Khóa luận Nghiên cứu công tác tổ chức lao động của Công ty TNHH Phát Đạt

pdf 70 trang thiennha21 21/04/2022 6760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu công tác tổ chức lao động của Công ty TNHH Phát Đạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cong_tac_to_chuc_lao_dong_cua_cong_ty_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu công tác tổ chức lao động của Công ty TNHH Phát Đạt

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT ĐẠT Trường ĐạiLÊ học THỊ LỆKinh tế Huế KHÓA HỌC: 2013 – 2017
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT ĐẠT SinhTrường viên thực hiện: Đại học KinhGiáo viên tế hướng Huế dẫn: LÊ THỊ LỆ ThS. NGUYỄN ÁNH DƯƠNG Lớp: K47 Quản trị nhân lực Niên khóa: 2013-2017 Huế, tháng 5 năm 2017
  3. Khóa luận tốt nghiệp Lời Cảm Ơn Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến quý thầy, cô giáo trường Đại Học Kinh Tế - Huế, đặc biệt là Giảng viên ThS. Nguyễn Ánh Dương đã cho tôi những hướng đi thích hợp và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến quý Công ty TNHH Phát Đạt Huế đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu tại công ty. Cảm ơn các anh, chị nhân viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra , phỏng vấn và thu thập số liệu, đồng thời luôn tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi rất nhiều trong lĩnh vực chuyên môn và kinh nghiệm thực tế có hạn Do thời gian nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế có hạn, nên đề tài này không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong quý Công ty, quý thầy cô giáo đóng góp những ý kiến bổ sung để dề tài được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn! Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL i
  4. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài: 3 PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1 Mục đích, nhiệm vụ của tổ chức lao động 4 1.1.1 Khái niệm tổ chức lao động 4 1.1.2 Mục đích của tổ chức lao đông 5 1.1.3. Nhiệm vụ của tổ chưc lao động 5 1.1.4. Ý nghĩa của tổ chức lao động 6 1.2 Nội dung của công tác tổ chức lao động trong công ty 7 1.2.1 Nguyên tắc của tổ chức lao động 7 1.2.1.1 Tính khoa học 7 1.2.1.2. Tính tổng hợp 7 1.2.1.3. Tính đồng bộ 7 1.2.1.4. Tính kế hoạch 8 1.2.2. Phân công và hiệp tác lao động 8 1.2.2.1 Phân công lao động 8 1.2.2.2 Hiệp tác lao động 9 1.2.3.Trường Tổ chức và phục Đạivụ nơi làm học việc Kinh tế Huế 9 1.2.3.1 Tổ chức nơi làm việc 10 1.2.3.2. Phục vụ nơi làm việc 11 1.2.4 Điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi 13 1.2.4.1. Điều kiện lao động 13 1.2.4.2 Chế độ làm việc, nghỉ ngơi 14 1.2.5. Công tác định mức tổ chức lao động 15 SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.5.1 Khái niệm định mức lao động 15 1.2.5.2 Vai trò của định mức lao động 16 1.2.5.3 Các dạng mức lao động 16 1.2.5.4. Các phương pháp xây dựng mức lao động 17 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động 18 1.3.1 Môi trường bên trong 18 1.3.1.1 Mục tiêu của tổ chức 18 1.3.1.2 Bầu không khí văn hóa của tổ chức 18 1.3.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực 18 1.3.1.4 Chính sách của Công ty 19 1.3.1.5 Nguồn tài chính của Công ty 19 1.3.1.6 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật 19 1.3.1.7 Đặc điểm về sản phẩm 19 1.3.2 Môi trường bên ngoài 20 1.3.2.1. Nhân tố kinh tế 20 1.3.2.2 Dân số và lao động 20 1.3.2.3 Pháp luật 21 1.3.2.4 Khoa học kỹ thuật 21 1.3.2.5 Đa dạng hóa lực lượng lao động 21 1.3.2.6 Xu hướng phát triển văn hóa – xã hội 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT ĐẠT 23 2.1 Sơ lượt về công ty TNHH Phát Đạt 23 2.1.1Trường Lịch sử hình thành Đại và phát trihọcển của công Kinh ty TNHH Pháttế ĐHuếạt 23 2.1.1.1 Khái quát doanh nghiệp 23 2.1.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển doanh nghiệp 23 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty 24 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 26 2.1.4 Tình hình sử dụng lao động tại công ty TNHH Phát Đạt 26 2.1.4.1. Lực lượng lao động 27 SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.4.2. Cơ cấu giới tính 28 2.1.4.3. Cơ cấu trình độ 28 2.1.4.3. Cơ cấu độ tuổi 29 2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2015 đến 2016 30 2.1.5.1 Tình hình sử dụng vốn và tài sản của công ty 30 2.1.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Phát Đạt. 33 2.2.Thực trạng về công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH Phát Đạt 35 2.2.1 Phân công và hiệp tác lao động 35 2.2.1.1 Phân công lao động 35 2.2.1.2 hiệp tác lao động 39 2.2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc 42 2.2.2.1. Tổ chức nơi làm việc 42 2.2.2.2. Phục vụ nơi làm việc 43 2.2.3. Điều kiện lao động và chế độ nghỉ ngơi 43 2.2.3.1. Điều kiện lao động. 43 2.2.3.2. Chế độ nghỉ ngơi 44 2.2.4. Công tác định mức tổ chức lao động 45 2.3 Đánh giá chung công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH Phát Đạt 48 2.3.1 Những kết quả đạt được 48 2.3.2. Một số tồn tại 49 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT ĐẠT 51 3.1. Định hướng 51 3.1.1.Trường Định hướng chung Đại học Kinh tế Huế 51 3.1.2. Định hướng cụ thể. 51 3.2. Các giải pháp đề xuất 52 3.2.1 Giải pháp về phân công và hiệp tác lao động 52 3.2.1.1 Giải pháp về phân công lao động 53 3.2.1.2 Giải pháp về hiệp tác lao động 54 3.2.2 Giải pháp về tổ chức, phục vụ nơi làm việc 55 SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp 3.2.3 Giải pháp điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi. 56 3.2.4. Định mức lao động. 57 3.2.5. Một số giải pháp khác 58 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 1. Kết luận 59 2. Kiến nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL v
  8. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn DN Doanh nghiệp DNTM Doanh nghiệp thương mại SXKD Sản xuất kinh doanh BH Bán hàng AT An toàn VSLĐ Vệ sinh lao động PCCC Phòng cháy chữa cháy Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Công ty TNHH Phát Đạt 25 Sơ đồ 2.2. quy trình định mức lao động tại Công ty TNHH Phát Đạt 46 Bảng 2.1: Lực lượng lao động tại Công ty TNHH Phát Đạt 27 Bảng 2.2: Cơ cấu giới tính của Công ty TNHH Phát Đạt 28 Bảng2.3: Cơ cấu trình độ lao động của Công ty TNHH Phát Đạt 28 Bảng2.4: Cơ cấu độ tuổi lao động của Công ty TNHH Phát Đạt 29 Bảng 2.5: Tình hình tài sản, nguồn vốn tại Công ty TNHH Phát Đạt 31 Bảng 2.6: So sánh tài sản và tài sản cố định của Công ty TNHH Phát Đạt Huế 32 Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Phát Đạt qua 2 năm 2015-2016 33 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trong xu thế hội nhập và phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, trau dồi đầy đủ trên các mặt cả về công nghệ, sản phẩm, nguồn nhân lực để có thể theo đuổi kịp, cạnh tranh với nhau và chiếm vị thế trên thị trường. Việc đổi mới và hoàn thiện, phát triển một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nó không phải chỉ diễn ra trong một thời khắc rồi dừng lại, mà nó diễn ra liên tục và không ngừng cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Có rất nhiều yếu tố để tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp, và công tác tổ chức lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất, yếu tố chủ chốt quyết định sự phát triển, quyết định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nói đến thành công trong công tác tổ chức lao động ở Huế có thể kể đến như Công ty TNHH Bia Huế, nhờ tiến hành tốt công tác tổ chức lao động một cách khoa học, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất, phối hợp cùng với các chính sách kinh doanh, nắm bắt thị hiếu khách hàng nên công ty đã nâng mức sản lượng từ 70 triệu lít/năm vào năm 2006 lên đến 370 triệu lít/năm vào năm 2015, chiếm lĩnh thị trường miền trung, phục vụ thị trường trong nước và vươn ra các thị trường thế giới như: Mỹ, Anh, Canada, Pháp Các nước Châu Á như: Nhật, Indonesia, Lào, Campuchia qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng của công tác tổ chức lao động đối với sự thành công của một doanh nghiệp. Ở đây ta có thể hiểu Tổ chức lao động là một phạm trù gắng liền với lao động sống , vTrườngới việc đảm bảo s ựĐạihoạt động học của sức laoKinh động, đồng tế thơi Huếđảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động phát triển toàn diện. Nó được xác định từ sự đánh giá cao vai trò của con người trong quá trình tái sản xuất xã hội. Một doanh nghiệp có công tác tổ chức lao động tốt sẽ cho phép nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quả sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vật tư, trang thiết bị, nguyên vật liệu hiện có. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có hướng đi đúng đắn trong công tác tổ chức lao động của doanh nghiệp mình. Nhận thấy được những điều đó, Công ty TNHH Phát Đạt đã và đang ngày một đổi mới, hoàn thiện các hoạt động của Công ty, đặc biệt là công tác tổ chức lao động để nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trên thị trường. Xuất phát từ sự thay đổi trong nhận thức và tầm quan trọng của công tác tổ chức lao động, Tôi xin chọn đề tài “Nghiên cứu công tác tổ chức lao động của Công ty TNHH Phát Đạt ” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu công tác tổ chức lao động của Công ty TNHH Phát Đạt từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả, hợp lý công tác tổ chức lao động tại Công ty TNHH Phát Đạt. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về công tác tổ chức lao động. - Đánh giá tình hình tổ chức lao động của Công ty TNHH Phát Đạt trong những năm gần đây. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động của Công ty TNHH Phát Đạt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới công tác tổ chức lao động của Công ty TNHH Phát Đạt. 3.2 PhạTrườngm vi nghiên cứu Đại học Kinh tế Huế - Thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác tổ chức lao động của Công ty TNHH Phát Đạt từ năm 2014 đến năm 2016 từ đó đưa ra giải pháp, định hướng trong những năm tới. - Không gian: Nghiên cứu công tác tổ chức lao động tại Công ty TNHH Phát Đạt. - Nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác tổ chức lao SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp động của Công ty TNHH Phát Đạt. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu Bài làm sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: - Dữ liệu thứ cấp bên ngoài Công ty: các tài liệu, giáo trình, sách báo, luận văn liên quan đến quản trị nhân lực, tổ chức lao động. - Các trang web: website của Công ty. - Dữ liệu thứ cấp bên trong Công ty: Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016; các tài liệu về cơ cấu lao động, tổ chức quản lý lao động; nội quy, quy định của Công ty. 4.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tích: Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tổ chức lao động, công tác đãi ngộ, trả công để phân tích đầy đủ và toàn diện tình hình thực hiện công tác tổ chức lao động tại Công ty đã và đang diễn ra như thế nào, có xu hướng phát triển ra sao để từ đó đưa ra những định hướng trong giai đoạn sắp tới. 4.3 Phương pháp tổng hợp số liệu - Phương pháp tổng hợp: Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, tìm ra được bản chất và quy luật vận động để cho ra được tài liệu khái quát rõ ràng hơn. 5. Kết cấu đề tài: Gồm 3 phần: Phần 1: Đặt vấn đề PhTrườngần 2: Nội dung và Đạikết quả nghiên họccứu Kinh tế Huế - Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. - Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức lao động của Công ty TNHH Phát Đạt. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH Phát Đạt. Phần 3: Kết luận. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG 1.1 Mục đích, nhiệm vụ của tổ chức lao động 1.1.1 Khái niệm tổ chức lao động Để có thể hiểu được tổ chức lao động khoa học là gì trước hết ta cần hiểu một số khái niệm sau: Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Lao động luôn dược diễn ra theo một quy trình. Quy trình lao động là tổng thể những hành động (hoạt động lao động) của con người để hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định. Quá trình lao động là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Về mặt vật chất, quá trình lao động là quá trình người lao động sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. Về mặt xã hội, quá trình lao động làm nảy sinh các quan hệ giữa người với người trong lao động gọi là quan hệ lao động. Dù cho quá trình lao động được diễn ra dưới những điều kiện kinh tế - xã hội như thế nào thì cũng phải tổ chức sự kết hợp tác động giữa các yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau vào việc thực hiện mục đích của quá trình đó, tức là phải tổ chức lao động. Do đó, có thể đưa ra khái niệm về tổ chức lao động như sau: “Tổ chức lao động là sự tổ chức quá trình hoTrườngạt động của con ngư Đạiời nhằm đhọcạt được hiKinhệu quả trong tếsản xu Huếất kinh doanh”. Hay nói cách khác, đó là công tác nhằm tạo lập sự phối hợp khoa học theo không gian và thời gian giữa việc cung ứng số lượng, chất lượng lao động với nhu cầu của sản xuất để đạt được hiệu quả sử dụng lao động cao nhất. Như vậy, tổ chức lao động là một phạm trù gắn liền với lao động sống, với việc đảm bảo sự hoạt động của sức lao động. Thực chất, tổ chức lao động trong phạm vi SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp một tập thể lao động nhất định là một hệ thống các biện pháp đảm bảo sự hoạt động lao động của con người, nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất. Tổ chức lao động bao gồm các hoạt động: Phân công lao động, Hợp tác lao động trong doanh nghiệp, xây dựng quy tắc, quy chế làm việc, tổ chức điều kiện làm việc trong doanh nghiệp trong đó phân công lao động được hiểu là việc phân công quá trình lao động hoàn chỉnh thành nhiều phần việc và giao cho một bộ phận, mỗi một người lao động trong doanh nghiệp thực hiện các phần việc đó để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Hợp tác lao động là sự phối hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ trong quá trình phân công lao động theo một chủ đích nhất định để tạo thành sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Phân công lao động và hợp tác lao động có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại với nhau. 1.1.2 Mục đích của tổ chức lao đông Là nhằm đạt kết quả lao động cao đồng thời đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động phát triển toàn diện con người lao động, góp phần củng cố các mối quan hệ xã hội giữa các người lao động. Mục đích đó được xác định từ sự đánh giá cao vai trò của con người trong quá trình tái sản xuất xã hội. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, con người giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu. Do đó, mọi biện pháp cải tiến tổ chức lao động; cải tiến tổ chức sản xuất đều phải hướng vào tạo điều kiện cho con người lao động có hiệu quả hơn, khuyến khích và thu hút con người tự giác tham gia vào lao động và làm cho bản thân người lao động ngày càng hoàn thiện. 1.1.3. NhiTrườngệm vụ của tổ chưc Đại lao độ nghọc Kinh tế Huế Tổ chức lao động có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Nhiệm vụ kinh tế: Đó là việc đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn vật tư, lao động, tiền vốn, tăng năng suất lao động và trên cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất. Để giải quyết những nhiệm vụ đó, trước hết phải đảm bảo tiết kiệm lao động sống trên cơ sở giảm bớt, loại trừ những thời gian do bỏ việc, ngừng việc, trên cơ sở áp dụng các phương pháp lao động tiên tiến và cải tiến việc sử dụng lao động vật hóa SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp bằng cách xóa bỏ tình trạng ngừng máy móc, thiết bị và nâng cao mức độ sử dụng, tận dụng công suất của chúng, - Nhiệm vụ tâm sinh lý: Tổ chức lao động phải tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất để sản xuất sức lao động, làm cho sức lao động hoạt động được bình thường, để bảo vệ sức khỏe và năng lực làm việc của người lao động. - Nhiệm vụ xã hội: Tổ chức lao động phải đảm bảo những điều kiện thường xuyên nâng cao trình độ văn hóa – kỹ thuật của người lao động, để cho họ có thể phát triển toàn diện và cân đối, bằng cách nâng cao mức độ hấp dẫn của lao động và biến lao động thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống. Những nhiệm vụ này có mối liên hệ với nhau chặt chẽ nên phải thực hiện đồng bộ bằng những biện pháp cụ thể. 1.1.4. Ý nghĩa của tổ chức lao động - Về mặt kinh tế: Tổ chức lao động khoa học cho phép nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quả sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vật tư, trang thiết bị, nguyên vật liệu hiện có. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảm hoặc thậm chí loại trừ hẳn nhu cầu về vốn đầu tư cơ bản, vì nó đảm bảo tăng năng suất nhờ áp dụng các phương pháp tổ chức các quá trình lao động hoàn thiện nhất. Đồng thời nó cũng có tác dụng trong việc thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật hóa quá trình lao động và đó chính là điều kiện để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. - Về mặt xã hội: Tổ chức lao động khoa học có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe cho người lao động và phát triển con người một cách toànTrường diện, thu hút con Đại người tự họcgiác tham Kinh gia vào quá tếtrình laoHuếđộng cũng như nâng cao trình độ văn hóa sản xuất thông qua việc áp dụng các phương pháp an toàn và ít mệt mỏi nhất, áp dụng các chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, loại trừ những yếu tố môi trường độc hại, tạo ra những điều kiện lao động thuận lợi ở từng bộ phận sản xuất và tại từng nơi làm việc, bố trí người lao động thực hiện những công việc phù hợp với khả năng và sở trường của họ. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp 1.2 Nội dung của công tác tổ chức lao động trong công ty 1.2.1 Nguyên tắc của tổ chức lao động 1.2.1.1 Tính khoa học Nguyên tắc này của các biện pháp tổ chức lao động bao gồm: - Các biện pháp tổ chức lao động phải được thiết kế và áp dụng trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học, thể hiện ở việc sử dụng các nguyên tắc khoa học, tiêu chuẩn, quy định các phương pháp tính toán và công cụ đo hiện đại - Các biện pháp tổ chức lao động phải đáp ứng được yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường, phải đảm bảo tính cạnh tranh cao của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ làm ra. - Các biện pháp tổ chức lao động phải có tác dụng phát hiện và khai thác các khả năng dự trữ để nâng cao năng suất lao động. - Các biện pháp tổ chức lao động phải là cơ sở quyết định thỏa mãn nhu cầu việc làm có thu nhập ngày càng tăng của người lao động, làm cho lao động thích ứng cao với con người và tạo nên những điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động. 1.2.1.2. Tính tổng hợp Nguyên tắc này đòi hỏi các nội dung, các biện pháp của tổ chức lao động phải được nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, trong quan hệ giữa bộ phận với toàn bộ và xem xét trên nhiều mặt, chứ không tách rời nhau, không kết luận phiến diện. Mặt khác, khi phân tích và thiết kế, các biện pháp tổ chức lao động phải chú ý đầy đủ những điều kiện hiện tại cụ thể của phân xưởng, doanh nghiệp, như: điều kiện và tiến độ kỹ thuật, cơ sở vật chất, trình độ tổ chức sản xuất và trình độ tổ chức lao động Trường Đại học Kinh tế Huế 1.2.1.3. Tính đồng bộ Nguyên tắc này đỏi hỏi khi thực hiện biện pháp phải triển khai giải quyết đồng bộ các vấn đề có liên quan. Nguyên tắc này đỏi hỏi sự tham gia, phối hợp đồng bộ của các phân xưởng, bộ phận, phòng, ban có liên quan trong doanh nghiệp và tổ chức thống nhất các hoạt động phối hợp của cán bộ lãnh đạo các cấp. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.1.4. Tính kế hoạch Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các biện pháp tổ chức lao động phải được kế hoạch hóa trên cơ sở những nguyên tắc và phương pháp khoa học. Mặt khác, các biện pháp tổ chức lao động phải có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng các chỉ tiêu trong kế hoạch của doanh nghiệp. Đó là chỉ tiêu như: năng suất lao động, năng lực sản xuất, quỹ thời gian lao động, trình độ 1.2.2. Phân công và hiệp tác lao động Để tổ chức lao động nhiệm vụ hàng đầu là phải bố trí lao động vào các công việc cụ thể để xác định sự phối hợp giữa các hoạt động, nói cách khác là phải tổ chức phân công và hiệp tác lao động. Do phân công lao động mà tất cả các cơ cấu về lao động trong doanh nghiệp được hình thành tạo nên một bộ máy với tất cả các bộ phận chức năng cần thiết và với tỷ lệ tương ứng theo yêu cầu của sản xuất. Hiệp tác lao động là sự vận hành cơ cấu trong không gian và thời gian. 1.2.2.1 Phân công lao động Phân công lao động trong doanh nghiệp là sự chia nhỏ toàn bộ công việc của doanh nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó là quá trình gắn từng người lao động với từng nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ nhằm mục đích tăng năng suất lao động, giảm chu kỳ sản xuất do việc nắm bắt nhanh chóng các kỹ năng thực hiện công việc trong quá trình chuyên môn hóa lao động. Phân công lao động chính là sự chuyên môn hóa lao động được thực hiện trên cơ sở khách quan của sản xuất, xuất phát từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của phương pháp công nghệ. Phân công lao động là quy luật chung của mọi hình thái kinh tế xã hội. PhânTrường công lao động phĐạiải đáp ứnghọc được các Kinh yêu cầu sau: tế Huế - Căn cứ vào mức lao động tiên tiến để tính toán số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho đơn vị sản xuất và ở từng bộ phận. - Bố trí người lao động phù hợp với từng yêu cầu của giai đoạn sản xuất, công nghệ sản xuất, vừa đảm bảo vị trí sản xuất vừa có thể kiêm nhiệm được các công việc khác nhằm mục đích hạn chế tính đơn điệu, tiết kiệm lao động và tiền công. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp Trong doanh nghiệp phân công lao động thường được thực hiện dưới ba hình thức sau: - Phân công lao động theo chức năng: Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định. Phân công lao động theo công nghệ (nghề): Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất, quy trình công nghệ thực hiện chúng. - Phân công lao động theo trình độ chuyên môn (mức độ phức tạp của công việc): Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau tùy theo tính chất phức tạp của nó. 1.2.2.2 Hiệp tác lao động Hiệp tác lao động là sự phối hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ do phân công lao động hay đó là quá trình liên kết, phối hợp các hoạt động riêng rẽ của từng cá nhân người lao động cũng như các bộ phận thực hiện các chức năng lao động nhất định nhằm hoàn thành mục tiêu của sản xuất với hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong các doanh nghiệp thường sử dụng các hình thức hiệp tác lao động sau: - Hiệp tác lao động về mặt không gian: Gồm các hình thức hiệp tác giữa các phân xưởng chuyên môn hóa, hiệp tác giữa các ngành, các bộ phận chuyên môn trong cùng một doanh nghiệp, giữa các lao động trong một tổ sản xuất. - Hiệp tác lao động về mặt thời gian: Là việc tổ chức các ca làm việc trong ngày và đêm. Do yêu cầu của sản xuất và tận dụng năng lực của thiết bị máy móc nên phải bố trí ca làm việc một cách hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Hiệp tác lao động chặt chẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, kích thích tinhTrường thần thi đua trong Đại sản xu ất,học tiết kiệ mKinh được lao đ ộtếng s ốngHuế và lao động vật hóa. 1.2.3. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc Nơi làm việc là một phần diện tích và không gian sản xuất được trang bị thiết bị các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của mình. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.3.1 Tổ chức nơi làm việc Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những thiết bị dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trình tự nhất định trong sản xuất. Tổ chức nơi làm việc gồm ba nội dung chủ yếu là: Thiết kế nơi làm việc, trang bị và bố trí nơi làm việc. - Thiết kế nơi làm việc: Sản xuất càng phát triển thì trình độ cơ khí hóa càng cao quá trình lao động của công nhân đều có đặc điểm chung đó là quá trình điều khiển các máy móc thiết bị, điều này đã xóa bỏ dần sự cách biệt về nội dung lao động. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để xây dựng các thiết kế mẫu cho nơi làm việc nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Thiết kế mẫu cho nơi làm việc được tiến hành theo trình tự: . Bước 1: Chọn các thiết bị phục vụ các loại dụng cụ các trang bị tổ chức phù hợp. . Bước 2: Chọn phương án bố trí lao động tối ưu cho từng nơi làm việc. . Bước 3: Thiết kế các phương án thao tác lao động hợp lý, tạo các tư thế lao động thuận lợi trên cơ sở đó tính độ dài của quá trình lao động đồng thời xác định luôn các mức thời gian cho các bước công việc. . Bước 4: Xây dựng hệ thống phục vụ theo chức năng. . Bước 5: Tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho nơi làm việc như số lượng công nhân tại nơi làm việc, lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một giờ tại nơi làm việc. . Bước 6: Dự kiến các yếu tố điều kiện lao động tại nơi làm việc. - Trang bị nơi làm việc: Là đảm bảo đầy đủ các loại máy móc thiết bị dụng cụ cần thiết cho nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và chức năng lao động. Trang bị nơi làm việc chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung của quá trình sản xuất cả Trườngvề số lượng và ch ấtĐại lượng. S ảhọcn xuất càng Kinh phát triển trìnhtế đHuếộ tổ chức lao động càng cao thì việc trang bị nơi làm việc càng hoàn chỉnh. Nơi làm việc cần được trang bị các loại sau: . Các thiết bị chính (thiết bị công nghệ) là thiết bị mà người công nhân dùng để tác động trực tiếp vào đối tượng lao động. . Các thiết bị phụ là thiết bị giúp cho người công nhân thực hiện quá trình lao động với hiệu quả cao như thiết bị bốc xếp, vận chuyển SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp . Các trang bị công nghệ bao gồm các dụng cụ kẹp, đồ gá, đo . Các thiết bị tổ chức bao gồm bàn ghế, tủ, bục đứng . Các thiết bị thông tin liên lạc gồm điện thoại . Các thiết bị an toàn vệ sinh công nghiệp phục vụ sinh hoạt như các tấm lưới chắn bảo vệ, các thiết bị thông gió chiếu sáng - Bố trí nơi làm việc: Là sắp xếp một cách hợp lý trong không gian tất cả các phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc. Cần phân biệt ba dạng bố trí như sau: . Bố trí chung: Là sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc, trong phạm vi của một bộ phận sản xuất hay một phân xưởng sao cho phù hợp với sự chuyên môn hóa nơi làm việc, tính chất công việc và quy trình công nghệ sản xuất – kinh doanh. . Bố trí bộ phận: Là sắp xếp các yếu tố trang bị trong quá trình lao động ở từng nơi làm việc. Dạng bố trí này tạo ra sự phù hợp giữa người công nhân với các loại trang thiết bị và sự phù hợp giữa các loại trang thiết bị với nhau, tạo ra điều kiện thuận lợi cho công nhân thực hiện công việc trong quá trình lao động. . Bố trí riêng biệt: Là sự sắp xếp các loại dụng cụ, phụ tùng đồ gá trong từng yếu tố trang bị. 1.2.3.2. Phục vụ nơi làm việc Phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành quá trình lao động, là tổ chức đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho nơi làm việc để quá trình lao động diễn ra một cách liên tục và có hiệu quả cao. - Các chức năng phục vụ nơi làm việc: Nhu cầu phục vụ của các nơi làm việc trong xí nghiệp rất đa dạng. Có thể khái quát lại thành các chức năng phục vụ chính như sau:Trường Đại học Kinh tế Huế . Phục vụ chuẩn bị sản xuất . Phục vụ dụng cụ . Phục vụ vận chuyển và bốc dỡ . Phục vụ năng lượng . Phục vụ điều chỉnh và sửa chữa máy móc, thiết bị . Phục vụ kiểm tra SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp . Phục vụ kho tang . Phục vụ xây dựng và sữa chữa nơi làm việc . Phục vụ sinh hoạt, văn hóa tại các nơi làm việc. - Nguyên tắc tổ chức phục vụ nơi làm việc: Để phục vụ nơi làm việc một cách đồng bộ, đạt hiệu quả, tổ chức phục vụ nơi làm việc cần phải tuân theo các nguyên tắc sau: . Theo chức năng: Căn cứ từng chức năng cụ thể để tổ chức phục vụ được đầy đủ và chu đáo. . Căn cứ vào kế hoạch sản xuất: Việc phục vụ phù hợp tình hình sản xuất, tránh lãng phí thời gian chờ đợi. . Mang tính dự phòng: Luôn đề phòng hỏng hóc để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục. . Phối hợp các chức năng phục vụ khác nhau: Đáp ứng mọi nhu cầu phục vụ trên quy mô toàn xí nghiệp. . Mang tính linh hoạt: Nhanh chóng loại trừ các hỏng hóc, thiếu sót, không để sản xuất chính bị đình trệ. . Chất lượng và độ tin cậy cao: Đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ tay nghề làm việc tận tuỵ, hết sức cố gắng vì công việc của Công ty. . Mang tính kinh tế: Chi phí phục vụ ít nhất có thể, nhưng vẫn phải đảm bảo được hiệu quả phục vụ tránh lãng phí. - Hình thức phục vụ nơi làm việc: Tùy theo đặc điểm của các loại hình sản xuất, theo số lượng các nhu cầu phục vụ và tính ổn định của nó mà xí nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức tổ chức phục vụ nơi làm việc sau đây: . Phục vụ tập trung: tất cả các nhu cầu phục vụ theo chức năng đều do các trung tâmTrường phục vụ đáp ứng Đại(chủ yếu áphọc dụng v ớKinhi những loại hìnhtế sảHuến xuất hàng loạt) - > sử dụng lao động và thiết bị phục vụ hiệu quả, cho phép tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa công tác phục vụ -> chất lượng phục vụ được nâng cao. . Phục vụ phân tán: Các phân xưởng, các bộ phận sản xuất tự đảm nhiệm lấy việc phục vụ của mình. Ưu điểm: dễ quản lý, khi có trục trặc có thể tự sửa chữa. Nhược điểm: tốn nhiều lao động, hiệu quả kinh tế thấp. . Phục vụ hỗn hợp: Phục vụ tập trung + Phục vụ phân tán -> Dùng phổ biến nhất. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp - Chế độ phục vụ nơi làm việc: Trong thực tế tại các doanh nghiệp có 3 chế độ phục vụ là: . Phục vụ trực nhật: Được tiến hành khi có nhu cầu phục vụ xuất hiện, đơn giản nhưng có hiệu quả kinh tế thấp do lãng phí thời gian lao động và công suất máy móc thiết bị. Áp dụng cho hình thức sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc. . Phục vụ theo kế hoạch dự phòng: Được lên kế hoạch từ trước, đảm bảo cho sản xuất nhịp nhàng liên tục, giảm tổn thất thời gian và công suất của máy móc thiết bị. Áp dụng cho hình thức sản xuất hàng loạt lớn. . Phục vụ theo tiêu chuẩn: Mọi chế độ đều quy thành tiêu chuẩn nhất định, giúp phòng ngừa hỏng hóc thiết bị, loại trừ lãng phí thời gian và đạt hiệu quả kinh tế cao. -> Áp dụng cho sản xuất hàng khối với điều kiện là sản xuất liên tục và ổn định. - Đánh giá tổ chức phục vụ nơi làm việc: Tổ chức phục vụ nơi làm việc được xem xét đánh giá bằng hai cách sau: . Dựa vào kết quả phục vụ nơi làm việc: Tổn thất thời gian cho chờ đợi phục vụ nơi làm việc. Tổng công suất của máy móc thiết bị không được sử dụng do phục vụ không tốt. . Dựa vào nguyên nhân: Căn cứ vào tình hình thực tế của công tác phục vụ như tổ chức lao động phục vụ, hình thức phục vụ, chế độ phục vụ. 1.2.4 Điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi 1.2.4.1. Điều kiện lao động -TrườngĐiều kiện lao độ ngĐại là tổng hhọcợp các nhân Kinh tố trong môi tế trư ờHuếng có tác động lên con người trong quá trình lao động sản xuất cũng như trong quá trình sinh hoạt của họ. Tác động của các điều kiện lao động: . Loại tác động tốt: Người lao động làm việc thoải mái, tạo điều kiện phát triển về cả thể lực, tinh thần và nhân cách động viên khả năng lao động sáng tạo và có cảm giác thoải mái trong lao động. . Loại tác động xấu: Làm giảm khả năng làm việc, phải làm việc trong trạng SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp thái mệt mỏi và có thể xuất hiện tình tạng ốm, bệnh lý, thậm chí mắc bệnh nghề nghiệp nếu cứ kéo dài tình trạng lao động đó. - Phân loại các nhóm điều kiện lao động: . Nhóm các nhân tố thuộc về Vệ sinh – Y tế: Điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, sự di chuyền, bức xạ nhiệt và áp suất),tiếng ồn, rung động, siêu âm,độc hại trong sản xuất, tia bức xạ và trường điện từ cao, ánh sáng và chế độ chiếu sang, điều kiện vệ sinh. . Nhóm các nhân tố thuộc về Tâm – Sinh lý lao động: Sự căng thẳng về thể lực, sự căng thẳng về thần kinh,nhịp độ lao động, trạng thái và tư thế lao động, tính đơn điệu trong lao động. . Nhóm các nhân tố thuộc về Thẩm mỹ học: Cây xanh và cảnh quan môi trường, bố trí không gian sản xuất và sự phù hợp với thẩm mỹ công nghiệp, kiểu dáng và sự phù hợp của các trang thiết bị với thẩm mỹ cao, âm nhạc chức năng, màu sắc. . Nhóm các nhân tố thuộc về Tâm lý - Xã hội: Tâm lí các nhân viên trong tập thể, quan hệ giữa nhân viên với nhau và quan hệ giữa nhân viên và thủ trưởng, tiếng đồn, dư luận, mâu thuẫn và xung đột, bầu không khí tâm lí của tập thể. . Nhóm thuộc về nhân tố Điều kiện sống của người lao động: Vấn đề nhà ở, đi lại và gia đình của từng người lao động, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, điều kiện địa lí và khí hậu, tình trạng xã hội và pháp luật, tất cả các nhân tố trên đều có tác động, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động. Mỗi nhân tố khác nhau có tác động, gây ảnh hưởng khác nhau tới con người. Vấn đề là phải xác định những nhân tố có hại cho sức khỏe của người lao động và tìm ra các biện pháp khắc phục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động 1.2.4.2 Chế độ làm việc, nghỉ ngơi ChTrườngế độ làm việc, ngh Đạiỉ ngơi: Đó học là sự luân Kinh phiên giữa thtếời gian Huế làm việc và nghỉ ngơi sao cho duy trì và nâng cao được khả năng làm việc của người lao động. Khả năng làm việc của người lao động là một phạm trù sinh học thể hiện ở mức độ hình thành và duy trì các chức phận của cơ thể con người, để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định với một chất lượng nhất định trong một khoảng thời gian xác định. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp Chỉ tiêu cơ bản của khả năng làm việc là sự thể hiện của trình độ năng suất lao động. Khả năng làm việc của con người phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như đặc điểm công việc, điều kiện lao động, sự rèn luyện và yếu tố thời gian Khả năng làm việc của người lao động được chia ra làm ba thời kỳ trong ca làm việc: - Thời kỳ tăng khả năng làm việc: Bắt đầu vào ca làm việc, công nhân không đạt được ngay năng lực làm việc cao nhất, cơ thể đòi hỏi phải có thời gian thích nghi đối với công việc, tạo ra một nhịp điệu làm việc nhất định, thời kỳ này kéo dài từ 15 phút đến 1,5 giờ tùy theo từng loại công việc. - Thời kỳ ổn định khả năng làm việc: Sau thời kỳ tăng khả năng làm việc là thời kỳ khả năng làm việc ổn định cao. Trong thời kỳ này, quá trình sinh lý trong cơ thể của con người diễn ra một cách nhịp nhàng và đồng bộ. Các chỉ tiêu sản xuất đạt được như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của thời kỳ này là tốt. Thời kỳ này kéo dài từ 2 đến 2,5 giờ. - Thời kỳ giảm khả năng làm việc: Sau thời kỳ ổn định, khả năng làm việc giảm dần. Trong thời kỳ này sự chú ý bị phân tán, các chuyển động chậm lại, số sai sót tăng lên, công nhân có cảm giác mệt mỏi. Để phục hổi khả năng làm việc phải bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Như vậy xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý trong xí nghiệp bao gồm: - Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong ca - Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong tuần - Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong năm. 1.2.5. Công tác định mức tổ chức lao động 1.2.5.1 Khái niệm định mức lao động ĐTrườngịnh mức lao động làĐại việc xây họcdựng và ápKinh dụng các m ứtếc lao Huếđộng đối với tất cả các quá trình lao động một cách chính xác và có căn cứ khoa học. Đây là quá trình dự tính và tổ chức thực hiện các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật để thực hiện công việc có năng suất lao động cao, trên cơ sở đó xác định mức tiêu hao lao động để thực hiện công việc. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp Mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Điều kiện tổ chức kỹ thuật đó là trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc, là máy móc thiết bị, công cụ lao động, chất lượng nguyên vật liệu và trình độ lành nghề của người công nhân. 1.2.5.2 Vai trò của định mức lao động Mức lao động chính là cơ sở để cân đối năng lực sản xuất, xác định nhiệm vụ của từng bộ phận. Việc thực hiện đầy đủ và chặt chẽ mức lao động sẽ tạo điều kiện xây dựng mức có căn cứ khoa học, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nhất là thời gian làm việc của người lao động đảm bảo thu nhập thực tế của người lao động tương xứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ bỏ ra. Vì vậy, công tác định mức lao động là một nội dung quan trọng của tổ chức lao động. Cụ thể, định mức lao động có các vai trò: - Định mức lao động là cơ sở để kế hoạch hóa lao động. - Định mức lao động là cơ sở để xác định hao phí lao động tối ưu và phấn đấu tiết kiệm thời gian lao động. - Định mức lao động là cơ sở để bố trí lao động hợp lý để dựa vào đó tiến hành phân phối công việc cho từng người. - Định mức lao động là cơ sở để phân phối theo lao động: Mức lao động là thước đo hao phí lao động để làm ra một đơn vị sản phẩm, cho ta biết hao phí thời gian mà công nhân bỏ ra để hoàn thành công việc. Vì vậy nó là cơ sở để trả lương cho người lao động. 1.2.5.3 CácTrường dạng mức lao đĐạiộng học Kinh tế Huế Mức thời gian (Mtg): Là lượng thời gian hao phí được quy định cho một hoặc một nhóm người lao động có trình độ chuyên môn thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Mức sản lượng (Msl): Là số lượng đơn vị sản phẩm hay khối lượng công việc quy định cho một hoặc một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp hoàn thành trong một đơn vị thời gian đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Msl = T/Mtg Trong đó: T là đơn vị thời gian tính trong Msl (giờ, ca) Mức phục vụ (Mpv): Là số máy móc thiết bị, số đơn vị diện tích được quy định cho một hoặc một nhóm người có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định, công việc ổn định và lặp lại có chu kỳ. Đơn vị đo mức phục vụ là số đối tượng phục vụ trên một hoặc một nhóm người lao động. Mức biên chế (mức định biên): Là số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định để thực hiện một chức năng công việc cụ thể trong một bộ máy quản lý nhất định. Đơn vị tính mức biên chế là số người trong bộ máy đó. 1.2.5.4. Các phương pháp xây dựng mức lao động Để xác định mức lao động có thể sử dụng một trong hai nhóm phương pháp sau - Nhóm phương pháp tổng hợp: Là phương pháp xây dựng định mức lao động không dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các bộ phận của bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật để hoàn thành nó. Thời gian hao phí được quy định tổng hợp cho từng bước công việc. Việc xây dựng mức chủ yếu dựa vào số liệu của quá khứ, kinh nghiệm đã tích lũy được của cán bộ định mức để đưa ra mức. Nhóm phương pháp này gồm các phương pháp thống kê, kinh nghiệm và dân chủ bình nghị. . Phương pháp thống kê: Là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc ở thời kỳ trước. . Phương pháp kinh nghiệm: Là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm tích lũy được của cán bộ định mức, đốc công hay nhân viên kỹ thuật. .TrườngPhương pháp dân Đạichủ bình nghhọcị: Là phương Kinh pháp xây tế dự ngHuế mức dựa vào dự kiến của cán bộ định mức trên cơ sở thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa ra thảo luận của công nhân viên để ra quyết định. - Nhóm phương pháp phân tích: Là nhóm phương pháp định mức có căn cứ khoa học kỹ thuật, gọi tắt là phương pháp định mức kỹ thuật lao động. Là phương pháp định mức dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, nghiên cứu vận dụng các phương pháp và SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân để đề ra chế độ làm việc khoa học, tổ chức lao động hợp lý và sử dụng triệt để khả năng sản xuất ở nơi làm việc. Hay nói cách khác, đây là phương pháp dựa trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học quá trình sản xuất để quy định những điều kiện hoàn thành sản phẩm hay bộ phận sản phẩm trên cơ sở điều kiện tổ chức kỹ thuật của doanh nghiệp như máy móc thiết bị, dụng cụ lao động Nhóm phương pháp này bao gồm phương pháp phân tích tính toán, khảo sát và so sánh điển hình. . Phương pháp phân tích tính toán: Là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí, các chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức lao động cho bước công việc. . Phương pháp phân tích khảo sát: Là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hao phí, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian làm việc của công nhân ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho bước công việc. . Phương pháp so sánh điển hình: Là phương pháp định mức lao động bằng cách so sánh với mức của bước công việc điển hình 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động 1.3.1 Môi trường bên trong 1.3.1.1 Mục tiêu của tổ chức Sẽ quyết định cách thức cũng như các biện pháp trong công tác tổ chức lao động của doanh nghiệp để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho người lao động thực hiện công việc của mình, giúp đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1.2 BTrườngầu không khí văn Đại hóa của thọcổ chức Kinh tế Huế Một Công ty có bầu không khí làm việc năng động thì chắc chắn năng suất lao động của người lao động sẽ cao hơn so với Công ty có môi trường làm việc căng thẳng. Từ đó giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn về tổ chức lao động. 1.3.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực Số lượng và chất lượng nguồn lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác tổ chức lao động. Khi thực hiện tổ chức lao động, cần căn cứ vào số lượng và chất SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp lượng lao động để đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, kích thích tinh thần làm việc của người lao động, tiết kiệm chi phí lao động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. 1.3.1.4 Chính sách của Công ty Việc tổ chức lao động tốt sẽ làm cho những người lao động cảm thấy phù hợp, yêu thích công việc đang làm, gây tâm lý tích cực cho người lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả lao động. Phân công và bố trí người lao động vào những công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của họ sẽ phát huy được năng lực và sở trường của người lao động, đảm bảo hiệu suất công tác. Phân công phải gắn liền với hợp tác và vận dụng tốt các biện pháp quản lý lao động sẽ thúc đẩy nâng cao lao động. Việc quản lý lao động thể hiện thông qua các công tác: tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đãi ngộ 1.3.1.5 Nguồn tài chính của Công ty Đặc điểm về vốn, vốn là sự biểu hiện bằng tiền các tài sản của doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào thì sẽ có điều kiện để cải thiện vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lao động. 1.3.1.6 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất thông qua việc tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc qua đó nâng cao hiệu quả tổ chức lao động, việc tiến hành áp dụng công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến tạo tâm lý tích cực cho người lao động, góp phần hoàn thiện quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, cắt giảm hao phí lao động và hao phí thời gianTrường lao động, hoàn thi ệĐạin tổ chứ c họclao động. Kinh tế Huế 1.3.1.7 Đặc điểm về sản phẩm Các doanh nghiệp đều kinh doanh những mặt hàng, ngành hàng khác nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức lao động. Mỗi ngành hàng có những yêu cầu về quy trình sản xuất kinh doanh riêng, công tác tổ chức lao động cần được thực hiện phù hợp với các yêu cầu đó để thuận tiện cho người lao động, có được hiểu quả sản xuất kinh doanh. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2 Môi trường bên ngoài 1.3.2.1. Nhân tố kinh tế Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện hoạt động kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế gồm có: Sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi cơ cấu sản xuất và phân phối, tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư, lãi suất ngân hàng, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách tiền tệ, tín dụng quyết định cách thức doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình, qua đó ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động của doanh nghiệp. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp lao động tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có công tác tổ chức lao động hiệu quả. - Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh. - Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xảy ra lạm phát rất lớn điều đó làm cho công tác tổ chức lao động bị ảnh hưởng lớn có thể dẫn đến thay đổi lại công tác tổ chức lao động. -TrườngCác chính sách kinh Đại tế của nhàhọc nước: KinhCác chính sách tế phát Huế triển kinh tế của nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức lao động. 1.3.2.2 Dân số và lao động Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới, ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong công ty và khan hiếm nguồn nhân lực. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp Dân số tác động trực tiếp đến nguồn lao động và giải quyết việc làm trong doanh nghiệp: Nếu dân số đông, cơ cấu dân số trẻ thì số dân trong độ tuổi lao động lớn, nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng lao động. Tuy nhiên nếu dân số quá đông sẻ tăng sức ép đối với công tác tổ chức lao động và vấn đề việc làm, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên vì nguồn lao động vượt mức nhu cầu của nền kinh tế và ngược lại. 1.3.2.3 Pháp luật Sự ổn định hay bất ổn về mặt chính trị, xã hội cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chính trị và các quan điểm về chính trị luật pháp suy cho cùng tác động trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực mặt hàng, đối tác kinh doanh. Như thế vô hình chung đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động. Pháp luật tạo nên hành lang pháp lý giúp bảo vệ lợi ích người lao động và người sử dụng lao động, dựa vào pháp luật bên sử dụng lao động biết được những việc được phép làm và những việc cấm làm để dễ dàng phân công lao động, tránh những trường hợp xảy ra áp bức bóc lột, hay những hành động ảnh hưởng tới lợi ích của đối phương. 1.3.2.4 Khoa học kỹ thuật Sự phát triển về kỹ thuật, công nghệ buộc người lao động phải bắt kịp tiến độ, không phải người lao động nào trong doanh nghiệp cũng bắt kịp sự phát triển về khoa học kỹ thuật và công nghệ, do đó việc sử dụng lao động như thế nào cho hợp lý không gây tình trạng thừa hay thiếu lao động, gây đình trệ sản xuất là nhiệm vụ của tổ chức lao động. 1.3.2.5 Đa dạng hóa lực lượng lao động ĐaTrường dạng hóa trong lựĐạic lượng laohọc động như: Kinh đa văn hóa, tếđa thHuếế hệ, đa thu nhập, giới tính khác nhau, trình độ khác nhau, mức độ siêng năng khác nhau, hoàn cảnh tính cách khác nhau. Đa dạng trong lực lượng lao động mang đến nhiều lợi thế cũng như thách thức đối với doanh nghiệp. Lực lượng lao động đa dạng là một tài sản cực kì giá trị cho bất cứ doanh nghiệp nào, nó làm cho công tác tổ chức lao động thêm phong phú và đạt hiệu quả hơn. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2.6 Xu hướng phát triển văn hóa – xã hội Văn hóa xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và cuộc sống của con người, tạo tiền đề kích thích người lao động làm việc tốt và ngược lại. Phong tục tập quán, thể chế chính trị cũng là những nhân tố tác động đến chất lượng nguồn lao động. Trong đó, phong tục tập quán ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động ở mức độ đầu tư cho hoạt động văn hoá, học tập chuyên môn trong từng gia đình và hình thành nên ý thức trong lao động sản xuất, trong chấp hành pháp luật. Trên thực tế, do tác động của phong tục tập quán và truyền thống đã hình thành những vùng "đất học" đua tranh trong học tập văn hoá và kỹ thuật đã làm cho chất lượng nguồn lao động tăng cao. Qua đó, doanh nghiệp phải có các biện pháp thực hiện công tác tổ chức lao động sao cho phù hợp với môi trường văn hóa – xã hội ở địa phương, ở trong ngành, ở trên thị trường. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT ĐẠT 2.1 Sơ lượt về công ty TNHH Phát Đạt 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Phát Đạt 2.1.1.1 Khái quát doanh nghiệp Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Phát Đạt Huế Giám đốc: Bà Dương Thị Kim Loan Trụ sở chính: Số 19 Trần Khánh Dư, Phường Tây Lộc, TP Huế Điện thoại: 0543.617.505 Fax: 0543.537.368 Tài khoản doanh nghiệp: 14423399 tại ngân hàng Á Châu Giấy phép kinh doanh: Số 3102000.99 do Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 18/12/2003 Vốn pháp định: 3.000.000.000 đồng Mã số thuế: 3300362253 Ngành nghề kinh doanh: Chuyên phân phối sĩ và lẻ các loại thiết bị điện, nước, nhà bếp, phòng tắm. 2.1.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển doanh nghiệp Công ty TNHH Phát Đạt tiền thân là một cửa hàng phân phối với quy mô nhỏ bắt đầu hoạt động từ năm 1995 trong lĩnh vực điện nước dân dụng và công nghiệp phục vụ tại thị trường Huế. Được sự tín nhiệm và ủng hộ của khách hàng đối tác vào ngày 18 tháng 12 năm 2003 DNTN Bé Tư được thành lập và chính thức hoạt động với số vốn banTrường đầu là 400.000.000 Đại đồng. học Kinh tế Huế Bên cạnh cửa hàng phân phối, đầu năm 2010 công ty còn thành lập showroom trưng bày sản phẩm với diện tich 600m2 tại địa chỉ 528 Lê Duẩn, Phường Phú Thuận và xây dựng tổng kho với diện tích 4000m2 tại khu công nghiệp lành nghề Hương Sơ, Phường Hương Sơ, TP Huế. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp Ngày 07/01/2015 Công ty đã chuyển đổi loại hình doanh nghệp và đổi tên thành Công ty TNHH Phát Đạt với số vốn pháp định là 3.000.000.000 đồng. Công ty TNHH Phát Đạt với kinh nghiệm phân phối các sản phẩm về thiết bị điện, thiết bị dân dụng, thiết bị nhà bếp, thiết bị nước, thiết bị vệ sinh trong suốt 20 năm vừa qua, doanh nghiệp luôn lấy chử “TÍN” làm đầu và đó cũng là lời cam kết của chủ doanh nghiệp.Bên cạnh đó, với một đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình, năng động và có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và được sự góp sức hỗ trợ to lớn của hơn 100 đối tác trong và ngoài nước có uy tính và chất lượng hàng đầu thế giới về các sản phẩm dân dụng. Mặc dù công ty vẩn gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ sản phẩm và nhiều sự cạnh tranh trong ngành nhưng công ty không ngừng nâng cao trình độ năng lực nhân viên, đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô. Đặc biệt Phát Đạt đã thành công trong việc ứng dụng các phần mềm quản lý hệ thống phân phối, quản lý hàng hóa nhằm tạo ra hiệu quả công việc cao nhất. Những yếu tố này đã giúp Công ty TNHH Phát Đạt ngày càng phát triển và là sự lựa chọn đáng tin cậy của người tiêu dùng. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty - Chức năng Công ty TNHH Phát Đạt là một doanh nghiệp thương mại nên chức năng chính của công ty là mua và bán sỉ, lẻ các mặt hàng thiết bị đồ dùng trong gia đình, thiết bị điện, nước theo nhiều phương thức khác nhau nhằm đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng mặt hàng với chất lượng tốt nhất với mức giá hợp lý. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn khống chế mức giá bán lẻ tại các đại lý để ổn định giá cả trên thị trường, hạn chế sự thao túng giá cả của các đại lý mà mình đã cung cấp cho họ. - Nhiệm vụ .Trườngkinh doanh đúng cácĐại mặt hàng học đã đăng Kinh kí, đa dạng tếhóa sảHuến phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài tỉnh. . Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước . Thực hiên đúng chế dộ kế toán, chế độ quản lý tài sản, tài chính, tiền lương. . Mở rộng các mối quan hệ, mở rộng thị trường, đảm bảo cân bằng thu chi, sử dụng vốn có hiệu quả. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp . Đảm bảo quyền lợi kinh tế cho người lao động trong doanh nghiệp, chế dộ lương, thưởng, các chính sách bảo hiểm xã hội. - Lĩnh vực hoặt động của Công ty TNHH Phát Đạt Công ty TNHH Phát Đạt chuyên kinh doanh các mặt hàng thiết bị trong gia đình với nhiều sản phẩm có các chủng loại, quy cách sản phẩm khác nhau. Trong đó chủ yếu cung cấp các mặt hàng trang trí nội thất và vật liệu ngành nước, bồn chứa nước inox và chậu inox Sơn Hà, ống nhựa Đạt Hòa, ống nhựa Bình Minh, ống thép Vinapipe, ống hàn nhiệt PPR(Việt Úc) và ống các loại. Sen vòi wufen, kính Đình Quốc. Bình nước nóng, bồn tắm và chậu rửa Picenza nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng phụ như nhà vệ sinh, phòng tắm đây cũng là mặt hàng được tiêu dùng thường xuyên liên tục, nên doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào các loại mặt hàng này. 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Công ty TNHH Phát Đạt Giám Đốc Phòng Kế Toán Phòng Kinh Doanh Tổ BánTrường Hàng Đại Thọcổ Vận Chuy Kinhển tế HuếTổ Dịch Vụ (Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt Huế) Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ hổ trợ : Quan hệ chức năng SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận - Giám đốc: Là người điều hành hay nói cách khác là người chỉ đạo chung cho mọi công việc của doah nghiệp, có quyền hạn cao nhất trong công ty được Hội đồng quản trị bầu lên, có chức năng điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. - Phòng kế toán: Tham mưu về mức tài chính đồng thời thực hiện các nhiệm vụ: . Cung cấp số liệu, thông tin kinh tế về hoạt động kinh doanh hằng ngày và hợp đồng kinh doanh cho giám đốc. . Ghi chép, phản ánh, giám sát việc bảo quản, sử dụng tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. . Tính toán, phản ánh thu nhập, chi phí, xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp tài liệu kế toán phục vụ cho việc kiểm tra của Nhà nước đối với doanh nghiệp. - Phòng kinh doanh: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, xây dựng và soạn thảo hợp động kinh tế trình lên giám đốc duyệt, đặt hàng cho các đại lý buôn bán. Đề xuất phương án kinh doanh hàng hóa, điều tra nghiên cứu thị trường. - Tổ vận chuyển: Có nhiệm vụ chở hàng từ kho doanh nghiệp đến đại lý của doanh nghiệp và người tiêu dùng. - Tổ bán hàng: Chịu trách nhiệm về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. - Tổ dịch vụ: Chịu trách nhiệm chăm sóc khách hàng, cung ứng dịch vụ sau bán hàng cho doanh nghiệp 2.1.4 Tình hình sử dụng lao động tại công ty TNHH Phát Đạt. LaoTrường động là một trong Đại những nguhọcồn lực quanKinh trọng đ ốitế với mHuếột DN, đặc biệt là DN sản xuất. Tình hình lao động của Công ty TNHH Phát Đạt được thể hiện qua nội dung như sau: SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.4.1. Lực lượng lao động Bảng 2.1: Lực lượng lao động tại Công ty TNHH Phát Đạt (Đvt: Người) Năm 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Số % Số % Số % (+/-) % (+/-) % Chức vụ lượng lượng lượng Ban giám đốc 2 3,33 2 2,67 2 2,47 0 0 0 0 Phòng thị trường 7 11,67 10 13,33 11 13,59 3 42,86 1 10,00 Phòng kế toán 5 8,33 7 9,34 8 9,89 2 40,00 1 14,29 Phòng bán hàng 29 48,33 33 44,00 34 41,96 4 13,79 1 3,03 Tổ vận chuyển 14 23,33 20 26,67 23 28,40 6 42,86 3 15,00 Thủ quỷ 1 1,67 1 1,33 1 1,23 0 0,00 0 0,00 Thủ kho 1 1,67 1 1,33 1 1,23 0 0,00 0 0,00 Bảo vệ 1 1,67 1 1,33 1 1,23 0 0,00 0 0,00 Tổng cộng 60 100 75 100 81 100 15 25,00 6 8,00 ( Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt) Dựa vào bảng 2.1 ta thấy Công ty TNHH Phát Đạt có tổng số lao động tăng qua các năm. Cụ thể năm 2014 tổng số lao động của doanh nghiệp là 60 người, sang đến năm 2015 số lao động đã tăng thêm 15 người tương ứng với tăng 25% so với năm 2014. Đến năm 2016 số lao động của công ty tiếp tục tăng thêm 6 người tương ứng với tăng 8% so với năm 2015. Với mức tăng của lao động này nguyên nhân chủ yếu là công ty đang trong giai đoạn phát triển mở rộng quy mô, thị trường, số lượng đại lý, cửa hàng kí hợp đồng với công ty tăng lên nên công ty có nhu cầu tuyển dụng thêm và tổng số lao động tính đến cuối năm 2016 của doanh nghiệp là 81 người. - Xét về chức vụ: trong giai đoạn hoạt động kinh doanh 2014 – 2016 cơ cấu lao động phânTrường theo chức vụ tạ i ĐạiCông ty TNHHhọc Phát Kinh Đạt không cótế quá Huếnhiều sự phân hóa, chiếm tỷ trọng chủ yếu vẩn là nhân viên của các bộ phận bán hàng, vận chuyển, kế toán và thị trường. Cụ thể tỷ trọng nhân viên của từng bộ phận từ năm 2014 đến 2016 như sau: Chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhân viên bộ phận bán hàng và đang có xu hướng giảm lần lượt là 48,33%; 44%; 41,96%. Xếp thứ hai là tổ vận chuyển với cơ cấu tỷ trọng qua các năm là 23,33%; 26,67%; 28,40% và có xu hướng ngày càng tăng. Mặc SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp dù hai bộ phận này tập trung chủ yếu là lao động có trình độ phổ thông và trung cấp nhưng đây cũng là bộ phận lao động luôn được chú ý, quan tâm bởi nó trực tiếp tạo nên hiệu quả kinh doanh của công ty. Hai bộ phận còn lại là bộ phận kế toán và thị trường mặc dù có trình độ học vấn cao nhưng vẩn chiếm tỷ trọng cơ cấu lao động thấp qua các năm là 8,33%; 9,34%; 9,89% và 11,67%; 13,33%; 13,59%. 2.1.4.2. Cơ cấu giới tính Bảng 2.2: Cơ cấu giới tính của Công ty TNHH Phát Đạt (Đvt: Người) Năm 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Số % Số % Số % (+/-) % (+/-) % Giới tính lượng lượng lượng Nam 29 48,33 36 48,00 39 48,15 7 24,14 3 8,33 Nữ 31 51,67 39 52,00 42 51,85 8 25,81 3 7,69 Tổng số 60 100 75 100 81 100 15 25,00 6 8,00 ( Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt) Xét về giới tính, ta thấy số lao động nam và lao động nữ đều tăng lên qua các năm và tỷ trọng giữa nam và nữ không chênh lệch nhau quá lớn, tỷ trọng lao động nam trong giai đoạn 2014 – 2016 luôn ở mức 48 % còn lao động nữ thì ở mức 51 đến 52%. Qua đó ta thấy cơ cấu lao động về giới tính của công ty khá hài hòa. 2.1.4.3. Cơ cấu trình độ Bảng2.3: Cơ cấu trình độ lao động của Công ty TNHH Phát Đạt (Đvt: Người) Năm 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 TrườngSố % ĐạiSố %họcS ốKinh% (+/tế-) Huế% (+/-) % Trình độ lượng lượng lượng ĐH 8 13,33 13 17,33 16 19,75 5 62,5 3 23,08 CĐ 10 16,67 10 13,33 10 12,35 0 0,00 0 0,00 TCCN 5 8,33 9 12,00 11 13,58 4 80,00 2 22,22 LĐPT 37 61,67 43 57,34 44 54,32 6 16,22 1 2,33 Tổng số 60 100 75 100 81 100 15 25,00 6 8,00 ( Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt) SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp Cùng với sự tăng lên về số lượng là sự tăng lên về chất lương lao động. Lao động với trình độ đại học có xu hướng tăng lên cụ thể từ năm 2014 lao động với trình độ đại học từ 8 người tăng lên 16 người vào năm 2016 tương ứng tăng 100% qua 2 năm. Tuy nhiên xét về tỷ trọng trong cơ cấu lao động thì vẩn chiếm tỷ trọng thấp chỉ với 19,75% vào năm 2016. Ngoài ra lao động có trình độ trung cấp cũng có xu hướng tăng lên từ 8,33% vào năm 2014 tăng lên 13,58% năm 2016. Tỷ trọng lao động có trình độ cao đẳng giảm từ 16,67% giảm còn 12,35% vào năm 2016. Lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động của công ty là lao động phổ thông, điều này có thể giải thích do đặc điểm là một doanh nghiệp thương mại phân phối sản phẩm với quy mô nhỏ và với tính chất công việc không quá phức tạp nên không đòi hỏi cao về trình độ của người lao động. Tuy nhiên lực lượng lao động này có xu hướng giảm từ 61,67% năm 2014 giảm xuống còn 54,32% năm 2016. Qua sự phân hóa về cơ cấu lao động trên ta thấy Công ty đã và đang dần chú trọng đến chất lượng nguồn lao động nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của công ty. 2.1.4.3. Cơ cấu độ tuổi Bảng2.4: Cơ cấu độ tuổi lao động của Công ty TNHH Phát Đạt (Đvt: Người) Năm 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Số % Số % Số % (+/-) % (+/-) % Độ tuổi lượng lượng lượng Dưới 25 10 16,67 14 18,67 19 23,46 4 40,00 5 35,71 Từ 25 – 40 38 63,33 47 62,67 48 59,26 9 23,68 1 2,13 Trên 40Trường12 20,00 Đại14 học18,66 14Kinh17,28 tế2 Huế16,67 0 0,00 Tổng số 60 100 75 100 81 100 15 25,00 6 8,00 ( Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt) Ta thấy đại đa phần lao động tại Công ty TNHH Phát Đạt là lao động từ độ tuổi 25 đến 40 tuổi, đây là vị thế khá tốt bởi lao động ở độ tuổi này là lao động có sức khỏe, năng động và sáng tạo đồng thời ở độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi này người lao động đã có được sự chính chắn cùng kinh nghiệm nên khi đưa ra các ý kiến, quyết SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp định sẽ có độ an toàn cao, chiếm được lòng tin hơn và tuy lực lượng lao động này đang có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, cụ thể vào năm 2014 chiếm tỷ trọng là 63.33% đến năm 2016 giảm còn 59,26%. Lực lượng lao động dưới 25 tuổi chiếm 16,67% vào năm 2014 và tăng lên 23,46% vào năm 2016, điều này cho thấy công ty đang có xu hương trẻ hóa lao động trong tương lai. Còn độ tuổi trên 40 tuổi đang có xu hướng giảm trong cơ cấu lao động, năm 2014 chiếm 20% giảm còn 17,28% năm 2016, ở độ tuổi này đa phần là các lao động quản lý như ban giám đốc, trưởng phòng kế toán, phòng thị trường, Độ tuổi trong Công ty phản ánh sức bền kinh nghiệm và thâm niên nghề nghiệp. Tuổi lao động ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sản xuất và chi phí tiền lương. Tuổi lao động càng cao thì phụ cấp thâm niên càng lớn. Tuy nhiên nếu lao động hoàn toàn trẻ hóa thì kinh nghiệm làm việc bị hạn chế dẫn đến nhiều công việc mang tính hóc búa đòi hỏi kinh nghiệm sẽ không được hoàn thành. Qua bảng trên ta thấy độ tuổi lao động của Công ty như trên là khá hợp lý, với một lực lượng lao động như vậy thì Công ty sẽ có nhiều khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường. 2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2015 đến 2016 2.1.5.1 Tình hình sử dụng vốn và tài sản của công ty Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiêp, các loại tài sản thường xuyên biến động tăng, giảm. Sự biến động này phát sinh không ngừng và tác động đến hầu hết các loại tài sản trong doanh nghiệp đó. Như vậy rõ ràng các loại tài sản và sự biến động của nó là cơ sở của mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Cho nên để theo dõi, kiểm tra và đánh giá được tình hình kết quả hoạt động, tình hình sử dụng vốn của một doanh nghiệp nào đó thì cần phải nắm được tình hình tài sản và sự biến động củTrườnga tài sản trong quá Đạitrình hoạ thọc động củ a Kinhđơn vị. Công tế việ c Huếtheo dõi này được thực hiện bởi công tác kế toán. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.5: Tình hình tài sản, nguồn vốn tại Công ty TNHH Phát Đạt (ĐVT: Triệu đồng, %) CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 Giá Kết Giá Kết Giá Kết trị cấu trị cấu trị cấu TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 46.408 88,63 48.714 88,78 52.025 88,72 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.489 2,84 1.500 2,74 1.569 2,68 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 13.559 25,90 13.536 24,67 13.467 22,97 III. Hàng tồn kho 31.156 59,50 33.351 60,78 36.762 62,69 IV. Tài sản ngắn hạn khác 203 0,39 325 0,59 227 0,38 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 5.949 11,37 6.157 11,22 6.631 11,28 I. Tài sản cố định 5.234 10,00 5.412 9,86 5.834 9,95 II. Tài sản dài hạn khác 714 1,37 744 1,36 778 1,33 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 52.357 100 54.871 100 58.638 100 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 48.796 93,20 50.971 92,89 54.555 93,04 I. Nợ ngắn hạn 48.796 93,20 50.971 92,89 54.555 94,04 II. Nợ dài hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 3.560 6,80 3.900 7,11 4.083 6,96 I. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu 3.000 5,73 3.000 5,47 3.000 5,11 II. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 560 1,07 900 1,64 1.083 1,85 TỔNG CTrườngỘNG NGUỒN V ỐĐạiN học52.357 Kinh100 54 .871tế Huế100 58.638 100 (Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt, Huế) Tài sản là nguồn lực của doanh nghiệp có giá trị kinh tế và giá trị được xác định bằng tiền. Nguồn hình thành tài sản là những chỉ tiêu phản ánh hiện trạng tài chính, năng lực và kết quả kinh doanh của công ty. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty TNHH Phát Đạt được thể hiên như sau: SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp - Xét về tài sản: Năm 2015 tổng tài sản của doanh nghiệp là 54,871 tỷ đồng tăng so với năm 2014 là 2,514 tỷ tương ứng với mức tăng 4,8%. Năm 2016 tổng tài sản của doanh nghiệp tiếp tục tăng hơn 3,767 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng với tăng 6,87%. Tài sản tăng có thể là một dấu hiệu tốt nhưng còn phải xét xem những yếu tố tác động đến tài sản, để phân tích vì sao tài sản lại tăng lên. Tài sản tăng lên do các yếu tố sau: . Hàng tồn kho: Vì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên hàng tồn kho luôn là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, chiếm trên 50%. Cụ thể trong năm 2014 là 31,156 tỷ đồng tương đương chiếm 59% tổng tài sản, đến năm 2016 thì con số này là 36,762 tỷ đồng chiếm 62% tổng tài sản của doanh nghiệp và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm . Tài sản cố định: Chỉ tiêu này tăng qua 3 năm, tỷ lệ tăng trưởng tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2015 tăng 3,4% so với năm 2014 và đến năm 2016 thì tỷ lệ này tăng 7,8% so với năm 2015. Qua đây ta thấy tỷ lệ tăng này khá ổn định. - Xét về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng dần qua 3 năm. Nguồn vốn tăng nhưng chưa phải là tính hiệu tốt do nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Mặt khác nguồn vốn vay lại chủ yếu từ ngân hàng, do quy mô của doanh nghiệp ngày càng mở rộng nên nguồn vốn vay cũng tăng theo. Điều này cho thấy doanh nghiệp còn bị lệ thuộc vào vốn bên ngoài, chưa chủ động được nguồn vốn, đăc biệt là khoản nợ ngắn hạn tăng mạnh trong 3 năm từ 48,796 tỷ đồng năm 2014 tăng lên 54,555 tỷ đồng năm 2016 và nợ ngắn hạn này tăng do tác động của các khoản vay, khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước. BảngTrường 2.6: So sánh tài s ảĐạin và tài s ảhọcn cố định Kinh của Công ty TNHHtế Huế Phát Đạt Huế (ĐVT:Triệu đồng) Năm 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 +/- % +/- % Tổng tài sản 52.357 54.871 58.638 2.514 4,8 3.767 6,87 Tài sản cố định 5.234 5.412 5.834 178 3,4 422 7,80 (Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt Huế) SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp Qua bảng trên ta thấy tài sản của công ty tăng qua các giai đoạn, tuy nhiên mức tăng trưởng còn thấp. Tỷ lệ tăng trưởng tài sản cố định tăng nhẹ từ 3.4% giai đoạn 2014-2015 lên 7.8% giai đoạn 2015- 2016. Điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư của công ty đang ngày càng được chú trọng qua các năm, mà một trong số đó là dự án Showroom trưng bày sản phẩm với khối lượng vốn đầu tư chiếm từ 30-40% tổng vốn. các hoạt động đầu tư bao gồm sửa chửa lớn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường sản phẩm trưng bày, 2.1.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Phát Đạt. Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Phát Đạt qua 2 năm 2015-2016 (ĐVT:Triệu đồng) Stt Chỉ tiêu 2015 2016 2015/2016 +/- % 1 Doanh thu BH 86.213 103.669 17.456 20,25 2 Doanh thu thuần về BH 86.213 103.669 17.456 20,25 3 Giá vốn hàng bán 81.453 98.690 17.237 21,16 4 Lợi nhuận gộp về BH 4.759 5.029 269 5,66 5 Doanh thu hoạch động tài chính 251 427 176 70,37 6 Chi phí tài chính 1.037 1.029 (7) (7,67) 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.003 7.453 1.450 24,16 8 Lợi nhuận thuần tù hoạt động kinh doanh (2.029) (3.025) (996) 49,10 9 Thu nhập khác 2.232 3.342 1.110 49,75 10 Chi phí khác 2 0 (2) (100) 11 LợTrườngi nhuận khác Đại học Kinh2.230 tế3.342 Huế1.112 49,89 12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 200 317 116 57,95 13 Chi phí thuế thu nhập DN 44 69 25 57,95 14 Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 156 247 90 57,95 (Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt Huế) SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp - Nhận xét Là một DNTM mục tiêu quan trọng nhất đó là tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận được xem như là một đòn bẩy kinh tếvà là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, đồng thời nó củng là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp ảnh hưởng đến kết quả toàn bộ hoạt động SXKD. Do đó, công ty TNHH Phát Đạt luôn có sự quan tâm đặt biệt đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng qua 2 năm, đó là tính hiệu đáng mừng của doanh nghiệp. Cụ thể doanh thu BH năm 2016 tăng hơn 17,456 tỷ đồng tương đương tăng 20,25% so với năm 2015. Doanh thu tăng được giải thích do thời gian này doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, quy mô kinh doanh được mở rộng, đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động bán hàng, mở rộng kênh phân phối, giúp kinh doanh có hiệu quả. Do công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu trong hai năm, nên các khoản doanh thu thuần về BH biến động theo tỷ lệ tương đương với doanh thu BH. Năm 2015, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty ở mức âm là 2,232 tỷ đồng nhưng đến năm 2016 chỉ tiêu này không những cải thiện mà còn giảm mạnh hơn ở mức âm 3,025 tỷ đồng tức là giảm thêm một khoản là 996 triệu đồng tương đương với 49,1% so với năm 2015. Điều này được giải thích bởi chỉ tiêu chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cao, năm 2015 là 6,003 tỷ đồng nhưng đến năm 2016 là 7,453 tỷ đồng tăng 1,450 tỷ tương ứng với 24,16%. Chi phí tài chính năm 2015 là 1,037 tỷ đồng đến năm 2016 là 1,029 tỷ đồng, chỉ tiêu này giảm nhưng không đáng kể. Trong khi đó 2 chỉ tiêu còn lại là doanh thu hoạt động tài chính tăng, cụ thể năm 2016 doanh thu ở mức 427,9 triệu đồng tăng 176 triệu đồng tương ứng tăng 70,37%Trường so với năm 2015, lĐạiợi nhuận ghọcộp từ BH Kinh năm 2015 làtế 4,759 Huế tỷ đồng đến năm 2016 là 5,029 tỷ đồng tăng 269 triệu đồng tương ứng 5,66%, tuy hai chỉ tiêu này tăng nhưng phần tăng đó không đáng kể so với chi phí quản lý kinh doanh phát sinh của doanh nghiệp. Lợi nhuận khác có xu hướng tăng, năm 2015 là 2,23 tỷ đồng đến năm 2016 là 3,342 tỷ đồng tăng 1,112 tỷ đồng tương ứng với 49,75%, chỉ tiêu này tăng do các khoản thu nhập khác tăng cụ thể năm 2015 là 2,232 tỷ đồng đến năm 2016 là 3,342 tỷ SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp đồng tăng 1,11 tỷ đồng tương ứng 49,75% nhưng các khoản phí khác năm 2015 chỉ 2 triệu đồng còn năm 2016 không có phát sinh. Mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mang giá trị âm và càng giảm mạnh qua các năm nhưng bù lại các khoản lợi nhuận khác tăng nên tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tăng cụ thể, năm 2015 là 156,584 triệu đồng đến năm 2016 là 247,336 triệu đồng tăng 90,7 triệu đồng tương ứng tăng 57,95%. Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh từ nhiều phía, muốn hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả doanh nghiệp không chỉ hướng tới việc đầu tư, mở rộng quy mô, kênh phân phối mà cần phải kiểm soát tốt các khoản mục chi phí sao cho với mức chi phí tối thiểu nhưng vẩn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diển ra liên tục và đạt hiệu quả cao. 2.2.Thực trạng về công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH Phát Đạt 2.2.1 Phân công và hiệp tác lao động Để quá trình phân phối sản phẩm có hiệu quả thì Công ty TNHH Phát Đạt rất chú trọng đến vấn đề phân công và hiệp tác lao động, việc bố trí sao cho giữa các nguồn lực có thể phân chia và phối hợp thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ của mình là khá phức tạp và cần nhiều thời gian, trong quá trình hoạt động thì Công ty TNHH Phát Đạt đã ứng dụng những hình thức phân công và hiệp tác lao động sau: 2.2.1.1 Phân công lao động Phân công lao động là sự chia nhỏ toàn bộ công việc để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó là quá trình gắn từng người lao động với từng nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ nhằm mục đích tăng năng suất lao động, giảm chuTrường kỳ sản xuất do viĐạiệc nắm b ắhọct nhanh chóngKinh các kỹ năngtế thHuếực hiện công việc trong quá trình chuyên môn hóa lao động. Trên cơ sở khách quan của việc phân phối sản phẩm, xuất phát từ trình độ phát triển của lực lượng lao động, của phương pháp, Công ty TNHH Phát Đạt ứng dụng chủ yếu hình thức phân công lao động là: Phân công lao động theo chức năng và phân công lao động theo công nghệ (nghề). SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp Phân công lao động theo chức năng: Là hình thức phân công lao động trong đó Công ty tách riêng các nhóm lao động theo những công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định: Nhóm chức năng gián tiếp tác động lên quá trình phân phối sản phẩm: Bộ phận Nhiệm vụ - Gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc thức hiện các công việc: quản -Ban giám đốc lý chung, đưa ra các quy định làm việc, điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. - Trưởng phòng kế toán đảm nhận công việc quản lý, điều hành các nhân viên cấp dưới thuộc bộ phận của mình theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao. - với chức năng phản ánh và kiểm tra, cung cấp thông tin toàn bộ hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, kế toán có những nhiệm vụ cơ bản như sau: -Bộ phận kế + Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội toán dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. + Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động SXKD và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị. + Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm Trườngpháp luậ t Đạivề tài chính, học kế toán. Kinh tế Huế + Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành các hoạt động SXKD, kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế. - Trưởng phòng kinh doanh đảm nhận công việc quản lý, điều hành SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp các nhân viên cấp dưới thuộc bộ phận của mình theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao. - Lưu trữ danh sách các đại lý gồm thông tin chi tiết về đại lý, người đại diện đại lý, lưu hợp đồng đại lý. - Kiểm tra, thăm đại lý 2 lần/tháng, thực hiện các hoạt động chăm -Bộ phận thị sóc khách hàng với từng đại lý. trường (kinh - Theo dõi hàng nhập, xuất, trả lại của đại lý. Hổ trợ đại lý theo dõi doanh) xuất nhập hàng, trưng bày sản phẩm theo quy định của công ty. - Theo dõi công nợ của từng đại lý, triển khai các chương trình khuyến mãi với từng đại lý. - Theo dõi doanh thu của từng đại lý, tư vấn các biện pháp giúp các đại lý đạt và tăng chỉ tiêu doanh thu. - Thu thập các thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh đại lý. - Theo dõi các tài sản công ty đã giao cho các đaị lý. - Định kỳ đánh giá đại lý (2 lần/năm), lập báo cáo đánh giá đại lý theo quy định của công ty. - Tìm kiếm, thay thế đại lý trong khu vực phụ trách. -Bộ phận dịch - Thực hiện công việc vệ sinh theo phân công: quét dọn, lau sảnh, vụ cửa kính, hành lang, cầu thang, phòng nghỉ, nhà vệ sinh, thu gom rác phát sinh trong quá trình bốc dỡ hàng hóa. - Chịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn sạch sẽ các trang thiết bị hỗ trợ công việc cho các bộ phận khác. - Báo cáo kịp thời các sự cố, sự việc nghiêm trọng phát sinh đối với Trườnghàng hóa Đạicủa công tyhọc trong quá Kinh trình làm vi ệtếc. Huế SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp Nhóm chức năng tác động trực tiếp lên quá trình phân phối sản phẩm: Bộ phận Nhiệm vụ - Bộ phận bán - Chịu trách nhiệm về trưng bày, vệ sinh sản phẩm, quầy kệ. hàng - Ghi nhận mọi thông tin về khiếu nại, kiến nghị của khách hàng, đưa ra phương án xử lý trực tiếp hoặc cấp báo lên cấp trên. - Phối hợp với phòng kinh doanh để thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của kế hoạch marketing. - Tư vấn bán hàng trực tiếp tại showroom, cửa hàng trực thuộc. - Lập danh sách khách hàng, liên hệ khách hàng giới thiệu sản phẩm định kỳ theo yêu cầu của công ty. - Bộ phận vận - Bốc hàng và xếp hàng hóa gọn gàng bên trong và bên ngoài cửa chuyển hàng, sắp đặt hàng hóa trong kho ngăn nắp, hợp lý. - Thu tiền chính xác, đầy đủ và nộp về công ty ngay sau khi nhận tiền. - Thực hiện công việc chuyên chở hàng hóa giữa kho, cửa hàng và khách hàng. - Tuân thủ các nội quy, quy định an toàn vận chuyển hàng hóa do công ty đề ra. - Làm các công việc liên quan theo sự phân công của công ty. Phân công lao động theo công nghệ (nghề). Đây là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhauTrường tùy theo tính ch ấĐạit, đặc điể mhọc , công nghKinhệ để thực hitếện chúng. Huế Việc đánh giá hợp lý việc phân công lao động theo nghề dựa trên một số cơ sở nhất định, ở đây trước hết xem xét đến việc bố trí lao động Ở Công ty TNHH Phát Đạt sự phân công này thể hiện ở bộ phận vận chuyển. Bộ phận này tính đến cuối năm 2016 có 23 nhân viên và được chia làm 3 nhóm gồm: lái xe 8 người với 6 xe tải, giao hàng 6 người, và bốc vác, sắp xếp hàng hóa 9 người được chia ra 3 người ở kho tại công ty và 6 người ở kho tại Hương Sơ. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp Trong quá trình tiến hành vận chuyển trưởng của bộ phận, thủ kho này có nhiệm vụ theo dõi khối lượng hàng hóa xuất trong ngày. Mẫu theo dõi xuất hàng. STT Loại hàng Số lượng Ngày suất Nhười xác nhận Xe số1 Xe số 2 Xe số 3 Xe số 4 (Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt) 2.2.1.2 hiệp tác lao động Hiệp tác lao động là sự phối hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ do phân công lao động hay đó là quá trình liên kết, phối hợp các hoạt động riêng rẽ của từng cá nhân người lao động cũng như các bộ phận thực hiện các chức năng lao động nhất định nhằm hoàn thành mục tiêu chung của sản xuất với hiệu quả kinh tế cao nhất. Tại Công ty TNHH Phát Đạt, các hình thức hiệp tác lao động được sử dụng bao gồm: Hiệp tác lao động về mặt không gian và hiệp tác lao động về mặt thời gian . Hiệp tác lao động về mặt không gian: không gian của công ty được chia làm 3 tầng: . Tầng 1: Bao gồm bàn tiếp tân nơi tiếp nhận và chỉ dẩn cho khách hàng, bộ phận bán hàng và phòng dành cho giám đốc và phó giám đốc. . Tầng 2: Gồm phòng thị trường, phòng kế toán và một phòng nghỉ ngơi dành cho nhân viên nghỉ trưa tại công ty. .TrườngTầng 3: Dùng làm Đại kho chứ a họccác sản ph Kinhẩm, phục vụ chotế vi Huếệc phân phối trong thành phố. Ngoài ra công ty có kho chứa với diện tích 4000m2 được xây dựng tại khu công nghiệp làng nghề Hương Sơ – phường Hương Sơ – Thành phố Huế - Hiệp tác giữa các phòng ban trong công ty . Tổ vận chuyển – bộ phận bán hàng – bộ phận kế toán: Khi bộ phận bán hàng nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng xong thì sẽ liên hệ với người của tổ vận chuyển SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp để giao hóa đơn liên 1, rồi tiến hành bốc hàng vận chuyển đến địa điểm của khách, thu tiền chính xác, đầy đủ theo hóa đơn rồi nộp lại cho công ty, mặc khác bộ phận bán hàng sẽ cung cấp hóa đơn liên 2 cho bộ phận kế toán để phòng kế toán tiến hành các công việc ghi chép, tính toán, xử lý thông tin và tiến hành lưu trữ. Hoạt đông hiệp tác này giữa các bộ phận diển ra thương xuyên và liên tục trong ngày để không làm gián đoạn công việc và mang lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động SXKD. . Phòng thị trường (kinh doanh) – phòng kế toán – bộ phận bán hàng: Phòng kế toán sẽ cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh doanh như doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo từng tháng, quý, kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ công tác lập kế hoạch kinh doanh của bộ phận thị trường, sau đó bộ phận thị trường sẽ phối hợp với bộ phận bán hàng trong việc thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi cho đại lý, khách hàng nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của kế hoạch marketing, quá trình này thường diễn ra theo quý và thường mang lại kết quả tốt trong các hoạt động. . Giữa kho và bộ phận bán hàng: Quá trình hiệp tác này diễn ra khi bộ phận bán hàng nhận được đơn đặt hàng với số lượng lớn mà kho tại công ty không đủ để cung cấp thì bộ phận bán hàng sẽ lập giấy xuất kho có đóng dấu và chữ ký của giám đốc hoặc phó giám đốc rồi liên hệ với kho chính của công ty và dựa vào số lượng hàng trên hóa đơn để xuất kho, tần suất của công việc này diễn ra thường xuyên vì sản phẩm dự trữ ở công ty thường ít và chỉ để phân phối trong thành phố, còn đối với các đơn đặt hàng ngoài thành phố thì hàng hóa đều được xuất từ kho. Hiệp tác lao động về mặt thời gian: Hiệp tác lao động theo thời gian tức là tổ chức các ca làm việc trong một ngày đêm. TrongTrường doanh nghiệp, Đại hiệp tác vhọcề mặt thờ i Kinhgian được xem tế là nhHuếững phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các phòng ban, các bộ phận phục vụ quá trình phân phối cũng như các cá nhân trong từng đơn vị, để bảo đảm đúng tiến độ, đúng kế hoạch dự kiến của doanh nghiệp. Hiệp tác lao động về mặt thời gian phải hợp lý, vừa đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất vừa đảm bảo được sức khoẻ cho mọi người lao động. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp Công ty TNHH Phát Đạt sử dụng hiệp tác lao động về mặt thời gian bằng cách tổ chức các ca làm việc trong ngày và bố trí lao động làm việc theo tổ theo ca. Bộ phận Nội dung Thời gian làm việc - Làm việc 1ca/ ngày(8h) - Sáng: Từ 7h30 đến 11h30. - Thị trường - Nghỉ ngày chủ nhật. - Nghỉ trưa: Từ 11h30 đến 13h30. - Chiều: Từ 13h30 đến 17h30. - Làm việc 1ca/ ngày(8h) - Sáng: Từ 7h30 đến 11h30. - Nhân viên trong bộ phận sẽ chia - Nghỉ trưa: Từ 11h30 đến 13h30. - Kế toán làm hai và tự trao đổi, thỏa thuận với - Chiều: Từ 13h30 đến 17h30. nhau để luân phiên làm việc và nghỉ vào ngày thứ bảy và chủ nhật. - Thời gian làm việc không theo giờ - Sáng: Từ 7h30 đến 13h. hành chính. - Nghỉ trưa: Từ 13h đến 14h. - Bán hàng - Tương tự bộ phận kế toán, nhân - Chiều: Từ 14h đến 19h viên trong bộ phận sẽ trao đổi với nhau để luân phiên làm việc và nghỉ trong ngày thứ bảy và chủ nhật - Thời gian làm việc không theo giờ - Sáng: Từ 7h30 đến 13h. hành chính - Nghỉ trưa: Từ 13h đến 14h. - Vận chuyển - Tương tự, nhân viên trong bộ phận - Chiều: Từ 14h đến 19h sẽ trao đổi với nhau để luân phiên Trườnglàm việc và Đại nghỉ trong học ngày thứ Kinhbảy tế Huế và chủ nhật. - Nếu hết thời gian làm việc mà nhân viên đang vận chuyển hàng hóa thì phải hoàn thành nhiệm vụ mới được nghỉ. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp Qua cách bố trí thời gian làm việc của Công ty, ta thấy do đặc thù của công ty là một doanh nghiệp thương mại phân phối sản phẩm nên công ty đòi hỏi phải làm việc liên tục trong tuần nên đã tạo nên áp lực về thời gian đối với nhân viên làm việc trong Công ty. 2.2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những thiết bị dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trình tự nhất định trong sản xuất. Phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành quá trình lao động, tổ chức đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho nơi làm việc để quá trình lao động diễn ra một cách liên tục và có hiệu quả. Công ty TNHH Phát Đạt đã có cách thức tổ chức và phục vụ nơi làm việc như sau: 2.2.2.1. Tổ chức nơi làm việc - Thiết kế, bố trí nơi làm việc: Dựa theo đặc điểm của nơi làm việc mà Công ty lựa chọn cách bố trí, trang bị phù hợp cho các đối tượng nhân viên. . Ở phòng làm việc tầng một, từ ngoài vào là bàn tiếp tân, kế đến là phòng bán hàng, các bàn làm việc được xếp sát nhau và bố trí theo kiểu chữ U, giữa các bàn không có phân cách. Sau bộ phận bán hàng được bố trí hai bàn được xếp vuông góc dành cho Giám đốc và phó giám đốc. Ở tầng này được thiết kế theo kiểu không gian mở không có ngăn cách. . Tầng 2, phòng đầu tiên là phòng thị trương, ở phòng này do đặc điểm nhân viên thường xuyên làm việc bên ngoài nên phòng chỉ dùng cho việc họp, được bố trí một bànTrường họp, có máy chiếu Đạivà bảng ph họcục vụ cho Kinh việc họp. Thông tế v ớHuếi phòng thị trường là phòng kế toán, ở phòng này được bố trí đằng trước một bàn tiếp khách hàng, phía sau gồm các bàn xếp sát nhau, không có ngăn cách và theo đường thẳng, và sau nữa là các kệ, tủ được xếp vuông góc với nhau dùng chứa các giấy tờ quan trọng của công ty. . Tầng 3 gồm các kệ được xếp song song nhau dùng để chứa hàng . SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2.2. Phục vụ nơi làm việc Công ty TNHH Phát Đạt được đầu tư, xây dựng các công trình kiến trúc khá đầy đủ, thiết bị, phương tiện hổ trợ hiện đại. Công ty cũng luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ các phương tiện, thiết bị phục vụ trong quá trình làm việc của nhân viên. Hiện nay, Công ty áp dụng hình thức phục vụ hỗn hợp, tất cả các vấn đề có liên quan đến máy móc thiết bị điều do bộ phận kỹ thuật đảm nhận, bộ phận này có nhiệm vụ sửa chữa, bão dưỡng các máy móc thiết bị và hệ thống điện nước nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra liên tục. Mỗi nhân viên của Công ty khi bắt đầu làm việc chính thức sẽ được cung cấp đầy đủ các cơ sở vật chất như 1 máy tính, 1 điện thoại, bàn làm việc và văn phòng phẩm đối với bộ phận kế toán, mỗi tầng điều được bố trí 1 máy in, 1 máy photo. Đối với bộ phận vận chuyển được cung cấp đồng phục,quần áo bảo hộ, khẩu trang, giày vãi, khăn tay. Đối với nhân viên bộ phận bán hàng được cung cấp đồng phục, và bảng tên cho toàn bộ nhân viên công ty 2.2.3. Điều kiện lao động và chế độ nghỉ ngơi 2.2.3.1. Điều kiện lao động. - Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty, công tác kiểm tra về (AT-VSLĐ- PCCN) An toàn – Vệ sinh lao động - Phòng cháy chữa cháy trong thời gian qua đã được tăng cường và thực hiện nghiêm ngặt. Các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn và sự cố cháy nổ đều được ngăn chặn kịp thời. Kết quả là trong các năm gần đây chưa có tai nạn và sự cố cháy nổ nào xảy ra. - Công ty được xây dựng tại nơi cách xa trung tâm thành phố, nằm trong khu vực nhà ở của các hộ gia đình nên điều kiện về khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt tốt,Trườngkhông khí trong lành,Đại không họcgian làm viKinhệc yên tĩnh, tếánh sáng Huế và chế độ chiếu sáng phù hợp. Bộ phận vệ sinh luôn chú trọng đến giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tạo nên không gian làm việc lành mạnh. - Xung quanh công ty được trồng nhiều cây xanh, bên trong phòng làm việc ở các góc phòng được đặt các chậu cây giúp tạo nên không gian tươi mát,thoải mái. - Các nhân viên thường xuyên giao lưu với nhau, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, tạo không khí làm việc thoải mái, và mối quan hệ tốt giữa các đồng SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp nghiệp. Giám đốc, quản lý thường xuyên quan tâm đến nhân viên tạo nên mối quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới. - Nhân viên ở công ty chủ yếu ở trong thành phố nên điều kiện đi lại tương đối thuận lợi. 2.2.3.2. Chế độ nghỉ ngơi - Đối với bộ phận thị trường và kế toán thời gian nghỉ trưa từ 11h30 đến 13h30 với khoản thời gian nghỉ này nhân viên thường về nhà nghỉ ngơi và trở lại làm việc vào giờ chiều. - Đối với nhân viên bộ phận bán hàng và vận chuyển thì với khoảng thời gian nghỉ trưa 60 phút, họ nghỉ trưa và ăn cơm tại công ty. Bên cạnh đó công ty còn bố trí phòng nghỉ ngơi cho bộ phận bán hàng giúp các nhân viên có cảm giác thoải mái với giờ nghỉ ngắn trong thời gian làm việc. - Người lao động được nghỉ 4 ngày trong tháng (ngày nghỉ không hưởng lương) - Đối với làm thêm giờ: Công ty sẽ bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm. - Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ. - Nghỉ lể: Người lao động sẽ được hưởng lương trong các ngày lễ, tết theo quy định của luật lao động. Trường hợp với ngày nghĩ lễ nêu trên nếu rơi vào các ngày thứ 7 và chủTrườngnhật trong tuần, ngư Đạiời lao đ ộhọcng sẽ đượ cKinh nghỉ bù theo tế sự b ốHuếtrí của Công ty. - Nghỉ việc riêng: Người lao động được hưởng nguyên lương trong các ngày nghĩ lễ sau. . Kết hôn hợp pháp của người lao động: 3 ngày. . Con cái kết hôn: 1 ngày . Cha mẹ (vợ hoặc chồng chết)/ vợ/ chồng/ con chết: 3 ngày . Nghỉ thai sản: SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp Lao động nữ mang thai. Lao động nữ sinh con. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản. Tuỳ vào trường hợp khác nhau mà các ngày nghỉ sản được quy định khác nhau. 2.2.4. Công tác định mức tổ chức lao động Đối với doanh nghiệp việc quản lý và sử dụng hợp lý lao động là hết sức phức tạp. Lao động cần phải được định mức và sử dụng một cách tốt nhất phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động, có như vậy mới khuyến khích được người lao động làm việc góp phần nâng cao năng suất hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Mức lao động là lượng lao động hợp lý nhất được quy định để sản xuất một lượng sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định theo đúng tiêu chuẩn và chất lượng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật- tâm- sinh lý- kinh tế và xã hội. Phương pháp lao động hợp lý cho phép công việc được tiến hành đạt hiệu quả cao với chi phí lao động sống và chi phí lao động vật hoá là nhỏ nhất. Trên cơ sở tổ chức nhà máy xây dựng định mức lao động tiên tiến và hợp lý nhất cho lao động trong tổ chức doanh nghiệp như sau: - Khối cơ quan: Đối với quản lý và công nhân phục vụ, việc xây dựng mức thời gian làm việc trên cơ sở Luật lao động hiện hành 8h/ngày, 40h/tuần và được nghỉ làm việc vào ngày chủ nhật. Bộ phận bán hàng như nhân viên sale, nhân viên phục vụ tại các quầy làm việc liên tục các ngày trong tuần bao gồm cả ngày thứ 7 và chủ nhật nên nhânTrường viên có thể phân chiaĐạiđổi ca họccho nhau vàoKinh hai ngày nàytế. Huế - Công nhân trực tiếp sản xuất: Nhân viên tổ vận chuyển, lao động phổ thông Việc xây dựng định mức sản lượng dựa trên các số liệu thống kê về mức khối lượng công việc mà nhân viên đã làm được. Bộ phận lao động – tiền lương xuống thực tế tại bộ phận này theo dõi, thống kê, từ đó đưa ra định mức sản lượng sao cho hợp lý. Trong quá trình thực hiện nếu thấy không phù hợp thì điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện làm việc, khả năng hay tay nghề lao động, để thực hiện điều chỉnh định mức SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp lại sao cho hợp lý. Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp phân tích khảo sát thực tế, và phương pháp định mức lao động này chủ yếu áp dụng cho bộ phận vận chuyển cùng với việc phân tích khảo sát thì mức lao động được xây dựng sẽ đảm bảo được là từ mức trung bình tiên tiến trở lên. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này để định mức lao động thì đảm bảo phải có đầy đủ tài liệu chuẩn về thời gian . Sơ đồ 2.2. quy trình định mức lao động tại Công ty TNHH Phát Đạt Chuẩn bị kế hoạch ĐM Lãnh đạo duyệt Tiến hành định mức lao động Chụp ảnh, bấm giờ Phân tích, tính toán số liệu Đưa ra mức mới Lãnh đạo duyệt Tuyên truyền, hướng dẫn Cho người lao động Trường Đại học Kinh tếsản xuHuếất thử Chỉnh sửa mức Đưa mức vào qua trình lao động (Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt) SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp Trong đó: - Chuẩn bị kế hoạch định mức lao động bao gồm: . Chuẩn bị phương tiện định mức lao động như máy ảnh, đồng hồ bấm giờ, phiếu chụp ảnh bấm giờ. . Lựa chọn phương pháp định mức lao động. . Lựa chọn người thực hiện. - Quá trình thực hiện: . Với mức xây dựng cần có thời gian để người lao động thử và làm quen với điều kiện quan sát trong quá trình làm việc. . Cán bộ phụ trách phải thống kê kết quả thực hiện của từng cá nhân, từng bộ phận nhằm phát hiện mức sai, lỗi để đề ra biện pháp khắc phục. . Bộ phận thống kê phải ghi chép một cách khách quan kết quả của từng nhân viên trong quá trình quan sát. . Sau khi thống nhất giữa các bộ phận định mức thì phòng tổ chức phải lập văn bản trình lên giám đốc kí duyệt và có những thuyết trình nếu có cơ sở điều chỉnh định mức. . Sau khi mức mới được ban hành và áp dụng vào quá trình sản xuất thì các bộ phận lấy đó làm căn cứ để xác định đơn giá tiền lương tiền công trả cho lao động và các chế độ thưởng phù hợp với những cá nhân làm việc tích cực. - Các mức đang áp dụng tại Công ty Việc xác định khối lượng công việc hoàn thành của từng cá nhân từng bộ phận chỉ sau ca làm việc. Do đó để thuận tiện cho việc tổ chức lao động cho nhan viên Công ty đã áp dụng mức thời gian để tính định mức. Bằng phương pháp phân tích khảo sát, việc xác định mức thời gian dựa vào chụp ảnhTrường và thời gian bấm giĐạiờ tại nơi họclàm việc. Kinh tế Huế - Nhận xét chung về tình hình định mức lao động tại Công ty. . Ưu điểm. Công tác xây dựng định mức của Công ty nhìn chung được xây dựng theo một trình tự nhất định. Với phương pháp xây dựng định mức lao động bằng phương pháp phân tích khảo sát thì các bước chuẩn bị được tiến hành kỹ lưỡng. SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng khảo sát cụ thể, có khả năng làm việc và tay nghề ổn định. Thời điểm chọn khảo sát tương đối hợp lý. Mức lao động có tính toán đầy đủ theo từng hao phí cụ thể như : Thời gian tác nghiệp. Thời gian phục vụ. Thời gian nghỉ ngơi. Thời gian chuẩn kết. Thời gian lãng phí. Các bộ phận định mức đã thực hiện đúng chức năng của mình làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của tổ chức giao phó. . Nhược điểm. Sử dụng phương pháp chụp ảnh chưa chỉ ra được thời gian bận việc và ngừng việc trong ca làm viêc, như vậy chưa loại trừ được thời gian lãng phí, do đó sẽ ảnh hưởng đến năng xuất lao động. Bộ máy làm công tác định mức không được thành lập một cách thường xuyên liên tục nên việc xây dựng định mức lao động chưa được khoa học và hợp lý đặc biệt khi công tác định mức phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường làm việc, điều kiện máy móc thiết bị cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. 2.3 Đánh giá chung công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH Phát Đạt 2.3.1 Những kết quả đạt được Từ khi thành lập đến nay, Công ty TNHH Phát Đạt đã có được những thành công nhất định trong hầu hết các mặt của sản xuất kinh doanh, luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong đó không thể không kể đến những thành tựu về quảnTrường lý con người, đặc biĐạiệt là công học tác tổ ch ứKinhc lao động. tế Huế Công ty đã thực hiện tốt việc đào tạo và phát triển nghề nghiệp, tổ chức công tác huấn luyện kỹ năng công việc cần thiết nhằm nâng cao tay nghề, giúp nhân viên tự tin thực hiện công việc đồng thời nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Thời gian qua, đơn vị đã thực hiện sự phân công lao động dựa trên sự phù hợp giữa những khả năng và phẩm chất của người lao động với những yêu cầu của công việc. Lấy yêu cầu của công việc làm tiêu chuẩn lựa chọn, làm phương hướng phấn SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp đấu, đào tạo phát triển hoặc đào thải nhân viên. Dựa theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của người lao động để phân biệt người có trình độ lành nghề khác nhau. Từ đó giao cho nhân viên ít kinh nghiệm những công việc đơn giản, những công việc phức tạp giao cho nhân viên có trình độ, kinh nghiệm cao hơn. Người lao động trong đơn vị được xếp cấp bậc theo kiến thức, kỹ năng và khả năng làm việc của họ như quy định của ngành. Vì vậy, cho phép đơn vị sử dụng hợp lý lao động, tạo điều kiện nâng cao trình độ lành nghề, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện thù lao lao động hợp lý. Bên cạnh việc phân công lao động, đơn vị còn thực hiện hiệp tác lao động tập thể theo hình thức các tổ sản xuất với sự bố trí ca lao động chặt chẽ, rõ ràng để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí. Định mức lao động của đơn vị đã theo sát các tiêu chuẩn của Nhà nước, của công ty một cách có căn cứ khoa học và phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Môi trường làm việc an toàn và đầy đủ các thiết bị để thực hiện công việc, công ty sẵn sàng cung cấp các thông tin liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát huy hết khả năng và hoàn thành công việc của mình. Mối quan hệ giữa các thành viên và với cấp trên khá tốt. nhân viên sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc. Công ty tạo mọi điều kiện để giúp đỡ, hổ trợ cho nhân viên trong công việc như nâng cao năng lực điều hành cũng như đời sống Điều kiện làm việc của người lao động có nhiều thuận lợi và đảm bảo giảm bớt nặng nhọc, độc hại và an toàn hơn trong sản xuất kinh doanh. 2.3.2. Một số tồn tại Ngoài những điều đã đạt đươc, Công ty TNHH Phát Đạt còn tồn tại những hạn chế sau:Trường Đại học Kinh tế Huế - Tổ chức điều hành và thực hiện tổ chức lao động ở các tổ sản xuất cũng như một số điểm phục vụ còn chưa chủ động khai thác hết khả năng để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. - Công tác bố trí nơi làm việc chưa được hiệu quả, không khoa học. - Công ty chưa thực sự chú trọng đến việc quản lý nguồn nhân lực như công tác dự báo nguồn nhân lực, tuyển dụng, các chính sách thăng tiến. Công tác đào tạo SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp nhân viên, quản lý chưa được chú trọng, một số nhân viên còn nhiều thiếu sót trong công việc, tay nghề chưa cao. - Mặc dù đã tiến hành phân công lao động nhưng ở một số bộ phận vẩn có tình trạng như bộ phận này làm công việc của bộ phận khác như ở phòng kế toán thường xuyên xuất hiện tình trạng đặt hàng của khách hàng - Việc bố trí thời gian làm việc không hợp lý tạo nhiều áp lực về thời gian cũng như sự mệt mỏi cho nhân viên. - Phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong những năm qua vẫn còn những điểm còn tồn tại làm hạn chế kết quả của phong trào chung, cần phải sớm khắc phục: . Việc tổ chức phát động thi đua và xét khen thưởng còn nặng tính thủ tục, hành chính, văn bản, chưa năng động sáng tạo để khơi dậy khí thế thi đua sôi động. . Công tác thi đua khen thưởng có lúc chưa thực sự chú trọng đến các tập thể nhỏ lẻ và các cá nhân cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất. . Chưa xác định rõ chỉ tiêu, nội dung thi đua cho mọi đối tượng như đối với nhân viên bán hàng chưa đặt ra chỉ tiêu cụ thể là số đơn hàng bán được trong tháng, quý hay năm, đối với nhân viên vận chuyển thì chưa có chỉ tiêu cụ thể như vận chuyển được bao nhiêu đơn hàng, khối lượng hàng hóa vận chuyển nên đôi lúc còn lúng túng trong việc vận dụng triển khai tổ chức. . Việc kiểm tra đôn đốc có lúc chưa được thường xuyên như không ra thời hạn hoàn thành công việc cho nhân viên một cách cụ thể, ví dụ như phải ra yêu cầu cho thời gian hoàn thành một công việc trong 1 ngày, 2 ngày hoặc 1 tuần ít nhắc nhở, đôn đúc nhân viên hoàn thành nhiệm vụ. Nên chưa kịp thời phát hiện những nhân tố để nhân rộng các điển hình tiên tiến ở đơn vị. .TrườngChế độ thăng tiế nĐại tại công học ty chưa thKinhực sự rõ ràng, tếđi ềHuếu này dẩn đến sự không hài lòng của một bộ phận nhỏ nhân viên. Công ty chưa đưa ra chính sách thăng tiến cụ thể như việc thăng tiến được diển ra như thế nào, bằng hình thức nào và kết quả như nào thì đươc thăng tiến SVTH: Lê Thị Lệ - K47 QTNL 50