Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

pdf 69 trang thiennha21 19/04/2022 3590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_nang_ca.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o HOÀNG NGỌC QUỲNH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN CÁN BỘ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khoá học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o HOÀNG NGỌC QUỲNH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN CÁN BỘ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : K47 - PTNT - N01 Khoá học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Trung Hiếu Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” Có được kết quả này lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Đỗ Trung Hiếu - Giáo viên hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho tôi những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng trong khi viết bài, chỉ cho tôi những thiếu sót và sai lầm của mình, để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu với kết quả tốt nhất. Thầy luôn động viên và theo dõi sát sao trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài, thầy cũng là người truyền động lực cho tôi, giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận của mình. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND huyện Phú Bình, chi bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Bình, lãnh đạo và các đồng nghiệp trạm khuyến nông huyện Phú Bình đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia và hoàn thành tốt khóa học. Cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các lãnh đạo và cán bộ thuộc các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện Phú Bình đặc biệt là phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và cán bộ UBND các xã trên địa bàn huyện đã nhiệt tình giúp đỡ tôi, chỉ bảo, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những ý kiến hết sức bổ ích cho tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu cũng như trong quá trình công tác sau này. Tôi cũng xin cảm ơn người dân đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Ngọc Quỳnh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Thống kê tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2016 - 2018 39 Bảng 4.2. Kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn thực hiện chương trình xây dựng NTM huyện Phú Bình năm 2018 41 Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình giai đoạn 2016 - 2018 43 Bảng 4.4. Đánh giá trình độ cán bộ huyện, xã, thôn 44 Bảng 4.5. Cán bộ trong việc đổi vị trí công việc 45 Bảng 4.6. Công tác tuyên truyền, tập huấn và đào tạo NTM huyện Phú Bình 2018 46 Bảng 4.7. Đánh giá về kết quả đào tạo, tập huấn của cán bộ 47
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sự tham gia của người dân trong xây dựng mô hình NTM 16
  6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ : Ban chỉ đạo BQL : Ban quản lý GTNT : Giao thông nông thôn HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KCN : Khu công nghiệp KTT : Khu trung tâm NTM : Nông thôn mới NVH : Nhà văn hóa PTNT : Phát triển nông thôn THCS : Trung học cơ sở UBND : Ủy ban nhân dân VPĐP : Văn phòng điều phối XD NTM : Xây dựng nông thôn mới
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 2 1.2.1. Mục tiêu chung: 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài: 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn: 3 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Cơ sở lý luận về nông thôn mới 4 2.1.2. Vai trò công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng NTM 6 2.1.3. Quy trình đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới 12 2.1.4. Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới 14 2.2. Cơ sở thực tiễn 16 2.2.1. Xây dựng NTM ở thành phố Thái Nguyên 16 2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Bình giai đoạn 2011 - 2015 20 2.2.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Bình năm 2016 23 2.2.4. Tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Bình năm 2017 25 PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 29
  8. vi 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29 3.2.1. Địa điểm 29 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 29 3.3. Nội dung nghiên cứu 29 3.3. Phương pháp nghiên cứu 29 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 29 3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu 30 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 4.1. Tình hình triển khai Chương trình XDNTM của huyện Phú Bình 2016 - 2017 31 4.1.1. Kết quả triển khai Chương trình XDNTM của huyện Phú Bình năm 2016 31 4.1.2. Kết quả triển khai Chương trình XDNTM của huyện Phú Bình năm 2017 34 4.2. Tình hình triển khai Chương trình XDNTM của huyện Phú Bình năm 2018 38 4.2.1. Kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn huyện 38 4.2.2. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo tiêu chí NTM năm 2018 40 4.2.3. Tình hình huy động các nguồn lực xây dựng NTM huyện Phú Bình năm 2018 42 4.3. Kết quả triển khai công việc liên quan đến đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Bình năm 2018 43 4.3.1. Nguồn lực cán bộ xây dựng NTM của địa bàn điều tra 44 4.3.2. Kết quả hoạt động tuyên truyền, vận động, tập huấn, đào tạo năm 2018 46 4.3.3. Đánh giá kết quả đào tạo, tập huấn của cán bộ 47 4.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng NTM nói chung cũng như công tác đào tạo, tập huấn nói riêng. 48 4.4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái nguyên 50 4.4.1. Mục tiêu 50 4.4.2. Giải pháp 50 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Kiến nghị 53 5.2.1. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương 53
  9. vii 5.2.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên 54 5.2.3. Đối với huyện Phú Bình 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn, có tầm quan trọng tác động trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực, hướng đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, có tầm chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước. Thái Nguyên là một trong những tỉnh đã triển khai đồng bộ xây dựng nông thôn mới trên toàn địa bàn. So với mặt bằng chung của cả nước và khu vực tỉnh Thái Nguyên, Phú Bình là một trong những huyện đi đầu trong nhiệm vụ này. Trong thời gian qua, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp và huy động tối đa các nguồn lực. Sau hơn 5 năm thực hiện bước đầu đã thu được kết quả mong đợi. Cùng chung tay vào xây dựng nông thôn mới công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới có vai trò không nhỏ. Song song với việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, việc tổ chức tập huấn kết hợp với học tập kinh nghiệm tại các huyện bạn cũng như giữa các địa phương trong huyện đã mang lại nhiều kết quả bổ ích, có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được đúc rút từ các chuyến học tập và chia sẻ kinh nghiệm đã được vận dụng triển khai có hiệu quả trên địa bàn huyện, như: cơ chế huy động nguồn lực, hỗ trợ lãi suất vốn vay, cơ chế đầu tư đặc thù, lựa chọn sản phẩm hàng hóa chủ lực, cách thức vận động người dân trong triển khai thực hiện. Giai đoạn 2016 - 2020, nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách đã được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng
  11. 2 Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Thời gian vừa qua, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã kiện toàn lại bộ máy quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình nhưng nhiều cán bộ chưa được tập huấn về công tác xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp, ban hành khung về nội dung tập huấn cho từng đối tượng để triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Xuất phát từ tính cấp thiết trên và sự nhận thức sâu sắc về việc thực hiện nhiệm vụ này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 1.2.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu hiện trạng cán bộ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, trình độ chuyên môn, năng lực - kỹ năng quản lý, điều hành và thực thi cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp và cán bộ trong hệ thống chính trị, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Bình. - Tìm hiểu được nội dung và đánh giá công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ trong lĩnh vực xây dựng NTM. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tập huấn cán bộ trong xây dựng NTM trên trên địa bàn huyện. 1.3. Ý nghĩa của đề tài: 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: - Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp.
  12. 3 - Là tài liệu tham khảo cho nhà trường, cho khoa và các sinh viên khóa tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn: - Tôi sẽ đưa ra những khuyến nghị giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới trên trên địa bàn huyện. - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý (lãnh đạo UBND huyện, các ban ngành có liên quan) từ đó các nhà quản lý sẽ đưa ra các hướng chỉ đạo, lãnh đạo đúng đắn để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới trên trên địa bàn huyện.
  13. 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Cơ sở lý luận về nông thôn mới 2.1.1.1. Các khái niệm về nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang. Sạch sẽ; phát trển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ văn minh. Các tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới, đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1980/QĐ TTg V/v ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí như: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện,trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội; và được chia thành 5 nhóm cụ thể: - Nhóm I: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch bao gồm: Quy hoạch và sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Quy hoạch và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới. Quy hoạch và phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh. Bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
  14. 5 - Nhóm II: Gồm tiêu chí thứ 2 đến tiêu chí thứ 9 là các nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế- xã hội: giao thông, thủy lợi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện nhà ở dân cư. - Nhóm III: Gồm tiêu chí số 10 đến tiêu chí số 13 là nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất: thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất. - Nhóm IV: Gồm tiêu chí thứ 14 đến tiêu chí thứ 17 là nhóm tiêu chí văn hóa - xã hội - môi trường; giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường. - Nhóm V: Gồm tiêu chí 18 và tiêu chí 19 là chính trị, an ninh trật tự xã hội. Nông dân, nông thôn có nhà văn hóa phát triển, dân trí được nâng lên, sức lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đó là sức mạnh nội sinh của làng xã trong công cuốc xây dựng NTM. Người dân nông thôn có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, đối ngoại nhằm tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp[6]. 2.1.1.2. Các khái niệm cơ bản về đào tạo, tập huấn trong xây dựng NTM - Đào tạo: (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng), được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể một cách hoàn hảo hơn[10]. - Tập huấn trong công tác phát triển là một quá trình dạy và học nhằm giúp cho người học làm được những công việc của họ mà trước đó họ chưa làm được[10]. - Đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới là việc hướng dẫn một số kĩ năng trong xây dựng nông thôn mới như kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp; kỹ năng thúc đẩy và đối thoại; kỹ năng tuyên truyền, vận động; kỹ năng xử lý mâu thuẫn trong cộng đồng nhằm chia sẻ kinh nghiệm, phát huy vai trò của cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy, nâng cao năng lực cho cán bộ xây dựng nông thôn mới.
  15. 6 2.1.2. Vai trò công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng NTM 2.1.2.1. Vai trò công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng NTM Năng lực tổ chức triển khai xây dựng NTM của đội ngũ cán bộ cơ sở là khâu quan trọng, quyết định hiệu quả quá trình xây dựng NTM. Từ công tác lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, giám sát và đánh giá các hoạt động triển khai, công tác tuyên truyền, vận động, huy động và quản lý nguồn lực, Tầm quan trọng đó đòi hỏi người cán bộ ở cơ sở phải có kiến thức và năng lực tương đối tổng hợp. Vì vậy, cần thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ các cấp làm công tác xây dựng NTM; đây cũng là một trong 19 tiêu chí cần phải đạt được trong mục tiêu xây dựng NTM. 2.1.2.1. Nội dung của công tác đào tạo, tập huấn cán bộ Quyết định 4072/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt chương trình khung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020 bao gồm 4 nhóm nội dung : 1. Nhóm 1: Kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới: 1. Chuyên đề 01: Tổng quan Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nội dung chương trình giai đoạn 2016 - 2020: - Sự cần thiết khách quan của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; - Mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; - Kết quả thực hiện chương trình giai đoạn 2010 - 2015 và một số vấn đề đặt ra hiện nay; - Nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; - Bộ máy Chỉ đạo, điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp; - Nguồn lực xây dựng nông thôn mới và cơ chế, chính sách huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực; - Quy trình đánh giá, xét công nhận xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.
  16. 7 2. Chuyên đề 02: Một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới: - Một số bài học kinh nghiệm trong nước: + Các chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 và những bài học kinh nghiệm cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hiện nay; + Kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015; + Cách làm hay ở các đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh; - Một số bài học kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông thôn và những quan điểm chỉ đạo khi vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay. 3. Chuyên đề 03: Vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp và các tổ chức trong xây dựng nông thôn mới: - Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý xây dựng nông thôn mới; - Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động, phát huy quyền và vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; - Vai trò, trách nhiệm của Ban phát triển thôn trong công tác lãnh đạo và huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới; - Vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới; - Vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong xây dựng nông thôn mới; - Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. 4. Chuyên đề 04: Thăm quan, nghiên cứu thực tế: - Xác định nhu cầu, mục đích, nội dung tham quan, nghiên cứu; - Lập kế hoạch tham quan, nghiên cứu; - Tổ chức tham quan, nghiên cứu; - Tổng kết, rút kinh nghiệm thực tế.
  17. 8 2. Nhóm 2: Một số nội dung trọng tâm của xây dựng nông thôn mới: 1. Chuyên đề 05: Quy hoạch chung xây dựng xã và Đề án xây dựng nông thôn mới của xã: - Nội dung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung xây dựng xã đảm bảo phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu; - Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch chung; - Nội dung rà soát, điều chỉnh, bổ sung Đề án xây dựng nông thôn mới của xã gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 2. Chuyên đề 06: Một số nội dung trọng tâm về nông nghiệp, nông thôn bền vững: - Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; - Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; - Biến đổi khí hậu nguy cơ, thách thức và giải pháp thích ứng; - Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và xây dựng thương hiệu sản phẩm. 3. Chuyên đề 07: Công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nông thôn: - Những yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn; - Thực trạng môi trường nông thôn hiện nay; - Kinh nghiệm thực hiện hiệu quả tiêu chí môi trường; - Cách làm hay trong xử lý môi trường ở khu vực nông thôn của các đơn vị, địa phương; - Một số giải pháp chủ yếu để bảo vệ môi trường nông thôn. 4. Chuyên đề 08: Phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới: - Những yêu cầu về văn hóa, xã hội, an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới; - Thực trạng đời sống văn hóa, xã hội, an ninh trật tự ở nông thôn và những vấn đề đang đặt ra hiện nay;
  18. 9 - Kinh nghiệm phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh trật tự của một số địa phương; - Một số giải pháp chủ yếu phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. 3. Nhóm 3: Nghiệp vụ cơ bản để xây dựng nông thôn mới: 1. Chuyên đề 09: Quy trình triển khai thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông thôn mới: - Các quy định liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản; - Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng trên địa bàn xã; - Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt, thi công, nghiệm thu trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới; - Phương pháp thi công, quản lý công trình theo hình thức cộng đồng tự triển khai; - Hướng dẫn duy tu, bảo dưỡng và vận hành công trình sau đầu tư. 2. Chuyên đề 10: Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn: - Vai trò, yêu cầu của các tổ chức kinh tế hợp tác (tổ hợp tác, hợp tác xã) và trang trại trong xây dựng nông thôn mới; - Khái quát nội dung, trình tự các bước tiến hành xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã; - Một số vấn đề trọng tâm trong công tác quản lý, điều hành, phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã; - Một số mô hình hợp tác hoạt động có hiệu quả ở nông thôn hiện nay; - Xây dựng hợp đồng liên kết giữa mô hình hợp tác của nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học; - Học tập, cách làm hay ở các đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh. 3. Chuyên đề 11: Phân tích, đánh giá hiện trạng và lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã có sự tham gia của người dân:
  19. 10 - Sự cần thiết phải lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới hàng năm của cấp xã có sự tham gia của người dân; - Thế nào là lập kế hoạch có sự tham gia của người dân; - Quy trình lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã hàng năm; - Kỹ năng phân tích, đánh giá thực trạng có sự tham gia của người dân; - Kỹ năng lập kế hoạch có sự tham gia của người dân. 4. Chuyên đề 12: Theo dõi - đánh giá và chuẩn bị báo cáo về xây dựng nông thôn mới có sự tham gia của người dân: - Sự cần thiết phải theo dõi - đánh giá và vai trò tham gia của người dân; - Khái niệm, nội dung của theo dõi - đánh giá; - Quy trình thực hiện theo dõi - đánh giá dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất ; - Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá thực hiện Chương trình; - Hệ thống các biểu mẫu thu thập thông tin, báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, huyện, tỉnh; - Kỹ năng thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích, cập nhật thông tin, dữ liệu và viết báo cáo. 5. Chuyên đề 13: Quản lý tài chính và thực hiện các quy trình, thủ tục thanh quyết toán: - Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới: cơ chế huy động đối với mỗi loại nguồn vốn; - Nội dung, quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự toán ngân sách và dự toán các dự án, công trình ở xã; - Quá trình giám sát và kiểm tra thực hiện dự án, công trình, các nội dung ở xã. Thủ tục trình duyệt dự toán, thanh quyết toán công trình, dự án; - Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ chủ chốt, cán bộ nghiệp vụ kế hoạch tài chính cấp xã trong công tác lập dự toán, phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện các dự án, công trình, nội dung chương trình ở xã; - Thủ tục, quy định và căn cứ để thuyết trình và bảo vệ dự toán ngân sách;
  20. 11 - Hướng dẫn về thủ tục thanh toán các nguồn vốn có sự tham gia đóng góp của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cá nhân, tổ chức khác. 6. Chuyên đề 14: Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, triển khai và quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: - Giới thiệu trang web đào tạo từ xa về xây dựng nông thôn mới: giao diện, bố cục, mục đích, cách đăng ký; - Nội dung và phương pháp tự đào tạo thông qua trang web; - Chế độ giám sát, đánh giá tiến trình học tập và kết quả học tập; - Hệ thống các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai và quản lý chương trình; - Phần mềm báo cáo áp dụng thống nhất từ cơ sở đến Trung ương; - Những nội dung cơ bản về Hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS). 4. Nhóm 4: Kỹ năng thúc đẩy phát triển cộng đồng: 1. Chuyên đề 15: Kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới: - Vai trò quan trọng của tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới; - Các hình thức, nội dung, kỹ năng của công tác tuyên truyền, vận động; - Phương pháp tuyên truyền, vận động theo hình thức lấy nông dân hướng dẫn nông dân. 2. Chuyên đề 16: Kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp; xử lý mâu thuẫn và xây dựng sự đồng thuận trong cộng đồng: - Kỹ năng tổ chức và điều hành cuộc họp: + Các hình thức họp: họp tuyên truyền, phổ biến thông tin; họp thảo luận, lấy ý kiến; + Công tác chuẩn bị cuộc họp; + Công tác tổ chức, điều hành cuộc họp; Kỹ năng xử lý các mâu thuẫn và xây dựng sự đồng thuận trong cộng đồng: + Các mâu thuẫn thường xảy ra trong cộng đồng và kỹ năng giải quyết; + Sự đồng thuận trong cộng đồng là gì và sức mạnh của sự đồng thuận;
  21. 12 + Kỹ năng xây dựng sự đồng thuận trong cộng đồng. 3. Chuyên đề 17: Kỹ năng lập và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển thôn theo phương pháp dựa vào nội lực cộng đồng: - Kỹ năng phân tích, đánh giá nguồn lực cộng đồng theo phương pháp phát triển cộng đồng dựa vào nội lực; - Kỹ năng lập kế hoạch phát triển cộng đồng dựa vào nội lực và liên kết với các cơ hội từ bên ngoài; - Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng và theo dõi - đánh giá quá trình thực hiện[8]. 2.1.3. Quy trình đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới 2.1.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo Xác định nhu cầu đào tạo nhằm trả lời các câu hỏi chính như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc? Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà cán bộ hiện có? Những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của cán bộ đối với vị trí công việc? Làm cách nào để xác định đúng những thiếu hụt đó? Những khóa học nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho cán bộ. Các hoạt động xác định nhu cầu đào tạo như sau: - Làm rõ các yêu cầu. Xác định vấn đề đào tạo, quyết định đưa ra những nhiệm vụ mới, làm rõ những mong muốn, nguyện vọng đối với đào tạo, bồi dưỡng. - Lập kế hoạch thực hiện xác định nhu cầu đào tạo. Phân tích nhu cầu đào tạo. - Đánh giá thực trạng về thực hiện công việc. - Xác định những sai sót, thiếu hụt trong thực hiện nhiệm vụ và những hành vi sai lệch. - Xác định nhu cầu đào tạo từ các bước 2, 3 so sánh với bước 4. - Xác định các mục tiêu và nội dung đào tạo. 2.1.3.2. Lập kế hoạch đào tạo, tập huấn Để giúp cho việc thực hiện công tác tổ chức đào tạo, tập huấn, người ta đưa ra các công việc cần thực hiện trong thiết kế chương trình đào tạo, như sau: - Liệt kê những mục tiêu đối với chương trình đào tạo. - Xem xét về số lượng học viên, nghiên cứu lấy ý kiến của họ về chương trình.
  22. 13 - Liệt kê những cách thức, hoạt động để đạt được mục tiêu. - Quyết định loại hình thức đào tạo nào: tại cơ quan (đào tạo trong công việc) hay tập trung ngoài cơ quan. - Quyết định hình thức phương pháp đào tạo - như huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn - Thảo luận về Chương trình, kế hoạch với những người liên quan, với chuyên gia, học viên và những người lãnh đạo quản lý họ. - Hoàn thiện Chương trình. Xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần đảm bảo các yếu tố: tính thực tế, tính liên quan, tính áp dụng, tính hiện hành, thời gian giới hạn, tính quan trọng, thách thức, có tuyển chọn, tổng hợp. 2.1.3.3. Thực hiện kế hoạch đào tạo, tập huấn Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, tập huấn cần trả lời các câu hỏi cơ bản như: Có những hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp như thế nào cho có hiệu quả? Tổ chức sao cho chi phí phù hợp để kết quả cao? Do đó, để thực hiện kế hoạch đào tạo, tập huấn, cần phân tích kế hoạch đào tạo, tập huấn thành các công việc cụ thể: từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình, theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán. 2.1.3.4. Đánh giá đào tạo, tập huấn Đánh giá đào tạo, tập huấn cần trả lời các câu hỏi chính như: Đào tạo, tập huấn có đạt mục tiêu không? Nội dung có phù hợp không? Chương trình có phù hợp không? Giảng viên có đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo, tập huấn không? Học viên có tham gia vào quá trình đào tạo, tập huấn không? Công tác tổ chức có tốt không? Học viên học được những gì và họ áp dụng được những điều đã học vào thực tế công việc không? Hiệu quả của chương trình đào tạo, tập huấn? Có 4 cấp độ đánh giá chương trình đào tạo như sau: - Đánh giá phản ứng của người học: Họ đánh giá như thế nào về đào tạo, tập huấn vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá đào tạo và vào những thời điểm sau đào tạo.
  23. 14 - Đánh giá kết quả học tập: Xem xem học viên đã tiếp thu những gì từ khóa học. Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra. - Đánh giá những thay đổi trong công việc: Xem người học áp dụng những điều đã học vào công việc như thế nào. Những thay đổi đối với việc thực hiện công việc. - Đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức: Việc đào tạo có tác động, ảnh hưởng tới kết quả của tổ chức, hiệu quả của đào tạo, tập huấn như thế nào[7]. 2.1.4. Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng mô hình nông thôn mới được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí điểm mô hình. Khi tham gia vào quá trình phát triển nông thôn mới với sự hỗ trợ của nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được nâng cao kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động trong phát triển nông thôn, vai trò của người dân ở đây được thực hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm chủ, dân kiểm tra, dân quản lý, dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trình tự nhất định, các trình tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”. Các nội dung trong vai trò của người dân vào việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới được hiểu là: - Dân biết: Là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trìn khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ bản hạ tầng nông thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình; người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như mục đích xây dựng công trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi. - Dân bàn: Bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn như bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi
  24. 15 công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chỉ tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính, trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi. - Dân đóng góp: Là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà còn ở phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của từng người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp thể hiện bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ. - Dân làm: Chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt động phát triển nông thôn như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình. Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy trì bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó dã tạo cơ hội cho người dân có việc làm, tăng thu nhập cho người dân. - Dân kiểm tra: Có nghĩa là thông qua các chương trình, hoạt động có sự giám sát và đánh giá của người dân, để thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở của Đảng và Nhà nước nói chung và nâng cao hiệu quả chất lượng công trình. Ở những công trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình và tính minh bạch trong việc sử dụng minh bạch các nguồn lực của Nhà nước và của người dân vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình. Việc kiểm tra có thể được tiến hành ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư trên các khía cạnh kỹ thuật cũng như tài chính. - Dân quản lý: Đó là các thành quả của các hoạt động mà người dân đã tham gia; các công trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của một tổ chức do nông dân hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu công trình. Việc tổ chức của nười dân tham gia duy tu, bảo dưỡng công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng hiểu quả công trình. - Dân được hưởng lợi: Chính là lợi ích mà các hoạt động mang lại, tuy nhiên, cần chia ra các nhóm được hưởng lợi ích trực tiếp và nhóm hưởng lợi gián tiếp, nhóm hưởng lợi trực tiếp là nhóm thụ hưởng các lợi ích từ các hoạt động như thu
  25. 16 nhập tăng thêm của năng suất cây trồng tăng do tực hiện thâm canh, tăng vụ, áp dụng các giống mới, các kỹ thuật tiên tiến, phòng trừ dịch bệnh và các hoạt động tài chính, tín dụng, Nhóm hưởng lợi gián tiếp là nhóm hưởng thụ thành quả của các hoạt động đó, để hưởng lợi từ mức độ cải thiện môi trường sinh thái, học hỏi nhóm hưởng lợi trực tiếp từ các mô hình nhân rộng, mức độ tham gia vào thị trường để tăng thu nhập[9]. 1. Dân biết 2. Dân bàn 7. Dân hưởng lợi NGƯỜI DÂN 3. Dân đóng 6. Dân quản góp lý 5. Dân kiểm 4. Dân làm tra Hình 2.1. Sự tham gia của người dân trong xây dựng mô hình NTM 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Xây dựng NTM ở thành phố Thái Nguyên Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, Chương trình xây dựng nông thôn mới của thành phố đã đạt vượt mục tiêu đề ra. Năm 2015 đã có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm 2016 có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số đạt chuẩn nông thôn mới 8/8 đạt 100%, các tiêu chí Quy hoạch, Giao thông, thủy lợi, điện, y tế- văn hóa giáo dục, sản xuất, môi trường, An ninh, trật tự xã hội, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới đều đạt chuẩn theo quy định. UBND thành phố đủ điều kiện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
  26. 17 a. Về bộ máy tổ chức triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới * Cấp thành phố Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2010-2015, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 10897/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 về việc thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020 gồm 60 đồng chí (26 đồng chí trong Ban chỉ đạo và 23 đồng chí trong tổ giúp việc). Chủ tịch UBND thành phố làm trưởng ban, các phó chủ tịch làm phó ban, thành viên là trưởng các phòng ban chuyên môn của thành phố. Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, từng tiêu chí và phụ trách từng xã. Ban chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố thường xuyên được Ban Thường vụ Thành ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện * Cấp xã Ủy ban nhân dân các xã quyết định thành lập Ban quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã do đồng chí Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, đồng chí phó Chủ tịch UBND xã làm phó ban. Các thành viên là cán bộ, chuyên môn ở xã và trưởng các xóm. Ban quản lý các xã quyết định thành lập tổ giúp việc ban chỉ đạo xã. Chủ tịch UBND các xã quyết định công nhận ban phát triển các xóm. Thực hiện Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 4/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ, UBND các xã đều bố trí 1 công chức chuyên trách về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới để tham mưu giúp BCĐ, BQL xây dựng nông thôn mới cấp xã thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Công tác giao ban, đánh giá tiến độ xây dựng NTM được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Hàng tháng, BCĐ tổ chức hội nghị nghe BCĐ các xã, thành viên BCĐ thành phố phụ trách xã báo cáo tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới. Hàng quý, tại hội nghị BCH Đảng bộ, hội nghị giao ban định kỳ BCĐ xây dựng NTM đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn vướng mắc, phân tích rõ nguyên nhân, kiểm điểm trách nhiệm của từng bộ phận, từng ngành phụ trách tiêu chí và từng thành viên BCĐ phụ trách xã. Từ đó đề ra những giải pháp khắc
  27. 18 phục những hạn chế, yếu kém, tập trung chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra. Việc kiểm tra, giám sát đối với từng xã được thực hiện thường xuyên, ngoài việc kiểm tra, giám sát của các thành viên BCĐ được phân công phụ trách: trưởng phó BCĐ thành phố, lãnh đạo UBND thành phố thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát theo chức năng, thẩm quyền, cho ý kiến chỉ đạo trực tiếp tại cơ sở để tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho các xã, các dự án tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, Thành ủy, BCĐ, UBND thành phố đã vận dụng linh hoạt sáng tạo chủ trương chính sách của cấp trên vào điều kiện thực tế ở thành phố. Đã có nhiều cơ chế hỗ trợ, khen thưởng cho các xã có thành tích xây dựng nông thôn mới, tạo ra phong trào thi đua sâu rộng để các xã đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. b. Công tác chỉ đạo thực hiện Đề án - Thành phố đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; UBND, Ban chỉ đạo thành phố chủ động phối hợp với các Sở, Ban, ngành của tỉnh, hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch, chương trình công tác bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM theo chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh và mục tiêu đề án của thành phố, thành phố đã ban hành 200 văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. - Triển khai các văn bản của UBND tỉnh Thái Nguyên (Quyết định số 769/QĐ- UBND ngày 24/4/2014 về việc Ban hành Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 23/5/2014 về việc Ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 27/5/2014 về việc ban hành Quy định việc xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên). - UBND, Ban Chỉ đạo các xã kịp thời cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên để xây dựng mục tiêu của Đề án, nhiệm vụ phù hợp, sát thực tế để thực hiện.
  28. 19 c. Công tác tuyên truyền, vận động - Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã tích cực vận động các Đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện Chương trình, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM; phối hợp với Ban Thường trực ủy ban MTTQ tỉnh, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh xây dựng chương trình “Thắp sáng ước mơ”, vận động doanh nghiệp tài trợ giải thưởng, hỗ trợ cho hộ nghèo mua tư liệu phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền vững. Hội Cựu chiến Binh thành phố, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên đều cụ thể hóa bằng các phong trào thi đua yêu nước gắn với xây dựng nông thôn mới. - Chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đa dạng hoá các hình thức vận động, tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo nhằm khơi dậy truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các tầng lớp nhân dân, góp phần mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng chung tay xây dựng nông thôn mới (cấp thành phố tổ chức 6 buổi tuyên truyền với 900 lượt người tham gia, cấp xã tổ chức 135 buổi tuyên truyền với 6.750 lượt người tham gia). - Đài TT-TH thành phố đã đăng 1.284 tin, bài về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó phát thanh là: 774 tin, bài; truyền hình là: 240 tin, bài; Website là: 270 tin, bài. Duy trì tốt 02 chuyên mục “Khuyến nông thành phố” và “Xây dựng nông thôn mới” trên sóng phát thanh của Đài. Kết quả sau 6 năm qua đã phát được 60 chuyên mục. - Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM thành phố phối hợp với Văn phòng điều phối thực hiện Chương trình nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình Game show để tuyên truyền phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn thành phố Thái Nguyên với sự tham gia của xã Phúc Xuân, xã Phúc Trìu, xã Tân Cương và xã Đồng Bẩm; tổ chức 50 lớp tuyên truyền, đào tạo cho BCĐ, Ban quản lý, Ban phát triển nông thôn mới và nông dân trên địa bàn các xã với 5.000 lượt người tham gia, hàng năm chỉ đạo các xã tổ chức các cuộc phát động hưởng ứng thực hiện Chương trình xây dựng
  29. 20 NTM với các nội dung “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Thành phố Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Xây dựng nông thôn mới, sức sống mới, diện mạo mới”. - Nhờ công tác tuyên truyền được triển khai tích cực và rộng khắp, nhân dân trên địa bàn thành phố đã hiểu rõ về mục tiêu của chương trình và đã hưởng ứng tham gia góp công sức, tiền của, hiến đất xây dựng nông thôn mới. - Công tác vận động đã được các cấp, các ngành, các xã triển khai rộng khắp qua nhiều hình thức, trong đó ở các cấp thành phố đã xây dựng kế hoạch chung, trong đó công tác vận động đã được giao MTTQ thành phố chỉ đạo trưởng các ban ngành, các đoàn thể, các hội, để vận động hội viên tham gia chương trình NTM. Ngoài ra các xã triển khai xây dựng kế hoạch vận động, giao cho MTTQ xã, trưởng các ban ngành của xã, Bí thư chi bộ, trưởng các thôn, các xóm vận động nhân dân trong việc thực hiện chủ trương về giải phóng mặt bằng, góp công sức xây dựng hạ tầng, hiến đất để xây dựng nhà văn hóa xóm, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng - Về các cơ chế cho nhân dân xây làm đường ngõ, xóm; nhà văn hóa xóm, giao thông nội đồng đã được nhân dân cùng làm cùng giám sát, nhân dân đã hiến nhiều diện tích đất để mở rộng lề đường ngõ xóm, đường trục chính giao thông nội đồng, xây dựng mở rộng, sửa chữa nhà văn hóa xóm [1]. 2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Bình giai đoạn 2011 - 2015 a. Những kết quả nổi bật đã đạt được khi triển khai Chương trình giai đoạn 2011-2015 Qua 5 năm thực hiện mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực trong lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, Chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả: - Về công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện Chương trình: Đã được huyện quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt. Đã thành lập BCĐ thực hiện Nghị quyết TW7 cấp huyện, xã và ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách từng lĩnh vực theo chức năng, chuyên môn, nghiệp vụ; ban
  30. 21 hành các nghị quyết, kế hoạch hành động thực hiện Chương trình; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình tại các xã; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tạo nên phong trào sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. - Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là giao thông, thủy lợi. Trong 5 năm 2011-2015 cải tạo nâng cấp được 213 km đường GTNT, kiên cố hóa 35 km kênh mương nội đồng, 33 công trình trường học, 11 trạm biến áp, xây mới 04 nhà văn hóa xã, cải tạo nâng cấp 58 nhà văn hóa thôn xóm tổng nguồn lực huy động xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn toàn huyện là 1.248.999,24 triệu đồng - Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, theo hướng tăng năng xuất, chất lượng và hiệu quả, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đang được quan tâm đầu tư xây dựng; các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng liên kết ở nông thôn đang được hình thành; đời sống văn hoá - xã hội có sự chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được cải thiện nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn ngày càng hoàn thiện, dân chủ ở cơ sở được phát huy, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. - Công tác tuyên truyền, truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân trên địa bàn, qua đó đã tạo được sự thống nhất trong công tác chỉ đạo và sự đồng thuận, tích cực tham gia của người dân trong xây dựng NTM (đóng góp công sức, hiến đất để xây dựng kết cấu hạ tầng, ứng dụng KHKT vào sản xuất, xây dựng gia đình, làng xóm văn hóa ). - Công tác chỉ đạo thực hiện tốt các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, được người dân tích cực tham gia hưởng ứng. - Một số phòng chuyên môn được phân công phụ trách các tiêu chí đã chủ động trong việc chỉ đạo, quản lý và có văn bản hướng dẫn các xã thực hiện tiêu chí NTM thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công. - Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục và đào tạo được quan tâm thực hiện; chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng lên; hoạt
  31. 22 động văn hóa, thể thao phát triển. Hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. - Hoàn thành công tác lập quy hoạch xã NTM, đề án NTM và đề án phát triển sản xuất; từng bước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn trọng điểm đã đạt được những kết quả nhất định, xây dựng đường bê tông trục xóm, liên xóm, đường giao thông nội đồng; kiên cố hóa kênh mương nội đồng; thu nhập của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện; các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được đảm bảo, qua đó đã tạo được những thay đổi tích cực trong nông thôn, tạo được lòng tin của nhân dân đối với công cuộc xây dựng NTM. b. Những hạn chế, tồn tại Mặc dù Chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên một số tiêu chí còn đạt tỷ lệ thấp như: Giao thông, nhà ở dân cư, văn hóa, môi trường. Một số tiêu chí đã đạt nhưng kém bền vững như: Văn hóa, an ninh trật tự xã hội. Sản xuất đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Các mô hình phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa và việc ứng dụng Khoa học và kỹ thuật vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, thu nhập của các hộ nông dân còn thấp. Nội dung tuyên truyền chưa phong phú, chủ yếu là phổ biến chủ trương chính sách, chưa nêu được những kinh nghiệm, cách làm hay để áp dụng nhân rộng. Công tác chỉ đạo của phòng chuyên môn được phân công quản lý hướng dẫn các xã thực hiện tiêu chí, mới chủ yếu là hướng dẫn đánh giá tiêu chí mà chưa đi sâu vào hướng dẫn các biện pháp thực hiện tiêu chí. Công tác chỉ đạo thực hiện chương trình NTM một số xã còn trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước, một số cán bộ được phân công phụ trách tại các xã còn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, công tác thông tin báo cáo chưa kịp thời. Các xã đã xây dựng được đề án phát triển sản xuất, tuy nhiên mô hình sản xuất còn phân tán, dàn trải, quy mô nhỏ; chưa có liên kết giữa sản xuất với thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ nông sản, đặc biệt là chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững.
  32. 23 Nếp sống văn minh, văn hóa trong nông thôn chuyển biến còn chậm; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở khu vực nông thôn chưa phong phú; chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở các địa phương còn chưa bền vững. Tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. c. Nguyên nhân Nhận thức về Chương trình xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Tổ chức bộ máy giúp việc BCĐ cấp xã không chuyên trách, thiếu tính ổn định. Một số xã còn thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình; phân công nhiệm vụ cho cán bộ chưa cụ thể. Nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh về chương trình MTQG XDNTM còn thấp; ngân sách huyện khó khăn, nên đầu tư hỗ trợ cho Chương trình còn ở mức thấp chưa đáp ứng được yêu cầu so với kết hoạch được duyệt. Đời sống nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, một số địa phương dân cư ở phân tán và mật độ thưa do vậy khả năng đóng góp đối ứng về tài chính của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế. Một số tiêu chí phụ thuộc vào kế hoạch đầu tư của ngành dọc cấp trên như: Điện, bưu điện, y tế nên xã cũng khó khăn trong việc tổ chức thực hiện để hoàn thành tiêu chí. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, ứng dụng KHCN vào sản xuất chưa nhiều, các mô hình tiêu biểu trong sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa phát huy hiệu quả tiềm năng sẵn có, lợi thế vùng miền. Điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, dịch bệnh cây trồng vật nuôi luôn có nguy cơ xuất hiện và lây lan, giá cả và thị trường không ổn định, chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp[2]. 2.2.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Bình năm 2016 a. Những mặt được: - Cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ các cấp và toàn thể nhân dân trên địa bàn đến nay đã có 8/20 xã về đích nông thôn mới.
  33. 24 - Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển biến tích cực, đã hình thành và phát triển vùng sản xuất tập chung với quy mô lớn, đã gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. - Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được nâng lên, nhất là giao thông, thủy lợi. Trong năm 2016 đã đầu tư xây dựng 157 tuyến đường GTNT với tổng chiều dài 99,9km, cải tạo, nâng cấp được 10,9 km kênh mương nội đồng với tổng giá trị 14.333,8 triệu đồng; công tác duy tu sửa chữa được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, đáp ứng yêu cầu phục cho việc sản xuất tại địa phương. - Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. - Công tác tuyên truyền thường xuyên được quan tâm thực hiện, do vậy nhận thức của nhân dân về xây dựng nông thôn mới được nâng cao, người dân đã đã chủ động, tích cực tham gia vào các phong trào xây dựng nông thôn mới, tích cực, đóng góp nhiều của cải, vật chất để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở nông thôn, tạo sự chuyển biến, đổi mới ở các khu vực nông thôn. - Dân chủ ở cơ sở được phát huy, công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường; qua đó kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế trong khi tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới. b. Tồn tại, hạn chế: Nguồn vốn của Chương trình xây dựng nông thôn mới hỗ trợ còn quá hạn chế so với nhu cầu cần đầu tư xây dựng của địa phương do vậy khi các xã nỗ lực phấn đấu xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí đạt chuẩn về cơ sở hạ tầng nông thôn mới, đều có nợ đọng trong xây dựng cơ bản. - Tuy đã đạt được nhiều kết quả (8 xã về đích NTM) nhưng mức độ đạt tiêu chí còn ở mức thấp; sản xuất đã có chuyển biến nhưng vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ và manh mún nên khó có thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; môi trường khu vực nông thôn chưa được cải thiện. - Nhận thức của một số ít cán bộ xã, và một số người dân ở một số xã đổi mới chậm; năng lực của cán bộ tham mưu giúp việc làm công tác nông thôn mới cấp xã, thôn, xóm còn hạn chế, tổ chức thực hiện còn lúng túng nên hiệu quả chưa cao.
  34. 25 - Các xã vẫn còn tư tưởng chông chờ ỷ lại vào đầu tư của cấp trên, việc huy động các nguồn lực ở địa phương để đối ứng xây dựng nông thôn mới đặc biệt là vốn xây dựng các công trình văn hoá xã, đường GTNT còn gặp khó khăn. c. Nguyên nhân: - Nhận thức về Chương trình xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ, người dân nông thôn còn hạn chế, chưa xác định rõ xây dựng NTM là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, còn mang nặng tư tưởng trông chờ vào nhà nước. - Một số xã còn chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình; phân công nhiệm vụ cho cán bộ chưa cụ thể; một số cán bộ trực tiếp làm công tác nông thôn mới ở các xã năng lực còn hạn chế, thường xuyên thay đổi. - Một số xã chưa sâu sát trong việc quản lý và chỉ đạo tổ chức thực hiện theo đúng quy hoạch nông thôn mới. - Nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM còn thấp; ngân sách huyện khó khăn, nên đầu tư hỗ trợ còn ở mức thấp chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch được duyệt. - Đầu tư kinh phí vào xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, công tác huy động nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng gặp nhiều khó khăn, nhất là huy động từ các thành phần kinh tế, doanh nghiệp để đầu tư cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, một số địa phương dân cư ở phân tán và mật độ thưa do vậy khả năng đóng góp đối ứng về tài chính của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế. - Chưa có thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ổn định, bền vững. Việc đầu tư cho các mô hình phát triển sản xuất trong nông nghiệp còn hạn chế. - Điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn phát sinh, giá cả và thị trường không ổn định, khó khăn cho đầu tư sản xuất [3]. 2.2.4. Tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Bình năm 2017 a. Những kết quả đạt được: - Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới tiếp tục được cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp xác định là nhiệm vụ chính trị
  35. 26 trọng tâm, thường xuyên để chỉ đạo triển khai thực hiện. Sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình và ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tạo nên phong trào sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. - Cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tiếp tục được ban hành đồng bộ, kịp thời, có tác dụng thiết thực thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện chương trình. Thực hiện tốt các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, được người dân tích cực tham gia hưởng ứng. - Tập trung huy động mọi nguồn lực, từng bước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn trọng điểm đã đạt được những kết quả nhất định, xây dựng đường bê tông trục xóm, liên xóm, đường giao thông nội đồng; kiên cố hóa kênh mương nội đồng; thu nhập của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện; các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được đảm bảo, qua đó đã tạo được những thay đổi tích cực trong nông thôn, tạo được lòng tin của nhân dân đối với công cuộc xây dựng NTM. - Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được nâng lên. Về giao thông nông thôn năm 2017 huyện Phú Bình tổ chức thi công 137 công trình đường GTNT với tổng số là 114km; trong đó có 131 công trình với tổng chiều dài 108,446km hỗ trợ từ nguồn xi măng của tỉnh. Thủy lợi: Sửa chữa 02 công trình hồ, đập, tổ chức thi công 14,145km kênh mương nội đồng. Điện: Lắp đặt, sửa chữa 11 trạm biến áp; lắp đặt 105,48km các đường dây trung áp, hạ áp; đến nay đã tổ chức lắp đặt song 100% so với kế hoạch. Trường học: Xây mới 7 nhà hiệu bộ, 82 phòng học ở các bậc học. Cơ sở vật chất văn hóa: Xây mới 01 NVH xã, 02 KTT xã, 16 NVH xóm và sửa chữa 30 NVH xóm. - Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 9,2%. - Công tác tuyên truyền, truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân trên địa bàn, qua đó đã tạo được sự thống nhất
  36. 27 trong công tác chỉ đạo và sự đồng thuận, tích cực tham gia của người dân trong xây dựng NTM. - Xây dựng nông thôn mới đang từng bước góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được nâng cao; thu nhập và điều kiện sống của nhân dân tiếp tục được nâng lên; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. b. Tồn tại, hạn chế: - Các nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh cho Chương trình hạn chế, chủ yếu mới chỉ tập chung cho các xã đăng ký về đích NTM. - Các xã mới chỉ tập trung thực hiện các tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đến tiêu chí tổ chức sản xuất, thiếu các mô hình sản xuất quy mô lớn tập trung theo chuỗi giá trị. - Công tác tuyên truyền về môi trường và an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn chưa được khắc phục, rác thải, chất thải ở một số xã đã thu gom nhưng chưa được vận chuyển đến nơi xử lý; các xã chưa có các phương án huy động nguồn vốn xã hội hóa cho công tác xử lý môi trường. - Tuy đã đạt được nhiều kết quả (07 xã về đích NTM) nhưng mức độ đạt tiêu chí còn ở mức thấp; sản xuất đã có chuyển biến nhưng vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ và manh mún nên khó có thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; môi trường khu vực nông thôn chưa được cải thiện. c. Nguyên nhân: - Nhận thức về Chương trình xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ, người dân nông thôn còn hạn chế, chưa xác định rõ xây dựng NTM là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, còn mang nặng tư tưởng trông chờ vào nhà nước. - Một số xã còn chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình; phân công nhiệm vụ cho cán bộ chưa cụ thể, thường xuyên thay đổi. - Một số xã chưa sâu sát trong việc quản lý và chỉ đạo tổ chức thực hiện theo đúng quy hoạch nông thôn mới.
  37. 28 - Nguồn vốn của Trung ương, của Tỉnh về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM còn thấp; ngân sách huyện khó khăn, nên đầu tư hỗ trợ còn ở mức thấp chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch được duyệt. - Đầu tư kinh phí vào xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, công tác huy động nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng gặp nhiều khó khăn, nhất là huy động từ các thành phần kinh tế, doanh nghiệp để đầu tư cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, một số địa phương dân cư ở phân tán và mật độ thưa do vậy khả năng đóng góp đối ứng về tài chính của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế. - Chưa có thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ổn định, bền vững. Việc đầu tư cho các mô hình phát triển sản xuất trong nông nghiệp còn hạn chế. - Điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn phát sinh, giá cả và thị trường không ổn định, khó khăn cho đầu tư sản xuất[4].
  38. 29 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Cán bộ trong quá trình triển khai thực hiện các công việc của Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về không gian: huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - Việc xây dựng kế hoạch, quá trình triển khai các công việc đào tạo, tập huấn cán bộ trong XDNTM của các địa phương. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm Ban chỉ đạo XDNTM, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và xã Kha Sơn. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu - Số liệu nghiên cứu hiện trạng thu thập từ năm 2010 - 2018; - Dữ liệu sơ cấp khảo sát sâu năm 2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tình hình xây dựng NTM của huyện Phú Bình từ năm 2010 đến năm 2017. - Tình hình XDNTM của huyện Phú Bình năm 2018 với chỉ tiêu công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ các cấp và đánh giá công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ trong xây dựng NTM. - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ trong xây dựng NTM của các địa phương trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu a. Thông tin thứ cấp Thu thập thông tin qua các nguồn: sách, báo, tạp chí, internet, báo cáo tổng kết, kết quả nghiên cứu khoa học, Các dữ liệu, thông tin được thu thập từ các cơ quan: Sở
  39. 30 Nông nghiệp và PTNT, cục thống kê, phòng thống kê huyện, UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện, Các thông tin này được kiểm định thực tế và khi sử dụng có trích dẫn đầy đủ. b. Thông tin sơ cấp + Phỏng vấn trực tiếp cán bộ các cấp tham gia thực hiện các công việc trong XDNTM tại địa bàn xã Kha Sơn thuộc huyện Phú Bình. + Phỏng vấn và điều tra công tác tập huấn cán bộ trong XDNTM của huyện Phú Bình. 3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu - Trình độ, kinh nghiệm, nhận thức, phương pháp, kỹ năng điều hành, khả năng phối hợp của các cán bộ trực tiếp thực hiện công việc tại thôn, xã. - Công tác đào tạo, tập huấn (kế hoạch, đối tượng, thời gian, nội dung, tài liệu, phương pháp thực hiện ) cho các đối tượng thực hiện Chương trình NTM. - Công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực đối với người dân, các tổ chức công đồng, doanh nghiệp 3.3.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.
  40. 31 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tình hình triển khai Chương trình XDNTM của huyện Phú Bình 2016 - 2017 4.1.1. Kết quả triển khai Chương trình XDNTM của huyện Phú Bình năm 2016 4.1.1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý Chương trình: - BCĐ Chương trình xây dựng NTM luôn được kiện toàn khi có những thay đổi vị trí của các thành viên BCĐ từ cấp huyện đến xã; ban hành quy chế hoạt động, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên BCĐ huyện căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được phân công phụ trách các tiêu chí liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnh vực phụ trách; đã cụ thể hóa các quy định hướng dẫn của Trung ương, tỉnh thành các nội dung và nhiệm vụ cụ thể, vì vậy việc triển khai thực hiện đạt kết quả cao, góp phần hoàn thành mục tiêu Xây dựng NTM của địa phương. - Năm 2016 BCĐ huyện đã xây dựng và ban hành, triển khai Đề án huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và đã được HĐND huyện thông qua; bước đầu đang triển khai thực hiện; - Phối hợp với Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh, các Sở, ban ngành của tỉnh rà soát, hướng dẫn, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn xã; nhất là các tiêu chí nhiều khó khăn như: Giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, văn hóa, môi trường Ở các xã trong kế hoạch về đích NTM được UBND tỉnh phê duyệt năm 2016; đến nay các xã đã hoàn thành đạt chuẩn các tiêu chí về xây dựng NTM theo quy định. 4.1.1.2. Công tác tuyên truyền, tập huấn, phát động thi đua: - Công tác thông tin, tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM trong năm 2016: Cấp huyện đã tổ chức được 12 buổi tuyên truyền, 01 cuộc thi, 04 lớp tập huấn tuyên truyền về Chương trình NTM và 700 tin bài Cấp xã đã tổ chức được 20 buổi tuyên truyền, 7300 tin bài tuyên truyền trên loa và 01 cuộc phát động
  41. 32 - Qua các buổi tuyên truyền, tập huấn, phát động thi đua về Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo được sự đồng thuận của nhân dân, người dân đã nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới; nhận thức của người dân về Chương trình nông thôn mới đã có sự thay đổi, đã ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới, qua đó phong trào xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào thi đua mạnh mẽ và sâu rộng được người dân đã tích cực ủng hộ, đóng góp, chỉnh trang, tu sửa các công trình tại địa phương. 4.1.1.3. Kết quả thực hiện các nội dung xây dựng NTM a. Quy hoạch xây dựng NTM: Trên địa bàn toàn huyện có 19/19 xã đã lập hoàn thành Đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM giai đoạn 2011 - 2015. Chỉ đạo, hướng dẫn các xã trong việc lập hồ sơ và triển khai cắm mốc chỉ giới quy hoạch một số hạng mục thiết yếu về hạ tầng nông thôn. 100% xã đã phê duyệt Đề án xây dựng NTM và Đề án phát triển sản xuất. Công tác chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông, lâm nghiệp nói riêng và thực hiện chương trình xây dựng NTM hàng năm đã bám sát theo quy hoạch và đề án NTM, đề án sản xuất. b. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân: Năm 2016, tổ chức tập huấn, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật: được 298 lớp, với trên 16.300 lượt người tham dự. Triển khai mới 6 dự án; trong đó: trồng trọt 4 dự án, chăn nuôi 2 dự án; tổng kinh phí hỗ trợ 5.320 triệu đồng; các dự án được đánh giá có hiệu quả mang lại thu nhập cho người dân. Tổng số hợp tác xã: 19 HTX (trong đó thành lập mới trong năm 2016: 1 hợp tác xã; phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh: số hợp tác xã sản xuất kinh doanh có lãi: 11 HTX, số hợp tác xã sản xuất kinh doanh không hiệu quả là: 8 HTX. Tổng số trang trại: 255 trang trại (trong đó cấp phép mới trong năm 2016 cho 5 trang trại), phân loại theo lĩnh vực: trồng trọt 1 trang trại, chăn nuôi 253 trang trại , thủy sản 1 trang trại.
  42. 33 Mô hình phát triển sản xuất kinh doanh tiêu biểu có khả năng nhân rộng: Mô hình làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ, mô hình chăn nuôi gà thả vườn tại vùng tứ Tân (Tân Kim, Tân Khánh, Tân Thành, Tân Hòa), mô hình trồng trọt tại xã Đồng Liên c. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu: - Về giao thông nông thôn: Trong năm 2016 huyện Phú Bình đã tiến hành xây dựng, cải tạo, nâng cấp thi công xây dựng 157 tuyến đường GTNT với tổng chiều dài 99,9km, cụ thể: đường trục xã, liên xã: 16,7 km, tổng mức đầu tư 17.876 triệu đồng; đường trục xóm 46,7 km, tổng mức đầu tư 45.491 triệu đồng; đường ngõ xóm 33,5 km, tổng mức đầu tư 32.196 triệu đồng; đường trục chính nội đồng 3km, tổng mức đầu tư 2.580 triệu đồng. Hết năm 2016 đã có 8/19 xã đạt tiêu chí giao thông, tăng 02 xã so với năm 2015. - Về thủy lợi: Năm 2016 toàn huyện cải tạo, nâng cấp được 10,9 km kênh mương nội đồng với tổng giá trị 14.333,8 triệu đồng; công tác duy tu sửa chữa được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, đáp ứng yêu cầu phục cho việc sản xuất tại địa phương. Hết năm đã có 11/19 xã đạt tiêu chí về thủy lợi, tăng 2 xã so với năm 2015. - Về điện: Đã tiến hành xây dựng, cải tạo nâng cấp 21 trạm biến áp, 105,6 km đường dây trung thế và hạ thế với giá trị đầu tư 44,38 tỷ đồng. Nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên đạt 98,9%. - Về trường học: Tiếp tục huy động mọi nguồn lực và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học nhằm đảm bảo nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch. Đã xây mới 2 trường học và cải tạo, nâng cấp 6 trường với tổng mức đầu tư 16.608,1 triệu đồng. Đến cuối năm 2016 có 12/19 xã đạt tiêu chí trường học, giảm 01 xã so với năm 2015. - Về trạm y tế, nước sạch: Giai đoạn 2011-2015 có 21/21 trạm xá các xã trên địa bàn huyện Phú Bình đạt chuẩn I. Giai đoạn 2016-2020 có 16/21 trạm y tế xã đạt chuẩn mức độ II. Tỷ lệ người dân trên toàn huyện được cấp thẻ bảo hiểm y tế là 117.735 người chiếm tỷ lệ 78,2%. Trong đó thẻ BHYT cấp cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số, người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội là 44.795 thẻ[5].
  43. 34 d. Kết quả huy động nguồn lực: Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2016: 369.120,7 triệu đồng, trong đó: - Ngân sách trung ương : 98.896,6 triệu đồng. - Ngân sách tỉnh : 54.528,5 triệu đồng. - Ngân sách huyện : 15.102 triệu đồng. - Vốn huy động từ doanh nghiệp : 42.020 triệu đồng. - Nhân dân đóng góp : 70.654 triệu đồng. Trong năm 2016, nhân dân hiến 0,3 ha đất xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. 4.1.2. Kết quả triển khai Chương trình XDNTM của huyện Phú Bình năm 2017 4.1.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý Chương trình: - Tổ chức kiện toàn BCĐ cấp huyện, BCĐ, BQL xây dựng NTM, Ban phát triển thôn ở các cấp xã; Cụ thể: + Cấp huyện thành lập 01 Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM (đồng chí Chủ tịch UBND huyện là Trưởng Ban và BCĐ NTM huyện có 15 đồng chí là lãnh đạo các phòng chuyên môn) và bộ máy Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện (đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chánh Văn phòng; đồng chí Trưởng phòng NN&PTNT làm phó Chánh văn phòng; có 04 đồng chí là cán bộ phòng NN&PTNT tham mưu giúp việc cho BCĐ NTM và VPĐP NTM huyện). + Cấp xã: Gồm 20 Ban chỉ đạo NTM do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm Trưởng BCĐ; 20 Ban quản lý xây dựng NTM ở 20 xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng BQL. + Cấp xóm: Kiện toàn 288 Ban phát triển thôn, xóm do đồng chí Bí thư chi bộ (hoặc Trưởng xóm) làm trưởng ban. - Các BCĐ từ huyện đến xã đã ban hành quy chế hoạt động, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên BCĐ huyện, xã phụ trách các tiêu chí liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnh vực phụ trách, vì vậy việc triển khai thực hiện Chương trình đạt kết quả cao, góp phần hoàn thành mục tiêu Xây dựng NTM của địa phương.
  44. 35 - BCĐ Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện đã xây dựng Chương trình công tác năm của BCĐ, VPĐP NTM huyện; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình; ban hành kế hoạch số 101/KH-BCĐ ngày 15/03/2017 về việc kiểm tra nội dung thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn; văn bản số 438/UBND-NTM ngày 15/5/2017 về việc chỉ đạo lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật và dự toán đầu tư xây dựng các công trình đường GTNT, kênh mương nội đồng từ nguồn hỗ trợ xi măng của tỉnh năm 2017 và nhiều văn bản chỉ đạo khác như: hướng dẫn danh mục hồ sơ minh chứng đạt chuẩn 19 tiêu chí NTM; tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, hội nghị tổng kết năm 2017 4.1.2.2. Công tác tuyên truyền, tập huấn, phát động thi đua: - Năm 2017, Văn phòng Điều phối Chương trình NTM huyện đã phối hợp với các phòng, ban, cơ quan chuyên môn và UBND các xã tổ chức được 78 lớp tuyên truyền với 4.150 lượt người tham gia; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với 862 tin bài; in và lắp đặt 03 pano tuyên truyền về Chương trình NTM; 01 cuộc phát động thi đua xây dựng NTM với tổng kinh phí vận động được là 700 triệu đồng; tổ chức 12 lớp tập huấn với 1.215 lượt người tham gia; qua các buổi tuyên truyền, tập huấn, phát động thi đua “Phú Bình chung sức xây dựng nông thôn mới”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã tạo được sự đồng thuận của nhân dân, người dân đã nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới. - Cấp huyện đã tổ chức được 03 buổi tuyên truyền với 300 lượt người tham gia, 01 cuộc thi với hơn 200 lượt người tham gia; kinh phí vận động được 700 triệu đồng, 05 lớp tập huấn tuyên truyền về Chương trình NTM với 500 lượt người tham gia, in và lắp đặt 03 pano tuyên truyền về Chương trình xây dựng NTM và 352 tin bài tuyên truyền trên loa phát thanh của huyện. - Cấp xã đã tổ chức được 75 buổi tuyên truyền với 3.850 lượt người tham gia; tổ chức 7 lớp tập huấn với 700 lượt người tham gia.
  45. 36 - Qua tuyên truyền, tập huấn, người dân đã ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới, tích cực ủng hộ, đóng góp, trong xây dựng NTM ở xã. 4.1.2.3. Kết quả thực hiện các nội dung xây dựng NTM a. Quy hoạch xây dựng NTM: - Trên cơ sở quy hoạch và đề án nông thôn mới đã được phê duyệt, UBND các xã đã tiến hành công khai, công bố và thực hiện quy hoạch. Các địa phương tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với yêu cầu thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. - Các xã đã thực hiện công tác quản lý quy hoạch, triển khai cắm mốc chỉ giới quy hoạch các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn. b. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân: - Trong năm 2017, huyện Phú Bình triển khai thực hiện mô hình cánh đồng 1 giống; đưa vào sử dụng các giống lúa có tiềm năng, năng suất cao, chất lượng gạo ngon như lúa: Thiên ưu 8, GS9, Thịnh dụ 11, BTE1, Ngô: GS9989; NK4300; triển khai các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung theo mô hình cánh đồng một giống, phát huy thế mạnh của địa phương, gắn với thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, áp dụng phương pháp hệ thống canh tác cải tiến SRI, trên cây lúa ở 19/19 xã, bước đầu các mô hình được người dân đồng thuận, phát huy được hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích đất cánh tác. - Mô hình trồng cây măng tây tại 02 xã (Xuân Phương, Bảo Lý) với diện tích khoảng 03 ha đã và đang được người dân tích cực triển khai chăm sóc; dự kiến sẽ được thu hoạch trong năm 2018. - Vụ xuân thực hiện được 345,3 ha diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng tập trung với quy mô từ 2- 47 ha/cánh đồng. (trong đó: tại xã Úc Kỳ với quy mô 47 ha giống lúa GS9; 35 ha giống lúa Thiên ưu 8; 45 ha giống lúa GS9 tại xã Tân Đức; 35 ha giống lúa GS9 tại xã Xuân Phương. Các mô hình cho thu hoạch với năng suất đạt trung bình 2,5 tạ/sào).
  46. 37 - Vụ mùa: Tổng diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao được sản xuất tập trung là 1.169 ha với quy mô từ 1-56,3 ha. Tập trung chủ yếu các giống lúa thuần chất lượng như Thiên ưu 8 và Nếp Thầu Dầu. - Tổng số hợp tác xã: 24 HTX (trong đó thành lập mới trong năm 2017: 07 hợp tác xã). - Tổng số trang trại: 257 trang trại; phân loại theo lĩnh vực: trồng trọt 1 trang trại, chăn nuôi 255 trang trại , dịch vụ 1 trang trại. c. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu: - Về giao thông nông thôn: Năm 2017 huyện Phú Bình tổ chức thi công 137 công trình đường GTNT với tổng số là 114km; trong đó có 131 công trình với tổng chiều dài 108,446km hỗ trợ từ nguồn xi măng của tỉnh. Đến hết năm 2017 có 11/19 xã đạt tiêu chí giao thông nông thôn, tăng 03 xã so với năm 2016. - Về thủy lợi: Sửa chữa 02 công trình hồ, đập, tổ chức thi công 14,145km kênh mương nội đồng Đến hết năm 2017đã có 14/19 xã đạt tiêu chí về thủy lợi, tăng 03 xã so với năm 2016. - Về điện: Lắp đặt, sửa chữa 11 trạm biến áp; lắp đặt 105,48km các đường dây trung áp, hạ áp. Nâng tổng số xã đạt tiêu chí về điện lên 19/19xã đạt 100%. - Về trường học: Tiếp tục huy động mọi nguồn lực và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học nhằm đảm bảo nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch. Xây mới 7 nhà hiệu bộ, 82 phòng học ở các bậc học. Đến hết năm 2017 có 16/19 xã đạt tiêu chí trường học, tăng 03 xã so với năm 2016. - Về cơ sở vật chất văn hóa: Xây mới 01 NVH xã, 02 KTT xã, 16 NVH xóm và sửa chữa 30 NVH xóm. Đến hết năm 2017 có 10/19 xã đạt tiêu chí cở sở vật chất văn hóa, tăng 01 xã so với năm 2016. - Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: Đến hết năm 2017 có 19/19 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. - Tiêu chí thông tin và truyền thông: Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng các cột viễn thông, các thiết bị thu phát sóng nhằm nâng cao chất lượng đáp ứng nhu
  47. 38 cầu của người dân, 19/19 xã có điểm phục vụ bưu chính, có phủ sóng hoặc mạng để truy cập Internet, đạt 100%. - Tiêu chí nhà ở dân cư: Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, trong năm qua các phòng, ngành, đoàn thể của huyện cùng với BCĐ, BQL nông thôn mới của xã đã tích cực huy động mọi nguồn lực, tuyên truyền vận động người dân tập trung đầu tư xây dựng cải tạo nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây mới và nâng cấp các công trình vệ sinh phù hợp với chuẩn mới; cải tạo ao, vườn, cổng ngõ, tường rào để có cảnh quan sạch đẹp. Đến hết năm 2017 có 19/19 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư, tăng 01 xã so với năm 2016. - Môi trường: Công tác bảo vệ môi trường ngày càng được các địa phương quan tâm chỉ đạo, nhiều địa phương đã thành lập các tổ thu gom rác thải. Thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tự thu gom rác thải sinh hoạt; sử lý ngay tại gia đình, vệ sinh đường làng ngõ xóm luôn xanh - sạch - đẹp tạo nếp sống văn minh ở nông thôn. Đến hết năm 2017 có 11/19 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, tăng 03 xã so với năm 2016. d. Kết quả huy động nguồn lực: Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2017: 1.589.574 triệu đồng, trong đó: - Ngân sách trung ương : 18.246 triệu đồng. - Ngân sách tỉnh : 77.694 triệu đồng. - Ngân sách huyện : 37.432 triệu đồng. - Vốn lồng ghép : 3.000 triệu đồng. - Vốn huy động từ doanh nghiệp: 240.900 triệu đồng. - Nhân dân đóng góp : 90.000 triệu đồng. 4.2. Tình hình triển khai Chương trình XDNTM của huyện Phú Bình năm 2018 4.2.1. Kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn huyện Bằng các giải pháp cụ thể, cùng với việc tập trung huy động các nguồn lực và sự hưởng ứng tích cực của nhân dân trên địa bàn; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện năm 2018 đã đạt được các tiêu chí cụ thể như sau:
  48. 39 - 10 xã đã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới gồm: Lương Phú, Nhã Lộng, Bảo Lý, Thanh Ninh, Hà Châu, Xuân Phương, Úc Kỳ, Thượng Đình, Tân Đức, Điềm Thụy. - 05 xã còn lại đạt từ 12-15 tiêu chí - Đến hết năm 2018 các xã đạt bình quân là 17,57 tiêu chí/xã. - Các tiêu chí đạt tỷ lệ cao: Quy hoạch, điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, lao động có việc làm, Giáo dục và Đào tạo, y tế: đạt 100%. Bảng 4.1. Thống kê tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2016 - 2018 Số lượng tiêu chí Số lượng tiêu chí Số lượng tiêu chí TT Đơn vị đạt năm 2016 đạt năm 2017 đạt năm 2018 1 Xã Lương Phú 19 19 19 2 Xã Nhã Lộng 19 19 19 3 Xã Thanh Ninh 19 19 19 4 Xã Bảo Lý 19 19 19 5 Xã Tân Khánh 18 17 19 6 Xã Hà Châu 19 19 19 7 Xã Xuân Phương 19 19 19 8 Xã Úc Kỳ 19 19 19 9 Xã Thượng Đình 14 19 19 10 Xã Điềm Thụy 15 19 19 11 Xã Dương Thành 16 16 19 12 Xã Tân Đức 15 19 19 13 Xã Kha Sơn 14 14 19 14 Xã Đào Xá 14 16 19 15 Xã Nga My 13 13 15 16 Xã Tân Hòa 10 11 15 17 Xã Tân Thành 10 11 12 18 Xã Tân Kim 11 13 14 19 Xã Bàn Đạt 10 10 12 (Nguồn: Văn phòng điều phối NTM huyệnPhú Bình)
  49. 40 Qua bảng thống kê của huyện cho thấy có sự biến động lớn về các tiêu chí đạt của các xã qua các năm. Năm 2016, xã Thượng Đình đạt 14/19 tiêu chí và xã Điềm Thụy đạt 15/19 tiêu chí nhưng năm 2017 cả hai xã đều về đích. Để có được thành công như vậy hai xã đã tập trung vào xây dựng đường GTNT, kênh mương nội đồng, xây mới và sửa chữa NVH xóm, Bên cạnh đó, người dân của hai xã đều có mức thu nhập cao so với mặt bằng chung của toàn huyện, nên việc huy động người dân đóng góp vào xây dựng NTM cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, nguồn vốn ủng hộ đóng góp của doanh nghiệp của hai xã cũng khá lớn, đặc biệt là xã Điềm Thụy. Các xã đăng ký về đích NTM năm 2018 là các xã Kha Sơn, Tân Khánh, Dương Thành, Đào Xá. Xã Tân Đức đăng ký xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Theo điều tra năm 2017 thì xã Kha Sơn còn thiếu 05 tiêu chí trong đó có các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm. Xã Dương Thành còn 03 tiêu chí chưa đạt là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm. Xã Tân Khánh còn 03 tiêu chí chưa đạt là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm. Xã Đào Xá còn 03 tiêu chí chưa đạt là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm. Nhìn chung, các xã đều có tiêu chí chưa đạt là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm. Để hỗ trợ các xã thì huyện đã tập trung ưu tiên phân bổ lượng lớn xi măng trong việc xây dựng hạ tầng phát triển sản xuất, đường giao thông, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa. Về tiêu chí môi trường, thì các xã đã quy hoạch lại khu nghĩa trang, mỗi hộ dân đều xây dựng hố đốt rác. Năm 2016, xã Tân Khánh đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, nhưng đến năm 2017 thì không đạt, do xóm Na Ri chưa nghiệm thu xong NVH xóm. Nhưng đến năm 2018 xã đã đạt tiêu chí này. 4.2.2. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo tiêu chí NTM năm 2018 Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng của các địa phương trong toàn huyện năm 2018 như sau:
  50. 41 Bảng 4.2. Kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn thực hiện chương trình xây dựng NTM huyện Phú Bình năm 2018 Số TT Công trình công ĐVT trình Đường xã và đường từ trung tâm xã 2 Km đến đường huyện 1 Giao thông Đường trục xóm và liên xóm 43 Km Đường ngõ, xóm 77 Km Đường trục chính nội đồng 23 Km Hồ, đập, Hồ, đập, kè, trạm bơm 3 2 Thuỷ lợi trạm bơm Kênh mương nội đồng 14 Km Trạm biến áp 11 Trạm 3 Điện Lắp đặt đường dây trung áp, hạ áp 3 Km Trường mầm non, mẫu giáo 1 4 Trường học Trường tiểu học 2 Phòng học Trường THCS Xây mới nhà văn hóa xã 2 Nhà Sửa chữa nhà văn hóa xã Nhà Xây dựng mới sân thể thao xã Sân Cơ sở vật chất Cải tạo sân thể thao xã 1 Sân 5 văn hoá Xây mới nhà văn hóa xóm 11 Nhà Sửa chữa nhà văn hóa xóm 4 Nhà Xây dựng mới sân thể thao xóm Sân Cải tạo sân thể thao xóm Sân Hạ tầng thương 6 Chợ nông thôn 2 Chợ mại nông thôn 7 Y tế Trạm y tế xã Trạm Nghĩa Nghĩa trang 2 trang 8 Môi trường Điểm thu gom và xử lý theo quy định 1 Điểm Công trình cấp nước sinh hoạt tập Công trung trình 9 Trụ sở xã 1 Trụ sở (Nguồn: Văn phòng điều phối NTM huyện Phú Bình)
  51. 42 Qua bảng thống kê cho thấy năm 2018 huyện Phú Bình đã tập trung các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn cho các xã đăng ký về đích NTM và xã NTM kiểu mẫu. Trong đó là tập trung xây dựng, cải tạo, mở rộng hệ thống giao thông cho xã NTM kiểu mẫu, trường học, nhà văn hóa thôn, xã và các công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng thương mại của các xã này. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ liên quan đến nguồn lực của nhà nước, của người dân và từ năm 2017 trở lại đây khi xây dựng các công trình này sẽ phải áp dụng theo các quy định mới, đặc biệt là cần phải có sự tham gia của người dân từ khâu quy hoạch đến công việc triển khai xây dựng các công trình. Việc phân cấp, giao quyền chủ đầu tư, tổ chức đấu thầu, tổ chức thi công, và giám sát xây dựng được chia thành các cấp huyện, xã, thôn xóm và người dân trên địa bàn và có trình tự các bước rất cụ thể. 4.2.3. Tình hình huy động các nguồn lực xây dựng NTM huyện Phú Bình năm 2018 Trong giai đoạn 2016 - 2018 để thực hiện Chương trình xây dựng NTM huyện Phú Bình đã huy động, sử dụng các loại nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp và của người dân, kết quả thể hiện trong bảng 4.3. Qua bảng 4.3 bên dưới ta thấy, kết quả huy động của các năm biến động mạnh. Năm 2017, huyện huy động gấp gần 5 lần so với năm 2016. Vì tất cả các nguồn vốn đều tăng mạnh, điển hình nhất là vốn tín dụng, năm 2017 có nhiều HTX trang trại mới được thành lập, phong trào NTM trên địa bàn huyện diễn ra mạnh mẽ Năm 2018 để thực hiện Chương trình xây dựng NTM huyện Phú Bình đã sử dụng trên 804 tỷ đồng trong đó huy động được được sự đóng góp của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn được trên 70 tỷ đồng. Lượng kinh phí này chủ yếu được sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng của các xã thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Cụ thể trong năm huyện đã sử dụng đến 323,917 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển HTX, sử dựng 139,915 tỷ đồng để phát triển hạ tầng - kinh tế xã hội như xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, trường học, thủy lợi và nhà văn hóa thôn, xã Tuy nhiên vốn tín dụng giảm mạnh, chỉ đạt 57,4% so với năm 2017. Ngoài ra, ngày công và hiện vật quy đổi của người dân lên đến 20 tỷ đồng. Đây là kết quả của những nỗ lực và sự đồng thuận, chung tay của cả hệ thống chính trị, chính quyền, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.
  52. 43 Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình giai đoạn 2016 - 2018 Kết quả huy Kết quả huy Kết quả huy STT Nội dung chỉ tiêu động năm động năm động năm 2016 2017 2018 TỔNG SỐ 369.120,7 1.589.574,0 804.368,2 I NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 98.896,0 141.112,0 90.160,7 1 Ngân sách Trung ương 18.182,0 18.246,0 11.841,5 1.1 Đầu tư phát triển 2.618,5 16.352,0 10.191 1.2 Sự nghiệp 2.248,0 1.894,0 1.650,5 2 Ngân sách địa phương 80.714,6 122.866,0 66.000,0 2.1 Tỉnh 54.528,5 77.694,0 42.500,0 2.2 Huyện 15.102,0 37.432,0 14.740,0 2.3 Xã 11.084,1 7.740,0 8.760,0 3 Vốn lồng ghép 3.672,0 3.000,0 12.319,2 HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CỦA II 150.224,7 290.000,0 74.374,0 NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP 1 Ủng hộ đóng góp của doanh 42.020,0 200.000,0 4.373,5 nghiệp 2 Đóng góp của người dân 70.654,0 90.000,0 70.000,0 2.1 Tiền mặt 56.851,0 36.000,0 50.000,0 2.2 Ngày công và hiện vật quy đổi 13.803,0 54.000,0 20.000,0 III VỐN TÍN DỤNG (Người dân vay 120.000,0 1.114.562,0 639.834,0 để phát triển sản xuất) (Nguồn: Văn phòng điều phối NTM huyện Phú Bình) 4.3. Kết quả triển khai công việc liên quan đến đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Bình năm 2018 Để đánh giá một cách khách quan những thành tựu cũng như những tồn tại, hạn chế tại các địa phương trong quá trình triển đào tạo, tập huấn theo Bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2018 - 2020, chúng tôi đã tiến hành điều tra các công việc triển khai từ huyện, xã, cán bộ của ban phát triển thôn trên địa bàn xã Kha Sơn đăng ký về đích NTM 2018 . Năng lực tổ chức triển khai xây dựng NTM của đội ngũ cán bộ cơ sở là khâu quan trọng, quyết định hiệu quả quá trình xây dựng NTM. Từ công tác lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, giám sát và đánh giá các hoạt động triển khai, công tác tuyên truyền, vận động, huy động và quản lý nguồn lực,
  53. 44 Tầm quan trọng đó đòi hỏi người cán bộ ở cơ sở phải có kiến thức và năng lực tương đối tổng hợp. Vì vậy, cần thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ các cấp làm công tác xây dựng NTM; đây cũng là một trong 19 tiêu chí cần phải đạt được trong mục tiêu xây dựng NTM. 4.3.1. Nguồn lực cán bộ xây dựng NTM của địa bàn điều tra Văn phòng điều phối NTM của huyện giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm người trong đó có 01 phó chủ tịch huyện, 01 trưởng phòng NN&PTNT, 01 phó phòng NN&PTNT và 3 chuyên viên. Cán bộ Văn phòng điều phối đều có trình độ từ đại học trở lên và đa phần có nhiều năm thâm niên và nhiều nhiệt huyết trong công việc. Bảng 4.4. Đánh giá trình độ cán bộ huyện, xã, thôn n = 60 Huyện Xã Thôn Chỉ tiêu STT Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ đánh giá lượng lệ lượng lệ lượng lệ (người) (%) (người) (%) (người) (%) Tổng người (người) 8 100,0 16 100,0 36 100,0 1 *Trình độ học vấn 1.1 Số người học hết lớp 12 8 100,0 16 100,0 27 75,0 1.2 Học hết lớp 7 0 0,0 0 0,0 7 19,4 1.3 Học hết lớp 10 0 0,0 0 0,0 2 5,6 *Trình độ chuyên 2 môn, nghiệp vụ 2.1 Trình độ đại học 8 100,0 10 62,5 0 0,0 2.2 Trình độ trung cấp 0 0,0 1 6,3 1 2,8 2.3 Đi bộ đội 0 0,0 5 31,2 6 16,7 2.4 Không có bằng cấp 0 0,0 0 0,0 29 80,5 3 *Thâm niên công tác 3.1 Từ 1-5 năm 1 12,5 4 25,0 6 16,7 3.2 Từ 6-10 năm 5 62,5 3 18,8 7 19,4 3.3 Từ 11-15năm 0 0,0 5 31.3 13 36,1 3.4 Từ 16-20năm 1 12,5 3 18.8 6 16,7 3.5 Từ 21-25năm 0 0,0 1 6,1 3 8,3 3.6 Từ 26-30 năm 1 12,5 0 0,0 1 2,8 (Nguồn: Số liệu điều tra 2018)
  54. 45 Qua bảng trên ta có thể thấy rằng: Cán bộ huyện đều có năng lực khá tốt. 100% cán bộ đều có trình độ đại học trở lên. Về phía cán bộ xã, đa số đều năng lực từ đại học, chiếm tỷ lệ 62,5%. Tuy nhiên, đối với cán bộ của Ban chỉ đạo cũng như Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã còn yếu về chuyên môn, thiếu người có chuyên môn phù hợp trong lĩnh vực quy hoạch cũng như thực hiện các công việc liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Về phía cán bộ thôn, xóm thì trình độ khá yếu, tỷ lệ số cán bộ không có bằng cấp chiếm tới 80,5%. Đa số họ đều được người dân tín nhiệm bầu lên. Mà đây là những người trực tiếp tham gia vào công tác xây dựng NTM. Trình độ thấp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu và truyền tải đến người dân trong địa phương các công việc trong XD NTM. Tuy nhiên, với thâm niên nhiều năm trong nghề và được sự tin tưởng, tín nhiệm của người dân thì những cán bộ này có đủ kinh nghiệm trong việc kêu gọi sự hưởng ứng cũng như đóng góp nguồn lực từ địa phương. Bảng 4.5. Cán bộ trong việc đổi vị trí công việc n = 60 Huyện Xã Thôn ST Chỉ tiêu T Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (người) (%) (người) (%) (người) (%) Tổng người 8 100,0 16 100,0 36 100,0 (người) 1 Đổi vị trí 1 12,5 2 12,5 25 69,4 2 Không đổi vị trí 7 87,5 14 87,5 11 30,6 (Nguồn: Số liệu điều tra 2018) Qua bảng ta trên thấy rằng: Cán bộ cấp thôn xóm đổi vị trí công việc tương đối nhiều, chiếm 69,4%. Trình độ chuyên môn đã thấp mà thường xuyên đổi vị trí như vậy thì kết quả đạo tạo, tập huấn kém, đến khi triển khai công việc cũng hạn chế đi rất nhiều.
  55. 46 4.3.2. Kết quả hoạt động tuyên truyền, vận động, tập huấn, đào tạo năm 2018 Hoạt động tuyên truyền, vận động và đào tạo, tập huấn cho cán bộ xây dựng NTM và cán bộ cộng đồng thôn bản được huyện đặc biệt quan tâm và thực hiện thường xuyên hàng năm. Trong năm 2018 huyện giao nhiệm vụ cho các phòng chức năng để tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn và thực hiện công tác tuyên truyền vận động đến người dân. Kết quả được trình bày trong bảng sau: Bảng 4.6. Công tác tuyên truyền, tập huấn và đào tạo NTM huyện Phú Bình 2018 Tập huấn, Tuyên truyền đào tạo Tổ chức tập Trên các trung phương tiện Số TT Đơn vị Số thông tin đại Số người Số người chúng lớp tham buổi tham (Số lượng gia gia tin bài) Cấp huyện (BCĐ, các I 5 350 200 2 200 phòng, ban, ngành, đoàn thể) Tập huấn tuyên truyền về 1 Chương trình xây dựng 1 150 - 41 1,894 NTM tại xã Dương Thành Đài truyền thanh truyền hình 2 - - 185 - - huyện Phối hợp với VPĐP Chương 3 trình MTQG XDNTM tỉnh, 4 200 - 2 200 Trường Cao đẳng KTKT II Cấp xã 21 950 - - - III Thôn, xóm 0 0 1140 - - Tổng cộng 26 1300 1775 2 200 (Nguồn: Văn phòng điều phối NTM huyện Phú Bình) Qua số liệu thống kê ta thấy công tác đào tạo, tập huấn của huyện rất ít. Tổ chức các lớp tập huấn chỉ dành cho cán bộ huyện. Trong khi đó các cán bộ thôn,
  56. 47 xóm tham gia trực tiếp vào công việc huy động người dân trong xây dựng NTM lại không được tập huấn, hình thức tuyên truyền thông tin chủ yếu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, có thể nhận định công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ của huyện như vậy là chưa hiệu quả. 4.3.3. Đánh giá kết quả đào tạo, tập huấn của cán bộ Bảng 4.7. Đánh giá về kết quả đào tạo, tập huấn của cán bộ n = 60 Huyện Xã Thôn STT Chỉ tiêu Số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ người người người (%) (%) (%) (người) (người) (người) Tổng người (người) 8 100,0 16 100,0 36 100,0 1 Số lớp tập huấn được tham gia 1.1 Từ 1 – 2 lớp 0 0,0 11 68,8 21 58,3 1.2 Từ 4 – 5 lớp 8 100,0 1 6,2 0 0,0 1.3 Không tham gia 0 0,0 4 25,0 15 41,7 Nội dung của các 2 lớp tập huấn bao gồm các chuyên đề 2.1 Chuyên đề từ 7 - 12 0 0,0 11 68,5 21 58,3 2.2 Chuyên đề từ 1 - 12 2 25,0 0 0,0 0 0,0 Chuyên đề từ 1 - 17 6 75,0 1 6,2 0 0,0 2.3 Trong đó: *Chuyên đề ( Mỗi xã một sản 2 25,0 0 0,0 0 0,0 phẩm) 2.4 Không tham gia 0 0,0 4 25,0 15 41,7 (Nguồn: Số liệu điều tra 2018) Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, phần lớn cán bộ cấp huyện được tập huấn khá nhiều từ 4 – 5 lớp, chủ yếu là tập huấn ở trên tỉnh. Tuy nhiên số lượng cán bộ thôn, xóm không tham gia tập huấn khá lớn, chiếm 41,7%. Để lý giải cho nguyên
  57. 48 nhân này, khi được hỏi rất nhiều cán bộ trưởng thôn, bí thư thôn đều đưa ra lý do là bận hoặc đã cho một người trong thôn đến họp thay. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ thôn đi tấp huấn chỉ được 6 chuyên đề do huyện chỉ tổ chức được 2 buổi tập huấn, mỗi buổi tập huấn gồm 3 chuyên đề. Cho thấy tiến độ triển khai bộ khung tập huấn của huyện còn chậm. Các buổi tập huấn còn mang nặng tính lý thuyết, ít để lại ấn tượng cho người học. 4.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng NTM nói chung cũng như công tác đào tạo, tập huấn nói riêng. 4.3.4.1. Cơ chế, chính sách Việc ban hành các quy định về đào tạo, tập huấn cán bộ nông thôn mới còn triển khai chậm. Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Căn cứ Quyết định 4072/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt chương trình khung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016- 2020. Trong khi đó, đến ngày 20 tháng 9 năm 2017, UBND tỉnh Thái Nguyên mới ban hành công văn số 4073/UBND-CNN về việc triển khai các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016-2020. Vì lý do chậm trễ như vậy khiến việc hướng dẫn thực hiện các tiêu chí gây khó khăn cho các địa phương khi triển khai công việc. Việc ban hành các văn bản, quyết định có tính bắt buộc thực hiện đối với các địa phương trong việc đào tạo, tập huấn cũng như triển khai các công việc có liên quan đến kỹ thuật hoặc có liên quan đến cộng đồng theo quy định của nhà nước còn thiếu. Sự kết hợp giữa các ban ngành cấp huyện trong công tác xây dựng NTM là chưa được tốt. Vừa trình độ chuyên môn yếu, vừa chồng chéo về nhiệm vụ, làm cho cán bộ cấp cơ sở, đặc biệt là cấp thôn, xóm gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận những nội dung trong khung tập huấn, từ đó công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia, huy động nguồn lực cho trong xây dựng NTM còn nhiều hạn chế.
  58. 49 4.3.4.2. Khó khăn về vốn Việc phân bổ kinh phí từ trung ương đến các địa phương còn nhiều bất cập nhất là trong việc sử dụng ngân sách cho việc tổ chức các buổi tập huấn theo khung khung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020. Chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế tạo lập, quản lý và sử dụng Quỹ XD NTM, nguồn kinh phí cán bộ tập huấn vẫn dựa vào ngân sách do tỉnh cấp nên vừa hạn chế về số lượng, chưa chủ động về thời gian, nhất là những nội dung yêu cầu tính thời vụ chặt chẽ. 4.3.4.3. Trình độ, năng lực của cán bộ Nguồn nhân lực XD NTM của huyện Phú Bình còn mỏng, còn yếu về chuyên môn, về năng lực. Đối với cán bộ của Ban chỉ đạo cũng như Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã còn yếu về chuyên môn, thiếu người có chuyên môn phù hợp trong lĩnh vực quy hoạch cũng như thực hiện các công việc liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đối với cán bộ cấp thôn xóm hầu hết có trình độ rất thấp nên không nắm được những kiến thức mang tính chất chuyên sâu về xây dựng NTM từ đó dẫn đến việc tuyên truyền vận động không đúng hướng hoặc không có hiệu quả. Đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, một số địa phương dân cư ở phân tán và mật độ thưa do vậy khả năng đóng góp đối ứng về tài chính của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế. Nhận thức về Chương trình xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ, người dân nông thôn còn hạn chế, chưa xác định rõ xây dựng NTM là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, còn mang nặng tư tưởng trông chờ vào nhà nước. Một số địa phương còn chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình; phân công nhiệm vụ cho cán bộ chưa cụ thể, thường xuyên thay đổi. Một số địa phương chưa sâu sát trong việc quản lý và chỉ đạo tổ chức thực hiện, giám sát theo đúng quy hoạch nông thôn mới.
  59. 50 4.3.4.4. Công tác đào tạo, tập huấn, thông tin, tuyên truyền Qua điều tra nghiên cứu về công tác đào tạo tập huấn của huyện tôi nhận thấy có những hạn chế sau: Công tác đào tạo, tập huấn thiếu tính hệ thống, không đồng bộ giữa các cấp các ngành, phân tán và còn lồng ghép nhiều nội dung. Việc phân công cho các ban, ngành tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chưa phù hợp đặc biệt trong các lĩnh vực chuyên sâu mang tính kỹ thuật cũng như trong các lĩnh vực liên quan đến những quy định mang tính chất bắt buộc của nhà nước. Nội dung đào tạo tập huấn còn thiếu nhiều thông tin cần thiết cho cán bộ cấp cơ sở, nhất là những người trục tiếp thực hiện các công việc mang tính kỹ thuật. Tài liệu đào tạo tập huấn, đào tạo còn nặng về lý thuyết, thiếu phần hướng dẫn thực hành, thực hiện các công việc cụ thể. Thời gian đào tạo, tập huấn ngắn, phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn mang tính chất thuyết trình không phù hợp với trình độ của người học nên hiệu quả thấp. Công tác tuyên truyền, vận động của cấp cơ sở còn yếu, trình độ của cán bộ trực tiếp thực hiện công việc còn thấp, nội dung tuyên truyền, vận động ít, phần nhiều chưa phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước về Chương trình xây dựng NTM. 4.4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái nguyên 4.4.1. Mục tiêu Mục tiêu của huyện là đến năm 2020 sẽ có 100% cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới các cấp và 70% cán bộ trong hệ thống chính trị tham gia chỉ đạo được bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức về xây dựng nông thôn mới. 4.4.2. Giải pháp Thứ nhất, nâng cao nhận thức năng lực Để phát huy được tính tiên phong, trách nhiệm nêu gương, trước hết, từng cán bộ, đảng viên phải thông suốt mục đích, ý nghĩa, vai trò của chương trình xây dựng NTM, phải rèn luyện nâng cao năng lực cũng như phẩm chất của mình, từ đó tuyên truyền, vận động người dân hiểu và làm theo. Mỗi cá nhân tùy theo khả năng, sức
  60. 51 khỏe của mình tham gia một công việc cụ thể, thực hiện nói đi đôi với làm, đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Cán bộ là điểm chốt cho mọi sự thành công. Khi cán bộ chuyển động, cán bộ làm, nhân dân sẽ chuyển động và sẽ cùng hành động Thứ hai, kiện toàn cơ quan chỉ đạo điều hành: Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở; phân công nhiệm cụ thể rõ ràng cho các thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban phát triển thôn; nâng cao công tác quản lý Nhà nước trong tham mưu, đề xuất của các cơ quan chuyên môn, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình có hiệu quả; trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn trong tổ chức, quản lý thực hiện chương trình cho các cán bộ tham gia xây dựng nông thôn mới ở các cấp Văn phòng điều phối NTM mới huyện cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện công tác đào tạo, tập huấn cán bộ trong xây dựng nông thôn mới theo đúng lộ trình đã đề ra và kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, nhằm đảm bảo đạt các nội dung theo kế hoạch. Thứ ba, tích cực đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, tập huấn Tích cực cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường khả năng hoạt động thực tiễn, tăng cường, nâng cao năng lực vận động, tổ chức người dân. Xây dựng nội dung phù hợp, chính xác, ngắn gọn, xúc tích, kết hợp nhiều với phương pháp khác nhau, có nhiều bài tập tình huống, được đi thực hành thực tế với độ ngũ giảng viên có kiến thức chuyên môn tốt và tận tình trong công việc. Từ đó, mới nâng cao được chất lượng đội ngũ cán bộ xây dựng NTM, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cộng đồng, thực sự xứng đáng là chỗ dựa tin cây của người dân. Thứ tư, chú trọng đào tạo, tập huấn của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Huyện nên tập trung tăng cường nguồn vốn để tổ chức các buổi tập huấn cho các cán bộ thôn, xóm. Cán bộ cấp thôn xóm giữ vị trí rất trong trọng trong công cuộc xây dựng NTM. Họ được sự tín nhiệm rất lớn từ người dân. Là người có vai trò chủ chốt để vận động, thuyết phục người dân tham gia vào xây dựng NTM. Tuy