Stt Tên cây Tỷ lệ dùng chế 1 2 3 20 Xin bác (anh/chị/ông/bà) cho biết cách chế biến và sử dụng các loài cây kể trên mà bác (anh/chị/ông/bà) biết? Cách bảo quản sản phẩm cây thuốc? Xin bác (anh/chị/ông/bà) cho biết mục đích của việc khai thác cây thuốc? Ngày tháng năm 20 . Ngưòi thu thập thông tin
- Phụ lục 2. PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP BÀI THUỐC, CÂY THUỐC DÂN GIAN 1. Người phỏng vấn:Nam/Nữ.Tuổi 2. Thành phần: 3. Tên bài thuốc:. 4. Mô tả công dụng: 5. Thành phần cây thuốc: * Cây số 1: Tên cây: Mô tả công dụng:. Phần sử dụng: Khối lượng:. Nơi thu hái: * Cây số 2: Tên cây: Mô tả công dụng: Phần sử dụng: Khối lượng:. Nơi thu hái:. * Cây số 3: Tên cây: Mô tả công dụng:. Phần sử dụng: Khối lượng:. Nơi thu hái: * Cây số : Tên cây: Mô tả công dụng: Phần sử dụng:
- Khối lượng:. Nơi thu hái:. * Cây số : Tên cây: Mô tả công dụng: Phần sử dụng: Khối lượng:. Nơi thu hái:. * Cây số : Tên cây: Mô tả công dụng: Phần sử dụng: Khối lượng:. Nơi thu hái:. * Cây số : Tên cây: Mô tả công dụng: Phần sử dụng: Khối lượng:. Nơi thu hái:.
- Phụ lục 3. PHIẾU MÔ TẢ CÂY THUỐC DÂN GIAN TẠI QUY KỲ, XÃ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 1. Cây thuốc số : Số hiệu mẫu: 2. Tên cây: Tên địa phương: Tên phổ thông: Vị trí phân bố: 3. Mô tả: Dạng cây: Vỏ: Lá:. Hoa, quả:. 4. Sinh cảnh xung quanh: Loại rừng:. Các loài mọc chung:. Đất đai:. Mật độ:. Đặc điểm khác:. Người điều tra:. Ngày điều tra:
- Phụ lục 4. PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY THUỐC THEO TUYẾN Số hiệu tuyến: Địa điểm điều tra: Tuyến điều tra: Độ cao (m): Độ dốc: Hướng dốc: Địa hình: Núi: Đỉnh [ ] Sườn [ ] Chân [ ] Thung lũng [ ] Đồi [ ] Đồng bằng [ ] Khu Sông suối [ ] Đặc điểm đất: Người điều tra: Ngày điều tra: Ghi chú Bộ Công Dạng Độ Sinh (khả năng Tên cây phận dụng/cách sống nhiều cảnh gây trồng, thị dùng dùng trường )
- Phụ lục 5: Cây thuốc được người dân nhắc đến với số lần nhiều nhất từ cao xuống thấp Số lần được STT Tên phổ thông Tên khoa học nhắc đến 1 Thiên niên kiện Homalomena gigantea 25 2 Cà độc dược Brugmansia suaveolens 25 3 Ý dĩ Coix llachryma 24 4 Nghệ đen Curcuma aeruginosa 23 5 Gối hạc Leea guineensis 20 6 Cối xay Abutilonindicum 20 7 Dây gắm Gnetum montanum 17 8 Khúc khắc Heterosmilaxgaudichaudiana 16 9 Thầu dầu Ricinus communis 16 10 Chanh rừng Atalantiacitroides 16 11 Sa nhân Amomun aromaticum 15 12 Sài đất Wedelia calendulacea 15 13 Ba kích Morindaofficnaliss 15 14 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphylum 13 15 Hà thủ ô Fallopiamultiflora 13 16 Bình vôi đỏ Stephania rotunda 13 17 Bảy lá một hoa Paris polyphylla 12 18 Lan kim tuyến Anoectochiluscalcareus 11 19 Đu đủ rừng Trevesia palmata 11 20 Huyết dụ Cordyline terminalis 10 21 Tầm gửi gạo đỏ Helixanthera 10 22 Chó đẻ răng cưa Phyllanthus amarus 10 23 Dứa rừng Pandanus kaida 10 24 Chè rừng Aidiacochinchinensis 9 25 Móng bò tía Bauhinia purpurea 9 26 Ngải cứu Artemisia vulgaris 9 27 Cây thuốc lá Nicotinana tabacum 8 28 Sổ Dillenia hererosepala 7
- 29 Dâu tằm Morus alba 7 30 Xoan Melia azedarach 7 31 Thồm lồm Polygonum chinensis 6 32 Gừng Zingiber officinal Rosc 6 33 Tầm gửi nghiến 5 33 Rau má rừng Centella asiatica 5 34 Thanh thảo Artemisia annua 4 35 Rẻ quạt Belamcanda chinensis 4 37 Cúc tần Ageratum conyzoides indica 4 38 Ba gạc Rauvolfia vervicillata 4 39 Dây tiết dê Cissampelis var. hirsuta 4 40 Dây bông xanh Thunbergia grandiflora 3 41 Ké đầu ngựa Xanthium strumarium 3 42 Cỏ cứt lợn Ageratum conyzoides 3 43 Ba chẽ Dendrololium lanceolatum 3 44 Lá dong Phrynium placentarium 3 45 Rau đắng Myosoton aquaticum 3 46 Bạc hà rừng Caryopteris incana 3 47 Dâu da xoan Allospondias lakonensis 3 48 Bòng bong Lygodium flexuosum 3 49 Ngũ gia bì chân chim Scheffleraheptaphylla 3 50 Đay rừng Pouzolzia sanguinea 3 51 Mõ lông Paederia scandens 3 52 Cỏ lá tre Acroceras munroanum 3 53 Dâm bụt Hibiscusrosa sinesis 3 54 Chè dây Ampelopsis Cantoniensis Planch 3 55 Cỏ xước Achyranthes aspera 3 56 Đại bi Blumea balsamifera 3 57 Bọ mẩy Clerodendrun bungeisteud 3 58 Sả Cymbopogon caesius 3 59 Cây sữa Alstonia scholaris 3 60 Dương xỉ Cyclosorus parasiticus 3 61 Bông mã đề Plantago major 3 62 Dây đau xương Timospora sinensis 3
- 63 Cỏ mần trầu Eleusine indica 3 64 Cỏ lào Chromolaena odorata 2 65 Khoai nưa Amorphophallus paeoniifolius 2 66 Ráy Homalomena tonkinensis 2 67 Bòn bọt Glochidion eriocarpum 2 68 Muồng Casia alata 2 69 Tía tô rừng Hyptis suaveolens 2 70 Bưởi bung Gilycosmis parvyflora 2 71 Trọng đũa ArdisiaCrenata Sims 2 72 Dây lõi tiền Stephania longa 2 73 Bồ công anh Cichorium instybus 2 74 Vú bò Ficus heterophyllus 2 75 Mía dò Amomum tsao-ko 2 76 Kim giao Nageia fleuryi 1 77 Kim ngân Lonicera bournei 1 78 Hồi đá vôi Illicium difengpi 1 79 Cốt khí Reynoutria japonica 1 80 Ké hoa đào Urena lobata 1 81 Đắng sâm Codonopsis javanica 1 82 Trinh nữ Mimosa pudica 1 83 Mò hoa trắng Clerodendrun calamitosum 1 84 Tỏi đỏ Eleutherine bulbosa 1 85 Dây chặc chìu Tetraceara asiatica 1 86 Mắt trâu Desmodium styracifolum 1 87 Mào gà đỏ Celosia var. cristata 1 88 Dây đòn gánh Gouania leptoschya 1