Khóa luận Nghiên cứu bệnh hô hấp của lợn rừng lai (Đực rừng x Nái Meishan) giai đoạn theo mẹ và biện pháp phòng trị

pdf 55 trang thiennha21 20/04/2022 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu bệnh hô hấp của lợn rừng lai (Đực rừng x Nái Meishan) giai đoạn theo mẹ và biện pháp phòng trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_benh_ho_hap_cua_lon_rung_lai_duc_rung_x.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu bệnh hô hấp của lợn rừng lai (Đực rừng x Nái Meishan) giai đoạn theo mẹ và biện pháp phòng trị

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SÙNG A BÌNH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA LỢN RỪNG LAI (♂RỪNG X ♀MEISHAN) GIAI ĐOẠN THEO MẸ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SÙNG A BÌNH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA LỢN RỪNG LAI (♂RỪNG X ♀MEISHAN) GIAI ĐOẠN THEO MẸ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY - N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Phùng Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tạo điêu kiện và đóng góp ý kiến quý báu của thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng để xây dựng và hoàn thiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban gián hiệu, toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành cho bản thân em, giúp đỡ và tạo điều kiện cho bản thân em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệc là thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn đến bác Nguyễn Văn Tiến cùng các anh, chị cán bộ, công nhân tại trại chăn nuôi động vật bán hoang dã và Công ty CP Khoa học Sự sống đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Để góp phần hoàn thành khóa luận đạt kết quả tốt, em luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Em xin bài tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô, gia đình, cùng toàn thể bạn bè luôn mạnh khỏe và thành đạt. Em xin trân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Sùng A Bình
  4. ii LỜI NÓI ĐẦU Trong chương trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp chiến một vị trí vô cùng quan trọng đói với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian giúp sinh viên hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã được học tại trường và củng cố chuyên môn, đồng thời giúp sinh viên có cơ hội được làm quen và áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Qua đó sinh viên được rèn luyện, nâng cao kiến thức về chuyên môn, nắm được công tác tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đồng thời tạo cho mình một tác phong làm việc đúng đắn, chủ động, sáng tạo để sau khi ra trường trở thành một người cán bộ kỹ thuật có năng lực chuyên môn, tinh thần, trách nhiệm trong công việc, đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất, góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Được sự phân công của Ban giám hiệu và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự đồng ý của thầy PGS.TS. Trần Văn Phùng và sự tiếp nhận của cơ sở em tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu bệnh hô hấp của lợn rừng lai (Đực rừng x Nái Meishan) giai đoạn theo mẹ và biện pháp phòng trị” tại cơ sở chăn nuôi của Công ty Cổ phần Viện Khoa Học và Sự sống. Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp của thầy cô giáo và các bạn đông nghiệp để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 LỜI NÓI ĐẦU ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT vi Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Vai trò của bộ máy hô hấp 3 2.1.2. Hiểu biết về bệnh đường hô hấp 4 2.1.3. Nguyên tắc phòng và trị bệnh đường hô hấp ở lợn 18 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 21 2.2.1. Nghiên cứu trong nước 21 2.2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới 23 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành 24 3.3. Nội dung 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu 24
  6. iv 3.4.1. Phương pháp thực hiện việc áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh trên đàn lợn rừng và rừng lai sinh sản tại cơ sở chăn nuôi 24 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai tại cơ sở 25 3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm phác đồ điều trị 26 3.4.4. Công thức tính toán các chỉ tiêu theo dõi 26 3.5. Phương pháp xử lý số liệu Error! Bookmark not defined. Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn tại cơ sở 27 4.1.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng 27 4.1.2. Kết quả công tác thú y 31 4.1.3. Công tác khác 34 4.2. Kết quả nghiên cứu đề tài 34 4.2.1. Kết quả tình hình mắc bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng lai 34 4.2.2. Kết quả khảo nghiệm phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai 38 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 5.1. Kết luận 40 5.2. Đề nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 26 Bảng 4.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn sinh sản. 29 Bảng 4.2. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt thương phẩm 30 Bảng 4.3 Bảng kết quả công tác tiêm phòng. 32 Bảng 4.4. Bảng kết quả công tác điều trị. 34 Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai. 35 Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai theo các giai đoạn 36 Bảng 4.7. Tình trạng bệnh mắc bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai 37 Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai 38
  8. vi DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT cs: Cộng sự ĐVT: Đơn vị tính Kg : Kilôgam G: Gan ml: Mililit m2: Mét vuông Nxb: Nhà xuất bản STT: Số thứ tự TT: Thể trọng TN: Thí nghiệm A.pleuropneumoniae: Actinobacillus pleuropneumoniae ELISA: Enzyme Linked Immunosorbent Assay PRRS: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome NC&PT: Nghiên cứu và phát triển Tr: Trang
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi thú y nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng đang phát triển ngày càng mạnh và theo xu hướng hiện đại. Ngành chăn nuôi lợn đã và đang phát triển cả về số lượng, chất lượng đàn lợn cũng như cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi. Tất cả đều nhằn mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn theo nhiều hướng như nuôi lợn thịt, lợn siêu nạc, lợn lai thì việc bảo tồn và phát triển các giống lợn quý như: lợn rừng, lợn đen bản địa đang chưa được chú trọng, vì vậy việc nuôi dưỡng, bảo tồn loại giống lợn quý này là cất thiết và vô cùng quang trọng. Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng giống lợn rừng ngoài các vấn đề thường gặp như: chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng, điều kiện tự nhiên , còn gặp phải nhiều vấn đề về bệnh tập như: các bệnh về đường tiêu hóa, các bệnh về đường hô hấp Đặc biệt là các bệnh về dường hô hấp ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi. Để góp phần vào hiệu quả chăn nuôi, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh đường hô hấp và các biện pháp phòng bệnh, đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp ở lợn rừng con. Tuy nhiên do thời tiết khí hậu ở nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhân tố gây bệnh đường hô hấp phát triển nên công tác phòng bệnh diễn ra hết sức khó khăn và tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn diễn biến ở một mức độ nhất định cần có biện pháp khắc phục. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, em tiến hành nghiên
  10. 2 cứu đề tài “Nghiên cứu bệnh hô hấp của lợn rừng lai (Đực rừng x Nái Meishan) giai đoạn theo mẹ và biện pháp phòng trị”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá tình hình lợn con mắc bệnh đường hô hấp tại cơ sở và xác định biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Bổ sung và cung cấp thông tin về tình hình mắc bệnh hô hấp ở lợn rừng lai và giải pháp để điều trị. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Tìm ra các phương thức chăn sóc, nuôi dưỡng và quản lý đối với đàn lợn rừng con để tránh mắc các bệnh về đường hô hấp. - Đưa ra phương phát tối ưu nhất và dễ dàng nhất để người chăn nuôi có thể tiếp cận trong việc phòng các bệnh đường hô hấp đối với lợn rừng con.
  11. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Vai trò của bộ máy hô hấp Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài hay nói cách khác hô hấp là quá trình cơ thể hấp thu khí oxy và thải khí cacbonic. Bộ máy hô hấp là cơ quan chủ yếu của cơ thể có vai trò điều tiết quá trình hô hấp nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho sự sống của con vật. Có đủ lượng oxy là yếu tố quyết định hàng đầu đến sự sống của tất cả các loài động vật, tuy nhiên nhu cầu được cung cấp oxy ở mỗi loài động vật là khác nhau. Đối với động vật có vú cần cung cấp 6 - 8ml oxy và thải trừ 250ml cacbonic trong mỗi phút để đảm bảo sự sống. Để có thể cung cấp lượng oxy thiết yếu và thải được lượng cacbonic ra khỏi cơ thể, một cơ thể lợn phải thực hiện quá trình hô hấp như sau: (1) Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa môi trường bên ngoài và cơ thể vật nuôi được thực hiện ở phổi thông qua các phế nang; (2) Hô hấp trong là qúa trình sử dụng khí oxi ở mô bào; (3)Quá trình vận chuyển là quá trinh vận chuyển khí CO2, O2 từ phổi đến mô bào và ngược lại. Quá trình này được thực hiện bởi các cơ quan hô hấp và được điều khiển bằng cơ chế thần kinh dịch thể. Các cơ quan hô hấp của lợn gồm phổi và đường dẫn khí (mũi, hầu, họng, khí quản, phế quản). Hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu được phân bố day đặt dọc theo các đường dẫn khí, có tác dụng làm ấm không khí trước khi vào đến phổi. Trên niêm mạc đường hô hấp có lớp lông rung luôn chuyển động hướng ra ngoài do đó có thể đẩy bụi hoặc các dị vật lẫn với không khí ra ngoài cơ thể. Ngoài ra trên niêm mạc đường hô hấp có nhiều tuyến tiết dịch nhờn để giữ bụi và dị vật có lẫn trong không khí. Đường hô hấp rất nhạy cảm với các thành phần lạ có trong không khí do có các cơ quan
  12. 4 thụ cảm trên niêm mạc vì vậy khi có các vật lạ trong không khí cơ thể con vật thường có biểu hiện ho, hắc hơi nhằm đẩy vật lạ ra khỏi cơ thể, không cho chúng xâm nhập vào sâu bên trong đường hô hấp. Khi quá trình hô hấp xảy ra, khí oxy sau khi vào phổi và khí cacbonic thải ra được trao đổi tại phế nang. Phổi lợn có rất nhiều phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí, diện tích của phổi lớn nhỏ tùy theo tính biệt, lứa tuổi, nhiều con có thể đạt diện tích lên tới 100 - 200 m2. Trung bình lợn có nhịp thở là 20 - 30 lần/phút đối với lợn trưởng thành, lợn con có nhịp thở nhiều hơn khoảng 50 lần/phút và ở lợn nái nhịp thở ít hơn 13 - 15 lần/phút. Khi lợn bị mắc các bệnh đường hô hấp hoặc bị các tác động khác liên quan đến hệ thống hô hấp thì tần số hô hấp này có thể tăng lên hoặc giảm đi tuy theo mức độ mắc bệnh và trình trạng sức khỏe của lợn. 2.1.2. Hiểu biết về bệnh đường hô hấp Bệnh đường hô hấp ở lợn là tích hợp nhiều loại bệnh liên quan đến quá trình hô hấp của lợn, điển hình như: bệnh viêm phổi, bệnh suyễn lợn, chúng thường có biểu hiện như: cơ thể lợn sốt, ho, khó thở, thở thể bụng, chảy nhiều dịch ở mũi, giảm ăn hoặc bỏ ăn, nhiều trường hợp bị chảy máu mũi Bệnh viêm đường hô hấp ở lợn do nhiều nguyên nhân gây như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng ngoài ra khi điều kiện thời tiết thay đổi chuyển từ nóng sang lạnh cũng gây ra bệnh đường hô hấp ở lợn. 2.1.2.1. Bệnh đường hô hấp do virus gây nên Influenzavirus type A (H1N-1): là nguyên nhân gây nên bệnh cúm ở lợn. Virus này gây bệnh do trong thành phần chứa các virus nhóm A: H1N1, H1N2, H3N2. Các virus này thuộc họ Orthomyxoviridae, nhóm A gồm những virus gây bệnh cho chim thú hoang, con người, gia cầm, gia súc trong đó có lợn. Virus cúm này có thể lây từ gia cầm, lợn sang con người.
  13. 5 Coronavirus (Virus pneumoniae của lợn): virus này gây nên hội chứng viêm phổi truyền nhiễm cho lợn. Bệnh này thường có các triệu chứng hô hấp như: khó thở, thở thể bụng, (bụng hóp lại và giật). Bệnh thường phát sinh ở thể mãn tính, lợn ở hầu hết các lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh, nhưng chủ yếu là ở lợn con từ 1 - 2 tháng tuổi và lợn con mới cai sữa. Virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS): là một loại virus thuộc họ Togaviridae, có ARN tên là Lelystad gây ra các hội chứng rối loạn sinh sản như: chết lưu thai, sảy thai, lợn con sau khi sinh thường chết yếu, có nhiều trạng thái viêm phổi ở lợn con và lợn choai. khi lợn hít phải nguồn không khí có lẫn mầm bệnh, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mặc đường hô hấp. Sau khi đi vào cơ thể, virus này xâm nhập trực tiếp đến cơ qua sinh dục của lợn cái gây ra hiện tượng viêm tử cung và viêm âm đạo. Bệnh này, làm giảm tỷ lệ thụ thai, gây sảy thai ở lợn nái chửa kỳ 2, chết lưu thai ở lợn nái chửa kỳ 3, đẻ non, lợn con sau khi đẻ ra bị yếu, chết. Một số lợn con sau khi đẻ ra vẫn sống nhưng kích thước cơ thể nhỏ, gầy yếu, chậm phát triển, thường rất dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp, đặc biệc là bệnh viêm phổi và thường có các biểu hiện như: khó thở, hay bị ho, ho nhiều vào sáng sớm hoặc ban đêm, ho khi thời tiết chuyển sang lạnh, chảy nhiều dịch ở mũi, ít ăn hoặc ăn kém. Bệnh PRRS có thời gian ủ bệnh từ 4 - 7 ngày, lợn con kém ăn, uể oải, sốt cao (40 - 410C). Sau đó có các triệu chứng viêm phổi như: thở thể bụng tăng dần đều, khó thở và chảy nhiều dịch ở mũi. Ngoài ra, ở lợn con và lợn choai bị mắc bệnh này phần lớn thường có biểu hiện xanh từng đám như nốt chàm nên còn gọi là lợn tai xanh. Ở lợn nái bị bệnh, khi mổ khám thấy: niêm mặc tử cung, âm đạo bị tổn thương chảy nhiều dịch; khí quản có dịch và có khí; phế nang tụ huyết và viêm nhục hóa, bị hoại tử từng đám nhỏ. Ngoài ra một số lợn bị nhiễm khuẩn thứ phát còn có nhiều dịch mủ trong khí quản và
  14. 6 phế nang. Đối với lợn đực bị bệnh thường không có các triệu chứng lâm sàng nhưng trong cơ thể vẫn mang mầm bệnh và có thể lây bệnh sang con lợn nái thông qua quá trình giao phối. Virus này thường cảm nhiễm ở mọi lứa tuổi của lợn. Lợn đực nhiễm virus thường truyền cho con lợn nái qua quá trình giao phối. Lợn nái nhiễm virus thường truyền cho bào thai, làm chết lưu thai và lợn con chết với tỷ lệ cao. Đối với các địa phương hay cơ sở có sự lưu hành của mầm bệnh thì bệnh lây lan quanh năm, đặc biệc là vào thời kỳ có nhiều lợn nái phối giống, do tỷ lệ lây lan nhanh nên bệnh này rất rễ bị phát sinh thành dịch với tỷ lệ cao. Khi nhiễm virus này, thường thì lợn nái có hội chứng sinh sản còn lợn con thì bị viêm đường hô hấp là phổ biến. Bệnh này có thể lây lan từ nước này sang nước khác nếu quá trình nhập giống lợn đực hoặc lợn bầu bị nhiễm virus mà không được kiểm dịch. Bệnh PRRS thường được chẩn đoán qua lâm sàng: trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản nếu thấy lợn nái có biểu hiện sảy thai, thai chết lưu và lợn con sơ sinh yếu, gầy, lợn con theo mẹ, lợn choai có tỷ lệ bị viêm đường hô hấp cao thì cần xem xét và nghĩ đến hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp do virus gây nên. Tuy nhiên, ở lợn con nếu không có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp thì cơ thể rất rễ bị các bệnh về đường tiêu hóa, kéo theo hấp thu thức ăn kém dẫn đến gầy gò, cùng với điều kiện thời tiết thay đổi chuyển từ nóng sang lạnh thì lợn con rất dễ bị mắc bệnh đường hô hấp. Ở lợn nái bị sảy thai còn có nhiều nguyên nhân như: nhiễm virus Parvo, virus dịch tả lợn, virus Aujeszky, vi khuẩn Leptospira spp và vi khuẩn Blucellla abortus. Vì vậy, trong quá trình chẩn đoán cần áp dụng thêm nhiều biện pháp chẩn đoán như: nuôi cấy virus từ bệnh phẩm hoặc cộng thêm các biện pháp chẩn đoán miễm dịch. Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp chẩn đoán miễm dịch: đối với virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) người ta sử dụng các phương pháp ELISA và miễm dịch huỳnh
  15. 7 quang IFAT đã được áp dụng chẩn đoán cho độ chính xác cao (90 - 95%) và có thể phát hiện bệnh sau 8 ngày bị nhiễm virus. Trong chăn nuôi có thể phòng bệnh PRRS bằng phương pháp hủy bỏ lợn bị nhiễm bệnh, trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng khi thấy lợn có các biểu hiện của bệnh này cần ứng dụng các phương pháp chẩn đoán miễm dịch sớm để phát hiện số lượng lợn bị bệnh và số lượng lợn bị nhiễm virus, sau đó xử lí bằng cách hủy bỏ đàn lợn. Cần theo dõi lâm sàng, dịch tễ học trong đàn lợn nhằm phát hiện sớm lợn mắc bệnh đồng thời tiến hành phương pháp hủy để tránh tình trạng lây lan của bệnh phát triển. Đối với các cơ sở chăn nuôi có sự tồn tại của mầm bệnh từ nhiều năm và lợn bị nhiễm virus, cần hủy tòan bộ đàn lợn làm giống và thay thế đàn lợn làm giống mới. Để đảm bảo cho đàn lợn không bị bệnh thì trước khi nhập con giống cần phải kiểm dịch chặt chẽ, tránh và không nhập con giống từ những cơ sở chăn nuôi có tiền sử lợn mắc bệnh này. Ngoài ra, có thể phòng bệnh PRRS bằng vắc-xin, vắc-xin PRRS được sản xuất dựa trên cơ sở nghiên cứu công nghệ lựa chọn kháng nguyên MJPRRS, phương pháp sản xuất này đòi hỏi phải thu thập vắc-xin trước khi virus thành thục và giải phóng ra khỏi tế bào nuôi cấy. Phương pháp này nhằm tối đa hóa lượng kháng nguyên trong sản phẩm, sau đó tiến hành thu hoạch tế bào chứa virus, tiếp theo là tách triết virus và cho thêm chất bổ trợ để tạo thành vắc-xin. Để thành phần kháng nguyên đạt độ tinh khiết kháng nguyên cao trong quá trình tách chiết các hợp phần kháng nguyên từ tế bào nuôi cấy sẽ có những bước đặc biệt hơn so với các phương pháp sản xuất kháng nguyên thông thường nhằm mục đích loại bỏ hầu hết các tế bào nuôi cấy ở sản phẩm cuối cùng. Hiện nay có hai loại vắc-xin đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập vào Việt nam để phòng bệnh PRRS cho lợn, gồm: (1)Vắc xin phòng PRRS BSL - PS100 là loại vắc xin sống nhược độc dạng
  16. 8 đông khô có nguồn gốc từ chủng JKL - 100 thuộc dòng virus gây PRRS Bắc Mỹ. Một liều vắc xin chứa ít nhất 105 TCID50. Vắc xin chỉ được pha với dung dịch pha chuyên biệt, tiêm bắp với liều 2ml/lợn. Miễn dịch chắc chắn sau tiêm 1 lần kéo dài 4 tháng. Lợn con tiêm lần đầu vào lúc 3 tuần tuổi. Lợn đực giống tiêm lúc 18 tuần tuổi và tái chủng mỗi năm một lần, nái sinh sản và nái hậu bị tiêm phòng trước khi cai sữa cho lợn con, hoặc trước khi phối giống. (2)Vắc xin phòng PRRS BSK - PS100. Đây là loại vắc xin vô hoạt chứa chủng virus PRRS dòng gây bệnh Châu Âu. Một liều vắc xin chứa ít nhất 107,5 TCID50. Vắc xin an toàn và gây miễn dịch tốt. Liều dùng 2ml/con, tiêm bắp. Đối với lợn con sử dụng lần đầu vào lúc 3 - 6 tuần tuổi; đối với nái hậu bị tiêm lúc 18 tuần tuổi, tiêm nhắc lại 3 - 4 tuần. Đối với nái sinh sản tiêm 3 - 4 tuần trước khi phối giống. Đối với lợn đực giống tiêm lúc 18 tuần tuổi, tái chủng sau mỗi 6 tháng (Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2007) [5]. 2.1.2.2. Hội chứng viêm phổi do Mycoplasma gây ra (bệnh suyễn lợn) Mycoplasma là nguyên nhân chính gây nên hội chứng viêm phổi ở lợn hay còn gọi là bệnh suyễn lợn ở. Bệnh suyễn lợn hay còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương của lợn, gây truyền nhiễm mãn tính đặc biệt, tổn thương ở phổi, mô hạch lâm ba phát triển, lâm ba cầu tăng sinh, bệnh tiến triển chậm, lợn bệnh bị còi cọc, ho khan, chậm lớn, tỷ lệ chết thấp nhưng thiệt hại về kinh tế lớn do giảm năng xuất chăn nuôi. Vi khuẩn mycoplasma xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, sau đó sẽ tạo trang thái cân bằng nếu sức khỏe con vật tốt, nếu sức đề kháng của cơ thể giảm có thể do bị tác đông bởi nhiều nguyên nhân như: chế độ chăm sóc kém, vệ sinh chuồng trại không tốt, thời tiết chuyển lạnh Mycoplasma sẽ tác động gây nên bệnh suyễn lợn, chủ yếu là ở bộ máy hô hấp như: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoàn cách mô. Ngoài ra sự kết hợp của các vi khuẩn kế phát như: Pasteurella multocida, Staphylococcus, Streptococcus, làm cho bệnh thêm trầm trọng và gây biến chứng viêm phổi,
  17. 9 nung mủ. Bệnh do Mycoplasma có thời gian nung bệnh từ 1 - 3 tuần, 6 - 10 ngày trong tự nhiên và 5 - 12 ngày trong phòng thí nghiệm. Sau khi mắc bệnh được 25 - 65 ngày lợn mắc bệnh có biểu hiện ho, khó thở. Bệnh suyễn lợn thường diễn biến theo ba thể: (1)Thể cấp tính, thường xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn nhưng điểm hình là ở lợn mới cay cữa, lợn nuôi con, lợn chửa kỳ 2, những con có sức đề kháng kém. Thời kỳ đầu, lợn mệt mỏi, kém ăn, thường ho và sốt vào chiều tối, khó thở, tần số hô hấp tăng cao gấp 2 - 3 lần bình thường (100 - 150 lần/ phút), sốt nhẹ 39 - 39.50C, nằm góc chuồng và thở thể bụng. Khi có biểu hiện con vật hắc hơi từng hồi lâu do có chất dịch bài tiết ở sâu trong đường hô hấp hoặc do viêm phổi có dịch bài xuất, sau đó vài ngày con vật ho, khi ho vận động mạnh, thường biểu hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối, lợn bị lên tục 2 - 3 tuần hoặc có thể kéo dài hơn. Khi bị tổn thương nặng, để lại nhiều bệnh tích ở phổi như: phổi màu trắng, phổi dai, xốp và có nhiều nốt bằng hạt đậu, hạt ngô có thể đứng riêng lẻ hoặc thành từng đám màu đỏ nâu. Bệnh ở thể này thường bùng phát đột ngột, diễn ra nhanh, chủ yếu mắc ở các đàn chưa mắc bao giờ, thể này tỷ lệ chết khá cao nếu không được điều trị kịp thời. (2)Thể mãn tính, bệnh có thể ở dạng mãn tính từ đầu hoặc chuyển từ thể cấp tính. Bệnh tích tổn thương cơ bản ở phổi. Virus trú ngụ ở lông nhung, gây ức chế hoạt động của lông nhung, kích thích làm tăng tiết dịch. Nếu lông nhung bị phá hủy Mycoplasma sẽ xâm nhập vào lòng phế năng. Ngoài ra Mycoplasma còn gây viêm tăng sinh hạch lympho phổi. Thể mãn tính khó phát hiện do biểu hiện không rõ rằng. Con vật thường ho khan vào sáng sớm, chiều tối hoặc sau khi ăn xong. Ho từng tiếng một hoặc từng hồi kéo dài, có thể giảm ho sau 1 tuần hoặc kéo dài liên miên. Biểu hiện khó thở, thở nhanh, tần số hô hấp tăng (từ 40 - 100 lần/phút). Hít vào thở ra không đều, thở khò khè vào ban đêm. Thân nhiệt tăng ít, có thể lên đến 40℃ rồi hạ xuống thấp, lợn có thể đi táo rồi ỉa chảy. Lợn con bị bệnh ở thể
  18. 10 này thường gầy còm, lông xù, ốm yếu, có thể chết do kiệt sức, chậm lớn. Bệnh kéo dài vài tháng có khi lên đến nửa năm, nếu chế độ chăn sóc nuôi dưỡng tốt lợn có thể khỏi bệnh, thể này tỷ lệ chết không cao nhưng làm giảm tốc độ sinh trưởng gây nên nhiều thiệt hại về kinh tế. Ở lợn đực trưởng thành, lợn nái sinh sản thường mắc bệnh ở thể ẩn tính, thể này con vật thường ho nhẹ khi thức ăn không đảm bảo, khi lợn bị stress, đặc biệc là khi thời tiết thay đổi, thể này làm cho lợn sinh trưởng chậm, khó vỗ béo. (3) Thể ghép, bệnh suyễn lợn có thể ghép với tụ huyết trùng lợn. Khi đó phổi có hiện tượng tụ máu, xung huyết và xuất huyết. Lợn sốt cao, phổi có nhiều vùng gan hóa sâu bên trong và phía sau phổi, phổi có từng vùng bị hoại tử như bá đậu và có nốt màu vàng. Suyễn ghép với tụ cầu khuẩn: Streptococcus, Diplococcus là vi khuẩn sinh mủ nên ở phổi có thêm những ổ mủ ngoài ra có thể ghép với vi khuẩn Bacterium pyogenes gây trạng thái viêm chống phổi có mủ tạo thành những cục mủ xanh hôi thối hoặc áp xe lớn. Áp xe di chuyển ở các phủ tạng như lách, gan, hạch xương, khớp xương. Những cơ quan có bệnh tích điểm hình nhất của bệnh suyễn lợn là phổi và hạch phổi, sau 4 - 5 ngày nhiễm virus, bệnh tích bắt đầu từ thuỳ tim lan sang thuỳ đỉnh về phía trước, thường phát triển ở rìa, vùng thấp của phổi, bắt đầu xuất hiện những đốm đỏ hoặc xám bằng hạt đậu xanh to dần rồi tập trung lại thành vùng rộng hơn. Bệnh tích lan từ trước ra sau, phổi có biểu hiện bệnh tích rõ rệt, giữa vùng phổi bị viêm và vùng phổi không bị viêm có ranh giới rõ rệt khi theo dõi bằng phương pháp chụp X-quang. Phần bị viêm ở phổi thường cứng dần, màu xám nhạt hoặc màu đỏ thẫm, trong suốt, mặt bóng, bên trong có chất keo nên được gọi là viêm phổi kín, vùng phổi bị bệnh thường dày, cứng, gan hóa hoặc thịt hóa. Bệnh tích khi cắt thấy phổi có nước hơi lỏng màu trắng xám, có bọt, phổi dày và đặc, khi dùng tay bóp phổi không đàn hồi trở lại như phổi bình thường. Khi bị viêm từ 10 - 20 ngày thường có bệnh
  19. 11 tích: vùng nhục hóa đục dần, ít trong , màu vàng nhạt, màu xám hoặc màu tro hồng, sau đó màu đục hẳn, bóp thấy cứng, khi cắt vào phổi thấy có nhiều bọt, nhiều vùng hoại tử màu trắng; phổi dính vào lồng ngực, trên mặt có nhiều sợi tơ huyết trắng; phế quản, khí quản viêm có nhiều bọt khí, khi bóp thấy có mủ chảy ra, khi cắt một miếng phổi bị bệnh thả vào nước thấy chìn; hạch lâm ba của phổi bệnh sưng to (gấp 2 - 5 lần bình thường), chứa nhiều nước màu tro, tụ màu nhưng không xuất huyết, sưng thủy thũng, mọng nước chứa nhiều vi khuẩn. Bệnh suyễn lợn có thể chẩn đoán bằng nhiều phương pháp như: chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán huyết thanh học, chẩn đoán vi khuẩn học, Qua đó, do bệnh viêm phổi có nhiều biểu hiện điểm hình như: ho khi thời tiết lạnh, ho vào sáng sớm, buổi tối. Khi mổ có nhiều bệnh tích như: bị gan hóa, nhục hóa, đỏ sẫm, vàng xám ở thùy đỉnh, thùy tim nên phương pháp chẩn đoán lâm sàng thường được sử dụng nhiều nhất. Khi virus truyền từ con ốm sang con khỏe qua đường hô hấp, lợn phát bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm, khi thời tiết thay đổi từ nống sang lạnh và thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006)[9] bệnh suyễn lợn mắc ở nhiều lứa tuổi nhưng điểm hình là lợn từ 2 - 5 tháng tuổi và mang tính chất mùa vụ, phụ thuộc vào giống lợn. Lợn ngoại ở nước ta bị bệnh với tỷ lệ cao hơn lợn nội và lợn lai do chưa thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu. Lợn ngoại thường bị bệnh ở thể cấp tính. Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh có thể sử dụng để điều trị bệnh suyến lợn do Mycoplasma gây ra như: Vetrimoxin L.A 1ml/10kgTT/ngày, Florject 1ml/30 kgTT/ngày, Tylogenta 1ml/10 kgTT/ngày, Daynamutilin 1ml/20 kgTT/ngày. Ngoài ra có thể sử dụng kết hợp với các thuốc giảm đau, hạ sốt để làm tăng hiệu quả điều trị. Trong chăn nuôi để tăng kết quả điều trị và hạn chế tỷ lệ lợn mắc bệnh suyễn lợn cần phòng bệnh bằng các biện pháp sau: (1)Phòng khi
  20. 12 chưa có dịch, cần có chế độ chăn sóc, nuôi dưỡng phù hợp nhằm đảm bảo lợn có sức đề kháng tốt nhất và không tạo cơ hội cho Mycoplasma phát triển. Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống không bị ô nhiễm. vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chủ động che chắn chuồng trại khi thời tiết chuyển lạnh, có gió lạnh. Hạn chế, không cho lợn tiếp xúc với những con bị bệnh. Đối với các con làm giống cần lựa chọn kỹ càng, không nhập các giống ở các cơ sở có mầm bện hoặc đang bị bệnh. Ngày nay đã có nhiều vắc-xin vô hoạt kết hợp phòng Mycoplasma và nhiều loại vi khuẩn khác. (2) Phòng bệnh khi có dịch, khi con vật đã bị bệnh, cần tạo cho con vật có sức đề kháng tốt, đảm bảo sinh trưởng, phát triển nhanh, cách ly các con ốm để thuận tiện chăm sóc nuôi dưỡng và điều trị. Thường xuyên phun sát trùng tiêu độc, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 20%, NaOH 10%, formon 5%, vôi bột, quét vôi xung quanh ô chuồng có con mắc. Luôn đảm bảo cho con vật ở trạng thái tốt nhất về các chỉ tiêu như: Protein, vitamin, muối khoáng và thường xuyên thêm các loại kháng sinh Tetraycin, Oreomicin vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. 2.1.2.3. Bệnh do đường hô hấp do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây ra Vi khuẩn Streptococcus suis thường cư trú ở đường tiêu hóa, đường sinh dục, hô hấp, đặc biệc là trên mũi ở cơ thể gia súc, gia cầm và cả trên cơ thể người. S.suis có là nguyên nhân chính gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi để pháp triển hoặc khi kết hợp với các loại vi khuẩn khác để gây bệnh. Vi khuẩn này có thể gây ra các bệnh ở thể bại huyết có thể làm chết lợn hoặc nhiễm trùng như: Viêm đa khớp, viêm não, viêm nội tâm mạc ( lợn con từ 7 - 10 ngày tuổi). Nhóm vi khuẩn này gồm có 2 loại: - Streptococcus suis type 1 - Streptococcus suis type 2
  21. 13 Hai loại này có thể kết hợp lại để gây bệnh, thường thì vi khuẩn này sẽ lây nhiễm từ mẹ, qua không khí, qua tiêu hóa do tiếp xúc hoặc do sử dụng bơm kim tiêm có nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn Streptococcus có thể gây nên một số bệnh trên cơ thể lợn như: Bệnh đường ruột: chủ yếu là do loài streptococcus ntestinalis (cư trú nhiều trong chất chứa phần đầu của ruột già ở lợn khỏe) và loài Streptococcus hyointestinalis cộng sinh (ở ruột già và ruột non của lợn khỏe). Khi lợn bị mắc bệnh ỉa chảy thì số lượng vi khuẩn tăng, khi lợn ốm hoặc chết thì vi khuẩn thuộc nhóm cầu khuẩn sẽ cao hơn vi khuẩn thuộc nhóm khác. Ngoài ra khi kiểm tra dịch mũi, dịch khí quản, phế quả (ở con lợn khỏe) và bệnh phẩm hạch phổi, phổi, dịch phổi (ở con lợn có bệnh tích của bệnh đường hô hấp) đều thấy có sư xuất hiện của vi khuẩn Streptococcus suis. Qua đó có thể kết luận là do vi khuẩn Streptococcus suis thường xuyên có mặt ở đường hô hấp, khi gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn này hay sức đề kháng của cơ thể con lợn giảm thì vi khuẩn Streptococcus suis sẽ là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về dường hô hấp hấp hoặc vi khuẩn Streptococcus suis sẽ liên kết với vi khuẩn khác gây bệnh viêm phế quản và bệnh phế phổi hóa mủ ở lợn. Các bệnh này thường có triệu chúng như: sốt cao, lờ đờ, suy yếu, chán ăn, run rẩy, co giật nếu bị nặng có thể bị mù, điếc, đi lại khập khiễng, viêm khớp ở thể mãn tính. Khi bị mắc bệnh này tuy tỷ lệ chết không cao nhưng lợn sinh trưởng, phát triển chậm và hiệu quả kinh tế thấp. Bệnh viêm màng não do vi khuản Streptococcus gây ra: thường gây bệnh ở lợn sau cai sữa, lợn vỗ béo khi chúng được nhốt cùng những con đang bị nhiễm vi khuẩn này. Bệnh này có thể gây viêm khớp, sốt, các triệu chứng thần kinh, chết đột ngột. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2012) [11] có thể phòng bệnh bằng vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý. S. suis là vi sinh vật thường xuyên cư trú ở
  22. 14 niêm mạc và các hốc tự nhiên trong cơ thể lợn, đồng thời nó cũng được phân bố rộng rãi trong môi trường thiên nhiên, giữa vi khuẩn và động vật ở trạng thái cân bằng. Khi trạng thái cân bằng bị phá vỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tăng cường độc lực và trở thành tác nhân gây bệnh. Vì vậy, để phòng bệnh, biện pháp vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý và phân đàn, chia ô là yếu tố vô cùng quan trọng đối với công việc chăn nuôi lợn. Việc diệt trừ tận gốc mầm bệnh bằng cách giảm mật độ và nuôi trong các ô chuồng sạch sẽ là điều kiện cần thiết và có hiệu quả
  23. 15 2.1.2.4. Hội Chứng Viêm phổi do Pasteurella multocida gây ra * Nguyên nhân: Pasteurella multocida (P.multocida) là vi khuẩn gây ra bệnh tụ huyết trùng cho các loài gia súc, gia cầm. Ngoài ra, P.multocida còn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp, đặc biệc là gây gây nên hội chứng viêm phổi. Bệnh này xuất hiện ở giai đoạn cuối của hội chứng viêm phổi cục bộ hay các bệnh ghép ở đường hô hấp của lợn. Hội chứng viêm phổi là kết quả của quá trình lây nhiễm vi khuẩn vào phổi và thường xuất hiện ở lợn. Thực tế cho thấy trong 6634 mẫu lấy từ lợn để kiểm tra thì 74% lợn bị viêm phổi và 13% lợn bị viêm màng phôi, theo số liệu của Mỹ. Vi khuẩn P.multocida gây hội chứng viêm phổi ở lợn xuất hiện trên khắp thế giới nhưng thường xảy ra nhiều và gây thiệt hại lớn thì thường ở các nước mang khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như: Indonesia, Lào, Pakistan, Ấn Độ, Irac, Thái Lan, Việt Nam, do vi khuẩn này cư trú trong đường hô hấp nên thường rất khó bị tiêu diệt, ngoài vi khuẩn P.multocida là nguyên nhân chính gây hộ chứng viêm phổi ở lợn, vi khuẩn này còn kết hợp với các vi khuẩn khác như: Mycoplasma hyopneumoniae làm cho bệnh viêm phổi diễn ra phức tạp và khó chẩn đoán. * Triệu chứng của bệnh Triệu chứng của bệnh do từng chủng virus khác nhau gây nên thì có triệu chứng khác nhau. Bệnh này thường xuất hiện ở ba thể: (1)Thể quá cấp tính, biểu hiện ở thể này thường là ho hay thở thể bụng vuất hiện ở lợn to. Lợn to khi có biểu hiện ho thường là tiêu chí đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hội chứng viêm phổi ở thể quá cấp tính do vi khuẩn P.multocida gây ra có nhiều biểu hiện giống với bệnh viêm màng phổi do A.pleuropneumonioe gây nên, tuy nhiên có thể phân biệt được vì hội chứng viêm phổi do P.multocida thì hiến khi khi gây ra chết đột ngột và lợn mắc hội chứng viêm
  24. 16 phổi do vi khuẩn P.multocida gây ra có thể tồn tại một thời gian dài. (2)Thể cấp tính, bệnh ở thể này gây ra bởi hầu hết các chủng P.multocida thuộc serotype B. Biểu hiện của bệnh là khó thở, hóp bụng vào để thở, sốt cao ( 41- 42oC), khi chẩn đoán bằng phương pháp gõ vào vùng bụng có âm đục “ bịch bịch”, tỷ lệ chết ở thể này cao (5 - 40%). Thể này thường có bệnh tích là xuất hiện màu tím ở vùng bụng có thể là do sốc nội độc tố. Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2013) [6] niêm mạc mũi lợn bị viêm, con vật thở khó, thở nhanh, có tiếng khò khè, ướt trong phế quản, chảy nước mũi đặc, nhờn, đục, có mủ, máu, ho khan từng tiếng, ho co rút toàn thân, khi gõ vùng ngực con vật đau, thấy có vùng âm đục; tim đập nhanh: chảy nước mắt. (3) Thể mãn tính: thể này thường mang tính đặc chưng nhất của bệnh, các bệnh tích chủ yếu ở phổi, viêm phổi có mức độ khác nhau từ sưng đến thủy thũng, nhục hóa hoặc gan hóa, nếu bệnh kế phát các liên cầu khuẩn có thể tạo thành các ổ viêm có mủ, ổ bã đậu. Theo Lê Văn Tạo, (2007) [15] Tùy vào mức độ viêm khác nhau mà sự tiến triển của từng thời kỳ ở từng vùng hoặc cả trường phổi, mang phổi, bao tim dính vào lồng ngực. * Bệnh tích Bệnh tích chủ yếu của bệnh do P.multocida gây ra thương thấy ở phần xoang ngực và kèm theo nhiều bệnh tích của M.hyopneumoniae. Bệnh này có điểm đặc trưng là thường xuất hiện ở thùy đỉnh và mặt trong của phổi, có nhiều bọt khí quản trong khí quản, giữa vùng phổi bị tổn thương và vùng phổi bình thường có sự phân ranh giới rõ ràng. Phần bị tổn thương bị chuyển màu từ đỏ sang xám hay xanh phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Xuất hiện viêm phế mạc và áp xe nếu lợn bị bệnh nghiêm trọng. Theo Pijoan (1989)[22] bệnh tích chủ yếu để phân biệt hội chứng viêm phổi do Pasteurella với viêm phổi do Actinobacillus, trong thường thấy các mủ có màu vàng chảy ra và dính cùng với rất nhiều sợi fibrin.
  25. 17 * Chẩn đoán Để chẩn đoán hội chứng viêm phổi do P.multocida chủ yếu dựa vào phương pháp xét nghiệm vi khuẩn học P.multocida do vi khuẩn này dễ nuôi cấy. Vi khuẩn này được phân lập tốt ở các cơ quan, bộ phận nhất là dịch phế quản, và các tổ chức tế bào phổi nhiễm bệnh lấy ở phần ranh giới giữa phần bị tổn thương và phần không bị tổn thương hoặc có thể lấy các dịch ở mũi bằng tăm bông cũng rất tốt cho việc phân lập vi khuẩn. Sau khi thu thập được vi khuẩn P.multocida từ các mẫu bệnh phẩm trên, có thể tiến hành phân lập vi khuẩn bằng các phương tiện và thao tác đơn giản nhất. Thông thường có thể thấy vi khuẩn khi cấy trực tiếp lên đĩa thạch máu. * Điều trị Đối với bệnh do P.multocida gây ra cố thể sử dụng các loại kháng sinh điều trị sau: Oxitetracylin 1mg/kgTT/ngày, Linco-gen 1mg/10kgTT/ngày, Kanamycin 1ml/10kgTT/ngày. Theo Tiêu Quang An và Nguyễn Hữu Nam (2011) [1] cũng cho biết các chủng P.multocida phân lập ở lợn mắc PRRS mẫm cảm với các kháng sinh amoxicillin (100%), ampicillin (66,67%), gentamicin (66,67%) và các kháng sinh mạnh như streptomycin, enrofloxacin, colistin. Tuy nhiên, ngày nay do tính kháng thuốc của P.multocida ngày càng mạnh nên hiệu quả của việc điều trị bằng kháng sinh ngày càng thấp. * Phòng bệnh. Để phòng bệnh do P.multocida có thể sử dụng nhiều loại vắc-xin vô hoạt đã được thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh ho, khó thở do một số vi khuẩn gây ra trong đó có P.multocida (Nguyễn Ngọc Nhiên,1996)[13]. Đã có nhiều loại vắc xin vô hoạt dùng để phòng hội chứng viêm phổi do P.multocida. 2.1.2.5. Bệnh viêm phổi do ký sinh trùng Có hai loại ký sinh trùng thường gây ra bệnh viêm phổi ở lợn như:
  26. 18 Ấu trùng đũa lợn Ascaris suum trong giai đoạn di chuyển qua phổi gây bệnh viêm phổi với các triệu chứng như: ho, gầy gò, chậm lớn, lông xù. Có thể điều trị bằng: Levamisole dùng liều 1ml/6 kgTT, Mebendazole dùng 20mg/kgTT, Dichlorvos dùng 200ml/khTT. Giun phổi lợn Metastronggylus ký sinh trong khí quản và nhánh khí quản. Bệnh do Metastronggylus thường làm cho con vật ăn uống bình thường nhưng bị gầy dần, sau đó ăn ít, có biểu hiện khó thở, con vật bị gầy go, suy dinh dưỡng, có hiện tượng ho vào sáng sớm và buổi tối, khó thở và chết. Để điều trị bệnh này chúng ta sử dụng thuốc Levavet liều lượng 1ml/10kgTT, tiêm bắp hoặc Vemectin liều lượng 1ml/10kgTT, tiêm bắp. 2.1.3. Nguyên tắc phòng và trị bệnh đường hô hấp ở lợn Bệnh đường hô hấp ở lợn do nhiều nguyên nhân gay ra nên có nhiều biện pháp phòng và trị bệnh khác nhau. 2.1.3.1. Nguyên tắc phòng bệnh. Để công tác phòng bệnh đường hô hấp đạt hiệu quả cao cần áp dụng theo quy trình phòng bệnh sau: * Phòng bệnh trước khi có dịch: Phòng bệnh bằng công tác chăn sóc nuôi dưỡng và quản lý: Đảm bảo thức ăn, nước uống không bị ô nhiễm và cung cấp đày đủ nhu câu dinh dưỡng cho từng đối tượng lợn nuôi để đảm bảo sức đề kháng luôn ở trạng thái tốt nhất. Thường xuyên theo dõi đàn lợn, phát hiện sớm, kịp thời khi lợn có các biểu hiện mắc bệnh đường hô hấp. Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y: Thiết kế chuồng trại phải đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, không đọng nước sau khi rửa. Mật độ nuôi phải hợp lí đối với diện tích nuôi và mục đích nuôi. Thường xuyên dọn, rửa vệ sinh chuồng trại, đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ thoáng mát. Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp: thường xuyên dọn vệ sinh, tiêu độc,
  27. 19 khử trùng định kỳ bằng cách phun sát trùng thường xuyên. Kiểm soát lượng NH3, CO2 trong chuồng. Phòng bệnh trong công tác chọn giống: Nếu cơ sở có thể tự túc về con giống là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Trường hợp phải nhập con giống từ cơ sở khác, không nhập con giống từ các cơ sở có tiền sử bị các bệnh về đường hô hấp. Trường hợp mua con giống mà không hiểu rõ tình hình dịch bệnh của cơ sở cung cấp con giống cần, nhốt riêng con giống mới mua ít nhất là 1 tháng để theo dõi tình hình sức khỏe, nếu không có các biểu hiện ho, khó thở thì tiến hành nhập đàn đàn. Đối với con giống đực cần kiểm tra lý lịch kỹ càng và nhốt riêng ít nhất 2 tháng, hàng ngày theo dõi tình trạng sức khỏe, đặc biệt là theo dõi các tiêu chí về tình trạng hô hấp, tần số hô hấp, cho đến khi đảm bảo độ ổn định thì tiến hành nhập đàn. Phòng bệnh bằng Vắc-xin, cùng với sự phát triển và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong thực tiễn chăn nuôi sản xuất nên đã có nhiêu loại Vắc-xin phòng các bệnh đường hô hấp như: Vắc-xin phòng bệnh suyễn lợn, Vắc-xin phòng bệnh viêm phổi - màng phổi, mang lại nhiều hiệu quả trong công tác phòng bệnh. * Phòng khi có dịch. Biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp vẫn là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác phòng bệnh ngay cả khi chưa có dịch hay khi dịch bị bùng pháp. Đối với lợn đã bị bệnh, trước hết cần tiến hành cách ly lợn ốm hoặc lợn mới nhập để thuận tiện cho việc theo dõi và điều trị, sau đó cho lợn ăn uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng ngoài ra có thể bổ sung thêm vào thức ăn các loại kháng sinh như: Oreomicin, tetramycin và thức ăn phòng bệnh đề kháng của lợn luôn được duy trì ở mức tốt nhất.
  28. 20 Tăng cường định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại, phân, rác thải, các dụng cụ chăn nuôi một cách nghiên ngặt bằng các dung dịch: nước vôi 20%, NaOH 10%, crizin 5 - 10%, quét vôi ô chuồng và rắc vôi bột đối với các bãi thả. 2.1.3.2. Nguyên tắc trị bệnh Các bệnh về đường hô hấp thông thường có một diểm chung là gồm hai quá trình rối loạn đường hô hấp và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Hậu quả làm con vật ho, khó thở, nếu bệnh nặng lam phổi bị tổn thương nặng dẫn đến mất chức năng hô hấp và cơ thể bị thiếu O2 trầm trọng, axit lactic sản sinh nhiều nhưng chuyển hóa không kịp nên cơ thể sẽ bị trúng đọc mà chết. Vì vậy, trong điều trị bệnh đường hô hấp cần chú ý các nguyên tắc sau: Phải theo dõi lợn chặt chẽ để pháp hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị, tiến hành cách ly con ốm để dễ theo dõi, quan sát các hiện tượng ho, khó thở của lợn để xác định mức độ bị bệnh và biện pháp điều trị. Điều trị căn nguyên kết hợp với điều trị triệu chứng, có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng mục đích chính trong điều trị là phải lọai trừ căn nguyên. Hiện nay có rất nhiều loại kháng nguyên có thể sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp, tuy nhiên khi sử dụng cần kiểm tra thử trên kháng sinh đồ để tránh tình trạng sử dụng thuốc không hiệu quả gây lãng phí. Ngoài ra phải tuân thủ nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh, vấn đề điều trị cần được tiến hành đồng thời và thường xuyên cho đến khi con vật khỏi bệnh, dùng thuốc có tác dụng long đờn, giãn phế quản, cắt cơn ho cho quá trình lưu thông khí được tốt, mặt khác sử dụng thuốc có tác dụng giảm viêm, hạ sốt để tránh viêm lan rộng giảm tỷ lệ trầm trọng của bệnh, bên cạnh đó cần bổ sung thêm các Vitamin để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. Điều trị phải kết hợp với chăn sóc nuôi dưỡng tốt để đảm bảo sức đề kháng cho con vật. Phương pháp điều trị bằng kháng sinh, phương pháp này được áp dụng phổ biến trong các trang trại chăn nuôi lợn. Sử dụng kết hợp sáng tiêm thuốc
  29. 21 Pneumotic liều 1ml/10kgTT/ngày (tiêm bắp hoặc dưới da) + tối tiêm Kanatialin liều 1ml/10khTT/ngày ( tiêm bắp hoặc dưới da) dùng liên tục 2 - 3 ngày, Oxitetracylin liều 1ml/10kgTT/ngày (tiêm bắp thịt) dùng liên tục 3 - 5 ngày, Bio genta-tylosin liều 1ml/20kgTT/ngày (tiêm bắp) dung liên tục 3 - 5 ngày, Hanflor LA liều 1 ml/20 kg TT, 2 mũi tiêm cách nhau 48 giờ. Dùng kết hợp với thuốc trợ lực như: B.complex, VitcminC, thuốc điều trị triệu chứng như: Bromhexine, Diclofenac. Có thể sử dụng một trong các kháng sinh như: Rifampicin, Ceftazidin và ciprofloxacin để điều trị lợn bị bệnh đường hô hấp (Trương Lăng và Xuân Giao, 2006) [10]. Nếu lợn bị bệnh đường hô hấp do ký sinh trùng như giun phổi hoạc ấu trùng giun tròn thì có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Hanmectin 25%, Levamisol 7,5% tiêm dưới da hoặc cho uống đối với thuốc Menbendazol. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Nghiên cứu trong nước Bệnh đường hô hấp là một trong những bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay, gây nhiều khó khăn và thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi lợn. Tuy nhiên cùng với sự quan tâm và nỗ lực của các nhà nghiên cứu trong nước, nhiều vấn đề liên quan đến dịch tễ và nguyên nhân gây bệnh đã và đang được làm sáng tỏ, mang lại nhiều giá trị khoa học và kinh tế trong đời sống sản xuất của người chăn nuôi và trong công tác phòng chống dịch bệnh. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [8], bệnh suyễn lợn có nhiều tên gọi khác như: Viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành ở địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản tiến triển chậm. Ngoài ra, có nhiều loại vi trùng kế phát như: Pasteurella septic, Hemophilus suis, Streptococcus, Salmonella, Stapphylococcus, Đặng Xuân Bình và cs (2007) [2] đã rút ra kết luận sau khi tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm Actinobacillus pneuropneumoniae và bệnh viêm
  30. 22 phổi - màng phổi thường mắc ở lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình là 36,53% theo cá thể. Lợn mắc bệnh viêm phổi đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus pneuropneumoniae với tỷ lệ đạt từ 31,25 - 55,55%, trung bình là 37,83%. Nguyễn Xuân Bình (2005) [3] đã đưa ra cách phòng và trị bệnh cho lợn nái, lợn con và lợn thịt. Nên tự túc về con giống đối với những cơ sở chưa bị suyễn lợn. Nếu nhập con giống từ nơi khác về cần nhốt riêng ít nhất 2 tuần để theo dõi. Vi khuẩn A. Pleuropneumoniae đã được phân lập từ đường hô hấp ở lợn lần đầu tiên ở Hải phòng (serotype 5) tiếp theo là nhiều tỉnh như: Thái Nguyên, Bắc Giang, với các serotype 5, 2, 1 (Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên và cs) (2002) [14]. Qua thống kê của các năm vừa qua cho thấy, tỷ lệ lợn bị nhiễm vi khuẩn này đang có sự gia tăng rõ rệt. Theo Vi khuẩn A. Pleuropneumoniae phân lập được ở lợn con sau cai sữa tại Thái Bình, Hải Phong chiếm tỷ lệ 6,8% tổng các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phân lập được và chủ yếu là các serotype 5, 2 (Trịnh Quang Hiệp, 2002) [4]. Theo Nghiên cứu của Trịnh Phú Ngọc (1998) [12] đã phân lập được vi khuẩn Streptococcus ở các trại nuôi lợn tập chung và chăn nuôi gia đình ở miền Bắc, qua đó, đã xác định được đặc tính sinh hóa học của các chủng vi khuẩn phân lập được. Những báo cáo khoa học này là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về vai trò của nhóm vi khuẩn này trong bệnh viêm phổi ở lợn. Đỗ Ngọc Thúy và cs. (2009) [16] xác định serotype trong 211 chủng S. suis phân lập được từ lợn tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam: số chủng thuộc serotype 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 14/211 chủng (6,6%); serotype 9 có 10/211 chủng (4,7%); serotype 9, 31, 32 có 7/211 chủng (3,3%); các serotype 7, serotype 17 và serotype 21 có tỷ lệ tương đương là 1,4%; serotype 8 chiếm 0,9%.
  31. 23 2.2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới Bệnh về phổi được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và đã công bố. Carter (1952,1955) [18, 19] đã phân lập P.multocida được bằng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập phân Pasteurella multocida thành 12 type (1, 2, 3, 4, , 12). Buttenschon (1991) [17] cho rằng: Bệnh viêm phổi do P.multocida gây ra thường có liên quan đến bệnh viêm cầu thận do P.multocida. Hai bệnh này có liên quan là do quá trình vi khuẩn phân tán từ những bệnh tích ở phổi đến các cơ quan khác. Kielstein. P. (1966) [20] và nhiều tác giả khác cho rằng vi khuẩn P.multocida là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm phổi ở lợn. Trong đó chủ yếu là do P.multocida type A gây ra và một phần nhỏ do P.multocida type D. Pattison và cs (1957) [21] là những người đầu tiên phát hiện ra bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn. Bệnh này do A. Pleuropneumoniae gây ra đã được báo cáo ở Mỹ, Mexico, Canada, Châu Âu, Nhật Bản, Úc và Nam Mỹ. Theo nghiên cứu của Laval.A (2000) [7] cho thấy vi khuẩn có thể truyền từ lợn mẹ sang lợn con qua đường hô hấp và từ lợn con này sang lợn con khác khi tách đàn khác để cai sữa. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và xác định vi khuẩn Streptococcus suis luôn có trong hạch Amidan và xoang mũi của lợn khỏe mạnh mà không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chúng là tác nhân chính gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi cho Streptococcus suis phát triển. Vi khuẩn này thường gây bệnh và có thể phát dịch vào đầu mùa xuân và sau những thay đổi thời tiết đột ngột. Streptococcus suis còn là nguyên nhân của các ổ dịch nhiễm trùng huyết, viêm hạch dưới hàm, viêm não, viêm khớp, Bên cạnh đó Streptococcus suis còn liên quan đến viêm não tủy, viêm màng bao tim, viêm âm đạo, viêm phế quản phổi.
  32. 24 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đàn lợn rừng lai (♂ rừng x ♀ Meishan) giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày tuổi. Phạm vi nghiên cứu: Bệnh đường hô hấp 3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành Địa điểm: Cơ sở chăn nuôi của Công ty CP Khoa học sự sống. Thời gian: Từ ngày 18/11/2018 - 18/5/2019 3.3. Nội dung Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh trên đàn lợn rừng và rừng lai sinh sản, nuôi thịt tại cơ sở chăn nuôi. Khảo sát tình hình nhiễm bệnh đường hô hấp và khảo nghiệm liệu pháp để điều trị trên đàn lợn rừng lai (♂ rừng x ♀ Meishan) giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày tuổi. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thực hiện việc áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh trên đàn lợn rừng và rừng lai sinh sản tại cơ sở chăn nuôi Mục đích chăm sóc nuôi dưỡng lợn sinh sản nhằm đảm bảo cho lợn phối giống đạt tỷ lệ cao, lợn con sinh ra có sức khỏe tốt, lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt đủ khả năng sinh sản và tiết sữa nuôi con sau khi sinh. Vì vậy quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn rừng lai sinh sản được thực hiện theo một quy trình nhất định. Đối với lợn nái cạn sữa, cần cho ăn theo tỷ lệ tăng dần từ 1; 1,5; 2; 2,5; 3 kg/con/ngày phụ thuộc vào mức độ ăn mà chọn lượng thức ăn phù hợp và
  33. 25 giữ mức đó cho đến khi động dục, mỗi con lợn khi động dục cần cho ăn trở lại mức độ bình thường, cho nhảy phối tối thiểu là 3 lần/con. Sau khi phối thành công, phải nhốt riêng mỗi con 1 ô chuồng, ghi bản tên, tính dự kiến ngày đẻ để thuận tiện cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Tùy theo khối lượng cơ thể lợn nái mà cho ăn với mức phù hợp, tuy nhiên khi lợn bước vào giai đoạn chửa kỳ 2 cần cho ăn tăng thêm 20% với lượng thức ăn bình thường, ngoài ra khi trời lạnh dưới 15oC cũng tăng khẩu phần ăn thêm 20%. Trong chăn nuôi lợn nái cần trú trọng đến các tiêu theo dõi sau đây: Tỷ lệ phối giống đạt yêu cầu. Tình trạng sức khỏe của lợn nái trước, trong và sau khi đẻ. Số lượng con đẻ trên lứa. Tỷ lệ sống của lợn con sau khi đẻ 24 giờ. 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai tại cơ sở Tham gia khảo sát trực tiếp tình hình nhiễm bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng lai nuôi tại cơ sở. Ghi chép sổ sách theo dõi được hàng ngày và tính toán các chỉ tiêu theo dõi. Theo dõi các chỉ tiêu như: Tình hình bệnh viêm phổi ở lợn rừng lai giai đoạn theo mẹ. Bệnh viêm phổi ở lợn theo đàn và theo cá thể. Tình hình bệnh viêm phổi ở lợn theo tính biệt. Tình hình bệnh viêm phổi ở lợn theo các tháng trong năm. Tình hình bệnh viêm phổi ở lợn theo tuổi. Kiểm tra một số triệu chứng lâm sàng và bệnh tích ở lợn mắc bệnh. Kiểm chứng kết quả điều trị của thuốc trong phác đồ điều trị đã dưa ra.
  34. 26 3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm phác đồ điều trị Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm STT Diễn đạt ĐVT Lô TN 1 Lô TN2 1 Số ổ lợn nái theo dõi ổ 12 13 2 Số lượng lợn con theo dõi con 68 65 3 Giống lợn Lợn rừng lai 4 Tuổi ngày Từ sơ sinh - 56 ngày tuổi 5 Yếu tố thí nghiệm Phác đồ 1 Phác đồ 2 Lợn ở hai lô thí nghiệm trên cần đảm bảo đồng đều về tính trạng, tuổi, tính biệt, tình trạng bệnh tật, sức khỏe của đàn lợn con giữa các ô. Đảm bảo về chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y giữa 2 lô thí nghiệm. Lợn thí nghiệm được tiến hành sau khi phân lô như sau: Lô TN1(sử dụng phác đồ 1): khi lợn con bị viêm phổi, dùng Pneumotic tiêm buổi sáng, tiêm bắp thịt 1ml/5 - 7kg thể trọng/lần. Kanatialin tiêm buổi chiều, tiêm bắp thịt 1ml/5 - 7kg thể trọng/lần. Dùng 3 - 5 ngày kết hợp tiêm vitamin B1. Lô TN2 (sử dụng phác đồ 2): khi lợn con bị viêm phổi, dùngHanflor LA liều 1 ml/20 kg TT. Tiêm 2 mũi, cách nhau 48 giờ. 3.4.4. Công thức tính toán các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ mắc bệnh.  số lợn mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100  số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi bệnh.  số con khỏi Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100  số con điều trị
  35. 27 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn tại cơ sở Trong quá trình tham gia thực tập tại cơ sở chăn nuôi của công ty CP Khoa học sự sống, em đã được phân công tham gia chăn sóc, nuôi dưỡng đàn lợn lợn đực giống; nái sinh sản (bao gồm lợn nái chửa kỳ I, chủa kỳ II; lợn nái nuôi con; lợn nái cạn sữa); lợn con theo mẹ; lợn con sau cai sữa, và các đàn lợn thương phẩm. 4.1.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng Chăm sóc lợn đực giống: Lợn đực rừng được nuôi để nhằm phục vụ công tác phối giống nên trong khi nuôi lợn không được quá béo hoặc quá gầy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhảy phối. Vì vậy, không được cho lợn đực ăn quá nhiều thức ăn tinh (2 - 3 kg thức ăn tinh/con/ngày tùy vào độ béo của từng con) và cho ăn nhiều chất sơ (chuối, rau ). Ngoài ra phải thường xuyên ngâm mầm ngô với khối lượng 1 kg/ con/ 1 lần. Phải cho ăn chia nhỏ theo bữa và cho ăn 2 lần trên tháng để tăng thêm lượng vitamin E. Thường xuyên thả lợn đực vận động 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày nhằm nâng cao sức khỏe, tăng tính hăng khi nhảy của con lợn đực. Đối với lợn đực sau khi phối sẽ cho ăn 1 quả trứng/con/1 lần phối để bổ sung thêm protein cho lợn đực giống. Trong quá trình thực tập, em đã chăm sóc nuôi dưỡng 03 lợn đực rừng, đảm bảo khỏa mạnh, đáp ứng đủ nhu cầu công tác phối giống trong thời gian thực tập ở trại. Chăm sóc lợn nái cai sữa và chửa: Trong chăn nuôi lợn nái, sau khi cai sữa và tách lợn mẹ về chuồng chờ phối thì mục đích chính là để lợn nái động dục càng sớm càng tốt, vì vậy cần một chế độ chăn sóc nuôi dưỡng phù hợp,
  36. 28 cụ thể như sau: đối với lợn nái sau cai sữa sẽ cho nhịn ăn 3 bữa đầu hoặc chỉ cho ăn thức ăn lỏng, loãng tùy vào thể trạng của con lợn nái. Sau đó cho ăn thức ăn tăng dần theo ngày (kg/bữa/con/ngày): 1.5; 2; 2,5; 3; tùy theo thể trạng và mức độ ăn mà ta chọn lượng thức ăn cao phù hợp và giữ ở mức đó cho tới khi động dục. Sau khi cho nhảy thử và phát hiện động dục thì cho phối và quay lại chế độ ăn cho lợn nái bình thường. Đối với lợn nái sau khi phối giống, cơ thể có nhiều đặc điểm thay đổi, quan sát từ ngoài thấy cơ thể giống như béo lên, lông mượt mà, bầu vú phát triển dần, bên trong cơ thể mẹ, hợp tử làm tổ ở cổ tử cung và bắt đầu phát triển to dần, các cơ quan bộ phận liên quan (nhau thai, bọc ối, tử cung, bầu vú) đều được phát triển trong thời gian này, đến khi chửa kỳ 2 thì âm môn có biểu hiện sưng phồng to. Vì vậy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng chúng từ giai đoạn này phải hết sức cẩn hết sức cẩn thận và phải có chế độ nuôi dưỡng phù hợp. Đảm bảo để có số con sơ sinh cao, khối lượng trung bình của lợn con cai sữa cao, lợn con sinh ra khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Lợn mẹ phát triển bình thường có đủ chất dinh dưỡng dự trữ để tiếp sữa cho lợn con, không bị hao mòn gây suy nhược cơ thể. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng cần lưu ý, sau khi phối giống và lợn nái đã chắc chắn có chửa, lợn nái sẽ được nhốt riêng mỗi con một ô chuồng nhằm thuận tiện cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý. Trong quá trình chửa lợn nái cần được chăm sóc theo chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng theo từng giai đoạn nhất định, cụ thể trong giai đoạn chửa kỳ I, bào thai chưa phát triển mạnh vì vậy khẩu phần ăn là 3- 4 kg thức ăn tinh/con/ngày + 1 - 1,5 kg thức ăn xanh/con/ngày. Giai đoạn chửa kỳ II, tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh vì vậy cần cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn cuối để lợn con sinh ra đạt được khối lượng sơ sinh cao. Giai đoạn này khẩu phần ăn là 4 - 5 kg thức ăn tinh/con/ngày + 1,5 - 2,5 kg thức ăn xanh (rau, chuối ).
  37. 29 Thành phần thức ăn sau khi đã được xác định cụ thể cho từng lợn nái chửa trong một ngày chúng ta cần chú ý đến yếu tố khối lượng của cơ thể, thể trạng của lợn nái, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường. Lợn gầy cho ăn thêm 20% thức ăn tinh so với lợn bình thường, mùa đông khi nhiệt độ dưới 15℃ cho ăn thêm 20% thức ăn tinh. Chuồng trại của lợn cần phải được đảm bảo luôn khô ráo sạch sẽ và thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nền chuồng không quá dốc, chuồng phải dễ quan sát con lợn, ô chuồng ứng với mỗi con lợn phải có thẻ ghi rõ ràng tên, ngày phối, ngày đẻ để thuận tiện trong công tác chăn sóc quản lý. Trong quá trình thực tập, em đã tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng 25 lợn nái cạn sữa, được thả lợn phối, nuôi dưỡng và theo dõi lợn sinh trưởng phát triển bình thường, đạt yêu cầu, không bị sảy thai hoặc đẻ non. Chăm sóc lợn thương phẩm, lợn thương phẩm là lợn trực tiếp cung cấp ra sản phẩm chính cho người tiêu dùng và rất rễ nuôi. Tuy nhiên để nuôi được lợn có độ nạc, béo phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng cũng cần phải có một chế độ nuôi dưỡng tốt, cụ thể: Đối với lợn dưới 50 kg: cho ăn từ 2 - 3 (kg/con/ngày) thức ăn tinh + 0,5 - 1,0 (kg/con/ngày) thức ăn xanh. Đối với lợn thương phẩm có trọng lượng từ 50 kg: cho ăn 3 - 4 (kg/con/ngày) thức ăn tinh + 1 - 2 (kg/con/ngày) thức ăn xanh. Đối với lợn khoảng 80 kg trở lên: cho ăn 5 (kg/con/ngày) thức ăn tinh và 1,5 - 2,5 (kg/con/ngày) thức ăn xanh. Bảng 4.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn sinh sản. TT Nội dung ĐVT Kết quả Ghi chú 1 Lợn đực giống Con 3 2 Lợn nái cạn sữa Con 25 3 Tỷ lệ phối giống đạt yêu cầu % 100 4 Lợn nái chửa Con 25 5 Số lợn con đẻ/lứa Con 5,32
  38. 30 Qua bảng 4.1 cho thấy, nhờ sự đảm bảo về khẩu phần thức ăn, dinh dưỡng và chế độ chăm sóc hợp lý mà tỷ lệ phối đạt hiệu quả tối đa (100%). Đối với số con đẻ trên lứa là 5,32 con, một tỷ lệ tương đối thấp. Tuy nhiên kết quả này thấp là do đặc tính về tỷ lệ sinh trưởng của lợn rừng lai thấp. Bảng 4.2. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt thương phẩm TT Nội dung ĐVT Kết quả Ghi chú 1 Số lượng lợn chăn nuôi Con 59 2 Số con xuất bán Con 46 3 Tỷ lệ nuôi sống 98,30 4 Khối lượng bắt đầu nuôi Kg/con 15 5 Khối lượng khi xuất bán Kg/con 64,50 6 Tốc độ tăng khối lượng g/con/ngày 275 Qua bảng 4.2 cho thấy, đàn lợn thịt nuôi thương phẩm có tỷ lệ sống khá cao, do đặc tính sống trong môi trương tự nhiên của lợn rừng nên mô hình nuôi bán chăn thả hoàn toàn phù hợp và đáp ứng yêu cầu sống của lợn rừng. Trong tự nhiên, lợn rừng là một loài động vật ăn rất nhiêu loại cây cối chủ yếu để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể sống, trong quá trình tìm kiến lợn rừng đã ăn được nhiều loại cây có giá trị dược liệu trong bồi bổ cơ thể và chống lại bệnh tật, vì vậy mà lợn rừng thường có sức đề kháng cao hơn so với lợn công nghiệp. Để đảm bảo sự tăng trưởng bình thường của lợn rừng, do trong tự nhiên lợn rừng thường ăn nhiều chất xơ nên khi đưa vào nuôi mô hình trang trại cũng cần phải đảm bảo lượng chất sơ cần thiết dối với mỗi con lợn trong ngày. Nhờ cung cấp đầy đủ thức ăn tinh cũng như thức ăn thô, cùng mô hình nuôi bán chăn thả phù hợp mà đàn lợn thịt có tỷ lệ sống rất tốt (98,30%), ngoài ra khối lượng tăng trưởng trung bình cũng tương đối ổn định (275 g/con/ngày), do đó mà số lượng được xuất bán cung cấp cho người tiêu dùng được ổn định và duy trì hơn.
  39. 31 4.1.2. Kết quả công tác thú y 4.1.2.1. Công tác vệ sinh thú y tại cơ sở Trong quá trình thực tập, em đã tiến hành các công việc về vệ sinh thú y cho đàn lợn như sau: đối với chuồng trại chăn nuôi dọn phân thường xuyên, rửa bằng nước mỗi ngày 1 lần. Đối chuồng của lợn nái có con và lợn con mới cai sữa cần phải được thấm khô sau khi rửa. Thực hiện phun thuốc sát trùng bằng thuốc VT.Iodin 10% với liều lượng 10ml/4 lít nước/4m2, phun 2 lần/ tuần. Đối với các ô chuồng và bãi thả thông thường sẽ tiến hành quét vôi các ô chuồng sau mỗi lần tiếp nhận con mới hay đàn mới, rắc vôi bột lên bãi thả sau mỗi trận mưa. Tưới vôi sát trùng hệ thống cống rãnh. Trong suốt thời gian thực tập em đã cùng cán bộ tại cơ sở thực hiện quét vôi được 28 ô (mỗi ô 2 lần), rắc vôi được 2 bãi thả (mỗi bãi 12 lần), phun thuốc sát trùng (VT.Iodin 10%) được 122 lần. 4.1.2.2. Công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh Tại cơ sở chăn nuôi, trong quá trình thực tập 6 tháng, công tác tiêm phòng được thực hiện đầy đủ, đối với lợn nái và lợn thương phẩm tiêm vắc- xin dịch tả vào ngày chửa thứ 70 và tiêm 1 năm 2 lần đối với lợn thương phẩm. Đối với lợn con: Tiêm vắc-xin Donoban 10: 21 ngày tuổi. Tiêm vắc-xin dịch tả lần 1: 35 ngày tuổi. Tiêm vắc-xin dịch tả lần 2: 65 ngày tuổi. Vắc xin lepto: 80 ngày (Mũi 1); 90 ngày (mũi 2). Để công tác phòng bệnh được thực hiện tốt trong thời gian thực tập tại cơ sở em đã tiến hành tiêm phòng cho 258 con lợn, trong đó có 3 con lợn đực, 25 con lợn nái, 230 con (lợn con và lợn thương phẩm). Kết quả được thể hiện cụ thể trong bảng 4.3 dưới đây.
  40. 32 Bảng 4.3 Bảng kết quả công tác tiêm phòng. Trong đó Tổng số Lợn nái Lợn con và STT Loại vắc xin Lợn đực con tiêm sinh sản lợn thương giống (con) (con) phẩm Colapest 1 258 3 25 230 (phòng dịch tả) Donoban 2 (Phòng bệnh 71 0 0 71 viêm phổi) 3 Lepto 230 0 0 230 4.1.2.3. Công tác điều trị Ngoài được tham gia công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và thực hiện các công tác phòng bênh trong quá trình thực hiện đề tài em đã được tham gia vào công tác điều trị một số bệnh thường gặp như: Bệnh đường hô hấp: Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, chăn sóc nuôi dưỡng kém. Khi mắc bệnh này lợn thường có các triệu chứng như: lợn giảm ăn, lờ đờ, hay đi 1 mình, ngồi hoặc nằm ở 1 góc chuồng 1 mình, tần số hô hấp tăng, lợn khó thở, thở gấp, ngồi dáng chó ngồi để thở, ho nhiều vào sáng sớm hoặc chiều tôi, ho từng hồi hoặc từng tiếng, sau đó ho giảm dần hoặc ho liên miên. Để điều trị bệnh này thường sử dụng hai phác đồ sau: Phác đồ 1: Dùng Pneumotic tiêm buổi sáng, tiêm bắp thịt 1ml/5 - 7kg thể trọng/lần + Kanatialin tiêm buổi chiều, tiêm bắp thịt 1ml/5 - 7kg thể trọng/lần, dùng 3 - 5 ngày. Phác đồ 2: dùng Hanflor LA liều 1 ml/20 kg TT, tiêm 2 mũi cách nhau 48 giờ sử dụng hai phác đồ trên kết hợp tiêm thêm B1. Ngoài ra cần thực hiện các công tác hộ lý như: chắn chuồng trại kín
  41. 33 đáo, thêm rơm rạ để con lợn có ổ ủ ấm thân nhiệt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho ăn thức ăn với lượng vừa phải, tránh ăn no quá, gây chèn ép phổi. Trong quá trình thực nghiệm hai phác đồ điều trị trên, mỗi phác đồ có 1 tỷ lệ khỏi bệnh nhất định nhưng tỷ lệ khỏi trung bình là 80,95%. Bệnh tiêu chảy: Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiêu chảy do thức ăn, vệ sinh chuồng trại kém, chăn só nuôi dưỡng không tốt, thời tiết khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Triệu chứng điểm hình của bệnh tiêu chảy là hướng bụng, lợn đi ngoài phân nhão sau đó nếu để lâu sẽ đi ngoài phân lỏng, gây mất nước, hấp thu thức ăn kém, làm con lợn bị gầy gò, giảm sức đề kháng. Để điều trị bệnh tiêu chảy, em tiến hành điều trị theo hai phác đô sau: (1) Dùng cây khổ sâm (tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep) xay nhỏ, chắt lấy nước sau đó pha (5ml/liều/con/ngày) với Cloramphenicol (1 viên / 1 liều/con/ngày), tiêm thêm thuốc Marfluquine LA liều 1m/7 - 10 kgTT (nếu bị nặng) dùng liên tục từ 3 - 5 ngày. Cho uống thêm Vitamin B1+ điện giả Oresol; (2) dùng cây khổ sâm (tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep) xay nhỏ, chắt lấy nước sau đó pha(5ml/liều/con/ngày) với thuốcTtrimoxazol (1.5 viên/liều/con/ngày) + tiêm thêm thuốc Nor.Ecoli liều 1ml/10kgTT/ngày (nếu bị nặng) dung liên tục 2 - 3 ngày. Cho uống thêm Vitamin B1+ điện giải Oresol; (3) dùng cây khổ sâm sâm (tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep) xay nhỏ, chắt lấy nước sau đó pha (5ml/liều/con/ngày) với thuốc Trimoxazol (1.5viên/liều/con/ngày) + tiêm thêm Hanceft liều 1ml/10 - 15kgTT (nếu bị nặng) sử dụng liên tục 2 - 3 ngày, cho uống thêm Vitamin B1 + điện giải Oresol. Ngoài ra để kết quả điều trị có hiệu quả cao cần tách những con bệnh ra nuôi riêng, dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho thêm vitamin b1, điện giải vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho lợn. Trong thời gian thực tập tại cơ sở chúng em đã được điều trị cho 113 con lợn bị bệnh tiêu chảy và có số con khỏi là 75 đạt tỷ lệ khỏi 67,25%.
  42. 34 Bệnh ký sinh trùng: Do ăn phải những thức ăn, nước uống bị nhiễm trứng giun sán. Do lây trực tiếp khi vật nuôi tiếp xúc với nhau (ngoại ký sinh trùng). Tùy vào mức độ và số lượng ấu trùng bị nhiễm mà cơ thể vật nuôi sẽ có các biểu hiện sau: lợn bị tiêu chảy, kém ăn, gầy yếu, giảm cân, niêm mạc trắng bạch, thiếu máu thông thường lợn hay nhiễm các loại giun đũa, giun và giun phổi. Đối với ngoại ký sinh trùng thì có biểu hiện cọ sát thành chuồng, ngứa ngáy, nếu bị nặng có thể nhìn thấy trứng của ký sinh trùng trên lông vật nuôi, chủ yếu là giận, ghẻ với bệnh ký sinh trùng có thể sử dụng Hanmectin liều 1ml/10 kg/lần thể trọng, tiêm 2 lần, khoảng cách giữa hai lần tiêm là một tuần. Kết quả công tác điều trị trong thời gian thực tập tại cơ sở được thể hiện cụ thể ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Bảng kết quả công tác điều trị. Số con Số con STT Loại bệnh ĐVT Tỷ lệ (%) điều trị khỏi 1 Hội chứng tiêu chảy Con 113 75 67,25 2 Bệnh đường hô hấp Con 21 17 80,95 3 Bệnh ký sinh trùng con 5 5 100 4.1.3. Công tác khác Ngoài những công việc liên quan đến công tác chăn sóc, nuôi dưỡng lợn có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong suốt quá trình thực tập em đã được tham ra rất nhiều hoặc động như: trồng cây, làm cỏ qua đó đã giúp em có thêm rất nhiều kiến thức về trồng trọt. 4.2. Kết quả nghiên cứu đề tài 4.2.1. Kết quả tình hình mắc bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng lai 4.2.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai Lợn rừng lai có sức đề kháng tốt hơn so với lợn công nghiệp đối với môi trường ngoại cảnh. Đối với bệnh viêm phổi của lợn rừng tuy trong công
  43. 35 tác chăm sóc quản lý, giữ gìn vệ sing thú y tốt, tạo điều kiện môi trường tốt và sử dụng một số loại vắc-xin để phòng các bệnh đường hô hấp đã được thực hiện tốt thì việc mắc các bệnh về đường hô hấp là khó tránh khỏi. Qua thời gian thực tập tại cơ sở, để có minh chứng rõ ràng về tình hình mắc bệnh trên đàn lợn rừng lai em đã tiến hành theo dõi 25 đàn giai đoạn theo mẹ (từ sơ sinh - 56 ngày tuổi). Kết quả được trình bày trong bảng sau 4.5. Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai. STT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả 1 Số ổ theo dõi ổ 25 2 Số lợn theo dõi con 133 3 Số lợn mắc con 21 4 Tỷ lệ mắc % 15,78 Như chúng ta đã biết, mặc dù khả năng chống bệnh của lợn rừng khá tốt, nhưng trong trong điều kiện chăn nuôi theo phương thức bán chăn thả thì tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai giai đoạn theo mẹ là khá cao. Bảng 4.5 cho thấy, trong tổng số 25 ổ nái theo dõi với 133 lợn con, số lợn mắc bệnh đường hô hấp là 21 con chiếm tỷ lệ 15,78 %. Như vậy trong khuôn khổ thí nghiệm, lợn thí nghiệm bị mắc bệnh đường hô hấp với tỷ lệ khá cao. Nhưng so với những nghiên cứu trên lợn nhà thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn. Đặng Xuân Bình và cs (2007) [2] đã rút ra kết luận sau khi tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm Actinobacillus pneuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi thường mắc ở lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình là 36,53% theo cá thể. Lợn mắc bệnh viêm phổi đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus pneuropneumoniae với tỷ lệ đạt từ 31,25 - 55,55%, trung bình là 37,83%.
  44. 36 4.2.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai theo giai đoạn Từ những lợn bị mắc bệnh đường hô hấp, chúng em tiến hành theo dõi theo các giai đoạn tuổi khác nhau và tỷ lệ mắc bệnh được thể hiện trong bảng 4.6. Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai theo các giai đoạn STT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả 1 Số lợn con theo dõi Con 133 Số lợn mắc ở giai đoạn sơ sinh- 21 ngày tuổi Con 0 2 Tỷ lệ % 0 Số lợn mắc giai đoạn từ 22 – 42 ngày tuổi Con 10 3 Tỷ lệ % 7,51 Số lợn mắc giai đoạn từ 43 – 56 ngày tuổi. Con 11 4 Tỷ lệ % 8,27 5 Tính chung % 15,78 Một điểm chung thông qua bảng 4.6 cho thấy, lợn con có độ tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ mắc bệnh càng thấp, do đó vai trò của lợn mẹ sau khi sinh là vô cùng quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Theo bảng kết quả thí nghiệm cho thấy, cả lợn thí nghiệm có tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp tăng dần theo độ tuổi. Ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi, không có con nào bị mắc bệnh đường hô hấp. Đến giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp là 7,51% (10 con mắc bệnh). Đến giai đoạn từ 43 - 56 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất chiếm 8,27%. Như vậy, độ tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng cao, độ tuổi từ 43 - 56 ngày tuổi là độ tuổi tiến hành cho tập ăn để chuẩn bị cho cai sữa. Vì vậy, qua bảng số liệu trên cho thấy sự lây lan, truyền bệnh của các nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp rất dễ xâm nhập vào các loại thức ăn. Ngoài ra giai đoạn này là giai đoạn lợn con đang lớn, đang có tính ủy đất, ngịch nước vì vậy mà giai đoạn này lợn con dễ bị mắc bệnh nhất. 4.2.1.3. Tình trạng mắc bệnh đường hô hấp của lợn rừng
  45. 37 Trên cơ sở những con bị mắc bệnh, chúng em tiến hành xác định tình trạng mắc bệnh và chia thành hai lô với các tình trạng mắc bệnh tương đương nhau để thử nghiệm phác đồ điều trị. Tình trạng mắc bệnh của lợn rừng lai được theo dõi và ghi chép thông qua bảng 4.7. Bảng 4.7. Tình trạng bệnh mắc bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai STT Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Lô TN1 LôTN2 1 Số lợn con theo dõi Con 133 68 65 2 Số lợn con mắc bệnh Con 21 11 10 3 Tỷ lệ mắc % 15,78 16,17 15,38 Số lợn con mắc thể nhẹ Con 4 2 2 4 Tỷ lệ % 19,04 18,18 20,0 Số lợn con mắc thể Con 5 3 2 5 nặng Tỷ lệ % 23,80 27,27 20,0 Số lợn con mắc thể Con 12 6 6 6 trung bình Tỷ lệ % 57,14 54,54 60,00 Như vậy, lợn thí nghiệm mắc bệnh đường hô hấp với nhiều cấp độ khác nhau. Tỷ lệ mắc ở thể trung bình là cao nhất, chiếm 57,14%, thể nhẹ và nặng lần lượt là 19,04% và 23,80%. Từ kết quả này, chúng em chia thành hai lô (lô TN1 và lô TN2) để thử nghiệm phác đồ điều trị với tỷ lệ mắc bệnh lần lượt là 16,17% và 15,38%. Phân tích một cách chi tiết, mặc dù đã cố gắng chia đều tình trạng mắc bệnh theo con số tuyệt đối (Số con mắc bệnh), nhưng tỷ lệ tương đối vẫn không được như mong muốn. Cụ thể,trong tổng số con mắc bệnh đường hô hấp, tỷ lệ mắc bệnh ở thể nhẹ của lô TN1 là 18,18% và lô TN2 là 20,00%; tỷ lệ mắc bệnh ở thể nặng của lô TN1 là 27,27% và của lô TN2 là 20,00%; tỷ lệ mắc bệnh ở thể trung bình của lô TN1 là 54,54% và của lô TN2 là 60,00%.
  46. 38 4.2.2. Kết quả khảo nghiệm phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai Lợn ở hai lô thí nghiệm đã được phân chia để theo dõi, đối với lợn bị mắc bệnh đường hô hấp ở mỗi lô TN sẽ được điều trị theo pháp đồ riêng, lô TN1(sử dụng phác đồ 1): dùng Pneumotic tiêm buổi sáng, tiêm bắp thịt 1ml/5 - 7kg thể trọng/lần. Kanatialin tiêm buổi chiều, tiêm bắp thịt 1ml/5 - 7kg thể trọng/lần, dùng 3 - 5 ngày kết hợp tiêm vitamin B1. Lô TN2( sử dụng phác đồ 2): dùngHanflor LA liều 1 ml/20 kg TT, tiêm 2 mũi cách nhau 48 giờ. Kết quả điều trị được thể hiện bằng bảng 4.8. Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp ở lợn rừng lai STT Chỉ tiêu ĐVT Lô TN1 Lô TN2 1 Số con theo dõi con 68 65 2 Số con mắc con 11 10 3 Số con điều trị lần 1 con 11 10 4 Số con khỏi Con 11 10 5 Tỷ lệ khỏi % 100 100 Số con điều trị lần 2 Con 6 4 6 Tỷ lệ % 54,54 40,00 7 Số con khỏi Con 4 2 8 Tỷ lệ khỏi % 66,66 50,0 9 Số con chết Con 2 2 10 Tỷ lệ chết % 18,18 20,00 Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng kết hợp thuốc Pneumotic và Kanatialin để điều trị cho 11 con lợn con ở lô TN1 có 11con khỏi, tỷ lệ khỏi khi được điều trị lần 1 là 100%, tuy nhiên vẫn có 6 con phải điều trị đến lần 2 (chiếm 54,54%) sau đó có 4 con khỏi (chiếm 66,66%) và 2 con chết (chiếm 18,18% tổng số con điều trị). Nguyên nhân dẫn đến con chết là do lần 1
  47. 39 nhiễm bệnh quá nặng làm cho cơ thể con vật bị suy nhược nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém. Do vậy, khi tiêm thuốc điều trị lần 2, cơ thể không có đủ năng lượng để trung hòa trong quá trình thuốc phát huy tác dụng. Ở lô TN2 cho thấy, thuốc Hanflor LA khi đưa vào điều trị 10 con, có số con khỏi là 10 (chiếm 100%) tương đương với hiệu quả của phác đồ 1. Tuy nhiên, số lợn phải điều trị lần hai là 4 (chiếm 40,00%) sau đó số con khỏi là 2 con (chiếm 50,00%) và 2 con chết sau khi điều trị lần hai (chiếm 20,00% tổng số con điều trị), như vậy thuốc Hanflor LA có hiệu quả điều trị tương đối cao, nhưng đây có thể chưa phải là giải pháp tốt đối với con mắc bệnh nặng. Ngoài những con được điều trị khỏi, trong lô thí nghiệm sử dụng phác đồ này vẫn có con bị chết sau quá trình điều trị, vì vậy thuốc Hanflor LA tuy có hiệu quả điều trị cao nhưng vẫn chưa thể kết luận là thuốc có hiệu quả 100% trong điều trị bệnh đường hô hấp ở lợn. Từ bảng số liệu 4.8 cho thấy khi sử dụng phác đồ điều trị của cả hai lô đều có tỷ lệ khỏi lần 1 là khá cao đạt đến 100%. Một số chỉ tiêu như tỷ lệ chết của phác đồ 1 là 18,18% thấp hơn tỷ lệ chết của phác đồ 2 là 20,00%. Như vậy, có thể thấy hiệu lực điều trị của cả hai phác đồ là tương đương nhau, nhưng về việc sử dụng thuốc thì phác đồ điều trị của lô TN2 thuận lợi hơn do chỉ việc tiêm thuốc cách nhau 48 giờ, trong khi của lô TN1 phải tiêm nhiều mũi hơn (Hai mũi/ngày).
  48. 40 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Từ thực tế kết quả nghiên cứu tình hình mắc bệnh dường hô hấp và biệ pháp phòng trị trên đàn lợn rừng lai nuôi tại Công ty NC & PT động thực vật bản địa, chúng em xin được đưa ra một số kết luận như sau: Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn rừng và lợn rừng lai sinh sản tại cơ sở đã được thực hiện tốt, đúng kỹ thuật, sức khỏe của lợn luôn được đảm bảo, tỷ lệ phối đạt hiệu quả tối đa (100%), tỷ lệ chửa sau khi phối đạt 100%, lợn nái có số con sinh ra là 5,32 con/lứa. Đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y và điều trị bệnh sảy ra trên đàn lợn của cơ sở chăn nuôi, từ đó giúp cơ sở an toàn trước đại dịch tả châu Phi xảy ra trên đàn lợn của cả nước. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi trung bình là 15,78%. Tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết và tuổi của lợn con, lợn càng lớn tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Khi sử dụng phác đồ điều trị 1 (Pneuomtic + Kanatialin) và sử dụng phác đồ điều trị 2 (Hanflor LA) đều có tỷ lệ khỏi là 100%. Tỷ lệ tái nhiễm lần lượt theo các lô lần lượt là là 54,54% và 40,00%. Tỷ lệ lợn bị chết tính trên tổng số con điều trị là 18,18% và 20,00%. Điều này cho thấy, hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp của cả hai phác đồ là tương đương nhau, nhưng việc sử dụng phác đồ 2 thuận lợi hơn, giảm số lần tiêm lợn so với phác đồ 1. Qua thời gian thực tập tại cơ sở, em đã được thực hiện đầy đủ các quy trình chăm sóc lợn đực, lợn nái, lợn con và nhiều thao tác kỹ thuật khác, qua đó trình độ tay nghề của bản thân được nâng cao.
  49. 41 5.2. Đề nghị Do thời gian thực tập ngắn, phạm vi nghiên cứu hạn hẹp cùng với đó là bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm và mới lần đầu tham gia công tác nghiên cứu nên kết quả còn nhiều hạn chế. Ngoài ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thí nghiệm vẫn chưa khắp phục được hoàn toàn. Đối với ngành chăn nuôi lợn rừng nói chung thì bệnh đường hô hấp là một bệnh hết sức phức tạp, có tính chất lây lan nhanh, gây nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và gây nhiều thiệt hại cho kinh tế của người chăn nuôi. Vì vậy, để phòng và trị bệnh viêm phổi hiệu quả, chúng em đề nghị: cần thực hiện tốt hơn nữa công tác tiêm phòng vắc-xin đối với các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trong chăn nuôi, công tác phòng bệnh tổng hợp phải luôn được trú trọng hàng đầu. Ngoài ra, trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp cần sử dụng đúng thuốc và kết hợp các loại kháng sinh phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.
  50. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Tiêu Quang An, nguyễn Hữu Nam (2011), “ xác định một số vi khuẩn kế phát gây chết lợn trong vùng dịch lợn Tai xanh ở huyện Văn lâm tỉnh Hưng Yên năm 2010”. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 18 (3), tr. 56 – 64. 2. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Tình hình nhiễm Actinobacillus Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi – màng phổi ở lợn”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (2), tr. 56-59. 3. Nguyễn Xuân Bình (2005), Phòng trị bệnh cho lợn nái, lợn con, lợn thịt, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 4. Trịnh Quang Hiệp (2002): Xác định một số đặc tính sinh vật hóa học, độc lực và vai trò gây bệnh viêm phổi ở lợn của một số vi khuẩn Actinobacilus, Pasteurella, Streptococcus. Luận án thạc sĩ Nông Nghiệp. 5. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2007), Hội thảo PRRS, Khoa thú y, trường Đại học Nông nghiệp I. 6. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh Đỗ Ngọc Thúy (2013) “Bệnh truyền nhiễm thú y”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 289 – 295. 7. Laval.A (2000), Dịch tễ học thú y, Tài liệu tập huấn thú y, Chi cục thú y Hà Nội. 8. Phạm Sỹ Lăng, Phan Lục, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 9. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2006), Thực hành điều trị thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 10. Trương Lăng, Xuân Giao (2006), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb Lao động xã hội.
  51. 11. Phạm Sỹ Lăng, Đỗ Ngọc Thúy, Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Hoàng Văn Năm, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Quốc Doanh, Phạm Ngọc Đính, Văn Đăng Kỳ, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Hữu Hưng, Phan Văn Long, Phan Quí Minh, Đỗ Hữu Dũng, Nguyễn Tùng, Trần Đức Hạnh (2012), Bệnh truyền lây từ động vật sang người, Nxb Nông nghiệp, tr. 168-178. 12. Trịnh Phú Ngọc (1998), Phân lập và xác định một số tính chất vi khuẩn học của Streptococcus gây bệnh ở một số tỉnh phía Bắc, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y (2), Nxb khoa học kỹ thuật, tr. 23 – 32. 13. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996), Vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho thở truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp. 14. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Xuân Thủy, Vũ Ngọc Thủy (2002), Kết quả xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp ở một số lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc. Báo cáo khoa học Viện Thú y Nha Trang. 15. Lê Văn Tạo (2007), Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Lao động - Xã hội, tr. 7-15. 16. Đỗ Ngọc Thuý, Lê Thị Minh Hằng, Constance Schutz, Ngô Thị Hoa, Trần Đình Trúc, Cù Hữu Phú, Trần Việt Dũng Kiên, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Xuân Huyên, Trần Thị Thanh Xuân (2009), “Một số đặc tính của các chủng vi khuẩn Streptococcus suis đang lưu hành trên lợn tại miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 16(3), tr. 24-28. II. Tài liệu tiếng anh 17. Buttenschon (1991), The primary structure of Staphylococcal enterotoxin B3. The cyanogen bronmide peptides of reduced and aminoethylated enterotoxxin B, and the complete amino acid sequence
  52. 18. Carter G. R (1952), Type specific capsular antigens of Pasteurella multocida, Canadian Journal of Medican acid sequency, 30, pp. 48-53. 19. Carter G. R (1955), Studies on Pasteurella multocida IA. Haemagglutination test for indentification of serogical types. American Journal of veterinary research, 16, pp. 481 - 484. 20. Kielstein P (1966), “On the occurrencer of toxi producing Pasteurella multocida Strains atrophic rhinitis and in pneumoniae of cwine and cattle” jvet med, pp. 418 - 424. 21. Pattison, I. H.; Howell, D. G. and Elliot, J. (1957), “A Haemophilus like organism isolated from pig lung and associated pneumonic lesion”. J Comp Pathol, 67, p. 320-329 22. Pijoan C. and Trogo E (1989), "Bacterial adhesion to mucosal surfaces with special reference to the Pasteurella multocida isolates from atrophic rhinitis", Can J vet Sci 54: pp. 516 – 521
  53. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ảnh 1: Cắt cây khổ sâm Ảnh 2: Trộn cây đơn mặt trời với chuối cho lợn ăn Ảnh 3: Làm mầm ngô Ảnh 4: Thả lợn phối cho lợn đực ăn
  54. Ảnh 5: Pha vắc xin Ảnh 6: Vệ sinh phòng bệnh Ảnh 7: Cắt nanh lợn con Ảnh 8: Bón thuốc cho lợn con
  55. Ảnh 9: Thuốc điều trị bệnh Ảnh 10: Thuốc đặc trị bệnh tiêu chảy tiêu chảy (dạng bột) Ảnh 11: Lấy thuốc Hanceft điều trị Ảnh 12: Thuốc điều trị bệnh bệnh tiêu chảy viêm phổi