Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam Bố Hạ trồng tại vườn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

pdf 43 trang thiennha21 20/04/2022 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam Bố Hạ trồng tại vườn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_dac_diem_nong_sinh_hoc_cua_giong_cam_bo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam Bố Hạ trồng tại vườn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

  1. 0 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOÀNG LÙ PHẠ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA GIỐNG CAM BỐ HẠ TRỒNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTDDSH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 GVHD : TS. Trần Công Quân Thái Nguyên, năm 2020
  2. 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho em thực tập tốt nghiệp. - Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Công Quân, giảng viên khoa Lâm Nghiệp và TS. Nguyễn Văn Duy, giảng viên khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo khóa luận tốt nghiệp. - Em xin chân thành cảm ơn NCS. Tống Hoàng Huyên, Phó giám đốc trung tâm Giống cây trồng Bắc giang đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. - Em xin được cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa các thầy, cô giáo và cán bộ viên chức khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận này. - Em xin được cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2020 Sinh viên Khoàng Lù Phạ
  3. 2 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 4.1. Hình ảnh cây cam chanh CBH và cam sành CS5 1 được bảo tồn tại chỗ 26 2 Hình 4.2. Hình ảnh cây cam sành và cam chanh Bố Hạ 28 3 Hình 4.3. Hỉnh ảnh lá cam sành và cam chanh Bố Hạ 31 4 Hình 4.4. Hoa của cam sành và cam chanh Bố Hạ 32 Hình 4.5. Đặc điểm hình thái quả cam sành (A) và cam chanh (B) 5 33 Bố Hạ khi còn non
  4. 3 MỤC LỤC Contents MỤC LỤC 3 Phần 1: MỞ ĐẦU 5 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 6 1.2.1. Mục tiêu cụ thể của đề tài 6 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 6 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 6 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 6 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 2.1. Tổng quan về cam quýt 7 2.1.1. Nguồn gốc và phân loại 7 2.1.2. Giá trị của cây cam 8 2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây cam 10 2.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây cam 13 2.1.5. Tình hình sản xuất cây cam 14 2.2. Cây cam Bố Hạ 16 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 17 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên 17 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Thái Nguyên 21 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 24 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
  5. 4 3.3. Nội dung 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu 24 3.4.1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu về đặc điểm sinh vật học 24 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 26 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Điều tra, bảo tồn giống cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang 27 4.2. Đặc điểm hình thái của cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang 28 4.2.1. Đặc điểm thân cành 29 4.2.2. Đặc điểm lá 31 4.2.3. Đặc điểm hoa, quả 33 4.3. Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc của cam sành và cam chanh Bố Hạ 35 4.4. Khảo sát mức độ sâu, bệnh hại trên cây cam sành và cam chanh Bố Hạ 37 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 5.1. Kết luận 39 5.2. Kiến nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
  6. 5 Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cam thuộc họ Rutaceae, là nhóm cây ăn quả quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Cây cam là loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong 100g thịt quả tươi có chứa 6-12% đường, vitamin C từ 40-90mg acid hữu cơ từ 0,4-1,2%, các chất khoáng và dầu thơm. Tất cả các bộ phận của cây cam đều có thể sử dụng: Lá, hoa, vỏ quả cung cấp tinh dầu, làm dược liệu, quả để ăn, cây để làm cảnh. Cam không chỉ là hàng hóa đáp ứng cho tiêu thụ nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng lớn. Ngoài ra, cây cam là loại cây lâu năm, chóng cho thu hoạch (khoảng 2-3 năm) và cho thu hoạch trong thời gian dài (25-30 năm). Theo ước tính, năng suất trung bình của cam quýt đạt 15-20 tấn/ha mang lại thu nhập lớn cho người dân. Vì vậy cây cam được chú trọng đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Cây cam Bố Hạ gắn liền với sự có mặt của người Pháp thế kỷ 19, theo các tài liệu công bố những năm 1930-1954 của một số nhà nông học người Pháp làm việc tại Đông Dương, cây cam Bố Hạ được người Pháp du nhập và trồng phát triển tốt vùng Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Từ đó cam Bố Hạ đã nổi tiếng cả nước về vị ngọt đậm, hương thơm, và là loại cam đặc sản của Bắc Giang. Tuy nhiên, giai đoạn 1960-1980, cây cam Bố Hạ bị bệnh greening tàn phá, cây sinh trưởng kém, năng suất thấp, nguồn gen cam Bố Hạ do đó dần bị mất đi. Do đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định nguồn gen cam Bố Hạ cần phải được khôi phục và phát triển (quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05/12/2005). Trên cơ sở đó cùng với mục tiêu khai thác và phát triển nguồn gen cây đặc sản địa phương để phát triển hàng hóa, ngày 27 tháng 8 năm 2013 Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định số 1331/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến 2020” trong đó nguồn gen cây cam Bố Hạ là nhiệm vụ trọng tâm. Xuất phát từ yêu cầu đó, được sự phê duyệt của Bộ
  7. 6 Khoa học và Công nghệ, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã triển khai thực hiện đề tài Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cam Bố Hạ, Bắc Giang, trong đó đánh giá đặc điểm nông sinh học của giống cam Bố Hạ là một trong những nội dung cần thực hiện. Đề tài đã xây dựng mô hình sản xuất cam Bố Hạ trong đó có 01 ha tại trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Do đó, chúng tối đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam Bố Hạ trồng tại vườn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu cụ thể của đề tài Điều tra và bảo tồn được giống cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của giống cam sành và cam chanh Bố Hạ trồng tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài Điều tra, bảo tồn được nguồn gen cam sành và cam chanh Bố Hạ. Thu thập được số liệu về đặc điểm hình thái, sinh trưởng của giống cam Cam Bố Hạ được trồng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về đặc điểm sinh học của nguồn gen giống Cam Bố Hạ trồng tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo tốt cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bảo tồn và phát triển nguồn gen giống Cam Bố Hạ tại Việt Nam. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Điều tra và bảo tồn được nguồn gen cam Bố Hạ, Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tiền đề để xây dựng các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cam sành và cam chanh Bố Hạ nhằm phát triển nguồn gen có giá trị này.
  8. 7 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về cam quýt 2.1.1. Nguồn gốc và phân loại 2.1.1.1. Nguồn gốc Các tác giả Bùi Huy Đáp (1960) [3], Trần Thế Tục (1967) [17], Reuther W. (1973) [22], Wakana (1998) [24] cho thấy trong các loại cây ăn quả, cây có múi có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Phần lớn kết quả nghiên cứu đều thống nhất cây có múi có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Hymalaya, Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền Nam Indonesia hoặc kéo dài đến lục địa châu Úc. 2.1.1.2. Phân loại Cam quýt thuộc: Giới Plantae Bộ Rutales Họ Rutaceae Chi Citrus Cam quýt được phân chia làm 130 giống (genera) nằm trong các họ phụ khác nhau [14]. Theo Tanaka (Nhật Bản) cam quýt gồm 160-162 loài (Species). Tanaka đã quan sát, ghi chép tỷ mỉ đặc điểm hình thái của các giống đã biến dị này và phân chúng thành một loài mới hoặc giống mới có tên khoa học được bắt đầu bằng tên giống hay tên loài đã phát sinh ra chúng và kết thúc bằng chữ “Horticulturre’’. Còn theo Swingle, cam quýt được chia thành 16 loài [8]. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn phải sử dụng hệ thống phân loại của Tanaka để gọi tên các giống cam quýt vì bảng phân loại này chi tiết tới từng giống. Theo Tanaka có 10 nhóm quan trọng nhất trong nhóm True Citrus group, đây là những loài được trồng phổ biến và có ý nghĩa với con người [8].
  9. 8 2.1.2. Giá trị của cây cam Cam là một trong những sản phẩm có giá trị được nhiều người ưa chuộng và được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. - Thành phần dinh dưỡng trong thịt quả tươi bao gồm: đường, axit hữu cơ, vitamin C. Trong 100g phần ăn được có chứa 88-94% nước; 6-12% chất khô chủ yếu là đường, axit hữu cơ chiếm 0,4-1,4% chủ yếu là axit xitric; 0,9% pectin, 40- 90mg% vitamin C; 0,07mg vitamin B1; 0,06mg vitamin B6; 0,1mg vitamin E, 2µg vitamin A [9]. Ngoài ra còn chứa các chất khoáng cần thiết như Ca, P, Mg, Fe và dầu thơm. Trong 100g thịt quả cũng đã xác định được có 0,7-1,3g protein, trong đó có chứa nhiều axit amin không thay thế như aspatic (26,8mg), alanin (6mg), valin (2,2mg), phenylalanin (3,4mg), lysin (90,8mg), leucin (1,2mg) và ocnithin (3,4mg) [12]. Bảng 2.1. Các loài cam, quýt có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất STT Tên loài Tên tiếng anh Tên tiếng việt 1 C.sisnensis Osbeck Sweets Orange Cam ngọt 2 C.aurantium L Sour Orange Cam chua 3 C.reticulata Blanco Mandarin Quýt 4 C.limon Osbeck Lemon Chanh núm 5 C.medica L Citron Chanh yên 6 C.aurantifolia Swingle Lime Chanh vỏ mỏng 7 C.trifolia L Trioliate Chanh đắng 8 C.grandis L Shadock Bưởi 9 C.paradishi L Pomelo Bưởi chùm 10 C.fortunenna Kumquat Quất (Trích từ Lê Mai Nhất, 2014) [8] - Giá trị công nghiệp và dược liệu: Vỏ quả có chứa tinh dầu. Tinh dầu được cất từ vỏ, quả, lá, hoa được dùng trong công nghiệp thực phẩm và công nghiệp mỹ phẩm. Ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã dùng các loại quả thuộc chi Citrus làm thuốc chữa bệnh. Ở thế kỷ XVI, các thầy thuốc Trung Quốc, Ấn Độ đã dùng quả cam quýt để phòng ngừa bệnh dịch hạch, chữa trị
  10. 9 bệnh phổi và bệnh chảy máu dưới da. Ở Mỹ vào những năm 30 của thế kỷ XX, các thầy thuốc đã dùng các quả cam quýt kết hợp với insulin để chữa trị bệnh đái tháo đường. Ở Nga bắt đầu từ thế kỷ XI, các loại quả cây có múi đã được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị trong y học dân gian. Ở nước ta, nhân dân đã dùng cây ăn quả có múi để phòng và chữa trị một số bệnh từ lâu [8]. - Giá trị kinh tế: Cây cam là một trong những loại cây lâu năm, nhanh cho thu hoạch. Một số loài có thể cho thu hoạch quả ở năm thứ 2 sau khi trồng. Ở nước ta, năng xuất trung bình của cam quýt ở thời kỳ 8 tuổi có thể đại tới 16 tấn/ha. Cây cam quýt có thể sống và cho thu hoạch quả trong vòng 15-30 năm. Trong trường hợp đất tốt, được chăm sóc đầy đủ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao, trong các điều kiện khí hậu thích hợp và không bị sâu bệnh gây hại nặng, tuổi thọ của cam quýt có thể kéo dài trên 50 năm [8]. - Giá trị sinh thái, môi trường: Cây cam là cây ăn quả lâu năm được trồng trong các vườn cây của gia đình hộ nông dân hoặc trồng trên đồi tại các trang trại. Trong quá trình sinh sống, các loại cam, quýt, bưởi tiết ra oxy trong không khí làm không khí trở nên trong lành, dịu mát. Trong những chừng mực nhất định các chất bay hơi từ cây cam quýt có tác dụng diệt một số loài vi khuẩn làm cho không khí trở nên sạch hơn, môi trường sống của con người tốt hơn. Cam quýt trồng trên các đồi đất, bên cạnh việc cho quả còn có tác dụng phủ xanh đất, giữ nước ngăn cản dòng chảy mạnh trên mặt đất sau các trận mưa lớn, do đó có ý nghĩa lớn trong việc làm giảm quá trình xói mòn, rửa trôi đất. Ở vùng trung du và miền núi, cam quýt được trồng trong các vườn rừng, vườn đồi trong các hệ thống VAC là phương thức canh tác được áp dụng rộng rãi tại các trang trại nông nghiệp và đã thể hiện nhiều ưu điểm trong việc thực hiện nền nông nghiệp bền vững [8]. Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của 100 gram cam tươi Thành phần dinh Hàm Thành phần dinh Hàm dưỡng lượng dưỡng lượng Nước 88,8 g Vitamin E 0,18 mg Năng lượng 38 KJ Beta - caroten 71 µg
  11. 10 Protein 0,9 g Alpha - caroten 11 µg Lipid 0,1 g Beta - cryptoxanthin 116 µg Glucid 8,3 g Lutein + Zeaxanthin 129 µg Celluloza 1,4 g Purin 19 mg Tro 0,5 g Lysin 43 mg Đường tổng số 9,35 g Methionin 12 mg Canxi 34 mg Tryptophan 6 mg Sắt 0,4 mg Phenylalanin 30 mg Magie 10 mg Threonin 12 mg Mangan 0,52 mg Valin 31 mg Phospho 23 mg Leucin 22 mg Kali 108 mg Isoleucin 23 mg Natri 4 mg Arginin 52 mg Kẽm 0,22 mg Histidin 12 mg Đồng 140 µg Cystin 10 mg Vitamin C 40 mg Tyrosin 17 mg Vitamin B1 0,08 mg Alanin 51 mg Vitamin B2 0,03 mg Acid aspartic 114 mg Vitamin PP 0,2 mg Acid glutamic 99 mg Vitamin B5 0,25 mg Glycin 83 mg Folat 30 µg Prolin 46 mg Vitamin H 0,89 µg Serin 23 mg (Nguồn: Bộ y tế Viện dinh dưỡng, Nxb Y học, năm 2007) 2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây cam Cây cam là cây ăn quả thân gỗ lâu năm, tán rộng, lá xanh quanh năm, cây trưởng thành có thân, tán lớn, hạt đơn phôi - Rễ: Nhìn chung cam có bộ rễ ăn nông, trên biểu bì của rễ non có nấm cộng sinh. Nấm có tác dụng tốt cho rễ như vai trò của lông hút với các cây trồng khác. Sự phân bố rễ của cây ăn quả có múi phụ thuộc vào đặc tính của giống, mực nước ngầm và chế độ canh tác, chăm bón nhưng nhìn chung rễ cam ăn nông từ 0-30cm [5].
  12. 11 Tuỳ từng giống, cây, điều kiện khí hậu và chăm sóc mà lượng cành và thời gian ra các đợt cành này có sự thay đổi, cành non có thể quang hợp được, trong các đợt cành thì cành xuân thường ra đều, tập trung vào cành ngắn, còn cành hè thường khoẻ, lá to, dài nhưng rải rác hơn, cành thu kém hơn cành hè và cành đông thì yếu. Cành cây ăn quả có múi có ba loại: cành mẹ, cành dinh dưỡng và cành quả [5]. + Cành mẹ: Sinh ra cành quả nó có thể là cành xuân, cành hè hoặc cành năm trước. Qua theo dõi cho thấy tuỳ từng giống thường cành thu hoặc cành hè làm cành mẹ thì số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cũng cao. + Cành dinh dưỡng: Cành không ra hoa, quả, chỉ có lá xanh có nhiệm vụ chính là quang hợp, giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng không có giới hạn rõ, năm nay là cành dinh duỡng, sang năm sau có thể là cành mẹ. + Cành quả: Tuỳ giống cây ăn quả có múi mà cành quả có độ dài từ 3- 25 cm, thông thường từ 3-9 cm. Cành quả có lá thường đậu quả tốt hơn cành quả không có lá. - Lá gồm 3 phần chính: Phiến lá, eo lá và cuống lá. Lá thường có 2 mặt (mặt lá và lưng lá), mặt lá có mô dậu, chứa nhiều nhu mô diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp. Độ dày của mô diệp lục thay đổi tuỳ theo giống. Lưng lá có mô xốp, nhiều khí khổng tập trung, phân bố ở mặt lưng lá (mật độ khí khổng phụ thuộc vào từng giống như chanh có 650 khí khổng/mm2, cam khoảng 480- 500 khi khổng/mm2). Thường mật độ khí khổng càng cao thì nhu cầu nước và ẩm độ của giống đó càng lớn. Trong năm cây thường ra 4 đợt lá, lá mùa xuân, lá mùa hè, lá mùa thu và lá mùa đông. Trong đó lá mùa xuân chiếm tỷ lệ cao nhất, thường từ 60-70%, lá mùa xuân thường dài và hẹp, còn lá mùa hè, thu ngắn và rộng. Tuổi thọ, kích thước của lá tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc và khả năng dinh dưỡng của cây. Tuổi thọ của lá cam quýt từ 2- 3 năm tuỳ theo vùng sinh thái, vị trí lá và tình trạng sinh trưởng của cây, vị trí cấp cành [11].
  13. 12 - Lá: Là một chỉ tiêu để phân loại giữa các giống, tuổi thọ của lá thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây. Lá cây có múi có eo lá phụ thuộc vào từng loài, eo lá là đặc điểm để phân biệt giữa các giống. Ở Việt Nam tuổi thọ trung bình của lá là 15-24 tháng, ở vùng Á nhiệt đới có thể dài hơn, nhưng hết thời kỳ sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm và thường rụng nhiều vào mùa đông. Tuỳ theo giống và tuỳ theo mùa, lá có thể khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mật độ khí khổng, mật độ túi tinh dầu. Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả [19]. - Hoa: Là loại hoa lưỡng tính có khả năng tự thụ, tràng hoa thường có màu trắng riêng hoa chanh có màu tím. Hoa thường có 5 cánh, nhị nhiều có từ 20- 40 nhị. Hoa được phân hóa từ mùa đông năm trước trong điều kiện khô và nhiệt độ thấp [19]. - Quả: Cam thuộc loại quả mọng, vỏ quả dày, mỏng khác nhau tùy từng loài. Khi còn xanh chứa nhiều acid đến khi chín thì lượng acid giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm hai phần vỏ quả và vỏ thịt [5]. + Vỏ quả: Gồm vỏ ngoài và vỏ giữa. + Thịt quả: Bộ phận chính của thịt quả là tép, mầu sắc của thịt quả phụ thuộc vào sắc tố vàng da đỏ. Trong dịch nước quả còn có các hạt dầu thơm quyết định hương vị của quả. Quả có hai đợt rụng sinh lý: + Đợt 1: Sau khi ra hoa được khoảng 1 tháng (tháng 3-4) quả còn nhỏ khi rụng mang theo cả cuống. + Đợt 2: Khi quả đạt đường kính 3-4cm (cuối tháng 4) quả rụng không mang theo cuống. Sau hai lần rụng quả sinh lý này, quả lớn rất nhanh (tốc độ trung bình 0,5- 0,7 mm/ngày) tốc độ lớn chậm lại ít ngày vào lúc trước khi hình thành hạt sau đó lại tăng dần cho tới khi thu hoạch [20].
  14. 13 - Hạt: Tuỳ theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng màu sắc và phôi hạt. Các loại quả thuộc cây có múi phần lớn là hạt gồm nhiều phôi từ 1-7 phôi, gọi là hiện tượng đa phôi, trong đó có 1 phôi hữu tính cón các phôi khác gọi là phôi vô riêng cây bưởi là hạt đơn phôi [5]. 2.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây cam - Nhiệt độ: Phần lớn cây cam sinh trưởng thích hợp nhất ở nhiệt độ 25- 27oC, cam sinh trưởng ở nhiệt độ 23-29oC. Một số loài có thể chịu được nhiệt độ -5oC trong thời gian ngắn. Những giống thích ứng với điều kiện nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, hấp dẫn, mẫu mã đẹp. Ở nhiệt độ 40oC với thời gian kéo dài nhiều ngày, cây ngừng sinh trưởng, lá rụng, cành bị khô héo.Tuy nhiên, có những loài chỉ bị hại khi nhiệt độ lên tới 50-57oC [8]. - Ánh sáng: Cây cam thích hợp với ánh sáng có cường độ 10.000-15.000 lux (tương ứng thời gian chiếu sáng 16-17h/ngày), cây có múi ưu ánh sáng tán xạ, không ưu ánh sáng trực xạ. Các giống cam khác nhau có yêu cầu khác nhau về ánh sáng: Cam cần ánh sáng nhiều hơn quýt, quýt cần nhiều ánh sáng hơn chanh [9]. - Nước: Ẩm độ không khí là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây cam, khi ẩm độ không khí cao làm cây ít thoát hơi nước, ít tiêu hoa năng lượng cho quá trình hút nước. Nếu độ ẩm quá cao sẽ tạo điều kiện cho bệnh hại phát triển. Ẩm độ không khí phù hợp nhất vào khoảng 70-75% [2]. Theo viện NC Cây ăn quả Miền Nam (2004), cây có múi cần nhiều nước, nhất là trong thời kì ra hoa và kết quả nhưng cũng rất sợ ngập úng. Ẩm độ thích hợp nhất là 70-80%. Lượng nước cần khoảng 1000-2000mm/năm. - Gió: Theo GS. Trần Thượng Tuấn năm 1992 [18], gió nhẹ với vận tốc 5- 10km/h có tác dụng giảm nhiệt độ của vườn cây trong mùa hè, làm thoáng mát tránh được một số sâu bệnh hại. Khi làm vườn chú ý hướng gió, giúp vườn cây được thông khí, tránh làm cây bị gẫy đổ, thụ phấn tốt trong mùa hoa nở. - Đất: Các yếu tố đất đai quan trọng khi lựa chọn đất trồng cây có múi đó là tầng sâu đất, đất dễ thoát nước, mực nước ngầm sâu hoặc ổn định. Mực
  15. 14 nước ngầm phải tối thiểu sâu 1,5m dưới mặt đất. Độ pH thích hợp với sinh trưởng của cam quýt từ 5,5-5,6. Đất quá chua sẽ có nhiều dinh dưỡng bị rửa trôi, và cũng có thể gây ngộ độc một số nguyên tố như đồng (Cu). Đất quá kiềm làm cây thiếu hụt một số nguyên tố nên có biểu hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe). Nhìn chung, đất phù hợp với trồng cây có múi là đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ, đất đỏ bazan, đất mùn đá vôi [3]. - Dinh dưỡng: Để phát triển tốt cây cam cần cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cũng như các nguyên tố khoáng vi lượng Cu, Mg, B. 2.1.5. Tình hình sản xuất cây cam 2.1.5.1. Tình hình sản xuất trên thế giới Hiện nay, cây cam là một trong những loại cây ăn quả chủ lực và được trồng tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cam, quýt ở các châu lục trên thế giới giai đoạn 2014-2018 Chỉ Năm Châu lục tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Châu Phi 941.048 952.448 953.868 959.255 964.704 Diện Châu Mỹ 99.681 101.447 100.444 104.062 104.553 tích thu Châu Á 312.850 315.326 343.326 327.299 320.623 hoạch Châu Âu 3.478 3.401 2.810 2.851 2.802 (ha) Châu đại dương 1.230 1.254 1.271 1.288 1.309 Thế giới 1.358.286 1.373.876 1.401.720 1.394.755 1.393.990 Châu Phi 5,0791 5,2493 5,2420 5,2638 5,2858 Châu Mỹ 9,7278 9,3649 Năng 9,7119 9,8931 9,4953 Châu Á suất 22,4209 22,5888 22,2395 23,1929 24,2132 Châu Âu (tấn/ha) 14,7345 11,4790 14,8658 8,1173 11,2913 Châu đại dương 93,385 9,1813 9,0378 89,063 8,7800 Thế giới 9,4431 9,5519 9,7483 9,8257 9,9702 Châu Phi 4.779.673 4.999.691 5.000.189 5.049.372 5.099.243
  16. 15 Châu Mỹ 969.677 950.041 975.508 1.029.496 992.761 Sản Châu Á 7.014.386 7.122.831 7.635.402 7.591.009 7.763.290 lượng Châu Âu 51.241 39.044 41.775 23.143 31.633 (tấn) Châu đại dương 11.485 1.1511 11.486 11.470 11.491 Thế giới 12.826.462 13.123.118 13.664.359 13.704.489 13.898.418 (Nguồn: FASTAT/FAO Statistics- năm 2019 [21]) 2.1.5.2. Tình hình sản xuất ở Việt Nam Ở nước ta, cây cam là cây trồng được thâm canh từ lâu đời, cho đến nay đã chọn ra được nhiều giống có năng suất và chất lượng cao đem trồng ở hầu hết các vùng trên cả nước. Từ những năm 1960, nước ta có khoảng 3000 ha cam quýt và phát triển khá mạnh, sản lượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn, năng suất bình quân vào khoảng 135-140 tạ/ha. Thời kỳ từ những năm 1975 trở lại đây ở miền Bắc diện tích và sản lượng cam có xu hướng giảm dần, tuy nhiên ở miền Nam diện tích và sản lượng cam quýt lại tăng lên, các tỉnh có diện tích trồng cam nhiều như Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp Trong những năm trở lại đây diện tích, năng suất và sản lượng cam quýt trên cả nước được tăng lên rất mạnh mẽ và ổn định. Bảng 2.4. Tình hình sản xuất cam, quýt của nước ta giai đoạn 2010-2018 Năm Chỉ tiêu 2010 2015 2016 2017 2018 Diện tích (nghìn ha) 75,3 85,4 101,3 112,5 120,8 Chỉ số phát triển diện tích (%) 97,3 108,8 118,6 111,1 107,4 Diện tích cho thu hoạch (nghìn ha) 64,1 58,4 65,1 71,7 77,9 Sản lượng (nghìn tấn) 728,6 727,4 806,9 957,9 1055,5 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018) [13] Kết quả thống kê cho thấy diện tích sản xuất, sản lượng cam quýt nhìn chung tăng từ năm 2010- 2018. Riêng diện tích cho thu hoạch và sản lượng năm 2015 giảm nhẹ so với năm 2010 sau đó tăng đều.
  17. 16 Bảng 2.5. Tình hình sản xuất cam, quýt ở các vùng của nước ta năm 2014 Tổng sản Diện tích Diện tích Năng lượng STT Vùng trồng gieo trồng thu hoạch suất (nghìn (nghìn ha) (nghìn ha) (tấn/ha) tấn) 1 Đồng bằng Sông Hồng 5,4 4,8 12,5 59,8 Trung du miền núi phía 2 15,7 9,3 8,1 75,3 Bắc Bắc Trung bộ và Duyên hải 3 8,1 5,3 9,2 48,9 miền Trung 4 Tây Nguyên 1,0 0,6 7,5 4,5 5 Đông Nam Bộ 6,2 4,5 11,5 51,6 6 Đồng bằng Sông Cửu Long 39,2 33,8 14,7 496,0 Cả nước 75,6 58,3 12,6 736,1 (Nguồn: Bộ NN & PTNN-2016 [1]) Từ bảng thống kê cho thấy diện tích gieo trồng, diện tích cho thu hoạch và sản lượng các vùng của nước ta năm 2014 không đồng đều. Vùng có diện tích gieo trồng cao nhất, tổng sản lượng lớn nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long: với diện tích gieo trồng là 39,2 (nghìn ha), tổng sản lượng đạt 496,0 (nghìn tấn), năng suất đạt 14,7 (tấn/ha). Tiếp theo là các vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung Vùng có diện tích gieo trồng và sản lượng thấp nhất là Tây Nguyên với diện tích gieo trồng là 1,0 (nghìn ha), sản lượng đạt 4,5 (nghìn tấn) và năng suất là 7,5 (tấn/ha). Nhìn chung tình hình gieo trồng cây có múi đang được các vùng chú trọng, nâng cao năng suất, sản lượng tăng thu nhập cho các địa phương và người dân. Năm 2014, tổng diện tích cây cam quýt đạt 75,6 (nghìn ha), với diện tích thu hoạch là 58,3 (nghìn ha), tổng sản lượng đạt 736,1 (nghìn tấn) và năng suất đạt 12,6 (tấn/ha). 2.2. Cây cam Bố Hạ Cây cam Bố Hạ gắn liền với sự có mặt của người Pháp thế kỷ 19, theo các tài liệu công bố những năm 1930 - 1954 của một số nhà nông học người Pháp
  18. 17 làm việc tại Đông Dương, cây cam Bố Hạ được người Pháp du nhập và trồng phát triển tốt ở vùng Yên Thế và Lạng Giang đây là những cây cam Bố Hạ thực sự được nông dân gọi là “cây cam cổ”. Cây cam sành Bố Hạ có đặc điểm lá nhỏ hơi cong lòng máng, vỏ quả sần, vỏ và lõi quả màu vàng đỏ sẫm, khi chín rất thơm, có vị ngọt đậm và thường chín vào dịp tết Nguyên Đán. Cây cam chanh có tán rộng, bản lá to hình lưỡi mác, hơi ưỡn, chín có vị ngọt đậm và thơm. Sự hấp dẫn đặc biệt của loại cam này là mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm, tép to mọng nước, ruột vàng đỏ, hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Từ xưa cam Bố Hạ đã trở thành đặc sản nổi tiếng của cả nước. Qua thời gian vùng cam với những giống cam quý đặc sản đang dần bị thoái hoá, mai một bởi nhiều nguyên nhân. Giai đoạn 1960 - 1980, cây cam Bố Hạ bị bệnh Greening tàn phá, nông trường Cam Bố Hạ lấy các giống khác chủ yếu từ vùng cam Hàm Yên - Tuyên Quang và vùng cam Hà Giang và một số nơi khác về trồng tại nông trường, những cây cam này hiện nay vẫn làm một số chuyên gia nhầm tưởng là cam Bố Hạ thực sự (được gọi cây cam cổ). Vì vậy cần thiết có sự điều tra đánh giá để chọn lọc lại các cây cam cổ có những đặc điểm đặc trưng khác với cam Hàm Yên (Tuyên Quang) từ đó có biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gene quý hiếm này. 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên 2.3.1.1 Vị trí địa lý Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 80,4 km về phía Bắc, có toạ độ địa lý như sau: - Từ 20020' đến 22003' vĩ tuyến Bắc; - Từ 105028' đến 106014' kinh tuyến Ðông. Về mặt địa giới hành chính, Thái Nguyên giáp các tỉnh sau: - Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Kạn; - Phía Tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; - Phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang;
  19. 18 - Phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Thái Nguyên là 3.562,82 km². Thái Nguyên được coi là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng và của vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế- xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ (theo cổng thông tin điện tử- UBND tỉnh Thái Nguyên). 2.3.1.2 Ðịa hình, địa thế của Thái Nguyên Mặc dù là một tỉnh trung du miền núi, nhưng địa hình tỉnh Thái Nguyên lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây là một thuận lợi của tỉnh cho việc canh tác nông, lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích vùng núi chiếm khoảng 90,73%; diện tích vùng trung du là chiếm 9,27%. Ðịa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành khá nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo (với đỉnh cao nhất là 1.590 m), các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra, dãy núi Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn và Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc. 2.3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn của Thái Nguyên * Đặc điểm khí hậu Theo số liệu hàng năm của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, nhiệt độ trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh là 22,50C - 23,20C, biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá cao từ 7,00C - 7,30C. Nhiệt độ trung bình tối đa là 370C (tháng 7, 8), cao tuyệt đối là 40,30C, trung bình tối thấp là 70C (tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tập trung vào các tháng 6, 7, 8, nhiệt độ tháng thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Điều đáng lưu ý là nhiệt độ trung bình hàng năm ở phía Bắc và phía Nam của tỉnh chỉ chênh nhau khoảng
  20. 19 0,50C - 1,00C, song nhiệt độ thấp tuyệt đối trong mùa đông chênh lệch nhau khá nhiều (ở Định Hóa là 0,40C còn ở thành phố Thái Nguyên là 30C). Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Mùa đông thường chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều (ở huyện Võ Nhai); vùng lạnh vừa (gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai); vùng ấm (gồm các huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và thị xã Sông Công). Lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 2.000 - 2.500 mm (cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1). Mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong thời gian này đạt 1.471 mm ở Định Hóa và 1.726 mm ở thành phố Thái Nguyên, chiếm khoảng 85 - 87% tổng lượng mưa cả năm. Theo số liệu thống kê theo dõi của Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm gần 30% tổng mưa cả năm nên thường gây ra lũ lụt. Vào mùa khô, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm. Tần suất sương muối thường xảy ra vào cuối tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Khu vực thường hay xuất hiện thời tiết sương muối là Võ Nhai, Phú Bình. Độ ẩm không khí trung bình từ 80 - 85% [25]. * Chế độ thủy văn Thái Nguyên có hai sông chính chảy qua là sông Công và sông Cầu. Hai sông này là nguồn cấp nước chính cho nền kinh tế, dân sinh của tỉnh. Sông Công có lưu vực 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá, chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2. Hồ này chứa được 175 triệu m3 nước, chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa 2 vụ, hoa màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã sông Công. Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ Chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam. Lưu lượng nước mùa mưa là 3500 m3/s, mùa kiệt là 7,5 m3/s. Trên sông này có hệ thống thuỷ nông
  21. 20 Sông Cầu (trong đó có đập dâng thác Huống) tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hoà, Tân Yên (Bắc Giang). Mùa lũ trên các sông trong tỉnh bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, tỷ lệ xuất hiện lũ nhiều vào các tháng 6 - 9. Số trận lũ trung bình/năm từ 1,5 - 2,0 trận, năm nhiều có tới 4 trận lũ. Mùa khô bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 4. Lượng nước trên sông trong các tháng này bình quân mỗi tháng chỉ bằng 0,5 - 2,0% tổng lượng nước trên sông cả năm. Do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên vào những tháng mùa cạn nước trên sông suối thường không đáp ứng được cho nhu cầu dùng nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [25]. 2.3.1.4 Địa chất, thổ nhưỡng Theo tài liệu thổ nhưỡng và kết quả điều tra bổ sung những năm gần đây cho thấy tỉnh Thái Nguyên có nhiều loại đất khác nhau được hình thành bởi quá trình feralit. - Đất feralit núi chiếm 48,1 % diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao trên 200m. - Đất feralit đồi chiếm 31,1 % diện tích tự nhiên. - Đất dốc tụ và đất đồng bằng trên thềm phù sa cổ, phù sa sông suối chiếm 12,4% diện tích tự nhiên. Điều này cho thấy tài nguyên đất của tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng, phần lớn đất đai thích hợp cho phát triển nông, lâm nghiệp [25]. 2.3.1.5 Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng của Thái Nguyên Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 3.562,82 km2, trong đó diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 23%, diện tích đất có rừng chiếm gần 48%, còn lại là diện tích đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng, ). Theo Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng, năm 2018, tỉnh Thái Nguyên đã trồng mới 3.040 ha rừng tập trung. Trong đó trồng 2.920 ha rừng sản xuất, 100 ha rừng trồng thay thế và 20 ha rừng phòng hộ. Năm 2019, tỉnh Thái Nguyên tập trung nhiều giải pháp bảo đảm mục tiêu trồng mới 2.554 ha rừng [25].
  22. 21 Tập trung chỉ đạo trồng mới, trồng lại rừng 5.000 ha (Trồng theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững 2.500 ha; trồng rừng thay thế 90 ha còn lại do người dân tự bỏ vốn trồng lại rừng và nguồn vốn khác); chăm sóc rừng trồng 5.000 ha; khoán bảo vệ rừng 26.000 ha; khai thác gỗ rừng trồng 210.000 m3; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, tiêu thụ gỗ và lâm sản ngoài gỗ; thống kê đầy đủ các chỉ số đưa vào tính giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp trong đó cần thống kê đầy đủ, chính xác sản lượng gỗ khai thác trên địa bàn và bổ sung nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng vào giá trị sản xuất lâm nghiệp; duy trì tỷ lệ che phủ rừng ổn định trên 50% Phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2019 vượt kế hoạch, đạt 10% trở lên [25]. 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh) trên địa bàn ước đạt 13.200 tỷ đồng, bằng 90,2% kế hoạch và tăng 13,7% so với năm 2018 (mục tiêu kế hoạch là 14.640 tỷ đồng). Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 134,2 triệu USD, bằng 122% kế hoạch, tăng 35,7% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 3.386 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh) ước đạt 2.560 tỷ đồng, tăng 4,34% so với năm 2018 (mục tiêu kế hoạch tăng 6%) [25]. 2.3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động Theo điều tra dân số 01/04/2019, năm 2018 dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.123.116 người thuộc 325.680 hộ gia đình, trong đó nam có 555.371 người chiếm 49,45% và nữ là 567.745 người chiếm 50,55%, tỉ số giới tính nam/nữ là 97,8/100. Tổng dân số đô thị là 287.265 người (25,6%) thuộc 97.300 hộ và tổng dân cư nông thôn là 835.851 người (74,4%) thuộc 228.380 hộ. Cũng như toàn quốc, Thái Nguyên có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 779.261 người, chiếm 69,38% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001
  23. 22 người, chiếm 22,17% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 94.854 người, tức chiếm 8,45% [25]. Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km². Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2019, trong 10 năm (2010-2018) dân số tỉnh tăng bình quân 0,65%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác, trong đó ba huyện Định Hóa, Đại Từ và Phú Bình có tăng trưởng dân số âm [25]. 2.3.2.2. Giáo dục, y tế * Giáo dục: Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 7 trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động [25]. * Y tế: Thái Nguyên được coi là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viện Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện, với hệ thống khá hiện đại và hoàn chỉnh. Hoạt động y tế được duy trì thường xuyên, liên tục, đan xen với các chương trình quốc gia, từ tuyến tỉnh đến các trạm y tế cơ sở đã đẩy lùi nhiều bệnh tật, tăng cường chăm sóc sức khỏe người dân, tạo được niềm tin trong đồng bào dân tộc [25]. 2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng * Giao thông: Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc
  24. 23 Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn [25]. * Mạng lưới điện: Thái Nguyên là tỉnh có lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia, trong đó thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các thị trấn, huyện có lưới điện hoàn chỉnh, đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất [25]. * Hệ thống nước sạch và tưới tiêu: Thái Nguyên có 2 nhà máy nước là Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công (công suất của Nhà máy nước Thái Nguyên đạt 30.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước thị xã Sông Công với công suất thiết kế 30.000 m3/ngày đêm). Một số thị trấn huyện lỵ của tỉnh đã có hệ thống cấp nước sạch. Toàn tỉnh có 1.146 công trình thuỷ lợi, hơn 1.400 km kênh mương được kiên cố, bảo đảm tưới tiêu ổn định cho 23.000 ha lúa xuân, 34.000 ha lúa vụ mùa, 5.000 ha ngô đông, [25].
  25. 24 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Giống Cam Bố Hạ được trồng trong mô hình sản xuất tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cam Bố Hạ, Bắc Giang” 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các đặc điểm hình thái của cây cam Bố Hạ. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2019 đến tháng 06 năm 2020. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.3. Nội dung - Nội dung 1: Điều tra, bảo tồn được nguồn gen cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang - Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm hình thái của cam sành và cam chanh Bố Hạ - Nội dung 3: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cam sành và cam chanh Bố Hạ - Nội dung 4: Nghiên cứu đặc điểm sâu bệnh hại trên cam quýt. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu về đặc điểm sinh vật học Thí nghiệm: Dựa theo phương pháp nghiên cứu cây ăn quả của Dương Nhật Tuyết (1999) [11]. Chọn 10 cây ngẫu nhiên tương đối đồng đều trên cùng một vườn sản xuất, trong cùng một điều kiện trồng trọt chăm sóc như nhau, có độ tuổi là 3 năm tuổi. Phương pháp theo dõi: * Mô tả đặc điểm giống theo khoá phân loại của Swingle, W.T. and
  26. 25 Reece [23]. Theo dõi các chỉ tiêu đặc điểm thực vật học: Tài liệu tổng hợp của các tác giả: Phạm Ngọc Liễu, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Hữu Danh và cộng tác viên thuộc Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam biên soạn [7]. * Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi cụ thể: - Đường kính gốc (cm): dùng thước đo cách mặt đất 20 cm. - Chiều cao cây (m): dùng thước đo từ mặt đất đến đỉnh ngọn. - Độ cao phân cành (m): dùng thước đo từ mặt đất đến chỗ bắt đầu phân cành. - Hình dạng tán: Quan sát và xếp loại: hình tháp, hình ovan, hình chóp, hình trứng, hình bán nguyệt. - Đường kính tán (m): Dùng thước đo theo hình chiếu tán ngoài cây xuống mặt đất theo hai hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, nếu tán cây không đồng đều thì đo 3 - 4 lần và lấy trị số trung bình. - Các chỉ tiêu theo dõi về cành: Trên mỗi cây chọn 8 cành có đường kính 0,8 cm. Số cành theo dõi đảm bảo n > 30, các cành đều ra hoa. + Đánh dấu cành ở sát thân, theo dõi tình hình ra lộc, sinh trưởng các đợt lộc, khi lộc ra tiến hành đánh dấu lộc và ghi rõ ngày, tháng ra lộc, tính số đợt lộc trên cành. + Đo đường kính lộc bằng thức kẹp Panme, chiều dài lộc bằng thước, đơn vị tính (cm). + Theo dõi khả năng ra hoa, đậu quả: quan sát và đếm trực tiếp. + Theo dõi mối liên hệ giữa các loại cành mang hoa và năng suất trên cơ sở tổng hợp, phân tích các số liệu theo dõi. + Tỷ lệ đậu quả: Tiến hành đếm số lượng nụ, hoa có trên cành và số nụ, hoa rụng, 3 ngày theo dõi một lần. Thời kỳ rụng quả theo dõi 1 tuần một lần và đếm số quả còn lại trên cây khi ổn định. Tỷ lệ đậu quả được xác định theo công thức: A. 100 X(%) = a A Trong đó: X: là tỷ lệ đậu quả (%); A: là số quả ổn định trên cây a: là tổng số nụ hoa và quả rụng.
  27. 26 - Năng suất quả: Quan sát độ chín của quả đến 2/3 diện tích cây là thu hoạch. Chín đến đâu thu hoạch đến đó để tránh ảnh hưởng đến phẩm chất quả khi thu hoạch sớm và ảnh hưởng đến sản lượng khi thu hoạch muộn. Đếm số quả trên cây, đếm số quả và cân trọng lượng quả thu hoạch cho từng đợt. Tính năng suất cho từng cây (kg/cây) và quy đổi năng suất tạ/ha. Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng cách tiếp cận như sau: - Tiếp cận lịch sử và logic: Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm gây trồng của người dân địa phương, điều tra đặc điểm nông sinh học để lựa chọn địa điểm và kỹ thuật nhân giống giống Cam Bố Hạ; - Tiếp cận định tính và định lượng: Thông qua điều tra lựa chọn các giống chất lượng tốt ở ngoài hiện trường, để trồng giống Cam Bố Hạ 01 ha tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. - Tiếp cận hệ thống và tiếp cận phân tích và tổng hợp: Thông qua tham khảo các công trình nghiên cứu, kinh nghiệm của người dân địa phương và kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc giống Cam Bố Hạ tại trường Đại học Nông lâm. 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Phạm Chí Thành [10]; Phân tích thống kê của Tô Cẩm Tú (1992) [15] và chương trình phần mềm IRRISTAT và EXCEL.
  28. 27 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều tra, bảo tồn giống cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang Nhằm khai thác và phát triển nguồn gen Bố Hạ, Bắc Giang, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát tại huyện Lạng Giang và huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang là khu vực giống cam Bố Hạ đã được trồng và sản xuất trước đây. Kết quả điều tra, khảo sát như sau: Về giống cam chanh Bố Hạ: Đã điều tra được 01 cây cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang tại Thôn Trường Sơn, xã Đông Sơn, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cây thuộc dạng cây ghép khoảng 25-30 năm tuổi, thân yếu, lá thưa, sức sống kém (hình 4.1.). Về đặc điểm thân cành: thân gỗ nhỏ, cao 1,5m, mọc thẳng, tán không đều, màu xanh đậm, thân tròn ngắn, không gai, vỏ thân màu nâu mốc, phân cành ít, góc độ phân cành hẹp (từ 25-30o), cành sinh trưởng có gai nhỏ, cành quả không có gai. Về đặc điểm của lá: lá đơn, có eo lá, cuống lá ngắn, phiến lá hình ovan, mép lá không có răng cưa và hơi gợn sóng, mút lá hơi nhọn, lá có màu xanh đậm, mặt lá phẳng. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành bảo tồn tại chỗ cây cam chanh Bố Hạ điều tra được, đồng thời lấy mẫu để tiến hành vi ghép đỉnh sinh trưởng tạo cây So sạch bệnh phục vụ cho khai thác và phát triển nguồn gen quý hiếm này. Về giống cam sành Bố Hạ: Đã điều tra 03 cây cam sành Bố Hạ Bắc Giang hiện được bảo tồn tại Thôn Trường Sơn, xã Đông Sơn, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và 01 cây tại thôn Dầm Trúc, xã Tân Sỏi, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Bốn cây cam sành Bố Hạ điều tra được được ký hiệu lần lượt là CS1, CS2, CS4 và CS5. Cả 4 cây đều là cây chiết. Về đặc điểm thân cành của cam sành Bố Hạ: cây thuộc dạng cây thân gỗ nhỡ, mọc thẳng, tán cây hình nơm ngược, màu xanh đậm. Thân tròn ngắn, không có gai, vỏ thân màu nâu mốc, phân cành nhiều, góc độ phân cành hẹp (từ 25-300), cành sinh trưởng có gai nhỏ, cành quả không có gai. Đặc điểm thân cành giống cam sành trồng ở Bố
  29. 28 Hạ có những đặc điểm riêng so với cam Hàm Yên, Tuyên Quang là tán có dạng hình nơm ngược trong khi cam sành Hàm Yên có tán hình tháp. Về đặc điểm của lá: Lá cam sành thuộc loại lá đơn, có eo lá, cuống lá ngắn, phiến lá hình ovan, mép lá có răng cưa và hơi gợn sóng, mút lá hơi nhọn, lá có màu xanh đậm. Cả 4 cây cam sành đều được bảo tồn tại chỗ và được lấy mẫu để nhân giống bằng phương pháp vi ghép để tạo cây So sạch bệnh phục vụ cho khai thác và phát triển nguồn gen này. A B Hình 4.1. Hình ảnh cây cam chanh CBH (A) và cam sành CS5 (B) được bảo tồn tại chỗ 4.2. Đặc điểm hình thái của cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang Đề tài tiến hành trên mô hình nhân giống cam sành và cam chanh Bố Hạ được xây dựng tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc Gia “Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cam Bố Hạ, Bắc Giang”. Các cây cam sành và cam chanh Bố Hạ được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt trên gốc là cây chấp. Các cây đạt 3 năm tuổi tính từ khi ghép. Trong đó, giống cam sành có 04 dòng và giống cam chanh có 01 dòng được theo dõi. Đặc điểm hình thái của cam sành và cam chanh Bố Hạ được mô tả như sau:
  30. 29 4.2.1. Đặc điểm thân cành Kết quả nghiên cứu đặc điểm thân cành của cam sành và cam chanh Bố Hạ cho thấy, cam sành và cam chanh Bố Hạ thuộc dạng thân gỗ nhỏ, mọc thẳng, màu xanh đậm. Thân tròn ngắn, không gai, vỏ thân màu nâu mốc, phân cành ít, góc độ phân cành hẹp (từ 25-30o), cành sinh trưởng có gai nhỏ. Đặc điểm về chiều cao cây và đường kính tán của các dòng/giống cam Bố Hạ được thể hiện trong bảng 4.1. Bảng 4.1. Đặc điểm thân cành của cam sành và cam chanh Bố Hạ Chiều cao cây Đường kính tán (cm) STT Dòng/giống (cm) Đông - Tây Nam - Bắc I Cam sành 127,03 52,43 70,03 1 Dòng CS1 146,0 71,0 71,4 2 Dòng CS2 100,1 42,4 41,0 3 Dòng CS4 122,0 37,0 60,0 4 Dòng CS5 140,1 59,3 107,7 II Cam chanh 141,8 103,8 94,3 5 CBH6 141,8 103,8 94,3 Kết quả nghiên cứu thể hiện trong bảng 4.1 cho thấy: Trong các dòng cam sành 3 năm tuổi, chiều cao trung bình của cây tính từ mặt đất đến đỉnh ngọn cành cao nhất dao động từ 100,1 đến 146,0 cm, đường kính tán dao động từ 37,0 đến 71,0 cm (hướng Đông – Tây) và từ 41,0 đến 107,7 cm (hướng Nam – Bắc). Trong đó, dòng cam sành CS1 có chiều cao cây trung bình cao nhất (146,0 cm), dòng CS2 có chiều cao trung bình là thấp nhất (100,1 cm). Dòng CS1 và CS2 có tán tương đối đồng đều thể hiện ở đường kính tán theo hướng Đông – Tây và hướng Nam – Bắc tương đối đều nhau. Tuy nhiên, 2 dòng CS4 và CS5 có đường kính tán theo hướng Đông – Tây nhỏ hơn so với hướng Nam – Bắc.
  31. 30 Hình 4.2. Hình ảnh cây cam sành và cam chanh Bố Hạ A. Cây cam sành CS1-07, B. Cây cam chanh CBH17 Giống cam chanh Bố Hạ CBH6 có chiều cao cây trung bình đạt 141,8 cm, tán tương đối đồng đều với đường kính tán theo hướng Đông – Tây là 103,8 cm và theo hướng Nam Bắc là 94,3 cm. Theo các kết quả nghiên cứu về các giống cam quýt trồng ở miền Bắc, quýt Bắc Sơn (Lạng Sơn), quýt Quang Thuận (Bắc Kạn), cây 8 năm tuổi thường có chiều cao từ 5 – 6 m, đường kính tán từ 4 – 5 m, tán hình ovan và thưa cành. Giống cam Sông Con có chiều cao cây từ 3 – 4 m, đường kính tán từ 2 – 3 m hình nơm ngược, độ phân cành thấp, cành không có gai. Cam vân Du cây cao 4-5m, đường kính tán từ 4-5m, tán rậm rạp hình tháp hoặc hình mâm xôi, cây có nhiều gai. Cam Naven có chiều cao cây 3-5m, đường kính tán từ 2-3m hình nơm ngược, độ phân cành thấp, cành không có gai. Cam sành Hàm Yên 3 năm tuổi có chiều cao trung bình khoảng 290 cm, đường kính tán trung bình là 265 cm, tán hình tháp, phân cành nhiều, góc độ phân cành hẹp [6]. Như vậy, cam sành và cam chanh Bố Hạ mang những đặc điểm chung của họ Cam quýt nhưng cũng có những đặc điểm riêng biệt.
  32. 31 Về số lượng cành cấp 1, cành cấp 2 và cành cấp 3 của cam sành và cam chanh Bố Hạ được thể hiện trong bảng 4.2 dưới đây: Bảng 4.2. Số lượng cành cấp 1, cấp 2 và cấp 3 của cam sành và cam chanh Bố Hạ Lần 1 (cành) Lần 2 (cành) Lần 3 (cành) Dòng/giống Cành Cành Cành Cành Cành Cành Cành Cành Cành cấp 1 cấp 2 cấp 3 cấp 1 cấp 2 cấp 3 cấp 1 cấp 2 cấp 3 Cam sành Dòng CS1 4,0 13,2 10,1 4,1 13,1 19,1 4,1 16,8 19,1 Dòng CS2 4,2 6,8 9,7 4,4 9,0 9,3 4,4 9,0 9,3 Dòng CS4 4,0 11,0 15,0 4,0 16,0 15,0 4,0 16,0 15,0 Dòng CS5 2,8 11,2 13,0 2,8 11,2 13,0 2,8 11,5 13,0 Trung bình 3,8 10,6 12,0 3,8 12,3 14,1 3,8 13,3 14,1 Cam chanh CBH6 6,8 12,9 19,2 6.,8 14,9 19,2 6,8 14,9 19,2 Kết quả nghiên cứu thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy, đối với giống cam sành Bố Hạ, số lượng cành cấp 1 trung bình là 3,8 cành/cây; số lượng cành cấp 2 trung bình là 10,6 - 13,3 cành/cây, số lượng cành cấp 3 là 12,0 – 14,1 cành/cây. Tỷ lệ cành cấp 2/cành cấp 1 là 2,79 – 3,50, tỷ lệ cành cấp 3/cành cấp 2 là 1,13 – 1,15. Đối với giống cam chanh Bố Hạ, tỷ lệ cành cấp 2/cành cấp 1 là 1,90 – 2,19, tỷ lệ cành cấp 3/cành cấp 2 là 1,29 - 1,49. 4.2.2. Đặc điểm lá Kết quả theo dõi kích thước của lá cam sành và cam chanh Bố Hạ được thể hiện trong bảng 4.3 dưới đây Bảng 4.3. Kích thước lá cam sành và cam chanh Bố Hạ Kích thước lá STT Dòng/giống Dài (cm) Rộng (cm) Tỷ lệ dài/ rộng (lần) I Cam sành 8,33 4,42 1,88 1 Dòng CS1 8.83 4.82 1,83
  33. 32 2 Dòng CS2 7,64 4,10 1,86 3 Dòng CS4 8,00 4,00 2,00 4 Dòng CS5 8,83 4,74 1,98 II Cam chanh 10,52 5,13 2,05 5 CBH6 10,52 5,13 2,05 Kết quả nghiên cứu thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy, giống cam sành Bố Hạ có kích thước trung bình của lá trưởng thành là dài 8,33 cm, rộng 4,42 cm. Kích thước lá giữa các dòng cam sành có sự thay đổi không đáng kể. Chiều dài lá dao động từ 7,64 đến 8,83 cm, chiều rộng dao động từ 4,00 cm đến 4,82 cm. Trong khi đó, kích thước trung bình của lá trưởng thành của giống cam chanh Bố Hạ lớn hơn so với cam sành. Chiều dài trung bình của lá cam sành là 10,52 cm và chiều rộng trung bình là 5,13 cm. Như vậy, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của lá ở cả giống cam sành và cam chanh Bố Hạ đều là chiều dài lá gấp khoảng 2 lần chiều rộng lá. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Lam trên giống cam sành Hàm Yên (Luận án Tiến sỹ cam Hàm Yên) cho thấy [6], kích thước trung bình của của lá cam Hàm Yên đối với cây ghép là dài 10,06 cm, rộng 5,88 cm, tỷ lệ chiều dài/rộng = 1,71 cm, đối với cây chiết có chiều dài, chiều rộng và tỷ lệ dài/rộng lần lượt là 10,04 cm, 5,84 cm và 1,72 cm. Như vậy, kích thước lá của các giống cam sành và cam chanh Bố Hạ, tỷ lệ chiều dài/rộng của lá đều cao hơn so với giống cam Hàm Yên. Về hình thái lá: Lá cam sành và lá cam chanh Bố Hạ đều thuộc dạng lá đơn, có eo lá, cuống lá ngắn, phiến lá hình ovan, mép lá có răng cưa và hơi gợn sóng, mút lá hơi nhọn, lá có màu xanh đậm. Lá cam sành có mặt lá hơi cong, lá cam chanh có mặt lá phẳng, lá mỏng hơn so với lá cam sành.
  34. 33 Hình 4.3. Hỉnh ảnh lá cam sành và cam chanh Bố Hạ A, B. Mặt trên và mặt dưới lá cam sành Bố Hạ C, D. Mặt trên và mặt dưới của lá cam chanh Bố Hạ 4.2.3. Đặc điểm hoa, quả Về đặc điểm của hoa: Hoa cam sành và cam chanh Bố Hạ có hai loại, hoa đơn và hoa chùm. Nụ hoa tròn hơi bầu dục, màu trắng, đường kính khoảng 5mm, cánh hoa hơi cuốn. Kích thước dài = rộng = 18 - 20 x 7mm. Đài hoa màu xanh, cánh dài cân đối, rộng từ 3 - 4mm, có nút nhọn, có lông tơ. Cuống hoa bé, đường kính 1mm, dài 10 mm, nhị được tách rời, túi phấn bé hình bầu dục, màu vàng, số lượng nhị là 20. Nhuỵ, tự phùng hình cầu hơi dẹt, vòi nhuỵ dài 8mm, hơi cong, đầu nhuỵ hình cầu hơi lõm. Nhị đực dài hơn nhuỵ, tuyến mật bé có mùi thơm. Như vậy, hoa của cam sành và cam chanh Bố Hạ mang những đặc điểm đặc trưng của các giống cam. Về đặc điểm của quả: Cam sành Bố Hạ: Thời gian chín quả cam sành Bố Hạ từ tháng 12 đến tháng 02 năm sau. Quả hình cầu dẹt, túi tinh dầu thô hiện rõ, đỉnh quả và đáy quả bằng, hơi lõm, vỏ quả khi chín màu vàng thẫm sáng dòn, vỏ dễ tách hơn cam nhưng khó tách hơn quít. Thịt quả màu vàng đậm, vách múi dai, dễ tách, lõi quả đặc và nhiều hạt.
  35. 34 Cam chanh Bố Hạ: Thời gian chín quả cam chanh Bố Hạ từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau. Quả hình cầu hơi tròn, túi tinh dầu chìm nên vỏ quả nhẵn hơn so với cam sành, đỉnh quả và đáy quả bằng. Vỏ quả khi chín màu vàng thẫm sáng dòn, vỏ dễ tách hơn cam nhưng khó tách hơn quít. Thịt quả màu vàng sáng, vách múi dai, dễ tách, lõi quả đặc và nhiều hạt. Quả cam chanh có mùi thơm. So sánh giữa cam sành Bố Hạ và cam chanh Bố Hạ có một số điểm khác biệt, thời gian chín của quả cam chanh sớm hơn khoảng 1 tháng so với cam sành Bố Hạ, túi tinh dầu chìm nên vỏ quả nhẵn và mỏng hơn so với cam sành, quả cam chanh có mùi rất thơm khi chín. Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Lam trên cam Hàm Yên [6], quả cam Hàm Yên có thời gian chín từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, quả hình cầu dẹt, túi tinh dầu thô và hiện rõ, thịt quả có màu vàng đậm. Như vậy, quả cam sành sành Bố Hạ, có nhiều đặc điểm hình thái giống với cam Hàm Yên nhưng cam chanh Bố Hạ có thời gian chín sớm hơn và có nhiều điểm khác biệt so với cam Hàm Yên. Hình 4.4. Hoa của cam sành và cam chanh Bố Hạ
  36. 35 Hình 4.5. Đặc điểm hình thái quả cam sành (A) và cam chanh (B) Bố Hạ khi còn non 4.3. Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc của cam sành và cam chanh Bố Hạ Sự xuất hiện lộc là biểu hiện sự bắt đầu một giai đoạn sinh trưởng mới. Khả năng ra lộc ở cam quít phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, điều kiện sinh thái, kỹ thuật chăm sóc như bón phân, tỉa cành tạo tán. Sự xuất hiện các đợt lộc của cam Bố Hạ như sau: Bảng 4.4. Thời gian xuất hiện lộc của cam Bố Hạ Lộc xuân Lộc hè Lộc thu Lộc đông Thời Thời Thời Thời Thời Thời Thời Thời Dòng/giống gian gian gian gian gian gian gian gian xuất kết xuất kết xuất kết xuất kết hiện thúc hiện thúc hiện thúc hiện thúc Dòng CS1 Dòng CS2 Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Giữa Cuối tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng Dòng CS4 tháng 2 4 5 7 8 9 11 12 Dòng CS5 Đầu Đầu Đầu Đầu Đầu Đầu Cuối Giữa CBH6 tháng 2 tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng 4 5 7 8 9 10 11 Quan sát sự xuất hiện của lộc cam sành và cam chanh Bố Hạ, hàng năm xuất hiện 4 đợt lộc gồm lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông.
  37. 36 Thời gian xuất hiện và kết thúc của các đợt lộc trên cam sành Bố Hạ như sau: - Lộc xuân xuất hiện vào cuối tháng 2, kết thúc vào tháng 4, số lượng của lộc xuân nhiều hơn các đợt lộc khác. - Lộc hè xuất hiện vào cuối tháng 5, thời gian xuất hiện rộ vào cuối tháng 6, kết thúc vào cuối tháng 7. - Lộc thu xuất hiện vào cuối tháng 8, thời gian rộ vào giữa tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 9. Lộc thu chủ yếu được sinh ra từ cành hè và một số được sinh ra từ cành xuân cùng năm. - Lộc đông xuất hiện vào giữa tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 12, số lượng lộc đông ít nhất so với các đợt lộc khác So sánh thời gian xuất hiện và kết thúc các đợt lộc giữa cam sành Bố Hạ và cam chanh Bố Hạ cho thấy, thời gian xuất hiện và kết thúc của các đợt lộc cam chanh sớm hơn so với cam sành khoảng 1 tháng. Điều này cũng giải thích vì sao cam chanh có thời gian quả chín sớm hơn so với cam sành khoảng 1 tháng. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Đình Định [4], về đặc điểm phát sinh cành của một số giống cam ở năm thứ 7 tại Trung tâm Cây ăn quả Phủ Quỳ (Nghệ An) cho biết tỷ lệ cành xuân - hè - thu như sau: Cam Vân Du: 71,9% 10,3% 17,7% Cam Valencia: 79,3% 6,5% 14,1% Cam Sông con: 77,3% 5,4% 17,0% Hamlin: 76,3% 8,7% 14,9% Trong nghiên cứu của Nguyễn Duy Lam trên cam Hàm Yên [6] cho thấy, thời gian xuất hiện lộc của cam Hàm Yên như sau: Lộc xuân xuất hiện vào cuối tháng 2, đầu tháng 3, kết thúc vào tháng 4; lộc hè xuất hiện vào cuối tháng 5, kết thúc vào cuối tháng 7; lộc thu xuất hiện vào cuối tháng 8, kết thúc vào cuối tháng 9, đầu tháng 10; lộc đông xuất hiện vào trung tuần tháng 11, kết thúc vào cuối tháng 12. Về số lượng lộc của cam Hàm Yên cho thấy nhiều nhất là lộc
  38. 37 xuân, sau đó đến lộc thu, rồi lộc hè và ít nhất là lộc đông. Kết quả theo dõi trên cam sành và cam chanh Bố Hạ cho thấy, thời gian xuất hiện và kết thúc các đợt lộc của cam sành Bố Hạ cũng tương tự như cam Hàm Yên nhưng thời gian xuất hiện các đợt lộc của cam chanh Bố Hạ sớm hơn khoảng 1 tháng. 4.4. Khảo sát mức độ sâu, bệnh hại trên cây cam sành và cam chanh Bố Hạ Kết quả theo dõi sự xuất hiện sâu bệnh hại trên cam Bố Hạ đồng thời so sánh với các giống cam đối chứng (cam Xã Đoài, cam V2, cam Hàm Yên) trên mô hình trồng trại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được trình bày trong bảng 4.5. Kết quả theo dõi sâu bệnh hại so sánh giữa các giống cam nghiên cứu cho thấy, trong cùng môi trường, với chế độ chăm sóc như nhau, tỷ lệ xuất hiện các loại sâu, bệnh hại cam trên các giống không có sự khác biệt nhiều. Qua theo dõi, trong số các loại sâu hại cam, sâu vẽ bùa và bộ trĩ hại cam là loại xuất hiện phổ biến nhất trên cả 5 giống cam nghiên cứu. Trong số các loại bệnh, bệnh chảy gôm là bệnh xuất hiện phổ biến hơn cả trên tất cả các giống cam theo dõi. Bảng 4.5. Tình hình xuất hiện sâu, bệnh hại trên các giống cam nghiên cứu Mức độ phổ biến Cam Cam sành Cam Xã Cam Cam TT Tên sâu, bệnh hại chanh Bố Bố Hạ Đoài V2 Hàm Yên Hạ I Sâu hại 1 Nhện đỏ cam ++ ++ ++ ++ ++ 2 Nhện trắng to ++ + + + ++ 3 Nhện rám vàng + + + + + 4 Rệp sáp nâu + ++ + + ++ 5 Rệp sáp vẩy đỏ + + + + + 6 Rệp sáp vẩy tím + + + + + 7 Rệp sáp giả hình cầu + ++ + ++ ++
  39. 38 8 Rệp sáp giả cam + + + ++ + 9 Rệp muội (Rệp mềm) cam + ++ + + ++ 10 Bọ phấn gai đen ++ + ++ + + 11 Rầy chổng cánh + + + + + 12 Bọ xít xanh cam + + + + + 13 Xén tóc đục cành + + + + + 14 Sâu nhớt + + + + + 15 Câu cấu xanh lớn + + + + + 16 Sâu vẽ bùa ++ ++ ++ ++ ++ 17 Sâu xanh bướm phượng + + + + + 18 Bọ trĩ cam +++ +++ +++ +++ +++ II Bệnh hại 19 Bệnh vàng lá Greening + + + + + 20 Bệnh tàn lụi Tristeza + + + ++ ++ 21 Bệnh loét cam + + + + + 22 Bệnh đốm dầu ++ ++ ++ ++ ++ 23 Bệnh đốm đen ++ ++ ++ ++ ++ 24 Bệnh sẹo - - - - - 25 Bệnh chảy gôm +++ +++ +++ +++ +++ 26 Bệnh muội đen ++ ++ ++ ++ ++ 27 Bệnh đốm tảo - - - - - 28 Bệnh phấn trắng + ++ + ++ ++ Kết quả này bước đầu cho thấy, ở cây giai đoạn 3 năm tuổi, khả năng kháng sâu bệnh không có sự khác biệt giữa cam sành và cam chanh Bố Hạ so với các giống cam hiện đang được trồng phổ biến bao gồm cam Hàm Yên, cam V2 và cam Xã Đoài. Sự xuất hiện sâu, bệnh hại trên cam cần thiết phải có biện pháp phòng trừ phù hợp.
  40. 39 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Đã điều tra và bảo tồn được 01 cây cam chanh Bố Hạ và 04 cây cam sành Bố Hạ. 2. Đã nghiên cứu đặc điểm hình thái của cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang, cây 3 năm tuổi trồng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên: - Chiều cao trung bình dao động từ 100,1 đến 146,0 cm, đường kính tán dao động từ 37,0 đến 71,0 cm (hướng Đông – Tây) và từ 41,0 đến 107,7 cm (hướng Nam – Bắc), Giống cam chanh Bố Hạ có chiều cao cây trung bình đạt 141,8 cm, tán tương đối đồng đều với đường kính tán theo hướng Đông – Tây là 103,8 cm và theo hướng Nam Bắc là 94,3 cm - Về hình thái lá: Lá cam sành và lá cam chanh Bố Hạ đều thuộc dạng lá đơn, có eo lá, cuống lá ngắn, phiến lá hình ovan, mép lá có răng cưa và hơi gợn sóng, mút lá hơi nhọn, lá có màu xanh đậm. Lá cam sành có mặt lá hơi cong, lá cam chanh có mặt lá phẳng, lá mỏng hơn so với lá cam sành. - Về đặc điểm hoa của cam sành và cam chanh Bố Hạ đều mang đặc điểm đặc trưng của cam quýt. - Cam sành Bố Hạ có thời gian chín từ tháng 12 đến tháng 02 năm sau. Quả hình cầu dẹt, túi tinh dầu thô hiện rõ, đỉnh quả và đáy quả bằng, hơi lõm, vỏ quả khi chín màu vàng thẫm. Thịt quả màu vàng đậm. Thời gian chính của cam chanh Bố Hạ sớm hơn 1 tháng so với cam sành, thịt quả màng vàng sáng có mùi thơm. 2. Đã nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc của cam sành và cam chanh Bố Hạ trồng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Hàng năm, cam sành và cam chanh Bố Hạ đều xuất hiện 4 đợt lộc gồm lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông. Thời gian xuất hiện và kết thúc các đợt lộc của cam chanh sớm hơn khoảng 1 tháng so với cam sành Bố Hạ. 3. Đã theo dõi tình hình sâu, bệnh hại cam Bố Hạ trồng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Kết quả cho thấy, trong cùng môi trường, với chế
  41. 40 độ chăm sóc như nhau, tỷ lệ xuất hiện các loại sâu, bệnh hại cam trên các giống không có sự khác biệt nhiều. Trong số các loại sâu hại cam, sâu vẽ bùa và bộ trĩ hại cam là loại xuất hiện phổ biến nhất. Trong số các loại bệnh, bệnh chảy gôm là bệnh xuất hiện phổ biến hơn cả. 5.2. Kiến nghị 1. Tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm về năng suất và chất lượng quả cam Bố Hạ. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của cam Bố Hạ so với các giống cam khác. 2. Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cam Bố Hạ. Từ đó xây dựng được quy trình trồng và chăm sóc cam Bố Hạ đạt năng suất và chất lượng cao.
  42. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ NN&PTNT (2016) Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2016 ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2. Phạm Thị Chữ (1996), “Tuyển chọn, nhân giống bưởi Phúc Trạch năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ xuất khẩu và nội tiêu”, Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý kinh tế, 228-229 3. Bùi Huy Đáp (1960), Cây ăn quả nhiệt đới, 1, Nxb Nông thôn 4. Lê Đình Định (1990), “Tình hình dinh dưỡng đất trồng cam ở chu kỳ 1 của một số loại đất chính vùng Phủ Quỳ - Nghệ Tĩnh”, Một số kết quả nghiên cứu khoa học trạm thí nghiệm cây nhiệt đới Tây Hiếu 1960- 1990, NXBNN 5. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh 6. Nguyễn Duy Lam (2011), Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống cam sành tại huyện Hàm Yên, Tuyên Quang, Luận án Tiến sỹ. 7. Phạm Ngọc Liễu (1999), Các chỉ tiêu cần theo dõi cho việc khảo sát một số giống cây ăn quả, Phòng chọn tạo giống - Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, NXBNN. 8. Lê Mai Nhất (2014), “Nghiên cứu bệnh vàng lá Greening hại cây ăn quả có múi ở một số tỉnh phía bắc Việt Nam và đề xuất biện pháp phòng chống”, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 9. Nguyễn Thị Minh Phương (2008), Bảo quản và chế biến hoa quả tươi, Nxb tri thức 10. Phạm Chí Thành (1986), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, NXBNN. 11. Hoàng Ngọc Thuận (2000), Chọn tạo và trồng cây cam, quýt phẩm chất tốt, năng suất cao, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 10-27
  43. 42 12. Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình (2000), Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm, Nxb Nông nghiệp 13. Tổng cục Thống kê (2018) Niên giám thống kê năm 2018. 14. Trung tâm làm vườn và trồng trọt, Viện Bảo vệ Thực vật (2003), Hướng dẫn sử dụng dầu khoáng trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây ăn quả có múi ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 15. Tô Cẩm Tú (1992), Phân tích thống kê sinh học, NXBNN 16. Trần Thượng Tuấn và ctv (1994), Cây ăn trái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sở Khoa học Công nghệ và môi trường An Giang 17. Trần Thế Tục (1967), Điều tra cây ăn quả, Nxb Nông thôn 18. Trần Thượng Tuấn và ctv (1994), Cây ăn trái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sở Khoa học Công nghệ và môi trường An Giang 19. Đỗ Năng Vịnh (2008), Cây ăn quả có múi-Công nghệ sinh học chọn tạo giống. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 20. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn (1998), Giáo trình cây ăn quả, dành cho Đại học-Nxb Nông nghiệp, Hà Nội TÀI LIỆU TIẾNG ANH 21. FASTAT/FAO Statistics, năm 2019 22. Reuther W. et al. (1978), The citrus industry, 1, Puplication of University of California, USD 23. Swingle, W. T. and Reece, P. C. (1967), The Botany of citrus and its wild relatives, In. Reuther, W., Batchelor, L. D. (eds) The citrus Industry. University of California Press, California, pp. 109 – 174 24. Wakana A Kira (1998), The citrus production in the worl, Tokyo, Janpan TÀI LIỆU TRANG WEB 25. 26. s/120/Baocao_T12_2016.pdf