Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài hổ mang chúa Ophiophagus Hannah (Cantor,1836 ) tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài hổ mang chúa Ophiophagus Hannah (Cantor,1836 ) tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_dac_diem_sinh_hoc_sinh_thai_hoc_loai_ho.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài hổ mang chúa Ophiophagus Hannah (Cantor,1836 ) tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƢỜNG o0o KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI LOÀI RẮN HỔ MANG CHÚA Ophiophagus Hannah(Cantor,1836 ) TẠI TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ SÓC SƠN, HÀ NỘI. Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 302 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Đồng Thanh Hải Sinh viên thực hiện : Lê Văn Tú Mã sinh viên : 1453020663 Khóa học : 2014- 2018 Hà Nội, 2018
- LỜI NÓI ĐẦU Để tổng kết quá trình học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp, với mong muốn bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu thực tế, theo nguyện vọng của bản thân và đƣợc sự cho phép của Nhà trƣờng, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môn Động vật rừng với sự hƣớng dẫn của thầy giáo Đồng Thanh Hải, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài hổ mang chúa Ophiophagus Hannah (Cantor,1836 ) tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn“ . Nhân dịp này, tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo trong Trƣờng, trong Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, trong Bộ môn Động vật rừng, đặc biệt là thầy giáo Đồng Thanh Hải đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến các cán bộ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập ngoại nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng do năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên bản luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi kính mong đƣợc sự chỉ bảo từ phía thầy, cô giáo để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Lê Văn Tú
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU MỤC LỤC DANH LỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Đặc điểm chung của lớp bò sát 3 1.2. Thành phần, phân loại bò sát ở Việt Nam 3 1.3. Vị trí phân loại và phân bố loài rắn hổ mang chúa 4 1.4. Đặc điểm hình thái rắn Hổ mang chúa 5 1.5. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái loài rắn hổ mang chúa 6 1.5.1 Nghiên cứu chung trên thế giới 6 1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 8 1.6. Nghiên cứu rắn Hổ mang chúa tại khu vực nghiên cứu 9 Chƣơng2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 10 2.1.1 Mục tiêu chung 10 2.1.2 Mục tiêu cụ thể 10 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu 10 2.3. Nội dung nghiên cứu 10 2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loàirắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn. 10 2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh thái thức ăn loài rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn. 10 2.3.3 Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài rắn hổ mang chúa nói chung và tai Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn nói riêng. 10 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 10 2.4.1. Phƣơng pháp phỏng vấn 10
- 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn 11 2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái thức ăn rắn hổ mang chúa 15 2.4.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu 19 Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 20 3.1 Điều kiện tự nhiên 20 3.1.1 Vị trí địa lý 20 3.1.2 Địa hình, địa thế 20 3.1.3 Khí hậu 21 3.1.4 Đặc điểm thủy văn 22 3.1.5. Các nguồn tài nguyên của huyện Sóc Sơn 22 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn 25 3.2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế huyện Sóc Sơn 25 3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành 26 3.3 Lịch sử hình thành trung tâm cứu hộ Sóc Sơn 27 3.4. Quá trình xây dựng và phát triển của Trung tâm 28 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 4.1. Đặc điểm sinh học rắn hổ mang chúa 31 4.1.1. Đặc điểm hình thái, trọng lƣợng rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn 31 4.1.2. Tập tính rắn Hổ mang chúa trong điều kiện nuôi nhốt tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn 34 4.1.3. Đặc điểm sinh sản của rắn hổ mang chúa 39 4.2. Đặc điểm sinh thái học thức ăn rắn hổ mang chúa 40 4.2.1. Thành phần thức ăn của rắn hổ mang chúa Error! Bookmark not defined. 4.2.2. Khả năng tiêu thụ của rắn hổ mang chúa 42 4.2.3. Thức ăn ưa thích của rắn hổ mang chúa 43 4.3.Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài rắn hổ mang chúa 44 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 45
- TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH LỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại học bò sát ở Việt Nam theo thời gian 4 Bảng 1.2. Tình trạng bảo tồn một số loài rắn trong họ rắn hổ 8 Bảng 2.1 Thông tin chung về rắn hổ mang tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn 11 Bảng 2.2. Mô tả đặc điểm hình dạng rắn hổ mang chúa 12 Bảng 2.3. Kích thƣớc rắn hổ mang chúa trƣởng thành 12 Bảng 2.4. Kích thƣớc rắn hổ mang chúa non 13 Bảng 2.5 Mô tả các tập tính của rắn hổ mang chúa 14 Bảng 2.6: Biểu theo dõi tập tính rắn hổ mang chúa 14 Bảng 2.7. Theo dõi năng lực sinh sản của rắn hổ mang chúa 15 Bảng 2.8 Danh mục thức ăn của rắn hổ mang chúa 15 Bảng 2.9 Lƣợng thức ăn rắn hổ mang chúa tiêu thụ 17 Bảng 2.10 Lƣợng thức ăn tiêu thụ của rắn hổ mang chúa khi cân 200 g 18 Bảng 3.1 Đặc điểm từng loại đất khu vực nghiên cứu 22 Bảng 3.2 Bảng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu 26 Bảng 4.1: Các giai đoạn phát triển của rắn hổ mang chúa 33 Bảng 4.2: Kết quả quan sát tập tính rắn hổ mang chúa 35 Bảng 4.3: Danh lục thức ăn của rắn hổ mang chúa tại khu vực nghiên cứu 40 Bảng 4.4 Lƣợng thức ăn rắn hổ mang chúa tiêu thụ 42 Bảng 4.5: Danh lục thức ăn ƣa thích của rắn hổ mang chúa 44
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Bản đồ vị trí xã Tiên Dƣợc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội 20 Hình 4.1: Mặt trƣớc đầu rắn hổ mang chúa 31 Hình 4.2: Phần đầu rắn hổ mang chúa 31 Hình 4.3: Phần thân rắn hổ mang chúa trƣởng thành (chữ V ngƣợc bị mờ) 32 chúa non (chữ V ngƣợc rõ nét) 32 Hình 4.5: Màu thân rắn hổ mang chúa non 32 Hình 4.7: Rắn Hổ mang chúa di chuyển leo lên miệng chuồng 34 Hình 4.8: Rắn Hổ mang chúa nằm nghỉ 34 Hình 4.1: Biều đồ thể hiện các hoạt động trong ngày của rắn hổ mang non 35 Hình 4.2: Biều đồ thể hiện các hoạt động trong ngày của rắn hổ mang trƣởng thành 36 Hình 4.3: So sánh thời gian hoạt động trong ngày của rắn hổ mang chúa 37 Hình 4.9: Rắn hổ mang chúa cắn con mồi 38 Hình 4.10: Rắn hổ mang chúa nuốt con mồi 38 Hình 4.11: Phần xác rắn đã lột 38 Hình 4.12: Rắn hổ mang đang lột xác 38 Hình 4.13: Rắn hổ mang chúa hƣớng về phía ngƣời 39 Hình 4.14: Rắn mồi 41 Hình 4.15: Cóc nhà 41 Hình 4.16: Rắn mồi đƣợc công nhân sơ chế 42 Hình 4.17: Cân rắn mồi 42
- ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới (WCMC, 1992). Góp phần vào sự đa dạng này, tài nguyên bò sát, ếch nhái nƣớc ta đóng góp một phần rất lớn với 369 loài bò sát thuộc 24 họ, 3 bộ và 176 loài Ếch nhái thuộc 10 họ, 3 bộ (Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng, 2009). Không những vậy, tài nguyên sinh vật Việt Nam còn mang tính đặc hữu cao. Trong số các loài động vật có xƣơng sống ở cạn đã biết, có 14 loài thú, 10 loài chim, 33 loài bò sát và 21 loài ếch nhái là đặc hữu (Đỗ Quang Huy và cộng sự ( 2009). Các loài bò sát là thành phần quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên. Chúng là một mắt xích trong mạng lƣới thức ăn, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó, bò sát và ếch nhái là nguồn thực phẩm cho con ngƣời, là thiên địch của các loài côn trùng gây hại, và có thể còn đƣợc sử dụng làm nguồn dƣợc liệu. Rắn hổ mang chúa Ophiophagus Hannah (Cantor,1836 ) là loài động vật hoang dã quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Theo quy định tại nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của chính phủ, ban hành danh mục động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ. Hổ mang chúa thuộc nhóm các loài động vật hoang dã đƣợc ƣu tiên bảo tồn cao nhất tại Việt Nam ( Nhóm IB ). Trên thế giới Hổ mang chúa bị hạn chế buôn bán quốc tế ( loài thuộc Phụ Lục II của công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp – CITES ). Sách Đỏ Việt Nam 2007 xếp hạng cực kỳ nguy cấp (CR). Ngoài ý nghĩa là một mắt xích quan trọng trong cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, rắn hổ mang chúa còn là loài vật có giá trị văn hóa trong tín ngƣỡng tại nhiều dân tộc và có giá trị kinh tế cao. Sản phâm từ rắn hổ mang chúa đƣợc chế biến thành các mặt hang dƣợc liệu truyền thống có hoạt tính sinh học cao; hàng mỹ nghệ trang sức cao cấp, sử dụng cho nghiên cứu khoa học và y, sinh học hiện đại. Hiện nay thị trƣờng có nhu cầu rất lớn về loại này. Vì vậy, chúng bị khai thác quá mức trong tự nhiên dẫn đến bị đe dọa tuyệt chủng. Trong bối cảnh 1
- đó, việc bảo tồn và phát triển quần thể rắn hổ mang chúa cả trong tự nhiên và môi trƣờng nhân tạo là rất cần thiết. Trong những năm qua, Chính phủ và các tổ chức liên quan rất quan tâm và đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn động vật hoàn dã của Việt Nam nói riêng. Nhiều văn bản pháp luật đã đƣợc ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa quản lý bảo tồn và phát triển động vật hoang dã. Các văn bản trên là cơ sở pháp lý cho việc quy hoạch bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã của Việt Nam. Nội dung văn bản thể hiện quan điểm khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gai đình, cá nhân đầu tƣ quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Ngoài ra, Công ƣớc CITES có mục tiêu kiểm soát những hành vi buôn bán trái phép động vật hoang dã nguy cấp, đồng thời ủng hộ các hoạt động gây nuôi hợp pháp. Thực tế, việc gây nuôi rắn hổ mang chúa đã đƣợc tiến hành khá phổ biến ở nhiều nơi. Do là loài có mức độ ƣu tiên bảo tồn cao nhất nên các quy định gây nuôi sinh sản rắn Hổ mang chúa rất chặt chẽ, đặc biệt là việc chứng minh quy trình nuôi sinh sản thành công cũng nhƣ nguồn con giống hợp pháp ban đầu. Do đó, các cơ sở gây nuôi đã chấp nhận việc nuôi chúng một cách bất hợp pháp. Cho đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về khả năng nuôi sinh sản rắn hổ mang chúa, nên cũng chƣa có cơ sở khoa học để khẳng định về việc nuôi sinh sản, cũng nhƣ đề xuất các biện pháp quản lý loài này trong điều kiện nuôi nhốt. Trung tâm cứu hộ động vật hoàng dã Sóc Sơn thành lập ngày 13 tháng 6 năm 1996 với chức năng cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ thăm quan, học tập, quan hệ trong nƣớc và quốc tế trong việc nghiên cứu, bảo tồn, trao đổi, cung cấp động vật hoang dã các thế hệ sau. Trung tâm đang nhân nuôi cứu hộ rất nhiều động vật quý hiếm trong đó có rắn hổ mang chúa. Hiện tại, chƣa có công trình nào nghiên cứu về rắn hổ mang chúa tại trung tâm. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài hổ mang chúa Ophiophagus Hannah (Cantor,1836 ) tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn “ . 2
- Chƣơng1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm chung của lớp bò sát Theo Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy (1998) bò sát (Reptilia) là những động vật có xƣơng sống, có thân nhiệt không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào môi trƣờng. Bò sát có vách ngăn tâm thất chƣa hoàn chỉnh nên máu tĩnh mạch và động mạch bị pha trộn, cƣờng độ trao đổi chất thấp. Lớp bò sát thụ tinh trong, đẻ trứng, trứng có vỏ cứng, màng dai, nhiều noãn hoàng. Về cấu tạo da bò sát khô, có nhiều vẩy sừng giúp bảo vệ cơ thể chống thoát hơi nƣớc. Trên da có nhiều sắc tố làm cho da thay đổi màu sắc để tránh kẻ thù. Bò sát hầu hết ăn động vật, một vài loài rùa ăn thực vật. Thức ăn của chúng phụ thuộc vào môi trƣờng sống. 1.2. Thành phần, phân loại bò sát ở Việt Nam Nghiên cứu khu hệ bò sát ở Việt Nam đã đƣợc tiến hành từ cuối thế kỷ XIX ở nhiều khu vực trên toàn lãnh thổ. Về quan điểm phân loại bò sát thì cho đến nay chúng ta có nhiều quan điểm phân loại khác nhau nhƣ quan điểm phân loại của Đào Văn Tiến (1978, 1979, 1981, 1982) hay quan điểm phân loại của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (1996, 2005, 2009). Khóa định loại về Thằn lằn Việt Nam của Đào Văn Tiến (1979) cũng sử dụng các đặc điểm về hình dạng bên ngoài để phân loại chúng. Trong đó các đặc điểm đƣợc chú ý phân loại nhƣ hình dạng và kích thƣớc của đầu, các nốt sần, vẩy. Hình dạng của thân, lƣng và bụng phủ vẩy, nốt sần hoặc gai, số hàng vẩy trên lƣng. Đối với các chi thì có các chỉ tiêu nhƣ chiều dài chi, số ngón. Có màng bơi hay không, các ngón có giác bám hay không theo đó tác giả đã đƣa ra khóa định loại cho 77 loài thằn lằn. Trong khóa định loại Rắn Việt Nam tập 1 của tác giả Đào Văn Tiến (1981) các chỉ tiêu đƣợc dùng để định loại là hình thái và kích thƣớc thân, hình dạng của đầu, số lƣợng hàng vẩy thân và vẩy lƣng trong khóa định loại này, tác giả đã đƣa ra khóa định loại cho 47 loài. Khóa định loại Rắn Việt Nam tập 2 của 3
- Đào Văn Tiến (1982), với những tiêu chí giống nhƣ khóa định loại tập 1, tác giả đã định loại cho 112 loài thuộc họ rắn nƣớc. Trong các tài liệu phân loại thì Khóa định loại bò sát của Đào Văn Tiến (1978, 1979, 1981, 1982) là tài liệu đƣợc nghiên cứu đầy đủ và chính xác nhất, nên tài liệu này đang đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến trong việc định loại và tra cứu các loài bò sát, ếch nhái hiện nay. Bảng 1.1: Phân loại học bò sát ở Việt Nam theo thời gian Năm Bò sát Nguồn thông tin Bộ Họ Loài Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu 1996 3 23 258 Cúc (1996) Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu 2005 3 23 296 Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2005) Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu 2009 3 24 396 Cúc Và Nguyễn Quảng Trƣờng (2009) 1.3. Vị trí phân loại và phân bố loài rắn hổ mang chúa Tên Việt Nam : Rắn hổ mang chúa, Hổ mang đen, Hổ mang chì, Hổ đƣớc. Tên Khoa học : Ophiophagus Hannah ( Cantor, 1836 ) Tên đồng nghĩa : Hamadryas Hannah T. Cantor, 1936; Naja Hannah Bourret, 1927; Naia Hannah Bourret, 1935; Ophiophagus Hannah, C.M.Bogert, 1945 Họ phụ Rắn cạp nong Bungarinae Họ rắn hổ Elapidae Bộ phụ Rắn Serpentes Bộ Có vảy Squamata Lớp Bò sát Reptilia 4
- Trên thế giới hổ mang chúa phân bố khắp các vùng thuộc Nam và Đông Nam Á ( Băng la det, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Indonexia, Philippin), nhƣng không phổ biến, sống tập trung nhiều tại các khu rừng thuộc vùng núi cao, đặc biệt gần các sông, suối, ao, hồ. Tại Việt Nam rắn hổ mang chúa phân bố rải rác ở các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Komtum, Tây Ninh, Đồng Nai. Bà Rịa- Vũng Tàu. 1.4. Đặc điểm hình thái rắn Hổ mang chúa Họ Rắn hổ gồm các loài rắn độc, có đầu hình bầu dục, không phân biệt rõ với cổ, trên đầu có phủ vảy hình tấm ghép sát vào nhau. Thiếu tấm má, tấm gian đỉnh và hố má. Trong bộ răng có hai móc độc ở hai phía hàm trên, móc độc thƣờng lớn hơn hẳn các răng khác và có rãnh hoặc ống dẫn nọc độc. Mí mắt dính liền và trong suốt. Khoang miệng điển hình của các loài rắn hổ gồm : răng độc, lỗ phóng chất độc, lỗ mũi, hổ má thiếu, Ống dẫn chất độc, tuyến độc, khe họng. Trong họ rắn hổ, loài hổ mang chúa là loài rắn có nọc độc lớn nhất thế giới, với chiều dài thân có thể đạt 5.6m ( 18.5 feet). Con đực có kích thƣớc lớn hơn, dày mình hơn con cái. Con trƣởng thành màu sắc thay đổi; vàng ánh xanh, nâu xám, hoặc đen và có vệt màu vàng nhạt, nhỏ hẹp ngang trên suốt chiều dài thân; phần bụng có màu kem bẩn hoặc vàng nhạt, với các vảy trơn mềm. Con non có màu đen bong với các khoang vàng hẹp ( phần thân rất dễ nhầm với loài rắn cạp nong ). Giống nhƣ nhiều loài rắn khác, rắn hổ mang chúa có thế điều chỉnh mở rộng xƣơng vuông để nuốt những con mồi lớn. Hổ mang chúa có 2 móc độc phía trƣớc miệng đó là ống dẫn dịch độc vào trong con mồi giống nhƣ mũi kim tiêm. Hổ mang chúa là loài duy nhất thuộc giống Ophiophagus, trong khi hầu hết các loài khác của họ phụ Rắn cạp nong ( Bungarinae ) thuộc giống Naja. Chúng có thể đƣợc phân biệt với các loài khác bởi kích thƣớc và hình dạng phần đầu. Hổ mang chúa là loài có kích thƣớc lớn hơn các loài khác trong họ 5
- Rắn hổ, sau phần đầu, phía trên có các băng màu trắng có hình giống chữ V ngƣợc, trong khi hầu hết các loài thuộc giống Naja có các băng hình “ mắt kính “ (cặp hoặc đơn lẻ ) 1.5. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái loài rắn hổ mang chúa 1.5.1 Nghiêncứu chung trên thế giới Trên thế giới, nghiên cứu về Bò sát nói chung trong đó có loài hổ mang chúa đã đƣợc quan tâm từ lâu, song chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ phân loại. Năm 1785, Laurenti có công trình nghiên cứu đầu tiên về mô tả và phân bố các loài thuộc giống Rắn hổ mang ( Naja), Daudin (1803) công bố kết quả khảo sát về các loài rắn thuộc giống Cạp nong (Bungarus). Năm 1846, Gunther đã báo cáo kết quả điều tra riếng đối với các loài thuộc giống hổ chúa ( Ophiophagus). Từ năm 1924- 2944, Bourret và cộng sự tiến hành điều tra khu hệ động vật trên toàn Đông Dƣơng, trong đó có nghiên cứu Bò sát và đặt tên loài Hổ mang chúa là Naja Hannah Bourret, đây là công trình mang tính hệ thống đầu tiên về phân loại học động vật hoang dã tại Đông Dƣơng và nhiều vùng của Việt Nam. Ông đã thống kê, mô tả 177 loài thằn lằn , 245 loài rắn và 171 loài ếch nhái. Giai đoạn trƣớc 1944, nhìn chung các nghiên cứu về Bò sát mới dừng lại ở phân loại và điều tra phân bố, việc đánh giá và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái các loài còn ít đƣợc quan tâm. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái bò sát trong điều kiện tự nhiên đã đƣợc quan tâm trong những năm gân đây, tuy nhiên nghiên cứu sâu về sinh học, sinh thái loài rắn hổ mang chúa rất hạn chế. Peter et al (1998) công bố kết quả nghiên cứu về các loại rắn, thằn lằn của Thái Lan và Đông Nam Á, có nêu sơ bộ đặc điểm sinh học, sinh thái, sinh sản và phân bố của các loài rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu trong khu vực, trong đó có loài rắn hổ mang chúa và một số loài rắn độc khác. Theo tác giả, hổ mang chúa là loài rắn lớn và độc nhất trên thế giới, tập tính hung dữ, thƣờng sống trong sinh cảnh rừng thƣa, đôi khi bắt gặp tại các khu vực gần các khu dân cƣ. Hổ mang chúa sống trong hang của các loài động vật khác đã bỏ đi, dƣới gốc các cây gỗ mục, ven sông suối, độ cao phân bố tới 2.135m. Thức ăn chủ yếu là các loài rắn khác, đôi khi 6
- ăn các loài thằn lằn, chuột, cóc, Đẻ mỗi lứa 20-51 trứng, có tập tính chuẩn bị ổ đẻ và canh trứng. Nghiên cứu về chăn nuôi rắn và rắn hổ mang chúa nói riêng mới đƣợc quan tâm gần đây tại một số quốc gia nhƣ : Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Từ Phổ Hữu (2001) đã trình bày đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật chăn nuôi cho 10 loài rắn độc, trong đó có rắn hổ mang chúa và loài rắn hổ mang Trung Quốc, tác giả đánh giá việc nuôi rắn hổ mang chúa tại Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện khí hậu không phù hợp. Vƣơng Kiếm Bình (2002 ) có đề cập kinh nghiệm về kỹ thuật xây chuồng trại, thức ăn để chăn nuôi rắn có hiệu quả kinh tế cao của một số vùng nuôi rắn tại Trung Quốc, tuy nhiên, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu kỹ thuật nuôi loài hổ mang Trung Quôc. Sierra (2003) trong báo nhan đề “ Ophiophagus Hannah : Captive care notes “ đã mô tả sơ bộ kỹ thuật nuôi rắn hổ mang chúa trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tác giả đã đƣa ra một số ghi nhận khi nuôi rắn Hổ mang chúa : (1) Ngƣời nuôi phải có kinh nghiệm; (2) Không gian đủ rộng và điều kiện chăm sóc. Rắn Hổ mang chúa đƣợc nuôi trong chuồng gỗ có mặt kính để quan sát rắn đƣợc cho ăn chuột. Mùa sinh sản Hổ chúa có tập tính giao hoan, thời gian giao phối khoảng 1 giờ, giao phối 2-3 lần trong mùa sinh sản. Con cái đẻ 23 trứng ( trong đó có 19 trứng có phôi), trứng rắn hổ mang chúa đƣợc ấp ở nhiệt độ từ 80-84°F (27-29°C) , độ ẩm xấp xỉ 100%, trứng nở sau 69 ngày ấp, tỷ lệ nở đạt 82,61% (19 con non gồm : 9 con cái và 10 con đực). Con non có chiều dài trung bình 18 inchs (45,72 cm). Các con non sinh ra cũng ăn chuột nhƣ bố mẹ chúng. Theo ghi nhận tại Vƣờn thú Philadelphia zoo, hổ mang chúa có thể ăn 12 con chuột hoặc rắn nhỏ mỗi tuần, trong điều kiện vƣờn thú có thể sống đến 26 năm, con cái đẻ 20-50 trứng, ấp trong vòng 65-80 ngày, con non mới nở dài 18- 20 inchs (45,7-50,8cm) và là loài rắn thong minh nhất trong số các loài rắn nuôi tại vƣờn thú. Ngoài ra, theo nghiên cứu khác của Sean (2002) hổ mang chúa đẻ từ 18-50 trứng/ lứa, ấp từ 70-77 ngày, con non dài từ 12-20 inchs ( 30,4- 50,8cm), tuổi thọ khoảng 20 năm. 7
- 1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu khu hệ bò sát ở Việt Nam nói chung cũng nhƣ nghiên cứu về rắn hổ mang chúa nói riêng đã đƣợc tiến hành từ cuối thế kỷ XIX ở nhiều khu vực trên toàn lãnh thổ. Các quan điểm phân loại dựa trên các đặc điểm hình thái bên ngoài, về đầu, mõm, chân, da, đuôi, màu sắc, cách trang trí, hình dạng các tấm sừng ở mai và yếm, môi trƣờng sống nhƣ sống ở dƣới nƣớc thƣờng có đuôi hoặc chân có màng bơi (họ nhà Cóc), những loài sống chui luồn thƣờng không có chân (họ Ếch Giun), một số loài sống ở đất nhƣng không chui luồn thƣờng chân dài (họ Ếch nhái, họ Cóc), các loài sống ở cây thƣờng có ngón chân rộng thành đĩa bám (họ Ếch Cây) Theo các quan điểm này, bò sát đƣợc chia thành 3 dạng dạng Thằn lằn và Cá sấu, dạng Rắn, dạng Rùa; ếch nhái đƣợc chia thành 3 dạng chính:ếch nhái có đuôi, ếch nhái không đuôi, ếch nhái không chân (Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, 1998). Bảng 1.2. Tình trạng bảo tồn một số loài rắn trong họ rắn hổ Stt Tên loài Nghị CITES Sách Thông thƣờng Khoa học định đỏ VN 32 1 Hổ mang chúa Ophiophagus IB Phụ lục II CR hannah 2 Hổ mang Trung Naja atra 2B Phụ lục II EN Quốc 3 Hổ mang mắt một Naja kaouthia 2B Phụ lục II EN kính 4 Hổ mang xiêm Naja siamensis 2B Phụ lục II EN 5 Cạp nia nám Bungarus candidus 2B 6 Cạp nia đầu vàng Bungarus flaviceps 2B 7 Cạp nia Bắc Bungarus 2B multicinctus 8 Cạp nong Bungarus fasciatus 2B EN Ghi chú : CR : Cực kỳ nguy cấp; EN : nguy cấp 8
- Sinh học sinh thái và nhân nuôi các loài rắn đƣợc nghiên cứu từ năm 1990 trở lại đây, tuy nhiên các công trình nghiên cứu khoa học về loài rắn Hổ mang chúa khá ít. Trần Kiên và Lê Nguyên Ngật (1991) tiến hành nghiên cứu nhu cầu về lƣợng thức ăn và thức ăn ƣa thích của Rắn hổ mang non nuôi trong lồng. Ở mức độ chuyên sâu, Ngô Thị Kim – Viện công nghệ sinh học ( 1986,1993,1997) đã tiến hành nghiên cứu sinh về nọc độc của Rắn hổ mang ( Naja naja).Năm 1993 tác giả Trần Kiên và Đinh Phƣơng Anh công bố đề tài nghiên cứu dinh dƣỡng và sự tăng trƣởng của rắn ráo ( Ptyas korros) trƣởng thành nuôi tại Quảng Nam – Đà Nẵng. Năm 1995 Trần Kiên, Nguyễn Quốc Thắng tiến hành nghiên cứu “ Các loài rắn độc ở Việt Nam”.Năm 2010 tác giả Chu Ngoc Quân công bố đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) trong điều kiện nuôi nhốt tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc”. Các tác giả đã khái quát về phân loại, đặc điểm nhận dạng, sinh học, sinh thái, phân bố tự nhiên và tình trạng của 18 loài rắn độc sống ở cạn và 13 loài rắn độc sống ở biển của Việt Nam. Năm 2009, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc cho phép Hợp tác xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Sơn tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Viện công nghệ sinh học, Viện Khoa Học và Công nghệ Việt Nam ( Ngô Thị Kim chủ trì ) tiến hành nghiên cứu đề tài về ấp trứng rắn loài Hổ mang chúa. Năm 2009 HTX Vĩnh Thịnh có báo cáo : “Nhân rộng mô hình khoa học và công nghệ nuôi rắn Hổ mang chúa sinh sản”. Theo đó, báo cáo đƣa ra một số kết quả ban đầu nhƣ : Nhiệt độ nuôi thích hợp từ 28-30°C, Độ ẩm : 75-80%; Rắn bố mẹ ăn 4 ngày/lần, lƣợng thức ăn bằng 10-15% khối lƣợng rắn;thời gian ấp nở từ 60-70 ngày. 1.6. Nghiên cứu rắn Hổ mang chúa tại khu vực nghiên cứu Tại trung tâm cứu hộ Sóc Sơn hiện tại chƣa có các công trình nghiên cứu sâu về đặc điểm sinh học, sinh thái loài rắn Hổ mang chúa. Do vậy việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài rắn Hổ mang chúa tại trung tâm là cần thiết phục vụ cho công tác quản lí cũng nhƣ chăm sóc nhân nuôi cứu hộ loài. 9
- Chƣơng2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung - Góp phần bổ sung dữ liệu khoa học về sinh học, sinh thái học loài rắn hổ mang chúa trong điều kiện nuôi nhốt. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Cung cấp một số dẫn liệu sinh học, sinh thái của loài rắn hổ mang chúa phục vụ cho công tác bảo tồn loài. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát riển loài rắn hổ mang chúa trong môi trƣờng nuôi nhốt có hiệu quả tại Trung tâm cứu hộ đông vật hoang dã Sóc Sơn. 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu Quần thể rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loàirắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn. 2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh tháithức ăn loài rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn. 2.3.3 Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài rắn hổ mang chúa nói chung và tai Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn nói riêng. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Nhằm thu thập những thông tin về thực trạng rắn hổ mang chúa, đặc điểm sinh học, sinh thái, đặc điểm thức ăn của rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn. - Đối tƣợng: Cán bộ trung tâm cứu hộ và ngƣời dân địa phƣơng. - Cách thức tiến hành:Đề tài tiến hành phỏng vấn10 cán bộ trung tâm cứu hộ để tìm hiểu thông tin về tình trạng rắn hổ mang, đặc điểm sinh sản, đặc điểm thức ăn của rắn Hổ mang chúa. Bảng câu hỏi phỏng vấn đƣợc thiết kế chi tiết tại Phụ lục 01.Các thông tin về rắn Hổ mang chúa đƣợc ghi tại bảng 2.1 10
- Bảng 2.1 Thông tin chung về rắn hổ mang tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn Tên ngƣời phỏng vấn: . Tên ngƣời đƣợc phỏng vấn: Chức vụ: . Địa điểm : Thời gian phỏng vấn: . Số lƣợng rắn tại trung tâm Nguồn gốc rắn Số năm nuôi Số cá thể đực Số cá thể cái sinh sản Nuôi nhốt có sinh sản đƣợc không? Có Không Số cá thể cái Tuổi sinh sản Thời gian sinh sản( tháng mấy) Một lần đẻ bao nhiêu trứng? Phƣơng pháp ấp Loại thức ăn rắn ăn Loại thức ăn ƣa thích Với thức ăn cung cấp có ăn hết không C ó Không 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học rắn hổ mang chúa tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn 2.4.2.1. Hình thái rắn Hổ mang chúa - Đề tài tiến hành sử dụng phƣơng phápquan sát trực tiếp, ghi chép và mô tả các đặc điểm hình dạng (thân, đầu, vẩy, má, đuôi, ), màu sắc rắn hổ mang chúa. Kết quả đƣợc ghi tại Bảng 2.2 11
- Bảng 2.2. Mô tả đặc điểm hình dạng rắn hổ mang chúa Ngƣời điều tra : . Thời gian : Địa điểm : Các bộ phận Đặc điểm Thân Đầu Vẩy Má Đuôi 2.4.2.2. Xác định trọng lượng - Để xác định trọng lƣợng rắn hổ mang chúa đề tài tiến hành cân, đo kích thƣớc khối lƣợng cơ thể ( các số đo kích thƣớc : chiều dài thân, chiều rộng thân, trọng lƣợng cơ thể) - Cách thức tiến hành: Đề tài sử dụng phƣơng pháp thí nghiệm trên 10 cá thể rắn hổ mang trƣởng thành (rắn hổ mang trƣởng thành là những cá thể có độ tuổi ≥ 2 tuổi ) và 10 cá thể rắn hổ mang non ( rắn hổ mang non là những cá thể có độ tuổi < 2 tuổi ). Sử dụng cân điện tử để xác định trọng lƣợng rắn hổ mang chúa, dùng thƣớc kẹp ( thƣớc dây ) để đo chiều dài, chiều rộng các bộ phận cơ thể . Kết quả thu đƣợc ghi tại Bảng2.3 và 2.4 Bảng2.3. Kích thƣớc rắn hổ mangchúa trƣởng thành Ngƣời điều tra : Thời tiết : . Thời gian : Địa điểm : STT Kết quả đo rắn hổ mang chúa trƣởng thành Ghi chú Chiều dài Chiều rộng Trọng lƣợng (cm) (cm) (kg) Tổng Bình quân 12
- Bảng2.4. Kích thƣớc rắn hổ mang chúa non Ngƣời điều tra: Thời tiết: . Thời gian: Địa điểm: STT Kết quả đo rắn hổ mang non Ghi chú Chiều dài Chiều rộng Trọng lƣợng (cm) (cm) (kg) Tổng Bình quân 2.4.2.3. Tập tính hoạt động Đề tài sử dụng phƣơng pháp trọng tâm để thu thập các thông tin về tập tính của rắn hổ mang chúa. Các dụng cụ sử dụng: Đồng hồ bấm giờ, bút, biểu ghi đã đƣợc chuẩn bị trƣớc . Nguyên tắc: Lựa chọn một cá thể quan sát và ghi chép liên tục các tập tính xuất hiện của cá thể đó trong thời gian 6 ngày. Khoảng thời gian lấy mẫu là 10 phút một lần. Trình tự: Lấy mẫu theo phƣơng pháp trọng tâm đƣợc tiến hành trong suốt thời gian quan sát, đƣợc tổng hợp hàng ngày và cân đối tổng thời gian quan sát giữa các cá thể đƣợc lựa chọn. Dữ liệu thu thập đƣợc ghi vào biểu thu mẫu tập tính theo phƣơng pháp lấy mẫu trọng tâm (bảng 2.6) Các tập tính của rùa đƣợc phân loại nhƣ sau:(Bảng 2.5) 13
- Bảng2.5Mô tả các tập tính của rắn hổ mang chúa Hoạt động Mô tả Vận động Khi con vật di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác. Ăn uống Khi con vật đƣa thức ăn vào mồm, nhai, nuốt thức ăn. Nghỉ ngơi Con vật nằm im một chỗ không di chuyển Sƣởi nắng Con vật di chuyển đến nơi có ánh nắng và nằm sƣởi nắng trong khoảng thời gian trên 5 phút. Ẩn nấp Con vật dấu mình nằm im dƣới lá, hang ổ Giao tiếp Con vật trao đổi thông tin qua tiếng kêu Trong quá trình quan sát trực tiếp,theo dõi mọi tƣ thế, cử chỉ, biểu hiện của từng cá thể trong ngày. Tiến hành theo dõi 2 đối tƣợng là rắn con và rắn trƣởng thành xen kẽ nhau. Qua đó mô tả các tập tính của rắn Hổ mang chúa. Bảng 2.6: Biểu theo dõi tập tính rắn hổ mang chúa Ngƣời quan sát : Đối tƣợng: Ngày : Địa điểm : Thời tiết: Thời Ăn uống Vận động Nghỉ Ẩn Sƣởi Giao gian ngơi nấp nắng tiếp 6.00 6.10 6.20 2.4.2.4. Sinh sản Nghiên cứu về sinh sản cần thời gian dài trong nhiều năm, nhƣng thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn nên đề tài tiến hành sử dụng 2 phƣơng pháp chính để thu thập số liệu về rắn hổ mang chúa: Phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp và quan sát trực tiếp các biểu hiện của rắn hổ mang chúa. 14
- Đề tài tiến hành sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn để tìm các thông tin liên quan đến đặc điểm sinh sản của rắn hổ mang chúa tại Trung tâm. Tiến hành phỏng vấn 10 cán bộ Trung tâm. Bảng câu hỏi phỏng vấn đƣợc thiết kế chi tiết tại Phụ lục 01. Kết quả điều tra đƣợc ghi vào Bảng 2.7. Bảng 2.7. Theo dõi năng lực sinh sản của rắn hổ mang chúa Ngƣời điều tra : . Thời gian: Địa điểm: STT Nội dung theo dõi Kí hiệu Năm theo dõi 1 Chỉ số trực tiếp 1a Tổng số cá thể bố mẹ a 1b Tổng số cá thể cái b 1c Số cá thể cái sinh sản c 1d Tổng số trứng d 1e Số trứng đạt tiêu chuẩn ấp e 1f Số trứng nở f 2 Chỉ số gián tiếp 2a Tỷ lệ cá thể cái sinh sản c/b % 2b Số trứng bình quân/ổ(con cái) d/c 2c Tỷ lệ ấp nở thành công f/e% 2d Bình quân con cái/con non f/e% 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh tháithức ăn rắn hổ mang chúa Đề tài tiến hành sử dụng phƣơng pháp quan sát trực tiếp kết hợp phỏng vấn để thu thập các thông tin sau: - Xác định loại thức ăn : quan sát trực tiếpvà phỏng vấn cán bộ trung tâm vềloại thức ăn của rắn, biểu hiện của rắn khi nó di chuyển đến chỗ thức ăn. Loại thức ăn nào ăn trƣớc, loại nào ăn nhiều hơn, phản ứng khi ăn và sau khi ăn Cho rắn ăn các loại thức ăn khác nhau để xác định loại thức ăn ƣa thích. Kết quả quan sát ghi vào Bảng 2.8 Bảng 2.8Danh mục thức ăn của rắn hổ mang chúa 15
- Ngƣời điều tra: Thời tiết: Thời gian: Địa điểm: TT Tên Việt Nam Tên Khoa Học Ghi chú - Xác định lƣợng thức ăn tiêu thụ Đề tài tiến hành sử dụng phƣơng pháp quan sát trực tiếp và cân lƣợng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của rắn hổ mang chúa.Lƣợng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của rắn bằng các bƣớc nhƣ sau: Tiến hành quan sát, thu thập lƣợng thức ăn mà rắn tiêu thụ trong 6 ngày liên tiếp với hai đối tƣợng rắn trƣởng thành và rắn non. Bƣớc 1: Tiến hành cân lƣợng thức ăn cung cấp đầu vào cho rắn Bƣớc 2: Tiến hành cân lƣợng thức ăn còn thừa của rắn hàng ngày Bƣớc 3: Từ đó xác định khẩu phần ăn hàng ngày của rắn. Lƣợng thức ăn đƣợc xác định bằng công thức : L = C – T L : Lƣợng thức ăn trong ngày C : Lƣợng thức ăn cung cấp T : Lƣợng thức ăn còn lại cuối ngày Kết quả tiêu thu thức ăn của các cá thể rắn đƣợc ghi tạiBảng 2.9 16
- Bảng2.9Lƣợng thức ăn rắn hổ mang chúa tiêu thụ Lƣợng thức ăn Lƣợng thức ăn Lƣợng thức ăn rắn Ngày đầu vào(gram) thừa (gram) tiêu thụ( gram) Cá thể rắn non Cáthể rắn trƣởng thành Từ bảng sổ liệu tính lƣợng thức ăn trung bình một cá thể rắn non và trƣởng thành tiêu thụ bằng công thức Ltb =L/6 Ltb là lƣợng thức ăn tiêu thụ trung bình L là tổng lƣợng thức ăn tiêu thụ trong 6 ngày của một cá thể rắn - Xác định lƣợng thức ăn ƣa thích của rắn hổ mang chúa Việc xác định lƣợng thức ăn ƣa thích của rắn hổ mang chúa dựa trên tiêu trí lƣợng thức ăn tiêu thụ Tiến hành bố trí thí nghiệm trên các cá thể rắn 6 ngày liên tiếp: Bƣớc 1: Với mỗi loại thức ăn cân 200 g để riêng nhau và mang đem cho rắn hổ mang chúa ăn. Bƣớc 2: Cân lƣợng thức ăn thừa của từng loại thức ăn. Bƣớc 3: Tính ra lƣợng thức ăn tiêu thụ của từng loại thức ăn. Kết quả về lƣợng thức ăn tiêu thụ của rắn đƣợc ghi vào Bảng2.10 17
- Bảng 2.10 Lƣợng thức ăn tiêu thụ của rắn hổ mang chúa khi cân 200 g Loại Lƣợng thức ăn đầu Lƣợng thức ăn Lƣợng thức Phần trăm thức ăn Ngày vào (200 g) thừa ăn tiêu thụ tiêu thụ Dựa vào lƣợ ng thức ăn tiêu thụ của các cá thể rắn trong các ngày tính trung bình lƣợng thức ăn tiêu thụ trong 6 ngày ( quy ra phần trăm) và đƣa ra thức ăn ƣa thích của rắn hổ mang chúa . Ltb =L/6 Ltb là lƣợng thức ăn tiêu thụ trung bình L là tổng lƣợng thức ăn tiêu thụ trong 6 ngày của một cá thể rắn đối với từng loại thức ăn. Ta có thể đƣa ra chỉ tiêu sau: Lƣợng thức ăn tiêu thụ 50% : loại thức ăn ƣa thích Lƣợng thức ăn tiêu thụ 50 đến 60%: ƣa thích trung bình Lƣợng thức ăn tiêu thụ 60 đến 70%: ƣa thích khá 18
- Lƣợng thức ăn tiêu thụ 70 đến 90% ƣa thích tốt Lƣợng thức ăn tiêu thụ >90% : rất ƣa thích Từ việc nghiên cứu loại thức ăn ƣa thích đề xuất với cán bộ trung tâm để rắn có loại thức ăn tốt nhất phục vụ sinh trƣởng phát triển của rắn. 2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu điều tra đƣợc nhập vào máy tính theo các bảng biểu và đƣợc tính toán bằng các hàm trên exel và tổng hợp báo cáo. 19
- Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Vị trí địa lý Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn nằm trên địa phận xã Tiên Dƣợc, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Vùng đồi gò huyện Sóc Sơn (trên địa bàn 11 xã, thị tấn) nằm phía Tây Bắc của huyện Sóc Sơn, cách thủ đô Hà Nội 40km. + Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên + Phía Nam giáp các xã Tân Dân, Thanh Xuân, Phú Cƣờng sân bay quốc tế Nội Bài. + Phía Đông giáp các xã Trung Giã, Bắc Phú, Xuân Giang, Đức Hòa + Phía Tây giáp huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc. Xã Tiên Dƣợc phía Đông giáp xã Đức Hòa, phía Tây giáp xã Quang Tiến, phía Bắc giáp thị trấn Sóc Sơn, phía Nam giáp xã Đông Xuân, phía Tây Nam giáp xã Mai Đình, phía Tây Bắc giáp xã Phù Linh. Hình 3.1: Bản đồ vị trí xã Tiên Dƣợc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội 3.1.2 Địa hình, địa thế Xã Tiên Dƣợc cũng có những đặc điểm về địa hình chung của huyện Sóc Sơn. 20
- - Nhìn chung địa hình của vùng đồi gò thấp dần theo hƣớng Tầy Bắc – Đông Nam. Địa hình ở đây chia cắt tƣơng đối mạnh, sƣờn dốc lƣu vực ngắn. Độ dốc trung bình từ 20 – 25o , có nơi dốc > 35o. Xen kẽ các vùng núi, đồi, gò là những cánh đồng nhỏ hẹp. Chính vì vậy, hệ thống rừng trên vùng đồi gò rất quan trọng trong việc giữ nƣớc, điều tiết nƣớc cho nông nghiệp, nếu nhƣ độ che phủ rừng đảm bảo và ngƣợc lại nếu độ che phủ rừng không đảm bảo hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi đất sẽ ảnh hƣởng rất lớn đên sản xuất nông nghiệp trong vùng. 3.1.3 Khí Hậu - Xã Tiên Dƣợc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ( chung với khi hậu huyện Sóc Sơn), có 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa rừ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Bức xạ tổng cộng hàng năm của khu vực 125,7 Kcal/cm2 và bức xạ quang hợp chỉ đạt 61.4 Kcal/cm2 . Số giờ nắng trong năm khá dồi dào 1.645 giờ. Trung bình một ngày có 3-5 giờ nắng, tháng có gờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 10, trung bình mỗi ngày có 7 giờ nắng. Với nền bức xạ luôn luôn dƣơng cùng với giờ chiếu sang khá lớn đó là điều kiện rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển. - Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ hàng năm đạt: 8500 – 9000oC , nhiệt độ bình quân/năm là 23,5oC. Độ ẩm không khí trung bình/năm là 84%. Lƣợng bốc hơi trung bình/năm là 650mm. - Lƣợng mƣa trung bình/năm là 1.670mm, năm mƣa ít nhất là: 1.000mm, năm mƣa nhiều nhất là: 2.630mm. Song lƣợng phân phối không đều trong năm, mùa mƣa tập trung vào các tháng 7,8,9 lƣợng mƣa chiếm từ 80 – 85% lƣợng mƣa cả năm, mùa này thƣờng có những trận mƣa kéo dài, có gió xoáy và bão - Bão thịnh hành từ tháng 7 đến tháng 10, tháng 8 bão xảy ra nhiều nhất. Bão thƣờng gây ra gió mạnh và mƣa lớn. Nhìn chung khí hậu của xã Tiên Dƣợc có điều kiện lợi thế phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Hạn chế chính của khí hậu ở đây là lƣợng mƣa 21
- lớn lại tập trung gây lũ lụt, đất đai bị xói mòn, rửa trôi làm cho đất bị nghèo kiệt, nhất là diện tích không có rừng, độ dốc lớn. 3.1.4 Đặc điểm thủy văn - Hệ thống sông ngòi của huyện dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, có ảnh hƣởng đến chế độ thủy văn của huyện; không chỉ là nguồn cung cấp nƣớc tƣới và nƣớc sinh hoạt mà còn là nơi tiếp nhận nguồn nƣớc thải và tiêu chí nƣớc khi mùa mƣa lũ đến. Bên cạnh đó là hệ thống cá suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nƣớc quan trọng vào mùa khô. 3.1.5. Các nguồn tài nguyên của huyện Sóc Sơn 3.1.5.1. Tài nguyên đất Tài nguyên đất của huyện có tổng diện tích 30.651 ha, đƣợc chia làm 15 loại đất chính, cụ thể tại bảng 3.1. Bảng 3.1 Đặc điểm từng loại đất khu vực nghiên cứu Stt Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) I Nhóm đất phù sa 5.061 1 Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm chua Pb.c 385 2 Đất phù sa ít đƣợc bồi trung tính kiềm yếu Pb.i.k 419 3 Đất phù sa không đƣợc bồi không gley hoặc gley Pb 664 yếu 4 Đất phù sa không đƣợc bồi có gley trung bình Ps 542 hoặc mạnh 5 Đất phù sa không đƣợc bồi không gley hoặc gley Pc 680 yếu thƣờng chua 6 Đất phù sa không đƣợc bồi gley mạnh úng nƣớc Pj 990 mƣa mùa hè 7 Đất phù sa ngòi suối Py 172 8 Đất phù sa không đƣợc bồi dƣới có sản phẩm Pf 1.209 feralit 22
- II Đất bạc màu 12.501 1 Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản Ba 10.665 phẩm feralit 2 Đất dốc tụ xen núi bạc màu không có sản phẩm D 1.846 feralit III Nhóm đất feralit 9.733 1 Đất feralit trên núi Fe 1.091 2 Đất feralit vàng đỏ hoặc vàng phát triển trên đá Fs 5.845 sa thạch quawczit, cuội kết và dăm kết 3 Đất feralit vàng hoặc đỏ vàng phát triển trên Fa 376 phiến thạch sét aglit, silic, hoặc gnai xen lẫn fecmatit 4 Đất feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ Fp 879 5 Đất feralit biến đổi do trồng lúa nƣớc Fl 1.542 IV Các loại đất khác 3.356 Nguồn: UBND huyện Sóc Sơn, 2008 3.1.5.2 Tài nguyên nước a) Nguồn nƣớc mặt: Huyện Sóc Sơn có trữ lƣợng nƣớc mặt khá dồi dào tuy nhiên nguồn nƣớc mặt đang bị nguy cơ ô nhiễm đe dọa khó khăn cho khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hàng năm riêng vùng gò đồi đã tiếp nhận trung bình 50 – 60 triệu m3 nƣớc mƣa, đây là lƣợng nƣớc mƣa nghèo, phân bố không đều trong năm. Chính vì vậy nƣớc mặt của huyện đƣợc khai thác từ 3 nguồn chính: - Nƣớc mƣa đƣợc giữ lại bằng các hồ chƣa nhƣ: Đại Lải quan kênh số II, Đồng Quang, Cầu Bãi, Hoa Sơn, Đạo Đức, - Nƣớc sông chảy qua huyện: sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ. - Nƣớc từ sông Hồng qua hệ thống tiếp từ huyện Đông Anh. b) Nguồn nƣớc ngầm: Huyện nằm trong khu vực có nguồn nƣớc ngầm khá dồi dào với trữ lƣợng khá lớn, chất lƣợng tốt có tầng bảo vệ chống ô nhiễm. Vùng đồng bằng của huyện nƣớc ngầm nông ở độ sâu 0,7 – 0,3m vào mùa mƣa, vào 23
- mùa khô có độ sâu 3,2m. Nƣớc ngầm ổn định ổn định ở độ sâu 3,1 – 3,2m với áp lực yếu không ảnh hƣởng lớn đến các công trình xây dựng. Nhìn chung, Sóc Sơn vẫn là vùng nghèo nƣớc, đặc biệt ở vùng gò đồi, lƣợng mƣa phân bố không đều theo không gian và thời gian trong năm đã làm cho huyện trở thành vùng hạn và ngập úng trọng điểm của Hà Nội. Do đó, để phát triển lâu bền môi trƣờng tự nhiên, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, cần có chiến lƣợc bảo vệ và phát triển tài nguyên nƣớc cho thông qua xây dựn, nâng cấp các hồ, đập để giữ nƣớc phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, cung cấp nƣớc sinh hoạt cho nhân dân và phát triển du lịch. 3.1.5.3. Tài nguyên rừng Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 toàn bộ huyện có 5.380,41 ha đất lâm nghiệp chủ yếu là đất rừng trồng phòng hộ và đặc dụng phân bố ở khu vực núi phía Bắc huyện. Kết quả kiểm kê hiện trạng sử dụng đất vùng gò đồi phục vụ cho điều chỉnh quy hoạch rừng Sóc Sơn trên quy mô tổng diện tích của 11 xã là 5.817,8 ha cho thấy quỹ đất có rừng hiện nay là 4.360,4 ha (chiếm 75%). Bên cạnh đó phần diện tích rừng xen kẽ trong các khu dân cƣ 974,2 ha và trong các khu quân sự 63,6 ha; đất vƣờn ƣơm 5,5 ha, đất trống chƣa có rừng 191,1 ha và các loại đất khác 223 ha. Thực chất tài nguyên rừng của Sóc Sơn chỉ có 4.557 ha, trong đó đất có rừng là 4.360,4 ha và 5,5 ha đất vƣờn ƣơm. 3.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản Nguồn khoáng sản của huyện chủ yếu là than bùn ở các xã phía Bắc huyện, Vàng sa khoáng ở Minh Trí (Sóc Sơn) phân bố dài 500 m, bề rộng 30 – 50m, kèm theo là một vành đai thiếc sa khoáng bậc 1 có diện tích 2,2 km2 . Ngoài ra còn có nhiều loại khoáng sản có giá trị là nguyên vật liệu xây dựng nhƣ Kaolin, đá ong, cát xây dựng. 3.1.5.5. Địa chất, đất đai a. Địa chất và đá mẹ 24
- Cấu tạo địa chất của vùng đồi gò Sóc Sơn chủ yếu thuộc hệ Tría Thống thƣợng, bậc Carmi, tầng Mẫu đơn bao gồm các nham thạch chính là : Sa thạch, Diệp thạch sét và hệ Jura gồm Cuội kết. Các loại đá mẹ chính: Phấn sa, Sa thạch, Phiến thạch sét, Dăm kết, Cuội kết và phù sa cổ, các loại đá mẹ này thƣờng phân bố xen kẽ nhau Theo kết quả điều tra đánh giá đất đồi gò Sóc Sơn, bao gồm 25 dạng lập địa chính thuộc 3 nhóm đất chính sau: b. Đặc điểm, đặc trƣng, diện tích các nhóm đất chính - Nhóm đất núi thấp Tổng diện tích 482,8 ha chiếm 8,3% đất đồi gò. Đây là loại đất phân bố ở độ cao > 300m, có độ dốc > 25o. Tầng đất mỏng< 50cm, tỷ lệ đá lẫn nhiều, đất khô, hàm lƣợng dinh dƣỡng nghèo. Nhóm đất này thuộc đối tƣợng phòng hộ để che phủ, bảo vệ đất - Nhóm đất đồi Tổng diện tích 1.778,5 ha, chiếm 30,5% đất đồi gò Đây là loại đất phân bố ở độ cao từ 100m – 300m - Nhóm đất đồi thấp lƣợn song, dốc thoải Tổng diện tích 3.565,2 ha, chiếm 61,2% đất đồi gò 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn 3.2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế huyện Sóc Sơn Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn của huyện có bƣớc tăng trƣởng nhanh liên tục. Tổng GTSX trên địa bàn huyện tăng từ 2.026 tỷ đồng năm 2000 lên 12.427 tỷ đồng năm 2006 và đạt 33.055,7 tỷ đồng năm 2010 (theo giá trị hiện hành). Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 – 2008 đạt 20%/năm, giai đoạn 2003 – 2007 đạt tới 24%/năm (là một trong những địa phƣơng có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất của thành phố). Giai đoạn 2009 – 2010, do nhiều nguyên nhân chỉ tiêu này của huyện Sóc Sơn chỉ đạt 12%/năm (của Thành phố 11%). Kinh tế do huyện quản lý tăng từ 3.345 tỷ đồng năm 2007 lên 5.272 tỷ đồng năm 2010. Tốc độ tằn trƣởng bình quân 2001 – 2007 đạt 20,32%/năm, đến năm 2010 chỉ đạt 15,95% 25
- 3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành a) Khu vực kinh tế nông nghiệp Khu vực nông nghiệp thời gian qua có sự tăng trƣởng ổn định, nhƣng chậm so với các ngành kinh tế khác. GTSX nồn nghiệp tăng từ 261 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 518 tỷ đồng năm 2006, đạt 1.113 tỷ đồng năm 2010 ( theo giá trị thực tế), bình quân tăng 3.05%/năm. Về mặt tƣơng đối, đóng góp của nông nghiệp vào GTSX trên địa bàn đã giảm mạnh từ gần 13% tổng GTSX trên toàn huyện năm 2000 xuống còn 4,17% năm 2006 và 3,62% năm 2010. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ nông nghiệp của huyên những năm 2001 – 2010 diễn ra theo xu hƣớng tƣơng đối chậm, tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt, lâm nghiệp giảm chậm, ngành chăn nuôi tăng nhẹ 3%. Chi tiết chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đƣợc thể hiện qua bảng 3.2. Bảng 3.2 Bảng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Lâm Thủy Sản nghiệp 2002 56,19 40,72 0,22 1,33 1,54 2005 54,73 42,80 0,13 0,70 1,64 2006 56,11 41,24 0,12 0,91 1,62 2007 48,51 49,46 0,11 0,37 1,55 2008 50,65 47,65 0,08 0,08 1,54 2009 51,04 46,82 0,00 0,31 1,83 Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Sơn, Cục Thống kê Hà Nội,2010 b) Khu vực công nghiệp Trong những năm gần đây, quy mô GTSX công nghiệp Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quần khoảng 23,55% hàng năm giai đoạn 2002 – 2010. Về mặt giá trị, quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2002 – 2010 đã có sự tăng trƣờng đại nhảy vọt, với quy mô tăng trên 36,8 lần (theo giá thực tế). GTSX công nghiệp tăng từ gần 690 tỷ đồng năm 26
- 2000 lên 9.983 tỷ đồng vào năm 2006, 18.031 tỷ đồng năm 2008 và 25.395 tỷ đồng năm 2010. Về mặt tốc độ tăng trƣởng, sự phát triển của công nghiệp Sóc Sơn có thể đƣợc chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 2002 – 2005, GTSX công nghiệp trên địa bàn đạt tốc độ rất cao ở mức 32,57%/năm; Tốc độ tăng trƣởng GTSX công nghiệp giảm mạnh trong giai đoạn 2006 – 2010, đạt mức 15,35%/năm. Điều này cho thấy sự phát triển kinh tế của huyện Sóc Sơn phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực công nghiệp. c) Khu vực kinh tế dịch vụ Về mặt giá trị, quy mô sản xuất dịch vụ trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2000 – 2010 đã tăng hơn 6 lần (giá trị thực tế). GTSX dịch vụ tăng từ gần 870 tỷ đồng năm 2000 lên 1.665 tỷ đồng năm 2006, 3.672 tỷ đồng năm 2008 và đạt 5.385 tỷ đồng năm 2010. Về mặt tƣơng đối, đóng góp của dịch vụ vào GTSX trên địa bàn đã giảm mạnh từ hơn 40% tổng GTSX toàn huyện năm 2000 xuống còn 13,4% năm 2006. Từ năm 2007, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ vào tổng GTSX trên đại bàn duy trì ở mức khoảng từ 15 – 15%/năm. Nhìn chung, các dịch vụ trên địa bàn huyện đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. 3.3 Lịch sử hình thành trung tâm cứu hộ Sóc Sơn Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trƣớc thực trạng của việc săn bắn, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã (ĐVHD) ngày một gia tăng cả về quy mô và phạm vi hoạt động trên toàn quốc nói chung, địa bàn Hà Nội nói riêng. Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nƣớc, đồng thời là đầu mối giao lƣu trung chuyển và là tụ điểm buôn bán tiêu thụ lớn ĐVHD. Trƣớc những yêu cầu bức thiết của công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái nói chung, bảo vệ ĐVHD nói riêng, góp phần thực hiện tốt các Công ƣớc Quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thực hiện Chỉ thị số 359/CT- TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tƣớng Chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài ĐVHD. Đƣợc sự chấp thuận của Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND thành phố Hà Nội ra Quyết 27
- định số 2031/QĐ-UB ngày 13/6/1996 về việc thành lập Trung tâm cứu hộ ĐVHD và Kỹ thuật bảo vệ rừng, gọi tắt là Trung tâm cứu hộ ĐVHD. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, hợp nhất giữa thành phố Hà Nội với tỉnh Hà Tây. Trung tâm đƣợc thành lập lại tại Quyết định số 2485/QĐ – SNN ngày 30/11/2009 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Nội và đƣợc tổ chức lại tại Quyết định số 4018/QĐ – UBND ngày 28/6/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc “Tổ chức lại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã và Kỹ thuật bảo vệ rừng Sóc Sơn thuộc Chi cục Kiểm lâm, thành Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Trung tâm thực hiện chức năng cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ thăm quan, học tập; quan hệ trong nƣớc và quốc tế trong việc nghiên cứu, bảo tồn, trao đổi, cung cấp động vật hoang dã các thế hệ sau (F2). 3.4. Quá trình xây dựng và phát triển của Trung tâm Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã và Kỹ thuật bảo vệ rừng, nay là Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội; đã trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, cơ bản qua 03 giai đoạn nhƣ sau: + Giai đoạn 1 ( từ năm 1996 đến năm 2009): Thực hiện Quyết định số 2031/QĐ – UB ngày 13/6/1996 của UBND thành phố Hà Nội về việc “thành lập Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã và kỹ thuật bảo vệ rừng”, gọi tắt là Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã; với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao thực hiện việc tiếp nhận ĐVHD do các cơ quan chức năng bắt giữ, tịch thu trong quá trình săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép để tôt chức cứu hộ, thả về môi trƣờng tự nhiên và thực hiện công tác kỹ thuật bảo vệ rừng. Thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, Trung tâm đã xác định phƣơng châm vừa xây dựng cơ sở vật chất vừa thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Từ ngày đầu thành lập, Trung tâm chỉ có duy nhất một quyết định thành lập, chƣa có trụ sở làm việc và chuồng trại cứu hộ động vật hoang dã, cùng đội ngũ CBCNV gồm 7 đồng chí (trong đó 01 Giám đốc; 01 Phó Giám đốc, 01 Kỹ sƣ chăn nuôi, 04 Nhân viên bảo vệ kiêm nhiệm công việc nuôi dƣỡng, chăm sóc động vật). 28
- + Giai đoạn 2 (Từ năm 2009 đến năm 2013): Sau khi hợp nhất giữa Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hà Tây, Trung tâm đƣợc thành lập tại Quyết định số 2485/QĐ – SNN ngày 30/11/2009 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội. Với chức năng nhiệm vụ đƣợc giao “cứu hộ, bảo tồn,nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ thăm quan, học tập; động vật hoang dã thế hệ sau (F2)”. Với nhiệm vụ đƣợc bổ sung là bảo tồn và nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã. Trung tâm đã chủ động phối hợp với Vƣờn thú Hà Nội; Thảo cầm viên Sài Gòn để trao đổi học tập kinh nghiệm chuyên gia, các nhà khoa học, các viện nghiên cứu có kinh nghiệm trong lĩnh vực trong lĩnh vực nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã. Sau một thời gian ghép đôi, cho giao phối; đến ngày 10/5/2010, 03 cá thể Hổ đầu tiên đƣợc sinh dản thành công tại Trung tâm, đánh dấu một bƣớc chuyển mình, đột phá trong công tác nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã nói chung và loài Hổ nói riêng, tạo tiền đề để thực hiện tốt công tác nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã. Tiếp đó trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, Trung tâm đã nhân nuôi sinh sản thành công đƣợc 19 cá thể Hổ; 01 cá thể Vƣợn đen má trắng; 10 các thể Khỉ đuôi dài. + Giai đoạn 3 ( Từ năm 2013 đến nay): Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập sau rộng của nên kinh tế thị trƣờng, công tác bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trƣờng nối chung, bảo vệ các loài động vật hoang dã nói riêng. Công tác cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã ngày một trở nên bức thiết. Trƣớc tình hình đó, việc tổ chức lại hoạt động của Trung tâm là cần thiết, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác cứu hộ động vật hoang dã. Trung tâm đã chủ động xây dựng Đề án kiện toàn lịa tổ chức hoạt động của Trung tâm nâng cấp từ đơn vị cấp 3 trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, thành đợn vị cấp 2 trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT; trình Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và UBND thành phố Hà Nội. Ngày 28/6/2013, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 4018/QĐ – UBND về việc “ Tổ chức lại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã và Kỹ thuật bảo vệ rừng Sóc Sơn thuộc Chi cục Kiểm lâm, thành Trung tâm Cứu 29
- hộ dộng vật hoang dã Hà Nội, trực thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn. Thực hiện chức năng nhiệm vụ đƣợc giao “cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ thăm quan, học tập, quan hệ trong nƣớc và quốc tế trong việc nghiên cứu, bảo tồn, trao đổi, cung cấp động vật hoang dã các thế hệ sau (F2)”. Đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Sở, ban ngành thuộc Thành phố và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, toàn diện và sát sao của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội. Đi đôi với việc xây dựng củng cố cơ sở vật chất nhƣ cải tạo nâng cấp hệ thống chuồng trại phục vụ công tác cứu hộ, công tác tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng đặc biệt đƣợc quan tâm. Từ năm 1996 với 07 cán bộ công nhân viên; trong đó trình độ Đại học 03 đồng chí, còn lại là Sơ cấp và công nhân lao động. Sau 20 năm hoạt động, do đặc thù công việc có tính chất độc hại, nguy hiểm cao; do vậy đã có trên 80 lƣợt cán bộ công nhân viên luân chuyển đến công tác tại Trung tâm, qua từng thời kỳ nhiều đồng chí đã chuyển đến đơn vị khác hoặc đã nghỉ việc, nghỉ hƣu; đến nay Trung tâm hiện có đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 24 đồng chí, trong đó: Viên chức là 09 đồng chí, hợp đồng theo Nghị định 68/CP là 06 đồng chí, hợp đồng lao động có thời hạn dƣới 12 tháng là 09 đồng chí. Về trình độ: Đại học là 9 đồng chí, trình độ Trung cấp 10 đồng chí, Phổ thông trung học 5 đồng chí. Với phƣơng châm vừa xây dựng cơ sở vật chất, vừa thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, 20 năm qua Trung tâm đã khắc phục mọi khó khăn, đồng thời tranh thủ tốt sự quan tâm chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, các Sở ban ngành thuộc UBND Thành phố, sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan khoa học, các địa phƣơng khác ngoài Thành phố, của Huyện ủy – UBND huyện Sóc Sơn, cùng với sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Sở Nông nghiệp & PTNT, của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội; tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đƣợc giao. 30
- Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm sinh học rắn Hổ mang chúa 4.1.1. Đặc điểm hình thái, trọng lượng rắn hổ mang chúa - Đặc điểm phần đầu: Rắn hổ mang chúa có phần đầu lớn hình bầu dục, phân biệt với thân, có màu sắc đồng màu với thân ở con non và con trƣởng thành. Khi bị các tác động phần cổ rắn hổ mang chúa bạnh ra, tuy nhiên nhỏ hơn ở rắn hổ mang thƣờng. Rắn Hổ mang chúa không có vảy má, đầu có 2 vảy chẩm lớn, đỉnh đầu có một vảy hình tam giác có đỉnh hƣớng về phía đuôi (hình 4.1; 4.2 ) Hình 4.1. Mặt trƣớc đầu rắn Hình 4.2. Phần đầu rắn hổ mang chúa hổ mang chúa (Nguồn :Lê Văn Tú) ( Nguồn :Lê Văn Tú) Đầu rắn hổ mang chúa non có màu đen, trắng xen kẽ. Đối với rắn hổ mang chúa trƣởng thành đầu có màu vàng lục, đen chì. Khi di chuyển hay bị tác động phần lƣỡi rắn luôn phóng ra ngoài, cổ bạnh ra và phát tiếng kêu “phù phù”. - Đặc điểm phần thân: Rắn Hổ mang chúa non có màu đen, trên lƣng có các vạch vàng hình chữ V ngƣợc. Đối với cá thể trƣởng thành có màu vàng lục, nâu hoặc đen chì, trên lƣng các vạch chữ V ngƣợc màu vàng nhỏ dần màu trắng mờ, đôi khi các cá thể to nhìn không rõ (hình 4.3; 4.4; 4.5; 4.6) 31
- Hình 4.3. Phần thân rắn hổ Hình 4.4. Phần thân rắn hổ mang mangchúa trƣởng thành (chữ V chúa non (chữ V ngƣợc rõ nét) ngƣợc bị mờ) ( Nguồn: Lê Văn Tú) ( Nguồn: Lê Văn Tú) (1) (2) (3) Hình 4.5. Màu thân rắn hổ mang Hình 4.6. Màu thân rắn hổ mang chúa non chúa trƣởng thành ( Nguồn: Lê Văn Tú) (1) vàng đ ấ t (2) đen (3) xám bẩn ( Nguồn: Lê Văn Tú) Đặc điểm trọng lƣợng Tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn có 62 cá thể rắn hổ mang chúa với khối lƣợng từ 1,0kg- 17,3kg, phần thân dài 2,08m-3,77m, đƣờng kính thân từ 7.6cm đến 27.1cm (Phụ lục 03) 32
- Bảng 4.1: Các giai đoạn phát triển của rắn hổ mang chúa Tuổi Mô tả Đặc điểm hình Màu sắc Trọng lƣợng thái Rắn Hổ mang Đầu hình bầu dục, Toàn thân có màu Rắn hổ mang chúa chúa non cổ bành rộng, đen, trên lƣng có mới nở có chiều không có vảy má, các vạch màu dài trung bình đầu có 2 chẩm vàng hình chữ V 0.5m, khối lƣợng lớn, đỉnh đầu có ngƣợc đậm nét trung bình 20gram vẩy hình tam giác đỉnh hƣớng xuống đuôi Rắn Hổ mang Đầu hình bầu dục, Các cá thể rắn hổ Rắn hổ mang chúa chúa bán trƣởng cổ bành rộng, mang bán trƣởng bán trƣởng thành thành không có vảy má, thành có màu đen có khối lƣợng từ 1 đầu có 2 chẩm đôi khi màu nâu, đến 2kg dài trung lớn, đỉnh đầu có chữ V ngƣợc trên bình khoảng 2 đến vẩy hình tam giác lƣng màu vàng 3m đỉnh hƣớng xuống nhạt dần màu trắng ngà Rắn Hổ mang Đầu hình bầu dục, Các cá thể rắn hổ Rắn hổ mang chúa chúa trƣởng thành cổ bành rộng, mang chúa trƣởng trƣởng thành có không có vảy má, thành có màu trọng lƣợng từ đầu có 2 chẩm vàng, đen chì, 2kg đến khoảng lớn, đỉnh đầu có nâu, xám bẩn, chữ 60kg, chiều dài vẩy hình tam giác V ngƣợc trên lƣng khoảng từ 3 đến đỉnh hƣớng xuống nhạt màu, không 5m còn nhìn rõ 33
- 4.1.2. Tập tính rắn của hổ mang chúa trong điều kiện nuôi nhốt 4.1.2.1. Hoạt động của rắn hổ mang chúa Hổ mang chúa là loài động vật sống yên tĩnh, ƣa khô ráo. Trong môi trƣờng nuôi nhốt tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn quan sát thấy rắn ăn mồi chủ yếu vào ban ngày. Khi nhiệt độ môi trƣờng lên cao phát hiện rắn di chuyển nhiều và xu hƣớng leo lên nắp chuồng để tìm cách thoát ra bên ngoài. Những thời gian còn lại phần lớn rắn nằm cuộn tròn im một chỗ (hình 4.7;4.8) Hình 4.7. Rắn hổ mang chúa di Hình 4.8. Rắn hổ mang chúa chuyển leo lên miệng chuồng nằm nghỉ ( Nguồn: Lê Văn Tú) (Nguồn: Lê Văn Tú) 4.1.2.2. Thời gian hoạt động trong ngày của rắn hổ mang chúa Tại trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt nên việc quan sát tập tính của các cá thể rắn hổ mang chúa chỉ đƣợc diễn ra từ 6h sáng đến 18h chiều. Trong 6 ngày quan sát (những ngày cho rắn ăn) cho kết quả tại bảng 4.2. 34
- Bảng 4.2: Kết quả quan sát tập tính rắn hổ mang chúa Trung bình số lần hoạt động trong 1 ngày của rắn Hổ mang chúa 6h đến 18h (trung bình 6 ngày) Stt Đối tƣợng Ăn Nghỉ Giao Vận động Sinh sản uống ngơi tiếp Rắn Hổ mang chúa 18 2 50 2 0 1 non Tỷ lệ % 25 2.78 69.44 2.78 0 Rắn Hổ mang chúa 11 2 58 1 0 2 trƣởng thành Tỷ lệ % 15.28 2.78 80.55 1.39 0 Từ bảng số liệu 4.1 ta có biểu đồ so sánh thời gian hoạt động của rắn hổ mang chúa tại hình 4.1 và 4.2 nhƣ sau: Rắn Hổ mang chúa non Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Hình 4.1: Biều đồ thể hiện các hoạt động trong ngày của rắn hổ mang non 35
- Rắn Hổ mang chúa trƣởng thành Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Hình 4.2: Biều đồ thể hiện các hoạt động trong ngày của rắn hổ mang trƣởng thành Từ bảng số liệu 4.2 và hình 4.1, 4.2 ta thấy đối với cả rắn hổ mang non lẫn trƣởng thành phần lớn thời gian trong ngày giành cho việc nghỉ ngơi. Rắn Hổ mang chúa non là 69.44% tƣơng đƣơng 500 phút, rắn hổ mang chúa trƣởng thành là 80.55% tƣơng đƣơng 580 phút nhiều hơn ở rắn hổ mang non 80 phút. Ngoài nghỉ ngơi rắn Hổ mang chúa giành thời gian cho các hoạt động khác. Đối với rắn Hổ mang chúa non giành 25% (250 phút) quỹ thời gian cho vận động, 2.78% (20 phút) cho ăn uống và 2.78% (20 phút) cho giao tiếp. Đối với rắn hổ mang chúa trƣởng thành giành 15.28% (110 phút) cho vận động, 2.78% (110 phút) cho ăn uống, 1.39% (10 phút) cho giao tiếp. Tại khu vực nghiên cứu các cá thể rắn Hổ mang chúa chƣa ghép đôi sinh sản. Các hoạt động nghỉ ngơi của rắn Hổ mang chúa thƣờng diển ra vào buổi sáng sớm và chiều. Vào 10h sáng khi cán bộ trung tâm cho rắn ăn các hoạt động vận động, ăn uống mới diễn ra. Sau khi ăn uống chúng giành thời gian nghỉ ngơi vào buổi chiều và tiếp tục hoạt động trở lại vào chiều tối. Các hoạt động tập tính của rắn hổ mang chúa tại trung tâm cứu hộ Sóc Sơn khá trái ngƣợc với hoạt động ngoài tự nhiên của rắn ( hoạt động vào ban đêm). 36
- So sánh số lần hoạt động của rắn hổ mang chúa non và trƣởng thành tại biểu đồ 4.3 nhƣ sau: 60 50 40 30 20 10 0 Vận động Ăn uống Nghỉ Giao tiếp Sinh sản ngơi Rắn Hổ mang chúa non Rắn Hổ mang chúa trƣởng thành Hình 4.3: So sánh thời gian hoạt động trong ngày của rắn hổ mang chúa Mức hoạt động trong ngày của 2 cá thể rắn hổ mang chúa non và trƣởng thành khá đồng đều. Tuy nhiên nhận thấy cá thể rắn hổ mang chúa non linh hoạt hơn rắn hổ mang chúa trƣởng thành. Nhƣ vậy các hoạt động tập tính hằng ngày của rắn hổ mang chúa chủ yếu là vận động, nghỉ ngơi, ăn uống, giao tiếp. 4.1.2.3. Tập tính kiếm ăn của rắn hổ mang chúa Tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn thức ăn đƣợc cán bộ trung tâm lựa chọn chặt bỏ đầu, chia nhỏ và đƣa vào chuồng 3 ngày một lần. Khi cho thức ăn vào chuồng, hổ mang chúa không đến ăn ngay mà di chuyển nhiều, ngẩng cao đầu, cổ bạnh ra phát tiếng kêu,lƣỡi thè liên tục, sau đó hổ mang chúa dùng miệng tấn công, giữ thật chặt con mồi và nuốt vào bụng. Khi đã nuốt con mồi vào bụng chúng di chuyển một vòng và cuộn tròn nằm nghỉ (hình 4.9; 4.10) 37
- Hình 4.9. Rắn hổ mang chúa cắn con Hình 4.10. Rắn hổ mang chúa mồi nuốt con mồi ( Nguồn: Lê Văn Tú) ( Ngu ồ n : Lê Văn Tú) 4.1.2.4. Tập tính lột xác của rắn hổ mang chúa Trong điều kiện nuôi nhốt, rắn hổ mang chúa tăng trƣởng nhanh và thƣờng xuyên lột xác. Tại thời điểm quan sát(tháng 4/2018) rắn lột xác khá nhiều. Biểu hiện của lột xác ở rắn hổ mang chúa rõ nhất là mắt rắn mờ, màng mắt chuyển sang màu trắng đục. Khi quan sát thấy hiện tƣợng này, cán bộ trung tâm thƣờng cho vào chuồng nuôi cành khô, rơm để rắn cọ mình dễ dàng cho việc lột xác hơn. Khi mắt rắn chuyển sang trắng đục rắn có biểu hiện thu mình, cuộn tròn ẩn nấp. Sau khoảng 3 ngày mắt trở lại trong, chúng bắt đầu di chuyển nhiều và cọ ngƣời vào nền chuồng, cành khô để lột xác. Xác rắn lột dần từ phần đầu xuống đuôi. Sau khi lột xác thân rắn bóng, sáng hơn (hình 4.11; 4.12) Hình 4.11. Phần xác rắn đã lột Hình 4.12. Rắn hổ mang đang lột xác ( Nguồn: Lê Văn Tú) ( Ngu ồ n : Lê Văn Tú) 38
- 4.1.2.5. Tập tính tự vệ của rắn hổ mang chúa Rắn Hổ mang chúa có khả năng nhận biết các vật lạ, nguồn nguy hiểm từ xa rất tốt. Khi nhận biết đƣợc có ngƣời đang di chuyển lại chuồng rắn, chúng bắt đầu di chuyển, lƣỡi thè liên tục, cổ bành ra ngẩng đầu về phía ngƣời và phát tiếng kêu “phù phù”. Sau đó chúng có xu hƣớng phóng đầu để tấn công ngƣời mặc dù có tấm chắn lƣời từ cửa chuồng (hình 4.13) Hình 4.13. Rắn hổ mang chúa hƣớng về phía ngƣời ( Nguồn: Lê Văn Tú) 4.1.3. Đặc điểm sinh sản của rắn hổ mang chúa Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn chỉ thực hiện việc cứu hộ và nuôi duy trì đến khi các cá thể rắn hổ mang khỏe mạnh lại thả về môi trƣờng tự nhiên. Vì vậy không có quá trình sinh sản loài tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên tổng hợp một số nghiên cứu trƣớc đây nhƣ sau: Chu Ngọc Quân (2010) cho rằng rắn hổ mang chúa trƣởng thành sinh dục sau 2.5 đến 3 tuổi, khi khối lƣợng cơ thể khoảng 2kg. Chu kì động dục 1 lần/năm. Mùa động dục vào tháng 3- 4 hằng năm. Biểu hiện của động dục ở hổ mang chúa là bài xuất phân nhiều, có dịch ở khe huyệt, rắn bỏ ăn. Khi con đực nhận diện đƣợc tín hiệu động dục của con cái, cả hai sẽ tăng cƣờng di chuyển, trổ đầu vào cửa chuồng để tìm đƣờng trốn ra ngoài. Theo kinh nghiệm, ngƣời 39
- nuôi sẽ ghép đàn dần từ tháng 2- 3 để rắn làm quen với nhau, ghép 1 cá thể đực với 1- 2 cá thể cái. Trƣớc khi giao phối, cá thể rắn cái có biểu hiện bành mang, ép sát đầu xuống nền chuồng, di chuyển song song với con đực. Để kiểm tra thái độ của con cái, con đực tiến lại dung mõm dũi vào phần thân phía trên của con cái, trƣờng hợp không có biểu hiện chống cự lại, con đực sẽ di chuyển phần đuôi song song và quấn vào mình con cái, tìm vị trí thuận lợi và giáp khe huyệt của hai con và thực hiện quá trình giao phối. Con đực và con cái nằm song song trong quá trình giao phối, con đực đƣa gai sinh dục vào khe huyệt của con cái. Thời gian giao phối của rắn Hổ mang chúa rất dài, khoảng 2- 3h. Sau giao phối con đực bỏ đi trƣớc. Khi thấy biểu hiện rắn hổ mang chúa cái không chấp nhận sự ve vãn của con đực, tiến hành tách các cá thể rắn về vị trí chuồng cũ và chăm sóc rắn mẹ chuẩn bị đẻ trứng. Thời gian từ khi giao phối tới khi đẻ của rắn hổ mang chúa khoảng 70 ngày. Khi rắn cái có biểu hiện động dục tiến hành đƣa lá khô vào chuồng để rắn mẹ làm tổ. Sau khi đẻ rắn mẹ canh trứng và ít ăn, hung dữ. Trứng rắn mới đẻ màu hồng, vỏ mềm, sau đó chuyển sang màu trắng ngà và cứng hơn. Để tăng tỉ lệ trứng ấp nở, trong vòng 3 ngày sau khi đẻ, trứng đƣợc nhặt, phân loại và ấp nhân tạo. 4.2. Đặc điểm sinh thái học thức ănrắn hổ mang chúa 4.2.1. Thành phần thức ăn của rắn hổ mang chúa Qua điều tra và phỏng vấn cán bộ trung tâm đề tài xác định đƣợc 3 loài bò sát làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa (bảng 4.3): Bảng 4.3: Danh lục thức ăn của rắn Hổ mang chúa tại khu vực nghiên cứu TT Tên Việt Nam Tên Khoa Học Ghi chú 1 Rắn nƣớc Xenochrophis piscator 2 Rắn ráo Ptyas korros 3 Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus Nhƣ vậy, tại khu vực nghiên cứu sử dụng 3 loài động vật làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa, trong đó 2 loài thuộc họ rắn nƣớc (Colubridae) và một loài thuộc họ ếch nhái (Hình 4.14; 4.15) 40
- Hình 4.14. Rắn mồi Hình 4.15. Cóc nhà ( Nguồn: Lê Văn Tú) ( Nguồn: Lê Văn Tú) Tại khu vực nghiên cứu nguồn thức ăn cho rắn hổ mang chúa chƣa đƣợc đa dạng, đa số các loại thức ăn đƣợc thu mua từ các hộ đánh bắt, các thƣơng lái trong vùng. Rắn hổ mang chúa đƣợc cho ăn 3 ngày một lần. Rắn mồi đƣợc cán bộ trung tâm rửa sạch làmchết, sau đó chặt bỏ đầu và chia thành các phần nhỏ để thuận lợi cho rắn ăn (việc chặt bỏ đầu tránh trƣờng hợp răng của rắn mồi có thể làm xƣớc thành ruột rắn Hổ mang chúa), (hình 4.16; 4.17). Thức ăn sau khi đƣợc chia nhỏ đƣợc tiêm thêm thuốc Tetraciclin để tăng cƣờng miễn dịch, phòng chống bệnh đƣờng ruột cho rắn (hình 4.18).Thức ăn đƣợc đựng trong đĩa nhựa, đƣờng kính 30cm và đƣợc đặt trực tiếp trong chuồng rắn (hình 4.19). Thức ăn thừa đƣợc thu dọn lại vào sáng hôm sau. Phần lớn thức ăn thừa là những con rắn mồi đã chết không còn máu tƣơi và mùi tanh đôi khi có mùi hôi thối. 41
- Hình 4.16. Rắn mồi đƣợc công nhân Hình 4.17. Cân rắn mồi sơ chế ( Nguồn: Lê Văn Tú) ( Nguồn: Lê Văn Tú) Hình 4.18. Cán bộ tiêm khoáng chất Hình 4.19. Máng đựng thức ăn vào rắn mồi cho rắn hổ mang chúa ( Nguồn: Lê Văn Tú) ( Nguồn: Lê Văn Tú) 4.2.2. Khả năng tiêu thụ của rắn hổ mang chúa Tại khu vực nghiên cứu rắn hổ mang chúa đƣợc cho ăn 3 ngày một lần. Mỗi cá thể rắn hổ mang chúa trong quá trình nuôi duy trì sau cứu hộ đƣợc cho ăn 600gram rắn mồi/ngày/con (theo định mức kinh tế về cứu hộ động vật hoang dã). Tại khu vực nghiên cứu, qua quá trình quan sát trực tiếp và cân lƣợng thức ăn cung cấp cũng nhƣ dƣ thừa hằng ngày để tìm ra lƣợng tiêu thụ hằng ngày của rắn Hổ mang chúa tại bảng 4.4. Bảng 4.4Lƣợng thức ăn rắn hổ mang chúa tiêu thụ Lƣợng thức ăn Lƣợng thức ăn Lƣợng thức ăn rắn Trung bình Ngày đầu vào(gram) thừa (gram) tiêu thụ( gram) Cá thể 19/4 1800 1100 700 42
- rắn 20/4 0 0 266,7gram/con/ngày non 21/4 0 0 22/4 1800 900 900 23/4 0 0 24/4 0 0 19/4 1800 230 1570 Cáthể 20/4 0 0 445gram/con/ngày rắn 21/4 0 0 trƣởng 22/4 1800 700 1100 thành 23/4 0 0 24/4 0 0 Từ bảng 4.2 ta thấy lƣợng thức ăn rắn hổ mang chúa non tiêu thụ thấp hơn hẳn so với rắn hổ mang chúa trƣởng thành, đối với rắn hổ mang non trung bình mỗi ngày rắn ăn 266,7gram, đối với rắn hổ mang trƣởng thành trung bình mỗi ngày rắn ăn 445gram. Tại thời điểm nghiên cứu do mới vừa qua quá trình ngủ đông nên lƣợng thức ăn rắn ăn còn khá ít, mặt khác nguồn thức ăn của rắn còn chƣa đa dạng, chƣa phục vụ đủ nhu cầu của rắn hổ mang chúa. 4.2.3. Thức ăn ưa thích của rắn hổ mang chúa Qua quan sát, phỏng vấn cán bộ trung tâm cũng nhƣ cân lƣợng thức ăn cho rắn hổ mang chúa ăn trong 6 ngày để đƣa ra loại thức ăn ƣa thích của rắn hổ mang chúa tại bảng 4.5. 43
- Bảng 4.5: Danh lục thức ăn ƣa thích của rắn hổ mang chúa Tên khoa học Cho Tiêu T Loại thức Còn lại Tỉ lệ vào thụ T ăn (gram) ăn (%) (gram) Rắn nƣớc Xenochrophis piscator 200 1 200 0 100 2 Rắn ráo Ptyas korros 200 0 200 100 3 Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus 200 110 90 45 Qua quá trình quan sát nhận thấy thức ăn khi đƣợc đƣa vào chuồng rắn hổ mang chúa tiến đến và ăn rắn mồi đầu tiên. Từ bảng số liệu 4.4 nhận thấy thức ăn rắn hổ mang chúa ƣa thích là rắn mồi: rắn nƣớc (Xenochrophis piscator )và rắn ráo (Ptyas korros)với tỉ lệ ăn 100%, cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus) là loại thức ăn rắn hổ mang chúa không ƣa thích lắm với tỉ lệ ăn 45%. Nhƣ vậy nguồn thức ăn của rắn hổ mang chúa tại trung tâm khá đơn điệu, để rắn sinh trƣởng phát triển tốt cần đa dạng nguồn thức ăn hơn. 4.3.Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài rắn Hổ mang chúa Tại trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn số lƣợng rắn hổ mang chúa khá nhiều, tuy nhiên chuồng nuôi chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của rắn, đề xuất mở rộng xây thêm chuồng nuôi để cung cấp không gian sống phù hợp với số lƣợng rắn. Cần có các biện pháp khắc phục giúp rắn hổ mang chúa bớt nóng vào mùa hè nhƣ sử dụng phun xƣơng, lắp thêm hệ thống quạt. Nguồn thức ăn tại khu vực nghiên cứu khá ít, cần đa dạng hóa nguồn thức ăn của rắn để cung cấp dinh dƣỡng giúp rắn sinh trƣởng và phát triển tốt. Có thể phát triển nuôi các loại rắn mồi làm nguồn cung cấp thức ăn cho rắn hổ mang chúa. Tại trung tâm hiện nay chƣa có quá trình ghép đôi và sinh sản ở rắn hổ mang chúa, cần nghiên cứu phát triển sinh sản để tăng số lƣợng rắn hơn nữa. 44
- KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra các kết luận sau: - Đề tài đã mô tả những đặc điểm hình thái ngoài của quần thể rắn hổ mang chúa tại khu vực nghiên cứu (về màu sắc, cấu trúc ). Đặc biệt cách phân biệt màu sắc rắn hổ mang chúa non và trƣởng thành. Rắn Hổ mang chúa tại trung tâm cứu hộ Sóc Sơn có khối lƣợng từ 1,2kg- 17,3kg, phần thân dài 2,1m- 3,73m. - Đề tài mô tả một số tập tính thƣờng gặp của răn hổ mang chúa là ăn mồi, di chuyển, tự vệ, lột xác. - Đã xác định đƣợc thời gian hoạt động trong ngày của rắn hổ mang chúa (từ 6h đến 18h). Đa số thời gian trong ngày rắn dùng để nghỉ ngơi, ngoài ra giành cho ăn uống, vận động, giao tiếp. Những hoạt động trong ngày của rắn hổ mang non và Hổ mang trƣởng thành tƣơng đối giống nhau. - Đã xác định đƣợc 3 loài làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa tại khu vực nghiên cứu gồm 2 loài rắn: rắn ráo (Ptyas korros ); rắn nƣớc (Xenochrophis piscator)và 1 loài cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus). Trong đó, 2 loại rắn là rắn ráo và rắn nƣớc là loại thức ăn ƣa thích của rắn hổ mang chúa, cóc nhà là loại thức ăn ít ƣa thích. Khẩu phần ăn trung bình của rắn hổ mang non là 266,7gram/con/ngày, của rắn hổ mang chúa trƣởng thành là 445gram/con/ngày. 2. Tồn tại - Quá trình nghiên cứu tập tính rắn hổ mang chúa chỉ diễn ra vào ban ngày nên việc đánh giá các tập tính của rắn hổ mang chúa đôi khi còn chƣa chính xác. - Đề tài chƣa quan sát, thu thập đƣợc quá trình sinh sản của rắn hổ mang chúa. - Rắn hổ mang chúa là động vật rất nguy hiểm nên việc tiếp xúc trực tiếp với rắn còn khá nhiều hạn chế. 3. Kiến nghị 45
- - Đề tài cần nghiên cứu với thời gian nhiều hơn nữa để tìm hiểu sâu về các tập tính, thức ăn của rắn hổ mang chúa theo các mùa khác nhau. - Cần đa dạng nguồn thức ăn để việc nghiên cứu trở nên chính xác hơn. - Cần có những nghiên cứu tỉ mỉ hơn về sinh trƣởng, trọng lƣợng của rắn theo thời gian, qua đó đánh giá đƣợc quá trình chăm sóc tại trung tâm. 46
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam (phần I: Động vật). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 2. Lê Vũ Khôi (2005), Động vật học có xương sống. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 3. Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, (2005). Bài giảng: “Nhân nuôi động vật hoang dã”. Giáo trình trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội. 4. Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998), Động vật rừng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 5. Traffic southeast asia (2000), Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 6. Chu Ngọc Quân (2010) Luận văn thạc sĩ, “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rắn Hổ mang chúa Ophiophagus Hannah ( Cantor, 1936) trong điều kiện nuôi nhốt tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tƣờng, Vĩnh Phúc” . Các trang web và ngày truy cập 7. Báo Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (2013), Nuôi rắn hổ mang. truy cập ngày 01/01/2018. 8. Báo Kỹ thuật nuôi trồng (2015).Kỹ thuật nuôi rắn hổ mang. truy cập ngày 04/01/2018. 9. Chƣơng trình khoa học và giáo dục (2014), Kỹ thuật nuôi rắn hổ mang và rắn ráo trâu. truy cập ngày 03/01/2018. 10. Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận, Kỹ thuật nuôi rắn hổ mang. me=News&op=viewst&sid=1319 truy cập ngày 08/01/2018.
- PHỤ LỤC
- PHỤ LỤC 1 Bộ câu hỏi phỏng vấn XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG RẮN HỔ MANG CHÚA 1. Hiện tại trung tâm mình có bao nhiêu cá thể rắn hổ mang chúa. Các cá thể này thì có nguồn gốc từ đâu? Nuôi đƣợc bao lâu?Trƣớc đây thì có nhiều không và một số cá thể đƣợc di chuyển đi đâu? 2.Số cá thể rắn đực và cái hiện nay là bao nhiêu? 3. Trọng lƣợng tầm bao nhiêu? ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN 1. Số lƣợng cá thể cái trong tuổi sinh sản là bao nhiêu ? 2. Tuổi sinh sản của rắn là bao nhiêu ? 3. Thời gian sinh sản của rắn cái vào tháng mấy? 4. Rắn cái 1 lần đẻ đƣợc khoảng bao nhiêu quả ? ấp tự nhiên hay bằng máy ? 5. Tỷ lệ ấp trứng thành công bằng máy ấp nhƣ thế nào ? 6. Nhiệt độ ảnh hƣởng thế nào đến khả năng sinh sản của rắn? ĐẶC ĐIỂM THỨC ĂN 7. Trung tâm cho rắn ăn những loại thức ăn nào ? 8. Loại thức ăn chúng thích nhất là gì ? 9. Các cô( chú ) cho rắn ăn vào thời điểm nào trong ngày ? 10. Lƣợng thức ăn có thay đổi theo mùa không? Thay đổi nhƣ thế nào vào các mùa ? 11. Với lƣợng thức ăn cung cấp hàng ngày rắn có ăn hết không ? A. Có B. Không 12. Khi cho rắn ăn có cần lƣu ý gì không ? 13. Con non mới nở thức ăn của chúng là gì ?
- Phiếu điều tra phỏng vấn Tên ngƣời phỏng vấn: . Tên ngƣời đƣợc phỏng vấn: Chức vụ: Địa điểm : Thời gian phỏng vấn: Số lƣợng rắn tại trung tâm Nguồn gốc rắn Số năm nuôi Trƣớc đây có bao nhiêu cá thể Số cá thể đực Số cá thể cái sinh sản Nuôi nhất có sinh sản đƣợc không? Có Không Số cá thể cái Tuổi sinh sản Thời gian sinh sản( tháng mấy) Một lần đẻ bao nhiêu trứng? Phƣơng pháp ấp Loại thức ăn rắn ăn Loại thức ăn ƣa thích Với thức ăn cung cấp có ăn hết không C ó Không
- PHỤ LỤC 02 DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI THAM GIA PHỎNG VẤN Stt Tên ngƣời đƣợc phỏng vấn Chức vụ 1 Lƣơng Xuân Hồng Phó giám đốc 2 Lê Xuân Sơn Phó giám đốc 3 Trịnh Thị Thu Hằng Trƣởng phòng kĩ thuật 4 Nguyễn Duy Hải Phó phòng kĩ thuật 5 Nguyễn Hữu Nghĩa Phó phòng kĩ thuật 6 Nguyễn Mạnh Dũng Nhân viên chăm sóc động vật 7 Trịnh Văn Nam Nhân viên chăm sóc động vật 8 Nguyễn Hữu Sỹ Nhân viên chăm sóc động vật 9 Trần Đình Trọng Nhân viên chăm sóc động vật 10 Nguyễn Văn Hƣng Nhân viên chăm sóc động vật PHỤ LỤC 03 KẾT QUẢ ĐO KÍCH THƢỚC KHỐI LƢỢNG RẮN HỔ MANG CHÚA STT Kết quả đo rắn hổ mang chúa trƣởng thành Ghi chú Chiềudài (m) Chiều rộng Trọng lƣợng (đƣờng kính) (kg) (cm) 1 3.73 25.2 16.2 2 3.77 27.1 17.3 3 3.61 26.8 17.1 4 3.1 17.3 7.2 5 3.25 16.8 7.1 6 3.02 18.4 8.3 7 2.92 16.9 7.8 8 3.12 19.1 8.6 9 2.8 17.4 7.5 10 3.02 17.01 7.8 Tổng 32.34 202.01 104.9 Bình quân 3.234 20.201 10.49
- STT Kết quả đo rắn hổ mang chúa non Ghi chú Chiềudài (m) Chiều rộng Trọng lƣợng (đƣờng kính) (kg) (cm) 1 2.8 8.1 1.2 2 2.3 8.23 1.6 3 2.44 8.15 1.3 4 2.23 7.6 1.0 5 2.12 8.05 1.2 6 2.41 7.7 1.05 7 2.56 8.33 2.1 8 2.1 8.3 1.8 9 2.08 8.0 1.2 10 2.53 7.9 1.5 Tổng 23.57 80.36 13.95 Bình quân 2.357 8.036 1.395
- PHỤ LỤC 04 THEO DÕI TẬP TÍNH RẮN HỔ MANG CHÚA Đối tƣợng rắn Hổ mang chúa non Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:00 X 6:10 X 6:20 X 6:30 X 6:40 X 6:50 X 7:00 X 7:10 X 7:20 X 7:30 X 7:40 X 7:50 X 19/4/2018 8:00 X 8:10 X 8:20 X 8:30 X 8:40 X 8:50 X 9:00 X 9:10 X 9:20 X 9:30 X 9:40 X 9:50 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 10:00 X 10:10 X 10:20 X 10:30 X 10:40 X 10:50 X 11:00 X 11:10 X 11:20 X 11:30 X 11:40 X 11:50 X 12:00 X 12:10 X 12:20 X 12:30 X 12:40 X 12:50 X 13:00 X 13:10 X 13:20 X 13:30 X 13:40 X 13:50 X 14:00 X 14:10 X 14:20 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 14:30 X 14:40 X 14:50 X 15:00 X 15:10 X 15:20 X 15:30 X 15:40 X 15:50 X 16:00 X 16:10 X 16:20 X 16:30 X 16:40 X 16:50 X 17:00 X 17:10 X 17:20 X 17:30 X 17:40 X 17:50 X 18:00 X Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:00 X 20/4/2018 6:10 X 6:20 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:30 X 6:40 X 6:50 X 7:00 X 7:10 X 7:20 X 7:30 X 7:40 X 7:50 X 8:00 X 8:10 X 8:20 X 8:30 X 8:40 X 8:50 X 9:00 X 9:10 X 9:20 X 9:30 X 9:40 X 9:50 X 10:00 X 10:10 X 10:20 X 10:30 X 10:40 X 10:50 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 11:00 X 11:10 X 11:20 X 11:30 X 11:40 X 11:50 X 12:00 X 12:10 X 12:20 X 12:30 X 12:40 X 12:50 X 13:00 X 13:10 X 13:20 X 13:30 X 13:40 X 13:50 X 14:00 X 14:10 X 14:20 X 14:30 X 14:40 X 14:50 X 15:00 X 15:10 X 15:20 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 15:30 X 15:40 X 15:50 X 16:00 X 16:10 X 16:20 X 16:30 X 16:40 X 16:50 X 17:00 X 17:10 X 17:20 X 17:30 X 17:40 X 17:50 X 18:00 X Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:00 X 6:10 X 6:20 X 6:30 X 21/4/2018 6:40 X 6:50 X 7:00 X 7:10 X 7:20 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 7:30 X 7:40 X 7:50 X 8:00 X 8:10 X 8:20 X 8:30 X 8:40 X 8:50 X 9:00 X 9:10 X 9:20 X 9:30 X 9:40 X 9:50 X 10:00 X 10:10 X 10:20 X 10:30 X 10:40 X 10:50 X 11:00 X 11:10 X 11:20 X 11:30 X 11:40 X 11:50 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 12:00 X 12:10 X 12:20 X 12:30 X 12:40 X 12:50 X 13:00 X 13:10 X 13:20 X 13:30 X 13:40 X 13:50 X 14:00 X 14:10 X 14:20 X 14:30 X 14:40 X 14:50 X 15:00 X 15:10 X 15:20 X 15:30 X 15:40 X 15:50 X 16:00 X 16:10 X 16:20 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 16:30 X 16:40 X 16:50 X 17:00 X 17:10 17:20 17:30 17:40 X 17:50 X 18:00 X Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:00 X 6:10 X 6:20 X 6:30 X 6:40 X 6:50 X 7:00 X 22/4/2018 7:10 X 7:20 X 7:30 X 7:40 X 7:50 X 8:00 X 8:10 X 8:20 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 8:30 X 8:40 X 8:50 X 9:00 X 9:10 X 9:20 X 9:30 X 9:40 X 9:50 X 10:00 X 10:10 X 10:20 X 10:30 X 10:40 X 10:50 X 11:00 X 11:10 X 11:20 X 11:30 X 11:40 X 11:50 X 12:00 X 12:10 X 12:20 X 12:30 X 12:40 X 12:50 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 13:00 X 13:10 X 13:20 X 13:30 X 13:40 X 13:50 X 14:00 X 14:10 X 14:20 X 14:30 X 14:40 X 14:50 X 15:00 X 15:10 X 15:20 X 15:30 X 15:40 X 15:50 X 16:00 X 16:10 X 16:20 X 16:30 X 16:40 X 16:50 X 17:00 X 17:10 X 17:20 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 17:30 X 17:40 X 17:50 X 18:00 X Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:00 X 6:10 X 6:20 X 6:30 X 6:40 X 6:50 X 7:00 X 7:10 X 7:20 X 7:30 X 23/4/2018 7:40 X 7:50 X 8:00 X 8:10 X 8:20 X 8:30 X 8:40 X 8:50 X 9:00 X 9:10 X 9:20 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 9:30 X 9:40 X 9:50 X 10:00 X 10:10 X 10:20 X 10:30 X 10:40 X 10:50 X 11:00 X 11:10 X 11:20 X 11:30 X 11:40 X 11:50 X 12:00 X 12:10 X 12:20 X 12:30 X 12:40 X 12:50 X 13:00 X 13:10 X 13:20 X 13:30 X 13:40 X 13:50 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 14:00 X 14:10 X 14:20 X 14:30 X 14:40 X 14:50 X 15:00 X 15:10 X 15:20 X 15:30 X 15:40 X 15:50 X 16:00 X 16:10 X 16:20 X 16:30 X 16:40 X 16:50 X 17:00 X 17:10 X 17:20 X 17:30 X 17:40 X 17:50 X 18:00 X Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:00 X 6:10 X 6:20 X 6:30 X 6:40 X 6:50 X 7:00 X 7:10 X 7:20 X 7:30 X 7:40 X 7:50 X 8:00 X 24/4/2018 8:10 X 8:20 X 8:30 X 8:40 X 8:50 X 9:00 X 9:10 X 9:20 X 9:30 X 9:40 X 9:50 X 10:00 X 10:10 X 10:20 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 10:30 X 10:40 X 10:50 X 11:00 X 11:10 X 11:20 X 11:30 X 11:40 X 11:50 X 12:00 X 12:10 X 12:20 X 12:30 X 12:40 X 12:50 X 13:00 X 13:10 X 13:20 X 13:30 X 13:40 X 13:50 X 14:00 X 14:10 X 14:20 X 14:30 X 14:40 X 14:50 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 15:00 X 15:10 X 15:20 X 15:30 X 15:40 X 15:50 X 16:00 X 16:10 X 16:20 X 16:30 X 16:40 X 16:50 X 17:00 X 17:10 X 17:20 X 17:30 X 17:40 X 17:50 X 18:00 X
- Đối tƣợng rắn Hổ mang trƣởng thành Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:00 X 6:10 X 6:20 X 6:30 X 6:40 X 6:50 X 7:00 X 7:10 X 7:20 X 7:30 X 7:40 X 7:50 X 8:00 X 19/4/2018 8:10 X 8:20 X 8:30 X 8:40 X 8:50 X 9:00 X 9:10 X 9:20 X 9:30 X 9:40 X 9:50 X 10:00 X 10:10 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 10:20 X 10:30 X 10:40 X 10:50 X 11:00 X 11:10 X 11:20 X 11:30 X 11:40 X 11:50 X 12:00 X 12:10 X 12:20 X 12:30 X 12:40 X 12:50 X 13:00 X 13:10 X 13:20 X 13:30 X 13:40 X 13:50 X 14:00 X 14:10 X 14:20 X 14:30 X 14:40 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 14:50 X 15:00 X 15:10 X 15:20 X 15:30 X 15:40 X 15:50 X 16:00 X 16:10 X 16:20 X 16:30 X 16:40 X 16:50 X 17:00 X 17:10 X 17:20 X 17:30 X 17:40 X 17:50 X 18:00 X Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:00 X 6:10 X 20/4/2018 6:20 X 6:30 X 6:40 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:50 X 7:00 X 7:10 X 7:20 X 7:30 X 7:40 X 7:50 X 8:00 X 8:10 X 8:20 X 8:30 X 8:40 X 8:50 X 9:00 X 9:10 X 9:20 X 9:30 X 9:40 X 9:50 X 10:00 X 10:10 X 10:20 X 10:30 X 10:40 X 10:50 X 11:00 X 11:10 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 11:20 X 11:30 X 11:40 X 11:50 X 12:00 X 12:10 X 12:20 X 12:30 X 12:40 X 12:50 X 13:00 X 13:10 X 13:20 X 13:30 X 13:40 X 13:50 X 14:00 X 14:10 X 14:20 X 14:30 X 14:40 X 14:50 X 15:00 X 15:10 X 15:20 X 15:30 X 15:40 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 15:50 X 16:00 X 16:10 X 16:20 X 16:30 X 16:40 X 16:50 X 17:00 X 17:10 X 17:20 X 17:30 X 17:40 X 17:50 X 18:00 X Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:00 X 6:10 X 6:20 X 6:30 X 6:40 X 21/4/2018 6:50 X 7:00 X 7:10 X 7:20 X 7:30 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 7:40 X 7:50 X 8:00 X 8:10 X 8:20 X 8:30 X 8:40 X 8:50 X 9:00 X 9:10 X 9:20 X 9:30 X 9:40 X 9:50 X 10:00 X 10:10 X 10:20 X 10:30 X 10:40 X 10:50 X 11:00 X 11:10 X 11:20 X 11:30 X 11:40 X 11:50 X 12:00 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 12:10 X 12:20 X 12:30 X 12:40 X 12:50 X 13:00 X 13:10 X 13:20 X 13:30 X 13:40 X 13:50 X 14:00 X 14:10 X 14:20 X 14:30 X 14:40 X 14:50 X 15:00 X 15:10 X 15:20 X 15:30 X 15:40 X 15:50 X 16:00 X 16:10 X 16:20 X 16:30 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 16:40 X 16:50 X 17:00 X 17:10 X 17:20 X 17:30 X 17:40 X 17:50 X 18:00 X Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:00 X 6:10 X 6:20 X 6:30 X 6:40 X 6:50 X 7:00 X 22/4/2018 7:10 X 7:20 X 7:30 X 7:40 X 7:50 X 8:00 X 8:10 X 8:20 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 8:30 X 8:40 X 8:50 X 9:00 X 9:10 X 9:20 X 9:30 X 9:40 X 9:50 X 10:00 X 10:10 X 10:20 X 10:30 X 10:40 X 10:50 X 11:00 X 11:10 X 11:20 X 11:30 X 11:40 X 11:50 X 12:00 X 12:10 X 12:20 X 12:30 X 12:40 X 12:50 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 13:00 X 13:10 X 13:20 X 13:30 X 13:40 X 13:50 X 14:00 X 14:10 X 14:20 X 14:30 X 14:40 X 14:50 X 15:00 X 15:10 X 15:20 X 15:30 X 15:40 X 15:50 X 16:00 X 16:10 X 16:20 X 16:30 X 16:40 X 16:50 X 17:00 X 17:10 X 17:20 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 17:30 X 17:40 X 17:50 X 18:00 X Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:00 X 6:10 X 6:20 X 6:30 X 6:40 X 6:50 X 7:00 X 7:10 X 7:20 X 7:30 X 23/4/2018 7:40 X 7:50 X 8:00 X 8:10 X 8:20 X 8:30 X 8:40 X 8:50 X 9:00 X 9:10 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 9:20 X 9:30 X 9:40 X 9:50 X 10:00 X 10:10 X 10:20 X 10:30 X 10:40 X 10:50 X 11:00 X 11:10 X 11:20 X 11:30 X 11:40 X 11:50 X 12:00 X 12:10 X 12:20 X 12:30 X 12:40 X 12:50 X 13:00 X 13:10 X 13:20 X 13:30 X 13:40 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 13:50 X 14:00 X 14:10 X 14:20 X 14:30 X 14:40 X 14:50 X 15:00 X 15:10 X 15:20 X 15:30 X 15:40 X 15:50 X 16:00 X 16:10 X 16:20 X 16:30 X 16:40 X 16:50 X 17:00 X 17:10 X 17:20 X 17:30 X 17:40 X 17:50 X 18:00 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 6:00 X 6:10 X 6:20 X 6:30 X 6:40 X 6:50 X 7:00 X 7:10 X 7:20 X 7:30 X 7:40 X 7:50 X 8:00 X 24/4/2018 8:10 X 8:20 X 8:30 X 8:40 X 8:50 X 9:00 X 9:10 X 9:20 X 9:30 X 9:40 X 9:50 X 10:00 X 10:10 X 10:20 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 10:30 X 10:40 X 10:50 X 11:00 X 11:10 X 11:20 X 11:30 X 11:40 X 11:50 X 12:00 X 12:10 X 12:20 X 12:30 X 12:40 X 12:50 X 13:00 X 13:10 X 13:20 X 13:30 X 13:40 X 13:50 X 14:00 X 14:10 X 14:20 X 14:30 X 14:40 X 14:50 X
- Tập tính Ngày Thời gian Vận động Ăn uống Nghỉ ngơi Giao tiếp Sinh sản Ghi chú 15:00 X 15:10 X 15:20 X 15:30 X 15:40 X 15:50 X 16:00 X 16:10 X 16:20 X 16:30 X 16:40 X 16:50 X 17:00 X 17:10 X 17:20 X 17:30 X 17:40 X 17:50 X 18:00 X